You are on page 1of 161

Nhiệm Vụ Giáo Dục

Tác giả: Bill Kuert


Giới thiệu khóa trình
PHẦN MỘT: NỀN TẢNG CỦA CƠ ĐỐC GIÁO DỤC.

1 Bối cảnh Kinh Thánh


2 Những nền tảng thần học của Cơ Đốc Giáo Dục
3 Chúa Jesus vị Giáo sư vĩ đại
PHẦN HAI: CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIẢNG DẠY.
4 Vị trí của Kinh Thánh trong giáo trình của Hội Thánh
5 Giáo án
6 Tiến trình dạy và học
PHẦN BA: GIÁO DỤC THEO LỨA TUỔI.
7 Giáo dục thiếu nhi
8 Giáo dục thanh niên
9 Giáo dục người lớn
PHẦN BỐN: HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
10 Phát triển cơ cấu quản trị
11 Phát triển lãnh đạo không chuyên): Chương trình huấn luyện
lãnh đạo và giáo viên cho Hội Thánh
12 Phát triển Hội Thánh: mối liên hệ giữa Cơ Đốc giáo dục
và Hội Thánh tăng trưởng

Chương Trình Chức Vụ Cơ Đốc ICI


Tài liệu tự học nầy là một trong những tài liệu thuộc chương trình chức vụ
Cơ đốc ICI. Các tài liệu trong chương trình nầy được sắp xếp theo hình thức
có thể tự học dành cho các Mục sư và nhân sự muốn tham gia vào việc học
Kinh Thánh có hệ thống. Những tài liệu nầy sẽ cung cấp nhiều phương tiện
cần thiết đối với những chức vụ cụ thể và việc làm chứng đạo. Những tài
liệu nầy có thể được sử dụng như những tài liệu chuẩn bị cho việc học tập ở
trình độ cao hơn.
Các học viên có thể ghi danh học các khóa trình ICI riêng lẻ hoặc học theo
chương trình để nhận bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên bạn nên biết rằng một vài
tài liệu có thể không phù hợp với một chương trình học nào đó. Sau khi đã
học đủ các khóa trình cần thiết trong chương trình, chỉ những học viên nào
đáp ứng các yêu cầu mới nhận được bài thi để có bằng tốt nghiệp. Vậy nên,
bạn cần phải lựa chọn các khóa trình nào đáp ứng các yêu cầu của chương
trình học.
Giáo Trình Chức Vụ Cơ Đốc thường xuyên được xem xét lại. Những sửa đổi
và bổ sung được thực hiện nhằm mục đích cung cấp cho các học viên ICI
những tài liệu tự học tốt nhất.
Chú ý
Chúng tôi chuẩn bị tài liệu học tập nầy để giúp các bạn học tập có hiệu quả.
Xin vui lòng đọc phần giới thiệu khóa trình cẩn thận. Theo sát các chỉ dẫn và
bạn sẽ có thể đạt được các mục đích của khóa học và sẽ không gặp khó khăn
khi thi cuối khóa.

Giới Thiệu Khóa Trình


Hội Thánh cần một chương trình giáo dục
Chúa Jesus đã giao công tác nầy cho Hội thánh: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn
dân, hãy nhân Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh và làm phép
báptem cho họ và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”
(Mat Mt 28:19). Khóa trình nầy đặt trọng tâm vào chữ “Dạy”. Cả Cựu Ước
và Tân Ước đều cho chúng ta những ý tưởng quý báu về quan niệm và thực
hành việc giảng dạy. Từ nền tảng nầy chúng ta có thể khám phá thấy nhiều
nguyên tắc của việc giáo dục Cơ đốc sẽ giúp chúng ta hình thành phương
pháp để hoàn tất nhiệm vụ dạy dỗ trong Đại Mạng Lệnh của Cứu Chúa.
Mọi sự giảng dạy đều cần có sự chuẩn bị. Chẳng hạn các giáo viên ở trường
học đã phải trải qua nhiều năm học tập và huấn luyện trước khi có thể bước
vào lớp và bắt đầu giảng dạy. Điều vô cùng quan trọng đối với các giáo viên
Cơ đốc là vị trí của Kinh Thánh trong chương trình giảng dạy của Hội
Thánh. Đây phải là trung tâm điểm của mọi sự dạy dỗ. Những yếu tố khác
bao gồm việc chuẩn bị giáo án. Giáo viên cần chuẩn bị nội dung mỗi bài học
một cách có hệ thống. Hơn nữa giáo viên cũng cần hiểu được các yếu tố của
quá trình dạy và học .
Công tác giáo dục của Hội thánh nhắm tới mọi người ở mọi lứa tuổi.
Thường những cố gắng của chúng ta tập trung vào các thiếu nhi. Trong khi
thi hành chức vụ Chúa Jesus rõ ràng đã chú ý đến các thiếu nhi. Chúng ta
phải dạy dỗõ chúng cách nào để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của chúng.
Cũng vậy, khi dạy dỗ thanh niên chúng ta phải hiểu được những nhu cầu cá
biệt của chúng và đáp ứng một cách có hiệu quả. Lứa tuổi thanh niên là tuổi
phải quyết định những điều quan trọng trong cuộc đời. Dạy dỗ những người
trưởng thành đòi hỏi hiểu biết về những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống
mà họ phải trải qua. Chúng ta phải cố gắng dạy dỗ họ thế nào để đáp ứng
những nhu cầu riêng tư của họ.
Cơ cấu tổ chức của một Hội thánh địa phương ảnh hưởng rất lớn trên kết quả
của công tác giáo dục của Hội thánh. Vai trò của Mục sư quản nhiệm, cơ cấu
của các ban ngành liên quan đến giáo dục và những quan điểm về hành
chánh đều là những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc. Tổ chức và lãnh
đạo các tín đồ bình thường để họ trở thành các giáo viên và nhân sự trong
Hội thánh là điều rất quan trọng. Sau cùng, công tác giáo dục của Hội thánh
phải có liên quan đến nhiệm vụ chung của Hội thánh. Khi các giáo viên hiểu
được ý nghĩa và nhiệm vụ chung của Hội thánh, họ sẽ hoàn tất công tác giáo
dục và góp phần khiến Hội thánh tăng trưởng.
Mô tả khóa trình
Nhiệm Vụ Giáo Dục Của Hội Thánh (CM 3052-Bài thi: 2giờ)
Khóa trình nầy được chuẩn bị cho các Mục sư và những người chịu trách
nhiệm về chương trình giáo dục tại các Hội thánh địa phương. Nó cung cấp
nền tảng Kinh Thánh cho việc giáo dục Cơ đốc và những hướng dẫn để
giảng dạy có hiệu quả. Việc sửa soạn giáo án và việc giảng dạy đối với
những lứa tuổi khác nhau trong Hội thánh là những điều được chú ý đến.
Phần còn lại của khóa trình bàn về cách tổ chức chương trình giáo dục, huấn
luyện lãnh đạo và giáo viên, cũng như mối liên hệ giữa công tác giáo dục và
nhiệm vụ chung của Hội thánh.
Những mục tiêu của khóa trình
Khi đã học xong khóa trình nầy bạn sẽ có thể:
Tóm lược điều Kinh Thánh dạy về quan niệm và việc thực hành giáo dục
Ghi nhận những nguyên tắc và phương pháp giảng dạy Kinh Thánh có hiệu
quả
Hiểu được sự giáo dục Cơ đốc giúp pháp triển vai trò lãnh đạo như thế nào
Áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu của từng lứa
tuổi
Chứng minh rằng giáo dục Cơ đốc là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời.
Nó bao gồm thiếu nhi, thiếu niên và người trưởng thành hầu cho tất cả mọi
người đều trở nên giống hình ảnh của Đấng Christ
Tiếp thu những kỷ năng cần thiết để hoạch định và điều khiển những chương
trình hầu Hội thánh và gia đình cùng hợp tác trong nhiệm vụ giáo dục đặc
biệt đối với những người trẻ
Nhận ra những phương cách để việc truyền giáo và giáo dục Cơ đốc bổ túc
cho nhau
Sách giáo khoa
Bạn sẽ sử dụng quyển Nhiệm vụ giáo dục của Hội Thánh: Tài Liệu Tự Học
Tập của Bill Kuert như sách giáo khoa và hướng dẫn học tập trong suốt khóa
trình
Thời gian học tập
Chúng tôi đề nghị bạn nên có thì giờ đều đặn để học tập . Dĩ nhiên bạn có
thể tận dụng thời giờ rảnh để học tập, nhưng điều đó không thể thay thế cho
việc dành thì giờ đều đặn để học tập. Hãy cố gắng hoàn tất ít nhất một bài
