You are on page 1of 11

ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

A. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

Thực hiện kế hoạch điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1-4 hàng
năm và căn cứ nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước và công tác kế
hoạch hoá, ngày 22 tháng 2 năm 2005, TCTK đã ban hành phương án số 99/TCTK-
DSLĐ về điều tra BĐDS và KHHGĐ 1/4/2005 với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU CỦA CUỘC ĐIỀU TRA


- Thu thập một số thông tin cơ bản về số dân, tình hình biến động sinh, chết, di cư;
- Thu thập một số thông tin cơ bản về mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai, tình
hình hút điều hoà kinh nguyệt và nạo phá thai của dân số.

Các thông tin trên phải đại diện được cho từng tỉnh, thành phố, khu vực thành
thị, nông thôn của các vùng và cả nước.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

1. Phạm vi điều tra

Cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình thời điểm 1/4/2005
được tiến hành ở 3840 địa bàn mẫu đã được chọn để tiến hành cuộc điều tra Biến động
dân số và KHHGĐ 1/4/2004 trên phạm vi cả nước. Thông tin thu được đại diện cho
cấp tỉnh/thành phố, thành thị, nông thôn, cấp vùng và toàn quốc.

2. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là toàn bộ nhân khẩu thực tế thường trú, các sự kiện biến
động dân số (sinh, chết) xảy ra trong thời gian từ ngày 22/1/2004 đến hết ngày
31/3/2005 và các trường hợp chuyển đến địa bàn trong 12 tháng trước thời điểm điều
tra trên phạm vi các địa bàn điều tra mẫu đã được chọn. Cuộc điều tra còn điều tra cả
các hộ và nhân khẩu thuộc lực lượng quân đội và công an quản lý nhưng thường xuyên
cư trú trên địa bàn điều tra.

3. Đơn vị điều tra và người cung cấp thông tin

Đơn vị điều tra là hộ. Chủ hộ (hoặc người lớn am hiểu về các thành viên trong
hộ, khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin chính. Riêng các câu hỏi điều tra
về sinh đẻ và sử dụng biện pháp tránh thai phải phỏng vấn trực tiếp phụ nữ từ 15-49
tuổi và phụ nữ 15-49 tuổi đang có chồng.

3
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Để thu thập đầy đủ các thông tin về biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình,
phiếu điều tra được thiết kế để sử dụng trong cuộc điều tra này, ngoài thông tin định
danh, sẽ bao gồm hai phần sau:

Phần I. Thông tin về những nhân khẩu thực tế thường trú trong hộ
Phần này tiến hành điều tra các chỉ tiêu sau:
- Họ và tên các nhân khẩu thực tế thường trú trong hộ;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Giới tính;
- Tháng năm sinh;
- Tình hình di cư;
- Tình trạng hôn nhân hiện tại;
- Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được;
- Số con đã sinh, số con đã chết và lần sinh gần nhất;
- Tình hình sử dụng các BPTT, hút điều hoà kinh nguyệt và nạo/phá thai.

Phần II. Thông tin về số người chết của hộ

Phần này thu thập thông tin về (những) người chết trong hộ trong thời gian từ
ngày 1 Tết Giáp Thân (22/1/2004 dương lịch) đến hết ngày 31/3/2005, bao gồm: họ tên
người chết, giới tính, tháng năm chết, tháng năm sinh và tuổi khi chết.

IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Thời điểm và thời gian điều tra


- Cuộc điều tra được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2005.
- Thời gian điều tra ở địa bàn là 10 ngày, bắt đầu từ 1/4/2005.

2. Phương pháp điều tra

Công tác điều tra thu thập số liệu ở các hộ sẽ được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên phải đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và
ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra.

