You are on page 1of 275

Đem Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ

Đến Với Tất Cả Mọi Người


Các phương pháp tiếp cận các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs) dựa trên quyền có đáp ứng giới
LỜI TRI ÂN

Tôi xin đặc biệt cảm ơn sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hiệp quốc (UNIFEM), gồm có Chandni Joshi, Evelyn Sundaravej, Haifa Abu
Ghazaleh, Jean D'Cunha, Kunzang Chungyalpa, Laufitu Malani, Linda Miranda,
Noeleen Heyzer, S.K. Guha, Zina Mounla và Zineb Touimi-Benjelloun.

Mặc dầu có thể không hiểu rõ hoặc không đồng ý với tất cả nhưng Elaine McKay
(Úc), Andrina Lever, Janet Burn, and Nancy Spence (Ca na đa), Mia Hyun, Mu
Sochua (Căm pu chia), Sofi Ospina (Co lom bi a), Farsida Lubis, Kim Do and
Yulfita Raharjo (In đô nê xi a), Sarantuya Mend (Mông Cổ), Remmie Rikken,
Sylvia Ordonez and Teena Cabbab (Phi lip pin), Milena Pires (Đông Timor) và
Gillie Brown (Ngân hàng Thế giới) đã có những đóng góp đáng kể vào nội dung
của quyển sách này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Jean và Elaine vì đã đọc bản thảo đầu tiên
và quyết định rằng cần tiếp tục hoàn chỉnh bản thảo đó, và đặc biệt cảm ơn Jean đã
chọn một người biên tập thấu đáo, kiên trì và làm việc hiệu quả như thế.
Cảm ơn Kelly Corner đã chấp nhận một bản thảo tay đầy lỗi, không nhất quán với
cấu trúc lộn xộn và chuyển nó thành một sản phẩm hữu ích và thân thiện với người
đọc hơn rất nhiều. Cảm ơn Geoff Corner vì đã góp ý chân thành cho những bản
thảo đầu tiên.

Lorraine Corner, tháng 7 năm 2008.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Lorraine Corner đã lấy bằng Cử nhân Thương mại và Giáo dục của Đại học
Melbourne, là Thạc sỹ Kinh tế của Đại học Sydney và lấy bằng Tiến sỹ Kinh tế tại
Đại học Macquarie. Từ năm 1972 đến 1975, bà giảng dạy môn Kinh tế học tại
trường Đại học Sains của Ma lai xi a, tiếp đến, trong 5 năm từ năm 1983 đến 1988,
bà làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nhân lực thuộc Viện Khoa học
In đô nê xi a với vai trò một cố vấn Nhân khẩu học. Sau đó, bà quay trở về giảng
dạy về trong Chương trình đào tạo Cử nhân về Nhân khẩu học cho Đại học Quốc
gia Úc.
Lorraine làm việc cho UNIFEM năm 1994 và nghỉ hưu vào năm 2004. Từ năm
1994 đến 1996, bà là Cố vấn Chương trình Khu vực Đông, Đông Nam Á và Thái
Bình Dương, sau đó là Giám đốc Chương trình này từ năm 1996 đến 2002. Từ năm
2003 đến 2004, bà là Cố vấn Kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi về
hưu, Lorraine đã đảm nhiệm nhiều vị trí tư vấn về lập ngân sách giới của chương
trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tại Mông Cổ; các chỉ số quản trị nhạy cảm
giới thân nghèo cho Trung tâm Oslo UNDP; thống kê phục vụ báo cáo việc thực
hiện CEDAW của Đông Timor và giới trong quản lý kinh tế tại ASEAN và Trung
Quốc cho AusAID. Bà cũng đóng vai trò là Cố vấn kỹ thuật vùng châu Á-Thái
Bình Dương về giới và tính hiệu quả của nguồn tài trợ cho UNIFEM.

Các xuất bản phẩm của bà bao gồm: Nữ giới, nam giới và Kinh tế học; Khóa luận
tổng quan; Phụ nữ và phát triển và hợp tác kinh tế trong APEC, một số bài viết về
những kinh nghiệm lòng ghép giới của UNIFEM; phần “Tổng quan” và một
chương trong Phụ nữ trên thế giới năm 2005 cho Phòng Thống kê của Liên hiệp
quốc.
MỤC LỤC

LỜI TRI ÂN .................................................................................................................................... 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. 9
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................... 10
PHẦN 1 ......................................................................................................................................... 14
TÌM HIỂU VỀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ TOÀN CẦU ..................... 14
nderstanding e Global Millennium Development ......................................................................... 14
A. Vấn đề Giới trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) ..................................... 17
B. Nhân quyền trong MDGs ...................................................................................................... 20
C. Phương pháp phát triển dựa trên các quyền .......................................................................... 21
D. Thiếu phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới sẽ làm chậm tiến trình phát
triển ............................................................................................................................................ 22
E. Một cơ hội cải thiện các dữ liệu dựa trên các quyền có đáp ứng giới trên toàn cầu ............. 25
F. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới việc để lập báo cáo MDG ............... 27
PHẦN 2: ........................................................................................................................................ 29
ĐIỀU CHỈNH CÁC MDG CHO PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH QUỐC GIA ................................ 29
A. Phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng giới ...................................................................... 30
B. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn ................................................................................. 31
C. Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới ............................................................. 32
D. Chỉ tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung ................................................................................... 32
E. Các loại chỉ số ....................................................................................................................... 33
F. Thu thập dữ liệu .................................................................................................................... 34
G. Ghi chú về cách đánh số ....................................................................................................... 34
MỤC TIÊU 1 ................................................................................................................................. 36
XOÁ BỎ NGHÈO ĐỐI CÙNG CỰC ........................................................................................... 36
A. Những vấn đề đối với việc phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng giới........................... 38
B. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn ................................................................................. 55
C. Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới ............................................................. 58
D. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn ............................................................................. 69
MỤC TIÊU 2 ................................................................................................................................. 76
ĐẠT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ..................................................................................... 76
Mục tiêu 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học .................................................................................... 77
A. Các vấn đề đối với việc phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng giới ............................... 78
B. Các mục tiêu cụ thể và chỉ số quốc gia trong dài hoạn ......................................................... 86
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................... 88
D. Các mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu quốc gia trước mắt .............................................................. 98
MỤC TIÊU 3 ............................................................................................................................... 102
XÚC TIẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG QUYỀN NĂNG CHO PHỤ NỮ .......................... 102
Mục tiêu 3: Xúc tiến bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ ......................................... 103
A. Các vấn đề đối với việc phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới .................................... 104
B. Các mục tiêu cụ thể và chỉ số dài hạn quốc gia .................................................................. 106
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 109
D. Các mục tiêu và chỉ số trung hạn cấp quốc gia .................................................................. 130
MỤC TIÊU 4 ............................................................................................................................... 135
GIẢM TỈ LỆ TỬ VONG TRẺ EM ............................................................................................. 135
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 143
MỤC TIÊU 5 ............................................................................................................................... 150
CẢI THIỆN SỨC KHOẺ BÀ MẸ............................................................................................... 150
A. Các vấn đề trong một phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới ....................................... 152
B . Các chỉ số và mục tiêu quốc gia dài hạn ............................................................................ 158
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 159
D. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn ......................................................................... 161
MỤC TIÊU 6 ............................................................................................................................... 163
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, SỐT RẾT VÀ CÁC DỊCH BỆNH KHÁC................................. 163
A. Các vấn đề trong phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới .............................................. 166
B. Các chỉ số và mục tiêu quốc gia dài hạn ............................................................................. 174
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 178
D. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn ......................................................................... 187
MỤC TIÊU 7 ............................................................................................................................... 191
ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔI TRƯỜNG .............................................................. 191
A. Các vấn đề trong một phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới ....................................... 193
B. Các chỉ tiêu và chỉ số cấp quốc gia trong dài hạn ............................................................... 202
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 205
MỤC TIÊU 8 ............................................................................................................................... 217
XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN CẦU VÌ PHÁT TRIỂN ......................................... 217
Mục tiêu 8: Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển ...................................................... 218
A. Các vấn đề đối với phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới ........................................... 221
B. Các chỉ tiêu và chỉ số dài hạn quốc gia ............................................................................... 229
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới ................................................................. 234
D. Các chỉ tiêu và chỉ số trung hạn cấp quốc gia..................................................................... 241
Phụ lục ..................................................................................................................................... 244
Công ước về Xoá bỏ Mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Cương lĩnh Hành động
Bắc Kinh và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đều hỗ trợ các quá trình này. CEDAW và
Cương lĩnh Bắc Kinh là hai tài liệu quốc tề về nữ quyền và bình đẳng giới quan trọng. ....... 244
A. Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ .............................. 244
B. Cương lĩnh hành động Bắc Kinh ........................................................................................ 247
C. Các mối quan tâm chung của MDGs, CEDAW và Cương lĩnh Bắc Kinh ......................... 249
Danh mục các Tài liệu tham chiếu .......................................................................................... 251
DANH MỤC CÁC HỘP THÔNG TIN

Phát triển và xóa nghèo trong Tuyên bố Thiên niên Kỷ


Cơ sở pháp lý của một triển vọng nhân quyền về nghèo đói
Định nghĩa của Liên Hiệp quốc về lồng ghép giới
những trích dẫn về vấn đề giới từ những báo cáo của các nước tài trợ
Các hành động được đề xuất từ cuốn Hướng dẫn Hành động Giới đối với việc cho
vay dựa vào chính sách IFI
Các cam kết của các quốc gia thành viên tham gia Công ước CEDAW
Các Điều khoản trọng yếu của Công ước CEDAW
Các khuyến nghị chung của Công ước CEDAW
Cương lĩnh hành động Bắc Kinh - 12 lĩnh vực quan trọng cần quan tâm
Các vấn đề quan tâm chung của MDGs, CEDAW và Cương lĩnh hành động Bắc
Kinh
DANH MỤC CÁC MA TRẬN

Ma trận 1 : MDGs và các mục tiêu


Ma trận 2 : Các mục tiêu và chỉ số toàn cầu về nghèo đói
Ma trận 3 : Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về nghèo đói
Ma trận 4 : Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về nghèo đói
Ma trận 5 : Mục tiêu và các chỉ số toàn cầu về giáo dục
Ma trận 6 : Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về giáo dục
Ma trận 7 : Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về giáo dục
Ma trận 8 : Mục tiêu và các chỉ số toàn cầu về bình đẳng giới và tăng quyền năng
cho phụ nữ
Ma trận 9 : Các mục tiêu và các chỉ số quốc gia dài hạn về bình đẳng giới và tăng
quyền năng cho phụ nữ
Ma trận 10 : Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về bình đẳng giới và
tăng quyền năng cho phụ nữ
Ma trận 11: Mục tiêu và các chỉ số toàn cầu về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Ma trận 12: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Ma trận 13: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về giảm tỷ lệ tử vong ở
trẻ em
Ma trận 14: Các mục tiêu và chỉ số toàn cầu về cải thiện sức khỏe bà mẹ
Ma trận 15: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về cải thiện sức khỏe bà mẹ
Ma trận 16: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về cải thiện sức khỏe bà
mẹ
Ma trận 17: Mục tiêu và các chỉ số toàn cầu về phòng chống các dịch bệnh
Ma trận 18: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về phòng chống các dịch bệnh
Ma trận 19: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về phòng chống các
dịch bệnh
Ma trận 20: Các mục tiêu và chỉ số toàn cầu về đảm bảo tính bền vững của môi
trường
Ma trận 21: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về đảm bảo tính bền vững của
môi trường
Ma trận 22: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về đảm bảo tính bền
vững của môi trường
Ma trận 23: Các mục tiêu và chỉ số toàn cầu về quan hệ đối tác toàn cầu
Ma trận 24: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về quan hệ đối tác toàn cầu
Ma trận 25: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn về quan hệ đối tác toàn
cầu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPFA Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh


CEDAW Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với Phụ nữ
DHS Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc
GDP Tổng sản phẩm quốc gia
GNI Tổng thu nhập quốc gia
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
HIPC Các nước nghèo mắc nợ cao
IASC Ủy ban Thường trực Liên ngành
IDPs Những người không nơi nương tựa trong nước
ICESCR Hiệp ước quốc tế về Quyền về Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
IFI Các Thể chế Tài chính Quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
LDCs Các nước kém phát triển nhất
MDGs Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
MDRI Sáng kiến Trợ giúp Nợ đa phương Multilateral Debt Relief Initiative
MICS Điều tra cụm bội số Multiple Indicator Cluster Survey
NGOs Các Tổ chức Phi chính phủ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OECD/DACTổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - Uỷ ban Hỗ trợ phát triển
PPP Sức mua tương đương
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc
UNICEF Quỹ Trẻ em Liên Hiệp quốc
UNIFEM Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hiệp quốc
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
LỜI NÓI ĐẦU

Để tất cả mọi người đều hưởng lợi từ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: Các
phương pháp tiếp cận MDGs dựa vào các quyền có đáp ứng giới là một nguồn chỉ
dẫn cách thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) theo một triển
vọng bình đẳng giới và trao quyền năng cho phụ nữ. Cuốn sách được xây dựng
nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát triển trong chính phủ
và ngoài xã hội xây dựng, thực hiện và giám sát các chiến lược nhằm đạt được từng
mục tiêu cho tất cả mọi người - phụ nữ và nam giới, bé gái và bé trai - theo cách
điều chỉnh sao cho các mục tiêu và chỉ số toàn cầu thích hợp với bối cảnh quốc gia
và địa phương và tạo sự nối kết giữa các MDGs khác nhau.
Cải thiện bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới được nêu rõ trong Tuyên
bố Thiên niên kỷ, và là một trong tám MDGs. Được đặt ở vị trí trung tâm của
chương trình nghị sự về phát triển, MDGs là sự hứa hẹn mới mẻ góp phần cho sự
tiến bộ trong bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Ngược lại, đạt được bình
đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được MDGs – rõ ràng nhất là Mục tiêu 2 về giáo dục phổ cập tiểu học, Mục tiêu 4
về giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, Mục tiêu 5 về nâng cao sức khoẻ bà mẹ và Mục
tiêu 6 về phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh khác. Ngoài ra, bình
đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng góp phần vào Mục tiêu 1 về giảm nghèo
và vào sự phát triển kinh tế trực tiếp thông qua việc tăng cường sự tham gia của nữ
giới vào lực lượng lao động, năng suất và thu nhập của nữ giới cũng như gián tiếp
thông qua những tác động có lợi cho sự mạnh khoẻ của trẻ em và chất lượng của
các nguồn lực con người của thế hệ tiếp theo. Nữ giới cũng là những người đóng
vai trò quan trọng để đạt được Mục tiêu 7, đảm bảo tính bền vững của môi trường.
Tuy nhiên, các quan điểm về bình đẳng giới ít được phản ánh xuyên suốt trong
tất cả các MDGs thông qua công thức thông dụng của các Mục tiêu này. Hầu hết
các Mục tiêu đó đều có các mục tiêu và chỉ số hoặc không đủ nhạy cảm giới hoặc
không có nhạy cảm giới. Thứ hai, mục đích hướng tới của Mục tiêu 3 về bình đẳng
giới và các chỉ số của nó lại rất hạn chế. Chúng có thể tượng trưng cho một phương
thức bình đẳng và không nhất thiết phải tiết lộ chất lượng của các quyền mà người
phụ nữ được hưởng hoặc sự trao quyền thật sự cho phụ nữ. Thứ ba, MDGs xem ra
chỉ là những mục tiêu đứng tách biệt một mình, làm mờ nhạt các mối liên kết đa
ngành giữa tất cả các mục tiêu, các mục đích hướng tới và các chỉ số, bao gồm cả
mối liên kết giới là vấn đề xuyên suốt. Ví dụ, sự thiên kiến với sức khoẻ bà mẹ và
sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục, mà không đề cập đến mối quan hệ với sự
nghèo khổ, thành kiến giới trong nền kinh tế, bạo lực giới và các hệ tư tưởng, có
thể làm cản trở bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và do đó ngăn cản việc đạt
được tất cả các mục tiêu.
13 báo cáo năm 2003 và 78 báo cáo năm 2005 của UNDP về MDG chứng
minh rằng bình đẳng giới không được lồng ghép đầy đủ trong các báo cáo quốc gia;
vai trò giới truyền thống và sự rập khuôn tiêu biểu vẫn còn tồn tại; các phương thức
tiếp cận bình đẳng giới được xem như là một công cụ chứ chưa thực sự dựa trên
các quyền; dữ liệu mang tính định lượng chia theo giới không được bổ sung bằng
các dữ liệu định tính hoặc phân tích giới đầy đủ; về mặt bản chất, việc báo cáo
không thể hiện được sự nối kết đa chiều giữa các mục tiêu và các chỉ số xuyên suốt
các mục tiêu; và thiếu sự tham gia của các tổ chức hoạt động vì bình đẳng giới
trong việc chuẩn bị các báo cáo MDG về tất cả các mục tiêu.
Các dữ liệu thống kê toàn cầu năm 2005 chỉ ra rằng các bé gái chiếm 57%
trong tổng số 72 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học không được đến trường. Tính trên
toàn cầu, phụ nữ chiếm 48% số người sống chung với HIV/AIDS. Hơn nửa triệu
phụ nữ tử vong mỗi năm do những biến chứng đáng lẽ có thể điều trị và ngăn chặn
trong quá trình mang thai và sinh con. Chỉ riêng việc phòng tránh có thai ngoài kế
hoạch có thể sẽ ngăn chặn một phần tư những tử vong này, tuy nhiên có 137 triệu
phụ nữ không được đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình và thêm 64 triệu phụ
nữ đã sử dụng các biện pháp ngừa thai truyền thống với tỉ lệ rủi ro cao. Chỉ có 39%
phụ nữ tham gia vào các việc làm phi nông nghiệp được trả công trong khi có đến
hơn 60% làm các công việc gia đình không được trả lương. Do vậy có thể thấy rằng
đại đa số phụ nữ không thể tiếp cận các thu nhập bằng tiền mặt, an ninh lao động và
sự bảo vệ về mặt xã hội. Có thể thấy khá rõ ràng rằng thiếu bình đẳng giới và kết
quả yếu kém trong hoạt động tăng quyền năng cho phụ nữ là những tín hiệu cho
thấý khó có thể đạt được các MDG.
Đi ngược lại bối bối cảnh chung này, ấn phẩm này của UNIFEM đưa ra một
phương pháp tiếp cận việc thực hiện MDG dựa trên các quyền và có đáp ứng giới
sẽ là một nguồn lực hữu ích và phù hợp tạo một tiếng vang mạnh mẽ trong khu vực
Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và tại các quốc gia. Đó là ấn phẩm đáp ứng về giới
và dựa vào các quyền, trong đó xem xét đến (a) tình trạng khác biệt và bất bình
đẳng giữa phụ nữ và nam giới, bé gái và bé trai trong hầu hết mọi hoàn cảnh và (b)
ảnh hưởng khác biệt và sự phân biệt đối xử của các chính sách và thể chế, chính
sách và thể chế này phản ảnh sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội và chính trị giữa
phụ nữ và nam giới, bé gái và bé trai. Ấn phẩm kêu gọi sự quan tâm đến việc đảm
bảo rằng các chính sách, môi trường xã hội và thể chế - cấu trúc, tiến trình và nội
dung - tạo cho nam giới, phụ nữ, bé trai và bé gái sự tiếp cận bình đẳng với các cơ
hội và lợi ích; các quốc gia với vai trò là người đảm nhận nhiệm vụ buộc phải bảo
vệ, tôn trọng và tạo đầy đủ các quyền cho tất cả mọi người và đảm bảo rằng các cơ
quan, đơn vị liên quan cũng thực hiện như vậy; và rằng: xây dựng khả năng và
năng lực của con người, đặc biệt là những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất
để họ có thể lên tiếng đòi hỏi các quyền lợi của mình. Ấn phẩm cũng tranh luận về
việc vận dụng một cách toàn diện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử đối với phụ nữ (CEDAW) và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (BPFA) - được
tán thành, sở hữu và cam kết bởi 10 quốc gia thành viên trong khối ASEAN - trong
quá trình thực hiện MDG.
Phần 1 của ấn phẩm đưa ra một khuôn khổ về một hệ thống có dựa trên các quyền
và có đáp ứng giới giúp cho việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ MDG. Đầu
tiên, phần này vạch ra các thành tố của bước tiếp cận dựa trên các quyền có đáp
ứng giới đối với việc phát triển. Nó đưa ra một cái nhìn tổng quan về MDGs, đặc
biệt nhấn mạnh (a) việc lồng ghép không đầy đủ giới trong việc thực thi và lập báo
cáo MDG; (b) sự cần thiết phải điều chỉnh các MDG bao gồm quy mô giới cho phù
hợp với bối cảnh vùng và quốc gia; (c) sự cần thiết phải đẩy mạnh các mối liên hệ
giữa tất cả các MDGs, kể cả liên kết giới. Tiếp đến, phần này sẽ đưa ra các nguyên
nhân của việc thực hiện MDG chậm ở một vài quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
trong khu vực Nam Á, và Đông Nam Á, trong đó một phần là do sự quan tâm chưa
thích đáng về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ. Sau đó phần này sẽ
đề xuất một số phương pháp để đạt được việc thực thi MDG dựa trên cơ sở các
quyền có đáp ứng về giới, cách thức báo cáo, nhấn mạnh việc sử dụng các nguyên
tắc và tiến trình của CEDAW, BPFA và MDG như là các cơ chế tăng cường lẫn
nhau. Điều này liên quan đến những điểm sau: bộ máy thể chế cần có sự tham gia
của những người chủ trương ủng hộ CEDAW và BPFA tại tất cả các bước thực
hiện MDG; rằng chúng ta rút ra sẽ dựa vào các dữ liệu và kết quả phân tích rút ra
trong các quá trình rà soát việc thực hiện CEDAW và BPFA để thấm nhuần quan
điểm bình đẳng giới và dành ưu tiên cho phụ nữ liên quan đến tất cả các mục tiêu
thiên niên kỷ MDGs; dựa vào CEDAW và BPFA để định hình các chỉ tiêu và chỉ
số MDG xuyên suốt tất cả các mục tiêu; mỏ rộng các chiến lược thử nghiệm theo
nguyên tắc của CEDAW và BPFA để đưa ra các chính sách, kế hoạch và chương
trình phát triển quốc gia nhằm đạt được các MDG; dựa vào quá trình giám sát và rà
soát việc thực hiện CEDAW và BPFA nhằm tập trung sự chú ý vào những tiến bộ
đạt được cũng như các thách thức liên quan đến MDG để thực hiện bình đẳng giới
và tăng quyền năng cho phụ nữ; đảm bảo rằng các nguồn lực của MDG được phân
bổ đầy đủ và được chi dùng cho các vấn đề liên quan bình đẳng giới và tăng quyền
năng cho phụ nữ.

Phần 2 của ấn phẩm này nhấn mạnh việc áp dụng - làm cách nào để thực hiện
MDG. Phần này phân tích từng mục tiêu với các chỉ tiêu và chỉ số thông dụng theo
một quan điểm dựa trên các quyền có đáp ứng giới; cung cấp các thông tin và phân
tích cụ thể về những vấn đề lien quan đến bình đẳng giới và tăng quyền năng cho
phụ nữ trong mỗi một MDG; gợi ý về các chỉ tiêu và chỉ số dựa trên các quyền có
đáp ứng giới cho mỗi mục tiêu tương ứng với các cấp độ quốc gia và vùng hay khu
vực trong quốc gia đó; chỉ ra cách để lồng ghép quan điểm dựa trên các quyền có
đáp ứng giới vào quá trình thực hiện các MDG, nhấn mạnh các nguyên tắc, tiến
trình và chiến lược tốt được thực hiện tại các nước trong và ngoài khu vực. Bằng
cách này, ấn phẩm này bổ sung cho một ấn phẩm khác của UNIFEM xuất bản năm
2005 với tên gọi Con đường dẫn đến bình đẳng giới1, trong đó coi mối liên kết về
khái niệm giữa CEDAW, BPFA và MDGs chính là các quá trình tăng cường hỗ trợ
lẫn nhau và đưa ra một cái nhìn tổng quan về các hành động cụ thể do CEDAW và
BPFA đề xuất nhằm đạt được từng mục tiêu.
Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc UNIFEM mong rằng những nhà hoạt
động trong lĩnh vực phát triển trong chính phủ và trong xã hội sẽ sử dụng và dựa
vào các dữ liệu, phân tích, chỉ tiêu và chỉ số phong phú trong ấn phẩm này để thực
hiện tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDGs.

Tiến sỹ Jean D’Cunha


Giám đốc Chương trình Khu vực
Văn phòng UNIFEM khu vực Đông và Đông Nam Á, Băng Cốc
PHẦN 1
TÌM HIỂU VỀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
TOÀN CẦU
nderstanding e Global Millennium Development
Goals
Năm 2000, cộng đồng quốc tế đã cùng cam kết thực hiện một phương pháp
tiếp cận toàn cầu về phát triển. Tuyên bố Thiên niên kỷ - được 189 trong tổng số
192 Quốc gia Thành viên của Liên Hiệp quốc phê chuẩn - đã chỉ ra những thách
thức chính đối với sự phát triển toàn cầu, đó là hoà bình, an ninh và phát triển, bao
gồm cả môi trường, nhân quyền và thống trị. Tuyên bố đã quyết định rằng xúc tiến
bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ, cùng với các biện pháp khác, là
cách thức hiệu quả để đấu tranh chống lại nghèo, đói và bệnh tật và nhờ đó thúc
đẩy sự pháp triển thực sự bền vững.

Tuyên bố đã hợp nhất các mục tiêu phát triển liên kết trong một chương trình
nghị sự toàn cầu dưới hình thức các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Những mục
tiêu và đích hiện nay, như được sửa đổi trong năm 2007, được trình bày trong Bảng
1 dưới đây:

Bảng 1: Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các chỉ tiêu
Các mục tiêu Các chỉ tiêu
1. Xoá bỏ tình trạng nghèo 1.A Giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức
cùng cực và thiếu đói sống dưới một USD mỗi ngày trong
giai đoạn 1990-2015
1.B Có đủ việc làm năng suất và việc làm
bền vững cho tất cả mọi người, bao
gồm cả phụ nữ và những người trẻ
tuổi
1.C Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị
thiếu đói trong giai đoạn 1990-2015
2. Đạt phổ cập giáo dục 2.A Đảm bảo rằng vào năm 2015, tất cả
tiểu học trẻ em trái và trẻ em gái học hết tiểu
học
3. Tăng cường bình đẳng 3.A Xoá bỏ chênh lệch giới ở cấp tiểu học
giới và tăng quyền năng và trung học tốt nhất trước năm 2005
cho phụ nữ và ở tất cả các cấp giáo dục vào năm
2015
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ 4.A Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới
em 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015
5. Nâng cao sức khoẻ bà 5.A Giảm ¾ tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong
mẹ giai đoạn 1990-2015
5.B Đạt tiếp cận toàn cầu về sức khoẻ
sinh sản vào năm 2015
6. Phòng chống HIV/AIDS, 6.A Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi sự lây
sốt rét và các bệnh khác lan của HIV/AIDS vào năm 2015
6.B Tạo khả năng tiếp cận toàn cầu đối
với việc chữa trị HIV/AIDS cho tất cả
những người có nhu cầu vào năm
2010.
6.C Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ
mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy
hiểm khác vào năm 2015
7. Đảm bảo bền vững về 7.A Lồng ghép các nguyên tắc phát triển
môi trường bền vững vào các chính sách và
chương trình quốc gia; đẩy lùi tình
trạng thất thoát tài nguyên môi trường
7.B Giảm thất thoát tính đa dạng sinh học,
đạt được mức giảm đáng kể tỷ lệ thất
thoát này vào năm 2010
7.C Giảm một nửa tỷ lệ người dân không
được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp
vệ sinh và vệ sinh cơ bản vào năm
2010
7.D Cải thiện đáng kể cuộc sống của ít
nhất 100 triệu người sống ở các khu
dân cư nghèo vào năm 2020
8 Thiết lập mối quan hệ 8.A Tiếp tục thiết lập một hệ thống
đối tác toàn cầu vì mục thương mại và tài chính thông thoáng,
đích phát triển dựa vào các luật lệ, có thể dự báo và
không phân biệt đối xử, trong đó có
cam kết thực hiện quản trị tốt, phát
triển và xoá đói giảm nghèo - ở cả
phạm vi quốc gia và quốc tế
8.B Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các
nước kém phát triển nhất, trong đó có
việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối
với các mặt hàng xuất khẩu của họ
trên cơ sở miễn thuế và phi hạn
ngạch; tăng cường giảm nợ cho các
nước nghèo nợ nần nhiều; xoá các
khoản nợ song phương chính thức; và
tăng cường hỗ trợ phát triển chính
thức với các điều khoản ưu đãi cho
các nước cam kết xoá đói giảm nghèo
8.C Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các
nước đang phát triển nằm sâu trong
lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát
triển (thông qua Chương trình Hành
động về Phát triển bền vững các Quốc
đảo nhỏ đang phát triển và kết quả
của phiên họp đặc biệt lần thứ 22 của
Đại hội đồng)
8.D Giải quyết một cách toàn diện các vấn
đề nợ nần của các nước đang phát
triển thông qua các biện pháp quốc
gia và quốc tế nhằm đảm bảo quản lý
nợ bền vững về lâu dài
8.E Hợp tác với các công ty dược để tạo
khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết
yếu với giá cả phải chăng tại các
nước đang phát triển
8.F Hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân
để hỗ trợ khu vực này hưởng lợi từ
những công nghệ mới, đặc biệt về
thông tin và liên lạc

Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đưa ra một viễn cảnh và một khát vọng
toàn cầu và được bắt nguồn từ những ước tính trung bình của những xu hướng toàn
cầu lâu dài (lúc đầu là trong thập kỷ 70 và 80) được dự tính cho đến năm 2015.
Những mục tiêu và chỉ tiêu toàn cầu này không thể trực tiếp được coi là những chỉ
tiêu phù hợp cho từng quốc gia riêng lẻ. Quá trình thỏa mãn các chỉ tiêu toàn cầu
này phải được đánh giá ở cấp độ toàn cầu, và bất kỳ một sự thất bại trong việc đạt
được các chỉ tiêu này sẽ phản ánh sự thất bại của toàn bộ cộng đồng trên toàn cầu.
Mỗi một quốc gia cần phải chỉnh sửa những mục tiêu và chỉ tiêu và những chỉ số
toàn cầu cho phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh cụ thể của nước mình, và tiến độ
của các nước phải được so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số quốc gia này.

A. Vấn đề Giới trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)

Các MDGs bao gồm một mục tiêu cụ thể về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho
phụ nữ - đó là Mục tiêu 3. Tuy nhiên, vai trò giới trong các mục tiêu này chính là
đề tài chỉ trích và gây lẫn lộn giữa các nước và các cơ quan đang cố gắng thực hiện
và giám sát các mục tiêu ở cấp độ quốc gia.

Kể từ khi các báo cáo đầu tiên của các quốc gia được đệ trình, một số các
nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành. Vào năm 2003, ấn phẩm Bình đẳng
giới và Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ2 của WB đã rà soát tổng thể các
MDGs từ quan điểm giới và nhấn mạnh rằng đạt được Mục tiêu 3 chính là đầu vào
cần thiết để đạt được toàn bộ tám mục tiêu này.

Cùng năm đó, một cuộc rà soát giới dựa trên 13 báo cáo quốc gia về MDG do
Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) thực hiện với mục đích để xem
liệu rằng các báo cáo này có, và nếu có thì lồng ghép vấn đề giới, đề cập đến các
vấn đề của phụ nữ và/hoặc xác định các vấn đề giới và phụ nữ trong các mục tiêu
khác ngoài Mục tiêu 3 hay không. Kết quả cho thấy rằng:

• Quan điểm về bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ đã
không được lồng ghép đầy đủ vào các báo cáo
• Phụ nữ vẫn bị coi như là nhóm yếu thế và vẫn phải mang các vai trò giới
truyền thống
• Phương pháp tiếp cận phụ nữ vẫn là công cụ quan trọng trong các mục tiêu
khác - coi những tiến bộ về tình hình của phụ nữ là phương tiện để đạt được
các mục tiêu khác, ví dụ như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em - chứ không phải
phương pháp tiếp cận dựa vào quyền và tập trung vào thực hiện các nhân
quyền của phụ nữ như đã đặt ra trong mục tiêu ban đầu.3

Việc rà soát đã xem xét việc cần phải bổ sung thêm ít nhất một chỉ số cụ thể về
giới đối với mỗi chỉ tiêu, song do những vấn đề liên quan đến tính sẵn có của các
dữ liệu, năng lực quốc gia và gánh nặng công việc báo cáo của các nước, nên chỉ
khuyến nghị sử dụng các dữ liệu chia theo giới, chỉ rõ sự khác biệt giữa nam giới
và phụ nữ và cần thêm thông tin mang tính định tính hơn nữa về giới và các vấn đề
của phụ nữ.4

Năm 2005, Ban Chính sách Phát triển của UNDP đã rà soát lại tất cả 78 các
báo cáo quốc gia đã có sẵn những thông tin tương tự về những tiêu chuẩn này một
cách chi tiết hơn và phân tích kỹ càng hơn về giới.5 Kết quả rà soát đã xác định 3
lĩnh vực quan tâm cần phải giải quyết để đảm bảo các báo cáo sẽ phù hợp với các
ưu tiên chiến lược về bình đẳng giới.

Loại hình và phạm vi của báo cáo


• Các báo cáo có xu hướng chỉ đề cập đến một số tối thiểu các chỉ số;
• Các dữ liệu hiếm khi chia theo các trục về bất bình đẳng khác như giai cấp
hoặc sắc tộc
• nếu có các dữ liệu định lượng chia theo giới thì những dữ liệu này không
được bổ sung bằng các dữ liệu định tính hoặc phân tích giới đầy đủ

Những kết nối giữa các mục tiêu


• Các chỉ tiêu và các chỉ số bị chồng chéo giữa các mục tiêu song phương pháp
tiếp cận để báo cáo làm mờ nhạt những kết nối này. Ví dụ mối liên hệ giữa
việc xoá đói giảm nghèo, bình đẳng giới và nâng cao sức khoẻ bà mẹ đã
không được thể hiện.

Tính tự chủ và buy-in


• Có sự dao động khá lớn về quy mô các nhóm phi chính phủ tham gia soạn
thảo báo cáo quốc gia về MDG. Các nhóm phụ nữ và các chuyên gia về giới
đáng ra cũng nên tham gia vào tất cả các mục tiêu.

Giới và các MDGs, là báo cáo tổng kết do Oxfam xuất bản vào tháng 6 năm 2005
trong đó nhấn mạnh vào một số các điểm yếu của chính các mục tiêu này cũng như
việc thực hiện các mục tiêu.7

• Mục tiêu 1 coi nghèo khổ là thiếu thu nhập và không đủ thức ăn, song những
phụ nữ nghèo lại trải qua nghèo khổ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, họ
nằm ngoài lề dòng chảy kinh tế, xã hội và chính trị;
• Các MDGs không hỗ trợ các phụ nữ không nghèo mặc dầu họ có thể bị đe
doạ về mặt an ninh và nhân quyền, ví dụ như bạo lực gia đình hoặc các rào
cản đối với sự tham gia về mặt chính trị của họ;
• Các mục tiêu có tầm nhìn hạn chế do không coi vấn đề tăng quyền năng là
mục tiêu kỹ thuật cần phải được thực hiện bởi những người ra quyết định và
các cơ quan, tổ chức vốn tước quyền năng của phụ nữ trong quá khứ;
• Ảnh hưởng lớn của nghèo đói đối với khả năng vượt qua bất bình đẳng giới
của phụ nữ không được công nhận hoặc giải quyết;
• Các mục tiêu thực hiện phương pháp tiếp cận mang tính công cụ về giới sử
dụng nữ giới để thực hiện các mục tiêu khác không thực sự giải quyết bất
bình đẳng giới hoặc nhu cầu và các ưu tiên của phụ nữ.

Oxfam đã nhấn mạnh nhu cầu cần phải xem xét các mục tiêu từ quan điểm của
Tuyên bố Thiên niên kỷ, và liên kết rõ hơn nữa các MDGs với nhân quyền của phụ
nữ, với Tuyên bố Hành động Bắc Kinh và Công ước về Xoá bỏ tất cả các hình thức
phân biệt đối xử đổi với Phụ nữ (CEDAW).

Trong năm 2007, đã có những thay đổi quan trọng từ việc sửa đổi các chỉ tiêu
và chỉ số của các MDGs. Đặc biệt, có hai mục tiêu mới rất quan trọng liên quan đến
bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ, đó là: ‘có đủ việc làm hiệu quả và
công việc bền vững cho tất cả mọi người, bao gồm cả nữ giới và những người trẻ
tuổi’ và ‘tạo khả năng tiếp cận toàn cầu đối với sức khoẻ sinh sản vào năm 2015’.
Ngoài ra, tất cả các chỉ số liên quan đều được chia theo giới tính và theo tuổi. Đây
thực sự là bước tiến quan trọng, và đã phản ánh sự ủng hộ tích cực mang tính liên
ngành, bền vỉ và công việc kỹ thuật, đặc biệt của UNIFEM.

B. Nhân quyền trong MDGs

Mặc dù không được trình bày rõ ràng trong khuôn khổ quyền con người, MDGs có
thể hỗ trợ phương pháp tiếp cận dựa trên quyền thông qua sự nhấn mạnh của các
mục tiêu này trong việc đầu tư vào hàng hoá công, ví dụ như sức khoẻ, giáo dục,
nước và và các hệ thống bảo vệ sức khoẻ dân chúng và những cơ sở hạ tầng khác,
và thông qua mối quan tâm của các mục tiêu vào bình đẳng giới.7 Năm 2005, Tổng
Thư ký đã nhấn mạnh rằng phát triển, an ninh và nhân quyền đồng hành với nhau.8
Thực tế, Phần V của Tuyên bố Thiên niên kỷ yêu cầu các quốc gia thành viên xúc
tiến “sự tôn trọng đối với tất cả các nhân quyền và sự tự do cơ bản đã được thừa
nhận trên trường quốc tế, bao gồm cả quyền được phát triển’. Tuyên bố đã tham
chiếu rõ ràng đến Tuyến bố toàn cầu về các Quyền con người, Công ước về Xoá bỏ
Tất cả các Hình thức phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (CEDAW) và Công ước
Quyền Trẻ em9

CEDAW và Tuyên bố Hành động Bắc Kinh chứa đựng rất nhiều thông tin trực tiếp
liên quan đến các nỗ lực nhằm áp dụng phương pháp tiếp cận đáp ứng giới dựa trên
quyền để thực hiện Các MDGs - đã được trình bày chi tiết hơn nữa trong Phụ lục
các Thoả thuận Quốc tế của báo cáo này. Ba cam kết quốc tế có vai trò tăng cường
và bổ sung hỗ trợ nhau sau:

• CEDAW tập trung vào những lĩnh vực cụ thể của quyền của nữ giới;
• Những lĩnh vực chính cần quan tâm trong Cương lĩnh Bắc Kinh cung cấp
một lộ trình các hành động cần được thực hiện để đạt được bình đẳng giới và
quyền của phụ nữ;
• Các MDGs, tâm điểm của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, đưa ra
các cơ hội quan trọng nhằm lồng ghép các phương pháp tiếp cận đáp ứng
giới và dựa trên quyền để đem lại lợi ích cho tất cả mọi người - phụ nữ, nam
giới, các bé gái và bé trai.
Cả Công ước CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh đều nhấn mạnh vào
mối quan hệ giữa các quyền của nữ giới và các quyền con người:
• Các quyền của phụ nữ là quyền con người, và nhân quyền cũng là quyền của
nữ giới
• Nữ giới, là con người, có quyền bình đẳng với nam giới trong tất cả các mặt
của cuộc sống, một nguyên tắc vẫn chưa được công nhận trên luật pháp tại
nhiều nước và không một nước nào thực sự đạt được điều này.10
• Do những vai trò sinh học và vai trò giới của mình, nên việc mất một số các
nhân quyền cụ thể - ví dụ như về quyền sinh sản và quyền có một cuộc sống
không bạo lực – đã có ảnh hưởng nhiều đối với phụ nữ hơn là nam giới.

C. Phương pháp phát triển dựa trên các quyền

Một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền coi phát triển, xoá bỏ nghèo khổ và bình
đẳng giới là những quá trình nhằm thực hiện đầy đủ các nhân quyền. Bình đẳng và
không phân biệt cũng chính là những mục tiêu quan trọng của chính những vấn đề
này chứ không đơn thuần là một phương tiện nhằm đạt được các MDGs.

Phải đáp ứng bốn nguyên tắc cơ bản trong một phương pháp tiếp cận dựa trên
quyền.11 Mỗi nguyên tắc đó rõ ràng bao gồm cả vấn đề bình đẳng giới giữa phụ nữ
và nam giới và một quan điểm giới trong đó chỉ ra rằng phụ nữ có vai trò khác so
với nam giới và do vậy, họ có những nhu cầu, những ưu tiên và các quyền khác.
Bốn nguyên tắc đó là:

• sự tham gia vào quá trình ra quyết định của tất cả những người có thể bị ảnh
hưởng bởi quyết định đó, đặc biệt là phụ nữ và người nghèo;
• trách nhiệm cho phép những người nắm giữ các quyền – phụ nữ và nam
giới - được thực hiện các quyền của mình và đảm bảo rằng Nhà nước hoàn
thành tất cả các nghĩa vụ với vai trò là người nắm giữ trách nhiệm đó;
• tăng quyền năng qua đó trao quyền, nâng cao năng lực, khả năng và sự tiếp
cận các nguồn lực cho phụ nữ và nam giới để giúp họ thay đổi được cuộc
sống của chính mình;
• không phân biệt và chú ý cụ thể đến các nhóm yếu thế. Phân biệt được xác
định là “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính
làm ảnh hưởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ
nữ được công nhận, thụ hưởng, hay thực hiện các nhân quyền và những tự do
cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh
vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như
thế nào.’12

Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền nhấn mạnh một cách bình đẳng các quá
trình với các kết quả đầu ra. Các quá trình chính cần được quan tâm trong quá trình
thực hiện một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là:

• đảm bảo sự tham gia rộng rãi vào việc ra quyết định, đặc biệt là những
người nghèo và phụ nữ cận nghèo
• các chính phủ phải có trách nhiệm giải trình về tính minh bạch của các
quá trình và kết quả và đảm bảo tiếp cận thông tin rộng rãi. Tất cả các công
dân, bao gồm cả phụ nữ, có quyền yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm với
các quá trình thực hiện các cam kết quốc gia và quốc tế, bao gồm các MDGs,
CEDAW và Tuyên bố Bắc Kinh. Để thực hiện điều này, họ cần phải sẵn
sàng tiếp cận với các thông tin cần thiết;
• tăng quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, thông qua hoạt
động nâng cao năng lực để hỗ trợ
• xóa bỏ sự phân biệt và hoà nhập cho phụ nữ, người nghèo và những người
sống trong điều kiện khó khăn là những thành tố tích cực trong quá trình phát
triển chứ không phải là những người hưởng lợi thụ động. Nguyên tắc không
phân biệt đòi hỏi phải có một nỗ lực tích cực để xác định những người bị
phân biệt, tìm ra các nguyên nhân và các cơ chế gây ra sự phân biệt và tích
cực giải quyết những nguyên nhân này.

Thách thức đối với bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ lớn hay nhỏ
phụ thuộc vào việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới. Điều này đòi hỏi
phải tăng cường quyền năng cho cả xã hội dân sự và các nhóm phụ nữ để yêu
cầu các quyền của mình, làm việc với các chính phủ và giám sát các kết quả
thông qua các mục tiêu và chỉ số đáp ứng giới.

D. Thiếu phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới sẽ
làm chậm tiến trình phát triển

Tại nhiều nước, tiến trình thực hiện các MDGs ở các cấp độ khác nhau đều thấp
dưới mức mong đợi. Như lời tuyên bố của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc đã đưa ra
trong Báo cáo MDGs 2005, ‘báo cáo đã chỉ cho chúng tôi tiến độ đã đạt được đến
đâu trong một số lĩnh vực và cần phải có nỗ lực lớn như thế nào để đạt được MDGs
trong các lĩnh vực khác.13

Một trong những lý do chính đã làm chậm tiến trình này là các chính sách và
chương trình được đề ra nhằm đạt được mục tiêu đã không được thực hiện theo
hướng đáp ứng giới để đảm bảo rằng những can thiệp nhằm tiếp cận và giải quyết
các nhu cầu của phụ nữ và các bé gái cũng hiệu quả như khi giải quyết các nhu cầu
của nam giới và các bé trai. Tại hầu hết các nước, phụ nữ và các bé gái chiếm hơn
một nửa dân số, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, quản lý và hỗ trợ gia đình
của mình và chăm sóc cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, một phương pháp
tiếp cận đáp ứng giới đem lại lợi ích bình đẳng cho phụ nữ và nam giới lại thường
không rõ ràng:
• các tình hình, các vấn đề và
các ưu tiên cụ thể của phụ nữ
và bé gái thường không được Các vai trò của phụ nữ thường bị xem nhẹ
xem xét dẫn đến các chiến
lược và chương trình “mù về Các chính sách và chương trình nông nghiệp
giới” (không xem xét yếu tố thường xem nhẹ vai trò của phụ nữ trại gia
giới) đã ra đời. Ví dụ, bỏ qua cầm và nông trang mà chỉ tập trung vào nông
vai trò của phụ nữ và các bé dân là nam giới. Tuy nhiên, tại những nước
gái trong một vấn đề có thể có như Thái Lan, nhiều nam giới trong các hộ
nghĩa rằng một chiến lược sẽ gia đình nông dân đã di cư đến các khu vực
không tiếp cận được một thành thị để tìm việc làm công ăn lương, để
nhóm mục tiêu chủ chốt trong cho phụ nữ phải làm hầu hết các công việc
chiến lược đó. Kết quả là, nhà nông. Nếu các chương trình khuyến
toàn bộ đất nước có thể sẽ bị nông và thông tin có thể tăng năng suất nông
ảnh hưởng; nghiệp song lại không tính đến thực tế này
• Những những mục tiêu không trong quá trình thiết kế, sẽ có thể không tiếp
được chia theo giới hoặc các cận tới được những nữ chủ hộ gia đình và tác
biến số khác, tức là các nhu động của các chính sách và chương trình này
cầu cụ thể của các nhóm đối sẽ ít đi rất nhiều.
tượng cần hỗ trợ nhất trong xã
hội, đặc biệt là phụ nữ và các
bé gái, đã không được ưu tiên. Điều này thường gây ra những hậu quả tiêu
cực cho cả những nhóm đó và cho toàn đất nước.

Một lý do khác làm chậm tiến độ phát triển là việc không thể kết nối việc thực
hiện các MDGs với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền nhằm tăng quyền năng
cho tất cả mọi người - cả phụ nữ và nam giới - để thực hiện các quyền của mình và
trở thành những nhân tố tích cực trong quá trình phát triển của chính họ, cũng như
trong quá trình phát triển của gia đình, cộng đồng và đất nước của họ. Trong hầu
hết tất cả các báo cáo MDG cấp quốc gia, vấn đề nhân quyền hoặc là không được
nhắc đến, hoặc là chỉ được tham chiếu một chút.14 Các nguyên tắc chính của một
phương pháp tiếp cận dựa trên quyền thường mờ nhạt hoặc không được nhắc đến:

• về mặt tham gia, các chính sách và chương trình thường được xây dựng mà
không có sự tham gia của những người dân thường hoặc các đối tượng
hưởng lợi
• về mặt trách nhiệm giải trình, thông tin về các chính sách, chương trình và
quyền của con người không được phổ biến rộng rãi, đặc biệt đối với nữ giới
và các nhóm yếu thế và việc thiếu tính minh bạch và các đường hướng như
các ủy ban của quốc hội hay tự do báo chí đã làm cho xã hội dân sự và các
nhóm khác khó có thể buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm giải trình về vấn
đề này;
• về vấn đề tăng quyền năng, phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số,
những người bị khuyết tật, những người không nơi nương tựa, những người
tị nạn và những nhóm yếu thế khác không có đủ năng lực để tham gia tích
cực và được thông tin đầy đủ về quá trình ra quyết định và giám sát;
• về vấn đề không phân biệt đối xử, các chính phủ không thể xác định hoặc
giải quyết các phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp đối với phụ nữ, người
nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bị khuyết tật và các nhóm
yếu thế.

Đối với các chính sách và chương trình được thiết kế và thực hiện tốt, việc
giám sát và báo cáo cũng cần phải được thực hiện trên cơ sở đáp ứng giới và
dựa trên quyền. Tuy nhiên, ngoài một số rất ít trường hợp ngoại lệ, hầu như tất
cả các nước đã không thực hiện được điều đó do những lý do sau:

• thiếu các dữ liệu về vấn đề giới: các dữ liệu sẵn có để giám sát và báo
cáo không đề cập đến nhiều các vấn đề giới trong đó nam giới và phụ nữ
có các mối quan tâm khác nhau hoặc có các kết quả đầu ra khác nhau.
Điều này có thể bao gồm cả sự thiếu bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới
trong việc tiếp cận và sở hữu những nguồn lực như đất đai, vật nuôi, tín
dụng và tài sản; sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong vấn đề
thừa kế; và sự bất bình đẳng trong việc phân chia gánh nặng công việc do
phụ nữ phải thực hiện cả những trách nhiệm tham gia vào lực lượng lao
động, làm các việc vặt trong nhà và chăm sóc gia đình;
• các phương pháp thu thập dữ liệu nhạy cảm giới: các dữ liệu được thu
thập từ các cuộc phỏng vấn với các chủ hộ gia đình là nam giới thường
được những người liệt kê là nam giới cũng là những người được nam giới
giám sát. Qúa trình này không hiệu quả vì nó không nhạy cảm đối với
một số các tình huống, các vai trò và ưu tiên khác nhau của phụ nữ và
nam giới hoặc đối với nhu cầu cần có dữ liệu về các nhu cầu cụ thể của
phụ nữ, bao gồm cả những phụ nữ thuộc nhóm yếu thế;
• thiếu các dữ liệu được phân tách theo giới tính để phục vụ cho việc
giám sát: thậm chí ngay cả khi dữ liệu được thu thập chia theo giới tính
thì những dữ liệu này cũng thường không phân biệt rõ nam giới và nữ
giới
• thiếu những dữ liệu chia theo giới tình ở các mức độ chi tiết: thậm chí
cả khi có những dữ liệu được chia theo giới tính thì sự phân chia theo giới
tính này chỉ nằm ở con số tổng và không được chi tiết hoá hơn ở các cấp
độ phân tích. Ví dụ, tổng số lực lượng lao động có thể ghi rõ số nam giới
và ngữ giới song những con số cụ thể chi tiết liên quan đến các ngành
công nghiệp và nghề thì lại chỉ có tổng số lực lượng lao động. Những lĩnh
vực khác cũng cần có sự phân chia theo giới tính chi tiết như số nam giới
và nữ giới trong tổng số những người cao tuổi, nam giới và nữ giới bị
khuyết tật, nam giới và nữ giới trong các dân tộc thiểu số, và số nam giới
và phụ nữ sống chung với HIV/AIDS hoặc bị bệnh kinh niên;15
• thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: các dữ liệu về tiến độ
đạt được các mục tiêu thường không được phổ biến rộng rãi, đặc biệt cho
phụ nữ, những người nghèo và các nhóm yếu thế khác. Các dữ liệu cũng
không được trình bày theo những hình thức phù hợp cho các đối tượng
không có kiến thức về mặt kỹ thuật hoặc bị mù chữ, ví dụ như thông qua
các hình thức như biểu đồ, tranh ảnh, các bảng kể chuyện hoặc diễn
thuyết bằng miệng.

Giải quyết những vấn đề này


đem lại lợi ích không chỉ cho phụ nữ Các dữ liệu chia theo giới tính phát hiện các
và các bé gái mà có thể còn cho cả nhu cầu cả các bé trai
nam giới và các bé trai do phát hiện Các dữ liệu so sánh các kết quả đầu ra về giáo
ra các nhu cầu cụ thể của họ. Đó là dục cho phụ nữ và nam giới đã phát hiện ra rằng
điều thiết yếu để đạt được các tỷ lệ đến lớp của nam giới thấp hơn nữ giới tại
MDGs cho tất cả mọi người - phụ một số nước (ví dụ như Lesotho, Mông-cổ và
nữ và nam giới, các bé gái và các bé Phi-líp-pin) và sức học của nam giới kém hơn so
trai. với nữ ở một số các nước khác (như Ốt-xtrây-li-
a và Vương Quốc Anh. Kết quả là các chương
trình mới nhằm giải quyết các nhu cầu giáo dục
cụ thể của các bé trai đã được đưa vào thực
hiện.16

E. Một cơ hội cải thiện các dữ liệu dựa trên các quyền có đáp ứng
giới trên toàn cầu

Kế hoạch Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2010 là cơ hội quan trọng để thu
được những dữ liệu so sánh cấp quốc tế dựa trên quyền có đáp ứng giới về quy mô
toàn cầu. Một cuộc họp của nhóm chuyên gia của Liên Hiệp quốc nhằm rà soát
những vấn đề quan trọng liên quan đến kế hoạch Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở đã
nhấn mạnh ‘các Chính phủ cần đảm bảo rằng cuộc điều tra này sẽ đáp ứng giới và
cần phải sửa đổi các cách xác định để có các dữ liệu được chia theo giới. Những dữ
liệu này cần phải có để xây dựng các chính sách về giới ở cấp quốc gia và dưới cấp
quốc gia’.17 Những quốc gia như Ấn Độ và Nê-pan, với sự hỗ trợ của UNIFEM, đã
thực hiện các chiến lược nhằm làm cho các điều tra về dân số và gia đình quốc gia
năm 2001 của họ có đáp ứng các vấn đề giới và sự khác biệt giới giữa phụ nữ và
nam giới. Kinh nghiệm của họ tạo cơ sở cho các nước khác thực hiện các sáng kiến
tương tự cho cuộc điều tra năm 2010 với sự hỗ trợ của Phòng Thống kê Liên Hiệp
quốc và ở với Phòng Thống kê của UN-ESCAP tại khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.

Một mô hình thiết lập Điều tra về Dân số và Nhà ở năm 2010
Tại Nê-pan, các nhóm phụ nữ đã làm việc với chính phủ nhằm thiết kế cuộc Tổng
Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2001 nhằm đảm bảo rằng các dữ liệu được thu thập
có đáp ứng giới, xem xét đến các vấn đề giới và được phổ biến cho các nhóm phụ
nữ. Các chiến lược được thực hiện trên ba lĩnh vực:
Lập kế hoạch và Thiết kế
• tổ chức đào tạo về giới cho các cán bộ quản lý cấp cao và tầm trung
• thành lập một ủy ban nằm trong ban quản lý dự án chuyên giám sát sự đối
xử bình đẳng với phụ nữ
• rà soát lại các bảng hỏi và các cuốn cẩm nang từ các quan điểm giới và sau
đó bổ sung thêm các câu hỏi liên quan đến vấn đề sở hữu tài sản của nam
giới và phụ nữ;
• xây dựng các mã ngành và mã nghề với cấp độ chi tiết như nhau cho những
ngành nghề trong đó nam giới hoặc nữ giới chiếm đa số;
• thực hiện chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có các dữ liệu liên quan đến
phụ nữ
Thu thập dữ liệu
• tổ chức đào tạo về giới cho tất cả những cán bộ phỏng vấn và giám sát;
• đặt mục tiêu 50% các cán bộ nhập dữ liệu và những người giám sát là nữ
(con số thực tế chỉ đạt khoảng 20% những cán bộ phỏng vấn và 10% cán bộ
giám sát là nữ do thiếu những cán bộ nữ đủ năng lực và do những hàng rào
về giới đã đặt ra đối với phụ nữ Nê-pan, đặc biệt tại những vùng nông thôn);
• một chiến dịch thông tin tuyên truyền nhấn mạnh rằng việc phụ nữ lao động
và những công việc của họ đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế.
Xử lý và phân tích dữ liệu:
• tất cả các dữ liệu đã được phân chia riêng rẽ theo nam giới và phụ nữ, và các
bảng biểu đã được rà soát lại trên quan điểm giới;
• Các bảng đặc biệt đã được bổ sung nhằm so sánh sự tham gia lực lượng lao
động của phụ nữ trong các hộ gia đình do nam giới và nữ giới làm chủ; tình
trạng hôn nhân của những chủ hộ gia đình là nam giới và nữ giới; và tình
hình sở hữu nhà cửa, đất đai và vật nuôi của nam giới và phụ nữ trong các
hộ gia đình do nam giới và nữ giới làm chủ;
• Ranh giới sản xuất mở rộng của Hệ thống Kế toán quốc gia 1993 bao gồm
nước và nhiên liệu cho công việc đã được sử dụng. Điều này đã làm tăng số
lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động lên 9% trong khi tỷ lệ của
nam là 5%.18
F. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới việc để lập
báo cáo MDG

Các báo cáo MDG là cơ chế giữ cho số 189 chính phủ tham gia Cuộc gặp Thượng
đỉnh thiên niên kỷ duy trì trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện các cam kết
được nêu trong Tuyên bố Thiên niên kỷ năm 2000. Báo cáo 5 năm đầu tiên do
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2005 và báo cáo tiếp theo sẽ vào năm
2010. Các báo cáo vùng và tiểu vùng cũng sẽ được các Ủy ban vùng của Liên hiệp
quốc chuẩn bị. Tất cả các báo cáo này sẽ là những động lực chính trị hữu hiệu
nhằm thúc đẩy các chính phủ nâng cao vai trò của mình qua việc so sánh với các
quốc gia khác theo cấp độ khu vực cũng như cấp độ toàn cầu.

Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia thì việc giám sát nên được thực hiện thường xuyên
hơn và nên được kết nối với việc phân tích các dữ liệu một cách đều đặn. Các chính
phủ sẽ ít quan tâm đến các mục tiêu lâu dài và các báo cáo 5 năm. Thay vào đó, họ
chỉ tập trung vào sự tồn tại mang tính “chính trị” trong ngắn hạn. Để thúc đẩy các
chính phủ có trách nhiệm thực sự và có những hành động cụ thể thì việc giám sát
cần tập trung vào các mục tiêu tầm trung có thể đạt được và có tính tương thích về
mặt chính trị.

Các báo cáo MDG khi được kết nối với các báo cáo CEDAW và kế hoạch hành
động quốc gia có thể giúp cung cấp những nền tảng cơ sở cho việc thực hiện giám
sát thường xuyên. Tuy nhiên, các nhóm người dân trong xã hội, đặc biệt là nhóm
phụ nữ cũng cần phải tham gia một cách chủ động hơn nữa nhằm đạt được trách
nhiệm giải trình thực sự và thu được giá trị thật sự từ hoạt động giám sát và thông
qua các báo cáo. Chẳng hạn như các xu hướng chỉ số về giới và không được chia
theo giới có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các chiến dịch vận động hành lang
nhằm thúc đẩy sự đáp ứng về giới trong việc thực hiện các chương trình chính sách.
Vì thế, các nhóm phụ nữ cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực của mình trong việc:

ƒ giám sát các chỉ số MDG quốc gia một cách thường xuyên, tốt nhất là theo
năm;
ƒ phân tích các nguyên nhân của việc chậm tiến độ và xác định rõ các mục tiêu
tầm trung tương ứng và có thể đạt được;
ƒ thúc đẩy việc thông qua các chỉ số dựa trên các quyền và có đáp ứng về giới
hơn;
ƒ đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu và chỉ số đều được thể hiện tách biệt giữa
nam và nữ và được trình bày theo hình thức để đại đa số người dân bình
thường có thể hiểu được và hiệu quả đối với việc vận động hành lang và kêu
gọi sự ủng hộ;
ƒ sử dụng các kết quả giám sát để vận động hành lang và kêu gọi sự ủng hộ
của cả những người ra quyết định và cộng đồng.

Để đạt được điều này, cần phải xây dựng năng lực cho các nhóm phụ nữ. Tuy
nhiên, hoạt động nâng cao năng lực cho các nhóm dân sự thường không quan tâm
đến phụ nữ và không quan tâm đến vấn đề giới trong việc tạo điều kiện về chăm
sóc trẻ, quy tắc đối xử bình đẳng giữa các giới, thời gian và địa điểm thích hợp để
phụ nữ được tham gia. Ví dụ, các Hướng dẫn MDG 2003 nhận thức được sự cần
thiết phải xây dựng năng lực để những người dân thường có thể sử dụng một cách
hiệu quả các dữ liệu và thông tin và qua nâng cao chất lượng và trách nhiệm giải
trình của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, các hướng dẫn này không chỉ rõ thành
phần nào trong xã hội, như phụ nữ và các nhóm yếu thế chẳng hạn, cần phải được
ưu tiên hơn.

Các nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cũng đòi hỏi một cơ chế phối hợp chặt chẽ
trong đó các năng lực đã được xây dựng có thể được sử dụng để giúp các Đảng
phái trong nước đáp ứng được những nghĩa vụ trong các cam kết quốc gia và quốc
tế như MDGs. Các cơ chế này có thể đơn giản chỉ là những hội nghị thường niên
giữa các công chức Chính phủ và đại diện cho những thường dân trong xã hội bao
gồm cả các nhóm phụ nữ nhằm xem xét tiến độ thực hiện các chỉ số đối với các chỉ
tiêu tầm trung. Các bước tiếp cận khác có thể bao gồm cả việc sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng để công bố tiến tình thực hiện này.
PHẦN 2:
ĐIỀU CHỈNH CÁC MDG CHO PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH QUỐC GIA
Điều Chỉnh các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Phù hợp với Bối
cảnh Quốc gia

Như đã nói trong phần trước, các mục tiêu và chỉ tiêu toàn cầu của MDG được bắt
nguồn từ các xu hướng thống kê toàn thế giới đến năm 1990 và không được trực
tiếp áp dụng cho riêng một nước nào. Đối với những nước đã đạt được những tiêu
chuẩn cao hơn thì các mục tiêu, chỉ tiêu này hoàn toàn không còn phù hợp còn
những quốc gia nghèo hơn thì lại khó đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu này.19 Các
quốc gia cần điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số sao cho phù hợp với bối
cảnh của nước mình nhằm đề ra khung báo cáo MDG quốc gia của riêng mình. Nếu
cần, mỗi quốc gia có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số này
sao cho phù hợp với cấp độ vùng hoặc khu vực trong quốc gia đó. Trong quá trình
điều chỉnh này, cần phải quan tâm đúng mức đến cả vấn đề giới và nhân quyền.

Các báo cáo quốc gia CEDAW và các Kế hoạch Hành động quốc gia dựa trên
cơ sở Cương lĩnh hành động Bắc Kinh thường chứa đựng những chỉ tiêu tầm trung
tương thích hơn cũng như bao gồm cả các thông tin về cách đạt được các chỉ tiêu
một cách hiệu quả nhất và các hành động cụ thể thực hiện những cam kết của các
chính phủ. Các nhóm phụ nữ phải đảm bảo rằng những tài liệu này sẽ góp phần xây
dựng của các khung báo cáo MDG cấp quốc gia và dưới quốc gia.

Quá trình phát triển khung báo cáo MDG này cần bao gồm các bước sau:

ƒ Đảm bảo việc phân tích dựa trên các quyền và có đáp ứng giới đối với các
mục tiêu;
ƒ Chú trọng phát triển các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số dài hạn cấp quốc gia;
ƒ Xác định các chiến lược sẽ được sử dụng để đạt được các mục tiêu, và vạch
các chỉ tiêu tầm trung;
ƒ Định rõ chỉ tiêu và chỉ số tầm trung;
ƒ Xác định các dữ liệu sẽ được thu thập.

Phần 2 của cuốn sách này được đưa ra nhằm hỗ trợ các quốc gia và các ngành
trong quá trình xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số quốc gia. Đầu tiên, chúng
ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về các bước đã được đề cập ở trên của quá trình này
trước khi xem xét những thông tin chi tiết liên quan đến mỗi mục tiêu.

A. Phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng giới


Bước đầu tiên để xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số cho một mục tiêu riêng biệt cụ thể
là phân tích mục tiêu toàn cầu từ quan điểm dựa trên các quyền có đáp ứng giới và
có xem xét đến bối cảnh quốc gia và vùng trong mỗi quốc gia. Một số điều có thể
có liên quan đến những vấn đề này được trình bày trong phần A dưới mỗi mục tiêu
dưới đây.

Phân tích này phải dẫn đến kết quả là xác định rõ các ưu tiên chiến lược - đây là
những lựa chọn chương trình hoặc chính sách có tác động to lớn đối với việc đạt
được mục tiêu bằng chi phí thấp nhất trong phạm vi bối cảnh quốc gia và địa
phương. Các ưu tiên chiến lược sẽ được định rõ bằng việc phân tích các rào cản cản
trở việc đạt được mục tiêu cụ thể, đánh giá các nguồn sẵn có cũng như đánh giá sự
thành công của các chiến lược khác nhau để vượt qua những rào cản này. Tầm quan
trọng tương ứng của những yếu tố này kết hợp với việc đánh giá các cách thức hữu
hiệu, tiết kiệm nhất và khả năng thành công sẽ quyết định những ưu tiên chiến lược
nhất.

Ví dụ như, những rào chính đối việc đạt được bình đẳng giới và tăng quyền năng
cho phụ nữ có thể là yếu tố kinh tế - thiếu việc làm cho lao động nữ; vị trí xã hội
thấp kém của phụ nữ; hay nhân quyền chẳng hạn - tình trạng bạo lực giới; trình độ
giáo dục và tỷ lệ biết chữ của phụ nữ thấp hoặc phụ nữ ít được tham gia vào việc
đưa ra những quyết định. Từ đó, các ưu tiên chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu
này sẽ khác nhau giữa các quốc gia, có thể ở quốc gia này sẽ ưu tiên tăng quyền
năng về kinh tế cho phụ nữ; ở quốc gia khác lại ưu tiên giảm các bạo lực giới; trong
khi nước thứ ba đưa ra các động lực khuyến khích các bậc cha mẹ cho con gái đến
trường, kết hợp với áp dụng các chính sách kinh tế tạo việc làm cho các bé gái này
khi chúng học xong.

Việc chọn lựa các ưu tiên chiến lược sẽ dẫn đến việc đề ra các chỉ tiêu và chỉ số
trong dài hạn. Điển hình là các chỉ tiêu trong dài hạn này sẽ giới hạn thời gian đến
năm 2015, phù hợp với hầu hết các chỉ tiêu trên toàn cầu. Đối với một số trường
hợp, có thể sẽ thích hợp hơn nếu lựa chọn một giới hạn thời gian khác, ví dụ như
các mục tiêu toàn cầu ở mục 6.B (năm 2010), mục 7.B (năm 20010) và mục 7.D
(năm 2020).

B. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn

Phần B dưới mỗi một mục tiêu sẽ đưa ra các chỉ tiêu mới đã được điều chỉnh
và/hoặc các chỉ số dựa trên các vấn đề được xác định trong quá trình phân tích giới.
Các chỉ tiêu và chỉ số này chỉ là điểm khởi đầu để các quốc gia xem xét. Các quốc
gia nên lựa chọn hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu và chỉ số này, hoặc xây dựng các chỉ
tiêu và chỉ số khác để phản ánh các ưu tiên chiến lược của riêng mình. Mặc dù các
dữ liệu liên quan đến các chỉ số quốc gia dài hạn này không thể được so sánh ở cấp
độ toàn cầu, chúng vẫn nên được sử dụng trong các báo cáo quốc gia để giám sát
tiến trình thực hiện ở cấp độ quốc gia.

C. Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới

Phần C dưới mỗi một mục tiêu sẽ đưa ra các chiến lược dựa trên các quyền có đáp
ứng giới đã có thể được các quốc gia thông qua nhằm hướng đến các vấn đề và ưu
tiên chiến lược được xác định trong phân tích ban đầu. Danh sách các chiến lược
này thật ra như là một điểm khởi đầu chứ có thể sẽ không thấu đáo hết mọi khía
cạnh. Không phải tất cả các chiến lược đều khả thi và thích hợp với mọi quốc gia.
Các quốc gia nên lưạ chọn và điều chỉnh tùy vào tình hình thực tiễn của địa
phương.

D. Chỉ tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung

Nhằm hướng dẫn các chính sách, khuyến khích các chính phủ thực hiện và đảm
bảo trách nhiệm, cần phải hoạch định các chỉ tiêu trung hạn thực tiễn, tối ưu hơn và
những chỉ tiêu riêng biệt đối với nam giới và nữ giới cũng như đối với các nhóm xã
hội chịu thiệt thòi. Các chỉ tiêu tầm trung ngắn hạn hơn này nếu thực hiện thành
công sẽ góp phần đạt được chỉ tiêu và mục tiêu toàn cầu. Nếu các chỉ tiêu này đứng
riêng lẻ thì mục tiêu toàn cầu sẽ khó đạt được.

Ví dụ ở đây về chỉ tiêu tầm trung “cải thiện sức khỏe cho bà mẹ”, chỉ tiêu
này có thể là “tạo cho tất cả bà mẹ bao gồm cả những người sinh sống ở những
vùng nông thôn và vùng hẻo lánh, những người nghèo tiếp cận với dịch vụ đỡ đẻ
khẩn cấp khi sinh con”. Đây là một chỉ tiêu tầm trung bởi lẽ ngoài việc cung cấp
các dịch vụ cấp cứu sẵn có, các bà mẹ cũng cần phải được cung cấp các thông tin
để làm thế nào tận dụng các dịch vụ này và cần phải được trao quyền về mặt kinh
tế, xã hội để đưa ra các quyết định về nhu cầu của mình một cách độc lập với người
chồng và các thành viên khác trong gia đình.

Lý tưởng nhất là chúng ta có các chỉ tiêu tầm trung mỗi năm. Mỗi một chỉ
tiêu nên chứa đựng nhiều hơn 1 chỉ số và được tách biệt về giới tính và chia thành
mỗi nhóm nhỏ hơn trong số dân nghèo. Các chỉ số này nên ngắn hạn vì chúng liên
quan đến các chiến lược đặc trưng được thiết lập cho các chỉ tiêu tầm trung. Phần C
dưới mỗi mục tiêu thường đưa ra các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung để xem
xét.
Các chỉ tiêu bằng số rất quan trọng đối với trách nhiệm giải trình và rất nhiều
các chỉ tiêu này là chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm. Những chỉ tiêu phần trăm này được
đánh dấu bằng dấu hoa thị ngụ ý rằng chúng nên được điều chỉnh để làm sao các
chỉ tiêu quốc gia mang tính khả thi và cần thiết phải đạt được các chỉ tiêu đó.

Khung thời gian đề xuất nên được điều chỉnh để phù hợp với thời gian có thể
thu thập dữ liệu. Các dữ liệu hành chính của chính phủ có thể có thường xuyên
hơn, ít nhất là hằng năm trong khi đó hầu hết các khảo sát khác thường được thực
hiện 3-5 năm một lần. Ở những lĩnh vực mà dữ liệu sẵn có, các chỉ số tầm trung
nên được giám sát hằng năm và kết quả sẽ được sử dụng để vận động sự ủng hộ của
các nhà làm chính sách và quản lý chương trình nhằm thúc đẩy chiến lược của họ.
Những chỉ tiêu tầm trung này chính là những chỉ tiêu mà chính phủ nên có trách
nhiệm giải trình.

E. Các loại chỉ số

Ở hầu hết các trường hợp, mỗi một chỉ tiêu đều có vài chỉ số dài hạn và trung hạn.
Một số chỉ số sẽ thích hợp hơn, hữu ích hơn một số chỉ số khác tại một bối cảnh
hay một quốc gia nào đó. Một số chỉ số khác lại hữu ích hơn ở cấp quốc gia, số
khác lại là cấp vùng hoặc khu vực thuộc quốc gia. Tuy vậy, nhìn chung một “gói”
các chỉ số MDGs toàn cầu sẽ rất cần thiết trong việc giám sát tiến trình và cung cấp
đầu vào cho việc phát triển và cải tiến chính sách và các chương trình.

Một số chỉ số cần phải có:

ƒ Các chỉ số đầu ra thường liên quan đến các hoạt động phải được tiến hành để
đạt được một kết quả đầu ra nào đó. Ví dụ như “số lượng lớp học giáo dục
giới tính trong trường học hoặc trong cộng đồng” là một chỉ số đầu ra;
ƒ Các chỉ số quá trình thường liên quan đến các quá trình đang diễn ra cần có
để góp phần đạt được 1 mục đích nào đó. Ví dụ như “các đơn vị khuyến
nông đều đặn thu thập và báo cáo phân tách theo giới tính sự tham gia vào
các chương trình” là một chỉ số quá trình;
ƒ Các chỉ số kết quả đầu ra thường liên quan đến các kết quả quan trọng góp
phần trực tiếp vào việc đạt một mục tiêu nào đó. Ví dụ như “tỷ lệ phụ nữ
tham gia vào các công việc có trả công trong lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ” đo lường một kết quả góp phần trực tiếp vào việc giảm
nghèo cho phụ nữ.

Một số chỉ số dưới hình thức các con số, một số khác lại dưới dạng phần trăm
hoặc là tỷ số. Các con số thể hiện những thay đổi ngắn hạn, số phần trăm – thay đổi
chậm chạp - thể hiện thay đổi lâu dài. Các thay đổi liên quan cụ thể đến phụ nữ cho
thấy liệu phụ nữ có đang được hưởng lợi từ những chính sách và chương trình hay
không. Tuy nhiên, chúng ta lại cần dùng các tỷ số của lợi ích phụ nữ có được so với
nam giới khi muốn xem xét rằng liệu các khoảng cách về giới có đang được rút
ngắn hay không.

Danh mục các chỉ số MDG được sửa đổi năm 2007 cho thấy một điểm cần chú
ý chung, đó là “tất cả các chỉ số nên được tách càng riêng biệt càng tốt theo giới
tính và khu vực nông thôn/thành thị”. Chỉ số 2.3 tại Mục tiêu 2 “tỷ lệ biết đọc biết
viết trong độ tuổi từ 15-24 của nữ và nam” là chỉ số duy nhất ngoài Mục tiêu 3 có
sự tách biệt rõ ràng theo giới trong danh sách chính thức. Trong báo cáo này, mỗi
ma trận các chỉ số bao gồm một ghi chú về việc các dữ liệu nên được tách biệt như
thế nào. Trong các bộ chỉ số MDG quốc gia, cần có sự tách biệt cụ thể trong mỗi
chỉ số để người ta sẽ không thể bỏ sót những nội dung này trong quá trình thu thập
dữ liệu và báo cáo.

F. Thu thập dữ liệu

Một số chỉ số dài hạn và trung hạn cần đến các nguồn dữ liệu không phải luôn sẵn
có tại mọi quốc gia, ví dụ như điều tra về dinh dưỡng, việc sử dụng thời gian và
điều tra về lực lượng lao động. Tuy nhiên, những nguồn này có thể sẵn có dưới cấp
độ quốc gia và dưới quốc gia.

Ở một số trường hợp khác, có thể có được các dữ liệu cho các chỉ số bằng
việc tạo nên những thay đổi trong phương pháp thu thập dữ liệu hiện tại. Chẳng hạn
như các cuộc điều tra hộ gia đình, nông nghiệp hay công nghiệp, sổ sách và báo cáo
tín dụng ngân hàng và một số báo cáo của chính phủ có thể được điều chỉnh nhằm
cung cấp các dữ liệu có sự tách biệt giữa các giới tính và các dữ liệu liên quan đến
vấn đề giới.

Trong một số trường hợp khác, các vấn đề này đủ quan trọng để một quốc
gia đầu tư vào việc thu thập các dữ liệu.

G. Ghi chú về cách đánh số

Báo cáo này sử dụng một hệ thống đánh số đối với các chỉ tiêu và chỉ số như sau:

ƒ Chỉ tiêu và chỉ số dài hạn bắt đầu bằng ký tự “L”;


ƒ Chỉ tiêu và chỉ số trung hạn bắt đầu bằng ký tự “I”;
ƒ Ký tự thứ hai sẽ là số của mục tiêu toàn cầu tương ứng;
ƒ Ký tự thứ ba sẽ là ký tự tiếp theo trong mục tiêu – được viết hoa đối với
những yếu tố dài hạn, viết thường nếu là trung hạn;
ƒ Các chỉ số có một ký tự thứ tư, được đánh số thứ tự trong chỉ tiêu đó.

Hệ thống này tạo thuận lợi cho việc phân biệt giữa các chỉ tiêu/chỉ số toàn cầu và
quốc gia, dài hạn và ngắn hạn trong một báo cáo. Sự phân biệt này nên được duy trì
trong một danh sách hợp nhất các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số. Tuy nhiên có thể có
người sẽ thích một hệ thống đánh số thay thế khác hơn.
MỤC TIÊU 1
XOÁ BỎ NGHÈO ĐỐI CÙNG CỰC
Mục tiêu 1: Xoá bỏ nghèo đói cùng cực
Theo nhiều cách, Mục tiêu 1 là Mục tiêu Tuyên ngôn Thiên niên kỷ chính yếu. Tất
cả các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể khác theo cách này hay cách khác góp phần vào
việc giải quyết thách thức toàn cầu về xoá bỏ đói nghèo cùng cực.

Hộp 1. Phát triển và việc xoá bỏ nghèo đói trong Tuyên bố Thiên niên kỷ

“Chúng ta sẽ không tiếc công sức để giải phóng những đồng bào nam giới, phụ nữ
và trẻ em của chúng ta khỏi sự khốn khổ và những hoàn cảnh khốn cùng của sự
nghèo đói cùng cực mà hơn một tỷ người hiện đang phải chịu đựng. Chúng ta cam
kết làm cho quyền được phát triển trở thành hiện thực đối với tất cả mọi người và
giải phóng loài người khỏi sự khốn cùng.
Vì vậy, chúng ta quyết tâm tạo ra một môi trường - ở cấp quốc gia và toàn cầu – có
lợi cho sự phát triển và công cuộc xoá bỏ nghèo khổ.’20

Nghèo và đói không chỉ có ảnh hưởng lớn hơn đối với phụ nữ, mà còn là một
trong số những nguyên nhân chính – tuy không phải là duy nhất – của sự bất bình
đẳng, bao gồm cả bất bình đẳng giới, và thiếu quyền năng, bao gồm cả việc thiếu
tăng cường quyền năng cho phụ nữ và các bé gái. Tuy nhiên, do nhiều nước không
có các dữ liệu tách biệt theo nam giới và phụ nữ về nghèo và đói, những mục tiêu
cụ thể và chỉ số toàn cầu của Mục tiêu 1 đặc biệt hạn chế về yếu tố dựa trên quyền
có đáp ứng giới.

Ma trận 2: Các chỉ tiêu và chỉ số toàn cầu về nghèo khổ và đói
Các chỉ tiêu Các chỉ số
Tât cả các chỉ số cần phải được chia theo giới tính và
khu vực thành thị/nông thôn càng tách biệt càng tốt
Đói nghèo
1.A Từ năm 1990 đến 2015, giảm 1.1 Tỷ lệ dân số thu nhập dưới 1 đô la Mỹ (PPP) một
một nửa tỷ lệ người có thu ngày
nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày 1.2 Tỷ lệ về khoảng cách nghèo
1.3 Chia sẻ nghèo nhất (quintile) trong tiêu dùng
quốc gia
Việc làm
1.B Đạt chỉ tiêu tạo việc làm đầy 1.4 Tỷ lệ gia tăng GDP trên đầu người có việc làm
đủ, tử tế và hiệu quả cho tất cả 1.5 Tỷ lệ việc làm trên số dân
dân số, kể cả phụ nữ và thanh 1.6 Tỷ lệ lao động sống dưới 1 đô la Mỹ/ngày
niên 1.7 Tỷ lệ own-account and contributing family
workers trong tổng số lao động
Đói
1.C Từ năm 1990 đến 2015, giảm 1.8 Tình trạng số trẻ em thiếu cân dưới 5 tuổi
một nửa tỷ lệ người dân chịu 1.9 Tỷ lệ dân số dưới mức tiêu thụ năng lượng ăn
cảnh đói uống tối thiểu

Bốn điều khoản trong Công ước CEDAW đưa ra cơ sở pháp lý quốc tế về một quan
điểm nhân quyền và bình đẳng giới về nghèo khổ và đói. Tương tự như vậy, Hiệp
ước Quốc tế về các quyền liên quan đến kinh tế, Xã hội và Văn hoá cung cấp cơ sở
pháp lý coi việc được giải thoát khỏi sự đói khổ là một quyền con người đối với tất
cả mọi người.

Hộp 2. Cơ sở pháp lý về một quan điểm nhân quyền về nghèo khổ và đói
Đảm bảo các quyền con người cơ bản và những sự tự do cơ bản,
CEDAW 3:
bao gồm cả việc không bị đói
CEDAW 1 & 2: Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
Việc làm – quyền được làm việc là một quyền không thể chuyển
CEDAW 11: nhượng của loài người; xoá bỏ sự phân biệt tại nơi làm việc; trả
công và hưởng lợi ích như nhau nếu làm cùng một loại công việc
Quyền của phụ nữ được tiếp cận bình đẳng với những khoản vay,
CEDAW 13(b): các khoản cầm cố của ngân hàng và các hình thức tín dụng tài
chính khác
Lương thực được tuyên bố là một quyền con người lần đầu tiên
trong Tuyên bố Nhân Quyền Thế giới năm 1948, và được tái
CESCR 11(2): khẳng định trong Hiệp ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội
và Văn hoá (ICESCR) năm 1966. Điều 11 (2) của ICESCR đặt ra
“quyền cơ bản không bị đói của tất cả mọi người”

A. Những vấn đề đối với việc phân tích dựa trên các quyền có đáp
ứng giới

Nếu nghèo đói được xoá bỏ, một loạt các vấn đề về giới và các quyền cần được giải
quyết, cả về vấn đề nghèo đói nói chung và về Mục tiêu 1 nói riêng. Thách thức
đầu tiên là bối cảnh chính sách vĩ mô, điều có ảnh hưởng trực tiếp đối với vấn đề
nghèo khổ và do vậy là có tác động đến vấn đề đói.
1. Các chính sách vĩ mô cần phải hướng đến vấn đề nghèo khổ

Kinh tế học tân cổ điển đã thống trị chính sách kinh tế trong những thập kỷ gần đây
đã có sự ưu tiên lớn đối với việc giữ mức lạm phát thấp, nợ công thấp, chi tiêu công
thấp, thuế thấp và thâm hụt ngân sách thấp. Nó dành rất ít ưu tiên đối với tạo việc
làm đầy đủ, việc đầu tư và cải thiện đối với các hàng hoá, dịch vụ công trong khi
đó tất cả những điều này lại có tầm quan trọng sống còn đối với người nghèo.

Các chính sách kinh tế tân cổ điển thường đe doạ những lợi ích của người
nghèo do cố gắng giảm thiểu chi tiêu chung của chính phủ nhằm giảm những áp lực
lạm phát, giảm đầu tư vào khu vực công và xúc tiến các hoạt động khu vực kinh tế
tư nhân. Đặc biệt, chúng thường giảm những chi tiêu trong các dịch vụ công, bao
gồm cả y tế và giáo dục, đặc biệt trong quá trình suy thoái kinh tế. Những chính
sách như thế này thường làm tăng thất nghiệp và buộc người nghèo rơi vào vấn đề
sinh kế khó khăn trong đó gánh nặng lớn nhất đè lên vai phụ nữ và các bé gái.

Hầu hết những người nghèo sống tại các vùng nông thôn và nông nghiệp
chính là nguồn kế sinh nhai
chính của họ. Tuy nhiên,
tiềm năng to lớn của khu Đầu tư khu vực công đóng vai trò quan
vực nông nghiệp nhằm giảm trọng trong sự phát triển của một số nền kinh
nghèo đã bị suy yếu đi do tế tăng trưởng nhanh
những chính sách vĩ mô Nghiên cứu do Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên
không thuận lợi với lĩnh vực Hiệp quốc Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
này, dẫn đến tỷ lệ lãi suất và chỉ ra rằng nghèo khổ dai dẳng và sự bất bình
lạm phát cao và liên tục thay đẳng ngày càng mở rộng trong khu vực là kết quả
đổi trong thập niên 80 cũng của những thập kỷ coi nhẹ nông nghiệp. Các
như sự xói mòn của các dịch chiến lược tăng trưởng và các chính sách kinh tế
vụ công như các dịch vụ trong khu vực đã coi nhẹ một cách có hệ thống
khuyến nông từ thập niên khu vực nông nghiệp, mặc dù thực tế rằng nông
80; sự thất bại của các chính nghiệp là phương kế sinh nhai chính của người
sách tín dụng nông nghiệp; nghèo và vẫn tạo ra 60% việc làm cho toàn bộ
và việc giảm quy mô hàng dân số trong độ tuổi làm việc tại khu vực Châu Á
loạt của đầu tư công trong và Thái Bình Dương.21
cơ sở hạ tầng thuỷ lợi và
nông thôn.22

Để giảm nghèo, các chính sách kinh tế vi mô cần phải chú ý đến vấn đề
nghèo đói (thân nghèo). Những chính sách như vậy sẽ thách thức một số nguyên
tắc cơ bản của các chính sách kinh tế đã tồn tại trong hai thập kỷ vừa qua.
Một khung chính sách thân nghèo
đòi hỏi tăng cường chi tiêu công Đầu tư khu vực công đóng vai trò quan
và đưa ra các chính sách kinh tế trong trong sự phát triển của một số nền
24
vĩ mô linh hoạt hơn. Sự tiếp cận kinh tế đang tăng trưởng nhanh.
phổ cập với các dịch vụ xã hội cơ Đầu tư công là một công cụ chính nhằm
bản là nhân tố chính. Các dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo tại
xã hội cơ bản là những hàng hoá Cộng hoà Triều Tiên. Nó vẫn đóng vai trò
công cộng, với các sự đồng vận quan trọng tại Trung Quốc và Việt Nam,
và các lợi ích tích cực tiếp cận những nước đang đứng đầu tốp những nước
được những người hưởng lợi trực đạt được các mục tiêu cụ thể của MDGs.23
tiếp dự tính. Những dịch vụ này
có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả những người nghèo và phụ nữ bởi vì những
vai trò giới truyền thống của phụ nữ phụ thuộc trực tiếp hơn vào các dịch vụ cơ bản
và bởi vì phụ nữ ít được tiếp cận hơn với các dịch vụ phi công cộng. Vì thế, trong
một môi trường chính sách thân nghèo, các dịch vụ cơ bần cần phải được cung cấp
hoặc là miến phí, hoặc là phải được tài trợ phần lớn, dù dịch vụ đó được cung cấp
bởi chính phủ, bởi khu vực tư nhân hay các Tổ chức Phi chính phủ. Cần tăng cường
đầu tư công trong lĩnh vực năng lượng, đường nông thôn, thuỷ lợi và giáo dục cơ
bản và nhờ đó thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Các chính sách thân nghèo sử dụng khoản tiết kiệm chi phí và phí nhỏ của
người sử dụng, nhận thức rằng các dịch vụ với chi phí hợp lý và sự sẵn sàng trả tiền
của những hộ gia đình nghèo là những vấn đề chính cần phải được xem xét. Những
nghiên cứu về mức chi phí có thể trả của những người sử dụng cần được kết nối
chặt chẽ với việc đánh giá nghèo khổ. Những đánh giá này đặt vấn đề chi phí trong
một số các hồ sơ chi tiêu của các hộ gia đình và chú ý đặc biệt đến các loại hình các
hộ gia đình cụ thể - đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn –
và cũng chú ý đến tình hình các thành viên cá thể của hộ gia đình, đặc biệt là phụ
nữ và các bé gái. Các hộ gia đình có thể ngại trả tiền phí người sử dụng cho phụ nữ
và các bé gái, ví dụ như cho các dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế, bởi vì họ không
coi đó là việc góp phần vào năng cao lực sản xuất của hộ gia đình bởi vì phụ nữ và
các bé gái lại thường ít làm những việc được trả công ăn lương. Kết quả là, sự áp
đặt chi phí người sử dụng đối với dịch vụ giáo dục tại một số nước đã dẫn đến việc
giảm tỷ lệ nhập học của các bé gái. Trong một số trường hợp khác, chi phí người sử
dụng đối với các dịch vụ y tế đã giảm sự tiếp cận của phụ nữ tới dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, đặc biệt là đối với những phụ nữ trong các gia đình nghèo và có hoàn
cảnh khó khăn.

Các chính sách thân nghèo cũng thận trọng với các phương pháp tiếp cận
hướng mục tiêu hẹp tới các dịch vụ xã hội cơ bản. Các phương pháp tiếp cận này
có thể chứa Tác động của việc cắt giảm ngân sách chăm sóc sức khoẻ
đựng các chi ban đầu
phí ẩn rất Tại nhiều nước, đầu tư công trong việc chăm sóc sức khoẻ ban
lớn. Việc xác đầu bị thu hẹp như một phần của chi tiêu chính phủ trong những
định người năm của thập niên 90, và các chi phí này đã được chuyển sang
nghèo và tiếp cho những khách hàng sử dụng dịch vụ. Song những người
cận họ nghèo, đặc biệt là phụ nữ, không thể chi trả được các chi phí này
thường khó và phụ thuộc vào các dịch vụ công.
khăn vì họ Có thể tính được tác động của những sự cắt giảm này. Tại In-đô-
thường nê-xi-a, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm cuối của
không có các thập niên 90, việc sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế đã suy giảm và
tài liệu cụ các kết quả đầu ra về sức khoẻ đã xấu đi, phần lớn là đối với phụ
thể chứng nữ và đặc biệt là người nghèo. Một thí nghiệm được thực hiện
minh được đã chỉ ra rằng tại những khu vực phải trả các chi phí này, việc sử
hoàn cảnh dụng trung tâm y tế đã giảm xuống, thời gian cần đề hồi phục
của mình, sức khoẻ sau khi ốm đau đã tăng lên và sự tham gia lực lượng
cũng như lao động đã rớt xuống – đặc biệt là trong số những người nghèo,
không thể đàn ông trên 40 tuổi và phụ nữ tại ccs hộ giai đình có tình hình
đáp ứng kinh tế và giáo dục thấp kém.25
được chi phí
đi lại và thời gian cần thiết để đạt được lợi ích và họ cũng không thể chịu đựng sự
kỳ thị xã hội khi tham gia vào các chương trình mục tiêu. Kết quả là, những người
không nghèo có vẻ như nắm giữ phần lớn những sự trợ cấp mục tiêu mà đáng lẽ chỉ
dành cho những người nghèo. Các chi phí hành chính thuộc chương trình mục tiêu
cũng nhiều hơn ít nhất là hai lần so với các chi phí hành chính thuộc chương trình
phi mục tiêu.

