You are on page 1of 7

HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.

com

SÓNG ÁNH SÁNG


I. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
* Đ/n: Là hiện tượng ánh sáng bị tách thành nhiều màu khác nhau khi đi qua mặt phân
cách của hai môi trường trong suốt.
* Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc
Ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, chỉ có một màu.
Lưu ý : Ánh sáng 1 màu chưa chắc là AS đơn sắc

* Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong môi trường λ ’=v/f, truyền trong chân không
λ =c/f λ ’ = λ /n.
* Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng. Đối với ánh sáng
màu đỏ là nhỏ nhất, màu tím là lớn nhất.
* Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ
đến tím. Bước sóng của ánh sáng trắng: 0,4 µ m ≤ λ ≤ 0,76 µ m.
II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng (chỉ xét giao thoa ánh sáng trong thí nghiệm Iâng).
* Đ/n: Là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng ánh sáng kết hợp trong không gian trong đó
xuất hiện những vạch sáng và những vạch tối xen kẽ
nhau. d1 M
Các vạch sáng (vân sáng) và các vạch tối (vân tối) gọi S1 x
là vân giao thoa. a I d 2
O
III. Một số công thức và dạng toán thường gặp S2

A. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc D

1. Công thức hiệu đường đi tia sáng

ax
d1-d2 =
D

2. Khoảng cách vân (2 vân sáng, 2 vân tối liên tiếp)

λD
i=
a

Nhận xét : Tia sáng có λ càng lớn thì khoảng cách vân càng lớn

3. Công thức tính tọa độ vân sáng (Khoảng cách từ vân sáng k đến vân trung tâm)

λD
x=k. =k.i
a

NX: k=1  x=i ( khoảng cách vân (i) bằng chính tọa độ dương vân sáng bậc 1)

4. Công thức tính tọa độ vân tối (Khoảng cách từ vân thứ k đến vân trung tâm)

Trang 1/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

λD
x=(k+1/2). = (k+1/2).i ( k=0,± 1, ± 2, ± 2…)
a

5. Khoảng cách n vân sáng hay tối liên tiếp( khoảng cách từ vân sáng k đến vân sáng
k+n)

Δx = (n-1).i

6. Số vân sáng trong vùng có tọa độ x1 đến x2

x1 x
≤ k≤ 2
i i

đếm k nguyên ta tìm được số vân sáng

7. Số vân tối trong vùng có tọa độ x1 đến x2

x1 x
≤k+½≤ 2
i i

đếm k nguyên ta tìm được số vân tối

8. Đếm số vân sáng, tối trong bề rộng giao thoa (L) (Đối xứng qua tâm)

C1 : Giống tìm số vân sáng, tối trong vùng giao thoa từ x1 đến x2

x1=-L/2 và x2=L/2

C2:

L
Tìm =a , b
2.i

Vân sáng : 2a+1

Vân tối : M=round((a.b,0) : 2M

Lưu ý : Số vân sáng là lẻ, số vân tối là chẵn

9. Đếm số vân sáng, tối trong bề rộng giao thoa (L) (Bất kỳ)

L
= a, b
i

+b=0: 2 đầu khoảng chắc chắn là 2 vân sáng hay hai vân tối

Trang 2/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

• Nếu giả thiết cho vân sáng : số vân sáng là a+1, số vân tối là a
• Nếu giả thiết cho vân tối : số vân sáng là a, số vân tối là a+1

+ b=5: 2 đầu là 1 vân sáng và 1 vân tối

• số vân sáng là : a+1, số vân tối là a+1

10. Chứng mih tại tọa độ x là vân sáng hay tối

Tìm M=x/i

+ Nếu M nguyên : Vân sáng bậc M

+ M bán nguyên : Vân tối thứ M+0,5

+ M Khác : Không là vân sáng hay tối

B. Gioa thoa ánh sáng trắng (Ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm≤λ≤0,76μm)

10. số bước sóng có cùng vân sáng,hoặc tối tại cùng vị trí (tọa độ x) trên giao thoa
trường

x.a x.a
• Xác định kmin= λ , và kmax= λ .D
max .D min
• Số vân sáng : kmin≤k≤kmax => tìm k => λ
• Số vân tối : kmin≤k+0.5≤kmax => tìm k => λ

11. Bề rộng phổ bậc k

D
Δd = xđ – xt = k. (λ max − λ min )
a

Nhận xét : k càng lớn thì bề rộng phổ càng lớn ==> càng xa vân trung tâm thì phổ
càng rộng

12. Vị trí vân sáng gần nhất giống vân trung tâm

(VD thực hiện giao thoa với 3 tia sáng có bước sóng λ1,λ2,λ3)

Vị trí Vân sáng giống vân trung tâm phải là vị trí ở đó có bước sóng λ1,λ2,λ3 đều cho vân
sáng.