học mỗi tuần. Trường hợp học tại lớp thì mỗi bài học sẽ kéo dài 2 hoặc 3
tiết. Trường hợp tự học bạn có thể mất từ 3 đến 6 giờ cho một bài học.
Phương pháp học tập
Hãy chắc chắn bạn đã đọc cẩn thận những lời khuyên bảo về các phương
pháp học tập được ghi trong tập tài liệu học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn
biết văn phòng ICI kỳ vọng bạn học tập một bài học như thế nào, cách kiểm
tra tiến bộ từng phần và sửa soạn cho kỳ thi cuối khóa ra sao. Nếu bạn
không quen học theo những chỉ dẫn của ICI thì bạn cần điều chỉnh phương
pháp học tập của bạn để đạt thành quả cao nhất.
Các phương cách để học khóa trình nầy
Nếu bạn tự học tập khóa trình nầy thì tất cả các bài tập trừ bài thi cuối khóa
có thể gởi qua đường bưu điện. Dầu ICI đã soạn khóa trình nầy để bạn tự
học, nhưng bạn cũng có thể học nó theo nhóm hay theo lớp. Nếu bạn học
khóa trình nầy theo nhóm thì giảng viên có thể giảng huấn thêm cho bạn.
Trong trường hợp đó bạn nên tuân theo những chỉ dẫn của giảng viên.
Bố cục bài học và khuôn mẫu học tập
Mỗi bài học bao gồm: 1) Tựa đề bài học, 2) Lời mở đầu, 3) Dàn bài, 4)
Những mục tiêu của bài học, 5) Sinh hoạt học tập, 6) Từ ngữ quan trọng, 7)
Khai triển bài học bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài làm tự trắc
nghiệm và 9) Phần giải đáp các câu hỏi
Phần dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ cho bạn một cái nhìn tổng
quát về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất khi
bạn nghiên cứu bài và những điều gì bạn cần phải học.
Phần khai triển bài học trong một khóa trình nầy giúp cho việc nghiên cứu
tài liệu được dễ dàng và thông suốt. Bằng cách nghiên cứu từng phần mỗi
lúc, bạn có thể sử dụng tốt những khoảng thời gian học tập ngắn mỗi khi bạn
có thì giờ thay vì phải chờ đợi cho đến lúc bạn có đủ thì giờ để học trọn cả
bài trong một lúc. Những chú thích, những bài tập và những câu giải đáp
được soạn để giúp bạn hoàn thành những mục tiêu của bài học.
Đừng xem trước phần giải đáp cho tới khi bạn đã viết câu trả lời của bạn.
Nếu bạn đưa ra câu trả lời của chính mình trước bạn sẽ nhớ đều bạn đã học
cách tốt hơn. Sau khi bạn đã làm xong mỗi câu hỏi của bài học, hãy kiểm tra
câu trả lời của bạn với câu giải đáp ở cuối bài học. Sau đó hãy sửa lại những
điểm sai trong câu trả lời của bạn.
Tập tài liệu học viên mà bạn đã nhận kèm theo khóa trình nầy bao gồm
những chỉ dẫn về các bài kiểm tra tiến bộ từng phần và bài thi cuối khóa nó
cũng chứa đựng lời giải đáp cho các bài làm tự trắc nghiệm, bài kiểm tra tiến
bộ từng phần, các tờ trả lời và các biểu mẫu quan trọng khác.
Bài kiểm tra tiến bộ từng phần và Bài Thi Cuối Khóa
Mặc dầu các câu hỏi nghiên cứu, các bài tự trắc nghiệm, bài kiểm tra tiến bộ
từng phần không được tính điểm khi xếp hạng, nhưng bạn cũng nên gởi các
tờ trả lời của bạn về bài kiểm tra tiến bộ từng phần cho giảng viên của bạn
để sửa sai và có những đề nghị về việc học của bạn.
Chứng Chỉ Được Cấp
Để được cấp chứng chỉ của ICI cho khóa trình nầy bạn phải thi đậu kỳ thi
cuối khóa. Bài thi nầy phải được làm với sự giám sát của một giám thị được
ICI chuẩn thuận.
Khóa trình nầy cũng có thể được theo học vì giá trị thực tiễn của nó chứ
không phải để lấy chứng chỉ. Trong trường hợp đó bạn không cần phải gởi
bất cứ bài vở nào hay dự kỳ thi cuối khóa.
Thi lấy chứng chỉ
Bạn có thể nhận được chứng chỉ cho khóa trình nầy mà không cần phải
nghiên cứu tài liệu miễn là bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì
các bài tập và các bài tự trắc nghiệm của sách hướng dẫn học tập được soạn
để chuẩn bị bạn cho kỳ thi cuối khóa, nên có thể bạn muốn nghiên cứu
những tài liệu nầy. Hãy liên lạc với văn phòng ICI để biết thêm chi tiết.
Thứ Hạng
Thứ hạng của bạn được căn cứ vào điểm thi cuối khóa. Xuất sắc: 90 - 100%,
trên trung bình: 80-90%, trung bình: 70-79%, dưới trung bình: 60-69%, U:
không đủ điểm để cấp chứng chỉ, NC: không hoàn tất bài thi trong thời gian
qui định, W: không dự thi.
Chuyên viên soạn nội dung sách giáo khoa tự học.
Mục sự Bill Kuert có cấp bằng tiến sĩ giáo dục của Đại Học Tulsa (Hoa Kỳ)
và có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác hầu việc Chúa. Suốt 5 năm ông
là Mục sư Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Cơ đốc của một Hội thánh có 2500
thuộc viên và đã từng giảng dạy trong nhiều đại học tại Hoa kỳ. Ông cũng đã
giảng dạy mười năm tại trường thần học Đông Phi Châu ở Nairobi, Kenya
và là Mục sư tuyên úy của viên đại học Nairobi. Hiện nay ông là khoa
trưởng Giáo Vụ trường thần học Đông Phi Châu.
Giảng viên ICI của bạn
Giảng viên ICI của bạn sẽ rất vui được giúp bạn với bất cứ cách nào có thể
làm được. Hãy nêu những thắc mắc nào bạn có về việc sắp xếp kỳ thi cuối
khóa cho giảng viên của bạn. Hãy chắc chắn dành đủ thời gian theo như
những kế hoạch đã định. Nếu có vài người cùng muốn theo học khóa trình
nầy, hãy xin giảng viên của bạn xếp đặt riêng cho việc học theo nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn trong khi bạn bắt đầu nghiên cứu
Khoa Giải Kinh. Mong rằng việc học tập của bạn làm cho đời sống và chức
vụ của bạn thêm phong phú và nó sẽ giúp bạn hoàn thành phần của bạn
trong thân thể Đấng Christ một cách hiểu quả hơn.
Bối Cảnh Kinh Thánh
Khi con trai lớn của tôi được 3 tuổi rưỡi, chúng tôi đến thăm một Hội thánh
ở đó cả các em thiếu nhi nếu có cha mẹ đi cùng đều được dự Tiệc thánh. Tôi
rất ngạc nhiên vì được trưởng dưỡng trong một Hội thánh chỉ những người
trên 16 tuổi mới được dự Tiệc thánh. Do đó tôi liếc nhìn vợ tôi. Nàng gật
đầu đồng ý và chúng tôi cho phép con mình dự Tiệc thánh. Chúng tôi hiểu
rằng cháu chưa ý thức được ý nghĩa của Tiệc thánh. Cháu chỉ vui vẻ vì được
ăn bánh. Cháu hỏi: “Làm sao ông Mục sư biết rằng con đói bụng?”
Suốt 2 ngày sau đó cháu luôn hỏi về Tiệc thánh. Bởi sự tò mò trong 2 ngày
đó cháu đã học nhiều điều về Chúa hơn là suốt mấy tháng học tại trường
Chúa nhật. Chúng tôi còn một vài băn khoăn về việc thiếu nhi dự Tiệc thánh
nhất là đối với những em không có cha mẹ đi cùng. Nhưng chúng tôi tin
rằng việc tiếp xúc với lời Đức Chúa Trời và những sinh hoạt trong Hội thánh
sẽ gợi lên những hứng thú nơi những người tham dự.
Khi nghiên cứu bài học nầy bạn sẽ nhận ra rằng câu chuyện kể trên rất phù
hợp với khuôn mẫu giáo dục trong Kinh Thánh. Trong thời Ysơraên cổ và
thời Tân Ước sự giáo dục tôn giáo sử dụng cả những biến cố thông thường
lẫn sự dạy dỗ trực tiếp để dạy về lời Đức Chúa Trời.
Dàn bài
Sự giáo dục trong Cựu Ước
Mục đích
Nội dung
Phương pháp/ truyền thống
Sự giáo dục trong Tân Ước
Chúa Jesus học sinh siêu việt
Sự giáo dục trong Hội thánh đầu tiên
Các thiếu nhi trong Tân Ước

