You are on page 1of 12

Văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Nghệ thuật Ai cập cổ đại

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi
mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào
để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực
lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên[1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989)
thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa[2].

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng
Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin
colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2)
cầu cúng [3].

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ
thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một
cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư
xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao,
có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng
nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người [4]. Văn hóa
không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông
minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm
bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình.
Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng
sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và
chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài
mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội,
con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành
viên.

Định nghĩa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình
nổi tiếng thế giới[5]. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học,
nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu[6]),
dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó
định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác
nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những
cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây [7]:

• Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm,
chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã
định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân
tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu
nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội[8].

• Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa
trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của
Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa
chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong
một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và
quan điểm được bảo tồn theo truyền thống[9].

• Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn
William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là
các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục,
phản ứng cư xử,...)[10].

• Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường,
quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong
những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện
sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của
ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của
họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng
con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế
thừa. [11]

• Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ
Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa
suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã
hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các
thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.[12]

• Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ
định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học
người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với
nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến
bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với
nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.[13]

• Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin

II.VAN HOA VIET NAM

Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc
Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc
dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc
điểm gần giống với những dân tộc của miền Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình
Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ.

Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên
nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng
của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời
sống của người Việt.

Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông
Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái
Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam.

Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ
xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có
ảnh hưởng rất nhỏ hơn của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa
phương tây (Pháp, Nga, Mỹ).
Đất nước

Chùa Thiên Mụ ở Huế, Viẹt Nam

Văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa miền Bắc rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn
năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ
tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội
tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn,
hát Đối...

[sửa] Tổ chức cộng đồng

Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá
khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi
tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre làng và có cổng làng, trong làng
còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là
những người già cả, người có tiền. Làng thường có những luật tục. Làng biểu hiện tất cả những
nét tốt đẹp cũng như không hay của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam
được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung
sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người
trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.

[sửa] Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên
nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh.

Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông
nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển
nông nghiệp, điển hình là".
Trong bất cứ một môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi điều kiện tự
nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, con người không
thể chống lại nó, cải tạo nó một cách thuần thuc mà phải thích nghi vớ môi trường sống để điều
hòa nhịp sống của mình. Với môi trường tự nhiên đắp đê phòng lũ lụt được phản ánh rõ nét
trong truyện cổ tích "Sơn Tinh, Thủy Tinh, không chỉ con người Việt Nam, mà hầu như tất cả
các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới đều phải tìm hiểu, lựa chọn thích nghi để tồn tại.
Và quá trình đó đã nảy sinh những yếu tó văn hóa mà ta gọi là " văn hoá ứng xử với môi trường
tự nhiên". Và những yếu tố văn hóa đó đã thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người.

Đó là việc con người đã sử dụng những sản phẩm của tự nhiên như: tre nứa, gỗ lạt, mây tre
măng trúc để làm nhà, thức ăn, thức uống khai thác ở sông suối, đánh bắt ở biển để chế biến
thức ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, có những sản vật nổi tiếng được chế biến từ cá, tôm, canh cua....

Trong kiến trúc nhà cửa: con người đã biết nhắm hướng nhà, hướng đất, tránh hướng gió độc,
đón lấy hướng mắt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt, trồng trọt.

Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa, là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó
là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước...Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc kinh
thành như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế...hay trong thuyết tam tài của người
dân là : "thiên - địa - nhân".

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người còn được thể hiện trong cách ăn mặc của
người dân. Đó là cách ứng xử mùa nào thức nấy, mùa hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông màu
áo chất liệu vải giữ nhiệt...

Hay trong kinh nghiệm sản xuất, trị thủy. Dự báo thời tiết, mùa nào thì nên trồng cây nào cho
thích hợp... Tuy nhiên, hiện nay, do môi trường cơ chế thị trường, con người đã xâm hại tự
nhiên quá lớn, để rồi tự nhận lãnh hậu quả là những trận lũ lụt khủng khiếp, động đất, sóng
thần... Vì thế, để được thiên nhiên giúp đỡ, mọi người hãy tự nhận thức sự cần thiết của môi
trường tự nhiên, hãy bảo vệ và xây dựng để môi trtường ngày càng tốt đẹp hơn.

[sửa] Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của
đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên
nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia
đình. Đến thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng các quan điểm đạo đức xa xưa lên một
tầm cao mới, với các lời căn dặn như: "Trung với nước, hiếu với dân" (ngày xưa là "Trung quân
ái quốc").

Người Việt Nam có tinh thần "tôn sư trọng đạo". Người Việt xem cha mẹ có công sinh thành ra
mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú,
mồng ba Tết thầy". Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ "sư" (thầy) là những nghề
nghiệp được người Việt tôn kính: võ sư, thầy thuốc...Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam
20/11.