4
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Công tác chuẩn bị

a- Thiết kế mẫu

Mẫu của cuộc điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2005 là mẫu hệ thống
phân tầng, đại diện cho cấp tỉnh. Vì vậy, mỗi tỉnh, thành phố có quy mô mẫu khoảng
26000 nhân khẩu tương ứng khoảng 60 địa bàn điều tra; với quy mô mẫu cả nước
khoảng 1,6 triệu dân (chiếm khoảng 2%). Các địa bàn điều tra mẫu chính là các địa bàn
điều tra của cuộc điều tra Biến động dân số - KHHGĐ 1/4/2004 đã được các tỉnh/thành
phố hiệu chỉnh theo công văn số 931 ngày 31/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê.

b- Chọn cử điều tra viên và giám sát viên

Điều tra viên (ĐTV) là lực lượng trực tiếp thực hiện cuộc điều tra. Vì vậy, yêu
cầu phải chọn những người có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ học vấn từ trung
học phổ thông cơ sở trở lên và được huấn luyện chu đáo. Mỗi điều tra viên phụ trách
một địa bàn. Không chọn những cán bộ đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số hoặc cán bộ
chuyên trách công tác dân số - KHHGĐ làm ĐTV, tốt nhất nên chọn ĐTV là nữ. Các
tỉnh/thành phố cần sử dụng tối đa những ĐTV đã tham gia cuộc điều tra Biến động dân
số và KHHGĐ 1/4/2004.

Tổ trưởng điều tra là lực lượng trực tiếp quản lý công việc điều tra hàng ngày
của từng điều tra viên, quyết định sự đầy đủ và chính xác của kết quả điều tra. Mỗi tổ
trưởng giám sát 2 điều tra viên.

Đối với địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng người dẫn đường
kiêm phiên dịch để giúp đỡ điều tra viên nếu cần.

c- Công tác huấn luyện

Do nội dung điều tra cơ bản không thay đổi so với cuộc điều tra Biến động dân
số và KHHGĐ 1/4/2004, nên công tác huấn luyện sẽ chỉ tiến hành ở cấp tỉnh cho số
ĐTV và tổ trưởng không tham gia cuộc điều tra Biến động dân số và KHHGĐ
1/4/2004.

5
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

Sau khi nhận được tài liệu điều tra của Tổng cục Thống kê gửi về, Cục Thống
kê các tỉnh/thành phố sẽ tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho số ĐTV và tổ trưởng không
tham gia điều tra Biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2004. Thời gian tập huấn mỗi lớp 2
ngày vào trung tuần tháng 3 năm 2005.

d- Thiết kế và phân phối tài liệu

Phiếu và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thống kê thiết kế, in ấn và
phân phối cho các tỉnh, thành phố theo kế hoạch.

2. Công tác điều tra tại địa bàn

Công tác điều tra ghi phiếu sẽ thực hiện trong 10 ngày đầu tháng 4 năm 2005,
bắt đầu từ 1/4/2005 và kết thúc chậm nhất vào 15/4/2005. Qui định mỗi điều tra viên
phải điều tra bình quân 10 hộ trong 1 ngày, song trong 2 ngày đầu phải khống chế
không quá 6 hộ/ngày/ĐTV nhằm phát hiện và giúp đỡ ĐTV khắc phục tất cả các sai sót
xảy ra, nhất là các lỗi hệ thống trong việc áp dụng quy trình phỏng vấn.

3. Công tác tổng hợp và bàn giao tài liệu

a. Cấp huyện

Căn cứ vào phiếu điều tra của các địa bàn, các huyện/quận làm báo cáo nhanh
kết quả điều tra theo Mẫu số 1. Gửi báo cáo nhanh kết quả điều tra, phiếu điều tra biến
động dân số và KHHGĐ cùng với sơ đồ, bảng kê về tỉnh, thành phố chậm nhất vào
ngày 20/4/2005.

b- Cấp tỉnh, thành phố

Trên cơ sở các báo cáo nhanh của các huyện/quận; các tỉnh/thành phố làm báo
cáo nhanh kết quả điều tra theo Mẫu số 2 gửi về Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Dân
số và Lao động) chậm nhất vào ngày 1/5/2005. Đồng thời gửi toàn bộ phiếu điều tra đã
được kiểm tra về trung tâm tính toán thống kê khu vực như sau:

- Trung tâm Tin học Thống kê xử lý phiếu của thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng
và các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

6
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

- Trung tâm Tính toán Thống kê Khu vực II (Cosis thành phố Hồ Chí Minh) xử lý
phiếu của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Bình Thuận, Bình
Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Trung tâm Tính toán Thống kê Khu vực III (Cosis Đà Nẵng) xử lý phiếu của thành
phố Đà Nẵng và các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kom Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

c- Cấp Trung ương

- Trung tâm Tính toán Thống kê Khu vực II và III:


+ Căn cứ vào chương trình nhập tin do Trung tâm Tin học Thống kê viết, tiến hành
nhập tin toàn bộ phiếu điều tra của các tỉnh đã được phân công;
+ Gửi kết quả nhập tin về Trung tâm Tin học Thống kê trước ngày 15/7/2005

- Trung tâm Tin học Thống kê có trách nhiệm:


+ Viết chương trình nhập tin, kiểm tra và hiệu đính toàn bộ phiếu điều tra của các
tỉnh/thành phố;
+ Tiến hành nhập tin và hiệu đính các phiếu điều tra của các tỉnh được phân công;
+ Tổng hợp các chỉ tiêu trong phiếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia
đình theo các biểu mẫu do Vụ Thống kê Dân số và Lao động biên soạn.
+ In và cung cấp kết quả điều tra bằng giấy và sao lưu vào đĩa CD-ROM cho Vụ
Thống kê Dân số và Lao động và các tỉnh/thành phố bao gồm: 2 hệ biểu đã suy
rộng cho cấp tỉnh; 1 hệ biểu đã suy rộng và 1 hệ biểu chưa suy rộng cho cấp toàn
quốc và cấp vùng; 1 đĩa CD-ROM gồm toàn bộ số liệu đã suy rộng và số liệu thô
(chưa suy rộng) có thể dùng trong môi trường EXCEL và số liệu micro có thể dùng
trong môi trường SPSS. Toàn bộ kết quả công việc này được hoàn thành chậm nhất
vào ngày 15 tháng 8 năm 2005.

- Vụ Thống kê Dân số và Lao động có trách nhiệm:


+ Phối hợp với Trung tâm Tin học Thống kê tiến hành kiểm tra, biên soạn nội dung
và quy trình hiệu đính, thiết kế mẫu biểu và quy định tổng hợp số liệu.

7
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

+ Phối hợp với Trung tâm Tính toán Thống kê khu vực kiểm tra chất lượng một số
chỉ tiêu cơ bản trên phiếu đã được gửi về.
+ Kiểm tra chất lượng các biểu tổng hợp đầu ra, phối hợp với TTTHTK hoàn thiện
kết quả tổng hợp.

VI. CÔNG TÁC PHÚC TRA

Việc tiến hành phúc tra sẽ do Vụ Thống kê Dân số và Lao động tổ chức thành
các đội phúc tra tiến hành phúc tra trên 72 địa bàn thuộc 24 tỉnh/thành phố được chọn
đại diện cho 8 vùng địa lý kinh tế của cả nước. Các địa bàn phúc tra sẽ được thông báo
sau khi bước điều tra kết thúc. Nội dung phúc tra bao gồm 2 chỉ tiêu là số trường hợp
sinh và chết. Kết quả phúc tra sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng điều tra về 2 chỉ
tiêu trên của 8 vùng (công tác phúc tra sẽ có kế hoạch riêng).

VII. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Cấp Trung ương:

1.1. Vụ Thống kê Dân số và Lao động: có tránh nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ cuộc
điều tra, bao gồm: xây dựng phương án, thiết kế phiếu điều tra và biên soạn các tài liệu
hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, tổng hợp và công bố kết quả điều tra.

1.2. Trung tâm Tin học Thống kê: có trách nhiệm viết chương trình nhập tin, nhập tin
các tỉnh được phân công và cùng với Vụ Thống kê Dân số và Lao động kiểm tra, hiệu
đính kết quả nhập tin, tổng hợp kết quả điều tra theo các biểu tổng hợp do Vụ Thống kê
Dân số và Lao động thiết kế.

