You are on page 1of 68

1

MỤC LỤC SNĐC TẬP 5:


Các bài 198 <> 225

BÀI ĐỀ TÀI TRANG

198 Thiết lập Hội Thánh 3


199 Bổn phận làm tông đồ 6
200 Bài giảng trên núi 9
201 Bản tính con người và Tám Mối Phúc Thật 12
202 Sự khôn ngoan của (TMPT) 14
203 Mặc khải nước Thiên Chúa 16
204 Những đòi hỏi của TMPT 19
205 Giới răn và lời huấn dụ 21
206 Những lời chúc dữ 23
207 Quên lãng nước Trời 26
208 Phó thác nơi Thiên Chúa 29
209 Phó thác là khôn ngoan 32
210 Tình yêu tha nhân: + Ý nghĩa 35
211 + Tính cách bắt buộc 38
212 + Lời khuyên 40
213 ‘Yêu như bản thân mình vậy’ 43
214 ‘Yêu như bản thân mình vậy’ (Xét mình) 45
215 ‘Như cha đã yêu thương các con’ 47
216 Chúa Giêsu và các Tông Đồ 48
217 ‘Như Thiên Chúa yêu thương chúng ta’ 50
218 Tình yêu trong TC và trong Chúa Giêsu 51
219 ‘Hãy để lễ vật ở đó!’ 53
220 Lòng thật thà đơn sơ 55
221 Lòng thanh tịnh 57
222 Lòng trong sạch: Nhân đức cao đẹp 60
223 ‘Phúc cho người có lòng trong sạch’ 62
224 Tâm hồn trong sạch nhìn thấy Thiên Chúa 64
225 Ý hướng ngay lành 66

Ai nói mình mến Chúa mà không yêu anh em là người nói


dối. Ngọn lửa yêu thương Chúa đem xuống trần cốt để
bùng cháy trong mọi tâm hồn. Yêu người như mình, đó là
luật thông thường buộc hết mọi người. Yêu anh em như
ới răn mới Chúa Kitô đã dạy để
Chúa yêu ta, chính là gi
môn đệ cẩn thủ. Đức Ái còn phải hướng tới mức hoàn hảo,

2
BÀI THỨ 198
THIẾT LẬP HỘI THÁNH

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Ngay trên bờ hồ Gênêsareth Thầy Chí Thánh đã báo cho Phêrô và Anrê cũng như hai
con ông Zêbêđê biết rằng Ngài sẽ biến các ông trở thành ‘những ngư phủ đánh cá
người.’ Bài nguyện ngắm ngày mai sẽ chú trọng đến việc chọn lựa và gọi 12 người
theo Ngài. Ngài sẽ biến các ông trở lên những người cộng tác, và sẽ tiếp tục sứ mệnh
của Ngài sau này. Ngài sai các ông đi loan báo Tin Mừng và ban cho các ông đặc ân
làm phép lạ.

Ngay từ tối hôm nay, chúng ta hãy đ ưa mắt rảo qua khắp trái đất với năm châu rộng
lớn, với những bãi bể bát ngát, những sa mạc mênh mông, những đồi núi hoang vu.
Tất cả đều xa lạ với các vị sứ đồ tương lai đó. Đồng thời chúng ta hướng mắt về một
góc trời: xứ Galilê, một nét chấm ly ty khó nhận thấy trên bản đồ thế giới. Thế nhưng
chính từ nơi đây phát xuất một đoàn chiến sĩ không khí giới đi chinh phục muôn dân,
gây dựng một vương quốc lớn lao nhất, thế lực nhất, tốt đẹp nhất và trường kỳ nhất
chưa từng có trong lịch sử loài người. Chúng ta ngắm kỹ điểm tương phản trên! Càng
suy niệm, chúng ta càng nhận thấy vẻ cao trọng thâm sâu của công cuộc truyền giáo,
và đặc biệt là thấy được sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa.

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: Hình dung ra ngọn đồi trong màn đêm, nhưng màn đêm sắp tàn trước
rạng đông đang tiến đến. Cảnh vật nhuộm màu xanh đậm, phảng phất vẻ tươi vui. Xa
xa, thấp thoáng vài con thuyền đánh cá của người dân Galilê.

Xin ơn thấu hiểu và cảm nhận nét đơn sơ nhưng đày ý nghĩa c ủa một biến cố đang
khởi diễn: biến cố thiết lập Hội Thánh.

CÔNG TRÌNH CAO CẢ

1- Một công trình vượt xa mọi công cuộc xây dựng đế quốc hay hoàng triều thế
gian.

2- Công cuộc này thuộc phạm vi cao siêu vì tạo nên một xã hội quy tụ những
người được thần thánh hóa.

3
3- Trong khi các đế quốc hoàng triều thế gian sẽ mai một với thời gian, hoặc
suy sụp để nhường chỗ cho những đế quốc hoàng triều khác, thì xã hội này vẫn
tồn tại mãi và mai này còn trở nên sang trọng huy hoàng hơn trong quê Trời.

4- Công trình ấy sẽ cải tạo thế giới, thăng hóa nhân gian, phát huy sợi dây bác
ái để liên kết mọi người lại với nhau.

Hãy mường tượng tới giá trị lớn lao của một công trình như thế. Tỏ lòng ngưỡng mộ
vẻ cao trọng và những ân huệ phát xuất từ công trình này. Cám ơn Thầy Chí Thánh
đã hiến trọn thời gian, đời sống và tình yêuđ ể thực hiện công trình vô giáđó! Gi ả
như không có Hội Thánh, ta sẽ ra sao và biết được gì về mầu nhiệm Chúa!

DÙNG PHƯƠNG THỨC BÌNH THƯỜNG

‘Phương tiện bình thường’ là phương thức hoạt động của Thiên Chúa trong mọi việc.
Nhưng nào mấy ai nhận ra điều đó! Giả như gặp lần đầu, chắc chúng ta cũng sẽ phải
ngạc nhiên không ít.

Nhưng để có một ấn tượng sâu xa về phương thức Chúa dùng, chúng ta hãy dừng lại
và suy niệm cẩn thận, thấu đáo. Một khi khám phá được những khía cạnh mà trước
đây hãy còn xa lạ, chúng ta sẽ sửng sốt và thốt lên như Giacóp sau cuộc đấu sức với
Thiên Thần: ‘Thiên Chúa vẫn ở đó thế mà tôi không nhận ra.’

1- Các sứ đồ đều thuộc lớp người lao động, ăn mặc thô sơ, chân tay cứng cỏi,
dáng đi nặng nề.

2- Các ông hầu như không có học thức.

3- Ngôn ngữ các ông dùng rất bình dân.

4- Người ta có thể thấy được nơi các ông một vài đức tính như tinh thần hăng
hái truyền giáo, lòng hy sinh; nhưng các ông vẫn là những người vô học và yếu
đuối! Sau này chúng ta sẽ thấy rõ ràng điều đó. Dù thế, Chúa Giêsu, Thầy Chí
Thánh đáng tôn thờ của chúng ta sắp biến những người nghèo hèn ấy thành
những bậc dìu dắt dân chúng, những nhà chinh phục thế giới, những vị anh
hùng, những bậc đại thánh và anh dũng t ử đạo! Chúa Giêsu muốn khai sáng
thế gian bằng lời rao giảng của họ.

Chúng ta hãy thưa với Chúa Giêsu là chúng ta rất hãnh diện về Ngài. Ngưỡng mộ về
việc Ngài sử dụng các phương tiện tầm thường để mưu đồ việc lớn. Nhìn nhận đức
khôn ngoan tuyệt vời trong những việc Ngài làm: tất cả đều tỏ hiện vẻ siêu nhiên và

4
chứng tỏ có bàn tay Thiên Chúa can thiệp rõ ràng. Thật là một chứng tích tuyệt diệu
của Kitôâ giáo.

HỘI THÁNH NGÀY NAY

Trước phương tiện eo hẹp như nhân lực yếu kém của Hội Thánh, chúng ta không
khỏi cảm thấy buồn rầu lo lắng, và có khi cay đắng nữa là khác. Chúng ta quên rằng
luôn có một Tâm Trí vô hình đi ều khiển, thiết lập công trình đó và ti ếp tục theo dõi
mọi giai đoạn tiến triển của nó qua bao thế kỷ. Chính Chúa Giêsu là Tâm Trí điều
khiển công trình ấy. Điều Ngài làm cách hữu hình xưa kia, bây giờ Ngài vẫn tiếp tục
cách vô hình. Ngài không chủ trương thay đổi phương pháp: tình trạng eo hẹp và bất
toàn xưa và nay vẫn luôn là cách thế Ngài dùng để thực hiện các việc lạ thường.

Giả như có mặt trên ngọn đồi lúc Chúa Giêsu chọn gọi các sứ đồ, không biết chúng
ta sẽ nhìn những người được chọn vô tài kia với con mắt thế nào? Chúng ta sẽ nói gì
và có cảm tưởng gì về họ? Biết đâu chúng ta chẳng có thái độ khinh khi, ít nhất là
trong tâm trí? Biết đâu chúng ta lại chẳng nói: ‘Chúa Giêsu nghĩ thế nào mà lại chọn
lựa những thừa tác viên như thế?

Hãy tỏ lòng tín nhiệm vững vàng vào tương lai Hội Thánh. Đừng có những tư tưởng
thấp kém theo ý nghĩ th ế gian, hãy nhìn vào khía cạnh siêu nhiên! Hãy sống bình
tĩnh, đừng bao giờ có giọng chống đối chua chát! Hãy cố tránh tất cả những gì làm ta
nhụt chí. Luôn tâm niệm rằng đây là một công trình thực hiện theo cách thế nhân loại,
tùy thuộc luật lệ tự nhiên, nhưng có Thiên Chúa là nền tảng thâm sâu trong mọi sự.
Hãy tỏ lòng hối tiếc vì thiếu lòng tin tưởng, hay đúng hơn, là thiếu suy nghĩ: suy
niệm sẽ giúp ta nhận định rõ ràng và sâu xa hơn. Tìm điều dốc quyết cho hợp với tâm
trạng lúc này.

----------o0o----------

5
BÀI THỨ 199

BỔN PHẬN LÀM TÔNG ĐỒ

+ Tiền nguyện: Hình dung ra Thầy Chí Thánh trên sườn đồi trong giây phút trọng
đại, lúc Ngài chọn gọi các sứ đồ. Tưởng như Ngài hướng về ta, nhìn ta qua thời gian
và không gian. Hỏi Ngài xem ta có thể làm cho Ngài được việc gì ?

BỔN PHẬN VÀ CHỐNG ĐỐI

Trong thời đại chúng ta, một tâm hồn Kitôâ hữu đích thực có bổn phận phải trở nên
một Tông Đồ. Trước làn sóng vô thần đang lan tràn trong xã h ội hiện đại, cần phải
thiết lập những thành lũy kiên c ố và tìm ra những phương thế cấp cứu. Hội Thánh
đang chuyển mình theo chiều hướng đó. Hội Thánh có được những chương trình phổ
quát và chỉ có thể thành công với sự góp sức của nhiều người. Và rồi ta còn thấy
nhiều công trình đặc biệt được hình thành do sáng kiến của nhiều cá nhân.

Phải chăng một Kitôâ hữu không thể nào trở thành một Tông Đồ cho người khác
được? Có thể lắm chứ, chẳng hạn như trong gia đình, bên c ạnh gia nhân, trong tầm
ảnh hưởng xã hội của mình! Ai cũng có th ể giúp đỡ phần nào vào chương trình tập
thể đang cần đến mọi thiện chí hợp tác.

Tuy nhiên, nhiều người bình thường cũng như đạo đức, còn do dự, không dám nhúng
tay vào việc phục vụ xã hội và các linh hồn. Người thì thoái thác là vô tài, dốt nát,
không biết làm thế nào! Người lại nói mình không quen giao tiếp nên chẳng có ảnh
hưởng gì, và số mình cũng không được may mắn lắm, nên tốt hơn cả là cứ sống âm
thầm thôi! Có người còn thêu dệt rằng: tôi là gì mà cứu các linh hồn! Lo cho thân
mình đ ược cũng là quá l ắm rồi. Đức hạnh thì không có lấy một mảy may. Tôi cố
gắng làm trọn bổn phận cho chiếu lệ qua lần chứ đâu có hứng thú gì. Tôi chẳng hy
vọng giúp cho công trình của Thiên Chúa được gì đâu!

CÂU TRẢ LỜI

Hỡi bạn là người đang tìm c ớ thoái thác, bạn biết rằng giọng điệu trên đây không
đúng với tinh thần người Kitôâ hữu không? Mọi chứng lý người nêu ra đều có vẻ trần
tục và thiếu hẳn màu sắc siêu nhiên. Bạn hãy nhớ công việc cứu rỗi trước hết là việc
của Thiên Chúa; dù con người hoàn hảo nhất đảm trách, cũng phải có bàn tay Thiên
Chúa can thiệp: ‘Con người gieo vãi trồng tỉa, còn chính Thiên Chúa làm cho lớn
lên.’ Có thể chỉ ơn thánh của Ngài thôi cũng đủ để công việc tiến hành mà không cần
đến bàn tay chúng ta, hoặc thế giá riêng chúng ta.
6
Bạn thử đưa mắt quan sát những người sắp trở nên sứ đồ kia: họ dốt nát, quê mùa,
nhát đảm, rồi người thử so sánh phương tiện của họ với mình xem sao! Chắc chắn là
hơn họ rồi. Bạn đầy đủ, còn họ thiếu thốn mọi sự!

Nhưng bạn lại thiếu một điều quan trọng nhất, đó là đức tin và tình yêu phó thác, và
hình như thiếu cả lòng hy sinh nữa. Trái lại, các sứ đồ có đầy đủ tất cả những thứ
này. Có lẽ tại người hay chùn chân, nản chí và lùi bước trước những đòi hỏi vật chất
và tinh thần mà người không muốn hy sinh: chẳng hạn phải mất đi đôi phần an tĩnh
trong nếp sống, hay phải chịu đựng những cam go, thất bại và vô ơn hoặc nhiều hy
sinh khác tương tự.

Nhưng, số phận của sứ đồ là như vậy. Các ông đã nêu g ương cho chúng ta về điểm
này. Vì một ngày kia ‘dù bị tra tấn bằng roi vọt, các ông vẫn ra đi, lòng ph ấn khởi
hân hoan vì được đau khổ vì tình yêu Chúa Giêsu.’

Hãy mường tưởng lúc này đây Thầy Chí Thánh leo lên đồi để thức đêm cầu nguyện.
Tâm tư Ngài đang hướng về ai? Hướng về những ngư phủ xứ Galilê dốt nát quê mùa
và đầy khuyết điểm. Trái tim Ngài nao nức yêu thương đến nỗi Ngài phải thốt lên:
‘Ta yêu chúng, rồi đây chúng sẽ được cải hóa khi yêu mến Ta.’

Bạn hãy thưởng thức cho trọn vẹn cảnh tượng êm đêm Ngài ban cho bạn: Ngài luôn
tin tưởng ở tình yêu, tình yêu hoán cải, tình yêu thánh hóa! Sauđó, b ạn hãy ngước
mắt lên, không phải để nhìn ngọn đồi xa xưa, nhưng để hướng về Trời cao và chiêm
ngắm Chúa Giêsu.

Ngài đang âu yếm nhìn bạn! Ngài biết bạn vô tài, thiếu sót, nhưng Ngài vẫn đem lòng
thương mến bạn và nói với bạn: ‘Con hãy trở nên sứ đồ của Cha đi! Cha muốn chọn
người yếu đuối như xưa kia. Con hãy trông cậy nơi Cha.’

LÀM SAO NHẬN RA TIẾNG GỌI

Có lẽ bạn nghĩ lời kêu goi đó không phải là để nói với bạn. Tâm hồn bạn không nghe
và trái tim bạn không cảm thấy gì. Nhưng thực sự Ngài mời gọi bạn đấy!

Dĩ nhiên Ngài không gọi bạn như bạn nghĩ: tai nghe mắt thấy. Tiếng nói bên trong có
thể lầm lẫn. Nét đẹp bên ngoài chỉ làm bạn say mê đôi phút rồi quên đi. Tất cả những
cái đó không phải là tiếng gọi của Chúa đâu. Ngài thường gọi qua hoàn cảnh thúc đẩy
bên ngoài: như bổn phận phải chu toàn, cơ hội thuận tiện để dấn thân, lời mời của bạn
thân, lời khuyên răn của người trên.

7
Trước tiếng mời gọi gián tiếp trên đây, nếu bạn từ chối, bạn sẽ thấy vẳng lên từ đáy
lòng tiếng than trách và hối tiếc. Đó là tâm ìtnh th ầm kín tố cáo lòng bất trung của
chúng ta, và chỉ điểm cho biết là chúng ta đã giả điếc làm ngơ trước một tiếng gọi.

Bạn thử nghĩ xem có tâm hồn Kitôâ hữu nào lại không được mời gọi phục vụ tha
nhân không? Chính đời sống siêu nhiên dù âm thầm cũng có hiệu lực làm cho mọi
người trở nên anh em với nhau rồi. Bạn hãy coi việc bành trướng Nước Chúa như
việc tăng gia lợi tức trong gia đình vậy.

Bạn yêu mến Chúa Giêsu, sao bạn lại nỡ để máu cứu chuộc của Ngài bất động đang
khi Ngài trao cho bạn để sinh lợi ích cho các linh hồn? Giả như chẳng may bạn thuộc
vào số những người khốn nạn bị án diệt vong, phải chăng bạn lại không mong mỏi
người khác thương đến bạn?

Lạy Chúa Giêsu, giờ này từ trên Trời, Chúa đang hướng mắt nhìn con như đã âu yếm
nhìn các môn đệ yêu dấu xưa kia trên đỉnh đồi!

Lạy Chúa là Đấng thương xót các linh hồn, xin biến tâm hồn con trở nên Tông Đồ
của Chúa, xin ủy thác cho con nhiệm vụ giúp đỡ kẻ gặp cảnh khốn cùng, thêm sức
cho kẻ yếu đuối, khai sáng người dốt nát, hay bất cứ việc gì lợi cho tha thân. Và khi
đảm nhận nhiệm vụ nào, con đoan chắc Chúa sẽ ban ơn thánh cho con!

Ơn thánh Chúa ban rất thế lực để hướng dẫn và hoàn thành mọi sự, miễn là con đừng
lãnh đạm thờ ơ thôi!

Trường hợp bạn không thấy việc gì vừa sức lúc này, thì bạn hãy chuẩn bị cho các
việc sắp tới. Hãy cố gắng giữ lấy thói quen kiên nhẫn và lòng hăng hái đầy sáng kiến
ban đầu, vì đó là những điều kiện thiết yếu cho bất cứ công việc gì. Hãy nuôi dưỡng
lòng nhiệt thành hăng say bằng niềm hy vọng và kinh nguyện. Hãy tìm hiểu những
nhu cầu xã hội của chúng ta đang sống, một xã hội đang suy đồi và đang đi đến chỗ
truỵ lạc. Hãy lưu ý quan sát việc thiện do những người mà bạn kính yêu thực hiện
chung quanh bạn. Hãy đọc lại lịch sử chói sáng của các vị tiền bối: họ đã để lại cho
hậu thế nhiều công trình vĩ đại và đáng ngưỡng mộ.

TÂM TÌNH VÀ DỐC QUYẾT

Cho tới đây nếu chưa hiểu thế nào là bổn phận làm Tông Đồ, bạn hãy thành thật trình
bày cùng Chúa Giêsu! Còn nếu bạn cảm thấy ngại, sợ cố gắng, thì hãy xin Ngài tha
thứ, vì Ngài là Đấng đã hy sinh tất cả để cứu các linh hồn!

Hãy cẩn thận dâng mình cho Ngài, còn lòng sốt sắng thì có hay không cũng ch ẳng
sao!
8
Cuối cùng, trong ngày hôm nay, hãy hứa một điều là sẽ tìm hiểu một công việc nào
đó có thể thực hiện được!

Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho sự thờ ơ trễ nải và tính nhát đảm của con! Xin hoán
cải bản thân con và biến nó trở thành một Tông Đồ của Chúa!

Lạy Chúa, nếu Chúa đã chọn gọi con và sai con đi phụng sự Chúa, con xin thành tâm
cảm tạ và ca tụng Chúa đến muôn đời.

----------o0o-----------

BÀI THỨ 200

BÀI GIẢNG TRÊN NÚI

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Mỗi câu trontg bài giảng của Chúa đều bắt đầu bằng thành ngữ: ‘Phúc cho người.’ Dù
đã nhiều lần suy niệm, nhưng hôm nay chúng ta lại suy thêm một lần nữa, vì những
lời ấy là nguồn suối vô tận, càng đào sâu, càng ìtm th ấy được nhiều điều mới lạ và
xúc tích không thể ngờ.

Chúng ta cứ coi như là mình chưa hiểu biết gì về ý nghĩa cao sâu của những lời đó!
Và từ khởi điểm này chúng ta kiếm chỗ thuận lợi nhất để lãnh hội và thấm nhuần tinh
túy của bài giảng.

Hình dung lại rõ ràng cảnh tượng trọng đại ấy: tưởng tượng như đang thực sự có mặt
tại đó, ở ngay trên núi, nơi Chúa Giêsu vừa chọn gọi 12 sứ đồ và thức đêm cầu
nguyện. Chúng ta đóng vai người dân miền đồng bằng đi lên cao nguyên để nghe lời
Chúa.

Từ trên cao đó, chúng ta nhìn thấy các làng mạc rải rác đó đây sau những lùm cây, hồ
Tibêriat nước xanh màu da trời, và gần hơn nữa là ‘đám dân đông đúc tức là những
người từ miền Juđê, Giêrusalem, hay miền duyên hải, miền Tyrô và Siđon tuốn đến
để nghe Chúa Giêsu giảng dạy.’

Sau khi định nơi chốn và hòa mình vàođám đông, b ạn hãy ngước mắt lên Trời để
xin ơn hiểu biết về giáo lý bạn sắp nghe.

Bạn hãy sống trong tâm trạng ước mong đó ngay từ tối nay, trong đêm nay khi chợt
thức giấc, và sáng mai lúc bạn thức dậy.

9
Lạy Chúa Giêsu, ước gì con đ ược nhìn thấy và nghe Chúa giảng dạy hoặc ít ra xin
Chúa cho con được thưởng thức mùi hương thơm huyền diệu phát ra từ những lời nói
thánh thiện Chúa muốn nói với con!

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: hình dung Thầy Chí Thánh đứng giữa những sứ đồ Ngài chọn gọi.
Đàng sau các ông là các môn đệ. Cách đó không xa là đám đông đang chờ đợi!

Ta hãy chọn lấy chỗ ngồi thuận tiện. Xin ơn thông hiểu vẻ cao trọng của cảnh tượng
ta sắp được tham dự. Trong bầu khí hồi tâm và thinh lặng, vang lên lanh lảnh tiếng
nói của Chúa Cứu Thế về giáo lý ‘Tám mối phúc thật.’

TÁM MỐI PHÚC THẬT

Phúc cho người nghèo khó, vì nước Thiên Đàng là của họ!
Phúc cho người hiền lành, vì sẽ được trái đất làm của riêng!
Phúc cho người than khóc, vì sẽ được an ủi!
Phúc cho người đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ!
Phúc cho người hay thương xót, vì sẽ được xót thương!
Phúc cho người có lòng thanh sạch, vì sẽ được thấy Thiên Chúa!
Phúc cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Thiên Chúa!
Phúc cho người bị bắt bớ vì sự công chính, vì nước Thiên Đàng sẽ thuộc về họ!

Thực vậy, các con sẽ có phúc khi bị người đời ghen ghét, nhiếc mắng hay nhục mạ vì
Con Người. Các con hãy hoan hỉ an lạc vì một ngày kia các con sẽ được phần thưởng
sung mãn dành sẵn cho các con ở trên Trời.’

Hãy yên lặng ít lâu để thưởng thức âm thanh ngọt ngào vang lên qua điệp khúc:
‘Phúc cho người... Phúc cho người...’ Và nếu cần, bạn hãy đ ọc lại lần nữa một cách
trang nghiêm cung kính.

SỨ ĐIỆP GỬI TOÀN THẾ GIỚI

Tuyên ngôn về các chân lý trên đây là một biến cố có tầm mức phổ quát. Tất cả hoàn
cảnh bên ngoài đều nói lên điều đó. Trước hết là khung cảnh, nơi chốn: không phải là
một Nhà Hội hay là một đền thờ nơi Chúa Giêsu thường giảng dạy.

