You are on page 1of 17

Phần 1: Nguyễn Du

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 1765–1820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh
Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời
Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông
là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn
hóa thế giới.
1)Cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày mùng 3 tháng 1
năm 1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn là dòng
dõi Nguyễn Xí gốc ở làng Cương Gián,huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh sau di cư vào
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh).

Bởi Nguyễn Xí là đại công thần khai quốc nhà Lê, do đó sáu bảy thế hệ viễn tổ
trước ông đã từng đỗ đạt làm quan. Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn
nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt.

Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến
chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dướitriều Lê... Ngoài là một đại
thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học.

Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai[1]. Người con trưởng là Nguyễn
Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản
Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân
với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm
trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên
còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm
chức câu kế, [2], người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứKinh Bắc, nay thuộc
tỉnh Bắc Ninh.

Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được
năm con, bốn trai và một gái.[3].

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không
quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh
em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông
Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tí”: Chúa
Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông.
Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông
Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử
gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn
lên Sơn Tâysống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em
Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì
không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên,
không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất,
Nguyễn Du được tập ấm[4] một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra
Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du
cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về
quê vợ[5], quê ở Quỳnh Côi ởThái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh
sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định,
chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng
chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận
chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời
gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên
hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái
Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay
thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến
cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được
cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong
một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào
ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820[6]
Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh)[7].
2)Các Tác Phẩm Nổi Tiếng
Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao
xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc
của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé,
bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca
giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng
với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì
diệu của tình yêu lứa đôi.”

Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều
thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca,
hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ
bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục
bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện
thơ.”[8]
Tác phẩm bằng chữ Hán

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được
chia ra như sau:

 Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng
trước khi làm quan nhà Nguyễn.

 Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế,
Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.

 Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong
chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Nhận xét về mảng thơ này, Ngữ văn 10 tập 2 viết:

"Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi
tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh
hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc
tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi,
đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội
phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội,
bị đọa đày hắt hủi..."

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Sáng tác của Nguyễn Du gồm có:

 Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được
viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng
đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài
sắc.

Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học ghi: Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung
Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở
Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn (tr. 1844)

Ngữ văn 10 tập 2 đánh giá: "Trên nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự
lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời
cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc
nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam." (tr.94)

 Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện
chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần
Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bàivăn tế này sau một mùa dịch
khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa,
người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có
lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồntrước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-
1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.

Ngữ văn 10 tập 2 nhận xét: "Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả
những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những
thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội...Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn Chiêu hồn đã được phổ biến rộng
rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa." (tr. 95)

 Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai
phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

 Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với
hai cô gái phường vải khác.

Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ
rồi thả.

Theo Từ điển văn học (bộ mới) thì: "Bài Thác lời trai phường nón rất tình tứ, mang âm hưởng của ca dao,
của vè còn đậm nét. Bài Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, tác giả cũng học tập ở ca dao, tục ngữ, thành
ngữ nhưng chưa được nhuần nhuyễn; nhiều chỗ tác giả tỏ ra quá lệ thuộc, làm giảm tính sáng tạo của
mình.

Nỗi lòng Nguyễn Du

Nỗi lòng của Nguyễn Du rất phức tạp. Để hiểu nó, các nhà nghiên cứu văn học thường dựa vào Gia phả họ
Nguyễn Tiên Điền và các tác phẩm của ông (đặc biệt là Truyện Kiều) để rút ra một số nhận định. Nhưng
những nhận định ấy đến nay vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau một cách sâu sắc.

Trích một số ý kiến:

Năm 1963, GS. Phạm Thế Ngũ viết:


"Một thuyết thịnh hành từ lâu do Trần Trọng Kim xướng ra rằng Truyện Kiều chứa đựng một tâm sự tha
thiết nhất của Nguyễn Du, ấy là cái tâm sự của kẻ hàng thần nhớ chúa cũ (hoài Lê). Thuyết trên không phải
là điều bị đặt mà có sở cứ rõ ràng. Thái độ phò Lê của ông được tỏ rõ trong những mưu toan chống Tây
Sơn. Về sau, bất đắc dĩ phải ra hợp tác với Nguyễn, ông thường tỏ ra kín đáo, nếu không nói là lãnh đạm,
lúc nào cũng như mang nặng trong lòng một bầu u uất khó nói. Nỗi lòng ấy chỉ có thể là, như lời ai điếu
của Bùi Kỷ trong bài Truy điệu cụ Tiên Điền vào năm 1927:

Dở dang thay cái tu mi.


