You are on page 1of 63

Thuật ngữ cơ bản Phân Tích Kỹ Thuật

Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler


H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý
thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là
công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng
như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton,
người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật
ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số
cổ phiếu đại diện.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW

Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau:

a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh
toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm
những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự
kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì
diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những
quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số
trung bình.

b. Ba xu thế thị trường

Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu
thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng
hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai
đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các
phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức
trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba,
thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò
quan trọng đối với thị trường.

c. Xu thế cấp một

Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí
vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ
mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản
ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một
này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt
mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức
đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm

1
giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu.

d. Xu thế cấp hai

Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp
một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường
con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị
trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng
thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước
trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá
tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt
quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp
hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến
20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt
đầu.

Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn
biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến
giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu
thế cấp hai.

e. Xu thế cấp ba

Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và
đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì
trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có
khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba
xu thế và chúng dễ bị thao túng.

f. Thị trường con bò tót

Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt.

Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn
sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan
nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi
các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi
khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình
hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung
bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ.

Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên

2
do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu
nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là
trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao
nhất.

Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch.
Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả
được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được
đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong
hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai
đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước
đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa.

g. Thị trường con gấu

Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là
giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước
đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã
đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao
dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi
động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu
tắt dần.

Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn

Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu
hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không
bình thường.

Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi
phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba.

Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ
phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì
giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình
hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu
không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải
bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm
cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập
trung sự chú ý vào các cổ phiếu này.

Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón

3
nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt.

Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường
con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể
không qua tất cả các giai đoạn nêu trên.

Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn
thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn
một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể
chỉ xảy ra trong một hai tuần.

--------------------------------------------------------------------------------------

h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau

Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm
chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói
rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu
thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ
số ngành đường sắt.

Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công
nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn
cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công
nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con
bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt
mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số
công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống.

i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế

Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá
hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch
tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối
lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục.
Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết
phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng
giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn.

j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai

Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân,

4
kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ
5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng
tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những
người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ
phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên
độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá
chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên
độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm
giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ
càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo
chiều xu thế cấp một.

Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc
giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố
của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay
thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể
xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo
kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều
trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ
phiếu cụ thể.

k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa

Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà
chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ
đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11
giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau
đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong
ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần
ghi nhận điểm đóng cửa 150,70.

l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo
chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn.

Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị
trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao
dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng
nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều,
và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò
tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt

5
đáy.

Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi
nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình
hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý
thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt
lệnh

Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay
sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải
theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi.

6
Moving Average và MACD

7
Phân kỳ và hội tụ của đường trung
bình di động - MACD

Công cụ chỉ báo MACD do Gerald


Appel phát triển. Điều làm cho công
cụ chỉ báo này hữu dụng đó là nó
kết hợp một số nguyên tắc của dao
động. Bạn có thể nhìn qua biểu đồ
(ảnh).

Đường di động nhanh hơn (gọi là đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường
trung bình di động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26
ngày hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (gọi là đường tín hiệu) thì thường
sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của đường MACD.

Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau. Khi
đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi
đường MACD băng xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán. Trong
ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình di
động.

Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường
zero. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức
được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường zero. Tình trạng bán quá
mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường zero.

Tín hiệu mua tốt nhất được đưa ra khi những đường giá nằm nhiều dưới đường zero
(tức là đang bị bán quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới đường zero
là cách thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng, tương tự với kỹ thuật
momentum.

Sự sai lệch xuất hiện giữa xu hướng của các đường MACD và đường giá. Một sự sai
lệch âm hay sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống xuất hiện khi các đường MACD nằm
xa phía trên đường zero (mua quá mức) và bắt đầu yếu đi mặc dù giá vẫn tiếp tục xu
hướng tăng cao hơn. Đó thường là một lời cảnh báo của đỉnh thị trường.

Khi dùng mắt để nhận định ra đường support và resistance thì người mua bán
thường có xu hướng nhận định hai đường này theo ao ước của họ. Vì lẽ đó, người mới
tập dượt mua bán dễ nhận định được đường support, resistance nhưng lại khó thành
công. Và cũng có những biểu đồ không thể tìm ra đường support và resistance vì cổ
phần lên xuống quá thất thường, vì vậy bạn phải sử dụng cách nhận diện xu hướng

8
khác:

Đường trung bình: Moving


average (MA).

Đường MA là đường vẽ theo


giá cả mà không có giao động
hằng ngày.

Lợi ích đầu tiên của nó là giúp


bạn nhận định được xu hưóng
(trendline) trong quá khứ của
biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ cho bạn rất
nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và bán cổ phiếu.

Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách
hiệu quả.

Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving
Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá
cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công
thức sau :

p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng có thể
tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open) của một ngày.

n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày

Bảng số dưới đây chỉ cho bạn cách tính toán MA5 (đường trung bình trong 5 ngày).

9
Phiên giao Giá cuối Phép tính này rất dễ là lấy tổng số
MA 5 MA 10
dịch ngày giá niêm yết cuối ngày (fixing) của
1 25 5 ngày và chia đều cho 5 là ra mức
giá trung bình của ngày thứ 6.
2 28
(25+28+31+27+22) : 5 = 26,60.
3 31
4 27
5 22
Còn muốn tính đường trung bình
6 18 26,60
của 10 ngày (MA10) thì bạn lấy tổng
7 19 25,20
số giá cả của 10 ngày chia cho 10
8 21 23,40 sẽ ra mức giá trung bình của ngày
9 20 21,40 11. Nếu bạn muốn tính số trung
10 22 20,00 bình ngày thứ 12 thì bạn loại bỏ giá
11 23 20,00 23,30 niêm yết ngày thứ nhất và thêm vào
12 25 21,00 23,10 giá niêm yết của ngày thứ 11 rồi
chia tiếp cho 10.
13 23 22,20 22,80
14 21 22,60 22,00 Vì đường trung bình này thay đổi dữ
15 20 22,80 21,40 liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ
16 18 22,40 21,20 giá ngày đầu tiên, thêm vào ngày
17 17 21,40 21,20 cuối cùng nên người ta còn gọi là
đường trung bình biến đổi hay là
19,80 21,00
đường trung bình lưu động (Moving
Average).

Cách sử dụng MA:

Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà tạo
ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả trong
quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.

Nhiều người như tỷ phú Soros-cây đại thụ trong phái đầu cơ bảo rằng: “Giá cả cổ
phần không phản ảnh đúng với kinh tế của công ty. Nó luôn giao động ở mức cao
hơn hoặc thấp hơn”.

Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả
thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng:

MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và
thấp.

Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng mua

10
bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào muốn
mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading.

Theo quy luật thông thường, khi mà giá cả cao


hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA cho ta
dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung
bình, phe đầu tư tin tưởng vào cổ phần này và
nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường
Support.

Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà


bạn nên mua vào và nếu bạn đã mua rồi thì nên
tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần
đã thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn
là đi xuống:

1) Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang mà
đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi ngược xu
hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.

2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần
tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.

3) Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ phần
bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.

4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi
lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng đi lên.

5) Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan
hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình
thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong kinh
doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt. Dù những
người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách khác,
nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng dùng kỹ
thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ
thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần
thắng.

Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết, bán

11
một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA cho ta
dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ còn
xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt đến
đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance.

Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần
hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá.

1) Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường


giá cả lại xuyên xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả
đã bị chựng lại và đang rớt xuống.

2) Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua


đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ.

3) Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu
chạm đường resistance mà không vượt qua được.

4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi
xuống.

5) Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì cổ
phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán nó khi nó ở
mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, bạn không nên bán mà nên đặt lệnh stop
loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự điều chỉnh thì cổ phần của bạn
vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó
vẫn còn cơ hội sinh sôi nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là
bán một phần cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời.

Khuyết điểm của MA.

12
Bạn chỉ khai thác những cách mua bán dựa vào MA khi cổ phiếu có xu hướng tăng
hoặc rớt rõ ràng và điều đặn, nếu nó lưng chừng mãi ở một luồng giá cả (channel) thì
MA cho bạn những dấu hiệu sai lầm, bắt bạn bán và mua liên liên mà không kiếm
được lợi nhuận đáng kể. Bởi vậy người ta khuyên rằng khi giá cả trên hay dưới MA
3% thì bạn mới nên mua hay bán.

Khuyết điểm thứ hai là MA chỉ ra dấu hiệu mua bán


khi biều đồ đã có xu hướng hẳn hòi. Những ai chỉ sử dụng MA mà không kèm thêm
những cách phương pháp dự đoán khác của AT thì người đó sẽ mất đi cơ hội mua khi
cổ phiếu ở giá thấp nhất, và bán nó ở mức giá cổ phiếu cao nhất trước, trước khi đi
ngược xu hướng.

Cách tính toán quá đơn giản như vậy cũng có khuyết điểm cho những người mua bán
ngắn hạn, vì giá niêm yết của những ngày gần đây quan trọng hơn hơn những ngày
xa xưa. Để bù lấp sự khiếm khuyết này, người ta dùng phép tính khác, đó là
Weighted Moving Average- EMA (đường trung bình gia quyền?)

