You are on page 1of 8

BÀI SOẠN ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC

I. PHẦN ĐỊNH NGHĨA


1.Quản trị học:
Quản trị học là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức để tìm
ra tính quy luật hình thành nên quản trị, đưa ra những cách thức phương pháp nhằm thực hiện mối quan hệ đó.
2. Quản trị :
Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi nhiều người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm
hoàn thành mục tiêu chung.
3. Thông tin quản trị:
Thông tin trong quản trị là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trừơng quản trị và
cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quản trị ở một tổ chức
nào đó.
4. Ra quyết định quản trị:
Là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của một tổ chức để giải
quyêt vấn đề “chín muồi” trên cơ sở hiểu biết thông tin và quy luật.
5. Môi trường quản trị:
Là tổng hợp các lực lượng, thể chế, yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong của doanh nghiệp, chúng thường
xuyên biến đổi, tạo ra xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
6. Môi trường Vĩ mô:
Môi trừơng vĩ mô là tập hợp các lực lượng, thể chế, yếu tố hoàn toàn nằm bên ngoài doanh nghiệp. sự biến đổi
của chúng sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố môi trường vi mô và gây tác động ảnh hưởng đến
doanh nghiệp.
7. Môi trường Vi mô:
Môi trường Vi mô là tổng hợp các yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp. sự biến đổi của chúng sẽ
tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.
8. Hoạch định:
Hoạch định là quá trình thiết lập mục tiêu và xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
9. Chiến lược:
Chiến lược được coi như là một chương trình hành động mang tính tổng quát dài hạn, bao trùm toàn tổ chức.
10. Hoạch định chiến lược:
Hoạch định chiến lược là quá trình thiết lập mục tiêu mang tính tổng quát dài hạn, bao trùm toàn tổ chức, và xây
dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
11. Hoạch định chiến thuật:
Hoạch định chiến thuật là quá trình thiết lập mục tiêu mang tính cụ thể trong ngắn hạn, có phạm vi ảnh hưởng
hẹp, và xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
12. Hoạch định tác nghiệp:
Hoạch định tác nghiệp là quá trình thiết lập mục tiêu mang tính chi tiết trong khỏan thời gian ngắn, có phạm vi
ảnh hưởng rất hẹp, và xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
13. Tổ chức:
Tổ chức là quá trình xây dựng những việc cần phải làm và phân công cho các đơn vị cá nhân đảm nhận các
công việc ấy nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đạt hiệu quả.
14. Tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy hay còn gọi là thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị (tổ chức bộ máy quản trị) là quá trình thiết lập
các khâu quản trị (theo chiều dọc) và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân nhằm tạo ra môi trường
thuận lợi để phối hợp sử dụng mọi khả năng của các thành viên trong tổ chức ấy để hoàn thành mục tiêu chung
của tổ chức một cách hiệu quả.
15. Chức năng tổ chức:
Chức năng tổ chức là một trong những nhiệm vụ cơ bản mang tính tổng quát, được xem xét trên 3 khía cạnh: tổ
chức bộ máy, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự. Bao gồm hoạt động xác định những việc cần phải làm, thiết
lập các phòng ban bộ phận, và phân công cho các đơn vị cá nhân đảm nhận những công việc ấy, tạp mối quan
hệ ngang dọc trong nội bộ tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức một cách hiệu quả.
16. Bộ máy tổ chức:
Bộ máy tổ chức (cơ cấu tổ chức quản trị) là tổng hợp các bộ phận (hoặc các khâu) khác nhau được chuyên môn
hoá và có những trách nhiệm quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp nhằm đảm bảo các khả năng quản
trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.
17. Tầm hạn quản trị:
Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển
một cách tốt đẹp nhất.
18. Tầng nấc quản trị:
Tầng nấc quản trị là số cấp bậc trong một tổ chức (VD: trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó, nhóm
trưởng, nhóm phó…)
19. Lãnh đạo:
Lãnh đạo được xác định như sự tác động, như một nghệ thuật hay một quá trình tác động tới con ngừơi sao cho
họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao để góp phần kết thúc mục tiêu của
tổ chức( lãnh đạo được thực hiện qua các biện pháp ra lệnh, chỉ dẫn, đôn đốc động viên thúc đẩy những người
dưới quyền làm việc đạt hịêu quả cao).
20. Kiểm tra:
Kiểm tra là tiến trình đo lường chất lượng, so sánh với những điều đã được dạy, đồng thời phát hiện nhũưng sai
lệch chệch hướng để có biện pháp điều chỉnh đúng lúc nhằm đảm bảo mục tiêu đã xác định.

