You are on page 1of 151

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TẬP HỢP CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT AN TOÀN


VỀ

ĐIỆN
TCVN TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN AN TOÀN ĐIỆN


TCVN 3256:1979 AN TOÀN ĐIỆN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

TCVN 4086:1985 AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG– YÊU CẦU CHUNG

TCVN 3146: 1986 CÔNG VIỆC HÀN ĐIỆN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

TCVN 5556: 1991 THIẾT BỊ ĐIỆN HẠ ÁP – YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ CHỐNG
ĐIỆN GIẬT

TCVN 5180: 1990 PALĂNG ĐIỆN - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

TCVN 5659: 1992 THIẾT BỊ SẢN XUẤT - BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN – YÊU CẦU AN
TOÀN CHUNG

TCVN 3748: 1983 MÁY GIA CÔNG KIM LOẠI - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

TCVN 4726: 1989 KỸ THUẬT AN TOÀN – MÁY CẮT KIM LOẠI – YÊU CẦU ĐỐI VỚI
TRANG BỊ ĐIỆN

TCVN 4163: 1985 MÁY ĐIỆN CẦM TAY - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN

TCVN 5587: 1991 SÀO CÁCH ĐIỆN

TCVN 5588: 1991 ỦNG CÁCH ĐIỆN

TCVN 5589: 1991 THẢM CÁCH ĐIỆN

TCVN 5586: 1991 GĂNG CÁCH ĐIỆN

TCVN 3145: 1979 KHÍ CỤ ĐÓNG CẮT MẠCH ĐIỆN, ĐIỆN ÁP 1000V – YÊU CẦU AN
TOÀN

TCVN 2572: 1978 BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐIỆN

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG

2
MỤC LỤC

TCVN 3256:1979 An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung

TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn

Thiết bị điện hạ áp -Yêu cầu chung về bảo vệ


TCVN 5556:1991
chống điện giật

TCVN 5180:1990 Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn

Thiết bị sản xuất - bộ phận điều khiển - yêu cầu


TCVN 5659:1992
an toàn chung

Máy gia công kim loại – yêu cầu chung về an


TCVN 3748:1983
toàn

Kĩ thuật an toàn - máy cắt kim loại - yêu cầu đối


TCVN 4726:1989
với trang bị điện

TCVN 4163:1985 Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn

TCVN 5587:1991 Sào cách điện

TCVN 5588:1991 Ủng cách điện

TCVN 5589:1991 Thảm cách điện

TCVN 5586:1991 Găng cách điện

Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp 1000 V –


TCVN 3145:1979
Yêu cầu an toàn

TCVN 2572:1978 Biển báo an toàn về điện

3
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3256 : 1979
Nhóm T

An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa

Electrical safety- Terms and definition

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh
vực an toàn điện, để dùng trong khoa học kĩ thuật và sản xuất.
Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thuật ngữ vắn tắt được ghi trong
ngoặc đơn bên dưới thuật ngữ tiêu chuẩn. Những thuật ngữ vắn tắt có thể
dùng trong các trường hợp không gây nhầm lẫn.
Thuật ngữ nước ngoài
Thuật ngữ Định nghĩa tương ứng (Anh, Đức,
Nga)
(1) (2) (3)
1. An toàn điện Tình trạng của thiết bị không gây - Electrical safety
ra sự nguy hiểm về điện với - Elektrosicherheit
người lao động −елеқтробезопасность
2. Kĩ thuật an toàn Hệ thống các biện pháp tổ chức
điện và kĩ thuật, các phương tiện nằm
bảo vệ người khỏi bị tai nạn điện.
3. Tai nạn điện Tác động có hại và nguy hiểm -The electrical
của dòng điện, hồ quang điện, traumatism
trường điện từ và tĩnh điện lên - Der elektrounfall
cơ thể con người -елеқ
4. Chấn thương điện Tai nạn do tác động của dòng -The electrical trauma
điện và hồ quang điện lên cơ thể -Unfall dunh elektrim-
người chen strom
5. Thiết bị điện Thiết bị sản xuất hoặc biến đổi, -The electriacal
(Thiết trí điện) truyền dẫn, phân phối tiêu thụ equipment
năng lượng điện. -Der elektrotechnische
Anlage

6. Chạm điện ra vỏ Hiện tượng nối điện giữa phần -Electrical closure to
(Chạm vỏ) mang điện với phần kim loại bình case
thường không mang điện của -Der Korperschluss
thiết bị khi có sự cố.

4
7. Chạm điện với đất Nối điện không cố ý giữa phần -Electrical closure to
(Chạm đất) mang điện với đất hoặc với các earth
phần kim loại bình thường không -Der erdschluss
mang điện và không cách điện
với đất.
8. Dòng điện chạm Dòng điện chạy qua chỗ chạm -The closure to earth
đất đất current
-Der erdschlusstrom

9. Vùng tản của dòng Vùng đất mà ngoài phạm vi đó -Zone of the spreading
điện chạm đất điện thế do dòng điện chạm đất the closure to earth
gây nên có thể coi bằng không current
-Zone der ausbre
itungdes erdschlu
bstroms
10. Điện áp so với Điện áp so với một điểm nào đó -The voltage to earth
đất của đất nằm ngoài vùng tản của -Die spannung gegen
dòng điện chạm đất bezngserde

11. Điện áp chạm Điện áp tác động lên cơ thể -The vontact voltage
người khi chạm đồng thời vào -Die beruhrung
hai điểm của mạch điện jsspannung
12. Điện áp bước Điện áp giữa hai điểm cách nhau -The step voltage
một bước trong vùng tản của - Die schrittopannung
dòng điện chạm đất
13. Chạm một pha Chạm và một pha của điện có -The single-phace
thiết bị điện contact
-Einphasige Buruhrung

14. Chạm một cực Chạm vào một cực có điện của - The single-pole contact
thiết bị điện -Einpolige Beruhrung

15. Chạm hai pha Chạm đồng thời vào hai pha có -The two phase contact
điện của thiết bị điện - Zweiphasige Beruhrung
16. Chạm hai cực Chạm đồng thời vào hai cực có -The two pole contact
điện của thiết bị điện -Zwe ipolige Beruhrung

17. Dòng điện cảm Dòng điện khi chạy qua cơ thể -The sensible current
giác gây kích thích cảm giác được -Die Empfinindungss
tromstarke

18. Dòng điện co giật Dòng điện khi chạy qua cơ thể -The inrelease current
gây co giật cơ tay không thể tự -Nicht losla
buông dây dẫn ra bstromsstarke
(1) (2) (3)
19. Dòng điện Dòng điện khi chạy qua cơ thể -The heart fibrillation
rung tim gây rung tim current
-Die
herzkammerflunmem

5
auslosende stromstarke
20. Dòng điện Trị số nhỏ nhất của dòng điện -The sensible thereshold
ngưỡng cảm giác cảm giác current
k.c.p Empfindungsschellen
Ngưỡng sòng điện stromsstarke
cảm giác
21. Dòng điện Trị số nhỏ nhất của dòng điện co -The inrelease thereshold
ngưỡng co giật k.c.p giật current
Ngưỡng dòng điện -Nicht-Loslabschwel
co giật lenstromstarke

22. Dòng điện Trị số nhỏ nhất của dòng điện -The heart fibrillation
ngưỡng rung tim rung tim threshold current
k.c.p -Herzkammerflunmerns-
Ngưỡng dòng điện chwellenstromstarke
rung tim -

23. Bảo vệ chống Biện pháp phòng ngừa chạm -Protection against the
chạm điện điện hoặc đến gần vùng nguy electrical contact
hiển của phần mang điện -Der beruhrungsschutz

24. Nối đất bảo vệ Nối điện chú ý các phần kim loại -The protective earthing
bình thường không mang điện -Die Schutze rdung
nhưng có thê xuất hiện điện áp
với đất hoặc vật tương đương
với đất
25. Nối không Nối điện chú ý các phần kim loại -Protective multiple
“Nối không” k.c.p bình thường không mang điện earthing
Nối không bảo vệ nhưng có thể xuất hiện điện áp -Nullung
k.c.p với dây không
Nối chung tính
26. Dây không Dây nối với điểm chung tính -Earthed
nguồn có nối đất trực tiếp neutralconductor
-Der nulleiter
27. Cắt điện bảo vệ Phương pháp bảo vệ tự động, -The protective
cắt nhanh mạch điện dẫn tới thiết disconnection
bị điện khi xuất hiện nguy hiểm -Die Schutzschaltung
cho người

28. Cách ly mạng Sự phân chia mạng điện thành -Separation of the
điện phần riêng không có liên quan về network
điện giữa chúng bằng biến áp -Die Schutztrennung
cách ly

29. Biến áp cách ly Biến áp đặc biệt dùng để cách ly

6
tải khỏi mạng điện

30. San bằng điện Phương pháp giảm điện áp trạm


thế và điện áp nước
31. Điện áp nhỏ Điện áp danh định không lớn
hơn 36V được dùng trong mạch
điện để giảm sự nguy hiểm của
tai nạn điện
32. Khoá liên động Thiết bị hoặc cơ cấu trong đó
ứng dụng các phương pháp liên
kết cơ, quang, từ, hoặc điện giữ
các bộ phận trong một thiết bị
hoặc các thiết bị trong một hệ
thống ở trạng thái cần khống chế
33. Cách điện làm Cách ly về điện các phần mạng
việc điện của thiết bị điện để đảm bảo
làm việc bình thường và phòng
ngừa tai nạn điện
34. Cách điện phụ Cách điện bổ xung cho cách điện
làm việc để phòng ngừa tai nạn
điện trong trường hợp hư hỏng
cách điện làm việc
35.Cách điện kép Cách điện gồm cả cách điện làm
việc và cách điện phụ.
36. Cách điện tăng Cách điện làm việc được cải tiến
cường để đảm bảo mức độ phòng ngừa
tai nạn điện như cách điện kép
37. Phương tiện Các phương tiện bảo vệ người
phòng ngừa tai nạn làm việc với thiết bị điện nhằm
điện phòng ngừa tai nạn điện

7
THUẬT NGỮ ĐƯỢC XẾP THEO BẢNG CHỮ CÁI

1 An toàn điện 1
2 Bảo vệ chống chạm điện 23
3 Biến áp cách ly 29
4 Cách điện kép 35
5 Cách điện làm việc 33
6 Cách điện phụ 34
7 Cách điện tăng cường 36
8 Cách ly mạng điện 28
9 Cắt điện bảo vệ 27
10 Chạm điện ra vỏ 6
11 Chạm điện với đất 7
12 Chạm hai cực 16
13 Chạm hai pha 15
14 Chạm một cực 14
15 Chạm một pha 13
16 Chấn thương điện 4
17 Dây không 26
18 Điện áp bước 12
19 Điện áp chạm 11
20 Điện áp nhỏ 31
21 Điện áp so với đất 10
22 Dòng điện cảm giác 17
23 Dòng điện chạm đất 8
24 Dòng điện co giật 18
25 Dòng điện ngưỡng cảm giác k.c.p. 20
26 Dòng điện ngưỡng co giật k.c.p. 21
27 Dòng điện ngưỡng rung tim k.c.p. 22
28 Dòng điện rung tim 19
29 Khoá liên động 32
30 Kĩ thuật an toàn điện 2
31 Nối đất bảo vệ 24
32 Nối không 25
33 Phương tiện phòng ngừa tai nạn điện 37
34 San bằng điện thế 30
35 Tai nạn điện 3
36 Thiết bị điện 5
37 Vùng tản của dòng điện chạm đất 9

8
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4086 : 1985

Nhóm H
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung

Electrical safety in contraction- general requirements

1. Quy định chung


Tiêu chuẩn này yêu cầu những quy định chung về an toàn điện để áp dụng
cho công tác xây lắp cho các công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công tác xây lắp ở những nơi có điện áp
trên 100V và công tác các mỏ khai khác than và quặng.
Để trách tác động nguy hiểm và có hại cho dòng điện, hỗ quang điện, trường
điện từ, trường tĩnh điện đối với con người, ngoài các quy định của tiêu
chuẩn và quy phạm về an toàn hiện hành.
những công nhân được phép vận hành thiết bị điện trên các công trường xây
dựng, cần phải tuân theo các yêu cầu nêu trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn
này.
Những người làm công tác xây lắp phải được hướng dẫn về kỹ thuận an toàn
điện, biết cách ly nạn nhân ra khỏi mạch điện và biết sơ cứu người bị điện
giật khi xảy ra tai nạn về điện.
Ở các đơn vị xây lắp nhất thiết phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ về kỹ thuật
an toàn điện bậc bốn trở lên chịu trách nhiệm về quản lý vận hành an toàn
thiết bị điện.
Thủ trưởng các đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm về an toàn điện khi sử
dụng thiết bị trong phạm vi hoạt động xây lắp của đơn vị mình.
2. Những yêu cầu về an toàn điện
2.1 Khi xây dựng lưới điện ở công trường xây dựng cần đảm bảo: lưới động lực
và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện
trong phạm vi từng hàng mục công trình hay một khu sản xuất.
2.2 Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sữa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện,
phải do công nhân điện có trình độ về kỹ thuật an toàn điện thích hợp với
từng loại công việc tiến hành.
Đối với các thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi
nối vào lưới điện phải qua ổ cắm. Việc đấu, nối phải thoả mãn các yêu cầu về
kỹ thuật an toàn điện

9
Việc thay cầu chảy, bóng đèn phải do công nhân thực hiện. Khi làm phải
dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân.
2.3 Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị thiết bị điện phải cắt cầu dao
cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, tại cầu dao đó phải treo bảng “cấm đóng
điện! Có người đang làm việc trên đường dây”. Nếu cầu dao nằm ngoài trạm
biến áp (cầu dao phân đoạn rẽ nhánh) ngoài các biện pháp trên phải tạo
ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn.
2.4 Ở các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn
điện xách tay, máy biến áp, hạ áp, bộ biến đổi tần số … cần phải thực hiện
các yêu cầu sau:
Trước khi cấp phát dụng cụ mới cho công nhân sở dụng cần phải dùng thiết
bị thử nghiệm (mô nô mét) để kiểm tra: cách điện với vỏ, thông mạch nối đất.
Cần phải xem cấu tạo bảo vệ của dụng cụ có phù hợp với điều kiện sử dụng
không. Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có những
dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng.
Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự. Sau khi sử dụng, các dụng cụ
phải được bảo quản ở nơi khô ráo. Hàng tháng đơn vị phải tổ chức kiển tra
các dụng cụ điện cầm tay ít nhất một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối
đất. Người kiểm tra phải có trình độ kỹ thuật nghề nghiệp không thấp hơn bậc
3.
2.5 Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, công nhân phải thực hiện các
nhiệm vụ sau: kiểm tra các chi tiết mạch nối đất, các chi tiết quay, tình trạng
của chổi than và vành góp.
2.6 Khi làm việc ở nơi có nguy hiểm về điện giật, ngoài các phương tiện phòng
hộ cá nhân, phải sử dụng máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 2 và 3. Khi
làm việc ở nơi đặc biệt nguy hiểm về điện giật phải sử dụng các máy điện
cầm tay có cấu tạo bảo vệ 3.
Chú thích :
1. Việc phân loại mức độ nguy hiểm về điện giật được quy định theo TCVN
2328: 1978 “ Môi trường lắp đặt thiết bị điện, Định nghĩa chung ”.
2. Việc phân loại cấu tạo bảo vệ cho các máy điện cầm tay được quy định
theo TCVN 3144 : 1979 “ sản phẩm kỹ thuật điện ”.

Để cấp điện cho các thiết bị điện di động có cấu tạo bảo vệ 1 (TCVN 344:
1979 “tiêu chuẩn sản phẩm kỹ thuật điện”) cần phải sử dụng cáp điện có lõi
đất và thiết bị đóng cắt có liên hệ nối đất. Cấu tạo của thiết bị đóng cắt (phích
cắm và ổ cắm) cần phải đảm bảo khi đóng cắt mạch điện lực thì liên hệ nối
đất được đóng sớm hơn và cắt muộn hơn. Ngoài ra tại chỗ đầu nối của thiết
bị đóng cắt cần phải bổ sung các cọc tiếp đất cục bộ di động.
Tất cả các giàn giáo bằng kim loại, đường dây của các cầu trục chạy điện và
các phần kim loại của các thiết bị xây dựng dùng điện phải được nối đất bảo
vệ theo QPVN 13: 1978 “Quy phạm tạm thời về nối đất các thiết bị điện”.
Các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V, được cấp từ nguồn điện có điểm
chung tính nối đất, vỏ của nó phải được nối “0” (nối với dây trung hoà) theo
QPVN 13: 1978 “Quy phạm tạm thời về nối đất các thiết bị điện”.

10
Các máy cắt điện tự động, cầu dao chuyển mạch và các dụng cụ điện dụng
trong công trường xây dựng hay lắp đặt trên các trang thiết bị xây dựng, cần
phải có vỏ hoặc hộp bảo vệ.
Các phần dẫn điện của thiết bị điện phải được cách li, có hàng rào che chắn,
đặt tại những nơi ít người qua lại và phải có biện pháp ngăn ngừa người
không phận sự tiếp xúc với nó.
Đối với dây dẫn điện đặt ngoài trời của các công trình cáp điện tạm thời, phải
dùng dây có vỏ bọc mắc trên cột ở sứ cách điện. Khoảng cách từ dây dẫn
đến mặt đất hay sàn làm việc theo phương thắng đứng, không nhỏ hơn các
trị số sau.
- 2,5m nếu phía dưới là nơi làm việc (khi làm việc không sử dụng công
cụ và thiết bị quá tầm với của người);
- 3,5m nếu phía dưới là người qua lại;
- 6,0m nếu phía dưới có các phương tiện đi lại;
- 6,5m nếu phía dưới có tàu điện hay tàu hoả qua lại (tính đến mặt
đường ray);
Đoạn đường dẫn trong một khoang cột không được có quá hai mối nối, các
điểm nối cần bố trí ở gần điểm buộc dây dẫn và cổ sứ.
Khi lắp ráp và vận hành dây dẫn điện, các thiết bị kĩ thuật điện, cần trách khả
năng phát nóng do quá tải hoặc các mối nối dẫn điện không tốt.
Đường cáp mềm trong công trình xây dựng dể cáp điện nước cho các máy
móc, thiết bị di động hoặc cấp điện tạm thời, cần phải có biện pháp bảo vệ,
chống dập cáp. Ở những chỗ đường cáp đi qua đường ô tô cần treo cấp lên
cao, hay luồn cáp trong ông thép, trong máng bằng thép hình và chôn trong
đất. Nếu cáp nằm trong khu vực nổ mìn, trước khi nổ mìn, đường cáp phải
được cắt điện. Sau khi nổ mìn, cần phải kiểm tra, phát hiện những chỗ hư
hỏng và sửa chữa trước khi đóng điện trở lại cho đường cáp.
Để bảo vệ lưới điện và thiết bị điện khi nhắt mạch giữa các pha với nhau và
giữa các pha với vỏ thiết bị, cần sử dụng máy cắt điện tự động hay cầu chảy
có dây chảy phù hợp với tính toán bảo vệ ngắt mạch.
Các đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp 127V và 220V (chỉ sử
dụng điện áp pha), phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn nhà ít nhất là
2,5m. Khi độ cao treo đèn nhỏ hơn 2,5m cần dùng đèn có điện áp không lớn
hơn 36V.
Khi làm việc trong các điều kiện đặc biệt nguy hiểm như quy định theo TCVN
2328: 1978 “Môi trường lắp đặt thiết bị điện. Định nghĩa chung” cần sử dụng
các đèn điện xách tay có điện áp 12V.
Nguồn điện áp từ 36V trỏ xuống có thể được cấp từ máy biến áp giảm áp,
máy pháp điện, các bộ ắc quy. Không được sử dụng máy biến áp giảm áp
kiểu tự ngẫu làm nguồn cấp điện áp trên.
Thiết bị hàn điện cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 2290:
1978“ Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn” và theo TCVN 3144:1979
“Sản phẩm kĩ thuật điện. Yêu cầu chung về an toàn”.

11
Khi hàn điện, cần phải tuân theo TCVN 3146 : 1979 “Công việc hàn điện -
Yêu cầu chung về an toàn ” và theo TCVN 3254 : 1979 “An toàn cháy - Yêu
cầu chung”.
Kìm để kẹp que hàn khi hàn điện cần phải thoả mãn các yêu cầu quy định
trong phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.
Các thiết bị hàn điện (máy phát điện, máy biến áp hàn) khi nối với nguồn
điện, phải qua thiết bị đóng cắt. Thiết bị đóng, cắt phải đặt ở chỗ dễ thao tác,
cách vị trí hàn từ 2m đến 20m. Khi hàn điện ở trên cao, phải có hai người:
một người hàn và một người giám sát. Người giám sát theo dõi công việc
hàn, để kịp thời cắt cầu dao cấp điện cho thiết bị hàn khi có sự cố.
Khi hàn điện bằng tay dùng que hàn, phải dùng hai dây dẫn : một dây nối với
kìm hàn, còn dây kia (dây dẫn ngược) nối vối vật hàn, khi đó cực của cuộn
thứ cấp của máy biến áp hàn được nối với dây dẫn ngược và phải nối đất.
Dây dẫn để hàn điện phải có vỏ bọc cách điện, đúng cấp điện áp và có tiết
diện chịu được dòng điện hàn chạy qua ở chế độ hàn lớn nhất. Các nối mối
của dây dẫn phải đảm bảo chắc chắn, trách phát nóng do tiếp xúc không tốt
và phải quấn băng cách điện. Không nên để dây hàn cắt ngang đường cấp
động lực. Trường hợp không thể tránh khỏi cắt nhau, phải đặt dây dẫn hàn
dưới dây động lực.
Không cho phép sử dụng dây dẫn của lưới tiếp đất, đường ống nước, ống
hơi, kết cấu kim loại của các ngôi nhà, thiết bị công nghệ, làm dây dẫn ngược
trong đường hàn điện.
Trong thời gian sử dụng thiết bị điện ở công trường xây dựng, các thiết bị cần
mang biển báo theo quy định theo TCVN 2572 : 1978 “Biển báo an toàn
điện”.
Công tác xây lắp trong vùng nguy hiểm của đường dây tải điện trên không
đang hoạt động chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan quản lý
đường dây và các điều kiện đảm bảo an toàn cho thi công. Trong quá trình thi
công phải thường xuyên có sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật an
toàn điện.
Văn bản cho tiến hành công tác xây lắp trong vùng nguy hiểm của đường dây
tải điện trên không đang sử dụng phải có hai chữ ký của: phó giám đốc kỹ
thuật cơ quan xây lắp và cán bộ kỹ thuật an toàn của cơ quan xây lấp chịu
trách nhiệm về an toàn điện theo quy định ở điều 1.5 của tiêu chuẩn này.
Trước khi cho máy xây dựng (cần trục, máy xúc…) làm việc trong vùng nguy
hiểm của đường dây tải điện trên không đang hoạt động phải cắt điện cho
đường dây nói trên và phải tuân theo quy định trong điều 2.25 của tiêu chuẩn
này.
Việc xác định vùng nguy hiểm của đường dây tải điện trên không đang hoạt
động được quy định trong phụ lục 3.
Khi không thể cắt điện được, để quyết định cho các máy xây dựng làm việc
trong vùng nguy hiểm của đường dây, cần phải tuân theo các quy định ở điều
2.25 và các điểm sau:
a) Khoảng cách từ các bộ phận nâng lên hay dịch chuyển ngang của máy
xây dựng bất kỳ ở vị trí nào đến mặt phẳng thẳng góc với mặt chứa dây

12
dẫn ngoài cùng của đường dây đang có điện, không nhỏ hơn so với các
số liệu dưới đây:
Điện áp của đường dây trên không (kv) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Dưới 1 1,5
Từ 1 đến 20 2,0
Từ 35 đến 110 4,0
Từ 35 đến 110 4,0
Từ 120 đến 220 5,0
b) Các máy xây dựng được làm việc trực tiếp dưới dây dẫn của đường dây
tải điện trên không đang hoạt động có điện áp 110kV trở nên nhưng
phải tuân theo các quy định ở điều 2.26a của tiêu chuẩn này.
c) Công nhân vận hành cần trục phải có trình độ về kỹ thuật an toàn từ bậc
2 trở lên.
d) Thân máy của các cần trục (trừ các máy di chuyển bằng xích) cần phải
nối đất bằng các cọc tiếp đất di động.

3. Những yêu cầu về sử dụng các phương tiện phòng hộ của công nhân.

3.1 Phải trang bị cho công nhân vận hành thiết bị điện các phương tiện phòng hộ
theo TCVN 2291; 1978 “Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại”.
3.2 Các phương tiện về trang thiết bị phòng hộ cá nhân đều phải có phiếu thử
nghiệm. Kết quả sau mỗi lần thử nghiệm định kỳ được ghi vào phiếu thử
nghiệm, có ghi rõ ngày, tháng, năm. trước khi sử dụng các phương tiện
phòng hộ băng cao su, phải kiểm tra kỹ và lau sạch bụi, trường hợp bị ẩm
phải xấy khô. Cấm dùng các phương tiện phòng hộ bị thủng, rách hoặc rạm
nứt.
4. Kiểm tra thực hiện các yêu cầu của an toàn điện.
4.1 Phải kiểm tra định kỳ điện trở cách điện của mách điện và thiết bị điện bằng
các đồng hồ hoặc các thiết bị đo thích hợp (về cấp chính xác, giới hạn thang
đo). Phải cắt điện trước khi nối đồng hồ đo vào mạch điện cần kiểm tra.

13
Phụ lục 1
Những yêu cầu đối với công nhân vận hành
Thiết bị điện ở công trường
a. Công nhân vận hành thiết bị điện phải qua lớp đào tạo về kỹ thuật điện và kỹ
thuật an toàn điện. Nội dung đào tạo phải thích hợp với công tác vận hành.
b. Công nhân đang làm công tác quản lý, vận hành thiết bị điện phải đủ sức
khoẻ, không mắc bệnh tim mạch, phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo
quy định của Bộ Y tế.
c. Công nhân vận hành thiết bị điện ở công trường phải có tay nghề thích hợp
với từng loại công việc đảm nhận; phải có trình độ kỹ thuật an toàn điện phù
hợp với quy trình kỹ thuật an toàn của từng chuyên ngành. Trình độ về kỹ
thuật an toàn điện của công nhân vận hành thiết bị điện không được thấp
hơn bậc 2; công nhân trực trạm điện - bậc 3
d. Công nhân điện trên công trường xây dựng phải được trang bị các phương
tiện phòng hộ cá nhân theo quy định hiên hành; phải biết cấp cứu người bị
điện giật.
e. Công nhân vận hành thiết bị điện phải được học tập và kiểm tra lại về kỹ
thuật an toàn điện hàng năm.

Phụ lục 2
Các yêu cầu về kỹ thuật kìm hàn
Kìm hàn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Kìm hàn nên làm bằng đồng;


Tay nắm của kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện, chịu nhiệt;
Đầu kìm hàn phải có lò xo để giữ chặt que hàn;
Mồm kìm hàn phải cấu toạ kiểu lòng máng để kẹp ổn định que hàn;
Phải có cơ cấu giữ chặt dây dẫn điện vào kìm hàn trong quá trình kìm hàn
Khi dòng điện hàn lớn hơn 600A, không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn
trong chuôi hàn;

Phụ lục 3
Xác định vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm dọc đường dây tải điện trên không về hai phía được quy định
là một dải đất và khoảng không gian được giới hạn bởi hai mặt phẳng thắng
đứng song song: mặt phẳng thứ nhất đi qua hình chiếu trên mặt đất của dây
dẫn ngoài cùng (khi dây không giao động); mặt phẳng thứ hai cách mặt phẳng
thứ nhất một khoảng cách ứng với từng cấp điện áp sau:

Điện áp (KV) Khoảng cách (m)


Dưới 1 2
Từ 1 đến 20 10
35 15
110 20
150 25

14
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3146 : 1986
Nhóm T
Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng toàn phần

Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn

Electric welding works- General safety requirements


Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 3146: 1979 và quy định những yêu cầu
chung về an toàn cho công việc hàn điện trong các ngành sản xuất. Đối với
công việc hàn điện trong cấc điều kiện đặc biệt (hàn điện trong hầm mỏ, hàn
điện dưới nước…) ngoài các quy định này còn phải tuân theo các quy định
khác có liên quan.
1. Quy định chung
Công việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các phân xưởng, ở các bãi
ngoài trời có các thiết bị chuyên hàn, hoặc có thể tổ chức tạm thời ở ngay
trong những công trình đang xây dựng, ở các thiết bị trong phạm vi xí nghiệp.
Việc chọn quy định công nghệ hàn phải đảm bảo an toàn và phải tính đến
khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại (khả năng bị chấn thương
cơ khí, điện giật, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia hồng ngoại, tử
ngoại, mức ồn, dung), đồng thời phải có các biện pháp kĩ thuật an toàn và vệ
sinh lao động để loại trừ chúng.
Việc tiến hành công việc hàn điện tại những nơi có nguy cơ nổ, cháy phải
tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.
Việc tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể kín
phải có biện pháp an toàn và phải được phép của thủ trưởng đơn vị.
2. Yêu cầu đối với quá trình công nghệ
2.1 Khi lập quá trình công nghệ hàn điện cần dự kiến các phương án cơ khí hoá,
tự động hoá, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạn chế và phòng chống
các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với công nhân.
2.2 Khi tiến hành công việc hàn điện, cần sử dụng các loại thuốc hàn, dây hàn,
thuốc bọc que hàn…mà trong quá trình hàn không phát sinh các chất độc hại,
hoặc phát sinh chất độc hại với nồng độ không vượt quá giới hạn quy định
trong các tiêu chuẩn vệ sinh.
2.3 Các thiết bị hàn điện được sử dụng trong quá trình hàn phải phù hợp với các
yêu cầu của TCVN 2200: 1978 và các tài liệu pháp chế – kĩ thuật đã được
duyệt.
2.4 Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối không) theo
các quy định hiện hành.

15
2.5 Chỉ được phép lấy điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến áp
hàn, máy chỉnh lưu hàn. Cần cấp điện từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu
sáng, lưới điện trô-lây để cấp cho hồ quang điện.
2.6 Sơ đồ một số nguồn điện để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo
sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá
điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.
2.7 Các máy hàn độc lập cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu
chảy hoặc aptomat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngoài việc
bảo vệ ở phía nguồn còn phải bảo vệ bằng aptomat trên dây dẫn chung cảu
mạch hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.
2.8 Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bắt kì.
nhưng đảm bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu đã
được hàn làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử
dụng lưới nối đất, các kết cấu xây dựng bằng kim loại, các thiệt bị công nghệ
không phải là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Dây dẫn ngược phải được
nối chắc chắn với cực nối (dùng bu lông kẹp chặt).
2.9 Khi di chuyển các máy hàn, phải cắt nguồn điện cấp cho máy hàn.
2.10 Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.
2.11 Khi ngừng công việc hàn điện phải cất máy hàn ra khỏi lưới điện. Nếu công
việc hàn hồ quang kết thúc, dây dẫn tới kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn
và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt.
Với nguồn điện hàn là máy phát một chiều, trước tiên phải cắt mạch nguồn
điện một chiều, sau đó cắt mạch nguồn điện xoay chiều cấp cho động cơ
máy phát điện hàn.
2.12 Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện. Công nhân hàn có
trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm
việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay với thợ điện.
2.13 Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách
điện và chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, đảm bảo khi hàn dây không bị
tuột ra.
Khi dòng điện hàn lớn hơn 600 A không được dàng kìm hàn kiểu dây dẫn
luồn trong chuôi kìm.
2.14 Trên các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải ghi chữ,… hoặc có các dấu
hiệu chỉ rõ chức năng của chúng.
2.15 Tất cả các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải được định vị và che chắn cẩn
thận để trách việc đóng (hoặc cắt) sai.
2.16 Trong tủ điện hoặc bộ máy hàn tiếp xúc có lắp các bộ phận dẫn điện hở
mạng điện áp sơ cấp, phải có khoá liên động để đảm bảo ngắt điện khi mở
cửa tủ. Nếu không có khoá liên động thì tủ điện có thể khoá bằng khoá
thường, nhưng việc điều chỉnh dòng điện hàn phải do thợ điện tiến hành.
2.17 Các máy hàn nối tiếp xúc có quá trình làm chảy kim loại, phải trang bị tấm
chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời đảm bảo cho phép theo dõi quá
trình hàn một cách an toàn.

16
2.18 Ở những phân xưởng thường xuyên tiến hành lắp ráp và hàn các kết cấu kim
loại lớn cần được trang bị giá lắp ráp và thiết bị năng chuyển.
2.19 Khi hàn có toả bụi và khí, cũng như khi hàn bên trong các buồng, thùng,
khoang, bể kín, hoặc hàn các chi tiết lớn từ phía ngoài, cần sử dụng miệng
hút cục bộ di động có bộ phận gá lắp nhanh chóng và chắc chắn.
2.20 Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phải có người nắm vững
kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.
Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn
tới chỗ người quan sát.
Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy
hiểm (trong các thể tích băng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm
cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi
công nhân thay que hàn, Trường hợp không có thiết bị đó cần có những biện
pháp an toàn khác.
2.21 Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa
chất dễ cháy, nổ.
3. Yêu cầu đối với gian sản xuất
3.1 Gian sản xuất, khi tiến hành công việc hàn phải được bố trí tuân theo các quy
định trong tiêu chuẩn vệ sinh thiết kế xí nghiệp công nghiệp.
3.2 Tại các gian sản xuất, nơi tiến hành hàn có hồ quang hở, phải đặt tấm chắn
ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
3.3 Những nơi tiến hành công việc hàn điện có phát sinh các chất độc hại trong
quá trình hàn (hơi khí độc và bức xạ có hại…), phải trang bị các phương tiện
bảo vệ thích hợp, và thực hiện thông gió cấp và hút.
3.4 Tường và thiết bị trong phân xưởng hàn phải sơn màu xám, màu vàng hoặc
xanh da trời để hấp thụ ánh sáng, giảm độ chói của hồ quang phản xạ. Nên
dùng các loại sơn có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
3.5 Yêu cầu đối với môi trường không khí
3.5.1 Trong các phân xưởng các bộ phận hàn và lắp ráp phải đảm bảo điều kiện và
khí hậu theo các quy định hiện hành.
3.5.2 Trong các gian của phân xưởng hàn, lắp gió phải có thông gió cáp và hút.
3.5.3 Khi hàn trong các buồng phòng kín phải thực hiện thông gió cực bộ ở chỗ tiến
hành hàn. Không khí hút phải thải ra ngoài vùng không khí cấp.
3.6 Yêu cầu chiếu sáng
3.6.1 Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phải có hệ thống chiếu sáng chung
hoặc chiếu sáng hỗn hợp, đảm bảo độ sáng theo quy định hiện hành.
3.6.2 Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong khi các thùng, khoang, bể kín có thể
dùng đèn di động điện áp không lớn hơn 120V có lưới bảo vệ, hoặc có thể
dùng đèn chiếu sáng từ ngoài vào.
Biến áp dùng cho đèn di động phải đặt ở ngoài nơi làm việc. Cuộn thứ cấp
của bến áp phải nối bảo vệ. Không được phép dùng biến áp từ ngẫu để cấp
điện hướng chiếu sang di động

17
3.7 Cấm sử dụng hoặc bảo quản cá nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ nơi tiến hành
công việc hàn điện.

4. Yêu cầu về nguyên liệu, phôi, bảo quản và vật chuyển

4.1 Bề mặt của phôi và chi tiến hàn phải khô, sạch sơn, gỉ, dầu mỡ, bụi bẩn. Các
cạch, mép của phôi, chi tiết trước khi hàn phải làm sạch bavia.
4.2 Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất không gây
cháy nổ và không độc hại.
4.3 Việc bảo quản, vận chuyển, chất xếp phôi hàn, vật liệu hàn và các thành
phẩm không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vận hành thiết bị,
không gây trở ngại cho việc chiếu sáng tự nhiên, thông gió, đường vận
chuyển, lối đi, cản trở việc sử dụng các thiết bị phòng cháy, nổ và các
phương tiện bảo vệ cá nhân.
4.4 Việc sử dụng và bảo quản các chai khí nén và khí hoá lỏng phải tuân theo
các quy định hiện hành.
5. Yêu cầu về bố trí thiết bị sản xuất
5.1 Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn 1,5m. Khoảng cách
giữa các máy hàn tự động không được nhỏ hơn 2m.
5.2 Khi bố chí các máy hàn hồ quang acgông phải đảm bảo loại trừ khả năng
thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
5.3 Chiều dài dây dẫn điện từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động
không được vượt quá 10m.
6 Những yêu cầu về tổ chức nơi làm việc.
6.1 Hàn hồ quang các sản phẩm nhỏ và trung bình có tính chất cố định phải tiến
hành trong các buồng chuyên hàn. Vách của buồng phải làm bằng vật liệu
không cháy, giữa vách và sản phải để khe hở ít nhất là 50mm.
Khi hàn trong môi trường có khí bảo vệ, khe hở này ít nhất phải là 300mm.
Diệt tích của mỗi vị trí hàn trong buồng không nhỏ hơn 3m, giữa các vị trí
hàn phải có tấm chắn ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
6.2 Khu vực hàn điện phải cách li với khu vực làm các công việc khác. Trường
hợp do yêu cầu của quá trình công nghệ, cho phép bố trí chỗ hàn cùng với
khu làm việc khác, nhưng giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu
không cháy.
6.3 Khi hàn các sản phẩm đã được nung nóng thì trong một buồng chỉ cho phép
một người vào làm việc. Trường hợp vì yêu cầu công nghệ cho phép hai
người làm việc chỉ khi khi hàn trong cùng một chi tiết.
6.4 Tại các vị trí làm cố định cũng như di động, nếu chưa có các biện pháp
phòng chống cháy thì không được tiến hành công việc hàn điện.
6.5 Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó
cháy). Nếu không có hàn thì thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải
mang theo túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừa.

18
6.6 Khi hàn trên những độ cao khác nhau, phải có biện pháp bảo vệ, không để
các giọt kim loại nóng đỏ, mẩu que hàn thừa, các vật liệu khác rơi xuống
người làm việc ở dưới.
6.7 Khi tiến hành hàn điện ngoài trời, phía trên các máy hàn và vị trí hàn cần có
mái che bằng vật liệu không cháy.
Nếu không có mái che, khi mưa phải ngừng làm việc.
7. Yêu cầu đối với công nhân hàn điện.
7.1 Chỉ có người đã qua huấn luyện về công việc hàn điện, được huấn luyện về
kỹ thuật an toàn, và đã được cấp giấy chứng nhận mới được phép thực hiện
công việc hàn điện.
7.2 Những người được tuyển dụng vào làm công việc hàn điện phải qua y tế
kiểm tra sức khoẻ. Trong quá trình làm việc phải được kiểm tra sức khoẻ định
kì.
7.3 Việc huấn luyện bảo hộ lao động cho công nhân hàn điện phải tiến hành ít
nhất sáu tháng một lần.
7.3 Cấm nữ công nhân tiến hành công việc hàn điện tron các hầm, thùng,
khoang, bể kín.
8. Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân.
8.1 Công nhân hàn điện phải được trang bị đầy đủ quần áo lao động, kính hàn,
tạp dề, giầy, găng và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.
8.2 Quần áo lao động dùng cho thợ hàn phải đảm chống tia lửa, chống lại được
động tác học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
8.3 Khi làm trong môi trường làm việc có hoá chất (axit, kiềm, sản phẩm dầu
mỡ…) trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ,
công nhân hàn phải được trang bị quần áo lao động bằng vật liệu đảm bảo
chống những tác động đó.
8.4 Khi làm trong điều kiện có nhiều nguy cơ xẩy ra tai hại điện (hàn trong các
hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt…), ngoài quần áo bảo hộ lao
động, công nhân hàn phải được trang bị gang tay, giày cách điện ở vị trí hàn
phải có thảm, hoặc bục cách điện.
8.5 Giăng tay của công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, có độ dẫn điện
thấp và chịu được các tác động cơ học.
8.6 Giầy của công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện và chịu
được các tác động cơ học và để không được đóng đinh cơ học.
8.7 Mũ dùng cho công nhân hàn phải làm bằng vật liệu khó cháy, cách điện.
Trong điều kiện làm việc có nguy cơ gây chấn động cơ học, công nhân phải
được trang bị mũ chịu tác động cơ học.
8.8 Khi hàn ở môi trường có phát sinh hơi, khí độc hại mà không có thiết bị hút
cục bộ, thợ hàn phải sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp phù
hợp.
9. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu an toàn.

19
9.1 Việc kiểm trạng thái môi trường không khí được tiến hành bằng cách xác
định nồng độ các chất độc hại trong không khí vùng hô hấp của thợ hàn,
cũng như trong phạm vi người thợ hàn làm việc trong phạm vi người thợ hàn
làm việc theo quy định hiện hành.
9.2 Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được kiểm ra định kỳ theo các yêu cầu
kỹ thuật và kỹ thuật an toàn đối với từng loại.
9.3 Kiểm tra việc nơi bảo vệ và cách điện cảu thiết bị hàn phải được thực hiện
theo các yêu cầu cảu quy định hiện hành.
9.4 Việc kiểm tra định lượng bức xạ Rơn-ghen sử dung khi kiểm tra chất lượng
mối hàn phải tuân theo các quy định hiện hành.

20
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5556 : 1991
Nhóm T

Thiết bị điện hạ áp -Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện


giật

Low-voltage electric equiments – General requiments for


prevention of electric shock
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện, máy điện xoay chiều có
điện áp đến 1.000V, tần số danh định đến 10KHz và thiết bị điện một chiều có
điện áp đến 1.500V. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về bảo vệ
người tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện đang vận hành và tiếp xúc với
các bộ phận bình thường không mang điện lúc xuất hiện trên các bộ phận này
điện áp nguy hiểm.
1. Yêu cầu đối với bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện đang vận
hành
1.1 Yêu cầu chung
1.1.1 Các thiết bị điện và các bộ phận của nó phải có kết cấu chắc chắn và có các
biện pháp bảo vệ để khi vận hành bình thường đảm bảo bảo vệ an toàn hay
cục bộ.
Không bắt buộc bảo vệ toàn bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu chỉ cho phép những người có trình độ chuyên môn về điện tiến hành
công việc trên thiết bị điện
b) Nếu dòng điện qua người khi tiếp xúc với các bộ phận mang điện không
vượt quá trị số giới hạn an toàn.
1.1.2 Các thiết bị cắt điện tự động, hay đưa xung đến cắt điện khi người chạm vào
các bộ phận mang điện không được coi là thiết bị bảo vệ độc lập tránh tiếp
xúc.
1.1.3 Các thiết bị điện có tụ điện phải có kết cấu để đảm bảo trong khi vận hành và
sau khi cắt điện không tạo nên nguy cơ do phóng điện.
1.1.4 Các phương tiện bảo vệ và dụng cụ có cách điện phải được chế tạo đảm bảo
các phụ tải về cơ, điện và tác động của các yếu tố hoá học, nhiệt và khí hậu
không làm giảm hiệu quả bảo vệ tránh tiếp xúc.
1.2 Yêu cầu đối với vỏ bảo vệ
1.2.1 Vỏ bảo vệ để bảo vệ toàn bộ phải có đặc tính, kích thước và cách bố trí thoả
mãn yêu cầu ở Điều 1.1.4 và có khả năng ngăn chặn sự tiếp xúc của người
không sử dụng các phương tiện phụ với các bộ phận mang điện.
1.2.2 Vỏ bảo vệ để bảo vệ toàn bộ phải có mức bảo vệ không dưới IP2X theo
TCVN 4255:1986.

21
1.2.3 Khoảng cách bảo vệ giữa vỏ bằng kim loại cũng như giữa bộ phận, che chắn
bằng vật liệu không cách điện và bộ phận mang điện phải được lựa chọn
thoả mãn yêu cầu ở Điều 1.1.4 để loại trừ khả năng tiếp xúc giữa vỏ hay bộ
phận che chắn và bộ phận mang điện.
1.2.4 Vỏ bảo vệ phải có kết cấu để chỉ có thể mở hay tháo ra được bằng một hay
một số cách sau:
a) Dùng dụng cụ;
b) Tự động cát điện khi mở máy hay tháo vỏ ra;
c) Khi mở máy hay tháo vỏ bảo vệ phía ngoài thì vỏ bảo vệ bên trong tự
chuyển dịch tới chỗ cần bảo vệ (Ví dụ dùng nắp bảo vệ tự động đóng khi
tháo vỏ ngoài). Vỏ bảo vệ bên trong phải có kết cấu để khi tháo, mở ra cũng
phải dùng dụng cụ.
1.3 Yêu cầu đối với che chắn bảo vệ
1.3.1 Che chắn bảo vệ để bảo vệ cục bộ phải được thực hiện dưới dạng các tấm,
dây, thanh chắn, tay vịn, hay lưới có mức bảo vệ dưới IP2X theo TCVN
4255:1986. Khi đó khoảng cách giữa bộ phận che chắn và bộ phận mang
điện phải đảm bảo loại trừ được sự tiếp xúc ngẫu nhiên của người mang bộ
phận mang điện.
Tấm chắn, dây, thanh chắn, tay vịn, phải bố trí ở độ cao 1.000 ±200mm so
với mặt bằng bình thường có người đi lại.
1.3.2 Che chắn bảo vệ không được phép tự nới lỏng. Cho phép tháo, mở bộ phận
che chắn bảo vệ không dùng dụng cụ.
1.4 Yêu cầu đối với bố trí bảo vệ
1.4.1 Nếu các bộ phận mang điện được bố trí cách chỗ đi lại bình thường của con
người trên khoảng cách đảm bảo loại trừ được khả năng tiếp xúc với các bộ
phận mang điện khi người không sử dụng các phương tiện phụ thì việc bố trí
như vậy được xem là bảo vệ toàn bộ.
1.4.2 Nếu việc bố trí của bộ phận mang điện loại trừ được khả năng tiếp xúc ngẫu
nhiên với các bộ phận đó thì được xem là bảo vệ cục bộ. Những chỗ nguy
hiểm phải được đánh dấu.
1.5 Yêu cầu đối với cách điện chỗ làm việc
1.5.1 Nền ở chỗ làm việc để bảo vệ toàn bộ phải được làm bằng vật liệu cách điện
hay phủ bằng vật liệu cách điện để chỉ khi người đứng trên nền cách điện
mới có thể chạm vào các bộ phận mang điện.
Tại chỗ làm việc đã được cách điện phải loại trừ được khả năng người tiếp
xúc đồng thời với các bộ phận mang điện hay mang điện có các điện thế
khác nhau.Để thoả mãn yêu cầu này, các bộ phận không mang điện có thể
trạm tới và các bộ phận mang điện có điện thế khác nhau trong phạm vi vươn
tới của tay người cầm được phủ bằng vật liệu cách điện.
1.5.2 Lớp phủ cách điện phải thoả mãn các yêu cầu ở điều 1.1.4 và phải được bảo
vệ trách bị xê dịch
1.6 Yêu cầu khi dùng điện áp an toàn

22
1.6.1 Nếu điện áp giữa các bộ phận mang điện và giữa các bộ phận mang điện với
đất không vượt quá trị số giới hạn an toàn thì không có phủ bảo vệ cũng
được xem là biện pháp bảo vệ toàn bộ
1.6.2 Nguồn cung cấp có điện áp an toàn có thể là:
a) nguồn cung cấp độc lập có điện áp thấp (ví dụ: ắc quy, pin, máy phát điện
áp thấp…).
b) Nguồn cung cấp được lấy từ mạch có điện áp nguy hiểm nhưng không
liên hệ trực tiếp về điện (ganvalnic) với mạng điện (ví dụ: máy biến áp
cách ly)
c) Nguồn cung cấp lấy từ mạng có điện áp nguy hiểm và liên hệ với mạng đó
nhưng biện pháp cách ly và (hay) sơ đồ đảm bảo điện áp trên các cực
đầu ra khi có sự cố ở nguồn cung cấp không vượt quá trị số giới han an
toàn như quy định ở điều 1.6.1 (ví dụ: chỉnh lưu, máy biến áp an toàn…)
1.6.3 Không cho phép nối mạch điện các nguồn điện áp an toàn với các mạch điện
không thoả mãn nhu cầu ở điều 1.6.1, và 1.6.2.
Cho phép nối đất mạch điện có điện áp an toàn.