Giá niêm
Weighted Tổng số
yết Với cách tính trên bản đồ trên đây, với phép
25 1 25 tính WMA thì ngày thứ nhất chỉ có hiệu lực bằng
1/5 ngày thứ 5.
28 2 56
31 3 93
27 4 108
5 110 WMA5 = {(1x25) + (2x28) + (3x31) +
(4x27)+(5x22)} /15
Tổng số 15 392
392 : 15 =26,13

Công thức của nó là :

Nhưng có người vẫn chưa hài lòng với hai phép tính trên, người ta lại có thêm một

13
phép tính nữa là đường trung bình lũy thừa: Exponential Moving Average (EMA).
Chúng ta có thể xem nó như là một WMA đặc biệt. Đặc điểm của EMA là cho chúng
ta dấu hiệu mua bán sớm hơn các đường trung bình khác. Bù lại, nó cũng cho ta
những tin hiệu sai lầm cho nên người ta vẫn dùng đường MA đơn giản để mua bán
dài hạn, chậm trể nhưng chắc chắn.

Cross-over

Có một cách sử dụng nữa là so sánh hai đường MA, một ngắn hạn và một dài hạn
hơn.

Khi hai đường MA gặp nhau ở một giao điểm (cross over) thì người ta chia làm hai
loại: Golden cross và death cross.

Khi bạn tung một quả cầu lên không, quả cầu này chậm dần, đứng yên trên không
một tích tắc giây rồi rớt xuống.

Đường MA ngắn hạn có thể coi như là quả cầu, khi nó vượt qua đường MA dài hạn
hơn thì bạn có thể cho như là cổ phần đang lên. Giao điểm vàng ,golden cross, là khi
đường MA ngắn hạn cắt và vượt qua đường MA dài hạn. Lúc đó là lúc bạn nên mua
hay tiếp tục giữ cổ phần.

Khi đường MA ngắn hạn cắt ngang và rớt xuống dưới đường MA dài hạn thì bạn có
thể coi như là cổ phần đang rớt trở thành death cross, giao điểm chết . Bạn nên bán
hoặc bán khống. Nhiều người cho rằng dùng cross over thì quá muộn màng, không
mua bán được đúng lúc, nên bạn chỉ dùng nó để kiểm chứng đường đi của xu hướng
mà thôi.

14
MACD: Moving Average Convergence Divergence

MACD là một cách phân tích có khả năng cho bạn biết thời điểm cổ phần có thể đảo
ngược xu hướng.

Nó cho dấu hiệu để người đầu tư ngắn hạn mua bán


thời điểm rất sớm vì thế nó là một cách phân tích
không thể bỏ qua được trong phân tích kỹ thuật.

Theo biểu đồ đây chia làm hai phần, thứ nhất là đường giá cả theo kiểu bar-chart.

Phần dưới là biểu đồ MACD. gồm có đường MACD tính theo sự giao động giữa hai
đường EMA (màu xanh) với một đường dấu hiệu ; signal (màu đỏ). Thông thường là
EMA 12, EMA 26, và đường signal EMA9.

Khi đường MACD (xanh) cao hơn đường signal (đỏ) là lúc nên mua. Cổ phần đang lên.

Khi đường MACD rớt thấp hơn đường signal xuống là lúc nên bán. Cổ phần đang
xuống.

Khi đường MACD và đường signal gần hay giao nhau là khi bạn nên chú ý vì nó báo
hiệu rằng có thể thay đổi xu hướng (convergence). Ngược lại khi hai đường này cách
rời nhau là lúc nó đang theo xu hướng đã có sẵn, bạn cứ yên tâm chờ hoặc giữ cổ
phần đang sở hữu (divergence).

Nếu bạn dùng chỉ duy nhất một dạng nhận định của AT như EMA, MACD… thì bạn chỉ
khai thác được một khía cạnh của biểu đồ.

15
Người mua bán dựa trên AT chính hiệu phải khai thác nhiều cách nhận định tổng hợp
với nhau như: Bollinger band, candelstick, support, resistance… cho họ nhìn biểu đồ
với nhiều góc cạnh. Họ giải mã được xu hướng của cổ phần và ước đoán thời điểm
(timing) cho phép họ mua bán chính xác hơn. Thắng lợi sẽ thuộc về những ai nhanh
nhẹn, nhạy bén, biết phân tích và tổng hợp, vận dụng những yếu tố khách quan có
sẳn phục vụ cho mục đích của mình.

Dù không phải là hoàn toàn, nhưng MA, WMA và EMA va MACD vẫn là những trụ cột
trong những cách dự đoán của phương pháp phân tích kỹ thuật. Nếu bạn sử dụng nó
kèm theo vài cách dự đoán AT khác thì bạn có thể tiên đoán và mua bán với tỷ lệ
thành công nhiều hơn là mua bán theo trực giác.

Đoàn Thanh Tùng

16
Chỉ số RSI và ADX - Phần 1
Điều mà chúng ta quan tâm nhất là quá trình xác định
khi nào giá bắt đầu đi theo xu hướng. Và 1 công cụ có thể
hỗ trợ việc đó là chỉ số định hướng trung bình ( Average
Directional Index ) – ADX

Hầu hết người giao dịch đều tập trung vào các chỉ số
xung lượng (momentum) phổ biến để tìm kiếm tín hiệu
vượt mua / vượt bán ( overbought / oversold ), và các chỉ
số giá / xung lượng phân kì ( divergence) xác điểm điểm kết thúc của xu hướng.

Chúng ta hãy xem xét chỉ số RSI nhanh xác định tín hiệu vượt mua ./ vượt bán
như thế nào trên đồ thị USD/JPY :

Thật rõ ràng ! chỉ số xung lượng RSI đã phản ánh chính xác thị trường, và nếu

17
bạn mới bắt đầu về kĩ thuật thì chỉ số trên chắc sẽ gây ấn tượng mạnh với bạn !
Tuy nhiên, tất cả các công cụ kĩ thuật không đơn giản như vậy. chúng ta hãy
xem 1 ví dụ khác về sự thay đổi giá :

2 tín hiệu RSI đầu tiên ( vượt bán và vượt mua ) rất chính xác.

Tuy nhiên, các tín hiệu sau đó liên tiếp chỉ mức vượt bán nhưng giá vẫn tiếp tục
tăng cao.

Điều gì đã xảy ra?

Đơn giản, chỉ số xung lượng cung cấp tín hiệu vượt mua / vượt bán trong 1 thị
trường dao động và chưa chắc chắn. Tuy nhiên, nó sẽ bị mất tác dụng khi thị
trường bắt đầu đi theo xu hướng , và đó là những gì diễn ra tại biểu đồ trên.

18
Trong kì xu hướng, các chỉ số xung lượng hầu hết đều nằm ở vị thế vượt mua /
vượt bán cao và không phản ánh được chính xác diễn biến thị trường. Tại thời
điểm này chúng ta cần bỏ qua tín hiệu xung lượng . Điều mà chúng ta quan tâm
nhất là quá trình xác định khi nào giá bắt đầu đi theo xu hướng. Và 1 công cụ có
thể hỗ trợ việc đó là chỉ số định hướng trung bình ( Average Directional Index ) –
ADX

Nhìn vào biểu đồ dưới đây:

Trên biểu đồ có sử dụng công cụ chỉ số ADX (xanh lá cây) với +DI (xanh dương)
và –DI (đỏ).

2 đường +DI và –DI biểu hiện xung lượng tích cực và tiêu cực của giá. Khi xu
hướng rõ ràng đường +DI sẽ vượt từ dưới lên khỏi đường –DI , và ngược lại.

ADX là đường chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng và xu hướng
giảm. Có nghĩa là khi giá tăng hay giảm theo 1 chiều rõ ràng ( theo 1 xu hướng
– xu hướng tăng hoặc giảm ) , ADX vượt mức 30 cho biết xu hướng đang trong

19
giai đoạn phát triển.

Tôi thường dành nhiều chú ý cho đường ADX, và khi nó tăng vượt mức 30, có
thể phớt lờ tín hiệu RSI.

Tuy nhiên, ADX là 1 chỉ số chậm và nó chỉ đi theo sau 1 khoảng thời gian khi
các chỉ số xung lượng đã báo tín hiệu vượt mua / vượt bán. Làm cách nào để
hiệu quả?

Trước tiên phải xác định nếu chỉ có các đường chỉ số xung lượng vào vùng cảnh
báo, điều này chưa đủ để xác định cơ hội giao dịch. Trong ví dụ trên khi đường
RSI nhanh tiến tới vùng vượt mua, chúng ta cần đánh giá biến động giá không
chỉ trên biểu đồ ngày mà còn trên những khung thời gian ngắn hơn.

Trong những tình huống chúng ta sẽ xem xét đến các điểm đỉnh và đáy ( top
and bottom) trước khi ADX vượt mức 25-30. Một lý do đáng tin cậy là xu hướng
luôn có qui luật – đó là bước sóng.

Hình vẽ trên cho thấy trong 1 xu hướng tăng vẫn có các điểm đỉnh và đáy ,
nhưng trong 1 “khung”, và khi điểm đáy bị phá vỡ, đó là dấu hiệu của 1 sự đảo
ngược xu hướng.