Cực trăm nghìn nỗi trong khi tòng quyền.

"Hành vi của tác giả chứng tỏ, mà văn chương của tác giả nhiều khi cũng hé lộ rõ ràng. Nhiều bài
thơ chữ Hán của ông trong Thanh Hiên tập, Bắc hành tập, đầy ý điếu cổ thương kim, giọng
khảng khái bi đát. Cho đến bao nhiêu câu trong chính Truyện Kiều tả thân thế người con gái lưu
lạc cũng gióng lên tiếng đau buồn ấy của tác giả..."(tr. 360)

Năm 1967, GS. Thanh Lãng viết:

"Anh em Nguyễn Du đã từng cầm quân ủng hộ nhà Lê, tỏ ra khí phách hơn người. Nhưng công
việc không thành, nhà chính trị trẻ tuổi (Nguyễn Du) bỏ về quê, lấy thú chơi săn bắn ở núi Hồng
Lĩnh... "Và như phần đông nho sĩ đương thời, ông cho cái đời làm quan dưới một triều đại mới là
một trạng thái “thất tiết”, thành ra suốt đời lúc nào ông cũng buồn rầu, ân hận..."(tr. 612)

Năm 1973, nhà phê bình Thạch Trung Giả viết:

"Điều hiển nhiên là niềm tưởng nhớ nhà Lê, nỗi uất ức của người dồn phải dồn vào thế hàng
thần. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du là một con người có khí tiết nên đã từng mưu sự cần
vương chống Quang Trung. Đến khi nhà Tây Sơn đổ vì nhà Nguyễn, đám cố Lê hết chính nghĩa
để chống lại, nhưng những người như Nguyễn Du vẫn không quên mình và ông cha mình đã
từng ăn lộc nhà Lê. Vậy việc phải làm tôi cho Gia Long là một vạn bất đắc dĩ, một sự đau lòng,
một sự tủi nhục..."(tr. 370)

Năm 1978, GS. Trương Chính viết:

"Đọc ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề trước nay
ý kiến rất phân tán: thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại."

"Trong một thời gian khá dài, từ khi Tây Sơn ra Bắc hà (1786) cho đến khi Tây Sơn thất bại
(1802), rõ ràng Nguyễn Du có tính việc phục quốc (phù Lê)." Nhưng những chiến thắng của
Quang Trung năm 1789 đã làm cho nhiều người có tư tưởng chống Tây Sơn khiếp đảm. Do đó,
Nguyễn Du bi quan, chán nản."

"Tuy vậy, đến khi ông trở về quê nhà, dưới chân núi Hồng Lĩnh, chí phục quốc vẫn chưa nguôi.
Thế là, theo Gia phả, ông toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh."

"Và sau này, cũng theo Gia phả thì: Mùa hạ, tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), vua Cao Hoàng
(tức Gia Long) đi ra Nghệ An. Ông (Nguyễn Du) đón xe yết kiến vua và được đem thủ hạ đi theo
ra Bắc. Mùa thu tháng 8 năm ấy, ông được bổ tri huyện huyện Phù Dung. "Về điểm này, Đại Nam
chính biên liệt truyện chép hơi khác: Đến khi có lệnh (Gia Long) gọi, không thể từ chối, ông bất
đắc dĩ phải ra. Ở đây, chưa bàn Gia phả hay Liệt truyện chép đúng, nhưng cũng như một số nhà
nho đương thời, thái độ của Nguyễn Du đối với nhà Nguyễn có khác hơn đối với Tây Sơn. Nghĩa
là những cựu thần nhà Lê này vẫn có thể ra phò giúp mà lương tâm không cắn rứt."

