You are on page 1of 48

" Mùa hoa" Tác phẩm phối màu hiện đại của Lê Minh Vĩ là sự hấp thụ cách thể

hiện của
hội họa hiện đại Phương Tây trên cơ sở hội họa phối màu truyền thống Trung Quốc.
Những lọ hoa trong bức tranh đã được xử lý bằng những màu sắc chủ quan , hình vẽ thể
hiện rõ việc sắp xếp độ thưa dày màu theo thứ tự của hoa cỏ và hiệu quả trang trí vui mắt
được chắt lọc từ những hình tượng và màu sắc tự nhiên. Kiểu bố cục này lấy sư sắp đặt
và phân cách không gian trong hội họa tả thực , có sức quyến rũ mê hoặc rất mạnh với thị
giác. Dựa theo sự kết hợp màu sắc và tạo hình trang trí của bức tranh này, ta có thể tạo ra
những tác phẩm như: đồng hố nghệ thuật, đồ gốm sứ , trang phục...
Nguyên tắc phối màu!!
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.
Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.
Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh
làm tâm hồn chúng ta rung động.

Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến
lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy
làm rung động
lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc
cũng hài hoà.
Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
Trước hết là một vài khái niệm:

1/ Màu dương tính:


Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và
Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2/ Màu âm tính:
Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và
Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và
ngược lại.
Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và
chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ:
Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng
vốn là màu
đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu
xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu
xanh.

3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)


Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn,
mỗi cung có 8
cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106
màu căn bản
và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ
sậm nhất (C:0
– M00 – Y00 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y00 – K:0) số 84 (C:80 –
M00 – Y:0 –
K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C00 – M:60 – Y:0 – K:0) là
màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu
sắc được pha
lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta
sẽ có hơn
3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn
sẽ có hàng ty
tỷ sắc màu cho…riêng bạn.
Tập tin đính kèm:
11.jpg
4/ Cách dùng màu:

• Cấp thứ nhất (Primary)

Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.
• Cấp thứ hai (Secondary)
Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam
sẽ có màu tím,
lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

• Cấp thứ ba (Tertiary)


Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím.
Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là:
Đỏ cam – Vàng cam – Vàng
xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

5/ Cái này cũng ít người biết:


Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm
tối đa của một

trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những
màu trên (quá
xá là đúng)

6/ Trình tự phối màu:

• Bước 1:
Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau
của bài này)
• Bước 2:
Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3:
Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng,
bạn dùng 2
màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như
vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương.
Nghệ - Chàm. Vàng – Tím.
Vàng xanh - Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật
lên.
Ví dụ:
Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm
nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa
vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4:
Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước
Tập tin đính kèm:
12.JPG

7/ Độ tương phản của màu sắc:

Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận
thấy nhất ?
Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ
tương phản lớn nhất.
TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây:

Bảng phân loại độ tương phản:


1. Mực đen trên giấy vàng.
2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
5. Mực đen trên giấy trắng.
6. Mực vàng trên giấy đen.
7. Mực trắng trên giấy đỏ.
8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
9. Mực trắng trên giấy đen.
10. Mực đỏ trên giấy vàng.
11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.
Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.

Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG

Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng
nhiều từ
khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.

Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng
thì sẽ chẳng
có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm
tia sáng có
bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải
màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc.

Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này
và phản
chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau
và mỗi thứ
một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ
thì chúng ta sẽ
thấy vật ấy màu đen.
Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó
phản chiếu. Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác
khi chụp dưới ánh sáng
nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình
ảnh sẽ khác khi
soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

Màu sắc được phân thành 8 loại:


- Màu nóng (Hot)
- Màu lạnh (Cold)
- Màu ấm (Warm)
- Màu mát (Cool)

- Màu sáng (Light)


- Màu sậm (dark)
- Màu nhạt (Pale)
- Màu tươi (Bright)

Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình
ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng
màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.

MÀU NÓNG
Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu
magenta và yellow.
Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết
kế khi muốn gây sự chú ý.
Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.
Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng
huyết áp (Ớn
quá ! May mà dân IT đa số là trẻ nên cũng hổng sợ cái vụ này)và kích động hệ thống thần
kinh (Cái này
thì già trẻ gì cũng bị)

MÀU LẠNH
Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết. Màu lạnh làm
người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò
lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)

MÀU ẤM
Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác
nhau.
Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam … Màu ấm như thân thiện, đón chào người
xem.
Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc
hoàng hôn.

MÀU MÁT
Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát
như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có
trong tự nhiên.
Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa
xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

MÀU SÁNG
Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong
sáng.
Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ
màu giảm. Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông
lỏng.
Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

MÀU SẬM
Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm
làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.
Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu
biểu cho sự
đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

MÀU NHẠT
Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng
mạn và lơ đãng.
Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng
nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.
Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

MÀU TƯƠI
Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu
tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú
hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú
ý.
Tập tin đính kèm:
13.JPG

Phần III
A.NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố:
- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
- Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1/ Phối màu không sắc (Achromatic)


Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

2/ Phối màu tương tự (Analogous)


Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3/ Phối màu chỏi (Clash)


Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn
màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái
màu bổ sung.

4/ Phối màu bổ sung (Complementary)


Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic)


Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
6/ Phối màu trung tính (Neutral)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary) Dùng một màu chính và hai màu
ở hai bên màu bổ sung.

8/ Phối màu căn bản (Primary)


Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.

9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)


Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)


Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.

B. MÀU SẮC TRONG PHONG THỦY

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.
Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.
Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.
Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận
dụng trong thuyết ngũ hành.
Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là
các màu từ 01
đến 48)
Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó
trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có
thể giải thích được tất cả:

Kim = tượng trưng cho màu trắng. Mộc = Xanh lục.