Việt Nam thời phong kiến "trọng nam khinh nữ", điều này gây nhiều bất hạnh cho người phụ
nữ[cần dẫn nguồn]. Phụ nữ phải thực hiện "tam tòng tứ đức". Sau khi lập nước năm 1945, Chính phủ
công nhận chính thức quyền bình đẳng nam nữ. Hồ Chí Minh viết tặng chị em phụ nữ 8 chữ
vàng "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".và câu danh ngôn "trên bước đường thành
công không có dấu chân kẻ lười biếng".

[sửa] Xã hội

• Nông nghiệp

Khoảng 70% người Việt Nam hiện sống tại các vùng nông nghiệp, và mặc dầu nhiều vùng đang
bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và toàn cầu hoá, các phong tục nông nghiệp và các truyền
thống hiện vẫn đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành văn hóa Việt Nam. Trên tổng số
dân 83.535.576 sẽ có 66.828.460 người sống ở các vùng nông thôn và 16.707.115 người sống ở
các vùng đô thị. Trong tương lai không xa nữa, với tốc độ đô thị hóa và hoàn cảnh đất nước hội
nhập WTO thì các đô thị mới sẽ mọc lên, vùng nông thôn được thu hẹp lại, kéo theo là đời sống
nhân dân tăng cao.

• Tổ chức

Nói về các thuật ngữ phản ánh các mức độ tổ chức xã hội, hai đơn vị quan trọng nhất là làng và
nước. Người Việt thường nói rằng làng liên quan chặt chẽ với nước. Các đơn vị tổ chức trung
gian như huyện và tỉnh có nhiều tầm quan trọng thấp hơn.

[sửa] Trong quá khứ

• Quan hệ dòng tộc:

Ở nước Việt Nam nông nghiệp, quan hệ dòng tộc đóng một vai trò quan trọng. Nếu có thể nói
rằng các nền văn hóa Phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thì cũng có thể nói rằng các nền
văn hóa Phương Đông coi trọng những vai trò gia đình và dòng họ. So sánh với văn hóa Phương
Tây, văn hóa Trung Quốc đề cao gia đình hơn dòng họ trong khi văn hóa Việt Nam đề cao dòng
họ hơn gia đình. Mỗi dòng họ có một trưởng họ, nhà thờ họ và những ngày giỗ họ.

Đa số dân cư có liên hệ với nhau về huyết thống. Sự thực này hiện vẫn còn có thể bắt gặp trong
những tên làng ví dụ Đặng Xá (làng của người họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá,... vân vân. Ở Tây
Nguyên truyền thống nhiều gia đình thuộc một họ ở chung với nhau trong những ngôi nhà dài
hiện vẫn phổ biến. Ở đa số các vùng nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thấy ba tới bốn
thế hệ sống dưới cùng mái nhà.

Bởi vì quan hệ dòng tộc đóng vai trò quan trọng trong xã hội nên có một hệ thống quan hệ thứ
bậc rất phức tạp. Trong xã hội Việt Nam, có chín kiểu quan hệ họ hàng gần xa riêng biệt (cửu
tộc).

Hầu như mọi ngày giỗ và các ngày lễ bên trong một họ đều tuân thủ các nguyên tắc thế hệ.
Những người trẻ tuổi có thể có vị trí cao hơn theo cấp bậc triều đình so với người lớn tuổi nhưng
vẫn phải tôn trọng người lớn tuổi kia.

• Địa lý
• Nghề nghiệp
• Gia trưởng
• Hành chính
[sửa] Ở thời hiện đại
[sửa] Ẩm thực
Bài chi tiết: Ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam dựa chủ yếu trên gạo, tương và nước mắm. Mùi vị đặc trưng của nó là ngọt,
cay, và rất nhiều loại rau thơm khác.

Món ăn cơ bản trên mâm cơm hằng ngày là: canh, mặn và món xào.

Việt Nam cũng có nhiều kiểu mì. Các vùng khác nhau sáng tạo ra các kiểu mì khác nhau, về
hình dạng, mùi vị, màu sắc vân vân. Một trong những món mì nổi tiếng nhất là Phở, gồm các sợi
bánh phở và nước dùng, thịt bò, thịt gà. Món này có nguồn gốc từ miền bắc Việt Nam.

Miền trung Việt Nam cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực ngon miệng và có những hương vị
rất riêng.

[sửa] Trang phục

Áo dài ngũ thân

Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn
mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kỳ màu gì ngoài đen, nâu hay trắng.
Quần áo của người dân hầu hết rất là tầm thường và đơn sơ, đễ hợp với số phận trong xã hội
(ngoài những dịp lể quan trọng hoạc đắm cưới vân vân).