Nơi đó là khung cảnh núi đồi, giữa không gian bao la với chân trời mở rộng xa tít,
với bầu khí thinh lặng tuyêt đối.
10
Lời Chúa vang lên trong khung cảnh như thế có nghĩa gì, nếu không phải là muốn gửi
tới tận hang cùng ngõ hẻm trên toàn thế giới.

Thực vậy, Lời Chúa phán truyền từ bờ biển này sang bên bờ biển khác, nương theo
tiếng công bố trung thành của các sứ đồ, và khi đến với chúng ta vẫn còn rung động
nguyên vẹn như xưa lúc dân chúng nghe nhận.

Hồi tâm để am hiểu sự việc. Thử so sánh hiện tượng bành trướng này với khung cảnh
tầm thường nơi xuất phát từng lớp thính giả, và vẻ bề ngoài của vị giảng thuyết.

Tỏ lòng ngưỡng mộ, thờ lạy và tạ ơn! Ghi nhớ nét tương phản của biến cố: khởi điểm
bé nhỏ, đích điểm quá rộng lớn. Nhìn nhận bàn tay can thiệp của Thiên Chúa bên
trong, và sắp mình thờ lạy Ngài!

SỨ ĐIỆP ỦY LẠI CHO HỘI THÁNH

Điểm đáng lưu ý nhất là Chúa Giêsu đợi đến lúc lập xong Hội Thánh rồi mới ban
hành sứ điệp siêu nhiên. Hội Thánh vừa thành lập qua việc chọn gọi 12 sứ đồ. Ngay
sau đó, Hội Thánh nhận lấy giáo huấn để duy trì, bảo vệ và công bố cho muôn dân.

Giáo huấn gồm trong ‘tám mối phúc thậ’t mà giờ phút đó chưa ai có thể lãnh hội hết
ý nghĩa thâm sâu. Phải đợi đến ngày Thần Chân Lý được gửi xuống, hạt giống giáo lý
mới mọc lên một cách lạ lùng, và tiếp tục nẩy nở qua các thời đại. Thần Chân Lý
luôn can thiệp để hoàn tất công trình mạc khải. Ngài mạc khải cho Hội Thánh về
Chúa Giêsu và giáo lý Chúa Giêsu đã d ạy. Ngài soi sáng cho từng tín hữu biết Lời
Chúa, vì lời lẽ Tin Mừng luôn luôn khó hiểu, phải cần được Ngài soi dẫn.

Ngưỡng mộ sứ mệnh cao cả của Hội Thánh: giáo huấn của Hội Thánh là giáo huấn
của Chúa Giêsu được gìn giữ bảo toàn nguyên vẹn và ngày một sáng tỏ nhờ sự hiện
diện của Chúa Thánh Linh. Hãy có tháiđ ộ tuân phục giáo huấn của Hội Thánh, vì
Chúa Giêsu đã phán: ‘Ai nghe các con là nghe Thầy.’

Hãy tỏ ra hãnh diện về kho tàng đức tin của đạo thánh: biết bao lời hay ý đẹp vô cùng
thâm thúy của các bậc thánh hiền kim cổ tiềm tàng trong ‘tám mối phúc thật’ đơn
giản trên đây: vừa thu hẹp tối thiểu vừa rộng rãi bao la, vừa khô khan tột bực, vừa
phong phú vô biên.

----------o0o----------

11
BÀI THỨ 201

BẢN TÍNH CON NGƯỜI VÀ TÁM MỐI PHÚC THẬT

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Bài nguyện ngắm ngày mai có mục đích phơi bày bề mặt thực của con người chúng
ta. Tâm hồn chúng ta có nhiều chống đối mù quáng ngược lại giáo huấn của Thầy Chí
Thánh: trí khôn chống đối qua việc cố giữ các thành kiến thế tục, giác quan phản ứng
và lôi cuốn lý trí chiều theo tình cảm. Sau này chúng ta sẽ đề cập tới khía cạnh thực
hành và nói đến những đề phòng phải giữ. Như thế, những chống đối và phản kháng
trên đây sẽ dần dần tan biến, và không còn làm tâm hồn chúng ta phải rối loạn nữa.
Chúng ta hãy đi t ừng bước một trên con đường đầy ánh sáng. Công việc ngày mai
chúng ta là nhận định tâm trạng của mình, và chuẩn bị cải hóa.

Hồn tôi ơi, khi đề cập đến một chân lý trong giáo huấn, ngươi đừng chỉ nghe Chúa
Giêsu nói không thôi, nhưng phải nhìn vàođ ời sống của Ngài nữa! Nếp sống của
Ngài sẽ làm sáng tỏ lời Ngài khuyên dậy. ‘Tám Mối Phúc Thật’ chính là những bài
học cần phải được thể hiện qua đời sống.

NGUYỆN NGẮM
BẢN TÍNH CHỐNG ĐỐI CỦA CON NGƯỜI

Chỉ cần rảo qua từng điểm một là ta có thể nhận ra điểm chống đối ngay, vì nó biểu
lộ thật rõ ràng. Khi Chúa Giêsu ‘chúc phúc cho đ ức khó nghèo’, thì bản tính con
người lại khinh miệt đời sống nghèo khó, nguyền rủa những hy sinh hãm mình cần
thiết mà đức đó đòi hỏi, ghét bỏ thái độ khiêm cung thể hiện ra bên ngoài. Xã hội
không mấy thiện cảm với giai cấp nghèo. Cảnh túng quẫn hạ giá người nào không
còn giàu sang và trưởng giả nữa. Người đời không để ý tới giới cùng đinh. Người ta
coi những người phải luôn luôn nghéo khó, là giai cấp hạ tầng, và cho rằng họ thiếu
vốn liếng văn hóa hay quần áo thanh lịch. Người ta khinh bỉ người nghèo!

Chúa Giêsu ‘chúc phúc cho đức hiền lành’ là muốn đề cao đức tính biết trấn át được
sự bồng bột, giận dỗi mà tránh xúc phạm đến kẻ khác, và nên dễ thương với mọi
người luôn biết ăn nói êm ái ngọt ngào. Sống như thế phải chăng là phải diệt đi bản
tính cố hữu của mình, hay ít ra ũcng làm nó tr ở nên sai lạc? Như vậy khác nào tự
mình biến thành con người vô danh và ba phải? Nói cách khác là tự hạ giá con người
mình một cách thái quá?

12
Qua từ ngữ ‘than khóc’, Chúa Giêsu ‘chúc phúc cho người đau khổ’. Bản tính con
người phải đương đầu với kẻ thù không đội trời chung là ‘đau khổ’ nên gắng sức
vùng vẫy chống đối và phản kháng. Còn không người ta sẽ thốt lên những lời than
thân trách phận, và đôi khi còn dám nói cả những lời phạm thượng nữa.

Qua từ ngữ ‘công chính’, Chúa Giêsu chúc phúc cho người làm việc thiện. ‘Người
đói khát sự công chính’ là người luôn tỉnh thức, chống lại mọi lầm lỗi, thiếu sót, vươn
lên cao để đạt tới nếp sống đạo hạnh cao cả hơn. Thế nhưng theo lời Cha Rovignan,
‘bản tính con người lại kinh tởm sự thiện hảo’, nó tìm cách phản lại và thích sống
buông xuôi theo hoàn cảnh.

Với lời ‘phúc cho người hay thương xót!’...,’Con hãy làmđi ều lành cho mọi người,
hãy tha thứ cho những ai xúc phạm đến con, và hãy yêu mến cả kẻ thù địch nữa!’ Bản
tính con người sẽ đối đáp: ‘Tha thứ là trò bịp bợm, là tỏ ra yếu hèn. Tốt nhất là cư xử
với đối phương xứng với việc làm của nó. Tha phạt cho nó là khuyến khích cho nó
làm điều dữ.’

‘Phúc cho người có lòng thanh sạch!’ có nghĩa là đ ức trong sạch đòi ta không đ ược
có cái nhìn đ ưa tới nguy hiểm, không được ước muốn sự xấu xa, hay tư tưởng điều
quấy quá. Nhưng bản tính sẽ la lên rằng: con người không thể giữ được đức này, vì
nó trái nghịch với bản năng, với nhu cầu hạnh phúc con người.

‘Phúc cho người hòa thuận!’ Người hòa thuận là người không bào chữa cho mình, và
biết nhượng bộ những đòi hỏi bất công. Chúa dạy: ‘Nếu ai muốn đoạt áo trong của
con, con hãy nhượng cả áo ngoài nữa. Ai tát con má bên này, con hãy đ ưa cả má bên
kia nữa!’ Bản tính con người không cho quan niệm như thế là anh hùng: đó là thái độ
nhát đảm, tự giảm thiểu uy tín của mình. Con người phải đòi và b ảo vệ quyền lợi
mình chứ!

NHÌN VÀO BẢN THÂN

Lập luận của bản tính con người là thế đó. Và đấy cũng là quan niệm của người đời.
Nhưng khốn nỗi bản tính lại sống trong ta, và quan niệm của thế gian lại chế ngự ta;
ta phải làm gì bây giờ?

Có nên chấp nhận ý tưởng của Chúa Cứu Thế và sống theo đó không? Hay ngược lại,
có nên nhượng bộ bản tính và để quan niệm thế gian xâm nhập vào tâm chí chúng ta
ngày một đậm đà hơn không?

Hãy từ từ đọc lại từng mối phúc thật, rồi tự đặt cho mình hai vấn nạn như sau: Tôi đã
xác tín chưa? Một khi đã xác tín, tôi có trung thành với lời giáo huấn đó không?

13
Nếu chiêm ngắm các chân lý cao siêu này, chúng ta sẽ thấm nhuần tinh thần Kitôâ
giáo ngày một sâu. Nhưng tiếc thay, chúng ta còn do dự nhiều quá! Còn bao nhiêu
chống đối, bao nhiêu dè dặt vô lý! Còn bao nhiêu tháiđ ộ phản kháng và muốn bỏ
cuộc!

Hãy biểu lộ tâm tình hối tiếc! Tỏ lòng ao ước lành thánh và hãy cầu nguyện!

NHÌN LÊN CHÚA GIÊSU

Chúng ta đừng ngần ngại gì mà không so sánh hành đ ộng của Chúa Giêsu. Lời Ngài
dạy, điều Ngài làm, là làm để dạy dỗ và nêu gương cho chúng ta. Ngài đã đi vào con
đường chông gai vì chúng ta, sao chúng ta lại nỡ từ chối không theo Ngài?

Hãy tưởng nhớ mọi biến cố trọng đại trong đời Ngài! Xin Ngài thêm ơn soi sáng và
sức lực! Đừng xao xuyến trước những tư tưởng phản kháng hay chống đối nổi dậy
trong chúng ta và làm tinh thần chúng ta phải rối loạn. Cứ kiên nhẫn cầu nguyện rồi
đợi chờ: ánh sáng sẽ đến đúng lúc.

----------o0o----------

BÀI THỨ 202

SỰ KHÔN NGOAN CỦA TÁM MỐI PHÚC THẬT

BẢN RÍNH SA ĐỌA

Chúng ta vừa bàn qua về các chống đối của bản tính nhân loại đối với giáo lý của
Tám-mối-phúc-thật. Thực ra, nếu xét kỹ về quyền lợi trừu tượng của con người,
người ta có thể công nhận các quyền lợi ấy có giá trị nào đó. Nhưng lời giáo huấn
Chúa Giêsu có trái với những quyền lợi này không?

Ở đây chúng ta cần phân biệt đôi chút, để thấy toàn diện nét khôn ngoan của tám mối
phúc thật. Khi đề cập tới quyền lợi nói chung của con người, người ta thường nói tới
bản tính trừu tượng thuần túy hơn là lồng vào hoàn cảnh thực tại của nó. Nhưng Chúa
Giêsu không có ý nói đến con người trừu tượng, mà nhằm chính con người cụ thể,
con người đã sa ngã. Ngài không áp dụng nguyên tổ khi còn trong vườn địa đàng với
bản tính nguyên vẹn nhưng Ngài hướng tới xã hội loài người đã thay đổi tâm trạng và
bản tính vì tội tổ tông.

14
Ngài nhận thấy con người trong xã hội này bị dằn vặt, bị chế ngự bởi dục tình, bạo
lực, kiêu ngạo, ích kỷ và các đam mê nhơ nhớp. Ở nơi nào hay trong bất cứ bình diện
nào cũng bị rối loạn và hỗn độn cả: về tư tưởng cũng như phong hóa.

Sau khi sa ngã, nhân tính chẳng khác gì con tàu xác xơ sắp chìm xuống vực thẳm.
May mắn sao lại được một bàn tay quyền lực, khéo léo bẻ lái và đổi hướng thần tình,
nên con tàu lấy trở lại được phong độ bình thướng, rồi tiếp tục tiến về bến đã định.

Cố gắng thấm nhuần tư tưởng đúng đắn của các nhân vật trên và đi tới chỗ chấp nhận
kết luận sau: bản tính con người đã hư hỏng nên rất cần đến các phương thế trị liệu.
Hãy nhìn nhận cảnh khốn nạn của tính kiêu ngạo loài người.

BẢN TÍNH PHỤC HỒI

Bàn tay lái con tàu hư hỏng trên chính là Chúa Giêsu. Ngài đã c ứu giúp qua việc ban
hành ‘Tám Mối Phúc Thật’ cho nhân loại.

Ngài huấn dụ phải từ bỏ của cải thế gian để ngăn chặn lòng tham lam, đ ầu mối của
mọi bận tâm vô bổ, mọi xáo trộn, mọi cạnh tranh và tội ác.

Ngài dùng đức khiêm nhường và hiền lành để áp đảo tính kiêu ngạo và bạo động.
Ngài dạy phải lấy đức tin phó thác làm thuốc trị liệu tính hay phàn nàn khi gặp rủi ro
trong đời sống, khiến con người dễ trở nên yếu nhược nản chí.

Để loại trừ thái độ thờ ơ và buông xuôi, không chịu cố gắng để thoát khỏi tính lỳ lợm,
Ngài dùng đến cơn đói khát sự công chính, một nhân đức để luôn hướng thiện. Đối
với người vô tâm không có tình thương, Ngài mang đến đức ái, một nhân đức có tầm
mức rộng rãi đến nỗi phải yêu mến cả kẻ thù địch.

Ngài chống lại lòng ham muốn nhục dục bằng đức khiết tịnh. Ngài nại đến lòng nhân
hậu và thương xót là một nhân đức có thể lấn át, bá chủ và điều hòa mọi bản năng.

Hãy tỏ lòng ngưỡng mộ vẻ cao trọng và khôn ngoan của lý tưởng Chúa nêu ra. Nó
làm chúng ta phải sững sờ lúc đầu, rồi sau đó mới nhận ra mạc khải Thiên Chúa vì
không ai trên đời này có thể nói được lời cao trọng như thế. Hòa mình vào chân lý mà
chính Thiên Chúa loan truyền! Tỏ bày tâm tình vui và thư thái thâm sâu!

BẢN TÍNH NHÂN LOẠI TRỞ NÊN CAO ĐẸP

Lạy Chúa, con biết rằng nếu bản tính nhân loại biết vâng phục như con tàu hướng
theo tay lái của Chúa, thì sẽ tiến tới bến trường sinh trong an bình thư thái!

15
Quốc gia nào thực hiện lý tưởng của Chúa, sẽ trở nên hùng mạnh và thịnh vượng. Gia
đình nào sống theo đó sẽ được hòa thuận; và dù gặp phải trắc trở cũng không tan vỡ.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đau kh ổ biết mấy khi nhận thấy nhiều quốc gia và nhiều
gia đình làm ngơ trước lời giáo huấn của Chúa để đi vào con đường diệt vong! Con
thông cảm và đau khổ với nỗi đau của Chúa.

Dù vậy cũng ch ưa đủ! Con sẽ thực hiện những gì các quốc gia và các gia ìđnh t ừ
chối. Con muốn yêu mến mọi điều Chúa dạy con trong Tám Mối Phút Thật.

Từng mối phúc thật là công trình sáng tạo tuyệt vời, nên con sẽ chấp nhận để làm vui
lòng Chúa, Chúa đã s ống từng Mối Phúc Thật hết sức hoàn hảo, con sẽ bắt chước
Chúa. Con sẽ ở gần bên Chúa, rồi Chúa sẽ thấy con trung thành mãi mãi để an ủi lòng
Chúa!

Tỏ lòng phiền muộn và sám hối về lỗi lầm đã qua! Bầy tỏ niềm vui sướng vì đ ược
Chúa thương dạy các chân lý cao siêu! Sẵn sàng thực hiện cuộc sống đó một cách
quảng đại!

Tìm một hy sinh để đền bù lỗi phạm tới các chân lý này!

----------o0o----------

BÀI THỨ 203

MẠC KHẢI NƯỚC THIÊN CHÚA

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Trong những bài nguyện ngắm trước, đã quá nhi ều lần chúng ta đọc thấy lời Tin
Mừng rất đáng nhớ: ‘Chúa Giêsu đi khắp nơi rao giảng về Nước Thiên Chúa.’ Phải
chăngg đó là vương quốc trần thế mà dân chúng Israel hằng mong đợi? Phải chăng
người ta sắp được nhìn thấy Chúa Giêsu, miêu duệ David ngồi trên ngai vàng tổ tiên
để lại và sẽ làm bá chủ các quốc gia lân cận? Bị ám ảnh bởi mộng ước bá vương mơ
hồ trên, nên dân chúng tung hô Ngài hết mình. Và có lẽ các môn đệ Ngài cũng có
quan niệm như thế.

Bài giảng trên núi làm cho mộng ước đó tan biến vì ngụ ý nói đến một vương quốc
cao siêu khác. Vương quốc thịnh vượng mà các tiên tri hết lời ca tụng không phải là
quốc gia đem đến niềm vui tầm thướng chóng qua, nhưng chính là Nước Trời, nơi
Thiên Chúa ngự trị là quê hương vĩnh c ửu, nơi chúng ta sẽ được thông phần vinh
quang và hạnh phúc trong niềm hạnh phúc vô tận. Tối nay, tôi sẽ nhắc đi nhắc lại

16
rằng: đây là một sự thực, vậy mà tôi chẳng hề nghĩ tới, có lẽ tin nhưng chưa xác tín
đủ; tôi vẫn coi đó chỉ là chân lý tầm thường!

Ôi, Lạy Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh của con, ngày mai xin cho con am hiểu tầm
mức rộng lớn của các lời Chúa Giêsu hứa. Khi đã am hiểu rồi, làm sao con có thể lùi
bước trước các hy sinh đau khổ được, vì tất cả những hy sinh đau khổ đó sẽ giúp con
tham dự vào ‘Tám Mối Phúc Thật’ của Chúa.

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: Hình dung Chúa Cứu Thế trên núi đang giảng ‘Tám Mối Phúc Thật’
cho tôi với ánh mắt trìu mến nhìn tôi. Hãy lưu ý tới thành ngữ được nhắc đi nhắc lại:
‘Nước Thiên Chúa thuộc về họ.’ Xin ơn đốt nóng tâm hồn khi chiêm niệm các niềm
vui sẽ đến!

ĐẶC TÍNH NƯỚC THIÊN CHÚA

+ Linh hồn: Ôi Chúa Giêsu, lời mở đầu của ‘Tám Mối Phúc Thật’ thật quyến rũ biết
bao! ‘Phúc cho người!’ Phúc cho người!’ nó nhắc lại trong từng ‘Mối Phúc Thật’ như
một điệp khúc thần thánh: ‘Phúc cho người nghèo khó, phúc cho người hiền lành,
phúc cho người than khóc!’ Nhưng tất cả những lời đó đều đề cập tới đau khổ chứ
không hàm chứa niềm vui hạnh phúc nào cả!

+ Chúa Giêsu: Con ơi, đó chưa phải là hạnh phúc mà mới chỉ là hạt giống chinh phục
thôi! Hạnh phúc đích thực không có được ở trần gian này. Hạnh phúc không phải là
những niềm vui hay những may mắn gặp được, vì tất cả đều lẫn lộn trong muôn nỗi
cơ cực vất vả. Chẳng mấy chốc chúng héo tàn ngay trong tay người đón nhận. Một
khi rời khỏi ai, chúng sẽ để lại tâm hồn ấy một hố rỗng, và nhiều khi còn rướm máu
nữa.

Hạnh phúc tinh tuyền nhất dưới thế gian chỉ là một giấc chiêm bao, chiêm bao trong
một đêm ngắn ngủi. Hạnh phúc Chúa hứa vào ban trong ngày, đó mới là hạnh phúc
vô biên, đó là chiếm hữu được chính Thiên Chúa, Đấng toàn hảo, ban phát mọi nguồn
mạch an vui bất tận. Thiên Chúa sẽ mặc cho con vinh quang của Ngài, làm con say
sưa ngây ngất với vẻ đẹp huyền diệu, sẽ sưởi ấm con bằng chính tình yêu nung nấu
trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

17
Cái vô tận thì không bao giờ khô cạn. Nguồn hạnh phúc của con sẽ vô cùng với
những ngạc nhiên mới mẻ. Qua mọi thời đại mọi chân trời mở ra tới tít tắp không một
giới hạn.

Cha nói đến thời gian và không gian là nói theo ngôn ngữ loài người, còn thực ra rồi
đây sẽ không có thời gian và không gian nữa. Không có thời gian vì là vĩnh c ửu.
Không có không gian vì đó là đặc tính của vô biên.

LỐI VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA

+ Linh hồn: Ôi, lạy Chúa, hạnh phúc Chúa ban cao trọng quá, làm con phải tự hỏi:
sao nó có thể đi vào trái tim bé nhỏ của loài người được!

+ Chúa Giêsu: Con hãy lắng tai nghe đây: Trái tim bé nhỏ đó sẽ được bành trướng,
nới rộng, thần thánh hóa, và sẽ biến đổi do quyền năng Thiên Chúa. Con hãy ng ẫm
nghĩ sâu xa từng tiếng một. Biến đổi có nghĩa là trở nên hoàn toàn khác trước. Con có
thể mặc sức tưởng tượng về sự biến đổi đó, nhưng dù với mọi điều có thể nghĩ ra
được, thì cũng v ẫn chưa diễn tả hết đâu! Thần thánh hóa thì con càng không suy
đoán nổi. Điều đó có nghĩa là trái tim ấy được nâng lên mức sống mà thụ tạo không
thể nào đạt tới được dù là hoàn thiện đến mấy đi nữa. Quyền năng Thiên Chúa sẽ
nhập vào bản tính thụ tạo của con người và nâng nó lên cao; đồng thời đưa vào đó
những hình thái thần thánh để biến con thành một thụ tạo hoàn toàn mới, cùng với
giác quan thần linh khả dĩ tiếp xúc được, cảm nhận được mọi phẩm tính kỳ diệu,
tuyệt mỹ và tình yêu của chính Thiên Chúa.

Con suy niệm cho sâu xa những mặc khải trên đây! Chỉ cần một chút am hiểu thôi
cũng đủ làm con phải say mến; mà phần chưa hiểu biết còn lại sẽ là động lực mạnh
mẽ lôi kéo con tiến hướng về mầu nhiệm kỳ diệu và vô biên.

TÂM TÌNH VÀ DỐC QUYẾT

Ôâi các chân lý huyền diệu vượt quá tâm thức tôi, tôi xin chân thành thờ lạy! Ôi
những lời hứa chắc chắn, vượt quá hoài vọng của tôi, tôi xin dâng trao mọi mộng ước
dù là ảo tưởng mấy đi nữa!

Đáng chúc tụng thay đức khó nghèo đầy thiếu thốn, đức hiền lành khiêm nhường
luôn tuân phục ấy! Chúc tụng thay những rủi ro trong cuộc sống đầy nước mắt,
những cố gắng đầy cam go để tiến tới hoàn thiện! Chúc tụng tình yêu cao cả, yêu đến
cả kẻ thù địch, một việc trái với bản tính con người! Chúc tụng cuộc từ bỏ thú vui giả

18
dối chóng qua! Tất cả có là chi? Mọi sự thế gian đều qua đi mau chóng để rồi Thiên
Chúa sẽ là phần thưởng!

Hãy thấm nhuần lời kết thúc của từng ‘Mối Phúc Thật’: ‘Nước Thiên Chúa sẽ thuộc
về họ.’ Lời thốt ra từ môi miệng Chúa Giêsu thật ngọt ngào, chuyển vào lòng tôi
hương thơm êm ái quá!