Mục tiêu của bài học


Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Tóm tắt quan niệm và sự thực hành giáo dục trong Cựu Ước
Tóm tắt quan niệm và sự thực hành giáo dục trong Tân Ước
Hiểu được nền tảng Kinh Thánh của việc giáo dục Cơ đốc
Sinh hoạt học tập
Đọc phần giới thiệu khóa trình. Đặc biệt chú ý đến phần bố cục bài học và
khuôn mẫu học tập. Phần nầy chứa đựng những lời chỉ dẫn quan trọng cho
việc thành đạt của bạn trong khóa trình nầy. Hãy chú ý đến những mục tiêu
tổng quát khi bạn học khóa trình nầy. Tất cả các chỉ dẫn đó đều quan trọng
nhưng có lẽ một số chỉ dẫn là nổi bậc đối với bạn. Hãy ghi những điều đó
vào sổ tay của bạn.
Nghiên cứu dàn bài và những mục tiêu của bài học. Những phần nầy sẽ giúp
bạn nhận biết những điều bạn nên cố gắng học hỏi trong khi nghiên cứu bài
học nầy.
Nghiên cứu phần khai triển bài học. Hãy chắc chắn bạn đã đọc tất cả các câu
Kinh Thánh tham khảo, làm các bài tập theo yêu cầu và kiểm tra các câu trả
lời của bạn.
Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học và kiểm tra cẩn thận các câu trả lời
của bạn so với các câu giải đáp. Hãy xem lại bất cứ mục nào bạn trả lời sai.
Từ ngữ quan trọng
Việc thông hiểu các từ ngữ chủ yếu được liệt kê ở đầu mỗi bài học sẽ giúp
ích cho bạn khi nghiên cứu bài. Bạn sẽ tìm thấy các từ ngữ chủ yếu được
xếp theo thứ tự ABC và được định nghĩa trong bảng từ ở cuối sách.
nghi ngờ về ý nghĩa của bất cứ từ nào trong bản liệt kê thì bạn có thể tra cứu
ngay bây giờ hoặc khi bạn gặp chúng trong khi đọc bài học
Có thẩm quyền
Chế độ thần quyền
Giao ước
Giáo dục chính thức
Giáo dục thông thường
Nhà hội
Trường tiểu học
Xã hội hóa
Shema (xem bảng từ ở cuối sách
Khai Trỉển bài học
SỰ GIÁO DỤC TRONG CỰU ƯỚC
Hội thánh thừa hưởng nhiều từ gia sản Do Thái giáo. Hội thánh thời Tân
Ước được thành lập từ người Do Thái. Những giáo sư Cơ đốc giáo đầu tiên
là người Do Thái. Kinh Thánh của Hội thánh đầu tiên là Kinh Thánh của
người Do Thái. Hình thức thờ phượng của Hội thánh đầu tiên theo khuôn
mẫu của các Nhà hội. Hội thánh thời Tân Ước nhận thức trách nhiệm phải
huấn luyện các tín đồ trong cùng một cách thức họ đã được huấn luyện.
Trong Ysơraên thời cổ nền giáo dục có những mục đích, nội dung và
phương pháp riêng. Tuổi tác và khả năng của mọi lứa tuổi đều được cân
nhắc. Chương trình giáo dục của Ysơraên cổ chứa đựng 4 yếu tố căn bản:
đặc tính của học viên, mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp giảng
dạy. Để đạt thành quả bất cứ chương trình giáo dục nào cũng cần phải kết
hợp 4 yếu tố căn bản trên. Sau đây chúng ta sẽ tập trung vào 3 yếu tố sau của
chương trình giáo dục trong Ysơraên xưa.
Mục Tiêu 1: Xác định mục tiêu của giáo dụ
Gia sản tôn giáo của Ysơraên: Yếu tố nhắc nhở
Mục tiêu tổng quát đầu tiên của giáo dục tập trung vào việc nhắc nhở mối
liên hệ của Ysơraên với Đức Chúa Trời và những điều Ngài đã làm cho con
dân Ngài trong quá khứ. Ysơraên là dân riêng của Đức Chúa Trời, cho nên
việc dạy dỗ các thế hệ để hiểu Đức Chúa Trời đã đối xử với dân tộc Do Thái
như thế nào là điều rất quan trọng. Không nhớ những điều đó là không hiểu
mối liên hệ đặc biệt giữa Ysơraên và Đức Chúa Trời với tư cách là một quốc
gia và do đó không nhận được phước hạnh từ nơi Chúa.
Sự giáo dục đạo đức
Mục tiêu quan trọng thứ hai của giáo dục là dạy dỗ luân lý đạo đức. Sự dạy
dỗ nầy hướng dẫn người ta sống cách tin kính và nhận được phước hạnh từ
nơi Chúa.
Ápraham đã dạy dỗ con cái của ông làm điều công bình và ngay thẳng (SaSt
18:19). Sự công bình và ngay thẳng là hai mặt của bản tánh Đức Chúa Trời,
chúng thường được nhắc đến trong cả Cựu và Tân Ước. Khi chúng ta làm
điều công bình và ngay thẳng và dạy người khác cũng làm như vậy, chúng ta
đang bước theo khuôn mẫu của Chúa. Đây là nội dung của sự giáo dục luân
lý. Ý nghĩa nầy được trình bày rõ ràng nhất trong LeLv 19:2 “Hãy truyền
cho cả hội chúng Ysơraên rằng: “Hãy nên thánh vì Ta Giêhôva Đức Chúa
Trời các ngươi vốn là thánh”.
1 PhuDnl 6:1-3. Những phước hạnh nào được liên kết với
việc học và giữ điều răn của Đức Chúa Trời
.............................................................................................................
.............................................................................................................
2 Những mục tiêu của giáo dục trong Cựu Ước bao gồm tất cả những điểm
sau: NGOẠI TRỪ thế nào
a) Ysơraên tốt hơn các dân tộc khác
b) Chúa đối xử với Ysơraên
c) Sống công bình và ngay thẳng
d) Chúa đã bảo vệ Ysơraên
MỤC TIÊU 2: Toùm taét noäi dung giaùo duïc toân giaùo trong Cöïu Öôùc
Như chúng ta đã thấy sự dạy dỗ để sống cách tin kính trong sinh hoạt riêng
cũng như chung gắn liền với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Điều đó giải
thích tại sao nội dung của giáo dục bày tỏ ra chính Đức Chúa Trời và mối
liên hệ giữa Ngài và Ysơraên. Rất dễ để nhìn thấy rằng nội dung của giáo
dục tôn giáo trong Hội thánh thời Tân Ước là chính Đức Chúa Trời được
mặc khải trong Chúa Jesus Christ và mối liên hệ giữa Hội thánh với Đấng
Christ. Không những mối liên hệ của chúng ta với Chúa là quan trọng nhưng
sự liên hệ giữa chúng ta với nhau cũng rất quan trọng.
3 Mat Mt 22:34-39. Xếp mỗi điều răn trong Mathiơ với điều có liên quan
trong Cựu Ước
.... a) “Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà
yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”
.... b) “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình”
1) LeLv 19:18
2) PhuDnl 6:5
4 Hãy xác định nội dung giáo dục tôn giáo trong các điều răn trên
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Phương pháp/ Truyền thống
MỤC TIÊU 3: Ghi nhaän nhöõng phöông phaùp giaùo duïc toân giaùo
khaùc nhau ñöôïc duøng trong Cöïu Öôùc
Giáo dục chính thức: Người lớn
Những sách vở hiện nay nói về sự giáo dục tôn giáo trong Ysơraên cổ và
trong Hội thánh đầu tiên thường có khuynh hướng nhấn mạnh sự giáo dục
trẻ em. Có lẽ lý do là bởi vì đề tài giáo dục trẻ em ít phức tạp. Những sự dạy
dỗ trong Kinh Thánh về giáo dục trẻ em thường rõ ràng và không có nhiều.
Trong cố gắng đơn giản hóa đề tài giáo dục tôn giáo cho người lớn trong
Cựu Ước , chúng ta cần ghi nhớ rằng toàn bộ Cựu Ước đã được viết ra nhắm
đến người trưởng thành.
Trước tiên Đức Chúa Trời chính là người dạy dỗ. Ngài tự khải thị chính
mình. Điều đó có nghĩa là Ngài dạy chúng ta biết Ngài là ai. Ngài cũng cho
chúng ta biết mình là ai. Ngài dạy chúng ta về mối liên hệ giữa Ngài và
chúng ta, chúng ta với Ngài, cũng như cách thức thờ phượng và phụng sự
Ngài. Đức Chúa Trời đã có những mục tiêu và phương pháp cụ thể. Khi ban
bố Luật pháp, Ngài đã dùng những lời rất mạnh mẽ và có thẩm quyền. Khói
và lửa tại núi Sinai đã khiến dân sự phải tập trung chú ý. Nó tạo nên ấn
tượng cho một biến cố quan trọng. Sự ban bố và tuân giữ Luật pháp là cách
thức căn bản để dân tộc Ysơraên bày tỏ đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời,
nhưng luật pháp mới chỉ là một phần trong chương trình giáo dục toàn diện
của Đức Chúa Trời (XuXh 19:18-19; 20:1-21).
Thứ hai, Đức Chúa Trời đã sử dụng phương pháp tham gia trọn vẹn (total
involvement). Thoạt đầu không hề có trường lớp chính thức. Mọi khía cạnh
của đời sống đều có ý nghĩa giáo dục. Người ta học tập qua việc xã hội hóa,
tức là quá trình học tập để sống trong xã hội. Bởi vì Ysơraên cổ là một quốc
gia theo chế độ thần quyền nên chính Đức Chúa Trời là Đấng cai trị cả dân
tộc. Dân Ysơraên rất nhạy cảm về Đức Chúa Trời hơn là chúng ta nghĩ. Luật
pháp, cách ứng xử trong xã hội, trong gia đình và đời sống cá nhân đều có ý
nghĩa tôn giáo tự bản chất (PhuDnl 4:9; XuXh 34:23). Cả xã hội được kiến
tạo để dạy dỗ và giữ gìn những yếu tố nhắc nhở đức tin của họ. Kiểu mẫu
của đền tạm, các đồ thờ phượng trong đó, y phục của các thầy tế lễ tất cả đều
có ý nghĩa tôn giáo. Ngay cả cách thức dân chúng tụ họp chung quanh đền
tạm cũng bày tỏ ý nghĩa Đức Chúa Trời hiện diện ở giữa họ. Hơn nữa cả dân
sự cũng nhóm lại nhiều lần trong năm để được dạy dỗ kỷ lưỡng về luật pháp.
Mọi người đều tham dự vào việc giáo dục. Các thầy tế lễ và trưởng lão dạy
dỗ dân chúng. Bậc cha mẹ dạy dỗ con cái (PhuDnl 31:9-13). Ngay cả các
hoàng đế cũng đã dẫn đầu đoàn dân Ysơraên trong việc ca hát và thờ
phượng trong một số buổi lễ. Nhiệm vụ căn bản của các tiên tri là giảng dạy,
sự công nghĩa. Chẳng hạn Eâxơra đã dạy dỗ dân chúng trong nhiều ngày.
Ông đã phiên dịch Lời Đức Chúa Trời ra ngôn ngữ đương thời cho dân
chúng hiểu (NeNe 8:18).
Chương trình giáo dục của Ysơraên có một nội dung căn bản được lặp đi lặp
lại và cập nhật hóa thường xuyên. Mục đích chính yếu của Đức Chúa Trời là
hoàn thiện hóa một dân tộc sẽ tôn kính và phụng sự chỉ một mình Ngài.
5 Hãy mô tả trong tập của bạn những phương pháp Đức Chúa Trời đã dùng
trong việc giáo dục thông thường dành cho người lớn trong thời Cựu Ước
Giáo dục thông thường: trẻ con
Mục tiêu giáo dục của Ysơraên đối với trẻ con là gì? Ngoài mười điều răn ra
khúc Kinh Thánh quan trọng đối với Ysơraên thời cổ là PhuDnl 6:4-9. Đoạn
Kinh Thánh nầy được gọi là Shema. Đoạn nầy được bắt đầu với chữ Shema
có nghĩa là “Hãy nghe”. Sự dạy dỗ được coi là quý báu như chính mạng
sống. “Hãy nắm chắc điều khuyên dạy, chớ buông ra; khá gìn giữ nó vì là sự
sống của con” (ChCn 4:13).
Shema đặt ra khuôn mẫu cho việc dân Ysơraên dạy dỗ con cái của họ. Nó
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy dỗ luân lý trực tiếp qua đối thoại và
vai trò của gia đình theo Josephus, sử gia Do Thái vào thế kỷ thứ II T.C trẻ
con bắt đầu học tập lúc tuổi còn rất nhỏ có lẻ ngay sau khi thôi bú (EsIs
28:9). Người cha có trách nhiệm dạy dỗ con trai của mình (XuXh 12:26-27,
PhuDnl 4:9, 6:7). Người mẹ phải dạy dỗ con gái của mình. Việc dạy dỗ bắt
đầu lúc sáng sớm ngay sau buổi bình minh . Các con trẻ học đọc và viết
tiếng Hêbơrơ và học thuộc lòng Kinh Thánh. Sự giáo dục trong Ysơraên chủ
yếu có tính cách tôn giáo.
Một nguyên tắc dạy dỗ căn bản là dạy mỗi lần một chút. Trong EsIs 28:10
có chép: “Vì với họ phải giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng
mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ nầy một chút chỗ kia”.
Nội dung học nhiều hay ít tương ứng với khả năng của học trò. Mặt khác
phần lớn sự dạy dỗ có hình thức khẩu truyền. Những phương thức học tập
giúp cho dễ nhớ thuộc lòng được áp dụng.
6 PhuDnl 6:4-9 và mô tả phương pháp dạy dỗ được dùng ở đây.