Cách giải :

1. Gọi x là vị trí gần vân trung tâm nhất mà ở đó các bước sóng λ1,λ2,λ3 đều cho
vân sáng bậc k1, k2, k3

Trang 3/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

λ1D λ D λ D
o k1. = k2. 2 = k3. 3
a a a
o k1.λ1=k2.λ2=k3.λ1 (k1,k2,k3 là bậc vân sáng ứng với λ1,λ2,λ3)
2. Tối giản λ1:λ2:3 thành a:b:c => M=BSCNN(a,b,c)
3. Vị trí gần nhất : tương ứng với k1=M:a, k2=M:b, k3=M:c
λD λD λD
4. Tọa độ gần nhất x = k1. 1 = k2. 2 = k3. 3
a a a

NX:

+ Tọa độ gần nhất cũng chính là khoảng cách 2 vân sáng gần nhau giống vân trung
tâm

λ1D λD λD
i ‘ = k1. = k2. 2 = k3. 3
a a a

(Lưu ý: vị trí gần nhất cũng chính là vị trí vân sáng bậc 1 , ta có thể dùng λ2 hay λ3 để
tính nhưng lưu ý chọn k2 hay k3)

13. Vị trí vân sáng bậc (n) giống vân trung tâm

Cách làm : tương tự như trên nhưng

λ1D
x = n.k1.
a

14. Tìm số vân sáng từ vị trí có tọa độ x1 đến x2 giống vân trung tâm

λ1D
x1<=n.k1. <=x2
a

Tìm n ==> số vân sáng

15. Khoảng cách vân thay đổi khi khoảng cách màn thay đổi

1. Màn tiến tới gần 2 khe 1 khoảng ΔD

( D − ∆D)
i= λ
a

∆D
(Khoảng vân giảm 1 lượng Δi= λ )
a

Trang 4/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

2. Màn tiến ra xa 2 khe 1 khoảng ΔD

( D + ∆D)
i= λ
a

∆D
(Khoảng vân tăng 1 lượng Δi= λ )
a

Lưu ý: Khi thay đổi vị trí màn, thì vị trí vân trung tâm không thay đổi

16/ Độ dịch chuyển hệ vân khi đặt bản mỏng (chiết suất n, dày e)

1. Vị trí vân dịch chuyển


D d1 M
x0 = n(e-1) S1 x
a d2
2. Tọa độ vân sáng bậc k a I
O
λD
x=k + xo S2
a
3. Tọa độ vân tối thứ k D
λD
x = (k+1/2) + xo
a

17. Độ dịch chuyển hệ vân khi nguồn sáng thay đổi

S1 0’
∆x X0 = ∆ x =-∆ y
∆y 0
S S2

d D
Bài Tập Tự Luận

1). Anh sáng đơn sắc dùng trong thí ngiệm Young về giao thoa có bước sóng λ = 0,6.10 −3 mm
. Khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,2mm; khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là D = 2m.
Xác định vị trí vân sáng bậc 1, bậc 2, khoảng vân.
ĐS: 6.10 −3 m 12 .10 −3 m 6.10 −3 m.

2). Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young: a = 2mm; D = 1m; λ = 0,5µm
a/Tính khoảng vân.
b/Xác định vị trí vân tối thứ 9, vân sáng thứ 6. Tính khoảng cách giữa chúng. Biết chúng
ở hai bên vân sáng trung tâm.
c/Tại A trên màn, trong vùng giao thoa cách vân trung tâm là 1,375mm là vân sáng hay

Trang 5/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

vân tối?
ĐS: a/ 0,25mm; b/ 3,625mm; c/Vân tối.

3). Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young: a = 2mm; D = 2m. Quan sát trên màn đo
được khoảng cách từ vân sáng thứ 5 đến vân tối thứ 7 ở cùng một bên đối với vân trung tâm là
0,675mm. Tính bước sóng ánh sáng.

4). Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi chiếu hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có
λ = 590 nm (1nm = 10 −9 m) ; người ta quan sát 15 vân sáng với khoảng cách giữa hai vân sáng
xa nhau nhất là 6,3mm. Khi thay ánh sáng đơn sắc trên bằng ánh sáng đơn sắc λ' , người ta quan
sát 18 vân sáng và khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng cũng là 6,3mm. Tính λ' .
ĐS: 486nm.
5). Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng: λ = 0,6 µm; a =1,2mm ; D = 2m.
a/Tính khoảng vân.
b/Tại các điểm M và N trên màn, ở cùng một phía đối với vân sáng chính giữa cách vân
này 0,6cm và 1,55cm có vân sáng hay vân tối? Trong khoảng giữa M và N có bao nhiêu vân
sáng?

