You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP


ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG


TRUNG ĐÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN 2007-2010

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thanh Hà


Họ và tên sinh viên : Hoàng Minh Đạt
Lớp : Anh 9
Khóa : 46 D

Hà Nội, tháng 7 năm 2010


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................2
CHƯƠNG I.............................................................................................................6
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG (AIRSERCO).............................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Hàng không...........................................................................................6
1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý...................................................7
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu.........................................................7
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.......................................................7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng
không...............................................................................................................9
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty............................................. 10


Biểu 2: Tình hình xuất khẩu lao động của Công ty 2007-2009.......................... 15
Biểu 3: Tình hình xuất khẩu lao động sang Trung Đông giai đoạn 2007-2009 16
Biểu 4: Tỷ trọng số lượng và doanh thu xuất khẩu lao động sang một số nước 17
Biểu 5: Tỷ trọng các loại hình lao động xuất khẩu sang Trung Đông 6 tháng
đầu năm 2010 ………………………………………………………………... 19

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 2


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng
kinh tế lớn nhất trong nhiều thế hệ qua. Hầu hết các nước trên thế giới đều ít nhiều
chịu ảnh hưởng, nhiều thị trường nhập khẩu lao động tạm thời ngừng nhập cảnh
như: Ucraina, Balan, Bỉ, Slovakia, … và một số ngành nghề: Điện tử, công nghiệp
ôtô… bị cắt giảm lao động tại các nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản …
Tuy nhiên, thị trường Trung Đông vẫn được đánh giá là thị trường là thị trường ít
bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này và đang cần số lượng lớn lao động để bổ
xung cho các dự án, công trình lớn ở khu vực, đặc biệt là Dubai và Ả rập Xê út.
Chính vì vậy, Trung Đông là nơi có thể giải quyết được vấn đề việc làm và thu
nhập cho lao động Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, để chuẩn bị tốt
đề án của Chính phủ về việc hỗ trợ cho 61 huyện nghèo, Công ty Cổ phần Dịch vụ
và Thương mại Hàng không AIRSECO là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm
chương trình này với kinh phí hỗ trợ cho người lao động bằng nguồn kinh phí của
công ty và không khấu trừ vào tiền lương của người lao động trong khi làm việc ở
nước ngoài.
Chính từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình
xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông tại Công ty cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2007-2010”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
* Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình xuất khẩu lao động
của Công ty sang thị trường Trung Đông.
* Phạm vi nghiên cứu:

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 3


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Về không gian: Bài thu hoạch thực tập nghiên cứu trong phạm vi Công ty
cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng không và tại thị trường Trung Đông
Về thời gian: Nghiên cứu và thu thập số liệu trong 3 năm 2007-2009, 6
tháng đầu năm 2010 và kết quả kinh doanh của Công ty.
Về mức độ nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu thị trường Trung Đông và hoạt
động kinh doanh của Công ty tại thị trường này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu về Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại Hàng không.
- Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của Công ty sang thị trường Trung
Đông giai đoạn 2007-2010.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
Công ty sang thị trường Trung Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
a. Phương pháp kế thừa tài liệu:
- Kế thừa các báo cáo kinh doanh của Công ty.
- Các tài liệu liên quan đến tình hình xuất khẩu lao động, thị trường ….
- Các bài viết trên phương tiện truyền thông như báo chí, internet…
b. Phương pháp khảo sát thực tiễn:
- Khảo sát thực tiễn về tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty.
c. Phương pháp chuyên gia:
- Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo, nhân viên phòng ban của Công ty và
Cô giáo hướng dẫn.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu:
a. Phương pháp thống kê kinh tế:
- Áp dụng để phân tích các tài liệu thống kê về số lượng xuất, trị giá tiêu thụ
nói chung và đối với từng mặt hàng của Công ty.
b. Phương pháp phân tích kinh tế:
- Dùng để tính toán chỉ tiêu như tỷ trọng, tốc độ phát triển liên hoàn…
5. Kết cấu của đề tài:
Bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại Hàng không
Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 4
Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Chương II: Tình hình xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông tại
Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại Hàng không giai đoạn 2007-2010.
Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 5


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG
KHÔNG (AIRSERCO)

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Hàng không
Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại Hàng không (Airserco) được thành
lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại Airserco
theo Quyết định số 14/QD- TCTHK- TCCB ngày 18/05/2005 và Thông báo số
136-TCTHK/ĐMDN ngày 15/08/2005 của Tổng công ty Hàng không và Quyết
định số 22/2005/TT- BLĐTBXH ngày 20/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh Xã hội. Trên thực tế Công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài
với các hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý khác nhau, từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kinh doanh đơn ngành thành đa nganh.
Năm 1986, Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại Việt Nam được
thành lập trên sơ sở sự hợp nhất của hai cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu của
Tổng Công ty Hàng không và một số Trung tâm đào tạo nghề của các địa phương
ở Miền Bắc. Trung tâm được hình thành với nhiệm vụ trọng tâm là đầu mối duy
nhất trên cả nước chuyên doanh hoạt động xuất khẩu lao động, thuộc Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam
Năm 1991, Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại Việt Nam được
thành lập theo Quyết định của Tổng Công ty Hàng không về việc thống nhất tổ
chức quản lý xuất khẩu lao động, hợp nhất hai khâu đào tạo và xuất khẩu lao
động.
Tháng 09/1996 theo QĐ số 14/QD- TCTHK- TCCB của Bộ trưởng Bộ Lao
động Thương binh Xã hội về việc sắp xếp lại Trung tâm xuất khẩu lao động và
thương mại Việt Nam và đổi tên thành Trung tâm xuất khẩu lao động và thương
mại Airserco. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của Chính

