You are on page 1of 32

Bài 19

• QUÊ HƯƠNG
• KHI CON TU HÚ
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. − Nhớ thương quê hương trong xa cách là dòng cảm xúc dạt dào
chảy suốt đời thơ Tế Hanh. Trong đó, Quê hương – được Tế Hanh viết ở tuổi
thanh niên – là thành công mở đầu đầy ý nghĩa. Trong nỗi nhớ thiết tha, tình
yêu đằm thắm, nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của quê
hương – một lang quê miền biển làm nghè chài lưới.
− Dòng cảm xúc dạt dào, thiết tha của Quê hương gắn với những hình
ảnh đặc sắc giàu sức gợi cảm. bài thơ kết hợp hài hòa giữa miêu tả với biểu
cảm, có nhiều so sánh đẹp, bay bổng, thể hiện một tâm hồn đầy lãng mạn mà
cũng rất tinh tế.
2. Bài thơ khi con tu hú là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ
tuổi đang hăng hái dấn bước trên con đường tranh đấu lại bị giam cầm trong
ngục tối, bài thơ thể hiện lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng
của người chiến sĩ bằng những hình ảnh gợi cảm và giọng điệu tha thiết.

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Phân tích hình ảnh con thuyền đánh cá của làng chài quê hương qua tình
yêu và nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh.
2. Tìm và phân tích các câu thơ về con người lao động miền biển trong bài
thơ Quê hương.
3. Nhận xét về cách xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ Quê hương.
4. Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống lúc vào hè ở phần đầu bài thơ
Khi con tu hú.
5. Phân tích tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị giam cầm qua
đoạn thơ:
Ta nghe hè dậy trong lòng
Mà chân muốn đạ tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
B. hướng dẫn luyện tập
1. Con thuyền là hình ảnh gắn bó thân thiết với những làng làm nghề
chài lưới. trong tình yêu, nỗi nhớ thiết tha, Tế Hanh nhắc tới con thuyền ở
nhiều thời điểm khác nhau:
– Hình ảnh chiếc thuyền băng mình ra khơi đánh cá nổi bật giữa cảnh
tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng ở buổi bình mình. Chú
ý phân tích các hình ảnh so sánh và các từ ngữ diễn tả sức sống mạnh mẽ, vẻ
đẹp hùng tráng lạ thường, hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi như một
biểu tượng thiêng liêng và thơ mộng.
– Hình ảnh đoàn thuyền về bến chở đầy cá như đầy ắp niềm vui.
– Chiếc thuyền nằm im trên bến “Nghe chất muốn thấm dần trong thớ
vỏ”. chú ý tâm hồn tinh tế cùng tấm lòng gắn bó sâu nặng với cuộc sống lao
động làng quê của Tế Hanh.
2. Trong bài thơ có những câu miêu tả con người ra khơi với tinh thần
phấn chấn, tâm hồn hăm hở, con người đón thuyền cá trở về trong không khí
tấp nập, đông vui, dân chài lưới mang vẻ đẹp vừa chân thực vừa xa xăm, lãng
mạn. Cần tập trung phân tích các câu:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng hở vị xa xăm;
Trong phân tích vẻ đẹp những con người quê hương nên gắn với việc
làm sáng tỏ lòng mến yêu, lối cảm nhận tinh tế của Tế Hanh.
3. Cần khẳng định rằng sáng tạo hình ảnh đặc sắc là thành công nghệ
thuật nổi bật nhất của bài Quê hương. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ thật
phong phú, đa dạng. có những hình ảnh miên tả chân xác cả hình khối đường
nét. Có những hình ảnh miêu tả chân xác cả hình khối, đường nét. Có những
hình ảnh liên tưởng bất ngờ, thú vị. có những hình ảnh thật bay bổng, lãng
mạn… cách xây dựng hình ảnh này gắn với các phương thức tu từ so sánh,
nhân hóa,…được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên.
4. “Khi con tu hú gọi bầy” là sức sống rộng ràng trỗi dậy của thế giới
thiên nhiên khi bước vào hè. Từ thời điểm này mở ra cảnh trời đất vào hè với
đủ mọi yếu tố: sắc màu, âm thanh, hương vị. Ở đoạn thơ này, không gian
được gợi tả cùng nhiều hình ảnh giàu sức gợi cảm. bức tranh trời đất, cuộc
sống sang hè chứng tỏ cảm xúc mãnh liệt mà tinh tế của một tâm hồn trẻ
trung, mê mải yêu đời.
5. Ở đoạn thơ này, cảm giác bức bối, ngột ngạt, tâm trạng đau khổ, uất
ức được nhà thơ bộc lộ công khai, trực tiếp. khi phân tích đoạn thơ cần chú ý:
– Giọng điệu cảm thán: qua cách ngắt nhịp (Mà chân muốn đạp tan
phòng / hè ôi – Ngột làm sao/ chết uất thôi), qua các từ ngữ (ôi, thôi, làm sao).
– Những từ diễn tả động tác mạnh, trạng thái uất ức (đạp tan phòng,
chết uất).
Đoạn thơ toát lên cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng
được trở về với cuộc sống tự do của người thanh niên cách mạng,

CÂU NGHI VẤN


(tiếp theo)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Câu nghi vấn có thể dùng trong các trường hợp sau đây (chức năng
hỏi không được dùng, không đòi hỏi người nghe trả lời):
- Cầu khiến;
- Chẳng định, phủ định;
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ,…
2. Những câu nghi vấn nói trên, khi viết, thường không đặt dấu hỏi ở
cuối câu. Tùy theo ý nghĩa và cách dùng, câu được kết thúc bằng dấu chấm,
dấu chấm than hay dấu chấm lửng thích hợp.
II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Xác định câu nghi vấn trong các đoạn trích dưới đây”
a) Do đó mà có câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn. Ở đây phải chăng là
người ta có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vai trò của người
thầy?
(Ngữ văn 7, tập hai)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước
đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải
không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không
sao đâu, vì…
(Ngữ văn 7, tập hai)
c) Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị
Cốc. tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
− Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
− Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…
− Đùa chơi một tý.
− Hừ…hừ… Cái gì thế?
− Con mụ Cốc kia kìa.
Dế choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. rồi hỏi tôi:
− Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
− Ừ.
− Thôi thôi…hừ hừ… em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… anh phải
sợ…
Tôi quắc mắt:
− sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
(Tô Hoài)
d) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình
bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những đặc điểm gì giống nhau và khác
nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai?
Ai báo cáo? Báo cáo vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
(Ngữ văn 7, tập hai)
2. Những câu nghi vấn nào trong các phần trích dưới đây không được dùng để
hỏi (không có câu trả lời trực tiếp)? những câu đó được dùng như thế nào?
a) dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một
mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây
non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. ai dám bảo
thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...
(ngữ văn 6, tập hai)
b) – Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
− Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng
mày! Có biết không?... lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào
đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn)
c) khi trở về nhà, vợ tôi cứ phàn nàn:
− sao mình lại xưng con với cậu ấy? cậy ấy là em mình chứ?
(Ngữ văn 7, tập một)
d) Bố ơi? Bố chữ làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm
dương dãi nắng đã thành bệnh.
(Ngữ văn 7, tập một)
e) que kẹo mầm tuổi thơ… mẹ ơi… còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ
tóc như thế nữa.
(Ngữ văn 7, tập một)
g) thiện Sĩ: (nói đếm)
thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya
vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ
sùng ông: hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hả con?
Sùng bà: (gắt Sùng ông)
Thôi đi, lại còn kề cổ ai vào đây nữa?
Cái con mắt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?
[…]
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Chứ bây giờ bay mới lộ cái mặt ra,
Chứ bây giờ sao chẳng mở cái mồm ra?
Thị kính: (khóc) […]
Sùng bà: thôi câm đi! Lại còn dám mở mồm nữa à?
(Quan Âm Thị Kính)

