You are on page 1of 4

Vai trò của máy tính điện tử

I. Trong khoa học, kĩ thuật:


1. Trợ giúp công việc tính toán thuần túy:
Trong giai đoạn đầu, máy tính xuất hiện như một trong nhiều
công cụ lao động mới của con người với mục đích trợ giúp công
việc tính toán thuần thúy.
Máy tính giúp giải những bài toán khoa học kĩ thuật:
- Dùng máy tính ta để thực hiện được khối lượng lớn các tính
toán số một cách nhanh chóng.
- Thực hiện các phép tính một cách chính xác.
- Máy tính giúp quá trình thiết kế trở nên nhanh hơn, hoàn
thành hơn và chi phí thấp hơn do
nhà thiết kế không những có thể tính được nhiều phương án
mà còn thể hiện được các phương án đó một cách trực
quan trên màn hình hoặc in ra giấy.
Ví dụ:
- GIMPS (Cuộc tìm kiến số nguyên tố Mersenne qua Internet)
là một ứng dụng của máy tính điện tử vào tính toán số học.
Nhờ sự giúp đỡ của công nghệ điện toán mây,các nhà khoa
học đã lien kết hang trăm ngàn máy tính trên thế giới thành
một siêu máy tính, tăng tốc độ tính toán lên nhiều lần. Cho
tới nay, người ta đã tìm được tất cả 46 số nguyên tố
Mersenne với số lớn nhất là [2^42643801-1] với 12,978,189
chữ số.
- Tương tự là Folding@Home của đại học Stanford, Hoa Kì,
nhưng với mục đích để xây dựng mô hình cấu trúc protein
(một thuật toán tiêu tốn rất nhiều tài nguyên) Mục đích của
dự án này là tìm hiểu sự xoắn lại, hình thành các dạng
Protein và các bệnh có liên quan.
- Các phần mềm như AutoCAD, CorelDRAW, Illustrator được sử
dụng bởi các nhà thiết kế, hoạch định dự án để xây dựng
phối cảnh ý tưởng của mình.

2. Lưu trữ thông tin:


- Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn.
- Có thể lấy được thông tin ra khi cần.
- Máy tính không ngừng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu lưu
trữ, tìm kiếm và xử lí thông tin một cách có hiệu quả.
Ví dụ:
- Lưu trữ máy tính dung để giữ lại những thước phim, bức ảnh,
tài liệu / e-mail công việc một cách rất tin cậy và lâu bền.
- Theo Cục lưu trữ lien bang Mĩ, tổng dung lượng tất cả các
thông tin trên máy tính khắp thế giới hiện tại là vào khoảng
4.3 EB (Exabyte, tức 4.62 tỉ GB) chưa tính các tài liệu thông
tin tuyệt mật của các quốc gia.
- Một so sánh vui: vào năm 1997, bộ phim Titanic của đạo
diễn James Cameron sử dụng 1TB dung lượng lưu trữ cho
phần hậu kì và kĩ xảo của mình. Năm 2009, bộ phim Avatar
cũng của đạo diễn James Cameron đã sử dụng tới 1200TB
dung lượng lưu trữ chỉ riêng cho phần kĩ xảo! Chúng ta có
thể thấy công nghệ lưu trữ có những bước tiến thần kì thế
nào.

3. Phân tích thông tin:


- Máy tính có khả năng phân tích các thông tin thu thập được
để phục vụ cho con người.
Ví dụ:
- Các hệ thống máy chủ ngân hang thu thập, phân tích thong
tin vè tài khoảng tín dụng của các khách hang nhằm phục
vụ nhanh nhất có thể.
- Các hệ thống CSDL của các viện/phòng nghiên cứ, giúp các
nhà khoa học có thể quản lí thông tin tiện lợi nhất.

II. Trong đời sống con người.


Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa
trên nhiều lĩnh vực họat động của xã hội loài người. Máy tính nói
chung và máy vi tính nói riêng xuất hiện khắp nơi. Cùng với
những tham số truyền thống khác như điện năng, thép,…, sự phát
triển của mỗi đất nước bây giờ đc xem xét thông qua một tham
số nữa- số máy tính trên một nghìn người dân. Cũng giống như
cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng thông tin đang
dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả
cách suy nghĩ của chúng ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng
sớm càng tốt mỗi người phải ý thức rằng nếu ko có hiểu biết nhất
định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hòa
nhập vào cuộc sống hiện đại.

1. Tự động hóa và điều khiển:


- Các hệ thống máy tính giúp con người trong việc tự động
hóa các dây chuyển sản xuất, nhất là trong njhững môi
trường nguy hiểm cho con người ví dụ như: sản xuất ôtô,
máy vi tính, đồ điện tử và các thiết bị đòi hỏi độ chính xác
cao khác.
- Máy vi tính có thể tự thu thập thong tin về giao thông, và
dựa vào các thuật toán có sẵn phân luồng và điều khiển giao
thong tự động.
- Quân sự: Máy vi tính cũng có thể tự điều khiển xe cô, máy
bay, tên lửa đạn đạo trong chiến tranh để tránh tiêu hao sức
người, đồng thơi độ tin cậy và chính các lại cao hơn nhiều
lần.
- Y tế: Máy vi tính được sử dụng để hỗ trợ các bác sĩ trong các
ca mổ, đem lại sự chính xác cao khi thao tác và đồng thơi là
sự an toàn cho bệnh nhân.

2. Soạn thảo in ấn văn phòng


- Các phần mềm như MS Word, Excel, Access… cùng những tiện ích
khác giúp việc quản lí, sắp xếp cũng như soạn thảo, in ấn tài liệu
dễ dành hơn rất nhiều. Không còn những chiếc máy đánh chữ
cồng kềnh và những chiếc máy in kim chậm chạp, ngày nay người
ta có thể dễ dành soạn thảo và in một tài liệu vơi những công cụ
trên.

3. Giáo dục
- Giáo dục trực tuyến (Hay còn gọi là e-learning) là phương
thức học ảo thông qua một máy tính nối mạng đối với một máy
chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn gíao trình và phần mềm cần thiết để
có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho hoọc viên học trực tuyến từ xa. Hoặc
giaáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường
truyền cáp quang; băng rộng hoặc kết nối không dây (WiFi,
WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…Mở rộng ra, các cá nhân hay các
tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-school),
mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài
kiểm tra như các trường học khác.
Ưu điểm của sự đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết
kiệm thời gian, không gian. Hơn nữa xây dựng coơ sở hạ tầng
mạng không đòi hỏi kinh tế cao như xây dựng trường học thật,
không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Nhược điểm duy nhất của đào
tạo trực tuyến là nếu người dùng (client) mà có đường truyền
chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữ liệu, thông tin sẽ
không đến được hoặc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh
khỏi.

4. Trí tuệ nhân tạo:


Trí tuệ nhân tạo hay trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ
thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các
maáy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học
nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí
thông minh trong khoa học viễn tưởng, nó là một trong những
ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan
đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của
máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập
kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về
chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một
công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn
mặt. Bởi vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn học,
với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc
sống thực tế. Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường
xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng
như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và
trò chơi điện tử.

5. Giải trí:
- Máy vi tính giúp ta giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng
với những hoạt động như: xem phim, nghe nhạc, chơi game,
đọc sách hay đơn giản chỉ là lướt qua những trang web
- Chính máy vi tính đã giúp tạo ra hoạt động giải trí trên nó:
không một bộ phin, bản nhạc nào không qua giai đoạn hậu
kì trên máy tính, các game đều đc lập trình trên máy tính và
các trang web đều được viết bằng máy tính.

You might also like