II. PHẦN CÂU HỎI NGẮN


2. Nhà quản trị cần có đầy đủ những kỹ năng gì? Nêu định nghĩa từng kỹ năng,vẽ sơ đồ, cho biết nhận xét
của bạn.
Nhà quản trị ở bất kì cấp nào cũng cần phải có 3 kỹ năng sau:
__Tư duy (nhận thức):là kỹ năng khó hình thành và khó nhất trong 3 kỹ năng của nhà quản trị nhưng nó
lại có vai trò rất quan trọng nhất là đối với các nhà quản trị viên cấp cao. Họ cần tư duy tốt để đề ra chiến lược
tốt, đường lối, chính sách để có thể đương đầu với những cơ hội, thử thách mà tổ chức có thể gặp phải.
__Nhân sự (quan hệ): đây là kỹ năng liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển nhân
sự. kỹ năng nhân sự ở bất kì cấp độ nào cũng cần thiết như nhau.
__Kỹ thuật (tác nghiệp): đây là kỹ năng cần thiết cho quản trị viên cấp cơ sở trong việc soạn thảo hợp
đồng, thiết kế cơ khí, soạn thảo chương trình điện toán…

Kết luận: quan sát hình vẽ trên ta thấy cấp quản trị càng cao thì yêu cầu tư duy càng nhiều, cấp quản trị
càng thấp thì yêu cầu khả năng tác nghiệp càng nhiều. kỹ năng nhân sự thì mức độ cần thiết là bằng nhau ở mọi
cấp.

3. Trình bày mối quan hệ giữa tầm han quản trị với việc thiết lập tầng nấc quản trị trong công tác tổ chức
bộ máy.
Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều
khiển một cách tốt đẹp nhất.
Tầng nấc quản trị là số cấp bậc trong một tổ chức (VD: trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó,
nhóm trưởng, nhóm phó…)
Trong công tác quản trị việc thiết lập tầng nâc quản trị có liên quan đến việc thiết lập tầm hạn quản trị.
Tầm hạng quản trị có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của công việc xây dựng bộ máy tổ chức đặc biệt là
các tầng nấc trong quản trị.
Có 6 yếu tố ảnh hưởng:
1) Năng lực nhà quản trị
2) Trình độ
3) Mức độ uỷ quyền của cấp trên cho cấp dưới
4) Tính chất kế hoạch của công việc
5) Sự thay đổi của công việc
6) Kỹ thuật và phương tiện

4. Trình bày những vai trò của nhà quản trị.


Nhà quản trị cần thực hiện 10 vai trò trong 3 nhóm vai trò sau:
1) Nhóm vai trò tương quan nhân sự:
• Vai trò đại diện: thiết lập nghi lễ trong các cuộc họp, kí kết hợp đồng.
• Vai trò người lãnh đạo: ra lệnh giao nhiệm vụ cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên thực hiện nhiệm vụ,
đôn đốc, động viên làm việc.
• Vai trò liên lạc: thể hiện mối quan hệ nội bộ và bên ngoài: gọi đt cho đối tác, các phòng ban trong cty.
2) Nhóm vai trò thông tin:
• Vai trò phát ngôn (đối ngoại)
• Vai trò phổ biến thông tin (đối nội)
• Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin
3) Nhóm vai trò ra quyết định:
• Vai trò doanh nhân: thể hiện vai trò doanh nhân, chịu trách nhiệm cuối cùng của hoạt động kinh doanh,
và chịu trách nhiệm rủi ro (từ chức)
• Vai trò người hoà giải các xung đột: đặc biệt là các xung đột mâu thuẫn nội bộ.
• Vai trò phân bổ tài nguyên: phân bổ nguồn nhân lực, quyết định tuyển nhân viên, quyết định sản xuất cái
gì? Quyết định tài chính..
• Vai trò thương thuyết: thương thuyết với đối tác.