7 Hãy liệt kê 4 phương pháp dạy dỗ có thể thấy được qua cách áp
dụng trong Ysơraên cổ.
.................................................................................................................
.................................................................................................................
MỤC TIÊU 4: So saùnh vai troø cuûa gia ñình vaø vai troø cuûa nhaø hoäi
trong vieäc giaùo duïc
Sự giáo dục chính thức trong Ysơraên
Sự giáo dục chính thức trong Ysơraên bắt đầu tiếp theo sự phát triển của nhà
hội. Nêbucátnếtsa phá hủy thành Giêrusalem và đền thờ Salômôn năm 587
T.C. Dân Ysơraên bị bắt làm phu tù đem qua Babylôn. Trong khi ở Babylôn
họ thiết lập nhà hội để thay thế cho việc thờ phượng tại đền thờ. Ý nghĩa
chính của từ nhà hội là “Nhóm họp với nhau”. Đó là lý do tại sao nhà hội trở
thành nơi người Do Thái nhóm lại để thờ phượng và dạy dỗ. Vào thế kỷ thứ
ba trước Chúa đã có hàng trăm nhà hội. Bất cứ nơi nào có nhiều hơn mười
người đàn ông Do Thái đều có thể lập một nhà hội trong khắp xứ Palestin và
ngay cả tại Giêrusalem mặc dầu ở đó đền thờ đã được xây lại.
Suốt các thế kỷ trước Chúa giáng sanh, mục đích chính của các nhà hội là
cung cấp nơi thờ phượng và dạy dỗ luật pháp Do Thái. Vào năm 64 S.C một
sắc luật Do Thái được thông qua kêu gọi việc thành lập các trường tiểu học
trong mỗi thành phố, quận huyện. Các lớp tiểu học nầy được tiến hành trong
các nhà hội. Người giữ nhà hội kiêm luôn thầy giáo. Phụ nữ không được
phép giảng dạy (ITi1Tm 2:12). Các lớp học chỉ dành cho nam học sinh mà
thôi.
Cần phải lưu ý rằng dù việc phát triển các nhà hội và các trường học trong
các nhà hội quan trọng đến đâu, gia đình vẫn là nơi chủ yếu để dạy dỗ tôn
giáo cho các trẻ em. Tại gia đình việc thích nghi với cuộc sống trong xã hội
và việc học tập đi đôi với nhau và bổ túc cho nhau một cách rất tự nhiên.
Trong gia đình, việc học tập thường diễn ra cách ngẫu nhiên, û trong những
lúc thích hợp, khi trẻ em sẵn sàng đặc biệt để tiếp thu. Như thế chương trình
giáo dục trong Ysơraên cổ bao gồm sự tham gia trọn vẹn. Mọi lãnh vực của
đời sống cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội đều có ý nghĩa tôn giáo.
8 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời bổ sung đúng cho câu nói sau
đây: Gốc của từ ngữ nhà hội có ý nghĩa là:
a) “Hội họp với nhau”
b) “Dạy dỗ lẫn nhau”
c) “Thờ phượng Đức Chúa Trời”
d) “Thông công với nhau”
9 Trình bày ý tưởng của bạn về sự phát triển của nhà hội đã góp phần khiến
chương trình giáo dục của Ysơraên trở nên chính thức hơn như thế nào
.................................................................................................................
.................................................................................................................
10 So sánh vai trò của gia đình với vai trò của nhà hội trong việc giáo dục

SỰ GIÁO DỤC TRONG TÂN ƯỚC


Mục tiêu 5: Ghi nhaän nhöõng caùch thöùc Chuùa Jesus ñaõ hoïc taäp
Chúa Jesus: Học sinh siêu việt
Chúng ta đã hiểu được cơ bản về mục đích, nội dung và các phương pháp
của việc giáo dục trong Ysơraên cổ. Với những hiểu biết đó chúng ta cũng
nên nhớ rằng Chúa Jesus đã được sinh ra trong một gia đình Do Thái khiêm
tốn. Mặc dầu các sách Tin Lành không nói nhiều về thời thơ ấu của Chúa
Jesus, Chúng ta vẫn có thể đoán rằng Ngài đã được dạy dỗ trong những
phương cách truyền thống của người Do Thái. Những hình thức học tập bao
gồm sự giáo dục thông thường trong gia đình, sự tham gia trọn vẹn trong
sinh hoạt xã hội Do Thái gồm có việc giữ các ngày lễ đặc biệt, thăm viếng
Giêrusalem và đền thờ, lui tới nhà hội và trường học tại nhà hội ở Naxarét
cũng như học nghề thợ mộc.
Chúng ta được biết rằng lúc 12 tuổi Chúa Jesus đã thông thạo Kinh Thánh
Hêbơrơ (LuLc 2:41-47). Chúng ta cũng đọc thấy rằng Chúa Jesus đã lớn lên
và trưởng thành một cách bình thường, nói theo cách con người (2:52). Tóm
lại Chúa Jesus đã có rất nhiều cơ hội để học hỏi lời Đức Chúa Trời và nhận
biết các đường lối của Ngài. Ngài quả là Học sinh siêu việt. Sau nầy Ngài
được biết đến như là Giáo sư vĩ đại.
11 Liệt kê 5 hình thức học tập Chúa Jesus đã trải qua.

12 2:41-47 và trình bày bằng cách nào chúng ta biết được rằng khi 12 tuổi
Chúa Jesus đã là một Học sinh siêu việt
......................................................................................................................
......................................................................................................................
MỤC TIÊU 6: Tóm tắt quan điểm của Tân Ước về việc giảng dạy
Sự dạy dỗ trong Hội thánh đầu tiên
Ngay từ đầu Hội thánh đầu tiên đã nhận thức trách nhiệm giáo dục của mình
như đã được nêu lên trong Đại Mạng Lệnh của Chúa (Mat Mt 28:19-20).
Các sinh hoạt của Hội thánh đầu tiên bao gồm sự dạy dỗ của các sứ đồ, sự
thông công, lễ bẻ bánh, sự cầu nguyện và việc tương trợ (Cong Cv 2:42-47).
Thoạt đầu Hội thánh được thiết lập tại Giêrusalem và những tín đồ đầu tiên
là người Do Thái. Họ nhóm lại tại đền thờ vào ngày thứ nhất trong tuần và
họ cũng nhóm lại tại nhà riêng vào các ngày khác trong tuần. Một phần do
sự bắt bớ Cơ đốc giáo đã lan tràn khắp đế quốc La-mã và các dân tộc ngoại
bang đã trở thành tín đồ. Chẳng bao lâu số tín đồ gốc ngoại bang đã nhiều
hơn số tín đồ gốc Do Thái, nhưng họ lại không có quá trình giáo dục giống
như người Do Thái. Họ vốn là những người ngoại đạo. Họ không biết hay
biết rất ít về Kinh Thánh Hêbơrơ. Do đó Hội thánh đã coi việc dạy dỗ những
tín đồ mới nầy là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng.
13 Hãy kể 5 sinh hoạt của Hội thánh đầu tiên được nói đến trong 2:42-47.
......................................................................................................................
......................................................................................................................
14 Nhu cầu nào đã nhắc nhở Hội thánh đầu tiên về tầm quan trọng của công
tác giáo dục?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Qua 2 lá thơ của Phaolô gởi cho Timôthê chúng ta thấy rất rõ tầm quan trọng
của chức vụ dạy dỗ trong Hội thánh Phaolô khuyên Timôthê đừng bỏ qua ơn
ban cho ông (ITi1Tm 4:14), Timôthê nên nhen lại ơn của Đức Chúa Trời
(IITi 2Tm 1:6). Timôthê đã nhận lãnh Đức Thánh Linh và bởi Đức Thánh
Linh Timôthê cũng đã nhận được năng quyền đặc biệt để giảng đạo/dạy dỗ
và bênh vực chân lý trong I và IITimôthê, 7 đề tài chính được trình bày
nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy dỗ. Bạn sẽ hiểu 7 điều nầy khi
trả lời câu hỏi sau đây:
15 Đọc những phân đoạn Kinh Thánh sau đây trính từ thơ của Phaolô gởi
Timôthê và tóm tắt bằng lời lẽ riêng của bạn các đề tài chính liên quan đến
tầm quan trọng của việc dạy dỗ. Chúng tôi trả lời câu thứ nhất giùm bạn.
a 3:16-17 Kinh Thánh hữu ích cho việc dạy dỗ
.........................................................................................................
b 3:16-17 (đề tài thứ hai)....................................................
............................................................................................................
c ITi1Tm 4:6, 11; 6:3-5......................................................................
............................................................................................................
d 6:1-2...................................................................................
..........................................................................................................
e 3:2; IITi 2Tm 2:24 ..........................................................
...........................................................................................................
f ITi1Tm 4:13; IITi 2Tm 4:2.............................................................
............................................................................................................
g 2:2 ...................................................................................
.........................................................................................................
Sự dạy dỗ về đạo lành là nền tảng để thiết lập những mối liên hệ trong gia
đình. Cả gia đình bị phá đỗ bởi việc dạy dỗ những điều đáng ra không nên
dạy (Tit Tt 1:11). Bởi việc thực hành điều ngay thẳng chúng ta có thể nêu
gương sáng và như thế khiến cho sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời trở nên hấp
dẫn. Chúng ta cũng bịt miệng những kẻ chống lại sự dạy dỗ của chúng ta
bằng cách tố cáo lỗi lầm của chúng ta. Đạo lý thuần chánh phải là tiêu chuẩn
của những điều chúng ta dạy dỗ. Sự dạy dỗ có hiệu quả phải đem lại kết quả
là giáo lý thuần chánh.
16 Trong Tít đoạn 2 có bao nhiêu thành phần tín đồ là đối tượng của sự dạy
dỗ? Kể ra
......................................................................................................................
MỤC TIÊU 7: Xaùc ñònh taàm quan troïng cuûa vieäc giaùo duïc thieáu nhi
theo quan ñieåm cuûa Taân Öôùc veà thieáu nhi
Các thiếu nhi trong Tân Ước
Thiếu nhi đối tượng quan trọng trong công tác giáo dục của Hội thánh ngày
nay. Tầm quan trọng của chúng được bày tỏ rõ ràng trong Tân Ước không
có bức tranh về Tin lành nào quý báu hơn hình ảnh Chúa Jesus quan tâm đến
các thiếu nhi. Chúa Cứu Thế đã trách các môn đồ của Ngài khi họ muốn
đuổi các thiếu nhi. Ngược lại Ngài đã để chúng đến với Ngài. Chúa Jesus đã
nêu lên sự đơn sơ và sẵn sàng đón nhận vương quốc của Đức Chúa Trời nơi
các thiếu nhi là gương mẫu để người lớn noi theo (Mat Mt 19:13-15; Mac
Mc 10:13-16; LuLc 18:15-17). Chúa phán rằng nếu chúng ta không trở nên
như con trẻ, thì sẽ không thể vào nước Đức Chúa Trời (Mat Mt 18:1-5).
Chúa cũng phán rằng ai tiếp đón một trẻ em nhân Danh Ngài là tiếp đón
chính Ngài (Mac Mc 9:36-37; LuLc 9:48).
Theo khuôn mẫu của Chúa chúng ta hiểu rằng các thiếu nhi rất quý báu đối
với Hội thánh. Thiếu nhi là quý báu bởi vì chúng là đối tượng mà Chúa yêu
thương. Đặc tính của các thiếu nhi dạy chúng ta hiểu về đặc tính của vương
quốc Đức Chúa Trời
Tầm quan trọng của việc dạy dỗ trẻ thơ con đường nó phải theo (ChCn 22:6)
được thể hiện trong đời sống của Timôthê. Người mẹ tin kính của Timôthê
đã trung tín dạy Timôthê lời Đức Chúa Trời. điều mà trước đó bà đã học nơi
chính người mẹ tin kính của mình (Cong Cv 16:1; IITi 2Tm 1:5; 3:15).
17 Cho biết tại sao bạn nghĩ rằng đôi khi các thiếu nhi bị lãng quên trong
chương trình chung của Hội thánh
......................................................................................................................
......................................................................................................................
18 Tân Ước đề cập nhiều đến thiếu nhi. Hãy nghiên cứu các khúc Kinh
Thánh sau và nêu lên ý chính của mỗi đoạn bằng lời lẽ riêng của bạn.
a Eph Ep 6:1; ITi1Tm 3:4.....................................................................
.............................................................................................................
b Eph Ep 6:4; CoCl 3:21 ......................................................................
.............................................................................................................
c ITi1Tm 3:4, 12; Tit Tt 1:6 ......................................................................
..............................................................................................................
d IICo 2Cr 12:14 ..................................................................................
19 Căn cứ vào thái độ của Đấng Christ đối với thiếu nhi, hãy nói lên giá trị
của việc giáo dục trẻ em.
Để kết luận chúng tôi muốn nhấn mạnh lần nữa rằng Đại Mạng Lệnh của
Chúa chính là lệnh truyền phải dạy dỗ và môn đồ hóa mọi dân tộc. Chúa
Cứu Thế đã dành nhiều thời giờ hơn hết cho việc huấn luyện các môn đồ
hơn là bất cứ công việc nào. Hội thánh thời Tân Ước đã coi nhiệm vụ của
Hội thánh chủ yếu là nhiệm vụ dạy dỗ. Như thế công tác dạy dỗ có một gia
sản Kinh Thánh rất giàu có. Chúng ta cần nhận biết gia sản đó. Chúng ta
cũng cần hoạch định nhiệm vụ của Hội thánh chúng ta theo khuôn mẫu đó.
Baøi töï kieåm tra
Sau khi ôn bài hãy làm bài tự trắc nghiệm sau đây. Sau đó so sánh những
câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tài liệu. Sửa lại những phần bạn
trả lời sai.
CÂU TRẮC NGHIỆM. Đánh dấu các mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng
nhất

