You are on page 1of 4

Thơ cảm hứng trữ tình 1à những bài thơ được sáng tác tại Việt Bắc thời

kỳ tiền khởi
nghĩa kháng chiến chống Pháp, sau năm: 1954 về Hà Nội, và toàn bộ tập Nhật kì
trong tù. Thật ra, toàn bộ thơ Hồ Chủ Tịch, dù là tuyên truyền hay cảm hứng trữ tình
đều là thơ trữ tình cách mạng Thơ của một cuộc đời chiến sĩ Cộng sản với tấm lòng,
tình cảm của một trái tim lớn ''Ôm cả non sông, mọi kiếp người'' (Tố Hữu- Bác ơi).
Thơ ca kêu gọi kháng chiến của Hồ Chí Minh tươi tắn, hồn nhiên, rung lên hoà điệu
trong điệu hồn muôn người, điệu hồn dân tộc. Nhiều bài có tính ngụ ngôn như: Ca sợi
chỉ, Con cáo và tổ ong, Nhóm lửa, giọng thơ dân gian dễ nhớ, dễ thuộc. Một sợi chỉ
nhỏ mỏng manh thì chẳng thể làm nên thân phận gì, nhưng:

Nhờ tôi có lắm đồng bang,


Hợp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều,
Dệt nên tấm vải mỹ miều,
Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da
Đố ai bứt xé cho ra,
Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.
Từ năm 1945, Hồ Chí Minh đã được đồng bào cả nước tôn vinh là vị Cha già dân tộc.
Người coi dân tộc Việt Nam là con rồng cháu tiên trong đại gia đình năm mươi tư dân
tộc anh em. Người làm thơ gửi cho các đoàn thể, cá nhân, mọi tầng lớp công nhân,
nông dân, thương binh và gia đình liệt sĩ, các nhân sĩ trí thức để động viên tinh thần
yêu nước, hăng hái thi đua cách mạng. Đặc biệt, Người dành tình thương yêu trìu mến
cho các cụ già, các cháu thanh thiếu niên nhi đồng.

Trẻ em như búp trên cành,


Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng biết bận thân, cực lòng.
Năm 1948, Hồ Chí Minh gửi bài thơ cho các cháu Nhi đồng Cứu quốc tỉnh Hải
Dương, có câu:

Bác yêu các cháu muôn vàn,


Bác gửi các cháu một ngàn cái hôn.
Thật cảm động, Trung thu năm 1951, ngắm trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc, Bác viết:
Và Trung Thu năm 1952:

Trung thu trăng sáng như gương,


Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
Ánh sáng của chất ''thép'' và chất ''tình'' kỳ diệu, thể hiện s từng câu chữ từ những bài
thơ trong tập Nhật ký trong tù, chắc chắn sẽ còn soi sáng tâm hồn nhiều thế hệ mai
sau. Nói như nhà thơ Hoàng Trung Thông:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp


Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh.
Vần thơ của Bác vần thơ thép,
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình.
Hồ Chí Minh bị cầm tù, nhưng người tù này là một chiến sĩ Cộng sản vĩ đại, một nhà
thơ lớn. Những bài thơ Bác kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa
nhân đạo của dân tộc ta, chan chứa chất nhân văn và giầu tinh thần lạc quan của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở tù, nhưng Hồ Chí Minh văn ung dung, tự tại
như một khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi qua song cửa nhà
lao cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng:

Trong tù không rượu cũng không hoa,


Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Trăng ngắm nhà thơ, hay nói khác đi, trăng sửng sốt phát hiện trong tù có một bậc
hiền tài, một triết gia phương Đông. Suốt ba trăm bảy mươi tám ngày đêm tê tái gông
cùm, hoàn toàn bị tách rời khỏi đồng bào, đồng chí, nỗi lòng của Hồ Chí Minh vẫn
luôn canh cánh ngóng trông về Tổ Quốc “Tin tức bên nhà bữa bữa trông” với tâm
trạng đêm không ngủ được, mơ “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, và Hồ Chí
Minh rút ra chân lý:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng


Cay đắng chi bằng mất tự do.
Hồ Chí Minh chiêm nghiệm về “Đường đời hiểm trở”:

Núi cao gặp hổ mà vô sự,


Đường phẳng gặp người bị tống lao.
Nhưng Hồ Chí Minh không hề có tư tưởng yếm thế, Người luôn tin tưởng vững chắc
vào bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người, tự mình hướng tới cải tạo hoàn cảnh.
Nghe tiếng giã gạo, Người làm thơ như thể tự khuyên mình:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,


Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Với tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ có trí tuệ mẫn tiệp, triết lý thâm trầm sâu sắc, từ việc “
Học đánh cờ”, Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt
động của con người:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí,


Gặp thời một tốt cũng thành công.
Cảm quan cách mạng nhạy bén, với cái nhìn biện chứng về quy luật vận động của đời
sống tự nhiên, Người luôn có niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của thế trận cách
mạng:

Trong ngục giờ đây còn tối mịt,


Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
Trong cảnh đi bộ “Năm mươi ba dặm, một ngày trời”, và “Sống khác loài người vừa
bốn tháng, tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”.

Răng rụng mất một chiếc,


Tóc bạc thêm mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân. Hồ Chí Minh vẫn quên đi nỗi đau riêng của mình, đồng cảm,
thương yêu sâu sắc, thấu hiểu nhiều cảnh ngộ thương tâm trong chốn lao tù và trên
chặng hành trình hơn một nghìn cây số mà Người bị giải đi từ thị trấn Túc Vinh đến
tỉnh lỵ Quế Lâm. Người ngậm ngùi, ái ngại chứng kiến cảnh một người vợ tù đến
thăm chồng:

Anh đứng trong song sắt,


Em ở ngoài song sắt,
Gần nhau trong tấc gang,
Mà cách nhau trời vực.
Ngòi bút nhân đạo của Hồ Chí Minh không thể bỏ qua tình trạng phụ nữ bị xúc phạm,
trẻ em bị đầy đoạ.