III. PHẦN CÂU HỎI LỚN


5. Vì sao hoạch định là chức năng đầu tiên quan trọng nhất?
Hoạch định chiến lược là quá trình thiết lập mục tiêu mang tính tổng quát dài hạn, bao trùm toàn tổ
chức, và xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy.
Nhà quản trị phải có mục tiêu và kế hoạch, dựa vào mục tiêu và kế hoạch mà nhà quản trị có thể tổ chức
một bộ máy, một lưc lượng nhân sự và hệ thống công việc để thực hiện mục tiêu này.
Tổ chức - quá trình thiết lập các khâu quản trị (theo chiều dọc) và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị,
cá nhân nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để phối hợp sử dụng mọi khả năng của các thành viên trong tổ chức
ấy để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả.
Lãnh đạo - như là sự tác động, như một nghệ thuật hay một quá trình tác động tới con ngừơi sao cho họ
tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao để góp phần kết thúc mục tiêu của tổ
chức( lãnh đạo được thực hiện qua các biện pháp ra lệnh, chỉ dẫn, đôn đốc động viên thúc đẩy những người
dưới quyền làm việc đạt hịêu quả cao).
Kiểm tra - tiến trình đo lường chất lượng, so sánh với những điều đã được dạy, đồng thời phát hiện
những sai lệch chệch hướng để có biện pháp điều chỉnh đúng lúc nhằm đảm bảo mục tiêu đã xác định.
Vì tính hiệu quả nên khi thực hiện chức năng tổ chức, nhà quản trị coi mục tiêu kế hoạch là cơ sở. khi có
nhân sự, bộ máy, để đạt được mục tiêu hiệu quả thì nhà quản trị phải tác động đến nhân viên thông qua các công
tác: lãnh đạo, giao việc, hướng dẫn, đôn đốc, động viên. Tác động của lãnh đạo là để mọi người hướng về mục
tiêu chung đã hoạch định, tác động để nhân viên tận tâm lao động thực hiện mục tiêu. Như vậy nếu không có
hoạch định thì sẽ không có công tác lãnh đạo. khi thực hiện chức năng kiểm tra, nhà quản trị phải mượn tác
dụng của hoạch định để công tác kiểm tra diễn ra một cách dễ dàng. Mục tiêu và kế hoạch của hoạch định sẽ
được dùng để đối chiếu phục vụ cho công tác kiểm tra, tổng kết mục tiêu.
Vì vậy, hoạch định là chức năng cơ bản đầu tiên quan trọng nhất là cơ sở để nhà quản trị thực hiện
những chức năng còn lại. hoạch định có vai trò rất quan trọng, không có mục tiêu hoặc mục tiêu thiếu đúng đắn
thì sẽ ảnh hưởng đến tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