B. Hướng dẫn luyện tập


1. Xác định câu nghi vấn có từ để: hỏi và điền vào theo bảng mẫu bên dưới:
ĐẶC ĐIỂM
STT CÂU NGHI VẤN
Từ nghi vấn Dấu câu
1 … … …
2 … … …

2. Tìm câu nghi vấn không dùng từ để hỏi (chức năng khác) và điền vào theo
bảng mẫu bên dưới:
STT CÂU NGHI VẤN CHỨC NĂNG DẤU CÂU
1 … … …
2 … … …

THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)


I− KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. nắm được những yêu cầu làm một bài văn thuyết minh về một
phương pháp (cách làm). Ngoài những yêu cầu thông thường của một bài văn
thuyết minh, bài thuyết minh về một cách làm cần tập trung vào các vấn đề
sau:
− điều kiện cần có;
− cách thức và trình tự tiến hành;
− yêu cầu cần đạt.
2. câu văn thuyết minh về một phương pháp cần ngắn gọn, rõ ràng,
chính xác.
II – LUYỆN TẬP
A−Câu hỏi và bài tập
1. đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
CHÈ TRỨNG GÀ
− (1) một quả trứng gà ta.
− (2) một gói trà Lipton.
− (3) hai thìa cà phê đường cát trắng (hoặc đường phèn).
− (4) đun sôi chút nước, cho trà Lipton vào tách nước, để khoảng 5 phút cho
trả ra hết chất.
− (5) cho đường vào khuấy đều tay.
− (6) cho nước trà đường vào xoong, đun sôi nhẹ lại. đập trứng gà ta thật khéo
cho vào xoong sao cho lòng đỏ không bị nát ( nếu muốn, có thể dùng luôn
lòng trắng).
− (7) tiếp tục đun hỗn hợp trứng và trà với lửa nhỏ liu riu.
− (8) trứng vừa chín, nhấc xuống.
− (9) múc chè trứng gà ra bát, dùng nóng rất ngon.
− (10) vị chát của trà sẽ giúp chè thơm ngon không còn mùi tanh của trứng
gà.
Câu hỏi:
a) văn bản trên có thể phân chia làm mấy phần? chỉ rõ từng phần cùng với số
câu tương ứng.
b) trình tự từ câu 4 đến câu 8 có thể đảo lộn được không? Vì sao?
c) em có nhận xét gì về câu văn trong văn bản trên? Sử dụng kiểu câu văn này
có tác dụng gì?
2. hãy viết một văn bản thuyết minh về cách làm một món ăn truyền
thống của dân tộc.
Gợi ý:
Phần thân bài cần đảm bảo ba phần chính sau:
− Nguyên liệu;
− Cách thức và trình tự tiến hành;
− Cách thưởng thức.
3. Thuyết minh về một trò chơi mà em yêu thích.
B. Hướng dẫn luyện tập
1.a) Văn bản có thể chia làm ba phần:
− từ câu 1 đến câu 3: nguyên liệu.
− từ câu 4 đến câu 8: trình tự và cách thức chế biến.
− từ câu 9 đến câu 10: cách thưởng thức, hương vị đặc thù của món ăn.
b) Không thể đảo ngược được vì trình tự các câu ở đây cũng đồng thời
là trình tự trước – sau khi chế biến món ăn. Điều này khiến cho văn bản
thuyết minh một phương pháp có tính chặt chẽ và tính khoa học cao.
c) Các câu trong văn bản đều là những câu tỉnh lược. có tác dụng làm
nổi bật, nhấn những thao tác của công việc.
Thường là những câu ngắn, mỗi câu lại ngắt xuống dòng một lần khiến
cho lời thuyết minh thêm rõ ràng.
2. Bài viết tham khảo:
Cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, mọi người lại làm bánh trôi,
bánh chay. Đây là phong tục cổ truyền rất quen thuộc với mỗi người dân Việt
Nam.
Nguyên liệu để nấu bánh rất thông dụng, quen thuộc. trước tiên, chúng
ta phải có gạo nếp ngon. Có thể trộn thêm gạo tẻ nhưng gạo nếp vẫn phải
chiếm đa số. có gạo làm vỏ bánh, cần có thêm đường làm nhân để tạo vị ngọt
cho bánh. Nhân bánh truyền thống là bằng mật có vị thơm đậm đà. Ngày nay,
nhiều gia đình thường dùng đường phèn có vị thơm mát. Để làm nhân bánh
chay, chúng ta cần đậu xanh xay nhuyễn. ngoài ra, cần một ít vừng, cùi dừa
để rắc lên hai loại bánh.
Cách làm bánh khá đơn giản. đầu tiên là ngâm gạo khoảng 6 đến 8
tiếng sau đó vo sạch. Vo xong, đổ gạo ra xay nước. chú ý là không được xay
khô vì như thế sẽ làm vụn gạo và các hạt sau khi xay sẽ to nhỏ không đều
nhau. Xay xong đổ tất cả bột vào túi vải, buộc chặt, lấy tay nén từ từ, nhẹ
nhàng để vắt nước ra. Tránh ấn mạnh tay sẽ làm bung túi vải. nén hết nước,
ta sẽ có một thứ bột dẻo để làm vỏ bánh.
Tiếp theo sẽ là bước nặn bánh. Bánh trôi được nặn tròn, to vừa phải.
cho một viên đường vào trong, nặn bột bao kín để khi luộc, đường không
chảy ra. Nhân bánh chay là đậu xanh được đãi sạch vỏ, đồ chín, xay nhuyễn.
bánh và nhân phải theo một tỉ lệ thích hợp. không nên để bánh hay nhân quá
to hoặc quá nhỏ sẽ làm mất ngon khi ăn.
Tinh tế nhất là luộc bánh. Đun sôi nước rồi mới thả bánh vào. Đợi đến
lúc bánh nổi lên trên mặt nước, nhẹ nhàng vớt lấy rồi thả ngay vào nước sạch
và lạnh. Nếu để nóng quá lâu bánh sẽ bị chảy, không dẻo và ngon.
Thưởng thức bánh trôi, bánh chay là cả một nghệ thuật. bánh trôi được
bày vào đĩa, rắc lên trên một lớp vừng mỏng và một chút sợi cùi dừa. bánh
chay được bày vào bát. Đun nước đường pha với bột sắn rồi chan ngập mặt
bánh. ở trên rắc một ít hạt đậu xanh chín xay vỡ đôi đã đãi sạch vỏ. màu
trong của bánh, của nước dùng hài hòa với màu vàng tươi của hạt đậu xanh
trông thật đẹp mắt. đây đều là hai loại bánh ăn nguội. bánh trôi cho vào
miệng, ngậm lại rồi cắn sẽ cảm nhận được vị ngậy của gạo, vị ngọt của
đường. còn bánh chay, dùng thìa xúc miếng bánh, cắn nhẹ sẽ thấy vị ngọt
mát, thơm dẻo. với cả hai loại bánh, nếu thích, có thể cho thêm chút tinh dầu
hoa cải.
Bây giờ, người ta không tự làm bánh nhiều như trước mà phần lớn đều
đi mua khi cần. nhưng phải tự tay mình nấu rồi thưởng thức mới cảm nhận
hết cái ngon của bánh. Bánh trôi, bánh chay sẽ mãi là hai món ăn truyền
thống đặc sắc của người Việt Nam.