2. Yêu cầu đối với bảo vệ khi tiếp xúc với các bộ phận không mang điện lúc
có điện áp nguy hiểm

2.1 Yêu cầu chung


2.1.1. Biện pháp bảo vệ chống điện giật khi tiếp xúc với các bộ phận không mang
điện lúc xuất hiện trên đó điện áp là cần thiết nếu trị số điện áp chạm (có xét
đến loại điều kiện vận hành thiết bị) vượt quá trị số của thiết bị an toàn.
2.1.2. Biện pháp bảo vệ phải đảm bảo trị số điện áp chạm không vượt quá trị số
giới hạn an toàn hoặc cắt nhanh mạch điện bị sự cố khi điện áp chạm vượt
quá trị số đó.
Được pháp kết hợp các biện pháp bảo vệ khác nhau nếu từng biện pháp bảo
vệ riêng biệt không làm giảm hiệu quả bảo vệ và độ tin cậy của biện pháp
khác.
2.1.3 Để đề phòng điện áp trạm nguy hiểm, trong nhà có đặt thiết bị điện phải nối
các bộ phận kim loại của các đường ống dẫn nước, dẫn khí, dẫn nhiên liệu,
điều hoà không khí, kết cấu kim loại của nhà mà người có thể chạm tới, dây
dẫn sét… với dây không bảo vệ của mạng và cực nối đất:
2.1.4 Lựa chọn, lắp đặt và nối các dây san bằng thế phải đảm để các phụ tải cơ
học, điện cũng như tác động của các yếu tố nhiệt, hoá chất, khí hậu trong
một thời gian sử dụng không làm giảm hiệu quả của san bằng thế nhân tạo.
2.1.5 Tại các vị trí dây san bằng thế có thể bị hư hỏng do tác động cơ học hay bị
ăn mòn thì phải có biện pháp bảo vệ.
2.2 Yêu cầu đối với nối không
2.2.1 Vỏ các thiết bị điện có cấp bảo vệ I (có nối dây bảo vệ theo TCVN
3144:1979) phải được nối với điểm nối đất trực tiếp của mạng điện qua dây
bảo vệ. Ngoài ra dây bảo vệ phải được nối với hệ thống san bằng thế nằm

23
trong khu vực đặt thiết bị điện (xem hình 1) phù hợp với yêu cầu của các
Điều 2.1.3 đến 2.1.5:
2.2.2 Phải nối đất dây bảo vệ ở điểm trung tính của các nguồn cung cấp (máy phát,
máy biến áp). Nếu có các cực nối đất có khả năng giảm biến áp trạm thì dây
bảo vệ cũng phải được nối với các cực nối đất này.
2.2.3 Trị số lớn nhất cho phép của tổng trở nối đất phải đảm bảo điện thế của dây
bảo vệ khi có ngắn mạch chạm đất không vượt quá trị số giới hạn an toàn.
2.2.4 Các thông số của thiết bị bảo vệ và tiết diện danh định của dây dẫn và dây
bảo vệ phải được lựa chọn sao cho khi có ngắn mạch thì thiết bị bảo vệ tự
động cắt mạch sự cố phù hợp với quy định ở Điều 2.1.2
2.2.5 Nếu trong mạch TN-C sử dụng máy cắt điện tự động kiểu dòng rò để làm
thiết bị bảo vệ thì dây bảo vệ nối vào vỏ thiết bị điện phải rẽ nhánh trước máy
cắt điện (tính theo chiều dòng điện tiêu thụ).
2.2.6 Dây bảo vệ phải được lựa chọn, lắp đặt và nối với nhau và với vỏ thiết bị điện
sao cho có thể chịu được các tải cơ điện phát sinh trong khi vận hành cũng
như tác động của các yếu tố nhiệt, hoá học và khí hậu; các mối nối phải
thường xuyên đảm bảo chắc chắn

Hình 1. Nối không trong mạng điện 3 pha (mạng TN-C-S)


1-Nối đất làm việc; 2- Vỏ thiết bị điện; 3-Hệ thống san bằng thế PEN
Dây trung tính vừa là dây bảo vệ: N-Dây trung tính; PE-Dây bảo vệ
2.2.7 Khung của thiết bị phân phối, kết cấu đỡ cáp, đường ống và các kết cấu kim
loại tương tự được dùng làm dây bảo vệ phải thoả mãn những yêu cầu sau:
a) Phải được nối cố định với nhau, chịu được dòng điện ngắn mạch lớn nhất
và khi tách các phần tử riêng biệt thì không làm đứt mạch bảo vệ.
b) Phải có điện trở không lớn hơn trị số yêu cầu đối với dây bảo vệ.
2.2.8 Không được phép lắp máy cắt một cực hay cầu chạy trên dây hay mạch bảo
vệ.

24
Khi đóng máy cắt nhiều cực và (hay) phích cắm tiếp điểm bảo vệ phải đóng
trước tiếp điểm mang điện, còn khi cắt thì tiếp điện bảo vệ phải mở sau tiếp
điểm mang điện.
2.2.9 Phải đánh dấu bằng màu sắc để phân biệt dây bảo vệ với dây mang điện
Mầu của dây bảo vệ phải kết hợp với màu xanh lá cây và màu vàng.
Ký hiệu màu nêu trên chỉ được sử dụng cho dây bảo vệ, dây nối đất và dây
san bằng thế.
Nếu do nguyên nhân công nghệ mà không thể thực hiện ký hiệu màu trên
toàn bộ chiều dài hoặc về mặt ký thuật an toàn là không cần thiết thì cho
phép chỉ thực hiện ký hiệu màu ở các đầu nối và chỗ rẽ nhánh trên dây bảo
vệ.
2.3 Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ
2.3.1 Vỏ của các sản phẩm kỹ thuật điện có cấp bảo vệ I và các thiết bị điện phải
được nối đất bảo vệ (xem hình 2)

Hình 2. Nối đất bảo vệ trong mạng điện ba pha loại TT


1. Nối đất làm việc; 2. Vỏ; 3. Nối đất bảo vệ
2.3.2 Trị số lớn nhất của tổng trở nối đất bảo vệ, các thông số của thiết bị bảo vệ
và tiết diện danh định của dây dẫn và dây bảo vệ phải được lựa chọn để đảm
bảo khi có ngắn mạch chạm vỏ hay chạm vào dây bảo vệ thì sẽ tự động cắt
mạch sự cố hoặc giảm điện áp đến giá trị tương ứng với yêu cầu ở Điều
2.1.2
2.3.3 Việc lựa chọn, lắp đặt dây bảo vệ phải tuân theo các quy định ở các Điều
2.2.6 đến 2.2.9
2.4 Yêu cầu đối với dây bảo vệ
2.4.1 Vỏ các sản phẩm kỹ thuật điện cấp bảo vệ I và các thiết bị điện phải được nối
với nhau bằng dây bảo vệ và nối với hệ thống bằng đường ống kim loại, kết
cấu kim loại của nhà và nối đất tự nhiên khác nằm ở thiết bị điện.
Các dây dẫn mang điện, kể cả điểm trung tính của mạng không được nối đất
trực tiếp hay nối với dây bảo vệ (Xem hình 3)

25
Hình 3. Dây bảo vệ trong mạng điện 3 pha loại TT
1- Nối đất qua khe hở phòng điện; 2- Vỏ; 3- San bằng điện thế
2.4.2 Thiết bị kiểm tra cách điện được lắp trong hệ thống dây bảo vệ phải phát tín
hiệu đủ nhạy, rõ ràng hoặc phải cắt phần mạng có sự cố khi điện trở cách
điện giảm xuống dưới mắc giới hạn quy định.
2.5 Yêu cầu đối với cắt bảo vệ dòng rò.
2.5.1 Các thiết bị điện phải được nối với máy cắt điện dòng rò phù hợp với hình 4
hay nối với thiết bị điều khiển bằng máy cắt điện cho máy biến dòng tổng bố
trí tách biệt.
2.5.2 Vỏ các sản phẩm kỹ thuật điện có cấp bảo vệ I và các thiết bị điện phải được
nối với trang bị nối đất bảo vệ bằng dây bảo vệ (xem hình 4)
Trong mạng có trung tính cách ly, khi nối một số sản phạm kỹ thuật điện với
một máy cắt điện dòng rò của chúng phải được nối với trang bị nối đất bảo vệ
chung.
2.5.3 Trị số lớn nhất cho phép của tổng trở nối đất bảo vệ và thông số của máy cắt
điện dòng rò phải được lựa chọn để đảm bảo khi có tiếp xúc giữa dây dẫn
mạng điện (trừ dây trung tính) với vỏ hoặc dây bảo vệ thì thiết bị bảo vệ sẽ tự
động cắt phần mạng sự cố thoả mãn yêu cầu ở Điều 2.1.2

Hình 4. Sơ đồ bố trí máy cắt dòng rò trong mạng điện 3 pha loại TT

26
1- Nối đất làm việc; 2- Vỏ; 3- Nối đất bảo vệ; 4- Máy cắt điện dòng rò
2.5.4 Lựa chọn, lắp đặt dây bảo vệ phải thoả mãn yêu cầu ở các Điều 2.2.6 đến
2.2.9.
2.6 Yêu cầu đối với cách điện bảo vệ
2.6.1 Các loại vật liệu cách điện được sử dụng để làm cách điện bảo vệ như trình
bày ở hình 5 phải có đủ độ bền cơ, điện và tính ổn định dưới tác dụng của
các yếu tố hoá học, nhiệt, khí hậu do sự già hoá để có thể loại trừ được sự
xuất hiện điện áp nguy hiểm trên các bộ phận mà người có thể chạm tới. Yêu
cầu trên phải đảm bảo khi có sét đến ảnh hưởng của điều kiện vận hành và
môi trường xung quanh.

Hình 5. Các dạng thực hiện các sản phẩm có cấp bảo vệ II

a) Các sản phẩm có vỏ bằng cách điện cũng như có cách điện chính và cách
điện phụ tách biệt;
b) Các sản phẩm có các bộ phận kim loại người có thể chạm tới cũng như có
cách điện chính và tách điện phụ tách biệt;
c) Các sản phẩm có các bộ phận kim loại người có thể chạm tới và cách điện
tăng cường (2 thành phần);
d) Các sản phẩm có các bộ phận kim lới người có thể chạm tới và cách điện
tăng cường (1 thành phần); 1. Cách điện chính; 2. Bộ phận kim loại người
không thể chạm tới; 3. Cách điện phụ; 4. Bộ phận kim loại người có thể chạm
tới; 5. Cách điện tăng cường.
2.6.2 Không cho phép làm mất hoặc hỏng cách điện chính và cách điện phụ của
các bộ phận mang điện hay làm giảm tính chất cách điện của nó đến mức có
thể xuất hiện điện áp trên các sản phẩm của kỹ thuật điện hay thiết bị điện
mà người có thể chạm tới.
2.6.3 Ở các thiết bị có cách điện bảo vệ không cho phép nối dây bảo vệ và các tụ
điện với các bộ phận kim loại không mang điện mà người có thể chạm tới.
Khi đặt dây bảo vệ xuyên qua các bộ phận cảu thiết bị điện có cách điện bảo
vệ hoặc đặt dây bảo vệ ở bên trong thiết bị thì phải cách điện dây bảo vệ và
các chi tiết của nó với các bộ phận không mang điện mà người có thể chạm
tới. Mức cách điện này phải bằng mức cách điện của bộ phận mang điện.
2.6.4 Các sản phẩm kĩ thuật điện có cấp bảo vệ II phải có kí hiệu của cách điện
bảo vệ () ở mặt ngoài của sản phẩm.
2.7 Yêu cầu khi sử dụng điện áp an toàn.

27
2.7.1 Các sản phẩm kĩ thuật điện và các bộ phận thiết bị điện làm việc với điện áp
an toàn (cấp bảo vệ III) phải có điện áp danh định không lớn hơn trị số giới
hạn của điện áp an toàn theo quy định ở điều 2.1.2.
2.7. 2. Nguồn cung cấp điện áp an toàn phải tuân theo quy định ở điều 1.6.2
2.7.3. Không được phép nối các mạch điện dùng điện áp an toàn với các mạch điện
khác không thoả mãn các nhu cầu ở điều 2.7.1 và 2.7.2.
2.7.4 Không được phép nối dây bảo vệ với các sản phẩm kĩ thuật điện và các bộ
phận của thiết bị điện có cấp bảo vệ III.
2.7.5 Ổ phích cắm dùng điện áp an toàn không được có tiếp điểm bảo vệ và phải
có kết cấu khác với các ổ, phích cắm có điện áp cao hơn quy định ở điều
2.7.1
2.8 Yêu cầu đối với cách ly bảo vệ.
2.8.1 Mạch của các thiết bị dùng điện không có nguồn cung cấp độc lập phải được
cách ly về điện (không được nối ganvanic) với mạng cung cấp bằng cách sử
dụng các nguồn cung cấp có thể loại trừ được sự lan truyền điện áp đầu vào
sang đầu ra của nguồn.
2.8.2 Không được phép nối đất với các dây dẫn mạng điện của mạch điện đã được
cách ly bảo vệ với dây dẫn hoặc dây bảo vệ của các loại mạng điện khác.
2.8.3 Không được phép nối các dây bảo vệ của mạng cung cấp với các bộ phận
không mang điện của thiết bị dùng điện ở mạng cách li mà người có thể
chạm tới.
Yêu cầu này không bắt buộc áp dụng trong trường hợp vỏ của thiết bị dùng
điện được bố trí trên các kết cấu kim loại mà các kết cấu đó bắt buộc phải nối
trực tiếp hay gián tiếp với dây bảo vệ.
2.8.4. Ở mạng cách li chỉ được phép nối với một thiết bị dùng điện với một nguồn
cung cấp hay với một cuộn dây ra của máy biến áp có nhiều cuộn dây ở đầu
ra.
Cho phép nối một số thiết bị dùng điện với nguồn cung cấp khi thoả mãn
đồng thời các yêu cầu sau:
a) Các thiết bị dùng điện được bố trí và lắp chắc chắn trên kết cấu dẫn điện
chung trong cụm.
b) Vỏ của thiết dùng điện (trừ các dụng cụ điện có cấp bảo vệ II) được nối với
nhau bằng dây bảo vệ phù hợp với quy định ở điều 2.8.5.
c) Khi hai pha chạm vỏ thì sẽ tự động cắt mạch bị sự cố theo quy định ở điều
2.1.2.
2.8.5 Các bộ phận kim loại mà người có thể chạm tới các dụng cụ điện cấp bảo vệ
I phải được nối với nhau và nối với dây bảo vệ.
Lựa chọn, lắp đặt dây bảo vệ phải thoả mãn yêu cầu ở điều 2.2.6 đến 2.2.9.

28
Phụ lục 1

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

1 Bảo vệ toàn bộ chống chạm - các biện pháp có thể bảo vệ người chống chạm
vào các bộ phận mang điện khi không sử dụng phương tiện phụ hoặc loại trừ
được khi chạm vào các bộ phận đó.
2 Bảo vệ cục bộ chống chạm - các biện pháp có thể bảo vệ chống chạm ngẫu
nhiên vào các bộ phận mang điện.
3 Phạm vi vươn tới của tay người - khoảng không gian được giới hạn bởi khả
năng vươn xa của tay người khi không sử dụng các phương tiên phụ (kích
thước xem hình 6)

Hình 6.
1- Phạm vi vươn xa của tay người; 2- Nền
4 Vỏ bảo vệ (bọc bảo vệ) - biện pháp bảo vệ chống chạm và các bộ phận mang
điện. Nguyên lý thức hiện la bọc, phủ các bộ phận mang điện bằng các bộ
phận có thể bảo vệ toàn bộ chống chạm
5 Che chắn bảo vệ - biện pháp để bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ
phận mang điện. Nguyên lý thực hiện là che chắn (rào chắn) các bộ phận
mang điện bằng các phương tiên có thể bảo vệ cục bộ chống chạm.
6 Bố trí bảo vệ - biện pháp để bảo vệ chống trạm hay chống chạm ngẫu nhiên
vào các bộ phận mang điện. Nguyên lý thực hiện là các bộ phận mang điện
cách xa chỗ làm việc để bảo vệ toàn bộ hay cục bộ chống chạm.
7 Mang TN-kí hiệu quốc tế của loại mạng điện có điểm trung tính nối đất trực
tiếp, còn vỏ thiết bị điện được nối với điểm trung tính (nối không)
8 Mạng TN-C là mạng TN có dây bảo vệ vừa là dây trung tính
9 Mạng TN-S là mạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt.
10 Mạng TN-S-C-Mạng TN trong đó ở phần đầu của mạng có dây trung tính và
dây bảo vệ chung còn ở phần sau của mạng có dây trung tính và dây bảo vệ
riêng biệt (Xem hình 1)

29
11 Mạng TT- kí hiệu quốc tế của loại mạng điện, có trung tính trực tiếp nối đất và
vỏ thiết bị điện cung được nối đất bảo vệ (Xem hình 2 và hình 4)
12 Mạng IT- kí hiệu quốc tế của loại mạng điện có điểm trung tính cách ly với đất,
còn vỏ thiết bị điện được nối với đất
Chú thích:
a) Mạng TN và mạng TT cũng được gọi là mạng có trung tính nối đất còn
mạng IT là mạng có trung tính cách ly
b) Các kí hiệu quy ước được sử dụng trong các thuật ngữ trên có ý nghĩa như
sau:
- Chữ đầu:
+ T-terre (Tiếng Pháp) nối đất trực tiếp điểm của mạch dòng điện làm việc,
thường lệ là điểm trung tính
+I –insulation (Tiếng Anh) các điện tất cả các dây dẫn mang điện nối với đất
hay nối các điểm của mạng với nối đất qua tổng trở lớn
- Chữ thứ hai:
+ N-neutre (Tiếng Pháp), neutral (Tiếng Anh) – Nối trực tiếp vỏ thiết bị điện
với điểm nối đất của mạng qua dây bảo vệ .
+T-terre (Tiếng Pháp) - nối đất vỏ thiết bị điện độc lập với nối đất của mạng
có thể có.
- Chữ thứ ba
+ C-combine (Tiếng Pháp), combined (Tiếng Anh) - dây trung tính chung với
dây bảo vệ .
+ S-separe (Tiếng Pháp), separated (Tiếng Anh), dây trung tính tách biệt với
dây bảo vệ
13 Cách điện bảo vệ - biện pháp để bảo vệ chánh điện giật khi tiếp xúc vào các
bộ phận mang điện khi có điện áp nguy hiểm trên đó.
Nguyên lý thực hiện của nó là phủ bộ phận không mang điện bằng vật liệu
cách điện hay cách điện với phần mang điện có khả năng loại trừ được xuất
hiện điện áp trên các bộ phận có thể chạm tới (Xem hình 5)
14 Cách li bảo vệ - biện pháp để bảo vệ tránh điện giật khi tiếp xúc với các bộ
phận không mang điện khi xuất hiện trên đó điện áp nguy hiểm
Nguyên lí thực hiện của nó là loại trừ xuất hiện điện áp trạm khi có ngắn mạch
chạm vỏ bằng cách cách li về điện mạng tiêu thụ với mạng cung cấp, chỉ nối
một thiết bị dùng điện vào mạng tiêu thụ và không nối đất mạch điện của hệ
tiêu thụ điện
15 Điện giật - tác dụng về mặt sinh lí lên cơ thể người do dòng điện gây nên trong
thời gian dòng điện chạy qua người.
16 Điện áp an toàn - điện áp nhỏ không gây nên những tác động nguy hiểm hoặc
có hại đối với con người. Nguồn cung cấp điện áp an toàn phải thoả mãn
những yêu cầu đặc biệt về mặt an toàn.

30
Phụ lục 2

Trị số điện áp chạm phụ thuộc thời gian tác động


(Theo PC-1526 và TGL 200-0603/03 số liệu tham khảo)

Thời gian tác động,s 0,06 0,15 0,2 0,5 0,9 3


Điện áp xoay chiếu
tần số từ 15Hz đến
100Hz
Điện áp chạm, V 650 500 400 130 80 6

Thời gian tác động, s 0,06 0,6 1 3


Điện áp một chiều
Điện áp chạm, V 650 250 200 140

31
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5180 : 1990
Nhóm C

Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn


Electriccal tackle – General safety requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và do động dùng
cáp và xích (gọi chung là pa lăng) được sử dụng như một cơ cấu nâng hạ độc
lập hoặc cơ cấu nâng và di chuyển hàng trên máy nâng hạ.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1721:1986.

1. Yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu.

1.1 Pa lăng, các phần tử và mối ghép của chúng phải được chế tạo để đảm bảo
an toàn khi sử dụng theo tính năng được quy định trong lí lịch.
1.2 Nhà máy sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu cùng chế tạo các
phần tử chịu tải của pa lăng, các mối hàn, độ cách điện của dây dẫn và các
cuộn dây điện.
Kiểm tra từng nguyên công khi chế tạo và lắp ráp, thử nghiệm thu pa lăng ở
trạng thái động và trạng thái tĩnh.
Kết quả kiểm tra được ghi vào lý lịch máy.
1.3 Phân loại pa lăng.
1.3.1 Pa lăng được phân loại theo chế độ làm việc theo chỉ dẫn trong bảng 1, 2 và 3.
Bảng 1. Nhóm chế độ làm việc của pa lăng phụ thuộc
vào cấp sử dụng và cáp chịu tải.
Nhóm chế độ làm việc của pa lăng theo cấp chịu tải
Cấp sử dụng
B1 B2 B3 B4
Ao 1 1 1 2
A1 1 1 2 3
A2 1 2 3 4
A3 2 3 4 5
A4 3 4 5 6
A5 4 5 6 6
A6 5 6 6 6

32
Bảng 2. Cấp sử dụng pa lăng phụ thuộc thời gian làm việc tổng cộng
Cấp sử dụng Thời gian làm việc tổng cộng giờ
Ao 800
A1 1600
A2 3200
A3 6300
A4 12500
A5 25000
A6 50000
Chú thích: Thời gian làm việc của pa lăng ở trạng thái di chuyển.
Bảng 3. Cấp chịu tải phụ thuộc vào hệ số chịu tải KQ

Cấp chịu tải Hệ số chịu tải KQ Đặc tính của cấp chịu tải

Làm việc ở trọng tải nhỏ hơn nhiều so với


B1 Đến 0,125
tải trọng danh nghĩa và chỉ trong một số ít

Trên 0,125 đến Làm việc ở trọng tải trung bình và tải
B2
0,250 trọng danh nghĩa.

Trên 0,250 đến Làm việc ở trọng tải danh nghĩa và gần
B3
0,500 bằng tải trọng danh nghĩa .

Trên 0,500 đến Làm việc thường xuyên ở tải trọng danh
B4
1,0 nghĩa và gần bằng ở tải trọng danh nghĩa

Các pa lăng để vận chuyển kim loại nóng chảy, xỉ nóng chảy, các chất độc hại
và các hàng hoá nguy hiểm có nhóm chế độ làm việc không nhỏ hơn 5.
1.3.2. Hệ số chịu tải K được tính theo công thức:
3
 P  ti
K Q = ∑  i 
 Pmax  ∑t i

Trong đó:
Pi - Tải trọng tác dụng lên pa lăng (lực, mô đen) trong khoảng thời gian làm
việc t;
Pmax - tải trọng lớn nhất (lực, mô đen) được xác định có kể đến tất cả các yếu
tố ảnh hưởng đến pa lăng trong chu trình làm việc;
ti - khoảng thời gian tác dụng của tải trọng p;

33
ti Tổng thời gian tác dụng của tải trọng pi vào pa lăng
1.4 Hàn các phần tử của pa lăng
1.4.1 Vật liệu hàn phải đảm bảo giới bền của mối hàn không thấp hơn giới hạn bền
của vật liệu được hàn. Độ dai và đập của mối hàn phải phù hợp với điều kiện
làm việc của kết cấu pa lăng.
1.4.2 Để đảm bảo cơ tính của mối hàn theo quy định khi hàn các phần tử chịu tải
của pa lăng phải thực hiện đúng các tài liệu kĩ thuật hàn.
1.5 Móc năng hàng
1.5.1 Móc nâng hành phải chế tạo bằng phương pháp rèn, dập hoặc bằng thép
tấm (sẽ gọi là móc rèn, móc dập hoặc móc tấm).
Phôi móc nâng hàng sau khi rèn hoặc dập phải thường hoá và làm sạch vẩy
ôxit. Móc rèn và móc dập không cho phép hàn ngay cả hàn đắp để khắc phục
khuyết tật.
Các tấm thép của móc tấm phải được ghép với nhau bằng đinh tán. Cho
phép hàn cục bộ tấm thép.
1.5.2 Khi có tải, móc hàng phải quay tự do. Đối với móc nâng hàng có sức nâng
trên 3 tấn, chỗ quay của móc nâng hàng phải dùng ổ bi. Yêu cầu này không
áp dụng cho móc nâng hàng cửa palăng khôn cho phép quay móc.
1.5.3 Đai ốc kẹp chặt móc rèn, móc dập và chốt móc tấm vào thanh ngang phải có
khả năng chống tự tháo, cho phép kẹp các móc nâng hàng vào thanh ngang
bằng các phương pháp tin cậy khác.
Móc phải có khoá bảo hiểm để loại trừ khả năng rơi của cơ cầu móc hàng khi
nâng. Khoá không được làm giảm mặt cắt chịu tải của đuôi móc.
1.5.4 Nơi chế tạo phải đánh dấu rõ hai điểm cho phép kiển tra kích thước độ mở
của móc trong thời gian sử dụng.
1.6 Cần phải tính đến ảnh hưởng của nhiệt khi tính toán các phần tử kết cấu pa
lăng chịu tác dụng lớn.
1.7 Xe chở hàng một thanh ray phải có kết cấu đảm bảo bánh dẫn không chệch
khỏi thanh ray chữ I
1.8 Tốc độ di chuyển của palăng điều khiển từ sàn không được lớn hơn 0,8m/s.
1.9 Thiết bị cuộn cáp của palăng phải đảm bảo cuộn cáp lên tang thành lớp.
1.10 Đối trọng và các phần tử của nó phải được đặt trong vỏ hoặc gắn với palăng
để đối trọng không rơi hoặc thay đổi vị trí trên palăng.
1.11 Cần phải chống gỉ các chi tiết kim loại của palăng có thể bị gỉ
1.12 Thời gian đóng và số đóng trong 1h của động cơ điện cơ cấu nâng của
palăng phải phù hợp với chỉ dẫn trong bảng 4.

Bảng 4
Nhóm chế độ làm việc 1 2 3 4 5 6
Thời gian đóng, % không
25 30 40 50 60 60
nhỏ hơn

34
Số lần đóng trong 1h,
150 180 240 300 360 360
không nhỏ hơn
1.13 Thời gian đóng và số lần đóng trong 1h của động cơ điện cơ cấu di chuyển
palăng phải phù hợp với chỉ dẫn trong Bảng 5
Bảng 5

Nhóm chế độ làm việc 1 2 3 4 5 6


Thời gian đóng, % không nhỏ hơn 20 25 30 40 50 60
Số lần đóng trong 1h, không nhỏ hơn 120 150 180 240 300 360
1.14 Đối với palăng hai tốc độ thời gian đóng ứng với tốc độ nhỏ phải nhỏ hơn
10% còn số lần đóng trong 1h như nhau đối với cả hai tốc độ và phù hợp với
các trị số cho trong Bảng 1, 2.

2. Yêu cầu đối với cáp, xích, tang và ròng rọc.


2.1 Hệ số an toàn của xích định cỡ mắt tròn không nhỏ hơn 8,0; xích tầm - không
nhỏ hơn 5,0 có tính đến khối lượng và hiệu xuất của hệ thống ròng rọc,
không tính đến tải trọng động.
2.2 Chọn và tính cáp thép phải tính đến đặc tính của cáp và chế độ làm việc của
pa lăng.
2.3 Hệ số an toàn (K) của cáp thép được xác định phụ thuộc vào chế độ làm việc
của palăng và kết cấu của cáp theo công thức:
P
≥K
S
Trong đó:
P – Lực căng đứt cáp, N;
S – Sức căng lớn nhất cảu cáp có tính đến hiệu suất của hệ thống ròng rọc
không tính đến tải trọng động;
K – Không được nhỏ hơn 4.
2.4 Cáp của palăng dùng để vận chuyển kim loại nung đỏ, kim loại lỏng, xỉ lỏng,
cần có bộ phận che chắn phù hợp để tránh sự ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt
độ và bắn toé của kim loại. Lõi cáp loại này phải bền nhiệt.
2.5 Tang phải có rãnh để rải cáp.
Bán kính rãnh trên tang và ròng rọc được xác định theo công thức r ≈ 0,53d.
Trong đó: d - đường kính cáp.
Chiều sâu rãnh:
đối với tang không nhỏ hơn 0,20d;
đối với ròng rọc không nhỏ hơn 1,35d.
Góc mở của rãnh ròng rọc cáp không nhỏ hơn 30o và không lớn hơn 50o.
2.6 Tang phải được chế tạo sao cho cáp được cuộn theo từng lớp

35
Khả năng chứa cáp của tang phải đảm bảo khi bộ phận mang tải ở vị trí thấp
nhất theo tính toán trên tang vẫn còn lại ít nhất 1,5 vòng cáp (không tính
những vòng nằm dưới tấm kẹp).
2.7 Độ lệch của cáp khỏi rãnh dẫn hướng trên tang hoặc trên ròng rọc không
được vượt quá 1:15…
2.8 Ròng rọc dùng xích hàn và đĩa xích dùng cho xích tấm không ít hơn 5 lỗ hoặc
răng trong đó ít nhất có 2 ăn khớp hoàn toàn với xích.
2.9 Ròng rọc và đĩa xích cần có cơ cấu rải đúng xích và ngăn ngừa xích rơi khỏi
ròng rọc (đĩa xích) hoặc khỏi đường tâm của nó.
3. Yêu cầu về phanh
Phanh của cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển palăng theo TCVN
4. Yêu cầu đối với thiết bị an toàn
4.1 Cơ cấu nâng cần được trang bị công tắc hành trình tác dụng cưỡng bức để
khống chế hành trình giới hạn trên và giới hạn dưới của móc.
Trong trường hợp sử dụng công tắc hành trình tác dụng hai bậc thì bậc thứ
hai phải đóng cả hai chuyển động của cơ cấu nâng.
Trong trường hợp palăng xích có ly hợp ma sát cho phép không dùng công
tắc hành trình
4.2 Công tắc hành trình giới hạn trên cần đặt sao cho sau khi dùng móc nâng
hàng khi nâng không tải thì khe hở giữa móc nâng hàng và vỏ không nhỏ hơn
100mm.
Đối với palăng xích cho phép lắp gối tựa chất dẻo trên vỏ palăng
4.3 Nếu trong palăng sử dụng bộ phận khống chế tải trọng, khi trọng tải của
palăng vượt quá 15% mức nâng cho phép nó phải ngắt chuyển động cơ cấu
nâng
5. Yêu cầu đối với thiết bị điện và điều khiển
5.1 Điều khiển palăng bằng thiết bị điều khiển. Thiết bị điều khiển được cấp điện
từ mạng điều khiển hoặc mạng động lực.
Nếu thiết bị điều khiển được đóng vào mạng động lực, điện áp mạng động
lực không được lớn hơn 380V.
5.2 Sơ đồ điện cũng như thiết bị điều khiển cần được khoá liên động để loại trừ
khả năng nối mạch đồng thời 2 công tắc đảo chiều khi điều khiển bằng
phương pháp gián tiếp hoặc nối mạch đồng thời hai phần tử chuyển động
đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp trực tiếp.
5.3 Sau khi ngừng ấn nút điều khiển, cơ cấu được điều khiển phải ngừng làm
việc.
5.4 Công tắc hành trình phải mắc trực tiếp vào mạng động lực hoặc mạng điều
khiển.
5.5 Điện áp trong mạng điều khiển khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp
không được lớn hơn 42V

36
Trong trường hợp dùng thiết bị điều khiển có vỏ làm bằng vật liệu cách điện
hoặc có phủ lớp cách điện cho phép điện áp mạng điều khiển đến 220V.
Khi mạng điều khiển được nối với biến thế hạ áp, các cuộn dây của chúng
không được nối điện với nhau.
Đề phòng rò điện của thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn trong mạch điều
khiển và mạch bảo vệ, phải nối đất hoặc nối với vỏ máy lần hai.
5.6 Khi điều khiển palăng bằng phương pháp trực tiếp bảng điều khiển phải được
chế tạo bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện.
5.7 Mạng điện thiết bị an toàn phải thiết kế theo nguyên lý dòng điện tĩnh.
5.8 Trong palăng cần dùng dây dẫn bằng đồng có lớp cách điện có diện tích mặt
cắt ngang: trong mạch thứ cấp và mạch phanh điện từ không nhỏ hơn
0,75mm2, trong mạch dẫn vào đọng cơ điện - không nhỏ hơn 1,5mm2
5.9 Vỏ thiết bị điều khiển phải chịu được va đập
Dây treo thiết bị điều khiển phải chịu được lực 0,5KN.
5.10 Thiết bị điều khiển gián tiếp palăng từ sàn phải có khoá điều khiển liên động
palăng.
5.11 Các nút ấn của thiết bị điều khiển phải được bố trí trên cùng một bảng và có
ký hiệu giải thích
5.12 Để trách điện giật do rò điện, các phần tử của palang không nối với mạch
điện cũng phải cách điện
5.13 Dây nối đất không được sử dụng như dây làm việc và mạch của nó không
ngắt bởi công tác hoặc cầu chì
1.14 Thiết bị điện của palăng có cấp bảo vệ không thấp hơn IP44 theo TCVN
1988:1977

6 Yêu cầu đối với ghi nhãn

6.1 Ở chỗ dẽ nhìn thấy của palăng này máy sản xuất phải gắn nhãn ghi các nội
dung sau:

1. Tên nhà máy sản xuất; 6. Nhóm chế độ làm việc của palăng;

2. Loại palăng; 7. Điện áp dòng danh nghĩa;

3. Tải trọng năng cho phép; 8. Tần số dòng danh nghĩa;

4. Năm sản xuất; 9. Chiều cao nâng.

5. Số hiệu của nhà máy;

6.2 Trên móc nâng hàng của palăng phải gắn nhãn ghi các nội dung sau:
1. Tên hoặc ký hiệu của nhà máy sản xuất;
2. Số hiệu của nhà máy;
3. Năm sản xuất;

37
4. Dấu của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm;
5. Sức nâng hay ký hiệu quy ước của sức nâng;
6.3 Vỏ móc hàng của palăng cần sơn các vạch vàng và đen xen kẽ để báo nguy
hiểm cho người sử dụng

38
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5659 : 1992

Nhóm T

Thiết bị sản xuất - bộ phận điều khiển - yêu cầu an toàn chung
Production equipments - Control organs - General safety requirements.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bộ phận điều khiển bằng tay và bằng chân
của các thiết bi sản xuất và quy định yêu cầu an toàn cho kết cấu của chúng
theo TCVN 2290 : 1990
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bộ phận điều khiển trên các phương
tiện vận chuyển đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, cũng như
không áp dụng cho các bộ phận điều khiển kiểu nút bấm, phím bấm của các
máy thực phẩm, máy sắp chữ - intipô, bộ phận in cho máy tính điện tử và các
thiết bị điện báo.

1. Quy định chung

1.1 Kết cấu của các bộ phận điều khiển phải đảm bảo điều kiện tối ưu cho chức
năng điều khiển quá trình sản xuất. Kết cấu này phải phù hợp với các yêu
cầu về tâm sinh lí và tập quán chung của con người cũng như đặc tính làm
việc.
1.2 Bộ phận điều khiển phải phù hợp với các yêu cầu trong các tài liệu kĩ thuật và
các tiêu chuẩn đã được duyệt.
1.3 Bộ phận điều khiển phải phù hợp với tính chất và hiệu quả công việc khi vận
hành bình thường, cũng như xẩy ra sự cố.
1.4 Các bộ phận điều khiển và các thiết bị có liên quan đến nó được đặt gần
nhau theo nhóm chức năng sao cho bộ phận điều khiển khi vận hành không
che khuất các đồng hồ chỉ thị.
1.5 Lực đặt vào bộ phận điểu khiển không vượt quá tải trọng tĩnh hoặc động cho
phép đối với người điều kiển.
Trị số cho phép của lực đặt vào bộ phận điều kiển được quy định bởi các tiêu
chuẩn cho các dạng thiết bị sản xuất cụ thể.
1.6 Các bộ phận điều kiển khi làm việc theo một trình tự xác định cần được phân
thành nhóm để hành trình làm việc của nó được thực hiện từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
1.7 Bộ phận điều kiển phải có kết cầu hợp lí để trách sự thay đổi vị trí một cách
ngẫu nhiên hoặc bất kì (ví dụ do va chạm và dung động ngẫu nhiên, ảnh
hưởng của bộ phận điều kiển lân cận).
1.8 Khi dùng phương tiện bảo vệ riêng biệt, kích thước và hình dạng của bộ phận
điều kiển cũng như khoảng cách giữa chúng phải đảm bảo tốt khả năng điều
kiển.

39
1.9 Vật liệu bề mặt tay gạt của bộ phận điều kiển không được gây độc hại và khi
cần thiết phải được cách điện và có dẫn nhiệt thấp. Nhiệt độ bề mặt của các
chi tiết nối với bộ phận điều kiển không có bảo vệ không được lớn hơn 37oC
(310K).
1.10 Màu sắc của bộ phận điều kiển phải bền trong suốt thời gian sử dụng.
1.11 Bộ phận điều kiển ngắt khi có sự cố phải theo tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật
đã được ban hành.
2. Bộ điều kiển bằng tay.
2.1 Bộ điều khiển kiểu nút bấm
2.1.1 Hình dạng và kính thước của bộ phận điều kiển nút bấm và phím bấm phải
đảm bảo sử dụng thuận tiện. Bề mặt của nút bấm và phím bấm để điều kiển
bằng ngón tay phải phẳng hoặc hơi lõm. Nút bấm điều kiển bằng lòng bàn tay
phải được làm lồi (có dạng hình nấm).
2.1.2 Đối với bộ phận điều kiển nút bấm và phím bấm, khoảng cách giữa các chi
tiết lân cận nhau của bộ phận điều kiển không được nhỏ hơn 15mm; còn khi
làm việc có dùng tiết bị bảo vệ tay - Không nhỏ hơn 25mm.
2.1.3 Hành trình làm việc của bộ phận điều kiển kiểu nút bấm phải đảm bảo sao
cho có thể phân biệt được bằng mắt hai vị trí (đóng và ngắt).
Trị số này được quy định bởi các tiêu chuẩn của các dạng sản phẩm cụ thể.
2.1.4 Khi dùng hai nút bấm để đóng và ngắt, phải để nút đóng ở bên phải nút ngắt
(khi bố trí trong mặt phẳng thẳng ngang) hoặc để phía trên nút ngắt (khi bố trí
trong mặt phẳng thẳng đứng).
Trong các tiêu chuẩn quy định yêu cầu đối với từng dạng cụ thể của bộ phận
điều kiển và trong những trường hợp có yêu cầu kĩ thuật xác đáng, cho phép
bố trí nút bấm khác với quy định trên.
2.2 Bộ phận điều kiển bằng tay gạt
2.2.1. Hình dạng và kính thước tay nắm tay gạt phải phù hợp với cách thao tác
(bằng bàn tay ), với hướng và trị số lực tác dụng cũng như phù hợp với yêu
cầu cố định tay gạt ở các vị trí cực hạn.
Đối với những tay gạt điều chỉnh bằng toàn bộ tay thì mặt cắt dọc của tay
nắm tay gạt phải là ô van, còn đối với các tay gạt còn lại có thể là hình tròn.
2.2.2 Vị trí của tay gạt phải phân biệt rõ ràng bằng mắt.
2.2.3 Hướng chuyển động của tay gạt bố trí:
Tiến về phía trước, sang phải hoặc lên phía trên khi đóng và tăng thông số;
Lùi về phía sau, sang trái hoặc xuống dưới khi ngắt hoặc giảm thông số.
2.2.4 Những tay gạt dùng để điều khiển từng nấc phải đảm bảo độ tin cậy làm việc
ở các vị trí trung gian và vị trí cực hạn. Trong trường hợp cần thiết , ở các vị
trí cực han phải lắp các cữ chặn chuyên dùng.
2.3. Bộ phận điều khiên kiểu quay (tay quay, tay lái…)
2.3.1 Hình dáng và kích thước của bộ phận điều khiển kiểu quay phải phù hợp với
cách thao tác (bằng ngón tay, bàn tay) có tính đến phạm vi di chuyển, tốc độ

40
và độ êm dịch chuyển. Để xoay liên tục và xoay nhiều lần, phải dùng tay quay
có tay nắn hình côn hoặc trụ và các tay quay dùng để chuyển đổi vị trí phải
có kim chỉ thị. Để cầm cho chắc, bề mặt của tay nắm phải được khía nhám .
2.3.2 Bộ phận điều khiển kiểu quay phải dược chỉ dẫn rõ ràng hướng quay và các
vị trí cực hạn. Khi cần thiết, các vị trí cực hạn phải được lắp các cữ chặt
chuyên dùng
Bộ phận điều khiển kiểu quay dùng để điều khiển từng nấc phải được định vị
tin cậy và phải được kí hiệu tại các vị trí trung gian.
2.3.3 Hướng quay của bộ phận điều khiển kiểu quay phải được bố trí:
Quay theo chiều kim đồng hồ - khi đóng, tăng thông số; khoá van (đối với tay
quay điều kiển bằng van);
Quay theo ngược chiều kim đồng hồ – khi ngắt, giảm thông số, mở van (đối
với tay quay điều kiển bằng tay).
2.4 Công tắc đóng ngắt và chuyển mạch.
2.4.1 Hình dạng chi tiết dán động (tay cầm điều kiển) của công tắc ngắt và chuyên
mạch phải là hình trụ, hình côn hay hình hộp. Phân hình trụ ở đầu mút của
chi tiết dẫn động được phép thay bằng hình cầu, còn phần côn của chi tiết
dẫn động có đáy lớn hướng về phía người điều kiển.
2.4.2 Khi gạt chi tiết dẫn động của công tắc đóng ngắt và chuyển mạch từ vị trí này
sang vị trí khác, phải nghe rõ tiếng “tách” và tương đối nhẹ nhàng.
3 Bộ phận điều khiển bằng chân
3.1 Bàn đạp
3.1.1 Hình dạng và kích thước của mặt phẳng của bàn dạp phải đảm bảo điều
khiển bằng bàn và ngón chân được thuạn lợi dễ dàng. Chiều rộng của mặt
phẳng của bàn đạp không được nhỏ hơn 60mm. Trong trường hợp cần thiết,
mắt phẳng đạp phải được lắp ổ đỡ. Bề mặt bàn đạp phải có kết cấu không bị
trượt.
3.1.2. Độ nghiêng của mặt phẳng bàn đạp so với vị trí ghế ngồi phải đảm bảo để
chân điều khiển được tự nhiên. Góc giữa dóng chân và bàn chân phải là 90 -
115o để gót chân được tì chắc chắn.
3.1.3 Hướng chuyển động của bàn đạp phải theo nguyên tắc:
Khi ấn xuống là khởi động, mở máy và tăng thông số;
Khi nhấn bàn chân lên là dừng má, giảm thông số;
3.2 Nút bấm chân
3.2.1 Hình dạng và kích thước của nút bấm chân đảm bảo điều kiện dễ dàng bằng
bàn chân và các ngón chân và được quy định theo các tiêu chuẩn đối với
từng thiết bị cụ thể. Bề mặt của nút bấm phải bằng phẳng và không bị trơn.
3.2.2 Trị số của hành trình điều khiển của nút bấm chân phải phù hợp với khả năng
xoay của các khớp cẳng chân và bàn chân. Trị số này được quy định theo
các tiêu chuẩn đối với từng thiết bị cụ thể.
3.2.3 Hướng chuyển động của nút bấm chân phải theo nguyên tắc ấn xuống (chuyển
động khi xuống) là mở máy (khởi động); nhấc lên là dừng máy.

41
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3748 : 1983

Nhóm C

Máy gia công kim loại – yêu cầu chung về an toàn


Metal working machines –general safety requirements
Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng đối với các loại máy gia công kim loại thiết
kế mới.
Đối với các máy đang sử dụng, các cơ quan sử lí các cấp có trách nhiệm
hướng dẫn tạo điều kiện sửa đổi hoặc thiết kế các thiết bị và cơ cấu an toàn
trên cơ sở tiêu chuẩn này trong điều kiện của cơ sở mình, nhằm đảm bảo an
toàn trong vận hành và sử dụng máy đến mức độ tối đa.