6. Để có một bộ máy tổ chức bộ máy hữu hiệu, nhà quản trị phải quan tâm những vấn đề gì? Tại sao?
Tổ chức bộ máy hay còn gọi là thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị (tổ chức bộ máy quản trị) là quá trình
thiết lập các khâu quản trị (theo chiều dọc) và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân nhằm tạo ra môi
trường thuận lợi để phối hợp sử dụng mọi khả năng của các thành viên trong tổ chức ấy để hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức một cách hiệu quả.
Bộ máy tổ chức (cơ cấu tổ chức quản trị) là tổng hợp các bộ phận (hoặc các khâu) khác nhau được
chuyên môn hoá và có những trách nhiệm quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp nhằm đảm bảo các
khả năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.
Để thiết lập một bộ máy hữu hiệu, nhà quản trị cần quan tâm những vấn đề sau:
1) Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
2) Bối cảnh kinh doanh hay bối cảnh xã hội.
3) Công nghệ sản xuất hoặc kỹ thuật kinh doanh của doanh nghiệp.
4) Năng lực, trình độ của con người trong doanh nghiệp
Ngoài những yếu tố cơ sở trên nhà quản trị cần chú ý đến những nguyên tắc như: chuyên môn hóa, khoa
học, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và đặc biệt là nguyên tắc cơ bản của cơ cấu tổ chức quản trị. Nội
dung của nguyên tắc này bao gồm:
1) Gắn với mục tiêu: mục tiêu và cơ cấu tổ chức phải phù hợp, vì cơ cấu bộ máy được tổ chức trên cơ sở
thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
2) Nguyên tắc hiệu quả: bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí, chọn lựa đúng người,
bố trí đúng việc
3) Nguyên tắc cân đối: hay là sự tương quan phù hợp giữa quyền hành và trách nhiệm, sự phân bố nhiệm
vụ phải rõ ràng hợp lý và hợp với khả năng. Nếu trách nhiệm nhiều hơn quyền hành thì sẽ gây áp lực
không thể thực hiện công việc, ngược lại nếu quyền hạn nhiều hơn trách nhiệm sẽ có hiện tượng lạm
dụng quyền hành chuộc lợi cá nhân.
4) Nguyên tắc linh hoạt: linh hoạt (mềm dẻo, dễ thích ứng, dễ thay đổi). Nhà quản trị phải linh hoạt trong
hoạt động tổ chức, bộ máy tổ chức linh hoạt sẽ giúp cho nhà quản trị đối phó kịp thời trước những thay
đổi của tình hình liên quan đến hoạt động tổ chức.
5) Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: mỗi cấp dưới chỉ chịu sự chỉ huy của một cấp trên trực tiếp mà thôi. Các
cấp chỉ huy cần phải coi trọng nguyên tắc này để đảm bảo tránh các mâu thuẫn hoặc ưu tiên công việc
trái ngược nhau khi cấp dưới có nhiều cấp trên chỉ huy.
Tiếp theo, nhà quản trị thực hiện tiến trình tổ chức bộ máy gồm 7 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Nhận thức rõ mục tiêu về doanh số, lợi nhuận; căn cứ vào 4 yếu tố : mục tiêu chiến lược kinh doanh, bối cảnh
xã hội, công nghệ sản xuất và khả năng nhân sự làm cơ sở để tiến hành tổ chức bộ máy.
Bước 2: Phân tích công việc
Xác định những công việc cần làm để thực hiện mục tiêu, phân loại các hoạt động theo nhóm chức năng, đặt ra
yêu cầu thực hiện từng nhóm công việc theo chức năng.
Bước 3: Thiết lập phòng ban
Kết hợp các chức năng quan trọng thành một hệ thống, hình thành bộ khung tổ chức gồm các phòng ban và bộ
phận. Để thực hiện bước này nhà quản trị cần dựa trên cơ sở công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và năng lực,
trình độ của con người trong doanh nghiệp.
Bước 4: Định biên nhân viên
Xác định số lượng nhân viên cần thiết theo yêu cầu công việc của từng phòng ban và bộ phận, căn cứ vào 6 yếu
tố để xác định tầm hạn quản trị.
Bước 5: Phân công phân nhiệm
Trên cơ sở số lượng nhân viên đã được xác định cho mỗi phòng ban, dựa vào tính chất công việc, tầm hạn quản
trị để bố trí nhân sự. Để đảm bảo bộ máy hữu hiệu nhà quản trị phối hợp nhiều cấp dưới, đánh giá kết quả thực
hiện so với kế hoạch nếu có gì sai lệch thì điều chỉnh nhân viên hay tổ chức lại bộ máy.
Bước 6: Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Từng phòng ban thực hiện chức năng để triển khai công việc cho mỗi cá nhân. Quan hệ phối hợp giữa các cá
nhân, phòng ban và bộ phận để thực hiện nhiệm vụ.
Bước 7: Thẩm định và tái tổ chức
Kiểm tra kết quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận và phòng ban để đánh giá kết quả hoạt động của bộ máy.
Nhận biết rõ các sai lệch và nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh
Vậy khi nhà quản trị nhận thức rõ mục tiêu, tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cơ bản của cơ cấu tổ chức quản
trị, nắm rõ các yếu tố cơ sở cho việc tổ chức bộ máy, cũng như việc xác định tầm hạn quản trị và phân chia tổ
chức hợp lí thì sẽ xây dựng được một bộ máy tổ chức hữu hiệu.

7. Trình bày các yếu tố cấu thành sự lãnh đạo.


Lãnh đạo được coi như là sự tác động, như một nghệ thuật hay một quá trình tác động tới con ngừơi sao
cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao để góp phần kết thúc mục tiêu
của tổ chức( lãnh đạo được thực hiện qua các biện pháp ra lệnh, chỉ dẫn, đôn đốc động viên thúc đẩy những
người dưới quyền làm việc đạt hịêu quả cao).
Sự lãnh đạo được cấu thành bởi các yếu tố:
__Kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo:
1) Khả năng tác động nghệ thuật tới con người trong tổ chức
2) Khả năng nhận thưc về con người, có những động lực thúc đẩy khác nhau trong các thời điểm khác
nhau.
3) Khả năng khen thưởng người dưới quyền
4) Khả năng hành động, chính khả năng này sẽ tạo ra bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng, đáp lại và
khơi dậy các động cơ thúc đẩy.
__Khả năng khích lệ:
1) Khả năng khích lệ, có những tác động thành công trong việc thiết phục cấp dưới sử dụng hết năng lực
của họ để thực hiện nhiệm vụ.
2) Phải biết tập trung quan tâm cấp dưới bằng việc sử dụng động cơ để tạo ra sự khích lệ cấp dưới tận tâm
làm việc
__Phong cách lãnh đạo và bầu không khí cuả tổ chức:
1) Sự phụ thuộc của động cơ thúc đẩy đối với niềm hi vọng, sự cố gắng cần thiết để thực hiện những nhiệm
vụ cần làm của cấp dưới.
2) Ảnh hưởng tới bầu không khí của tổ chức, tới động cơ thúc đẩy tức là sự khơi dậy hay kiềm hãm động
cơ làm việc của cấp dưới.
3) Phải có phong cách lãnh đạo phù hợp.