3. Thuyết minh về một trò chơi:


a) Có thể tùy chọn một trò chơi nào đó mà mình am hiểu để tập thuyết
minh. Cần tập trung làm nổi bật các ý chính sau:
− Đồ chơi (có thể nêu qua cấu tạo nếu thấy cần thiết):
− Người chơi;
− Luật chơi;
− Không gian và thời gian chơi;
− Tác dụng của trò chơi.
b) Dưới đây là một dàn ý tham khảo:
* Mở bài: giới thiệu trò chơi.
− Chúng ta ai cũng đã có lần chơi trò chơi câu đố.
− Đây là một trò chơi thật đơn giản nhưng cũng rất thú vị.
* Thân bài: thuyết minh về trò chơi:
− Đồ chơi: chính là các câu đố.
Mỗi câu đố gồm hai phần: lời đố và lời giải.
− Luật chơi: người đố đưa ra lời đó. Người bị đố sẽ tìm ra lời giải bằng
những phán đoán, suy luận của mình. Nếu giải đúng thì sẽ thắng cuộc (có
quyền đưa ra lời đố, hoặc nhận một phần thưởng). nếu giải sai hoặc không
giải được thì thua (phải tiếp tục giải câu đó khác cho đến khi nào thắng mới
được ra đố lại).
− Người chơi: rất phong phú; có thể chơi với bạn bè, có thể chơi với
thầy (cô) giáo, có thẻ chơi hai người với nhau nhưng cũng có thể chơi tập thể
(càng đông người, trò chơi càng vui).
− Không gian, thời gian chơi: rất linh hoạt. có thể chơi khi giải lao, có
thể chơi trên lớp dưới sự điều khiển của thầy (cô) giáo.
− Tác dụng của trò chơi:
+ Rèn luyện tư duy, cung cấp kiến thức;
+ Rhư giãn;
+ Hình thành và củng cố tình bạn.
* Kết bài: kết hợp giữa học và chơi, câu đố là một trò chơi tiện lợi và
bổ ích đối với học sinh trong nhà trường.

Bài 20
TỨC CẢNH PÁC BÓ

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Bài thơ được sáng tác vào tháng 2 −1941, sau 30 năm hoạt động ở
nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc. trước mắt là những gian nan, thử thách.
Tương lai còn mờ mịt. hiện tại là cuộc sống đầy gian khổ ở trong một hang
nhỏ, sát biên giới. nguồn thực phẩm chủ yêu là ngô, măng rừng. bàn làm việc
là phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Cần hiểu đúng những yếu tố này để thấy
hết ý nghĩa của giọng điệu vui – nhẹ − “sang” của bài thơ.
2. Hiện thực cuộc sống gian khổ bỗng trở thành thi vị, nên thơ trong
cảm nhận của Bác. Từ đó, nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn Bác: ung dung, lạc
quan vượt lên mọi thử thách, gian khổ của cuộc sống. vẻ đẹp của người chiến
sĩ trong cốt cách của một thi sĩ.
3. Bài thơ là sự kết hợp của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. thể thơ Đường
luật được sử dụng một cách tự nhiên, thanh thoát.

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. thống kê những hình ảnh của thiên nhiên và nêu rõ mối quan hệ của
các hình ảnh thiên nhiên này với nhân vật trữ tình trong bài thơ.
2. có mấy cách hiểu về ba chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu thơ thứ hai? Em
chọn cách nào? Vì sao?
3. Hãy tìm hiểu những điểm chung giữa hai bài Tức cảnh Pác Bó và
câu thơ dưới đây trong bài Cảnh rừng Việt Bắc (1947)?
Cảnh rừng Việt Bắc thật làhay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
[…] Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
Những điểm chung ấy nói lên điều gì?
B. Hướng dẫn luyện tập
1. trong bài thơ ấy đầy ắp những hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên là
không gian sinh hoạt của con người ở mọi thời điểm (“sáng ra bờ suối, tối vào
hang). Thiên nhiên là nguồn lương thực, thực phẩm của con người (“cháo
bẹ”, “rau măng” gợi nhớ đến câu thơ xưa của Nguyễn Bỉnh Khiêm:”Thu ăn
măng trúc, đông ăn giá”). Thú vị nhất là thiên nhiên trở thành vật dụng sinh
hoạt: “bàn đá” đẻ người chiến sĩ cách mạng “dịch sử Đảng”. thiên nhiên
dường như bao bọc, có mặt trong mọi sinh hoạt và hành động của con người.
Theo một chiều ngược lại, con người dường như cũng rất ung dung,
giao hòa với thiên nhiên. Xem thiên nhiên như ngôi nhà thân thuộc của mình.
Giữa người và cảnh vì thế có quan hệ thật thắm thiết, giao hòa.
2. Có hai cách hiểu:
− Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng” là con người. Ý của toàn câu
thơ sẽ là: dù phải tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không
vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt mà trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong
công việc – “vẫn sẵn sàng”.
− Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng” là “cháo bẹ”, “rau măng”. “Sẵn
sàng” ở đâu có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức thừa. hiểu theo
cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hình, đùa nghịch vui vẻ.
nói về khó khăn bằng lời thơ. Nói về khó khắn bằng lời thơ như thế cho thấy
bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh.
Ở cách hiểu thứ hai, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng
là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong
cách của Hồ Chí Minh hơn (ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người
chiến sĩ ít khi bộc lộ trực diên mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ).
3. – Cả hai bài thơ đều cho thấy niềm vui – say với vẻ đẹp của thiên
nhiên, với cuộc sống cách mạng gian khổ. Nhân vật trữ tình luôn có phong
thái ung dung, tự tại – vừa cổ điển lại vừa rất hiện đại.
− Hai bài thờ được sáng tác ở những thời điểm khác nhau nhưng có
chung một vẻ đẹp, cho thấy đó đã trở thành một đặc điểm của phong cách thơ
Hồ Chí Minh.

III− TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.”…ba câu đầu của bài thơ là ba dòng thơ tự sự, kể về sinh hoạt của
nhà thơ ở Pác Bó”. […] Bác nói sự thật, Bác tả thực, nhưng không hề than
khổ, kể khổ. Dĩ nhiên cảnh thực ấy là cảnh khổ sở thiếu thốn, nhưng bản thân
những câu thơ kia không nhằm gợi tả sự thật ấy để nói lên cái khổ của người
cách mạng. đây là ba câu thơ chuẩn bị cho một nụ cười vui – sự thật chúng
nói ra chỉ cốt vừa đủ để hạ chữ “sang” ở cuối bài thơ cho thành một lời nói
đùa thoải mái, thế thôi. Như vậy mỗi câu thơ tự sự tuy nói sự thật gian khổ,
nhưng thực chất lại chứa đựng một nụ cười. còn phong lại hay chỉ mới hé mở
tí chút, đợi đến câu thứ tư kết thúc, mới mở cả ra, tỏa sáng hẳn ra trên “gương
mặt chung” của bài tứ tuyệt”.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Một số bài giảng thơ văn
Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Hà Nội, 1984)
2. “Hãy xem kết cấu âm thanh và hình tượng của toàn bài. Hai câu đầu
và câu thứ tư như mở ra chiều ngang bằng những âmvận có sức vang xa, tỏa
rộng (sáng, hang, măng, sàng, mạng, sang) khiến cho toàn bài thơ dù chỉ hạn
chế trong khuôn khổ bốn câu ba vần, mà vẫn có cái vẻ đường hoàng rộng lớn.
tính chất bề thế ấy lại càng được tăng cường gấp bội bằng âm hưởng và hình
tượng hết sức gân guốc của câu thứ ba như được dựng lên theo chiều dọc, một
đầu vươn hẳn lên nhờ hai thanh đoản hình liên tiếp và đột xuất :”chông
chênh”, một đầu cắm sâu, chôn chặt xuống bằng sức mạnh dồn lại rất khỏe
của ba thanh trắc liên tiếp: dịch sử Đảng. như thế là bốn câu thơ đan vào nhau
rất chặt chẽ, tạo thành một tổ chức bền vững, kiên cố, toát lên một niềm tin
không gì lay chuyển được ở lẽ tất thắng của cách mạng”.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Một số bài giảng
thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sđd)

CÂU CẦU KHIẾN

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Câu cầu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,

2. Đặc điểm của câu cầu khiến:
− Có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào,…
− Có ngữ điệu cầu khiến.
− Khi viết, cuối câu cầu khiến đặt dấu chấm than hay đặt dấu chấm.
(Tuy nhiên, nếu đặt dấu chấm thì ý cầu khiên không được nhấn mạnh).