Lạm phát không


Tái phân phối thu nhập có thể đóng góp vào sự
phải là mối đe doạ lớn đối
tăng trưởng
với người nghèo mà các
‘có rất nhiều lý do để nghi ngờ rằng tái phân phối
nền kinh tế cổ truyền đã
một phần thu nhập (…) có thể góp phần vào tăng
duy trì trong quá khứ.
trưởng kinh tế trên thực tế.’26
Những người nghèo nhất
trong khu vực nông thôn
bị ảnh hưởng rất ít bởi lạm phát do họ sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ lạm phát vừa phải khoảng 5-30% một năm,
nhưng thường là 10-15% một năm không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc
đến người nghèo.28

Các nền kinh tế cổ truyền đã tập trung nhiều vào các chính sách tự do hoá và
thương mại tự do. Ngược lại, các chính sách thân nghèo lại xem xét cẩn trọng việc
bãi bỏ các quy định của thị trường tài chính và/hoặc tự do hoá thương mại. Tự do
hoá tài chính và đẩy mạnh nhập khẩu thường làm mất tính bền vững của các nền
kinh tế, không tạo cơ hội cho nhữn người nghèo được tiếp cận với tín dụng, cắt
giảm việc làm và
tăng trưởng. Phụ nữ Phụ nữ bị đặc biệt ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng
trong các gia đình kinh tế tại Cộng hoà Triều tiên năm 1997-1998
nghèo là những đối Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nam Triều Tiên, phụ
tượng dễ bị tổn nữ bị mất việc làm nhiều hơn nam giới. Việc làm đã suy
thương nhất bởi vì giảm 3.8% đối với nam giới trong khi nữ giới bị cắt giảm
họ phải tiếp tục nuôi tới 7.1% trong năm 1997-1998. Để đối phó với tình trạng
sống và chăm sóc gia này, chính phủ đã xúc tiến một chiến dịch quốc gia “Giúp
đình của mình kể cả chồng bạn có thêm sinh lực” đề nghị phụ nữ hỗ trợ cho
khi đã mất thu nhập những đức ông chồng bị chán nản do mất việc hoặc bị phá
và giảm dịch vụ. sản. Tuy nhiên, các ông chồng lại không được đề nghị hỗ
trợ cho các bà vợ bị mất việc.27

Lợi ích thương mại chỉ tập trung hạn hẹp cho những người có kỹ năng hoặc
vốn mà những người nghèo thường không có. Mặc dù phụ nữ thường có được việc
làm trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, song lương trong những ngành này lại
thấp, môi trường làm việc nghèo nàn và việc làm lại không được đảm bảo. Những
người phụ nữ nghèo nhất thường không được giáo dục đầy đủ để có thể tìm việc
làm trong những điều kiện này.

Các sản phẩm nhận sự trợ cấp phổ biến từ những nước giầu – như đường, vải
bông, hoa quả, ngô, thịt và các sản phẩm chế biến từ bơ sữa – đã phá huỷ hoặc làm
hại đến đời sống của hàng triệu những hộ gia đình nhỏ trong những ngành nghề này
tại những nước nghèo. Và lần nữa, phụ nữ trong những gia đình nghèo này là
những người cuối cùng nhận được sự hỗ trợ để sống và tồn tại trong những gia đình
bị ảnh hưởng này.

Nghiên cứu gần đấy cho thấy rằng mở cửa thương mại không phải là điều
kiện tiên quyết để phát triển. Một nghiên cứu được tiến hành tại 80 nước đang phát
triển có thu nhập thấp và trung bình trong giai đoạn 1984-2001 đã chỉ ra rằng các
mức độ mở cửa của thương mại thấp có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển tích
cực và các nền kinh tế có độ mở lớn lại tăng trưởng tiêu cực.29 Các nghiên cứu khác
đã cho rằng thương mại có thể là một kết quả chứ không phải là một nguyên nhân
của phát triển.30

Ở cấp độ quốc tế, đã có một sự chuyển dịch tiến tới một sự thừa nhận rằng
một xã hội công bằng là một giá trị ở chính bản thân của nó. Các chính sách thân
nghèo cũng đưa các vấn đề công bằng vào trong các tranh luận về chính sách kinh
tế, nhận thấy rằng trong các xã hội có sự bất công lớn, giảm sự bất công có thể là
một chiến lược quan trọng để giảm nghèo. Tái phân phối khả năng tiếp cận với các
dịch vụ, tài sản hoặc tác động của chính sách có thể tăng cường tính hiệu quả về
mặt kinh tế chưa có thị trường hoặc thị trường chưa hoàn chỉnh, và đó là tình trạng
phổ biến tại các nước đang phát triển. Công bằng và tăng trưởng có thể cũng là sự
bổ sung cho nhau bởi vì sự bất công bằng lớn về kinh tế và chính trị có thể dẫn đến
những thể chế bất công chỉ đem lại lợi ích cho những người có ảnh hưởng với chi
phí kinh tế lớn.31

Tuy vậy, hầu hết các chiến lược giảm nghèo đều coi nhẹ các vấn đề công
bằng. Đôi khi, người ta cũng đã nhận
Bình đẳng giới thường bị xem nhẹ
thấy sự bất công song các chính sách
trong các chiến lược giảm nghèo
cụ thể lại không được xây dựng cho
Mặc dù là một yếu tố quan trọng nhằm
phù hợp để giảm những bất công đó.
đạt được các MDGs, bình đẳng giới tiếp
Các chiến lược đã không thấy rằng
tục nhận được rất ít chú ý trong hầu hết
công bằng là một nền tảng cần thiết
các kế hoạch chống nghèo. Một tổng kết
của một nền kinh tế mạnh và bền
gần đây trong Cuốn Sách về Chiến lược
vững. Tăng trưởng không có công
giảm nghèo được công bố vào năm
bằng thường dẫn đến sự bất ổn về mặt
2002 đã cho thấy rằng chỉ có ba chiến
kinh tế và chính trị và thậm chí là
lược đề cập đến vấn đề giới ‘một cách
xung đột, cũng như lãng phí các nguồn
đáng khen ngợi nếu không phải hoàn
nhân lực sản xuất tiềm năng. Một xã
toàn trọn vẹn’, 8 chiến lược áp dụng
hội công bằng và một nền kinh tế hiệu
phương pháp tiếp cận lạc hậu về phụ nữ
quả, bền vững chỉ có thể có được khi
trong phát triển và hai chiến lược hầu
phụ nữ và nam giới có các phương tiện
như phớt lờ vấn đề giới.32
để thúc đẩy sự phát triển của chính họ
chứ không phải chỉ thụ động nhận những đồ trợ cấp. Chỉ lúc đó, quá trình giảm
nghèo mới nhanh và bền vững được.

2. Các chính sách kinh tế vĩ mô cần đáp ứng giới

Các khuôn khổ kinh tế truyền thống thường không quan tâm đến vấn đề giới bởi vì
các khuôn khổ này không nhận ra hoặc xem xét những vai trò và tình hình kinh tế
khác nhau của nam giới và phụ nữ trong khi đây chính là những vấn đề đặc biệt
khác biệt tại các nước nghèo và trong các hộ gia đình và cộng đồng nghèo.33 Cần
phải nhận thức rằng hầu hết những đóng góp của phụ nữ vào nền kinh tế, đặc biệt
tại các nước đang phát triển, được thực hiện thông qua nền kinh tế chăm sóc mà
không được trả lương.

Nền kinh tế chăm sóc không được trả lương – trong đó phụ nữ làm hầu hết
các công việc – duy trì sức lao động thông qua việc cung cấp đồ ăn uống, quần áo
và chăm sóc cho các thành viên hộ gia đình đang làm những công việc được trả
lương; nền kinh tế chăm sóc không được trả lương bảo tồn các quan hệ xã hội; duy
trì sự dính kết xã hội; và xúc tiến trách nhiệm công dân và quan hệ trong cộng
đồng. Do những vai trò này không được nhận thức rõ, việc tư do hoá thương mại và
tài chính đã vô tình đặt thêm những gánh nặng mới lên những người thực hiện
những công việc chăm sóc không được trả lương này và đồng thời giảm việc cung
cấp dịch vụ công cộng để hỗ trợ công việc này.

Các chính sách kinh tế tân cổ điển theo tập quán thường được thực hiện theo
nhiều cách. Các ngân hàng trung ương hướng tới việc giữ lạm phát dưới một cấp độ
mục tiêu thấp cụ thể nào đó, dẫn tới việc họ đã tạo áp lực cho các chính phủ cân đối
ngân sách của họ. Kết quả là, các chính phủ bị buộc phải cắt giảm chi tiêu công
cộng trong giai đoạn suy thoái kinh tế, vào thời điểm khi nhiều hộ gia đình nghèo
và đặc biệt là phụ nữ nghèo lại cần những dịch vụ này nhất như y tế, nước, vệ sinh
và vận tải để giúp họ ứng phó với những tác động của suy thoái. Khuôn khổ ‘ổn
định’ do các thể chế tài chính quốc tế đặt ra đối với nhiều nước đang phát triển bao
gồm các nguyên tắc khắt khe về tỷ lệ thâm hụt ngân sách – khoản chính phủ có thể
chi tiêu vượt so với mức thu – so với Tổng Sản phẩm Quốc nội (GNP) và tỷ lệ của
nợ công đối với GNP. Những điều khuôn khổ này không xem xét đến chu kỳ kinh
tế và do đó lại dẫn đến việc các chính phủ phải cắt giảm chi tiêu công trong quá
trình suy thoái kinh tế.

Các thể chế tài chính quốc tế thường chỉ cho phép các chính phủ sử dụng các
khoản vay để đầu tư vào tư bản vật chất (hạ tầng, đường, các toà nhà v.v…), chứ
không vào nguồn lực con người hoặc đầu tư xã hội (giáo dục, y tế, đào tạo, tạo việc
làm). Nam giới có khả năng là những người sử dụng ban đầu các cơ sở hạ tầng hơn,
trong khi phụ nữ có nhu cầu lớn hơn về giáo dục, y tế v.v…
Tác động của việc tính cả những hoạt động sản
Trong quá khứ, xuất về mặt kinh tế không được trả lương
những nguyên tắc này Tại Ấn Độ, vào những năm 1998-1999, phụ nữ có
xu hướng làm trầm tham gia đóng góp tới 55% các hoạt động kinh tế
trọng thêm các suy của đất nước. Theo định nghĩa sửa đổi về GDP
thoái trên toàn cầu và trong đó tính cả thời gian sử dụng để lấy nước và
làm suy yếu cuộc sống nhiên liệu, các phụ nữ Ấn đã sử dụng nhiều thời của
nam giới và phụ nữ, gian hơn so với nam giới trong các hoạt động
buộc họ phải quay về kinh tế ngoài việc làm hầu hết các những việc nhà với
nền kinh tế phi thị và chăm sóc gia đình. Nam giới trong khu vực
trường. Thành kiến giới nông thôn sử dụng khoảng 46 giờ một tuần trong và
giả định cho rằng nam các hoạt động kinh tế so với 56 giờ một tuần của
giới là những người nữ giới ở khu vực này. Trong khi đó, tại khu vực
nuôi sống gia đình còn thành thị, các con số tương ứng là 45 giờ đối với
phụ nữ thì không phải nam giới và 46 giờ đối với phụ nữ.34 vậy
thường dẫn đến kết quả
trong đó phụ nữ bị mất việc làm trước nam giới. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp của phụ
nữ thường cao hơn nam giới, mặc dù phụ nữ thường tiếp cận ít hơn với các phúc lợi
xã hội. Báo cáo Tóm tắt Xu hướng Thất nghiệp của Phụ nữ trên toàn cầu của ILO
đã chỉ ra rằng trong năm 2006, chưa bao giờ lại có nhiều phụ nữ thất nghiệp như
vậy, với tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ (6.6%) cao hơn của nam giới (6.1%).35

Các vai trò giới truyền thống của phụ nữ đã gây áp lực buộc họ phải trở
thành tấm lưới an toàn cho gia đình của mình, tiếp tục phải nấu nướng và may vá
phục vụ cho gia đình của mình dù thiếu khoản thu nhập do những người đàn ông
trong gia đình họ đã bị thất nghiệp. Các hộ gia đình do nữ giới làm chủ thường bị
đặc biệt ảnh hưởng bởi vì người mang lại thu nhập chính trong gia đình lại có thể
nằm trong số những người đầu tiên bị mất việc làm. Cắt giảm các dịch vụ công làm
cho các nhiệm vụ của nữ giới khó khăn hơn. Nam giới bị thất nghiệp có thể gây ra
sự chán nản, ốm đau và có xu hướng bạo lực bởi vì ý thức hệ về đặc điểm cá nhân
và đặc điểm giới của đàn ông gắn chặt với vai trò nuôi sống gia đình của họ - tất cả
những điều đó đều tác động đến phụ nữ trong cuộc sống gia đình của họ.

Các chiến lược đối phó mà phụ nữ sử dụng thường làm trầm trọng thêm ảnh
hưởng của nghèo đói đối với chính phụ nữ và/hoặc các con gái của họ. Ví dụ, phụ
nữ có thể bị buộc phải làm những công việc mang lại thu nhập ít ỏi trong những
điều kiện làm việc độc hại hoặc nguy hiểm có thể gây ra những ảnh hưởng không
tốt đến sức khoẻ của họ. Những đứa con gái lớn thường phải thay mẹ làm những
công việc trong gia đình và phải chăm sóc các em. Kết quả là, việc đến trường học
và kết quả học tập của chúng bị ảnh hưởng và một số các bé gái này có thể bị tước
cả quyền được giáo dục.

Sự thừa nhận vai trò hữu ích về mặt kinh tế của phụ nữ và thu thập dữ liệu về
vai trò này sẽ góp phần vào việc tạo ra thêm nhiều hơn các chính sách vi mô có đáp
ứng giới. Điều này có thể kéo theo việc thực hiện Hệ thống Kế toán Quốc gia được
sửa đổi vào năm 1993 trong đó đã phân loại công việc tìm chất đốt và gánh nước –
phần lớn do nữ giới đảm nhận – là các hoạt động sản xuất mang tính kinh tế trong
Tổng Sản phẩm quốc nội. Nó cũng có thể kéo theo các điều tra về việc sử dụng thời
gian nhằm cung cấp thêm thông tin hoàn chỉnh về các vai trò của phụ nữ trong nền
kinh tế, đặc biệt đối với những người lao động làm việc tại gia đình của mình
nhưng không được trả công và trong khu vực kinh tế phi kết cấu.

3. Mục tiêu 1 cần tập trung vào bản chất đa dạng của nghèo khổ

Trong khuôn khổ các MDGs, một hạn chế lớn chính là việc tập trung hạn hẹp của
Mục tiêu 1 vào thu nhập/chi tiêu nghèo và đói. Từ quan điểm các quyền, nghèo bao
gồm việc không thể đạt được và/hoặc sử dụng một loạt các năng lực cơ bản. Ngoài
việc có đủ dinh dưỡng, các năng lực này còn bao gồm việc tránh được tử vong có
thể phòng ngừa và tử vong trước tuổi trưởng thành; có chỗ ở đầy đủ; được giáo dục
cơ bản; có điều kiện tự vệ Phân tích nghèo khổ có đáp ứng giới tại Đông
và tiếp cận bình đẳng với Timo
công lý; và có thể xuất Đánh giá Nghèo khổ tại Đông Ti-mo năm 200336 đưa
hiện trước công chúng mà ra một ví dụ điển hình về những điều có thể tìm thấy
không phải xấu hổ, có thông qua việc nghiên cứu kỹ hơn các dữ liệu hộ gia
một nghề kiếm kế sinh đình từ một quan điểm giới, vượt ra ngoài một định
nhai và tham gia vào cuộc nghĩa đơn giản về các hộ gia đình do nữ giới làm chủ
sống của cộng đồng. để kiểm tra những loại hình hộ gia đình do nữ giới
làm chủ khác nhau và tình hình của phụ nữ trong
Mục tiêu giảm nghèo toàn những hộ gia đình do nam giới làm chủ. Đánh giá
cầu chỉ tập trung vào vấn đưa ra báo cáo rằng:
đề dinh dưỡng. Mục tiêu ƒ Bằng chứng của thành kiến giới tại Đông Ti-mo
việc làm được giới thiệu bị lẫn lộn. Trước hết, phụ nữ không sống trong
trong nội dung sửa đổi các hộ gia đình nghèo hơn so với nam giới.37
năm 2007 về các MDGs ƒ Các hộ gia đình do nam giới làm chủ lại thường
đề cập đến năng lực kiếm có cuộc sống khá hơn so với những hộ gia đình
sống, và mục tiêu về giáo do nữ giới làm chủ về mặt giáo dục, y tế và sự
dục và tử vong được nhắc hạnh phúc, song nếu dựa trên sự nghèo khổ về
đến trong các Mục tiêu 2 mặt tiêu dùng thì không phải như vậy – nhưng
và 5, và một phần trong chúng ta lại thiếu thông tin về sự phân phối trong
các Mục tiêu 4 và 6. Tuy hộ gia đình. Ví dụ, trong khi một trong số hai trẻ
nhiên, các yếu tố sống em dưới tuổi được tiêm phòng sởi trong các hộ
còn của an ninh cá nhân gia đình do nam giới làm chủ, ít hơn 2 trong số 5
và sự tham gia, và bản trẻ em trong hộ gia đình do nữ giới làm chủ được
chất hình thái đa dạng của tiêm phòng. Những đứa trẻ không có bố phải sống
nghèo khổ mà các phụ nữ trong nghèo khổ hơn với tỷ lệ nghèo khổ cao hơn
phải trải qua không được 6% so với những đứa trẻ có bố.38
đề cập đầy đủ trong các ƒ ‘Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy một số các
MDGs. Một số nước đã khác biệt hệ thống nhỏ giữa các nhóm giới theo
sáng tạo hơn trong việc tuổi… Đối với những người trưởng thành, các
tạo ra các chỉ số nhằm tiêu chuẩn giáo dục của nam giới thường cao hơn
nắm bắt được các phạm vi và điều đó nói lên sự bất bình đẳng về giới trong
rộng lớn hơn của nghèo quá khứ so với ngày nay.’39
khổ.
4. Một số trong những phụ nữ nghèo nhất có thể sống trong các hộ gia đình
không nghèo

Phụ nữ có thể thiếu nhiều năng lực cơ bản được coi là tiêu chí của sự nghèo khổ
ngay cả khi họ sống trong các hộ gia đình không được xác định là nghèo theo Mục
tiêu 1. Ví dụ, những phụ nữ sống trong các hộ gia đình do nam giới làm chủ - ngay
cả trong những hộ gia đình không nghèo – là những người già, người tàn tật, hoặc
là nạn nhân của bạo lực giới có thể nằm trong số những người nghèo nhất và không
được tăng cường năng lực nhất trong cộng đồng. Tại một số nước, các bé gái tại
các hộ gia đình không nghèo có thể bị tước đi sự giáo dục và chăm sóc y tế, thậm
chí tại những thời điểm mà việc thiếu sự chăm sóc y tế đó sẽ dẫn đến tử vong.
Tương tự như vậy, phụ nữ trong các hộ gia đình không nghèo có thể bị tước khả
năng tiếp cận với chăm sóc y tế, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ sinh sản và không có
nhân viên y tế đủ năng lực vào thời gian sinh, dẫn đến việc họ bị tử vong. Nếu chỉ
tập trung hạn chế vào các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hoặc chỉ vào những hộ gia
đình nghèo thì chúng ta có thể đã bỏ sót tình hình hiểm nghèo của trường hợp
những phụ nữ này.

5. Dữ liệu nghèo khổ cần được phân tích tách biệt đối với nam giới và phụ nữ

Nhằm xác định và giải quyết sự nghèo khổ của các phụ nữ và bé gái và các nhóm
có hoàn cảnh khó khăn, hoặc tác động của sự nghèo khổ của các hộ gia đình lên
phụ nữ và các bé gái, các chỉ số cần phải được thể hiện tách biệt giữa nam giới và
phụ nữ, cũng như phân biệt theo lứa tuổi và những tiêu chí phù hợp khác. Sự tách
biệt dữ liệu theo giới và những tiêu chí khác nhằm xác định các nhóm nghèo cần
phải được thực hiện ở tất cả các cấp độ phân tích chứ không chỉ trên các số liệu
tổng thể.

Nghèo khổ hiện chỉ đang được đo lường ở cấp hộ gia đình do không thể tính
toán những số nghèo khó về mặt thu nhập hoặc chi tiêu cá nhân. Không có định
nghĩa rỏ ràng và số liệu về nghèo khó về mặt thu nhập của các cá nhân. Thu nhập
có thể được phân chia theo giới của cá nhân có thu nhập nhưng cá nhân này có thể
không phải là người kiểm soát khoản thu nhập của mình. Ví dụ, nam giới có thể
kiểm soát số tiền mà phụ nữ kiếm được.

Tại các nước có thu nhập thấp, chi tiêu gia đình thường được sử dụng làm
thước đo đói nghèo vì nó cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, những con số này
không bao gồm giới tính của người chi tiêu hoặc hưởng thụ việc chi tiêu, vì việc
xác định người nào ra quyết định chi tiêu và người nào hưởng thụ từ việc chi tiêu
khá phức tạp. Thường thì phụ nữ quyết định và chịu trách nhiệm đối với những chi
tiêu hàng ngày song nam giới thường kiểm soát những khoản chi tiêu lớn hơn. Nam
giới có xu hướng sử dụng nhiều tiền vào những tiêu dùng cá nhân, ví dụ như thuốc
lá và các trò tiêu khiển, trong khi nữ giới có xu hướng sử dụng tiền trước hết vào
việc đáp ứng các nhu cầu của gia đình và cuối cùng mới là chi tiêu cho chính họ. Vì
vậy, nếu phụ nữ kiểm soát những chi tiêu, họ có thể vẫn là những thành viên nghèo
nhất của hộ gia đình.

Các chỉ số kết quả đầu ra của


nghèo khổ như thiếu giáo dục, mù chữ, Cam-pu-chia bổ sung một chỉ
dinh dưỡng kém và sức khoẻ yếu đưa ra số nghèo khổ mới
gợi ý rắng nhiều phụ nữ nghèo hơn so Cam-pu-chia đã bổ sung một chỉ số
với nam giới. Tuy nhiên, chúng ta nghèo khổ mới, ‘Tỷ lệ các bé gái và bé
không có cách đo lường trực tiếp về trai tuổi từ 5-17 đang làm việc’.
nghèo khổ để chỉ rõ điều này. Những dữ Những trẻ em làm việc vừa phản ánh
liệu hiện nay không cho phép tách biệt sự nghèo khổ của các hộ gia đình
chỉ số nghèo khổ toàn cầu 1.1. – tỷ lệ trong các thế hệ hiện nay vừa góp
dân số có thu nhập dưới 1 đôla Mỹ phần gây nên sự nghèo khổ trong các
(PPP) một ngày – theo giới tính hoặc thế hệ tiếp theo. Chỉ số mới có thể
theo các tiêu chí kinh tế-xã hội khác. được phân chia theo giới tính.40

Có thể tách biệt các tỷ lệ nghèo khổ tính trên đầu người và tỷ lệ khoảng cách
nghèo theo giới tính và theo các tiêu chí khác, mặc dù rằng phạm vi chia tách đó bị
hạn chế bởi quy mô của điều tra. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ hạn chế của
những tỷ lệ này:41

ƒ tỷ lệ nghèo tính theo đầu người là tỷ lệ của dân số được xếp vào mức nghèo.
Mặc dù dễ hiểu rằng nó không nói rõ được cấp độ nghèo khổ hoặc việc phân
bổ nghèo khổ trong số những người nghèo. Ví dụ như, tỷ lệ đếm theo đầu
người sẽ không thay đổi nếu thu nhập của tất cả những người nghèo bị cắt
giảm một nửa. Tỷ lệ này cũng sẽ không thay đổi nếu thu nhập của một người
rất nghèo được chuyển cho một người không phải là rất nghèo song vẫn
được liệt vào dạng nghèo. Tỷ lệ này đã giảm xuống trong nội dung sửa đổi
MDGs năm 2007.
ƒ Tỷ lệ khoảng cách nghèo là khoảng cách nghèo trung bình trong dân số như
là một tỷ lệ của chuẩn nghèo. Tỷ lệ này chỉ rõ các hộ gia đình nghèo hoặc
các cá nhân nghèo đang ở khoảng cách bao xa so với mức chuẩn nghèo. Tỷ
lệ khoảng cách nghèo đo lường độ sâu hoặc cường độ nghèo và chỉ rõ người
nghèo đang nghèo ở mức độ nào. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn không phản ánh
được sự phân phối thu nhập giữa những người nghèo.

Tuy nhiên, có thể phân tích được các chỉ số nghèo khổ toàn cầu từ một quan
điểm giới bằng việc sử dụng hai chỉ số này và bổ sung bằng các dữ liệu định tính.
Nghèo khổ có thể cũng được đo lường thông qua các điều tra việc sử dụng
thời gian hoặc phân phối thời gian. Thời gian là một sự đo lường trực tiếp sự nghèo
khổ của cá nhân trong hộ gia đình do nó có sự so sánh giữa nam giới và phụ nữ.
Các điều tra việc sử dụng thời gian đã được hơn 80 nước trên thế giới thực hiện,
bao gồm cả những ngước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp như Ấn Độ, Lào
và Cam-pu-chia.

6. Các hành động cần thiết để giúp các phụ nữ và bé gái giảm thời gian sử
dụng vào những công việc gia đình và chăm sóc

Đối với các phụ nữ


và bé gái, thiếu thời Phụ nữ làm nhiều việc có giá trị kinh tế song lại không
gian có thể là hình được trả lương
thức biến tướng nhất Tại hầu hết các nước, phụ nữ làm nhiều việc nhà và chăm
của nghèo khổ bởi vì sóc gia đình song không được trả lương và đóng góp
nó làm họ thiếu năng nhiều hơn về tổng số giờ làm việc vào các công việc có
lực trong hầu hết các kinh tế được trả công và việc nhà và chăm sóc không
mặt khác. Thiếu thời được trả lương.
gian làm cho phụ nữ Tại nước Cộng hoà Hàn quốc, năm 2000, phụ nữ sử
và các bé gái bị tước dụng 150% thời gian so với nam giới vào các hoạt động
bỏ sự tiếp cận với có giá trị kinh tế, hầu hết là trong các hoạt động của hộ
giáo dục và đào tạo, gia đình và trong các công việc không được tính vào
thông tin, y tế và các GDP. Công việc không được trả công của phụ nữ chiếm
dịch vụ khác, việc tới 78% đến 85% tổng giá trị của những không việc
làm và các cơ hội không được trả công.42
kiếm thu nhập khác. Tại Thái lan, năm 2003, phụ nữ sử dụng hầu như
gấp hai lần thời gian so với nam giới vào các công việc
Thống kê việc của hộ gia đình và các dịch vụ cộng đồng và số thời gian
sử dụng thời gian giống như nam giới vào việc chăm sóc bản thân, vào việc
thường chỉ rõ sự làm và giải trí. Phụ nữ tại khu vực kinh tế chính thức làm
khác biệt giữa khối thêm 1,2 giờ so với nam giới trong các công việc thứ hai
lượng và loại hình của mình trong khi vẫn phải sử dụng thời gian bình đẳng
công việc do phụ nữ như nam giới trong những công việc chính của họ.43
và nam giới thực Tại Việt Nam, năm 2002, mặc dù phụ nữ đóng góp
hiện. Nam giới có một số thời gian giống như nam giới vào việc tạo ra thu
thể dễ có việc làm nhập, nam giới vẫn không chia sẻ việc nhà một cách bình
được trả công hơn đẳng với họ. Kết quả là, phụ nữ phải thực hiện phần công
trong khi nữ giới có việc bị chia sẻ một cách bất bình đẳng với nam giới.44
xu hướng sử dụng
hầu hết thời gian của mình vào các công việc nhà và chăm sóc gia đình. Nam giới
cũng có thời gian nghỉ ngơi và giải trí nhiều hơn so với phụ nữ.

Nghèo khổ về thời gian đối với phụ nữ và các bé gái quan trọng đến nỗi mà
nó có thế sẽ không bị coi nhẹ nữa.45 Đó là một vấn đề cần phải được giải quyết ở
cáp chính sách và trong các chương trình và dự án.

7. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rằng nghèo khổ có ảnh
hưởng lớn hơn đối với phụ nữ và các bé gái

Tính nữ của nghèo khổ đề


cập chủ yếu đến ảnh
Việc làm cho người nghèo trong các công trình công
hưởng lớn hơn của tất cả
cộng có thể tăng ảnh hưởng của nghèo khổ lên phụ
các loại hình nghèo khổ
nữ
đối với phụ nữ và các bé
Các chương trình tạo việc làm cho người nghèo trong
gái. Các chiến lược được
ngành xây dựng và các loại hình công việc khác liên
các hộ gia đình nghèo sử
quan đến hạ tầng mà chủ yếu sử dụng nam giới thường
dụng để đối phó với
không tạo việc làm cho phụ nữ.
nghèo khổ có xu hướng
Ở những nơi mà công việc thường đòi hỏi người
tạo thêm gánh nặng cho
công nhân phải sống xa nhà thì hầu hết phần thu nhập
phụ nữ và các bé gái, kết
họ kiếm được không được gửi về cho gia đình mà lại
quả là làm cho nguồn
được sử dụng tại nơi họ làm việc. Phụ nữ và các bé gái
nhân lực của họ lại kém
trong các gia đình của họ lại bị thêm gánh nặng bởi vì
hơn so với nam giới. Các
họ mất đi phần đóng góp của người đàn ông vào các
chiến lược của chính phủ
khoản chi chắc chắn phải có của gia đình và vào các
nhằm giải quyết nghèo
hoạt động kinh tế của hộ; họ có thêm nguy cơ bị ảnh
khổ thường bỏ qua ảnh
hưởng và lây nhiểm của HIV/AIDS hoặc STDs khi
hưởng của chúng đến phụ
chồng họ trở về gia đình; và họ gặp phải nguy cơ lớn
nữ và làm tăng thêm tác
hơn về an ninh cá nhân nếu không có người đàn ông
động của nghèo khó lên
trưởng thành sống trong gia đình của họ.
phụ nữ và các bé gái.

Trong khi các dữ liệu về người làm chủ trong gia đình có thể rất hữu ích
trong việc xác định ai là phụ nữ nghèo thì tại hầu hết các quốc gia và trong môi
trường mà nữ giới thường chiếm đa số trong số những người nghèo thường không
thể được định lượng theo tiêu chí tỷ lệ các hộ gia đình có nữ giới làm chủ trong
tổng dân số. Xác định hộ gia đình có nữ giới làm chủ rất khó và có bước tiếp cận
rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Đối với hầu hết các quốc gia, việc xác định này được
gọi là một kiểu tự tuyên bố và có thể có hoặc có thể không mang ý nghĩa rằng có
một thành viên nam trưởng thành trong hộ gia đình. Trong một số nền văn hóa, hầu
như sẽ rất kỳ lạ nếu xem phụ nữ là người chủ trong gia đình nếu vẫn còn có nam
giới khác sinh sống trong gia đình hoặc giả dụ nếu người nam giới đó đã đi khỏi gia
đình nhưng vẫn thuộc gia đình đó. Ở một số nền văn hóa khác, chẳng hạn văn hóa
Việt Nam, người phụ nữ vẫn có thể là chủ của hộ gia đình ngay cả khi người chồng
vẫn còn đang sống.

Kết quả là việc giải thích Hai loại hộ gia đình do phụ nữ làm chủ
các dữ liệu liên quan đến các hộ Các dữ liệu về hộ gia đình ở Việt Nam liên
gia đình do nữ giơi làm chủ sẽ rất quan đến các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ
khó khăn và việc càng khó khăn được chia thành 2 loại hộ gia đình: một loại
hơn nếu muốn so sánh vấn đề này thì có người chồng của người phụ nữ sống
giữa các quốc gia. Do vậy, cần trong hộ đó, một loại thì không. Các dữ liệu
phải nghiên cứu kết cấu của các cho thấy rằng các hộ gia đình do phụ nữ làm
hộ gia đình có nữ giới làm chủ và chủ mà người chồng không sống trong hộ đó
xác định các loại hình khác nhau nhìn chung gặp nhiều thiệt thòi hơn.46
về việc làm chủ trong gia đình
của nữ giới.

Ở nhiều quốc gia, tính trung bình các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ thường
không nghèo hơn các hộ gia đình do nam giới làm chủ47. Tuy nhiên, có thể sự bình
quân che giấu đi một sự phân phối phân cực. Một cực là những hộ gia đình do phụ
nữ được lựa chọn để làm chủ hộ với thu nhập cao hơn trong đó, những nữ chủ hộ
này được giáo dục tốt và có việc làm tốt, thường là sống độc thân với một vài
người phụ thuộc hoặc có khi không có người phụ thuộc nào. Một cực kia lại là các
hộ gia đình mà phụ nữ phải làm chủ gia đình do ly hôn, ly thân hay góa bụa. Ở các
hộ này, người phụ nữ thường ít học, không có việc làm và có khuynh hướng có
nhiều con hơn và nhiều người sống phụ thuộc. Nếu phân tích chỉ tập trung vào con
số bình quân giữa các hộ gia đình thì có lẽ những hộ gia đình nghèo sẽ bị bỏ sót.

Mặc dầu việc so sánh bình quân các hộ gia đình do nam giới làm chủ với các
hộ do nữ giới làm chủ thường xuyên được tiến hành song sự so sánh này không
mang nhiều ý nghĩa bởi vì các hộ này khác nhau về cấu trúc. Các hộ gia đình do
nam giới làm chủ có khuynh hướng có nhiều con cái hơn trong khi hộ do phụ nữ
làm chủ lại có ít con hơn bởi lẽ những phụ nữ này có thể góa bụa, ly thân hoặc ly
hôn với chồng và tuổi tác bình quân cao hơn. Vì hầu hết các hộ gia đình do phụ nữ
làm chủ thường không có các thành viên nam giới là người lớn nên các hộ này
cũng có ít người có thu nhập hơn trong các hộ gia đình mà nam giới làm chủ hộ.

Hầu hết các dữ liệu về hộ gia đình có thể được phân tách theo cả tiêu chí về
mức độ thu nhập và về người làm chủ trong hộ gia đình, giúp cho việc có thể xác
định được các hộ gia đình nghèo nhất và phân tích hoàn cảnh của mỗi hộ. Phân tích
này cho thấy một số hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ, đặc biệt là những hộ không
có người đàn ông trưởng thành và phụ nữ lớn tuổi sống một mình, nằm trong
những hộ nghèo nhất và cần sự giúp đỡ đặc biệt. Đối với những hộ do nam giới làm
chủ thì một số phụ nữ cũng nghèo bởi vì họ không có quyền trong gia đình và bị
tước đoạt hầu hết những khả năng có thể. Như đã lưu ý trong phần trước, một số
phụ nữ nghèo nhất có thể sống trong các hộ gia đình do nam giới làm chủ và thậm
chí sống trong những hộ không hề nghèo do nam giới làm chủ hộ, đặc biệt đối với
những phụ nữ già cả, tàn tật hoặc là nạn nhân của sự bạo hành về giới.

Vấn đề ở đây không phải là liệu giữa các hộ gia đình do nam giới làm chủ và
các hộ do nữ giới làm chủ thì hộ nào nghèo hơn. Vấn đề thực sự ở đây là hộ nào,
bất kể do ai làm chủ, phải chịu sự đói nghèo và chúng ta có thể tìm hiểu được gì từ
những đặc tính của các hộ gia đình này để rồi rút ra cách thức và việc thực hiện các
chính sách và chương trình đối với giải quyết vấn đề đói nghèo.

8. Thanh niên – và đặc biệt là nữ thanh niên – là nhóm mục tiêu ưu tiên

Như sẽ được thảo luận sau đây trong Mục tiêu 3, nhóm Chuyên nhiệm về Giáo dục
và Bình đẳng giới đã xác định những người trưởng thành là một trong ba nhóm
mục tiêu ưu tiên cần được đặc biệt chú ý. Bản sửa đổi MDGs năm 2007 đã nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm cho phụ nữ và thanh niên trong việc
giải quyết nghèo đói thông qua phối kết hợp với mục tiêu mới 1.B – có được việc
làm đầy đủ và hiệu quả và việc làm bền vững cho tất cả mọi người, bao gồm cả phụ
nữ và thanh niên.’

Tuy nhiên, các chỉ số đối với mục tiêu này không còn bao gồm các con số cụ
thể về việc làm hoặc thất nghiệp của thanh niên. Chỉ số 45 từ bản MDG năm 2003
– ‘tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tuổi từ 15-24, theo giới tính và tổng số’ – nên
được tiếp tục sử dụng ở cấp quốc gia theo Mục tiêu 1.

9. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rằng phụ nữ và các bé
gái bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi vấn đề an ninh lương thực

An ninh lương thực của hộ gia đình – có đủ lương thực với chất lượng dinh dưỡng
đầy đủ trong cả năm – là mối quan tâm chính của các hộ gia đình nghèo, và đặc
biệt là của những phụ nữ nghèo. Phụ nữ chịu cả trách nhiệm chính với việc cung
cấp thức ăn cho gia đình và hầu hết đều phải chịu hậu quả của suy dinh dưỡng.

Theo định kiến giới truyền thống tại hầu hết cả các xã hội, trách nhiệm của
phụ nữ cần phải cung cấp thức ăn cho gia đình của họ, thậm chí ngay cả khi những
người đàn ông là người kiếm sống chính cho gia đình không thể cung cấp đủ thức
ăn. Bằng chứng thu được từ các bài học kinh nghiệm đã chỉ ra rằng chính nữ giới là
người chịu trách nhiệm tìm kiếm thức ăn tại các hộ gia đình nghèo, thông qua việc
sản xuất hoặc mua thức ăn đó. Khi phụ nữ phải tăng gánh nặng công việc trong
việc sản xuất thức ăn hoặc phải đi ra ngoài làm việc để mua thức ăn, các bé gái
thường phải nghỉ học để tiếp quản việc chăm sóc gia đình và làm việc nhà của
những người mẹ của chúng. Vì vậy, sự nghèo khổ của người mẹ lại bị chuyển sang
cho con gái của họ do chúng không được giáo dục.

Phụ nữ thường là những người phải chịu thiệt thòi trong vấn đề ăn uống. Hầu
hết các xã hội đều phân phối thức ăn trước hết cho những người đàn ông chịu trách
nhiệm kiếm sống để nuôi gia đình, sau đó mới đến các bé trai và cuối cùng là các
bé gái và phụ nữ. Kết quả là, phụ nữ là người phải chịu đói và thiếu ăn.

10. Các dữ liệu dinh dưỡng cần phải được thu thập theo nam giới và phụ nữ

Các điều tra dinh dưỡng


Các dữ liệu về dinh dưỡng được chia tách theo giới
thường chỉ tập trung vào
tính: Dữ liệu bị giới hạn và kết quả mơ hồ
sự ra đời của các bé mới
Trong số 30 cuộc điều tra quốc gia của FAO có chứa
sinh và do đó dựa vào
các dữ liệu có sự phân biệt về giới tính về Chỉ số khối
phụ nữ ở độ tuổi sinh
lượng cơ thể, có 11 điều tra chỉ ra rằng có một tỷ lệ
sản với vai trò là người
mắc bệnh thiếu năng lượng kinh niên cao ở phụ nữ,
nuôi dưỡng đứa trẻ và
trong khi đó một cuộc điều tra lại cho thấy một khoảng
không phải trong quyền
cách giới trái ngược - nam giới bị ảnh hưởng nhiều
của chính họ. Kết quả
hơn. Trong số 306 cuộc điều tra về sự tàn phá giới tính
là, thường không có dữ
trong đó dữ liệu được phân tách riêng theo giới tính,
liệu để so sánh dinh
có 35 điều tra cho thấy một thiên kiến về giới với số bé
dưỡng của phụ nữ và
gái bị ảnh hưởng bởi thiếu dinh dưỡng nhiều hơn trong
nam giới.
9 trường hợp và bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn trong
39 trường hợp.
Đây đặc biệt là
Chỉ 13% trong tổng số 311 cuộc điều tra cung
vấn đề khó giải quyết tại
cấp các dữ liệu về sự kém phát triển về mặt thể chất,
các hộ gia đình nghèo
trong khi đó chỉ có 10% trong 308 cuộc điều tra cung
nơi mà mức dinh dưỡng
cấp dữ liệu về tình trạng thiếu cân tách biệt đối với
cho phụ nữ và bé gái có
nam giới và nữ giới. Các bé trai bị còi cọc chiếm 39
thể thấp bởi vì nam giới
trường hợp trong tổng 40 trường hợp, bị thiếu cân là
và bé trai có khuynh
26 trường hợp trong tổng số 30 trường hợp. Mức độ
hướng được ưu tiên chia
thiếu ăn cao trong số các phụ nữ trưởng thành được
phần thức ăn. Báo cáo
giới hạn chỉ trong một vài quốc gia nhưng lại là những
của Tổ chức FAO của
quốc gia có dân số rất cao như Trung Quốc và Ấn
Liên hiệp quốc nêu rằng
Độ.48
phụ nữ thì dễ bị suy
dinh dưỡng hơn là nam giới tại một số quốc gia.

Điều cần chú ý ở đây là ở những độ tuổi đặc biệt nào đấy thì trẻ em nam có
thể dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng dinh dưỡng kém hơn là các trẻ em nữ ở cùng độ
tuổi bởi vì các trẻ em nam thường được cho phép đi chơi ở xa nhà nơi mà không ai
kiểm soát việc ăn uống của các em. Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng kém hơn này
của trẻ em nam sẽ không còn nữa khi các em đến tuổi đi học và không phải gây ra
do các loại thức ăn trong gia đình.

11. Cần tập trung đặc biệt đối với phụ nữ và bé gái trong tình hình khủng
hoảng và có xung đột

Phụ nữ và bé gái trong tình hình khủng hoảng, xung đột và hậu xung đột, cụ thể
như tình trạng đi tỵ nạn và những người không nơi nương tựa ở trong nước (IDPs)
là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, chiếm một số trong những tỷ lệ nghèo
đói cao nhất trên thế giới.
Trong khủng hoảng và Các vấn đề giới có thể bị bỏ sót khi thực hiện sự
xung đột, phụ nữ và bé cứu tế khẩn cấp
gái thường trở thành “Trong sự hối hả huy động các nguồn hỗ trợ, sắp xếp
những mục tiêu trực tiếp hậu cần, phối hợp với đồng nghiệp, đáp ứng các yêu
của việc bạo hành giới cầu và các vấn đề từ HQ, đôi khi chúng ta không biết
bởi các đảng phái đối lập là chúng ta đang có ý định giúp đỡ ai. Chúng ta bảo
cũng như bởi bộ phận vệ, phân phối sự giúp đỡ nhưng có thể chúng ta quên
nam giới trong cùng một mất rằng phụ nữ, bé gái, nam giới, bé trai thường có
cộng đồng. Ngoài việc bị những nhu cầu khác nhau, đối diện với những mối đe
ảnh hưởng trực tiếp, mối dọa khác nhau và có những kỹ năng và khát vọng
đe dọa tiếp tục bị bạo khác nhau. Xem thường điều này có nghĩa là sự hỗ
hành cũng làm giảm khả trợ của chúng ta đi chệch mục tiêu.49
năng thực hiện các công
việc bình thường của họ, như việc lấy nước, tìm thức ăn ở những nơi xa xôi hẻo
lánh có thể đặt họ trong tình trạng nguy hiểm nhiều nhất. Phụ nữ và bé gái cũng có
những nhu cầu về giới đặc biệt như phương pháp tránh thụ thai, vệ sinh phụ nữ, và
địa điểm an toàn để có thể cùng nhau chia sẻ thông tin và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Không thể thực hiện những như cầu này có thể xem là đã vi phạm đến nhân quyền
của phụ nữ và bé gái.

Nên tập trung vào phụ nữ và bé gái bởi vì họ chính là công cụ để giảm đói và
giảm ảnh hưởng của sự nghèo nàn lên cộng đồng và gia đình trong tình hình khủng
hoảng và xung đột. Phụ nữ với sự giúp đỡ của con gái là những người chăm sóc
con cái, người tàn tật và người già, là người gánh trách nhiệm chính trong hầu hết
các nhu cầu về thức ăn, nước uống trong gia đình.
Mặc dù vậy, nhu cầu và vai trò tiềm năng của phụ nữ và bé gái thường bị bỏ
qua trong tình hình xung đột và hậu xung đột và phụ nữ thường không được nêu
hoặc được bao gồm trong khi quyết định các vấn đề. Điều này một phần là do ưu
tiên được dành trực tiếp cho việc giải quyết các tình trạng khủng hoảng và xung đột
nhất thời, và một phần cũng do các cơ quan, bộ phận cung cấp các cứu trợ khẩn cấp
này không quen với việc làm việc với phụ nữ và không nhạy cảm trong vấn đề giới
và chưa được đào tạo các bước tiếp cận có đáp ứng giới. Việc thiếu quan tâm đến
các nhu cầu của phụ nữ hiện nay đang được đề cập đến trong một số tài liệu về
chương trình hành động, ví dụ như Sổ tay hướng dẫn về Giới trong các hoạt động
nhân đạo của Ủy ban thường trực liên ngành (IASC)50, Các hướng dẫn các can
thiệp bạo hành giới theo tiêu chí nhân đạo của IASC51 và trong Nghị quyết 1325
(2000) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã kêu gọi phụ nữ được thể hiện bình
đẳng hơn trong tất cả các bước của tiến trình hòa bình.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc chú tâm vào các nhu cầu của phụ nữ và
bé gái trong điều kiện khủng hoảng và xung đột đối với việc đạt được Mục tiêu 1
đã chưa được hiểu rõ một cách trọn vẹn và đầy đủ. Ước lượng có 80% trong
khoảng 25 triệu người trốn ra nước ngoài trên thế giới là phụ nữ và bé gái.52 Một tỷ
lệ rất lớn người trốn ra nước ngoài và người tỵ nạn sống trong sự nghèo khó do mất
phương kế sinh nhai, tài sản và lưới an toàn.53 Tại một số quốc gia, thất bại trong
việc chú trọng đến tình trạng nghèo khó của những người trốn ra nước ngoài và
người tỵ nạn thông qua phương thức tiếp cận dựa trên các quyền có đáp ứng giới sẽ
tạo khó khăn trong việc đạt được chỉ tiêu toàn cầu trong Mục tiêu số 1.

B. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn

Ma trận 3 dưới đây đưa ra một loạt các chỉ tiêu và chỉ số dài hạn đối với nạn nghèo
đói, dựa trên các phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng giới trước đó trong Mục
tiêu số 1. Các chỉ tiêu và chỉ số này nên được điều chỉnh và đưa thêm vào để có thể
thích hợp và phát huy tính hữu dụng ở từng quốc gia.

Các nhóm phụ nữ nên đảm bảo rằng các dữ liệu và sự tham khảo liên quan
đến sự nghèo khổ và thiếu an toàn thực phẩm của phụ nữ trong những báo cáo quốc
gia CEDAW đều được sử dụng trong quá trình phát triển các chỉ tiêu và chỉ số cấp
quốc gia và dưới quốc gia. Sự phản hồi của Ủy ban CEDAW về những vấn đề này
đối với hầu hết các báo cáo quốc gia gần đây có thể sẽ rất hữu ích trong việc đưa
đến một quan điểm toàn cầu và có dựa trên các quyền.
Các phần liên quan trong Cương lĩnh Bắc Kinh và Kế hoạch hành động quốc
gia dựa trên Cương lĩnh Bắc Kinh cũng giúp cung cấp các thông tin về các cam kết
của chính phủ đối với phụ nữ và bình đẳng giới.

Ma trận 3: Chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn đối với vấn đề nghèo đói

Chỉ tiêu Chỉ số (xem ghi chú #^ dưới đây)

Nghèo khổ
L1.A Từ năm 1990 đến 2015, L1.A.1 Tỷ lệ bé gái và bé trai tuổi từ 5-17 đang làm
giảm một nửa tỷ lệ việc (chỉ số ủy nhiệm – trẻ phải lao động thường
người có thu nhập dưới từ các gia đình nghèo và có thể vẫn tiếp tục
1 đô la Mỹ một ngày nghèo khi đã trưởng thành do thiếu học)
(không thay đổi từ chỉ
tiêu toàn cầu)
L1.B Từ năm 1990 đến 215, L1.B.1 Tỷ lệ nghèo đếm trên đầu người, được tách biệt
giảm một nửa tỷ lệ theo giới tính, độ tuổi, giới tính của chủ hộ gia
người trong các hộ gia đình và các biến số kinh tế-xã hội liên quan
đình do phụ nữ làm chủ khác54
hộ có thu nhập dưới một L1.B.2 Tỷ lệ khoảng cách nghèo, được tách biệt theo
đô la Mỹ một ngày giới tính, độ tuổi và giới tính của chủ hộ gia
đình
L1.C Từ năm 1990 đến 2015, L1.C.1 Số giờ trung bình trong một tuần phụ nữ và nam
giảm một nửa khoảng giới phải làm các công việc nhà không được trả
thời gian phải sống lương (nguồn lực phi lao động)
trong sự nghèo khổ của L1.C.2 Số giờ trung bình phụ nữ và nam giới được nghỉ
phụ nữ và bé gái ngơi trong một tuần
Ghi chú: các chỉ số này đòi hỏi các dữ liệu khảo sát sử
dụng thời gian
Việc làm
L1.D Đạt chỉ tiêu có việc làm L1.D.1 Tỷ lệ lao động so với số dân ở độ tuổi lao động
đầy đủ, tốt cho tất cả (dựa trên chỉ số toàn cầu 1.5)
người dân bao gồm cả L1.D.2 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên từ 15-
phụ nữ và thanh niên 24 tuổi (dựa trên chỉ số toàn cầu 45 phiên bản
(không thay đổi từ chỉ 2003, bị thấp đi trong khi được xem xét lại vào
tiêu toàn cầu số 1.B) năm 2007)
Đói

L1.E Từ năm 1990 đến 2015, L1.E.1 Sự lan tràn số lượng bé gái và bé trai dưới 5 tuổi
giảm một nửa tỷ lệ phụ bị thiếu cân (dựa theo chỉ số toàn cầu 1.8)
nữ với nam giới phải L1.E.2 Sự lan tràn số lượng bé gái và bé trai dưới 5 tuổi
chịu cảnh đói kém (dựa bị còi cọc
theo chỉ tiêu toàn cầu L1.E.3 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới dưới mức tiêu thụ
1.C) năng lượng tối thiểu (dựa trên chỉ số toàn cầu
1.9)
L1.E.4 Tỷ lệ nữ thanh niên tuổi từ 13-19 dưới mức tiêu
thụ năng lượng tối thiểu
L1.E.5 Số tháng trong một năm mà các hộ gia đình phải
chịu tình trạng thiếu lương thực
L1.E.6 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i ốt
L1.F Từ năm 1990 đến 2015, L1.F.1 Sự lan tràn số lượng bé gái và bé trai dưới 5 tuổi
giảm một nửa tỷ lệ phụ bị thiếu cân sống trong các hộ gia đình do phụ
nữ và nam giới phải nữ làm chủ (dựa theo chỉ số toàn cầu 1.8)
chịu cảnh đói kém sống L1.F.2 Sự lan tràn số lượng bé gái và bé trai dưới 5 tuổi
trong các hộ gia đình bị còi cọc sống trong các hộ gia đình do nữ giới
cho phụ nữ làm chủ hộ làm chủ
L1.F.3 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới dưới mức tiêu thụ
năng lượng tối thiểu trong các hộ gia đình do
phụ nữ làm chủ (dựa trên chỉ số toàn cầu 1.9)
L1.F.4 Tỷ lệ nữ thanh niên tuổi từ 13-19 dưới mức tiêu
thụ năng lượng tối thiểu sống trong các hộ gia
đình do phụ nữ làm chủ hộ
L1.F.5 Số tháng trong một năm các hộ gia đình do phụ
nữ làm chủ phải chịu tình trạng thiếu lương thực
L1.F.6 Tỷ lệ các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ sử
dụng muối i ốt
L1.G Giảm mất an toàn thực L1.G.1 Tỷ lệ các hộ gia đình phải chịu mất an toàn
phẩm đến 5% - trên 3 thực phẩm trong năm trước khi điều tra
năm
L1.H Giảm tính khắc nghiệt L1.H.1 Số trung bình các tháng trong một năm các hộ
của mất an toàn thực gia đình phải chịu mất an toàn thực phẩm trong
phẩm đến 5% - trên 3 năm trước khi diễn ra điều tra
năm
L1.I Giảm đến 2% - trong 3 L1.I.1 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên có chỉ số khối
năm kết quả của sự đói lượng cơ thể thấp (Body Mass Index)
kém trong lực lượng phụ L1.I.2 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên có chỉ số khối
nữ và nữ thanh niên lượng cơ thể thấp sống trong các hộ gia đình có
phụ nữ làm chủ hộ
L1.I.3 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên bị thiếu chất sắt
L1.I.4 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên thiếu chất sắt
sống trong các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ
L1.J Giảm đến 2% - trên 3 L1.J.1 Tỷ lệ các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ phải
năm việc mất an toàn chịu mất an toàn thực phẩm trong năm trước khi
thực phẩm đối với phụ được điều tra
nữ và bé gái L1.J.2 Số lượng phụ nữ và bé gái trong hộ gia đình
phải chịu mất an toàn thực phẩm trong năm
trước khi được điều tra
L1.K Giảm đến 5% - trên 3 L1.K.1 Số tháng bình quân trong một năm các hộ gia
năm tính khắc nghiệt đình do phụ nữ làm chủ hộ phải chịu sự thiếu
của mất an toàn thực lương thực trong năm trước khi điều tra
phẩm trong số các hộ có
phụ nữ làm chủ
L1.L Giảm đến 5% - trên 3 L 1.L.1 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên có chỉ số trọng
năm tính khắc nghiệt lượng cơ thể thấp
của việc mất an toàn L1.L.2 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên có chỉ số trọng
thực phẩm trong số phụ lượng cơ thể thấp sống trong các hộ gia đình du
nữ và bé gái trong các phụ nữ làm chủ
trại tị nạn và/hoặc trong L1.L.3 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên chịu chứng thiếu
số những người phải chất sắt
trốn ra nước ngoài L1.L.4 Tỷ lệ phụ nữ và nữ thanh niên mắc chứng thiếu
chất sắt trong các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ
hộ
* Các chỉ tiêu số rất quan trọng trong việc giám sát và thể hiện trách nhiệm. Các chỉ
tiêu phần trăm có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với các cách thức khả thi và cần
thiết nhằm đạt được các chỉ tiêu quốc gia. Khung thời gian được gợi ý ở trên nên được
điều chỉnh phù hợp với thời gian có thể thu thập dữ liệu để đánh giá quá trình thực hiện
mục tiêu.
# Tất cả các chỉ số chỉ cấp độ cá nhân nên được phân tách riêng biệt theo giới tính,
nông thôn/thành thị và các biến số kinh tế-xã hội liên quan khác, đặc biệt là những biến
số liên quan đến các nhóm tộc người thiểu số và những người không nơi nương tựa,
không có nhà ở.
^ Tất cả các chỉ số chỉ cấp độ hộ gia đình nên được phân tách riêng biệt theo nông
thôn/thành thị và các biến số kinh tế-xã hội liên quan khác, đặc biệt là những biến số
liên quan đến các nhóm tộc người thiểu số và những người không nơi nương tưa, không
nhà không cửa, nếu có
rix 3: National long-term targets and indicators for poverty and hunger
C. Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới

Mặc dù việc giám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số là quan trọng, tuy vậy sự
thành công trong việc đạt được các MDGs rốt cuộc lại nằm ở việc thực thi các
chính sách, các chương trình và các dự án hiệu quả. Để thực hiện các MDGs có
hiệu quả, các chiến lược mà các MDGs dựa vào đều phải đáp ứng giới và dựa trên
các quyền. Phần này trình bày một số các chiến lược giảm nghèo và đói cho phụ nữ
và sự tác động của nghèo khổ trong gia đình đối với phụ nữ và các bé gái. Một
nhóm mục tiêu cụ thể xuyên suốt chính là phụ nữ và các bé gái trong các nhóm
thiểu số và có điều kiện khó khăn.
1. Làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô vì người nghèo, có đáp ứng giới và
dựa trên các quyền

Như đã lưu ý trong phần phân tích giới, môi trường chính sách kinh tế vĩ mô là tối
quan trọng đối với sự thành công của các chiến lược xoá bỏ đói nghèo. Các chính
sách kinh tế vĩ mô phải thân nghèo, đáp ứng giới và dưạ trên quyền, tránh những
ảnh hưởng tiêu cực mà nhiều các chính sách kinh tế tân cổ điển thông thường đã
gây ra đối với người nghèo, đặc biệt là với phụ nữ và các bé gái.

Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng phải hỗ trợ tăng cường năng suất nông
nghiệp thông qua tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, vốn về con
người, các dịch vụ khuyến nông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn. FAO đã tính
rằng 60% các nông dân sản suất lương thực trong khu vực Châu Á là phụ nữ.55 Các
sáng kiến hướng vào nông dân như các dịch vụ khuyến nông, đào tạo, và quản lý
thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng cần đặc biệt hướng đến mục tiêu là nữ giới, là giới chiếm
đa số trong số các nông dân sản xuất lương thực tại nhiều nước trong khu vực.

Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• Tăng chi tiêu cuả chính phủ vào các dịch vụ công, đặc biệt là y tế và giáo
dục;
• Tăng chi tiêu của chính phủ vào việc tạo việc làm trong thời gian có khủng
hoảng kinh tế
• Đặt ra và giám sát các chính sách hành động kiên quyết dành cho phụ nữ
trong các chương trình tạo việc làm và tạo thu nhập trong thời gian suy thoái
kinh tế
• Duy trì các dịch vụ cơ bản như các chương trình sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ
sinh sản và sức khoẻ trẻ em, giúp công chúng tiếp cận với nước có thể uống
được, và giao thông công cộng;
• Tham vấn với các cộng đồng dân nghèo và các nhóm phụ nữ khi đang xem
xét việc cắt giảm ngân sách;
• lồng ghép các vấn đề bình đẳng, bình đẳng giới và phân phối thu nhập trong
việc soạn thảo chính sách kinh tế vĩ mô;
• Nghiên cứu và tính đến ảnh hưởng có thể có của các chính sách tự do hoá tài
chính và/hoặc thương mại đối với người nghèo, và đặc biệt là phụ nữ trong
các ngành công nghiệp và các khu vực nữ chiếm đa số khi xem xét xem liệu
có nên thực hiện những chính sách này hay không;
• khi mở rộng các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ hưởng lợi ừ các chính sách
tự do hoá tài chính và/hoặc thương mại, cần nghiên cứu ảnh hưởng đối với
phụ nữ và áp dụng các chính sách hành động kiên quyết nhằm đảm bảo rằng
phụ nữ sẽ được hưởng lợi thông qua tăng việc làm và những cơ hội khác;
• trong các ngành công nghiệp và khu vực đang suy thoái và có thể bị ảnh
hưởng không tốt của các chính sách tự do hoá tài chính và/hoặc thương mạu,
bảo về quyền của phụ nữ và cung cấp đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác
cho phụ nữ để đảm bảo họ có thể chuyển đổi sang các ngành công nghiệp
hoặc khu vực khác;
• đảm bảo năng suất của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua tăng cường đầu
tư trong nghiên cứu và phát triển, tư bản con người, các dịch vụ khuyến
nông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn và những thay đổi trong các hệ
thống đất đai nếu cần

2. Tăng cường tính đáp ứng giới của các số liệu thống kê về nghèo khổ

Các số liệu thống kê về nghèo khổ là một thách thức riêng đối với phân tích giới.
Mặc dù khó có thể phân tách theo giới tính những chỉ số về thu nhập được sử dụng
rộng rãi nhất bởi vì chúng được thu thập theo hộ gia đình, sự thiếu những khác biệt
về giới trong các số liệu thống kê của hộ gia đình không có nghĩa rằng phụ nữ và
các bé gái lại không bị ảnh hưởng khác với nam giới và các bé gái về sự nghèo khổ.
Các chỉ số về đói ăn (tình hình dinh dưỡng) và các chỉ số đầu ra về giáo dục và sức
khoẻ chỉ rõ rằng nghèo khổ ảnh hưởng lớn hơn đối với nữ giới.

Các số liệu thống kể về việc sử dụng thời gian là một phương pháp tiếp cận
chỉ rõ những sự khác biệt
Các dữ liệu về việc sử dụng thời gian nhấn
về khía cạnh nghèo khổ về
mạnh vai trò của phụ nữ và nam giới
mặt thời gian của cá nhân
Các cuộc điều tra về việc sử dụng thời gian có thể
nam giới và phụ nữ trong
chỉ rõ:
các hộ gai đình. Điều tra về
việc sử dụng thời gian có • những khác biệt về mặt số lượng thời gian sử
thể được đưa thành một dụng trong các công việc được trả công và
phần trong các điều tra không được trả công của phụ nữ và nam giới;
khác về hộ gia đình, và đã • những khác biệt về tổng khối lượng công việc
được thực hiện tại hơn 80 mà phụ nữ và nam giới phải làm
nước, bao gồm cả những • những khác biệt về thời gian mà các bé gái và
nước có thu nhập trung các bé trai có thể sử dụng vào công việc học
bình và thu nhập thấp như tập;
Ấn Độ, Lào và Cam-pu- • những hoạt động phụ nữ đang phải làm khi các
chia. Do thay đổi về mặt dịch vụ y tế và các dịch vụ khác đang mở và
hành vi thường phải mất những nơi các hoạt động đó được thực hiện;
một khoảng thời gian, các • các hoạt động các phụ nữ và các bé gái đang
cuộc điều tra có khoảng làm trong khi nếu không làm những việc đó, họ
có thể thực hiện những công việc được trả công
cách nhau khoảng 3-5 năm là đủ để phục vụ cho các mục đích về mặt chính sách và
giám sát. Trong một thời gian ngắn, sự ủng hộ và vận động hành lang là những hoạt
động cần các dữ liệu về việc sử dụng nhiều thời gian nhất.

Nhiều cuộc điều tra các hộ gia


đình được thực hiện để xác định mức
Các ý tưởng về nghèo khổ của con
độ nghèo khổ hiện nay bao gồm các
người khác với những khái niệm
điều tra định tính và tập trung vào các
chính thống
nhóm nhằm thu thập được các dữ liệu
Tại Đông Ti-mo, con người coi người
định tính về những nhận thức và trải
nghèo là những người không được sự hỗ
nghiệm về sự nghèo khổ. Những dữ
trợ của gia đình hoặc bạn bè của họ chứ
liệu này giúp những người có vai trò ra
không phải những người thiếu thu nhập
quyết định và các nhà quản lý chương
hoặc lương thực. Những người không
trình hiểu rõ hơn quan niệm của con
thể đóng góp vào những thành quả của
người về sự nghèo khổ và những hậu
gia đình hoặc cộng đồng theo cách
quả của nó.
truyền thống do nghèo khó, vắng mặt
kéo dài hoặc do những nguyên nhân
Các chiến lược dựa trên các
khác có thể hoàn toàn bị cô lập với xã
quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết
hội. Chính sự cô lập với xã hội lại được
vấn đề này bao gồm:
coi là nghèo khổ.
• xây dựng và thực hiện một cuộc
điều tra về việc sử dụng thời gian – cuộc điều tra này cần phải đủ lớn để
cung cấp các dữ liệu đầy đủ về mặt định lượng và định tính để thực hiện việc
phân tích chính sách nhưng không cần phải là những dữ liệu đại diện mang
tính thống kê;
• phân tích những dữ liệu về việc sử dụng thời gian nhằm chỉ rõ sự khác biệt
trong việc sử dụng thời gian giữa phụ nữ và nam giới và các bé gái và các bé
trai; giữa các phụ nữ và nam giới trong các hộ gia đình nghèo so với nữ và
nam giới trong các hộ không nghèo; và giữa các nữ giới và nam giới trong
các hộ gia đình thiểu số và có điều kiện khó khăn so với những hộ gia đình
khác;
• trình bày những dữ liệu này cho các nhà hoạch định chính sách và các cộng
đồng theo những hình thức phù hợp đối với từng đối tượng tương ứng nhằm
thay đổi những thái độ đối với các hoạt động và vai trò của nam giới và phụ
nữ, và đưa ra các quyết định dựa trên thực tế chứ không phải dựa trên các
định kiến;
• phân tích dữ liệu này nhằm phát hiện ra các quá trình gây ra sự khác biệt về
kết quả trong giáo dục, y tế, dinh dưỡng và việc làm đối với phụ nữ và nam
giới do thiếu sự bình đẳng về giới, đặc biệt với những người sống trong các
hộ gia đình thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn;
• thực hiện các chiến dịch thông tin đại chúng để chỉ rõ các yếu tố khác biệt
trong việc sử dụng thời gian giữa phụ nữ va nam giới và ảnh hưởng của
chúng đối với bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ;
• tiếp tục thực hiện các chiến dịch nhằm thúc đẩy các khái niệm linh hoạt hơn
về vai trò của nam giới và phụ nữ và khuyến khích nam giới và các bé trai
chia sẻ việc nhà và chăm sóc trẻ nhỏ và có được sự cân bằng bình đẳng của
công việc được trả lương và không được trả lương giữa phụ nữ và nam giới
trong dài hạn;
• thực hiện các điều tra mang tính định tính với việc phỏng vấn các cá nhân
nam giới và nữ giới và tập trụng vào các nhóm, bao gồm các nhóm trọng
điểm gồm các phụ nữ và nam giới thiểu só và có hoàn cảnh khó khăn và
trình bày những kết quả này với các nhà hoạch định chính sách nhằm tăng
cường sự hiểu biết về những cách nghèo khổ có ảnh hưởng khác nhau đến
phụ nữ và nam giới;
• phân tích các dữ liệu để xác định những trường hợp và hình thức phân biệt
giới và phân biệt đối xử với những phụ nữ và nam giới có hoàn cảnh khó
khăn khác.

3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp tiết kiệm thời gian, đặc biệt trong các khu vực
nông thôn và các cộng đồng nghèo

Các phụ nữ và bé gái, tiêu biểu là những người trong các hộ gia đình nghèo, đặc
biệt phụ thuộc vào các cơ sở hạ tầng giúp tiết kiệm thời gian. Các cuộc điều tra về
việc sử dụng thời gian chỉ rõ rằng phụ nữ sử dụng nhiều giờ đồng hồ để gánh nước
và tìm kiếm nhiên liệu làm củi đốt và thường khó hoàn thành công việc của mình
trong thời gian ban ngày. Không được tiếp cận với các thiết bị giúp tiết kiệm thời
gian thực hiện việc nhà và sự đi lại khó khăn làm giảm thời gian dành cho những
việc khác. Kết quả là họ thường khó có thể tận dụng được các cơ hội kiếm thêm thu
nhập từ những công việc ngắn hạn tại địa phương.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• đầu tư vào điện khí hoá nông thôn hoặc các nguồn năng lượng thay thế nhằm
cho phép phụ nữ sử dụng những thiết bị tiết kiệm thời gian để giảm bớt thời
gian thực hiện việc nhà của họ và cho phép trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé gái,
làm bài tập về nhà vào buổi tối sau khi hoàn thành công việc nhà của chúng;
• tại những nơi điện được cung cấp hạn chế, cần thực hiện các cuộc điều tra về
việc sử dụng thời gian để tìm hiểu phụ nữ và nam giới, các bé gái và bé trai
sử dụng thời gian của chúng như thế nào và sự cần thiết của điện trong gia
đình và cấp điện trong suốt thời gian có lợi nhất, đặc biệt đối với phụ nữ và
các bé gái;
• xúc tiến các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và năng
lượng từ gió tại các vùng xa xôi và những nơi dân tộc thiểu số nơi các nguồn
điện cung cấp không tiếp cận được;
• hỗ trợ các biện pháp bổ sung cho phép phụ nữ và các bé gái sử dụng thời
gian tiết kiệm được để đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình nhằm nâng
cao sự sẵn sàng đầu tư của các hộ gia đình vào các việc tăng cường các
nguồn năng lược hoặc các lò sưởi sử dụng nhiên liệu hiệu quả;
• đầu tư vào việc cung cấp nước công cộng và các thiết bị vệ sinh và tham vấn
với phụ nữ về các hình thức và địa điểm phù hợp nhằm đảm bảo sự tiếp cận
thoải mái và an toàn;
• đảm bảo rằng các cơ chế như vậy cũng được thực hiện tại các khu vực có các
bộ phận dân lớn cư thiểu số;
• đào tạo phụ nữ duy trì các nguồn nước công cộng, ví dụ như các giếng nước
và các máy bơm – với tư cách là người sử dụng chính, họ là những người
đáng tin cậy hơn trong việc thực hiện việc bảo dưỡng; và việc đào tạo cũng
thay đổi các định kiến giới về khả năng quản lý máy móc của phụ nữ;
• cung cấp tín dụng vi mô bổ sung hoặc các chương trình tạo thu nhấp khác
nhằm giúp đỡ phụ nữ sử dụng thời gian tiết kiệm được nhằm tăng cường các
thu nhập của họ;
• đảm bảo rằng các phụ nữ và các bé gái thiểu số được hưởng lợi từ những
biện pháp này thông qua các chính sách hành động kiên quyết nếu cần;
• đầu tư nhằm tăng cường giao thông công cộng có chi phí hợp lý và đảm bảo
rằng lịch trình, các điểm dừng, và những vấn đề liên quan được chỉnh sửa
cho phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và các bé gái, bao gồm cả những người
trong các nhóm thiểu số và những người có nhu cầu đặc biệt, như các phụ nữ
và bé gái bị khuyết tật;
• đảm bảo chiếu sáng phù hợp và xem xét vấn đề an ninh cá nhân cho những
người phụ nữ hay phải đi lại;
• đặc biệt, cung cấp các hệ thông giao thông công cộng có chi phí hợp lý nhằm
tạo sự tiếp cận thoải mái cho phụ nữ với các thị trường nơi họ có thể mua các
nguyên vật liệu thô và bán các sản phẩm của gia đình và các doanh nghiệp vi
mô, cũng như giúp họ dễ tiếp cận với trường học, các bà đỡ và các trung tâm
y tế cơ sở.

4. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với việc làm được trả công

Một trong các quyền con người thường xuyên bị chối từ nhất đối với phụ nữ là
quyền được làm công việc được trả công thích đáng, an toàn và được nhìn nhận là
sự đóng góp có giá trị của phụ nữ
dành cho các hộ gia đình và nền Thiếu thời gian ngăn cản phụ nữ tiếp
kinh tế. Sự phụ thuộc về mặt kinh cận với công việc và những dịch vụ
tế của phụ nữ vào nam giới về được trả công
khoản thu nhập, cả bằng tiền mặt
và công sức, là một trong những Việc phụ nữ thiếu các cơ hội tiếp cận với
lý do gây ra ảnh hưởng to lớn của những công việc được trả công, với giáo
nghèo khổ vào phụ nữ và các bé dục và đào tạo chính là hậu quả của việc
gái. thiếu thời gian và phải thực hiện các vai
trò của họ. Ví dụ, phụ nữ thường không
Khi các nguồn thu nhập của nam thể đến lớp học, tham gia các khoá đào
giới bị mất đi do không có việc tạo và các cuộc họp hay làm việc ở vì họ
làm hoặc bị mất việc do bị ốm, bị phải lo lắng chăm sóc cho con cái của
chết, do sự tan vỡ của gia đình mình, hoặc phải làm những việc vặt trong
hoặc những nguyên nhân khác, nhà.
phụ nữ thường không được chuẩn
bị tốt về kiến thức và tâm lý để có thể tìm các nguồn thu nhập bằng tiền thay thế.
Trong một số trường hợp, phụ nữ bị đẩy vào hoạt động mại dâm nhằm hỗ trợ gia
đình của mình; trong những trường hợp khác, các tài sản của gia đình bao gồm đất
đai sẽ bị bán đi, do đó làm tăng tình trạng khó khăn, dễ bị tổn thương của họ.

Một phần nguyên nhân của việc phụ nữ thiếu cơ hội tìm được những việc
làm được trả công là do hậu quả của sự hạn chế về giáo dục và đào tạo của họ. Do
trình độ giáo dục thấp và không được đào tạo đầy đủ, hầu hết những phụ nữ nghèo
chỉ có thể được nhận vào làm các công việc cần ít kỹ năng, bị trả lương thấp và
thường là công việc không an toàn. Các chương trình đào tạo và việc làm của chính
phủ thường không thể giải quyết được sự mâu thuẫn giữa những vai trò của phụ nữ
trong gia đình, vai trò sinh sản và chăm sóc của họ vì chính những vai trò này đã
ngăn cản họ tiếp cận với cả hoạt động đào tạo và việc làm.

Những chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• đảm bảo rằng thời gian và địa điểm tập huấn thuận tiện đối với các bà mẹ và
những phụ nữ khác, những người có trách nhiệm phải chăm sóc gia đình;
• tạo điều kiện cho những người phải chăm sóc trẻ hoặc hỗ trợ cho những
người thực hiện công việc chăm sóc để có thể giúp học tham gia vào lực
lượng lao động. Tại những nước có thu nhập thấp, các cơ sở chăm sóc dựa
vào cộng đồng có chi phí thấp và những hợp tác xã có thể thực hiện thành
công những dịch vụ này;
• cung cấp thức ăn cho cả những người phụ nữ tham gia vào khoá học và gia
đình của họ để họ có thể dành thời gian của mình vào việc học tập trong
khoá đào tạo chứ không phải để chuẩn bị thức ăn cho bữa tối của gia đình
của mình. Tại các nước có thu nhập thấp thì các phương pháp tiếp cận theo
kiểu hợp tác xã có thể đáp ứng nhu cầu này với chi phí thấp;
• hỗ trợ phụ nữ thông qua việc đào tạo và các dịch vụ để thay đổi những định
kiến về các vai trò và công việc phù hợp đối với phụ nữ và nam giới và hỗ
trợ để họ có thể đảm đương những nghề nghiệp mà nam giới chiếm đa số
với mức chi trả thường tốt hơn. Sự hỗ trợ này phải bao gồm cả việc bảo vệ
cho phụ nữ trước những quấy rối về tình dục và bạo lực giới, cả trong gia
đình, trên đường đi làm và tại nơi làm việc. Cần phải có các chiến dịch giáo
dục công đối với các gia đình và nam giới để hỗ trợ phụ nữ và giảm nguy cơ
bạo lực giới.

5. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với đất đai, tài sản, tín dụng và
những nguồn lực khác

Một nhân tố góp phần vào sự nghèo khổ và sự lệ thuộc của phụ nữ là việc họ không
được tiếp cận đầy đủ với tư bản như đất đai, vật nuôi, tài sản và những nguồn lực
khác có thể giúp họ canh tác độc lập hoặc khởi sự một công việc kinh doanh. Thiếu
khả năng tiếp cận với đất đai để sản xuất thực phẩm là một nhân tố quan trọng dẫn
đến sự đói ăn và suy dinh dưỡng tại nhiều nơi. Các doanh nghiệp vi mô của phụ nữ
thường trực tiếp liên quan đến việc cung cấp thức ăn tại cộng đồng của họ và cũng
góp phần trực tiếp vào khả năng đáp ứng nhu cầu thức ăn của chính gia đình họ.

Tiếp cận không đầy đủ với tư bản dẫn đến việc


Phương pháp tiếp cận đáp
thiếu sự tiếp cận đối với tín dụng. Tham gia ít
ứng giới để ký quỹ vay vốn
vào các chương trình doanh nghiệp vi mô có
Tại Phi-líp-pin, các kế hoạch
thể cũng sẽ xảy ra nếu các chương trình không
kinh doanh với các ước
được chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu của
lượng về luồng tiền mặt
phụ nữ nhằm cân bằng sự tham gia với những
được chấp nhận là giải pháp
nhiệm vụ trong gia đình và việc chăm sóc con
thay thế, làm “gạch và vữa”
cái và các thành viên khác trong gia đình. Hơn
để ký quỹ vay một khoản
nữa, phụ nữ được biết là những người đi vay
tiền nhỏ.
bảo thủ và thường rất e ngại về việc có thể gây
rủi ro cho tài sản của gia đình, ví dụ như nhà
cửa, để vay vốn.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:
• đảm bảo và giám sát sự tham gia của phụ nữ trong các chương trình khuyến
nông;
• thực hiện các chương trình kinh doanh nhỏ và tín dụng vi mô hướng cụ thể
và giám sát sự tham gia của phụ nữ
• trong các chương trình có ít sự tham gia của phụ nữ, hãy xác định và giải
quyết các nguyên nhân, xây dựng các chương trình đặc biệt cho phụ nữ nếu
cần;
• nếu cần, phải sửa đổi luật và các quy định pháp lý nhằm loại bỏ phân biệt đối
xử và giúp phụ nữ sơ hữu độc lập và được thừa kế tài sản, tiếp cận với tín
dụng và thực hiện công việc kinh doanh;
• theo dõi những thay đổi trong quy định pháp lý lien quan đế việc đào tạo và
nâng cao nhận thức cho các tổ chức tài chính và cán bộ của các tổ chức này
nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp lý;
• giám sát những thông lệ cho vay của các tổ chức tài chính trong việc cấp vốn
vay cho các phụ nữ dưới chính tên của họ và tuân thủ theo những điều khoản
của quy định pháp lý được sửa đổi;
• nếu cần, phải tiến hành vận động các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
loại bỏ sự phân biệt đối xử và những thông lệ khác ngăn trở phụ nữ tiếp cận
với tín dụng;
• vận động các cơ quan của chính phủ và các ngân hàng báo cáo và giám sát
sự tham gia trong các chương trình kinh doanh nhỏ và tín dụng vi mô theo
giới tính đối với những khoản về sở hữu riêng lẻ và các khoản vay cá nhân;
• sử dụng những dữ liệu để vận động tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ thông
qua các chương trình đáp ứng giới hơn, ví dụ như đưa ra những thời điểm
tiếp cận linh hoạt, và có những chức vụ/đơn vị đặc biệt dành cho phụ nữ
trong các cơ quan và/hoặc các ngân hàng do các cán bộ đã tham gia các khoá
đào tạo nâng cao nhận thức về giới đảm trách;
• nếu cần, phải sửa đổi những điều kiện cho vay, đặc biệt là điều khoản ký quỹ
vay tiền, có xét đến việc thiếu quyền sở hữu của phụ nữ đối với tài sản hoặc
sự e ngại của họ đối với những rủi ro đối với tài sản.

6. Tăng quyền năng cho phụ nữ và các bé gái

Tại những Tăng quyền năng cho phụ nữ sẽ cải thiện được tình trạng dinh
quốc gia dưỡng của họ
mà nguyên ‘Ẩn sâu dưới sự bất công sâu sắc về khả năng tiếp cận của phụ nữ đối
nhân cơ với vấn đề dinh dưỡng chính là sự chấp thuận mù quáng của họ về vị
bản dẫn trí của một thành viên chịu bất công trong gia đình và xã hội. Rốt cuộc
đến việc là một mình sự tăng quyền năng về giới có thể là giải pháp then chốt
nghèo cho thách thức đói kém (đối với phụ nữ) trong khu vực (Nam Á)’56
cùng cực không phải là việc thiếu lương thực thì có lẽ việc tăng quyền năng cho
phụ nữ chính là nhân tố then chốt triệt tiêu tình trạng đói kém của phụ nữ và các bé
gái. Suy dinh dưỡng ở phụ nữ thường là hậu quả của việc phân phối thức ăn không
đồng đều trong gia đình, việc phân phối này thường là do phụ nữ đảm nhận. Tăng
quyền năng liên quan đến việc tăng cường lòng tự trọng của phụ nữ và sự cảm nhận
về giá trị của chính phụ nữ, tăng nhận thức của phụ nữ về các quyền con người của
họ và cách thức lên tiếng đòi các quyền này, đồng thời tăng khả năng của phụ nữ
trong một số lĩnh vực ví dụ như trong việc sử dụng các dữ liệu để kêu gọi sự ủng
hộ.

Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này
bao gồm:

ƒ Cung cấp cho phụ nữ. đặc biệt là phụ nữ trong các hộ gia đình nghèo, các
khóa đào tạo về tăng quyền năng và lòng tự trọng để khuyến khích họ phân
chia khẩu phần thức ăn trong gia đình công bằng hơn;
ƒ Thông qua các chính sách hành động quả quyết để đảm bảo rằng phụ nữ và
bé gái có thể hưởng lợi;
ƒ Cung cấp việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho phụ nữ về quyền được có
lương thực và chế độ dinh dưỡng và tầm quan trọng của quyền này đối với
sự no ấm của chính họ cũng như của cả gia đình họ;
ƒ Cung cấp việc huấn luyện sử dụng các dữ liệu để kêu gọi sự ủng hộ đối với
các vấn đề về an toàn thực phẩm cho các nhóm phụ nữ, bao gồm cả các
nhóm đại diện cho số người thiểu số và chịu thiệt thòi, để từ đó giúp họ có
thể có sự am hiểu cơ bản để thực hiện nỗ lực cải thiện an toàn lương thực
cho phụ nữ;
ƒ Thiết lập các cuộc hội đàm thường xuyên giữa các nhóm phụ nữ, bao gồm cả
các nhóm đại diện cho số người thiểu số và chịu thiệt thòi, và thiết lập hội
đồng thống kê có liên quan để thực hiện việc thu thập dữ liệu nhạy cảm giới
về an toàn thực phẩm và giám sát an toàn thực phẩm từ một quan điểm giới;
ƒ Tạo điều kiện cho các hoạt động tập thể nhằm tăng quyền năng cho phụ nữ,
đặc biệt là những nhóm thiểu số và hỗ trợ quyền có lương thực đầy đủ của
họ.

7. Đảm bảo không có sự phân biệt trên cơ sở giới tính hoặc các tiêu chí khác,
đặc biệt đối với phụ nữ và bé gái

Nguyên tắc không phân biệt đối xử đòi hỏi một nỗ lực tích cực để xác định phân
biệt đối xử ở chỗ nào, phân tích nguyên nhân mà có và xóa bỏ nó. Trong khi tất cả
phụ nữ, xem như là một nhóm, thường phải chịu một mức độ phân biệt đối xử nào
đó thì có các phân nhóm đặc biệt có thể phải trải qua sự phân biệt đối xử nặng nề
hơn do độ tuổi, sắc tộc, tàn tật hoặc do các đặc tính cá nhân khác, hoặc do bị cô lập.
Phụ nữ và các bé gái trong những phân nhóm bị phân biệt này phải chịu các hình
thức phân biệt đa dạng như là kết quả của vấn đề vai trò giới tính và giới. Ví dụ
như các nhóm thiểu số thường đối đầu với tình trạng suy sinh dưỡng và đói kém và
trong các nhóm này, phụ nữ và trẻ em phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng nhiều
nhất và đói kém nhất.

Vì lý do này mà các phân tích về tình trạng phân biệt đối xử nên luôn luôn
phân tách biệt theo giới để cho thấy rõ các tác động của các hình thức phân biệt đối
xử đa dạng đối với phụ nữ và bé gái.

Các chiến lược dựa trên các quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề
này bao gồm:

ƒ Xác định và đặt sự chú tâm đặc biệt trong quá trình thu thập và phân tích dữ
liệu về các phụ nữ và bé gái có nguy cơ nghèo đói cao, bao gồm các đối
tượng ở những khu vực nông thôn và khu vực bị cô lập, phụ nữ cao tuổi, bị
khuyết tật và bị nhiễm HIV/AIDS hoặc những người mắc các chứng bệnh
kinh niên;
ƒ Phổ biến các kết quả phân tích dữ liệu cho các nhóm mục tiêu dễ bị tổn
thương và tư vấn cho họ những đối phó cần thiết đối với các lĩnh vực quan
tâm;
ƒ Sử dụng các phân tích dữ liệu và tư vấn để phát triển các chính sách và
chương trình có thể giải quyết bất cứ các lĩnh vực quan tâm nào;
ƒ Hỗ trợ các hoạt động tập thể của các nhóm dễ bị tổn thương và đảm bảo các
tiếp cận của họ đối với việc xây dựng năng lực, cơ hội tham gia vào quyền
quyết định và các sáng kiến khác liên quan đến quyền khác, chú trọng đặc
biệt đến phụ nữ và bé gái.

8. Thực hiện các chương trình dựa trên các quyền có đáp ứng giới trong tình
hình khủng hoảng và xung đột

Ở các quốc gia có người dân trốn ra nước ngoài và người tị nạn, các chương trình
có dựa trên các quyền và có đáp ứng giới được đặc biệt chú trọng nhằm giảm tình
trạng nghèo khó đối với số dân yếu thế và nhằm giải quyết các nhu cầu của phụ nữ
và bé gái trong tình hình khủng hoảng và xung đột.57 Nghiên cứu cho thấy thất bại
trong việc giải quyết các vấn đề về giới cũng góp phần vào việc phát triển và quá
trình diễn biến của các xung đột.58 Do đó, các quốc gia không những nên xem xét
đến số dân bị ảnh hưởng bởi tình hình khủng hoảng, xung đột và hậu xung đột mà
cần phải quan tâm đến giải quyết vấn đề giới và nhu cầu của phụ nữ và bé gái trong
các phân nhóm có mức độ cao về bạo hành xuất phát từ động lực chính trị nói riêng
và nói chung.

Một nghiên cứu toàn diện về các chiến lược dựa trên các quyền và có đáp
ứng giới đối với tình hình khủng hoảng và xung đột có thể được tìm thấy trong
cuốn Các nhu cầu khác nhau giữa nữ giới, bé gái, bé trai và nam giới – Cơ hội
bình đẳng58 của IASA. Các chiến lược này bao gồm:

ƒ Đảm bảo rằng những nhà quản lý các khu trại và khu nhà mới được trang bị
các dữ liệu cần thiết về tình trạng của phụ nữ và bé gái trong các khu trại và
các dữ liệu về quan hệ giới, quan hệ này bao gồm cả quan điểm dựa trên các
quyền và có đáp ứng giới đối với các tổ chức xã hội và thực tiễn của nền văn
hóa, cũng như bao gồm các hệ thống pháp lý truyền thống và của chính
quyền địa phương;
ƒ Đảm bảo rằng phụ nữ là mục tiêu dứt khoát cho việc phân phối thức ăn nước
uống và các nguồn cung cấp khác liên quan đến việc chăm sóc và cưu mang
gia đình, bao gồm tín dụng vi mô và trả lương bằng tiền mặt;
ƒ Cương quyết dành cho phụ nữ một phần trong các dự án về phương kế sinh
nhai và tạo thu nhập, bao gồm cả những dự án về các hình thức công việc
không phải là truyền thống có thể được thực hiện bởi phụ nữ;
ƒ Tư vấn cho phụ nữ về vị trí các cơ sở vật chất trong khu trại, đặc biệt là các
điểm phân phối nước uống và thực phẩm, nhà tiêu và các thiết bị vệ sinh, chú
ý đặc biệt đến sự an toàn của phụ nữ trong khi sử dụng các cơ sở vật chất
này;
ƒ Tham vấn phụ nữ và xem xét các công việc thường nhật của phụ nữ để xác
định thời gian phân phối thức ăn, nước uống và giờ mở cửa các dịch vụ y tế
và cơ sở vật chất cộng đồng khác.

D. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn

Ma trận số 4 dưới đây đưa ra một loạt các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia tầm trung hạn
về vấn đề nghèo đói, dựa trên các phân tích và chiến lược trước đó. Các chỉ tiêu và
chỉ số này nên được điều chỉnh và thêm vào để có thể thích hợp và phát huy tính
hữu dụng đối với mỗi quốc gia.