"Nhưng tại sao Nguyễn Du được nhà Nguyễn tin dùng mà thái độ hình như là bất đắc chí. Sách
Đại nam chính biên liệt truyện cho biết Đối với nhà vua thì ông chỉ giữ hết bổn phận, chứ không
hay nói năng điều gì” khiến có khi bị nhà vua quở trách... "Qua những bài thơ trongNam trung tạp
ngâm, kể cả những bài thơ làm trong khi đi sứ, quanh quẩn chỉ bấy nhiêu ý: ca tụng lòng tiết
nghĩa, mạt sát những người cầu phú quí công danh, nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên
nghĩ, cho đời là một cuộc bể dâu...Nghĩa là Nguyễn Du đã nhìn thấy những nỗi đau khổ của quần
chúng bị áp bức, đã thấy được cái mục nát, tàn khốc trong triều đình nhà Nguyễn, cho nên ông
đã gửi tâm sự vào hai câu thơ:

Bất tri tam bách dư niên hậu,


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Độc Tiểu Thanh Ký
Và ý kiến của Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới), xuất bản năm 2004:

"Có một điều lạ là Nguyễn Du từng chạy theo Lê Chiêu Thống, và như một số tài liệu
nói, ông từng có ý định chống nhà Tây Sơn; nhưng trong các sáng tác của ông, những
thái độ này rất mờ nhạt. Trong khi những người khác có hàng tập thơ khóc vua Lê thì
ông chỉ ít nhiều rõ nét trong mỗi bài My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù) và đả
kích nhà Tây Sơn, thì Nguyễn Du không có một bài nào đả kích. Với nhà Nguyễn, ông
được trọng vọng, mà trong thơ ông có cái gì như chán chường nhà Nguyễn. Cũng
giống như Thanh Hiên thi tập, trong Nam Trung tạp ngâm, chưa bao giờ Nguyễn Du
nói rõ cái tâm sự thật của mình; rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông than thở cuộc
đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nương dâu.

Trong Bắc hành thi tập, nhà thơ có viết về Thăng Long (2 bài) để nói lên những đổi
thay đáng buồn của một đế đô. Tuy bài thơ toát lên một tình cảm nhớ cổ, thương
kim da diết, mông lung , nhưng khó có thể nói đây là bài thơ nhớ nhà Lê được. Còn
ở Long thành cầm giả ca, thì bài thơ không có tí gì gọi là thù địch với nhà Tây Sơn,
mà trái lại, trong khi thương xót cho số phận của người ca nữ, nhà thơ lại có vẻ như
ngậm ngùi cho sự sụp đổ của triều đại trên...Thái độ của ông như thế nào, thật hết
sức khó hiểu. (tr. 1122)

Bởi còn đôi điều khác biệt trên, nên chỉ có thể tạm kết luận:

Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ
trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và
không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó.[10]
*Một số các câu chuyện xoay quanh các tác phẩm của Nguyễn
Du
Xoay quanh caùc taùc phaåm cuûa Nguyeãn Du laø caùc caâu chuyeän
giaûi thích lí do vì sao haàu heát caùc taùc phaåm cuûa Nguyeãn Du
ñeàu ñeà cao chöõ “tình”
Thuôû aáy,caùc nhaø nho,nhaø trí só thöôøng quan nieäm,khi ra laøm
quan thì phaûi trung vôùi vua,noùi vaäy coù nghóa laø chæ ñöôïc thôø
moät vua maø thoâi.ÔÛ phaàn cuoäc ñôøi cuûa Nguyeãn Du,chuùng ta
ñeàu bieát oâng laøm quan vaøo cuoái thôøi Leâ,töùc laø vaøo thôøi Leâ
Chieâu Thoáng.Khi quaân Taây Sôn cuûa Nguyeãn Hueä tieán veà
Thaêng Long,vue Leâ Chieâu Thoáng boû kinh thaønh maø chaïy ngöôïc
leân Baéc.Nguyeãn Du cuõng cuøng vôï con chaïy leân Baéc theo vua
nhöng khi ñeán Laïng Sôn,oâng nghe noùi vua Leâ Chieâu Thoáng ñaõ
caïo ñaàu,thaét toùc bím maø laøm ngöôøi Thanh,oâng ñaønh quay veà
queâ vôï ôû Thaùi Bình.Sau naøy,tuy Nguyeãn Du coù caûm tình raát
toát vôùi nhaø Taây Sôn,nhöng vì theo quan nieäm oâng chæ ñöôïc thôø
moät vua neân oâng khoâng ra laøm quan döôùi trieàu Taây Sôn.Nhöng
ñeán khi Nguyeãn Aùnh laät ñoå nhaø Taây Sôn,oâng laïi bò vua Gia
Long vôøi ra laøm quan döôùi trieàu nhaø Nguyeãn,trí só vaø caùc nhaø
nho khi aáy ñaõ noùi veà Nguyeãn Du nhö sau:
Nhaát ñoäi Di Teà haï Thuù Döông
Coâng ngoân : vi khoå baát kham thöôøng.
YÙ cuûa 2 caâu naøy noùi raèng:Ñaõ töøng coù moät thôøi gioáng nhö
Baù Di,Thuùc Teà treân nuùi Thuù Döông thôø vua,nhöng sau naøy aên
coû vi khoå quaù thì laïi xuoáng nuùi.Nguï yù muoán noùi:Nguyeãn Du
tröôùc kia trung vôùi vua Leâ maø khoâng ra laøm quan cho trieàu Taây
Sôn,nay vì soáng khoå quaù maø laïi ra laøm quan cho Gia Long.
Quaù ñau khoå vì bò caùc nho só coi khinh,Nguyeãn Du duø laøm quan
döôùi trieàu cuûa Nguyeãn Aùnh nhöng oâng vaãn khoâng coäng taùc
vôùi trieàu Nguyeãn.Cuõng vì vaäy maø caùc taùc phaån do oâng vieát
sau naøy cuõng chæ ñeà caäp ñeán chöõ “tình” chöù khoâng ñeà caäp
ñeán loøng yeâu nöôùc nhö caùc taùc giaû cuøng thôøi khaùc.

Phần 2:Truyện Kiều


Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi
hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.[cần dẫn nguồn] Theo Đại
Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm
Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825, thường được gọi là "bản Kinh". Bản
khắc in đó nay không còn nữa nhưng còn lưu lại những phiên bản di dịch ít nhiều. Ngoài "bản Kinh" do
Phạm Quý Thích cho khắc in, một số dị bản nữa được in sau đó ở Hà Nội do các nhà in phát hành, thường
gọi là "bản Phường".

Nguyên bản tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung
của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt
Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường"
khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An [1].
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của
nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm
"Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của
Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du
khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Truyện Kiều đã từng được in ngược bởi Nhà xuất bản Thanh Niên để có thể đọc mạch truyện ngược chiều
thời gian từ "tái hồi Kim Trọng" trở về đoạn mở đầu truyện lúc hai người còn chưa biết nhau.

Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư
pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m × 1,6 m và hiện được trưng bày
tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Hoàn cảnh ra đời

Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết:
"Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi
sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ
ởQuảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận"

Nội dung chính


Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân
vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".

Theo kịch tính của tác phẩm, có thể chia truyện thành những phần nhỏ như sau:

Nhận định chung của Nguyễn Du

Nguyễn Du đem thuyết "tài mệnh tương đố" (tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện.

Trăm năm trong cõi người ta,


Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Tả hai chị em

Vào khoảng thời vua Minh Thế Tông (1522-1566), trong một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con,
con cả là Vương Thuý Kiều, sau là Thuý Vân và Vương Quan là cậu út. Hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân
thì "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng "so bề tài, sắc" thì Thúy Kiều lại hơn hẳn cô em.