Thuỷ = Đen. Hoả = Đỏ. Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ
tương sinh hay tương khắc.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là: Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ. Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng. Kim và Thủy = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp là: Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
Thủy và Hoả = Đen và Đỏ. Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục. Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc
tương sinh và tương khắc.
Ví dụ:
Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:
• Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
• Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
• Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen …

Bạn phải đăng nhập vào diễn đàn để xem được thông tin này.

trang 1 của 1 [ 1 bài viết ]

Ai đang trực tuyến? Điều hành


Đang xem chuyên mục này: Không có
thành viên nào đang trực tuyến. và 1 quynh_pro
khách.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh


Đọc bài WIP của anh Mar xong nên lên search thử xem có bài hướng dẫn bố cục tiếng
Viêt nào không, không ngờ vớ được thứ này. Tìm được bản tiếng Anh đã lâu nhưng chưa
có thời gian dịch, giờ tìm được bản dịch sẵn đúng là mừng hết lớn.
Đây tuy là hướng dẫn bố cục tranh phong cảnh nhưng vẫn có thể áp dụng cho các loại
tranh khác được như thường.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh


Tác giả: Johannes Vloothuis
Người dịch: Nguyễn Việt
Bản tiếng Anh: http://www.wetcanvas.com/Articles2/135/120/

Tôi (Johannes Vloothuis) sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục
tranh mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là
những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với một số ý tưởng riêng
của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc
chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết
sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc
căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào,
thay vì vi phạm chỉ vì không biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất bạn nên kiếm ly cà
phê vừa đọc vừa uống thì hơn.
1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm
chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí
của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:

* Màu mạnh nhất.


* Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
* Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
* Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp
tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diến viên chính.
* Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn bằng một chỉ
báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
* Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
* Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan
trọng.
* Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.

Hình 2: Cây gỗ trong bức ảnh này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn cho mắt
người xem hướng tới điểm nhấn:

Hình 3: Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người xem hướng tới
cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh.
2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện
của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn
thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không
được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn
chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.

Hình 4: Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy
nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh.

3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền
tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức
tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra
ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía
giữa bức tranh.

Hình 5: Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm sắc
độ con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này
màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra
ngòai bức tranh.

Hình 5a. Hãy nhìn bức tranh thứ 1 dưới đây. Cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng ra ngoài bức
tranh. Bức thứ 2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây được thêm vào để giảm tốc độ
người xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người
xem bây giờ sẽ hướng theo đường mép nước để thưởng thức bức tranh.
4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn
cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem
"đi bộ" chầm chậm vào bức tranh

Hình 6. Dòng suối này bố cục theo chữ S, chậm chạp và lười biếng.

Hình 7. So sánh hình 6 với bức này uốn hình chữ C. Bạn sẽ thấy bức số 6 cho phép người
xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn.

Hình 8. Bố cục sai, con đường là một đường thẳng. Đường dẫn quá nhanh
Hình 9. Tốt hơn vì có khúc quanh

5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.

Hình 10. Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thồi từ bên phải sang bên trái.
Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại.

6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ
cạnh tranh sự chú ý của người xem.

Hình 11. Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới
bên phải.
Hình 12. Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục đã
đẹp hơn.

7. Bạn có thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem tự lang thang và
tìm ra điểm thú vị, suy ngẫm, tưởng tượng.

Hình 13. Sau khúc quanh này là cái gì? Có phải là một cái hồ nước hay một thành phố?
Nghệ sỹ để cho người xem tự suy tưởng

8. Chiều sâu. Nghệ sỹ có lúc cần sử dụng mặt giấy phẳng 2 chiều để tạo ảo ảnh ba chiều.
Chúng ta phải làm sao cho người xem tin những gì họ nhìn thấy là thật. Sau đây là vài
mẹo nhỏ để tạo ảo ảnh 3 chiều.

* Đặt chủ thể chồng lên nhau một phần.


* Cảm giác về không gian. Màu sắc xanh hơn và nhạt hơn về phía hậu cảnh, đậm hơn về
phía tiền cảnh. Trong thiên nhiên không phải lúc nào cũng thế, cái cây xa vài trăm mét
vẫn cứ sẫm màu như thế. Bạn phải chọn góc nhìn phù hợp và thay đổi tùy ý.
* Các thành tố càng ở xa thì càng nhỏ hơn và mờ nhạt hơn.
* Tạo ít nhất 3 lớp, tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
* Hãy xem lại hình 13. Ở tranh này có cảm giác xa gần rất rõ. Cây thông ở phía trước
ngọn núi tạo cảm giác ngọn núi ở xa hơn. Màu sắc vàng ở tiền cảnh ấm hơn trong khi đó
hậu cảnh nhạt nhòa hơn và lạnh hơn. Bóng ở trên ngọn núi ở xa nhạt hơn và xanh hơn ở
trung cảnh. Rõ ràng có 3 lớp ở bức tranh này.

Hình 14. Nhiều lớp sẽ tăng cường cảm giác xa gần nếu bạn làm tối tiền cảnh.

Hình 15. Sương mù tạo cảm giác xa.

9. Sử dụng màu và độ tương phản mạnh nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài điểm nhấn thì giảm
độ tương phản để giảm sự chú ý vào các điểm không quan trọng.

Hình 16: Bố cục sai. Cái cây ở bên trái quá sẫm làm giảm chú ý vào điểm nhấn.
Hình 17: Bố cục tốt hơn. Cái cây bị cắt đi và độ tương phản giảm. Người xem chú ý vào
con trâu hơn.

Hình 18. Bộ quần áo sẫm màu của người đàn ông làm cho anh ta nổi bật. Cái cửa ở góc
không có nắng cũng sẫm màu nhưng xung quanh nó lại là màu trung bình, không tưong
phản nên không thu hút sự chú ý. Hãy nhớ mẹo này giống như trong nhà hát người ta
dùng đèn rọi chiếu vào nhân vật chính hay ca sĩ trên sàn diễn.

