You are on page 1of 181

Đào Tạo Người Lãnh Đạo

NHẬN BIẾT CÁC BÀI HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ
CÁCH LÃNH ĐẠO
Tiến sĩ J. Robert Clinton.
Xuất bản năm 1988 của J. Robert Clinton
Mục Lục
Liệt Kê Các Biểu đồ
Lời nói đầu
Lời tựa
Giới thiệu : Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này?
1. Thư Gửi Cho Dan, Người Thực Tập
2. Nền Tảng Cho Các Bài Học: Bức Tranh Toàn cảnh
3. Các Bài Học Nền Tảng: Các Quá Trình Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong
4. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần I
5. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần II
6. Các Bài Học Tiếp Tục: Sự Chỉ Dẫn và Các Giai Đoạn Khác
7. Các Bài Học Sâu Nhiệm: Quá Trình Trưởng Thành Đời Sống
8. Kết Hợp Các Bài Học về Đời Sống: Hướng Đến Triết Lý Mục Vụ
9. Tiếp Nhận Các Bài Học Trong Đời Sống: Sự Kêu gọi của Vai Trò Lãnh
Đạo
Phụ Lục : Quan Sát Sự Chọn Lựa Vai Trò Lãnh Đạo
Chú Thích
Bảng Giải Thích Thuật Ngữ
Thư Mục
Mục Lục Tổng Quát
Mục Lục Theo Đoạn Kinh Thánh
Tác Giả
Bobby Clinton là một Giáo Sư Phụ Tá Vai Trò Lãnh Đạo Và Mở Rộng ở tại
Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Fuller. Trước khi đảm
nhận vị trí dạy dỗ và khảo sát hiện nay tại trường Fuller, ông là một sĩ quan
chỉ huy trong các quân đoàn lính thủy đánh bộ, kỹ sư điện của các Phòng
Thí Nghiệm Bell Telephone, mục sư phụ tá, và là một nhà truyền giáo thuộc
đội ngũ Thế Giới.
Ngoài học vị cử nhân và thạc sĩ ngành điện Đại học Auburn và Đại học New
York, Bobby còn nhận được bằng cao học của trường Kinh Thánh Columbia
và học vị tiến sĩ của Chủng Viện Fuller.
Kinh nghiệm chức vụ bao gồm việc môn đệ hóa cho các nhân sự tín hữu,
phụ tá mục sư tại một hội thánh sử dụng các nhóm học Kinh Thánh vào
công tác truyền giáo và huấn luyện, hiệu trưởng Trường Kinh Thánh
Jamaica, giám đốc trung tâm Learning Resource Center thuộc World Team,
và giáo sư ban giảng huấn lo cho các hội truyền giáo. Ông chuyên về các
khóa học dành cho các nhà truyền giáo giữa nghiệp vụ và những lãnh đạo
cấp quốc gia đặt trọng tâm vào việc chọn lựa lãnh đạo, huấn luyện lãnh đạo,
những luận đề về lãnh đạo và những sự năng động mang tính thay đổi trong
các tổ chức Cơ đốc. Chức vụ tư vấn và dạy dỗ của ông trong lãnh vực lãnh
đạo đã cho phép ông đi đây đó nhiều ở các lãnh vực khác nhau thuộc hội
truyền giáo. Khảo sát của ông tập trung vào các mô hình cấp bách về vai trò
lãnh đạo, bối cảnh của sách này.
Bobby còn là tác giả của một quyển sách nói về các ân tứ thuộc linh và một
số các sách nhỏ nghiên cứu khác về các mô hình cấp bách trong vai trò lãnh
đạo, huấn luyện lãnh đạo, và học Kinh Thánh. Ông và Paul Stanley là đồng
tác giả của quyển Connecting: Finding the Mentors You Need to Succeed in
Life .
Bobby và vợ, bà Marilyn, hiện cư ngụ tại Altadena, California. Bốn người
con đã trưởng thành của họ đều tham gia vào các chức vụ Cơ đốc.
Bảng Danh Sách Các Biểu đồ
Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer
Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman
Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee
Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát
Các Giai Đoạn Phụ Trong Sự Phát Triển Giai Đoạn IV Dành Cho Watchman
Nee
Biểu đồ 3 - 1 Sơ Đồ Trình Bày Sự Trùng Lắp Các Thử Nghiệm
Biểu đồ 4 - 1 Các Giai Đoạn Phụ Trong Chức Vụ Đầu, Giữa, Sau và Các
Quá Trình Tôi Luyện
Biểu đồ 4 - 2 Sơ đồ Tiệm Tiến Của Công Tác Chức Vụ - LuLc 16:10 Thực
hành
Biểu đồ 4 - 3 Sơ đồ Tiệm Tiến Các Công Tác Chức Vụ theo Kinh Thánh
Biểu đồ 4 - 4 Khuôn Mẫu Phát Triển Khả Năng (với Tám Giai Đoạn Được
Nhận Biết)
Biểu đồ 4 - 5 Hai Khuôn Mẫu Dấu Chỉ Tài Năng
Biểu đồ 5 - 1 Mười Quy định Về Thẩm Quyền Thuộc Linh
Biểu đồ 5 - 2 Tám Giai Đoạn thuộc Chu Trình Phản Ứng Nẩy Ngược đối với
Vai Trò Lãnh Đạo
Biểu đồ 7 - 1 Khuôn Mẫu Đánh Giá Suy Gẫm - Năm Giai Đoạn
Biểu đồ 7 - 2 Các Quá Trình Cô Lập - Các Hình Thức Và Kết Quả
Biểu đồ 7 - 3 Bia Mộ Ứng Dụng Cho Cá Nhân - Rôma 6
Biểu đồ 8 - 1 Sơ Đồ Tiệm Tiến về Tính Chắc Chắn
Biểu đồ 8 - 2 Tám Chức Năng Chung Về Tư Cách Lãnh Đạo
Biểu đồ 8 - 3 Các Giá Trị Về Triết Lý MụcVụ Của Mục Sư Johnson
Biểu đồ 8 - 4 Các Ưu Tiên Trong Triết Lý Mục Vụ Của Mục sư Johnson
Biểu đồ 8 - 5 Các Nguyên Tắc Của Triết Lý Mục Vụ
Lời Nói Đầu
"Tư cách lãnh đạo" là một chủ đề quan trọng trong nhiều chương trình nghị
sự ngày nay, dầu thuộc lãnh vực chính trị, doanh nghiệp hay trong hội thánh.
Một phần do khoảng trống về vai trò lãnh đạo đã được nhận biết. Trong bài
thuyết trình về vai trò lãnh đạo, John Gardner đã lưu ý rằng vào thời điểm
nước Mỹ hình thành, dân cư lên đến 3 triệu. Trong 3 triệu người đó đã sản
sinh được ít nhất sáu nhân vật lãnh đạo thuộc tầm cỡ thế giới - Washington,
Adams, Jefferson, Franklin, Madison, và Hamilton. Dân cư Hoa Kỳ ngày
nay khoảng 240 triệu, hẳn phải sản sinh được những lãnh đạo thuộc tầm cỡ
thế giới nhiều gấp 8 lần là điều bình thường. Nhưng Gardner đã hỏi rằng:
"Những người ấy hiện đang ở đâu ?"
Tại một hội nghị mới đây của Hiệp Hội Các Nhà Truyền Giáo Quốc Gia,
hiệu trưởng trường đại học, George Brushaber đã nói đến "một thế hệ thiếu
vắng" những người lãnh đạo trẻ tuổi sẵn sàng đảm nhận các vị trí của nhóm
các nhà tiền phong truyền giáo cao tuổi hậu-Thế Chiến II.
Những chuyến đi cùng những quan sát đã đưa tôi đến chỗ tin rằng đây là
một hiện tượng lạ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tôi được khích lệ để tin rằng
có một nhóm người mới, gồm những người nam người nữ trẻ tuổi, xấp xỉ
trên dưới bốn mươi, đang nổi lên gia nhập vào tầng lớp lãnh đạo khắp thế
giới.
Để đáp ứng trước tình trạng thiếu lãnh đạo cũng như một làn sóng những
người lãnh đạo mới, có một nhu cầu cấp bách đối với việc nuôi dưỡng tư
cách lãnh đạo thuộc linh và tin kính.
Hiện có một số hưởng ứng trước sự kêu gọi này. Ủy Ban Truyền Giáo Thế
Giới Lausanne đã triệu tập các kỳ hội đồng dành cho những lãnh đạo trẻ tuổi
mới xuất hiện. Chức vụ của tôi tập trung vào việc tìm biết, phát triển, và liên
lạc với những người trẻ tuổi này. Một số các trường sau đại học đang tập
trung vào một số chương trình cụ thể về phát triển lãnh đạo. Một trong số đó
là Trường World Mission ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller, nơi tiến sĩ
Bobby Clinton giảng dạy. Chính từ kinh nghiệm dạy dỗ đó mà cuốn sách
quan trọng này Quá Trình Tạo Lập Người Lãnh Đạo được triển khai.
Tôi tin rằng khi xem xét việc phát triển lãnh đạo, chúng ta có thể phạm phải
một trong hai sai lầm trái ngược nhau. Hoặc quy gán cho vai trò lãnh đạo
tính chất huyền bí, thực chất muốn bảo rằng: "Chúa kêu gọi những người
lãnh đạo. Lãnh đạo là bẩm sinh. Chúng ta chẳng làm gì được trong vấn đề
đó." Hoặc ngược lại, cho rằng: "Lãnh đạo phải do đào luyện. Với những
phương pháp thích hợp, chúng ta có thể sản sinh ra họ."
Đúng là Chúa ban tầng lớp người lãnh đạo cho Hội Thánh Ngài và Nước
Ngài, tác giả Thi thiên nói rằng: "Vì chẳng phải từ phương Đông, phương
Tây, hay là từ phương Nam, mà có sự tôn cao đến. Bèn là Đức Chúa Trời...
hạ kẻ nầy xuống, nhắc kẻ kia lên" (Thi Tv 75:6-7).
Nhưng cũng đúng là Đức Chúa Trời dùng những quá trình tôi luyện để sản
sinh ra những người lãnh đạo cho Ngài. Nghiên cứu Kinh Thánh cho thấy
các giai đoạn phát triển trong đời sống của một Môise, một Đavít, hoặc một
Phao lô.
Ưu điểm sách của tiến sĩ Clinton chính là việc ông coi trọng cả hai mặt của
quá trình này. Ông trình bày rõ ràng rằng tầng lớp lãnh đạo là sự kêu gọi và
là ơn ban của Chúa. Từ kinh nghiệm học Kinh Thánh, từ đời sống và vai trò
lãnh đạo của chính mình, ông đã tìm ra một số những kinh nghiệm chung
cho thấy cách Chúa phát triển người lãnh đạo.
Tôi chưa biết cuốn sách nào khác có những phác thảo kỹ lưỡng và thấu đáo
về các giai đoạn phát triển tư cách lãnh đạo từ sự tăng trưởng nội tâm sớm
sủa của người lãnh đạo thông qua những khủng hoảng và những thách thức
làm trưởng thành đời sống và chức vụ của một con người.
Các nguyên tắc được trình bày sẽ giúp ích cho những người trẻ tuổi cảm biết
Chúa muốn kêu gọi họ vào vị trí lãnh đạo, cũng như đối với những người
lớn tuổi ngày càng có trách nhiệm để khích lệ sự phát triển của tầng lớp lãnh
đạo mới trong các hội thánh và tổ chức của họ.
Tôi hết lòng giới thiệu cuốn sách này và cầu nguyện để quyển sách này sẽ
giúp sản sinh ra một thế hệ mới những nhà tiên phong vì phúc âm.
Leighton Ford, President
Các Mục vụ của Leighton Ford.
Lời Tựa
Trở thành một người lãnh đạo (hay dẫn dắt) có ý nghĩa như thế nào? Cần đòi
hỏi những gì để trở thành người lãnh đạo Chúa muốn? Quá trình tôi luyện,
giá phải trả, và kết quả là gì?
Trong suốt sáu năm tôi vẫn khảo sát và dạy lời giải đáp cho các thắc mắc
này ở tại Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Thần Học Fuller,
Pasadena, Califonia.1 Các sinh viên cùng tôi chia sẻ niềm phấn khích khi áp
dụng những khái niệm mới vào đời sống và coi mình là những người lãnh
đạo mới nổi lên, là những người mà Chúa muốn phát triển. Tôi hy vọng hiểu
rõ được các ý tưởng năng động này và đưa sự hiểu biết của Kinh Thánh vào
các khuôn mẫu và các quá trình tôi luyện mà Đức Chúa Trời sử dụng để phát
triển người lãnh đạo trong quyển sách này.
Đây là quyển sách nói về những động lực thuộc linh. Chức vụ thuộc linh
hiệu quả ra từ con người, và Chúa quan tâm đến con người chúng ta. Ngài
đang uốn nắn con người đó. Những mẫu mựcvà quá trình tôi luyện Ngài sử
dụng để hình thành tâm tính chúng ta là những chủ đề đáng để học về tư
cách lãnh đạo. Người nào học tập các mẫu mực và các quá trình tôi luyện, sử
dụng những hiểu biết từ đó cho đời sống và chức vụ mình sẽ trở thành
những người lãnh đạo được trang bị tốt hơn.
Các học viên cùng tôi đã nghiên cứu hàng trăm đời sống từ ba thành phần
lãnh đạo: trong lịch sử, trong Kinh Thánh, và đương thời. Khi đối chiếu
những điều phát hiện được từ những nghiên cứu này, chúng tôi đã có
đượcnhững hiểu biết thấu đáo có thể chuyển nhượng cho những người lãnh
đạo khác, kể cả chính chúng tôi.2
Các lớp học của tôi đã giúp tôi nhận biết, phân loại, xác định, và đề xuất
những phương cách sử dụng những hiểu biết này trong quá trình lựa chọn và
huấn luyện những người lãnh đạo. Những hiểu biết này có thể giúp những
người lãnh đạo đủ mọi tình huống nhận biết và nhạy cảm hơn đối với công
việc của Đức Chúa Trời trong chính đời sống họ khi Ngài uốn nắn họ trở
thành những người lãnh đạo Ngài muốn.
Tư cách lãnh đạo là một quá trình năng động trong đó người nam người nữ
với năng lực Chúa ban ảnh hưởng đến một nhóm cụ thể con dân Chúa theo
các mục đích của Ngài dành cho nhóm ấy.3 Điều này trái với quan niệm phổ
biến cho rằng lãnh đạo phải có một địa vị chính thức, danh hiệu chính thức,
hoặc sự đào luyện chính thức. Nhiều người được kêu gọi để dẫn dắt trong
các hội thánh hoặc các tổ chức song song với hội thánh có thể không có các
danh hiệu chính thức như là mục sư hoặc giám đốc. Họ có thể là các giáo
viên trường Chúa Nhật, những người dẫn dắt nhóm nhỏ, hoặc đang hoạt
động trong bất cứ khả năng lãnh đạo nào khác mà các tín hữu có thể đáp
ứng. Để được xem là lãnh đạo, người ấy không cần chức vụ chuyên cũng
không cần phải là một nhân sự Cơ đốc "trọn thời gian." Quyển sách này
được viết cho tất cả những ai có ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể vì
các mục tiêu của Chúa, dầu họ có phải là những người lãnh đạo chuyên
nghiệp hay không.
Tôi hướng khảo sát ban đầu của mình đến những người lãnh đạo Cơ đốc
chuyên nghiệp, tức là, những người lãnh đạo được cung lương - những mục
sư, nhà truyền giáo, truyền đạo và những người làm việc trọn thời gian cấp
quốc gia, là những người điều động các tổ chức truyền giáo, lãnh đạo các
giáo phái, thiết lập các trường Kinh Thánh, và giảng dạy trong các thần học
viện. Hầu hết các vị này đều đã có sự đào luyện chính thức nào đó cho
nghiệp vụ cuả họ.4
Hầu hết, nếu không nói là tất cả, những khuôn mẫu và quá trình tôi luyện
trong sự phát triển những người lãnh đạo này có thể áp dụng được cho
những người lãnh đạo không chuyên.5 Những người lãnh đạo không chuyên
này làm việc với tư cách những người tình nguyện trong các hội thánh địa
phương hoặc các tổ chức nhỏ. Họ thường không nhận được bất cứ sự đào
luyện chính thức nào về vai trò lãnh đạo của người Cơ đốc. Trong quyển
sách này, tôi muốn áp dụng điều tôi đã khám phá cho cả những lãnh đạo Cơ
đốc chuyên lẫn không chuyên.
Sự phát triển bao gồm mọi quá trình của đời sống, chứ không phải chỉ có sự
đào luyện chính thức. Người lãnh đạo được uốn nắn qua sự đào luyện có chủ
ý và qua kinh nghiệm. "Sự phát triển tư cách lãnh đạo," như một trong các
đồng nghiệp của tôi vẫn thường nhấn mạnh: "là một thuật ngữ có ý nghĩa
rộng lớn hơn việc huấn luyện tư cách lãnh đạo nhiều." Huấn luyện tư cách
lãnh đạo ám chỉ đến một phần hẹp của toàn bộ quá trình này, tập trung chủ
yếu vào các kỹ năng học hiểu. Phát triển tư cách lãnh đạo gồm cả điều này
nhưng lớn rộng hơn nhiều.6
Nói chung, những độc giả nào ít có hoặc không có kinh nghiệm chức vụ sẽ
không nhận biết nhiều về các quá trình tôi luyện và các khuôn mẫu được đề
cập trong sách này cho bằng những người đang tiến xa hơn trong sự phát
triển của họ. Nếu bạn, với tư cách một người lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều
hơn, bạn sẽ nắm bắt khái niệm nằm bên dưới quá trình tôi luyện Chúa dành
cho tư cách lãnh đạo và sẽ nhạy bén với ý tưởng chung của một mô hình
phát triển. Bạn sẽ hiểu được khuôn mẫu của chính mình khi khuôn mẫu ấy
tiến triển và đáp ứng với thái độ mềm mại hơn.
Nếu bạn thậm chí đã tiến xa hơn trong quá trình phát triển tư cách lãnh đạo
của mình, bạn có thể đã nhận biết toàn bộ các quá trình được mô tả. Bạn sẽ
trải qua các quá trình đó hoặc nhìn thấy những người khác kinh nghiệm
chúng. Bạn có thể được ích từ phần luận về cách Chúa dùng các quá trình tôi
luyện để phát triển những người lãnh đạo ấy bằng cách áp dụng sự khôn
ngoan này cho chính mình và người khác.
Bốn điều sẽ xảy ra khi bạn đọc quyển sách này. Bạn sẽ học biết về sự cung
ứng của Chúa. Bạn bắt đầu cảm biết công việc liên tục của Chúa trên đời
sống mình từ những ngày quá khứ để phát triển bạn với tư cách người lãnh
đạo. Bạn sẽ có mức dự kiến cao hơn bởi vì Chúa sẽ dùng bạn trong tương
lai. Cuối cùng, bạn sẽ hiểu chính mình và người khác liên quan đến những
hiểu biết có được từ quyển sách này. Bạn sẽ có chủ đích hơn khi dùng những
hiểu biết đó để phát triển và huấn luyện người khác.
Khi nhìn xem sự phát triển tư cách lãnh đạo trong quá trình tôi luyện đời
sống, bạn sẽ nhanh chóng nhận biết ai là vị khoa trưởng. Chính là Chúa. Mỗi
người trong chúng ta đều có các khóa học về tư cách lãnh đạo được sắp đặt
phù hợp cho mỗi chúng ta bởi Vị Khoa Trưởng ấy, mỗi học viên, là một
người lãnh đạo tiềm năng, sẽ tốt nghiệp với các bằng danh dự - sự hiểu biết
thích đáng, các kỹ năng, và tâm tánh cần thiết cho công việc cụ thể Ngài đã
định.
Giới Thiệu:
Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này?
Sự thách thức : "Bắt đầu tốt là đã hoàn tất được một nửa. Được báo trước là
được trang bị trước." (Miss Warren )
Các bài học súc tích của Miss Warren, giáo sư dạy văn chương Anh và Mỹ
của tôi ở tại Trường tốt nghiệp sau đại học Columbia thuộc Columbia Bible
College đã trở thành một phần của triết lý chức vụ của tôi. Một sự bắt đầu
tốt về bất cứ điều gì trong đời - một giấy báo cho biết thời hạn, một bài đọc
quy định, một công tác mục vụ, sự phát triển tư cách lãnh đạo cá nhân -
dường như bảo đảm tính tiếp tục và hoàn thành. Được biết trước là được
hoạch định tốt hơn rất nhiều để tận dụng những thuận lợi của điều đó.
William Jamison - Tín Hữu hay Hàng Giáo Phẩm, Con Đường Nào ?
Từ nhỏ, Bill Jamison đã là một bé trai lanh trí và luôn vượt trước cả lớp hai
ba cấp trong môn toán và tập đọc. Xuất thân từ một gia đình Cơ đốc và sớm
quyết định tiếp nhận Chúa, ông thích chia sẻ với người khác. Trước khi ra
đời, mẹ ông đã cam kết với Chúa sẽ thực hiện những việc lớn qua Bill.
Trong tuổi thiếu niên, tại một kỳ trại bồi linh, ông đã cam kết giao quyền tể
trị đời sống mình cho Đấng Christ. Ở tại buổi tư vấn diễn ra sau lời kêu gọi
lửa trại, nhà tư vấn của Bill đã nói một lời tiên tri: "Con vẫn giữ lòng chân
thật với Chúa và Ngài sẽ sử dụng tâm trí tuyệt vời Ngài ban cho con theo các
mục đích của Ngài." Bill không hề quên những lời đó.
Trong hai năm cuối ở cấp trung học, Bill đã phát triển thêm một số kỹ năng
trong cách nói về Chúa Cứu thế cho người khác. Cùng lúc , các kỹ năng đọc
và khả năng toán học của anh tiếp tục phát triển. Anh là một người rất giỏi
về máy tính và đã xuất bản một số các chương trình máy tính trong lãnh vực
công cộng.
Ở tại trường đại học, anh quyết định chọn môn học chính nhiều gấp đôi liên
quan đến môn vật lý và ngành máy tính, đã đạt được bảng danh dự ở mỗi
quý và đã được khai thác cho các tập đoàn danh dự, tích cực trong công tác
sinh viên, đứng đầu một số các tổ chức, và đã cho thấy các kỹ năng quản trị
tuyệt vời. Anh đã thành lập một tổ chức mới giúp các sinh viên học cách áp
dụng máy tính vào các dự án khảo sát.
Trong năm thứ ba, khảo sát của anh đã dẫn đến một bằng sáng chế mang tên
của anh và một khoản trợ cấp lớn cho các nghiên cứu tốt nghiệp. Đến giữa
năm cuối, anh được một nhân sự thuộc mục vụ sinh viên mời gọi: "Nếu bạn
thực sự muốn xứng đáng cho Đấng Christ, thì bạn cần phải từ bỏ những
tham vọng trần tục và bước vào sự huấn luyện dành cho chức vụ." Đây là
một quyết định quan trọng đối với Bill.
Nếu Bill đến với tôi trong thời điểm quyết định quan trọng này, tôi hẳn đã
dùng một số khái niệm để đánh giá tình huống của anh: quá trình của số
phận, tài năng, sự pha trộn các ảnh hưởng và sự khẳng định kép.1
(xem bảng giải thích thuật ngữ trang 235 - 258 để có lời giải thích về các
thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong sách này.)
Những thời điểm đặc biệt khi Chúa phán với mẹ của Bill và khi Ngài ban
một lời liên quan đến tương lai tại cam kết lửa trại, là những sự kiện qua đó
Chúa đã bắt đầu truyền đạt với người lãnh đạo có tiềm năng các ý định của
Ngài để sử dụng con người đó (quá trình tôi luyện về số phận). Điều này
hình thành sự chỉ dẫn có liên quan đến những thành tựu cả đời. Kinh nghiệm
của mẹ Bill dường như cho thấy bàn tay của Chúa đã ở trên cuộc đời của
Bill. Những lời mà vị tư vấn trong kỳ trại đã nói ra dường như cho thấy
những khả năng trí tuệ đặc biệt của Bill sẽ là trọng tâm những gì Chúa định
làm thành.
Những điều đó đủ để quyết định sự nghiệp của người tín hữu được dâng cho
Chúa. Dầu vậy, còn có những dấu hiệu khác nữa.
Tập hợp các khả năng của Bill2 bao gồm những khả năng tự nhiên (thông
minh, thích chia sẻ một cách rộng rãi với người khác), những ân tứ thuộc
linh (truyền giáo, lãnh đạo, có thể là các tứ sứ đồ nữa), và những kỹ năng thụ
đắc được (máy tính, khảo sát v.v...). Thông thường có một yếu tố trọng tâm3
trong tập hợp các khả năng và được những yếu tố khác tài bồi thêm. Trong
trường hợp của Bill, khả năng tự nhiên là yếu tố trọng tâm, và những ân tứ
thuộc linh và những kỹ năng thụ đắc được hoạt động để hậu thuẫn cho yếu
tố đó.
Người lãnh đạo ảnh hưởng những người theo mình theo nhiều cách khác
nhau. Ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng về mặt tổ
chức là ba cách ảnh hưởng chủ yếu của một người lãnh đạo. Bill có tiềm
năng để ảnh hưởng trực tiếp (truyền giảng cá nhân), gián tiếp (qua sự cống
hiến), và về mặt tổ chức (kỹ năng quản trị, tư cách ban chấp hành). Tôi có
thể chỉ ra những người nam người nữ thành công trong các vai trò thế tục và
ảnh hưởng đến hướng đi của Cơ đốc giáo bởi sự cống hiến và tư cách thành
viên trong những ban chấp hành của các tổ chức Cơ đốc.
Bill sẽ là một người thành công rất lớn, có thể trong doanh nghiệp máy tính.
Nếu tấm lòng của anh chú vào việc làm đẹp lòng Chúa, thì sự thành công ấy
có thể được Ngài sử dụng rất lớn.
Nhưng như một sự thận trọng, Bill sẽ tìm kiếm sự khẳng định kép, qua đó
Chúa dẫn dắt, trước hết bởi việc ban sự chỉ dẫn cho một người và sau đó
bằng cách khẳng định điều đó qua một người khác không quen biết tình
huống này. Sau đó anh sẽ đưa hai trường hợp này lại với nhau để khẳng định
một cách không sai lầm sự chỉ dẫn đó. Điều này được miêu tả ở chương 6.
Jimmy Thompson Ứng Viên Hầu Việc Chúa Trẻ Tuổi
Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng với học vị văn chương, Jimmy
Thompson quyết định tiếp tục đi vào trường thần học. Kinh nghiệm Cơ đốc
của anh suốt mười chín năm đi học là rất ít dầu đều đặn và nhất quán. Sau
trường thần học, anh gia nhập nhân sự của một hội thánh lớn với tư cách một
nhân sự thanh niên. Trong hai năm tiếp theo, Jim trở nên thất vọng và bối
rối, thậm chí nghi ngờ các ân tứ và khả năng của mình.
Chương 4 và 5, nói về sự trưởng thành trong chức vụ, cho thấy rằng Đức
Chúa Trời làm việc qua những công tác trong đời sống của một Cơ đốc nhân
bước vào chức vụ: nhiệm vụ đầu vào, nhiệm vụ huấn luyện, nhiệm vụ quan
hệ, và nhiệm vụ phân biệt. Trước hết, Đức Chúa Trời làm việc với các
nhiệm vụ đầu vào và huấn luyện, là nơi Jimmy hiện đang có mặt. Có lẽ anh
cũng đã đối diện với sự xử lý nào đó về nhiệm vụ quan hệ.
Ngoài ra, Đức Chúa Trời cảm động một nhân sự vào chức vụ thông qua các
công tác mục vụ, các nhiệm vụ được giao trong chức vụ, và những thách
thức khác nhau trong chức vụ. Khuôn mẫu nền tảng chức vụ cũng đặt trọng
tâm trên sự trung tín. Jimmy cần hiểu rằng Đức Chúa Trời trước hết làm việc
với tâm tánh người ấy thông qua những khuôn mẫu thử nghiệm được mô tả
ở chương 3. Sự ngay thẳng và trung tín là phần mở đầu dẫn đến thành công
và ân ban.
Dòng thời gian ở chương 2 cho thấy một cái nhìn tầm xa về điều đang xảy ra
với Jimmy ở tại thời điểm này. Kiểu bỏ nửa chừng (một khả năng đối với
anh) cũng thường xảy ra giữa vòng những học viên tập sự mục vụ trước khi
bước vào hầu việc Chúa.4
Người cố vấn là điều giúp ích khi đưa dắt một người lãnh đạo trẻ tuổi đến
chỗ trưởng thành. Việc tư vấn là một quá trình đặc biệt được mô tả ở chương
6. Tôi sẽ bảo Jimmy hãy tin cậy Chúa ban cho anh một người tư vấn. Nếu
anh bền bỉ trong hai hoặc ba năm tới, học tập từ người cố vấn, và ngày càng
nhận biết quá trình tôi luyện của Chúa hướng đến bốn công tác mục vụ, thì
anh sẽ vượt qua giai đoạn bỏ cuộc và sẽ được Đức Chúa Trời sử dụng kết
quả.
Mary Thames - Người Lãnh Đạo Tổ Chức
Mary Thames gia nhập Chương Trình Truyền Giáo Thiếu Nhi khi chương
trình này được 20 năm thì cô khoảng 34, 35 tuổi. Cô được giao một thành
phố để bắt đầu công tác thiếu nhi. Thoạt đầu, cô làm hai công việc, một việc
làm bán thời gian để cấp dưỡng chính mình. Khi công tác mục vụ phát triển
mạnh mẽ, cô đã có thể từ bỏ công việc bán thời gian và tập trung hoàn toàn
vào công tác mục vụ.
Ngay từ đầu, cô đã tỏ ra có các ân tứ về truyền giảng và dạy dỗ. Cô bắt đầu
từ phạm vi nhỏ, đi sâu, và rồi bành trướng ra. Cô đã triển khai sang một khu
vực lân cận, huấn luyện các nhân sự để đảm nhận công việc, và mang theo
một hoặc hai người trợ giúp có khả năng nhất để bắt đầu Công Tác Truyền
Giáo Cho Trẻ Em trong một khu vực lân cận khác. Khuôn mẫu này đã được
lập lại nhiều lần trong thành phố đầu tiên đó. Và rồi Mary được Chúa dẫn
dắt để đi đến một thành phố khác. Điều này được những người lãnh đạo tổ
chức ủng hộ. Khuôn mẫu này đã được lặp lại. Mary hiện nay đang chia thì
giờ của mình cho hai thành phố.
Thì giờ của cô ngày càng phải dành ra để huấn luyện các nhân sự tín hữu và
giải quyết các vấn đề, không phải trực tiếp trong công tác truyền giáo. Để
làm câu chuyện dài trở nên ngắn, Mary bắt đầu công tác trong sáu thành phố
khác nhau trong thời gian mười hai năm. Cô triển khai một chiến lược cơ
bản để xâm nhập vào một vùng lân cận và một thành phố, phác thảo các tài
liệu huấn luyện các nhân sự tín hữu, và chứng tỏ những phẩm chất nổi bật
của tư cách lãnh đạo. Trong mỗi công tác được giao này, tổ chức đều tán
thành. Tuy nhiên chúng chủ yếu đều có hình thức công tác như nhau.
Công tác hầu việc Chúa đòi hỏi nơi Mary nhiều sức lực. Trên bốn mươi lăm
tuổi, cô tự hỏi không biết mình có đủ năng lực để lập lại khuôn mẫu thành
công ấy lần nữa không. Liệu có vai trò nào đó trong tổ chức có thể sử dụng
kinh nghiệm của cô và những ơn tứ của cô ở mức độ trách nhiệm cao hơn
không? Cô cảm thấy mình có thể được tổ chức dùng để làm điều mình đã
từng làm rất tốt. Cô có một số điều muốn nói với tổ chức, nhưng giới lãnh
đạo hàng đầu không muốn lắng nghe. Điều này một phần là do cái nhìn của
họ người lãnh đạo phải như thế nào và ai có thể là một người lãnh đạo. Một
phần cũng do cách nhìn thiển cận của họ trong việc phát triển vai trò lãnh
đạo cấp trung niên.5
Có lẽ cấp trên của Mary cần cuốn sách này hơn cả cô. Họ cần học hai bài
học quan trọng về phát triển tư cách lãnh đạo:
Những người lãnh đạo hữu hiệu nhận biết việc chọn lọc và phát triển tư cách
lãnh đạo là một chức năng ưu tiên .
Những người lãnh đạo hiệu quả ngày càng nhận biết chức vụ của họ ám chỉ
tầm nhìn cả đời .
Mary đã hiểu được hai nguyên tắc này. Cô đã sử dụng nguyên tắc thứ nhất
lập đi lập lại trong công tác chức vụ của mình. Nay cô đang đứng ở ngã tư
vàbắt đầu nhận biết nhu cầu đối với nguyên tắc thứ nhì trong chính đời sống
mình. Nhưng những người lãnh đạo trong tổ chức chưa nhận ra hai bài học
này. Tổ chức Truyền Giáo Cho Trẻ Em có bổn phận đối với Mary cũng như
cô có bổn phận đối với tổ chức. Các tổ chức cần ghi nhớ hai điều quan trọng
này - nhu cầu cá nhân và nhu cầu chức vụ. Một sự hiểu biết về dòng thời
gian của Mary và những khái niệm liên quan đến khuôn mẫu, quá trình tôi
luyện, và các nguyên tắc như đã được bàn đến trong chương 2 cho thấy bề
rộng của sự hiểu biết cần thiết đối với việc thực hiện các quyết định có trách
nhiệm. Sự phát triển và trưởng thành của Mary trong các khả năng, cũng
như tuổi tác của cô hẳn phải nhắc nhở những người lãnh đạo hàng đầu của tổ
chức phác thảo một vai trò và cung ứng những cơ hội đem lại sự đồng quy
cho Mary.6 Một vai trò như vậy nếu không được triển khai có khả năng cô
sẽ rời bỏ tổ chức.
Những người lãnh đạo đưa ra các quyết định cho người khác cần hiểu nhiều
yếu tố khác nhau cho phép sự đồng quy: sự phù hợp của vai trò, các khả
năng, kinh nghiệm, sự trưởng thành thuộc linh, số phận, vị trí địa lý, v.v...
Họ nên xem xét các nhu cầu của cá nhân cũng như các nhu cầu của tổ chức.
Quyển sách này đưa ra những tầm nhìn nhằm giúp những người lãnh đạo
quyết định một cách có trách nhiệm liên quan đến những người như Mary, là
người đã tiến triển từ khi gia nhập tổ chức.
Mục sư Jeffrey McDonald - Gương Mẫu Trưởng Thành
Mục sư Jeff đã có một chức vụ lâu dài và kết quả. Hàng trăm người đã bước
vào mục vụ do kết quả sự đào luyện của ông. Ông đã hầu việc Chúa trong
nhiều mục vụ thành công của người chăn bầy và đã dạy dỗ ở tại trường thần
học. Nơi nào ông đi đến, ông cũng làm gia tăng sự nhận biết về các hội
truyền giáo. Ngày nay ông giữ một vị trí danh dự ở tại một chủng viện, là
nơi ông vẫn đang ảnh hưởng đến con người về đời sống tin kính.
Phải thừa nhận rằng Mục sư Jeff không cần nhiều sự giúp đỡ. Thật vậy ông
vẫn có thể đóng góp rất nhiều cho quyển sách này. Nhưng ông có một di sản
phải được truyền lại. Quyển sách này đưa ra những lời định nghĩa và những
tên gọi nhằm giúp ông nhận biết sự hành động của Chúa trong đời sống ông
và nói rõ điều đó cho những người khác. Mục sư Jeff có thể minh họa những
ý tưởng trong quyển sách này bằng kinh nghiệm trực tiếp có thể cảm thúc và
thách thức nhiều người. Chương 8 có thể mời gọi Mục sư Jeff nhận biết và
viết lại triết lý chức vụ của ông đã phát triển dần lên qua năm tháng. Lời
tuyên bố về một triết lý mục vụ như vậy được hậu thuẫn bởi thẩm quyền
thuộc linh đồng đi với một đời sống chức vụ kết quả có thể tác động đến
những người lãnh đạo trẻ tuổi là những người chưa hiểu rõ chức vụ là toàn
bộ những gì. Có rất ít những người lãnh đạo kinh nghiệm biết làm thế nào
hoặc sử dụng thì giờ để nói rõ một triết lý mục vụ. Những người lãnh đạo trẻ
tuổi hơn cần những gương mẫu như vậy.
Ai Là Người Cần Quyển Sách Này?
Đức Chúa Trời có cách phát triển người lãnh đạo. Nếu bạn nhận biết các
đường lối ấy, bạn đang đi đúng đường để đáp ứng các phương cách Ngài
phát triển bạn. Nếu bạn biết rằng Chúa sẽ phát triển bạn suốt đời, bạn có khả
năng nhiều nhất để đứng vững suốt cuộc đua. Nếu bạn là một người lãnh đạo
có tiềm năng hoặc là một người lãnh đạo tập sự, quyển sách này sẽ cho bạn
những hiểu biết khiến bạn kiên trì.
Quyển sách này được viết cho những người lãnh đạo hoặc những người lãnh
đạo có tiềm năng là người:
đang suy nghĩ điều Chúa muốn làm;
đang bắt đầu tìm kiếm vị trí mục vụ của mình;
cần một sự kêu gọi tươi mới từ Chúa;
cần hiểu cách chọn lựa và phát triển những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn;
đang đứng ở ngã tư đường, đối mặt với một quyết định quan trọng;
muốn biết cách Chúa phát triển những người lãnh đạo;
Những người lãnh đạo, hoặc những người mới nổi lên với tư cách lãnh đạo,
cần một bản đồ chỉ đường để lưu ý Chúa sẽ đưa họ đi đâu khi Ngài phát
triển các ơn tứ của họ. Mỗi cuộc hành trình đều độc đáo, nhưng chiếc bản đồ
giúp con người sắp xếp điều đang xảy ra khi Chúa hành động, dự kiến tương
lai, hiểu được quá khứ, và đáp ứng trước sự dẫn dắt của Chúa. Luận thuyết
về sự phát triển tư cách lãnh đạo thực hiện công việc của chiếc bản đồ hữu
ích, một tập hợp những ý tưởng được kết hợp mạch lạc nhằm giúp chúng ta:
sắp xếp điều chúng ta thấy xảy ra trong đời sống của những người lãnh đạo,
dự kiến điều có thể xảy ra trong sự phát triển tương lai,
hiểu được những sự kiện trong quá khứ khi thấy những điều mới mẻ trong
họ,
sắp xếp đời sống mình tốt hơn.
Chúng ta cần tầm nhìn bao quát, một bức tranh toàn cảnh, để có thể ngăn
mình không vội vàng hình thành những kết luận và đưa ra những quyết định
không phù hợp với sự phát triển dài hạn. Khi tôi viết thư cho Dan (chương
1), tôi đoán biết anh đang ở chỗ nào trong dòng thời gian của mình, đi từ đời
sống bề trong đến các bước đầu tiên trong chức vụ. Tôi ngờ rằng một vài các
sự kiện trong đời sống của anh là những sự kiện thử nghiệm, như thử
nghiệm tính ngay thẳng và các công tác mục vụ.
Dùng tên gọi để mô tả những sự kiện đang xảy đến với chúng ta là điều giúp
ích . Các nghiên cứu đối chiếu về các loại sự kiện tương tự đã xảy ra cho
người khác giúp chúng ta đoán biết phần nào. Nếu Chúa dùng những loại
quá trình tôi luyện nhất định trong đời sống người khác để hoàn thành những
nhiệm vụ nhất định, thì rất có khả năng Ngài cũng sẽ sử dụng chúng trong
đời sống của tôi để hoàn thành cùng các loại nhiệm vụ ấy. Lý luận của tôi có
thể được tuyên bố qua những lời thật đơn giản:
Đức Chúa Trời phát triển một người lãnh đạo suốt đời. Sự phát triển này là
một chức năng sử dụng các sự kiện và con người để ghi khắc các bài học về
tư cách lãnh đạo trên người lãnh đạo (tôi luyện ), thời gian, và sự đáp ứng
của người lãnh đạo. Việc tôi luyện là trọng tâm của lý luận này. Tất cả
những người lãnh đạo đều có thể chỉ ra những sự kiện bước ngoặc trong đời
sống họ, nơi Đức Chúa Trời dạy họ điều gì đó hết sức quan trọng .
Cũng như với bất cứ lý luận nào, có một cảm nhận của việc bị tấn công tới
tấp với một tài liệu quá mới như vầy. Thuật ngữ mới luôn luôn khó khăn vào
lúc đầu. Tôi sẽ đặt tên cho khoảng 50 đến 100 khái niệm trong quyển sách
này. Tôi biết bạn sẽ không thể nhớ tất cả những thuật ngữ này vào lúc đầu.
Tôi dựa vào ba yếu tố làm giảm bớt sự căng thẳng có liên quan đến việc học
các tên gọi mới:
Tên gọi mô tả các khái niệm rất thực tiễn đối với đời sống. Nhiều người
trong các bạn sẽ kinh nghiệm thực tế được mô tả qua tên gọi. Điều đó sẽ
giúp ích.
Những tên gọi được sử dụng mô tả thực tế. Ví dụ, thử nghiệm tính ngay
thẳng là sự kiểm tra hoặc thử thách tính ngay thẳng của một người. Quá
trình cô lập mô tả sự phân cách.
Tôi cung cấp một bảng giải thích từ vựng để tham khảo nhanh các tên gọi và
các định nghĩa được sử dụng trong sách. Bạn hãy thường xuyên sử dụng
bảng giải thích ấy!
Tôi đã sắp xếp để giới thiệu với bạn một cách có hệ thống những ý tưởng có
liên quan đến sự phát triển tư cách lãnh đạo trong sách này. Hai chương đầu
cho thấy một bức tranh toàn cảnh, trước hết qua một bức thư tôi đã từng viết
cho một người bạn và kế đó bằng việc xem xét quá trình phát triển theo dòng
thời gian. Phát triển tư cách lãnh đạo là một quá trình cả đời người. Bạn cần
một cái nhìn bao quát để hiểu điều gì đang xảy ra vào bất cứ thời điểm nào
được xem xét. Dòng thời gian được giới thiệu trong chương 2 kế đó giải
thích từng phần một các chương còn lại. Lý luận về sự phát triển lãnh đạo
của tôi cũng bắt nguồn nơi các nguyên tắc của Kinh Thánh.
Chương 3 nói về các bài học đầu tiên Chúa dùng để hình thành những phẩm
tánh căn bản của tư cách lãnh đạo. Các quá trình này để phát triển tâm tánh
sẵn sàng được nhận biết bởi những người lãnh đạo tín hữu lẫn những người
lãnh đạo trọn thời gian. Tất cả đều kinh nghiệm các quá trình đó như là
những điều kiện ưu tiên của Chúa dành cho tư cách lãnh đạo.
Kế đó là các chương phức tạp nhất trong sách. Chương 4 và 5 phức tạp bởi
vì chúng mô tả nhiều điều Đức Chúa Trời thường làm để phát triển một
người lãnh đạo trong chức vụ. Bốn giai đoạn của sự phát triển chức vụ - đầu
vào, huấn luyện, tương quan, và sự biện biệt - đòi hỏi rất nhiều ý tưởng về
việc phát triển tư cách lãnh đạo. Chương 4 bao hàm đầu vào và giai đoạn
huấn luyện. Chương 5 luận đến giai đoạn tương quan và sự biện biệt.
Chương 6 nói về quá trình chỉ dẫn và quá trình pha tạp. Đức Chúa Trời trước
hết dạy dỗ một người lãnh đạo các bài học qua sự chỉ dẫn cá nhân. Sau đó
Ngài dùng các bài học đó như một nguồn động lực để phát triển người lãnh
đạo đến chỗ nhận ra sự chỉ dẫn dành cho các nhóm đang được dẫn dắt.
Chương này nhấn mạnh công tác trọng tâm của vai trò lãnh đạo Cơ đốc, ảnh
hưởng đến một nhóm người hướng đến các mục đích của Chúa dành cho họ.
Chương 7 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trưởng thành nơi người
lãnh đạo. Chức vụ trưởng thành ra từ con người trưởng thành. Đức Chúa
Trời làm sâu nhiệm, đôi khi gây đau đớn, tâm tánh của một người lãnh đạo
để sinh ra những trái chín hơn.
Chương 8 lưu ý nhu cầu dành cho sự kết hợp các bài đã được học vào triết lý
mục vụ. Khung sườn ấy trở thành viên đá nền tảng cho một người lãnh đạo.
Nó sẽ cung cấp sự hỗ trợ trong các quyết định của vai trò lãnh đạo tương lai.
Chương 9 đưa ra ba lời mời gọi về tư cách lãnh đạo. Tôi mong bạn sẽ hưởng
ứng cả ba.
Tôi đã soạn thảo quyển sách này cho cả sự học hỏi chủ động lẫn sự tham
khảo. Tôi hy vọng bạn sẽ thường xuyên dùng nó. Nhưng tôi biết không phải
lúc nào bạn cũng nhớ nhiều lời định nghĩa mà tôi đã giới thiệu cho bạn.
Bảng giải thích từ vựng là một sự trợ giúp để tham khảo nhanh.
Tôi cũng đã chọn lọc. Có nhiều lý luận phát triển tư cách lãnh đạo hơn
những gì tôi đã đưa vào trong sách này. Điều này được lưu ý nhiều lần qua
những lời ghi chú giải thích, tôi để ở cuối sách thay vì ở mỗi trang. Mặc dầu
điều này không thuận tiện cho các độc giả sẽ đọc hết quyển sách, nhưng
tránh tình trạng lộn xộn nơi các trang đối với những độc giả trung bình là
người thường lướt qua những điều này khi đọc lần đầu. Những lời chú thích
này đưa ra các giải thích và mời gọi để khuấy động bạn học hiểu thêm và
cung cấp cho bạn các nguồn phương tiện để biết thêm về lý luận phát triển
tư cách lãnh đạo.
Tư cách lãnh đạo là sự kiện kéo dài cả đời về các bài học của Chúa. Tư cách
lãnh đạo của bạn là độc nhất vô nhị. Chúa sẽ đưa bạn đi qua một số "các giai
đoạn lãnh đạo" trên con đường của bạn hướng đến một sự hầu việc Chúa cả
đời. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ cho bạn những hiểu biết về cuộc hành
trình của mình.
Thư Gửi Cho Dan, Một Sinh Viên Thực Tập
Dan là một sinh viên thần học, gần ba mươi tuổi. Anh biết Chúa kêu gọi
mình truyền giáo cho người Trung Hoa. Trong năm thứ hai ở tại viện thần
học, anh không yên với tất cả những gì việc học tập đòi hỏi và muốn rời
khỏi đó để đến được nơi hành động. Với điều đó trong đầu, anh đã thôi
trường thần học và đến Hồng Kông để theo một khóa thực tập chín tháng.1
Mọi sự rốt lại không như anh mong đợi. Anh được yêu cầu phải thực hiện
khảo sát trên sách vở về lịch sử và văn hóa Trung Hoa, nhưng lời mô tả công
việc thật mù mờ. Người giám sát anh lại hiếm khi nào có mặt .2
Dan muốn được tham gia vào chức vụ hầu việc Chúa giữa vòng những
người Trung Hoa, nhưng anh lại biết rất ít ngôn ngữ Trung Hoa. Anh bắt đầu
lớp học tiếng Anh với một số người Hoa. Lục địa Trung Hoa cũng cuốn hút
anh. Có thể anh sẽ phải bỏ qua thời kỳ thực tập và theo đuổi những nỗ lực
này. Anh cảm thấy bối rối, thậm chí thất vọng. Chính vào thời điểm này, gần
được nửa chặng đường thực tập, thì tôi viết bức thư này cho anh .
Dan thân mến,
Thư cầu nguyện của bạn là điều hết sức được hoan nghênh. Marilyn và tôi
luôn vui thích được nghe tin tức từ nơi bạn. Tôi thật sung sướng khi nghe
biết về hoàn cảnh của bạn. Tôi hiểu được tiềm năng lớn đối với sự tăng
trưởng bề trong. Thật tuyệt vời khi nhận biết chúng ta đang trong chương
trình đào luyện của Đức Chúa Trời. Ngài luôn chuyển đổi giáo trình cho phù
hợp với chúng ta. Hãy nói về sự phát triển dài hạn! Đức Chúa Trời lưu tâm
đến điều đó khi Ngài chuẩn bị giáo trình cho mỗi người sao cho phù hợp với
công việc Ngài trong đời sống họ. Lúc này bạn đang trải qua một khóa học
cần thiết. Có lẽ bạn nghĩ mình đã đăng ký tham gia một khóa học không cần
thiết - nhưng không phải vậy.
Một trong những lãnh vực nghiên cứu, khảo sát và dạy dỗ của tôi là về
những khuôn mẫu mới xuất hiện về tư cách lãnh đạo, về mặt lý thuyết thì
được biết đến như là lý luận phát triển lãnh đạo. Điều này buộc bạn phải
xem xét cả một cuộc đời với cái nhìn dài hạn. Khi bạn bước lui và xét kỹ đời
sống của một con người về mặt lịch sử, bạn sẽ thấy những điều có thể bạn đã
bỏ qua. Hãy để tôi đưa ra bốn điều tôi nhìn thấy xảy đến trong tình huống
của bạn. Tôi không nói những điều đó cách vỏ đoán nhưng đưa ra như
những sự hiểu biết nhằm giúp bạn nhìn thấy rõ hơn công việc Đức Chúa
Trời hiện đang làm trong bạn.
Trước hết phải có nền tảng cần thiết để bạn hiểu được cách nói của tôi. Lý
luận phát triển tư cách lãnh đạo bắt đầu bằng khái niệm hình thành một dòng
thời gian. Nghiên cứu về dòng thời gian dành của mỗi người là điều độc đáo.
Tuy nhiên khi hiểu đầy đủ các dòng thời gian, bạn để ý một số những khuôn
mẫu chung bao quát. Dưới đây là một khuôn mẫu được lý tưởng hóa tổng
hợp từ việc nghiên cứu nhiều khuôn mẫu riêng. Mặc dầu điều này không
chính xác cụ thể đối với bất cứ ai, nhưng nó cho thấy một khung sườn chức
năng. Hãy để ý có năm giai đoạn phát triển.
Giai đoạn I. Nền Tảng Tối Thượng
Giai đoạn II. Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bề Trong
Giai đoạn III. Sự Trưởng Thành Trong Chức Vụ
Giai đoạn IV. Sự Trưởng Thành Của Đời Sống
Giai đoạn V. Sự Đồng Quy
Thỉnh thoảng, dầu là hiếm khi, có giai đoạn thứ sáu được gọi là "Ánh Sáng
Ráng Chiều" hoặc gọi là "Sự Vui Thỏa." Trong đời thực, các Giai đoạn phát
triển III, IV, và V thường trùng lắp nhau, dù tôi trình bày chúng ở đây theo
một chuỗi khuôn mẫu thứ tự.
Ở Giai đoạn I, Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài để đưa những vấn đề
về nền tảng vào đời sống của người lãnh đạo tương lai. Những cá tánh riêng,
những kinh nghiệm tốt lẫn xấu, và bối cảnh thời gian sẽ được Chúa sử dụng.
Các khối xây dựng có ở đó, dầu cấu trúc sẽ được xây dựng có thể chưa được
thấy rõ. Các đặc điểm tâm tánh được gắn kết. Cùng những đặc điểm này
trong hình thức trưởng thành sẽ được Chúa sửa đổi và sử dụng. Nhiều lúc
các đặc điểm nhân cách về sau sẽ được thấy để liên kết với sự pha trộn ân tứ
thuộc linh mà Chúa ban cho.3 Một sự hồi tưởng lại trong giai đoạn đồng quy
dễ thấy rõ thể nào những vấn đề nền tảng hỗ tương với vai trò lãnh đạo
trưởng thành. Thông thường điều kiện bắt buộc giữa giai đoạn I và giai đoạn
II là kinh nghiệm biến đổi (hoặc một cam kết đầu phục hoàn toàn) qua đó
người lãnh đạo tương lai cảm động để dành cả đời có giá trị đối với Đức
Chúa Trời.
Trong Giai đoạn II một người lãnh đạo nổi lên thường nhận được một loại
huấn luyện nào đó. Thông thường thì loại này không chính thức4 khi liên kết
với chức vụ. Người lãnh đạo tương lai học hỏi bằng cách sinh hoạt trong bối
cảnh của một hội thánh địa phương hoặc một tổ chức Cơ đốc. Những gương
mẫu căn bản người ấy học được là những mô hình học đòi5 và sự tập sự
không chính thức,6 cũng như việc cố vấn.7 Đôi khi đó là sự huấn luyện
chính thức (đặc biệt nếu người ấy có ý định đi vào vị trí lãnh đạo trọn thời
gian) trong một trường Kinh Thánh hoặc thần học viện.8 Đôi khi trong
chương trình giáo dục này, người ấy có được kinh nghiệm mục vụ. Nhìn bề
ngoài có vẻ như việc huấn luyện chức vụ là trọng tâm của giai đoạn phát
triển này. Nhưng phân tích kỹ hơn cho thấy trọng tâm chính của sự phát
triển của Chúa là hướng vào bên trong. Chương trình huấn luyện thật sự nằm
ở tấm lòng người đó, là nơi Chúa đang làm một thử nghiệm nào đó về sự
tăng trưởng. Sự thử nghiệm này là điều tôi cho rằng đang diễn ra với bạn ở
tại Hồng Kông.
Trong giai đoạn III, người lãnh đạo mới nổi lên bước vào chức vụ như mục
tiêu đỉnh điểm của đời sống. Người ấy sẽ được huấn luyện kỹ hơn, một cách
không chính thức thông qua các chương trình tăng trưởng tự học9 hoặc
không chính quy thông qua các khóa hội thảo hướng về chức năng v.v...10
Các sinh hoạt chính của Giai Đoạn III là chức vụ. Sự đào luyện tiếp tục diễn
ra một cách tình cờ nhiều hơn và thường là không có chủ ý. Chức vụ dường
như mới chính là hoàn toàn quan trọng! Hầu hết mọi người lo lắng để vượt
qua Giai Đoạn II và bắt đầu với điều đích thực - Giai Đoạn III, chức vụ. Đây
dường như là trường hợp của bạn. Bạn đang lo lắng bước vào chức vụ với
người Trung Hoa.
Điều đáng ngạc nhiên, là trong các Giai Đoạn I, II và III Đức Chúa Trời chủ
yếu làm việc trong người lãnh đạo (không phải qua người ấy). Mặc dầu có
thể có sự kết quả trong chức vụ, công việc chính là điều Đức Chúa Trời đang
làm cho người lãnh đạo và trong người lãnh đạo, chứ không phải qua người
ấy. Hầu hết những người lãnh đạo mới nổi lên không nhận biết điều đó. Họ
đánh giá tính hiệu quả, các hoạt động, sự kết quả v.v... Nhưng Đức Chúa
Trời một cách yên lặng thường làm việc qua những cách lạ lùng, tìm cách để
đưa người lãnh đạo đến chỗ thấy rằng người ta hầu việc Chúa từ những gì có
trong người ấy. Đức Chúa Trời quan tâm đến con người của chúng ta.
Chúng ta muốn học tập cả ngàn điều bởi vì có quá nhiều điều để học tập và
làm. Nhưng Ngài sẽ dạy chúng ta một điều, có thể qua hàng ngàn cách:
"Ta đang hình thành Đấng Christ trong con." Đây chính là điều sẽ ban sức
mạnh cho chức vụ của bạn. Giai đoạn IV sẽ có sự nhấn mạnh này: "Bạn gây
dựng từ chính con người của mình."
Trong giai đoạn IV người lãnh đạo nhận ra và sử dụng các ân tứ pha trộn của
người ấy cùng với quyền phép. Có sự kết quả về mặt trưởng thành. Đức
Chúa Trời làm việc thông qua người lãnh đạo bằng cách sử dụng khuôn mẫu
học đòi (HeDt 13:7-8). Có nghĩa là, Đức Chúa Trời sử dụng đời sống cũng
như các ân tứ của người ấy để ảnh hưởng đến người khác. Đây là một giai
đoạn trong đó các khả năng nổi lên cùng với các ưu tiên. Người ta nhận biết
sự chỉ dẫn của Chúa dành cho chức vụ qua việc xác lập các ưu tiên của chức
vụ bởi các ơn phân biệt.
Trong Giai Đoạn V sự đồng quy xảy ra. Tức là, người lãnh đạo được Chúa
đưa vào một vai trò phù hợp với sự pha trộn các ân tứ, kinh nghiệm, tánh
khí, v.v... Vị trí địa lý là một phần quan trọng của sự đồng quy. Vai trò này
không những giải phóng người lãnh đạo khỏi chức vụ không thuộc ân tứ
mình, mà còn tài bồi và sử dụng điều tốt nhất người lãnh đạo ấy có để cống
hiến. Không có nhiều người lãnh đạo kinh nghiệm sự đồng quy. Họ bị đề bạt
vào các vai trò ngăn trở sự pha trộn ân tứ của mình. Hơn nữa rất ít người
lãnh đạo hầu việc Chúa từ con người của mình. Thẩm quyền của họ thường
xuất phát từ một vai trò. Trong sự đồng quy, con người và thẩm quyền thuộc
linh hình thành sức mạnh đích thực đặt nền tảng cho chức vụ trưởng thành.
Trên con đường lâu dài và khó khăn này, Đức Chúa Trời đang chuẩn bị bạn
cho sự đồng quy. Ngài đang uốn nắn bạn theo hình ảnh của Đấng Christ
(RoRm 8:28-29), và Ngài đang ban cho bạn sự huấn luyện và kinh nghiệm
để các ân tứ của bạn được khám phá. Mục tiêu của Ngài là một người lãnh
đạo đầy dẫy Thánh Linh, thông qua người ấy Đấng Christ hằng sống sẽ gây
dựng, sử dụng các ân tứ thuộc linh của người lãnh đạo. Bông trái Thánh
Linh là dấu hiệu của người Cơ đốc trưởng thành.11 Các ân tứ Thánh Linh là
dấu hiệu của một người lãnh đạo được Chúa sử dụng. Chúa muốn sự quân
bình ấy. Phương pháp của Ngài là hành động trong bạn, và sau đó qua bạn.
Trong toàn bộ các giai đoạn phát triển Đức Chúa Trời xử lý một con người
bằng cách đem đến những hoạt động, những con người, những nan đề - bất
kỳ - trong đời sống người ấy. Chúng ta gọi đây là các quá trình tôi luyện .
Mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời dành cho các quá trình tôi luyện này tôi
đã giải thích bên trên. Khi nghiên cứu đời sống con người, chúng ta có thể
nhận biết và gọi tên một số các quá trình tôi luyện. Một trong số đó là sự thử
nghiệm tính ngay thẳng.12 Thông thường điều này xảy ra trong giai đoạn
Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong và phần đầu của giai đoạn chức vụ. Tôi
cảm biết rằng thời gian thực tập của bạn ở tại Hồng Kông là quá trình thử
nghiệm tính ngay thẳng. Sự thử nghiệm tính ngay thẳng thành công dẫn đến
một người lãnh đạo mạnh mẽ hơn có năng lực để hầu việc Chúa trong một
phạm vi ảnh hưởng lớn rộng hơn.
Thử nghiệm ngay thẳng kiểm tra tâm tánh bề trong đối với sự nhất quán.
Bạn có theo trọn cam kết không? Có thể Chúa muốn sử dụng thì giờ của bạn
ở tại Hồng Kông để cho bạn thấy bạn có đang kiên trì trong mong muốn
giúp đỡ cho những người Trung Hoa không. Quyết định vào lúc sôi động
(hoặc yên lặng như có thể trường hợp này) là một chuyện. Nhưng phục vụ cả
đời lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Có thể điều Chúa muốn phán với bạn
qua kinh nghiệm này là sứ điệp của Gie Gr 12:5 "Nếu ngươi chạy thi với kẻ
chạy bộ, mà còn mỏi mệt, thì làm sao thi được với ngựa? Khi trong xứ yên
lặng, ngươi được an ổn, nhưng khi sông Giôđanh tràn thì ngươi sẽ làm thế
nào?"
Sự cô lập là một quá trình tôi luyện khác. Nhiều lần trong đời sống, người
lãnh đạo có thể được biệt riêng ra. Thông thường quá trình tôi luyện này
được thấy trong giai đoạn chức vụ và giai đoạn đời sống trưởng thành.
Những thời điểm này có thể xảy ra do khủng hoảng, đau yếu, sự bắt bớ hoặc
kỷ luật, sự lựa chọn của bản thân, hoặc do hoàn cảnh Chúa đem đến.
Tại sao vậy? (Tôi biết bạn đang hỏi như vậy!) Quá trình cô lập được Chúa
dùng để dạy những bài học quan trọng bề trong của tư cách lãnh đạo mà
không thể học trong các áp lực và các hoạt động của chức vụ bình thường.
Đức Chúa Trời phải có được sự chú ý của bạn trước hết. Sau đó Ngài mới
dạy dỗ bạn.
Tôi nhìn thấy Chúa đang xử lý bạn qua hình thức cô lập. Thập tự của bạn là
giữa quyết định của bản thân và các tình huống Chúa đem đến. Trong những
hình thức cô lập này, Chúa muốn dạy bạn một hoặc những bài học sau đây:
một cái nhìn mới về chức vụ
nhen lại ý thức về danh phận
linh động trong sự cởi mở trước những ý tưởng mới và sự thay đổi
mở rộng bằng cách cởi mở đối với những người khác
những xác quyết bên trong đến từ lời Chúa
sự chỉ dẫn
Phần của bạn là phải đáp ứng với quá trình cô lập này và nhận biết bài học
mà Chúa dành cho bạn trong quá trình đó.
Một công tác mục vụ, thường xảy ra trong Giai Đoạn II, là nhiệm vụ Chúa
giao qua đó người lãnh đạo được thử nghiệm về một số các bài học căn bản.
Tùy theo sự hoàn thành thành công của công tác mục vụ, người lãnh đạo
thường được ban cho một công tác lớn hơn. Bạn có thể thấy quá trình tôi
luyện này trong đời sống của người lãnh đạo trong Kinh Thánh là Tít. Tôi
cũng đã thấy điều này trong đời sống của Watchman Nee , một người lãnh
đạo Trung Hoa. Tôi chỉ ra khuôn mẫu này và những gương mẫu khác trong
cẩm nang tự học của mình nói về các khuôn mẫu lãnh đạo mới xuất hiện.
Các công tác mục vụ có thể chính thức hoặc không chính thức. Những công
tác ấy có thể trông như là nhiệm vụ ai đó giao cho bạn hoặc do chính quyết
định của bản thân bạn. Nhưng sớm hay muộn, nếu một người cởi mở và
nhạy bén trước sự tôi luyện của Chúa, sẽ nhận biết rằng Chúa thật sự đã giao
cho mình công tác ấy. Vì vậy, trách nhiệm tối hậu là đối với Ngài. Các công
tác chức vụ giúp bạn có được kinh nghiệm, thêm sự hiểu biết, hoặc làm
những công việc khiến lộ ra tâm tánh và tài năng. Nguyên tắc "ít - nhiều"
được nói trong LuLc 16:10 thường vận hành luôn. Bạn có trung tín trong
những việc nhỏ không? Có thể bạn không nhìn thấy tầm quan trọng của
những công tác nhỏ hiện nay, nhưng bạn có trung tín trong những gì được
giao cho không? Nếu có, bạn sẽ được ban cho những việc lớn hơn. Nếu bạn
không trung tín, Chúa sẽ phải dạy lại bài học ấy cho bạn.
Lớp học Anh văn của bạn trong gia đình người Hoa có thể lắm là một công
tác mục vụ đến từ Chúa. Ngài sẽ dạy bạn những bài học về chính bạn và tình
yêu (hoặc thiếu tình yêu) của bạn dành cho người Trung Hoa. Đó sẽ là việc
học tập bằng kinh nghiệm trong phạm vi ảnh hưởng.13 Bạn có học tập để
ảnh hưởng cho một nhóm nhỏ bởi con người của bạn (gương mẫu của bạn
về đời sống với Đấng Christ) và điều bạn dạy không? Chương trình khảo sát
đòi hỏi bạn học văn hóa và lịch sử Trung Hoa cũng có thể là một công tác
mục vụ. Hãy trung tín hoàn thành công tác đó. Có thể Chúa muốn cho bạn
thông tin Ngài định dùng với bạn sau này.
Các công tác mục vụ không phải luôn rõ ràng và dễ thấy. Nhưng chúng là
những hòn đá đặt chân cho chức vụ khác. Việc của bạn là phải làm như làm
cho Chúa. Khi bạn đang ở trong một hội thánh hoặc một tổ chức Cơ đốc và
có ảnh hưởng trong chỗ đó, bạn sẽ luôn thấy điều này với những người lãnh
đạo trẻ tuổi hơn mới xuất hiện. Trên thực tế, có thể bạn sẽ sử dụng cách có
chủ ý điều đó để thử nghiệm và huấn luyện những người lãnh đạo tương lai.
Có thể vấn đề then chốt của toàn bộ điều này là sự thuận phục. Bạn có sẵn
sàng vâng phục các mục đích Đức Chúa Trời dành cho bạn ngay lúc này
không? Ai cũng có thể phục điều mình muốn. Sự thuận phục chỉ được thử
nghiệm khi điều mình không muốn xảy ra. Học tập thuận phục có thể là lý
do quan trọng nhất Chúa đưa bạn đến Hồng Kông. Biết ý muốn của Chúa là
một điều, nhưng biết đúng thời điểm (cả điều gì và khi nào) lại là một
chuyện khác. Từ những gì tôi thấy, bạn chưa sẵn sàng cho một chức vụ trọn
vẹn. Đức Chúa Trời không vội vã như bạn và tôi. Ngài quan tâm đến việc
uốn nắn bạn và tôi trước hết. Sự thuận phục là một bài học quan trọng của tư
cách lãnh đạo.
Một số gợi ý:
Làm việc với sự thuận phục . Tôi vừa trở về từ một khóa hội thảo ở New
Zealand. Đang khi nói chuyện về các dự án phát triển của mình, một trong
những người tham dự đã cho tôi những lời của Aldrew Murray, một Cơ đốc
nhân vĩ đại ở Nam Phi.
1. Ngài đã đưa tôi đến đây. Bởi ý muốn Ngài tôi ở đúng chỗ này. Trong sự
thật đó tôi sẽ yên nghỉ.
2. Ngài sẽ giữ gìn tôi ở đây trong tình yêu của Ngài và ban cho tôi ân điển để
cư xử với tư cách con cái Ngài.
3. Và rồi Ngài sẽ khiến hoạn nạn trở thành một phước hạnh, dạy tôi những
bài học Ngài muốn tôi học.
4. Vào đúng thời điểm của Ngài, Ngài lại sẽ đem tôi ra - bằng cách nào và
lúc nào Ngài biết. Vậy hãy để tôi nói: Tôi (a) ở đây bởi sự chỉ định của
Chúa. (b) trong sự chăn giữ của Ngài. (c) dưới sự huấn luyện của Ngài. (d)
cho thời điểm của Ngài.14
Có lúc tôi đã không hiểu chính xác lý do Ngài đưa những điều đó đến.
Nhưng sau khi đọc bức thư của bạn, tôi hiểu rõ rằng những điều đó không có
ý nghĩa nhiều đối với tôi như đối với bạn. Khi tôi suy nghĩ đến điều này buổi
sáng hôm nay, tôi được thúc giục (tôi tin là bởi Đức Thánh Linh) để gửi
những điều này.
Hãy đọc chương nói về "Thời Gian" trong Các Nguyên Tác Tăng Trưởng
Thuộc Linh của Miles Stanford.15 Chương này có đôi điều dành cho bạn
hiện lúc này nơi bạn đang ở. Bạn đang vội vã để bắt đầu chức vụ. Đặc biệt
ghi nhận lời trích dẫn liên quan đến sự khác biệt giữa cây sồi và dây bí.16
Hãy chờ đợi Chúa . Ngài sẽ dẫn bạn vào con đường bằng thẳng đúng thời
điểm của Ngài.
Hãy trò chuyện với bạn của tôi là Steve Torgerson. Anh ấy là một "nhà
truyền giáo Tin Lành tự do" ở tại Hồng Kông. Anh ấy đang trải qua giai
đoạn cô lập vì việc học tiếng Hoa. Anh ấy đã được Chúa huấn luyện cách
tuyệt vời. Thời gian tập sự đa dạng của anh ấy là một hình thức đào luyện
không chính thức Chúa dùng để trang bị anh ấy cho chức vụ. Tuy vậy anh ấy
chưa thể làm chức vụ vì rào cản ngôn ngữ. Anh ấy biết điều bạn đang trải
qua. Hãy dành thời gian với anh ấy. Nuôi dưỡng tình bạn và tìm lời khuyên
của anh ấy. Anh ấy sẽ là một nguồn động lực bổ ích cho bạn.
Hãy đọc câu chuyện của J. O. Fraser, một người hầu việc chúa ở Trung Hoa
(Behind The Rangers của bà Howard Taylor). Ông ta đã được chuẩn bị bởi
sự cô lập. Tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng cho quá trình đó bây giờ. Chúa sẽ gặp gỡ
bạn trong khi đọc chuyện này.
Vâng, tôi chỉ định viết một bức thư ngắn nhưng nó đã biến thành gần như là
một thư tín. Nếu bạn có ở đây, tôi sẽ không ngần ngại trò chuyện và chia sẻ
những điều này - tại sao lại không bằng thư? Sứ đồ Phao lô đã làm điều đó.
Một người cộng tác với bạn,
Bobby Clinton
Nền Tảng Của Các Bài Học
Bức Tranh Toàn Cảnh
Thách thức/ Nan đề : Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo
Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và
học đòi đức tin họ. Đức Chúa Jesus Christ hôm qua ngày nay, và cho đến
đời đời không hề thay đổi.
(HeDt 13:8).
Ngày nay có nhiều hội thánh, nhiều tổ chức Cơ đốc, và nhiều tổ chức truyền
giáo hơn bao giờ hết, tất cả đều nêu ra một nhu cầu cấp bách về vai trò lãnh
đạo. Chúng ta cần những người nam người nữ có đời sống học theo những
nhân vật trong Kinh Thánh đã xứng đáng với danh hiệu "người lãnh đạo."
Hội thánh trên toàn cầu đang cần một nhóm môn đệ có cam kết, như những
người lãnh đạo trong quá khứ, là những người có thể dẫn đường bằng cách
chứng tỏ qua chính đời sống mình một đức tin xứng đáng để chúng ta học
đòi.
Để bắt chước đức tin của những người lãnh đạo đi trước, chúng ta hãy học
tập đời sống của họ. Chúng ta cần phải gẫm lại và ghi nhớ. Những bài học
mà những người lãnh đạo thuộc linh trong Kinh Thánh, là những người sống
cách đây hàng ngàn năm đã học tập có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay
được không? Câu trả lời cho thắc mắc này là một chữ có chắc nịch. Vì sao
vậy? Bởi vì Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời
không hề thay đổi. Không phải tình cờ mà lời ấy nối theo sau sự khuyên giục
"hãy nhớ" và "học đòi." Những bài học Ngài đã dạy dỗ trong quá khứ cũng
áp dụng được cho tôi ngày nay. Đức Chúa Jesus Christ là Đấng đã ban
phước cho những người lãnh đạo sống đời sống đức tin cũng chính là Đấng
sẽ ban năng lực cho tôi để sống đời sống đức tin ngày nay. Ngài vừa là
nguồn phương tiện vừa là lý do việc học tập của chúng ta về tư cách lãnh
đạo.
Tư cách lãnh đạo là những bài học cả đời chứ không phải là một tập hợp các
khóa hàm thụ tự học có thể hiệu quả sau vài tháng hoặc vài năm. Trong nỗ
lực của chúng ta để "nhớ lại cách những người ấy đã sống và đã chết," chúng
ta sẽ học tập phân tích những bài học này. Qua đó, chúng ta sẽ thu thập dữ
liệu và xử lý bằng cách sử dụng một công cụ, là dòng thời gian. Khi suy gẫm
dữ kiện này, chúng ta sẽ thấy nhiều khuôn mẫu khác nhau nổi lên cho thấy
Chúa phát triển và làm mạnh mẽ những người lãnh đạo trong quá khứ cho
các vai trò lãnh đạo đặc biệt của họ bằng nhiều cách. Chúng ta có thể được
ích từ cách Chúa phát triển họ và điều Chúa dạy dỗ họ. Khi áp dụng những
bài học này cho đời sống mình, chúng ta sẽ học đòi đức tin của họ.
Chúng ta hãy xem xét một số trường hợp mẫu được thu nhỏ về những người
lãnh đạo đáng để chúng ta học đòi. Tất cả họ đều bắt chước những người
lãnh đạo được Chúa hướng dẫn đi trước họ. Hãy xem xét những điểm khác
biệt và giống nhau trong đời sống của họ và nhất định phải lưu ý dòng thời
gian của mỗi người được trình bày. Tôi sẽ còn liên hệ lại về họ trong lời giải
thích các khuôn mẫu, các quá trình tôi luyện, và các nguyên tắc của tư cách
lãnh đạo.
Aiden Wilson Tozer kết hợp sự rờ đụng huyền nhiệm với lòng sốt sắng của
nhà tiên tri.1 Ông xuất thân từ những bắt đầu khiêm hạ của vùng nông thôn.
Ông chủ yếu được tự đào luyện chứ không hề nhận được một sự huấn luyện
chính thức nào. Chức vụ ban đầu của ông bao gồm một loạt những sự bắt
đầu mới mẻ khi ông chuyển đổi từ một giáo phận này sang một giáo phận
khác. Tozer là một con người có đời sống cô độc, vì tin vào sự phát triển của
đời sống bề trong, ông sử dụng những dịp sống cô độc để học tập. Những gì
học được trong các thời điểm yên tĩnh này ông trình bày trong các tác phẩm
của mình, cho thấy ảnh hưởng gián tiếp của lời được viết ra. Dòng thời gian
của Tozer sẽ được trình bày qua các trang sau đây.
I. Các nền tảng của kỷ luật bề trong 1897
II. Sự huấn luyện trong công việc - những sự bắt đầu mới 1919
III. Vai trò lãnh đạo thành phố - bành trướng phạm vi ảnh hưởng cấp quốc
gia 1928
IV. Sự suy gẫm bao quát 1959 1963
Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer
Những người biết rõ Dawson Trotman gọi ông là Daws2. Ông là một con
người năng động làm mọi sự hết sức của mình. Ông đã kêu gọi hội thánh trở
về với Cơ đốc giáo đích thực bằng cách tập trung vào tư cách môn đệ hóa có
cam kết.3 Phương pháp học tập thực dụng và cuộc vận động của ông nhằm
chứng kiến những người khác tái hiện điều ông đã học tập, là đặc trưng đời
sống ông. Sự lan rộng khắp thế giới của tổ chức The Navigators có thể trực
tiếp bắt nguồn từ đời sống cầu nguyện của ông. Đời sống ông là câu chuyện
về những gì Chúa làm thành với một cuộc đời sẵn sàng tin cậy và thực hành.
