You are on page 1of 9

CẨM NANG KINH DOANH NGOẠI HỐI

PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1. Niêm yết tỷ giá
Ký hiệu đơn vị tiền tệ
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong giao dịch ngoại hối người ta ký hiệu đơn vị tiền tệ bằng 3 ký tự: hai ký tự
đầu chỉ tên quốc gia, ký tự sau cùng chỉ tên đồng tiền (ngoại trừ và ký hiệu là XAU)
Ký hiệu đơn vị tiền tệ một số đồng tiền giao dịch trên thế giới

Tên ngoại tệ Ký hiệu Thanh khoản

Tự do chuyển đổi quốc


US Dollar USD
tế, thanh khoản rất cao
Tự do chuyển đổi quốc
Euro EUR
tế, thanh khoản rất cao
Tự do chuyển đổi quốc
British Pound GBP
tế, thanh khoản rất cao
Tự do chuyển đổi quốc
Japanese Yen JPY
tế, thanh khoản rất cao
Tự do chuyển đổi quốc
Swiss Franc CHF
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
Australian Dollar AUD
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
Canadian Dollar CAD
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
Singapore Dollar SGD
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
NewZealand Dollar NZD
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
Hongkong Dollar HKD
tế, thanh khoản cao
Tự do chuyển đổi quốc
Thai baht THB tế, thanh khoản trung
bình
Vàng XAU

1.1. Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá


Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này sang một số đơn vị tiền tệ nước khác.
Trong mua bán
ngoại tệ khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến hai đồng tiền: một đồng tiền được gọi là đồng tiền yết giá trong
khi đồng tiền kia gọi là đồng tiền định giá.
Ví dụ trong tỷ giá giữa USD và VND, ký hiệu USD/VND = 15915, USD là đồng tiền yết giá trong khi VND là đồng tiền định
giá hoặc trong tỷ giá GBP/USD = 1,7618; GBP là đồng tiền yết giá còn USD là đồng tiền định giá.
1.2. Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp
Yết giá trực tiếp (direct quotation) là kiểu yết giá trong đó ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn nội tệ đóng vai trò
đồng tiền định giá, ví dụ yết giá USD = 15913 VND. (Việt Nam sử dụng phương pháp này là chủ yếu)
Yết giá gián tiếp (indirect quotation) là kiểu yết giá trong đó nội tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn ngoại tệ đóng vai trò
đồng tiền định giá, ví dụ yết giá 1GBP = 1,7618 USD ở London.
Theo thông lệ các đồng tiền như bảng Anh (GBP), dollar Mỹ và dollar Úc thường yết giá gián tiếp còn những đồng tiền
khác thường yết giá trực tiếp. So với hầu hết các đồng tiền, đồng USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ
các đồng tiền sau: EUR, GBP, AUD, NZD
1.3. Tỷ giá mua và tỷ giá bán