Các chỉ tiêu và chỉ số trung hạn nên được sử dụng bởi các nhóm phụ nữ và
trong xã hội, cũng như nên được sử dụng bởi các nhà làm chính sách và quản lý
chương trình nhằm giúp cho việc đánh giá liệu một chiến lược nào đó có đạt được
kết quả nào đó hay không và nhằm chỉ ra ở đâu và khi nào thì nên điều chỉnh hoặc
thy thế một chiến lược nào đó.
Ma trận số 4: Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn về nghèo đói

Chỉ tiêu Chỉ số (xem ghi chú #^ ở dưới)


Nghèo khó
I1.a Tăng cường các chính sách I1.a.1 Tỷ lệ chi phí chính phủ chi dùng trong các
kinh tế vĩ mô hỗ trợ người mặt hàng hóa công có lợi cho phụ nữ, đặc
nghèo và có đáp ứng giới biệt là phụ nữ nghèo (có thể thu được các dữ
liệu từ các phân tích giới của nguồn ngân
sách công)
I1.a.2 Tỷ lệ phụ nữ hưởng lợi từ kế hoạch tạo việc
làm và thu nhập trong quá trình suy thoái
kinh tế hoặc quá trình điều chỉnh
I1.a.3 Tỷ suất giữa nữ giới và nam giới hưởng lợi
từ kế hoạch tạo việc làm và thu nhập trong
quá trình suy thoái kinh tế hoặc quá trình
điều chỉnh
I1.b Tăng năng suất cho các nữ I1.b.1 Tỷ lệ ngân sách mở rộng nông nghiệp đã
nông dân mỗi năm 3%* ít được phân tích từ quan điểm dựa trên các
nhất cho đến khi đạt được quyền và có đáp ứng giới
năng suất trung bình một năm I1.b.2 Tỷ lệ phụ nữ hưởng lợi từ các dịch vụ mở
cho đến khi đạt mức năng rộng nông nghiệp
suất trung bình của nông dân I1.b.3 Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào việc tập huấn các
tại các nước nông nghiệp có kỹ thuật nông nghiệp bền vững
thu nhập trung bình I1.b.4 Tỷ lệ các khóa huấn luyện nông nghiệp
được thiết kế theo quan điểm giới nhằm thỏa
mãn các nhu cầu của nữ giới cũng như nam
giới
I1.b.5 Tỷ lệ các khoản vay tín dụng vi mô do phụ
nữ vay
I1.b.6 Tỷ lệ nông dân sử dụng các kỹ thuật mới,
được chia riêng biệt theo giới tính
I1.b.7 Tỷ lệ nông dân nữ sở hữu đất riêng
I1.b.8 Tỷ lệ nông dân nữ làm việc trên đất riêng
của mình
I1.b.9 Tỷ lệ nông dân nữ đứng tên thuê đất
I1.c Đảm bảo sự sẵn có các dữ I1.c.1 Các dữ liệu sử dụng thời gian sẵn có và qua
liệu sử dụng thời gian tại cấp phân tích theo giới tính nhằm cho thấy ảnh
độ quốc gia và dưới quốc gia hưởng khác nhau của sự nghèo khó đối với
nhằm cung cấp các dữ liệu có phụ nữ-nam giới-bé gái-bé trai trong các
sự phân tách giới tính về sự nhóm thiểu số, người tị nạn và người phải
nghèo khổ về mặt thời gian trốn ra nước ngoài (IDPs)
của phụ nữ và nam giới
I1.d Các dữ liệu được phân tách I1.d.1 Dữ liệu cấp độ cá nhân về nghèo đói ở các
theo giới tính nam, nữ và báo cáo MDG cấp quốc gia và dưới quốc gia
phân tích có đáp ứng giới được phân tách theo giới tại mọi cấp độ
được sử dụng để giám sát I1.d.2 Các phân tích có đáp ứng giới được áp dụng
Mục tiêu số 1 ở những nơi có trong việc giám sát cả các chỉ tiêu về nghèo
thể và đói, bao gồm cả trong các nhóm thiểu số,
những người không nơi nương tựa, không
nhà cừa
I1.e Tăng đến 2%* một năm phần I1.e.1 Phần đóng góp và đồng sở hữu của phụ nữ
của phụ nữ trong việc sở hữu về đất đai, vật nuôi, nhà cửa, các cơ sở kinh
đất đai và tài sản, hoặc sở doanh khác (nơi dữ liệu về quyền sở hữu
hữu cá nhân hoặc hùn vốn được thu thập theo giới tính trong các khảo
với chồng sát và điều tra dân số gốc)
I1.f Tăng đến 2%* mỗi năm tỷ lệ I1.f.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình
các hộ gia đình nghèo, các hộ do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình nông
gia đình do phụ nữ làm chủ thôn, và các hộ gia đình thiểu số tiếp cận với
hộ, các hộ gia đình nông điện năng và các nguồn năng lượng thay thế
thôn, và các hộ gia đình thiểu
số tiếp cận với điện năng và
các nguồn năng lượng thay
thế
I1.g Tăng 2%* mỗi năm tỷ lệ các I1.g.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình
hộ gia đình nghèo, các hộ gia do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình nông
đình do phụ nữ làm chủ hộ, thôn, các hộ gia đình thiểu số, người tị nạn
các hộ gia đình nông thôn, và và người trốn ra nước ngoài tiếp cận tròn một
các hộ gia đình thiểu số tiếp năm với nguồn nước an toàn
cận với nước an toàn
I1.h Tăng 2%* mỗi năm tỷ lệ các I1.h.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình
hộ gia đình nghèo, các hộ gia do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình nông
đình do phụ nữ làm chủ hộ, thôn, các hộ gia đình thiểu số, người tị nạn
các hộ gia đình nông thôn, và và người trốn ra nước ngoài tiếp cận với
các hộ gia đình thiểu số được điều kiện vệ sinh đầy đủ
tiếp cận với điều kiện vệ sinh
đầy đủ
I1.i Tăng 2%* mỗi năm tỷ lệ các I1.i.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình
hộ gia đình nghèo, các hộ gia do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình nông
đình do phụ nữ làm chủ hộ, thôn, các hộ gia đình thiểu số, người tị nạn
các hộ gia đình nông thôn, và và người không nơi nương tựa người trốn
các hộ gia đình thiểu số trong ra nước ngoài within 20 minutes of public
vòng 20 phút nếu đi bằng transport
phương tiện giao thông công
cộng
I1.j Tăng 2%* mỗi năm tỷ lệ các I1.j.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình
hộ gia đình nghèo, các hộ gia do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình nông
đình do phụ nữ làm chủ hộ, thôn sử dụng các phương tiện giao thông
các hộ gia đình nông thôn, và công cộng trong vòng 1 tuần trước cuộc
các hộ gia đình thiểu số sử điều tra
dụng phương tiện giao thông Dữ liệu cũng được thu thập dựa trên giới
công cộng tính các cá nhân sử dụng phương tiện giao
thông công cộng59
I1.k Tăng 2%* mỗi năm tỷ lệ các I 1.k.1 Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia
hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình
đình do phụ nữ làm chủ hộ, nông thôn, các hộ gia đình thiểu số tiếp cận
các hộ gia đình nông thôn với tín dụng
tiếp cận với tín dụng
I1.l Tăng 5%* mỗi năm việc tiếp I1.l.1 Tỷ lệ trợ giúp kinh tế (như tiền mặt, tín
cận trực tiếp của phụ nữ trong dụng, vật nuôi, hạt giống, …) được phân
các trại tị nạn và trại dành phối trực tiếp cho phụ nữ trong các hộ
cho người trốn ra nước ngoài người tị nạn và người trốn ra nước ngoài
đối với tất cả các loại hình trợ theo các tiêu chí trợ giúp
giúp kinh tế được cung cấp I1.l.2 Tỷ lệ các công việc được tạo ra từ các
chương trình sinh nhai và tạo việc làm cho
người tị nạn và người trốn ra nước ngoài là
nữ giới
I1.l.3 Tỷ số giữa lao động nữ và nam trong các kế
hoạch tạo việc làm chia theo loại hình chi
trả (thực phẩm hoặc các loại tiền lương
khác)
Việc làm
I1.m Tăng 2%* trên một năm sự I1.m.1 Sự tham gia của phụ nữ vào các công việc
tham gia của phụ nữ trong được trả lương trong lĩnh vực nông nghiệp,
các việc làm được trả lương công nghiệp và dịch vụ
I1.m.2 Sự tham gia của phụ nữ vào các công việc
được trả lương mới trong lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
I1.m.3 Tỷ số giữa mức lương giữa phụ nữ và nam
giới chia theo các lĩnh vực
I1.m.4 Cổ phần quyền sở hữu đơn của phụ nữ
hưởng lợi từ các chương trình doanh
nghiệp vi mô
I1.m.5 Sự tham gia của phụ nữ trong các khoản
vay, đặc biệt là từ các chương trình tín
dụng vi mô được tài trợ
Đói kém
I1.n Tăng 2%* mỗi năm quyền sở I1.n.1 Sự tồn tại của pháp chế giúp trao cho phụ
hữu và sử dụng đất của phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới trong việc
nữ sở hữu đất đai và tài sản
I1.n.2 Số lượng các quyền sở hữu đất đai được
ban hành dành cho phụ nữ trong những năm
trước đây theo khu vực thành thị và nông
thôn
I1.n.3 Số lượng các quyền sở hữu đất đai được
ban hành dành cho phụ nữ và chồng của họ
trong những năm trước đây theo khu vực
thành thị và nông thôn
I1.n.4 Cổ phần sở hữu của phụ nữ và cổ phần
đồng sở hữu đất đai với người chồng/vợ,
theo khu vực thành thị và nông thôn
I1.n.5 Cổ phần của phụ nữ hoặc cổ phần chia sẻ
với chồng/vợ trong thời gian thuê hoặc cho
thuê đất, theo khu vực thành thị và nông thôn
I1.o Tăng 2%* mỗi năm quyền sở I1.o.1 Sự tồn tại các pháp chế giúp trao cho phụ
hữu về nhà ở của phụ nữ nữ quyền bình đẳng với nam giới trong việc
sở hữu nhà ở
I1.o.2 Số lượng các quyền sở hữu nhà ở được ban
hành dành cho phụ nữ trong những năm
trước đây theo khu vực thành thị và nông
thôn
I1.o.3 Số lượng các quyền sở hữu nhà ở được ban
hành dành cho phụ nữ và chồng của họ trong
những năm trước đây theo khu vực thành thị
và nông thôn
I1.o.4 Cổ phần sở hữu của phụ nữ và cổ phần
đồng sở hữu nhà ở với chồng/vợ, theo khu
vực thành thị và nông thôn
I1.o.5 Cổ phần của phụ nữ hoặc cổ phần chia sẻ
với chồng/vợ trong thời gian thuê hoặc cho
thuê nhà ở, theo khu vực thành thị và nông
thôn
I1.p Tăng 2%* mỗi năm quyền I1.p.1 Sự tồn tại của các pháp chế giúp trao cho
thừa kế đất đai và nhà ở của phụ nữ quyền thừa kế bình đẳng với nam
phụ nữ giới
I1.p.2 Số lượng phụ nữ đòi hỏi pháp luật trao
quyền này
I1.p.3 Số lượng phụ nữ được trao quyền về tài sản
theo pháp chế
I1.p.4 Số lượng phụ nữ được thừa kế đất đai và
nhà ở năm ngoái
I1.q Tăng 5%* mỗi năm sự tiếp I1.q.1 Số lượng phụ nữ tham gia vào các chương
cận của phụ nữ đối với sự hỗ trình mở rộng nông nghiệp, doanh nghiệp vi
trợ từ các chương trình mở mô và tín dụng vi mô chia theo mục đích của
rộng nông nghiệp, chương hoạt động với tiêu chí sản xuất lương thực
trình doanh nghiệp vi mô và I1.q.2 Tỷ số giữ nữ và nam giới tham gia vào các
tín dụng vi mô, đặc biệt – chương trình mở rộng nông nghiệp, doanh
nhưng không duy nhất - các nghiệp vi mô và tín dụng vi mô chia theo
chương trình liên quan đến mục đích của hoạt động với tiêu chí sản xuất
sản xuất lương thực lương thực
I1.r Tăng 5%* mỗi năm sự tiếp I1.r.1 Sự tồn tại của các pháp chế đảm bảo cho
cận của phụ nữ đối với các phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới trong
khoản vay để làm nông việc vay từ ngân hàng và các đơn vị cho vay
nghiệp, tu sửa nhà cửa và các khác dưới chính tên của mình và trên cùng
công việc khác, đặc biệt – các điều khoản
nhưng không duy nhất - các I1.r.2 Số lượng các khoản vay các nhân mà ngân
hoạt động liên quan đến hàng và các đơn vị cho vay khác dành cho
lương thực phụ nữ để làm nông nghiệp, tu sửa nhà cửa
và các công việc khác, chia theo mục đích
khoản vay
I1.r.3 Tỷ số giữa người vay cá nhân nữ và nam
giới đối với các khoản vay dành cho nông
nghiệp, tu sửa nhà cửa và các công việc khác,
chia theo mục đích khoản vay
I1.s Đảm bảo các dữ liệu sẵn có l1.s.1 Các cơ quan khuyến nông đều đặn thu thập
để giám sát bước tiếp cận các và báo cáo sự tham gia vào các chương trình
nguồn của phụ nữ theo giới và các hạng mục kinh tế-xã hội liên
quan khác, bao gồm việc xác định các nhóm
thiểu số
I1.s.2 Ngân hàng và các đơn vị cho vay khác bao
gồm cả các nhóm tín dụng vi mô, đều đặn
thu thập và báo cáo giới tính người vay theo
tiêu chí nữ giới, nam giới, vợ chồng cùng
nhau vay, các doanh nghiệp
I1.s.3 Các chương trình doanh nghiệp vi mô và tín
dụng vi mô đều đặn thu thập và báo cáo giới
tính người vay theo tiêu chí nữ giới, nam giới
và các doanh nghiệp hùn vốn
I1.s.4 Các hộ tịch viên về đất đai và tài sản và các
cán bộ có trách nhiệm khác đều đặn thu thập
và báo cáo về quyền sở hữu, cho thuê mướn
và đăng ký thừa kế, báo cáo chia theo giới
tính của người chủ sở hữu, người cho thuê
mướn hoặc người hưởng lợi từ thừa kế, như
nam giới hay nữ giới, vợ và chồng cùng hùn
vốn, doanh nghiệp hùn vốn.
I1.t Tăng 5%* mỗi năm sự tiếp I1.t.1 Tỷ lệ lương thực và trợ giúp liên quan được
cận trực tiếp của phụ nữ trong phân phối trực tiếp cho phụ nữ trong các hộ người
các trại tị nạn và trại cho tị nạn và người trốn ra nước ngoài chia theo từng
người trốn ra nước ngoài đối loại trợ giúp
với tất cả các loại hình lương I1.t.2 Tỷ lệ lương thực và trợ giúp liên quan được
thực và các trợ giúp khác phân phối trực tiếp cho phụ nữ trong các hộ gia
đình do phụ nữ làm chủ hộ trong số các hộ gia đình
của người tị nạn và người trốn ra nước ngoài chia
theo từng loại trợ giúp
I1.u Cung cấp ngân sách đầy đủ I1.u.1 Tỷ lệ ngân sách quốc gia dùng cho việc giải
hỗ trợ các chiến lược được quyết vấn đề đói nghèo
lựa chọn và đảm bảo rằng các I1.u.2 Tỷ lệ ngân sách quốc gia thật sự chi dùng
chính sách và chương trình có cho việc giải quyết đói nghèo
lợi cho các bé gái nhận được I1.u.3 Tỷ lệ GDP dành cho giải quyết đói nghèo
sự chia sẻ bình đẳng I1.u.4 Tỷ lệ ngân sách quốc gia dành cho vấn đề
đói nghèo được phân chia lại cho các sáng kiến
dựa trên các quyền và có đáp ứng giới
I1.u.5 Tỷ lệ ngân sách quốc gia dành cho vấn đề
đói nghèo thật sự được tiêu dùng cho các sáng kiến
dựa trên các quyền và có đáp ứng giới
* Các chỉ tiêu số quan trọng đối với việc giám sát và trách nhiêm giải trình. Các chỉ
tiêu phần trăm nên được điều chỉnh sao cho khả thi và cần thiết để đạt được các chỉ
tiêu quốc gia. Các khung thời gian được đề xuất nên được điều chỉnh phù hợp với mức
độ thường xuyên sẵn có của dữ liệu để đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu.
# Tất cả các chỉ số cấp độ cá nhân nên được phân tách theo giới tính, vị trí nông
thôn/thành thị và theo các biến số kinh tế-xã hội liên quan khác, đặc biệt là các biến số
liên quan đến các nhóm thiểu số và nếu thích hợp – liên quan đến những người trốn ra
nước ngoài
^ Tất cả các chỉ số cấp độ hộ gia đình nên được phân tách theo giới tính, vị trí nông
thôn/thành thị và theo các biến số kinh tế-xã hội liên quan khác, đặc biệt là các biến số
liên quan đến các nhóm thiểu số và nếu thích hợp – liên quan đến những người trốn ra
nước ngoài
MỤC TIÊU 2
ĐẠT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Mục tiêu 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

Tiếp cận giáo dục là một quyền cơ bản của tất cả trẻ em. Điều 13.1 của Hiệp ước
Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá ‘thằ nhận quyền được giáo dục
của tất cả mọi người’, trong khi điều 13.2(1) đã nói rằng ‘giáo dục tiểu học là bắt
buộc và miễn phí đối với tất cả mọi người’. CEDAW đề cập cụ thể hơn về loại hình
giáo dục, kêu gọi các bé gái và bé trai được tiếp cận với cùng giáo trình, chất lượng
giáo dục, có các cơ hội như nhau về học bổng và những hỗ trợ khác và có cơ hội
như nhau để được tham gia tích cực vào thể thao và giáo dục thể chất.

Ma trận 5: Các chỉ tiêu và chỉ số về giáo dục


Mục tiêu Các chỉ só
Tất cả các chỉ số cần phải được chia tách theo giới
tính và theo khu vực thành thị/nông thôn
2.A Đảm bảo rằng, vào năm 2.1 Tỷ lệ nhập học thực ở bậc giáo dục tiểu học
2015, trẻ em ở tất cả mọi 2.2 Tỷ lệ học sinh bắt đầu lớp 1 và học hết cấp tiểu
nơi, các bé trai và bé gái học
như nhau, sẽ có thể hoàn 2.3 Tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi 15-24, phụ nữ và
thành đầy đủ cấp giáo dục nam giới
tiểu học

Báo cáo Giám sát Toàn cầu 2007 các MDGs đã cho thấy rằng, trong giai đoạn
2000 và 2005, tỷ lệ hoàn thành bậc học tiểu học toàn cầu đã tăng từ 78% lên 83%
và tốc độ của tiến trình này đã được đẩy mạnh tại nhiều nước. Một số nước, ví dụ
như Cam-pu-chia, đã đạt được tiến bộ đáng kể. Tuy vậy, 38% các nước đang phát
triển khó có thể đạt được tỷ lệ 100% hoàn thành bậc học tiểu học vào năm 2015.
22% các nước khác đã thiếu những dữ liệu để theo dõi tiến bộ và chắc cũng khó đạt
được mục tiêu đã đặt ra.

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2007 đã cho thấy rằng 72 triệu trẻ
em ở độ tuổi đến trường tiểu học đã không đến trường trong đó 57% là các bé gái.60
Các bé gái thuộc nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo – nhóm “khó khăn gấp hai” – là
nhóm ít có khả năng hoàn thành bậc học tiểu học nhất, chiếm tới khoảng 75% trong
tổng số 55 triệu bé gái không được đến trường.61

Mục tiêu toàn cầu về giáo dục tiểu học đề cập đến cả các bé trai và bé gái, và
cần phải giám sát riêng biệt các chỉ số này ở cấp độ toàn cầu. Các nước thường phải
sử dụng kết hợp giữa các dữ liệu điều tra dân số và nhà ở và hoặc là những dữ liệu
hành chính thu thập được từ các trường học thông qua hệ thống giáo dục hoặc các
dữ liệu điều tra hộ gia đình. Tại nhiều nước, các dữ liệu hệ thống giáo dục không
được tách biệt sẵn theo các bé gái và các bé trai, hoặc thậm chí là chẳng có dữ liệu
nào.

Các dữ liệu điều tra hộ gia đình thường được thu thập hoặc từ Điều tra Cụm
dân cư Đa chỉ số (MICS, thường được UNICEF hỗ trợ kết hợp với cơ quan thống
kê quốc gia), Điều tra Nhân khẩu học và Y tế (DHS). Dữ liệu về các cá nhân trong
mỗi hộ gia đình thường được chia theo giới tính ở cả hai loại điều tra trên. Tuy
nhiên, ở cấp quốc gia, chỉ gần một nửa trong số 78 nước mà UNDP tổng kết trong
năm 205 đã báo cáo tỷ lệ nhập học thực riêng rẽ của các bé trai và bé gái.62

A. Các vấn đề đối với việc phân tích dựa trên các quyền có đáp ứng
giới

1. Hoàn thành giáo dục tiểu học phần lớn chỉ là một mục tiêu công cụ

Đối với những phụ nữ và các bé


gái chỉ được học hết tiểu học, Giaó dục tiểu học không nhất thiết dẫn
những người hưởng lợi chính lại là đến một công việc
gia đình và trẻ em trong gia đình Một nghiên cứu về những quyết định tham
họ đang có hoặc sẽ có. Điều này là gia thị trường lao động tại In-đô-nê-xi-a, tại
do việc những người mẹ hoàn Cộng hoà Triều Tiên, Phi-líp-pin, Sri-lan-ka
thành giáo dục tiểu học gắn chặt và Thái Lan năm 2001 đã cho thấy rằng
với việc họ sẽ có ít con hơn, và sẽ giáo dục tiểu học chỉ làm tăng việc có thể
có ít hơn trong số các trẻ em này bị tham gia vào thị trường lao động tại In-đô-
tử vong trong giai đoạn còn trứng nê-xi-a. Giáo dục phổ thông trung học làm
nước hoặc trong thời thơ ấu của tăng việc tham gia thị trường lao động tại
chúng, dinh dưỡng cho trẻ em sẽ In-đô-nê-xi-a và Thái Lan trog khi giáo dục
tốt hơn và họ chắc sẽ cố gắng cho cấp ba làm tăng khả năng đó tại tất cả các
con mình đi học hơn. nước.63

Giáo dục tiểu học có thể giúp phụ nữ thu thập được thông tin về một số các
chủ đề, từ nông nghiệp tới y tế và HIV/AIDS. Vì thế nó sẽ có thể giúp nâng cao
năng suất nông nghiệp, giúp phụ nữ tự bảo vệ mình trước thảm hoạ HIV/AIDS và
những bệnh có thể ngăn ngừa được và tăng cường khả năng thương lượng để có
được tình dục an toàn. Do đó, giáo dục cho các bé gái là một công cụ nhằm đạt
được tất cả các MDGs. Tuy nhiên, chỉ riêng giáo dục phổ cập thì không đủ để tăng
quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là tại các nước nghèo nhất, vì chất lượng giáo dục
phổ cập không tốt, có xu hướng tăng cường những định kiến giới nhiều hơn là thay
đổi chúng và không đủ để giúp phụ nữ có được việc làm được trả lương thường
xuyên.

Mặc dù có những hạn chế này, giáo dục phổ cập vẫn là cơ sở của tất cả
những cấp độ giáo dục cao hơn và do đó là bước thiết yếu đầu tiên để có được các
cấp độ giáo dục cao hơn cho các bé gái.

Tại những nước đã đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, mục tiêu cụ thể cấp
quốc gia của nước đó cần phải được sửa đổi để đạt được trình độ giáo dục cao hơn
trong Mục tiêu 2. Những trình độ giáo dục cao hơn đặc biệt quan trọng đối với các
bé gái bởi vì các bé gái có tiềm năng lớn hơn để có được việc làm được trả lương
và do vậy quyền năng cho phụ nữ cũng được tăng cường.

2. Các chỉ số MDG quốc gia cần được tách biệt theo các bé trai và bé gái

Báo cáo MDGs 2006 báo cáo


tỷ lệ nhập học thực trong giáo Vấn đề phát triển hay vấn đề giới?
dục tiểu học niên học 1990/91 Nếu tỷ lệ nhập học thực của cấp giáo dục tiểu
và 2003/04, chia theo giới tính học tại một nước cụ thể là 60%, nước đó sẽ
và khu vực.64 Tuy nhiên, các dữ phải đối mặt với một quyền và vấn đề phát
liệu chia theo giới tính không triển bởi vì 100% của các trẻ em ở độ tuổi đến
có sẵn tại nhiều nước. Điều này trường ở cấp tiểu học có quyền được đến
tạo ra một vấn đề lớn đối với trường. Liệu nước đó cũng phải đối mặt với
việc phân tích chính sách bởi vì vấn đề giới hay không thì không rõ ràng.
khó xác định liệu rằng những Nếu dữ liệu chia theo giới chỉ rõ rằng tỷ
con số thể hiện tổng số học sinh lệ nhập học là 70% đối với các bé trai và chỉ
đi học là vấn đề giáo dục phổ 50% đối với các bé gái, nước đó sẽ phải giải
cập và phát triển hay là những quyết với cả vấn đề quyền/phát triển cũng như
vấn đề giới cụ thể - hoặc cả hai. vấn đề giới và quyền của phụ nữ, bằng chứng
Kết quả là, những vấn đề cụ thể chính là khoảng cách giới đó.
mà các bé gái gặp phải thường không được nhận thức và giải quyết.

Ở cấp độ quốc gia, cần phải phân tách tất cả các chỉ số giáo dục theo giới
tính và những tiêu chí kinh tế-xã hội khác và phải phân tách chúng theo giới tính
trong từng tiêu chí kinh tế này, bởi vì có nhiều khác biệt quan trọng trong kinh
nghiệm và sự tiếp cận với giáo dục của các bé gái và bé trai trong các nhóm xa xôi,
thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn.
3. Các chỉ số quốc gia cần nắm bắt và biểu hiện chính xác vấn đề giáo dục phổ
thông đối với cả các bé trai và bé gái

Các chỉ số toàn cầu về giáo dục phổ thông cơ sở có một số hạn chế và điểm yếu
nhất định làm giảm tính chính xác và hữu hiệu của những dữ liệu liên quan đối với
quá trình lập kế hoạch và giám sát

Chỉ số 2.1: Tỷ lệ nhập học thực Một số nước tồn tại một khoảng cách giới
ở cấp tiểu học là tỷ lệ số trẻ em trong giáo dục
ở độ tuổi học tiểu học chính Tại một số nước, các bé trai có thể có tỷ lệ
thống (do hệ thống giáo dục nhập học thấp hơn hoặc đến trường ít hơn so
quốc gia quy định) được đến với các bé gái. Báo cáo các MDGs của 4
trường so với tổng số trẻ em ở nước – Bhutan, Braxin, Lebanon và Cộng hòa
65
độ tuổi học tiểu học. Số trẻ Slovak – đã báo cáo rằng các bé trai có vẻ
em đến trường được thu thập từ như ít được giáo dục ở cấp tiểu học hơn so
những dữ liệu hành chính có với các bé gái.
trong hệ thống giáo dục, nếu
có, hoặc được dự tính từ những điều tra về hộ gia đình.

Tỷ lệ nhập học thực không phản ánh tỷ lệ trẻ em thực sự đến trường ở cấp
tiểu học bởi vì tỷ lệ này chỉ bao gồm những trẻ ở độ tuổi đi học tiểu học chính
thống. Tuy nhiên, tại những nước nghèo và đặc biệt ở những khu dân cư xa xôi hẻo
lánh, trẻ em có thể đến trường lần đầu ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi bắt đầu đi
học theo quy định và như vậy số trẻ em này vẫn học ở trường tiểu học ở độ tuổi cao
hơn so với tuổi hoàn thành cấp tiểu học. Tương tự như vậy, sinh viên phải học lại
hoặc bỏ học và sau đố quay trở lại trường sẽ không được tính vào tỷ lệ nhập học
thực tế. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch. Trong cả hai trường hợp,
thường thì các bé gái bị có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tỷ lệ nhập học thực này không tính đến những sự khác biệt trong tỷ lệ có
mặt ở lớp học. Trẻ em có thể được đăng ký nhập học nhưng lại hiếm khi hoặc
không thường xuyên có mặt ở trường.66 Điều này đặc biệt phổ biến đối với các bé
gái do thường phải ở nhà để giúp đỡ mẹ của chúng chăm sóc các em bé, làm việc
nhà và các công việc khác.

Một chỉ số đo lường thay thế là tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học gộp. Tỷ lệ này
được xác đính là số các trẻ em ở cấp tiểu học, không tính đến độ tuổi, và chia cho
số trẻ em ở độ tuổi học tiểu học chính thức. Chỉ số này được sử dụng phổ biến hơn
so với tỷ lệ nhập học thực. Do chỉ số này biểu hiện số trẻ em đến trường thực tế tại
các trường tiểu học nên nó cũng phù hợp với việc lập kế hoạch hơn.
Chỉ số 2.2: Tỷ lệ học sinh học từ lớp một đến năm cuối cùng của bậc tiểu
học, thường được gọi là tỷ lệ học đến lớp 5. Tỷ lệ này đo tỷ lệ các học sinh bắt đầu
năm lớp 1 và và có thể sẽ học hết năm cuối của bậc tiểu học và là một con số dự
tính dựa trên các số liệu nhập học và lưu ban theo lớp trong hai năm liên tục. Tính
toán này lấy giả thiết rằng những học sinh bỏ học sẽ không bao giờ quay lại trường
học; và rằng tỷ lệ học nhảy cóc, lưu ban và bỏ học không thay đổi trong cả một giai
đoạn ở đó các nhóm tuổi đăng ký nhập học; và những tỷ lệ như vậy được áp dụng
đối với tất cả các học sinh nhập học ỏ một trình độ lớp, dù trước đó các học sinh
này có bị lưu ban ở trình độ đó hay không.67

Tuy nhiên, có bằng chứng đã chỉ rõ rằng tỷ lệ học nhảy cóc, lưu ban và bỏ
học lại thay đổi rất nhiều, cả ở giữa các bé gái và bé trai, giữa thành thị và nông
thôn và theo các biến số kinh tế-xã hội khác. Do đó, chỉ số này không đáp ứng giới
và cũng không đề cập đầy đủ việc thực hiện quyền được giáo dục đối với các nhóm
thiểu số và những nhóm người có hoàn cảnh khó khăn khác.

Ban Thống kê của LHQ khuyến nghị rằng tỷ lệ học đến lớp 5 này cần phải
được bổ sung bằng tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học. Tỷ lệ này chú trọng vào tỷ lệ trẻ
em đã hoàn thành bậc tiểu học so với tổng số trẻ em học đến năm cuối cùng của
bậc tiểu học, không tính đến thời gian chúng phải học hết năm cuối đó.68 Đây là tỷ
lệ tổng số học sinh hoàn thành xuất sắc hoặc tốt nghiệp năm cuối cùng của bậc tiểu
học trong một năm nào đó so với tổng số trẻ ở độ tuổi phải học hết tiểu học trong
dân số.

Một cách đo lường thay thế khác là tỷ lệ học sinh duy trì ở cấp tiểu học – là
tỷ lệ học sinh nhập trường ở lớp 1 và tiếp tục đi học cho đến năm cuối cùng của bậc
tiểu học. Tỷ lệ này đòi hỏi cần phải có dữ liệu có chất lượng hợp lý ở cấp độ từng
trường.

Chỉ số 2.3: Tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi 15-24 và được gọi là tỷ lệ thanh
niên biết đọc biết viết. Đây là tỷ lệ phần trăm số dân số ở độ tuổi 15-24 có thể biết
cả đọc và viết một đoàn văn ngắn đơn giản về cuộc sống hàng ngày. Đây là một chỉ
số kết quả đầu ra về tính hiệu quả của việc đào tạo bậc tiểu học trong khoảng thời
gian trên dưới 10 năm.

Khó có thể diễn giải chỉ số này, đặc biệt là trong các xã hội đa ngôn ngữ
trong đó việc biết đọc và viết một ngôn ngữ thiểu số có thể đem lại lợi ích ít hơn so
với việc biết đọc và viết ngôn ngữ quốc gia. Các phương pháp đo lường việc biết
đọc biết viết rất đa dạng và đôi khi số năm học được sử dụng như một chỉ số tạm
thời nếu không thể đo lường trực tiếp. Việc biết đọc và biết viết của một cá nhân sẽ
không phản ánh chỉ việc học hành chính thức của người đó mà còn mở rộng ra ở
mức độ học có thể sử dụng ngôn ngữ viết trong cuộc sống hàng ngày và ở trong bất
kỳ khóa đào tạo nào họ được tham gia sau khi rời trường học. Do đó, chỉ số này có
xu hướng dự tính quá cao cấp độ biết chữ của phụ nữ, những người thường có ít cơ
hội được sử dụng ngôn ngữ viết hơn và tiếp cận ít hơn với hoạt động đào tạo.

4. Các bậc cha mẹ và xã hội thường coi việc giáo dục các bé gái đem lại ít giá trị

Một số những điều trở ngại khó có thể


khắc phục được nhất đối với việc giáo Bố mẹ không hy vọng thu được lợi từ
dục dành cho các bé gái là yếu tố văn việc giáo dục các bé gái
hóa xã hội. Các bé gái thường được
mong muốn là sẽ lập gia đình, rời căn Có những tục ngữ hoặc thành ngữ
nhà của bố mẹ mình và có con, do đó thường nghe thấy trong xã hội Băng-la-
bố mẹ và toàn xã hội thường coi rằng đét là giáo dục một bé gái giống như đi
việc cho các bé gái đến trường sẽ mang tưới cây của nhà hàng xóm đã phản ánh
lại ít giá trị. Đào tạo một bé trai được một mong muốn là những đứa con gái
coi là đầu tư hiệu quả hơn bởi vì nó sẽ trong gia đình sẽ rời gia đình mình khi
có thể tìm được việc làm có lương và lấy chồng và do vậy gia đình sẽ không
theo truyền thống, người con trai đó sẽ thu được lợi gì từ việc đầu tư vào giáo
có nghĩa vụ phải chăm sóc bố mẹ mình dục cho chúng.
khi họ về già.

Một số xã hội cũng không chống lại viẹc giáo dục cho các bé gái trên cơ sở
rằng điều này sẽ làm cho chúng sẽ ít sẵn sàng chấp nhận cuộc sống điển hình của
phù nữ trong xã hội đó hơn. Những thái độ như thế này là một rào cản chính đối
với việc giáo dục các bé gái kể cả trong những gia đình có thể dễ dàng chi trả được
những chi phí này. Đây là một trở ngại lớn hơn trong các gia đình nghèo vì họ phải
lựa chon đầu tư như thế nào từ những nguồn lực hạn chế của mình.

5. Các bé gái thường làm nhiều việc nhà hơn và những công việc này thường làm
cho chúng phải nghỉ học hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng

Khi các bé gái đang ở độ tuổi đến trường, cha mẹ chúng có thể muốn giữ các bé gái
ở nhà hơn các bé trai để giúp họ làm việc nhà hoặc chăm sóc các em bé trong gia
đình, vì cả hai lý do, đó là bởi vì đây là những vai trò của nữ giới theo truyền thống
và bởi vì họ thấy không có hai gì nếu ngắt quãng việc học của chúng.

Một nghiên cứu liên cơ quan về lao động trẻ em được thực hiện tại 70 nước
đã cho thấy rằng, khá phổ biến là tỷ lệ làm việc nhà của các bé gái cao hơn so với
các bé trai và các bé gái cũng phải mất nhiều thời gian làm việc một tuần hơn. Sự
khác nhau trong thời gian làm việc mỗi tuần thay đổi khác nhau giữa các nước, từ
khác biệt rất ít tại Lesotho và Swaziland đến chênh lệch tới 12 giờ tại Guatemala.69

Do khối lượng công việc nhà phải làm và mất thời gian để làm việc, các bé
gái có xu hướng có mặt tại lớp học ít hơn, ít thời gian làm việc nhà hơn và có thể
cũng bỏ học nhiều hơn. Khi các công việc nhà ngăn cản một đứa trẻ thực hiện
quyền được giáo dục và những quyền con người khác của mình, UNICEF đã cho
rằng những việc nhà này phải được coi là một hình thức lao động trẻ em.70

6. Quãng đường đi học và thiếu các phương tiện vật chất có xu hướng ảnh
hưởng đến các bé gái nhiều hơn so với các bé trai

Các ông bố bà mẹ có xu hướng lo lắng nhiều hơn về sự an toàn về cơ thể của các bé
gái nếu chúng phải đi một quãng đường đến trường để học, đặc biệt là đi bộ.71 Đây
là một vấn đề được quan tâm nhiều hơn khi các bé gái đến tuổi dậy thì, khi việc bảo
vệ danh tiếng và phẩm giá của các bé gái trở thành một mối lo lắng lớn hơn. Thiếu
các cơ sở hạ tầng như nhà vệ sinh và tiếp cận với nước sạch đã trở thành một rào
cản đối với các bé gái khi đến trường, đặc biệt là sau tuổi dậy thì.

7. Giáo trình, các tài liệu và phương pháp giảng dạy, và thái độ đối xử thường tăng
cường thêm các định kiến giới

Các định kiến giới hiện đang bị giảm bớt ảnh hưởng. Các định kiến giới này không
chỉ tăng cường các nhận thức của các bé trai, các thầy cô giáo, các ông bố bà mẹ và
cả những người khác về vai trò, việc làm và sự cư xử phù hợp đối với các bé gái,
mà còn có xu hướng hạn chế những ước vọng và tham vọng của chính các bé gái và
phụ nữ.

Điều 10 (c) của Công ước CEDAW nói rất rõ ràng rằng quyền được học tập
của các bé gái bao gồm cả việc chú trọng đến nội dung giáo dục được thực hiện.
CEDAW kêu gọi xóa bỏ các quan niệm mang tính định kiến về vai trò của phụ nữ
và nam giới thông qua việc khuyến khích cùng giáo dục, sửa đổi sách giáo khoa và
các chương trình của trường học và chỉnh sửa các phương pháp dạy học.

8. Nghèo khó và các khoản học phí nói riêng làm giảm cơ hội giáo dục cho các bé gái
Các gia đình nghèo phải đưa ra
Trung Quốc và Việt Nam: hỗ trợ công cộng
những sự lựa chọn khó khăn
cho giáo dục cơ bản
đối với việc phân bổ các nguồn
lực khan hiếm của gia đình
Tại Việt Nam, chính phủ trả nửa chi phí giáo
mình. Và quyết định đưa ra
dục tiểu học phổ cấp cho đến năm lớp 5, và chi
thường tập trung vào các chi
4% của Tổng Thu Nhập Quốc dân (GNI) vào
phí giáo dục cho các bé trai,
giáo dục trong năm 2004. Năm 2000, Việt Nam
dựa trên giả sử rằng các bé trai
có tỷ lệ nhập học thực đối với bé trai là 97%
có thể có khả năng kiếm được
91% đối với các bé gái. Các bé gái chiếm 46%
việc làm được trả lương hơn,
số học sinh ở cấp tiểu học vào năm 2004 và
trong khi các bé gái không cần
chiếm 48% ở cấp trung học cơ sở.72
đi học bởi vì chúng sẽ lấy
Trung Quốc, một nước cũng đã vượt
chồng và rời gia đình của mình.
mức chỉ tiêu số học sinh đi học ở cấp tiểu học,
đã chi 2% GNI vào giáo dục trong năm 2000.
Hiệp định Quốc tế về các
Giữa năm 1990 và 2004, các tỷ lệ tiến bộ về số
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
trẻ đến trường ở cấp tiểu học đến lớp 5 đã tăng
hóa quy định rằng giáo dục tiểu
nhanh chóng, từ 58 lên 100 trẻ trai và từ 78 đến
học cần phải được miễn phí và
98 đối với các bé gái. Các cơ quan chính phủ
phải được phố cập. Tuy nhiên,
cấp trung ương và địa phương đã lập ra các học
trong những năm gần đây, các
bổng để hỗ trợ các học sinh nghèo tiếp cận 9
chính sách đòi hỏi những người
năm giáo dục phổ cập, bao gồm cả việc miễn
sử dụng dịch vụ phải trả tiền đã
hoặc giảm học phí, trợ cấp sinh hoạt phí và
được các tổ chức tài chính quốc
sách giáo khoa miễn phí. Tỷ lệ nhập học ở cấp
tế và những tổ chức khác ủng
phổ thông cơ sở là 99 đối với các bé trai và 95
hộ. Các mức phí đã được thực
đối với các bé gái. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự
hiện và/hoặc tăng lên tại ngay
khác biệt lớn trong khu vực, với sự tiếp cận
cả những nước trước kia có hệ
khó khăn hơn tại những vùng dân số ít hơn.73
thống giáo dục miễn phí như
Việt Nam và Trung Quốc. Kết
quả là có hiện tượng hầu như phổ biến là tiếp cận của các bé gái với trường học đã
giảm xuống trừ khi có những biện pháp cụ thể được thực hiện nhằm loại bỏ ảnh
hưởng của học phí như trợ cấp giáo dục cơ bản hoặc dành học bổng cho những học
sinh nghèo.

9. HIV/AIDS và chăm sóc gia đình là một rào cản chính đối với việc giáo dục dành
cho các bé gái tại những nước bị ảnh hưởng bởi nạn dịch

Khi phụ nữ trở thành những người chính chăm sóc cho các ông chồng và các thành
viên khác của gia đình bị bệnh HIV/AIDS, các bé gái trong các gia đình thường
buộc phải trở thành những người kiếm cơm chính của gia đình chúng. Nếu phụ nữ
cũng bị mắc phải bệnh HIV/AIDS, những đứa con gái lớn nhất trong gia đình hoặc
bà của chúng sẽ có thể trở thành người chăm sóc chính, thực hiện cả nhiệm vụ của
anh chị em ruột khác. Kết quả là các bé gái phải bổ học hoặc không được đến
trường.

10. Phân biệt đối xử đối với các nhóm thiểu số là một nguyên nhân chính của
việc các bé gái không đến lớp

Các chính sách và thông lệ giáo dục Hầu hết các bé gái không đến
nhóm thiểu số chắc chắn liên quan đến trường nằm trong các nhóm thiểu số
các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội và Năm 2000, gần 75% trong số 55 triệu
kinh tế. Chúng cũng đóng vai trò quan người không đến trường tại những
trọng trong việc thực hiện được phổ cập nước đang phát triển là phụ nữ và từ
giáo dục tiểu học, vì một nghiên cứu những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc
gần đây đã tính toán rằng gần ¾ số các tầng lớp không được chú ý trong xã
bé gái không đến trường thuộc vào một hội.74
trong các nhóm thiểu số và các nhóm
này chiếm chỉ khoảng 20% dân số tại những nước phát triển.

Mặc dù nhiều trẻ trong nhóm thiểu số có thể được phép đến trường theo quy
định của pháp luật song chúng có thể bị loại ra khỏi hệ thống giáo dục do những sự
phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc, những rào cản ngôn ngữ, tình hình xã hội – văn
hóa hoặc do chúng sống trong những ngôi làng xa xôi hẻo lánh. Một số khác lại
hoàn toàn bị ngăn cấm đến trường theo pháp luật do bị thiếu giấy khai sinh hợac
các giấy tờ liên quan đến quyền công dân của chúng. Ngoài ra, các ngôn ngữ và
truyền thống của các nhóm thiểu số hoặc là không được dạy tại trường hoặc là có
thể bị cấm. Khi điều này kết hợp với các quy tắc văn hóa trong nội bộ nhóm bị loại
trừ hoặc công việc của nông trại khác, tỷ lệ đến lớp và hoàn thành việc học tập đối
với các bé gái bị thấp và tỷ lệ bỏ học lại cao.75 Để làm cho việc đến trường trở
thành văn hóa của một nước là một thách thức đầy khó khăn cũng như rất quan
trọng để đạt được Mục tiêu 2.

11. Tại một số nước có trình độ giáo dục cao, kết quả học tập của các bé trai
thường thấp hơn so với các bé gái

Vấn đề này thường nảy sinh trong cấp tiểu học và tiếp tục cho đến hết những năm
cấp hai. Điều này được gán cho nguyên nhân là do các tỷ lệ phát triển về mặt sinh
học khác nhau, sự chiếm ưu thế của các cô giáo, đặc biệt ở cấp tiểu học và kèm
theo là việc hiếu các mô hình về vai trò đối với các bé trai cũng như là ‘tính đàn
bà” của các phong cách giảng dạy. Những nước bị tác động bao gồm có Úc và
Vương quốc Anh và cả hai nước này đã xây dựng các chương trình đặc biệt nhằm
nâng cao kết quả đầu ra của giáo dục đối với các bé trai.

12. Mục tiêu 2 đã xem nhẹ nhu cầu biết đọc biết viết của phụ nữ và nam giới ở
độ tuổi cao hơn

Tại những nước có tỷ lệ giáo dục thấp


trong quá khứ, nhu cầu biết đọc biết Biết đọc biết viết thông qua giáo dục
viết cho những người trưởng thành là không chính thức là điều quan trọng đối
những người đã không được tiếp cận với những phụ nữ có tuổi
với giáo dục chính thống khi họ ở tuổi
đến trường hiện không được đề cập Thông qua Dự án giúp phụ nữ biết đọc
đến trong các MDGs. Tại hầu hết các biết viết và có các kỹ năng cơ bản, nhiều
nước, phụ nữ chiếm phần lớn trong số phụ nữ dân tộc thiểu số người Lào bị mù
dân không biết chữ ở tuổi trưởng chữ đã được tiếp cận với giáo dục không
thành. Việc người trưởng thành, đặc chính thức và cơ hội được nâng cao cuộc
biệt là phụ nữ, không biết đọc và sống của mình. Tổng số đã có 3.240 phụ
không biết viết là một trở ngại đối nữ tham gia trong nhiều dự án của
với việc đạt được tất cả các MDGs chương trình. Người ta đã dự tính rằng
bởi vì những phụ nữ và nam giới bị khoảng 16.000 phụ nữ khác sẽ được
mù chữ thường có những cơ hội hạn hưởng lợi gián tiếp từ việc này, bao gồm
chế về việc làm và thiếu khả năng tiếp cả các em bé và những thành viên khác
cận thông tin không chỉ liên quan đến của gia đình, cũng như của làng xã của
việc làm mà còn liên quan đến y tế, sự họ.76
cai trị và phúc lợi.

Khi trình độ giáo dục tăng lên, các xã hội trở nên phụ thuộc hơn vào chữ viết
và các hình thức giao tiếp thông tin như điện thoại di động và máy tính – những
thiết bị đòi hỏi phải biết đọc và biết viết và biết những tính toán cơ bản. Kết quả là,
các tầng lớp dân số già hơn có xu hướng bị loại ra ngoài đời sống xã hội. Điều này
có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với những phụ nữ và
đàn ông mù chữ mà còn với nhiều người khác hơn tại những nơi HIV/AIDS hoặc
những mức độ di cư lao động quốc tế cao dẫn đến tăng trách nhiệm của các thể hệ
ông bà trong việc chăm sóc trẻ em. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ
năng suất trong các nền kinh tế có số người trưởng thành bị mù chữ cao và thiếu
lao động.

B. Các mục tiêu cụ thể và chỉ số quốc gia trong dài hoạn
Ma trận 6 ở dưới đây đưa ra một số gợi ý về các chỉ tiêu và chỉ số giáo dục trong
dài hạn dựa vào việc phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới vừa thực hiện ở
phần trước trong Mục tiêu 2. Các chỉ tiêu và chỉ số này cần phài được chỉnh sửa và
bổ sung cho phù hợp và hữu ích đối với từng nước.

Khi xem xét các chỉ tiêu và chỉ số này, các nước cần phải tính đến cấp độ giáo dục
mà phần lớn trẻ em đi học có thể đạt được cũng như những nhu cầu cụ thể phù hợp
với đất nước mình hoặc văn hoá của nước đó, ví dụ như việc phải có các trường
riêng cho các bé gái theo những quy định của văn hoá hoặc tôn giáo.

Các nhóm phụ nữ và xã hội dân sự cần phải đảm bảo phải xem xét và tham chiếu
Công ước CEDAW và Công ước về Quyền của Trẻ em, cũng như các quyền con
người khác, báo cáo quốc gia, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các kế hoạch
hành động quốc gia về phụ nữ và trẻ trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số
cụ thể để thực hiện các chương trình nhằm đạt được Mục tiêu 2. Những tài liệu này
có thể cung cấp dữ liệu đầu vào để chuẩn bị các báo cáo MDG quốc gia và dưới
quốc gia.

Ma trận 6: Chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn đối với giáo dục

Chỉ tiêu Chỉ số (xem ghi chú # bên dưới)


L2.A Đảm bảo ràng, vào năm 2015, L2.A.1 Tỷ lệ nhập học tổng tại bậc giáo dục
trẻ em ở mọi nơi: các bé trai và bé tiểu học
gái như nhau, sẽ có thể hoàn thành L2.A.2 Tỷ lệ các bé gái so với các bé trai ở bậc
toàn bộ bậc học tiểu học giáo dục tiểu học
(không thay đổi so với chỉ tiêu toàn L2.A.3 Tỷ lệ hoàn thành bậc giáo dục tiểu học
cầu) (theo khuyến nghị của Ban Thống kế của LHQ)
L2.A.4 Tỷ lệ học sinh lưu ban ở cấp tiểu học
Đối với các nước đã đạt hoặc gần đạt chỉ tiêu của Mục tiêu toàn cầu 2:
L2.B Đảm bảo rằng vào năm 2015, L2.B.1 Tỷ lệ đi học thực tại bậc học trung học
trẻ em ở mọi nơi, các bé gái và bé cơ sở/phổ thong/kỹ thuật và dạy nghề
trai như nhau, sẽ có thể hoàn thành (được chỉnh sửa phù hợp với tình hình của mỗi
bậc học trung học cơ sở hoặc trung nước)
học phổ thông hoặc các trường trung L2.B.2 Tỷ lệ nhập học tổng tại các trường trung
học kỹ thuật hoặc dạy nghề tại những học cơ sở/phổ thông và trường kỹ thuật và dậy
nước đã đạt hoặc hầu như đạt được nghề
phổ cập trung học cơ sở L2.B.3 Tỷ lệ các bé gái so với các bé trai tại
bậc học trung học cơ sở/phổ thông/kỹ thuật và
dậy nghề
L2.B.4 Tỷ lệ học sinh bắt đầu học lớp 6 và học
đến hết lớp 9/lớp 12 (dựa trên chỉ số toàn cầu
2.2)
L2.B.5 Tỷ lệ hoàn thành bậc học trung học cơ
sở/phổ hông/kỹ thuật và dạy nghề (theo khuyến
nghị của Ban Thống kê của LHQ)
L2.B.6 Tỷ lệ ở lại lớp ở bậc học trung học cơ
sở/phổ thông/kỹ thuật và dạy nghề
# Tất cả các chỉ số riêng lẻ cần phải được phân theo giới tính, vùng thành thị/nông
thôn và những biến số kinh tế-xã hội liên quan, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến các
nhóm thiểu số và những người không nơi nương tựa, nếu thấy phù hợp

C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Xúc tiến giá trị giáo dục dành cho các bé gái đối với các ông bố bà mẹ và các
cộng đồng

Vượt qua những rào cản về mặt xã


hội – văn hóa đối với giáo dục cho Giáo dục giúp tăng lương và năng suất
các bé gái là điều thiết yếu nhằm lao động trong nông nghiệp cho nữ giới
đạt được phổ cập giáo dục tiểu Người ta đã dự tính rằng trên toàn cầu, mức
học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lương của phụ nữ tăng 10%-20% trên tỷ lệ
những lợi ích về kinh tế thu được với từng năm đến trường.77 Bốn năm đi học
từ thành công của chương trình của các bé gái làm năng suất của nông dân
này rất to lớn. Những lợi ích khác tăng trung bình mỗi năm là 9%.78
đối với xã hội và gia đình bao gồm việc nâng cao sức khỏe và dinh dưởng của các
bé gái; có khả năng sẽ có ít ốm đau và tử vong ở các bé gái hơn; và nâng cao thu
nhập và năng suất của các bé gái khi bé gái này bắt đầu đi làm.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm:

• Việc sử dụng các chiến lược truyền thông đại chúng để thông báo cho các
bậc cha mẹ và cộng đồng về những lợi ích thu được từ việc giáo dục các bé
gái, nhấn mạnh vào những lợi ích phù hợp nhất đối với xã hội;
• Tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nhân
quyền, về công ước CEDAW và các quyền của phụ nữ, đặc biệt là quyền
được giáo dục của các bé gái và bé trai;
• Vận động sự tiếp cận giáo dục của các bé gái với những người đứng đầu
cộng đồng và “những người gác cửa” như những chủ hộ gia đình và những
thành viên lớn tuổi trong gia đình, bao gồm cả những phụ nữ lớn tuổi;
• Quảng bá về những phụ nữ trẻ đã được giáo dục – đặc biệt là những người
làm việc trong những vị trí được trả lương, bao gồm cả những giáo viên và
cán bộ y tế tại địa phương – như những mô hình tốt về vai trò và là những ví
dụ đối với những gia đình và cộng đồng về những lợi ích thu được từ việc
giáo dục các bé gái

2. Thúc đẩy các chính sách kinh tế tạo các cơ hội về việc làm cho phụ nữ đã
được giáo dục

Mối quan hệ giữa việc giáo dục


các bé gái và chính sách kinh tế Những khoảng cách giới trong giáo dục có
thể hiện theo hai cách: các thể làm giảm tăng trưởng quốc gia
chính sách kinh tế có thể góp Tại Pa-kít-xtan, những dự tính trong nhiều giai
phần vào việc giáo dục các bé đoạn đã cho thấy rằng giáo dục đối với phụ nữ
gái bằng cách tạo ra những loại đem lại tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn so với giáo
việc làm để những bậc cha mẹ dục nam giới Một nghiên cứu đã dự tính rằng
có động lực để đầu tư vào việc tỷ lệ thu hồi vốn sẽ tăng thêm hơn 20% nếu các
giáo dục các bé gái; giáo dục bé gái đi học nhiều hơn. Một nghiên cứu khác
các bé gái có thể góp phần quan cũng đã đưa ra dự tính rằng trong giai đoạn
trọng và sự tăng trưởng kinh tế. 1960 và 1992, tăng trưởng thu nhập theo đầu
người hàng năm (tại Pa-kít-xtan) sẽ cao hơn
Sự tồn tại của các cơ hội gần 1% nếu Pa-kít-xtan giảm bớt được khoảng
có được việc làm được trả cách giới bằng mức của Đông Á.79
lương và tạo thu nhập cho các bé giá được giáo dục là một trong những lý do thuyết
phục nhất để các bậc cha mẹ thay đổi quan điểm của mình về giá trị của việc giáo
dục các cô con gái của họ. Cần phải có các chính sách và chương trình đảm bảo
rằng việc giáo dục phụ nữ sẽ đem lại các cơ hội kiếm thu nhập cho họ và do đó sẽ
đem lại cho gia đình của họ nguồn thu từ khoản đầu tư vào việc giáo dục các bé
gái. Những phụ nữ được hưởng lợi trong những loại việc làm như thế nà hoặctham
gia vào những doanh nghiệp vi mô hoặc công việc kinh doanh của gia đình cũng có
xu hướng ủng hộ việc giáo dục cho các con gái của mình vì họ đã thấy rõ sự cần
thiết của giáo dục đối với công việc hoặc hoạt động kinh doanh của mình.

Trong hầu hết các trường hợp, làm việc trong nhà máy hoặc các công
nhânlàm việc thư ký đơn giản chỉ yêu cầu trình độ giáo dục ở cấp phổ thông cơ sở.
Vì vậy, các chính phủ khuyến khích nâng mục tiêu cụ thể trong Mục tiêu 2 từ bậc
tiểu học lên ở mức ít nhất là giáo dục phổ thông cơ sở.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới cần có để giải quyết vấn đề
này bao gồm có:
• xúc tiến các chính sách kinh tế vĩ mô tạo những cơ hội việc làm mới hoặc
bảo vệ những việc làm hiện có dành cho phụ nữ đã được giáo dục;
• hỗ trợ các chương trình tín dụng vi mô dành cho phụ nữ nhằm tạo điều kiện
cho họ đầu tư vào các doanh nghiệp vi mô hoặc công việc kinh doanh của
gia đình;
• xúc tiến sự phát triển doanh nghiệp vi mô và các cơ chế tính dụng vi mô cho
những người tốt nghiệp các trường học;
• xúc tiến các chính sách kinh tế vĩ mô ưu tiên các ngành công nghiệp và khu
vực kinh tế sử dụng phụ nữ có trình độ giáo dục ít nhất là ở cấp phổ thông cơ
sở;
• tạo cơ cho các phụ nữ đã được giáo dục được đào tạo để họ có thế nắm được
những vị trí được trả lương tốt trong các nghành công ngiệp đang phát triển
và để họ có thể rời khỏi những ngành công nghiệp đang trong giai đoạn suy
thoái;
• xúc tiến các chương trình hỗ trợ kinh doanh của phụ nữ và đảm bảo rằng họ
được tiếp cận
bình đẳng với Ngành xuất khẩu hàng may mặc tạo việc làm cho
khoản tín dụng những phụ nữ trẻ được có trình độ văn hóa tại
dành cho kinh Cam-pu-chia
doanh; Các chính sách thương mại tại Cam-pu-chia đã tạo
• xác định những việc làm cho những phụ nữ trẻ có văn hóa. Ngành may
công việc kinh mặc của đất nước này đã tạo hầu hết việc làm trong
doanh đem lại khu vực công nghiệp tại Cam-pu-chia. Năm 2006, lực
thành công cho lượng lao động nước này là 325.000 người, hầu hết họ
phụ nữ và hỗ trợ là những phụ nữ trẻ và có trình độ học thức cao hơn
họ mở rộng quy trình độ giáo dục chung. Hầu hết họ cũng xuất than từ
mô và nhân rộng những vùng nông thôn, và những khoản tiền họ gửi về
hoạt động này đã giúp cho những hộ gia đình nông thôn của mình và
trong những lĩnh tạo ra động lực tích cực khiến các bậc cha mẹ ở vùng
vực hoặc thị nông thôn muốn cho con gái của mình đi học.80
trường trong đó phụ nữ sẽ không cạnh tranh trực tiếp với công việc kinh
doanh thành công ban đầu của họ;
• khuyến khích các nữ doanh nhân và nam doanh nhân thành công hỗ trợ cho
các nữ doanh nhân có tiềm năng đạt được thành công trong tương lai;
• xúc tiến các chương trình thúc đẩy mạnh công việc kinh doanh hướng vào
xuất khẩu của giới nữ;
• hỗ trợ sự tham gia của các nữ doanh nhân trong các phái đoàn thương mại và
xem xét khả năng đứng vững của các phái đoàn thương mại, đặc biệt là của
nữ doanh nhân.

3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiết kiệm thời gian để giảm bớt thời gian làm việc
nhà của các bé gái
Cơ sở hạ tầng tiết kiệm thời gian làm giảm sự phụ thuộc của gia đình vào việc nhà
của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé gái, có thể tăng cao khả năng được đến trường của
các bé gái. Nó cũng giúp tăng thời lượng đi học và chất lượng học tập của các bé
gái, vì chúng sẽ có nhiều thời gian làm bài tập về nhà hơn. Ví dụ, các đường ống
nước có thể tiết kiệm nhiều giờ đồng hồ cho các phụ nữ và bé gái trong một ngày vì
họ sẽ không phải gánh nước nữa. Nước an toàn cũng giảm khả năng bị ốm và thời
gian chăm sóc người nhà bị ốm của phụ nữ và các bé gái, do đó giảm việc nghỉ học
của các bé gái.

Ngoài những điều đã được gợi ý trong phần Mục tiêu 1, chiến lược dựa trên
quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm:

• cung cấp những bữa ăn tại trường và khẩu phần lương thực mang về nhà cho
tất cả trẻ nhỏ, sử dụng các lương thực được sản xuất tại địa phương để vừa
giảm thời gian chuẩn bị thức ăn phụ nữ và các bé gái lại vừa cải thiện được
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

4. Hỗ trợ đối với trách nhiệm làm việc nhà và chăm sóc gia đình của các bé gái

Một phương pháp tiếp cận hiệu quả khác là khuyến khích các trường học hỗ trợ cho
các bé gái có trách nhiệm phải làm việc nhà để chúng tiếp tục việc học hành cuar
mình, ví dụ như tổ chức lớp vào những thời gian các bé gái được rảnh rang vì và
cung cấp phương tiện tại trường học để giúp các bé gái có thể làm được việc của
mình, ví dụ như trông trẻ, khi đang học.

Các chiến lược dựa trên quyền đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• cho phép tổ chức lớp linh hoạt về


mặt thời gian để giúp các bé gái Thời gian học linh hoạt và chăm sóc
đáp ứng trách nhiệm khác đối với trẻ sẽ giúp tăng việc đến trường của
gia đình mà không phải nghỉ các bé gái
hoặc bỏ học; Tại Băng-la-đét, thời gian làm việc linh
• trong suốt thời gian trẻ học tại hoạt và cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ
trường, trường học sẽ giúp trông nhỏ đã tăng việc nhập học của các bé
các bé ở tuổi chưa đến trường để gái và duy trì việc học hành của chúng
giúp các bé gái có mặt ở trường mà không làm tăng chi phí.81
và tập trung vào việc học chứ không phải lo chăm sóc các em gái và em trai
của mình;
• cung cấp các nguồn năng lượng đảm bảo các sinh viên có thể học vào buổi
tối

5. Tăng cường tiếp cận với trường học về mặt vật chất cho các bé gái

Các chiến lược nhằm tăng cường sự tiếp với trường học về mặt vật chất có thể giải
quyết vấn đề liên quan đến địa điểm của trường học, giao thông, và lớp học và
những phương tiện khác tại trường. Các ký túc xá là yếu tố đặc biệt quan trọng ở
cấp cơ sở tại những nơi mà trường học không ở gần nhà của các bé gái. Các ký túc
xá có thể do các Tổ chức Phi chính phủ hoặc cộng đồng tự vận hành và quản lý.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• cải thiện hệ thống


vận tải để giúp các Chọn địa điểm trường gần trung tâm các khu
bé gái có thể đi học dân cư
và về nhà trong Kinh nghiệm của Tổ chức Phi chính phủ BRAC
khoảng thời gian tối tại Băng-la-đét đã cho thấy rằng các trường học
thiểu và an toàn; hoặc các trường vệ tinh có thể được đặt tại những
nơi trung tâm nhất của khu dân cư song không tốn
• tổ chức cáclợp học
thêm nhiều chi phí lắm.82
hoặc việc học càng
gần nơi các bé gái ở càng tốt
• xây dựng các lớp học ở cấp phổ thông cơ sở gắn liền với các lớp học ở cấp
tiểu học nhằm đáp ứng mục đích giáo dục cơ sở cho tất cả mọi người;
• tổ chức các trường học hoặc lớp học đơn giới trong đó các giáo viên nữ dậy
cho học sinh nữ, đặc biệt với các giáo viên đến từ cộng đồng;
• bố trí và cung cấp các ký túc xá được nhà nước hỗ trợ và được nhà nước
quản lý dành chocác bé gái ở gần trường học.

6. Rà soát lại các nội dung giáo dục và phương pháp dậy nhằm loại bỏ các
khuôn mẫu

Nội dung giáo dục cũng quan trọng như số lượng giáo dục. Các gái gái thường bị
khuôn mẫu trong các chủ đề “đàn bà” và bị từ chối tiếp cận với thể thao và các hoạt
động ngoại khoá khác, và điều đó củng cố nền tảng của bất bình đẳng giới.
Các phương pháp dậy học có thể tạo điều kiện tốt hơn cho các bé trai, nhất là
trong trường hợp hầu hết các giáo viên là nam giới. Ngược lại, phương pháp dạy
học sẽ trở nên “nữ tính” tại những nước có số lượng các giảng viên nữ chiếm đa số,
đặc biệt ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, không xem xét yếu tố giới tính của giáo viên,
những giáo viên có xu hướng dành nhiều thời gian cho các bé trai và ít thời gian
cho các bé gái hơn vì các bé gái thường bị coi là những học sinh học thụ động.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• rà soát các giáo trình để đảm bảo rằng chúng có đáp ứng giới, xúc tiến bình
đẳng giới và tránh những định kiến hay rập khuôn về giới;
• rà soát các tài liệu giáo dục để loại bỏ những rập khuôn và định kiến giới,
đặc biệt là cách mô tả phụ nữ và nam giới và những kinh nghiệm sống của
họ
• rà soát giáo trình của các thày cô giáo trong các học viện và cơ sở đào tạo
hoặc huấn luyện để loại bỏ những rập khuôn và định kiến giới và để đảm bảo
rằng các giảng viên cũng có độ nhạy cảm đối với các vấn đề giới trong lớp
học và học cách xúc tiến bình bình đẳng giới trong các học sinh sinh viên;
• sử dụng phân tích giới để xác định bất kỳ những khác biệt giới nào trong các
kết quả đầu ra của giáo dục và xây dựng các chiến lược phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu của cả các bé gái và bé trai.

7. Rà soát nội dung đào tạo và các phương pháp dạy học từ quan điểm quyền

Quan niệm cho rằng trẻ em – hoặc phụ nữ - có các quyền là khái niệm khá xa lạ với
nhiều hệ thống giáo dục. Học vẹt khiến các học sinh trở nên thụ động trong việc
tiếp thu kiến thức. Các giáo viên là những người nắm toàn quyền và điều này làm
cho việc sử dụng các hình phạt về mặt thể chất đối với học sinh trở thành việc
thường xuyên cũng như quấy rối tình dục và lạm dụng trẻ em, đặc biệt là các bé
gái.

Những hệ thống giáo dục kiểu này tạo ra một nền tảng yếu kém để xây dựng
một xã hội dân chủ trong đó người ta phải tích cực đòi hỏi và bảo vệ các quyền của
mình và buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm giải trình về vấn đề quyền. Nó
cũng không phải là nền tảng đầy đủ để có đươc việc làm trong một nền kinh tế hiện
đại, trong đó đói hỏi con người ta phải có sự sang tạo, giải quyết vấn đề, suy nghỉe
động lập, có tinh thần làm việc nhóm và học tập cả đời. Một phương pháp tiếp cận
dựa trên quyền và có đáp ứng giới đối với giáo dục là nền tảng của một xã hội dân
chủ và tự do trong đó các quyền của phụ nữ và tất cả các thành viên của xã hội đều
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng.

Các chiến lược dựa trên Giáo dục để tăng cường quyền năng cho
quyền có đáp ứng giới nhằm giải
phụ nữ đòi hỏi cần có các phương pháp tiếp
quyết vấn đề này bao gồm: cận mới về mặt nội dung và phương pháp
• rà soát lại những giáo trình Chính sách Giáo dục Quốc gia của Ấn Độ năm
từ một quan điểm dựa trên được ban hành năm 1986 đã cam kết chính
quyền và đảm bảo rằng các sách quốc gia trong đó sử dụng giáo dục là
giáo trình này cung cấp một “yếu tố củ sự thay đổi cơ bản tình hình
thông tin về các cam kết của phụ nữ’. Chương trình Mahila Samakhya,
về nhân quyền cấp quốc hoạt động từ năm 1989, đạt ra mục tiêu tăng
gia theo luật pháp quốc tế cường quyền năng cho phụ nữ nhằm xúc tiến
và xúc tiến sự tôn trọng việc giáo dục cho phụ nữ và các con gái của
nhân quyền, đặc biệt là họ.
quyền con người của phụ Chương trình sử dụng các chiến lược nâng cao
nữ; nhận thức và tập thể, tái xác định giáo dục là
• rà soát các tài liệu giáo dục một công cụ có thể thực hiện được điều này.
để đảm bảo rằng chúng Chương trình coi giáo dục là một quá trình cho
cung cấp thông tin về phép phụ nữ “nghĩ sâu sắc, đạt câu hỏi, phân
những nghĩa vụ nhân tích điều kiện của chính họ, yêu cầu và tìm
quyền quốc tế của các kiếm thông tin và kỹ năng cần có để giúp họ
nước, bao gồm cả công có thể lập kế hoạch và hành động tập thẻ để
ước về Quyền trẻ em tạo sự thay đổi’. Mahila Samakhya giúp phụ
(CRC) và công ước nữ đặt câu hỏi chứ không phải là chấp thuận.
CEDAW; Bằng việc đặt chương trình nghị sự về tăng
• rà soát các giáo trình giảng quyền năng trong tay của tập thể những phụ nữ
dạy trong các học viện đào ở cấp làng xã, Mahila Samakhya đã nhìn thấy
tạo đẻ đảm bảo rằng các tính cấp thiết cần phải có một chương trình
giáo viên hiểu biết về nghị sự phát triển được tổng hợp ở cấp cơ sở,
những trách nhiệm của họ bao gồm cả sức khoẻ, đời sống, tạo thu nhập,
như những người phải thực tiết kiệm và tín dụng – để phụ nữ có thể xây
hiện nghĩa vụ theo quy dựng được những chiến lược cho chính họ
định của CRC, CEDAW nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng đối
và những công ước nhân với họ. Điều này bao gồm việc tham gia vào
quyền khác; hoạt động quản trị ở địa phương, đảm bảo tính
• xúc tiến việc xây dựng và hiệu quả của việc phân phối các dịch vụ của
thực hiện các chính sách, chính phủ và giải quyết những vấn đề xã hội
chương trình và chu trình lớn hơn gây ảnh hưởng không tốt lên cuộc
chống lại sự quấy rối, cấm sống của những phụ nữ - ví dụ như tệ rượu chè
việc bắt nạt và quấy rối và bạo lực của nam giới.83
tình dục tại trường học, viện đào tạo giáo viên và các trường đại học;
• trong hoạt động đào tạo giáo viên, phải nhấn mạnh các phương pháp tích cực
kiểm soát lớp học và đảm bảo rằng các giáo viên hiểu rằng các hình phạt về
mặt thể chất, một hiện tượng khá phổ biến tại các trường học ở nhiều nước,
là sự vi phạm nhân quyền;
• khuyến khích các trường học và các sở giáo dục giám sát và báo cáo các
trường hợp bị quấy rối, hành hạ và quấy rối tình dục tại trường học, tại các
viện đào tạo giáo viên và các trường đại học.

8. Giải quyết các rào cản đối với việc đến trường của các bé gái thuộc nhóm
thiểu số

Như đã lưu ý ở phần trước, các bé gái thuộc nhóm thiểu số - không kể các bé gái
trong nhóm dân tộc, tôn giáo – chiếm khoảng 75% trong số dự tính khoảng 55 triệu
trẻ em gái không được đến trường tại các nước phát triển vào năm 2000.84 Cần phải
có các chiến lược đặc biệt để giải quyết các rào cản này đối với chúng.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• xoá bỏ các chính sách phân biệt đối xử như đòi phải có giấy khai sinh hoặc
các giấy tờ đăng ký dân sự khác thì mới cho trẻ đăng ký nhập học vì đây là
yếu tố khiến nhiều bé gái không được đến trường;
• thay đổi những thái độ và cách cư xử tiêu cực và thường mang tính phân biệt
đối xử của các thầy cô giáo, điều này vừa phản ánh lại vừa tăng thêm những
định kiến trong cộng đồng và giảm quyền năng đối với cả những bé gái từ
các nhóm thiểu số đã được nhập học
• cung cấp các chương trình đào tạo bổ sung trước khi nhập học và trong quá
trình học nhằm giúp các bé gái có hoàn cảnh khó khăn có thể theo kịp lớp
• cung cấp các hỗ trợ như các khoản lương cần thiết để các ông bố bà mẹ có
thể an tâm cho con gái của mình đến trường và chi trả những chi phí trực tiếp
và chi phí cơ hội của việc đi học85
• trong dài hạn, phải xoá bỏ sự nghèo khó và tách biệt đối với xã hội của nhiều
gia đình thiểu số và do đó giảm nhu cầu đòi hỏi các bé gải phải làm việc để
hoặc là tạo thu nhập hoặc làm việc nhà để hỗ trợ hay thay thế cho mẹ của
chúng.
9. Đạt được bình đẳng giới giữa các giáo viên và hiệu trưởng ở mỗi cấp giáo
dục

Trẻ em cần mô các mô hình vai trò của cả hai giới. Các hệ thống giáo dục cần chú
ý mục tiêu có được một tỷ lệ nam và nữ giáo viên hợp lý. Có thể tỷ lệ giữa 40%
đến 6% của một trong hai giới sẽ là phù hợp nhất. Tại nhiều nước, điều này đòi hỏi
phải có những nỗ lực lớn mới có thể tuyển dụng và đào tạo được các giáo viên nữ,
nhưng tại những nước khác thì có thể lại phải tập trung nhiều vào nhu cầu tuyển và
đào tạo giáo viên nam, nhất là ở cấp tiểu học.

Cần phải xoá bỏ việc hân biệt đối xử đối với phụ nữ trong việc đề bạt và chỉ
định làm hiệu trưởng. Sự mất cân bằng đang tồn tại tại hầu hết các nước trong đó
phần lớn các hiệu trưởng là nam giới, không kể giới nào chiếm đa số trong số các
giáo viên, là một thực tế biểu hiện rõ sự phân biệt đối xử và là một vi phạm đối với
những quyền con người của phụ nữ theo công ước CEDAW.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới giải quyết vấn đề này bao gồm:

• xúc tiến việc tuyền dụng các giảng viên nam và nữ giới ở tất cả các cấp giáo
dục;
• giám sát việc tuyển dụng, đào tạo trong nước và nước ngoài và việc thăng
chức các giáo viên nữ thông qua phòng nhân sự của sở giáo dcụ
• chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng các nơi ở phù hợp cho các giáo viên nữ
tại các khu vực nông thôn hoặc hẻo lánh;
• tạo cơ hội đào tạo nâng cao và tổ chức các khoá học đặc biệt dành cho các
giáo viên nữ khi cần để giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn cần có đẻ được thăng
chức;
• thông qua phòng nhân sự của sở giáo dục, giám sát việc bổ nhiệm phụ nữ
vào các vị trí hiệu trưởng. Khi thấy có sự phân biệt đối xử rõ rang thì cần
thực hiện các biện pháp loại bỏ sự phân biệt đối xử đó và xem xét sửa chữa
lại những trường hợp gần đây;
• Khi sở giáo dục không thu thập hoặc công bố những con số thống kê này thì
cần phải hỗ trợ xã hội dân sự và.hoặc các nhóm phụ nữ làm việc với các đơn
vị liên quan trong sở để đảm bảo thu thập được và báo cáo thường xuyên
những dữ liệu này cho hạ viện và công chúng;
• Hỗ trợ phòng nhân sự của sở giáo dục khi cần trong việc phát triển các hệ
thống đào tạo và quản lý nguồn nhân lực để họ có thể thu thập được những
con số thống kê và báo cáo các con số thống kê đó.
10. Giảm các chi phí trực tiếp đối với việc giáo dục các bé gái

Các chi phí liên quan trực tiếp Một phương pháp tiếp cận cộng đồng
đến giáo dục là một cản trở lớn nhằm tăng cường việc nhập học và duy
đối với việc giáo dục các bé gái trì học tập của các bé gái.
trong các gia đình nghèo. Mặc Các gia đình nghèo tại Papua New Guinea,
dù việc xoá bỏ chi phí giáo dục đặc biệt là những gia đình nông dân sống
cơ bản được đặt ra trong Điều trong tình trạng tự cung tự cấp tại những
13 của ICESCR, các chi phí vùng cao nguyên hẻo lánh của đất nước
này vẫn tiếp tục được áp dụng này, thiếu tiền mặt để chi trả cho những
tại nhiều nước, thậm chí cả ở khoản học phí cho những đứa con của họ.
cấp cơ sở. Ví dụ như, các chi Nếu bố mẹ phải lựa chọn, họ sẽ gửi con trai
phí này vẫn khá phổ biến tại của mình đến trường chứ không cho con
các nước Châu Phi thuộc khu gái đi học. Tỷ lệ nhập học và duy trì việc
vực tiểu Sahara.87 Những chi học của nước này đứng trong số những
phí về sách báo và đồng phục nước thấp nhất của vùng Đông Á và Thái
cũng là một rào cản đối với Bình Dương và khoảng cách giới tại các
việc giáo dục các bé gái. trường tiểu học là cao nhất trong khu vực.
Trong năm 2004, những người già trong
Thậm chí, các gia đình nhà thờ, những người đứng đầu cộng đồng,
không nghèo cũng không sẵn bố mẹ và các thầy cô giáo tại Trường Tiểu
sang chi trả những chi phí trực học Gaglmambuno đã quyết định thành lập
tiếp liên quan đến việc giáo dục một quỹ gọi tên là Học Phí Akepile, một
con gái của họ. Kết quả là, các quỹ tập thể khuyến khích tất cả thành viên
chiến lược nhằm giảm những của cộng đồng, dù là có con hay không có
chi phí này chỉ hướng vào mục con đi học, đóng góp vào quỹ để chi trả học
tiêu cụ thẻ là các gia đình phí cho tất cả các trẻ em trong làng. Vì khi
nghèo thường không có hiệu toàn bộ cộng đồng trả, tất cả mọi người
quả. đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều thực sự
được đến trường. Kết quả là, số lượng trẻ
Ngân hàng Thế giới hiện em nhập học tăng từ 104 năm 2004 lên tới
đã nhận thức được phạm vi 240 em trong năm 2005, và nhiều trong số
tăng cường giáo dục của người các trẻ em này là các bé gái. Chính phủ, với
nghèo thông qua những nỗ lực sự hỗ trợ của UNICEF, đã đưa trường này
nhằm xoá bỏ học phí trong giáo vào một chương trình thí điểm nhằm thúc
dục phổ cập. đẩy giáo dục cho các bé gái.86
Các chiến lược dựa trên
quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm có:

• cung cấp sách và đồng phục miễn phí cho các bé gái;
• cung cấp học phí hoặc học bổng cho các bé gái;
• đề ra các khoản chi trả mục tiêu cho các bà mẹ với điều kiện là con gái họ
phải đến trường vào một số ngày tối thiểu trong một tháng và phụ thuộc vào
kết quả học tập của các em.

D. Các mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu quốc gia trước mắt

Ma trận số 7 ở dưới đây đưa gợi ý về một số các mục tiêu cụ thrể và chỉ số trước
mắt của quốc gia về việc giáo dục, dựa trên một sự phân tích quyền được ưu tiên và
các chiến lược gợi ý. Chúng cần phải được thay đổi và bổ sung để phù hợp và hữu
ích đối với mỗi nước.

Các mục tiêu cụ thể và chỉ số trước mắt cần phải được các nhóm phụ nữ và
xã hội dân sự cũng như các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý chương
trình sử dụng nhằm đánh giá xem liệu một chiến lược cụ thể đang đạt được mục
tiêu đề ra chưa và để chỉ rõ xem nơi nào và khi nào cần phải chỉnh sửa hoặc thay
đổi một chiến lược.

Ma trận 7: các mục tiêu cụ thể và các chỉ số trước mắt cấp quốc gia về giáo
dục
Các mục tiêu Các chỉ số (xem phần ghi chú # ở dưới)
12.a Tăng sự tiếp cận với giáo 12.a.1 Khoảng cách và/hoặc thời gian đến
dục tiểu học (hoặc giáo trường, theo cấp giáo dục, giới tính và
dục phổ thông cơ sở những yếu tố kinh tế-xã hội liên quan
hoặc phổ thông trung 12.a.2 Tỷ lệ các bé gái so với các bé trai ở
học tuỳ theo tình hình trong các khu nhà được sự hỗ trợ của
của mỗi nước) cho các chính phủ để đi học theo cấp giáo dục
bé gái và bé trai mỗi 12.a.3 Tỷ lệ các trường có đủ nhà vệ sinh
năm là 5% cho đến khi 12.a.4 Tỷ lệ các trường có nhà vệ sinh riêng
đạt được tỷ lệ đến trường dành cho các bé gái và các bé trai
là 100% 12.a.5 Tỷ lệ các trường học được tiếp cận với
nước an toàn
12.b Tăng số lượng giáo viên 12.b.1 Tỷ lệ các giáo viên nữ, theo loại
nữ tại tất cả các cấp trường, địa điểm trường và cấp độ giáo
trong trường học, bao dục
gồm cả hiệu trưởng, ở 12.b.2 Tỷ lệ các cán bộ cấp cao và hiệu
mức 5% mỗi năm cho trưởng là nữ, theo loại trường, địa điểm
đến khi nữ giới đạt ít trường và cấp độ giáo dục
nhất 40% tổng số
12.c Tăng tỷ lệ nhập học và 12.c.1Tỷ lệ nhập học chia theo giới tính đối
học hết của các bé gái với các nhóm dân cư thiểu số ở mỗi
trong các cộng đồng cấp giáo dục
thiểu dân cư thiểu số ở 12.c.2 Tỷ lệ học hết lớp, theo giới tính đối với
cấp tiểu học (hoặc ở cấp dân cư thiểu số ở mỗi cấp giáo dục
phổ thông cơ sở hoặc 12.c.3 Các giáo viên từ các nhóm thiểu số
phổ thông trung học tuỳ trong tổng số tất cả các giáo viên, theo
thuộc tình hình mỗi giới tính và cấp độ giáo dục
nước) ở mức 5% mỗi 12.c.4 Số các trường học hoặc chương trình
năm cho đến khi đạt mức hướng cụ thể vào các nhóm thiểu số về
100% số bé gái này nhập phương pháp tiếp cận đáp ứng giới đối
học với văn hóa thiểu số và/hoặc ngôn ngữ
thiểu số
12.d Tăng sự hỗ trợ của cha 12.d.1 Tỷ lệ cha mẹ có thái độ tích cực đối với
mẹ và cộng đồng đối với việc giáo dục các bé gái, theo giới tính
việc giáo dục các bé gái của cha mẹ tham gia hoặc thành viên
cộng đồng và, giới tính của đứa trẻ/bọn
trẻ nếu thấy phù hợp (có thể thu thập
dữ liệu trực tiếp từ một cuộc điều tra
về thái độ; tỷ lệ nhập học cũng là một
chỉ số gián tiếp về thái độ của cha mẹ)
12.e Tăng tỷ lệ tham gia của 12.e.1 Tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng
các bé bé rời trường học lao động theo trình độ giáo dục, địa
vào lực lượng lao động ở điểm giáo dục và những chỉ số kinh tế-
mức 2% mỗi năm để xã hội liên quan khác
việc giáo dục các bé gái 12.e.2 Tỷ lệ tham gia của nữ giới so với nam
đem lại những lợi ích giới trong lực lượng lao động, chia
thiết thực đối với các bé theo địa điểm và những chỉ số kinh tế-
gái và gia đình của xã hội liên quan khác
chúng 12.e.3 Số các công việc mới được tạo ra cho
phụ nữ
12.e.4 Tỷ lệ các công việc mới do nữ giới nắm
giữ so với nam giới, chia theo địa điểm
và những chỉ số kinh tế-xã hội liên
quan
12.f Giảm khối lượng công 12.f.1 Số giờ làm việc nhà và các việc chăm
việc nhà mà các bé gái sóc gia đình khác, chia theo giới tính
và bé trai phải đảm và những chỉ số kinh tế-xã hội có liên
nhiệm xuống ít nhất 15 quan
phút mỗi tuần trong mỗi
năm

12.g Giảm sự khác biệt về 12.g.1 Tỷ lệ thời giờ sử dụng và những việc
giới tính trong khối vặt trong gia đình và chăm sóc do các
lượng công việc nhà do bé gái thực hiếno với các bé trai
các bé gái và bé trai đảm 12.g.2 Tỷ lệ các bé gái so với các bé trai thực
nhiệm xuống mức 2 hiện công việc nhà và chăm sóc gia
điểm trong điều tra việc đình
sử dụng thời gian
12.h Vào năm 2015, rà soát 12.h.1 Số lượng các đợt đánh giá theo giới các
lại tất cả các giáo trình giáo trình, tài liệu, giáo trình đào tạo
và tài liệu, tập huấn giáo giáo viên và các viện đào tạo giáo viên
viên và các phương pháp và số lượng những thay đổi được thực
dạy học ở tất cả các cấp hiện bắt nguồn từ những hoạt động này
giáo dục, loại bỏ các 12.h.2 Tỷ lệ các giáo trình được rà soát từ
khuôn mẫu giới và chỉnh quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng
sửa chúgn cho phù hợp giới
với những mối quan tâm 12.h.3 Tỷ lệ các trường học và viện giáo dục
và phong cách học khác có các chính sách, chương trình và chu
nhau của các bé gái và trình cụ thể v bình đẳng giới
bé trai
12.i Đảm bảo rằng vào năm 12.i.1 Số lượng các cuộc đánh giá dựa trên
2015, tất cả các giáo quyền đối với các giáo trình, tài liệu
trình và tài liệu, đào tạo giảng dạy, giáo trình đào tạo giáo viên
giáo viên và các phương và các viện đào tạo và số lượng những
pháp giảng dạy ở tất cả thay đổi xuất phát từ những hoạt động
các cấp giáo dục được rà đánh giá này
soát và chỉnh sửa nhằm 12.i.2 Số các trường học và các viện giáo dục
xúc tiến quan điểm nhân có các chính sách và thủ tục rõ ràng để
quyền, khuyến khích giải quyết vấn đề quấy rối, hành hạ và
phương pháp học tích quấy rối tình dục
cực, tôn trọng quyền trẻ 12.i.3 Số lượng các vụ quấy rối, hành hạ và
em và thúc đảy sự tôn quấy rối tình dục được báo cáo trong
trọng, bảo vệ và thực các trường học, chia theo giới tính của
hiện đầy đủ các quyền người bị hại và giới tính của người
con người đối với phụ phạm tội
nữ và các bé gái
12.j Cung cấp đủ ngân sách 12.j.1 Tỷ lệ ngân sách quốc gia đầu tư vào
hỗ trợ các chiến lược giáo dục, chia theo cấp độ giáo dục
giáo dục đã được lựa 12.j.2 Tỷ lệ chi trả trên thực tế của ngân sách
chọn và đảm bảo rằng quốc gia vào giáo dục, chia theo cấp độ
các chính sách và giáo dục
chương trình này giúp 12.j.3 Tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội GDP
các bé gái có được sự phân bổ cho giáo dục
tiếp cận công bằng 12.j.4 Tỷ lệ ngân sách giáo dục quốc gia phân
bổ cho các sáng kiến dựa trên quyền có
đáp ứng giới, chia theo cấp độ giáo dục
12.j.5 Tỷ lệ chi trả thực tế của ngân sách quốc
gia về giáo dục đối với những sáng
kiến dựa trên quyền có đáp ứng giới,
chia theo cấp độ giáo dục
* Các mục tiêu bằng số đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách nhiệm
giải trình. Những mục tiêu theo tỷ lệ được gợi ý ở trên cần phải được chỉnh sửa cho
phù hợp và có thể khả thi ở mỗi nước. Những khung thời gian gợi ý ở trên cũng cần
phải được chỉnh sửa cho phù hợp với thời gian thu thập được dữ liệu để có thể đo
được tiến trình
# Tất cả các chỉ số theo cấp độ đơn lẻ cần phải được chia theo giới tính, địa điểm nông
thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội liên quan khác, đặc biệt là những biến
số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người không nơi nương tựa trong vùng.
MỤC TIÊU 3
XÚC TIẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG QUYỀN NĂNG CHO PHỤ NỮ
Mục tiêu 3: Xúc tiến bình đẳng giới và tăng quyền
năng cho phụ nữ

Nếu các MDGs bám sát theo định nghĩa chính thức của Liên Hiệp quốc về lồng
ghép giới thì tất cả những mục tiêu này sẽ lồng ghép quan điểm bình đẳng giới và
tăng cường quyền năng cho phụ nữ. Tất cả các mục tiêu cụ thể và chỉ số cũng phải
đáp ứng giới và trong một số trường hợp, phải được phân tách theo giới để “những
vấn đề quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ” cũng như nam giới trở thành một
phần không thể tách rời của toàn bộ quá trình MDG.

Hộp 3. Định nghĩa về lồng ghép giới của Liên Hiệp quốc
Vào tháng 7 năm 1997, Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ đã xác định khái
niệm lồng ghép một quan điểm giới như sau:
“Lồng ghép một quan điểm giới là một quá trình đánh giá những ý nghĩa của bất
kỳ một hành động theo kế hoạch nào đối với phụ nữ và nam giới, bao gồm các
quy định pháp lý, các chính sách hoặc các chương trình, ở bất kỳ lĩnh vực nào
và ở tất cả các cấp. Nó là một chiến lược nhằm đưa những mối quan tâm và kinh
nghiệm của phụ nữ cũng như nam giới thành một phần không thể tách rời trong
quá trình thiết kết, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chương
trình ở tất cả các mặt chính trị, kinh tế và xã hội, nhờ đó phụ nữ và nam giới
được hưởng lợi một cách bình đẳng, và bất bình đẳng sẽ không tồn tại được.
Mục đích cuối cùng của việc lồng ghép là nhằm đạt được bình đẳng giới.”

Thay vào đó, dự thảo của tài liệu MDG ban đầu đã coi mục tiêu này chỉ là
một công cụ nhằm đạt được các MDGs khác.88 Mục tiêu mà sau này đã trở thành
Mục tiêu 3 đã được mô tả trong đoạn 121 là “xúc tiến bình đẳng giới và tăng quyền
năng cho phụ nữ chính là những cách làm hiệu quả để chống lại đói, nghèo và bệnh
tật và thúc đẩy sự phát triển thực sự bền vững”.

Các quyền của phụ nữ không nằm trong chương trình nghị sự trong đoạn
121, mặc dù chúng được đề cập đến trong mục tiêu giáo dục và trong một mục tiêu
riêng biệt “chống lại tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và nhằm thực hiện
Công ước về Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với Phụ nữ” (ĐOẠN
209-13). Mục tiêu riêng biệt này không được phản ánh trong các MDGs, và do đó
Mục tiêu 3 trở thành mục tiêu hoàn toàn về giới, tập trung vào việc cải thiện cuộc
sống của phụ nữ và tăng quyền năng cho phụ nữ và coi đó là công cụ nhằm đạt
được những mục tiêu khác, chứ không phải là để mang lại lợi ích cho phụ nữ và các
bé gái và thực hiện quyền con người của họ.

Mục tiêu cụ thể duy nhất trong Mục tiêu 2 tập trung vào việc xoá bỏ bất bình
đẳng giới trong giáo dục. Ba chỉ số mở rộng hơn, bao gồm cả sự tham gia trong
giáo dục, bất bình đẳng giới trong việc làm có trả công và sự tham gia trong quốc
hội hoặc nghị viện. Chỉ số thứ tư – tỷ lệ phụ nữ biết đọc biết viết so với nam giới ở
độ tuổi 15-24 – đã bị bỏ đi trong bản sửa đổi năm 2007 và trở thành chỉ số 2.3 (có
thay đổi một chút) của Mục tiêu 2.

Ma trận 8: Mục tiêu cụ thể và các chỉ số toàn cầu về bình đẳng giới và tăng
quyền năng cho phụ nữ
Mục tiêu Các chỉ số
Tất cả các chỉ số phải được phân chia theo giới và
khu vực thành thị/nông thôn càng cụ thể càng tốt
3.A Xoá bỏ bất bình đẳng 3.1 Tỷ lệ các bé gái so với các bé trai tại bậc giáo
giới trong giáo dục dục phổ thông, trung học cơ sở và trung học
phổ thông và và trung 3.2 Tỷ lệ phụ nữ có việc làm được trả công trong
học cơ sở, tốt nhất là các khu vực phi nông nghiệp
vào năm 2015 và ở tất 3.3 Tỷ lệ số ghế do phụ nữ nắm giữ trong quốc
cả các trình độ giáo hội
dục vào năm 2015

A. Các vấn đề đối với việc phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

Phân tích dưới đây gợi nhắc đến công việc của nhóm Chuyên nhiệm Thiên niên kỷ
của LHQ về lĩnh vực Giáo dục và Bình đẳng giới. Nhóm chuyên nhiệm này được
thành lập trong khuôn khổ Dự án Thiên niên kỷ của LHQ và đóng vai trò là cơ
quan tư vấn độc lập được Tổng Thư ký LHQ thành lập nhằm xây dựng một kế
hoạch hành động của toàn thế giới nhằm đạt được MDGs.