1 Yêu cầu chung đối với tất cả các loại máy


1.1 Thiết bị che chắn bảo vệ
1.1.1 Các cơ cấu truyền động (đai truyền, xích, bánh răng v.v…), nhất là các cơ cấu
truyền động nằm ngoài thân máy, và các cơ cấu chuyển động khác có thể gây
chấn thương cho công nhân, phải được che chắn bảo vệ. Bao che phải thật sự
an toàn và thuật tiện sử dụng, quan sát, thao tác. Bao che cần có kết cấu hợp
lí, có thể kín hoặc có cửa, nếu cần có gắn tay cầm, quai… để đóng mở, tháo
lắp, thay đổi vị trí. Trường hợp để quan sát các cơ cấu máy phía bên trong
hoặc để giảm bớt trọng lượng, bao che có thể có lỗ hoặc khung được căng
phủ bằng lưới với lỗ hoặc mắt lưới có đường kính nhỏ hơn 10mm hoặc có kích
thước nhỏ hơn 10 x 10mm. Trường hợp có căn cứ xác đáng, bao che có thể
làm bằng lưới với mắt lưới có kích thước nhỏ hơn 25 x 25mm, khi đó khoảng
cách từ bao che đến cơ cấu chuyển động của mái phải lớn hơn 100mm.
1.1.2 Bề mặt ngoài cùng của một bộ phận máy, khi làm việc có thể vượt ra ngoài
đầu mút ngoài cùng của thân máy, và chuyển động với vận tốc lớn hơn
150mm/s, cần được sơn dấu hiệu an toàn; các vạch vàng và đen xen kẽ có bề
rộng bằng nhau từ 20 đến 50mm và nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một
góc 450.
1.1.3 Mặt trong của các hốc, các hộp… của máy có đặt các cơ cấu truyền động cần
được sơn mầu đỏ.
Khu vực phía trong cửa có nguy cơ gây tai nạn thì mặt ngoài cửa phải có dấu hiệu
báo nguy hiểm: Tam giác đều màu vàng đỉnh nhọn hướng lên trên với dấu
chấm than đen ở giữa. Khi có nhiều nguy cơ gây tai nạn, cửa phải có khoá liên
động, nếu mở cửa, máy tự động dừng; có thể thêm tín hiệu dự báo nguy hiểm
bằng ánh sáng hoặc âm thanh.
1.1.4 Các thiết bị che chắn bảo vệ vùng gia công phải đảm bảo chất lỏng làm nguội
hoặc bôi trơn không bắt ra sàn nhà xưởng hoặc bắn vào người công nhân.
1.1.5 Các thiết bị che chắn bảo vệ phải tháo ra lắp vào luôn (khi tháo lắp phôi hoặc
dụng cụ cắt; đo chi tiết, điều chỉnh máy…) cần có khôi lượng nhỏ hơn 6kg và

42
không dùng chìa vặt hoặc chìa vặt dẹt để kẹp chặt. Đối với các thiết bị che
chắn bảo vệ kiểu có thể đóng mở được, lực tác động để dịch chuyển khi đóng
mở quy định không lớn 40N (4kG) .
1.1.6 Các thiết bị che chắn bảo vệ không được làm hạn chế khả năng công nghệ
của máy, hoặc gây ra sự mất thuật tiện khi làm việc, khi diều chỉnh máy, khi
mở che chắn ra, khi thu dọn làm vệ sinh… Không gây bẩn sàn nhà xưởng do
chất lỏng làm nguội hoặc bôi trơn, phoi … chảy ra hoặc rơi ra, hoặc bản thân
nó không gây ra sự mất an toàn mới. Khi cần thiết trên các thiết bị che chắn
bảo vệ có các tay nắm, quai cầm … để thuật tiện cho việc đóng, mở, tháo, di
chuyển vị trí, hoặc lắp đặt. Việc định vị và kẹp chặt các thiết bị che chắn bảo vệ
phải đảm bảo vững chắc, không tự nới lỏng.
1.1.7 Các thiết bị che chắn bảo vệ phải vững chắc, bề dầy của chúng nếu chế tạo từ
vật liệu là thép tấm không nhỏ hơn 0,8mm; từ nhôm tấm không nhỏ hơn 2mm;
từ nhựa cứng không nhỏ hơn 4mm. Khi cần thiết, thiết bị che chắn bảo vệ cần
có cửa quan sát với kính thước phù hợp. Trường hợp sử dụng ô cửa để quan
sát trên các máy gia công kim loại bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt, thì cửa quan
sát phải làm bằng ba lớp kính trong suốt bề dầy không nhỏ hơn 4mm, khi vỡ
không vỡ thanh mảnh vụn; cửa quan sát có thể làm bằng các vật liệi trong suốt
khác, phẩm chất và sức bền tương đương với vật liệu đã quy định trên. Cửa
quan sát phải đảm bảo được lau chùi dễ dàng thường xuyên.
Cho phép sử dụng các thiết bị bao che thuộc các dạng khác với điều kiện đảm bảo
che chắn có hiệu quả (thí dụ: các mảnh gấp được, vật liệu phi kim loại trong
suốt và chịu dầu…)
1.1.8 Các máy (hoặc dây chuyền bán tự động, tự động) khi làm việc nếu mở thiết bị
che chắn bảo vệ có thể gây chấn thương cho công nhân, thí cần có khoá liên
động đảm bảo đóng kín vùng nguy hiểm khi đó máy mới vận hành, và khi máy
đang vận hành không thể mở được thiết bị bảo vệ.
1.1.9 Các bề mặt, các mép, các gờ, các góc … của máy, của cơ cấu bảo vệ, cơ cấu
điều khiển, dụng cụ, và đồ gá… không được có cạnh sắc, mép hoặc góc sắc,
có khả năng gây chấn thương cho công nhân.
1.1.10 Các máy cần có kết cấu đảm bảo an toàn để chống khả năng tự nới lỏng của
trục chính, thanh nối, đầu ụ đứng, tay gạt, tay đòn ... và các chi tiết máy hoặc
bộ phận máy khác.
1.1.11 Xích và dây cáp treo đối trọng trên máy. Phải đảm bảo đủ sức bền, đối trọng
phải cân bằng đối với bộ phận máy, và với cả dụng cụ hoặc các thành phần
khác (nếu có) theo trọng lượng lớn nhất của chúng.ứng suất cho phép ở các
dây xích, dây cáp đó tuân theo quy phạm về an toàn máy trục. Quỹ đạo đối
trọng di chuyển ngoài thân máy cần có vỏ bao che.
1.1.12 Các thiết bị và máy móc, cần được dự kiến hết mọi khả năng không an toàn
và có biện pháp phòng ngừa ngay từ khâu thiết kế và chế tạo chúng.
1.2 Các cơ cấu điều khiển.
1.2.1 Các cơ cấu điều khiển bằng tay phải được bố trí hợp lí, sử dụng thuật tiện đảm
bảo an toàn, không bị vướng kẹt khi vận hành hoặc bị va trạm bởi tác động
ngấu nhiên.

43
1.2.2 Các bảng ghi chú, các kí hiệu, các vạch chia độ, các vạch và số khắc trên
thước đo gắn trên máy, các thang đo hoặc thước tỉ lệ… phải rõ nét, không bị
mài mòn đọc được tốt ở khoảng cách không nhỏ hơn 500mm, gắn gần các cơ
cấu điều khiển và vừa tới tầm mắt quan sát.
Khi cần thiết, trên máy cần được lắp các dụng cụ quang học để đọc các ghi
chú và các bảng chỉ dẫn các chỉ số đo… của các thang đo hoặc thước tỉ lệ.
1.2.3 lực tác dụng vào các tay gạt, tay quay, tay đòn… của các cơ cấu điều khiển khi
điều khiển bằng tay liên tục không được vượt quá 40N(4KG), còn đối với các
khớp nối ma sát của truyền động chính lực tác dụng lúc bắt đầu và khi kết thúc
di chuyển là 80N (8kG).
Lực tác dụng lên các tay gạt, tay quay, tay đòn, khi điều khiển bằng tay:
- Không được lớn hơn 160N (16kG) với loại điều khiển không nhiều hơn năm
lần trong 1 ca.
- Không được lớn hơn 80N (8kG) với loại điều khiển không nhiều hơn 25 lần
trong 1 ca.
- Không được lớn hơn 450N (45kG) ở thời điểm kết thúc đè để kẹp hoặc bắt
đầu đè để tháo, khi xiết để kẹp chặt hoặc để tháo chi tiết máy.
1.2.4 Các cơ cấu điều khiển cần trang bị cơ cấu định vị, và cơ cấu định vị không
được tự thay vị trí. Cần có khoá liên động để trách khả năng các cơ cấu điều
khiển tư đóng
Cơ giới hoá việc điều khiển sự dịch chuyển của mũi tâm ụ động của các máy
mài, máy tiện, và các bộ phận tương tự khác cần có khoá liên động chỉ cho
phép các bộ phận nói trên di chuyển đến vị trí đầu nút của đá hoặc các ụ khác
hoặc bàn dao và khi chi tiết không chuyển động.
1.2.5 Không được áp dụng loại cơ cấu điều khiển thay đổi vị trí liên tục cho chạy các
bộ phận khác nhau của máy, nếu do đó có thể dẫn đến gây chấn thương cho
công nhân (thí dụ: vừa cho chạy trục chính đồng thời vừa kẹp chặt phôi).
1.2.6. các tay gạt, cần gạt… của đồ gá có nhiều vị trí kẹp, mà những đồ gá đó có
thời gian trực tiếp gia công trùng với thời gian đặt và tháo phôi, cần bố trí trong
vùng an toàn không bị tác động bởi dụng cụ cắt, phoi, chất lỏng làm nguội
hoặc bôi trơn. Việc di chuyển vị trí của tay gạt khi kẹp và tháo sản phẩm không
được hướng về phía dụng cụ cắt.
1.2.7 Cách bố trí cũng như kết cấu của các cơ cấu điều khiển (trong đó kể cả hệ
thống nút bấm, bảng điều khiển), cần đảm bảo sao cho phoi hoặc chất lỏng
làm nguội hoặc bôi trơn không có khả năng rơi vào hoặc bám dính lên chúng.
1.2.8 Di chuyển vị trí các bộ phận máy bằng cơ giới với các tay quay hình sao, hoặc
các bánh đà có tay cầm, chuyển động với tần xuất lớn hơn 20/phút
(vòng/phút), cần ngăn ngừa khả năng tự ngắt của chúng.
Các tay quay có khả năng tự đánh lùi có thể gây chấn thương cho công nhân,
cần có cơ cấu triệt tiêu khả năng tự đánh lùi.
Cần có cơ cấu điều khiển để thay đổi vị trí của đai truyền khi thay đổi tốc độ,
trách dùng tay trực tiếp để gạt đai truyền.

44
1.2.9 Phần tay cầm của các tay gạt để điều khiển cần được bố trí ở vị trí vừa tay,
nên đặt ở độ cao không nhỏ hơn 600mm và không lớn hơn 1600mm kể từ mặt
sàn thao tác (trừ các máy để bàn).
Hàng nút bấm dưới cùng của bảng điều khiển nên đặt ở độ cao không nhỏ hơn
600mm và hàng trên cùng không lớn hơn 1600mm kể từ mặt sàn thao tác.
Các bảng điều khiển có bố trí hàng nút bấm ở độ cao dưới 900mm, cần có độ
nghiêng không nhỏ hơn 30 đối với mặt phẳng đứng. Các bảng điều khiển có số
lượng nút bấm không nhiều hơn 5, có thể bố trí các nút bấm trên bề mặt thẳng
đứng ở tất các độ cao quy định trên.
Trường hợp các tay gạt (hoặc nút bấm) chỉ phải điều khiển dưới 8 lần trong
một ca có thể bố trí chúng ở độ cao từ 300mm đến 1.750mm.
Trường hợp đặc biệt đối với các máy gia công phôi có chiều cao lớn (ví dụ:
máy khoan cần), công nhân điều khiển máy phải đứng trên sàn chuyên dùng
hoặc trên phôi, yêu cầu các tay gạt, tay quay, nút bấm… phải ở vị trí vừa tầm
tay cũng như quy định đối với các trường hợp đã nêu trên.
1.2.10 Các máy có khối lượng dưới 10 tấn, trục của các bánh đà, tay cầm của các
tay quay để đóng mở các cơ cấu kẹp phôi và dụng cụ cắt, để di chuyển vị tí
các bộ phận máy, nên đặt ở độ cao không nhỏ hơn 500mm và không lớn hơn
1.400mm kể từ mặt sàn thao tác.
Khi lực tác động để quay bánh đà 40N (4kG), độ cao bố trí trục bánh đà nên
đặt dưới 1.500mm.
Các máy dùng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối, các cơ cấu điều khiển
chỉ dùng đến khi thay đổi phôi, có thể bố trí ở độ cao đến 2.400mm kể từ mặt
sàn thao tác.
Nếu các cơ cấu điều khiển bố trí ở độ cao hơn kích thước quy định, phải đảm
bảo sao cho công nhân tiếp cận và điều khiển các cơ cấu đó bằng sàn thao
tác, bục, bệ, bậc thang… và các trang bị nâng cao vị trí đứng đó phải vững
chắc, thuận tiện, vừa tầm mắt quan sát, vừa tầm tay hoặc tầm chân thao tác,
an toàn.
1.2.11 Khi điều khiển ở tư thế ngồi thì các cơ điều khiển nên được bố trí ở độ cao
không nhỏ hơn 500mm và không lớn hơn 1.300mm kể từ mặt sàn thao tác.
1.2.12 Bàn đạp của các cơ cấu điều khiển bằng chân, cần có khía nhám trên mặt
đặt chân, kích thước bàn đạp không nhỏ hơn 220x80mm, mút trên các bàn
đạp không cao hơn 100mm, hành trình dịch chuyển của bàn đạp trong giới hạn
45 – 70mm. Lực tác dụng để di chuyển bàn đpạ không nhỏ hơn 25N (2,5kG)
và không lớn hơn 40N (4kG), thông thường 27N (2,7kG) ở tư thế ngồi 35N
(3,5kG) ở tư thế đứng. Phải loại trừ khả năng các vật rơi hoặc người vô ý động
chạm phải bàn đạp, nếu cần phải có che chắn bàn đạp.
1.2.13 Những dụng cụ đo (không kể thiết bị đếm): phải quan sát thường xuyên các
chỉ số đo, phải bố trí sao cho vừa tầm mắt, các vạch đo và chỉ số đo của thang
đo của các dụng cụ đo nên nằm trong giới hạn ở độ cao
Khi đứng làm việc là 900 - 1.700mm
Khi ngồi làm việc là 750 - 1.200mm

45
Các dụng cụ đo yêu cầu phải đọc kết quả chính xác, nên đặt trong giới hạn ở
độ cao 1.200 - 1.500mm (đứng), và 900 - 1.200mm (ngồi).
Các dụng đo không phải quan sát thường xuyên có thể bố trí trong giới hạn ở
độ cao 300 - 2.400mm.
1.2.14 Các cơ cấu điều khiển để chuyển mạch chuyển động chỉ cho phép chuyển
mạch khi tốc độ thấp hoặc sau khi dừng các phần chuyển động, cần có khó
liên động loại trừ khả năng có thể bị chuyển mạch khi đang ở tốc độ cao.
Trường hợp không thể trang bị khoá liên động, cần có bảng ghi chú hoặc dấu
hiệu đề phòng, gắn ngay bên cạch cơ cấu điều khiển.
1.2.15 Trên các máy khi thực hiện các nguyên công phụ (tháo lắp phôi, đo chi tiết
đang gia công trên máy…), nếu dụng cắt hoặc chi tiết quay có thể dẫn tới gây
chấn thương cho công nhân cần trang bị các thiết bị hãm tự động sau khi đã
ngắt chuyển động quay của chúng. Thiết bị phanh hãm tự động này cho phép
không đặt ở các máy tự động và các máy có khối lượng lớn hơn 10 tấn và nhỏ
hơn 0.6 tấn.
Thiết bị phanh hãm trên các máy phải đảm bảo thật sự có chất lượng tốt.
1.2.16 Các máy (hoặc dây chuyền tự động, bán tự động) không có khả năng nhìn rõ
toàn bộ chỗ làm việc, việc cho máy chạy đột ngột có thể gâp chấn thương cho
người khác đang ở trong khu vực làm việc, cần trang bị tín hiệu an toàn dự
báo tự động bằng âm thanh (không ngắn hơn 15s; cường độ âm 90 - 100dB; ở
giải tần 125 - 500Hz), cùng chung một nút bấm mở cho máy chạy, nhưng phải
đảm bảo khi tín hiệu dự báo kết thúc máy mới bắt đầu chạy.
1.3 Các cơ cấu định vị và kẹp chặt phôi và dụng cụ trên máy
1.3.1 Các máy chuyên dùng và dây chuyền tự động cần đưa phôi đến bằng tải con
lăn hoặc băng tải đai… và cần trang bị thiết bị nâng chuyển để gá đặt khi phôi
có khối lượng lớn hơn 8kg và dụng cụ hoặc đồ gá có khối lượng lớn hơn 16kg.
Thiết bị nâng chuyển phải đảm bảo giữ nguyên tải trọng ở vị trí bất kỳ, thậm
chí cả khi xảy ra trường hợp ngừng cung cấp năng lượng (điện, dầu, khí
nén…) đột ngột. Để gá đặt và nâng chuyển phôi có khối lượng lớn hơn 250kg
cần sử dụng các thiết bị nâng chuyển chung của phân xưởng.
1.3.2 Mâm cặp, bàn quay, trục gá dao, đầu kẹp, dụng cụ cắt, hoặc những chi tiết có
thể tháo lắp khác lắp trên máy, cần loại trừ khả năng tự lới lỏng khi làm việc
hoặc khi đảo chiều chuyển động.
1.3.3 Các cơ cấu để kẹp chặt phôi, dụng cụ cắt, trục gá dao (thí dụ: cặp tốc, bàn
quay, cán dao kẹp chặt bằng bu lông), khi làm việc quay; các bề mặt ngoài có
chuyển động quay không phẳng, nhẵn, có những chỗ lồi lõm, gồ ghề; cần phải
được bao che.
Trong một số trường hợp có thể không bao che riêng phần quay của thiết bị,
mà toàn bộ vùng gia công được bao che bằng thiết bị che chắn bảo vệ chung.
1.3.4 Các thiết bị dùng để kẹp chặt phôi vào dụng cụ cắt được cơ giới hoá (kể cả cơ
cấu chuyền động bằng thuỷ lực, bằng khí nén; cơ cấu dẫn động mũi tâm ụ
động máy tiện, máy mài và các máy khác…), cần đảm bảo kẹp chặt vững chắc
trong suốt thời gian gia công hay cả trong trường hợp bị mất điện đột ngột,
hoặc áp suất của dầu, của khí nén bị giảm hoặc bị mất.

46
Trường hợp có trở ngại trong việc thực hiên yêu cầu trên (thí dụ: dùng nam
châm điện để kẹp chặt phôi…), cho phép sử dụng khoá liên động để đảm bảo
an toàn, nếu việc cung cấp năng lượng điện bị chấm dứt ngẫu nhiên trong khi
đang gia công hoặc nếu cơ cấu chuyển động để kẹp chặt đột ngột làm việc
không tốt, khi đó dụng cắt tự động rời khỏi phôi, hoặc ngắt bước tiến, hoặc
ngắt truyền động chính (áp dụng một hoặc hai trong các phương pháp trên tuỳ
thuộc vào các loại máy).
Trường hợp sử dụng truyền dẫn thuỷ lực hoặc khí nén để kẹp chặt phôi hoặc
dụng cụ, phải có cơ cấu liên động đảm bảo ngắt truyền động chính của máy
khi áp suất dầu khí nén dưới mức quy định.
1.3.5 Các máy truyền động bằng thuỷ lực và khí nén cần đảm bảo các yêu cầu của
những tiêu chuẩn quy định riêng về vấn đề này (từ TCVN 2005:1977 đến
TCVN 2017:1977; từ TCVN 2040:1977 đến TCVN 2154:1977).
1.3.6 Các máy có thể gia công được nhiều công việc, thao tác với đầu rơvonve,
cũng như các máy điều khiển theo chương trình tự động thay đổi dụng cụ, có
thùng chức dụng cụ, cần có cơ cấu bảo vệ để phòng ngừa dụng cụ cắt đang
đặt trên đầu rơvonve (ở gá dao) có khả năng gây chấn thương cho công nhân
khi quay: dụng cụ cắt cần được kẹp chặt vững chắc không bị rơi văng ra khi
vận chuyển hoặc khi đang gia công.
1.3.7 Khi dùng khí nén truyền động để kẹp chặt trên các máy hoặc ở các trang thiết
bị khác không được để khí nén xả ra làm bắn bụi, phôi… vào công nhân.
1.3.8 Dòng khí nén xả ra từ các máy hoặc từ các trang bị công nghệ khác cần được
trang bị bộ tiêu âm chống ồn.
1.3.9 Dòng khí nén xẩy ra từ các máy hoặc từ các trang bị công nghệ khác, không
được xả ra tại khu vực làm việc (vùng không gian có độ cao 2m kể từ mặt sàn
thao tác và địa điểm làm việc thường xuyên hoặc gián đoạn của công nhân) .
1.3.10 Trên các máy có khố lượng dưới 15 tấn, các tay vặn hoặc chìa vặn sử dụng
thường xuyên để lắp hoặc tháo các bu lông và đai ốc của cơ cấu kẹp chặt phôi
hoặc dụng cụ cắt, hoặc để di chuyển vị trí các bộ phận máy, cần có độ bền
cần thiết và có khố lượng không lớn hơn 2,6 kG, còn ở các máy có khối lượng
trên 15 tấn thì khối lượng không lớn 4kG.
1.3.11 Để kẹp chặt phôi và dụng cụ cắt trên các máy hoặc các thiết bị khá, sử dụng
các tay vặn hoặc chìa vặn để xiết hoặc tháo các mối ghép có đầu 6 cạnh hoặc
4 cạnh bề mặt làm việc của các tay vặn hoặc chìa vặn cần được tiếp xúc tốt và
ăn khớp tốt với các chi tiết có đầu 6 cạnh và 4 cạnh cần tháo lắp và có độ
cứng không nhỏ hơn 35HRC để khi sử dụng các mặt tiếp xúc không bi biến
dạng.
1.3.12 Trường hợp cần thiết công nhân phải đứng làm việc một thời gian trên các bộ
phân máy (thí dụ trong thời gian lắp đặt hoặc tháo dụng cụ cắt, hoặc phôi,
hoặc điều chỉnh máy…), bề mặt của các bộ phận máy đó để chân người đứng
lên trên phải có khía nhám (cho phép sử dụng sàn thao tác kiểu bản lề, treo)
và có rào chắn, lan can còn lối lên phải có các bậc thang, mặt bậc thang cần
có khía nhám và thang cần có tay vịn. Chỗ công nhân đứng làm việc phải đảm
bảo không được rung.

47
1.3.13 Trường hợp trên máy tự động và phải đổ phôi băng tay vào thùng chứa phôi,
thì mép thùng chứa phôi cần đặt không cao quá 1200mm kể từ mặt sàn thao
tác.
1.4 Các trang bị bôi trơn, làm nguội, thải phôi vận chuyển.
1.4.1 Các máy thường trang bị hệ thống bôi trơn tập trung, tại những vị trí sử dụng
hệ thống bôi trơn tập trung không phù hợp thì việc bôi trơn được thực hiện
băng tay (vịt dầu, bơm mỡ…), cần bố trí những vị trí tra dầu mỡ thuận tiện cho
thao tác và ở trong vùng an toàn.
1.4.2 Vị trí để tra dầu bằng tay (hoặc bơm mỡ) nên bố trí ở độ cao dưới 1.700mm,
bể chứa dầu ở độ cao dưới 1400mm. Khi vị trí của chúng buộc phải cao hơn
quy định trên, cần có bục bệ, thang để lên xuống. Trường hợp rót dầu vào các
bể chứa không quá một lần trong một thang, cho phép không làm các bậc
thang gắn trên máy, mà có thể dùng các phương tiện nâng chuyển, hoặc thang
di động…
1.4.3 Trên các máy vạn năng có vòi phun chất long làm nguội và bôi trơn dẫn tới
vùng dụng cụ cắt trực tiếp ra công kim loại, cơ cấu kẹp chặt vòi phun cần được
định vị vững chắc di chuyển nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, và đảm bảo đưa
dung dịch vào đúng các vị trí cần thiết.
1.4.4 Các bể chứa dầu của hệ thống bôi trơn, hoặc hệ thống truyền động bằng thuỷ
lực, nếu đặt độc lập nằm ngoài thân máy, cần bố trí mặt đáy của bể chứa nằm
ở độ cao tối thiểu là 100mm kể từ mặt sàn nhà xưởng (để thuận tiện cho việc
tháo dầu). Ở các bể chứa dầu, cũng như các thân máy hoặc bệ máy đồng thời
kiêm chức năng là bể chứa dầu, cần có lỗ tháo hoặc miệng tháo, để có thể
tháo dầu bằng bơm.
1.4.5 Các ống dẫn nối giữa các máy, giữa các bộ phận của hệ thống làm nguội, bôi
trơn, khí nén, thuỷ lực, giữa các tủ điện của các máy hoặc dây chuyền tự
động…cần được cao hơn mặt sàn nhà xưởng tại các vị trí cần thiết và thuận
tiện cho việc bảo quản (các ống dẫn đó khi buộc phải vượt ngang qua đường
đi, cần bố trí ở độ cao 2.200mm trở lên so với mặt sàn nhà xưởng). Khi đặt ở
các đường ống dẫn trên sàn ống dẫn đặt các tấm lát chống trơn trượt, vững
chắc, nghiêng 15o ở chỗ lên và xuống dốc.
1.4.6 Hình dạng và cấu tạo của máy và các bộ phận máy (bệ máy, thân máy, hộp
chuyển bàn dao, máng chứa, thùng chứa…), cần đảm bảo việc hứng phoi,
thoát phoi, chứa phoi, lấy phoi ra sao cho thuận tiện và an toàn; chất lỏng làm
nguội và bôi trơn từ vùng cắt gọt chảy vào và lấy ra khỏi dung tích chứa dễ
dàng. Không được để chất làm nguội và bôi trơn ra sàn nhà xưởng.
1.4.7 Các máy tự động và bán tự động khi làm việc loại ra trên 30kg phoi trong một
ca, cần trang bị cơ cấu vận chuyển tự động để thải phoi ra khỏi máy. Ở các
máy tự động và các dây chuyền tự động chuyên dùng, hệ thống thải phoi cần
phù hợp với yêu cầu của nơi sử dụng máy.
1.4.8 Các máy, các bộ phận máy, các chi tiết máy, các dụng cụ hoặc đồ gá, có khối
lượng lớn hơn 16kg, cần có hình dạng kết cấu thuận tiện cho việc móc cẩu vận
chuyển an toàn. Trường hợp hình dạng kết cấu của chúng không thuận tiện
cho việc móc cẩu khi vận chuyển, lại không có thiết bị nâng chuyển chuyên
dùng, cần bố trí sẵn các cơ cấu dùng để móc cẩu khi vận chuyển (tay nắm,
chìa vặn, lỗ móc cẩu, vấu móc cẩu, bulông đầu có lỗ để móc cẩu…), các cơ

48
cấu đó phải đảm bảo đủ sức bền, an toàn thuận tiện khi nâng chuyển tải trọng
bằng máy trục trong suốt thời gian vận chuyển và tháo lắp. Di chuyển bằng tay
các đồ gá và các dụng cụ phụ tùng khác có khối lượng 16kg, cần bố trí sẵn
chỗ để cầm chúng bằng tay (thí dụ: tay năm, quai cầm…).
1.5 Các thiết bị để hút bụi, phoi vụn và các tạp chất có hại khác
1.5.1 Các máy vạn năng, máy chuyên dùng, dây chuyền tự động… khi gia công gây
ra bụi và phoi vụn (thí dụ: gia công gang, than chì, nhựa, vật liệu phi kim
loại…), những xon khí của các chất lỏng hoặc khí có hại đến sức khoẻ mà
nồng độ của chúng ở trong vùng làm việc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh tới hạn
cho phép thì phải xét đến khả năng hút không khí ô nhiễm ra khỏi vùng gia
công, khả năng làm sạch tạp chất khỏi không khí đó, và khi công nghệ cần
thiết thì phải trang bị những thiết bị riêng gắn cho từng máy (gồm các miệng
hút phoi bụi và thiết bị hút).
Khi cần thiết, vùng gia công phải có vỏ bao che nối với các ống hút.
Hiệu quả vận hành của các thiết bị hút phải đảm bảo những yêu cầu của các
tiêu chuẩn vệ sinh. Đối với các máy mài thì yêu cầu này nhất thiết phải được
đảm bảo khi vận hành và tu sửa đá mài.
Bụi và xon khí của chất lỏng phải được giữ và tích tụ lại và có biện pháp thích
hợp loại ra khỏi các thiết bị hút.
Các máy có thể trang bị hệ thống hút theo nhóm nếu xét thấy có thể và cần
thiết, khi đó cần có những miệng hút bụi hoặc xon khí cục bộ nối với hệ thống
hút chúng theo nhóm.
Khi lắp đặt thiết bị hút cho các máy gia công bằng phương pháp điện hoá, và
trong cả trường hợp các máy gia công các vật liệu gây nên bầu không khí bị
bão hoà bởi những cấu tử độc hại rất nhỏ mà các bộ lọc của thiết bị hút không
ngăn chúng lại được (thí dụ: các vật liệu có chứa những sản phẩm tái sinh của
chất dẻo với chất cơ bản là nhựa espoxi và phenonphomandehit), thì trên cửa
không khí ra khỏi thiết bị hút cần phải suy xét đến cách ghép nối bằng mặt bích
để nối thiết bị với đường ống của hệ thống thông gió chuyên dùng hoặc nối với
đường ống dẫn không khí ra khỏi phạm vi gian sản xuất.
1.6 Mức công suất âm của tiếng ồn và mức rung động
1.6.1 Cần quy định các đặc tính ồn của các máy gia công kim loại trong các tiêu
chuẩn hay quy phạm đối với từng kiểu loại và cỡ máy cụ thể dưới dạng là
những trị số của các mức công suất âm ở các dải ốc ta.
Mức công suất âm được xác định theo kết quả đo đạc tính ồn đối với từng kiểu
loại và cỡ máy, và không được vượt quá mức công suất âm tính bằng cách
quy đổi ứng với mức áp suất cho phép hiện hành.
1.6.2 Khi máy làm việc ở chế độ định mức, mức rung động tại chỗ làm việc của máy
không được vượt quá mức rung cho phép hiện hành
Khi xác định mức rung thì trị số các thông số rung động theo phương thẳng
đứng, cũng như theo phương nằm ngang, cần được đánh giá riêng biệt.
1.6.3 Kiểm tra mức công suất âm và mức rung được tiến hành khi thử nghiệm từng
máy mẫu. Khi sản xuất hàng loạt, việc kiểm tra tiến hành theo phương pháp
chọn kiểm.

49
Số lượng lựa chọn khi chọn kiểm tra cần ghi rõ trong yêu cầu kỹ thuật và trong
lý lịch của máy.
1.7 Sàn thao tác và thang.
1.7.1 Các máy có các cơ cấu điều khiển, các bộ phận máy không gần với sàn nhà
xưởng… mà yêu cầu công nhân phải tiếp cận những cơ cấu hoặc bộ phận
máy đó để điều khiển, thao tác sử dụng, quan sát,…, càn trang bị sàn thao tác
hoặc hành lang trên cao và các trang bị kèm theo; chúng phải đảm bảo đủ sức
bền và được cố định vững chắc có lát các tấm chống trượt hoặc mặt sàn có
khía chống trượt. Sàn thao tác và hành lang trên cao có bề rộng không nhỏ
hơn 550mm, cạnh mép được bao che kín suốt chiều cao không dưới 100mm
kể từ mặt sàn thao tác, và phải có tay vịn đặt ở độ cao không dưới 1.000mm,
có cửa ra vào chắn ngang kiểu bản lề, cửa cần đảm bảo cố định vững chắc ở
vị trí đóng, và được mở theo hướng vào phía trong.
Khoảng chiều cao trên 500 - 550mm kể từ mặt sàn thao tác đến tay vịn cần có
những thanh (ống, tấm) rào chắn bổ sung.
1.7.2 Lối lên xuống các sàn thao tác hoặc hành lang trên cao phải có thang, thang
phải được cố định vững chắc và đảm bảo yêu cầu lên xuống thang dễ dàng,
thuận tiện.
Thang cần có bề rộng không nhỏ hơn 500mm (trường hợp đặc biệt có thể nhỏ
hơn 500mm, nhưng không được nhỏ hơn 400mm) khoảng cách giữa các bậc
thang (có bề mặt chống trượt) không lớn hơn 250mm, tay vịn hai bên ở độ cao
1000mm, bề rộng của bậc thang không nhỏ hơn 240mm.
Để kiểm tra và sửa chữa tại các bộ phận bố trí thẳng đứng, có thể sử dụng
thang có tiết diện là hình tròn hoặc hình dạng khác (thép ống, thép góc…) và
không có tay vịn.
1.7.3. Những thang có hai bậc trở xuống không cần làm tay vịn.
1.7.4. Khi bậc thang cuối cùng ở độ cao không quá 1500mm, cho phép đặt tay vịn
chỉ ở một phía của thang.
1.7.5. Tay vịn phải thuận tiện, vừa tầm tay, tay có thể cầm nắm vững chắc khi vịn,
bề mặt không có góc sắc hoặc vết xây sát, không có mấu để có thể móc vào
quần áo hoặc va vào người qua lại.
1.7.6. Khi chiều cao kể từ mặt nhà xưởng đến bậc trên cùng của thang lớn hơn
10000mm, thì cách mỗi đoạn 5000mm cần có đoạn mặt bằng nghỉ chân có lan
can, rào chắn.
1.7.7. Những thang có chiều cao hơn 5000mm, hợp nghiêng với phương nằm
ngang một góc hơn 600, bắt đầu từ chiều cao 3000mm trở nên cần đặt các
thang chắn bảo vệ dạng vòng cung, chúng được bố trí cách nhau 800mm và
được nối với nhau không ít hơn 3 thanh nối dọc, khoảng cách từ thang đến
vòng cung bảo vệ không được nhỏ hơn 700mm. Nhưng thang có chiều cao
dưới 5000mm, không bắt buộc đặt các thanh chắn bảo vệ dạng vòng cung.
Không cho phép sở dụng thang xoắn ốc.
1.7.8. Trường hợp thật cần thiết có thể trang bị thang máy cho cầu thang, sàn thao
tác, hành lang trên cao.

50
1.7.9. Đối với các bộ phận máy bố trí trên cao chỉ tiếp cận chúng khi cần sửa chữa,
thì có thể dùng sàn thao tác nâng di động nếu có.
1.7.10. Khi bố trí sàn thao tác hoặc hành lang trên cao ở độ cao dưới 2200mm kể từ
mặt sàn nhà xưởng, các bề mặt bên của chúng cần sơn dấu hiệu an toàn theo
điều 1.1.2.
1.7.11. Sàn thao tác, hành lang trên cao, thang thường bằng kim loại là vật liệu có
tính dẫn điện, do đó từ thiết kế, chế tạo, đến sử dụng, cần chú ý đảm bảo an
toàn điện.
2. Thiết bị điện và chiếu sáng cục bộ.
2.1. Thiết bị điện
2.1.1. Thiết bị điện của máy cần thoả mãn các yêu cầu cảu các tiêu chuẩn quy định
riêng về an toàn điện đối với từng sản phẩm kĩ thuật điện TCVN 2841: 1979;
TCVN 2842 : 1979.
2.1.2. Cửa tủ hoặc cửa ngăn chứa thiết bị điện cần có khoá liên động tới máy cắt
điện đầu vào; sao cho khi mở không có điện vào máy; khi đóng cửa khoá liên
động tự động nối liền mạch điện và khi đó mới có điện máy vào máy. Cho phép
sử dụng các ổ khoá với chìa khoá chuyên dùng, hoặc các vít tháo lắp bằng các
dụng cụ chuyên dùng để khoá cửa tủ điện hoặc ngăn chứa thiết bị điện, khi đã
có các phương tiện nói trên thì không bắt buộc phải có khoá liên động.
Trên mặt ngoài cách cửa (hoặc nắp chắn) của tủ điện hoặc ngăn chứa thiết
bị điện, cũng như ở các vỏ bao che các khí cụ điện, đều phải sơn dấu hiệu
điện áp cao theo TCVN 2049:1977.
2.1.3. Cáp nhiều sợi và các dây dẫn điện cho máy cần được đấu vào các đầu nối
dây. Đối với máy có 1 động cơ điện công suất nhỏ hơn 10kW và có không quá
2 khí cụ điều khiển, cấn có các đầu nối dây vào cho dòng điện trên 100A, cũng
cho phép đấu dây dẫn hoặc cáp điện trực tiếp vào các tiếp điểm trên của máy
cắt điện đầu vào.
2.1.4. Ở các tủ điện hoặc ngăn chứa thiết bị điều khiển, các đầu nối dây hoặc các
tiếp điểm trên của máy cắt điện đầu vào cần được che chắn bảo vệ bằng các
nắp chắn để trách cho công nhân vô ý chạm phải các phần có điện. Trên các
nắp chắn cần sơn dấu hiệu điện áp cao, còn lại các đầu nối dây hoặc các tiếp
điểm trên của máy cắt điện đầu vào phải phải có ghi kí hiệu A,B và C.
Nếu máy cắt điện đầu vào hoặc các đầu nối dây được bố trí trong ngăn riêng
biệt và công nhân không thể động chạm tới chúng, thì không bắt buộc phải che
chắn bằng các nắp chắn và sơn dấu hiệu điện áp cao.
2.1.5. Mặt trong của tủ điện, ngăn chứa thiết bị điện bảng điều khiển, cần được sơn
màu đỏ. Nếu các thiết bị điện trong đó làm việc với điện áp cao hơn 36V.
2.1.6. Mỗi máy hoặc nhóm máy (thí dụ: dây chuyền tự động) cần phải có máy cắt
điện đầu vào điều khiển bằng tay, đặt ở vị trí đảm bảo thuận tiện và an toàn khi
sử dụng. Máy cắt điện đầu vào dùng để đóng điện cho máy, và ngược lại cắt
điện khi ngừng làm việc hoặc trong trường hợp xuất hiện sự cố (cần chú ý đến
yêu cầu nêu ở điều 2.4.13). Máy cắt điện đầu vào phải có hai trạng thái định vị
của các tiếp điểm: “đóng” và “cắt”.

51
2.1.7. Cơ cấu điều khiển bằng tay để điều khiển máy cắt điện đầu vào (tay gạt,
phím bấm, nút ấn…) cần gạt hướng ra ngoài, ở mặt bên hoặc mặt chính của tủ
hoặc hộp điều khiển hoặc phía trên cửa, ở độ cao vừa tầm tay không dưới
600mm không lớn hơn 700mm. Không cho phép đặt trực tiếp máy cắt điện đầu
vào trên cách cửa tủ điện hoặc cửa ngăn chứa thiết bị điện.
2.1.8. Đối với các máy di động tổng công suất của thiết bị điện không quá 0,75kW;
cho phép sử dụng ổ phích cắm thay cho máy cắt điện đầu vào. Khi đó phích
cắm phải nối với thiết bị điện của máy bằng cáp nhiều lõi mền hoặc dây dẫn
mềm có vỏ bảo vệ (bằng kim loại, cao su vải, hoặc chất dẻo), còn ổ cắm bắt cố
định và nối với nguồn cung cấp điện.
2.1.9 Ổ phích cắm được sử dụng với chức năng như một máy cắt điện đầu vào phải
có:
Kết cấu đảm bảo sao cho các tiếp điểm của ổ cắm và phích cắm không tự nới
lỏng.
Tiếp điểm để nối đất phải đảm bảo nối mạch trước khi tiếp điểm của mạch điện
nối mạch và cắt mạch sau khi tiếp điểm của mạch điện cắt mạch.
Các phần dẫn điện phải đảm bảo không bị tiếp xúc với nhau khi không cắm
phích cũng như khi cắm phích.
2.1.10 Mỗi máy cần có cơ cấu cắt sự cố (nút ấn, day giật, tay gạt…) có màu đỏ, đặt
tại vị trí dễ nhìn thấy, dễ tiếp cận, đảm bảo tốt việc cắt điện không phụ thuộc
vào chế độ làm việc của thiết bị điện. Khi sử dụng dây giật để cắt sự cố cho
phép dây có mầu đỏ cách quãng hoặc lồng trong ống màu đỏ.
Nếu một số máy đã có các cơ cấu cắt sự cố riêng, được tập chung thành dây
chuyền tự động có chiều dài 10000mm trở lên, thì cần trang bị thêm cơ cấu cắt
sự cố chung cho cả dây chuyền.
Nút ấn “Dừng máy” dùng để cắt sự cố cần có hình nắm và nhô ra phía ngoài
so với các nút khác.
Đối với máy mà mạch điện của nó có ít hơn 7 nút ấn điều khiển, cho phép sử
dụng nút ấn “Dừng máy” để cắt sự cố là nút hình trụ mầu đỏ và kích thước
bằng các nút ấn khác.
Trường hợp cắt sự cố bằng dây giật, cần nối dây công tắc cắt mạch qua cơ
cấu khống chế mức căng của dây.
Nếu máy cắt điện đầu vào đồng thời có chức năng cắt sự cố thì cơ cấu điều
khiển (tay gạt, phím bấm…) của máy cắt điện đầu vào màu đỏ.
2.1.11. Trường hợp máy có một số bảng điều khiển không tập trung, việc điều khiển
chúng không thể tiến hành tại một chỗ làm việc, thì mỗi bảng điều khiển cần
trang bị một cơ cấu cắt sự cố bằng tay.
Các máy hoặc dây chuyền tự động có chiều dài lớn, cần đặt các nút bấm cắt
sự cố cách quãng với khoảng cách giữa hai nút không lớn hơn 10000mm.
Các nút bấm điều khiển được sử dụng trong các trường hợp này, cần có chốt
định vị để ngăn các tiếp điểm tự chở về trạng thái ban đầu.
Trường hợp cần thiết, cần trang bị khoá liên động để loại trừ khả năng các
bảng điều khiển khác nhau có thể bị điều khiển đồng thời, và có dấu hiệu chỉ vị
trí nút bấm cắt sự cố, để việc dừng máy khi có sự cố được nhanh chóng.

52
2.1.12 Đối với các máy (hoặc dây chuyền tự động), mà trong thời gian điều chỉnh
bằng tay các van thuỷ lực (hoặc khí nén) các bộ phận máy dịch chuyển suốt
chiều dài của hành trình (không dịch chuyển từng nấc 0, ghi tại bảng điều
khiển của các thiết bị thủy lực (khí nén) cần trang bị các nút cắt sự cố.
2.1.13 Hệ thống cắt sự cố tự động hoặc bằng tay không sử dụng đối với các thiết bị
khi đột ngột ngừng hoạt động có thể dẫn đến gây chấn thương cho công nhân
(thí dụ : nam châm điện thiết bị hãm hoặc kẹp chặt…).
2.1.14 Các nút bấm để điều khiển hoạt động của thiết bị điện hoặc cơ cấu máy và
không dùng để cắt sự cố không được nhô ra ngoài bề mặt của bảng đặt nút
bấm hoặc bảng điều khiển trên đó có đặt nút bấm, thông thường các nút bấm
đó đặt thấp hơn 3mm so với bề mặt bao che bên ngoài .
Phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ, các nút bấm điều khiển cần có màu sắc
như sau:
Mầu vàng - để đóng và cắt trong thời gian điều chỉnh máy, hoặc để điều khiển
các động tác ngăn ngừa sự cố, cũng như để đưa máy về vị trí ban đầu.
Mầu xanh lá cây - để đóng và cắt chuyển động đối với nguyên công chuẩn bị.
Mầu đen - chỉ dùng để đóng và cắt chuyển động của máy khi tiến hành điều
khiển các nguyên công.
Mầu đỏ - để cắt động cơ điện và dừng máy.
Mầu trắng hoặc mầu xanh da trời - để điều khiển những chuyển động của máy
và các màu nói trên không đề cập đến.
2.1.15 Chữ, số, hoặc kí hiệu ghi trên các bảng gắn trên máy (để giải thích chức
năng nhiệm vụ, hoặc hướng dẫn điều khiển các cơ cấu điều khiển bằng tay
….) cần được ghi đậm nét và rõ ràng, đảm bảo có thể quan sát tốt và dễ dàng
khi sử dụng máy .
2.1.16 Thiết bị điện phải được trang bị bảo vệ cực tiểu để loại trừ khả năng tự mở
máy do điện áp đã bị mất nay đột ngột có trở lại bất kể khi đó các cơ cấu điều
khiển của máy nằm ở vị trí nào. Đối với động cơ có công suất 0,25 kW trở
xuống, cho phép không cần có biện pháp bảo vệ nói trên nhưng cũng chỉ
trong trường hợp các cơ cấu của máy được bao che kín và không có khả năng
gây tai nạn cho công nhân hoặc không làm gây hỏng các cơ cấu máy do máy
tự động chạy khi có điện trở lại.
2.1.17 Nếu để đảm bảo an toàn yêu cầu phải dùng cả hai tay điều khiển máy để
tránh tình trạng một tay còn ở trong vùng nguy hiểm mà máy đã chạy, thì cần
trang bị hệ thống cho phép máy chỉ có thể chạy được khi đóng mạch bằng hay
tay. Hai nút bấm mở máy (hoặc tay gạt) của hệ thống nói trên phải cách xa
nhau từ 300 đến 600mm;
Trong các trường hợp đặc biệt, hệ thống mở máy bằng hai tay cần có sơ đồ
chống kẹt, đảm bảo máy không làm việc được khi một trong các nút bấm (hoặc
tay gạt) mở máy bị kẹt.
2.1.18 Để biểu thị các tín hiệu cần sử dụng các kính lọc ánh sáng có màu sau đây :
Mầu đỏ - là tín hiệu cấm, báo cần phải xử lí cấp tốc, hoặc chỉ rõ bộ phận có sự
cố.

53
Mầu vàng - là tín hiệu dự báo, sắp chuyển chu kì làm việc tự động, báo một
trong số các thông số (dòng điện, nhiệt độ…) đã gần đến trị số giới hạn.
Mầu xanh lá cây - là tín hiệu thông báo, xác nhận cơ cấu máy đã ở trạng thái
sẵn sàng làm việc; áp suất không khí, nước bình thường; chế độ làm việc bình
thường; sản phẩm nhận được chất lượng tốt.
Mầu xanh - là tín hiệu báo hiệu, biểu thị các dấu hiệu hoặc kí hiệu và các yếu
tố thông tin về kĩ thuật trong quá trình sản xuất đối với các trường hợp đặc biệt
khi không thể sử dụng 3 mầu đã nêu trên.
Mầu trắng (mầu sữa) hoặc kính lọc ánh sáng không mầu trong suốt – là tín
hiệu xác nhận có điện áp (máy cắt điện đầu vào đã đóng); báo hiệu về các tốc
độ lựa chọn và hướng chuyển động, về các động tác phụ trợ không thể thực
hiện được trong chu trình tự động.
Các tín hiệu mầu đỏ và mầu vàng chỉ trạng thái không bình thường; yêu cầu
phải sử lí cấp tốc phải chú ý, có thể nhấp nháy, khi cần thiết có kèm theo tín
hiệu âm thanh.
2.1.19 Đối với mạch điều khiển mà các khí cụ kiểu điện từ hoặc các biến áp trung
gian có số cuộn cảm nhiều hơn 5 hoặc có từ 15 tiếp điểm trở lên, cần sử dụng
điện áp 24V, 48V, 110V với dòng điện xoay chiều và điện áp 24V, 48V, 110V,
220V với dòng điện một chiều. Khi trong mạch điều khiển có số cuộn cảm và
số tiếp điểm ít, cho phép sử dụng điện áp dây hoặc điện áp pha với điều kiện
lưới cấp điện cho máy có 4 dây dẫn. Không được sử dụng biến áp tự ngẫu
biến trở phụ thuộc hoặc bộ phận áp để cấp điện cho mạch điều khiển đã được
nối trực tiếp với lưới cấp điện cho máy.
2.1.20 Các khí cụ điện trong các tủ điện hoặc ngăn chứa các thiết bị điều khiển có
thể bố trí ở độ cao không dưới 400mm và không lớn hơn 2000mm kể từ mặt
sàn thao tác. Ngoại lệ trường hợp các khí cụ hoặc các thiết bị điện có thể được
đặt thấp hơn 200mm (thí dụ; các tiếp điểm liên kết của bộ đầu nối dây của biến
áp, của thiết bị trọn bộ có chuyển động kiểu tĩnh).
Trường hợp các khí cụ ít phải bảo dưỡng có thể đặt ở độ cao trên 2000mm.
2.1.21 Các tủ, ngăn chứa, hộp chứa bằng kim loại, bảng điều khiển mà trong đó có
đặt khí cụ điều khiển phải được kết cấu theo mức bảo vệ (IP) tương ứng với
TCL 2040 : 1977, TCVN2295 :1978.
Khi lắp ráp các khí cụ điện có mức độ bảo vệ IP10 và không yêu cầu làm mát,
thêm IP53.
Khi lắp ráp các khí cụ và thiết bị sinh nhiệt có mức độ bảo vệ bất kỳ nhưng để
làm mát chỉ cần các của gió IP33.
Cũng như trường hợp trên nhưng đối với khí cụ và thiết bị sinh nhiệt nhiều cần
làm mát nhân tạo IP23.
Các tủ, ngăn chứa và bảng điện chế tạo theo mức bảo vệ IP23 và IP33 Phải
có các cửa gió hoặc lỗ thông gió có các bộ lọc để ngăn bụi lọt vào trong máy.
Các vật liệu sử dụng làm đệm lót trong các tủ điện, ngăn chứa thiết bị điện và
bảng điều khiển, phải bền vững đối với các tác động có hại của môi trường
xung quanh kể cả chất lỏng xâm thực khác, hoặc chất điện phân (đối với các
máy điện hoá).