Hãy nhủ mình rằng: ‘Thật đúng như vậy: có một Nước Trời, và tôi được mời gọi tiến
vào đó. Hạnh phúc đang chờ tôi! Chỉ còn ngăn cách bởi một ít năm sống. Đời sống
tôi bây giờ phải chuẩn bị thế nào đây? Có cần nêu ra một vài dốc quyết thực hành
ngay hôm nay không?’

----------o0o----------

BÀI THỨ 204

NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA TÁM MỐI PHÚC THẬT

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Tám mối phúc thật là một lý tưởng của Tin Mừng. Lý tưởng của một người hay một
vật là sự thiện hảo kết tụ mọi phẩm tính thuộc về bản tính, kết tụ sự phát triển mọi nét
đẹp hàm chứa bên trong.

Vấn đề chúng ta đề cập tới là: lý tưởng Tin Mừng có tạo nên những bó buộc cho ta
không? Nếu có thì những bó buộc nào, và có quan trọng không? Chúng có liên hệ tới
mọi người, và có đưa đến thưởng phạt không? Chúng ta đi tìm ánh sáng soi dẫn với
lòng đơn thành đạo đức, chứ không theo lối truy cứu thần học. Trong lời giáo huấn
này cũng như mọi lời giáo huấn khác, chúng ta hãy lưu tâm hơn cả đến yếu tố tình
yêu hay đức khôn ngoan của Chúa Giêsu. Ngay từ tối nay, hãy sống trong tâm tình
tin yêu phó thác và tỏ ra ngoan ngùy dễ dạy!

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: Hình dung ra Chúa Giêsu, Ngài không phải như Maisen đang đi từ
núi Sinai xuống, nơi mà ông vừa mới dự cảnh đầy sấm sét ghê sợ, nhưng Ngài đang
thư thái ngồi trên sườn đồi và lên tiếng giảng giải với giọng nói êm dịu truyền cảm.

Xin Chúa ban ơn soi sáng để chọn lựa những điều dốc quyết thật quảng đại, hay ít ra
ơn an ủi để khỏi thất vọng khiến cho ta không thể tiến tới nơi đã định sẵn.

19
SỢ HÃI TRƯỚC LÝ TƯỞNG

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu, lý tưởng của Chúa cao đẹp lắm, nhưng lại làm cho con
sầu buồn không ít. Từ xa con đã cảm thấy mình bất lực, không thể sống vươn lên tới
đó được. Con chỉ là một tâm hồn yếu đuối và luôn sợ sệt.

Con sẽ ra sao đây? Chúa xa lánh con không? Con chẳng thích sống khó nghèo với
nhiều thiếu thốn, cũng không muốn ăn ở hiền lành và tự hạ quá sâu. Con chưa bao
giờ than khóc về lỗi lầm của con.

Trong con còn vắng bóng cơn đói khát sự công chính, thiếu nghị lực để bẻ gãy những
tình cảm ngang trái. Con cảm thấy mình quá giả hình nếu phải nói: Tôi muốn lắm! Cĩ
đời nào con lại muốn từ bỏ mọi sự như thế chứ? Có bao giờ con hiểu được rằng nếp
sống đó có giá trị vượt trên các nếp sống khác đâu? Tuy nhiên lạy Chúa, con vẫn
muốn làm môn đệ Chúa, yêu mến Chúa và thỏa mãn Chúa tất cả.

+ Chúa Giêsu: Con yêu dấu, con đừng lo âu bối rối, ‘cha không khi nào bẻ gãy cây
sậy yếu đuối đâu. Ách Cha thì êm ái, và gánh cha thì nhẹ nhàng.’ Chính Cha cũng đã
chịu đựng các sứ đồ của Cha biết bao nhiêu điều. Các ông ấy đâu có hoàn hảo gì, thế
mà Cha vẫn yêu mến các ông tha thiết.

LÒNG RỘNG LƯỢNG BAO LA

+ Linh hồn: Lạy Cha Chí Thánh, lời Cha làm con phải ngạc nhiên và được an tâm.
Như vậy thì làm sao con lại có thể không theo lý tưởng Chúa nêu ra được!

+ Chúa Giêsu: Đúng ra là như thế con ạ? Cha luôn khoan hồng đối với nhân loại.
Cha mời gọi mọi tâm hồn sống hoàn thiện. Cha đề ra lý tưởng sống qua ‘Tám Mối
Phúc Thật,’ nhưng Cha vẫn luôn thương đến bản tính nhân loại yếu đuối, nên không
biến thành luật bó buộc. Đó chỉ là những lời khuyên nhủ thôi, nhưng phúc cho người
nào noi theo lý tưởng ấy. Dù chỉ là một lời mời gọi, nhưng phúc cho ai biết can đảm
đáp lại. Cha đã g ọi, và biết bao tâm hồn đã nghe theo ti ếng gọi! Cha chờ đợi mọi
người, và có rất nhiều người còn chần chờ mãi rồi mới đến. Than ôi, phần đông vẫn
an phận thủ thường, họ chỉ cốt sống sao cho khỏi xúc phạm tới Cha là được rồi! Cha
than phiền và buồn rầu, nhưng Cha vẫn còn mến thương tất cả. Trái tim Cha rộng
lượng đến độ thương cả những tâm hồn chưa hoàn thiện. Tấm lòng Cha nhạy cảm,
bất cứ ai có thiện chí đều có thể chạy tới và sẽ được đón nhận.

ĐỨC KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu, lời Chúa nói khiến con vững dạ hơn khi nào hết. Có lẽ
tính nghiêm thẳng của Chúa đã bi ến mất đối với con. Tình yêu vô bờ của Chúa bao
20
bọc con. Con biết nói sao đây! Tình yêu ấy làm con cảm thấy xấu hổ, nhưng đồng
thời nâng đỡ an ủi con, khơi dậy nơi tâm hồn con những ước muốn lành thánh.

Như thế ít ra lòng nhân từ Chúa cũng tìm được nơi con một kết quả tốt đẹp, đó là
lòng hối tiếc. Hối tiếc thành thật chính là tình yêu đang ph ải đau khổ. Xin Chúa giúp
con hối tiếc bao nhiêu cũng được, vì như thế càng đem lại nhiều ích lợi cho con.

Giả như con không đạt tới mức độ hoàn thiện lý tưởng, con vẫn hướng về đó, tiến dần
về đó và hy vọng sẽ tiến tới dần dần.

Lạy Thầy Chí Thánh, Thầy đâu muốn lời giáo huấn của Thầy hóa ra vô ích. Con am
hiểu những đòi buộc nghiêm thẳng của Thầy, nhưng Thầy cũng rất thông cảm với sự
yếu đuối loài người, nên con tin cậy nơi lòng rộng lượng hải hà của Thầy!

Nếu Chúa vừa đòi buộc vừa rộng lượng, thì tất cả đều do cùng một nguyên lý thúc
đẩy: tình yêu. Một đàng Chúa mong cho chúng ta thăng tiến trên nấc thang nhân đức
dưới thế gian hầu được vinh quang hạnh phúc trên Trời. Mặt khác, Chúa lại không
muốn đòi hỏi quá nhiều khiến chúng ta nản chí vì yếu đuối. Bao giờ Chúa cũng ấp ủ
mọi người chưa hoàn hảo dưới cánh tay Chúa.

Hãy tỏ lòng ngưỡng mộ và tạ ơn Chúa! Sống niềm mong ước đáp lại lời mời gọi của
Chúa Giêsu!

----------o0o----------

BÀI THỨ 205

GIỚI RĂN VÀ LỜI HUẤN DỤ

ĐIỂM KHÁC BIỆT NHAU

Chúng ta đã sẵn sàng đón nhận những lời giáo huấn trong ‘Tám Mối Phúc Thật.’ Giờ
đây chúng ta đề cập tới bản tính và giới hạn của những đòi buộc trong đó. Chúng ta
bắt đầu bằng cách phân biệt chúng với các giới răn.

‘Một chàng thanh niên đến gần Chúa Giêsu thưa Ngài rằng: thưa Thầy tôi phải làm
gì để được sống đời đời. Ngài đáp: nếu bạn muốn sống đời đời, hãy tuân giữ các giới
răn. Người thanh niên thưa: tôi đã giữ các giới răn từ khi có trí khôn. Bấy giờ Chúa
Giêsu cảm thấy mến chàng và bảo: nếu bạn muốn nên trọn lành, hãy về bán hết gia
tài, phân phát cho người nghèo, đến theo Ta!’

Dựa theo đây, thì các gi ới răn đều có tính chất bắt buộc. Buộc nặng hay nhẹ là tùy
vào tầm quan trọng của đối tượng. Còn các lời khuyên nhủ mang đặc tính tự do:

21
‘Nếu bạn muốn’, có nghĩa là bạn được tự do lựa chọn. Chàng thanh niên dùng quyền
tự do đó, nên đã buồn bã ra đi, và Chúa Giêsu buồn rầu không ít.

Ai học kinh bổn đều biết các giới răn dạy gì rồi. Các tâm hồn đạo đức không những
luôn tránh phạm các lỗi nặng, mà còn đ ể tâm giữ mình trong các đi ều nhỏ mọn hay
không đáng kể trước mặt người đời. Họ cố gắng kìm hãm tính nhẹ dạ vì nó có thể đi
đến tội nhẹ. Và không phải là võ đoán n ếu bảo rằng, tâm hồn chuyên chăm nguyện
ngắm hằng ngày thường biết sống tự chủ và sẽ không nuông theo tự do quá chớn.
Nên họ chỉ cần đề phòng các tội bất ngờ hay do tính yếu đuối thôi. Lương tâm người
tế nhị luôn cho là có tội hay ít là tội nhẹ mọi thái độ bất trung với một vài lời khuyên
nhủ trong Tin Mừng, nhiều khi còn coi các bê trễ có suy xét hợp lý là bất trung nữa.
Ta hãy đặc biệt chú ý đến điểm này!

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LỜI HUẤN DỤ

Đức khôn ngoan có tầm mức quan trọng hơn các đức khác không phải quan trọng về
địa vị, nhưng quan trọng vì nó cần thiết trong thực hành. Nó là kim chỉ nam đóng vai
trò hướng dẫn; người hướng dẫn thì luôn đi trước để đưa đường chỉ lối.

1- Trước hết đức khôn ngoan xác nhận rằng: các lời huấn dụ trong ‘Tám Mối
Phúc Thật’ dù có hoàn hảo đến mấy đi nữa, nhưng cũng không thể áp dụng trong một
vài trường hợp nào đó. Chẳng hạn một người cha trong gia đình đâu có quyền bán hết
của cải rồi phân phát cho người nghèo mà không giữ lại để nuôi con cái. Mọi lời huấn
dụ đều phải nhường bước trước các bổn phận chính đáng. Đó là quy tắc khôn ngoan
thứ nhất.

2- Đức khôn ngoan đòi m ỗi người phải lượng sức mình: sức lực thể xác cũng
như tinh thần. Không ai có thể bị bắt buộc phải đảm nhận công cuộc quá tầm sức của
mình cả. Thái quá thường hay bất cập. Chúng ta đừng lẫn lộn đức khôn ngoan với
tính nhát đảm, muốn thế phải nhờ ơn thánh soi sáng.

3- Làm sao để biết và lượng được sức mình? Đ ức khôn ngoan đưa ra một vài
cách thức như sau: suy nghĩ, c ầu nguyện, chờ đợi, bàn hỏi. Ngoài ra còn thêm một
quy tắc đừng do dự quá lâu, hãy bắt tay vào việc nhanh chóng, vì họa lắm mới có một
quyết định thật rõ ràng. Hãy bằng lòng với những điều đã suy nghĩ h ẳn hoi và có
phần nào chắc chắn.

Hành động như thế, bạn có thể lầm, nhưng bạn sẽ không phàn nàn điều gì, vả lại hãy
tin tưởng một điều là Thiên Chúa sẽ bù đắp những gì sai lầm và thiếu sót, Ngài sẽ
biến thành điều tốt.

22
4- Khi nói đến việc chu toàn các lời huấn dụ mà Tin Mừng không đòi bu ộc,
bạn đừng vì thế mà kết luận rằng, bạn không có chút bổn phận nào phải giữ. Bạn hãy
cố gắng sống tinh thần lời huấn dụ ấy. Như vậy, tinh thần sẽ làm cho sống động. Một
người giàu sang phú quý vẫn có thể sống tinh thần khó nghèo hơn cả mọi người
nghèo khó khác. Cũng thế người ta có thể sống hiền hòa trong thái độ nghiêm khắc,
sống khổ hạnh trong các tiện nghi cần thiết. Điều này áp dụng cho mọi nhân đức.

SUY NIỆM VÀ DỐC QUYẾT

Sống theo các lời huấn dụ của Tin Mừng bằng cách thực hành bên ngoài hay giữ
trong tinh thần là tránh được mọi quyến rũ thế gian, là tạo cho tâm hồn một sự tự do,
và có được đà thăng tiến với vẻ đẹp khôn sánh là chiếm hữu trước được một chỗ ngồi
xứng đáng trong Nước Trời là bắt chước Chúa Giêsu và làm cho Ngài đem l
òng
thương mến ta.

Sống được như thế là đã thực thi nghiêm chỉnh vai trò của người Kitôâ hữu dưới trần
gian: đó là ‘Tôn vinh Thiên Chúa.’ Chớ gì ai cũng hiểu được từ ngữ ‘Tôn vinh Thiên
Chúa’ đối với các thánh hàm chứa những gì!

Lạy Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế hiền hậu, con đoan chắc Chúa đã xu ống thế là vì
chúng con. Nhưng, mục đích của việc Chúa bỏ Trời cao để chạy theo khổ giá, và
động lực tạo nên tình yêuđ ối với chúng con, trước hết là lòng hăng say tôn vinh
Chúa Cha.

Hãy thấm nhuần từ từ những tia sáng mạc khải này, rồi hướng mọi tư tưởng lên cao
với ước muốn lành thánh và lới cầu nguyện thiết tha!

----------o0o----------

BÀI THỨ 206

NHỮNG LỜI CHÚC DỮ

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Trong bài giảng trên núi, theo sau ‘Tám Mối Phúc Thật’ là những lời quở trách người
giàu có. Những lời này có liên quan đến tôi không? Tôi hay sống theo ảo tưởng, vì ảo
tưởng dễ dàng xuất hiện thường xuyên. Con người hay lơ là trước ý kiến đã lãnh hội
được, rồi cứ sống theo thói quen tập quán, để rồi kết cục rơi vào tình trạng mơ ngủ
với niềm xác tín rằng mọi sự đều tốt đẹp.

23
Vậy ảo tưởng luôn là một sai lầm, những điều bày tỏ và gây ra ảo tưởng chính là thái
độ vô tâm. Thái độ vô tâm này liệu có thể tha thứ được không? Chắc chắn là không,
vì vô tâm là bởi thiếu suy xét và thiêáu cầu nguyện.

Những lời chúc dữ chống lại người giàu bất lương có thể nào liên hệ tới bản thân tôi
không? Đời sống, tâm tình, sở thích tôi nhiều khi đi ngược với lại các lời huấn dụ Tin
Mừng. Tôi muốn xét lại điều đó trong bài nguyện ngắm ngày mai.

Lạy Chúa, xin khơi dậy nơi con lòng sợ hãi nhưng không thất vọng! Lạy Chúa Giêsu,
xin phán bảo mạnh mẽ trí khôn con để đánh tan đi mọi ảo tưởng! Hãy nói ngọt ngào
với trái tim con, nếu không, con sẽ nản trí khiếp đảm.

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: tôi hình dung ra Thầy Chí Thánh lần này đang đứng trong dáng điệu
uy nghi, mắt ngước lên cao và đôi tay mở rộng.

Xin ơn cứu giúp để tránh khỏi những ảo tưởng che đậy một vài bổn phận phải làm,
hay ít ra làm lu mờ một vài thiếu sót và ngăn cản việc từ bỏ.

CHÚA QUỞ TRÁCH NGƯỜI GIẦU

Chúng ta hãy lắng tai nghe những lời nghiêm khắc sau đây: ‘Còn các con là nh ững
người giàu có, khốn cho các con, vì các con đã được an ủi dưới trần thế rồi!’

Sao lại thế được? Được an ủi dưới thế này mà cũng bị chúc dữ ư? Nếm hưởng vui thú
nhỏ mọn hay được kính trọng đôi chút mà đáng bị chúc dữ sao? Để nhấn mạnh lời
chúc dữ Thầy Chí Thánh còn thêm: ‘Khốn cho các con là những kẻ được no đủ, vì rồi
đây các con sẽ phải đói khát! Khốn cho các con là những kẻ giờ đây vui cười, vì rồi
đây các con cũng phải kêu la rên khóc!’

Những lời nói trên đã gây bao lo âu th ắc mắc! Càng cố gắng tìm cách trấn an tinh
thần, tôi càng gặp phải những lời quở trách tương tự, như trong dụ ngôn người giàu
bất lương: ‘Con đã được an ủi dưới thế rồi, bây giờ đến lượt Lazarô chứ!’

Đọc các bản văn trên, người ta có cảm tưởng như hai đĩa cân không bao gi ờ cân
bằng: nếu đĩa này chĩu xuống thì đĩa kia bổng lên. Cũng thế, nếu đã vui sướng ở đời
này, thì sẽ đau khổ ở đời sau: đó là nguyên lý nghịch đảo gây khủng khiếp.

Nhữnng lời chúc dữ này có ý nhằm mọi người giàu có sống đời sung sướng khoái lạc,
tự kiêu tự đại, tham lam đến độ bất công, thu mình vào nếp sống ích kỷ, làm ngơ
24
trước đau khổ của tha nhân. Giả như họ có sống bình yên, thì ảo tưởng đã gây cho họ
hình phạt thích đáng rồi. Lời chúc dữ của Chúa Giêsu đè nặng trên đầu họ.

CHIỀU RỘNG CỦA LỜI CHÚC DỮ

Lời chúc dữ trên đây có ảnh hưởng gì đến các tâm hồn đạo đức không biết luôn sống
đề phòng chăng? Sự giàu có hay nếp sống dễ dãi về bất cứ phương tiện nào cũng gây
nên mối nguy hiểm đáng sợ. Chúng dung dưỡng tính tự ái với những lý do thật hấp
dẫn. Những vui thú dù chính đáng chăng nữa, nhiều khi cũng làm ta m ềm lòng và
kích thích đam mê nhục dục.

Quyến luyến thế gian quá độ, ta dễ quên lãng Trời cao và mất đi ước vọng hướng về
đó. Giả như sự kiện đó không làm cho trái tim thành khô héo, ìthcũng bi ến nó trở
nên ít nhạy cảm trước nỗi khổ đau của người nghèo khó. Trái tim ấy sẽ không biết gì
đến niềm cay đắng của nếp sống thiếu thốn chưa bao giờ phải chịu.

Biết đâu có người lại chẳng tự trấn an rằng: tôi sống đời Kitôâ hữu hẳn hoi, tôi không
để mình lóa mắt trước các tiện nghi sung sướng chung quanh, tôi chấp nhận niềm
hạnh phúc có sẵn trong tầm tay, chứ không mơ ước và đi tìm ki ếm; tôi vẫn thương
xót và bố thí cho người nghèo mà!

Hồn tôi ơi, hãy gạt bỏ và tỏ lòng ghét sợ ảo tưởng đó đi, hãy l ắng tai nghe lời Thầy
Chí Thánh: ‘Người giàu vào được nước Thiên Đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua
lỗ kim!’ Ngươi hãy thành thực hỏi lòng mình xemđã th ực sự muốn đoạn tuyệt với
nếp sống quá dễ dãi và địa vị sang trọng của ngươi chưa? Hay trái lại, ngươi lại tìm
nguồn vui sướng và coi đó là lý tưởng của đời ngươi?

PHƯƠNG THẾ ĐỂ NHẬN BIẾT MÌNH

Hồn tôi ơi, thử giả thiết rằng ngày mai ngươi trở thành một người nghèo túng, thiếu
thốn mọi sự: tất cả sẽ thay đổi từ nhà ở tới quần áo và đồ ăn thức uống. Ngươi phải
sống lệ thuộc vào người khác, mà có lẽ người khác đó chính là bà con thân quyến của
ngươi. Người ta sẽ khinh bỉ ngươi. Trong tình thế đó ngươi sẽ ra sao? Ngươi có nhịn
nhục, khiên nhẫn và phó thác không? Ngươi có bắt chước thánh Job mà nói rằng:
‘Lạy Chúa, Chúa đã cho con m ọi sự, Chúa muốn lấy lại tất cả, xin cho danh Chúa
được cả sáng!’ không? Ngươi có bắt chước một vài tâm hồn đạo đức đến độ cảm thấy
vui mừng không? Phải, vui mừng, vì Chúa Giêsuđã phán: ‘Phúc cho ng ười nghèo
khó, vì nườc Trời thuộc về họ!’ Chúa còn thốt lên lời nói khác nhắm đến tâm hồn biết

25
yêu mến hơn nữa: ‘Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có lấy
một hòn đá gối đầu!’

Lạy Chúa Trời đất, con đã đ ể mặc Chúa một thân một mình trong cảnh cơ hàn, còn
con thì vui sướng thỏa thuê trong nếp sống tiện nghi sung túc! Con vô ơn bội nghĩa
cùng Chúa biết bao! Con sẽ lưu tâm đến tình trạng này ngay bây giờ.

SUY NIỆM VÀ DỐC QUYẾT

Gia tăng tiện nghi cho đời sống thêm hạnh phúc theo hoàn cảnh cho phép cũng là trái
với tinh thần khó nghèo. Tỏ ra cay đắng, phàn nàn trước cảnh thiếu khốn là chưa có
tinh thần nghèo khó.

Giảm thiếu tối đa các tiện nghi có thể có. Bỏ lưu luyến với mọi vật sở hữu, xa tránh
những lợi lộc có thể được.

----------o0o----------

BÀI THỨ 207

QUÊN LÃNG NƯỚC TRỜI

+ Tiền nguyện: Hãy chiêm ngưỡng Thầy Chí Thánh đang thốt lên những lời trịnh
trọng về ý nghĩa cuộc sống: ‘Các con đừng hăm hở thu tích kho tàng dưới đất, là nơi
mối mọt sâu bọ có thể đục khoét, nơi dễ bị kẻ trộm đào gạch khoét vách mang đi. Các
con hãy tồn trữ kho tàng trên Trời, nơi mối mọt sâu bọ không thể làm hư hại cũng
như kẻ trộm không thể đào tường, lấy cắp. Vì của cải chúng con ở đâu thì lòng chúng
con ở đó.’

CỦA CẢI PHÙ VÂN

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu chí thánh, con biết của cải thế gian đều dòn mỏng chóng
qua! Chúng giống như bông hoa mới sáng nở tươi xinh, nhưng chiều đã tàn héo. Đời
người qua nhanh như giòng nước trôi mau, lướt qua hai bên bờ chỉ một lần, rồi không
bao giờ trở lại. Nó sẽ biến đi như áng mây đêm còn mai mất.

Con đã thấy được biết bao hình ảnh so sánh về cuộc đời mây trôi gió thổi này, nhưng
con vẫn chưa xác tín được chân lý ngànđ ời đó, để rồi cứ tiếp tục thiết tha với nếp
sống ngắn ngủi càng ngày càng khăng khít! Con vẫn vương vấn với của cải phù vân

26
ngay trong tầm tay. Nhiều thứ cần cho con lắm chứ: cơm bánh, nhà cửa, áo quần!
Một vài thứ còn đem lại cho con được niềm vui thư thái, bảo đảm cho tương lai. Vậy
thì sao con lại không được hưởng dụng và ao ước chúng?

+ Chúa Giêsu: Con ơi, bản tính con người thường hay tham lam tìm kiếm tiện nghi
trong khi Cha hằng nhắc đi nhắc lại với con rằng: hãy coi chừng, tránh xa những thứ
ấy đi cho tâm hồn được thong dong thư thái! Đó là một cố gắng cần thiết ai cũng phải
nhập tâm và nhắc nhở mỗi ngày!

Hãy nhìn nhận chân giá trị của lời huấn dụ này! Hãy tỏ lòng ngưỡng mộ đức khôn
ngoan thượng trí và nài xin Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại lời ấy suốt trong cuộc sống
ta!

QUÊN LÃNG NƯỚC TRỜI

+ Chúa Giêsu: Cha đã nói rõ giá trị lời huấn dụ này trong câu nói: ‘Của cải chúng
con ở đâu là lòng chúng con ở đó.’ Người ta luôn nghĩ đ ến mối bận tâm của mình.
Người ta luôn gắn bó với sự vật mà người ta yêu mến, và tâm hồn như bị tù hãm
trong đó. Đó là lẽ thường tình thế gian.

