You are on page 1of 116

Đề Tài: LẬP TRÌNH WINCC CHO

HỆ THỐNG SCADA
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
œ–˜š&›™—•

PHẦN 1: Mở Đầu
I. Những điều cần đạt được của đề tài:

Với đề tài ứng dụng PLC họ FX và mạng Scada trong quy trình điều khiển nhiệt độ
lò ấp trứng thì nhóm sinh viên đã liệt kê được những điều cần phải thực hiện đối với đồ
án của mình, bao gồm các nhiệm vụ chính sau đây:

Bằng cách tiếp cận tài liệu, sách vở cộng với khảo sát thực tế tìm hiểu thật rõ về qui
trình ấp trứng, gồm tất cả các khâu căn bản để cho ra thành phẩm, từ đó có cái nhìn toàn
diện về hệ thống, phân tích thành từng công đoạn nhỏ.

Nghiên cứu kĩ về hệ thống mạng PLC trong đó chủ đạo là PLC họ FX, tận dụng thời
gian nghỉ tết vừa qua để xây dựng kiến thức khá đầy đủ về ứng dụng của PLC
Mitsubishi FX trong công nghiệp hiện nay.

Nghiên cứu kĩ phần mềm Scada mà cụ thể là phần mềm WinCC của Siemens và
phần mềm KEPware để liên kết với PLC Mitsubishi FX3U

Nghiên cứu các thiết bị ngoại vi (sensor,loadcell), các phần mềm phụ trợ đắc lực cho
việc xây dựng mạng PLC và giám sát bằng WinCC

Ứng dụng tổng hợp kiến thức vào việc xây dựng hệ điều khiển SCADA giám sát
nhiệt độ lò ấp trứng.

2
II. Phương pháp nghiên cứu của nhóm:

Nghiên cứu từ các tài liệu đã học, đã đọc ở trường và trên internet

Nghiên cứu từ các tài liệu nước ngoài, đặc biệt là các tài liệu về PLC Mitsubishi và
các phần mềm hổ trợ lập trình của Mitsubishi và hệ thống Scada

Lập trình và điều khiển hệ thống bằng phần mềm WinCC và phần mềm hổ trợ kết
nối với PLC là phẩn mềm Kepware.

Tìm tòi, cọ xát thực tế để nâng cao hiểu biết thêm về thực tế trong sản xuất

Không ngừng thử nghiệm, kiểm tra để đưa ra những giải thuật hợp lý nhất

PHẦN 2: Nội Dung


I. Giới thiệu về Scada:

+ Khái niệm Scada:

SCADA cung cấp giao diện đồ hoạ giữa người và quá trình sản xuất. Các giá
trị của quá trình được trình bày dưới dạng đèn báo, chữ số, đồ thị và được lưu trữ.
Chức năng cảnh báo giúp thông báo cho người điều hành các sự cố. Chức năng tường
trình tạo các báo cáo cho cấp trên. Hệ thống được phân cấp quản lý theo người dùng
với mật mã truy cập. Phần mềm SCADA là phần mềm đa nhiệm, thường cài đặt trên
hệ điều hành NT hay Windows XP, liên kết với các bộ điều khiển quá trình thông qua
các driver truyền thông. Các phần mềm SCADA đều phải có bản quyền, nếu không
chỉ chạy ở chế độ demo. Hệ thống SCADA có thể thực hiện theo chế độ một người
dùng hay nhiều người dùng. Chế độ nhiều người dùng (multi- user) gồm nhiều máy
tính client nối mạng với máy server. Phần mềm SCADA được thiết kế để có thể liên
kết với các ứng dụng khác thông qua OCX, Active X, OLE (Object Linking and
Embedding), OPC (OLE for Process Control), DDE (Dynamic Data
Exchange),DCOM (Distrubuted Component Object Module), liên kết với cơ sở dữ

3
liệu thông qua SQL (Structured querry Language), ODBC (Open Database
Connectivity).

+ Cấu trúc tổng thể phần mềm Scada:

Nhìn chung phần mềm SCADA gồm các phần tử và tính chất sau:

Thiết kế đồ hoạ (Graphic Designer): tạo các hình vẽ của quá trình, tĩnh hay
động. Đây là phần mềm đồ hoạ hướng đối tượng, có thể nhập xuất các đối tượng đồ
hoạ liên kết với chương trình khác.

Alarm Logging: Cung cấp các thông tin về sự cố dưới dạng chữ số về loại sự
cố và thời gian, lưu trữ các sự cố trong cơ sở dữ liệu.

Tag Logging: nhận dữ liệu từ quá trình hay các biến trong để hiển thị dạng
bảng hay đồ thị (trend) và lưu trữ. Có hai loại tag là tag trong các biến nhớ của
chương trình, tag quá trình liên kết với các địa chỉ vùng nhớ của PLC.

User Administrator: phân cấp mức truy cập vào hệ thống bằng password, báo
cáo lịch sử truy cập hệ thống.

Global Script: giúp biên tập các hàm C liên kết với sự kiện nào đó.

4
Report Designer: tạo các báo cáo và in ấn.

Text Library: soạn văn bản thông báo.

Communication driver: tạo kết nối giữa SCADA và PLC hay RTU (Remote
Terminal Unit).

Redundancy: tạo độ dư thừa để tăng độ tin cậy, ví dụ dùng hai máy tính chạy
phần mềm SCADA song song.

Database: chứa các thông số đặc trưng quá trình

Scalability: giúp thay đổi thêm bớt thiết bị trong hệ thống

Client/server: phần mềm SCADA được cài trên nhiều máy tính nối mạng
LAN theo chế độ nhiều người dùng, gồm nhiều client và một server. Máy client nhận
dữ liệu từ server

Bảng 1

Bảng 2- báo các sự kiện

5
Bảng 3- giá trị các ngõ vào ra

Biểu diễn thông số quá trình dạng đồ thị

Có nhiều phần mềm SCADA được sử dụng rộng rãi, có thể kể FIX của
Intellution, WinCC (Siemens), RSView (Allen Bradley), Intouch (Wonderware),
Think & Do (Think & Do Software)…

+Một số ứng dụng thực tế của Scada:

Scada trong điều khiển trạm trộn bê tông

Scada trong hệ thống xử lý nước thải hoặc lọc nước

Scada trong nhà máy luyện kim, các nhà máy thuỷ lợi

Bộ môn điện tử Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng có công trình mới về Scada là hệ
thống Ovation Scada.

Sơ đồ phân cấp của 1 hệ thống scada:

6
1. Phần mềm hỗ trợ kết nối Kepware OPC:

7
+ Giới thiệu sơ lược về Kepware OPC:

KEPServerEX là ứng dụng windows 32 bit với nhiệm vụ là truyền tải dữ liệu
thông tin từ các hệ thống cũng như các thiết bị ngoại vi trong công nghiệp trở thành
các “ứng dụng khách” đối với máy tính cá nhân của chúng ta. KEPServerEX được
liệt vào loại ứng dụng “Server”. Cụm từ “ứng dụng client/server” khá quen thuộc vì
được dùng nhiều trong các phần mềm liên quan tới kiểm tra hay kinh tế. Trong thị
trường công nghệ, nó thường mang ý nghĩa là sự chia sẻ thông tin của quá trình sản
xuất giữa ứng dụng rộng rãi của các phần mềm giao diện người máy và việc lưu
trữ, giám sát thông tin trong thiết bị, nhằm mở rộng các ứng dụng MES và ERP.

Không kể những mảng phục vụ cho ngành kinh tế, các ứng dụng client/server
có một nhiệm vụ khá phổ biến: đó chính là phương thức tiêu chuẩn trong việc chia
sẻ dữ liệu. Trong lãnh vực công nghiệp, rất nhiều công nghệ client/server đã được
phát triển hơn 10 năm qua. Lúc đầu, các công nghệ này thường mang tính chất đơn
lẻ. Trong một số trường hợp thì những hệ thống đơn lẻ này vẫn được sử dụng rộng
rãi tuy nhiên vẫn còn tình trạng không sử dụng được đối với các ứng dụng thứ ba.
Những ngày đầu phát triển của windows, Microsoft đã cung cấp một kĩ thuật
client/server chung gọi là DDE(Dynamic Data Exchange).DDE đã xây dựng một
cấu trúc cơ bản giúp đáp ứng rất nhiều ứng dụng của các nhà cung cấp để chia sẻ
dữ liệu, nhưng có vấn đề phát sinh. DDE không thiết kế dành cho ngành công
nghiệp. Nó thiếu tốc độ cũng như độ ổn định trong việc thiết lập các thông số. Tuy
nhiên, không thể phủ nhận DDE trong vai trò chủ lực của cấu trúc client/server, bởi
nó được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ứng dụng của windows. Trong cùng
thời điểm đó, thị trường xuất hiện nhiều bản cải tiến của các nhà cung cấp được
phát triển dựa trên nền DDE. Những cải tiến này đưa ra vài đặc điểm về tốc độ
cũng như độ tin cậy của DDE nhưng những người trong lãnh vực kĩ thuật đồng ý
rằng, tốt hơn là cần phát triển một hệ thống mới.

Với sự xuất hiện của hệ thống vận hành 32 bit, và lợi ích của Ethernet để truyền
tải thông tin giữa các thiết bị, thì cần thiết có sự trao đổi thông tin giữa các ứng

8
dụng phần mềm một cách nhanh và “sạch” hơn. Đây là chỗ mà OPC tuyên bố sự ra
mắt của nó trong nền công nghiệp.