Để rõ ràng hơn chúng ta có thể vẽ thêm 1 đường kẻ hỗ trợ ( support line) dưới
các điểm đáy , và khi nó bị phá vỡ, đó có thể là 1 tín hiệu báo xu hướng đã kết
thúc. Một rủi ro nhỏ là giá có thể quay lại để tái lậ lại đường support sau khi đã
“xuyên qua” nó, và điều này thỉnh thoảng xảy ra trong xu hướng tăng, do đó
chúng ta cần xem xét khi ADX bắt đầu giảm thì xu hướng có thể đã kết thúc,
kết hợp với đường RSI nhanh cung cấp tín hiệu vượt mua hoặc vượt bán.

Vì vậy khi thêm ADX vào danh mục chỉ số của bạn, bạn có thể đánh giá được xu
hướng đang xảy ra hay không. Đây là 1 vũ khí hiệu quả hỗ trợ cho các công cụ

20
của bạn, cung cấp thông tin thay vì làm phức tạp các chỉ số xung lượng khác.

Ian Copsey

21
Kết hợp chỉ số RSI và ADX ( phần 2)
Phân tích kỹ thuật - Phân tích RSI và ADX
(Tiếp theo bài viết về chỉ số RSI và ADX -Phần 1 )
Chúng ta cần quan tâm đến lợi ích từ việc kết hợp kiến
thức về RSI và ADX vào trong một hệ thống đơn giản. Cả
ADX và RSI đều là những công cụ hiệu quả và sự kết hợp
giữa chúng dường như sẽ đem lại 1 khả năng rất lớn . Tôi
thích sử dụng RSI chủ yếu như 1 chỉ số xác định tín hiệu
mua mua trong xu hướng lên. Và ADX là chỉ số đo lường sức mạnh của xu
hướng đó.

Dưới đây là 1 số yếu tố làm cách nào 2 chỉ số này có thể phối hợp nhau trong 1
hệ thống để xác định thời điểm vào thị trường khi xu hướng mạnh và mua tại
điểm đáy. ( tôi tập trung phân tích vào việc kì vọng giá lên nhưng lập luận này
vẫn có thể áp dụng tốt cho kì vọng giá xuống )

Khi đường ADX đang tăng, đây là chỉ số xác định xu hướng mạnh đang diễn ra.
Trong 1 vài trường hợp đợi đến khi có điểm thích hợp vào thị trường sẽ không
hiệu quả bởi vì xu hướng tăng có thể bi vuột mất và điểm vào thị trường để tối
đa lợi nhuận của bạn đôi khi quá chậm. Trong trường hợp này chúng ta phải vào
ngay khi có xu hướng mạnh. Để thực hiện điều này như là 1 nguyên tắc đơn
giản, chúng ta có thể dựa vào sức tăng của ADX ( chúng ta cũng có thể xem 1
số chỉ số khác đang tăng báo hiệu xu hướng tăng đang diễn ra ) , và đặt lệnh
MUA, bất kì lúc nào RSI đang thấp hơn ngưỡng cao 85. Nguyên tắc này giúp
chúng ta xác định nhanh chóng điểm vào trong hầu hết mọi trường hợp và kết
quả cho thấy chỉ cần giao dịch khi ADX tăng là 1 ý tưởng rất hay. Đường RSI sẽ
giúp tránh mua ở mức vượt mua ( overbought) khi vượt qua 85, tránh được
những tình huống quá mạo hiểm.

Đường RSI, tuy nhiên, có vai trò rất quan trọng khi mà ADX đang theo chiều
ngang hoặc hạ xuống. Trong trường hợp này nguyên tắc là nếu đường ADX
không tăng chúng ta phải hoãn lại điểm vào lệnh. Một khi đường ADX không
đưa cho chúng ta 1 tín hiệu tốt về sức mạnh của xu hướng, cần bổ sung thêm
những chỉ số khác để xác định thị trường có tiềm năng tăng như thế nào. Nếu
không chúng ta không thể chọn được điểm tốt vào thị trường khi xu hướng lên.
Một vài đường như đường trung bình động MA 20 cũng không hiệu quả khi áp
dụng với các chỉ số này.

Bây giờ, sau khi đặt lệnh vào thị trường với sự kết hợp giữa 2 chỉ số ADX và RSI,
chúng ta cũng sẽ kết hợp chúng để xác định điểm ra. Khi thị trường đang tăng,
nhưng xu hướng không còn mạnh . chúng ta sẽ dựa vào đường RSI xác định

22
điểm đóng lệnh thuận lợi nhất để thu lợi nhuận. Một ví dụ khi bạn đang giao
dịch với RSI 9 tăng đến 75 – 80 điểm, đây là tín hiệu cho thấy sự hiệu chỉnh sắp
xảy ra. Nếu xu hướng thị trường không còn mạnh chúng ta nên vui vẻ với
khoảng lợi nhuận có được thay vì đợi đến việc đóng lệnh khi có sự hiệu chỉnh.
Tuy nhiên nếu ADX vẫn tiếp tục tăng chúng ta có thể mạo hiểm với hi vọng xu
hướng tiếp tục tăng hơn nữa. Khi ADX tăng cúng ta có thể phớt lờ đường RSI để
tiếp tục đạt lợi nhuận. Việc nhẫn nại cho phép chúng ta tích lũy lợi nhuận và
tiếp tục quan sát RSI và thị trường. Đôi khi ADX tăng nhưng không đủ sức để giữ
sức mua tiếp tục cao khi RSI đạt mức vượt mua và có thể 1 số người mua sẽ đặt
lệnh đổi chiều. Lúc này chúng ta nên lập tức thoát lệnh. Hoặc chúng ta có thể
phớt lờ RSI cho đến khi đạt mức lợi nhuận mong muốn.

Dưới đây là lập luận của 1 hệ thống mà theo tôi khá hiệu quả. ( nhưng nếu bạn
áp dụng bạn phải theo cách thức của mình). Tât cả những con số tôi đưa ra
chưa được kiểm tra hay đánh giá 1 cách khách quan. Một ví dụ là đường 20 –
day MA chỉ là 1 con số mà tôi nghĩ đến trong đầu. Nhưng nó đủ để giúp bạn có
những thông tin cần thiết để bắt đầu và bạn có thể tự xây dựng các nguyên tắc
giao dịch trong khung thời gian thích hợp nhất.

Đặt lệnh mua:

23
- Đường MA 20 phải tăng

- Nếu đường ADX tăng ( ADX hôm nay cao hơn 0.2 so với hôm qua ) 
đặt lệnh mua nếu đường RSI nhỏ hơn 85

- Nếu đường ADX không tăng  đặt lệnh mua nếu đường RSI 14 nhỏ
hơn 50. Một số nhà giao dịch thích lựa chọn RSI ở mức 60, nhưng 1 số
khác lại chọn thấp hơn 40

Ra khỏi thị trường:

- Đường ADX không còn tăng , thoát lệnh buy nếu đường RSI 9 lớn hơn
75

- Nếu đường ADX đang tăng , và lợi nhuận đã lớn hơn mức mong đợi 
bán khi đường RSI 9 lớn hơn mức 75

- Bạn cần xác lập thêm 1 vài nguyên tắc thoát lệnh để tránh thua lỗ.
Bạn có thể sử dụng thời gian qui định tối đa thoát lệnh cho mỗi khung thời
gian – khi giá bắt đầu xuống thấp hơn đường MA 20 hoặc đường MA 20
bắt đầu giảm ( xem nguyên tắc vào lệnh thứ 1 )

Chuck LeBeau(maxi-forex.com)
Chỉ số RSI- Áp dụng VN Index
Biểu đồ chỉ số RSI(Relative strength
indicator )sức mạnh tương đối

Được phát triển bởi J. Welles Wilder. Thuật ngữ


“cường độ tương đối - relative strength” vô tình là
một việc sử dụng sai và thường gây ra sự nhầm
lẫn với những thuật ngữ khác khi nó được sử
dụng trong phân tích thị trường chứng khoán.

Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết
nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác
định theo công thức sau:

24
Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử
dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình
đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14
ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng
ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó
“cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho
trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính
RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng
khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định
(thường dùng 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên
và biên dưới dao động từ 0 - 100. (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI - 14
ngày.) Đường trung bình nằm giữa màu xám 50.Biểu đồ RSI có các đường chính
đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, màu xám cũng là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp
tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường màu xám này, đó là
dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (bullish). Ngược lại,
nếu đường RSI giảm xuống dưới đường màu xám này, đó là dấu hiệu giá của
loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (bearish).
Ở đây ta nhần mạnh là kỳ vọng, vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi
xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng ( hoặc giảm )

25
:
: Đường 70 phía trên màu hồng được coi là ngưỡng quá mua (tạm dịch từ
“overbought” nghĩa là đã mua quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường.
Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm
xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá
chứng khoán có dấu hiệu giảm giá.

:: Đường 30 ở dưới màu xahh được coi là ngưỡng quá bán (tạm dịch từ
“oversold” nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với
giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm vào để đẩy giá lên). Thường khi đường
RSI từ dưới đi lên và vượt qua ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó
sắp tăng giá.

:: Đường cong màu tím chạy giữa 2 đường ngang trên là đường RSI.