10. Bức tranh của bạn trông sẽ không quá rối mắt nếu bạn tạo cho người xem một chỗ
nghỉ, tốt nhất là ở trước điểm nhấn. Cho người ta một ít không gian để thở.

Hình 19. Mảng tuyết trắng trước cây thông tạo một chỗ nghỉ thỏai mái.
11. Nếu được thì đưa vào tranh một ít chuyển động dọc, ngang hoặc chéo. Chỉ nên có 1
yếu tố có độ dài nhất. Đường chéo là hay nhất vì không song song với khung hình. Điều
này sẽ tạo cho người xem có cảm giác về hướng.

Hình 20. Cây thông theo chiều dọc, cỏ thì theo đường chéo, đường mé nước ở xa thì nằm
ngang. Chú ý: mấy cái cây thông bé giúp bỏ cảm giác có một hình tam giác xanh ở bên
phải.

12. Khi đưa vào tranh những chủ thể mà bản chất là chuyển động, nếu được thì tạo cảm
giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể vào trạng thái như là đang tạo dáng.

Hình 21. Nghệ sỹ cho thấy là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và vẽ dáng đuôi
ngựa. Không có con ngựa nào đang "bay" trong không trung cả. Khi chụp ảnh thì hay bị
"bay" như thế nhưng nếu được thì nên tránh. Khi vẽ thác nước cũng vậy, đôi khi chụp ảnh
thì có cảm giác "đóng băng" thác nước, cứng nhắc. Tốt hơn là vẽ hay chụp thác nước mờ
vì nước chảy. Như thế truyền cảm giác chuyển động tốt hơn.
13. Nếu bạn không quyết định được bắt đầu đường dẫn vào điểm nhấn của tranh (ví dụ
như một dòng sông, con đường) từ đâu, nên để ý đến quy tắc này. Hầu hết chúng ta đều
đọc từ trái sang phải, vì thế đa số mắt đều có thói quen bắt đầu nhìn từ phía bên trái bức
tranh.

14. "Lối vào" của tranh cũng có thể bắt đầu từ góc trên bên trái giống như đọc một trang
sách vậy

15. Đừng bắt đầu lối vào từ góc bức tranh.


Hình 22. Đây là một bố cục tồi. Như các bạn thấy, dòng sông chạy từ góc dưới bên trái
bức tranh.
Hình 23. Bằng cách làm rộng thêm hình cửa sông chúng ta đã giải quyết được vấn đề
dòng sông chạy từ góc tranh.

_________________
Keep on rollin' baby
Thành viên đã cảm ơn nhinho cho bài viết này
p0g0d0 (29 tháng 6 2010 11:51)

Bố cục màu

Màu vàng là màu sáng nhất trong các màu và đó chính là tính chất đặc biệt nhất của nó, màu vàng tối không t
nếu bị trộn với màu đen nó sẽ không còn là màu vàng nữa. Vì ta thường thấy màu vàng trên các nền màu sẫm
sáng nhất chỉ thua màu trắng) nên trong các bức ảnh nó thường rực lên, đó cũng là lí do rất khó phối hòa độ s
màu vàng với các màu khác. Màu vàng cũng không được linh hoạt lắm bởi vì phải tinh khiết, chỉ cần ánh qua
hay đỏ một chút là biết liền. Tất cả các màu đều thay đổi tính chất khi được đặt kế nhau nhưng màu vàng đặc
"nhạy cảm", giống như hình dưới đây cho thấy, nó rất "mãnh liệt" khi được đặt kế màu đen nhưng lại rất vô v
khi gần màu trắng

Màu vàng thể hiện sự chói lọi, mạnh mẽ, sự vui vẻ và ánh sáng. Trong thiên nhiên màu vàng tinh khiết khá h
chỉ tìm thấy ở khối lượng nhỏ một số bông hoa, lá mùa thu, phần sáng của lửa, lòng đỏ trứng gà... Trong cuộc
người ta dùng màu vàng khi muốn lôi kéo sự chú ý như các tín hiệu giao thông, hộp thư bưu điện, xe taxi...
Màu vàng của chai dầu bão hòa hơn màu vàng lá cây, nhưng cái phông đen của ngọn đồi ở Colorado làm cho
rực và tươi lên. Cả hai cảnh đều được cố tình chọn ánh sáng "rétro" (chếch từ phía sau tới) nhằm thể hiện mà
được rực rỡ nhất

Màu vàng cũng đóng vai trò quan trọng khi nó tái hơn và ít bão hòa hơn, thường do ánh vàng của nắng buổi s
chiều, màu vàng rực hơn khi khí quyển có bụi mù. Màu vàng tái của cái làng ở biên giới miến điện trên đây l
quả của bụi tro do đốt râỹ, tro bụi làm giảm nhiệt độ màu sắc ngay cả khi mặt trời đã lên cao

Sưu tầm.
23 tháng 5 2009 19:27
• Xem thông tin cá nhân
Tham gia: 19 tháng 5 2009 12:23
Bài viết: 21
Cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 4 lần trong 0 bài viết
Giới tính:

group

Lớp vỡ lòng

• Xem thông tin cá nhân


Re: Bố cục màu
Đây là một số bố cục màu, dành cho các bạn ôn thi vào trương Mỹ Thuật Công Nghiệp.
23 tháng 6 2009 20:49

tranh tĩnh vật màu nước cực đỉnh


Đây là bức tranh tĩnh vât được vẽ bằng màu nước, có thể nói nó đã để lại trong tâm thức
người xem môt vẻ kiêu hãnh, sang trọng mà rât gân gũi bởi nó đươc tôn lên nhờ những
gam màu nóng tạo sự ấm cúng thân thiên cho căn phòng khách hay phòng ăn.