6). Dùng ánh sáng trắng để làm thí nghiệm Young về giao thoa. Hỏi vân sáng bậc mấy của ánh
sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5µm trùng với vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ2 = 0,75 µm.

7). Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe Young cách nhau 0,5mm với ánh sáng
λ1 = 0,5µm , màn đặt cách hai khe là 2m.
a/Tìm khoảng vân. Tại vị trí cách vân trung tâm 7mm và 10mm là vân gì? Bậc bao nhiêu?
b/Chiếu rộng vùng giao thoa quan sát trên màn là 26cm. Tính số vân sáng và số vân tối quan sát
được.
c/Nếu thực hiện giao thoa trong nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng vân bằng bao nhiêu?

8). Hai khe Young cách nhau 2mm được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng có
0,4 µm ≤ λ0,76 µm . Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m.
a/Xác định vị trí vân sáng thứ 5 và vân tối thứ 9 của bức xạ đỏ ( λdo = 0,76 µm ) .
b/Xác định bước sóng của những bức xạ cho vân tối tại A cách vân trung tâm 3,3mm (chỉ
khảo sát ½ trường giao thoa).
ĐS: a/ 3,8mm ; 6,46mm. b/ 3,9 ≤ k ≤ 7,75 ⇒ λ.

9). Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young: D = 1,5m; a = 0,5mm. Khoảng cách từ vân
sáng bậc 15 đến vân sáng trung tâm là 2,52cm.
a/Xác định bước sóng λ1 của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm.
b/Xác định khoảng vân.
c/Nếu sử dụng đồng thời ánh sáng đơn sắc trên và ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 thì
thấy vân sáng bậc 6 của λ1 trùng với vân sáng bậc 7 của λ2 . Tính λ2 và xác định vị trí của
vân sáng trùng nhau này và hai vân trùng nhau kế tiếp.

10). Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng
cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Nguồn phát ánh sáng đơn sắc.
a/Người ta quan sát 6 vân sáng nằm cạnh nhau và khoảng cách giữa hai vân nằm ở hai
đầu là 12mm. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc do nguồn phát ra.

Trang 6/7
HÀ VĂN THẠNH 0909091634 website: http://forumx4nhc.somee.com

b/Thay nguồn đơn sắc bằng nguồn phát ra ánh sáng trắng. Hãy tính khoảng cách giữa đầu
tím và đầu đỏ của quang phổ liên tục bậc 1, bậc 2, bậc 3. Biết λ tím = 0,4 µm ; λ đỏ = 0,76 µm .

11). Trong thí nghiệm Young, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng
( 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm ) , a = 0,3mm; D = 2m.
a/Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 của màu đỏ và vân sáng bậc 2 của ánh sáng màu tím.
b/Tại vị trí vân sáng bậc 4 của màu đỏ có những vạch sáng của ánh sáng đơn sắc nào nằm trùng
tại đó?
ĐS: a/ ∆x = 4,8mm . b/ k = 5, 6, 7 ⇒ λ.
12). Một khe hẹp S được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có λ = 550 nm , hai khe Young cách
nhau a= 3mm, màn đặt cách hai khe là D = 1,8m.
a/Tính khoảng vân i.
b/Khe S phát ra ánh sáng trắng. Hỏi ở chỗ mà ánh sáng đơn sắc trên có vân sáng thứ 5 kể từ vân
chính giữa còn có vân sáng của những bức xạ nào?

Dành cho HS Khá Giỏi

13.Chiếu đồng thời ba bước sóng λ 1,λ 2=0.5µ m,λ 3 = 0.6µ m vào hai khe S1,S2 thí
nghiệm Yang. Biết a=2mm, D=2m. Đối với bức xạ λ 1 ta đo khoảng cách từ vân sáng 4
đến vân sáng 10 là 2,4mm cùng phía với nhau.

a. Xác định vị trí vân sáng thứ 3

b. Số vân sáng giống vân trung tâm trong khoảng từ x1=2,5 mm đến x2 = 4mm

14.Trong thí nghiệm Yang a=0,2mm, D=1m. Nguồn phát λ 1=0.6µ m và λ 2. Trên màn
trong 1 phần vùng giao thoa L=2,4cm. Ta thấy 17 vạch sáng trong đó có 3 vạch giống
vân trung tâm, biết 2 trong ba vạch đó nằm ở 2 đầu L.

a. Tìm số vạch sáng λ 1 và λ 2 trong khoảng L

b. Tìm bước sóng λ 2

15. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời 2 bức xạ đơn
sắc, trong đó màu đỏ có bước song 720nm, bức xạ màu lục có bước sóng chạy từ 500nm
đến 575nm, trên màn giao thoa giữa khoảng cách 2 vân sáng gần nhau nhất giống vân
trung tâm có 8 vân sáng lục. Tìm bước song của bức xạ màu lục.

Trang 7/7

You might also like