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau:
a) Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ mời sứ giả
vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo : “ông về tâu với vua sắm cho ta một con
ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
(Thánh Gióng)
b) Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía
thuyền vua. Nó đừng nổi trên mặt nước và nói : “Xin bệ hạ hoàn gươm lại
cho Long Quân!”
(Sự tích Hồ Gươm)
c) Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
− Mẹ ơi, con là người đấy. mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
(Sọ Dừa)
d) Phú ông cười mỉa:
− Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,
mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
(Sọ Dừa)
e) Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:
− Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị
tội chết. thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi. Có chuyện gì để
anh ở nhà lo liệu.
(Thạch Sanh)
g) Vua rất thích thú, vội ra lệnh”
− hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! ta muốn ra khơi xem cá.
[…]
Thấy thuyền còn đi quá chậm, vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn:
− Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
[…]
Vua cuống quýt kêu lên:
− Đừng cho gió thổi nữa! đừng cho gió thổi nữa!
(Cây bút thần)
h) Con cá vàng trả lời:
− Ông lão ơi! Đừng băn khoăn nữa. cứ về đi. Tôi sẽ giúp ông. Ông sẽ
có một cái máng mới.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
i) Tôi mời lão hút trước. nhưng lão không nghe…
− Ông giáo hút trước đi.
(Nam Cao)
k) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
− Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
(Nguyên Hồng)
l) Cì vậy chúng ta cần phải:
− thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất
thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lai.
− Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
− Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy lá, nhất
là khi dùng để gói thực phẩm.
− Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni
lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra
giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông trước khi thải bỏ bao bì ni lông
bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.
Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất hơn nữa!
Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Hãy cùng nhau hành động:
“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO NI LÔNG”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
2. Xem xét những câu cầu khiến ở đoạn trích (l) của bài tập 1 để trả lời:
Chủ ngữ trong những đó chỉ ai? Ý nghĩa cầu khiến hướng về những người
nào? Từ đó suy ra câu cầu khiến thường có chủ ngữ như thế nào?
3. Trong những câu sau đây, câu nào là câu cầu khiến được dùng để cầu
khiến, câu nào là câu cầu khiến được dùng không phải để cầu khiến mà nhằm
ý định khác của người nói?
a) Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liền mạng cự lại:
− Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh
Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
− Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Ngô Tất Tố)
b) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
− thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
[…] nó bảo:
− anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
[…]
− lằng nhằng mãi. Chia ra! – mẹ tôi quát giận dữ đi về phía cổng.
[…] mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
− Đi thôi con.
(Khánh Hoài)
B. Hướng dẫn luyện tập
1. Xác định câu cầu khiến và chỉ ra các đặc điểm của câu:
ĐẶC ĐIỂM
STT CÂU CẦU KHIẾN Chủ ngữ câu Dấu kết thúc
Từ cầu khiến
cầu khiến câu
1 … … … …
… … … … …
2. Chủ ngữ câu cầu khiến thường là người, vật bị/ được cầu khiến
(người hay vật phải thực hiện hành động do người nói cầu khiến). trường hợp
các ví dụ ở đoạn (l), câu cầu khiến có chủ ngữ không chỉ người đối thoại
(người nghe) mà còn chỉ cả người nói (chủ ngữ biểu thị ngôi gộp).
3. Đọc và so sánh các câu cầu khiến ở đoạn (a) với các câu cầu khiến ở
đoạn (b) để nêu nhận xét.

• THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH


• ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. nắm được kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (bao
gồm kĩ năng quan sát, thu thập tài liệu và kĩ năng tổ chức bài văn).
2. Nắm lại một cách hệ thống các kiến thức về văn bản thuyết minh:
− Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh;
− Những đặc điểm của văn bản thuyết minh;
− Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng;
− Các kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn thuyết minh ở từng kiểu bài
cụ thể.

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
(1) Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh. (2) Tuy nhiên nếu bạn là
khách phương xa đến thăm Hà Nội thì bạn nên dành thời gian đến thăm chùa
Một Cột. (3) Chùa nằm ở trung tâm quận Ba Đình, phía bên phải lăng Bác,
trên một con phố nhỏ cùng tên: phố Chùa Một Cột.
(4) Xét về tổng thể, chùa như một bông sen mọc lên trong lòng một cái
hồ nhỏ. (5) Ngay chính giữa lòng hồ, người ta xây một trụ đá lớn, đường kính
1,2m nhô lên cao khỏi mặt nước 4m. (6) Ở trên khối đá lớn này là hệ thống
các thanh giằng, xà đỡ chắc chắn cho một mặt bằng hình vuông mỗi chiều
dài 3m. (7) Trên là một tòa lầu nhỏ, kiến trúc cổ mái cong. (8) Ở trong tòa
lầu, người ta thờ Phật Bà Quan Âm. (9) Để vào được chùa phải đi ngang qua
một chiếc cầu thang bằng đá xây từ mép hồ. (10) Trên cửa có đề ba chữ
“Liên Hoa Đài”. (11) Đây là tên đúng của chùa. (12) Tuy vậy, chúng ta
thường gọi đó là chùa Một Cột – đơn giản và thân thuộc.
(13) Nguồn gốc ra đời của chùa Một Cột rất thú vị. (14) Tương truyền
rằng vua Lí Thái Tông nằm mơ thấy Phật Quan Âm ngự trên tòa sen nghìn
cánh. (15) Nhà vua được Phật Bà dắt tay lên đài sen đứng cạnh mình. (16)
Vua đem giấc mộng kể cho các quan. (17) Bá quan trong triều đều cho đấy là
điềm lành và xin xây dựng một ngôi chùa thờ Quan Thế Âm. (18) Vì vậy, năm
1049 chùa được xây dựng với kiến trúc đồ sộ, gọi là chùa Diên Hựu. (19)
Chùa được xây dựng trong một hồ nước có tên là hồ Linh Chiều. (20) Ở giữa,
nhà vua cho xây dựng một trụ đá lớn. (21) phía trên xây đá tượng trưng cho
đài sen nghìn cánh. (22) Trên đó đặt một lầu cao, bên trong có tượng Phật
Bà bằng đá quý. (23) Vòng quanh hồ là dãy hành lang. (24) Lại đào ao Bích
Trì, mỗi bên đầu có cầu vồng bắc để đi qua. (25) Tất cả hợp thành một quần
thể kiến trúc thật quy mô, đồ sộ.
(26) Trải qua thời gian, chùa giờ không còn tồn tại nữa. (27) Năm
1954, trước khi rút khỏi thủ đô Hà Nội, Pháp ra lệnh phá hủy chùa. (28) Khi
vào tiếp quản Thủ đô, chính quyền đã cho xây dựng lại chùa với quy mô nhỏ
hơn, mô phỏng hình ảnh chùa cũ. (29) Đến tháng 4 năm 1955, việc xây dựng
được hoàn tất. (30) Trong chùa có trồng một cây bồ đề mà Tổng thống Ấn Độ
Pra-xát tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (31) Cả hai vị nguyên thủ đã cùng trồng
cây bồ đề này. (32) Đến nay, nó đã trở thành một cây đại thụ, tán lá vươn
rộng che rợp cả khu vườn.
(33) Tuy chỉ là mô hình thu nhỏ nhưng chùa Một Cột trở thành hình
ảnh in sâu vào tâm linh mỗi người dân Hà Nội. (34) Đây cũng là một di tích
lịch sử có một không hai trên đất nước. (35) Ngay từ năm 1962, chùa đã
được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc.
Câu hỏi:
a) Ngôi chùa được thuyết minh theo trình tự nào? Nêu rõ cùng với số
câu tương ứng.
b) Các câu từ 13 đến câu 17 có thuộc văn bản tự sự không? Vì sao?
c) yếu tố biểu cảm xuất hiện ở phần nào của văn bản? có hợp lí và cần
thiết không?
d) phần Mở bài và Kết bài có quan hệ như thế nào?
e) Văn bản đã huy động những nguồn kiến thức nào để giới thiệu về
chùa Một Cột? chỉ rõ các câu văn có liên quan.
2. Hãy nối các cách lập dàn ý với những dạng đề thích hợp.
DÀN Ý ĐỀ BÀI
1. Tập trung trình bày theo các ý sau: a) Giới thiệu một đồ
− Điều kiện cần có (vật liệu); dùng trong học tập hoặc
− Cách thức, trình tự tiến hành; trong sinh hoạt
− Yêu cầu cần đạt.
2. Tập trung trình bày theo các ý sau: b) Giới thiệu một danh
− Cấu tạo; lam thắng cảnh ở quê
− Tính năng, công dụng; hương em.
− Cách sử dụng, bảo quản.
3. Tập trung trình bày theo các ý sau: c) Thuyết minh về một
− Vị trí địa lí; văn bản, một thể loại
− Cấu trúc, quá trình hình thành của danh thắng văn học mà em đã học.
(truyền thuyết, quá trình hình thành tự nhiên, tác
động của con người);
− Vai trò, ý nghĩa đối với đời sống xã hội
4. Tập trung trình bày theo các ý sau: d) Giới thiệu phương
− Cách tổ chức văn bản (chia làm mấy phần, đặc pháp chế tạo một công
điểm của từng phần; số câu, số chữ; cách phối âm, cụ học tập.
phối vần,… chú ý đưa ra một số ví dụ cụ thể);
− Các biến thể (nếu có);
− Nội dung và phạm vi mà văn bản đề cập đến;
− Vai trò xã hội và ý nghĩa thẩm mĩ đặc thù.