Con ơi, hãy trả lời cha đi! Cùng đích của con là thế gian hay Nước Trời?

+ Linh hồn: Nước Trời, lạy Chúa! Vâng, con được tạo dựng cho nước Trời của Chúa!

+ Chúa Giêsu: nếu như vậy thì mọi tâm tư ước muốn của con phải hướng về đâu?

+ Linh hồn: Phải hướng về Trời! Luôn luôn phải hướng về đó, con biết lắm!

+ Chúa Giêsu: con biết được thì hay lắm, nhưng khốn nỗi các ước vọng của con vẫn
còn lang thang tận mãi đâu đâu. Nước Trời đối với con chẳng qua là cái đích xa xăm
quá mơ hồ. Tâm tư con ít khi hướng về đó. Việc chiếm hữu Thiên Chúa, một sở hữu
vô giá con lại chẳng coi là gì. Con luôn tỏ ra thờ ơ lãnh đạm. Không biết lý do tại
đâu?

+ Linh hồn: vì con chỉ lo tìm kiếm của cải đời này mà không màng gìđ ến đời sau.
Tiền bạc với sức mạnh vạn năng có thể đem lại bao thỏa mãn. Người đời thường nói:
‘Có tiền mua tiên cũng đ ược.’ Càng giàu có, người ta càng thấy phải sắm nhiều tiện
nghi cho mình cũng như cho người thân. Người ta càng ham mê đời sống đầy đủ tiện
nghi bao nhiêu, thì lại càng cố gắng tìm cách làm ra tiền bấy nhiêu. Có được đời sống
sang trọng với tài sản to lớn thì ai cũng kính nể. Đầu óc suốt ngày đêm chỉ liên tưởng
tới tiền bạc danh vọng. Trái tim cũng b ị giam hãm trong đó luôn, vì n ơi đó là kho
tàng của họ: ‘Của cải chúng con ở đâu thì lòng chúng con ở đó.’ Lời Chúa nói thật

27
không sai! Của cải Nước Trời không còn chỗ chứa, chỉ là bóng mờ xa xa như dẫy núi
khuất trong sương mù. Tâm trí không bao giờ hướng về đó nữa.

+ Chúa Giêsu: Con yêu dấu, sống như thế, con có biết con thuộc hạng người nào
không? Con giống như một người hành khất, tuy biết ở một nơi xa kia có nhiều của
cải đang chờ đón, nhưng ông ta vẫn tiếp tục đi ăn xin hết nhà này sang nhà khác, lúc
kiếm miếng cơm, lúc xin manh áo, sống tạm bợ cho qua cho ngày với ý nghĩ an phận
thủ thường. Rồi ông ta trở nên ngày một hững hờ với việc lên đường tìm về ‘đất
hứa’, tuy xa mà dễ tới ấy, vì lúc này ông chỉ vui thỏa với miếng cơm manh áo kiếm
được hằng ngày. Và rồi ông ta dễ dàng quên hẳn ‘đất hứa!’

+ Linh hồn: Ôi trái tim, trái tim khốn nạn, trái tim khờ dại, ngươi an phận và thích
nếp sống tạm bợ như thế hơn cả kho tàng mà ngươi biết là vô cùng giá trị kia sao!

Khiêm nhường xin ơn tha thứ và ơn hoán cải tâm hồn!

HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN

+ Chúa Giêsu: Con ơi, đừng quá thất vọng! Cha đến thế gian không phải để tiêu diệt
mà để gây dựng lại tất cả. Con hãy ghi sâu vào trí khôn một nguyên tắc quan trọng
mà Cha đã long tr ọng tuyên bố qua lời hứa: ‘Các con hãy tìm Nước Trời trước đã,
sau đó những sự khác sẽ được bù đắp dư đầy.’

Từ ngữ ‘trước đã’ nói lên một sự ‘ưu tiên’ tìm kiếm của cải trên đời là một công việc
tiên quyết, là hoạt động thứ nhất. Sau đó mới lo đến của cải thế gian. Từ ngữ ‘sau đó’
có nghĩa là hạng thứ, không quan trọng bằng việc trước. Trật tự hoạt động phải được
thực hiện như vậy.

Mục đích chính của đời Cha là rao giảng Nước Trời, vương quốc mà một ngày kia
con sẽ được vào. Con hãy hướng mọi ước vọng, cố gắng, mọi tìm kiếm về Nước
Trời. Con hãy lưu tâm tới Nước Trời trước mọi sinh hoạt đời này. Cha không khinh
bỏ hoạt động của nhân tính, trái lại vẫn cho đó là một bổn phận. Qua bàn tay các linh
mục, Cha chúc lành cho thửa ruộng đang cày, cho ngôi nhà đang xây, cho con tàu
đang vượt sóng, cho các cơ xưởng sản xuất những tiện nghi cần thiết.

Tóm lại Cha chỉ cấm và chúc dữ những ai lạm dụng hay bận tâm quá độ về công việc
thế gian đến nỗi sao lãng Nước Trời mà thôi.

‘Những sự khác sẽ được bù đắp dư đầy.’ Qua câu nói đó, Cha hứa sẽ ban cho người
lo tìm Nước Trời trước cũng được dự phần vào của cải, nhưng họ chỉ coi đó là phụ
thuộc.

28
ĐIỀU DỐC QUYẾT

Củng cố lại quan niệm về của cải Nước Trời cho đúng đắn.

1 Nhìn nhận mình đã trót quá quyến luyến của cải đời này! Điều đó chứng tỏ
qua những bận tâm vô ích hằng ngày!

2 Thú nhận mình đã b ỏ qua nhiều dịp thu tích của cải Nước Trời là của cải
vĩnh cửu giúp chiếm đoạt hạnh phúc vô biên.

Lạy Chúa Giêsu, đã nhi ều lần con không ước ao nhìn ngắm Chúa là Đấng con hằng
ngưỡng mộ và yêu mến!

----------o0o----------

BÀI THỨ 208

PHÓ THÁC NƠI THIÊN C HÚA

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Để am hiểu tường tận những lời sẽ nguyện ngắm ngày mai, chúng ta phải luôn luôn
nhớ rằng sứ mạng của Chúa Giêsu là rao giảng Nước Trời.

Nước Trời này chính là nước Thiên Chúa mà trong tương lai chúng ta sẽ được thông
phần hạnh phúc và trong hiện tại chúng ta phải chuẩn bị bằng nếp sống thánh thiện.

Đó là định mệnh và là cùng đích của con người. Để đạt tới đó cần phải dùng đến
những phương thế cần thiết.

Phương thế thứ nhất và căn bản nhất, là từ bỏ lòng quyến luyến quá độ của cải thế
gian, vì một khi ta đã vướng mắc vào đó, thì sẽ luôn lo lắng và đem hết thời gian, sức
lực để thực hiện mộng ước giàu sang. Đây là chướng ngại lớn lao nhất phải vượt qua.

Nhưng chúng ta cần đến nhiều thứ để sống, như ăn mặc, làm việc, lo cho gia đình.
Vậy làm sao có thể thoát khỏi bao nhiêu bận tâm lo lắng và khó khăn này được!

Thầy Chí Thánh dạy chúng ta một phương thế, đó là ‘Phó thác nơi Thiên Chúa.’
Không có cách nào hữu hiệu hơn được. Để chúng ta an lòng phó thác, Chúa Giêsu tỏ
cho biết Chúa Cha là Đấng Quan Phòng sẽ săn sóc, cung ấp mọi sự, cho loài thụ tạo.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết sống phó thác để tâm hồn được thong thả nghĩ về
Nước Trời, nơi con sẽ gặp được Chúa.

29
NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: Gạt bỏ mọi ý tưởng vô ích. Thoát khỏi hiện tại để hướng về xứ
Galilê, đến nơi ngọn đồi thánh thiện đầy ánh nắng! Tưởng tượng mình đang ng ồi
trước mặt Chúa và được nghe từng lời nói dịu ngọt từ môi miệng Ngài. Lời Ngài nói
thì êm ái, đem lại vui sướng và an lành.

Xin Ngài ban ơn để am hiểu và hưởng nếm ngọt ngào!

CHÚA MUỐN TA SỐNG PHÓ THÁC

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu là Đấng đáng được tôn thờ, con đang hiện diện trên núi
đó. Con quỳ gần Chúa. Chúa hãy phán dạy vì tâm hồn con đang lắng nghe. (Bạn
không cần đọc tất cả đoạn văn sau đây, mà hãy dừng lại chỗ nào bạn thích).

+ Chúa Giêsu: ‘Con ơi, không ai có thể làm tôi hai chủ cùng một lúc đươcỉ: hoặc
ghét chủ này mà mến chủ kia, hoặc trọng chủ này mà khinh chủ khác. Con không thể
vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi của cải thế gian được. Vì thế, Cha khuyên con:
đừng nên lo lắng xem phải ăn gì. S ự sống lại không quý hơn của ăn, và thân xác lại
không trọng hơn áo mặc sao? Con hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo không
gặt, cũng không thu tích vào kho lẫm mà Cha con trên Trời vẫn nuôi sống chúng.
Con chẳng đáng giá hơn chúng sao? Tạo sao con lại phải lo âu? Con thử coi bông huệ
ngoài đồng, có lam lũ kéo s ợi gì đâu, mà Cha nói thật với con, vua Salomon có vinh
quang cách mấy cũng ch ẳng mặc áo sang trọng được như chúng đâu. Nếu cây cỏ
ngoài đồng nay còn mai bị ném vào lửa mà Thiên Chúa còn cho mặc đẹp như vậy,
huống chi các con, hỡi những người yếu đức tin? Nên các con đừng băn khoăn mà
nói rằng tôi sẽ ăn gì, uống gì. Làm sao tôi kiếm được áo mặc? Đó là bận tâm thường
xuyên của dân ngoại. Nhưng Cha chúng con trên Trời vốn biết con cần các thứ đó.
Con đừng lo cho ngày mai. Ngày mai, mai hãy lo: khó khăn ngày nào thì đủ cho ngày
đó.’

TÂM HỒN SỐNG ĐỜI PHÓ THÁC

Càng nghe, càng đọc những lời thật quyến rũ trên đây, người ta càng thấy dần dần
vươn lên cao, thoát bỏ con người vị kỷ và thế giới xáo trộn này, giống như suối nhạc
ngập tràn tâm tư, khiến cho tinh thần ngất ngây hạnh phúc. Tâm hồn có cảm tưởng
như đang sống nơi an lạc, gần bên Nước Trời.

30
Thực ra đó không phải là miền của mộng mơ. Có nhiều tâm hồn đã tìm đ ược đến
sống an vui hạnh phúc. Đó là những tâm hồn có một lối sống siêu nhiên thực sự, đó
là những tâm hồn biết tin yêu phó thác như trẻ thơ, những tâm hồn được Chúa yêu
mến đến nỗi Ngài có thể làm phép lạ nếu cần. Các tâm hồn này thì thời nào cũng
đông đúc.

Các bạn có thể nhận thấy điểm đó đặc biệt nơi các thánh sáng lập dòng, hay các vị
lãnh đạo các dòng tu, và cả nơi các môn đệ trung thành nhất của họ nữa.

Bạn có thể đếm được hàng trăm, hàng ngàn người và càng ngày càng gia tăng trong
các tu hội: Họ hy sinh tất cả cho giới nghèo khổ. Họ hiến dâng thời giờ, sức lực, của
cải với nụ cười đầy tình thân ái: ‘ngày maiđã có Chúa lo.’ B ạn có thể ngưỡng mộ
nếp sống này nơi các vị truyền giáo, các linh mục, các nam nữ tu sĩ anh hùng quả
cảm, đã từ bỏ tất cả để chỉ chờ phần thưởng nước Trời thôi.

Còn bao nhiêu tâm hồn khác đang sống nơi các gia đình, gi ữa muôn vàn lo âu dồn
dập hàng ngày, mà vẫn tỏ ra tin yêu phó thác: vui sống ngày này qua ngày khác, dù
tương lai chẳng có chi là bảo đảm. Bệnh tật, thất nghiệp, làm sao có thể tìm đ ược
cơm ăn, áo mặc, nhà ở? Làm sao nuôi nấng gia đình và phương tiện cần thiết cho con
cái học hành?

Hỡi những người con đáng thương, các bạn đừng thử thách lòng tin yêu phó thác của
cha mẹ các bạn. ‘Ngày mai đã có Chúa lo.’ Ngài sẽ cấp dưỡng cho tâm hồn biết sống
tinh thần siêu nhiên và luôn luôn hướng vọng về Ngài. Kinh nghiệm hằng ngày
chứng tỏ điều đó. Chúa Quan Phòng th ường thúc đẩy những gì bất ngờ xảy đến để
sẵn sàng giúp đỡ. Bàn tay Ngài thường can thiệp kín đáo cho nên nhiều người khó
nhận ra và ít khi biết tạ ơn Ngài.

LÝ DO THẦM KÍN CỦA QUAN PHÒNG

Trong những bài nguyện ngắm trước, chúng ta đã bao lần thấy Thiên Chúa cư xử như
thế. Ngài để cho các nguyên nhân phụ thuộc hành động, nhưng hướng dẫn chúng theo
đúng hướng Ngài muốn. Với quyền năng trong tay, Ngài biết dẫn lái các luật chung
để mang lại lợi ích cho từng người.

Và rồi qua cách cư xử này, Thiên Chúa còn có ý nhắm cao hơn nữa, đó là giúp
con người sống đức tin và thực hành các hành vi nhân đức tốt đẹp khác. Nếu không
nhiều, thì ít ra ũcng có m ột số tâm hồn nhận ra bàn tay can thiệp của Chúa Quan
Phòng trong các biến cố hằng ngày.

31
Đó là những tâm hồn có tinh thần đức tin. Họ đã cầu nguyện, và cầu nguyện nhân
danh Chúa Kitôâ, cầu nguyện với cả tâm hồn phó thác. Khi một an ủi, một giúp đỡ
đến, dù cho hoàn cảnh nào chăng nữa, họ cũng biết tất cả đều là do Chúa. Trường
hợp họ phải chờ đợi, thì lòng phó thác càng trở nên vững mạnh và đáng ngưỡng mộ
hơn. Họ không đặt điều kiện với Thiên Chúa, cũng không định giờ cho Ngài.

Thất bại ê chề không làm họ xao xuyến: ‘Tôi có thể hy sinh không cần đến tiện nghi
đó. Tôi không có quyền đòi hỏi. Tôi có thể không cần dùng đến nó! Thiên Chúa là
Cha tôi, nên Ngài biết, Ngài có thể và Ngài muốn điều lợi ích nhất cho tôi.’ Đó là lời
nói luôn có nơi đầu môi chót lưỡi của họ.

SUY NIỆM VÀ DỐC QUYẾT

Chúng ta hãy duyệt xét kỹ càng nếp sống chúng ta về điểm phó thác này.

Nếu lòng phó thác xác thực, và thân thiết như tình cha con, thì điều đó chứng tỏ rằng
chúng ta đã liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Và như thế, chúng ta chẳng còn phải lo
nghĩ bận tâm gì nữa!

Thực ra, mối lo âu của chúng ta đều vô ích, kinh nghiệm thực tế chứng minh đúng
như vậy. Tuy có những minh chứng cụ thể, nhưng chúng ta cũng ch ẳng xác tín và
thức tỉnh, vì chúng ta cũng vẫn lo âu như cũ mỗi khi có hoàn cảnh trở lại.

Từ đây tôi sẽ luôn nhìn các biến cố qua khía cạnh siêu nhiên. Tôi sẽ thực tập
niềm tin này ngay khi có dịp.

----------o0o----------

BÀI THỨ 209

PHÓ THÁC LÀ KHÔN NGOAN

VẺ ĐẸP VÀ LỢI ÍCH CỦA PHÓ THÁC

Phó thác phải chăng là hủy diệt sáng kiến và dung dưỡng tính lười biếng? Nghĩ như
thế thì thật là sai lầm! Niềm tin yêu phó thác càng cao thì càng gia ăng
t s ức mạnh ý
chí, hiệu năng sáng tạo, và trở nên điểm tựa vững bền cho tâm hồn. Sống trong phó
thác và hoạt động trong phó thác thì cuộc sống sẽ tìm thấy được nơi lời hứa của Chúa
Cứu Thế những động lực mạnh mẽ giúp con người thêm phó thác. Niềm tin yêu phó
thác như thế trở nên một phần căn bản của đời sống con người và có khả năng đóng
góp lợi ích siêu nhiên thật đáng kể.

32
Dựa vào Thiên Chúa Toàn Năng, niềm tin này loại trừ được kẻ thù số một của thành
công là sự khiếp đảm. Thái độ nản chí là dấu hiệu báo trước sự thất bại của một đạo
quân ngoài chiến tuyến, báo trước một công việc không đạt được thành quả, và báo
trước sự buông trôi trong mọi cố gắng.

Ngoài ích lợi trên đây, niềm tin phó thác còn mang một vẻ đẹp cao cả. Ai hành
động do áp lực của sức mạnh, hay do tư lợi thúc đẩy, là thấp kém hay ít ra cũng là
tầm thường. Còn người nào vươn lên với lòng tin yêu phó thác nơi Thiên Chúa thì đó
là do động lực cao siêu nhất, danh giá nhất và mang sắc thái thần linh. Hành động
như thế thật đúng với tư cách của con cái Thiên Chúa, tựa như đứa con nhắm mắt
gieo mình vào lòng cha quyền năng toàn thiện vậy.

Hãy tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn, và ước muốn vươn lên.

PHÓ THÁC TRONG SUY XÉT, ƯỚC MUỐN, HÀNH ĐỘNG

Để trực tiếp minh định niềm tin phó thác do Thầy Chí Thánh rao giảng và để am
hiểu ý nghĩa đó, t ốt hơn là nên suy niệm ngay các hình ảnh Ngài dùng để so sánh.
Qua đó, chúng ta biết rằng mọi tạo vật phải nương tựa vào Thiên Chúa để sống và
phát triển theo luật tự nhiên.

Chim sẻ, bông huệ đều có bản tính tự nhiên riêng, và tuân theo luật tự nhiên ấy.

Luật sống đối với bông huệ là đâm rễ sâu trong đất để hút nhận chất bổ dưỡng hầu
làm tăng trưởng thân cây. Chưa hết đâu! Nó còn tiếp tục công việc nhỏ mọn nữa: chất
bổ ấy biến hóa, chắt lọc dần dần một cách tinh diệu để tạo nên cánh hoa trắng ngần,
mùi thơm ngát dịu và hạt giống phong phú. Hàng ngày với cố gắng đều đều như thế,
nó chu toàn luật tự nhiên một cách tích cực, dù là hoạt động hoàn toàn vô thức.

Luật sống của chim sẻ cao hơn một chút, vì chúng có giác hồn. Bản năng không sai
lầm nơi chúng hướng dẫn hoạt động và thúc đẩy chúng. Ta thấy chúng tìm nhặt hối
hả những hạt vương vãi và bắt sâu bọ để nuôi thân. Mùa xuân tới, chúng tha rác, kết
tổ thật tài tình. Ta thấy chúng chăm sóc con cái thật chu đáo, nhờ đó nòi giống chúng
mới khỏi bị tiêu diệt.

Chim sẻ biết việc chúng phải làm, nhưng không hiểu gì về nguyên lý của công việc.
Một sức lực thầm kín là bản năng đã h ướng dẫn chúng. Vậy, chim sẻ cũng biết chu
toàn luật tự nhiên theo bản tính của chúng.

Con người cũng có được hai bản năng trên đây, ngoài ra còn phú b ẩm một hồng ân
thật cao quí đến nỗi gần giống như Thiên Chúa: suy nghĩ, so sánh, phán đoán và
quyết định.
33
Bản năng tự nhiên là một tài năng mù quáng điều khiển mọi hành vi của loài vật: điều
lành cũng như điều dữ. Nơi con người thì hoàn toàn ngược lại.

Bên trong, trí khôn xét xem sự vật rồi nêu ra những lý do phải trái cho ý chí biết để
tiện bề chọn lựa. Con người được tự do chọn lựa nên hoàn toàn chịu trách nhiệm về
hành vi của mình.

Đó là luật tự nhiên theo bản tính con người: suy xét, quyết định, và hành động.

Tỏ lòng ngưỡng mộ cơ năng huyền diệu này! Nhận biết tầm quan trọng của vai trò và
các công việc của ta.

VƯỢT TRÊN LUẬT TỰ NHIÊN

Trong khi bông huệ theo luật tự nhiên bồi đắp sự sống và trang điểm thân mình qua
việc hấp thụ, tinh luyện chất bổ dưỡng trong đất; trong khi chim sẻ cũng theo luật tự
nhiên hoạt động không ngừng, thì duy chỉ loài người lại có quyền sao nhãng thực
hiện luật riêng của mình là suy xét, quyết định hành động sao? Khi khuyên nhủ con
người sống đời phó thác, Chúa Giêsu có nghĩ t ới việc giải phóng con người khỏi luật
tự nhiên không? Hoàn toàn không! Lúc đó Ngài theo đuổi mục đích khác, là nhắm tới
một sự giải phóng cần thiết, đó là thoát bỏ mọi bận tâm lo lắng thế gian. Những bận
tâm đó như những đám mây mù che khuất Nước Trời. Niềm tin phó thác đến để làm
tiêu tan đi những lo lắng đó như những tấm lưới bủa ra bắt kẻ thù chuyên gây nên oán
hờn.

Niềm tin phó thác sẽ tháo gỡ và tái lập mối giao hòa. Trong trạng thái thong dong,
tâm hồn dễ dàng vươn lên cao và sẽ nhìn thấy của cải mau qua trở nên nhỏ nhoi và
của cải vĩnh c ửu phát triển vô tận. Niềm tin yêu phó thác bao hàm cùng đích, bổn
phận, danh vọng của đời sống.

Hãy thưa cùng Chúa Giêsu để Ngài biết ước vọng muốn phó thác trọn vẹn của
ta! Hãy quan tâm đặc biệt đến một hoạt động nào đó để thể hiện tình yêu phó thác!

----------o0o----------

34
BÀI THỨ 210

TÌNH YÊU THA NHÂN


1.- Ý Nghĩa
CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Khi chúc phúc cho người có lòng hiền lành, thương xót và tinh thần hòa thuận, Thầy
Chí Thánh đã đ ặc biệt bày tỏ lòng quý trọng đối với một nhân đức có đủ khía cạnh
cao đẹp, đó là đức bác ái đối với tha nhân. Chúng ta thu gồm cả ba khía cạnh đó trong
một đề mục và lần lượt trình bày cho vấn đề được sáng tỏ.

Thương yêu tha nhân là giới răn quan trọng nhất của luật mới. Ngay từ tối nay, chúng
ta hãy nhớ đây là một giới răn đích thực, giới răn phát sinh ra bổn phận, thực sự
không có trong tự nhiên hay trong luật Do Thái, nhưng lại là những bổn phận cao
trọng, phổ quát và nặng nề. Về vấn đề này, không có gì phải nghi ngờ cả, lời Chúa
Giêsu thật quá rõ ràng: ‘Quả thực, Thày nói cùng các con, nếu nhân đức của các con
không hơn nhân đức của các ký lục và bọn biệt phái, các con sẽ không được vào nước
Thiên Chúa.’ Thực ra, Nước Thiên Chúa chỉ không mở cửa cho những kẻ phạm luật
cách nặng thôi; nhưng chúng ta nhớ rằng ngoài các luật còn có các lời khuyên, đó là
những hành vi nhân đức khó hơn, hoàn hảo hơn, dù không bắt buộc mọi người phải
theo, nhưng Thầy Chí Thánh mong các bạn hữu Ngài thực hiện.

Bài suy niệm này rất cần thiết đối với những tâm hồn đạo đức: nó không có mục đích
để tránh cho họ những lỗi phạm trái đức ái, nhưng là để khử trừ một vài sai lầm đã ăn
rễ sâu trong họ.

NGUYỆN NGẮM
+ Tiền nguyện: Cũng như những bài suy niệm trước, tôi nghĩ đến Chúa Giêsu uy nghi
và nghiêm khắc, nói năng như một bậc Thầy.

Xin ơn được nhận ra những ảo tưởng che lấp ý niệm của luật mới về tình yêu tha
nhân.