+ Cấu trúc của OPC server:

OPC(OLE for Process and Control) servers cung cấp một phương thức tiêu
chuẩn cho phép nhiều ứng dụng công nghiệp chia sẻ dữ liệu một cách nhanh và
mạnh mẽ. Server OPC theo kiểu này được thiết kế để đáp ứng đòi hỏi trong môi
trường công nghiệp.

Server OPC được thiết kế theo kiểu chương trình 2 phần. Phần chính yếu cung
cấp tất cả các liên kết của OPC và DDE và còn thêm các chức năng giao diện người
dùng. Phần thứ hai gồm các driver truyền thông. 2 phần này cho phép ta thêm vào
nhiều lựa chọn cho ứng dụng SCADA bằng cách tận dụng sản phẩm của server
OPC đơn như việc giảm thời gian làm quen với phần mềm bằng với tiến độ dự án
phát triển.

Kĩ thuật OPC phản ánh được sự chuyển đổi từ những giải pháp riêng khép kín
chuyển sang cấu trúc mở mà qua đó đã cung cấp nhiếu công cụ có giá trị cao dựa
trên các tiêu chuẩn đã ban hành.

+ Cách thức truy nhập KEPServerEX:

Một ứng dụng khách dựa trên nền Windows phải được kiểm duyệt dữ liệu từ
chương trình KEPServerEX. Trong phần này ta sẽ tóm gọn các ý căn bản trong
việc kết nối một số lượng phần tử khách OPC tới KEPServerEX.

Giả sử như ta đã thiết lập cấu hình của chương trình KEPServerEX bằng cách
chọn driver và thiết lập thông số phù hợp, hay là cho thực thi chương trình mô
phỏng demo có sẵn trong KEPServerEX. Để đơn giản hơn, dự án Simdemo sẽ được
dùng cho tất cả các ví dụ có trong phần này.

Trước khi bắt đầu ví dụ, chúng ta khởi động KEPServerEX bằng cách chọn nó
trong Start Menu hoặc biểu tượng trên desktop. Khi mà server đã được gọi, thì
chọn File/Open để gọi dự án “Simdemo”. KEPServerEX luôn sẵn sàng khi chúng
ta mở một dự án có sẵn hoặc thiết lập ít nhất một kênh và thành phần trong dự án

9
mới. Sau khi chọn xong dự án, trong trường hợp cụ thể này là Simdemo,
KEPServerEX sẽ tự động gọi dự án ra khi một dự án khách yêu cầu bộ phận server
OPC của KEPServerEX.

Người sử dụng luôn có thể tạo các “tags” trong chương trình KEPServerEX. Ưu
tiên hàng đầu trong OPC, các tag đã được định nghĩa mang tới cho người thiết kế
khả năng tạo các nhận dạng cho dữ liệu các thiết bị thành phần. Giả sử thanh ghi
1000 chứa giá trị của những phần đã tạo, nếu không định nghĩa tag thì ứng dụng
DDE có thể truy xuất trực tiếp thanh ghi 1000. Dùng cách định nghĩa tag, một tên
nhận dạng được tạo ra theo kiểu như “PartsMade”. Giờ thì DDE có thể truy xuất dữ
liệu qua tên mới này, xóa bỏ thông tin ở mức độ máy từ các ứng dụng khách và
giữ nó trong mức độ của server mà nó phụ thuộc. Tên mới này, hữu dụng cho DDE
mà cũng cần thiết cho OPC khách. Đối với OPC khách thì các tags đã định nghĩa
đảm nhiệm vai trò to lớn hơn. Giống như ví dụ về DDE, các tag cho phép ta tạo tên
cho các dữ liệu thành phần và lưu thiết lập của các tag đó trong server. OPC khách
có một lợi ích chính vượt trội hơn DDE khách. OPC khách có thể tìm các tag đã
định nghĩa trong chương trình KEPServerEX, cho phép ta chỉ định và chọn tag một
cách đơn giản để đưa nó vào trong dự án OPC khách.

+ Sử dụng các driver KEPServerEX:

Một phần của sự đổi mới thiết kế của công nghệ server OPC/DDE của Kepware
là sự tách rời của driver giao thức phần cứng từ công nghệ server. Sự phân tách này
cho phép người dùng sử dụng một hay nhiều driver trong server cùng một lúc. Mỗi
driver thì có một file help riêng của nó để cung cấp thông tin trên các thành phần
được hỗ trợ, các thông số kết nối, đi dây cáp, gán địa chỉ, và thông điệp báo lỗi.

File help của driver có thể chứa tất cả thông tin chúng ta cần để kết nối thiết bị
tới máy tính để mà server có thể truyền thông với nó. Nếu server không thể truyền
thông với thiết bị, thì hãy kiểm tra các thông điệp báo lỗi và tra ý nghĩa của nó
trong file help.

+ Kết nối tới KEPServerEX từ OPC QuickClient của Kepware:

10
OPC Quick Client của Kepware là một giao diện có thể sử dụng để kết nối với
KEPServerEX. Trong ví dụ này thì OPC Server được sử dụng là Version 4.41.163
và OPC client được sử dụng có version 4.20.66. Các bước tiếp sau đây sẽ chỉ ra
cách để tạo kết nối OPC tới KEPServerEX từ Test Client bằng cách dùng dự án tự
khởi động từ server hoặc khởi động ứng dụng khách bằng tay và tạo dự án. Cả hai
ví dụ dùng dự án “SimDemo.opf” được cung cấp với server đã thiết lập.

2. Phần mềm SCADA WinCC:

+ Xuất xứ của phần mềm:

Đây là phần mềm SCADA khá nổi tiếng được ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp do hãng Siemens sản xuất.

WinCC là chữ viết tắt của Windows Control Center(Trung tâm điều khiển chạy
trên nền Windows).Nói cách khác, nó cung cấp các công cụ phần mềm để thiết lập
một giao diện điều khiển chạy trên các hệ điều hành của Microsoft như Windows
NT hay Windows 2000.Trong các dòng sản phẩm thiết kế giao diện phục vụ vận
hành và giám sát,WinCC thuộc thứ hạng “Scada High Class” với những chức năng
hữu hiệu cho việc điều khiển.

+ Đặc tính của WinCC:

Một trong những đặc tính cơ bản của WinCC là đặc tính mở.Nó có thể sử dụng
một cách dễ dàng với các phần mềm chuẩn và các phần mềm của người sử dụng
viết,tạo nên giao diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính

11
xác.Những nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển ứng dụng của họ thông qua giao
diện mở của WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ thống.

WinCC là sự kết hợp các bí quyết của Siemens,công ty hàng đầu trong tự động
hoá quá trình,với năng lực của Microsoft,đã quá mạnh trong việc phát triển phần
mềm cho PC.

Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có qui mô lớn nhỏ
khác nhau,WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng có qui mô toàn
công ty như việc tích hợp với hệ thống cấp cao MES(Manufacturing Excution
System-Hệ thống quản lý việc thực hiện sản xuất) và ERP(Enterprise Resource
Planning).WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở qui mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ
giúp của Siemens có mặt khắp nơi trên thế giới.

+ Ưu thế của WinCC so với các phần mềm khác ở VN:

So với các phần mềm Scada khác đang có mặt tại Việt Nam như Citect,
Wanderware,Fix-Intellution… thì WinCC có một số ưu thế sau:

- Phong phú về tài liệu trong nước lẫn nước ngoài

- Ứng dụng nhiều trong công nghiệp nên có sẵn một số chương trình cụ thể để
tham khảo

- Giao diện dễ hiểu tương tự như các phần mềm lập trình hướng đối tượng mà
sinh viên đã học như Visual Basic, C…

+ Các chức năng cơ bản của WinCC:

5 chức năng chính yếu:

- Graphic Designer: Đồ họa tạo giao diện động để mô phỏng cũng như điều khiển
các biến đối tượng.

- Alarm Logging:Hiển thị các thông báo về các lỗi của biến, cũng như đảm trách
chức năng lưu trữ và hồi đáp thông tin của các quá trình.

12
- Tag Logging:Lấy và hiển thị dữ liệu của các quá trình thực thi.Dữ liệu có thể
cung cấp các tiêu chuẩn về công nghệ và kĩ thuật quan trọng liên quan đến trạng
thái hoạt động của toàn hệ thống.

- Report Designer:Có nhiệm vụ tạo các thông báo, báo cáo và các kết quả này
được lưu dưới dạng nhật kí các sự kiện.

- User Achivers:Cho phép người sử dụng lưu trữ dữ liệu từ chương trình ứng
dụng và có khả năng trao đổi với các thiết bị tự động hoá khác.

Ngoài ra WinCC còn có thêm các Control, Smart Tool, OLE…cho phép nhúng
các chương trình hỗ trợ giám sát để tăng tính hiệu quả cho hệ thống.