1.3. Trung tâm Tính toán Thống kê khu vực: có trách nhiệm nhập tin phiếu của các tỉnh
được phân công theo đúng chương trình nhập tin của Tổng cục, gửi kết quả nhập tin về
Trung tâm Tin học Thống kê theo kế hoạch.

2. Cấp tỉnh, thành phố

Cục Thống kê các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ trì việc tổ chức, chỉ đạo
toàn diện cuộc điều tra theo phương án điều tra tại các địa bàn đã được chọn thuộc
phạm vi của tỉnh, thành phố. Cục Thống kê các tỉnh, thành phố phải nghiêm túc thực
hiện công văn số 931 ngày 31/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về
việc rà soát, cập nhật địa bàn điều tra, khi cần thiết phải phối hợp với Vụ Thống kê Dân

8
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

số và Lao động chọn thay thế địa bàn nhằm đảm bảo mẫu đủ đại diện và tin cậy, không
còn ý kiến băn khoăn về mẫu điều tra trước khi tiến hành thu thập số liệu.

Để đảm bảo cho cuộc điều tra thắng lợi, các tỉnh, thành phố cần tranh thủ sự chỉ
đạo và tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân các cấp, đồng thời coi trọng công tác tuyên
truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra đến từng hộ thuộc các địa bàn điều tra được
chọn.

Trong quá trình chỉ đạo cuộc điều tra, Cục Thống kê cần phân công cán bộ đã
được tập huấn nghiệp vụ điều tra trực tiếp xuống từng địa bàn ít nhất 1 lần để kiểm tra,
giám sát và giúp đỡ các tổ trưởng và ĐTV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tiến hành
đánh giá thẩm định, nghiệm thu toàn bộ phiếu trước khi chuyển giao cho các trung tâm
Tin học Thống kê khu vực.

3. Cấp huyện, quận, thị xã

Lãnh đạo Phòng thống kê các huyện/quận/thị xã có địa bàn được chọn làm mẫu
điều tra có trách nhiệm lựa chọn điều tra viên, tổ trưởng điều tra, chỉ đạo và chọn cử
cán bộ trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác điều tra ở địa bàn.

Trong thời gian điều tra, số cán bộ nói trên phải đi xuống địa bàn để kiểm tra,
giám sát và giúp đỡ tổ trưởng và ĐTV thực hiện điều tra, ghi phiếu theo đúng quy định,
đồng thời nghiệm thu phiếu điều tra của các địa bàn và làm các báo cáo theo mẫu quy định
khi kết thúc bước điều tra, ghi phiếu.

VIII. KINH PHÍ ĐIỀU TRA

Tổng cục Thống kê (Vụ Kế hoạch - Tài chính) có trách nhiệm cấp đầy đủ, kịp
thời kinh phí điều tra cho Cục Thống kê các tỉnh, thành phố tiến hành tổ chức, chỉ đạo
thực hiện cuộc điều tra. Đồng thời, hướng dẫn các Cục Thống kê quản lý, sử dụng và
thực hiện báo cáo quyết toán tài chính.

Văn phòng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phối hợp, cấp đầy đủ kịp thời,
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí điều tra cho Vụ Thống kê Dân số và Lao động.
(Có bản dự trù kinh phí kèm theo).

9
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

B. THIẾT KẾ VÀ ƯỚC LƯỢNG MẪU

Căn cứ vào kết quả điều tra Biến động dân số - KHHGĐ năm 2004, nhằm nâng
cao hơn nữa tính đại diện của mẫu được chọn và thống nhất danh sách các địa bàn
được chọn mẫu điều tra với các địa phương, Vụ Dân số - Lao động đã nghiên cứu trình
Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, điều chỉnh lại phạm vi điều tra và phương pháp chọn
mẫu điều tra Biến động dân số – KHHGĐ năm 2005. Thiết kế mẫu cho cuộc điều tra
như sau:

1. Phạm vi điều tra

Phạm vi mẫu điều tra đã tính đến số sự kiện cần thu thập đối với các chỉ tiêu
sinh và chết đại diện cho cấp tỉnh, thành phố; cấp vùng và 2 khu vực thành thị và nông
thôn của cả nước; đồng thời cũng đảm bảo khả năng so sánh kết quả điều tra giữa các
tỉnh, thành phố với nhau. Từ năm 2005, mỗi tỉnh, thành phố hàng năm vẫn phải tổ chức
điều tra mẫu khoảng 24.000 dân, tương ứng khoảng 60 địa bàn. Riêng đối với các
thành phố lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh có đặc thù đông dân, đa dạng về cấu trúc
dân số, lao động, phạm vi mẫu đã được tăng phù hợp.

Căn cứ vào qui mô địa bàn của từng tỉnh, thành phố; Vụ Dân số-Lao động đã
tính toán ra số ĐBĐT mẫu cần thiết cho các tỉnh, thành phố theo 2 khu vực thành thị và
nông thôn. Bảng tính toán phân bổ mẫu, xác định số ĐBĐT mẫu cần chọn nêu tại Biểu
01/PL.

2. Phương pháp chọn mẫu

- Đơn vị chọn mẫu là địa bàn điều tra (ĐBĐT).

- Dàn mẫu là danh sách các ĐBĐT được lập theo 2 khu vực thành thị và nông thôn
trong từng tỉnh, thành phố kèm theo thông tin về số hộ, số nhân khẩu của từng địa bàn
(Danh sách này được tổng hợp từ kết quả toàn diện cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở
1-4-1999).

- Phương pháp chọn: Chọn ngẫu nhiên hệ thống theo phương pháp cộng dồn số ĐBĐT
của tất cả các xã, phường, thị trấn trong từng tỉnh, thành phố theo 2 khu vực thành thị
và nông thôn. Sau đó:

10
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

a/ Lấy tổng số ĐBĐT cộng dồn của khu vực thành thị (hoặc nông thôn) của mỗi
tỉnh, thành phố chia cho số ĐBĐT mẫu cần chọn cho từng khu vực để xác định khoảng
cách chọn (ký hiệu là : k).
b/ Chọn số thứ tự đầu tiên ngẫu nhiên: giả sử là số: x (điều kiện x <= k). Các số
tiếp theo được xác định là: xi = x+ i.k ; ở đây i =1, 2, 3, 4, v.v.. và dừng lại khi chọn
đủ số ĐBĐT cần thiết, các số này rơi vào địa bàn thuộc xã, phường nào thì xã, phường
đó là được chọn.

Vụ Dân số – Lao động đưa ra 3 phương án chọn mẫu khác nhau, mỗi tỉnh phải
tiến hành chọn 3 lần theo 3 phương án tương ứng với các số ngẫu nhiên đầu tiên được
chọn thống nhất ở tất cả các tỉnh thành phố là: 001; (k/2) và (k-1). Mỗi lần lại chọn
riêng cho từng khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Ví dụ: Đối với vùng nông thôn tỉnh An Giang, có tổng số ĐBĐT cộng dồn là 3338
ĐBĐT, ta phải chọn ra 40 địa bàn điều tra mẫu
- Khoảng cách chọn là: k = 3338 / 40 = 83,4

Phương án 1: Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên là số 001


Các số ngẫu nhiên chọn tiếp theo là: 84,4; 167,8; 251,2; 334,6; 418 .... (dừng lại khi
đủ 40 số)
Như vậy các ĐBĐT mang các số thứ tự cộng dồn sau đây được chọn điều tra mẫu: số
001; số 084; số 168; số 251; số 335; số 418, v.v..

Phương án 2: Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên là số bằng k/2 = (83,4/2) = 41,7
Các số ngẫu nhiên chọn tiếp theo là: 125,1; 208,5; 291,9; 375,3; 458,7 ... (dừng lại khi
đủ 40 số)
Như vậy các ĐBĐT mang các số thứ tự cộng dồn sau đây được chọn điều tra mẫu: số
042; số 125; số 209; số 292; số 375; số 459, v.v..