Oa…!Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà;
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến nhà pha.
Con người Hồ Chí Minh bình dị, nhưng luôn toả sáng một nhân cách lớn lao vĩ đại.
Người rưng rưng cho mỗi cảnh đời, cảnh người, thấy khổ thì thương, bất kể quá khứ
của họ có lỗi lầm gì, Hồ Chí Minh làm một bài “văn tế” bằng thơ khóc người tù cờ
bạc vừa chết:

Thân anh da bọc lấy xương,


Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi;
Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!
Trên đường bị giải tù, Người xúc động thương cảm trước nỗi vất vả cực nhọc của phu
làm đường:

Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi,


Phu đường vất vả lắm ai ơi.
Đậm đà tình cảm quốc tế, Người lo cùng nông dân Trung Quốc khi hạn hán, và vui
với họ khi mùa màng bội thu:

Khắp chốn nông dân cười hớn hở


Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.
Thiên nhiên trong thơ Bác phản ánh tâm hồn lớn lao của nhà thơ Hồ Chí Minh. Phải
có một bản lĩnh thép mới có thể quên đi cái thực tại tàn bạo, lạnh lùng, để nhìn thiên
nhiên bằng con mắt lạc quan, yêu đời, say đắm, và giao hoà cung thiên nhiên, cảnh
vật:

Gà gáy một đên chửa tan,


Chùm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.
Giữa đêm tối mịt mùng, cảnh đi đày khắc nghiệt, tâm hồn rất đẹp, rất sáng của Người
tù làm cảnh vật thêm đẹp và ảo hơn. Hồ Chí Minh không qua một “Chùm sao đưa
nguyệt vượt lên ngàn'', thấy trăng cùng lên đường với mình, và như vậy người tù
không hề cô đơn. Con người luôn chủ động là tâm điển của bức tranh thiên nhiên, để
rồi sau đó hồn thơ đầy ắp trước cảnh bình minh rực hồng ấm áp:

Phương Đông mầu trắng chuyển sang hồng,


Bóng tối đêm tàn chốc sạch không,
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Thiên nhiên trong bài: Mới ra tù, tập leo núi, là một bức tranh thuỷ mặc nhưng không
vắng vẻ quạnh hiu, vì Hồ Chí Minh là thi sĩ chứ không phải ẩn sĩ con người giao hoà
với thiên nhiên hùng vĩ, trong cảnh trời mây non nước bao la khoáng đạt. Dù thiên
nhiên có phảng phất phong vị cổ điển, vẫn phơi phới niềm vui hiện đại, thĩu nặng chất
đời:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,


Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Thơ Hồ Chí Minh ngôn từ hàm súc, thâm thuý, mang mầu sắc cổ điển mà vẫn sáng
ngời tinh thần thời đại, bút pháp hiện thực nghiêm ngặt và lãng mạn bay bổng. Nhà tư
tưởng lớn Hồ Chí Minh đã đóng góp cho tinh hoa nhân loại một tâm hồn thi ca lớn -
tâm hồn thi ca Việt Nam. Từ kháng chiến chống Pháp, sau hoà bình 1954 đến kháng
chiến chống Mỹ. Nhiều áng thơ hay, như Nguyên Tiêu, Tin thắng trận, Lên núi, Vô đề
(1968),… Năm 1948, trong bài Tin thắng trận, Hồ Chí Minh viết:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,


Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Còn trong Rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu):

Giữa dòng bàn bạc việc quân,


Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Nửa đêm, chỉ khi việc nước bàn xong, phương lược chiến đã định, thiên nhiên lúc ấy
mới tràn ngập tâm hồn thi nhân với vẻ đẹp đắm say. Trăng lùa vào thuyền, hồn thơ
vấn vít. Trăng dâng đầy lai láng, khiến con thuyền “đàm quân sự” vụt biến thành con
thuyền thơ đầy ảo mộng. Tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh mở rộng đón thứ ánh sáng
cao khiết của ánh trăng, thưởng ngoạn chất xuân sung mãn. Trăng là biểu tượng cao
đẹp, sáng láng của tự do. Con thuyền bát ngát trăng cũng bát ngát niềm vui cao đẹp
tin tưởng vào bình minh sáng rỡ của dân tộc. Những năm lâm bệnh nặng, mặc dù tuổi
cao sức yếu, Bác ngày đêm vẫn hằng mong tin miền Nam thắng trận, và mỗi khi hay
tin Miền Nam thắng lớn, Bác thấy mình trẻ lại:

Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn.


Một năm là cả bốn mùa xuân.
Bác vĩnh biệt chúng ta đã trên ba mươi năm, nhưng hình ảnh của Người luôn gần gũi
với chúng ta, sự nghiệp và thơ ca của Người mãi mãi bất diệt. Thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng toàn dân ta đã tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước vào mùa Xuân 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử. Tổ quốc ta độc lập, thống nhất, từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
là một nhà tư tưởng lớn, một danh nhân văn hoá của nhân loại Người đã sáng lập và
rèn luyện Đảng ta, phấn đấu không mệt mỏi vì lý tưởng Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản
chủ nghĩa cao đẹp, nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Chính vì vậy, Đảng ta kiên định giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, lãnh đạo nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng
mới.

You might also like