3. Hướng dẫn cài đặt WinCC 7.0

Cấu hình máy tính

Đưa đĩa CD vào

13
Chọn ngôn ngữ sử dụng => chọn Next

14
Làm theo hướng dẫn trên hình

15
Chọn I_accept … => Next

16
Chọn theo hình và nhấn Next => Next và đợi cho đến khi cài đặt xong nhấn
Finish là hoàn thành cài đặt

Chú ý: Nếu gặp lổi Microsoft message queuing is not installed

17
Để khắc phục lổi này ta vào start menu\Control Pannel\Add or Remove programs

Chọn thẻ Add/Remove

Trong Hộp thoại Windows Components đánh dấu chọn Message Queuing => Next

18
Chờ cho chương trình chạy xong chọn Finish

19
II. Giới thiệu chung về phương pháp ấp trứng

1. Những yếu tố cần cho việc ấp trứng

Có 5 yếu tố cần cho việc ấp trứng thành công :


- Phải là trứng đã thụ tinh, quen gọi là trứng có cồ.
- Nhiệt độ bề mặt trứng được duy trì 38°C trong 12 ngày đầu, giảm xuống còn 37°C
trong 9 ngày kế tiếp. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 19.5 ngày đến 21 ngày tùy theo thời
gian thu tập trước đó.
-Ẩm độ. Nếu ẩm độ quá thấp, trứng sẽ bị sát vỏ, gà con nở ra sẽ chết hoặc èo uột. Ẩm độ
quá cao phôi gà cũng chết trong thời gian ấp.
- Độ thoáng khí. Cần có sự trao đổi không khí bên trong và bên ngoài lò ấp, dù có phải
thất thoát một phần nhiệt lượng. Thiếu dưỡng khí cũng làm chết phôi.
- Sự chăm sóc. Trứng cần phải được đảo đều đặn khoảng mỗi sáu tiếng một lần để tránh
bị lệch phôi và nhiệt độ được phân bố đồng đều trên bề mặt trứng. Gà mẹ ấp trứng
thường đảo trứng định kỳ cũng vì mục đích ấy.

2. Các trang cụ cần thiết :

- Lồng ấp.

Có thể làm lồng ấp bằng một hộp giấy cạc tông hai lớp, thí dụ vỏ thùng bia lon, có
kích thước đo trong khoảng 30x30x30. Chỉ làm 5 mặt, còn nắp thì làm rời , kích thước
khoảng 32x32 ( cm ).
Với một cái lồng ấp cỡ này có thể ấp được cùng lúc đến 30 quả trứng, nghĩa là khá lớn.
Tuy nhiên không gian lớn cho hai điều lợi, thứ nhất là độ thông thoáng, không cần phải
điều chỉnh thật chính xác các cửa vào ra của không khí, thứ hai quán tính nhiệt lớn khiến
cho nhiệt độ thay đổi rất chậm ,duy trì được tính ổn định nhiệt độ ,rất quan trọng trong
việc ấp trứng. Thí dụ khi bị mất điện vài tiếng đồng hồ vẫn đủ nhiệt lượng dự trữ để
trứng không bị lạnh. Nếu có thể, nên làm thêm một hộp to hơn, khoảng 40x40x35 ( cm )
và cho hộp nhỏ lồng vào trong hộp lớn, đáy và các thành bên của lồng ấp có một khoảng
không dày 5 cm ngăn cách với hộp bên ngoài. vo giấy báo để lèn vào các khoảng không
gian này, dưới đáy và chung quanh, chèn sơ sài thôi, không cần và cũng không nên lấp
đầy khoảng trống. Lồng ấp 2 lớp vỏ như thế sẽ cách nhiệt tốt hơn và cũng cho quán tính

20
nhiệt tốt hơn. dùng vỏ một cây bút bi xuyên thủng qua hai lớp đáy để làm ống dẫn không
khí vào, chỉ cần 1 ống là đủ.

- Giá đựng trứng .

Dùng hai sợi kẽm có đường kính khoảng 3 ly, dài khoảng 50 cm, xoắn chúng lại ở
hai đầu, ở khoảng giữa hai sợi kẽm hợp thành hai vòng tròn đồng phẳng,đường kính của
hai vòng tròn này hơi lớn hơn đường kính quả trứng một chút. khâu vào các vòng tròn
này hai túi đựng trứng bằng vải thưa hay bằng lưới, túi sâu độ 1/2 chiều cao quả trứng.
Đây là giá đựng trứng. dùi hai lỗ trên hai thành đối diện của lồng ấp, khoảng chính giữa
và cách đáy 10 cm.
Phần kẽm nhô ra bên ngoài được uốn thành hình chữ L để làm y quay. làm hai chốt cố
định ở thành bên ngoài sao cho giá đựng trứng có thể nghiêng sang trái hoặc phải một
góc 45° so với mặt phẳng nằm ngang, và y quay có thể được cố định ở các vị trí này.

- Nguồn nhiệt.

Nên dùng một bóng đèn tròn ( loại có tim ) công suất vào khoảng 40 w kết hợp với
một cái dimmer ( thay cho công tắc, dimmer có thể điều chỉnh độ sáng của bóng đèn,
nghĩa là điều chỉnh nhiệt độ lồng ấp rất thuận tiện. Dimmer có bán nhiều tại các tiệm
dụng cụ điện, giá khoảng hai chục ngàn một cái, nên dùng loại có công suất thấp, ít tiền
). Bóng đèn được treo chính giữa lồng ấp,tại vị trí trọng tâm của khối vuông lồng ấp,
nghĩa là cách các vách chung quanh, cách đáy và nắp các khoảng đều bằng nhau.
Dimmer được gắn bên ngoài vỏ thùng.

- Nhiệt kế.

Mua nhiệt kế loại rượu đỏ có bán tại các nhà sách. Không dùng loại nhiệt kế đo thân
nhiệt người. Nhiệt kế đặt nằm ngang, ngang tầm với giá quay, sao cho có thể đọc được
từ khe hở trên nắp lồng ấp.
- Chén nước để cung cấp độ ẩm.

Có thể dùng một cái nắp chai để đựng nước, đường kính mặt thoáng khoảng 3 cm,
đặt ngay trên đáy lồng ấp ở bất kỳ vị trí nào.

3. Thực hành ấp :

21
Đậy nắp lồng ấp , không đậy kín mà chừa lại một khe hở khoảng 1cm chạy dọc một
bên thành, sao cho có thể đọc được thang đo trên nhiệt kế khi nhìn qua khe hở này. Khe
hở này có thể mở rộng hay thu hẹp để điều chỉnh nhiệt độ bên trong, nó đồng thời là
đường thông khí nên không đóng kín hoàn toàn. vặn dimmer cho đèn sáng ở mức trung
bình. cứ để lò chạy không ( không có trứng ) khoảng nửa ngày. Sau đó quan sát nhiệt
kế, nhiệt độ yêu cầu phải ổn định ở 38Có 5 yếu tố cần cho việc ấp trứng thành công :
- Phải là trứng đã thụ tinh, quen gọi là trứng có cồ.
- Nhiệt độ bề mặt trứng được duy trì 38°C trong 12 ngày đầu, giảm xuống còn 37°C
trong 9 ngày kế tiếp. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 19.5 ngày đến 21 ngày tùy theo thời
gian thu tập trước đó.
- Sự chăm sóc. Trứng cần phải được đảo đều đặn khoảng mỗi sáu tiếng một lần để tránh
bị lệch phôi và nhiệt độ được phân bố đồng đều trên bề mặt trứng. Gà mẹ ấp trứng
thường đảo trứng định kỳ cũng vì mục đích ấy.

-Cách ấp

- đậy nắp lồng ấp, chừa lại một khe hở rộng độ 1 cm chạy dọc theo thành bên. có thể
đọc được thang nhiệt độ khi ghé mắt nhìn qua khe hở này. Khe hở này có thể mở rộng
hay thu hẹp để điều chỉnh nhiệt độ bên trong, càng mở rộng nhiệt độ càng giảm. Khe này
đồng thời cũng là cửa thông gió nên không bao giờ khép kín hoàn toàn. vặn dimmer để
đèn sáng ở mức trung bình và để lò hoạt động trong vòng nửa ngày, không có trứng. Sau
đó ghé mắt quan sát nhiệt kế. Nhiệt độ phải ổn định ở 38°C. Nếu nhiệt độ quá cao
chỉnh dimmer cho đèn sáng yếu lại ; nếu nhiệt độ chỉ hơi cao hơn một chút mở rộng khe
hở nắp đậy thêm một chút. Sau đó chờ thêm một hai tiếng cho nhiệt độ ổn định. Cuối
cùng mới cho trứng vào.
- Đảo trứng. Cách khoảng mỗi 6 tiếng một lần xoay giá đỡ nghiêng đi một góc 45° về
một phía ( so với mặt phẳng nằm ngang ). Lần kế tiếp xoay 45° về phía ngược lại. Công
việc này cần thực hiện trong gần hết thời gian ấp trứng.
- Sau khoảng 4 ngày soi trứng. Trong bóng tối, dùng một đèn pin soi ngược vào trứng (
mắt đối diện với nguồn sáng). Nếu trứng có cồ sẽ thấy một đốm đen to bằng hạt đậu,
chung quanh có nhiều mạch máu nhỏ đồng qui. Phôi đang tượng hình. Nếu chỉ thấy một

22
vầng sáng đồng nhất là trứng không có cồ, quả nào như vậy phải bỏ ra.
- Sau 12 ngày soi trứng một lần nữa. Nếu phôi phát triển sẽ thấy một vùng tối lớn. cho
trứng vào tư thế đầu lớn quay lên. Và hạ nhiệt độ xuống còn 37°C. Nhớ giữ cho chén
nước luôn đầy.
- Khi được khoảng 21 ngày, trứng nở.
- Hai ngày đầu sau khi nở ( ngày nở tính là ngày thứ nhất ) cứ để gà trong lồng ấp và
giữ nguyên nhiệt độ. cho một chén nước sạch có miệng thật thấp để gà uống nước.
Không cho gà ăn. Trong thời gian này gà có lòng đỏ trong bụng làm nguồn dinh dưỡng,
không sợ đói.
- Sau hai ngày có thể cho gà sang lồng khác, chung quanh lồng phải che kín tránh gió
lùa. Đáy lồng trải giấy báo. Nắp lồng cũng được che kín trong mấy ngày đầu, đừng quá
kín. treo đèn tròn 60 w cách đáy lồng khoảng 20 cm, để sáng tối đa. Mỗi bóng đèn như
vậy sưởi ấm cho khoảng 20 gà con. rắc bắp xay nhuyễn hoặc thực phẩm trộn sẵn cho gà
ăn. Mỗi hai ngày thay báo lót nền. Khi gà được khoảng một tuần tuổi thì không cần lót
báo nữa. Để đèn úm cho đến khi gà được 3 tuần tuổi.