1. Bình đẳng giới bao trùm ba lĩnh vực chính

Cả bình đẳng giới và tăng quyền năng bao gồm nhiều khía cạnh không được đề cập
trong Mục tiêu 3 hoặc trong bất kỳ các MDGs nào khác. Nhóm chuyên nhiệm về
Giáo dục và Bình đẳng giới đã sử dụng một khung hoạt động bình đẳng giới bao
trùm 3 khía cạnh hoặc lĩnh vực bình đẳng giới liên quan chặt chẽ với nhau sau:
• Năng lực: những khả năng cơ bản được đo bằng giáo dục, y tế và dinh
dưỡng. Các năng lực là những phương tiện đánh giá các hình thức khác của
hạnh phúc
• tiếp cận các nguồn lực và các cơ hội: bình đẳng về cơ hội sử dụng các năng
lực thông qua việc tiếp cận các tài sản kinh tế như đất hoặc nhà, các nguồn
lực như thu nhập và việc làm, cũng như cơ hội chính trị, ví dụ như đại diện
trong quốc hội hoặc các thể chế chính trị khác;
• an ninh: giảm nguy cơ bị bạo lực và xung đột có thể gây những nguy hại đối
với thể chất và tâm sinh lý và giảm khả năng phát triển tiềm năng của các cá
nhân, các hộ gia đình và cộng đồng. Bạo lực giới đối với phụ nữ và các bé
gái thường có xu hướng giữ họ “tại nơi của họ” do bị sợ hãi.89

Các MDG toàn cầu tập trung vào hai trong số các lĩnh vực chính này. Tuy
nhiên, thay đổi trên cả ba lĩnh vực đóng vai trò quan trọng nhằm đạt được bình
đẳng giới.

2. Bình đẳng giới không đủ để tăng quyền năng

Nhóm Chuyên nhiệm đã lưu ý rằng tăng quyền năng liên quan đến bình đẳng giới
song vẫn có sự khác biệt đối với bình đẳng giới. Tăng quyền năng đòi hỏi có cả
bình đẳng giới và sự tự do cho phụ nữ và các bé gái để họ có thể thực hiện sự lựa
chọn cuộc sống của chính mình. Tăng quyền năng là khả năng của phụ nữ kiểm
soát số phận của chính họ. Để được tăng quyền năng, phụ nữ không phải chỉ cần có
năng lực và sự tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực và cơ hội mà họ còn cần phải
có năng lực và có tổ chức hay cơ quan của mình để đưa ra quyết định và những sự
lựa chọn mang tính chiến lược. Nhằm thực hiện sự lựa chọn tự do, họ cần phải có
sự an ninh, an toàn và sống không phải sợ hãi bạo lực hoặc sự áp bức.

3. Những ưu tiên để đạt được Mục tiêu 3 lại phụ thuộc lẫn nhau với các mục
tiêu khác

Nhóm Chuyên nhiệm đã xác định 7 ưu tiên chiến lược phụ thuộc lẫn nhau để đạt
được bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ. Các mục tiêu, mục tiêu cụ thể
và các chỉ số liên quan đến nhiều các ưu tiên này cũng nằm trong các mục tiêu khác
của khung MDG toàn cầu. Những mục tiêu khác không được giải quyết ở cấp độ
toàn cầu song cũng được gợi đến trong những phần liên quan của tài liệu này

• tăng cường cơ hội gáio dục sau phổ thông cho các bé gái, ngoài việc đạt
được phồ cập giáo dục tiểu học cho các bé gái (Mục tiêu 2)
• đảm bảo sức khoẻ sinh lý và sinh sản và quyền cho phụ nữ và các bé gái
(Mục tiêu 3, 5 và 6)
• đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giảm thời gian sử dụng vào những việc nhà và
chăm sóc gia đình của phụ nữ và các bé gái (Mục tiêu 1 và 2)
• đảm bảo quyền tài sản và thừa kế cho phụ nữ và các bé gái (Mục tiêu 1, 2 và
7)
• xoá bỏ bất bình đẳng giới trong việc làm bằng việc giảm sự phụ thuộc của
phụ nữ vào việc làm phi chính thức, rút ngắn khoảng cách giới trong thu
nhập và giảm việc phân chia nghề theo giới, tức là sự tập trung đông phụ nữ
và nam giới trong các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là sự tập trung đông
lao động nữ trong ngành nghề được trả lương thấp (Mục tiêu 1)
• tăng tỷ lệ các ghế do phụ nữ nắm giữ trong quốc hội và các cơ quan chính
phủ tại địa phương (Mục tiêu 3)
• xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái (Mục tiêu 3)

4. Ba nhóm mục tiêu phụ nữ cần được ưu tiên

Nhóm Chuyên nhiệm đã nhấn mạnh rằng ba nhóm phụ nữ mục tiêu sau cần phải
được đặc biệt chú ý:

• phụ nữ nghèo tại các nước nghèo nhất và tại các nước trong đó nghèo khổ
vẫn ở mức cao dù thu nhập quốc gia đã tăng lên đáng kể;
• nhóm vị thành niên, những người đang ở trong giai đoạn cuộc đời mà những
can thiệp mang tính chiến lược có thể cải thiện đáng kể các kết quả đầu ra
trong phần đời còn lại của mình. Do những người vị thành niên chiếm một số
lượng lớn trong các nước nghèo, những cải thiện này có thể cải thiện đáng kế
kết quả đầu quốc gia;
• phụ nữ và các bé gái sống trong tình hình xung đột và hậu xung đột, những
người chiếm đa số trong số những người phải sống cách biệt trong các trại tị
nạn và khu vực xung đột và là những người có các quyền và cuộc sống bị đe
doạ hàng ngày. Tình trạng hậu xung đột có thể tạo cơ hội lớn hơn để giảm
các rào cản giới và tạo ra một xã hội công bằng giới hơn bởi vì những quy
phạm và cấu trúc xã hội đã bị phá vỡ bởi xung đột. Điều này đặc biệt đúng
trong trường hợp việc tái thiết xúc tếin sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của
phụ nữ.90

B. Các mục tiêu cụ thể và chỉ số dài hạn quốc gia


Ma trận 9 dưới đây gợi ý một loạt các mục tiêu cụ và chỉ số trong dài hạn về bình
đẳng giới và tăng quyền năng, dựa trên việc phân tích dựa trên quyền có đáp ứng
giới của Mục tiêu 3 trong phần trước. Chúng cần được chỉnh sửa và bổ sung để phù
hợp và hữu ích đối với từng nước.

Các mục tiêu cụ thể và chỉ số được gợi ý và được đánh dấu * là dựa trên báo
cáo của Nhóm Chuyên nhiệm Thiên niên kỷ của LHQ về lĩnh vực Giáo dục và
Bình đẳng giới năm 2005.91 Như đã lưu ý, nhiều trong số 7 ưu tiên chiến lược do
Nhóm Chuyên nhiệm xác định liên quan đến các mục tiêu MDG khác. Vì vậy, cần
đọc những gợi ý dưới đây cùng với các mục tiêu cụ thể và vác chỉ số liên quan
trong Mục tiêu 1, 2, 5, 6 và 7.

Các nhóm phụ nữ và xã hội dân sự phải đảm bảo rằng CEDAW và Công ước
Quyền trẻ em, cũng như các quyền con người khác, các báo cáo quốc gia, Cương
lĩnh Hành động Bắc Kinh và các kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ và trẻ em
cũng được xem xét trong quá trình xây dựng các mục tiêu cụ thể và chỉ số để thực
hiện các chương trình nhằm đạt được Mục tiêu 3. Những tài liệu này có thể cũng
cung cấp đầu vào cho việc chuẩn bị các báo cáo quốc gia và báo cáo MDG tiểu
quốc gia.

Ma trận 9: Các mục tiêu cụ thể và chỉ số dài hạn quốc gia đối với bình đẳng
giới và tăng quyền năng

Mục tiêu Chỉ số (tham khảo lưu ý # bên dưới)


L3.A Xoá bỏ bất bình đẳng L3.A.1 Tỷ số nữ giới so với nam giới trong tỷ
giới trong giáo dục tiểu lệ nhập học tổng trong giáo dục tiểu
+
học và trung học cơ sở, học, trung học cơ sở và trung học
tốt nhất là vào năm 2005 L3.A.2 Tỷ số nữ giới so với nam giới trong tỷ
và ở tất cả các cấp giáo lệ nhập học tổng trong giáo dục kỹ
dục vào năm 2015 thuật và nghề, chia theo ngành học
(không thay đổi so với L3.A.3. Tỷ số nữ giới so với nam giới trong
mục tiêu toàn cụ thể toàn tỷ lệ nhập học vào các trường đại
cầu 3.A) học, chia theo khoa và cấp học –
chưa tốt nghiệp đại học, thạc sỹ và
tiến sỹ
L3.A.4 Tỷ số nữ giới so với nam giới trogn tỷ
lệ tốt nghiệp phổ thông, trung học cơ
sở và trung học
L3.A.5 Tỷ số nữ giới so với nam giới trong tỷ
lệ tốt nghiệp các trường kỹ thuật và
trường nghề, theo ngành học
L3.A.6 Tỷ số nữ giới so với nam giới trong tỷ
lệ tốt nghiệp trong các trường đại
học, chia theokhoa và cấp học – chưa
tốt nghiệp đại học, thạc sỹ và tiến sỹ
.
L3.B Đảm bảo sức khoẻ sinh L3.B.1 Tỷ lệ nhu cầu tránh thai được thoả
dục và sức khoẻ sinh sản mãn*
và quyền cho phụ nữ và L3.B.2 Tỷ lệ khả năng sinh sản của người vị
các bé gái* thành niên*
L3.C Đầu tư vào cơ sở hạ tầng L3.C.1 Có nghĩa là số giờ mỗi ngày/mỗi năm
nhằm giảm gánh nặng do phụ nữ và các bé gái sử dụng để
thời gian của phụ nữ và lấy nước hoặc thu nhặt chất đốt*
các bé gái* L3.C.2 Có nghĩa là số giời làm những công
việc gia đình và việc nhà không được
trả lương (lực lượng phi lao động)
L3.C.3 Có nghĩa là thời giờ nghỉ ngơi và giải
trí của phụ nữ và nam giới trong mỗi
tuần
Lưu ý: những chỉ số này đòi hỏi phải có dữ
liệu điều tra việc sử dụng thời gian
L3.D Đảm bảo quyền về tài L3.D.1 Sở hữu đất đai, bởi phụ nữ, nam giới
sản và thừa kế của phụ và cùng nắm giữ*
nữ và các bé gái L3.D.2 Tên chủ hộ, chia theo phụ nữ, nam
giới hoặc cùng nằm giữ*
L3.E Xóa bỏ bạo lực đối với L3.E.1 Sự phổ biến của bạo lực gia đình đối
nam giới và phụ nữ* với phụ nữ và các bé gái*
L3.E.2 Tỷ lệ các trường hợp được báo cáo về
bạo lực gia đình đối với phụ nữ và
các bé gái bị truy tố
L3.E.3 Tỷ lệ các trường hợp bạo lực
gia đình bị truy tố bị kết án là có tội
L3.E.4 Thời gian đi tù trung bình của những
người bị kết tội có sử dụng bạo lực
gia đình đối với phụ nữ và các bé gái
L3.F Xoá bỏ bạo lực đối với L3.F.1 Sự phổ biến của bạo lực, bao gồm cả
phụ nữ và nam giới trong bạo lực giới, đối với phụ nữ và các
các tình hình khủng bé gái trong tình hình khủng hoảng
hoảng hoặc xung đột hoặc xung đột
L3.F.2 Tỷ lệ các trường hợp bạo lực, bao gồm
cả bạo lực giới, đối với phụ nữ và
các bé gái trong tình hình khủng
hoảng hoặc xung đột, bị truy tố
L3.F.3 Tỷ lệ các trường hợp bạo lực, bao gồm
cả bạo lực giới, đối với phụ nữ và
các bé gái trong các tình hình khủng
hoảng hoặc xung đột, và bị kết luận
là có tội
L3.F.4 Thời gian đi tù trung bình của những
người bị kết tội gây bạo lực, bao gồm
cả bạo lực giới, đối với phụ nữ và
các bé gái trong các tình hình khủng
hoảng hoặc xung đột

Lưu ý: đối với các tình hình khủng hoảng và


xung đột, những dữ liệu này cần phải
được các cơ quan chịu trách nhiệm
quản lý các trại tị nạn và tái định cư
thu thập và giám sát. Trong một số
trường hợp, việc truy tố phải tuân
theo luật nhân quyền quốc tế chứ
không phải theo luật quốc gia.
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần
phải được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ
thể của các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo
lường được quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người bị sống tách biệt
khỏi xã hội, nếu phù hợp
+ Dựa trên báo cáo của Nhóm Chuyên nhiệm Thiên niên kỷ của LHQ về lĩnh vực
Giáo dục và Bình đẳng giới

C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Đảm bảo rằng các kết quả đầu ra về giáo dục sẽ dẫn đến có việc làm hoặc
tăng thu nhập
Để tăng cường bình đẳng giới và đặc biệt là tăng quyền năng, tăng cường tiếp cận
đối với giáo dục cho phụ nữ và các bé gái phải dẫn đến việc tăng thu nhập bằng
tiền. Như đã thảo luận trong phần Mục tiêu 2, kinh nghiệm thu được cho thấy rằng
các thái độ của bố mẹ và cộng đồng đối với việc giáo dục cho giới nữ bắt đầu thay
đổi khi việc tăng giáo dục cho các bé gái trực tiếp đưa đến việc có việc làm được
trả lương, bởi vì họ có thể nhìn thấy một lợi ích trực tiếp.

Ngay cả khi nếu phụ nữ và các bé gái không hưởng lợi ngay lập tức bởi vị
những thu nhập của họ bị kiểm soát và sử dụng bởi gia đình của mình, khoản thu
nhập tăng lên mà họ nhận được thực sự đem lại cho họ một đòn bẩy và có tiếng nói
quan trọng hơn trong các vấn đề của gia đình mình, và điều này cuối cùng sẽ góp
phần vào việc tăng quyền năng cho họ. Nó có thể cũng dẫn đến việc tăng tuổi cưới
lần đầu tiên và điều này cùng giảm những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khoẻ do
lấy chồng và mang thai sớm và có thể tăng quyền năng cho phụ nữ trong hôn nhân.

Khi phụ nữ có thể có một số kiểm soát đối với những thu nhập của mình, kết
quả đem lại sẽ là tăng cả bình đẳng giới và quyền năng cho họ. Tuy nhiêu, cần phải
lưu ý rằng những phụ nữ đã kết hôn tiếp tục ưu tiên sử dụng thu nhập của mình vào
những chi tiêu cho gia đình chứ không phải cho chính họ.
Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này được gợi ý
trong phần Mục tiêu 2.

2. Tăng các quyền sinh lý và sinh sản cho phụ nữ

Các quyền sinh lý và sinh sản rất quan trọng đối với khả năng của phụ nữ trong
việc phát triển năng lực, duy trì sức khoẻ, tận dụng các cơ hội giáo dục và kinh tế
và thực hiện những lựa chọn chiến lược về cuộc sống của họ. Tăng cường quyền
sinh lý và sinh sản cho phụ nữ đòi hỏi phải cải thiện hệ thống sinh sản. Điều này
đòi hỏi phải làm việc với nam giới và cộng đồng nhằm xúc tiến sự công nhận và
tôn trọng các quyền về sinh lý và sinh sản của phụ nữ, khuyến khích nam giới chịu
trách nhiệm đối với sức khoẻ sinh lý và khả năng sinh snả của chính họ và để giúp
họ thực hiện các trách nhiệm này.

Ngoài các chiến lược được gợi ý trong phần Mục tiêu 5 và 6, các chiến lược
dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm có:

• cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có chất lượng thông qua hệ
thống y tế quốc gia, bao gồm cả các biện pháp tránh thai dành cho nam giới
và nữ giới, chăm sóc sản khoa khẩn cấp, nạo thai an toàn – hợp pháp – và
chăm sóc sau nạo thai;
• cung cấp các dịch vụ phòng ngừa và chưa trị các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS, thông qua hệ thống y tế quốc gia;
• thực hiện các chương trình giảm suy dinh dưỡng và thiếu máu, đây là các
chương trình góp phần giải quyết các vấn đề sức khoẻ sinh sản, đặc biệt
trong số các phụ nữ nghèo, các bé gái vị thành niên và trong các vùng nông
thôn đang phải chịu thiếu thốn thức ăn;
• thực hiện các chương trình giáo dục tình dục, cả trong và ngoài hệ thống y
tế;
• hỗ trợ việc giáo dục tình dục lồng ghép và cac dịch vụ dành cho những người
trẻ tuổi, phù hợp với Công ước về Quyền trẻ em;
• hỗ trợ giáo dục tình dục lồng ghép cho người trưởng thành, đặc biệt là nam
giới, thông qua việc giáo dục phi chính thức và các nỗ lực của cộng đồng
• xúc tiến các chiến dịch thông tin công cộng do chính phủ và xã hội dân sự
thực hiện về quyền sinh sản của phụ nữ và về các nghĩa vụ quốc gia theo
Công ước CEDAW, đặc biệt là Điều 12 và theo Chương trình Hành động của
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển.

3. Xúc tiến bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong các công việc nhà
và việc chăm sóc gia đình không được trả lương

Đầu tư vào cơ sợ hạ tầng


nhằm giảm gánh nặng thời Phụ nữ được trả lương thấp hơn so với nam
gian đối với phụ nữ và các giới và thường phải làm công việc bán thời gian
bé gái sẽ hỗ trợ cho họ Phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi về thu nhập
tham gia vào các hoạt hơn nhiều so với nam giới tại nước Anh và trên toàn
động giáo dục, sinh sản và Châu Âu. Tại nước Anh, 82% những công nhân làm
công dân, song điều này sẽ việc ngoài giờ là phụ nữ, trong khi đó tại Châu Âu, tỷ
không dẫn đến bình đẳng lệ này là 81%. Năm 2003, phụ nữ làm việc bán thời
giới trừ khi phần công việc gian chỉ nhận được khoảng 60% tiền thu nhập theo
chăm sóc gia đình và làm giời trung bình của nam giới làm việc toàn thời
việc nhà không được trả gian.92 Một số phụ nữ làm việc bán thơi gian vì họ
công của họ được giảm không thể tìm được việc làm toàn thời gian vì họ còn
xuống và chuyển bớt cho phải thực hiện các trách nhiệm trong gia đình của
nam giới. Điều này sảy ra mình. Tại một số nước, ngày càng nhiều nam giới lựa
một cách chậm chạp tại chọn làm việc bán thời gian.
những nước phát triển hơn,
nhưng thậm chí tại những nước tiên tiến nhất, phụ nữ bao gồm phụ nữ đi làm việc,
cũng vẫn phải làm hầu hết những công việc nhà và việc chăm sóc trong gia đình mà
không được trả công. Điều này chắc chắn làm giảm khả năng họ được tiếp cận với
giáo dục, việc làm được trả công và sự tham gia vào đời sống xã hội và do đó giảm
quyền năng của phụ nữ so với nam giới.

Cơ sở hạ tầng được cải Các chính sách có thể thay đổi những định
thiện sẽ hỗ trợ phụ nữ thực kiến giới
hiện gánh nặng công việc hiện Tại Thụy Điển, có một điều khoản quy định thời
tại trong thời gian ngắn hơn gian nghỉ được Nhà nước trả lương để trông con
và do đó xây dựng và sử dụng mới sinh khá rộng rãi đối với các bậc cha mẹ.
được khả năng của họ. Loại Tuy nhiên, phần lớn thời gian này là do người
bỏ những công việc cực nhọc mẹ đảm nhiệm dù rằng điều khoản đó quy định
vất và nâng cao khả năng sử dành cho cả bố và mẹ. Khi chính phủ quy định
dụng công nghệ và các thiết một quãng thời gian chỉ dành cho các ông bố, tỷ
bị tiết kiệm sức lao động, thiết lệ những người cha tận dụng những ngày nghỉ
bị điện, cải thiện việc vận tải này và thêm cả những ngày nghỉ sẵn có tăng lên
và những khía cạnh khác của nhanh chóng. Chính sách mới đã thay đổi những
phát triển hạ tầng có thể cũng nhận thức về những sự chấp nhận của xã hội đối
khuyến khích nam giới chia với việc nam giới nghỉ trông con mới sinh.
sẻ công việc không được trả
lương.

Công việc nhà và chăm sóc người trong gia đình không được trả công là vấn
đề thiết yếu đố với phúc lợi của một xã hội và sự bền vững của nền kinh tế. Tuy
nhiên, chừng nào mà
những quyết định Các chính sách thân thiện với gia đình giúp nam giới
giữa phụ nữ và nam chia sẻ công việc chăm sóc con cái
giới về việc người nào Trong ngành dịch vụ công cộng của Úc, cả nam giới và
chịu trách nhiệm đối phụ nữ có thể làm việc theo thời gian linh hoạt, miễn là
với những công việc họ đảm bảo thời số giờ làm việc tiêu chuẩn trung bình.
không được trả công Vì vậy, một đôi vợ chồng có thể sắp xếp thời gian làm
trong gia đình và cuộc việc sao cho lúc nào một trong hai bố mẹ cũng có thể
sống gia đình không trông nom trẻ trước khi chúng đến trường và người còn
được xác định bởi lại sẽ trông chúng sau khi bọn trẻ về nhà. Sắp xếp các
những mong ước ngày nghỉ trả tiền theo đó sẽ cho phép nghỉ thêm bốn
mang tính văn hoá và tuần một năm và người nghỉ sẽ chịu một mức lương thấp
những định kiến giới hơn chia đều cho cả năm sẽ tạo điều kiện cho bố mẹ
mà được xác định chăm sóc các con của mình trong các kỳ nghỉ của năm
bằng chính lợi ích cao học. Phụ nữ sau khi nghỉ sinh con trở lại làm việc cũng
nhất của những người có quyền được làm việc theo thời gian linh hoạt trong
liên quan, thì chừng năm đầu tiên, và tất cả những người đi làm có thể đàm
đó mới có thể đạt phán bố trí làm việc bán thời gian nếu người quản lý họ
được Mục tiêu 3. đồng ý.
Thay đổi về chính
sách và thể chế, ví dụ như thu xếp để cho phụ nữ và nam giới có thể làm việc theo
thời gian linh hoạt, có thời gian nghỉ chăm sóc gia đình và làm việc nhà được trả
công, cũng như thay đổi thái độ đối với việc nam giới thực hiện vai trò đối với gia
đình của mình, là cần thiết nhằm đảm bảo rằng cá nhân phụ nữ và nam giới có thể
phân bổ công việc nhà và chăm sóc gia đình không được trả công sao cho phù hợp
nhất với nhu cầu và tình hình của họ.

Thậm chí ngay cả khi cá nhân phụ nữ và nam giới không phải chia sẻ những
công việc không được trả công mà họ lựa chọn, vai trò sinh sản của phụ nữ có
nghĩa là phụ nữ sẽ vẫn phải làm nhiều việc chăm sóc gia đình hơn so với nam giới,
mất nhiều thời gian ngoài thời gian làm việc hơn và có xu hướng chọn việc làm bán
thời gian nhằm cân bằng giữa công việc và gia đình. Do đó, tính trung bình, họ có
số năm làm việc ngắn hơn và có thu nhập khi về hưu thấp hơn, mặc dù họ cũng sẽ
sống dài hơn, tính trung bình. Các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là những
người tham gia vào việc thiết kế và thực hiện các chính sách phúc lợi, hệ thống hỗ
trợ xã hội, hệ thống lương và phụ cấp hưu trí, cần phải tính đến sự khác biệt này để
đảm bảo rằng phụ nữ sẽ không bị thiệt thòi một cách hệ thống, đặc biệt khi họ về
già.

Ngoài những chiến lược do Nhóm Chuyên nhiệm về Giáo dục và Bình đẳng
Giới đề xuất và ngoài những chiến lược được gợi ý trong Mục tiêu 1 liên quan đến
sự nghèo khổ về thời gian của phụ nữ, các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng
giới để giải quyết vấn đề này bao gồm có:

• thực hiện các chiến dịch công cộng nhằm thay đổi thái độ của phụ nữ và nam
giới làm thay đổi các định kiến vai trò giới và đặc biệt là xúc tiến và đánh giá
cao sự tham gia của nam giới và những công việc gia đình và chăm sóc;
• khuyến khích nơi làm việc và những người sử dụng lao động thực hiện việc
cho cả các ông bố và mẹ nghỉ trông con mới sinh;
• tại những nơi các ông bố ít nghỉ trông con mới sinh, cần phải quy định một
phần thời gian nghỉ sinh con của bố mẹ chỉ dành cho nam giới nhằm khuyến
khích họ tận dụng cơ hội này;
• khyến khích các nơi làm việc và người sử dụng lao động đối xử bình đẳng
với cán bộ nam và nữ trong việc có quy định ngày nghỉ đặc biệt cho những
người cần phải chăm sóc con cái bị ốm đau hoặc tàn tật hoặc phải chăm sóc
những người gia trong gia đình của họ;
• khuyến khích các nơi làm việc và những người sử dụng lao động hỗ trợ việc
chia sẻ việc làm và việc làm bán thời gian cho cả nam giới và phụ nữ nhằm
đảm bảo chia sẻ một cách bình đẳng hơn những trách nhiệm đối với gia đình;
tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc làm bán thời gian có thể làm cho phụ nữ
bị thiệt thòi nếu họ làm việc trong những ngành công nghiệp và khu vực có
mức trả công thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn;
• khuyến khích các nơi làm việc và những người sử dụng lao động cho phép
bố trí thời gian làm việc linh hoạt cho phụ nữ và nam giới để đảm bảo cả hai
giới tham gia tích cực và cuộc sống của gia đình và nhằm tăng cường sự cân
bằng giữa công việc và gia đình, đặc biệt đối với nam giới.

4. Tăng sở hữu tài sản và các quyền được thừa kế bình đẳng đối với tài sản
cho phụ nữ

Đảm bảo quyền đối với đất đai


Thiếu dữ liệu liên quan đến quyền đối với
cho phụ nữ không chỉ là đảm bảo
trên đầu họ có một mái nhà mà tài sản của phụ nữ
Ít quốc gia có dữ liệu chính xác về các
còn phải cung cấp cho họ và gia
quyền đối với tài sản của phụ nữ. Tuy
đình họ những sinh kế và lưới an
nhiên, các nghiên cứu tại một số khu vực đã
sinh. Cùng đứng tên sở hữu tài
đưa đến nhận định rằng những bất bình
sản sẽ ngăn ngừa những hành
đẳng về giới trong việc sở hữu đất đai là khá
động đơn phương của một bên và
lớn. Mộtnghiên cứu được thực hiện tại năm
góp phần bảo vệ phụ nữ tránh
nước Châu Mỹ La tinh đã cho thấy rằng phụ
việc bị mất tài sản khi ly dị hoặc
nữ chỉ chiếm 1/3 hoặc ít hơn trong số những
khi chồng của họ qua đời.
người sở hữu đất đai. Tại Cameroon, nơi
phụ nữ làm hơn 75% công việc nhà nông,
Tuy nhiên, phụ nữ tại các
phụ nữ chỉ chiếm ít hơn 10% số người đứng
nước đang phát triển ít được sở
tên sở hữu đất.93
hữu đất đai, nhà cửa hoặc các tài
sản sinh lợi khác, như súc vật chẳng hạn, so với nam giới. Bất bình đẳng trong việc
sử hữu và tiếp cận với tài sản xuất phát từ các thông lệ liên quan đến luật pháp,
đăng ký đất đai và nhà cửa theo tên của chủ hộ, và chủ hộ thì lại thường là nam
giới, và những thông lệ thừa kế tại sản với đặc trừng là ưu tiên nam giới hơn so với
nữ giới.

Tại những nơi việc sở hữu đất đai hoặc tài sản thuộc về làng xã, phụ nữ
thường ít được tiếp cận sử dụng hoặc kiểm soát việc sử dụng những tài sản hoặc đất
đai này hơn so với nam giới. Đặc biệt, phụ nữ không có quyền được thuê, được
cầm cố, được để lại di chúc hoặc bán tài sản của làng xã kể cả khi họ có quyền
được sử dụng nó. Quyền sử dụng cũng không được đảm bảo và có thể bị nam giới
tước đoạt, đặc biệt nếu giá trị của tài sản thay đổi do những chính sách thị trường
hoặc canh tác để kiếm lời thay vì việc trồng trọt mang tính chất tự cung tự cấp.

Tại các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam, cả nam giới và
phụ nữ sau một số tuổi nhất định được quyền bình đẳng trong việc sử dụng đất
thuộc sở hữu nhà nước, Phụ nữ Lào bị mất quyền sở hữu đất đai truyền
song những quyền này thống
không được chuyển Tại xã hội Lào, các bé gái chiếm phần đông trong số
nhượng. Nhiều phụ nữ người được thừa kế đất đai từ bố mẹ chúng. Tuy nhiên,
đã bị mất quyền tiếp do kết quả của các chương trình đứng tên tài sản không
cận với đất đai khi kết xét đến yếu tố giới, những tiêu chí thừa kế tài sản theo
hôn bởi vì, theo tập kiểu mẫu hệ này đang thay đổi. Theo báo cáo của đoàn
quán, hầu hết trong số Lào trình bày trong phần Báo cáo Quốc gia về Thực
họ kết hôn ngoài nơi hiện Công ước CEDAW năm 2005 thì, số liệu thống kê
chôn rau cắt rốn của gần đây đã cỉh ra rằng, trong khi hầu hết đất đai về
mình. Những người nguyên gốc thuộc sở hữu của phụ nữ, hầu hết các giấy
khác bị mất sự tiếp cận tờ đứng tên sở hữu đất lại chỉ đứng tên người chồng
khi họ di cư đến sống ở của họ.
những thành phố thị xã Đoàn Lào đã giải thích rằng trong quá khứ, đất đai
để kiếm việclàm. Do được đăng ký sơ hữu theo tên của người vợ, song sau
đất đai thì không thể đó việc đứng tên sở hữu đất được đổi sang tên của
bán được và họ thường người chồng, dù rằng theo luật của Lào, các tài sản kết
phải sống ở nơi xa, hôn chung cần phải được đăng ký theo cả tên của vợ và
quyền đối với đất đai chồng. Ủy ban liên quan đến việc đứng tên sở hữu đất
của họ đã bị mất. Việc đã thừa nhận những hạn chế trong hệ thống và đang
thiếu sự tiếp cận đối thực hiện các bước nhằm phục hồi quyền đối với đất
với đất đai tại làng xã đai cho phụ nữ. Nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ luật,
nơi các phụ nữ đến phụ nữ Lào cũng được giáo dục về quá trình đứng tên
sống khi kết hôn cũng sở hữu đất.94
có xu hướng giảm sự
tham gia của họ trong quá trình ra quyết định của gia đình và cộng đồng.

Trong các xã hội theo chế độ gia trưởng, di chúc để lại hầu hết các tài sản
cho các con trai chứ
không phải các con gái. Phụ nữ Việt Nam có quyền bình đẳng đối với
Theo truyền thống, tại tài sản nhưng nhiều người không biết điều đó.
những nơi giá cô được Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình coi đất đai
trả, điều này được coi có được sau khi kết hôn là tài sản chung. Theo Luật đất
như phần thừa kế tài đai sửa đổi năm 2003, giấy chứng nhận quyền sử dụng
sản của các bé gái. Tuy đất phải mang tên của cả vợ và chồng nếu đất đai đó
nhiên, điều này thường thuộc về cả hai vợ chồng. Nếu phụ nữ đứng tên trên
không bao gồm đất đai giấy chứng nhận, luật bảo vệ người phụ nữ đó và cô ta
hoặc các tài sản khác. duy trì quyền đối với đất đai trong trường hợp ly thân,
Theo luật hồi giáo, ly dị hoặc bị góa bụa. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại
người thừa kế là nữ không biết gì về quyền của mình.95
giới chỉ được quyền được thừa kế một nửa so với những người thừa kế nam giới.
Những thông lệ này tăng cường và tiếp tục duy trì việc thiếu đối với tài sản của phụ
nữ qua các thế hệ.

Các nhà tài trợ hỗ trợ cho các chính phủ nhằm thực hiện các cơ chế chính
thức về việc đứng tên sở hữu đất phải có trách nhiệm đặc biệt đảm bảo rằng các dự
án được tài trợ nhạy cảm về giới và phải giám sát việc cấp giấy chứng nhận sở hữu
hoặc sử dụng đất mang tên nam giới, phụ nữ và cùng đứng tên sở hữu.

Đối với tình trạng dễ bị tổn thương của nhiều phụ nữ sống ở nông thôn, các
chương trình giải quyết nhu cầu của những nông dân nam cũng cần phải xem xét
hỗ trợ quyền về tài sản cho phụ nữ. Ví dụ, các chương trình tăng cường khả năng
tiếp cận với tín dụng, giống, phân bón và các công nghệ mới cũng cần phải xúc tiến
việc cùng đứng tên của cả hai vợ chồng hoặc do phụ nữ đứng tên.

Các chiến lược nhóm cũng cần Các quyền đối với đất đai là quyền sống
phải hỗ trợ để phụ nữ có được các còn đối với phụ nữ tại Aceh sau thảm
quyền đối với đất đai và tài sản hoạ sóng thần
thông qua các hoạt động liên Xung đột đất đai đang tăng lên tại Aceh từ
doanh hợp tác đầu tư vào hoặc sau thảm hoạ sóng thần năm 2004 và một
quản lý đất đai hoặc công việc sản số đông phụ nữ đã bị từ chố quyền sở hữu
xuất. Đối với các phụ nữ nghèo, và thừa kế đất đai sau thảm hoạ này. Hầu
những hoạt động này có thể bao hết đất đai được đăng ký theo tên của nam
gồm việc tạo ra các quyền theo giới, và chỉ có khoảng 5% số đất đai đăng
nhóm đối với đất đai hoặc tài sản ký dưới tên của cả vợ và chồng. Aceh sẽ
do chính phủ phân bổ hay ngược không thành công trong việc tái thiết nếu
lại do chính họ có được.97 Các phụ nữ bị từ chối quyền sở hữu đất đai và
nhóm phụ nữ cũng có thể sử dụng được hưởng lợi từ khoản thu từ đất. Một
luật nhân quyền, đặc biệt là chính sách đồng đứng tên sở hữu đất đã
CEDAW và ICESRC, để đòi có được cơ quan tái thiết đưa ra vào năm
được các quyền của mình đối với 2006 đánh dầu một mốc quan trọng đối
nhà cửa và tài sản thông qua toà với Aceh và cả nước Indonesia.96
án.

Các chiến lược đáp ứng giới dựa trên quyền nhằm giải quyết vấn đề này bao
gồm có:

• loại bỏ những trở ngại về mặt pháp lý đối với việc thừa kế bình đẳng hợac sở
hữu tài sản của phụ nữ;
• đảm bảo rằng các chương trình sẽ đưa ra các quy định chính thức về việc
đứng tên sở hữu hoặc sử dụng đất nhạy cảm giới
• quy định việc đồng đứng tên sở hữu tài sản có được sau khi kết hôn và đảm
bảo tăng cường hiểu biết về luật cho phụ nữ, nam giới, cộng đồng và toà án;
• hỗ trợ các chương trình nâng cao nhận thức nhằm xúc tiến quyền thừa kế tài
sản bình đẳng cho các phụ nữ và bé gái;
• bãi bỏ các luật thừa kế tài sản phân biệt đối xử đối với phụ nữ;
• tìm kiếm các phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với việc đồng và cùng sở
hữu tài và tiếp cận đối với đất đai và tài sản, và xác định và thực hiện các
phương phương pháp phù hợp nhất đối với những trường hợp cụ thể và các
nhóm phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ nghèo và những người thuộc nhóm
thiểu số;
• xúc tiến các chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ các phụ nữ nghèo đề họ
có thể có quyền theo nhóm đối với đất đai do chính phủ phân bổ hoặc do
chính nhóm của họ có được;
• bổ sung các quyền đối với đất đai của phụ nữ nhằm tăng tiếp cận đối với tín
dụng, giống, phân bón và các công nghệ mới.

5. Giảm bất bình đẳng giới trong việc làm có trả công và công việc kinh doanh

Việc làm có trả công hoặc tiếp cận với các nguồn tạo thu nhập bằng tiền khác, đặc
biệt là công việc kinh doanh có vai trò quan trọng đối với việc tăng cường quyền
năng cho phụ nữ. Một thu nhập đảm bảo sẽ cung cấp an sinh và sự độc lầm và thúc
đẩy khả năng tự đưa ra những sự
lựa chọn tự do và chiến lược của Chia sẻ chi phí nghỉ sinh con
phụ nữ đối với cuộc sống của Gần đây, nước Úc đã đưa ra một đề xuất là áp
mình cung như đối với các con dụng một khoản thuế nhỏ đối với tất cả công
của cô ta. Nó cũng góp phần cải nhân và dùng số tiền thuế thu được này đề trả
thiện những khía cạnh khác của tiền nghỉ đẻ cho phụ nữ với mức tương đương
việc tăng quyền năng như tăng sự với khoản tiền lương trong 17 tuần. Tất cả
tự tin và và tự quý trọng bản thân những người sử dụng lao động cũng sẽ chỉ
mình và tăng năng lực đàm phán phải trả một khoản tiền thuế nhỏ trên bảng
của phụ nữ trong gia đình của lương của mình cho một quỹ để thực hiện
mình, cũng như tăng sự tôn trọng việc chi trả chi phí thuê người thay thế tạm
của cộng đồng đối với người phụ thời cho người công nhân nữ đang nghỉ sinh.
nữ đó. Theo cách này, tất cả công nhân và người sử
dụng lao động sẽ chia sẻ chi phí liên quan đến
Kết hôn sớm, sinh con việc nghỉ sinh và chi phí trực tiếp của việc
sớm và những trách nhiệm đối nghỉ sinh con đó sẽ không còn là lý do khiến
với công việc nhà và chăm sóc người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng
gia đình là những rào cản đối với phụ nữ.
việc tăng quyền năng cho các
phụ nữ và các bé gái. Tạo ra các cách thức để phụ nữ quản lý các trách nhiệm chăm
sóc gia đình của mình trong khi vẫn có thể làm việc là cách thiết yếu nhằm tăng tỷ
lệ tham gia của phụ nữ trong các khu vực kinh tế chính thức và phi kết cấu.

Trong khu vực chính thức, cả trách nhiệm đối với việc nhà và chăm sóc gia
đình và trình độ giáo dục thấp là những rào cản đối với việc làm cho phụ nữ, đặc
biệt khi không có chế độ trả lương cho phụ nữ nghỉ khi sinh con. Tuy nhiên, việc
trả lương cho phụ nữ nghỉ sinh con phải được thực hiện để làm sao không tăng quá
nhiều chi phí đối với người sử dụng lao động khi thuê phụ nữ làm việc so với việc
họ thuê nam giới.

Phụ nữ cũng là nhóm yếu thế và phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong
khu vực kinh tế chính thức thông qua việc bị trả mức lương thấp và có ít bổng lộc
hơn, đặc biệt là phụ cấp và lương hưu. Tại nhiều nước, các phụ cấp gia đình chỉ
được trả cho những hộ gia đình do nam giới làm chủ và bị từ chối dành cho phụ nữ
ngay cả khi họ là chủ hộ. Tuổi về hưu bắt buộc cũng thường thấp hơn đối với phụ
nữ, dù là phụ nữ có xu hướng có tuổi làm việc thấp hơn do họ phải sinh con và phải
mang những trách nhiệm liên quan đến nuôi dạy con cái. Kết quả là, phụ nữ làm
việc thwongf có mức lương về hưu thấp hơn mặc dù nhu cầu thu nhập khi về hưu
của họ lớn hơn bởi vì nhìn chung họ sống thọ hơn so với nam giới. Đa số phụ nữ
không có lương hưu có được chúng thông qua những đức ông chồng của mình, bởi
vì họ hoặc là không nằm trong lực lượng lao động hoặc chỉ làm những việc bình
thường và/hoặc việc làm ngoài giờ.

Nhiều phụ nữ buộc phải làm việc trong khu vực phi kết cấu nơi mức lương thu
được là thấp và điều kiện làm việc không tốt. Đặc biệt, những lao động di cư nữ
thường phải làm việc trong khu vực phi kết cấu và ngành dịch vụ, nơi có những
điều kiện lao động nghèo nàn và ít được các cơ quan chức năng liên quan giám sát.
Họ thường là những người đặc biệt yếu thế nếu họ làm việc trái pháp luật hoặc làm
việc không có giấy tờ vì có ít cơ chế bảo vệ được quyền lợi của họ.

Ngoài những chiến lược được đưa ra trong Mục tiêu 1, những chiến lược dựa trên
quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm có:
• hỗ trợ các chương trình nhằm cải thiện điều kiện lao động cho nữ lao động di
cư, đặc biệt những người làm việc trong các ngành nghề khó khăn như nhóm
dịch vụ giúp việc cho gia đình;
• cung cấp các khoản trợ cấp hoặc sử dụng những mức thuế giảm và những
biện pháp thúc đẩy khác nhằm khuyến khích các nơi làm việc và người sử
dụng lao động tổ chức việc chăm sóc trẻ tại nơi làm việc hoặc hỗ trợ người
lao động trong việc thực hiện trách nhiệm chăm sóc con nhỏ của mình
• giúp đỡ các cộng đồng Tăng quyền năng cho nữ lao động di cư ở
thành lập những nơi châu Á.
chăm sóc trẻ tập thể, Chương trình Khu vực của UNIFEM về Tăng
đặc biệt dành cho quyền năng cho Nữ lao động di cư ở Châu Á
những phụ nữ nghèo và phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động tại Jordan,
những người làm việc cơ quan đang thực hiện sửa đổi luật lao động để
trong khu vực kinh tế điều chỉnh cả vấn đề người giúp việc trong gia
phi kết cấu; đình. Điều này đã coi lao động giúp việc tại gia
• đảm bảo xem xét đến đình là lao động sinh lợi và là người lao động
nhu cầu phải có thu với các quyền được pháp luật công nhận cũng
nhập lớn hơn khi về như điều chỉnh.
hưu của phụ nữ trong Bộ này cũng đã thôgn qua một Hợp đồng
quá trình thiết kế các cơ Lao động Thống nhất đặc biệt dành cho Những
chế lương hưu và đảm lao động giúp việc tại gia đình không phải là
bảo bình đẳng giới người Jordani. Theo hợp đồng này, người sử
được áp dụng trong vấn dụng laod dộng phải chịu trách nhiệm đối với chi
đề tuổi nghỉ hưu và phí đi lại, giấy phép làm việc và cư trú của người
những điều kiện về lao động, phải tra tiền lương theo đúng thời gian
lương hưu khác; và cung cấp nơi ở, quần áo , chăm sóc sức khoẻ
• thực hiện các cơ chế và bảo hiểm tai nạn đầy đủ cho người lao động.
đảm bảo việc làm trong Người lao động có quyền chấm dứt hợp động mà
khu vực công cộng cho không cần báo trước và được có ngày nghỉ mỗi
phụ nữ nghè, đặc biệt tuần và phần lương thưởng vào cuối hợp đồng và
cho phụ nữ nghèo tại mức thưởng này tương đương với mức lương
các vùng nông thôn; của 15 ngày làm việc. Công nhân có quyền được
• cung cấp lương hưu đối xử phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền
công cộng cơ bản cho quốc tế.
phụ nữ già không có Chính phủ Hồng Kông cũng vừa đưa ra
bất kỳ phương tiện hỗ một hợp đồng việc làm của các lao động giúp
trợ nào; việc tại gia đình có hiệu lực vè mặt pháp lý với
• xây dựng các cơ chế các điều khoản quan trọng về quyền, bao gồm
bảo hộ xã hội cho các mức lương tối thiểu được trả trực tiếp cho người
công nhân trong khu lao động theo đúng thời gian, một ngày nghỉ mỗi
vực kinh tế phi kết cấu tuần và bảo hiểm y tế.98
để bù đắp những thiếu
hụt trong việc cung cấp dịch vụ công liên quand đến bảo hiểm y tế, phụ cấp
thai sản và trợ cấp và hỗ trợ người tàn tật;
• xây dựng các phương pháp tiếp cận tập thể để cung cấp bảo hộ xã hội và
những phúc lợi xã hội cho phụ nữ và các bé gái trong nền kinh tế phi kết cấu;
• giám sát và cải thiện điều kiện lao động trong khu vực phi kết cấu, đặc biệt
đối với phụ nữ và các bé gái;
• xây dựng các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới để chi trả
cho phụ nữ làm việc trong thời gian nghỉ sinh con
• cung cấp chương trình tín dụng vi mô và doanh nghiệp vi mô dành riêng cho
phữn và các bé gái trong khu vực phi kết cấu;
• đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, bao gồm việc tiếp cận với nước sạch, điện
và vệ sinh, để hỗ trợ cho phụ nữ và các bé gái làm việc trong khu vực phi kết
cấu;

6. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định trong
khu vực công cộng ở tất cả các cấp độ

Sự tham gia tự do, tích cực và


được báo trước của phụ nữ vào Tập huấn của Liên Hiệp quốc dành cho
trong việc ra quyết định trong tất các ứng cử viên tiềm năng tại Đông
cả các lĩnh vực của đời sống là một Timor
thành tố quan trọng của việc tăng UNIFEM và Ban Các vấn đề Giới của LHQ
quyền năng bởi vì nó giúp cho phụ đã tổ chức 6 cuộc hội thảo để đào tạo cho
nữ xác định được thế giới mà họ 250 phụ nữ muốn ra tranh cử trong lần bầu
đang sống và cách thức họ mong cử dân chủ đầu tiên tại Đông Timor vào
muốn sẽ được sống. Cơ hội tham tháng 8 năm 2001. Hai mươi sáu người
gia bình đẳng của phụ nữ vào tham gia hội thảo đã đăng ký ra tranh cử,
trong vấn đề chính trị chính là một chiếm 10% trong tổng số các ứng cử viên là
quyền con người, cũng như là yêu phụ nữ, và một trong số những người này
cầu cơ bản để có được sự dân chủ cuối cùng đã được bầu chọn. Một số các
thực sự. Phụ nữ có những ưu tiên phụ nữ được đào tạo đã quyết định không
và vấn đề quan tâm khác so với ứng cả vào cơ quan nữa mà thay vào đó,
nam giới, và chắc chán họ sẽ tích hình thành một Cuộc họp kín Chính trị của
cực trong việc ủng hộ các luật của Phụ nữ để ủng hộ tất cả các ứng cử viên
mang lại lợi ích cho phụ nữ, trẻ em phụ nữ trong suốt thời gian bầu cử. Kết quả
và các gia đình. của các hoạt động họp kín và mạng lưới
quốc gia REDE, phụ nữ đã giành được 27%
Tuy nhiên, để cho một số số ghế trong cuộc bầu cử.
lượng đông phụ nữ - hoặc bất kỳ
nhóm nào khác – được bầu cử vào hạ viện cần phải trải qua một loạt các quá trình
theo thời gian. Tại những nước mới được thành lập như Đông Timor, hoặc tại
những nước đang xây dựng lại chế độ dân chủ, sự tham gia của phụ nữ vào trong
quá trình phát triển của một tổ chức quốc gia là bước đi cần thiết. Giáo dục công
dân cho phụ nữ, và giáo dục đáp ứng giới cho phụ nữ và nam giới đóng vai trò
quan trọng để đảm bảo rẳng cả hai giới đều sẵn sàng bầu cử cho ứng cử viên nữ.
Cần phải thực hiện
việc tập huấn cho các ứng 932 phụ nữ đã được bầu vào Hội đồng Xã tại
cử viên nữ tiềm năng dựa Cam-pu-chia.
trên việc đánh giá thực tế hệ Năm 2002, 11.853 ứng cử viên nữ - chiếm 16%
thống chính trị chứ không tổng số ứng cử viên – đứng ra tranh cử trong
phải dựa vào một mô hình cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên tại các xã
được lý tưởng hoá về theo trong vòng ba thập kỷ. UNIFEM và các nhà tài
dân chủ phương tây hiện trợ khác đã hỗ trợ cho 7 tổ chức phi chính phủ
đại. Vận động những người để tuyển dụng năm giảng viên nguồn để thực
có tiếng nói uy tín trong hiện khoá Huấn luyện giảng viên đầu tiên cho
cộng đồng và những nhà 80 giảng viên từ 24 tỉnh và bốn giảng viên từ
lãnh đạo truyền thống, cả mỗi trong ba đảng chính. Vào cuối khoá học,
nam giới và phụ nữ, có thể các học viên đã phải trải qua một kỳ kiểm tra và
còn quan trọng hon một 59 người đã vượt qua kỳ thi đó. Những giảng
chiến dịch bầu cử hiện đại. viên mới tốt nghiệp sau đó đã tham gia vào thực
Chỉ tập trung vào những ứng hiện hai khoá huấn luyện thí điểm cho những
cử viên là nữ có thể sẽ trở ứng cử viên trong hai tỉnh.
nên kém hiệu quả nếu các Sau khi trở về tỉnh của mình, 59 giảng viên đã
hộ gia đình, và phụ nữ, theo thực hiện từ sáu đến 26 khoá tập huấn cho 5.527
truyền thống thường để phụ nữ, trong đó 60% đã đăng ký là ứng cử
phiếu bầu của mình theo viên. Các tổ chức Phi chính phủ đã đào tạo trực
“định hướng” của người tiếp cho 61% các ứng cử viên, vượt xa mức mục
đứng đầu trong làng xã. tiêu đặt ra ban đầu của họ là 30%.
Kết quả là, phụ nữ đã được bầu ở tất cả 24 tỉnh
Vận động sự tham gia được tập huấn, và phần đông trong số họ trở
tích cực của phụ nữ trong thành thành viên của hội đồng. Gần 17% số phụ
các đảng phái chính trị là nữ được bầu đã được bầu là một trong ba người
một bước quan trọng khác. đứng đầu trong Hội đồng Xã.
Tại nhiều nước, phần đông
các ứng cử viên được bầu cử là ứng cử viên của các đảng phải. Các ứng cử viên
độc lập sẽ khó được bầu chọn hơn rất nhiều và nếu có được bầu chọn, họ cũng khó
có ảnh hưởng đối với hạ viện. Một số các hệ thống đã thành công trong việc đưa ra
những hạn mức về sự tham gia của phụ nữ vào trong hạ viện khi thực hiện thông
qua các đảng phải chính trị chứ không phải trực tiếp trong hạ viện.

Các chính quyền địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ
bởi vì nó cung cấp nhiều dịch vụ cơ bản như nước sinh hoạt, vệ sinh và dịch vụ y
tế và giáo dục, và có thẻ cũng là một bước quan trọng để có được cấp độ chính trị
cao hơn. Phụ nữ thường dễ tham gia vào chính quyền địa phương hơn so bởi vì các
đảng phải chính trị của xu hướng ít năng động hơn và phụ nữ dễ tổ chức và có được
đủ lá phiếu bầu tiềm năng hơn cho họ. Các hệ thống đưa ra số lượng tối thiểu phụ
nữ vào trong chính quyền địa phương đã có hiệu quả tại một số nước và thường dễ
hình thành hơn bỏi
vị chúng có thể Mức hạn ngạch giúp phụ nữ tham gia vào chính quyền địa
được chính phủ phương
quốc gia quy định
trong luật pháp. Tại Đông Timor, một luật năm 2004 đã quy định rằng phụ
nữ và nam giới có thể được bầu làm Aldeia hay còn gọi là
Cương lĩnh Trưởng Thôn và thành viên của Hội đồng Thôn. Các Hội
Hành động Bắc đồng này làm thành Chefe de Scuo; tất cả những Chefe de
Kinh đặt ra một Aldeias nằm trong Suco; hai phụ nữ; hai thanh niên; một
mục tiêu tối thiểu trong mỗi giới; và một người lớn tuổi.
là phụ nữ chiếm ít
nhất 30% số ghế Một chiến dịch tập huấn trên toàn quốc của UNIFEm về
tại các hạ viện lãnh đạo chuyển đổi đã hỗ trợ phụ nữ làm các ứng cử viên
quốc gia và chính tiềm năng. Hơn một nửa phụ nữ được huấn luyện đã đứng ra
phủ địa phương. ửng cử vào Hộiđồng, và 55% trong số họ đã được bầu chọn.
Mặc dù lý tưởng Khoảng 10 đến 67% những phụ nữ được tập huấn đã được
nhất là phụ nữ phải bầu chọn trong các huyện. Những người đi bầu là nữ giới
chiếm một nửa chiếm 49%, cao hơn so với người đi bầu là nam giới trong
song kinh nghiệm ba huyện. Chỉ có 76 phụ nữ tranh cử trong số 442 vị trí
đã cho thấy rằng Trưởng Suco và và 7 người đã được bầu. Theo luật năm
30% là con số tối 2004, ít nhất 1.324 phụ nữ phải được bầu ở tất cả các huyện.
thiểu cần phải có Hai người cũng đã được lựa chọn vào vị trí lãnh đạo thường
để phụ nữ có thể xuyên, một vị trí trước đây chỉ do nam giới nắm giữ.99
có được tiếng nói
tập thể của mình và để mỗi cá nhân người phụ nữ cũng cảm thấy tự do để bầy tỏ
quan điểm cá nhân của mình.

Một khi đã vào hạ viện, những phụ nữ được bầu chọn cần được hỗ trợ để
hoàn thành các trách nhiệm của mình. Giống như những đại diện khác, họ cần được
đào tạo về các chu trình thủ tục và các chiến lược của hạ viện và cần phải được
những người đi bầu ủng hộ. Ngoài ra, phụ nữ được bầu sẽ không nhất thiết phải là
đại diện của phần lớn phụ nữ và có thể không hiểu những nhu cầu của họ. Các
nhóm phụ nữ có thể giúp đảm bảo rằng họ vận động hiệu quả những phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới trong nội bộ của hạ viện thông qua việc
tiếp tục khuyến khích, giữ liên lạc thường xuyên và hỗ trợ họ hiểu những khía cạnh
giới của tất cả những vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm cả những chính sách
kinh tế vĩ mô mà trước đây được coi như không liên quan gì đến phụ nữ hoặc giới.

Các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ thường không chỉ được
đưa ra trong các hạ viện và chính quyền địa phương – các quyết định do dịch vụ
dân sự, các thể chế tài chính quốc tế và thậm chí là cả các công ty tư nhân cũng có
ảnh hưởng quan trọng. Trong khi mục tiêu cụ thể toàn cầu của sự tham gia tập
trung vào khía cạnh công, khía cạnh dễ giải trình và thường có sẵn các dữ liệu thì
cũng không thể xem thường tầm quan trọng của những thể chế khác này. Chắc
chắn rằng trong nhiều trường hợp, sự tham gia của phụ nữ ở cấp cao lại thấp; phụ
nữ ở cấp cao có thể không đại diện hoặc và hiểu nhu cầu của hầu hết các phụ nữ; và
cả những người ra quyết định dù là nam giới hay nữ giới lại thường không hiểu
được tầm quan trọng của những phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng
giới. Những chiến lược tương tự dành cho những thành viên hạ viện có thể hướng
tới mục tiêu là cả nam giới và phụ nữ trong những tổ chức này.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• đặt ra luật lệ quy định


UN hỗ trợ phụ nữ trên chính trường Thái
hạn mức có ít nhất 30%
Lan
phụ nữ ở cấp cơ sở
Một tổ chức phi chính phủ Thái Lan và
• vận động các đảng phái UNDP đã ban hành báo cáo về Quyền tham
chính trị áp dụng một gia Chính trị của Phụ nữ Thái Lan nhằm đề
mức hạn ngạch có ít nhất cao vị trí của phụ nữ trong chính phủ, phân
30% nữ giới ở tất cả các tích các rào cản và đề xuất các phương pháp
cấp chính quyền tháo gỡ các rào cản này. Tiếp theo đó,
• hỗ trợ giáo dục dân sự UNIFEM cũng đã hỗ trợ xây dựng năng lực
dựa trên quyền có đáp cho phụ nữ để họ tham gia bầu cử, cung cấp
ứng giới đối với phụ nữ các hỗ trợ kỹ thuật về quản lý đáp ứng giới
và nam giới trong đó ghi và hỗ trợ họ hình thành một Mạng lưới Phụ
nhận tầm quan trọng của nữ Chính quyền địa phương.
các lá phiếu của phụ nữ Nhờ có nỗ lực vận động của các hội phụ nữ,
và khuyến khích phụ nữ Hiến pháp 2007 bổ sung thêm nhiều điều
và nam giới bầu cho các khoản bình đẳng giới. Các đảng chính trị cần
ứng cử viên là nữ; phải xem xét tỉ lệ tham gia thích hợp của
• hỗ trợ việc đào tạo cho phụ nữ trong danh sách đại biểu đảng; bình
các ứng cử viên chính trị đẳng giới được coi là một tiêu chí bầu cử
nữ giới tiềm năng ở tất cả thượng nghị sĩ; và số lượng thành viên nam
các cấp chính quyền, dựa và nữ của tổ chức Phi chính phủ của Uỷ ban
trên việc nghiên cứu cẩn Thường trực Quốc hội xem xét các luật lệ
trọng hệ thống chính trị liên quan đến phụ nữ, trẻ em và các nhóm có
cụ thể của đất nước và hoàn cảnh khó khăn đồng đều.100
nghiên cứu cách các nam
giới đã làm để được bầu;
• hỗ trợ việc đào tạo cho phụ nữ và nam giới mới được bầu cử tại tất cả các
cấp chính quyền, tập trung vào cả quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng giới
và các mặt kỹ thuật với vai trò thành viên của hạ viện;
• thực hiện việc tập huấn cho phụ nữ trogn hạ viên và trong các chính quyền
địa phương về vấn đề ngân sách và khuyến khích họ tích cực hoạt động trong
ban ngân sách;
• hỗ trợ và khuyến khích các đại diện nữ được bầu trong suốt nhiệm kỳ của họ
trong văn phòng, không phải chỉ vào thời gian bầu cử;
• giám sát những kiểu bỏ phiếu của các đại diện nam và nữ trong quốc hội về
những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, lưu ý rằng đây không phải
chỉ là các vấn đề “của phụ nữ” hoặc “giới” mà còn là những vấn đề quan
trọng đối với quốc gia, đặc biệt là chính sách kinh tế;
• thiết lập các cơ chế như là tổ chức các cuộc họp thường xuyên giữa các đại
diện nữ trong hạ viện và các nhóm phụ nữ, bao gồm cả những nhóm đại diện
cho phụ nữ nghèo và ở vùng nông thôn, để đảm bảo rằng các nữ nghị sĩ hiểu
và đại diện đầy đủ cho lợi ý và những vấn đề cần quan tâm của phụ nữ trong
cộng đồng;
• hỗ trợ các đại diện nữ trong hạ viện vận động cho các sang kiến liên quan
đến lập ngân sách giới để đảm bảo rằng những cam kết đối với phụ nữ và
bình đẳng giới phù hợp với phân bổ ngân sách.

7. Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái

Bạo lực đối với


phụ nữ và các
bé gái là sự vi
phạm các quyền UNIFEM hỗ trợ luật pháp chống lại bạo lực gia
của phụ nữ. UNIFEM đã hỗ trợ cho việc vận động do các nhóm phụ
Ngoài vấn đề nữ và những người ủng hộ cho vấn đề giới thực hiện để
nghiêm trọng thông qua các luật phòng chống bạo lực gia đình tại
liên quan đến Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân
sức khỏe và ảnh dân Lào, Việt Nam và Thái Lan.
hưởng đối với
sự phát triển, và góp phần vào tình trạng vô gia cư, bạo lực và nỗi lo sợ về bạo lực
còn là một trở ngại lớn đối với việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ. Nó ngăn
ngừa phụ nữ thực hiện quyền được tự do lựa chọn cách họ sống.

Thiếu các dữ liệu thống nhất và có thể so sánh, cả so sánh theo thời gian và
giữa các nước, chính là thách thức lớn đối với việc xây dựng các chính sách và
chương trình giải quyết bạo lực giới. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng các dữ liệu
hiện có do các tổ chức của phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này thu thập được và các
dữ liệu của bên cảnh sát cho mục đích vận động này.
Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm có:
Các Khuyến nghị của
• thực hiện các chương trình CEDAW dẫn đến những thay đổi
tại các cơ quan thống kê pháp lý về quyền của phụ nữ tại
quốc gia nhằm thu thập các Thái Lan
dữ liệu thường xuyên về
tình trạng bạo lực đối với Tại Thái Lan, các hoạt động vận động
phụ nữ và các bé gái, có thể của bộ máy phụ nữ quốc gia và các
thông qua các điều tra đặc nhà hoạt động phụ nữ trong các hành
biệt hoặc như các mô-đun động theo dõi thực hiện sau Khuyến
trong các điều tra hiện tại; nghị việc thực hiện Công ước
• thu thập, đối chiếu và phổ CEDAW đã dẫn đến việc phê chuẩn
biến các dữ liệu hiện tại một Luật mới về Bảo vệ các Nạn nhân
của các tổ chức phi chính của Bạo lực Gia đình. Luật này đưa ra
phủ, cảnh sát và các tòa án việc bảo vệ và tái phục hồi có hệ thống
về bạo lực đối với phụ nữ; cho những nạn nhân, yêu cầu các cơ
• đảm bảo rằng các dữ liệu quan thông tấn báo chị báo cáo và
có sẵn về bạo lực đối với ố
phụ nữ được đưa vào trong báo cáo quốc gia về việc thực hiện công ước
CEDAW; nếu cần, hỗ trợ các nhóm phụ nữ xây dựng các báo cáo thay thế để
trình bày những dữ liệu này;
• tăng số lượng các trường hợp được báo cáo và được khởi tố ra tòa;
• thiết lập các đơn vị cảnh sát đặc biệt do chính các cán bộ phụ nữ đảm trách
và được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các trường hợp bạo hành đối với
phụ nữ;
• làm việc với nam giới và các nhóm nam giới để nâng cao nhận thức rằng bạo
lực đối với phụ nữ là một hành vi tội phạm và xâm phạm các quyền con
người của phụ nữ;
• xây dựng các điều khoản quy định việc xác định các trường hợp bạo lực đối
với phụ nữ và giải quyết một cách phù hợp và nhạy bén những trường hợp
bị cưỡng hiếp và bạo lực gia đình tại các bệnh viện và các phòng khám;
• cải thiện luật và các cơ chế pháp lý như hạn chế và quy trình bảo vệ nhằm
bảo vệ phụ nữ tránh khỏi các đối tác có khả năng ngược đãi họ và quy định
việc cưỡng bức quan hệ tình dục trong hôn nhân chính là một hành động
phạm tội;
• thực hiện các chương trình xúc dành cho các bé trai và bé gái tại các trường
học trong đó xúc tiến sự tôn trọng đối với phụ nữ và các bé gái và nâng cao
nhận thức rằng bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm cả bạo lực về mặt tầm sinh
lý và quấy rối tình dục, là hành động tội phạm’
• tạo ra những ngôi nhà an toàn cho phụ nữ và các bé gái bị ảnh hưởng bởi bạo
lực đối với phụ nữ;
• thực hiện các khóa tập huấn cho tất cả các nhân viên cảnh sát và cán bộ tòa
án, bao gồm cả thẩm phán, về bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái để đảm
bảo rằng bạo lực đối với phụ nữ sẽ bị xử như một hành động tội phạm
nghiêm trọng và vi phạm nhân quyền;
• giám sát cảnh sát và tòa án trong những vụ việc liên quan đến bạo lực đối với
phụ nữ và đảm bảo đưa lên phương tiện thông tin đại chúng kết quả của
những vụ này để nâng cao nhận thức về tình trạng này và cách thức hệ thống
luật pháp và tư pháp đang xử lý vấn đề ra sao;
• tăng cường cơ sở hạ tầng công cộng, đặc biệt là hệ thống giao thông, các
trạm dừng xe buýt và các điểm đỗ tại các ga tầu, v.v… cũng như đèn chiếu
sáng tại những nơi công cộng nhằm tăng cường sự an toàn cho chị em phụ
nữ;
• có những bố trí đặc biệt tại những nơi phụ nữ phải làm khuya để đảm bảo an
ninh và an toàn cho họ tại nơi làm việc và trên đường về nhà.

8. Xóa bỏ bạo lực, đặc biệt là bạo lực giới đối với phụ nữ trong giai đoạn
khủng hoảng và xung đột

Từ trước đến nay, những nỗ lực giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ có xu hướng tập
trung vào vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái
trong tình trạng xung đột hiện cũng đang được coi là một “vũ khí của chiến tranh”
và chính là sự xâm phạm cơ bản nhân quyền.

Cưỡng bức và bạo lực tình dục đối với phụ nữ có thể được sử dụng như một
phương tiện để tấn công các cộng đồng của họ. Để giảm các nguy cơ khiến họ bị từ
chối và bị loại trừ ra khỏi xã hội, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho phụ nữ là nạn
nhân của loại bạo lực này cũng cần phải đặt mục tiêu vào các gia đình và cộng
đồng.

Phụ nữ trong tình trạng xung đột và khủng hoảng cũng đặc biệt dễ bị tổn
thương bởi những hình thức bạo lực khác như cướp bóc làm tăng tình trạng hiểm
nghèo của họ.

Cần phải có các chiến lược cụ thể để giải quyết tất cả các loại hình bạo lực, bao
gồm cả bạo lực giới đối với phụ nữ và các bé gái trong tình hình khủng hoảng và
bạo lực. Những chiến lược này bao gồm có:
• thực hiện các biện pháp đặc biệt trong các tình hình xung đột và khủng
hoảng nhằm bảo vệ phụ nữ và các bé gái tránh khỏi bạo lực, bao gồm cả bạo
lực giới, ví dụng như tạo ra các khu vực được bảo vệ, tăng tính nhạy cảm đối
với vấn đề bạo lực giới cho cảnh sát và các lực lượng an ninh, thực hiện các
cuộc đi tuần thường xuyên của cảnh sát và/hoặc các lực lượng an ninh và có
sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng cảnh sát và an ninh;
• đảm bảo thu thấp và sử dụng các dữ liệu để xác định phụ nữ và các bé gái,
trong các tình trạng khủng hoảng và xung đột, đối tượng bị rủi ro cao– bao
gồm trẻ mồ côi, các bà góa và phụ nữ và các bé gái bị tàn tật – và thực hiện
các biện pháp đặc biệt để bảo vệ họ;
• thực hiện việc kiểm toán giới của các chương trình để phân phát thức ăn,
nước uống và những đồ cần thiết khác để đánh giá và giảm thiểu những rủi
ro bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái tham gia vào việc đánh giá các
chương trình, ví dụ như cung cấp địa điểm và đường đi lại an toàn, làm việc
vào ban ngày và nếu được, phải bố trí thời gian đủ cho họ về điểm an toàn
trước khi trời tối, cung cấp đủ ánh sáng tại những nơi họ cần phải đi lại khi
trời tối (ví dụ như đường đến toa-lét), và thực hiện các biện pháp bảo vệ bởi
lực lượng cảnh sát và/hoặc an ninh;
• tham vấn phụ nữ và các bé gái, đặc biệt những người nằm trong nhóm có
nguy cơ bị bạo lực cao, bao gồm cả bạo lực giới về những nhu cầu cần bảo
vệ của họ;
• cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho phụ nữ và các bé gái bị ảnh hưởng
của bạo lực, bao gồm cả bạo lực giới, cũng như cho gia đình và cộng đồng
của họ.

9. Thực hiện việc lập ngân sách đáp ứng giới

Cần tăng cường các nguồn lực, cả nguồn lực con người và tài chính, để đạt được
các MDGs. Những nguồn lực này cần phải được định hướng đến các chiến lược
dựa trên quyền có đáp ứng giới. Việc lập ngân sách đáp ứng giới là một công cụ
nhằm đạt được mục tiêu vừa tăng cường được nguồn lực và tăng cường hỗ trợ thực
hiện các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới.

Lập ngân sách có đáp ứng giới cần:

• lồng ghép với hệ thống lập ngân sách quốc gia hiện tại và hệ thống thu thập
dữ liệu, giám sát và đánh giá hiện tại;
• có sự phối hợp giữa các cán bộ ngân sách, các cán bộ ban ngành liên quan và
bộ máy của phụ nữ;
• có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm cả các nhóm cha mẹ và phụ nữ;
• tập trung không chỉ vào tăng phân bổ ngân sách cho các chương trình dành
cho các bé gái mà còn vào việc giám sát và đánh giá để đảm bảo rằng việc
thực hiện đáp ứng giới và dựa trên quyền.

10. Hỗ trợ phụ nữ và các nhóm phụ nữ buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm
giải trình đối với những cam kết của mình

Trách nhiệm giải trình đòi hỏi sự minh bạch, thông tin và các cơ thế thông qua đó,
những người có quyền có thể buộc chính phủ và các quan chức chính phủ chịu
trách nhiệm. Phụ nữ thường bị từ chối tiếp cận với thông tin do bị mù chữ, trình độ
văn hóa thấp, thiếu thời gian vì phải thực hiện các trách nhiệm trong gia đình và
những trách nhiệm khác và do sự chi phối của nam giới trong quá trình ra quyết
định.

Những phụ nữ nghèo là những đối tượng đặc biệt cần sự giúp đỡ của các tổ chức
Phi chính phủ và những tổ chức khác nhằm đòi các quyền của mình và buộc chính
phủ phải chịu trách nhiệm đối với những cam kết của chính phủ trong MDGs.

Các chiến lược dựa trên quyền đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm có:

• hỗ trợ việc xây dựng năng lực cho các nhóm phụ nữ nhằm giúp họ sử dụng
dữ liệu và các phân tích để buộc chính phủ phải có trách nhiệm giải trình;
• phổ biến các kết quả của phân tích giới theo các MDGs đến các nhóm phụ
nữ;
• phổ biến các kết quả theo các mẫu như biểu đồ, chữ tượng hình và các con số
thống kê sơ lược phù hợp với những đối tượng khán giả phi kỹ thuật – đối
với những đối tượng mù chữ, những hình thức phổ biến phù hợp bao gồm
bảng kể đơn giản, các bức tranh vẽ trên mặt đất, trò chơi và các con rối;
• tham vấn các nhóm
Sử dụng toà án để giữ vững nhân quyền
phụ nữ về cách trình
bày các kết quả và
Vào tháng 4 năm 2001, trong đợt hạn hán vô cùng
lồng ghép những phản
khắc nghiệt và kéo dài, môt Tổ chức Phi chính
hồi của họ vào báo
chủ đã nộp đơn lên Toà án Tối cao của Ấn Độ đòi
cáo cuối cùng;
hởi chính phủ phải có nghĩa vụ cứu tế cho rất
• tạo ra các cơ chế như nhiều người dân đang bị đói.
các cuộc họp công
công, tiếp cận với Đáp ứng lại yêu cầu này, chính phủ đã đưa ra một
phương tiện thông tin danh mục các chương trình hiện đang được thực
đại chúng hoặc các hiện. Tuy nhiên, toà án đã trực tiếp đòi hỏi chính
ban thuộc hạ viện phủ phải thực hiện đầy đủ tất cả các cơ chế. Điều
thông qua đó các này đã chuyển tất cả những cơ chế này thành
nhóm phụ nữ và xã những quyền được pháp luật công nhận, đem lại
hội dân sự có thể cho những người hưởng lợi hợp pháp quyền được
buộc chính phủ chịu yêu cầu có được lợi ích đáng có và tiếp cận với
trách nhiệm giải trình toà án nếu các yêu cầu chính đáng của họ không
để đạt được các mục được đáp ứng. Một số các chương trình đã cung
tiêu cụ thể của cấp trợ cấp quốc gia khi sinh con cho những phụ
MDGs; nữ nghèo. Một cơ chế phát triển trẻ em lồng ghép
• hỗ trợ các nhóm xã cũng bao trùm những đối tượng hưởng lợi là các
hội dân sự và các tổ bé gái vị thành niên, các phụ nữ mang thai vào
chức phi chính phủ sử phụ nữ đang nuôi con bú và thành lập các trung
dụng toà án để buộc tâm trông trẻ trong mỗi cơ quan.102
các chính phủ phải
chịu trách nhiệm giải
trình nhằm đáp ứng những quyền con người đã được đặt ra, ví dụ như quyền
được có thức ăn, đặc biệt cho phụ nữ và các bé gái.

11. Đảm bảo sự tham gia tích cực của phụ nữ trong việc thu thập dữ liệu

Cần thu thập dữ liệu để phục vụ cho các chính sách dựa trên quyền có đáp ứng giới.
Dữ liệu được thu thập thông qua các biện pháp đáp ứng giới và phản ánh được mối
quan tâm và tình hình của phụ nữ. Điều này đòi hỏi cần phải có sự tham gia của
phụ nữ từ nhiều thành phần, bao gồm cả từ các nhóm thiểu số và yếu thế, và
chuyên gia về phân tích giới và thống kê giới vào trong tất cả các mặt và loại hình
thu thập dữ liệu. Phương pháp tiếp cận được thực hiện tại Nê-pan trong Đợt điều
tra Dân số và Nhà là một ví dụ điển hình (xem trang 8).

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm có:
• mời cả phụ nữ, các chuyên gia thống kê giới và các chuyên gia giới và nghèo
khổ tham gia vào nhóm thiết kế cho tất cả các cuộc điều tra và những hình
thức thu thập dữ liệu khác, và trong cả quá trình phân tích và phổ biến dữ
liệu;
• tham vấn các nhóm phụ nữ, bao gồm cả những nhóm đại diện cho các nhóm
thiểu số và yếu thế trong quá trình thiết kế và xây dựng cuộc điều tra và
những tài liệu thu thập dữ liệu khác;
• thực hiện các nhóm trọng điểm tách biệt giữa nam giới và phụ nữ để phụ nữ
có thể tự do bày tỏ quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm của mình;
• với lý do tương tự, thực hiện chia các nhóm trọng điểm theo giới tính chia
theo tuổi và những tiêu chí kinh tế-xã hội khác, ví dụ như theo lai lịch, đẳng
cấp, mức thu nhập và theo người đứng đầu gia đình;
• đưa phụ nữ, lý tưởng nhất là không ít hơn 40% không nhiều hơn 60% tham
gia vào trong quá trình thu thập dữ liệu với vai trò người liệt kê, người giám
sát và nhập dữ liệu và phổ biến dữ liệu, và đảm bảo rằng phụ nữ từ các nhóm
thiểu số và những nhóm thiệt thòi khác được tham gia vào những vai trò này
với những tỷ lệ phù hợp.

D. Các mục tiêu và chỉ số trung hạn cấp quốc gia

Ma trận 10 dưới đây đưa ra gợi ý một loạt các mục tiêu cụ thể và chỉ số trung hạn
cấp quốc gia đối với bình đẳng giới và tăng quyền năng, dựa trên phân tích trước
đó và các chiến lược được đưa ra. Chúng cần được chỉnh sửa và bổ sung cho phù
hợp và hữu ích đối với từng nước.

Các mục tiêu cụ thể và các chỉ số trung hạn cần được các nhóm phụ nữ và xã
hội dân sự, cũng như các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các chương
trình sử dụng để đánh giá xem liệu một chiến lược cụ thể có đang đạt được kết quả
theo dự tính hay không và để chỉ rõ ở đâu và khi nào cần phải chỉnh sửa và thay thế
một chiến lược.

Những mục tiêu cụ thể trong Ma trận 10 phần lớn dựa trên 7 chiến lược ưu
tiên được Nhóm Chuyên nhiệm về Giáo dục và Bình đẳng Giới xác đinh.103 Những
chỉ số này giám sát quá trình thực hiện chứ không phải những kết quả trong dài
hạn. Do đó, chúng tập trung vào cả các con số và những thay đổi liên quan cụ thể
đến phụ nữ, cũng như những tỷ lệ so sánh giữa nam giới và phụ nữ.

Các con số chỉ những thay đổi trong ngắn hạn, trong khi các tỷ lệ thay đổ
chậm chạp hơn lại phản ánh những thay đổi trong dài hạn. Những thay đổi liên
quan cụ thể đến phụ nữ chỉ rằng liệu phụ nữ có thu được lợi ích từ các chính sách
và chương trình không. Tuy nhiên, cần phải có những tỷ lệ về lợi ích của phụ nữ so
với nam giới để chỉ rõ rằng liệu những khoảng cách giới đang được rút ngắn dần
hay không.

Ma trận 10: Các mục tiêu cụ thể và các chỉ số trung hạn cấp quốc
gia đối với bình đẳng giới và tăng quyền năng

Các mục tiêu Các chỉ số (xem lưu ý # ở phía dưới)


I3.a Tăng 2% việc làm I3.a.1 Số lượng việc làm mới cho phụ nữ, chia
cho phụ nữ* trong theo khu vực và ngành
mỗi năm cho đến khi I3.a.2 Tỷ lệ các việc làm mới cho phụ nữ trên việc
tỷ lệ tham gia lực làm mới cho nam giới, chia theo khu vực
lượng lao động của và ngành
phụ nữ và nam giới I3.a.3 Số các doanh nghiệp mới của phụ nữ chia
tương đương nhau về theo khu vực và ngành
tổng số và chia theoI3.a.4 Tỷ lệ các doanh nghiệp mới của phụ nữ so
ngành và khu vực với các công ty mới của nam giới, chia theo
khu vực và theo ngành
Những chỉ số này sẽ cho phép so sánh giữa những
khu vực và ngành đang mở rộng và suy
thoái
I3.b Xoá bỏ bất bình đẳng I3.b.1 Tỷ lệ phụ nữ có việc làm được trả lương và
giới trong việc làm việc làm tự tạo, theo loại hình việc làm
bằng việc giảm sự I3.b.2 Tỷ lệ công ty một thành viên thuộc sở hữu
phụ thuộc của phụ nữ của nữ giới
vào việc làm trong I3.b.3 Tỷ lệ các khoản vay cá nhân dành cho phụ
khu vực phi kết cấu ở nữ do chính phủ và các ngân hàng cung cấp
mức 2%* trong ba I3.b.4 Tỷ lệ các khoản vay cá nhân dành cho phụ
năm* thực hiện điều nữ trong các cơ chế tín dụng vi mô
tra I3.b.5 Tỷ lệ các công ty do phụ nữ làm chủ trong
các cơ chế hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp
I3.c Xoá bỏ bất bình đẳng I3.c.1 Khoảng cách giới trong thu nhập từ tiền
giới trong việc làm công và việc làm tự tạo chia theo nghề
bằng việc rút ngắn I3.c.2 Khoảng cách giới trong thu nhập từ tiền
khoảng cách giới công và việc làm tự tạo chia theo ngành
trong thu nhập ở mức
2%* trong thời hạn
điều tra 3 năm* cho
đến khi đạt được bình
đẳng
I3.d Xoá bỏ bất bình đẳng I3.d.1 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong việc làm có
giới trong việc làm trả công, chia theo nghề
bằng việc giảm sự I3.d.2 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong việc làm có
chia tách theo nghề trả công, chia theo ngành
và theo ngành ở mức
2%* trong thời hạn
điều tra 3 năm* cho
đến khi đạt được bình
đẳng
I3.e Tăng thu nhập cho I3.e.1 Số các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bắt
phụ nữ thông qua các đầu khởi động
công ty kinh doanh I3.e.2 Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
do phụ nữ làm chủ và so với nam giới làm chủ được khởi động
điều hành ở mức 2%* I3.e.3 Số các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ
mỗi năm cho đến khi trong các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
đạt được bình đẳng do chính phủ tài trợ, bao gồm cả các
với nam giới trong chương trình hướng vào xuất khẩu
các ngành nghề kinh I3.e.4 Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
doanh tương tự so với nam giới làm chủ tham gia vào các
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do chính
phủ tài trợ, bao gồm cả các chương trình
hướng vào xuất khẩu
I3.f Cải thiện các quyền I3.f.1 Số lượng những người chấp thuận thực hiện
sinh lý và sinh sản kế hoạch hoá gia đình, chia theo giới tính
cho phụ nữ I3.f.2 Số lượng các ca nạo thai hợp pháp đã thực
hiện
I3.f.3 Số lượng các lớp giáo dục về sinh lý ở các
trường học
I3.f.4 Tỷ lệ sinh viên tham gia các lớp giáo dục về
sinh lý tại các trường, chia theo giới tính
I3.f.5 Số lượng các lớp giáo dục về sinh lý được tổ
chức tại các cộng đồng cho phụ nữ và nam
giới
I3.f.6 Số lượng người tham gia các lớp giáo dục về
sinh lý được tổ chức tại các cộng đồng, chia
theo giới tính
I3.f.7 Tỷ lệ nam giới so với nữ giới tham gia và
giáo dục giới tính tại cộng đồng
I3.f.8 Số lượng và/hoặc tỷ lệ trẻ vị thành niên
được các trường hoặc hệ thống y tế tư vấn
hoặc giáo dục về giới, chia theo giới tính
I3.f.9 Tỷ lệ trẻ vị thành niên nam so với nữ được
tư vấn hoặc giáo dục về sinh lý
I3.g Xoá bỏ những mong I3.g.1 Xu hướng thời gian về số giờ nam giới
muốn của xã hội và chăm sóc con nhỏ
những định kiến giới I3.g.2 Tỷ lệ thời giờ nữ giới chăm sóc trẻ so với
về việc nam giới hay nam giới
phụ nữ nên làm việc I3.g.3 Xu hướng về thời giờ nam giới sử dụng để
nhà hoặc chăm sóc làm việc nhà
không được trả công, I3.g.4 Tỷ lệ thời giờ nữ giưới làm việc nhà so với
dẫn đến việc tăng nam giới
lượng thời gian nam I3.g.5 Số lượng người sử dụng lao động cho phép
giới làm việc nhà và phụ nữ và nam giới được làm việc theo thời
chăm sóc con trẻ và gian linh hoạt
chia sẻ công bằng I3.g.6 Tỷ lệ người lao động nam so với lao động
hơn những trách nữ làm việc theo thời gian linh hoạt
nhiệm này giữa phụ I3.g.7 Số lượng người sử dụng lao động có chế độ
nữ và nam giới nghỉ sinh con cho cả những ông bố và bà
mẹ khi con mới sinh
I3.g.8 Tỷ lệ lao động nam so với lao động nữ nghỉ
trông con mới sinh
I3.g.9 Số lượng người sử dụng lao động cho người
lao động nam và nữ được nghỉ để hoàn
thành nghĩa vụ chăm sóc con cái
I3.g.10 Tỷ lệ người lao động nam so với lao động
nữ nghỉ chăm sóc con
13.h Giảm tình trạng ạo I3.h.1 Số lượng các trường hợp bạo lực đối với
lực đối với phụ nữ và phụ nữ được báo cho cảnh sát
các bé gái ở mức 5% I3.h.2 Số lượng và/hoặc tỷ lệ các trường hợp báo
mỗi năm cho đến khi cáo bị khởi tố ra toà
xoá bỏ hoàn toàn loại I3.h.3 Số lượng những thủ phạm bị kết án tù và
bạo lực này thời gian ở tù
I3.h.4 Số lượng phụ nữ/bé gái tìm kiếm nơi nương
náu tại các nhà an toàn hoặc tìm kiếm sự
bảo vệ của các nhóm phụ nữ để tránh bạo
lực đối với phụ nữ
I3.h.5 Tỷ lệ dân số biết rằng bạo lực đối với phụ
nữ chính là một hành động tội phạm
I3.i Giảm tình trạng bạo I3.i.1 Số lượng các trường hợp bạo lực đối với phụ
lực đối với phụ nữ, nữ và các bé gái trong tình trạng khủng
bao gồm bạo lực giới hoảng hoặc xung đột được báo cáo cho các
trong tình trạng cơ quan hữu quan
khủng hoảng hoặc I3.i.2 Số lượng và/hoặc tỷ lệ các trường hợp báo
xung đột ở mức 5%* cáo có bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái
mỗi năm cho đến khi trong khủng hoảng hoặc xung đột bị khởi tố
xoá bỏ được hoàn I3.i.3 Số lượng các thủ phạm gây bạo lực đối với
toàn loại bạo lực này phụ nữ và các bé gái trong tình hình khủng
hoảng hoặc xung đột bị kết án tù và thời
gian ở tù
I3.i.4 Số lượng phụ nữ/bé gái trong tình trạng
khủng hoảng hoặc xung đột sử dụng những
nơi trú ẩn đặc biệt để bảo vệ tránh khỏi bạo
lực
I3.i.5 Tỷ lệ các lượng lượng cảnh sát/an ninh/cán
bộ dịch vụ khẩn cấp tăng độ nhạy cảm hơn
để đặc biệt chú ý đến bạo lực, đặc biệt là
bạo lực giới và bạo lực về tình dục đối với
phụ nữ
I3.i.6 Tỷ lệ các chương trình cung cấp dịch vụ
trong tình hình khủng hoảng và xung đột đã
thực hiện việc kiểm toán giới để tối thiểu
hoá những nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ
và các bé gái
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần
phải được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ
thể của các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo
lường được quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người bị sống tách biệt
khỏi xã hội, nếu phù hợp
MỤC TIÊU 4
GIẢM TỈ LỆ TỬ VONG TRẺ EM
Mục tiêu 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ
Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi tiếp tục là một vấn đề chính của phát triển và
nhân quyền tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước nghèo nhất. Mặc dù ngày
càng có thêm nhiều trẻ sống sót trong năm năm đầu tiên của cuộc sống song tình hình này lại có
sự khác biệt lớn ở các vùng trên thế giới. Tỷ lệ tử vong ở trẻ lớn nhất ở Châu Phi với 42% trẻ
dưới năm tuổi bị tử vong.

Tiến bộ trong việc giảm tử vong ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào tiến trình ở các mục tiêu khác.104
và tiền trình này ở khu vực tiểu Sa mạc Sahara của Châu Phi chậm hơn rất nhiều những khu vực
khác trên thế giới.105 Nam Á cũng có tỷ lệ trẻ sống sót khá thấp, mặc dù khu vực này đã đạt được
tiến bộ đáng ghi nhận trong giai đoạn 1990 và 2004.

Chỉ ở hai khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và Khu vực Châu Mỹ La tinh và vùng biển Ca-
ri-bê gần đạt được mục tiêu MDG. Nhưng ngay cả ở hai khu vực này thì hơn một nửa các nước
hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.106 Tuy nhiên, một số nước đã giảm đáng kể tỷ lệ
trẻ tử vong – tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm được 7.1% tại Đông Timor trong thời gian 2000-
200517 và tại Việt Nam, con số này đã giảm từ mức 147 trẻ trên tổng số một ngàn ca sinh năm
1990 xuống 78 vào năm 2005.108

Ma trận 11: các chỉ tiêu và chỉ số giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em toàn cầu
Mục tiêu Các chỉ số
Tất cả các chỉ số cần phải được phân tách theo
giới tính và theo khu vực thành thị/nông thôn
càng nhiều càng tốt
4.A Giảm 2/3 tỷ lệ trẻ tử 4.1 Tỷ lệ tử vong dưới 05 yuôỉ
vong của trẻ dưới 05 4.2 Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
tuổi trong giai đoạn 4.3 Tỷ lệ trẻ một tuổi được tiêm phòng sởi
1990-2015

A. Các vấn đề của phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Nhiều trẻ em trai được sinh ra hơn tại hầu hết các nước nhưng nhiều em
trai cũng bị tử vong trong giai đoạn sơ sinh

Tại hầu hết các nước, sự khác biệt giới trong tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và
trẻ em thường nhỏ và phản ánh phần lớn những sự khác biệt về mặt sinh học. Tỷ
lệ sinh tự nhiên theo giới tính dao động giữa 103 và 107 trẻ em trai so với 100
các bé gái, song tỷ lệ tử vong trong giai đoạn sơ sinh của các bé trai trên toàn
cầu hầu như cao hơn so với các bé gái do các yếu tố sinh học.

2. Một số các nước Châu Á có tỷ lệ các bé trai sinh ra cao hơn rất nhiều so
với tỷ lệ sinh các bé gái
Tuy nhiên, có những ngoại lệ liên quan đến quy phạm tại Châu Á, đặc biệt tại
những quốc gia có số lượng dân số lớn nhất trên thế giới: Trung Quốc và Ấn Độ.
Điều này liên quan đến mong muốn có con trai hơn trong các nền văn hoá này, đặc
biệt ở khu vực nông thôn, dẫn đến việc giết trẻ sơ sinh trong quá khứ, và gần dây là
việc nạo những cái thai
mang bé gái. Tại Trung
Thiếu các bé gái tại Trung Quốc và Ấn Độ
Quốc, điều này càng tồi tệ
hơn do tác động của chính Từ tỷ lệ tương đối bình thường là 108 bé trai so với 100
sách kế hoạch hoá gia đình bé gái vào đầu những năm 80, thặng dư nam giới tại
chỉ sinh một con. Trung Quốc đã tăng dần lên 111 vào năm 1990, 116 vào
năm 2000 và 120 bé trai so với 100 bé gái vào năm
Năm 1990, Amartya Sen đã 2004. Chỉ có 7 trong số 29 tỉnh của Trung Quốc có tỷ lệ
giới tính trung bình của thế giới vào năm 2004. Tại 8
dự tính rằng những tỷ lệ giới ‘tỉnh thảm họa’tỷ lệ các bé trai cao hơn từ 26% đến 38%
tính quá cao đó sẽ dẫn đến so với các bé gái.109
việc ‘thiếu 100 triệu phụ
nữ’.113 Năm 2003, ông đã Tại Ấn Độ trong thời gian 1984-1998, tỷ lệ giới tính
lưu ý rằng có rất ít sự thay sinh ra của các bé là 108 bé trai so với 100 bé gái.110
đổi. Tỷ lệ phụ nữ so với Trong gia đoạn 1991-2001, tỷ lệ giới tính của trẻ em
trong độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi đã giảm mạnh từ 945 các
nam giới trong tổng dân số bé gái so với 1000 các bé trai xuống 927 bé gái so với
xấu hơn một chút tại Trung 1000 bé trai.111 Từ một tỷ lệ khá bình thường là 108.5 bé
Quốc và tốt hơn một chút tại trai so với 100 bé gái trong giai đoạn đầu những năm 80
Ấn Độ, Băng-la-đét, tại Trung Quốc, thặng dư nam giới đã tăng dần từ 111
Pakixtan và Tây Á nhưng năm 1990, 116 năm 2000 và khoảng 120 bé trai so với
không thay đổi triệt để tại 100 bé gái vào năm 2004.112
bất kỳ một nước nào trong
số những nước này. Mặc dù tổng số phụ nữ bị thiếu đã tiếp tục tăng lên, song điều
này chủ yếu là do sự tăng dân số thuần tuý.