Dưới đây là dòng thời gian của ông:
I. Những nền tảng không ngừng khuấy động 1906
II. Phát triển mô hình 1933
III. Mở rộng khải tượng - qua đời 1948 1956
Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman
Watchman Nee ra đời do sự đáp lời cầu nguyện của Chúa.4 Tên của ông,
Watchman, được Chúa ban cho và được tiên tri. Ông đã sống trong thời kỳ
quá độ ở tại Trung Hoa, khi các luồng gió của sự thay đổi vương triều đang
thổi đến. Giữa sự rối động đó, ông đã tin nhận Đấng Christ. Ông thành lập
các hội thánh bản xứ chịu bắt bớ dữ tợn. Công việc của ông đã được xây
dựng trên các nguyên tắc và những lời xác quyết Chúa ban. Sự nhấn mạnh
của ông về đời sống hiệp nhất5 và những hiểu biết của ông về thẩm quyền
thuộc linh,6 cơ sở sức mạnh chính yếu của một người lãnh đạo thuộc linh,7
có thể đưa ra sự chỉ dẫn quan trọng cho những người lãnh đạo ngày nay.
Tính nhất quán là đặc trưng đời sống và chức vụ của Watchman Nee.
I. Những nền tảng tối thượng 1903
II. Những bài học nền tảng 1921
III. Chức vụ trực tiếp đến chức vụ gián tiếp 1927
IV. Những năm tháng trưởng thành 1941 1972
Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee
Cái Nhìn Tổng Quát - Các Khuôn Mẫu, Các Quá Trình Và Các Nguyên Tắc
Các thuật ngữ khuôn mẫu, quá trình, và nguyên tắc là nền tảng để hiểu cách
phân tích đời sống một nhân vật. Các khuôn mẫu bàn đến khung sườn tổng
quát, hoặc bức tranh lớn, của một cuộc đời. Các quá trình tôi luyện luận về
những phương cách và phương tiện Đức Chúa Trời sử dụng để đưa người
lãnh đạo đi theo khuôn mẫu bao quát. Các nguyên tắc liên quan đến quá
trình nhận biết những lẽ thật nền tảng nằm trong các quá trình tôi luyện và
khuôn mẫu đem lại sự ứng dụng rộng lớn hơn cho người lãnh đạo.
Khi nghiên cứu các khuôn mẫu, dòng thời gian thật hữu ích để tiến hành
những quan sát dài hạn. Khi học về các quá trình, chúng ta phân tích các quá
trình tôi luyện - những sự kiện Chúa cho phép xảy đến, những con người,
hoàn cảnh, sự can thiệp đặc biệt, và những bài học dành cho đời sống bề
trong... có thể là phương cách của Chúa để cho thấy tiềm năng lãnh đạo. Các
quá trình tôi luyện cũng phát triển tiềm năng, khẳng định vai trò lãnh đạo, và
đưa người lãnh đạo mới xuất hiện tiến đến cấp chức vụ Chúa giao.
Nguyên tắc khác với các khuôn mẫu lẫn các quá trình tôi luyện mà trong đó
chúng nhận chân những lẽ thật nền tảng. Cách đây khá lâu trong khóa huấn
luyện của tổ chức The Navigators, tôi được dạy về tầm quan trọng của việc
nhận biết các nguyên tắc và áp dụng chúng vào đời sống mình. Điều này đã
được củng cố qua năm tháng khi tôi gặp gỡ những người khác cũng có cùng
xu hướng ấy. Một trong những người có ảnh hưởng đó là Warren Wiersbe.
Ông đã từng viết một bài báo xuất sắc nhấn mạnh đến toàn bộ ý tưởng của
các nguyên tắc. Trong đó ông nói:
Điều duy nhất tôi còn nhớ trong một khóa học ở tại viện thần học là một bài
thơ vụng mà vị giáo sư mỏi mệt đã đưa vào một bài thuyết trình buồn tẻ:
Phương pháp thì nhiều,
Nguyên tắc chỉ có một vài.
Phương pháp luôn thay đổi,
Nguyên tắc không bao giờ thay đổi.
Xác quyết đó đã dẫn tôi vào sự khảo sát cả đời để tìm kiếm các nguyên tắc,
những lẽ thật nền tảng không bao giờ thay đổi song luôn có một nguyên tắc
tươi mới đằng sau đó. Tôi học biết để đánh giá con người và chức vụ trên cơ
sở các nguyên tắc thúc giục họ cũng như trên cơ sở các kết quả mà họ sản
sinh ra. (Wiersbe 1980:81)
Bây giờ sau khi đã giới thiệu cho bạn ba thuật ngữ này, tôi sẽ tập trung vào
các khuôn mẫu. Chúng ta sẽ bàn đến các quá trình tôi luyện và các nguyên
tắc khi ứng dụng vào các khuôn mẫu chi tiết hơn ở các chương sau.
Dòng Thời Gian Khái Quát.
Dòng thời gian là một công cụ quan trọng để phân tích đời sống một người
lãnh đạo, bởi vì nó cho thấy toàn bộ khuôn mẫu sự hành động của Chúa
trong một cuộc đời. Nếu nhìn lại các trường hợp mẫu, bạn sẽ thấy rằng tôi
đưa dòng thời gian vào cho từng người. Ở trang sau đây bạn sẽ thấy dòng
thời gian được khái quát hóa là một sự tổng hợp về nhiều điều tôi đã nghiên
cứu. Dầu khó phù hợp chính xác với bất cứ người nào, dòng thời gian cho ta
một cái nhìn. Dòng thời gian là một đường thẳng nằm ngang được phân chia
thành các giai đoạn phát triển.8
Giai đoạn I Các Nền Tảng Tối Thượng
Giai đoạn II Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bên Trong
Giai đoạn III Sự Trưởng Thành Của Chức Vụ
Giai đoạn IV Sự Trưởng Thành Của Đời Sống
Giai đoạn V Sự Đồng Quy
Giai đoạn VI Sự Vui thỏa
Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát.
Giai đoạn phát triển là một đơn vị thời gian trong đời sống một người.
Chúng ta nhận ra các đơn vị khác nhau bởi bản chất của các sự phát triển
hoặc các phương tiện phát triển trong đời sống một người lãnh đạo. Những
đơn vị thời gian có ý nghĩa này được gọi là "những nền tảng tối thượng," "sự
tăng trưởng của đời sống bên trong," "trưởng thành chức vụ," “trưởng thành
của đời sống," "sự đồng quy," và "sự vui thỏa" Các giai đoạn phát triển
không tuyệt đối.9 Tuy nhiên, chúng hữu ích vì buộc người ta phân tích điều
Đức Chúa Trời thực hiện trong khoảng thời gian nhất định trong đời sống
của một người.
Ở Giai đoạn I, Các Nền Tảng Tối Thượng, Đức Chúa Trời bởi ơn Ngài hành
động qua gia đình, môi trường và các biến cố lịch sử. Điều này bắt đầu từ
khi sinh ra. Có thể bạn thấy khó mà tin rằng Chúa vẫn làm việc qua gia đình
hoặc môi trường sống của bạn, đặc biệt nếu đó không phải là những ảnh
hưởng tin kính, nhưng Ngài thật sự hành động. Thật thú vị khi hiểu được
cách Đức Chúa Trời quan phòng trong quá khứ - và trong hiện tại - để hành
động thông qua mọi kinh nghiệm của chúng ta. Hãy nhớ rằng thông thường
khó mà hiểu được tầm quan trọng của tất cả những vấn đề này mãi cho đến
các giai đoạn về sau.10
Hãy xin Chúa chắp nối một số các mảnh nền tảng Chúa dành cho bạn. Khi
Ngài làm vậy, bạn sẽ biết ơn sâu xa quyền phép Ngài.
Trong Giai đoạn I, Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo bằng cách
đặt để các nền tảng trong đời sống người ấy. Sự vận hành này thuộc quyền tể
trị tối cao của Chúa. Người lãnh đạo tiềm năng ít có quyền kiểm soát trên
những gì xảy ra trong giai đoạn này. Bài học chủ yếu của người ấy là học tập
đáp ứng một cách tích cực và nhận được ích lợi từ những gì Chúa đặt để
trong các nền tảng đó. Rất ít sự nhận vào có ý nghĩa về mặt thuộc linh trong
đời sống thuộc ba trường hợp nghiên cứu mẫu của chúng ta nằm trong các
giai đoạn nền tảng của họ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa
Trời bởi quyền tối cao đang điều khiển từng đời sống.
Giai đoạn tiếp theo người lãnh đạo nổi lên bước vào đó là tìm cách biết
Chúa cách cá nhân hơn, thân mật hơn. Đây được coi là Giai Đoạn II, Tăng
Trưởng Đời Sống Bề Trong. Người lãnh đạo học biết tầm quan trọng của
việc cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa. Khi lớn lên trong sự biện biệt,
hiểu biết và vâng lời, người ấy bắt đầu bước vào thử nghiệm. Những thử
nghiệm đầu tiên này là những kinh nghiệm quan trọng Chúa dùng để chuẩn
bị người lãnh đạo cho các bước kế tiếp trong tư cách lãnh đạo. Người lãnh
đạo đang tăng trưởng liên tục dự phần vào một hình thức mục vụ nào đó.
Trong bối cảnh học tập bằng cách làm việc này, người ấy nhận được các bài
học mới dành cho đời sống bề trong.
Trong giai đoạn này, tiềm năng lãnh đạo được xác định và Chúa dùng những
kinh nghiệm thử luyện để phát triển tâm tánh. Nếu đáp ứng thích đáng, tin
kính, người lãnh đạo sẽ học được các bài học nền tảng Chúa muốn dạy dỗ.
Nếu không chịu học, thường người ấy lại sẽ bị thử nghiệm nữa cũng trong
lãnh vực ấy. Sự đáp ứng đích đáng sẽ dẫn đến một chức vụ bành trướng và
một trách nhiệm lớn hơn.
Trong giai đoạn III, Trưởng Thành Chức Vu, người lãnh đạo mới xuất hiện
nói về Chúa với những người khác. Người ấy bắt đầu thử nghiệm các ân tứ
thuộc linh mặc dầu có thể không biết giáo lý ấy như thế nào. Người ấy có
thể nhận được sự đào luyện để trở nên hiệu quả hơn. Chức vụ là trọng tâm
của người lãnh đạo mới nổi lên trong giai đoạn này. Nhiều trong các bài học
của người ấy sẽ là số 0 trong các mối quan hệ với người khác hoặc trong
những khiếm khuyết của đời sống cá nhân.
Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo theo hai cách trong giai đoạn
này. Thông qua chức vụ, người lãnh đạo có thể nhận ra các ân tứ và những
kỹ năng của mình để sử dụng chúng ngày càng hiệu quả. Người ấy cũng sẽ
hiểu biết đầy đủ hơn về thân thể Đấng Christ khi kinh nghiệm nhiều loại
quan hệ mà hội thánh đem đến. Những kinh nghiệm về mối quan hệ này dạy
dỗ những bài học tiêu cực lẫn tích cực.
Hoạt động chức vụ hay kết quả không phải là trọng tâm của Giai Đoạn I, II
và III. Đức Chúa Trời chủ yếu đang làm việc trong người lãnh đạo, chứ
không phải qua người ấy.11 Nhiều người lãnh đạo mới nổi lên không nhận
biết điều đó, và trở nên thất vọng. Họ cứ liên tục đánh giá tính hiệu quả và
các hoạt động, trong khi Chúa yên lặng đánh giá tiềm năng lãnh đạo của họ.
Ngài muốn dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta hầu việc Chúa bằng con
người của mình.
Đến giai đoạn IV, Trưởng Thành Đời Sống, người lãnh đạo đã nhận ra và
đang dùng những ân tứ thuộc linh của mình trong chức vụ thỏa nguyện.
Người ấy đã nhận biết những ưu tiên để sử dụng tốt nhất các ân ban của
mình và hiểu rằng học tập điều chớ làm cũng quan trọng như học tập điều
phải làm. Trưởng thành là kết quả. Sự cô lập, khủng hoảng và xung đột
mang một ý nghĩa mới. Nguyên tắc "chức vụ ra từ con người" có tầm quan
trọng mới khi tâm tánh của người lãnh đạo mềm mại và chín chắn.
Trong giai đoạn này, kinh nghiệm của người lãnh đạo về Chúa được phát
triển. Mối tương giao với Chúa trở thành nền tảng; là điều quan trọng hơn cả
sự thành công trong chức vụ. Bởi sự thay đổi này, bản thân chức vụ ngày
càng mang tính xứng hiệp và kết quả. Bí quyết của sự phát triển trong giai
đoạn này là sự đáp ứng tích cực trước những kinh nghiệm Chúa đem đến. Sự
đáp ứng này sẽ làm sâu nhiệm mối tương giao với Chúa, là nền tảng cho một
chức vụ lâu dài và hiệu quả.
Trong Sự Đồng Quy, giai đoạn V, Đức Chúa Trời đưa người lãnh đạo vào
một vai trò tương xứng với sự pha trộn các ân tứ và kinh nghiệm của người
ấy để chức vụ được phát triển tối đa.12 Người lãnh đạo dâng điều tốt nhất
mình có để sử dụng cho Chúa và được giải phóng khỏi chức vụ mình không
có ơn hoặc không thích hợp. Sự Trưởng Thành của Đời Sống và sự Trưởng
Thành Của Chức vụ cùng nhau lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn này.
Nhiều người lãnh đạo không kinh nghiệm sự đồng quy, do những lý do khác
nhau. Đôi khi họ bị cản trở vì thiếu sự phát triển cá nhân. Lúc khác, tổ chức
có thể cản trở người lãnh đạo bằng cách hạn chế người ấy trong một vị trí
nào đó.13 Một số lý do đến từ Chúa, như trong trường hợp của Dawson
Trotman, và có lẽ khó hiểu bởi vì chúng ta không có một bức tranh đầy
đủ.14 Tuy nhiên, nhìn chung, thời điểm sự đồng quy xảy đến, nếu có, tiềm
năng của người lãnh đạo được phát triển tối đa.
Công tác phát triển chủ yếu dành cho giai đoạn V là sự chỉ dẫn đưa người
lãnh đạo vào trong vai trò và vị trí hiệu quả tối đa. Đáp ứng của người ấy
trước sự hướng dẫn của Chúa phải là tin cậy, yên nghỉ, và nhìn xem khi
Chúa đưa người ấy hướng vào một chức vụ bao gồm toàn bộ sự phát triển
của các giai đoạn trước. Sự đồng quy tự thể hiện khi người ấy đáp ứng nhất
quán đối với công việc của Chúa trong đời sống mình.
Đối với một số ít người, có giai đoạn thứ VI, là giai đoạn Hửng Sáng hay Ăn
Mừng.15 Kết quả của một đời sống hầu việc Chúa và sự tăng trưởng cuối
cùng dẫn đến một giai đoạn được công nhận và ảnh hưởng gián tiếp ở các
mức độ rộng lớn. Những người lãnh đạo thuộc giai đoạn Hửng sáng này đã
xây dựng cả một cuộc đời trong các mối quan hệ và tiếp tục tác động ảnh
hưởng trong các mối quan hệ ấy. Những người khác sẽ tìm kiếm họ bởi vì
thành tích nhất quán họ để lại trong khi đi theo Chúa. Kho khôn ngoan của
họ được thâu trữ qua cả cuộc đời trong vai trò lãnh đạo sẽ tiếp tục đem lại
phước hạnh và ích lợi cho nhiều người.
Không có công tác phát triển được nhận biết trong Giai Đoạn VI ngoài việc
để cho cả cuộc đời hầu việc Chúa phản chiếu vinh hiển của Chúa và tôn cao
sự thành tín của Ngài qua một cuộc đời phát triển.
Nhận Biết Các Giai Đoạn Phát Triển
Các giai đoạn phát triển được đặc trưng nhất quán ít nhất là theo ba cách
khác nhau.16 Trước hết, hình thức khác nhau của các quá trình tôi luyện
diễn ra trong các giai đoạn khác nhau. Thứ hai, mỗi giai đoạn đều kết thúc
bằng một sự kiện biên cụ thể. Thứ ba, có một phạm vi ảnh hưởng khác.
Đức Chúa Trời thường dùng những sự kiện Ngài đem đến, những con người
và những hoàn cảnh (các quá trình tôi luyện) để phát triển một người lãnh
đạo. Dầu cả cuộc đời được sử dụng để uốn nắn chúng ta, một số điều trong
đời sống ràng buộc trực tiếp hơn đối với sự phát triển tư cách lãnh đạo. Tôi
xếp các quá trình tôi luyện này thành sáu phạm trù chung: các yếu tố nền
tảng, các yếu tố về sự tăng trưởng đời sống bề trong, các yếu tố về chức vụ,
các yếu tố về sự trưởng thành, các yếu tố về sự đồng quy, và các yếu tố về
sự chỉ dẫn. Những vấn đề khác nhau diễn ra vào những thời điểm khác nhau
trong đời sống của người lãnh đạo. Các quá trình tôi luyện này có thể xảy ra,
mặc dầu không đều đặn, ngoài các giai đoạn liên quan đến tâm tánh của họ.
Quá trình chỉ dẫn diễn ra xuyên suốt tất cả các quá trình. Chúng thường quan
trọng trong những sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn.
Các giai đoạn phát triển ban đầu được đặc trưng bởi các quá trình tôi luyện
được biết như là những vấn đề về sự tăng trưởng của đời sống bề trong. Đời
sống của Dawson Trotman đã phản ảnh các giai đoạn này ngay sau khi ông
quy đạo.17 Ông cầu nguyện xin Chúa cho ông được làm chứng ở tại nơi làm
việc. Đức Chúa Trời đã thử nghiệm sự chân thật của ông bằng một loạt gồm
ba thử nghiệm. Trước hết, sự quy đạo của ông có bí mật hay là ông bày tỏ
điều đó bằng cách đem cuốn Tân Ước đến nơi làm việc? Dawson đã mang
Kinh Thánh đến chỗ làm. Lời đồn nhanh chóng lan đi rằng Trotman đã theo
đạo. Đức Chúa Trời lại thử ông một lần nữa. Ông có hiệp nhất với những Cơ
đốc nhân khác không, đặc biệt là một người truyền đạo đến tại nơi chứa gỗ
và giảng dạy mỗi tuần một lần? Trotman có hiệp nhất và điều này dẫn đến
một thử nghiệm khác. Người truyền đạo mời Trotman làm chứng cá nhân.
Dawson đồng ý và tin đồn nhanh chóng lan nhanh giữa vòng những người
cùng làm việc. Lời làm chứng công khai đầu tiên của Trotman đã biến thành
một buổi nhóm truyền giảng cho toàn bộ 200 công nhân cùng làm việc với
ông. Qua những thử nghiệm cụ thể này, Đức Chúa Trời bắt đầu uốn nắn và
chuẩn bị Trotman cho một chức vụ truyền giáo mở rộng. Sự đại dụng trong
tương lai nằm trong những vấn đề nhỏ nhặt như vậy.
Các giai đoạn phát triển giữa thường cho thấy các quá trình tôi luyện trong
chức vụ. Điều này liên quan đến các bài học về chức vụ và có những hình
thức khác nhau. Một số được gọi là những vấn đề về quyền năng, liên quan
đến sự nhận biết và áp dụng quyền phép của Đức Chúa Trời vào chức vụ.
Watchman Nee đã kinh nghiệm các quá trình tôi luyện liên quan đến quyền
phép nhiều lần trong đời sống mình. Ông Nee và một nhóm những người
Trung Hoa đang truyền giáo cho một ngôi làng nhỏ trên đảo. Vào tháng 1
năm 1925, những người dân chài và nông dân, đang tham gia trong cuộc tổ
chức mừng năm mới, không được cởi mở lắm đối với các nhóm tin lành.
Những người dân chài tin nơi vị thần có tên là Ta-Wang, là thần mà họ cho
rằng đã chứng tỏ quyền phép bằng cách đem lại khí hậu tốt đẹp trong ngày
lễ hội đặc biệt suốt 286 năm. Trong một sự tái hiện lại cuộc đối đầu giữa Êli
và các thầy tế lễ Ba anh, đội ngũ của Nee và người dân làng đã chứng kiến
một cuộc đối đầu giữa Đức Chúa Trời và Ta-Wang. Đức Chúa Trời của Nee
đã hành động và một trận mưa lớn đã đến đáp lại đức tin của đội ngũ ông.
Những kẻ đã bảo: "Nếu Đức Chúa Trời của ông mạnh hơn thần Ta-Wang,
chúng tôi sẽ theo Ngài," đã làm chính xác điều đó. Sự kiện này là một sự đột
phá trong chức vụ, không những ở tại hòn đảo ấy mà còn trên tất cả những
người khác trong dây chuyền.
Yếu tố nhận diện thứ nhì trong các giai đoạn phát triển là sự kiện biên. Các
quá trình tôi luyện xảy ra trong một thời gian giới hạn và là công cụ đem lại
sự chuyển đổi từ một giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp được gọi là các sự
kiện biên. Các sự kiện biên bao gồm những yếu tố như là khủng hoảng, sự
thăng tiến, một chức vụ mới, học tập một khái niệm quan trọng mới, những
kinh nghiệm lạ lùng, những cuộc đối đầu với một con người làm thay đổi
đời sống, một kinh nghiệm về sự chỉ dẫn của Chúa, hoặc một sự chuyển chỗ
về mặt địa lý. Bạn có thể thấy, không có tập hợp những chỉ dẫn. Các sự kiện
biên thay đổi từ người này sang người khác, nhưng nói chung, các sự kiện
biên là những dấu hiệu thay đổi. Chúng đánh dấu điểm kết thúc và sau đó là
điểm bắt đầu của một thời điểm quan trọng trong đời sống một người lãnh
đạo.
Giai đoạn I của A. W. Tozer kết thúc bằng kinh nghiệm quy đạo của ông.
Giai đoạn thứ II của ông kết thúc bằng việc chuyển từ các khu vực giáo phận
nhỏ ở tại Virginia, Ohio, và Indiana đến một giáo phận ở tại Chicago. Đây
không những là một sự chuyển đổi về mặt địa lý, mà còn là một sự thay đổi
từ một nhóm người vừa phải ở một vùng nông thôn nhỏ đến một hội chúng ở
tại thành phố lớn hơn nhiều.
Có ba sự kiện biên quan trọng trong chặng đường của Dawson Trotman từ
giai đoạn I sang giai đoạn II. Chúa đã đưa ông đến một sự xác quyết cả đời
định hình cho chức vụ mà ông đã bắt đầu. Đường biên thực tế không rõ nét,
nhưng kéo dài nhiều tháng. Ba sự kiện biên này được xây dựng và củng cố
lẫn nhau.
Đầu tiên là quá trình tôi luyện về lời, điều Chúa thường dùng bởi lời của
Ngài để thay đổi đáng kể lối nghĩ của một người lãnh đạo. Trong một giai
đoạn chín tháng Trotman chỉ thành lập được 3 câu lạc bộ dành cho các bé
trai. Với tốc độ đó thì phải mất một thời gian dài mới mở rộng được trên
phạm vi cả nước, nói chi đến thế giới. Liệu ông có thể tăng tốc mức độ này
không? Có cách nào tốt hơn để tiến hành công việc này không?
Trong giai đoạn chất vấn này, Đức Chúa Trời đã làm tươi mới và mở rộng
mục vụ dựa trên một lời hứa Ngài đã ban cho Dawson trước đó: "Ta coi
ngươi là quý báu, đáng chuộng và đã yêu ngươi nên ta sẽ ban những người
thế ngươi và các dân tộc thay mạng sống ngươi" (EsIs 43:4). Ông đã cầu
nguyện để có những con gặt đến trong mùa gặt của Chúa. Ông bắt đầu nhìn
thấy sự khác biệt lớn lao giữa một người chỉ là tín hữu và một con gặt, và
thấy được nhu cầu phải tập trung vào việc xây dựng những con gặt mà Chúa
có thể tin nhờ. Ông đã bắt đầu rao giảng "Đức Chúa Trời có thể làm được
nhiều qua một con người dâng mình cho ngài 100% hơn là qua 100 người
chỉ đầu phục 90%."
Lúc ấy Dawson đã viết trên lề trang Kinh Thánh bên cạnh lời hứa của Êsai
lời cầu xin này: "Chúa sẽ sớm cho chúng con gặp gỡ một nhóm những thanh
niên mạnh mẽ, là những người lính mạnh dạn của thập tự giá, với cặp mắt
chú mục vào sự vinh hiển của Ngài" (Skinner 1974:70). Một điều đã xảy đến
sáu tháng sau đó. Mục tiêu của Dawson đã thay đổi từ việc chinh phục linh
hồn đến việc gây dựng những môn đệ mạnh mẽ và chiêu mộ những con gặt
cho Chúa. Sự kiện biên này, một lời hứa đầy thách thức từ Lời Chúa, bắt đầu
làm thay đổi chú trọng của ông từ việc chỉ truyền giáo thôi sang việc truyền
giáo kèm chăm sóc, đặc trưng của tổ chức The Navigators trong năm mươi
năm qua.
Không phải tất cả những sự kiện biên đều tích cực, như chúng ta sẽ thấy ở
phần kế tiếp:
Dawson đón một người xin đi quá giang có cách nói năng cho thấy không
phải là người tin Chúa, trong giây lát ông đã khám phá người đàn ông này
chính là một trong những người ông đã “dắt về Chúa" trong năm
trước.Quyết định của anh ta đã không được chăm sóc và anh ta hầu như đã
chết trong vườn nho. Bàng hoàng, Dawson lập luận rằng hẳn phải có rất
nhiều người đã lấy lòng chân thành, có thể với những giọt nước mắt, kêu cầu
danh Chúa, nhưng đời sống không được thay đổi gì cả. Sự trục trặc là do
đâu?
Từ đó trở đi, Dawson kiên quyết chăm sóc bất cứ người nào ông đã dẫn về
với Chúa - một công việc khó khăn hơn là chinh phục linh hồn - và ông cũng
khuyến khích người khác cho những người mình đưa dắt về Chúa cơ hội
phải lẽ để được tăng trưởng trong Đấng Christ. Lẽ thật đã hiện rõ, và ông đã
có một quyết tâm: "Bạn có thể dẫn một người về với Chúa trong vòng hai
mươi phút đến hai tiếng đồng hồ, nhưng phải mất từ hai mươi tuần lễ cho
đến hai năm để chăm sóc đầy đủ cho người đó." Người tin Chúa xin quá
giang đã làm ông bừng tỉnh, thấy được một sự thật trong chức vụ của mình -
bớt nhấn mạnh đến việc đưa người ta đến quyết định tin Chúa mà chú trọng
nhiều hơn đến sự tăng trưởng trong Đấng Christ. (Skinner 1974:70).
Sự kiện biên thứ ba gồm vấn để chỉ dẫn, là điều đi trước thay đổi cuối cùng
sang giai đoạn kế tiếp. Đó là mối tiếp xúc Chúa đưa đến, được định nghĩa
đầy đủ hơn ở chương 6. Trotman được ban cho tên của một người thủy thủ
trên chiếc U.S.S. West Virginia . Sau khi cầu nguyện cho sự tăng trưởng của
Spencer trong Chúa, Trotman quyết định gặp anh ấy. Trong buổi học Kinh
Thánh, Trotman và Spencer được tiếp xúc với một người khác. Người ấy hỏi
họ đang làm gì. Trotman đã sử dụng Kinh Thánh một cách khéo léo để làm
chứng cho người ấy, và Spencer đã được gây một ấn tượng tốt trước cách sử
dụng Kinh Thánh của ông.
Trên đường trở lại nơi đậu thuyền, ông nói: "Chao ôi, tôi chịu mất cánh tay
phải của mình để biết cách sử dụng lời Chúa như vậy." Daws đã thách đố
anh: "Anh đời nào chịu làm thế." Sau một cuộc trao đổi ngắn, vị thủy thủ
nhất định: "Tôi sẽ. Tôi nói nghiêm túc đấy."
Đó chính là sự đáp ứng mà Dawson muốn: "Thôi được, anh có thể. Nhưng
điều đó không khiến anh phải trả giá bằng cả cánh tay đâu, song anh sẽ phải
sẵn sàng đào sâu nghiên cứu rồi áp dụng cho chính mình. Tôi sẽ dành cho
anh tất cả thời gian anh cần." (Skinner 1974:75-76).
Trotman đã làm việc một đối một với Spencer để huấn luyện anh ấy trên cơ
sở môn đệ hóa Cơ đốc. Từ mối tiếp xúc ấy và kinh nghiệm đào luyện đã
phát sinh khái niệm sinh sôi theo cấp toán nhân thay vì toán cộng, một đặc
trưng nữa của Hội Hoa Tiêu (The Navigators) ngày nay.
Chúa đã dùng Lời Chúa, sự chuẩn bị mang tính tiêu cực, và sự chỉ dẫn (mối
tiếp xúc Chúa đem đến) suốt thời gian biên này trong cuộc đời của Trotman.
Nếu như ông không đáp ứng như đã đáp ứng, có thể ông đã không tiếp tục
tiến sang giai đoạn kế tiếp trên bước đường phát triển tư cách lãnh đạo.
Bởi vì bản chất của tư cách lãnh đạo chính là sự ảnh hưởng nên Chúa ban
năng lực ảnh hưởng cho những người lãnh đạo. Người lãnh đạo thi hành các
ân tứ của mình hiệu quả nhất ở một cấp độ ảnh hưởng nhất định.19 Chúa
dùng nhiều cách khác nhau để phát triển một người lãnh đạo có tiềm năng
đến chỗ thi hành tư cách lãnh đạo trọn vẹn ở mức độ đó. Phạm vi ảnh hưởng
mô tả mức độ hoặc loại ảnh hưởng và những người được ảnh hưởng mà
người lãnh đạo phải khai trình với Chúa.20 Sự thay đổi trong phạm vi ảnh
hưởng, tăng hoặc giảm về số lượng, hoặc sự thay đổi về loại phạm vi ảnh
hưởng thường báo hiệu một sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển.
Sự chuyển đổi từ Giai đoạn II sang III của Tozer cho thấy phạm vi ảnh
hưởng có thể khác rất nhiều trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong
Giai đoạn II, phạm vi ảnh hưởng của Tozer chỉ là trực tiếp - chức vụ mặt đối
mặt với những người ông gặp hàng ngày hoặc hàng tuần trong một hội thánh
nhỏ. Trong giai đoạn này, ông gia tăng ảnh hưởng từ chỗ là một người mới
tin Chúa ảnh hưởng đến những cá nhân đến chỗ là một vị mục sư được tấn
phong. Trong Giai đoạn III, phạm vi ảnh hưởng của Tozer gia tăng cả về
tầm cỡ lẫn hình thức. Chức vụ trực tiếp của ông là một hội thánh ở thành
phố lớn. Nhưng ảnh hưởng của ông còn vượt xa phạm vi này khi ông bắt đầu
viết sách, nói chuyện trên đài phát thanh và tại các hội nghị, dạy dỗ trong
các tổ chức huấn luyện như trường Kinh Thánh Moody và Trường Đại Học
Wheaton. Phạm vi ảnh hưởng trong Giai đoạn III không phát triển một sớm
một chiều, mà ngay cả vào lúc bắt đầu nó khác với ảnh hưởng ở Giai đoạn
II.
Những Giai Đoạn Phụ
Bởi vì những giai đoạn phát triển có thể gồm một thời gian kéo dài, nên rất
ích lợi khi dùng những giai đoạn phụ cho thấy sự phát triển từng bước một
của người lãnh đạo trong một giai đoạn dài. Các giai đoạn phụ được đặc
trưng bởi những sự kiện biên và bởi những thay đổi nhỏ trong phạm vi ảnh
hưởng.
IV. Những Năm Trưởng Thành Của Watchman Nee
A. Những năm cô độc
B. Những năm cấp bách
C. Những năm vinh quang - sự cô lập trong tù
1941
1945
1952
1972
Biểu đồ 2 - 5 Những Giai Đoạn Phụ Trong Giai Đoạn Phát Triển IV của
Watchman Nee
Trong mười một năm đầu của giai đoạn này, ông Nee đã vô cùng ý thức về
tính cấp bách. Ông dự kiến kết quả mạnh mẽ mà phong trào cách mạng sẽ để
lại trên đời sống của những Cơ đốc nhân Trung Hoa. Trong những năm bị cô
lập, thuộc giai đoạn phụ A, ông đã bắt đầu chuẩn bị chiến lược của mình.
Bởi vì đang chuẩn bị cho tương lai, sự nhấn mạnh của ông trong giai đoạn
phụ B là việc huấn luyện lãnh đạo chuyên sâu. Trong giai đoạn phụ C, phạm
vi ảnh hưởng trực tiếp của ông suy giảm vì ông bị tù, nhưng phạm vi ảnh
hưởng gián tiếp của ông gia tăng mạnh mẽ vì các sách ông viết được xuất
bản. Tất cả đều diễn ra trong giai đoạn IV của cuộc đời Watchman Nee.
Các giai đoạn phát triển được nhận biết bởi ba yếu tố: các quá trình tôi
luyện, những sự kiện biên, và những thay đổi về phạm vi ảnh hưởng.
Thường có sự ảnh hưởng qua lại giữa ba yếu tố này cũng giúp xác định các
giai đoạn phát triển.
Là người lãnh đạo, bạn nên biết rằng Đức Chúa Trời không ngừng phát triển
bạn cả đời. Ưu tiên hàng đầu của Ngài là khiến bạn hóa nên theo hình ảnh
của Đấng Christ để chức vụ có uy quyền thuộc linh. Kết quả lâu bền ra từ
con người của bạn. Ngoài việc biến đổi tâm tánh, Đức Chúa Trời còn gia
thêm khả năng của bạn để ảnh hưởng thông qua việc phát triển các ân tứ
thuộc linh của bạn.
Mặc dù những chi tiết về mô hình khái quát từ người này sang người khác
rất khác nhau, và không phải mọi người lãnh đạo đều trải qua tất cả các giai
đoạn này, khái niệm bao quát có giá trị và hữu ích trong sự đánh giá và
quyết định.
Tóm tắt
Chúng ta đang ở chỗ nào? Chúng ta đã xác định ba thuật ngữ nền tảng:
khuôn mẫu, quá trình, và nguyên tắc. Chúng ta đã xem xét một công cụ phân
tích được gọi là dòng thời gian. Chúng ta định nghĩa các giai đoạn phát triển
theo dòng thời gian. Chúng ta nghiên cứu giai đoạn phát triển là gì và làm
sao để nhận biết. Chúng ta nhận biết các quá trình tôi luyện, các sự kiện
biên, và phạm vi ảnh hưởng giúp chúng ta xác định các giai đoạn phát triển
của một người. Chúng ta có cái nhìn bao quát về tư cách lãnh đạo như là một
cuộc đời gồm các bài học.
Chương này có khiến bạn suy nghĩ về khuôn mẫu phát triển của chính mình
không? Tôi hy vọng nó cho bạn sự hiểu biết mới mẻ về sự đụng chạm của
Chúa trong đời sống mình bởi cho bạn những cái nhìn mới để nhận biết sự
phát triển của Chúa qua khuôn mẫu lãnh đạo của chính mình. Với thái độ
khao khát học tập bạn sẽ thấy chính mình đáp ứng trước sự chỉ dẫn của Ngài
và nhận biết những bài học mới mà có thể trước đây bạn đã bỏ qua. Loại suy
gẫm này về sự hành động của Chúa trong đời sống người lãnh đạo phát triển
lòng tin cậy mà người lãnh đạo hầu việc Chúa phải có.
CÒN BẠN THÌ THẾ NÀO ?
Bây giờ là một số phương cách thực tiễn. Dưới đây tôi liệt kê một số câu hỏi
để bạn trả lời. Xin đừng bỏ qua. Cũng như với mọi loại học tập, bạn cần áp
dụng điều mình học. Vì vậy hãy thực hành điều đó. Hãy chấp nhận mời gọi
của các yêu cầu này. Hãy làm rồi chia sẻ những điều đó với một người bạn.
1. Vạch ra dòng thời gian của chính mình. Bắt đầu nhận ra những sự kiện
biên chính trong đời sống bạn. Sau đó suy nghĩ lại những gì Chúa đã làm
trong mỗi giai đoạn quan trọng đó. Đặt cho mỗi giai đoạn phát triển một tên
gọi. Nắm bắt được điều Chúa đã làm trong giai đoạn đó.
2. Sự phát triển của bạn tuân theo khuôn mẫu được khái quát hóa cách nào?
Hay khác như thế nào?
3. Mặc dầu tôi chưa nói với bạn cách đến với các nguyên tắc, hầu hết những
người lãnh đạo có thể tìm thấy chúng bằng trực giác. Khi bạn suy nghĩ về
dòng thời gian và những sự kiện biên quan trọng trong câu hỏi số 1, bạn có
thể nhận ra một nguyên tắc lãnh đạo quan trọng mà Chúa đã bày tỏ cho bạn
không?
4. Hai lần trong chương này tôi đã đề cập đến một sự quan sát quan trọng:
Chức vụ ra từ con người . Bạn có đồng ý với điều đó không? Vì sao có, vì
sao không?
Các Bài Học Nền Tảng:
Quá Trình Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong
Thách thức/ Nan đề : Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết; vì các
nguồn sự sống đều do nơi nó mà ra. (ChCn 4:23).
Thách thức lớn nhất của chúng ta với tư cách người lãnh đạo là phải phát
huy tâm tánh tin kính. Warren Wiersbe đã nói về vấn đề này như sau:
Ngoài tâm tánh, chức vụ chỉ là một sinh hoạt tôn giáo hoặc còn tệ hơn nữa là
một công việc tôn giáo.
Henry Martyn đã viết: "Xin hãy dạy dỗ con, để bận rộn quan trọng trước hết
trên đất này là sự nên thánh của linh hồn con..."
Có người đã hỏi nhà tài phiệt J. P. Morgan sự thế chấp tốt nhất mà một
khách hàng có thể cho ông ta là gì? Morgan đã trả lời: "Tâm tánh."
G. Campbell Morgan cùng lái xe với D. L. Moody... thình lình Moody hỏi:
"Vậy thì tâm tánh là gì?" Morgan biết nhà truyền giáo muốn trả lời cho câu
hỏi của chính mình nên ông chờ đợi. Moody tiếp: "Tâm tánh chính là con
người trong bóng tối..."
Có lẽ từ then chốt là sự ngay thẳng... Không một lượng thanh danh nào có
thể thay thế tâm tánh (Wiersbe 1980:81 - 82).
Wiersbe đã mô tả được phần tinh túy của một tâm tánh tin kính bằng một từ:
lòng ngay thẳng . Có nhiều bài học trong việc phát triển một người lãnh đạo.
Không bài học nào về thời điểm quyết định hoặc về ảnh hưởng quan trọng
cho bằng những bài học đầu tiên đặt trọng tâm vào việc xây dựng nhân cách.
Phát Triển Người Lãnh Đạo - Các Quá Trình Tôi Luyện Ban Đầu.
Chúng ta hãy đặt chương này trong tầm nhìn đúng đắn. Chương trước giới
thiệu khái niệm các khuôn mẫu, các quá trình và các nguyên tắc. Chúng ta
đã sử dụng dòng thời gian được khái quát hóa (xem trang 44) để thấy được
khuôn mẫu bao quát trong sự phát triển một người lãnh đạo. Chương này
hướng đến Giai đoạn II.
Trong giai đoạn này, Đức Chúa Trời dùng bốn quá trình tôi luyện quan trọng
để thử nghiệm tâm tánh của một người lãnh đạo mới xuất hiện. Ba trong số
đó được gọi là những thử nghiệm bởi vì tính chất thử nghiệm của giai đoạn
này.1 Đó là những thử nghiệm về lòng ngay thẳng, sự vâng phục, và về lời.
Một vấn đề thứ tư, công tác chức vụ, thường xuyên xảy ra trong giai đoạn
đời sống bề trong. Đây là một loại thử nghiệm, nhưng trọng tâm ở nơi sự nổi
lên của người lãnh đạo trong chức vụ, vì vậy chúng ta sẽ bàn đến trong
chương kế tiếp, nơi mà trọng tâm là quá trình chức vụ.
Sự Thử Nghiệm Về Lòng Ngay Thẳng
Về cơ bản, bất cứ đánh giá nào về phẩm chất lãnh đạo theo Kinh Thánh
cũng đều nằm ở khái niệm của sự trung thực - tức là sự gắn bó không thỏa
hiệp đối với quy ước của các giá trị về đạo lý, nghệ thuật, hoặc những giá trị
khác tự bộc lộ chính nó qua sự ngay thẳng, chân thật, thẳng thắn, tránh sự
lừa dối hoặc sự giả tạo (Webster, Merriam, Co.). Khả năng lãnh đạo Chúa
ban gồm hai phần: khả năng và tâm tánh. Ngay thẳng là trọng tâm của tâm
tánh.2
Một người lãnh đạo mới xuất hiện ý thức tầm quan trọng của sự ngay thẳng
qua những thử nghiệm về sự ngay thẳng. Thử nghiệm tính ngay thẳng là sự
thử nghiệm Chúa dùng để đánh giá các ý định nhằm uốn nắn tâm tánh. Sự
thử nghiệm này là nguồn động lực cho phạm vi ảnh hưởng được bành
trướng. Có ba phần trong sự thử nghiệm về tính trung thực: sự thách thức
đối với tính nhất quán với những sự xác quyết bên trong, đáp ứng trước sự
thách thức và sự bành trướng của chức vụ do kết quả đó.
Trong DaDn 1:8-21, Đaniên đối mặt với sự thử nghiệm ngay thẳng có thể
khiến ông phải trả giá bằng tánh mạng.
Vả, Đaniên quyết định trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn
và rượu vua uống, nên cầu xin người làm đầu hoạn quan để đừng bắt mình
phải tự làm ô uế. Đức Chúa Trời khiến Đaniên được ơn và thương xót trước
người làm đầu hoạn quan. Người làm đầu hoạn quan bảo Đaniên rằng: ta sợ
vua là chủ ta, đã chỉ định đồ ăn đồ uống của các ngươi. Lẽ nào vua sẽ thấy
mặt mày các ngươi tiều tụy hơn những kẻ trai trẻ khác đồng tuổi với các
ngươi, và các ngươi nộp đầu ta cho vua sao?
Đaniên bèn nói với Hamênxa mà người làm đầu hoạn quan đã khiến coi sóc
Đaniên, Hanania, Misaên và Axaria rằng: tôi xin ông, hãy thử những kẻ tôi
tớ ông trong mười ngày, cho chúng tôi chỉ ăn rau uống nước. Sau đó, sẽ nhìn
nét mặt chúng tôi với nét mặt những kẻ trai trẻ ăn đồ ăn ngon của vua; rồi
ông sẽ làm cho những kẻ tôi tớ ông theo như điều ông đã thấy.
Hamênxa nhận lời họ xin và thử họ trong mười ngày. Mười ngày ấy qua rồi
thấy mặt họ lại có vẻ xinh tươi đầy đặn hơn mọi kẻ trai trẻ khác đã ăn đồ
ngon vua ăn. Vậy Hamênxa cất phần đồ ăn ngon và rượu của họ, và cho họ
ăn rau.
Vả Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng
trong mọi thứ học thức và sự khôn ngoan. Đaniên cũng biết được mọi sự
hiện thấy và chiêm bao.
Đến kỳ vua định để đem họ đến, thì người làm đầu hoạn quan dắt họ đến
trước mặt Nê bu cát nết sa. Vua nói chuyện cùng họ, và trong hết thảy bọn
họ, không thấy ai bằng Đaniên, Hanania, Misaên và Axaria; vậy họ được
đứng chầu trước mặt vua. Vả, khi vua hỏi họ những câu hỏi về mọi sự khôn
ngoan sáng suốt, thì thấy họ giỏi hơn gấp mười lần những đồng bóng và
thuật sĩ trong cả nước mình. Vậy Đaniên cứ ở đó cho đến năm đầu đời vua
Xiru. (1:8-21).
Đaniên, một thanh niên xa quê hương và ảnh hưởng của cha mẹ, bị buộc
phải quyết định xem những xác quyết mà mình đã được nuôi dưỡng có phải
của chính mình không. Trong trường hợp này, sự xác quyết bề trong là một
sự xác quyết tôn giáo, liên quan đến thức ăn. Ông đang ở dưới áp lực vi
phạm đến xác quyết đó. Nhưng ông gắn bó với niềm tin của mình (đáp
ứng ). Đức Chúa Trời đã ban cho ông các mối liên hệ cho phép ông thực
hiện một kế hoạch không thỏa hiệp các xác quyết của mình. Đức Chúa Trời
ban thưởng cho tâm tánh không chịu đầu phục của ông. Đaniên và các bạn
được tôn trọng vì sự hiểu biết và những kỹ năng của họ nên được ban cho
những địa vị hàng đầu trong chính phủ. Sự thăng tiến đến một vị trí chiến
lược là một ví dụ về sự bành trướng - yếu tố thứ ba của thử nghiệm trung
thực.3 Đaniên đã đứng vững và nhìn thấy Chúa cung ứng giải pháp. Điều
này giúp ông tiếp tục đứng vững trên những vấn đề gay cấn hơn nữa về sau
trong đời mình. Toàn bộ ba yếu tố của sự thử nghiệm tính trung thực đều
được tìm thấy trong khúc Kinh Thánh này.
Bởi vì sự phát triển tâm tánh có nhiều mặt, nên có rất nhiều thử nghiệm khác
nhau về tính trung thực. Đây là một mẫu điển hình trong nhiều sự thử
nghiệm mà tôi từng nhận biết: các giá trị (khẳng định các xác quyết), sự cám
dỗ (thử nghiệm lòng tin), xung đột với khải tượng của chức vụ (thử nghiệm
đức tin), một sự lựa chọn trong các tình huống chỉ dẫn (thử nghiệm sự kêu
gọi), sự bắt bớ (thử nghiệm lòng bền đỗ), trung tín (thử nghiệm lòng trung
thành), và sự bồi thường (thử nghiệm tính chân thật).4
Các thử nghiệm cũng được dùng nhiều cách khác nhau. Một số được dùng
để thử nghiệm sự theo đuổi đến cùng một lời hứa hoặc một lời thề nguyện,
bảo đảm sự cam kết đối với một chức vụ hoặc khải tượng, để khẳng định sức
mạnh tâm tính bề trong, và xây dựng đức tin. Những thử nghiệm khác được
dùng để xác lập các giá trị bề trong, dạy dỗ sự thuận phục, và cảnh cáo
những người khác về trách nhiệm quan trọng đối với Chúa.
Các ví dụ sau đây được rút ra từ đời sống ban đầu của những người lãnh
đạo, thậm chí trước khi họ được coi là người lãnh đạo. Cũng giống như tôi
với bạn, họ đang học tập về tâm tánh và sự ngay thẳng qua các kinh nghiệm
và các tình huống đời thường hằng ngày.
Patricia Reid và Norma Van Dalen mô tả sự thử nghiệm trung thực rất sớm
trong cuộc đời của Amy Carmichael, là người về sau trở thành nhà sáng lập
Hội Thông Công Dohnavur (cơ quan truyền giáo nổi tiếng làm việc với
những trẻ em Ấn độ trong đền thờ).
Các bài học Amy đã học liên quan đến các giá trị trong đời sống và những
ưu tiên thường bị thách thức trong suốt những năm chuẩn bị này. Một dịp
nọ, đang khi mua sắm áo quần mới với mẹ. Amy được thử nghiệm đặc biệt
về các xác quyết này. Khi người bán áo đem ra những chiếc áo váy đẹp nhất
và rực rỡ nhất, Amy đã cảm biết được sự cáo trách của Đức Thánh Linh về
chúng như là thứ áo quần “phung phí và không thực tế." Trước sự ngạc
nhiên của mẹ và người bán áo, Amy đã vâng theo tiếng phán êm dịu nhỏ
nhẹ, nhất định chống lại cám dỗ chọn lấy chiếc áo xinh đẹp mà em không
thực sự cần . Bài học này đã trở thành nền tảng cho lối sống đơn giản của
Amy Carmichael liên quan đến các nhu cầu cá nhân của mình (Reid and Van
Dalen 1985:24 - 25).
Đó là một sự thử nghiệm về tính ngay thẳng, được dùng để xác lập một giá
trị bề trong liên quan đến lối sống đơn giản. Chúa biết Amy cần điều này
trong năm mươi lăm năm truyền giáo tại Ấn độ.
Trong cuốn tự truyện của Carlton Booth, On the Mountain Top , ông thuật
lại một thử nghiệm về sự ngay thẳng của ông xảy ra ngay sau khi tin Chúa:
Tôi đã tiếp nhận Chúa không lâu trước khi làm việc cho hãng Sears; nhưng
trên tầng lầu thứ hai đó, khi chỉ có một mình, tôi thấy mình bị cám dỗ khủng
khiếp. Một số trong các hàng đặt, từ các tầng trên được chuyển đến chỗ tôi
gồm cả những hộp chocolate chưa đóng gói, và tôi tự bảo mình rằng thỉnh
thoảng một miếng chocolate bị lấy mất khỏi lớp thứ nhì trong một hộp kẹo
sẽ không bao giờ bị phát hiện. Kẹo là một thứ thết đãi hiếm hoi mà chúng tôi
khó có được trong những ngày ấy, điều đó làm cho cám dỗ không chống cự
nổi và tôi đã mấy lần đầu hàng trước cám dỗ ấy. (Booth 1984:32).
Lương tâm của Booth bắt đầu quấy rầy anh. Chúa cáo trách anh phải nói với
người giám thị điều anh đã làm. Anh để dành một mỹ kim để bồi thường giá
những thứ anh đã lấy. Và rồi anh đối diện với người giám thị . Phần còn lại
của lời ký thuật như sau:
Ông ta không mắng mỏ cũng chẳng khen ngợi khi tôi bảo rằng lương tâm
quấy rầy tôi. Cặp mắt ông ta như xoáy thẳng vào tôi khi ông bảo: "Được
thôi, con trai, ta sẽ làm gì với số tiền này?"
Tôi bảo ông tôi không quan tâm điều ông sẽ làm với số tiền đó, tất cả những
gì tôi muốn là được nhẹ nhàng khỏi điều đã quấy rầy tôi suốt nhiều ngày. Vì
vậy ông ta cầm lấy tiền và nói khá êm dịu, tôi nghĩ có chút gì đó cảm thông:
"Ta sẽ bỏ số tiền này vào trong văn phòng ghi chữ ‘tiền lương tâm!’" (Booth
1984 : 33).
Sự việc này thử nghiệm Booth trong lãnh vực bồi thường, xác lập giá trị
chân thật bề trong. Về sau Booth đã được Chúa sử dụng trong lĩnh vực âm
nhạc truyền giáo và trong chức vụ huấn luyện.
Một số người không qua được thử nghiệm về tính ngay thẳng. Saulơ, vị vua
đầu tiên của Ysơraên, đã thiếu lòng ngay thẳng. I Samuên15 thuật lại câu
chuyện đáng buồn đó. Đức Chúa Trời bảo Saulơ phải hủy diệt toàn bộ người
Amaléc và tất cả những vật thuộc về họ. Saulơ đã đánh bại họ, nhưng ông ta
không diệt hết họ cùng tài sản của họ. Ông đã thất bại trong thử nghiệm
vâng lời. Nhưng vấn đề thật sự vượt trên sự vâng lời là các ý định thiếu ngay
thẳng của Saulơ.
Lời đầu tiên của Saulơ khi vừa gặp Samuên là: "Nguyện ĐỨC GIÊHÔVA
ban phước cho ông! Tôi đã làm theo lệnh của ĐỨC GIÊHÔVA." Samuên
hỏi người rằng: "Vậy thì tiếng chiên kêu vang đến tai ta, cùng tiếng bò rống
ta nghe kia, là làm sao?" (ISa1Sm 15:13-14). Samuên đối chất với Saulơ và
cho biết Đức Chúa Trời đã từ bỏ ông.5 Đức Chúa Trời không dùng một
người lãnh đạo thiếu ngay thẳng.
Những điều liên quan đến đời sống bề trong cần được chú trọng. Sự thử
nghiệm tính ngay thẳng là thiết yếu đối với một người lãnh đạo, nhất là
trong các giai đoạn đầu của chức vụ. Vì giá trị và việc sử dụng những thử
nghiệm đó, rõ ràng, nguyên tắc quan trọng về tư cách lãnh đạo đòi hỏi: Sự
ngay thẳng là yếu tố nền tảng dành cho tư cách lãnh đạo hiệu quả; điều này
phải sớm hình thành trong tâm tánh người lãnh đạo . Một người lãnh đạo
mới nổi lên mà coi thường nguyên tắc này sẽ gặp nguy hiểm lớn. Những
người đáp ứng thích đáng trước các thử nghiệm về tính ngay thẳng sẽ tiến
trên con đường phát triển tư cách lãnh đạo của họ.
Sự Thử Nghiệm Về Lòng Vâng Phục
Người lãnh đạo phải học vâng phục để ảnh hưởng đến người khác trong sự
vâng phục. Thử nghiệm vâng phục là một sự tôi luyện qua đó người lãnh
đạo học biết để nhận ra, hiểu và vâng theo tiếng Chúa. Người lãnh đạo sớm
đối diện với điều này trong sự phát triển của mình và điều này cứ lập đi lập
lại suốt đời. Qua đó Đức Chúa Trời thử nghiệm sự đáp ứng cá nhân của
người lãnh đạo đối với lẽ thật được mặc khải.
Một trong những thử nghiệm vâng phục kinh điển trong Kinh Thánh được
chép trong Sáng thế Ký đoạn 22:
"Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Ápraham; Ngài phán
rằng: hỡi Ápraham! Người thưa rằng: có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng:
hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Ysác, và đi đến xứ Môria, nơi đó
dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho" (SaSt
22:1-2).
Thử nghiệm về lòng vâng phục này đặt biệt khó khăn vì những lời hứa của
Đức Chúa Trời liên quan đến Ysác. Ápraham biết rõ dòng dõi tương lai của
mình tùy thuộc vào Ysác, song ông vẫn sẵn lòng vâng lời Chúa.
Tôi có lần nghe một người lãnh đạo nói rằng có nhiều người được kêu gọi để
đặt để điều gì đó lên bàn thờ; họ vâng lời, nhưng mang theo một con dao
bằng nhựa. Sự vâng lời của chúng ta thường không hoàn toàn nhưng có một
số dây nhợ luyến tiếc.6 Ápraham đã mang theo một con dao thật - và Đức
Chúa Trời ban thưởng cho sự vâng lời của ông bằng cách bảo vệ Ysác.
Vâng lời khi sự việc dường như hợp lý và thiết thực là một chuyện, nhưng
khi sự vâng lời đòi hỏi điều gì đó dường như không khôn ngoan lại là một
vấn đề hoàn toàn khác. Sự vâng lời không phải luôn phụ thuộc vào sự hiểu
biết. Thật là không khôn ngoan về mặt đạo lý hoặc không thực tế khi giết
Ysác, dầu vậy Ápraham đã vâng lời. Đây là một thử nghiệm về sự vâng lời,
và cũng là một sự thử nghiệm về sự ngay thẳng. Liệu ông có vẫn trung thành
với Chúa và tin cậy Ngài khi các áp lực vẫn tiếp tục gia tăng không? Những
thử nghiệm ấy cho thấy đức tin và lòng trung thành đối với Chúa là một
phần của tâm tánh Ápraham. HeDt 11:17-19 khẳng định điều đó.
Kinh nghiệm phức tạp của Ápraham cho thấy một khuôn mẫu thử nghiệm
thành công về sự vâng phục. Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng lời vô điều
kiện. Chúng ta phải vâng lời, còn Ngài chịu trách nhiệm đối với những kết
quả.
Thử nghiệm vâng lời có khắp trong Kinh Thánh và thường xuyên được đề
cập trong những bài học về sự phát triển tư cách lãnh đạo đương thời và
trong lịch sử. Một số những gương mẫu gồm việc học biết về những sự sở
hữu và việc ban cho, học tập để đặt Đức Chúa Trời lên trước hết trong sự
chọn người bạn đời, học tập để sẵn sàng được Chúa sử dụng trong chức vụ.
Những ví dụ khác bao gồm sự sẵn lòng để tin cậy lẽ thật Chúa ban, để tha
thứ, để xưng ra sai phạm, để sửa đúng một điều sai trái.7
Watchman Nee cho chúng ta một minh họa rất tốt liên quan đến sự tăng
trưởng đời sống bề trong. Ông ý thức được nhu cầu để bắt đầu in các tờ
truyền đạo đơn và cầu nguyện để có tiền phân phát chúng. Đức Chúa Trời đã
bày tỏ rằng có những điều ngăn trở sự cầu nguyện của ông. Nhiều người
trong hội thánh ông chỉ trích những tín hữu khác và Watchman Nee đã ngầm
đồng ý với họ. Khi ông cầu nguyện thêm cho vấn đề tài chánh, Đức Chúa
Trời đã phán với ông tội lỗi đó. Ngài đòi ông phải đi xưng nhận tội với em
gái mình.8
Sau đó, tôi cân nhắc việc xin lỗi, nhưng khi đối diện với em tôi, tôi ngần
ngại đến năm lần mặc dầu mong muốn xưng tội với em mình. Chính bởi vì
tôi băn khoăn rằng em tôi là người trước đây vẫn rất luôn khâm phục tôi, sợ
rằng rồi sẽ coi thường tôi. Tôi thưa với Chúa rằng: "Sẽ là an toàn nếu Ngài
ra lệnh cho con làm một điều khác, nhưng con không sẵn sàng để xưng tội
với em con." Tôi vẫn cứ tiếp tục xin Chúa cho có tiền để in sách, nhưng
Ngài không nghe lời biện luận của tôi và cứ nhất định buộc tôi phải xưng
nhận tội.
Lần thứ sáu, bởi ân điển của Chúa, tôi đã xưng tội với em. Cùng những giọt
nước mắt, chúng tôi xưng nhận những lỗi lầm của mình và sau đó tha thứ
nhau. Chúng tôi đầy dẫy sự vui mừng và từ đó trở đi càng yêu quí nhau
nhiều hơn nữa trong tình yêu của Chúa (Weigh 1974:62-64).
Không lâu sau sự kiện đó, người đưa thư đã giao cho ông một bức thư có
mười lăm Mỹ kim. Bức thư ghi rằng: "Tôi rất thích việc phân phát các
truyền đạo đơn phúc âm. Xin vui lòng nhận số tiền này." Sự bành trướng của
Chúa được nhận thấy một cách rõ ràng. Những bài học này kéo dài cả đời.
Chúng nhấn mạnh vào đời sống tư tưởng, tinh thần tha thứ, sự cản trở lời
cầu nguyện, và việc tin cậy Chúa đối với sự cung ứng trong chức vụ. Vâng
lời Chúa là bài học đầu tiên, các bài học khác phụ thuộc vào sự vâng lời
Ngài.
Cong Cv 5:1-11 thuật lại hai thử nghiệm riêng biệt về sự vâng lời. Anania và
Saphira bán tài sản của họ, nhưng thiếu ngay thẳng khi nói dối về số tiền bán
được. Phierơ được thử nghiệm khi đối đầu với từng người về tội lỗi của họ.
Sự vâng lời của Phierơ trong công tác khó chịu này được Luca ghi chép cẩn
thận hầu cho tất cả những ai đọc đến đều được cảnh cáo về tính nghiêm
trọng của sự vâng lời với lòng ngay thẳng. Kỷ luật của Chúa thật mau lẹ và
nghiêm khắc. Sau sự kiện này chức vụ của Phierơ đã được bành trướng.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm ảnh hưởng đến các nhóm người cụ thể
để họ vâng lời Chúa. Họ sẽ không đạt được điều này nếu chính mình không
biết phải vâng phục như thế nào. Điều này đưa tôi đến nguyên tắc quan
trọng thứ nhì trong khuôn mẫu thử nghiệm thuộc giai đoạn đời sống bề
trong: Vâng lời là điều trước hết phải học, sau đó phải được dạy .
Sự Thử Nghiệm Về Lời
Người lãnh đạo phải có khả năng tiếp nhận lẽ thật từ nơi Chúa. Ân ban nhận
lãnh lẽ thật từ Chúa quan trọng vì nó xây dựng thẩm quyền thuộc linh, là nền
tảng cho ảnh hưởng thuộc linh của người lãnh đạo.9 Quyền ảnh hưởng đến
từ khả năng giải tỏ lẽ thật của Chúa cho người khác. Giải tỏ lẽ thật của Chúa
là điều quan trọng trong nhóm các ân tứ thuộc linh mà tôi gọi là cụm ân tứ
về lời. Người lãnh đạo luôn có ít nhất một ân tứ về lời nói giữa vòng các ân
tứ khác hình thành sự pha trộn các ân tứ của họ.10 Các ân tứ về lời đầu tiên
là sự dạy dỗ, lời tiên tri và khuyên bảo. Các ân tứ về lời thứ nhì là chức vụ
sứ đồ, truyền giáo và chăn bầy. Những người lãnh đạo cũng sẽ dùng các ân
tứ về lời để phân biệt chỉ dẫn dành cho chức vụ.
Những người lãnh đạo tin kính thể hiện tình yêu đối với lẽ thật. Họ học lời
thành văn của Chúa để nuôi chính linh hồn mình cũng như giúp đỡ cho
người khác. Đức Chúa Trời dạy dỗ người lãnh đạo để hiểu đúng lẽ thật, nuôi
dưỡng thói quen tiếp nhận lẽ thật, và đáp ứng trong sự vâng lời đối với lẽ
thật. Vì vậy người ấy có thể nhanh nhạy nhận biết lẽ thật của Chúa trong đời
sống hằng ngày và qua chức vụ của người khác. Quá trình mô tả sự phát
triển này là sự thử nghiệm về lời.
Thử nghiệm về lời là một quá trình thử nghiệm khả năng hiểu biết hoặc tiếp
nhận lời Chúa của cá nhân người lãnh đạo và sau đó để Chúa thể hiện điều
đó ra trong đời sống mình. Khi đã học tập thành công, thử nghiệm về lời sẽ
dẫn đến lẽ thật sâu nhiệm hơn. Lẽ thật sẽ khẳng định khả năng dẫn dắt của
người lãnh đạo mới xuất hiện, là điều sẽ dẫn đến thẩm quyền thuộc linh
ngày càng gia tăng khi những người đi theo nhận thấy.
Thử nghiệm về lời thường được kết hợp với những thử nghiệm về sự ngay
thẳng và lòng thuận phục, bởi vì lẽ thật được mặc khải sẽ thử nghiệm sự
ngay thẳng hoặc sự vâng lời. Hiểu được kết quả bao quát của sự thử nghiệm
là điều quan trọng, chứ không phải sự tôi luyện nào được sử dụng. Tôi sẽ nói
về sự trùng lắp của các thử nghiệm ở phần sau trong chương này.
Cuộc đối mặt lần đầu tiên của Samuên với Chúa là sự thử nghiệm về lời.
Thử nghiệm đó ấn định một giai đoạn dành cho chức vụ chỉ dẫn của Samuên
đối với Ysơraên trong thời kỳ có sự chuyển tiếp về vai trò lãnh đạo. ISa1Sm
3:1-10 ấn định giai đoạn Samuên bước vào sự chuyển tiếp này:
"Samuên thơ ấu phục sự Đức Giêhôva tại trước mặt Hêli. Trong lúc đó, lời
của Đức Giêhôva lấy làm hiếm hoi, và những sự hiện thấy chẳng năng có.
Vả, bấy giờ Hêli khởi làng mắt, chẳng thấy rõ. Có ngày kia, người đương
nằm tại chỗ mình quen nằm, đèn của Đức Chúa Trời chưa tắt, Samuên nằm
ngủ trong đền thờ của Đức Giêhôva, là nơi có cái hòm thánh. Bấy giờ, Đức
Giêhôva gọi Samuên; người thưa rằng: Có tôi đây! Đoạn, người chạy đến
gần Hêli, mà rằng: Có tôi đây, vì ông có kêu tôi. Hêli đáp: Ta không kêu,
hãy ngủ lại đi. Rồi người đi ngủ lại.
Đức Giêhôva lại gọi nữa rằng: Hỡi Samuên! Samuên chỗi dậy, đi đến cùng
Hêli mà rằng: Có tôi đây, vì ông đã kêu tôi. Người đáp: Hỡi con, ta không
kêu, hãy đi ngủ lại đi. Vả, Samuên chưa biết Đức Giêhôva; lời Đức Giêhôva
chưa được bày tỏ ra cho người.
Đức Giêhôva lại gọi Samuên lần thứ ba; người chỗi dậy, đi đến gần Hêli mà
rằng: Có tôi đây, vì ông đã kêu tôi.
Bấy giờ Hêli hiểu rằng Đức Giêhôva gọi đứa trẻ. Người nói cùng Samuên
rằng: Hãy đi ngủ đi, và nếu có ai gọi con, con hãy nói: Hỡi Đức Giêhôva,
xin hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đương nghe! Vậy, Samuên đi nằm tại chỗ mình.
Đức Giêhôva đến đứng tại đó, gọi như các lần trước: Hỡi Samuên! Hỡi
Samuên! Samuên thưa: Xin hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đương nghe!" (ISa1Sm
3:1-10).
Sau khi Đức Giêhôva đã gọi Samuên lần thứ tư, Ngài mặc khải kỷ luật
khủng khiếp sẽ thi hành cho gia đình Hêli vì cớ tội lỗi của ông và của các
con trai ông. Điều này được coi như một lời cảnh báo cho Ysơraên. Samuên
đã thuật lại toàn bộ sự thật cho Hêli vào sáng hôm sau, và Hêli thuận phục
trước lời hiển hiện đến từ Đức Giêhôva. Kinh Thánh tiếp tục bàn luận trong
hình thức tóm tắt:
Samuên trở nên khôn lớn, Đức Giêhôva ở cùng người: Ngài chẳng để một
lời nào của người ra hư. Từ Đan cho đến Bêexêba, cả Ysơraên đều biết rằng
Samuên được lập làm tiên tri của Đức Giêhôva. Đức Giêhôva cứ hiện ra tại
Silô, vì ấy tại Silô mà Đức Giêhôva hiện ra cùng Samuên, khiến cho người
biết lời của Ngài. Lời của Samuên được rao truyền cho cả Ysơraên. (3:19-
21).
Đức Chúa Trời phán với những người lãnh đạo và sứ điệp Ngài được khẳng
định. Người lãnh đạo mới nổi lên có thể không luôn nhận biết tiếng Chúa.
Người lãnh đạo nào thường xuyên cho thấy Chúa phán với mình sẽ có được
thẩm quyền thuộc linh. Người nào lắng nghe lời Chúa và làm theo sẽ thấy sự
khẳng định của Chúa và sự bành trướng của chức vụ mình. Samuên cho thấy
sự đáp ứng thích đáng dành cho tất cả những người lãnh đạo mới nổi lên khi
ông thưa rằng: "Xin hãy phán; kẻ tôi tớ Ngài đang nghe."
Đời sống của Watchman Nee minh họa những điểm ấy. Ứng dụng các lẽ thật
cho mình sẽ làm thay đổi các giá trị và lối sống của một người. Sau khi
Watchman Nee tin Chúa ông có khao khát mới mẻ để học lời Chúa.
Không bao lâu sau đó, Watchman tình cờ đọc thấy những lời của Phao lô:
"Hãy dâng chính mình con cho Chúa như kẻ đã được đem từ chết qua sống,
và dâng các chi thể con cho Chúa như đồ dùng về sự công bình." Về sau ông
nói rằng: "Vì vậy Chúa đòi hỏi tôi từ nay hãy coi tất cả những tiện nghi của
mình đã thuộc về một Đấng khác. Tôi không dám phí phạm một vài xu trong
số tiền của mình hoặc một giờ đồng hồ trong thời gian của mình hay bất cứ
năng lực gì về trí tuệ hoặc thân thể, bởi vì chúng không còn thuộc về tôi mà
là của Ngài. Thật là một điều tuyệt vời khi tôi khám phá điều đó. Đời sống
Cơ đốc đích thực bắt đầu đối với tôi kể từ ngày hôm đó." (Kinnear 1985:53)
Nee đã nhìn thấy quyền phép của lời Chúa làm thay đổi hướng đi của mình,
vì vậy ông quyết định bớt thời gian giáo dục chính thức để ghi danh vào một
trường Kinh Thánh thay vào đó. Ông đọc hết Tân Ước trên cơ sở hàng
tháng. Khi làm như vậy, khao khát hiểu thêm lẽ thật của ông ngày càng gia
tăng.
Watchman thâu nhận lời Chúa không chỉ để có kiến thức. Ông học tập để
nhận biết Chúa phán dạy qua lời Ngài. Điều này được bày tỏ trong đời sống
của những người lãnh đạo mới nổi lên.
Đến lúc này ông nhận biết Charity Chang choán đầy tâm trí ông đến mức
nào. Tất nhiên là trước đó không hề có dấu hiệu gì về hôn nhân, tuy nhiên
vào thời điểm nào đó ý tưởng này nhất định đã đóng đô trong tâm trí ông.
Song cuộc đối đầu kế tiếp của họ đã làm ông phải ngừng phắt lại. Điều ông
lo sợ nay đã rõ rệt hết sức qua cuộc trao đổi ngắn ngủi giữa họ. Những sở
thích về đời này và đam mê áo quần, thời trang đối với ông dường như là
dấu hiệu của điều gì đó sâu xa hơn. Cô không hề chia sẻ tình yêu ông dành
cho Chúa, với hệ thống ưu tiên mới nhưng có các mục tiêu của chính mình,
những tham vọng thành công theo con mắt thế gian mà anh đã không còn
thích thú. Rõ ràng họ đang hướng về hai hướng khác nhau.
Anh tạm gác lại vấn đề này một thời gian, cho đến một ngày kia khi đang
đọc Thi Tv 73:25: "Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn
Chúa" Thánh Linh của Chúa đã lưu ý ông: "Con đã tiêu phí lòng khao khát
nơi thế gian này. Con hãy từ bỏ sự gắn bó dành cho cô Chang. Cô có những
phẩm tính khả thi nào để trở thành vợ của một nhà truyền đạo?" Câu trả lời
của anh là một nỗ lực để mặc cả. "Lạy Chúa, con bằng lòng làm bất cứ điều
gì cho Ngài. Nếu Ngài muốn con mang tin lành đến những bộ tộc chưa nghe
tin lành, con sẵn sàng đi; nhưng đây là điều duy nhất con không thể làm."
Làm thế nào mà chàng thanh niên mới hai mươi mốt tuổi, cuối cùng đã dứt
khỏi tâm trí mình một con người anh đã từng gắn bó vui vẻ? (Kinnear
1985:81 - 82)
Dầu vậy, Nee đã dứt khoát tâm trí và lao mình vào chức vụ. Về sau, Chúa đã
lấy ân điển hành động mà thay đổi hoàn toàn đời sống của Charity, cô trở
thành một người theo Chúa nóng cháy. Sau đó Ngài đã đưa hai người trở lại
với nhau về phương diện địa lý, tình cảm, và cuối cùng là một người nam và
vợ. Đức Chúa Trời dạy dỗ người lãnh đạo nổi lên lắng nghe lời Ngài để
nhận được sự chỉ dẫn cá nhân. Đây là một bước nền tảng tự nhiên để nghe
được tiếng Chúa hầu có được sự chỉ dẫn phối hợp.
Dawson Trotman, người lãnh đạo đầu tiên của tổ chức The Navigators, đã
được cứu qua sự thử nghiệm về lời. Anh học thuộc Kinh Thánh để tham dự
một kỳ thi.
Dawson đang đi bộ đến nơi làm việc, xô thức ăn trưa trong tay, dọc theo con
đường quen thuộc bên cạnh một vũng bùn lầy thì thình lình những lời trong
hai mươi câu Kinh Thánh anh đã thuộc lòng lóe lên trong tâm trí anh: Quả
thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì
được sự sống đời đời .
Ô thật tuyệt vời được sự sống đời đời , anh suy nghĩ. Lần đầu tiên trong
nhiều năm anh cầu nguyện khi không gặp hoạn nạn. "Ô lạy Chúa dầu sự
sống đời đời là thế nào con vẫn muốn nhận được." Như sự đáp lời bằng điện
báo, câu Kinh Thánh trong GiGa 1:12 lóe lên trên màn hình của tâm trí:
Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức
Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài . Câu trả lời của anh có ngay
lập tức: "Ôi lạy Chúa con nói nghiêm túc dầu cho tin nhận Chúa Jêsus có ý
nghĩa gì con cũng muốn tin Ngài ngay bây giờ," anh chỉ nói đơn giản như
vậy. (Skinner 1974:30)
Trotman tiếp tục đi bộ trên con đường ấy, nhưng bây giờ anh đã là một con
người khác. Kinh nghiệm với Lời Chúa học thuộc đã trở thành một viên đá
móng cho khuôn mẫu đào luyện môn đồ mà cuối cùng anh đã phát triển.
Sự phát triển ban đầu của Amy Carmichael bao gồm những thử nghiệm lặp
đi lặp lại về lời, về sự ngay thẳng, và về sự vâng lời. Những thử nghiệm này
đã dẫn đến những nguyên tắc nền tảng chỉ dẫn cho cô suốt chức vụ của
mình.
Đời sống của Amy trước khi kinh nghiệm ở Belfast cũng khá là "bình
thường" đối với một người vào tuổi cô và có địa vị xã hội như cô. Tuy nhiên
một buổi sáng Chúa nhật năm 1885 mọi sự đã thay đổi. Trong khi đi bộ từ
nhà thờ về nhà với các anh em, họ trông thấy một người phụ nữ vẻ mặt khốn
khổ đang khập khiễng trên đường phố dưới một gánh nặng. Được cảm động
để giúp đỡ bà ta, Amy và các anh em trai đã vác gánh nặng và đi cùng bà
đến nơi bà muốn đến. Amy cảm thấy khó chịu trong công việc đó vì tất cả
những người tôn trọng, cũng đang trên đường từ nhà thờ trở về nhà, nhìn
trừng trừng "nhóm" các em với vẻ khinh bỉ. Khi đi qua một con suối cũ,
Amy nghe một tiếng phán với cô - ICo1Cr 3:12-14 "vàng, bạc, bửu thạch...
nếu công việc của người ấy còn lại..." cô lập tức bị cáo trách và được thách
thức liên quan đến những ưu tiên và những tham vọng của đời sống mình.
Câu Kinh Thánh này và kinh nghiệm ấy vẫn còn trong ký ức của cô và trở
thành chiếc "thước đo" cho bất cứ mục vụ nào và mọi chức vụ hoặc hoạt
động gì cô cống hiến thời gian để làm. (Reid and Van Delan 1985:23 - 24)
Đó chủ yếu là một sự thử nghiệm về lời nhưng nó đã trở thành nền tảng cho
các thử nghiệm về sự ngay thẳng suốt chức vụ của Amy bởi vì nó đã cho cô
một giá trị ở bề trong, một sự xác quyết liên quan đến chức vụ hầu việc
Chúa. Từ đó trở đi cô đánh giá chức vụ dựa trên giá trị và kết quả còn lại đời
đời.11
Đức Chúa Trời dùng Lời Ngài nhiều cách khác nhau: để ban cho sự xác
quyết bề trong, để giao chức vụ, để giải quyết các nan đề, để làm động cơ
thúc đẩy hướng đến khải tượng, để gây dựng đức tin, để ban cho sự bảo đảm
của Đức Chúa Trời, và để làm rõ sự chỉ dẫn, đó là một số điều được đề cập.
Tất cả đều quan trọng đối với một người lãnh đạo mới nổi lên. Các bài học
cá nhân học tập thông qua những thử nghiệm về lời là những viên đá đặt
chân để phân nhóm các bài học.
Những thử nghiệm về lời cũng dẫn đến việc nhận biết những ân tứ về lời nơi
một người lãnh đạo mới nổi lên. Điều này thường tuân theo một khuôn mẫu.