III. Lập trình PLC trên phần mềm GX-Developer và Truyền thông RS-232:

1. Giới thiệu về phần mềm GX-Developer

GX-Developer là phần mềm chuyên dụng dựa trên nền của Windows, giúp cho
người sử dụng có thể xây dựng các dự án theo kiểu biểu đồ bậc thang để nạp chương
trình thực thi vào PLC của Mitsubishi.

Nó được sản xuất bởi Mitsubishi Electric để thay thế phần mềm khá phổ biến dựa
trên nền DOS là “MEDOC”.

Có 2 dạng lập trình cơ bản trong GX là lập trình dạng bậc thang(Ladder Diagram)
và dạng chuỗi lệnh(Instruction List), ngoài ra còn dạng lập trình SFC dành cho điều
khiển tuần tự.

23
Hai chương trình trên cùng một nội dung chỉ khác cách lập trình.
a. Những ưu điểm của GX-Developer:

Là một phần mềm chạy trên Windows nên GX có thêm nhiều đặc tính nâng cao
hơn gồm có:

- Tất cả các chức năng của chương trình có thể được truy xuất bằng cách dùng
các icon từ thanh công cụ(tool bars) trên bảng điều khiển, hoặc bằng cách xổ menu
xuống và ấn các phím tắt.

- Chương trình bậc thang có thể được ghi một cách nhanh chóng bằng cách dùng
các chuỗi kí tự nhập lệnh nhanh hoặc chỉ vào và nhấp chọn các công cụ.

- Có thể tiến hành thay đổi chương trình một cách dễ dàng dù ở trạng thái online
hay offline. Có thể thay đổi chương trình dù PLC đang trong mode Run.

- Sự hữu dụng của bộ nhớ tạm trong Windows giúp cho việc biên tập chương
trình được nhanh và hiệu quả hơn.

24
- Những phương tiện giám sát ưu việt được cung cấp bao gồm các khối, thông tin
ghi nhận và giám sát trực tiếp những nội dung của vùng bộ nhớ hỗ trợ của các
module chức năng đặc biệt. Các yếu tố đặc biệt của loại lệnh bậc thang cũng có thể
được giám sát một cách đồng thời.

- Chương trình tìm kiếm lỗi nâng cao và phân tích đặc tính hệ thống cũng được
cung cấp.

- Cải tiến tư liệu và cách hành văn trong phần help.

- Các công cụ xây dựng chương trình đa dạng được cung cấp giúp cải tiến khả
năng đọc và khả năng thực hiện của chương trình, đặc biệt là đối với điều khiển tuần
tự.

- Các công cụ mở rộng dữ liệu chương trình được cung cấp.

- Chương trình mô phỏng đầy đủ có thể được thực thi mà không cần bất kì phần
cứng PLC nào.
b. Giao diện GX Developer/cách lập trình:
Ø Giao diện GX Developer:

Sau khi cài đặt chương trình GX Developer trên máy tính cá nhân thì chúng ta
có thể bắt đầu bằng cách vào Startà Programsà MELSEC Aplicationà GX
Developer.

Sau đây là hình ảnh về cửa sổ chính của chương trình:

25
Ø - Thanh tiêu đề (Title bar):

Thanh tiêu đề của cửa sổ GX Developer chỉ ra đường dẫn và tên của dự án
hiện tại. Những nút nhấn thường dùng để thu nhỏ hoặc điều chỉnh kích thước
cửa sổ chương trình và thoát khỏi chương trình được đặt ở tận cùng bên phải
của thanh tiêu đề.
Ø - Thanh Menu (Menu bar):

Thanh menu chứa đựng các chọn lựa để truy cập các chức năng của GX
Developer.Click lên biểu tượng menu và xổ xuống với một loại các lựa chọn mà
chúng ta có thể thực hiện.

Các lựa chọn của menu có thêm dấu 4 nghĩa là ta có thể chọn các lựa chọn
con.

26
Các lựa chọn menu có kí hiệu ba chấm(…) sẽ được hiển thị dưới dạng hộp
thoại khi chúng ta chọn nó.

Các lựa chọn thường gặp nhất trong menu có thể được chọn trực tiếp từ các
icon trên thanh công cụ(toolbars).

Ø - Thanh công cụ (Toolbars):

Nhiều chức năng chương trình thường được sử dụng có thể truy cập trực tiếp
trên thanh này.

Có thể kích hoạt hoặc giấu thanh công cụ bằng menu View.

Ø Thanh trạng thái:

27
Thanh trạng thái hiển thị một số thông tin hữu ích, bao gồm loại PLC đang
sử dụng và cách thức hiệu chỉnh(chèn/viết đè). Chúng ta cũng có thể kích hoạt
hoặc giấu thanh trạng thái trong menu View.
Ø Màn hình soạn thảo:

Màn hình soạn thảo là chỗ chúng ta lập trình và làm việc với các dữ liệu.
Chúng ta có thể mở nhiều cửa sổ soạn thảo hoặc các hộp thoại cùng lúc.
Ø Danh sách dữ liệu dự án:

Chương trình, bao gồm dữ liệu và các thông số của PLC được lưu trữ cùng
nhau trong một dự án. Danh sách dữ liệu dự án chỉ ra nơi chứa các thành phần
của dự án. Chúng ta có thể mở các file dự án, chương trình, dữ liệu và thông số
bằng cách nhấp đôi các biểu tượng của chúng trên danh sách dữ liệu.
c. Một số lệnh ladder căn bản:

Đối với luận văn này nhóm sinh viên cũng quyết định thực hiện trên ngôn ngữ
lập trình ladder vốn đã rất quen thuộc.Đối với PLC họ Q thì các tập lệnh căn bản
cũng tương tự FX, đơn cử một vài lệnh như sau:

Lệnh CJ:

Lệnh Call:

Lệnh For-Next:

28
Lệnh From-To:

Và ngoài ra còn có các tập lệnh tính toán.


d. Các thông tin của PLC trong GX-Developer:
Ø Chương trình:

29
PLC chỉ có thể xử lý một chương trình trong một lần giao tiếp với GX. Tên
gọi mặc định của chương trình này là MAIN.

Nếu muốn ta có thể đổi tên. Để làm điều đó thì ta chọn vào MAIN, sau đó
nhấp phải chuột để hiển thị menu thuộc tính và chọn Rename…

- Chú thích về thiết bị: Chúng ta có thể gán các ghi chú cho mỗi bộ phận của
PLC(ngõ vào, ngõ ra, rờ le…). Những chú thích này có thể được hiển thị trong
chương trình. Chúng ta có thể nhập và chỉnh sửa chúng bằng cách mở file Device
comment trong danh sách dữ liệu dự án. Thêm vào đó ta còn có thể nhập những ghi
chú trực tiếp trong chính chương trình của nó. Để hiểu rõ hơn thì ta nghiên cứu kĩ
về phần dữ liệu chương trình.

- Thông số: Nhấp đúp vào PLC Parameter trong danh sách dữ liệu dự án để
mở một hộp thoại để ta có thể nhập vào và điều chỉnh tất cả các thông số cần thiết
cho việc vận hành PLC. Các thông số này cũng được truyền tải tới CPU của PLC
cùng với chương trình điều khiển.

- Vùng nhớ phụ: File được lưu trữ trong thư mục Device memory có thể được
dùng để nhập các giá trị mặc định cho mỗi thanh ghi dữ liệu của CPU(D) trong khi
ta lập trình. Khi file này được tải tới CPU cùng lúc với chương trình thì những mặc
định này sẽ được load một cách tự động khi chương trình được thực thi ngay lần
đầu tiên. Chúng ta có thể tạo một vùng nhớ phụ khi đang tạo một dự án mới hoặc là
sau đó.

Để tạo một file nhớ phụ chúng ta chọn Device memory trong danh sách dữ
liệu dự án và nhấp chuột phải để hiển thị menu thuộc tính.Sau đó chọn New...và
nhập tên của file mà ta muốn tạo.

30
Chú ý rằng vùng nhớ phụ bao gồm dãy vùng nhớ khả biến và vùng nhớ chốt.
Nếu muốn giá trị được giữ lại khi tắt nguồn PLC hoặc khởi động lại thì ta phải
dùng vùng nhớ chốt. Xem kĩ phần hướng dẫn của PLC để ta có thể biết chi tiết
về các vùng nhớ.

Để mở file chứa đựng giá trị của vùng nhớ chỉ cần nhấp đúp lên tên của nó
trong danh sách dữ liệu dự án. Ta có thể chọn môt trong nhiều dạng thể hiện dữ
liệu và cũng có thể chọn giữa dạng thập phân hay thập lục phân. Tuy nhiên, chú
ý rằng việc thay đổi chế độ hiển thị và định dạng số chỉ có tác dụng biểu thị lên
màn hình máy tính, chứ không làm thay đổi nội dung của thanh ghi!

Để nhập một giá trị số chỉ cần nhấp một lần trong vùng mà ta muốn thay
đổi. Để nhập một chuổi giá trị ASCII thì nhấp đúp vào vùng nhớ-các kí số mà ta
nhập sẽ được lưu tuần tự theo các vùng nhớ và chuỗi kết quả sẽ được hiển thị
trong cột Character string(xem bên dưới).