Đầu lòng hai ả tố nga,


Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Kiều thăm mộ Đạm Tiên

Trong một lần đi tảo mộ vào tiết Thanh minh, khi đi qua mộ Đạm Tiên, một "nấm đất bên đàng", Kiều đã
khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một "kiếp hồng nhan" "nổi danh tài sắc một thì" mà giờ đây
"hương khói vắng tanh". Vốn là một con người giàu tình cảm và tinh tế nên Kiều cũng đã liên cảm tới thân
phận của mình và của những người phụ nữ nói chung:

Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
[sửa]Kiều gặp Kim Trọng

Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng, là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân"
với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người
"vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp
gỡ này thì "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư:

Người đâu gặp gỡ làm chi


Trăm năm biết có duyên gì hay không

Kim Trọng vì tương tư Kiều nên đã quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều.
Sau đó mấy tuần trăng thì Kim Kiều đã gặp nhau, Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi kỷ vật cho
nhau. Nhiều lần Kim Trọng cũng muốn "vượt rào" nhưng Thuý Kiều là một người sắc sảo, cô đã thuyết phục
được Kim Trọng:

Vội chi liễu ép hoa nài,

Còn thân ắt lại đền bồi có khi!

Thấy lời đoan chính dễ nghe,


Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân
[sửa]Kiều bán mình chuộc cha

Tai họa đã đột ngột ập đến Vương gia trong lúc người thiếu nữ còn đang thổn thức với mối
tình đầu. Bọn sai nha đầu trâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em nàng một cách tàn nhẫn
trong nỗi oan kêu trời không thấu. Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, Kiều đành phải đi đến
quyết định bán mình để chuộc cha, nhưng nàng không quên lời hẹn ước "trăm năm thề
chẳng ôm cầm thuyền ai" với Kim Trọng trước khi chàng về Liêu Dương để thọ tang chú.
Thuý Kiều đã nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả lời hẹn ước với Kim Trọng:

Cậy em, em có chịu lời


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Trao duyên cho em xong, nàng cảm thấy xót thương cho thân phận của chính mình:

Phận sao phận bạc như vôi


Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!'
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

Do đau thương quá nên Thuý Kiều đã ngất đi trên tay người thân.
Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú bà Mã Giám Sinh vốn là "một đứa phong
tình đã quen" cùng với Tú bà mở hàng "buôn phấn bán hương", chuyên đi mua
gái ở các chốn về "lầu xanh". Thấy Thuý Kiều như là một món hàng ngon, nhất
quyết mua về, lấy tiếng là làm vợ nhưng sau khi "con ong đã tỏ đường đi lối về",
Thuý Kiều đã bị Tú bà bắt phải tiếp khách. Nàng nhất quyết không chịu, tự vẫn
bằng dao nhưng không chết. Tú bà đành nhượng bộ cho nàng ra ở lầu Ngưng
Bích. Ở nơi này, nỗi nhớ người thân luôn luôn ấp ủ trong lòng đặc biệt là nỗi nhớ
mối tình của nàng với Kim Trọng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng


Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều:

Xót người tựa cửa hôm mai


Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Và nỗi buồn của người thiếu nữ được thể hiện qua những câu thơ chất chứa đầy cảm xúc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Kiều mắc lừa Sở Khanh

Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp Sở Khanh, một gã có "hình dong chải
chuốt, áo khăn dịu dàng" và cũng khá "văn vẻ", cô như người đang sắp chết đuối vớ được cọc mà không
còn bình tĩnh nhận ra lời lường gạt sáo rỗng của Sở Khanh.

Than ôi! sắc nước hương trời,


Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?

Kiều vội vàng trao thân cho Sở Khanh và cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi lầu Ngưng Bích. Cô nào ngờ
mình đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để giữ cô lại vĩnh viễn ở lầu xanh. Chưa kịp cao chạy xa bay
thì Tú bà đến và lúc này nàng mới rõ bản chất con người Sở Khanh:

Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,


Một tay chôn biết mấy cành phù dung!

Đến lúc này, nàng đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác "đến phong trần, cũng phong trần
như ai" và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Kiều gặp Thúc Sinh

Thúc Sinh tuy đã có vợ là Hoạn Thư nhưng cũng là người "mộ tiếng Kiều nhi" từ lâu. Thúc Sinh trong tác
phẩm này có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính của con người trong "đời thường" nhất, chứ
không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc Sinh là thế giới của
đam mê và là sứ giả phong lưu của tình dục. Chưa có một "đấng nam nhi" nào trong truyện Kiều có cách
nhìn nâng tấm thân đầy nhục dục của Kiều lên tầm thẩm mỹ như Thúc Sinh

Rõ màu trong ngọc trắng ngà!


Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Do vậy Kiều đã ham sống và tự tin hơn về tương lai số phận của mình. Hai người vui vẻ bên nhau "ý
hợp tâm đầu".

Khi hương sớm khi trà trưa,


Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn.

Thúc Sinh đã chuộc Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh. Tuy nhiên, vì là gái lầu xanh Kiều đã không
được Thúc Ông (bố của Thúc Sinh) thừa nhận. Thúc Ông đã đưa Kiều lên quan xét xử:

Phong lôi nổi trận bời bời,


Nặng lòng e ấp tính bài phân chia.
Quyết ngay biện bạch một bề,
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh!

Kiều cam tâm chịu kiếp lẽ mọn để được hưởng hạnh phúc yên bình của gia đình, tuy không
được trọn vẹn với Thúc Sinh.không chịu quay về lầu xanh nên lại thêm một lần nữa Kiều
gặp cảnh khốn khổ:

Dạy rằng: Cứ phép gia hình!


Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.

Thấy Thúc Sinh đau khổ khi thấy Kiều vì mình mà gặp nạn, quan kia đã cho Kiều làm
một bài thơ bày tỏ nỗi niềm. Đọc thơ của Kiều, vị quan khen ngợi rồi khuyên Thúc
Ông nên rộng lượng chấp nhận Kiều lại cho đồ sính lễ cưới xin. Nhờ thế Kiều thoát
kiếp thanh lâu nhưng chưa được bao lâu thì nàng lại mắc vạ với Hoạn Thư, vợ chính
của Thúc Sinh.

Kiều và Hoạn Thư

Khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thuý Kiều tài sắc vẹn
toàn, có tài làm thơ, bố của Thúc Sinh đã phải thốt lên:

Thương vì hạnh trọng vì tài


Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba

Kiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt 1 năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư,
họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp
Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thuý Kiều về tra
hỏi. Thuý Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cô bị chết cháy
sau trận hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà,
nhìn thấy Thuý Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của
vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm
trạng của Kiều đau đớn:

Bốn giây như khóc như than


Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm

Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thuý Kiều viết tờ
khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc
ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong
được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan
Âm các sau vườn để chép kinh. Thực ra, Hoạn Thư đánh Kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về
"đòn ghen" của Hoạn Thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Hoạn Thư đã ứng xử theo thường
tình hiện hữu của dân gian, là "chút dạ đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình!",
"Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai". Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc
Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện. Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp Sư trưởng Giác
Duyên (duyên giác ngộ?). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc Bà, một Phật tử thường hay lui
tới chùa. "Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn", Bạc Bà đã khuyên Kiều lấy cháu mình
là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.

Kiều gặp Từ Hải

Ở lầu xanh, Kiều "ngậm đắng nuốt cay" sống cuộc sống ô nhục. Một ngày đẹp trời, có một người khách ghé
qua chơi, đó là Từ Hải, một anh hùng lừng danh thời đó: "Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng,
thân mười thước cao", tài năng phi thường "đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao
gồm tài". Hai bên đã phải lòng nhau "Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa" và Từ Hải chuộc Kiều về chốn lầu
riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại "động lòng bốn phương", muốn ra nơi biên thuỳ chinh
chiến. Thuý Kiều muốn xin đi cùng nhưng Từ Hải không cho đi:

Nàng rằng:"phận gái chữ tòng"


Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Từ rằng:"tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình..."

Trong lúc Từ Hải đi chinh chiến, nàng ở nhà nhớ tới bố mẹ chắc đã "da mồi tóc sương", còn em Thuý
Vân chắc đang "tay bồng tay mang" vui duyên với Kim Trọng. Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về,
mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy.

Kiều báo ân trả oán


Lúc vui mừng cũng là lúc Thuý Kiều nghĩ đến những ngày "hàn vi", nàng kể hết mọi chuyện cho Từ
Hải và muốn có sự "ân đền oán trả". Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,... đều bị chịu gia hình, còn
những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói
"Rằng tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nên được tha. Sau đó Kiều có
gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua
nhiều lận đận nữa.