Được họa lên bởi một tâm hồn trong trẻo của tác giả bức họa đã thực sự làm mỗi ngươi
chúng ta khi nhìn ngắm không thể nào quên. Phải chăng đây cũng là môt nét tinh tế trong
nên Mỹ thuât đương đại.

Turner
Turner là họa sĩ vẽ tranh mầu nước nổi tiếng của Anh, trong suốt cuộc đời và sự nghiệp
của mình, ông thường xuyên đi lại giữa Anh và các nước Châu Âu để tìm cảm hứng cho
những bức vẽ của mình, trong đó phải kể đến các nước ông đã từng đi qua như Pháp,
Đức, Thụy Sĩ và Itali.
06 tháng 6 2009 10:25
• Xem thông tin cá nhân

Tham gia: 04 tháng 6 2009 15:25


Bài viết: 19
Cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 0 bài viết
Giới tính:

hitle

Mới cầm bút

• Xem thông tin cá nhân


Re: Turner
VINCENT VAN GOGH. Những đống cỏ khô (gởi Jonh Russell) khoảng 31-7 đến 3-8-
1888. Sử dụng bút lau sậy, bút lông ngỗng, mực, than chì, trên giấy dệt, khổ 9,5x12,25
inches. Viện bảo tàng nghệ thuật Philadelphia

Vườn nho già và người đàn bà nông dân. Từ 20 đến 23-5-1980. Sử dụng cọ, dầu và màu
nước, than chì trên giấy sọc, khổ 17,5x21,25 inches. Viện bảo tàng Van Gogh,
Amsterdam
Những cây Birch xén ngọn. Nửa đầu tháng 3-1884. Sử dụng bút mực, than chì được nhấn
thêm với màu nước loãng trên giấy dệt, khổ 15,5x21,37 inches

Những con thuyền trên biển. Khoảng 30-5 đến 5-6-1888. Sơn dầu trên vải bố, khổ
17,38x20,88 inches. Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pushkin, Moscow
Những con thuyền trên biển (gởi Jonh Russell). Khoảng 31-7 đến 3-8-1888. Sử dụng bút
lau sậy và mực, than chì trên giấy dệt, khổ 9,5x12,5 inches. Viện bảo tàng Solomon
R.Guggenheim , New York

Mùa gặt ở Provence (gửi Jonh Russell) khoảng 31-7 đến 3-8-1888. Sử dụng bút lau sậy
Những cây bách. Từ 20 đến 25-6-1889. Sử dụng bút lau sậy, bút mực, than chì trên giấy
dệt, khổ 24,5x18,5 inches. Viện bảo tàng Brooklyn, New York
Cửa sổ studio. 9-1889. Sử dụng cọ, sơn dầu, phấn đen trên giấy sọc hồng, khổ
24,38x18,75 inches. Viện bảo tàng Van Gogh

Màu vẽ và cách sử dụng: Phần 2 – Màu nước


Viết ngày 25/08/2010 1 phản hồi Lượt xem: 186 views Chuyên mục: Thủ thuật Tags: Màu sắc, Thủ thuật.

Đặc điểm:
+ Tan trong nước, không có cặn và trong suốt, được tinh chế từ màu bột.
Khi vẽ, sử dụng nhiều cách nhằm đạt được mục đích trong trẻo và mềm
mại.
+ Là một chất liệu cơ bản của hội họa.
+ Có thể vẽ lên được nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, vải, gỗ…
Cách sử dụng:
+ Pha loãng màu với nhiều nước, tuyệt đối không vẽ màu đặc như màu
bột. Dùng cách chồng màu từ nhạt lên đậm để giữ được sự trong trẻo của
màu.
+ Có hai cách pha màu. Cách thứ nhất là chồng màu, tức là tô màu gốc
trước. Ví dụ: Trái cam chín có màu cam thì tô màu vàng trước, rồi tô
chồng màu đỏ lên sẽ cho ra màu cam. Cách thứ hai là pha sẵn màu cam
trên đĩa pha màu rồi tô vào hình.
+ Không dùng màu trắng để pha trộn với màu khác như ở bột màu. Chỉ
những khi thật cần thiết như sửa “gọt” ở những chỗ vẽ bị hỏng, bẩn hoặc
đã lỡ không đạt yêu cầu về độ sáng… Nên giữ màu trắng ở đây là chừa lại
nền trắng của giấy vẽ.
+ Cuối cùng là nhấn đậm và làm nhòe, mờ những chổ cần thiết.

Hai hình ..trên cho thấy kỹ thuật vẽ màu lên giấy ẩm tạo độ loang nhòe hay
tạo sự sắc nét khi vẽ trên giấy khô. Còn thấy kỹ thuật chồng màu từ nhạt lên đậm
dần và việc chừa lại nền trắng của giấy để tạo mảng sáng.

Dụng cụ vẽ màu nước:


+ Giấy bồi sẵn lên bảng vẽ.
+ Bút các cỡ (thường đầu tròn, lông mịn).
+ Bảng pha màu, hộp màu, nước rửa bút.
+ Giá vẽ, bảng vẽ.

Giấy vẽ màu nước bề mặt nên hơi nhám.


Các loại giá vẽ.

