You are on page 1of 3

Thí nghiệm quang học

Khoa Vật Lý- ĐHSP Tp Hồ Chí Minh

6A65.70 THẤU KÍNH FRESNEL

Loại thí nghiệm: thí nghiệm biểu diễn.


I. Mục đích thí nghiệm:
Quan sát ảnh của vật qua thấu kính Fresnel.
II. Cơ sở lý thuyết:
+ Thấu kính Fresnel:

+ Đèn biển cần thấu kính hội tụ lớn, vì thế thấu kính có kích cỡ lớn và
nặng. Nhà vật lý người Pháp Augustin Fresnel (1788- 1827) cho rằng chỉ có
phần mặt cong của thấu kính có khả năng hội tụ ánh sáng. Ông đã cho làm lại
thấu kính dày chỉ với phần mặt cong nhưng vẫn giữ nguyên tiêu cự.
+ Như vậy, người ta đã chế tạo các thấu kính phẳng hai mặt nhưng vẫn có
khả năng hội tụ ánh sáng.Bằng cách ghép những phần mặt cong nhỏ liên tục
với nhau → tạo ra thấu kính có tiêu cự giống như thấu kính ban đầu. Thấu
kính có tính chất như vậy được gọi là thấu kính Fresnel.

Thực hiện: Nhóm Sao Biển


GVHD: thầy Trương Tinh Hà
Trang 1
Thí nghiệm quang học
Khoa Vật Lý- ĐHSP Tp Hồ Chí Minh

III. Dụng cụ thí nghiệm:


Thấu kính Fresnel.
IV. Các bước tiến hành:
Quan sát ảnh của một dòng chữ qua thấu kính Fresnel.

V. Kết quả:

Những chữ được nhìn qua thấu kính Fresnel có kích thước lớn hơn kích
thước của những chữ bên ngoài mặc dù kích thước thật của chúng là bằng
nhau.

Thực hiện: Nhóm Sao Biển


GVHD: thầy Trương Tinh Hà
Trang 2
Thí nghiệm quang học
Khoa Vật Lý- ĐHSP Tp Hồ Chí Minh

VI. Thời gian thực hiện: 5 phút.


VII. Nhận xét:
Chất lượng ảnh qua thấu kính Fresnel không tốt lắm. Nguyên nhân là do
sự tán xạ ánh sáng giữa các mảnh cong, nên hình ảnh quan sát qua thấu kính
Fresnel có những vòng sáng.
+ Chính nhờ những tính chất đặc biệt như trên mà thấu kính Fresnel được
úng dụng rất nhiều trong thực tế.Một trong những ứng dụng quang trong nhất
là dùng làm đèn biển để tăng cường độ sáng

Thực hiện: Nhóm Sao Biển


GVHD: thầy Trương Tinh Hà
Trang 3

You might also like