3. Đọc đoạn văn bản sau rồi trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Sách được xem là một tài sản quý giá. Làm cách nào để giữ gìn, bảo
quản những thư viện xinh xắn của mỗi gia đình? Xin mách bạn mấy mẹo nhỏ
sau:
Loại tủ sách thích hợp để giữ sách
Để hạn chế mối mọt, bạn đừng nên đóng tủ và kệ sách bằng các loại
ván mỏng như ván thông, ván ép hoặc cây dầu,… mối mọt rất thích những
loại gỗ này.
Các loại tủ kệ, kệ bằng sắt hay xi măng xây âm vào trong vách tường
cũng không thích hợp. chúng dễ làm sách ẩm, nhanh mốc và mục nát.
Cách tốt nhất là bạn nên đóng tủ bằng gỗ cẩm lai, trắc hoặc bằng lăng,
… những loại này rất cứng, không dễ hỏng và mục nên mối mọt khó có thể
tấn công.
Một vài cách bảo quản tủ sách
Trước tiên hãy cho vào góc tủ vài viên long não để trừ gián.
Muốn chống mối mọt, cần xử lí các vật liệu bằng cách: trước khi xếp
sách vở lên kệ phun phủ toàn bộ bề mặt gỗ hoặc dùng cọ quét khoảng ba lớp
dầu Timberlife 16L. loại này có khả năng bảo vệ tủ gỗ trong thời hạn 5 năm.
Liều lượng là 1 lít cho khoảng 3m vuông bề mặt. hiện nay, loại dầu này có giả
khoảng 50000 đồng/lít, có bán tại các cửa hàng đồ gỗ.
Bạn cũng có thể dùng loại dầu chống mối, giá khoảng 14000 đồng/lít,
khả năng bảo vệ chỉ khoảng một năm.
Khi thấy kiến, bạn nên dùng phấn kiến, bán tại các siêu thị.
Nếu muốn diệt mối, bạn dùng thuộc dạng bột Termidor. Khi phun
thuốc này vào các khe tủ hay kệ, bạn phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách
1m cho người già và gia súc xung quanh. Nếu tay bị dính loại thuốc này, bạn
cần rửa sạch bằng xà phòng để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. loại thuốc
này cũng có bán tại các cửa hàng đồ gỗ.
Nếu ở trong nhà quá ẩm mốc, bạn nên dùng vôi bột rải trong tủ sách
nhằm hút bớt hơi nước. nhớ thay vôi định kì khoảng 4 tuần/lần mới có hiệu
quả.
Làm vệ sinh cho sách
Vào mùa mưa, bạn cần cẩn thận hơn, nên đem sách ra phơi hay để nơi
thoáng gió. Nếu không, sách sẽ rã hồ và keo, dẫn đến tình trạng các tép sách
bị bung, rời ra ngoài.
Không nên dùng đèn tròn thắp sáng trong phòng chứa sách. Điều này
sẽ làm sách giòn, dễ rách sau một thời gian.
Khi lau bụi cho sách, bạn nên dùng khăn mềm khô hoặc chổi lông gà.
Nếu có thể, ngay hôm nay, hãy chăm sóc cho những quyển sách của
mình bạn nhé! Điều này không chỉ giúp làm đẹp cho ngôi nhà mà còn giúp
kéo dài tuổi thọ cho những cuốn sách yêu quý của bạn.
(Theo Vân Khuê, Tiếp thị và Gia đình, số 17, 2004)
Câu hỏi:
a) Văn bản trên đem lại cho em những thông tin về vấn đề gì?
b) Phần in chữ đậm có phải là câu chủ đề của đoạn không? Tách ra như
thế đem lại hiệu quả gì?
c) Đoạn văn thứ nhất có khả năng thuyết phục rất cao. Vì sao?
d) Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn
thứ hai? Vì sao?
e) Em có nhận xét gì về cách ngắt xuống dòng ở văn bản này?
4. Giá một chiếc bút máy không rẻ (bút tốt thường 15 nghìn đồng một
chiếc) nên cần phải chú ý giữ gìn để có thể sử dụng tối đa công năng của
chiếc bút. Lúc mới mua bút về không nên bơm mực ngay mà cần phải làm
sạch đầu bút bằng nước ấm trước khi dùng. Không nên ấn mạnh tay quá khi
viết. không để rơi bút, làm tõe ngòi, cong ngòi. Không nên dùng nhiều loại
mực một lúc để tránh làm hỏng bút. Sau một thời gian sử dụng nên súc ruột
bút một lần để lấy đi hết cặn mực đóng lại trong bút.
a) Đây là đoạn văn thuộc kiểu văn bản thuyết minh nào? Đoạn văn này
đem lại thông tin về vấn đề gì?
b) Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào trong đoạn văn? Các câu tiếp theo
được sắp xếp theo trình tự nào? Hiệu quả của cách sắp xếp này?
5. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
− Đoạn 1: thử ngắm nhìn bát canh nghi ngút khói, bạn sẽ cảm thấy
mình là một đầu bếp tài ba. Cùng với vị thơm cua của me là vị cay dìu dịu của
chút ớt thêm vào. Bát canh nước trong, ngon mát với những miếng cá lóc vẫn
nguyên vẹn được xếp trên nền xanh dọc mùng cùng sắc đỏ của nhưng lát cà
chua. Chỉ một bát canh vậy thôi mà bữa cơm bỗng trở nên ấm áp và rộn tiếng
cười. hãy làm món canh này và cùng thưởng thức với gia đình mình, bạn sẽ
cảm thấy hạnh phúc hơn đấy.
− Đoạn 2: Hãy nhìn những cánh rừng đang bị tàn phá. Mỗi chúng ta
hãy tuyên truyền, hãy nói cho mọi người biết về sự quan trọng của rừng. làm
như vậy là bạn đang góp phần để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường của chúng
ta. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang tự ban cho mình những niềm vui mới.
a) hai đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh? Qua hai
đoạn này em thử xác định nội dung thông tin của mỗi đoạn văn bản.
b) đâu là điểm giống nhau của hai văn bản trên?