26
Công thức tính cơ bản bằng tiếng Anh như sau:

Trong biểu đồ kỹ thuật trên của VN INDEX, chúng ta thấy đường RSI
đã vượt ngưỡng lố mua từ khoảng ngày 10/01/2007 cho đến khoảng
ngày 03/02/2007 khi đường RSI bắt đầu “chui” xuống dưới ngưỡng 70,
thì giá nhiều cổ phiếu đã “đổ dốc” một mạch vào cuối tháng 2. Từ đầu
tháng 3, đường RSI dao động với xu hướng giảm xuống phía dưới vạch
45, thỉnh thoảng vượt ngưỡng rồi lại rớt trở lại dưới vạch 45.Nhìn lại thị
trường trong thời gian này thì thấy sức mạnh tương đối của VN INDEX
đã giảm từ đầu tháng 3 đên cuối tháng 4-2007.

VNINDEX vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Nếu đường RSI vượt lên được
khoảng 45 kết hợp với khối lượng mua tăng khá (phần biểu đồ cột ở
trên biểu đồ RSI), thì đó là dấu hiệu tốt cho thị trường cổ phiếu vì có
dấu hiệu phục hổi.

27
Dải Bollinger (Bollinger bands):
Đó chính là dải màu xanh lá cây nhạt chạy dọc theo các đường màu đỏ và màu
hồng trong biểu đồ trên. Dải Bollinger gồm 3 đường:

:: Đường ở giữa chính là đường trung bình động đơn giản 20 ngày (Simple
moving average 20 days - SMA 20 days) màu hồng trong biểu đồ trên.

:: Dải trên là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên trên. Đường này được tính
bằng đường ở giữa (SMA 20 ngày) cộng với 2 độ lệch tiêu chuẩn.

:: Dải dưới là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên dưới. Đường này được tính
bằng đường ở giữa (SMA 20 ngày) trừ cho 2 độ lệch tiêu chuẩn.

Xác định thời điểm mua 2 đáy (double bottom buy):

Để minh hoạ cho vấn đề này, vì không tìm được ví dụ phù hợp, nên tôi xin dùng
một ví dụ của công ty nước ngoài năm 1999 vậy. Đó là cổ phiếu của AT & T.

28
Đáy (bottom) là điểm trên biểu đồ giá của một loại chứng khoán khi nó xuống
mức thấp nhất trong một giai đoạn nhất định (điểm mũi tên đỏ trong hình trên).
2 đáy là hiện tượng giá một cổ phiếu rớt xuống mức thấp nhất, sau đó hồi phục,
rồi lại rớt lại một lần nữa (điểm mũi tên xanh trong hình trên) trước khi tăng
đều.

Khi giá rớt xuống vượt dải dưới của Bollinger bands, sau đó vượt lên lại nằm trên
dải dưới, rồi lại rớt xuống một lần nữa, nhưng lần rớt thứ hai không vượt quá dải
dưới. Nếu sau đó giá tăng lên vượt qua dải ở giữa (chỗ có vòng tròn màu xanh),
khi đó, tín hiệu thị trường tăng giá (bullish sign) được xác định. Nghĩa là có thể
bắt đầu mua vào để chờ tăng giá rồi bán ra.

Xác định thời điểm bán 2 đỉnh (double top sell):


Đỉnh (top) là các điểm trên biểu đồ thể hiện giá của một loại chứng khoán khi
nó lên mức cao nhất trong một giai đoạn nhất định. 2 đỉnh là hiện tượng giá một
cổ phiếu tăng lên mức cao nhất, sau đó tụt giảm, rồi lại tăng lại một lần nữa
trước khi rớt xuống nhanh chóng.

Khi giá tăng lên vượt dải trên của Bollinger bands, sau đó rớt xuống, rồi lại tăng
lên một lần nữa, nhưng lần tăng thứ hai không vượt quá dải trên. Nếu sau đó giá
giảm xuống dưới dải ở giữa, khi đó, tín hiệu thị trường giảm giá (bearish sign)
được xác định. Nghĩa là nên bán ra để tránh mất giá khi cổ phiếu rớt giá mạnh.

Khi dải trên và dải dưới tiến sát gần nhau:

Nếu 2 dải trên và dải dưới tiến rất sát nhau (như hình tròn màu đỏ trong biểu đồ
phía dưới), khi đó rất có khả năng sẽ có biến động giá lớn. Tuy nhiên, dải
Bollinger không cho biết giá sẽ biến động tăng hay giảm. Chúng ta phải dùng
các công cụ khác để dự báo.

29
Vinase Group tổng hợp từ Internet.Mọi chi tiết về cách dùng RSI có thể tìm hiểu
tại đây : www.Stockcharts.com
Đường bao Bollinger
Bollinger là một công cụ được phát triển bới chính John
Bollinger.Đường bao Bollinger được xem là một chỉ sô cho phép
người dùng so sánh độ biến động ( volatility) và mức giá tương
đối theo thời gian.Chỉ số gồm có 3 phần được thiết kế nhằm bao
quanh phần lớn của giá cổ phiếu

1. Đường trung bình di động nằm ở giữa


2. Dải nằm ở trên đường 1 ( là SMA cộng với 2 lần độ lệnh tiêu chuẩn của giá
cổ phiếu)
3. Dải nằm dưới đường 1 ( là SMA trừ đi 2 lần độ lệch tiêu chuẩn của giá cổ
phiếu)

Cách tính độ lệch tiêu chuẩn ( standard deviation )

Công thức

Với X = giá chứng khoán , E() = bình quân

trong tài chính nói chung và trong thị trường chúng khoán nói riêng là một số đo
cho độ biến động của cổ phiếu. Việc sử dụng độ lệch tiêu chuẩn nhằm đảm bảo
rằng 2 đường bao sẽ phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của giá cổ phiếu và
phản ánh độ biến động lớn hay nhỏ.( Những vùng có bụng đường bao Bollinger

30
to là cổ phiếu biến động lớn và ngược lại).

• Cách sử dụng:

Với mục đích để xác định mức giá tương đối và độ biến động, độ biến động giá
được hiểu là độ rủi ro trong trường hợp này, Bollinger được kết hợp với giá cổ
phiếu từng ngày và một số chỉ số khác sẽ tạo nên những tín hiệu mua/bán , đặt
lệnh/ hủy lệnh, và dự đoán được thị trường.
Thường Bollinger kết hợp với Candlesticks .

• Double bottom Buy : là tín hiệu khi giá cổ phiếu "hủy diệt" ( các ngọn nến
đổ xuống dưới đường bao dưới) đường bao phía dưới.Sau tín hiệu này thì
thị trường sẽ có kỳ vọng tăng ( Bullish )
o Ghi chú : Double bottom :Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo
thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ
hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ
hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ
hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu
thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương
đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn
thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê
cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất
thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện
"breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.

31
Ví dụ bằng cổ phiếu REE- Công ty cơ điện lạnh ( tôi dùng Metastock kết hợp
đường Candlestick , SMA(20) , 2 đường bao là Bollinger ( +/- 2 devations) : nhìn
trên biểu đồ thì thấy rõ ràng vòng Elip đầu tiên( nguyên nhân)(các cây nến đổ
xuống dưới đường màu xanh – vòng Elip thứ 2 ( kết quả )( các cây nến đổ trên
đường trung bình di động.

• Double Top Sell : ngược lại hoàn toàn với Double Bottom Buy.

• Ghi chú : Double Top :Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự
biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình
này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm
dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể
hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán – nó đánh dấu quá
trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện
tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay
thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta
nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô
hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới
tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.

32
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

• Độ rộng của đường bao Bollinger: Hãy chọn Bollinger và nhìn vào 2 đường
bao : những chỗ có độ rộng lớn thì biến động giá rất cao, rủi ro cũng
lớn.Những chỗ hẹp cho thấy độ biến động giá thấp, độ an toàn cao. Đây là
điểm quan trọng cho những nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không
vào cổ phiếu mình chọn.Vì thị nước ta chưa có thị trường Quyền chọn
( Options / Future ).Nếu có Options ( Call/Put) thì giá của Options sẽ rẻ
hơn khi độ biến động giá thấp ( 2 đường bao Bollinger hẹp ).

Bollinger and MACD of VN INDEX

Trần Tài.

Thành viên của www.vinase.com

Lược dịch từ www.stockcharts.com

33
Giới thiệu về candlestick ( phần 1 )
Candlestick (hay còn được gợi là candle – nến Nhật) được sử
dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất
đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:
o “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao”
(tin tức, tác động của thị trường)

o Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá
o Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và
cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi)

o Biến động giá không phản ánh giá trị thật .


Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố : giá mở (open), giá đóng (close), giá
cao (high) và giá thấp (low). Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu
trắng hay đen tùy theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle
trắng (while candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black
candle). Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất /
thấp nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của
candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết thúc
(close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week) trong khi
phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở
và giá đóng.

Mua – Bán:

Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle
ngắn thể hiện biến động giá thấp.

Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu
hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi
thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy người mua
đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở lại.

Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu
người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi
thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có người bán đang
xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống.