LUẬT MỚI

Trước tiên chúng ta xét đến thái độ của Thầy Chí Thánh lúc Ngài sắp đả kích giáo lý
sai lạc của bọn ký, lục biệt phái và ban hành luật mới. Nét mặt quí phái của Ngài như
nhuốm vẻ buồn rầu, đôi mắt linh hoạt, giọng nói thật đanh thép, và môi miệng Ngài

35
thốt ra những lời đe dọa. Chúng ta hãy nghe Ngài, và dừng lại ở cuối mỗi đoạn để suy
cho thấu đáo.

‘Thày nói thật cùng các con, nếu khôngc cĩ l ịng bác ái hơn nhĩm ký lục và biệt
phái, các con không được vào nước Thiên Chúa.’

Nước Thiên Chúa đòi h ỏi những gì? Thầy Chí Thánh nói rõ: ‘Người ta dậy các con
theo luật cũ rằng: đừng giết người, ai giết người sẽ bị dẫn ra trước tòa xét xử. Còn
Thày, Thày dậy các con: ai nổi giận với anh em mình cũng sẽ bị dẫn ra trước tòa như
thế; ai rủa anh em mình là khờ sẽ bị dẫn ra trước tòa xét xử như phạm tội ác; và ai
rủa kẻ khác là điên thì đáng phải lửa hỏa ngục.’

‘Người ta dậy các con theo lời xưa rằng: mắt đền mắt, răng đền răng; còn Thày,
Thày dậy các con, đừng chống cự lại kẻ ác. Người ta dậy các con hãy yêu thương bà
con và ghét kẻ thù, còn Thày, Thày dậy các con hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn cho
kẻ ghét các con, chúc phúc cho kẻ nguyền rủa các con, cầu nguyện cho kẻ bách hại
và cáo vạ cho các con.’

Những lời nói thật mạnh mẽ và uy lực biết bao! Chúng ta hãy trở lại tìm hiểu những
điểm chưa thấu triệt. Một vài điều hình như làm chúng ta rối loạn. Điều mà luật ghê
tởm, thường chúng ta cũng ghê tởm, nhưng điều mà luật đòi hỏi đôi khi lại làm chúng
ta ngạc nhiên, thậm chí có khi khiến chúng ta phải sững sờ và sợ hãi. Chúng ta tự
nghĩ: thực ra biết đâu đó lại chẳng phải là những lời cố ý nói quá một chút với mục
đích để gây phản ứng mạnh.

SỰ HỢP LÝ

Không phải vậy đâu, vì ở đây Thầy Chí Thánh nói với tư cách một người làm luật, và
luật Ngài ban hành hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của Ngài. Khi xuống với nhân
loại, chính Ngài, Ngôi Lời Thiên Chúa, đã thi ết lập nền tảng cho một trật tự mới.
Ngài làm cho mọi người trở thành anh em Ngài, những người anh em đích thật. Vì
thế mọi tương quan giữa người với người phải được thay đổi: họ phải sống với giới
luật mới. Chúa Giêsu đến để xác định các luật này với những đòi hỏi chính đáng.

Hồn tôi ơi, đừng nói rằng các luật đó quá khắt khe, vì thực ra chúng mang lại bình an
và hạnh phúc. Ngày ban hành chúng đã đánh dấu một cuộc cách mạng huy hoàng của
Kitôâ giáo đang dần dần biến đổi thế gian, nâng cao tâm trí, làm hòa dịu các phong
tục.

Nếu bước tiến có chậm chạp và kết quả không mấy được khả quan, thì đó là do
những bản năng, thành kiến và tập tục của tâm hồn nhân loại cứ muốn vùng dậy để

36
ngăn cản bước tiến ấy. Điều này không phải chỉ ám chỉ những kẻ thù chống đối giáo
lý, nhưng còn muốn nói đến toàn thể các Kitôâ hữu vẫn còn giữ mãi tinh thần thế tục,
tức bản tính tự nhiên mà thế hệ nào cũng có.

Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn là luân lý tự nhiên địi buộc. Nhưng điều đó không có
gì là vô lý vì Ngài đ ưa lại những yếu tố mới: nâng cao thân phận của chúng ta, tức
cũng nâng cao đời sống, và ban ơn thánh để trợ lực cho những bất lực do bản tính
chúng ta gay nên.

LÝ LẼ THÂM SÂU

Hồn tôi hỡi, đừng lấy làm thỏa mãn khi chỉ liếc nhìn qua hai chân lý cao siêu ấy.
Ngươi đã biết rồi đó, nhưng còn phải suy niệm nữa. Chúng sẽ cho ngươi chìa khóa
mở được những sự mầu nhiệm.

a. Thiên Chúa ban cho chúng ta chính hạnh phúc của Ngài làm gia nghiệp,
hạnh phúc hoàn toàn vượt trên mọi quyền lợi mà chúng ta có thể có; và số phận siêu
việt như thế thì cần phải có những lề luật siêu việt mới xứng hợp chứ!

b. Đàng khác, vì những lề luật siêu việt vượt trên sức loài người chúng ta, dù là
những người hùng mạnh nhất, nên đòi phải có sức trợ lực tương xứng đó là ơn thánh
Chúa đã ban cho chúng ta; chúng ta còn đòi gì hơn nữa?

c. Và ơn thánh giúp đỡ chúng ta không gì khác hơn là chính hành động siêu
nhiên của Thiên Chúa nối kết với hành động của chúng ta. Chính Ngài là Hữu Thể
hoàn hảo cùng hành động với chúng ta trong những hành vi của riêng chúng ta.

Dừng lại và chú ý tới những điểm này, những điểm ăn khớp với nhau một cách
tuyệt hảo. Nhận ra lợi ích do giới huấn của luật mới đem lại. Hiểu rằng một đời sống
theo những nguyên tắc hoàn toàn nhân loại hướng dẫn không phù hợp với số phận
của chúng ta, cũng không phù h ợp với hoạt động mà Thiên Chúa đoái thương tác
động các siêu nhiên trong chúng ta.

Thờ lạy – Cảm tạ – Dốc quyết.

----------o0o----------

37
BÀI THỨ 211

TÌNH YÊU THA NHÂN


II.- Tính Cách Bắt Buộc
KHÍA CẠNH TIÊU CỰC CỦA LUẬT

Tình yêu tha nhân như Lời Chúa Giêsu công bố mà chúng ta vừa suy niệm hàm chứa
một bổn phận. Không chu toàn bổn phận này là một lỗi phạm. Lỗi phạm nặng nhẹ tùy
theo tính chất sự thiếu sót. Sau này, lần lần chúng ta sẽ suy đến các lời khuyên, riêng
hôm nay thì chúng ta chỉ tập trung chú ý để suy gẫm về sự vi phạm các giới răn.
Người ta thường lỗi phạm luật yêu thương nhiều hơn người ta tưởng. Tôi tự hỏi
chẳng lẽ tôi không có điều gì đáng chê trách v ề vấn đề này sao? Phải chăng tôi đã
không bị mù quáng vì những ảo tưởng do tập quán và môi trường chung quanh đem
lại?

Lạy Chúa Giêsu, con sắp đào sâu tìm hiểu một lời của Chúa mà hôm qua con mới chỉ
suy niệm cách đại cương, nhưng con sẽ không thể thấu hiểu được tất cả ý nghĩa, nếu
Chúa không nói lại lần nữa vào trái tim con. Con xin lắng nghe Chúa đây.

‘Và Thày, Thày nói cho con biết, ai nổi giận với anh em mình, sẽ bị dẫn ra trước tòa
Thiên Chúa.’ Mọi cơn giận dữ, mọi biểu lộ khinh bỉ, mọi lời đay nghiến, mọi lời xúc
phạm, mọi cách nhục mạ, tất cả đếu là lỗi phạm! Hồn tôi hỡi, nếu ngươi ngạc nhiên
cho đó là quá nghiêm khắc, thì ngươi hãy nghĩ xem đ ịa vị cao quý của một con
người, nhất là của một Kitôâ hữu đòi phải có những gì!

Hai lý do biện minh cho đòi hỏi khôn ngoan trên:

1. Thiên Chúa thấy rõ tình cảm của chúng ta cũng nh ư thấy các hành vi bên
ngoài của chúng ta vậy; và những tình cảm đó cũng làm mất lòng Ngài như các hành
vi. Tôi lưu ý tới cái nhìn của Thiên Chúa thấu suốt tâm tư tôi.

2. Tình cảm là nguồn mạch phát sinh mọi hành động. Chúng luôn có ảnh
hưởng âm thầm và luôn đè nặng trên chúng ta: đó chính là kẻ thù ở ngay trong chúng
ta.

Hãy dẹp bỏ mọi hằn học, mọi ước muốn trả thù vì chúng như những liều thuốc độc
hủy hoại đức ái thần linh. Đức ái siêu nhiên chỉ có một chứ không có hai: một dành
để yêu Thiên Chúa, và một dành để yêu tha nhân. Tất cả những gì liên quan đến tinh
yêu tha nhân thì đồng thời cũng liên hệ đến chính Thiên Chúa.

Nếu tôi nghĩ đến hậu quả đó, tôi sẽ tự trách mình tôi vì những lầm lỗi nhỏ nhặt nhất
khi phạm đến tha nhân. Nhưng than ôi! Đã bao lần tôi quên lãng và đã lầm tưởng biết

38
bao! Ít khi tôi trách mình về những thiếu sót đó; nếu tôi có xưng ra trong tòa cáo giải,
thì cũng chì vì thói quen, và tôi không bao giờ sửa chữa.

KHÍA CẠNH TÍCH CỰC CỦA LUẬT

Không xúc phạm đến tha nhân, không khinh bỉ họ, không ghét bỏ họ, đó là khía cạnh
tiêu cực của luật. Khía cạnh tích cực dạy phải yêu thương họ.

Yêu thương một người đầy những khuyết điểm, yêu thương một người mà tôi không
có chút thiện cảm, yêu thương kẻ luôn chỉ trích tôi, hoặc người muốn thống trị hay
tìm cách tránh xa tôi như thế thực quá sức tôi! Chịu đựng họ, lại giúp đỡ họ nữa, mà
vẫn không để lộ vẻ khó chịu, như thế đã chẳng đủ lắm sao! Chưa, ngàn lần chưa đủ,
còn phải yêu thương họ nữa, luật mới cho đó là một bổn phận. Không, đó là điều
không thể làm được!

Phải, có lẽ là không thể được, nếu bạn giải thích tiếng ‘yêu’ này theo chiều hướng
tình cảm nhân loại, luôn muốn tìm cảm giác dịu êm: vì chỉ có các thánh mới có thể
đạt đến chỗ đó! Tình yêu Thiên Chúa của các Ngài bao bọc cả tha nhân yêu quý. Chỉ
tình yêu mới đem đến thái độ dâng hiến; đó là tình yêu của ý chí, không lấy động lực
ở phẩm tính con người. Phẩm tính của tình yêu đó là trở nên trung thực và luôn hoạt
động. Tình yêu đó có thể đích thực, bất chấp những ấn tượng trái ngược mà tình yêu
phải chiến đấu chống lại ngay ở bên trong, còn bên ngoài nó vẫn tỏ lộ lòng khoan
nhân thành thật.

SỰ DỮ VÀ PHƯƠNG DƯỢC

Giới luật bác ái này có hiện diện nơi mọi môi trường Kitôâ giáo không? Nó có luôn
ngự trị giữa những người đạo đức không? Tôi có cho đó là một giới luật và đem thực
hành không?

Tiếc thay, sự thực lại không như vậy! Khắp nơi người ta sống theo bản tính tự nhiên.
Sự dữ thì quá lớn lao, người ta không nhận thấy nhưng vẫn phải đau khổ vì nó: người
ta tự mãn, người ta tìm kiếm bảo đảm và hài lòng với các mối liên lạc, với công việc
thịnh đạt và tiếng tăm đạo đức.

Nhận thấy sự dữ to tát thôi thì chưa đủ, nhưng việc phải làm thì tìm cách chữa trị, và
để chữa trị thì việc đầu tiên là phải nhận biết nguyên do. Đây là những nguyên do
chính:

1. Những lối giải thích quá phàm tục dần dần đưa đến quan niệm sai lạc về luật
mới: chúng ta hãy gạt bỏ những lối giải thích hàm ý xấu; đó là một thành phần phá
hoại mạnh nhất.
39
2. Những tư tưởng của thế gian, ít thấm nhiễm tinh thần Kitôâ giáo đã âm thầm
làm sai lệch tư tưởng của chúng ta.

3. Chúng ta càng bị lôi kéo thì tập quán càng đưa đến thái độ vô tâm, và ảo
tưởng thường đĩng cánh cửa hối hận, trong khi chỉ có việc tự hối mới có thể đưa đến
thực hành lời Chúa Giêsu.

Tôi cần xét lại tư tưởng và tâm tình của tôi về khía cạnh này. Tôi cũ ng cần sửa đổi
các tư tưởng không đúng và những tâm tình trái nghịch với đòi hỏi của luật mới.

Để kiểm điểm, tôi tự nhủ: Thầy Chí Thánh đánh giá cách quan sát và hành động của
tôi như thế nào?

Khi thấy không thể tự mình thay đổi tư tưởng hay tình cảm nào đó, tôi cần luôn nhớ
đến chân lý này: ơn thánh có thể làm được tất cả, và đó là sức mạnh thần linh. Tôi có
được ơn thánh do cầu nguyện và cố gắng? Nếu cho đến nay tôi chưa biết tự thắng
mình, đó là vì tôi chưa cầu nguyện và chưa muốn đủ.

Hối tiếc - Ước ao - Dốc quyết.

----------o0o----------

BÀI THỨ 212

TÌNH YÊU THA NHÂN


III.- Lời Khuyên
+ Tiền nguyện: Một thay đổi lớn lao vừa xảy ra nơi thái độ của Thầy Chí Thánh:
Chúng ta không thấy Ngài buồn rầu và nghiêm khắc nữa, vẻ mặt Ngài trở lại thanh
thoát thần linh, ánh mắt Ngài thật dịu dàng. Một xúc động siêu nhiên khiến giọng
Ngài đượm vẻ dịu dàng vô biên.

Chúng ta hãy khẩn khoản nài xin ơn đón nhận từng lời nói cao cả của Ngài với tất cả
tấm lòng yêu mến. Chúng ta hãy nghe những lời đó như đang phát xuất từ chính môi
miệng Ngài.

BÁC ÁI, GIỚI LUẬT CỦA CHÚA GIÊSU

‘Thày cho các con một giới răn mới là hãy yêu thương nhau. Đó là giới răn của riêng
Thày, giới răn mà Thày yêu quý hơn hết.’

40
Tại sao đó lại là giới răn của riêng Ngài? Vì trái tim Ngài hoàn toàn là tình yêu và
không hề biết đến mảy may tình cảm trái ngược. Vì yêu tất cả chúng ta, Ngài muốn
chúng ta xích lại gần nhau, để Ngài có thể ôm chặt tất cả chúng ta trong đôi tay Ngài.
Vì yêu mỗi người trong chúng ta, Ngài sẽ đau khổ nếu chúng ta chỉ loại bỏ một người
anh em nào đó ra ngoài tình yêu c ủa chúng ta. Ôi lề luật tốt đẹp phát sinh từ một tâm
hồn cao thượng tuyệt vời chưa từng có! Ôi lề luật phong phú mang bên mình sự hòa
thuận hoàn hảo, sự giúp đỡ lẫn nhau đích thực, và sự bình an của Trời cao được các
Thiên Thần loan báo trong đêm Giáng Sinh.

BÁC ÁI: DẤU CHỨNG LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU

Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu nói tiếp: ‘Đó là dấu chứng mà thiên hạ sẽ nhận ra các
con là môn đệ Thày.’ Dấu chứng của một vật chính là đặc tính riêng phân biệt nó với
vật khác. Mỗi nòi giống, mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù. Nét đặc biệt của
người Kitôâ hữu là thương yêu anh em mình. Nếu không có điểm này, Chúa Giêsu
không nhận ra chúng ta là môn đệ Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa hãy sung sướng, vì chẳng bao lâu nữa, khi nhìn vào Giáo Hội
Chúa, người ta phải thốt lên: ‘Kìa xem họ yêu thương nhau là dường nào!’ Và đặc
tính hoàn toàn mới này làm cho đại chúng phải xúc động đến nỗi như nhìn thấy ở đó
dấu chứng thần linh khi họ đến xin các Tông Đồ: ‘Chúng tôi muốn trở nên anh em
với các ông!’

Đó là luật chung, nhưng còn các quy tắc riêng thì thế nào?

BÁC ÁI: LÝ TƯỞNG THẦN LINH

Chúa Giêsu sắp dậy những quy tắc đó trong ba câu nói vừa đơn sơ, vừa cao cả sau
đây: ‘Hãy thương yêu anh em như chính mình!’ đó là lý t ưởng trọn lành nhân loại;
‘Hãy yêu họ như Thày đã yêu chúng con!’ đó là lý t ưởng trọn lành Kitôâ giáo; ‘Hãy
nên hoàn thiện trong tình yêu như Cha các con trên Trời là Đấng hoàn thiện!’ đó mới
thật là lý tưởng trọn lành thần linh.

Trước những bậc thang cao cả dẫn tới lý tưởng vô cùng cao quý của luật mới, người
ta sẽ phải câm nín và thán phục như đứng trước một công trình tuyệt diệu. Không
người nào có thể quan niệm được một lý tưởng cao cả như vậy; cũng không người
nào dám công bố lý tưởng đó. Như vậy, chúng ta phải nói gì về Đấng đã làm cho bản
tính yếu hèn của con người có thể thi hành được lề luật ấy! Hàng ngàn vị thánh, hàng
vạn tâm hồn ưu tú đã vươn lên qua mọi thời đại để chứng thực công việc kỳ diệu này.

41
Chúng ta hãy thờ lạy, vì Thiên Chúa đang ng ự ở đó, và Thiên Chúa là Thầy yêu quý
của chúng ta, là Chúa Giêsu toàn năng rất tốt lành. Từ Trời cao Ngài đã mang xuống
cho chúng ta lý tưởng, sức mạnh, và đời sống siêu nhiên, để bắt ta ra khỏi chính con
người chúng ta, ra khỏi tư tưởng và tập quán của chúng ta, giúp chúng ta suy tưởng
và sống như Thiên Chúa.

+ Tâm tình: Dưới làn ánh sáng tinh trong, tôi cảm thấy như đang sống trong bầu khí
của Trời cao, trong sự bình an tuyệt diệu đang vây bọc tôi, tôi quên đi cuộc sống và
mọi phiền muộn; tôi quên thế giới và mọi sự xấu xa của nó, tôi tin rằng mình đ ược
đưa lên tới tận một nơi cao, ở đó tất cả là sự thật, là sự thiện, là tốt lành, là hạnh phúc
và tôi cảm thấy trong tôi một sự sống không phải là của tôi, nhưng là sự sống của
Thiên Chúa!

Dừng lại lâu giờ, thật lâu hết sức có thể dưới ấn tượng này, ấn tượng như làn gió nhẹ
thổi từ biển xa, như hương hoa đêm hè từ Trời cao lan tỏa vây phủ tâm hồn tôi.

Thỉnh thoảng nhớ lại một vài lời vừa nói để giúp ta thấu hiểu đức bác ái mà xưa nay
ta chỉ biết hời hợt bên ngoài.

Liên kết với mọi tư tưởng của Chúa Giêsu.

+ Thán phục Ngài. Tỏ lộ tình yêu của ta đối với Ngài.

+ Cám ơn Ngài với tất cả tâm tình sốt mến.

+ Nhất là nhớ rằng đã ngưỡng mộ đức ái của luật mới bao nhiêu thì phải đem ra thực
hành bấy nhiêu.

Dốc quyết duy trì trong ta suốt ngày hôm nay ước muốn hiểu biết tình yêu này, thứ
tình yêu vượt trên mọi tư tưởng và thói quen của chúng ta.

------------oOo------------

42
BÀI THỨ 213

‘YÊU NHƯ BẢN THÂN MÌNH VẬY’

TÌNH YÊU CHÂN THẬT

Những ấn tượng tốt giúp hướng tới việc thiện, nhưng chỉ thực hiện được điều thiện
đó với điều kiện là tự biến thành ánh sáng và sức mạnh. Một sự việc như vậy chỉ có
được do sự suy nghĩ chín chắn.

Có một điều rất cần thiết đó là phải hoàn toàn thấu hiểu câu nói sâu xa sau đây: ‘Con
hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình con!’ Hình như một số đông Kitôâ hữu
không thấu hiểu rõ ràng câu nói đó.

Dầu sao thì đó cũng là một nguyên tắc chính đáng và thực dụng. Chính đáng vì chúng
ta tất cả là anh em, bởi cùng là con cái Thiên Chúa, và chúng ta là chi thể của cùng
một thân thể do sự kết hiệp với Chúa Giêsu Kitôâ. Thiên Chúa và Chúa Giêsu rất có
quyền đòi hỏi một tình yêu hỗ tương nơi con cái và các chi thể của các Ngài. Thực
dụng vì không có gì dễ dàng cho chúng ta hơn là nhận xét xem chúng ta yêu bản thân
chúng ta như thế nào.

Chúng ta hãy cẩn thận quan sát đặc tính của thứ tình yêu này, và dần dần so sánh với
tình yêu của ta đối với tha nhân.

1. Tình yêu đó thành thật, không giả dối, không cưỡng chế.

2. Luôn tỉnh thức, biết dự phòng, biết lo lắng.

3. Luôn tích cực và mau mắn, luôn tìm kiếm và muốn thành công bằng
cách dùng mọi phương thế: cố gắng, sắp đặt, và hy sinh.

4. Luôn linh hoạt, không bao giờ ù lỳ. Người ta không bao giờ khinh mình,
trái lại còn yêu mình thật nhiều là khác.

5. Tình yêu đó th ật âu yếm dễ thương. Tôi cảm thấy quá nhậy cảm với tất
cả những gì xúc phạm đến tôi, những gì tôi thiếu thốn. Tôi than khóc
cho tôi, tôi hăm hở tìm kiếm đủ phương thế để tự an ủi, tôi buồn vì
không thành công.

6. Tình yêu đó th ật khoan dung, tôi ít nhận ra lầm lỗi, hoặc có chăng nữa
thì tôi luôn bào chữa, tôi cố gắng che dấu đi.

43
TÌNH YÊU THA NHÂN

Sau khi đã nói qua về tình yêu của tôi đối với tôi, tôi như bị bối rối. Ôi tôi đã không
yêu tha nhân như vậy! Chắc chắn bác ái phải bắt đầu từ chính mình nhưng phải chăng
nó được phép dừng lại quá nhiều ở bản thân? Thật là một sự chênh lệch quá đáng.

Người ta sẽ nói đĩ là tình yêu siêu nhiên. Dĩ nhiên là v ậy, nhưng hãy nhớ rằng siêu
nhiên không có nghĩa là làm thêm cái mà bổn phận không đòi buộc, công việc này thì
chỉ để dành cho linh hồn hoàn hảo. Tình yêu siêu nhiên là bổn phận bắt buộc của mọi
Kitôâ hữu. ‘Tất cả mọi người khác cũng đ ều không hiểu tình yêuđó là th ế nào’,
người ta vịn vào đó để bào chữa. Nhưng người ta có thể nói như thế về các tâm hồn
đạo đức không? Tâm hồn tôi nghĩ thế nào?

Lạy Chúa Giêsu, con đây đang quỳ dưới chân Chúa, con cúi đầu và tim con thổn
thức. Ôi, con không yêu tha nhân như chính mình con. Con thật quá xa sự trọn lành
đó, tuy nhiên đối với con, lời Chúa khuyên dạy vẫn quá đẹp và quá quyến rũ.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy khử trừ các tư tưởng quá phàm tục của con, hãy soi sáng
con! Con cần ánh sáng Chúa lúc này đây, và sau này con cũng c ần ơn Chúa nữa, vì
tình yêu mà Chúađòi con ph ải có đối với anh em thật hoàn toàn vượt quá sức con,
chỉ có Chúa mới ban cho con được tình yêu đó.

+ Chúa Giêsu: Phải, hỡi con, Cha sẽ soi sáng cho con nhiều hơn nữa trong những bài
suy niệm tới, và Cha sẽ cho con thấy những nguồn mạch để con có thể kín múc sinh
lực. Riêng hôm nay con hãy nhớ câu kết luận quan trọng này: ‘Người ta không thực
sự yêu anh em mình, nếu người ta không yêu tha nhân vì chính tha nhân.’ Con có yêu
họ, khi họ không làm hài lòng con không? Con có yêu họ khi họ không quý chuộng
con, mà lại chỉ trích chính con hay các thân nhân của con chứ? Chắc là con không trả
thù sự dữ bằng sự dữ, và đem thái độ khinh chê đáp trả thái độ khinh chê, nhưng nếu
con chỉ dừng lại ở tình trạng này, rồi mỗi ngày trong kinh nguyện con vẫn cứ thưa
với Cha rằng: ‘Con cũng yêu tha nhân như chính bản thân mình vậy.’