31
Ø Một số công cụ của GX-Developer hỗ trợ khai báo:

- Khai báo các ngõ ra bằng công cụ I/O Assignment:

- Chức năng khai báo các FB(Function Block)

32
- Chức năng hỗ trợ truyền thông mạng:

- Chức năng khai báo các module thông minh (GX-Configurator)

33
- Chức năng khai báo tốc độ xử lý:

Ngoài ra chương trình GX-Developer còn hỗ trợ các công cụ khác như GX-
Simulator,MX-Component…

34
2. Lập trình PLC trên phần mền GX-Developer :
Ø Khởi động GX Developer:

Lần đầu tiên mở dự án thì ta nên điều chỉnh một vài mặc định của nó để tối ưu
hoá môi trường làm việc.

Cụ thể quá trình mở dự án căn bản nhất như sau:

- Từ Desktop, ta chọn GX Developer.

- Xuất hiện một màn hình sau:

- Từ Menu chính, chọn View và sau đó chọn Toolbar.

- Những item không được chọn sẽ không được đánh dấu X, xem cụ thể ở
hình dưới.

35
- Chọn OK
Ø Thiết lập các lựa chọn biểu tượng:

Cụ thể như sau:

- Từ Menu Tools chọn Customize Keys.

- Chọn vào phần MEDOC từ lựa chọn Setting Key Format như bên dưới:

- Nhấp OK và các ghi chú trên thanh công cụ sẽ thay đổi theo các biểu tượng
lập trình bậc thang MEDOC như dưới đây.

- Sau đây là bảng phím tắt của các loại icon thường sử dụng:

36
Ø Mở dự án mới:

Cụ thể như sau:

- Từ Menu Project, chọn New Project :

- Nhập vào chi tiết trong hộp thoại New Project như minh họa bên dưới:

37
PLC series: loại FXCPU tuỳ theo người sử dụng.

PLC Type: tên hiệu của loại PLC(trong ảnh minh hoạ là loại FX3U(C) )

Program type: Ladder.

Device memory data: Ticked.

Setup project name: Ticked.

Drive/Path: C:\MELSEC\Data (hoặc tuỳ theo ý người dùng)

Project name: MODULAR-PROG1 (hoặc tuỳ theo ý người dùng)

Title: có hoặc không cũng được, tuỳ ý.

- Chọn nút OK.Dòng thông điệp sau sẽ xuất hiện:

38
- Chọn nút Yes.

- Màn hình hiển thị sẽ như sau:

39
Ø Chương trình mẫu:

Chương trình được viết như sau:

40
41
Sau khi mở dự án ta chỉ cần dùng các icon có sẵn trên toolbar để lập trình
Ladder tương tự như phần mềm FX-Win trước đây.Nhấp F4 để convert sau mỗi
bước hoặc sau nhiều bước.

Ngoài ra GX còn có hỗ trợ một số chức năng khác như thay đổi thuộc tính
màu, giấu danh sách dữ liệu dự án…
Ø Lưu dự án:

Cụ thể như sau:

- Từ Menu chính, chọn Project.

42
- Chọn Save.

3. Truyền thông RS-232


Ø Khái niệm truyền thông 232:

Truyền thông RS232 hay còn gọi là truyền thông kiểu nối tiếp(serial) là kiểu
truyền dữ liệu khá phổ biến trong kĩ thuật điều khiển tự động .Truyền thông RS232
giúp máy tính có thể kết nối với hầu hết các thiết bị ngoại vi như modem, máy in, các
thiết bị đo lường điện tử chứ không riêng gì PLC.Đặc tính của kiểu truyền thông này
là ở mỗi thời điểm chỉ có 1bit thông tin được gửi đi.Ưu điểm thấy rõ nhất của nó là
phân chia ra 2 kênh gửi và nhận trong khi giao tiếp.
Ø Các chân trong cấu hình RS232 và cách đấu nối:

RS 232 có 2 kiểu chân là 9 chân và 25 chân

43
44
Ø Những thông số cần lưu ý khi kết nối bằng truyền thông RS 232:

- Chiều dài của bit truyền thông

- Tính chẵn lẻ

- Số bit dừng

- Tốc độ truyền

Ta cần chú ý các thông số này để set cho computer đồng bộ với PLC

Ø Chương trình ví dụ: Kết nối 232BD và một PC, trao đổi dữ liệu qua lại

45
46
Ø Cách kết nối USB 2.0 với PLC thông qua GX-Developer:

Ta sẽ thông qua các module mạng có đuôi là C24 của PLC

Kết nối USB 2.0 qua GX-Developer sẽ có dạng như sau:

47
IV. Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog/Digital

1. Giới Thiệu

Các FXon-3A Analog khối chức năng đặc biệt có hai kênh đầu vào và một kênh
đầu ra.

Các kênh đầu vào nhận tín hiệu analog(tín hiệu điện) và chuyển đổi chúng thành
các giá trị digital(tín hiệu số).

Các kênh đầu ra có một giá trị digital (kỹ thuật số) và một tín hiệu tương đương
analog(tín hiệu điện).

Loại FXon-3A của Mitsubishi có độ phân giải tối đa là 8 bit.

Bộ chuyển đổi FXon-3a có thể kết nối với rất nhiều loại PLC như FX2n, FX2nc,
FX1n hoặc loại FXon.

48
Ø Sơ đồ kết nối dây điện

khi một đầu vào được sử dụng, có thể kết nối IIN 1 với VIN 1 hoặc IIN 2 với
VIN 2. nhưng ở tín hiệu ngõ ra thì tuyệt đối không được nối chung VOUT với IOUT.

Nếu điện áp đầu vào bị gợn sóng thì có thể dùng tụ để lọc tín hiệu. có thể dùng tụ
khoảng 0.1 ÷ 0.47 microfara, 25V để lọc tín hiệu.

1PLC có thể kết nối với rất nhiều bộ chuyển đổi.

2. Cài Đặt Và Sử Dụng


Ø Thông Số Kỹ Thuật
Muc đặc điểm kỹ thuật
Tổng số kỹ thuật tương tự đối với các đơn vị chính
(ví dụ chịu được điện áp)
chịu được điện áp tối đa 500V AC trong 1 phút
Nguồn Analog 24V DC + / -10%, 90mA (nội bộ cung
cấp điện từ máy chính)
Nguồn Digital DC 5V, 30mA (nội bộ cung cấp điện từ
máy chính)
lsolation photo-coupler cách ly giữa mạch analog
và digital. Không có cách ly giữa các
kênh analog.
Số đường truyền In/Out 8 tín hiệu đầu vào hoặc đầu ra

49
Ø Thông số chi tiết
điện áp đầu vào đầu vào hiện thời

analog đầu vào lúc chuyển đổi từ 0-250 phạm vi lựa chọn điện áp đầu
phạm vi vào từ 0V cho đến DC 10V.
0 đến 10V hoặc, 0 đến 5V 4 đến 20mA, điện trở
DC, điện trở 200K cảnh 250 ohm cảnh báo: đơn
báo: đơn vị này có thể bị vị này có thể bị hỏng bởi
hỏng bởi điện áp đầu vào các dòng đầu vào vượt
vượt quá -0,5V hoặc+15V quá-2mA, 6 mA
độ phân giải kỹ 8 bist
thuật số
đầu vào sig-Nal 40mA: 0 đến 10V / 0-250 64mA: 4 đến 20mA / 0-
có độ phân giải thay doi thuoc tinh 250
nhỏ nhất thay doi thuoc tinh
sự chính xác +(-)0,1V +(-)0.16mA
toàn bộ
Đặc điểm đầu
vào

Ø Những phân phối bộ nhớ đệm (BFM)

Khi FNC176 (RD3A) và FNC177 (WR3A) được sử dụng bởi FX1n, FX2n
(V3.00 hoặc nhiều hơn) hoặc FX2nc (V3.00 hoặc hơn), việc phân bổ bộ nhớ đệm
(BFM) không cần phải xem xét.

BFM No B15-b8 B7 B6 B5 B4 B3 B2 B1 B0

50
0 dự trữ hiện giá trị dữ liệu đầu vào (được lưu giữ trong 8 bit) của bộ D /A
được chọn bởi b0 của BFM # 17
16 hiện giá trị xuất dữ liệu trên D / A (được lưu giữ trong 8 bit)
17 Dự trữ D /A A /D bắt A /Dkênh
bắt đầu đầu
1-5, 18-31 dự trữ
· BFM

b0 = 0 analog đầu vào kênh 1 được chọn.

b0 = 1 analog đầu vào kênh 2 được chọn.

b2 = 1 => 0, A / D chuyển đổi quá trình được bắt đầu.

b1 = 0 => 1, các A / D chuyển đổi quá trình được bắt đầu.


Ø Kiểm tra

a) Kiểm tra đầu vào / đầu ra hệ thống dây điện và các loại cáp được kết nối đúng.

b) Kiểm tra xem hệ thống các quy tắc cấu hình cho máy chủ PLC đã không bị sửa
đổi.

c) Đảm bảo rằng phạm vi hoạt động chính xác đã được lựa chọn cho ứng dụng.

d) Tình trạng của những thay đổi PLC (RUN => STOP, STOP => RUN, vv), tình
trạng đầu ra analog sẽ hoạt động theo cách thức sau đây:
Tình trạng thay đổi lưu trữ của các PLC

RUN => STOP: người cuối cùng hoạt động giá trị được sử dụng bởi các kênh đầu
ra tương tự trong.

RUN hoạt động được giữ lại trong chế độ STOP.

