You are on page 1of 10

Bội chi Ngân sách nhà nước

Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định la mục tiêu chung
hầu hết các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cũng là mục
tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình
sản xuất và hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền
kinh tế được bắt nguồn từ nhiều nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các
nhà đầu tư, các tổ chức… trong đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong mọi nền kinh tế từ trước tới nay là ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, bội chi
ngân sách cũng là một vấn đề chung cho mọi quốc gia hiện nay. Trong khuôn khổ ngắn
của bài viết chỉ xin trình bày một số vấn đề về “ Bội chi ngân sách của Việt Nam trong
giai đoạn thời kỳ hội nhập- Thực trạng và giải pháp”.
Bội chi ngân sách nhà nước là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Có 2 nhóm
nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:

- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho
thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó
khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn
kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh
doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước.
Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng
mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà
nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu
thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), tổng hợp
của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.

Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn
ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân
sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính
phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì
vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển
mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm
OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu
rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát
triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân
sách. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên
nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy
trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư,
làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong
thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô
của Chính phủ . Xử lý bội chi ngân sách nhà nước đang là bài toán nan giải.
1. Vài nét về tình hình bội chi ngân sách của Việt Nam
Từ năm 2001 trở lại đây, bội chi ngân sách vẫn diễn ra thường xuyên nhưng mức
bội chi đã có những thành tựu đáng mừng so với những năm 80 của thế kỷ trước.
Thời kỳ từ năm 1986- 1995, đây là giai đoạn có mức bội chi ngân sách cao do tình
hình ngân sách còn yếu kém, mức chi tiêu nhiều hơn so với mức thu vào lại thêm việc
các nước Đông Âu và Liên Xô cắt giảm các nguồn viện trợ làm tình hình bội chi càng
trầm trọng. Chính phủ đã phải giải quyết bội chi không chỉ bằng nguồn tiền đi vay nợ của
nước ngoài mà còn bằng cả cách phát hành tiền dẫn đến tình trạng lạm phát cao. Trong
thời gian 5 năm 1986 - 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh
toán bằng cách phát hành tiền.

Năm 1986 1987 1988 1989 1990


Số tiền phát 22,9 89,1 450 1655 1200
hành bù đắp
bội chi (tỷ
đồng)

Số còn lại được bù đắp bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài (so với
bội chi, khoản vay và viện trợ năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986:
38,4%, năm 1987: 32,1%, năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và
một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.
Từ năm 1991- 1995, mức bội chi ngân sách đã giảm xuống do những điều chỉnh
tích cự theo hướng thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Trong những năm này, số thâm hụt
NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài,
tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%,
1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%).
Giai đoạn từ năm 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến
tích cực: nguồn thu đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chính phủ và co
chi đầu tư cho phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, do tác
động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không
ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến năm
2000, tốc độ này mới tăng lên chút ít. Tỉ lệ động viên GDP vào NSNN nếu năm 1992
mới đạt 17%, thì bình quân thời kỳ 1996-2000 đã đạt 19,6. Tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ
3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000.

Năm 1996 1997 1998 1999 2000


Tỉ lệ động viên 21,9 19,4 19,2 18,6 19,7
GDP vào NSNN
(%)
Bội chi NSNN so 3 4,05 2,49 4,37 4,95
với GDP (%)

Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991-
1995 (2,63%). Năm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có mức
bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên mức bội chi
NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế
chuyển sang giai đoạn đi lên.
Từ năm 2001 trở lại đây, mức bội chi ngân sách nhà nước đã có những biến
chuyển tích cực do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và công tác thu có những thành tựu
đáng kể . Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Trong đó, thu từ dầu thô tăng
bình quân hàng năm 18,7% và chiếm tỷ trọng gần một phần tư tổng thu ngân sách Nhà
nước, chủ yếu do những năm vừa qua giá dầu thô tăng mạnh, nhất là trong năm 2005.
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đưa vào cân đối ngân sách tăng bình quân 14,7%/năm
và chiếm tỷ trọng 20,9%. Thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản củ nó trong cơ
chế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phân
phối lại thu nhập. Hệ thống thuế đã và dang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thu
thuế, tăng tỉ lệ động viên từ thuế so với GDP, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, các sắc thuế có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm
tra và không trùng lắp, nhiều sắc lệnh thuế mới ban hành phù hợp với điều kiên nước ta
và thông lệ quốc tế (thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế tài nguyên). Chi tiêu ngân sách
hàng năm đã được Quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp của mình, thể
hiện rõ định hướng của nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân sách
đã được thực hiên theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của
ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được
khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định
trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên
được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho phát triển... Tổng chi NSNN trong 5 năm
2001 - 2005 tăng 18,6% so với mục tiêu. Trong đó, tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển là
khoảng 29,2% (đạt 8,2% GDP); chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tăng từ 15% (năm
2000) lên 19% (năm 2005); chi khoa học - công nghệ đạt 2% (chi cho 2 lĩnh vực này
tăng gần 5 lần so với giai đoạn 1996 - 2000); chi cho y tế và kinh phí thực hiện chính
sách đối với người có công, gia đình chính sách, thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo
tăng trên 2,5 lần… Do đó bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở
mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP.
Tuy nhiên, nếu xét về tỉ lệ bội chi ngân sách so với GDP giai đoạn năm 1991-
1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở
mức 3,87% so với GDP thì có thể thấy tỉ lệ trong giai đoạn này đang ở mức cao (khoảng
5% so với GDP).

Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP


6
5
4
3
2
1
0
95

97

99

01

03

05

07
91

93

19

20

20

20
19

19

19

19

20

Béi chi NSNN/GDP

( Nguồn: Bộ Tài Chính)

Nếu xét trong cả giai đoạn từ năm 1996 tới nay thì mức bội chi NSNN cũng
không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong 8 năm qua, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội
chi NSNN là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì
còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003:
9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%). Sự tăng
lên của bội chi ngân sách là do nhà nước đầu tư một lượng lớn vào các công trình xây
dựng cơ bản như giao thông vận tải thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, phát hành
lượng lớn công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá
trường lớp học. Nếu tính những khoản này vào cân đối ngân sách nhà nước thì mức bội
chi những năm qua sẽ khoảng 5%- 6,2% GDP.

Bội chi NSNN so với GDP (2001-2007)


25

20

15

10

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tèc ®é t¨ng béi chi NSNN Tèc ®é t¨ng GDP CPI

Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi tỉ lệ
tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 6,23% thì tỉ lệ lạm phát lên tới 23%,tỉ lệ bội chi ngân
sách vẫn ở mức cao 8% GDP. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 tăng 22,3% so với
năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3% và 113,3%.Trong 9 tháng đầu năm 2009,
tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 274,4 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi ước tính là
330,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu của ngân sách nhà nước đã bị ảnh hưởng do
ảnh hưởng của những chính sách thực hiện miễn, giảm, giãn thuế để khuyến khích các
doanh nghiệp sản xuất, do giá dầu thô trên thế giới giảm xuống trong những tháng đầu
năm trong khi yêu cầu chi cho các chương trình của chính phủ vẫn lớn: so với mức dự
toán thì chi đầu tư phát triển bằng 67,2% (riêng chỉ đầu tư xây dựng cơ bản là 66%), chi
phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý Nhà nước, đoàn thể
bằng 69,6%, chi trả nợ và viện trợ bằng 70,7%. Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội
trong phiên họp ngày 26/05/2009, trong năm nay,mức bội chi ngân sách cần thực hiện
dưới mức 8% để đảm bảo được an ninh tài chính quốc gia và kiềm chế nguy cơ lạm phát
lại xảy ra. Đây là bài toán khó cho chính phủ để có thể phục hồi nhanh nền kinh tế sau
khủng hoảng.
Như vậy, sự ra đời của Luật NSNN năm 1996 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong phương pháp điều hành tài khóa, giúp cải thiện rất lớn tình hình ngân sách những
năm qua. Liên tiếp từ năm 1999 đến nay, bội chi ngân sách tính trên GDP tăng liên tục,
(năm 1999 là 4,9% thì năm 2000 là 5%), điều này cũng cho thấy chính sách nới lỏng tài
khóa đã được thực hiện. Do đối mặt với những khó khăn về nguồn thu, tiềm lực tài
chính, tâm lý lo ngại nguy cơ giá cả tăng vọt không kiểm soát được, tình trạng lãng phí,
chính sách tài khóa đã được điều hành theo hướng giảm áp lực lạm phát, ngân sách được
điều hành theo chủ trương thắt chặt chi tiêu tiến hành tiết kiệm, cắt giảm chi thường
xuyên. Việc duy trì được mức bội chi ngân sách 5% so với GDP trong thời gian vừa qua
có thể coi là thành tựu lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô vì vẫn thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng tương đối ổn định. Nhưng bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều bất cập trong tình hình
thu chi ngân sách:
- Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 2001 tới đây, do phải kích cầu đầu tư
nên ngân sách nhà nước (NSNN) đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ
tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17- 18%. Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà
kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng
sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu
tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách
nhà nước ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ
nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm lên đến
trên dưới 15% tổng chi ngân sách.
Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Số tiền vay trong nước để bù Số tiền vay nước ngoài để bù
Năm
đắp bội chi NSNN đắp bội chi NSNN
2007 43.000 13.500
2006 36.000 12.500
2005 32.420 8.326
2004 27.450 7.253
2003 22.895 7.041
2002 18.382 7.125
( Nguồn: Bộ Tài chính)
Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát
mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.
Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN
chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả
phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm
hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tinh
hình lam phát cao trong năm 2007 (12,7%) và năm 2008 (23%). Qua đồ thị dưới đây cho
thấy, chi NSNN đã tăng từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá
lớn trong chi tiêu của Chính phủ.
Chi NSNN so với GDP từ 2001 – 2007
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng chi NSNN Chi tiêu/GDP

