You are on page 1of 7

KHAI THÁC PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD

NHẰM HƯỚNG DẪN CHO SINH VIÊN NGÀNH TOÁN


CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
UTILISING GEOMETER’S SKETCHPAD SOFTWARE
TO INSTRUCT PEDAGOGICAL COLLEGE STUDENTS
OF MATHEMATICS HOW TO APPLY IT TO TEACHING
GEOMETRY IN JUNIOR SECONDARY SCHOOLS

Th.S HỒ XUÂN THẮNG


Trường CĐSP Quảng Trị

TÓM TẮT
Sứ mệnh của giáo dục là đào tạo ra những thế hệ học sinh có khả năng làm việc
độc lập và sáng tạo, khả năng tự học, tự thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số phương hướng khai
thác phần mềm Geometer’s SketchPad (GSP) vào dạy học Hình học ở trường trung
học cơ sở (THCS) để hướng dẫn cho sinh viên Toán, Toán – Tin, Toán – Lý sử dụng
trong quá trình giảng dạy các em sau này. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Hình học,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) và
THCS.

ABSTRACT
The mission of education is to bring about generations of students who are able
to work independently, and creatively, to self-study, to adapt to all circumstances.
In this article, we propose a number of ways of utilising Geometer’s SketchPad
(GSP) software to teach geometry at junior secondary schools and guide college
students of Mathematics, Mathematics – Informatics, Mathematics – Physics how to
use it in their future teaching, subsequently enhancing effectiveness of teaching
geometry and contributing to innovating teaching methods in pedagogical colleges and
junior secondary schools.

1. THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CÓ VẤN ĐỀ


Học sinh (HS) với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT) như một công
cụ để chủ động phát hiện ra vấn đề. Ở đây máy tính điện tử được coi là phương tiện
trung gian giữa HS và mô hình của thế giới thực. HS quan sát với các mô hình, nhận

28
thức về biểu hiện của mô hình trong các trạng thái khác nhau để từ đó phát hiện ra
những quy luật.

Trong các ví dụ minh họa dưới đây, chúng tôi sẽ rèn luyện cho sinh viên (SV)
thiết kế các tình huống có vấn đề trong chương trình môn Toán ở trung học cơ sở
(THCS) với phần mềm Geometry SketchPad.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tổng ba góc trong một tam giác” (Hình học 7), ta thực hiện
như sau:
• Vẽ tam giác ABC trong màn hình GSP. Dùng chức năng Measure (đo đạc, tính
toán) của GSP để đo các góc và tính tổng các góc của tam giác ABC.
sd(A) = 44.03 ° B
sd(B) = 86.73 °
sd(C) = 49.24°
sd(A)+sd(B)+sd (C) = 180.00°

A C

• Cho các đỉnh của tam giác thay đổi, nhận thấy số đo của các góc của nó
thay đổi nhưng tổng số đo ba góc đó không đổi và luôn bằng 180o. Chẳng
hạn:
sd(A) = 93.81°
sd(B) = 47.91°
sd(C) = 38.27° A
sd(A)+sd(B)+sd(C) = 180.00°

Trên màn hình của GSP ta sẽ thực hiện việc thay đổi này liên tục để học sinh
(HS) nhận xét về sự thay đổi của số đo 3 góc và sự không đổi của tổng số đo 3 góc
đó. Từ đó đưa ra dự đoán “Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o”.

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác” (Hình học 7),
ta thực hiện như sau:

29
• Vẽ tam giác ABC và hai
A
đường trung tuyến BN và CP An/hien AM

của nó trên màn hình GSP gọi


P
giao của hai đường trung tuyến N

là G. Vẽ đường trung tuyến G


thứ ba AM của tam giác, dùng C B
M
chức năng Hide/Show
B
(ẩn/hiện) để ẩn hoặc hiện đường
trung tuyến này. An/hien AM
P M
• Ẩn đường trung tuyến thứ ba
AM, thay đổi tam giác và cho G

hiện lại đường trung tuyến này C


A N
nhiều lần. Từ đó HS dự đoán
“Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm”.
AG BG CG
• Tính các tỉ số: ; ; cho hiển thị trên màn hình và cho tam giác ABC
AM BN CP
AG BG CG 2
thay đổi để HS dự đoán “Các tỉ số ; ; không đổi và luôn bằng ”.
AM BN CP 3
Kết hợp hai dự đoán trên, HS dự đoán được tính chất của ba đường trung tuyến
trong một tam giác.
Từ ví dụ 2, SV sẽ biết được cách thiết kế các tình huống đối với các đường đặc
biệt khác trong tam giác. Hơn nữa, từ hai ví dụ trên SV cũng thấy được rằng các tính
chất, định lý... mang tính định tính hoặc định lượng trong chương trình Hình học ở
THCS đều có thể dùng GSP để tạo ra các tình huống dạy học có vấn đề.