Một tài liệu được xuất bản cuối năm 2005 đã có một sự giải thích thay thế về sự
khác biệt trong tỷ lệ giới tính khi sinh.114 Có một bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ
mang mầm bệnh viêm gan B có tỷ lệ sinh con trai cao hơn so với con gái so với
những người không mang bệnh này. Do nhiều nước thiếu phụ nữ cũng có tỷ lệ
người mắc bệnh viêm gan B khá cao nên có thể điều này cũng làm cho tỷ lệ trẻ
được sinh ra là con trai cao hơn, kể cả khi không có tỷ lệ tử vong cao hơn của nữ.
Tài liệu này cũng đưa ra gợi ý rằng, sau khi điều chỉnh sự khác biệt trong tỷ lệ giới
tính khi sinh do bệnh Viêm gan B gây ra, số lương những phụ nữ bị thiếu dựa trên
những dự tính về dân số trong giai đoạn 1980-1990 giảm từ 60 triệu xuống 32
triệu.115
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các nước trong tỷ lệ các thành kiến giới mà
bệnh Viêm gan B có
thể lý giải. Trung Quốc Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em đối với các bé gái đã
có tỷ lệ giới tính rất cao giảm xuống nhưng vẫn cao không bình thường tại Trung
khi sinh song đã giảm Quốc và Ấn Độ
Nhiều các bé gái hơn là các bé trai đã bị tử vong trong thời kỳ
các tỷ lệ này xuống
sơ sinh và trong giai đoạn ấu thơ tại Trung Quốc và một số
trong giai đoạn ấu thơ. vùng của Ấn Độ. Tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong của đứa con
Điều này chỉ ra rằng đầu trong gia đình thì không có sự khác biệt lớn nhưng nguy
hầu hết sự khác biệt cơ tử vong tăng rất cao đối với những bé gái thứ hai và thứ ba
116
trong các tỷ lệ giới tính trong gia đình. Tỷ lệ tử vong cao hơn đối với các bé gái
thời ấu thơ và trong dân sinh ra 117trong các gia đình có con gái và không có đứa con trai
nào cả.
số là do tỷ lệ giới tính
khi sinh. Ngược lại, Ấn Độ có tỷ lệ giới tính khi sinh cao hơn ở mức vừa phải song
cũng tăng các tỷ lệ này trong giai đoạn ấu thơ, cho ta một gợi ý rằng các bé gái sơ
sinh và trẻ em gái dễ bị tử vong hơn so với các bé trai. Bệnh Viêm gan B có thể
giải thích 75% số những phụ nữ bị thiếu ở Trung Quốc nhưng chỉ ít hơn 20% tại
Ấn Độ, Nepal và Pakixtan.118

3. Nạo thai lựa chọn giới tính là một khía canh mới của sự bất lợi của phụ
nữ
Trong khi sự bất lợi của nữ trong tỷ lệ tử vong ở vùng Nam Á đã được giảm
xuống rất nhiều thì một sự bất lợi mới đối với nữ giới đã nổi lên trong vùng Nam
và Đông Á thông qua việc nạo thai mang các bé gái. Công nghệ hiện đại đã làm
cho việc nạo thai lựa chọn giới tính có thể thực hiện được dễ dàng và hiện đang
được sử dụng rộng rãi ở các xã hội với thích có con trai. Tại Ấn Độ và Trung Quốc,
khi việc giết các trẻ em gái có vẻ như đã được xoá bỏ phần lớn, nạo thai lựa chọn
giới tính là một nguyên nhân chính của tỷ lệ giới tính bất cân bằng khi sinh và
trong trẻ em. Những tỷ lệ giới tính bất cân bằng trong trẻ đã dẫn đến những tỷ lệ
giới tính bất cân bằng trong những người vị thành niên.

4. Các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu ý nghĩa giới của những tỷ lệ
giới tính bất cân bằng trong dân số

Những ý nghĩa giới của những con số thống kê này đang gióng lên những hồi
chuông. Chúng không chỉ giới hạn đối với những xã hội nghèo khổ hoặc những nơi
phụ nữ bị đặc biệt mất quyền năng – một vài trong số những tỷ lệ giới tính khi sinh
bất cân bằng nhất tại Ấn Độ lại là ở những bang có tỷ lệ tăng trưởng cao và thu
nhập khá cao, ví dụ như Punjab, Haryana và Maharashtra, những bang vào loại
giầu nhất của Ấn Độ.119 Sự suy giảm trong tỷ lệ giới tính ở trẻ chắc chắn đem lại
kết quả là sẽ có nhiều cô gái lấy chồng sớm hơn, nhiều bé gái nghỉ học ở trường
hơn và tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sẽ cao hơn do phải mang thai sớm, sự di cư của
phụ nữ nghèo từ những nước khác để kết hôn, đặc biệt đến những vùng nông thôn,
và tăng bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái, bao gồm cả hãm hiếp, bắt cóc, buôn
người, và đa phu bắt buộc – thông lệ chia sẻ một bà vợ với nhiều hơn một ông
chồng, đặc biệt là trong số các anh em trai.

Ở khía cạnh tích cực hơn, tại Cộng hoà Triểu Tiên, tỷ lệ giới tính khi sinh đã giảm
xuống cùng với sự phát triển của kinh tế và hiện đại hoá.120

Các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu biết hơn những hàm ý này, và xây
dựng các chiến lược phòng ngừa những kết quả tiêu cực đối với phụ nữ.

5. Hầu hết trẻ em không sống sót trước sinh nhật thứ năm bị tử vong từ những
nguyên nhân có thể phòng ngừa được

Một nghiên cứu năm 2005 đã cho thấy rằng 73% trong số 10,6 triệu trẻ em bị tử
vong trên thế giới mỗi năm là do 6 nguyên nhân: viêm phổi, ỉa chảy, sốt rét, nhiễm
trùng sơ sinh, sinh sớm và ngạt khi sinh. Bốn nguyên nhân đầu tiên chiếm tới 54%
tổng số ca tử vong của trẻ em trên toàn cầu. 94% của tất cả các ca tử vong trẻ em
tại Châu Phi là do bệnh sốt rét. 121

Trong khi bệnh sởi không phải nằm trong số 6 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở trẻ, nó cũng làm cho gần một nửa triệu bé bị tử vong mỗi năm và làm cho nhiều
trẻ khác bị mù hoặc điếc. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm phòng sởi – chỉ số
toàn cầu 4.3 – có thể được coi như một chỉ số hiệu quả và hiệu suất của hệ thống y
tế dự phòng. Tuy nhiên, ở cấp quốc gia, các chỉ số thay thể phải ánh trực tiếp hơn
những nguyên nhân chính của tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại nước đó có thể sẽ phù hợp
hơn.

6. Các bé trai ở độ tuổi 2-5 có nguy cơ tử vong cao hơn do tiếp xúc nhiều hơn
với rủi ro

Tại hầu hết các nước, các bé trai đến tuổi chạy nhảy được có xu hướng có tỷ lệ tỷ
vong cao hơn so với các bé gái. Điều này có thể là một kết quả của các thái độ về
mặt xã hội, đặc biệt là tại các vùng nông thôn khi các bé gái chắc chắn phải ở nhà
và bị trông giữ chặc chẽ hơn, còn các bé trai lại được phép chạy nhảy từ nhà đến
chỗ chơi hoặc trông coi súc vật, và có thể phải tiếp xúc nhiều hơn với bệnh tật và
tai nạn. Các bé trai ở độ tuổi 2-5 cũng thường có dinh dưỡng kém hơn so với các bé
gái, có thể là bởi vì những bữa ăn của chúng không được theo dõi chặt chẽ.
7. Các bà mẹ, những người chăm sóc chính, không đủ khả năng chăm sóc sức
khỏe cho con em mình

Vai trò của các bà mẹ luôn được coi là quan trọng nhất trong việc chăm sóc trẻ. Mẹ
hoặc bà luôn là những người đầu tiên gánh vác trách nhiệm chăm sóc trẻ dưới 5
tuổi. Tuy nhiên, họ không có đủ điều kiện kinh tế, thời gian hoặc các phương tiên
đi lại cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho con em mình. Họ cũng không có được
quyền quyết định quan trọng để có thể tạo nên thay đổi giữa việc cứu cho trẻ sống
hay để chúng chết.

Vai trò của người cha và những người chủ gia đình là nam giới đối với sự
sống còn của trẻ, thậm chí là những người có quyền quyết định chính trong gia
đình, cũng thường bị xem nhẹ. Việc nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và
dinh dưởng cho trẻ em cho các ông bố và những người có quyền quyết định trong
gia đình, trong cộng đồng, cũng như cho các bà mẹ sẽ tăng thêm quyền năng cho
người mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe con cái và tăng khả năng phòng ngừa bệnh
tật, chẩn đoán và điều trị cho trẻ.

Các bà mẹ càng được giáo dục ở trình độ cao sẽ càng giảm được tỷ lệ tử
vong ở trẻ nhỏ. Mặc dù giáo dục cho các bà mẹ không được đưa vào thành tiêu chí
cho mục tiêu 4, nhưng trong Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2006 có chỉ
ra rằng các bà mẹ có trình độ giáo dục trung học và đại học sẽ tăng gấp đôi khả
năng sống cho con trẻ.122 Điều kiện kinh tế, xã hội và quyền được quyết định của
các bà mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em.
Mặc dù không được nhấn mạnh trong Mục tiêu 4, điều này cũng được nhắc đến ở
mục các vấn đề về giới trong cuốn Cẩm nang Các chỉ số kiểm soát Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ.123

8. Cần tập trung nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong trẻ em vào nhóm các bà mẹ có nguy
cơ cao

Để đạt được những Thu nhập thấp và bị vi phạm quyền công dân là những yếu tố
tiến bộ quan trọng dẫn đến tử vong ở trẻ em
trong việc giảm tỷ lệ Một bản phân tích ở một số quốc gia báo cáo về thực hiện MDG
tử vong trẻ em, của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cho biết tỷ lệ tử vong trẻ em ở
chúng ta cần tập các hộ gia đình có thu nhập thấp nhất cao hơn 40% so với ở các
trung nỗ lực vào đối hộ gia đình có thu nhập cao nhất.124 Trong khi ở các quốc gia này
tượng các bà mẹ. có 82% trẻ em thuộc các hộ gia đình có thu nhập cao và 69% trẻ
Cần có các chương em nói chung được tiêm phòng dịch sởi, thì chỉ có 59% trẻ em
trình cụ thể nhằm thuộc nhóm các hộ gia đình có thu nhập thấp được tiêm phòng.125
Báo cáo cũng cho biết them rằng tình trạng quyền công dân bị vi
tăng thêm quyền
phạm cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ em
cao ở các nước Châu Phi.126
cho các bà mẹ trong việc quyết định chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội cho con
em mình và đảm bảo cho họ có đủ điều kiện để thực hiện những điều này.

Như vậy, cần có các bản phân tích chi tiết về con số tử vong ở trẻ em và trẻ
sơ sinh để có thể xác định nhóm các bà mẹ cũng như trẻ em trong diện có nguy cơ
tử vong cao nhất. Trong số này chính là các bà mẹ thuộc các hộ gia đình nghèo, dân
tộc thiểu số, các bà mẹ trẻ, vị thành niên, các bà mẹ luôn phải di chuyển và thay đổi
chỗ do điều kiện cá nhân, khủng hoảng, xung đột. Đây là những người thuộc nhóm
đối tượng cần được cung cấp các chương trình đặc biệt về chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng cho trẻ em.

B. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn

Ma trận 12 đưa ra các mục tiêu và chỉ số dài hạn đối với tình trạng tử vong trẻ em,
dựa trên phân tích về quyền có đáp ứng giới ở Mục tiêu 4 phần trước. Những mục
tiêu và chỉ số này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của
từng quốc gia.

Nhóm phụ nữ cần đảm bảo rằng dữ liệu và tham khảo về tử vong trẻ em
trong báo cáo CEDAW sẽ được sử dụng nhằm đưa ra các mục tiêu và chỉ số phù
hợp cho quốc gia và tiểu vùng. Trả lời của Ủy ban CEDAW về những vấn đề này
đối với các báo cáo gần đây cũng sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin về
triển vọng toàn cầu.

Các mục tương ứng trong Diễn đàn Bắc Kinh và Kế hoạch hành động Quốc
gia dựa trên diễn đàn này cũng cung cấp các thông tin về những cam kết của chính
phủ đối với vấn đề phụ nữ, bình đẳng giới và tử vong trẻ em trong các Lĩnh vực
cần quan tâm về Phụ nữ và Sức khỏe.

Ma trận 12: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về giảm tỷ lệ tử vong
trẻ em
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo lưu ý # bên dưới)
L4.A Trong giai đoạn L4.A.1 Tỷ lể tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, theo giới
1990-2015, giảm 2/3 tính và lứa tuổi
tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi đối với cả
bé gái và bé trai. (dựa
trên mục tiêu toàn
cầu 4.A)
L4.B Giai đoạn 1990-2015, L4.B.1 Tỷ lệ tử vong trẻ em và trẻ sơ sinh, không
giảm tỷ lệ tử vong theo giới tính
quá mức ở bé gái L4.B.2 Tỷ lệ trẻ 1 tuổi được tiêm phòng dịch sởi,
dưới 5 tuổi (ở những không theo giới tính
nước tồn tại tình L4.B.3 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở những vùng bị
trạng này) nhiễm bệnh sốt rét được ngủ màn phòng
bệnh, không theo giới tính và lứa tuổi.
L4.B.4 Tỷ lệ trẻ 1 tuổi được tiêm phòng dịch sởi,
quai bị, và ru-be-la, không theo giới tính
L4.B.5 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được tiêm phòng đầy đủ
chống các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà
và Hib (DTP-Hib), không theo giới tính
và lứa tuổi
L4.B.6 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được tiêm phòng đầy đủ
chống bệnh bại liệt
L4.C Xóa bỏ tình trạng nạo L4.C.1 Tỷ lệ giới tính trẻ lúc sinh
phá thai chọn theo
giới tính vào năm
2015 (ở những nước
có phổ biến tình
trạng này)
L4.D Giảm 2/3 tỷ lệ tử L4.D.1 Số vụ tai nạn chết người ở trẻ dưới 5 tuổi,
vong ở bé trai dưới 5 theo giới tính
tuổi do tai nạn và L4.D.2 Sự phổ biến của tình trạng nhẹ cân ở bé
thiếu dinh dưỡng. trai và bé gái dưới 5 tuổi
L4.D.3 Sự phổ biến của tình trạng còi cọc ở bé trai
và bé gái dưới 5 tuổi
L4.E Tăng số lượng các L4.E.1 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi của các bà mẹ
chương trình chăm thuộc nhóm mục tiêu được tiêm phòng sởi,
sóc sức khỏe và dinh không theo giới tính.
dưỡng cho trẻ em đối L4.E.2 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi của các bà mẹ thuộc nhóm
với nhóm các bà mẹ mục tiêu ở những vùng bị nhiễm bệnh sốt
trẻ vị thành niên, các rét được ngủ màn phòng bệnh, không theo
bà mẹ thuộc các hộ giới tính và lứa tuổi.
gia đình nghèo, dân L4.E.3 Tỷ lệ trẻ em 1 tuổi của các bà mẹ thuộc
tộc thiểu số, các bà nhóm mục tiêu được tiêm phòng sởi, quai
mẹ trẻ, vị thành niên, bị và ru-be-la không theo giới tính.
các bà mẹ luôn phải L4.E.4 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi của các bà mẹ thuộc nhóm
di chuyển và thay đổi mục tiêu được tiêm phòng đầy đủ chống
chỗ ở lên 5% * một các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và Hib
năm để đạt được mặt (DTP-Hib), không theo giới tính và lứa
bằng chung cho toàn tuổi
quốc tính tới năm L4.E.5 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi của các bà mẹ thuộc nhóm
2015. mục tiêu được tiêm phòng đầy đủ chống
bệnh bại liệt
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..

C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

Các chiến lược thực hiện nhằm đạt Mục tiêu 4 tập trung chủ yếu vào phụ nữ trong
vai trò là các bà mẹ với vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên người
cha và những nam giới có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng cũng đóng
một vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo cho trẻ em được hưởng sự
chăm sóc y tế và phòng chống bệnh tật. Công tác giảm nghèo tuyệt đối và ảnh
hưởng của nó tới phụ nữ, gia tăng quyền năng và bình đẳng giới cho phụ nữ là
những phần quan trọng để hướng tới thực hiện được Mục tiêu 4.

Ở các quốc gia có tỷ lệ mất cân bằng giới nghiêm trọng ở trẻ mới sinh
và/hoặc trẻ em, thì các chiến lược thực hiện cần phải nghiêm ngặt hơn và các vấn
đề về giới cũng được thực hiện ở diện rộng hơn và phức tạp hơn.

Một lần nữa, chúng ta cần tập trung vào gia tăng quyền năng và bình đẳng
giới cho phụ nữ. Như vậy, rất nhiều chiến lược thực hiện dựa trên quyền có đáp
ứng giới để đạt Mục tiêu 4 đã được đề cập trong Mục tiêu 1, 2 và 3, và sẽ không
được nhắc lại ở đây. Phần này sẽ tập trung vào các chiến lược trực tiếp về quyền và
giới được xác định trên đây cho Mục tiêu 4.

1. Các nguồn dữ liệu về tỷ lệ tử vong trẻ em không tính theo lứa tuổi và giới
tính

Như đã trình bày trong phần phân tích, có rất nhiều kiểu về giới tính trong tử vong
ở trẻ em chỉ có thể đưa ra được bằng các dữ liệu không tính theo giới tính. Khi
danh mục chính thức về mục tiêu và chỉ số MDGs đưa ra tuyên bố chung rằng “tất
cả các chỉ số không tính theo giới tính, khu vực nông thôn/thành thị”, thì các kiểu
giới tính này rất dễ bị bỏ qua. Các chỉ số và mục tiêu quốc gia cụ thể không tính
theo giới tính sẽ đảm bảo cho điều này không xảy ra. UNICEF và UNFPA đều có
vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này thông qua các cuộc điều tra
mức sống hộ gia đình, nhân khẩu học và sức khỏe.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• thu thập, trình bày và phân tích dữ liệu một cách đều đặn về tỷ lệ tử vong trẻ
sơ sinh theo giới tính, tỷ lệ tử vong trẻ em theo lứa tuổi và giới tính thông
qua các điều tra mức sống hộ gia đình, nhân khẩu học và sức khỏe.

2. Xác định và giải quyết các yếu tố dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bé gái tại
nơi có tình trạng này xảy ra.

Các yếu tố dẫn đến tỷ lệ


tử vong cao hơn ở bé gái Khoảng cách về giới: rào cản của việc chăm sóc y tế
rất khác nhau ở từng cho trẻ em gái
quốc gia và cả ở các Tại một khu vực của người In-đô-nê-xia, trẻ em gái
vùng khác nhau trong hầu như không được chăm sóc sức khỏe do thiếu
một quốc gia. Thực phòng đợi trong khu thị trấn cho cha và con gái. Vì
hiện một chiến lược có phụ nữ không sử dụng các phương tiện giao thông
thể thành công ở một công cộng nên các ông bố phải đưa con đi khám bệnh.
nơi này nhưng không Tuy nhiên, xe buýt chỉ chạy vào buổi sáng và buổi tối,
kiểm tra lại xem chúng vì thế các ông bố phải đợi cả ngày trong thị trấn. Nếu
có phù hợp khi áp dụng là bé trai thì họ có thể cùng ngồi đợi tại các quán trà,
ở nơi khác, sẽ dẫn đến nhưng những nơi này lại không chấp nhận phụ nữ cho
lãng phí các nguồn lực. dù đó là đứa trẻ nhỏ. Kết quả là các ông bố thường rất
Như vậy, điều quan miễn cưỡng khi phải đưa con gái đi khám bệnh.127
trọng là phải bắt đầu từ
khâu nghiên cứu và đánh giá tác động.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

ƒ Tiến hành nghiên cứu tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh theo giới tính, tỷ lệ tử vong trẻ
em theo lứa tuổi và giới tính để xác định các yếu tố dẫn đến tỷ lệ tử vong
cao hơn ở bé gái ở các quốc gia và khu vực có tình trạng này;
ƒ tiến hành nghiên cứu lý do tại sao bé gái sơ sinh và trẻ em gái lại ít nhận
được chăm sóc y tế và phòng bệnh hơn bé trai;
ƒ kiểm tra tỷ lệ đến phòng khám y tế và tiêm phòng của trẻ theo giới tính, và
tìm hiểu tiếp ở những nơi trẻ em gái không được tiêm phòng dịch bệnh.

3. Xác định và giải quyết các yếu tố dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bé trai tại
nơi có tình trạng này xảy ra.

Những nơi có trẻ em trai từ 2-5 tuổi thường dễ gặp tai nạn và bị suy dinh dưỡng
nhiều hơn vì chúng được cho đi lại tự do bên ngoài, thì cha mẹ và cộng đồng cần
được giáo dục đảm bảo cho bé trai cũng được cho ăn đều đặn, được chăm sóc, được
hiểu biết về các mối nguy hiểm chết người hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh, ví dụ qua
việc uống nước không vệ sinh trong môi trường.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• tiến hành các chiến dịch giáo dục về sức khỏe và nâng cao nhận thức về các
chế độ dinh dưỡng và cho ăn phù hợp cho các bé dưới 5 tuổikhông được bú
mẹ
• tiến hành các chiến dịch giáo dục về sức khỏe và nâng cao nhận thức về các
mối nguy hại trong môi trường, đảm bảo an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi khi
chúng ở bên ngoài.

4. Giải quyết các yếu tố dẫn đến tình trạng nạo phá thai là con gái

Các chương trình giảm tình trạng nạo phá thai là con gái cần tiến hành để giảm
bớt tư tưởng thích con trai, tăng giá trị của con gái và giảm số ca nạo phá thai lựa
chọn theo giới tính tại các cở sở y tế.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• tiến hành các nghiên cứu về tình trạng nạo phá thai lựa chọn theo giới tính và
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này;
• thực hiện các chiến dịch truyền thông công cộng, phổ biến tới cha mẹ, nhân
viên y tế và cộng đồng về giá trị của con gái;
• trao các khoản tiền hỗ trợ cho những gia đình nuôi con gái;
• giảm áp lực lên các bà mẹ bị buộc phải sinh con trai bằng việc lên án các
hình thức như lo của hồi môn, phong tục cổ hủ thích con trai hơn con gái;
• ban hành các luật cấm bác sĩ nạo phá thai chọn theo giới tính và các hình
thức xử phạt như rút giấy phép hành nghề;
• thuyết phục các nhà hoạch định chính sách về những hậu quả nghiêm trọng
lâu dài do mất cân bằng giới tính trong dân số;
• đảm bảo rằng vấn đề nạo phá thai chọn theo giới tính và mất cân bằng giới
phải được đưa vào báo cáo của CEDAW và đưa vào luật nhân quyền; nếu
cần, hỗ trợ các tổ chức phụ nữ soạn thảo báo cáo về những vấn đề này trình
lên Ủy ban.

5. Thông tin và giáo dục sức khỏe cho nam giới

Về lâu dài, bình đẳng giới và quyền của phụ nữ sẽ tăng khả năng cho phụ nữ trong
việc thực hiện các quyết định chăm sóc sức khỏe cho con em mình. Tuy nhiên,
trước mắt, nhiều phụ nữ vẫn còn thiếu khả năng quyết định việc chăm sóc sức khỏe
cho con cái, ví dụ như lúc nào cần đưa con đi khám chữa bệnh, hoặc còn phân vân
có nên cho con tiêm phòng hay không. Thậm chí cả khi họ quyết định cho con đi
khám thì khả năng tài chính eo hẹp, thời gian và phương tiện đi lại khó khăn cũng
làm cho họ từ bỏ ý định. Trong khi có nhiều bằng chứng cho thấy rằng sinh nhiều
con sẽ gặp nguy cơ cao hơn về tử vong cho trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi, phụ nữ cũng
không có ý kiến quyết định được về số con họ sinh sinh ra. Như vậy, ngoài việc
tăng thêm quyền cho phụ nữ, chúng ta cũng cần trao đổi với các ông bố và nam
giới trong gia đình và có các chiến lược bổ sung cho công tác này.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

ƒ đưa ra những thông điệp và các phương tiện truyền thông phù hợp để cung
cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe trẻ em tới các ông bố, những người chủ
gia đình là nam giới, lãnh đạo các cộng đồng là nam giới;

• triển khai chương trình kế hoạch hóa gia đình tới nam giới, đặc biệt các
chương trình có thực hiện phương pháp tránh thai cho nam giới, như vậy
nam giới sẽ gánh phần trách nhiệm trong việc này;
• điều chỉnh các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em sao cho phù hợp với
điều kiện của các ông bố như về thời gian, địa điểm và môi trường để
khuyến khích các ông bố đưa con tới bệnh viện khám và điều trị bệnh;
• triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyến khích sự cùng
tham gia của cả bố và mẹ trong chăm sóc sức khỏe cho con cái họ;
• trong phạm vi hệ thống y tế, ghi lại hồ sơ, đối chiếu và báo cáo về giới tính
của những người chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi cho các cơ sở y tế hoặc bệnh
viện, theo giới tính của trẻ;
• đặc biệt triển khai mục tiêu này tới nhóm đối tượng phụ nữ trẻ, vị thành
niên, phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số, người tị nạn hoặc hay phải di chuyển
chỗ ở đang gặp khó khăn sao cho phù hợp với điều kiện của từng nước.

D. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn

Ma trận 13 đưa ra các mục tiêu và chỉ số trung hạn đối với giảm tình trạng tử vong
trẻ em, dựa trên phân tích và các chiến lược đề xuất ở phần trước. Những mục tiêu
và chỉ số này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của từng
quốc gia.

Các mục tiêu và chỉ số trung hạn cần được các tổ chức phụ nữ, các tổ chức
xã hội cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý chương trình sử dụng
để đánh giá liệu mỗi chiến lược cụ thể có đạt được kết quả như mong đợi hay
không, và cũng để xác định mỗi chiến lược cần được điều chỉnh và thay thế vào
lúc nào và tại đâu.

Ma trận 12: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về giảm tỷ lệ tử vong
trẻ em
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú # bên dưới)
I4.a Tăng số lượng nam I4.a.1 Tỷ lệ nam giới là người đưa trẻ em dưới 5
giới chia sẻ trách tuổi đi khám tại các cơ sở y tế, theo giới tính
nhiệm với phụ nữ của trẻ (lấy từ hồ sơ bệnh viện)
trong việc chăm sóc I4.a.2 Số lượng nam giới nhận thức được yêu cầu
sức khỏe trẻ em dưới về chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng cho trẻ
5 tuổi. em dưới 5 tuổi. (lấy từ MICS)
I4.b Dữ liệu không theo I4.b.1 Dữ liệu không theo giới tính về tỷ lệ tử
giới tính về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và dữ liệu không theo giới
vong trẻ sơ sinh và tính và lứa tuổi về tỷ lệ tử vong trẻ em được
dữ liệu không theo thu thập, đối chiếu, phổ biến và phân tích.
giới tính và lứa tuổi (Lấy từ các điều tra của MICS và DHS)
về tỷ lệ tử vong trẻ I4.b.2 Tỷ lệ các báo cáo chính thức của chính phủ
em luôn sẵn sàng và về cung cấp đều đặn dữ liệu không theo giới
được sử dụng trong tính về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và dữ liệu
phân tích và kiểm không theo giới tính và lứa tuổi về tỷ lệ tử
soát. vong trẻ em
I4.c Tăng số lượng các I4.c.1 Số lượng các nghiên cứu về những yếu tố
chương trình và chính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bé gái sơ
sách dựa trên bằng sinh và trẻ em gái dưới 5 tuổi
chứng về phân tích I4.c.2 Số lượng các chính sách và chương trình
các yếu tố dẫn đến tỷ mới đề cập tới vấn đề này
lệ tử vong cao hơn ở I4.c.3 Việc phát triển các chỉ số kiểm soát tính
bé gái sơ sinh và trẻ hiệu quả thực hiện của các chính sách và
em gái dưới 5 tuổi chương trình.
I4.c.4 Số lượng trẻ em dưới 5 tuổi đến các cơ sở y
tế và bệnh viện, theo lứa tuổi và giới tính.
I4.d Tăng số lượng các I4.d.1 Số lượng các nghiên cứu về các yếu tố dẫn
chương trình và chính đến tình trạng nạo phá thai có giới tính là
sách dựa trên bằng nữ.
chứng về phân tích I4.d.2 Số lượng các chính sách và chương trình
các yếu tố dẫn đến mới đề cập tới vấn đề này
tình trạng nạo phá I4.d.3 Việc phát triển các chỉ số kiểm soát tính
thai có giới tính là nữ. hiệu quả thực hiện của các chính sách và
chương trình.
I4.d.4 Số lượng các ca nạo phá thai, theo giới tính
(tồn tại ở một số nước theo hồ sơ của hệ
thống y tế)
I4.d.5 Số lượng và giới tính của trẻ em đang sống
khác tại thời điểm phá thai.
I4.e Giảm số lượng nạo I4.e.1 Số lượng các trường hợp chống lại y đức
phá thai có giới tính nghề nghiệp để tiến hành nạo phá thai chọn
là nữ xuống 5% * theo giới tính
một năm cho tới khi I4.e.2 Số lượng các ca bị kết tội vi phạm nghề y
xóa bỏ hoàn toàn. I4.e.3 Hình thức xử phạt và thời gian bị kết án khi
vi phạm nghề y
I4.e.4 Dữ liệu về các trường hợp nạo phá thai có
giới tính nữ và các biện pháp hạn chế được
trình bày trong báo cáo của CEDAW
I4.f Sự tăng lên của các I4.f.1 Số lượng các chính sách và chương trình
chính sách và chương mới trực tiếp dành cho các bà mẹ thuộc
trình đặc biệt dành nhóm đối tượng tương ứng.
cho các bà mẹ trẻ, vị I4.f.2 Việc phát triển các chỉ số kiểm soát tính hiệu
thành niên, các bà quả thực hiện của các chính sách và chương
mẹ nghèo hoặc dân trình dành cho các bà mẹ thuộc nhóm đối
tộc thiểu số, người tị tượng tương ứng.
nạn hoặc hay phải di
chuyển chỗ ở đang
gặp khó khăn sao cho
phù hợp với điều kiện
của từng nước.
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..
MỤC TIÊU 5
CẢI THIỆN SỨC KHOẺ BÀ MẸ
Mục tiêu 5: Cải thiện Sức khoẻ Bà mẹ

Năm 2005, có 536.000 phụ nữ chết do các nguyên nhân liên quan tới sức khỏe bà
mẹ, so với năm 1990, con số này là 576.000. 99% các trường hợp tử vong này xảy
ra ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ tử vong bà mẹ - tử vong trong quá trình mang
thai và trong 42 ngày cuối thai kỳ trên 100.000 ca sinh là 450 mẹ chết /100.000 ca
sinh ở các nước đang phát triển, con số này chỉ là 9/100.000 ca sinh ở các nước
phát triển.128

Mức giảm rất ít trong tỷ lệ toàn cầu về tử vong sản phụ phản ánh chủ yếu
mức giảm ở các nước có tỷ lệ tử vong sản phụ tương đối thấp.129 Theo Báo cáo
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2007, tỷ lệ tử vong bà me còn ở mức rất cao tại
các quốc gia vùng Cận Sa-ha-ra Châu phi và Nam Á.130 Ngược lại, tình trạng này
đã được cải thiện rõ rệt tại các quốc gia khu vực Đông nam Châu Á, Bắc Phi và
Đông Á theo Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2006.131

Mặc dù có nhiều nguyên Mối nguy hiểm cho các bà mẹ bắt đầu từ
nhân dẫn đến tử vong nhưng thời con gái
nguyên nhân chủ yếu là băng Những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho các bà mẹ
huyết sau sinh. Các nguyên thường có từ thời con gái. Những phụ nữ trong
nhân khác là do nhiễm trùng, quá trình phát triển bị còi cọc do suy dinh
biến chứng do nạo phá thai dưỡng kéo dài thường dễ gặp nguy cơ đẻ khó.
không an toàn, chuyến dạ quá Thiếu máu thường dẫn đến tình trạng chảy máu
lâu hoặc đẻ khó, rối loạn tăng và nhiễm trùng khi đẻ và thường là nguyên
huyết áp khi mang thai, đặc nhân của ít nhất 20% ca tử vong sau sinh ở
biệt là chứng sản giật. Các Châu Phi và Châu Á.132
hiện tượng này xảy ra không
báo trước và cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế sản khoa kịp thời, được trang bị
đầy đủ các loại thuốc cấp cứu, kháng sinh, truyền máu, mổ đẻ và các can thiệp phẫu
thuật khác.

Ma trận 14: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về giảm tỷ lệ tử vong
trẻ em
Chỉ số
Mục tiêu Tất cả cá chỉ số phải được phân chia theo giới
tính, khu vực thành thị/nông thôn
5.A trong giai đoạn 1990- 5.1 Tỷ lệ tử vong sản phụ
2015, giảm ¾ tỷ lệ tử 5.2 Tỷ lệ sinh đạt được nhờ có cán bộ y tế có trình
vong sản phụ độ
5.B Đến năm 2015, phổ 5.3 Tỷ lệ phổ biến thực hiện phòng tránh thai
cập sức khỏe sinh sản 5.4 Tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên
5.5 Chăm sóc sức khỏe trước sinh (khám thai 1 lần
và khám thai 4 lần)
5.6 Những yêu cầu chưa được đáp ứng trong kế
hoạch hóa gia đình

A. Các vấn đề trong một phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Khó tính toán tỷ lệ tử vong sản phụ nếu không có hệ thống ghi chép các ca
tử vong đáng tin cậy

Mục tiêu toàn cầu đưa ra một thách thức lớn trong khâu kiểm soát vì rất khó có thể
tính toán được tỷ lệ tử vong sản phụ nếu không có một hệ thống ghi chép các ca tử
vong đáng tin cậy, và hầu như không có nước đang phát triển nào có một hệ thống
như vậy. Thu thập các dữ liệu về tử vong các bà mẹ là rất khó bởi vì khi một người
phụ nữ chết đi thì cái đơn vị gia đình của người chết đó không còn tồn tại nữa. Nếu
chồng của người phụ nữ đã chết đó được hỏi về người chết trong gia đình thì anh ta
sẽ trả lời về tình hình gia đình mới của anh ta, và như vậy không đả động gì đến cái
chết của người vợ đầu tiên này cả. Một số nhà nhân khẩu học thường giải quyết
tình trạng này bằng ‘phương pháp chị em gái’- tức là thu thập số liệu bằng cách hỏi
những người phụ nữ về các chị em của họ.

Thống kê tỷ lệ tử vong các bà mẹ ở những nước không có hệ thống đáng tin


cậy ghi chép các ca tử vong thường chỉ là các ước tính và có thể không ước tính
đúng được con số tử vong của các bà mẹ.

2. Tỷ lệ tử vong bà mẹ có thể được tiếp cận từ phương diện sức khỏe

UNFPA triển Phụ nữ các nước đang phát triển thiếu điều kiện chăm
khai một chiến sóc sinh sản
lược kiềng ba Một báo cáo năm 2005 cho biết trên thế giới chỉ có 60%
chân để cải thiện phụ nữ được tiếp cận các phương pháp tránh thai. Tỷ lệ
sức khỏe bà mẹ các ca sinh được nhân viên y tế có chuyên môn chăm sóc
và yêu cầu: trung bình đạt 38% ở các nước có thu nhập thấp, Nê-pan
đạt 11%, Lào 19%, Pa-kis-tan 23%, Ấn độ 43%. Ngược
• tất cả phụ lại, con số này ở In-đô-nê-xia là 68%, Việt Nam 85%, Sri
nữ phải sử Lanka 87%, Trung Quốc 97%, Mông Cổ 99% và Jordan
dụng là 100%.133
phương pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn;
• tất cả các phụ nữ có thai phải được đưa đến các cơ sở chuyên khoa khi đẻ;
• tất cả phụ nữ gặp biến chứng khi sinh phải được cấp cứu kịp thời và đưa đến
các cơ sở y tế chuyên sản khoa.

Rất nhiều quốc gia


không thể đáp ứng các Thiếu quyền quyết định có thể dẫn tới tử vong
yêu cầu trên cho tất cả sản phụ
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Ở khu vực hẻo lánh vùng Tây Aceh trong những
thuộc các hộ gia đình năm 1980s, một đoàn cán bộ thuộc Viện Khoa Học
nghèo, khu vực nông thôn In-đô-nê-xia đã điều tra một ca sản phụ tử vong khi
và vùng hẻo lánh. sinh đứa con thứ hai.

Ngay cả khi đã có các Cơ sở y tế cho biết rằng người phụ nữ này đã


dịch vụ này, nhiều phụ nữ không gọi nhân viên hộ sinh vì chị ta không hiểu
cũng không thể tiếp cận được tầm quan trọng của nhân viên hộ sinh cũng
được chúng. Đơn thuần như những rủi ro mà chị ta có thể gặp. Cơ sở y tế
trên khía cạnh sức khỏe, khuyến nghị cần có nhiều hơn nữa các chương trình
không kể đến việc phân giáo dục sức khỏe cho phụ nữ trong vùng.
tích vấn đề dựa trên
quyền có đáp ứng giới thì Tuy nhiên ở những vùng lân cận lại xảy ra những
những lý do phụ nữ chuyện khác. Người mẹ trẻ khi sinh đứa con đầu
không thể tiếp cận các lòng tại nhà rất khó khăn và lần này muốn được
dịch vụ này cũng không nhân viên hộ sinh giúp đỡ tại trạm y tế. Nhưng
thể xác định và giải chồng và mẹ chồng không cho. Họ cho rằng cô đã
quyết được. đẻ đứa thứ nhất và vẫn sống, và họ cũng hy vọng
rằng đứa sau này cũng thế.
Chẳng hạn, phương
diện y tế chỉ có hướng Nhưng sau hai ngày, sức khỏe của người mẹ rất
chú trọng tới giáo dục sức nguy kịch và có thể không sống nổi nhưng lại một
khỏe chứ không tập trung lần nữa gia đình không đồng ý đưa cô đến trạm y tế.
đến việc tăng quyền cho Họ nói rằng, nếu cô có chết thì cũng nên chết tại
phụ nữ và coi đây là giải nhà, và cuối cùng, cô cũng đã chết tại nhà.
pháp cho những phụ nữ
không thể đến bệnh viện Công tác giáo dục sức khỏe cho phụ nữ cũng vẫn
hoặc sử dụng các dịch vụ không thể làm thay đổi được kết cục. Khi phụ134nữ có
y tế có các bà đỡ hoặc bác thêm quyền có thể họ sẽ làm được điều này.
sĩ được đào tạo sản khoa.
Tuy nhiên, rào cản ở đây lại thường là do chị em phụ nữ không mạnh dạn quyết
định sử dụng các dịch vụ y tế sẵn có.
Như vậy, tăng quyền cho phụ nữ là yếu tố quyết định trong việc giảm tỷ lệ tử
vong bà mẹ

3. Nam giới và cộng đồng sẽ là đối tượng cần được giáo dục về mang thai và
sinh đẻ

Nếu phụ nữ không mạnh dạn quyết định thì chính những người nam giới và các
phụ nữ lớn tuổi khác phải là người quyết định đưa chị em tới cơ sở y tế và điều này
sẽ tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ tử vong sản phụ. Người chồng, nam giới chủ gia
đình và những người phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng sẽ là đối tượng cần được
giáo dục về chăm sóc trong quá trình mang thai và tầm quan trọng của việc đưa sản
phụ tới cơ sở y tế có bác sỹ chuyên khoa khi sinh.

4. Sức khỏe bà mẹ nên được xem xét từ triển vọng quyền của phụ nữ cho tới
sức khỏe sinh sản

Chăm sóc sức khỏe cơ bản là quyền của con người, và chăm sóc sức khỏe sinh sản
là quyền con người đặc biệt dành cho phụ nữ. Trong khi hầu hết những người phụ
nữ mang thai muốn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, một số người lại không muốn
mang thai và muốn có quyền được phá thai an toàn.

Với sự ra đời của mục tiêu toàn cầu mới 5.B—‘đến năm 2015 hoàn thành
phổ cập sức khỏe sinh sản’— việc sửa lại Mục tiêu 5 năm 2007 đã nhận thấy nhu
cầu cần hướng tiếp cận rộng hơn đối với sức khỏe bà mẹ và cho phép phụ nữ tiếp
cận với các phương pháp tránh thai và phá thai an toàn; xác định và điều trị các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS; và điều trị cho các trường hợp
nạo phá thai không an toàn hoặc tổn thương đường sinh dục. Cùng với việc góp
phần cải thiện sức khỏe bà mẹ, mọi người cũng cần phải có được nhận thức đầy đủ
về quyền sinh sản của phụ nữ.

5. Làm tổn thương đường sinh dục là sự xâm phạm nghiêm trọng tới quyền
sinh sản của phụ nữ và cần bị loại bỏ.

Làm tổn thương đường sinh dục ở phụ nữ là tên gọi chung cho một số tập tục
truyền thống có liên quan đến mong muốn hạ thấp phụ nữ và muốn kiểm soát tình
dục của họ. Trên thế giới có khoảng 100 đến 140 triệu phụ nữ và trẻ em gái đã bị
làm tổn thương bộ phận sinh dục và ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em gái có nguy
cơ phải hứng chịu những tập tục này mỗi năm.135 Hiện nay, những tập tục này vẫn
đang xảy ra chủ yếu tại 28 quốc gia Châu Phi, và rải rác tại một số quốc gia khu
vực Trung Đông, các bộ tộc thiểu số tại Ấn Độ và Sri Lanka.136 Sự phổ biến của hủ
tục này thay đổi tùy theo từng nước. Ví dụ, tỷ lệ này ở Mali là 92%, trong khi ở Sê-
nê-gan là 28%.137

Sự tổn thương đường sinh dục ở phụ nữ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe của phụ nữ, trẻ em gái và trẻ mới sinh. Băng huyết có thể dẫn đến tử vong, và
bị sốc cũng là hậu quả tức thì của việc bị làm tổn thương này, những tác động lâu
dài về sức khỏe bao gồm hiện tượng đau đớn kinh niên, viêm nhiễm và tổn thương.
Những phụ nữ phải trải qua hủ tục này có nguy cơ phải sinh mổ cao hơn, thời gian
nằm viện lâu, và xuất huyết sau sinh. Những đứa trẻ mới sinh cũng có tỷ lệ tử vong
trong và sau khi sinh cao hơn.138

Công ước về quyền trẻ em và CEDAW đều chỉ ra rõ ràng rằng những hành
động gây hại cho phụ nữ, như việc làm tổn thương bộ phận sinh dục nữ là vi phạm
nhân quyền. Năm 2003, Tuyên bố Cai-rô về xóa bỏ tập tục làm tổn thương bộ phận
sinh dục nữ đã khẳng định rằng ‘việc ngăn chặn và xóa bỏ tình trạng gây tổn
thương bộ phận sinh dục nữ chỉ có thể đạt được thông qua một phương pháp mang
tính toàn diện, thay đổi hành vi của con người và sử dụng luật pháp làm công cụ
thực hiện chủ chốt’. Nhiều quốc gia đã triển khai các chương trình nhằm loại bỏ tập
tục này như ban hành một số đạo luật kết án hành vi này, tổ chức các chương trình
giáo dục rộng rãi hơn, sử dụng các phương cách điều trị trong dân gian và một số
quy định hành chính để ngăn chặn và phòng ngừa. Tháng 2 năm 2008 đã có 10 tổ
chức của Liên Hiệp Quốc cam kết hỗ trợ cho các chính phủ, cộng đồng, phụ nữ và
trẻ em gái trong công tác xóa bỏ phần lớn tập tục này trong khoảng thời gian tới
năm 2015.139 Kinh nghiệm cho thấy, cùng với việc coi tập tục làm tổn thương bộ
phận sinh dục nữ là vi phạm pháp luật, thì bản thân những người phụ nữ, nam giới
trong cộng đồng và những người lãnh đạo của đất nước cũng phải là người thực
hiện các cải cách mang lại thay đổi về mặt văn hóa xã hội cần thiết để có thể xóa bỏ
được tập tục này.

Nhiều hình thức làm tổn thương bộ phận sinh dục nữ hiện không phổ biến
nhiều ở Châu Á. Theo một báo cáo của nước In-đô-nê-xia, Loại I (thường được biết
đến dưới hình thức giải phẫu âm vật) và một số thủ thuật ít gây tổn thương hơn
(Loại IV) đang còn tồn tại ở nhiều vùng trong quần đảo. Một nghiên cứu ở Gia-
các-ta và Tây Java đã cho thấy có nhiều trẻ em gái ở Gia-các-ta và Tây Java đã bị
cắt âm vật phải trải qua nghi lễ phần lớn là những thủ tục không gây tổn thương
nhiều. Chính phủ đã đưa tập tục này vào vấn đề giới trong Kế hoạch Hành động
Quốc gia nhằm Chấm dứt nạn bạo hành với phụ nữ hồi tháng 11 năm 2000. Ủy
ban Ulemas Quốc gia ủng hộ chương trình xóa bỏ tập tục cắt âm vật phụ nữ theo
từng giai đoạn, hiện đang tiến hành ở giai đoạn xóa bỏ các hình thức nghi lễ và thủ
tục không gây tổn thương.140
6. Phụ nữ cần có điều kiền sử dụng các cơ sở hạ tầng về giao thông và truyền
thông

Để giảm tử vong bà mẹ, phụ nữ cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế. Có hệ thống
giao thông công cộng, hay ít nhất là đường sá dễ đi lại là điều rất quan trọng để
giúp phu nữ có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh. Trong
những trường hợp đẻ khó không lường trước, phải có xe cấp cứu và phải liên lạc
được với các trung tâm có xe cấp cứu cũng như có hệ thống giao thông đảm bảo tốt
cho việc di chuyển. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, nhiều phụ nữ không
có điều kiện giao thông cũng như liên lạc và những trợ giúp cần thiết trong trường
hợp khẩn cấp.

7. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cơ bản phải được miễn phí và dễ
tiếp cận cho tất cả phụ nữ

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cơ bản bao gồm thông tin về kế
hoạch hóa gia đình, các dịch vụ và tư vấn; chăm sóc trước sinh, trong khi sinh (bao
gồm cả hỗ trợ khi sinh) và chăm sóc sau khi sinh cho các bà mẹ ngay tại tuyến y tế
cơ sở ban đầu; chuyển đến tuyến tiếp theo để chăm sóc cho những trường hợp biến
chứng sản khoa; phòng ngừa nạo phá thai, kiểm soát hậu quả của nạo phá thai, và
tư vấn sau khi nạo thai và kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc sức khỏe sản phụ. Thực
hiện kế hoạch hóa gia đình đặc biệt rất quan trọng trong việc giảm tình trạng mang
thai và nạo phá thai ngoài ý muốn vì đây thường là nguyên nhân chính dẫn đến tử
vong sản phụ. Tầm quan trọng của công tác này đã được đưa vào trong bản sửa đổi
của MDGs năm 2007 bằng việc thêm vào chỉ số toàn cầu 5.5 – ‘ những yêu cầu
chưa được đáp ứng trong công tác kế hoạch hóa gia đình’.

Những dịch vụ này


Phụ nữ nghèo là những người ít có khả năng
phải được miễn phí và dễ
nhất được chăm sóc trước sinh
tiếp cận đối với tất cả phụ
Ở tất cả các khu vực đang phát triển, 20%
nữ, đặc biệt là những phụ nữ
số phụ nữ thuộc nhóm nghèo nhất không được
nghèo, thuộc vùng dân tộc
chăm sóc trước sinh so với 20% số phụ nữ thuộc
thiểu số, các bà mẹ trẻ, vị
nhóm giàu nhất. Ở Châu Á, tỷ lệ sử dụg dịch vụ
thành niên, người tị nạn hoặc
này ở phụ nữ mang thai trong nhóm hộ gia đình
hay phải di chuyển chỗ ở
nghèo nhất và giàu nhất thay đổi từ 1.3 ở In-đô-
đang gặp khó khăn.
nê-xia, 1.4 ở Phi-líp-pin, và 1.9 ở Việt nam tới
3.1 ở Nê-pan, 3.6 ở Ấn độ, 4.1 ở Băng-la-dét và
Tuy nhiên, là kết quả
10.1 ở Pa-kis-tan.141
từ các chính sách kinh tế tân
cổ điển được thảo luận trong
Mục tiêu 1, việc tính phí cho thăm khám trước sinh, thuê hộ sinh đã khiến nhiều
phụ nữ không thể sử dụng các dịch vụ này vì họ không có tiền. Thậm chí trong
những trường hợp có đủ tiền thì gia đình và chính bản thân những phụ nữ này cũng
không sẵn sàng sử dụng các dịch vụ đó do họ luôn bị coi là những người có địa vị
thấp kém và cũng không hiểu biết về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản.

8. Dịch vụ chăm sóc trước và trong khi sinh cần được ưu tiên

Hầu hết các ca tử vong sản phụ đều do những nguyên nhân mà ta có thể phòng
tránh được, nhiều trường hợp có thể chẩn đoán trước trong các lần khám thai.
Chăm sóc trước sinh tốt – ít nhất là khám thai 4 lần trong quá trình mang thai – sẽ
giúp giải quyết được những vấn đề có thể xảy ra cho cả mẹ và bé, bao gồm tiền sản
giật, không hợp nhóm máu, đái tháo đường, trẻ nhẹ cân, và các dị tật bẩm sinh.
Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và em bé và
được thực hiện trong thời gian thăm khám thai.

Các dịch vụ trước sinh này


cần phải được ưu tiên và hỗ trợ hợp Nhiều phụ nữ mang thai không được
lý về mặt tài chính, chất lượng đội tiêm phòng uốn ván
ngũ nhân viên y tế nhằm giảm bớt Tỷ lệ phụ nữ mang được tiêm phòng uốn
tỷ lệ tử vong sản phụ. ván năm 2003 là 46% ở Cam-pu-chia, 78%
ở Ấn độ, 51% ở In-đô-nê-xia, 36% ở
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta CHDCND Lào, 69% ở Nê-pan, 57% ở Pa-
cũng thấy rằng, chỉ chăm sóc trước kis-tan, 70% ở Phi-líp-pin và 79% ở Việt
sinh thôi sẽ không có tác động Nam.142
mạnh tới giảm tử vong sản phụ. Chúng ta cần phải cải thiện đồng thời các dịch vụ
chăm sóc khi sinh. Giai đoạn chăm sóc trước sinh là cơ hội để những phụ nữ mang
thai có được những can thiệp quan trọng kịp thời tới sức khỏe và sự sống của mẹ và
bé, đồng thời cũng phải đảm bảo cho phụ nữ mang thai khi sinh đẻ có sự giúp đỡ
của các trung tâm y tế có chuyên môn.143

9. Phụ nữ vị thành niên và trẻ tuổi phải là đối tượng được hưởng những
chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ

Trong bản sửa đổi MDGs năm 2007, chỉ số toàn cầu mới 5.4— tỷ lệ sinh đẻ ở tuổi
vị thành niên- đã cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện sức khỏe bà mẹ ở lứa
tuổi vị thành niên và coi đây là cách thức giúp giảm mức tử vong sản phụ hiện còn
rất cao ở các nước đang phát triển.
Nguy cơ tử vong bà mẹ ở nhóm các phụ nữ vị thành niên tuổi từ 15-19
thường cao gấp ba lần so với nhóm phụ nữ tuổi từ 20-24. Phụ nữ vị thành niên cũng
dễ mắc các nguy cơ xảy thai hoặc phải bất động khi mang thai hơn so với phụ nữ
cao tuổi hơn. Khoảng 7 -12% phụ nữ mang thai vị thành niên bị xảy thai hoặc phải
bất động so với 6-8% phụ nữ mangh thai tuổi từ 20-24.144

B . Các chỉ số và mục tiêu quốc gia dài hạn

Ma trận 15 đưa ra các mục tiêu và chỉ số dài hạn đối với tình trạng tử vong bà mẹ,
dựa trên phân tích về quyền có đáp ứng giới ở Mục tiêu 5 phần trước. Những mục
tiêu và chỉ số này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của
từng quốc gia.

Vì các vấn đề về nghèo đói, giáo dục, y tế và dinh dưỡng cho phụ nữ, trao
thêm quyền cho phụ nữ, nạn bạo hành phụ nữ, tất cả đều phù hợp với Mục tiêu 5
nên các chỉ số và mục tiêu tương ứng cũng được đưa vào trong mục tiêu 1, 2, 3, 4
và 5.

Tổ chức của phụ nữ cần đảm bảo rằng dữ liệu và tham khảo về việc chăm
sóc sức khỏe và tỷ lệ tử vong bà mẹ trong báo cáo CEDAW sẽ được sử dụng nhằm
đưa ra các mục tiêu và chỉ số phù hợp cho quốc gia và tiểu vùng.

Trả lời của Ủy ban CEDAW về những vấn đề này đối với các báo cáo gần
đây cũng sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin về triển vọng toàn cầu. Các
mục tương ứng trong Diễn đàn Bắc Kinh và Kế hoạch hành động Quốc gia đựa trên
diễn đàn này cũng cung cấp các thông tin về những cam kết của chính phủ đối với
vấn đề phụ nữ, bình đẳng giới và tử vong bà mẹ trong các Lĩnh vực cần quan tâm
C về Phụ nữ và Sức khỏe.

Ma trận 15: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về cải thiện sức khỏe
bà mẹ
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú # bên dưới)
L5.A Đến năm 2015, hoàn L5.A.1 Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng
thành phổ cập chăm các biện pháp tránh thai
sóc sức khỏe sinh L5.A.2 Tỷ lệ nam giới trong độ tuổi sinh đẻ sử
sản (không thay đổi dụng các biện pháp tránh thai
dựa trên mục tiêu L5.A.3 Số lượng phụ nữ và nam giới được điều trị
toàn cầu) các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
L5.A.4 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới được điều
trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
L5.A.5 Số lượng phụ nữ được nạo phá thai an toàn
(ở một số nước nhất định khi nạo phá thai được
pháp luật cho phép.)
L5.A.6 Khoảng cách theo tháng giữa các lần sinh,
tính theo giới tính của đứa trẻ sinh trước và thứ tự
lần sinh, nếu có.
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..

C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Giảm mức chi phí cho phụ nữ được chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu

Các chi phí về mặt tiền bạc, thời gian, chi phí cơ hội – các hoạt đôngk khác được
thực hiện với một khoản tiền và thời gian để tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc
này – là những yếu tố rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ
nữ.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• bỏ phí khám bệnh tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu,
gồm cả dịch vụ sức khỏe sinh sản;
• thực hiện chế độ bảo hiểm y tế theo phạm vi địa phương và quốc gia để
giúp phụ nữ chi trả phí khám chữa bệnh;
• ở những khu làng hẻo lánh, sắp xếp cho phụ nữ ở tuần mang thai cuối cùng
được chuyển đến ở trong các khu nhà ở gần với trung tâm y tế hơn – miễn
phí hoặc thu một phần phí
tượng trưng; Cộng đồng ủng hộ các chương trình
• cung cấp dịch vụ hộ sinh dành cho phụ nữ mang thai
trong khoảng cách hợp lý cho Tại một số làng của In-đô-nê-xia, người
ít nhất 90% dân số và các ta thường thu một khoản tiền nhỏ từ các
trung tâm y tế có cán bộ hộ trong làng để gây quỹ hỗ trợ cho phụ
chuyên khoa tại tất cả các khu nữ mang thai tiền đi lại khi đi khám thai,
vực tập trung dân cư; đặc biệt là cho lúc sinh. Các hoạt động
• điều chỉnh giờ làm việc của này bao gồm việc hẹn trước những người
các trung tâm y tế cơ sở để có lái xe chuẩn bị sẵn sàng để có thể đưa chị
thể mở cửa làm việc vào thời em đi đẻ vào bất cứ lúc nào.
gian chị em phụ nữ không bận việc hoặc không phải làm các công việc gia
đình;
• huấn luyện cho nhân viên tại các trung tâm y tế cơ sở, bệnh viện, nhân viên
hộ sinh về CEDAW và các vấn đề nhân quyền khác để đảm bảo rằng họ có
nhận thức đầy đủ về quyền được sinh sản và được chăm sóc của phụ nữ, tôn
trọng nhân phẩm phụ nữ;
• kiểm soát chất lượng dịch vụ tại các trung tâm y tế cơ sở, bệnh viện, nhân
viên hộ sinh nhằm đảm bảo công tác này phù hợp với môi trường văn hóa và
tôn trọng quyền của phụ nữ.

2. Cải thiện điều kiền sử dụng các cơ sở hạ tầng về giao thông và truyền thông
của phụ nữ

Cải thiện được cơ sở hạ tầng Điện thoại di động cải thiện việc tiếp cận dịch
về giao thông và truyền thông vụ chăm sóc sức khỏe
mang lại lợi ích cho tất cả mọi Ngân hàng Grameen đã đưa điện thoại tới tận
người đang cần được điều trị các làng hẻo lánh của Băng-la-đét. Vốn vay
khẩn cấp, và qua đó sẽ góp cũng đã được cấp cho 139.000 phụ nữ nghèo
phần giảm được tử vong trẻ nông thôn để trả tiền cho việc lắp đặt điện thoại,
em cũng như cải thiện sức đài và điện thoại di động hiện cũng đang được
khỏe cho các bà mẹ. Điều này sử dụng ở gần một nửa số làng của Băng-la-đét.
cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ Những người phụ nữ đã lắp đặt những trạm
đói nghèo thông qua việc cung điện thoại tại nhà và dân làng chỉ phải trả một
cấp cách tiếp cận tốt hơn về khoản phí sử dụng rất nhỏ. Điện thoại giúp họ
thông tin và thị trường. Các kết nối được với cấp cứu y tế, và giúp phụ nữ
chiến lược trong Mục tiêu 8 nắm bắt được các thông tin về các dịch vụ y tế,
cải thiện cách thức tiếp cận chăm sóc sức khỏe và nhiều vấn đề khác.145
công nghệ mới là hoàn toàn
phù hợp.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao
gồm:

• cung cấp cho mọi phụ nữ, kể cả phụ nữ vùng nông thôn, hẻo lánh, phụ nữ
nghèo có được dịch vụ cấp cứu đỡ đẻ
• tại các vùng xa, tổ chức các tổ công tác để kiểm tra sức khỏe phụ nữ trong
những tuần cuối thai kỳ và chuẩn bị các phương tiện vận chuyển và liên lạc
kịp thời tới các trung tâm dịch vụ sản khoa có chất lượng trong những trường
hợp khó đẻ;
• ở những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép, trang bị ít nhất một máy điện thoại
di động công cộng với mức phí thấp.

3. Thu hút nam giới và cộng đồng cùng tham gia trong công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ

Nhiều phụ nữ không được chăm sóc trước sinh hoặc dịch vụ hỗ trợ khi sinh với các
nhân viên hộ sinh có chuyên môn bởi vì những nam giới có quyền quyết định trong
gia đình và phụ nữ lớn tuổi không hiểu biết về tầm quan trọng của những dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sơ sinh. Sự ủng hộ và chủ động tham gia
của nam giới trong cộng đồng là rất cần thiết để mang lại hiệu quả thực hiện một số
biện pháp can thiệp giúp phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà
mẹ.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để qiả quyết vấn đề này bao
gồm:

• tổ chức các hội thảo truyền thông hoặc các sự kiện dành cho nam giới và
cộng đồng nắm về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, sức khỏe bà mẹ và tầm
quan trọng của chăm sóc trước sinh và khi sinh có sự giúp đỡ của nhân viên
hộ sinh có chuyên môn;
• tổ chức các hội thảo truyền thông hoặc các sự kiện dành cho nam giới và
cộng đồng nắm về quyền của phụ nữ, đặc biệt là quyền được sinh sản của
phụ nữ, và về trách nhiệm của nam giới và cộng đồng trong việc giảm tỷ lệ
tử vong sản phụ.

D. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn

Ma trận 16 đưa ra các mục tiêu và chỉ số trung hạn về cải thiện sức khỏe bà mẹ,
dựa trên phân tích và chiến lược gợi ý trong phần trước. Những mục tiêu và chỉ số
này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia.
Các mục tiêu và chỉ số trung hạn cần được các tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội
cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý chương trình sử dụng để đánh
giá liệu mỗi chiến lược cụ thể có đạt được kết quả như mong đợi hay không, và
cũng để xác định mỗi chiến lược cần được điều chỉnh và thay thế vào lúc nào và tại
đâu.

Ma trận 16: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn về cải thiện sức khỏe
bà mẹ
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú # bên dưới)
I5.a Tăng số phụ nữ được I5.a.1 Thời gian hoặc khoảng cách trung bình tới
tiếp cận với các dịch địa điểm y tế khăm sóc trước sinh gần nhất
vụ sức khỏe sinh sản I5.a.2 Thời gian chờ đợi trung bình của phụ nữ khi
2% * mỗi năm cho đi thăm khám thai
tới khi tất cả phụ nữ I5.a.3 Thời gian hoặc khoảng cách trung bình tới
đều được tiếp cận với nhân viên hộ sinh gần nhất
các dịch vụ này I5.a.4 Thời gian hoặc khoảng cách trung bình tới
địa điểm y tế cấp cứu sản khoa có chất
lượng gần nhất
I5.a.5 Xe cứu thương hoặc các phương tiện
chuyên chở tương đương trong trường hợp
cấp cứu sản phụ
I5.a.6 Mức phí trung bình của dịch vụ chăm sóc
trước sinh
I5.a.7 Mức phí trung bình của dịch vụ thuê nhân
viên hộ sinh có chuyên môn
I5.a.8 Tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ sức
khỏe sinh sản, theo loại dịch vụ và điều kiện
kinh tế-xã hội của phụ nữ.
I5.b Thu hút nam giới và I5.b.1 Số lượng các chương trình giáo dục sức
cộng đồng cùng tham khỏe với nam giới và cộng đồng về chăm
gia trong công tác sóc sức khỏe bà mẹ
chăm sóc sức khỏe bà I5.b.2 Số lượng người tham gia vào các hội thảo
mẹ hoặc các sự kiện về chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, theo lứa tuổi và giới tính
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..
MỤC TIÊU 6
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, SỐT RẾT VÀ CÁC
DỊCH BỆNH KHÁC
Mục tiêu 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch
khác
Các hoạt động trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 6 tập trung đầu tiên vào
công tác phòng chống HIV/AIDS. Phải thực hiện công tác này vì các điều kiện và
bệnh tật liên quan tới HIV là những nguyên nhân chính gây ra tử vong – năm 2007
có khoảng 1,7 triệu người lớn và 330.000 trẻ em dưới 15 tuổi chết vì các căn bệnh
liên quan đến AIDS. Mặc dù các dữ liệu không theo giới tính về các ca tử vong
chưa có, nhưng theo ước tính vào cuối năm 2007 đã có 50% của 30,8 triệu người
lớn sống chung với HIV/AIDS là phụ nữ. Cần phải tập trung vào công tác phòng
chống HIV/AIDS cũng là bởi vì có rất nhiều người tham gia vào chiến dịch phòng
chống HIV/AIDS; có điều kiện tương đối dễ dàng tiếp cận các thông tin kiểm soát
tiến độ thực hiện; và tác động về mặt kinh tế xã hội của công tác này chủ yếu dành
cho phụ nữ và trẻ em.

Báo cáo Mục tiêu


Phát triển Thiên niên kỷ Các trường hợp nhiễm HIV/AIDS đang gia tăng ở
năm 2007 đã cho thấy sự Châu Á
phổ biến của chương trình
này đều khắp ở các nước Năm 2007, ước tính có 4,9 triệu người ở Châu Á
đang phát triển, nhưng đang phải sống chung với HIV, kể cả 440.000 ca
năm 2006 đã có 4,3 triệu nhiễm mới trong năm ngoái. Xấp xỉ 300.000 người
người bị nhiễm mới trên chết vì các bệnh có liên quan tới AIDS năm 2007.
toàn thế giới. Tốc độ Ở khu vực Đông Á, năm 2007, số ca nhiễm mới
nhiễm bệnh nhanh nhất nhiều hơn 20% so với năm trước. Sự lan tràn của
xảy ra ở khu vực Đông Á HIV diễn ra mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á với
và khối Cộng đồng các các xu hướng khác nhau tùy theo từng nước. Tình
quốc gia độc lập (CIS). trạng này có suy giảm ở Mi-an-ma, Thái Lan và
Năm 2006, trong các khu Cam-pu-chia nhưng lại tăng nhanh ở In-đô-nê-xia và
vực bị căn bệnh này Việt Nam. Tỷ lệ người nhiễm bệnh ở Ấn Độ có ít
hoành hành nặng nhất thì hơn so với dự đoán trước đây nhưng những con số
phụ nữ chiếm hơn một tuyệt đối lại rất lớn – 2,6 triệu người nhiễm bệnh
nửa số người mắc bệnh trong năm 2006.
HIV.147 Kể từ khi HIV Khu vực Châu Đại Dương có 75.000 người đã
lần đầu tiên xuất hiện tại nhiễm vi-rút, 14.000 người mới mắc nhiễm và 1.200
Châu Á khoảng năm người chết vì các bệnh liên quan tới AIDS. Hơn 70%
1988, đã có hơn 2,6 triệu những người đang phải sống với HIV là ở Papua
nam giới, 950.000 phụ nữ New Guinea, nơi nạn dịch này vẫn còn lan 146 tràn mặc
và gần 330.000 trẻ em dù tỷ lệ này có thấp hơn trước kia đôi chút.
chết vì các căn bệnh liên quan đến AIDS.148
Các dữ liệu về HIV và hoạt động tình dục, cung cấp thông tin về những phát
triển gần đây và xu hướng sắp tới của nạn dịch HIV hiện đang cho thấy những dấu
hiệu khả quan. Tình trạng nhiễm HIV trong số phụ nữ mang thai tuổi từ 15–24
được sử dụng là một chỉ số cho biết xu hướng gần đây bởi vì tình trạng nhiễm bệnh
ở nhóm người này mới xảy ra gần đây, chịu ảnh hưởng ít hơn về tỷ lệ tử vong và
các liệu pháp kháng vi-rút so với những người lớn tuổi hoặc những người nhiễm
HIV lâu. Các bản phân tích tại 11 trong số 15 nước bị nhiễm bệnh nặng nề nhất
với các dữ liệu khá đầy đủ về xu hướng gần đây đã cho thấy có sự giảm dần của
căn bệnh HIV bởi vì đã có 2000/2001 phụ nữ mang thai tuổi từ 15-24 đến khám tại
các cơ sở chăm sóc trước sinh.

Tuy nhiên, nếu xét về tổng số ca tử vong, tử vong là phụ nữ, bệnh tật và khó
khăn trong việc chữa trị đối với mỗi phụ nữ cũng như chi phí kinh tế cho mỗi nước,
thì chúng ta lại cần phải quan tâm hơn trong công tác phòng chống bệnh sốt rét và
lao phổi. Mỗi năm , bệnh sốt rét cướp đi sinh mạng của gần 10.000 phụ nữ mang
thai, và 200.000 trẻ em là con của những người phụ nữ mang thai sống trong khu
vực các nước bị dịch sốt rét.149 Khoảng 350 đến 500 triệu người đến viện vì mắc
bệnh sốt rét mỗi năm và hậu quả là trên 1 triệu người tử vong. Ít nhất một nửa
trong số này là phụ nữ. Các khoản chi phí về kinh tế cũng khá cao do tình trạng
giảm năng suất lao động, kéo theo mức thiệt hại trung bình 1,3% của mức tăng
trưởng kinh tế hàng năm ở các nước có tỷ lệ lây truyền bệnh cao.150

Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì bệnh lao phổi. Ở Châu Phi, lao phổi
là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của những người nhiễm HIV/AIDS. Hơn
một nửa trong số này là phụ nữ vì hiện nay phụ nữ chiếm khoảng 60% những
người nhiễm HIV tại khu vực cận Sa-ha-ra Châu Phi. Các căn bệnh khác như sốt
xuất huyết, cúm gia cầm là những mối đe dọa lớn cho sức khỏe mọi người ở một số
nước, tuy nhiên những tác động của chúng đối với phụ nữ lại chưa được biết đến
do thiếu các dữ liệu tổng quát theo giới tính trong hệ thống y tế.

Ma trận 17: mục tiêu và chỉ số toàn cầu về phòng chống bệnh tật
Mục tiêu Chỉ số
Tất cả các chỉ số phải phân chia theo giới tính và
khu vực thành thị /nông thôn

6.A Hoàn thành chỉ tiêu 6.1 Sự lan tràn HIV trong dân số độ tuổi từ 15-24
đến năm 2015 và bắt 6.2 Sử dụng bao cao su ở nhóm có nguy cơ cao
đầu đẩy lùi sự lan 6.3 Tỷ lệ dân số tuổi từ 15-24 có hiểu biết toàn
tràn của HIV/AIDS diện và đầy đủ về HIV/AIDS
6.4 Tỷ lệ học sinh mồ côi đến trường so với tỷ lệ
học sinh bình thường tuổi từ 10-14
Lưu ý rằng việc tập trung vào dân số độ tuổi từ
15-24 là dựa trên yêu cầu xác định những xu
hướng gần đây
6.B Đến năm 2010, phổ 6.5 Tỷ lệ dân số nhiễm HIV ở mức độ nặng được
cập điều trị điều trị bằng các loại thuốc kháng vi-rút.
HIV/AIDS cho tất cả
mọi người có nhu cầu
6.C Hoàn thành các chỉ 6.6 Ảnh hưởng và tỷ lệ tử vong xảy ra cùng bệnh
tiêu đến năm 2015 và sốt rét.
bắt đầu đẩy lùi sự lan 6.7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được ngủ màn có
tràn của bệnh sốt rét phun thuốc chống côn trùng và tỷ lệ trẻ em
và một số loại bệnh dưới 5 tuổi bị sốt rét được điều trị bằng thuốc
khác. đặc trị chống sốt rét.
6.8 Ảnh hưởng , sự lan tràn và tỷ lệ tử vong xảy ra
cùng bệnh lao phổi
6.9 Tỷ lệ các ca lao phổi được phát hiện và điều trị
khi được thăm khám trực tiếp và được theo
phác đồ điều trị ngắn.
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..

A. Các vấn đề trong phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Phụ nữ là những người dễ bị nhiễm HIV

Cách lây truyền bệnh chủ yếu sang phụ nữ là do giao hợp với người khác. Ở nhiều
quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ đang tăng lên nhanh chóng so với nam giới. Số
phụ nữ phải sống chung với HIV ở Châu Á đang tăng nhanh vì HIV đã được truyền
sang cho phụ nữ từ những nam giới bị mắc bệnh, nhiều người trong số họ bị nhiễm
bệnh do dùng kim tiêm, hoặc do các quan hệ mua bán dâm không có dụng cụ bảo
vệ hoặc do quan hệ tình dục với nhiều người.151

Về mặt sinh học, phụ nữ dễ bị nhiễm HIV hơn. Có nhiều vi-rút trong tinh
dịch hơn trong chất dịch âm đạo, vì thế phụ nữ dễ bị nhiễm bệnh từ đàn ông truyền
sang. Những thương tổn rất nhỏ khi giao hợp, đặc biệt khi giao hợp mạnh thường
tạo ra đường xâm nhập cho vi-rút. Các lây nhiễm qua con đường tình dục cũng
như dinh dưỡng kém sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh.

Phụ nữ cũng là đối tượng dễ


bị tổn thương do yếu tố văn hóa và
xã hội bởi vì họ thường không được Nam giới có kiến thức về HIV sẽ giúp
quan tâm về mặt tình dục. Ở nhiều bảo vệ phụ nữ
nền văn hóa, phụ nữ bị buộc phải Điều kiện tiên quyết để ngăn chặn nạn
trung thành với việc kết hôn nhưng dịch là phải làm cho mọi người hiểu được
nam giới thì không. Khi các bà vợ bị loại vi-rút này lây lan như thế nào. Tỷ lệ
cấm bàn tán về chuyện quan hệ tình nam giới tuổi từ 15-24 có nhận thức đầy
dục, thì họ cũng không thể tự bảo vệ đủ về điều này rất khác nhau giữa các
mình khỏi bị lây nhiễm từ người vùng. Tỷ lệ này khá cao – trên 45%- tại
chồng mang bệnh của mình, và có Cam-pu-chia và Việt Nam, nơi đã làm
thể bị bạo hành nếu họ nêu vấn đề khá thành công việc giảm tỷ lệ lây truyền
này lên, và như thế sẽ càng làm bệnh.152
tăng thêm khả năng bị tổn thương
của họ. Thậm chí cả khi người chồng bị phát hiện đã nhiễm bệnh, những phụ nữ trẻ
cũng bị ép buộc giao hợp không có dụng cụ bảo vệ để còn sinh con.

2. Những nhóm phụ nữ đặc biệt có nguy cơ nhiễm HIV

Thông thường, các chương trình HIV/AIDS xác định và chọn nhóm mục tiêu có
nguy cơ cao theo các yếu tố nguy hại mang tính hành vi, đặc biệt những yếu tố liên
quan trực tiếp đến các hình thức lây truyền bệnh như quan hệ tình dục hay tiêm
chích thuốc. Tuy nhiên, những yếu tố ở tầm rộng hơn mang tính kinh tế, xã hội
hay chính trị là hệ quả của sự bất bình đẳng về quyền giữa hai giới và một số mối
quan hệ chính trị , xã hội khác lại thường không được quan tâm đến.

Những phụ nữ nghèo, phụ nữ là chủ trong những gia đình không có nam
giới, phụ nữ tàn tật, không nhà cửa, phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn hoặc tranh
chấp thường là những người dễ bị tổn thương trước nguy cơ bị ép buộc tình dục và
điều này gây nên nguy cơ lây nhiễm HIV cao.153
Ví dụ, nghèo đói đã buộc phụ nữ hoặc các cô gái phải bán dâm để mưu sinh,
kiếm sống cho gia đình, và họ không có điều kiện để mua bao cao su hoặc tìm nơi
chữa trị. Nghèo đói, mù chữ và các hệ lụy xã hội mà nhóm dân tộc thiểu số phải
hứng chịu đã làm hạn chế khả năng tiếp cận với thông tin về HIV và các con đường
lây nhiễm, cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ và phương pháp điều trị.
Những công nhân thường hay di chuyển nơi ở hay chỗ làm là phụ nữ cũng là đối
tượng có nguy cơ cao bởi vì họ thường bị nằm ngoài các chương trình và dịch vụ
tại nước họ chuyển đến.

Tình trạng mất cân bằng về quyền khiến cho phụ nữ và các cô gái dễ bị lây
nhiễm HIV/AIDS lại càng diễn ra nghiêm trọng hơn trong những thời kỳ khủng
hoảng, xung đột và di chuyển, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong số phụ nữ
tỵ nạn và những người hay thay đổi chỗ ở.154 Thiếu quyền lực trong các mối quan
hệ về giới cũng là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cao cho các cô gái vị thành niên và
phụ nữ trẻ tuổi, đặc biệt trong trường hợp có quan hệ tình dục với đàn ông lớn tuổi,
hoặc phụ nữ lấy chồng khi tuổi còn quá trẻ và người chồng già hơn rất nhiều.

Phụ nữ thuộc các nhóm có nguy cơ này cần được coi là đối tượng mục tiêu
của các chương trình. Thế nhưng họ lại là nhóm người rất dễ bị bỏ quên hoặc bị
nằm ngoài các chương trình phòng ngừa và điều trị bệnh.

3. Sự phân biệt kỳ thị và sỉ nhục hạn chế người bán dâm tiếp cận với các dịch
vụ và phương thức điều trị HIV/AIDS

Một trong số những nhóm có nguy cơ cao là nhóm gái mại dâm, những người
thường phải đối mặt với sự kỳ thị và sỉ nhục. Một ước tính gần đây cho thấy có tới
10 triệu phụ nữ Châu Á bán dâm và ít nhất 75% nam giới thường xuyên mua
dâm.155 Người bán dâm là đối tượng chính của các chương trình phòng chống
HIV/AIDS bởi vì họ là nhóm rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Trên thực tế, những bằng
chứng sinh học cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ tương đương hoặc thậm chí còn cao
hơn với vai trò là nguồn lây bệnh sang cho người bán dâm.

Những người bán dâm phần lớn là nhóm phụ nữ với các vấn đề và yêu cầu
đặc biệt liên quan đến nhân quyền, sức khỏe sinh sản, và hỗ trợ và điều trị cho
người bị nhiễm HIV. Họ luôn phải đối mặt với sự kỳ thị và sỉ nhục và ở một số nơi,
họ thậm chí còn bị cho là phạm tội. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có những thành
kiến xã hội đối với người bị nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế ở Châu Á. Mặc dù
người bán dâm đã được coi là nhóm mục tiêu rộng rãi trong các chiến lược phòng
chống HIV, nhưng nhiều nhu cầu của họ vẫn bị bỏ qua trong rất nhiều chương trình
chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị HIV/AIDS.
4. Phụ nữ đã kết hôn cũng thuộc nhóm có nguy cơ cần được chú ý

Phải mất khá nhiều thời gian để mọi Phụ nữ đã kết hôn luôn gặp nguy cơ
người thừa nhận rằng một nguyên nhân Nam giới mua dâm chiếm phần chủ
chính trong sự lây lan của HIV chính là yếu trong xã hội và họ là nguồn lây
việc lây truyền từ nam giới sang cho các nhiễm HIV chính ở khu vực Châu Á
bà vợ của họ. Hậu quả là, ở nhiều nước và chính họ cũng là nhóm dân số bị
phụ nữ chiếm hơn một nửa số người nhiễm bệnh đông nhất. Vì hầu hết
nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, họ vẫn những nam giới mua dâm hoặc là
tiếp tục là đối tượng phải gánh chịu sự người đã có vợ hoặc là sắp lấy vợ,
sỉ nhục nhiều hơn, ít có cơ hội tiếp cận phần lớn phụ nữ nhìn vẻ bề ngoài có
với các thông tin và điều trị bệnh và tiếp vẻ là ‘nguy cơ thấp’ và chỉ có quan hệ
tục bị lạm dụng nhân quyền. Vợ của tình dục với chồng lại là những người
những người hay di chuyển nơi ở, dân bị phơi nhiễm với HIV. Cách phòng
chài hoặc nam giới luôn phải làm việc ngừa hiệu quả tình trạng lây nhiễm
xa gia đình trong những khoảng thời HIV ở những người vợ của những đàn
gian dài là đối tượng đặc biệt có nguy ông này vẫn chưa được thực hiện ở
cơ cao. Châu Á, nhưng rõ ràng điều này là rất
cần thiết.156
Một bản báo cáo năm 2008 về Ví dụ, phụ nữ đã lấy chồng ở Papua
tình trạng HIV/AIDS tại Châu Á cho New Guinea chiếm một nửa số ca
thấy cách khôn ngoan nhất để phòng nhiễm mới. Phụ nữ đã lấy chồng cũng
ngừa sự lây truyền HIV tăng nhanh chiếm 39% số nhiễm mới ở Thái Lan
trong phụ nữ là ngăn ngừa chính những và 46% ở Cam-pu-chia.157
người chồng của họ khỏi bị lây nhiễm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy có rất ít chương trình kiểu thế này được triển
khai thực hiện.158

Hiện có rất ít dữ liệu liên quan đến HIV/AIDS về phụ nữ và nam giới đã lập
gia đình để cung cấp cơ sở cho việc xây dựng những chương trình như vậy. Các
cuộc điều tra về HIV/AIDS rất hiếm khi thu thập dữ liệu về mọi người nói chung
mà chỉ tập trung vào nhóm nhỏ là những người có thể tiếp cận được và thường đại
diện cho nhóm đối tượng mục tiêu – chẳng hạn như những người lính nghĩa vụ,
người bán dâm, phụ nữ mang thai và phụ nữ mắc nhiễm AIDS đang tìm kiếm liệu
pháp kháng vi-rút. Một số dữ liệu mới thu thập được từ các ngư dân và những
người hay di chuyển nơi ở và vợ của họ - coi đây là đối tượng có nguy cơ cao đặc
biệt - nhưng những dữ liệu này không đại diện được cho phần lớn số cặp vợ chồng
hiện nay đang được cho là rất cần được quan tâm ở Châu Á.
5. Phụ nữ cần được cải thiện cách tiếp cận với các phương pháp phòng ngừa
lây nhiễm HIV

Do có sự bất bình đẳng về giới và nhiều hình thức bất bình đẳng về quyền trong
quan hệ tình dục, phụ nữ và các cô gái cần phương pháp tránh thai an toàn để họ có
thể thực hiện và kiểm soát. Phụ nữ thường khó đảm bảo được bạn tình của mình sẽ
dùng bao cao su, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân. Hiện nay, bao cao su cho phụ
nữ là biện pháp duy nhất có thể phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm
bệnh qua đường tình dục, kể cả HIV, và cũng là cách mà phụ nữ và các cô gái có
thể áp dụng và trong một chừng mực nào đó có thể kiểm soát được. Như vậy đây
cũng là biện pháp bổ sung cho bao cao su dùng cho nam giới.

Hơn 19 triệu bao cao su dùng cho phụ nữ được phân phối trên 70 nước thông
qua các đối tác công /tư nhân điều phối bởi UNAIDS ở Châu Phi, Châu Á, Châu
Mỹ La tinh. UNAIDS cũng đưa loại bao cao su dành cho phụ nữ vào các chương
trình về HIV/AIDS tại nơi làm việc Tuy nhiên, bao cao su loại này vẫn chưa thực
sự sẵn có và giá cả tương đối cao hơn so với loại bao cao su dùng cho nam giới –
và đối với phụ nữ nghèo thì nó quá đắt.

6. Phụ nữ cần được bảo vệ khỏi sự phân biệt kỳ thị do bị nhiễm HIV/AIDS

Các chương trình Phụ nữ là đối tượng đặc biệt bị sỉ nhục khi có liên
HIV/AIDS lại thường quan đến HIV
không quan tâm đến vấn Có một nghiên cứu APN+ về vấn đề phân biệt kỳ thị
đề giới và thậm chí còn liên quan đến AIDS năm 2001-02 ở Ấn Độ, In-đô-
đối xử phân biệt với phụ nê-xia, Phi-líp-pin và Thái Lan. Nghiên cứu này cho
nữ. Kiểm tra HIV/AIDS thấy có nhiều phụ nữ hơn nam giới mắc bệnh AIDS
khi khám thai là một ví đã:
dụ. Phụ nữ mang thai • phải trải qua nạn quấy rối tình dục và bị nhạo
thường bị kiểm tra mà báng;
không được sự đồng ý • bị bạo hành về thể xác;
của họ và họ cũng không • bị từ chối hoặc bị buộc phải rời khỏi nơi công
được tư vấn sau kiểm tra cộng;
bởi vì họ bị coi là đối • bị buộc phải thay đổi chỗ ở;
tượng dân số phù hợp cho • không được tham gia các công việc của gia đình;
kiểm tra khảo sát và bởi • không được hỗ trợ tài chính từ phía gia đình;
vì người ta lo sợ về tình • bị khuyên giải là không được có con;
trạng lây truyền từ mẹ • bị buộc phải phá thai hoặc triệt sản;
sang con. Hành động này • hoặc có con cái bị buộc phải rời bỏ mình vì lý do
chính là sự vi phạm nhân họ bị nhiễm HIV.159
quyền.
Khi một người đàn ông bị nhiễm HIV, vợ của anh ta lại bị coi là nguồn lây
nhiễm, mặc dù trong thực tế có khi chính lại là do người chồng lây sang cho vợ.
Người vợ rất dễ bị gia đình và cộng đồng tẩy chay và có thể bị chồng hoặc gia đình
chồng bạo hành.

Những người làm công tác y tế cũng thường có thái độ kỳ thị đối với nam
giới và phụ nữ nhiễm HIV, chủ yếu là do họ lo sợ rằng họ cũng bị lây nhiễm do
tiếp xúc. Những phụ nữ mang thai có HIV dương tính thường bị buộc phải phá thai
hoặc triệt sản, còn những phụ nữ độc thân hay góa chồng bị nhiễm HIV/AIDS là
những đối tượng đặc biệt bị sỉ nhục và kỳ thị dẫn đến tình trạng bị vi phạm nhân
quyền của những phụ nữ này.

7. Phụ nữ phải gánh trách nhiệm chính chăm sóc các thành viên trong gia
đình nhiễm HIV/AIDS

Là những người chăm sóc chính cho các thành viên trong gia đình nên phụ nữ cũng
là người phải gánh trách nhiệm chăm sóc người thân trong nhà bị nhiễm
HIV/AIDS. Đây là một gánh nặng lớn về mặt thời gian và công việc chăm sóc như
nâng đỡ người bệnh, gánh nước phục vụ cho việc chăm sóc. Gánh nặng này kéo
theo việc họ phải giảm giờ đi làm kiếm sống cho gia đình, nhất là trong hoàn cảnh
người chồng bị nhiễm bệnh và rất cần được chăm sóc. Con cái họ, đặc biệt là con
gái lại phải lãnh trách nhiệm là người kiếm sống cho gia đình. Còn những phụ nữ
bị nhiễm bệnh thì vẫn phải chăm sóc cho người chồng đau ốm và cả những đứa
con.

Gánh nặng chăm sóc này ảnh hưởng tới tận ba thế hệ phụ nữ. Trước tiên,
người phụ nữ phải chăm cho ông chồng bị bệnh. Bản thân chị ta có thể cũng bị
nhiễm bệnh, sau đó đến lượt chị lại cần mẹ hoặc con gái lớn chăm cho mình. Khi
cả hai vợ chồng cùng chết đi rồi, người con gái lớn hoặc mẹ già sẽ phải gánh trách
nhiệm chăm nuôi cho những đứa con mồ côi. Họ phải đi tìm việc làm để kiếm sống
cho gia đình. Đây quả thực là gánh nặng lớn cho những người bà này vì bản thân
họ cũng đã già cả, ốm yếu và rất nghèo vì thế hệ họ thường không được học hành.
Còn đối với những người con gái lớn, yêu cầu cần phải có thu nhập ngay cộng với
trách nhiệm trong gia đình đã khiến cho các cô gái này không còn cơ hội được đi
học tiếp nữa và sẽ phải đi làm những công việc được trả lương rất thấp, và như vậy
thì tình cảnh đói nghèo cứ tiếp nối truyền qua các thế hệ.
8. Bệnh lao phổi là nguyên nhân gây tử vong chính cho phụ nữ, nhưng phụ nữ
lại không có được điều kiện chữa trị bằng nam giới

Lao phổi đã cướp đi sinh mạng của


gần hai triệu người mỗi năm trên Sự kỳ thị ảnh hưởng tới phụ nữ bị lao
toàn thế giới. Mặc dù đã có các phổi ở Việt Nam và Ấn Độ
phương pháp điều trị từ khoảng ba Sự kỳ thị được cho là mối lo chính của phụ
thập kỷ nay, tình trạng này vẫn gia nữ mắc bệnh lao phổi ở Việt Nam. Phụ nữ
tăng ở nhiều nước. Trong Kế hoạch Việt Nam lo sợ bị kỳ thị hơn nam giới và
Toàn cầu về loại trừ bệnh lao phổi, lựa chọn tự tách mình ra khỏi những mối
mục tiêu quốc tế là phải phát hiện quan hệ bị kỳ thị đó.160
được 70% trường hợp đờm phổi Một nghiên cứu ở Ấn độ cũng cho thấy phụ
dương tính với bệnh lao phổi, và nữ lập gia đình sống cùng với bố mẹ chồng
phải chữa trị thành công được 85% là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi sự kỳ
trong số này.162 thị - 28% trong số này bị mắc bệnh lao
phổi. Nhiều người được gia đình tự chữa trị
Số phụ nữ chết vì bệnh lao cho đến khi được chẩn đoán bệnh. Một khi
phổi mỗi năm cao hơn số tử vong bệnh lao phổi được chẩn đoán thì họ bị gửi
sản phụ. Về mặt sinh học, phụ nữ trả về nhà mẹ đẻ. Những phụ nữ chưa kết
dễ bị mắc bệnh lao phổi hơn nam hôn thường tìm đến các trung tâm y tế ở xa
giới, và tiến triển từ khi nhiễm tới để điều trị vì họ sợ nếu mọi người biết
lúc phát bệnh cũng nhanh hơn. được họ bị bệnh thì sẽ rất khó kiếm
Bệnh lao phổi là nguyên nhân gây chồng.161
tử vong lớn nhất cho phụ nữ trẻ.

Người mắc bệnh lao phổi cũng thường bị xã hội kỳ thị. Hàng năm có khoảng
300.000 trẻ em bị buộc phải thôi học vì cha mẹ chúng bị mắc bênh lao phổi, và
100.000 phụ nữ ly hôn hoặc bị xa lánh và thường không được tiếp xúc với con cái
mình do sự kỳ thị xã hội tạo
ra.163 Phụ nữ ít được điều trị bệnh lao phổi
Một nghiên cứu của Ấn độ cho biết, phụ nữ tham
Hậu quả của sự kỳ thị gia chương trình điều trị DOTS sẽ phải đi 15 km
xã hội này là nhiều phụ nữ ở trong 6 tháng vào các ngày khác nhau để nhận
các nước đang phát triển thuốc điều trị. Hầu hết nhữngngười được điều tra
không được chẩn đoán và – 69% - cho rằng đi đến các trung tâm y tế là rất
điều trị bệnh lao phổi. Nam bất tiện vì họ còn phải chăm con nhỏ, việc đi lại
giới ít bị kỳ thị hơn và lại khá tốn kém, và giao thông cũng rất khó khăn.
được gia đình hỗ trợ nhiều Các yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng
hơn, được đi khám, được vì phụ nữ thường bị hạn chế đi lại một mình hoặc
chẩn đoán và điều trị. Phụ nữ tiêu tiền cho chăm sóc sức khỏe.164
thì thưừong bị ‘bỏ qua các
triệu chứng và mong họ sớm rời khỏi đó’165

Chi phí là một yếu tố nữa giải thích tại sao phụ nữ không tìm cách được điều
trị. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về ‘chế độ điều trị thăm khám trực
tiếp ngắn’ (DOTS), bệnh nhân được phát thuốc tại trạm y tế vào nhiều ngày trong 6
tháng đồng nghĩa với việc phải chi một khoản tiền lớn tại các cơ sở y tế, phí đi lại
và phí cơ hội ví dụ như phí tổn hao thu nhập. Đáng ngạc nhiên là những phụ nữ
chấp nhận chế độ điều trị DOTS lại hoàn thành nhiều hơn nam giới, có lẽ bởi vì họ
là đối tượng xã hội dễ phục tùng hơn.166

Về mặt sinh học phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhưng báo cáo về
bệnh lao phổi ở phụ nữ lại thấp hơn nam giới. Mặc dù điều này còn chưa rõ ràng
và phổ biến trong phạm vi nào nhưng sự khác biệt này là phản ánh thực tế của căn
bệnh; phụ nữ miễn cưỡng đi khám bệnh do bị kỳ thị và do chi phí tốn kém; hay hệ
thống y tế thất bại trong việc phát hiện và báo cáo về những ca mắc bệnh là phụ nữ.