Một trong những y phục cổ xưa nhất mà đã được phụ nữ bình dân mặc từ xưa đến đầu thế kỷ 20
là bộ Áo tứ thân. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là Áo tứ thân có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.

Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 vùng chính Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ
(có thể có nguồn gốc ở miền nam), được gọi là áo cánh ở miền bắc và Áo bà ba ở miền nam.
Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một
đôi guốc. Những dịp trọng đại đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và
một khăn xếp, thường màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.

Trang phục của cung đình, khác biệt hẳn từ trang phục đơn sơ của nông dân, rất rắc rối và gồm
cố tới bao chục kiểu áo khác nhau đễ hộp với mổi hoàn cảnh và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được
quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Còn làm rắc rối hơn là mổi triều đại
có thể thích thú hoặc không thích kiểu áo hòang gia của triều đại trước, chính vì vậy thời trang ở
trong cung đình nhiều lúc thay đổi với mổi triều đại.

Trang phục truyền thống Việt Nam mà được quí nhất ngày nay là chiếc "Áo Dài", thường được
mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có thể là đã có nguồn gốc
từ thế kỷ 18 hoạc ở trong cung đình Huế. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua bao nhiêu sự phát triển,
từ bộ áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay, cho tới bao nhiêu cải
tiến khác nhau để hợp với những thay đổi trong thế giới thời trang. Cũng có người cho rằng Áo
tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc
Áo dài mình có hôm nay.

Áo dài trắng đã trở thành bắt buộc tại nhiều trường cấp ba Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo
Dài mọi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du
lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và theo đánh gia của một tờ báo của Nhật thi dường như chỉ
có dáng của người con gái Việt Nam là mặc áo dài đẹp nhất Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở
thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.

Trong đời sống hàng ngày, kiểu ăn mặc truyền thống viên nay hiện đã theo phong cách phương
tây. Trang phục truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ có thể không mặc
váy và cả hai giới hiếm khi mặc các loại quần sóc.

[sửa] Tôn giáo

Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam là Tam Giáo đặc trưng bởi sự phức tạp pha trộn tôn giáo ở vùng
Đông Á giữa Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo là các tôn giáo ngoại nhập. Ngoài các
tôn giáo trên, còn có hai tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo- là các tôn giáo nội sinh.

Các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo chiếm khoảng 8% và đa số theo Thiên chúa giáo La
Mã, nhưng có một thiểu số nhỏ gồm những nhóm Tin Lành mới về sau này. Những nhà thờ Tin
lành lớn nhất là Nhà thờ phúc âm Việt Nam và Nhà thờ phúc âm Degar.

Một tập hợp lẫn lộn dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi đã bản địa hóa cũng được thi hành
tín ngưỡng phần lớn bên trong dân tộc thiểu số Chàm, nhưng cũng có một số người thiểu số Việt
Nam theo Đạo Hồi ở phía tây nam.

[sửa] Ngày lễ
Bài chi tiết: Các ngày lễ ở Việt Nam
Ngày tháng Số ngày Tên
1 tháng 1 1 Tết Dương Lịch
Từ 30 tháng 12 (hay 29 tháng 12 nếu
4 Tết Nguyên Đán
tháng thiếu) đến 3 tháng 1 (âm lịch)
10 tháng 3 (âm lịch) 1 Ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày Chiến thắng,
30 tháng 4 1
thống nhất Tổ quốc
1 tháng 5 1 Quốc tế Lao động
2 tháng 9 1 Quốc khánh

[sửa] Truyền thông

Lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam thụt lùi xa phía sau các nước Đông Nam Á khác, từ năm
1991 Hà Nội đã có những cố gắng lớn nhằm nâng cấp hệ thống.

Tất cả các trạm truyền thông ở các tỉnh đã được số hóa, và những hệ thống truyền tín hiệu cáp
quang cũng như vi ba đã được mở rộng từ Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh tới tất cả
các tỉnh. Mật độ điện thoại đã tăng gấp đôi trên toàn quốc từ 1993 đến 1995, nhưng vẫn còn thấp
so với các quốc gia trong vùng.

Việt Nam có hai vệ tinh Intersputnik (Vùng biển Ấn Độ). Tới năm 1999 có 65 MW (AM), 29
SW (sóng ngắn) và 7 FM trạm sóng radio trên toàn quốc. Có 8.2 triệu thiết bị thu sóng radio
(1997 ước tính).

Số lượng các đài truyền hình ít nhất là 10 (hơn 13 trạm tiếp sóng) (1998). Có 7 ISPs (Internet
Service Provider - trạm cung cấp dịch vụ internet) (2003).