8. Trình bày nội dung các lý thuyết về sự động viên.


Có 5 lý thuyết về sự động viên:
I. Lý thuyết cổ điển:
Taylor cho rằn một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là phải đảm bảo công
nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại một cách nhàm chán nhưng hiệu quả cao nhất. để
đảm bảo điều đó nhà quản trị phải tìm ra cách tốt nhất để dạy cho công nhân và chuyên môn hoá công việc của
công nhân, và dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương, tiền thưởng để động viên công nhân làm việc. Nói
tóm lại, nội dung chính của lý thuyết cổ điển là nhà quản trị phải hợp lý hoá công việc bằng việc chuyên môn
hoá công việc, và phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho công nhân.
II. Lý thuyết tâm lí xã hội:
Lý thuyết về quan hệc con người cho thấy những quan hệ xã hội trong lúc làm việc đã có tác dụng thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự hăng hái làm việc của công nhân, lý thuyết này cũng cho thấy rằng con người cũng kém sự
hăng hái khi phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán đơn điệu.
Từ đó lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng nhà quản trị cần cho người lao động nhiều tự do hơn để làm các quyết
định liên quan đến công việc được giao. Nhà quản trị phải quan tâm nhiều hơn tới các nhóm không chính thức
trong tổ chức. thông tin nhiều hơn cho cấp dưới biết về các kế hoạch hoạt động của tổ chức.