34
Cuộc chiến giữa mua và bán:
Candle thể hiện cuộc chiến tranh giành vị thế giữa mua (người kì vọng thị
trường lên), và bán (người kì vọng thị trường xuống) trong 1 khoảng thời gian
xác định. Có thể so sánh cuộc chiến này với 1 trận đá bóng giữa 2 đội bóng, mà
chúng ta có thể gọi là đội MUA và đội BÁN. Điểm thấp nhất của candle (bottom)
cho thấy đội BÁN đã dồn bóng đến “cấm địa” của đội MUA và điểm cao nhất
của candle (top) cho thấy đội MUA đang áp đảo . Càng gần điểm thấp nhất, đội
BÁN càng chiếm ưu thế, và càng gần điểm cao nhất, đội MUA càng tỏ ra áp đảo.
Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng tôi muốn nhấn mạnh 6 tình huống của
cuộc chơi (6 mô hình candlestick):

35
1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy đội MUA kiểm soát bóng trong
suốt trận đấu.
2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy đội BÁN kiểm soát bóng trong
suốt trận đấu.
3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội nào
kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu.
4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy đội BÁN kiểm soát phần đầu trận
đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội MUA vào cuối trận và đội
MUA giằng co trở lại.
5. Candle với chân phía trên dài cho thấy đội MUA kiểm soát phần đầu trận
đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội BÁN vào cuối trận và đội BÁN
giằng co trở lại.
6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả đội MUA và đội BÁN đều có
giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương, và kết
quả là vẫn giằng co nhau.

Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning
top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi
theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo
bên bán hoặc bên mua thắng thế.

Các loại Candle đặc trưng:

1. Marubozu:Hình Marubozu chỉ có thân mà không


có bóng (body without shadow). Đây là dấu hiệu xác
lập 1 xu hướng rất mạnh

Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị bên mua


mạnh hơn nuốt chửng. Ngược lại nếu hình Marubozu
đen thì người mua chiếm thế chủ động và thường được
giá hời.

2. Spinning top ( bông vụ) :Thân nhỏ mà bóng dài


cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán
chưa phân thắng bại, giá cả đang còn tranh chấp. Sau
1 xu hướng dài, hình tượng này cho biết , bên mua /
bên bán đã yếu thế dần và có dấu hiệu xu hướng sẽ đảo
chiều.

3. Doji: Hình Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ

36
mức giá mở cửa , doji trông như 1 gạch ngang nằm giữa phạm vi giá , là dấu
hiệu cho thấy người mua và người bán đang do dự.

Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị
sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo
bên bán hoặc bên mua thắng thế.

Bạn sẽ cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu
hướng:

Hình hammer, inverted hammer, hangging man và shooting star cho ta biết giá
đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.

Cụ thể là hình hammer và inverted hammer ngược theo Doji báo hiệu sự thắng
thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít

37
nhất là trong ngắn hạn.

Trong khi đó hai hình tượng hanging man và shooting star cảnh báo trước người
bán có thể đã thắng thế người mua và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.

Candle kết hợp:

Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều candle liên tục, và có thể được gộp
chung thành 1 candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so
vớii mô hình candles, dựa trên nguyên tắc:

• Giá mở là giá mở của candle đầu


• Giá đóng là giá đóng của candle cuối
• Giá high và giá low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình.

38
39
Làm thế nào để nhận diện chính xác 1 xu hướng
Nếu có 1 vấn đề muôn thưở chưa rõ ràng đối với
người giao dịch thì đó là “xu hướng”. Tùy thuộc vào
người bạn hỏi, bạn sẽ có câu trả lời khác nhau.
Cho dù câu trả lời của họ thế nào bạn cũng đừng lo
lắng, thật sai lầm nếu bạn tin là có 1 câu trả lời chính
xác về cách thức giao dịch. Sai lầm trong việc nhận
dạng 1 xu hướng sẽ làm giảm sự thành công đáng kể.

Điều đầu tiên để bắt đầu là việc bạn nhận ra khung thời gian thích hợp để quyết
định giao dịch. Đối với tôi chỉ có 3 sự lựa chọn đó là dựa vào các đồ thị mỗi 60
phút, mỗi 4 giờ hoặc các đồ thị hằng ngày, đây là 3 khung thời gian tốt nhất
bạn nên theo để giao dịch. Tuy nhiên, đa số những người giao dịch dựa vào đồ
thị 60 phút. Vì vậy, đến lúc đó hãy xem xét nó thật đơn giản. Tôi sẽ không
quyết định trong những khung thời gian mà có sự không rõ ràng.

Xu hướng trên những đồ thị sau đây là gì?

Xu hướng hiện tại của vùng tô màu vàng là gì?

Theo lẽ thường, đó là 1 câu hỏi hơi mưu mẹo 1 chút. Dựa trên những gì tôi biết,
câu trả lời đơn giản là không đủ thông tin để gọi tên xu hướng đó. Chắc chắn
rằng những biến động cuối cùng là đi lên cho dù toàn bộ giá vẫn trong hướng

40
thấp đi.

Hãy thêm thông tin cho đồ thị này

Tôi không cảm thấy có 1 sự đứt quãng trên hoặc dưới đường biến động trung
bình có thể khiến xu hướng thị trường thay đổi, chỉ là 1 sự thay đổi trên đường
dốc.

Đây là điểm then chốt khi thị trường bắt đầu thay đổi, đường trung bình dốc lên,
và đó cũng là 1 xu hướng.

Bằng cách thêm 1 đường dịch chuyển trung bình (MA), người ta có thể phân tích
xu hướng “hiện hành” tốt hơn. Hãy nhớ rằng, bạn không nên quá quan tâm đến
những diễn biến nhiều giờ trước nhưng bạn cần quan tâm đến những gì xảy ra
cách đây từ 4 đến 6 giờ.

Nếu không có đường dịch chuyển trung bình, gần như không thể nhận diện
đúng xu hướng thị trường.

Hãy xem 1 ví dụ khác

41
Xu hướng ở đây là gì?

Tôi nghi ngờ những người nói rằng : “Xu hướng đang lên, tôi sẽ tính toán để
mua trong giai đoạn này”. Nhưng 1 lần nữa, đơn giản là không đủ thông tin để
nghe theo kết luận này ở thời điểm. Hãy thêm đường dịch chuyển trung bình
vào.

42
Đường dịch chuyển trung bình đang dốc xuống, càng có khả năng các giao dịch
là để hạn chế sự tăng giá sau 1 thời gian chứ không phải mua

Nếu bạn không thể nhận ra đúng xu hướng, nhiều khi sẽ không chống lại nổi
việc mua vào?? ở mức giá sàn mong đợi, hoặc trong trường hợp này là sự hỗ trợ
giả tạo – điều này có thể tránh nếu bạn nhận diện đúng xu hướng.

Không cần phải nói, giao dịch này có thể đã diễn ra không tốt.

Bài tiếp theo tôi sẽ đề cập chi tiết đến về việc định nghĩa 1 xu hướng đúng cũng
như quyết định trong những khung thời gian khác để làm rõ định nghĩa về xu
hướng.
Làm thế nào để nhận diện chính xác 1 xu hướng ( Phần 2 )
(Tiếp theo phần 1 ) Trong bài trước ta đã bàn về phương pháp
quyết định 1 xu hướng trước khi giao dịch trong thị trường ngoại
hối. Đây là những bước tiếp cận cơ bản giúp chúng ta hiểu về xu
hướng thị trường. Và tự nhiên, hạn chế của sự tiếp cận 1 chiều này
là nó chỉ liên quan đến những quyết định về xu hướng trong 1 khung thời gian
nào đó.

Cách tiếp cận này có thể thích hợp với 1 số người giao dịch, tôi thấy rằng sẽ
hiệu quả hơn nếu tìm ở những khung thời gian đa dạng như 1 cách để tăng khả

43
năng thành công ở 1 giao dịch.

Tuần này, tôi sẽ dựa trên những định nghĩa từ tuần trước và chứng minh rằng
bằng cách nào để tìm thấy 1 hay 2 khung thời thời gian hữu ích.

Đầu tiên, hãy xem lại những gì đã bàn ở tuần trước.Xu hướng trên đồ thị về tỷ
giá EUR/USD dưới đây là gì?

Xu hướng hiện hành là gì?

Thật ra có 2 câu trả lời :

1. Không rõ ràng.

2. Hướng xuống.

Giá thấp hơn đường dịch chuyển trung bình có độ dốc nghiêng hướng xuống.
Đây không phải là đồ thị thể hiện 1 xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, câu trả lời
của bạn là gì nếu cùng lúc bạn thấy đồ thị 240 phút đối lập với đồ thị 60 phút
cho thấy dấu hiệu đi lên?

44
Xu hướng ở đây là gì?

Ở đây, chỉ có 1 câu trả lời: xu hướng đang lên.

Vì vậy, khi bạn dùng các phân tích từ 2 khung đồ thị khác nhau thì bạn sẽ có 1
chút lúng túng. Nếu bạn tiến hành giao dịch mà không dùng đồ thị 60 phút, thật
khó để xác định xu hướng xuống (mặc dù đồ thị 60 phút có hướng đi xuống) khi
khung thời gian cao hơn tiếp theo cho thấy rằng bạn đang đi ngược lại toàn bộ
xu hướng. Ngược lại, nếu bạn định giao dịch mà không dùng đồ thị 240 phút thì
đồ thị 60 phút sẽ ít thích hợp hơn và bạn có thể có nhiều khả năng tách khỏi 1
cơ hội mua dài hạn. Những khung thời gian lâu hơn luôn diễn ra trước.