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 6


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

phủ, ngày 13/09/2005, theo Quyết định số /QD- TCTHK- TCCB ngày 18/05/2005
của Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam về việc chuyển Trung
tâm xuất khẩu lao động và thương mại Airserco thành Công ty cổ phần Dich vụ và
Thương mại Hàng không hoạt động theo mô hình công ty cổ phần:
- Tên gọi: Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại Hàng không
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Tổng giám đốc đương nhiệm: ¤ng Nguyễn Xuân Vui
- Tên giao dịch quốc tế:
AIR TRADING AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY;
- Tên viết tắt: AIRSERCO;
- Trụ sở chính: Tầng 14-15, Tháp B, VinCom, 191 Bà Triệu, Hà Nội
- Tel: (84-4) 9742733. Fax: (84-4) 9742732

1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý


1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Dich vụ và Thương mại
Hàng không là đào tạo và tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài
Ngoài ra, công ty còn tham gia sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh
vực rau quả chế biến đóng hộp, dệt may, nông - lâm sản, du lịch trong nước và
quốc tế, đại lý vé máy bay, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.2.1. Chức năng của Công ty:

- Tổ chức tư vấn, tuyển dụng, đào tạo, ký hợp đồng và trực tiếp tổ chức cho
người lao động xuất cảnh ra nước ngoài.

- Quản lý và và có trách nhiệm với lao động từ khi nhập học cho đến khi hết
hạn hợp đồng.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 7


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

- Văn phòng Đại diện của công ty tại các nước Trung Đông sẽ phối hợp với
ban quản lý Lao động ngoài nước, Đại sứ quán Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người lao động trong thời gian làm việc tại nước ngoài.
- Uû th¸c vµ nhËn uû th¸c xuÊt nhËp khÈu, dÞch vô th¬ng m¹i
nhËp khÈu t¸i xuÊt, chuyÓn khÈu, qu¸ c¶nh c¸c mÆt hµng Nhµ n-
íc cho phÐp.
- Lµm ®¹i lý, cöa hµng b¸n bu«n, b¸n lÎ c¸c mÆt hµng s¶n
xuÊt trong vµ ngoµi níc, kinh doanh kh¸ch s¹n, v¨n phßng lµm
viÖc theo quy ®Þnh cña Nhµ níc.

1.2.2.2. Nhiệm vụ của Công ty

- Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với
Tổng Công ty Hàng không, Bộ Công Thương và Bộ Lao động Thương binh Xã
hội các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
- Tu©n thñ luËt ph¸p cña Nhµ níc vÒ qu¶n lý kinh tÕ tµi
chÝnh, qu¶n lý xuÊt nhËp khÈu vµ giao dÞch ®èi ngo¹i, nghiªm
chØnh thùc hiÖn c¸c cam kÕt trong hîp ®ång mua b¸n ngo¹i th-
¬ng vµ c¸c hîp ®ång liªn quan ®Õn ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh
doanh cña c«ng ty.
- Qu¶n lý vµ sö dông cã hiÖu qu¶ c¸c nguån vèn ®ång thêi
t¹o nguån vèn cho s¶n xuÊt kinh doanh ®¶m b¶o viÖc thùc hiÖn
s¶n xuÊt, kinh doanh cã l·i vµ lµm nghÜa vô nép ng©n s¸ch víi
Nhµ níc.
- Nghiªn cøu vµ thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ c¸c biÖn ph¸p n©ng
cao chÊt lîng c¸c mÆt hµng do c«ng ty s¶n xuÊt kinh doanh
nh»m t¨ng søc c¹nh tranh vµ më réng thÞ trêng tiªu thô.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 8


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

- Qu¶n lý chØ ®¹o vµ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó c¸c ®¬n
vÞ trùc thuéc c«ng ty ®îc chñ ®éng trong s¶n xuÊt kinh doanh
theo quy chÕ luËt ph¸p hiÖn hµnh cña Nhµ níc.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng không
1.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của TCT

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

CHñ TÞCH H§QT BAN KIÓM SO¸T

H§QT

TỔNG GIÁM
ĐỐC

P.TỔNG
PHßNGGIÁM ĐỐC
XNK TH1

PHßNG XNK TH2

QU¶N Lý PHôC vô PHßNG


KhèI XNK
KINH TH3
DOANH CHI NH¸NH
PHßNG TCKT CHI NH¸NH H¶I
PHßNG XNK TH4 PHßNG

PHßNG TCHC PHßNG XNK TH5 VP§D §µ N½NG

BAN XóC TIÕN CHI NH¸NH TP HCM


PHÒNG RAU QUẢ
ĐÓNG HỘP

PHÒNG THÊU REN


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
PHÒNG HÀNG GIA
Hoàng Minh Đạt
VỊ –VÀ
SBD: 02 –SẢN
NÔNG Lớp A9 –K46D 9
Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Xëng s¶n xuÊt

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO 1 Xëng thªu


(ĐÔNG ANH HÀ NỘI)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO 2 XƯỞNG RAU QUẢ
(HOÀNG MAI HÀ NỘI) ĐÓNG HỘP
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO 3
(TỪ LIÊM HÀ NỘI) XƯỞNG HÀNG GIA
VỊ VÀ NÔNG SẢN