III. Lý thuyết hiện đại về sự động viên:


Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến các biện pháp tăng năng suất lao động của các tác giả Maslaw, Mc
Gregor, William Ouchi.
Maslaw: cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con ngừơi được
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao, có 5 bậc nhu cầu: nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội,
nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện mình. Maslaw cho rằng việc đáp ứng những nhu cầu của cấp thấp là
dễ dàng hơn những nhu cầu ở cấp cao. Khi các nhu cầu được thoả mãn thì đó không còn là yếu tố động cơ nữa,
lúc đó những nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện.
Qua đó, Maslaw cho rằng muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là bạn phải hiểu người lao động của
bạn đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc thoả
mãn nhu cầu của người lao động đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của tổ chức.
Mc Gregor: cho rằng các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả
thuyết sai lầm về tác phong và hành vi của con người.
Mc Gregor đã gọi các giả thuyết cũ là giả thuyết X- tức là giả thuyết cho rằng phần đông mọi người đều
không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự tin chịu trách nhiệm công việc, phần lớn mọi người làm việc
vì lợi ích vật chất, nên các nhà quản trị đã xây dựng bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy
tắc, thủ tục, đồng thời có hệ thống giám sát chặt chẽ.
Mc Gregor đã đặt ra một giả thuyết Y – giả thuyết cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có
được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến
cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
William Ouchi: đã đề ra một lý thuyết Z có đặc điểm sau: công việc dài hạn, trách nhiệm cá nhân, xét
thăng thưởng chậm, quyết định thuận hợp, kiểm soát kìn đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập
thể và gia đình của nhân viên…
Thuyết Z của William Ouchi đã góp phần tạo nên chiếc chìa khoá thành công về sự quản lý của Nhật Bản ngày
nay.
IV. Lý thuyết về sự mong đợi:
Thuyết này cho rằng động cơ là kết quả của sự mong đợi của một cá nhân. Do đó, thuyết mong đợi đòi
hỏi các nhà quản lí phải hiểu biết những mong đợi của ngừơi lao động và gắn những mong đợi này với những
mục tiêu của tổ chức. Muốn vậy, nhà quản trị nên:
1) Tạo ra các kết cục mà người lao động mong muốn
2) Tao ra sự cần thiết thực hiện để đạt mục tiêu tổ chức
3) Bảo đảm mức độ thực hiện mong muốn là có thể đạt tới
4) Gắn chặt kết quả mong đợi với việc thực hiện cần thiết
5) Đánh giá tình thế đối với những mong đợi khác nhau.
6) Đảm bảo phần thưởng đủ sức hấp dẫn cần thiết
7) Đảm bảo hệ thống là công bằng với tất cả mọi người
V. Lý thuyết về sự công bằng:
Người lao động trong tổ chức muốn được đối xử một cách công bằng,họ có xu hướng so sánh những đóng
góp, phần thưởng của họ với những người khác.có 3 trường hợp có thể xảy ra:
1) Người lao động cho rằng họ không được đối xử tốt, phần thưởng dành cho họ là không xứng đáng. Do
đó, họ sẽ bất mãn, có thể họ sẽ làm việc không hết khả năng hoặc có thể bỏ việc
2) Người lao động cho rằng họ được đối xử tốt, phần thưởng cho họ là xứng đáng, họ sẽ duy trì năng suất
la động như cũ.
3) Người lao động cho rằng phần thưởng là cao hơn so với khả năng của họ, họ sẽ làm việc tích cực hơn
chăm chỉ hơn, năng suất sẽ cao hơn. Tuy nhiên lúc này phần thưởng mà họ nhận được có xu hướng bị
giảm giá trị
Do đó, các nhà quản trị phải quan tâm tới các nhân tố chi phối đến nhận thưc của người lao động về sự công
bằng và từ đó tác động để tạo cho người lao động có được một nhận thức về sự công bằng.
9. Trình bày mối quan hệ giữa thông tin và ra quyết định:
Thông tin trong quản trị là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trường quản
trị và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quản trị ở
một tổ chức nào đó.
Ra quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt
động của một tổ chức để giải quyêt vấn đề “chín muồi” trên cơ sở hiểu biết thông tin và quy luật
Thông tin chính là cơ sở để thực hiện những công việc trong quản trị:nhà quản trị phải có đầy đủ thông
tin thì mới có thể thực hiện những công việc như hoạch định, tổ chức lãnh đạo, kiểm tra.người ta coi thông tin
liên lạc như là những phương tiện để liên hệ với nhau trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung..thông tin cũng là
mạch máu của tổ chức và cũng là mạch gắn giữa các bộ phận của tổ chức lại với nhau.
Thông tin là cơ sở của mọi thông tin quản trị, thiếu thông tin, nhà quản trị không thể lãnh đạo đạt hiệu
quả hoặc thông tin không đảm bảo chất lượng sẽ làm cho hoạt động lãnh đạo thiếu đúng đắn. ngược lại với
nguồn thông tin đạt yêu cầu, trung thực nhanh chóng, kịp thời, nàh quản trị sẽ có quyết định đúng đắn, từ đó sẽ
mang lại hiệu quả mong muốn. một quyết định sai sẽ mang lại hậu quản khó lường.
Quản trị có mối liên hệ hữu cơ với thông tin, không có thông tin, nhà quản trị không thể lãnh đạo có
hiệu quả.

10. môi trường quản trị:


Môi trường quản trị Là tổng hợp các lực lượng, thể chế, yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong của doanh
nghiệp, chúng thường xuyên biến đổi, tạo ra xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Người ta thường chia môi trường làm 2 loại:
Môi trường vĩ mô là tập hợp các lực lượng, thể chế, yếu tố hoàn toàn nằm bên ngoài doanh nghiệp. sự
biến đổi của chúng sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố môi trường vi mô và gây tác động ảnh hưởng
đến doanh nghiệp.các yếu tố này bao gồm:
1) Yếu tố kinh tế vĩ mô:
a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
b. Yếu tố lạm phát
c. Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
d. Tiền lương và thu nhập
2) Yếu tố xã hội:
a. Dân số
b. Văn hoá
c. Nhánh văn hoá
d. Nghề nghiệp
e. Tâm lí dân tộc
f. Phong cách sống
g. Hôn nhân gia đình
h. Tôn giáo
3) Yếu tố chính trị
4) Yếu tố khoa hoc kỹ thuật
5) Yếu tố thiên nhiên
Môi trường Vi mô: là tổng hợp các yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp. sự biến đổi của
chúng sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.các yếu tố này bao gồm:
1) Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Nhà cung ứng
b. Khách hàng
c. Đối thủ cạnh tranh
d. Nhà môi giới
2) Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp
a. Tài chính
b. Nhân sự
c. Cơ sở vật chất
d. Văn hoá tổ chức
Khi các yếu tố môi trừơng thay đổi sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ đứng trước thời cơ hoặc thách thức.

You might also like