1 Căn cứ vào sự áp dụng trong Ysơraên cổ, sự giáo dục luân lý chủ
yếu bao gồm
a) Học thuộc mười điều răn
b) Thực hành những điều công bình và ngay thẳng
c) Giảng dạy về sự công nghĩa
d) Trách phạt những kẻ không vâng lời Đức Chúa Trời
2 Trong Ysơraên cơ chế chủ yếu chịu trách nhiệm giáo dục tôn giáo
cho các thiếu nhi là
a) Gia đình
b) Nhà hội
c) Trường tiểu học
d) Trường các tiên tri
3 Những hình thức giáo dục Chúa Jesus đã tham dự bao gồm những
điều sau NGOẠI TRỪ
a) Sự giáo dục trong gia đình
b) Giữ các ngày lễ đặc biệt
c) Trường học tại nhà hội
d) Trường các tiên tri

CHỌN GIỮA ĐÚNG - SAI. Viết Đ trước câu trả lời đúng. Viết S trước câu
trả lời sai
.... 4 Một trong những mục đích chính của chương trình giáo dục trong
Ysơraên thời Tân Ước là làm sao để mỗi thế hệ ghi nhớ điều Đức
Chúa Trời đã làm đối với thế hệ trước.
.... 5 Nội dung của giáo dục tôn giáo trong Ysơraên cổ tập trung vào
mối liên hệ giữa dân chúng và Đức Chúa Trời. ngoài ra không có
gì khác.
.... 6 Sự giáo dục chính thức trong các nhà hội luôn luôn là một phần
trong sự giáo dục tôn giáo của Ysơraên cổ
.... 7 Quan điểm của Tân Ước về thiếu nhi bao gồm ý tưởng là các em
phải phụng dưỡng cha mẹ.

CHỌN GIỮA A VÀ B. Làm theo các chỉ dẫn dành cho mỗi loại câu hỏi
8 -11 nhận định những phát biểu liên quan đến Shema bằng cách điền vào
chỗ trống với
A nếu là phát biểu đúng
B nếu là phát biểu sai
...... 8 Sự dạy dỗ trẻ em được thực hiện 2 lần một tuần
...... 9 Trẻ em chủ yếu được dạy dỗ tại gia đình
..... 10 Nội dung của sự dạy dỗ là mười điều răn
..... 11 Bậc cha mẹ phải treo những câu Kinh Thánh trong nhà và gắn
trên thân thể
12 -14 nhận định những phát biểu liên quan đến quan điểm của Tân Ước về
sự dạy dỗ
A nếu là phát biểu đúng
B nếu là phát biểu sai
..... 12 Sự dạy dỗ là cần thiết để có đức tin mạnh mẽ
..... 13 Sự dạy dỗ tách biệt với đời sống gương mẫu
..... 14 Nội dung được dạy dỗ phải đặt nền tảng trên giáo lý thuần
chánh
TRẢ LỜI NGẮN. Trả lời vắn tắt câu hỏi sau bằng lời lẽ riêng của bạn
15 Hãy liệt kê bốn nguyên tắc hay phương pháp của nền giáo dục của
Hêbơrơ.
....................................................................................................................
....................................................................................................................

PHẦN GIẢI ĐÁP


Các câu trả lời đã bị đảo lộn thứ tự để bạn khó thấy câu giải đáp cho câu hỏi
sau trước khi bạn đã tự trả lời. Xin đừng xem trước các giải đáp, nhưng hãy
viết câu trả lời của riêng bạn trước khi so sánh nó với phần giải đáp. Làm
như thế sẽ giúp bạn nhớ điều mình đã học

1. Một đời sống lâu dài và tốt đẹp, gia tăng của cải, được vào đất hứa.
2. a) Ysơraên tốt hơn các dân tộc khác
3. a 2) PhuDnl 6:5 b 1) LeLv 19:18.
4. a. Mối liên hệ của chúng ta với Chúa bao gồm sự hiểu biết về Ngài và về
những điều Ngài đã làm.
5. Đức Chúa Trời dạy dỗ dân chúng về chính Ngài và về mối liên hệ giữa họ
với Ngài bằng cách xử dụng các phương pháp trực tiếp và đầy thẩm quyền
khi ban Luật pháp cho họ. Ngài cũng mời gọi họ tham gia trọn vẹn bằng
cách nhấn mạnh ý nghĩa tôn giáo trọng mọi lãnh vực của cuộc sống và trong
việc xã hội hóa cũng như bằng cách đòi hỏi họ tham dự các kỳ lễ trong năm.
6. Hãy dạy dỗ con cái của bạn bằng những chỉ bảo hằng ngày trong lúc
chuyện trò cả trong lẫn ngoài gia đình, suốt mọi thời gian trong ngày; làm
thế nào để chung quanh bạn luôn có những điều nhắc nhở.
7. 1) Sự giáo dục bắt đầu ở tuổi rất nhỏ, 2) Sự dạy dỗ bắt đầu từ sáng sớm,
3) Theo nguyên tắc một chút chỗ nầy một chút chỗ khác, 4) Được tiến hành
bằng cách khẩu truyền với những cách thức giúp dễ nhớ.
8. a) “Nhóm họp với nhau
9. Câu trả lời của bạn. Với việc phát triển các nhà hội dân chúng có được
nhiều lớp học và nhiều thầy giáo hơn. Sự gia tăng số các nơi thờ phượng
cũng khiến gia tăng hoạt động giáo dục
10. Bất chấp sự xuất hiện của nền giáo dục chính thức tại các nhà hội, gia
đình vẫn là phương thế giáo dục chủ yếu.
11. 1) Giáo dục thông thường tại gia đình, 2) Sự tham gia trọn vẹn vào nếp
sống xã hội Do Thái, 3) Viếng Giêrusalem, 4) Lui tới nhà hội ở Naxarét, 5)
Học nghề.
12. Cha mẹ Chúa Jesus tìm thấy Ngài trong đền thờ đang khiến mọi người
kinh ngạc bởi sự hiểu biết Kinh Thánh Hêbơrơ của Ngài.
13. a. Sự dạy dỗ của các sứ đồ, sự thông công, lễ bẻ bánh, sự cầu nguyện, sự
tương trợ
b. Mối liên hệ của chúng ta với đồng loại bao gồm hành vi luân lý và cuộc
sống tin kính
14. Thành phần tín đồ thay đổi từ đa số là người Do Thái sang đa số là
người ngoại đạo
15. a Kinh Thánh hữu ích cho việc dạy dỗ
b Sự dạy dỗ giúp ích cho việc hiểu Kinh Thánh
c Sự dạy dỗ là cần thiết để có đức tin mạnh mẽ
d Sự dạy dỗ giúp phát triển mối quan hệ trong gia đình
e Sự dạy dỗ là bổn phận của Mục sư và những người lãnh đạo thuộc linh
e Sự dạy dỗ là bổn phận của Mục sư và những người lãnh đạo thuộc linh
g Sự dạy dỗ cần được duy trì và kế tục mãi. Câu nói “Mỗi người dạy một
người” nói lên ý nghĩa nầy
16. Có 6 loại: đàn ông đứng tuổi, đàn bà đứng tuổi, phụ nữ còn trẻ, thanh
niên, nô lệ, chủ nô lệ.
17. Câu trả lời của bạn. Một số người coi thiếu nhi là tầm thường và ít ảnh
hưởng. Khi bị lãng quên các thiếu nhi cũng không biết phản đối. Những lãnh
đạo trong Hội thánh rất dễ dành thì giờ cho những người làm ra tiền để có
thể dâng hiến cho công việc Chúa
18. a Con trẻ phải kính trọng và vâng lời cha mẹ
b Những người làm cha không nên chọc giận con cái bằng những kỷ
luật quá nghiêm khắc
c Những lãnh đạo Hội thánh “Trưởng lão, giám mục, chấp sự” phải
khéo dạy dỗ con cái và cai trị nhà riêng mình.
d Cha mẹ phải chu cấp cho con cái mình
19. Câu trả lời của bạn. Sự đơn sơ và cởi mở của các thiếu nhi khiến chúng
dễ tiếp thu sự dạy dỗ và tiếp nhận vương quốc Đức Chúa Trời? Nếu các
thiếu nhi được dạy dỗ về Đức Chúa Trời ngay lúc còn nhỏ thì cả đời sống
của chúng sẽ được thay đổi và làm vinh hiển cho nước Đức Chúa Trời.
Giống như trường hợp Timôthê, mỗi thế hệ cần phải chinh phục thế hệ kế
tiếp cho Đấng Christ