54
2.1.22 Các thiết bị điều khiển bằng điện và các máy điện (cơ cấu đóng cắt, các nút
bấm điều khiển và bảng gắn nút bấm, nam châm điện, động cơ điện…) được
đặt trực tiếp trên máy, cần có kết hợp với những quy định về an toàn điên, có
tính đến vị trí đặt chúng, đến việc loại trừ khả năng tiếp xúc với các phần mang
điện, đến sự hư hỏng của máy, cũng như đến sự tác động của các chất lỏng
làm nguội hoặc bôi trơn, và các chất lỏng xâm thực khác.
2.1.23 Bảng điều khiển đặt trực tiếp trên máy cần có kết cấu theo mức bảo vệ IP43
và cần được bố trí sao cho các bộ phận điều khiển của chúng không bị chất
lỏng làm nguội hoặc bôi trơn, dầu mỡ, và các chất lỏng khác lọt vào.
Khi khả năng thâm nhập của các chất lỏng làm nguội, dầu, bụi, và phoi… lọt
qua các khe hở vào bảng điều khiển lớn thì kết cầu của các bảng điều khiển
phải theo mức bảo vệ IP54.
Trong các điều kiện cực kỳ có hại của môi trương xung quanh, các bảng điều
khiển hoặc các thiết bị điều khiển gắn trên bảng phải có mức bảo vệ IP65.
2.1.24 Việc lắp ráp các thiết bị điện của máy không phụ thuộc vào trị số điện áp và
phải được thực hiện bằng các dây dẫn có cách điện theo các mầu sau đây:
Mạch động lực một chiều và xoay chiều – Màu đen (hoặc mầu nâu sẫm).
Mạch điều khiển, tín hiệu, đo lường và chiếu sáng một cục bộ một chiều - Mầu
xanh (hoặc mầu tím).
Mạch nối đất – Màu xanh lá mạ (hoặc mầu xanh lá cây).
Mạch nối với dây không và không dùng để nối đất – Màu xanh da trời (hoặc
mầu xám, màu trắng).
Chú thích: Nên ưu tiên sử dụng các mầu quy định ngoài dấu ngoặc.
Cho phép lắp ráp các thiết bị điện bằng các dây dẫn có bọc cách điện đồng
mầu, nhưng bất buộc phải lồng ở đầu cuối các dây dẫn các ống bằng pôlivinin
clorua có mầu sắc theo các mầu đã quy định trên.
Yêu cầu ở phần mầu sắc vỏ bọc cách điện của dây dẫn không áp dụng với cáp
nhiều lõi có cách điện một mầu hoặc cách điện có nhiều mầu không tương ứng
với các mầu quy định trên. Trong trường hợp này các lõi cáp cần được đánh
dấu bằng số.
2.1.25.Khi lắp đặt các dây dẫn điện có các điện áp khác nhau vào một rãnh chung
hoặc một ống chung, tất cả các dây dẫn cần phải được chọn cách điện tương
ứng với điện áp cao nhất. Yêu cầu này cũng áp dụng đối với cáp nhiều lõi mà
các lõi đó được nối với các điện áp khác nhau.
Không được lắp đặt các dây dẫn có những đoạn hàn với nhau trong ống hoặc
nối bằng kim loại của bảng điều khiển của tụ điện và của ngăn chứa thiết bị
điện trên máy và trong bảng điều khiển.
2.1.26.Không được dùng thân máy để dẫn điện. Trong trường hợp ngoại lệ khi điện
áp cáp không quá 36V, một trong các đầu ra của thiết bị điện có thể nối với
thân máy.
Không được để điện rò vào thân máy.
2.1.27.Tất cả các phần kim loại của máy (thân máy, vỏ ngoài động cơ điện, khung
của tủ điện, bảng điều khiển…) có thể bị tiếp xúc với điện áp 36V trở lên, phải

55
được nối đất hoặc nối với dây không đặt ở trong hoặc ngoài vỏ gần chỗ đầu
vào của đường dây cấp điện. Các trang bị nối đất cần có các bu lông nối đất
hoặc đấu nối đất. Trên bề mặt tiếp xúc của các mối nối của mạch nối đất cần
phủ một lớp chống gỉ, chống ăn mòn, đảm bảo việc tiếp xúc và dẫn điện tốt,
không được có lớp sơn hoặc lớp cách điện khác, nếu có các lớp đã nêu trên
thì phải làm sạch hoàn toàn.
Trong các điều kiện không thuận lợi, như các máy phải đặt các gian sản xuất
ẩm ướt, ở ngoài trời, hoặc máy có bề mặt kim loại tiếp xúc với đất lớn (thí dụ:
ở phân xưởng nồi hơi, phân xưởng luyện kim, xưởng sữa chữa hoặc đóng
tàu…), các thiết bị làm việc với điện áp từ 12V trở lên cần được nối đất hoặc
nối không.
Nếu trên máy có thiết bị điện làm việc với điện áp dưới 36V mà dây dẫn điện
cho thiết bị đó từ bên ngoài đưa vào, thì máy đó không cần nối đất hoặc nối
không.
2.1.28 Đường kính của bu lông nối đất và diện tiếp xúc với dây nối đất, được chọn
theo bảng 2.
Bảng 2
Dòng điện danh nghĩa của Đường kính tối thiểu của Đường kính tối thiểu
thiết bị điện đặt trên máy (A) ren vít nối đất (mm) của diện tiếp xúc (mm
Đến 16 M4 12
Từ 16 đến 25 M5 14
Từ 25 đến 100 M6 16
Từ 100 đến 250 M8 20
Từ 250 đến 630 M10 25
Từ 630 M12 28
Chú thích: Dòng điện trên 250A, cho phép tại một chỗ đặt 2 bulông nối đất (có
đường kính nhỏ ) nhưng tổng diện tích mặt cắt ngang của chúng không được nhỏ
hơn quy định trong bảng.
2.1.29. Cần dự kiến được hết mọi khả năng có thể xảy ra không an toàn và có các
cơ cấu phòng ngừa. Thí dụ: đặt các vòng đệm đàn hồi phòng lỏng tại các
mối ghép bằng bulông của mạch nối đất…
2.1.30. Phía trên các bulông nối đất hoặc đầu nối liên kết dùng cho mục đích đo,
phải có ghi dấu hiệu nối đất.
2.1.31. Không sở dụng các bulông, đai ốc, đinh vít… thường dùng trong các kết cấu
cơ khí vào việc nối đất. Chúng có thể sử dụng để nối đất chỉ trong trường
hợp ngoại lệ khi trên bệ máy không có bulông chuyên dùng cho việc nối đất
bằng kim loại không gỉ hoặc không được mạ chống gỉ.
2.1.32. Không được dùng các ống kim loại mềm, vỏ cáp bằng kim loại, hoặc ống
thép đặt dây dẫn điện vào máy, làm dây nối đất.
2.1.33. Mỗi bộ phận độc lập cảu máy cần được trang bị dây nối đất nối với mạch
nối đất chung. Do có các nhánh nối đất độc lập nên khi sửa chữa gián đoạn
khả năng nối đất của bộ phận máy khác.

56
2.1.34. Việc nối đất cho các bộ phận máy di động hoặc thường xuyên phải tháo lắp,
cần được thực hiện bằng dây dẫn mềm hoặc tiếp điểm trượt.
2.1.35. Các phần của thiết bị điện đặt trên các bộ phận máy nhưng các bộ phận
máy đó lại cách điện với bệ máy, thì bản thân từng phần của thiết bị điện
cần được trang bị nối đất riêng.
2.1.36. Tiết diện các dây dẫn nối đất bằng đồng của máy, của bộ phận máy riêng
biệt, hoặc của ngăn chứa thiết bị điện, được lựa chọn như sau:
Khi tiết diện của dây dẫn cấp điện dưới 16mm2, tiết diện của dây đồng nối
đất lấy bằng tiết diện của dây dẫn điện và không được nhỏ hơn 1,5mm2.
Khi tiết diện của dây dẫn cấp điện từ 16mm2 trở nên, tiết diện của dây đồng
nối đất lấy bằng 50% tiết diện của dây dẫn cấp điện, và không được nhỏ
hơn 16mm2.
Khi sử dụng lõi cáp hoặc dây dẫn nhiều lõi có vỏ bọc cách điện chung để
nối đất thì tiết diện của chúng không nhỏ hơn 1mm2.
Nếu dây dẫn nối đất không dùng dây đồng mà là các kim loại khác, thì điện
trở của chúng trên đoạn dài tương ứng không được lớn hơn so với điện trở
cho phép của dây đồng.
Nếu kết cấu của máy điện và khí cụ điện do kích thước quá nhỏ, không đấu
được với chúng bằng các dây dẫn có tiết diện cần thiết, có thể sử dụng dây
dẫn có tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2 để nối đất.
2.1.37. Điện trở đo giữa cơ cấu nối đất đặt tại đầu vào của máy, với bất kì phần kim
loại nào của máy trên đó có đặt các phân tử của thiết bị điện mà cách điện
của các phần đó có thể bị đánh thủng, không được vượt quá 0,1ôm. Nếu
điện trở đó vượt quá 0,1 ôm, thì cần đặt dây nối đất riêng cho phần kim loại
của thiết bị điện nói riêng.
Tất cả các động cơ điện và khí cụ điều khiển có vỏ kim loại có bulông nối
đất riêng, đồng thời được lắp đặt ngoài bảng và hộp điều khiển và nối với
điện áp dây hoặc điện áp pha thì không phụ thuộc vào trị số điện trở như
trên, đều cần phải được nối đất. Dây nối đất một đầu nối với vỏ của động
cơ điện hoặc khí cụ điều khiển, còn đầu kia nối với cơ cấu nối đất bố trí gần
hộp phân nhánh hoặc gần ngăn chứa thiết bị điều khiển hoặc tủ điều khiển.
2.1.38. Phải kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị điện của máy. Điện trở cách
điện của bất kì điểm không nối đất nào của thiết bị điện phải không nhỏ hơn
1MΩ. Còn điện trở cách điện của các cuộn dây của động cơ điện (không kể
dây nối) phải không dưới 0,5M. Việc kiểm tra đó cần được thực hiện tại
gian sản xuất.
Đo điện trở cách điện bằng mêgaôm kế điện áp 500 – 1000V, còn đo điện
trở cách điện của thiết bị điện tử bằng máy đo có điện áp thấp.
2.1.39. Tất cả thiết bị điện của máy phải được thử nghiệm đánh thủng bằng điện áp
cao tần số công nghiệp trong thời gian 1 phút. Để thử nghiệm đánh thủng,
các dây dẫn của mạch điện lực và mạch điều khiển nối với nhau, còn điện
áp được đặt giữa các dây dẫn đó và bệ máy đã nối đất.

57
Điện áp thử nghiệm phải bằng 85% điện áp nhỏ nhất đã được thử nghiệm
tại nhà máy chế tạo, nhưng không nhỏ hơn 1500V. Điện áp thử nghiệm xác
định theo tiêu chuẩn quy định riêng về điện áp thử nghiệm.
Điện áp thử nghiệm phải được lấy từ nguồn điện có công suất không nhỏ
hơn 500VA.
Các phần tử của thiết bị điện không thử nghiệm bằng dòng điện có điện áp
như trên (bộ nắn dòng điện trở, các linh kiện điện tử và bán dẫn, các linh
kiện của thiết bị tự động và thông tin…) nếu đã nối với mạch điện, khi thử
nghiệm phải được tháo ra. Điều nói trên không áp dụng cho tụ điện đặt ở
đầu vào để bảo vệ nhiễu vô tuyến.
Các phần tử của thiết bị điện nối với mạch điện làm việc với điện áp dưới
60V, như các tiếp điểm áp thấp, phụ tùng của thiết bị tự động và thông tin, li
hợp điện từ không phải thử nghiệm bằng dòng điện có điện áp cao tần số
công nghiệp.
Cho phép thử nghiệm thiết bị điện của từng bộ phận của máy bằng dòng
điện có điện áp cao tần số công nghiệp thay cho việc thử nghiệm cả tổ hợp
thiết bị điện sau khi lắp xong toàn bộ máy (hoặc dây chuyền).
2.2. Chiếu sáng cục bộ
2.2.1. Các máy phải được trang bị đèn chiếu sáng cục bộ cho khu vực trực tiếp
gia công. Đèn cục bộ kiểu lắp thêm ở ngoài phải đảm bảo lắp đặt vững
chắc, thuận tiện và có khả năng cố định tốt những vị trí cần thiết. Chiếu
sáng cục bộ phải đảm bảo độ rọi trên bề mặt làm việc phù hợp với quy định
về chiếu sáng hiện hành.
Chỉ được phép không bố trí đèn chiếu sáng cục bộ trên các máy vạn năng
khi có căn cứ xác đáng.
Trên các máy và tổ hợp máy chuyên dùng trong dây chuyền tự động, không
nhất thiết phải đặt các đèn cố định. Tại các máy (hoặc dây chuyền) này,
theo yêu cầu sử dụng cần đặt các ổ cắm với điện áp dưới 36V cách quãng
3 ÷ 5m, để cắm đèn di động và dụng cụ điện cầm tay hoặc đèn cố định.
2.2.2. Đèn chiếu sáng cục bộ (bóng nung sáng cũng như bóng huỳnh quang) phải
đảm bảo đúng quy cách, tập chung ánh sáng tốt, không gây chói loá, theo
các quy định hiện hành.
2.2.3. Nguồn điện cung cấp cho chiếu sáng cục bộ sử dụng bóng đèn nung sáng
phải có điện áp không lớn hơn 36V (24V cho các máy đặt trong phân
xưởng gia công kim loại, và không lớn hơn 12V cho các máy đặt trong
xưởng luyện kim).
2.2.4. Cho phép sử dụng điện áp 110V hoặc 220V để cung cấp cho đèn chiếu
sáng cục bộ ở các kiểu ở bên ngoài máy hoặc lắp ngay ở trong máy, dùng
bóng nung sáng hoặc bóng huỳnh quang, với điều kiện những phần mang
điện của đèn không có khả năng ngẫu nhiên bị va chạm phải khi sử dụng.
2.2.5 Cung cấp điện cho đèn chiếu sáng cục bộ với điện áp dưới 110V phải qua
biến áp, cuộn sơ cấp và thứ cấp của biến áp không được nối với nhau.
Không được sử dụng biến áp tự ngẫu, điện trở phụ hoặc bộ phân áp, vào
mục đích nói trên. Khi điện áp từ 36V trở lên, một trong những đầu ra ở
cuộn thứ cấp của biến áp phải được nối đất.

58
2.2.6 Đèn chiếu sáng cục bộ phải có công tắc riêng đặt ở chỗ thuận tiện. Cho
phép bố trí công tắc trực tiếp ở đèn khi điện áp để chiếu sáng cục bộ không
lớn hơn 36V. Công tắc phải được đặt ở mạch cấp điện đầu ra không nối
đất.
Cho phép đặt thiết bị đóng cắt ở đèn chiếu sáng cục bộ với bóng huỳnh
quang dùng điện áp 220V.
2.2.7 Khi bố trí chiếu sáng cục bộ cho các tủ điện, bảng điện, ngăn chứa các khí
cụ điều khiển, cần được nối với mạch điện ở trước máy cắt đầu vào thiết bị
điện của máy. Trường hợp này đèn chiếu sáng cục bộ cần có công tắc
riêng, còn ở công tác đóng cắt điện chính cần có các ký hiệu, các ghi chú
phòng ngừa phù hợp. Khi bật, tắt đèn chiếu sáng cục bộ bằng cách đóng
mở cửa tủ, cần sử dụng cơ cấu đóng cắt theo hành trình liên động với việc
đóng mở cửa tủ. Các tiếp điểm của cơ cấu này phải được bao che để tránh
các va chạm ngẫu nhiên.
Để chiếu sáng cục bộ lại các tủ điện, bảng điện hoặc ngăn chứa thiết bị
điện điều khiển, có thể sử dụng đèn nung sáng điện áp 12V, 24V; hoặc đèn
huỳnh quang điện áp 100V hoặc 220V.
2.2.8 Ở mạch điện chiếu sáng cục bộ lấy điện trước máy cắt đầu vào, được phép
đặt ổ cắm điện áp đến 36V tại tủ điện hoặc bảng điện để cắm mỏ hàn hoặc
các dụng cụ điện cầm tay khác.
2.2.9 Các nối của đèn chiếu sáng cục bộ kiểu cầm tay có lõi nối đất.
Ổ cắm cho đèn chiếu sáng cục bộ kiểu cầm tay phải có tiếp điểm nối đất,
kết cấu của phích cắm và ổ cắm phải đảm bảo loại trừ khả năng bị cắm
nhầm.
2.2.10 Khi chiếu sáng cục bộ bằng đèn huỳnh quang phải đảm bảo tránh hiện
tượng hoạt nghiệm xuất hiện ở các bộ phận chuyển động của máy.
3. Các yêu cầu bổ sung đối với các nhóm máy khác nhau.
Ngoài việc thoả mãn các yêu cầu quy định ở phần 1 và 2, các máy cần đảm
bảo các yêu cầu nêu trong phần này đối với từng nhóm máy.
3.1 Máy tiện
3.1.1 Vùng gia công ở các máy tiện vạn năng gia công phôi có đường kính dưới
630mm, cần có các thiết bị che chắn bảo vệ theo các Điều từ 1.1.4 đến 1.1.9
về phía đối diện của vị trí thao tác tại vùng gia công cũng cần có tấm chắn.
Trên các máy có tốc đọ cắt lớn hơn 5m/s, thì bề dày vật liệu của thiết bị che
chắn bảo vệ cần tăng lên và không nhỏ hơn 2 lần so với quy định ở Điều
1.1.7, còn cửa quan sát của thiết bị che chắn bảo vệ được chế tạo với số lớp
đã chỉ dẫn ở Điều 1.1.7 bằng vật liệu trong suốt có bề dày tổng cộng không
nhỏ hơn 10mm.
3.1.2 Mâm cặp của máy tiện vạn năng và máy tiện rơvonve cần có bao che, nếu
cần khi kẹp và tháo phôi bao che có thể mở ra đóng vào nhẹ nhàng và không
làm hạn chế khả năng công nghệ của máy.
Mối ghép giữa mâm cặp và trục chính phải đảm bảo mâm cặp không thể tự
tháo khi trục chính đảo chiều quay. Các vít xiết hoặc các vấu cặp của mâm
cặp không được nhô ra khỏi bề mặt hình trụ ngoài cùng của mâm cặp.

59
3.1.3 Các máy tiện vạn năng và máy tiện rơvonve gia công phôi có đường kính
dưới 500mm, thời gian dừng trục chính (trục chính có mâm cặp và không kẹp
phôi) là không quá 5 giây sau khi cắt để dừng máy, còn các máy gia công
phôi có đường kính dưới 630mm là 10 giây.
3.1.4 Lực di chuyển ụ động lúc khởi động không vượt quá 320N (32kG). Trường
hợp lực vượt quá 32N (32kG) cần có cơ cấu làm giảm nhẹ lực di chuyển ụ
động.
Ụ động phải đảm bảo cố định vững chắc tại vị trí định vị vật gia công.
3.1.5 Các máy tiện vạn năng khi cần thiết cần trang bị bao che phần phôi thanh
nhô ra ngoài phía đuôi trục chính.
3.1.6 Mâm quay ở các máy tiện đứng cần có bao che là bao che không gây trở
ngại cho việc sử dụng máy. Khi mặt trên của mâm quay ở độ cao lớn hơn
700mm kể từ mặt sàn đặt máy cần có bao che cố định đến độ cao lớn hơn
mức mặt bằng của mâm quay 50 - 100mm, và bổ sung thêm tấm tháo lắp
được cao 400 – 500mm.
Khi vị trí bề mặt của mâm quay ở độ cao dưới 700mm kể từ mặt sàn nhà
xưởng, che chắn an toàn cần có chiều cao 1.000mm trở lên. Cần đảm bảo
che chắn có khả năng di chuyển thuận tiện (khi tháo và lắp phôi) và được kẹp
chặt vững chắc khi máy làm việc.
3.1.7 Máy tiện tự động và máy tiện rơvonve gia công phôi thanh, cần có che chắn
an toàn trên toàn bộ chiều dài thanh, và có trang bị thiết bị chống ồn.
3.2 Máy khoan và máy doa.
3.2.1 Khi kẹp chặt dụng cụ cắt trên trục chính bằng chêm, bulông, then, hoặc các
chi tiết kẹp chặt khác, thì các chi tiết máy đó không được nhô ra ngoài mặt trụ
của trục.
Trường hợp không có khả năng thực hiện yêu cầu nói trên, thì cần phải bao
che trục chính.
Máy khoan phải có cơ cấu ngắt bước tiến tự động của trục chính khi lực cắt
quá tải.
3.2.2 Trên các máy điều khiển dụng cụ cắt theo chương trình, việc kẹp chặt dụng
cụ cắt cần được cơ giới hoá.
3.2.3 Thời gian trục chính ngừng quay hoàn toàn sau khi cắt điện để dừng máy
không được vượt quá:
Đối với máy khoan là 30 giây
Đối với máy doa là 6 giây
3.3 Máy phay
3.3.1 Vùng gia công của máy phay vạn năng có bàn máy chuyển động dọc và
ngang cần có thiết bị che chắn an toàn (tấm chắn) theo Điều 1.1.4 đến 1.1.9.
Các đầu vào vít trên bàn máy, cơ cấu phân độ, cũng cần được bao che chắn.
3.3.2 Các máy phay vạn năng bàn máy có bề rộng 320mm trở lên các máy phay
lớn có bàn chuyển động dọc và ngang, các máy phay giường có kích thước
tương tự, cũng như các máy phay điều khiển theo chương trình việc kẹp chặt
dụng cụ cắt cần được cơ giới hoá. Cơ cấu điều khiển việc kẹp chặt dụng cụ

60
cắt cần được cơ giới hoá. Cơ cấu điều khiển việc kẹp chặt dụng cụ cắt cần
được đặt ở vị trí thuận tiện.
3.3.3 Các máy phay vạn năng thời gian trục chính ngừng quay hoàn toàn sau khi
cắt điện để dừng máy, là không quá 5 giây.
3.4 Máy bào và máy xọc
3.4.1 Máy bào giường cần có cữ chặn đàn hồi và thiết bị hãm phòng ngừa khả
năng bàn máy có thể bị văng ra do các phần tử chuyển động bị chệch khớp
(cặp bánh răng) trong quá trình vận hành.
Máy bào giường, máy bào ngang đều cần có cữ khống chế khoảng chạy.
3.4.2 Máy xọc và máy bào ngang đầu trượt có hành trình lớn hơn 200mm cũng
như máy bào giường, cần trang bị cơ cấu tự nâng ổ kẹp dao khi máy thực
hiện hành trình chạy không (chạy lùi).
3.4.3 Máy bào ngang nên có thùng hứng phoi gá phía trước bàn máy, thùng hứng
phoi cần đảm bảo việc tháo ra lắp vào thuận tiện có thể điều chỉnh theo kiểu
bản lề, có thể lấy phoi ra khi phoi đã nạp đầy dung tích chứa bằng cửa mở ở
phía đáy để việc lấy phoi thải ra được thuận tiện. Ở máy có thùng hứng phoi,
đối diện với đầu bào cần có tấm chắn khống chế không cho phoi rơi văng ra
ngoài mà rơi vào thùng hứng.
3.4.4 Các máy xọc phải có cơ cấu an toàn giữ đầu trượt đề phòng khả năng đầu
trượt tự rơi khi ngừng máy.
Cần bao che cơ cấu đảo chiều của máy bào giường.
Cần bao che các bánh xe cóc, bánh răng, thanh răng ở các máy bào thực
hiện bước tiến bằng cơ cấu lệch tâm.
3.5 Máy chuốt
3.5.1 Các máy chuốt đứng để chuốt trong phải được trang bị che chắn đảm bảo an
toàn cho công nhân không bị chấn thương trong trường hợp dao chuốt bị rơi.
3.5.2. Vùng dao chuốt ra khỏi phôi trên máy chuốt ngang cần đặt tấm chắn kiểu bản
kề có cửa quan sát (theo điều 1.1.8) để bảo vệ công nhân không bị chấn
thương do phoi bắn ra và do các mảnh dao vỡ văng ra trong trường hợp vỡ
dao.
3.5.3. Các máy chuốt ngang, làm việc với các dao chuốt có khối lượng 8kG trở lên,
cần đặt những con lăn đỡ dao chuốt trong suốt hành trình cắt và lùi của dao
chuốt, khi đó việc lùi dao chuốt trở về vị trí ban đầu sau hành trình làm việc
cần được cơ giới hoá.
3.6. Máy gia công bánh răng.
3.6.1. Các máy gia công bánh răng cần đảm bảo tự động ngắt chuyển động của
dụng cụ cắt và các thành phần chuyển động khác vào cuối hành trình gia
công phôi.
Dụng cụ cắt cần dừng lại sau khi đã cắt điện dừng máy với thời gian không
lớn hơn: 5 giây đối với máy cà răng, máy mài khô; máy cán răng, 30 giây đối
với máy mài làm việc với đá mài hình côn; 40 giây đối với máy mài răng đá
mài ăn khớp theo kiểu vít vô tận. ở các máy mài bánh răng cấp A và C, thời
gian dừng đá mài không quy định.

61
3.6.2 Các máy gia công bánh răng côn răng cong dạng cung tròn, từ truyền động
bằng điện cho dụng cụ cắt chuyển sang truyền động bằng tay (để kiểm tra
lưỡi cắt hoặc có những thao tác khác gần khu vực đầu cắt răng), cần khoá
liên động đảm bảo khi truyền động bừng tay khi dụng cắt không quay.
3.6.3 Các máy gia công bánh răng côn phải đảm bảo giá lắp phôi không thể tự
quay khi đã cắt điện truyền động cho nó
3.6.4. Thiết bị tu sữa đá mài trên các máy gia công bánh răng cần đảm bảo việc
truyền dẫn được cơ giới hoá hoặc tự động hoá.
3.6.5 Vùng gia công của các máy gia công bánh răng cần được bao che bằng các
thiết bị che chắn an toàn theo điều 1.1.4 và 1.1.9.
3.6.6. Máy gia công bánh răng côn răng cong dạng cung tròn, gia công phôi có
đường kính băng 500mm hoặc lớn hơn cũng như các máy mài bánh răng
hình trụ bằng đá mài kiểu vô tận, để giảm nặng nhọc và đảm bảo an toàn cho
việc tháo lắp đầu giao hoặc đá mài, cần trang bị thiết bị nâng và đồ gá kẹp
chặt (dây gai, vành kẹp) bằng vật liệu có sức bền đảm bảo.
3.7. Máy cắt đứt (máy cưa)
3.7.1. Phần không làm việc của lưỡi cưa của máy cưa đĩa cần có bao che.
3.7.2. Các máy cưa vòng, lưỡi cưa cần được bao che kín trên toàn bộ chiều dài, trừ
phần vùng cắt. Cần trang bị thiết bị tự động ngắt truyền động chính trường
hợp đứt băng cưa.
3.7.3. Các bánh đai của băng cưa phải được bao che theo cung tròn và cả hai mặt
bên.
3.7.4. Máy cưa đĩa cần được trang bị các tấm chắn di động hoặc có thể quay quanh
bản lề hoặc tháo lắp được để bảo vệ công nhân khỏi phoi hoặc răng đĩa cưa
bị gẫy từ khu vực cắt bắn ra.
3.7.5. Máy mài cắt cần có thiết bị hút để đưa phoi, bụi ra khỏi vùng làm việc.
Kết cấu của thiết bị hút cần đảm bảo hút được các tia lửa sinh ra khi cắt:
trường hợp thiết bị hút có túi lọc cần được chế tạo bằng vải chịu nhiệt, hoặc
có thể đặt trước trùm tia lửa thiết bị chuyên dùng thu tia lửa.
3.8. Máy mài
3.8.1. Các máy mài tròn ngoài và mài sắc (bao gồm cả mài bánh răng, mài ren), đá
mài cần có vỏ bảo vệ bao che đề phòng trường hợp đá vỡ, vỏ bao che an
toàn đó cần được định vị và kẹp chặt vững chắc tại vị trí quy định.
3.8.2. Vỏ bao che đá mài và tấm chắn phải bảo vệ được công nhân nếu đá bị vỡ;
cửa quan sát phải quan sát được rõ ràng, thuận tiện, chống được phoi bụi khi
mài; bệ tì phải được điều chỉnh được để tranh tình trạng chi tiết đang mài bị
kẹp giưa bệ tỳ và đá gây vỡ đá. Các bộ phận nói trên cần thoả mãn những
yêu cầu của tiêu chuẩn quy định riêng cho máy mài.
3.8.3. Vỏ các máy mài tròn ngoài cần gá ở mặt đầu bằng các nắp có bản lề.Chỉ
dùng nắp tháo nhấc được trong một số trường hợp nhất định (thí dụ: khi
không đủ chỗ mở lắp …).

62
3.8.4 Ở các máy mài không sử dụng chất lỏng làm nguội hoặc bôi trơn, phải có bộ
phận hút bụi; vỏ bao che đá mài nên có kết cấu sao cho đòng thời kiên chức
năng là miệng hút bụi.
3.8.5. Mặt ngoài vỏ bao che đá mài, dọc theo các góc mở cửa chúng cần sơn dấu
hiệu an toàn các cạnh mầu vàng và đen xen kẽ có bề rộng 20-30mm. Mặt
trong vỏ đá mài cần sơn mầu đỏ.
3.8.6. Băng mài của máy mài đai cần có vỏ bao che toàn bộ chiều dài của băng, trừ
vùng tiếp xúc với phôi.
Đối với máy mài để gia công những bề mặt phức tạp không bắt buộc thực
hiện yêu cầu nói trên (thí dụ: máy mài trục vít).
3.8.7. Ở các máy mài lỗ vạn năng, ụ mài phải tự động di chuyển được về phía sau,
khi đo hoặc tháo lắp phôi xong, ụ mài mới tiến vào vị trí làm việc để bắt đầu
chu trình mài mới.
Nếu bàn máy mài không có chuyển động di chuyển về phía đá mài , thì cần
có vỏ bao che đá mài để dề phòng tay công nhân bị chấn thương do đá mài .
3.8.8. Mâm cặp để kẹp chặt phôi của máy mài trong cần có vỏ bọc bao che điều
chỉnh được chiều dài của phôi và có vành che ở mặt trước và mặt sau. Việc
mở và điều chỉnh vở bao che phải đảm bảo thuận tiện và không bị vướng kẹt.
3.8.9. Vùng gia công của các máy mài cần được bao che bằng các vỏ bao che an
toàn theo điều 1.1.4 và 1.1.9. Cửa quan sát theo điều 1.1.7 cho phép chế tạo
bằng thuỷ tinh hữu cơ.
3.8.10.Các máy mài tròn ngoài có vận tốc đá 60m/s trở lên, trên hướng quay của
đá về phía công nhân tại cùng gia công che kín hoàn toàn bằng thiết bị che
chắn bảo vệ an toan. Bề dày vật liệu của che chắn có cửa quan sát chế tạo
bằng một số lớp vật liệu có bề dầy tổng cộng không nhở hơn 10mm như chỉ
dẫn ở điều 1.1.8.
3.8.11.Máy mài gia công mặt phẳng có bàn máy hình chữ nhật ở các đầu của bàn
máy cắt đặt tấm chắn bảo vệ đủ cao và vững chắc, để hạn chế chất lỏng làm
nguội hoặc bôi trơn, phoi, bụi, hoặc các mảnh đá mài vỡ hẳn ra (trường hợp
vỡ đá), hoặc phôi được kẹp chặt bằng nam châm điện bị văng ra (trượng hợp
bị mất điện đột ngột hoặc do các nguyên nhân khác).
3.8.12.Kết cấu của vòi phun chất lỏng làm nguội và bôi trơn trên các màu mài, cần
đảm bảo việc làm nguội và bôi trơn toàn bộ khi vực cần thiết, đồng thời
không cản trở việc dắt các tấm che chắn an toàn.
3.8.13.Máy mài cấn có thiết bị tu sửa đá mài, phần dẫn động của thiết bị tu sửa đá
mài cần được cơ giới hoá hoặc tự động hoá. Các máy mài sắc vạn năng,
máy mài tinh, không bắt buộc thực hiện yêu cầu trên.
3.8.14.Các máy mài cần căn cứ vào yêu cầu sử dụng để trang bị các dụng cụ hoặc
thiết bị kiểm tra loại bỏ việc đo và kiểm tra sản phẩm bằng tay trong quá trình
gia công, vì trong thời gian đó công nhân có thể bị chấn thương (các máy mà
độ chính xác gia công có thể đạt được bằng cữ chắn không bắt buộc phải
đảm bảo yêu cầu nói trên ).
3.8.15.Cần đảm bảo chấp hành đầy đủ quy phạm và tiêu chuẩn riêng của máy mài
và đá mài.

63
3.9 Dây truyền tự động và bán tự động.
3.9.1. Các yêu cầu nêu trong các phần trước có liên quan đối với từng máy riêng lẻ,
đều phải được áp dụng cho các máy nằm sẵn trong dây chuyền.
3.9.2. Khi bố trí dây chuyền ở trên cao, độ cao kể từ mặt sàn nhà xưởng đến chỗ
đặt dây chuyền, tại vị trí có đường đi qua, không được thấp hơn 220mm.
Cần trang bị các phương tiện tiếp cận quan sát và phục vụ các vị trí làm việc
đảm bảo an toàn và thuận tiện đối với các dây chuyền bố trí ở trên cao. Cần
có biện pháp phòng ngừa các chi tiết trên dây chuyền, các chất lỏng làm
nguội hoặc bôi trơn, dầu mỡ, phôi, phoi… rơi xuống sàn nhà xưởng.
3.9.3. Dây chuyền cơ giới hoá học tự động hoá, đảm bảo sự đi lại của công nhân
được an toàn.
3.9.4. Máy nâng chuyển, cũng như các cơ cấu quay để vận chuyển các chi tiết, các
trang bị để chứa hoặc cấp phôi hoặc chứa chi tiết, cần được đặt cố định,
không đựoc tự thay đổi vị trí.
3.9.5. Dây chuyền cần có khoá liên động, đảm bảo cho máy không thể làm việc
được khi phôi không được kẹp chặt hoặc vị trí của phôi không đúng.
3.9.6. Các bàn quay, tay quay cơ giới hoá tự động hoá làm việc riêng lẻ hoặc trong
dây chuyền tự động, khi chúng quay có khả năng gây chấn thương cho công
nhân, cần phải được bao che.
3.9.7. Những máy nằm trong dây chuyền gia công bằng dụng cụ cắt co lưỡi và tạo
ra phoi, cần được xem xét về yêu cầu sử dụng để đặt thiết bị thải phoi tự
động.
3.9.8. Khoảng hở giữa các thành phần của dây chuyền, người đi ngang qua đó có
nguy cơ bị tai nạn do sự chuyển động của các bộ phân máy nằm trong dây
chuyền hoặc do các nguyên nhân khác, cần phải được che chắn kín.
3.10 Máy gia công bằng phóng điện ăn mòn.
3.10.1.Máy phát của máy gia công bằng phóng điện ăn mòn cần thoả mãn yêu cầu
của điều 2.1.1.
3.10.2.Phải có các phần tử nối đất để đảm bảo máy không bị cháy khi xuất hiện
tĩnh điện do các điện tích chạy trong ống dẫn chứa chất lỏng dẫn điện.
3.10.3.Khi máy làm việc, nếu nồng độ khí độc hại tại khu vực làm việc vượt quá giới
hạn tiêu chuẩn cho phép, cần có hệ thống thông gió hút khí độc hại chuyên
dùng.
3.10.4.Các ống dẫn khí của máy cần có lỗ tháo để dễ dàng làm sạch định kì dầu,
bồ hóng, và các chất bẩn lắng đọng khác.
3.10.5.Bảng điều khiển cần trang bị tín hiệu bằng ánh sáng để chỉ dẫn việc đóng
điện vào các cực được đảm bảo an toàn.
3.10.6.Các máy có bể chứa lớn hơn 20 lít nạp các chất lỏng dễ cháy (dầu lửa, dầu
nhờn…) cần có thiết bị tự động cắt điện ở vùng ăn mòn khi mức lỏng trong
bể chứa bị hạ thấp xuống dưới mức quy định trong quá trình sử dụng.
3.10.7.Ở các máy sử dụng các chất lỏng dễ cháy để làm việc (dầu lửa, dầu
nhờn…), các đường dẫn điện đến các điện cực (dụng cụ, phôi) và đến các bộ

64
phận khác của máy trong vùng làm việc cần đảm bảo không được phát sinh
tia lửa trong môi trường khí và hơi dễ bắt lửa.
3.10.8.Máy cần có thiết bị tự động cắt điện các điện cực khi hoàn thành các nguyên
công, vì trong thời gian này công nhân có những thao tác tiếp xúc hoặc các
thể tiếp xúc với các phần dẫn điện (thay dụng cụ, tháo lắp phôi , đo…).
3.10.9.Để tăng cường độ bền lớp kim loại bề mặt chi tiết được gia công, cần có đồ
gá chuyên dùng kẹp chặt phôi bằng điện từ.
Thanh kích thích rung để tăng cường độ bền lớp kim loại bề mặt chi tiết được
gia công cần được cách điện tốt trên toàn bộ chiều dài cho đến chỗ kẹp chặt
điện cực.
3.11 Máy gia công bằng phương pháp điện hoá.
3.11.1.Các gia công bằng phương pháp điện hoá cần thoả mãn yêu cầu ở điều
2.1.1; 3.10.5
3.11.2 Việc khởi động máy phải liên động với việc mở hệ thống hút khí độc hại ra
khỏi gian sản xuất. Trường hợp hệ thống hút khí độc hại (riêng lẻ hoặc cho
cả nhóm) ngừng làm việc, máy phải tự động dừng.
3.11.3. Máy cần có khoá liên động đảm bảo khi mở ngăn làm việc thì đồng thời cắt
điện áp đang nạp cho điện cực và nạp cho máy bơm chất điện phân.
Ở các máy có cường độ dòng điện làm việc dưới 1000A với điện áp không
vượt quá 24V, có thể không có khoá liên động.
3.11.4. Chất điện phân cần được làm sạch bằng máy li tâm hoặc máy phân li, việc
khởi động máy li tâm phải liên động với đóng nắp của nó.
Khi cường độ dòng điện công nghệ nhỏ hơn 1000A, cho phép không cần làm
sạch chất điện phân bằng máy li tâm hoặc máy phân li.
3.12 Máy gia công bằng siêu âm.
3.12.1.Các máy phát siêu âm cần thoả mãn các yêu cầu đã nêu ở điều 2.1.1
3.12.2.Các máy có công suất lớn hơn 1,6kW, xung quanh dụng cụ và phôi phải đặt
các thiết bị cách âm bằng màng mỏng, mềm, có bề dầy không nhỏ hơn
0,01mm.
3.12.3.Các dây dẫn chuyền điện cao tần từ máy phát đến máy biến đổi
từ giảo phải được đưa vào bảng đầu dây riêng. Mầu sắc vỏ bọc cách điện
của dây dẫn là mầu đỏ, còn dây nối đất là mầu vàng (hoặc xanh lá cây).
3.12.4.Dây dẫn điện cao tần cho cuộn dây biến đổi từ giảo từ máy phát điện đến
bảng đầu dây của máy phải được đặt trong ống bảo vệ bằng kim loại, phía
trong thân máy phải được nối đất.
3.12.5.Một cực cuộn dây của máy biến đổi từ giảo phải được nối đất từ trong thân
máy.
3.12.6.Điện dung cân bằng nối song song với cuộn dây của máy biến đổi từ giảo
không bố trí ở trong thân máy, mà ở trong thân máy của máy phát siêu điện.
3.12.7.Cơ cấu cắt điện của các máy được cấp điện từ máy pháp điện có điện áp
không lớn hơn 500V, cần được đặt tại bảng điều kiển của máy.

65
3.12.8.Mức áp âm tại chỗ làm việc của các máy gia công bằng âm không được vượt
quá trị số định mức quy định của tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

66
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3726 : 1989
Nhóm T

Kĩ thuật an toàn - Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang
bị điện.
Technical safety – metalcutting – Requirements for electrical equipment

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 539: 1977.


Tiêu chuẩn này áp dụng đối với trang thiết bị của tất cả các nhóm này: máy cắt
kim loại, máy ăn mòn điện, máy hoá điện, máy siêu âm, dây chuyền tự động,
phụ tùng, dụng cụ đo kiểm, máy nâng hạ, và thiết bị khác sử dụng cùng với
máy. Những máy và thiết bị kể trên được nối với lưới điện đến 660V với tần số
đến 200Hz làm việc trong khí hậu kho ráo.
Trang thiết bị của máy cắt kim loại phải thoả mãn những yêu cầu về an toàn
theo tiêu chuẩn này.

1. Những yêu cầu chung.


1.1 Điện áp nguồn
1.1.1. Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc không có sự cố khi điện áp thay đổi trong
phạm vi từ 90 đến 110% giá trị danh định và đảm bảo các dặc tính kỹ thuật
như trong lí lịch khi điện áp thay đổi trong phạm vi từ 95 đến 105% giá trj
danh trực.
Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc không có sự cố khi tần số của điện áp
thay đổi theo tiêu chuẩn hiện hành (Khi chưa có tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng
theo TOCT 667 ;1975).
1.2 Đối với điện lưới
Thiết bị của máy phải nối với một nguồn cung cấp của lưới điện bằng một
đầu vào. Nếu cần có điện áp hoặc hệ thống nguồn khác (thí dụ dùng cho li
hợp từ, khí cụ điện tử và khí cụ khác) thì tuỳ thuộc khả năng có thể thực hiện
nhờ biến thế, chỉnh lưu, các bộ phận biến đổi…v.v. Những phần tử này cũng
được coi là thành phần trang bị của máy.
Nếu không dùng ổ phích cắm để nối máy với điện thì cần có những cốt nối
cách điện cho từng pha và dây không, khi đó dây nguồn cần phải nối trực tiếp
với những cốt nối phía trên của công tắc đầu vào.
Trong trường hợp nối trực tiếp với công tắc đầu vào không thuận lợi, phải có
những cốt nối đắc biệt.
Cần có những cốt nối các dây pha tương ứng, phải có nối để nối vở máy và
dùng nối với dây bảo vệ.

67
Cần có cốt nối cách điện riêng biệt để nối dây không. Không chi phép dùng
dây không trong máy với mục đích làm dây bảo vệ. Dây không chỉ có thể sử
dụng làm dây dẫn điện trong trường hợp trang bị điện của máy không có biến
áp điều khiển và được sự đồng ý của khách hàng.
Các cốt nối của công tắc đầu vào không có vỏ riêng cách điện và dễ dàng
tiếp xúc ngẫu nhiên, phải có nắp che bằng vật liệu cách điện và có kí hiệu
phòng ngừa quy định trong điều 9.11.
1.3 Ngắt sự cố và công tắc đầu vào (công tắc chính).
1.3.1 Trang bị điện của máy phải được cung cấp một khí cụ có khả năng ngắt thiết
bị điện và dùng máy trong trường hợp sự cố.
1.3.2 Khí cụ ngắt sự cố phải thoả mãn yêu cầu sau;
Khi tác động lên khí cụ này, máy hoặc các phần chuyển động của nó dừng
nhanh.
Khí cụ ngắt sự cố có thể là những công tắc điều khiển bằng tay, chân hoặc
điều khiển từ xa, lắp trên mạch động lực hoặc là những mạch điền khiển, cho
phép từ một lệch điều khiển lắp đồng thời tất cả các công tơ, khởi động từ
trong mạch động lực.
1.3.2.1.Khí cụ ngắt sự cố phải tính phụ tải tối đa, phù hợp với dòng điện khởi động
ban đầu (dòng điện của động cơ ở trạng thái hãm) của động cơ có công suất
lớn và tổng dòng điện định mức của tất cả các thiết bị tiêu thụ còn lại khi áp
bằng điện áp định mức.Nếu trị số ngắt của khí cụ ngắt sự cố đủ lớn, thì có
thể được trang bị các phần tử ngắt hoặc rơle, để bảo vệ chống quá tải và
ngăn mạch.
13..2.2 Khi các phần tử của khí cụ ngắt sự cố tác động, không được phép ngắt các
thiết bị (như bàn là điện tử, các cơ cầu hãm, phanh cơ khí…v.v.) mà khi
chúng ngừng làm việc có thể dẫn đến tai nạn lao động.
Khi thiết bị ngắt sự cố đang ở trong trạng thái ngắt, các cơ cấu máy không
được khởi động lại.
Nếu cần phải đảo chiều chuyển động để bảo đảm an toàn cho người vận
hành thì sự đảo chiều này phải bắt đầu ngay khi khí cụ ngắt sự cố bắt đầu
tác động.
1.3.2.3. Cơ cấu tác độg của khí cụ ngắt sự cố (nút ấn, tay quay, bàn đạp, dây cáp
v.v…) phải có mầu đỏ tươi (đối với dây cáp cho phép sơn gián đoạn), dễ nhìn
thấy và dễ dàng tiếp cận.
Nút ấn ngắt sự cố phải có dạng hình nấm trên bề mặt tấm lắp nút ấn nên có
hình tròn màu vàng, và nên sử dụng nút ấn điều khiển với cơ cấu phục hồi
cưỡng bức (then, vầu).
Khoảng cách giữa hai khí cụ ngắt sự cố gần nhau không được lớn hơn 10m.
Mỗi bảng điều khiển phải có một cơ cấu tác động tới khi cụ ngắt sự cố.
1.3.3 Công tắc đầu vào (công tắc chính) phải thoả mãn yêu cầu sau;
Công tắc đầu vào phải điều khiển được bằng tay và phải đảm bảo ngắt tất cả
các tthiết bị điện của máy ra khỏi nguồn điện.