(Trích Giáo trình vẽ Mỹ thuật

1. Nếu nói sáng tạo là vô giới hạn thì việc giới hạn các định dạng quảng
cáo là không chính đáng. Song, nhìn chung, dù phát triển sáng tạo đến
đâu, bố cục dàn trang sẽ là 1 trong 10 định dạng sau đây: 1. Bố cục
theo kiểu Mondrian

Đây là một trong những cách định dạng phổ biến nhất, tận dụng theo
những đường kẻ dày hoặc vạch kẻ nhỏ nét màu đen và những khối tô
đồng màu, chia bản vẽ thành những ô hình chữ nhật, ô vuông ngang dọc.
Cách vẽ này được đặt theo tên họa sỹ người Hà Lan Piet Mondrian, đặc
biệt phổ biến đối với việc dàn trang báo. Dựa trên sự phối hợp tinh tế
giữa ô khối và màu sắc, Mondrian vẫn là một trong những nguyên tắc bố
cục lý tưởng nhất hiện nay.
2. Bố cục thiên về chữ
Theo đúng như tên gọi, điểm nổi bật trong cách định dạng trang bố cục
này là chữ. Có hai lý do khiến nhà quảng cáo chọn theo bố cục này, là:
Thứ nhất, những ý tưởng cần diễn đạt quá phức tạp, quá quan trọng hoặc
độc đáo, không thể diễn đạt bằng hình ảnh được.
Thứ hai, hầu hết các mẫu quảng cáo đều được trình bày theo kiểu “cửa
sổ lớn” hoặc quá thiên về hình ảnh. Khi đó, một mục quảng cáo đầy chữ,
trầm lặng, có vẻ như nặng nề nhưng lại rất nổi bật. Do cách quảng cáo
thiên về chữ tự bản thân nó trông có vẻ nghiêm túc hơn những cách khác
nên các chi tiết quảng cáo này thường được trình bày một cách cân
xứng. Ví dụ như các hàng tiêu đề với phông chữ Roman được canh giữa,
phần lời quảng cáo được bắt đầu bằng chữ cái với kích thước lớn hơn và
chia thành hai cột trở lên.
3. Bố cục kiểu “cửa sổ lớn”
Cách trình bày này đặc biệt thích hợp với các tạp chí do chú trọng tới ưu
thế về hình ảnh. Lợi điểm của bố cục kiểu “cửa sổ lớn” là phần hình ảnh
và phần lời không trùng lên nhau. Không có vấn đề “nghệ thuật vị nghệ
thuật” ở đây mà chỉ có không gian rộng lớn cho phần hình và chọn lọc
chặt chẽ phần lời để có thể trình bày đủ trong phần không gian nhỏ còn
thừa lại.
Các nhà thiết kế thường trình bày hình ngay sát lề và loại bỏ tối đa
những phần không cần thiết nhằm tạo ấn tượng lớn cho người xem. Phía
dưới hình là hàng tiêu đề canh giữa, phần lời quảng cáo có thể được trình
bày dưới dạng hai hay ba cột. Để tạo mối quan hệ giữa phần hình và
phần lời, các nhà thiết kế có thể cho in phần tiêu đề lên ảnh hoặc để tiêu
đề màu trắng trên nền ảnh đậm, hoặc có thể dàn phần lời trong phần
hình.
4. Bố cục kiểu pano
Thông thường, các nhà thiết kế dung các ô pano cùng cỡ và áp dụng hiệu
quả ngắt âm để dẫn dắt người đọc đọc hết nội dung quảng cáo. Tạo sự
khác nhau về tỷ lệ bằng cách tạo các khối ô nội dung quảng cáo lớn hơn
những ô đóng khung tiêu đề, chú giải và chữ ký. Các ô pano này có thể
áp dụng để trình bày một câu chuyện hoặc đơn giản để trình bày một
loạt sản phẩm như kiểu bàn cờ.
5. Bố cục dạng khung
Bố cục dạng khung thường được dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp
chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏi rừng các mẫu quảng cáo khác.
Theo dạng này, các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày bằng
những đường viền, đôi khi là những đường vẽ mỹ thuật và dùng những
khoảng trống ở giữa cho những tiêu đề và lời quảng cáo.
Một trong những biến thể dạng khung là dành phần lớn phạm vi cho
phép để trình bày hình ảnh theo một khung hình quả thận, phần trống
còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo. Một biến thể khác là
dành toàn bộ phạm vi cho phép trình bày phần hình ảnh, phần chữ
thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng trên nền hình
màu đậm.
6. Bố cục kiểu chữ lớn
Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo thiết kế là cả một nghệ thuật. Bố cục
dùng kiểu chữ lớn sẽ tạo ra ấn tượng bởi cách kết hợp hoàn hảo các kiểu
chữ với nhau, tràn đầy cả một trang báo và tạo ấn tượng cũng chỉ bằng
các đường nét biến tấu của kiểu chữ. Thông thường, chúng ta liên hệ
dạng quảng cáo dùng kiểu chữ lớn với các sản phẩm bán lẻ tiêu thụ
chậm, nhưng các kiểu chữ tao nhã, thiết kế cẩn thận có thể chọn màu
ngả đen khi dùng ở kích thước lớn vẫn có thể thu hút được những khách
hàng chú trọng về hình tượng. Các kiểu chữ có thể chạy sát nhau, không
cần khoảng cách dòng hoặc chồng một phần lên nhau hoặc có thể chắp
vá pha trộn để làm tăng cái hồn của mẫu quảng cáo.
7. Cảm hứng từ các bảng chữ cái
Vẻ đẹp của các chữ cái do các nhà thiết kế tạo ra nhiều thế kỷ trước đã
tạo nguồn cảm hứng mới cho các nhà thiết kế quảng cáo. Những hình
dạng cơ bản của các chữ cái, cả chữ in và chữ thường đều có thể sử dụng
như những mẫu cơ bản để sắp xếp các chi tiết của một quảng cáo.
Một mẫu quảng cáo thiết kế theo hình dạng một chữ cái bất kỳ trong
bảng chữ cái hay một con số nào đó thường rất chặt chẽ về tính đồng
nhất và dễ xem. Đó là hai yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, tuy
nhiên các nhà thiết kế nên tránh cách bố trí quá rõ ràng theo hình dạng
của một chữ cái mà chỉ nên dùng nó như một gợi ý.
8. Bố cục hình bóng
Bố cục hình bong được tạo ra từ các hình thù độc nhất của thiết kế
quảng cáo. Hình bong càng không theo một quy cách càng tốt. ta có thể
xem xét nghệ thuật cắt chân dung bằng giấy trước đây để thấy được tính
ưu việt của các hình bóng không theo quy cách so với hình bóng đúng
quy cách. Nghệ nhân luôn dùng kéo cắt theo hình nghiêng, chứ không
theo mặt chính diện. Nếu không, khó ai có thể nhận diện được bức chân
dung, các chân dung sẽ giống nhau vì đường nét của khuôn mặt chính
diện không thu hút người xem bằng được nét vẽ khuôn mặt nhìn
nghiêng. Bố cục hình bóng chính là cách trình bày theo hướng nhìn
nghiêng.
9. Bố cục dạng sống động