STOP => RUN: một khi các PLC chủ được bật trở lại chế độ RUN đầu ra tương
tự phản ứng như bình thường vào chương trình kiểm soát giá trị digital .

PLC tắt nguồn : các tín hiệu đầu ra analog ngừng hoạt động.

51
e) Nhớ rằng chỉ có 8 bit, giá trị digital (0-255) có giá trị sử dụng với đầu ra analog
của FX0n-3A.

3. Thay đổi và điều chỉnh tín hiệu đầu vào / đầu ra


Ø thay đổi ở đầu vào / đầu ra đặc trưng

Lúc chuyển đổi từ 0-250 phạm vi lựa chọn từ 0 đến 10V DC đầu vào / đầu ra.

Khi sử dụng một FX0n-3A cho đầu vào hiện tại / đầu ra hoặc điện áp khác nhau
từ 0 đến 10V DC, nó là cần thiết để điều chỉnh và được bù đắp.

Các module không cho phép các đặc điểm đầu vào khác nhau cho hai kênh.

Thiết lập các giá trị tương tự từ 0 đến 250 tương đương digital trong phạm vi quy
định tại bảng dưới đây khi thay đổi các đầu vào / đầu ra đặc trưng.

Nhiều hổ trợ đầu vào / đầu ra đặc trưng


Điện áp đầu vào điện áp đầu ra
đầu vào hiện thời ra hiện thời
giá trị analog 0 đến 1V 0 đến OV 4mA
khi digital có 4mA
giá trị là 0
giá trị analog 5 20mA 5 đến 20mA
khi digital đạt đến10V 10V
giá trị là 250

Thay đổi độ phân giải tùy thuộc vào giá trị thiết lập khi các đầu vào / đầu ra thay
đổi đặc tính .
Ø phương pháp hiệu chuẩn (A / D)

Cả hai kênh đầu vào tương tự chia sẻ cùng một "thiết lập và cấu hình. vì thế chỉ
có một kênh cần phải được lựa chọn để thực hiện hiệu chuẩn cho cả hai kênh đầu vào
tương tự.

Sử dụng chương trình sau và hệ thống dây dẫn cấu hình thích hợp để hiệu chuẩn
đầu vào 1 kênh (2 kênh và gián tiếp) của FXon-3A.

52
Ø Hiệu chuẩn đầu vào chương trình

Ø Đo đạc các offset

1) Chạy chương trình chi tiết trước đây. đảm bảo X02 là ON.

2) Tạo ra một điện áp offset / hiện hành (theo quy định phạm vi hoạt động tương
tự được lựa chọn, xem bảng dưới đây) bằng cách sử dụng nguồn điện đầu ra được lựa
chọn analog.

3) Điều chỉnh A / D OFFSET Potentiometer (pot) cho đến khi một giá trị số của 1
được đọc tại D00.
analog đầu vào 0-10V DC 0 - 5V DC 4-20mA DC
phạm vi
bù đắp giá trị 0.040V 0.020V 4.064mA
hiệu chuẩn
Ø Đo đạc đạt được

1) chạy chương trình chi tiết trước đây. ensurre X02 là ON.

53
2) tạo ra một điện áp lợi / hiện tại (theo quy định phạm vi hoạt động tương tự
được lựa chọn, xem bảng dưới đây) bằng cách sử dụng nguồn điện đầu ra được lựa
chọn analog.

3) điều chỉnh A / D đạt đươc Potentiometer (pot) cho đến khi một giá trị số của
250 được đọc tại D00.
Lưu ý 1: vặn biến trở theo chiều kim đồng hồ thì giá trị digital sẽ tăng lên.
Lưu ý 2: khi cần thiết để tối đa hóa độ phân giải 8 bit, giá trị digital được sử dụng trong
việc điều chỉnh tăng (chi tiết ở trên) cần được thay thế bằng 255. phần này đã được
viết để chứng minh quy mô toàn 250 hiệu chuẩn.
analog đầu vào 0 -10V DC 0- 5V DC 4- 20mA DC
phạm vi
giá trị đạt được 10.000V 5.000V 20.000mA
hiệu chuẩn
Ø Phương pháp hiệu chuẩn đầu ra (D / A)
sử dụng chương trình sau đây và cấu hình hệ thống dây dẫn thích hợp để hiệu
chuẩn các kênh đầu ra của FXon-3A

Ø Chương trình hiệu chuẩn đầu ra

54
Ø Đo đạc các offset
1) Chạy chương trình chi tiết trước đây. đảm bảo X00 là ON và X1 là OFF
2) điều chỉnh các D / A Potentiometer OFFSET cho đến khi đồng hồ lựa chọn
hiển thị điện áp bù đắp phù hợp / hiện hành (theo quy định của phạm vi hoạt động
tương tự chọn, xem bảng dưới đây).
lưu ý: vặn biến trở theo chiều kim đồng hồ và đầu ra analog tha tín hiệu sẽ tăng lên. để di
chuyển giữa các thiết lập tối thiểu và tối đa.

phạm vi sản O -10V DC 0 -5V DC 4- 20mA DC


lượng tương tự
offset hiệu chuẩn 0.040 V 0.020 V 4.064 mA
đo giá trị
Ø Đo đạc đạt được
1. chạy chương trình chi tiết trước đây. đảm bảo X00 là OFF và X1 là ON
2. Điều chỉnh các D / A Potentiometer cho đến khi đồng hồ lựa chọn hiển thị
điện áp bù đắp phù hợp / hiện hành (theo quy định của phạm vi hoạt động tương
tự chọn, xem bảng dưới đây).
lưu ý 1: xoay theo chiều kim đồng hồ và các tín hiệu đầu ra analog .
lưu ý 2: khi nó là cần thiết để tối đa hóa độ phân giải 8 bit, giá trị digital được sử dụng
trong việc điều chỉnh tăng (chi tiết ở trên) cần được thay thế bằng 255. phần này đã
được viết để chứng minh một hiệu chuẩn 250 quy mô toàn
phạm vi sản 0- 10 V DC 0- 5 V DC 4- 20mA DC
lượng tương tự
giá trị đạt được 10.000V 5.000 V 20.000 mA
hiệu chuẩn

4. Chương trìnhVí dụ
Ø sử dụng analog đầu vào

55
Những bo nho đệm (BFM) củaFXon-3A được viết TO hoặc đọc FROM do PLC
host. chương trình sau lần đọc đầu vào analog từ kênh 1 của FXon-3A khi M0 là ON,
và dữ liệu input analog của kênh 2 khi M1 là ON (chọn 1 trong 2 kênh này)

(H00) được viết để BFM # 17, lựa chọn một kênh / input.

(H02) được viết để BFM # 17 bắt đầu / Một quá trình chuyển đổi A/Dcho kênh 1.

BFM # 0 là đọc, lưu trữ các giá trị hiện tại của kênh 1 trong sổ đăng ký D00.

(H01) được viết để BFM # 17 bây giờ lựa chọn Một kênh / input D 2.

(H03) được viết để BFM # 17 lại bắt đầu A / quá trình converdion D, nhưng cho
kênh 2.
thời gian TAD yêu cầu để đọc một kênh đầu vào tương tự được tính như sau:
TAD = (TO thời gian xử lý hướng dẫn) x 2 + (FROM lệnh xử lý thời gian)

lưu ý: 3 (TO / TỪ) lệnh định dạng hiển thị ở trên nên luôn luôn được sử dụng khi
đọc dữ liệu từ các kênh đầu vào tương tự các FXon-3A kênh analog.
Ø sử dụng analog đầu ra

những bo nho đệm (BFM) củaFXon-3A được viết TO hoặc đọc FROM do PLC
host. trong chương trình sau đây, khi M0 được bật các D / A quá trình chuyển đổi được
thực hiện và tín hiệu analog tương đương với giá trị digittal stred trong ví dụ này, là đầu
ra để đăng ký D02.

56
Nội dung của D2 được ghi vào BFM # 16. điều này sẽ được chuyển đổi sang một
đầu ra analog.

(H04) được viết để BFM317 để bắt đầu D / A quá trình chuyển đổi.

Thời gian TAD yêu cầu viết một kênh đầu vào tương tự được tính như sau:
TAD = (TO thời gian xử lý hướng dẫn) x 3

Lưu ý: 3 (TO hướng dẫn định dạng hiển thị ở trên nên luôn luôn được sử dụng
khi Viết dữ liệu vào kênh đầu ra analog của các FXon-3A .

Chi tiết về FROM và TO cả các hướng dẫn (các chức năng tương ứng 78 và 79)
có thể được tìm thấy trong các "lập trình hướng dẫn sử dụng FX series II".

5. Kiểm tra lỗi

Nếu FXon_3A đặc biệt chức năng chặn không hoạt động bình thường, hãy kiểm
tra các mục sau đây:

· kiểm tra tình trạng của POWER LED.

· lit: cáp phần mở rộng được kết nối đúng.

· nếu không: kiểm tra kết nối của dây cáp mở rộng.

· kiểm tra hệ thống dây điện bên ngoài.

· kiểm tra tải trọng sản lượng kết nối với các thiết bị đầu cuối đầu ra analog là
giới hạn quy định sau đây.

· điện áp đầu vào: 1k om , hiện tại đầu vào 500 ohm hoặc ít hơn.

· kiểm tra xem trở kháng của thiết bị đầu vào được trong giới hạn quy định.

· điện áp đầu vào 200k ohm, hiện tại đầu vào 250 ohm.

· kiểm tra hiệu chuẩn của các kênh analog các FXon-3A của (đầu vào và đầu ra)
bằng cách sử dụng một vôn mét / điện lưu kế theo yêu cầu. xem trước đó hai
phần cho một giải thích chi tiết.