68
Công tắc đầu vào phải tính toán về nhiệt với dòng điện của tất cả các thiết bị
nối vào nó (tất cả các động cơ và các khí cụ khác v.v…) mà những thiết bị,
khí cụ này có thể làm việc đồng thời và phải đảm bảo đóng, ngắt được dòng
điện làm việc danh định của máy ở chế độ làm việc bình thường.
1.3.3.1 Khi bố trí công tắc đầu vào ở vị trí dễ tiếp cận thì khả năng ngắt của nó phải
tương đương với khí cụ ngắt sự cố.
Cho phép dùng ổ phích cắm với dòng điện danh định đến 16A và điện áp
danh định 380V làm công tắc đầu vào. Đối với máy có tổng công suất trên
0.75kW không nên dùng ổ phích cắm làm công tắc đầu vào.
Phích cắm phải nối bằng dây cáp điện mềm dẫn tới thiết bị điện của máy. Ổ
cắm phải kẹp cố định và nối với dòng điện, ổ phích cắm phải có tiếp điểm, để
nối với dây bảo vệ.
Công tắc đầu vào phải đảm bảo:
- Chỉ có hai trạng thái xác lập.
- Có khoảng ngắt nhìn thấy giữa các tiếp điểm hoặc sự ngắt của nó phải thực
hiện được khi khoảng cách giữa các tiếp điểm đật tới giá trị cần thiết.
- Có thiết bị khoá ở trạng thái ngắt (thí dụ như dùng ổ khoá).
- Khi ngắt phải ngắt tất cả các dây dẫn nối với nguồn điện, trừ dây bảo vệ và
dây trung tính (khi có dây trung tính nối đất chắc chắn).
- Nếu công tắc đầu vào được dùng để ngắt sự cố, thì nó phải phù hợp với các
yêu cầu ở mục 1.3.2.
- Không được phép lắp đặt công tắc đầu vào hoặc cơ cấu dẫn động của nó
trên cách cửa, nắp, tấm ngăn v.v…
- Cho phép lắp đặt cơ cấu vận động của công tắc đầu vào trên cách cửa, nắp
v.v… trong trường hợp có khoá liên động theo mục 2.1.2.3.
1.3.3.2. Không nên nối các mạch điện dưới đây tới nguồn điện sau công tắc đầu
vào:
- Chiếu sáng cục bộ dùng khi bảo dưỡng, sữa chữa máy.
- Ổ, phích cắm dùng cho các dùng cho các dụng cụ cầm tay (thí dụ như khoan
máy, mỏ hàn v.v…)
- Mạch cung cấp điện cho các khí cụ ngắt khi điện áp nguồn không đúng.
Các nguồn điện trên phải có các khí cụ đóng ngắt riêng biệt. Bên cạnh nguồn
điện và công tắc đầu vào phải đặt các kí hiệu phòng ngừa hoặc ghi chú
tương ứng.
1.3.3.3. Phần thiết bị điện, mà sau khi ngắt công tắc đầu vào,vẫn còn điện áp không
an toàn, phải được che chắn đề phòng tiếp xúc ngẫu nhiên. Trên các nắp che
chắn phải có kí hiệu theo mục 9.11.
1.3.3.4.Các công tắc tự động ở mạch động lực có thể được dùng làm công tắc đầu
vào với các điều kiện:
- Thoả mãn tất cả các yêu cầu theo 1.3.3.

69
- Có cơ cấu điều khiển bằng tay (nếu từ bên ngoài có phương tiện
khác để ngắt công tắc tự động thì không có khả năng tác động vào
cơ cấu ấy).
- Nếu bị khoá ở trạng thái ngắt thì không có khả năng đóng từ xa
hoặc bằng tay.
1.4 Nối các đồ gá, thiết bị phụ tùng kèm theo.
1,4.1. Ổ, phích cắm để nối điện của máy với các đồ gá, thiết bị, hoặc phụ tùng kèm
theo máy phải có tiếp điểm để nối với dây bảo vệ.
Phần ổ cắm phải có nắm bảo vệ để giữ cho lỗ cắm không bị bụi, bẩn khi ở
trạng thái ngắt.
2. Các biện pháp bảo vệ
2.1 Bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với những phần có điện.
2.1.1. Biện pháp bảo vệ chống ngẫu nhiên phải được thực hiện bằng cách áp dụng
một hoặc đồng thời nhiều phương pháp theo các mục từ 2.1.2 đến 2.1.3. Nếu
theo hướng dẫn sử dụng máy, cho phép bất kì ai cũng tiếp cận được với thiết
bị điện mà không thể bảo dưỡng, chăm sóc được từ bên ngoài (ví dụ thay
cầu chì, phục hồi rơ le nhiệt) thì việc bảo vệ tránh tiếp xúc ngẫu nhiên phải
thực hiện thoả mãn các yêu cầu theo mục 2.1.2.3, 2.1.2.4, 2.1.3.
2.1.2. Bảo vệ bằng vỏ bọc phải thoả mãn các yêu cầu sau:
2.1.2.1 Vỏ bảo vệ phai thoả mãn các yêu cầu của phần 4. Khoảng cách giữa phần
vỏ và phần bảo vệ có điện áp không được nhỏ hơn khoảng cách đánh thủng
quy định cho không khí và trong vật liệu cách điện theo chỉ dẫn ở bảng 1, trừ
các trường hợp vỏ được chế tạo bằng các vật liệu cách điện.
Bảng 1

Khoảng cách không khí, mm Đường dòng rò, mm


Điện áp V Giữa các Giữa các dây có điện Vật liệu Vật liệu cách
dây có điện áp và các phần kim cách điện
áp loại không có điện áp bằng gốm điện khác

Đến 60 2 3 2 3
Từ 60 đến 250 3 3 3 4
Từ 250 đến 380 4 6 4 6
Từ 250 đến 440
Từ 380 đến 550 6 8 6 10
Từ 440 đến 600
Từ 550 đến 660
Từ 600 đến 660 6 8 8 12
2.1.2.2. Để mở nắp che hoặc tháo các thiết bị bảo vệ cũng như lắp lại vị trí cũ của
nó phải dùng chìa khoá hoặc dụng cụ tương tự.
2.1.2.3. Các cánh cửa của tủ có thiết bị điện phải có khoá liên động với công tắc (thí
dụ công tắc đầu vào) sao cho các cách cửa không mở được khi công tắc
đóng và công tắc không đóng được khi cánh cửa mở. Phải định trước khả

70
năng ngắt khoá liên động để xem xét và kiểm tra các thiết bị. Khi đóng cánh
cửa, khoá liên động này phải tự động phục hồi.
2.1.2.4. Nếu trong tủ, hốc máy có lắp thiết bị mà không được khoá bằng chìa hoặc
dụng cụ chuyên dùng, thì các phần tử chưa được bảo vệ hoặc các chi tiết
có điện áp của thiết bị điện phải được che chắn. Các tấm che này chỉ tháo
ra được bằng dụng cụ hoặc tự động đưa về vị trí che chắn của mình khi
cánh cửa mở để bảo vệ khi chống tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người vận
hành.
2.1.3. Bọc bằng vật liệu cách điện, phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Các chi tiết có điện áp nguy hiểm, phải được bao bọc toàn bộ bằng vật liệu
cách điện. Vật liệu này phải có đặc tính cách điện và độ bền cơ học cần
thiết và chỉ được loại bỏ khi nó bị hư hỏng.
2.1.4. Không cho phép có điện áp dư trên các phần tử của thiết bị điện.
Nếu thiết bị điện có các phần tử (thí dụ như tụ điện v.v…) mà sau khi ngắt
điện có thể vẫn còn lại trên nó điện áp nguy hiểm thì đối với trường hợp
điện áp nguy hiểm có ở trong tủ điều khiển phải treo kí hiệu phòng ngừa
trên cách cửa hoặc tấm treo. Nếu điện áp nguy hiểm có ở bên ngoài tủ điện
điều khiển phải lắp điện trở phóng điện.
2.2. Bảo vệ chống điện giật khi có hư hỏng phải được đảm bảo bằng một trong
những phương pháp chỉ dẫn ở các mục 2.2.1 đến 2.2.3.
2.2.1. Sử dụng mạch bảo vệ phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Tất cả các phần kim loại của máy (bề máy, vỏ thiết bị điện, tủ, bảng điều
khiển v.v…) có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm trong trường hợp hỏng
cách điện, phải nối dây dẫn điện với nhau và nối với vít nối đất của máy.
+ Điện trở của mạch bảo vệ, đo giữa vít nối dây bảo vệ (vít nối đất) và bất
kì phần kim loại nào của máy có thể xuất hiện điện áp nguy hiểm khi hỏng
cách điện, không được lớn hơn 0,1 ôm.
2.2.1.1. Mạch bảo vệ phải bao gồm những dây bảo vệ riêng biệt hoặc những phần
kết cấu dẫn điện của máy hoặc vỏ máy. Dây bảo vệ phải đảm bảo liên kết
dẫn điện giữa các phần không có điện áp trong chế độ làm việc bình
thường của thiết bị điện và mạch bảo vệ (xem mục 2.2.1.3 đến 2.2.1.10).
Cho phép không nối với dây bảo vệ những phần của máy rơ le lõi biến áp,
những biến chỉ dẫn v.v… không có điện áp ở chế độ làm việc bình thường,
nhưng có thể có điện khi hỏng cách điện, nếu loại trừ được khả năng tiếp
xúc ngẫu nhiên với phần này.
2.2.1.2. Các phần kim loại của thiết bị điện dẫn động bằng tay (tay quay, đĩa
quay…) phải được nối chắc chắn với mạch bảo vệ hoặc phải có cách điện
kép hoặc cách điện tăng cường để ngăn cách chúng với các phần dẫn điện.
Điện áp đánh thủng các điện kép (tăng cường) không được nhỏ hơn
4.000V.
Cho phép chế tạo hoặc bọc các thiết bị của máy và những phần kết cấu của
thiết bị dẫn động mà tay thường trạm vào trong chế độ làm việc bình
thường, bằng vật liệu cách điện có giá trị điện áp đánh thủng tối đa. Sơn,

71
tráng men hoặc các vật liệu tương tự dùng để phủ lên các phần kim loại
không thể coi là vật liệu cách điện thoả mãn các yêu cầu này.
2.2.1.3. Những phương tiện để nối các phần kim loại trong mạch phải chịu được
dòng điện chạy trong mạch bảo vệ đó khi bị đánh thủng chạm đất,
Không cho phép dùng ống kim loại, vỏ dây cáp và ống nối kim loại làm chức
năng dây bảo vệ, nhưng chúng phải được nối với mạch bảo vệ.
2.2.1.4. Những mặt tiếp xúc của những chi tiết kim loại có thể dùng làm mạch bảo
vệ, nếu giữa chúng không có cách điện và được kẹp chặt (thí dụ nối bằng
vít, khớp bản lề, cách cửa, v.v…)
2.2.1.5. Khi thiết bị điện lắp trên các chi tiết (thí dụ nắp, cánh cửa, vỏ hộp) và làm
việc với điện áp nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp nối chắc chắn các
chi tiết này với dây bảo vệ.
2.2.1.6. Tất cả các phần của mạch bảo vệ phải được thiết kế sao cho chịu đựng
được phụ tải động và nhiệt lớn nhất có thể xuất hiện các điểm tương ứng.
2.2.1.7. Cho phép dùng các phần kết cấu của máy làm chức năng mạch bảo vệ
trong các trường hợp nếu mặt cắt ngang của các phần này (về phương
diện khả năng dẫn dòng) ứng với diện tích mặt cắt ngang định mức được
chỉ dẫn ở bảng 3.
2.2.1.8. Trong trường hợp sử dụng ổ phích cắm, khi tháo ổ phích cắm mạch bảo vệ
phải ngắt sau các chi tiết điểm có điện áp, khi nối ổ, phích cắm, mạch bảo
vệ phải nối trước các tiếp điểm có điện áp.
Kết cấu của ổ phích cắm phải loại trừ được khả năng tiếp xúc ngẫu nhiên
với các phần dẫn điện của chúng ở trạng thái ngắt .
2.2.1.9. Không cho phép nối vào mạch bảo vệ các công tắc tự động, cầu chì chảy,
và các thiết bị bảo vệ chống quá tải khác. Cho phép sử dụng các tấm nối
trong mạch bảo vệ (cần thiết ví dụ trong một số thử nghiệm) với điều kiện
chỉ có công nhân có tay nghề dùng dụng cụ mới tháo ra được.
2.2.1.10. Vít và cốt nối mạch bảo vệ được định trước để nối các dây dẫn đồng. Khi
dùng dây dẫn nhôm hoặc hợp kim nhôm, cần phải đảm bảo chống ăn mòn
điện.
2.2.1.11. Các phần dẫn dòng điện trong trường hợp có sự cố phải có cơ cấu để nối
dẫn điện với mạch bảo vệ bên ngoài và vỏ kim loại của cáp điện, dây dẫn
(ống thép, vỏ bọc bừng chì v.v…) Không cho phép sử dụng những cơ cấu
này vào mục đích khác.
2.2.1.12. Không cho phép dùng vít, chốt, đai ốc v.v… nối giữa các chi tiết làm vít
nối đất. Chúng chỉ có thể được dùng trong trường hợp ngoại lệ khi không
có khả năng sử dụng nối đất.
2.2.1.13. Nối đất các phần được đặt trên các chi tiết lắp ráp di động hoặc thường
xuyên tháo lắp phải thực hiện bằng các dây dẫn mềm hoặc các tiếp điểm
nối dẫn điện kiểu trượt.
2.2.1.14. Nếu các phần tử của thiết bị điện đặt trên các chi tiết lắp ráp của máy,
cách điện với khung nối đất của máy thì phải có cốt nối dây nối đất trong
cơ cấu của chúng.

72
2.2.1.15. Bên cạnh các cốt nối nguồn điện đầu vào phải có cốt nối dây bảo vệ. Diện
tích mặt cắt ngang dây bảo vệ chỉ dẫn trong bảng 2.

Bảng 2

Diện tích dây pha


của thiết bị nguồn Diện tích dây bảo vệ nối với điểm nối đất, (mm2)
(mm2)

Đến 16 Bằng điện tích của dây pha

Không nhỏ hơn 50% diện tích dây pha và cũng không nhỏ
Trên 16
hơn 16

2.2.1.16 Diện tích nhỏ nhất của dây dẫn bảo vệ lắp đặt trong trang bị điện của máy
không nhỏ hơn diện tích chỉ dẫn ở bảng 3.

Bảng 3

Dòng điện đặt danh định của Diện tích dây dẫn bảo vệ
cầu chì hoặc khí cụ bảo vệ bằng đồng (mm2)
chống ngắt mạch khác (A)
Đến 200 Bằng diện tích của dây dẫn mạch
được bảo vệ nhưng không lớn hơn 16
Từ 200 đến 315 25
Từ 315 đến 500 35
Từ 500 đến 800 50
2.2.1.17. Đường kính nhỏ nhất của vít nối đất và bề mặt tiếp xúc được chỉ dẫn ở
bảng 4
Bảng 4

Diện tích dây


bảo vệ Đường kính nhỏ nhất Đường kính nhỏ nhất của mặt tiếp xúc
của vít nối đất dùng để vít chặt dây bảo vệ mm2
mm2
đến 1,5 M4 12
2,5 M5 14
Từ 4 đến 10 M6 16
Từ 16 đến 25 M8 20
Từ 35 đến 50 M10+ 25
Từ 70 M12+ 28
+ Cho phép thay thế một vít bằng hai (với đường kính nhỏ hơn) nhưng tổng
diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn giá trị cho ở trong bảng.

73
Khi dây bảo vệ không làm bằng vật liệu đồng thì điện trở của nó không được
lớn hơn điện trở của dây đồng tương ứng.
2.2.1.18 Những cốt nối dùng để nối các dây dẫn bảo vệ phải là loại vít nối có cơ cấu
(thí dụ như đệm lò xo) chống tự tháo.
Sau khi đã vặn chặt vít nối dây bảo vệ, không cần có lớp cách điện trên bề
mặt và xung quanh mặt tiếp xúc của nó, nhưng phải có bảo vệ chóng ăn
mòn.
2.2.1.19. Những cốt nối dùng để nối dây bảo vệ phải có ký hiệu chỉ dẫn. Đối với máy
xuất khẩu, có kí hiệu theo đơn đặt hàng.
2.2.2. Trong trường hợp có yêu cầu bảo vệ đặc biệt chống điện giật phải sử dụng
biện pháp bảo vệ bằng cách điện kép. Khi đó trên vỏ phải ghi dấu hiệu cách
điện kép.
2.2.3 Điện áp an toàn được dùng với mục đích bảo vệ phải thoả mãn các yêu cầu
sau:
1. Điện áp giữa các phần có điện và không có điện ở chế độ danh định
không được vượt quá 36V (giá trị hiệu dụng) đối với dòng xoay chiều và 48V
(giá trị biên độ đối với dòng điện một chiều).
Khi sử dụng chỉnh lưu, phía dòng xoay chiều phải thực hiện đầy đủ các yêu
cầu đã quy định đối với dòng điện xoay chiều.
2. Các mạch điện có điện áp an toàn phải được cách li với mạch có điện áp
nguy hiểm. Điều này cũng áp dụng đối với nguồn điện. Nếu dùng biến áp
(không cho phép dùng biến áp tự ngẫu) để cung cấp điện cho các mạch này
thì điện áp sơ cấp không được vượt quá 660V đối với đất là 1000V giữa các
pha. Cách điện giữa các cuộn sơ cấp và thứ cấp phải chịu được điện áp thử
4000V.
Để loại trừ sự xâm nhập của điện áp không an toàn vào mạng điện áp an
toàn phải đặt mạch này vào ống bảo vệ riêng có cầu chì và các khí cụ phân
phối riêng, độc lập với mạng điện áp nguy hiểm. Dây dẫn và vật liệu điện
dùng để lắp ráp trong mạch điện áp an toàn phải chịu được điện áp làm việc
định mức không nhỏ hơn 260V hoặc phải dùng day dẫn, vật liệu tiêu chuẩn
đối với mạng điện an toàn.
3. Không được phép thay phích cắm của mạch có điện áp an toàn bằng
phích cắm của mạch điện có điện áp an toàn bằng phích cắm của mạch điện
có điện áp lơn hơn.
2.3. Bảo vệ chống tự động đóng mạch trong trường hợp điện áp của lưới điện
được phục hồi sau khi bị mất.
Trang bị điện của máy phải có bảo vệ để loại trừ khả năng tự đóng mạch cho
máy làm việc sau khi điện bị mất, ngẫu nhiên có lại, không phụ thuộc vào
trạng thái của cớ cấu điều khiển.
Cho phép không dùng loại bảo vệ này trong các trường hợp khi các cơ cấu
chuyển động của máy được che chắn và loại trừ khả năng gây tai nạn cho
người vận hành, làm hư hỏng các cơ cấu, dụng cụ của máy, nếu máy tự làm
việc sau khi điện bị mất, ngẫu nhiên có lại. Nếu dùng thiết bị bảo vệ có thời

74
gian trễ thì sự trễ đó không được cản trở việc ngắt tức thời toàn bộ hoặc từng
phần thiết bị của máy khi tác động vào các thiết bị điều khiển.
2.4. Bảo vệ chống điện áp
Nếu điện áp giảm xuống dưới mức cho phép có thể làm cho các côngtắc tơ
bị ngắt gây nguy hiểm cho người va sự cố cho máy, thì phải có biện pháp
bảo vệ để ngát thiết bị điện khi điện áp giảm xuống dưới giá trị chỉnh định.
3 Mạch điều khiển và tín hiệu
3.1 Nguồn điện của các mạch điều khiển và tín hiệu. Đối với mạch điều khiển cả
máy có từ 5 khí cụ điện từ (công tắc, rơle v.v…) hoặc từ 15 tiếp điểm trở lên,
nên dùng biến áp với các điện áp 24, 42, 110 và 220V xoay chiều và 24, 48,
110 và 220V một chiều để cung cấp nguồn cho nó. Khi co khí cụ điện từ hay
số tiếp điểm trong mạch điều khiển ít hơn, cho phép sử dụng trực tiếp điện áp
dây hoặc điện áp pha nhưng không được lớn hơn 220V. Điện áp pha chỉ
được sử dụng đối với lưới điện có bồn dây.
Không được phép dùng biến áp tự ngẫu nhiên, điện trở phụ hoặc chiết áp để
tạo ra điện áp cung cấp cho mạch điều khiển.
Nếu một số máy biến áp điều khiển làm việc song song thì các mạch điểu
khiển phải được thiết kế sao cho nếu một trong số biến áp không có việc,
không gây ra nguy hiểm cho người thao tác máy.
3.2. Nối với mạch bảo vệ
3.2.1. Nếu với mạch bảo vệ phải thoả mãn với yêu cầu sau:
- Mạch điều khiển ngắn mạch với đất không gây ra khởi động máy ngẫu
nhiên và không được cản trở việc dừng máy.
- Yêu cầu này được thực hiện tương ứng với mục 3.3.2.
- Khi không nối với mạch bảo vệ, mạch điều khiển phải có khí cụ phát tín
hiệu để báo khi ngắt mạch xuống đất hoặc tự động ngắt nguồn điện.
- Nếu điểm giữa của máy biến áp mạch điều khiển được nối đất, thì phải có
biện pháp bảo vệ để ngắt nguồn khi ngắn mạch xuống đất hoặc sử dụng các
phương tiện khác chống rò điện xuống đất.
3.2.2. Nối các cuộn dây và các tiếp điểm phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Trong các mạch nguồn điều khiển có một dây nối với mạch bảo vệ, thì một
dầu dây của khí cụ điều khiển phải trực tiếp nối với dây này, còn tất cả các
tiếp điểm điều khiển bố trí nối giữa đầu còn lại của cuộn dây và dây kia của
mạch nguồn điều khiển.
- Nếu các dây dẫn giữa các tiếp điểm của các rơ le bảo vệ (thí dụ để bảo vệ
quá tải) và các cuộn dây của các khí cụ điều khiển chịu sự tác động của các
tiếp điểm này cùng nằm trong một tử hoặc một hốc máy, thì cho phép các
tiếp điểm này được bố trí nối giữa dây nối đất và các cuộn dây. Cho phép bố
trí các tiếp điểm theo cách khác để đơn giản thiết bị điều khiển, khi có đủ các
cơ sở cho phép (như dùng máng các ổ phích cắm nhiều tiếp điểm v.v…)
3.3 Khoá liên động bảo vệ
3.3.1 Điều khiển các bộ phận phụ phải thoả mãn yêu cầu sau:

75
- Nếu ngắt một động cơ của một bộ phận phụ nào đó (ví dụ bôi trơn làm
nguội hoặc thải phoi) gây ra nguy hiểm cho người thao tác máy, thì sự ngắt
ngẫu nhiên của một trong những bộ phận phụ này phải trực tiếp làm ngắt tất
cả các thiết bị mà nếu nó vẫn làm việc có thể gây ra sự cố.
3.3.2. Khoá liên động giữa các thao tác khác nhau phải thực hiện như sau:
- Sơ đồ nguyên lí điều khiển điện phải có liên động và bảo vệ tương ứng để
loại trừ các chuyển động không đồng bộ hoặc các vị trí không phù hợp của
các cụm máy (dây chuyền).
- Máy (hoặc dây chuyền) có các thiết bị liên động bảo vệ như quy định ở
2.1.2.3 và 2.1.2.4 phải có khoá liên động (thí dụ công tác chuyển mạch) để
cho phép tiến hành hiệu chỉnh máy (dây chuyền) ở chế độ hiệu chỉnh khi các
thiết bị liên động bảo vệ bị ngắt, nhưng trong trường hợp này khoá liên động
không được dùng để đóng mạch làm việc tự động của máy (dây chuyền) khi
các liên động bảo vệ đóng lại.
- Khi ở một máy (dây chuyên) có một số bảng điều khiển thì phải có thiết bị
khoá liên động để loại trừ khả năng đưa ra đồng thời các lệnh điều khiển
không trùng hợp từ các bảng điều khiển khác nhau.
3.3.3 Hãm ngược cần phải thực hiện như sau:
Khi dùng chế độ hãm ngược phải có biện pháp bảo vệ chống quay ngược,
nếu có nguy hiểm cho người thao tác máy.
3.3.4 Đối với hệ truyền động điện dùng động cơ điện một chiều. Khi cần thiết phải
trang bị thiết bị bảo vệ chống hiện tượng động cơ quay ở tốc độ không cho
phép.
3.4 Đóng chu trình làm việc tự động.
Chỉ được phép đóng chu trình, hoặc bắt đầu thao tác khi đã thực hiện các
biện pháp an toàn cho người thao tác máy, mày hoặc chi tiết, và tất cả các
thiết bị phụ đều hoạt động.
Trong chu trình làm việc, trình tự thao tác đúng đắn, phải đạt được nhờ có
liên động tương ứng. Nếu cần thiết để lắp ráp và hiệu chỉnh, máy có thể
được trang bị các thiết bị có khả năng cho ta các trình tự thao tác khác, song
khi đó, cũng như trên đây, các khoá liên động an toàn tương ứng phải tác
động để bảo đảm an toàn cho người thao tác máy.
3.4.1 Điều khiển bằng hai tay phải được thực hiện như sau:
- Nếu điều khiển bằng cách ấn đồng thời hai tay vào hai nút ấn để đóng
chuyển động cho các bộ phận của máy thì các nút ấn phải được bố trí sao
cho người vận hành phải dùng cả hai tay mới ấn đồng thời vào chúng được
và chỉ khi ấn đồng thời vào hai nút ấn mới có khả năng khởi động máy.
- Khoảng cách bố trí giữa các nút ấn từ 300 đến 600mm.
- Nút hình nấm để khởi động chu trình làm việc không được là màu đỏ.
3.4.2 Phải có khả năng không lặp lai chu trình trong tất cả các thiết bị.
Hệ thống điều khiển của các máy nửa tự động, máy tự động và dây chuyển
tự động phải loại trừ được khả năng lặp lại một cách tự phát và không định

76
trước. Việc lặp lại chu trình chỉ được xảy ra khi lặp lại các thao tác vào các cơ
cấu điều khiển khởi động của máy.
3.5 Ngắt
Ngắt mạch điều khiển phải thực hiện bằng các tiếp điểm thường kín của thiết
bị ngắt. Chức năng đóng luôn luôn phải được thực hiện bằng các tác động
vào các tiếp điểm thường hở.
3.5.1 Bảo vệ chống chạy vượt quá phải thoả mẫn các yêu cầu sau:
- Nếu sử dụng các công tác hành trình để giới hạn vị trí tận cùng của các bộ
phận chuyển động của máy và nếu các bộ phận này chạy vượt quá có thể
gây ra tai nạn đối với người thao tác máy, máy hoặc chi tiết, thì phải đặt một
công tắc hành trình thứ hai để dừng máy. Sự dừng máy này phải thoả mãn
các yêu cầu của mục 1.3.2.
- Những thiết bị làm việc với chức năng thời gian không được dùng để giới
hạn chuyển dịch các bộ phận của máy.
4. Lắp ráp thiết bị điều khiển
4.1 Các mức bảo vệ
Tủ điện, bảng điều khiển, các hộp chứa thiết bị điện phải có các mức bảo vệ
không thấp hơn các mức sau:
- IP54. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ IP00 và không yêu cầu làm
nguội bổ sung.
- IP44. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ và yêu cầu như trên nhưng
trong những trường hợp có đầy đủ căn cứ cho phép.
- IP33. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ bất kỳ và có đủ lưới để làm
nguội.
- IP22. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ bất kỳ nhưng đòi hỏi có làm
nguội nhân tạo.
- IP23. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ bất kỳ nhưng toả nhiệt với
khối lượng lớn đòi hỏi phải làm nguội nhân tạo tăng cường.
- Mức bảo vệ của các thiết bị điều khiển dặt ngoài tủ, hộp, v.v… không được
nhỏ.
- Mức bảo vệ của động cơ điện đặt ngoài các hộp phải thoả mãn các yêu cầu
của mục 7.1.
- Tủ điện, hộp điện, bảng điều khiển có kết cấu theo mức bảo vệ IP22 và
IP23 phải có các bộ lọc trên các tấm lưới và lỗ thông gió để ngăn ngừa bụi
lọt vào.
- Vật liệu dùng để làm kín tủ điện, bảng điểu khiển, hộp điện v.v… phải bền
vững dưới tác dụng của môi trường xung quanh, thí dụ như chất lỏng bôi
trơn, làm nguội, dầu, mỡ, dung dịch điện phân (trong các máy điện hoá),
cũng như các dung dịch ăn mòn khác.
4.2. Độ mở của cánh cửa

77
Cánh cửa của tủ điện, hộp điện có chứa thiết bị điện, nên lắp đứng bằng bản
lề và không được rộng hơn 900mm. Góc mở của cánh cửa không được nhỏ
hơn 950.
4.3. Các phần tử cơ khí.
Các phần tử cơ khí thường hay tiếp xúc trong khi làm việc bình thường và
các phần tử chuyển động (thí dụ như trục quay) không được đặt trong các
hộp có chứa thiết bị điện.
5. Thiết bị điều khiển, đèn tín hiệu
5.1. Thiết bị điều khiển
5.1.1. Thiết bị điều khiển có ổ, phích cắm phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Nếu các phần tử điều khiển được nối bằng ổ phích cắm, thì sự tương ứng
giữa các phần của chúng phải được xác định bằng các dấu hiệu và kết cấu
giống nhau hoặc cùng loại hay cùng kí hiệu để loại trừ sự nối nhầm.
- Ổ phích cắm dùng trong các thiết bị điều khiển cũng phải thoả mãn những
yêu cầu quy định ở mục 1.4.2 và 1.4.3.
5.1.2. Đối với các cảm biến áp lực và cảm biến nhiệt trong hệ thống trang thiết bị
điện phải dùng các tiếp tác động tức thời.
5.2. Thiết bị điều khiển bằng tay.
5.2.1. Nghiêm cấm thiết kế và bố trí các cơ cấu truyền động có thể gây ra nguy
hiểm khi chúng bị tác động ngẫu nhiên.
5.2.2. Các nút ấn điều khiển.
5.2.2.1. Nút tác động của các nút ấn điều khiển dùng để đóng mạch, trừ nút ấn điều
khiển bằng hai tay, không được nhô lên khỏi vành chính diện xung quanh nó
hoặc tấm lắp nút ấn (bảng điều khiển, pa nen). Nút ấn ngắt (dừng) có thể nhô
cao hơn.
5.2.2.2. Khoảng cách giữa các nút ấn điều khiển phải thoả mãn mọi yêu cầu theo
các tiêu chuẩn hiện hành.
5.2.2.3. Tuỳ theo chức năng của các nút ấn điều khiển, sử dụng trong máy mà các
nút tác động của nó phải có mầu như chỉ dẫn trong bảng 5.
5.2.2.4. Kí hiệu của nút ấn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Bảng 5
Mầu Chức năng Ví dụ ứng dụng
Đỏ Dừng -Ngắt một hoặc một số động cơ
-Dừng một số bộ phận chuyển
động của máy
-Ngắt mâm cặp điện từ.
-Dừng chu trình(nếu người thao
tác máy ấn nút trong quá trình làm
việc của chu trình máy sẽ dừng
sau khi kết thúc chu trình)
Dừng sự cố -Dừng chung

78
Vàng Khởi động hoặc đảo chiều chuyển - Phục hồi cơ cấu máy về vị trí
động không được dừng ở chu xuất phát trong trường hợp chu kì
trình làm việc bình thường(chỉ làm việc chưa kết thúc
dừng khi chu trình làm việc bị phá - Tác động lên các nút điều khiển
vỡ) hoặc đóng cấp tốc cơ cấu màu vàng sẽ loại trừ hoạt động
phòng ngừa trạng thái sự cố nào đó đã được ấn định từ trước

Xanh lá Khởi đông (chuẩn bị ) - Đưa điện áp vào mạch điều


cây khiển
- Khởi động một hay một số động
cơ cho các nguyên công phụ
- Khởi động các phần tử của máy
- Đóng mâm cặp diện từ.
Đen Khởi động (làm việc) - Đóng chu trình làm việc hoặc
các nguyên công riêng
- Chế độ hiệu chỉnh
Trắng Những thoa tác chưa được quy - Đóng các nguyên công phụ
hoặc định với các màu kể trên không trực tiếp phục vụ điều khiển
xanh da trực tiếp chu trình .
trời - Phục hồi các rơ le bảo vệ nếu
nút ấn này cũng dừng để ngắt, thì
nó phải có mầu đỏ.

Bảng 6. Mầu các đèn hiệu


Mầu Chức năng Ví dụ ứng dụng
1 2 3
Đỏ Trạng thái làm việc không -Báo hiệu cần ngắt máy ngay (ví dụ trong
bình thường, yêu cầu trường hợp quá tải)
người thao tác máy phải - Báo hiệu máy bị dừng do các thiết bị
can thiệp ngay (xem ghi bảo vệ tác động (thí dụ quá tải chạy vượt
chú 1.2) quá hoặc các lỗi khác.
Vàng Chú ý hoặc phong ngừa - Thông số nào đó (dòng điện nhiệt độ)
(xem ghi chú 1) đang tiến tới giá trị giới hạn cho phép
(Hổ - Máy đang làm việc ở chế độ tự động
phách )
Xanh lá Máy đã sẵn sàng - Máy đã sẵn sàng làm việc :
cây Tất cả các hoạt động chuẩn bị cần thiết
đã được thực hiện , các cơ cấu của máy
đã nằm ở vị trí xuất phát , áp suất thuỷ
lực hoặc điện áp đầu ra của máy phát
động cơ đã nằm trong giới hạn cần thiết

79
v.v…
- Chu kì làm việc đã kết thúc, và máy đã
sẵn sàng lặp lại .
Trăng Mạch đã có điện áp (xem - Công tắc chính đang ở trạng thái đóng
(không ghi chú 2) (xem ghi chú)
mầu) - Đã chọn xong tốc độ và chiều quay
- Đã thực hiện các hoạt động phụ không
phụ thuộc vào chu kì.
Xanh Các chức năng khác chưa - Công tác chuyển mạch đang ở vị trí “
biếc được quy định với các hiệu chỉnh “.
mầu kể trên - Cơ cầu của máy nằm ở vị trí suất phát.
- Cơ cấu máy đang chuyển đọng với tốc
độ bò.

Chú thích:
1) Để báo hiệu “Trạng thái không bình thường, yêu cầu can thiệp ngay” hoặc
“Chú ý”. Có thể dùng tín hiệu nhấp nháy với màu tương ứng và nếu cần, có
thể dùng kết hợp với tín hiệu âm thanh.
2) Trạng thái đóng cửa công tắc chính có thể được báo hiệu bằng đèn hiệu
màu đỏ, với điều kiện, đèn này ở trên bảng, tủ điều khiển, nơi có công tắc
chính. Cho phép sử dụng cả hai màu: màu trắng (hoặc không màu) trên bảng
và màu đỏ trên tủ điều khiển.
Trừ các kí hiệu đã chỉ ra ở mục 9.2 cần kí hiệu nút ấn “dừng ” bằng dấu hiệu
“0” và nút ấn “Khởi động” băng dấu hiệu “I”. Các kí hiệu này ghi trực tiếp lên
các nút ấn hoặc gần chúng.
5.2.2.5. Các nút ấn điều khiển có núm tác động hình nấm phải được dùng trong các
trường hợp sau:
Ngắt sự cố ở chế độ làm việc tự động hoặc bằng tay.
- Cho phép dùng để đóng chu kì trong các trường hợp tác động đồng thời
bằng hai tay lên hai nút ấn. Khi đó các núm tác động của nút ấn không được
có màu đỏ.
5.3. Đèn hiệu
Màu của các đèn hiệu dùng trong các máy cắt kim loại để báo hiệu các chế
độ làm việc được chọn theo bảng 6.
5.4. Nút ấn có đèn hiệu.
5.4.1. Phần chung
Màu của nút ấn tự phục hồi có đèn hiệu phải như nhau khi đèn sáng hoặc tắt
và phải phù hợp với quy định ở bảng 7. Trong trường hợp ở bảng 7 chưa quy
định thì phải dựa vào các chỉ dẫn trong bảng 5 và 6.
Khi không có khả năng thực hiện các yêu cầu trên, cần dùng nút ấn điều
khiển và đèn hiệu riêng rẽ.
5.4.2. Phương pháp sử dụng

80
Các nút ấn có đèn hiệu có thể được dùng trong các trường hợp sau:
a) Báo hiệu:
Nút ấn có đèn hiệu ở trạng thái sáng báo hiệu rằng có thể và phải ấn lên nó
(trong một số trường hợp) hoặc phải thực hiện một số thao tác nhất định
trước khi ấn lên nó.
- Sau khi thực hiện xong lệnh do nút ấn đó phát ra thì đèn hiệu của nó phải
tắt.
- Chỉ được dùng màu đỏ, vàng, xanh và xanh lá cây vào mục đích này.
- Để thu hút sự chú ý của người làm việc, ví dụ như có sự cố, có thể dùng tín
hiệu nhấp nháy màu vàng hoặc màu đỏ. Khi dùng như vậy có thể chuyển tín
hiệu nhấp nháy thành tín hiệu liên tục bằng cách ấn vào nút ấn.
- Nút ấn chỉ được dùng khi thoả mãn các yêu cầu theo mục 5.2.2.1. tín hiệu
liên tục phải được tồn tại cho đến khi kết thúc trạng thái sự cố.
b) Xác nhận:
Tác động lên nút ấn có đèn hiệu lúc đèn tắt làm cho nó sáng lên, điều đó xác
nhận rằng, lệch điều khiển đã được tiếp nhận và thực hiện. Nút ấn sáng cho
đến khi có lệch điều khiển có tác dụng ngược lại với lệch điều khiển nói trên.
Chỉ được dùng màu trắng (hoặc đèn không màu) cho mục đích này.
5.4.3. Màu của các nút ấn có đèn hiệu dùng để điều khiển và báo hiệu về trạng thái
của máy chọn theo bảng 7.
6. Lắp ráp dây dẫn
6.1. Lắp ráp dây dẫn đối với các mạch khác nhau
- Nếu các dây dẫn lắp đặt cạnh nhau và được đặt vào cùng một ống bảo vệ,
máng hoặc hình thành dưới dạng cáp nhiều ruột và được nối với các điện áp
khác nhau thì phải nhăn cách giữa chúng bằng vách, màng ngăn có điện phù
hợp, hoặc phải chọn loại dây dẫn, cáp điện có cách điện lớn nhất tương ứng
với điện áp cao nhất nối với các dây dẫn này. Các mạch có điện áp không an
toàn (ví dụ mạch chiếu sáng) được cung cấp nguồn.
Bảng 7. Mầu nút ấn phát sáng
Mầu và Dạng tín hiệu Chức năng của các nút Ví dụ ứng dụng và ghi
chức phát ra từ nút ấn chú
năng ấn có đèn hiệu
của nó
Đỏ ”chỉ Xem ghi chú 1 - Sự sai lệch (xem ghi
dẫn‘ chú 2) và các trường
hợp khác.
- Phục hồi (chỉ dùng
nếu nút ấn này cũng
dùng để chỉ sự sai lệch
Vàng Phòng ngừa - Khởi động các thao Thông số này hoặc thông
(Hổ lưu ý tác để phòng ngừa các số khác (dòng điện hoặc
phách ) trạng thái nguy hiểm nhiệt độ) tiến tới giá trị

81
“chỉ giới hạn cho phép . Ấn
dẫn” vào nút ấn mầu vàng sẽ
loại trừ tác động thực
hiện chức năng nào đó
đã được ấn định từ trước
Xanh lá Máy hoặc bộ - Khởi động bằng cách - Khởi động một hay một
cây phân của nó đã ấn nút có đèn hiệu số động cơ cho các thoa
“Chỉ sẵn sàng làm tác phụ .
dẫn “ việc - Khởi động một số phần
của máy.
- Cấp điên áp cho mâm
cặp điện từ hoặc bàn cặp
điện từ để kẹp chặt
- Đúng chu trình hoặc
thao tác
Xanh Tín hiệu bất kì - Chức năng bất kì nào - Báo hiệu hoặc lệnh cho
biếc nào khác mà khác mà chưa được người thao tác thực hiện
“chỉ chưa được quy quy định với mầu trắng các thao tác nhất định .
dẫn” định với mầu và các mầu kể trên - (Ví dụ: Hiệu chỉnh sau
trắng và các khi thực hiện thao tác
mầu kể trên này, cần ấn vào nút ấn để
xác nhận thao tác
Mầu Tín hiệu liên tục - Đóng mạch khởi - Cấp điện ch chức năng
trắng thông báo mạch động hoặc chuyển phụ khi chức năng này
(không có điện hoặc mạch không trực tiếp thuộc vào
mầu) chức năng hay chu trình.
“xác chuyển động - Khởi động hoặc chuyển
nhận” nào đó đã chọn mạch.
hoặc bắt đầu
- Chiều, tốc độ chuyển
động tiến dao.
Chú thích:
1. Không nên dùng các nút ấn có đèn hiệu màu đỏ, nhưng nếu phải dùng thì
chức năng của nó phải phù hợp với mục 5.2.2.
2. Không được dùng nút ấn có đèn hiệu làm nút ấn “dừng sự cố” không qua
công tắc đầu vào, phải được đặt cách xa dây dẫn nối với công tắc đầu vào.
- Không cho phép dùng thân máy, các chi tiết của máy làm dây dẫn điện, trừ
trường hợp khi dây dẫn dầu ra của một phần tử thiết bị điện được nối với vỏ của
nó và điện áp không lớn hơn 42 von (ví dụ li hợp điện từ, tiếp điểm điện áp
thấp).
6.2. Màu dây dẫn
6.2.1. Màu của dây không và dây bảo vệ phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Tất cả các dây bảo vệ có cách điện phải có hai màu xanh lá cây và vàng. Các
dây dẫn không có cách điện hoặc các thanh dẫn dùng làm dây bảo vệ phải

82
được kí hiệu bằng cách sơn các vạch xanh - vàng xen kẽ nhau. Các vạch
sơn này không được nhỏ hơn 30mm.
- Màu xanh lá cây - vàng chỉ được dùng để kí hiệu dây bảo vệ, không được
phép dùng vào các mục đích khác.
- Khi dùng dây cách điện một ruột phải đánh dấu màu xanh lá cây - vàng dọc
theo chiều dài dây.
- Khi dùng dây dẫn cách điện nhiều ruột và dây cáp với tổng số ruột không lớn
hơn 5 thì dây bảo vệ cũng phải đánh dấu màu xanh lá cây - vàng trên suốt
chiều dài dây. Điều này cũng cần áp dụng cho cáp điện có trên 5 ruột.
- Cho phép dùng cáp điện nhiều ruột, kể cả cáp có đánh số thứ tự các ruột với
dây bảo vệ có đánh dấu hai màu xanh lá cây - vàng ở hai đầu của dây cáp.
- Dây không có mạch động lực (nếu không dùng trong mạch bảo vệ) và dây
dẫn điểm giữa (trong mạch điện một chiều) nên có màu xanh da trời. Nếu
trong mạch động lực có dây không hoặc dây nối trung điểm (dây nối điểm
giữa), thì không được sử dụng màu xanh da trời để kí hiệu cho các dây dẫn
khác.
6.2.2. Để kí hiệu một cách chắc chắn các dây dẫn một ruột, màu vật liệu cách điện
của nó nên thực hiện như sau:
- Mạch điều khiển dòng xoay chiều – màu đỏ (màu nên dùng).
- Mạch động lực dòng xoay chiều hoặc một chiều – màu đen (màu bắt buộc).
- Mạch điều khiển một chiều – xanh biếc (màu nên dùng).
- Đầu các dây dẫn và các tiếp điểm mà các dây dẫn nối vào phải có nhãn
hiệu làm bằng vật liệu phi kim loại, và được ghi bền chắc các kí hiệu dây dẫn,
tiếp điểm phù hợp với các kí hiệu trên sơ đồ điện.
6.3. Lắp ráp dây dẫn ngoài tủ, hốc và hộp điều khiển.
Trong các máy công cụ với số lượng lớn các khí cụ, thiết bị điều khiển được
nối với nhau bằng các mạch nối tiếp song song, thì nên nối các dây dẫn của
mạch kiểm tra qua các cầu nối để tiện cho việc kiểm tra. Các cầu nối này nên
để ở những vị trí thuận lợi dễ tiếp cận và phải được bảo vệ chống tiếp xúc
ngẫu nhiên.
6.1. Nối các mạch động lực bằng các ổ, phích cắm.
- Kết cấu của các ổ phích cắm phải loại trừ được khả năng tiếp xúc các phần
đấu điện ở trạng thái nối cũng như ở trạng thái ngắt.
- Ổ cắm phải được nối với nguồn điện.
- Kết cầu của ổ phích cắm phải loại trừ được khả năng tự tháo ngẫu nhiên
giữa các phần của chúng.
- Ổ cắm phải có nắp bảo vệ các lỗ cắm khỏi bụi bẩn khi nó ở trạnh thái ngắt.
- Nếu trên máy có hai hoặc nhiều thiết bị, đồ gá, phụ tùng được nối với máy
bằng các ổ phích cắm với các nguồn điện khác nhau thì phích cắm không
cho phép cắm nhầm.
- Nếu các ổ cắm có dùng một điện áp, thì phải đánh dấu để dễ dàng nhận
biết.