2. HỖ TRỢ GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC Ở THCS.


Với sự hỗ trợ của MTĐT, người thầy có thể thể hiện các giả thiết của bài toán
(bằng hình vẽ) và giúp HS kiểm nghiệm các kết luận của bài toán đó. Hơn nữa,
chúng ta có thể dễ dàng thay đổi một số giả thiết để HS có thể dự đoán ra những kết
luận khác.
Với tính năng vẽ hình chính xác, khá dễ dàng và tính hoạt hình nên GSP là
một công cụ hỗ trợ khá hiệu quả trong việc giải bài tập hình học phẳng, đặc biệt là
trong việc khai thác mở rộng bài toán.

30
Ví dụ 3: Cho đường tròn đường kính CD, tâm M, m ∠AMB = 90.00°

vẽ các tiếp tuyến với đường tròn tại C và D.


B
Từ điểm E trên đường tròn vẽ tiếp tuyến tại E
cắt hai tiếp tuyến trên tại A và B. E

Chứng minh: MA ⊥ MB.


(Hình học 9).
C M D

Bằng các chức năng của GSP, ta vẽ hình và


hướng dẫn giải bài toán bằng nhiều cách,
chẳng hạn:

Cách 1: Dùng tính chất phân giác của MA, MB.



Cách 2: Nhận xét CED
= 90o . Vì vậy ta chứng minh: EAM
= ECM
và EBM
= EDM
bằng việc chứng minh 2 tứ giác AEMC và BEMD nội tiếp...
Từ cách giải thứ 2 ta nhận thấy: nếu E nằm trên đường tròn đường kính CD thì

CED = 90o , khi đó điểm M có thể di động nhưng luôn có 2 tứ giác AEMC và BEMD
nội tiếp thì MA vẫn vuông góc với MB. Khi đó cho M chạy trên đoạn CD ta thấy
điều này luôn thỏa mãn (kiểm chứng bằng việc cho M chạy trên đoạn CD và quan
sát số đo của AMB ). Vậy nếu thay đổi giả thiết là M nằm trên đường kính CD ta vẫn
có kết quả tương tự.
Tiếp tục cho M chạy ra ngoài đoạn CD, quan sát vẫn thấy o
AMB = 90 . Với các
cách giải đã có, HS khá dễ dàng để chứng minh được kết quả này.
Từ đó ta có bài toán tổng quát hơn: Cho đường tròn đường kính CD, vẽ các
tiếp tuyến với đường tròn tại C và D. Điểm E nằm trên đường tròn, M nằm trên
đường thẳng CD, đường thẳng qua E cắt hai tiếp tuyến trên tại A và B. Chứng
minh: MA ⊥ MB.
Ví dụ 4: Cho tam giác cân ABC (AB = AC) nội tiếp đường tròn (O). M là điểm
chuyển động trên đường tròn. Kẻ CH ⊥ AM (H ∈ AM). Gọi I là giao điểm của CH
và BM. Tìm quỹ tích của I.
Bằng chức năng Animate ta cho M chạy trên (O) và tạo vết cho I. Quan sát ta thấy
ngay I chạy trên đường tròn tâm A, bán kính AB.

31
I
I

C
AB = 4.33 cm
Animate
B
AI = 4.33 cm

M
O

C
B

Ví dụ 5: Cho đường tròn (O, R) và điểm P cố định ở trong đường tròn đó. Hai tia
Px, Py thay đổi vị trí nhưng vẫn luôn vuông góc với nhau và cắt đường tròn tại A, B.
Tìm quỹ tích trung điểm M của A,B. y

* Vẽ hình: B
x
M.