Trong giao dịch mua bán ngoại tệ, ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu
khách hàng bán thì ngân hàng sẽ mua và tỷ giá mua sẽ được áp dụng. Nếu khách hàng mua thì ngân hàng sẽ bán và tỷ
giá bán sẽ được áp dụng. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread), chênh lệch này sử dụng để bù đắp chi
phí giao dịch, bù đắp rủi ro biến động tỷ giá và tạo cho ngân hàng lợi nhuận thoả đáng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Chênh lệch giá bán và giá mua cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch của từng loại ngoại tệ và mức độ biến động
tỷ giá của loại ngoại tệ đó trên thị trường. Với ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD thì chênh lệch giá bán và giá
mua thấp hơn nhiều so với các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp như AUD hay SGD.
2. Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa các ngoại tệ khác không phải USD được xác định thông qua USD. Cách xác định tỷ giá chéo
như sau:
· Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá trực tiếp bằng tỷ giá USD so với đồng tiền định giá chia cho tỷ giá USD so với đồng
tiền yết giá. Ví dụ: CAD/VND = (USD/VND)/(USD/CAD)
· Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá gián tiếp bằng tỷ giá đồng tiền yết giá so với USD chia cho tỷ giá đồng tiền định giá
so với USD. Ví dụ: GBP/AUD = (GBP/USD)/(AUD/USD)
· Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá gián tiếp với một đồng tiền yết giá trực tiếp bằng tỷ giá đồng tiền yết giá so với
USD nhân tỷ giá USD so với đồng tiền định giá. Ví dụ:GBP/VND = (GBP/USD) x (USD/VND)
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.
- Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng: Tỷ giá hối đoái ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu:
Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ, làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
- Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để mua một loại hàng hóa ta sẽ
mất nhiều tiền hơn. Do đó, khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nước hay so sánh sức mua của hai đồng
tiền. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác, thì sức mua của nội
tệ sẽ giảm. Và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. VD: Giả sử, mức lạm phát của VN cao hơn USA, tính cùng
thời điểm. Khi đó, sức mua của đồng VND giảm, VND mất giá. Dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa hai nước, ta có: Nước có mức lãi
suất cao, chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế ổn định. Do đó kých thích các luồng vốn ngắn đầu tư vào
thị trường trong nước. Dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm. Và tỷ giá hối đoái giảm.
- Tác động của hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ
lên, họ sẽ đổ tiền mua vào với số lượng lớn. Dẫn đến làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung <
cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng. Và ngược lại.
- Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng %GDP thực tế sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm
cung và cầu vệ ngoại tệ, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài
giảm đi hoặc tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác như: yếu tố tâm lý; các chính sách liên
quan tới quản lý ngoại hối; các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh . . .
4. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ:
Việc giao dịch mua bán thông thường được thực hiện qua điện thoại ghi âm hoặc qua mạng vi tính Reuters kết nối với
nhau cập nhật giá liên tục từng giây và theo tin tức từng phút về diễn biến của thị trường
Tại Việt Nam, NHNN quy định các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax
hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị truờng ngoại hối và các quy
định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Các giao dịch tiền tệ được thực hiện suốt 24h trên toàn thế giới. Thị trường tiền tệ gồm ba khu vực chính là Á – Úc, Châu
Âu, Bắc Mỹ.
- Khu vực Á – Úc gồm: Sydney, Tokyo, Hongkong, Singapore và Bahrain
- Khu vực Châu Âu gồm: Zurich, Frankfurt, Paris, Brussels, Amsterdam và London
- Khu vực Bắc Mỹ gồm: NewYork, Montreal, Toronto, San Fransisco và Los Angeles
Hầu hết các thị trường giao dịch từ 9 – 12 giờ mỗi ngày, tuy nhiên có vài ngân hàng hoạt động mỗi ngày ba ca, mỗi ca 8
tiếng. Hoạt động KDTT được vận hành liên tục: khi thị trường Á – Úc đóng cửa cũng là lúc thị trường Châu Âu hoạt
động, khi thị trường Châu Âu ngưng là lúc thị trường Bắc Mỹ vận hành.
Giá trên màn hình được cung cấp bởi các hãng tin Reuters, Telerate, Bloomberg… Những tỷ giá này xuất hiện trên màn
hình chỉ mang tính chất tham khảo trên thị trường và không được xem là tỷ giá giao dịch thực sự.
Các trang web tham khảo:
www.vang.com.vn
www.thebulliondesk.com
www.netdania.com/quotelist.asp
www.forexdirectory.net/quotesfx.html
www.dailyfx.com/
www.forexnews.com
Các thành phần tham gia thị trường gồm:
- Các công ty, nhà quản lý quỹ, các cá nhân đầu tư tiền tệ
- Các nhà môi giới (broker)
- Các Ngân Hàng Thương Mại
- Ngân hàng Trung Ương
Để phân tích biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối các nhà đầu tư sử dụng 2 phương pháp sau:
* Phân tích cơ bản là phân tích các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô của đất nước như tổng sản phẩm quốc
dân, chính sách tiền tệ lãi suất, lạm phát, chỉ số sản xuất, chỉ số niềm tin tiêu dùng… và các yếu tố chính
trị, thiên tai, qua đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền cụ thể nào đó
* Phân tích kỹ thuật nghiên cứu trào lưu lên, xuống giá của toàn thị trường ngoại hối hay của một đồng
tiền cụ thể. Phân tích kỹ thuật chủ yếu sử dụng các chỉ số (index), trào lưu (trend), luận thuyết (theory),
đồ thị (chart), số bình quân (average)... để dự đoán xu hướng chuyển động của thị trường ngoại hối cũng
như của từng đồng tiền riêng lẻ.
(Hết phần I)
PHẦN II

CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI


1) Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot)
2) Giao dịch kỳ hạn (forwards)
3) Giao dịch hoán đổi (swaps)
4) Quyền chọn (options)
1. Giao dịch hối đoái giao ngay (Spot)
Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá
giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo
(Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004). Mục đích của giao dịch giao ngay là nhằm
chuyển từ đồng tiền mình đang có sang đồng tiền mình đang cần để thực hiện thanh toán.
1.1 Giao dịch mua/bán USD
Căn cứ vào tỷ giá USD/VND do ngân hàng thương mại niêm yết, khách hàng sẽ thực hiện giao dịch.
Nếu khách hàng mua USD thì tỷ giá bán sẽ được áp dụng, nếu khách hàng bán USD thì tỷ giá mua
sẽ được áp dụng.
Ví dụ căn cứ vào bảng yết giá USD/VND vào ngày 12/01/ 2006 công ty A mua 100.000USD sẽ phải
thanh toán cho ngân hàng 100.000 x 15.916 = 1.591.600.000VND trong khi công ty B bán
100.000USD sẽ được ngân hàng thanh toán 100.000 x 15914 = 1.591.400.000VND.
1.2. Giao dịch mua/bán ngoại tệ khác USD
Đối với ngoại tệ khác không phải USD ngân hàng sẽ xác định tỷ giá chéo sau đó niêm yết tỷ giá của
ngoại tệ đó với VND. Căn cứ vào bảng yết giá của ngân hàng thương mại khách hàng có thể giao
dịch mua hoặc bán ngoại tệ. Cách xác định tỷ giá chéo trong giao dịch giao ngay như sau:
+ Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá trực tiếp
Ví dụ: Có tỷ giá USD/VND: 15914 -15916 và USD/ CAD: 1.1543 – 1.1547
Tỷ giá mua CAD/VND = [Tỷ giá mua USD/VND]/ [Tỷ giá bán USD/CAD]
= 15914/1.1547 = 13781.93
Tỷ giá bán CAD/VND = [Tỷ giá bán USD/VND]/ [Tỷ giá mua USD/ CAD]
= 15916/1.1543 = 13788.44
+ Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá gián tiếp
Ví dụ: Có tỷ giá GBP/USD: 1.7618 – 1.7623 và AUD/USD: 0.7490 – 0.7493
Tỷ giá mua GBP/AUD = [Tỷ giá mua GBP/USD] / [Tỷ giá bán AUD/USD]
= 1.7618/0.7493 = 2.3513
Tỷ giá bán GBP/AUD = [Tỷ giá bán GBP/USD] / [Tỷ giá mua AUD/USD]
= 1.7623/0.7490 = 2.3529
+ Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá gián tiếp với một đồng tiền yết giá trực tiếp
Ví dụ: Có tỷ GBP/USD: 1.7618 – 1.7623 và USD/VND: 15914 -15916
Tỷ giá mua GBP/VND = [Tỷ giá mua GBP/USD]x [Tỷ giá mua USD/VND]
= 1.7618 x 15914 = 28037.29
Tỷ giá bán GBP/VND = [Tỷ giá bán GBP/USD] x [Tỷ giá bán USD/VND]
= 1.7623 x 15916 = 28048.77
1.3. Chi phí giao dịch:
Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và
khách hàng. Theo quy định NHNN Các TCTD không được phép thu phí giao dịch đối với các giao
dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn. Do vậy các ngân hàng không thu phí giao dịch hay hoa
hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi
nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm
vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường.
Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY (thanh khoản cao), ...
thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0.01% đến 0.05% (thường gọi là 0.0001 – 0.0005, 1 pip –
5 pips, 1 điểm – 5 điểm) trong khi các ngoại tệ mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chệnh lệch
giá cao hơn nhiều.
2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward)

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một luợng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác
định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai (Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN
ngày 10/11/2004).

Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng
đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ
hạn. Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh
toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải
thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu.

Theo điều 7, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 quy định: “Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi
giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 (ba) dến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn,
hoán đổi, quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD được phép và khách hàng tự thoả thuận”

Ví dụ: Công ty C có một khoản nợ 100.000USD sẽ đến hạn thanh toán sau 3 tháng nữa trong khi công ty D có khoản
phải thu trị giá 150.000USD 6 tháng nữa sẽ đến hạn thu. Tỷ giá giao ngay hiện tại USD/VND: 15914 - 15916 nhưng tỷ giá
giao ngay vào ngày đáo hạn là bao nhiêu chưa biết. Ba tháng sau nếu USD lên giá so với VND thì công ty C sẽ bị thiệt
hại vì món nợ lúc này qui ra VND cao hơn lúc trước. Sáu tháng sau nếu USD xuống giá so với VND thì công ty D sẽ bị
tổn thất vì khoản nợ phải thu bây giờ qui ra VND ít hơn lúc trước.

Để tránh rủi ro do biến động tỷ giá, công ty C có thể liên hệ mua ngoại tệ kỳ hạn ở ngân hàng trong khi công ty D sẽ liên
hệ bán ngoại tệ kỳ hạn cho ngân hàng. Ngân hàng thương mại với tư cách là định chế tài chính trung gian sẽ mua ngoại
tệ kỳ hạn của công ty D và bán ngoại tệ kỳ hạn cho công ty C.

Tỷ giá kỳ hạn (FR) sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, kỳ hạn của hợp đồng và lãi suất của hai đồng tiền đó.

Trong đó:
* FR: tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B (A/B)
* SR: tỷ giá giao ngay
* n : kỳ hạn (ngày, tháng, năm)
* IB: lãi suất của đồng tiền B
* IA: lãi suất của đồng tiền A

Tùy theo việc trao đổi mua bán ngoại tệ giữa NH với khách hàng, Tỷ giá có thể là tỷ giá mua hay tỷ giá bán. Nếu NH là
người bán ngoại tệ kỳ hạn thì:

SR: Tỷ giá bán


IA: Lãi suất tiền gửi
IB: Lãi suất cho vay

Nếu NH là người mua ngoại tệ kỳ hạn thì:

SR: Tỷ giá mua


IA: lãi suất cho vay
IB: Lãi suất tiền gửi.

Tỷ giá kỳ hạn (FR) có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ giá giao ngay (SR)

Nếu FR < SR: thì đồng tiền yết giá được cho là có điểm kỳ hạn giảm so với đồng tiền định giá (discount)

Nếu FR > SR: thì đồng tiền yết giá được cho là có điểm kỳ hạn tăng so với đồng tiền định giá (premium)

Trong đó:

F: Forward
P: Premium (điểm tăng)
D: Discount (điểm giảm)

Hiện nay điểm tăng, điểm giảm đều được tính toán sẵn do các hãng thông tin lớn trên thế giới, trên cơ sở lãi suất của
các đồng tiền.
TÍNH TỶ GIÁ KỲ HẠN THEO CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN (không phân biệt lãi suất tiền gửi hoặc tiền vay)

- Tỷ giá forward = Giá giao ngay +/- Điểm kỳ hạn

- Điểm kỳ hạn = Giá giao ngay x (Lãi suất đồng tiền thứ nhất – Lãi suất đồng tiền thứ hai) x số ngày kỳ hạn

100 x 360

- Tỷ giá forward bằng tỷ giá giao ngay cộng điểm Swap khi lãi suất đồng yết giá thấp hơn đồng định giá

- Tỷ giá forward bằng tỷ giá giao ngay trừ điểm Swap khi lãi suất đồng yết giá cao hơn đồng định giá