B. Hướng dẫn luyện tập


1. a) ngôi chùa được thuyết minh theo hai trình tự:
− trình tự không gian: từ dưới lên trên, từ chính giữa mở rộng ra xung
quanh (từ câu 4 đến câu 10; từ câu 19 đến câu 25).
− trình tự thời gian: từ thời nhà Lí đến ngày nay (từ câu 18 đến câu 32).
b) từ câu 13 đến câu 17 không thuộc kiểu văn bản tự sự vì nó không
nhằm kể chuyện mà nhằm cung cấp tri thức về nguồn gốc của chùa, đồng thời
giải thích đặc điểm cấu tạo của chùa: có thờ Phật Bà Quan Âm, có những kiến
trúc bằng đá trông giống đài sen,…
c) yếu tố biểu cảm xuất hiện chủ yếu ở phần Kết bài. Sự xuất hiện của
yếu tố này là cần thiết. đây là thuyết minh về một danh lam thắng cảnh –
thuyết minh về cái đẹp trên quê hương đất nước nên cho phép bộc lộ tình
cảm, sự rung động của người thuyết minh ở mức độ nhất định. Điều này khiến
cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn.
d) Phần Mở bài giới thiệu về chùa Một Cột. Phần Kết bài vừa là tổng
hợp của phần thân bài vừa ngầm giải thích lí do vì sao ở phần Mở bài lại
khuyên người ta đến thăm chùa. Bài thuyết minh vì thế có sự hô ứng, tạo ra
sự liền mạch và mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần trong bài.
e) Các kiến thức được sử dụng để viết:
− Truyền thuyết dân gian: từ câu 13 đến câu 17.
− Kiến thức lịch sử: câu 18, từ câu 27 đến câu 31.
− Kiến thức về kiến trúc: từ câu 4 đến câu 10, từ câu 19 đến câu 25.
2. Em nối cách lập dàn ý với những dạng đề bài tương ứng sau:
1 – (d); 2 – (a); 3 – (d); 4 – (c).
3. a) Văn bản thông tin về cách giữ gìn, bảo quản sách.
b) Phần chữ in đậm là câu chủ đề của đoạn. việc tách một dòng riêng có
mục đích nhấn mạnh, giúp cho việc nắm được chủ đề của đoạn viết được dễ
dàng hơn.
c) Đoạn thứ nhất rất thuyết phục vì tác giả đã đưa ra những phương án
mang lại kết quả không tốt cho việc bảo quản sách. Trên cơ sở phê phán
những quan điểm sai lầm này mà đưa ra lời khuyên cho người đọc. phê phán
đúng đã tạo ra sức nặng thuyết phục cho lời khuyên.
d) Đoạn thứ hai dùng phối hợp hai phương pháp thuyết minh: phân tích
và nêu số liệu. phân tích có thể đi sâu vào từng phương pháp, từng khía cạnh
của việc bảo quản sách. Nêu số liệu để hướng dẫn và cụ thể hóa ở từng thao
tác bảo quản sách. Nêu số liệu để hướng dẫn và cụ thể hóa ở từng thao tác bảo
quản sách. Sự kết hợp của hai phương pháp nói trên tạo ra tnhs khoa học rất
cao trong đoạn văn này.
e) Cứ hết một ý thì tác giả lại xuống dòng một lần. cách ngắt dòng này
rất phù hợp với phương pháp thuyết minh mà văn bản này triệt để sử dụng
phương pháp phân tích. Nhờ đó, văn bản có được tính rõ ràng trong khi thuyết
minh, giúp cho người đọc lĩnh hội những vấn đề mà người viết đưa ra một
cách thuận lợi và chính xác.
4.a) – Đoạn văn thuộc kiểu bài thuyết minh về một đồ vật.
− Thông tin về vấn đề bảo quản bút.
b) − Câu chủ đề được đặt ở vị trí đầu tiên.
− Các câu tiếp theo được xắp xếp theo trình tự: khi mới mua bút – khi
viết – cách sử dụng mực – cách vệ sinh ruột bút. Đây là trình tự theo thời gian
sử dụng bút. Cách sắp xếp này nhằm tạo ra tính lô-gic, rành mạch cho văn bản
thuyết minh.
5.a) – Hai đoạn văn thuộc về phần kết luận.
− Đoạn thứ nhất giới thiệu về món canh cá lóc, đoạn thứ hai nói về nạn
tàn phá rừng và những tác hại của nó.
b) Hai đoạn văn trên dù viết về hai vấn đề khác nhau nhưng có một
điểm chung : hướng tới nhận thức của người đọc, nhằm gây ra một tác động
nào đó trong hoạt động của họ. nó không chỉ cung cấp tri thức mà còn đề xuất
một hướng hành động cho người đọc. văn bản thuyết minh vì thế có khả năng
tác động trực tiếp đến thực tiễn cuộc sống. đây là một chức năng rất quan
trọng của loại văn bản này.

Bài 21
NGẮM TRĂNG
(Vọng nguyệt)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngắm trăng là bài thơ số 21 trong tập Nhật kí trong tù. Trong tập thơ
này, ánh trăng không chỉ một lần xuất hiện và cũng như những lần khác, ánh
trăng trong Ngắm trăng vẫn là ánh trăng gợi cảm và rất trữ tình.
2. Qua sự giao hòa giữa “minh nguyệt” và “thi gia”, thấy được tình yêu
thiên nhiên đầy say mê của Hồ Chí Minh.
Tình yêu thiên nhiên đặc trong cảnh ngộ lao tù cho thấy phẩm chất
chiến sĩ qua tư thế của người thi sĩ.
3. Tác giả đã vận dụng một cách điêu luyện, đắc địa nghệ thuật đối của
thơ Đường luật.

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Mở đầu bài thơ là “ngục trung”, kết thúc là “thi gia”. Chi tiết này nói
lên điều gì?
2. Vẻ đẹp của tâm hồn “thi gia” được thể hiện qua những chi tiết nào
của bài thơ?
3. Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai
câu thơ Kết bài có ý nghĩa gì?
B. Hướng dẫn luyện tập
1. “Ngục trung” là trong hoàn cảnh tù đày. Lẽ thường, “ngục trung”
phải gắn với “tù nhân” nhưng kết thúc bài thơ người đọc lại bắt gặp hình ảnh
của “thi nhân”. Một “thi nhân” ngay trong hoàn cảnh ngục tù. Đây chính là
nét độc đáo khác thường của bài thơ. Có ngục tù nhưng dường như không có
tù nhân. Điều này cho thấybản lĩnh của Hồ Chí Minh: luôn đứng cao hơn
hoàn cảnh. Ngục tù có thể giam cầm thân thể Bác, song tâm hồn Bác thì luôn
tự do tuyệt đối. ý thơ này còn được lặp lại ở một bài thơ khác của Người trong
Nhật kí trong tù : “Ngục trung lưu trú tự do nhân” (Còn lại trong tù khách tự
do).
2. – Câu hỏi: “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” – thể hiện tất cả sự
xốn xang, rung động mạnh mẽ của một tâm hồn nghệ sĩ. Cần lưu ý: Dù trong
hoàn cảnh ngục tù nhưng Bác lại cảm thấy đối diện mới mình chỉ có vẻ đẹp
của đêm trăng.
− Tư thế ngắm trăng: lặng lẽ đầy say mê. Toàn bộ tình cảm với trăng,
vì hoàn cảnh “ngục trung vô tửu diệc vô hoa” nên chỉ còn biết trút vào ánh
nhìn tha thiết, vời vợi. không miêu tả tình cảm trực tiếp mà chỉ gợi lên một tư
thế. Chính vì thế mà thế giới cảm xúc trở nên sâu thẳm, mênh mang khó có
thể nói hết bằng lời.
3. − Ở câu thơ thứ ba, trăng là vẻ đẹp mà con người hướng tới chiêm
ngưỡng một cách say mê.
− Sự hoán đổi vị trí ở câu thơ thứ tư khiến con người thở thành đối
tượng chiêm ngưỡng của trăng. Con người trở thành cái đẹp tỏa sáng. Cái đẹp
ấy rực rõ đến mức cái đẹp của thế giới tự nhiên cũng phải say mê chiêm
ngưỡng.
Như thế trăng và người là sự sóng đôi của cái đẹp. hai cái đẹp đó cùng
đối diện và tỏa sáng bên nhau tạo ra một sự cộng hưởng. ngục tù lúc này lại
trở thành nơi gặp gỡ − tương giao – tỏa sáng của cái đẹp.

III – TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. –“Nhưng cái thần của bài thơ ở đâu?
Một sức sống từ bên trong rạo rực, dồi dào, một sức sống đáng lẽ phải
được biểu hiện thành hành động bộc lộ, sôi trào lại phải giấu kín lặng lẽ, bởi
hoàn cảnh cho phép. Hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, thủ tiêu mọi sự.
nhưng sức sống kia vô hạn, bản lĩnh nào chịu tuân theo. Do vậy, mà cái có
đành phải biểu hiện thành cái không. Trong không lại có, có đó mà như
không. Cái mạnh, cái siêu việt của một tâm hồn lai ngụ trong cái không ấy.”
(Theo Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch
Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)
− “Câu thơ song song nhân và nguyệt, song tiền với song khích, minh
nguyệt với thi gia, và cả hai cùng hòa tan trong một cái nhìn. Còn có gì nhịp
nhàng hơn, hài hòa hơn, cảm thông hơn? Người xứng với trăng, trăng thấu
hiểu người. trăng đẹp lên vì sáng, người đẹp lên bởi tâm hồn thành thơ. Tâm
hồn người thành thơ nên trăng càng sáng, trăng càng sáng nên con người càng
hóa thành thơ. Và bên nhau, trăng sáng cũng đượm thơ và tâm hồn thơ cũng
lung linh ánh sáng. Hai mà một, một mà hai. Bởi tất cả đều gói trong một cái
nhìn lặng lẽ.”
(Theo Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sđd)
2. “Ba yếu tố, rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. nhưng tâm hồn nhà
thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Ít thấy ai hường trăng trong cái tư thế kì lạ này. Đọc lại nguyên văn chữ
Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba “nhân vật” người, trăng và cái song sắt nhà
tù:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Nhân, nguyệt, rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn
giữa. trong mối tương giao tri kỉ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song
sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. […] Rõ ràng đã có một cuộc “vượt ngục”,
và như đã nói trên : cuộc “vượt ngục” đã hoàn thành một cách thần kì. Hành
động ngắm trăng là hành động “vượt ngục”.
(Theo Vũ Quần Phương, Những cuộc vượt ngục
trong “Nhật kí trong tù”, trong Suy nghĩ mới
về nhật kí trong tù, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)

CÂU CẢM THÁN

I− KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. câu cảm thán dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (hay
người viết).
2. câu cảm thán được đánh dấu bằng những từ ngữ cảm thán. Câu biểu
thị cảm xúc nhưng thiếu những từ ngữ cảm thán không phải là câu cảm thán.
3. khi viết, cuối câu cảm thán thường đặt dấu chấm than.
II – LUYỆN TẬP
A.Câu hỏi và bài tập
1. Trong những câu dưới đây, câu nào là câu bộc lộ cảm xúc, câu nào là
câu cảm thán? Dựa vào đâu mà em có thể xác định được câu cảm thán?
a) Ôi, mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rõ chiến tích, kì công.
(Ngữ văn 7, tập một)
b) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ em lại quên cô
được!
(Ngữ văn 7, tập một)
c) Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh
họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân!
(Ngữ văn 7, tập một)
d) – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! nhưng dòng nước
Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
(Ngữ văn 7, tập một)
e) Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm
hiểu ho, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn
những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương
không bao giờ ta thương…
(Ngô Tất Tố)
g) Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng
kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một
chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch.
(O Hen-ri)
h) Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
(Ca dao)
i) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là
nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị
mất nó.
(Ngữ văn 7, tập một)
k) Chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh thật là hết chỗ trữ tình.
(Ngữ văn 8, tập một)
l) Thị Kính : (hát sử rầu)
Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo
Bỗng dưng ai làm chăn gối lẻ loi.
Nghĩ trách mình phậm hẩm duyên ôi
Cho nên nỗi thế tình run rủi!
(Ngữ văn 7, tập một)
m) Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
(Nguyễn Mạnh Tuấn)
2. Câu cảm thán trong đoạn trích sau đây là câu nào? Vì sao những câu
khác không phải là câu cảm thán?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Nguyễn Đình Thi)

B. hướng dẫn luyện tập


1. – Câu cảm thán bộc lộc trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
và được đánh dấu bằng những từ ngữ cảm thán chuyên dùng. Em hãy tìm hiểu
và điền vào theo bảng mẫu dưới đây:
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC
STT CÂU CẢM THÁN
Từ ngữ cảm thán Dấu câu
1 … … …
2 … … …
− Câu bộc lộ cảm xúc thuộc kiểu câu khác (nghi vấn, cầu khiến, trần
thuật):
STT CÂU BỘC LỘ CẢM XÚC (khác với câu cảm thán)
1 …
2 …
2. Dựa vào phần Kiến thức cơ bản. em tự phân tích và trả lời câu hỏi

CÂU TRẦN THUẬT

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Câu trần thuật là câu thường dùng để kể, miêu tả, thông báo, nhận
định, đánh giá,…(chức năng chính). Câu trần thuật có thể dùng để yêu cầu, đề
nghị, bộc lộ cảm xúc, cảm xúc,…(thực hiện chức năng của các kiểu câu
khác).
2. Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu
cầu khiến và câu cảm thán (xem các bài 18, 19, 20, 21).
3. Khi viết, cuối câu trần thuật có dấu chấm kết thúc (hoặc đôi khi dùng
dấu chấm than, dấu chấm lửng kết thúc).

II – LUYỆN TẬP
A. Câu hỏi và bài tập
1. Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong những đoạn
trích sau:
a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu,
xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”
Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. năm sáu thằng xúm lại
húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Haha ! cơm nguội ! lại
có một bát cá kho ! cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại
đánh chén đi thôi!”
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy : “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các
ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. cái chạn cao như thế này,
tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.
(Nguyễn Đình Thi)
b) Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng
bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt
như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tí, thằng Dần cũng vỗ tay reo:
− A ! thầy đã về! a ! thầy đã về !...
Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên
cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. rồi lảo đảo đi đến cạnh
phản, anh ta lăn kềnh lên chiếc chiếu rách.
Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi
như ếch kêu.
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng
hỏi:
− Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã
nóng lên đây mà!
(Ngô Tất Tố)
2. Chỉ ra những cảm xúc được bộc lộ ở các câu trần thuật trong hai
đoạn trích trên (bài tập 1).
B. Hướng dẫn luyện tập
1. Lập bảng phân loại các kiểu câu trong hai đoạn trích theo mẫu bên
dưới:

STT CÂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC KIỂU CÂU


1 … … …
2 … … …
2. Nêu cảm xúc được bộc lộ trong từng câu trần thuật.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH

A. Đề bài tham khảo


1. Giới thiệu về một phương pháp làm bình cắm hoa.
2. Thuyết minh về một thể thơ
3. Giới thiệu về một loài hoa.
4. Thuyết minh về một giống vật nuôi.
5. Giới thiệu về chiếc nón.
6. Thuyết minh về một món ăn dân tộc.