Người lãnh đạo mới nổi lên nhạy bén trước lời Chúa và đích thân đáp ứng
đối với lẽ thật thông qua những thử nghiệm về lời. Điều này mở ra cánh cửa
để chia sẻ những lẽ thật người ấy đã học được với người khác. Sự truyền đạt
lẽ thật giúp phát triển các ân tứ về lời khác nhau trong người lãnh đạo.
Khuôn mẫu này dẫn tôi đến một nguyên tắc thứ ba: Các ân tứ lãnh đạo đầu
tiên liên quan đến những ân tứ về lời, là điều bắt đầu nổi lên thông qua
những thử nghiệm bằng lời .
Không vượt qua được một sự thử nghiệm về lời thường dẫn đến các bài học
lập đi lập lại và kéo dài thời gian phát triển. Điều này có thể dẫn đến kỷ luật
và sự rời bỏ chức vụ như trong trường hợp của Anania và Saphira.
Tôi đã mô tả ba loại thử nghiệm chính: thử nghiệm lòng ngay thẳng, thử
nghiệm sự vâng lời, và sự thử nghiệm về lời. Đôi khi không dễ dàng để phân
biệt ba thử nghiệm ấy. Đời sống là phức tạp, một mảnh sự thật nhất định
không phải lúc nào cũng khớp với các hạng mục rõ ràng dễ phân tích.
Thường thì một thử nghiệm kéo theo sự kết hợp của một hoặc nhiều quá
trình tôi luyện.
Lời
Sự Vâng Lời
Sự Ngay Thẳng
Kết hợp giữa thử nghiệm về lời và thử nghiệm vâng lời
Kết hợp của thử nghiệm về lời và thử nghiệm về sự ngay thẳng
Kết hợp của sự thử nghiệm vâng lời và sự thử nghiệm sự ngay thẳng
Kết hợp của tất cả của ba thử nghiệm
Biểu đồ 3 - 1 Sơ Đồ Cho Thấy Sự Trùng Lắp Của Những Quá Trình Thử
Nghiệm
Nhận ra một quá trình tôi luyện nhất định là điều tốt nhưng quan trọng hơn
nữa phải hiểu được ý nghĩa của thử nghiệm.
Tóm Tắt
Chương này xem xét khuôn mẫu bao quát chủ yếu của Giai đoạn II, là giai
đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong. Khuôn mẫu này được đặc trưng bởi
việc thử nghiệm tiếp theo, đó là sự bành trướng của chức vụ. Những thử
nghiệm về sự ngay thẳng, về sự vâng lời, và về lời là những phương tiện qua
đó Chúa thử nghiệm những ý định của một người lãnh đạo mới nổi lên. Ba
quá trình này được gọi là những sự thử nghiệm vì bản chất nghiệm thử của
chúng. Sự đáp ứng thành công về phía người lãnh đạo dẫn đến sự tăng
trưởng cá nhân và sự bành trướng của chức vụ.
Tôi đã nói người lãnh đạo tin kính là người có khả năng Chúa ban và trách
nhiệm Chúa giao để ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể của Chúa theo
các mục đích của Ngài dành cho nhóm. Thử nghiệm tăng trưởng đời sống bề
trong nhắm vào sự phát triển khả năng và trách nhiệm trong người lãnh đạo.
Tâm tánh là nền tảng nếu người lãnh đạo phải ảnh hưởng đến những người
khác theo các mục đích của Chúa.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng những thử nghiệm này là quan trọng
đối với người lãnh đạo mới nổi lên. Những kết quả về tâm tánh, sự vâng lời,
và khả năng để hiểu và sử dụng lời Chúa là những chiếc cầu để Chúa tiếp
tục phát triển người lãnh đạo. Chúng là những bài học đầu tiên trong các bài
học cả đời và là những bài học thật quan trọng. Dưới đây lại là ba nguyên
tắc:
Sự ngay thẳng là nền tảng cho tư cách lãnh đạo hiệu quả, phải được ghi gắn
từ đầu trong tâm tánh của người lãnh đạo .
Vâng lời là điều đầu tiên phải học, sau đó phải được dạy .
Các ân tứ của tư cách lãnh đạo chủ yếu bao gồm các ân tứ về lời, là điều nổi
lên ban đầu qua các thử nghiệm về lời .
CÒN BẠN THÌ THẾ NÀO ?
Có lẽ khi tôi mô tả những quá trình tôi luyện này bạn lập tức nhận ra một
hoặc nhiều điều chính mình đã kinh nghiệm hoặc đã thấy trong đời sống
người khác. Để hiểu rõ hơn các nguyên tắc ấy, xin hãy trả lời các câu hỏi
sau.
1. Phao lô đã đối mặt với thử nghiệm về sự ngay thẳng nào trong Cong Cv
20:22-23? Hình thức thử nghiệm ngay thẳng đó là gì? Mục đích của sự thử
nghiệm đó hoặc công dụng của nó là gì? Điều nào trong ba yếu tố của một
sự thử nghiệm về tính ngay thẳng có bao gồm trong đó?
2. Bạn có thể nghĩ đến một gương mẫu khác trong Kinh Thánh về thử
nghiệm ngay thẳng mà tôi chưa chia sẻ không? Xin ghi ra.
3. Bạn có thể nhận biết qua kinh nghiệm của chính mình, hoặc của người
nào đó mà bạn từng quan sát, một trường hợp về sự thử nghiệm tính ngay
thẳng không? Xin phân tích điều đó liên quan đến những yếu tố của sự tăng
trưởng cá nhân và bành trướng chức vụ.
4. Bạn có thể nhận ra thử nghiệm vâng lời trong kinh nghiệm của mình
không? Có thể bảng danh sách kiểm sau đây sẽ giúp bạn nhận biết điều đó:
Học tập về các sở hữu và sự dâng hiến.
Học tập về sự lựa chọn người bạn đời và việc đặt Chúa lên trước hết.
Sẵn sàng để được Chúa dùng trong chức vụ.
Sẵn sàng để tin cậy một lẽ thật Chúa đã bày tỏ.
Sẵn sàng tha thứ.
Sẵn sàng xưng tội.
Sẵn sàng sửa ngay một điều sai trái.
5. Hãy xem thử bạn có nhận ra được những thử nghiệm về lời trong 11:27-
30 không. Chúng giống những thử nghiệm mà tôi đã mô tả trong chương này
thế nào? Chúng có gì khác?
6. Bạn có thể nhận ra một sự thử nghiệm về lời theo kinh nghiệm riêng của
mình hoặc của người nào đó mà bạn từng quan sát không? Xin ghi lại ở đây
và phân tích cách Chúa dùng điều đó.
7. Việc phỏng vấn một người lãnh đạo trưởng thành đã hầu việc Chúa trên
mười năm là sự thực hành bổ ích. Hãy giải thích với người lãnh đạo ấy các
cụm từ thử nghiệm tính ngay thẳng, thử nghiệm sự vâng lời và thử nghiệm
về lời . Sau đó hãy hỏi người ấy tìm một thử nghiệm quan trọng về lời đã
xảy ra với đời sống người ấy. Tôi đoán rằng bạn sẽ khám phá một số những
bài học quan trọng về tư cách lãnh đạo, và bạn sẽ biết người lãnh đạo ấy sâu
xa hơn trước đây.
Các Bài Học Thứ Nhì:
Các Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần I
Sự Thách Thức / Nan Đề : "Ai trung tín trong việc rất nhỏ, bởi đó được tin
cậy , cũng trung tín trong việc lớn, và được tin cậy trong chỗ đó . Ai bất
nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc lớn." (LuLc 16:10, nhấn
mạnh được thêm vào, Wuest ).
Trung tín là chiếc thước đo để Chúa đánh giá sự trưởng thành trong chức vụ.
Bạn thi hành các chức vụ được giao cho mình như thế nào? Bạn có coi đó
như là nhiệm vụ Chúa giao và đáp ứng với thái độ phục vụ vui mừng như
phục vụ Ngài không? Bạn có coi đó như là những việc vặt phải chịu đựng
hoặc hay là những kỳ công phải hoàn thành để chính mình được công nhận?
Sự phục vụ trung tín sẽ được nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn. Bạn đạt tiêu
chuẩn ấy ra sao?
Một Người Bắt Đầu Chức Vụ Như Thế Nào?
Michele Helin tham gia tổ chức The Cornerstone, một lớp học dành cho
người độc thân ở tại Hội Thánh Lake Avenue Congregational Church. Có
mười người trong chúng tôi thuộc đội ngũ những người lãnh đạo của lớp học
này. Công tác của tôi là dạy dỗ và huấn luyện, còn Michele tổ chức và phục
vụ. Cô trên ba mươi tuổi và vẫn còn độc thân. Cô dạy các em thiếu nhi
khuyết tật thuộc các trường công ở tại Hạt Los Angeles. Cô là hiện thân của
sự trung tín cả trong sự kêu gọi và trong chức vụ hầu việc Chúa với tổ chức
The Cornerstone.
Sự trung tín của Michele vượt quá việc thực hiện những công tác được giao;
cô hiểu nhũng gì cần phải làm và tìm được phương cách để thực hiện. Cô là
mũi nhọn đi đầu trong các buổi cầu nguyện hàng tháng của chúng tôi và
thường xuyên điều động các buổi nhóm ấy. Cô kết hợp việc dạy Kinh Thánh
vào các nhóm nhỏ cô tham dự. Ảnh hưởng của cô trong những sinh hoạt này
là then chốt. Một người quan sát tình cờ trong lớp học có thể không ý thức
được vai trò lãnh đạo đàng sau sân khấu này, nhưng Chúa biết bởi vì Ngài
lấy sự trung tín làm thước đo.
Một ngày Chúa nhật nọ, tôi hỏi Michele cô đã bước vào chức vụ hầu việc
Chúa như thế nào. Cô trả lời: "Tôi được một mục sư kêu gọi khi còn là một
Cơ đốc nhân trẻ tuổi. Có một nhu cầu, và tôi cảm biết mình phải giúp đỡ
mặc dầu thấy mình thiếu khả năng." Một sự bắt đầu nhỏ, nhưng nhạy bén
trước nhu cầu, sẵn sàng phục vụ, và lòng trung tín làm nổi bật sự bước vào
công tác hầu việc Chúa của Michele.
Michele đã đáp ứng với nhiều cơ hội hầu việc Chúa khác trong suốt những
năm qua. Cô cho thấy một số những ý tưởng quan trọng được mô tả trong
chương này. Vì sao người ta dự phần hầu việc Chúa? Đức Chúa Trời tuyển
mộ những người lãnh đạo như thế nào? Ngài phát triển họ ra sao? Ngài đánh
giá họ như thế nào?
Từ Nhận Lãnh Đến Ban Cho - Quá Trình Tôi Luyện Trong Chức Vụ
Trước khi đi vào các câu trả lời, chúng ta hãy xem lại điều mình đã học được
cho đến nay. Chương 3 bàn đến giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong
trên dòng thời gian khái quát. Cho thấy ưu tiên hàng đầu của Chúa trong
việc phát triển một người lãnh đạo là dùi mài tâm tánh người ấy. Sự ngay
thẳng là một tiêu chuẩn thích đáng của đời sống bề trong. Sự phát triển tâm
tánh đến trước sự hầu việc Chúa. Chúng ta đã thấy những khuôn mẫu thử
nghiệm tính ngay thẳng, sự vâng lời, và những thử nghiệm về lời. Những sự
thử nghiệm này nhận diện tiềm năng của tư cách lãnh đạo.
Ở điểm này, người lãnh đạo có tiềm năng đi vào trong chức vụ. Người ấy đã
nếm biết sự tốt lành của Chúa và phải tiếp tục truyền đạt điều đó cho những
người khác. Chúa dành thì giờ và nhiều kinh nghiệm khác nhau để đưa
người lãnh đạo có tiềm năng trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ chỗ nhận lãnh
đến chỗ ban cho.
Trong chương này, chúng ta sẽ thấy cách Chúa phát triển người lãnh đạo
bằng các quá trình tôi luyện khác nhau, và chúng ta sẽ nhận ra những khuôn
mẫu khác nhau. Hai trong số đó là khuôn mẫu chức vụ nền tảng và khuôn
mẫu khám phá ân tứ . Vì vậy chúng ta sẽ thảo luận một nguyên tắc quan
trọng về tư cách lãnh đạo. Do độ dài và tính phức tạp của giai đoạn Trưởng
Thành Trong Chức Vụ - một giai đoạn gồm nhiều năm tháng- chúng ta sẽ
chia phần thảo luận của mình thành hai chương.
Trưởng Thành Trong Chức Vụ
Khi một người lãnh đạo có tiềm năng bước vào chức vụ, Chúa phát triển khả
năng lãnh đạo của người ấy bằng cách đưa người ấy đi qua bốn giai đoạn.
(1) Chúa kêu gọi người lãnh đạo bước vào chức vụ. Điều này được gọi là
đầu vào . (2) Ngài phát triển những kỹ năng và những ân tứ thuộc linh để
tăng cường tính hiệu quả của người lãnh đạo. Điều này được gọi là huấn
luyện . (3) Ngài ban năng lực cho người lãnh đạo để liên hệ đến con người
bằng cách thúc giục và ảnh hưởng họ. Ngài cũng dạy dỗ người ấy cách để
sắp xếp các phương tiện nhằm hoàn tất các mục tiêu đó. Điều này được gọi
là học tập về mối tương quan . (4) Ngài giúp người lãnh đạo hiểu được
những nguyên tắc thuộc linh chi phối sự hầu việc đẹp lòng Ngài. Điều này
được gọi là sự biện biệt .
Sự phát triển này diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Thường là nhiều
năm. Vì vậy cần chia giai đoạn này thành những giai đoạn phụ được gọi là
chức vụ đầu, chức vụ giữa, và chức vụ sau. Cũng như với các giai đoạn,
những giai đoạn phụ được tập hợp theo các quá trình tôi luyện diễn ra trong
giai đoạn đó. Các giai đoạn phát triển không phải luôn được xác định rõ ràng
bởi vì có một số quá trình học tập chồng chéo nhau. Ví dụ một người trong
giai đoạn huấn luyện có thể học tập một số bài học về các mối quan hệ hoặc
về sự biện biệt.
Mỗi giai đoạn phụ được đặc trưng bởi một tập hợp các quá trình tôi luyện
khác nhau. Trong giai đoạn phụ của chức vụ đầu, quá trình tôi luyện là công
tác mục vụ và sự kêu gọi của chức vụ. Trong giai đoạn phụ của chức vụ
giữa, các quá trình tôi luyện là những kỹ năng của chức vụ, kinh nghiệm
huấn luyện và khám phá các khả năng. Trong giai đoạn phụ của chức vụ sau,
quá trình tôi luyện là những hiểu biết về cơ cấu của chức vụ và những vấn đề
về quyền năng. Một số quá trình tôi luyện xảy ra trong suốt giai đoạn
Trưởng Thành Của Chức Vụ: thách thức của đức tin, hiểu biết về uy quyền,
xung đột trong chức vụ, và sự khẳng định chức vụ.
Tất cả những điều này nghe thật phức tạp, nhưng sẽ sáng tỏ khi được phân
tích ra. Sơ đồ dưới đây sẽ giúp làm rõ giai đoạn này. Có lẽ bạn cần liên hệ
lại sơ đồ này khi đọc hai chương kế tiếp.
Giai Đoạn Trưởng Thành Chức Vụ.
Giai đoạn phụ của chức vụ đầu.
Giai đoạn phụ của chức vụ giữa.
Giai đoạn phụ của chức vụ sau
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển
1. Đầu vào
2. Huấn luyện
3. Học biết về mối quan hệ
4. Sự biện biệt
Các quá trình tôi luyện
Các quá trình tôi luyện
Các quá trình tôi luyện
Các quá trình tôi luyện
Công tác chức vụ
Sự kêu gọi trong chức vụ
Những kỹ năng của chức vụ
Kinh nghiệm huấn luyện
Khám phá khả năng
Những hiểu biết về thẩm quyền
Những hiểu biết về mối quan hệ
Xung đột trong chức vụ
Phản ứng nẩy ngược đối với tư cách lãnh đạo.
Chiến trận thuộc linh
Những vấn đề về quyền phép
Thách thức của đức tin
Thách thức của sự cầu nguyện
Thách thức về ảnh hưởng
Sự khẳng định của chức vụ
Biểu đồ 4-1 Các Giai Đoạn Phụ Của Chức Vụ Đầu, Giữa, Và Sau;
Các Quá Trình Tôi Luyện
Trong giai đoạn phụ của chức vụ đầu, quá trình đầu vào xảy ra khi Chúa lựa
chọn những người trung tín và kêu gọi họ qua những công tác hầu việc Chúa
và những công việc được giao. Người lãnh đạo đáp ứng và học tập để thực
hiện một cách trung tín. Người ấy phát triển một số những kỹ năng trong
chức vụ qua quá trình tôi luyện. Sau đó Chúa ban cho người ấy những công
tác mới với trách nhiệm lớn hơn. Những đáp ứng tốt của người lãnh đạo dẫn
đến kinh nghiệm mới và bổ sung những kỹ năng.
Khi phải làm một công việc có trách nhiệm trong sự hầu việc Chúa, người
ấy nhận biết cần phải gia tăng các kỹ năng trong chức vụ. Trong giai đoạn
phụ của chức vụ giữa, những kỹ năng chức vụ được học biết qua nhiều hình
thức huấn luyện. Người lãnh đạo có tiềm năng bấy giờ nhận biết một hoặc
hai ân tứ và có một số kỹ năng để thi hành các ân ban của mình. Người ấy
hướng đến những thách thức và những công tác mới mẻ trong chức vụ cho
phép mình sử dụng các ân tứ hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn phụ của chức vụ sau, người lãnh đạo học tập các bài học về
các mối quan hệ cả trong giai đoạn học tập về mối quan hệ và giai đoạn phát
triển sự biện biệt. Thường thì những bài học này được học một cách gian
khổ. Người lãnh đạo đang phát triển thường phải đấu tranh với ai đó là
người có thẩm quyền trên mình. Học thuận phục là điều quan trọng để học
biết thẩm quyền là gì, vì vậy những người lãnh đạo mới nổi lên trước hết
phải học thuận phục.
Xung đột trong chức vụ đòi hỏi những kỹ năng về sự biện biệt. Điều gì đến
từ Chúa và điều gì không đến từ Chúa? Xung đột có thể nổi lên từ nhiều tiếp
xúc khác nhau trong chức vụ cũng như từ những sự va chạm cá nhân. Học
tập để cư xử tin kính giữa xung đột liên kết chặt chẽ với việc học tập để
phân biệt các nguyên tắc thuộc linh chi phối chức vụ. Lãnh vực biện biệt
thuộc linh này rất khó học đối với nhiều người lãnh đạo, nhưng nó rất quan
trọng bởi vì các mối quan hệ lành mạnh là điều cốt lõi cho một chức vụ hiệu
quả.
Suốt giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ, người lãnh đạo học tập các nguyên
tắc thuộc linh đụng đến cả bốn giai đoạn phát triển này. Người ấy sẽ học tập
nhiều nhất trong giai đoạn biện biệt, bởi vì sự trưởng thành sẽ cho người ấy
tầm nhìn rộng hơn về công việc Chúa trong đời sống mình. Người ấy sẽ học
biết cách sử dụng quyền năng, là điều thách thức bất cứ thái độ quá tự tin
nào mình có thể có trong các kỹ năng và ân tứ và buộc người ấy phải nhận
biết các mục tiêu tối hậu của chức vụ. Trách nhiệm càng nhiều và nhu cầu để
gây dựng sao cho hiệu quả buộc người ấy phải học tập lệ thuộc vào Chúa và
có đức tin lớn hơn. Những lời khen "được lắm" của Chúa qua hình thức
khẳng định chức vụ rải rác khắp giai đoạn này, khuyến khích người lãnh đạo
trung tín dốc sức cho Chúa.
ĐẦU VÀO
Có hai quá trình tôi luyện của chức vụ trong giai đoạn phát triển đầu vào.
Một là công tác chức vụ, đưa người lãnh đạo từ giai đoạn Tăng Trưởng Đời
Sống Bề Trong đến giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ. Thứ hai là sự kêu gọi
của chức vụ.
Công Tác Chức Vụ
Điều thứ nhất, công tác chức vụ, được nhắc đến ở chương 3. Trong chương
đó tôi có nói rằng thử nghiệm thứ tư có thể bao gồm những thử nghiệm về
tánh ngay thẳng, về sự vâng lời, và những thử nghiệm về lời, bởi vì nó thử
thách tâm tánh và dạy dỗ chức vụ. Đó là một quá trình biên bởi vì nó báo
hiệu thời kỳ chuyển tiếp giữa giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong và
giai đoạn Trưởng Thành Trong Chức Vụ. Công tác chức vụ là công tác đến
từ Chúa thử nghiệm sự trung tín và sự vâng lời của một người khi dùng các
ân ban của người ấy trong một công tác có bắt đầu và kết thúc, có sự khai
trình và sự đánh giá.
Trong các giai đoạn chức vụ ban đầu, những người lãnh đạo mới xuất hiện
bị thu hút trước những người hầu việc Chúa với tư cách người cố vấn, người
thầy hoặc người giám sát và là người kêu gọi những người lãnh đạo mới
xuất hiện đảm nhận các công tác, là những công tác có thể thuộc bất cứ tầm
cỡ hoặc bản chất nào.1 Những công tác này sẽ thử nghiệm lòng trung thành
và sự thuận phục cũng như cho thấy các khả năng, sáng kiến và tiềm lực của
người lãnh đạo mới nổi lên. Một điều quan trọng cần ghi nhớ đó là công tác
tối hậu đến từ nơi Chúa; dẫu cho công tác chức vụ này do tự đề xướng hay
được một người khác giao. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải khai
trình với Chúa. Lòng mong muốn đẹp lòng Chúa trong công tác hầu việc là
một dấu hiệu của sự trưởng thành.
Công tác chức vụ phải được phân biệt với kinh nghiệm chức vụ nói chung
bởi vì công tác chức vụ là một sự thử nghiệm. Đó là một công tác đặc biệt
được giao có thể được hoàn tất và được đánh giá. Công tác đó sẽ nghiệm thử
tính sẵn sàng, lòng trung tín và những kỹ năng của người lãnh đạo có tiềm
năng. Khuôn mẫu của Chúa dường như phải bắt đầu với những công tác
chức vụ nhỏ. Khi người lãnh đạo đáp ứng với những công tác đó một cách
đúng đắn, Chúa ban cho người ấy những công tác lớn hơn và trách nhiệm
lớn hơn.
Michele, Banaba, và Phao Lô - Một Số Ví Dụ
Một vị mục sư mời Michele dạy một lớp học trường Chúa nhật. Công tác
này đã thử nghiệm sự trung tín và vâng phục của Michele cũng như cho
phép cô được sử dụng ân tứ giảng dạy đang bắt đầu phát triển của mình.
Công tác này đã có một sự bắt đầu, kết thúc và sự khai trình giới hạn.
Michele đã đáp ứng một cách tích cực. Cô là người bảo trợ quan trọng từ
kinh nghiệm chức vụ này.
Cuộc hành trình của Banaba đến Antiốt trong Công vụ 11 là một công tác
chức vụ của sứ đồ, xác định được và đã có một kết thúc cũng như sự khai
trình với các trưởng lão ở tại Giêrusalem.2 Điều đó thử nghiệm các ân tứ sứ
đồ của ông cũng như sự sẵn lòng vâng phục của ông.
Những năm tháng Phao lô ở tại Antiốt cùng Banaba, người cố vấn của ông
là một công tác chức vụ vốn là một nguồn động lực cho công tác truyền giáo
trong Công vụ các Sứ đồ 13 với Banaba. Banaba đã mời gọi Phao lô vào
công tác này. Đức Chúa Trời đã đánh giá tốt sự thi hành của Phao lô khi
Ngài bành trướng chức vụ của hai người này, qua đó khẳng định họ với tư
cách sứ đồ cho các dân ngoại. Các công tác chức vụ nhỏ có thể là những dấu
hiệu ban đầu về tiềm năng lãnh đạo. Mục tiêu chủ yếu của công tác chức vụ
trong giai đoạn phụ của chức vụ đầu là phải phát triển người lãnh đạo có
tiềm năng. Mục tiêu của các giai đoạn phụ của chức vụ sau tập trung vào
việc hoàn thành công tác dành cho những người được gây dựng. Sơ đồ Tiệm
Tiến được trình bày trong Biểu đồ 4 - 2 cho thấy những khác biệt này:
Ít
Nhiều
Công tác chủ yếu dành cho người lãnh đạo có tiềm năng
Công tác chủ yếu để gây dựng người khác
Biểu đồ 4 - 2 Sơ đồ Tiệm Tiến Công Tác Chức Vụ - LuLc 16:10 thực hành
Biểu đồ 4 - 3 minh họa những công tác chức vụ theo Kinh Thánh và cho
thấy cách chúng vận hành suốt sơ đồ tiệm tiếm
ABCDEF
Công tác chủ yếu dành cho người lãnh đạo có tiềm năng
Công tác chủ yếu để gây dựng người khác.
CÔNG TÁC CHỨC VỤ
a. 9:1-6
b. 10:1-12
c. Cong Cv 11:22-23
d. 13:1-3
e. Phi Pl 2:19-23
f. 2:25-30
(NHỮNG) NGƯỜI ĐƯỢC GIAO
Mười hai môn đồ
Bảy mươi hai môn đồ
Banaba
Banaba, Phao lô
Timôthê
Épbaphôđích
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Bày tỏ Nước Trời qua việc chữa lành và đuổi quỷ, thử nghiệm đức tin, thử
nghiệm vâng lời, kinh nghiệm thẩm quyền thuộc linh.
Thử nghiệm sự tiếp nhận, thử nghiệm đức tin, bày tỏ Nước Trời, kinh
nghiệm chiến trận thuộc linh và uy quyền thuộc linh.
Một sự thử nghiệm về lời dành cho Banaba, nhận định các hình thức Cơ đốc
giáo của dân ngoại, kinh nghiệm và phát triển uy quyền thuộc linh, làm
gương lối sống và sự giảng dạy.
Kinh nghiệm sự bối cảnh hóa trong công tác truyền giáo và lối sống Cơ đốc
của dân ngoại, giảng tin lành cho dân ngoại, thành lập các hội thánh.
Chăn dắt dân sự, hiệp nhất, chia sẻ sự dạy dỗ của Phao lô.
Khuyến khích, hiệp nhất, khẳng định sứ mạng được ban cho.
Biểu đồ 4-3 Sơ đồ Tiệm Tiến Các Công Tác Chức Vụ Theo Kinh Thánh
Điều quan trọng là phải nhận ra nguồn gốc tối hậu của các công tác được
giao trong chức vụ. Theo cái nhìn loài người thì công tác được giao có vẻ
như là thông lệ hoặc không có ý nghĩa, nhưng trách nhiệm tối hậu là đối với
Chúa mặc dầu công tác được giao đến từ thẩm quyền con người. Hiểu biết
điều này có thể đem lại lòng sốt sắng lớn và cho ta ý thức hoàn thành các
mục tiêu của Chúa. Những người lãnh đạo giao các công tác chức vụ cần lệ
thuộc vào sự chỉ dẫn của Chúa khi giao công tác. Họ phải dùng các công tác
chức vụ như là những phương tiện có chủ ý để xây dựng tâm tánh và đào
luyện chức vụ, nhưng họ phải nhận được sự chỉ dẫn của Chúa khi giao các
công tác đó.
Sự Kêu Gọi Của Chức Vụ
Sự kêu gọi của chức vụ có liên quan chặt chẽ với công tác chức vụ. Công tác
chức vụ là nhiệm vụ đơn giản nhắm vào công việc phải làm và hiệu quả của
nó trên người lãnh đạo mới nổi lên và những người người ấy dẫn dắt. Sự kêu
gọi của chức vụ nhắm vào sự tiếp nhận chức vụ cuả người lãnh đạo. Đặc
biệt, đó là phương tiện để người lãnh đạo hoặc người lãnh đạo có tiềm năng
được Chúa nhắc nhở để cảm biết nhu cầu đối với một nhiệm vụ mới và đón
nhận nhiệm vụ đó.
Sự kêu gọi của chức vụ đầu tiên của tôi là dạy một lớp trường Chúa nhật cho
các em ở lứa tuổi trung học. Lời mời gọi đến qua một người đã tuyển mộ các
giáo viên cho ban ngành trung học. Tôi nhận thấy nhu cầu và đã đáp ứng.
Nhưng tôi lúc ấy là một giáo viên chưa đủ năng lực. Hầu hết các bé trai
không quan tâm đến những việc thuộc linh. Tôi có thể coi kinh nghiệm này
như một sự thất bại. Nhưng tôi đã học được một số điều. Tôi không hề ra
sức kỷ luật các bé trai vào độ tuổi này, nhưng đến cuối chương trình, tôi đã
dành được sự tôn trọng của chúng và học được cách để chuẩn bị bài dạy.
Mặc dầu lúc đó tôi không ý thức được bàn tay của Chúa đang dẫn dắt tôi vào
chức vụ, sau này tôi đã thấy cách Chúa dùng kinh nghiệm giảng dạy để phát
triển tôi trong giai đoạn đầu vào của đời sống mình. Điều này dọn đường
cho những công tác khác sẽ đến.
Chúng ta không biết Banaba đã nói gì với Phao lô hoặc đã thuyết phục ông
như thế nào. Có lẽ Banaba đã nhắc nhở Phaolô nỗ lực của ông khi thay mặt
cho Phao lô ở tại Giêrusalem lúc Phaolô tìm cách để được các trưởng lão
chấp nhận (Cong Cv 9:27). Dầu là trường hợp nào, chúng ta biết Banaba rất
nghiêm túc trong việc tuyển mộ Phao lô. Ông đã đi suốt đường dài để tìm
gặp Phao lô, dầu không bảo đảm tìm được. Chúng ta không có chi tiết cuộc
trao đổi giữa họ, nhưng chúng ta đã thấy các kết quả. Phao lô đã trở lại với
Banaba và lao vào một chức vụ không ngừng phát triển.
Các nguồn phương tiện về lời mời gọi của chức vụ có thể đến từ bên ngoài
hoặc bên trong. Lời mời gọi có thể đến từ ai đó hoặc do nhận biết của chính
người lãnh đạo về một nhu cầu hoặc một cơ hội. Những sự kêu gọi từ bên
trong tương đối hiếm giữa vòng những người lãnh đạo nổi lên ban đầu.
Trọng tâm lời mời gọi của chức vụ gồm hai mặt: nhận biết sự chỉ dẫn của
Chúa và niềm vui khám phá việc làm một ống dẫn qua đó Chúa hành động
có ý nghĩa thế nào. Có một số những lời mời gọi bên ngoài điển hình diễn ra
trong một hội thánh địa phương trong giai đoạn phụ của chức vụ ban đầu.
Bao gồm lời kêu gọi người dạy các lớp trường Chúa nhật, là các thành viên
trong ủy ban, giúp người khác hầu việc Chúa, hướng dẫn một nhóm học
Kinh Thánh nhỏ, đi chứng đạo, làm công tác hậu thuẫn cho một tổ chức, tổ
chức những dịp họp mặt thân mật, và lên kế hoạch những kỳ bồi linh.
Những lời mời gọi điển hình của chức vụ diễn ra trong các nhóm bên cạnh
hội thánh có thể bao gồm việc làm chứng cho các sinh viên, môn đệ hóa
người khác, hướng dẫn các buổi học Kinh Thánh, làm việc với các nhóm
thanh niên, các kỳ trại hè, và các mục vụ ở trung tâm thành phố.
Lời mời gọi của chức vụ mô tả những phương tiện qua đó người lãnh đạo
được thúc giục để ý thức sự chỉ dẫn của Chúa và để chấp nhận một công tác
mới. Phương tiện phổ biến nhất để bước vào một công tác chức vụ trong cả
ba giai đoạn phụ là lời mời gọi bên ngoài bởi ai đó để làm việc trong một
chức vụ chính thức. Khuôn mẫu đầu vào hiếm nhất trong cả ba giai đoạn
phụ là những lời mời gọi tự đề xuất để tạo ra những vai trò và những cơ cấu
chức vụ mới. Điều này dẫn đến một số những hàm ý quan trọng:
Đa số những người lãnh đạo nổi lên thông qua những khuôn mẫu đầu vào
thông thường.
Chính sự tự đề xướng trong các khuôn mẫu đầu vào cho thấy tiềm năng
mạnh mẽ đối với vai trò lãnh đạo ở cấp độ cao hơn.
Tình trạng bình ổn trong sự phát triển của người lãnh đạo được tỏ rõ qua
việc thường xuyên suy giảm tính sáng tạo và sự đáp ứng đối với những lời
mời gọi của chức vụ và các công tác trong chức vụ.
Một trách nhiệm lớn của vai trò lãnh đạo là sự lựa chọn và phát triển những
người lãnh đạo có tiềm năng. Người lãnh đạo trưởng thành phải mời gọi
những người lãnh đạo có tiềm năng một cách cởi mở và có chủ ý đối với các
nhu cầu cụ thể và những cơ hội trong chức vụ. Một dấu hiệu nguy hiểm cho
thấy người lãnh đạo muốn lui về vị trí bình ổn là thiếu lòng nhiệt thành để
mời gọi và tuyển mộ những người lãnh đạo có tiềm năng. Người lãnh đạo
đang tăng trưởng, nói cách khác, khuấy động sự nổi lên của những người
lãnh đạo có tiềm năng.
Những lời mời gọi bước vào chức vụ hoặc những công tác tự khởi xướng
mang theo nó những hạt giống của vai trò lãnh đạo ở cấp độ cao hơn. Những
người tự khởi phát thường làm gián đoạn nguyên trạng và đe dọa giới thẩm
quyền trên họ. Trong xung đột kéo theo, phẩm chất hứa hẹn của sự tự khởi
xướng có thể bị bỏ qua. Người lãnh đạo cần công nhận giá trị của phẩm chất
này và tỉnh thức đối với những người lãnh đạo mới nổi lên cho thấy có phẩm
chất đó.
Bạn vẫn nhận biết những lời mời gọi của chức vụ và những công tác của
chức vụ chứ? Bạn vẫn sẵn sàng chấp nhận những lời mời gọi và những công
tác mới chăng, và bạn có đang tuyển mộ những người khác vào các công tác
ấy không? Nếu không, có thể bạn đang rơi vào giai đoạn bình ổn. Để tiếp tục
tiến lên, bạn cần xin Chúa để có sự nhiệt thành tươi mới dành cho chức vụ.
HUẤN LUYỆN
Cho đến nay tôi đã nói về hai quá trình tôi luyện đầu vào, là công tác chức
vụ và sự kêu gọi của chức vụ. Công tác chức vụ cung ứng một sự chuyển
tiếp từ giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong đến giai đoạn Trưởng
Thành Chức Vụ. Kêu gọi của chức vụ chi phối quá trình trong các giai đoạn
phụ của chức vụ đầu và giảm dần trong giai đoạn phụ của chức vụ giữa.
Điều này hiếm xảy ra trong quá trình của chức vụ sau.
Trong sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn phụ đầu và giữa của chức vụ, quá
trình tôi luyện các kỹ năng của chức vụ cung ứng xung lực. Sự nhạy bén của
người lãnh đạo đối với vấn đề này cho thấy người ấy có đang tăng trưởng
hay đã rơi vào giai đoạn bình ổn.
Các Kỹ Năng Trong Chức Vụ
Sự chuyển tiếp của tôi bắt đầu bằng lời mời gọi đơn giản từ một trong những
người đồng lao thuộc tổ chức Navigators, là Dave Stout. Dave tiến xa hơn
tôi trong quá trình môn đệ hóa, và tôi khâm phục sự ngay thẳng của đời sống
anh cũng như bước đi chân thành với Chúa. Dave nói rằng:" Bobby này, tôi
tin Chúa có thể dùng anh để dạy tôi một số điều quan trọng về sự cầu
nguyện. Anh có sẵn sàng nhóm lại với tôi vào mỗi sáng thứ bảy từ 6 đến 8
giờ không? Chúng ta sẽ học theo quyển sách của Ross Rinker Prayer-
Conversing With Lord (tạm dịch là Cầu Nguyện- Thưa Chuyện Với Chúa )".
Lời mời gọi đơn sơ này gồm lời mời gọi của chức vụ, công tác chức vụ và
các quá trình tôi luyện các kỹ năng trong chức vụ. Kinh nghiệm này kéo dài
ba tháng. Những hiểu biết có được trong thời gian ấy vẫn còn ảnh hưởng đến
đời sống cầu nguyện của tôi ngày nay. Một phương diện quan trọng của sự
phát triển trong giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ là sự thụ đắc những kỹ
năng giúp người lãnh đạo hoàn thành công tác chức vụ. Hầu hết mọi người
có được những kỹ năng này trong các giai đoạn đầu của chức vụ, đặc biệt là
trong giai đoạn huấn luyện thuộc thời kỳ phụ của chức vụ giữa.3 Bao gồm
những kỹ năng về mối liên hệ trong nhóm, về tổ chức, và về lời. Những kỹ
năng này có thể giúp người lãnh đạo có được kiến thức bổ ích hoặc dạy
người ấy tập tành vai trò lãnh đạo.
Quá trình tôi luyện các kỹ năng của chức vụ là một sự thu thập một hoặc
nhiều kỹ năng được nhận biết giúp người lãnh đạo hoàn thành công tác chức
vụ được giao. Những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả rất đa dạng. Ví
dụ một trong các kỹ năng nhóm là học cách hướng dẫn các loại nhóm nhỏ
khác nhau - như nhóm cầu nguyện, các nhóm học Kinh Thánh, hoặc các ủy
viên. Kỹ năng này nhắm vào việc ảnh hưởng đến người khác. Một trong số
các kỹ năng nhóm tập trung vào kiến thức là học cách để chuẩn bị các tài
liệu học Kinh Thánh cho các nhóm nhỏ. Kỹ năng trộn lẫn kiến thức và ảnh
hưởng bao gồm việc học cách sắp xếp các ủy ban, viết các đề nghị, hoặc
thuyết phục người khác về tầm quan trọng của các ý tưởng mới.
Người lãnh đạo nào muốn có ảnh hưởng lâu dài phải học cách thực hiện thay
đổi hiệu quả. Một kỹ năng hết sức quan trọng gồm việc học cách liên hệ với
những người cấp trên, ngang hàng, và những người cấp dưới trong các cơ
cấu tổ chức. Những kỹ năng về xử lý xung đột đặc biệt cần thiết trong sự
phát triển chức vụ ở giai đoạn giữa và sau.
Những kỹ năng khác Đức Chúa Trời tập trung vào trong giai đoạn huấn
luyện gồm những kỹ năng về lời, các phương pháp học Kinh Thánh, và kỹ
năng truyền đạt lời Kinh Thánh. Như đã đề cập ở trước, ân tứ lãnh đạo bao
gồm ân tứ về lời. Những kỹ năng để tăng cường ân tứ này rất quan trọng.
Những người lãnh đạo yên vị sớm cho thấy một khuôn mẫu phổ biến. Họ
học tập các kỹ năng mới cho đến khi có thể vận dụng các kỹ năng ấy một
cách dễ dàng, nhưng sau đó họ không thường xuyên định ý tìm kiếm những
kỹ năng mới nữa. Họ thả trôi theo kinh nghiệm trước.4
Sự phát triển những kỹ năng trong chức vụ đề ra một sự mời gọi hai mặt: (1)
Nhìn thấy sự dẫn dắt của Chúa trong mỗi kỹ năng được học tập và nhận biết
mỗi kỹ năng là một phần trong quá trình đào luyện lâu dài của Chúa, và (2)
giữ một thái độ của người tìm kiếm nhằm được ích lợi từ những cơ hội học
tập.
Kinh Nghiệm Huấn Luyện
Ở phần đầu giai đoạn phụ của chức vụ giữa hầu hết các kỹ năng có được
thông qua kinh nghiệm, sự quan sát, và tự học. Quá trình tôi luyện của kinh
nghiệm huấn luyện nói về một kinh nghiệm cho thấy hình thức khẳng định
nào đó, bảo đảm với người lãnh đạo Chúa sẽ tiếp tục dùng người ấy trong
tương lai. Điều này được đặc trưng bởi sự tiến bộ được nhận biết trong phạm
vi ảnh hưởng, trách nhiệm lãnh đạo, hoặc sự tự tin.
Tất cả những người lãnh đạo đều được Chúa đào luyện không ngừng, nhưng
không phải tất cả đều học tập từ sự đào luyện. Điều này đặc biệt đúng qua sự
huấn luyện không chính thức, diễn ra trong bối cảnh đời sống hằng ngày, và
trong những sự huấn luyện chính thức, qua các khóa hội thảo, khóa học,
hoặc các kỳ hội đồng. Để học tập, người lãnh đạo cần phân tích những
trường hợp cụ thể trong đó sự đào luyện chính thức hoặc không chính thức
diễn ra.
Việc tập sự không chính thức . Tôi đã gặp Mark Williams khi anh là một học
sinh trung học ở tại Reynoldsburg, Ohio. Nhận ra tiềm năng lãnh đạo của
anh vào lúc đó, tôi đã học theo sự tiến bộ của anh. Ngày nay anh là một mục
sư thuộc hội Conservative Baptist, nhưng trước khi tiếp tục được đào luyện
chức vụ chính thức, anh đã phục vụ với tư cách người học việc không chính
thức suốt một năm với Josh McDowell. Kinh nghiệm này đã dạy Mark
những phương pháp truyền giáo và những cách để truyền đạt đức tin. Điều
đó cũng đã cho anh sự tự tin hơn khi tiếp cận với những nan đề trong chức
vụ. Đó là một thời gian huấn luyện quan trọng, bởi vì Mark đã học được
những kỹ năng và những thái độ lâu dài cả đời.
Những khóa hội thảo không chính quy . Những khóa học này có thể dạy các
kỹ năng cơ bản trong việc học Kinh Thánh, cầu nguyện, hoặc tư cách lãnh
đạo nhóm nhỏ. Các khóa hội thảo và các kỳ hội đồng ngày càng nhiều khi có
nhiều người và nhiều tổ chức nhận biết tầm quan trọng của việc huấn luyện
tư cách lãnh đạo cấp cơ bản.
Các khóa hội thảo không cần phải đặt trọng tâm nơi vấn đề thuộc linh. Vào
giữa thập niên 70 tôi tham dự một kỳ hội thảo kéo dài một tuần lễ dành cho
các nhà văn ở tại NewYork City để phát huy kỹ năng viết về sắp xếp thông
tin. Cuối tuần lễ đó tôi đã bắt đầu một dự án mà cuối cùng trở thành cuốn
Spirit Gifts (Các ân tứ thộc linh). Sự huấn luyện không chính quy này đã ảnh
hưởngđang kể đến chức vụ giảng dạy của tôi.
Sự đào luyện chính thức . Thường thì trong giai đoạn phụ đầu hoặc giữa
thuộc giai đoạn Trưởng Thành Của Chức Vụ, người lãnh đạo sẽ lựa chọn để
thu thập những kiến thức và những kỹ năng chuyên sâu nhanh chóng. Sự
đào luyện này thường là chính thức và đòi hỏi người ấy phải rời khỏi chức
vụ hiện tại. Đào luyện chính thức có nghĩa là phải chuyển đến một cơ sở
huấn luyện, đó là kinh nghiệm của chính tôi. Sau hai năm dạy Kinh Thánh
trong các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh tại nhà, tôi quyết định thôi công
việc của mình với tư cách một kỹ sư điện của tổ chức Bell Telephone
Laboratory và đi vào trường Kinh Thánh một năm. Sự đào luyện chuyên sâu
chính thức có thể ích lợi, nhưng không phải là điều kiện tiên quyết đối với tư
cách lãnh đạo.
Khám Phá Các Ân Tứ Thuộc Linh
Tôi đã nói về các kỹ năng chức vụ và quá trình tôi luyện trong kinh nghiệm
đào luyện. Cả hai điều này đều bổ ích để hiểu được công việc của Chúa
trong các giai đoạn huấn luyện sự phát triển của một người lãnh đạo. Ngoài
việc thu thập các kỹ năng bao quát về tư cách lãnh đạo, sự phát triển quan
trọng nhất trong giai đoạn phụ ở thời kỳ giữa thuộc giai đoạn Phát Triển
Chức Vu bao gồm việc khám phá các ân tứ thuộc linh và sử dụng chúng một
cách tự tin. Ân tứ thuộc linh là một khả năng độc đáo để làm ống dẫn quyền
phép Đức Thánh Linh vào chức vụ hầu việc Chúa. Tôi đã liệt kê khoảng
mười chín ân tứ trong quyển sách tôi viết về các ân tứ thuộc linh.
Quá trình khám phá ân tứ là bất kỳ tiến bộ đáng kể nào trong việc khám phá
các ân tứ thuộc linh và công dụng của chúng cùng với sự kiện, con người
hoặc sự suy gẫm đem lại sự khám phá này. Biểu đồ 4-4 liệt kê khuôn mẫu
phát triển ân tứ căn bản.
1. Kinh nghiệm chức vụ
2. Khám phá ân tứ
3. Sử dụng gia tăng ân tứ ấy
4. Tính hiệu quả trong việc sử dụng ân tứ ấy
5. Khám phá các ân tứ khác
6. Nhận biết sự pha trộn ân tứ
7. Phát triển cụm ân tứ
8. Sự đồng quy
Biểu đồ 4-4 Khuôn mẫu phát triển ân tứ (đọc "à" là "thường dẫn đến").
Những người lãnh đạo trọn thời gian trong các hội thánh hoặc các tổ chức
Cơ đốc thường bộc lộ trên một ân tứ thuộc linh. Sự pha trộn ân tứ mô tả tập
hợp các ân tứ thuộc linh mà một người lãnh đạo thường xuyên bày tỏ trong
chức vụ. Cụm ân tứ chỉ đến sự kết hợp các ân tứ trong đó có một ân tứ trội
được hậu thuẫn bởi các ân tứ khác. Trong cụm ân tứ, các ân tứ hỗ trợ hài hòa
với ân tứ nổi trội để làm tăng tối đa sự hiệu quả.
Các ân tứ thường nổi lên trong bối cảnh các nhóm nhỏ hoặc khi người lãnh
đạo được giao nhiệm vụ. Hầu hết những người lãnh đạo tín hữu khám phá
các ân tứ nhờ sử dụng chúng, mà không nhận biết chúng là các ân tứ thuộc
linh. Hầu hết những người lãnh đạo này đạt đến bước 3 và một vài người đạt
đến bước 4. Dù là trường hợp nào, ân tứ ấy có thể không được nhận biết một
cách rõ ràng và đầy đủ, nhưng thường được hiểu ngầm bởi khuynh hướng
theo trực giác dần dần hướng đến chức vụ sử dụng ân tứ ấy. Những người
lãnh đạo trọn thời gian thường đạt đến bước 5, là chỗ khám phá các ân tứ
khác. Những người lãnh đạo tiếp tục tiến đến một chức vụ vượt ra ngoài hội
thánh địa phương - tức là tiến đến các phạm vi ảnh hưởng mang tầm cỡ
vùng, quốc gia hoặc quốc tế - sẽ đạt đến bước 6 (nhận ra sự pha trộn các ân
tứ). Họ thường sẽ đạt đến bước 7, phát triển cụm ân tứ, và sẽ tái sắp xếp các
vai trò và các ưu tiên hầu cho các ân tứ mình mang lại hiệu quả lớn nhất.
Điều này có thể sẽ dẫn đến sự đồng quy, một thời điểm hết sức kết quả và
chức vụ thỏa mãn.
Tôi sẽ đưa ra hai ví dụ về sự khám phá ân tứ - của Banaba và của chính tôi -
nhưng trước hết tôi sẽ đề cập đến hai khuôn mẫu bổ sung cho khuôn mẫu
phát triển ân tứ cơ bản. Biểu đồ 4-5 chỉ ra những khuôn mẫu bổ sung này
nhằm giúp người lãnh đạo trong sự nhận biết ban đầu về các ân tứ thuộc linh
của họ.
KHUÔN MẪU
Những người cùng loại thu hút nhau
GIẢI THÍCH
Những người lãnh đạo có tiềm năng, bởi trực giác, bị thu hút trước những
người lãnh đạo có các ân tứ thuộc linh giống mình
Khuynh hướng theo ân tứ
Những người lãnh đạo có tiềm năng bằng trực giác, đáp ứng trước những lời
mời gọi của chức vụ và những công việc đòi hỏi ân tứ thuộc linh của họ, dầu
không biết rõ.
Biểu đồ 4-5 Hai Khuôn Mẫu Chỉ Về Các Ơn Ban
Nghiên cứu về sự phát triển tư cách lãnh đạo của Banaba cho thấy một khám
phá sớm sủa về ơn khuyên giục của ông.6 Cong Cv 4:32-37 cho thấy
Banaba đã đạt đến bước 1 và 2 về khuôn mẫu phát triển ân tứ này. Đã có
những khám phá đáng kể về sau trong Công vụ các Sứ đồ 9 (cho thấy bước
3) và Công vụ các Sứ đồ 11 (cho thấy bước 5) tỏ rõ sự bộc lộ ân tứ sứ đồ của
ông. Trong GaGl 2:6-10 sự khẳng định là một bước nữa hướng đến khuôn
mẫu này. Khi các sứ đồ khích lệ Giôsép qua việc ban tặng cho ông một danh
hiệu mới, Banaba (có nghĩa là "người khích lệ"), ông đã nhận được một sự
khẳng định chức vụ cụ thể.7 Banaba đã phát triển ân tứ khích lệ này và nó
trở thành đặc trưng đời sống của ông.
Tôi khám phá mình có ân tứ dạy dỗ đầu tiên là qua những công tác mục sư
của tôi giao cho. Tôi vẫn dạy các bài học Kinh Thánh tại nhà và tiếp nhận
những cơ hội giảng dạy khác. Khuôn mẫu này cứ tiếp tục. Tôi dạy các lớp
học dành cho thiếu nhi, thiếu niên, các sinh viên đại học, các cặp vợ chồng,
những người độc thân, và những người lớn tuổi. Một số trong những công
tác này đến từ sự kêu gọi bên ngoài, nhưng nhiều điều là những sự kêu gọi
bên trong đòi hỏi tôi hình thành những cơ cấu để làm công việc giảng dạy.
Bước 3 trong khuôn mẫu khám phá ân tứ thật dễ thấy khi tôi nhìn lại những
kinh nghiệm của chính mình.
Tính hiệu quả của tôi với tư cách người giảng dạy đã gia tăng, qua kinh
nghiệm, qua sự tăng trưởng và qua sự hiểu biết về Cơ đốc giáo, khi tôi phát
huy ân tứ giảng dạy của mình. Bước 4 của khuôn mẫu này đòi hỏi những nỗ
lực để phát triển những kỹ năng bổ sung nhằm bổ trợ cho tính hiệu quả của
ân tứ mình. Tôi nghiên cứu nhiều sách khác nhau nói về sự truyền thông và
phương pháp giải thích để bổ trợ cho các kỹ năng dạy dỗ của mình.
Bước 5 len lỏi vào đời sống tôi cách đáng ngạc nhiên. Vào thời điểm ấy, tôi
chưa có một giáo lý rõ ràng nói về các ân tứ thuộc linh, nhưng tôi đã bắt đầu
những nghiên cứu của chính mình về các ân tứ thuộc linh theo Kinh Thánh.
Khi đã nghiên cứu, tôi công nhận rằng mình có ơn khuyên giục, chủ yếu là
khuyên bảo. Khi tiếp tục dùng ân tứ giảng dạy, tôi thấy sự khuyên giục nổi
trội hơn tất cả những gì tôi làm trong việc giảng dạy. Nghiên cứu của tôi về
sự dạy dỗ theo Kinh Thánh về các ân tứ là điều then chốt để đạt đến bước 5.
Ba năm sau, tôi bắt đầu để ý, nhất là trong bối cảnh các nhóm nhỏ, rằng tôi
thường nói được điều gì đó khôn ngoan (lời khôn ngoan ICo1Cr 12:8) cho
một tình huống. Lần đầu tiên đến với ân tứ này chỉ do tôi quan sát cách ban
chấp hành của chúng tôi đã hành động trong tiến hành quyết định.Và rồi tôi
đạt đến bước thứ 6 của khuôn mẫu này. Tôi nhận biết sự kết hợp ân tứ của
mình là sự khuyên giục, giảng dạy và lời khôn ngoan. Mặc dầu một số tình
huống chức vụ đòi hỏi tôi phải thi hành các ân tứ khác, chức vụ của tôi vẫn
luôn luôn sử dụng sự kết hợp các ân tứ này.
Hiện tôi đang ở trong bước thứ 7. Cụm ân tứ của tôi đã bắt đầu định hình.
Tôi nhận ra ân tứ nổi trội là ơn khuyên bảo và ân tứ giảng dạy cung ứng bối
cảnh trong đó sử dụng sự khuyên bảo. Các ý tưởng nổi lên trong lúc dạy dỗ
khuấy động con người và giúp họ cởi mở để thay đổi, sự khuyên giục làm
cảm động con người để sử dụng các ý tưởng. Sự khuyên bảo tiếp tục và sâu
sát thường cho tôi cơ hội để sử dụng ân tứ lời khôn ngoan.
Tôi đã kinh nghiệm hai khuôn mẫu này trong Biểu đồ 4-5: "những người
cùng loại thu hút nhau" và "khuynh hướng theo ân tứ" trong đời sống của
mình cũng như đã quan sát điều đó nơi những người khác. Tôi được thu hút
bởi chức vụ giảng dạy của mục sư của tôi một khoảng thời gian trước khi
khám phá ân tứ giảng dạy của mình - những người cùng loại thu hút nhau.
Tôi đã theo học trường Kinh Thánh Sau Đại Học Colombia và các Hội
Truyền Giáo để quan sát hai giáo sư Frank Sells và Buck Hatch, trong chức
vụ giảng dạy của họ. Một người có ân tứ khuyên giục nổi trội, mạnh mẽ
trong lời khuyên bảo. Người kia có khả năng tổ chức và hình thành các khái
niệm. Tôi đã được thu hút đến với họ và học tập được rất nhiều từ những gì
họ dạy dỗ và cách họ giảng dạy. Khuôn mẫu những người cùng loại thu hút
nhau là ở chỗ đó. Về sau, tôi tham gia vào nhóm nhỏ những người lãnh đạo
điều hành, qua đó tôi thường nghe những lời khôn ngoan từ một trong các
thành viên. Một lần nữa, những người cùng loại thu hút nhau.
"Khuynh hướng theo khả năng" là một khuôn mẫu trong khám phá của tôi
về ân tứ giảng dạy. Trước khi được nghe về ân tứ giảng dạy thuộc linh tôi cứ
luôn được mời gọi nhận những công việc đòi hỏi ân tứ dạy dỗ.
Nguyên Tắc Nhỏ- Lớn
Chương này bắt đầu với lời thách thức của LuLc 16:10 "Ai trung tín trong
việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc rất lớn." Khi chúng ta trải qua những
quá trình tôi luyện khác nhau Chúa dùng để đưa chúng ta kinh qua những
giai đoạn phát triển, có thể bạn sẽ thấy khuôn mẫu của sự trung tín. Khuôn
mẫu này là nền tảng của mọi sự trưởng thành trong chức vụ. Điều này xảy ra
ở mỗi giai đoạn phụ. Khuôn mẫu này cho thấy sự trung tín trong các công
tác chức vụ và những lời mời gọi của chức vụ, cùng với sự đáp ứng thích
đáng đối với sự thử nghiệm, dẫn đến một phạm vi ảnh hưởng được bành
trướng. Sự trung tín sẽ tiếp tục được thử nghiệm ở mỗi mức độ mới trong
chức vụ.
Khuôn mẫu trung tín này được xây dựng dựa trên những trường hợp lập đi
lập lại của nguyên tắc lớn - nhỏ này: Trung tín trong trách nhiệm nhỏ là dấu
hiệu khả thi của lòng trung tín trong trách nhiệm lớn hơn .
Tóm Tắt
Khi Đức Chúa Trời hướng dẫn một người lãnh đạo có tiềm năng vào chức
vụ, Ngài đưa người ấy đi qua bốn giai đoạn phát triển. (1) Ngài kêu gọi
người lãnh đạo có tiềm năng vào chức vụ - đầu vào. (2) Ngài phát triển
những kỹ năng và những ân tứ thuộc linh để làm tăng cường tính hiệu quả
của người lãnh đạo ấy - huấn luyện. (3) Ngài ban năng lực cho người lãnh
đạo để liên hệ với con người theo những cách sẽ thúc đẩy và ảnh hưởng họ,
và Ngài dạy người ấy cách sử dụng những phương tiện để thi hành các mục
tiêu này - việc học tập trong mối liên hệ. (4) Ngài giúp người lãnh đạo thấy
được những nguyên tắc thuộc linh chi phối chức vụ làm đẹp lòng Ngài - sự
hiểu biết.
Trong chương này tôi đã tập trung vào hai giai đoạn phát triển ban đầu: đầu
vào và huấn luyện. Tôi đã giải thích thể nào Chúa dùng các quá trình tôi
luyện để phát triển một người lãnh đạo. Trong giai đoạn đầu vào, quá trình
tôi luyện là công tác chức vụ và sự kêu gọi của chức vụ. Trong giai đoạn
huấn luyện, đó là những kỹ năng chức vụ, kinh nghiệm đào luyện, và sự
khám phá các ân tứ.
Chúng ta đã xem xét hai khuôn mẫu chính: khuôn mẫu chức vụ nền tảng và
sự phát triển ân tứ. Hai khuôn mẫu nhỏ: "những người cùng loại thu hút
nhau" và "khuynh hướng theo khả năng," được đề cập liên hệ với ân ban.
Tôi cũng nhận ra nguyên tắc nhỏ - lớn, là nguyên tắc được nhấn mạnh trong
giai đoạn này.
Chương này đã luận đến hai giai đoạn phát triển ban đầu xảy ra chủ yếu
trong các giai đoạn phụ của chức vụ đầu và giữa. Chương 5 sẽ bàn đến các
giai đoạn liên quan đến giai đoạn phụ của chức vụ sau và một số những vấn
đề phức tạp hơn trong sự phát triển người lãnh đạo.
CÒN BẠN THÌ SAO ?
Có thể trong lúc tôi mô tả những khái niệm về chức vụ, bạn nhận ra một số
những sự việc trong thiên lộ lịch trình của chính mình. Một vài khái niệm có
thể còn xa lạ với bạn, nhưng những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn nắm bắt
và áp dụng chúng.
1. Mời gọi bước vào chức vụ gần đây nhất mà bạn nhận lời là gì? Hãy mô tả
chi tiết quá trình tôi luyện này.
2. Những lời mời gọi của chức vụ nào cá nhân bạn sử dụng để thu hút những
người lãnh đạo có tiềm năng khác bước vào chức vụ?
3. Kỹ năng thực hành chức vụ quan trọng nhất mà bạn có là gì? Chúa đã gây
dựng kỹ năng đó cho đời sống bạn bằng cách nào?
4. Bạn đã đi được bao xa trong khuôn mẫu phát triển ân tứ? Xác định chính
xác nơi bạn nghĩ mình đang đứng.
Bước 1 - kinh nghiệm chức vụ
Bước 2 - khám phá ân tứ
Bước 3 - sử dụng ngày càng gia tăng ân tứ ấy
Bước 4 - tính hiệu quả trong việc sử dụng ân tứ ấy
Bước 5 - khám phá các ân tứ khác
Bước 6 - nhận biết sự kết hợp ân tứ
Bước 7 - phát triển cụm ân tứ
Bước 8 - sự đồng quy
5. Nếu hiện nay bạn đã đến được bước 5, hãy mô tả điều bạn biết về sự kết
hợp ân tứ của chính bạn. Hãy sử dụng bảng liệt kê trong RoRm 12:3-8,
ICo1Cr 12:1-14:39; Eph Ep 4:7-16 và IPhi 1Pr 4:10-11. Hoặc bạn có thể
tham khảo cuốn Your Spiritual Gifts can Help Your Church Grow (Các Ân
Tứ Thuộc Linh Của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Của Bạn Tăng Trưởng của
C. Peter Wagner) hoặc Spiritual Gifts (Các An Tứ Thuộc Linh của J. Robert
Clinton).
6. Nếu toàn bộ khái niệm về khám phá ân tứ này còn mới mẻ đối với bạn,
bạn có thể phỏng vấn thêm ai đó theo khuôn mẫu phát triển ân tứ. Sau khi
giải thích một số các khái niệm, hãy dùng các câu hỏi 4 và 5 với người ấy và
xác định xem người ấy đang ở chỗ nào.
Các Bài Học Thứ Nhì:
Các Quá Trình Trưởng Thành Chức Vụ - Phần II
Lời Mời Gọi/ Nan Đề : Vậy chúng tôi nhờ sự thương xót đã ban cho, mà
được chức vụ này, thì chúng tôi chẳng ngã lòng... Chúng tôi chẳng rao giảng
chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jesus Christ, tức là Chúa;
và vì tình yêu mến của Đức Chúa Jesus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của
anh em...
Nhưng chúng tôi đã đựng của quý này trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ
quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi
chúng tôi. (IICo 2Cr 4:1, 5, 7)
Bob và Alice hướng thẳng đến công tác chức vụ đầu tiên của họ sau khi đã
tốt nghiệp trường thần học. Họ thật phấn khởi về viễn ảnh được làm việc cho
Nước Trời. Họ đã phỏng vấn một nhóm người có khải tượng thành lập một
hội thánh trong khu vực của họ. Rất vui mừng vì sự tương đồng khải tượng
của họ, nhóm người ấy đã mời cặp vợ chồng đến quản nhiệm.
Thời gian trăng mật của công việc thật ngắn ngủi. Sau một vài tuần lễ những
xung đột đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Có những khác biệt về quan điểm và
tầm nhìn liên quan đến khuôn khổ sự hầu việc Chúa, các chức vụ dành cho
thiếu nhi, cơ cấu nhóm nhỏ và vai trò lãnh đạo, giờ làm việc của mục sư.
Ngoài những áp lực còn có những căng thẳng của người xa gia đình sống
trong khu vực khác văn hóa, trường lớp mới đối với con cái, cảm nhận cô
đơn ngày càng gia tăng và bị cô lập với tất cả những gì trước kia thân gần.
Những xung đột này không xảy ra một lần nhưng rải rác qua nhiều tháng.
Vào cuối năm thứ nhất, sau một cuộc xung đột đau đớn đặc biệt liên quan
đến vai trò của người vợ mục sư trong hội thánh, họ đang sẵn sàng để thôi
công tác. Liệu Đức Chúa Trời có thật sự kêu gọi họ không? Nếu có, vì sao
có quá nhiều xung đột trong thân thể Đấng Christ như vậy?
Tuy nhiên, Bob và Alice vẫn kiên trì đến cùng, và họ vẫn đang học tập về
cách Chúa phát triển những người lãnh đạo xuyên suốt giai đoạn Trưởng
Thành Trong Chức Vu. Câu chuyện của họ không phải là một kinh nghiệm
duy nhất. Sự kiệt sức giữa vòng các mục sư và những người hầu việc Chúa
trong các công tác khác ngày càng gia tăng. Nhiều người bỏ cuộc sau ba
hoặc bốn năm.
Những người trụ lại trong chức vụ trong chặng đường dài gian khổ là những
ngoại lệ. Chức vụ hầu việc Chúa có những nan đề dễ làm nản lòng bất cứ ai
- dầu là người lãnh đạo tín hữu hay là nhân sự trọn thời gian - và sự nản lòng
đến từ một số nguyên nhân. Những người trụ lại đã học được cách Chúa
phát triển người lãnh đạo đến chỗ trưởng thành. Nan đề là những viên đá đặt
chân để Chúa dẫn đến chỗ trưởng thành.
Trong chương IV chúng ta bắt đầu nghiên cứu về giai đoạn Trưởng Thành
Của Chức Vụ. Chúng ta thấy rằng giai đoạn này được chia làm ba giai đoạn
phụ trong đó Chúa đưa người lãnh đạo trải qua bốn giai đoạn phát triển
(Biểu đồ 4 - 1, trang 80). Chúng ta đã thảo luận hai giai đoạn đầu, gọi là đầu
vào và huấn luyện .
Chương này bàn đến một số những vấn đề phức tạp hơn trong quá trình
Trưởng Thành Của Chức Vụ. Điều này xảy ra trong hai giai đoạn sau: học
biết mối liên hệ và sự biện biệt . Khi nghiên cứu các quá trình tôi luyện diễn
ra trong các giai đoạn này, chúng ta sẽ nhận ra bốn vấn đề phổ biến. Thứ
nhất là vấn đề thẩm quyền, xảy ra trong giai đoạn học tập về mối quan hệ, và
ba vấn đề kia - chiến trận thuộc linh, sự ngăn trở của gian đoạn bình ổn, và
triết lý mục vụ - diễn ra trong giai đoạn biện biệt. Cuối cùng, tôi sẽ thảo luận
ba cách giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ kết thúc; hai kết thúc không thỏa
mãn và một kết thúc tiến bộ.
HỌC BIẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
Lãnh đạo là người ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể để thúc đẩy họ
theo hướng mà Chúa truyền. Để ảnh hưởng và cảm thúc con người, người
lãnh đạo phải học liên hệ với con người một cách hiệu quả. Người ấy cũng
phải học cách làm việc trong các cơ cấu tổ chức hiện có và tạo ra những cơ
cấu mới để tăng cường cho chức vụ. Những khái niệm cơ bản này được học
trong giai đoạn học tập quan hệ, là điều diễn ra trong các giai đoạn phụ giữa
và sau. Bốn quá trình tôi luyện - hiểu biết thẩm quyền, hiểu biết mối quan
hệ, xung đột trong chức vụ, và phản ứng dữ dội đối với tư cách lãnh đạo -
hình thành một nhóm các bài học có liên quan, mà tôi gọi là nhóm thuận
phục. Chúa sử dụng những bài học này để dạy người lãnh đạo cách làm thế
nào để lấp đi nan đề quan trọng trong chức vụ về thẩm quyền. Chúa cũng
dùng cụm thuận phục để dạy các bài học khác về mối quan hệ.
Nan Đề Về Thẩm Quyền
Cả bốn nan đề được thảo luận trong chương này có thể là sự ngăn trở hoặc là
cầu nối đối với sự phát triển tư cách lãnh đạo. Điều này đặc biệt đúng với
nan đề về thẩm quyền, bởi vì những người lãnh đạo cần sử dụng thẩm quyền
thuộc linh như một thẩm quyền đặt nền tảng cho chức vụ của họ.1 Thẩm
quyền thuộc linh được ủy thác bởi Chúa, và khác với thẩm quyền mà nó
được đặt trên địa vị hoặc quyền lực. Người lãnh đạo gặp rắc rối trong việc
thuận phục thẩm quyền sẽ thường gặp rắc rối khi thi hành thẩm quyền thuộc
linh. Thách thức này diễn ra suốt chức vụ của họ, trở nên tinh tế hơn khi
người lãnh đạo trưởng thành.
Khi đối mặt với vấn đề thẩm quyền trong chính đời sống mình, Chúa đã lưu
ý tôi bằng quyển sách của Watchman Nee Spiritual Authority (Thẩm Quyền
Thuộc Linh ) . Quyển sách này đã giúp tôi lấp đi những nan đề về thẩm
quyền. Bất cứ ai cũng có thể thuận phục khi các quyết định dường như đúng;
nhưng khi các quyết định dường như sai hoặc đã sai thì sự thuận phục trở
nên khó khăn. Sự thuận phục được thử nghiệm nhiều nhất khi có những sự
khác biệt về quan điểm trước những vấn đề quan trọng.
Tôi gọi các nguyên tắc rút ra từ sách của Watchman Nee là "mười quy tắc về
thẩm quyền thuộc linh":
1. Người học biết thẩm quyền thuộc linh là thẩm quyền đặt nền tảng cho
chức vụ phải nhận biết Nguồn của mọi thẩm quyền chính là Đức Chúa Trời.
2. Thẩm quyền được Chúa giao phó không phụ thuộc vào người thi hành -
người đó chỉ là ống dẫn.
3. Ống dẫn thẩm quyền được Chúa giao phó phải chịu trách nhiệm với Chúa
cách thi hành thẩm quyền ấy.
4. Lãnh đạo là người nhận biết thẩm quyền của Chúa được bày tỏ qua các
tình huống đời thực.
5. Thuận phục thẩm quyền có nghĩa là người ấy phải thuận phục chính Chúa
chứ không phải thuận phục người lưu dẫn thẩm quyền.
6. Nổi loạn đối với thẩm quyền có nghĩa người ấy không đầu phục Chúa,
dầu có vẻ như người ấy đang đề kháng sự bày tỏ không tinh sạch nào đó của
thẩm quyền Đức Chúa Trời thông qua ống dẫn con người.
7. Những người ở dưới thẩm quyền Chúa tìm kiếm và nhận biết thẩm quyền
thuộc linh, sẵn sàng đặt mình dưới thẩm quyền đó.
8. Thẩm quyền thuộc linh không bao giờ được thi hành vì lợi riêng, mà vì
ích lợi của những người ở dưới thẩm quyền đó.
9. Một người giữ thẩm quyền thuộc linh không cần phải khăng khăng đòi
người ta vâng lời - đó là trách nhiệm đạo lý của người đi theo.
10. Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm bảo vệ thẩm quyền thuộc linh.
Biểu đồ 5 - 1 Mười Mạng Lệnh Về Thẩm Quyền Thuộc Linh
Người lãnh đạo học tập các bài học này bằng cách nào? Nhóm thuận phục là
một phần trong phương cách của Chúa để dạy dỗ mười nguyên tắc này.
Chúng ta hãy xem xét từng điều một trong bốn quá trình tôi luyện thuộc
nhóm thuận phục, bắt đầu với điều quan trọng - những hiểu biết về thẩm
quyền.
Hiểu Biết Thẩm Quyền
Có nhiều ví dụ trong Kinh Thánh nói về những người lãnh đạo khám phá để
có sự hiểu biết thẩm quyền: thầy đội trong LuLc 7:1-10; lời cầu xin của
Giacơ và Giăng trong Mat Mt 20:20-28; các môn đồ trong LuLc 8:22-25, khi
Chúa Jêsus làm yên lặng biển; những người Pharisi, thầy dạy luật, và các
môn đồ trong 5:17-26, việc chữa lành người bại, Dan Ds 12:1-16, Miriam và
Arôn trong câu chuyện ganh tị trước thẩm quyền của Môise.
Uy quyền của Chúa Jêsus là một chủ đề lập đi lập lại suốt các sách Phúc Âm
và là mối quan tâm chính đối với người Do Thái. Chúa Jêsus đã bày tỏ uy
quyền qua chức vụ dạy dỗ của Ngài bởi sự khôn ngoan, sự hiểu biết và lời
tiên tri của Ngài. Ngài cũng bày tỏ uy quyền thuộc linh qua chức vụ chữa
lành, qua rất nhiều phép lạ khác nhau liên quan đến sự tạo dựng thuộc thể,
và qua quyền phép Ngài trong chiến trận thuộc linh. Lời tuyên bố của Ngài
về uy quyền Đức Chúa Trời là đáng tin suốt chức vụ của Ngài.
Mục tiêu tối hậu trong việc phát triển thẩm quyền là nhằm giúp người lãnh
đạo hiểu rằng thẩm quyền thuộc linh là nền tảng chủ yếu trong sự ảnh hưởng
của tư cách lãnh đạo. Điều này không phủ nhận các hình thức thẩm quyền
khác là chính đáng, nhưng đặt chúng trong tầm nhìn thích đáng. Sự chuyển
tiếp từ giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ sang giai đoạn Trưởng Thành Đời
Sống được đặc trưng bởi sự tiến triển đáng kể hướng đến mục tiêu tối hậu
này.2
Những hiểu biết về thẩm quyền ám chỉ đến những bài học tích cực và tiêu
cực trong chức vụ, dạy về việc sử dụng thẩm quyền thuộc linh. Đây là
những bài học về sự thuận phục thẩm quyền về các cơ cấu thẩm quyền, về
tính xác thực của những nền tảng sức mạnh, về xung đột thẩm quyền, và về
cách thi hành thẩm quyền.
Khi người lãnh đạo học tập các bài học này qua một quá trình tôi luyện để
có những hiểu biết về thẩm quyền, sự phát triển của người ấy sẽ đi theo một
khuôn mẫu điển hình, với các bước kế tiếp như sau: (1) các bài học tiêu cực
về thẩm quyền, (2) tìm kiếm để hiểu biết về thẩm quyền hợp pháp, (3) khao
khát để làm gương về thẩm quyền hợp pháp, (4) những hiểu biết về thẩm
quyền thuộc linh, và (5) gia tăng việc sử dụng thẩm quyền thuộc linh như
một nguồn sức mạnh. Điều này không toàn diện, nhưng mang tính gợi ý và
giúp ích.
Những Hiểu Biết Về Mối Quan hệ.
Trong cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất với Phao lô, Banaba là một
gương mẫu về một người học tập hiểu biết thẩm quyền và sự hiểu biết về
mối quan hệ (xem Cong Cv 3:1-26). Banaba đã từng là người cố vấn của
Phao lô kể từ chuyến đi đầu tiên của Phao lô lên Giêrusalem với tư cách một
Cơ đốc nhân. Ông đã giới thiệu Phao lô với giới lãnh đạo của Hội Thánh
Giêrusalem (9:27-29) và đã đưa Phao lô vào Hội Thánh Antiốt (11:25-26).
Trong thời gian chức vụ ở tại đảo Chíprơ, rõ ràng đối với Banaba, Phao lô
đã thi hành thẩm quyền thuộc linh và thật sự trở thành người lãnh đạo. Chỗ
của Phao lô vào thời điểm đó là phải vượt khỏi mối quan hệ cố vấn với
Banaba. Từ 13:13 trở đi, ngoài ba ngoại lệ, lời ký thuật của Kinh Thánh luôn
nhắc đến Phao lô và Banaba. Trước đó là Banaba và Phao lô. Phao lô đã
lãnh đạo từ lúc đó.
Cần phải có ân điển và sự trưởng thành để một người như Banaba không
những cho phép một sự chuyển đổi vai trò lãnh đạo như vậy mà còn để làm
công việc rất thành công. Sự hiểu biết của Banaba về mối liên hệ là Phao lô
đã không còn cần mối liên hệ cố vấn, người dưới quyền hoặc ngang hàng
nữa; ông cần phải lãnh đạo. Phải là một người vĩ đại mới sẵn sàng để
nhường bước và trở thành một người theo sau. Banaba đã nhận biết thẩm
quyền thuộc linh, nhận ra người lãnh đạo có khả năng vượt trên khả năng
của ông, và đã tiếp nhận những bước cần thiết để khuyến khích người lãnh
đạo đó trong sự kêu gọi của người ấy. Banaba đã lấp đi nan đề về thẩm
quyền, học tập để liên hệ với Phao lô cách khác, và vì vậy đã đi vào quyển
sách ký thuật Cơ đốc như một con người để lại ảnh hưởng thật đáng kể cho
lịch sử truyền giáo.