9. Cần có dữ liệu không theo giới tính về bệnh sốt rét để giúp tăng tỷ lệ điều trị
trong phụ nữ

Hàng năm có từ 300 đến 500 triệu Nhìn chung chưa có sẵn Dữ liệu về bệnh
người bị sốt rét và 1,5 đến 3 triệu – sốt rét phân chia theo giới tính
chủ yếu là trẻ em – bị chết.168 Ở Chưa có dữ liệu phân chia theo giới tính ở
những nước có dịch sốt rét, gần 50 Trung Quốc, CHDCND Lào, Pa-kis-tan,
triệu phụ nữ mang thai mỗi năm, và Papua New Guinea, Phi-líp-pin và Việt
hơn một nửa trong số này sống ở Nam. Tại Băng-la-đét, số bệnh nhân nam
khu vực nhiệt đới Châu Phi. Mắc mắc bệnh sốt rét chiếm 55%, tại Cam-pu-
bệnh sốt rét trong thời kỳ mang thai chia có 70% trường hợp mắc bệnh là người
dẫn đến tử vong của gần 10.000 lớn, Ấn độ 59%, Nê-pan 52% và 58% ở
phụ nữ và 200.000 trẻ sơ sinh. Sri Lanka.167
Thiếu máu do bị sốt rét nặng là
nguyên nhân gây ra hơn nửa số tử vong này.

Tỷ lệ mắc lao phổi khá cao ở khu vực Đông Nam Á, chiếm từ 4,3 đến 7,2 %
tổng số ca tử vong.169 Tử vong vì lao phổi ở phụ nữ cũng cao hơn so với các khu
vực khác.170

Mặc dù vấn đề đã có bằng chứng trong các thống kê này, nhưng hầu hết dữ
liệu về sự lan tràn bệnh sốt rét lại không được phân chia theo giới tính. Cho tới
gần đây tình hình về phụ nữ và bệnh sốt rét mới được tập trung vào nhóm phụ nữ
mang thai bởi vì các trường hợp tử vong trẻ em chiếm quá cao trong tổng số các ca
tử vong vì bệnh sốt rét. Tuy nhiên cũng đã có một vài nghiên cứu bắt đầu xác định
và kiểm tra sự khác biệt về mặt sinh học và xã hội của bệnh lao phổi giữa phụ nữ
và nam giới. Một sáng kiến quan trọng đề cập tới việc này là Nghiên cứu Bệnh Lao
phổi theo giới tính của WHO năm 2005.171 Sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới
về công việc, thói quen nghỉ ngơi và ngủ có thể dẫn đến những mức độ phơi nhiễm
bệnh khác nhau. Ở một số quốc gia, phụ nữ có ít điều kiện tiếp cận với các phương
pháp điều trị hơn vì khó khăn khoảng cách/ thời gian tới các trung tâm y tế, vì
không có thu nhập và phương tiện đi lại.172

Một số nước có Chương trình đẩy lùi Bệnh Sốt rét đã có báo cáo về các
trường hợp này theo giới tính trong Báo cáo Thế giới về bệnh Sốt rét năm 2005.
Những dữ liệu này thường được lấy từ các trung tâm y tế vì vậy đã phản ánh được
về tỷ lệ điều trị bệnh. Ở Châu Á tỷ lệ này ở phụ nữ thường thấp hơn nam giới.
Không có dữ liệu dịch tễ học cho thấy phụ nữ ít bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét để
đưa ra kết luận là phụ nữ ít được điều trị bệnh hơn nam giới.

B. Các chỉ số và mục tiêu quốc gia dài hạn

Ma trận 18 đưa ra các mục tiêu và chỉ số dài hạn đối với phòng ngừa HIV/AIDS,
sốt rét và các bệnh khác, dựa trên phân tích về quyền có đáp ứng giới ở Mục tiêu 6
phần trước. Những mục tiêu và chỉ số này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù
hợp với điều kiện của từng quốc gia.

Các chỉ số và mục tiêu tương ứng cũng được đề cập trong các mục tiêu 1, 2,
3, 4, 5 và 7. Ví dụ, tỷ lệ các hộ gia đình không được sử dụng nước sạch và an toàn
vệ sinh là một yếu tố hiển nhiên làm tăng them gánh nặng cho phụ nữ trong việc
chăm sóc người trong gia đình bị HIV/AIDS hoặc mắc bệnh sốt rét hay lao phổi.

Các chiến lược trong Mục tiêu 3 nhằm cải thiện quyền về tình dục và sinh
sản cho phụ nữ cũng rất phù hợp trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Các tổ
chức phụ nữ cần đảm bảo rằng dữ liệu và tham khảo về HIV/AIDS, sốt rét và các
bệnh khác trong báo cáo CEDAW sẽ được sử dụng nhằm đưa ra các mục tiêu và
chỉ số phù hợp cho quốc gia và tiểu vùng. Trả lời của Ủy ban CEDAW về những
vấn đề này đối với các báo cáo gần đây cũng sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp
thông tin về triển vọng toàn cầu.

Các mục tương ứng trong Diễn đàn Bắc Kinh và Kế hoạch hành động Quốc
gia đựa trên diễn đàn này cũng cung cấp các thông tin về những cam kết của chính
phủ đối với vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới trong các Lĩnh vực cần quan tâm B
(‘Giáo dục và đào tạo cho phụ nữ’), lĩnh vực C (‘Phụ nữ và Sức khỏe’), và lĩnh vực
D (‘Bạo hành với phụ nữ’).
Ma trận 18: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia dài hạn về phòng chống bệnh
tật
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú # bên dưới)
HIV/AIDS
L6.A Tăng cường các chiến L6.A.1 Tỷ lệ nam giới sử dụng bao cao su
lược phòng ngừa trong lần quan hệ tình dục cuối cùng
HIV/AIDS, đặc biệt là có nguy cơ cao.
những chiến lược dành L6.A.2 Tỷ lệ phụ nữ bán dâm sử dụng bao
cho phụ nữ, tăng khả cao su trong lần quan hệ với khách
năng được sử dụng bao hàng cuối cùng.
cao su dành cho phu nữ L6.A.3 Tỷ lệ nam giới đã kết hôn sử dụng bao
2%* mỗi năm cho tới khi cao su trong hôn nhân
việc sử dụng này cũng L6.A.4 Tỷ lệ và/hoặc số lượng phụ nữ sử dụng
được rộng rãi như đối với bao cao su dành cho phụ nữ.
loại bao cao su dành cho L6.A.5 Tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn được quyền
nam giới. trao đổi về tình dục với chồng.
L6.B Tăng khả năng cho phụ L6.B.1 Số lượng phụ nữ đồng ý cho kiểm tra
nữ được giữ kín thông tin HIV
khi thử HIV và được tư L6.B.2 Tỷ lệ phụ nữ đối với nam giới đồng ý
vấn để đến năm 2015 tất cho kiểm tra HIV
cả phụ nữ đều được L6.B.3 Số lượng phụ nữ thử HIV dương tính
hưởng dịch vụ này được tư vấn sau kiểm tra.
L6.B.4 Tỷ lệ phụ nữ đối với nam giới thử HIV
dương tính được tư vấn sau kiểm tra.
L6.C Tăng khả năng tiếp cận L6.C.1 Số lượng phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
với điều trị kháng vi-rút được điều trị thuốc kháng vi-rút.
cho phụ nữ nhiễm L6.C.2 Tỷ lệ phụ nữ đối với nam giới nhiễm
HIV/AIDS 2%* mỗi năm HIV/AIDS được điều trị thuốc kháng
cho tới khi đưa ra được tỷ vi-rút.
lệ phụ nữ nhiễm HIV
trong toàn dân số.
L6.D Nâng cao nhận thức của L6.D.1 Những chính sách có đáp ứng giới
các nhà hoạch định chính được thiết lập và các chương trình có
sách, đặc biệt trong ngành đáp ứng giới đề cập tới những yêu
y tế và các cán bộ ngành cầu của phụ nữ đang được tiến hành
y về tình trạng dễ tổn và hỗ trợ tài chính thỏa đáng.
thương về mặt xã hội ,
kinh tế, sinh học của phụ
nữ đối với HIV/AIDS.
L6.E Cải thiện sức khỏe phụ nữ L6.E.1 Tỷ lệ phụ nữ đối với nam giới trong
trong những vùng có nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng lây
nguy cơ lây nhiễm nhiễm qua đường tình dục
HIV/AIDS cao. L6.E.2 Số lượng phụ nữ và nam giới được
điều trị lây nhiễm qua đường tình
dục.
L6.E.3 Các chỉ số khái quát về phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS
L6.E.4 Sự phổ biến của tình trạng thiếu sắt
trong máu của phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS

L6.F Ủng hộ quyền cho phụ nữ L6.F.1 Số lượng phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có
nhiễm HIV/AIDS công ăn việc làm
L6.F.2 Số lượng các tổ chức hỗ trợ được thành
lập để ủng hộ phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS và quỹ do các nhà tài trợ,
các chính phủ hoặc từ các nguồn
đóng góp khác
L6.G Nâng cao nhận thức của L6.G.1 Phần trăm phụ nữ và nam giới tuổi từ
phụ nữ về sinh sản và tình 15-24 có hiểu biết đúng đắn và toàn
dục diện về HIV/AIDS
L6.G.2 Tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới tuổi từ
15-24 có hiểu biết đúng đắn và toàn
diện về HIV/AIDS
L6.G.3 Phần trăm phụ nữ và nam giới tuổi từ
15-24 có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe
sinh sản và tình dục
L6.G.4 Tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới tuổi từ
15-24 có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe
sinh sản và tình dục
L6.G.5 Tỷ lệ phụ nữ tuổi từ 15-24 có thể thảo
luận về sinh sản và tình dục với bạn
đời hoặc với người sắp trở thành bạn
đời.
Như đã nêu, những chỉ số này tập trung vào
phụ nữ trẻ như là chỉ số của những xu
hướng trong phụ nữ nói chung.

L6.H Đặc biệt nâng cao nhận L6.H.1 Phần trăm phụ nữ và nam giới đã kết
thức về sinh sản và tình hôn có hiểu biết đúng đắn và toàn
dục cho phụ nữ đã kết diện về HIV/AIDS, theo lứa tuổi
hôn L6.H.2 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới đã kết
hôn có hiểu biết đúng đắn và toàn
diện về HIV/AIDS
L6.H.3 Phần trăm phụ nữ và nam giới đã kết
hôn có hiểu biết đầy đủ về sinh sản và
tình dục, theo lứa tuổi
L6.H.4 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới đã kết
hôn có hiểu biết đầy đủ về sinh sản và
tình dục, theo lứa tuổi
L6.H.5 Tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn có thể thảo
luận về sinh sản và tình dục với bạn
đời hoặc với người sắp trở thành bạn
đời, theo lứa tuổi
Sốt rét
L6.I Tăng cường khả năng tiếp L6.I.1 Số lượng phụ nữ được điều trị bệnh sốt
cận của phụ nữ với việc rét
điều trị sốt rét ít nhất 5%* L6.I.2 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới được
mỗi năm cho tới khi tất cả điều trị bệnh sốt rét
phụ nữ với triệu chứng
bệnh sốt rét đều được
điều trị kịp thời và hiệu
quả
L6.J Tăng khả năng tiếp cận L6.J.1 Phần trăm phụ nữ ở những vùng bị ảnh
cho phụ nữ với các hưởng ngủ màn được xử lý chống
phương pháp phòng ngừa bệnh sốt rét, không theo lứa tuổi.
bệnh sốt rét ít nhất 5% * L6.J.2 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới ở những
mỗi năm cho tới khi tất cả vùng bị ảnh hưởng ngủ màn được xử
phụ nữ trong vùng bị ảnh lý chống bệnh sốt rét, không theo lứa
hưởng của bệnh sốt rét tuổi.
được sử dụng các biện
pháp phòng ngừa hiệu
quả
Bệnh lao phổi
L6.K Tăng khả năng tiếp cận L6.K.1 Số lượng phụ nữ được điều trị bệnh
cho phụ nữ với các lao phổi
phương pháp điều trị L6.K.2 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới được
bệnh lao phổi ít nhất 5% điều trị bệnh lao phổi
* mỗi năm cho đến khi tất
cả phụ nữ có triệu chứng
của bệnh đều được điều
trị hiệu quả.
L6.L Giảm sự kỳ thị mà phụ nữ L6.L.1 Tăng nhận thức của người dân về tầm
phải gánh chịu khi họ bị quan trọng của việc điều trị cho phụ
mắc bệnh lao phổi nữ bị bệnh lao phổi, và về những lợi
ích mang lại cho gia đình và cộng
đồng
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..

C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Đảm bảo một khoản ngân sách nhà nước được phân bổ cho y tế

Những khoản chia của GDP và


Tỷ lệ của các nguồn quốc gia dành cho y
ngân sách quốc gia được phân bổ
tế không giống nhau
cho y tế thường rất thấp ở nhiều
Tỷ lệ của GDP dành cho y tế ở Châu Á
nước, trong đó bao gồm cả những
năm 2004 thay đổi từ mức thấp khoảng 2%
vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm
ở Pa-kis-tan, 3% ở Băng-la-đét, In-đô-nê-
trọng và lây nhiễm HIV, lao phổi
xia và Phi-líp-pin đến mức 7% ở Cam-pu-
và sốt rét ở mức độ cao. Trong
chia, và 11% ở Timor-Leste. Tỷ lệ mức chi
nhiều trường hợp, cần phải tăng
tiêu công trong tổng mức chi cho y tế thay
thêm phần phân bổ của ngân sách
đổi từ mức thấp 17% ở Ấn Độ, 20-30 % ở
quốc gia cho y tế để có thể đạt
Băng-la-đét, Cam-pu-chia, CHDCND Lào,
được mục tiêu y tế của quốc gia.
Pa-kis-tan và Việt Nam tới mức 34% ở In-
Hiện nay, ở các nước có thu nhập
đô-nê-xia, 60-65% ở Bu-tan và Thái Lan và
cao, phần phân bổ cho y tế trung
79% ở Timor-Leste.173
bình là 7%, nước có thu nhập trung
bình 3%, khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương là 2%, và ở các nước có thu nhập thấp là 1% ở Nam Á.174

Trong nhiều trường hợp khác, cần tăng thêm nguồn phân bổ cho chi tiêu y tế
trực tiếp trong các chương trình sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, phần phân bổ trung
bình cho y tế ở các nước có thu nhập cao là vào khoảng 60%, ở nước có thu nhập
trung bình là 50%, 40% là ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương, 20% ở các nước
có thu nhập thấp và ở Nam Á là dưới 20%.

Các khoản phân bổ cho y tế cũng cần được chi tiêu một cách hiệu quả và
phải đến được với phụ nữ và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, thường là
phụ nữ và các cô gái. Chi phí cho các loại thuốc điều trị HIV và lao phổi rất cao
cho nên giải quyết chi tiêu cân bằng giữa việc phòng chống và điều trị là một vấn
đề rất quan trọng, đặc biệt là ở các nước nghèo với rất nhiều bệnh tật. Năm 2004,
hơn 80% người dân ở các nước đang phát triển phải trả tiền cho các khoản phí y tế
so với 37% ở các nước có thu nhập cao.175

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• với sự giúp đỡ của các chuyên gia về ngân sách dành cho giới làm việc với
Bộ Tài Chính và phần ngân sách cho y tế dựa vào các phân tích dữ liệu
không theo giới tính để xác định các loại bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng cho
phụ nữ, tiến hành phân tích theo giới về ngân sách y tế dành cho HIV/AIDS
và một số bệnh chủ yếu trong dân chúng;
• khi kết quả của những phân tích theo giới cho thấy rằng điều này là cần thiết
thì phải tăng nguồn phân bổ cho y tế, và/hoặc cho các chương trình mang lại
lợi ích cho phụ nữ;
• đặc biệt hỗ trợ cho các tổ chức của phụ nữ được sử dụng kết quả của các
phân tích theo giới này để vận động Ủy ban AIDS quốc gia đưa những vấn
đề liên quan đến giới vào các chương trình HIV/AIDS.

2. Tăng nhận thức cho những phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh
HIV/AIDS

Những người có Những nước đang đối mặt với bệnh HIV cần có
quyền quyết định và các chính sách kinh tế để hỗ trợ tài chính cho việc
các chuyên gia y tế điều trị cho tất cả mọi người, gồm cả phụ nữ
cần phải hiểu về
nhiều yếu tố khác Nghiên cứu gần đây cho thấy bất cứ tác động kinh tế
nhau – sinh học, kinh vĩ mô bất lợi nào về vấn đề hỗ trợ tài chính cho
tế, văn hóa xã hội – HIV/AIDS trên phạm vi rộng đều có thể ngăn chặn
khiến cho phụ nữ dễ được bằng cách quản lý tỷ giá hối đoái, bao gồm cả
bị lây nhiễm HIV và việc hỗ trợ trước, tạo một nguồn quỹ khiêm tốn cho
phải hứng chịu hối đoái và kiềm chế phản ứng quá mức với mức tăng
những gánh nặng của khiêm tốn ban đầu về lạm phát và giá trị của tỷ giá hối
những điều kiện và đoái.176
việc chăm sóc liên quan tới HIV/AIDS, và nhu cầu cần có những chương trình đặc
biệt để bảo vệ và hỗ trợ họ.

Vì lý cho chi phí mà việc tiếp cận của phụ nữ với phương pháp điều trị bị
ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới do họ có thu nhập thấp, chúng ta cần phải có
các chương trình miễn phí hoặc trợ cấp phần lớn cho những phụ nữ nghèo. Ở
những nước có nạn dịch này thì đòi hỏi phải có những nhà hoạch định chính sách
kinh tế có hiểu biết đầy đủ và có các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.

Các nhà hoạch định chính sách ở những lĩnh vực khác, những người lãnh
đạo, chủ doanh nghiệp cũng cần hiểu được về các yếu tố nằm trong tầm ảnh hưởng
của họ có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc tăng ảnh hưởng
của HIV/AIDS tới phụ nữ. Ví dụ, việc dự trữ và phân bổ nguồn nước sạch có thể
tác động tới những phụ nữ đang phải chăm sóc người thân bị nhiễm HIV/AIDS.
Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS cũng gặp nguy cơ bị kỳ thị, bị quấy rối tình dục và bạo
hành nơi làm việc và như vậy cần phải có sự quan tâm đặc biệt và sự bảo vệ từ
phía người chủ và các nhà quản lý nguồn nhân lực.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm :

• tạo ra những tài liệu thông tin và các chiến dịch công cộng điều chỉnh cho
phù hợp với các tổ chức ra quyết định khác nhau;
• hỗ trợ tư vấn giữa các nhóm phụ nữ mắc bệnh HIV/AIDS và các nhóm đối
tượng đã xác định bên trên;
• thành lập một ủy ban của quốc hội xem xét mức tăng lên nhanh chóng của sự
lây nhiễm này trong phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn, và đưa ra các biện
pháp giải quyết.

3. Giảm những nguy cơ khiến phụ nữ phơi nhiễm HIV/AIDS

Cải thiện sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng tốt hơn cho phụ nữ sẽ giúp giảm sự tổn
thương về mặt sinh học, kinh tế, xã hội và bảo vệ họ không bị nhiễm HIV. Nguy
cơ phụ nữ bị phơi nhiễm HIV/AIDS tăng cao do nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, trình
độ học vấn thấp, mù chữ, thiếu thông tin về HIV/AIDS, thiếu hiểu biết về tình dục,
và không thể bàn luận với bạn tình về tình dục, không trao quyền cho phụ nữ nói
chung và phụ nữ bán dâm nói riêng để có thể thương thảo về tình dục an toàn với
bạn tình và khách hàng. Những điều này đã được đưa vào Mục tiêu 1, 2, 3 và một
số điểm khác trong phần này.
Những nhà hoạch định chính sách ở khu vực phi y tế, người chủ doanh
nghiệp và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng cần phải nhận thức đầy đủ hơn về
những yếu tố có thể làm tăng mức tổn thương cho phụ nữ.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm :
• thực hiện các chiến dịch truyền thông về lây nhiễm qua đường tình dục để
truyền đạt tới phụ nữ, và những nhóm đặc biệt có nguy cơ cao, gồm cả vợ
của những công nhân di cư;
• xây dựng các trạm y tế điều trị các bệnh lây qua đường tình dục dành riêng
cho nam giới và phụ nữ, dễ tiếp cận và có chỗ riêng cho những người đến
điều trị;
• các chiến dịch truyền thông trực tiếp về chế độ dinh dưỡng tốt và biện pháp
giảm tình trạng thiếu sắt trong máu cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và phụ nữ
có nguy cơ cao, gồm cả vợ của những công nhân di cư.

4. Cải thiện và bảo vệ phụ nữ có điều kiện tiếp xúc với các biện pháp điều trị
HIV/AIDS

Ở rất nhiều nước, phụ nữ hiện nay


chiếm hơn một nửa số dân mắc HIV. Ở nhiều quốc gia, cả nam giới và phụ
Như vậy phần lớn những người được nữ đều được điều trị
điều trị HIV/AIDS bằng phương Những dữ liệu chưa được tổng hợp hiện
pháp kháng vi-rút cũng là phụ nữ. có không đưa ra được sự khác biệt trong
tiếp cận điều trị giữa phụ nữ và nam giới.
Dữ liệu về Sự tiến bộ toàn cầu Ví dụ, trong khu vực WHO EURO khả
trong việc tiếp cận với phương pháp năng tiếp cận là tương đương với 28% các
kháng vi-rút vào tháng 6 năm 2005 ca đăng ký điều trị là phụ nữ, và phụ nữ
đã cho thấy có rất ít sự kỳ thị. Mặc chiếm 32% trong số những người được
dù điều này rất đáng khích lệ song điều trị kháng vi-rút. Ở vùng cận Sa-ha-ra
những quan niệm văn hóa về nhu cầu Châu Phi thì 6 trong số 10 người lớn được
chăm sóc sức khỏe vẫn cho rằng nam điều trị là phụ nữ. Điều này phản ánh sự
giới cần được ưu tiên hơn các thành phân phối đồng đều bởi vì nhiều phụ nữ
viên khác trong gia đình, đặc biệt là bị nhiễm bệnh hơn nam giới.177
trong trường hợp gia đình eo hẹp về
tài chính. Nhiều rào cản khác vẫn
tiếp tục hạn chế khả năng tiếp cận với điều trị và chăm sóc cho các nhóm đối
tượng bên lề như những người tiêm chích thuốc hoặc người bán dâm.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:
• miễn phí hoặc trợ cấp phần lớn cho phương pháp điều trị kháng vi-rút, và
đưa ra các chi phí gián tiếp cho việc điều trị này;
• đảm bảo rằng các chương trình phân phối thuốc kháng vi-rút phải đến được
với phụ nữ và phải kiểm soát được sự tham gia của họ;
• tư vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và tiến hành phân tích theo giới về
phương pháp phân phối thuốc để giảm thiểu những rào cản sự tham gia của
phụ nữ;
• lập hồ sơ, phổ biến và phân tích dữ liệu về sự tham gia của phụ nữ và nam
giới trong các chương trình phân phối thuốc kháng vi-rút;
• kiểm soát các dữ liệu về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các
chương trình phân phối thuốc kháng vi-rút và sử dụng chúng để tăng khả
năng tiếp cận của phụ nữ cho phù hợp với tổng số dân nhiễm HIV/AIDS;
• thực hiện sàng lọc, phòng ngừa và điều trị cho các trường hợp có nguy cơ
lây nhiễm và các trường hợp liên quan tới HIV như ung thư tử cung, coi đây
là một phần trong chương trình điều trị cho phụ nữ và các cô gái có HIV
dương tính.

5. Hạn chế tình trạng kỳ thị và sỉ nhục phụ nữ nhiễm HIV

Phụ nữ nhiễm HIV là đối tượng của sự kỳ thị, sỉ nhục và đôi khi cả nạn bạo hành,
điều này một phần là do người ta cho rằng phụ nữ là nguồn truyền các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục. Niềm tin đó cộng với những quan niệm truyền thống về
tình dục, máu và sự lây nhiễm các căn bệnh khác lại càng tạo thêm cơ sở cho sự kỳ
thị và sỉ nhục nhiều hơn đối với phụ nữ nhiễm HIV.

Phụ nữ nhiễm HIV thường bị chỉ trích về những hành vi dẫn đến sự lây
nhiễm của họ, trong khi đó người ta lại tỏ ra cảm thông cho nam giới. Một số phụ
nữ bị chính người chồng lây bệnh sang cho mình bỏ rơi trong khi nhiều phụ nữ
khác cũng bị gia đình và cộng đồng từ chối.178

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp để
giúp phụ nữ nhiễm HIV có công ăn việc làm;
• thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức tại nơi làm việc để giảm bớt sự
kỳ thị và nhục mạ từ phía những người cùng làm việc;
• thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức tại các trường học, đặc biệt với
giáo viên để đảm bảo quyền cho những phụ nữ nhiễm HIV dương tính, giảm
sự nhục mạ và kỳ thị đối với các cô gái nhiễm HIV hoặc có bố mẹ bị nhiễm
HIV.

6. Bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Tất cả các biện pháp phòng


chống HIV/AIDS cần được xem Quyền được sinh sản của phụ nữ nhiễm
xét lại một cách cẩn thận từ HIV cần được bảo vệ
những góc độ đúng đắn. Đôi khi Một số nước như Cam-pu-chia được buộc tội
các chương trình hoặc luật đưa bất cứ người nào khi biết mình bị nhiễm HIV
ra để bảo vệ phụ nữ như việc mà còn làm lây nhiễm sang cho người khác.
thử HIV cho phụ nữ có thai mà Trong khi thực hiện việc bảo vệ cho phụ nữ
không thông báo hoặc được sự không bị lây nhiễm từ đàn ông có vi-rút gây
đồng ý tự nguyện của họ trên bệnh, luật này cũng được sử dụng để buộc tội
thực tế lại là sự phân biệt kỳ thị những phụ nữ muốn sinh con.179
đối với họ.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• dừng việc bắt buộc thử HIV đối với phụ nữ mang thai và thay vào đó là hình
thức thử tự nguyện cho các cặp vợ chồng và có tư vấn cho các cặp vợ chồng;
• đảm bảo cho phụ nữ nhiễm HIV có quyền được có con nếu họ muốn;180
• đảm bảo cho phụ nữ nhiễm HIV có quyền được phá thai nếu họ muốn;181
• cấm triệt sản phụ nữ nhiễm HIV trừ phi họ tình nguyện thực hiện;182
• hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thành lập những nhóm tự giúp đỡ nhau để
bảo vệ quyền của họ và khởi tạo các hoạt động của nhóm nếu cần.

7. Hỗ trợ những người chăm sóc chủ yếu cho các đối tượng nhiễm AIDS, và
trẻ em, trẻ mồ côi do AIDS

Phần lớn những người chăm sóc chính là phụ nữ, gồm cả các em gái và những
người bà. Công việc chăm sóc khá vất vả và họ có rất ít thời gian và sức lực để
kiếm sống cho gia đình.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• khuyến khích cộng đồng thực hiện công tác hỗ trợ tập thể;
• cụ thể, hỗ trợ cho các em gái trong những gia đình có người nhiễm bệnh
được tiếp tục đi học;
• những người bà nghèo khó được hỗ trợ về tài chính cho chính họ và cả
những đứa cháu mà họ phải chăm sóc;
• làm việc với những người chăm sóc chính, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi
để giúp họ làm tốt cả trách nhiệm chăm sóc người bệnh lẫn việc kiếm sống
cho gia đình;
• đảm bảo cho các em gái là người chăm sóc chính hoặc là trẻ mồ côi được
học tập tới ít nhất là bậc trung học cơ sở thông qua các hình thức trả lương,
cho học từ xa, hoặc học bổ túc;
• ở những khu vực có đông trẻ mồ côi do AIDS thì tổ chức cho trẻ vào các gia
đình và các tổ chức tự giúp đỡ để đảm bảo cho việc học tập được thực hiện
tới từng địa phương;
• cung cấp hệ thống đường nước sạch tới các hộ gia đình có phụ nữ phải chăm
sóc cho rất nhiều nước.

8. Giảm trừ tình trạng nhục mạ và kỳ thị đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và
lao phổi

Sự kỳ thị - những suy nghĩ tiêu cực về một người hoặc một nhóm người dựa trên
những thành kiến hoặc các mối lo ngại – sẽ dẫn đến phân biệt đối xử - hành động
do sự kỳ thị mang lại, đối xử không công bằng với một ai đó chỉ vì người ấy bị
nhiễm HIV hoặc là thành viên của một nhóm người nào đó. Sự kỳ thị có liên quan
đến HIV/AIDS được tạo nên và còn làm tăng thêm những thành kiến khác, gây
nên sự bất bình đẳng xã hội – đặc biệt là về các mặt như giới tính, tình dục, giai cấp
và vùng thiểu số. Sự kỳ thị thường dẫn đến vi phạm nhân quyền.183

Ở nhiều nước, phụ nữ mắc bệnh lao phổi bị kỳ thị và không được mọi người
cho phép nấu nướng chuẩn bị bữa ăn. Đây cũng là quan niệm truyền thống về phân
biệt giới, ‘giá trị’ của phụ nữ bị coi rất thấp. Nam giới mắc bệnh lao phổi không bị
miệt thị như vậy vì thông thường họ không phải nấu nướng. Sự kỳ thị này là một
trong nhiều nguyên nhân chính khiến cho nhiều phụ nữ không dám đến bệnh viện
khám và điều trị lao phổi.

Như vậy, các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm xóa bỏ tình
trạng này là rất cần thiết. Cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên
gia y tế phải tôn trọng nhân quyền của những người nhiễm HIV/AIDS hoặc lao
phổi và giải quyết những khó khăn cho phụ nữ trong tình cảnh này.
Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này
bao gồm:

• tiến hành công tác nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt cho nam
giới, về nguyên nhân và hậu quả của sự kỳ thị và nhân quyền của những
người nhiễm bệnh, bao gồm những vấn đề của phụ nữ, chú trọng tới các gia
đình và tổ chức chịu ảnh hưởng của sự kỳ thị, và chỉ ra những mối lo ngại và
thành kiến ẩn sau sự kỳ thị này;
• tập trung công tác nâng cao nhận thức vào đối tượng là các nhà hoạch định
chính sách, các chuyên gia y tế và cộng đồng, và quan tâm đặc biệt tới tình
trạng kỳ thị đối với nhóm người có nguy cơ cao như những người tiêm chích,
tù nhân, bán dâm, nhấn mạnh rằng sự thất bại của các chương trình phòng
chống và xóa bỏ các bệnh tật này là hậu quả của sự kỳ thị gây ra;
• thu hút phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và/hoặc lao phổi tham gia vào các chương
trình nói về sự kỳ thị và hậu quả của chúng.

9. Nâng cao nhận thức về sinh sản và tình dục của phụ nữ cho cả nam giới và
phụ nữ

HIV, sức khỏe sinh sản và tình dục có liên quan chặt chẽ với nhau. Phần lớn sự lây
nhiễm HIV xảy ra là do lây truyền qua đường tình dục hoặc liên quan tới việc mang
thai, sinh đẻ và cho con bú. Phụ nữ và các em gái phải có kiến thức đầy đủ về sức
khỏe sinh sản và tình dục, cũng như phải có khả năng sử dụng những kiến thức này
để tự bảo vệ mình khỏi nhiễm HIV, và nếu đã bị nhiễm rồi thì cũng biết cách kiểm
soát cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cho mình. Nam giới có kiến thức về sức khỏe
sinh sản và tình dục sẽ bảo vệ được cho phụ nữ không bị lây nhiễm bệnh và giúp
đỡ nhiều trong quyền được sinh sản của phụ nữ.

Cùng với các chiến lược được đề nghị trong Mục tiêu 3, các chiến lược dựa
trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này bao gồm:

• phát triển và phổ biến rộng rãi thông qua các cơ sở y tế, trường học, nơi làm
việc những thông tin về sức khỏe sinh sản của phụ nữ và tình dục, thông qua
đài và ti-vi để có thể phổ biến tới những phụ nữ mù chữ và có trình độ văn
hóa thấp;
• phát triển và phổ biến rộng rãi thông qua các cơ sở y tế dành cho nam giới,
trường học, nơi làm việc những thông tin về sức khỏe sinh sản của phụ nữ
và tình dục , và quyền được sinh đẻ cho đối tượng đặc biệt là nam giới;
• hỗ trợ các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) xây dựng và triển khai các sáng
kiến trong công tác phổ biến thông tin về sức khỏe sinh sản của phụ nữ và
tình dục, và quyền được sinh đẻ tới cộng đồng thông qua các vở kịch, âm
nhạc hoặc các hình thức giải trí khác.

10. Thu hút nam giới tham gia vào công tác bảo vệ và hỗ trợ cho phụ nữ mắc
bệnh HIV/AIDS, lao phổi hoặc sốt rét

Nam giới là người gây ra những kỳ thị và phân biệt đối với phụ nữ nhiễm
HIV/AIDS hoặc lao phổi. Tuy nhiên, họ cũng là một lực lượng quan trọng trong
việc bảo vệ và hỗ trợ cho những phụ nữ này, đặc biệt là trong việc đảm bảo cho
phụ nữ có được những chăm sóc và điều trị cần thiết. Sự phân biệt đối xử với phụ
nữ đã cho thấy rất phổ biến trong đội ngũ nhân viên y tế mà nhiều người trong số
này là nam giới. Tỷ lệ điều trị rất thấp cho phụ nữ mắc bệnh sốt rét và lao phổi so
với nam giới có lẽ một phần là do hậu quả của những thái độ phân biệt đối xử này
đã không khuyến khích phụ nữ đi khám chữa bệnh, cũng như thái độ kỳ thị trong
gia đình đã hạn chế khả năng phụ nữ được đi khám chữa bệnh. Thu hút nam giới
cùng tham gia, kể cả ở cấp độ nhân viên ngành y tế và cộng đồng sẽ giúp thay đổi
những cách suy nghĩ đó và góp phần giảm tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử.

Cùng với các biện pháp tập trung vào nam giới nêu ra trong phần trên về việc
giảm tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử, và nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh
sản của phụ nữ và tình dục, các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm
giải quyết vấn đề này bao gồm:

• phát triển các chương trình thu hút nam giới là người thân của những phụ nữ
nhiễm HIV/AIDS và/hoặc lao phổi trong việc hỗ trợ và chăm sóc, nhấn
mạnh tới những ích lợi của việc điều trị thành công cho gia đình và cộng
đồng;
• triển khai các chương trình với những người lãnh đạo trong cộng đồng là
nam giới để ủng hộ cho các gia đình trong cộng đồng, đảm bảo cho những
phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và/hoặc lao phổi được chăm sóc và điều trị, đồng
thời một lần nữa nhấn mạnh tới những ích lợi của công tác này cho gia đình
và cộng đồng;
• phân tích nguyên nhân của nạn bạo hành đối với phụ nữ mắc các căn bệnh
này, và làm việc với cộng đồng, nơi làm việc, v.v để đưa ra các biện pháp
phòng ngừa.

11. Nâng cao việc tiếp cận điều trị bệnh sốt rét kịp thời của phụ nữ

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh sốt rét, đặc biệt là điều
trị cho trẻ em. Điều trị kịp thời và hiệu quả có thể giảm một nửa số ca tử vong.
Việc điều trị theo kế hoạch thời gian sẽ được cải thiện đáng kể bằng cách đưa công
tác chẩn đoán và điều trị tới gần hơn với các gia đình, kể cả việc giúp phụ nữ có thể
tự chẩn đoán và điều trị tại nhà.

Các chiến lược dựa trên quyền


Các bà mẹ có thể tự điều trị chống
có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn
bệnh sốt rét cho con em mình nếu họ
đề này bao gồm:
được huấn luyện
Hai nghiên cứu được công bố trên tờ
• giảm chi phí đi lại bằng cách
The Lancet cho biết các bà mẹ được
đảm bảo cho các tram y tế ở địa
huấn luyện tại một số làng khu vực
phương có khả năng cung cấp
Châu phi về chẩn đoán sớm các triệu
biện pháp điều trị phù hợp;
chứng bệnh sốt rét đã giảm được tỷ lệ tử
• phát triển các hệ thống phân vong xuống từ 30 đến 40% so với tình
phối trên cơ sở làng xã để việc hình chỉ có các nhân viên y tế cộng
điều trị bệnh sốt rét hiệu quả và
đồng.184
được cung cấp và kiểm soát bởi
hệ thống y tế;
• cung cấp các khóa huấn luyện và thu hút phụ nữ mắc bệnh sốt rét vào hoạt
động trong hệ thống phân phối trên cơ sở làng xã đó;
• huấn luyện cho các bà mẹ xác định các triệu chứng bệnh sốt rét và các biện
pháp điều trị phù hợp;
• cùng với công tác huấn luyện này, cung cấp các loại thuốc điều trị sốt rét có
thể sử dụng được luôn tại gia đình

D. Các mục tiêu và chỉ số quốc gia trung hạn

Ma trận 19 đưa ra các mục tiêu và chỉ số trung hạn đối với việc phong chống
HIV/AIDS, sốt rét và một số bệnh khác, dựa trên phân tích và chiến lược đề xuất ở
phần trước. Những mục tiêu và chỉ số này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù
hợp với điều kiện của từng quốc gia.

Các mục tiêu và chỉ số trung hạn cần được các tổ chức phụ nữ, các tổ chức
xã hội cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý chương trình sử dụng
để đánh giá liệu mỗi chiến lược cụ thể có đạt được kết quả như mong đợi hay
không, và cũng để xác định mỗi chiến lược cần được điều chỉnh và thay thế vào
lúc nào và tại đâu.

Ma trận 19: Các mục tiêu và chỉ số quốc gia về phòng chống bệnh tật trong
trung hạn
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú # bên dưới)
I6.a Tăng tỉ trọg GDP cho y tế I6.a.1 Tổng chi cho y tế theo tỷ lệ của GDP
thêm ít nhất 4% *, và (chỉ số y tế của Ngân hàng Thế giới)
tăng tỉ trọng chi tiêu y tế I6.a.2 Mức chi của Chính phủ cho y tế theo
công thêm ít nhất 50%* mức tổng chi cho y tế (chỉ số y tế của
trong tổng chi tiêu dành Ngân hàng Thế giới)
cho y tế.
I6.b Tăng phần chi của ngân I6.b.1 Phân tích theo giới của ngân sách y tế
sách y tế cho các chương I6.b.2 Tổng mức chi cho phòng chống và
trình vì phụ nữ và ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu theo tỷ lệ
phụ nữ, bao gồm các của tổng ngân sách cho y tế
chương trình phòng I6.b.3 Tổng mức chi cho chăm sóc sức khỏe
chống và điều trị sinh sản theo tỷ lệ của tổng ngân sách
HIV/AIDS, lao phổi và cho y tế
sốt rét lên thêm 2% * I6.b.4 Tổng mức chi cho các chương trình
mỗi năm cho tới khi tình phòng chống và điều trị HIV/AIDS, lao
hình bệnh tật có xu hướng phổi và sốt rét theo tỷ lệ của tổng ngân
giảm sách cho y tế

I6.c Giảm các nguy cơ gây I6.c.1 Tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua đường tình
phơi nhiễm HIV cho phụ dục, theo giới tính (lấy từ các khảo sát
nữ dịch tễ học)
I6.c.2 Số lượng các cơ sở chuyên môn được
thành lập cho điều trị bệnh lây nhiễm
qua con đường tình dục.
I6.c.3 Số lượng phụ nữ đến khám và điều trị
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại
các cơ sở y tế.
I6.c.4 Số lượng nam giới đến khám và điều trị
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại
các cơ sở y tế.
I6.d Cải tiến và bảo vệ khả I6.d.1 Số lượng các chương trình phân phối có
năng tiếp cận của phụ nữ các phân tích về giới trong quá trình
tới biện pháp điều trị thực hiện
kháng vi-rút HIV. I6.d.2 Số lượng phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
tham gia vào chương trình phân phối
biện pháp điều trị kháng vi-rút
I6.d.3 Số lượng phụ nữ trong nhóm người bị
kỳ thị được điều trị kháng vi-rút
I6.e Quyền phụ nữ được tôn I6.e.1 Ở các nước có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao,
trọng và bảo vệ dành cho hãy đưa vào các phân tích và dữ liệu về
phụ nữ và các em gái bị tình hình của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
nhiễm HIV/AIDS trong báo cáo CEDAW và tình hình
của các em gái trong báo cáo CRC
I6.e.2 Số lượng các trường hợp vi phạm quyền
của phụ nữ hoặc các em gái bị nhiễm
HIV/AIDS và hậu quả
I6.f Những người chăm sóc I6.f.1 Dữ liệu được chuẩn bị và kiểm soát bởi
chính cho các bệnh nhân ban phúc lợi dành cho người chăm sóc
HIV/AIDS được hỗ trợ chính cho bệnh nhân HIV/AIDS theo
số lượng, lứa tuổi , giới tính, trình độ
học vấn và mối quan hệ với bệnh nhân
HIV/AIDS
I6.f.2 Hệ thống an toàn xã hội sẵn có dành cho
những người chăm sóc bệnh nhân là
người cao tuổi và số lượng người sử
dụng hệ thống này, theo lứa tuổi và
giới tính
I6.g Các em gái trở thành I6.g.1 Số lượng các em gái trong những gia
người chăm sóc hoặc trở đình có người mắc bệnh HIV/AIDS,
thành trẻ mồ côi do AIDS hoặc trở thành mồ côi do AIDS, được
được hỗ trợ và được đi đi học hoặc được học tương đương
học đến ít nhất là bậc thông qua các hình thức khác nhau.
trung học cơ sở. I6.g.2 Số lượng các em gái trong những gia
đình có người mắc bệnh HIV/AIDS,
hoặc trở thành mồ côi do AIDS, hoàn
thành đến bậc học trung học cơ sở
I6.h Giảm tình trạng bị kỳ thị I6.h.1 Số lượng phụ nữ cần tìm các biện pháp
cho phụ nữ mắc bệnh chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS và lao
HIV/AIDS và/hoặc bệnh phổi mỗi năm (con số này sẽ tăng dần
lao phổi lên nếu sự kỳ thị đối với họ được giảm
xuống)
I6.i Nâng cao nhận thức về I6.i.1 Số lượng phụ nữ và nam giới trong độ
sinh sản của phụ nữ và tuổi sinh sản từ 15 -49 có kiến thức về
tình dục cho cả phụ nữ và sinh sản và tình dục của cả phụ nữ và
nam giới nam giới.
I6.i.2 Tỷ lệ giữa phụ nữ và nam giới trong độ
tuổi sinh sản từ 15 -49 có kiến thức về
sinh sản và tình dục của phụ nữ.
Dữ liệu nên được thu thập từ các cuộc điều tra
về sinh sản có phỏng vấn cả phụ nữ và
nam giới.
I6.j Tăng số lượng nam giới I6.j.1 Số lượng nam giới tham gia vào hệ
tham gia vào công tác hỗ thống các chương trình y tế để hỗ trợ
trợ và bảo vệ phụ nữ mắc phụ nữ mắc bệnh HIV/AIDS, lao phổi
bệnh HIV/AIDS, lao phổi hoặc sốt rét.
hoặc sốt rét I6.j.2 Số lượng các nhà lãnh đạo trong cộng
đồng là nam giới tham gia vào hệ thống
các chương trình y tế để hỗ trợ phụ nữ
mắc bệnh HIV/AIDS, lao phổi hoặc sốt
rét.
I6.j.3 Số lượng các tổ chức của nam giới hoạt
động nhằm loại bỏ bạo hành đối với
phụ nữ mắc bệnh HIV/AIDS, lao phổi
hoặc sốt rét
I6.k Cải thiện khả năng tiếp I6.k.1 Số lượng phụ nữ cần tìm các biện pháp
cận của phụ nữ với việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi và
điều trị bệnh sốt rét và lao sốt rét
phổi (xem thêm chỉ số 8.8.1)
I6.k.2 Số lượng phụ nữ được huấn luyện chẩn
đoán và điều trị bệnh sốt rét.
I6.k.3 Số lượng phụ nữ tham gia vào công tác
phân phối các biện pháp điều trị chống
bệnh sốt rét
* Các mục tiêu cụ thể bằng số có vai trò quan trọng trong việc giám sát và trách
nhiệm giải trình. Những mục tiêu cụ thể theo phần trăm được gợi ý ở trên cần phải
được chỉnh sửa cho phù hợp với mỗi quốc gia để đạt được các mục tiêu cụ thể của
các quốc gia. Những khung thời gian được gợi ý ở trên cũng cần phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với khoảng thời gian thu thập được các dữ liệu để đo lường được
quá trình
# Tất cả các chỉ số quốc gia riêng rẽ cần phải được chia theo giới theo địa điểm
nông thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là
những chỉ số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người di cư trong nội địa..
MỤC TIÊU 7
ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔI
TRƯỜNG
Mục tiêu 7: Đảm bảo tính bền vững của môi trường

Trong những năm gần đây, cộng đồng toàn cầu đã nhận thức được tầm quan trọng
của môi trường đối với sự phồn thịnh của tất cả các quốc gia và người dân trên toàn
thế giới. Biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và đa dạng sinh học đã được đề cao
trong các chương trình nghị sự của các nước công nghiệp hóa và cả ở các nước
đang phát triển. Sự bền vững của môi trường – được định nghĩa là sự đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại của con người mà không làm ảnh hưởng tới khả năng mà môi
trường có thể phục vụ cho những nhu cầu đó về lâu dài – là điều rất cần thiết để có
thể đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên kỷ khác. Tính bền vững của môi
trường đòi hỏi một môi trường ổn định mà có thể cung cấp các nguồn lực về cơ
bản và bảo vệ con người khỏi lũ lụt, hạn hán, nhiễm sâu bệnh và bệnh tật.

Nhiều người sống ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với nhiều
nguy cơ trong môi trường. Cuối năm 2004, 18% dân số thế giới thiếu nước uống và
40% thiếu các điều kiện vệ sinh.185 Gần một nửa dân số thế giới không có nhà vệ
sinh và không thể thực hiện những yêu cầu về vệ sinh rất cơ bản như được rửa tay
bằng nước sạch.186Mỗi năm có hơn 2,2 triệu người ở các nước đang phát triển bị
chết vì các căn bệnh có thể phòng ngừa được do thiếu nước sạch và điều kiện vệ
sinh quá kém.187 Hơn 90% người dân trong các khu nhà ổ chuột hiện đang sống tại
các nước đang phát triển và cứ 3 người dân thành phố thì có một người phải sống
trong hoàn cảnh như vậy – tương đương với 1/6 dân số thế giới.188 Số người dân
sống trong các khu nhà ổ chuột nhiều nhất là ở Nam Á, tiếp đến là Đông Á. Trung
Quốc và Ấn Độ cộng lại chiếm 35% số khu nhà ổ chuột trên thế giới.189

Trong điều chỉnh MDGs năm 2007, chỉ số cải thiện đời sống cho người dân
trong các khu nhà ổ chuột – tỷ lệ các hộ gia đình được bảo đảm quyền tiếp tục được
thuê – đã được thay thế bằng chỉ số tập trung vào điều kiện cung cấp nước sạch; vệ
sinh; xác định tình trạng quá tải về số người sống trong một phòng; và độ bền của
các loại vật liệu xây dựng cho các công trình nhà ở. Một mục tiêu mới về giảm tổn
thất đa dạng sinh học cũng được đưa thêm vào.

Ma trận 20: Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia dài toàn cầu về tính bền vững của
môi trường
Mục tiêu Chỉ số
Tất cả các chỉ số phải được phân chia theo
giới tính, khu vực thành thị/nông thôn
7.A Kết hợp các nguyên tắc 7.1 Tỷ lệ diện tích đất được rừng che phủ
phát triển bền vững vào 7.2 Phát thải CO2, tổng số, bình quân đầu
trong các chương trình và người và trên $1 GDP (PPP), và sự tiêu
chính sách quốc gia và thụ của các chất gây thủng tầng ô-zôn.
hạn chế sự tổn thất của tài 7.3 Tỷ lệ sản lượng cá trong giới hạn sinh học
nguyên môi trường an toàn.
7.4 Tỷ lệ của việc sử dụng tổng các nguồn
nước
7.B Giảm tổn thất về đa dạng 7.5 Tỷ lệ diện tích đất liền và diện tích biển
sinh học, tới năm 2010 sẽ được bảo vệ
giảm đáng kể mức tổn 7.6 Tỷ lệ các loài trước nguy cơ tuyệt chủng
thất
7.C Đến năm 2015, giảm một 7.7 Tỷ lệ dân số sử dụng các nguồn nước sạch
nửa tỷ lệ dân không được đã được cải thiện
sử dụng nước sạch và 7.8 Tỷ lệ dân số sử dụng các công trình vệ
điều kiện vệ sinh cơ bản sinh đã được cải thiện
7D Đến năm 2020, đạt được 7.9 Tỷ lệ cư dân thành thị sống trong các khu
những cải thiện quan nhà ổ chuột
trọng cho cuộc sống của Tỷ lệ thực của số dân sống trong các khu nhà
ít nhất 100 triệu người ổ chuột được tính theo sự ủy quyền, đại
dân sống trong các khu diện bởi số dân thành thị sống trong các
nhà ổ chuột hộ gia đình có ít nhất một trong bốn đặc
điểm sau:(a) không có điều kiện cải thiện
nguồn cấp nước; (b) không có điều kiện
cải thiện tình trạng vệ sinh; (c) quá đông
đúc (có 3 người trở lên cùng sống trong
một phòng); và (d) nhà ở được xây dựng
bằng các loại vật liệu không bền.

A. Các vấn đề trong một phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Tính bền vững của môi trường và tính công bằng về giới phụ thuộc lẫn nhau

Các Mục tiêu Phát Có sự tham gia của phụ nữ trong các dự án nước
triển Thiên niên kỷ có sạch sẽ dẫn đến thành công
những mối liên hệ và Một nghiên cứu về vệ sinh và nước sạch cộng đồng tại
phụ thuộc lẫn nhau. 88 cộng đồng thuộc 15 quốc gia cho thấy các dự án
Mối liên hệ ràng buộc được thiết kế và hoạt động có sự tham gia đầy đủ của
thể hiện rõ nhất giữa phụ nữ thì bền vững và hiệu quả hơn các dự án không
Mục tiêu 7 và Mục có phụ nữ tham gia. Một nghiên cứu trước đây của Ngân
tiêu 3. Công bằng giới hàng Thế giới cũng có cùng kết luận như vậy.190
và quyền của phụ nữ là rất cần thiết cho sự bền vững của môi trường, nhưng một
môi trường bền vững lại cũng rất quan trọng cho sức khỏe của phụ nữ và gia đình
họ.

Công bằng giới và Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều nhất do suy thoái
tăng thêm quyền đóng vai môi trường
trò quan trọng trong bối Suy thoái rừng hay ô nhiễm nước làm cho phụ nữ
cảnh môi trường vật lý và mất nhiều thời gian hơn để đi tìm chất dốt hoặc
xã hội. Trong khi môi nước sạch. Ở Gujurat, Ấn Độ, phụ nữ phải mất từ
trường có vẻ như là yếu tố bốn đến năm tiếng mỗi ngày để đi kiếm củi, công
quan trọng hơn đối với phụ việc mà trước đây cứ bốn hoặc năm ngày họ mới
nữ nghèo ở những khu vực phải đi một lần. Sự lan tràn ngày càng tăng của
nghèo nhất của các nước bệnh tất do ô nhiễm môi trường đã khiến cho ngày
nghèo nhất, thì yếu tố môi càng có nhiều phụ nữ hơn phải trở thành những
trường vật lý đóng vai trò người chăm sóc chủ yếu cho những người ốm
sống còn. Thiếu nước, trong gia đình và việc này cũng ảnh hưởng nhiều
lương thực, nơi ở và tới sức khỏe của họ. Các chất hóa học độc hại,
phương tiện sinh sống thì thuốc trừ sâu trong không khí, nước và đất cũng
sự công bằng và tăng thêm làm tăng thêm gánh nặng chăm sóc gia đình lên
quyền sẽ trở thành vô nghĩa phụ nữ và trực tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe của họ.
và không thể thực hiện Ví dụ, chất thải từ nhà máy phân bón thuộc tỉnh
được. Gansu, Trung Quốc đã có liên quan tới số lượng
lớn các ca phụ nữ mang thai phải bất động hoặc bị
Tuy nhiên, mãi cho sảy thai. Ô nhiễm nước và không khí ở đô thị cũng
tới những năm 1980s thì đe dọa sức khỏe con người, đặc biệt đối với phụ nữ
vai trò của phụ nữ trong vì họ có mức độ tiếp xúc cao nhất. Ở thành phố
môi trường mới được công Delhi và Agra của Ấn Độ, nước uống được lấy từ
nhận, khi các nhà hoạch các con sông bị ô nhiễm nặng DDT và nhiều loại
định chính sách bắt đầu thuốc trừ sâu khác.191
nhận ra rằng không có phụ
nữ tham gia trong các dự
án môi trường đều dẫn đến thất bại. Bằng nhiều cách, phụ nữ có những mối liên hệ
vật lý gần gũi với môi trường tự nhiên hơn nam giới. Chính phụ nữ là những người
chịu trách nhiệm phần lớn trong việc cung cấp nước và chất đốt mà những người
dân thành thị nghèo và hầu hết người dân nông thôn đều lấy được từ môi trường.
Phụ nữ cũng là lực lượng nông dân chính ở các quốc gia đang phát triển, sản xuất
ra 60 đến 80% lượng lương thực. Như vậy, phụ nữ đã có sự phụ thuộc đặc biệt vào
tự nhiên, và cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tổn thất hoặc suy
giảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ vẫn luôn dựa vào.

Đồng thời, phụ nữ cũngđóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đất đai, nước, rừng, và năng lượng. Phụ nữ nông
thôn có sự hiểu biết sâu
sắc về thế giới tự nhiên Phụ nữ có nguy cơ ảnh hưởng cao từ các chất
nơi họ sinh sống. Tuy độc hại trong môi trường
nhiên, sự phụ thuộc của Năm 2003, Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch đã
những phụ nữ nghèo cộng kiểm tra 116 loại chất độc hóa học và báo cáo rằng
với nghèo đói và thiếu phụ nữ có mức độ ảnh hưởng bởi các chất này cao
các nguồn thay thế cũng hơn nam giới 10 lần. Ba trong số 10 loại chất hóa
đồng nghĩa với việc họ lại học là phthalates—một nhóm hóa chất có liên quan
góp phần gây ra sự suy tới dị tật bẩm sinh và chủ yếu được tìm thấy trong
giảm của môi trường và ô các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Chỉ có
nhiễm ở cả khu vực nông một loại hóa chất được kiểm tra - chì – là có mức
thôn và những khu nhà ổ độ cao hơn ở nam giới.192
chuột nơi thành thị.

Phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc và các chất ô nhiễm trong môi
trường, thế nhưng hầu hết các cuộc kiểm tra về vấn đề này đối với con người lại chỉ
được tiến hành đối với nam giới. Gần đây người ta mới có kết quả về tác động của
một số loại chất độc nhất định trong môi trường đối với trẻ em thông qua tình trạng
nhiễm độc trước khi sinh và qua nuôi con bằng sữa mẹ. Vì nhiều loại chất độc tích
tụ trong mỡ của cơ thể người, và về mặt tự nhiên thì cơ thể phụ nữ thường có tỷ lệ
chất béo cao hơn nam giới, nên những kiểm tra trên phụ nữ và nam giới cho thấy
đối với một số loại chất hóa học thì mức độ độc hại ở phụ nữ thường cao hơn.

2. Phụ nữ cần được tham gia với tư cách là người ra quyết định cho sự bền
vững của môi trường ở tất cả các cấp

Ở cấp độ cộng đồng,


phụ nữ thường được tham gia Bộ trưởng tài nguyên nước và môi trường là
vào các dự án nước, chủ yếu là phụ nữ - một lực lượng quan trọng
do kinh nghiệm đã cho thấy Cuối năm 2005, có 40 nữ bộ trưởng về tài
nếu có sự tham gia của phụ nữ nguyên nước và môi trường trên toàn thế giới, ở
thì dự án rất bền vững và tất cả các khu vực và mức độ phát triển. Năm
thành công. Tuy nhiên những 2005, một phụ nữ là chủ tịch Hội đồng các Bộ
quyết định quan trọng nhất ảnh trưởng Châu phi về Nước và sáng kiến của các
hưởng tới dự án là những Bộ trưởng Châu phi về Nước, Hệ thống xử lý
quyết định ở cấp cao hơn – nước và Vệ sinh. ‘các nhà lãnh đạo này tạo
quốc hội, các cơ quan của thành một lực lượng quan trọng cần thiết để kết
chính phủ, các viện tài chính hợp yếu tố giới vào các chương trình vệ sinh và
quốc tế và thậm chí cả các nước sạch.’193
công ty tư nhân. Cho tới gần
đây, các quyết định cấp Quốc hội vẫn còn nằm trong thẩm quyền của nam giới
trong khi đã có rất nhiều phụ nữ được bổ nhiệm làm bộ trưởng các bộ về tài nguyên
nước hoặc môi trường. Các dữ liệu không theo giới tính về người có quyền quyết
định ở các lĩnh vực khác rất khó thu thập.

Để thực hiện hiệu quả và đạt được vị trí cao hơn, phụ nữ (và nam giới) cần
được đào tạo về quản lý môi trường, cần có sự hiểu biết về yêu cầu kết hợp các
nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia, và
ngăn chặn sự tổn thất của các nguồn lực môi trường. Sử dụng chính vị trí của mình
để mang lại lợi ích cho phụ nữ thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng
giới với quản lý môi trường, họ cũng có thể có lợi từ việc đào tạo về giới và quyền
phụ nữ.

3. Có nước sạch và điều kiện vệ sinh là quyền của con người

Có nước là quyền cơ bản của con người và không thể thiếu được, nước là một loại
hàng hóa công mà các chính phủ phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế để cung cấp
cho tất cả mọi người. Nó không được coi là loại hàng hóa thị trường. Được tiếp cận
với các điều kiện vệ sinh cũng là quyền cơ bản của con người, bảo vệ sức khỏe và
nhân phẩm con người. Đây cũng là loại hình đầu tư rất tiết kiệm. Nếu bạn chi 1 đô
la cho điều kiện vệ sinh, bạn tiết kiệm được 34 đô la cho y tế, giáo dục và chi phí
cho phát triển kinh tế xã hội.194

Tuy nhiên, ở các nước nghèo,


các viện tài chính quốc tế đã áp đặt Chính sách người dùng phải trả tiền
cho một số chính phủ các chính sách đã làm chết 250 người ở Nam Phi
tư nhân hóa ngành nước và người sử Ở Alexandra và KwaZulu Natal, Nam
dụng phải trả tiền khi sử dụng các dịch Phi năm 2000 và 2001, những người
vụ vệ sinh, coi đây là điều kiện vay không có tiền trả phí sử dụng nước khá
vốn mà không quan tâm đến vấn đề cao đã buộc phải dùng nước bị ô nhiễm.
giới hay nhân quyền. Hậu quả là, Hậu quả là hơn 250 người bị chết.195
người nghèo – nhất là phụ nữ và các
em gái và những người dân sống trong khu ổ chuột thành thị - không được sử dụng
nguồn nước và dịch vụ vệ sinh đã được tư nhân hóa bởi vì họ không thể chi trả phí ,
hoặc không đáp ứng được các điều kiện như phải có đất hoặc có nhà thì mới được
lắp đặt nối với hệ thống nước của tư nhân.

Nhiều người ủng hộ cho rằng, là quyền cơ bản của con người, nước phải
được nằm ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp ước tự do thương mại bởi vì
luật pháp coi nước là một tiện nghi, nên đầu tư hay dịch vụ trong các hiệp ước này
là vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền về Văn hóa, Xã hội và Kinh tế và điều
14 của Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với Phụ nữ
(CEDAW).

4. Được tiếp cận với nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh đầy đủ sẽ giúp
phụ nữ và các em gái có nhiều thời gian hơn dành cho các hoạt động khác

Cũng giống như các quyền con Nhiều phụ nữ phải mất tám giờ mỗi
người cơ bản, được sử dụng hệ thống ngày để đi lấy nước
nước an toàn là cần thiết cho thực Ở Châu Á, phụ nữ và các em gái phải tại
hiện bình đẳng giới bởi vì hiện nay nhiều nước phải mất hơn tám giờ mỗi
phụ nữ và các em gái phải mất rất ngày, đi từ 10 đến 15 km để mang được
nhiều thời gian để đi lấy nước. Nếu từ 15 đến 29 lít nước mỗi chuyến. Phụ nữ
không có nhà vệ sinh, phụ nữ và các Châu Phi đi bộ trung bình 6 km để lấy
em gái phải đợi đến tận tối và có thể nước và đội lên đầu khoảng 20 kg
phải đi rất xa mới dám đi đại tiện và nước.196
như vậy sẽ rất dễ gặp nguy hiểm.

Được sử dụng nước sạch và các dịch vụ vệ sinh sẽ giúp phụ nữ và các em gái
có thời gian học tập, chăm sóc sức khỏe, đi làm, mỗi một yếu tố này góp phần tạo
nên sự bình đẳng giới và tăng thêm quyền cho phụ nữ. Những em gái lớn, đôi khi
không muốn đến trường vì không có khu vệ sinh riêng, sẽ có thể tiếp tục việc học
tập của mình.

5. Phụ nữ, đặc biệt những người chủ gia đình là phụ nữ cần có quyền sở hữu
đất và nước để việc sử dụng được năng suất

Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới Phụ nữ không có quyền sở hữu đất
cho biết rằng ở một số nơi trên thế giới, sẽ ít có điều kiện được sử dụng
không có quyền sở hữu đât là nguyên nước
nhân chính dẫn đến tình trạng phụ nữ bị Ở nhiều nước, chủ yếu ở Châu mỹ
hạn chế trong việc sử dụng nước, và là La tinh, quyền sở hữu đất là điều
lý do then chốt cho sự nghèo đói của kiện tiên quyết để được sử dụng
chủ hộ gia đình là phụ nữ. Nhiều phụ nữ nước. Thế nhưng phụ nữ có quyền sở
nông dân không có nước tưới cho cây hữu đất chỉ chiếm chưa đến 2% diện
trồng. Vì họ là lực lượng sản xuất tới tích đất tư trên thế giới.197
80% lượng lương thực của thế giới nên
việc tăng khả năng được sử dụng nguồn
nước tưới tiêu sẽ góp phần lớn vào an ninh lương thực và giảm nghèo. Đưa phụ nữ
nông dân tham gia vào các kế hoach tưới tiêu, cho họ có tiếng nói là điều rất cần
thiết để xóa bỏ nghèo đói ở nông thôn.
Sự tham gia tích cực của phụ nữ cùng với nam giới sẽ tăng thêm tính hiệu
quả của các dự án, đặc biệt còn do những nguy cơ môi trường liên quan đến nước
ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Quản lý nguồn nước một cách khôn
khéo sẽ mang lại lợi ích cho tất cả phụ nữ, không riêng gì phụ nữ nông dân.

6. Phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự nhiên

Phụ nữ và trẻ em có nguy


cơ bị chết do các thảm Phụ nữ chiếm 80% tổng số người thiệt mạng
họa tự nhiên cao hơn nam trong trận sóng thần năm 2004
giới 14 lần, một số thảm Tại Aceh, Ấn Độ và Sri Lanka, gần 80% số người
họa này là do hậu quả chết trong trận sóng thần là phụ nữ. Trận sóng thần
trực tiếp của suy thoái này cũng gây ra những cú sốc mang đặc điểm giới
môi trường và biến đổi sau đó, từ những phụ nữ phải sinh đẻ trong điều kiện
khí hậu. Cả hai yếu tố về không an toàn cho đến sự gia tăng tình trạng cưỡng
giới và sinh học đều có hiếp và lạm dụng tình dục. TạiSri Lanka, những xác
tác động. chết bị đem ra cưỡng hiếp và những phụ nữ được kéo
thoát khỏi vùng nước ngập cũng bị cưỡng hiếp để trả
Trong trận bão năm cho việc họ được cứu sống. Tại Thái Lan, phụ nữ bị
1991 ở Băng-la-đét, phụ phân biệt đối xử thậm chí cả khi họ chết – trợ giúp
nữ và các em gái chiếm của chính phủ đã hỗ trợ một khoản tiền chi phí tang
phần đông trong tổng số ma cho nam giới nhiều gấp đôi so với phụ nữ.198
xấp xỉ 140.000 người chết
do các tập tục văn hóa đã không cho phép họ nghe được những thông báo khẩn cấp
và tìm nơi tránh bão.199 Tình hình nóng nực năm 2003 ở Châu Âu cũng đã làm cho
nhiều phụ nữ chết
hơn so với nam Thảm họa có tác động lâu dài lên phụ nữ và các em gái
giới.200 Không ‘Những phụ nữ bị mất tất cả tài sản, các khoản tiết kiệm ở
được biết về các Ấn Độ, sau sự kiện lũ lụt vẫn chưa được đền bù thiệt hại
cảnh báo có bão thậm chí đã sau nhiều thập kỷ. Tình trạng này đe dọa đến sự
và các thảm họa an toàn của họ trong phạm vi
thiên tai khác làm quan hệ gia đình. Trẻ em (cả trai và gái) đều phải bỏ học.
cho phụ nữ không Những cô gái trẻ có gia đình bị mất sạch các loại tài sản, đồ
kịp có chuẩn bị trang sức … định để làm của hồi môn cho họ khi đám cưới,
để bảo vệ mình đã không còn cơ hội cưới chồng hoặc phải hoãn đám cưới,
hoặc giảm thiểu và điều này lại có ảnh hưởng không tốt đến địa vị xã hội, tâm
tổn thất kinh tế lý và điều kiện sinh sống của họ’.202
do thiên tai gây
ra.201
Thiên tai càng gây thêm nghèo đói cho phụ nữ và tăng gánh nặng công việc
vì họ đồng thời phải hoàn thành hai trách nhiệm là người chăm sóc cho gia đình và
cũng là người phải kiếm sống cho gia đình riêng cũng như cả đại gia đình. Trong
nhiều trường hợp, thiên tai đã phá vỡ cấu trúc gia đình và xã hội, đẩy một số gia
đình bần cùng phải bán con gái của mình để có tiền sinh sống.203

7. Điều kiện vệ sinh đầy đủ sẽ giảm bệnh tật và thời gian mà phụ nữ phải dành
cho chăm sóc người ốm

Bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn và một số bệnh nhiễm khuẩn khác, cũng như bệnh
sốt xuất huyết và sốt rét đều có liên quan đến điều kiện vệ sinh kém. Đối tượng
chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người nghèo và học sinh cũng có nguy cơ cao. Có
điều kiện vệ sinh đầy đủ sẽ giảm được sự bùng phát và lây lan bệnh tật, và như vậy
cũng sẽ giảm được thời gian mà phụ nữ phải dành cho chăm sóc người ốm.

8. Lắp đặt nguồn nước và nhà vệ sinh gần nơi ở có thể giảm nguy cơ bạo hành
với phụ nữ

Bạo hành phụ nữ và các em gái có thể xảy ra khi họ phải đi một quãng đường xa để
lấy nước hoặc đi vệ sinh. Lắp đặt nguồn nước và nhà vệ sinh gần với nơi ở hơn và
tại nơi công cộng chứ không để ở những địa điểm hẻo lánh sẽ giảm được nguy cơ
này. Khi các dự án về vệ sinh và nước sạch do nam giới thiết kế và thực hiện thì
những vấn đề quan trọng như vậy thường bị bỏ qua.

9. Cần huấn luyện thêm cho phụ nữ trong công tác vệ sinh và quản lý nước

Mặc dù số Phụ nữ cần có kỹ năng trong công tác duy trì cung cấp
lượng các nữ nước.
bộ trưởng về Một dự án cung cấp nước của UNIFEM ở Cam-pu-chia năm
tài nguyên 1990s, đã huấn luyện cho phụ nữ, là những người sử dụng chính
nước và môi biết cách duy trì và sửa chữa các máy bơm nước của dự án.
trường có tăng Trong qua trình huấn luyện, nam giới thường hay cười nhạo vì
lên nhưng việc họ cho rằng phụ nữ không thể làm được những việc như thế này.
quyết định Tuy nhiên sự thành công của phụ nữ trong việc duy trì và sửa
trong công tác chữa máy bơm đã mang đến cho họ cảm giác mới về những
vệ sinh và thành quả mà họ đạt được đồng thời cũng cho nam giới thấy
quản lý nước rằng phụ nữ cũng có thể làm các công việc thuộc về kỹ thuật.204
vẫn đều do
nam giới thực hiện ở cả cấp
độ kỹ thuật lẫn cộng đồng. Phụ nữ cần được trang bị nhiều thông tin
Như vậy cần có thêm nhiều hơn về vệ sinh trong gia đình
hơn nữa các nữ kỹ sư và kỹ Ở một số nước, người dân đã đào giếng khoan
thuật viên có chuyên môn giỏi trong khu nhà ở của họ đồng thời cũng đào các
về vệ sinh và tài nguyên nước hố để làm nhà vệ sinh luôn gần đó. Hậu quả
để phụ nữ có thể đóng vai trò không thể tránh khỏi là nguồn nước bị ô nhiễm
tương đương và có tiếng nói và phát sinh nhiều bệnh tật do nước bẩn và dẫn
trong việc ra quyết định ở tất đến tử vong cho nhiều người – đặc biệt là trẻ
cả các cấp độ. Những định em.
kiến về giới về các vai trò của
phụ nữ và nam giới cũng cần phải được thay đổi ở cấp độ cộng đồng.

Phụ nữ cần được tạo cơ hội cho đi học tập những kỹ năng mới từ chính công
việc trong các dự án về nước và vệ sinh. Cần huấn luyện cho phụ nữ những công
nghệ đảm bảo môi trường bền vững để có thể đưa ra quyết định một cách phù hợp
và đầy đủ thông tin và cũng để có thể tránh được những hậu quả xấu do sử dụng
công nghệ không phù hợp.

10. Phụ nữ cần được đảm bảo quyền thuê nhà và có nhà ở phù hợp, đặc biệt
là ở các khu nhà ổ chuột đô thị

Nhiều phụ nữ gắn bó cả đời mình trong ngôi nhà và môi trường quanh nó. Chính vì
vậy, phụ nữ bị phụ thuộc rất nhiều vào quyền được thuê nhà . Đối với những phụ
nữ phải sống một cuộc sống tạm bợ bấp bênh trong những khu nhà ổ chuột, thì điều
này lại càng cần thiết. Mặc dù bản sửa đổi MDGs năm 2007 không còn đưa quyền
được thuê nhà vào làm chỉ số cải thiện cuộc sống cho những người dân khu nhà ổ
chuột nữa, song đảm bảo cho người dân có nơi ở luôn là một vấn đề quan trọng đối
với phụ nữ và các tổ chức ủng hộ phụ nữ.205

Theo luật nhân quyền quốc tế, Điều 11(1) của Công ước Quốc tế về các
quyền Kinh tế, Văn hóa Xã hội, đảm bảo quyền được thuê nhà là một trong bảy
điểm trong quyền con người được có nhà ở, và điều này cũng liên quan tới quyền
được sở hữu đất. Theo luật quốc tế, cả phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng
được có nhà cửa và đất đai.
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với quy định của luật pháp. Gần 1/3 phụ nữ trên thế
giới không có nhà cửa hoặc phải sống trong những căn nhà tồi tàn207 và người ta đã
ước lượng rằng chỉ có 2% tài sản thuộc về sở hữu của phụ nữ. Tại nhiều nước, bạo
lực gia đình là lý do chính của khiến phụ nữ bị mất nhà cửa. Theo Báo cáo Đặc
biệt của Liên Hiệp quốc về Nhà ở đầy đủ, ‘một phụ nữ sống ly thân hoặc ly dị với
chồng không có đất đai và một gia đình để chăm sóc thường dẫn đến việc họ phải
sống trong một căn nhà ổ chuột ở khu đô thị, nơi tình trạng an toàn của họ là điều
đáng phải lo lắng nhất’.208 Phụ nữ nông thôn nghèo tại In-đô-nê-xi-a cũng không có
quyền sở hữu đất đai
Tại Châu Phí và Nam Á, Tình trạng thiếu an toàn hàng ngày của phụ nữ nghèo tại
phụ nữ thường bị cả luật và vùng nông thôn của In-đô-nê-xia thường do việc họ không
phong tục từ chối quyền có quyền sở hữu đất đai. Tịa nhiều vùng nông thôn của Java,
được sở hữu và thừa kế đất phụ nữ có vai trò lớn hơn so với nam giới trong công việc
đai, nhà cửa và tài sản và chỉ trồng lúa, một hoạt động nông nghiệp chính, và trong tất cả
có thể được tiếp cận với đất những vấn đề liên quan đến đất đai. Khi họ không làm
đai và nhà cửa thông qua những việc như chăm sóc con cái hoặc việc vặt trong nhà
đàn ông. Do đó, sự an toàn như nấu nướng hoặc lau chùi nhà cửa thì họ làm việc trên
của họ phụ thuộc vào quan cánh đồng. Tuy nhiên, đất đai không sản xuất đủ thức ăn để
đảm bảo an ninh lương thực trong gia đình, và quyền sử
hệ tốt trong hôn nhân và gia
dụng đất đai canh tác của họ lại không được pháp luật thừa
đình và họ luôn luôn gặp nhận.
nguy cơ bị bạo lực giới. Tạo cho họ sự tiếp cận an toàn với đất đai là điều kiện cơ
bản để thay đổi cuộc sống của họ. Điều này có thẻ đảm bảo
Không có quyền bình đẳng rằng họ có đủ thức ăn trên bàn ăn của gia đình mình, tạo cho
đối với nhà cửa, đất đai và họ nguồn thu nhập an toàn hoăn và tạo cơ hội tìm ra những
tài sản, phụ nữ không thể hướng đi mới để kiếm thêm tiền cho gia đình của họ.206
được hưởng nhân quyền cơ
bản như quyền có được sự riêng tư, được luật pháp bảo việc chống lại sự can thiệp
hoặc xâm phạm vào đời sống riêng tư và an toàn của một con người, quyền có sức
khỏe, thức ăn, nước uống và quyền được tự quyết định.

11. Phụ nữ trong những khu nhà ổ chuột ở nơi đô thị cần cơ sở hạ tầng và dịch
vụ và tiếng nói chính trị được tăng cường

Tuy sự toàn về mặt sở hữu và tiếp cận với nhà cửa rất quan trọng đối với phụ nữ
sống trong những khu ổ chuột thì bản thân họ không thể tự cải thiện cuộc sống theo
Mục tiêu 7 đã đề ra. Dịch vụ nước sạch và vệ sinh đầy đủ cần phải đến được với
phụ nữ trong những khu nhà ổ chuột như ở bất kỳ một nơi nào khong, song thiếu cơ
sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu giao thông và liên lạc cơ bản và những dịch vụ khác,
bao gồm cả dịch vục hăm sóc sức khỏe, là những vấn đề chính đối với phụ nữ sống
trong những khu nhà ổ chuột.

Địa điểm của nhiều khu nhà ổ chuột chính là những khu vực có vấn đề về môi
trường, dễ bị lụt lội, sụt đất, sụt bùn, ô nhiễm công nghiệp và những ảnh hưởng xấu
về môi trường khác làm cho những người sống trong những khu nhà này khó có
thể, nếu không nói là chắc chắn không, được hưởng lợi nhiều từ những lợi ích được
đề ra trong phần Mục tiêu 7. Những vấn đề của khu nhà ổ chuột trong vùng thành
thị là những vấn đề của việc quy hoạch đô thị - nếu không nói là thiếu quy hoạch –
và điều này chỉ cố thể được giải quyết ở cấp chính trị. Tuy nhiên, ở cấp này, phụ nữ
và những người sống trong những khu nhà ổ chuột lại có rất ít đại diện. Nhìn
chung, họ cũng không được tạo điều kiện để gây ảnh hưởng đối với những mối
quan tâm kinh tế chịu trách nhiệm phần lớn đối với sự tiếp tục tồn tại của những
khu nhà ổ chuột này.

B. Các chỉ tiêu và chỉ số cấp quốc gia trong dài hạn

Ma trận 21 ở dưới đây đưa ra gợi ý một số các chỉ tiêu và chỉ số trong dài hạn để
đảm bảo tính bền vững về mặt môi trường, dựa trên việc phântích dựa trên quyền
có đáp ứng giới ở phần trên. Các chỉ tiêu và chỉ số này cần phải được chỉnh sửa và
bổ sung cho phù hợp và hữu ích đối với từng nước.

Các nhóm phụ nữ và xã hội dân số cần phải đảm bảo rằng Công ước CEDAW và
Công ước về Quyền trẻ em, cũng như các nhân quyền khác, các báo cáo quốc gia,
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và kế hoạch hành động quốc gia dành cho phụ nữ
và trẻ em cần phải được xem xét trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số cụ
thể để thực hiện các chương trình nhằm đạt được Mục tiêu 7. Những tài liệu này có
thể cũng cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng báo cáo quốc gia và dưới
quốc gia về việc thực hiện MDG.
Ma trận 21: Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia về ổn định môi trường trong dài
hạn
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú #^ bên dưới)

Phát triển bền vững


L7.A Tăng thêm số lượng L7.A.1 Số lượng các bộ trưởng nữ trong các lĩnh
nữ giới tham gia vào vực môi trường cấp quốc gia
các sáng kiến môi L7.a.2 Số lượng cán bộ cấp cao là nữ trong các sở
trường với vai trò là môi trường
người đưa ra quyết L7.a.3 Số lượng các cán bộ nữ trong các sở môi
định, và giúp họ nhạy trường tham gia vào các khoá tập huấn về
cảm hơn với các phát triển bền vững
nguyên tắc phát triển L7.a.4 Tỉ lệ cán bộ nữ so với cán bộ nam trong các
bền vững cơ quan của chính phủ làm việc liên quan
đến môi trường, chia theo chức vụ hoặc cấp
độ
L7.B Tăng sự hiểu biết của L7.B.1 Số lượng nữ giới hoạt động tích cực trong
nữ giới đối với tính bền các tổ chức môi trường
vững của môi trường L7.B.2 Tỉ lệ phụ nữ so với nam giới tích cực hoạt
và sự cần thiết phải động trong các tổ chức hoặc cơ quan về môi
lồng ghép vấn đề này trường
vào trong các chính L7.B.3 Bình đẳng giới và quan điểm tăng cường
sách quốc gia nhằm quyền năng cho phụ nữ được lồng ghép trong
giảm thiểu những mất các hoạt động và dự án của các tổ chức hoặc
mát về nguồn lực môi cơ quan về môi trường
trường L7.B.4 Số lượng các tổ chức hoặc cơ quan môi
trường của phụ nữ
L7.B.5 Các tổ chức hoặc cơ quan môi trường của
phụ nữ tính theo tỷ lệ trong tất cả các tổ chức
môi trường
L7.B.6 Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong các tổ
chức môi trường
L7.C Tăng năng lực của phụ L7.C.1 Số lượng các chương trình đào tạo phụ nữ
nữ thực hiện những thực hiện các nhiệm vụ truyền thống của họ
nhiệm vụ truyền thống theo cách bền vững về mặt môi trường
của mình theo cách bền l7.C.2 Số lượng phụ nữ được đào tạo để thực hiện
vững về mặt môi các nhiệm vụ truyền thống của mình theo
trường cách bền vững về mặt môi trường
Đa dạng sinh học
L7.D Tăng sự hiểu biết của I7.D.1 Số lượng các phụ nữ tích cực gìn giữ tính đa
phụ nữ vào tính đa dạng dạng sinh học
sinh học và biết cách lồng I7.D.2 Tỷ lệ nữ giới so với nam giới tích cực tham
ghép nó vào trong các chính gia vào việc gìn giữ tính đa dạng sinh học
sách quốc gia nhằm giảm tỷ I7.D.3 Bình đẳng giới và quan điểm tăng quyền
lệ mất tính đa dạng sinh học năng cho phụ nữ được lồng ghép vào trong
các hoạt động đa dạng sinh học và các dự án
đa dạng sinh học
I7.D.4 Số các nhóm đa dạng sinh học của phụ nữ
I7.D.5 Các nhóm đa dạng sinh học của phụ nữ theo
tỷ lệ phần trăm so với tổng các nhóm đa dạng
sinh học
I7.D.6 Tỷ lệ thành viên nữ so với thành viên nam
trong các nhóm đa dạng sinh học
Thuỷ lợi và vệ sinh
L7.EĐảm bảo rằng các hộ L7.E.1 Tỉ lệ phụ nữ so với nam giới tham gia vào
gia đình được tiếp cận việc ra quyết định liên quan đến nước
với trang thiết bị nước L7.E.2 Tỷ lệ các hộ gia đình thực sự được sử dụng
uống an toàn đáp ứng các trang thiết bi nước cung cấp
nhu cầu của phụ nữ và Điều này sẽ chỉ rõ liệu ccs trang thiết bị có
các bé gái thực sự đáp ứng nhu cầu của phụ nữ
L7.E.3 Số thời giờ phụ nữ và các bé gái sử dụng để
lấy nước trước và sau khi có nước uống an
toàn
L7.E.4 Khoảng cách hoặc thời gian để lấy nước
trước và sau khi cung cấp các trang thiết bị
L7.F Đảm bảo rằng các hộ I7.F.1 Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới tham gia vào
gia đình được tiếp cận viẹc ra quyết định liên quan đến thiết kế các
với các trang thiết bị trang thiết bị vệ sinh
vệ sinh đáp ứng nhu L7.F.2 Tỷ lệ các hộ gia đình thực sự sử dụng các
cầu của phụ nữ và các trang thiết bị vệ sinh được cung cấp
bé gái Điều này sẽ chỉ rõ liệu rằng các trang thiết bị
này có thực sự đáp ứng nhu cầu của phụ nữ
không
L7.F.3 Khoảng cách hoặc thời gian trung bình để
tiếp cận với vệ sinh trước và sau khi cung
cấp các trang thiết bị
L7.G Đảm bảo rằng các I 7.G.1 Tỷ lệ các nông dân nữ trong các khu nhà ổ
nông dân nữ trong các chuột tiếp cận với nước tưới tiêu, chia theo
khu nhà ổ chuột, bao giới tính của chủ hộ
gồm cả những người I7.G.2 Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong các cơ
sống trong các hộ gia quan quản lý nước địa phương
đình do nữ giới làm
chủ hộ, được tiếp cận
với nước tưới tiêu

Những người sống trong những khu nhà ổ chuột


L7.H Vào năm 2020, đạt L7.H.1 Tỷ lệ các hộ gia đình tiếp cận với việc cung
dược sự cải thiện đáng cấp nước tốt hơn, chia theo giới tính của chủ
kể trong cuộc sống của hộ
ít nhất x triệu người L7.H.2 Tỷ lệ các hộ gia đình tiếp cận với vệ sinh tốt
sống trong các khu hơn, chia theo giới tính của chủ hộ
nhà ổ chuột, bao gồm L7.H.3 Tỷ lệ các hộ gia đình có hơn 3 người sống
ít nhất y chủ hộ gia trong một phòng, chia theo giới tính của chủ
đình là nữ sống trong hộ
các khu nhà ổ chuột L7.H.4 Tỷ lệ các hộ gia đình được xây bằng các
(dựa trên chỉ tiêu toàn nguyên vật liệu bền, chia theo giới tính của
cầu 7.D – đặt ra chỉ chủ hộ
tiêu về số người phù
hợp với đất nước
I7.I Đảm bảo rằng phụ nữ L7.I.1 Số lượng phụ nữ và các bé gái tiếp cận với
tại các khu nhà ổ chuột các dịch vụ trong các khu nhà ổ chuột
được tiếp cận với cơ
sở hạ tầng thành thị và
các dịch vụ cơ bản đáp
ứng nhu cầu của họ
* Các chỉ tiêu đơn lẻ rất quan trọng cho công tác theo dõi và trách nhiệm giải
trình. Các chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm được gợi ý ở đây cần phải được chỉnh sửa
cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi nước để đảm bảo tiính khả thi và
cần thiết của chúng. Khung thời gian thực hiện phải được điều chỉnh cho phù hợp
với thời gian thu thập dữ liệu để đo tiến trình thực hiện.
# Tất cả các chỉ số riêng lẻ cần phải được phân tách theo giới tính, địa điểm nông
thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là những
biến số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người không nơi nương tựa
trong nước, nếu có
^ Tất cả các chỉ số liên quan đến hộ gia đình phải được phân chia theo khu vực
nông thôn/thành thị và các biến số kinh tế xã hội tương ứng khác, đặc biệt là các
thông số liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số và những người không nơi
nương tựa trong nước

C. Các chiến lược dựa trên Phụ nữ trở thành lãnh đạo về quản lý nước tại
quyền có đáp ứng giới Ấn Độ
Tổ chức Phi Chính phủ SEWA của Phụ nữ Ấn độ
đã khuyến khích phụ nữ tham gia các uỷ ban thuỷ
1. Để phụ nữ tham gia tích cực lợi địa phương. SEWA đã tổ chức phụ nữ thành
vào các sáng kiến môi trường các hội phát triển kinh doanh, và bước tiếp theo là
cho họ có tiếng nói trong các uỷ ban thuỷ lợi địa
với vai trò là người đưa ra phương bởi vì phụ nữ là những người chịu trách
quyết định nhiệm chính về việc lấy và sử dụng nước.
Trước hết, phụ nữ bị miễn cưỡng vì cơ sở hạ tầng
Sự tham gia của phụ nữ có thể tăng lên thuỷ lợi được coi là lãnh thổ của nam giới. Phần
thông qua các chính sách hành động lớn nam giới rất thận trọng về sự tham gia của phụ
hiệu quả như đặt ra hạn mức hay hỗ trợ nữ, và một số người thậm chí còn nói rằng họ sẽ
tài chính theo mục tiêu. Hạn mức phải không uống nước từ nguồn do phụ nữ tạo ra. Tuy
được thực hiện bằng đào tạo và hỗ trợ nhiên, phụ nữ dần dần lấy được lòng tin khi họ bắt
cho phụ nữ tham gia để họ có thể đóng đầu chỉ huy các hoạt động thuỷ lợi, tăng năng suất
góp những phương pháp tiếp cận có sự lao động và tăng thu nhập. Có người nói “hiện
chúng tôi đã học hỏi được nhiều về công tác đo
đạc, bản đồ và các phương pháp khảo sát mà mọi
người đều muốn để trở thành một thành viên và
biết về các công việc này.”209
của nam giới. Ngoài ra, đào tạo và hỗ trợ phải nâng cao được quyền năng cho phụ nữ nhằm nâng
cao hiểu biết và nhu cầu của phụ nữ.

Cho dù có áp dụng hạn mức hay không thì sự tham gia của phụ nữ vào qúa trình ra quyết
định, các công việc được trả lương và chia sẻ lợi ích của các dự án và chương trình môi trường
phải được giám sát thông qua các số liệu phân chia theo giới.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này bao gồm:

ƒ Tổ chức đào tạo không chính quy ở cấp phường nhằm cung cấp kiến thức dựa trên quyền
có đáp ứng giới về quản lý môi trường đồng thời khuyến khích phụ nữ bộc lộ những kiến
thức và hiểu biết của họ về môi trường trong đó họ sinh sống;
ƒ Quy định về số lượng nữ giới tham gia vào uỷ ban vệ sinh và quản lý môi trường, đặc biệt
tại cấp cơ sở;
ƒ Quy định về số lượng nữ giới tham gia vào các chương trình và dự án môi trường;
ƒ Quy định về số lượng học viên nữ tham gia các khoá đào tạo và đào tạo nghề liên quan
đến môi trường, hoặc cung cấp các suất học bổng hoặc lương cho các học viên nữ tham
gia các khoá đào tạo này;
ƒ Giám sát sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định, các công việc được trả
lương và chia sẻ lợi ích của các chương trình và dự án về môi trường;
ƒ Sử dụng kết quả giám sát này để vận động chính phủ và các nhà tài trợ tăng cường sự
tham gia của phụ nữ.

2. Tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ của phụ nữ theo cách ổn định về
môi trường

Nhiều nhiệm vụ truyền thống của phụ nữ như làm ruộng và lấy nhiên liệu trực tiếp ảnh hưởng
đến môi trường. Trong một số lĩnh vực, các thông lệ truyền thống mang tính ổn định về môi
trường như luân canh đã được thay thế bằng các thông lệ hiện đại gây hại cho môi trường. Trong
các lĩnh vực khác, các thông lệ truyền thống như chặt và đốt cây nông nghiệp lại không mang
tính ổn định về môi trường, đặc biệt là trong hoàn cảnh mật độ dân số ngày một gia tăng. Phục
hồi các thông lệ truyền thống mang tính ổn định môi trường, hướng dẫn nông dân các biện pháp
thay thế cho các thông lệ truyền thông không có lợi, và tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế
trong trường hợp các biện pháp hiện nay gây hại cho môi trường, là các giải pháp quan trọng đối
với sự phát triển bền vững.

Phụ nữ cũng có thể đang huỷ hoại môi trường thông qua hành động lấy nhiên liệu hay các
biện pháp họ sử dụng để nấu nướng. Các bếp lò truyền thống có thể tạo ra các loại khí gây hại
cho cả môi trường lẫn sức khoẻ của người sử dụng là phụ nữ. Các biện pháp thay thế phải ổn
định đối với môi trường đồng thời nâng cao khả năng lấy nhiên liệu và thực hiện nhiệm vụ nấu ăn
của phụ nữ.