1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban


* Hội đồng quản trị:
Gồm các thành viên: Chủ tịch HĐQT, một thành viên Tổng giám đốc, một
thành viên là Trưởng Ban kiểm soát, một thành viên là chủ tịch hội đồng khoa học
– kỹ thuật, một thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không
Việt Nam. Ngoài ra, HĐQT còn một số thành viên giúp việc khác. HĐQT có chức
năng quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về
sự phát triển của Công ty theo nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không giao cho.
* Ban kiểm soát:
Gồm các thành viên: Một thành viên là trưởng ban kiếm soát do HĐQT bổ
nhiệm, một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu
công nhân viên chức Công ty giới thiệu, một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng
cục quản lý vốn và tải sản Nhà nước tại DN giới thiệu. Ban kiểm soát có chức
năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và các đơn vị
thành viên Công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành luật pháp, điều lệnh của
Công ty,…
* Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước
HĐQT, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 10


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Phó Tổng giám đốc: Gồm 3 Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám
đốc điều hành Công ty.
Kế toán trưởng: Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế
toán, thống kê của Công ty.
* Văn phòng và các phòng chức năng của Công ty :
- Phßng tæ chøc hµnh chÝnh: Cã nhiÖm vô gióp ®ì c¸c ®¬n
vÞ tæ chøc s¾p xÕp vµ qu¶n lý lao ®éng nh»m sö dông hîp lý vµ
cã hiÖu qu¶ lùc lîng lao ®éng cña c«ng ty. Nghiªn cøu x©y dùng
c¸c ph¬ng ¸n nh»m hoµn thiÖn viÖc tr¶ l¬ng vµ ph©n phèi hîp lý
quü tiÒn l¬ng, tiÒn thëng ®Ó tr×nh gi¸m ®èc.
- Phßng Tµi ChÝnh- KÕ ho¹ch: thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng chñ
yÕu nh: LËp vµ qu¶n lý kÕ ho¹ch thu- chi tµi chÝnh, ®«n ®èc
chØ ®¹o, híng dÉn thùc hiÖn kÕ ho¹ch trong toµn c«ng ty, qu¶n
lý c¸c lo¹i vèn vµ c¸c quü tËp trung cña toµn c«ng ty, tham gia
nhËn b¶o toµn vèn vµ ph¸t triÓn vèn cña c«ng ty, tham gia x©y
dùng vµ qu¶n lý c¸c møc gi¸ trong c«ng ty,…
- Ban xóc tiÕn th¬ng m¹i: cã nhiÖm vô thùc hiÖn c¸c ho¹t
®éng xóc tiÕn t×m kiÕm vµ më réng thÞ trêng, tæ chøc héi chî,
triÓn l·m giíi thiÖu s¶n phÈm ...
- C¸c phßng nghiÖp vô: C¸c phßng nµy thùc hiÖn kinh doanh
c¸c mÆt hµng ®Æc trng cho phßng m×nh theo ®óng nh tªn gäi.
C¸c phßng nµy còng tù m×nh thùc hiÖn c¸c nghiÖp vô tæng hîp
nh t×m kiÕm kh¸ch hµng, kÝ kÕt hîp ®ång, ®Õn c¸c c¬ së s¶n
xuÊt triÓn khai hîp ®ång vµ tiÕn hµnh thùc hiÖn hîp ®ång.
- C¸c phßng tæng hîp: C¸c phßng nµy trùc tiÕp ho¹t ®éng
kinh doanh xuÊt nhËp khÈu theo kÕ ho¹ch, ph¬ng ¸n ®· ®îc gi¸m
®èc phª duyÖt. C¸c phßng XNK nµy thùc hiÖn tÊt c¶ c¸c bíc cña

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 11


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

mét th¬ng vô kinh doanh tõ viÖc chµo hµng, kÝ kÕt hîp ®ång
®Õn thùc hiÖn hîp ®ång vµ thanh to¸n.

1.3. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu lao động và thị trường của công ty
1.3.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu lao động
Với hơn hai mươi năm kinh nghiệm, Airserco đã đưa trên ba mươi ngàn lao
động đi làm việc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại những thị
trường này, Airserco đều có văn phòng đại diện để giao dịch và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho người lao động mà công ty đưa đi làm việc theo hợp đồng với đối
tác nước ngoài.
Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao
động phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về trình
độ chuyên môn); chuyên gia; tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở lên;
Tu nghiệp sinh: (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người lao động
chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động
và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hoá dưới
hình thức Tu nghiệp sinh nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
1.3.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty
Là Trung tâm xuất khẩu lao động có bề dày và truyền thống, Airserco hiện
đang quản lý hơn 35.000 lao động làm việc tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ: Đài
Loan, Malaixia, Nhật Bản, Hàn quốc, Australia, Newzealand, CH cezch, … hiện
nay công ty đang tuyển dụng số lao độn lớn cho 5 thị trường : Malaysia, Dubai,
Qatar, Nhật bản và CH cezch.
CHƯƠNG II