B. Hướng dẫn làm bài


1. Có thể tham khảo dàn ý sau:
− Vật liệu:
+ Gỗ ván ép có kích thước 18 × 20 cm.
+ Ống nghiệm thủy tinh loại to.
+ Dây dù sợi bóng màu xanh lam và màu cam.
+ Keo dán gỗ.
+ Búa đinh, giấy ráp.
+ Màu thực phẩm, thực phẩm.
− Các bước tiến hành:
+ Dùng giấy ráp đánh bóng mảnh gỗ.
+ Đóng một thanh gỗ mỏng phía sau mảnh gỗ làm giá đỡ.
+ Rửa sạch ống nghiệm bằng nước ấm có pha chút giấm để ống nghiệm
được trong.
+ Dán ống nghiệm lên giữa khung bằng keo dán gỗ.
+ Cách đáy ống nghiệm 2,5 cm, dùng dây dù sợi bóng màu vàng xanh
lam quấn ngược lên một đoạn khoảng 6 cm, sau đó quấn thêm ba vòng dây dù
màu cam.
+ Cho vào ống nghiệm ba giọt màu xanh lục (loại màu dùng để nấu rau
câu) và đổ nước gần đầy miệng ống nghiệm.
+ Căm vào một cành cúc trắng.
+ Có thể cho vào ống nghiệm một ít đất màu để hoa sống lâu hơn.
− Bình hoa này thích hợp nhất khi để trên bàn làm việc hoặc tủ sách.
Nó có vẻ đẹp trang nhã nhờ sự phối màu của các vật liệu.
2. Bài viết tham khảo:
Một thể câu thơ cách luật mà các thể phức tạp được tập trung thể hiện
trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định : dòng sáu tiếng (câu lục) và
dòng tám tiếng (câu bát).
Các thể thức chủ yếu của lục bát :
− Gieo vần : vừa gieo vần chân vừa gieo vần lưng. Tiếng cuối câu lục
gieo vần xuống tiếng thứ sáu câu bát, tiếng cuối câu bát gieo vần xuống tiếng
cuối câu lục tiếp theo.
− Phối điệu (luật bằng trắc) : hình mẫu của các tác phẩm lục bát cổ
điển được phối điệu như sau :
oBoToB
oBoToBoB
trong đó : B – bằng; T – trắc; o – tự do (bằng hoặc trắc), tiếng thứ sáu
và tiếng thứ tám của câu bát cùng là thanh bằng nhưng cần có sự kết hợp
chuyển đổi giữa bổng (thanh ngang) và trầm (thanh huyền).
− Ngắt nhịp : thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng. tuy vậy,
có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp ba tiếng.
Ngoài ra, còn có thể gặp một số ngoại lệ :
− Thanh bằng ở tiếng thứ hai đổi thành thanh trắc. thanh trắc ở tiếng
thứ tư đổi thành thanh bằng (ít gặp hơn).
− Câu thơ không còn kích thước thông thường, mà có thể thêm hoặc
bớt một số tiếng (thường là thêm) :
Một trăm chiếc nốc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược để ta gửi lời viếng thăm.
Tiếng cuối câu lục gieo vần xuống tiếng thứ tư (có khi là tiếng thứ hai)
câu bát. Tiếng thứ tư này vốn mang thanh trắc, phải chuyển thành thanh
bằng (trầm).
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Thơ lục bát cho phép mọi sự tìm tòi sáng tạo về âm luật trong các bài
thơ cụ thể.
Ngày nay, trong thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ lục bát vẫn chiếm một
địa vị quan trọng, được nhiều nhà thơ sử dụng và quần chúng yêu thích.
(Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),
Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd)
3. Có thể tham khảo gợi ý sau và chọn bất kì loài hoa nào để thuyết
minh:
− Nở vào mùa nào? Thường được đặt ở không gian nào (trên bàn hay
trên sàn nhà, treo trên giàn, trồng ngoài vườn,…)?
− các loại khác nếu có (ví dụ: hoa đào thì có đào thắm và đào phai; hoa
mai có mai vàng của miền Nam, mai trắng của miền Bắc).
− Truyền thuyết ra đời của loài hoa đó (nếu có).
− Những đặc sắc của loài hoa : màu sắc, mùi hương. Ý nghĩa biểu
tượng của bông hoa (hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, hoa mai biểu tượng
của vẻ đẹp tinh khiết,…). Trích dẫn một vài câu thơ, bài thơ hay có liên quan
đến những vẻ đẹp độc đáo của loài hoa mà em biết.
− Những cách chăm sóc đặc biệt đối với loài hoa này.
4. Có thể tùy chọn một giống vật nuôi nào đó mà em yêu thích để giới
thiệu. tham khảo gợi ý sau :
− Các chủng loại khác nhau của giống vật nuôi. Chủng loại phổ biến
nhất.
− Đặc điểm cơ thể : chiều cao, cân nặng; những đặc điểm về móng,
vuốt,,,,
− Đặc điểm về tập tính sinh hoạt :
+ Ưa ăn loại thức ăn nào?
+ Thích săn mồi hay ăn thức ăn do người nuôi cung cấp ?
+ Gắn bó với con người trong những hoạt động nào ? có chức năng gì
trong đời sống của con người ?
+ Dễ mắc những dịch bệnh gì? Các biện pháp phòng chống dịch bệnh
cho loài vật nuôi này.
5. Tham khảo dàn ý sau:
a) Mở bài: Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, chính vì thế trang
phục để đội của người Việt Nam rất phong phú.
Chiếc nón là một trong rất nhiều loại trang phục để đội truyền thống
của người Việt Nam.
b) Thân bài
− Hình dáng, cấu tạo : hình chóp, đường kính khoảng 40cm, cao
khoảng 20cm. phần đáy có đường thành nhô cao. Quai nón (để giữ khi đội) là
một chi tiết để trang trí cho chiếc nón thêm trang nhã.
− Chất liệu sản xuất : lá gồi, lá nón hoặc lá cọ.
− Các địa phương làm nón nổi tiếng : Huế, Quảng Bình, Hà Tây.
− Công dụng :
+ Dùng khi đi mưa, đi nắng.
+ Để các cô gái làm đẹp.
+ Làm đạo cụ trong các điệu múa nón cổ truyền.
+ Rất nhiều người, nhất là người nước ngoài, ưa thích dùng nón làm
quà tặgn cho người thân và bạn bè.
− Các công đoạn làm nón:
+ Chọn loại lá, phơi đủ nắng.
+ Những thanh tre bánh tẻ (không già, không non) được vót thật tròn
nhỏ, uốn cong để tạo thành khung nón.
+ Lợp lá phải đều, không để bị chồng lên nhau nhiều lớp.
+ Vành nón phải làm sao cho tòn nhỏ, nhẵn đều, thanh.
+ Khâu nón: khâu từ đỉnh xuống vành nón, mũi khâu phải đều, thằng
hàng với nhau, không nhìn thấy các chỗ nối sợi, tạo sự mịn màng.
+ Có thể quang dầu ở ngoài rồi phơi cho bền đẹp.
c) Kết bài: chiếc nón là biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái Việt
Nam và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người Việt : tinh tế, thanh
lịch.
6. Thuyết minh về một món ăn dân tộc : có thể chọn bất kì món ăn dân
tộc nào mà em am hiểu để thuyết minh. Em cần tập trung vào những vấn đề
sau :
− Nguyên liệu để chế biến món ăn.
− Những cách thưởng thức đặc biệt (tẩm, ướp, nướng, xay,…) để xử lí
các nguyên liệu. đây là bí quyết tạo nên hương vị cho các món ăn.
− Cách thưởng thức món ăn : các gia vị ăn kèm, thời điểm ăn (ăn sáng,
ăn tối hay bữa chính),…

You might also like