Ví dụ minh hoạ

Giả sử ngày 06/02/2006 có tỷ giá USD/VND: 15914 - 15916, lãi suất tiền gởi/tiền vay VND: 0,65 - 0,95%/tháng, lãi suất
tiền gởi/tiền vay USD: 3,5 – 5,5%/năm. Công ty A có một hợp đồng nhập khẩu trị giá 125.000USD sẽ đến hạn thanh toán
vào ngày 06/05/2006 và công ty B có hợp đồng xuất khẩu trị giá 135.000USD sẽ đến hạn thu tiền vào ngày 06/05/2006.
Vì lo sợ rủi ro biến động tỷ giá nên hai công ty trên liên hệ mua bán ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng. Hỏi tỷ giá mà ngân
hàng chào cho hai công ty trên là bao nhiêu? Nếu hai bên thoả thuận giao dịch thi khi đáo hạn thanh toán thế nào?

Đối với công ty B, ngân hàng chào tỷ giá mua kỳ hạn được xác định như sau:

Tỷ giá mua kỳ hạn = Giá mua giao ngay + Giá mua giao ngay x (Lãi suất tiền gởi VND – Lãi suất tiền
vay USD) x số ngày

100 x 360

Khi đáo hạn, ngân hàng sẽ mua 135.000USD của B với tỷ giá kỳ hạn 16005.51 và chi cho B 135.000 x
16005.51 = 2.160.743.850 VND.
Đối với công ty A, ngân hàng sẽ chào giá bán kỳ hạn được xác định như sau:

Tỷ giá bán kỳ hạn = Giá bán giao ngay + Giá bán giao ngay x (Lãi suất tiền vay VND – Lãi suất tiền gởi
USD) x số ngày

100 x 360

Khi đáo hạn, ngân hàng sẽ bán 125.000USD cho A với tỷ giá kỳ hạn 16230.34 và thu của A 125.000 x
16230.34 = 2.028.792.500 VND.
3. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap)

Giao dịch ngoại tệ hoán đổi là giao dịch dồng thời mua và bán cùng một luợng ngoại tệ (chỉ có hai dồng tiền
được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai
giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp dồng. (Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004)

Các loại giao dịch hoán đổi

Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như sau:

(1) Ngân hàng mua giao ngay và bán kỳ hạn


(2) Ngân hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn.

Dưới đây sẽ lấy ví dụ minh hoạ các loại giao dịch này.

Ví dụ 1:
Ngày 11/01/2006 công ty C muốn mua 50.000USD để thanh toán một hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Mặt khác,
công ty biết rằng mình có một hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 11/05/2006 và khi đó công
ty cần bán lại 50.000USD cho ngân hàng. Để giải quyết nhu cầu mua và bán ngoại tệ trong tình huống trên, C
liên hệ và thực hiện hợp đồng hoán đổi với ngân hàng.

Ngân hàng chào cho C tỷ giá và lãi suất vào ngày 11/01/2006 như sau: USD/VND: 15914 - 15916, lãi suất tiền
gởi/tiền vay VND: 0,65 - 0,95%/tháng, lãi suất tiền gởi/tiền vay USD: 3,5 – 5,5%/năm.

Nếu C đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng, các giao dịch diễn ra như sau:

Vào ngày hiệu lực (11/01/2006):

· Ngân hàng bán giao ngay 50.000USD cho C và nhận được: 50.000 x 15916 = 795.800.000 VND trong khi C
nhận 50.000USD.

Vào ngày đáo hạn của C (11/05/2006)

· Ngân hàng nhận lại 50.000USD và chi cho C một số VND bằng 50.000 nhân với tỷ giá mua kỳ hạn được xác
định bởi công thức:

Tỷ giá mua kỳ hạn = Giá mua giao ngay + Giá mua giao ngay x (Lãi suất tiền gởi VND – Lãi suất tiền
vay USD) x số ngày

100 x 360
C giao 50.000 USD cho ngân hàng và C nhận 50.000 x 16036.01 = 801.800.500 VND

Trong ví dụ trên đây thời hạn hợp đồng của C là N = 120 ngày tính từ ngày 11/01/2006 đến hết ngày
11/05/2006

Ví dụ 2:

Ngày 11/01/2006 công ty D muốn bán giao ngay 20.000USD vừa thu được từ hợp đồng xuất khẩu nhưng đồng
thời muốn mua lại số USD này vào ngày 11/03/2006 vì khi đó D có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh
toán. Để giải quyết nhu cầu mua và bán ngoại tệ trong tình huống trên D liên hệ và thực hiện hợp đồng hoán đổi
với ngân hàng.