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 12


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG
KHÔNG GIAI ĐOẠN 2007-2010

2.1. Tình hình xuất khẩu Lao động sang thị trường Trung Đông tại Công ty
cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng không
2.1.1. Khái quát chung về thị trường Trung Đông
Trung Đông gồm UAE, Qatar và Ả Rập Xê Út. Khu vực Trung Đông có khí
hậu sa mạc, mùa hè ( tháng 6 – tháng 9) nhiệt độ từ 38 đến 45 độ C, thời tiết
những tháng còn lại mát mẻ, có nơi nhiệt độ từ 8 đến 10 độ C. Ngôn ngữ chính
thức là tiếng Ả Rập, tuy nhiên tiếng Anh được sử dụng nhiều trong giao dịch kinh
tế, thương mại. Đạo Hồi là quốc đạo, 100% dân số các quốc gia này theo đạo Hồi,
các quy định về đạo Hồi với người nước ngoài có phần nới lỏng hơn. Khu vực thị
trường Trung Đông có nhu cầu rất cao về thợ xây dựng – thợ nề, thợ sắt, thợ mộc,
cốp pha và thợ hàn công nghệ cao TIG, MIG trình độ 3G – 6G. Người lao động
làm việc tại các quốc gia này không phải đóng thuế thu nhập cũng như bất kỳ
khoản thuế, phí nào khác cho chính phủ nước sở tại. Thu nhập bình quân từ 8.000
đến 10.000 USD/người/năm.
*Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Diện tích 67.350 km², dân số
khoảng 5 triệu người, là sự hợp nhất của bảy tiểu vương. Thủ đô AbuDhabi nhưng
Dubai là tiểu vương phát triển nhất về kinh tế và du lịch, dịch vụ, tập trung nhiều
người nước ngoài thăm quan, lao động, kinh doanh và sinh sống. Đồng tiền UAE
là Dirham (Dhs) 1 USD = 3.65 Dhs
* Vương quốc Ả Rập Xê Út: Nằm trên bán đảo Ả Rập có diện tích 2.240.000 km²
dân số khoảng 27 triệu người. Thủ đô Ri-Át (Riyadh).Đồng tiền là Rial Saudi
(SR); 1USD =3,846 SR (ri-an). Vương quốc Ả Rập Xê Út sẵn sàng tiếp nhận số
lượng lớn thợ hàn với lương cơ bản: 1.200 – 1.500 SR/tháng ( khoảng từ 6,4 đến

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 13


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

7,75 triệu và thu nhập 1 tháng, khi làm thêm có thể đạt hàng chục triệu đồng ) và
miễn phí ăn, ở, đi lại cho lao động.
* Qatar: Là một đất nước trải rộng từ phía đông vịnh ả rập đến vịnh Batư, giáp
Ả Rập Xê Út về phía tây và UAE về phía nam, cách Dubai ½ giờ bay. Đơn vị tiền
tệ của Qatar là đồng Rial Katar ( 1Qr = 4400 VNĐ )
2.1.2. Tình hình xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông giai đoạn
2007-2010
2.1.2.1. Giai đoạn 2007-2009
A, Tình hình xuất khẩu lao động của Công ty nói chung:
Giai đoạn này, lao động của Công ty đã dần có mặt tại 25 thị trường nước
ngoài trên tổng số 50 thị trường nhập khẩu lao động của Việt Nam. Nhìn chung, số
lượng lao động xuất khẩu của Công ty tăng dần qua các năm. Căn cứ vào bảng kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty, ta có bảng sau:
Biểu 2: Tình hình xuất khẩu lao động của Công ty 2007-2009
Đơn vị: Người
STT Loại hình lao động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I Công nhân thương mại 5350 5200 5500
2 Công nhân xây dựng 14200 13500 14450
3 Thợ hàn 1200 1150 2250
4 Tu nghiệp sinh 2500 2400 3150
Tổng 23250 22250 25350

Qua biểu trên ta thấy công nhân xây dựng là loại hình xuất khẩu chủ yếu
của công ty chiếm gần 60%. Năm 2008, tổng số lao động xuất khẩu của công ty
xấp xỉ năm 2007. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn
cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số xuất khẩu, tuy nhiên công ty đã có nhiều
cố gắng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa các loại hình lao
động được xuất khẩu. Bước sang năm 2009, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 14


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

thế giới và sự chủ động trong các hoạt động kinh doanh thì doanh số của công ty
đã có những tín hiệu phát triển tích cực.
B, Tình hình xuất khẩu lao động của Công ty sang thị trường Trung Đông
Hoạt động xuất khẩu của Công ty sang Trung Đông được thực hiện theo
những hợp đồng ký kết giữa Công ty với các doanh nghiệp nhập khẩu lao động
của Trung Đông. Đó là những bạn hàng truyền thống của Công ty trong nhiều năm
liền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Công ty đã mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình sang nhiều đối tác mới có nhu cầu nhập khẩu lao động thông qua
các cổng thông tin điện tử, hội chợ việc làm và qua các văn phòng đại diện của
công ty ở nước ngoài.
Từ những năm 2000, Airserco đã xác định Trung Đông là thị trường nhiều
tiềm năng và đã có chiến lược khai thác và tăng cường xuất khẩu lao động sang thị
trường này. Giai đoạn 2001- 2005, Airserco đã xuất khẩu sang Trung Đông
khoảng 1.000 lao động mỗi năm.
Trong 3 năm trở lại đây (2007-2009) lượng lao động xuất khẩu của Airserco
có xu hướng tăng dần đồng thời doanh thu cũng tăng. Điều này được thể hiện qua
bảng dưới đây:
Biểu 3: Tình hình xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông
giai đoạn 2007-2009

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


St
Loại hình lao động Doanh Số Doanh Số Doanh
t Số lượng
thu lượng thu lượng thu
(Người)
(USD) (Người) (USD) (Người) (USD)
Công nhân
1 thương mại 700 8.260 680 8228 750 9375

I Cn dọn dẹp tại TT 320 3776 320 3872 350 4375

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 15


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

thương mại
CN đóng gói bánh
300 3540 280 3388 300 3750
kẹo
CN làm việc tại cây
80 944 80 968 100 1250
xăng
Công nhân xây
2 1750 22750 1700 22270 2100 29.400
dựng
Thợ nề 750 9750 720 9432 900 12600
Thợ mộc cốp pha 600 7800 580 7598 750 10500
Thợ sắt 400 5200 400 5240 450 6300
Thợ hàn công
3 nghệ cao TIG, 250 3550 230 3350 350 6125
MIG, 3G