Đây là 1 phần của giao dịch, nó mang tính 'nghệ thuật' nhiều hơn tính 'khoa
học' và sau đó làm nổi lên những hạn chế nghiêm trọng của sự tiếp cận thuần
túy máy móc. Nếu chúng ta biết thêm từ loạt bài này, thì sẽ có cái nhìn rõ hơn
về sự phân biệt có thể mang tính chủ quan như thế nào

Hãy xem 1 ví dụ khác. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng 3 khung thời
gian để phân tích. Trong khi đồ thị 240 phút và đồ thị hằng ngày có hướng
xuống rõ ràng thì đồ thị 60 phút có thể giới hạn chuyển động về 1 phía nhờ vào
những điều kiện kỹ thuật của nó.

45
Xu hướng đang xuống, nhưng 1 xu hướng đối lập đang bắt đầu

46
Trong khi xu hướng đang lên, đường xung lượng ( momentum) hướng xuống và
đường EMA 50 ngày đã bị xuyên qua ( đường màu đỏ )

Kết hợp các dấu hiệu 1 cách tốt nhất.

Câu trả lời ở đây là gì? Hãy chờ thêm thông tin.

Việc này rất gần với công việc của tôi, như bạn biết tôi luôn nghĩ rằng chính
quyết định của bạn sẽ đem lại hiệu quả giao dịch cao nhất. Có phải có cách
kiếm tiền từ việc giao dịch ở cặp tỷ giá EUR/JPY về lâu dài? Hoàn toàn có thể,
nhưng khả năng của giao dịch này sẽ giảm bởi khung thời gian lâu hơn.

Tôi biết rằng phần bài tuần này sẽ hơi khó hiểu 1 chút và bạn không tìm thấy 1
câu trả lời rõ ràng. Nhưng không sao, đây là 1 khái niệm hóc búa để nắm được
nhất là khi bạn thêm vào những biến số mới. Tiếp theo bài này sẽ có những
nghiên cứu mới được đưa vào để giúp bạn có 1 ý tưởng và cách đơn giản để
nhận ra những cơ hội có nhiều khả năng xảy ra hơn. Có thể bạn cho rằng nhận
diện xu hướng là chìa khóa, nhưng thật ra nó chỉ là 1 mảnh của toàn bộ bức
tranh về thị trường .

47
(Theo ActionForex.com - Maxi-forex.com lược dịch

48
Cách xác định trend bằng ADX, PSAR và Ichimoku
Ai cũng biết nhưng chúng ta vẫn phải nhắc lại, trend là bạn của trader. Bởi vì có
xác định được trend, chúng ta mới sử dụng được các chiến thuật và chỉ số hợp
lý.

Về cơ bản, ADX (bao gồm cả +DI và -DI, tạo thành DMI - Directional Movement
Indicator System) được dùng để xác định trend. Đại loại là nếu ADX lớn hơn 25
và up thì thị trường có trend, ADX nhỏ hơn 25 thì thị trường không có trend. Sau
đó, trong trường hợp thị trường có trend thì nếu +DI cắt -DI từ dưới lên thì trend
là up, và ngược lại, +DI cắt -DI từ trên xuống thì trend là down. Còn bản thân
ADX chỉ cung cấp cường độ của trend, không cung cấp hướng down hay up.
Nhưng ADX thực sự rất khó dùng, đôi lúc rất mơ hồ, cứ tà tà đi ngang. Mức có
trend lại có nhiều người đặt khác nhau, có người trên 20 đã coi là có trend. Hơn
nữa, ADX chưa giúp phát hiện sớm và chính xác thời điểm xuất hiện của trend.
Các tín hiệu của nó tương đối trễ, trend phát triển được một thời gian rồi nó mới
khẳng định. Thêm nữa, +DI và -DI nhiều khi cho tín hiệu rất nhiễu loạn.

PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược
điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend
của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.

Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết về cách phối hợp ADX cùng với PSAR để sử dụng
ưu điểm của cả 2 chỉ số, loại bỏ nhược điểm của cả 2. John Murphy nổi tiếng
cũng đã từng gợi ý về cách dùng DMI (ADX, +/-DI) với PSAR. Tuy vậy, việc xác
định ranh giới giữa up, down và sideway vẫn còn rất mơ hồ, khó nắm bắt.

Bây giờ chúng ta hãy thử phối hợp cả PSAR, ADX và đường Kijun (đường xu
hướng trong kỹ thuật Ichimoku) để xác định chính xác thời điểm bắt đầu và kết
thúc của 3 xu hướng up, down và sideway.

Nhắc lại một chút đặc điểm của Kijun. Tên nó có nghĩa là đường xu hướng nên
nó vận hành rất chắc chắn, nó lên tức là xu hướng lên, nó xuống tức là xu
hướng xuống, nó đi ngang tức là xu hướng đi ngang. Quan sát thấy nó đi ngang
khá nhiều, không dao động, lên hay xuống là dứt khoát. Vì vậy, nó sẽ rất tốt để
xác định khi nào thị trường đi ngang.

Chúng ta phải luôn bám sát PSAR vì PSAR là nhạy nhất. Nó sẽ cảnh báo sự thay
đổi của trend đầu tiên.

Khi PSAR đột ngột đảo chiều, câu hỏi là trend đã thực sự thay đổi chưa? Nếu đã,

49
thì là up (trong trường hợp đang down), down (trong trường hợp đang up) hay
sideway? Thường thì sau một trend, thị trường phải sideway, rồi mới chuyển
sang trend ngược lại, hoặc tiếp tục trend cũ. Vấn đề là sideway kéo dài bao
lâu? Có thể chỉ một vài phiên để retest, khẳng định mốc mới; có thể là lâu hơn.

Quan sát Kijun có thể giúp chúng ta xác định được chính xác thời điểm trend
xuất hiện và kết thúc:

Kijun thuận chiều PSAR: Trend hiện diện.


Kijun ngược chiều PSAR: Sideway nghiêng về hướng của Kijun.
Kijun đi ngang: Sideway nghiêng về hướng của PSAR.

Tất nhiên chúng ta vẫn không thể bỏ qua ADX. Tuy nhiên ADX xem rất khó chịu
vì nó cứ uốn lượn, khi nó lên hay xuống, nó không báo cho chúng ta biết cái
trend đang tăng hay giảm là cái trend nào trong số các trend trước đó. Như vậy,
chúng ta phải tìm cái đỉnh (hoặc đáy) ngay trước đó của ADX, kiểm tra trend lúc
đó là gì thì chúng ta mới xác định được ADX đang thể hiện cường độ của trend
nào.

Những ý kiến trên đây chỉ bàn về việc xác định trend để có cái nhìn chung về xu
hướng và cách thức sử dụng các chỉ số cho phù hợp. Nó không dùng để xác định
hướng đi chắc chắn của giá. Việc này cần sử dụng các kỹ thuật và các chỉ số
khác. Bởi vì, giá có thể lên xuống rất mạnh trong một sideway và có thể chẳng
thay đổi nhiều trong một trend đã rõ ràng.

50
Chỉ số Ichimoku Kinkou-Hyo
Ichimoku Kinkou-Hyo là một kỹ thuật do Goichi Hosoda một nhà
báo Nhật lập ra từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với
candlestick, nó đã trở thành niềm tự hào của người Nhật. Vì
tiếng Nhật khá là khó đọc nên người ta hay gọi tắt là Ichimoku
hay viết tắt là IKH. Nghĩa dựa theo tên của kỹ thuật này là "một cái nhìn về đồ
thị cân bằng" (Ichimoku - cái nhìn, Kinkou - hài hòa, Hyo - biểu đồ giá). Cân
bằng và hài hòa là cái người Nhật luôn luôn kiếm tìm. Kỹ thuật này đo những
trung điểm của các giá cao và giá thấp trong các khoảng thời gian khác nhau.

Các khoảng thời gian gồm có 3 loại, nguyên bản là 26, 52 và 9, tương tự như
các khoảng thời gian trong chỉ số MACD, trong đó 9 đóng vai trò như thời gian
của đường tín hiệu. Các khoảng thời gian này được lập từ khi một tuần làm việc
có 6 ngày. Bây giờ một tuần làm việc có 5 ngày nên người ta cũng hay chỉnh lại
các khoảng thời gian là 22 (số ngày làm việc trong một tháng), 44 (số tuần làm
việc trong một năm) và 7 (hoặc 8, một tuần rưỡi). Người ta cũng có thể dùng
các time periods khác như: 5, 13, 26.

Ichimoku gồm 5 đường: Kijun, Tenkan, Chiku, Senkou Span A và Senkou Span B.
Chà khó đọc và khó nhớ nhỉ. Chẳng hiểu ý nghĩa là gì.

1. Kijun hay Kijun-sen theo tiếng Nhật là Trend Line (thôi khỏi dịch ra tiếng Việt
nhỉ). Kijun = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 26
ngày vừa qua (Kijun-sen period). Kijun cũng còn được gọi là Base Line.