Bố cục thuộc dạng sống động là bố cục không thuộc một trình tự mẫu
sẵn có nào. Với những hình khối đảo lộn, những kiểu chữ quá cỡ, hình
trang trí kiểu mặt trời tỏa sáng, độ nghiêng và những thủ thuật tinh tế,
bố cục này tuy không đạt được giải thưởng thiết kế nhưng rõ rang nó sẽ
giúp bán được hàng, ít nhất là đối với một loại hàng hóa nhất định và
một đối tượng khách hàng nào đó. Nó làm cho người xem phải dừng lại,
suy ngẫm và chính trong quá trình tìm hiểu sự khác thường này, người
xem sẽ nhớ mẫu quảng cáo đó hơn.
Bí quyết thành công của một bố cục sống động nằm ở sự trung thành
của nhà thiết kế đối với những nguyên tắc thiết kế cơ bản. Các chi tiết
của mẫu quảng cáo được sắp xếp theo từng đơn vị, các đơn vị này lại
được sắp xếp thành mẫu thống nhất. Khi có nhiều chi tiết cùng kích
thước, các nhà thiết kế có thể đạt được một tỷ lệ vừa ý bằng cách kết
hợp một số phần để có một đơn vị lớn hơn nhằm tạo nên sự tương phản
với các đơn vị khác trong cùng mẫu quảng cáo.
10. Bố cục câu đố bằng tranh
Câu đố bằng tranh là loại câu đố có các hình vẽ thể hiện từ ngữ hoặc âm
tiết. Câu dố bằng tranh cải tiến là loại câu đố trong đó hình ảnh một từ
hoặc một cụm từ không được viết ra mà được thể hiện bằng một hình vẽ.
Các nhà quảng cáo không thể hiện mẫu quảng cáo dưới dạng câu đố vì
tính rõ ràng rất quan trọng, nhưng có thể thổi phồng lời quảng cáo bằng
cách chèn thêm một loạt hình minh họa. Các hình này có thể có cùng
kích cỡ nhằm đem lại hiệu quả ngắt âm hoặc có thể khác kích cỡ để tạo
sự đa dạng cho mẫu quảng cáo. Trong một số trường hợp, “lời quảng
cáo” không gì khác ngoài một loạt hình ảnh.
Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc xem xét từng cách định dạng cơ bản
sẽ rất hữu ích. Bạn hãy chọn một bố cục, khi bắt tay phác thảo có thể
trong đầu bạn sẽ nảy sinh ra những biến thể mới. Khi kết hợp các biến
thế ấy thành một bố cục thống nhất, bạn sẽ thấy sự tìm tòi tỷ mỷ này
mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi.

Q.A

6 luật cơ bản về design

Các bài cùng chủ đề ngẫu nhiên::

o Đối xứng và bất đối xứng trong thiết kế đồ họa


o 10 lỗi không đáng có trong thiết kế trang web
o Trình bày QUẢNG CÁO - POSTER và BROCHURE
o Tiêu chuẩn để trở thành nhà thiết kế giỏi là gì ?
o Màu sắc trong thiết kế đồ họa
o POSTER Thiết kế poster là một lĩnh vực sáng tạo thực sự
o Những nguyên tắc cơ bản củaLay-out.
o Ngôn ngữ thiết kế Ngôn ngữ thiết kế nghĩa là gì?
o Trình bày BÁO và TẠPCHÍ QUAN ĐIỂM CẦN LƯU Ý 02
o Không gian Và âm và dương trong thiết kế đồ hoạ
o 6 luật cơ bản về design
o Quy trình thiết kế và phát triển website
o Kêt cấu, Bố cục trong thiết kế đồ họa
o 10 định dạng cơ bản của bố cục trang quảng cáo
o Các vấn đề về bìa b- phương pháp

Trong cuộc sống chúng ta gặp phải và chịu ảnh hưởng


của rất nhiều điều luật.Luật lệ là do con người chúng ta đặt ra nhằm
mục đích tạo 1 xã hội công bằng và văn minh.Trong thiết kế cũng vậy,
cũng có những điều luật cơ bản chi phối diện mạo của 1 Layout...
Trong cuộc sống chúng ta gặp phải và chịu ảnh hưởng của rất nhiều
điều luật.Luật lệ là do con người chúng ta đặt ra nhằm mục đích tạo 1
xã hội công bằng và văn minh.Trong thiết kế cũng vậy, cũng có những
điều luật cơ bản chi phối diện mạo của 1 Layout.Chúng có thể không
tương tác qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong 1 số
trường hợp.
Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của design, để
mà chúng ta sẽ áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình.

The law of design bao gồm:


- Balance (cân bằng)
- Rhythm (nhịp điệu)
- Emphasis (nhấn mạnh)
- Unity (đồng nhất)
- Simplicity (đơn giản)
- Proportion (cân xứng)

The law of balance: luật cân bằng


Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu
design.Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất
đối xứng.

Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều
rộng ... được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang.Cân bằng đối xứng
đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục.Cân bằng đối
xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2
trục, cân bằng xuyên tâm...

Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng.Khi tất cả
các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau , cân bằng bất
đối xứng được thiết lập.

Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là
thiết kế logo

The law of rhythm: luật nhịp điệu


Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm
nhìn.Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại.Nhịp điệu
được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn.Nhịp
điệu được dùng như 1 đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc
được những phần quan trọng của 1 thông tin.Nó còn được gọi là 1 mẫu
thức của nghệ thuật.Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng 1 vai trò sống
còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta.Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn
nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.

Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là:


sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục.Người nghệ sĩ, thông thường
sủ dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong 1 bố cục.Họ phát triển
thành 1 sự liên kết của nhịp điệu trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ
công... 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo để tạo nên 1 tổng thể tuyệt
vời.

The law of emphasis: luật nhấn mạnh


Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh.Sự nhấn
được tạo ra bởi sự sắp đặ các yếu tố 1 cách hợp lý.Hoặc đặt chúng ở vị
trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm
chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ
lệ.Sự nhấn mạnh or tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1
mẫu design.Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẵng, rộng và
hẹp, hoa mỹ và xù xì ...Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất
nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu
sắc.Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu
thế của 1 chi tiết so với tổng thể.Thí dụ như 1 đóa hoa được đặt trước 1
bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu được hiệu quả nhiều hơn trong 1
môi trường ồn ào náo nhiệt.

The law of unity: luật đồng nhất


Sự đồng nhất or hài hào tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện
mạo.Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng
thể dễ chịu.Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa.Sự
đồng nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 layout,
nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại và tất cả sự kết
hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất.Nó đạt được bằng cách
sử dụng sự liên tục và sự hài hòa.

The law of simplicity: luật đơn giản


Sự đơn giản trong design dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng
hơn.Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong layout, để tạo nên
sự rõ ràng, sáng sủa.

The law of proportion: luật cân xứng


Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước.Nó giúp
cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 layout.Để có
được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh.Sự điều
chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoan hảo tạo nên 1
mẫu design tốt.Đó chính là sự liên quan giữa kích thước của các yếu tố
với nhau, và với sự cân xứng tổng thể.Sự cân xứng bao gồm những
mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và
không gian chung quanh.
Khỏang không gian mở chung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỉ
lệ.Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống
hằng ngày của chúng ta.Chúng ta đi vào siêu thị để mua 1 cái đèn ngủ
trang trí cho căn phòng của chúng ta.Và chúng ta tìm được 1 cái ngỡ là
phù hợp trong con mắt chúng ta lúc đó.Nhưng khi về nhà thì mới nhận
thấy rằng nó quá to so với căn phòng.Chúng ta không thay đổi gì ở cái
đèn, nhưng đối với không gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ
lệ.Đối với thiết kế cũng vậy.Bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn
hình vi tính, nhưng khi in ra thì đó là cả 1 khỏang cách không thể không
xem xét.Vì vậy tại sao người ta phải in những market đen trắng( ở
những công ty nước ngoài người ta in đến hàng chục market như vậy)
để tìm ra 1 layout phù hợp nhất.
Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong design, mặc
dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của design (các
yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu
và độ sáng tối).
Tóm lại, những nguyên lý của design là những nguyên tắc cơ bản được
ghi nhớ và áp dụng đi kèm với suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ
or designer.Những nguyên lý đó được soạn thành luật lệ cho những
phương pháp làm việc, mà nguời nghệ sĩ đã rút ra qua bao nhiêu thế kỉ
trải nghiệm, thực hành cũng như có những sai sót thực tế.Vì vậy tất cả
những gì của ngày nay chúng ta được học tập là những tinh hoa của
hàng trăm năm lịch sử design nói chung và graphic design nói
riêng.Cùng với sự sáng tạo của mình kết hợp với những law of design
nói trên, chắc chắn các bạn sẽ đưa graphic design của VN phát triển
lên tầm quốc tế.

Anh Tuấn st
Từ tạp chí COMPUTER GRAPHIC WORLD

Tiêu chuẩn để trở thành nhà thiết kế giỏi là gì ?

Các bài cùng chủ đề ngẫu nhiên::