Qua bảng trên ta thấy, loại hình lao động xuất khẩu chủ lực của Công ty
sang Trung Đông là Công nhân xây dựng (chiếm 51-58%). Trong đó, các loại hình
được ưa chuộng tại Trung Đông là thợ nề và thợ cốp pha. Năm 2007, Công ty xuất
khẩu sang Trung Đông 2700 lao động,doanh thu 32560 USD. Năm 2008, lượng
lao động xuất sang Trung Đông giữ ở mức 2610 lao động, bằng 96% so với năm
2007. số lượng lao động xuất khẩu tăng lên thành 3200 năm 2009, đạt 122% so
với năm 2008. Số lượng lao động xuất khẩu năm 2008 không tăng so với 2007
không chỉ riêng đối với thị trường Trung Đông mà còn là tình trạng chung đối với
các thị trường nhập khẩu khác. Nguyên nhân một phần là do khủng hoảng kinh tế
thế giới năm 2008 dẫn đến nhu cầu lao động nói chung đều giảm xuống. Hơn thế
nữa, thị trường này ngày càng yêu cầu thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng
lượng công nhân lành nghề, giảm lượng công nhân có tay nghề thấp; ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của Công ty.
C, Tỷ trọng lao động xuất sang Trung Đông so với các thị trường khác

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 16


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Căn cứ vào Bảng Tổng kết số lượng và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
lao động của Công ty vào một số nước 3 năm 2007-2009 ta có bảng sau:
Biểu 4: Tỷ trọng số lượng và doanh thu từ xuất khẩu lao động sang một
số nước giai đoạn 2007-2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số Doanh Số Doanh Số Doanh
STT TT
lượng thu lượng thu lượng thu
(%) (%) (%) (%) (%) (%)
1 CH Cezch 10,763 14,088 8,536 9,963 8,074 9,421
2 Hi Lạp 1,290 1,640 1,252 1,443 1,605 1,803
20,80
3 Malaixia 23,801 24,271 4 9,519 8,629 8,327
4 Ba Lan 3,663 2,208 0,000 0,000 2,876 1,492
5 Nga 0,180 0,140 0,166 0,076 0,104 0,047
6 Đài Loan 3,799 2,451 4,550 2,632 3,284 2,257
7 Modova 0,090 0,123 0,119 0,131 0,095 0,100
8 Đức 6,691 7,175 7,061 6,890 5,189 5,141
9 Hà Lan 4,651 3,956 0,527 0,439 0,714 0,593
10 Inđonexia 0,302 0,186 4,710 2,655 3,392 1,825
11 Anh 1,640 2,238 7,264 9,025 6,196 7,279
12 Latvia 0,043 0,036 0,127 0,141 0,110 0,117
13 Uckraina 1,329 1,197 1,689 1,267 1,287 0,961
14 Thụy Sĩ 1,715 0,818 3,634 1,131 2,870 0,854
15,86 14,52
15 Trung Đông 11,717 10,516 2 14,855 4 15,553
16 slovakia 0,729 1,090 1,405 2,212 1,139 1,751
17 Nhật Bản 8,263 7527 8,529 9,879 7,370 9,885
18 Hungary 5,018 4,223 6,994 7,415 6,094 8,476
19 Newzealand 3,969 5,132 7,103 9,319 5,652 7,433
20 Hàn Quốc 7,100 9,310 8,329 8,358 7,713 9,745
21 Slovenia 0,000 0,000 2,898 3,558 2,489 2,965
22 Thụy Điển 0,241 0,354 0,431 0,762 0,319 0,547
23 Phần Lan 0,000 0,000 0,691 0,436 0,712 0,511
24 Thái Lan 0,007 0,009 0,092 0,094 0,079 0,078
25 Bồ Đào Nha 0,000 0,000 2,763 2,763 1,881 1,840

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 17


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Như vậy, năm 2007 Trung Đông là thị trường đứng thứ hai sau Malaixia về
số lượng lao động nhập khẩu của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng
không. Cụ thể: số lượng lao động xuất sang Malaixia chiếm 23,801%; Trung
Đông chiếm 11,717%; CH Cezch là thị trường đứng ở vị trí thứ 3 với tỷ trọng
10,763%. Tuy nhiên về tỷ trọng Doanh thu xuất khẩu thì thị trường nhập khẩu
Trung Đông (10,516%) lại đứng sau CH Cezch (14,088%). Nguyên nhân có sự
chênh lệch về tỷ trọng số lượng và doanh thu giữa hai thị trường Nga và Iraq là do
chênh lệch cơ cấu lao động xuất khẩu sang hai thị trường này. Lao động của Công
ty xuất sang CH Cezch chủ yếu là Công nhân kĩ thuật lành nghề với mức lương
cao nên dù số lượng xuất sang thị trường này ít hơn song doanh thu lại cao hơn so
với thị trường Trung Đông.
Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu chè giữa Công ty và Phần Lan được
nối lại và ở thị trường Nhật bản cũng có sự phục hồi nhỏ. Tuy nhiên, do chịu ảnh
hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên số lượng lao động xuất khẩu sang
hầu hết các thị trường đều không tăng so với những năm trước đó. Ở thị trường
Trung Đông, số lượng lao động xuất khẩu chiếm 15,862% đứng vị trí thứ hai sau
Malaixia (24,27%)
Năm 2009, Trung Đông trở thành thị trường nhập khẩu lao động đứng đầu
với tỷ trọng số lượng là 14,865%. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới
thì hoạt động xuất khẩu lao động của công ty nói chung cũng đã có nhũng khởi sắc
nhất định. Số lượng và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động sang hầu hết
các thị trường truyền thống đều tăng.
Tóm lại, trong giai đoạn 2007-2009, sản lượng cũng như doanh thu xuất
khẩu lao động của Công ty sang khu vực Trung Đông duy trì ở mức ổn định.
Trung Đông luôn là một trong hai thị trường nhập khẩu lao động hàng đầu của
Công ty.
2.1.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010:

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 18


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch
vụ Hàng không, trong 6 tháng đầu năm 2010 Airserco xuất sang thị trường Trung
Đông 3200 lao đông. Các loại hình lao động xuất sang Trung Đông cụ thể như
sau:

Biểu 5: Tỷ trọng các loại hình lao động xuất khẩu sang
Trung Đông
6 tháng đầu năm 2010

Công nhân xây


dựng
Công nhân
thương mại
Thợ hàn

Công nhân xây dựng chiếm tới 60% trong tổng số lao động xuất khẩu sang
thị trường này trong 6 tháng đầu năm. Tiếp đó là công nhân thương mại (30%) và
thợ hàn (10%). Qua số liệu xuất khẩu những năm trước, ta thấy nhu cầu công nhân
xây dựng tại Trung Đông là lớn nhất so với các loại hình lao động khác. Năm
2007, công nhân xây dựng chiếm 52% lượng lao động xuất khẩu. Năm 2008, con
Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 19
Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

số này là 53%. Năm 2009, công nhân xây dựng cũng chiếm tới 58% trong tổng
lượng lao động xuất sang thị trường này. Như vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường Trung Đông, Công ty cần tập trung vào đào tạo, nâng cao chất lượng lao
động đối với công nhân xây dựng.
Nhìn chung, lượng lao động xuất sang Trung Đông chỉ trong 6 tháng đầu
năm 2010 đã đạt 77,04% so với năm 2009. Bên cạnh đó, qua kinh nghiệm kinh
doanh của Công ty trong nhiều năm liền thì nhu cầu lao động thường tăng mạnh
vào những tháng cuối năm. Điều này dự báo về một kết quả kinh doanh khả quan
hơn của Công ty so với năm trước. Theo dự đoán, năm 2010 số lượng lao động
của Airserco xuất sang Trung Đông sẽ có thể tiếp tục tăng mạnh và đạt mức gần
4500 lao động.
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động sang Trung Đông của
Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng không.
2.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, nhu cầu lao động của thị trường Trung Đông rất lớn. Trung
Đông là một trong những thị trường nhập khẩu lao động lớn nhất thế giới. Theo
thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 5 thị trường có kim ngạch nhập
khẩu lao động lớn nhất thế giới năm 2009 là Malaixia (210,6 triệu đô la), Hàn
quốc (164 triệu đô la), Trung Đông (118,5 triệu đô la), Australia (82,1 triệu đô la)
và Đài loan (81,4 triệu đô la).
Theo nhận định của ông Ramaz Chanturiya, người đứng đầu tổ chức Lao
động quốc tế ( ILO ) năm 2010 Trung Đông có thể sẽ tăng số lượng nhập khẩu lao
động thêm 5%. Nguyên nhân là do từ cuối năm 2009 hàng loạt các công trình xây
dựng lớn được cấp phép xây dựng triển khai tại khu vực này kéo theo nhu cầu rất
lớn về lao động trong lĩnh vực xây dựng và kĩ thuật. Ông Ramaz Chanturiya cho
rằng trong năm 2010 Trung Đông sẽ tăng nhu cầu lao động nhập khẩu lên mức
850.000-870.000 người, so với 780.000 lao động trong năm 2009. Nhu cầu nhập

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 20


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

khẩu lao động rất lớn ở Nga Trung Đông là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và đối với Công ty cổ phần Thương mại
và Dịch vụ Hàng không nói riêng nhằm mục đích đẩy mạnh lượng lao động xuất
khẩu sang thị trường này.
Thứ hai, Airserco nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía cơ quan Nhà
nước. Bộ Lao động Thương binh Xã hội đánh giá, Trung Đông sẽ tiếp tục là thị
trường truyền thống đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động trong thời gian tới. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang thị trường này, đồng thời nhằm quảng bá hình
ảnh quốc gia, từ ngày 15-18/9/2010 Cục Xúc tiến thương mại sẽ tổ chức “ Triển
lãm du lịch và lao động Việt Nam tại Dubai 2010”. Đây là điều kiện tốt để đẩy
mạnh xúc tiến thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, để duy trì thị trường lâu năm
này, Việt Nam đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và lao động với
một số các đơn vị tiêu biểu. Trong đó có Tổng công ty Hàng không Việt Nam vì
lao động là một trong những nhu cầu mà thị trường Trung Đông đang rất cần.
Thứ ba, Airserco có văn phòng đại diện tại Dubai, Riyadh, Doha là một
trong những lợi thế của Công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao
động sang Trung Đông. Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, cạnh tranh
đang diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong nước,
Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Công ty đầu tư phát triển
Trancimexco, Công ty Sông Đà, Công ty trancinco,Viettracimex, v.v.. Trên thế
giới, Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp và công
ty từ các quốc gia như Sri Lanka, Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc v.v.. Vì thế, để nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Hàng không đã thành lập ba văn phòng đại diện tại thị trường Trung Đông nhằm
thực hiện các hoạt động môi giới, xúc tiến và quảng bá giới thiệu sản phẩm mang