NỀN TẢNG THẦN HỌC CỦA CƠ ĐỐC GIÁO DỤC


Ngay sau đám cưới, người chồng trẻ nói với cô dâu thế nầy: “Em nghe kỷ
nhé. Điều anh sắp nói với em sẽ luôn luôn đúng trừ phi anh nói ngược lại.
Anh yêu em”. Hai mươi năm sau tôi gặp lại vợ chồng nầy. Và cho tới lúc đó
anh ta không hề nhắc lại: “Anh yêu em”. Điều ngạc nhiên là hôn nhân của
họ có vẻ hạnh phúc. Đó quả là một trường hợp ngoại lệ. Người vợ đã hiểu
rằng người chồng vẫn tiếp tục yêu nàng nếu như anh ta không nói ngược lại.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ thảo luận về một số nguyên tắc thần học dựa
vào đó chương trình giáo dục của Hội thánh sẽ hoạt động. Trước đây một số
người đã nghĩ rằng vì những nguyên tắc nầy đã được chấp nhận rộng rãi nên
chúng đương nhiên được coi là đúng đắn. Chúng ta không cần đề cập tới hay
duyệt xét lại các nguyên tắc đó nữa. Tuy nhiên ngày nay Hội thánh đang
phải cạnh tranh với các tôn giáo khác và các chủ nghỉa chính trị một cách
ráo riết chưa từng có trong lịch sử Hội thánh. Đây là lúc cần nhắc lại những
nguyên tắc đã khiến phương pháp giáo dục của Hội thánh trở nên độc đáo.
Ước mong đời sống của bạn được phong phú hơn khi bạn hiểu được ý nghĩa
lớn lao của việc hoàn tất nhiệm vụ giáo dục của Hội thánh.
Dàn Bài
Thực tại đặt nền tảng trên Thượng Đế
Chân lý do mặc khải
Nhân loại học mang hình ảnh Thượng Đế
Những giá trị trường cửu
Những mục tiêu hướng về Đấng Christ
Giáo trình đặt trọng tâm trên Kinh Thánh
Phương pháp giảng dạy nhấn mạnh sự giao tiếp
Bầu không khí yêu thương
Thầy giáo đầy dẫy Đức Thánh Linh
Lượng định căn cứ trên sự tăng trưởng
Mục tiêu bài học
Khi hoàn tất bài học bạn sẽ có thể:
Trình bày và giải thích những nền tảng thần học của Cơ đốc giáo dục theo
mười nguyên tắc?
Nhận thức đầy đủ hơn về cơ hội đầy hứng khởi trong việc hoàn tất nhiệm vụ
giáo dục của Hội thánh .
Sinh hoạt học tập
Nghiên cứu từng phần của bài học theo sự hướng dẫn đã nói ở bài một.
Xem bảng từ ở cuối sách để hiểu ý nghĩa của những từ quan trọng mà bạn
không biết.
Chú ý đặc biệt đến những vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa việc đo
lường theo lượng và đo lường theo phẩm
Làm bài tự trắc nghiệm soạn theo nội dung bài học nầy và kiểm tra lại câu
trả lời của bạn. Sửa lại những câu bạn trả lời sai.
Từ ngữ quan trọng
Người ngoại tộc, ngoại quốc, ngoại chủng
(Chế độ) chuyên chế
Năng động
Nền tảng
Phẩm
Lượng
Khai triển bài học
THỰC TẠI ĐẶT NỀN TẢNG NƠI THƯỢNG ĐẾ
MỤC TIÊU 1: Trình bày lý do tại sao Cơ đốc giáo dục phải được xây dựng
trên thực tại đặt nền tảng nơi Thưởng Đế
Một vị giáo sư cũ của tôi đã nói như thế nầy khi mô tả một vài triết gia: “Họ
chết mà vẫn không biết chắc là mình đã sống”. Có một số triết gia đã nghi
ngờ sự hiện hữu của mọi vật. Họ không biết chắc là có Thượng Đế hay
không; họ không rõ là thế giới có thực hữu không; họ không chắc rằng họ
đang sống. Đối với họ cuộc sống chỉ là một ảo giác, hay một giấc mơ.
Thực tại vĩnh cửu là gì? Khi mọi chuyện đều sụp đổ, khi mọi người đều qua
đi cái gì còn tồn tại? Sứ đồ Phierơ trả lời cho câu hỏi nầy như sau: “Lạy
Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời” (GiGa
6:68). Câu trả lời của Hội thánh cho câu hỏi về thực tại vĩnh cửu cũng giống
như câu trả lời của Kinh Thánh là bắt đầu bằng sự sáng tạo của Thượng Đế
Đấng là nguyên thủy và nền tảng của mọi tạo vật (CoCl 1:16-17; Cong Cv
17:24-28).
Kinh Thánh không hề nổ lực chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Sự
hiện hữu của Ngài được mặc nhiên chấp nhận. Một trong những đặc tính của
Thượng Đế là sự trường tồn của Ngài. Chúa phán với Môise từ trong bụi gai
đang cháy: “Ta là Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu” (XuXh 3:14). Ta là Đấng Vĩnh
Cửu, Ta không có khởi đầu và không có kết thúc. Đó là điều Chúa phán bảo
Môise. Cả SaSt 1:1 và GiGa 1:1 đều mặc nhiên chấp nhận sự hiện hữu và
thực tại của Thượng Đế. Nền giáo dục Cơ đốc phải đặt nền tảng vững vàng
trên sự thực hữu của Thượng Đế như người mù được chữa lành đã từng
tuyên bố “Tôi chỉ biết một điều là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng” (9:25).
Chúng ta biết Thượng Đế thực hữu không phải bởi vì chúng ta có thể chứng
minh sự hiện hữu của Ngài, nhưng bởi vì Ngài đã biến đổi biết bao cuộc đời.
1 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu phát biểu đúng về thực tại vĩnh cửu
a Thực tại vĩnh cửu ám chỉ điều tiếp tục tồn tại khi mọi sự khác sụp đổ
b Thực tại vĩnh cửu ám chỉ về đời sống như là một ảo giác
c Thực tại vĩnh cửu có liên quan đến căn nguyên trường cửu
d Thực tại vĩnh cửu ám chỉ cuộc sống như là một giấc mơ
e Thực tại vĩnh cửu ám chỉ nền tảng của mọi tạo vật
2 Theo như tác giả của sách giáo khoa nầy, sự vĩnh hằng của Thượng Đế
được xác định rõ nhất ở:
a) SaSt 1:1
b) XuXh 3:14
c) GiGa 1:1
d) 9:25
3 Hãy giải thích lý do Cơ đốc giáo dục phải được xây dựng trên thực tại
đặt nền tảng nơi Thượng Đế.

CHÂN LÝ DO MẶC KHẢI


MỤC TIÊU 2: Ghi nhận những quan điểm Kinh Thánh về chân lý
Làm thế nào để con người có thể nhận biết Thượng Đế? Làm thế nào con
người có thể biết các chân lý về Thượng Đế? Đối với những nan đề liên
quan đến chân lý về Thượng Đế, nhân loại rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng
nan. Đức Chúa Trời là thần. Chưa có ai đã thấy Thượng Đế bao giờ. Thế thì
làm sao con người có thể có hiểu biết về Thượng Đế được? Câu trả lời là
không, trừ phi Thượng Đế quyết định tự mặc khải chính Ngài. Ở đây chúng
ta khám phá thấy một trong những đức tính nổi bậc của Thượng Đế. Không
những Ngài là Đấng vĩnh hằng, Tự hữu Hằng hữu mà Ngài còn là Đấng Tự
mặc khải. Thượng Đế đã không ngừng mặc khải chính Ngài cho nhân loại.
Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Thi Tv 19:1;
RoRm 1:18-21). Đức Chúa Trời đã tự khải thị cho Môise và các tiên tri. Đức
Chúa Trời đã mặc khải về Ngài qua Chúa Jesus Christ. Nếu Thượng Đế
không tự mặc khải chính Ngài như vậy thì chúng ta sẽ thực sự biết được
những gì về Ngài (GiGa 1:1-2:14)? Sự mặc khải nầy được ghi lại trong Kinh
Thánh. Chính Đức Chúa Trời đã thiết lập phương thức ghi chép và bảo tồn
Kinh Thánh. Giả như Ngài đã không làm như vậy thì đã không có gì lưu lại
cho các thế hệ tương lai là những người không được chứng kiến các biến cố
trong Kinh Thánh. Chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh những ký thuật có
kèm theo sự giải thích. Thượng Đế quan tâm để những ý nghĩa của các biến
cố cũng được chép vào Kinh Thánh . Kinh Thánh là nền tảng đúng đắn và
đáng tin cậy duy nhất qua đó con người có được những mặc khải của
Thượng Đế. Do đó chỉ Kinh Thánh mới có thể đem đến cho con người sự
hiểu biết và chân lý về Thượng Đế. Nền giáo dục Cơ đốc phải nhấn mạnh lẽ
thật nầy
4 Cho biết bằng cách nào con người có thể biết chân lý

5 Chính Kinh Thánh cũng đề cập đến mục đích và thẩm quyền của Lời
Chúa. Hãy đọc các khúc Kinh Thánh sau đây và liên hệ với nội dung của
từng đoạn.

..... a Lời Chúa là chân ly


..... b Các trước giả của Kinh Thánh
được hà hơi bởi Thánh Linh
..... c Đấng Christ đã đến để hoàn tất
luật pháp
..... d Kinh Thánh là toàn vẹn và chúng ta
không thể thêm hoặc bớt điều gì
..... e Kinh Thánh có ích cho việc dạy dỗ, bẻ trách
sửa trị, dạy người trong sự công bình
1) IITi 2Tm 3:16-17
2) IIPhi 2Pr 1:20-21
3) GiGa 17:17
4) KhKh 22:18-19
5) Mat Mt 5:17-18
NHÂN LOẠI HỌC MANG HÌNH ẢNH THƯỢNG ĐẾ
MỤC TIÊU 3: Trình bày hậu quả chính của sự sa ngã và khả năng tiềm ẩn
trong con người
Tiến sĩ Karl Menninger, một bác sĩ tâm thần Cơ đốc giáo đã nêu một câu
hỏi: “Tội lỗi dẫn đến điều gì?” Với tư cách một bác sĩ tâm thần ông hiểu
rằng việc chẩn đoán chính xác là cần thiết để dẫn tới phương pháp điều trị
thích hợp. Oâng cũng biết rằng có một loại bệnh tâm thần mà người ta hầu
như hoàn toàn không biết đến. Trong tâm thần học hiện đại điều đó được gọi
là vô trách nhiệm đạo đức.
Kinh Thánh cho chúng ta biết về Thượng Đế và cũng cho chúng ta biết về
con người. Kinh Thánh chép rằng loài người đã được dựng nên theo hình
ảnh của Thượng Đế (SaSt 1:26) và loài người có khả năng tương giao với
Thượng Đế. Loài người đã được dựng nên như một hữu thể thuộc linh có
khả năng thông công với Đức Chúa Trời. Không có một tạo vật nào khác
được dựng nên như vậy. Con người hoàn toàn khác biệt một cách độc đáo
với thế giới loài vật.
Bởi vì mối tương giao giữa Ađam và Đức Chúa Trời đã bị cắt đứt do tội lỗi,
loài người hiện sống trong tình trạng thù nghịch với Thượng Đế và xa cách
Ngài. Loài người không thể phục hồi lại mối liên hệ với Thượng Đế. Kinh
Thánh chép rằng sự công bình của chúng ta chỉ là một cái nhớp trước mặt
Đức Chúa Trời (EsIs 64:6; RoRm 3:23). Thượng Đế đã ban cho một phương
cách để phục hồi mối liên hệ giữa nhân loại với chính Ngài. Phương cách đó
là sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá (ICo1Cr 15:22). Chương trình
giáo dục của Hội thánh không được rời khỏi quan niệm con người vốn có
bản chất thuộc linh. Bởi vì Đấng Christ đã chịu chết cho mọi người nên mỗi
người đều có khả năng trở thành con cái của Thượng Đế. Con Đức Chúa
Trời đã trở thành Con loài người để con cái loài người có thể trở thành con
cái Đức Chúa Trời.
6 Dựa trên câu hỏi của Tiến sĩ Menninger, bạn cho rằng khoa tâm thần học
hiện thời đã nhấn mạnh điều gì trên bản chất thuộc linh của con người.