Kiều tự vẫn

Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng
và quy phục triều đình. Hồ Tôn Hiến đã bày mưu mua chuộc Thuý Kiều, đánh vào ham muốn có một cuộc
sống "an bình" của phụ nữ, nàng đã thật dạ tin người và xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến về thuyết phục
Từ Hải ra hàng:

Trên vì nước dưới vì nhà,


Một là đắc hiếu hai là đắc trung.

Từ Hải đã phân vân:

Một tay gây dựng cơ đồ


Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồng ra cúi công hầu mà chi
Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây, nhìn thấy Từ Hải, Thuý Kiều định lao tới để tự vẫn
nhưng chàng bị mắc mưu và đã "chết đứng giữa đàng". Thuý Kiều cảm thấy hối tiếc và dằn vặt
bản thân:

Mặt nào trông thấy nhau đây?


Thà liều sống thác một ngày với nhau!

Hồ Tôn Hiến đang đà thắng đã ép Kiều phải "thị yến dưới màn", Thuý Kiều đã khóc thương
và xin được mang Từ Hải đi chôn cất. Hồ Tôn Hiến đã chấp nhận cho "cảo táng di hình bên
sông". Biết nàng giỏi đàn, Hồ Tôn Hiến bắt nàng phải chơi, Kiều đã thể hiện nỗi lòng mình
qua tiếng đàn:

Một cung gió thảm mưa sầu,


Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Sáng hôm sau, để tránh lời đàm tiếu về mình, Hồ Tôn Hiến đã gán ngay Kiều cho người Thổ quan.
Trên con thuyền, Kiều nhớ tới lời của Đạm Tiên xưa đã nói với mình trong mộng "Sông Tiền đường sẽ
hẹn hò về sau", nàng đã quyết định nhảy xuống sông tự vẫn.

[sửa]Kim Trọng đi tìm Kiều

Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia đình Kiều gặp nạn, Kiều đã
bán mình chuộc cha. Kim Trọng đau xót:

Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa


Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai
Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê

Mọi người trong nhà khuyên can hết lẽ, chàng nghe theo lời dặn của Kiều và đón cha mẹ Kiều
cùng Thuý Vân sang nhà chăm lo phụng dưỡng, đồng thời vẫn đưa tin tìm kiếm nàng khắp nơi.
Tuy "sâu duyên mới" nhưng chàng lại "càng dào tình xưa". Vương Quan và Kim Trọng sau đó
đều đỗ đạt và làm quan. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì hai người mới dò la được thông tin
của Thuý Kiều là đã trầm mình dưới sông Tiền Đường. Ra đến sông, mọi người gặp sư Giác
Duyên ở đó, được biết là Thuý Kiều đã được bà cứu mang về cưu mang. Sau đó, mọi người
được dẫn về gặp lại nàng Kiều, "mừng mừng tủi tủi".

Tái hồi Kim Trọng

Sau 15 năm lưu lạc, Thuý Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng chính là người sợ việc đoàn
viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thuý Vân chính là người đầu tiên đã lên tiếng vun vào cho chị.
Nhưng trong đêm gặp lại ấy, Thuý Kiều đã tâm sự với Kim Trọng:

Thân tàn gạn đục khơi trong


Là nhờ quân tử khác lòng người ta

Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa.Tuy
rằng ngoài mặt hai người đã đồng ý nhưng hai người đã thầm nói sẽ trở thành bạn "chẳng trong chăn
gối, cũng ngoài cầm thơ".

Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ thế giới quan của mình về xã hội phong kiến lúc đó qua các câu thơ
nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thuý Kiều:

Ngẫm hay muôn sự tại trời


Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nhận xét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

 Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân:

... Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy
“ xong, mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời
văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải
thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. ”
 Dương Quảng Hàm:

trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và
“ thuộc được ít nhiều... ”
 Ca dao:

Đàn ông chớ kể Phan Trần


Đàn yện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc... "among their
people like Nguyễn Du in Việt Nam. His Tale of Kiều is a classic of Vietnamese literature, but a kind
of classic that is well-known to all people without exception."
Tạm dịch là: "Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của
mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt
Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết, không có ai là ngoại lệ."
Đánh giá