o Kêt cấu, Bố cục trong thiết kế đồ họa


o Các bước đơn giản khi thiết kế web
o Nghệ thuật phối màu
o Các vấn đề về bìa b- phương pháp
o Màu sắc trong thiết kế đồ họa
o Trình bày QUẢNG CÁO - POSTER và BROCHURE
o Không gian Và âm và dương trong thiết kế đồ hoạ
o Trình bày BÁO và TẠPCHÍ QUAN ĐIỂM CẦN LƯU Ý
o 6 luật cơ bản về design
o 10 định dạng cơ bản của bố cục trang quảng cáo
o 10 lỗi không đáng có trong thiết kế trang web
o Đối xứng và bất đối xứng trong thiết kế đồ họa
o POSTER Thiết kế poster là một lĩnh vực sáng tạo thực sự
o Trang web của bạn có cần thiết kế lại không?
o Một số cấu trúc website mẫu
Nghệ thuật là từ một người nghệ sĩ … Tiêu
chuẩn để trở thành một nhà thiết kế giỏi là gì? Bạn tự hỏi rằng
một nhà thiết kế nên là một hoạ sĩ hay một hoạ sĩ giỏi có thể là
một nhà thiết kế web chuyên nghiệp tạo ra bản thiết kế web
chuyên nghiệp, phát triển hoạt ảnh flash vv..? Đây là một câu
hỏi được nhiều nhà tuyển dụng muốn biết khi tìm kiếm nhân
viên. Có một ý kiến rằng một nhà thiết kế tốt mà sử dụng các
đồ hoạ trên trang web có thể chưa hẳn là một hoạ sĩ giỏi.
Nhóm chuyên thiết kế đồ hoạ web của chúng tôi đã không theo
ý kiến này. Họ đều kết hợp thành công được cả hai tài năng:
Khiếu nghệ thuật và kỹ năng thiết kế đồ hoạ web. Nếu bạn có
một số kỹ năng và có thể vẽ được thì cũng không có nghĩa rằng
bạn là một hoạ sĩ . Nếu bạn đã học một vài chương trình như
Photoshop và Corel Draw thì điều đó cũng không có nghĩa rằng
bạn có thể tạo ra được bản thiết kế web chuyên nghiệp. Kể cả
một ai đó có một chiếc camera thì họ cũng chẳng thể là một
nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Ngày nay, nhiều người có thể sử dụng các công nghệ đồ hoạ
nhưng chỉ một số người có thể ứng dụng được công nghệ này
tốt. Vậy điều gì là sự khác biệt giữa một nhà thiết kế đồ hoạ
web và một nhà thiết kế giỏi? Một nhà thiết kế giỏi là một hoạ
sĩ trong chính tâm hồn mình. Họ hiểu về công việc của họ như
là một nghệ thuật với ước vọng sâu xa trong tâm hồn mình
giống như Michelangelo thời hiện đại tạo ra tượng “ David”
( kiệt tác điêu khắc trong thời kỳ phục hưng) trên trang web
của mình.
Một trong những nhà thiết kế đồ hoạ web của chúng tôi đã nói:
“ Khi tôi nhận được một đơn đặt hàng, điều đầu tiên tôi nghĩ tới
là - Tôi muốn tạo được những điều sẽ thực sự thu hút khách
hàng của mình, khiến họ luôn trở lại và ngắm tác phẩm của tôi
giống như họ xem những bức tranh đẹp trong phòng trưng bày
nghệ thuật”. Dĩ nhiên, một sự đền đáp giá trị chính là một động
cơ thúc đẩy tốt không chỉ cho những người hiểu về vấn đề mỹ
thuật mà cho cả những người thiết kế đồ hoạ web để kiếm tiền.

Đó là nguyên tắc chính trong xưởng thiết kế của chúng tôi -


Chúng tôi mong muốn tạo được tượng “ David” hoặc Venus de
milo (tượng thần vệ nữ) cho các khách hàng của mình mà
không phải chỉ làm cho xong đơn đặt hàng của họ.
Bất cứ điều gì có niềm đam mê đều có thể trở thành một nghệ
thuật thực sự, cho dù một bức tranh do một nghệ sĩ vẽ nên hay
một cái bánh biscuit được làm từ bếp trưởng cừ khôi trong
nghệ thuật nấu ăn. Sự khác biệt chính giữa một công việc đơn
thuần và một công việc nghệ thuật thì trước tiên bạn phải hoàn
tất các yêu cầu rồi sau đó mới sáng tạo. Khi bạn để tâm một
phần hay cả tâm hồn vào từng chi tiết, thì bạn đã mang đến
một phần khả năng sáng tạo và năng khiếu của mình. Bạn
càng hào phóng hơn thì bạn càng tạo ra cho thế giới này những
điều thú vị hơn. Hào phóng để đưa thế giới nội tâm của mình
tới mọi người khác không sợ bị từ chối hay hiểu lầm đó chính là
sự can đảm sẽ mang đến thành công.
Hãy tưởng tượng rằng nếu bạn phải thiết kế nội thất một căn
phòng trẻ thơ. Bạn đã được đưa ý tưởng chung, màu sắc được
gợi ý, đồ đạc và những chi tiết khác đã được thảo luận, rồi gặp
gỡ và tìm hiểu những đứa trẻ sống trong căn phòng đó và biết
được rằng các kiểu hình vẽ thành thị không phải những gì
chúng mong muốn mà chúng lại thích những bức tường được
trang trí sặc sỡ theo phong cách châu Phi với các khu rừng và
cuộc đi săn hoang dã.
Những gì bạn có thể làm là tuân theo đơn đặt hàng gốc dù điều
này sẽ không cho phép bạn tạo ra một tác phẩm thực thụ. Cho
nên bạn hiểu rằng những gì bạn làm sắp tới sẽ không làm
khách hàng hài lòng. Song bạn có thể thay đổi bằng cách tạo
một căn phòng trẻ thơ kỳ lạ với những con hươu cao cổ, hà mã,
sư tử và cây cao lớn với những kỹ xảo mang vẻ châu Phi. Tất
nhiên, đó không phải là yêu cầu ban đầu của khách hàng.
Nhưng mục tiêu cuối cùng của họ là tạo được một căn phòng
thoải mái cho con cái của họ và làm chúng thích thú. Giới thiệu
cho họ xem bản phác thảo về căn phòng có phong cách châu
phi của bạn thay vì phong cách New- York nhàm chán có thể sẽ
là sự rủi ro nhưng nó cũng sẽ là sự thể hiện cho tính táo bạo
của bạn để thấy rằng bạn là một nghệ sĩ đặc biệt và sự thực
hiện hoàn hảo sẽ chứng tỏ rằng bạn cũng là một trong những
người tạo được bản thiết kế chuyên nghiệp.
Là một nhà thiết kế giỏi không chỉ thể hiện trình độ nghề
nghiệp mà còn sáng tạo và mang lại cho khách hàng một cảm
giác được sở hữu một cái gì đó có giá trị cao, độc đáo và quí
báu.
Tác giả : Dmitry Graphicson
Vân An 3C dịch

You might also like