Một ví dụ tiêu cực về sự hiểu biết mối liên hệ đó là xung đột của Phao lô với
Banaba về việc của Mác (15:36-39). Mác đã rời bỏ đoàn truyền giáo trong
hành trình truyền giáo thứ nhất (khi vai trò lãnh đạo chuyển đổi từ Banaba
sang Phao lô). Về sau khi Phao lô gợi ý với Banaba rằng họ sẽ quay về Thổ
Nhĩ Kỳ để chăm sóc, Banaba muốn đem Mác đi cùng. Phao lô không đồng
ý, bởi vì chưa học biết tầm quan trọng của sự nhẫn nại và tha thứ trong mối
quan hệ cố vấn (lần này đối với Mác). Hai người đã chia tay. Sau đó, Phao
lô đã nhận ra rằng sự nhịn nhục của Banaba đối với Mác đã đem lại ích lợi
lớn. Trong CoCl 4:10, sự thay đổi thái độ của Phao lô được chứng tỏ qua
việc ông khích lệ các tín hữu ở tại Côlôse hãy tiếp đón Mác.
Vấn đề thẩm quyền liên quan đến cách một người lãnh đạo sống hòa thuận
với con người: cấp lãnh đạo, người ngang hàng, những người dưới quyền.
Sự ảnh hưởng lệ thuộc vào các mối quan hệ với con người, vì vậy nhiều bài
học phải học trong giai đoạn này sẽ tập trung vào mối quan hệ. Nhiều bài
phải học qua những từng trải tiêu cực. Khả năng xây dựng các mối quan hệ
và để Chúa dùng chúng để hoàn thành các mục đích của Ngài là một nghệ
thuật và một kỹ năng. Quá trình tôi luyện để có những hiểu biết về mối quan
hệ nhắm vào sự bành trướng khả năng lãnh đạo qua các mối quan hệ. Việc
phát triển người lãnh đạo qua quá trình tôi luyện này rộng lớn hơn chứ
không chỉ giúp người ấy lấp đi nan đề thẩm quyền. Nó cũng giúp ích trong
việc nhận biết những tranh cãi về thẩm quyền.
Quá trình tôi luyện để có những hiểu biết về mối quan hệ là những trường
hợp trong chức vụ mà người lãnh đạo học những bài học tích cực hoặc tiêu
cực về việc liên hệ với những Cơ đốc nhân khác hoặc những người không
tin Chúa trong các quyết định của chức vụ. Những gì học được để có những
hiểu biết về mối quan hệ ảnh hưởng đáng kể đến tư cách lãnh đạo trong
tương lai.
Viên đội trưởng trong Mat Mt 8:5-13 đã hiểu rõ về thẩm quyền hợp pháp:
"Vì tôi ở dưới quyền người khác, tôi cũng có quân lính dưới quyền tôi nữa;
tôi biểu tên này rằng: Hãy đi! Thì nó đi; biểu tên kia rằng: Hãy đến! Thì nó
đến; và dạy đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc này! Thì nó làm" (câu 9). Ông đã
chuyển sự hiểu biết của mình về thẩm quyền hợp pháp đời này sang lãnh
vực thuộc linh khi biết Chúa Jêsus là Đấng có uy quyền thuộc linh. Ngoài ra,
ông hiểu mối liên hệ của mình với Chúa Jêsus qua sự hiểu biết đó, và ông đã
hành động theo đức tin. Ông nói "Xin Chúa chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi
sẽ được lành" (câu 8). Chúa Jêsus đã phán và tên đầy tớ đã được lành. Chúa
Jêsus đã dành cho ông lời khen ngợi cao trọng nhất được ký thuật trong sách
Phúc Âm: "Quả thật ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân
Ysơraên có đức tin lớn dường ấy" (câu 10).
Nếu tôi hỏi bạn: "Sự hiểu biết quan trọng nhất về mối liên hệ mà bạn đã học
được là gì?" bạn sẽ trả lời thế nào? Bạn đã học được điều đó cách nào?
Thông thường sự hiểu biết về mối quan hệ đến do kết quả của sự va chạm về
thẩm quyền, một bài học về sự thuận phục, hoặc một sự khủng hoảng trong
chức vụ. Những bài học đó về mối quan hệ, dầu học được một cách tiêu cực
hay tích cực, đều là những điểm ngoặc trong sự phát triển của một người
lãnh đạo.
Sự hiểu biết quan trọng nhất về mối quan hệ mà tôi đã học được đó là những
người cấp dưới phải hết sức cẩn thận khi muốn sửa sai những người trên
quyền mình. Người ta cần nhiều hơn là chỉ những vấn đề đúng khi muốn sửa
sai một người lãnh đạo. Công bằng hoặc sai trái không phải là tất cả vấn đề.
Đôi khi đúng trong những vấn đề nhất định cũng không quan trọng cho bằng
giữ một mối quan hệ tốt. Tôi đã học được bài học này một cách đau đớn,
nhưng vẫn lưu giữ bài học đó. Có hai kết quả của bài học này: Tôi học được
rằng mình không được linh động lắm và cần phải để Chúa bắt đầu thay đổi
tính cứng nhắc của mình, và học từ bỏ quyền là người đúng.
Quá trình tôi luyện để có sự hiểu biết về thẩm quyền và các mối quan hệ
thường được kết hợp với nhau để đánh thức người lãnh đạo mới nổi lên
trước vấn đề về thẩm quyền. Đôi khi vấn đề về thẩm quyền không thể được
nhận hiểu bên ngoài xung đột, là quá trình tôi luyện thứ ba trong nhóm thuận
phục.
Xung Đột Chức Vụ
Trong Công vụ 6 các sứ đồ đã đối mặt với xung đột từ bên trong hội thánh
giữa các tín hữu nói tiếng Hy lạp và những người nói tiếng Hy Bá. Xung đột
liên quan đến sự phân phát lương thực cho những người đờn bà góa, là điều
bắt nguồn nơi thẩm quyền và những vấn đề về mối quan hệ. Các sứ đồ đã
giải quyết xung đột này với sự tán thành của mọi người.
Khi con người ảnh hưởng đến người khác, xung đột nổi lên là điều không
thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn Trưởng Thành Chức
Vụ, bởi vì nhiều quyết định người lãnh đạo thực hiện ảnh hưởng đến người
khác. Những quyết định này thường được thực hiện mà không có sự nhận
thức sau của kinh nghiệm quý báu.
Quá trình tôi luyện về các xung đột chung mô tả bất cứ sự xung đột nào
được sử dụng để phát triển một người lãnh đạo trong đời sống thuộc linh
hoặc chức vụ của người ấy. Xung đột là một công cụ hữu hiệu trong tay
Chúa và có thể được dùng để dạy người lãnh đạo những bài học người ấy
không học được bằng cách nào khác.
Quá trình tôi luyện liên quan đến những xung đột trong chức vụ là những
xung đột trong chức vụ, qua đó người lãnh đạo học được những bài học hoặc
tiêu cực hoặc tích cực về bản chất xung đột, những phương cách khả thi để
giải quyết hoặc tránh xung đột, sáng tạo những phương cách để sử dụng
xung đột, và xem xung đột như là một trong những phương tiện của Chúa để
phát triển đời sống bề trong của người lãnh đạo. Sự quán triệt của người lãnh
đạo về những bài học này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tư cách lãnh đạo
của người ấy trong tương lai.
Xung đột có thể đến từ bên ngoài - nghĩa là từ những người chưa tin Chúa -
và từ bên trong - từ những người tín hữu. Đôi khi xung đột từ bên trong lại
là điều khó khăn nhất phải đối mặt bởi vì người lãnh đạo đòi hỏi cao hơn nơi
người tin Chúa.
Xung đột trong chức vụ, cũng giống như xung đột chung, thử nghiệm sự
trưởng thành cá nhân của người lãnh đạo. Con người thật của chúng ta được
bộc lộ qua một khủng hoảng. Xử lý xung đột là quan trọng nhưng học cách
giải quyết vấn đề không quan trọng nhiều bằng giá trị của nó trong việc bộc
lộ tâm tánh. Con người của chúng ta như thế nào trong xung đột quan trọng
hơn những gì chúng ta làm rất nhiều. Tôi luyện trong xung đột chức vụ ở
giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ chính là tôi luyện tính ngay thẳng trong
giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong.
Một trong những điều quan trọng nhất phải học tập từ quá trình tôi luyện do
xung đột chức vụ, khi điều đó có liên quan đến cụm thuận phục, đó là nó là
điều thường xuyên cần thiết.3 Nghĩa là những hiểu biết về thẩm quyền và về
mối quan hệ - bắt nguồn nơi vấn đề thẩm quyền - có lẽ không bao giờ học
được bên ngoài xung đột.
Trong việc xử lý xung đột, kết thúc thường là yếu kém. Sự kết thúc làm trọn
một kinh nghiệm để đưa nó ra sau và nhận được những bài học từ nó cho
tương lai. Người lãnh đạo có thể giải quyết xung đột chức vụ thành công,
giải quyết một phần, hoặc không giải quyết, nhưng điều quan trọng là có
được sự kết thúc trong các cuộc xung đột. Nếu không, sẽ khó để hiểu và học
được những bài học cần thiết.
Một bài học quan trọng khác trong giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ đó là
Chúa dùng xung đột vì những mục đích của Ngài trong chức vụ của người
lãnh đạo cũng như trong đời sống cá nhân của người ấy. Khá là tồi tệ khi
phải kinh qua xung đột; nhưng còn tồi tệ hơn khi kinh qua xung đột mà
không được ích lợi gì từ đó.
Nguyên tắc thẩm quyền được rút ra từ những bài học này: Người lãnh đạo
trong giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ phải học tập để thuận phục thẩm
quyền để học biết cách sử dụng thẩm quyền một cách thích đáng . Quá trình
học tập này đòi hỏi sự hiểu biết trong sự thuận phục, thừa nhận uy quyền của
Chúa, và sẵn sàng để thuận phục.
Phản Ứng Nẩy Ngược Đối với Vai Trò Lãnh Đạo
Môise đã đối diện với những phản ứng dữ dội suốt chức vụ của ông. Người
Ysơraên cần phải thuận phục Chúa. Họ đã tuân theo ý muốn của Ngài khi
rời khỏi Aicập; tuy nhiên trong đồng vắng, các mục đích của Đức Chúa Trời
không còn rõ ràng nữa. Nóng nực, mệt mỏi, khát nước, và nản lòng, dân sự
đã lằm bằm nghịch cùng Đức Chúa Trời. Ngài đã bày tỏ rằng Ngài vẫn chăm
sóc họ bằng cách đáp ứng các nhu cầu của họ qua việc chu cấp thức ăn và
nước uống, giải cứu họ khỏi sự bách hại, và ban cho họ sự chỉ dẫn trong cơn
thử thách. Môise đã học tập để thuận phục Đức Chúa Trời qua những thử
nghiệm này, và Chúa đã minh chứng Môise trong vai trò lãnh đạo của ông
bằng cách tỏ mình thành tín.
Quá trình tôi luyện thứ tư trong nhóm thuận phục, phản ứng dữ dội đối với
tư cách lãnh đạo, là một trường hợp đặc biệt của xung đột chức vụ. Người
lãnh đạo trải qua phản ứng dữ dội đối với người lãnh đạo học tập qua xung
đột với người khác để thuận phục Chúa một cách sâu xa hơn. Quá trình tôi
luyện thứ tư này thường đòi hỏi sự chỉ dẫn biện biệt từ Chúa và sự thi hành
điều đó trong chức vụ.
Quá trình tôi luyện liên quan đến phản ứng nẩy ngược đối với lãnh đạo là
những phản ứng tiêu cực của những người đi theo, những người lãnh đạo
khác trong nhóm, và những Cơ đốc nhân bên ngoài nhóm trước một đường
lối hành động mà người lãnh đạo thực hiện một khi có những rắc rối phát
sinh từ quyết định của người ấy.4 Thật ích lợi khi nhận ra khuôn mẫu thông
thường sau đây:
1. Người lãnh đạo nhận được một khải tượng (sự chỉ dẫn) từ Chúa.
2. Những người đi theo được thuyết phục từ sự chỉ dẫn ấy.
3. Nhóm hành động theo hướng được cho.
4. Nhóm trải qua sự bắt bớ, những thời điểm khó khăn, hoặc những sự tấn
công từ nơi Satan - chiến trận thuộc linh là điều phổ biến.
5. Có phản ứng nẩy ngược từ nhóm.
6. Người lãnh đạo được Chúa thúc giục tìm kiếm sự khẳng định bất chấp
những hậu quả rắc rối do hành động này.
7. Đức Chúa Trời mặc khải chính mình Ngài thêm nữa: Ngài là Đấng nào,
điều Ngài có ý định làm. Ngài làm rõ rằng Ngài sẽ giải cứu.
8. Chúa minh chứng chính mình Ngài và người lãnh đạo.
Biểu đồ 5-2 Tám Giai Đoạn Trong Chu Trình Phản Ứng Nẩy Ngược Đối
Với Lãnh Đạo
Phản ứng nẩy ngược đối với lãnh đạo thử nghiệm sự kiên trì, sự giải tỏ khải
tượng và đức tin của người lãnh đạo. Quá trình tôi luyện này phức tạp và
thường kết hợp các phương diện của cả ba quá trình khác trong nhóm thuận
phục. Bài học đầu tiên, học tập thuận phục Chúa, thường bị đánh mất bởi vì
những nan đề khác về thẩm quyền, về các mối quan hệ và xung đột.
Đôi khi trong lúc phản ứng dữ dội, người ta thường quên đi tình huống đã
từng có trước khi hành động này diễn ra. Họ có thể có một cái nhìn sai lệch
về nó. Thường thì những hậu quả không nhìn thấy trước của hành động này
kéo theo sự bắt bớ hoặc những thời điểm khó khăn thuộc hình thức nào đó.
Mặc dầu những người đi theo lúc đầu có thể đã đồng ý về đường lối hành
động, giờ đây họ lại đổ lỗi cho người lãnh đạo vì đã thực hiện. Thành công
tối hậu của người lãnh đạo kéo theo những nan đề. Tất cả những người lãnh
đạo cần phải biết điều đó và kiên trì trong những khó khăn đi kèm với chức
vụ hiệu quả.
Đức Chúa Trời có thể có một số mục đích cho các hoạn nạn. Người lãnh đạo
có thể dễ dàng đảm nhận một kế hoạch hành động và có lẽ cần phải được
nhắc nhở ai là người chịu trách nhiệm tối hậu cho kế hoạch và sự thành công
của nó. Đức Chúa Trời dùng những rắc rối nói chung để phát triển sự trưởng
thành của đời sống bề trong. Phản ứng dữ dội đối với người lãnh đạo là một
hình thức của thử nghiệm tính ngay thẳng qua đó động cơ thật sự của người
lãnh đạo có thể được bộc lộ.
Những người đi theo cần nhận biết rằng sự thuận phục đối với thẩm quyền
thuộc linh đòi hỏi việc vâng lời Chúa bằng cách trung thành với người lãnh
đạo là người đi theo sự chỉ dẫn của Chúa. Lòng trung thành không được thử
nghiệm cho đến khi khó khăn xảy đến. Chúa có thể dùng những thời điểm
khó khăn để chuẩn bị cho sự giải cứu chỉ có thể đến từ Ngài. Sau đó Ngài có
thể giải cứu, được sự vinh hiển, và đặt để những nền tảng cho công việc
tương lai.
SỰ BIỆN BIỆT
Để phát triển người lãnh đạo đến chỗ trưởng thành, Đức Chúa Trời mở rộng
tầm nhìn của người ấy về những động lực thuộc linh trong chức vụ. Người
lãnh đạo phải học tập để nhận biết thực hữu linh (chiến trận thuộc linh) nằm
đằng sau thực hữu thuộc thể, cũng như lệ thuộc vào quyền phép Đức Chúa
Trời trong chức vụ. Cũng vậy, người lãnh đạo phải học tập để nhận biết
tiếng phán của Chúa trong quá trình kêu gọi - đức tin, sự cầu nguyện và sự
ảnh hưởng - và quá trình khẳng định - của Chúa và của chức vụ. Người ấy sẽ
cần đến khả năng biện biệt này suốt đời.
Trọng tâm của giai đoạn biện biệt là mở rộng tầm nhìn của người lãnh đạo.
Đức Chúa Trời phát triển sự biện biệt suốt cả giai đoạn Trưởng Thành Chức
Vụ, nhưng nó đạt đến đỉnh điểm trong giai đoạn phụ của chức vụ sau. Chiến
trận thuộc linh và sự tôi luyện về quyền phép là trọng tâm của quá trình biện
biệt trong hiện thực linh. Sự bành trướng cá nhân đòi hỏi nhóm thách thức
của các quá trình này - thách thức về đức tin, thách thức về sự cầu nguyện,
và thách thức về ảnh hưởng - và danh phận đặc biệt, sự khẳng định của chức
vụ.
Quá Trình Tôi Luyện Của Chiến Trận Thuộc Linh
Trong Đaniên 10, chúng ta thấy Đaniên được một thiên sứ an ủi. Ông đã
kiêng ăn và cầu nguyện cho dân tộc Ysơraên trong ba tuần lễ. Thiên sứ giải
thích rằng Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của Đaniên khi ông bắt
đầu cầu nguyện, nhưng sự đáp lời bị chậm trễ bởi vì thiên sứ phải chiến đấu
với các thế lực thuộc linh thống trị Batư. Lời giải thích của thiên sứ tiết lộ
một hiện thực trong chiến trận thuộc linh không thấy được nằm đằng sau
hiện trạng thuộc thể. Chức vụ cầu nguyện của Đaniên là một phần của chiến
trận thuộc linh.
Quá trình tôi luyện liên quan đến chiến trận thuộc linh chỉ về những trường
hợp trong chức vụ khi người lãnh đạo nhận biết xung đột trong chức vụ chủ
yếu mang tính siêu nhiên về nguồn gốc và bản chất. Cách người ấy nương
cậy quyền phép Đức Chúa Trời để giải quyết nan đề khiến cho khả năng
lãnh đạo của người ấy, đặc biệt là thẩm quyền thuộc linh, được minh chứng
và bành trướng.
Quá trình tôi luyện này có diễn ra hay không thì người lãnh đạo vẫn sở hữu
ân tứ thuộc linh về sự phân biệt các thần. Những người có ân tứ ấy tự nhiên
sẽ thấy được hiện thực linh nhanh hơn và nhận ra chiến trận thuộc linh. Tuy
nhiên tất cả những người lãnh đạo đều cần đến khả năng nhận biết hiện thực
linh nói chung và chiến trận thuộc linh nói riêng. Một số những người lãnh
đạo có khuynh hướng đi quá mấu, đổ cho mọi xung đột và nan đề là do
chiến trận thuộc linh. Họ nhìn thấy những thế lực linh đằng sau mọi hiện
thực của con người. Những người lãnh đạo khác lại mù lòa trước hiện thực
linh và không nhìn thấy các thế lực linh đằng sau các hành động của con
người. Kinh Thánh cho thấy một sự quân bình giữa hai thái cực này.
Loạt các sự kiện trong Mat Mt 16:13-23 cho thấy sự tinh vi của thực tại linh
đằng sau những phản ứng dường như bình thường của con người. Chúa
Jêsus đã hỏi các môn đồ: "Còn các ngươi thì xưng ta là ai? Simôn Phierơ
thưa rằng: Chúa là Đấng Christ Con Đức Chúa Trời hằng sống" (câu 15-16).
Chúa Jêsus cho Phierơ biết ông được phước vì đã hiểu được lẽ thật này. Sau
đó Chúa Jêsus báo trước việc Nài phải chịu khổ ở tại Giêrusalem. Phierơ đã
phản ứng bằng cách đề xuất rằng điều đó không bao giờ xảy ra. Chúa Jêsus
đã quở trách Phierơ, phơi bày liên hệ tinh vi giữa thực tại linh và chiến trận
thuộc linh bằng cách phán rằng: "Ớ Satan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm
gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời; song nghĩ
đến việc người ta" (16:13).
Eph Ep 6:10-20 cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải tỉnh thức để phân biệt
hiện thực linh đằng sau những vẻ bề ngoài của con người. 6:12 chép rằng:
"Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết {loài người}, bèn là
cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng
các thần dữ ở các miền trên trời vậy." Câu 18-20 cho thấy một trong những
khí giới lợi hại nhất phải sử dụng trong chiến trận thuộc linh: sự cầu thay.
Việc học các Kinh Thánh này dẫn đến một nguyên tắc quan trọng liên quan
đến chiến trận thuộc linh: Các tình thuống thuộc thể rất có thể do các tà linh
gây ra, kiểm soát hoặc xúi giục .
Bạn có thể thấy rằng sự biện biệt là cần thiết trong chiến trận thuộc linh, và
phải tránh nan đề chiến trận thuộc linh bao gồm hai mặt. Muốn giữ một sự
quân bình năng động ở giữa hai thái cực đòi hỏi phải có ơn phân biệt. Người
lãnh đạo phải chú ý hai sự thận trọng liên quan đến quá trình tôi luyện về
chiến trận thuộc linh. Đừng đánh giá quá thấp và đừng đánh giá quá cao
chiến trận thuộc linh đằng sau mỗi tình huống. Chúa sẽ ban cho sự biện biệt
cần thiết khi người lãnh đạo chịu mở tai và lắng nghe.
Chỉ sự biện biệt thôi thì không đủ để xử lý chiến trận thuộc linh. Người lãnh
đạo cũng cần có năng quyền. Quyền phép mở rộng sự biện biệt và chú vào
những giải pháp dành cho chiến trận thuộc linh.
Quá Trình Tôi Luyện Về Quyền Phép.
Bốn quá trình tôi luyện hình thành một nhóm gọi là vấn đề quyền phép.
Những vấn đề về quyền phép được đặc trưng bởi quyền phép được ban tứ,
quyền phép của sự cầu nguyện, những cuộc đối đầu bằng quyền phép, và nối
mạng quyền phép . Mục tiêu tối hậu của nhóm quyền phép là huấn luyện
người lãnh đạo để ứng dụng quen thuộc quyền phép của Đức Chúa Trời bởi
đức tin.5
Cong Cv 11:27-28 ký thuật quyền phép bởi ân tứ. Agabút, một tiên tri đến từ
Giêrusalem, được ban cho quyền phép bởi Thánh Linh để nói tiên tri cho các
Cơ đốc nhân ở tại Antiốt về một trận đói trong Ysơraên. Hội Thánh Antiốt
đáp ứng với lời tiên tri bằng cách gởi tiền đến cho hội thánh ở tại
Giêrusalem. Rõ ràng là Chúa đã dùng Agabút để kêu gọi Hội Thánh Antiốt.6
Đức Chúa Trời đã bành trướng chức vụ của những Cơ đốc nhân này khi hội
thánh của họ trở thành một trung tâm hoạt động truyền giáo dành cho các
cuộc hành trình chức vụ xuyên văn hóa của Phao lô.
Trong quá trình tôi luyện liên quan đến quyền phép được ban tứ , người lãnh
đạo sử dụng ân tứ thuộc linh cụ thể để tỏ rõ quyền phép của Đức Thánh
Linh.
Câu chuyện về hành động lãnh đạo công khai sau cùng của Samuên, trong I
Samuên 12, mô tả quyền năng của sự cầu nguyện. Sự tranh cãi ở đây là uy
quyền thuộc linh. Sự đáp lời cầu nguyện lạ lùng - một cơn mưa bão giữa
mùa khô - đã ban cho Samuên uy quyền thuộc linh ông cần để ban phát
những lời khuyên sau cùng.
Quyền phép của sự cầu nguyện đòi hỏi một tình huống hoặc nhu cầu được
giải quyết hoặc đáp ứng thông qua sự cầu nguyện cụ thể. Lời cầu nguyện
được nhậm cho thấy quyền phép của Đức Chúa Trời và tính đáng tin cậy của
thẩm quyền thuộc linh của người lãnh đạo được chứng minh rõ.
Tôi đã mô tả ở chương 2 câu chuyện Watchman Nee và đội truyền giáo của
ông là những người đã chứng kiến quyền phép của Đức Chúa Trời được
minh chứng trong một tình huống căng thẳng với vị thần của người dân đảo,
Ta - Wang. Điều đó tỏ cho mọi người thấy rõ các thế lực tà thần đã bị đối
đầu. Đó là một ví dụ kinh điển về vấn đề đối đầu bằng quyền phép. Hầu hết
những người lãnh đạo đến lúc nào đó sẽ phải đối đầu với loại quá trình tôi
luyện liên quan đến quyền phép cụ thể này.
Quá trình tôi luyện liên quan đến sự đối đầu bằng quyền phép đòi hỏi một
tình huống khủng hoảng trong đó có sự đối đầu giữa những người đại diện
cho Chúa và những người đại diện cho các thế lực siêu nhiên khác. Sự tranh
cãi ở đây là quyền phép và sự đáng tin cậy của Chúa bị đe dọa tùy thuộc vào
kết cuộc của sự kiện. Ngài thường minh chứng điều đó qua một sự bày tỏ lạ
lùng của quyền phép Ngài.
Chúng ta đã luận về mối liên hệ giữa Banaba và Phao lô ở mức độ nào đó
rồi, vì vậy chúng ta sẽ chỉ xem xét phần việc mà Banaba giữ trong quá trình
nối mạng quyền phép trong đời sống của Phao lô. Banaba được sai phái để
ban sự khôn ngoan và sự chỉ dẫn vào một thời điểm quan trọng trong cuộc
đời và chức vụ của Phao lô. Thẩm quyền và ảnh hưởng của ông đã đưa Phao
lô vào chức vụ Chúa giao, vậy bày tỏ quyền phép của sự nối mạng - Chúa
dùng đúng người ở đúng chỗ vào đúng thời điểm để thực hiện một chức vụ
khác.
Quá trình nối mạng (hợp tác ) quyền phép liên quan đến việc Chúa sử dụng
những người cố vấn hoặc những người lãnh đạo trưởng thành khác để hoàn
thành các mục tiêu dành cho người lãnh đạo ấy, để người ấy ý thức tầm quan
trọng của mối liên hệ với những người lãnh đạo khác và hiểu cách Chúa làm
việc qua mạng lưới con người.
Phá Vỡ Sự Ngăn Trở Của Thời Kỳ Yên vị
Lãnh vực quan trọng thứ nhì nơi người lãnh đạo cần sự biện biệt liên quan
đến sự bành trướng chức vụ của người ấy. Trong lãnh vực này Chúa tập
trung vào việc mở rộng sự biện biệt của người lãnh đạo liên quan đến khả
năng lãnh đạo của chính người ấy. Việc nhận ra và đáp ứng trước sự chỉ dẫn
của Chúa trong các quá trình tôi luyện liên quan đến thách thức của lời cầu
nguyện, của đức tin, và của ảnh hưởng cho thấy sự phát triển đáng kể trong
chức năng biện biệt. Những người lãnh đạo đã rơi vào chỗ bình ổn (yên vị)
hiếm khi nào nhận ra hoặc đáp ứng đối với nhóm các thách thức này.
Tất cả những người lãnh đạo đều có khả năng ảnh hưởng. Chúa muốn phát
triển khả năng ấy cả đời. Những người lãnh đạo đạt đến một thời điểm thuộc
các giai đoạn về sau thuộc thời kỳ Trưởng Thành Chức Vụ thì thường sự
phát triển của họ dường như bị khựng lại. Đây là ngăn trở của thời kỳ bình
ổn. Người lãnh đạo có khuynh hướng ngưng phát triển một khi có được một
số kỹ năng và kinh nghiệm chức vụ. Có thể họ thỏa lòng để tiếp tục công tác
chức vụ và không nhận ra nhu cầu để phát triển thêm.
Khi một người lãnh đạo có tiềm năng đối với tư cách lãnh đạo, là điều chưa
được triển khai hoặc sử dụng, Chúa sẽ kêu gọi người ấy bước các bước để
phát triển và sử dụng năng lực ấy cho các mục tiêu của Ngài. Thường người
lãnh đạo không nhận biết khả năng của mình cho đến khi Chúa đem sự chỉ
dẫn đến thông qua những con người hoặc những sự kiện để khích lệ người
ấy hướng đến sự phát triển. Chúng ta hãy xem xét những sự kêu gọi của
Chúa.
Quá Trình Kêu Gọi Của Sự Cầu Nguyện.
Một quá trình kêu gọi sự cầu nguyện kinh điển được ký thuật trong Sáng thế
Ký 18 khi Ápraham cầu nguyện cho Sôđôm. Sau khi Chúa tiết lộ kế hoạch
của Ngài cho Sara mang thai một con trai, Ngài báo cho Ápraham về sự
đoán phạt mà Ngài định giáng trên Sôđôm. Ápraham nài xin Chúa hãy cứu
thành phố này. Tương tự như vậy qua các thời đại Đức Chúa Trời mặc khải
các kế hoạch của Ngài cho người lãnh đạo, kêu gọi người ấy cầu nguyện
theo điều được mặc khải, qua đó lôi kéo người ấy dự phần kết quả.
Trọng tâm của người lãnh đạo là mối tương giao giữa Chúa và người ấy.
Người lãnh đạo phải biết các mục đích của Chúa dành cho một nhóm người
trước khi người ấy có thể truyền thông cho họ.
Trong tốc độ cuồng nhiệt của chức vụ, sự thông công quan trọng với Chúa
qua sự cầu nguyện thường bị xao lãng. Cầu nguyện là một trong những vấn
đề "con người" liên tục được Chúa nhấn mạnh trong giai đoạn "việc làm"
này.
Kêu gọi cầu nguyện có thể được khuấy động bởi sức ép về các nhu cầu cá
nhân hoặc nhu cầu của chức vụ nhưng bản chất của nó còn hơn cả sự đáp lời
cho những nhu cầu ấy. Đó là sự nhắc nhở rằng cầu nguyện là một thói quen
cần thiết của vai trò lãnh đạo nhằm tăng cường mối thông công với Chúa và
giữ được khải tượng dành cho chức vụ.
Quá trình kêu gọi cầu nguyện chỉ đến những trường hợp khi Chúa nhắc nhở
người lãnh đạo phải cầu nguyện để có chức vụ hiệu quả. Đáp ứng thích đáng
của người lãnh đạo đối với lời kêu gọi này sẽ dẫn đến sự tăng trưởng tốt ảnh
hưởng đến chức vụ về sau.
Samuên đã được nhắc nhở về tầm quan trọng này và vì vậy điều đó được
dùng như một mẫu gốc dành cho những người lãnh đạo. Ông đã xức dầu cho
một vị vua mới và đã đang chuẩn bị rời khỏi thời gian tại nhiệm. Tuy nhiên
cam kết của ông để cầu nguyện cho chức vụ ấy vẫn còn. Chúng ta phải bắt
chước sự đáp ứng của ông đối với lời kêu gọi cầu nguyện, khi ông nói rằng:
"Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Chúa Trời mà thôi cầu nguyện
cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay" (ISa1Sm
12:23).
Một nguyên tắc quan trọng có thể được rút ra từ câu Kinh Thánh này: Nếu
Chúa kêu gọi bạn vào một chức vụ, Ngài kêu gọi bạn cầu nguyện cho chức
vụ ấy .
Các nghiên cứu về sự phát triển tư cách lãnh đạo của nhiều người khổng lồ
trong lịch sử truyền giáo (Hudson Taylor, Jonathan Goforth, và những người
khác) đã chứng thực tầm quan trọng của nguyên tắc này.7 Ký thuật của Tân
Ước không phải lúc nào cũng thuật lại những lời kêu gọi cầu nguyện của
Chúa như thế nào, nhưng chúng ta có thể thừa nhận Ngài dạy điều đó bởi vì
những người lãnh đạo này thường xuyên dành thì giờ để cầu nguyện cho các
chức vụ của họ. Chúng ta thấy trong Kinh Thánh Đấng Christ đã đáp ứng
kêu gọi cầu nguyện trước những quyết định quan trọng hoặc những khủng
hoảng trong chức vụ của Ngài. Thời gian cầu nguyện của Ngài cách xa khỏi
các đoàn dân đông và ở một mình với Cha đã thêm sức mạnh cho Ngài và
ban cho Ngài khải tượng của chức vụ tương lai.
Mục tiêu tối hậu của quá trình này là giúp cho người lãnh đạo nhìn thấy cầu
nguyện không phải là một gánh nặng mà là một sự thư giãn, một đặc ân vui
mừng được bước vào. Một mục tiêu trung gian là có được sự biện biệt để
thấy sự kêu gọi của Chúa và sự chỉ dẫn của Ngài dành cho chức vụ.
Sự Kêu gọi Của Đức Tin.
Trong khi đang làm việc với tư cách một kỹ sư điện, tôi bắt đầu cảm biết
nhu cầu phải được đào luyện thêm trong việc học Kinh Thánh. Tôi không
biết điều gì sẽ đến sau khi được huấn luyện. Nhưng tôi cảm thấy được thúc
giục để theo đuổi công việc đó. Vợ tôi, Marilyn và tôi biết chúng tôi không
có tiền để chi trả học phí của việc học. Tôi nhớ đêm mà chúng tôi thảo luận
vấn đề này. Làm thế nào chúng tôi có thể xoay sở? Chúng tôi có bốn con và
có sự khác biệt lớn giữa lương của một kỹ sư với thu nhập của một sinh
viên.
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng tôi bằng một lời hứa trong Mat Mt 6:33:
"Trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, rồi
Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi sự ấy nữa." Khi xem xét lời hứa này, chúng
tôi tin chắc Chúa sẽ chu cấp cho gia đình mình. Khi chúng tôi thật sự dâng
trình, chúng tôi nhận được một cú điện thoại từ anh rể tôi, anh hứa sẽ chu
cấp cho chúng tôi trong suốt thời gian ở trường Kinh Thánh. Đức Chúa Trời
đã rèn thử bước đi đức tin của chúng tôi. Trong ba năm ở trường Kinh
Thánh, Đức Chúa Trời đã đáp ứng mọi nhu cầu tài chánh của chúng tôi.
Sự kêu gọi của Chúa đối với một người lãnh đạo để gia thêm đức tin của
người ấy trong chức vụ là một trong những sự kêu gọi mạnh mẽ nhất mà
người lãnh đạo sẽ đối diện. Những thách thức của đức tin hầu như luôn kéo
người ấy vượt quá sự hiểu biết hiện có. Chúng không giới hạn cho những
người có ân tứ đức tin thuộc linh. Những lời kêu gọi của đức tin nối kết trực
tiếp với chức vụ hiệu quả. Lãnh đạo là người có khải tượng Chúa ban, và
một trong những chức năng quan trọng của họ là phải cảm thúc những người
đi theo bởi khải tượng và niềm trông cậy đó. Họ không thể làm thành chức
phận này mà không có đức tin. Quá trình kêu gọi của đức tin liên quan đến
những trường hợp trong chức vụ khi người lãnh đạo được Chúa kêu gọi để
bước đi những bước bằng đức tin trong chức vụ và nhìn thấy Chúa ban
thưởng cho các bước ấy với sự khẳng định của Ngài và sự thành công của
chức vụ. Sự thành tín của Chúa gia thêm khả năng tin cậy Ngài trong chức
vụ tương lai của người lãnh đạo.
Sự kêu gọi của đức tin bao gồm 3 yếu tố: (1) một sự mặc khải từ Chúa liên
quan đến một kế hoạch nào đó trong tương lai, (2) một sự nhận biết nơi
người lãnh đạo rằng Đức Chúa Trời đang kêu gọi người ấy hành động trên
nền tảng của sự mặc khải ấy, và (3) tâm trí để khẳng quyết nhằm thực hiện
những quyết định của người lãnh đạo đặt cơ sở ở trên sự xác quyết vững
chắc ấy. Sự kêu gọi của đức tin có thể đến ngay lập tức hoặc có thể được ban
cho qua thời gian.
Sự Kêu Gọi Về Ảnh Hưởng
Lời kêu gọi để sai phái Banaba và Phao lô vào hành trình truyền giáo đầu
tiên của họ không phải chỉ là một lời kêu gọi chung đối với Hội Thánh
Antiốt. Đó cũng là một sự kêu gọi về ảnh hưởng dành cho cả Banaba lẫn
Phao lô. Ảnh hưởng của họ được bành trướng để bao gồm các nhóm mục
tiêu thuộc các nền văn hóa khác. Loại ảnh hưởng cơ bản này vẫn trực tiếp -
từ người đến người.
Quá trình liên quan đến sự kêu gọi về ảnh hưởng là những trường hợp trong
đó người lãnh đạo được Chúa thúc giục để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
mình.8 Phạm vi ảnh hưởng là số lượng người mà người lãnh đạo sẽ khai
trình với Chúa. Lời mời gọi về sự ảnh hưởng có thể đến qua sự gia tăng mức
độ rộng lớn, mức độ mạnh mẽ hoặc phạm vi ảnh hưởng.
Lời kêu gọi để khích lệ Hội Thánh Têsalônica qua việc viết một bức thư là
sự kêu gọi của ảnh hưởng gián tiếp dành cho Phao lô. Ông không ngừng
bành trướng ảnh hưởng gián tiếp này suốt đời sống mình khi ông viết thư.
Ảnh hưởng của ông lan khắp thế giới Cơ đốc đến với những người mà ông
không trực tiếp quen biết, ngày nay chúng ta cũng được ảnh hưởng bởi các
thư tín đó khi chúng ta đọc chúng.
Hiểu được phạm vi ảnh hưởng và sự kêu gọi của ảnh hưởng là một bước tiến
bộ trong sự biện biệt. Nhưng xin hãy lưu ý điều này: người lãnh đạo không
cố ý tìm cách bành truớng phạm vi ảnh hưởng của mình sao cho càng lớn
càng tốt. Người lãnh đạo phải đáp ứng trước sự kêu gọi của Chúa để chấp
nhận những phạm vi ảnh hưởng khác nhau hầu tìm được phạm vi thích đáng
của Chúa dành cho mình.
Sự Khẳng Định Của Chức Vụ
IVua 1V 19:1-16 minh họa một quá trình khẳng định chức vụ. Tiên tri Êli ở
giữa một cơn sầu não nặng nề. Chức vụ của ông đã thành công, nhưng nó đã
để ông lại một mình và sợ hãi. Đức Chúa Trời sai một thiên sứ đến giúp đỡ
ông, và sau đó chính Ngài đã ban cho Êli một lời khẳng định. Bằng lời nhỏ
nhẹ, Chúa đã phán với Êli và ban cho ông một công tác chức vụ và một tiên
tri nhỏ tuổi hơn để dạy dỗ, là Êlisê. Rõ ràng, những người lãnh đạo mạnh mẽ
cũng như những người yếu đuối đều cần sự khẳng định chức vụ.
Những người lãnh đạo có tiềm năng được huấn luyện cho chức vụ trọn thời
gian thường nản lòng và rút lui khỏi chức vụ. Điều này cũng đúng với những
người lãnh đạo không ở trong chức vụ trọn thời gian. Hiểu biết cách Chúa
phát triển một người lãnh đạo là một yếu tố quan trọng để khắc phục sự ngăn
trở này. Một liều thuốc giải độc thứ nhì đối với triệu chứng nản lòng và rút
lui là sự khẳng định của chức vụ. Điều đó khích lệ người lãnh đạo và giúp
người ấy ý thức được mục tiêu tốt nhất trong tư cách lãnh đạo được làm mới
lại. Đó là cái vỗ vai của Chúa.
Khẳng định chức vụ là một hình thức đặc biệt của công tác chức vụ hoặc
một kinh nghiệm qua đó Chúa bày tỏ sự tán thành dành cho người lãnh đạo,
dẫn đến một ý thức mới mẻ về mục tiêu dành cho người lãnh đạo.
Sự khẳng định chức vụ bao gồm những điều như khải tượng, phép lạ, một sự
thành công trong chức vụ, bày tỏ sự khen ngợi của con người, sự thỏa lòng,
lời tri thức, lời khôn ngoan, lời tiên tri, sự thăng tiến, và sự bành trướng
phạm vi ảnh hưởng. Khải tượng, các dấu lạ và sự thăng tiến là điều dễ thấy,
nhưng sự tăng trưởng thực sự trong sự biện biệt đến khi người lãnh đạo có
thể ý thức được sự tán thành của Chúa thông qua những sự khẳng định kém
ngoạn mục hơn như những cách bày tỏ sự tán thưởng của loài người và sự
thỏa mãn trong lòng.
Sự khẳng định chức vụ phục vụ như một sự khích lệ, nhưng nó cũng có thể
phục vụ như một sự khẳng quyết về sự chỉ dẫn của Chúa. Sự khẳng quyết
của Chúa thường đến khi người lãnh đạo tìm kiếm Chúa trong thời gian ở
một mình. Những thời gian kiêng ăn có định ý và những ngày cầu nguyện
biệt riêng với Chúa đem lại sự khẳng định cần thiết. Nhu cầu về sự khẳng
định chức vụ không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối mà là sự báo hiệu
để nhắc nhở và làm tươi mới, là động cơ thúc giục người lãnh đạo hầu việc
nhiều hơn.
Có nhiều trường hợp được ký thuật về sự khẳng định chức vụ trong cuộc đời
Chúa Jêsus, bắt đầu bằng lời phán của Cha Ngài khi Ngài chịu báp têm:
"Nầy là Con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đường" (Mat Mt 3:17). Phúc Âm
Giăng ghi lại một lời khẳng định chức vụ khác trong cuộc đời của Đấng
Christ:
"Thưa Cha, tôi tạ ơn Cha, vì đã nhậm lời tôi. Tôi biết rõ rằng Cha nhậm lời
tôi luôn luôn, nhưng tôi nói vậy là vì cớ đoàn dân này đứng chung quanh tôi,
hầu cho họ tin rằng ấy chính Cha là Đấng đã sai tôi đến.
Khi Ngài nói xong, bèn kêu lên một tiếng lớn rằng: hỡi Laxarơ hãy ra!
Người chết đi ra, chơn tay buộc bằng vải liệm và mặt thì phủ khăn. Đức
Chúa Jesus phán cùng chúng rằng: hãy mở cho người và để người đi." (GiGa
11:41-44).
Đức Chúa Trời thường dùng sự khẳng định của chức vụ không những để
củng cố cho người lãnh đạo mà còn để xác chứng người lãnh đạo ấy ở trước
mặt những người đi theo.
Triết Lý Mục Vụ
Những người lãnh đạo thường xuyên đeo đuổi chức vụ mà không có một
triết lý chúc vụ rõ ràng. Do họ không học các bài học hoặc họ không nhận ra
những bài học này và đưa mình hội nhập vào một hệ thống có thể nâng đỡ
việc thực hiện quyết định của chức vụ tương lai. Người lãnh đạo dừng lại ở
giai đoạn bình ổn hay có tiếp tục tiến vào giai đoạn Trưởng Thành Đời Sống
và giai đoạn Đồng Quy hay không là tùy thuộc vào cách người ấy xử lý vấn
đề này.
Triết lý mục vụ liên quan đến những ý tưởng, các giá trị, và các nguyên tắc
mà người lãnh đạo dùng như những chỉ dẫn cho việc thực hiện các quyết
định, thi hành ảnh hưởng, hoặc để đánh giá chức vụ của mình. Một triết lý
mục vụ hiệu quả phải phát triển trong giai đoạn Trưởng Thành Của Chức
Vụ. Đây là một giai đoạn rất quan trọng và có thể gây ra một nan đề đáng
kể, tôi sẽ quay lại vấn đề này và dành chương 8 để nói đến.
Đạt Đến Mục Tiêu Của Giai Đoạn Trưởng Thành Chức Vụ.
Có ba khuôn mẫu dành cho việc hoàn thành giai đoạn Trưởng Thành Chức
Vụ. Hai khuôn mẫu để người lãnh đạo trong giai đoạn chức vụ, và khuôn
mẫu thứ ba tiếp tục dẫn người ấy vào giai đoạn tiếp theo: Trưởng Thành Đời
Sống.
Những người lãnh đạo kết thúc sự phát triển của họ trong giai đoạn Trưởng
Thành Chức Vu rơi vào hai thành phần sau: (1) những người bình ổn ở mức
độ thành thạo nào đó trong chức vụ, và rồi tiếp tục tăng trưởng tương đối ít
trong chức vụ hoặc trong sự phát triển thuộc linh; và (2), những người bị kỷ
luật trong chức vụ, bị giới hạn trong chức vụ hoặc bị ra khỏi chức vụ.
Hai nhóm người lãnh đạo này thêm vào nhóm những người đã bỏ cuộc.
Khuôn mẫu kết thúc thứ ba, là khuôn mẫu tiêu chuẩn của chức vụ biên, kéo
theo sự suy nghĩ về ý nghĩa của chức vụ và sự tham gia của Chúa trong chức
vụ đó cộng với một sự chuyển đổi quan trọng về triết lý liên quan đến nền
tảng dành cho chức vụ. Sự chuyển đổi này đi từ sự thành thạo trong việc làm
đến chỗ hiệu quả xuất phát từ con người , và là kết quả của sự suy gẫm của
người lãnh đạo về sự tham gia của Chúa trong đời sống và chức vụ của
người ấy.
Nói chung, những đường biên tượng trưng cho một thời gian suy gẫm về quá
khứ, đánh giá hiện tại, và nhìn về những quyết định tương lai trong ánh sáng
của sự suy gẫm này. Điều này đặc biệt đúng trong đường biên giữa giai đoạn
Trưởng Thành Chức Vụ và giai đoạn Trưởng Thành Đời Sống bởi vì đó là
một sự phân chia tinh vi và chủ yếu mang tính tâm lý. Sự chuyển đổi này có
thể diễn ra mà không có sự thay đổi của công tác chức vụ, vị trí, vai trò,
hoặc những thay đổi thông thường khác kết hợp với một sự chuyển đổi biên
quan trọng.
Trong sự chuyển đổi từ chức vụ việc làm sang chức vụ con người , thẩm
quyền thuộc linh trở thành cơ sở sức mạnh nổi trội. Quá trình biên, là điều
dẫn đến giai đoạn Trưởng Thành Của Đời Sống, có thể mất một số năm.
Tóm Tắt
Trong giai đoạn học biết về mối quan hệ, bốn quá trình chính (nhóm thuận
phục) được sử dụng để phát triển một người lãnh đạo. Các quá trình này -
hiểu biết về thẩm quyền, hiểu biết về mối quan hệ, sự xung đột trong chức
vụ, và phản ứng dữ dội đối với tư cách lãnh đạo - được sử dụng để lấp đi nan
đề ban đầu trong chức vụ, là nan đề về thẩm quyền. Trong phần này chúng
ta đã xem xét hai gương mẫu: khuôn mẫu thẩm quyền năm giai đoạn và chu
trình phản ứng dữ dội đối với tư cách lãnh đạo. Chúng ta đã nhận ra "mười
quy định về thẩm quyền thuộc linh" và một nguyên tắc quan trọng về tư
cách lãnh đạo liên quan đến thẩm quyền.
Chúng ta đã học biết rằng trong giai đoạn phát triển sự biện biệt người lãnh
đạo học được sự biện biệt trong hai lãnh vực chính. Lãnh vực thứ nhất liên
quan đến hiện thực linh và lãnh vực thứ nhì là sự bành trướng cá nhân. Sự
biện biệt trong lãnh vực thực hữu thuộc linh học được qua quá trình chiến
trận thuộc linh. Nan đề thứ hai (chiến trận thuộc linh) cho chúng ta biết rằng
Chúa cũng dùng quyền phép để dạy những người lãnh đạo về chiến trận
thuộc linh. Đó là quá trình tôi luyện liên quan đến quyền phép được ban tứ,
quyền phép của sự cầu nguyện, sự đối đầu bằng quyền phép, và quá trình
của quyền phép nối mạng.
Trong lãnh vực thứ nhì của sự biện biệt , là sự bành truớng cá nhân, chúng ta
đối mặt với một nan đề thứ ba, sự cản trở do giai đoạn bình ổn. Người lãnh
đạo cần nhận biết những sự kêu gọi của Chúa để tiếp tục phát triển. Chúa
dùng một nhóm các quá trình - thách thức về sự cầu nguyện, thách thức của
đức tin, và thách thức của sự ảnh hưởng - để dạy người lãnh đạo về nhu cầu
đối với sự biện biệt cá nhân - hai nguyên tắc lãnh đạo - sự kêu gọi cầu
nguyện và sự kêu gọi của đức tin - đã được nhận biết, là khuôn mẫu lời kêu
gọi của đức tin. Và một quá trình tôi luyện cuối cùng, sự khẳng định cuả
chức vụ, cũng đã được thảo luận.
Nan đề thức tư (triết lý mục vụ) là vấn đề cuối cùng trong chương này. Điều
này quan trọng đối với người lãnh đạo để phát triển một triết lý mục vụ bao
gồm các bài học người ấy đã học biết và sau đó cho người lãnh đạo ấy một
nền tảng để thực hiện các quyết định trong tương lai.
Tôi đã kết thúc bằng một lời luận về những cách khác nhau mà giai đọan
Trưởng Thành Chức Vụ có thể kết thúc. Cần phải thảo luận những cách kết
thúc này bởi vì không có nhiều người lãnh đạo vượt qua được giai đoạn này.
Việc bước vào giai đoạn kế tiếp tùy thuộc vào sự đánh giá thành công giai
đoạn Trưởng Thành Chức Vụ.
Giai đoạn biện biệt quan trọng bởi vì nó bao gồm tất cả những giai đoạn
khác trong giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ. Các quá trình và khuôn mẫu
được mô tả, cũng như các nguyên tắc và các lời cảnh báo được cho phải cho
thấy sự hiểu biết thuộc linh để nhận biết sự tham gia của Chúa trong những
gì xảy đến hằng ngày trong đời sống và chức vụ. Điều này, sau đó dẫn đến
sự trông đợi tin cậy về công việc tiếp tục của Ngài và sự thi hành ảnh hưởng
cách mạnh dạn nơi người lãnh đạo.
CÒN BẠN THÌ THẾ NÀO ?
Khi tôi mô tả bốn chức năng chính qua đó Chúa hành động, có thể bạn nghĩ
đến những trường hợp trong chức vụ của chính mình. Các câu hỏi sau đây
được dự định để khích lệ bạn áp dụng một số những hiểu biết đó vào kinh
nghiệm của mình.
1. Hãy xem xét lại năm bài học cơ bản mà quá trình tôi luyện liên quan đến
sự hiểu biết về thẩm quyền đã dạy:
Sự thuận phục đối với thẩm quyền
Các cơ cấu thẩm quyền
Tính xác thực của các cơ sở sức mạnh làm nền tảng cho thẩm quyền
Xung đột thẩm quyền
Cách thực thi thẩm quyền
Điều nào trong năm điều trên được tìm thấy trong những ví dụ sau?
Viên đội trưởng trong LuLc 7:1-10
Gia cơ và Giăng trong Mat Mt 20:20-28
Những người bạn của người bại trong câu chuyện Chúa chữa lành ở LuLc
5:17-26
Miriam và Arôn trong Dan Ds 2:1-16
2. Hãy đưa ra một minh họa từ chính đời sống cuả bạn về quá trình hiểu biết
thẩm quyền. Mô tả câu chuyện và nhận ra điều nào trong năm bài học quan
trọng bạn đã học được. Hãy chia sẻ chi tiết với một người nào đó có kinh
nghiệm trong chức vụ
3. Xin nhớ rằng, bốn giai đoạn phát triển chủ yếu trong giai đoạn Trưởng
Thành Của Chức Vụ quan trọng không những đối với bạn để hiểu cách Chúa
đang phát triển bạn với tư cách người lãnh đạo, mà còn giúp bạn chọn lọc và
giúp những người lãnh đạo mới nổi lên trong chức vụ của bạn. Theo bạn
điều nào trong bốn giai đoạn sau đây Chúa đang dẫn bạn đi qua vào thời
điểm này? Chúa có ban cho bạn những hiểu biết cá nhân để bạn sử dụng với
những người lãnh đạo mới nổi lên trong chức vụ của bạn không? Quyết định
giai đoạn nào là quan trọng nhất cho cá nhân bạn và giai đoạn nào là bổ ích
nhất cho bạn trong việc giúp những người lãnh đạo mới nổi lên trong chức
vụ của bạn.
Giai đoạn đầu vào
Giai đoạn huấn luyện
Giai đoạn học biết mối quan hệ
Giai đoạn biện biệt
Các Bài Học Tiếp Tục:
Sự Chỉ Dẫn Và Các Quá Trình Nhân Bội Khác
Thách Thức/ Nan Đề : Đức Giêhôva đi trước dân sự, ban ngày ở trong một
trụ mây, để dẫn đường đi; ban đêm trong một trụ lửa, để soi sáng cho chúng,
hầu cho được đi luôn ngày và đêm. (XuXh 13:21).
Giọng Ken run run, và mắt anh nhòe đi: "Tôi không biết phải làm gì," anh
nói trong lúc đề cập hoàn cảnh của anh với tôi. Hội truyền giáo mà anh đã
từng hầu việc thuộc tổ chức Indian Ocean có sự thay đổi lớn về triết lý chủ
trương. Những chức vụ như của anh, không trực tiếp liên quan đến việc mở
mang hội thánh, sẽ bị đưa ra ngoài.
Những nhà truyền giáo dự phần các chức vụ không liên quan đến việc mở
hội thánh có ba lựa chọn. Nếu chức vụ của họ có thể được một hội truyền
giáo mở hội thánh khác sáp nhập thì họ có thể gia nhập với hội truyền giáo
đó. Hoặc họ có thể được đào luyện lại và tái định cư trong một công tác
chức vụ mở mang hội thánh sẽ được bắt đầu tại Châu Phi. Chọn lựa cuối
cùng của họ là phải bỏ lãnh vực truyền giáo và trở về quê nhà để bước vào
một chức vụ khác nào đó. Dầu là trường hợp nào, một số các nhà truyền
giáo cũng sẽ mất công việc.
Ken đã đến thăm hai trong số những lãnh vực thành lập hội thánh mới ở tại
châu Phi để xem liệu anh có thể thích hợp không. Anh chia sẻ với tôi hai lá
thư anh đã nhận được từ những người lãnh đạo trong những lãnh vực ấy.
Thành thật mà nói, đối với tôi không bức thư nào có vẻ hứa hẹn. Họ dường
như đã không cân nhắc sự phối hợp ân tứ, số phận, và sự phát triển tư cách
lãnh đạo của Ken cho tới thời điểm này của đời sống anh.
Ken đã dâng mình vào lãnh vực truyền giáo. Anh đang gần kề một quyết
định làm thay đổi cả đời sống. Anh đã trên ba mươi lăm và nếu Chúa muốn
thì còn ít nhất mười đến hai mươi năm nữa để hầu việc Chúa hiệu suất cao
với tư cách là một nhà truyền giáo. Tôi có thể nói gì với anh bây giờ? Rõ
ràng anh cần sự chỉ dẫn.
Sự chỉ dẫn là một nhu cầu liên tục trong đời sống của người lãnh đạo! Há
không tuyệt vời nếu Chúa cung ứng một trụ mây cho Ken như Ngài đã làm
cho dân Ysơraên trong Xuất Êdíptô Ký sao? Ra đi khi trụ mây đi; dừng lại
khi trụ mây dừng lại; đi nơi nào trụ mây đi. Đức Chúa Trời thực sự có cung
ứng sự chỉ dẫn, nhưng theo cách thách thức sự biện biệt, trách nhiệm cá
nhân, và sự cam kết.
Sự chỉ dẫn là một trong những yếu tố quan trọng của vai trò lãnh đạo. Nhu
cầu đối với sự chỉ dẫn diễn ra suốt đời người lãnh đạo, vì vậy những quá
trình liên quan đến sự chỉ dẫn không chỉ giới hạn trong một giai đoạn, mà là
những quá trình liên tục. Chúng xuất hiện trong từng giai đoạn phát triển. Có
những quá trình khác cũng diễn ra suốt các giai đoạn phát triển. Bây giờ tôi
sẽ đơn giản gọi chúng là quá trình pha tạp.
Chương này sẽ bàn đến hai loại quá trình tôi luyện xảy ra suốt toàn bộ các
giai đoạn phát triển. Tôi sẽ bàn đến sáu quá trình chỉ dẫn và bốn quá trình
pha tạp. Vấn đề chỉ dẫn tương đối không phổ biến, ngoại trừ trong trường
hợp nghiên cứu về đời sống của người lãnh đạo. Tôi đã chọn bốn quá trình
pha tạp: những vấn đề liên quan đến sách vở, lời nói, những khủng hoảng và
những xung đột. Sự chỉ dẫn thường đến qua những hạn mục này, cũng như
qua những gì tôi đã định nghĩa là liên quan đến sự chỉ dẫn. Tuy nhiên, bản
chất của chúng là chung chung và thường xuyên xảy ra trong sự phát triển
của người lãnh đạo.
QUÁ TRÌNH CHỈ DẪN
Người lãnh đạo là người có năng lực Chúa ban và trách nhiệm Chúa giao để
ảnh hưởng đến nhóm con dân Chúa theo các mục tiêu Chúa dành cho nhóm.
Yếu tố trọng tâm của lời định nghĩa người lãnh đạo này là ảnh hưởng của
người ấy hướng đến các mục tiêu của Chúa. Người lãnh đạo phải biết cách
nhận được sự chỉ dẫn phối hợp cho các nhóm mình hướng dẫn. Họ làm công
việc đó bằng cách nào? Khó khăn của chương này là chỉ ra sự hướng dẫn mà
Chúa dùng trong việc phát triển người lãnh đạo về phương diện quan trọng
này của tư cách lãnh đạo.
Khuôn mẫu chỉ dẫn cơ bản thật đơn giản. Người lãnh đạo trước hết phải học
biết sự chỉ dẫn riêng cho đời sống chính mình. Sau khi học phân biệt sự chỉ
dẫn của Chúa dành cho đời sống mình qua rất nhiều quyết định quan trọng,
người ấy mới có thể chuyển sang chức năng lãnh đạo để xác định sự chỉ dẫn
cho nhóm mà mình dẫn dắt. Có nhiều sách bàn đến việc hiểu biết sự chỉ dẫn
của Chúa để thực hiện quyết định cá nhân.1 Tôi sẽ không lập lại tài liệu đó
một cách không cần thiết. Tôi cho rằng người lãnh đạo ở trong mối tương
giao với Chúa và học lắng nghe lời Ngài thông qua lời thành văn, mục vụ về
lời của những người khác trong thân thể của Đấng Christ, những xác quyết
bề trong từ Đức Thánh Linh, và những tình huống Chúa đem đến. Tôi cũng
cho rằng phần lớn sự chỉ dẫn ấy sẽ đến qua bước đi vâng phục hằng ngày
của người ấy với Chúa cách liên tục. Tôi muốn đi xa hơn những gì đã được
dạy dỗ trong hầu hết các sách nói về sự chỉ dẫn. Có bảy quá trình tôi luyện
quan trọng thường xuyên được Chúa sử dụng để gia tăng hiểu biết của người
lãnh đạo đối với sự chỉ dẫn.
Phát triển liên quan đến sự chỉ dẫn thật phức tạp và tinh tế. Đức Chúa Trời
phải dạy dỗ người lãnh đạo phân biệt sự chỉ dẫn, mà không làm cản trở tính
chủ động cá nhân của người lãnh đạo ấy. Ngài làm điều này trong khi tạo sự
cam kết để người ấy tuân theo sự chỉ dẫn của Ngài và dạy người ấy ý thức
trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các quyết định. Đây không phải là
bài học chớp nhoáng qua một đêm. Mà diễn ra chậm rãi qua nhiều quá trình
tôi luyện suốt một giai đoạn mở rộng gồm các giai đoạn.
Năm 1964, Harold Dollar đã gặp tôi tại một hội thánh tôi đang dự nhóm.
Ông là người Chúa sai đến. Lời mời gọi của ông dành cho tôi về việc môn
đệ hóa đã làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi, và ông đã đưa ra lời khuyên
liên quan đến những bước kế tiếp mà tôi đã đảm nhận trong sự hầu việc
Chúa. Ông ta là một mối nối của thiên thượng.
Tôi đã gần như hoàn tất chương trình tiến sĩ trong ngành truyền giáo học
trong vào năm 1979, khi Chuck Kraft một người bạn khác, được Chúa dùng
để khuyên tôi về một quyết định quan trọng liên quan đến sự nghiệp. Không
những Chuck đã cho lời khuyên, anh còn dọn đường cho giai đoạn phát triển
kế tiếp của tôi.
Đặc biệt, đối với những người lãnh đạo trẻ tuổi mới xuất hiện, Chúa thường
đem đến những người lãnh đạo có kinh nghiệm, khôn ngoan hơn để cho lời
khuyên đúng lúc. Hai quá trình tôi luyện bắt nguồn từ quan điểm căn bản
này: mối tiếp xúc của Chúa và người cố vấn. Chúng ta cần hiểu hai điều này
từ một cái nhìn hai mặt. Chúng ta cần nhận biết những mối tiếp xúc thiên
thượng và những người cố vấn trong cuộc đời mình, khi chúng ta đi qua
những giai đoạn phát triển, nơi sự chỉ dẫn là điều cần thiết. Khi trưởng thành
trong tư cách lãnh đạo, chúng ta cần nhận biết rằng Chúa sẽ dùng chúng ta
như những mối tiếp xúc thánh và cố vấn cho người khác.
Những Mối Tiếp Xúc Thiên Thượng
Vào thời điểm thích hợp, Đức Chúa Trời đem đúng điều cần thiết đến với
đời sống của một người lãnh đạo đang phát triển để cảm thúc, giải tỏ lẽ thật,
hoặc ban sự chỉ dẫn. Đó có thể là một quyển sách nhỏ kêu gọi hoặc giải
thích một lẽ thật nào đó, một quyển sách cho ta những tầm nhìn mới, hoặc
một con người sẽ được Chúa dùng cách ích lợi trong đời sống của người
lãnh đạo ấy. Quá trình tôi luyện về mối tiếp xúc của Chúa chỉ đến phương
cách lạ lùng Chúa đưa những con người quan trọng đến với đời sống của
người lãnh đạo vào thời điểm thích hợp.
Mối tiếp xúc thiên thượng là một con người Chúa đem đến cho người lãnh
đạo vào thời điểm quan trọng trong một giai đoạn phát triển để khẳng định
tiềm năng lãnh đạo, để khuyến khích tiềm năng lãnh đạo, để ban sự chỉ dẫn
về một vấn đề đặt biệt, để ban cho những hiểu biết mở rộng tầm nhìn của
người lãnh đạo, để gọi mời người lãnh đạo hướng đến Chúa, hoặc để mở
một cánh cửa cho cơ hội hầu việc.
Banaba là một mối tiếp xúc của Chúa dành cho Phao lô trong Cong Cv 9:27,
vào thời điểm Phao lô không thể được những người lãnh đạo ở tại Hội
Thánh Giêrusalem lắng nghe . Banaba đã mở cánh cửa bằng cách đứng lên
thay mặt Phao lô giới thiệu ông với những người lãnh đạo ấy. Phierơ là một
mối tiếp xúc của Chúa dành cho Cọt nây trong Công vụ 10. Chúa đã sai ông
đến phán hầu cho Cọt nây và cả nhà người đều được cứu. Cọt nây đã nhận
Phierơ là sứ thần của Chúa. Phao lô là một mối tiếp xúc của Chúa dành cho
Timôthê, Bêrítsin, Aquila, và rất nhiều người khác. Việc ông tham dự vào
đời sống họ đã ban sự chỉ dẫn đúng thời điểm, ảnh hưởng đến đời sống và sự
nghiệp của họ.
Những mối tiếp xúc thiên thượng thường được đan dệt vào đời sống của
những người lãnh đạo và sẽ tái xuất hiện vào những thời điểm quan trọng.
Đôi khi là mối quan hệ giúp đỡ chung và người này giúp người kia cùng
tiến. Điều này nhất định là trường hợp giữa Harold Dollar và tôi. Trong
nhiều năm Chúa đã đưa đời sống của chúng tôi lại với nhau vào những thời
điểm quan trọng và mỗi người trong chúng tôi đều có thể giúp đỡ nhau.
Harold là công cụ trong quyết định của tôi để rời phòng thí nghiệm Bell
Telephone và đến trường Kinh Thánh Colombia vào năm 1967. Vợ tôi và tôi
đã mời Harold và Sharon xem xét việc gia nhập Hội truyền giáo West Indies
năm 1972 và hầu việc Chúa tại Trinidad. Chúa đã dùng Harold để đưa tôi
vào chương trình In-Service thuộc Trường truyền giáo Thế giới. Đó là sự
khởi đầu cho việc huấn luyện giữa sự nghiệp của tôi, cuối cùng dẫn tôi đến
học vị tiến sĩ và vị trí hiện nay tại Chủng viện Fuller.
Những người lãnh đạo, do khả năng ảnh hưởng của mình, cần nhận biết rằng
mình thường là những mối nối của Chúa cho những người mình gặp gỡ. Họ
phải đặc biệt nhạy bén đối với sự sử dụng của Thánh Linh như là những mối
nối của Chúa và nhận biết các ảnh hưởng đặc biệt này. Đôi khi các mối nối
thiên thượng không biết rằng Chúa đã dùng họ vào một thời điểm đặc biệt
trong đời sống của một người nào đó. Thường thì một câu nói hoặc một sứ
điệp là điều then chốt vào thời điểm thích hợp. Những năm sau đó có thể tỏ
rõ thời điểm nhất định nào đó người ấy đã được sử dụng một cách đặc biệt
như là mối nối của Chúa. Nhận biết quá trình tôi luyện mối tiếp xúc của
Chúa và nó hữu hiệu thế nào có thể là một bước quan trọng dấy lên trong
khả năng ý thức được của một người lãnh đạo để phối hợp với Chúa trong
việc sử dụng điều đó cho những người lãnh đạo mới nổi lên.
Người Cố Vấn
Đức Chúa Trời ban cho một số người khả năng và tấm lòng để thấy được
tiềm năng lãnh đạo và có những hành động riêng tư và cá nhân để giúp
người lãnh đạo có tiềm năng phát triển. Hành động này thường trở thành
một hình thức chỉ dẫn có ý nghĩa đối với người lãnh đạo có tiềm năng. Cố
vấn ám là quá trình người có thái độ phục vụ, ban cho, khích lệ, là người cố
vấn, nhìn thấy tiềm năng lãnh đạo trong một con người vẫn còn đang phát
triển, là người được bảo trợ, và có thể thúc đẩy hoặc ảnh hưởng một cách
đáng kể đến người được bảo trợ trên bước đường nhận biết tiềm năng. Quá
trình cố vấn chỉ đến quá trình và những kết quả do người cố vấn giúp cho
người lãnh đạo có tiềm năng. Người cố vấn là một hình thức tiếp xúc đặc
biệt của Chúa, có thể ban cho những sự trợ giúp hoặc chỉ dẫn lâu dài.
Banaba đã cố vấn cho Phao lô. Trong Cong Cv 11:25, Banaba đã ra khỏi chỗ
mình để chiêu mộ Phao lô cho chức vụ ở tại Antiốt. Banaba đã nối kết ông
vào trong hội thánh ấy và cùng gây dựng với ông. Banaba cũng đã cố vấn
cho Giăng Mác, một tác giả của Tân Ước. Ngay cả khi Phao-lô từ bỏ Giăng
Mác, Banaba vẫn đứng bên cạnh anh. Giăng Mác đã trở thành một người
lãnh đạo có tài năng trong quyền hạn của mình. Chúng ta có khả năng không
có sách Phúc Âm Mác nếu như Banaba đã không có thái độ tư vấn ấy.
Margaret Barber, một nhà truyền giáo người Anh, đã cố vấn cho Watchman
Nee trong thời kỳ phát triển ban đầu của ông. Sự cố vấn của bà bao gồm giai
đoạn tập sự và học đòi gương mẫu. Lời khuyên khôn ngoan của bà, sự hiểu
biết về Kinh Thánh, và tinh thần thuận phục sâu nhiệm đã ảnh hưởng đến
ông ở một giai đoạn dễ gây ảnh hưởng trong sự phát triển của ông. Phần
nhiều những gì ông Nee hoàn thành trong chức vụ của ông đều có nguồn gốc
nơi thời gian cố vấn của bà Margaret Barber.
Qua một số năm, tôi quan sát một số các sinh viên trong thời kỳ giữa nghiệp
vụ đến từ Miến Điện là người đang học tập với chúng tôi ở tại Trường
Truyền Giáo Thế Giới. Khi thăm dò lịch sử đời sống của họ và sự chỉ dẫn họ
đến trường Fuller, tôi phát hiện rằng John Stott là người cố vấn của họ. ông
đã tìm được phương cách để sai phái những người lãnh đạo mới nổi lên
được huấn luyện thêm và những kinh nghiệm khác mở rộng phạm vi ảnh
hưởng của họ.
Không phải ai cũng thích hợp để trở thành một người cố vấn. Cố vấn là
những người có thể sẵn sàng thấy được tiềm năng nơi người khác. Họ có thể
dung chịu những sai phạm, sự xấc xược, xúc phạm v.v... để nhìn thấy tiềm
năng phát triển. Họ là những người uyển chuyển và nhịn nhục, nhận biết
rằng cần phải có thời gian và kinh nghiệm cho một con người phát triển. Họ
có khải tượng và năng lực để nhìn thấy con đường và đoán được các bước
tiếp theo mà một người được bảo trợ cần cho sự phát triển. Và họ thường có
sự pha trộn ân tứ bao gồm một hoặc nhiều ân tứ khích lệ thuộc linh: lòng
thương xót, sự ban cho, sự khuyên bảo, đức tin, lời khôn ngoan.
Cố vấn là người giúp một người được bảo trợ bằng những phương cách hết
sức thực tiễn: cho lời khuyên đúng lúc khuyến khích được người được bảo
trợ; đánh liều thanh danh của chính mình để hỗ trợ cho một người được bảo
trợ; bắt một cây cầu giữa người được bảo trợ và các nguồn phương tiện cần
thiết; bằng cách làm gương và đặt để những kỳ vọng kêu gọi người được bảo
trợ; bằng cách ban tặng những sách nhỏ, thư từ, sách vở hoặc những văn
phẩm thông tin khác mở rộng tầm nhìn cho người được bảo trợ; bằng cách
giúp đỡ tài chánh , đôi khi phải hy sinh, để đưa người được bảo trợ đi xa hơn
trong chức vụ; bằng cách cùng gây dựng để gia tăng sự tín nhiệm, địa vị và
thanh danh của người được bảo trợ; và bằng cách không giới hạn cho phép
và thậm chí thăng tiến người được bảo trợ vượt hơn mức lãnh đạo của chính
người cố vấn.
Người lãnh đạo mới nổi lên có được một người cố vấn khôn ngoan sớm sủa
trong các bước đầu chức vụ là người may mắn. Sự chỉ dẫn của Chúa thông
qua một người cố vấn có thể là sự thay đổi cả đời.2 Điều đó có thể tăng tốc
quá trình phát triển và ấn định các khuôn mẫu bền vững cả đời.
Sự Khẳng Định Kép
Bạn còn nhớ câu chuyện mở đầu về Ken, một nhà truyền giáo buộc phải tìm
một chức vụ mới không? Bạn có thể thắc mắc điều tôi đã nói với anh. Trước
hết tôi phải nói rằng tôi đã nghiên cứu lịch sử đời sống cá nhân của anh ấy;
vì vậy tôi đã nhìn thấy một số những khuôn mẫu trong đời sống anh, đã biết
sự pha trộn ân tứ của anh; và một phần triết lý mục vụ của anh. Tôi đã có thể
nói chuyện với anh về tương lai liên quan đến những công tác phát triển khả
thi kế tiếp mà Chúa muốn thực hiện qua đời sống anh. Ngoài lời khuyên
chung chung tôi dành cho anh, tôi cũng lưu ý rằng trong những thời điểm
quyết định quan trọng một người có thể trông đợi Chúa ban cho sự chỉ dẫn
nhất định. Quá trình khẳng định kép ám chỉ đến sự chỉ dẫn lạ lùng Chúa thực
hiện ý muốn của Ngài rõ ràng bằng cách nhấn mạnh điều đó thông qua trên
một nguồn phương tiện.
Công vụ 9 thuật lại việc Phao lô quy đạo. Đây là một biến cố quan trọng
trong lịch sử của Cơ đốc giáo đến nỗi Chúa sử dụng sự khẳng định kép để
bày tỏ tính chắc chắn của nó. Khi Phao lô gặp gỡ Chúa Jêsus trên đường
Đamách, ông đã thấy ánh sáng chói lòa khiến ông lóa mắt, và té xuống đất.
Khi té xuống ông nghe Chúa Jêsus phán với ông. Liệu đây chỉ là sự tự dối
mình, hay có khả năng là ảo giác chăng? Cong Cv 9:10-16 cho chúng ta biết
rằng chính Chúa đã bảo Anania điều Ngài đã làm cho Phao lô. Anania đã đi,
khẳng định sự quy đạo của Phao lô, và đặt tay trên ông để chữa lành cho ông
khỏi chứng mù mắt do ánh sáng chói lòa gây ra. Sự kiện quan trọng này đã
được khẳng định hai lần.
Trong một chuyến truyền giáo, tôi ở lại nhà của một mục sư có tên là "Bill."
Theo thói quen hễ khi nào ở cùng một người lãnh đạo, tôi đều thực hiện một
nghiên cứu ngắn về vai trò lãnh đạo của ông Bill. Tôi xác minh cho chắc
dòng thời gian của ông và một số những quá trình tôi luyện quan trọng nổi
bật đối với ông. Trong cuộc phỏng vấn không được sắp đặt, tôi đã phát hiện
một sự khẳng định kép khớp chính xác với khuôn mẫu kinh điển mà tôi sẽ
mô tả.
Nói về hai kỳ kiêng ăn khá dài, Bill đã được dẫn dắt để giành đất cho Chúa.
Ông đi qua những khu vực lân cận và cầu nguyện cho đất đai, các gia đình,
các đường phố v.v... khúc Kinh Thánh Chúa dùng để thuyết phục Bill là
Gios Gs 1:3 Ngài đã dùng để kêu gọi Giôsuê như vầy: "Phàm nơi nào bàn
chân các ngươi đạt đến, thì ta ban cho các ngươi, y như ta đã phán cùng
Môise." Chính trong thời gian học tập kinh nghiệm về sự sở hữu Bill đã
tham dự một kỳ hội đồng cùng với vợ mình. Đến cuối buổi nhóm, diễn giả
bắt đầu đưa ra những lời kêu gọi trực tiếp cho những người tham dự hội
đồng. Ông xoay qua Bill, chỉ tay vào anh, trưng dẫn 1:3, và nói rằng Chúa
thực sự muốn ông sở hữu đất đai. Vị diễn giả chưa từng gặp Bill trước đó.
Ông cũng không hề biết bất cứ điều gì về hoàn cảnh của Bill. Lời khẳng
quyết của ông là một sự cảm thúc quan trọng đối với Bill. Sau đó Bill đã
thực hiện những quyết định quan trọng liên quan đến các bước kế tiếp trong
chức vụ.
Khuôn mẫu kinh điển đối với sự khẳng định kép kéo theo bốn bước. Thứ
nhất là có một thời điểm quan trọng trong chức vụ của người lãnh đạo khi
một lời quả quyết từ Chúa cần thiết để chỉ dẫn. Thứ hai, Chúa ban sự chỉ dẫn
cho người lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp. Thứ ba, sau đó Chúa khẳng định
sự chỉ dẫn này thông qua một người khác. Thứ tư, Chúa đem hai người đến
với nhau một cách lạ lùng không thể sai lầm.
Khẳng định kép ban lời khẳng định của Chúa đối với một quyết định quan
trọng và xác minh thẩm quyền thuộc linh của người lãnh đạo. Điều đó đem
lại cảm nhận tươi mới về vận mệnh đối với người lãnh đạo và phục vụ như
một dấu hiệu cho những người ngoài cũng như những người trong nội bộ.