2. Tenkan-sen là Signal Line, đường tín hiệu. Tenkan = (đỉnh cao nhất + đáy
thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa qua(Tenkan-sen period).
Tenkan còn gọi là Conversion Line.

3. Chikou (Chinkou, Chiku) là Lagging Line, đường trễ chính là giá đóng cửa của
26 ngày trước đây.

Senkou Spans A và B hay còn gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây
Cloud (tiếng Nhật là Kumo).

4. Senkou Span A = (Tenkan Line + Kijun Line) / 2 của 26 ngày trước đây. Tức là
trung bình cộng của Kijun và Tenkan dịch về phía trước 26 ngày.

5. Senkou Span B = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) /2 tính trong khoảng thời
gian 52 ngày đã qua của 26 ngày trước đây. Tức là giống như cách tính Kijun và

51
Tenkan nhưng là tính trong khoảng 52 ngày và dịch về phía trước 26 ngày.

Như vậy tóm lại cho dễ nhớ chúng ta có đường tín hiệu (Tenkan), đường xu
hướng (Kijun), đường trễ (Chikou), đường dẫn (Senkou) A và đường dẫn B.
Khoảng cách giữa đường dẫn A và đường dẫn B tạo thành mây.

Tenkan - Đường xu hướng.


Nếu giá nằm trên đường xu hướng, có thể giá còn lên nữa. Nếu giá bắt đầu cắt
đường xu hướng, có thể xu hướng sẽ thay đổi. Nếu đường xu hướng đi lên, giá
có thể lên và ngược lại. Một tín hiệu tốt của đường xu hướng là thể hiện trạng
thái mua thái quá và bán thái quá của giá.

Kijun - Đường tín hiệu.


Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên, có thể giá sẽ tăng (cái này
khác với MACD) và ngược lại.
Nếu đường tín hiệu đi lên hoặc đi xuống, thị trường có xu hướng. Nếu đường tín
hiệu đi ngang, thị trường có thể sideway.

Chiko - Đường trễ.


Nếu đường trễ và thị trường cùng hướng, đường trễ sẽ củng cố thêm xu hướng.
Nếu đường trễ nằm trên đường giá, nó củng cố cho tín hiệu tăng giá (nếu có),

52
ngược lại, nếu đường trễ nằm dưới giá, nó củng cố cho tín hiệu giảm giá (nếu
có).

Kumo - Đám mây


Nếu giá nằm giữa hai đường dẫn A và B, tức là lọt vào đám mây, thị trường có
thể là đi ngang và các đường dẫn này đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng
cự.
Nếu giá nằm phía trên đám mây, các đường dẫn A và B sẽ là đường hỗ trợ. Nếu
giá nằm dưới đám mây, các đường dẫn lại là đường kháng cự.
Nếu đám mây dày, mức kháng cự và hỗ trợ tốt, volatility tăng. Ngược lại, đám
mây mỏng thì volatility thấp, thị trường sideway.
Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá nằm ngoài đám mây sẽ là rất mạnh. Ngược
lại các tín hiệu tăng giảm giá nằm trong đám mây thì không mạnh bằng. Như
vậy, tín hiệu tăng giá bên dưới đám mây là rất yếu, tín hiệu giảm giá phía trên
đám mây cũng vậy.

Ichimoku chắc chắn không đơn giản, bởi vì nó không đưa ra con số. Chúng ta
phải đọc thế của nó trong tổng thể các đường và mây, phối hợp với candlestick.
Quả là một tuyệt chiêu của người Nhật. Ngoài ra thay đổi các time periods để
nhìn nhận thị trường trong các khoảng thời gian phù hợp cũng là một kỹ thuật
không dễ nắm bắt.

53
Sử dụng đường hỗ trợ và đường kháng cự
Đường hỗ trợ và kháng cự là một trong những công cơ bản được
các tay buôn chứng khoán sử dụng để phân tích và xác định
vùng biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Có thể ở Việt
Nam, khái niệm đường hỗ trợ, đường kháng cự còn rất lạ lẫm đối với nhiều nhà
đầu tư song khái niệm này được nhắc tới và sử dụng rất phổ biến trong phân
tích kĩ thuật, thậm chí còn được coi là kim chỉ nam, là sách gối đầu giường của
nhiều tay chơi cổ phiếu. Bài viết này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản nhất
về mức hỗ trợ, mức kháng cự cũng như cách xác định các mức giá có khả năng
xảy ra trong tương lai. Một trong những tiên đề nổi tiếng, có tính kinh điển
trongphân tích kỹ thuật đó là "giá cả của cổ phiếu chịu sự tác động mạnh mẽ
của mứ đó là "giá cả của cổ phiếu chịu sự tác động mạnh mẽ của mức hỗ trợ và
mức kháng cự". Hỗ trợ là thuật ngữ dùng để chỉ các tác động giữ cho giá cổ
phiếu luôn cao hơn một mức nào đó, còn kháng cự ngược lại, là thuật ngữ được
sử dụng để chỉ các tác động khiến cho giá cổ phiếu luôn thấp hơn một mức nhất
định nào đó. Người ta đã nghiệm ra rằng lịch sử luôn lặp lại, nếu trong quá khứ
các mức giá đã từng đóng vai trò là giá kháng cự,thì chúng có xu hướng sẽ lặp
lại vai trò đó trong tương lai. Việc biểu diễn được các đường hỗ trợ hay kháng cự
trên đồ thị cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được tầm quan trọng của
chúng trong quá khứ cũng như tiên liệu được các biến động trong tương lai. Khi
nhận thấy thị trường đang giao dịch với mức giá gần với và hướng về các mức
trên, ta có thể đưa ra một số dự báo hợp lý về giá cả cổ phiếu trong thời gian
tới, từ đó có được các quyết định đầu tư cho riêng mình.

Vậy thế nào là hỗ trợ, thế nào là kháng cự và hình thù của chúng trên các đồ thị
cổ phiếu ra sao? Để giải quyết được câu hỏi này, hãy cùng quan sát một đồ thị
có biểu diễn các đường kháng cự và đường hỗ trợ tại các mức giá hết sức rõ
ràng và dễ nhận biết. Sử dụng các thông tin rút ra từ bảng này ta có thể biết
được liệu các mức kháng cự hay hỗ trợ này có lặp lại không khi giá cổ phiếu có
xu hướng chạm tới các mức giá đó. Tuy nhiên, trước khi đi sâu khám phá những
bí ẩn đằng sau các biểu đồ, hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ và các nguyên
nhân dẫn tới sự hình thành của các đường này.

Bất kì ai thường xuyên theo dõi các kênh thông tin tài chính, đọc các tạp chí
đầu tư như Financial Times, vào các website chuyên ngành đầu tư chứng khoán
của các thị trường lớn đều có thể nghe được và đọc được các lời nhận xét của
các chuyên gia tài chính như, đại loại như là "Tôi cho rằng mức hỗ trợ của Dow
là 7300" hay "Dow chắc chắn sẽ có mức kháng cự là 8100" Vậy thì bản chất tài
chính của kháng cự hay hỗ trợ là gì, và tại sao người ta lại nhắc đến nó nhiều
như vậy. Robert Edwards và John Magee trong tác phẩm kinh điển của họ có tựa

54
đề "phân tích kĩ thuật xu thế biến động cổ phiếu" (Technical analysis of stock
trend) đã định nghĩa như sau:
Hỗ trợ là việc mua, có thể trên thực tế hoặc tiềm năng, một khối lượng lớn cổ
phiếu trong một giai đoạn nhất định nhằm ngăn chặn không cho giá của chúng
giảm thêm nữa. Kháng cự, ngược với hỗ trợ, là việc bán một lượng lớn cổ phiếu
nhằm đáp ứng các lệnh mua, khiến cho mức giá không tăng thêm nữa. Xét về
quan hệ cung cầu thì hỗ trợ là mức giá mà tại đó cầu lớn hơn cung, còn kháng
cự là mức giá tại đó cầu nhỏ hơn cung.

Hãy cùng quan sát bảng 1 để thấy rõ hơn. Đây là biểu đồ chứng khoán của công
ty Rubbermaid từ tháng 6 năm 1997 đến tháng 9 năm 1998. Đồ thị thể hiện ba
lần giá cổ phiếu lên cao hơn mức 27.5 điểm ( tại A ,B ,C), sau đó lại đảo chiều
và giảm giá. Kế đó, sau khi vượt qua mức 27.5 điểm vào tháng 1 năm 1998 giá
cổ phiếu lại tụt xuống (điểm D ,E ,F) trước khi tăng lên tới mức 35 điểm. Một
đường thẳng được kẻ sao cho càng gần với cả sáu điểm này càng tốt. Trong
bảng này, ta thấy mức giá đóng vai trò kháng cự tại điểm A-C, sau đó đảo chiều
và đóng vai trò hỗ trợ tại điểm D-E.

Để giải thích được hành vi của thị trường, chúng ta cần phân tích rõ đồ thị này
hơn chút nữa. Sau khi sụt giảm mạnh từ mức 30 điểm vào giữa tháng 7 năm
1997, giá cổ phiếu sau đó đã tăng lên mức 27.5 (điểm A) vào tháng 8, lại sụt
giảm, rồi tăng lên mức 27.25 điểm vào tháng 8, sau đó lại sụt giảm. Chu kì này
lại tiếp diễn một lần nữa vào tháng 1 năm 1998, sau đó lại được đẩy từ mức
27.5 điểm lên mức 29.5 điểm vào tháng 2.