Chi tiêu thường xuyên

- Theo chuyên gia tư vấn quốc tế Jitendra Modi, mức bội chi ngân sách của Việt
Nam năm 2007 nếu tính theo thông lệ quốc tế phải là 6,9% GDP, thay vì con số xấp xỉ
5% GDP như báo cáo của Chính phủ trước QH. Việc chênh lệch gần 2% trong kết quả
cũng đưa đến con số tuyệt đối là hàng nghìn tỷ đồng trong bội chi ngân sách. Như vậy,
nếu tính bội chi ngân sách theo thông lệ của IMF thì Việt Nam cần bổ sung thêm một số
nội dung vào tính bội chi ngân sách: Đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA; Các hoạt động đầu tư do ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ; Cho vay bằng
hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngân sách- đây các khoản chi lớn không
được đưa vào cân đối ngân sách hàng năm. Vụ trưởng Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư – Ông Lê Quốc Lý khẳng định: nếu cộng lượng vốn lớn được đầu tư ra
các công trình giao thông và thủy lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ
và lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hóa trường
học (hai lượng tiền lớn không cân đối vào NSNN), thì bội chi NSNN trong những năm
qua không phải chỉ là 5% GDP.
- Trong khi mức bội chi ngân sách vẫn cao thì mức thu của ngân sách nhà nước lại
giảm xuống. Từ khi mở cửa hội nhập, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là
nhập lậu, trốn thuế gia tăng cả về quy mô, hình thức, phương tiện. Điều quan ngại là tình
trạng này lại có sự tiếp tay, bảo kê của những kẻ thoái hoá, biến chất trong khu vực nhà
nước. Kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế còn ở mức thấp: trong 3 nhân tố đóng
góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thì vốn chiếm tới 52,7%, lao động chiếm 19,1%, còn
năng suất - nhân tố tổng hợp (TEP), nhân tố chất lượng - chỉ chiếm 28,2%, thấp xa so với
tỉ trọng trên dưới 40% của các nước trong khu vực.
- Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế nhưng trong những năm vừa
qua, trong tổng thu ngân sách, thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng khá
lớn: thu từ dầu thô năm 2006 chiếm 29,82% và năm 2007 chiếm 24,37%; thu từ thuế
quan năm 2006 chiếm 15,32% thì năm 2007 tăng lên 19,11%. Thu ngân sách 2008 dù
vượt dự toán 76.000 tỷ đồng, nhưng có 35.400 tỷ đồng vượt dự toán là do giá dầu thô
trên thị trường thế giới tăng 41 USD/thùng so với giá tính dự toán; thu XNK tăng 23.500
tỷ đồng (tăng 34,6% so dự toán), thu từ đất tăng 5.500 tỷ đồng (tăng 33,3% so dự toán.
Đó là những khoản thu không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
nước, trái lại nó thể hiện tính chưa bền vững và sự phụ thuộc của các nguồn thu NSNN
nước ta. Thu từ dầu thô không chỉ phụ thuộc vào trữ lượng, sản lượng khai thác, mà còn
phụ thuộc khá lớn vào giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Trong tiến trình hội nhập,
yêu cầu giảm mức thuế quan xuống 0-5% là yêu cầu tất yếu với Việt Nam, cũng nghĩa là
nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đây cũng sẽ giảm xuống. Theo một nghiên cứu của
Viện Khoa học Tài chính, thu ngân sách Nhà nước trong năm 2009 này sẽ giảm khoảng
53.314 tỷ đồng do suy giảm từ ba nguồn thu quan trọng là thu nội địa (giảm 29.654 tỷ
đồng), thu dầu thô (giảm 12.740 tỷ đồng), và thu xuất nhập khẩu (giảm 10.920 tỷ đồng).
Những phân tích trên cho thấy thu ngân sách còn chứa đựng nhiều yếu tố đột biến, không
ổn định.
- Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa phương được cân
đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối vào ngân sách địa phương để
trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền chủ động trong
việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư
trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (không phải theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận
về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho
phép địa phương vay để đầu tư. Thực chất của các nguồn cho địa phương vay là bội chi
ngân sách nhà nước nhưng những khoản vay này còn chưa được quản lý chặt chẽ để
quyết toán.
- Cơ cấu chi ngân sách nhiều bất cập. Trong lĩnh vực đầu tư và cấp phát vôn từ ngân
sách, xuất hiện mâu thuẫn giữa tốc độ tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, tỷ lệ