Sự kiện lốt chiên hay được nhắc đến của Ghêđêôn (Cac Tl 6:36-40) là một
sự khẳng định kép, mặc dầu phần nào là một trường hợp lạ lùng.3 Ghêđêôn
muốn quả quyết hoàn toàn rằng Chúa đang dẫn dắt ông để giải cứu dân sự
của Chúa khỏi dân Mađian và dân Amaléc. Ông đã đặt một cái lốt chiên trên
mặt đất và cầu nguyện xin sương xuống đóng trên lốt chiên nhưng trên mặt
đất thì không. Đêm hôm sau, ông lại cầu nguyện xin sương xuống đóng khắp
chung quanh nhưng lốt chiên thì khô. Chúa đã nhậm cả hai lời cầu nguyện
này, và Ghêđêôn đã biết chắc chắn.
Trong Cong Cv 10:1-8, Chúa ban cho Cọtnây một khải tượng trong đó Ngài
bảo ông hãy mời Phierơ đến nói chuyện với mình. Chúa cũng làm việc với
Phierơ bằng cách ban cho ông một khải tượng về việc gồm cả dân ngoại vào
trong nước Chúa. Cả hai đều được Chúa thăm viếng một cách riêng biệt, và
sau đó họ được đưa đến gặp nhau. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đối với
việc mở rộng của Cơ đốc giáo. Dân ngoại đã được kể vào cung ứng cứu rỗi
của Chúa. Để những Cơ đốc nhân người Do Thái tin điều đó, phải có sự chỉ
dẫn như Chúa đã ban.
Đây là những thời điểm quan trọng trong lịch sử của dân Chúa và công việc
Ngài. Sự khẳng định kép không phải là một vấn đề dễ nhận biết. Cũng
không phải là sự chỉ dẫn bình thường Chúa dùng cho đại đa số các quyết
định, nhưng người lãnh đạo đối mặt với một quyết định quan trọng có thể
xin Chúa ban sự khẳng định kép.
Sự Chuẩn Bị Tiêu Cực
Tôi hơi ngần ngại khi đưa ra quá trình tôi luyện kế tiếp liên quan đến sự chỉ
dẫn này bởi vì nó gợi lên khả năng tránh né đối với những người ở vào
những tình huống họ không thích. Nhưng tôi đã chứng kiến điều đó trong
đời sống của nhiều người lãnh đạo và cảm thấy cần phải nhắc đến, mặc dầu
nó có thể bị diễn dịch sai và lạm dụng.4
Người ta nói rằng dường như cỏ luôn luôn xanh hơn ở bên ngoài hàng rào,
thật ra, thật ra, cỏ vàng ở cả hai bên hàng rào. Sự chuẩn bị tiêu cực thường
được thấy, đặc biệt trong các thời điểm biên, giữa các giai đoạn phát triển.
Chúa thường chuẩn bị một người để chấp nhận các bước chỉ dẫn kế tiếp
bằng cách trước hết để người ấy kinh qua những kinh nghiệm tiêu cực trong
giai đoạn phát triển hiện tại của họ. Những kinh nghiệm tiêu cực làm cho cỏ
trông xanh hơn, đem lại sự khuyến khích để tiếp tục tiến lên và tìm kiếm
điều tiếp theo Chúa dành cho. Nếu không có quá trình tiêu cực này, nhiều
người sẽ thỏa mãn để dừng lại (hoặc có thể rơi vào tình trạng bình ổn),
không tiếp tục phát triển, bành trướng và ý thức các bước kế tiếp của Chúa.
Sự chuẩn bị tiêu cực liên quan đến việc Chúa dùng các sự kiện, con người,
xung đột, sự bắt bớ, và những kinh nghiệm đặt trọng tâm vào những điều
tiêu cực, để giải phóng người ấy khỏi tình huống hiện tại mà bước vào giai
đoạn phát triển kế tiếp với mối quan tâm nhen lại sức sống. Sự chú trọng
không ở chỗ trốn tránh, mà nhằm vào sự giải phóng và bước chuẩn bị để tiếp
nhận một tình huống mới với sự từ bỏ mà nếu không có nó hẳn sẽ không đạt
đến mức đó.
Sự bắt bớ trước cuộc Xuất hành đã làm dân Ysơraên cởi mở trước vai trò
lãnh đạo và lời hứa giải phóng của Môise. Sau cuộc trốn thoát chớp nhoáng
khỏi Aicập, Kinh Thánh ký thuật rằng Đức Chúa Trời đã không đưa họ vào
ngay đất Philitin. Nếu làm như vậy, họ có thể muốn quay trở về Aicập khi
thấy các chiến trận ở trước mặt. Thay vào đó Ngài đã đưa họ băng qua
hoang mạc. Ở cuối cuộc hành trình dài và gian khổ này, dân Ysơraên đã
được chuẩn bị cho chiến trận (XuXh 13:17-18). Sau khi vật lộn với tình
trạng son sẻ, Anne sẵn sàng để dâng Samuên hầu việc Chúa, là phương tiện
để Chúa dấy lên một vị quan xét tiên tri trong giai đoạn lãnh đạo chuyển tiếp
sang thời kỳ Ysơraên có vua (I Samuên 1).
Sự chuẩn bị tiêu cực có thể gồm cả: những nan đề trong quan hệ hôn nhân,
khủng hoảng trong việc làm hay chức vụ, xung đột với những nhân sự Cơ
đốc khác, không thỏa lòng với đời sống bề trong của chính mình hoặc của
vai trò hiện tại, những khó khăn với con cái, những điều kiện sống khó khăn,
bệnh tật do các điều kiện về địa lý - khí hậu, sự cô lập, những hạn chế ngăn
trở sự phát triển của phạm vi ảnh hưởng.
Tôi xin nhấn mạnh điều tôi đã nói ở phần đầu của quá trình này. Điều này
không được dùng để thoát khỏi một tình huống dường như không dễ chịu
đối với bạn. Có thể Chúa muốn sử dụng tình huống ấy để làm trưởng thành
tâm tánh của bạn, như đã mô tả trong Gia Gc 1:2-4, đừng nhầm lẫn điều đó
với sự chuẩn bị tiêu cực qua đó Chúa muốn đưa bạn ra khỏi một tình huống
để giục bạn tiếp tục hướng đến điều gì đó mà nếu không xảy ra có thể bạn đã
không chọn.
Công Việc Của Xác Thịt
Học biết sự chỉ dẫn không phải là bài học chớp nhoáng. Điều này diễn ra
chậm chạp, nhờ kinh nghiệm nhiều quá trình tôi luyện qua một thời gian dài
gồm nhiều giai đoạn. Một trong những quá trình thường lập đi lập lại trong
người lãnh đạo mới nổi lên đó là công việc của xác thịt, cho chúng ta những
bài học về những gì chớ có làm trong tương lai. Khi đã kinh nghiệm quá
trình tôi luyện này nhiều lần, thậm chí rất nhiều lần, sẽ dẫn đến một sự hiểu
biết mà không thể học qua cách khác. Những người lãnh đạo mới nổi lên cần
phải học biết để phân biệt giữa đức tin ngạo mạn và lời của Chúa theo tình
huống mà trên đó đức tin có thể nương cậy.
Học biết phân biệt ý muốn Chúa có thể là một quá trình khó khăn trong
những thời điểm căng thẳng. Nhận thức sau đó có thể có giá trị khi Chúa dạy
chúng ta nhận biết sự chỉ dẫn và điều động của Ngài. Công việc của xác thịt
có thể được thấy rõ ràng nhất trong những lúc chúng ta đoán chừng sự chỉ
dẫn và đi trước Chúa. Điều này cũng xảy ra khi chúng ta có một phần sự chỉ
dẫn của Chúa chứ chưa phải là một bức tranh trọn vẹn (biết điều đó nhưng
không biết lúc nào hoặc làm như thế nào). Chúng ta thường ra sức giúp đỡ
Chúa giải quyết các sự việc.5
Công việc xác thịt chỉ đến những trường hợp trong đời sống của người lãnh
đạo khi mà sự chỉ dẫn được phỏng đoán và các quyết định được thực hiện
quá hấp tấp hoặc không có sự hiểu biết đúng đắn sự lựa chọn của Chúa.
Những quyết định như thế thường kéo theo sự điều khiển của con người, là
điều đem lại những hậu quả rắc rối về sau ảnh hưởng đến chức vụ và đời
sống một cách tiêu cực.
Sáng thế Ký 16 ký thuật một trường hợp công việc của xác thịt. Đức Chúa
Trời đã hứa cùng Ápraham và Sara rằng họ sẽ có một con trai và họ sẽ trở
thành tổ phụ của một dân tộc. Suốt hơn hai mươi năm, lời hứa này từ nơi
Chúa vẫn chưa ứng nghiệm. Thế rồi Sara thực hiện một kế hoạch. Bà đưa
con đòi Aicập của mình, là Aga, đến cùng Ápraham để sanh cho họ một đứa
con. Aga mang thai và đã sinh ra Íchmaên. Tập tục này, dầu được văn hóa
thời đó chấp nhận , không phải là kế hoạch của Chúa. Về sau, bằng chính
phương cách của Ngài, Đức Chúa Trời đã làm thành lời hứa. Những hậu quả
tiêu cực từ công việc của xác thịt này vẫn còn liên lụy đến chúng ta ngày
nay.
Một công việc khác của xác thịt đã để lại những rắc rối tương tự đó là câu
chuyện khi Giôsuê kết ước với dân Gabaôn (Giôsuê 9). Ông tưởng họ từ xa
đến, nhưng họ cố tình lừa dối ông dầu sống cách đó không xa. Có lẽ Giôsuê
lý luận: "Có hại gì nếu chúng ta ký một hòa ước với chúng? Chúng sống quá
xa nên không thể là một mối đe dọa cho chúng ta." Câu 14 chỉ rõ nguyên
nhân: "người Ysơraên... không cầu hỏi ĐỨC GIÊHÔVA." Dân Gabaôn đã ở
giữa vòng các bộ tộc mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Ysơraên phải tiêu
diệt.
Xem kỹ công việc xác thịt của Giôsuê, chúng ta thấy một số những bài học
ông đã học được khi hồi tưởng lại. Những công việc hằng ngày đầy những
điều không phải như ta tưởng. Cũng vậy, khi hăm hở đi theo Chúa, chúng ta
có thể thấy những sự xao lãng xảy ra là điều bình thường. Chúng ta không
thể đoán hiểu mọi tình huống nhưng phải đánh giá mỗi tình huống trong ánh
sáng sự chỉ dẫn rõ ràng mình phải theo.
Êxêchia vua Giuđa đã chiêu đãi một số các sứ giả đến từ Babylôn và cho họ
xem tất cả những của cải và những trang bị quân sự của ông (Êsai 39). Đây
dường như là một việc tự nhiên, nhưng về sau Êsai đã quở trách Êxêchia
(câu 5 - 8) với lời đến từ Đức Giêhôva lên án hành động dường như vô tội
này. Lời tiên tri đã báo trước một thời kỳ tai họa trong tương lai. Những sự
việc hàng ngày có thể dẫn đến các công việc của xác thịt nếu như chúng ta
không tỉnh thức và phân định các hành động của mình. Những quyết định
dường như nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày có thể ảnh hưởng đến những
kết quả lớn. Lòng kiêu hãnh (muốn bày tỏ những thành công của mình, khoe
khoang những sở hữu của chúng ta, v.v...) có thể dẫn đến những hành động
xác thịt.
Suy gẫm về quá trình tôi luyện liên quan đến hành động xác thịt không phải
là một sự thực hành bằng lối nghĩ tiêu cực. Đó là một thủ tục thông qua đó
Chúa có thể mài dũa những kỹ năng phân biệt của chúng ta và làm vững
mạnh khả năng nhận biết sự chỉ dẫn cuả Ngài. Khi chúng ta suy gẫm về
những trường hợp chỉ dẫn, của chúng ta và của người khác, chúng ta phải
tìm kiếm những bài học về cách Chúa chỉ dẫn, hầu cho trong tương lai
chúng ta có thể phân biệt được sự chỉ dẫn của Ngài cách rõ ràng hơn.
Tôi xin tóm tắt những bài học mà cho đến nay tôi đã nhận biết qua công việc
của xác thịt. Điều gì, khi nào, và cách nào là những phương diện quan trọng
của sự chỉ dẫn. Biết chắc điều này mà không biết chắc những điều khác
thường dẫn đến sự đoán chừng về những điều khác và dẫn đến hành động
xác thịt. Đức tin đoán chừng cho rằng Đức Chúa Trời sẽ làm điều Ngài
không truyền đạt và có thể dẫn đến hành động xác thịt. Trong những quyết
định quan trọng, hành động mà không hỏi ý kiến Chúa thường dẫn đến hành
động xác thịt. Không hành động hoặc lựa chọn phương cách của con người
thay vì làm điều Chúa đã tỏ rõ, cũng là những hành động của xác thịt.
Sự Khẳng Định Của Chúa
Có ít nhất ba lần trong chức vụ của Đức Chúa Jesus chúng ta quan sát thấy
sự khẳng định của Đức Chúa Cha. Mat Mt 3:17 mô tả sự ngự xuống của Đức
Thánh Linh trong hình dạng chim bồ câu và tiếng phán chấp thuận Chúa
Jêsus. Một tiếng phán tương tự, là sự khẳng định của Chúa cũng xảy ra trên
núi hóa hình (17:5). GiGa 12:27-28 ký thuật một lần nữa sự khẳng định của
Chúa qua hình thức tiếng phán từ trời, vì cớ ích lợi của các môn đồ cũng như
cho Chúa Jêsus.
Trong cuộc đời chức vụ, sẽ có những thời điểm mà người lãnh đạo cần
những sự tái quả quyết từ nơi Chúa và chức vụ ấy là phù hợp và xứng đáng,
và rằng đời sống của người ấy thật sự quan trọng đối với các mục tiêu của
Đức Chúa Trời. Sự tái khẳng định này - thường cần thiết cho tấm lòng bề
trong - sẽ truyền sức sống mới cho người lãnh đạo. Có khi, sự khẳng định
này được ban cho từ bên ngoài như là sự xác nhận đối với những người đi
theo,cho thấy người lãnh đạo ấy thật sự có thẩm quyền thuộc linh. Quá trình
mô tả sự hài lòng đặc biệt từ nơi Chúa được gọi là sự khẳng định của Chúa.
Điều này được liên kết chặt chẽ với thẩm quyền thuộc linh. Đó là vấn đề về
sự chỉ dẫn, bởi vì không có sự rờ đụng đặc biệt này của Chúa nhiều người
lãnh đạo sẽ có khuynh hướng bỏ cuộc. Nhưng với nó, sẽ có sức sống mới và
một cảm nhận để cứ tiếp tục cho được đẹp lòng Chúa.
Sự khẳng định của Chúa là một loại kinh nghiệm đặc biệt qua đó Chúa ban
cho người lãnh đạo lời tán thành, hầu cho người ấy có một cảm nhận được
làm tươi mới về mục đích tốt nhất và lòng khao khát được tươi mới để tiếp
tục hầu việc Chúa.
Vào thời điểm Chúa kêu gọi Ápraham (SaSt 12:1-3) và suốt hai mươi lăm
năm kế tiếp, Ngài đã ban những lời khẳng định dành cho Ápraham theo định
kỳ. Một kinh nghiệm quan trọng đó là một khải tượng mang tính biểu tượng
đã làm tươi mới lại mục đích của Ápraham (Sáng thế Ký 15). Khải tượng
này cũng tiết lộ một lẽ thật quan trọng về giao ước đơn phương được lập
giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, có tầm quan trọng đời đời đối với
dòng dõi của Ápraham.6
ISa1Sm 12:13-19 minh họa sự khẳng định của Chúa về chức vụ của Samuên
với trọng tâm nằm ở bên ngoài. Lời cầu nguyện của Samuên xin mưa giữa
mùa khô hạn đã được Chúa nhậm. Dân sự đã thấy rằng Samuên có thẩm
quyền thuộc linh; Đức Chúa Trời ở cùng ông.
Những lời khẳng định của Chúa thường đến qua sự sắp xếp tối thượng về
các tình huống, một tiếng phán từ trong lòng hoặc một sự mặc khải trực tiếp
khác, một giấc chiêm bao, một khải tượng, một sự thăm viếng của thiên sứ,
một lời tiên tri, một phép lạ, hoặc nhận biết sự ban phước của Chúa trên đời
sống khi được nghiệm thử bởi lời chứng bên ngoài (Giôsép trong SaSt 39:2-
3, 21-23). Chỉ dẫn để tiếp tục làm điều chúng ta đang làm có thể thường đến
qua hình thức của sự khẳng định của Chúa. Người lãnh đạo cần phải nhận
biết hình thức chỉ dẫn này và nhận biết có nhiều cách qua đó Chúa ban cho.
CÁC QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN BAO GỒM NHIỀU GIAI ĐOẠN LINH
TINH
Có những quá trình tôi luyện khác có thể xảy ra ở một số các giai đoạn phát
triển khác nhau. Các quá trình tôi luyện pha tạp này diễn ra liên kết với các
quá trình tôi luyện khác để làm trọn hoặc bổ sung sức mạnh của chúng. Tất
cả những vấn đề linh tinh này được thảo luận ở đây thường diễn ra cùng với
vấn đề chỉ dẫn để tăng cường sự chỉ dẫn, nhưng làm nhiều hơn quá trình chỉ
dẫn. Chúng đem lại sự khuấy động để tăng trưởng đời sống bề trong và chức
vụ hầu việc để dùng cho các nhóm đang được hướng dẫn. Hai vấn đề đầu, là
những vấn đề về sách vở và lời nói, thường là những kinh nghiệm tích cực.
Hai điều sau, những khủng hoảng và các quá trình xung đột, có liên quan với
nhau và thường là những kinh nghiệm tiêu cực, mặc dầu các bài học tích cực
phải được học từ đó.
Về Sách vở
Trong khi đọc tiểu sử của Jim Elliot, tôi để ý thể nào ông đã được ích lợi
nhiều qua việc đọc những gì người khác đã viết. Một tác giả ảnh hưởng sâu
đậm đến ông là Amy Carmichael, nhà truyền giáo cho Ấn độ suốt năm mươi
lăm năm. Tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của bà và thấy rằng tiểu sử của bà
tiết lộ điều tương tự. Bà đã trích dẫn tên của nhiều người đã từng giúp đỡ bà.
Tôi bắt đầu tìm kiếm sự học tập có sức lan truyền này qua đời sống của
những người khác. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng đã được người khác biết
đến một cách rộng rãi và chúng ta được trợ giúp rất nhiều bởi kinh nghiệm
của những người khác được ký thuật qua các tiểu sử và các sách vở khác.
Quá trình tôi luyện liên quan đến sách vở chỉ đến phương tiện Chúa dùng để
dạy những người lãnh đạo các bài học dành cho chính đời sống họ thông qua
những gì người khác viết lại. Khả năng học tập cho chính mình từ các bài
học được tìm thấy qua đời sống của người khác là sự học hỏi có sức lan
truyền. Tôi cảm tạ Chúa vì được xuất thân từ một gia đình việc đọc sách
được chú trọng. Khi còn bé, mẹ tôi thường đọc Truyện tích Kinh Thánh của
Egermeier vào mỗi buổi chiều khi chúng tôi ngủ dậy. Tôi còn nhớ rõ khi mẹ
đưa tôi đến thư viện công cộng và giúp tôi có được chiếc thẻ thư viện đầu
tiên. Tôi đã học biết để sớm yêu mến đọc sách, nhưng mãi về sau này tôi
mới biết được giá trị của nó khi thấy Chúa đã phán với tôi qua phương tiện
này. Chúa đã đại dụng phương tiện của sách vở trong đời sống của chính tôi.
Đầu năm 1964, tôi bắt đầu đọc tất cả những sách nói về Hội Truyền Giáo
Lục Địa Trung Hoa. Nhiều trong số đó là các sách tiểu sử. Tôi không thể nói
hết cho bạn thể nào Chúa đã sử dụng các sách ấy ích lợi ra sao trong đời
sống tôi. Tôi đã thấy trong cuốn Hudson Taylor’s Spiritual Secret (Bí Quyết
Thuộc Linh của Hudson Taylor ) một con người sẵn lòng làm theo lời của
Chúa và tin cậy Ngài. Những lời kêu gọi của đức tin mà Hudson Taylor đối
mặt đã chuẩn bị tôi để tiếp nhận những lời mời gọi đức tin cho chính mình.
Tôi có thể chỉ ra hằng trăm những vấn đề trong sách vở qua đó Chúa đã
phán với tôi. Hàng trăm các tiểu sử tôi đọc đã hình thành nền tảng nghiên
cứu các khuôn mẫu về sự nổi lên của tư cách lãnh đạo.
Ý định của quá trình tôi luyện về mặt sách vở là học các bài học Chúa muốn
dạy dỗ đời sống bề trong thông qua việc đọc và áp dụng vào đời sống và
chức vụ. Nhiều người lãnh đạo cao cấp được biết đến vì đã đọc rất nhiều và
vì khả năng áp dụng vào đời sống các bài học từ những gì họ đã đọc. Khả
năng thực hiện điều này thường rút ngắn những năm tháng mà hẳn phải mất
nếu học những bài học đó bằng kinh nghiệm cá nhân. Quá trình tôi luyện về
mặt sách vở thật phù hợp để bổ sung hầu như cho bất cứ công tác phát triển
nào thuộc Giai Đoạn II cho đến Giai Đoạn VI. Thông tin có sẵn trong các
sách vở Cơ đốc bàn đến toàn bộ phạm vi của các công tác phát triển. Tiểu sử
của những người lãnh đạo phải là một phần đều đặn trong chế độ đọc sách
báo hằng ngày của người ấy.
Lời Chúa
Trong Đaniên 9, chúng ta thấy Đaniên trong giai đoạn sau của sự phát triển
tư cách lãnh đạo. Ông đang nghiên cứu Giêrêmi 27 và 29. Hai đoạn này
thuật lại phần cuối của bảy mươi năm lưu đày, khi dân Ysơraên kêu cầu Đức
Chúa Trời và tìm kiếm Ngài. Nhờ đọc hai đoạn này Đaniên đã ăn năn, kiêng
ăn, cầu nguyện cho dân sự. Đức Giêhôva đã sai đến một thiên sứ với một
khải tượng đặc biệt mở rộng tầm nhìn của Đaniên và dẫn đến lời cầu nguyện
của ông. Điều này dẫn đến thách thức đức tin mà Đaniên đã chấp nhận. Sự
trả lời của Chúa vượt quá mong đợi của Đaniên.7
Chức vụ của Philíp đối với hoạn quan Êthiôbi đã làm thay đổi đời sống ông
mãi mãi (Công vụ 8). Vị hoạn qua này đang đọc Êsai 53 khi Philíp đến gần
và giải thích đoạn Kinh Thánh đó cho ông. Vị hoạn quan đã tin những gì
Philíp nói. Đức Chúa Trời đã phán qua đoạn Kinh Thánh đó, và vị hoạn
quan đã quy đạo.
Một đặc trưng chính yếu của người ãnh đạo là khả năng nhận lãnh lẽ thật từ
nơi Chúa. Điều này quan trọng trong việc xây dựng sức mạnh đặt nền tảng
cho thẩm quyền thuộc linh - ảnh hưởng quan trọng đối với một người lãnh
đạo tin kính. Đây cũng là một phần không thể thiếu được trong phương pháp
của người lãnh đạo để nhận được chỉ dẫn trong chức vụ hầu việc Chúa.
Những người lãnh đạo được Chúa đại dụng đều tỏ bày tình yêu đối với lẽ
thật. Họ nghiên cứu lời thành văn của Chúa để nuôi dưỡng chính linh hồn
mình, cũng như để giúp đỡ những người mà họ đang gây dựng. Họ nhanh
chóng nhận biết lẽ thật của Chúa trong đời sống hằng ngày. Họ học tập để
nghe được tiếng phán của Chúa thông qua chức vụ của người khác. Người ta
mong đợi Chúa phát triển người lãnh đạo trong khả năng của người ấy để
hiểu đúng lẽ thật, nuôi dưỡng thói quen nhận lãnh lẽ thật, và vâng theo lẽ
thật.
Quá trình tôi luyện của lời Chúa là trường hợp mà trong đó người lãnh đạo
nhận được lời từ Chúa ảnh hưởng đáng kể đến sự chỉ dẫn, sự cam kết, thực
hiện quyết định, hệ thống giá trị cá nhân, sự hình thành đời sống thuộc linh,
thẩm quyền thuộc linh, hoặc triết lý mục vụ của người lãnh đạo. Lời này
thay đổi theo mục đích chính của nó tùy thuộc vào giai đoạn lời ấy xảy đến.
Quá trình tôi luyện về lời xảy ra trước giai đoạn tăng trưởng đời sống bề
trong thiết lập các giá trị. Quá trình tôi luyện về lời trong giai đoạn Tăng
Trưởng Đời Sống Bề Trong sẽ là những thử nghiệm về lời và sẽ thử nghiệm
và hình thành tâm tánh. Trong giai đoạn Trưởng Thành Của Chức Vụ, quá
trình tôi luyện về lời sẽ được dùng để xây dựng thẩm quyền thuộc linh,
trưởng thành thuộc linh, mặc khải những động lực thuộc linh (như một phần
thực hành bình thường các ân tứ về lời), và để ảnh hưởng đến quyết định và
triết lý mục vụ; những vấn đề liên quan đến Lời Chúa được sử dụng xuyên
suốt các giai đoạn dành cho sự chỉ dẫn.
Các ân tứ về lời là những ân tứ được Chúa sử dụng cụ thể để mặc khải và
làm rõ những lẽ thật về chính Ngài và những mục đích của Ngài cũng như
để gây dựng người tin Chúa và ghi gắn sự trông cậy trong họ về công việc
của Chúa trong hiện tại và tương lai. Lãnh đạo là những người được ban cho
các ân tứ về lời nói. Sự dào luyện của Lời Chúa đi song song với những ân
tứ về lời. Người lãnh đạo có thể mong đợi để thấy rất nhiều quá trình tôi
luyện về lời suốt đời. Một dấu hiệu chính của người lãnh đạo rơi vào thời kỳ
bình ổn là các vấn đề về lời ít xảy ra.
Khủng Hoảng
Hai quá trình tiếp theo, khủng hoảng và xung đột, thường keó theo những
kinh nghiệm tiêu cực.8 Thật khó để nhận biết công việc của Chúa thông qua
các quá trình tôi luyện này. Chúa sẽ trau dồi tính nhạy bén đối với công việc
của Ngài trong những kinh nghiệm này nếu người lãnh đạo cho phép điều đó
và có tinh thần mềm mại.
Khủng hoảng đem đến những áp lực gia tăng do đe dọa mất mát (mạng
sống, của cải, hoặc lối sống), xung đột, nhu cầu thay đổi hiểu được, sự khổ
não bên trong, bệnh tật, sự bắt bớ, cần nhìn xem tâm tánh của Đức Chúa
Trời được minh chứng, hoặc cần có được sự chỉ dẫn của Chúa hoặc sự can
thiệp đặc biệt. Những tình huống loài người này thường được Chúa dùng để
thử nghiệm người lãnh đạo và để dạy người ấy lệ thuộc vào Chúa. Khủng
hoảng cũng dạy người lãnh đạo rằng Chúa là Đấng gặp gỡ người ấy trong
mọi từng trải quan trọng của đời sống bằng một giải pháp hoàn toàn phù hợp
cho người ấy.
Chính khả năng học biết các bài học tối thượng trong những sự kiện khủng
hoảng làm cho quá trình tôi luyện này quan trọng đối với việc hiểu cách một
người lãnh đạo nổi lên. Các bài học trong khủng hoảng sẽ chứng minh là hết
sức quý báu về sau trong giai đoạn Đồng Quy. Quá trình tôi luyện về sự
khủng hoảng là những tình huống áp lực căng thẳng đặc biệt trong đời sống
được Chúa sử dụng để thử nghiệm và dạy sự lệ thuộc vào Chúa. Phao lô
hiểu rõ ích lợi của loại tôi luyện này khi ông nói:
"Chúc tạ Đức Chúa Trời Cha Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, là Cha hay
thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong
mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi thì
chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp ." (IICo
2Cr 1:3-4, sự nhấn mạnh được thêm vào)
Về sau Phao lô đã viết về những trận đòn vọt, ném đá, bị bỏ mặc cho chết, bị
chìm tàu, gặp nước lũ, cũng như những sự tấn công từ những kẻ cướp. Hãy
xem IICo 2Cr 11:21-29 để có bản liệt kê và giải thích nhiều điều trong số
những khủng hoảng này.
Giép thê, một trong các quan xét ban đầu là người lãnh đạo trong khủng
hoảng. Trong Các Quan xét 10-11, quá trình tôi luyện liên quan đến khủng
hoảng của ông bao gồm: xung đột gia đình và sự tẩy chay, bị buộc phải sống
cô lập, sống sót trong một nhóm vũ trang không chính quy ở nước ngoài, sử
dụng sức mạnh của chức vụ, một cuộc đối đầu về sức mạnh, một cuộc kiểm
tra về tính ngay thẳng, và nội chiến. Những cuộc khủng hoảng trước giai
đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong, như đã được thấy trong ví dụ của
Giép thê, có thể phát triển tâm tánh bề trong, mạnh mẽ, độc lập và những gì
có thể được sử dụng trong các tình huống lãnh đạo mạnh mẽ. Các khủng
hoảng có thể đẩy một người đến gần Chúa hoặc kéo người ấy ra khỏi Ngài.
Điều này thường xuyên xảy ra trong hai giai đoạn đầu. Những khủng hoảng
trong giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ thường ảnh hưởng đến các giai đoạn
quan hệ và sự biện biệt và thường đẩy người lãnh đạo đang phát triển tiến
sâu hơn vào lòng của Chúa. Khủng hoảng thường xuyên là một quá trình tôi
luyện làm trưởng thành đời sống.
Xung Đột
Quá trình xung đột ảnh hưởng đến người lãnh đạo về mặt hình thành tâm
linh hoặc hình thành chức vụ. Sự hình thành đời sống tâm linh chỉ đến sự
phát triển đời sống bề trong của một con người. Sự hình thành của chức vụ
chỉ đến sự phát triển của người ấy trong chức vụ. Xung đột là hình thức mở
đầu của quá trình tôi luyện trong khủng hoảng. Khi điều đó xảy ra trong giai
đoạn Trưởng Thành Chức Vụ, chúng ta gọi đó là xung đột chức vụ, bởi vì
những bài học học được có thể ảnh hưởng đến sự hình thành chức vụ. Sự
nhấn mạnh ở đây là những bài học mà người lãnh đạo học được dầu chúng
có ảnh hưởng đến sự hình thành chức vụ hay đời sống tâm linh hay không.
Quá trình tôi luyện trong xung đột chỉ đến những trường hợp trong đời sống
của người lãnh đạo qua đó Chúa dùng sự xung đột, dầu cá nhân hay có liên
quan đến chức vụ, để phát triển người lãnh đạo trong sự lệ thuộc vào Chúa,
trong đức tin, và những hiểu biết có liên quan đến đời sống và chức vụ cá
nhân. Đời sống của tiên tri Giêrêmi đầy dẫy các quá trình xung đột, kể cả
xung đột trong chức vụ (các công tác hoặc nhiệm vụ được giao đa dạng
trong chức vụ và phản ứng đối với chức vụ của ông) và xung đột nói chung
(ảnh hưởng đến sự tự hình dung của ông thông qua sự bắt bớ).
Đa số các quá trình tôi luyện trong xung đột thường xảy đến kết hợp với các
quá trình khác và thường khuyến khích sự học tập. Một số những sự kết hợp
quan trọng của quá trình xung đột là với bất cứ điều nào sau đây: tôi luyện
các kỹ năng trong chức vụ hoặc sự thách thức của chức vụ, thách thức của
đức tin hoặc những hiểu biết về thẩm quyền, những hiểu biết về cơ cấu hoặc
phản ứng dữ dội đối với người lãnh đạo, sự cô độc, hoặc những vấn đề về sự
chỉ dẫn. Những điều học được có thể bao gồm: bản chất xung đột, những
cách giải quyết hoặc tránh xung đột, những cách để sử dụng xung đột cách
sáng tạo, cách để nhận biết xung đột kèm theo sự xử lý của Chúa, và làm thế
nào để coi xung đột như một sự kích thích quá trình tôi luyện khác. Sự nhấn
mạnh không nên chỉ nhằm vào những hiểu biết học được về xung đột, mà
còn phải nhằm vào sự phát triển có ý định do Chúa điều động trong những
tình huống xung đột ấy.
Tóm Tắt
Trước chương này tôi đã bàn về từng giai đoạn tôi luyện và lưu ý những quá
trình tôi luyện xảy ra trong giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong và
giai đoạn Trưởng Thành Chức Vụ. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ trở lại với
khuôn mẫu ấy và thảo luận các quá trình tôi luyện diễn ra trong giai đoạn
Trưởng Thành Đời Sống. Tôi đã làm gián đoạn khuôn mẫu thảo luận bởi quá
trình tôi luyện liên quan đến sự hướng dẫn và các quá trình pha tạp liên quan
rất nhiều đến sự trưởng thành của đời sống. Tôi cảm thấy sẽ dễ hơn để thảo
luận giai đoạn ấy nếu bạn đã biết về các quá trình tôi luyện nhiều- giai đoạn
quan trọng này.
Các Nan Đề, Các Khuôn Mẫu, Và Các Nguyên Tắc
Quá trình tôi luyện liên quan đến công việc của xác thịt chỉ ra một nan đề về
sự chỉ dẫn cơ bản thường thấy nơi những người lãnh đạo mới. Tôi gọi đó là
nan đề về sự kiên nhẫn. Người lãnh đạo có khuynh hướng đi trước trong
những quyết định quan trọng, trước khi nhận được lời chỉ dẫn chắc chắn .
Lời chắc chắn thường là sự chỉ dẫn tối thượng, đã được hiểu rõ như là một
quá trình tôi luyện liên quan đến sự khẳng định kép hoặc một sự ý thức áp
đảo hoặc những vấn đề chỉ dẫn thường xuyên. Thật khó để chờ đợi lời Chúa
khi có những áp lực trước một quyết định quan trọng. Đôi khi người lãnh
đạo cảm thấy điều gì đó, có thể là bất cứ điều gì đó cũng còn tốt hơn là chờ
đợi.
Một đường lối chỉ đạo tôi dùng và thấy nơi đời sống của những người khác
đó là sự chỉ dẫn của Chúa để thực hiện một thay đổi quan trọng trong một
tình huống phải rõ ràng y như chỉ dẫn của Ngài đã dẫn vào tình huống ấy.
Việc chờ đợi Chúa thật khó khăn. Hơn nữa càng chờ đợi lâu thì những sự
chọn lựa bạn có thể có càng ít đi. Chờ đợi có những rắc rối của nó, tôi có thể
cảm thông với những người muốn đi trước để hành động, nhưng quá trình
tôi luyện liên quan đến công việc của xác thịt đã tỏ rõ rằng điều gì, khi nào ,
và làm như thế nào , tất cả đều cần thiết.
Người lãnh đạo tỏ ra thiếu quân bình bằng cách hành động theo sự hiểu biết
một phần, để cho hoàn cảnh điều khiển, hoặc do không tiếp nhận cân đối
những chỉ dẫn đa dạng. Thông thường, những quyết định quan trọng sẽ
chứng kiến sự đồng quy của tiếng phán Chúa trong lòng (những mong muốn
về mặt tình cảm), tiếng Chúa trong các tình huống (những yếu tố Chúa đem
đến), tiếng Chúa trong hội thánh (sự khẳng định từ những Cơ đốc nhân bạn
hữu đã trưởng thành trong một tập thể địa phương chúng ta tham dự), và
tiếng Chúa qua lời Ngài. Chính sự quân bằng về các yếu tố này cho phép
chúng ta tiến lên với sự chắc chắn. Tất nhiên, một quá trình tôi luyện có liên
quan đến sự chỉ dẫn tối thượng áp đảo - như là quá trình khẳng định kép
không cần thắc mắc - thôi thì cũng đủ để thực hiện một quyết định quan
trọng, nhưng có sự an toàn trong sự khẳng định quân bằng. Vấn đề này có
thể được phát biểu như sau: Người lãnh đạo thường tiến hành các quyết định
mà không có một nhóm các yếu tố chỉ dẫn quân bằng .
Hai khuôn mẫu về sự chỉ dẫn đáng lưu ý:
Người lãnh đạo học tập thông qua quá trình chỉ dẫn để kinh nghiệm sự
hướng dẫn của Chúa dành cho đời sống cá nhân mình , sau đó sẽ xây dựng
lòng tự tin để phân biệt sự chỉ dẫn dành cho các nhóm mình dẫn dắt .
Người lãnh đạo phải học tập để nhận sự chỉ dẫn từ nơi Chúa nếu họ phải
hướng dẫn các nhóm theo các mục tiêu của Chúa. Người lãnh đạo trước hết
phải học nhận biết tiếng phán của Chúa trong sự chỉ dẫn riêng. Đây là một
bước tiến đến việc học tập để nhận biết sự chỉ dẫn cho những tình huống
chức vụ trong đó người lãnh đạo được đặt vào.
Chúa sẽ khẳng định lẽ thật quan trọng trên đó người lãnh đạo hành động từ
hơn một nguồn phương tiện để ban cho sự tin cậy đối với tư cách lãnh đạo .
Quá trình về sự chỉ dẫn liên quan đến lời khẳng định kép là một trường hợp
đặc biệt của khuôn mẫu Kinh Thánh bền vững lâu dài này. Xem xét các sự
kiện suốt Kinh Thánh nhiều lần chỉ rõ khuôn mẫu được nhấn mạnh này.
Khái niệm của khuôn mẫu này cũng có sự ứng dụng rộng lớn hơn. Những
người lãnh đạo có các ân tứ thuộc linh nhất định cần lưu ý đặc biệt điều này .
Một số các ân tứ thuộc linh cần sự thận trọng đến bởi việc sử dụng sự khẳng
định kép. Tư cách sứ đồ, lời hiểu biết, lời khôn ngoan, ơn phân biệt các thần,
tiếng lạ, và lời tiên tri phục vụ như là các nguồn phương tiện thông qua đó lẽ
thật đến. Để được tin cậy, cần đứng bên ngoài hoặc nhiều sự khẳng định khi
ân tứ ấy mặc khải lẽ thật từ nơi Chúa ảnh hưởng đến đời sống của những
người khác. Tiên đề này thường xuyên bị những người lãnh đạo mạnh mẽ có
các ân tứ đó lạm dụng.
Tôi sẽ liệt kê một số nguyên tắc mà nhiều người lãnh đạo khác nhau thấy ích
lợi liên quan đến sự chỉ dẫn. Một số là những gợi ý đưa ra tầm nhìn. Những
nguyên tắc khác mang tính khuyên bảo.
1. Chỉ dẫn cơ bản thường đến thông qua lối sống hằng ngày với Chúa kéo
theo quá trình tôi luyện về lời, quá trình thuận phục, nhận biết tiếng phán
của Chúa trong các tình huống, và tiếng phán của Chúa thông qua sự xác
quyết trong lòng của Đức Thánh Linh. Đó là nguyên tắc chung của sự chỉ
dẫn.
2. Những người lãnh đạo mới nổi lên có thể mong đợi để gặp gỡ những nhà
cố vấn rất sớm và được họ giúp đỡ đáng kể trong sự phát triển ban đầu.
3. Sự chỉ dẫn lạ lùng là một ngoại lệ đối với nguyên tắc số 1 và đến vì những
quyết định quan trọng. Những quyết định quan trọng như thế đòi hỏi sự chỉ
dẫn chắc chắn. Sự khẳng định kép, các mối tiếp xúc của Chúa, và các hình
thức khác của sự can thiệp tối thượng trực tiếp có thể được mong đợi trong
những tình huống này.
4. Những người lãnh đạo trưởng thành có thể mong đợi để được sử dụng
như là những mối tiếp xúc của Chúa và là những người cố vấn.
Rất khó khái quát các quá trình tôi luyện pha tạp. Nhưng năm quy tắc sau
đây được chứng minh là những gợi ý và khuyên bảo hữu ích :
1. Biết đọc biết viết không phải là một yêu cầu đối với đời sống thuộc linh
(việc nhấn mạnh quá trình tôi luyện về mặt sách vở dường như cho thấy điều
này). Nhưng trong các quốc gia có sẵn các nguồn phương tiện về sách vở,
Chúa thường đại dụng chúng để tăng tốc sự phát triển của những người lãnh
đạo mới xuất hiện. Vì vậy người lãnh đạo mới xuất hiện nên trau dồi kỹ
năng đọc và mong Chúa gặp gỡ mình qua những cách lạ lùng nhờ đọc sách.
2. Các tiểu sử bày tỏ sự đào luyện của Chúa dành cho những người lãnh đạo
là một nguồn phương tiện chính yếu đối với quá trình đào luyện liên quan
đến sách vở.
3. Quá trình tôi luyện bằng lời kém thường xuyên (nếu không nói là không
có) với những người lãnh đạo rơi vào giai đoạn bình ổn.
4. Khủng hoảng và xung đột thường xảy ra kết hợp với một số quá trình tôi
luyện khác và làm dấu hiệu để nhấn mạnh tầm quan trọng của những quá
trình tôi luyện khác.
5. Các quá trình tôi luyện về khủng hoảng và xung đột đem lại sự đào luyện
nhanh chóng để thử nghiệm sự trưởng thành về mặt định hình tâm linh lẫn
sự định hình chức vụ.
Người ta học được nhiều trong khoảng thời gian tương đối ngắn với các quá
trình tôi luyện này hơn là một thời gian dài với các quá trình tôi luyện ít áp
lực hơn.
CÒN BẠN THÌ SAO ?
1. Tìm một mối nối của Chúa trong chính kinh nghiệm của bạn. Những chức
năng nào sau đây mà mối nối thiên thượng ấy đã làm được?
Khẳng định tiềm năng của tư cách lãnh đạo
Khuyến khích tiềm năng của tư cách lãnh đạo
Ban sự chỉ dẫn về một vấn đề đặt biệt
Ban cho những hiểu biết mở rộng tầm nhìn của người lãnh đạo
Mời gọi người lãnh đạo gần Chúa hơn
Mở một cánh cửa đối với cơ hội hầu việc Ngài
2. Tôi rất thận trọng về vấn đề chuẩn bị tiêu cực. Theo bạn, vì sao tôi làm
điều đó? Hãy bày tỏ bằng lời lẽ của bạn nan đề của việc sử dụng một mình
quá trình tôi luyện này không kèm theo sự khẳng định từ các yếu tố chỉ dẫn
quân bình khác. Nếu bạn không rõ về vấn đề này, hãy nói chuyện với một
người lãnh đạo kinh nghiệm và để người ấy suy gẫm về các bài học người ấy
đã học được thông qua những thời điểm có sự tôi luyện tiêu cực.
3. Xem như bạn có thể tìm ra một quá trình tôi luyện về lời từ kinh nghiệm
của mình đối với mỗi một phương diện khác nhau đã được đề cập trong sự
định nghĩa của quá trình tôi luyện về lời. Xác định xem sự tôi luyện nào đã
ảnh hưởng đáng kể đến
· chỉ dẫn của bạn
· cam kết của bạn với Chúa
· tư cách lãnh đạo của bạn
· việc thực hiện quyết định của bạn
· hệ thống giá trị cá nhân của bạn
· sự hình thành đời thuộc linh của bạn
· thẩm quyền thuộc linh của bạn
· triết lý mục vụ của bạn
· Người lãnh đạo đang tăng trưởng sẽ tiếp tục thấy quá trình tôi luyện về lời
trong nhiều phạm trù ấy.
4. Hãy phỏng vấn một người lãnh đạo Cơ đốc trưởng thành về quá trình tôi
luyện về lời nói chung. Tìm cách nhận biết một số những minh họa quan
trọng trong sự phát triển tư cách lãnh đạo của người ấy. Tìm ra những phạm
trù tác động như đã được liệt kê ở câu 3. Lưu ý một trong những quá trình
tôi luyện này và mô tả sự kiện đó, nguồn gốc của quá trình tôi luyện về lời,
chức năng đã tác động, và những kết quả. Bạn sẽ thấy sự thực hành này rất
bổ ích cho bạn. Điều đó sẽ tạo ra trong bạn một ý thức về sự mong đợi cho
chính đời sống mình liên quan đến quá trình tôi luyện về lời.
5. Theo Gia Gc 1:2-4, điều quan trọng nào Chúa muốn thực hiện trong người
lãnh đạo qua một khủng hoảng?
6. Phao lô gợi ý trong IICo 2Cr 1:3-4 và IITi 2Tm 3:10-11 cách Chúa dùng
quá trình tôi luyện khủng hoảng trong đời sống của một người lãnh đạo.
Những nguyên tắc gì liên quan đến sự khủng hoảng bạn thấy được qua các
câu này?
Các Bài Học Sâu Nhiệm:
Quá Trình Trưởng Thành Đời Sống
Thách Thức/ Nan Đề : Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, hầu cho học
theo luật lệ của Chúa (Thi Tv 119:71).
Hỡi gió Bắc, hãy nổi dậy, hỡi gió Nam, hãy thổi đến, hãy thổi trong vườn
tôi, hầu cho các mùi thơm nó bay ra (Nha Dc 4:16).
Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, là Cha hay
thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, Ngài yên ủi chúng tôi trong
mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì
chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp (IICo
2Cr 1:3-4).
Watchman Nee đã dâng mình trọn vẹn cho Chúa để được Ngài dùng trong
sự hầu việc. Tuy nhiên ông đã bị chẩn đoán mắc lao. Ông ngày càng yếu
hơn. Nghỉ khỏi chức vụ trong một khí hậu tốt hơn dường như chỉ là giải
pháp tạm thời. Đó là điều tốt nhất ông có thể làm. Ông đã bị cô lập. Ông ở
một mình với Chúa. Vì sao điều này lại xảy đến với ông?
Ông quyết định phải nhận được điều tốt nhất từ hoàn cảnh đó. Trong những
tháng dài cô lập, ông suy nghĩ nghiêm túc về cách Chúa phát triển đời sống
tâm linh trong người nhân sự Cơ đốc và đã viết một quyển sách chi tiết về
những gì ông tìm được. Ông đã khám phá rằng một phần sự phát triển của
đời sống tâm linh bao gồm những gì xảy đến khi người ấy đối mặt với sự cô
độc. Ông đến chỗ nhìn thấy đây là một thời gian đặc biệt để có sự tăng
trưởng sâu nhiệm bề trong, mà Chúa hoạch định cho ông. Ông đã được Chúa
biệt riêng, và ông nhận ra điều đó. Watchman Nee đã được chữa lành (một
hành động của đức tin bắt đầu sự chữa lành) khỏi bệnh lao và đã tiếp tục
chức vụ. Kết thúc hẳn đã khác đi. Thật vậy suốt đời mình Watchman Nee đã
đối mặt với những thời điểm cô độc nhiều lần do xung đột của chức vụ, bệnh
tật, sự kỷ luật, và sự bắt bớ. Ông đã nhìn thấy bàn tay của Chúa uốn nắn ông
thông qua những kinh nghiệm ấy. Thái độ này phải được những người lãnh
đạo ngày nay học theo . Những người lãnh đạo đối mặt với các tình huống
bất ngờ liên quan đến bệnh tật, khủng hoảng và xung đột. Ít người nhìn thấy
các thời điểm này như là một phần trong sự đào luyện cần thiết cho chức vụ
hiệu quả. Có thể bạn đang đối mặt với một thời điểm căng thẳng bất thường
trong tư cách lãnh đạo của mình. Bạn sẽ nhận lãnh điều đang xảy đến cho
bạn như thế nào? Bất cứ người lãnh đạo nào phải hiểu những thời điểm này
ra sao? Chúng có được đánh giá như là sự phát triển tư cách lãnh đạo
không? Tôi tin rằng những kinh nghiệm này được Chúa sử dụng để làm sâu
nhiệm tâm tánh. Tiền đề này nhấn mạnh suy nghĩ của tôi và xuất phát từ
quan sát lịch sử đời sống của nhiều nhà lãnh đạo.
Chức Vụ Ra Từ Con Người.
Suốt cuộc đời người lãnh đạo, Chúa làm việc để làm sâu nhiệm tâm tánh
cũng như để phát triển những kỹ năng của chức vụ. Trước đó, bàn đến sự
chuyển tiếp để bước vào chức vụ, tôi đã chỉ ra cách Chúa hành động trên sự
phát triển cơ bản của tâm tánh (chủ yếu là sự ngay thẳng) thông qua những
thử nghiệm về sự ngay thẳng, về sự thuận phục, và những thử nghiệm về lời.
Chúa đem lại sự trung tín thông qua những công tác chức vụ và những công
việc được giao ban đầu. Nguyên tắc "nhỏ-lớn của LuLc 16:10" mô tả kết quả
của sự trung tín. Ngay thẳng và trung thành là nền tảng đối với tư cách lãnh
đạo. Nhưng chúng chỉ là bước đầu.
Chúa không ngừng làm việc với tâm tánh sau khi đã đưa ai đó vào vai trò
lãnh đạo. Chúa tiếp tục uốn nắn tâm tánh thông qua chức vụ của người lãnh
đạo. Sự phát triển này không nhắm vào sự thử nghiệm để bước vào chức vụ,
nhưng vào mối quan hệ với Chúa. Các phẩm chất của tình yêu, lòng thương
xót, sự cảm thương, ơn phân biệt, và những tâm tánh khác được làm cho sâu
nhiệm. Những phẩm tánh này phân biệt giữa một người lãnh đạo thành công
với một người lãnh đạo trưởng thành thành công. Điều này làm sâu nhiệm
tâm tánh và sâu nhiệm mối tương giao của người lãnh đạo với Chúa tuôn
tràn trong chính chức vụ. Một người lãnh đạo đã học được những bài học
quan trọng về sự trưởng thành sẽ hầu việc Chúa với một mức độ thẩm quyền
thuộc linh mới. Bạn có muốn loại mục vụ này không? Vậy bạn cần cởi mở
đối với phương tiện của Chúa để phát triển bạn cho mục vụ ấy.
Chúa dùng một nhóm những quá trình tôi luyện để phát triển tâm tánh, đó là
cụm trưởng thành.1 Chương này mô tả ba trong số các quá trình tôi luyện
phổ biến nhất từ nhóm này - sự cô độc, xung đột và khủng hoảng - cùng với
hai khuôn mẫu trưởng thành được tìm thấy trong nhiều đời sống.
Những bài học chính của chương này là:
· Chức vụ trưởng thành ra từ một tâm tánh trưởng thành.
· Tâm tánh trưởng thành có được qua sự sự đào luyện khó khăn.
· Nhiều người lãnh đạo kinh qua quá trình ấy mà không nhận biết những ích
lợi của nó.
· Thẩm quyền thuộc linh không phải là mục tiêu mà là một sản phẩm phụ.
Khuôn Mẫu Đánh Giá Bởi Suy Gẫm
Lãnh đạo thường là những người bận rộn. Họ luôn bận rộn với nhiều
phương diện của đời sống và chức vụ. Họ thường không lưu ý mình không
đang tăng trưởng, đặc biệt là trong sự hình thành thuộc linh. Đức Chúa Trời
thường phải xen vào đời sống của người lãnh đạo ở điểm này. Một khuôn
mẫu có thể được nhận biết, như được trình bày trong biểu đồ 7 -1 ở trang
sau.
1. Chúa chủ động một quá trình tôi luyện căng thẳng để giành được sự lưu ý
của người lãnh đạo.
2. Người lãnh đạo buộc phải suy nghĩ nghiêm túc về chức vụ, đời sống và
thực tại tốt nhất.
3. Người lãnh đạo thực hiện một sự đánh giá dẫn đến lối suy nghĩ định hình
và sự cam kết đối những tiêu chuẩn tăng trưởng học biết được trong quá
trình này.
4. Người lãnh đạo kinh nghiệm một sự khẳng định được làm mới lại để biết
Chúa cách sâu nhiệm hơn.
5. Chúa ban phước cho sự cam kết và sự khẳng quyết được làm mới lại bằng
cách làm sâu nhiệm mối tương giao giữa chính Ngài với người lãnh đạo.
Biểu đồ 7-1 Khuôn Mẫu Đánh Giá Suy Gẫm - Năm Giai Đoạn
Nếu một người lãnh đạo không chịu nhìn nhận bàn tay của Chúa trong quá
trình tôi luyện căng thẳng này, thay vào đó, đỗ lỗi cho hoàn cảnh hoặc con
người, hoặc biện minh khỏi quá trình này, thì khuôn mẫu này có thể không
phát triển. Mục đích của chương này chính là để thức tỉnh bạn đối với khuôn
mẫu này, hầu cho bạn có thể sẵn sàng hơn nữa để được ích từ đó chứ không
chỉ đi qua quá trình đó.
Khuôn Mẫu Phát Triển Hướng Lên Trên
Khuôn mẫu phát triển hướng lên trên xảy ra suốt đời sống người lãnh đạo.
Đó là một sự tăng trưởng theo hình trôn ốc bên trong con người và trong
công việc. Trong mỗi chu trình về con người đều có sự sâu nhiệm ngày càng
gia tăng để kinh nghiệm và nhận biết Chúa; và trong mỗi chu trình về công
việc đều có một sự gia tăng độ sâu của sự hầu việc Chúa cách hiệu quả. Kết
quả cuối cùng của khuôn mẫu phát triển hướng lên trên là sự hợp nhất giữa
con người và công việc. Một cách mô tả điển hình khuôn mẫu này có thể là:
1. Con người - sự quy đạo hoặc ý thức, biết về sự cứu rỗi.
2. Công việc - cam kết đối với tư cách lãnh đạo.
3. Con người - tăng trưởng đời sống bên trong.
4. Công việc - phát triển và sử dụng những kỹ năng của chức vụ.
5. Con người - triết lý mục vụ trở thành triết lý đặt nền tảng trên sự sống -
(thực tại của GiGa 15:5)
6. Đời sống hiệp nhất (sự kết hợp giữa con người và công việc).2
Những ví dụ khác về con người và công việc trong khuôn mẫu phát triển
hướng lên trên có thể được đưa ra. Nhưng ý tưởng cơ bản đó là sự tăng
trưởng trong con người dẫn đến một mức công việc cao hơn, và rồi sẽ đem
lại một nhu cầu cho sự trưởng thành ngày càng gia tăng trong con người, và
vân vân... Các giai đoạn 5 và 6 không đến nhanh chóng. Thời gian là điều
phải có. Miles Stanford đã chỉ ra điều này trong khi bàn về quá trình trưởng
thành của một số đông những anh hùng thuộc linh trong những năm qua.
Chúng ta có thể xem xét một số những tên tuổi quen thuộc trong số những
Cơ đốc nhân mà Chúa rõ ràng đã đưa đến chỗ trưởng thành và sử dụng cho
sự vinh hiển của Ngài - như Pierson, Chapman, Tauler, Moody, Goforth,
Mueller, Taylor, Watt, Trumbull, Meyer, Murray, Havergal, Guyon, Mabie,
Gordon, Hyde, Mantle, McCheyne, McConkey, Deck, Paxson, Stoney,
Saphir, Carmichael, và Hopkins. Thời gian trung bình của những người này
là mười lăm năm sau khi bước vào sự nghiệp cả đời, trước khi bắt đầu biết
Chúa Jêsus là sự sống của họ, và thôi cố gắng làm việc cho Ngài mà bắt đầu
để Ngài là mọi sự trong mọi sự của họ và làm công việc Ngài thông qua họ.
Điều này không hề làm nản lòng chúng ta, song giúp chúng ta bình tịnh với
những tầm nhìn về cõi đời đời, bởi đức tin "không phải tôi đã giựt giải rồi,
hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đương chạy hầu cho giựt được,
vì chính tôi đã được Đức Chúa Jesus Christ giựt lấy rồi" Phi Pl 3:12
(Stanford 1975:7-8).
Từ cái nhìn của Chúa, điều Ngài làm để đưa chúng ta tiến lên trong khuôn
mẫu phát triển hướng lên là chính. Ngài có một mục tiêu dài hạn trong trí.
Điều này có thể dường như không quan trọng lắm đối với chúng ta, đặc biệt
khi điều đó đang xảy ra. Ngoài ra, quá trình ấy rất có khả năng (theo cái nhìn
của chúng ta) đòi hỏi nhiều thời gian.
Sự Cô Lập
Trong các áp lực lớn về tài chánh xảy ra ở tại Trung Hoa vào Thế chiến II,
Watchman Nee đã làm một điều không đặc trưng. Ông bắt đầu dành một
phần thời gian của mình để đầu tư về thương mại, liên quan đến sản xuất và
phân phối các nguồn cung cấp y dược tổng hợp. Em của ông là một nhà hóa
học được đào luyện và đã cung cấp khả năng chuyên môn về kỹ thuật.
Watchman đã cung cấp phương cách làm ăn. Ông huấn luyện "các đồ đệ"
của mình (vào thời điểm đó khá ít người tham gia vào công tác truyền giáo
và các hoạt động thành lập hội thánh) với tư cách là những đại diện bán hàng
của công ty. Ngày nay họ được gọi là những nhân sự có nghiệp vụ kép.
Hiện nay có sự tranh cãi lý do vì sao ông Nee làm công việc này. Tiếng đồn
cho rằng ông hợp tác với kẻ thù. Ông bị tố cáo là đã chán công tác hầu việc
Chúa. Ông cũng bị buộc tội là đã tra tay vào cày mà còn ngó lại đằng sau.
Ông bị coi như là đã vi phạm các nguyên tắc "đức tin" của mình, nghĩa là tin
cậy Chúa chu cấp cho công việc mình. Ở đỉnh điểm của sự xung đột và tranh
cãi này, những nhà lãnh đạo chính ở tại hội thánh mẹ, nơi ông Nee giảng dạy
đã yêu cầu ông ngưng công việc giảng dạy tại hội thánh. Các tín đồ bị sốc
trước hành động này và cho rằng có lẽ đã có những lý do quan trọng hơn
những gì được đưa ra. Lời chứng của ông Nee đã bị hoen ố. Các trưởng lão
đã không làm rõ vấn đề. Ông Nee cũng không.
Ông không cảm thấy thoát khỏi gánh nặng hậu thuẫn cho những nhân sự.
Công ty ngày càng chiếm nhiều thì giờ của ông, và trở thành một công ty
thành công. Trong thời gian này, số tiền dâng của ông Nee cho công việc
của nước Chúa là chính yếu, nhưng ông đã bị gạt khỏi chức vụ. Ông không
hề binh vực cho hành động của mình cũng không tìm cách để sửa đúng lại
những lời đồn sai. Nhiều năm về sau, các trưởng lão đã đến gặp ông Nee để
xin lỗi vì hành động của họ. Ông đã được phục chức. Nhưng trong những
năm quá trình tôi luyện diễn ra, ông Nee đã chịu thử rèn sâu xa về tâm tánh.
Khi nghiên cứu về cuộc đời của Amy Carmichael cùng với sự phân tích của
Reid và Van Delan về cuộc đời ấy, tôi thấy rằng quá trình tôi luyện liên quan
đến sự cô độc là một yếu tố có ý nghĩa đã ảnh hưởng sâu đậm đến khả năng
lãnh đạo của bà. Reid và Van Delan nhận ra một số hình thức cô độc khác
nhau trong cuộc đời của bà, kể cả một trường hợp của sự cô độc do sự tự lựa
chọn, một kinh nghiệm bị ép buộc bởi cộng đồng truyền giáo, và một kinh
nghiệm xảy ra do tai nạn.
Sự cô độc do sự tự lựa chọn là sự đe dọa ít nhất trong tất cả những kinh
nghiệm cô độc.3 Người ấy hiểu một sự kiểm soát nào đó trong tình huống
ấy. Vào năm 1890, Robert Wilson đã mời Amy đến sống với ông ở tại
Broughton - Grange là nông trại của ông. Thoạt đầu ông là một mối tiếp xúc
của Chúa, sau đó ông là một nhà cố vấn đối với bà, và đã có một ảnh hưởng
khá lớn trên sự hình thành đời sống tâm linh của bà. Lúc ấy, ông đã cao tuổi
và chỉ còn một thời gian tương đối ngắn để sống.
Vào thời điểm đó, Amy đang khổ sở ở chức vụ đầu của mình, với các cô gái
trong xưởng. Điều này đã giúp ích cho Amy khám phá các ân tứ sứ đồ, các
ân tứ dạy dỗ, và ân tứ về lòng thương xót và sử dụng chúng trong những giai
đoạn đầu phát triển chúng. Thoạt đầu, Amy ngần ngại vì những cảm giác
của cô về việc phải rời bỏ chức vụ mình. Sau đó, cô chọn đến giúp đỡ
Robert Wilson.
Trong ba năm, cô bị buộc phải yên lặng và "ngồi dưới chân" người khác,
như Hudson Taylor, Theodore Monad, F. B. Meyer, C. A. Fox và chính
Robert Wilson. Wilson có một mạng lưới mở rộng giữa vòng những người
lãnh đạo Cơ đốc có ảnh hưởng ở các mức độ khu vực, quốc gia và quốc tế.
Amy đã được tiếp cận với những người lãnh đạo này, nhìn thấy họ làm
gương về tư cách lãnh đạo Cơ đốc, được nghe về lời làm chứng của họ,
những gì họ đã học về Chúa và chức vụ. Reid và Van Delan đã nhận xét về
những ảnh hưởng của quá trình cô độc này như sau:
Thời kỳ cách ly khỏi chức vụ đã chuẩn bị bà cho những kinh nghiệm nối tiếp
khi do sức khỏe yếu Amy Carmichael đã bị "để lại một bên." Bà ngày càng
yêu thích lời Chúa và đời sống cầu nguyện. Là một người mê đọc sách, đời
sống Amy cũng chịu ảnh hưởng bởi những sách của các học giả, các diễn
giả, các nhà truyền giáo và những nhà thần học trong thời đó. bà cũng quen
thuộc với những đường lối của Quaker thông qua ảnh hưởng của Robert
Wilson. Những điều này đã ảnh hưởng sâu xa đến đời sống và chức vụ của
bà. (Reid and Van Delan 1985:33).
Vai trò cố vấn của Robert Wilson, mối liên kết mạng với một nhóm người,
và các tài liệu, sách vở trong thời gian cô lập này đã đem lại sự phấn khích
dành cho sự tăng trưởng quan trọng, trong sự hình thành tâm linh lẫn chức
vụ.
Năm 1895, Amy đến Bangalore, Ấn độ, với tư cách một nhà truyền giáo
cùng với hiệp hội truyền giáo Zenana của Hội Thánh Anh Quốc. Công tác
của bà là phục vụ dưới tư cách nhà truyền giáo cho các bệnh nhân và gia
đình họ ở tại bệnh viện của hội truyền giáo. Năm đầu tiên thật cô độc đối với
bà. Reid và Van Delan mô tả cảm nhận của sự cô độc: năm đầu tiên ở tại đó
hết sức cô độc đối với bà, và khó khăn nhất khi Amy cảm thấy như "một con
cá ra khỏi nước" (Houghton 1953:89) giữa vòng những nhà truyền giáo
khác, là người mà gánh nặng và mối quan tâm của họ không giống của bà,
nhưng đó cũng là một phần sự chuẩn bị bà cho sự nghiệp cả đời. (Reid và
Van Delan 1985:8)
Năm đầu tiên này là một trong những năm cô độc với các nhà truyền giáo
khác trong tinh thần và trong các mục tiêu chức vụ.4 Dầu thân thể ở đó,
Amy vẫn bị cô lập về mặt tâm lý đối với cộng đồng các nhà truyền giáo mà
bà đã được sai phái. Điều này tạo ra một sự cô đơn sâu xa buộc Amy phải
đến với Chúa hoàn toàn - một thói quen đã nâng đỡ bà qua nhiều thời điểm
cô đơn sẽ đến (kết quả của sự chết, sự thất vọng và sự yếu đuối thuộc thể).
(Xem Reid and Van Delan 1985:39)
Năm 1931, Amy gặp tai nạn và bị gẫy chân, vỡ mắt cá. Bà bị giới hạn phần
lớn thì giờ ở trong căn phòng của mình. Sự cô đơn này đã khiến Amy có một
nơi thờ phượng yên tĩnh. Bà đã dành phần lớn thời gian trong sự cầu
nguyện. Bà đã viết một số sách. Một tai nạn thứ nhì vào năm 1948 giới hạn
bà trong phòng và hoàn toàn ở trên giường. Gần hai mươi năm Amy ở trong
sự cô độc. Trong những năm đó, Chúa đã đem đến những lời yên ủi đầy dẫy
các sách và thư của bà, an ủi những người đang ở trong đau đớn và hoạn
nạn. Chúa cũng khuyến khích bà chia sẻ những bài học bà học được từ thì
giờ cầu nguyện ngày càng quan trọng.
Một cách mà Chúa đẩy người lãnh đạo vào trong thời kỳ đánh giá suy gẫm
và trong giai đoạn "con người" của khuôn mẫu phát triển hướng lên trên đòi
hỏi sự cô độc. Đây là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để làm
cho một người lãnh đạo đến chỗ trưởng thành. Nhiều lần trong đời sống
mình, người lãnh đạo có thể được biệt riêng ra khỏi chức vụ công tác bình
thường. Những nguyên nhân có thể bao gồm khủng hoảng, hành động kỷ
luật, những hoàn cảnh Chúa đem đến (như chiến tranh, bắt bớ, hành động
của chính phủ, bệnh tật), hoặc sự tự lựa chọn. Mục đích chính của quá trình
tôi luyện này là để nhận biết rằng sự cô lập là công việc của Chúa và rằng đó
là một sự kêu gọi để bước vào mối tương giao sâu nhiệm hơn và kinh
nghiệm Chúa nhiều hơn.
Tôi định nghĩa các quá trình tôi luyện liên quan đến sự cô lập là những
trường hợp người lãnh đạo bị cách ly khỏi sự dự phần bình thường, tuy
nhiên trong bối cảnh đó, chức vụ vẫn diễn ra, thông thường là trong một
khoảng thời gian kéo dài, và kinh nghiệm một phương diện nào đó của mối
tương giao với Chúa cách mới và sâu nhiệm hơn. Sự cô lập thường được
Chúa dùng để dạy những bài học quan trọng về tư cách lãnh đạo mà không
thể học được trong khi kinh qua áp lực của bối cảnh chức vụ bình thường.
Biểu đồ 7-2 ở trang sau cho một số ví dụ về các hình thức cô độc khả thi có
thể xảy ra trong giai đoạn Trưởng Thành Đời Sống và cũng đưa ra những bài
học kết quả khả thi.
HÌNH THỨC CÔ LẬP
BÀI HỌC HỌC ĐƯỢC
· Bệnh tật
· Sự lệ thuộc Chúa
· Hiểu biết về sự chữa lành siêu nhiên
· Tích cấp bách để hoàn thành công việc Chúa
· Làm sâu nhiệm đời sống bề trong thông qua sự cầu nguyện cầu thay
· Lao tù
· Sự lệ thuộc Chúa
· Gia tăng sử dụng các phương tiện về tâm trí, đặc biệt là trí nhớ
· Thuận phục ý muốn Chúa
· Ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc làm gương và một đời sống cầu thay
mở rộng
· Các xung đột về cá tính và những áp lực của tổ chức
· Thuận phục Chúa
· Thuận phục thẩm quyền thuộc linh
· Không minh chứng cho thẩm quyền thuộc linh của mình
· Coi trọng quan điểm của người khác
· Lệ thuộc vào Chúa
· Sự tự lựa chọn để được làm mới lại
· Tầm nhìn mới về chức vụ
· Nhen lại ý thức về số phận
· Quyền phép của sự cầu nguyện
· Những sự xác quyết bề trong đến từ Lời Chúa
· Sự chỉ dẫn thuộc linh
· Sự lựa chọn của bản thân về giáo dục, huấn luyện, hoặc chuyển đổi
· Cái nhìn mới về chức vụ
· Nhen lại ý thức về số phận
· Cởi mở với những ý tưởng mới và sự thay đổi
· Lệ thuộc vào Thân thể lớn rộng hơn của Đấng Christ
· Mở rộng tầm nhìn thông qua sự bộc lộ với người khác
Biểu đồ 7-2 Các Quá Trình Cô Lập - Các Hình Thức Và Kết Quả
Xung Đột
Khi được đi đây đó, tôi đặc biệt ngạc nhiên vì thấy có quá nhiều xung đột
trong các hội thánh và trong các chức vụ song song với hội thánh. Những
người lãnh đạo cứ luôn phải xử lý xung đột. Tôi đoán rằng hầu hết những
người lãnh đạo đều dành phần lớn thời gian và năng lực để xử lý xung đột.
Ở đây tôi lưu ý xung đột như là một phương tiện của sự phát triển tâm tánh.
Quá trình tôi luyện liên quan đến sự xung đột gồm những trường hợp trong
lịch sử cuộc đời của người lãnh đạo qua đó Chúa dùng xung đột - dầu là cá
nhân hay có liên quan đến chức vụ - để phát triển đức tin của người lãnh
đạo, sự lệ thuộc vào Chúa, và những sự hiểu biết có liên quan đến đời sống
cá nhân và chức vụ.5 Những vấn đề về xung đột cá nhân của Giêrêmi có liên
quan đến sự tự hình dung của ông, sự bắt bớ mà ông phải đối mặt. Xung đột
chức vụ của ông bao gồm những công tác hoặc công việc được giao đa dạng
mà ông đã nhận và sự phản ứng đối với chức vụ của ông.
Xung đột là những tình huống phức tạp kéo theo những quá trình khác nữa.
Thông qua quá trình này người lãnh đạo học được những bài học liên quan
đến:
· bản chất của xung đột, những cách để giải quyết xung đột
· những cách để tránh xung đột
· những cách để sử dụng xung đột một cách sáng tạo
· làm thế nào để nhận biết xung đột với sự xử lý của Chúa
· xung đột là sự khuyến khích cho quá trình khác
Đối với các mục tiêu trưởng thành thì điều quan trọng nhất học được là nhận
biết tâm tánh chính mình, những ưu điểm và những khuyết điểm. Chúa
thường dùng xung đột để chỉ ra những lãnh vực tâm tánh cần sửa đổi, chỉ ra
hoặc khẳng quyết những lãnh vực ưu điểm hoặc chỉ ra những lãnh vực mà
tâm tánh hoàn toàn thiếu. Xung đột cá nhân có thể liên quan đến những sợ
hãi bề trong, thiếu sự tự hình dung, sợ thất bại, mặc cảm tội lỗi, v.v... Nhấn
mạnh không chỉ nhằm vào những hiểu biết học được về xung đột, mà còn
nhằm vào sự phát triển có định ý về tâm tánh mà Chúa điều động trong
những tình huống xung đột ấy.
Xung đột, mặc dầu mang đầy những hàm ý tiêu cực, vẫn có tính sáng tạo
tích cực của nó, là điều hết sức quan trọng. Hầu hết những người lãnh đạo
không nhận được ích lợi từ phía tích cực đó. Nói theo cách con người, thật
tồi tệ khi phải kinh qua quá trình xung đột, nhưng thậm chí còn tồi tệ hơn
khi kinh qua xung đột mà không được lợi gì từ xung đột. Xung đột là một
phương tiện phổ biến để Chúa khuấy động người lãnh đạo liên quan đến
khuôn mẫu suy gẫm và phát triển sự trưởng thành hướng lên trên.
Những Khủng Hoảng Trong Đời Sống
Khủng hoảng là một thời điểm có những áp lực gia tăng do nhiều tình huống
như:
· Bị đe dọa mất sự sống, của cải, hoặc lối sống
· Xung đột thuộc nhiều loại khác nhau
· Những tình huống đòi hỏi sự thay đổi cấp bách
· Sự khổ não bên trong
· Bệnh tật
· Nhu cầu để thấy tâm tánh của Chúa được chứng tỏ
· Cần có sự chỉ dẫn của Chúa hoặc sự can thiệp đặc biệt
· Sự bắt bớ
· vân vân...
Các tình huống loài người này thường được Chúa dùng để nghiệm thử người
lãnh đạo và dạy người ấy lệ thuộc vào Chúa. Hãy xem xét kết quả toàn diện.
Người lãnh đạo đối mặt với một khủng hoảng quan trọng. Người lãnh đạo
nhìn thấy sự trông cậy duy nhất ở nơi Chúa. Người ấy kinh nghiệm Chúa
một cách mới trong khủng hoảng. Người ấy thấy Chúa là Đấng có thể và
thật sự gặp gỡ mình trong kinh nghiệm quan trọng này trong cuộc đời.
Không những Chúa gặp gỡ người lãnh đạo trong tình huống ấy mà Ngài còn
gặp người ấy với một giải pháp hoàn toàn phù hợp cho người ấy.
Kết quả toàn diện là người lãnh đạo tự tin hơn. Điều đó đem lại một kinh
nghiệm bước ngoặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng của người ấy để dìu dắt
người khác. Những người theo người ấy đến phiên họ sẽ cảm nhận được uy
quyền thuộc linh mới mẻ nơi người ấy. Khả năng học tập các bài học trong
những sự kiện khủng hoảng chính là điều quan trọng để hiểu sự phát triển tư
cách lãnh đạo. Học tập các bài học cách trong những kinh nghiệm này là
mục tiêu. Uy quyền thuộc linh là một sản phẩm phụ quan trọng nhất.
Quá trình tôi luyện có liên quan đến khủng hoảng là những áp lực căng
thẳng đặc biệt trong các tình huống con người khi Chúa dùng để thử nghiệm
và dạy sự lệ thuộc vào Ngài. Quá trình tôi luyện liên quan đến khủng hoảng
trong đời sống là khủng hoảng đặc trưng bởi một áp lực căng thẳng trong đó
ý nghĩa và mục đích của đời sống phải được tìm kiếm, mà kết quả là người
lãnh đạo kinh nghiệm Chúa một cách mới, là Nguồn sự sống, Đấng Bảo toàn
sự sống, và Trọng tâm sự sống.
Cơ đốc nhân nói chung và người lãnh đạo nói riêng phản ứng với các tình
huống có khủng hoảng bằng một trong hai cách. Khủng hoảng kéo họ sâu
hơn vào trong sự hiện diện của Chúa hoặc đẩy họ xa khỏi Chúa. Nhận biết
quá trình tôi luyện này giúp bạn nhận ra chức năng chính của nó, kéo bạn đi
sâu hơn vào sự lệ thuộc Chúa, là nguồn sự sống của bạn vừa là nguồn động
viên thúc đẩy bạn sống và hầu việc Ngài.
Trong II Côrinhtô 1:8-11;, Phao lô mô tả sự hiểu biết quý báu ông học được
về Chúa và về đời sống, xuất phát từ những khủng hoảng trong đời sống:
Vả hỡi anh em, chúng tôi không muốn anh em chẳng biết sự khốn nạn đã
xảy đến cho chúng tôi trong xứ Asi, là chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá
sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống. Chúng tôi lại dường như
đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa
Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại. Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự
chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ
cứu chúng tôi nữa. Chính anh em lấy lời cầu nguyện mà giúp đỡ chúng tôi,
hầu cho chúng tôi nhờ nhiều người mà được ơn, thì cũng nhơn dịp cho nhiều
người vì cớ chúng tôi mà tạ ơn nữa.