V. Khai báo thiết lập thông số kết nối Kepware và PLC

57
1. Khai báo thiết lập thông số kết nối trên phần mềm Kepware

Khởi động phần mềm Kepware

Click chuột chọn một New Channel . Nhập tên => Next

Chọn loại PLC cần kết nối là Mitsubishi FX=> Next => Next

58
Chọn Next => Finish

Tạo một New device => Next

59
Chọn loại FX3U => Next => Next => Next => Finish

60
2. Tạo các biến để khai báo giá trị input/output

Sau đó bên phải màn hình,ta click vào dòng “click to add a static tag…” ,chọn
name và adress như bảng dưới:

61
- Nhấn Apply rồi OK

Và tiếp tục khai báo các biến như hình dưới:

62
Khi khai báo xong chọn

Nếu ta kết nối với PLC thành công thì tag Quality sẽ thể hiện trạng thái
“Good”

63
VI. Thiết kế giao diện điều khiển, giám sát trên WinCC và Cách kết nối giữa Kepware
và WinCC
1. Khởi động WinCC Tạo một Project

Khởi động WinCC:


Nhấn nút Start→Simatic→WinCC→Windows Control Center

Tạo một Project


Chọn Single-User Project => OK

64
gõ tên Project vào project name

2. Cài đặt Drive kết nối PLC

65
Click phải chuột vào Tag Management → Add new Driver
Chọn Driver để kết nối PLC từ hộp thoại sau rồi nhấn Open

Kết nối với PLC FX 3U chọn


Driver này

Tìm phần mềm để kết nối với PLC

66
Cần phân biệt hai loại Internal Tag và External (Process) Tag
3. Định nghỉa các Tag sử dụng
Tạo External Tag

67
Gõ tên vào và nhấn properties từ hộp thoại Connection Properties

68
Gõ tên phần mềm vừa tìm vào OPC Server Name rồi nhấn Test Server

Chọn Device Nhấn OK -> OK rồi Chọn New Tag từ Connection vừa tạo

69
Gõ tên Tag và chọn kiểu dữ liệu cho Tag rồi nhấn Select

70
Chọn tên cho item name trong OPC rồi nhấn OK 2 lần.
Thiết lập tương tự cho biến đầu vào M0.4(ON),biến ngõ vào M0.3(RUN);
M0.5(NUT SET NHIET DO 1); M0.6(NUT SET NHIET DO 2); M0.7(OFF)
Các biến ngõ ra:Y0.10(MENSOR/DEN SOI DOT); Y0.11( QUAT THOI) ;
Y0.12(QUAT HUT); Y0.13(CUA THONG); Y0.14(DC DAO)
Và các thanh ghi:D0.0;D0.5;D0.10

Ta được bảng tag như hình dưới:

71
4. Tạo và soạn thảo một giao diện người dùng
Trong cửa sổ WinCCExplorer,nhấp chuột phải vào graphics designer,chọn new
picture ,lúc này khung bên phải xuất hiện file newpdlo.pdl,sau đó nhấp phải vào
file này chọn rename đổi tên file

72
nhập tên vào bảng new name “do an nhom 1”nhập xong nhấn OK:

Có thể đổi tên picture bằng cách nhấp chuột phải, chọn Rename
Để mở trang thiết kế giao diện mô hình điều khiển,nhấn đúp vào file vừa đổi
tên”do an nhom 1” cửa sổ graphic designer xuất hiện

Các công cụ trên Graphics Designer

73
Trên trang màn hình tên Start.pdl, tạo giao diện sau:

Để lấy các hình ảnh có sẵn vào Menu View, chọn Library

74
Cửa sổ library xuất hiện ,nhấn đúp vào global library mở các thư mục chứa tất cả
các mô hình linh kiện ,máy móc,thiết bị của WinCC.

Các đối tượng cùng loại được xếp vào cùng một thư mục,ta có thể dò theo tên để
lấy các đối tượng cần thiết .để xem các hình dạng thiết bị nhấp chọn biểu tượng
giant icons và preview

75
Ø Tạo nút nhấn chuyển màng hình
Chọn Button trong mục Windown Object bên Object Palette, kéo qua và đặt tại
vị trí mong muốn trên màn hình soạn thảo:

Gõ vào mục Text và chọn trang màn hình muốn chỉ tới

76
Ø Tạo nút nhấn điều khiển
Trong bảng object palette,nhấn vào dấu cộng tại mục window objects.nhấn đúp
vào button tạo nút nhấn.

Hộp thoại button configuration xuất hiện,


Nhập tên nút nhấn ON trong khung text.
Sau đó nhấn vào nút font,chọn chữ VNI-Helve.
Nhấp OK chấp nhận.

77
Để thay đổi thuộc tính cho nút nhấn,nhấp chuột phải vào nút nhấn ON chọn
properties ,hộp thoại object properties xuất hiện lần lượt chọn các mục để thay đổi
kích thước ,màu sắc,kiểu chữ

Để tạo thuộc tính nút nhấn ON ,nhấp phải vào nút nhấn ON sau đó chọn property
để liên kết đến tag .hộp thoại object property xuất hiện ,chọn thẻ events ,sau đó
chọn button>mouse.trong cửa sổ phía bên phải chọn mục press left tiếp theo nhấp
phải vào biểu tượng của mục này,chọn C-Action.

Hộp thoại Edit Action xuất hiện ,chọn đường dẫn internal
function>tag>set.sau đó nhấn đúp vào set tag bit.

78
Hộp thoại Assiigning parameters xuất hiện ,chọn dòng tag_name,sau đó nhấn
vào nút vuông bên phải chọn tag selection .

Hộp thoại tags-project xuất hiện nấhn đúp chọn ON.

79
Trở lại cửa sổ Assigning parameters ,ở hàng value,cột value nhập vào giá trị 1
sau đó nhấp OK.

Trở lại cửa sổ Edit Action nấhp vào biểu tượng create action để kiểm tra lỗi
,nếu không có lỗi ,nhấn OK xác nhận thuộc tính cho nút nhấn ON.

80
Trở lại cửa sổ object properties nếu thấy ở mục cột Action tương ứng với thuộc
tính thiết lập xuất hiện chữ c và chuyển thành mau xanh cho biết đã thực hiện thành
công .sau đó đóng hộp thoại để hoàn thành việc thiết lập thuộc tính cho nút nhấn
ON .

Tương tự tạo thuộc tính cho các nút nhấn OFF,RUN,NUT SET NHIET DO
1,NUT SET NHIET DO 2.

81
Ø Tạo động cơ đảo
Để lấy động cơ,chọn plantelement >motor.danh sách các động cơ chứa trong
thư mục này sẽ xuất hiện trong khung bên phải cửa sổ sau đó nhấp chọn loại
motor007 ,rồi nhấn giữ chuột kéo vào vùng thiết kế

Sau đó ta nhấn phải chuột chọn properties để liên kết đến tag,hộp thoại object
properties xuất hiện ,chọn thẻ properties>flashing.trong cột attribute.
Chọn hàng flashing background active đặt giá trị yes . Trong cột static,trong cột
dynamic nhấn chuột phải .
Vào kí hiệu bóng đèn chọn tag

82
Hộp thoại tag xuất hiện ta nhấn đúp vào DC-DAO ,chọn OK

Trở lại cửa sổ object properties,ở cột update cycle,nhấn chuột phải chọn 250ms.

Sau đó thoát khỏi hộp thoại object properties và tiếp tục làm tương tự cho các
động cơ và quạt thổi,quạt hút còn lại.

83
Ø Tạo hiển thị số
Để lấy đèn led hiện thị ,chọn displays>displays>digital output.

Sau đó nhấp chuột phải chọn properties để cài đặt cho led hiện thị

Trong cửa sổ object properties,chọn thẻ properties> output/input,trong cột


attribute chọn hàng output format,thiết lập thông số là 999.

84
Trong thẻ output value,nhấp chuột phải vào cột dynamics chọn tag,

Hộp thoại tag xuất hiện ,ta nhấp đúp chọn CAMBIENNHIET sau đó chon OK
để thoát

85
Quay lại hộp thoại object properties nhấp chuột phải vào cột update cycle chọn
250ms

Thoát khỏi hộp thoại object properties để tiếp tục cài đặt cho phần khác.

Ø Tạo cột hiển thị động

86
Để lấy bồn chứa hiển thị nhiệt độ vào library chọn
plantElements>tanks>tanks4,sau đó chỉnh sửa để được như hình dưới.

Tạo hình ảnh động cho đối tượng


Nhấp chuột phải vào đối tượng, chọn properties

87
Hộp thoại object xuất hiện,ta chọn thẻ properties>tag assignment.ở cột
attribute chọn fill level đặt ở cột static các thông số thich hợp.sau đó nhấp chuột
phải vào cột dynamic chọn tag.

Hộp thoại tags xuất hiện nhấp đúp vào BIENNHIET,chọn OK để thoát

Sau đó nhấp chuột phải vào cột update cycle chọn giá trị là 250ms và thoát khỏi
hộp thoại object properties.