[sửa] Văn hóa vùng lãnh thổ

Văn hóa vùng thuộc dạng thức văn hóa lãnh thổ, mang tính chất liên văn hóa. Văn hóa vùng
(hay văn hoá địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn tại trong một không gian
lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức hoạt động sản
xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng;
về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội; về các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật; về vui chơi giải trí; về
các sắc thái tâm lí của cư dân..., từ đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác.
Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân
các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình
độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết.

Trên cơ sở những quan niệm lí thuyết nêu trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã tiến hành phân vùng
văn hóa ở Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng như vậy lại có thể phân chia
thành các tiểu vùng văn hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”


GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Nhà XB Chính trị Quốc gia – 2005
Sinh viên
02:57' PM - Thứ hai, 26/02/2007

Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không
phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn
hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh
hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…
Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam.
Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh
thần thuần túy Việt nam để hợ với tinh thần dân chủ”.

Như vậy việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn
trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của
thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc.
Đây thật sự là sự thâu hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho những tinh hoa ấy trở
thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp mang “tinh thần thuần túy Việt Nam”. Đây thực sự là “Việt
Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên như những
yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam.

Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có “sự chung đúc lại” những tinh
hoa văn hóa Đông Phương và Tây Phương. Điều đó cũng có nghĩa là nền văn hóa Việt Nam là
do dân tộc Việt Nam tạo dựng không phải chỉ từ nhữn yếu tố nội sinh, mà còn kết hợp với sự
chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị của nhiều nền văn hóa khác. Đứng vững trên cái nền dân tộc
để chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc Việt Nam đã
được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm. Bản lĩnh đó càng được phát huy mạnh
mẽ hơn trong việc xây dựng nền văn hóa mớii Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong thời
kỳ đất nước ta mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.

Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, là nhà văn hóa kiệt xuất của
nhân loại, Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, kết hơp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính
nhân loại trong văn hóa. Chính vì vậy, Người không ở tầm cao, xa cách mọi người, mà trái lại
rất gần gũi với mọi người Việt Nam; Người không xa cách thế giới mà lại gần gũi với tất cả bạn
bè gần xa trên thế giới. Người đã đưa dân tộc đến với nhân loại và thời đại – điều chưa từng có
trong lịch sử Việt Nam.

Việc tiếp thu văn hóa nhân loại như vậy phải thông qua những đại biểu có trình độ, đủ để phân
biệt được những gì là tinh hoa với những gì không phải tinh hoa, những gì có thể và cần tiếp thu
hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu biết đối với các nền văn hóa khác, quan điểm mơ hồ trong vấn đề
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có thể dẫn đến hai khuynh hướng hoặc “sùng ngoại” hoặc
“bài ngoại”. Cả hai khuynh hướng này trước kia đều đã có ở nước ta, đến nay vẫn không phải
không có. Do bảo thủ nên mọi cái của nước ngoài đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư bản,
nên không cần nghiên cứu, không thể tiếp nhận. Ngược lại, do “sùng ngoài”nên đã đồng nhất
hiện đại hóa với “Tây Phương hóa”, mọi cái mới của nước ngoài đều coi là “tiên tiến, hiện đại”,
đều có thể “ăn sống nuốt tươi”, không phân biệt hay dở, tốt xấu, tiến bộ hay chỉ làm tha hóa con
người. Điều này có thể thấy khá rõ trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, trong lối sống, và trong các
lĩnh vực khác nữa.

Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần làm phong phú
thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực văn hóa mà Hồ Chí Minh thường dặn
cán bộ: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu – Mỹ, nhưng điều cốt yếu là
sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. “Mình
đừng chịu vay mà không trả”. Trong văn hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ không hoàn lại”, thì chính
điều đó không chỉ là một thái độ rất không văn hóa mà còn không thể phát huy được bản sắc văn
hóa của mỗi dân tộc.
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Hơn nữa, nền văn hóa mới Việt Nam còn phải bổ sung những thiếu
Minh là sự kết tinh những hụt, phát triển những nội dung mới do những yêu cầu mới của nhiệm
truyền thống tốt đẹp của dân vụ xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế
tộc ta và tinh hoa văn hóa
chung của thời đại đang đòi hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính
của nhân loại, là tài sản tinh
thần vô giá của Đảng và chất dân tộc của văn hóa là quan điểm rất hoàn chỉnh. Tính dân tộc
nhân dân ta; là tấm gương mà Hồ Chí Minh nêu cao là tính dân tộc hướng tới tính quốc tế, tinh
sáng để mọi người Việt Nam nhân loại, tính dân tộc không tan biến vào tính quốc tế, tính quốc tế
học tập và noi theo. lại nâng tính dân tộc lên ngang tầm thời đại, cả hai đều làm phong
phú cho nhau. Phải chăng tính dân tộc mãi mãi là động lực lớn trong
Trên cơ sở những kinh
việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới. Cũng như Nguyễn Ái
nghiệm thu được qua đợt
làm điểm ở một số cơ quan Quốc đã từng viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa dân
Trung ương và địa phương, tộc là động lực lớn của đất nước…, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy
cùng với việc triển khai thực sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, cần phải phát động cho được động
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lực đó để đưa phong trào cách mạng đi lên.
X của Đảng, Bộ Chính Trị
quyết định tổ chức cuộc vận
động “Học tập và làm theo Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào
tấm gương đạo đức Hồ Chí tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu
Minh” trong toàn Đảng, toàn nước, tình yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu
dân từ ngày kỷ niệm 77 năm tính trung thực , chân thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu,
thành lập Đảng (3/1/2007) tới
những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”… Hơn nữa,
hết nhiệm kỳ Đại hội X của
Đảng. chính tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không phải chỉ bằng lý trí
mà còn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự
Mục đích của cuộc vận đồng bên vững bên trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả
là: làm cho toàn Đảng, toàn năng nhất. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường
dân nhận thức sâu sắc về cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của con
những nội dung cơ bản và
người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên cao
giá trị to lớn của tư tưởng
đạo đức và tấm gương đạo đẹp hơn
đức Hồ Chí Minh. Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về ý Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa4:4', 1/1/ 2002 (GMT+7)
thức tu dưỡng, rèn luyện và
làm theo tấm gương đạo đức Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan điểm và ý đồ đồng nhất hóa
Hồ Chí Minh sâu rộng trong các giá trị văn hóa, các chuẩn mực xã hội theo một mô hình nào đó tự cho
toàn xã hội, đặc biệt trong là kiểu mẫu đối với toàn bộ thế giới đang tồn tại và trở thành vấn đề tập
cán bộ, đảng viên, công trung chú ý của nhiều quốc gia, với những phản ứng khác nhau.
chức, viên chức, đoàn viên, Tại hội nghị của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 diễn ra từ ngày 13-10
thanh niên, học sinh… nâng đến 3-11-2001 tại Pari, vấn đề tôn trọng sự đa dạng văn hóa với lòng
cao đạo đức cách mạng, khoan dung, tránh tư tưởng áp đặt do UNESCO đề xuất đã thu hút sự
cần, kiệm, liêm, chính, chí quan tâm của toàn thể đại hội đồng. Điều này cho thấy tất cả các dân tộc
công vô tư; đẩy lùi sự suy đều ý thức khá sâu sắc rằng tôn trọng bản sắc của từng nền văn hóa là
thoái về tư tưởng chính trị, vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong khi phấn đấu vì một thế
đạo đức, lối sống và các tệ giới chung sống hòa bình. Tuy nhiên, cũng từ đây lại đặt ra vấn đề có ý
nạn xã hội, góp phần thực nghĩa không kém phần quan trọng nữa là, để thực hiện tốt quá trình giao
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại lưu, tiếp biến văn hóa, tạo cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hóa tiên
hội X của Đảng tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thì trước hết nền văn hóa của mỗi dân tộc
phải mang dấu ấn và sức sống riêng, vì thực tế "sự linh hoạt chỉ mang lại
(Bộ Chính trị Ban Chấp hiệu quả khi nó được tiến hành trên cái ổn định".
hành Trung ương ĐCS Việt
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt
Nam)
xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và
phát triển của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu
giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và,
một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với
cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang
lại nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ
phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa.
Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ
phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải
có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí
trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hóa phải
thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân
với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng
hơn, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành
mạnh của quần chúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần "soi đường cho quốc dân đi", tạo
sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgíc của lập luận này, Hồ Chí Minh
khẳng định chính đời sống hiện thực là "kho tài nguyên vô tận" để khơi đậy những mạch nguồn sáng
tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của
cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo
của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả
trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho.
Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hóa trên trục trung tâm là
các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hóa của con người vào vị trí những dự kiến
quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể cuộc sống,
chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá trị nhân bản là "chất
liệu", là "sự nghiệp trăm năm của văn hóa", mà văn hóa phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan
điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người,
quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.
Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị
văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc
Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường
bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với
việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất
cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn
hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng".
Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Vì vậy trong sự nghiệp
đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở
nên dồi dào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm
của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu
sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống

You might also like