You are on page 1of 2

KÝnh tha quý vÞ ®¹i biÓu!

KÝnh tha c¸c thÇy c« gi¸o


Cïng toµn thÓ c¸c b¹n th©n mÕn!

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường
gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời
cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an
toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi
năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ
tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép
khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh
vượt ẩu…
Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút
xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn
của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi
những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ
cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử
vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những
người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được
vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc
đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền
đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì
lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.
+Mỗi năm, nước ta có hơn 10 ngàn người bị chết vì tai nạn giao thông và hàng trăm ngàn người
bị thương, cao hơn cả số người chết và bị thương do chiến tranh ở Irắc. Bạn suy nghĩ gì về số
người chết và bị thương ở một đất nước đang loạn lạc là Irắc và một đất nước rất đỗi thanh bình
như Việt Nam? Từ đó, bạn nghĩ giao thông ở nước ta đang trong tình trạng như thế nào?
+ Đất nuớc ta đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông và nhiều
công trình phục vụ dân sinh phát triển chưa ngang tầm với xu thế phát triển chung của đất nuớc.
Việc đó đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống dân sinh - xã hội, tai nạn giao thông cũng vì thế
ngày càng gia tăng. Chính phủ đã có những hướng giải quyết, tuy nhiên chưa được nhiều và
triệt để, bạn cần đưa ra những ý kiến cảu mình. Theo bạn, trong tương lai, vấn đề này được giải
quyết như thế nào?
>>>> HỢP : Một số hướng giải quyết:
1. Cần bắt buộc học luật giao thông trong trường học
2. Chuyển các cơ sở công cộng như trường học, nhà máy... ra ngoại thành..3. Tăng phạt lỗi vi
phạm.
4. Kiên quyết hơn trong xử phạt vi phạm giao thông
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế
giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc
có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là
12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai
nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc
sống:
- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc
bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng
nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc
túi, cướp giật...
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết,
chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng,
chi phí khắc phục, chi phí điều tra...
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn
tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị
thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn
xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức
tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu "
Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"...
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những
trường hợp vi phạm ATGT.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học
sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi
phạm

You might also like