83
7. Động cơ điện.
7.1 Mức bảo vệ của động cơ.
- Mức bảo vệ của động cơ không được thấp hơn IP23.
- Chú ý phải sử dụng động cơ cấu trúc kín, có hoặc không có quạt làm mát.
7.2 Biển động cơ.
Nếu chiều quay của động cơ thay đổi làm hư hỏng máy hoặc gây ra tai nạn
cho người thao tác máy thì trên động cơ hoặc trên máy, nơi gần động cơ,
phải đóng biển có kí hiệu chỉ dẫn chiều quay của động cơ.
8. Chiếu sáng cục bộ của máy.
8.1 Yêu cầu chung.
- Các máy công cụ phải được trang bị đèn chiếu sáng cục bộ độc lập hoặc
liền trong máy đẻ chiếu sáng các vùng gia công, Đèn chiếu sáng cục bộ độc
lập phải thuận tiện cho việc lắp chắc chắn, cố định nguồn sáng chiếu vào vị
trí yêu cầu. Cho phép không trang bị đèn chiếu sáng cục bộ trong các máy
vạn năng khi có đầy đủ cơ sở kĩ thuật.
- Trên các máy đặc biệt, máy tổ hợp và các máy tham gia dây chuyền tự
động không bắt buộc phải có đèn chiếu sáng cục bộ, song yêu cầu của khách
hàng, trên những máy dây chuyền này phải lắp đặt (trong khoảng từ 3 đến 5
m) Những ở cắm với điện áp 36V để nối đèn chiếu sáng di động, cố đinh
hoặc dụng cụ điện cầm tay.
8.2 Nguồn điện của đèn chiếu sáng cục bộ đến 110V phải được cung cấp qua
máy biến áp trong đó cuộn dây sơ cấp và thứ cấp không được nối với nhau.
Không được phép sử dụng biến áp tự ngẫu, điện trở phụ hoặc các bộ chia áp
làm nguồn điện chiếu sáng. Đối với điện áp đến 36V, một trong các đầu ra
của cuộn thứ cấp máy biến áp phải được nối đất.
- Các đèn chiếu sáng di động phải dùng điện áp an toàn không lớn hơn 36V
(24V đối với các máy lắp đặt trong xưởng gia công kim loại, 12V đối với các
máy lắp đặt ở xưởng luyện kim) và phải thoả mãn các yêu cầu khác theo mục
2.2.3. Nếu không thể sử dụng điện áp an toàn, thì các đèn chiếu sáng này
phải được nối với mạch bảo vệ theo mục 2.2.1, Những đèn cố định hoặc có
kết cấu liền trong máy có thể nối với nguồn điện không lơn hơn 250V. Cho
phép dùng điện áp lưới, đối với lưới điện có bốn dây và không gây nguy hiểm
cho người thao tác khi thay thế đèn. Khí đó cần phải thực hiện việc nối với
mạch bảo vệ theo mục 2.2.1.
- Không cho phép lắp nối tiếp các đèn với nguồn điện, nhưng cho phép lắp
nối tiếp với đèn các công tắc đóng, ngắt.
8.3 mạch bảo vệ chiếu sáng.
Các dây không nối đất trong mạch chiếu sáng cần được bảo vệ chống ngắn
mạch với đất bằng cầu chì chảy hoặc công tắc tự động, Các khí cụ này
không được dùng cho các mạch khác.
8.4 Các thiết bị chiếu sáng

84
- Đui đèn phải được chế tạo bằng vật liệu cách điện. Nếu điện áp nguồn
không an toàn thì không cho phép lắp công tắc tự đóng, ngắt trên đui đèn
hoặc nối trên dây dẫn di động.
- Pha đèn phải được lắp cố định vào thân đèn, không được phép lắp trên đui
đèn.
- Khi dùng điện lắp an toàn, công tắc tắc đèn phải được lắp trong mạch đầu
ra không nối đất của nguồn điện.
- Thân đèn chiếu sáng bằng kim loại phải được nối với mạch bảo vệ.
- Nếu dùng ổ phích cắm để nối điện cho đèn chiếu sáng thì ổ phích cắm phải
có tiếp điểm nối đất và kết cấu của nó phải loại trừ khả năng nối nhầm giữa
các tiếp điểm.
8.5 Đèn huỳnh quang
nếu dùng đèn chiếu sáng huỳnh quang trên các máy thì phải áp dụng các
biện pháp bảo vệ an toàn phù hợp chông hiệu ứng hoạt nghiệm phát sinh
trên các bộ phận động của máy.
Co phép lắp đặt thiết bị đóng và ngắt trên đèn chiếu sáng cục bộ dùng bóng
đèn huỳnh quang và điện áp đến 220V.
8.6 Đèn chiếu sáng trong tủ, hốc máy, bảng điều khiển.
Đèn chiếu sáng trong tủ, hốc máy , bảng điều khiển, nơi chứa các thiết bị
phải được nối trước công tắc vào chính, và phải có công tắc đặc biệt. Ở công
tắc đầu vào chính, phải có biển ghi chú hoặc biển ký hiệu phòng ngừa. Nếu
đóng, ngắt đèn chiếu sáng có liên quan đến việc đống mở các cánh cửa, nên
dùng động bằng các công tắc hành trình và phải bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu
nhiên vào các tiếp điểm của nó.
9. Các kí hiệu về điện trên máy
9.1 Kí hiệu các hốc và tủ điện
9.1.1 Tủ và hốc chứa các thiết bị điện nhưng không được chỉ bảo rõ ràng thì phải
ghi kí hiệu phòng ngừa màu đỏ, hình tia chớp.
9.2 Kí hiệu các phần tử, dây dẫn và cốt nối
Các phần tử của thiết bị điện, dây dẫn và các cầu nối dây phải được đánh
dấu một vách bền lâu lên chúng hoặc bên cạnh chúng những kí hiệu tương
ứng với sơ đồ điện. Vật liệu để kí hiệu sây dẫn phải là vật liệu phi kim loại.
Khi lắp đặt động cơ điện hoặc thiết bị điện riêng nào đó bên trong thân máy
hoặc ở phần khác ngoài máy, thì cũng phải lắp biển hoặc ghi kí hiệu của nó
theo sơ đồ ở vùng đặt các thiết bị đó.
9.3 Kí hiệu các cơ cấu tác động
Các phần tử điều khiển bằng tay (nút ấn, công tắc chuyển mạch v.v…) phải
có nhẫn hiệu chắc chắn rõ ràng.
10 Phương pháp thử
10.1 Biên bản kiểm nghiệm
Nhà chế tạo phải cấp tài liệu kem theo xác nhận về kết quả.

85
+ Thử nghiệm mẫu máy theo tất cả các điều quy định trong tiêu chuẩn nay.
+ Thử nghiệm xuất xưởng của từng máy theo các mục 10.2 đến 10.4.
10.2 Thử nghiệm điện trở cách điện
điện trở cách điện của các dây dẫn mạch động lực, mạch điều khiển đó với
đất và giữa chúng với nhau, không được nhỏ hơn 1MΩ và nó phải được đo
bằng mêgômmét với điện áp một chiều 500 đến 1000 vôn. Nếu mạch điều
khiển không được cung cấp nguồn trực tiếp từ mạch động lực, phải tiến hành
đo riêng;
- Giữa các dây mạch điều khiển và đất.
- Giữa các dây mạch điều khiển và dây mạch động lực.
- Giữa các dây mạch động lực và đất.
Các phần tử của thiết bị điện có thể bị hư hỏng do điện áp thử nghiệm, xuất
hiện trên các tiếp điểm, cốt nối, vì vậy trước khi thử nghiệm, các tiếp điểm cốt
nối này phải được nối ngắn mạch. Đây cũng là yêu cầu đối với mục 10.3.
10.3 Thử nghiệm đánh thủng
Tất cả các thiết bị điện của mỗi máy công cụ phải được thẻ nghiệm đánh
thủng bằng điện áp cao tương ứng tần số công nghiệp trong thời gian một
phút. Khi thử nghiệm, các dây dẫn mạch động lực và các dây dẫn mạch điều
khiển nối trực tiếp với mạch động lực phải được nối với nhau, còn điện áp
được đặt giữa các dây đó và bệ máy nối đất.
Điện áp thử nghiệm phải bằng 85% điện áp điện áp nhỏ nhất, mà nhà chế tạo
đã dùng để thử nghiệm các thiết bị đó trước khi lắp vào máy, nhưng không
được nhỏ hơn 1500V.
Điện áp thử nghiệm phải được cung cấp từ biến áp có công suất không nhỏ
hơn 500VA. Các thiết bị điện không định để thử với điện áp cao (chỉnh lưu, tụ
điện, thiết bị điện tử, bán dẫn, các thiết bị tự động và liên lạc v.v…) nhưng
nằm trong mạch thử nghiệm thì phải ngắt ra trước khi thử.
Khi thử nghiệm; các tụ điện nối giữa các phần có điện áp khi làm việc bình
thường và đất không được tháo ra và phải chịu được thử nghiệm này. Các
phần tử của thiết bị và các mạch điện nối với nó, làm việc với điện áp dưới
110V (mạch điều khiển, tiếp điểm thấp áp, thiết bị tự động và liên lạc, li hợp
từ, mạch tín hiệu và chiếu sáng cục bộ, mạch liên lạc ở máy có điều khiển
chương trình số v.v…) không phải chịu thử nghiệm bằng điện áp cao, tần số
công nghiệp.
Cho phép thử nghiệm từng cụm riêng biệt đối với những máy (dây chuyền)
không có khả năng thử nghiệm tổng thể các thiết bị điện sau khi lắp ráp (ví dụ
đo kích thước máy, dây chuyền quá lớn).
11. Thuận ngữ và định nghĩa
11.1. Thiết bị điều khiển
Là một tổ hợp bào gồm các phần tử điều khiển, đo lường, điều chỉnh cùng
với các thiết bị có liên quan với chúng và được bổ sung hoàn chỉnh bằng các
liên kết cơ điện bên trong, các kết cấu chịu lực và các vỏ bao che.
11.2. Tủ điều khiển

86
Là vỏ bảo vệ các khí cụ điện. Nó được lắp đặt rời hoặc trên máy.
11.3. Hốc.
Một vị trí trong máy hoặc trong tủ điều khiển được bao kín mọi phía, nhưng
phải có cửa để lắp ráp, quan sát hoặc thông gió cho các thiết bị điện bên
trong.
11.4. Kênh
Rãnh, máng, ống v.v… chỉ dùng để chứa và bảo vệ dây dẫn.
11.5. Ống dẫn
Những kênh được chế tạo dưới dạng ống có thành cứng hoặc mềm bằng vật
liệu kim loại hoặc phi kim loại.
11.6. Phần dẫn dòng
Dây dẫn bất kì hoặc phần dẫn dòng, mà trong điều kiện làm việc bình thường
có điện áp. Dây không và các phần dẫn dòng được nối với phần có dòng
cũng được coi là phần có điện áp.
11.7. Những phần dẫn dòng không có điện áp trong thời gian làm việc bình thường
của máy (thân máy).
Những phần dẫn dòng, không có điện áp trong điều kiện làm việc bình
thường nhưng có khả năng có điện áp trong trường hợp sự cố.
11.8. Mạch động lực. Những mạch động lực để phân phối điện năng từ nguồn điện
đến các thiết bị trực tiếp thực hiện các thao tác công nghệ.
11.9. Mạch điều khiển
Những mạch dùng để điều khiển hoạt động của máy và bảo vệ mạch động
lực.
11.10. Khí cụ chuyển mạch
Những khí cụ dùng để đóng hoặc ngắt một hoặc nhiều mạch.
11.11. Khí cụ điều khiển
Khí cụ trong mạch điều khiển được dùng để điều khiển máy (ví dụ cảm biến
vị trí, khí cụ điều khiển tay, van điện từ v.v… ).
11.12. Cơ cấu dẫn động của thiết bị (cơ cấu, khí cụ) điều khiển tay.
Những cụm của hệ thống dẫn động mà các ngoại lực tác động vào nó. Cơ
cấu tác động có thể có dạng như cần điều khiển, các nút ấn, con đẩy v.v…
11.13. Hành lang bảo quản và bảo dưỡng
Khu vực mà công nhân dùng khi bảo dưỡng thiết bị điện, kiểm tra dự phòng
và lắp ráp.
11.14 Các dạng cách điện
11.14.1 Cách điện làm việc.
Cách điện cần thiết để đảm bảo cho thiết bị làm việc bình thường và để bảo
vệ chủ yếu chống điện giật.
11.14.2. Cách điện bổ sung.

87
Cách điện độc lập bổ sung cho cách điện làm việc để bảo vệ chống điện giật
khi cách điện làm việc bị hư hỏng.
11.14.3 Cách điện kép.
Cách điện kết hợp cả cách điện làm việc và cách điện bổ sung.
11.14.4 Cách điện tăng cường.
Cách điện làm việc được cải tiến với các tính chất cơ điện bảo đảm mức bảo
vệ chống điện giật như cách điện kép.
11.15. Dây bảo vệ.
Dây dẫn không dẫn dòng làm việc mà chỉ được dùng để bảo vệ chống điện
giật.

88
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4163 : 1985
Nhóm E

Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn


Electric hand tools – General safety requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điện cầm tay trong sản xuất và trong
sinh hoạt (viết tắt là máy).
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với kết cấu máy, nguyên tắc
giao nhận, phương pháp thử, ghi nhãn hiệu và quy tắc vận hành an toàn máy
điện cầm tay.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy kiểu chống nổ và chống hoá
chất ăn mòn hoặc các máy sử dụng trong các phương tiện giao thông vận tải.

1. Cấp bảo vệ, kiểu máy và các thông số cơ bản.


1.1. Phải chế tạo các máy theo các cấp bảo vệ sau:
Cấp I: gồm các máy có cực bảo vệ để nối đất hay nối không ở phích cắm
điện; các chi tiết có điện áp đều có cách điện. Các máy cấp I có thể là loại mà
các chi tiết có điện áp đều có cách điện làm việc; một số chi tiết có cách điện
kép và cách điện tăng cường.
Cấp II: gồm các máy không có bộ phận để nối tới dây bảo vệ.
Tất cả các chi tiết có điện áp của máy đều có cách điện kép hoặc ccsh điện
tăng cường.
Cấp III: Gồm các máy có điện áp danh định không quá 42V, toàn bộ mạch
ngoài và trong của máy đều không có điện áp khác. Máy phải dùng điện ở
một nguồn riêng hoặc dùng điện của biến áp cách ly hoặc bộ đổi điện có điện
áp không tải, không vượt quá 50V, mạch thứ cấp không nối đất hoặc nối
không.
Chú thích: Không cho phép chế tạo máy cấp một để bán cho nhân dân dùng
trong sinh hoạt.
1.2. Điện áp danh định của các máy cấp I và II không được vượt quá:
220V đối với máy điện một chiều.
380V đối với máy điên xoay chiều.
Hiệu điện thế giữa đất và dây bất kì của lưới hoặc nguồn cấp điện cho các
máy cấp I và II không được lớn hơn 220V.
1.3 Các máy phải được chế tạo để làm việc ở một trong những chế độ danh định
sau:
- Dài hạn;

89
- Ngắn hạn;
- Ngắn hạn lặp lại;
1.4 Các máy phải được chế tạo phù hợp với một trong những cấp bảo vệ chống
nước sau:
- Không bảo vệ.
- Chống tia phun.
- Không ngấm nước.
1.5 Các máy phải làm việc được trong điều kiện:
- Sai lệch điên áp của lưới điện bằng ± 10% trị số điện áp danh định;
- Sai lệch tần số của lưới điện bằng ± 5% trị số điện áp danh định.
1.6 Các thông số danh định của máy được quy định khi máy làm việc ở nhiệt độ
môi trường là 25± 5oC.
2. Yêu cầu về kết cấu máy.
2.1 Phải chế tạo máy cho phù hợp với các yêu cầu ở trong tiêu chuẩn này và các
tiêu chuẩn, tài liệu kĩ thuật của từng loại máy: Kết cấu của máy phải đáp ứng
yêu cầu về Ecgônômi để có thể sử dụng máy thuận tiện, phù hợp với tâm
sinh lý và điều kiện lao động của người sử dụng.
2.2 Bảo vệ tránh người chạm phải các chi tiết có điện áp.
2.2.1 Các máy phải có bảo vệ để người không chạm phải các chi tiết có điện áp
một cách ngẫu nhiên.
2.2.2 Máy cấp hai phải có bảo vệ tránh người chạm phải các chi tiết chỉ cách li với
các phần có điện áp bởi cách điện công tắc.
2.2.3 Các lớp cách điện bằng sơn, emay, giấy, sợi vải hoặc các vật liệu tương tự
không được tính là lớp bảo vệ để người không thể chạm phải các chi tiết có
điện áp.
2.2.4 Bộ phận bảo vệ để người không chạm phải các chi tiết có điện áp phải chắc
chắn và không thể tháo được nếu không dùng dụng cụ .
2.2.5 Trục của các bộ phân điện khiển (các tay gạt, cần kéo) không được có điện
áp.
2.2.6 Trục mềm của các máy cấp I phải cách điện với trục của động cơ điện.
Bộ phận cách điện phải thoả mãn các yêu cầu quy định cho cách điện phụ.
2.2.7 Điện áp trên các cực của phích cắm do các tụ phóng điện gây ra không được
lớn hơn 34V.
2.2.8. Trong các máy cấp II không được nối tụ điện vào các chi tiết bằng kim loại
mà người có thể trạm tới được. Vỏ các tụ (nếu bằng kim loại) phải có cách
điện phụ để cách li với các chi tiết bằng kim loại mà người có thể chạm tới
được.
2.3. Các động cơ trong máy phải khởi động được ở điện áp từ 0,85 đến 1,1 giá trị
danh định.

90
Các máy tự động cắt khởi động kiểu li tâm và các kiểu khác phải làm việc một
cách chắc chắn, tiếp điểm không bị rung.
2.4. Công suất và dòng điện tiêu thụ.
2.4.1. Công suất tiêu thụ của các máy trong điều kiện điện áp danh định và tải danh
định, không được vượt quá công suất danh định.
30% đối với các máy có công suất danh định tới 150W
45W đối với máy có công suất danh định từ 150 300W
15% đối với máy có công suất danh định trên 300W
2.4.2. Khi điện áp bằng điện áp danh định, dòng điện tiêu thụ của máy không được
vượt quá dòng điện danh định của máy 15%.
2.5. Độ tăng nhiệt của từng bộ phận của máy không được vượt quá các trị số cho
trong bảng 1.
Bảng 1

Bộ phận Độ tăng nhiệt (0C )

Cuộn dây có cách điện làm bằng vật liệu thuộc cấp chịu nhiệt:
Cấp A 65
Cấp E 80
Cấp B 90
Cấp F 105
Lõi sắt và các chi tiết tiếp xúc với các cuộn dây: Như đối với các cuộndây
Cổ góp điện 100
Các chi tiết phía ngoài máy mà người thường xuyên tiếp xúc
làm từ các vật liệu:
Kim loại 30
Sứ, thuỷ tinh hoặc tương tự 40
Chất dẻo, cao su, gỗ… 50
Các chi tiết phía ngoài máy, người sử dụng tiếp xúc trong tời
gian ngắn (thí dụ núm của máy cắt) và làm từ các vật liệu:
Kim loại 35
Sứ , thủy tinh hoặc các vật liệu tương tự 45
Chất dẻo, cao su, gỗ 60
Các chi tiết có tiếp xúc với dầu khi nhiệt độ bốc cháy của dầu
là T0C (T – 50 )

Chú thích: Nếu máy chịu được thử nghiệm thêm theo điều 4.3.4b thì cho
phép các cuộn dây hoặc lõi sắt nằm sát các cuộn dây có độ tăng nhiệt lớn
hơn các giá trị quy định trên.
Các cuộn dây có cách điện làm bằng những vật liệu không quy định rõ giới
hạn tăng nhiệt cũng phải thử theo điều 4.3.4b.

91
2.6. Dòng điện rò
2.6.1. Dòng điện rò từ bất kì cực nào của nguồn cấp điện cho máy , đến các phần
kim loại của máy mà người có thể chạm tới được hoặc đến lá kim loại mỏng
ép trên chi tiết cách điện mà người có thể chạm tới được, không được lớn
hơn:
0.75mA đối với các máy cấp I.
0,5mA đối với các máy cấp II và III.
2.6.2. Trong các máy cấp II, đối với các chi tiết kim loại mà người không chạm tới
được nhưng chỉ cách các phần có điện áp bởi cách điện làm việc thì dòng
điện rò từ bất kì cực nào của nguồn điện tới các chi tiết đó không được vượt
quá 3,5mA.

2.7. Khả năng chống nước.


2.7.1 Kết cấu các máy kiểu chống tia phun không được để lọt vào máy dưới tác
dụng của mưa nhân tạo có lượng mưa 3mm/phút, rơi từ độ cao 2m tính từ
phần trên cùng của máy.
2.7.2. Kết cấu của các kiểu không ngấm nước không được cho nước lọt vào trong
máy khi ngâm chúng trong nước sao cho phần trên cùng của máy chìm sâu
50mm so với mặt nước.
2.7.3. Kết cấu của máy có hộp chứa dầu không được để dầu lọt vào máy khi dầu
trào ra khỏi hộp chứa.
2.7.4. Cách điện của các máy phải chịu được độ ẩm tương đối của không khí 95
3% khi nhiệt độ là 40 2oC.

2.8. Điện trở cách điện không được nhỏ hơn các giá trị nêu trong bảng 2 trong
môi trường quy định ở điều 2.7.4.
Bảng 2
Điện trở cách điện,
Vị trí cách điện
MΩ
Giữa các phần có điện áp và vỏ máy
- Đối với cách điện làm việc 2
- Đối với cách điện tăng cường 7
Giữa các chi tiết có điện áp và các chi tiết bằng kim loại chỉ 2
được cách li với các chi tiết có điện bởi cách điện làm việc ở
các máy cấp II
Giữa các chi tiết bằng kim loại có cách điện phụ để cách
điện với phần có điện áp, và vỏ các máy cấp II 5

92
2.9. Độ bền điện của cách điện phải thoả mãn các yêu cầu trong bảng 3.
Bảng 3

Điện áp thử (V)


Nơi đặt điện áp thử đối với các máy cấp
I II III
1 2 3 4
- Giữa các chi tiết có điện áp trái dấu 1500 1500 500
- Giữa các chi tiết có điện áp và vỏ 1500 500
- Giữa vỏ và lá kim loại đặt áp vào mặt trong của 1500 2500 -
các tấm ngăn cách điện (theo điểm 2.14.4,2.14.6)
- Giữa lõi dây dẫn phía trong máy và lá kim loại 1500 1500 -
quấn quanh cách điện làm việc của lõi dây
- Giữa mặt trong và ngoài của các ống cách điện
1500
hoặc các bộ phận tương tự của dây dẫn trong
máy
- Giữa lõi dây dẫn trong máy và lá kim loại áp ở 3000
mặt ngoài các ống cố định để cách điện cho dây
dẫn trong máy hoặc các chi tiết tương tự
- Giữa các chi tiết có điện và những chi tiết bằng 1500
kim loại khác mà người không chạm tới được
- Giữa các chi tiết bằng kim loại không chạm tới
2500
được và vỏ máy (cách điện tăng cường hoặc
cách điện phụ)
- Giữa các chi tiết chạm tới được với lá kim loại 2500
quấn quanh cáp điện (dây dẫn) tại chỗ dẫn dây
vào trong máy hoặc với que kim loại có cùng
đường kính đặt thay cáp (dây dẫn) (cách điện
của ống bảo vệ)
- Giữa các chi tiết có điện áp và các chi tiết chạm 4000
tới được và được cách ly bằng cách điện tăng
cường.
2.10. Yêu cầu về bảo vệ chống tai nạn điện.
2.10.1. Các máy phải chịu được thử làm việc không tải theo chu kì trong 48 giờ (nếu
trong các tiêu chuẩn hoặc trong tài liệu kĩ thuật của riêng từng loại máy không
có chỉ dẫn khác).
2.10.2. Các máy có bộ phận cắt khởi động tự động phải chịu được 10.000 lần khởi
động.
2.11. Máy phải đảm bảo an toàn khi đảo chiều sai, khi điện áp tăng cao và khi các
bộ phận điện tử bị hỏng.
2.11.1. Các máy và các bộ phận đảo chiều quay của động cơ không được hỏng hóc
khi đảo chiều động cơ lúc đang làm việc (nếu kết cấu động cơ cho phép
được đảo chiều quay).

93
2.11.2. Các máy có động cơ cổ góp không được hỏng hóc khi điện áp nguồn tăng
đột ngột tới 1,3 lần điện áp danh định.
2.11.3. Ở các máy có bộ phận điện tử, khi bộ phận này bị hỏng thì tốc độ của dụng
cụ làm việc trực tiếp không được vượt quá giá trị giới hạn ghi trong các tiêu
chuẩn hoặc tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy.
2.12. Bảo vệ đề phòng tai nạn cơ khí.
2.12.1. Kết cấu của máy phải đảm bảo để người không thể chạm vào các bộ phận
chuyển động ở bên trong vỏ máy.
2.12.2. Các chi tiết chuyển động ở bên ngoài không được có mép sắc, nhọn. Những
mép sắc nhọn phải được làm tù đi (trừ đầu của dụng cụ làm việc trực tiếp).
2.12.3. Trong tiêu chuẩn hoặc tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy phải chỉ dẫn
rõ sự cần thiết phải che chắn dụng cụ làm việc trực tiếp để đảm bảo an toàn.
2.12.4.Nếu trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy không
quy định khác thì kết cấu của các loại máy phải đảm bảo để không thể tháo
bộ phận che chắn an toàn nếu không dùng dụng cụ tháo.
2.12.5.Nếu cần phải có bộ phận treo, giữ máy để làm việc thì trong tiêu chuẩn hoặc
tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy phải nêu rõ.
2.12.6 Các giá đỡ, bệ hoặc các bộ phận tương tự để giữ máy phải có kết cấu vững
vàng, không bị đổ trong lúc thao tác hoặc giữ máy.
2.13. Các máy còn phải đảm bảo an toàn sau khi bị đập 3 lần lên các bộ phận phía
ngoài của máy với động năng 1,0 ± 0,05Nm. Nếu đập lên nắp che bộ phận
đỡ chổi than thì giảm động năng tới 0,5 ± 0,05Nm.
Máy phải đảm bảo an toàn sau 4 lần rơi từ độ cao 0,5m xuống một tấm thép
(yêu cầu này không quy định đối với búa máy, máy đục lỗ có khối lượng lớn
hơn 10kg, xà beng máy, máy mài băng, dũa đĩa và máy bào. Trong các tiêu
chuẩn và tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy có thể nêu thêm những hạn
chế khác về thử va đập.
2.14. Các chi tiết kết cấu
2.14.1 Các vật liệu ngấm nước hoặc có cấu tạo sợi (amiăng, gỗ, vải, giấy …) dùng
trong kết cấu máy phải được tẩm hoặc nhào với các hợp chất cách điện.
2.14.2 Đai chuyền không được xem là bộ phận cách điện (bất kì bằng vật liệu gì).
2.14.3 Các bộ phận dẫn và cách điện phải được bảo vệ chống dầu bôi trơn tác động
vào - trừ các chi tiết cách điện của các cơ cấu truyền động, nhưng khi đó
dầu, mỡ phải đảm bảo cách điện tốt .
2.14.4. Các máy cấp I phải có cấu tạo sao cho khi dây dẫn, ốc, vít, vòng đệm, lò xo
bị hỏng hoặc bị rơi, các bộ phận của máy không bị dịch chuyển tới mức làm
giảm khoảng cách rò điện và khe hở không khí tới 50% giá trị nên ở điều
2.21.
2.14.5. Các cấp máy II phải có cấu tạo sao cho khi dây dẫn, ốc, vít, vòng đệm, lò xo
bị hỏng hoặc bị rơi, các bộ phận của máy không bị dịch chuyển làm khoảng
cách rò điện trên bề mặt cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường hoặc khe
hở không khí giảm xuống dưới 4mm.

94
2.14.6. Các máy cấp II có vỏ kim loại phải có lớp vỏ cách điện phụ bên trong để bọc
kín các chi tiết có điện áp.
2.14.7. Các chi tiết đóng vai trò cách điện phụ hay cách điện tăng cường ở các máy
cấp II phải có kết cấu sao cho không thể làm việc được hoặc có thể phát hiện
thấy thiếu các chi tiết cách điện đó khi quan sát máy từ bên ngoài.
2.14.8. Lớp vỏ ngăn cách điện ở các máy cấp II phải chế tạo sao cho chỉ có thể phá
hỏng chúng mới gỡ vỏ được.
2.14.9. Chỉ sử dụng cách điện tăng khi không thể sử dụng cách điện kẹp được (thí
dụ ở bộ phận cắt điện, giá đỡ chổi than, cuộn dây).
2.14.10. Khe hở lắp ráp lớn hơn 0,3mm ở cách điện phụ không được trùng với khe
hở của cách điện làm việc; khe hở của cách điện tăng cường không để người
có thể chạm trực tiếp vào các chi tiết có điện áp.
2.14.11. Cấu tạo của các chi tiết điều khiển, các máy cắt chuyển mạch hoặc các bộ
phận hiệu chỉnh có đánh dấu rõ vị trí điều khiển phải loại trừ được khả năng
lắp các chi tiết đó vào vị trí không phù hợp với vị trí quy định của máy cắt,
chuyển mạch hoặc bộ phận điều chỉnh.
2.14.12. Kết cấu của máy phải đảm bảo không cho người chạm vào các chổi than
nếu không dùng dụng cụ tháo lắp. Các nắp xoáy che giá đỡ chổi than phải
được vặn hết vào.
2.14.13. Các nắm xoáy che giá đỡ chổi than mà người có thể chạm tới phải làm vật
liệu cách điện hoặc phải che chắn chúng. Ở các máy cấp II, nắp của giá đỡ
chổi than phải đáp ứng các yêu cầu quy định cho cách điện tăng cường, còn
ở các máy cấp I và cấp III thì phải đáp ứng yêu cầu đối với cách điện phụ.
Những nắp này không được nhỏ lên khỏi bề mặt của vỏ máy.
2.14.14. Các máy cắt phải được bố trí sao cho có thể cắt điện mà không làm giảm
lực giữ máy. Yêu cầu này được coi là đã thoả mãn ở các máy cắt có bộ phận
định vị cho vị trí cắt nếu chúng tự tác động cắt khi ấn tay vào cò (nẫy) hoặc
các chi tiết khác.
Yêu cầu này không quy định cho các máy có trục mềm.
2.14.15. Phải bố trí các chi tiết điều khiển máy cắt, công tắc chuyển mạch, các bộ
phận hiệu chỉnh … sao cho loại trừ được khả năng chúng bị chuyển dịch làm
thay đổi chế độ làm việc của máy hoặc gây mở máy.
2.14.16. Các máy phải có bảo vệ chống các vật có đường kính lớn hơn 6mm rơi vào
các lỗ thông gió ở những chỗ đặt các cuộn dây và các chi tiết có điện áp.
2.14.17. Các máy phải đảm bảo để nếu có thay các ốc ở phía ngoài bằng các ốc dài
hơn thì cũng không làm giảm mức độ an toàn của máy.
2.14.18. Các máy khi làm việc phải cấp nước hoặc chất lỏng khác do dụng cụ làm
việc trực tiếp thì phải chế tạo theo cấp III.
Cho phép chế tạo các máy đó theo cấp I hoặc II làm việc ở điện áp danh định
đến 110V với điều kiện phải cấp điện cho chúng qua biến áp cách li.
Cho phép chế tạo các máy này theo cấp II ở điện áp 220V theo kiểu không
ngấm nước và chống tia phun mà không dùng biến áp cách li.

95
2.14.19. Các chi tiết dập nhiều cao tần phải đặt bên trong máy hoặc đặt vào hộp gắn
chặt với máy.
Cho phép đặt bộ phận phụ để chống nhiễu cao tần tại các phích cắm.

2.15. Các sản phẩm (chi tiết) đi kèm theo máy (gọi tắt là các chi tiết trọn bộ):
2.15.1. Các chi tiết trọn bộ phải có các thông số phù hợp với thông số, chế độ làm
việc và điều kiện vận hành của máy.
2.15.2. Công suất của các bộ phận cắt điện hoặc các công tắc phải cắt được mạch
điện khi rô to bị kẹt.
2.15.3. Không được lắp các bộ phận cắt (công tắc) có khe hở không khí giữa các
tiếp điểm nhỏ hơn 3mm trên các máy cầm tay;
Cấm lắp đặt bộ phận cắt điện (công tắc) trên dây cáp cấp điện cho máy.
2.15.4. Cấu tạo của các bộ phận bảo vệ quá tải cho máy không được để bộ phận
hiệu chỉnh bị dịch chuyển một cách ngẫu nhiên.
2.15.5. Các phích cắm của máy cấp III phải có kết cấu sao cho không thể cắm được
vào các ổ cắm có điện áp lớn hơn 42V.
2.15.6. Các phích cắm dùng để nối các bộ phận riêng của máy với nhau phải có kết
cấu sao cho không thể cắm nhầm chúng vào ổ cắm cấp điện cho máy.
2.15.7. Phích cắm của các máy sử dụng nguồn điện có tần lớn hơn 50Hz phải có
kết cấu sao cho không thể cắm nhầm chúng vào ổ cắm lưới điện 50Hz.

2.16. Đặt dây dẫn bên trọng máy


2.16.1. Dây dẫn điện trong máy phải là dây đồng có cách điện.
2.16.2. Các rãnh để luồn dây phải nhẵn, không có mép sắc, gồ ghề…
Những lỗ để dây đi xuyên qua các chi tiết bằng kim loại phải có vòng (ống)
đệm làm vật liệu cách điện, phải đặt dây sao cho chúng không thể chạm vào
các bộ phận chuyển động.
2.16.3. Các máy cấp I và II phải loại trừ được khả năng làm việc của dây dẫn có thể
chạm tới các phần kim loại mà người có thể chạm tới được.
Cho phép dùng ống cách điện để luồn dây bên trong máy nếu kết cấu của
máy không thể làm hỏng ống khi sử dụng máy.
2.16.4. Dây dẫn có vạch (hoặc có đánh dấu) màu vàng xanh lá cây xen kẽ chỉ dùng
để nối tới cực bảo vệ.

2.17. Nối máy tới nguồn cấp điện


2.17.1. Các máy dùng điện ở lưới phải lắp sẵn cáp mềm (dây dẫn mềm) và phích
cắm.
2.17.2. Dây cáp mềm ở các máy cấp I phải có thêm một lõi để nối từ cực bảo vệ của
máy tới cực bảo vệ của phích cắm.

96
2.17.3. Mặt cắt danh định của lõi dây (cáp) mềm cấp điện cho máy không được nhỏ
hơn các giá trị sau:

Dòng điện danh định A Mặt cắt lõi dây, mm2

Đến 6 0,75 (1)


Trên 6 đến 10 1
Trên 10 đến 16 1,5
Trên 16 đến 25 2,5
Trên 25 đến 32 4
Trên 32 đến 40 6
Trên 40 đến 63 10
Chú thích: Giá trị trong ngoặc quy định cho các máy có khối lượng lớn hơn
2,5kg.
2.17.4. Các máy phải có bộ phận kẹp giữ và bảo vệ dây điện sao cho dây không bị
Kéo xoắn tại chỗ đấu dây vào các cực. Vỏ của dây điện phải được bảo vệ để
không bị mài mòn.
Bộ phận để kẹp giữ dây điện phải làm bằng vật liệu cách điện hoặc nếu làm
bằng kim loại thì phải cách điện với các bộ phận bằng kim loại mà người có thể
chạm tới được. Ở các máy cấp II, cách điện này phải thoả mãn các yêu cầu
đối với cách điện phụ, còn ở các máy cấp I, III thì bộ phận giữ và bảo vệ dây
điện phải có cách điện đáp ứng được các quy định ở điều 2.17.5.
Bộ phận kẹp giữ dây diện phải được chế tạo sao cho:
- Có thể thay dây cáp điện một cách thuận tiện mà không cần dụng cụ đặc biệt.
- Không thể tháo rời bất kì một chi tiết nào của nó.
- Cho phép lắp được các loại dây dẫn, dây cáp mềm khác nhau có dòng điện
danh định phù hợp với quy định ở điều 2.18.2.
- Không dùng ốc vít của chúng để kẹp, giữ các chi tiết khác.
- Dây điện không được chạm vào các ốc, vít mà người có thê chạm tới được.
- Không kẹp giữ dây dẫn trực tiếp bằng các ốc, vít kim loại…
2.17.5. Tại những chỗ dây điện chui vào máy, dây phải được bảo vệ bừng các ống
mềm cách điện để không bị mài mòn và bị gập, xoắn.
Ống bảo vệ phải được kẹp chặt vào vỏ máu va chiều dài phần ống nhô ra khỏi
vỏ máy không được ngắn hơn 5 lần đường kính dây dẫn. Không được kẹp giữ
ống bảo vệ vào dây dẫn bên ngoài.
2.17.6. Lỗ để luồn dây điện vào các máy cấp II phải được gia cố bằng vật liệu cách
điện hoặc có lót đệm cách điện (trừ cao su) và phải bảo đảm sao cho không
thể tháo được bộ phận cách điện này ra nêu không sử dụng dụng cụ.
2.17.7 Khoảng không để dây chữ đầu dây điện bên trong máy phải đảm bảo để có
thể dễ dàng nối dây với các cực đấu dây nắp lại mà không làm hỏng cách điện
của dây dẫn va còn có thể kiểm tra việc nối dây điện trước khi đậy nắp.
Nắp đậy phải tháo được dễ dàng, không cần đến dụng cụ đặc biệt.

97
2.17.8 Chiều dầy nối dây bảo vệ của dây cáp mềm cấp điện cho các máy cấp I tại
chỗ cố định dây phải đảm bảo sao cho khi chỗ kẹp dây bị yêu và khi dây bị kéo
thì các dây có điện áp bị đứt trước tiên.
2.18 Cực đấu dây cấp điện cho máy
2.18.1 Máy phải có các cực có vít hoặc bu lông để đấu dẫn điện vào máy.
Các máy có công suất tiêu thụ danh định đến 100W có thể nối các lõi dây dẫn
điện vào các cực bằng cách hàn thiếc hoặc hàn đồng. Không được dùng các
vít ở cực đấu dây để cố định các chi tiết khác, trừ dây dẫn bên trong máy nêu
dây đó được bố trí sao cho không bị dịch chuyển khi cố định dây cấp điện cho
máy vào các cực.
2.18.2 Cực đấu dây phải đấu được dây dẫn (hoặc ruột cáp) sau đây để khi đấu dây
hoàn chỉnh khoảng cách giữa các mép ngoài của các phần mang điện không
nhỏ hơn 10mm.
Dòng điện danh định, A Mặt cắt dây dẫn,mm2
Đến 6 0,75 - 1,0
Trên 6 đến 10 0,75 - 1,5
Trên 10 đến 16 1,0 - 2,5
Trên 16 đến 25 1,5 - 4,5
Trên 25 đến 32 2,5 - 6,0
Trên 32 đến 40 4,0 - 10,0
Trên 40 đến 63 6,0 - 16,0
2.18.3. Các cực đấu dây cần cố định sao cho khi xiết chặt hoặc nới lỏng chi tiết kẹp
giữ các cực không bị lỏng ra, dây dẫn bên trong không bị kéo căng, khoảng
cách rò điện trên bề mặt cách điện và khe hở không khí không bị giảm xuống
dưới giá trị quy định ở điều 2.21.
2.18.4. Lõi dây dẫn ở các cực đấu dây phải được kẹp giữa hai bề mặt kim loại sao
cho không làm hỏng dây.
2.18.5. Cực đấu dây phải được lắp sao cho lõi dây không thể trượt ra khi xiết các
ốc, vít.
2.18.6.Nếu đầu dây được cố định vào đấu dây bằng vít hình trụ thì cực đấu dây phải
có các kích thước thoả mãn bảng 4.
Đấu dây xuyên qua cực đấu dây phải nhô ra khỏi lỗ ít nhất là 2,5mm. Đối với
các máy có dòng điện danh định lớn hơn 40A phải nhô ra ít nhất 3mm.
Bảng 4

Đường kính Độ dài nhỏ Sai số lớn nhất


Đường kính
Dòng điện nhỏ nhất của nhất của giữa các đường
nhỏ nhất
danh định,A lỗ đặt dây , phần ren, kính của lỗ đặt
của ren,mm
mm mm dây và ren,mm

Đến 6 2,5 2,5 1,8 0,5


Trên 6 đến 10 3,0 3,0 2,0 0,5

98
Trên 10 đến 16 4,0 4,0 2,5 0,5
Trên 16 đến 25 4,0 4,5 2,5 0,6
Trên 25 đến 32 4,0 4,5 3,0 1,0
Trên 32 đến 40 5,0 5,5 4,0 1,3
Trên 40 đến 63 6,0 7,0 4,0 1,5

2.18.7. Các cực đấu dây mũ vít để cố định dây phải thoả mãn các kích thước nêu
trong bảng 5 và phải có vòng đệm
Nếu dùng một số vít và các chi tiết trung gian để kẹp giữ dây có dòng điện
danh định lớn hơn 25A thì cho phép dùng vít có đường kính là 4mm.
Bảng 5

Dòng điện Đường kính ren Chiều dài Chiều dài phần ren ở
lỗ bắt vít
danh định mm phần ren trên vít
mm
A mm

Đến 6 2,5 4,0 1,5


Trên 6 đến 10 3,0 4,0 1,5
Trên 10 đến 16 4,0 4,0 1,5
Trên 16 đến 25 4,0 6,0 2,5
Trên 25 đến 32 5,0 8,0 3,0
Trên 32 đến 40 5,0 9,0 3,5
Trên 40 đến 63 6,0 11,0 3,5

2.18.8.Nếu cố định dây dẫn vào các cực đấu dây bằng đai ốc thì phải có vòng đệm
và đường kính ren của cực đấu dây không được nhỏ hơn các giá trị sau:
Dòng điện danh định, A Đường kính ren nhỏ nhất, mm
Đến 6 2,5
Trên 6 -10 3,0
Trên 10 - 25 4.0
Trên 25 – 32 5,0
2.18.9. Kết cấu của các chỗ hàn phải đảm bảo sao cho khi bị bật mối hàn, dây dẫn
không bị thay đổi vị trí.
2.18.10. Phải bố trí hoặc che chắn các cực đấu dây sao cho những chỗ dây trần
không thể trạm vào các chi tiết kim loại mà người có thể chạm tới được. Đối
với các máy cấp II ngoài yêu cầu trên, không được để đầu dây trần có thể
chạm tới các phần kim loại chỉ cách những phần kim loại người có thể chạm
tới bằng cách điện công tác.
2.19. Nối dây bảo vệ (nối đât hoặc nối không).
2.19.1. Tất cả các chi tiết bằng kim loại mà người có thể chạm tới trong các máy cấp
I khi hỏng cách điện có thể có điện áp thì phải được nối tới cực bảo vệ.

99
Các máy cấp II và III không được có các chi tiết để nối dây bảo vệ.
2.19.2.Cực bảo vệ phải thoả mãn các yêu cầu trong mục 2.18 (trừ 2.18.10).
Cực bảo vệ phải có chi tiết chống được hiện tượng nới lỏng (thí dụ có vòng
đệm lò xo, đai ốc có khoá…). Nếu không sử dụng dụng cụ thì không thể tháo
được lõi dây bảo vệ trong dây cấp điện.
2.19.3. Các chi tiết của cực bảo vệ phải làm bằng đồng thau hoặc các kim loại
không bị rỉ khác. Nếu bố trí cực bảo vệ ở khung hoặc vỏ bằng nhôm (hoặc
hợp kim của nhôm) thì phải có biện pháp chống rỉ do tiếp xúc với đồng.
2.19.4. Điện trở tiếp xúc giữa cực bảo vệ và bất kì chi tiết kim loại nào phải nối đất
hoặc nối không cũng không được vượt quá 0,1Ω.
2.20. Các mối ghép bằng vít
2.20.1. Các vít duy trì tiếp xúc về điện và các vít có đường kính nhỏ hơn 3mm phải
bắt vào kim loại.
Không được dùng các vít bằng kim loại dẻo, dễ bị kéo dãn như nhôm, kẽm…
Các vít bằng vật liệu cách điện phải có đường kính không nhỏ hơn 3mm và
không dùng chúng để duy trì các mối tiếp xúc về điện.
2.20.2. Nếu bắt vít vào vật liệu cách điện thì độ ngập sâu của vít không được nhỏ
hơn 3mm cộng với 1/3 đường kính danh định của ren, nhưng không sâu quá
8mm.
2.20.3. Ở những chỗ tiếp xúc điện, không được duy trì áp lực tiếp xúc qua vật liệu
cách điện, trừ sứ.
2.20.4. Không được dùng vít tự cắt ren để nối các chi tiết dẫn điện.
2.21. Khoảng cách rò điện trên bề mặt cách điện, khe hở không khí và độ cách
điện không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Cấp máy
Vị trí đo
III I và II
1 2 3
1. Khong cách rò, mm
Giữa các chi tiết có điện áp khác dấu hoặc khác pha.
- Loại có chống bụi 2 2
- Loại không có chống bụi giữa các chi tiết có điện áp và các chi
2 3 - 4 (1)
tiết kim loại
- Dọc theo cách điện làm việc, loại chống bụi:
+ Cách điện bằng sứ, mica…. 2 2 - 3(2)
+ Cách điện bằng vật liệu khác. 2 3
- Dọc theo các cách điện làm việc loại không chống bụi 2 4
- Dọc theo các điện tăng cường :
+ Giữa các chi tiết kim loại cách nhau bởi cách điện phụ - 8

100
1 2 3
+ Giữa các cuồn dây có phủ sơn hoặc emay với các chi
+ 4
tiết kim loại khác có;
- Cách điện làm việc 2 4
- Cách điện tăng cường - 6
Giữa các cuộn dây co cách điện làm việc với các chi tiết kim loại
+ 6
người chạm tới được ở máy cấp II (3);
2. Khe h không khí, mm
Giữa các chi tiết có điện áp khác dấu hoặc khác pha loại:
- Chống bụi 2 2
- Không chống bụi 2 3
Cách nhau bởi cách điện tăng cường các chi tiết kim loại khác
- 8
nhau bởi cách điện phụ
Giữa các cuộn dây phủ sơn hoặc emay và các chi tiết kim loại khi
- 4
các cuộn dây có:
- Cách điện làm việc 2 2
- Cách điện tăng cường 2 6
Giữa các cuộn dây có cách điện làm việc và các chi tiết kim loại mà
- 6
người có thể chạm tới được ở các máy cấp II.
3. Đ dy cách đin gia các chi ti t kim lo
i (3)
- Cách nhau bởi cách điện phụ - 1
- Cách nhau bởi cách điện tăng cường - 2

Chú thích:
1) Giá trị thứ nhất áp dụng cho các máy có điện áp danh định không quá
220V, giá trị thứ hai - cho các máy trên 220V.
2) Giá trị thứ nhất chỉ áp dụng khi các chi tiết này chế tạo bằng cách đúc
hoặc cấu tạo của các chi tiết ấy không để khoảng cách rò, khe hở không
khí… bị giảm do các chi tiết biến dạng hay xê dịch.
Trong các trường hợp khác áp dụng giá trị thứ hai.
3) Phần quy định về độ dầy cách điện giữa các chi tiết kim loại không áp
dụng đối với cách điện của dây dẫn trong máy và dây nối tới nguồn điện.

2.22. Độ bền nhiệt, độ chống cháy, khả năng không hình thành đường dẫn điện và
khả năng chống rỉ.
2.22.1.Độ cứng của các chi tiết làm bằng chất cách điện còn phải duy trì được khi
nhiệt độ bằng:
85oC đối với các chi tiết trong máy.
125oC đối với các chi tiết của kết cấu kẹp giữ các chi tiết có điện áp.
2.22.2.Các chi tiết làm bằng chất cách điện dùng để kẹp giữ các bộ phận có điện
áp, không được toả khí cháy khi bị đốt nóng đến 300oC.