Xấu hổ. – Hối tiếc. – Thay đổi quan niệm. – Ao ước. - Thề hứa.

----------o0o----------

44
BÀI THỨ 214

‘YÊU NHƯ BẢN THÂN MÌNH VẬY’


Xét Mình

Chú Dẫn: Bài suy niệm này giúp hiểu rõ hơn về bài trước.

+ Chúa Giêsu: Con có yêu tha nhân như chính bản thân con không? Hãy thử so sánh:

1. Cha thấy con bận tâm và lo lắng nhiều về bản thân, nhưng lại ít lo cho
người khác quá. Con có thực sự lưu tâm tới nhu cầu của họ, giúp họ có một đời sống
dễ chịu cùng với tiến bộ luân lý không? Sự lo lắng của con quá hời hợt, ít tích cực,
mau phân tán. Vậy thì con đừng nói con đã yêu họ ‘như chính bản thân con’ nữa.

2. Con có luôn quảng đại tha thứ lỗi lầm cho tha nhân, cho mọi người không?
Thay vì tức giận trước những thiếu sót của họ, con có thông cảm không? Nhìn thấy
những người bị khinh khi, con có nghĩ r ằng một ngày kia có thể họ ở trên con trong
nước Cha không? Phải chăng con lại không thích người ta khoan dung với các lỗi
phạm của con? Và biết đâu các lỗi phạm của con lại chẳng gây ra cho kẻ khác nhiều
khó chịu nặng nề hơn!

3. Con có vui vẻ đón nhận những bất trắc và cả người đã gây phi ền phức
không? Con có dịu dàng chịu đựng khi bị cư xử cộc cằn? Con có dễ dàng tha thứ
những lỗi lầm khiến con phải chịu đau khổ? Con có sẵn sàng niềm nở với mọi người?
Con có thích nhường nhịn, ban phát nếu không có gì cản trở? Khi bổn phận bắt buộc
con phải sửa đổi kẻ khác, con có niềm nở, để những lời trách mắng, sửa trị cứng rắn
nhất của con không gây tổn thương cho họ? Con có biết tự kiềm chế khi từ chối mà
không làm mất lòng quá đáng không? Con có s ẵn sàng an ủi những người đau khổ,
dù bất cứ là loại đau khổ nào không? Biết bao người phải đau khổ nhưng phần đông
lại không để lộ bên ngoài. Chỉ có tình yêu đích thực mới đoán biết được. An ủi là dầu
thoa làm dịu vết thương. Thứ dầu này phải lấy ở trên Trời, chắt lọc từ những bông
hoa đức ái thần linh vì chỉ có loại hoa này mới tinh luyện được dầu thần linh thôi.

4. Con có ân cần và nhân hậu với những người già cả, tật nguyền và đau ốm
không? Nhất là con có nhẫn nại đủ không? Nếu thấy họ cau có và khó tính, con hãy
cố gắng an ủi, thông cảm với họ vì họ đang đau khổ. Con hãy vui lên vì tình yêu của
con không còn chút vẩn đục. Khi những chú tâm của con chỉ thâu lượm được lạnh
nhạt, và các việc thiện con chỉ gặt hái sự vô ơn, con cứ vui lòng vì Thiên chúa yêu
con thay cho người vô ơn đó.

5. Con có cư xử đối với kẻ nghèo hèn cách tử tế không? Con có coi họ ngang
hàng với con trước mặt người ta không? Có lẽ con nghĩ và cho là mình đã làm như

45
vậy, nhưng để cho chắc chắn, con hãy xét lại thái độ của con đối họ ra sao. Con hãy
dò xét tận đáy tâm tư của con xem. Tự đáy thâm tâm, phải chăng con lại đã không
theo bản năng thúc đẩy mà khinh khi những người ăn mặc lôi thôi, kém giáo dục, bẩn
thỉu? Phải chăng con đã tức giận khi thấy họ nổi dậy, bạo động chống lại người giầu,
chống lại xã hội và Hội Thánh? Con hãy cố gắng làm gương sáng để họ biết những
chống đối đó là bất công.

6. Cha còn một nhận xét cuối cùng và có lẽ là nhận xét quan trọng hơn cả. Con
hãy xem luật yêu thương tha nhân như chính bản thân mình có thể được thực thi ở
đâu một cách trọn vẹn và êm đềm hơn nếu không phải là trong gia đình Kitôâ giáo!
Mỗi phần tử đều là thân nhân của nhau. Tất cả đều kết hợp: máu mủ, quyền lợi, cuộc
sống chung, chia sẻ vui buồn. Nơi đó, người ta có nhiều dịp hơn cả để thực hiện lời
môn đệ Ta sẽ dạy:

‘Hãy vác gánh nặng của nhau, như vậy là con đã làm trọn luật của Chúa Kitôâ.’ Gánh
nặng đó là những trái nghịch nho nhỏ, gây mất lòng là những thiếu sót cỏn con chồng
chất, những bất đồng quan niệm gây ra cãi cọ, ghen tương.

Ôâi nếu mỗi người đều yêu thương người khác như chính mình, thì mái giađình s ẽ
tươi đẹp và êm ấm biết bao! Bình an, niềm vui sẽ thay thế cho những hiểu lầm đưa
đến nhiều xáo trộn về mối tương quan và phiền muộn khiến nếp sống trở nên nặng
nề.

Phải nói rằng không phải mọi gia đình Kitôâ h ữu, hay mọi môi trường đạo đức đều
có được thứ bình an và niềm vui này. Luật yêu thương nhau nhiều nơi chưa được biết
đến, nên chưa đem lại được sự biến đổi nào, hay chuyển hóa một mối hận nào.

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu, Lạy Thầy Chí Thánh, con ít dám gọi Chúa với danh
hiệu này vì chính danh hiệu đó kết án con. Con chưa nghiêm chỉnh trong mối tương
quan đối với những người thân thuộc, vì con đã không gi ữ nguyên tắc đầu tiên của
luật yêu tha nhân, đã không ‘yêu họ như chính bản thân mình.’ Thực ra Chúa đã luôn
đòi con phải như vậy. Chúa đã chờ đợi lâu lắm rồi. Chúa đã đau khổ nhưng Chúa vẫn
không ruồng rẫy con. Con muốn an ủi Chúa bằng cách vâng lời Chúa. Con sẽ dung
thứ, nhẫn nại, an ủi và ân cần. Con sẽ vác gánh nặng của người khác để làm vui lòng
Chúa, vì Chúa đã vác gánh nặng của con từ quá lâu rồi.

Nên kết thúc bài suy niệm bằng dốc quyết đôi điều thực rõ ràng với ý muốn thực
hành rất thành thật.

----------o0o----------

46
BÀI THỨ 215

‘NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON’

+ Chúa Giêsu: Con vừa thấy đó, yêu tha nhân như chính mình là một hành vi siêu
nhiên. Lý trí con người khó mà hiểu được điều đó, và sự ân cần của con người cũng
không đạt tới được. Hôm nay đây Cha lại đến để đề nghị với con một bậc cao cả hơn
nữa: ‘Hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con.’

+ Linh hồn: Lạy Thầy Chí Thánh, điều đó có thể thực hiện được chăng? Và làm sao
con lại có thể vươn tới một tình yêu cao cả như thế được! Yêu thương như Chúa đã
yêu thương, ôi lạy Chúa, Đấng hoàn hảo nhất trong loài người. Ôi lạy vị Thiên-Chúa-
làm-người! Nghĩ đ ến đó con bối rối quá! Mỗi mầu nhiệm của Chúa đều biểu lộ
những điều hoàn hảo: quên mình hoàn toàn, tận tâm tuyệt đối, nhẫn nại bất tận, âu
yếm dịu dàng. Bỏ Trời cao, hạ mình xuống địa vị chúng con, mang lấy mọi lỗi lầm
của chúng con, chịu mọi thiếu thốn suốt 30 năm trường, đổ mồ hôi và tiêu hao sức
lực để rao giảng Tin Mừng: đó là lời chứng cao cả của quá khứ. Và tương lai còn cho
con chiêm ngắm trước tất cả những gì Chúa sắp chịu đau khổ và những gì Chúa sắp
ban cho: Thánh Thể, cuộc tử nạn, cửa Trời rộng mở. Thật là cõi vô biên, cõi vô biên
của tình yêu, tình yêu con không đáng được, tình yêu bị lãng quên cách đáng thương,
tình yêu có lẽ bị bội phản, nhưng tình yêu đó lại không bao giờ từ bỏ con.

+ Chúa Giêsu: Phải, hỡi con, Cha đã chịu bao hy sinh chứng tỏ Cha yêu con đến mức
nào. Nhưng hôm nay đây, Cha muốn con chú ý tới một mẫu gương khác, mẫu gương
thật đơn giản và gần gũi con, giúp trái tim con hiểu được rõ hơn, và cuộc sống con có
thể bắt chước dễ dàng hơn, đó chính là gương mẫu tình yêu của Cha đối với các môn
đệ Cha. Mỗi buổi sáng, khi họ còn ở xa xa, Cha đã mỉm cười tiếp đón họ. Họ đến gần
Cha với trái tim mừng vui, và Cha âu yếm nhìn họ. Trong cuộc hành trình, Cha đ ể ý
tới mọi nhu cầu của họ. Đôi khi, quên đi địa vị là Thầy, Cha chia sẻ câu chuyện họ
đang nói, câu chuyện về nghề nghiệp cũ, về những tiếp đón mà dân chúng các làng
mạc dành cho họ, hay những biến cố nho nhỏ trong ngày. Đôi khi Cha phải nhắc bảo
họ về cách ứng xử vụng về, cách ăn nói thô bạo và những tranh luận to tiếng. Họ thấy
Cha yêu họ và họ yêu thích cả những lời khiển trách đó nữa.

+ Linh hồn: Con tin thật điều đó, và nếu con được ở địa vị của các ngài, chắc gì con
đã thành thật chấp nhận những lời sửa dạy đó như các ngài!

Thán phục – Cám ơn – Ao ước – Cầu nguyện.

+ Chúa Giêsu: Con đã thấy thế nào là lòng tốt lành, nhưng sự tốt lành này thực sự
xâu xa, vì lòng tốt lành của Cha là như thế. Con hãy suy tư qua hình ảnh sau đây: Một
hoàng tử có địa vị rất cao trọng, hơn người về trí khôn, thông minh và sự hiểu biết

47
rộng rãi. Mọi mối liên hệ quanh ông từ chuyện nhỏ nhặt nhất đều đầy vẻ quý phái.
Ngôn ngữ ông cao thượng chứ không có chút gì là bình dân cả. Vậy mà thình lình
ông đi lẫn vào đám dân chài nghèo hèn, dốt nát và vô học. Từ sáng đến tối, ông phải
chịu đựng những cách cư xử thô bạo, những câu chuyện không đâu và hằng ngàn lầm
lỗi nặng nhẹ của đám dân đó.

Ông hoàng đó chính là Cha, và Cha đã ph ải chịu bao cơ cực! Nhưng thực sự Cha đã
không cực khổ vì các môn đệ Cha. Tại sao vậy? Do đặc ân nào mà Cha có thể không
buồn phiền như thế? Vì Cha yêu họ, Cha không đòi ở họ điều họ không thể cho Cha:
đó là lẽ công bằng. Nhưng con nên biết rằng sự công bằng cũng cần phải có tình yêu
để chu toàn, và ngay cả việc hiểu được mọi bổn phận của mình thì cũng c ần có tình
yêu nữa.

+ Linh hồn: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đáng thờ lạy biết bao! Chúa thật tốt lành khi tỏ
cho con thấy tình yêu tha nhân. Dù không thể theo Chúa trong cuộc hành trình từ
Trời xuống đất, từ máng cỏ tới núi Sọ, nhưng con có thể bắt chước trong mối liên lạc
của Chúa đối với các môn đệ: con có thể và con muốn như thế; con không chỉ bằng
lòng với việc cam chịu mà thôi, nhưng con sẽ còn yêu mến nữa. Nếu không yêu đủ
thì con lại thiếu đức công bằng mà Chúa vừa dạy con rồi. Con tỏ ra đòi hỏi và khó
tính quá! Con đau khổ và con làm cho kẻ khác đau khổ. Đau đớn, chua cay cản ngăn
an bình từ Trời xuống, sự an bình êm dịu chỉ có được và chỉ ngự trị ở những nơi
người ta biết yêu thương nhau.

Hối tiếc nhiều. Ao ước mãnh liệt được một tình yêu như thế. Cầu nguyện không
ngừng để có thể chiếm đoạt tình yêu đó. Dốc quyết đặc biệt.

----------o0o----------

BÀI THỨ 216

CHÚA GIÊSU VÀ CÁC TÔNG ĐỒ

+ Chúa Giêsu: Cha yêu thương các Tông Đồ của Cha, và muốn họ trở nên tốt hơn.
Sự huấn luyện không dựa trên tình yêu thì sẽ không có kết quả: thay vì khuyến khích,
nó lại làm chùn bước. Ít có điều gì mà người ta không chiếm đoạt được khi nại tới
tình yêu, một tình yêu không hời hợt bên ngoài, cũng không phải thứ tình yêu chóng
qua, mà là tình yêu đích thực, tình yêu biểu lộ bằng việc làm, tình yêu không biết mỏi
mệt và tình yêu luôn gắn bó.

Giờ đây, cha sắp tỏ lộ cho con biết một bí mật của lòng Cha. Con hãy chú ý theo dõi.

48
Trong nháy mắt, Cha có thể biến các Tông Đồ thành những người đáng ca tụng, hoặc
những vị anh hùng. Điều đó lại chẳng xảy ra trong ngày Lễ Hiện Xuống đó sao?

Hoặc ít ra, vẫn tôn trọng luật tự nhiên, Cha cũng có thể dần dần đưa họ đến sự trọn
lành cao cả. Nhưng Cha không muốn như vậy. Trong ba năm, Cha để họ gần bên
mình, và vẫn làm ngơ để họ mắc nhiều lỗi lầm yếu đuối. Con có hiểu tại sao Cha lại
làm ngơ như thế không?

+ Linh hồn: Thật là lạ lùng, các ngài đã đem l ại cho Chúa những niềm vui dịu dàng
do vẻ đẹp của tâm hồn các ngài. Các ngài hiểu Chúa, đoán biết ý Chúa và chia sẻ khó
nhọc với Chúa.

+ Chúa Giêsu: Phải, đó là những niềm vui duy nhất mà Cha mong đợi nơi cõi đ ất
này, và Cha đau khổ khi bị đoạt mất. Cha đã muốn như thế là vì con, là để con an tâm
khi thấy trong mình có tràn đầy ơn thánh mà vẫn luôn bất toàn: lúc đó con không còn
ngờ vực tình yêu của Cha đối với con. Nhưng cũng để cho con một mẫu gương và
một bài học: hãy tập yêu thương như Cha đã yêu thương. Khi con đọc thấy trong Tin
Mừng: ‘Các Tông Đồ không hiểu. Họ tranh luận với nhau xem ai là kẻ lớn nhất,’ và
rồi trong ngày Chúa chịu nạn ‘họ chạy trốn và họ để Chúa một mình,’ con hãy nhớ
rằng tình yêu cao cả và âu yếm này mạnh mẽ hơn tất cả. Cho con mẫu gương về tình
yêu đó, Cha biết con bất lực không thể đạt tới, nhưng con đừng buồn, trái lại hãy vui
lên, vì chính Cha sẽ đến trong trái tim con để cùng yêu mến với con.

+ Linh hồn: Phải, kết hợp với Chúa, yêu mến với trái tim Chúa, đó thật là bí quyết
cao sâu để yêu tha nhân. Điều mà riêng trái tim nhân loại không có thể, thì lại trở
thành quá dễ dàng và tự nhiên khi Thiên Chúa cùng yêu mến với trái tim nhân loại.
Bởi đó, đức ái đáng ca tụng này của các thánh thật đích thực và thật cao trọng, đôi khi
có vẻ như ngang hàng với chính tình yêu của Chúa. Lạy Thầy Chí Thánh, con xin
thấu nhận điều đó.

+ Chúa Giêsu: Con yêu dấu, con hãy vui vẻ khát khao đức ái này, đức ái của Cha cịn
hơn là một mẫu gương, một trợ lực, Cha ban chính mình Cha cho con trong Bí Tích
Thánh Thể.

Con muốn Cha giúp gì trong suốt ngày sống? Con có mang theo sự tha thứ,ỉ dịu
dàng, tình yêu không biết mệt mỏi của Cha không? Thật xấu hổ và buồn nản cho Cha,
nếu môi miệng và tim con được Cha thánh hiến buổi sáng, lại thốt ra những lời cay
chua độc địa với các tạo vật yêu quý của Cha? Con hỡi, con hãy dùng trái tim của
Cha mà thương yêu.

49
+ Dốc quyết: – Yêu mến tha thiết. – Hứa cố gắng nhiều. – Những cố gắng đối với
từng người rõ rệt và xác định từng hành vi. – Năng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu
đang ở giữa các linh hồn.

----------o0o----------

BÀI THỨ 217

‘NHƯ THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA’

ĐIỂM THỨ NHẤT

Ở đây diện mạo Chúa Giêsu thật xinh đẹp dễ mến, vì Ngài sắp nói về Chúa Cha mà
Ngài rất mực yêu mến, và Ngài sắp đem Cha Ngài ra làm gương mẫu cho chúng ta.

Làm gương mẫu, tôi có hiểu rõ không? Đi ều đó có thể được không? Tôi thấy mình
như đứng trước một chân trời xa lạ. Lạy Thầy Chí Thánh, xin hãy phán, xin hãy
phán! Con như đang được nghe từ môi miệng Chúa những lời này: ‘Hãy nên trọn
lành như Cha các con ở trên Trời; Ngài cho mặt trời soi sáng trên kẻ dữ cũng như
người lành, và cho mưa xuống trên ruộng vườn họ đồng đều như nhau.’ Chúng ta hãy
thán phục những đặc tính cao cả của sự tốt lành này: rộng mở cho mọi người không
loại trừ ai, bền tâm luôn mãi không mâu thuẫn bao giờ, nhẫn nại quảng đại và chịu
đựng những gì xấu xa nhất.

ĐIỂM THỨ HAI

Sự tốt lành của chúng ta có lẽ cũng phải bao quát và nhẫn nại như vậy, nhưng thường
nó lại quá thiển cận và luôn luôn sẵn sàng nổi loạn! Chỉ Thiên Chúa, Đấng tự đời đời
vẫn nhìn bao quát vô biên mới có được tính điềm tĩnh này. Còn chúng ta, những tạo
vật có đời sống chóng qua, thật hay thay đổi. Chỉ linh hồn tốt lành không hư nát mới
tham dự được vào đời sống của Đấng hằng hữu. Tâm tình khiêm nhường thẳm sâu.
Hướng lên lý tưởng vừa hiện ra trước mắt tôi. Thành tâm cầu nguyện.

ĐIỂM THỨ BA

Một lời nói khác, đồng thời cũng là một sự kiện cao trọng, sẽ cho chúng ta thấy được
sự tốt lành sâu xa và cảm động của Thiên Chúa. Sự kiện này đi trước mầu nhiệm
nhập thể và có thể nói: nó xác định mầu nhiệm nhập thể và nó là lý do của mầu

50
nhiệm nhập thể; sự kiện đó là tình yêu, tình yêu cao c ả: ‘Thiên Chúa yêu thương thế
gian đến hy sinh Con Một Ngài.’

Hồn tôi hỡi, lời nói lạ lùng này lại không khiến ngươi phải kinh ngạc sao? Trước lời
nói cảm động vô cùng như vậy mà ngươi vẫn tỏ ra lạnh lùng ư? Dù nghe đến nhàm
tai, thế mà con chỉ hiểu hời hợt bên ngoài. Hãy đào sâu và c ố hiểu rõ hẳn đi! Hãy
nhìn Con Người bị treo trên thập giá, bị đóng đinh rách cả thịt mình.

Hãy chiêm ngắm vẻ mặt sầu khổ, những đường nét quằn quại, cái nhìn hớt hải, cực
hình lê thê. Rồi ngươi hãy tự nhủ: Con Người làm vật hy sinh ấy chính là Con Thiên
Chúa, Đấng đáng thờ lạy và đáng yêu quý hơn hết. Và Đấng đã nộp Ngài cho sự chết
lại là chính Cha Ngài! Vì ai? Vì loài người, vì tất cả mọi người, vì tôi. Như vậy
chứng tỏ Thiên Chúa yêu chúng ta đến mức nào!

Đó không phải là những lời quá đáng, những hình ảnh bịa đặt, nhưng là một thực tại
thuần khiết. Chúng ta tin điều đó, thế mà chúng ta vẫn thản nhiên khi nghe nhắc đến
cuộc mạc khải tình yêu không thể sánh ví đó!

- Dừng lại lâu giờ trước cảnh tượng vĩ đại này – Thờ lạy – Kinh ngạc – Ao ước đi sâu
vào sự mầu nhiệm.

---------oOo---------

BÀI THỨ 218

TÌNH YÊU NƠI THIÊN CHÚA VÀ CHÚA GIÊSU

GANH ĐUA BỀ NGOÀI

Giờ đây hãy so sánh hai câu nói mà chúng ta suy niệm: Chúa Giêsu kêu lên: ‘Không
có tình yêu nào lớn hơn là hy sinh mạng sống vì người mình yêu.’ Và có lời nói về
Thiên Chúa: ‘Ngài đã yêu th ế gian đến hy sinh Con Một Ngài.’ Một cuộc ganh đua
cao cả! Trong hai tình yêuđó, tình yêu nào cao th ượng hơn? Có phải tình yêu của
Chúa Cha, Đấng hy sinh để Con mình chết? hay tình yêu của Chúa Con, Đấng ao ước
được chết và chịu chết? Tôi như thấy hai cõi vô biên, và tư tưởng tôi như bị chìm
đắm và tan biến. Đừng so sánh, cũng đừng tranh biện nữa, vì cả hai đều kết hợp trong
cùng một tình yêu.

SỰ KẾT HỢP

Thiên Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến thế nhưng chính Ngài không thể đau khổ, nên
đã làm người và chịu chết trong nhân tính Đức Giêsu.

51
Thiên Chúa yêu thương loài người đến mức độ nào thì chúng tađã bi ết: Người là
Đấng tác tạo nên chúng ta, đã ban cho chúng ta đ ược hiệp thông vào bản tính Ngài.
Nhưng Ngài còn yêu chúng ta đ ến độ hy sinh Con Một Ngài cho chúng ta, đó là điều
ở dưới đất này chúng ta không thể hiểu, và ngay cả khi đã ở trên Trời chắc chắn cũng
chẳng bao giờ chúng ta hiểu hoàn toàn.

Tình yêu không thể hiểu thấu này vượt quá cả tình yêu của con tim nhân loại nơi
Chúa Giêsu. Dù vậy, tình yêu đó thật sâu xa, thật trìu mến, thật đáng ca tụng; tình yêu
đưa đến Núi Sọ và giam hãm trong Bí Tích Thánh Thể. Phải, đó chỉ là hình ảnh của
một tình yêu không cảm giác, nhưng lại là một tình yêu siêu việt.

Thần học diễn tả tình yêu đó như sau: Đấng rút tỉa tất cả từ chính mình chuyển thông
cho nhân loại. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta vượt mọi ý niệm của chúng
ta; tình yêu này khác với tình yêu của chúng ta và cũng khác v ới tình yêu của Chúa
Giêsu nữa. Tình yêu này cao cả hơn, rộng lớn hơn và quyền năng hơn. Ngọn lửa nó
nồng nàn và âu yếm dịu dàng hơn. Đó là cảnh tượng ở trên Trời. Còn dưới thế này,
tình yêu của Chúa Giêsu dễ dàng đến với chúng ta mãnh liệt hơn vì tình yêu đó c ảm
giác được: đó là tình yêu của Thiên Chúa ở trong tầm sức của chúng ta.

HƯỚNG VỀ VÔ TẬÂN

Phần đông các tâm hồn dừng lại ở tình yêu Chúa Giêsu, một hình ảnh sống động của
tình yêu tuyệt hảo. Như thế là họ đạt tới mức độ khá cao rồi. Một số người khác, có
đà tiến mạnh hơn, tới được cõi vô hình, để qua màn sương mù che khuất, thờ lạy tình
yêu vô biên mà tình yêu của Chúa Giêsu chỉ là hình ảnh.