88
Tương tự khai cáo các giá trị còn lai. Cuối cùng ta thiết kế xong ta được như sau:

89
5. Cài Đặt Tham Số Khi Chạy Runtime
+trên cửa sổ wincc Explorer click chuột phải vào mục computer ,chọn
propeties"chọn propeties lần nữa.
+trên tab ”start up”,chọn tag logging runtime và text library runtime

Nhấn OK để thoát

6. Hiển thị thông số của quá trình sản xuất


Sử dụng tag logging để hiển thị thông số của quá trình sản xuất qua các bước sau:
v Mở tag logging editor
v Đặt cấu hình cho timer
v Tạo dữ liệu lưu trữ với archieve wizard
v Vẽ đồ thị hiển thị thông số của quá trình sản xuất
v Tạo một bảng báo cáo
v Cài đặt thông số runtime
v Chạy chương trình

Ø Mở tag logging edittor


Nhấn chuột phải vào tag logging editor trên cửa sổ wincc Explorer"Open

90
Ø Đặt cấu hình cho timer
Nhấn chuột phải vào timer.chọn new và cài đặt thời gian lấy dữ liệu

Cài đặt thời gian lấy dữ liệu:

91
Nhấn OK để tiếp tục
Sau khi hoàn thành sẽ tao ra một bảng thời gian mới

Ø Tạo dữ liệu lưu trữ với archieve wizard

92
Nhấn chuột phải vào archieve ,chọn archieve wizard ,nhấn next và thực hiện như
các bước dưới đây:
Mở một archive wizard mới:

Nhấn chọn Process Value Achive


Đặt tên cho cột dữ liệu

Nhấn chọn Select… để chọn dữ liệu cần biểu diễn:

93
Ø Vẽ Đồ Thị Hiện Thị Thông Số Của Quá Trình Sản Xuất
+ có thể tạo một trang màn hình mới và đặt tên

94
+ trong cửa sổ graphics designer,chọn wincc online trend control trên tab control
bên cửa sổ obiject palette và kéo vào màn hình soạn thảo .

+ có thể gõ tên đồ thị và cài đặt các thuộc tính cho đồ thị từ cửa sổ sau:

95
Chuyển sang tab curve để chọn tên tag mà cần vẽ đồ thị như sau:

96
Nhấn ctrl+double click để xem thử hình ảnh của đồ thị lúc chạy runtime,có thể
sửa lại các thông số của đồ thị sao cho hợp lí.

97
Ø Tạo Bảng Báo Cáo
+chọn wincc online table control có trong tab”control” bên cửa sổ object palette
và đặt vào trang màn hình soạn thảo.

+điền tên và các thông số của bảng từ cửa sổ hiện ra

98
Chuyển qua tab ”column” để gõ tên của giá trị hiển thị trên bảng và chọn tag cần
quan sát như hình sau:

99
Có thể nhấn ctrl+double click để quan sát trước bảng thông số lúc chạy runtime:

7. Thiết lập các thông báo và cảnh báo lỗi

100
Sử dụng alarm logging để thiết lập các cảnh báo và thông báo lỗi:
Các trình tự có thể thực hiện như sau(tùy theo yêu cầu):
v Mở cửa sổ soạn thảo alarm logging editor
v Khởi động system wizard
v Cài dặt message text
v Dùng message class để đặt màu cho các message
v Cài đặt limit value
v Tạo message window trên màn hình soạn thảo
v Thiết lập các tham số runtime
v Chạy chương trình

Ø Mở Cửa Sổ Alarm Logging


Nhấn chuột phải vào alarm logging ,chọn open

101
Ø Khởi Động System Wizard
Vào file"select wizard" chọn system wizard "next.chọn các thông số như
những hinh2 sau:

102
Ø Cài Đặt Message Text
+Nhấn chuột phải vào dấu + ở mục message blocks,chọn use text blocks.
+Tiếp theo nhấn chuột phải vào message text bên cửa sổ data window,chọn
propeties và gõ vào chiều dài của message text.

103
Thực hiện tương tự với point of error

104
Double click chuột vào :
8 Các hàng chọn append new line để tạo một hàng thông báo mới .
8 Message tag để chọn tag báo lỗi .
8Message bit để chọn bit báo lỗi trong có trong message tag.
8Message text để điền câu thông báo lỗi
8Point of error để chỉ vị trí bị lỗi trong hệ thống sản xuất.

Ø Cài Đặt Màu Cho Các Message


8Click chuột vào dấu + ở mục message classtrong cửa sổ alarm logging.
8Click vào error và click phải chuột vào alarm,chọn propeties.
8Chọn màu text và màu nền cho các thogn6 báo lỗi :came in,went
out,acknowlege.

105
Ø Cài Đặt Limit Value
+ Trên cửa sổ alarm logging editor chọn menu tools"add-lns.
+Trên cửa sổ add-lns chọn analog alarm

Nhấn chuột phải vào analog alarm,chọn new

106
Trên cửa sổ propeties,chọn tag muốn quan sát hai giá trị mức lower và upper.

107
Có thể chọn tag có sẵn hoặc tạo mới tag từ cửa sổ hiện ra.
+ở đây có thể tạo một tag mới có tên là analogalarm,kiểu unsigned 16bits
+nhấn OK để xác nhận cài đặt và thoát.

Cài đặt Limit Value


Nhấp phải chuột vào tag mới vừa khia báo ,chọn new

Trên cửa sổ propeties hiện ra ,chọn các giá trị cho upper và lower limit

108
Chọn save để thoát khỏi alarm logging editor

109
Ø Tạo Message Alarm Control Trên Tab”Control”Bên Cửa Sổ Object Palette Và
Đặt Vào Màn Hình Soạn Thảo .
gõ tên cửa sổ và chọn vào ô display.

VII. Chạy chương trình


+Nhấn nút active u để chạy chương trình
+có thể kích hoạt chương trình mô phỏng để xem hình ảnh của đồ thị và bảng
thông số khi chạy runtime.

110
111
1. Bảng thiết bị :

STT IN/OUT KÍ HIỆU MÔ TẢ

1 X4 ON

2 X5 UP
INPUT
3 X6 DOWN

4 X7 OFF

5 Y10 MENSOR

6 Y11 QUẠT THỔI

7 OUTPUT Y12 QUẠT HÚT

8 Y13 CỬA THÔNG

9 Y14 DC_ĐẢO

10 D0 CẢM BIẾN

11 D5 NHIỆT ĐỘ MENSOR
INPUT/ OUTPUT
12 D2 SET NHIỆT ĐỘ

13 D15 HIỂN THỊ

112
2. Lưu đồ giải thuật

3. Nguyên lý hoạt động:

Để đo nhiệt độ lò ấp trứng trước tiên ta phải khai báo. nhiệt độ sẽ được hiển thị
được lên bảng thông báo Set nhiệt độ ( D2 ). Thì lúc đó nhấn ON ( X4 ) thì chương
trình mới chạy được, lúc này cảm biến sẽ đo nhiệt độ trong lò và báo về máy nhiệt độ
của lò và tín hiệu đó sẽ được chương trình xử lý và điều khiển các thiết bị như quạt
hút, quạt thổi, Mensor ( đèn sợi đốt) và cửa thông.

Nếu nhiệt độ trong lò(D0) nhỏ hơn nhiệt độ khai báo (D2) thì sẽ tác động cho quạt
thổi(Y11) và Mensor hoạt động → nhiệt độ tăng. Nếu nhiệt độ nằm trong vùng Set

113
nhiệt ±50C ( D2 - 5 < D0 < D2 +5 ) thì Mensor nhiệt sẽ không tăng thêm nhiệt nữa mà
sẽ ổn định nhiệt cho hệ thống.

Nếu nhiệt độ trong lò mà lớn hơn ( D2 +5 ) nhiệt độ Set ( D2 ) thì sẽ ngắt quạt thổi
nhiệt và Mensor nhiệt và đồng thời tác động cho quạt hút nhiệt ra ngoài và cửa thông
mở để không khí được điều hoà giảm bớt.

114
PHẦN 3: Kết Luận
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp về việc ứng dụng hệ
thống Scada để điều khiển hệ thống bằng phần mềm WinCC.

1. Những vấn đề đã đạt được:

Nghiên cứu tìm hiểu được hệ thống PLC họ FX của Mitsubishi cùng mạng CC
Link.

Nghiên cứu sâu thêm các phương pháp lập trình PLC trên phần mềm GX
developer.

Tìm hiểu được căn bản về Scada.

Xây dựng được giao diện điều khiển của hệ thống bằng phần mềm WinCC và
phần mềm Kepware.

2. Những vấn đề chưa đạt được:

Hạn chế trong việc sử dụng các sensor điều khiển.

Chương trình điều khiển chưa hoàn toàn chính xác.

Chưa hoàn thiện trong việc nghiên cứu về phần mềm WinCC về cách tạo biến kết
nối trực tiếp (mà phải tạo biến kết nối gián tiếp M…) với Kepware.

3. Hướng phát triển:

Tiếp tục nghiên cứu mạng Scada và đi sâu va khai thác hơn nữa về phần mềm
WinCC.

Nghiên cứu phát triển PLC ở các hệ thống mạng cấp cao hơn.

115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]TS.TRẦN THU HÀ- KS.PHẠM QUANG HUY Lập trình với
S7& WINCC - NXB HỒNG ĐỨC.
[2]NGUYỄN THỊ NGOC LOAN- PHÙNG THỊ NGUYỆT- PHẠM
QUANG HIỂN Lập Trình Với S7 – VISU – WINCC – NXB
Giao Thông Vận Tải.
[3]PTS. LÊ HOÀI QUỐC – KS.CHUNG TẤN LÂM Bộ Điều Khiển
Lập Trình Và ứng Dụng - NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT.

Địa chỉ các website tham khảo:


http://www.mitsubishi-automation.com
http://www.plc.net.ru
http://www.kepware.com

116
LẬP TRÌNH WINCC CHO
HỆ THỐNG SCADA
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ

Danh sách nhóm: NGUYỂN NGỌC HAY.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 Tháng 04 Năm 2010

œ–˜š&›™—•

117

You might also like