101
2.22.3 Ở các máy bị bụi bẩn, ẩm tác động trong điều kiện vân hành bình thường, thì
các bộ phận cách điện dùng để kẹp giữ các chi tiết có điện áp và cách điện
phụ (ở các máy cấp II) phải làm bằng vật liệu thích hợp để không tạo thành
dẫn điện do tác động của hồ quang.
Chú thích; Yêu cầu này quy định cho tất cả các máy kiểu chống tia phun,
chồng ngấm nước và các máy bị tác động của bụi bẩn trong điều kiện vận
hành bình thường như máy mài, máy bóng, máy giũ kim loại.
2.22.4. Phải chống rỉ cho những chi tiết bằng kim đen nếu những chi tiết đó bị rỉ có
thể làm máy mất an toàn.
2.23 Mức tiếng ồn, rung động và nhiễu cao tần công nghiệp.
2.23.1 Kết cấu của máy phải đảm bảo chông rung động cho tất cả 2 tay người thao
tác. Mức rung động của các máy phải đáp ứng được các quy định hiện hành
của Nhà nước.
2.23.2. Mức tiếng ồn của máy không vượt quá mức công suất âm ốc ta và mức
công suất âm hiệu chỉnh đã nêu trong các tiêu chẩn và điệu kiện kĩ thuật của
từng máy.
2.23.3 Nhiễu cao tần do các máy sinh ra không vượt quá mức quy định trong các
tiêu chuẩn và yêu vầu kĩ thuật.
3. Nguyên tắc và nội dung, thử nghiệm máy khi xuất xưởng và giao nhận
3.1 Nhà máy chế tạo phải tiến hành thử an toàn cho máy theo nội dung thử xuất
xưởng va thử định kỳ.
3.2 Trong nội dung thử xuất xưởng cho các máy phải có các loại thử nghiệm nêu
trong bảng 7.
Bảng 7

Loại thử nghiệm Theo điều khoản

Chạy rà 4.2.1

Kiểm tra tính đúng đắn của lắp ráp 4.2.2

Kiểm tra mạch bảo vệ ở máy cấp I 4.2.3

Kiểm tra cách điện và độ bền điện 4.2.4

3.3 Mỗi năm phải thử định kì về an toàn được tiến hành trên 3 mẫu máy lấy bất kì
trong loại sản phẩm.
3.4 Số mẫu thử: Thử định kì về an toàn được tiến hành trên 3 mẫu máy lấy bất kì
trong loạt sản phẩm.
3.5 Phải tiến hành thử định kì về an toàn ở nhiệt độ môi trường 25±5oC (trừ thử
nghiệm cách điện theo điều 4.3.6đ)
3.6 Nếu trong các tiêu chuẩn và tài liệu kĩ thuật ủa từng máy riêng không nêu khác
thì phải thử định kì về an toàn theo nội dung và trình tự nêu trong bảng 8.

102
Bảng 8

Phương pháp thử


Mục thử
theo điều khoản
1 2
Kiểm tra khả năng bảo vệ khi người chạm phải các chi tiết có điện áp. 4.3.1
Thử khởi động. 4.3.2
Kiểm tra dòng và công suất tiêu thụ 4.3.3
Kiểm tra độ tăng nhiệt của từng chi tiết máy 4.3.4
Đo dòng rò 4.3.5
Thử khả năng chống nước 4.3.6
Đo điện trở cách điện 4.3.7
Thử độ bền điện của cách điện 4.3.8
Kiểm tra yêu cầu về chống tai nạn điện 4.3.9
Kiểm tra mức độ an toàn của máy khi đảo chiều sai, khi điện áp cao và 4.3.10
khi bộ phận điện tử bị hỏng.
Kiểm tra bảo vệ phòng tai nạn cơ khí 4.3.11
Kiểm tra độ bền cơ khí 4.3.12
Kiểm tra các yêu cầu đối với các chi tiết kết cấu 4.3.13
Kiểm tra các quy định đối với những chi tiết trọn bộ kèm theo máy 4.3.14
Kiểm tra các quy định đối với dây dẫn trong máy 4.3.15
Kiểm tra các yêu cầu về nồi máy với nguồn 4.3.16
Kiểm tra các yêu cầu đối với cực đấu dây 4.3.17
Kiểm tra các yêu cầu về nối dây bảo vệ 4.3.18
Kiểm tra các quy định đối với các mối ghép nối bằng vít 4.3.19
Kiểm tra khoảng cách ro, khe hở không khí và chiều dày cách điện 4.3.20
Kiểm tra các yêu cầu về độ bền nhiệt, độ bền chịu cháy, khả năng 4.3.21
không hình thành đường dẫn điện và độ bền chống rỉ.

Nếu máy không chịu được chỉ một trong các mục thử thì nhà máy chế tạo phải
tiến hành các biện pháp để làm rõ hỏng hóc và khắc phục chúng. Sau đó thử ít
nhất 3 máy. Kết quả thử lại được coi là đạt yêu cầu nếu tất cả các máy mẫu đều
chịu được tất cả các mục thử nghiệm.
4. Phương pháp thử
4.1 Phải thử nghiệm máy theo các phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này và các
phương pháp nêu thêm trong các tiêu chẩn tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại
máy.
4.2 Kiểm tra xuất xưởng về an toàn
4.2.1 Thời gian chạy rà không ít hơn 30 phút

103
Chế độ chạy rà nhà máy chế tạo quy định
4.2.2 Kiểm tra việc lắp gồm các công việc
- Xem xét bên ngoài
- Nối máy tới nguồn có điện áp danh định ghi trên máy, đóng mở công tắc 10
lần. Không được có trục trắc về mở máy, tắc máy.
4.2.3 Tiến hành kiểm tra mạch nối dây bảo vệ cho máy cấp I bằng dụng cụ có điện
áp không lớn hơn 12V.
Một cực của dụng cụ thử được nối vào cực bảo vệ của phích cắm, cực kia
nối vào những chi tiết kim loại trên máy mà người có thể chạm tới được (thí
dụ vào trục chỉnh).
Máy được coi là đạt yêu cầu nêu dụng cụ báo có dòng điện chạy qua (thí dụ
làm sáng đèn)
4.2.4 Thử độ bền điện của cách điện bằng điện áp xoay chiều 50Hz đối với các
máy.
Cấp I 1500V
Cấp II 4000V
Cấp III 500V
Một điện cực của thiết bị thử được đặt vào trong những cực dẫn điện của
phích cắm, cực kia đặt vào trục chính vào vở kim loại của máy hay lá kim loại
áp trên vở cách điện của máy (công tắc của máy cần phải đóng lại)
Cách điện của máy phải chịu được điện áp đã nêu trong 1 phút.
Cho phép rút ngắn thời gian thử tới 1 giây nếu tăng điện áp thử tới 20%

Chú thích: Khi thử máy cấp I có lắp tụ điện, điện áp thử có thể được giảm
xuống tới điện áp thử của tụ , nhưng cách điện của các chi tiết có điện áp
được thử khi chế tạo bằng máy điện áp1500V.
4.3 Thử định kì về an toàn
4.3.1. Kiểm tra khả năng bảo vệ chống chạm phải những chi tiết có điện áp
A, Bảo vệ chống chạm phải những bộ phận xó điện áp theo yêu cầu ở các
điều 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, được kiểm tra bằng que thử (hình 1), máy cấp II được
thử thêm bằng chất thử (hình 2). Máy cấp I cũng thử bằng chốt thử hình 2
nếu vỏ máy có những phần làm bằng chất cách điện có lỗ. Khi kiểm tra phải
tháo những chi tiết có thể tháo được bằng tay trên vỏ máy (Không dùng dụng
cụ).
Que hoặc chốt thử ở các tư thế khác nhau được đưa lách vào các lỗ ở vỏ
máy, mà qua các lỗ này có thể chạm phải các phần có điện áp, que thử được
lách, xuyên vào trong máy, không cần ấn, còn chốt thử được ấn vào máy với
lực ấn 10N.
Những lỗ mà que thử không xuyên qua được phải kiểm tra thêm bằng que
thẳng không có đầu tròn, có kích thước như que thử và với lực ấn 50N. Nếu
que lọt vào lỗ thì kiểm tra lại bằng que thử hình 1, ấn với lực cần thiết để que
lọt vào được chỗ. Que và chốt thử trong khi thử không được tiếp xúc với các

104
chi tiết có điện áp và các chi tiết có điện áp nhưng được bảo vệ bằng sơn,
giấy, vải, hoặc những vật liệu tương tự. Ở các máy cấp II, que và chốt thử
không được tiếp xúc với các chi tiết kim loại chỉ được cách li với những bộ
phận có điện áp bởi cách điện làm việc.
Cơ cấu của que thử phải cho phép quay các phần nằm cạnh nhau với góc
90o so với trục theo một phương.

Hình 1. Que thử Hình 2. Chốt thử

Nên sử dụng tín hiệu có điện áp từ 40V trở lên để kiểm tra tiếp xúc.
b) Kiểm tra theo điều 2.2.4 bằng cách xem xét bên ngoài hoặc tháo thử bằng
tay không.
c) Kiểm tra theo yêu vầu ở điều 2.2.5 bằng cách xem xét bên ngoài và đo
cách điện lúc kiểm tra theo điều 4.3.7.
d) Kiểm tra theo điều 2.2.6 và 2.2.8 bằng cách xem xét bên ngoài và căn cứ
vào kết quả thử nghiệm theo phương pháp nêu ở điều 4.3.8 với điện áp thử
1500V như yêu cầu đối với cách điện phụ nêu ở điều 2.9.
e) Kiểm tra điều 2.2.7 bằng cách cho máy làm việc với điện áp nguồn bằng
điện áp danh định của máy, sau đó tắt công tắc của máy 9 để công tắc ở vị trí
tắt máy) và rút phích cắm của máy ra khỏi nguồn, đo điện áp ở các cực của
phích cắm. Thử 10 lần như vậy.
Kết quả được coi la đạt yêu cầu nếu 1 giây sau khi cắt mạch điện, điện áp ở
các cực của phích cắm không vượt qua 34V (ở tất cả các lần thử).
Phải đo điện áp này bằng các máy đo có điện trở trong cao, không ảnh
hưởng tới điện áp đo. Những máy lắp tụ điện có điện dung danh định từ
0,1µF trở xuống không phải thử.
4.3.2 Thử khởi động

105
Thử khởi động (theo điều 2.3) bằng cách đóng máy không tải 10 lần với diện
áp bằng 0,85 giá trị danh định. Điện áp này không được sụt trong suốt quá
trình khởi động.
Kiểm tra tiếp điểm không bị rung trong các máy cắt tâm hoặc cắt tự động
khác bằng cách đóng máy 10 lần với điện áp 1,1 giá trị danh định. Khi ấy phải
hiệu chỉnh các máy cắt tự động ở mức điện áp danh định.
Trong tất cả các lần thử, máy phải khởi động được.
4.3.3 Kiểm tra công suất và dòng điện tiêu thụ
a) Tiến hành kiểm tra công suất tiêu thụ (theo điều 2.4.1) ở điện áp danh định
và phụ tái danh định.
Trong các tiêu chuẩn hoắc tài liệu kĩ thuật riêng của từng loại máy phải nêu
tải danh định của máy. Đo công suất tiêu thụ sau khi công suất đã ổn định.
Kết quả thử nghiệm được coi là đạt nếu thoả mãn được các yêu cầu ở điều
2.4.1.
b) Kiểm tra dòng điện (theo điều 2.4.2) ở những máy có gi dòng điện danh
định
Kiểm tra với điện áp và tải danh định
Kết quả thử được coi là đạt nếu thỏa mãn các yêu cầu ở điểm 2.4.2.
4.3.4 Kiểm tra độ tăng nhiệt ở từng chi tiết máy
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.5 bằng cách đóng máy vào điện áp danh
định và làm việc với tải đủ để đạt được công suất danh định hoặc với tải danh
định có nêu trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật riêng của từng loại
máy (để tạo được độ tăng nhiệt lớn nhất). Sau đó giữ cho mômen ở trục
động cơ không đổi và cho áy làm việc ở điện áp bằng 0,94 hoặc 1,06 lần điện
áp danh định (thử ở điều kiện nào bất lợi hơn). Thời gian làm việc lấy bằng
thời gian quy định khi ấn định chế độ tải danh định
Đo độ tăng nhiệt của các cuộn dây bằng phương pháp điện trở theo TCVN
3725 :1982. Đo độ tăng nhiệt của các chi tiết khác bằng nhiệt ngẫu.
Kết quả thử được coi là đạt nếu độ tăng nhiệt của các chi tiết không lơn hơn
các giá trị nêu trong điểm 2.5.
b) Nếu độ tăng nhiệt ở các cuộn dây hoặc lõi sắt lớn hơn các giá trị quy định
ở điểm 2.5 thì tiến hành thử thêm 3 máy theo điểm a. Tháo các máy cẩn thử
ra. Đặt lõi sắt và các cuộn dây của chúng trong thiết bị ổn nhiệt trong 24 H ở
niệt độ lớn hơn độ tăng nhiệt xác định ở điểm s(80±1oC).
Sau đó kiểm tra xem có vòng nào bị chập hay hông. Lắp máy lại và thử theo
các điều 4.3.7 và 4.3.8. Tiếp theo, thử chịu ẩm theo điều 4.3.6 và thử lại theo
điều 4.3.7 và 4.3.8. Nếu trên các mẫu thử có trên một máy không chịu được
các thử nghiệm trên, hoặc có vòng dây bị chập thì kết luận là mẫu không đạt
tiêu chuẩn.
Nếu chỉ có một may không chịu được các thử nghiệm ở mục b thì cho phép
thử thêm 3 mẫu theo điểm b cả 3 máy này phai chịu được thử nghiệm.

106
Những chỗ cách điện bị hỏng nhưng độ tăng nhiệt ở đó không vượt qua các
giá trị nêu trong bảng 1 thì có thể bỏ qua va khắc phục chúng hoàn thành tiếp
các thử nghiệm trong mục.
4.3.5 Đo dòng điện rò
Kiểm tra theo điểm 2.6.1 và 2.6.2 bằng cách đo dòng rò ở máy đã được đốt
nóng ngay sau khi kết thúc thử nghiệm theo điểm 4.3.4. Khi đo phải cho máy
làm việc ở điện áp bằng 1,1 điện áp danh định. Sơ đồ đo máy cấp II nêu trên
hình 3, sơ đồ đo máy cấp I, III nêu trên hình 4. Tổng trở của dây dẫn ở mạch
đo và của đồng hồ phải bằng 2000 ± 100Ω.
Sai số cả máy đo không quá 5%.
Nếu dùng lá kim loại để đo dòng diện rò (đo dòng điện rò qua vỏ cách điện)
thì dùng lá kim loại mỏng có kích thước không lớn hơn 200mm x 100mm và
phải tạo khả năng để lá kim loại tiếp xúc với vỏ máy. Nếu lá kim loại không
bọc hết toàn bộ vỏ máy thì phải dịch chuyển lá kim loại khi đo.
Đối với các máy có công tắc một cực, làm việc bằng điện xoay chiều thì đo cả
khi công tắc mở và khi công tắc đóng, các máy có lắp một cực làm việc bằng
điện một chiều thì chỉ đo khi công tắc đóng.
Khi thử, các máy phải được cách li với đất hoặc cấp điện qua biến áp cách li.
Kết quả đo được coi là đạt nếu dòng rò không vượt quá các giá trị quy định ở
điểm 2.6.1 và2.6.2

Hình 3. Đo dòng rò ở máy điện cấp II Hình 4. Đo dòng rò ở máy điện cấp I, III
1- Cách điện tăng cường; 2- Chi tiết kim 1- Chi tiết kim loại chạm tới được;
loại không chạm tới được; 3- Chi tiết kim
2- Cách điện làm việc
loại chạm tới được; 4- Cách điện làm
việc; 5- cách điện phụ

107
4.3.6 Thử chống nước
Khi thử máy theo điều 2.7.1 - 2.7.4, cần tháo hết các chi tiết có thể tháo bằng
tay không cần dụng cụ. Các máy kiểu chống tia phun, chống ngấm nước và
các máy có hộp chứa chất lỏng cần được lắp dây cáp có tiết diện nhỏ nhất
trong các giá trị nêu ở điểm 2.18.2.
a) Máy kiểu chống tia phun theo điều 2.7.1 thử bằng mưa nhân tạo trong 5
phút, khi thử liên tục quay chúng ở vị trí bất lợi nhất.
b) Máy kiểu chống ngấm nước (điểm 2.7.2) được ngâm trong nước 24 giờ ở
nhiệt độ 25 ± 50C.
c) Những chỗ để chứa chất lỏng trong máy được đổ đầy nước, sau đó đổ
nước thêm vào đó với thể tích bằng 15% dung tích chỗ chữa trong khoảng
thời gian 1 phút.
d) Ngay sau khi thử theo các điểm a,b,c máy phải chịu được thử nghiệm về
độ bền điện cực cách điện điểm 4.3.8. Tháo và kiểm tra máy không được có
nước lọt vào trong va không có vết ướt trên bề mặt cách điện để đảm bảo
chác chắn không vi phạm quy định về khoang cách rò điện theo điều 2.21.1.
đ) Thử máy theo điểm 2.7.4 trong buồng ôn ẩm có độ ẩm tương đối 95 ±3%.
Nhiệt độ trong buồng là 40o C và duy trì chính xác tới ±1oC.
Trước khi đưa máy vào buồng phải để máy 24 giờ ở chỗ có nhiệt độ 40 ±
2oC. Các chi tiết có thể tháo rời được bằng tay phải lắp vào máy để thử
chung với máy.
Trước khi đặt máy vào buồng ôn ẩm phải sấy máy ít nhất 4 giờ để đạt tới
nhiệt độ buồng thử hoặc lớn hơn nhiệt độ đó 4oC.
Thời gian đặt máy liên tục trong buồng ôn ẩm là: 48 giờ đối với các máy
không có bảo vệ chống ngầm nước và chống tia nước, 168 giờ đối với các
máy kiểu chống ngấm nước và chống phun hoặc các máy co thùng, ngăn
chứa chất lỏng.
Phải đo điện trở cách điện theo điểm 4.3.7 và kiểm tra độ bền cách điện theo
điều 4.3.8 ở ngay trong buồng thử hoặc ngay sau khi lấy ra khỏi buồng thử.
Điện trở cách điện không được nhở hơn các giá trị nêu trong điểm 2.8 và
cách điện không bị đánh thủng.
4.3.7. Đo điện trở cách điện
Đo điện trở cách điện (theo điều 2.8) bằng máy đo mêgaôm điện áp 500V,
một chiều, sau một phút kể từ khi đặt điện áp đo thì đọc giá trị trở. Khi đo cần
ngắt mạch điện của các chi tiết đốt nóng (nếu có). Giá trị đo được không
được nhỏ hơn giá trị quy định trong điều 2.8.
4.3.8. Thử độ bền của cách điện.
Dùng điện áp xoay chiều 50 Hz để thử độ bền của cách điện (theo điều 2.9).
Điện áp thử ban đầu không vượt quá ½ giá trị điện áp thử quy định, sau đó
tăng điện áp lên tới giá trị quy định. Duy trì điện áp thử trong 1 phút. Cách
điện không được phép bị đánh thủng.

108
Khi thử độ bền điện của cách điện giữa các chi tiết điểm của máy cắt các tụ
điện có thể bị đánh thủng trong máy. Nêu những chi tiết có thể chạm tới được
là vạt cách điện thì điện áp được đặt vào la kim loại (đặt áp trên các chi tiết
đó)
Khi thử độ bền của cách điện của những lớp ngăn, lót cách điện phía bên
trong thì lá kim loại cần được ép vào vách ngăn trong cách điện bằng bao cát
để tạo được áp lực bằng 0,5 N/cm2 lá kim loại phải được đặt sao cho không
có hồ quang phóng điện từ là này đến lá khác trên bề mặt cách điện.
Khi thử máy cấp Ii có cả cách điện tăng cường hoặc cách điện kép, phải
phân bố điện áp thử sao cho điện áp trên cách điện làm việc va cách điện
phụ không vượt quá quy định ở bảng 3; Kiểm tra độ cách điện của dầu mỡ
bôi trơn (theo điều 2.14.3) bằng điện áp thử 2500V đặt giữa các chi tiết kim
loại có thể chạm tới được và các chi tiết kim loại không thể chạm tới được.
4.3.9 Thử độ chắc chắn của các biện pháp đề phòng tai nạn điện (theo điều 2.10)
bằng các phương pháp sau nếu trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu kĩ thuật
riêng của từng loại máy không có yêu cầu khác.
a) Khi thử theo yêu cầu của điều 2.10.1 phải cho máy làm việc 24 giờ không
tải ở chế độ ngắn hạn lặp lại có chu kì 2 phút với điện áp bằng 1,1 lần danh
đinh, sau đó phải làm việc 24 giờ ở chế độ là việc như cũ nhưng với điện áp
bằng 0,9 lần danh đinh.
Mỗi chu kì gồm 100 giây làm việc và 20 giây nghỉ. Nếu máy dùng để làm việc
ở tư thế khác nhau thì trong thời gian thử phải đặt máy ở ít nhất là 3 tư thế
khác nhau (tư thế ngang và 2 tư thế thẳng đứng ngược chiều nhau). Mỗi tư
thế và mỗi điện áp phải thử trong 8 giờ.
Nếu trong thời gian thử chi tiết nào đó đốt nóng quá giới hạn cho phép thì
phải làm mát thêm hoặc ngừng máy lâu thêm. Khi thử cho phép đóng cắt
máy cắt phụ. Trong quá trình thử được phép thay chổi than dầu, mỡ như
trong điều kiện vận hành bình thường.
Kết quả thử nghiệm được coi là đạt nếu máy chịu được thử lại về đọ bền điện
của cách diện theo điều 4.3.8 và không phát hiện thấy chi tiết bị lỏng ra hoặc
có những hư hỏng làm giảm mức an toàn của máy theo các quy định trong
các điều 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4.
4.3.10 Kiểm tra mức độ an toàn của máy khi đảo chiều quay si, điện áp tăng cao và
bô phận điện tử điều khiển bị hỏng.
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.11.1 bằng cách đổi chiều quay 25 lần khi
làm việc không tải ở điện áp danh định và tốc độ lớn nhất. Bộ phận chuyển
mạch đổi nối dứt khoát không bị dừng ở vị trí trung gian.
Sau khi thử bộ chuyển mạch không được hư hỏng về có điện, các tiếp điểm
của cúng không bị cháy, chảy.
b) Thử theo yêu cầu ở điều 2.11.2 và 2.11.3 đối với các động cơ kích từ kiểu
nối tiếp và các máy có bộ phận điện từ để hạn chế tốc độ phải cho các máy
làm việc trong một phút ở điện áp bằng 1,3 lần điện áp danh định.
Các máy có bộ phận điện từ phải kiểm tra thêm khi ngắn mạch cà khi cắt
mạch điện bộ phận điện từ.

109
Sau thử nghiệm này, máy phải còn tốt. Nếu ngoài bộ phạn điện từ ra, máy
còn có bộ phạn hạn chế tốc độ khác thì có thể được coi là hoàn hảo nếu khi
thử nghiệm, bộ hạn chế tốc độ tác động được.
4.3.11 Kiểm tra bảo vệ, chống tai nạn cơ khí
a) Kiểm tra theo các yêu cầu ở các điểm 2.12.1, 2.12.5 bằng cách xem xét
bên ngoài. Ở điểm 2.12.1 ngoài việc xem xét còn thử bằng các que thử nêu ở
hình 1 các que thử không được chạm phải các bộ phận chuyển đọng bên
trong.
b) Thử theo các yêu cầu ở điểm 2.12.6 như sau:
Lắp máy vào chỗ bất lợi nhất (có thể có khi sử dụng máy), giá treo hoặc các
bộ phận đỡ máy tương tự khác dùng khi vận hành máy.
Đặt bộ phận thử có gắn máy trên lên mặt phẳng nghiêng 15o so với phương
nằm ngang khi đó bộ phận thử không được đổ.
4.3.12. Kiểm tra độ bền cơ khí
Độ bền cơ khí của các máy (theo
điểm 2.13) kiểm tra bằng thử nghiệm
sau:
Đập máy vào tấm sắt dầy 5mm, gắn
thẳng đứng trên tường cứng như
hình 5.
Treo máy bằng dây cáp cấp điện của
máy để trọng tâm của máy nằm dưới
điểm treo 1m, sau đó vừa kéo vừa
nâng máy theo mặt phẳng thẳng
đứng vuông góc với tấm sắt cho tới
khi trọng tâm của máy được nâng
cao hơn vị trí ban đầu 0,5m. Thả
máy để máy đập vào tấm sắt. Mỗi Hình 5. Thiết bị thử độ bền cơ học
lần đập vào một vị trí khác nhau của 1- Tấm sắt;
máy. 2- Vị trí ban đầu của máy cần thử

Sau khi đập, kiểm tra lại độ bền điện của máy điện theo kiểu 4.3.8. Kết quả
thử được coi là đạt, nếu cách điện không bị đánh thủng và không phát hiện
thấy các hỏng hóc sau:
- Có thể chạm được tới phần có điện áp.
- Có vết nứt ở vỏ máy.
- Cuộn dây, chổi than, quạt gió hoặc các chi tiết khác bị xê dịch.
- Hỏng vách ngăn cách điện hoặc các bộ phận cách điện khác.
Những hư hỏng trên lớp sơn phủ, những chỗ rạm, nứt nhưng không làm
khoảng cách rò điện trên bề mặt cách điện và khe hở không khí giảm dưới
các giá trị nêu trong điều 2.21.1 hoặc những chỗ méo nhưng không gây ảnh
hưởng xấu đến bảo vệ chống tai nạn điện, hoặc chống nước, đều không bị
kể là khuyết tật.
4.3.13.Kiểm tra các chi tiết kết cấu

110
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở các điều 2.14.1, 2.14.2, 2.14.3, 2.14.6, 2.14.9,
2.14.13, 2.13.18, 2.14.19, bằng cách xem xét bên ngoài máy.
b) Kiểm tra theo các yêu cầu ở các điều 2.14.4, 2.14.5 ,2.14.10 bằng cách
xem xét bên ngoài, đo kiểm tra và nếu cần thì thử bằng tay.
c) Kiểm tra theo các yêu cầu ở các điều 2.14.7, 2.14.8, 2.14.11, 2.14.14,
2.14.12, 2.14.15 bằng cách xem xét và thử bằng tay. Khi thử theo điều
2.14.5, đặt máy trên mặt phẳng nằm ngang theo các tư thế khác nhau, khi ấy
các bộ phận điều khiển, hiệu chỉnh không được tác động hoặc không làm
thay đổi chế độ làm việc của máy.
d) Kiểm tra theo yêu cầu của điều 2.14.16 bằng cách quan sát và nhét bi khi
kim loại có đường kính 6,35mm vào máy qua lỗ thông gió của máy. Bi không
bị lọt vào máy.
đ) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.14.17 bằng cách vặn vít dài hơn vào máy.
Khi đó khoảng cách rò điện và khe hở phóng điện không được nhỏ hơn các
giá trị nên ở điều 2.11.
4.3.14. Kiểm tra các chi tiết hợp bộ
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.15.1 bằng cách kiểm tra độ phù hợp các
kích thước danh định của các chi tiết đi kèm, kiểm tra kí hiệu và những điều
kiện có thể gặp khi vận hành máy.
b) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.15.2 bằng cách xem xét bên ngoài và thử
nghiệm theo trình tự dưới đây:
Thử các công tắc cùng với máy với điện áp danh định.
Hãm chặt động cơ lại, bật, tắt công tắc 50 lần với thời gian đóng mỗi lần
không quá 0,5s, thời gian tắt máy mỗi lần không nhỏ hơn 10s.
Ở những máy có trang bị bộ phận điện tử có khả năng cắt mạch trước khi tắt
công tắc thì kiểm tra công tắc bằng cách bật, tắt 5 lần với thời gian như trên
khi đã nối tắt bộ phận điện tử.
Trong quá trình thử nghiệm không cho phép các tiếp điểm bị cháy, cháy dính
hoặc công tắc có hư về cơ khí.
c) Kiểm tra theo yêu cầu ở các điều 2.15.3 và 2.15.4 bằng cách xem xét bề
ngoài.
d) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.15.5, 2.15.6, 2.15.7 bằng cách xem xét bên
ngoài.
4.3.16. Kiểm tra các yêu cầu về nối máy tới nguồn điện
a) Kiểm tra các yêu cầu ở các điều 2.17.1, 2.17.3 bằng cách xem xét bên
ngoài.
b) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.17.4 bằng cách xem xét và thử nghiệm
theo thứ tự sau:
Lắp dây cáp cấp điện (dây nguồn) vào các cực đấu dây, vặn ốc các cực đấu
dây cho tới khi lõi dây nguồn không thể xê dịch được nữa. lấy bộ phận kẹp
giữ dây nguồn, vặn các vít với mômen quay bằng 2/3 mômen xoắn nêu trong
điều 4.3.19a.

111
Sau khi làm xong các thao tác trên, thử ấn dây nguồn vào trong máy, nếu
không thể ấn dây nguồn vào máy được thì mới đạt yêu cầu.
Sau đó kéo dây nguồn 100 lần bằng lực kéo nêu trong bảng 9. Lực kéo tác
động êm vào các điểm cách ống bảo vệ dây 250mm về phía bất lợi nhất. Mỗi
lần kéo trong bảng 1 giây. Sau khi xoắn dây nguồn 1 phút bằng mômen xoắn
quy định trong bảng.
Bảng 9
Khối lượng máy, kg Lực kéo, N Mô men xoắn, Nm
Đến 1 30 0.10
Trên 1 đến 4 60 0,25
Trên 4 100 0,35
Trước khi thử kéo phải nắn thẳng dây nguồn và đánh dấu vào chỗ cách nơi
kẹp giữ 20mm để đo khoảng cách dây bị xê dịch.
Sau khi thử kéo như trên, dây nguồn không bị hỏng hoặc bị xê dịch quá
2mm.
c) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.17.5 bằng cách xem xét bên ngoài và làm
các thử nghiệm theo trình tự sau:
Máy có đoạn dây nguồn dài hơn ống bảo vệ dây
100mm được gá sao cho trục của ống hướng
lên trên và tạo bởi phương nằm ngang một góc
45o. Đầu dây nguồn treo tải có khối lượng bằng
10D2 gam, trong đó D là đường kính ngoài của
dây nguồn tính bằng mm. Yêu cầu bán kính
đoạn dây bị uốn (do tải kéo) không được nhỏ
hơn 1,5D.
Chốt phần đi dây nguồn vào máy và kẹp trục
quay như hình 6 sao cho trục quay xuyên qua
điểm dây bắt đầu xuyên vào máy, khi trục quay
ở vị trí chuyển động trung gian (thẳng đứng) thì
trục của dây nguồn phải nằm theo phương thẳng
đứng. Treo đầu dây ngoài một tải trọng bằng
khối lượng máy, nhưng khối lượng tải trọng
không nhẹ hơn 2 kg và không nặng quá 6 kg.
Lắc kẹp quay trong khoảng 90o (45o theo mỗi
phía); tốc độ lắc là 69 lần 1 phút. Sau 10.000 lần
lắc, quay máy đi 90o quanh trục thẳng đứng và
lắc tiếp 10.000 lần. Mỗi lần chuyển động về phía
Hình 6:
trước hoặc phía sau được tính là một lần lắc.
1- Bộ phận của máy có cáp
Sau khi lắc 10.000 lần, yêu cầu ống bảo vệ dây nối vào; 2- Thiết bị quay;
và vỏ cách điện của dây không được có chỗ 3- Trục cáp; 4- Tải trọng
hỏng.
Sau thử nghiệm trên, nới lỏng bộ phận kẹp giữ dây nguồn và các vít ở các
cực đấu dây nhưng không tháo hẳn dây dẫn ra khỏi các cực đấu dây. Nhẹ
nhàng cầm ống bảo vệ dây nâng máy lên cao 0,5m trong 1 giây và thả ngược

112
lại 10 lần. Yêu cầu trong quá trình thử, ống bảo vệ không bị tuột ra khỏi vỏ
máy.
Nếu kẹp giữ ống bảo vệ dây nguồn bằng các chi tiết giữ dây thì không thử
nhấc ống như vậy.
d) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.17.6 bằng cách xem xét bên ngoài và thử
bằng tay.
đ) Kiểm tra theo điều 2.17.7 bằng cách xem xét bên ngoài và lắp dây nguồn
có tiết diện lớn nhất theo quy định ở điều 2.18.2.
e) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.17.8 bằng cách xem xét bên ngoài.
4.3.17. Kiểm tra quy định đối với cực đấu dây
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở các điều 2.18.1 và 2.18.2 bằng cách xem xét bên
ngoài và lắp dây nguồn có tiết diện nhỏ nhất theo điều.
b) Kiểm tra theo các yêu cầu ở điều 2.18.3 bằng cách xem xét các cực, đo
khe hở không khí và khoảng cách rò điện sau 10 lần tháo lắp lõi dây, khi lắp
dây để đo kiểm tra cần xiết chặt dây với mômen xoắn bằng 2/3 giá trị quy
định ở bảng 10.
c) Kiểm tra theo các yêu cầu ở các điều 2.18.4 và 2.18.5 bằng cách xem xét
các cực và dây dẫn sau khi thử nghiệm ở điều b.
Lõi dây bị coi là hỏng nếu phát hiện thấy có chỗ lõm sâu hoặc có vết gờ các
cạnh.
d) Kiểm tra các yêu cầu ở các điều 2.18.6 và 2.18.8 bằng cách xem xét và đo
đạc, nếu thấy cần thiết thì làm thử nghiệm như sau:
Thử vít và vòng đệm theo điều 4.3.19a với mô men xoắn bằng 1,2 lần giá trị
nêu trong bảng 10. Sau thử nghiệm, các cực phải còn tốt.
Lắp các đầu dây lại như nêu ở mục b điều này, khi các đầu dây đã được cố
định chặt, kéo nhẹ nhàng, không giật cục trong 1 phút, lực kéo như sau:

Dòng điện danh định, A Lực kéo, N


Đến 6 40
Trên 6 đến 10 50
Trên 10 đến 15 60
Trên 15 đến 32 80
Trên 32 đến 40 90
Trên 40 đến 63 100

Trong quá trình thử, yêu cầu lõi dây ở các cực đấu dây không bị xê dịch.
d) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.18.9 bằng cách xem xét bên ngoài.
e) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.18.10 bằng cách xem xét bên ngoài, thử
bằng tay và làm các thử nghiệm sau:
Bỏ cách điện một đoạn dài 8mm ở mỗi đầu lõi dây nguồn. Một lõi dây để tự
do, còn các lõi dây kia được cố định vào các cực đấu dây. Uốn đầu dây tự do
về các phía nhưng không làm hỏng cách điện và không gập thành góc nhọn.

113
Yêu cầu lõi dây tự do không thể chạm vào các chi tiết bằng kim loại mà người
có thể chạm tới dây tự do không thể chạm vào các chi tiết bằng kim loại mà
người có thể chạm tới được. Đối với các máy cấp II, lõi dây tự do không
được chạm tới phần kim loại đã cách li với những chi tiết người chạm tới
được bằng cách điện tăng cường. Lõi dây nối tới cực bảo vệ nếu để tự do,
không cố định vào cực đấu dây cũng không được phép chạm tới các chi tiết
có điện áp.
4.3.18. Kiểm tra các yêu cầu về nối bảo vệ
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.19.1 bằng cách xem xét bề ngoài máy. Các
chi tiết bằng kim loại được cách li với các chi tiết có điện áp bởi lớp cách điện
kép hoặc cách điện tăng cường đều không tính là các chi tiết có thể có điện
áp khi hỏng cách điện.
Các chi tiết có lớp phủ sơn trang trí nếu không chịu được thử nghiệm theo
điều 4.3.12 đều được coi là những chi tiết có thể có điện áp mà người có thể
chạm phải.
b) Kiểm tra yêu cầu ở điều 2.19.2 bằng cách xem xét bên ngoài máy, thử
bằng tay và thử theo điều 4.3.17.
c) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.19.3 bằng cách xem xét bên ngoài.
d) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.19.3 theo trình tự sau: lắp nguồn điện cao
tần vào mạch bảo vệ để cho dòng điện bằng 1,5 lần dòng điện danh định của
máy nhưng nhỏ hơn 25A chạy qua cực bảo vệ và mỗi chi tiết kim loại mà
người có thể chạm tới được.
Điện áp không tải của nguồn điện áp cao tần không được vượt quá 12V. Đo
sụt áp giữa cực bảo vệ và các chi tiết kim loại mà người có thể chạm tới
được và tính điện trở tiếp xúc theo sự sụt áp đo được. Yêu cầu tổng trở của
các mối nối không vượt quá 0,1ôm.
4.3.19. Kiểm tra các yêu cầu đối với các mối ghép bằng vít.
a) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.20.1 bằng cách xem xét ở ngoài máy. Các
ốc, vít để duy trì lực tiếp xúc - hoặc ốc, vít do người sử dụng máy tháo lắp
(khi sử dụng máy) phải làm các thử nghiệm sau:
Nới lỏng và xiết chặt các ốc vít:
10 lần đối với các vít xoáy vào vật liệu cách điện.
5 lần đối với các ốc, vít khác.
Các vít bắt vào vật liệu cách điện phải xoáy ra hoàn toàn rồi mới vặn vào.
Khi thực hiện thử nghiệm trên cần sử dụng chìa vặn có đồng hồ đo lực và
vặn với mô men xoắn nêu ở bảng 10.
Bảng 10
Mômen xoắn Nm đối với
Đường kính Vít kim loại không Vít kim loại có mũ và các vít kim Vít bằng
danh định có mũ nếu sau khi loại không có mũ nhưng sau khi vật liệu
của vít, mm vặn chật vít không vặn chặt còn nhô ra khỏi lỗ cách điện
nhô ra khỏi lỗ

114
2,5 0,2 0,4 0,4
3,0 0,25 0,5 0,5
4,0 0,7 1,2 0,6
5,0 0,8 2,5 1,00
6,0 - 2,5 1,25
Xê dịch các lõi dây sau mỗi lần nới lỏng ốc, vít. Trong qua trình thử nghiệm
không cho phép mỗi ghép bị hỏng.
Các ốc, vít do người sử dụng máy vặn (gồm có: các ốc, vít ở các cực đấu
dây; vít để giữ nắp nếu phải nới lỏng chúng khi mở) phải tác động mô men
xoắn từ từ (không giật cục).
b) Xem xét phía ngoài, đo đạc và thử bằng tay để kiểm tra các yêu cầu ở điều
2.20.2.
c) Kiểm tra các yêu cầu ở điều 2.20.3 và 2.30.4 bằng cách xem xét bên
ngoài.
4.3.20. Kiểm tra khoảng cách rò, khe hở không khí và chiều dầy của cách điện.
Kiểm tra các yêu cầu ở điều 2.21 bằng cách đo khi máy có lắp dây nguồn và
không lắp dây nguồn. Đo khi lắp đai truyền động và khi đai truyền động đã
được tháo ra. Khi đo các bộ phận chuyển động được giữ ở tư thế bất lợi
nhất; các ốc vít có mũ không tròn được xoay về vị trí bất lợi nhất.
Khe hở không khí giữa các cực đấu dây và các chi tiết bằng kim loại mà
người chạm tới được cần đo kho các ốc vít bị nới lỏng tới mức cao nhất. Khi
đó khe hở không khí không được phép giảm quá 50% giá trị nêu trong điều
2.21.
Khoảng cách từ trong ra ngoài đi qua các rãnh hoặc lỗ ở các chi tiết bằng vật
liệu cách điện ở bên ngoài được đo từ các chi tiết phía trong máy tới lá kim loại
mỏng nằm tiếp xúc với bề mặt mà người có thể chạm tới, lá kim loại mỏng
được ấn vào các khe, lỗ bằng que thử hình 1.
Những rãnh co chiều rộng nhỏ hơn 1mm thì khi xác định khoảng cách rò
điện, chỉ tính chiều rộng của chúng.
Khi xác định khe hở không khí, không tính những khe hở không khí nhỏ hơn
1mm.
Cần tính đến các lớp sơn, phủ cách điện của vỏ hoặc các nắp đậy khi đánh
giá khoảng cách rò điện và khe hở không khí.
Về chiều dầy của cách điện, quy định trong điều 2.21 không chỉ áp dụng cho
cách điện liền khối mà khi đo có thể tích cả chiều dầy của một vài lớp không
khí xen kẽ.
4.3.21. Kiểm tra các yêu cầu về độ bền nhiệt, khả năng không hình thành đường
dẫn điện và khả năng chống rỉ.
a) Thử theo yêu cầu ở điều 2.21.1 bằn dụng cụ nêu trên hình 7.
Chi tiết thử được đặt sao cho bề mặt cần thử nằm theo mặt phẳng nằm
ngang và chịu áp lực do quả cầu thép có đường kính 5mm nén với lực là
20N.

115
Thử nghiệm này tiến hành trong buồng đẳng nhiệt trong thời gian 1 giờ với
nhiệt độ:
85 ±2oC đối với chi tiết bên ngoài.
125± 2oC đối với các chi tiết dùng để giữ các bộ phận có điện áp.

Hình 7. Hình 8.
1- Mẫu; 2- Quả cầu 1- Điện cực; 2- Mẫu thử

Sau thử nghiệm, chi tiết được ngâm 10 giây trong nước, và làm mát đến 25 ±
50C. Kết quả thử coi là đạt nếu đường kính vết hằn của quả cầu trên bề mặt
thử không vượt quá 2mm.
Không làm thử nghiệm này đối với các chi tiết bằng sứ.
b) Các chi tiết không làm bằng sứ phải kiểm tra theo điều 2.22.3 theo thứ tự
sau:
Bề mặt của chi tiết cần thử có kích thước không bé hơn 15 x15 mm được đặt
ở vị trí nằm ngang.
Hai điện cực bằng Platin hoặc bằng vật liệu không rỉ khác có kích thước nêu
trên hình 8 được đặt trên mặt mẫu thử sao cho toàn bộ phần đầu điện cực
tiếp xúc với bề mặt thử.
Lực nén mỗi điện cực lên mặt thử phải bằng 1 N.
Nối các điện cực với nguồn điện 50Hz, 17V. Điện trở của mạch điện thử khi
nối tắt 2 điện cực được điều chỉnh bằng biến trở để có dòng điện bằng 1,0
0,1A chạy qua mạch với hệ số công suất 0,9 - 1. Mắc rơ le dòng điện có thời
gian tác động không nhỏ hơn 0,5s vào mạch thử.
Nhỏ dung dịch Clorua amôn (NH) pha với nước cất từ độ cao 30-40mm vào
chính giữa các cực. Dung dịch phải có điện trở suất 40 ở nhiệt độ 250C,
tương ứng với nồng độ 0,1%; thể tích giọt dung dịch phải ở khoảng 20 ±
5mm3, khoảng cách giữa hai lần nhỏ là 30± 5 giây. Quy định khi chưa nhỏ
quá 50 giọt thì chưa được có phóng điện bề mặt cách điện.

116
Thử của 3 chỗ của mẫu. Trước mỗi lần thử phải kiểm tra độ sạch của các
điện cực, hình dáng và vị trí các điện cực.
Khi có nghi vấn thì thử lại và nếu cần thì thử trên mẫu khác.
Không làm thử nghiệm trên cho các chi tiết cách điện ở chỗ cổ góp và nắp
giữ chổi than.
c) Kiểm tra theo yêu cầu ở điều 2.22.4 theo tuần tự như sau:
Làm sạch dầu mỡ của chi tiết thử bằng cách ngâm chúng 10 phút trong
Clorua cacbon 4 hoặc clurua êtan 3. Sau đó ngâm chi tiết thử 10 phút trong
dung dịch nước clurua amôn 10% ở nhiệt độ 25 ± 5oC.
Vẩy sạch nước nhưng không làm khô và đặt 10 phút trong buồng không khí
bão hoà hơi nước ở 25 ± 50C. Sau đó đặt chi tiết thử vào tủ sấy trong 10 phút
ở 100 ± 50C. Sau khi các chi tiết đã khô, trên mặt chúng không được có vết rỉ
không kể các vết han ở các mép nhọn và lớp vàng có thể lau được. Các lò xo
nhỏ và các cho tiết bị tác động mài mòn có thể thử mà không cần phải làm
sạch dầu mỡ.
5. Ghi nhãn
5.1. Chữ viết và các kí hiệu trên máy phải để ở chỗ nhìn thấy được. Các chữ và kí
hiệu phải duy trì rõ nét trong suốt thời gian sư dụng máy.
5.2. Trên mỗi máy phải ghi rõ
a) Tên hoặc nhãn hiệu của nhà máy chế tạo
b) Cấp bảo vệ của máy.
c) Các thông số chính (quy định trong tiêu chuẩn cụ thể của từng loại máy).
d) Điện áp danh định (V). Ở máy có đổi nối (sao – tam giác) phải ghi cả hai
điện danh định. Thí dụ 220 /380 Y.
đ) Kí hiệu loại điện áp.
e) Tần số danh định (Hz) (đối với máy có tần số khác 50Hz).
g) Công suất tiêu thụ danh định (W) đối với các máy có công suất lớn hơn
25W.
h) Dòng điện danh định (A) đối với các máy dùng điện xoay chiều 1 pha có
dòng danh định trên 6A và các máy khác có dòng danh định trên10A.
i) Khoảng trời gian làm việc và thời gian nghỉ danh định tính bằng phút hoặc
giây (đối với các máy làm việc ở chế độ ngắn hạn và ngắn hạn lặp lại)
Chú thích:
1) Ghi thời gian làm việc ở chế độ danh định
2) Không ghi thời gian làm việc đối với các máy có chế độ làm việc ngắn hạn
và ngắn hạn lặp lại nếu thời gian làm việc bị hạn chế do cấu tạo của máy
hoặc tương đương với tải danh định.
3) Đối với chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại thì thời gian làm việc danh định
của công việc ghi trước thời gian nghỉ. (Những số ghi đó phải được phân
cách với nhau bằng gạch chéo).
k) Dấu hiệu hình 9 đối với các máy cấp II.

117
l) Dấu hiệu hình 10 đối với các máy kiểu chống tia nước.
m) Dấu hiệu theo hình 11 đối với các máy kiểu chống ngấm nước.
n) Tần số quay không tải danh định - nếu lớn hơn 1000 vòng/ phút.
o) Số máy theo hệ thống đánh số của nhà sản xuất.
Kích thước h trong các dấu hiệu có thể chọn trong dẫy sau: 2,5, 3,2, 4,5, 6,3,
8,10, 12,5, 16, 20mm.
p) Năm sản xuất

Hình 9 Hình 10. Hình 11.

5.3 Phải ghi kí hiệu nối dây bảo vệ ở bên cực bảo vệ ở các máy cấp I. Cấm ghi kí
hiệu nơi bảo vệ trên ốc, vít hoặc các chi tiết, bộ phận có thể tháo rời được.
5.4. Các bộ phận dùng để điều khiển máy cắt điện nếu chỉ dùng để cắt điện và
không làm chức năng khác thì phải sơn đỏ.
5.5. Các máy có nguy hiểm khi đóng điện bất ngờ thì phải ghi rõ vị trí “cắt” của bộ
phận cắt điện, nếu vị trí đó không là đương nhiên. Vị trí “cắt” được kí hiệu
bằng số “0”.
Không được dùng “0” để làm kí hiệu khác.
5.6 Bộ phận hiệu chỉnh có thể chỉnh được trong thời gian vận hành máy phải có
dấu hiệu chỉ hướng điều chỉnh để tăng hoặc giảm độ lớn của thông số chỉnh
định. Dấu “+” và “-” ghi trên máy cũng đủ để chỉ hướng điều chỉnh.
Khi dùng các số để đánh kí hiệu các vị trí điều chỉnh thì vị trí “cắt” phải đánh
kí hiệu bằng số 0, các số lớn hơn sẽ ghi tương ứng với mức tăng các đại
lượng được điều chỉnh (công suất, tốc độ…).
5.7. Những nhãn hiệu và dấu hiệu của máy cắt và bộ phận điều khiển khác phải
đặt ở gần các bộ phận đó, không được đặt những chi tiết tháo rời ra được
nếu khi tháo các chi tiết đó ra hoặc lắp các chi tiết khác vào thì dấu hiệu bị
thay đổi.
6. Quy tắc vận hành trong sản xuất.
6.1. Những người đã dược huấn luyện về kĩ thuật an toàn lao động mới được
phép sử dụng máy.
6.2.. Điều kiện vận hành.