Ơi cao siêu! Ơi tình yêu của Thiên Chúa đáng tôn thờ! Ơi tình yêu ít được hiểu quá!

Hãy thinh lặng để óc tưởng tượng hướng nhìn vào cõi vô biên mả ngưỡng phục và
tôn sùng.

Và mẫu gương thần linh tôi phải theo: ‘Hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên
Trời là Đấng trọn lành.’ Đó chẳng phải là lời mời gọi tới sự trọn lành vô hạn sao?
Phải chăng lời đó lại không gây cho tôi niềm cảm hứng thánh thiện có thể dẫn dắt
linh hồn quảng đại đến một tình yêu anh hùng đối với tha nhân ư?

----------o0o----------

52
BÀI THỨ 219

‘HÃY ĐỂ LỄ VẬT Ở ĐÓ!’

ĐIỂM THỨ NHẤT

‘Khi đến dâng của lễ trước bàn thờ, nếu lúc đó các con nhớ rằng có người anh em làm
mất lịng con, con hãy đ ể của lễ ở đó và đi làm hòa tr ước đã, rồi mới trở lại dâng của
lễ sau.’

Một người vừa ra khỏi nhà, đi về phía Đền Thánh, tay mang của lễ mà ông muốn
dâng lên Thiên Chúa. Ông giơ tay lên, nhưng một bàn tay vô hình cản lại, và có tiếng
từ Trời phán bảo ông: ‘hãy đi làm hòa với anh em đã!’ Nhưng người ta xúc phạm đến
tôi mà! Không cần biết tới điều đó. Các con không có đức ái với nhau. Thiên Chúa
không thể ôm ấp trong cánh tay Ngài hai người anh em không hòa thuận với nhau;
nếu con không cần phải xin lỗi người ấy thì cũng hãy đến để tha thứ cho người đó.’

Chúng ta hãy nhấn mạnh đến chi tiết cuối cùng này. Chúa Giêsu không nói ‘nếu con
có lỗi’ nhưng Ngài còn nói rõ hơn ‘Nếu các con nhớ lại rằng có người anh em xúc
phạm đến con.’ Lầm lỗi hay cố ý, đó chỉ là phụ thuộc, điều quan trọng phải làm là
đến với ngườiũ đó. Nếu có lỗi thì đó là lúc b ạn làm trọn bổn phận của mình; nếu
không có điều gì chê trách thì đó là b ạn chu toàn điều luật mới của Chúa, luật chứng
tỏ và phân biệt rõ ai là môn đệ của Ngài.

Lạy Thầy Chí Thánh, Thầy thấy trong số chúng con quá ít môn đệ biết tuân giữ giới
luật này! Ngay chính trong các Tông Đồ trực tiếp dạy dỗ cũng có bao tâm hồn bất
hòa. Những đam mê nhân loại nhỏ nhặt luôn khuấy động nơi các gia đình, trong các
tâm hồn đã t ận hiến cho Chúa, và đôi khi nhân danh Chúa, những người thiện chí
cũng đụng chạm với nhau nữa. Người ta xét đoán tinh thần của Thiên Chúa theo tinh
thần cá nhân và người ta chống đối anh em mình cách cay nghiệt nhân danh Thiên
Chúa của sự bình an! Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, Chúa đã ph ải đau khổ quá nhiều vì
bao lần thất vọng như thế! Chúa đặt hy vọng ở ai? Tinh thần thế tục đã xua đuổi tinh
thần của Chúa ra khỏi biết bao con tim, những con tim đã t ừng luôn nghĩ rằng mình
yêu mến Chúa!

ĐIỂM THỨ HAI

Hỡi con, đầu con đã cúi xuống, tay con đã chắp lại, con đang tiến về phía bàn Thánh,
con nhìn xem, và hãy nhìn thật rõ tận đáy tâm hồn con. Có phải con không thấy ở đó
một chút tình cảm nóng nảy chua cay nào? Hôm qua lòng tự ái của con bị tổn thương,
và con giữ mãi sự hằn thù. Con đã tranh luận quá hăng say, và trao đi đổi lại một vài

53
lời hơi nặng. Con phát biểu một ý tưởng và con cho rằng ý tưởng đó là hay hơn cả,
nhưng lại bị bao người khác chống đối và chê trách. Người ta nhắc con một vài điều
vụng về nho nhỏ, hay tỏ ra một sự khinh khi; tim con như bị trúng thương. Và rồi con
vẫn không ngại quỳ trước Nhà Tạm nơi cư ngụ của Đấng đã nói: ‘Hãy đ ể của lễ ở
đó!’, ta muốn đức ái trước đã. Khi chúng ta đ ến bàn thánh, việc thiết yếu không phải
là dâng của lễ, nhưng là để nhận ơn và đó là một ơn trọng đại: Mình Máu Chúa
Giêsu. Thực ra Mình và Máu này đã được phân chia cho mọi người để kết hợp chúng
ta hết thảy. Khi con muốn lên rước Chúa mà thấy lòng mình vẫn còn hằn thù, con hãy
ngừng lại, vì hằn thù thực sự phạm đến Chúa vì phạm đến một trong các chi thể Ngài.
Thực sự, Ngài không xua đuổi từ chối con, vì tình cảm kia không phải là lỗi nặng
khiến con nên bất xứng, nhưng Ngài sẽ không nói với con những lời dịu dàng mà
người ta chỉ dành để nói với bạn hữu thân thiết.

Tiếc thay, ít khi tâm hồn để ý hối lỗi như thế. Những lần thiếu đức ái nho nhỏ thường
không được nhận ra: vì chúng quá quen thuộc! Nếu đôi khi trí khôn có nhận ra, thì
người ta lại bào chữa: tôi đâu muốn vậy, để khi có dịp tôi sẽ làm bù lại điều lành cho
hắn. Nhưng con vẫn giữ điều hằn thù trong khi Chúa Giêsu òđi ph ải yêu mến, yêu
mến không hạn hẹp, yêu mến như chính Ngài yêu mến. Phải chăng tôi cũng mu ốn
được Ngài yêu mến như thế?

ĐIỂM THỨ BA

Trong trường hợp này, có cần phải bỏ nhà thờ để đi làm hòa ngay không? Ý Th ầy
Chí Thánh không bắt buộc gay gắt như vậy. Hơn nữa, thường thường không thể làm
như vậy được và có khi lại gây thêm rắc rối nữa; nhưng điều không thể thực hiện bên
ngoài thì vẫn có thể làm ngay trong tâm hồn. Con hãy tiến tới một tình yêu có sức
xóa bỏ hận thù. Hãy nhìn hình ảnh Chúa Giêsu trong kẻ đã làm tổn thương con. Tình
yêu của con đối với Chúa Giêsu lan rộng đến người ấy sẽ giúp biến đổi người ấy. Con
hãy nghĩ tới niềm vui mà Chúa cảm thấy và có được nơi con.

Chớ gì tất cả những gì cao thượng nơi chúng ta biết rung cảm và hướng tới lý tưởng
này. Sự rước lễ phải trở nên cuộc kết hợp phổ quát. Chúng ta hãy suy niệm chân lý
bao la và sâu nhiệm này. Chúng ta hãy đau buồn vì những điều thuộc chân lý đó nhắc
bảo chúng ta: con đừng ruồng rẫy vị khách thần linh, nhưng hãy ruồng bỏ những cay
đắng mà con còn ôm ấp đối với một trong những người mà Chúa truyền con phải yêu
mến. Hãy bầy tỏ tâm tình mến yêu và dốc quyết.

----------o0o----------

54
BÀI THỨ 220

LÒNG THẬT THÀ ĐƠN SƠ

NHẮM TỚI LÝ TƯỞNG

‘Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt sự gì khác là đi ều không hoàn hảo.’
Việc bó buộc phải thành thật này có sự kỳ lạ; không riêng gì trong trường hợp cá
nhân, nhưng nói chung trong mọi câu chuyện giao tiếp, ngay cả những câu chuyện
giữa những người đạo đức đi nữa. Thường trong câu nói, người ta hay thêm bớt chút
ít chứ mấy khi lại dùng những tiếng đơn giản như ‘có’ hoặc ‘không.’ Những tiếng đó
nhiều khi không đúng với sự thật nếu không dựa vào những lời quả quyết mạnh mẽ
khác. Vậy lúc đó ta phải làm gì? Nên vâng lời Thiên Chúa hay cứ theo thói quen
thường dùng?

Chúng ta tìm câu trả lời theo ý hướng của Đấng Cứu Thế. Ở đây cũng nh ư trong
những lời khuyên Phúc Âm khác, Ngài trình bày cho chúng ta một lý tưởng và như
muốn nói với chúng ta: đó là điều thích hợp với người Kitôâ hữu, thích hợp với
những tạo vật được Thiên Chúa tác động tới một cách siêu nhiên. Những kẻ đó phải
tiến tới một nhân đức cao cả và thật rõ ràng, để trong mọi lời họ quả quyết đều có giá
trị như một lời thề nguyền. Mà nếu tất cả mọi người đều là người Kitôâ hữu, và nếu
mọi Kitôâ hữu biết hãnh diện về địa vị mình, không bao giờ phóng đại sự thực hoặc
mưu mô gì, thì việc áp dụng lời khuyên đó quả là rất tự nhiên và dễ dàng. Luôn luôn
thành thực đơn sơ như thế, thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao và anh em sẽ hòa thuận
thương yêu nhau biết chừng nào!

Chúng ta hãy thán phục lý tưởng này, hãy tìm hiểu những mối liên hệ của nó với trật
tự siêu nhiên. Hãy chúc tụng Thầy Chí Thánh vì Ngài đã coi trọng chúng ta và đã mời
gọi chúng ta đến bậc trọn lành với những lời nói dựa trên sự hoàn thiện đời sống.
Chúng ta hãy hăng hái ao ước tới gần đó! Mọi cố gắng của chúng ta đều không đủ, vì
thói quen muốn làm ngược lại như đã trở nên bản tính chúng ta. Vậy thật hết sức khó
khăn để đồng thời có thể phản ứng lại bản tính tự nhiên và lôi kéo của gương xấu
chung quanh. Hãy nài xin ơn trợ lực.

SỐNG KHÔN NGOAN HỢP VỚI THÓI QUEN

Chúng ta thường nhận thấy rằng một lý tưởng đã đ ược giới thiệu với chúng ta, thì
cũng mời gọi chúng ta theo, nhưng không thúc bách ép buộc chúng ta: vì nó luôn chỉ
là một lời khuyên. Đó cũng là trường hợp của tính đơn sơ ngay thẳng trọng sự thật.

55
Nếu trong mọi trường hợp, chúng ta chỉ dùng công thức quá đơn giản ‘có’ hay
‘không’ thì cách cư xử của chúng ta thật không mấy khôn ngoan ở xã hội hiện tại
này. Chúng ta chỉ nhượng bộ ít thôi, bất đắc dĩ mới nhượng bộ. Dè dặt nuối tiếc là
điều làm vinh danh cho chân lý và là một bước tiến tới việc áp dụng chân lý.

Hãy trách những quyết đoán và phủ định thường xuyên như thế, vì chúng khiến câu
chuyện trở nên buồn tẻ và làm ý tưởng không mấy linh hoạt. Nhưng chúng ta hãy
luôn luôn ngay thẳng. Một người sống đúng đắn sẽ dễ dàng làm cho người khác tin
tưởng mình. Một người nói năng nhẹ dạ bồng bột dễ bị nghi ngờ. Nếu đương sự cứ
cố tình lầm lỗi ít nhiều, thì người ta sẽ nghĩ thế nào?

LÝ TƯỞNG NÀY GIÚP TRÁNH NÓI DỐI

Lòng chân thật trong lời nói mà Thầy Chí Thánh đòi h ỏi đưa chúng ta đến chỗ phải
chê ghét lời dối trá. Người Kitôâ hữu không được thêm gì vào lời nói ‘có’ hay
‘không’ thật là điều đáng xấu hổ nếu họ nói không khi có và nói có khi không.

Lời nói dối dù thật là nhỏ nhặt cũng là một xúc phạm, không phải là phạm đến lời
khuyên, nhưng phạm đến lề luật; đó là sự thoái hóa đối với địa vị người Kitôâ hữu đã
được lề luật giáo huấn. Lời nói đó, dù bị lộ tẩy hay không, không quan hệ, nhưng nó
vẫn luôn là một vết nhơ. Một lời nói dối bất chợt trên môi miệng người tín hữu là một
sự phản bội đạo giáo.

Tỉnh thức và can đảm tin vào Thiên Chúa là chân lý. Là con cái Ngài, chúng ta hãy
làm vinh danh Ngài bằng cách bắt chước Ngài. Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta,
soi sáng mọi lời nói chúng ta nói, Ngài thinh lặng mỗi khi chúng ta nói dối.

Để khỏi bối rối trong lời nói, chúng ta hãy nhớ rằng phần nhiều những câu nói không
hoàn toàn xác thực vẫn chưa phải là lời nói dối, như cách dùng chung đã làm thay đổi
ý nghĩa. Hãy học hỏi về vấn đề này để khỏi thành trò cười cho thiên hạ hoặc khỏi cư
xử thiếu khôn ngoan.

----------o0o----------

56
BÀI THỨ 221

LÒNG THANH TỊNH

CHUẨN BỊ HÔM TRƯỚC

Sau đây là một vài điều nên biết:

a. Khi đọc đoạn Phúc Âm, chúng ta nên để ý đến sự khác biệt về thời gian. Nếu
nói với những linh hồn ngày nay, chắc Chúa Giêsu cũng d ạy cùng một giáo thuyết
đó, nhưng dưới những hình thức khác, Chúng ta hãy trình bầy tư tưởng Ngài với hình
thức mới.

b. Trong vấn đề quá tế nhị này, thay vì định nghĩa và xác định, chúng ta chỉ tìm
cách nâng cao ý tưởng và gợi lên lòng thán phục. Đã quý trọng và yêu mến một nhân
đức thì sẽ dễ dàng đi đến thực hành và hoàn thiện nhân đức ấy.

c. Khi duyệt lại quá khứ cũng như nhìn vào tương lai, chúng ta hãy cẩn thận
tránh những gì có thể gây tổn thương cho trí tưởng tượng. Phương thức tốt nhất để
tránh những hình ảnh nguy hiểm là luôn luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu. Dưới tia
sáng lan tỏa từ Chúa Giêsu, bóng tối nhơ nhớp không còn dám vương vãi nữa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mu ốn Thánh Mẫu Chúa có một tâm hồn không tì ố, và
người Cha nuôi có một đức trong sạch lý tưởng. Và trong số các môn đệ, Chúa đã đặc
biệt yêu thương người môn đệ trong sạch nhất. Qua bao thế kỷ, Chúa đã ch ọn các
trinh nữ để mạc khải cho thế giới những điều sâu nhiệm.

Xin hãy cho conđ ược quý mến và thiết tha với nhân đức mà trái tim Chúa mến
chuộng. Xin cho con lòng ganh đua thánh thi ện như các tâm hồn đạo đức. Trong khi
luyện tập nhân đức này con không xin Chúa một ơn huệ nào khác hơn là được Chúa
yêu mến với mối tình êm dịu.

NGUYỆN NGẮM
LỜI CA TỤNG

Nơi con người, nếu sự thật là một sự vinh dự cho lời nói, thì lòng thanh tịnh lại là
vinh dự của hữu thể nhạy cảm.

a. Dù xưa kia có bị làm cho ra nhơ nhớp ngay trong chính dân Chúa, thì lòng
thanh tịnh vẫn là một nhân đức tuyệt hảo của người Kitôâ hữu. Tại sao vậy? Lý do
thật hiển nhiên không thể chối cãi được: nếu không có ơn thánh thì không thể có nhân
đức này; vì những đòi hỏi của nó mà biết bao người ngoại giáo không chịu nhận đức
57
tin, dầu họ đã được chứng kiến những phép lạ trọng đại. Nó cũng gây cho hàng ngàn
Kitôâ hữu mất đức tin vì họ kiêu ngạo hay lười biếng không cầu xin Chúa trợ giúp
cần thiết.

Ơn trợ giúp này chỉ tìm được bằng việc xưng tội và đặc biệt bằng sự siêng năng rước
lễ. Nhân đức này thật cao cả vì nó vượt trên sức loài người và vì nó cần đến lương
thực thần linh.

b. Người ta gọi nó là nhân đức xinh đẹp, vì nó cứu vãn và nângđ ịa vị con
người lên cao trọng nhất, và khi đạt tới mức độ cao cả nhờ đồng trinh, thì nó làm cho
con người trở nên đối thủ của các thiên thần, một đối thủ ganh đua cao trọng, vì điều
mà thiên thần tự bản tính mà có, thì con người do nhân đức mới có được.

c. Nó làm cho con người trở nên gần giống Thiên Chúa, Đấng toàn vẹn và chói
ngời. Nó thực hiện lời Chúa phán: Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh
chúng ta. Nhưng hãy ý tứ vì sự ô uế sẽ phá hư hình ảnh này và dễ dàng làm nó ra nhơ
nhớp.

Ôi nhân đức xinh đẹp, màu trắng ngời của con phản chiếu sự tinh trong nơi Thiên
Chúa, và Thiên Chúa có thể soi ngắm mình trong con. Ngài chiêm ngắm chính
những đặc sắc riêng của Ngài. Con mang lại vinh dự cho Ngài, và con bù đắp lại tất
cả những ươn hèn và xấu xa đã làm hư hỏng chương trình đời đời của Ngài.

Lạy Chúa! Con yêu mến, thán phục. Con muốn vinh dự này cho Chúa, nhờ ơn Chúa,
con sẽ đem lại cho Chúa vinh dự này.

LÒNG THANH TỊNH HỆ TẠI ĐÂU?

Thầy Chí Thánh dạy chúng ta: ‘Con biết có lời bảo con: đừng có hành động thiếu
trong sạch. Còn Thày, Thày dậy: ai thỏa tình ao ước hành động thiếu trong sạch thì đã
phạm tội trong lòng rồi.’

a. Như thế dù tôi có mạnh mẽ quyết định không bao giờ làm việc xấu cũng vô
ích, vì lúc mà tôi ước muốn điều xấu, thì đã phạm điều xấu rồi. Nhưng có người nói:
ước muốn đâu phải là sự thực? Quả thực nó chưa thành sự kiện vật chất, nhưng nó là
sự thể hiện luân lý.

Ý muốn ước ao này hiện diện trong bạn với tất cả sự xấu xa cũng nh ư hành vi bên
ngoài. Và Thiên Chúa, Hữu Thể vô cùng trong sạch nhìn thấy, và ghê tởm hành vi đó.

58
Tôi hình dung cái nhìn của Thiên Chúa luôn rộng mở, thấu suốt tận đáy linh hồn. Tôi
nghĩ tới sự ghê tởm mà Ngài cảm thấy nếu Ngài thấy hình ảnh Ngài bị làm nhơ nhớp
trong linh hồn tôi.

b. Chúng ta hãy chú ý đến những hậu quả của ước muốn xấu xa cố tình. Không
những làm linh hồn ra tỳ ố, mà còn chuẩn bị cho linh hồn sa sút trong những hành
động xấu xa bên ngoài.

c. Không phải là không nguy hiểm khi người ta làm quen với ý tưởng về sự
xấu, vì cứ như thế dần dần sự xấu sẽ trở nên ít đáng ghét và ghê tởm đi. Hơn nữa ước
muốn như chất men làm dậy bản tính tự nhiên. Chỉ như vậy thôi thì nguy hiểm này
cũng đủ để thành một tội thực sự về ước ao sự xấu rồi.

Điều vừa nói về lòng ao ước cũng kết án những tư tưởng xấu: người ta không ao ước
sự xấu, nhưng giãi bày sự xấu ra trước mắt linh hồn, và linh hồn lại cảm thấy thích
thú.

Thay vì có một đối tượng, người ta hài lòng với hình ảnh, nhưng hình ảnh in sâu vào
tâm hồn cũng làm linh hồn ra xấu xa như ước muốn vậy, và thuốc độc lan ra, sửa
soạn cho những sa ngã trong dịp có thể đến.

THÁI ĐỘ PHẢI GIỮ

Chúng ta phải sợ các nguy hiểm này. Đừng bao giờ có một ao ước nhỏ nhất, vì tư
tưởng nhỏ nhất có thể gây ra hậu quả tương tự.

Đàng khác, chúng ta cũn g đừng lo là đã ph ạm tội khi có những tư tưởng, những ước
muốn mà chúng ta không tìm kiếm, nhưng có ý ghê tởm và luôn xua đuổi. Nếu chúng
in sâu vào chúng ta, cứ ở lại trong chúng ta, dù chúng ta không muốn, và nếu nhiều
lần chúng ta xua đuổi mà chúng vẫn còn đó, tâm hồn đáng thương của chúng ta dù có
bị khổ sở cũng còn thanh tịnh và được rạng ngời hơn. Nên biết rằng mỗi hành vi tự vệ
là một động tác yêu mến đức trong sạch không ngừng tô điểm cho nhân đức đó. Bởi
vậy, đối với những người anh hùng, những cơn cám dỗ do ma quỷ và do bản tính tự
nhiên lại trở nên nguồn mạch cao cả để lập công.

Một nhận xét đáng chú ý: với lời dạy bảo này, Thầy Chí Thánh đã tái l ập luật tự
nhiên để xác định đúng mức tội trạng. Một hành vi bên ngoài dù có xấu xa đáng ghê
tởm mấy đi nữa, cũng vẫn không là tội nếu người ta không chủ ý mắc phạm. Trái lại,
cũng một hành vi ấy dù chưa phạm cũng trở nên tội nếu chủ ý ao ước. Cái xấu là ở tại
ý muốn và chỉ hệ tại ở ý muốn thôi.

59
Chúa Giêsu đã đi xa h ơn khi Ngài khuyên giữ đồng trinh. Trong lúc này, chúng ta
hãy thán phục sự khôn ngoan của Ngài, sự khôn ngoan thiết lập luật tự nhiên như nền
tảng cho một nền luân lý mà dục vọng con người đã làm méo mó đi.

Hãy sống dưới ấn tượng của luồng sáng, của vẻ đẹp, các đòi h ỏi cao thượng và các
chiến thắng khó khăn này. Hãy chọn điều dốc quyết thích hợp.

----------o0o----------

BÀI THỨ 222

LÒNG TRONG SẠCH, NHÂN ĐỨC CAO ĐẸP

ĐỨC TRONG SẠCH VỀ PHƯƠNG DIỆN SIÊU NHIÊN

Nếu luật tự nhiên đòi buộc tâm hồn phải khiết tịnh, thì luật Kitôâ giáo phải như thế
nào nữa? Luật tự nhiên có mục đích cứu vãn đ ịa vị của tạo vật có lý trí; luật Kitôâ
giáo có trách nhiệm về một địa vị cao hơn nhiều, đó là địa vị của hữu thể được thần
linh hóa.

Thân xác người Kitôâ hữu là một vật thánh thiện. Phép rửa tội không những tẩy sạch
mà còn thánh hóa thân xácđó tr ở nên đền thờ, cũng như biến đổi tâm hồn trở nên
thánh thiện. Do phép thêm sức, Chúa Thánh Thần ngự trị trong xác một cách trọng
thể. Việc rước lễ cho thể xác tiếp xúc với Mình và Máu Chúa Giêsu. Trên nền trắng
xóa đó, trên vẻ đẹp tinh bạch đó, chỉ một vết nhơ cũng nổi bật làm cho nhơ nhớp.

Thân xác không hề biết tới những vẻ đẹp quý giá này, chỉ linh hồn mới nhận biết
được, vì chính linh hồn là kẻ canh giữ.

Như thế linh hồn lại càng có nhiều lý do thúc bách phải trở nên trong sạch. Thiên
Chúa sống và hoạt động trong linh hồn. Thiên Chúa có quyền điêàu khiển mọi ước
muốn, mọi tư tưởng, mọi thái độ của linh hồn. Thế mà, vì lạm dụng tự do, linh hồn
lại đưa Thiên Chúa đến những tư tưởng, những ước muốn Ngài phải hổ ngươi sao?
Linh hồn lại để bản năng hạ đẳng của thể xác hướng dẫn thay thế Ngài ư! Phải chăng
linh hồn không phải là phần tử trong nhiệm thể của Chúa Giêsu? Linh hồn đã trở nên
một phần tử hư hỏng trong nhiệm thể do Ngài ban sức sống rồi ư?

