You are on page 1of 2

12A8_Nguyễn Tần Phương Nghi_(Tóm tắt) Ai đã đặt

tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tóm tắt “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm cùng tên tập bút ký xuất bản vào năm 1986
của Hoàng Phủ Ngọc Tường sau hai tập bút ký Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu
(1971), Rất nhiều ánh lửa (1979). Tám bài ký trong tập sách được ông viết với cảm
hứng ngợi ca và âm hưởng sử thi bởi người yêu nước Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn tri
ân với sự hi sinh cao cả và những chiến công anh hùng của nhân dân.

Bài bút ký gồm có ba phần:


+ Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.
+ Phần hai và ba là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương.
- Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn tác phẩm. Tuy nhiên
đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà còn
thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế. Nó tiêu biểu cho văn
phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thiên bút ký là cuộc hành trình đi tìm cội nguồn dòng sông Hương thơ mộng.
Đồng hành cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm, người đọc mới biết những bước
thăng trầm của dòng sông Hương trong hành trình đầy gian truân của nó. Khác với
nhiều con sông, “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nghĩa là sông
Hương gắn liền với Huế. Điểm nhìn nghệ thuật của bài kí chính là sông Hương.

Bằng sức tưởng tượng miên man kết hợp với tư duy nghiên cứu, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lịch sử, địa lí phong phú về sự
hình thành sông Hương từ nguồn ra biển. Dưới ngòi bút tài hoa và cái nhìn đầy mê
đắm, trân trọng của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú trải qua
nhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là "một
cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", có "bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và
trong sáng". Còn khi đã ra khỏi rừng, "sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp
dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở". Sông
Hương có "phần tâm hồn sâu thẳm", có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ
đầy ân tình với Huế khi dành cho cố đô "điệu slow tình cảm" vô cùng giàu ý nghĩa...
Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất
của nó, và hơn thế, còn chu đáo đề xuất với chúng ta một cách nhìn toàn diện về
người bạn của mình : "Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi
nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương...". Ông
dõi theo từng khúc quanh, nét lượn, bước ngoặt rất cụ thể của sông Hương để nói với
độc giả về những "ý tứ" mà sông Hương muốn biểu lộ trước con người và miền đất
Châu Hoá xưa. Chẳng những vậy, vẻ đẹp sông Hương đã được tác giả khám phá dưới
nhiều góc độ văn hóa. Sông Hương gắn liền với âm nhạc cổ điển Huế, gắn liền với
“tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Ngoài ra, vẻ đẹp sông Hương
còn gắn liền với những sự kiện lịch sử: Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư
địa chí” của Nguyễn Trãi; “nó mang tên là Linh Giang”. Dòng sông ấy là điểm tựa,
bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú
Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đọng lại đến bầm
da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín”, và từ đấy nó “đã đi
vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển”. Sông
Hương chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã
gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc.
Mỗi nhà thơ đều có một một khám phá riêng về sông Hương “từ xanh biếc
thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ”, “từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên
hùng tráng lên”…Bài bút ký kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông; sông
Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại.

You might also like