118
6.2.1. Chỉ cho phép vận hành những máy đáp ứng được các quy định của tiêu
chuẩn này.
6.2.2. Chỉ cho phép sử dụng máy đúng những chức năng đã chỉ dẫn trong lí lịch
máy.
6.2.3. Mỗi máy đều phải có số kiểm kê.
6.2.4. Người có trách nhiệm bảo quản và sữa chữa máy phải lập sổ theo dõi kiểm
tra định kì và sữa chữa máy.
6.2.5. Cấm vận hành máy ở những nơi có nguy cơ nổ hoặc ở môi trường có chứa
những chất có tác dụng làm hỏng kim loại và cách điện của máy.
6.2.6. Trong môi trường có nước nhỏ giọt, hoặc ở ngoài trời trong lúc có mưa,
sương mù, không được vận hành những máy không có dấu hiệu đặc biệt
như trên hình vẽ 10, 11.
6.3. Chuẩn bị máy trước khi làm việc
6.3.1. Mỗi lần giao máy cho người sử dụng, người có trách nhiệm bảo quản phải
kiểm tra các mục sau:
- Kiểm tra tính hợp bộ và độ chắc chắn của những chỗ ghép, gắn, nối các bộ
phận của máy.
- Xem xét bên ngoài các bộ phận của máy (kiểm tra dây nguồn ống bảo vệ
dây, phích cắm, cách điện của vỏ, tay cầm, nắp che chổi than…)
- Kiểm tra xem bộ phận cắt mạch có làm việc dứt khoát không.
- Kiểm tra chạy không tải.
Các máy cấp I phải được kiểm tra cả mạch nối bảo vệ xem còn hay tốt
không.
6.3.2. Cấm những máy đã phát hiện thấy dù chỉ một hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn
an toàn hoặc các máy đã quá thời kiểm tra định kì như điều 6.5.2.
6.4. Nguyên tắc sử dụng máy
6.4.1. Khi dùng máy cấp I phải mang phương tiện bảo vệ cá nhân (găng tay cách
điện, ủng cách điện, thảm cách điện) trừ những trường hợp sau thì không
cần dùng phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Chỉ dùng một máy và máy được cấp điện qua biến áp cách li.
- Máy dùng điện từ máy phát độc lập hoặc từ bộ biến đổi tần số có các cuộn
dây cách li.
- Máy có trang thiết bị cắt điện rò bảo vệ người.
6.4.2. Khi dùng máy cấp II và cấp III có thể không cần dùng phương tiện bảo vệ
cánh ân.
6.4.3. Trong các hầm tầu và các thiết bị bằng kim loại khác có chỗ làm việc chật
hẹp, có nguy hiểm về điện giật, ra vào khó khăn chỉ cho phép sử dụng các
máy cấp III hoặc một máy cấp I hoặc cấp II dùng điện ở máy phát độc lập,
máy biến áp cách li hay bộ đổi tần số có các cuộn dây cách li. Nguồn điện
cung cấp cho các máy cấp I hoặc II này (máy phát độc lập, biến áp cách li…)

119
phải để ở bên ngoài chỗ làm việc và mạch điện thứ cấp của chúng kh ông
được nối đ ất.
6.4.4. Những việc khi gia công yêu cầu phải cấp nước hoặc chất lỏng khác cho
dụng cụ trực tiếp gia công phải sử dụng máy cấp III kiểu chống tia nước, cho
phép dùng máy cấp I, II nếu cấp điện cho chúng bằng nguồn cách li như điều
6.4.3.
6.4.5. Cấm:
- Nối đất máy cấp I (khi sử dụng chúng ở lưới điện có trung tính nối đất trực
tiếp) và máy cấp III.
- Cấp điện cho máy cấp III từ nguồn điện chung qua biến áp tự ngẫu, biến
trở.
- Đưa điện áp hoặc bộ đổi tần số bên trong các nồi hơi bể chứa.
6.4.6. Các máy có khối lượng nặng hơn 10kg phải trang bị cơ cấu để nâng, treo
máy khi làm việc.
6.4.7. Khi sử dụng máy phải chú ý tới tất cả những yêu cầu nêu trong chỉ dẫn sử
dụng máy, giữ gìn máy cẩn thận, không để máy bị va đập, quá tải, hoặc bịt
tác động của bụi bẩn, dầu mỡ, không để nước nhỏ giọt, nước mưa, hoặc
chất lỏng khác bắn vào các máy không có bảo vệ chống ẩm.
6.4.8. Phải chú ý bảo vệ dây cáp mềm cấp điện cho máy để trách bị xây xát cách
điện, tránh dây bị dính dầu mỡ hoặc tiếp xúc với các vật nóng.
6.4.9. Việc nối các thiết bị điện phục vụ cho máy (như máy biến áp, thiết bị biến
tần…) với lưới điện và tháo chúng ra khỏi lưỡi phải do người có chuyên môn
về điện chịu trách nhiệm.
6.4.10. Khi máy tự nhiên bị dừng (do mất điện, kẹt…) phải cắt ngay công tắc hoặc
máy cắt.
6.4.11. Phải rút phích cắm để cắt máy khỏi nguồn điện:
- Thay đổi dụng cụ làm việc trực tiếp, hiệu chỉnh máy, lắp đặt vòi, ống.
- Di chuyển máy từ nơi này sang nơi khác.
- Ngừng việc.
- Kết thúc công việc hoặc ca.
6.4.12. Khi hết ca hoặc thúc công việc phải lau sạch máy và bàn giao lại cho người
có trách nhiệm bảo quản tốt máy móc.
6.4.13. Trước khi khoan, đóng đinh vào các tường, bảng trong đó có thể có đặt dây
điện ngầm hoặc làm các công việc có thể làm hỏng cách điện của dây hoặc
thiết bị điện phải cắt điện ở chỗ cần làm việc và phải có biện pháp ngăn ngừa
điện áp xuất hiện trở lại.
6.4.14. Ở những nơi do sơ ý trong khi làm việc có thể làm hỏng các đường ống
ngầm thì trước khi làm việc phải che chắn đường ống.
6.4.15. Các công việc chuẩn bị theo yêu cầu ở điều 6.4.13 phải do nhân viên chuyên
môn về điện thực hiện hoặc viết lệch và theo dõi trực tiếp người thi hành lệch
này. Trong lệch phải chỉ rõ sơ đồ bố trí dây điện, đường ống ngầm và các
biện pháp an toàn khi làm việc.

120
6.4.16. Các công việc có phát ra rung động mạnh hoặc tiếng ồn lớn phải chú ý tới
các biện pháp làm giảm tác hại của rung động và tiếng ồn nơi làm việc (làm
buồng cách li tiếng ồn hoặc màng chắn ồn, sử dụng các kết cấu giảm ồn
rung) và phải trang bị phương tiện giảm tác hại của tiếng ồn và rung động
cho người làm việc).
6.4.17. Cấm:
- Để máy còn nối tới nguồn điện nhưng không có người trông coi.
- Trao máy cho những người chưa có đủ kiến thức sử dụng máy.
- Uốn, kéo dây nguồn, dùng dây nguồn kéo vật khác.
- Để máy chịu tải quá thời gian quy định đã nêu trong hướng dẫn sử dụng
máy.
- Tháo các phương tiện chống rung và điều khiển trong lúc vận hành máy.
6.4.18. Cấm sử dụng máy khi phát hiện thấy dù chỉ một trong những hư hỏng sau:
- Hỏng phích cắm, dây điện hoặc ống bảo vệ dây.
- Hỏng nắp che khói chổi than,
- Công tắc làm việc không dứt khoát,
- Phần cổ góp có hồ quang bao quanh cổ góp,
- Dầu mỡ cháy ở bộ đổi tốc độ hoặc rãnh thông gió,
- Có khói hoặc có mùi cách điện cháy,
- Tiếng ồn, rung, va đập tăng,
- Các chi tiết ở vỏ, tay cầm, rào chắn có chỗ bị méo hoặc nứt.
- Dụng cụ làm việc trực tiếp bị hỏng.
6.5. Kiểm tra định kì
6.5.1. Phải thử định kì cho máy và các phụ tùng thiết bị đi kèm (biến áp, thiết bị đổi
tần, thiết bị cắt điện bảo vệ, dây nguồn…) ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
6.5.2. Nội dung thử định kì gồm có:
- Xem xét bên ngoài,
- Kiểm tra máy làm việc không tải ít nhất 5 phút,
- Đo điện trở cách điện (bằng máy đo điện một chiều 500V khi đóng công
tắc), điện trở cách điện không được nhỏ hơn 1,0
- Kiểm tra mạch bảo vệ (theo điều 4.2.3).
6.6. Sữa chữa và bảo dưỡng
6.6.1. Đơn vị sử dụng mấy phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thống kê các
công việc máy đã làm.
6.6.2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng máy v à các thiết bị đi kèm phải do nhân viên
chuyên dùng môn thông thạo kĩ thuật an toàn tiến hành.
Sau khi sữa chữa mỗi máy phải được thử lại theo mục 4.3.2 theo các
phương pháp nêu ở mục 4.2.

121
6.7. Bảo quản và vận chuyển
6.7.1. Phải bảo quản máy ở nơi khô ráo và theo những điều kiện bảo quản ghi trong
lí lịch máy.
6.7.2. Nơi cất, giữ máy phải có giá, giàn, ngăn để đặt may. Cấm xếp chồng máy
trong trạng thái không có bào gói.
6.7.3. Khi vận chuyển máy trong phạm vi xí nghiệp, nơi làm việc phải chú ý các biện
pháp bảo vệ tránh làm hỏng máy.
Cấm vận chuyển máy chung với các chi tiết, sản phẩm bằng kim loại.
7. Quy tắc an toàn khi sử dụng máy trong sinh hoạt.
7.1. Trong sinh hoạt chỉ cho phép sử dụng các máy cấp II và III theo các chức
năng ghi trong lí lịch máy.
7.2. Trước khi làm việc phải kiểm tra máy theo nội dung ở điều 6.3.1.
7.3. Phải sử dụng máy theo những quy định nêu trong các điều 6.2.6; 6.4.2; 6.4.7;
6.4.8; 6.4.10; 6.4.11; 6.4.18.

122
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5587:1991

Nhóm E
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Sào cách điện


Dielectric handle rod
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sào cách điện dùng để thao tác các thiết
bị đóng cắt và thao tác nối đất cho các thiết bị điện một chiều và xoay chiều
tần số công nghiệp.

1. Yêu cầu kĩ thuật


1.1. Sào cách điện phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí
hậu của môi trường theo TCVN 1443 : 1973.
- Nhiệt độ đến 400C.
- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250C.
- Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000mm.
1.2. Sào cách điện được chế tạo với ba phần chính:
- Phần làm việc.
- Phần cách điện.
- Phần tay cầm.
1.3. Cấu trúc phần việc cần cần đảm bảo có thể gắn chắc với các chi tiết bị và
phần cách điện khi thao tác.
1.4. Phần cách điện nằm giữa phần làm việc và tay cầm được chế tạo bằng các
vật liệu cách điện có tính chất cách điện và cơ học cao.
1.5. Sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm và bụi lọt vào
phía trong.
1.6. Các chi tiết kim loại phải được chế tạo từ vật liệu không gỉ hoặc bảo vệ bề
mặt.
1.7. Cấu tạo và khối lượng của sào cách điện phải đảm bảo thuận lợi cho một
người thao tác.
1.8. Kích thước cơ bản của sào cách điện không được nhỏ hơn các kích thước
của bảng 1 và bảng 2.

123
Bảng 1

Điện áp danh định của thiết bị điện, Chiều dài, mm


kV Phần cách điện Phần tay cầm
Đến 1 Không quy định Không quy định
Từ 2 đến 15 700 300
Trên 15 đến 35 1100 400
Trên 35 đến 110 1400 600
150 2000 800
220 2500 800
330 3000 800
Trên 330 đến 500 4000 1000

Bảng 2

Chiều dài, mm
Loại sào cách điện
Phần cách điện Phần tay cầm
Để nối đất cho trạm đến 1.000V Không quy định Không quy định
Để nối đất cho trạm 2kV đến 500kV Theo Bảng 1 Theo Bảng 1
Để nối đất cho đường dây đến 35kV - -
Để nối đất cho đường dây trên
không 110kV đến 220kV chế tạo 1400 Theo Bảng 1
hoàn toàn bằng vật liệu cách điện
1.9. Sào cách để nối đất cho đường dây trên không điện áp đến 10kV phải chịu
đựng lực kéo 100kG trong một phút. Các loại sao cách điện dùng để thao tác
và nối với đất khác phải chịu lực kéo 150kG trong một phút.
1.10. Khả năng chịu uốn tính bằng phần trăm của sào được xác định theo tỉ lệ số
giữa bán kính cong tại điểm đặt lực sào cách điện áp 2000kV và 20% đối với
sào chịu điện áp cao hơn, dưới tác động của chính khối lượng của soà (loại
sào thao tác) hoặc khối lượng của sào cộng với khối lượng của dây nối đất
(loại sào dùng để nối đất) hoặc hai làn khối lượng phần làm việc với khối
lượng của cầu chì bảo vệ.
1.11. Độ bền cách điện
Đối với sào cấp điện áp đến 110kV phải chịu điện áp xoay chiều tần số công
nghiệp có giá trị bằng ba lần điện áp dây trong thời gian 5 phút, nhưng không
nhỏ hơn 40kV còn cấp điện áp hơn 110kV phải bằng 3 lần điện áp pha trong
thời gian 5 phút.
1.12. Tại chỗ tiếp giáp giữa tay cầm với phần cách điện cần có vòng giới hạn bằng
vật liệu cách điện. Đường kính ngoài của vòng giới hạn cần lớn hơn đường
kính phần tay cầm không ít hơn 10mm.
2. Phương pháp thử

124
2.1. Kiểm tra kích thước của sào với dụng cụ sai số đến 1,0mm.
2.2. Kiểm tra các yêu cầu ở điều 1.2.1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 bằng cách xem xét.
2.3. Kiểm tra độ bền cơ lí theo TCVN 4760: 1989.
2.3.1. Kiểm tra độ bền kéo đứt. Sào được cố định phần làm việc, lực tác dụng ở
phần tay cầm hướng dọc theo sào, giá trị lực kéo theo quy định ở điều 1.9.
2.3.2. Kiểm tra độ bền uốn sào bằng cách đặt sàn theo phương nằm ngang, cố định
sào tại điểm mút của tay cầm và vòng giới hạn. Giá trị uốn theo quy định ở
điều 1.10. đặc điểm lực tại điểm làm việc của phần làm việc.
2.4. Kiểm tra độ bền cách điện theo TCVN 2329: 1978 và TCVN 2330: 1978.
Điện áp thử được đặt giữa phần làm việc và điện cực tạm thời của vòng giới
hạn từ phía phần cách điện.
Sào cách điện được coi là chịu được thử nghiệm nếu không xảy ra đánh
thủng hoặc phóng điện bề mặt hoặc đốt nóng cục bộ do tổn hao cách điện.
3. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản
3.1. Nhãn được in bằng mực không phai hoặc in nổi trên bìa kim loại không rỉ,
được gắn chặt vào phần cách điện cách đầu mút phía làm việc 100m.
Trên nhãn cần ghi rõ:
a) Tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp dử dụng;
d) Tháng, năm xuất xưởng;
đ) Kí hiệu tiêu chuẩn hiện hành.
3.2. Mỗi sào hoặc khóm sào được đặt trong bao da, đóng gói bằng hòm gỗ với
trọng lượng không quá 50kG. Mỗi hòm phải gắn phiếu ghi rõ:
a) Tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp sử dụng;
d) Số lượng;
đ) Ngày, tháng, năm đóng gói;
e) Kí hiệu tiêu chuẩn hiện hành.
3.3. Sào phải được bảo quản trong môi trường kho ráo thoáng mát, cách xa vật
phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axít
v.v…

125
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5588:1991

Nhóm E
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Ủng cách điện


Dielectric foot – wear
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ủng cách điện dùng làm phương tiện
bảo vệ bổ sung nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử
nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. Quy cách
1.1. Ủng cách điện được chế tạo theo hai cấp điện áp sử dụng:
- Đến 1000V.
- Trên 1000V.
1.2. Ủng được chế tạo với kích cỡ sau:
Ủng nam: 247, 255, 262, 270, 277, 285, 292.
Ủng nữ: 225, 232, 240, 247, 255, 262, 270.
1.3. Kiểu và kích thước cơ bản cần phù hợp với các quy định trong bảng 1, hình 1
và hình 2.
Bảng 1
Kích thước: mm
Ủng nam Ủng nữ
Kích Độ rộng Chiều cao Kích thước Độ rộng Chiều cao
thước L không nhỏ H không L không nhỏ H không
hơn nhỏ hơn hơn nhỏ hơn
A B A B
247 171 200 360 225 153 188 320
255 174 203 368 232 156 191 325
262 177 206 375 240 159 194 330
270 180 209 383 247 162 197 335
277 183 212 390 255 165 200 340
285 186 215 398 262 168 203 345
292 189 218 405 270 171 206 350

Chú thích:

126
l1 = 16%L l2 = 41%L l3 = 20%L
Ủng nam: h1 = 42%H h2 = 20%H h3 = 24%H
Ủng nữ: h1 = 39%H h2 = 18%H h3 = 22%H

Hình 1 Hình 2

1.4. Chiều dầy của ủng tại các vị trí đo tương ứng trên hình 1 và hình 2 không nhỏ
hơn trị số quy định trong bảng 2.

Bảng 2
Kích thước: mm
Ủng cao su
V ị trí trên ủng Ủng PVC
Nam Nữ
1 2,5 2,5 3,0
2 2,0 2,0 2,5
3 3,5 3,5 3,4
4 1,3 1,3 1,8
5 8,0 6,0 8,0
6 22,0 17,0 22,0
1.5. Cho phép chế tạo ủng với kiểu và kích thước khác trừ chiều dầy của ủng tại:
- Mũi ủng (vị trí 1)
- Đế ủng (vị trí 5 và 6).
2. Yêu cầu kĩ thuật
2.1. Ủng phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của
môi trường theo TCVN 1443: 1973.
- Nhiệt độ đến 400C.
- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250C.

127
- Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.
2.2. Ủng được chế tạo với màu xám sáng hoặc nâu nhạt. Từng đôi phải đồng
nhất về màu sắc.
2.3. Các chỉ tiêu cơ lí của ủng phải phù hợp với bảng 3.

Bảng 3
Cao su PVC
Chỉ tiêu cơ lí Phần Phần đế Phần Phần đế
trên trên
Độ bền kéo đứt, kG/cm2 không 70 60 60 65
nhỏ hơn 500 400 350 250
Độ dãn dài tương đối khi kéo
đứt, % không nhỏ hơn

2.4. Độ bền điện phải phù hợp với quy định ở bảng 4.

Bảng 4
Loại ủng với cấp điện Điện áp thử, V tần số Dòng điện rò, mA, ở
áp sử dụng công nghiệp trong thời điện áp thử, không lớn
gian một phút hơn
Đến 1000V 5000 9
Trên 1000V 20.000 9
2.5. Ủng không được thấm nước trong quá trình sử dụng.
2.6. Ủng phải chịu được thử nghiệm lão hoá trong 168h ở nhiệt độ 700C. Sau khi
thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lí không kém hơn 75% so với quy định ở bảng 3.
3. Phương pháp thử
3.1. Kiểm tra đồng bộ phải, trái, mầu sắc cho mỗi đôi bằng cách xem xét.
3.2. Đo các kích thước cơ bản bằng dụng cụ đo với độ chính xác đến 1mm.
3.3. Kiểm tra khả năng không thấm nước bằng cách bơm không khí vào ủng với
áp lực 0,5kPa/cm2 và dìm vào bể nước. Trong thời gian 10s mặt ủng không
được sủi bọt.
3.4. Đo chiều dầy của ủng bằng dụng cụ đo có đường kính vết đo 10mm, dưới áp
lực 100G và sai số cho phép không quá 0,1mm. Kết quả đo chiều dầy là gia
trị trung bình của 3 số đo đối với mỗi điểm đo.
3.5. Các chỉ tiêu cơ lí được xác định theo TCVN 1592: 1987 và TCVN 1593: 1987.
3.6. Độ bền cách điện được xác định theo TCVN 2329: 1978 và TCVN 2330:
1978. Phần điện cực đo được thực hiện như sau: ủng được dìm vào bể
nước, nước được rót vào trong ủng sao cho phần ủng khô, tính từ mép ủng
là 5cm. Mực nước trong ủng và ngoài ủng phải bằng nhau. Điện cực được
đặt hẳn vào phần nước trong ủng nối tiếp với đồng hồ mili – ampêmt và mắc

128
vào một cực của máy biến áp. Cực kia của máy biến áp đặt vào phần nước
bên ngoài ủng và nối đất.
Các ủng không đạt yêu cầu cách điện phải được loại bỏ.
3.7. Trường hợp kết quả thử không đạt yêu cầu theo một chỉ tiêu bất kì (trừ chỉ
tiêu cách điện) thì cho phép tiến hành thử lần thứ hai, với số mẫu gấp hai lần.
Kết quả thử này được coi là lần cuối cùng.
3.8. Thử lão hoá theo TCVN 5586: 1991. (Số hiệu của tiêu chuẩn găng cách
điện).
4. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản.
4.1. Trên mỗi ủng, mặt ngoài, cách mép trên của ủng 50mm. Nhà chế tạo đóng
dấu mực trắng không phai hoặc dấu nổi ghi rõ:
a) Tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Cấp điện áp sử dung;
d) Tháng, năm xuất xưởng.
4.2. Trước khi đóng gói, ủng phải được sấy khô trong môi trường nhiệt độ 60oC,
trong thời gian 1h.
4.3. Ủng phải được đóng gói thành đôi, đông mầu, cùng cỡ trong hộp giấy. Trọng
lượng mỗi hòm đóng không quá 50kG.
4.4. Mỗi hòm được đóng gói ghi rõ:
a) tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp sử dụng;
d) Số đôi, cỡ số;
đ) tháng, năm, xuất xưởng;
e) Kí hiệu tiêu chuẩn.
4.5. Ủng cần được bảo quản trong môi trường kho ráo, thoáng mát, cách xa vật
phát nhiệt không có ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axít
v.v…

129
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5589:1991
Nhóm E
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Thảm cách điện


Dielectric rug

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thảm cách điện bằng cao su dùng để làm
phương tiện bảo vệ bổ sung, nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho
người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. Yêu cầu kĩ thuật


1.1. Thảm phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của
môi trường theo TCVn 1443 :1973.
- Nhiệt độ đến 400C.
- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250C.
- Độ cao so với mặt nước biển không lớn hơn 1000m.
1.2. Thảm được chế tạo theo các kích thước sau:
- Chiều dài từ 500mm đến 8.000mm
- Chiều rộng từ 500mm đến 1.200mm
- Chiều dầy (6±1)mm.
1.3 Thảm có bề mặt nhám với các rãnh răng cưa có độ sâu từ 1mm đến 3mm.
1.4 Thảm có thể có màu sắc bất kì nhưng phải có đồng màu trên một tấm thảm.
1.5 Mặt trên của thảm không được có vết nứt, tạp chất, lỗ thủng cũng như vết
lõm sâu quá 1mm, đường kính quá 1mm với số lượng quá 6 điểm trên một
mét chiều dài, cho phép có đường răng cưa và hoa văn.
1.6 Bề mặt dưới của thảm không có vết lõm sâu quá 1,5mm, dài quá 35mm,
rộng quá 20mm; không có bọt khí cao quá 1,5mm đường kính quá 5mm.
Tổng số vết lõm và bọt khí không quá 6 điểm trên một chiều dài.
1.7 Các chỉ tiêu cơ lí của thảm cao su theo quy định ở bảng 1.
Bảng 1

Chỉ tiêu Giá trị

Độ bền kéo đứt không nhỏ hơn , KG/cm2 25


Độ dãn dài tương đối khi kéo đứt, %, không nhỏ hơn 180
Độ dãn dư tương đối sau khi đứt , %, không lớn hơn 45

130
1.8 Thảm phải chịu được điện áp thử xoay chiều 20hV tần số công nghiệp trong
thời gian một phút .
1.9 Dòng điện dò cho phép giữa các điện cực thử nghiệm không lớn hơn 1mA
trên 1000V điện áp thử.
1.10 Thảm uốn cong 180o theo hai hướng vuông góc không được có vết nứt
1.11 Thảm phải chịu được thử nghiệm độ lão hoá trong 168h ở nhiệt độ 70oC. Sau
khi thử các chỉ tiêu cơ lí không thấp hơn 75% giá trị trước khi thử lão hoá.
2. Phương pháp thử.
2.1 Kích thước của thảm được kiểm tra bằng dụng cụ có sai số không quá 1mm.
2.2 Độ sâu vân răng cưa và kích thước các chỗ sai hỏng được đo bằng dụng cụ
có sai số không quá 0,2mm.
2.3 Hình dáng , màu sắc của thảm được kiểm tra bằng mắt .
2.4 Các chỉ tiêu cơ lí được kiểm tra theo TCVN 1592 : 1978.
2.5 Chỉ tiếu độ bền điện của thảm được kiểm tra theo TCVN 2329 :1978 và
TCVN 2330 :1978. Trong mạch đo mắc nối tiếp đồng hồ miliampemt. Phần
điện cực đo được thực hiện như sau: thảm được kéo giữa hai trục kim loại
có đường kính (200 ± 25) mm được dùng làm hai cực điện. Điện cực này
được chế tạo từ không rỉ hay thép mạ Ni, Cr…
Trục dưới được nối với một cực của máy biến áp và nối với đất quay với tốc
độ 3cm/s. Trục trên quay tự do được nối tiếp với đồng hồ miliampemt và mắc
với một cực kia của biến áp. Chiều dài của trục trên là 400mm khi thử với
thảm có chiều rộng 500mm và 1100mm với thảm 1200mm. Tải trọng của điện
cực trên bằng 5kG với trục dài 400mm và 7,5 kG với trục dài 1100mm. Tải
trong phân bổ đều trên toàn bộ trục. Thảm được kéo khi trục trên được nâng
đến điện áp 20 kV. Dòng điện rò ở điện áp thử không được quá 1mA/1kV.
2.6. Thảm uốn cong 180o về hai hướng vuông góc với thanh kẹp kim loại co
đường kính bằng 4 lần chiều dầy thảm. Thời gian là 5 phút vẫn đảm bảo
không có vết nứt.
2.7. Thử lão hoá theo TCVN 5586: 1991.
3. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản
3.1 Trên mỗi thảm, ở mặt sau tại góc thảm cách mép thảm 10cm, nhãn của thảm
được thực hiện bằng phương pháp đóng dấu đỏ hoặc in dấu nổi. Trên nhãn
ghi rõ:
a) tên sản phẩm và kí hiệu;
b) Cơ sở chế tạo:
c) Điện áp thử;
d) Quy cách;
đ) Kí hiệu tiêu chuẩn.
3.2. Thảm có thể quấn thành một cuộn hoặc xếp tấm vào hòm gỗ, đường kính
lõm quấn

131
Không nhỏ hơn 100mm. Trọng lương mỗi hòm không quá 50kg. Để thuận lợi
cho vận chuyển cho phép trọng lượng đến 90kg đối với thảm kích thước lớn.
3.3. Mỗi hòm hoặc mỗi cuộn phải gắn phiếu ghi rõ:
a) Tên sản phẩm và kí hiệu.
b) Cơ sở chế tạo;
c) Quy cách;
d) Số lượng;
đ) Kí hiệu tiêu chuẩn.
3.4. Thảm cần được bảo quản trong môi trường kho ráo thoáng mát, cách xa các
vật cách nhiệt, không có ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu,
axít…

132
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5586:1991

Nhóm E
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Găng cách điện


Dielectric gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các


loại găng cách điện bằng cao su
dùng làm phương tiện bảo vệ bổ
sung nhằm tăng cường khả năng
an toàn điện cho người trong thử
nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. Quy cách
1.1. Găng cách điện được chế tạo theo
hai cấp điện áp sử dụng sau đây;
- Đến 1.000V (găng hạ áp);
- Trên 1.000V (găng cao áp).
1.2. Găng cách điện có thể được chế
tạo theo các cỡ và kích thước trên
hình 1 và bảng 1.

Bảng 1
Kích thước: mm
Cỡ găng
Kích thước Sai lệch
1 2 3
Độ dài L không bé hơn 250 350 350 ±10
Độ dài b 220 240 260 ±10
Độ dài b1 240 260 290 ±10
Độ dài b2 310 340 360 ±10
Độ dài 1 106 118 125 ±5
Chiều dầy, S (găng hạ áp) không nhỏ hơn 0,7
Chiều dầy, S (găng cao áp) không nhỏ hơn 1,2
Chú thích: Cho phép chế tạo găng có hình dạng và kích thước khác với quy
định trên (trừ chỉ tiêu chiều dầy), theo sự thoả thuận của khách hàng.

133
2. Yêu cầu kĩ thuật
2.1. Găng phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của
môi trường theo TCVN 1443:1973.
- Nhiệt độ đến 400C.
- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250c.
- Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.
2.2. Găng phải được chế tạo đồng nhất về mầu sắc cho mỗi đôi, bề mặt găng
phải nhẵn.
2.3. Găng cao su cần có chỉ tiêu cơ lí theo bảng 2.
Bảng 2
Chỉ tiêu cơ lí Giá trị
1. Độ bền kéo đứt, kG/cm2, không nhỏ hơn 150
2. Độ dãn dài kéo đứt,%, không nhỏ hơn 700
3. Độ dãn dư, %, khi kéo dài 500% không lớn hơn 10
2.4. Độ bền cách điện của găng phải phù hợp với quy định trong bảng 3.
Bảng 3
Điện áp thử nghiệm, V, Dòng điện rò ở điện áp
Loại găng ở tần số công nghiệp thử nghiệm, không vượt
trong một phút quá, mA
Găng điện áp đến 1000V 3500 3,5
Găng điện áp trên 1000V 9000 9

2.5. Găng phải chịu được thử nghiệm độ lão hoá trong 168h ở nhiệt độ 70oC. Sau
khi thử các chỉ tiêu cơ lí không thấp hơn 75% giá trị trước khi lão hoá.
3. Phương pháp thử
3.1. Kiểm tra đồng bộ phải trái độ đồng mầu cho mỗi đôi bằng cách xem xét.
3.2. Kiểm tra chất lường màng găng được thực hiện bằng cách dồn vào găng
1,5dm3 không khí sau đó giữ thật khít cổ găng, rồi quan sát bề mặt găng.
3.3. Đo chiều dầy găng bằng dụng cụ đo có độ chính xác đến 0,1mm đường kính
vết đo là 10mm, với áp lực 1000. Đo ít nhất 3 điểm theo chiều dọc của găng
bắt đầu từ đỉnh ngón giữa.
3.4. Các chỉ tiêu cơ lí được xác định theo TCVN 1592:1987 và TCVN 1593:1987.
3.5. Độ bền cách điện của găng được xác định theo TCVN 2329:1978 và
TCVN2330:1978. Trong mạch đo mắc nối tiếp thêm đồng hồ đo miliampe.
Phần điện cực được thực hiện như sau:
Găng được dìm vào bể nước, nước được rót vào găng sao cho phần găng
khô tính từ mép găng là 5cm. Mức nước trong găng và ngoài găng phải bằng
nhau. Một cực đặt hẳn vào phần nước trong găng nối tiếp với đồng hồ
miliampêmt mắc vào một cực của biến áp. Một cực đặt vào phần nước bên

134
ngoài găng mắc vào cực kia của biến áp và nối đất. Các găng không đạt yêu
cầu cách điện phải được loại bỏ.
3.6. Thử lão hoá được tiến hành trong buồng nhiệt ở nhiệt độ 70 ± 2oC thời gian
thử là 168h. Sau khi thử lưu mẫu trong điều kiện nhiệt độ phòng không ít hơn
16h rồi thử theo điều 3.4, 3.5.
Chú thích: Cho phép có thời gian ngừng thử nhưng tổng số thời gian này
không quá 60h.
3.7. Trường hợp kết quả thử găng không đạt yêu cầu theo một chỉ tiêu nào đó
(trừ chỉ tiêu cách điện) thì phải tiến hành thử lần hai với số mẫu gấp hai lần.
Kết quả thử lần này được coi là kết quả cuối cùng.
4. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản
4.1. Trên mỗi găng ở mặt chính diện, cách mép 50mm đóng một dấu trắng chữ đỏ
mực không phai hoặc dấu nổi.
Dấu ghi rõ:
a) Tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Cấp điện áp dụng.
d) Thời gian thử xuất xưởng;
đ) Kí hiệu tiêu chuẩn.
4.2. Găng được bao gói thành từng đôi sau khi làm vệ sinh và sấy khô nhiệt độ
600C trong một giờ.
4.3. Găng được đóng gói vào hòm vận chuyển co trọng lượng không quá 50kG.
4.4. Mỗi gói nilông và mỗi kiện đều có nhãn với nội dung sau:
a) Tên và kí hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Số đôi, cỡ số;
d) Cấp điện áp sử dụng ;
đ) Số hiệu tiêu chuẩn.
4.5. Găng cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, cách xa các
vật cách nhiệt , không có ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng , dầu ,
axit …vv.

135
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3145:1979

Nhóm T
Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp 1000 V – Yêu cầu an toàn
Switching devices for voltage below 1000 V – Safety requirements

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khí cụ thông dụng để đóng cắt mạch điện,
điện áp đến 1000 V.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với kết cấu cảu khí cụ đóng
cắt mạch điện .
2. Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000 V phải tuân theo các quy định
của tiêu chuẩn này, TCVN 2841 : 1979 và TCVN 2282 : 1978.
3. Cấp bảo vệ của khí cụ đóng cắt mạch điện phải tuân theo TCVN 1988 :1977.
4. Sự phát nóng cục bộ của khí cụ đóng cắt mạch điện phải đảm bảo không làm
biến dạng hay nóng chảy các bộ phạn dãn điện, cách điện và truyền động,
không gây nguy hiểm cho người trng quá trình làm việc. Nhiệt độ mặt ngoài
của vỏ của những khí cụ đóng cắt mạch điện mà người lao động tiếp xúc
thường xuyên, nút bấm và tay cầm thao tác không quá 50oC.
5. Kết cấu cảu thiết bị đóng cắt mạch điện phải đảm bảo để:
Khi được lắp đặt trong thiết bị chính thì khung kim loại không mang điện của
khí cụ đóng cắt mạch điện có thể đẩy vào hay kéo ra được nối hệ thống nối
đất của thiết bị chính đó;
Khi kéo khí cụ ra mà phần dãn điện đã được cất khỏi nguồn điện thì không
nhất thiết phải nối khung kim loại không mang điện với hệ thống nối đất của
thiết bị chính;
Khi tháo khí cụ đóng cắt mạch điện ra khỏi thiết bị chính, trước tiên phải tháo
phần dẫn điện ra khỏi nguồn điện, sau đó tháo mạch nối đất.
6. Khi được lắp đặt trong thiết bị chính, kết cấu của khí cụ đóng cắt mạch điện
có thể đẩy vào kéo ra được phải được định vị ở vị trí ; làm việc và có thể liên
động để không cho phép đẩy vào hay kéo ra khi khí cụ đang ở trạng thái
đóng.
7. Khi lựa chọn khoảng cách rò điện và khe hở điện của khí cụ đóng cắt mạch
điện được lắp trong vở của thiết bị khác phải chú ý đến ảnh hưởng của các
tấm cách điện và tính bảo vệ của vỏ ấy, cũng như các yếu tố làm giảm độ
bền điện (thí dụ sự ion hoá, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn , muội than, bụi và các
sản phẩm do đập hồ quang ….) để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
8. Các khí cụ đóng cắt mạch điện có cơ cấu truyền động bằng tay phải có bộ
phận bảo vệ để loại trừ khả năng tay gạt đánh lại do lực điện động làm chấn
thương tay người thao tác khi đóng cắt mạch điện.

136
9. Vòng nguy hiểm do khí phun ra trong quá trình làm việc cảu khí cụ phải được
quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kĩ thuật cho từng loại và kiểu khí cụ,
cũng như phải nói rõ trong hướng dẫn lắp đặt và vận hành.

137
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2572 : 1978

Nhóm E

Biển báo an toàn về điện


Danger warning sign for electric installations

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các biển báo có chữ và dấu hiệu có điện áp, đặt
trên các dụng cụ, máy, khí cụ, các thiết bị điện ….vv. để báo cho người tránh
khỏi nguy hiểm do điện gây ra khi vận hành, làm việc và đi qua gần những
thiết bị đó.

1. Phân loại và kích thước


1.1 Căn cứ vào các đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm:
Biển báo chung - dùng ở những nơi co nhân viên vận hành thiết bị điện cũng
như người đến làm việc hoặc đi qua.
Biển báo riêng - dùng ở những nơi chỉ có nhân viên vận hàng thiết bị điện
làm việc.
1.2 Căn cứ vào thời gian sử dụng biển báo gồm:
Biển báo cố định - đặt trong một thời gian không quy định;
Biển báo lưu động - đặt trong một thời gian nhất định.

1.3 Căn cứ vào kích thước (a x b), tính bằng mm, biển báo được phân thành
nhóm sau:
a – 360 x 240 e – 145 x 72
b – 240 x 150 g – 105 x 52
c – 240 x 120 h – 72 x 36
d – 210 x 210 i – 52 x 26
k – 36 x 18
1.4 Căn cứ vào nội dung lời trên biển, biển báo được phân theo bảng 1.

138
Bảng 1.
Chức Kích Hình
Kiểu Lời trên biển Loại Chú thích
năng thước vẽ
1 2 3 4 5 6 7
Có dấu hiệu
Cấm vào! Điện
có điện áp
1aX áp cao nguy hiểm Chung Cố định 360 x 240 1
và hình sọ
chết người
người

2aX Cố định 360 x 240 Có dấu hiệu 2,3


Cấm trèo! Điện Lưu có điện áp
2b áp cao nguy hiểm Chung 240 x 150 4
động và hình sọ
2K chết người 360 x 240 5
Khuôn người

1 2 3 4 5 6 7
3aX Chung
Cấm lại gần! Có Cố định 360 x 240 Có dấu hiệu 6
điện nguy hiểm có điện áp
chết người Lưu 240 x 150
3b Chung 7
động

Dừng lại! Có điện


nguy hiểm chết Có dấu hiệu
4aX người Chung Cố định 360 x 240 8
có điện áp

Cấm sờ!Có điện


Có dấu hiệu
5aX nguy hiểm chết Chung Cố định 360 x 240 9
có điện áp
người
Chú ý! Phía trên Có dấu hiệu
6ax Chung Cố định 360 x 240 10
có điện có điện áp
Cấm đóng điện!
Lưu
7b Có người đang Riêng 240 x 150 - 11
động
làm việc
Cấm đóng điện
!Có người đang Lưu
8b Riêng 240 x 150 - 12
làm việc trên dây động
dẫn
Cấm mở!Có
Lưu
9b người đang làm Riêng 240 x 150 - 13
động
việc
Chú ý! Điện áp Lưu
10c Riêng 240 x 150 - 14
ngược động
Lưu
11c Đã nối đất Riêng 240 x120 - 15
động
Lưu
12d Làm việc tại đây Riêng 210 x 210 - 16
động

139
Lưu
13d Trèo tại đây Riêng 210 x210 - 17
động
Lưu
14d Vào hướng này Riêng 210 x 210 - 18
động
15eX 145x 72
15gX 105 x 52 19
Có dấu hiệu
15hX - Chung Cố định 72 x 36 20
có điện áp
15iX 52 x 26
15kX 36 x 18

Chú thích.
1.Trong trường hợp cần thiết, cho phép vẽ thêm hình sọ người nhưng phải
đảm bảo yêu cầu trong điều 2.6 cảu tiêu chuẩn này;
2. Chữ và số ở cột (cột 1 - “Kí hiệu”) biểu thị 1 đến 15 - Phân theo lời ghi ở
cột 2 (bảng 1); a, b, c, d, e, g, h, i, k - Phân theo kích thước:
K- Loại biển cố định ;
K- Khuôn. Khuôn là loại biển đã được khoét thủng tất cả các chữ viết, dấu
hiệu có điện áp và khung của biển.

1.5 Nội dung trình bày và kích thước biển báo được quy định trong bảng 2- 4 và
trên hình vẽ 1 - 20.

140
Bảng 2
Ki ểu Hình a b c m e f g t h1 h2 h3 k I D n S1 S1 d

1 aX,2aX
1,2, 6,8,
3aX,4aX, 360 240 40 350 40 12 12 - 160 35 24 40 40 - 4 5 3 6
9
5 aX

4 và
2b,3b và 8b 240 150 25 - 25 70 10 100 100 25 20 25 5 - 4 3 2 4
12

7b và 9b 11 và
240 150 - - - 70 10 100 - 25 20 25 15 - 4 3 2 4
13

12d,13d và 14d 16,17,18 210 210 - - - 55 12 100 - 24 - 71 20 170 10 3 - 4

Còn lại Theo hình vẽ

Bảng 3

Kiểu Hình vẽ a b c e f g h D
15 eX 72 145 27 18 5,0 5,0 110 3
15gX 52 105 20 13 4,5 4,5 80 3
15hX 16 v à 17 36 72 15 9 4,0 4,0 55 2
15 iX 26 52 10 6 3,0 3,0 40 2
15kX 18 36 7 5 2,5 2,5 25 2

141
1.6 Biển báo phải được sơn màu phù hợp với quy đ định trong bảng 4

Bảng 4.

Dấu Hiệu Hình sọ Vòng


Ki ểu Nền Chữ Khung
có điện áp người trong
1 aX,2 aX,2K Trắng Đen Đỏ t ươi Đen - Đỏ t ươi
26,3 aX,3b, 4
Trắng Đen Đỏ tươi - - Đỏ tươi
aX,5 aX, 6 aX
7b , 8b và 9b
Trắng Đen - - - Đỏ tươi

10c và 11c Vàng Đen - - - Đen


12d, 13d và 14d Xanh lá cây Đen - - Trắng Trắng
Đỏ tươi
15eX Trắng - - - -
hoặc đen
1.7. Sử dụng các biển báo phải phù hợp với những quy định trong các quy phạm
an toàn lao động hoặc các tài liệu khác có liên quan về an toàn lao động.
1.8. Khi đặt làm các biển báo, phải chỉ rõ kiểu, loại theo quy định trong tiêu chuẩn
này.
2. Yêu cầu kĩ thuật
2.1. Biển báo phải chế tạo theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tài liệu kĩ
thuật có liên quan khác.
2.2. Biển báo cố định và khuôn được chế tạo bằng thép tấm chất lượng thường, có
chiều dầy không nhỏ hơn 0,5mm.
2.3. Biển báo cố định kiểu 15eX đến 15kX dùng để gắn trên thiết bị điện, khí cụ, các
dụng cụ đo điện có thể chế tạo bằng vật liệu như nhôm lá, đồng lá, thép lá
hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo tuổi thọ của nó trong điều kiện
vận hành của sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo rõ ràng và đọc rõ nét chữ. Có
thể dùng loại có lỗ hoặc không có lỗ. Cho phép chỉ vẽ dấu hiệu có điện áp trực
tiếp ngay trên sản phẩm nhưng kích thước phải phù hợp với TCVN 2049:1977
theo chiều cao “h” quy định ở Bảng 3 của tiêu chuẩn này.
2.4 Biển báo phải được gắn chắc bằng bulông, vít, đinh tán hoặc gắn trực tiếp vào
sản phẩm. Kích thước của các lỗ bắt bulông, vít được quy định trong các bảng
và hình vẽ của tiêu chuẩn này.
2.5 Biển báo lưu động được phép được chế tạo bằng kim loại lá, chất dẻo hoặc
bằng vật liệu khác có chiều dầy từ 2 - 3mm. Các vật liệu này không bị hư hỏng
do tác dụng của khí quyển.
2.6 Hình sọ người phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Mầu của hốc mắt, mũi, răng và đường viền của sọ phải là mầu đen;
Đoạn đầu của dấu hiệu có điện áp phải cho xuyên qua hốc mắt phải, nhưng
hình sọ người không được che khuất đầu mũi tên của dấu hiệu, đồng thời phải

142
để chừa một đoạn rõ từ chỗ hốc mắt phải đến chỗ gấp khúc của dấu hiệu có
điện áp;
Hình sọ người phải có kích thước tương ứng với dấu hiệu có điện áp.
Phần lời của biển báo phải viết bằng chữ in thẳng đứng theo tiêu chuẩn “tài
liệu thiết kế” (TCVN 6:1974).
Hình dạng và kích thước của dấu hiệu có điện áp theo TCVN 2049:1977.
Biển báo không được có những vết sần sùi, cạnh sắc.
Biển báo cố định và khuôn phải sơn cả hai mặt, trước khi sơn phải làm sạch
hết vết bẩn, vết gỉ.
Sơn phải đều, đậm và bền, bề mặt lớp sơn phải nhẵn.
Biển báo kiểu 2aX phải bắt chắc chắn ở độ cao từ 2,5m - 3m so với mặt đất.
2.12 Trên cột bê tông, cho phép dùng khuôn 2K để thể hiện trực tiếp nội dung của
biển báo và sơn màu quy định trong Bảng 4.
2.13 Phía trên biển báo loại lưu động phải có hai lỗ theo kích thước quy định trong
Bảng 2 để luồn dây treo thích hợp.
3. Quy tắc nghiệm thu
3.1 Các biển báo phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật bên sản xuất kiểm tra theo
yêu cầu của tiêu chuẩn này.
3.2. Kiểm tra kích thước và chữ viết của biển báo bằng dụng cụ đo có độ chính xác
đến 1mm. Khi kiểm tra, lấy 10% số biển báo của lỗ, nhưng không được ít hơn
3 chiếc.
3.3. Kiểm tra các điều 2.7; 2.8 và 2.1 bằng mắt thường. Kiểm tra từng biển báo
riêng biệt.
4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
4.1 Biển báo phải được bao gói trong hòm gỗ hoặc hòm các tông, giữa các biển
báo phải có giấy lót. Khối lượng của hòm để xếp biển báo không quá 20kg.
4.2 Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau:
- Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất;
- Kiểu biển báo;
- Khối lượng, kg;
- Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn
4.3 Biển báo được bảo quản trong phòng ở điều kiện bình thường
4.4 Biển báo được vận chuyển bằng mọi phương tiện.

143
144
145
146
147
148
149
150
TIÊU CHUẨN AN TOÀN ĐIỆN

Chịu trách nhiệm xuất bản

BÙI HỮU HẠNH

Biên tập kỹ,mỹ thuật BÙI THỊ THÔNG

Chế bản điện tử VŨ HỒNG THANH

Sửa bản in NGUYỄN QUỐC HƯNG


TRỊNH KIM NGÂN

Trình bày bìa NGUYỄN HỮU TÙNG

151

You might also like