Lạy Chúa, chưa bao giờ con đạt tới những quan điểm cao cả để thấy được lý do hiện
hữu của nhân đức này nơi người Kitôâ hữu cũng như vẻ đẹp và tinh thần của nó. Dĩ
nhiên con đã bi ết những chân lý căn bản này rồi, nhưng chưa khi nào con thấy áp
dụng vào lòng thanh tịnh rõ ràng như bây giờ. Lạy Chúa, Chúa dành sẵn những tia
sáng này cho giờ suy niệm này. Nên giờ đây con đã nhìn th ấy, và con đã c ảm thấy

60
rồi. Xin hãy cho con duy trì mãi sự chiêm ngắm rõ ràng này. Nó soi sáng tâm trí con
và con mới thấy rõ sự dữ là xấu và bất xứng. Sự dữ là hành động của tối tăm, nó dựa
vào bóng tối để ẩn nấp và để phản bội Thiên Chúa.

Con sẽ không tìm hiểu lòng khiết tịnh qua những thực tại có thể làm con rối loạn,
nhưng sẽ tập trung tư tưởng vào những lý do mạnh mẽ đem lại tin tưởng cho lòng
khiết trinh. Thiên Chúa muốn tìm thấy hình ảnh Ngài trong con. Sự kết hiệp chỉ có
thể có được giữa hai lòng trong sạch nơi con. Con cảm thấy mình là chi thể của Chúa
Kitôâ, chi thể đích thật do sự sống của Ngài làm cho sống động. Phải chăng con lại
không có tham vọng được Ngài yêu thương và được ơn âu yếm Ngài mỗi ngày một
hơn sao? Theo lời Ngài hứa, tôi được quyền đó.

Ôi việc rước lễ nơi bàn thánh sẽ khốn nạn chừng nào nếu không có lòng thanh sạch
hoàn toàn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ ĐỨC TRONG SẠCH

Chúng ta đừng ngạc nhiên về lời nghiêm khắc mà Thầy Chí Thánh dạy chúng ta để
gìn giữ nhân đức này: ‘Nếu mắt phải làm dịp cho con mắc phạm, hãy khoét vất đi, thà
mất đi một mắt còn hơn toàn thân vào hoả ngục. Nếu tay phải làm dịp cho con vấp
phạm, hãy chặt vất đi vì thà mất một tay còn hơn cả thân xác vào lửa đời đời.’

Ai cũng hiểu mắt và tay chỉ là điều tượng trưng, ám chỉ cái quý giá và ích lợi nhất
của chúng ta. Bởi đó Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rõ ràng điều này, là muốn gìn giữ
được nhân đức quý hóa ấy, người ta không được lùi bước, dù phải chịu những hy sinh
thật là lớn lao. Mắt và tay là phần thân xác chúng ta, là thịt máu chúng ta, có những
ràng buộc nhân loại mật thiết với chúng ta, dứt bỏ chúng, tức là làm què quặt con
người.

Không hệ chi, vì nếu chúng đem lại nguy hiểm thì đ ừng ngần ngại, hãy cầm dao cắt
vứt đi. Đó là vấn đề sinh tử. Để cứu sự sống tự nhiên, người ta còn sẵn sàng hy sinh
mắt và tay, nên muốn cứu sự sống thần linh, người Kitôâ hữu còn ngần ngại chi mà
không từ bỏ những trở ngại nguy hiểm!

Đừng coi thường những lời nói thần linh này: ‘Hãy ném ra xa con.’ Khoét mắt, chặt
tay, bỏ quyến luyến tội lỗi, chưa đủ sao?

Không, còn phải ‘ném đi thật xa’ để không bao giờ có thể lấy lại được. Một bài học
cao cả về lòng thành thật và khôn ngoan: người ta thường chỉ tháo nút dây và một lúc
sau đó sẽ buộc thắt lại! Người ta chấp nhận một cuộc chia lìa, nhưng lại không chấp
nhận chia lìa vĩnh vi ễn. Vẫn giữ nguy hiểm ở ngay bên khi có thể xa tránh, như vậy

61
không phải là tự lừa dối mình sao? Hỡi bản tính nhân loại đáng thương, hãy hồ nghi
những dốc quyết không trọn vẹn ấy.

ÁP DỤNG CHO NHỮNG LINH HỒN ĐẠO ĐỨC

Về tất cả những điều chúng ta vừa suy niệm, chớ gì mỗi người hãy tự mình suy xét
lại và những tâm hồn đạo đức, những người luôn biết sống quân bình không quá
khích, hãy xem xét mình có mắc phải tai hoạ này chút nào không? Nếu những tâm
tình thật sự xấu xa làm ta lìa xa Thiên Chúa thì những tâm tình xao đ ộng hoặc ươn
lười hay thái quá cũng làm cho ta xa cách tình thân thi ết của Ngài. Nếu một linh hồn
nào không còn ưa thích cầu nguyện và dần dần nguội lạnh, thì có lẽ chỉ vì một vài
quyến luyến nào đó.

‘Linh hồn tôi ơi, hỡi tâm hồn đáng thương không suy xét, ngươi đang làm gì v ậy?
Ngươi uống một thứ thuốc độc tuy không giết người, nhưng nó dập tắt đi trong ngươi
ngọn lửa ao ước sự thiện, lòng nhiệt thành nên trọn lành và tìm kiếm ân huệ thần
linh.’

----------o0o----------

BÀI THỨ 223

‘PHÚC CHO NGƯỜI CÓ LÒNG TRONG SẠCH!’

HƯỞNG KIẾN HẠNH PHÚC HOÀN HẢO HƠN

‘Phúc cho người có lòng trong sạch vì họ sẽ đựơc thấy Thiên Chúa!’ Đó là phần
thưởng Chúa hứa cho người cĩ nhân đức cao đẹp này. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhân
đức này khi nói về ‘các phúc thật,’ hôm nay chúng ta thử đi sâu vào chi tiết.

‘Những tâm hồn trong sạch sẽ nhìn thấy Thiên Chúa.’ Người ta không thể nghĩ ra
được phần thưởng nào cao cả hơn, thân tình và trọn vẹn hơn. Hơn những người khác,
họ thấy Thiên Chúa cách tận mặt, như Ngài thấy chính mình Ngài, như Ngài hiện hữu
trong vẻ đẹp rạng ngời nhất và trong vẻ yêu kiều quyến rũ nhất. Nếu không nhìn được
đến tận cõi vô biên, thì họ cũng thấm nhập vào đó, chìm đ ắm trong đó tùy theo mức
độ của lòng trong sạch và trực giác. Con mắt trong sạch không bị cái gì che khuất, và
nó nhìn thấy rõ mọi điều kỳ diệu trước mặt. Trái tim trong sạch nhờ đó được sống
trong ngây ngất, say mến. Mắt chiêm ngắm gì thì con tim yêu mến cái ấy. Đó là hạnh
phúc tràn đầy tâm hồn, là sự ngất trí cho linh hồn thoát khỏi chính mình và kết hợp

62
mật thiết với Thiên Chúa. Sự rung cảm quá ư là thánh thiện! Cơn say mến quá lành
thánh vì thấy mình ở trong Thiên Chúa và vui hưởng thánh nhan Ngài đến đời đời.

Chúng ta hãy lấy một giả dụ, tuy rằng điều này không thể bao giờ xảy ra: nếu linh
hồn này có bị đưa xuống đất giữa những quyến rũ kinh khủng nhất, thì tâm hồn đó
cũng sẽ không chấp chứa các quyến rũ ấy. Linh hồn đó sẽ đi qua mà không nhìn,
không xúc động và vẫn sống trong giấc mơ, mơ đến một thực tại hoàn hảo.

Chúng ta hãy suy ngắm những kết luận đẹp đẽ này: do lòng thanh sạch tôi sẽ thấy
Thiên Chúa rõ ràng hơn. Tôi có thể nhìn vào sâu hơn trong mầu nhiệm và thấy những
hoàn thiện đáng ca tụng của Ngài. Càng nhận thức sâu xa, sẽ càng giúp kết hiệp mật
thiết hơn và thật là một vui thú khôn tả! Khoái lạc tùy ở mức độ hưởng kiến hạnh
phúc.

NHỮNG TÂM HỒN ĐƯỢC THANH LUYỆN

‘Phúc cho những ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa!’ Phải chăng
phần thưởng này chỉ dành riêng cho những tâm hồn luôn luôn trong trắng? Chúng ta
hãy cảm tạ lòng thương xót của Thiên Chúa vì phần thưởng đó cũng ban cho c ả
những tâm hồn đã hối lỗi và được thanh tẩy nữa. Vết nhơ che khuất con mắt nội tâm
đã biến mất, và nó có thể đưa tầm mắt xa rộng mà không gặp chút chướng ngại nào.
Đó là Mai Đệ Liên, Âu Tinh của thời đại và từ bao thế kỷ đã có bao tâm hồn như thế.
Bạn chiêm ngắm Thiên Chúa chiếm ngự tâm hồn bạn, và khi tâm hồn bạn đã đ ược
nước mắt rửa sạch không còn tì vết, mắt bạn sẽ chìm sâu trong hưởng kiến thần linh
giống như tâm hồn bạn ngụp lặn trong tình yêu.

Lậy Chúa nhân hậu, xin đoái rộng ban niềm hy vọng này cho tâm hồn tội lỗi của con.
Sự tha thứ của Chúa rộng rãi hơn sự tha thứ của chúng con nhiều, sẽ không để tồn tại
chút lỗi lầm nào một khi đã ăn năn. Vâng, không còn gì, không còn một bóng mờ.

Lạy Chúa, Chúa cao cả và toàn năng chừng nào! Chỉ mình Chúa có thể tạo dựng, chỉ
mình Chúa có thể hủy diệt. Hủy diệt như thế còn mạnh hơn là một sự xóa bỏ.

Lạy Cha xin hãy dùng quyền năng nhân từ để xử đối với tâm hồn chúng con, tâm hồn
ao ước không muốn thấy một chướng ngại nào giữa tình yêu của mình và tình yêu
của Chúa.

Phải, lạy Chúa toàn năng, xin hãy h ủy diệt để Chúa không còn thấy gì làm mất lòng
Chúa trong con, nhưng hãy để lại cho con kỷ niệm. Hãy làm cho kỷ niệm đó sống lại,
hãy đ ể con luôn biết khóc lóc như Mai Đệ Liên và Âu Tinh, không những chỉ để
thanh tẩy, nhưng còn để mắt con sáng tỏ hơn.

63
Đây là an ủi lớn lao đối với một số tâm hồn và gợi lòng hối hận sâu xa cho những
linh hồn khác: một sự ăn năn tầm thường không thể đưa đến một hậu quả tốt đẹp. Tôi
phải xác tín điều đó.

----------o0o----------

BÀI THỨ 224

CÁC TÂM HỒN TRONG SẠCH NHÌN THẤY THIÊN CHÚA

LÒNG TRONG SẠCH VÀ ĐỨC TIN

Trái tim trong sạch thấy được Thiên Chúa ngay ở đời này không? Chắc chắn là không
nếu nói về cuộc hưởng kiến hạnh phúc ngây ngất đời đời; và có nếu nói về cuộc
hưởng kiến lờ mờ của đức tin.

Nhận thức là một cách nhìn xem.Đ ức tin giúp chúng ta biết Thiên Chúa và những
hoàn thiện đáng ca tụng, những dự định cao thượng của Ngài dành cho chúng ta. Hơn
thế nữa, đức tin cũng giúp chúng ta biết Thiên Chúa dưới hình thức có thể cảm thấy
được trong Chúa Giêsu Kitôâ sinh ra, sống và chết cho chúng ta.

Những chân lý này dù có dựa trên lý luận chắc chắn, nhưng chúng vẫn còn là mầu
nhiệm. Người nhìn xuyên quađ ược bức màn đó phải có tâm hồn trong sạch. Một
tâm hồn bị những xúc cảm lạc thú giác quan khuấy động, sẽ trở nên lãnh đ ạm hoặc
thù nghịch trước những chân lý đó. Lãnh đ ạm vì không có gì làm nó vui thích. Thù
nghịch vì những chân lý ấy kết án. Dần dần tâm hồn này tự nhủ một cách vô ý thức:
nếu các tư tưởng này không có thật thì tôi thấy được tự do hơn nhiều. Đó là ngôn ngữ
của ươn lười. Chúng ta hãy nghe ngôn ngữ của kiêu ngạo: nếu chúng có thật thì tôi sẽ
mâu thuẫn với chính tôi, nhưng tôi không muốn khinh bỉ tôi.

Đó là những thái độ âm thầm làm hao mòn nền tảng đức tin: chúng xa tránh điều làm
khó chịu và điều làm ô nhục.

Một kết luận khác còn mạnh mẽ hơn: Đức tin là hồng ân Thiên Chúa, người ta không
thể tự tạo cho mình, nhưng người ta chiếm được. Thiên Chúa sẽ không từ chối ban
đức tin cho tâm hồn trong sạch. Nhưng Ngài có ban đức tin cho tâm hồn nhơ nhớp
không? Đôi khi có thể có, nhưng hy vọng quá đáng này thật là mỏng manh! Ai dám
tin chắc như vậy? Đó chẳng phải là người muốn chìm đắm trong sự dữ. Chúng ta hãy
suy niệm trong từng ý tưởng một. Những ý tưởng tuy ngắn, nhưng chứa đựng đầy
chân lý. Nhờ ánh sáng của chúng, người ta có thể giải thích tại sao nhiều tâm hồn lại
mất đức tin, và hoặc những tâm hồn bất lực không đạt tới được đức tin.

64
Có gì đáng ngạc nhiên khi thấy tâm tình siêu nhiên vụt tắt nơi những tâm hồn ô uế tội
lỗi! Cả tâm tình nhân loại cũng không chung một số phận hẩm hiu đó sao? Nơi những
tâm hồn đáng thương này, bao nhiêu tình gia đình xưa kia thật dịu dàng bây giờ cũng
trở nên buồn thảm. Một phiền mụôn, một sự trách móc, một sự kiện thường đưa đến
phản kháng và tức giận.

‘Phúc cho những tâm hồn trong sạch!’ Họ cũng có được sự âu yếm vô bờ đối với
người thân như đối với Chúa Giêsu.

LÒNG TRONG SẠCH VÀ ÁNH NHÌN SÂU XA

Nhận thức là nhìn xem một cách gián tiếp, hoặc do những đặc tính người ta kể ra,
hoặc do những suy luận người ta khám phá, hoặc do những chứng cớ người ta tin.
Nhận thức càng sáng tỏ thì càng gần như diện kiến. Có những tâm hồn trong sạch đến
nỗi như lộ rõ những sự thật trên Trời: Thiên Chúa vô biên, Thiên Chúa Cha, Thiên
Chúa nhập thể là những vị khách sống động đối với họ, và họ đang nói chuyện với
các Ngài. Họ cảm thấy sự hiện diện của các Ngài thật sống động, đến nỗi không còn
ngạc nhiên gì nếu thấy các Ngài hiện ra. Các Ngài ở đó, các Ngài tuyệt diệu, các Ngài
đáng yêu. Đối diện với Thiên Đàng đang hé mở, họ có thể nói như nhà côn trùng học
danh tiếng: ‘trước thiên nhiên xinh đẹp, không phải tôi tin Thiên Chúa nữa, mà là tôi
nhìn thấy Ngài.’ Một niềm vui đến, có khi sâu thẳm trong sự chiêm ngắm dịu êm, có
khi sôi động với tiếng gọi của ngưỡng mộ.

BẬC ĐỒNG TRINH

Đồng Trinh là bông hoa trang điểm lòng trong sạch, đưa đến mức độ trong trắng
tuyệt vời và lan tỏa hương thơm ngây ngất. Không phải do sự kiện trong trắng thông
thường mà nó được ca ngợi như thế, nhưng là do sự trong sạch tận hiến cho Thiên
Chúa, trung thành gìn giữ và luôn làm sống động bằng sự cầu nguyện liên lỉ.

Cuộc kết hợp do sự đồng trinh giữa Thiên Chúa và loài người lại thuộc về một trật tự
đặc biệt. Ở trên Trời sẽ có một danh từ mới để diễn tả sự thân mật đặc biệt này mà chỉ
tâm hồn đồng trinh mới có thể hiểu được: đó là bí nhiệm của tình yêu.

Hỡi những tâm hồn tươi trẻ, các bạn cảm thấy mình đ ặc biệt yêu mến Chúa Giêsu.
Khi suy niệm những mầu nhiệm thời thơ ấu và cuộc du thuyết của Ngài khắp
Palestina, các bạn không ngừng nhắc lại rằng: Nếu có mặt ở đó thì tôi đã bỏ tất cả để
theo Ngài. Bạn đừng phàn nàn nữa và cứ việc ôm ấp những hy vọng tuyệt diệu, vì đã

65
có lời chép trong sách thánh: ‘Những kẻ đồng trinh đi theo con Chiên Thiên Chúa
đến mọi nơi Ngài tới.’

Ngài đã tới viếng thăm các thiên thần và các thánh. Ngài tiến sâu vào vẻ rạng ngời
của cõi vô biên và kéo bạn theo. Ngài tìm chỗ yên tĩnh thân mật để tỏ lộ tình yêu với
bạn. Bạn có nghe thấy môi Ngài lắp bắp tên bạn không? Điều đó bao gồm tình yêu
của Ngài và của bạn, diễn tả tương quan đời đời của bạn.

Khi nói đến niềm hy vọng này, tư tưởng chúng ta xúc động dường như đang sống
trong mơ. Hữu thể đã phục sinh có được những đặc tính không thể sánh ví, và ai sẽ
đặt được giới hạn cho sự toàn năng của Thiên Chúa, Đấng muốn xử một cách rộng rãi
đối với những vị hôn thê trong trắng của Con Một Ngài.

Hỡi những tâm hồn đồng trinh, Thiên Chúa ca tụng các bạn! Ngài giúp chúng ta diễn
tả được điều đó qua lời Ngài mạc khải: ‘Ôi xinh đẹp thay dòng dõi tinh sạch rạng
ngời như ánh sáng!’ Các bạn đã x ứng đáng được Thiên Chúa ngưỡng mộ. Thật là
tham vọng cao thượng, là thông phần vào vinh quang của Thiên Chúa! Trong bạn,
Thiên Chúa đã tỏ vinh quang Ngài như khi Ngài tạo dựng. Và bạn, bạn đạt được mức
độ trong sạch cao hơn nữa, vì sự trong sạch đó là do bạn tự do lựa chọn. Với Thiên
Chúa, bạn như đứa con rạng ngời sự ngay thật trinh trong đối với cha mẹ mình, và
mô phỏng được đúng những đặc tính của gia đình, vì ở trong bạn, hình ảnh của Thiên
Chúa không bị méo lệch.

----------o0o----------

BÀI THỨ 225

Ý HƯỚNG NGAY LÀNH

ĐIỂM THỨ NHẤT

Chúa Giêsu nói với chúng ta: ‘Con mắt là đèn soi thân thể. Đèn soi dẫn bước chân
con và bảo đảm cho con hoàn tất mọi công việc. Với linh hồn, đèn soi dẫn là ý hướng
chỉ huy hạnh kiểm đời sống. Nếu ý hướng ngay thẳng và đơn thành, thì đời sống luân
lý sẽ trong sáng. Ngược lại nếu ý hướng không ngay thẳng, không đơn thành, đời
sống luân lý sẽ ở trong tối tăm. Hãy ý t ứ đừng để ánh sáng trong chúng ta trở thành
bóng tối. Bóng tối này có thể là rất dày đặc.’

Linh hồn ngay thẳng là linh hồn thực tình muốn sống cho Chúa. Ngay thẳng vì nó
luôn trực tiếp đi tới đích đã được chỉ định cho tạo vật. Đơn thành khi không thêm vào
động lực này những động lực nào khác làm xáo động lực đó.

66
Sự ngay thẳng đúng đắn nhất là chỉ sống cho Thiên Chúa. Sự đơn thành cao cả nhất
là chỉ sống bằng chính Thiên Chúa. Chỉ có thể đòi hỏi một đời sống như thế đối với
một số rất ít người. Để thực hiện đời sống đó, từ bỏ thế gian mà thôi vẫn chưa đủ,
nhưng còn phải hoàn toàn từ bỏ thế gian trong chính thâm tâm, và một điều khó khăn
hơn cả, đó là việc từ bỏ chính mình, từ bỏ luôn mãi.

Vai trò của con mắt nội tâm thực là quan trọng trong việc canh giữ ý hướng ngay
thật. Nhân đức tinh tuyền này đẹp biết bao vì nó chỉ tìm kiếm Thiên Chúa, chỉ nhìn
Ngài và sống nương tựa vào Ngài. Chỉ Thiên Chúa mới là sự an nghỉ, là niềm vui, là
vinh hiển êm dịu của tâm hồn, và tâm hồn không còn thấy gì khác nữa.

ĐIỂM THỨ HAI

Lạy Chúa, con chiêm ngưỡng con đường cao cả như được vạch sẵn trên không trung.
Chỉ những tâm hồn có đôi cánh thật dũng mạnh mới vượt qua được. Còn con, con
bước trên mặt đất, và để bước đi con cần có chỗ để tựa chân. Con cần có việc để làm,
cần những tâm tình tốt lành nâng đỡ, và lạy Chúa, chính Chúa sửa soạn tất cả những
sự đó cho con. Con phải dùng các nhân tố này theo ý Chúa và dùng chúng để đến với
Chúa. Con có thể hưởng thụ chúng nhưng không phải chỉ dừng lại ở đó suốt cả đời
sống con.

Vấn đề ngay thẳng được đặt ra. Nếu mắt con tìm Chúa, thìđó là con đã s ống trong
trật tự và con làm vinh danh Chúa. Tuy không phải chỉ có thế, nhưng điều đó là điều
quan trọng và cao cả nhất. Chúa vui thích nhìn con. Chúa yêu con.

Giữa những phức tạp của đời sống trần gian này, con chỉ sống đơn thành được, nếu
trong mọi bận tâm khó nhọc, ánh mắt con vẫn luôn hướng về Chúa. Đàng khác, con
có thể dứt bỏ những bận tâm vô ích hay gây bận rộn, và nhất là dứt bỏ những hoạt
động làm rối loạn như: vội vã, lo lắng, hoặc những hối tiếc không đâu.

ĐIỂM THỨ BA

Hỡi ngọn đèn ý hướng ngay thẳng và đơn thành rất quý giá kia, con hãy luôn sáng tỏ
không ngừng trong ta! Con hãy chiếu soi con đường ta đi! Nhờ ánh sáng của con, ta
thấy đúng kích thước, tầm mức và giá trị riêng của mỗi vật. Nguy hiểm sẽ tự lộ ra.
Những dịp làm việc thiện sẽ đến. Những dịp làm việc lành sẽ đến trước mắt.

Than ôi biết bao lần ánh sáng từ Trời cao này bị những sự việc thông thường che
khuất mắt con. Con chỉ thấy lợi lộc, sở thích, tình cảm nhân loại của con trước hết.
Lạy Chúa con không nhìn xa rộng đến Chúa là cùng đích tối thượng, Đấng vô cùng,
67
nhưng con chỉ dừng lại ở những vật Chúa ban cho con làm phương tiện để đi tới
Chúa. Khi ánh sáng của ý hướng siêu nhiên không chiếu soi, những hành động tốt
đẹp tự nhiên của con vẫn chìm đắm trong bóng tối vì thiếu tia sáng của Trời cao biến
đổi. Bao mức độ hạnh phúc đời đời đã bị lỗi lầm làm mất đi! Lạy Chúa, Chúa cũng
đã làm mất đi bao thỏa mãn dành cho trái tim Chúa.

ĐIỀU DỐC QUYẾT

Hãy cẩn thận xét lại những động lực thường có đã ảnh hưởng đến cách sống của
chúng ta nhất. Có động lực nào đáng kết án không? Chắc chắn có nhiều động lực thật
không có một giá trị luân lý nào. Đó thật là một sự thiệt hại lớn lao.

Nghiêm chỉnh cải tiến, và việc cải tiến thật quá dễ dàng! Chỉ cần đưa mắt nhìn đ ể
thấy Chúa hiện diện. Chỉ cần sự dâng hiến thành thật để thánh hóa một hành động
nhỏ mọn nhất của chúng ta. Tôi sẽ thực hiện điều đó thật tỉ mỉ ngay từ sáng sớm. Tôi
sẽ trở lại ý tưởng đó suốt trong ngày, và mỗi buổi tối, tôi tự hỏi xem ý hướng của tôi
có ngay thẳng và đơn thành không?

----------o0o----------

68

You might also like