7 Mô tả tiềm năng tàng ẩn trong mỗi con người

NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG CỬU


MỤC TIÊU 4: Xác định những giá trị mà nền giáo dục Cơ đốc cần nhấn
mạnh
Chương trình giáo dục của Hội thánh phải đề cao các giá trị thuộc linh và
trường cửu. Bậc thang giá trị của thế giới nầy được thiết lập trên quan niệm
về sở hữu. Đối với một vài nền văn hóa thì đây là sự sở hữu những điều vật
chất và thú vui nhất thời. Đối với các nền văn hóa khác thì đó có thể là sở
hữu tôi tớ và súc vật. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta là những khách lạ
trong thế giới nầy (IPhi 1Pr 2:11). Chúng ta chỉ là những khách lữ hành trên
đường từ trần gian về Thiên Quốc. Thế nên chúng ta không nên xét đoán
theo tiêu chuẩn và giá trị của trần gian như Lót, cháu của Aùpraham đã làm
(SaSt 13:10)
Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến nước của Đức Chúa Trời hơn là nước
của trần gian nầy (Mat Mt 6:19-21, 33; CoCl 3:2). Chúng ta không thể làm
tôi hai chủ (Mat Mt 6:24; LuLc 16:13). Chúng ta phải nhớ rằng làm bạn với
thế gian là thù nghịch cùng Thượng Đế (Gia Gc 4:4); Do đó chúng ta không
được dính líu đến những công việc xấu xa của trần gian. Hãy nhớ rằng các
thiên sứ đã kéo Lót ra khỏi thành Sôđôm để cứu ông khỏi dính líu sâu hơn
vào những việc xấu xa của trần gian và để giải thoát mạng sống của ông.
SaSt 19:15-26
Ước mong những lời của bài thánh ca cổ trong Hội thánh sẽ nhắc nhở mỗi
đời sống của chúng ta:
Lạy Chúa, hồn con hướng về những giá trị vĩnh cửu
Với tấm lòng hướng về giá trị đời đời,
Con nguyện mỗi ngày sống trọn vẹn cho Chúa mà thôi
Chúa ơi, con mong tìm những giá trị đời đời
8 Theo bạn tại sao Kinh Thánh lại dùng những chữ “khách lạ”, “Lữ hành” để
mô tả cuộc sống Cơ đốc nhân? Hãy ghi chép vào tập của bạn

9 Hãy xác định những giá trị mà nền giáo dục Cơ đốc phải nhấn mạnh

NHỮNG MỤC TIÊU ĐẶT TRỌNG TÂM NƠI ĐẤNG CHRIST.


MỤC TIÊU 5: Hãy soạn chương trình giáo dục của Hội thánh với những
mục tiêu đặt trọng tâm nơi Đấng Christ
Mục tiêu là rất quan trọng. Nó xác định mục đích của các hoạt động. Nó
vạch ra phương hướng để chúng ta noi theo. Sự xác định các mục tiêu cũng
có thể giúp chúng ta trong việc lượng định thành quả. Những mục tiêu của
chương trình giáo dục của Hội thánh là gì? Những người lãnh đạo của một
Hội thánh địa phương hay của một giáo phái có thể đặt ra nhiều mục tiêu.
Các Hội thánh Tin lành đều đồng ý rằng các mục tiêu phải đặt trọng tâm nơi
Đấng Christ. Chẳng hạn một giáo hội đã xác định mục tiêu của chương trình
giáo dục đơn giản như sau:
Mục tiêu chủ yếu là giúp đỡ mọi người nhìn biết Chúa như đã được mặc
khải qua Chúa Jesus Christ, đáp ứng với Ngài bằng đức tin cá nhân, cố gắng
bước theo Ngài trong tinh thần vâng phục, sống theo sự dẫn dắt và quyền
năng của Đức Thánh Linh, và tăng trưởng cho tới mức trưởng thành trong
Đấng Christ
- Allen and Howse, pp. 14-15

Một mục tiêu lớn có thể bao gồm nhiều mục tiêu cụ thể: Sự cứu rỗi, Sự đầy
dẫy Thánh Linh, Sự thờ phượng, sự bố thí, công tác phục vụ và nhiều điều
khác. Mục tiêu sau cùng phải là khiến các tín đồ trở nên trưởng thành trong
đời sống tin kính và trong những phẩm chất giống Đấng Christ (Eph Ep
4:11-14)
10 Hãy viết ra mục tiêu tổng quát của bạn về chương trình giáo dục của Hội
thánh. Bạn có thể kể ra các mục tiêu cụ thể cùng với mục tiêu tổng quát. Hãy
ghi chép trong tập của bạn .

GIÁO TRÌNH ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN KINH THÁNH


MỤC TIÊU 6: Giải thích tại sao sự giảng dạy Kinh Thánh cần được áp dụng
vào những nhu cầu của con người
Nhu cầu cần phát triển những kiến thức về Kinh Thánh trong chương trình
giáo dục của Hội thánh là điều rất rõ ràng. Điều nầy càng đặc biệt đúng bởi
vì chúng ta đã nói Thượng Đế là thực tại vĩnh cửu , chân lý là sự mặc khải
của Thượng Đế được ghi chép trong Kinh Thánh và mục tiêu giáo dục của
Hội thánh là khiến mọi người trở nên giống Chúa Jesus Christ. Chúng tôi
nhắc đến điều nầy ở đây để các độc giả thấy rõ rằng kiến thức về Kinh
Thánh chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh, chứ tự nó không
phải là cứu cánh.
Không nên dạy Kinh Thánh một cách máy móc, chỉ học thuộc lòng, chỉ tìm
kiến thức. Kinh Thánh phải được áp dụng để giải quyết các nhu cầu và nan
đề của con người. Kinh Thánh phải giúp con người nhận biết Đức Chúa
Trời. Kinh Thánh cần phải giúp các học viên tăng trưởng về mặt thuộc linh.
Đời sống của học viên được thay đổi ra sao từ những điều họ học quan trọng
hơn là tri thức về Kinh Thánh mà thôi. Hội Thánh cần dạy cả tri thức về
Kinh Thánh lẫn sự thích ứng của Kinh Thánh đối với nhu cầu của con người,
sự tiến bộ và trưởng thành thuộc linh. Khi nhìn như vậy thì làm sao Kinh
Thánh lại không chiếm địa vị trung tâm trong chương trình giáo dục của Hội
Thánh?
11 Trong trường hợp nào Kinh Thánh được giảng dạy mà không đem lại sự
thay đổi trong đời sống?

12 Dùng từ ngữ riêng của bạn giải thích nội dung chương trình giáo dục của
Hội Thánh phải như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẤN MẠNH SỰ GIAO TIẾP


MỤC TIÊU 7: Mô tả phương pháp dạy dỗ của Chúa Jesus và khía cạnh độc
đáo trong phương pháp giáo dục của Hội thánh
Như đã đề cập đến trong bài một, sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân
Ysơraên luôn luôn có thẩm quyền. Tuy nhiên chúng ta không được lầm lẫn
giữa sứ điệp có thẫm quyền và phương pháp giảng dạy độc đoán đòi hỏi sự
vâng lời mù quáng. Chính Chúa Cứu Thế vốn đầy uy quyền nhưng lại sử
dụng các phương pháp nhấn mạnh sự giao tiếp và tham gia của các học viên.
Điều này được thấy rõ qua nhiều cuộc đối thoại giữa Chúa và những người
khác. Cuộc đối thoại giữa Chúa và Nicodem (GiGa 3:1-36) hoặc với người
đàn bà Xamari (4:1-54) là hai thí dụ điển hình.

Kenneth O.Gangel, người có thẫm quyền trong lãnh vực Cơ Đốc giáo dục,
trong cuốn sách của ông nhan đề Đào tạo Lãnh đạo cho Chương trình Giáo
dục của Hội Thánh ở trang 36 và 37 đã đưa ra một số gợi ý về phương pháp
giảng dạy trong Hội Thánh. Hãy xem thử những gợi ý của ông được tóm tắc
sau đây phù hợp với những điều chúng ta biết về phương pháp của Chúa Giê
-xu như thế nào.
1) Nhấn mạnh sự thích hợp
2) Sẵn sàng mở rộng giáo trình nếu nhu cầu đòi hỏi
3) Khuyến khích học viên hoạt động và tham gia.
4) Tạo nên những hứng thú khích lệ việc học
5) Bày tỏ sự quan tâm đối với từng học viên .
6) Phát huy tinh thần sáng tạo
Phương pháp giảng dạy của Hội Thánh cần phải lệ thuộc vào quyền năng
của Thánh Linh. Đức Thánh Linh vẫn tôn trọng các khả năng của con người.
Nhưng chính Ngài là phương thế để nhận biết Đức Chúa Trời và hiểu được
các chân lý thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài được gọi là Thần lẽ thật. Chức vụ
của Ngài là hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật và giúp chúng ta nhận biết
Đáng Christ để được cứu rỗi (GiGa 16:12-15). Chức vụ của Đức Thánh Linh
khiến cho phương pháp giảng dạy của Hội Thánh trở nên độc đáo.
13 Hãy liệt kê một vài đối thoại giữa Chúa Giê-xu và những người khác. Ghi
chép trong sổ tay của bạn .
14 Mô tả phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu bao gồm những điều gì?