giải ngân vốn còn thấp với chủ trương tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm
kích thích tổng cầu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu
tư chưa cao.. . Chi đầu tư phát triển ước cả năm đạt 118.000 tỷ đồng, tăng 18,3% so với
dự toán, chiếm 24,9% tổng chi NSNN. Tỷ lệ giải ngân vốn XDCB đến hết tháng 9/ 2008
mới đạt xấp xỉ 52% dự toán. Chính phủ đã chỉ đạo đình hoãn, ngừng triển khai, giãn tiến
độ 1.968 dự án với tổng số vốn là 5.991 tỷ đồng bằng 8% kế hoạch vốn năm 2008. Tuy
nhiên, số tiền đầu tư cho các công trình, dự án thực tế không giảm do toàn bộ kinh phí
tiết kiệm được từ việc đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ các công trình, dự án
được tập trung đầu tư cho các dự án, công trình khác.Tăng mức chi ngân sách cho đầu tư
phát triển là chủ trương đúng, là biện pháp kinh tế có thể làm tăng tổng cầu, thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng bội chi tăng thêm phải được sử dụng cho những công
trình có hiệu quả, tạo sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế, vừa tích luỹ tài chính
tạo nguồn để trả nợ vừa bù đắp bội chi; hoặc phải sử dụng bội chi để đầu tư vào những
công trình xây dựng cơ bản tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh.
Như vậy, yêu cầu chi tiêu của chính phủ thì ngày càng lớn để thực hiện các
chương trình của mình trong khi những khoản thu vào để chi ra lại có xu hướng giảm đi.
Vậy làm thế nào để có thể giảm được mức bội chi ngân sách hiện nay? Đây là bài toán
khó cho các nhà điều hành hiện nay.
2.Các giải pháp
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục
như sau:
-Thứ nhất, rà soát lại các hoạt động thu chi NSNN để tăng thu giảm chi. Đây là
biện pháp thường được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế
nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trễ về thời gian và đòi hỏi các giải pháp phải mang
tính đồng bộ:
+ Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu
quả. Thứ nhất, cần có đội ngũ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết cẩn thận
hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự án
đầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đất
nước và phải có kế hoạch hợp lý. Thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công
trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công
trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.
+ Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu của chính phủ. Muốn vậy
cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như phát triển môi trường kinh
doanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trong
từng thời kỳ.
+ Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng
thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, tiếp
tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn
chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các
doanh nghiệp có vốn của nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng
giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù
lỗ.
-Thứ hai, nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Điều
đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác
định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng
chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài
chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng,
quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt ngân sách. Đây là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QH, giúp các ĐBQH nắm bắt thông tin và có căn cứ để
thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng
năm do Chính phủ trình.
-Thứ ba, cần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho phát triển an
sinh xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào các ngành kinh trọng
điểm của quốc gia; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi vượt dự toán ngân sách
-Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện xã hội công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin… đi
liền với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vì đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống của người dân và trực tiếp tác động đến sức cạnh tranh trong dài hạn của
quốc gia.

You might also like