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 21


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

thương hiệu Airserco. Việc có văn phòng đại diện tại thị trường nước nhập khẩu
đem lại khá nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc thâm nhập và phát triển hoạt
động tại đây.
2.2.2. Thách thức
Thứ nhất: sự khác biệt về môi trường và văn hóa giữa Việt Nam với các
thị trường nhập khẩu lao động: Lao động đi xuất khẩu phần đông là lao động từ
các vùng nông thôn và hoạt động trong nông nghiệp nên tác phong làm việc, tập
quán suy nghĩ và hành động còn nhiều điểm chưa phù hợp với môi trường làm
việc tiên tiến ở các nước tiếp nhận lao động. Về mặt thể lực còn yếu so với các
nước khác trong khu vực nên khả năng chịu đựng kém khi làm những công việc
nặng nhọc.
Thứ hai: Ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động chưa cao: Tình trạng
lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và phải về nước
trước thời hạn còn rất phổ biến. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2009 tỷ lệ
lao động Việt Nam bỏ trốn tại UAE là 15,51%, Ả Rập Xê út là 11,4%, Qatar là
17,4% chiếm 25,18% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này, tình hình
này làm cho đối tác Qatar rất ái ngại tiếp nhận lao động Việt Nam.Hậu quả là
không chỉ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như bị đối tác phạt tiền, tốn kém
chi phí hòa giải, thất thu khoản phí dịch vụ được thu.
Thứ ba, trình độ tay nghề và ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa
cao.Hiện nay lương của công nhân Việt Nam làm việc tại nước ngoài và thế giới
có sự chênh lệch lớn. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong
khi lương trung bình của lao động xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài là 612
USD/tháng thì với lao động Trung quốc con số này là 825USD/tháng.
Thứ tư, một khó khăn nữa đối với Công ty là sự chậm trễ trong thanh
toán. Công ty là một doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên việc lựa chọn phương
thức thanh toán lại phụ thuộc vào đối tác nhập khẩu. Kinh nghiệm của nhiều năm

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 22


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

giao dịch với thị trường Trung Đônng cho thấy, phương thức thanh toán được các
đối tác nước này ưa chuộng là phương thức thanh toán chuyển tiền. Về lý thuyết,
bản thân phương thức thanh toán này đã không đảm bảo được quyền lợi của người
xuất khẩu. Trên thực tế, các đối tác nước này thường kéo dài thời hạn trả tiền gây
khó khăn cho Công ty trong quá trình lưu chuyển vốn.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 23


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình xuất khẩu của Công ty cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Hàng không sang Trung Đông trong những năm trở lại
đây, tôi nhận thấy Trung Đông là một trong những thị trường đầy tiềm năng đối
với Công ty. Để khai thác triệt để những tiềm năng ấy, Công ty cần phải đầu tư và
chú trọng hơn nữa đối với thị trường này. Tôi xin đưa ra các định hướng phát triển
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới như sau:

3.1. Định hướng phát triển của Công ty:


Thứ nhất, hoàn thành quá trình cơ cấu lại tổ chức của Công ty trong thời
gian tới. Trang bị cho đội ngũ những nhà lãnh đạo và quản trị viên những kiến
thức và chuyên môn cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Tuyên
truyền và giáo dục thường xuyên cho nhân viên về nhận thức chất lượng và ý thức
quản lý chất lượng lao động trong hoạt động tác nghiệp.
Thứ hai, giữ vững thị trường hiện có, mở rộng hoạt động ra các thị
trường mới. Tăng cường củng cố và giữ vững mối quan hệ với các thị trường
truyền thống như Trung Đông, CH cezch, Malaysia, Nhật bản đồng thời mở rộng
khai thác một số thị trường mới tiềm năng như Đài Loan, Thụy sĩ, Balan,
Newzealand…
Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tiêu dùng nước ngoài
và tăng cường hoạt động xúc tiến, giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang thương
hiệu Airserco trên thị trường lao động thế giới.
Thứ tư, không ngừng hoàn thiện tay nghề cũng như ý thức kỷ luật cho
người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu.

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 24


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

Đồng thới đàm phán với các đối tác đảm bảo mức lương tốt nhất cho người lao
động. Giảm thiểu khiếu nại phản hồi của khách hàng về ý thức tổ chức kỷ luật lao
động, đồng thời có các biện pháp mạnh tay hơn với các lao động bỏ trốn, cư trú
bất hợp pháp.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu chè sang thị
trường Nga.
Thứ nhất là hoàn thiện và nâng cao tay nghề cho lao động xuất khẩu:
Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở đào tạo, hiện đại hóa phương pháp
đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ cao; hình thành các chương trình
khung đào tạo cho lao động phù hợp với yêu cầu của từng thị trường.
Đào tạo lao động xuất khẩu theo nhiều cấp trình độ khác nhau đáp ứng yêu cầu
của hệ thống sản xuất linh hoạt và công nghệ sản xuất tiên tiến, chú trọng đào tạo
lao động lành nghề và trình độ cao để nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. Đồng
thời chú trọng đào tạo ngoại ngữ. Chương trình đào tạo ngoại ngữ cho lao động
xuất khẩu bao gồm những ngôn ngữ cần thiết theo mảng thị trường mà doanh
nghiệp khai thác, đó là ngôn ngữ nước bản địa sử dụng và tối thiểu là tiếng Anh.
Trong giai đoạn đầu sau khi tuyển chọn lao động cần tập trung đào tạo ngoại ngữ
luôn cho người lao động, tăng thời lượng học ngoại ngữ để lao động xuất khẩu
nắm được những kỹ năng thiết yếu, sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và
trong công việc.
Thứ hai là làm tốt công tác tuyển chọn và giáo dục định hướng:
Vì thời gian đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đi xuất khẩu
rất ngắn không thể bù lấp hết được những chổ hổng về kiến thức và giáo dục nhân
cách cho họ nên cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu ngay từ khâu tuyển
chọn. Chỉ tuyển những lao động có nhân thân rõ ràng, phẩm chất tốt được thể hiện
qua khi phỏng vấn. Cần ưu tiên tuyển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao
trước hết từ các trường đào tạo nghề có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu lao