Lưu ý Phao lô không nói đến sự tôi luyện song ông nói đến những bài học
sâu xa ông học được từ nơi Chúa trong quá trình đó. Trước hết, khủng hoảng
buộc một người nhìn thấy nhu cầu lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa. Thứ nhì,
cầu nguyện là một phần của quá trình tôi luyện mà dân sự Chúa dùng để dẫn
đến sự giải cứu. Cuối cùng giải cứu là sự đáp lời cầu nguyện sẽ đem lại một
sự gắn bó trong đó Chúa được ngợi khen bởi những người dự phần cầu
nguyện.
Trong IICo 2Cr 14:7-12, Phao lô chỉ ra cách điều này làm sâu nhiệm hiểu
biết của một người về quyền phép của Chúa và về người lãnh đạo như một
ống dẫn của quyền phép ấy.
Nhưng chúng tôi đựng của quý này trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền
phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng
tôi. Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng
không ngã lòng, bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập nhưng không
đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Chúa Jêsus trong thân thể
mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jesus cũng tỏ ra trong thân thể chúng
tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jesus mà hằng bị nộp cho sự
chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jesus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay
chết của chúng tôi; vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong
anh em.
Các tình huống sống còn nhất định đủ tiêu chuẩn, bởi vì chúng khiến ta phải
suy gẫm sâu xa hơn ý nghĩa đời sống và hướng đến trách nhiệm tận cùng của
các mục tiêu trong đời. những điều này sau đó đẩy một người lệ thuộc sâu xa
hơn vào Chúa và lòng khao khát để làm và trở thành con người Chúa muốn
trong bất cứ thời điểm nào còn lại. Những vấn đề liên quan đến khủng hoảng
của đời sống không giới hạn với những tình huống sống còn. Chúng có thể
là bất cứ loại khủng hoảng nào khiến phải suy nghĩ về các mục tiêu tối hậu
và làm sâu nhiệm mối tương giao với Chúa, hiểu rằng mối tương giao ấy là
quan trọng hơn bất cứ những gì đạt được trong cuộc sống.
Nhận biết nhu cầu tương giao sâu nhiệm hơn với Chúa và kinh nghiệm mối
tương giao ấy là trọng tâm của quá trình tôi luyện này. Bản thân kinh
nghiệm này là nguồn sức mạnh quan trọng cho thẩm quyền thuộc linh.
Tóm Tắt
Tư cách lãnh đạo hoàn hảo không dễ có được. Nó đòi hỏi thời gian, kinh
nghiệm và những trường hợp lập đi lập lại của sự đào luyện để trưởng thành.
Chức vụ trưởng thành ra từ một tâm tánh trưởng thành, được hình thành
trong con người đã tốt nghiệp trường đời. Chức vụ có thể thành công nhờ
khả năng mà thôi, nhưng người lãnh đạo có những kỹ năng mục vụ bỏ xa sự
hình thành tâm tánh thì cuối cùng sẽ suy yếu. Chức vụ trưởng thành thành
công ra từ một người vừa có những kỹ năng chức vụ và tâm tánh chín chắn,
phát triển nhờ quá trình đào luyện của Chúa. Sự hình thành tâm tánh là điều
căn bản. Chức vụ ra từ con người.
Tất cả những người lãnh đạo đều phải trải qua xung đột, khủng hoảng và
một quá trình tôi luyện nào đó về sự cô độc. Bạn cũng thế. Nhưng không
phải tất cả đều nhận biết giá trị lớn lao của nó cho chức vụ lâu dài của họ.
Bạn có nhận biết không? Thật khó khăn khi kinh qua quá trình trưởng thành
dầu bạn hiểu được những ích lợi lâu dài của nó; còn tệ hại hơn khi kinh qua
mà không có cái nhìn này. Tôi mong bạn sẽ ao uớc nhìn thấy bàn tay tối
thượng của Chúa trong giai đoạn đó.
Thẩm quyền thuộc linh không phải là mục tiêu mà là một sản phẩm phụ.
Thẩm quyền này được Chúa giao phó cho chúng ta. Đó là nền tảng quyền
phép chính của người lãnh đạo đã học được những bài học của Chúa trong
quá trình tôi luyện trưởng thành. Người lãnh đạo có nhiều cơ sở sức mạnh
khác nhau tạo được lòng tin vào khả năng của họ. Thẩm quyền thuộc linh
đến bởi kinh nghiệm với Chúa. Người lãnh đạo không tìm kiếm thẩm quyền
thuộc linh, mà tìm kiếm để biết Chúa. Quá trình trưởng thành gia tăng khao
khát để biết rõ Chúa. Thẩm quyền thuộc linh là kết quả từ kinh nghiệm của
người lãnh đạo với Chúa.
Người lãnh đạo không thể tránh quá trình trưởng thành; nó sẽ đến. Một
người lãnh đạo khôn ngoan không chỉ được ích từ kinh nghiệm, mà còn
được ích từ việc học tập thay cho người khác. Người lãnh đạo chịu học hiểu
sẽ học để được ích từ những bài học trưởng thành của người khác. Điều này
tăng rất nhanh quá trình phát triển của người lãnh đạo nhờ hiểu được mục
đích của quá trình trưởng thành, những khuôn mẫu chính của nó và những
quá trình tôi luyện quan trọng, bạn có thể hiểu điều Chúa muốn làm qua đời
sống mình và qua đời sống của những người bạn đang ảnh hưởng.
Tôi muốn kết thúc chương này với một kinh nghiệm cá nhân về quá trình
trưởng thành. Điều đó đã hơn mười năm. Tám năm trước tôi không hề chia
sẻ điều đó, vì dường như quá riêng tư. Nhưng bây giờ đã đủ thời gian để
điều đó trôi qua, vì vậy tôi có thể chia sẻ mà không xu hướng cảm xúc quá
lớn. Quá trình này kéo dài chừng một năm. Đó là một tình huống phức tạp,
kéo theo những yếu tố của sự xung đột, khủng hoảng, cô lập và quá trình tôi
luyện về lời. Sự cô lập là một phần đáng kể trong quá trình này.
Tôi đang ở trong đội ngũ lãnh đạo điều hành của hội truyền giáo mình.
Chúng tôi là một nhóm thân thiết gặp gỡ nhau hàng tuần để cầu nguyện, chia
sẻ và giải quyết nan đề. Chúng tôi đã làm việc với nhau như một đội nhiều
năm. Vai trò của tôi đối với đội, theo như tôi nhìn thấy, là một người tác
động sáng tạo. Tôi luôn đưa ra những ý tưởng mới và kêu gọi vai trò lãnh
đạo. Nhìn lại điều đó, đôi khi tôi có tự đề cao, có lẽ dễ gây khó chịu và nói
năng chặn họng . Tôi luôn phân tích các tình huống và cho các giải pháp của
mình như thể chúng chỉ có đúng mà thôi. Thường xuyên là vậy. (Tất nhiên
là cái nhìn của tôi!)
Cả nhóm đã được dẫn dắt đến một quyết định quan trọng liên quan đến một
phương hướng chức vụ mới dành cho một trong các thành viên của nhóm.
Điều này đến do kết quả của một thời gian đã được biệt riêng để cầu nguyện
và đánh giá. Trong đầu tôi buổi họp đó giống như đã được mô tả trong Công
vụ 13, là nơi Đức Thánh Linh đã ban lời cho Banaba và Sau lơ. Tôi đã cảm
thấy rằng Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng tôi như một đội ngũ lãnh đạo đi
đến quyết định đó. Cả nhóm như một tập thể đều cảm thấy quyết định ấy là
đúng. Đây là một quyết định có ý thức mạnh mẽ. Tôi thấy điều đó trong khi
giải quyết hàng loạt những nan đề mà tôi đã thấy một số năm qua.
Về sau quyết định đó đã bị đảo ngược. Tôi nhìn thấy một số những điều
không nhất quán trong quyết định đó. Điều làm tôi bận tâm là năng lực của
chúng tôi với tư cách một đội ngũ để nhận biết ý muốn Chúa. Điều này
dường như quá rõ ràng. Nếu chúng tôi dao động trước vấn đề này thì tôi
không thấy cách mình có thể chắc chắn tiếp tục bất cứ điều gì trong quyết
định tương lai. Làm thế nào để biết chắc rằng chúng tôi với tư cách nhóm
người quyết định hàng đầu trong hội truyền giáo đang làm điều đúng? Cách
thúc ép của tôi trong vấn đề này có thể là thiếu khéo léo (đó là nói một cách
thận trọng đấy). Tôi đã thúc ép để có được quyết định ban đầu.
Trong một buổi họp, một trong các thành viên đã quở trách tôi mạnh mẽ,
ông ta yêu cầu nhóm đưa tôi ra khỏi đội ngũ lãnh đạo. Tôi hoàn toàn ngạc
nhiên bởi động thái này. Tôi không hề được báo trước điều đó. Tôi cũng
không được gặp riêng trước. Tôi không hề có một ý niệm mơ hồ rằng mình
có rắc rối gì với người ấy, thật ra đã có một rắc rối với người ấy trong nhiều
năm. Điều tiếp theo sau là một thời gian buồn chán nhất đối với tôi. Cuộc
thảo luận cứ tới lui.
Hai vấn đề từ buổi nhóm đối chất ấy nổi bật đối với tôi. Tôi bị buộc tội là
quá cứng nhắc. Có một lời tiên tri (vào lúc ấy tôi không nhận biết đó là lời
tiên tri) tỏ rằng hội truyền giáo có thể đã không có chỗ cho tôi phát triển
tiềm năng của mình. Có thể tôi nên đi khỏi. Hai vấn đề này đều gây cho tôi
khó khăn và khiến tôi phải suy nghĩ và suy xét nhiều trong những tháng sau
đó.
Kết quả là tôi bị đưa ra khỏi đội ngũ lãnh đạo điều hành. Tôi cũng bị đưa ra
khỏi ban chấp hành, thường nhóm lại hàng năm, tôi bị yêu cầu không đến
văn phòng nữa, để tạo một khoảng cách giữa tôi và nhóm. Tôi được yêu cầu
làm việc ở nhà. Tôi có thể tiếp tục khảo sát, viết lách, các khóa hội thảo, các
khóa học và tham khảo trong các lãnh vực của chúng tôi; nhưng tôi bị cấm
đến văn phòng và có ảnh hưởng gì trên đội lãnh đạo.
Vì vậy tôi bắt đầu làm việc ở nhà. Điều tổn thương là những người trong văn
phòng đã không được trình bày về điều này cũng không có lời giải thích gì
đối với họ. Vợ tôi vẫn tiếp tục làm việc trong văn phòng. Thật khó khăn cho
nàng. Mọi người biết có chuyện đã xảy ra nhưng không biết là điều gì. Tất
nhiên mọi người có lẽ đã tưởng tượng sự việc tồi tệ hơn là sự thật.
Trong thời gian này tôi đã nghiên cứu cuộc đời của Watchman Nee - tiểu sử
của ông cũng như tác phẩm của ông nói về uy quyền thuộc linh. Tôi đã thấy
trong sự kiện này một bài học từ Chúa để dạy tôi về sự thuận phục giới thẩm
quyền. Tôi thấy rằng thẩm quyền thuộc linh được giao phó từ nơi Chúa.
Trách nhiệm của Ngài là bênh vực thẩm quyền ấy. Tôi đã hiểu thể nào
Watchman Nee đã thuận phục trong một số các trường hợp. Ông đã không
bênh vực. Tôi quyết định chọn cách ấy, ý thức rằng Chúa đang dạy dỗ tôi.
Cùng lúc ấy chúng tôi đang học Rôma. Ngay sau khi sự kiện kỷ luật chúng
tôi đang học đến đoạn 6. Sự dạy dỗ của vị mục sư thật tuyệt vời như thường
lệ. Giờ đầu tiên trong buổi nhóm của chúng tôi thờ phượng và đọc lời Chúa;
giờ thứ nhì dành để áp dụng điều được dạy dỗ. Thông thường là chia làm
những nhóm nhỏ để chia sẻ.
Chúa nhật đó, vị mục sư phát những tờ giấy nhỏ có hình bia mộ. Trên đó có
ghi:
Đây là nơi an nghỉ...
Ngày 14 - 8 - 1977... vâng phục cho đến chết
Biểu đồ 7-3 Bia Mộ Áp Dụng Cá Nhân - Rôma 6
Mỗi người trong chúng tôi phải ghi tên mình vào, rồi liệt kê điều cảm thấy
Chúa đang chỉ ra trong đời sống mình cần phải chết. Chúng tôi được dặn ghi
ra mặt sau nếu cần nhiều chỗ hơn. Sau khi đã viết xong chúng tôi phải chia
sẻ điều mình đã viết. Đó là một thời điểm cảm động đối với tôi. Tôi biết điều
này hơn cả một buổi sáng Chúa nhật bình thường.
Tôi ý thức rằng Chúa đã sắp xếp mọi sự xảy ra cho tôi và chú vào đó để dạy
dỗ tôi điều quan trọng. Tôi đã được đưa qua xung đột và kỷ luật. Tôi đã bị
buộc để tái đánh giá chức vụ và các mối quan hệ đã qua của mình ở tại văn
phòng. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
Ở mặt trước tôi viết tên mình và câu "đánh giá đời sống và chức vụ." Khi tôi
lật sang mặt sau, một điều lóe lên trong tâm trí tôi: tôi đã cứng nhắc. Như thể
chính Chúa đã phán với tôi. Tôi viết ở mặt sau: "Chết đối với quyền là người
đúng."
Tôi chia sẻ với hội thánh cách Chúa đã gặp gỡ tôi và bài học quan trọng tôi
đã học được. Ngày hôm nay, bia mộ ấy vẫn nằm trong Kinh Thánh của tôi.
Thỉnh thoảng tôi lấy nó ra để nhắc nhở chính mình. Lâu lâu vợ tôi lại nhắc
nhở: "Không phải anh đã có một bia mộ ở đâu đó bảo rằng anh không phải
là người đúng sao?"
Đó là một thời điểm thật quan trọng trong sự phát triển tư cách lãnh đạo của
tôi. Tôi thấy rằng khuynh hướng phân tích sự kiện và đưa ra "hành động
đúng" đã làm buồn lòng cho Đấng Lãnh đạo hàng đầu. Đó là thời điểm giải
phóng đối với tôi.
Tôi vẫn có khuynh hướng phân biệt các tình huống và đi đến những phân
tích. Tôi vẫn có khuynh hướng cảm thấy mình thường đúng trong khi đánh
giá các tình huống ấy. Khả năng cũng như kinh nghiệm của tôi và những
phẩm tính cá nhân đều bị kéo theo trong khuynh hướng này. Nhưng tôi
không phải chứng minh điều đó cho người khác. Tôi không phải cứ luôn sửa
những người nói và làm những sự việc khác với những gì mình suy nghĩ.
Trong suốt gần mười hai tháng cô lập tôi trở nên buồn chán. Điều này không
phải là một cách bày tỏ tự nhiên của cá tánh tôi. Thật vậy, đó là thời điểm
duy nhất trong đời tôi điều đó đã xảy ra. Đó không phải là đặc trưng của tôi,
thậm chí sự nản lòng cũng không. Nhưng sự cô lập và điều có vẻ như không
công bằng của tình huống dường như đã có tác dụng.
Mỗi buổi sáng trong giờ tĩnh nguyện tôi đọc một bài giảng của George
Morrison. Lối khuyên giục của ông chủ yếu là sự khích lệ và an ủi nhắn nhủ
với tôi từ buổi sáng này sang buổi sáng khác. Cuối cùng sau khoảng ba
tháng qua sự nâng đỡ của ông, tôi đã thoát ra khỏi sự buồn chán. Đó là một
kinh nghiệm lớn đối với tôi, giúp tôi hiểu được những người có khuynh
hướng dễ ngã lòng và trầm cảm.
Tôi không bao giờ làm việc trong văn phòng hội truyền giáo nữa. Kinh
nghiệm cô độc là một bước ngoặc lớn đối với tôi, ảnh hưởng sâu xa đến đời
sống tôi. Còn một số những bài học nữa mà tôi học được là gì?
Trước hết tôi học biết rằng Chúa sẽ chứng minh thẩm quyền thuộc linh. Tôi
không bao giờ bênh vực cho hành động của mình hoặc nói về trường hợp
của mình - trừ ra với vợ tôi và những người tôi biết tôi phải chịu trách nhiệm
trong thời gian cô độc này. Thậm chí trong những cuộc trao đổi, tôi cũng
không bao giờ tấn công người đã quở trách tôi trong nhóm. Tôi không phàn
nàn về quyết định đó. Tôi coi tình huống đó là điều Chúa biết tôi cần. Tôi
giao cho Chúa trong mối tương giao lệ thuộc mới. Chúa sẽ chứng minh cho
thẩm quyền thuộc linh của tôi.
Thứ hai, lời tiên tri đã được ban cho trong buổi nhóm đó được chứng minh
là đúng. Khoảng bốn năm sau sự kiện này, Chúa đã chuyển tôi sang một vai
trò mới. Một số trong những gì đã xảy ra là sự chuẩn bị tiêu cực để buông
tha tôi và cho tôi tự do trong vai trò mới. Tôi hẳn đã không bao giờ chọn
theo hướng ấy dầu đã được mở ra cho mình nếu như quá trình tôi luyện này
không xảy ra.
Thứ ba, tôi học được một số bài học về tổ chức. Những người có quyền
thường thắng trong một vấn đề nhất định dầu họ có đúng hay không. Tôi
cũng học được rằng tôi cần phải được dạy về phong cách lãnh đạo nếu muốn
trở thành một nhân tố thay đổi thành công trong tương lai.
Thứ tư, tôi học được đôi điều về tâm tánh của mình. Tôi là người rất uyển
chuyển miễn là tôi ở vào vị trí điều khiển. Tôi có mọi loại ý tưởng sáng tạo.
Nhưng tôi hết sức cứng nhắc khi có ai đó khác với mình. Và chính vì những
vấn đề như thế mà tính uyển chuyển phải thật sự bị cân đo. Lời tuyên bố bảo
tôi hết sức cứng nhắc đã được chứng minh là đúng; nhưng đã phải mất một
quá trình tôi luyệnkhó khăn tôi mới thấy được điều đó.
Tôi coi kinh nghiệm này là một bước ngoặc trong sự phát triển tư cách lãnh
đạo của mình. Tôi cảm tạ Chúa về những bài học Ngài đã dạy tôi. Tôi có thể
nhìn lại và thấy được sự đan dệt Chúa đem đến trong nhiều sợi dây đã dẫn
đến sự xung đột, khủng hoảng và sự cô độc đó. Khúc Kinh Thánh trong
Rôma là viên đá đỉnh cho toàn bộ quá trình này. Một năm bị gạt khỏi chức
vụ có thể là một điều đau đớn. Nhất là khi thanh danh của bạn bị đe dọa.
Nhưng một năm có là gì khi so với việc được buông tha để có được chức vụ
hiệu quả trưởng thành hơn trong tương lai bao lâu mà Chúa còn cho phép tôi
được hầu việc Ngài?
CÒN BẠN THÌ THẾ NÀO ?
Có lẽ bạn đã kinh qua một số quá trình về trưởng thành, nhưng vào lúc này,
há bạn không nhận biết ý định của Chúa lớn như thế nào trong quá trình đó
để phát triển bạn sao. Những bài tập sau đây có thể giúp bạn suy nghĩ về một
số những kinh nghiệm và lại nhìn thấy một lần nữa bàn tay của Chúa trong
đó.
1. Hãy phân tích một số quá trình tôi luyện mang tính xung đột khi chúng có
liên quan đến một số kinh nghiệm của bạn. Có thể trước kia bạn coi chúng
chỉ là những nan đề mà không nhận biết rằng Chúa hiện diện trong những
nan đề ấy, làm việc để phát triển bạn. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ về
những xung đột đó với những cái nhìn mới. Kể lại những bài học mà bây giờ
bạn có thể thấy (đức tin, sự lệ thuộc vào Chúa, sự bày tỏ những hiểu biết về
chính con người của mình, và v.v...).
2. Có người nói rằng: "Trong khủng hoảng, chúng ta mới là con người đích
thực của mình!" Cách chúng ta phản ứng trong khủng hoảng thường quan
trọng hơn là cách chúng ta giải quyết khủng hoảng. Một khủng hoảng lớn
mà Đavít đã đối mặt là sự nổi loạn của Áp sa lôm. (Xem IISa 2Sm 15:13-
17:22.) Đavít vì tất cả những lỗi lầm của mình vào thời điểm đó trong cuộc
đời đã phản ứng tốt. Sự đáp ứng quan trọng của Đavít trong khủng hoảng là
gì? (Xem Thi thiên 3 để thấy sự đáp ứng bên trong lòng của Đavít.)
3. Phao lô cho thấy cách Chúa dùng những quá trình tôi luyện liên quan đến
khủng hoảng trong đời sống một người lãnh đạo như thế nào (IICo 2Cr 1:3-4
và IITi 2Tm 3:10-11). Những nguyên tắc gì liên quan đến khủng hoảng bạn
nhận thấy được qua các câu Kinh Thánh này?
Kết Hợp Các Bài Học Trong Đời Sống:
Hướng Đến Một Triết Lý Mục Vụ
Thách Thức/ Nan Đề : Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông
sáng, có phước thay.
(ChCn 3:13).
John, William, và tôi đang ngồi trong phòng khách bàn luận về một nan đề
chức vụ mà John đang phải đối diện. John có thời gian được yêu cầu để trình
bày cặn kẽ một số điều đang quấy rầy anh trong tình huống hội thánh của
anh. Bạn của anh là William đã có khoảng bốn năm kinh nghiệm với tư cách
mục sư quản nhiệm. John đã từng là một người lãnh đạo tín hữu cũng lâu dài
chừng đó.
Vấn đề của John là bình thường. Đã có một sự thay đổi mới đây trong hội
thánh. Người mục sư quản nhiệm trước chuyển sang một công tác khác; một
mục sư mới, vì vậy đã đến quản nhiệm. John đã từng tham gia hội thánh
dưới quyền của vị mục sư cũ, là người đã truyền đạt một nhận thức chung về
phương hướng cho cả hội thánh. Khải tượng của ông dành cho hội thánh liên
quan đến việc huấn luyện các lãnh đạo trẻ và để những người lãnh đạo trẻ
tuổi này tự do hầu việc trong hội thánh. Ông đã nói rõ khải tượng của mình
cùng những lập luận nhằm đào sâu khải tượng đó cho hội thánh. Ông là một
người quả quyết, dám liều.
John đã lớn lên trong các kỹ năng về tư cách lãnh đạo. Anh có được kinh
nghiệm và kỹ năng trong khi dẫn dắt một nhóm nhỏ. Thực ra anh đã được
giao coi sóc tất cả các nhóm nhỏ trong hội thánh. Anh từng ở trong hội thánh
lâu hơn bất cứ người nào khác.
Vị mục sư mới không giống vị mục sư cũ. Ông ta rất thận trọng và luôn cân
nhắc. Ông cẩn thận hơn nhưng không quả quyết. Ông ta không có khả năng
nhận ra những người lãnh đạo mới nổi lên có phương pháp làm việc đổi mới
để họ được tự do hầu việc Chúa. Ông ta không truyền đạt một tầm nhìn rõ
ràng cho hội thánh. Mọi người không còn biết chắc phương hướng của hội
thánh. Những người đến gặp mục sư và hỏi xin làm một loại công tác cụ thể
nào đó đã không nhận được câu trả lời.
John bị kẹp ở giữa. Anh đã biết rõ chủ trương cũ và hoạt động theo chủ
trương đó. Anh thấy vị mục sư mới không hoạt động theo triết lý chức vụ
của vị mục sư cũ. Những người trong hội thánh thường đến gặp John để xin
lời khuyên, khi mà theo quan điểm của anh đáng lẽ họ phải đến gặp vị mục
sư. Vị mục sư mới có thẩm quyền hợp pháp do vị trí của ông, nhưng John thì
ngày càng được công nhận như là người lãnh đạo thuộc linh. Khi anh ta mô
tả tình huống của mình, anh hỏi tôi anh phải làm gì. Anh thật thất vọng, cảm
thấy thiếu phương hướng. Anh không biết phải nói gì với những người đến
gặp anh để tìm lời khuyên.
Nan đề có hai mặt. John không muốn chiếm lấy thẩm quyền thuộc linh của
vị mục sư. Anh phải làm gì khi mọi người đến gặp anh đáng lẽ phải đến gặp
vị mục sư? Dưới quyền của vị mục sư cũ, hội thánh đã đi theo một hướng rõ
ràng khi thực hiện một kế hoạch (được truyền đạt như thể đó là kế hoạch của
Chúa) và phản ánh triết lý chức vụ của vị mục sư ấy. Còn dưới quyền của vị
mục sư hiện tại thì mọi người không biết chắc là kế hoạch cũ có vẫn hiệu
quả hay không.
Tôi cho ý kiến về nan đề của thẩm quyền thuộc linh trước. Trước khi tôi có
thể cho ý kiến về vấn đề không quả quyết, William đã cắt ngang. Anh đã
lắng nghe John nói rất kỹ. Anh cũng đã biết hội thánh này và vị mục sư mới.
Ý kiến của anh cho thấy sự khôn ngoan vượt lên trên tuổi trẻ của anh.
William không tấn công trực tiếp vào tính không quả quyết. Anh lưu ý rằng
đây là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. Vị mục sư mới đã không có một
triết lý mục vụ rõ ràng. Ông ta không có khung sườn để đoán định những
yêu cầu đến với ông từ những người lãnh đạo có tiềm năng. Anh lưu ý rằng
vị mục sư cũ đã có một triết lý chức vụ rõ ràng. Khi mọi người đến với vị
mục sư cũ với cùng những thắc mắc đó, ông hầu như luôn thấy ngay công
tác được đề ra có thích hợp với triết lý chức vụ của hội thánh và với kế
hoạch năm năm đã được triển khai phù hợp với triết lý ấy không. Nếu công
tác ấy phù hợp, thậm chí nếu nó mới mẻ và khác lạ, không ở trong bản kế
hoạch, thì nó vẫn thường được bật đèn xanh. Nếu không thích hợp, vị mục
sư sẽ giải thích lý do ông gạt bỏ. Đôi khi đó là một vấn đề phải đúng thời
gian; có thể về sau sẽ được tiến hành. Đôi khi đó là vấn đề không thích hợp.
Khi là trường hợp đó, thì vị mục sư cũ giúp cho người đó tìm thấy một tình
huống hội thánh nơi chức vụ đó thích hợp. William đã nói trúng vấn đề. Tôi
tự nhủ: “Liệu có phải tất cả các mục sư đều nên có một hiểu biết rõ ràng về
triết lý mục vụ của họ, một khung sườn để qua đó họ có thể trình bày các ý
tưởng và thực hiện các quyết định.” Đây chỉ là một khung sườn cho phép
người lãnh đạo ảnh hưởng đến mọi người theo mục tiêu của Chúa.
Tất cả những người lãnh đạo đều có một triết lý mục vụ. Điều đó ra từ kinh
nghiệm mà họ đã có với Chúa. Khi người lãnh đạo kinh nghiệm các quá
trình thử luyện, dầu là hình thành đời sống tâm linh (xây dựng cá tánh) hoặc
hình thành về mặt chức vụ (những kỹ năng trong chức vụ), họ đều đã học
tập từ đó. Các bài học này hình thành một nguồn phương tiện đem lại sự
khôn ngoan ngày càng gia tăng để người lãnh đạo sử dụng trong tương lai.
Một số các bài học rõ ràng hơn; một số là hàm ý.
Tôi đã học được một số bài học quan trọng trong giai đoạn chức vụ ban đầu.
Những bài học này thường trở thành những tuyên bố mạnh mẽ có giá trị. Bởi
tôi quý trọng những ý tưởng đó, tôi bắt đầu triển khai những nguyên tắc ra từ
những bài học đó, và tôi phát triển các khuôn mẫu đời sống và chức vụ một
cách có ý thức phù hợp với chúng.
Triết Lý Chức Vụ
Trong những bài học Kinh Thánh một đối một ban đầu, tôi đã học được rằng
mình cần phải áp dụng điều mình học nếu không mình sẽ quên mất. Dùng nó
hoặc mất nó ! đã nổi lên từ kinh nghiệm học tập lập đi lập lại này. Sau này,
sau khi nghiên cứu các ân tứ thuộc linh, tôi đã thấy rằng ao ước để áp dụng
lẽ thật này không những đến từ con người tôi mà cũng đến từ ơn khuyên bảo
thuộc linh của tôi. Nguyên tắc đơn giản này đã định khuôn toàn bộ chức vụ
của tôi. Một hệ luận của điều này, Học ít! Hãy nhiều ! bày tỏ một triết lý học
tập quân bình.
Từ những kinh nghiệm ban đầu với sự đào luyện môn đệ và trong các nhóm
nhỏ tại hội thánh của tôi ở Reynoldsburg, Ohio, tôi thấy rằng đối với tôi
chức vụ phải mang tính cá nhân . Tôi đã thấy sức mạnh của các nhóm nhỏ
và tính năng động của chức vụ một đối một. Những cơ cấu chức vụ này là sự
thay đổi cả đời. Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng để chấp nhận chức
vụ cá nhân của tôi. Tôi học tập để tuyển chọn những người tôi sẽ môn đệ
hoá sâu xa. Từ những hiểu biết này tôi triển khai một giá trị sâu hơn: tôi sẽ
hết mình ban cho bất cứ ai bằng lòng đón nhận . Nếu một người thật sự
muốn tôi giúp đỡ tôi sẽ sẵn sàng để ban cho miễn là người ấy hưởng ứng.
Khi ai đó vừa có quyết định cá nhân để tiếp nhận Chúa, tôi học cách để
khiến người ấy chia sẻ điều đó. Sự bày tỏ làm sâu nhiệm ấn tượng ! đến từ
những kinh nghiệm này. Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi hơn trong
cách dạy dỗ của tôi. Khi người ta bị buộc phải nói điều họ đã học, họ đang
bước một bước cam kết hướng đến điều họ bày tỏ.
Qua các ngụ ngôn, Chúa Jesus buộc người ta phải học bằng cách bận rộn
tâm trí. Ngài không trao sự dạy dỗ cho họ trên một miếng bạc. Tôi học được
trong các lớp học Kinh Thánh tại nhà rằng lẽ thật được phá bởi những học
viên gắn bó lâu dài hơn . Bất cứ khi nào có thể được, tôi dẫn người ta hướng
đến lẽ thật nhưng để họ khám phá lẽ thật.
Frank Sells đã truyền cho tôi một trong các ý tưởng về triết lý mục vụ của
anh: Phải rõ ràng như Kinh Thánh là rõ ràng; không hơn, không kém không
thêm gì khác . Nguyên tác này đã buộc tôi nhiều lần phải rút lui khỏi những
tuyên bố vỏ đoán hoặc những yêu cầu.
Về sau, khi học về tư cách lãnh đạo tổ chức, tôi khám phá rằng trong một
cuộc xung đột về quyền lực người lãnh đạo có quyền lực cao hơn thường
thắng bất chấp tính đúng đắn của vấn đề , và người bị thuyết phục chống lại
ý muốn người ấy là người có cùng quan điểm . Sự thay đổi của tổ chức
không có vai trò làm chủ là một sự phản bội.
Theo tôi bạn có thể có được cảm nhận đối với những gì tôi hàm ý bởi đánh
giá những tuyên bố, những nguyên tắc, và những giả định được nhấn mạnh,
là điều hình thành một triết lý mục vụ. Khi tôi đã nhận biết một bài học và
có thể viết nó thành một câu súc tích, bài học ấy thường nhận được ý nghĩa
bổ sung và được áp dụng cách nhất quán hơn và rộng rãi hơn trong chức vụ
của tôi.
Những bài học học được trong các tình huống đời sống trở nên những giả
định được nhấn mạnh chỉ dẫn cho những người lãnh đạo. Chúng trở thành
một phần của triết lý mục vụ. Tất cả những người lãnh đạo đều hoạt động
theo một triết lý mục vụ. Tôi xin được lập lại. Tất cả những người lãnh đạo
đều hoạt động theo một triết lý mục vụ. Tuy nhiên triết lý ấy có thể không
đầy đủ, hoặc quá giản dị. Triết lý ấy có thể được hàm ý chứ không rõ ràng.
Người lãnh đạo hiệu quả có thể phát ngôn rõ ràng phần lớn triết lý mục vụ
của họ.
Kết quả của sự phát triển tư cách lãnh đạo là một người lãnh đạo đã được
Chúa phát triển tâm tánh và các kỹ năng của chức vụ, là người đã học được
một số những bài học trong quá trình này, và là người sử dụng các bài học
đó để định hướng ảnh hưởng của mình và hoàn thành các mục tiêu của
Chúa. Triết lý mục vụ là kết quả sự phát triển tư cách lãnh đạo - các ý tưởng,
các giá trị, các nguyên tắc dầu được ngụ ý hoặc tuyên bố rõ, người lãnh đạo
dùng như bảng chỉ dẫn cho những quyết định, thi hành ảnh hưởng, hoặc
đánh giá chức vụ.
Sự nhận biết ngày càng gia tăng về triết lý mục vụ của một người dẫn đến tư
cách lãnh đạo hiệu quả hơn. Ở những cấp lãnh đạo thấp hơn, triết lý mục vụ
sẽ đơn giản và rõ ràng hơn đối với tình huống chức vụ đó. Ở các mức độ cao
hơn triết lý chức vụ bao gồm những chỉ dẫn bao quát, như tán dù, cũng như
những chỉ dẫn cụ thể.1
Một trong những đặc điểm đáng lưu ý được nhìn thấy trong những người
lãnh đạo hiệu quả là thôi thúc học tập của họ.2 Họ học tập từ mọi hình thức
nguồn phương tiện. Họ học từ Kinh Thánh. Họ được hoàn cảnh thúc ép để
nhìn thấy lẽ thật mới mẻ trong Kinh Thánh và trong chính các tình huống.
Họ học về tính độc đáo của mình. Họ xây dựng trên những khả năng tự
nhiên họ có. Họ thụ đắc những kỹ năng cần thiết bởi lời kêu gọi của các tình
huống họ đối mặt. Họ học để sử dụng các ân tứ thuộc linh của mình. Quá
trình tôi luyện, mà tôi đã mô tả trong các chương dẫn đến chương này, hình
thành một nguồn chính gồm những bài học dành cho người lãnh đạo hiệu
quả với thái độ học tập.
Những người lãnh đạo hiệu quả ở mọi cấp lãnh đạo, đều có thái độ học tập
suốt đời .
Những người lãnh đạo hiệu quả là những người kết quả nhiều suốt đời, có
một triết lý mục vụ năng động tiến triển không ngừng từ sự tương tác của ba
yếu tố chính: các động lực từ Kinh Thánh, các ân tứ cá nhân và những động
lực từ tình huống .
Tôi tin khả năng kết hợp các bài học vào trong triết lý mục vụ chính là điều
làm cho người lãnh đạo hiệu quả. Một dấu hiệu mạnh mẽ của tư cách lãnh
đạo là thái độ học tập được phản ảnh qua một triết lý chức vụ năng động.
Người lãnh đạo phải triển khai một triết lý mục vụ tôn cao những giá trị về
tư cách lãnh đạo của Kinh Thánh, đồng thời nắm giữ những sự kêu gọi của
thời kỳ mình sống, thích hợp với các ân tứ độc đáo của mình và sự phát triển
cá nhân nếu muốn hiệu quả cả đời .
Trước hết tôi luận về ba động lực trong lời tuyên bố này.3 Sau đó tôi sẽ thảo
luận khuôn mẫu tiến triển của triết lý mục vụ, các nguyên tắc nền tảng để từ
đó triết lý được rút ra, và một số những chỉ dẫn chủ đạo cho triết lý mục vụ.
Tôn Trọng Các Giá Trị Lãnh Đạo Của Kinh Thánh
Kinh Thánh là chiếc neo của vai trò lãnh đạo. Là người lãnh đạo Cơ đốc,
trước mọi sự, tôi phải biết rằng vai trò lãnh đạo của mình rất khác. Mặc dầu
có nhiều điểm chung so với vai trò lãnh đạo thế tục, phải có sự khác biệt
này: Một người lãnh đạo Cơ đốc đặt cơ sở các giá trị, phương pháp, động cơ,
và mục tiêu trên những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong Kinh Thánh. Kinh
Thánh là tiêu chuẩn để đánh giá một người lãnh đạo Cơ đốc.
Kinh Thánh không nói trực tiếp mọi vấn đề về vai trò lãnh đạo - nếu Kinh
Thánh đã phán thì được tự do. Kinh Thánh thường đưa ra những ý tưởng
chung hoặc những ví dụ cụ thể qua đó người lãnh đạo phải được Thánh Linh
dẫn dắt để dẫn đến những ứng dụng. Nhưng Kinh Thánh luôn luôn là dây dắt
và thước đo để người lãnh đạo Cơ đốc tìm thấy sự chỉ dẫn nền tảng.
Trong các giai đoạn đầu, qua những thử nghiệm bằng lời cụ thể và quá trình
tôi luyện về lời nói chung, Đức Chúa Trời sẽ ghi khắc các bài học và các
nguyên tắc. Những nguyên tắc này về sau trở thành một phần triết lý mục vụ
của người lãnh đạo. Khi năm tháng trôi đi, người lãnh đạo đã tăng trưởng bổ
sung những điều được thừa nhận và những giá trị khác rút ra từ Kinh Thánh,
để có một khung sườn, dầu chỉ ngụ ý, để chỉ dẫn người lãnh đạo.
Những điều được thừa nhận ấy sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với những
người đi theo, các tiêu chuẩn cư xử đạo lý, những đường lối chỉ đạo để đánh
giá chức vụ, các mục tiêu của đời sống, và rất nhiều những vấn đề khác.
Phần lớn những điều được thừa nhận này sẽ được học tập sớm sủa trong
chức vụ và thay đổi rất ít qua năm tháng. Qua sự trưởng thành, sự hiểu biết
chức vụ và quá trình tôi luyện liên quan đến số phận, những nguyên tắc mới
sẽ được bổ sung và những nguyên tắc cũ được làm rõ hay được sửa đổi chút
đỉnh. Những kinh nghiệm trong đời sống cho thấy tầm nhìn mới mẻ về Kinh
Thánh và buộc một người nhìn thấy những điều mà trước kia chưa quan sát
được. Thậm chí yếu tố về một triết lý mục vụ theo Kinh Thánh cũng năng
động và thay đổi qua năm tháng, mặc dầu không nhiều bằng sự tăng trưởng
của tư cách lãnh đạo và sự phát triển ân tứ của người lãnh đạo.
Nắm Lấy Những Thách Thức Của Các Thời Kỳ Mà Họ Sống
Có ba yếu tố căn bản về tư cách lãnh đạo: người lãnh đạo, người đi theo, và
tình huống. Người lãnh đạo phải học tập từ những thay đổi liên quan đến tư
cách lãnh đạo. Chức vụ mới sẽ làm thay đổi những người đi theo. Ngay cả
khi người đi theo vẫn đứng yên, thì nói một cách tương đối, tình huống hiện
tại luôn thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi nơi người đi theo và tình huống
kéo theo nó những tiềm năng học tập mới. Các bài học nổi lên. Những bài
học về cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến nhiều giả định quan trọng đối với triết lý
của người lãnh đạo. Những bài học này thường xuyên có những hàm ý của
Kinh Thánh. Chúng được đặt nền tảng trên những thừa nhận trước kia đã
học được từ Kinh Thánh nhưng bây giờ được chuyển đổi sang những tình
huống mới. Thường thì chúng sẽ mới mẻ và sẽ buộc nhiều sự tìm tòi Kinh
Thánh hơn nữa. Điều này dẫn tới khám phá mới về lẽ thật. Thỉnh thoảng tình
huống mới này sẽ không được đề cập bởi sự mặc khải của Kinh Thánh và sẽ
đòi hỏi sự khẳng quyết do Thánh Linh dẫn dắt bởi cá nhân hoặc qua một bộ
phận nào đó trong thân thể Đấng Christ. Thách thức của các thời điểm buộc
triết lý mục vụ phải là một thực thể năng động, thay đổi chứ không phải là
một chỉ dẫn toàn hảo lúc nào cũng vậy với mọi thời đại.
Phù Hợp Với Các Ân Tứ Độc Đáo Của Người Lãnh Đạo Và Sự Phát Triển
Cá Nhân
Triết lý mục vụ phải được xây dựng thích hợp với mỗi một người lãnh đạo.
Các giá trị Kinh Thánh của một triết lý mục vụ có thể có rất nhiều điểm
chung giữa vòng nhiều người lãnh đạo. Những người lãnh đạo có các tình
huống chung sẽ tìm thấy những điểm chung rất nhiều trong các triết lý chức
vụ của họ. Nhưng bộ phận nào trong triết lý chức vụ của người lãnh đạo lệ
thuộc vào các ân tứ riêng của người ấy thì sẽ khác biệt rất nhiều so với
những người lãnh đạo khác.
Khả năng là một tập hợp, bao gồm những khả năng tự nhiên, những kỹ năng
thụ đắc được, và các ân tứ thuộc linh. Qua năm tháng, Đức Chúa Trời tinh
luyện một người trong khuôn mẫu phát triển các khả năng. Điều này bao
gồm việc thấy được các ưu điểm của các khả năng tự nhiên và cách chúng
liên hệ với tính hiệu quả của chức vụ. Điều đó kéo theo sự nhận dạng và
phát triển các ân tứ thuộc linh, cuối cùng nhận biết nhóm ân tứ và các vai trò
củng cố tốt nhất cho nhóm ân tứ đó. Điều này cũng đòi hỏi việc bổ sung
những kỹ năng củng cố những khả năng tự nhiên lẫn các ân tứ thuộc linh cần
thiết trong các chức vụ có sẵn. Thật dễ để thấy rằng triết lý chức vụ sẽ thay
đổi khi người lãnh đạo khám phá chân tính riêng của mình liên quan đến
những khả năng.
Triết lý chức vụ phải năng động, bởi vì nó bao gồm những yếu tố năng động.
Có một phần cốt lõi thay đổi tương đối ít. Nhưng có một phần ngoại biên lớn
hơn, đòi hỏi sự phát triển liên tục của Chúa dành cho người lãnh đạo. Việc
học tập này kéo theo những yếu tố năng động làm thay đổi sự tăng trưởng cá
nhân của người lãnh đạo về lời nói, tư cách lãnh đạo, và việc khám phá liên
tục các ân tứ.
Về thực chất, người ấy phát triển triết lý chức vụ bởi nhìn thấy những bài
học về đời sống và áp dụng chúng vào chức vụ. Nhận biết các triết lý này
nổi lên như thế nào có thể là một bước tiến tới sự công nhận, phát triển và sử
dụng cách có chủ ý.
Khuôn Mẫu Tiến Triển
Triết lý chức vụ có thể là một đề tài phức tạp. Nó vẫn bổ ích khi sử dụng
khuôn mẫu ba giai đoạn sau đây khi tôi nghiên cứu và đánh giá cách những
người lãnh đạo khác nhau phát triển triết lý chức vụ.
Giai Đoạn I: Sự thẩm thấu - những người lãnh đạo học được triết lý hàm ẩn
qua thử nghiệm.
Giai Đoạn II: Các bước của một em bé _ người lãnh đạo khám phá triết lý rõ
ràng qua kinh nghiệm và sự suy gẫm.
Giai Đoạn III: Trưởng thành - những người lãnh đạo phát biểu và tuyên bố
rõ ràng triết lý chức vụ của họ cho người khác cùng với sự suy gẫm hồi
tưởng lại của chính mình.
Những người lãnh đạo trẻ hoạt động theo một triết lý hàm ẩn bắt nguồn từ
nhóm hỗ trợ mà họ là một phần trong đó. Nếu bạn là một người lãnh đạo chỉ
mới bắt đầu, và bạn bắt đầu chức vụ của mình ở một khu sinh viên dưới sự
hỗ trợ của một tổ chức song song với hội thánh, thì triết lý chức vụ chủ đạo
dầu biết hay không được biết, bạn tiếp thu khi hoàn thành những công tác
chức vụ và những nhiệm vụ sắp được giao. Những bài học cá nhân, ảnh
hưởng đến triết lý chức vụ, được học tập thông qua những trường hợp cấp
bách. Cả sự hình thành chức vụ và tâm linh kéo theo trong các bài học này.
Các bài học tích cực sẽ củng cố những điều được thừa nhận, là điều sau đó
trở thành một phần của triết lý chức vụ. Các bài học tiêu cực sẽ tạo nên
những khuôn mẫu tránh né. Chúng ta dùng những bài học này khi được giao
công tác và nhiệm vụ mới.
Các quá trình tôi luyện kéo theo những sự kiện quan trọng đặc biệt khiến
chúng ta phải suy nghĩ. Chúng ta nhận ra rằng một trong những giả định của
mình bị chất vấn hoặc dường như không hiệu quả. Chúng ta thắc mắc và
đánh giá một số trong triết lý chức vụ hàm ẩn của mình. Một chức năng của
khuôn mẫu đánh giá do suy nghĩ (đã được mô tả ở chương trước) kéo theo
sự chất vấn ấy. Chúng ta thấy những sự bất nhất giữa "cái hiện có" và "cái
đáng phải có" khi huấn luyện người khác. Chúng ta thường bị buộc phải
nhìn thấy điều này, hoặc bởi suy nghĩ của chính mình khi hoạch định việc
huấn luyện hoặc bởi những người chúng ta huấn luyện (là người không nhất
thiết hoạt động theo cùng những giả định). Chúng ta khám phá một số những
điều được thừa nhận của triết lý chức vụ mình. Điều này dẫn đến một sự
hiểu biết tốt hơn cũng như sự sửa đổi triết lý chức vụ của chúng ta. Ở điểm
này, triết lý chức vụ của chúng ta được đại diện bởi một số những điều được
thừa nhận rõ ràng, mặc dầu đại đa số vẫn còn hàm ẩn.
Khi người lãnh đạo ý thức được nhu cầu trách nhiệm nhiều hơn, sẽ dẫn đến
sự đánh giá chức vụ, điều này sau đó ép buộc quá trình nhận biết đâu là
động cơ thúc đẩy và kiểm soát chức vụ. Các ý tưởng then chốt của sự
chuyển đổi sơ bộ này là sự kiểm soát và trách nhiệm. Người lãnh đạo thấy
rằng phương hướng dành cho chức vụ cần phải cụ thể và phải được kiểm
soát nhiều hơn. Phương hướng trước đây dành cho chức vụ được điều chỉnh
theo tình huống. Các sự kiện định hướng cho sự nổi lên của một triết lý chức
vụ. Triết lý chức vụ ấy ngày càng rõ ràng hơn.
Về cuối chức vụ, một triết lý nổi lên bởi nhìn lại khoảng thời gian cả đời.
Động cơ cho điều này đòi hỏi việc chuyển giao cho những người khác điều
đã học được. Điều này cần có cách trình bày cẩn thận.
Điều này dường như hết sức khó hiểu đối với bạn bây giờ. Hầu hết mọi
người trong vị trí lãnh đạo đều không phải là những người đề ra các triết lý
mà là những người hành động. Họ cần điều gì đó để giúp họ "làm chức vụ."
Tôi xin nêu lên cho bạn những chỉ dẫn thực tiễn của tôi đối với việc phát
triển một triết lý chức vụ. Hãy tận dụng tối đa những bài học bạn học được
trong khi Chúa phát triển bạn. Các nguyên tắc là cột trụ của bất cứ chức vụ
nào. Đối với chức vụ trực tiếp cụ thể nhất, bạn không cần phải quán triệt các
ý tưởng theo hệ thống lý thuyết , chỉ cần một số các nguyên tắc bạn có thể
áp dụng.
Những Chỉ Dẫn Để Triển Khai Một Triết Lý Mục Vụ .
1. Bắt đầu học tập để nhận biết các nguyên tắc.
2. Xếp các nguyên tắc vào các phạm trù giống nhau.
3. Tìm những phạm trù rõ rệt đang thiếu vắng.
Hầu hết mọi người có thể chỉ cần thực hiện bước 1. Hầu hết những người
lãnh đạo tín hữu cần học tập chỉ để nhận biết các nguyên tắc và áp dụng
chúng trực tiếp vào mục vụ của họ. Nhưng những người lãnh đạo trọn thời
giờ là những người mà phạm vi ảnh hưởng của họ tiếp tục mở rộng và
những người dự phần tư cách lãnh đạo tổ chức sẽ cần đến bước 2 và bước 3.
Nhận Biết Các Nguyên Tắc
Nguyên tắc là tuyên bố về lẽ thật đã được khái quát hóa, là những quan sát
rút ra từ những trường hợp cụ thể trong chức vụ. Nhiều nguyên tắc của lẽ
thật trực tiếp ra từ các bài học trong các quá trình tôi luyện khác nhau. Hãy
suy gẫm lại để nhận biết các bài học đã qua, và nhạy bén hơn với các bài học
trước mắt. Bắt đầu với một lời mô tả bài học bạn hiểu. Mong đợi những lời
tuyên bố bắt đầu đó phải được thay đổi. Khi Chúa muốn dạy tôi một bài học,
Ngài sẽ thực hiện điều đó bằng nhiều phương cách. Những bài học quan
trọng thường được lập đi lập lại. Từ những nỗ lực lập đi lập lại đó, tôi làm
thành công thức và tinh lọc bài học.
Khi khám phá một giá trị hoặc một nguyên tắc, tôi xem thử nó có thẩm
quyền Kinh Thánh không.4 Nếu tôi nhận ra sự dạy dỗ đã được khái quát hóa
chứa đựng nguyên tắc ấy, tôi cảm thấy chắc chắn hơn về việc áp dụng
nguyên tắc này vào đời sống mình và khẳng định nó như một nguyên tắc về
tư cách lãnh đạo cho người khác. Tôi đặt các nguyên tắc trên bảng biến thiên
về tính chắc chắn:
· Những gợi ý
· Những chỉ dẫn
· Những quy định
· Những quan sát thăm dò
· Tuyệt đối
· Rất ít thẩm quyền
· Thẩm quyền lớn
Biểu đồ 8-1 Sơ Đồ Tiệm Tiến Về Tính Chắc Chắn
Sơ đồ này được đặt cơ sở trên hai ý tưởng: (1) Các nguyên tắc là những điều
quan sát dọc theo một cột biến thiên. (2) Chúng ta có thể dạy hoặc dùng với
thẩm quyền ngày càng gia tăng những nguyên tắc nào đi xa hơn về bên phải
của sơ đồ tiệm tiến.
Tuyệt đối chỉ đến lẽ thật tái diễn trong các tình huống lãnh đạo vượt trên các
nền văn hóa mà không có những sự hạn chế (như quan sát được trong mọi
tình huống lãnh đạo). Các chỉ dẫn tượng trưng cho lẽ thật được tái diễn
chung chung trong hầu hết các tình huống nhưng không nhất thiết là trong
tất cả (có thể quan sát trong nhiều tình huống). Đề xuất chỉ đến lẽ thật đã
được quan sát trong một số tình huống. Những đề xuất là điều mang tính
thăm dò nhiều nhất - dùng với sự thận trọng. Những chỉ dẫn chắc chắn hơn,
và có bằng chứng áp dụng rộng rãi hơn. Tuyệt đối là những nguyên tắc cho
thấy sự hậu thuẫn có thẩm quyền của Chúa đối với mọi người lãnh đạo khắp
mọi nơi. Kinh Thánh là nguồn thẫm quyền tối cao để quyết định tuyên bố ấy
là sự gợi ý, chỉ dẫn hay là một điều tuyệt đối. Nguyên tắc Rõ ràng như Kinh
Thánh vốn là rõ ràng nhấn mạnh sơ đồ tiệm tiến này và buộc tôi phải thấy
được điều Kinh Thánh thật sự nói về những bài học tôi học được trong đời
sống.
Tập Họp Các Nguyên Tắc
Khi bắt đầu đề ra một triết lý chức vụ, hai phạm trù quan trọng bao hàm
phần lớn những tuyên bố khả thi. Một số tuyên bố về triết lý chức vụ liên
quan đến sự phát triển tâm tánh cá nhân. Những tuyên bố khác về triết lý
chức vụ liên quan đến công việc tiến hành thực sự trong mục vụ. Các tuyên
bố về triết lý chức vụ đề cập ở trước sẽ thích hợp trong hai phạm trù sau:
Phạm trù 1: Triết Lý Chức Vụ Áp Dụng Cho Tâm Tánh
Không dùng thì sẽ mất !
Tôi sẽ ban cho hết khả năng người nào muốn có nó .
Hãy rõ ràng như Kinh Thánh luôn rõ ràng ; không thêm, không bớt, không
nói điều khác .
Phạm trù 2: Triết Lý Chức Vụ Áp Dụng Cho Chức Vụ Thực Hành .
Không dùng thì sẽ mất !
Chức vụ phải là của cá nhân
Bày tỏ làm sâu nhiệm ấn tượng !
Lẽ thật được học viên khám phá sẽ gắn kết lâu hơn
Hãy rõ ràng như Kinh Thánh luôn rõ ràng; không thêm, không bớt, không gì
khác .
Trong một cuộc xung đột về quyền hành, người lãnh đạo nào có quyền hành
cao hơn thường sẽ thắng bất chấp tính đúng đắn của vấn đề .
Người bị thuyết phục trái với ý của mình vẫn giữ quan điểm cũ .
Một số các tuyên bố áp dụng cho cả hai phạm trù này. Chúng ảnh hưởng đến
tâm tánh cũng như chức vụ. Khi bạn xem xét các nguyên tắc, các giá trị và
các bài học Chúa dạy dỗ, bạn có thể nhận ra nhiều hơn là chỉ hai phạm trù.
Việc tập hợp là một bước đầu bổ ích hướng đến kết hợp một triết lý chức vụ.
Tìm Kiếm Những Phạm Trù Hiển Nhiên Đang Còn Thiếu .
Đối với những người có những trách nhiệm lãnh đạo, ngoài chức vụ trực
tiếp, những phạm trù bổ sung có thể ích lợi.5 Bảng liệt kê sau đây có thể chỉ
ra những lãnh vực trong triết lý chức vụ của bạn cần được tăng thêm sức
mạnh hoặc cần rõ ràng hơn. Những mục này áp dụng cho tư cách lãnh đạo
cấp cao với những trách nhiệm vượt trên chức vụ trực tiếp. Những người
lãnh đạo này chịu trách nhiệm các chức năng lãnh đạo bao quát. Các chức
năng này có thể là những phạm trù bổ ích để nhận ra các nguyên tắc.
1. Động cơ hướng đến khải tượng
2. Sự chọn lọc và huấn luyện tư cách lãnh đạo
3. Thực hiện quyết định
4. Giải quyết khủng hoảng6
5. Xử lý nan đề thường nhật
6. Phối hợp với những người cấp trên
7. Phối hợp với những người ngang hàng
8. Phối hợp với những người cấp dưới
Biểu đồ 8 - 2 Tám Chức Năng Về Tư Cách Lãnh Đạo Chung.
Chức năng 1 có liên quan đến công tác lãnh đạo trọng tâm - nhận được sự
chỉ dẫn từ nơi Chúa và động viên người đi theo hướng đến khải tượng đó.
Thành tích của bạn trong quá trình chỉ dẫn (xem chương 6) sẽ là nguồn
phương tiện bổ ích của các nguyên tắc về triết lý chức vụ thích hợp cho
phạm trù đó.
Một trách nhiệm quan trọng của tư cách lãnh đạo là nhận biết những người
lãnh đạo mới nổi lên, chọn lọc họ, và phát triển. Kinh Thánh nói rất nhiều về
phạm trù này. Những vấn đề tôi luyện liên quan đến giai đoạn đào luyện
trong chức vụ (xem chương 4) là nguồn phương tiện bổ ích cho những tuyên
bố về triết lý.
Người lãnh đạo thường xuyên đối mặt với các quyết định. Quá trình biện
biệt, được nhìn thấy trong giai đoạn chức vụ, sẽ là nguồn triết lý bổ ích nhất
dành cho chức năng quan trọng này. (Xem chương 5 để biết chi tiết).
Chức năng 4 và 5 giống nhau. Các xung đột và khủng hoảng dạy người lãnh
đạo các bài học về đời sống, bổ sung cho việc trình bày các chức năng này
(đặc biệt xem chương 5 ).
Chức năng 6, 7, và 8 liên quan đến các mối quan hệ. Hầu hết những người
lãnh đạo thường xuyên đối mặt với những điều nản chí trong lãnh vực này.
Những bài học từ các quá trình biện biệt và các mối quan hệ hình thành cơ
sở cho triết lý chức vụ. (Xem chương 5 đặc biệt.)
Mục Sư Johnson
Ở đầu chương này, tôi đã bàn đến một trường hợp khác biệt trong tư cách
lãnh đạo của người chăn bầy - vị cựu mục sư với triết lý chức vụ rõ ràng
tương phản với một triết lý hàm ẩn. Tôi đã đến gặp vị mục sư cũ (Johnson)
sau buổi thảo luận ấy và đã phỏng vấn ông. Ông giải thích cho tôi cách ông
đã triển khai triết lý chức vụ ban đầu của mình. Trước hết ông rút ra một
tuyên bố mục tiêu, mô tả điều ông cảm thấy là mục đích của hội thánh. Ông
chỉ rõ rằng ông đã tiếp thu phần lớn triết lý chức vụ này từ một phong trào
mà ông đã từng dự phần (xem Giai Đoạn I, sự thẩm thấu). Dưới đây là câu
mục tiêu của ông về hội thánh:
Chúng ta muốn làm việc cho Chúa khi Ngài thiết lập Nước Ngài thông qua
sự dạy dỗ, rao giảng, công bố và làm chứng về nước Ngài. Công việc này sẽ
được hoàn tất nếu chúng ta không chỉ nói lời Ngài mà thôi song cũng làm
các công việc của Ngài. Chúng ta phải là phần tiếp nối của Chúa Jêsus cho
thế gian. Chúng ta cần phải có thái độ phục vụ, hầu choThánh Linh tự do
hành động và ban quyền năng để chúng ta không bị giới hạn trong chức vụ
hầu việc. Quyền phép của Chúa phải được hiển lộ qua dân sự Ngài và hội
thánh đến mức độ chúng ta là những chứng nhân cả cho những người ngoài
hội thánh (qua công tác truyền giáo) và những người trong hội thánh (qua sự
làm mới lại). (Clinton 1987b)
Ông xem đó là một tuyên bố mục đích và triển khai những giá trị quan trọng
với một hội thánh như vậy.
1. Đức Thánh Linh là Đấng điều hành hội thánh.
2. Quyền phép siêu việt của Chúa có thể thực hiện nhiều hơn là các nỗ lực
xác thịt phối hợp của những Cơ đốc nhân chân thành.
3.Mối quan hệ là điều quan trọng. Mối quan hệ với Chúa là mục tiêu chính
của chúng ta. Các mối quan hệ với nhau đem lại tình thân và trách nhiệm
khai trình mà Đức Thánh Linh dùng để khuôn đúc chúng ta.
4. Mỗi người tin Chúa đều có một vị trí đặt biệt trong thân thể Đấng Christ
và điều hết sức quan trọng là mọi người đều phải ở đúng chỗ của mình. Một
số người có thể dễ thấy hơn nhưng không nhất thiết là quan trọng hơn. Đức
Chúa Trời xây dựng hội thánh và đặt để mỗi người nơi họ cần có mặt.
5. Con người phải được tự do là chính mình. Mỗi người cần được yêu
thương nơi họ đang có mặt.
6. Phải có chỗ cho sự thất bại. Nơi nào không có thất bại, thì không có sự
tăng trưởng. Cần phải có thái độ liều thử.
7. Chúng ta phải coi trọng Đại Mạng Lệnh (Mat Mt 28:18-20). Chúng ta là
những người được sai vào thế gian để rao giảng Phúc Âm Nước Trời.
8. Bởi vì chúng ta là một hội thánh thường hướng về kinh nghiệm nên chúng
ta đặc biệt cần không ngừng đặt nền tảng chức vụ chúng ta trên Lời Chúa.
(Clinton 1987b).
Biểu đồ 8 - 3 Các Giá Trị Triết Lý Mục Vụ Của Mục Sư Johnson
Điều này đã dẫn ông đến chỗ tuyên bố một số những ưu tiên, hoặc những lời
tuyên bố sâu xa hơn về triết lý chức vụ.
1. Thờ Phượng - Chúng ta phải không ngừng triển khai những cách bày tỏ
lòng suy tôn, ngợi khen và cảm tạ vì tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng
ta. Thờ phượng phải là sự phản ảnh mối quan hệ của chúng ta với Chúa.
2. Lời Chúa - Chúng ta cần biết và hiểu điều Kinh Thánh dạy dỗ. Kinh
Thánh cung cấp những gương mẫu và những chỉ dẫn cho đời sống và chức
vụ chúng ta.
3. Mối thông công - Chúng ta phải đem lại bầu không khí yêu thương, nhạy
bén, hỗ trợ và chữa lành thông qua các mối quan hệ.
4. Chức vụ huấn luyện - Chúng ta phải là một trung tâm trang bị. Chúng ta
phải luôn huấn luyện và khuyến khích dân sự Chúa hầu việc Ngài.
5. Sai phái - Chúng ta hết thảy là một dân "đi ra". Chúng ta phải tích cực
trong việc sai phái những con gặt ra đi vào cánh đồng, ở đây cũng như khắp
thế giới (Clinton 1987b).
Biểu đồ 8 - 4 Các Ưu Tiên Của Triết Lý Chức Vụ Của Mục Sư Johnson.
Sau đó Mục sư Johnson đưa cho tôi xem một bảng tuyên bố về khải tượng,
một kế hoạch năm năm dành cho hội thánh, ra từ những tuyên bố triết lý ấy.
Tài liệu hai mươi chín trang trang này chứa đựng những lời tuyên bố làm
phát lộ tính độc đáo của hội thánh này. Mục sư Johnson đã có một khung
sườn mà ông đã dùng để đánh giá các chức vụ có tiềm năng được gợi ý bởi
những người lãnh đạo đang nổi lên. Triết lý của ông cũng dẫn ông đến chỗ
mong đợi các mục vụ này sẽ xuất hiện. Các giá trị, ưu tiên và khải tượng của
ông đã cho ông một khung sườn để thực hiện quyết định. Chúng được triển
khai qua một giai đoạn bốn năm trong bối cảnh mục vụ. Thoạt đầu chúng
hàm ẩn trong chức vụ. Sau đó chúng trở nên rõ ràng khi hội thánh hoạch
định cho tương lai của hội thánh.
Warren Wiersbe
Lần đầu tiên tôi gặp Warren Wiersbe trong một khóa hội thảo ở tại
Cedarville, Ohio, khi tôi còn là một mục sư phụ tá tại một hội thánh Baptist.
Khóa hội thảo của ông mang tên: "Hãy Gởi Cho Chúng Tôi Một Mục Sư
Biết Đọc." Khóa hội thảo đó đã cho tôi thấy tầm quan trọng của người lãnh
đạo có thái độ ham học hiểu. Khóa hội thảo cũng khẳng định khao khát của
tôi muốn nghiên cứu tiểu sử của những vị lãnh đạo. Ông ta chia sẻ những
gương mẫu rút ra từ quá trình đọc các sách báo. Khóa hội thảo đã cho chúng
tôi thấy thói quen đọc sách của ông, những tác phẩm lớn ông đã đọc, những
loại sách mà một mục sư phải có trong thư viện mình và nhiều ý tưởng quan
trọng cần phải có.
Mục sư Wiersbe là một người tuyệt vời, ông gây dựng cho các mục sư và
chia sẻ một số sách vở và các ý tưởng đã được dùng trong cuộc đời của ông.
Ông làm gương thái độ học tập cho chúng tôi. Đối với tôi thật rõ ràng vì sao
chức vụ của ông lại sâu nhiệm như vậy. Điều ông đã học tập vẫn luôn được
phản hồi trong chức vụ của ông. Tôi đã biết ngay rằng ông là con người
khôn ngoan với một chức vụ vững vàng. Tôi không ngạc nhiên khi mười bảy
năm sau đó, bài viết của ông trên tờ Leadership đã mang các ý tưởng sáng
suốt về một triết lý chức vụ. Bài viết ấy: “Nguyên tắc là Nhân tố Quyết
Định," là một trong những bài hay nhất đã được in trên tờ báo đó.
Trong bài viết này, Wiersbe đã đưa ra một tuyên bố rất rộng rãi về triết lý đã
chỉ dẫn ông trong toàn bộ chức vụ của mình. Dùng tuyên bố đó, ông mô tả
những nguyên tắc đã hướng dẫn ông trong chức vụ, hình thành nền tảng cho
triết lý chức vụ của ông. (Wiersbe dùng từ nguyên tắc giống như tôi dùng từ
tuyệt đối trên bảng biến thiên về tính chắc chắn.) Các nguyên tắc của ông áp
dụng cho tư cách lãnh đạo Cơ đốc nói chung cũng như tư cách lãnh đạo chăn
bầy.
Wiersbe đã được khuyến khích để suy nghĩ về các nguyên tắc qua một bài
thơ được nêu tại một trong các khóa học hội thảo của ông:
· Phương pháp thì nhiều;
· Nguyên tắc thì ít.
· Phương pháp luôn thay đổi,
· Nguyên tắc không bao giờ thay đổi. (Wiersbe 1980:80)
Suy gẫm của ông về điều này đã dẫn ông đến chỗ tìm kiếm các nguyên tắc
(hay những điều tuyệt đối).Hãy phát triển một chức vụ đặt nền tảng trên
những điều tuyệt đối . Ông đã đánh giá chức vụ của ông và của người khác
trên cơ sở của những điều tuyệt đối được nhấn mạnh, cũng như trên cơ sở
của sự thành công trong chức vụ. Điều này giữ ông khỏi đuổi theo "các mốt
nhất thời". Phương tiện và các phương pháp có thể tốt, nhưng Wiersbe đã
vượt trên những điều đó.
Tôi đã học tập không bao giờ thâu nhận một phương pháp cho đến khi đã
hiểu được những nguyên tắc nằm đàng sau nó. (Wiersbe 1980:80).
Với thái độ căn bản đó, Wiersbe bắt đầu xây dựng và tìm ra những điều
tuyệt đối cho chức vụ khi ông trải qua. Ông đã viết bài báo này như là một
sự phản ánh hồi tưởng lại về quá trình đó. Lời tuyên bố này đã được kiểm tra
toàn bộ và được viết lại để áp dụng chúng một cách bao quát. (Các tên gọi
do tôi đặt, tôi đã liệt kê các nguyên tắc này theo lời lẽ của mình.)
TÊN GỌI CỦA NGUYÊN TẮC
1. Tâm tánh
2. Chức vụ
3. Động cơ
4. Sự hy sinh
5. Thẩm quyền và sự thuận phục
6. Mục tiêu tối hậu
7. Sự quân bằng năng động
8. Sự trung tín và khả năng
9. Thánh Linh ban quyền năng
10. Nguyên tắc noi gương
TUYÊN BỐ ĐƠN GIẢN CỦA NGUYÊN TẮC
· Công việc của Chúa để phát triển tâm tánh trong một người lãnh đạo là
điều căn bản, bởi vì chức vụ hiệu quả ra từ con người.
· Bản chất của chức vụ là sự hầu việc - trước hết là đối với Chúa vàsau đó là
với những người chúng ta dẫn dắt.
· Chức vụ cơ bản phải được thúc đẩy bởi tình yêu đối với những người đang
được gây dựng chứ không phải bởi lợi nhuận, bổn phận hoặc khả năng.
· Chức vụ hiệu quả đòi hỏi hy sinh.
· Người lãnh đạo trước hết phải học thuận phục thẩm quyền; đó là điều quan
trọng để thi hành thẩm quyền một cách đúng đắn.
· Đức Chúa Trời sẽ được vinh hiển qua đời sống và công việc của người lãnh
đạo.
· Người lãnh đạo phải tăng trưởng và sử dụng hiệu quả những công cụ cơ
bản của Lời Chúa và sự cầu nguyện.
· Sự trung tín trong chức vụ gia tăng khả năng của người ấy để thi hành chức
vụ.
· Chức vụ phải được ban quyền năng bởi Thánh Linh.
· Chúa Jêsus là gương mẫu cao đẹp nhất đối với chức vụ.
Biểu đồ 8 - 5 Các Nguyên Tắc Về Triết Lý Chức Vụ (chuyển thể từ bài báo)
Tôi tin chắc rằng Mục sư Wiersbe có rất nhiều nguyên tắc hằng ngày như là
những nguyên tắc mà tôi đã chia sẻ từ đời sống của mình. Tôi cũng quả
quyết rằng mỗi một nguyên tắc ấy được đánh giá theo mười tuyên bố chủ
đạo này.
Hai ví dụ trên cung cấp khung sườn để người lãnh đạo phát triển các triết lý
chức vụ của họ chung quanh đó . Mục sư Johnson mô tả một triết lý chức vụ
chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong khuôn mẫu tiến triển của chức
vụ. Wiersbe minh họa một triết lý chức vụ ở giai đoạn 3.7
Triết Lý Chức Vụ Giống Như Một Đường Kẻ Ô
Hai ví dụ này trình bày tầm quan trọng của một triết lý chức vụ như là khung
sườn chỉ dẫn dành cho người lãnh đạo. Một số trong các ví dụ đó có thể là
những gợi ý đối với bạn. Thực vậy, nếu Chúa phát triển người lãnh đạo cả
đời và nếu Ngài thật sự dạy dỗ các bài học về tâm tánh và chức vụ, thì sự
nhận thức và sử dụng các bài học là điều quan trọng đối với các mục đích
Chúa dành cho người lãnh đạo ấy.
Người lãnh đạo phải triển khai một triết lý chức vụ đồng thời tôn trọng các
giá trị lãnh đạo của Kinh Thánh, nắm lấy những thách thức của thời đại
mình đang sống, phù hợp với những ân tứ độc đáo và sự phát triển của mình
nếu muốn được hiệu quả suốt đời .
CÒN BẠN THẾ NÀO ?
1. Một số những bài học quan trọng nhất mà Chúa đã dạy dỗ bạn một cách
cá nhân liên quan đến tâm tánh người lãnh đạo của bạn là gì? Định hai điều
liên quan đến một tuyên bố về triết lý chức vụ phản ảnh một sự gợi ý, một sự
chỉ dẫn, hoặc là một điều tuyệt đối dành cho bạn trong chức vụ.
2. Một số những bài học quan trọng nhất mà Chúa đã dạy bạn liên quan đến
mục vụ của bạn là gì? Định rõ hai bài học trong số ấy liên quan đến một
tuyên bố triết lý chức vụ phản ảnh một sự gợi ý, một sự chỉ dẫn, hoặc là một
điều tuyệt đối dành cho chức vụ của bạn.
Đón Nhận Những Bài Học Của Cuộc Đời:
Sự Thách Thức Của Vai Trò Lãnh Đạo
Thách Thức/ Nan Đề : Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng
thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn. Ngài
bèn phán cùng môn đồ rằng: mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy,
hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình." (Mat Mt 9:36-38).
Thách Thức / Giải Pháp : "Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy
theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người." (14:19)
Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó
cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác. (IITi 2Tm 2:2).
Nhu Cầu - Vai Trò Lãnh Đạo Nhiều Hơn và Tốt Hơn
Trong chương này tôi một đề ra ba thách thức áp dụng cho những người
lãnh đạo. Những thách thức này xuất phát từ nhu cầu về vai trò lãnh đạo
trong công việc Cơ đốc. Đi đến nơi nào tôi cũng nghe thấy câu: "Chúng tôi
không có đủ những người lãnh đạo được đào luyện." Điều này có thể hàm ý:
"Chúng tôi không có những người lãnh đạo trọn thời gian đã theo học thần
học viện." Tôi phần nào không đồng ý với lối suy nghĩ ấy. Chúng ta không
chỉ cần những người lãnh đạo trọn thời gian. Sự đào luyện chính thức cũng
không giải quyết được vấn đề. Nhưng trọng tâm của câu nói này là đúng:
"Những người lãnh đạo được trang bị đang còn thiếu."
Hiện nay nhu cầu này ngày càng đặc biệt nghiêm trọng vì hai lý do. Trước
hết trong rất nhiều các tổ chức song song với hội thánh ở Tây Phương, đặc
biệt là những tổ chức với các chức vụ xuyên quốc gia, có một số những
người lãnh đạo lớn tuổi đã từng có ảnh hưởng trong suy nghĩ và sinh hoạt
Cơ đốc một khoảng thời gian. Họ sẽ rời sân khấu trong mười năm tới. Có
nhiều người lãnh đạo trẻ tuổi nổi lên, nhưng dường như có ít người lãnh đạo
ở tuổi trung niên để điền vào chỗ trống cho đến khi những người lãnh đạo
trẻ tuổi này trưởng thành. Thứ nhì, ở nhiều nơi thuộc thế giới thứ ba, hội
thánh đang phát triển nhanh chóng, vượt xa giới lãnh đạo. Làm thế nào để
vai trò lãnh đạo được huấn luyện để lấp đầy nhu cầu ngày càng gia tăng
nhanh chóng này? Để đáp lại tâm tình của Chúa Jêsus (Mat Mt 9:37): Gánh
nặng của công việc thật lớn. Cần có vai trò lãnh đạo, được trang bị cho số
lượng công việc mà giới lãnh đạo phải đối mặt trong công tác của người Cơ
đốc. Những quan niệm được cho trong sách này có thể giúp chúng ta nuôi
dưỡng những người lãnh đạo để lấp đầy hố sâu một cách khôn ngoan hơn và
hữu hiệu hơn, trong thời gian ngắn hơn.
Tôi muốn đề ra ba thách thức cuối cùng. Những người đã nghiên cứu các ý
tưởng về tư cách lãnh đạo trong quyển sách này và đã thấy một lẽ thật nào
đó nơi các ý tưởng này có trách nhiệm sử dụng lẽ thật ấy. Tôi sẽ nói lên
những thách thức này, sau đó giải thích mỗi một thách thức chi tiết hơn:
Thách thức 1: Khi Đấng Christ kêu gọi những người lãnh đạo vào chức vụ
Cơ đốc, Ngài có ý định triển khai họ đến tiềm năng trọn vẹn .1 Mỗi người
trong chúng ta trong tư cách lãnh đạo đều có trách nhiệm tiếp tục triển khai
phối hợp với quá trình tôi luyện của Chúa suốt đời mình .
Thách thức 2: Một chức năng quan trọng của tất cả những người lãnh đạo đó
là chọn lọc vai trò lãnh đạo mới nổi lên . Người lãnh đạo phải nhận biết quá
trình đào luyện những người lãnh đạo trẻ tuổi của Chúa và hợp tác trong quá
trình đó .
Thách thức 3: Người lãnh đạo phải phát triển một triết lý chức vụ đồng thời
tôn kính các giá trị về tư cách lãnh đạo theo Kinh Thánh nắm giữ những
thách thức của thời kỳ họ đang sống, và lồng khớp các ân tứ độc đáo của họ
với sự phát triển cá nhân nếu muốn được hiệu quả suốt đời .
Tư Cách Lãnh Đạo Cá Nhân
Các bài học về tư cách lãnh đạo được chia sẻ trong sách này dựa trên một
giả định cho rằng Chúa quan tâm đến việc nuôi dưỡng những người lãnh đạo
và can thiệp vào đời sống họ để phát triển họ cho các mục đích của Ngài.
Chúa Jêsus vẫn kêu gọi con người theo Ngài và ảnh hưởng đến nhiều người
khác. Các nghiên cứu của tôi về những người trong Kinh Thánh được Chúa
dùng với tư cách người lãnh đạo để hoàn thành các mục đích của Ngài dẫn
tôi đến một lời định nghĩa về người lãnh đạo.