Truyện Kiều đã nhận được rất nhiều đánh giá khác nhau. Sau đây là một số đánh giá ai?:

"Truyện Thúy Kiều" là một tập văn chương rất hay, diễn được đủ cả nhân tình thế cố, tả được cả mọi cảnh trong
“ đời, mà chỗ nào văn chương cũng tao nhã, lời lẽ cũng lý thú. Nói theo tiếng đời nay thì "Truyện Thúy Kiều" thật
là một tập văn chương đại trước tác của nước ta vậy (Trần Trọng Kim)

Ảnh hưởng
[sửa]Những ảnh hưởng chính

Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Đây là một trong số ít các
tác phẩm lớn được nhiều người dân đủ mọi tầng lớp học thuộc lòng. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ
trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá của một số cộng đồng người Việt
như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Ngày nay, tên một số nhân vật và địa danh trong
Truyện Kiều được sử dụng trong đời sống với nghĩa tương tự:

 Sở Khanh: chỉ những người đàn ông phụ tình.

 Tú Bà: chỉ những người phụ nữ môi giới, bảo kê cho gái mại dâm.

 Hoạn Thư: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá.

 Lầu xanh: nơi chứa gái mại dâm.


Bói Kiều

Bói Kiều là tập tục xem bói bằng Truyện Kiều. Với mỗi trang truyện Kiều được giở ra thì tương ứng với nội
dung của trang mà người xem bói sẽ đoán vận mệnh.

[sửa]Lẩy Kiều

Lẩy Kiều là cách dùng theo âm điệu, cấu trúc của câu thơ Kiều để sửa thành 1 câu nào khác chỉ vào 1 tình
huống khác. Nhà văn Hoài Thanhtừng được tặng cho 2 câu lẩy Kiều như sau:

Vị nghệ thuật một nửa đời


Nửa đời sau lại vị người cấp trên.

Trong ca dao, dân ca cũng có rất nhiều câu lẩy Kiều.


[sửa]Giá trị nội dung và nghệ thuật
[sửa]Giá trị nội dung
[sửa]Giá trị hiện thực

Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng
tiền, xấu xa đồi bại và những bất công). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã
hội, đặc biệt là nỗi khổ của nhiều phụ nữ có nhan sắc: "Hồng nhan bạc mệnh".
Giá trị nhân đạo

 Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ.

 Thông cảm và đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ của con người,đặc biệt là với nỗi khổ của người
phụ nữ dưới xã hội phong kiến

 Thể hiện khao khát trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi

 Ước mơ tự do công bằng trong cuộc sống.


[sửa]Giá trị nghệ thuật
[sửa]Ngôn ngữ

Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian.


[sửa]Tả người

 Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người. Là nhân vật lý tưởng
hóa của Nguyễn Du

 Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du
[sửa]Tả cảnh

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.

*Một số sự phê phán xung quanh truyện Kiều


Phê Phán
Dưới đây là bài thơ của Tản Đà như là một lời chỉ trích (nguyên văn)

Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến


Tiếng sấn ân tình bốn mặt ran,
Tướng quân chi tiếc cánh hoa tàn!
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng,
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
Trơ trơ nấm đất bờ sông nọ
Hồn có nghe chăng mấy giọng đàn?
Tản Đà
Bài thơ có ý trách Thúy Kiều mới chôn cất Từ Hải tại bờ sông, sao lại có thể ngồi
đánh đàn mua vui cho những kẻ giết chồng mình? Dù Hồ Tôn Hiến có nhỏ một giọt
lệ xót thương, nhưng dòng nước của sông Tiền Đường cũng cảm thấy ghét mà không
chấp nhận làm nơi chôn thân của một người đàn bà như vậy.
Nguyễn Công Trứ đã tặng Thúy Kiều hai câu thơ:
Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa,
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!
Ý nói khi bị số phận đưa đẩy đến lầu xanh hai lần, Thúy Kiều đã không chọn cái chết
để bảo toàn tiết hạnh, vậy phải chịu những đau đớn, tủi nhục của kiếp sống kỹ nữ,
cũng là đáng đời.

You might also like