55
Giả định rằng trước khi diễn ra sự sụt giá vào giữa tháng 7 năm 1997, các nhà
đầu tư mua cổ phiếu ở mức giá dưới 30 điểm đã kiếm được một khoản lợi nhuận
sau khi bán lại các cổ phiếu này cho các nhà đầu tư mới ở mức giá 30 điểm.
Nhưng ngay sau đó, nhiều người trong số các cổ đông mới này đã đau khổ khi
phải chứng kiến tiền đầu tư của mình bỗng nhiên giảm đi mất 15% chỉ sau một
đêm ngắn ngủi (giá giảm xuống mức 25.5 điểm) và đương nhiên ai cũng mong
ngóng ngày giá tăng để giảm bớt khoản lỗ.

Mặt khác, các nhà đầu tư đã lỡ cơ hội kiếm lời từ việc tăng giá ngay trước đó (từ
thấp hơn 30 lên 30 điểm) thì lại coi đây là một cơ hội tốt để mua vào, đơn giản
vì mới chỉ hai ngày trước đó, mức giá còn ngất ngưởng 30 điểm. Chính vì tâm lý
này nên giá cổ phiếu đã tăng lên mức 27.5 (điểm A), và các cổ đông mua cổ
phiếu ở mức giá 30 cũng nhẹ nhõm hơn một chút vì mức lỗ của họ chỉ còn 2.5
điểm thay vì 4.5 điểm như trước đây. Nhiều người chấp nhận mức lỗ này, và
không muốn kéo dài tình trạng lo lắng cho túi tiền của mình, họ quyết định bán
cổ phiếu ra, khiến cho giá sụt xuống. Chu trình này lặp lại (điểm B và C) cho
đến khi một bộ phận lớn các nhà đầu tư không chấp nhận mức lỗ 2.5 điểm và
vẫn quyết định nắm giữ cổ phiếu, khiến cho mức giá tiếp tục tăng và vượt qua
mức 27.5 vào tháng 2 năm 1998, tiếp tục tăng lên mức 29.5 điểm.
Tại mức giá này, nhiều nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với quyết định nắm giữ cổ
phiếu của mình, chấp nhận mức lỗ 0.5 điểm, lo sợ vì mức giá duy trì yếu trong
thời gian dài, họ quyết định liên lạc với người môi giới của mình để bán cổ
phiếu, khiến cho giá lại giảm xuống mức 27.5 (điểm D). Hiện tượng này tiếp tục
xảy ra thêm hai lần nữa (điểm E, F) cho đến khi những nhà đầu tư chấp nhận
chịu mức lỗ nhỏ đã ra khỏi thị trường, lúc này giá cả lại được đẩy lên mức 30
điểm vào tháng 5 năm 1998.

Quá trình trên không chỉ xảy ra tại mức giá này mà nó xảy ra ngay tại mỗi mức
giá cổ phiếu được giao dịch. Mặc dù điều này có vẻ quá đơn giản, nhưng đó là
một trong những kiểu ra quyết định của các nhà đầu tư giúp hình thành nên
mức hỗ trợ và mức kháng cự. Một vài nhân tố quan trọng hơn cả sẽ có ảnh
hưởng lớn đến biểu hiện của giá cả, tuy nhiên nếu không tính tới các nhân tố
này, các mức hỗ trợ và kháng cự này có thể có những tác động rõ rệt đến hình
dạng của bảng biểu chứng khoán thường ngày. Nhưng quan trọng hơn cả, bằng
cách kết hợp kiến thức về mức hỗ trợ, mức kháng cự cùng với các công cụ phân
tích cơ bản và phân tích kĩ thuật khác, chúng ta có thể có những sự so sánh, dự
đoán xu hướng biến động của giá cả, chớp thời cơ làm giàu, hơn là bị động gánh
chịu và sửng sốt trước những biến đổi bất ngờ của nó.

56
Bảng thứ hai lại là một ví dụ khác, thể hiện biến động theo từng ngày của cổ
phiếu OSSi (Outback Steakhouse). Kể từ đầu năm 1998 tới giữa tháng 2, giá cổ
phiếu tăng từ 28.5 lên 34.5 điểm (tại A). Hãy chú ý tới phần đường biểu diễn
nằm sát nhau ngay trên đường hỗ trợ được kẻ tại mức 34.5, và những biến động
của giá cả trong vài tháng tiếp đó khi nó tăng giảm chạm mức hỗ trợ 4 lần tại B,
C, D, E. Từ điểm E cho đến cuối tháng 7, giá tăng lên tới tận mức đỉnh điểm là
41(tại F), ngay sau đó lại tụt dốc rất nhanh xuyên qua đường hỗ trợ, xuống mức
32.5 vào đầu tháng 8.

Vì F là điểm cao nhất trong cả thời kì phân tích, ta sẽ kẻ một đường thẳng từ
điểm G đến điểm E, kéo thẳng đường này sang phía phải (gọi là đường xu thế).
Hãy chú ý rằng điểm dừng H trước ngày giá giảm từ 36 xuống 32.5 điển (I) nằm

57
ngay trên đường này. Sự sụt giảm tương đối lớn ngay ngày sau đó cho thấy
đường xu thế này đóng vai trò như một đường hỗ trợ, một khi vượt qua được
"rào cản" này, giá sẽ rớt tự do. Đồng thời điều này cũng có nghĩa là đường hỗ
trợ và kháng cự không nhất thiết phải là đường ngang, nó có thể là một đường
xiên. Trên thực tế, cũng có thể coi chính các đường xu thế này như đường hỗ trợ
hay kháng cự.

Quay lại với các điểm nằm trên đường hỗ trợ (A, B, C, D, E). Vì mức giá giảm
xuống dưới 34.5 nên giá đã phá vỡ đường hỗ trợ và đường xu thế. Trong tháng
8 mức giá chủ yếu giao động nhẹ quanh mức 34.5, lúc này đường xu thế không
còn đóng vai trò như một đường hỗ trợ nữa, nó đã đảo chiều và đóng vai trò như
một đường kháng cự cho đến khi giá giảm xuống mức thấp hơn, đến tháng 9, cổ
phiếu này được giao dịch ở mức 26.

Mức độ quan trọng và đáng tin cậy trong việc dự đoán tương lai của đường hỗ
trợ hay kháng cự trong phân tích kĩ thuật liên quan trực tiếp đến sô lần giá
chạm tới các đường này và chuyển động ngược trở lại. Trong đồ thị số 4, có ít
nhất là 7 lần giá đạt tới mức kháng cự/hỗ trợ và sau đó đảo chiều. Con số này
chứng tỏ rằng các đường này rất có ý nghĩa và đáng tin cậy, có thể dùng để dự
đoán các biến động của giá trong tương lai. Nó có đáng tin 100% không? Tất
nhiên là không, chẳng có phương pháp phân tích nào lại đáng tin 100% bởi thị
trường còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, tuy nhiên theo như đồ thị này
thì khả năng giá sẽ đảo chiều là rất lớn.

58
Theo đồ thị trên, khi mức giá không giữ xu thế tăng nữa, chúng ta sẽ kẻ một
đường xu thế mới để thể hiện hướng biến động mới của giá cả. Một đường
thẳng nối từ F, kéo dài qua J là đường xu thế mới. Một đường thẳng khác nối từ
H, song song với đường xu thế trên có vẻ "bao trọn" được biên giao động của
giá trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, đây chính là môt hình hỗ trợ-kháng
cự đường xiên điển hình.

Nhìn chung, hỗ trợ và kháng cự không phải là công cụ dự đoán chính xác 100%
sự biến động của giá cả trong tương lai, thay vào đó chúng là công cụ dùng để
cảnh báo các nhà đầu tư về một số điểm cần xem xét thẩm tra kĩ càng. Bằng
cách sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự kèm với các chỉ số khác, chúng ta có
thể biết được các tác động của chúng (nếu có) đối với giá cổ phiếu, với độ chính
xác tuỳ theo số lần giá cả chạm mức kháng cự hay hỗ trợ.

Theo Saga.vn

59
Chỉ số Fibonacci
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của
vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như
nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ
như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì
sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo
một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài
công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà
người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này. Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã
biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do
nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy
Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là
tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào
cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó
(0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi:
tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến
vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó
được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong
tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ,
bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho
khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính
xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy
cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ
thuật , “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%,
và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%,
161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci
trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA)
được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá
cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với
tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%,
61.8% độ dài đường thẳng thiết lập

60
FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường
cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và
dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.

Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của
đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với
kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của
Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự
(điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao
nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô
hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ
từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%,
61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường
FF

61
Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không
thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền
rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm
được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C),
nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng
là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E)
trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước
tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất
của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó
được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%,
161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất
đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô
phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc
xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần).
Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc
gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường
Fibonacci 23.6% và 38.2%)

Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo
trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác,
diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên
các đường thẳng đứng này.

62
Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho
việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có
thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu
tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức
dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và
các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các
nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý
thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng
khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ
bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu
ích.

63

You might also like