Do các nhiệm vụ này là sứ mệnh của phụ nữ nên các chính sách và chương trình nhằm
thực hiện các đề suất này cần phải được xây dựng và thực hiện theo cách dựa trên quyền có đáp
ứng giới nếu không chúng sẽ có nguy cơ bị thất bại. Đồng thời, các chính sách và chương trình
nhằm ngăn chặn thất thoát nguồn tài nguyên môi trường hoặc bảo vệ đa dạng sinh học phải có
một đường lối dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm đảm bảo rằng chúng có tính đến vai trò và
nhu cầu của phụ nữ và mang lại lợi ích cho họ.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này bao gồm:

ƒ Đảm bảo rằng phụ nữ được tiếp cận giáo dục chính quy và các khoá đào tạo không chính
quy về ổn định môi trường và quản lý môi trường;
ƒ Làm cho phụ nữ nhạy cảm với tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cắt
giảm ô nhiễm, tái chế và hợp nhất các thông lệ ổn định khác;
ƒ Hợp tác với phụ nữ nhằm xác định và phục hồi các thông lệ môi trường ổn định truyền
thống, và xây dựng các biện pháp thay thế ổn định đối với các thông lệ truyền thống huỷ
hoại môi trường;
ƒ Trong trường hợp việc thu thập nhiên liệu hay các biện pháp nấu ăn truyền thống gây hại
cho môi trường, đưa ra các biện pháp thay thế tương thích với nhiệm vụ và vai trò của
phụ nữ;
ƒ Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ việc thành lập các nhóm môi trường cấp phường có sự
tham gia của phụ nữ nhằm giám sát chất lượng nước và không khí tại cơ sở, việc sử dụng
các chất gây ô nhiễm, …và vận động chính phủ địa phương cung cấp một môi trường
sống ổn định lành mạnh.

3. Đảm bảo rằng các chính sách kinh tế tương thích với quyền sử dụng nước
uống an toàn

145 nước phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội (ICESCR) có nghĩa
vụ đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có quyền được sử dụng nước uống an toàn, bình đẳng và
không phân biệt đối xử. CEDAW cũng đã chứng minh rằng sức khoẻ của phụ nữ nông thôn phụ
thuộc vào việc tiếp cận đầy đủ và không phân biệt đối xử đối với nước uống. Tuy nhiên, các
chính sách kinh tế được nêu trong các Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo và các công cụ chính sách
quốc gia khác đôi khi ưu tiên các mục tiêu kinh tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của quốc gia quy định
trong các hiệp định và công ước nhân quyền quốc tế.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm đảm bảo rằng các chính phủ thực
hiện các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của họ bao gồm:

ƒ Tổ chức các hội thảo nhân quyền về ICESCR và CEDAW dành cho các nhà hoạch định
chính sách và các quan chức cấp cao thuộc các vụ giải quyết các công việc về môi trường,
thuỷ lợi và vệ sinh;
ƒ Tổ chức các hội thảo cho các hội phụ nữ về các khía cạnh nhân quyền của chính sách kinh
tế, đặc biệt liên quan đến tư hữu hoá các hàng hoá công cộng như nước;
ƒ Hỗ trợ công tác vận động của các hội phụ nữ nhằm củng cố sự phối hợp với các tổ chức
tài chính quốc tế;
ƒ Hỗ trợ và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các hội phụ nữ vào quá trình hoạch định phát
triển, bao gồm Các chiến lược Xoá đói giảm nghèo và các Kế hoạch phát triển Quốc gia.
4. Đảm bảo rằng các sáng kiến thuỷ lợi và vệ sinh dựa trên quyền và đáp ứng
giới

Sự tham gia hạn chế của phụ nữ vào quá trình ra quyết định không đảm bảo rằng các sáng kiến sẽ
đáp ứng giới hay đáp ứng nhu cầu của phần lớn phụ nữ. Những phụ nữ có được các vai trò ra
quyết định thì không phải là đại diện của phần lớn người sử dụng là nữ giới và có thể không hiểu
được nhu cầu của họ. Các dự án và chương trình không đáp ứng giới chắc chắn sẽ thất bại bởi vì
phụ nữ sẽ không thể tiếp cận được các lợi ích mà chúng mang lại.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết vấn đề này bao gồm:

ƒ Lồng ghép góc độ dựa trên quyền có đáp ứng giới vào tất cả các dự án và chương trình
môi trường nhằm đảm bảo có xét đến các nhân tố như địa điểm, sự thích ứng văn hoá,
thời điểm cung cấp dịch vụ và các khía cạnh khác liên quan đến vai trò của phụ nữ;
ƒ Kết hợp các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ để họ đóng một vai
trò tích cực trong các dự án và chương trình môi trường;
ƒ Thực hiện phân tích giới về ngân sách các dự án và chương trình môi trường nhằm đảm
bảo rằng nhu cầu của phụ nữ được đáp ứng đầy đủ và tài trợ thích hợp;
ƒ Thông qua các số liệu phân chia theo giới, giám sát phần lợi ích của các dự án môi trường
mà phụ nữ được hưởng, chú ý đặc biệt đến các phụ nữ nghèo và phụ nữ từ các gia đình do
nữ làm chủ.
ƒ Thực hiện phân tích giới về tất cả các dự án thuỷ lợi, vệ sinh và cấp nước nhằm đảm bảo
mang lại lợi ích cho phụ nữ và tránh các hậu quả xấu không mong muốn.

5. Đảm bảo rằng các dự án ổn định môi trường xây dựng năng lực cho phụ nữ
và các trẻ em gái

Nước an toàn và vệ sinh đầy đủ, tại những địa điểm thích hợp, phải tiết kiệm được thời gian và
năng lượng mà phụ nữ và các trẻ em gái dùng vào việc lấy nước. Điều quan trọng là việc tiết
kiệm thời gian này có lợi cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc giúp họ tiếp cận nhiều hơn đối
với giáo dục; học chữ và các hình thức giáo dục và đào tạo không chính quy khác; cũng như các
cơ hội có thu nhập như các doanh nghiệp vi mô.

Các dự án nhằm đảm bảo Nước sạch giúp trẻ em gái có thể đi học ổn
định môi trường cũng có thể đóng Tại Ma Rốc, một dự án vệ sinh và thuỷ lợi nông góp
vào việc xây dựng năng lực cho thôn của Ngân hàng Thế giới triển khai tại 6 tỉnh phụ nữ
và các trẻ em gái. Phần lớn các dự đã giúp làm tăng 20% tỉ lệ đi học của trẻ em gái án
cung cấp nước uống an toàn và vệ trong 4 năm một phần thông qua cắt giảm thời sinh
đầy đủ cải thiện cơ sở hạ tầng đô gian trẻ em gái sử dụng để đi lấy nước. Tiếp cận thị,
thực hiện các chiến lược phủ xanh nước an toàn đã làm giảm thời gian đi lấy nước đồi
trọc và bảo vệ các lĩnh vực có giá của phụ nữ và trẻ em gái xuống 50% so với mức trị đa
210
dạng sinh học cao đòi hỏi lao 90% trước đây. động
và mang lại cơ hội có các việc làm
được trả lương. Các dự án này cũng mang đến các cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới tại địa
phương, bao gồm cả những người được trả lương lẫn các tình nguyện viên, phát triển kiến thức
và kỹ năng kỹ thuật, cũng như các kỹ năng hoạch định, quản lý, giải quyết vấn đề, làm việc theo
nhóm, giao tiếp và lãnh đạo. Việc phát triển kỹ năng này có thể làm tăng tiếp cận của phụ nữ đối
với nhiều công việc được trả lương hơn, và giúp nâng cao quyền năng cho phụ nữ trong cộng
đồng nơi họ sinh sống.

Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm giải quyết các vấn đề này bao gồm:

ƒ Trực tiếp liên kết các dự án cấp nước và vệ sinh với các dự án và chương trình tăng cường
giáo dục cho các trẻ em gái hay dạy chữ và giáo dục đào tạo không chính quy cho phụ nữ;
ƒ Xây dựng mối liên kết giữa các dự án cấp nước và vệ sinh với các chương trình doanh
nghiệp vi mô và tín dụng vi mô dành riêng cho phụ nữ;
ƒ Đảm bảo rằng phụ nữ được tiếp cận bình đẳng với các việc làm được trả lương về các dự
án ổn định môi trường, và đảm bảo rằng họ không chỉ đơn thuần được thuê làm các công
việc tự nguyện;
ƒ Đảm bảo rằng phụ nữ, bao gồm cả những người được trả lương lẫn các tình nguyện viên,
có được cơ hội phát triển kiến thức và kỹ năng về các sáng kiến ổn định môi trường ngang
bằng với nam giới;
ƒ Thông qua các thống kê phân chia theo giới giám sát tác động của các dự án ổn định môi
trường về sức khoẻ và tiếp cận của phụ nữ và trẻ em gái đối với giáo dục và việc làm.

6. Đảm bảo rằng những nông dân Cùng sở hữu tài sản của gia đình sẽ tăng an
nữ sống ở nơi tồi tàn, đặc biệt là toàn cho phụ nữ
trong những hộ gia đình do nữ giới
làm chủ hộ, có được nguồn nước Luật pháp có thể quy định việc cùng sở hữu
thuỷ lợi tài sản bắt buộc cho những đôi kết hôn và có
thể xảy ra trong trường hợp cùng trong hội có
sự liên ứng hoặc cùng dòng máu. Ở một số
Mặc dù những khu nhà ổ chuột thuộc những
nước, luật cũng tạo ra một giả định là các
vùng thành thị song nhiều thành phố tiếp tục
thành viên trong gia đình sở hữu chung nông
duy trì những vùng nông trại nhỏ do những
trại hoặc những công việc kinh doanh khác
người sống trong khu ổ chuột đó canh tác để
của gia đình, trừ khi hợp đồng có quy định
cung cấp thức ăn sinh tồn cho họ và có thể
khác. Tại những nước cho phép quyền sở
kiếm thêm được chút thu nhập. Trong nhiều
hữu chung lựa chọn, phụ nữ thường phải chịu
trường hợp, các nông dân là phụ nữ phụ
thiệt thòi nghiêm trọng khi li dị hoặc khi
thuộc vào nước để tưới trồng. Tuy nhiên, tại
chồng mất. Nhữn thủ tục về giấy tờ và đăng
nhiều nước và nhiều cộng đồng, nông dân
ký đồng đứng tên cần phải đơn giản và hiệu
nữ không được tiếp cận với nước thuỷ lợi
quả. Tại một số nước, những thủ tục này
bởi vì họ thiếu quyền đối với đất đai và
thường phức tạp, mất thời gian và đòi hòi
thiếu quyền năng. Phụ nữ trong những hộ
nhiều giấy tờ, ví dụ như giấy khai sinh, mà
gia đình do nữ giới làm chủ bị đặc biệt ảnh
hưởng.

Những chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm:
ƒ áp dụng hạn ngạch để nữ giới tham gia vào trong các ban quản lý nước hoặc dự án thuỷ
lợi ở những khu nhà ổ chuột;
ƒ áp dụng một loại hạn ngạch đặc biệt đối với những hộ gia đình do nữ giới làm chủ trong
các ban quản lý nước và dự án thuỷ lợi;
ƒ thực hiện các cuộc hội thảo chung dành cho cả nông dân nam và nữ về sự tiếp cận của
phụ nữ đối với nước để sản xuất và nhấn mạnh những lợi ích đối với nam giới và con cái
của họ, cũng như nền kinh tế, từ việc phụ nữ nâng cao được năng suất lao động của mình
thông qua việc được cung cấp nước thuỷ lợi

7. Tăng sự tiếp cận của phụ nữ đối với nhà cửa và nắm giữ tài sản, đặc biệt
trong những khu nhà ổ chuột ở vùng thành thị

Tiếp cận với nhà cửa và an toàn của việc nắm giữ tài sản, đặc biệt trong trường hợp li dị, ly thân
hoặc chồng mất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong những khu nhà ổ chuột ở
vùng thành thị bởi vì những sự không an toàn chung trong cuộc sống của họ. Quyền đối với tài
sản cũng quan trọng đối với họ bởi vì nhiều các hộ gia đình trong khu ổ chuột thường phải phụ
thuộc vào các doanh nghiệp khu vực kinh tế phi kết cấu để kiếm sống và những phụ nữ thường là
những người vận hành chính của những loại hình kinh doanh này.

Ngoài các chiến lược liên quan đến việc nắm giữ tài sản, quyền về đất đai và đứng tên đất theo
Mục tiêu 1, những chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm
có:
Sở hữu tư ở thành thị làm tăng tính an toàn của việc sở hữu tại
ƒ xem xét pháp luật Brazil
nhằm thiết lập việc sở Brazil đã cố gắng cải thiện an ninh về quyền chiếm giữ ở cả những doanh
hữu đối ngược, đảm nghiệp phi chính thức và thuê đất phi chính thức thông qua pháp luật về
bảo thực hiện sở hữu đối ngược thành thị. Điều này cho phép một cá nhân hoặc một
phương pháp tiếp cận nhóm có quyền đòi sở hữu một mảnh đất nhỏ nếu họ đã chiếm giữ mảnh
dựa trên quyền có đáp đất đó trong vòng ít nhất 5 năm mà không bị người chủ sở hữu can thiệp;
ứng giới’ nếu đất này chỉ được sử dụng cho bản thân họ hoặc gia đình của họ; và
ƒ cung cấp đất phù hợp họ không sở hữu những tài sản ở vùng nông thôn hay thành thị nào.
để những người Người chiếm giữ phải nộp đơn hợp pháp chính thức cho thẩm phán.
nghèo, bao gồm cả Người sở hữu hợp pháp của mảnh đất có quyền phản đối yêu cầu này trên
phụ nữ, có thể xây phương tiện thông tin đại chúng. Nếu họ hoàn thành những yêu cầu này,
dựng nhà cửa cho người chiếm hữu có thể phải bị công khai việc sở hữu theo pháp luật
riêng mình và đảm thông qua một Phiên toà. Sở hữu đối ngược tập thể được cho phép trong
bảo sự an toàn trong những khu có thu nhập thấp và trong các khu ổ chuột, nơi thường khó có
việc sử dụng đất đai khả năng xác định vùng đất được chiếm giữ bởi mỗi người đơn lẻ. Tuy
212
này. nhiên, trường hợp này ít được sử dụng hơn trường hợp sở hữu cá nhân.
211

8. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đến cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong
các khu nhà ổ chuột ở thành thị

Tiếp cận với hạ tầng và các dịch vụ trong các khu nhà ổ chuột đặc biệt khó khăn, một phần bởi vì
đặc điểm địa lý của nhiều khu nhà ổ chuột và một phần bởi vì những người cung cấp dịch vụ
thường không sẵn sàng đến những khu này bởi vì họ lo lắng đến vấn đề an toàn và còn bởi quan
niệm rằng các khu nhà ổ chuột thường không phải là những thị trường mang lại lợi nhuận tốt.
Mặc dù cần phải có
những trợ cấp công
cộng để tạo ra hoặc cải SEWAHOUSING giúp những công nhân trong khu vực phi kết
thiện cơ sở hạ tầng cấu
trong những khu nhà ổ Dự án Ahmedabad Parivartan ở Ấn Độ, do tổ chức
chuột thì vẫn cần có SEWAHOUSING của phụ nữ hỗ trợ, chuyển đổi môi trường vật
một hợp phần tiết kiệm chất mà những người công nhân trong khu vực phi kết cấu sống,
và một hợp phần để thông qua việc cung cấp một gói 7 dịch vụ cơ sở hạ tầng gồm
những người sử dụng việc mở đường, nhà vệ sinh cá nhân, nước và các hệ thống thoát
phải trả cho các dịch vụ nước và đèn chiếu sáng đường phố. Gói dịch vụ này được cung
để tăng cường việc cấp dựa trên việc chia sẻ chi phí công bằng thông qua một quan
“mua trữ” và ý thức về hệ đối tác đặc biệt giữa chính quyền, khu vực tư nhân và những
tính tự chủ của những người sinh sống trong cộng đồng đó, mỗi bên sẽ trả 1/3 tổng số
phụ nữ và cộng đồng. chi phí tại nơi đó cho những dịch vụ được cung cấp.213
Tín dụng vi mô, đặc
biệt là các cơ chế đòi
hỏi một khoản tiết kiệm bắt buộc, có thể giúp tạo ra những kế sinh nhai và xây dựng tài sản và
các thị trường trong các cộng đồng những khu có thu nhập thấp. Có tểh xây dựng quan hệ đối tác
giữa các nhóm cộng đồng, bao gồm cả những nhóm phụ nữ, và khu vực công cộng để cung cấp
dịch vụ đô thị cho những dân số sống trong khu nhà ổ chuột.

Những chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới để giải quyết vấn đề này bao gồm:
ƒ sử dụng tài chính vi mô nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ và đảm bảo rằng phụ nữ
đi đầu, đặc biệt trong việc thiết kế cung cấp nước, vệ sinh và cơ sở hạ tầng địa phương;
ƒ xây dựng quan hệ đối tác giữa khu vực công cộng và các hội phụ nữ nhằm cung cấp các
dịch vụ đô thị tốt hơn;
ƒ cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật dựa trên quyền có đáp ứng giới cho các dự án và
chương trình dựa vào cộng đồng để tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ
đô thị;
ƒ hỗ trợ các tổ chức của phụ nữ và/hoặc các cộng đồng nhằm cung cấp nhà ở theo nhóm
cho những người phụ nữ vô gia cư trong những khu ổ chuột;
ƒ hỗ trợ các tổ chức của phụ nữ và/hoặc cộng đồng trong những khu nhà ổ chuột để cung
cấp những nơi nương náu an toàn cho những phụ nữ vô gia cư là nạn nhân của bạo lực gia
đình

B. Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia trong trung hạn

Ma trận 22 dưới đây gợi ý một số các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia trong trung hạn
đối với tính bền vững về mặt môi trường, dựa trên việc phân tích ở phần trên và
những chiến lược được gợi ra. Những chí số và chỉ tiêu này cần phải được chỉnh
sửa và bổ sung sao cho phù hợp và hữu ích đối với mỗi quốc gia.

Những chỉ tiêu và chỉ số trung hạn cần phải được các nhóm phụ nữ và xã hội dân
sự, cũng như các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý chương trình, đánh
giá xem liệu rằng một chiến lược cụ thể có đang đạt được các kết quả dự tính hay
không và để chỉ rõ xem chiến lược đó cần phải sửa chữa hay thay thế ở chỗ nào và
khi nào cần phải thực hiện việc sửa chữa hay thay thế đó.

Ma trận 22: Các chỉ tiêu và chỉ số quốc gia về ổn định môi trường
Mục tiêu Chỉ số (tham khảo ghi chú #^ bên dưới)

Phát triển bền vững


l7.a Hàng năm tăng thêm ít l7.a.1 Số lượng lãnh đạo nữ trong các lĩnh vực môi
nhất 10%* số lượng nữ trường cấp vùng
giới tham gia vào các l7.a.2 Số lượng phụ nữ được chỉ định tham gia lĩnh
sáng kiến môi trường vực môi trường tại địa phương
với vai trò là người đưal7.a.3 Số lượng nữ giới thuộc các cấp ra quyết định
ra quyết định, đặc biệt về môi trường tại chính quyền địa phương
là tại cấp cơ sở, và giúp
l7.a.4 Số lượng nữ giới được tham gia các khoá học
họ thích ứng với các hoặc đào tạo nghề liên quan đến môi trường
nguyên tắc phát triển l7.a.5 Tỉ lệ nữ giới tốt nghiệp các khóa học hoặc đào
bền vững tạo nghề liên quan đến môi trường
l7.a.6 Số lượng lãnh đạo nữ tham gia các khoá đào
tạo không chính quy về quản lý môi trường
l7.a.7 Số lượng phụ nữ tham gia các khoá đào tạo
không chính quy về quản lý môi trường cấp
phường
l7.b Hàng năm, tăng tỉ lệ nữ l7.b.1 Số lượng nữ giới nắm giữ các vị trí chủ chốt
giới tham gia vào các trong các tổ chức hoặc cơ quan về môi
sáng kiến về môi trường
trường với vai trò là l7.b.2 Tỉ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong
người ra quyết định các tổ chức hoặc cơ quan về môi trường
thêm ít nhất 1%* so với nam giới
l7.c Hàng năm, tăng tỉ trọng l7.c.1 Tỉ lệ công nhân nữ so với nam tham gia vào
lợi ích cho nữ giới từ các dự án môi trường
các sáng kiến môi l7.c.2 Tỉ lệ tỉ trọng lợi ích từ các dự án môi trường
trường thêm ít nhất của nữ so với nam
4% cho tới khi đạt
được bình đẳng giới
Đa dạng sinh học
I7.d Hàng năm, tăng thêm ít I7.d.1 Số lượng các lãnh đạo nữ trong các tổ chức
nhất 10%* số lượng nữ giới đa dạng sinh học cấp vùng
tham gia vào các sáng kiến I7.d.2 Số lượng nữ giới được chỉ định tham gia vào
đa dạng sinh học với vai trò các khu vực đa dạng sinh học tại chính quyền
là người đưa ra quyết định, địa phương
đặc biệt là tại cấp cơ sở và I7.d.3 Số lượng nữ giới thuộc các cấp ra quyết định
giúp họ nhận thức được tầm về đa dạng sinh học tại chính quyền địa
quan trọng của việc cắt phương
giảm tỉ lệ mất tính đa dạng I7.d.4 Số lượng nữ giới được tham gia vào các khoá
sinh học học hoặc đào tạo nghề liên quan đến đa dạng
sinh học
I7.d.5 Tỉ lệ nữ giới tốt nghiệp các khoá học hoặc
đào tạo nghề liên quan đến đa dạng sinh học
I7.d.6 Số lượng các lãnh đạo nữ tham dự các khoá
đào tạo không chính quy về đa dạng sinh học
I7.d.7 Số lượng nữ giới tham gia các khoá đào
không chính quy về đa dạng sinh học cấp
phường
Thuỷ lợi và vệ sinh

I7.e Đảm bảo rằng thời gian I7.e.1 Tỉ lệ đến trường của trẻ em nữ theo cấp học
tiết kiệm cho phụ nữ trước khi sáng kiến được thực hiện so với sau
và trẻ em gái thông khi sáng kiến được thực hiện
qua các sáng kiến về I7.e.2 Tỉ lệ đến trường của trẻ em nữ so với trẻ em
nước và vệ sinh góp nam theo cấp học trước và sau khi sáng kiến
phần xây dựng năng được thực hiện
lực cho họ I7.e.3 Tỉ lệ trẻ em nữ so với trẻ em nam về các biện
pháp học tập theo cấp học trước và sau khi
sáng kiến được thực hiện
I7.e.4 Tỉ lệ đi khám bệnh của nữ giới trước khi sáng
kiến được thực hiện so với sau khi sáng kiến
được thực hiện
I7.e.5 Tỉ lệ đi khám bệnh của nữ giới so với nam
giới trước và sau khi sáng kiến được thực
hiện
I7.e.6 Tỉ lệ lao động nữ trước khi sáng kiến được
thực hiện so với sau khi sáng kiến được thực
hiện
I7.e.7 Tỉ lệ lao động nữ so với lao động nam trước
và sau khi sáng kiến được thực hiện
I7.f Đảm bảo các sáng kiến I7.f.1 Số lượng hay tỉ lệ các sáng kiến có phân tích
về thuỷ lợi, vệ sinh, về giới trong qúa trình xây dựng
môi trường và đa dạng I7.f.2 Số lượng hoặc tỉ lệ các sáng kiến có phân tích
sinh học đáp ứng giới ngân sách về giới trong quá trình xây dựng
và đáp ứng nhu cầu
của nữ giới
I7.g Hàng năm, tăng thêm I 7.g.1 Số lượng nông dân nữ sử dụng nước tưới tiêu
5%* tỉ lệ nông dân nữ trong mùa vụ trước
tại các khu dân cư I7.g.2 Tỉ lệ nông dân nữ sử dụng nước tưới tiêu
nghèo, đặc biệt trong trong mùa vụ trước so với nông dân nam
các hộ gia đình có nữ I7.g.3 Số lượng nông dân nữ trong các hộ gia đình
làm chủ, có khả năng do nữ làm chủ sử dụng nước tưới tiêu cho
tiếp cận nước tưới tiêu mùa vụ trước
cho tới khi đạt được tỉI7.g.4 Tỉ lệ nông dân nữ trong các hộ gia đình do nữ
lệ bằng với tỉ lệ đối làm chủ sử dụng nước tưới tiêu cho mùa vụ
với nông dân nam trước so với tỉ lệ nông dân nam trong các hộ
gia đình do nam làm chủ sử dụng nước tưới
tiêu cho cùng mùa vụ đó
Những người sống trong những khu nhà ổ chuột
I7.h Tăng tỉ trọng các I 7.h.1 Tỉ lệ chi tiêu của địa phương cho các khu nhà
chương trình dựa trên ổ chuộttại đô thị đã được điều chỉnh theo
quyền có đáp ứng giới phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới
và chi tiêu cho cơ sở I7.h.2 Tỉ lệ ngân sách địa phương cho việc cung cấp
hạ tầng và dịch vụ cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho các khu nhà ổ
các khu nhà ổ chuột chuộttại đô thị
*
thêm ít nhất 5%/năm
cho tới khi không còn
nhà dột nát
I7.i Hàng năm, tăng thêm ít I7.i.1 Tỉ lệ các hộ gia đình được tiếp cận sở hữu đất
nhất 5%* tỉ lệ người an toàn theo giới tính của chủ hộ
nghèo, đặc biệt là nữ I7.i.2 Tỉ lệ phụ nữ nghèo được tiếp cận quyền sở
giới, được tiếp cận sở hữu đất an toàn
hữu đất an toàn
I7.j Hàng năm, cắt giảm số I7.j.1 Số lượng phụ nữ vô gia cư
lượng các phụ nữ vô I7.j.2 Tỉ lệ phụ nữ vô gia cư/ đàn ông vô gia cư
gia cư thêm 5%* cho
tới khi không còn tình
trạng này
I7.k Tăng số lượng nhà xây I7.k.1 Số lượng nhà xây mới hoặc nâng cấp phân
mới hoặc nâng cấp cho phụ nữ nghèo thành thị tự đứng tên chủ
phân cho phụ nữ sở hữu hoặc đứng tên sở hữu cùng chồng
nghèo trong các khu I7.k.2 Tỉ lệ nhà xây mới hoặc nâng cấp phân cho
vực đô thị thêm phụ nữ nghèo thành thị tự đứng tên chủ sở
*
5%/năm hữu hoặc đứng tên sở hữu cùng chồng / tổng
số nhà phân cho người nghèo thành thị
I7.l Nâng cấp cơ sở hạ tầng I7.l.1 Số lượng các sáng kiến được thực hiện nhằm
và dịch vụ cho phụ nữ nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các khu
nghèo thành thị thêm dân cư nghèo trực tiếp hoặc gián tiếp dành
*
5% cho tới khi tất cả cho nữ giới trong năm trước
đều được tiếp cận dịch I7.l.2 Số lượng các dự án hoặc chương trình nâng
vụ cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các khu dân
cư nghèo thành thị
I7.l.3 Số lượng các dự án hoặc chương trình nâng
cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các khu dân
cư nghèo thành thị liên quan đến và có tham
vấn nữ giới
I7.m Đảm bảo rằng tất cả I7.m.1 Tỉ lệ tổng ngân sách dành cho cơ sở hạ tầng
các chương trình nâng và dịch vụ các khu nhà ổ chuột ở thành thị
cấp cơ sở hạ tầng và dựa trên phân tích dựa trên quyền có đáp ứng
dịch vụ tại các khu nhà giới
ổ chuột ở thành thị I7.m.2 Tỉ lệ các chương trình nâng cấp cơ sở hạ
dựa trên quyền và có tầng và dịch vụ tại khu vực dân cư nghèo
đáp ứng giới thành thị được điều chỉnh dựa trên phân tích
dựa trên quyền có đáp ứng giới
I7.m.3 Ngân sách chi tiêu cho việc nâng cấp cơ sở
hạ tầng và dịch vụ tại các khu vực dân cư
nghèo thành thị trực tiếp hoặc gián tiếp dành
cho nữ giới trong năm trước

* Các chỉ tiêu đơn lẻ rất quan trọng cho công tác theo dõi và trách nhiệm giải
trình. Các chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm được gợi ý ở đây cần phải được chỉnh sửa
cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi nước để đảm bảo tiính khả thi và
cần thiết của chúng. Khung thời gian thực hiện phải được điều chỉnh cho phù hợp
với thời gian thu thập dữ liệu để đo tiến trình thực hiện.
# Tất cả các chỉ số riêng lẻ cần phải được phân tách theo giới tính, địa điểm nông
thôn/thành thị và những biến số kinh tế-xã hội phù hợp khác, đặc biệt là những
biến số liên quan đến các nhóm thiểu số và những người không nơi nương tựa
trong nước, nếu có
^ Tất cả các chỉ số liên quan đến hộ gia đình phải được phân chia theo khu vực
nông thôn/thành thị và các biến số kinh tế xã hội tương ứng khác, đặc biệt là các
thông số liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số và những người không nơi
nương tựa trong nước
Matrix 22: National intermediate targets and indicators for environmental
sustainability
mediate targets and indicators for environmental

Matrix 22: National intermediate targets and indicators for environmental


sustainability
MỤC TIÊU 8
XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN CẦU
VÌ PHÁT TRIỂN
Mục tiêu 8: Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì
phát triển
Goal 8: Develop a Global Partnership For Development
Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) thể hiện sự hợp tác giữa các nước
phát triển và đang phát triển nhằm tạo ra một môi trường toàn cầu và quốc gia
thuận lợi cho phát triển và công tác xoá đói giảm nghèo.214 Mục tiêu 8 chủ yếu giải
quyết các vấn đề chính sách kinh tế chung và chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vai
trò của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế trong quan hệ hợp tác với
các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển thông qua hợp tác toàn cầu. Mục
tiêu này còn giải quyết sự tiếp cận đối với tân dược và các công nghệ mới. Tính đến
tháng 4/2007, 23 báo cáo tài trợ đã được đệ trình theo mục tiêu 8, bao gồm 3 báo
cáo của cùng một nhà tài trợ.
M
Ma trận 23: Các chỉ tiêu và chỉ số về quan hệ đối tác toàn cầu
Chỉ tiêu Chỉ số
Toàn bộ các chỉ số phải được phân chia càng cụ thể
theo giới tính và khu vực thành thị/nông thôn càng tốt
8.A Tiếp tục phát triển hệ Một số chỉ số trong số các chỉ số được liệt kê dưới
thống tài chính đây được theo dõi riêng cho các nước kém phát triển
thương mại mở, dựa nhất (LDCs), Châu Phi, các nước đang phát triển
trên quy tắc, không nằm sâu trong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát
phân biệt đối xử, và triển.
có thể dự đoán được Hỗ trợ phát triển chính thức
Bao gồm cam kết về 8.1 ODA dòng, tổng vốn ODA và tỉ trọng ODA dành
quản lý, phát triển và cho các nước kém phát triển nhất trong tổng thu
xoá đói giảm nghèo nhập quốc dân của các nhà tài trợ OECD/DAC
hiệu quả - cả trên 8.2 Nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ OECD/DAC
phạm vi quốc gia và dành cho các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục cơ
quốc tế. bản, y tế, dinh dưỡng, nước an toàn và vệ sinh)
8.B Đáp ứng nhu cầu đặc 8.3 Tỉ lệ nguồn vốn ODA song phương của các nhà
biệt của các nước tài trợ OECD/DAC đã được giải ngân
kém phát triển nhất, 8.4 Tỉ trọng nguồn vốn ODA mà các nước đang phát
trong đó có việc đảm triển nằm sâu trong nội địa nhận được trong tổng
bảo khả năng tiếp thu nhập quốc dân của họ
cận đối với các mặt 8.5 Tỉ trọng nguồn vốn ODA mà các quốc đảo nhỏ
hàng xuất khẩu của đang phát triển nhận được trong tổng thu nhập
họ trên cơ sở miễn quốc dân của họ
thuế và phi hạn Tiếp cận thị trường
ngạch; tăng cường 8.6 Tỉ lệ hàng nhập khẩu của các nước phát triển
giảm nợ cho các (theo kim ngạch và không bao gồm quân sự) từ các
nước nghèo nợ nần nước đang phát triển và kém phát triển được miễn
nhiều (HIPC); xoá thuế
các khoản nợ song 8.7 Thuế suất trung bình các nước phát triển đánh vào
phương chính thức; hàng nông sản và dệt may nhập khẩu từ các nước
và tăng cường hỗ trợ đang phát triển
phát triển chính thức 8.8 Tỉ trọng trợ cấp nông sản dành cho các nước
cho các nước cam OECD trong tổng sản phẩm quốc nội của họ
kết xoá đói giảm 8.9 Tỉ lệ ODA dành cho công tác xây dựng năng lực
nghèo thương mại
8.C Đáp ứng nhu cầu đặc Ổn định nợ
biệt của các nước đang 8.10 Tổng số các nước đã đạt được điểm quyết định
phát triển nằm sâu HIPC và tổng số các nước đạt các điểm hoàn
trong lục địa và các thành HIPC (luỹ kế)
quốc đảo nhỏ đang 8.11 Tỉ lệ giảm nợ cam kết trong các sáng kiến HIPC
phát triển (thông qua và MDRI
Chương trình Hành 8.12 Tỉ trọng nợ phải trả trong xuất khẩu hàng hoá
động về Phát triển Bền và dịch vụ
vững của các quốc đảo
nhỏ đang phát triển và
kết quả của phiên họp
đặc biệt lần thứ 22 của
Đại hội đồng)
8.D Giải quyết một cách
toàn diện các vấn đề
nợ nần của các nước
đang phát triển thông
qua các biện pháp
quốc gia và quốc tế
nhằm đảm bảo quản lý
nợ lâu dài, bền vững.
8.E Hợp tác với các công 8.13 Tỉ lệ dân số được sử dụng các loại thuốc trị
ty dược phẩm để cung bệnh thiết yếu một cách ổn định
cấp các loại thuốc trị
bệnh thiết yếu giá cả
hợp lý tại các nước
đang phát triển
8.F Thông qua hợp tác 8.14 Số lượng thuê bao cố định/100 dân
với khu vực tư nhân, 8.15 Số lượng thuê bao di động/100 dân
phát huy các lợi ích 8.16 Số lượng người sử dụng Internet/100 dân
của những công nghệ
mới, đặc biệt là công
nghệ thông tin truyền
thông.

atrix 23: Global targets and indicators for global partnership


Mặc dù hầu hết các nước tài trợ đều có chính sách giới nhưng chỉ có 8 trong
số các báo cáo mà UNDP tổng kết trong năm 2005 đề cập đến các vấn đề hoặc
quan tâm về giới theo Mục tiêu 8. Phần lớn trong số này là báo cáo từ các nước
đang phát triển chứ không phải các nước tài trợ.215 23:
A. Các vấn đề đối với phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Việc thực thi các hệ thống tài chính thương mại không phân biệt đối xử
không mang tính trung lập về giới

Phần lớn các nước ít nhiều đều có sự phân chia giới trong thị trường lao động.
Trong một số ngành như khai khoáng và các ngành liên quan, phần lớn công nhân
là nam giới. Trong một số ngành nghề, đặc biệt là các ngành đòi hỏi kiến thức và
tay nghề cao hơn, phần lớn công nhân cũng là nam giới. Lao động nữ chiếm đa số
trong các ngành trả lương thấp và không đòi hỏi tay nghề cao và trong các ngành
với phần đông là sản xuất hộ gia đình, và đặc biệt là ở các ngành đòi hỏi trình độ
thấp hơn.
Tăng trưởng nhưng không tạo thêm việc làm – cần phải có
một mô hình mới
ILO mô tả cơ chế chính sách kinh tế chi phối là nhân tố gây ra
tình trạng tăng trưởng kinh tế nhưng không tạo thêm việc làm.
Tình trạng này có xu hướng gây bất lợi cho nữ giới khi muốn
tham gia vào thị trường lao động. Khuôn khổ chính sách hiện
nay nhấn mạnh ổn định kinh tế vĩ mô, sự tự do hơn của thị
trường, thu nhỏ vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và tự
do hoá dòng chảy vốn và hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên, nó
không tạo ra sự tự do dịch chuyển tương tự cho thị trường lao
động.
ILO lập luận rằng cần phải có các chính sách thay đổi nhằm
đảm bảo sự ổn định kinh tế mà không xoá bỏ phúc lợi cho
người lao động hay duy trì tình trạng bất bình đẳng giới như
hiện nay. Theo ILO, thách thức khó khăn nhất đó là chính trị:
tạo ra khoảng cách chính sách cần thiết để hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo bền vững, bình đẳng giới và việc làm bền vững cho tất
cả mọi người.1

Việc phân chia giới này đồng nghĩa với việc các chính sách và chương trình thực
hiện các hệ thống thương mại mang tính nguyên tắc, thông thoáng và tự do không
mang tính trung lập về giới do chúng ảnh hưởng đến các khu vực kinh tế, ngành
công nghiệp và ngành nghề khác nhau theo các cách khác nhau. Các ngành công
nghiệp nặng mang lại lợi ích và phát triển, tạo công ăn việc làm mới. Các ngành
công nghiệp nhẹ không thể cạnh tranh trong điều kiện mở cửa thị trường, từ đó gây
ra tình trạng thất nghiệp. Thường thì nếu nữ giới tập trung trong

1
các ngành công nghiệp nhẹ, họ bị tác động tiêu cực bởi tự do hoá tài chính hoặc
thương mại, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tình trạng này còn trở lên trầm trọng hơn
do thành kiến về giới. Nữ giới là các đối tượng đầu tiên bị sa thải bởi vì các chủ sử
dụng lao động cho rằng nam giới là trụ cột kinh tế trong gia đình. Cần phải có các
chính sách và chương trình nhằm tạo mạng lưới an toàn và cơ hội mới cho các lao
động nữ trong các ngành công
Cải cách kinh tế tại Việt Nam không mang tính
nghiệp nhẹ cũng như dành cho
trung lập về giới
họ các hỗ trợ về đào tạo và các
Các tổ chức tài chính và nhà tài trợ quốc tế đóng
hỗ trợ khác để họ có thể chuyển
một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính
sang làm việc trong các ngành
sách và tài chính phát triển tại Việt Nam. Tỉ trọng
công nghiệp nặng.
của vốn ODA trong tổng thu nhập quốc dân dao
động từ 3,7% đến 5,7% từ năm 1994 đến năm
Các chính sách kinh tế vĩ mô
2002 và ODA theo đầu người tăng từ 12,90 USD
khác được nhiều nhà tài trợ
trong năm 1996 lên 22,92 USD trong năm
phát triển, đặc biệt là các tổ
2005.217
chức tài chính quốc tế, xúc tiến
Mặc dù cải cách kinh tế tại Việt Nam theo chính
bao gồm tư nhân hoá các ngân
sách Đổi Mới đều có mục đích trung lập về giới
hàng nhà nước, mạng lưới vận
nhưng các mô hình phân chia nghề nghiệp bị ảnh
tải và các ngành dịch vụ công
hưởng theo văn hoá đã gây ra sự thnàh kiến giới
cộng; cắt giảm chi tiêu của khu
và làm tăng sự phân tầng xã hội. Nữ giới đã phải
vực kinh tế nhà nước; cắt giảm
hứng chịu gánh nặng của các biện pháp giảm phát
biên chế nhà nước. Các chính
như thắt chặt tài khoá và cắt giảm biên chế công
sách này thường là điều kiện để
nhân viên chức trong suốt thời kỳ đầu của công
nhận hỗ trợ hay vay vốn.
cuộc cải cách. Do sự phát triển mạnh mẽ của toàn
Chúng không mang tính trung
cầu hoá tại Việt Nam, hy vọng là tỉ trọng của vốn
lập về giới. Ví dụ, phụ nữ và trẻ
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ngành kinh tế
em gái, đặc biệt tại các nước
tư nhân nói chung được sẽ tăng lên, từ đó gây bất
nghèo và trong các gia đình
lợi cho các doanh nghiệp nhà nước. Với mức độ
nghèo, phải phụ thuộc lớn vào
phân biệt đối xử trong việc trả lương cho nam giới
các dịch vụ công cộng. Mặc dù
và nữ giới trong ngành kinh tế tư nhân, chính phủ
các dịch vụ này có thể là không
cần phải thúc đẩy cạnh tranh trong các ngành có
hiệu quả và không như mong
thu nhập cao và củng cố pháp luật chống phân biệt
muốn nhưng chúng hay được
giới nhằm đạt được Mục tiêu 3.218
người nghèo và phụ nữ dùng
nhiều hơn so với các dịch vụ tư nhân vốn rất hiệu quả.219
Tư nhân hoá, cắt giảm chi tiêu công cộng, thương mại tự do và tự do hoá tài chính
đã không phát huy vai trò trong việc xoá đói giảm nghèo, tăng cường bình đẳng
giới và mang lại nhiều lợi ích hứa hẹn khác tại các nước nghèo. Việc xây dựng các
chính sách này cần phải căn cứ vào phân tích dựa trên quyền có đáp ứng giới để
xác định các lợi ích, chi phí và phương thức phân phối; tác động đối với người
nghèo, phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Phân tích phải đưa ra các quyết
định về việc có thực hiện các chính sách này hay không và nếu có thì phải thực
hiện như thế nào, bao gồm đề cương các chiến lược để tăng cường các tác động tích
cực và hạn chế các tác động tiêu cực.
2. Cần tăng cường các nguồn lực đối tác toàn cầu
Tại các nước nghèo nhất và đối với các đối tượng phụ nữ và trẻ em gái nghèo đói
nhất, MDGs không thể đạt được trong điều kiện ngân sách quốc gia như hiện
nay.220 Cần phải tăng lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức dành cho các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, cũng như tăng tỉ trọng của
nguồn vốn đó dành cho các chính sách hỗ trợ người nghèo, đáp ứng giới, và mang
tính nhân quyền.
Các nhà tài trợ phải
hỗ trợ phân tích quy Phát triển nông nghiệp đi đôi với xoá đói giảm nghèo
trình ngân sách của Khi phát triển nông nghiệp được coi trọng trong chương
các bộ ngành và nhà trình phát triển thì đói nghèo cũng đã nhanh chóng giảm tại
nước cũng như ngân Việt Nam, Thái Lan, Băng La Đét và nhiều nước khác trong
sách tài trợ của chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ví dụ, tại Trung Quốc,
họ nhằm đảm bảo đói nghèo đã giảm một nửa .221
trong nửa đầu thập kỷ 80 khi
rằng các chương nông nghiệp được ưu tiên
trình tăng cường
bình đẳng giới và
thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái nhận được tỉ lệ hỗ trợ thích hợp.

Việc phân bổ nguồn lực cũng phải phản ánh được rằng nông nghiệp là kế sinh nhai
chủ yếu của người nghèo. Tuy nhiên, trong các khoảng thời gian từ 1983-1987 và
1998-2000, nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương đã giảm 57%, đạt trung bình 5,1 tỉ USD hàng
năm. Vốn vay dành cho nông nghiệp được cung cấp bởi các cơ quan cho vay đa
phương như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng có xu
hướng giảm dần. Do đó, tăng trưởng và năng suất nông nghiệp đã bị đình trệ. Bên
cạnh đó, tốc độ giảm nghèo trong khu vực đã bị chậm lại kể từ những năm 80.222

3. Cần phải tăng cường nguồn vốn và hỗ trợ cho công tác cải thiện số liệu đáp
ứng giới
Một chủ đề quan trọng trong tất cả các mục tiêu đó là nhu cầu về số liệu phân theo
giới tính và có đáp ứng giới. Các số liệu này rất cần thiết cho công tác xây dựng
chính sách thực chứng và đề cương chương trình và giám sát tiến trình thực hiện
các mục tiêu thiên niên kỷ. Việc thiếu các số liệu này đe doạ khả năng đạt được các
mục tiêu thiên niên kỷ.

Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, đang phải
thực hiện nhiều ưu tiên cấp bách. Vì vậy, chưa chắc họ đã có đủ nguồn vốn hỗ trợ
cho công tác cung cấp các số liệu cần thiết. Trong quan hệ đối tác toàn cầu, các
nước tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế và các cơ quan của UN đóng một vai trò
quan trọng trong việc giải quyết tình trạng này thông qua tăng cường hỗ trợ cho
công tác thu thập, phân tích và quảng bá dữ liệu đáp ứng giới. Công tác này có thể
được thực hiện thông qua nguồn vốn ODA và hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực
như phát triển chính sách, thu thập dữ liệu và đào tạo.

4. Nhiều chỉ tiêu và chỉ số theo Mục tiêu 8 thuộc trách nhiệm của các nước tài
trợ
Mục tiêu 8 liên quan đến hai nhóm đối tượng trong quan hệ đối tác toàn cầu, đó là
các nước tài trợ và các nước đang phát triển. Nhiều chỉ số liên quan đến ODA và
tiếp cận thị trường thuộc trách nhiệm của các nước tài trợ. Việc phát triển hệ thống
tài chính và thương mại không phân biệt đối xử cũng có liên quan đến các nước tài
trợ. Như giải thích dưới đây, việc đưa ra các hệ thống như vậy không mang tính
trung lập về giới. Vì vậy, các nước tài trợ phải lồng ghép góc độ dựa trên quyền có
đáp ứng giới vào công tác này và báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu tương ứng
trong Mục tiêu 8 giống như các nước đang phát triển.

Các nước tài trợ cũng có thể xem xét phát triển các nhóm chỉ tiêu và chỉ số MDG
theo cấp quốc gia, hoặc trong một số trường hợp có thể là cấp vùng hoặc tiểu vùng
theo Mục tiêu 8, tương ứng với các chỉ tiêu và chỉ số trung gian để phản ánh tình
trạng cụ thể của mình. Các hội phụ nữ tại các nước tài trợ có thể vận động và hỗ trợ
chính phủ hoàn thành trách nhiệm này.

Các tóm lược về tiến trình thực hiện MDGs khu vực và toàn cầu phải đưa ra các chỉ
tiêu tập trung vào các nước tài trợ cũng như các chỉ tiêu tập trung vào các nước
đang phát triển. Điều này rất phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn cầu,
đảm bảo rằng tất cả các nước tài trợ lẫn các nước đang phát triển đều phải có trách
nhiệm với cam kết của mình.

Rất nhiều trong số các vấn đề này đang được giải quyết thông qua hoạt động của
Nhóm Chuyên nhiệm về Khoảng cách MDG liên ngành. Nhóm Chuyên nhiệm này
hoạt động với mục tiêu phát triển một phương pháp theo dõi hệ thống các cam kết
phát triển quốc tế, cụ thể là theo Mục tiêu 8, và theo dõi việc thực thi các cam kết
này ở cấp quốc gia và quốc tế. Hoạt động này sẽ phát triển thành một hội nghị cấp
cao diễn ra vào tháng 9/2008 là nơi gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia cũng như
lãnh đạo của các tổ chức xã hội và khu vực kinh tế nhà nước nhằm thu hẹp khoảng
cách thực hiện, củng cố tinh thần trách nhiệm của tất cả các bên trong quan hệ đối
tác toàn cầu vì phát triển, góp phần đưa các cam kết hiện tại thành hành động, và
xây dựng các cam kết mới để đạt được MDGs trước năm 2015.

5. Một số chỉ số theo Mục tiêu 8 thuộc trách nhiệm của các nước đang phát
triển
Cho tới nay, các báo cáo MDG từ các nước đang phát triển nhìn chung mới chỉ đáp
ứng các Mục tiêu 1-7. Tuy nhiên, các chỉ số về tổng nguồn vốn ODA nhận từ các
nhà tài trợ, khả năng duy trì nợ, tiếp cận dược phẩm và tiếp cận các công nghệ mới
chỉ có thể được giám sát bởi các nước đang phát triển. Các chỉ số này cần phải
được đưa vào nhóm các chỉ tiêu và chỉ số trung gian và quốc gia một cách phù hợp
để phản ánh tình hình thực tế, và được đưa vào các báo cáo MDG cấp quốc gia.
Các hội phụ nữ tại các nước đang phát triển phải đảm bảo các chỉ tiêu và chỉ số này
không bị bỏ sót và được thực hiện một cách nhân quyền và mang tính chất đáp ứng
giới.

6. Các tổ chức tài chính quốc tế cũng là một phần của quan hệ đối tác toàn

Các tổ chức tài chính quốc tế, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế
giới và các ngân hàng khu vực như Ngân hàng Phát triển Châu Á, trực thuộc hệ
thống Liên Hợp Quốc, tham gia vào các hội nghị UN toàn cầu và hỗ trợ công tác
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo trong
quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển, cung cấp các khoản nợ và trợ cấp cho các
nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo, và phối hợp với các nước nhận tài
trợ phát triển và thực hiện các chương trình phát triển.

Quyền bỏ phiếu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới được dựa trên tỉ lệ
đóng góp của các thành viên và tuỳ thuộc vào các cổ đông lớn là các nước công
nghiệp. Vì vậy, các nước đi vay không có tiếng nói lớn trong các chính sách của
các tổ chức tài chính quốc tế và thường không có được quyền lựa chọn các điều
kiện đối với các khoản vay của `mình.223

Giảm nợ và tính bền vững của nợ có mối liên quan chặt chẽ với các nhà cho vay –
bao gồm cả các nước tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế được các nước này hỗ
trợ. Cả Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều cung cấp các khoản nợ
chính sách với điều kiện kèm theo đó là thực hiện cải cách trong một ngành hoặc
một nền kinh tế nói chung, được gọi là “nợ có điều kiện”. Các tổ chức tài chính
quốc tế coi các cải cách này là các yêu cầu về chính sách và phát triển kinh tế đúng
đắn. Tuy nhiên, các khoản nợ kiểu này thường không giúp thúc đẩy tăng trưởng và
có xu hướng ưu tiên để cắt giảm chi tiêu chính phủ và hoàn nợ hơn là xoá đói giảm
nghèo và thực hiện quyền con người. Một nghiên cứu về tự do hoá tài chính tại
Châu Phi do một trung tâm về đói nghèo quốc tế thực hiện đã kết luận rằng sự
tương quan của tự do hoá tài chính với tính thanh khoản và mở rộng tín dụng của
khu vực kinh tế tư nhân là tiêu cực và không có tác động đối với tăng trưởng mặc
dù nó chỉ làm giảm nhẹ sự thay thế giữa tiết kiệm công và tiết kiệm tư và làm tăng
sự tương quan giữa tín dụng tư và đầu tư. Trên cơ sở bằng chứng thực nghiệm,
nghiên cứu này đã kết luận rằng chính sách này là một “thất bại”.224
Trước đây, các điều kiện đưa ra bao gồm cả các cải cách không có lợi như cắt giảm
chi tiêu công cộng và cân bằng chi tiêu. Trong khi trên lý thuyết các cải cách này
mang tính chính sách nhưng trên thực tế đôi khi chúng là nguyên nhân gây ra các
cắt giảm trong chi tiêu công cộng đối với y tế và giáo dục, làm phát sinh chi phí
người dùng và gây ra các cắt giảm biên chế không theo một chu kỳ kinh tế nhất
định. Nếu không quan tâm đầy đủ đến các chính sách bổ sung nhằm cải thiện các
tác động này, và trong một số trường hợp không thông qua các chính sách này
trong các thời kỳ khủng hoảng, thì các cải cách này có thể ảnh hưởng xấu tới tiến
độ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đối với y tế và giáo dục, việc cắt giảm chi
tiêu và áp dụng chi phí sử dụng sẽ làm hạn chế sự tiếp cận của nữ giới, từ đó tác
động trực tiếp đến các mục tiêu 2, 3, 4, 5 và 6. Trong khu vực kinh tế nhà nước –
khu vực sử dụng nhiều lao động trẻ với trình độ học vấn cao tại nhiều nước, lao
động nữ là các đối tượng đầu tiên bị cắt giảm biên chế.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000, các tổ chức tài chính quốc tế đã quan tâm hơn
và bắt đầu tăng hỗ trợ vốn cho các ngành xã hội, và một số ngành đã có những
bước tiến đáng kể trong việc lồng ghép giới vào các chương trình xã hội. Một số tổ
chức tài chính quốc tế đã ban hành các chính sách về giới từ những năm 80. Vào
năm 2003, lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đã cam kết các
thể chế thúc đẩy bình đẳng giới, các cam kết dần dần được nhìn nhận thông qua các
dịch chuyển lớn trong mức độ xã hội của các chương trình hỗ trợ nhà nước.225 Để
đối phó với các phản ứng mạnh mẽ từ các nhóm ủng hộ bình đẳng giới, một số tổ
chức, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, đã thành
lập các nhóm tư vấn về giới bao gồm các chuyên gia hàng đầu về giới và những cá
nhân ủng hộ bình đẳng giới.

Mặc dù đã thành công trong việc lồng ghép giới vào các chương trình xã hội,
nhưng các tổ chức tài chính quốc tế vẫn ít thể hiện sự đáp ứng giới trong đường lối
của họ ở tầm kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện trong cả các điều kiện đối với
vốn vay cũng như trong công tác thúc đẩy tư nhân hoá và tự do hoá. Các tác động
khác nhau của đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với nam giới và nữ giới và người nghèo
vẫn chưa được quan tâm.

Với tất cả các vai trò này, rõ ràng là các tổ chức tài chính quốc tế là một phần trong
quan hệ đối tác toàn cầu. Việc thừa nhận vai trò của họ trong việc thực hiện MDGs
gắn kết trách nhiệm của họ đối với cộng đồng toàn cầu để hoàn thành sứ mệnh này.
Các tổ chức tài chính quốc tế nên xây dựng các nhóm mục tiêu thiên niên kỷ cấp cơ
quan, giống với các nhóm mục tiêu các nước tài trợ đã xây dựng, và báo cáo về tiến
độ thực hiện các mục tiêu này. Trong trường hợp các điều kiện cho vay của các tổ
chức tài chính quốc tế có ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế vĩ mô hoặc các
chính sách chi tiêu của các nước đang phát triển thì khuôn khổ báo cáo MDGs của
các tổ chức này phải bao gồm các khía cạnh lập ngân sách gắn với giới và kinh tế
vĩ mô được đáp ứng theo các Mục tiêu 1 và 3 trong báo cáo này cũng như các
khoản mục tương ứng theo Mục tiêu 8. Một trong những lợi ích lớn của hành động
này đó là nâng cao nhận thức của từng tổ chức về tác động của họ đối với MDGs
và đảm bảo rằng mọi bộ phận của tổ chức thống nhất một phương pháp tiếp cận
dựa trên quyền có đáp ứng giới hỗ trợ thành tích của họ.

7. Các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia
quan hệ đối tác toàn cầu

Các cơ quan Liên Hợp Quốc cũng tham gia vào quan hệ đối tác toàn cầu vì phát
triển và đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự tiếp cận dựa trên
quyền có đáp ứng giới trên phạm vi toàn cầu. Chính sách chung và các khuôn khổ
giám sát về các vấn đề đặc biệt do các cơ quan UN xây dựng ảnh hưởng đến
phương pháp tiếp cận các vấn đề này của từng quốc gia. Ví dụ, việc lồng ghép phân
tích thay đổi khí hậu dựa trên quyền có đáp ứng giới vào các tài liệu và hội thảo
UN tương ứng sẽ hỗ trợ và
khuyến khích các nước Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
công nhận các vấn đề Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ông Ban Ki-moon, đã
nhân quyền và giới cấp nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần phải là một thành viên
quốc gia liên quan đến có trách nhiệm giải trình trong quan hệ đối tác toàn
thay đổi khí hậu. Nếu cầu. ‘Trong khi tôi làm việc với anh để tăng cường hỗ
không thực hiện công tác trợ quốc tế thì đồng thời tôi vẫn cố gắng tăng hiệu quả
này thì chắc chắn là phản của Liên Hợp Quốc trong việc đẩy mạnh các ưu tiên
ứng của các nước đối với phát triển của mình. Tôi xin nhắc lại rằng chúng ta phải
thay đổi khí hậu sẽ không chứng minh bằng kết quả chứ không phải chỉ bằng lời
dựa trên quyền và có đáp nói. Ngày nay Liên Hợp Quốc không thể đơn giản chỉ
ứng giới. Vì vậy, các cơ bảo vệ sự phát triển mà còn phải phát huy các phát
quan UN nên thực hiện triển này hàng ngày bằng lời hứa của mình.226
tốt các mục tiêu thiên
niên kỷ, xác định các mục tiêu thích hợp nhất và xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số
dựa trên quyền có đáp ứng giới nhằm định hướng cho công tác của mình.

Tại một số nước, các tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn có thể xây dựng các chương
trình phát triển có quy mô tương tự như các chương trình của nhiều nhà tài trợ song
phương. Các tổ chức này có xu hướng tập trung vào công tác tư vấn và phân phối
chương trình, thường dưới hình thức hợp tác với chính phủ các nước tài trợ và các
nước đang phát triển cũng như với các tổ chức phi chính phủ khác. Một số tổ chức,
đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực như đói nghèo, giáo dục và y tế
đã lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới vào hoạt động
của mình. Các tổ chức khác hoạt động trong các lĩnh vực không liên quan đến các
vấn đề của nữ giới như đa dạng sinh học có thể không thực hiện điều này. Không
có sự tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới , một số chương trình của họ có thể
làm giảm hiệu quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Xây dựng một bộ các chỉ
tiêu và chỉ số MDG cấp tổ chức sẽ nâng cao nhận thức của tổ chức phi chính phủ
về tác động của nó đối với các mục tiêu thiên niên kỷ, và bảo đảm rằng mọi lĩnh
vực đều thống nhất một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng giới, từ
đó hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu này.

8. Các chương trình tài trợ phải lồng ghép quan điểm dựa trên quyền có đáp
ứng giới

Tất cả các nước tài trợ lớn đều có các cam kết theo CEDAW và Cương lĩnh Hành
động Bắc Kinh. Các nước này cũng đều có các chính sách nâng cao quyền năng
cho nữ giới và bình đẳng giới được áp dụng cả trong nước cũng như liên quan đến
các chương trình tài trợ của họ.

Vì vậy, cam kết của các nước tài trợ đối với bình đẳng giới và nhân quyền cần phải
toàn diện và được lồng ghép vào các chương trình tài trợ của họ. Các chỉ tiêu và chỉ
số quốc gia theo Mục tiêu 8 cần phải thống nhất một nhân tố dựa trên quyền có đáp
ứng giới nhằm xác định xem liệu các chương trình hỗ trợ có thực hiện lồng ghép
các cam kết này hay không, ví dụ như được thể hiện trong việc sử dụng phân tích
giới hàng ngày; việc sử dụng thống kê giới hàng ngày trong tất cả các ngành; và
việc phân bổ nguồn lực thích hợp nhằm coi trọng các góc độ nâng cao quyền năng
cho phụ nữ và góc độ dựa trên quyền có đáp ứng giới.

Hộp 4. Điểm qua vấn đề giới từ các báo cáo của các nước tài trợ
Ôxtrâylia: Báo cáo năm 2005 của Ôxtrâylia, được xây dựng trước khi ra đời
chính sách mạnh mẽ về bình đẳng giới năm 2007 của AusAID, không đề cập
đến phụ nữ hay giới. Chương trình tài trợ của Ôxtrâylia năm 2005 nhấn
mạnh các nguyên tắc cơ bản để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, tăng
trưởng kinh tế trên diện rộng, quản lý tốt và ổn định, đồng thời trực tiếp đầu
tư vào các ngành được xác định rõ trong các mục tiêu thiên niên kỷ.227

Đan Mạch: Báo cáo năm 2002 đã lưu ý là 70 triệu DKK đã được phân bổ
cho các dự án thí điểm về bình đẳng giới và xoá đói giảm nghèo, chiếm chưa
tới 1% tổng nguồn vốn ODA của Đan Mạch. Tiếp theo đó vào năm 2004,
một ‘Chiến lược Thúc đẩy Bình đẳng giới trong Hợp tác Phát triển của Đan
Mạch’ đã ra đời. Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thúc đẩy bình đẳng
giới về quyền, đối với việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, và tiếp cận
ảnh hưởng kinh tế chính trị. Báo cáo 2004 không cho thấy sự phân bổ nguồn
lực cụ thể đối với bình đẳng giới.228
Phần Lan: Báo cáo năm 2004 đề cập sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn
vốn hỗ trợ bình đẳng giới từ 1998-2003 với ‘ít nhất một dự án’ xúc tiến bình
đẳng giới được thực hiện trong mỗi nước đối tác dài hạn. ‘Tuy nhiên, số
lượng các dự án chủ yếu tập trung vào mục tiêu này lại tương đối thấp’.229

Thụy Điển: Báo cáo năm 2004 nhân mạnh tầm quan trọng của việc tập
trung vào xoá đói giảm nghèo, góc độ bình đẳng giới và góc độ nhân quyền.
Không có cam kết tài chính nào được đề cập.230

Đức: Báo cáo năm 2005 đề cập rằng Đức đang phấn đấu đảm bảo một số
nguồn vốn được giải ngân theo chương trình giảm nợ HIPC mang lại lợi ích
cho nữ giới thông qua giáo dục tiểu học cho các trẻ em gái hay cải thiện tình
trạng của nữ giới. Đức cũng đã hỗ trợ vốn đặc biệt nhằm lồng ghép quan
điểm giới vào các chiến lược xoá đói giảm nghèo. Quốc gia này cũng có kế
hoạch đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới tại các tổ chức hợp tác phát
triển của mình.231

EU: Báo cáo giai đoạn 2002-2004 của EU đề cập rằng phần lớn các nước
thành viên EU đều coi bình đẳng giới là một chủ đề xuyên suốt trong chính
sách phát triển, hỗ trợ cả việc lồng ghép góc độ bình đằng giới trong mọi
hoạt động hợp tác phát triển cũng như tài trợ các chương trình nhằm nâng
cao quyền năng cho nữ giới. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho rằng ‘EU nên
kêu gọi cam kết chính trị rõ ràng hơn từ các nhà tài trợ và các nước đối tác
đối với bình đẳng giới. Các nỗ lực đối với bình đẳng giới phải được lồng
ghép vào các hoạt động đầu tư của EU trong việc thực hiện tất cả các mục
tiêu thiên niên kỷ.’ Cũng cần phải ‘nhấn mạnh hơn nữa việc coi bình đẳng
giới như là một mục tiêu, một vai trò trung tâm trong chính sách phát triển
với trọng tâm là xoá đói giảm nghèo, nhân quyền và các mục tiêu thiên niên
kỷ’.232

Anh: Bên cạnh việc coi trọng góc độ bình đẳng giới, Anh còn hỗ trợ các
hoạt động cụ thể về giới nhằm tăng cường quyền lợi của nữ giới. Trong năm
2003/2004, DFID đã cam kết 297 triệu Bảng Anh để tăng cường bình đẳng
giới và nâng cao quyền năng cho nữ giới.233

B. Các chỉ tiêu và chỉ số dài hạn quốc gia

Ma trận 24 dưới đây đưa ra một loạt các chỉ tiêu và chỉ số dài hạn cho quan hệ đối
tác toàn cầu dựa trên phân tích nhân quyền có đáp ứng giới của Mục tiêu 8. Các chỉ
tiêu và chỉ số này cần phải được điều chỉnh và bổ sung thêm nhằm đảm bảo tính
tương thích và hữu ích.
Tại các nước đang phát triển, các hội phụ nữ phải đảm bảo rằng các dữ liệu và tham
chiếu trong các báo cáo quốc gia về việc thực hiên công ước CEDAW đối với các
vấn đề tương ứng theo Mục tiêu 8 như tiếp cận dược phẩm và công nghệ mới phải
được sử dụng trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số cấp vùng. Phản ứng
của Uỷ ban CEDAW về các vấn đề này đối với báo cáo gần đây nhất cũng có thể
rất hữu ích trong việc đưa ra một quan điểm dựa trên quyền toàn cầu.

Các mục tương ứng của Cương lĩnh Bắc Kinh và các Kế hoạch Hành động Quốc
gia dựa trên Cương lĩnh này cũng là một kho tàng thông tin hữu ích về các cam kết
chính phủ. Mỗi mục trong Cương lĩnh đưa ra các cam kết cụ thể của chính phủ, các
cơ quan quốc tế bao gồm các tổ chức Liên Hợp Quốc tương ứng, các nhà tài trợ đa
phương và song phương, và các tổ chức phi chính phủ, cũng như một mục về cam
kết cấp quốc tế theo Chương VI về Bố trí Tài chính.
Matrix 24: National long-term targets and indicators for global partnership
Ma trận 24: Các chỉ tiêu và chỉ số quan hệ đối tác toàn cầu trong dài hạn của
quốc gia
L8.A Tăng tỉ trọng lượng L Tỉ trọng của vốn ODA ròng, tổng vốn
vốn ODA của các 8.A.1 ODA và ODA dành cho các nước kém
nước tài trợ trong GNP phát triển nhất trong tổng thu nhập quốc
lên 0,7% đối với các dân của các nhà tài trợ OECD/DAC
nhà tài trợ (không thay đổi so với chỉ số toàn cầu
OECD/DAC và 0,15% 8.1)
đối với các nước kém
phát triển nhất
L8.B Tăng tỉ trọng lượng L Tỉ lệ vốn ODA ròng dành cho các
vốn ODA dành cho 8.B.1 chương trình và hỗ trợ chính sách dựa
các chương trình và hỗ trên quyền có đáp ứng giới và vì người
trợ chính sách dựa trên nghèo.
quyền có đáp ứng giới
và vì người nghèo
L8.C Tăng cường hỗ trợ cho L Số lượng các chỉ số MDG được theo dõi
công tác thu thập, phân 8.C.1 sử dụng số liệu đáp ứng giới và phân chia
tích và tuyên truyền số theo giới
liệu phân chia theo L8.C.2 Các tổng cục thống kê hàng ngày thu
giới và đáp ứng giới từ thập các số liệu đáp ứng giới và phân
các nhà tài trợ và các chia theo giới
tổ chức tài chính quốc L8.C.3 Các số liệu phân chia theo giới và đáp
tế ứng giới được thu thập, phân tích và
tuyên truyền trong Khảo sát các chỉ số
MICS và Khảo sát y tế và nhân khẩu
(DHS), và các khảo sát về hộ gia đình
L8.D Lồng ghép quan điểm L Sử dụng hàng ngày phân tích giới trong
dựa trên quyền có đáp 8.D.1 các chương trình tài trợ
ứng giới vào các dự án L8.D.2 Sử dụng hàng ngày các thống kê về giới
tài trợ của tất cả các ngành trong các chương
trình tài trợ
L8.D.3 Phân bổ nguồn lực thích hợp để lồng
ghép quan điểm dựa trên quyền có đáp
ứng giới vào các chương trình tài trợ
L8.D.4 Số lượng các ngành và cơ quan chính
phủ địa phương hàng ngày sử dụng phân
tích ngân sách giới
L8.E Các tổ chức tài chính L Các tổ chức tài chính quốc tế xem xét các
quốc tế chịu trách 8.E.1 khía cạnh nhân quyền của chính sách
nhiệm trước các cơ kinh tế khi cung cấp các khoản vay chính
quan nhân quyền quốc sách dành cho các nước đang phát triển
tế L8.E.2 Tỉ lệ các khoản vay và viện trợ của các tổ
chức tài chính quốc tế dành cho các nước
đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo
L8.E.3 Tỉ lệ các hộ nghèo tại các nước hoặc các
khu vực phụ thuộc lớn vào viện trợ của
các tổ chức tài chính quốc tế theo thời
gian
L8.F Các tổ chức tài chính L Tỉ lệ các khoản vay và viện trợ hỗ trợ
quốc tế chịu trách 8.F.1 người nghèo, mang tính nhân quyền, đáp
nhiệm thực hiện các ứng giới và mang lại lợi ích cho phụ nữ
chính sách giới của và trẻ em gái của các tổ chức tài chính
mình quốc tế dành cho các nước đang phát
triển
L8.F.2 Tỉ lệ các khoản vay và viện trợ dành cho
các đối tượng phụ nữ và trẻ em gái
và/hoặc các vấn đề về giới của các tổ
chức tài chính quốc tế dành cho các nước
đang phát triển
L8.F.3 Tỉ lệ các dự án và chương trình của các
tổ chức tài chính quốc tế thống nhât phân
tích giới và sử dụng các số liệu phân chia
theo giới
L8.G Các nhà tài trợ chịu L Tỉ lệ viện trợ ODA dành cho các nước
trách nhiệm thực hiện 8.G.1 đang phát triển để thực hiện các chính
các chính sách giới của sách dựa trên quyền có đáp ứng giới
mình mang lại lợi ích cho phụ nữ và trẻ em gái
L8.G.2 Tỉ lệ viện trợ ODA dành cho các đối
tượng nữ giới và/hoặc các vấn đề về giới
tại các nước đang phát triển
L8.G.3 Tỉ lệ các dự án và chương trình ODA
thống nhất phân tích giới và sử dụng các
số liệu phân chia theo giới
Tiếp cận thị trường
L8.H Các chính sách thương L Phân tích giới được xem xét bởi các nước
mại xem xét tác động 8.H.1 phát triển khi xúc tiến các chính sách
của các thoả thuận thương mại tại các nước đang phát triển
thương mại tự do về L8.H.2 Các nước phát triển cắt giảm và xoá bỏ
nữ giới và các ngành các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
trong đó lao động nữ đối với các sản phẩm do phụ nữ sản xuất
chiếm đa số L8.H.3 Tỉ lệ vốn ODA được sử dụng cho công
tác xây dựng năng lực để phụ nữ tham
gia vào thương mại quốc tế
Tính bền vững của nợ
L8.I Các nguồn vốn có L 8.I.1 Các nhà tài trợ giảm nợ cho các nước
được từ các sáng kiến nghèo hợp tác với các chính phủ nhằm
giảm nợ, bao gồm đảm bảo rằng ít nhất ½ số nợ được cắt
HIPC, được sử dụng giảm được sử dụng để hỗ trợ các chương
để hỗ trợ bình đẳng trình mà trong đó đối tượng thụ hưởng
giới và nữ quyền chủ yếu là nữ giới, đặc biệt là trong giáo
dục và y tế
Các loại thuốc thiết yếu
L8.J Phụ nữ và trẻ em gái L 8.J.1 Tỉ lệ dân số được tiếp cận các loại thuốc
được tiếp cận các loại chữa bệnh thiết yếu, theo giới tính và các
thuốc chữa bệnh thiết đặc điểm kinh tế xã hội tương ứng khác
yếu
Công nghệ mới
L8.K Phụ nữ và trẻ em gái L Số lượng phụ nữ và trẻ em gái được tiếp
được tiếp cận và sử 8.K.1
cận điện thoại công cộng nơi họ sinh
dụng điện thoại cố sống trong vòng 5 phút
định và điện thoại di
L8.K.2 Số lượng phụ nữ và trẻ em gái được tiếp
động cận điện thoại di động trong vòng 5 phút
từ nơi họ sinh sống, bao gồm hệ thống
điện thoại di động làng xã
L8.K.3 Tỉ lệ nữ giới sở hữu điện thoại di động so
với nam giới
L8.L Phụ nữ và trẻ em gái L Số lượng phụ nữ và trẻ em gái được tiếp
được tiếp cận và sử 8.L.1 cận máy vi tính trong vòng 30 phút từ nơi
dụng máy vi tính và họ sinh sống
Internet L8.L.2 Số lượng phụ nữ và trẻ em gái được tiếp
cận Internet trong vòng 30 phút từ nơi họ
sinh sống, bao gồm các thiết bị internet
công cộng
L8.L.3 Tỉ lệ nữ giới sở hữu máy vi tính so với
nam giới

#Mọi chỉ số đều phải được phân chia theo giới, khu vực thành thị/nông thôn và các
tiêu chí kinh tế xã hội tương ứng khác, đặc biệt là các tiêu chí liên quan đến các
nhóm dân tộc thiểu số và các cá nhân bị di cư trong nội địa.
C. Các chiến lược dựa trên quyền có đáp ứng giới

1. Tăng cường nguồn vốn ODA, vốn vay và trợ cấp cho các chính sách và
chương trình dựa trên quyền có đáp ứng giới

Cũng tương tự như viêc ngân sách của các nước đang phát triển cần đầu tư nhiều
hơn vào các chính sách và chương trình dựa trên quyền có đáp ứng giới, các nước
tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế phải đảm bảo tăng cường các nguồn vốn
ODA, vốn vay và trợ cấp của họ cho các chính sách và chương trình này.

Các chiến lược giải quyết vấn đề này bao gồm:

• Các hội phụ nữ tại các nước tài trợ vận động chính phủ phân bổ nguồn vốn
ODA theo hướng này;
• Các hội phụ nữ làm việc với ủy ban quốc gia của phụ nữ vận động các nhà tài
trợ tăng cường hỗ trợ cho bình đẳng giới và nữ quyền;
• Sử dụng báo cáo quốc gia trước đó về việc thực hiện Công ước CEDAW và
những khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW để hỗ trợ những nỗ lực để ủng hộ hoạt
động này;
• Sử dụng thống kê về giới và phân tích giới để hỗ trợ nỗ lực này, nhấn mạn tầm
quan trọng của nữ giới trong việc đạt được toàn bộ 8 mục tiêu thiên niên kỷ và
nhấn mạnh lợi ích cho tất cả mọi người khi có bình đẳng giới và nữ quyền;
• Các nhà tài trợ tiến hành phân tích các chương trình và ngân sách phát triển của
mình dựa trên quyền và có đáp ứng giới ;
• Hỗ trợ phân tích tổng vốn ODA và/hoặc vốn vay và trợ cấp hỗ trợ cho chiến
dịch vận động dựa trên quyền và có đáp ứng giới .

2. Tăng cường vốn và hỗ trợ cho công tác cải thiện số liệu phân chia theo giới
và có đáp ứng giới

Hỗ trợ vốn và kỹ thuật đều cần thiết cho công tác cải tiến các số liệu dựa trên quyền
có đáp ứng giới . Các nước tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế và các cơ quan
Liên Hợp Quốc đều có vai trò quan trọng như nhau trong vấn đề này. Trong một số
trường hợp, việc đưa ra yêu cầu cần phải có các số liệu này đối với một vấn đề cụ
thể trong một tài liệu quan trọng có thể là bước đầu tiên cần phải làm. Các yêu cầu
khác bao gồm tăng cường công tác thu thập, phổ biến và phân tích số liệu dựa trên
quyền có đáp ứng giới và thuyết trình (nếu cần thiết) về số liệu phân chia theo giới.

Các chiến lược giải quyết vấn đề này bao gồm:


• Đảm bảo rằng các hội phụ nữ và uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
được đào tạo cơ bản về thu thập số liệu đáp ứng giới và các phương thức sử
dụng thống kê giới và thông kế phân chia theo giới. Vì vậy, họ có thể trở
thành các đối tác tích cực của tổng cục thống kê và họ cũng phải có trách
nhiệm với việc thu thập và tuyên truyền các số liệu đáp ứng giới có chất
lượng tốt;
• Thuyết phục các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường các
nguồn lực tài chính dành cho công tác thu thập số liệu dựa trên quyền có đáp
ứng giới ;
• Vận động để cung cấp đủ nguồn vốn cho công tác thống kê đáp ứng giới với
sự tham gia và hỗ trợ các điều tra cụ thể của các tổ chức bên ngoài như Điều
tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) của UNICEF, Điều tra
Nhân khẩu học và Sức khoẻ và các điều tra và nhân khẩu và khả năng sinh
sản khác của UNFPA, các điều tra về mức sống hộ gia đình quốc gia của
Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng khu vực;
• Đưa yêu cầu về số liệu dựa trên quyền có đáp ứng giới vào các tài liệu và
thoả thuận quốc tế quan trọng khi có cơ hội.

3. Khuyến khích tất cả thành viên trong quan hệ đối tác toàn cầu báo cáo về
các lĩnh vực liên quan của Mục tiêu 8

Mục tiêu 8 đưa ra các chỉ tiêu và chỉ số tổng hợp trong đó một số chỉ tiêu và chỉ số
phù hợp với các nước phát triển và một
số chỉ tiêu và chỉ số phù hợp với Quan hệ đối tác toàn cầu
các
nước đang phát triển. Ngoài ra, ‘Nỗ lực này phải có sự đóng góp của tất cả các
trong khi mục tiêu phát triển thiên bên, từ các tổ chức phát triển và các tổ chức niên
tài chính quốc tế đến các tổ chức phi chính
kỷ không giải quyết cụ thể vấn đề phủ và thành phần kinh tế tư nhân. Cụ thể, tất này
thì các tổ chức tài chính quốc tế cả các nước thành viên đang phát triển và phát cũng
triển của UN đều phải hợp tác hướng tới các
tích cực tham gia quan hệ đối tác mục tiêu này.’234 này
với các trách nhiệm lớn tương
đương với các nước tài trợ. Các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức Phi Chính
Phủ và khu vực kinh tế tư nhân cũng tham gia vào quan hệ này.

Để đáp lại:

• Các nước tài trợ nên báo cáo các chỉ tiêu và chỉ số tương ứng theo Mục tiêu
8 (và các mục tiêu thích hợp khác nếu có);
• Các nước đang phát triển nên đảm bảo các chỉ tiêu và chỉ số tương ứng theo
Mục tiêu 8 được đưa vào các bộ chỉ tiêu và chỉ số quốc gia, và báo cáo về
các vấn đề này;
• Các tổ chức tài chính quốc tế cần xem xét phát triển các bộ chỉ tiêu và chỉ số
mục tiêu thiên niên kỷ cấp cơ quan đáp ứng các lĩnh vực tương ứng của Mục
tiêu 8 và các mục tiêu thích hợp khác như các mục tiêu liên quan đến chính
sách và lập ngân sách kinh tế vĩ mô theo Mục tiêu 1 và 3;
• Các cơ quan UN và các tổ chức phi chính phủ có thể xem xét phát triển các
bộ chỉ tiêu và chỉ số mục tiêu thiên niên kỷ dựa trên quyền có đáp ứng giới
cấp cơ quan để thông báo công việc của mình;
• Các công ty tư nhân cũng có thể xây dựng một bộ các chỉ tiêu và chỉ số mục
tiêu thiên niên kỷ dựa trên quyền có đáp ứng giới tương ứng với vai trò của
mình.

4. Lồng ghép quan điểm nhân quyền có đáp ứng giới vào công tác giám sát
hiệu quả tài trợ quốc gia

Do các nước tài trợ và các nước nhận tài trợ nỗ lực tối đa hoá tác động của phát
triển nên các sáng kiến quốc gia, khu vực và quốc tế mới đã được xây dựng nhằm
thúc đẩy và giám sát hiệu quả của ODA và các chương trình phát triển. Trong năm
2005, các nhà tài trợ và các nước đối tác đã thống nhất về Tuyên bố Paris về Hiệu
quả Viện trợ, Chủ quyền, Hài hoà hoá, Liên kết, các Kết quả và Trách nhiệm giải
trình lẫn nhau. Tuyên bố này được xây dựng trên năm nguyên tắc được xác định
trong tên gọi của những nguyên tắc này và bao gồm các chỉ tiêu đo lường được cho
năm 2010 và một bộ gồm 12 chỉ số giám sát tiến trình thực hiện các chỉ tiêu này.
Tuyên bố này là khuôn khổ cơ bản để cải thiện hiệu quả của ODA cho thời kỳ còn
lại của thập kỷ và thời kỳ sau đó. Tuy nhiên, vấn đề giới chỉ được đề cập lướt qua
trong đoạn 42. Theo đó bình đẳng giới được lưu ý như một ví dụ của một vấn đề
xuyên suốt, cùng với ‘các vấn đề chuyên đề khác’. Bản thân MDGs cũng chỉ được
đề cập lướt qua trong đoạn đầu tiên.

Việc thiếu quan điểm nhân quyền có đáp ứng giới trong Tuyên bố Paris và thiếu
mối liên hệ rõ ràng với MDGs và trong các chỉ số giám sát là một thách thức đối
với nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu dựa trên quyền có đáp ứng giới để
thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ. Trước đây, các chương trình sáng kiến nhằm
tăng cường bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho nữ giới thường phụ thuộc
vào nguồn vốn và hỗ trợ của các nhà tài trợ hoặc những hỗ trợ theo định hướng của
họ để các quốc gia thông qua các ý tưởng phát triển được coi là mới trên toàn cầu
vào thời điểm đó. Ngày càng có nhiều phương thức viện trợ mới được thông qua
theo tinh thần của các cam kết về chủ quyền và liên kết quốc gia được nêu trong
Tuyên bố Paris như hỗ trợ ngân sách trực tiếp và tiếp cận theo ngành. Các phương
thức viện trợ mới này có thể làm giảm loại hình hỗ trợ sáng tạo và linh hoạt vốn rất
cần thiết về mặt chiến lược cho công tác phát triển và xúc tiến các chiến lược lồng
ghép giới.
Các chiến lược giải quyết vấn đề này bao gồm:

• Các chuyên gia về giới và các nhóm nghiên cứu nữ phân tích các chương
trình và ngân sách tài trợ từ một quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng giới
nhằm cung cấp số liệu để kêu gọi nhiều nguồn vốn hỗ trợ hơn cho bình đẳng
giới và nâng cao quyền năng cho nữ giới;
• Những người ủng hộ bình đằng giới và các tổ chức phụ nữ sử dụng phân tích
này để hợp tác với các nhà tài trợ nhằm lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa
trên quyền có đáp ứng giới vào các chương trình tài trợ của họ, tập trung chủ
yếu vào các phương thức tài trợ mới như hỗ trợ ngân sách trực tiếp và các
phương pháp tiếp cận theo ngành;
• Những người ủng hộ giới và các tổ chức phụ nữ kêu gọi và cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật cho phân tích về các chương trình và ngân sách tài trợ dựa trên
quyền có đáp ứng giới; các chuyên gia về giới và các nhóm nghiên cứu nữ
phối hợp với uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ phát triển các chỉ số giám
sát việc thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Paris dựa trên quyền có đáp
ứng giới;
• Những người ủng hộ giới và các tổ chức phụ nữ sử dụng phân tích này để
hợp tác ở cấp tiểu vùng, khu vực và quốc tế nhằm kêu gọi việc hợp nhất quan
điểm dựa trên quyền có đáp ứng giới vào công tác giám sát hiệu quả tài trợ
theo Tuyên bố Paris và các công cụ liên quan.

5. Các hội phụ nữ tại các nước tài trợ và các nước đang phát triển nên hợp tác
với các nước tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế

Các hội phụ nữ tại các nước đang phát triển có thể có một ít tác động đối với các
điều kiện mà các nước tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế áp dụng đối với
nguồn vốn dành cho chính phủ của họ. Các hội phụ nữ tại các nước tài trợ có thể
quan tâm, khéo léo và tích cực trong việc vận động chính phủ của họ nhưng họ
không hiểu hết được các vấn đề mà phụ nữ tại các nước đang phát triển gặp phải.
Bằng cách hợp tác song phương và thông qua các tổ chức phụ nữ khu vực và quốc
tế, họ sẽ hiểu biết được nhiều hơn và nâng cao kỹ năng vận động cũng như làm cho
mối quan tâm của họ có khả năng được lắng nghe nhiều hơn. Các hội phụ nữ tại
các nước tài trợ cũng có thể cung cấp hỗ trợ vốn và hỗ trợ khác cho các hội phụ nữ
tại các nước đang phát triển.

Các chiến lược mà các hội phụ nữ tại các nước đang phát triển và các nước tài trợ
có thể phối hợp thực hiện bao gồm:
• Hợp tác và vận động các nhà tài trợ điều chỉnh các chính sách giới phù hợp
với các nguồn lực tài chính cần thiết để các chính sách này được thực hiện
hiệu quả;
• Kêu gọi các nhà tài trợ thích hợp thực hiện việc kiểm toán giới đối với các cơ
quan tài trợ của mình, như nước Đức đã đề xuất trong Báo cáo MDG năm
2005.235
• Kêu gọi các cơ quan phát triển tài trợ tiến hành việc phân tích dựa trên quyền
có đáp ứng giới đối với các chương trình tài trợ của họ
• Kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện việc phân tích ngân sách giới
đối với các chương trình cho vay và tài trợ của mình và thực hiện phân tích
các điều kiện cho vay hiện đang được xem xét dựa trên quyền có đáp ứng
giới.

6. Xây dựng năng lực để lồng ghép quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng giới
vào chính sách kinh tế

Mục tiêu toàn cầu 8.A kêu gọi phát triển hơn nữa một hệ thống tài chính và thương
mại không phân biệt đối xử, có thể dự đoán được, dựa theo luật và thông thoáng.
Cần phải có cách tiếp cận dựa trên quyền và có đáp ứng giới nhằm xác định và xem
xét tác động khác nhau đối với nam giới và nữ giới, và nhu cầu và ưu tiên khác
nhau của họ. Phương pháp tiếp cận này có tác dụng quan trọng như nhau trong việc
phát triển các chính sách kinh tế như các chiến lược xoá đói giảm nghèo và các kế
hoạch phát triển quốc gia.

Điều này đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức cao hơn trong hai nhóm chính. Một mặt,
xây dựng năng lực cần thiết cho các cơ quan kinh tế và các nhà tư vấn kinh tế nhằm
nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược dựa trên quyền có
đáp ứng giới và thực thi các chính sách và chiến lược này. Mặt khác, xây dựng
năng lực cũng cần thiết cho các hội phụ nữ, uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ và các nữ công chức bộ ngành để họ hiểu được và tác động đến các chính sách
và chương trình kinh tế.

Các cơ quan và tổ chức phụ nữ, các nữ công chức bộ ngành - đặc biệt là Bộ Tài
chính hoặc các vụ ngân sách - và các nữ đại biểu quốc hội có thể thành lập một
nhóm vận động hành lang tích cực nếu họ trình những vấn đề cấp bách về các vấn
đề kinh tế lên các tổ chức tài chính quốc tế, bộ tài chính và các nhà tài trợ. Tuy
nhiên, các hội phụ nữ, đặc biệt là tại các nước nghèo, cũng cần phải hiểu các áp lực
trực tiếp và gián tiếp đối với chính phủ của họ trong việc thực hiện các lựa chọn
chính sách và tiến hành đàm phán tài trợ và nên hợp tác tích cực với chính phủ với
vai trò như những liên minh của chính phủ. Các hội phụ nữ nên đảm bảo rằng họ
nhận được tư vấn hiệu quả từ các chuyên gia kinh tế và được hỗ trợ bởi các số liệu
và phân tích thích hợp.

Năng lực cao hơn sẽ giúp các hội phụ nữ, uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ và
các nữ công chức bộ ngành có thể giám sát hiệu quả các quy trình chính sách kinh
tế. Nếu có thể thì họ nên hợp tác với bộ thương mại về chính sách thương mại, bộ
tài chính về tư nhân hoá và/hoặc tự do hoá tài chính nhằm thể hiện lợi ích của nữ
giới và xúc tiến phân tích giới về các thay đổi chính sách được đề xuất.

Có thể sử dụng báo cáo CEDAW quốc gia và báo cáo lên các cơ quan nhân quyền
khác để nhấn mạnh nhu cầu lồng ghép quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng giới
vào chính sách kinh tế nói chung và kêu gọi hướng tới các chính sách và điều kiện
cụ thể. Các hội phụ nữ tại các nước nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các điều
kiện IFI không thích hợp nên xem xét xây dựng một báo cáo lên Uỷ ban CEDAW
nhấn mạnh tác động tiêu cực đối với quyền lợi của họ.

Các chiến lược giải quyết vấn đề này bao gồm:

• Tổ chức hội thảo về các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có đáp ứng
giới dành cho các chuyên gia tư vấn kinh tế và nhân viên làm việc tại các cơ
quan kinh tế;
• Hỗ trợ các hội phụ nữ và các nữ đại biểu quốc hội tham gia đào tạo cơ bản
với các nhà kinh tế học nhạy cảm giới nhằm giúp họ có thể nắm được các
vấn đề chính sách chung và ủng hộ tích cực cho các chính sách kinh tế dựa
trên quyền có đáp ứng giới;
• Đảm bảo rằng các nhà kinh tế học nhạy cảm giới bao gồm cả nữ giới và nam
giới hợp tác với các chuyên gia tư vấn kinh tế nhằm lồng ghép quan điểm
dựa trên quyền có đáp ứng giới vào việc phân tích chính sách và quá trình ra
quyết định;
• Hỗ trợ các hội phụ nữ và các nhà kinh tế học nhạy cảm giới làm việc với các
nhóm lập ngân sách xã hội lồng ghép quan điểm dựa trên quyền có đáp ứng
giới vào công việc của họ;
• Đảm bảo rằng các hội phụ nữ và uỷ ban vì sự tiến bộ phụ nữ quốc gia có thể
tham gia vào quá trình xây dựng các chiến lược xoá đói giảm nghèo, các kế
hoạch phát triển quốc gia và các chính sách kinh tế khác.