* Cho Px, Py thay đổi vị trí (Cho A chạy trên (O)),


A
ta thấy quỹ tích của M là một đường tròn nhưng tâm P O

chưa xác định được.

* Tiếp tục suy đoán: tâm của đường tròn này cố định nên sẽ liên

32
quan đến các yếu tố cố định (ở đây là O, P, (O)), nhìn trên màn hình ta dự đoán tâm
là trung điểm của OP. Dựng tâm I của OP và tìm khoảng cách IM. Cho Px, Py tiếp
tục thay đổi ta thấy độ dài IM không đổi.
y
Vậy tâm của đường tròn (quỹ tích) là I.

Animate
IM = 2.30 cm
B

M
A
x P I O

3. SỬ DỤNG GSP KẾT HỢP CÁC PHẦN MỀM KHÁC ĐỂ THIẾT KẾ GIÁO
ÁN ĐIỆN TỬ
Cung cấp cho SV một số lí luận về việc sử dụng CNTT trong dạy học, cách
thức soạn một “giáo án điện tử”. Sử dụng các phần mềm trình diễn liên kết với các
phần mềm Toán học hỗ trợ để thiết kế những tiết dạy trên MTĐT. (Có bài giảng
minh họa).
4. KẾT LUẬN
Việc khai thác phần mềm GSP (cùng các phần mềm khác) để hướng dẫn cho
SV ngành Toán trường CĐSP Quảng Trị sử dụng vào dạy Hình học ở THCS đã
được chúng tôi tiến hành nghiên cứu và triển khai trong những năm gần đây thông
qua giảng dạy các học phần Thực hành giải Toán, Hình học sơ cấp,...,thông qua các
buổi ngoại khóa, bước đầu hướng dẫn SV tập soạn bài dạy trên MTĐT...
Qua thực tế thực hiện vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng việc sử
dụng các phần mềm Toán và MTĐT trong giảng dạy Toán ở trường CĐSP Quảng
Trị đã đạt được hai mục tiêu chủ yếu sau:
* Góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
* Cung cấp cho SV những hiểu biết ban đầu về sử dụng CNTT vào dạy học
Toán, giúp SV tiếp cận được với những phần mềm có nhiều ứng dụng, từ đó các em

33
sẽ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình học tập và công tác sau này. Nhiều giáo viên
(từng là SV của khoa Tự nhiên) hiện nay đang là những người đi đầu trong việc sử
dụng CNTT trong dạy học Toán ở các trường THCS của tỉnh Quảng Trị.
Tuy nhiên đây chỉ là những thành công ban đầu, vì vậy theo chúng tôi để việc
sử dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy Toán ở CĐSP cũng như
THCS có hiệu quả tốt nhất thì các cơ sở đào tạo, các nhà trường phải làm tốt được
các công việc sau đây:
* Cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn về lí luận dạy học cũng như quy trình
thực hiện cụ thể của việc sử dụng CNTT vào giảng dạy cho từng bộ môn. Tránh việc
sử dụng CNTT hình thức, lãng phí, phản tác dụng.
* Trong chương trình đào tạo ở trường CĐSP (đặc biệt là đối với các bộ môn
khoa học tự nhiên) nên đưa vào học phần về việc sử dụng CNTT vào giảng dạy bộ
môn ở THCS (có thể là học phần tự chọn) .
* Ủng hộ, khuyến khích giáo viên nghiên cứu về lĩnh vực này, đồng thời quan
tâm đầu tư về trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho việc triển khai đưa CNTT vào
trường học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trịnh Thanh Hải: Sử dụng CNTT hỗ trợ giảng dạy Toán ở trường ĐHSP. ĐH Thái
Nguyên – Hội thảo về sử dụng CNTT vào giảng dạy Toán, Thái Nguyên, 2003.
[2] Lê Thị Hương - Nguyễn Văn Kiếm - Hồ Xuân Thắng: Sử dụng các phần mềm Maple,
GSP hỗ trợ dạy học Giải tích và Hình học ở trường CĐSP. Thông tin khoa học -
Trường CĐSP Quảng Trị - Số 2.
[3] Trần Vui: Sử dụng những hệ thống đại số máy tính trong việc dạy và học Đại số tuyến
tính ở Đại học. Tạp chí khoa học - Đại học Huế - Số 14.

34

You might also like