Người lãnh đạo , được định nghĩa từ một nghiên cứu về tư cách lãnh đạo
theo Kinh Thánh, vì họ, chúng ta quan tâm theo bước sự phát triển tư cách
lãnh đạo, là một con người (1) có năng lực Chúa ban và (2) với trách nhiệm
Chúa giao để ảnh hưởng đến (3) một nhóm người cụ thể thuộc dân sự Chúa
(4) hướng đến các mục tiêu của Chúa dành cho nhóm.
Khả năng Chúa ban chỉ đến những khả năng - ân tứ thuộc linh và những
năng lực tự nhiên hoặc các kỹ năng.2 Khả năng này là điều vốn có nơi người
lãnh đạo. Trách nhiệm Chúa giao không những bao gồm gánh nặng dành
cho công việc, mà còn một ý thức trách nhiệm ở trước mặt Chúa về công
việc đó. Các nghiên cứu của tôi về khả năng, đặc biệt là việc thi hành các ân
tứ (Rôma 12, Êphêsô 4) và những ví dụ về quản lý (đặt biệt Luca 19 những
nén bạc; và Mathiơ 25, các ta lâng), đã dẫn tôi đến kết luận rằng những
người lãnh đạo có khả năng phải được phát triển và sử dụng.
RoRm 12:3-7 đặt biệt mang tính dạy dỗ. Trọng tâm nhắm vào sự đánh giá và
sử dụng thật tốt các ân tứ ấy. Chúng ta được khuyên phải đánh giá các ân tứ
của mình. Của lễ hàng ngày đó là làm tốt hơn nữa cam kết ấy (12:1-2) đòi
hỏi sự hiểu biết về khả năng.
Trong câu 3, "ân điển đã được ban cho tôi" chứa đựng một sự hoán dụ (một
phép tu từ trong đó một từ thay thế cho một từ khác được liên kết bởi mối
quan hệ nào đó, như nguyên nhân thay cho hậu quả).3 "Ân điển" được thay
thế cho "các ân tứ," có nghĩa là các ân tứ đã được ban cho bởi ân điển. Các
ân tứ thuộc linh của Phao lô là các ân tứ của ân điển. Cách dịch như vầy
trong Kinh Thánh ("ân tứ mà Chúa bởi ân điển Ngài đã ban cho tôi") khẳng
định quan điểm của tôi về hoán dụ này. Phao lô muốn nói rằng bởi những ân
tứ đã được ban cho ông, ông có thể quả quyết các lẽ thật về các ân tứ thuộc
linh với thẩm quyền.
"Theo lượng đức tin" có một hoán dụ phê bình khác. Cụm từ tu từ này cho
thấy cách chúng ta phải sử dụng các ân tứ thuộc linh của mình. Lượng muốn
ám chỉ đến khả năng; đức tin là phép hoán dụ tượng trưng cho "ân tứ mà
chúng ta thực hành bởi đức tin." Mỗi người phải thực hành ân tứ của mình
theo lượng đức tin Chúa đã ban cho cùng với ân tứ ấy. Câu Kinh Thánh này
tiếp tục chỉ rõ rằng mỗi người đều có một lượng khả năng khác nhau. Mỗi
người phải đánh giá và sử dụng các ân tứ của mình tùy theo khả năng Chúa
đã định cho.
Vì vậy, mỗi chúng ta là những người lãnh đạo được mong đợi phải đánh giá
các ân tứ thuộc linh của mình và những khả năng để sử dụng chúng theo
lượng đó. Mỗi người đều riêng biệt. Sự thành công của người kia không phải
là tiêu chuẩn của chúng ta. Lớn hơn không phải là tốt hơn cũng không phải
phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn là tốt hơn. Nếu Chúa đã ban cho tôi là một
người lãnh đạo tín hữu, thật tuyệt vời; tôi nhất định không cần phải trở thành
một người lãnh đạo trọn thời gian, nếu trường hợp của tôi là như vậy. Nếu
Chúa đã ban cho tôi tiềm năng để trở thành một người lãnh đạo cấp quốc
gia, thì tôi không cần phải đến giai đoạn bình ổn như một người lãnh đạo tín
hữu. Chúng ta phải trở nên đúng như điều Chúa đã định cho chúng ta.
Chúng ta có thể phát triển như là những người sử dụng các ân tứ thuộc linh
và khả năng tự nhiên theo đúng với mức tiềm năng mà Chúa định.4 Những
kỹ năng tăng cường các ân tứ và năng lực của chúng ta phải được học tập và
sử dụng. Sự hiểu biết đó sẽ khiến chúng ta hiệu quả hơn trong cách chúng ta
sử dụng các ân tứ phải được tìm kiếm. Nếu không làm thế, chúng ta sẽ phải
khai trình ở trước mặt Chúa. Và chúng ta sẽ phải giải thích điều chúng ta
thật sự đã làm, chúng ta có phát triển đến mức tiềm năng mà Chúa đã định
hay không. HeDt 13:17, Gia Gc 3:1 và những câu Kinh Thánh nói về sự
phán xét nhất định tỏ rõ rằng những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm vì
ảnh hưởng của họ.
Để ôn lại đời sống của mình và đánh giá quá trình tôi luyện của Chúa, chúng
ta cần phải đánh giá nơi mình có mặt, vì vậy khuyến khích chính mình tiếp
tục phát triển. Tôi xin lập lại lời thách thức ấy:
Khi Đấng Christ kêu gọi những người lãnh đạo vào chức vụ Cơ đốc, Ngài
muốn phát triển tiềm năng họ đến mức trọn vẹn. Mỗi chúng ta trong vai trò
lãnh đạo chịu trách nhiệm để tiếp tục phát triển theo sự đào luyện của Chúa
suốt đời mình .
Những cái nhìn tôi đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu mình đang ở đâu trong sự
phát triển để đánh giá rõ ràng, và để nhận biết bàn tay của Chúa trong quá
trình đó. Điều này, sau đó sẽ khiến bạn đi theo các mục tiêu phát triển của
Chúa. Đây là lời kêu gọi quan trọng nhất. Nếu chúng ta không kinh nghiệm
sự phát triển tiếp tục của Chúa chúng ta sẽ không thể nào giúp người khác
phát triển năng lực lãnh đạo của họ. Bạn đang làm gì trong sự phát triển của
mình với tư cách là một người lãnh đạo? Hãy làm tất cả những gì bạn dự
định để trở thành người lãnh đạo của Chúa!
Người Lãnh Đạo Mới Nổi Lên
Một chức năng chính của tất cả tư cách lãnh đạo là sự chọn lọc để phát triển
tư cách lãnh đạo. Tôi không có ý nói chọn ra những người trẻ rồi gởi họ vào
trường Kinh Thánh hoặc Thần Học Viện, mà là quan sát những người Chúa
muốn chọn lựa và tôi luyện, sau đó tìm những phương cách để tăng cường
sự phát triển của họ. Nhận biết những dấu hiệu sớm sủa và các khái niệm về
quá trình tôi luyện có thể hàm ý rằng bạn có thể khuyên bảo hiệu quả nhiều
hơn và cố vấn cho những người lãnh đạo mới nổi lên nhiều hơn. Bạn có thể
hướng họ đến sự đào luyện chính quy hoặc không chính quy mà bạn biết là
có thể đưa họ tấn tới theo các khuôn mẫu phát triển. Trong mỗi chức vụ,
Chúa đều phát triển những người lãnh đạo và những người đi theo. Là người
lãnh đạo, chúng ta phải hợp tác với Chúa để nhận biết những chỗ trống về
vai trò lãnh đạo và lấp đầy chúng bằng những người lãnh đạo mới nổi lên.
Phao lô lưu ý rằng trung tín là thành phần then chốt trong việc chọn lọc
những người lãnh đạo mới nổi lên. Yếu tố này nằm ở trọng tâm các khuôn
mẫu thử nghiệm ban đầu và khuôn mẫu chức vụ nền tảng. Đó là lý do vì sao
thuận lợi của bạn chính là nhận ra các khuôn mẫu phát triển và chọn lựa ban
đầu then chốt này: phương pháp thử nghiệm qua những sự kiện tiêu cực, thử
nghiệm qua sự bành trướng- tích cực, khuôn mẫu chức vụ nền tảng, khuôn
mẫu ân tứ giống nhau thu hút nhau, khuynh hướng theo khả năng. Các quá
trình tôi luyện như là vấn đề về số phận, công tác chức vụ, lời mời gọi trong
chức vụ, những kỹ năng của chức vụ, sự tiến bộ trong huấn luyện, và khám
phá khả năng phải là những điều hết sức quen thuộc đối với bạn. Tất cả
những vấn đề về sự chỉ dẫn, nhưng đặc biệt là mối tiếp xúc của Chúa và việc
cố vấn, phải nằm trong bộ dụng cụ của bạn khi bạn tìm cách giúp đỡ những
người lãnh đạo mới nổi lên tấn tới trên con đường phát triển.
Hãy nhìn những con người trong công tác chức vụ của bạn với đôi mắt chọn
lọc tư cách lãnh đạo.5 Hãy luôn tự hỏi mình những câu như: "Người này
đang ở đâu trong giai đoạn phát triển của người ấy?" "Tôi có thể làm gì để
giúp người ấy nhìn thấy Chúa đang uốn nắn người ấy hướng đến tư cách
lãnh đạo?" "Chúa có đang dùng tôi như một mối tiếp xúc thiên thượng trong
tình huống này không?" "Liệu tôi có thể làm một người cố vấn hay huấn
luyện cho người này không?" Hãy nhớ nguyên tắc chờ đợi của Goodwin :
Người lãnh đạo có tiềm năng có khuynh hướng nổi lên đến mức kỳ vọng
chân thành của người lãnh đạo mà người ấy tôn trọng .6 Phải bảo đảm bạn là
một người lãnh đạo được tôn trọng. Phải bảo đảm bạn biết rõ những người
đi theo mình đủ để phát hiện những người lãnh đạo mới nổi lên. Và phải bảo
đảm bạn đã đưa ra những lời mời gọi khiến họ phải vươn tới nhưng là điều
có thể với tới được. Lỗ hổng của tư cách lãnh đạo sẽ không bao giờ được
giải quyết trừ khi tất cả những người lãnh đạo đều bắt đầu lưu tâm đến lời
khuyên của Phao lô dành cho Timôthê (IITi 2Tm 2:2). Nghĩa là mỗi người
phải có mối quan tâm tích cực trong việc phát triển những người lãnh đạo.
Bạn đang huấn luyện những người lãnh đạo như thế nào cho chức vụ của
mình? Những nỗ lực của bạn có đang giúp để lấp đầy chỗ trống về vai trò
lãnh đạo không? Hay là bạn đang làm cho lỗ hổng ấy lớn thêm? Chúa đã dạy
rằng: Hãy cầu nguyện cho những người lãnh đạo mới nổi lên trong chức vụ
của bạn. Vậy hãy làm điều gì cần thiết với họ khi Ngài nhậm lời.
Một chức năng quan trọng của tất cả vai trò lãnh đạo đó là chọn lọc những
người lãnh đạo mới nổi lên. Người lãnh đạo phải không ngừng nhận biết quá
trình đào luyện những lãnh đạo trẻ tuổi của Chúa và hợp tác trong quá trình
đó .
Triết Lý Mục Vụ
Những người lãnh đạo có triết lý chức vụ tốt thường kết thúc tốt. Chức năng
biện biệt, là giai đoạn phát triển quan trọng thứ tư trong giai đoạn Trưởng
Thành Chức Vụ quan trọng đối với tư cách lãnh đạo hiệu quả. Người lãnh
đạo phải nhìn thấy Chúa đang hành động trong các sự kiện và con người,
cũng như trong các tình huống chung quanh họ. Họ phải nhận biết công việc
của Chúa trong chính đời sống mình. Một người lãnh đạo có khả năng phân
biệt là người có triết lý chức vụ vững vàng. Khuôn mẫu của triết lý chức vụ
quan trọng để tư cách lãnh đạo hiệu quả là điều sẽ giúp người ấy đến cùng.
Không phải tất cả những người lãnh đạo đều kết thúc tốt đẹp. Tôi đã quan
sát bốn khuôn mẫu liên quan đến đáp ứng cuả người lãnh đạo đối với sự tôi
luyện trong giai đoạn phát triển chức vụ. Các khuôn mẫu ấy gồm:
1. Những người bỏ cuộc - rất ít.
2. Những người lãnh đạo rơi vào tình trạng yên vị - đa số.7
3. Bị kỷ luật - một vài.
4. Những người tiếp tục tăng trưởng và hoàn thành tốt đẹp - một số.
Thách thức là phải kết thúc tốt đẹp như sứ đồ Phao lô đã làm. Chúng ta cần
phải đảo ngược con số những người lãnh đạo ở khuôn mẫu số 2 và số 4. Nếu
không có một triết lý chức vụ rõ ràng, chỉ có một vài người lãnh đạo sẽ ở
vào khuôn mẫu số 4.
Các triết lý chức vụ sẽ khác nhau vì có nhiều người lãnh đạo. Chúng ta
không thể sao y triết lý của một người lãnh đạo thành công rồi đơn giản nhờ
đưa nó vào hoàn cảnh của mình. Triết lý chức vụ của một người lãnh đạo
xuất hiện từ sự phát triển tư cách lãnh đạo của người ấy. Nó phải phù hợp
với các bài học mà người lãnh đạo học được, nó phải phát triển từ quá trình
đào luyện riêng biệt mà Chúa dành cho người đó. Điều đó phải khớp với
khuôn mẫu phát triển khả năng của người lãnh đạo, phải thích hợp với tình
huống mà trong đó Chúa đặt để người lãnh đạo ấy. Nó sẽ tuân theo vận
mệnh của người lãnh đạo.
Tất nhiên có những giá trị trong Kinh Thánh liên quan đến luân lý và phong
cách lãnh đạo, những mục tiêu, phương tiện và thái độ khung sườn của tư
cách lãnh đạo tôi tớ áp dụng cho tất cả những người lãnh đạo. Và rõ ràng là
chúng ta có thể được rất nhiều ích lợi nhờ nghiên cứu các triết lý chức vụ
của những người lãnh đạo mà Chúa đã trọng dụng. Tuy nhiên đại đa số
những giá trị học được là độc đáo đối với một người lãnh đạo do những tình
huống độc đáo. Có nghĩa: Mỗi tình huống đó sẽ đòi hỏi một sự khảo sát kỹ
lưỡng, tường tận lời Kinh Thánh để tìm lẽ thật phù hợp với tình huống ấy.
Không nhất thiết phải tuyên bố triết lý chức vụ rõ ràng bằng những lời xác
định, mặc dầu điều đó rất có ích. Nhưng phải có một triết lý chức vụ gắn bó
trong chức vụ của người lãnh đạo. Hãy lưu ý đặc biệt các khái niệm 3 và 4
trong lời định nghĩa của tôi về một người lãnh đạo:
Người lãnh đạo, như đã được định nghĩa từ nghiên cứu về tư cách lãnh đạo
theo Kinh Thánh, và là người mà chúng ta quan tâm trong việc tìm theo sự
phát triển tư cách lãnh đạo, là một người
1. Có khả năng Chúa ban và
2. Có trách nhiệm Chúa giao để ảnh hưởng
3. Một nhóm cụ thể con dân Chúa
4. Theo các mục tiêu của Chúa dành cho nhóm
Nếu như Chúa phải phán với chúng ta, không những về chỗ trống của vai trò
lãnh đạo mà về cả những người lãnh đạo hiện nay, Ngài hẳn lập lại Mat Mt
9:36-38 như tôi đã viết:
Khi Ngài nhìn thấy những người lãnh đạo, thì Ngài đầy lòng buồn rầu, bởi vì
có quá nhiều người bỏ cuộc, nhiều người đã bị gạt bỏ, và nhiều người rơi
vào chỗ yên vịvà mất phương hướng. Họ đã mất lòng sốt sắng để dẫn dắt.
Họ không có chủ trương triết lý rõ ràng hoặc phương hướng trong công tác
lãnh đạo. Họ là những người lãnh đạo không có người dẫn dắt. Đoạn Ngài
phán cùng các môn đồ: "Mùa gặt thì thật trúng, nhưng người lãnh đạo với
phương hướng rõ ràng thì ít. Vậy hãy xin chủ mùa gặt, để Ngài sẽ sai đến
những con gặt-lãnh đạo có hiểu có hiểu biết, có ơn phân biệt và có phương
hướng đi vào trong mùa gặt của Ngài.”
Công tác trọng tâm của vai trò lãnh đạo là ảnh hưởng dân sự Chúa hướng
đến các mục tiêu của Chúa . Mục tiêu này sẽ không được duy trì suốt đời
nếu không có một triết lý chức vụ thích đáng.
Những người lãnh đạo phải phát triển một triết lý chức vụ đồng thời tôn
trọng giá trị về công tác lãnh đạo theo Kinh Thánh, nắm lấy những thách
thức của thời kỳ họ sống, và sử dụng thích đáng những ân tứ độc đáo và sự
phát triển cá nhân nếu muốn hiệu quả suốt cả đời .
Há không tuyệt vời sao nếu mười hoặc mười lăm năm nữa kể từ bây giờ
Chúa Jêsus sẽ lặp lại Mat Mt 9:36-38 như sau:
Khi Ngài nhìn thấy công việc lớn lao và các đoàn dân đông từng được nghe
Tin Lành, Ngài không buồn lòng nhưng cảm động vui mừng bởi vì nhiều
người lãnh đạo đang đáp ứng các nhu cầu ấy và đang tiếp tục phát triển
những lãnh đạo mới để đáp ứng thách thức lớn lao về vai trò lãnh đạo. Ngài
nói: "Cảm tạ Chúa mùa gặt, bởi vì Ngài đang ban cho những lãnh đạo trong
mùa gặt, và họ là những người lãnh đạo có phương hướng và mục đích."
Đức Chúa Trời đang phát triển chức năng biện biệt trong bạn với tư cách
người lãnh đạo như thế nào? Nếu bạn và tôi chấp nhận lời mời gọi thứ ba và
chuyển ý định của nó lại cho những người lãnh đạo mới nổi lên, rất có thể
chúng ta sẽ nghe được lời sửa thứ nhì của tôi về 9:36-38.
Tóm Tắt
Lỗ hổng vai trò lãnh đạo thật to lớn. Hiện có một nhu cầu lớn lao cho vai trò
lãnh đạo hiệu quả. Theo quan điểm của tôi, ba lời mời gọi mà tôi đã đưa ra
đi vào trọng tâm của vấn đề này. Mỗi người lãnh đạo phải đích thân trở
thành điều mà Chúa muốn. Mỗi người lãnh đạo hãy tham gia phát triển
những người lãnh đạo khác. Người lãnh đạo phải đi theo các mục tiêu Chúa
dành cho họ. Lý luận về sự phát triển vai trò lãnh đạo có thể là một sự trợ
giúp lớn trong cả ba lời mời gọi đó.
Khi bắt đầu cuộc hành trình nghiên cứu đời sống của những người lãnh đạo,
tôi đã được thách thức bởi lời khuyên sau đây của Kinh Thánh. Tôi đã bắt
đầu quyển sách này bằng lời mời gọi đó. Bây giờ tôi xin lập lại một lần nữa,
nhưng như là lời mời gọi sau cùng.
LỜI MỜI GỌI SAU CÙNG
Anh em hãy nhớ những người hướng dẫn đã truyền lời Chúa cho mình, hãy
chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học đòi đức tin của họ. Chúa Cứu
Thế Jêsus hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. (HeDt
13:7-8)
Lần đầu tiên khi tôi đọc hai câu Kinh Thánh này, hai thắc mắc thường đến
với tâm trí tôi. Câu hỏi thứ nhất là làm thế nào để tôi "chú ý xem kết cuộc
nếp sống của họ?" Câu thứ hai là làm thế nào để tôi "học đòi đức tin của
họ"? Tôi mong quyển sách này đã cho thấy rằng các quá trình tôi luyện
trong sự phát triển đời sống của những người lãnh đạo vĩ đại này cũng là
những quá trình Chúa dùng để phát triển những người lãnh đạo ngày nay.
Chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng hôm qua, ngày nay
và cho đến đời đời không hề thay đổi. Cùng những phương cách Ngài đã dạy
dỗ trước đây cũng áp dụng cho bạn và tôi ngày nay. Chính Chúa Jesus Christ
là Đấng ban sức cho những người lãnh đạo ấy để sống đời sống đức tin cũng
sẽ ban sức cho bạn và tôi ngày nayđể sống đời sống đức tin . Ngài vừa là
nguồn phương tiện vừa là lý do chúng ta học tập về tư cách lãnh đạo.
Tư cách lãnh đạo tiến triển và nổi rõ cả đời. Thật vậy, tư cách lãnh đạo là
những bài học cả đời của Chúa. Tôi tin rằng bạn, cũng vậy, sẽ tiếp nhận lời
mời gọi trong 13:7-8 và bây giờ bạn phải được trang bị tốt để thực hiện điều
đó hơn là tôi đã được trang bị khi mới bắt đầu.
Phụ Lục:
Quan Sát Sự Chọn Lọc Tư Cách Lãnh Đạo
Tôi đã nói ở chương 9 rằng chọn lựa tư cách lãnh đạo là một trách nhiệm
quan trọng của vai trò lãnh đạo. Dưới đây tôi xin liệt kê một số các nguyên
tắc mà tôi đã tìm được trong khi nghiên cứu đối chiếu các giai đoạn ban đầu
của nhiều người lãnh đạo. Sau đó tôi kèm theo các nguyên tắc ấy một số
hàm ý mà tôi cảm thấy xuất phát từ các nguyên tắc ấy.
Mười Nguyên Tắc Về Sự Nổi Lên của Vai Trò Lãnh ĐạoVà Những Hàm Ý
Bạn còn nhớ rằng nguyên tắc là tuyên bố được khái quát hóa về lẽ thật là
một nhận định rút ra từ các công việc lãnh đạo cụ thể, cách Chúa dùng các
quá trình tôi luyện với những người lãnh đạo, phân tích sự hình thành chức
vụ, phân tích sự hình thành đời thuộc linh, và những phân tích về sự phát
triển tư cách lãnh đạo khác mô tả những khuôn mẫu áp dụng được cho
những người lãnh đạo trong những tình huống khác.
Hàng trăm nguyên tắc đã được gợi ý bởi những người lãnh đạo phân tích
chính đời sống họ. Mặc dầu có nhiều nguyên tắc có thể được đưa ra ở đây là
chung cho nhiều người lãnh đạo, tôi đã chọn để liệt kê và thảo luận chỉ mười
nguyên tắc chủ yếu có liên quan đến sự nổi lên của tư cách lãnh đạo và sự
chọn lọc.
Những Nguyên Tắc Có Liên Quan Đến Sự Định Hướng Cá Nhân .
1. Định Hướng của Lời Chúa
Thái độ ham thích học lời Chúa (bày tỏ qua cách người ấy đáp ứng với mục
vụ của những người dạy dỗ Kinh Thánh và các chương trình học Kinh
Thánh người ấy chủ động) là một dấu hiệu tốt của một người lãnh đạo đang
nổi lên.
2. Khuynh Hướng Áp Dụng
Một người sẵn sàng áp dụng Kinh Thánh vào đời sống mình khi đáp ứng
trước những thử nghiệm về lời, thử nghiệm về sự vâng phục, thử nghiệm về
sự ngay thẳng, rất có khả năng đang nổi lên trở thành một người lãnh đạo.
3. Định Hướng Về Sự Công Bình
Khao khát sự công bình, mong muốn có đời sống ngay thẳng, và thường
xuyên xử lý các vấn đề liên quan đến các quá trình tôi luyện là dấu hiệu tốt
của một người lãnh đạo đang nổi lên.
4. Định Hướng Cầu Nguyện Cụ Thể
Người lãnh đạo có tiềm năng cầu nguyện những lời cụ thể cho chức vụ của
mình và chứng kiến những sự đáp lời cầu nguyện theo cách làm gia tăng đức
tin và mở rộng các loại cầu xin cụ thể.
5. Định Hướng Về Sự Chỉ Dẫn.
Người lãnh đạo có tiềm năng sẽ học được những bài học về sự chỉ dẫn cá
nhân phục vụ cho những nguồn động lực để chỉ dẫn việc học hỏi của cả
nhóm.
6. Định Hướng Về Sự Tự Bắt Đầu.
Vai trò lãnh đạo nổi lên ở các mức độ thấp nhất trong các chương trình tự đề
xuất, các công tác chức vụ, và những kinh nghiệm với Chúa.
Các Nguyên Tắc Có Liên Quan Đến Những Mối Quan Hệ Với Những
Người Lãnh Đạo
7. Nguyên Tắc Những Người Có Ân Tứ Giống Nhau Thu Hút Nhau
Thông thường một người lãnh đạo có tiềm năng và có tài thì bị thu hút bởi
một người lãnh đạo cũng có ân tứ giống mình là người cố vấn cho nguời ấy
hướng đến việc phát triển các ân tứ.
8. Làm Gương Về Nguyên Tắc Thu Hút.
Thường thì một người lãnh đạo có tiềm năng bị thu hút đến một người lãnh
đạo sử dụng khuôn mẫu như là phương tiện của sự ảnh hưởng.
9. Nguyên Tắc Kỳ Vọng.
Một người lãnh đạo có tiềm năng đáp ứng trước những thách thức của một
sự kỳ vọng chân thật từ một người lãnh đạo cao tuổi hơn là người mà người
ấy khâm phục (nguyên tắc kỳ vọng của Goodwin).
10. Nguyên Tắc Mối Tiếp Xúc Của Chúa.
Chúa thường đem một hoặc nhiều người quan trọng, làm mối tiếp xúc của
Chúa, băng ngang con đường của một người lãnh đạo mới nổi lên vào những
sinh hoạt đúng lúc để trình bày công việc cố vấn cần thiết nào đó khích lệ
người ấy phát triển năng lực lãnh đạo.
Chín Hàm Ý Từ Những Nguyên Tắc Định Hướng Cá Nhân
1. Người lãnh đạo cần biết những dấu hiệu của người có lòng ham thích Lời
Chúa (như Kinh Thánh được đánh dấu, đặt và dùng các băng, mua các sách
học Kinh Thánh, tham dự các buổi học Kinh Thánh, viết các bài học Kinh
Thánh v.v...)
2. Người lãnh đạo phải có sẵn các tài liệu học Kinh Thánh và những sách vở
khác, có thể dùng để giúp ích cho những kỹ năng và những thói quen học
Kinh Thánh tốt.
3. Người lãnh đạo phải đích thân mời gọi những người lãnh đạo có tiềm
năng và cho mượn hoặc cung cấp các tài liệu học Kinh Thánh và các nguồn
phương tiện cho họ.
4. Người lãnh đạo phải là người biết lắng nghe và biết rõ những người đi
theo mình, nếu muốn biết Kinh Thánh phải được áp dụng thế nào trong đời
sống của những người lãnh đạo có tiềm năng.
5. Người lãnh đạo cần cung cấp cho những người lãnh đạo có tiềm năng cơ
hội thích hợp để thử nghiệm công việc của Chúa qua những nghiệm thử về
lòng ngay thẳng, về lời, về sự vâng phục và các quá trình tôi luyện khác
nhắm vào đời sống công bình.
6. Người lãnh đạo cần phải làm gương đời sống cầu nguyện để chứng tỏ lời
cầu xin và sự đáp lời rõ ràng.
7. Những người lãnh đạo cần nói cụ thể cách họ nhận được sự chỉ dẫn cho
các nhóm họ dẫn dắt, và khích lệ những người lãnh đạo mới nổi lên tìm
kiếm sự chỉ dẫn tương tự cho chức vụ ban đầu của họ.
8. Người lãnh đạo phải dấy lên ý thức về các nhu cầu, kêu gọi những người
lãnh đạo có tiềm năng trước các nhu cầu đó, và để tự do cho những người
lãnh đạo có tiềm năng này giải quyết các nhu cầu đó.
9. Người lãnh đạo cần phải biết rằng những người thường tham gia vào các
chương trình tự đề xuất làm thế để sửa lại hiện trạng và thường làm điều đó
cách gây tổn thương.
Chín Hàm Ý Từ Các Nguyên Tắc Quan Hệ
1. Người lãnh đạo nên biết rằng những người lãnh đạo mới có các ân tứ
giống mình thường được thu hút đến với mình. Người lãnh đạo cũng nên thử
nghiệm một cách không chính thức những người đi theo thân cận để tìm
những điểm giống nhau so với sự kết hợp các ân tứ của mình.
2. Người lãnh đạo nên làm gương cách sử dụng ân tứ của mình kèm với lời
giải thích những dấu hiệu ban đầu của ân tứ ấy và về cách ân tứ ấy có thể
được phát triển.
3. Những người lãnh đạo dùng gương mẫu như một phương tiện ảnh hưởng
quan trọng đang chứng tỏ uy quyền thuộc linh, là lý do chính để những
người lãnh đạo có tiềm năng được thu hút đến với những người lãnh đạo
nhất định.
4. Những người lãnh đạo dùng gương mẫu phải biết rằng họ có thể đóng một
phần hết sức quan trọng trong việc đưa những người lãnh đạo có tiềm năng
tiến theo khuôn mẫu phát triển thẩm quyền thuộc linh này.
5. Người lãnh đạo phải quen thuộc với khuôn mẫu phát triển thẩm quyền
thuộc linh và phải được chuẩn bị để có những bài tập và những công tác
khuyến khích để đưa những người lãnh đạo có tiềm năng tiến trên khuôn
mẫu đó.
6. Người lãnh đạo cần phải đáng giá chính xác khả năng của những người
lãnh đạo có tiềm năng (những khả năng tự nhiên, những ân tứ thuộc linh).
7. Người lãnh đạo phải kêu gọi những người lãnh đạo có tiềm năng mới nổi
lên bằng những lời mời gọi thích hợp - quá cao có thể làm họ nản lòng, quá
thấp sẽ không làm họ cố gắng.
8. Người lãnh đạo nên tìm cách để nuôi dưỡng sự nhận biết về vận mệnh nơi
những người lãnh đạo mới nổi lên dựa trên những khả năng, những ân tứ
thuộc linh, và những sự tôi luyện liên quan đến số phận.
9. Người lãnh đạo phải nhận biết rằng Chúa thường sử dụng họ như là
những mối tiếp xúc của Chúa trong đời sống những người lãnh đạo mới nổi
lên. Vì vậy, họ cần hiểu thấu đáo mối tiếp xúc của Chúa và quá trình tư vấn.
Nhiều hàm ý khác có thể được đề ra. Nhưng những điều nêu trên cho chúng
ta ý tưởng cách nguyên tắc có thể sinh ra một hành động nào đó của người
lãnh đạo nếu như phải được sử dụng. Chọn lựa tư cách lãnh đạo là một chức
năng quan trọng của tất những người lãnh đạo. Những nguyên tắc về tiềm
năng lãnh đạo nổi lên và những hàm ý rút ra từ đó có thể hình thành cơ sở
trên đó, người lãnh đạo xây dựng triết lý chức vụ liên quan đến việc chọn
lựa lãnh đạo.
Ngoài những nguyên tắc này, tôi muốn lưu ý tầm quan trọng của nhóm thử
nghiệm khi có người lãnh đạo nổi lên.
Những Hàm Ý Của Cụm Thử Nghiệm
Cụm thử nghiệm bao gồm các quá trình tôi luyện quan trọng của đời sống bề
trong - thử nghiệm về lời Chúa, về tính ngay thẳng, và về sự vâng lời - cùng
với thử nghiệm liên quan đến sự chuyển tiếp, công tác chức vụ. Cụm này
cung cấp một cái nền để nhận biết những người lãnh đạo mới nổi lên. Cả
khuôn mẫu thử nghiệm tích cực đem lại sự bành trướng lẫn khuôn mẫu thử
nghiệm bằng phương pháp tiêu cực đều hết sức quan trọng để hiểu cách
Chúa dùng cụm thử nghiệm này.
1. Chọn lựa lãnh đạo là một trách nhiệm liên tục của vai trò lãnh đạo.
2. Cụm thử nghiệm và các khuôn mẫu thử nghiệm phải là một phần liên tục
trong lối suy nghĩ của người lãnh đạo khi tư vấn cho những người lãnh đạo
có tiềm năng.
3. Những thử nghiệm về lời Chúa là dấu hiệu của các ân tứ về lời nói và phải
đề xuất các công tác mục vụ và việc huấn luyện không chính thức về lời có
thể được sử dụng sâu xa hơn để khẳng định tiềm năng lãnh đạo.
Ghi Chú:
MỞ ĐẦU
1. Trường Truyền Giáo Thế Giới là một bộ phận của Chủng viện Fuller. ML
530, "Những Khuôn Mẫu về Sự Xuất Hiện Tư Cách Lãnh Đạo," là một
trong hơn hai mươi giáo trình chuyên về tư cách lãnh đạo. Sự tập trung này
nhắm vào các lý luận về tư cách lãnh đạo, bao gồm sự chọn lọc, huấn luyện,
giáo trình, các động lực tổ chức, và khảo sát tư cách lãnh đạo.
2. Những nghiên cứu này, được gọi là nghiên cứu sự phát triển của tư cách
lãnh đạo (LDS), là những trường hợp mẫu riêng lẻ liên quan đến những
người lãnh đạo cụ thể, sử dùng các khuôn mẫu và các quá trình được thảo
luận trong cuốn sách này làm triển vọng để khuyến khích khám phá các
nguyên tắc lãnh đạo. Đại đa số các trường hợp mẫu này là về những người
lãnh đạo đương thời.
3. Định nghĩa của tôi phức tạp hơn là những gì tôi chỉ ra. Trong một giáo
trình về lý luận mở đầu của tư cách lãnh đạo, tôi đã định nghĩa tư cách lãnh
đạo như là một quá trình tôi luyện năng động trong một khoảng thời gian dài
trải qua nhiều tình huống khác nhau, trong đó người lãnh đạo sử dụng các
nguồn phương tiện của tư cách lãnh đạo và bởi cách cư xử cụ thể của tư cách
lãnh đạo, ảnh hưởng đến suy nghĩ và sinh hoạt của những người đi theo
hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu thường đem lại ích lợi chung cho
người lãnh đạo, những người đi theo và bối cảnh vĩ mô mà họ tham dự.
Người lãnh đạo theo Kinh Thánh được định nghĩa là người có khả năng
Chúa ban và có trách nhiệm Chúa giao để ảnh hưởng đến một nhóm con dân
Chúa cụ thể theo các mục tiêu của Ngài dành cho nhóm người ấy
Xin lưu ý, định nghĩa này gồm cả nam lẫn nữ. Suốt cả sách này tôi thường
dùng đại từ người ấy khi mô tả một phương diện nào đó về tư cách lãnh đạo.
Từ này hàm ý anh, chị, ông, bà...v.v. ấy.
4. Trong phần tập trung vào tư cách lãnh đạo ở tại Trường Truyền Giáo Thế
Giới chúng ta xem xét năm mức độ lãnh đạo trên bảng biến thiên được coi là
năm loại: A, B, C, D, và E.
Có hai ngưỡng để phân biệt các điểm trên bảng biến thiên. Ngưỡng 1 là
điểm phân biệt người lãnh đạo trọn thời gian được chu cấp hoàn toàn với
những người lãnh đạo không được hỗ trợ hoàn toàn. Ngưỡng 2 là điểm phân
biệt những người lãnh đạo Cơ đốc được hỗ trợ hoàn toàn, là những người có
các chức năng mục vụ trực tiếp (rao giảng, dạy dỗ, truyền giáo), với những
người có các chức năng mục vụ gián tiếp (hướng dẫn, huấn luyện, ấn định
chiến lược, v.v...).
Những người lãnh đạo loại A và B không đi qua ngưỡng 1.
Họ không được chu cấp hoàn toàn và chủ yếu tham gia vào các mục vụ trực
tiếp ở địa phương. Những người lãnh đạo loại C đi qua ngưỡng1 nhưng chưa
qua ngưỡng 2. Họ chủ yếu tham gia vào các chức năng mục vụ trực tiếp.
Những lãnh đạo loại D và E đã băng qua ngưỡng 2, chủ yếu tham gia vào
các mục vụ gián tiếp, mặc dầu thỉnh thoảng họ cũng tham gia mục vụ trực
tiếp.
5. Tôi không bàn đến tất cả các quá trình tôi luyện và các khuôn mẫu trong
sách này, mà chọn lọc. Trong sách này tôi luận về bốn giai đoạn phát triển
theo dòng thời gian được khái quát hóa, đã được định nghĩa ở chương 2. Các
giai đoạn này phổ biến đối với những người lãnh đạo loại A, B, C, D, và E.
Ngoài ra, tôi chú trọng những quá trình tôi luyện phổ biến đối với tất cả các
cấp độ lãnh đạo. Đã có các tài liệu bổ sung về các lãnh đạo thuộc loại C, D,
và E. Có những quá trình tôi luyện khác được nêu ở chương 3, 4, 5, 6, và 7
trong sách này. Các khái niệm bổ sung này được bàn đến trong quyển cẩm
nang Leadership Emergence Patterns (Những Khuôn Mẫu Về Sự Xuất Hiện
Của Tư Cách Lãnh Đạo ) (Altadena, California: Barnabas Resources), đã có
tại hiệu sách của Chủng Viện Fuller.
6. Một quan tâm đặc biệt dành cho tư cách lãnh đạo Cơ đốc là sự hình thành
tâm tánh. Cụm từ hình thành tâm linh được dùng khi tập trung vào tư cách
lãnh đạo ở tại Trường Truyền Giáo Thế Giới để định rõ quá trình thay đổi,
qua đó tâm tánh bề trong của người lãnh đạo được phát triển. Sự hình thành
tâm linh là sự phát triển đời sống bề trong của người thuộc về Chúa hầu cho
người ấy kinh nghiệm Chúa nhiều hơn, phản ánh những phẩm tánh giống
Chúa nhiều hơn trong đời sống riêng và trong các mối quan hệ hằng ngày,
hiểu biết ngày càng gia tăng quyền năng và sự hiện diện của Chúa trong
chức vụ. Đây phải là nguyên tắc chủ đạo của bất cứ sự phát triển hoặc đào
luyện nào.
GIỚI THIỆU
1. Quyển sách này luận về chiều sâu của sự khẳng định kép (chương 6),
nhưng ba khái niệm khác chỉ được đụng đến một cách vắn tắt ở nhiều phần
khác nhau của sách. Muốn nghiên cứu thêm, xin xem Clinton 1987.
2. Tập hợp khả năng mô tả các yếu tố của khả năng ảnh hưởng nơi người
lãnh đạo. Các yếu tố này gồm các ân tứ thuộc linh, những khả năng tự nhiên,
và những kỹ năng thụ đắc được.
3. Yếu tố trọng tâm trong tập hợp khả năng chỉ đến yếu tố trội của khả năng
ảnh hưởng, hoặc các ân tứ thuộc linh, hoặc là các khả năng tự nhiên, hay là
những kỹ năng thụ đắc được, chi phối những nỗ lực chức vụ của người lãnh
đạo. Đối với một số người lãnh đạo, các ân tứ thuộc linh là yếu tố chi phối
chức vụ; đối với những người khác, các khả năng tự nhiên hoặc những kỹ
năng thụ đắc được là điều chi phối.
4. Tiền phục vụ chỉ đến việc huấn luyện được ban cho trước khi người lãnh
đạo thực sự sử dụng huấn luyện ấy trong chức vụ trọn thời gian. Đây là sự
đào luyện dành cho tương lai, chứ không phải hiện tại.
5. Những lãnh đạo hàng đầu của tổ chức này là nam giới. Họ có quan điểm
dường như hạn hẹp đối với tư cách lãnh đạo của phụ nữ . Phụ nữ có thể hầu
việc Chúa trong công tác dạy dỗ và truyền giáo cho trẻ em nhưng không thi
hành quyền lãnh đạo trên những người nam lớn tuổi. Tổ chức này không có
các vai trò ở mức độ giữa dành cho người lãnh đạo (nam hoặc nữ). Những
người lãnh đạo hàng đầu của họ hình thành một nhóm nhân sự nhỏ điều
động những chi tiết trong việc điều hành như lương hướng và phúc lợi. Đại
đa số trong tổ chức đang làm chức vụ ở mức độ cơ bản như Mary.
6. Tư cách lãnh đạo hiệu quả của tổ chức ảnh hưởng đến các vai trò để đẩy
mạnh các yếu tố đồng quy (khả năng, kinh nghiệm, sự trưởng thành thuộc
linh). Khi làm vậy, họ đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển một cá nhân và
làm trọn các chức năng của tổ chức. Sự đồng quy nói đơn giản nhất có nghĩa
là sự quy tụ của một số các yếu tố dành cho chức vụ hiệu quả.
CHƯƠNG 1
1. Tập sự là một mô hình huấn luyện chuyên biệt trong đó có sự huấn luyện
được chỉ dẫn theo kinh nghiệm trong công việc có trọng tâm đặc biệt nhắm
vào sự hình thành thuộc linh, sinh hoạt hầu việc, và sự phản ánh năng động
liên tục. Người tập sự được coi như đã được dạy dỗ trước vì vậy tìm cách
học thêm bằng kinh nghiệm. Người ấy được hướng dẫn trong cách học này
bởi người giám sát, là người phải bảo đảm sự hình thành tâm linh, sinh hoạt
hầu việc, và sự phản ánh năng động diễn ra. Xin xem cẩm nang tự học của
tôi, Leadership Training Models (Các Mô Hình Huấn Luyện Tư Cách Lãnh
Đạo ) trang 172-174, 193-195, để được giải thích chi tiết về mô hình này và
những điều căn bản.
2. Vai trò của người giám sát quan trọng đối với sự thành công trong thời kỳ
tập sự. Hầu hết thời gian tập sự đều phải có sự huấn luyện ở bốn cấp độ:
dành cho những người giám sát (tiền huấn luyện), dành cho người tập sự,
dành cho những người điều động chương trình, và dành cho những người
sắp xếp bối cảnh trong đó người tập sự sẽ làm việc. Trong trường hợp đó,
người giám sát (người cực kỳ bận rộn, đối với người ấy, thời gian tập sự này
chiếm ưu tiên rất thấp) sẽ không thực hiện ở mức trung bình. Xin xem quyển
LTM của tôi, trang 193, chủ yếu là phần 3, để biết các kỹ năng mà người
giám sát phải có.
3. Kết hợp ân tứ là một thuật ngữ do tiến sĩ C. Peter Wagner phát minh ra -
một nhà lý luận về sự tăng trưởng của hội thánh - trong quyển sách của ông
Your Spiritual Gifts Can Help Your Churh Grow (Các An Tứ Thuộc Linh
Của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Tăng Trưởng ). Quyển sách này mô tả tập
hợp các ân tứ thuộc linh mà người lãnh đạo bộc lộ trong chức vụ của mình.
Những người lãnh đạo thường bộc lộ trên một ân tứ thuộc linh trong các
mục vụ của họ. Điều tôi muốn lưu ý ở đây là việc nhận diện những đặc điểm
về cá tánh ở những người lãnh đạo bộc lộ các ân tứ có thể cho thấy có sự
liên quan giữa cá tính nhất định với những loại ân tứ nhất định. Tôi đã cố
gắng trình bày điều này trong quyển Spiritual Gifts (Các An Tứ Thuộc
Linh ) do Horizon House xuất bản. Liên hệ các trang 98-101 trong sách đó
để biết một trong nămphương pháp tôi dùng để giúp tìm ra những ân tứ
trong mỗi cá nhân. Xin cũng xem chú thích 4 ở chương 9.
4. Huấn luyện không chính quy là một thuật ngữ lấy từ luận thuyết về mô
hình của tư cách lãnh đạo. Huấn luyện có thể được phân thành ba tiêu đề
rộng: chính thức, không chính thức, và không chính quy. Các khuôn mẫu
huấn luyện không chính quy được định nghĩa như là những mô hình không
được lên chương trình có chủ ý dùng các sinh hoạt trong đời sống để hoàn
thành việc huấn luyện , xem LTM, trang 149, 198.
5. Mô hình học đòi là một thuật ngữ được lấy từ luận thuyết về mô hình của
tư cách lãnh đạo thường ám chỉ đến các kiểu huấn luyện không chính quy,
trong đó người học chủ yếu quan sát một vai trò mẫu và bắt chước các kỹ
năng, các giá trị và các thái độ.
6. Sự tập sự không chính quy chỉ đến các phạm trù thuộc mô hình huấn
luyện không chính quy là mô hình huấn luyện trong thời gian tập sự, trong
đó người thầy, được gọi là người chủ, truyền đạt các thái độ, kiến thức, và
các kỹ năng cho người học, được gọi là người thực tập, trong bối cảnh của
chức vụ thực tế, trong một thời gian tập việc không chính quy, sự học hỏi có
thể không được chỉ dẫn hoặc khai trình như trong trường hợp tập sự chính
quy. Xem LTM, trang 188, 191-192, 194, 204, 215.
7. Việc cố vấn chỉ đến mô hình huấn luyện không chính quy chừng mực,
trong đó, người có thái độ hầu việc Chúa, ban cho, khích lệ (người cố vấn)
nhìn thấy tiềm năng lãnh đạo trong một người vẫn cần được phát triển
(người được đỡ đầu) và có thể khuyến khích, hoặc nói cách khác, ảnh hưởng
đáng kể đến người đỡ đầu để người ấynhận biết tiềm năng lãnh đạo đó. Tôi
xin liệt kê tám phương cách chủ yếu người cố vấn giúp cho người được đỡ
đầu mà tôi quan sát được . Xem LTM, trang 208. Bức thư này là một trường
hợp cố vấn. Tôi đã trình bày một chức năng cố vấn dành cho Dan.
8. Đào luyện chính quy , một trong ba phạm trù rộng lớn thuộc các mô hình
huấn luyện, chỉ đến việc huấn luyện diễn ra trong các tổ chức được thành lập
để cung ứng việc dạy về lãnh đạo theo chương trình, dẫn đến các học vị hoặc
những khen thưởng hoàn thành được công nhận. Xem LTM, trang 136-139.
9. Các chương trình tự học về sự tăng trưởng là một hình thức thuộc mô hình
huấn luyện không chính quy ít phải chịu trách nhiệm. Các chương trình tăng
trưởng được định nghĩa là các chương trình học tự điều động nhưng trong đó
một học viên trưởng thành được động viên để học tập điều gì đó và thực
hành thông qua các sinh hoạt học tập dẫn đến một số mục tiêu cụ thể đạt
được. Xem LTM, trang 206.
10. Đào luyện không chính quy , một phạm trù khác trong ba mô hình huấn
luyện, chỉ đến các khuôn mẫu huấn luyện có tổ chức, không theo chương
trình, huấn luyện theo chức năng, thành phẩm là những kỹ năng và kiến thức
có thể áp dụng ngay vào các mục tiêu chức vụ thực tiễn, xem LTM, trang
140-141.
11. Xem quyển Spiritual Gifts (Các An Tứ Thuộc Linh ), trang 18, trong đó
tôi có đối chiếu các bông trái của Thánh Linh với các ân tứ của Thánh Linh
và giải thích vấn đề này khá chi tiết.
12.Dầu đã định nghĩa vắn tắt thử nghiệm về tính ngay thẳng trong bức thư
này, tôi có đưa ra lời giải thích chi tiết hơn nhiều về cách Chúa sử dụng điều
này trong "Các Bài Học Nền Tảng."
13. Phạm vi ảnh hưởng là một từ chuyên môn được sử dụng trong luận
thuyết phát triển tư cách lãnh đạo muốn nói đến những người được ảnh
hưởng bởi một người lãnh đạo và vì họ người lãnh đạo phải khai trình với
Chúa.
14. Xem Kuhn (1981:70), tiểu sử về một vị truyền giáo thuộc Hội Truyền
Giáo Hải Ngoại có đầy đủ các quá trình tôi luyện. Bốn nguyên tắc này được
gọi là "Công Thức Trong Hoạn Nạn Của Andrew Murray", được rút ra từ
bài giảng của ông có tựa là "Những Chiếc Neo để Ném Ra Trong Giờ Thử
Nghiệm," dựa trên Cong Cv 27:28-29.
15. Xem Stanford (1975). Được xuất bản lần đầu với tên The Green Letters .
16. Sau đây là lời trích: "Một học sinh hỏi vị hiệu trưởng liệu anh có thể theo
một giáo trình ngắn hơn giáo trình quy định không. Vị hiệu trưởng trả lời:
"Được chứ, nhưng tùy thuộc điều con muốn hoàn thành. Khi Chúa muốn có
một cây sồi, Ngài phải mất một trăm năm, nhưng khi muốn làm thành một
trái bí, Ngài chỉ cần sáu tháng."" (Stanford 1975:6-7).
CHƯƠNG 2
1. Tôi đã nghiên cứu một số sách vở của A. W. Tozer. Tác phẩm bổ ích nhất
với riêng tôi là The Knowledge of The Holy (Hiểu Biết Thánh Linh). Tôi đã
nghiên cứu quyển A. W. Tozer - A Twentieth Century Prophet (Nhà Tiên
Tri Của Thế Kỷ 20) của David James Fant, khi nghiên cứu sự phát triển tư
cách lãnh đạo (LDS) cuộc đời Tozer.
2. Nguồn phương tiện chính để tôi nghiên cứu sự phát triển tư cách lãnh đạo
(LDS) của Dawson Trotman là sách của Betty Lee Skinner: Daws - The
Story of Dawson Trotman, Founder of The Navigators .
3. Huấn luyện môn đệ hóa ban đầu của tôi trong khi vẫn còn là một kỹ sư
điện với các phòng thí nghiệm của Bell Telephone, là theo đường lối của
những người thuộc tổ chức The Navigators. Một nhóm các mối tiếp xúc của
Navigators đang làm việc ở tại Lockbourne Air Force ngay bên ngoài
Colombus, Ohio. Tôi đã đi qua Topical Memory System , đã đọc và nghe
Born to Reproduce và The Need of The Hour . Mô hình "Bàn tay" để tiếp
nhận quân bình Lời Chúa và "Những Điều Cơ Bản" của "Bánh xe" đã thuộc
về tôi trong những năm đầu huấn luyện đó. Mối thông công rộng lớn hơn với
những người Navigators đã diễn ra ở hồ Wawasee tại Indiana, nơi chúng tôi
thực hiện một cuộc hành trình vất vả một năm để gặp gỡ với những người
khác từ khu vực Hồ Lớn, sau đó, dưới sự đỡ đầu của Jack Mayhall, tôi tiếp
tục giữ liên lạc với những người Navigators suốt những năm đó.
4. Tôi đã đọc và được ích lợi từ hầu hết những tác phẩm của Watchman Nee.
The Norman Christian Life (Đời Sống Cơ đốc Bình Thường ) là một sự giúp
đỡ lớn, nhất là với những minh họa, trong chính chức vụ của tôi liên quan
đến đời sống hiệp nhất. Mặc dù không phải lúc nào cũng đồng ý với cách
luận giải của Watchman Nee, tôi vẫn khâm phục tinh thần đời sống ông. Tôi
đã nghiên cứu lập đi lập lại quyển Against The Tide (Ngược Thủy Triều ),
quyển tiểu sử về ông Nee của Angus Kinnear . Đó chính là nguồn phương
tiện quan trọng để tôi phân tích các mô hình về sự xuất hiện tư cách lãnh đạo
của Watchman Nee.
5. Đời sống hiệp nhất là cụm từ tôi dùng để chỉ cả sự kiện tâm linh người tin
Chúa được nối kết với Đấng Christ phục sinh lẫn quá trình sự sống hiệp nhất
ấy được thể hiện ra. Nhiều quan điểm khác nhau về giáo lý này với những
tên gọi khác nhau như là: sự sống trao đổi, sự sống sâu nhiệm hơn, sự sống
đắc thắng, đời sống Cơ đốc bình thường. Ngày nay có một phong trào, tiếng
nói của họ là tạp chí Union Life (Đời Sống Hiệp Nhất ) cũng tìm cách để
bày tỏ lẽ thật này. Mặc dầu đồng ý với mục tiêu chính, tôi không luôn đồng
ý với những sự dạy dỗ đó. Đời sống hiệp nhất là một trong những yếu tố
quan trọng quy tụ trong Giai Đoạn V, Sự Đồng Quy.
6. Thẩm quyền thuộc linh giúp người lãnh đạo ảnh hưởng người đi theo qua
sự tin quyết, việc làm gương, và sự thông hiểu trong cách cư xử. Nói vắn tắt,
đây là thẩm quyền được Chúa giao, là nền tảng để người lãnh đạo ảnh hưởng
đến người đi theo mình.
7. Cốt lõi của tư cách lãnh đạo là sự ảnh hưởng. Nền tảng năng quyền chỉ
chung đến tính đáng tin cậy hoặc nguồn mạch mà từ đó người lãnh đạo có
được thẩm quyền để ảnh hưởng đến những người đi theo.
8. Ở đây tôi muốn đưa ra dòng thời gian đã được đơn giản hóa. Trong những
nghiên cứu về phát triển tư cách lãnh đạo chính thức chúng ta thực hiện một
sơ đồ khái quát có dòng thời gian theo trục nằm ngang. Trục đứng bên trái
trang giấy được chia thành những phạm trù bao gồm các thông tin chi tiết
liên quan đến quá trình tôi luyện của Chúa được ghi nhận.
9. Qua điều này tôi muốn hàm ý rằng hai người, đều được huấn luyện bởi
các phương pháp của lý luận phát triển lãnh đạo và thực hiện những nghiên
cứu độc lập về cùng một vị lãnh đạo, có thể không hoàn toàn đồng ý về cách
nhận diện các giai đoạn phát triển và các giai đoạn phụ. Nhưng các quan
điểm khác nhau của họ có thể đều ích lợi trong việc nhìn thấy các quá trình
tôi luyện tư cách lãnh đạo và các nguyên tắc phát triển người lãnh đạo.
10. Ích lợi này đã có từ xưa và hiện nay được thấy rất rõ qua đời sống của
Giô sép và Giép thê trong Cựu Ước cũng như Banaba và Phao lô trong Tân
Ước.
11. Wiersbe đã quán triệt tinh thần của điều tôi muốn nói liên quan đến ảnh
hưởng mạnh mẽ hoàn toàn của công tác phát triển Chúa dành cho ba giai
đoạn đầu này. Tôi xin trích lời của ông, cũng gồm cả những hiểu biết của
Phillips Brooks: "Đức Chúa Trời đã tạo dựng một nhân sự, sau đó Ngài
dùng nhân sự ấy để tạo ra một công trình. Phillips Brooks đã đúng khi ông
định nghĩa sự chuẩn bị mục vụ là "không kém hơn việc tạo dựng một con
người" (Brooks đồng ý với điều đó). Dầu cho loại chức vụ mà Chúa giao
cho chúng ta là gì đi nữa - rao giảng, dạy dỗ, khuyên bảo, giám sát, khích lệ
- chúng ta không bao giờ có thể cho người khác điều chính mình không có .
Bỏ qua tâm tánh là bỏ đi nền tảng của chức vụ" (Wiersbe 1980:80).
12. Đồng quy là một khái niệm có ý nghĩa và phức tạp. Chúng ta nhận diện
đến mười một yếu tố có thể đồng quy. Sự đồng quy như được mô tả trong
Giai Đoạn V là tuyệt đối - một số lượng lớn các yếu tố đồng quy. Một số
phương diện của sự đồng quy, được gọi là sự đồng quy nhỏ, diễn ra trong
các giai đoạn khác.
13. Tổ chức thường đề bạt con người vào các vai trò không tận dụng được
các ân tứ trội của họ, hoặc những kinh nghiệm quan trọng, hoặc những đặc
điểm riêng của họ.
14. Có vẻ như "những cái chết ban đầu" như trong trường hợp của Trotman,
ít ra là theo cái nhìn của con người, là trường hợp này. Việc Watchman Nee
bị cầm tù là một trường hợp nữa. Những loại sự kiện này phải được coi là
Chúa đem đến. Những mục đích của Chúa trong quá trình ấy quan trọng hơn
rất nhiều so với bất cứ giai đoạn Đồng Quy hoặc Thỏa Nguyện nào trong
chức vụ.
15. Thật vui mừng khi nhìn thấy người lãnh đạo trong giai đoạn Thỏa
Nguyện. Tôi được ở gần hai người lãnh đạo như vậy - Elmer Thompson,
người đã thành lập Hội Truyền Giáo Đông Ấn, nay được gọi là Worldteam,
và Donald McGavran, nhà sáng lập Phong Trào Hội Thánh Tăng Trưởng.
Tôi đã quan sát giai đoạn Thỏa Nguyện của hai vị này và đã để ý thấy ảnh
hưởng của họ. Tôi đã được ích lợi rất lớn từ đặc ân đó.
16. Mới đây tôi tình cờ đọc tác phẩm của Daniel J. Levinson The Seasons of
a Manlife , do Ballentine xuất bản năm 1978. Quyển sách chứa đầy sự hiểu
biết này sẽ rất bổ ích cho tôi trong tương lai khi tiếp tục khảo sát về sự phát
triển của tư cách lãnh đạo. Levinson đã tìm cách nhận diện các giai đoạn
phát triển trong những người nam trưởng thành, ông dùng khoa tâm lý và
những ngành xã hội có liên quan để làm nền tảng lý luận. Tác phẩm của ông
được xây dựng trên các công trình ban đầu của Freud và Jung. Tôi đã tìm
thấy nhiều điểm tương đồng trong sách của Levinson với tác phẩm của mình
. Điều này đem lại sự khẳng định bên ngoài cho phương pháp nghiên cứu
của tôi về phát triển tư cách lãnh đạo. Levinson dùng phương pháp theo độ
tuổi để xác định các đường biên, trong khi tôi thì dùng những sự kiện biên
cụ thể. Tôi cũng ra sức để xếp loại các quá trình tôi luyện, trong khi ông mô
tả chúng một cách cụ thể. Tôi nghiên cứu những thay đổi trong phạm vi ảnh
hưởng bởi vì tôi tập trung vào những người lãnh đạo, trong khi Levinson
xem xét người nam trưởng thành một cách chung chung. Và cuối cùng, tôi
xem xét sự phát triển của Chúa đối với tư cách lãnh đạo, không phải chỉ sự
phát triển nội tâm do sự tăng trưởng về tâm lý hay sự phát triển bên ngoài do
những ảnh hưởng của xã hội.
17. Tôi đã tóm tắt những quá trình tôi luyện này từ thông tin do Skinner đưa
ra (1974) trong ký thuật của bà về đời sống của Trotman. Xem trang 31 - 32.
Lưu ý rằng tôi dùng từ thử nghiệm hoặc thử thách để mô tả những thách
thức này. Thử nghiệm hoặc thử thách đến sau một sự xác quyết, để thử
nghiệm hoặc kiểm tra tính chân thật của xác quyết đó.
18. Sinh sôi bằng phép cộng là khi một người tìm cách dẫn càng nhiều người
đến với Chúa càng tốt. Phép nhân là khi một người tìm cách dẫn người khác
đến với Chúa và xây dựng trong con người đó tấm lòng và những kỹ năng
đưa dắt những người khác đến với Chúa, sau đó người này lại huấn luyện họ
để lập lại quá trình đó. Nếu khuôn mẫu này cứ tiếp tục thì có sự phát triển
theo cấp số nhân sinh sôi nhanh chóng.
19. Xác quyết của tôi về điều này đến từ hiểu biết của tôi về người lãnh đạo
theo Kinh Thánh, ấy là người có khả năng Chúa ban và trách nhiệm Chúa
giao để ảnh hưởng đến một nhóm con dân Chúa cụ thể theo các mục đích
của Ngài dành cho nhóm, và từ nghiên cứu của tôi về các ân tứ thuộc linh và
sự khai trình của tư cách lãnh đạo. Tôi luận về vấn đề này chi tiết hơn khi
đưa ra lời kêu gọi đầu tiên ở chương 9.
20. Phạm vi ảnh hưởng chỉ đến toàn bộ những người được ảnh hưởng, là
những người mà người lãnh đạo sẽ phải khai trình với Chúa. Toàn bộ những
người, có thể được định nghĩa sâu xa hơn, ý nói những cá nhân hoặc những
nhóm người được ảnh hưởng trực tiếp mà người lãnh đạo có trách nhiệm
trực tiếp, và những người được ảnh hưởng gián tiếp bởi người lãnh đạo đó.
Trong lý luận về phát triển tư cách lãnh đạo, tôi sử dụng ba phạm trù chính
để mô tả những lãnh vực đo lường phạm vi ảnh hưởng: ảnh hưởng cá nhân
trực tiếp, ảnh hưởng của tổ chức, và ảnh hưởng gián tiếp.
CHƯƠNG 3
1. Người lãnh đạo theo Kinh Thánh là một người có khả năng Chúa ban và
trách nhiệm Chúa giao để ảnh hưởng đến một nhóm cụ thể các con dân Chúa
theo các mục đích của Chúa.
Chương này nhận biết các quá trình thử nghiệm tập trung vào hai khái niệm
đầu, "khả năng” và “trách nhiệm". Chương 4 và 5 nhận diện các quá trình
tập trung vào chức vụ nói chung và các nhóm cụ thể nói riêng. Chương 6
nhận diẹn các quá trình tập trung vào khái niệm sau cùng: theo các mục tiêu
của Chúa." Ở mỗi chương này, trọng tâm hướng đến sự hình thành một
người theo cách định nghĩa này.
2. Bảng liệt kê các phẩm chất trong ITi1Tm 3:1-13 và Tit Tt 1:5-9 được
dùng có phần nào theo thành ngữ. Khuôn mẫu cơ bản là một đặc trưng
chung khái quát giống hình tán dù, kéo theo những gợi ý cụ thể làm rõ điều
địa phương muốn nói qua đặc trưng chung đó. 1:5-9, câu 6 nêu điều chung
chung, sau đó câu 3 đưa ra những điều cụ thể, và câu 7 lập lại một lần nữa
để nhấn mạnh điều chung chung theo sau chừng mười một gợi ý cụ thể.
Trong Timôthê, bảng liệt kê phẩm chất đầu tiên đưa ra điều chung chung
trong câu 2 kéo theo sau khoảng mười hai gợi ý. Sau đó lập lại những điều
chung chung trong câu 7 để nhấn mạnh qua việc dùng cách nói khác đi.
Trong Timôthê, khuôn mẫu tương tự xảy ra với bảng liệt kê thứ nhì. Trọng
tâm ý nghĩa của những lời tuyên bố chung chung trong cả Tít lẫn Timôthê
đều là sự ngay thẳng. (Xem Kraft 1979:322-327 cũng xem Easton 1948:197-
202.)
3. Sự bành trướng thường bị trì hoãn sau khi qua được thử nghiệm. Giô sép
trải qua thử nghiệm về lòng ngay thẳng với vợ Phôtipha và đã chứng kiến
chính xác sự trì hoãn đó. Ông đã trải qua một số năm trong tù trước khi sự
bành trướng trở thành hiện thực. Trường hợp Đaniên cho thấy một sự bành
trướng gần như lập tức. Đây dường như là điều gì đó Chúa thường dùng để
khuyến khích những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn mới nổi lên.
4. Tôi minh họa hầu hết những loại ấy trong các ví dụ ở chương này. Một
ngoại lệ cao quý trong lời tiên tri về sự bắt bớ kiểm nghiệm tính ngay thẳng.
Điều này được minh họa qua khao khát mạnh mẽ của Phao lô để cứ lên
Giêrusalem bất chấp lời khuyên ngược lại. Lời khuyên giục lạ lùng nhất là
lời tiên tri của Agabút (xem Cong Cv 20:22-23; 21:4, 10-13.)
5. Ở đây Saulơ đã bị Chúa bỏ. Thể hiện hoàn thành kỷ luật thiên thượng sẽ
phải mất thì giờ nhưng kết quả là chắc chắn. Dường như khuôn mẫu thông
thường sau thất bại của sự kiểm tra tính ngay thẳng là sự thử nghiệm hoặc
kỷ luật được lập đi lập lại như HeDt 12:7-12 mô tả . Thất bại lập đi lập lại tất
nhiên có thể dẫn đến việc bị loại bỏ. Sau lơ là một người lãnh đạo trong thời
kỳ chuyển tiếp. Hành động của ông kéo theo hậu quả cho hàng ngàn người.
Vì vậy kỷ luật nghiêm nhặt hơn và phải tức thì.
6. Tôi không nhớ chắc, nhưng tin đó là Skip Gray, bạn tôi trong tổ chức The
Navigators, người đã dùng minh họa con dao nhựa. Tôi thường được nhắc
nhở khi đối mặt với vấn đề thuận phục, để xem có phải con dao trong tay tôi
là một con dao nhựa không.
7. Trong chương này, tôi không minh họa sự sẵn sàng để được sử dụng trong
chức vụ, mà sẵn sàng để sửa đúng một điều sai liên tục, và học tập về những
sở hữu. Tuy nhiên trong chương 2 minh họa Dawson Trotman đưa ra lời làm
chứng là một minh họa về thử nghiệm thuận phục trong chức vụ. Thử
nghiệm về tính thuận phục của Banaba trong Cong Cv 4:32-37 minh họa
việc ban thử nghiệm thuận phục. Việc sửa đúng một hành động sai liên tục
thường kéo theo sự bồi thường về tài chánh.
8. Khi suy gẫm vấn đề này với Chúa , ông Nee đã thưa với Chúa: "Không
cần thiết phải xưng với người khác một tội trong tâm trí." Chúa phán: "Đúng
vậy, nhưng trường hợp của con thì khác." Điều này minh họa một nguyên
tắc quan trọng về tư cách lãnh đạo, nguyên tắc Môi se. Trong trường hợp
của những người lãnh đạo, Chúa thường đòi họ một tiêu chuẩn vâng lời cao
hơn. Bởi ảnh hưởng mà người lãnh đạo để lại trên những người đi theo.
(Xem câu chuyện trong Dân số Ký 20. Đặc biệt lưu ý tính nghiêm trọng của
hình phạt dành cho Môi se và Arôn trong câu 12. Xem câu 8 để thấy những
thử nghiệm về sự thuận phục và câu 11 để thấy thất bại của Môi se.)
9. Trong chương 2, chú thích 6 và 7, tôi định nghĩa thẩm quyền thuộc linh và
các nền tảng của năng quyền. Tôi muốn nói có mối tương quan trực tiếp
giữa sự hiểu biết của một người, sử dụng hiểu biết ấy, và chức vụ của Lời
Chúa với người khác bằng thẩm quyền thuộc linh. Tuy nhiên tôi còn phải
chứng minh điều này một cách quả quyết, nhưng những dấu hiệu khảo sát
hiện nay của tôi là mối liên quan thiết yếu của thẩm quyền thuộc linh chính
là sự trưởng thành sâu nhiệm trong Lời Chúa.
10. Trong sự giảng dạy của tôi về các ân tứ thuộc linh tôi đã thấy thật ích lợi
khi nhận biết ba chức năng chung và phân loại các ân tứ theo các chức năng
chung ấy: các ân tứ về quyền phép, các ân tứ về sự yêu thương, và các ân tứ
về lời nói. Ba phạm trù này nhận biết những chức năng quan trọng phải xảy
ra trong các tình huống phối hợp. Chúng có liên quan chặt chẽ nhưng không
làm một với công thức của Phao lô mô tả các phẩm tính kết hợp của các hội
thánh: đức tin, tình yêu thương và sự trông cậy. Các ân tứ về quyền phép
bày tỏ tính xác thực, đáng tin cậy, quyền phép và sự thực hữu của Đức Chúa
Trời không thấy được. Các ân tứ về lời nói làm rõ bản chất của Đức Chúa
Trời không thấy được cũng như những mạng lệnh và mục tiêu của Ngài.
Chúng truyền đạt về Chúa và cho Chúa. Các ân tứ của tình yêu bày tỏ Chúa
một cách thực tiễn để thế giới đang cần tình yêu chung quanh chúng ta có
thể nhận biết . Có sự trùng lặp trong các nhóm này; nghĩa là một số các ân tứ
xuất hiện trong hơn một nhóm. Các ân tứ về lời thứ nhất là sự dạy dỗ, lời
tiên tri và sự khuyên giục. Các ân tứ về lời thứ nhì bao gồm tư cách sứ đồ,
công tác truyền giáo, và mục vụ. Các ân tứ về lời thứ ba bao gồm lời khôn
ngoan và đức tin. Tuy nhiên, tôi chưa thấy một người lãnh đạo nào (là người
biết sự kết hợp ân tứ của mình) không có ân tứ về lời.
11. Những thử nghiệm về tính ngay thẳng ban đầu, những thử nghiệm về sự
thuận phục, và những thử nghiệm về lời dường như có ý nghĩa lâu dài.
Nghĩa là những người lãnh đạo nổi lên thường dễ uốn nắn hơn trong giai
đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong hầu cho các quá trình tôi luyện xảy
ra trong giai đoạn phát triển ban đầu ấn định những đường lối chỉ đạo cho
toàn bộ đời sống. Chương này hàm ý điều này nhiều lần, đặt biệt trong các
ví dụ của Watchman Nee, Carmichael, và Trotman. Điều này nhấn mạnh sự
cần thiết để nhận biết những người lãnh đạo có tiềm năng sớm và đặt để các
nguyên tắc nền tảng trong giai đoạn hình thành này.
CHƯƠNG 4
1. Người cố vấn, người thầy, và người giám sát là những thuật ngữ chuyên
môn trong lý luận về mô hình huấn luyện tư cách lãnh đạo. Người thầy là
một người hiểu biết thành thạo gắn bó với một nguời thực tập và dạy dỗ
truyền đạt sự am tường của mình cho người tập sự đó cho đến khi người đó
có thể tái hiện được sự dạy dỗ ấy. Người giám sát là người coi sóc một
người thực tập (là người đã được huấn luyện phần nào và bây giờ muốn thực
hành) và gặp gỡ định kỳ để ôn lại những tăng trưởng của người tập sự.
Người cố vấn là người tác động có thể có mối tiếp xúc thỉnh thoảng hoặc sâu
sắc với một người lãnh đạo có tiềm năng. Ảnh hưởng của người cố vấn là
thúc đẩy người lãnh đạo có tiềm năng tiến lên bằng nhiều phương tiện khác
nhau.
2. Chính qua công tác mục vụ mà ân tứ sứ đồ chưa phát triển của Banaba
được thử nghiệm. Chính bởi ân tứ sứ đồ này mà công việc ở tại Antiốt đã
được đánh giá vì tính xác thực của nó. Banaba đã trải qua quá trình về lời
của Phierơ liên quan đến câu chuyện của Cọtnây. Ông đã biết dân ngoại
được Chúa chấp nhận. Bây giờ ông sẽ dùng sự hiểu biết mới mẻ đó để đánh
giá xem những người ngoại ở Antiốt có đúng là những "Cơ đốc nhân thật"
được Chúa tiếp nhận hay không. Chức năng sứ đồ với những công việc mới
gồm đánh giá, sửa lỗi, thực hiện quyết định mang tính định hướng và xác lập
tư cách lãnh đạo. Banaba đã dự phần tất cả các chức năng này. Công tác
chức vụ sứ đồ này thích hợp vào khoảng giữa trên bảng biến thiên của công
tác chức vụ.
3. Có một sự phục hồi trong việc giáo dục tiếp tục dành cho các nhà truyền
giáo và những người hầu việc Chúa trong thời chúng ta. Việc huấn luyện
đang khi phục vụ để đào luyện chính quy và những phần việc ngắn hơn để
có sự huấn luyện không chính quy chắc chắn đã trở thành một phần phổ biến
để những người hầu việc Chúa và các nhà truyền giáo biết mình không thể
đến thời gian ngưng trệ. Sự tiến bộ trong huấn luyện và những kỹ năng mục
vụ diễn ra tốt trong phần sau của quá trình trưởng thành của chức vụ. Đây là
một điều lành mạnh. Ở Tại Trường Truyền Giáo Thế Giới chúng tôi đã phân
loại huấn luyện thành phục vụ, tiền phục vụ, trong phục vụ, và gián đoạn
trong phục vụ bằng cách dùng một tiêu chuẩn về thời gian / bối cảnh mục
vụ. Về động cơ học tập, ý thức được tính xác đáng, áp dụng ngay những kỹ
năng và hiểu biết học được, sự hiệu quả đáng kể nhất là sự gián đoạn trong
khi phục vụ.
Các dấu hiệu ngăn trở trong thời gian ngưng trệ gồm có: (1) không có lòng
nhiệt thành để chọn lọc tư cách lãnh đạo (một chức năng chính của tư cách
lãnh đạo, nhận biết những người lãnh đạo mới nổi lên và giúp họ trong các
chức năng huấn luyện ban đầu); (2) không có các dự án tăng trưởng cá nhân
(các kỹ năng trong chức vụ và những sự tiến bộ trong huấn luyện tương đối
không thường xuyên, nếu không nói là không có); (3) thiếu lòng quan tâm
đến các phương diện hình thành căn bản (sự tiếp xúc với lời Chúa, cầu
nguyện, và những thì giờ đặc biệt ở riêng với Chúa); (4) có khuynh hướng
chọn "cách dễ nhất" trong các tình huống xung đột; (5) khía cạnh thứ tư của
một người lãnh đạo - ảnh hưởng dân sự Chúa theo các mục tiêu của Chúa -
không được phản ánh nơi người lãnh đạo. Một dấu hiệu quan trọng là việc
thiếu đáng kể quá trình tôi luyện của Chúa để được phát triển, quá trình xử
lý kỷ luật hoặc hạn chế ảnh hưởng của người lãnh đạo ngày càng gia tăng .
Điều này nghĩa là các khía cạnh của sự đồng quy và các quá trình tôi luyện
sự trưởng thành của đời sống chồng chéo lên giai đoạn Trưởng Thành Chức
Vụ và chuyển người lãnh đạo sang giai đoạn Trưởng Thành Đời Sống đã bị
thiếu mot cách dễ nhận thấy hoặc không được người lãnh đạo nhận thấy.
Ngăn trở của giai đoạn ngưng trệ sẽ được nói đến nhiều hơn ở chương tiếp
theo, trong đó tôi nói đến cụm thách thức tìm cách để phá bỏ sự ngăn trở
này.
5. Tôi mắc nợ Bob Edwards, một trong các sinh viên của tôi đã đề xuất tên
gọi nhóm ân tứ trong một bài trình bày ngắn anh ta thực hiện cho lớp về sự
xuất hiện của tư cách lãnh đạo vào mùa thu năm 1986. Lời định nghĩa và kết
luận theo khuôn mẫu phát triển khả năng là suy nghĩ của chúng tôi, nhưng
tên gọi và những ý tưởng quan trọng là của anh ấy.
6. Xin xem quyển Banaba, Encouraging Exhorter - A Study in Mentoring
(Banaba, Người Khuyên Bảo Khích Lệ - Nghiên Cứu Về Công Tác Cố
Vấn ) của Laura Raab và Bobby Clinton (Altadena, Calif: Barnabas
Resources, 1986),
7. Đây là minh họa Nguyên Tắc Kỳ Vọng của Goodwin gợi ý rằng người
lãnh đạo có triển vọng thường nổi lên đến mức kỳ vọng chân thành của
người lãnh đạo vững vàng người ấy tôn quý. Đây là một nguyên tắc chọn lọc
tư cách lãnh đạo rất tốt, đòi hỏi sự hiểu biết và gặt hái được những kết quả
vượt trội. Xin xem chú thích 6 ở chương 9.