Các hội phụ nữ cũng có thể xem xét các hành động được đề xuất trong Hướng dẫn
Hành động Giới được đệ trình lên Ngân hàng Thế giới và Chương trình Cho vay
của IMF 2006.
Hộp 5. Các hành động được đề xuất từ Hướng dẫn Hành động Giới đến
Chương trình cho vay IFI
• Kêu gọi và vận động các nước thực hiện các chính sách kinh tế xã hội
giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới;
• Kêu gọi và vận động các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp hỗ trợ
ngân sách trực tiếp theo tinh thần của của Tuyên bố Paris và xúc tiến
Các Nguyên tắc Paris về Sở hữu Nhà nước, liên kết và hài hoà nhằm
hỗ trợ các ưu tiên của nhà nước, trách nhiệm tương hỗ và quản lý kết
quả phát triển đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền
năng cho nữ giới;
• Hợp tác với Ngân hàng Thế giới củng cố chính sách giới và mở rộng
chính sách này cho tất cả các chương trình, bao gồm các dự án cơ sở
hạ tầng, và cho vay;
• Hỗ trợ các nước đi vay từ chối nhận những khoản vay bị mắc nợ
thông qua việc cho các quan chức và chính phủ tham nhũng; các
khoản nợ này chiếm khoảng 20% trong ít nhất 500 tỉ USD của khoản
nợ của nước đang phát triển.
• Khuyến khích các tổ chức tài chính quốc tế trợ cấp cho giáo dục dành
cho trẻ em và bé gái có hoàn cảnh khó khăn tại các nước mà chính
phủ phải áp dụng phí người dùng.
• Vận động Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tiền tệ Quốc tế thực hiện
tổng kết hoạt động của họ nhằm đánh giá tác động đối với người
nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
• Kêu gọi mở rộng thời hạn hoạch định chính sách tại các nước có thu
nhập thấp nhằm giúp họ theo đuổi các chính sách cải thiện quan hệ
giới và nâng cao tăng trưởng kinh tế bền vững.236

7. Đề cập các vấn đề xuyên quốc gia ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái,
bao gồm lao động di cư và buôn bán người

Tại cấp quốc gia, như Việt Nam và một số nước đã thực hiện, có thể thêm các mục
tiêu và chỉ tiêu ưu tiên vào các MDGs trong các báo cáo quốc gia. Tuy nhiên, một
số vấn đề nổi cộm làm tăng đói nghèo, gây ra sự xâm phạm nhân quyền nghiêm
trọng và có khả năng kìm hãm việc thực hiện các MDGs tại các nước nghèo nhất về
bản chất là các vấn đề xuyên quốc gia. Cụ thể, các vấn đề như công nhân xuất khẩu
lao động và buôn lậu có thể không được giải quyết đầy đủ ở cấp quốc gia hay thậm
chí cấp khu vực. Vì vậy, cần phải xem xét bổ sung các vấn đề này vào khuôn khổ
mục tiêu thiên niên kỷ không chỉ trong các báo cáo quốc gia mà còn trong các báo
cáo khu vực và có thể cả trong báo cáo toàn cầu.

Sau đây là các chiến lược để giải quyết vấn đề này:


• Đưa mục tiêu hỗ trợ các lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ, vào MDGs quốc
gia và xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số giám sát và báo cáo phù hợp;
• Đưa mục tiêu giảm dần và tiến tới xoá bỏ buôn lậu phụ nữ và trẻ em gái vào
MDGs quốc gia, và xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số giám sát và báo cáo phù
hợp.

D. Các chỉ tiêu và chỉ số trung hạn cấp quốc gia

Ma trận 25 dưới đây đưa ra một loạt các chỉ tiêu và chỉ số trung gian về quan hệ đối
tác toàn cầu vì phát triển cấp quốc gia dựa trên phân tích và các chiến lược đề xuất.

Các chỉ tiêu và chỉ số này cần phải được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp và hiệu
quả đối với từng quốc gia, và phải được sử dụng bởi các hội phụ nữ và các tổ chức
xã hội cũng như các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý chương trình
nhằm đánh giá khả năng một chiến lược cụ thể nào đó có giúp đạt được kết quả
mong muốn hay không và để cho thấy ở lúc nào cần phải điều chỉnh hay thay thế
chiến lược này và phải điều chỉnh như thế nào.

Matrix 25: Các chỉ tiêu và chỉ số quân hệ đối tác toàn cầu quốc gia

Chỉ tiêu Chỉ số (tham khảo lưu ý # bên dưới)


I8.a Tăng tỉ trọng ODA, các I8.a.1 Tỉ lệ vốn ODA hỗ trợ bình đẳng giới và
khoản vay và trợ cấp nữ quyền theo nhà tài trợ (từ kết quả của
nhằm hỗ trợ bình đẳng phân tích ngân sách về giới của ODA)
giới và nữ quyền I8.a.2 Tỉ lệ các khoản vay từ các tổ chức tài
chính quốc tế hỗ trợ bình đẳng giới và nữ
uyền
I8.a.3 Tỉ lệ trợ cấp từ các tổ chức tài chính quốc
tế dùng để hỗ trợ bình đẳng giới và nữ
quyền
I8.b Tăng tỉ trọng ODA, I8.b.1 Tỉ lệ vốn ODA hỗ trợ số liệu phân chia
vốn vay và trợ cấp theo giới và đáp ứng giới
dành cho các số liệu I8.b.2 Tỉ lệ vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc
phân chia theo giới và tế hỗ trợ số liệu phân chia theo giới và đáp
đáp ứng giới ứng giới
I8.b.3 Tỉ lệ trợ cấp từ các tổ chức tài chính quốc
tế hỗ trợ số liệu phân chia theo giới và đáp
ứng giới
I8.c Các nhà tài trợ lồng I8.c.1 Số lượng các nhà tài trợ tiến hành phân
ghép quan điểm dựa tích ngân sách về giới đối với nguồn vốn
trên quyền có đáp ứng ODA của mình
giới vào các dự án và I8.c.2 Số lượng các nhà tài trợ sử dụng thường
chương trình tài trợ của xuyên các số liệu phân chia theo giới
mình nhằm giám sát các chương trình và dự án
của mình
I8.d Lồng ghép quan điểm I8.d.1 Các báo cáo CEDAW quốc gia đưa ra
dựa trên quyền có đáp phân tích về tác động của chính sách kinh
ứng giới vào chính tế, đặc biệt là chính sách vĩ mô, đối với
sách kinh tế quốc gia, phụ nữ và trẻ em gái
đặc biệt ở cấp vĩ mô I8.d.2 Dẫn chiếu về các ý nghĩa của nhân quyền
và các quyền của phụ nữ trong các văn
kiện chính sách kinh tế

I8.e Các tổ chức tài chính I8.e.1 Dẫn chiếu về tác động của các chính sách
quốc tế thường xuyên kinh tế đối với phụ nữ, trẻ em gái và người
tham vấn các hội phụ nghèo trong các chính sách của các tổ
nữ và hàng ngày giám chức tài chính quốc tế
sát và báo cáo về tác I8.e.2 Số lượng các chính sách kinh tế dựa trên
động của các chính quyền có đáp ứng giới được các tổ chức
sách của mình đối với tài chính quốc tế hỗ trợ
phụ nữ và người nghèo.
I8.f Các vấn đề xuyên quốc I8.f.1 Các chính sách và chương trình do chính
gia ảnh hưởng đến phủ đề xướng nhằm cung cấp dịch vụ và
quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền cho các lao động nữ xuất
trẻ em gái được lồng khẩu
ghép vào Mục tiêu 8 ở I8.f.2 Tỉ lệ lao động nữ xuất khẩu so với nam
cấp quốc gia và được hoặc ngược lại
giải quyết, đặc biệt là I8.f.3 Kiều hối từ các lao động xuất khẩu, phân
quyền của các nữ lao chia theo giới tính
động xuất khẩuvà bảo
vệ họ khỏi nạn buôn I8.f.4 Các vụ buôn lậu được báo cáo năm trước
lậu I8.f.5 Số lượng các vụ buôn lậu bị khởi tố trong
các năm trước
I8.f.6 Số lượng tội phạm buôn lậu bị kết án
I8.f.7 Mức án tù đối với các tội phạm buôn lậu
I8.g Lồng ghép quan điểm I8.g.1 Các chỉ số dựa trên quyền có đáp ứng giới
dựa trên quyền có đáp được sử dụng để giám sát hiệu quả tài trợ,
ứng giới vào quá trình bao gồm giám sát việc thực hiện Tuyên bố
giám sát hiệu quả tài Paris
trợ, bao gồm giám sát
Tuyên bố Paris.
# Mỗi chỉ số đều phải được phân chia theo giới tính, khu vực thành thị/nông thôn
và các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến các nhóm
dân tộc thiểu số và các cá nhân bị dời cư trong nội địa.

Matr
ix 25: Na
Phụ lục
tional iediate targets and indicators for global partnership
Công ước về Xoá bỏ Mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Cương lĩnh Hành
động Bắc Kinh và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đều hỗ trợ các quá trình này.
CEDAW và Cương lĩnh Bắc Kinh là hai tài liệu quốc tề về nữ quyền và bình đẳng giới
quan trọng.

A. Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử đối với Phụ
nữ

CEDAW được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn vào năm 1979. Tính đến ngày
2/11/2006, 185 nước, chiếm hơn 90% Liên Hợp Quốc, đã tham gia vào công ước này.
Các nước tham gia đã cam kết mạnh mẽ xoá bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và bảo
đảm quyền lợi của nữ giới.

Hộp 6. Cam kết của các nước theo CEDAW


Với việc gia nhập Công ước, các nước tự cam kết thực hiện một loạt các biện pháp
nhằm chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ bao gồm:
• Lồng ghép nguyên tắc bình đẳng giới vào hệ thống pháp luật, và xoá bỏ
mọi luật pháp phân biệt đối xử và thông qua các luật mới nghiêm cấm tình
trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ;
• Thành lập toà án và các cơ quan công cộng nhằm đảm bảo thực hiện hiệu
quả việc phòng chống tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ;
• Đảm bảo xoá bỏ mọi hành động phân biệt đối xử đối với phụ nữ của các cá
nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.

Các nước tham gia Công ước này cần phải gửi báo cáo cơ sở ban đầu của quốc gia về tình
trạng của phụ nữ lên Uỷ ban về Xoá bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với phụ nữ và
tiếp theo đó là cứ bốn năm lại gửi báo cáo về tiến trình thực hiện và kế hoạch hành động
trong 4 năm tiếp theo. Các báo cáo này sẽ được Uỷ ban xem xét kỹ lưỡng và sau đó sẽ
đưa ra các nhận xét và đề nghị các quốc gia liên quan phải giải trình.

Được coi là luật quốc tế về quyền cho nữ giới, CEDAW thiết lập nhân quyền cho nữ giới
trong 16 điều khoản khác nhau và trong các khuyến nghị chung được Uỷ ban ban hành.
Điều 1 xác định hai loại hình phân biệt đối xử đối với phụ nữ và cho thấy nhu cầu cần
phải có hai chiến lược khác nhau hoặc kết hợp cả hai chiến lược để đạt được bình đẳng
giới. Đối với hình thức phân biệt đối xử theo luật định, ví dụ như các văn bản pháp luật
không cho phép phụ nữ sở hữu tài sản hay vay vốn giống như nam giới, đòi hỏi cần phải
thực hiện cải cách về mặt thể chế và pháp lý nhằm xoá bỏ các quy định phân biệt đối xử.
Đối với hình thức phân biệt đối xử trên thực tế mà theo đó làm phát sinh các tác động
khác nhau giữa nam giới và nữ giới như mức độ biết chữ hay trình độ văn hoá của nữ giới
thấp hơn nam giới do các bậc phụ huynh dành ít ưu tiên đi học hơn cho các trẻ em gái đòi
hỏi cần phải có các hành động nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ hay cần phải có các
chương trình đặc biệt dành cho phụ nữ và trẻ em gái.

Hộp 7. Các điều khoản thực định CEDAW


Điều 1: Phân biệt đối xử Phân biệt đối xử với phụ nữ bao hàm ‘bất kỳ sự
phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào … dựa trên cơ
sở giới tính có tác dụng hoặc mục đích làm tổn hại
hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận,
hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và
những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực
khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế
nào và trên cơ sở bình đẳng nam nữ’

Điều 2: Các biện pháp chính Các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện
sách pháp thích hợp, bao gồm cả biện pháp pháp luật,
nhằm điều chỉnh và xoá bỏ các luật, quy định, tập
quán và thông lệ hiện hành mang tính chất phân
biệt đối xử với phụ nữ

Điều 3: Các quyền con người Đảm bảo rằng phụ nữ được công nhận và hưởng
cơ bản thụ các quyền con người và những tự do cơ bản
trên cơ sở bình đẳng với nam giới

Điều 4: Các biện pháp đặc Các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm nhanh
biệt chóng thúc đẩy sự bình đẳng trên thực tế của phụ
nữ và nam giới sẽ không bị coi là sự phân biệt đối
xử

Điều 5: Rập khuôn vai trò Xoá bỏ các thành kiến, phong tục tập quán và các
giới thói quen khác dựa trên tư tưởng cho giới này là
hơn, giới kia là kém, hoặc dựa trên những kiểu
mẫu rập khuôn về vai trò của nam giới và phụ nữ

Điều 6: Mại dâm Loại bỏ mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột
phụ nữ làm mại dâm

Điều 7: Đời sống chính trị và Xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời
cộng đồng sống chính trị và cộng đồng của đất nước

Điều 8: Đại diện chính phủ Đảm bảo cho phụ nữ có cơ hội đại diện cho Chính
phủ mình trên diễn đàn quốc tế và tham gia làm
việc trong các tổ chức quốc tế

Điều 9: Quốc tịch Đảm bảo cho phụ nữ được quyền bình đẳng với
nam giới trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên
quốc tịch của mình

Điều 10: Giáo dục Đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam
giới trong lĩnh vực giáo dục

Điều 11: Việc làm Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực
việc làm

Điều 12: Y tế Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực
chăm sóc sức khoẻ

Điều 13: Kinh tế và phúc lợi Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh
xã hội vực khác của đời sống kinh tế xã hội

Điều 14: Phụ nữ nông thôn Quan tâm đến các vấn đề đặc biệt đặt ra đối với
phụ nữ nông thôn và vai trò quan trọng của phụ nữ
nông thôn trong đời sống kinh tế gia đình, kể cả
công việc của họ trong những việc làm không
được không được trả công

Điều 15: Luật pháp Bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam
giới trước pháp luật.

Điều 16: Đời sống hôn nhân Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi vấn
và gia đình đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình

Các khuyến nghị chung do Uỷ ban xây dựng bổ sung cho 16 điều khoản gốc trong khi
một số khuyến nghị đề cập các vấn đề hành chính. Các khuyến nghị chung đề cập một số
vấn đề không được nêu trong các điều khoản chính như bạo lực đối với phụ nữ ; giải
quyết các vấn đề đang nổi cộm như HIV/AIDS; hoặc mở rộng và cập nhật các điều khoản
hiện hành. Các khuyến nghị chung được xây dựng sau như khuyến nghị số 23, 24 và 25
có độ phân tích sâu hơn và khuyến nghị chi tiết hơn vì thế chúng là một nguồn thông tin
quý giá giúp đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.

Hộp 8. Một số khuyến nghị chung điển hình


Số 5, 1988 Các biện pháp đặc biệt tạm thời, hành động quả quyết, đối xử và hạn
ngạch ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, chính trị và việc làm.
Số 6, 1988 Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tư vấn về tác động đối với
phụ nữ hoặc chính sách và giám sát tình trạng của phụ nữ
Số 8, 1988 Phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc đại diện chính phủ mình
trên diễn đàn quốc tế và tham gia làm việc trong các tổ chức quốc tế
Số 9, 1998 Số liệu thống kê về phụ nữ được trình bày riêng biệt đối với nữ giới
và nam giới
Số 12, Bạo lực đối với phụ nữ - Các nước thành viên bảo vệ phụ nữ khỏi
1989 bạo lực tại gia đình, cơ quan hoặc ngoài xã hội
Số 13, Trả lương bình đẳng cho các công việc có tính chất như nhau
1989
Số 14, Phong tục thu hẹp cửa mình
1990
Số 15, Tránh phân biệt đối xử với phụ nữ trong phòng chống AIDS
1990
Số 16, Lao động nữ không công trong các hộ kinh doanh gia đình thành thị
1991 và nông thôn
Số 17, Tính toán và định lượng công việc không được trả lương của phụ nữ
1991 và việc tính toán công việc này trong tổng thu nhập quốc dân
Số 18, Phụ nữ khuyết tật
1991
Số 19, Bạo lực đối với phụ nữ là vi phạm quyền con người của phụ nữ
1992
Số 20, Các điểu khoản bảo lưu
1992
Số 21, Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm sở hữu tài
1994 sản chung và thừa kế
Số 23, Xoá bỏ phân biệt đối xử trong chính trị và xã hội, quyền bỏ phiếu,
1997 quyền tham gia hoạch định chính sách và làm việc tại các tổ chức phi
chính phủ
Số 24, Phụ nữ và y tế
1999
Số 25, Định nghĩa và diễn giải các biện pháp đặc biệt tạm thời
2004

B. Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Cương lĩnh hành động Bắc kinh là kết quả của Hội nghị Thế giới về Phụ nữ Lần thứ 4
được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm 1995. Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Bắc Kinh đã
được ký kết bởi đại diện của 189 Chính phủ.

Được dựa trên số liệu cung cấp bởi các hội phụ nữ thông qua Diễn đàn các Tổ chức Phi
Chính Phủ và cung cấp bởi các chính phủ tham gia hội nghị, Cương lĩnh Bắc Kinh xác
định 12 lĩnh vực quan trọng cần phải quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ.

Hộp 9. 12 lĩnh vực trọng tâm của Cương lĩnh Bắc kinh
1. Phụ nữ và đói nghèo – gánh nặng đói nghèo lâu dài của phụ nữ

2. Giáo dục và đào tạo phụ nữ - sự bất bình đẳng, không đầy đủ trong giáo dục
và đào tạo và sự tiếp cận bất bình đẳng đối với giáo dục và đào tạo
3. Phụ nữ và y tế - sự bất bình đẳng và không đầy đủ trong y tế và các dịch vụ
liên quan và sự tiếp cận bất bình đẳng đối với y tế và các dịch vụ liên quan
4. Bạo lực đối với phụ nữ
5. Phụ nữ và xung đột vũ trang – tác động của xung đột vũ trang hoặc các hình
thức xung đột khác đối với phụ nữ, bao gồm các lao động nữ làm việc tại các
công ty nước ngoài
6. Phụ nữ và kinh tế - sự bất bình đẳng trong cơ cấu và chính sách kinh tế, trong
mọi hình thức hoạt động sản xuất và trong tiếp cận nguồn lực
7. Phụ nữ trong quá trình nắm quyền và ra quyết định – sự bất bình đẳng giữa
nam giới và nữ giới trong việc phân chia quyền lực và ra quyết định ở các
cấp
8. Cơ chế thể chế vì sự tiến bộ của phụ nữ - cơ chế không đầy đủ ở mọi cấp để
thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ
9. Nhân quyền của phụ nữ - thiếu tôn trọng, bảo vệ và thực hiện không đầy đủ
quyền con người của phụ nữ
10. Phụ nữ và truyền thông – Kì thị đối với phụ nữ và bất bình đẳng trong việc
tiếp cận và tham gia vào mọi hệ thống truyền thông, đặc biệt là trong truyền
thông đại chúng
11. Phụ nữ và môi trường – sự bất bình đẳng giới trong quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
12. Trẻ em gái – Sự phân biệt đối xử và vi phạm quyền đối với trẻ em gái

Mỗi lĩnh vực trọng tâm thực hiện:

• chẩn đoán các vấn đề cụ thể đối với nữ giới trong lĩnh vực này;
• đề xuất các mục tiêu chiến lược và hành động cụ thể;
• xác định các hành động cần được thực hiện bởi các ngành cụ thể nhằm đạt được
các mục tiêu.

Các mục tiêu và hành động ‘có mối liên hệ với nhau, được ưu tiên cao và tăng cường hỗ
trợ cho nhau’. Cương lĩnh hành động được xây dựng nhằm cải thiện tình trạng của mọi
phụ nữ thường phải đối mặt với các rào cản giống nhau. Tuy nhiên, Cương lĩnh này quan
tâm đặc biệt đến các đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn và phụ nữ có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, bao gồm những người bị phân biệt đối xử do ‘chủng tộc, tuổi tác, ngôn
ngữ, sắc tộc, văn hoá, tôn giáo hay khuyết tật.

Giống như CEDAW, Cương lĩnh Bắc Kinh thừa nhận các rào cản mà một số hoặc các
nhóm phụ nữ cụ thể gặp phải do hoàn cảnh gia đình của họ, đặc biệt nếu họ là các bà mẹ
đơn thân; và do hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ, bao gồm những người sống tại các khu
vực nông thôn, biệt lập hoặc nghèo khó. Các đối tượng được quan tâm đặc biệt bao gồm
các phụ nữ tị nạn, các phụ nữ bị dời cư trong nước, các phụ nữ di trú và di cư ra nước
ngoài và các lao động nữ xuất khẩu, và các đối tượng phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
dịch bệnh và nhiều hình thức bạo lực khác nhau.

Các khuyến nghị chung và các Báo cáo Quốc gia lên Uỷ ban CEDAW, và 12 Lĩnh vực
Trọng tâm của Cương lĩnh Bắc Kinh cung cấp phân tích giới và các dữ liệu thiết thực cho
việc tiếp cận các mục tiêu thiên niên kỷ dựa trên quyền và có đáp ứng giới.

C. Các mối quan tâm chung của MDGs, CEDAW và Cương lĩnh Bắc
Kinh

Có thể nhìn rõ mức độ biểu hiện của vấn đề giới và các quyền của phụ nữ trong từng
MDG khi so sánh tám mục tiêu theo từng điều khoản quan trọng của công ước CEDAW
và 12 lĩnh vực quan tâm của Cương lĩnh Bắc Kinh. Nếu những Khuyến nghị Chung của
Công ước CEDAW được lồng ghép trong những MDG này thì tính chất đa chiều của giới
ở cả tám mục tiêu này sẽ còn rõ nét hơn rất nhiều.

Hộp 10. Các mối quan tâm chung của MDGs, CEDAW và Cương lĩnh
Bắc Kinh
Các mục tiêu thiên Các điểu khoản Lĩnh vực quan tâm liên
niên kỷ CEDAW tương ứng quan
1. Xoá đói giảm nghèo 3. Đảm bảo các quyền A. Phụ nữ và đói nghèo –
con người và tự do Gánh nặng đói nghèo đối
cơ bản với phụ nữ ngày càng gia
11. Việc làm tăng
14. Phụ nữ nông thôn F. Phụ nữ và kinh tế - sự
bất bình đẳng trong cơ
cấu, kinh tế, chính sách,
hoạt động sản xuất và tiếp
cận nguồn lực
L. Trẻ em gái – phân biệt
đối xử và vi phạm quyền
10. Giáo dục của trẻ em gái
2. Hoàn thành phổ cập
16. Cuộc sống hôn nhân B. Giáo dục và đào tạo
giáo dục tiểu học
và gia đình phụ nữ - bất bình đẳng và
tiếp cận bất bình đẳng đối
với giáo dục và đào tạo
B. Giáo dục và đào tạo
phụ nữ
7. Đời sống chính trị và
3. Thúc đẩy bình đẳng F. Phụ nữ và kinh tế
xã hội
giới và nâng cao G. Phụ nữ trong quyền lực
8. Sự đại diện
quyền năng cho nữ và ra quyết định - bất bình
10. Giáo dục
giới đẳng giữa nam giới và nữ
11. Việc làm
giới trong quyền lực và ra
quyết định ở mọi cấp
C. Phụ nữ và y tế - bất
bình đẳng và tiếp cận bất
4. Giảm tỉ lệ tử vong
12. Y tế bình đẳng đối với dịch vụ
trẻ em
chăm sóc sức khoẻ và các
dịch vụ liên quan
5. Nâng cao sức khoẻ
12. Y tế C. Phụ nữ và Y tế
bà mẹ
6. Phòng chống
HIV/AIDS, sốt rét và 12. Y tế C. Phụ nữ và y tế
các dịch bệnh khác
K. Phụ nữ và môi trường -
7. Đời sống chính trị và
7. Đảm bảo ổn định bất bình đẳng trong quản
xã hội
môi trường lý tài nguyên thiên niên và
14. Phụ nữ nông thôn
bảo vệ môi trường
8. Phát triển quan hệ 7. Đời sống chính trị và F. Phụ nữ và kinh tế
đối tác toàn cầu vì xã hội G. Phụ nữ trong quyền lực
phát triển 8. Sự đại diện và ra quyết định
Các điều khoản 1 (Phân biệt đối xử), 2 (Các biện pháp chính sách), 4 (Các
biện pháp đặc biệt) và 5 (....) của CEDAW tương ứng với tất cả các mục tiêu
thiên niên kỷ
Danh mục các Tài liệu tham chiếu

Agarwal, B. 2002. Chúng tôi cũng không phải là nông dân? Quyền sở hữu đất và
khiếu nại của phụ nữ tại Ấn Độ, SEEDS, Hội đồng Dân số, New York.

Ahmed, Manzoor, Colette Chabbott, Arun Joshi, Rohindi Pande và Cynthia J.


Prather. 1993.
Giáo dục tiểu học cho Mọi đối tượng, Các bài học từ kinh nghiệm của BRAC: một
bài tập tình huống, Dự án ABEL. Cải tiến Giáo dục và Kiến thức cơ bản

AIDS online. nd. ‘Phụ nữ và stigma’. http://www.aidsonline.org/stigma-


anddiscrimination/women-and-stigma.php truy cập tháng 4 năm 2008.

Alston, Philip. nd. ‘Một quan điểm nhân quyền về Các mục tiêu Phát triển thiên
niên kỷ’. Chưa xuất bản.

Dự án Anglican Malaria. nd. http://www.anglicanmalariaproject.org/ truy cập tháng


4/2008.

ASEAN. 2006. ASEAN Year Book 2006. Ban thư ký ASEAN, Jakarta.

Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về Phụ nữ, Luật và Phát triển. 2005. Tại sao
phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trong quá trình thảm hoạ thiên nhiên? Xâm phạm
Nhân quyền của Phụ nữ sau cơn Sóng thần.

Chính phủ Ôxtrâylia AusAID. 2005. Quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển: Đóng
góp của Ôxtrâylia đối với việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Báo
cáo Tiến trình thực hiện 2005.

Brown, Graham K. 2007. ‘Quy luật đào thải trong xã hội, Bất bình đẳng và Xung
đột tại Nepal: Vấn đề và Bằng chứng’ Không xuất bản.

Bryce, Jennifer, Cynthia Boschi-Pinto, Kenji Shibuya, và Robert E Black. 2005.


‘Dự báo của WHO về nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em’. Tập san y khoa Lancet -
Số 9465 phát hành ngày 26/3.

Bộ Thương mại Campuchia và UNDP. 2007. ‘Chiến lược Hội nhập Thương mại
2007 của Campuchia: Tóm tắt và Ma trận Hành động.’ Phnom Penh, tháng 12: 17.
Hội nghị CEDAW lần thừ 675 và 676. 2005. ‘Báo cáo của Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào’. 19/01/2005: Bối cảnh

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Phát triển, Trường Nghiên cứu Đông phương
học và Châu Phi, Đại học Luân Đôn. 2005. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về
Các vấn đề việc làm: Tổng kết khu vực. Tài liệu 1: Nguồn cung lao động, tháng 1.

Trung tâm về Quyền sinh sản. 2008. ‘FGM: Nghiêm cấm về mặt pháp luật Toàn
cầu’. http://www.reproductiverights.org/pub_fac_fgmicpd.html truy cập tháng
4/2008.

_________. nd. ‘Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ’.


http://www.reproductiverights.org/ww_iss_fgm.html accessed April 2008.

Chesterton, Paul. Đánh giá Sáng kiến Truyền thông Meena. Văn phòng UNICEF
Khu vực Nam Á, Kathmandu.

Nhật báo Trung Quốc. 15/9/2004. ‘Trung Quốc đấu tranh với nạn ‘thiếu trẻ em
gái’’. http://www.chinadaily.net/english/doc/2004-09/15/content_374629.htm truy
cập tháng 4/2008.

Uỷ ban Cộng đồng Châu Âu. 2005. Báo cáo về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
của EU 2000-2004, đóng góp của EU vào việc rà soát lại MDGs tại Hội nghị cấp
cao UN 2005, Brussels, 12/4/2005.

Ủy ban AIDS tại Châu Á. 2008. Xác định lại AIDS tại Châu Á. Báo cáo của Ủy
ban AIDS tại Châu Á. 26 tháng 3.

Bộ Ngoại Giao Đan Mạch. 2004. Báo cáo của Đan Mạch tiến trình thực hiện các
mục tiêu thiên niên kỷ.

Dennis, Suzanna và Elaine Zuckerman. 2006. Hướng dẫn giới gửi lên Ngân hàng
thế giới và Chương trình cho vay chính sách của IMF. Hành động giới, tháng 12.

Cửa ngõ phát triển. 2004. ‘Ngân hàng Grameen – Village Phone Đạt giải thưởng
Công nghệ vì sự phát triển’.
http://old.developmentgateway.org/download/249636/Petersberg_winner.pdf truy
cập tháng 4 năm .

Elson, Diane. 2002. Chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô từ một góc độ giới: ‘Toàn
cầu hóa của Kinh tế thế giới – Thách thức và Phản ứng’. Deutcher Bundestag.
Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang. 2005. Đóng góp của Đức vào việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Thông tin của BMZ.

Hành động giới. 2007. Thông cáo báo chí ngày 7/3.
http://www.50years.org/updates/story/381 truy cập tháng 4/2008.

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu. nd. ‘UNEP: Giới và Môi trường’.
http://www.gdrc.org/gender/a21/unep-gender-environment.html truy cập tháng
4/2008.

Chính phủ Campuchia và UNDP. 2003. ‘Báo cáo các mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ năm 2003 của Campuchia. Thách thức và Khuôn khổ Hành động.’

Chính phủ Ấn Độ. 2000. ‘Khảo sát Sử dụng Thời gian (Tháng 7/1998 – Tháng
6/1999) Tóm tắt chi tiết và các kết luận quan trọng của Khảo sát.’
http://mospi.gov.in/t5_2.htm truy cập tháng 4/2008.

Chính phủ Thụy điển. 2004. ‘Báo cáo về MDGs 2004 của Thụy điển.’ Grown,
Caren và Geeta Rao Gupta. 2005. Thực hiện hành động: Đạt Bình đẳng giới và
nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Nhóm Chuyên nhiệm về Báo cáo Giáo dục và
Bình đẳng giới. Dự án thiên niên kỷ.

Guha-Khasnobis, Basudeb và S. Vivek. 2007. Tiếp cận dựa trên quyền con người
đối với phát triển: bài học từ Quyền Huy động Lương thực tại Ấn độ. Tài liệu
nghiên cứu UNU-WIDER số 2007/04 tháng 1.

Guilmoto, Christophe Z. 2007. ‘Mất cân bằng tỉ lệ giới tại Ấn độ và các viễn cảnh
trong tương lai.’ Hội nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 4 về Sức khỏe giới và
sinh sản và Quyền, 29-31/10: Bảng 3.

_________. nd. ‘Mất cân bằng tỉ lệ giới tại Châu Á: Xu hướng, Hậu Quả và Phản
ứng chính sách’. LPED/IRD, Paris. Chưa xuất bản.

Gumarat Mahila Housing Sewa Trust. nd. ‘Ahmedabad Parivartan thông qua quan
hệ đối tác’. http://www.sewahousing.org/infra_upgrade.htm truy cập tháng 4/2008.

Heintz, J. 2006. Toàn cầu hóa, chính sách kinh tế và việc làm: Đói nghèo và các
chỉ số giới. Geneva, Văn phòng Lao động Quốc tế.

Heyzer, Noeleen. 31/3/2008. ‘Chúng ta cần một cuộc cách mạng khác’ đăng tải
trong Thời báo Ấn Độ
http://timesofindia.indiatimes.com/LEADER_ARTICLE_We_Need_Another_Rev
olution/articleshow/2912309.cms truy cập tháng 4/2008.

Chính phủ của Nữ hoàng. 2005. ‘Đóng góp của Vương quốc Anh vào việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.’

Husain, Ishrat. nd (c. 2005). ‘Giáo dục, Việc làm và Phát triển Kinh tế tại Pakistan.’

Ủy ban Thường trực Liên ngành (IASC). 2006a. “Hướng dẫn về Can thiệp Bạo lực
giới’. http://www.humanitarianinfo.org/iasc/gender truy cập tháng 4/2008.

_________. 2006b. Phụ nữ, Trẻ em gái, Trẻ em trai và Nam giới: Nhu cầu khác
nhau – Cơ hội như nhau: Sách hướng dẫn giới về Hành động nhân đạo.
http://www.humanitarianinfo.org/iasc/content/subsidi/tf_gender/genderH.asp truy
cập tháng 4/2008.

Nhóm Chuyên nhiệm liên ngành về giới và nước. 2006. ‘Giới, Nước và Vệ sinh:
tóm tắt chính sách’.

Tổ chức Lao động Quốc tế. 2007. Tóm tắt các xu hướng Việc làm toàn cầu cho Nữ
giới, tháng 3.

Liên minh Đất Quốc tế. 2005. Chương trình tiếp cận Nguồn lực của Phụ nữ. Rome,
Italy. http://www.landcoalition.org/pdf/WRAP_Indonesia.pdf truy cập tháng 4 năm
2008.

Nỗ lực chung trong việc xóa bỏ bệnh lao (JEET). 2004.


http://www.ourjeet.com/general1/women.asp truy cập tháng 4/2008.

Kapoor, Aditi. 2003. ‘Thuỷ lợi, Việc làm và Phụ nữ Nông thôn Ấn độ’. Viện Thủy
lợi Thế giới. http://www.wri.org/governance/project_content_text.cfm?cid=2074
truy cập tháng 4/2008.

Khor, Martin. 2006. ‘Ngân hàng Thế giới và IMF vẫn Thúc đẩy các Điều kiện’ tại
Eurodad, 30/11. http://www.globalpolicy.org/socecon/bwi-wto/2006/ truy cập
tháng 4/2008.

Tổng cục Thống kê Hàn Quốc. 2002. Báo cáo về Khảo sát Sử dụng Thời gian.

Lewis, Maureen và Marlaine Lockheed. 2006. Tại sao 60 triệu bé gái vẫn không
được đến trường và cần phải làm gì để giải quyết tình trạng này. Washington, DC,
Trung tâm Phát triển Toàn cầu.
Longwe, Sara Hlupekile. 2003. ‘Các chỉ số giới của Tư nhân hóa Ngân hàng tại các
nước đang phát triển’, Tin Tư pháp Kinh tế, Số 1, tháng 4.

Mallik, Rupsa. 2002. Cuộc sống ít giá trị hơn: Chính sách dân số và Lựa chọn Giới
tại Ấn độ. Trung tâm Sức khỏe và Công bằng giới. Tháng 10.

Marcoux. Alain 2001. ‘Xóa đói giảm nghèo’ – Kết luận của các khảo sát.
http://www.fao.org/sd/2001/PE1002a_en.htm truy cập tháng 4/2008.

Bộ Ngoại giao. 2004. Báo cáo về MDGs 2004 của Phần Lan.

Morankar, Von Sudhakar và Nishi Suryawanshi. 2000. “Chúng ta không thế đi


ngược lại điều ước của chúa.’: Các khía cạnh văn hóa xã hội của bệnh lao trong
giới phụ nữ tại nông thôn Maharashtra’.
http://www.medicusmundi.ch/mms/services/bulletin/bulletin200002/kap03/07mora
nkar.html truy cập tháng 4/2008.

Tổng cục thống kê Thái Lan – Khảo sát sử dụng thời gian, 2004.

Nepalnews.com. nd. ‘Bảo vệ quyền lợi của nông dẫn nữ’.


http://southasia.oneworld.net/article/view/129167/1/ truy cập tháng 4/2008.

Nielsen, Birgitte Bruun và các tác giả khác. 1997. ‘Mô hình sinh sản và ưu đãi giới
tại vùng nông thôn Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ: nghiên cứu hướng đến cộng
đồng’. Tạp chí y khoa Anh; 314:1521 (24 tháng 5).

Văn phòng Cao uỷ về Quyền con người. 2002. Dự thảo hướng dẫn: Tiếp cận nhân
quyền đối với các chiến lược xoá đói giảm nghèo.
http://www.unhchr.ch/development/povertyfinal.html truy cập tháng 4/2008.

Văn phòng giải quyết các vấn đề của phụ nữ và phát triển gia đình. 2008. Báo cáo
về Số liệu Phân chia giới của Thái Lan năm 2008, Bộ Phát triển Xã hội phối hợp
với UNDP, Băng Cốc thực hiện.

Oster, Emily. 2005. ‘Viêm gan B’, Tạp chí Kinh tế Chính trị. Số 113 (6), tháng 12:
1163 – 1216.

Oxfam Canada. Ngày 8/3/2007. ‘Quyền sở hữu đất của phụ nữ rất quan trọng cho
công tác khôi phục sau thảm hoạ sóng thần’. http://www.oxfam.ca/news-and-
publications/news/womens-rights-to-land-are-critical-forpost-tsunami-recovery
truy cập tháng 4/2008. Banda Ach, Aceh, Indonesia.
Packard, Le Anh Tu. 2006. Các khía cạnh giới của chính sách cải tổ cơ cấu và kinh
tế vĩ mô toàn diện của Việt Nam, Tài liệu 14, UNRISD tháng 2.

Pasha, Hafiz A. and T. Palanivel. 2004. Tăng trưởng và chính sách vì người nghèo:
Kinh nghiệm tại Châu Á, Chương trình Kinh tế học vĩ mô về xoá đói giảm nghèo
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.

Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004. Phụ nữ, HIV và Quyền con người trong
khu vực Châu Á, 2004.

Premi, Mahendra K. 2001. ‘Có phải tỉ lệ trẻ sơ sinh nam cao hơn nữ?’ Tin nhanh
Tài chính. Ngày 5 tháng 4.
http://www.financialexpress.com/old/20010405/an1.html truy cập tháng 4/2008.

Ramachandran, Nira. 2006. Phụ nữ và an ninh lương thực tại Nam Á. Các vấn đề
và mối quan tâm hiện nay, Tài liệu Nghiện cứu số 2006/131 UNU-WIDER tháng
11.

Rodríguez, Francisco. 2007. Các nhà hoạch định chính sách thận trọng với việc sử
dụng và sử dụng sai mục đích suy thoái trong tăng trưởng kinh tế. Tóm tắt nghiên
cứu chính sách, tháng 11.

Sachs, Jeffrey, 2005. Kết thúc đói nghèo: Làm thế nào để thực hiện điều này,
Penguin Books, London.

Sen, Amartya. 2003. ‘Missing women-revisited’. Tạp chí y khoa British, 327:1297-
1298.

_________. 1990. “hơn 100 triệu phụ nữ đang bị mất tích’, New York Review of
Books,
Số 20, tháng 12. http://ucatlas.ucsc.edu/gender/Sen100M.html truy cập tháng
4/2008.

Serieux, John. 2006. Quản lý hậu quả tỉ giá của việc tăng cường trong tài trợ
HIV/AIDS. Trung tâm Đói nghèo Quốc tế, tháng 11.

Serieux, John và Terry McKinley. 2008. Có phải Tự do hoá tài chính là một thất
bại? Một đánh giá của Châu Phi. Trung tâm đói nghèo Quốc tế, tháng 12.

Somma, Daryl và các tác giả khác. 2005. Nghiên cứu Giới và bệnh lao. WHO (Giới
và cá nghiên cúu y tế).c
Son, Hyun H. và Nanak Kakwani. 2006. Ước tăng trưởng vì người nghèo toàn cầu,
Tài liệu số 31 của Trung tâm Đói nghèo Quốc tế, IPC, Brazil.
http://www.undppovertycentre.org/pub/IPCWorkingPaper31.pdf truy cập tháng
4/2008.

Summers, Lawrence. 1992. ‘Đầu tư bị ảnh hưởng nhất’. Nhà khoa học Mỹ, tháng 8.

Sweetman, Caroline ed. 2005. Giới và các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Nhà xuất bản
Oxfam. Tháng 6/2005.
http://publications.oxfam.org.uk/oxfam/display.asp?isbn=085598550X truy cập
tháng 4/2008.

Thewlis, Michael, Linda Miller và Fiona Neathey. 2004. ‘Thúc đẩy phụ nữ tại nơi
làm việc: phân tích thống kê, Nghiên cứu IRS’. Thông cáo báo chí ngày 30/3/2004.
http://www.eoc.org.uk/Default.aspx?page=15136 truy cập vào tháng 3 năm 2008.

Tìm hiểu công việc của trẻ em 2006. Campuchia, việc làm trẻ em tại Campuchia:
Thách thức đối với tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. http://www.ucwproject.
org/pdf/publications/standard_cambodia_rpt_20april2006_SENT.pdf
truy cập ập tháng 4/2008.

Liên Hợp Quốc. 2008. Phát biểu đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Báo
cáo của Ban Phát triển và Thương mại về phiên hợp lần thứ 43 tại Geneva, ngày
3/3/2008. http://www.unctad.org/en/docs//tdbex43d1_en.pdf truy cập tháng
4/2008.

_________. 2007. Báo cáo các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2007. New York.

_________. 2006. Báo cáo các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2006. New York.
.
_________. 2005a. ‘Kết luận và khuyến nghị của Hội nghị Chuyên gia Liên Hợp
Quốc về Rà soát các vấn đề quan trọng liên quan đến với Kế hoạch Vòng Điều tra
Dân số và Nhà ở 2010’, New York, 15-17/9/2004, được trích dẫn tại Phiên họp lần
thứ 36 của Uỷ ban Thống kê diễn ra từ 1-4/3/2005: điều tra dân số và nhà ở, báo
cáo của Tổng thư ký E/CN.3/2005/11.
_________. 2005b. Tự do hơn để hướng tới Phát triển, An ninh và Quyền con
người cho tất cả mọi đối tượng. http://www.un.org/largerfreedom/chap1.htm truy
cập tháng 4/2008.

_________. 2005c. Báo cáo các mục tiêu thiên niên kỷ. New York.
_________. 2001. Báo cáo của Tổng thư ký, Lộ trình thực hiện Tuyên bố Thiên
niên kỷ Liên Hợp Quốc, Theo dõi kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ,
Phiên họp lần thứ 56 của Đại hội đồng, ngày 6/9, Tài liệu A/56/326.

_________. 2000. Tuyên bố Thiên niên kỷ.


http://www.un.org/millennium/declaration/ares552e.htm truy cập tháng 4/2008.

_________. 1979. Công ước Xoá bỏ Mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ
nữ. New York, Bộ Thông tin Công chúng.
http://www.un.org/womenwatch/daw/cedaw/cedaw.htm truy cập tháng 4/2008.

UNAIDS. 2007a. ‘Tổng hợp sự kiện 11/07. Các sự kiện quan trọng theo khu vực –
Cập nhật Đại dịch AIDS 2007.’

_________. 2007b. ‘Cập nhật đại dịch AIDS’. Tháng 12.

Nhóm Chuyên nhiệm liên ngành UNAIDS về giới và HIV/AIDS. nd. ‘HIV/AIDS,
Giới và Tình trạng Xung đột’.
http://www.unfpa.org/hiv/docs/hiv%20factsheets/factsheet_conflict.pdf.

Nhóm Chuyên nhiệm Liên quốc gia UNAIDS vùng Đông và Nam Phi, Y tế và
Mạng lưới Phát triển (HDN) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ điển (SIDA).
2001. Báo cáo Tham vấn Khu vực. Stigma và HIV/AIDS tại Châu Phi: Xây dựng
Chương trình Nghiên cứu, Dar-es-Salaam, Tanzania. 4-6 tháng 6

UNDP. 2008. ‘Các cơ quan UN hợp lực chống lại tục lệ cắt bỏ bộ phận sinh dục
nữ’.
http://content.undp.org/go/newsroom/2008/february/un-genital-mutilation-
20080227.en?categoryID=1486731&lang=en truy cập tháng 4/2008.

________. 2005. Hướng tới Bình đẳng, Xem xét yếu tố giới của các báo cáo MDG
quốc gia 2005, Cục Chính sách Phát triển, UNDP.
http://www.undp.org/women/docs/en-route-to-equality.pdf Truy cập tháng 4/2008.

________. 2003. UNDP, Các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ. Đánh giá Các báo
cáo quốc gia, UNDP, tháng 5 http://www.undp.org/women/docs/mdgs-
genderlens.pdf truy cập tháng 4/2008.

UNESCAP, ADB, UNDP. 2007. ‘Tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ tại Châu Á Thái Bình Dương 2007.’ Các nghiên cứu MDG Châu Á Thái
Bình Dương.
UNESCO. 2005. ‘Tăng cường các thông lệ tốt trong giáo dục trẻ em gái.

UNFPA. 2007a. Đánh giá toàn cầu về các thách thức và thông lệ tốt hỗ trợ các đối
tượng phụ nữ bị dời cư gặp phải xung đột và sau xung đột, Hammamet, Tunisia:
21-24/6.

_________. 2007b. Tình trạng dân số thế giới. Giải phóng tiềm năng Tăng trưởng
Đô thị.

_________. 2005. ‘Ngăn chặn sự lan truyền của HIV/AIDS trong cộng đồng dân di
cư’. http://www.unfpa.org/emergencies/newsletter/all.htm#africa truy cập tháng
4/2008.

_________. 2001. Tình trạng Dân số thế giới 2001.

_________. 2000. Tình trạng Dân số thế giới.


http://www.unfpa.org/swp/2000/english/ch05.html truy cập tháng 4/2008.

_________. nd. ‘Tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt’.
http://www.unfpa.org/hiv/groups.htm truy cập tháng 4/2008.

Nhóm Hỗ trợ cho Trung và Nam Á UNFP. 1998. Báo cáo về Hội nghị Vị thành
niên Nam Á, 21-23/7, Niu Delhi, Ấn độ.
http://www.undp.org/popin/unfpacst/nepal/discuss.htm truy cập tháng 4/2008.

UNGEI (Sáng kiến Giáo dục Trẻ em gái Liên Hợp Quốc). 2005. ‘Nông dân Papua
New Guinea tập trung nguồn lực để chi trả tiền học phí cao’.
http://www.ungei.org/infobycountry/papuang_285.html truy cập tháng 4/2008.

UN-HABITAT. 2006. Tình trạng các thánh phố trên thế giới 2006/07: MDGs và
sự ổn định đô thị.

_________. 2005. Những sự lựa chọn về sử dụng thời gian của Phụ nữ
_________. nd. ‘Tại sao lại tập trung vào phụ nữ’.
http://ww2.unhabitat.org/programmes/landtenure/women2.asp truy cập tháng
4/2008.

UNICEF. 2007. ‘Năm Vệ sinh Quốc tế 2008: Kêu gọi vệ sinh và y tế dành cho tất
cả mọi người’. http://www.unicef.org/wes/index_41911.html truy cập tháng
4/2008.
_________. 2000. ‘Vệ sinh cho tất cả mọi người’.
http://www.unicef.org/wes/files/sanall.pdf truy cập tháng 4/2008.

UNICEF-WHO. nd. Chăm sóc tiền sinh sản tại các nước đang phát triển. Phân
tích xu hướng, mức độ và khác biệt, 1990-2001.

UNIFEM. 2005. Con đường đi đến bình đẳng giới.

________. nd. Nâng cao quyền năng cho các nữ công nhân di cư tại Châu Á, Tài
liệu tóm tắt: các ví dụ điển hình.

UNRISD. nd. ‘Phụ nữ, cắt giảm dịch bệnh và phát triển bền vững’.
http://www.unisdr.org/eng/risk-
reduction/gender/Women_disaster_reduction_and_SD.pdf truy cập tháng 4/2008.

UNSD. 2003. Các chỉ số giám sát các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Định
nghĩa, khái niệm và Nguồn gốc. ST/ESA/STAT/SER.F/95 Nhóm Phát triển UN
United. Đại học New York

University of East London. 2002. Kiểm toán Giới trong ngành Giao thông công
cộng. http://www.uel.ac.uk/womenandtransport/gender.html truy cập tháng 4/2008.

Bộ Ngoại giao Mỹ. 2001. ‘Indonesia: Báo cáo FGM’.


http://www.state.gov/g/wi/rls/rep/crfgm/10102.htm truy cập tháng 4/2008.

Vandemoortele, tháng 1. 2007. MDGs: Các mục tiêu bị hiểu sai? Trung tâm Đói
nghèo Quốc tế, tháng 1, 2007.

OnePager, tháng 1, 2007 Số 28 Vandemoortele, tháng 1. 2004. MDGs và Các


Chính sách Hỗ trợ Người nghèo: liên quan nhưng không đồng nghĩa, Trung tâm
Đói nghèo Quốc tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Tài liệu làm việc số 3,
tháng 11.

Vandemoortele, tháng 1. 2003. MDGs và các chính sách hỗ trợ người nghèo: Các
đối tác bên ngoài có tểh tạo nên sự khác biệt? Nhóm Đói nghèo. Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc: 6. Thời báo Đầu tư. 2004. ‘Đấu tranh vì quyền lợi: phụ nữ
tiếp tục đấu tranh giành bình đẳng’.
http://www.vir.com.vn/Client/VIR/index.asp?url=content.asp&doc=2630 truy cập
tháng 4/2008.

WHO. nd. ‘Phụ nữ mang thai và trẻ em’.


http://www.who.int/malaria/pregnantwomenandinfants.html truy cập tháng 4/2008.
WHO. 2005. Tiến trình Tiếp cận Toàn cầu đối với Liệu pháp chống virus HIV Toàn
cầu

WHO-UNICEF. 2005. Báo cáo Sốt rét Thế giới 2005.


http://www.rollbackmalaria.org/wmr2005 truy cập tháng 4/2008.

WHO, UNICEF và UNFPA. 2004. Tử vong bà mẹ năm 2000: Số liệu do WHO ước
tính, UNICEF and UNFPA. Geneva.

Liên minh Phụ nữ. 2005. ‘Sự an toàn và sức khoẻ của phụ nữ khi đối mặt với rủi ro
trong suốt quá trình thiên tai, Tài liệu tóm tắt’.

Tổ chức Phát triển và Môi trường Phụ nữ (WEDO). 2003. Chuyển hướng dòng
chảy. Hướng dẫn Nguồn lực về giới, quyền con người và tư hữu hoá thuỷ lợi.

Tiếng nói của Phụ nữ đối với trái đất. ‘Tại sao lại cần một Tổ chức Môi trường của
Phụ nữ. .
http://www.womenandenvironment.org/aboutwve/whyawomensorganization truy
cập tháng 4/2008.

Ngân hàng Thế giới. nd(a). Thống kê giới.


http://devdata.worldbank.org/genderstats truy cập tháng 3/2008.

_________. nd(b). Chỉ số phát triển thế giới trực tuyến. Nhóm Dữ liệu Phát triển.
http://earthtrends.wri.org/ truy cập tháng 4/2008.

_________. 2007a. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Báo cáo giám sát toàn
cầu 2007: Đối mặt các thách thức của bình đẳng giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giơi.

_________. 2007b. Các chỉ số phát triển thế giới 2007.

_________. 2006a. Đánh giá giới của Việt Nam, tháng 12.

_________. 2006b. Chỉ số phát triển cơ bản ngân hàng thế giới.
www.devdata.worldbank.org truy cập tháng 4/2008.

_________. 2005a. Các chỉ số phát triển thế giới 2005, Washington.

_________. 2005b. Báo cáo Phát triển Thế giới 2006. Công bằng và Phát triển.
Báo chí Đại học Oxford.
_________. 2003a. Bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Nhóm
phát triển và giới, ngày 4/4.
http://siteresources.worldbank.org/INTGENDER/Publications/20169280/gendermd
g.pdf truy cập tháng 4/2008.

_________. 2003b. Đánh giá đói nghèo tại Timor-Leste – Tình trạng đói nghèo tại
một nước mới: Phân tích Hành động. Cơ quan quản lý kinh tế và xoá đói giảm
nghèo Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 5: Số 1.

_________. 2003c. Đánh giá đói nghèo tại Timor-Leste – Tình trạng đói nghèo tại
một nước mới: Phân tích Hành động. Cơ quan quản lý kinh tế và xoá đói giảm
nghèo Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 5: Số II:
Báo cáo kỹ thuật.

_________. 2003d. Báo cáo số 25917.

_________. 2001. Xây dựng phát triển: thông qua bình đẳng giới về nhân quyền,
nguồn lực và tiếng nói. Báo cáo Nghiên cứu Chính sách Ngân hàng Thế giới.
Washington, DC.

_________. 1993. Báo cáo Phát triển Thế giới.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2006. Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2006,
Geneva.

Wu, Zhuochun và các tác giả khác. 2003. ‘Tỉ lệ tử vong trước sinh tại nông thôn
Trung Quốc: nghiên cứu nhóm người trong quá khứ’, British Medical Journal,
327:1319 (6 tháng 12).

Zeitlin, tháng 6 năm 2007. ‘Bài phát biểu của June Zeitlin, Tổ chức Phát triển và
Môi trường của Phụ nữ trong cuộc Tranh luận không chính thức về chủ đề liên
quan: Thay đổi khí hậu là một Thách thức chung trên toàn cầu’, 31 tháng 7
http://www.wedo.org truy cập tháng 4 năm 2008.

Zuckerman, Elaine and Ashley Garrett. 2003. Các văn kiện chiến lược giảm nghèo
(PRSPs) có giải quyết vấn đề giới không? Kiểm toán giới các PRSPs năm 2002.n
phẩm Giới.
Endnotes
1 UNIFEM. 2005. Con đường tiến tới Bình đẳng giới.

2 Ngân hàng Thế giới. 2003a. Bình đẳng giới và các Mục tiêu thiên niên kỷ. Nhóm
Phát triển và giới.
http://siteresources.worldbank.org/INTGENDER/Publications/20169280/gendermd
g.pdf truy cập tháng 4/2008.

3 UNDP. 2003. UNDP, các Báo cáo Quốc gia về thực hiện các Mục tiêu thiên niên
kỷ: dưới góc nhìn của lăng kính giới, 22 tháng Năm 22.
http://www.undp.org/women/docs/mdgs-genderlens.pdf truy cập tháng 4 năm
2008.

4 UNDP. 2003: 24.

5 UNDP. 2005. Con đường tới bình đẳng, Rà soát vấn cđề giới trong các báo cáo
MDG Quốc gia 2005, Cục Chính sách Phát triển, UNDP.
http://www.undp.org/women/docs/en-route-to-equality.pdf truy cập tháng 4/2008.

6 Sweetman, Caroline ed. 2005. Giới và các mục tiêu thiên niên kỷ, Oxfam Focus
on Gender Series, Nhà Xuất bản Oxfam Publishing, tháng 4/2005.
http://publications.oxfam.org.uk/oxfam/display.asp?isbn=085598550X truy cập
tháng 4/2008.

7 Alston, Philip. nd. ‘Quan điểm nhân quyền về các mục tiêu thiên niên kỷ,’ chưa
xuất bản: 3.

8 Liên Hợp Quốc. 2005b. Tự do hơn hướng đến phát triển, an ninh và quyền con
người cho mọi đối tượng. http://www.un.org/largerfreedom/chap1.htm truy cập
tháng 4/2008.

9 Liên Hợp Quốc. 2000. Tuyên bố thiên niên kỷ.: đoạn 24-25.
http://www.un.org/millennium/declaration/ares552e.htm truy cập tháng 4/2008.

10 Diễn đàn Kinh tế Thế giới. 2006. Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2006,
Geneva: 3

11 Cơ quan Cao uỷ về Quyền con người. Dự thảo hướng dẫn: Tiếp cận nhân quyền
đối với các chiến lược xoá đói giảm nghèo.
http://www.unhchr.ch/development/povertyfinal.html truy cập tháng 4/2008.
12 Liên Hợp Quốc. 1979. Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối
với phụ nữ. New York, Sở Thông tin Xã hội.
http://www.un.org/womenwatch/daw/cedaw/cedaw.htm truy cập tháng 4/2008.

13 UNDP. 2005: Phần mở đầu, 3.

14 Philip Alston. nd: 4.

15 Tham khảo ví dụ, ASEAN. 2006. ASEAN Year Book 2006. Ban thư ký ASEAN,
Jakarta: Bảng III.6 – III.9.

16 Tham khảo ví dụ từ Anh Quốc http://www-rba.educ.cam.ac.uk/ và từ Australia


theo địa chỉ
www.dest.gov.au/sectors/school_education/publications_resources/profiles/meeting
_the_challenge_final_report.htm truy cập tháng 4/2008.

17 Dựa trên các tài liệu cung cấp cho UNIFEM Delhi được soạn thảo bởi Shavitri
Singh, Trưởng phòng Điều tra Dân số và Nhà ở, Nepal, 2001, sửa đổi tháng 4/2004.

18 Liên Hợp Quốc. 2005a. Kết luận và khuyến nghị của Hội nghị Chuyên gia Liên
Hợp Quốc về Rà soát các vấn đề quan trọng liên quan đến với Kế hoạch Vòng Điều
tra Dân số và Nhà ở 2010’, New York, 15-17/9/2004, được trích dẫn tại Phiên họp
lần thứ 36 của Uỷ ban Thống kê diễn ra từ 1-4/3/2005: điều tra dân số và nhà ở,
báo cáo của Tổng thư ký E/CN.3/2005/11.

19 Vandemoortele, tháng 1 năm 2007. MDGs: Các mục tiêu bị hiểu sai? Trung tâm
Nghèo Quốc tế OnePager, tháng 1 năm 2007 Số 28

20 UN. 2000: Phần III, đoạn 11-12

21 Heyzer, Noeleen. 31 tháng 3 năm 2008. ‘Chúng tôi cần Một cuộc cách mạng
khác’ in ở báo The Times of India.
http://timesofindia.indiatimes.com/LEADER_ARTICLE_We_Need_Another_Rev
olution/articleshow/2912309.cms truy cập tháng 4 năm 2008.

22 Heyzer. 2008

23Vandemoortele, tháng 1 năm 2004. Các MDGs và các Chính sách có lợi cho
người nghèo: có liên quan song không đồng nghĩa với nhau,
Trung thâm Quốc tế về Nghèo khổ của UNDP, Tài liệu số 3, ngày 10 tháng 11
24 Phần này được tham khảo từ Jan Vandemoortele. 2004.

25 UNFPA. 2000, Nhà nước của Dân số Thế giới: Chương 5.


http://www.unfpa.org/swp/2000/english/ch05.html truy cập tháng 4/2008.

26 Elson, Diane. 2002. Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô từ một quan
điểm giới: Thu nhận ý kiến công chúng của Ban nghiên cứu ‘Toàn cầu hóa Kinh tế
Thế giới – Những thách thức và ứng phó’. Deutcher Bundestag: 9.

27 Pasha, Hafiz A. Và T. Palanivel, 2004. Tăng trưởng và các Chính sách vì người
nghèo: Kinh nghiệm Châu Á, Chương trình Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
về Kinh tế học vĩ mô của Giảm nghèo, UNDP.

28 Vandemoortele, tháng 1. 2003. Các MDGs và các chính sách vì người nghèo:
liệu các đối tác bên ngoài có thể tạo sự khác biệt không?. Nhóm Nghèo. UNDP: 6.

29 Son, Hyun H. Và Nanak Kakwani. 2006. Dự tính Tăng trưởng vì người nghèo
trên toàn cầu, Tài liệu của Trung Tâm nghèo Quốc tế số 31, IPC, Brazil: 11-12.
http://www.undppovertycentre.org/pub/IPCWorkingPaper31.pdf truy cập tháng 4
năm 2008.

30 Rodríguez, Francisco. 2007. Các nhà hoạch định chính sách hãy đề phòng: Sử
dụng và sử dụng sai sự thoái lui trong việc giải thích Tăng trưởng kinh tế. Tóm tắt
Nghiên cứu Chính sách # 5: 1.

31 Ngân hàng Thế giới. 2005b. Báo cáo Phát triển Thế giới 2006. Công bằng và
Phát triển. Báo chí Đại học Oxford: 2.

32 Zuckerman, Elaine và Ashley Garrett. 2003. Các chiến lược xoá đói giảm nghèo
có giải quyết vấn đề giới? Kiểm tra khía cạnh giới trong các chiến lược xoá đói
giảm nghèo 2002. Ấn phẩm Hành động giới: 2

33 Mục này tham khảo chính từ Elson, Diane. 2002.

34 Tổ chức Lao động Quốc tế. 2007. Tóm tắt Xu hướng Việc làm Toàn cầu đối với
Phụ nữ, tháng 3: 1.

35 Chính phủ Ấn Độ, 2000. ‘Khảo sát sử dụng thời gian (tháng 7, 1998 – tháng 6,
1999) Tóm tắt chi tiết và các kết luận quan trọng của khảo sát.’
http://mospi.gov.in/t5_2.htm truy cập tháng 4/2008.
36 Ngân hàng Thế giới. 2003b. Đánh giá đói nghèo Limor-Leste – Đói nghèo tại
một quốc gia mới: Phân tích hành động. Cơ quan quản lý kinh tế và xoá đói giảm
nghèo Ngân hàng Thế giới: Số 1: 90-92. và Ngân hàng Thế giới. 2003c. Đánh giá
đói nghèo Limor-Leste – Đói nghèo tại một quốc gia mới: Phân tích hành động. Cơ
quan quản lý kinh tế và xoá đói giảm nghèo Ngân hàng Thế giới: Số II: Báo cáo kỹ
thuật: 173 - 181.

37 Ngân hàng Thế giới. 2003b: 90-92.

38 Ngân hàng Thế giới. 2003c: xii.

39 Ngân hàng Thế giới. 2003b: 90-92.

40 Chính phủ Campuchia và UNDP. 2003. ‘Báo cáo các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ Campuchia 2003. Thách thức và Khuôn khổ hành động’: 15.

41 Để dễ dàng so sánh các biện pháp xoá đói giảm nghèo, tham khảo địa chỉ
http://siteresources.worldbank.org/PGLP/Resources/200709gv-03-
povertymeasurement.pdf truy cập tháng 4/2008.
42 Tổng cục Thống kê Hàn Quốc. 2002. Báo cáo Khảo sát Sử dụng Thời gian.

43 Khảo sát Sử dụng Thời gian Tổng cục Thống kê Thái Lan, 2004.

44 Ngân hàng Thế giới . 2006a. Đánh giá Giới Việt Nam, tháng 12: 41.

45 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005.Thực hiện hành động: Thực hiện bình
đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Nhóm Chuyên nhiệm về Báo cáo
bình đẳng giới và Giáo dục Dự án Thiên niên kỷ.

46 Packard, Le Anh Tu. 2006. Các khía cạnh giơớ của chính sách cải tổ cơ cầu và
kinh tế vĩ mô Việt Nam, Tài liệu 14, UNRISD tháng 2: 39.

47 Văn phòng Phát triển Gia đình và Phụ nữ. 2008. Báo cáo Thống kê phân chia
theo giới Thái Lan 2008, Bộ Phát triển Xã hội và An ninh con người phối hợp với
UNDP, Băng Cốc: 21.

48 Marcoux. Alain 2001. The ‘Xoá đói giảm nghèo’ – Phản ánh của các khảo sát
http://www.fao.org/sd/2001/PE1002a_en.htm truy cập tháng 4/2008.

49 IASC. 2006b. Phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em trai và nam giới: Nhu cầu khác nhau –
Cơ hội bình đẳng: Sách hướng dẫn về giới trong Hành động nhân đạo.
http://www.humanitarianinfo.org/iasc/content/subsidi/tf_gender/genderH.asp truy
cập tháng 4/2008.

50 IASC. 2006b.

51 IASC. 2006a. ‘Hướng dẫn Can thiệp Bạo lực giới’.


http://www.humanitarianinfo.org/iasc/gender truy cập tháng 4/2008.

52 UNFPA, 2007a. Tổng kết các thách thức và thông lệ tốt đối với phụ nữ di cư
trong tình trạng xung đột và sau xung đột, Hammamet, Tunisia: 21-24 tháng 6: 2,
6.
53 UNFPA 2007: 30, 45.

54 Ngân hàng Thế giới. 2003b: 172. Tham khảo bảng 6.2, mặc dù trong trường hợp
đó kết quả có khác biệt một chút.

55 Nepalnews.com . nd. ‘Bảo vệ quyền lợi nông dân nữ’.


http://southasia.oneworld.net/article/view/129167/1/ truy cập tháng 4/2008.

56 Ramachandran, Nira. 2006. Phụ nữ và an ninh lương thực tại Nam Á. Thực
trạng và các mối quan tâm mới, tài liệu nghiên cứu số 2006/131 UNU-WIDER
tháng 11: 16.

57 Tham khảo ví dụ, Brown, Graham K. 2007. ‘Đào thải Xã hội, bất bình đẳng và
xung đột tại Nepal: Vấn đề và Bằng chứng’ chưa xuất bản.

58 IASC. 2006b.

59 Tham khảo ví dụ, Đại học East London. 2002. Public Transport Gender Audit.
http://www.uel.ac.uk/womenandtransport/gender.html truy cập tháng 4/2008.

60 Liên Hợp Quốc. 2007. Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2007, New
York: 11.

61 Ngân hàng Thế giới. 2007a. Báo cáo giám sát toàn cầu 2007 mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ: Đối mặt thách thức của bình đẳng giới và tình trạng dễ bị tổn thương,
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới.

62 UNDP. 2005: 14.

63 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: 92.


64 Liên Hợp Quốc. 2006. Báo cáo mục tiêu thiên niên kỷ 2006, New York: 6-7.

65 UNSD. 2003. Các chỉ số giám sát mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Định nghĩa,
khái nhiệm và nguồn gốc. ST/ESA/STAT/SER.F/95 Nhóm Phát triển Liên Hợp
Quốc. New York: 16.

66 UNSD. 2003: 17.

67 UNSD. 2003: 18-19.

68 UNSD. 2003: 20-21.

69 ILO, UNICEF, Ngân hàng Thế giới, Tìm hiểu Công tác Trẻ em (UCW), dự án
liên ngành bắt đầu từ năm 2000. Tham khảo http://www.ucw-
project.org/cgibin/ucw/Survey/Main.sql?come=Ucw_Tables.sqlao (truy cập tháng
3/2008) để lấy dữ liệu quốc gia.

70 Tìm hiểu công tác trẻ em 2006. Campuchia, Công tác Trẻ em tại
Campuchia: Thách thức đối với Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo: 16.
http://www.ucwproject.org/pdf/publications/standard_cambodia_rpt_20april
2006_SENT.pdf truy cập tháng 4/2008.

71 Chesterton, Paul. Đánh giá Sáng kiến Truyền thông Meena. Văn phòng
UNICEF khu vực Nam Á, Kathmandu: 6.

72 World Bank. nd(a). GenderStats. http://devdata.worldbank.org/genderstats truy


cập tháng 3 năm 2008.

73 Ngân hàng Thế giới. nd(a).

74 Ngân hàng Thế giới. 2007a: 88.

75 Lewis, Maureen và Marlaine Lockheed. 2006. Sự vắng mặt không thể tha thứ:
Tại sao 60 triệu trẻ em gái vẫn không được đến trường và cần phải làm gì để giải
quyết tình trạng này? Washington, DC, Trung tâm Phát triển Toàn cầu: 5.

76 UNESCO. Dự án Phụ nữ và Tỉ lệ biết chữ và các kỹ năng cơ bản của phụ nữ


dân tộc thiểu số, Lào.

77 Summers, Lawrence. 1992. ‘Đầu tư hiệu quả nhất’. Nhà khoa học Mỹ, tháng 8:
132
78 Ngân hàng Thế giới, 1993. Báo cáo Phát triển Thế giới.

79 Husain, Ishrat. nd (c. 2005). ‘Giáo dục, Việc làm và Phát triển Kinh tế tại
Pakistan’: 3

80 Bộ Thương mại Campuchia và UNDP. 2007. ‘Chiến lược Hội nhập Thương mại
Campuchia 2007: Tóm tắt và Kế hoạch Hành động’. Phnom Penh, tháng 12: 17.

81 Ahmed, Manzoor, Colette Chabbott, Arun Joshi, Rohindi Pande và Cynthia J.


Prather. 1993.
Giáo dục tiểu học dành cho mọi đối tượng, bài học từ BRAC: nghiên cứu tình
huống, Dự án ABEL. Đẩy mạnh giáo dục cơ bản và tăng tỉ lệ biết chữ.

82 Manzoor và các tác giả khác. 1993.

83 UNESCO. 2005. ‘Tăng cường các thông lệ tốt trong giáo dục trẻ em gái: 27.

84 Lewis và các tác giả khác. 2006.

85 Ngân hàng Thế giới. 2007a: 69.

86 UNGEI (Sáng kiến giáo dục trẻ em gái Liên Hợp Quốc). 2005. “Nông dân
Papua New Guinea tập trung nguồn lực để chi trả học phí’.
http://www.ungei.org/infobycountry/papuang_285.html truy cập tháng 4/2008.

87 Trung tâm nghiên cứu Chính sách Phát triển, Trường Nghiên cứu Phương Đông
và Châu Phi, Đại học Luân Đôn. 2005. Ngân hàng Thế giới Nghiên cứu các vấn đề
việc làm: Đánh giá Khu vực. Tài liệu 1: Nguồn cung Lao động, tháng 1: 36.

88 Liên Hợp Quốc. 2001. Báo cáo của Tổng thư ký, Lộ trình thực hiện Tuyên bố
Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc, theo dõi kết quả hội nghị thiên niên kỷ, Phiên họp 56
của Đại Hội Đồng, ngày 6/9, Tài liệu A/56/326.

89 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: 2.

90 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: 3.

91 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: Box 1.

92 Thewlis, Michael, Linda Miller và Fiona Neathey. 2004. ‘Vì sự tiến bộ của phụ
nữ tại nơi làm việc: phân tích thống kê, Nghiên cứu IRS Research’. Thông cáo báo
chí ngày 30/3/2004. http://www.eoc.org.uk/Default.aspx?page=15136 truy cập
tháng 3/2008.

93 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: 78.

94 Hội nghị EDAW lần thứ 675 và 676. 2005. ‘Báo cáo của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào’. 19/01/2005: Background.

95 Viet Nam Investment Review. 2004. ‘Đấu tranh giành quyền lợi: phụ nữ trên
con đường đấu tranh giành bình đẳng’
http://www.vir.com.vn/Client/VIR/index.asp?url=content.asp&doc=263 truy cập
tháng 4/2008.

96 Agarwal, B. 2002. Quyền sở hữu đất và khiếu nại của phụ nữ tại Ấn Độ.
SEEDS, Hội đồng Dân số, New York.

97 Oxfam Canada. 8/3/2007. ‘Quyền sở hữu đất của phụ nữ quan trọng đối với
công cuộc khôi phục sau thảm hoạ sóng thầnomen’s rights to land are critical for
post-tsunami recovery’.
http://www.oxfam.ca/news-and-publ;vications/news/womens-rights-to-land-are-
critical-for-posttsunami-recovery/ truy cập tháng 4/2008. Banda Aceh, Aceh,
Indonesia.

98 UNIFEM. nd. Nâng cao quyền năng cho lao động nữ định cư tại Châu Á, Tóm
tắt: Các ví dụ điểnn hình: 5.

99 Dự án UNIFEM PERWL, Timor-Leste. Tháng 3/2008.

100 Văn phòng UNIFEM Băng Cốc Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tháng
3/2008.

101 Văn phòng UNIFEM Băng Cốc Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tháng
3/2008.

102 Guha-Khasnobis, Basudeband S. Vivek 2007. Tiếp cận phát triển dựa trên
quyền con người: các bài học từ Phong trào lương thực tại Ấn Độ. Tài liệu nghiên
cứu UNU-WIDER số 2007/04 Tháng 1.

103 Grown, Caren và Geeta Rao Gupta. 2005: 3

104 Ngân hàng Thế giới 2007a: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 4.
105 Bryce, Jennifer, Cynthia Boschi-Pinto, Kenji Shibuya, và Robert E Black

2005. ‘WHO thống kê các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em’, Thời báo Lancet –
Số 365, Bản 9465, 26/3/2005: 1147 – 1152

106 Ngân hàng Thế giới. 2007a: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 4.

107 Ngân hàng Thế giới. 2007a: 14.

108 Ngân hàng Thế giới. 2007a: 71.

109 Nhật báo Trung Quốc. 15/9/2004. ‘Trung Quốc đấu tranh với vấn nạn thừa
nam thiếu nữ’ http://www.chinadaily.net/english/doc/2004-
09/15/content_374629.htm truy cập tháng 4/2008.

110 Guilmoto, Christophe Z. 2007. ‘Chênh lệch tỉ lệ giới tính tại Ấn Độ và các viễn
cảnh tương lai’. Hội thảo Sức khoẻ và Quyền Sinh sản Châu Á Thái Bình Dương
lần thứ 4, Hyderabad, tháng 10 29-31: Bảng 3.

111 Premi, Mahendra K. 2001. ‘Tỉ lệ sinh trẻ em nam cao hơn so với nữ?’. Tin
nhanh Tài chính ngày 5/4.
http://www.financialexpress.com/old/20010405/an1.html truy cập tháng 4/2008.

112 Nhật báo Trung Quốc. 2004. Trích dẫn báo cáo của nhóm chuyên gia Trung
Quốc

113 Sen, Amartya. 1990. ‘Thiếu hơn 100 triệu phụ nữ’, New York Review of Books,
Tập 37, số 20, tháng 12. http://ucatlas.ucsc.edu/gender/Sen100M.html truy cập
tháng 4/2008.

114 Ngân hàng Thế giới. 2007a: Mục tiêu 5.

115 Oster, Emily. 2005. ‘Viêm gan B và Tình trạng thiếu phụ nữ’, Tạp chí Kinh tế
Chính trị. Số 113 (6), tháng 12: 1163 – 1216.

116 Wu, Zhuochun và các tác giả khác. 2003. ‘Tỉ lệ tử vong tiền sinh sản tại nông
thôn Trung Quốc’, Tạp chi Y khoa British, 327:1319 (6 tháng 12).

117 Nielsen, Birgitte Bruun và các tác giả khác. 1997. ‘Sinh sản, tử vong tiền sinh
sản và ưu tiên giới tại khu vực nông thôn Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ: nghiên
cứu liên ngành dựa trên cộng đồng’. Tạp chí Y khoa British Medical
Journal;314:1521 (24 tháng 5).
118 Oster. 2005: 1164.

119 Ngân hàng Thế giới. 2001. Thúc đẩy Phát triển: Thông qua Bình đẳng giới
trong Quỳen lợi, Nguồn lực và Tiếng nói. Báo cáo Nghiên cứu Chính sách Ngân
hàng Thế giới. Washington, DC. và Mallik, Rupsa. 2002. Chính sách Dân số và
Lựa chọn giới tính tại Ấn Độ. Trung tâm Y tế và Công bằng giới. Tháng 10.

120 Guilmoto, Christophe Z. nd. ‘Bất cân bằng tỷ lệ giới tính tại Châu Á: Xu
hướng, hậu quả và phản ứng về mặt chính sách’. LPED/IRD, Paris. Không xuất
bản: 9.
121 Bryce và các tác giả khác. 2005.
122 Liên Hợp Quốc. 2006: 11.
123 UNSD, 2003: 13.
124 Ngân hàng Thế giới. 2007a: Mục tiêu 5.
125 Ngân hàng Thế giới. 2007a: 89.
126 Ngân hàng Thế giới. 2007a: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 4.
127 Truyền thông cá nhân từ Giáo sư Jack Caldwell.
128 WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới. 2007. Tỉ lệ tử vong bà mẹ năm 2005, Thống kê của
WHO, UNICEF và UNFPA: 1.
129 WHO và các tác tổ chức khác. 2007: 1.
130 Liên Hợp Quốc. 2007: 16.
131 Liên Hợp Quốc. 2006: 12.
132 WHO, UNICEF và UNFPA. 2004. Tỉ lệ tử vong bà mẹ năm 2000: Thống kê của WHO, UNICEF và
UNFPA. Geneva.
133 Ngân hàng Thế giới. 2005a. Các chỉ số phát triển thế giới, Washington.
134 Nhận định của một thành viên nhóm nghiên cứu.
135 UNDP. 2008. ‘Các cơ quan Liên Hợp Quốc hợp nhất chống lại hủ tục FGM’.
http://content.undp.org/go/newsroom/2008/february/un-genital-mutilation-
20080227.en?categoryID=1486731&lang=en truy cập tháng 4/2008.
136 Trung tâm Quyền Sinh sản. nd. ‘FGM’.
http://www.reproductiverights.org/ww_iss_fgm.html truy cập tháng 4/2008.
137 Trung tâm Quyền Sinh sản. 2008. ‘FGM: Pháp luật toàn cầu nghiêm cấm’.
http://www.reproductiverights.org/pub_fac_fgmicpd.html truy cập tháng 4/2008.
138 UNDP. 2008.
139 UNDP. 2008. 10 cơ quan bao gồm: Chương trình HIV/AIDS Liên Hợp Quốc (UNAIDS), UNDP, Uỷ ban
Kinh tế Châu Phi Liên Hợp Quốc (UNECA), Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên Hợp Quốc
(UNESCO), UNFPA, Văn phòng Cao uỷ về Quyền con người (UNHCHR), Tổ chức Người tị nạn Liên Hợp
Quốc (UNHCR), UNICEF, UNIFEM và WHO.
140 Bộ Ngoại giao Mỹ. 2001. ‘Indonesia: Báo cáo về hủ tục FGM’.
http://www.state.gov/g/wi/rls/rep/crfgm/10102.htm truy cập tháng 4/2008.
141 UNICEF-WHO. nd. Chăm sóc tiền sinh sản tại các nước đang phát triển: cam kết, thực hiện và các cơ
hội bỏ lỡ. Phân tích xu hướng, mức độ và khác biệt, 1990-2001: 22-23.
142 Ngân hàng Thế giới. 2005b.
143 UNICEF-WHO. nd: 1-2.
144 Nhóm Hỗ trợ UNFPA Khu vực Trung và Nam Á.. 1998. Báo cáo về Hội nghị Trẻ em vị thành niên, 21-
23 tháng 7, New Delhi, Ấn Độ: 27-28.
http://www.undp.org/popin/unfpacst/nepal/discuss.htm truy cập tháng 4/2008.
145 Cửa ngõ Phát triển. 2004. ‘Grameen Bank-Village Phone Chiến thắng trong cuộc thi Đóng góp của
Thông tin cho Phát triển’.
http://old.developmentgateway.org/download/249636/Petersberg_winner.pdf truy cập tháng 4/2008.
146 UNAIDS. 2007a. ‘Thống kê sự kiện 11/07. Các sự kiện quan trong theo khu vực – Thống kê đại dịch
AIDS 200.’
147 Liên Hợp Quốc. 2007: 18.
148 Ủy ban AIDS Châu Á. 2008. Xác định lại AIDS tại Châu Á. Xây dựng báo cáo phản hồi hiệu quả của Uỷ
ban AIDS Châu Á. 26/3: 1.
149 WHO. nd. ‘Bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ’.
http://www.who.int/malaria/pregnantwomenandinfants.html truy cập tháng 4/2008.
150 WHO-UNICEF. 2005. Báo cáo về bệnh sốt rét thế giới năm 2005, Chương trình Rollback Malaria.
http://www.rollbackmalaria.org/wmr2005 truy cập tháng 4/2008.
151 UNAIDS. 2007b. ‘Thống kê đại dịch AIDS’. Tháng 12: 8.
152 UNESCAP, ADB, UNDP. 2007. ‘Tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Châu Á
Thái Bình Dương 2007’. Các nghiên cứu MDG Châu Á Thái Bình Dương: 22.
153 UNFPA. nd. ‘Chú trọng các nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt’. http://www.unfpa.org/hiv/groups.htm truy
cập tháng 4/2008.
154 Nhóm Đặc trách Liên ngành về Giới và HIV/AIDS UNAIDS. nd. ‘HIV/AIDS, Giới và tình trạng xung đột’.
http://www.unfpa.org/hiv/docs/hiv%20factsheets/factsheet_conflict.pdf;
và UNFPA. 2005. ‘Ngăn chặn sự lan truyền của HIV/AIDS trong cộng đồng dân di cư’.
http://www.unfpa.org/emergencies/newsletter/all.htm#africa truy cập tháng 4/2008.
155 Uỷ ban AIDS Châu Á. 2008: 7.
156 Uỷ ban AIDS Châu Á. 2008: 2.
157 Uỷ ban AIDS Châu Á. 2008: 7.
158 Uỷ ban AIDS Châu Á. 2008: 7.
159 Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004. ‘Người này bị nhiễm bệnh!’: Phụ nữ, HIV và Quyền con người
tại Châu Á, 2004: 13.
160 Somma, Daryl và các tác giả khác. 2005. Giới trong nghiên cứu lao. WHO (Giới và các nghiên cứu sức
khoẻ): 21.
161 Morankar, Von Sudhakar và Nishi Suryawanshi. 2000. ‘Chúng ta không thể chống lại ý chúa’: Các khía
cạnh văn hoá xã hội của bệnh lao trong giới phụ nữ miền tây nông thôn Maharashtra,’ Bản tin Medicus
Mundi Thuỵ Sỹ Số 77, tháng 1.
http://www.medicusmundi.ch/mms/services/bulletin/bulletin200002/kap03/07morankar.html
truy cập tháng 4/2008.
162 Nỗ lực xoá bỏ bệnh lao (JEET). 2004. ‘Nhược điểm: Ấn Độ, Sức khoẻ Phụ nữ và Bệnh lao’.
http://www.ourjeet.com/general1/women.asp truy cập tháng 4/2008.
163 JEET. 2004.
164 Morankar và các tác giả khác. 2000.
165 JEET. 2004.
166 Somma và các tác giả khác. 2005: 21.
167 WHO-UNICEF. 2005.
168 WHO-UNICEF. 2005.
169 Somma, Daryl và các tác giả khác. 2005: 5.
170 Sen, Amartya. 2003. ‘Missing women-revisited’. Tạp chí Y khoa British, 327:1297-1298.
171 Somma, Daryl và các tác giả khác. 2005.
172 WHO-UNICEF. 2005.
173 Các chỉ số phát triển cơ bản ngân hàng thế giới. 2006b. www.devdata.worldbank.org truy cập tháng
4/2008.
174 Ngân hàng Thế giới. 2004.
175 Ngân hàng Thế giới. 2007b. Các chỉ số phát triển thế giới 2007: Phần 2. Giới thiệu.
176 Serieux, John. 2006. Quản lý hậu quả tỉ giá của việc gia tăng trợ cấp cho HIV/AIDS liên quan đến
MDG. Trung tâm Đói nghèo Quốc tế, tháng 11.
177 WHO. 2005. Tiến trình Tiếp cận Liệu pháp kháng Retrovirus toàn cầu,
Tháng 6: 17.
178 AIDS Online. nd. ‘Phụ nữ và stigma’. http://www.aidsonline.org/stigma-anddiscrimination/
women-and-stigma.php truy cập tháng 4/2008.
179 Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004: 18.
180 Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004: 18.
181 Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004: 18.
182 Paxton, Susan và các tác giả khác. 2004: 18.
183 Nhóm Hỗ trợ Liên quốc gia UNAIDS khu vực Đông và Nam Phi, Mạng lưới Y tế và Phát triển (HDN) và
Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ điển (SIDA). 2001. Báo cáo Tư vấn khu vực. Stigma và HIV/AIDS tại
Châu Phi: Xây dựng Chương trình nghiên cứu hoạt động, Dar-es-Salaam, Tanzania. 4-6 tháng 6.
184 Dự án Anglican Malaria Project. nd. http://www.anglicanmalariaproject.org/ truy cập tháng 4/ 2008.
185 Nhóm đặc trách giới và thuỷ lợi liên ngành. 2006. ‘Giới, thuỷ lợi và vệ sinh: Tóm tắt chính sách’: 3.
186 UNICEF. 2000. ‘Vệ sinh cho mọi đối tượng’. http://www.unicef.org/wes/files/sanall.pdf truy cập tháng
4/2008.
187 Nhóm đặc trách giới và thuỷ lợi liên ngành. 2006: 5
188 UN-HABITAT. 2006. Tình trạng các thành phố trên thế giới 2006/7: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và
ổn định đô thị: 16.
189 UNFPA. 2007b. Tình trạng dân số thế giới. Phát huy tiềm năng tăng trưởng đô thị: chương 2
http://www.unfpa.org/swp/2007/english/chapter_2/slums.html truy cập tháng 4/2008.
190 Nhóm đặc trách về giới và thuỷ lợi. 2006: 1-2.
191 UNFPA. 2001. Tình trạng dân số thế giới 2001: Chương 4.
192 Phụ nữ kêu gọi bảo vệ trái đất. nd. ‘Tầm quan trọng của Tổ chức Môi trường Phụ nữ’.
http://www.womenandenvironment.org/aboutwve/whyawomensorganization truy cập tháng 4/2008.
193 Nhóm đặc trách liên ngành về giới và thuỷ lợi. 2006: 2.
194 UNICEF. 2007. ‘Năm vệ sinh quốc tế 2008: Sức khoẻ cho tất cả mọi người’.
http://www.unicef.org/wes/index_41911.html truy cập tháng 4/2008.
195 Tổ chức Phát triển và Môi trường Phụ nữ (WEDO). 2003. Chuyến hướng dòng chảy. Hướng dẫn
nguồn lực thực hiện giới, quyền con người và tư nhân hoá thuỷ lợi: 8.
196 Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu. nd. ‘UNEP: Giới và môi trường’.
http://www.gdrc.org/gender/a21/unep-gender-environment.html truy cập tháng 4/2008.
197 Nhóm đặc trách liên ngành về giới và thuỷ lợi. 2006: 4
198 Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về Giới, Pháp luật và Phát triển. 2005. Vì sao phụ nữ dễ bị tổn
thương hơn trong qúa trình thiên tai? Vi phạm quyền con người của phụ nữ sau tham hoạ sóng thần: 3.
199 UNRISD. nd. ‘Phụ nữ, hạn chế thiên tai và phát triển bền vững’.
http://www.unisdr.org/eng/risk-reduction/gender/Women_disaster_reduction_and_SD.pdf
truy cập tháng 4/2008.
200 Zeitlin, tháng 6. 2007. ‘Tuyên bố của June Zeitlin, Tổ chức Phát triển và Môi trường Phụ nữ tại buổi
thảo luận chuyên đề: Thay đổi khí hậu là thách thức toàn cầu’ ngày 31/7. http://www.wedo.org truy cập
tháng 4/2008.
201 UNRISD. nd: 5.
202 UNRISD. nd: 2
203 Liên minh phụ nữ. 2005. ‘An toàn và sức khoẻ phụ nữ khi đối mặt rủi ro trong suốt quá trình thiên tai,
Tài liệu tóm tắt’.
204 Nhận định và báo cáo của giám đốc dự án.
205 UN-HABITAT. nd. ‘Vì sao lấy phụ nữ là trọng tâm?’.
http://ww2.unhabitat.org/programmes/landtenure/women2.asp truy cập tháng 4/2008.
206 Liên minh đất quốc tế. 2005. Chương trình tiếp cận nguồn lực phụ nữ: Ấn phẩm Voices from the Field.
Rome, Italy. http://www.landcoalition.org/pdf/WRAP_Indonesia.pdf truy cập tháng 4/2008.
207 UN-HABITAT. nd.
208 UN-HABITAT. nd.
209 Kapoor, Aditi. 2003. ‘Thuỷ lợi, việc làm và phụ nữ nông thôn Ấn Độ’. Viện nguồn lực thế giới.
http://www.wri.org/governance/project_content_text.cfm?cid=2074 truy cập tháng 4/2008.
210 Ngân hàng Thế giới. 2003d. Báo cáo số 25917.
211 UN-HABITAT. 2005. Lựa chọn sở hữu đất dành cho phụ nữ: 2-3.
212 UN-HABITAT. 2005: 2-3.
213 Gujarat Mahila Housing Sewa Trust. nd. ‘Dự án Ahmedabad Parivartan thông qua quan hệ đối tác’.
http://www.sewahousing.org/infra_upgrade.htm truy cập tháng 4/2008.
214 UNSD. 2003: 4.
215 UNDP. 2005: 50.
216 Heintz, J. 2006. Toàn cầu hoá, chính sách kinh tế và việc làm: Đói nghèo và giới. Geneva, Văn phòng
Lao động Quốc tế.
217 Ngân hàng Thế giới. nd(b). Chỉ số phát triển thế giới Online. Nhóm dữ liệu phát triển.
http://earthtrends.wri.org truy cập tháng 4/2008.
218 Packard, Le Anh Tu. 2006.
219 Longwe, Sara Hlupekile. 2003. ‘Khía cạnh giới của tư hữu hoá ngân hàng tại các nước đang phát
triển’, Tin tức kinh tế, Tập 6 Số.1, tháng 4; và Dennis, Suzanna và Elaine
Zuckerman. 2006. Hướng dẫn giới lên Ngân hàng Thế giới và Chương trình cho vay của IMF. Hành động
giới, tháng 12.
220 Sachs, Jeffrey, 2005. Kết thúc đói nghèo: Làm thế nào để giấc mơ này thành hiện thực, Penguin
Books, London: 288-308.
221 Heyzer. 2008.
222 Heyzer. 2008.
223 Khor, Martin. 2006. ‘Ngân hàng Thế giới và IMF vẫn mở rộng các điều kiện cho vay’, Eurodad, 30/11.
http://ww.globalpolicy.org/socecon/bwi-wto/2006/ truy cập tháng 4/2008.
224 Serieux, John và Terry McKinley. 2008. Tự do hoá tài chính là một thất bại? Đánh giá châu phi. Trung
tâm Đói nghèo Quốc tế One Pager, tháng 2.
225 Hành động giới. 2007. Thông cáo báo chí 7/3. http://www.50years.org/updates/story/381
Truy cập tháng 4/2008.
226 Liên Hợp Quốc. 2008. Phát biểu đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đối với báo cáo của Uỷ ban
Thương mại và Phát triển về phiên họp lần thứ 43, Geneva, 3/3/2008.
http://www.unctad.org/en/docs//tdbex43d1_en.pdf truy cập tháng 4/2008.
227 Chính phủ Australia AusAID. 2005. Quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển: Đóng góp của Australia vào
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, Báo cáo tiến trình 2005: 5.
228 Bộ Ngoại Giao Đan Mạch. 2004. Báo cáo Tiến trình Mục tiêu Thiên niên kỷ Đan Mạch: 38.
229 Bộ Ngoại Giao. 2004. Báo cáo Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ Phần Lan 2004:
15.
230 Chính phủ Thuỵ điển. 2004. ‘Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2004 Thuỵ điển’: 8.
231 Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang. 2005. Đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ của Đức. Tài liệu BMZ.
232 Uỷ ban Cộng đồng Châu Âu. 2005. Báo cáo mục tiêu thiên niên kỷ 2000 – 2004 của EU, đóng góp của
EU vào việc thực hiện tổng kết các mục tiêu thiên niên kỷ tại hội nghị cấp cao UN 2005. Brussels,
12/4/2005: 31-33.
233 Chính phủ Majesty. 2005. ‘Đóng góp của UK vào việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ’: 29.
234 Liên Hợp Quốc. 2008.
235 Bộ hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên Bang. 2005.
236 Dennis, Suzanna và Elaine Zuckerman. 2006: 17-18.

You might also like