Ngân hàng chào cho D tỷ giá và lãi suất vào ngày 11/01/2006 như sau: USD/VND: 15914 - 15916, lãi suất tiền
gởi/tiền vay VND: 0,65 - 0,95%/tháng, lãi suất tiền gởi/tiền vay USD: 3,5 – 5,5%/năm.
Nếu D đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng, các giao dịch diễn ra như sau:

Vào ngày hiệu lực (11/01/2006):

· Ngân hàng mua giao ngay 20.000USD của D và chi ra 20.000USD trong khi D nhận được: 20.000 x 15914 =
318.280.000 VND.

Vào ngày đáo hạn của D (11/03/2006)


D nhận lại 20.000USD và chi cho ngân hàng một số VND bằng 20.000USD nhân với tỷ giá bán kỳ hạn được
xác định bởi công thức:

Tỷ giá bán kỳ hạn = Giá bán giao ngay + Giá bán giao ngay x (Lãi suất tiền vay VND – Lãi suất tiền gởi
USD) x số ngày

100 x 360

· Ngân hàng giao lại cho D 20.000USD và nhận 20.000 x 16125.56 = 322.511.200 VND

Trong ví dụ trên đây thời hạn hợp đồng của D là N = 60 ngày tính từ ngày 11/01/2006 đến hết ngày 11/03/2006

Qua hai ví dụ trên đây chúng ta thấy rõ được tính chất kết hợp giữa một hợp đồng giao ngay và một hợp đồng
kỳ hạn ở hai thời điểm khác nhau của hợp đồng hoán đổi. Nhờ vậy mà đáp ứng được nhu cầu mua và bán lại
hoặc bán và mua laị cùng loại ngoại tệ ở hai thời điểm khác nhau của khách hàng.

4. Quyền chọn (Option):

Giao dịch quyền chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền
nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời
gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghia vụ bán hoặc mua
lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước. (Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004).
Quyền chọn được xem là một trong những công cụ bảo hiểm tỷ giá, đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản
phí (gọi là phí Option). Người bán Quyền chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không
thực hiện Quyền chọn của mình.

+ Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option). Người mua (người nắm giữ) quyền chọn mua
được mua một lượng ngoại tệ vào một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

+ Quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option). Người mua (người nắm giữ) quyền chọn bán được
bán một lượng ngoại tệ vào một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

Thực hiện quyền chọn – Exercise

Exercise : Người mua quyền chọn (hay còn gọi là người nắm giữ hợp đồng) có quyền quyết định thực hiện hay không
thực hiện “quyền chọn” của mình. Một hợp đồng quyền chọn được “thực hiện” có nghĩa là có sự thanh toán thực sự giữa
người mua và người bán và các luồng tiền trao đổi là xảy ra thực sự. Trong giao dịch quyền chọn, thì thuật ngữ
“Exercise” được hiểu là: “thực hiện quyền chọn”. Nếu người nắm giữ hợp đồng muốn thực hiện quyền chọn, thì phải liên
hệ với người bán để thực hiện quyền chọn của mình. Đồng người người bán phải luôn sẵn sàng và tiến hành giao dịch
với người mua .

Giá thực hiện quyền chọn - Exercise price or strike price

Exercise price or strike price: Trong giao dịch quyền chọn tiền tệ; thì tỷ giá áp dụng gọi là giá thực hiện quyền chọn.
Cần lưu ý rằng, tỷ giá trong các hợp đồng giao ngay hay giao dịch kỳ hạn là tỷ giá được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại hối trên thị trường; còn trong các hợp đồng quyền chọn tiền tệ thì không hoàn toàn như vậy mà giá “thực hiện
quyền chọn” trong các hợp đồng quyền chọn phụ thuộc vào ý muốn của người mua quyền chọn do đó nó có thể cao hơn
hoặc thấp hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay hay kỳ hạn. Điều này có nghĩa là “giá thực hiện quyền chọn” có thể là bất
cứ như thế nào nếu như người mua muốn; bởi vì giá quyền chọn và phí quyền chọn mà người mua phải trả cho người
bán luôn có mối quan hệ với nhau. Do đó, người bán sẵn sàng chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn mà người mua đề nghị
và đưa ra mức phí quyền chọn tương ứng.