CHƯƠNG 5
1. Kết hợp năng quyền là một từ mô tả sự kết hợp của các hình thức năng
quyền - sức mạnh, sự điều khiển, thẩm quyền, sự thuyết phục - chi phối ảnh
hưởng của người lãnh đạo trong công tác lãnh đạo thuộc một thời điểm nhất
định ở một giai đoạn phát triển. Hình thức thẩm quyền có các hình thức phụ
của thẩm quyền ép buộc, thẩm quyền lôi cuốn, thẩm quyền hợp pháp, thẩm
quyền hiệu quả, và thẩm quyền cá nhân. Thẩm quyền thuộc linh là một hình
thức quyền lực kết hợp đặc biệt nằm trong thẩm quyền lẫn sự thuyết phục.
Dầu vậy, người lãnh đạo phải có uy quyền thuộc linh, là hình thức sức mạnh
nâng đỡ để làm thành lời định nghĩa về người lãnh đạo, họ thường cần đến
các hình thức sức mạnh khác kết hợp với thẩm quyền thuộc linh.
2. Trong giai đoạn Trưởng Thành Đời Sống, người lãnh đạo phải nhận ra
rằng mình hầu việc Chúa từ những gì có trong con người mình. "Con người"
chứ không phải "công việc" là nguồn năng quyền chủ yếu, nghĩa là nguồn
sức mạnh của thẩm quyền thuộc linh hàng đầu. Tất nhiên "công việc" là điều
quan trọng và phải được kết hợp với "con người."
3. Nói một cách tích cực hơn, Đức Chúa Trời có một số bài học để dạy dỗ
tôi và Ngài sẽ dùng những phương tiện cần thiết để tôi học được các bài học
đó. Vì vậy tôi phải tiếp cận xung đột mà biết rằng Chúa có thể có một số bài
học để uốn nắn tôi.
4. "Thành công thường kéo theo những kết quả không thấy trước có thể phủ
nhận những ích lợi của thành công đó". Trong lý luận về động lực thay đổi,
chúng ta phát biểu phương châm này: "Khi tiến hành thay đổi, chúng ta ít
khi giải quyết một vấn đề; chúng ta thường đổi tập hợp nan đề này sang một
tập hợp khác." Phản ứng nẩy ngược đối với tư cách lãnh đạo bày tỏ ý tưởng
này nhưng tập trung vào những gì Chúa dạy dỗ người lãnh đạo trong các
tình huống ấy.
5. Kinh nghiệm của người lãnh đạo với mỗi vấn đề về quyền phép thường
mang theo nó một khuôn mẫu hai mặt. Khuôn mẫu quyền phép 1 là khuôn
mẫu "thụ đắc tạm thời." Khuôn mẫu quyền phép 2 là khuôn mẫu "sử dụng tự
tin".
Khuôn mẫu "thụ đắc tạm thời" là như sau: (1) không nhận biết hoặc ít ra là
không có nhu cầu, (2) nhận biết nhu cầu, (3) hoàn cảnh buộc phải tìm kiếm,
(4) thời điểm hiểu biết khi Chúa gặp gỡ người lãnh đạo qua vấn đề đặc biệt
về quyền phép , và (5) trở về với trạng thái bình thường.
Khuôn mẫu "sử dụng tự tin" là như sau: (1) không ngừng nhận biết hoặc cần
quyền phép, (2) thời điểm hiểu biết khi Chúa thúc đẩy việc sử dụng quyền
phép, được theo sau bởi (3) sự chấp nhận chắc chắn vấn đề quyền phép bởi
đức tin, và (4) sự hướng dẫn của Chúa trong tình huống quyền phép. Những
vấn đề về quyền phép mô tả "thời điểm có sự hiểu biết" là khi Chúa gặp gỡ
người lãnh đạo để đáp ứng nhu cầu trong tình huống ấy. Thường thì khuôn
mẫu của sự thụ đắc tạm thời được lập đi lập lại nhiều lần trước khi người
lãnh đạo bắt đầu bước vào khuôn mẫu quyền phép 2.
Không rõ là những gợi ý về quyền phép này có liên quan chặt chẽ thế nào
đến các ân tứ về quyền phép. Dường như có một số người lãnh đạo không
biểu lộ các ân tứ quyền phép đều đặn cũng tiến tới trong những vấn đề về
quyền phép như những người có các ân tứ về quyền phép để khuyến khích
việc sử dụng khuôn mẫu 2.
6. Đây là một minh họa về "sự hợp tác trong thử nghiệm về lời." Nhóm các
tín hữu như một tổng thể đã được thử nghiệm đáp ứng của họ đối với Lời
Chúa. Họ đã đáp ứng. Sự bành trướng là kết quả được thấy như trong Công
vụ 13 ( việc cử Phao lô và Banaba). Hội thánh này đã trở thành trung tâm
dân ngoại cho các hội truyền giáo. Đôi khi, các hội thánh và các tổ chức
song song với hội thánh ngưng trệ trong sự tăng trưởng của mình. Thất bại
trong sự hợp tác với những thử nghiệm về lời hoặc những thử nghiệm về sự
thuận phục rất có thể là lý do.
7. Thật thú vị khi lưu ý rằng phần lớn những khải tượng quan trọng hoặc
những mục tiêu hay những số phận mà những các anh hùng đức tin đã hoàn
thành đã được khám phá qua sự cầu nguyện (thách thức về sự cầu nguyện)
hoặc được khẳng định và tiến lên trong sự cầu nguyện bằng đức tin. Nếu
cảm thấy số lượng khải tượng của mình quá nhỏ bé, trước hết, sao chúng ta
không xem thử Chúa có muốn tôi luyện chúng ta thông qua thách thức của
sự cầu nguyện không?
8. Thay đổi ảnh hưởng được nêu ở chương 2 là một cách chủ yếu để xác
định một giai đoạn phụ hoặc giai đoạn khác trong sự phát triển nằm trong
dòng thời gian của người lãnh đạo. Pha trộn- ảnh hưởng là khái niệm bổ
sung vào sự hiểu biết và đưa vào danh mục một thay đổi của khả năng để
ảnh hưởng. Hình thức (dù là trực tiếp, gián tiếp, hoặc của tổ chức) và mức
độ (theo chiều rộng, chiều sâu, hoặc bao quát) trong nhiều kết hợp khác nhau
thay đổi khi người lãnh đạo đi từ giai đoạn phát triển này sang giai đoạn phát
triển khác.
CHƯƠNG 6
1. Đương nhiên, ta cũng cần biết rằng, trong sự chỉ dẫn, trọng tâm của Kinh
Thánh là sự chỉ dẫn về mặt đạo lý chứ không phải chỉ dẫn để tiến hành quyết
định.
2. Khi lưu ý bạn quá trình tôi luyện này, tôi muốn khuyến khích bạn trở
thành người cố vấn cho những người lãnh đạo đang nổi lên. Tôi sẽ nói nhiều
đến vấn đề này trong chương cuối, nơi tôi đưa ra lời mời gọi thứ nhì, về sự
chọn lựa lãnh đạo.
3. Ví dụ lốt chiên của Ghêđêôn là một quá trình khẳng định kép trong ý định
về mặt chức năng, chứ không phải trong hình thức của nó. Ý định mang tính
chức năng này nhằm có được sự chỉ dẫn chắc chắn, đó chính là trọng tâm
của quá trình khẳng định kép.
4. Gia Gc 1:2-4 là liều thuốc giải độc để chống lại sự bỏ cuộc, cho thấy có
thể có sự chuẩn bị dường như tiêu cực cho người đang trải qua điều đó
nhưng lại có những ích lợi rất tích cực trong sự hình thành tâm tánh. Điều
này khác với quá trình tôi luyện về sự chuẩn bị tiêu cực. Cả hai đều xây
dựng tâm tánh. Nhưng quá trình tôi luyện liên quan đến sự chuẩn bị tiêu cực
sẽ ghi sâu một "thái độ buông bỏ," hầu cho người được xử lý có thể được tự
do để nắm lấy một chức vụ mới mà có lẽ không bao giờ được xem xét nếu
không có quá trình chuẩn bị tiêu cực đó.
5. Một nghiên cứu về sự chỉ dẫn theo Kinh Thánh (sứ đồ Phao lô là trường
hợp mẫu kinh điển) cho thấy ba yếu tố quan trọng đối với sự chỉ dẫn này:
điều gì, khi nào, và như thế nào. Trong đó, một số yếu tố có thể được ban
cho đầy đủ, những yếu tố khác được cho phần nào, tất cả có thể được bày tỏ
được tiệm tiến qua thời gian. Công việc của xác thịt khi thực hiện một quyết
định là dựa trên sự hiểu biết một phần và giả định các điều khác.
6. Đây một khải tượng mang tính biểu tượng. Galati 4 giúp chúng ta mở
khóa tầm quan trọng đời đời của các biểu tượng này.
7. Đaniên quan tâm đến tội lỗi của dân sự ông. Đức Chúa Trời tỏ cho Đaniên
qua một khải tượng quan trọng về Đấng Mêsia cách Ngài sẽ xử lý toàn bộ
vấn đề tội lỗi.
8. Tôi sẽ bàn đến hai quá trình tôi luyện này một lần nữa ở chương sau là
chương nhấn mạnh đến quá trình trưởng thành. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh
đến việc học tập dành cho chức vụ, học tập để hình thành tâm tánh.
CHƯƠNG 7:
1. Cụm trưởng thành gồm những qứa trình tôi luyện sau đây: sự mặc khải về
số phận, những gợi ý về lời, về sách vở, về bối cảnh, về sự chỉ dẫn, khủng
hoảng trong đời sống, sự cô độc, và khám phá thẩm quyền thuộc linh. Tất cả
những điều này hoạt động theo công tác phát triển chính của sự trưởng thành
đời sống. Công tác này kéo theo việc đưa một người lãnh đạo đến chỗ phát
triển thẩm quyền thuộc linh như là nền tảng chính của năng quyền. Thẩm
quyền thuộc linh được đặt nền tảng trên một cơ sở quyền phép mang tính
thử nghiệm. Có nghĩa là các nguồn phương tiện về quyền phép của một
người lãnh đạo để có thẩm quyền thuộc linh chủ yếu tùy thuộc vào hiểu biết
thực nghiệm của người ấy về Chúa. Không phải tất cả các quá trình tôi luyện
này đều được mô tả trong sách này.
2. Xem chú thích 5, chương 2.
3. Các sinh viên giữa nghiệp vụ tại Trường Truyền Giáo Thế Giới thường ở
trong quá trình cô độc. Họ thường giải thích sự cô độc là do lựa chọn của
mình. Thời gian trở thành sự chuyển tiếp biên đối với một giai đoạn phát
triển mới. Quá trình cô độc cho phép sự đánh giá chức vụ vừa qua và ban
cho những sự hy vọng được làm tươi mới dành cho chức vụ tương lai.
4. Đây là một loại quá trình cô độc đặc biệt, sự cô lập về mặt tâm lý chủ yếu
do một mô hình chức vụ khác biệt. Thân thể Carmichael vẫn ở đó với các
nhà truyền giáo khác và bà có một công tác dành cho người truyền giáo;
nhưng bà hết sức cô độc về mặt tâm lý vì các quan điểm của bà rất khác so
với họ.
5. Tôi đã có đề cập đến xung đột ở chương 6 khi nói về quá trình nhiều giai
đoạn. Quá trình tôi luyện được mô tả ở đây cũng tương tự. Nhưng ở đây tôi
muốn lưu ý trọng tâm của sự trưởng thành đến từ xung đột ấy. Trong
chương 6 tôi nhắm vào những bài học dânh cho chính chức vụ.
CHƯƠNG 8
1. Xin xem chú thích 5 của Phần Mở Đầu, giải thích điều tôi muốn nói qua
các cấp độ lãnh đạo. Tôi không hề có ý định cho thấy cấp cao hơn hay thấp
hơn thì tốt hơn hay tệ hơn, mà chỉ nói đến sự khác biệt và đòi hỏi các chức
năng lãnh đạo khác biệt.
2. Điều này thường được thấy bởi những sự việc lập đi lập lại trong quá trình
tôi luyện qua sách vở được bàn đến trong chương 6 ở mục quá trình pha tạp
(quá trình tôi luyện nhiều giai đoạn.)
3. Người ta thường cho rằng triết lý chức vụ thì phải không đổi. Nói cách
khác, chúng ta tìm được một số nguyên tắc và cho rằng chúng không bao giờ
thay đổi. Dầu điều này đúng với một số nguyên tắc then chốt, trọng tâm của
chương này cho thấy triết lý chức vụ năng động như thế nào và thay đổi
trong đời người.
4. Trong quyển sách nhỏ của tôi, How to Do a Leadership Development
Study (Cách Tiến Hành Nghiên Cứu Về Phát Triển Tư Cách Lãnh Đạo )
trang 93 đến 106), tôi khai triển toàn bộ khái niệm của việc nhận biết và
khẳng định những nguyên tắc sâu rộng hơn những gì nêu ở đây. Trong phần
trình bày đó, tôi đưa ra sáu giả định nhấn mạnh đến nguồn gốc các nguyên
tắc, một màn hình rõ ràng để phân tích các nguyên tắc theo Kinh Thánh, và
một màn hình thích hợp. Tôi cũng nói đến chân lý rút ra từ các nguồn
phương tiện ngoài Kinh Thánh. Cách trình bày đó vượt quá phạm vi sách
này.
5. Về những lãnh đạo ở các cấp độ lãnh đạo nhất định, những người loại A
và B thường bận rộn nhất với chức vụ trực tiếp. Loại D và E thường bận rộn
nhất với chức vụ gián tiếp. Đối với họ, các chức năng bổ sung này là cực kỳ
quan trọng. Những người lãnh đạo loại C thường trực tiếp hơn là gián tiếp
nhưng áp dụng cả hai. (Xin xem lại chú thích 5 ở phần Mở Đầu để có lời
giải thích về các cấp độ.)
6. Giải quyết khủng hoảng là một hình thức tiến hành quyết định và giải
quyết nan đề, nhưng khác ở chỗ việc tiến hành quyết định và giải quyết nan
đề có thể thông thường hơn. Vì vậy, bạn có thể sửa đổi phong cách cho thích
hợp với các chức năng thường xuyên xảy ra trong vai trò lãnh đạo này.
Khủng hoảng đến bất ngờ và rất có khả năng bạn trở lại với lối phản xạ là
một chức năng chính trong cá tính cuả mình. Những hành động khủng hoảng
trong tư cách lãnh đạo là những điều định kỳ nhiều hơn là những việc cứ tái
diễn luôn.
7. Tôi không nhắc đến tác động quyền lực theo quan điểm thế gian trong
việc định hướng triết lý mục vụ của một người. Tôi cho rằng quyển sách này
chủ yếu sẽ được những người lãnh đạo theo quan điểm Tây Phương sử dụng.
Việc luận đến các triết lý chức vụ dành cho các nền văn hóa không theo Tây
Phương thật sự đòi hỏi một chương rất khác.
CHƯƠNG 9
1. Không phải tất cả các nhà lý luận về tư cách lãnh đạo Cơ đốc đều đồng ý
với khái niệm của sự kêu gọi. Quá trình tôi luyện liên quan đến cam kết của
tư cách lãnh đạo là điều được bàn đến ở đây. Tôi đã không định nghĩa điều
này ở chương 4 vốn là nơi hoàn toàn thích hợp, vì giới hạn của không gian.
Tôi đã chọn các quá trình phù hợp nhất với cử tọa đông đảo hơn của sách
này. Sự cam kết của vai trò lãnh đạo là vấn đề có liên quan đến quá trình tôi
luyện về số phận, là một sự kiện hoặc một quá trình, cuối cùng đều dẫn đến
sự nhìn nhận từ phía người lãnh đạo có tiềm năng đối với Chúa để sẵn sàng
được sử dụng trong chức vụ theo bất cứ cách nào Chúa muốn, với sự nhận
biết rằng chức vụ ấy đến từ Chúa và trách nhiệm phải trình cho Chúa. Khi
người lãnh đạo ý thức được quá trình này, vai trò lãnh đạo của họ sẽ thay đổi
triệt để.
2. Tập hợp những khả năng gồm các ân tứ thuộc linh, những khả năng tự
nhiên, và những kỹ năng thụ đắc được. Phát triển vai trò lãnh đạo kéo theo
sự bành truớng thuộc cả ba lãnh vực này. Những khả năng tự nhiên có thể
được bổ sung bằng những kỹ năng. Việc khám phá các khả năng diễn ra
trong một khoảng thời gian và cũng có thể được bổ sung bởi các kỹ năng.
Trọng tâm của vấn đề này là khái niệm khai trình để phát triển tiềm năng.
3. Xem trang 39 trở đi, bàn đến sự định nghĩa và các nguyên tắc để giải thích
những hoán dụ, trong Figures and Idioms (J. R. Clinton, Altadena, Calif,
Barnabas Resources)
4. Một số tác giả về các ân tứ thuộc linh viết khác nhau về việc phát triển ân
tứ. Họ lập luận rằng người tin Chúa không sỡ hữu một ân tứ. Tôi định nghĩa
ân tứ thuộc linh là khả năng độc đáo Chúa ban để cho mỗi tín hữu vì mục
đích dẫn truyền một chức vụ được Đức Thánh Linh ban quyền năng qua
người tín hữu đó, hoặc vì một tình huống tạm thời hoặc lập đi lập lại qua
thời gian.
5. Ân tứ không được ban cho nếu nó xuất hiện theo tình huống và không thể
được lập lại theo ý muốn của người đó. Ân tứ ấy không thể mang theo nó
trách nhiệm để phát triển hoặc phải khai trình vì sử dụng qua thời gian. Ân
tứ được ban cho khi xuất hiện lập đi lập lại trong chức vụ của một người và
có thể lập lại theo ý muốn của người đó. Ân tứ như vậy mang theo nó trách
nhiệm phải phát triển và khai trình để sử dụng qua thời gian. Dường như các
ân tứ thay đổi suốt cuộc đời người tín hữu.
Các ân tứ được ban cho hiện được bày tỏ như một phần quan trọng của sự
kết hợp ân tứ là các ân tứ thứ nhất. Ân tứ thứ nhì được ban cho vào một thời
điểm nhưng nay không tỏ ra là một phần của sự pha trộn ân tứ hiện nay. Ân
tứ thứ ba: Nếu từ trước đến nay hoặc hiện nay là một ân tứ không được ban
cho hoặc nếu nó bắt buộc phải có bởi "vai trò" trong quá khứ và hiện nay
không được xem là được ban cho. Khi nói về sự phát triển tiềm năng đến
mức trọn vẹn của một người, tôi tập trung vào các ân tứ thuộc linh thứ nhất
(được ban cho).
5. Việc nhận biết những người lãnh đạo mới nổi lên vào thời điểm nổi lên
sớm sủa nhất của họ hướng đến tư cách lãnh đạo là mối quan tâm đặc biệt
của tôi. Tôi muốn lưu ý các nguyên tắc và những hàm ý được rút ra từ khảo
sát của tôi bàn đến chức năng đặc biệt này của sự chọn lọc tư cách lãnh đạo.
Phụ lục A liệt kê những quan sát về sự nổi lên ban đầu và những hàm ý mà
tôi đã nhận biết để xác định ngày tháng.
6. Trước hết tôi thấy được điều này trong quyển sách nhỏ của Bennie
Goodwin của Nhà Xuất Bản InterVarsity, The Effective Leader (Người
Lãnh Đạo Hiệu Quả ) tôi đã chuyển đổi lời lẽ chút ít để phù hợp với khái
niệm rộng hơn của tôi về tư cách lãnh đạo.
7. Vì tốc độ thay đổi nhanh chóng trong xã hội của chúng ta, người lãnh đạo
rơi vào thời điểm ngưng trệ không chỉ đứng lại mà thật sự đang thụt lùi.
Bảng chú giải
SỰ ĐỒNG QUY TUYỆT ĐỐI. Một giai đoạn mô tả sự nổi lên của các YẾU
TỐ ĐỒNG QUY quan trọng - sự kết hợp của khả năng, vai trò, ảnh hưởng,
sự lệ thuộc hướng lên - và các yếu tố đồng quy nhỏ - những vấn đề về kinh
nghiệm, về địa lý, lời tiên tri, số phận, sự uốn nắn cá tánh v.v... - tăng tối đa
khả năng hiệu quả của người lãnh đạo để ảnh hưởng ở một thời điểm nhất
định.
GIAI ĐOẠN THỎA NGUYỆN. Một cụm từ được dùng để gọi tên giai đoạn
phát triển VI thuộc DÒNG THỜI GIAN ĐƯỢC KHÁI QUÁ HÓA. Từ đồng
nghĩa: Tổ chức mừng.
ÂN TỨ SỨ ĐỒ hay TƯ CÁCH SỨ ĐỒ. Một trong các ân tứ của tư cách
lãnh đạo là một phần của nhóm ÂN TỨ VỀ LỜI (ân tứ thứ nhì về lời); chỉ
đến khả năng cụ thể của tư cách lãnh đạo, trong đó một người nỗ lực ảnh
hưởng trên những người khác để thành lập các hội thánh địa phương mới và
các công việc mới cần thiết để đẩy mạnh sự lan rộng của Cơ đốc giáo và để
hướng dẫn những công việc mới này trong các giai đoạn nền tảng.
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THẨM QUYỀN. Một
quá trình mô tả những bài học Chúa ban về thẩm quyền và cách sử dụng nó
trong việc thi hành ảnh hưởng; đặc biệt là những bài học dẫn đến việc sử
dụng THẨM QUYỀN THUỘC LINH như một hình thức sức mạnh ban đầu.
NAN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN. Một nan đề lớn mà thường tất cả những
người lãnh đạo phải đối mặt lúc này hoặc lúc khác (đôi khi lập đi lập lại),
thường là trong CÁC GIAI ĐOẠN PHỤ CỦA SỰ TRƯỞNG THÀNH
TRONG CHỨC VỤ đầu hoặc giữa, trong đó người lãnh đạo mới nổi lên học
tập để thuận phục thẩm quyền của những người lãnh đạo khác, đây là tinh
thần phục tùng quan trọng của nan đề này. Người nào muốn sau này thi hành
thẩm quyền mà không lạm dụng thẩm quyền thì phải học tập thuận phục.
Nan đề về thẩm quyền là trường hợp của bài học quan trọng này.
VẤN ĐỀ CHỈ DẪN QUÂN BẰNG. Nan đề trong sự chỉ dẫn đi liền với
khuynh hướng thực hiện quyết định mà chưa có nhóm quân bằng, tức là các
yếu tố và nguồn phương tiện của sự chỉ dẫn, của những người lãnh đạo .
Điều gì, khi nào và như thế nào là những yếu tố quan trọng trong sự chỉ dẫn;
các nguồn phương tiện gồm có tình huống, nội tâm, những người tin Chúa,
và Lời được mặc khải. Những yếu tố và nguồn phương tiện này có thể dùng
cho bất cứ YẾU TỐ CHỈ DẪN nào.
BIÊN. Xem THỜI GIAN BIÊN.
SỰ KIỆN BIÊN. Những kinh nghiệm quan trọng diễn ra TRONG THỜI
GIAN BIÊN và ảnh hưởng đến hậu quả của nó.
SỰ VIỆC BIÊN. Một SỰ KIỆN BIÊN đặc biệt, tức là một quá trình tôi
luyện nhận biết được trong thời gian biên có thể được liên kết có ý nghĩa với
quá trình chuyển tiếp của người lãnh đạo từ giai đoạn này sang giai đoạn kế
tiếp.
THỜI GIAN BIÊN. Khoảng thời gian nhất định gồm những kinh nghiệm
chuyển tiếp mà người lãnh đạo trải qua khi đi từ giai đoạn phát triển này
(hoặc giai đoạn phụ) sang giai đoạn khác.
KHUÔN MẪU CHỈ DẪN BẮC CẦU . Khuôn mẫu tăng trưởng mô tả cách
Chúa dạy một người lãnh đạo những bài học về sự chỉ dẫn cá nhân như một
chiếc cầu để hợp tác chỉ dẫn.
TỔ CHỨC MỪNG. Xem GIAI ĐOẠN THỎA NGUYỆN
SƠ ĐỒ TIỆM TIẾN VỀ TÍNH CHẮC CHẮN. Một đường thẳng nằm ngang
trên đó viết các nguyên tắc được mô tả như là những gợi ý, những chỉ dẫn,
và những điều tuyệt đối - theo thứ tự đó. Các nguyên tắc có thể được dùng
với tính chắc chắn nhiều hơn khi chúng tiến gần về bên phải đường tiệm
tiến. Gợi ý chỉ đến những lẽ thật quan sát được trong một số tình huống. Gợi
ý là những điều có tính ướm thử nhiều nhất - sử dụng với sự thận trọng.
Những chỉ dẫn chắc chắn hơn và có bằng chứng áp dụng rộng rãi hơn.
Những điều tuyệt đối là những nguyên tắc cho thấy sự hậu thuẫn có căn cứ
của Chúa dành cho hết thảy những người lãnh đạo ở mọi nơi.
CỤM KÊU GỌI. Một nhóm CÁC QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN tụ lại với
nhau quanh CHỨC NĂNG BIỆN BIỆT và tập trung vào việc bành trướng sự
phát triển cá nhân và hoàn thành chức vụ của người lãnh đạo, gồm các quá
trình tôi luyện như sự KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC
TIN, SỰ KÊU GỌI CỦA ẢNH HƯỞNG, SỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA CHÚA,
và SỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA CHỨC VỤ.
HỘI ĐỒNG. Một thuật ngữ chuyên môn trong lý luận về các mô hình huấn
luyện về tư cách lãnh đạo mô tả một MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN KHÔNG
CHÍNH QUY ngắn, tập hợp những người lãnh đạo (thường là loại D hoặc E)
lại với nhau dành cho các buổi họp nhiều thành phần, các KHÓA HỘI
THẢO các buổi CHUYÊN ĐỀ bàn đến những đề tài quan trọng đối với các
nhân sự Cơ đốc.
KHUÔN MẪU KHẲNG ĐỊNH. Một khuôn mẫu chỉ dẫn phản ánh những
trường hợp lập đi lập lại sự khẳng định của Chúa về một lẽ thật có ý nghĩa
mà trên đó người lãnh đạo hành động bởi Chúa dùng trên một nguồn phương
tiện để khẳng định sự chỉ dẫn và ban tin cậy đối với tư cách lãnh đạo.
QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT. Những trường hợp trong đời sống người lãnh
đạo Chúa dùng xung đột, liên quan đến cá nhân hay chức vụ, để phát triển
sự lệ thuộc vào Chúa, đức tin, và những sự hiểu biết có liên quan đến đời
sống và chức vụ cá nhân của người lãnh đạo.
SƠ ĐỒ TIỆM TIẾN. Xem SƠ ĐỒ TIỆM TIẾN VỀ TÍNH CHẮC CHẮN.
CÁC YẾU TỐ ĐỒNG QUY. Tên gọi của phạm trù chung này gồm các
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN trội trong GIAI ĐOẠN ĐỒNG QUY và các yếu
tố của sự đồng quy. Các yếu tố đồng quy chính gồm: TẬP HỢP NHỮNG
KHẢ NĂNG, vai trò, SỰ PHA TRỘN ẢNH HƯỞNG, sự lệ thuộc hướng
lên. Các yếu tố của sự đồng quy nhỏ gồm những điều như cơ hội đặc biệt,
kinh nghiệm, địa lý, lời tiên tri, QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN VỀ SỐ PHẬN,
sự uốn nắn tâm tánh v.v...
GIAI ĐOẠN ĐỒNG QUY. Một thuật ngữ dùng để gọi giai đoạn phát triển
thứ năm thuộc DÒNG THỜI GIAN ĐƯỢC KHÁI QUÁT.
QUÁ TRÌNH KHỦNG HOẢNG chỉ đến những tình huống có áp lực căng
thẳng đặc biệt trong đời sống, Chúa dùng để thử nghiệm và dạy dỗ sự lệ
thuộc Ngài.
QUÁ TRÌNH SỐ PHẬN. Những công việc, những con người có ý nghĩa,
hoặc những tình huống Chúa đem đến, hoặc đúng thời điểm gợi lên ý nghĩa
đặc biệt nào đó hoặc trong tương lai của cuộc đời thêm vào sự nhận biết ý
nghĩa số phận của đời sống mình. Những gợi ý này thường được xếp vào ba
loại: sự chuẩn bị về số phận, sự mặc khải về số phận, và sự hoàn thành của
số phận.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN. Một khoảng thời gian trên DÒNG THỜI GIAN
của người lãnh đạo hợp quanh một CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN và được đặc
trưng bởi sự tập trung của những điều giống như các QUÁ TRÌNH TÔI
LUYỆN, một SỰ PHA TRỘN ẢNH HƯỞNG tương đối bền vững, đánh dấu
bởi những SỰ KIỆN BIÊN lúc bắt đầu và kết thúc.
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN. Những trọng tâm chính của sự xử lý trong một
giai đoạn phát triển nhất định; tức là sự điều động hoặc ý định của công việc
Chúa để thay đổi (phơi bày, mở rộng, hoặc đề xuất) khả năng ảnh hưởng của
người lãnh đạo trong một giai đoạn phát triển.
ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP. Một trong ba điều chi phối phạm vi ảnh
hưởng, cho thấy toàn bộ những người được ảnh hưởng mặt đối mặt. Cũng
xin xem ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP và ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ CHỨC.
CHỨC NĂNG BIỆN BIỆT. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN thứ tư được mô tả
trong GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỨC VỤ, liên quan đến khả
năng nhận hiểu, học tập và tiếp thu các bài học về chức vụ, để hình thành
một triết lý chức vụ thông báo những nỗ lực của người lãnh đạo trong tương
lai .
MÔN ĐỆ HÓA. Quá trình phát triển người tin Chúa. Môn đệ được mô tả là
một tín hữu có cam kết, là người ngày càng lệ thuộc Chúa như sự sống, là
người giao thông với Chúa, sử dụng các ơn ban của mình để hầu việc Chúa
và người khác, liên hệ và lệ thuộc với những người khác trong Thân Chúa để
sống đời sống thỏa lòng và có ý nghĩa cho Nước Chúa.
QUÁ TRÌNH CỦA SỰ KHẲNG ĐỊNH THIÊN THƯỢNG. Một hình thức
kinh nghiệm sự chỉ dẫn đặc biệt, qua đó Chúa bày tỏ sự chấp thuận đối với
người lãnh đạo để người ấy có ý thức tươi mới về mục tiêu cao trọng nhất và
một khao khát mới mẻ để tiếp tục hầu việc Chúa. Những sự khẳng định của
Đức Chúa Trời đến qua những hình thức sau: sự sắp xếp các tình huống theo
sự tể trị của Chúa, một tiếng phán bên trong lòng hoặc những sự mặc khải
trực tiếp khác, một giấc chiêm bao, một khải tượng, một sự thăm viếng của
thiên sứ, một lời tiên tri, một dấu lạ, và một cảm nhận về sự ban phước của
Chúa trên đời sống được xác chứng bởi lời làm chứng bên ngoài (xem
Giôsép, SaSt 39:2-3, 21-23).
MỐI TIẾP XÚC CỦA CHÚA. Một quá trình liên quan đến người Chúa đem
đến với người lãnh đạo vào một thời điểm quan trọng trong giai đoạn phát
triển để hoàn thành một hoặc hơn một chức năng sau đây: khẳng định tiềm
năng lãnh đạo, khuyến khích tiềm năng lãnh đạo, ban chỉ dẫn về một vấn đề
đặc biệt, ban cho những sự hiểu biết làm mở rộng khả năng của người lãnh
đạo, kêu gọi người lãnh đạo phát triển hướng lên trên, mở một cánh cửa cho
cơ hội hầu việc Chúa.
SỰ KHẲNG ĐỊNH KÉP. Thuật ngữ này chỉ đến sự hướng dẫn lạ thường
trong đó Chúa tỏ rõ ý muốn của Ngài bằng cách củng cố điều đó qua hơn
một nguồn phương tiện, mỗi nguồn phương tiện đều độc lập với các nguồn
phương tiện khác.
CHỨC VỤ BAN ĐẦU. GIAI ĐOẠN PHỤ đầu tiên của GIAI ĐOẠN
TRƯỞNG THÀNH TRONG CHỨC VU, được đặc trưng bởi một tiến trình
hướng đến CHỨC NĂNG ĐẦU VÀO.
CÁC KHUÔN MẪU CỦA SỰ NỔI LÊN. Xem các KHUÔN MẪU VỀ SỰ
NỔI LÊN CỦA TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO.
CHỨC NĂNG ĐẦU VÀO. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN đầu tiên được mô tả
trong GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỨC VỤ liên quan đến các
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN như CÔNG TÁC CHỨC VỤ và sự KÊU GỌI
CỦA CHỨC VỤ và liên quan đến các bước đầu bước vào chức vụ.
ÂN TỨ TRUYỀN GIÁO. Một trong những ân tứ lãnh đạo dự phần trong
cụm ÂN TỨ VỀ LỜI (một ân tứ về lời thứ nhì); một khả năng cụ thể của tư
cách lãnh đạo, trong đó một người nỗ lực ảnh hưởng trên người khác công
khai hoặc riêng tư thông qua những phương tiện khác nhau bằng sứ điệp của
sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế và chứng kiến họ đáp ứng bằng cách bước
các bước đầu trong việc môn đệ hóa Cơ đốc nhân.
KHUÔN MẪU TIẾN TRIỂN. Một khuôn mẫu ba giai đoạn mô tả sự nổi lên
của một TRIẾT LÝ MỤC VỤ: giai đoạn 1- hấp thụ; giai đoạn 2 - từ ngụ ý
đến tỏ rõ; giai đoạn 3 -tỏ rõ và mở rộng cho mọi người.
ÂN TỨ KHUYÊN GIỤC. Một trong các ân tứ của tư cách lãnh đạo là một
phần của nhóm ÂN TỨ VỀ LỜI (ân tứ về lời đầu tiên). Chỉ về khả năng
khuyên giục con người hành động trong việc áp dụng lẽ thật Kinh Thánh,
hoặc để khích lệ con người bằng lẽ thật của Kinh Thánh, hoặc để an ủi người
khác bằng cách ứng dụng những lẽ thật của Kinh Thánh cho các nhu cầu của
họ.
SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC TIN. Một quá trình xảy ra nổi trội trong GIAI
ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỨC VỤ mà Chúa dùng để phát triển
khải tượng của người lãnh đạo và sự lệ thuộc vào Ngài để hoàn thành khải
tượng đó. Khi trọng tâm của quá trình này là để thử nghiệm người lãnh đạo
chuẩn bị cho sự mở rộng của chức vụ, thì nó được gọi là sự thử nghiệm đức
tin hay sự thử luyện đức tin. Khi người lãnh đạo trưởng thành và xác lập các
kiểu thói quen vận hành trong đức tin, phương diện kiểm tra giảm đi và
phương diện kêu gọi nổi trội. Cũng xin xem QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM
ĐỨC TIN.
QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐỨC TIN. Một hình thức ban đầu của quá
trình KÊU GỌI CỦA ĐỨC TIN, trong đó Chúa nghiệm thử xác quyết bên
trong của người lãnh đạo về việc Chúa có sắp làm điều Ngài đã bày tỏ cho
người lãnh đạo ấy hay không. Sự bành trướng thường hàm ý khả năng ảnh
hưởng lớn hơn các mục tiêu của Chúa. Từ đồng nghĩa: thử nghiệm đức tin.
ÂN TỨ ĐỨC TIN. Một trong những ân tứ lãnh đạo là một phần của cụm về
lời (ÂN TỨ VỀ LỜI thứ ba); khả năng lạ lùng để nhận biết, trong một tình
huống nhất định, điều Chúa muốn làm và tin cậy Ngài về điều đó cho đến
khi Ngài khiến xảy ra. Điều này rất có khả năng được bày tỏ qua sự cầu
nguyện với Chúa (như sự cầu nguyện bằng đức tin), dầu điều này có thể
hoàn toàn là một niềm tin nơi điều Chúa có thể làm và sẽ làm trong một tình
huống nào đó.
THỬ NGHIỆM ĐỨC TIN. Xem QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐỨC TIN.
HÀNH ĐỘNG CỦA XÁC THỊT. QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN về sự chỉ dẫn
chỉ đến những trường hợp này trong đời sống của người lãnh đạo khi sự chỉ
dẫn được giả định và các quyết định được tiến hành vội vã hoặc không có sự
hiểu biết thích đáng về ý muốn của Chúa. Những quyết định như vậy thường
kéo theo những biểu lộ chỉ dẫn bởi người lãnh đạo đã dùng sự lôi kéo nào đó
của con người hoặc những phương tiện khác, đem lại những hậu quả rắc rối
về sau ảnh hưởng xấu đến chức vụ và đời sống.
YẾU TỐ TRỌNG TÂM. Thành tố của TẬP HỢP NHỮNG KHẢ NĂNG
(hoặc là những ân tứ thuộc linh, những khả năng tự nhiên, hoặc những kỹ
năng thụ đắc được) nằm ở trọng tâm những nỗ lực của toàn bộ chức vụ của
người lãnh đạo, những yếu tố khác vận hành để hậu thuẫn cho yếu tố đó.
CÁCH HUẤN LUYỆN CHÍNH THỨC. Trong lý luận về những mô hình
huấn luyện tư cách lãnh đạo, thuật ngữ này được dùng để mô tả việc huấn
luyện của tổ chức, có chương trình, có chủ ý, dẫn đến những tiêu chuẩn hoặc
những sự công nhận công khai khác của sự huấn luyện đó.
CÁC YẾU TỐ NỀN TẢNG. Tên gọi của phạm trù chung gồm các QUÁ
TRÌNH TÔI LUYỆN nổi trội trong giai đoạn nền tảng của DÒNG THỜI
GIAN ĐƯỢC KHÁI QUÁT, gồm những vấn đề như gia đình, bối cảnh, và
sự quy đạo.
KHUÔN MẪU CHỨC VỤ NỀN TẢNG. Một nhận định: "Trung tín trong
công tác mục vụ và những công việc được giao và đáp ứng tích cực trước
thử nghiệm của nhiều quá trình tôi luyện dẫn đến sự bành trướng chức vụ và
tái thử nghiệm về sự trung tín ở mức độ của chức vụ mới.
DÒNG THỜI GIAN ĐƯỢC KHÁI QUÁT. DÒNG THỜI GIAN bao gồm
sáu giai đoạn phát triển với các tên gọi NHỮNG NỀN TẢNG TỐI
THƯỢNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐỜI SỐNG BỀ TRONG, SỰ
TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỨC VỤ, SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐỜI
SỐNG, SỰ ĐỒNG QUY VÀ SỰ THỎA NGUYỆN; xuất phát từ sự tổng
hợp của nhiều dòng thời gian độc đáo được tìm thấy trong các nghiên cứu về
sự phát triển tư cách lãnh đạo của cá nhân những người lãnh đạo.
CỤM ÂN TỨ. Một thuật ngữ được dùng để giải thích một giai đoạn tiến bộ
trong KHUÔN MẪU PHÁT TRIỂN CÁC KHẢ NĂNG, mô tả một sự PHA
TRỘN ÂN TỨ trong đó, có một ân tứ nổi trội được các ân tứ khác hậu thuẫn
và được sử dụng sao cho các ân tứ hậu thuẫn hài hòa với ân tứ nổi trội, làm
tăng tối đa tính hiệu quả.
SỰ PHA TRỘN ÂN TỨ. Một thuật ngữ bắt đầu bởi tiến sĩ C. Peter Wagner,
chỉ đến tập hợp các ân tứ mà người lãnh đạo biểu lộ trong chức vụ. Trong
khi tất cả các tín hữu đều có ít nhất một ân tứ, người lãnh đạo thường thi
hành lập đi lập lại trên một ân tứ.
QUYỀN PHÉP ĐƯỢC BAN TỨ. Một thuật ngữ mô tả quá trình tôi luyện
lưu ý những trường hợp cụ thể của việc sử dụng một ân tứ thuộc linh trong
đó tỏ rõ rằng Đức Thánh Linh lưu dẫn quyền phép qua việc sử dụng ân tứ
ấy. Nhấn mạnh nằm nơi sự nhận biết sự xảy ra này và sự thực hành có được
bởi đức tin mong đợi sự kiện lập đi lập lại.
KHUÔN MẪU PHÁT TRIỂN CÁC KHẢ NĂNG. Khuôn mẫu tám giai
đoạn bao gồm sự chuyển đổi từ (1) kinh nghiệm chức vụ, (2) sang khám phá
ân tứ, (3) sang sử dụng gia tăng ân tứ ấy, (4) sang tính hiệu quả trong việc sử
dụng ân tứ ấy, (5) sang khám phá các ân tứ khác, (6) sang sự nhận biết sự
PHA TRỘN ÂN TỨ, (7) sang phát triển NHÓM ÂN TỨ, (8) sang SỰ
ĐỒNG QUY.
QUÁ TRÌNH KHÁM PHÁ KHẢ NĂNG. Một thuật ngữ mô tả QUÁ
TRÌNH TÔI LUYỆN ghi nhận bất cứ tiến bộ đáng kể nào trên KHUÔN
MẪU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG và nhận biết bất cứ sự kiện, con người,
hoặc quá trình phản ánh nào là công cụ đem lại khám phá ấy.
KHUYNH HƯỚNG THEO KHẢ NĂNG. Một thuật ngữ mô tả khuynh
hướng theo trực giác của người lãnh đạo có tiềm năng đang phát triển để đáp
ứng đối với NHỮNG KÊU GỌI CỦA CHỨC VỤ và NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO TRONG CHỨC VỤ thích hợp với ân tứ thuộc linh của người ấy.
TẬP HỢP KHẢ NĂNG. Một thuật ngữ mô tả tập hợp những yếu tố có khả
năng ảnh hưởng của người lãnh đạo gồm ba yếu tố chính: các ân tứ thuộc
linh, những khả năng tự nhiên, và những kỹ năng thu thập được.
CÁC YẾU TỐ VỀ SỰ CHỈ DẪN. Tên gọi phạm trù bao quát này gồm các
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN Chúa dùng để ban chỉ dẫn đặc biệt cho người
lãnh đạo suốt toàn bộ các GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, thường được thấy
trong các THỜI ĐIỂM BIÊN. Kể cả những vấn đề như các MỐI TIẾP XÚC
CỦA CHÚA, SỰ CHUẨN BỊ TIÊU CỰC, VIỆC CỐ VẤN, SỰ KHẲNG
ĐỊNH KÉP, SỰ XÁC NHẬN CỦA CHÚA.
ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP. Một trong ba lãnh vực thuộc PHẠM VI ẢNH
HƯỞNG cho thấy toàn bộ những người được ảnh hưởng bởi các ảnh hưởng
pha tạp mà một người lãnh đạo thực hiện thông qua người khác, phương tiện
truyền thông đại chúng, sách vở, hoặc các hiệp hội v.v... Cũng xin xem
ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP và ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ CHỨC.
SỰ KÊU GỌI ẢNH HƯỞNG. Một QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN mô tả những
thời điểm khi người lãnh đạo được Chúa thúc giục để thực hiện các bước
bành trướng khả năng lãnh đạo bằng PHẠM VI ẢNH HƯỞNG.
SỰ PHA TRỘN ẢNH HƯỞNG. Một thuật ngữ mô tả sự kết hợp của các
yếu tố của PHẠM VI ẢNH HƯỞNG - TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP và
THUỘC VỀ TỔ CHỨC.
SỰ THỰC TẬP KHÔNG CHÍNH QUY. Một thuật ngữ trong lý luận về các
mô hình huấn luyện tư cách lãnh đạo, mô tả một kiểu huấn luyện không
chính quy đòi hỏi một người thầy huấn luyện những kỹ năng hoặc sự hiểu
biết cho một người thực tập bằng cách làm gương hoặc bằng sự dạy dỗ với
kết quả người thực tập sử dụng điều đã học được.
PHƯƠNG THỨC HUẤN LUYỆN KHÔNG CHÍNH QUY. Trong lý luận về
mô hình huấn luyện tư cách lãnh đạo, phương thức huấn luyện mà cố ý sử
dụng các sinh hoạt trong đời sống làm cơ sở cho việc đào luyện có mục đích.
GIỚI THIỆU THÔNG TIN CHI TIẾT. Một kỹ thuật viết để thực hiện các tài
liệu tự học sử dụng các phương pháp học tập tham khảo dễ dàng hấp thụ
nhanh chóng các dữ kiện quan trọng và về sau tham khảo nội dung đó.
CÁC YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐỜI SỐNG BỀ TRONG. Tên gọi
phạm trù bao quát này gồm các QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN trội trong GIAI
ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG BỀ TRONG thuộc DÒNG THỜI GIAN
ĐÃ ĐƯỢC KHÁI QUÁT, gồm những mục như những THỬ NGHIỆM
LÒNG NGAY THẲNG, những THỬ NGHIỆM VỀ SỰ VÂNG LỜI, và
những THỬ NGHIỆM VỀ LỜI.
GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG ĐỜI SỐNG BỀ TRONG. Một thuật ngữ
được dùng để gọi GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỨ NHÌ trong DÒNG
THỜI GIAN ĐƯỢC KHÁI QUÁT.
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN THỬ NGHIỆM TÍNH NGAY THẲNG. Một
QUÁ TRÌNH TÔI LUYỆN nổi trội trong GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
ĐỜI SỐNG BỀ TRONG chỉ đến loại thử nghiệm đặc biệt Chúa dùng để
đánh giá những ý định và như là nguồn động lực để bành trướng khả năng
của người lãnh đạo.
QUÁ TRÌNH CÔ LẬP. Một YẾU TỐ TRƯỞNG THÀNH trong đó người
lãnh đạo bị cách ly khỏi chức vụ bình thường, mặc dầu trong bối cảnh tự
nhiên sự hầu việc vẫn diễn ra, thường là một thời gian kéo dài, vì vậy kinh
nghiệm Chúa một cách mới hoặc sâu nhiệm hơn.
CHỨC VỤ VỀ SAU. GIAI ĐOẠN PHỤ sau cùng của GIAI ĐOẠN
TRƯỞNG THÀNH CHỨC VỤ được đặc trưng bởi một quá trình hướng đến
CHỨC NĂNG QUAN HỆ và CHỨC NĂNG BIỆN BIỆT.
NGƯỜI LÃNH ĐẠO. Trong bối cảnh của Kinh Thánh, một người với khả
năng Chúa ban và trách nhiệm
Thư Mục
Booth, Carlton.
1984 On The Mountain Top - Eighty Years of Service and Song . Wheaton,
III: Tyndale House Publishers, Inc.
Carmichael, Amy.
n.d If . Fort Washington, Pa: Christian Literature Crusade.
Chen, James.
n.d Meet Brother Nee . Goleta, Calif: Christian Books.
Clinton, Bobby.
1985 Spiritual Gifts . Altadena, Canada: Horizon House.
Clinton, J. R.
1983 Figures and Idioms . Altadena, Calif: Barnabas Resources.
1986 Leadership Training Models . Altadena, Calif: Barnabas Resources.
1987 Leadership Emergence Patterns . Altadena, Calif: Barnabas Resources.
(Available Through Fuller Theological Seminary Bookstore.)
1987b "Interview Notes with Pastor Johnson." Unpublished research notes
of interview in August 1987.
Easton, B. S.
1948 The Pastoral Epistles . London: SCM Press.
Fant, David J.
1964 A. W . Tozer - A Twentieth Century Prophet . Harrisburg, Pa:
Christian Publications, Inc.
Goodwin, Bennie.
1978 The Effective Leader . Downers Grove, III: InterVarsity Press.
Grubb, Norman.
1983 Once Caught, No Escape . Fort Washington, Pa: Christian Literature
Crusade.
Kinnear, Angus.
1985 Against The Tide . Wheaton, III: Tyndale House Publishers, Inc.
Kraft, Charles H.
1979 Christian in Culture . New York: Orbis.
Kuhn, Isobel.
1981 Greenleaf in Drought Time . Singapore: Overseas Missionary
Fellowship.
Levinson, Daniel J., et al.
1978 The Seasons of a Man's Life . New York: Ballantine.
Merriam Co.
1971 Webster's Seventh New Collegiate Dictionary . Springfield, Mass: G.
& C. Merriam Company, Publishers.
Nee, Watchman.
1962 The Normal Christian Life . Washington, D.C: International Student
Press.
1972 Spiritual Authority . New York: Christian Fellowship Publishers.
Raab, Laura and J. R. Clinton.
1985 Barnabas - Encouraging Exhorter , a Study in Mentoring . Altadena,
Calif: Barnabas Resources.
Reid, Patricia, and Norman Van Dalen
1985 An Abiding Work - Leadership Development Study of Amy
Carmichael . Unpublished research paper. Pasadena, Calif: School of World
Mission.
Stanford, Miles.
1975 Principles of Spiritual Growth . Grand Rapids: Zondervan Corporation.
Taylor, Dr. and Mrs. Howard.
n.d Hudson Taylor's Spiritual Secret . Chicago: Moody Press.
Wagner, C. Peter.
1979 Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow . Ventura, Calif:
Regal Books.
Weigh, K. H.
1974 Watchman Nee's Testimony - A Unique Public Testimony . Hong
Kong: Church Book Room.
Wiersbe, Warren.
1980 "Principle" in Leadership . Winter, Volume I, Number 1, Pages 81 -
88.
Mục Lục Tổng Quát
Arôn, 103, 124, 224
Ápraham, 63- 64,115,137,139
Ápsalôm, 174
Những kỹ năng thu thập được, một phần của những khả năng, 183
Hửng sáng 44, 47, 235
Agabút, 223
Anania, 66, 73, 132
Ân tứ sứ đồ 83,159
Thời gian tập sự, không chính qui, 31,90,217
Thẩm quyền va chạm 106 những hiểu biết, 80,102- 103, 106- 107, 122
những hiểu biết và xung đột, 145 quá trình tôi luyện liên quan đến sự hiểu
biết, định nghĩa, 103,235 những quá trình tôi luyện liên quan đến sự hiểu
biết, các vị dụ 102 các nguyên tắc, 108 nan đề 100,101- 102, 106,122, 235
nan đề, Banaba, 104 nan đề và xung đột, 106 nan đề, Nee, 101- 102 nan đề,
ví dụ cá nhân, 101 nan đề và những hiểu biết về mối quan hệ 104
Barber, Margaret, 130- 131
Banaba, 85- 86, 93,114, 220, 224, 225- 226 công tác của mục vụ sứ đồ tại
Antiốt, 83 nan đề về thẩm quyền, 104 mối tiếp xúc của Chúa, 129 sự kêu gọi
về ảnh hưởng, 118 người cố vấn, 83, 130 sự kiểm tra về lời, 84
Booth, Carlton, 61- 62
Sự kiện biên định nghĩa 49, 236 mối tiếp xúc của Chúa, 51 sự chuẩn bị tiêu
cực, 50- 51, 134 các giai đoạn phụ kết thúc, 53 ví dụ của Tozer, 49 ví dụ của
Trotman 49- 51
Khuôn mẫu biên, chức vụ tiêu chuẩn 121 giai đoạn trưởng thành chức vụ và
giai đoạn trưởng thành đời sống, 121
Carmicale, Amy, 157 sự pha trộn ân tứ 159 sự kiểm tra về lòng ngay thẳng,
61 quá trình tôi luyện cô lập, 159- 161 quá trình tôi luyện về sách vở, 140
kiểm tra về lời 71- 72
Thầy đội 102, 105
Sơ đồ tiệm tiến về tính chắc chắn, 186, 236- 237
Sự kêu gọi cụm, 110, 114, 237 đức tin 80, 110, 114, 141 đức tin và xung đột,
145 sau cùng - HeDt 13:7-8, 204 chức vụ và xung đột, 145 triết lý mục vụ,
180 tuyên bố 1, 196, 199 tuyên bố 2, 196, 201 tuyên bố 3, 196- 197, 203
Chang, Charity, 69- 70
Chapman, 157
Thử nghiệm về tính ngay thẳng, 57 về sự vâng lời 58, 71 về lời, 58
Những người lãnh đạo Cơ Đốc, chuyên môn, 14
Kết thúc, mô tả, 108
Cụm, trưởng thành, 155, 230
Khuôn mẫu khẳng định sự chỉ dẫn, 147, 237
Quá trình tôi luyện liên quan đến xung đột, 107, 162, 237 và sự kết thúc, 108
sự kết hợp, 145 định nghĩa và mô tả, 145 từ bên trong và bên ngoài, 107
Sơ đồ tiệm tiến các công tác chức vụ theo Kinh Thánh, 84 tính chắc chắn,
186, 236- 237 công tác chức vụ, 84
Sự đồng qui, 22, 32, 44, 220 các bài học về khủng hoảng, 144 các yếu tố, 22,
237, 238 cụm ân tứ, 92 tiềm năng tối đa, 47 chưa kinh nghiệm, 46, 47 giai
đoạn V, 32, 46, 238
Cọtnây, 129, 134, 226
Khủng hoảng, 164- 166 định nghĩa các quá trình tôi luyện, 144, 164, 238 xử
lý, hai kết quả, 165 giải pháp, 232
Đaniên, 59- 60, 111, 142, 223, 230
sự kêu gọi của đức tin, 142
Đavít, 173- 174
Deck, Northcote, 157
Sự phát triển mô tả, 44 ban đầu, các đặc trưng, 48 dòng thời gian được khái
quát hóa, 44 nhận biết, 47- 53 các giai đoạn giữa, 48 khuôn mẫu, 15, 156-
157, 200 sáu giai đoạn, 44 phạm vi ảnh hưởng, 52 công tác, quá trình tôi
luyện về sách vở, 140, 141 công tác. Giai đoạn V, 47
Sự biện biệt, 49, 110 xung đột, 86 sự khẳng định chức vụ, 119 sự bành
trướng cá nhân, 114 các kỹ năng, và sự chỉ dẫn, 138 về thuộc linh, 81, 111-
112 giai đoạn, 110
Sự khẳng định của Chúa, 138- 140 Apraham 139 định nghĩa, 139 tám hình
thức, 139 và sự kêu gọi của đức tin, 111 và sự cô lập, 119 Samuên, 139 ba
lần trong chức vụ của Chúa Giêxu, 138
Mối tiếp xúc của Chúa. Banaba, 129 như sự kiện biên, 51 định nghĩa, 128-
129 Dollar, 128 sự chọn lọc tư cách lãnh đạo, 200 Phaolô, 129 Phierơ, 129
quá trình tôi luyện, 128- 130, 239 Wilson, 159
Dollar, Harold, 128, 129
Dollar, Sharon, 129
Ân tứ trội, trong cụm ân tứ, 92
Sự khẳng định kép, 132- 134, 215 định nghĩa, 132 ví dụ - Ghiđêôn, 133-
134, 229 khuôn mẫu bốn mặt, 133 sự chỉ dẫn, 132 Phaolô và Anania, 132
Phierơ và Cọtnây, 134 Pitt, 133
Easton, 223
Edwards, Bob, 227
Hêli, 67- 68
Êli 118- 119
ví dụ về sự khẳng định của chức vụ, 118
Êlisê, 119
Elliot, Jim, quá trình về sách vở, 140
Đầu vào giai đoạn phụ của chức vụ đầu, 81 sự kêu gọi bên ngoài, 86 sự kêu
gọi của chức vụ, 85 tự đề xướng, 86 giai đoạn, 79
Khuôn mẫu tiến triển, 183- 185, 240
Nguyên tắc kỳ vọng, Goodwin, 200, 227
Sự thách thức của đức tin, 80, 110, 114, 116- 117, 141 ví dụ của Clinton,
116- 117 và xung đột, 145 Đaniên, 142
định nghĩa, 117 ba yếu tố, 117
Đức tin, ân tứ thuộc linh, 117
Fant, David James, 218
Công việc của xác thịt, 136- 138
Giôsuê và người Gabaôn, 137
quá trình tôi luyện được mô tả, 136, 241
Ford, Leighton, 11
Đào luyện chính qui, 31, 90, 195, 217, 241
Khuôn mẫu chức vụ nền tảng, 200, 242
Giai đoạn nền tảng, 44
Fox, C.A.,159
Fraster, J.O., 37
Ghiđêôn, 133- 134, 229
Khuôn mẫu ân tứ
khuynh hướng theo ân tứ, 94, 200
những người giống nhau thu hút nhau, 94, 200
Cụm ân tứ, 92, 94, 183, 242
Sự pha trộn ân tứ, 31, 32, 66, 242 Carmichael, 159 Clinton, 94 yếu tố trong
sự đặt để công việc, 126 những người lãnh đạo cấp cao, 92 người cố vấn,
131 một phần của cụm-ân tứ, 92 giai đoạn 6 trong khuôn mẫu khả năng, 91
Quyền phép được ban tứ, 112
quá trình tôi luyện, định nghĩa và mô tả, 113, 242
Khả năng, 32, 183 những kỹ năng thụ đắc được, 183 ví dụ của Banaba, 93
sự đồng qui, 22 khuôn mẫu phát triển, 91, 183, 242- 243 khuôn mẫu phát
triển, ví dụ của Clinton, 93 sự khám phá, 80 quá trình khám phá, định nghĩa,
91, 243 theo khuynh hướng, 94, 200, 243 theo khuynh hướng, ví dụ của
Clinton, 94 các khuôn mẫu dấu hiệu, 92 ấn định, 215, 233, 243 ấn định, yếu
tố mục tiêu, 215
Goforth, Jonathan, 116, 157
Goowin, Bennie, 234
nguyên tắc kỳ vọng, 200, 227
Gordon, A,J., 157
Gray, Skip, 224
Sự chỉ dẫn khuôn mẫu cơ bản, 127
tính chắc chắn - sự khẳng định kép, 132 lời chắc chắn, 146 yếu tố lãnh đạo
quan trọng, 126 tiến hành quyết định, 229 sự phát triển, 127 công việc của
xác thịt, 136 các vấn đề, xung đột, 145 người cố vấn, 132 luân lý, 229 sự
chuẩn bị tiêu cực, 135 khuôn mẫu, 147 hai nan đề, 146
Guyon, Madam, 157
Anne, 135
Havergal, Frances, 157
Helin, Michele, 77- 78, 83
Êxêchia, 137- 138
Hopkins, Evans, 157
Houghton, Frank, 160
Hyde, Cầu nguyện, 157
Mô hình học đòi, 31, 32, 217
Thách thức về ảnh hưởng, 80, 110, 114
ví dụ của Banaba và Phaolô 118,
thư của Phaolô, 118
quá trình tôi luyện, định nghĩa, 118, 243
Sự pha trộn ảnh hưởng, 229, 244
Không chính qui
thời gian tập việc, 31, 90, 217, 244
huấn luyện, 31, 90, 199, 217
Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong các vấn đề, Trotman, 48 giai đoạn, tóm
tắt, 73- 74 giai đoạn II, 44- 45, 142 nguyên tắc, sự vâng lời, 66 các quá trình
tôi luyện, 58 thử nghiệm, trọng tâm, 74
Sự ngay thẳng cốt lõi của tâm tánh tin kính, 58 nguyên tắc, 63
Thử nghiệm sự ngay thẳng, 33, 58- 63, 218 ví dụ của Booth, 61- 62
Carmichale, 61 ví dụ của Đaniên, 59- 60 Đaniên - sự bành trướng, 60 định
nghĩa, 58 các hình thức, 60 Phaolô trong Công vụ 20, 74,
sự bồi thường, 62
ví dụ tiêu cực của Saulơ, 62- 63 giá trị của lối sống đơn giản , 61 ba phần
58- 59 sử dụng 60
Thời gian tập việc, 216
Sự cô lập, 158- 162 xung đột, 145 Nee, 154 quá trình tôi luyện, Carmichael,
159- 161 quá trình tôi luyện, định nghĩa, 161, 244- 245 quá trình tôi luyện,
giới thiệu, 34 quá trình tôi luyện, tâm lý, 231 quá trình tôi luyện, các loại, 34
các quá trình, các hình thức, các kết quả, 162
Giacơ, 102
Jamison, William, 17- 19
Giépthê, 144, 220
Giêrêmi, 163
quá trình xung đột, 145
Chúa Giêxu, 99, 102, 103, 111- 112, 120, 138, 197
Giăng, 102
Johnson, Mục sư, 189- 191, 193
Giôsép, 139, 220, 223
Giôsuê, 137
Kinnear, Angus, 69- 70, 219
Kraft, Chuck, 128, 223
Kuhn, Isobel, 218
Tư cách lãnh đạo tín hữu (không chuyên) ảnh hưởng mạnh mẽ mang tính
chiến lược, 19
Laxarơ, 120
Người lãnh đạo các yếu tố trọng tâm, 127 định nghĩa, 127, 197, 245 năm thể
loại, định nghĩa, 214 không chuyên nghiệp, 14 bình ổn (ngưng trệ) 87 ba
phạm trù, 13
Tư cách lãnh đạo, 14 phản ứng nẩy ngược, 80, 108- 110, 122 nẩy ngược, và
xung đột, 145 chu trình của phản ứng nẩy ngược, tám giai đoạn, 109 ví dụ
về phản ứng nẩy ngược, Môise, 108 quá trình tôi luyện liên quan đến phản
ứng nẩy ngược, 109, 245 quá trình tôi luyện về sự cam kết, 232 định nghĩa,
14, 245 phát triển, 15, 245 sự phát triển, hai bài học quan trọng, 22 khuôn
mẫu nổi lên, 30, 34, 246 các chức năng, 188
Thẩm quyền hợp pháp, 176, 246
Các bài học
quá trình xung đột, 163
bốn sự trưởng thành quan trọng, 155
Levinson, Daniel J., 221
Giai đoạn Trưởng Thành Đời sống, 44, 121, 227, 246
Quá trình tôi luyện liên quan đến khủng hoảng trong đời sống, định nghĩa,
164- 165
Khuôn mẫu ân tứ giống nhau thu hút nhau, 94, 200
Quá trình tôi luyện liên quan đến sách vở, 140- 141, 231, 247
Carmichael, 140
định nghĩa, 140- 141
Elliot, 140
Nguyên Tắc Nhỏ - Lớn LuLc 16:10, 35, 95, 154
Mabie, 157
Mantle, 157
Mác, Giăng, 104, 130
Martyn, Henry, 57
Người thầy, 82, 225
Chức vụ trưởng thành, nguyên tắc, 155
Cụm trưởng thành, 155, 230, 247
Mayhall, Jack, 219
McCheyne, 157
McConkey, 157
McDonald, Jeffrey, 23
McDowell, Josh, 90
McBavran, Donald, 221
Người Cố vấn, 82, 114, 225, 248 Barber, 130- 131 Banaba, 83, 130 các đặc
điểm, 131 tám cách giúp đỡ, 131 sự pha trộn ân tứ, 131 nguyên tắc, 148
Stott, 131 Wilson, 159, 160
Việc cố vấn, 31, 104, 130, 217 định nghĩa, 130, 248 những lãnh đạo mới nổi
lên, 200 quá trình tôi luyện, 130 mối quan hệ, 104
Ân tứ thương xót, 159
Meyer, F.B., 157, 159
Sự khẳng định chức vụ, 80, 118- 120 ví dụ, Êli, 118- 119 ví dụ, Chúa Giêxu
và Laxarơ, 120 quá trình tôi luyện, định nghĩa và mô tả, 119, 148
Sự kêu gọi của chức vụ, 80, 85- 87, 88 ví dụ của Clinton, 85 các vị dụ, 86
bên ngoài, 86 bên trong, 86 tự đề xướng, 87 các nguồn, 86
Xung đột trong chức vụ, 80, 186- 108, 122 ví dụ trong Công vụ 6, 106 quá
trình tôi luyện, định nghĩa và mô tả, 107, 249 quá trình tôi luyện, thử nghiệm
về sự trưởng thành cá nhân, 107
Giai đoạn phát triển của chức vụ, bốn khuôn mẫu kết thúc,201
Giai đoạn Trưởng Thành Chức vụ, 44, 201, 250 nguyên tắc về thẩm quyền,
108 xung đột, 145 cái nhìn khái quát, 79 nan đề của sự ngăn trở trong thời
kỳ bình ổn (ngưng trệ), 114 các giai đoạn phụ, đầu, giữa, sau, 79- 81 ba kết
thúc, 121 những vấn đề về lời, 143
Triết lý mục vụ, 176, 194 201- 204, 231, 250 thách thức, 180 mô tả, 177 sự
khác nhau, 201- 202 năng động 1 - theo Kinh Thánh 181 năng động 2 - cụ
thể theo tình huống 182 năng động 3 - duy nhất đối với cá nhân, 182 khuôn
mẫu của sự tiến triển, 183- 185 ví dụ, Johnson, 189 - 191 ví dụ, Wiersbe,
191- 193 sự tôi luyện tiêu cực, 184 các nguyên tắc, 193 nan đề, 100, 120,
121, 122 ba bước chỉ dẫn, 185
Những kỹ năng trong chức vụ, 80, 88- 89, 154 xung đột, 145 các ví dụ, 188
quá trình tôi luyện, định nghĩa, 88- 250 sự kêu gọi hai mặt, 89
Công tác chức vụ, 58, 80, 81, 82- 83, 87- 88, 154 quá trình tôi luyện biên, 82
ví dụ của Clinton, 88 xử lý xung đột, 145 bảng tiệm tiến, 84, 250 định nghĩa,
82 mô tả, 34 ví dụ, Banaba và Phaolô, 83 chính qui, 35 Helin, ví dụ, 83 dấu
hiệu, 83 không chính qui, 35 Giêrêmi, 163 triết lý mục vụ, 184 nhỏ, 83 vấn
đề chuyển tiếp, 88 do người lãnh đạo sử dụng, 85
Miriam, 103, 124
Các quá trình tôi luyện pha tạp, năm nguyên tắc, 148- 149
Monad, Theodore, 159
Moody, D.L., 57, 157
Morgan, G. Campbell, 57
Morgan, J.P., 57
Morrison, George, 172
Môise, 103, 108, 224
Nguyên tắc Môise 224
Mueller, George, 157
Murray, Andrew, 157,
Nee, Watchman, 41- 42, 48- 49, 53- 54, 70, 113, 130, 154, 158, 219, 221,
224 vấn đề thẩm quyền, 101 vấn đề hai nghiệp vụ, 158 sự cô lập, 154 được
cố vấn bởi Barber, 130- 131 thử nghiệm về sự vâng phục, 65 thẩm quyền
thuộc linh, 170 mười nguyên tắc về thẩm quyền thuộc linh, 102 thử nghiệm
về lời, 69- 70
Sự chuẩn bị tiêu cực, 134- 136 thận trọng, 134 quá trình tôi luyện của
Clinton, 172 mô tả, 135 các ví dụ, 135 quá trình tôi luyện, 135, 230, 250
Xử lý tiêu cực triết lý mục vụ, 184 ngăn trở của giai đoạn bình ổn, 135
Quyền phép của sự hợp tác, 112 quá trình tôi luyện, định nghĩa và mô tả,
114, 251 quá trình tôi luyện, ví dụ, Phaolô, 114
Huấn luyện không chính thức, 31, 90, 199- 200, 218
Thử nghiệm về sự vâng lời, 58, 71 ví dụ của Ápraham, 63- 64 Anania và
Saphira, 66 định nghĩa, 63 Nee, trường hợp in ấn, 65 Phierơ, 66 nguyên tắc,
66 Saulơ, ví dụ tiêu cực, 62- 63 các loại, 64
Khuôn mẫu sử dụng thành thạo, 228 phát triển khả năng, 91, 183 khuynh
hướng theo ân tứ, 94, 200 ân tứ giống nhau thu hút nhau, 94, 200 đánh giá
suy gẫm, 156 sự thu thập tạm thời, 228 thử nghiệm/ phương pháp tiêu cực,
200 thử nghiệm/ sự bành trướng tích cực, 200 sự phát triển hướng lên, 156
Phaolô, 74, 83- 84, 85- 86, 104, 114, 118, 129, 130, 132, 220, 223, 230
Paxson, Ruth, 157
Phierơ, 66, 111, 112, 129, 134, 226
Giai đoạn I. Các Nền Tảng Tối Thượng, 44 II. Sự Tăng Trưởng Đời Sống
Bề Trong, 45 III. Sự Trưởng Thành Trong Chức vụ, 45 IV. bí quyết phát
triển, 46 IV. Trưởng Thành Đời Sống, 46 IV. Nee, 53 V. Sự Đồng Qui, 46-
47 VI. Hửng sáng hoặc Tổ Chức mừng, 47 Nhận biết bởi các sự kiện biên,
49 Nhận biết bởi các quá trình tôi luyện, 48
Pharisi, 102
Philíp, 142
Pierson, 157
Pitt, George, 132
sự khẳng định kép, 133
Bình ổn (an vị), 87, 88, 89 nan đề ngăn trở, 100, 114- 115, 122 quá trình tiêu
cực, 135
Người lãnh đạo an vị, 87 triệu chứng chính, 143 khuôn mẫu kết thúc, 201
quá trình về lời, 149
Quyền phép nền tảng, thẩm quyền thuộc linh, 121 - 142 cụm, 112, 252 cuộc
đối đầu, khủng hoảng, 144 quá trình tôi luyện về sự đối đầu, 113, 252 các
cuộc đối đầu, 112 các vấn đề, 80, 112
Sự pha trộn về quyền phép, 227
Thách thức của lời cầu nguyện, 80, 110, 114, 115- 116 ví dụ của Ápraham,
115 định nghĩa, 115 nguyên tắc, 116, 252- 253 quá trình tôi luyện, 115- 116,
253 ví dụ của Samuên, 116
Quá trình tôi luyện quyền năng của sự cầu nguyện, định nghĩa, 113, 253
Nguyên tắc thẩm quyền, 108 kỳ vọng của Goodwin, 200, 227 Nguyên tắc
nhỏ, lớn LuLc 16:10 , 95 Môise , 224 kêu gọi cầu nguyện, 116 chiến trận
thuộc linh, 112
Các nguyên tắc
bốn chỉ dẫn, 148 Wiersbe, 193
Bêrítsin, 129
Các quá trình tôi luyện, 33, 253
Raab, Laura, 227
Khuôn mẫu đánh giá suy gẫm, 156, 254
Reid, 61, 71- 72, 159- 160,
Hiểu biết về mối quan hệ, 80, 107, 122 Banaba, 104 thầy đội, 105 ví dụ của
Clinton, 106 ví dụ tiêu cực của Phaolô, 104 quá trình tôi luyện, Banaba và
Phaolô, 104 quá trình tôi luyện, định nghĩa, 105, 254
Rinker, Ross, 88
Samuên, 63, 135 sự khẳng định của Chúa, 139 cuộc đối đầu thứ nhất với
Chúa, 63 kêu gọi cầu nguyện, 116 kiểm tra về lời, 67
Saphir, 157
Saphira, 66, 73
Sara, 137
Saulơ, 62- 63, 233
Các dự án phát triển tự nghiên cứu, 31
Skinner, Betty Lee, 50, 51- 52, 71, 219, 222
Nền tảng tối thượng, Gaii đoạn I, 44, 254
Spencer, 51- 52
Phạm vi ảnh hưởng, 218, 222, 254- 255,
thận trọng, 118, 198 đặc trưng của một giai đoạn, 47 mô tả, 52, 118 biện
biệt, 118 bành trướng bởi những thử nghiệm, 58 bành trướng đối với Tozer,
52- 53 khuôn mẫu trung tín, 95 kêu gọi ảnh hưởng, 118 triết lý mục vụ, 186
Nee, gián tiếp qua các sách vở, 53- 54 dấu hiệu của sự thay đổi giai đoạn, 52
Thẩm quyền thuộc linh, 101, 155, 219, 255 Banaba, 104 nguyên tắc sản
phẩm phụ, 155, 167 thầy đội, 105 được ủy thác, 101 sự khẳng định của
Chúa, 131 sự khẳng định kép, 133 quá trình tôi luyện sự hiểu biết, 103 Chúa
Giêxu, 103 khủng hoảng trong đời sống, 164 Nee, 170 Phaolô, 104 nền tảng
quyền phép, 121, 142 nan đề, 101, chiến trận thuộc linh, 111 mười qui định
của, 102 mục tiêu tối hậu, 103 được Chúa xác minh, 172
Sự hình thành thuộc linh, định nghĩa, 214- 215, 255
Ân tứ thuộc linh, 91- 94, 224- 225, 233, 255,
phân biệt các thần, 111
đức tin, 117
Chiến trận thuộc linh, 80, 100, 111, 122 ví dụ của Đaniên, 111 phân biệt các
thần, 111 cầu nguyện, cầu thay, 112 Chúa Giêxu, 103 ví dụ của Chúa Giêxu
với Phierơ, 112 một phần trong phản ứng nẩy ngược đối với tư cách lãnh
đạo, 109 nguyên tắc, 112 quá trình tôi luyện, 111, 255 hai điều thận trọng,
112
Stanford, Miles, 36, 157, 218
Stoney, J.B., 157
Stott, John, 131
Stout, Dave, 88
Những hiểu biết về cấu trúc, và xung đột, 145,
Sự thuận phục, 36, 101, cụm (nhóm) 106, 107, 108, 109, 122 cụm, mô tả,
102
Giai đoạn phụ 53- 54, 79- 81, 255
Người giám sát, 82, 225
Tauler, 157
Taylor, bà Howard, 37
Taylor, Hudson, 116, 141, 157, 159
Mười qui định của thẩm quyền thuộc linh, 102
Việc thử nghiệm phương pháp tiêu cực, 200 trùng lắp, 73 sự bành trướng
tích cực, 200
Thames, Mary, 20- 23
Thompson, Elmer, 221
Thompson, Jimmy, 19- 20
Dòng thời gian, 30, 40, 42, 54, 256 được khái quát hóa, 43- 47 khuôn mẫu lý
tưởng, 30 Nee, 42 Tozer, 41 Trotman, 41
Timôthê, 129
Torgerson, Steve, 37
Tozer, A.W., 40- 41, 49, 52, 53, 218
Huấn luyện kinh nghiệm, 80 thử nghiệm thông qua các khủng hoảng, 149
chính qui, 31, 90, 195, 217 sự nghiệp giữa chính qui, 129 ảnh hưởng của
người cố vấn, 131 không chính qui, 31, 90, 199, 217, 218 tiền phục vụ, 215
quá trình cô lập tự chọn, 162 giai đoạn, 79
Trotman, Dawson, 41, 47, 48, 49- 52, 219, 221, 222, 224 thử nghiệm về lời,
70- 71 quá trình tôi luyện về lời, 71
Trumbull, Charles, 157
Sự sống hiệp nhất, 156, 219, 257
Khuôn mẫu phát triển hướng lên, 156- 157, 257
Van Dalen, 61, 71- 72, 159- 160
Việc học gián tiếp, 140, 257
Wagner, C. Peter, 97, 216
Watt, 157
Wiersbe, Warren, 57- 58, 191- 193, 220
Williams, Mark, 90
Wilson, Robert, 159, 160
nhà cố vấn của Carmichael, 159- 160
Thử nghiệm về lời, 59, 66- 73 Cong Cv 11:27-30 75 Banaba, 84 Carmichael,
71- 72 hợp tác, 229 định nghĩa, 67 triết lý mục vụ, 181 Nee, ví dụ, 69- 70 ví
dụ của Samuên, 67 Trotman, 70- 71
Các ân tứ về lời, 143, 257 nguyên tắc phát triển ban đầu, 72 không được ban
tứ, 233 thứ nhất, 66, 225, 233 thứ nhì, 66, 225, 233 thứ ba, 225, 233 được
ban tứ, 233
Quá trình tôi luyện về lời, 142- 143, 258 Đaniên, 142 Định nghĩa, 142 sự
bảo đảm của Chúa, 72 Philíp, 142
Wuest, 77

You might also like