Phương án 3: Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên là số bằng (k-1) = (83,4 - 1) = 82,4
Các số ngẫu nhiên chọn tiếp theo là: 165,8; 249,2; 332,6; 416; 499,4 .... (dừng lại khi
đủ 40 số)
Như vậy các ĐBĐT mang các số thứ tự cộng dồn sau đây được chọn điều tra mẫu: số
82; số 166; số 249; số 333; số 416; số 499, v.v..

Dựa vào phân bổ số ĐBĐT mẫu của từng tỉnh, thành phố theo 2 khu vực thành
thị và nông thôn nêu tại Biểu 01/PL, vụ Dân số – Lao động đã trực tiếp chọn ra 3 danh
sách ĐBĐT mẫu tương ứng với 3 phương án và cách chọn nêu trên, gửi thông báo
trưng cầu ý kiến của cục Thống kê các tỉnh, thành phố để thống nhất lựa chọn một

11
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

trong ba danh sách, Kết quả lựa chọn danh sách các địa bàn điều tra mẫu 1/4/2004 nêu
tại Phụ lục 2.

Trong tháng 2/2004, sau khi có ý kiến thống nhất với cục Thống kê các tỉnh/thành
phố về việc chọn một danh sách các ĐBĐT mẫu có tính đại diện cao hơn; Vụ Dân số –
Lao động đã tiến hành rút sơ đồ và bảng kê số nhà, số hộ, số nhân khẩu của các địa bàn
được chọn gửi về các tỉnh, thành phố triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra.

3. Suy rộng kết quả điều tra

Theo thiết kế mẫu, cuộc điều tra BĐDS và KHHGĐ 1/4/2005 được tiến hành
trên phạm vi mẫu xấp xỉ như nhau ở tất cả 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi tỉnh,
thành phố điều tra khoảng 24000 khân khẩu.

Để tổng hợp chung số liệu cho Toàn quốc và các vùng, số liệu điều tra mẫu của
các tỉnh phải được suy rộng theo số liệu chuẩn (lấy làm gốc) là số liệu báo cáo ước tính
toàn bộ dân số của các tỉnh, thành phố có đến 1/4/2005 do Vụ Dân số – Lao động cung
cấp. Mỗi tỉnh sẽ có 4 hệ số nhân suy rộng, cả nước có 244 hệ số nhân tương ứng gán
cho các trường hợp: nam hoặc nữ thuộc riêng 2 khu vực thành thị và nông thôn.

Bốn hệ số nhân suy rộng của mỗi tỉnh, thành phố được tính theo công thức sau:
D11
1/ S11 = ------
d11
Ở đây: - D11 là dân số nam khu vực thành thị (số toàn bộ) của tỉnh/thành phố ước tính
đến 1/4
- d11 là số nam khu vực thành thị thu được từ điều tra mẫu của tỉnh/thành phố
D12
2/ S12 = ------
d12
Ở đây: - D12 là dân số nữ khu vực thành thị (số toàn bộ) của tỉnh/thành phố ước tính
đến 1/4
- d12 là số nữ khu vực thành thị thu được từ điều tra mẫu của tỉnh/thành phố

D21
3/ S21 = ------
d21
Ở đây: - D21 là dân số nam khu vực nông thôn (số toàn bộ) của tỉnh/thành phố ước
tính đến 1/4

12
ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu

- d21 là số nam khu vực nông thôn thu được từ điều tra mẫu của tỉnh/thành phố

D22
4/ S22 = ------
d22
Ở đây: - D22 là dân số nữ khu vực nông thôn (số toàn bộ) của tỉnh/thành phố ước tính
đến 1/4
- d22 là số nữ khu vực nông thôn thu được từ điều tra mẫu của tỉnh/thành phố.

Xem bảng tính các hệ số suy rộng mẫu nêu tại Biểu 02/PL.

13

You might also like