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 25


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

động; Hoàn thiện cho người lao động năng lực xã hội, các hiểu biết có liên quan
về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước tiếp nhận; quyền lợi và nghĩa vụ
người lao động trong thực hiện hợp đồng.
Thứ ba là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường lao động tại Trung
Đông cũng như tại các nước nhập khẩu khác. Trong khi nhiều quốc gia trên thế
giới đều lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và ban hành một
số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước trước hạn, thì tại các nước
Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có nhu cầu lớn nhận lao động nước
ngoài vào làm việc. Ông Nguyễn Quang khai, Đại sứ Việt Nam tại các Tiểu vương
quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cho biết, UAE đang cần tuyển một số lượng lớn lao
động làm bảo vệ nhà hàng, khách sạn cao cấp tại Dubai (một tiểu vương của
UAE) với mức lương 620USD/tháng.Theo ông Khai thì đây là một đơn hàng tốt,
phù hợp với lao động Việt Nam, nhất là trong khi việc làm trong nước khan hiếm,
lao động xuất khẩu vê nước trước hạn ngày càng nhiều. Tại Qatar, thời điểm cao
nhất mới có khoảng 7.000 lao động Việt Nam làm việc, trong khi đó số lao động
đến từ Ấn Độ là 450.000 người, Nepal 220.000, Philippines 125 nghìn người….
Bối cảnh nền kinh tế thế giới vừa qua cơn khủng hoảng, thiếu việc làm khiến lao
động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển
nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Trong khi đó, việc đòi
hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.
Thứ tư là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường
Trung Đông. Cho đến nay, Công ty mới chỉ tham gia những đợt xúc tiến thương
mại, hội chợ giới thiệu việc làm do Bộ Lao động Thương binh Xã hội hoặc do Cục
xúc tiến thương mại tổ chức tại thị trường Trung Đông. Còn những buổi xúc tiến
thương mại, hội chợ lao động do Công ty tổ chức rất ít. Do vậy, nếu Công ty muốn
duy trì và phát triển tại thị trường này thì phải thường xuyên tổ chức các buổi tiếp
xúc khách hàng ở nước ngoài, giới thiệu cho họ về các sản phẩm xuất khẩu lao

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 26


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

động mang thương hiệu Airserco. Để làm được điều đó, Công ty cần có phương án
chỉ đạo các văn phòng đại diện của công ty tại Trung Đông hoạt động tích cực hơn
nữa trong việc quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại đến với thị trường.
Thứ năm là Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng trong
nước nhằm đảm bảo thanh toán nhanh, thu hồi vốn kịp thời. Đồng thời cần phải
chủ động đàm phán khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu lao động quốc tế về
phương thức thanh toán.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu về Công ty cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Hàng không, tôi nhận thấy xuất khẩu lao động là một trong những lĩnh
vực mà Việt Nam có lợi thế trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các quốc
gia khác. Đồng thời Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng không luôn là
một trong những đơn vị đi đầu về số lượng cũng như doanh thu từ hoạt động xuất
khẩu lao động. Trong số những thị trường xuất khẩu của Công ty, thị trường
Trung Đông luôn là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất và cũng là
một thị trường đầy tiềm năng cho Công ty trong những năm sắp tới.
Trước mắt có nhiều cơ hội mở ra đối với Công ty khi thực hiện xuất khẩu
lao động sang thị trường Trung Đông như nhu cầu lao động ở đây là lớn nhất so
với các quốc gia khác trên thế giới và thuận lợi khi hoạt động xuất khẩu của công
ty được sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan nhà nước. Song, thị trường Trung Đông
cũng đặt ra không ít những thách thức đối với Công ty về các vấn đề như chất
lượng lao động chưa cao và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường; chênh
lệch về tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật của lao động Việt Nam và
thế giới là rất lớn; rào cản môi trường và ngôn ngữ của Trung Đông với lao động
Việt Nam; thương hiệu Airserco chưa được biết đến rộng rãi tại Trung Đông và
các đối tác Trung Đông thường xuyên kéo dài thời gian thanh toán cho phía Công
ty.
Từ những thách thức đối với Công ty khi xuất khẩu lao động sang Trung
Đông như được đề cập trên đây, tôi đã đưa ra một số định hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty tại Trung Đông. Trong

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 27


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

đó, giải pháp quan trọng nhất là không ngừng hoàn thiện, nâng cao tay nghề cho
người lao động, tiến hành nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm mang
thương hiệu Airserco tại thị trường này.
Tuy nhiên, do năng lực hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của tôi có
nhiều thiếu sót, do vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô giáo
hướng dẫn Th.S. Phạm Thanh Hà và các thầy cô giáo trong khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01/08/2010
Sinh viên thực hiện

Hoàng Minh Đạt

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 28


Trường ĐH Ngoại Thương BÁO CÁO KIẾN TẬP

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2. Bài Khoá luận tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2009), Hoàng Thiên Trang, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
3. Một số Website:
3.1.Trang web của Cục xúc tiến thương mại
http://www.vietrade.gov.vn/tin-xuc-tien-thuong-mai/20-su-kien-xuc-tien-
thuong-mai/1480-hoat-dong-thuong-mai-6-thang-2010.html
3.2. Trang web của Bộ Lao động Thương binh Xã hội
http://www.molisa.gov.vn/
3.3. http://xkld.airserco.vn/
3.4.http://www.thitruonggiaca.com.vn/Vietnamese/TinKinhTeThuongMai&act
ion=viewNews&id=5740
3.5. Và một số bài viết trên các cổng thông tin điện tử: www.airserco.vn,
www.sovilaco.com.vn; www.agro.gov.vn

Hoàng Minh Đạt – SBD: 02 – Lớp A9 –K46D 29

You might also like