Theo quy định NHNN hiện nay các ngân hàng thương mại trong nước chỉ được phép bán quyền chọn cho khách hàng
chứ chưa được phép mua quyền chọn từ khách hàng trong nước.
3.1. Mua quyền chọn mua (Buying a call):

Người mua quyền chọn mua (the buyer of a call option), có quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện quyền mua một
số ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá cố định (X) đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn (exercise or strike
price). Để có được quyền chọn mua, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là (C), gọi là phí chọn mua (call
premium). Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua và
đồng thời người mua trở thành người có tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá ngoại tệ tăng trên mức quyền chọn (X) cộng với
khoảng phí chọn mua (C).

Tỷ giá hoà vốn = Tỷ giá theo hợp đồng + Phí mua quyền.

Mục đích sử dụng: Mua 'Quyền chọn mua' - Khách hàng có nhu cầu thanh toán ngoại tệ (chẳng hạn như thanh toán hàng
nhập khẩu, trả nợ vay bằng ngoại tệ, thanh toán học phí v.v...) có thể có nhu cầu mua 'Quyền chọn mua' để phòng ngừa
rủi ro tỷ giá tăng lên vào thời điểm thanh toán ngoại tệ trong tương lai.

Ví dụ: Một doanh nghiệp nhập khẩu dự kiến trong tháng tới sẽ phải thanh toán cho đối tác nước ngoài một khoản ngoại
tệ là 100.000 EUR, và họ cũng dự đoán trong thời gian tới tỷ giá EUR/USD trên thị trường có khả năng tăng mạnh. Để
bảo vệ giá trị đồng vốn và hưởng lợi từ việc dự đoán tỷ giá này, doanh nghiệp có thể:

1. Ký hợp đồng mua EUR có kỳ hạn (Forward) với Ngân hàng. Trong trường hợp này, cho dù vào ngày đáo hạn tỷ giá
đồng EUR có tăng hay giảm bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải mua với giá đã cam kết trong hợp đồng kỳ hạn.

2. Hoặc ký hợp đồng Option mua EUR của Ngân hàng ngay hôm nay (06.02.2006), tỷ giá hiện tại 1.1980 với quyền chọn
tỷ giá EUR/USD là 1.2010 (tỷ giá đặt mua), phí quyền chọn ví dụ là 200 USD Thời hạn một tháng (ngày đáo hạn
06.03.2006).

Tới ngày 06.03.2006 sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

- Tỷ giá EUR/USD trên thị trường giảm còn 1.1950 thấp hơn tỷ giá đặt mua, doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp
đồng đã ký kết với ngân hàng mà chỉ dùng 119.500 USD để mua 100.000 EUR theo giá thị trường vì họ đã có quyền lựa
chọn mua hay không mua theo giá đã ký kết trong hợp đồng và trả phí Option 200 USD.

- Tỷ giá EUR/USD tăng lên 1.2050, doanh nghiệp được quyền mua của Ngân hàng 100.000 EUR chỉ với 120.100 USD
theo tỷ giá đã ký kết trong HĐ Option và trả phí Option là 200 USD. Nếu không có hợp đồng Option thì doanh nghiệp phải
bỏ ra tới 120.500 USD để mua 100.000 EUR, tức cao hơn 400 USD so với tỷ giá đặt mua trong hợp đồng Option.

3.2. Mua quyền chọn bán (Buying a put):


Người mua quyền chọn bán (the buyer of a put option) được quyền, nhưng không bắt buộc, bán một lượng ngoại tệ nhất
định, theo một tỷ giá cố định (X) , gọi là giá quyền chọn, vào ngày đến hạn. Ngược lại, người mua phải trả cho người bán
một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Nếu tỷ giá giảm thì người mua quyền chọn bán thu được một khoản lãi.

