You are on page 1of 2

Olympic các Trường Đại học Việt Nam lần thứ ba, 2005

Đề thi phần Hóa cơ sở, Bảng A


(180 phút làm bài, không được dùng tài liệu,
được dùng bảng tuần hoàn và máy tính bỏ túi)

Câu I:
Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng với số lượng tử phụ l = 4 (g là kí hiệu
của số lượng tử phụ n = 4).
1) Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có
2) Dự đoán sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.
3) Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc nguyên tố có số thứ tự Z bằng bao nhiêu?
Câu II:
1) Hãy cho biết cấu hình hình học của phân tử và ion dưới đây, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong
chúng theo chiều giảm dần. Giải thích.
a) NO2; NO2+; NO2-.
b) NH3; NF3.
2) So sánh momen lưỡng cực giữa hai phân tử NH3 và NF3. Giải thích.
3) Thực nghịêm xác định được mome lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết ∠ HOH là
104,5o, độ dài liên kết O – H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O – H trong phân tử oxy (bỏ qua
momen tạo ra do các cặp electron hóa trị không tham gia liên kết của oxy)
Cho biết số thứ tự Z của các nguyên tố: 7(N); 8(O); 9(F); 16(S)
1D = 3,33.10-30 C.m
Điện tích của electron là -1,6.10-19C; 1nm = 10-9m.
Câu III:
Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương với thông số mạng a = 0,534nm. Tính bán kính nguyên tử
cộng hóa trị của silic và khối lượng riêng (g.cm-3) của nó. Cho biết MSi = 28,086g.mol-1. Kim cương có cấu
trúc lập phương tâm mặt (diện), ngoài ra còn có 4 nguyên tử nằm ở 4 hốc (site) tứ diện của ô mạng cơ sở.
Câu IV:
Để loại trừ các ion NO3- trong nước (các ion NO3- có mặt trong nước xuất phát từ phân bón) có thể
khử nó thành NO2- bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd.
1) Viết nửa phản ứng của hai cặp NO3-/HNO2 và HNO2/NO trong môi trường axit. Chứng minh rằng
HNO2 bị phân hủy trong môi trường pH = 0 đến 6.
2) Ở pH = 7, nồng độ NO3- là 10-2M. Viết phản ứng giữa Cd và NO3-. Hỏi NO3- có bị khử hoàn toàn ở
25oC trong điều kiện này không? Tính nồng độ NO3- còn lại trong nước khi cân bằng.
3) Tính thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn của cặp NO3-/NO2- ở pH = 14 và 25oC
Cho biết các số liệu sau ở 25oC: Eo(NO3-/HNO2) = 0,94V; Eo(HNO2/NO) = 0,98V; Eo(Cd2+/Cd) =
-0,40V; Ka(HNO2) = 5.10-4; Ks(Cd(OH)2) = 1,2.10-14.
Câu V:
Ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ ở nồng độ bằng hoặc lớn hơn 10-5M. Hằng số điện li của nó là 10-2.
1. Một dung dịch chứa vết Fe3+. Thêm vào dung dịch này một dung dịch KSCN 10-2M (coi thể tích
không đổi). Xác định nồng độ tối thiểu của Fe3+ để dung dịch xuất hiện màu đỏ.
2. Một dung dịch chứa Ag+ 10-2M và Fe3+ 10-4M. Thêm dung dịch SCN- vào tạo kết tủa AgCN (coi thể
tích không đổi). Xác định nồng độ ၁၁+ còn lại trong dung dịch k၁၁ xuất hiện màu đỏ. Biết TAgSCN
= 10-12
3. Thêm 20cm3 dung dịch AgNO3 5.10-2M vào 10cm3 dung dịch NaCl không biết nồng độ. Lượng dư
Ag+ được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+. Điểm dương đương (khi bắt đầu
xuất hiện màu đỏ) được quan sát thấy khi thêm 6cm3 dung dịch KSCN 10-1M. Tính nồng độ của
dung dịch NaCl.
Câu VI:
Cho phản ứng: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k)
với tốc độ v = k[NO]2[O2]
Hai giả thiết đề ra:
1) Phản ứng là đơn giản.
2) Phản ứng có cơ chế như sau:
2NO(k) ⇋ N2O2(k) (a)
N2O2(k) + O2(k) → 2NO2(k) (b)
Thực nghiệm xác định rằng khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng giảm. Hỏi giả thiết nào đúng?
Giải thích.
Câu VII:
Có thể hoà tan hoàn toàn 100mg bạc kim loại trong 100ml dung dịch amoniac nồng độ 0,1M khi tiếp
xúc với không khí được không?
Cho biết nguyên tử khối của Ag = 107,88; hằng số điện li bazơ của amoniac là Kb = 1,74.10-5; các
hằng số bền của phức [Ag(NH3)i]+ tương ứng là: lgβ 1 = 3,32(i = 1) và lgβ 2 = 6,23(i = 2).
Các thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn ở 25oC: Eo(Ag+/Ag) = 0,799V; Eo(O2/OH-) = 0,401V. Áp suất
riêng phần của oxy trong không khí là 0,2095atm. Phản ứng được thực hiện ở 25oC.

You might also like