Mục đích sử dụng: Mua 'Quyền chọn bán' - Khách hàng có nguồn thu bằng ngoại tệ (chẳng hạn như nhận thanh toán
xuất khẩu, nhận tiền kiều hối, sổ tiết kiệm ngoại tệ sắp đáo hạn v.v...) có thể có nhu cầu mua 'Quyền chọn bán' để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá giảm xuống vào thời điểm nhận ngoại tệ trong tương lai.

Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu dự kiến trong tháng tới sẽ thu về một khoản ngoại tệ là 100.000 EUR, và họ cũng dự
đoán trong thời gian tới tỷ giá EUR/USD trên thị trường có khả năng sụt giảm mạnh. Để bảo vệ giá trị đồng vốn và
hưởng lợi từ việc dự đoán tỷ giá này, doanh nghiệp có thể:

1. Ký hợp đồng bán EUR có kỳ hạn cho Ngân hàng. Trong trường hợp này, cho dù vào ngày đáo hạn tỷ giá đồng EUR
có tăng hay giảm bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải bán cho Ngân hàng với giá đã cam kết trong hợp đồng.

2. Hoặc ký hợp đồng Option bán EUR cho Ngân hàng hôm nay (06.02.2006) tỷ giá hiện tại 1.1980 với quyền chọn tỷ giá
EUR/USD là 1.1970 (tỷ giá đặt bán), phí quyền chọn ví dụ là 200 USD Thời hạn một tháng (ngày đáo hạn 06.03.2006).

Tới ngày 06.03.2006 sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

- Tỷ giá EUR/USD trên thị trường là 1.2030 cao hơn tỷ giá đặt bán, doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng đã
ký kết với ngân hàng mà bán 100.000 EUR để lấy 120.300 USD theo giá thị trường vì họ đã có quyền lựa chọn bán hay
không bán theo giá đã ký kết trong hợp đồng và trả phí Option 200 USD.

CẨM NANG KINH DOANH NGOẠI HỐI


**** Tổng Hợp

(PHẦN 2 - TIẾP THEO VÀ HẾT)

·
·

- Tỷ giá EUR/USD giảm mạnh còn 1.1920, doanh nghiệp được quyền bán cho Ngân hàng 100.000 EUR lấy 119.700
USD theo tỷ giá 1.1970 đã ký kết trong HĐ Option và trả phí Option là 200 USD. Nếu không có hợp đồng Option thì với
100.000 EUR, họ chỉ có thể bán theo tỷ giá spot 1.1920, thấp hơn 500 USD so với tỷ giá đặt bán trong HĐ Option.

Thời gian thực hiện hợp đồng quyền chọn gồm hai loại:

· Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ
không được thực hiện trước ngày đó.

· Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi
đáo hạn.

Mặc dù vào thế kỷ 19, khái niệm về Quyền lựa chọn đã được hình thành tại London, tuy nhiên do đặc tính đặc
biệt của Quyền lựa chọn nên thị trường chưa được hình thành trong giai đoạn này. Đến năm 1973 thì nghiệp vụ
Quyền lựa chọn mới được giao dịch mạnh mẽ tại thị trường hàng hóa Chicago (Chicago Board Options
Exchange - CBOE). Nghiệp vụ này hoạt động theo nguyên tắc ''anh trả tôi một khoản phí tôi sẽ dành cho anh
quyền lựa chọn mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo tỷ giá thị trường
trong một khoảng thời gian thỏa thuận''. Việc ứng dụng vào thực tế tùy mục tiêu của DN là bảo hiểm hay kinh
doanh kiếm lời từ tỷ giá.
Chỉ sau một gian ngắn được giao dịch, Quyền lựa chọn đã được phép giao dịch trên tất các thị trường lớn như
American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, Midwest Stock Exchange Pacific Stock Exchange;
London International Financial Futures Exchange - LIFEE; Thụy Điển (Optionsmaklarna - OM); Pháp (Monep);
Đức (Deutsche Terminborese – Eurex)

You might also like