BẦU KHÔNG KHÍ YÊU THƯƠNG


MUÏC TIEÂU 8: Moâ taû nhöõng yeáu toá hình thaønh moâi tröôøng hoïc
taäp cuûa Hoäi thaùnh
Đặc tính tổng quát của Cơ Đốc giáo dục đích thực là mối liên hệ yêu thương.
Các Cơ Đốc nhân cần phải yêu thương nhau . Nhờ đó thế gian sẽ biết rằng
chúng ta là môn đồ của Chúa Giê -xu (17:1-26) mối liên hệ giữa các Cơ Đốc
nhân phải theo gương mẫu của Chúa : “Hãy yêu thương nhau. Như ta đã yêu
thương các ngươi thể nào các ngươi cũng phải yêu thương nhau như vậy”
(13:34). Tình yêu thương theo gương mẫu của Chúa là đặc điểm riêng của
Cơ Đốc giáo dục. Việc điều khiển lớp học, sự khích lệ và việc kỷ luật trong
môi trường Hội Thánh phải khác với bối cảnh ngoài đời bởi yếu tố yêu
thương này .
15 Theo bạn việc điều khiển lớp học, sự khích lệ và việc kỷ luật trong bối
cảnh Hội Thánh khác với ngoài đời như thế nào ? Tình yêu thương của Đấng
Christ tạo nên sự khác biệt nào? ghi chép trong tập của bạn.

Nói về việc điều khiển lớp học thì trong bối cảnh ngoài đời ý tưởng chính là
tinh thần tự chế, ngược lại trong bối cảnh Hội Thánh điểm quan trọng là sự
cai trị của Đức Thánh Linh. Bởi vì con người chưa tái sanh chống nghịch lại
Đức Chúa Trời nên tâm linh của họ không thể kiểm soát được. Do đó ý
tưởng tự kìm chế chỉ là nổ lực riêng chắc chắn sẽ thất bại. Các Cơ Đốc nhân
cần được Đức Thánh Linh kiểm soát và thể hiện các bông trái của Thánh
Linh trong đời sống. Phao lô nói : “Tôi không còn sống nữa, nhưng là Đấng
Christ sống trong tôi” (GaGl 2:20) . Chúng ta chỉ thực sự tự chế khi chúng ta
bằng lòng để Đức Thánh Linh cai trị đời sống chúng ta. Sự cai trị của Ngài
đem lại tình yêu thương thiên thưọng thể hiện qua mối liên hệ giữa chúng ta
và người khác.
Nói về sự khích lệ thì sự khích lệ của con người về căn bản là ích kỷ. Người
ta thường tìm kiếm danh vọng , của cảivà địa vị để nâng mình lên. sự giáo
dục ngoài đời thường khêu gợi những lợi ích vị kỷ để khích lệ học viên.
Ngược lại lý tưởng của Cơ Đốc giáo dục là tình yêu vô kỷ theo gương Chúa
Giê -xu . Nguồn khích lệ chính của Cơ Đốc giáo dục là tinh thần yêu thương
phục vụ Chúa và tha nhân. Đó là điều sẽ xảy ra khi chúng ta tìm kiếm nước
Đức Chúa Trời trước hết, khi đó ý muốn của Chúa sẽ vượt trên ý riêng của
chúng ta. Chúng ta trở thành những tôi tớ của Ngài, hết lòng yêu mến và
phục vụ Ngài .
Về việc kỷ luật chúng ta chỉ nói đến sự sửa dạy và quản trị chứ không nói
đến hình phạt. Những giáo viên ngoài đời thường đồng nhất hóa việc áp
dụng kỷ luật với những cách thức gây ảnh hưởng trên học viên khiến họ làm
theo ý muốn mình. Dường như không có ý thức đúng đắn về mục đích của
việc kỷ luật. Do họ coi việc phát triển luân lý có tính cách tương đối nên họ
nghĩ rằng mỗi cá nhân có quyền tự do lựa chọn điều mình muốn làm trong
giới hạn nào đó. Bởi vậy những giáo viên ngoài đời thực sự không thỏai mái
khi phải áp dụng kỷ luật. Họ cho rằng kỷ luật là một vấn đề xã hội tương đối
không đáng quan tâm.
Hội Thánh có cái nhìn khác về vấn đề này. Hội Thánh cho rằng áp dụng kỷ
luật là một hành động yêu thương. “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà
Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (HeDt 12:6), “Vì Đức Giêhôva yêu
thương ai, thì trách phạt nấy, như một người cha đối cùng con trai yêu dấu
mình” (ChCn 3:12). Hội thánh coi việc kỷ luật như là sự tập luyện về sự
công bình. Kinh Thánh dạy dỗ chúng ta thuận phục sự kỷ luật dầu điều đó là
không vui vẻ trong một thời gian ngắn “Thật các sự sửa phạt lúc ban đầu coi
như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng, nhưng về sau sanh ra
bông trái công bình...” (HeDt 12:11).
Khi cần phải kỷ luật, điều duy nhất đáng kể là lợi ích thuộc linh lâu dài của
các học viên. “Nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho
những kẻ đã chịu luyện tập vậy” (HeDt 12:11). Như thế thầy giáo không nên
làm theo thói thường trong cuộc đời, nhưng làm điều đẹp lòng Chúa. Học
viên của chúng ta sẽ kính trọng chúng ta khi chúng ta sửa dạy họ hơn là khi
chúng ta không làm như vậy. Nên nhớ rằng: Thi hành kỷ luật là một hành
động yêu thương, nó bày tỏ rằng chúng ta thật sự quan tâm đến học viên.
16 So sánh quan điểm ngoài đời về sự điều khiển lớp học, sự khích lệ và sự
kỷ luật với quan điểm của Hội thánh bằng cách hoàn tất biểu mẫu sau đây:
Bầu không khí
1) Điều hành lớp học
2) Sự khích lệ
3) Kỷ luật
Quan điểm ngoài đời
Quan điểm của HT
17 Mô tả yếu tố hình thành bầu không khí giáo dục Cơ đốc

GIÁO VIÊN ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH


MỤC TIÊU 9: Mô tả những điều hỗ trợ và ngăn trở công tác của Đức Thánh
Linh
Đức Thánh Linh phải là nguồn sức mạnh năng động trong đời sống của giáo
viên và học viên Cơ đốc. Theo Cong Cv 2:1-4 thì các giáo viên cần thiết
phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Họ cũng cần thực hành các ân tứ thuộc
linh (Eph Ep 4:11-16; ICo1Cr 12:1-11; RoRm 12:3-8). Điều cũng quan
trọng là giáo viên phải sống trong tinh thần đầu phục và thể hiện các bông
trái của Thánh Linh (GaGl 5:22-26). Những giáo viên Cơ đốc phải có mối
liên hệ sống động với Chúa Cứu Thế. Họ phải sống đời thuộc linh gương
mẫu. Họ phải có thể biện minh như sứ đồ Phaolô đã biện minh cho chức vụ
của ông tại Têsalônica “Vả, đạo Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh
em không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh
Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở
giữa anh em...” (ITe1Tx 1:5).
Các giáo viên cũng có thể hạn chế hành động của Đức Thánh Linh trong và
qua đời sống họ. Họ có thể làm như thế bằng cách giữ những tội lỗi giấu kín
trong đời sống. Họ có thể làm như thế bằng cách không vâng phục Đức
Thánh Linh. Khi làm như vậy, họ còn có thể đem lại sỉ nhục cho Tin Lành
mà họ giảng dạy.
18 Trong những điều sau đây điều nào quan trọng hơn
a) Đời sống đầu phục thể hiện bông trái của Đức Thánh Linh
b) Đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh và thực hành các ân tứ Thánh Linh
c) Cả hai đều quan trọng như nhau
19 Dùng từ ngữ riêng của bạn giải thích tầm quan trọng của các ân tứ Thánh
Linh và bông trái của Thánh Linh trong đời sống và chức vụ của giáo viên.
Ghi chép trong tập của bạn.
LƯỢNG ĐỊNH CĂN CỨ TRÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
MỤC TIÊU 10: Phân biệt giữa việc lượng định sự tăng trưởng theo phẩm
chất và theo số lượng bằng cách nhận định các thí dụ về mỗi trường hợp
Như đã đề cập ở phần trước, mục tiêu giáo dục Cơ đốc là sự trưởng thành
trong Chúa Cứu Thế. Mục đích sau cùng là khiến các học viên đạt tới sự
trưởng thành với một đời sống tin kính và đức hạnh. Mục tiêu nầy đương
nhiên bao gồm việc đưa học viên tới chỗ tin nhận Chúa. Họ phải trở thành
con cái Chúa trước khi có thể trưởng thành.
Một câu hỏi được nên lên liên quan đến sự trưởng thành thuộc linh là làm
thế nào chúng ta có thể xác định hay lượng định được điều nầy? Có hai cách
lượng định: theo số lượng và theo phẩm chất. Số lượng liên quan đến các
con số; phẩm chất liên quan đến chất lượng hay đặc tính chủ yếu của sự vật.
Tuy nhiên, trong lãnh vực thuộc linh phẩm chất được dùng để nói đến sự
tăng trưởng (trưởng thành) của Cơ đốc nhân.
Lương định thành quả của chương trình giáo dục Cơ đốc theo các con số thì
dễ hơn theo phẩm chất. Chúng ta có thể tổng kết số người mới tin Chúa, và
chúng ta cũng có thể tổng kết số người tham dự trường Chúa nhật của tháng
nầy so với cùng thời gian trong năm trước. Chúng ta cũng có thể làm như
thế đối với sự dâng hiến của Hội thánh. Khi nói về lượng định theo phẩm
chất thì bức tranh sẽ có thể khác. Kenneth Gangel, ở trang 39, đã đề nghị
những người lãnh đạo Hội thánh nên đặt những câu hỏi sau đây để có thể
xác định mức độ trưởng thành của tín đồ
1) Người nầy có biết chân lý của Phúc âm không?
2) Người nầy có thấu hiểu chân lý không?
3) Người nầy có thực hành chân lý không?
Chúng ta cũng có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể hơn:
4) Người nầy có giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của mình một cách
đẹp lòng Chúa không?
5) Phương thức người đó giải quyết vấn đề có giống Chúa Cứu Thế không?
6) Người nầy có cái nhìn về cuộc đời theo tinh thần Cơ đốc không?
7) Hệ thống giá trị của người nầy có hoàn toàn phù hợp với Kinh
Thánh không?
8) Người nầy có liên hệ tốt với tha nhân không?
9) Đời sống người nầy có kết quả không?
10) Người nầy có thể tự nuôi dưỡng đời sống thuộc linh của mình
không?
11) Người nầy có thể chia sẻ sứ điệp của Phúc âm cho người khác cách
hiệu quả không?
Điểm quan trọng là những lãnh đạo của Hội thánh cần có phương cách theo
dõi sự tăng trưởng thuộc linh. Chúng ta cần khai triển các phương pháp
lượng định mức độ trưởng thành của những người mình chăm sóc. Chúng ta
cần biết điều gì đang diễn tiếp chỉ khi đó chúng ta mới biết được mình có đạt
được mục tiêu hay không, có tiến bộ hay không và có cần thay đổi điều gì
không. Phương cách theo dõi sự tăng trưởng thuộc linh là một phần quan
trọng trong việc soạn chương trình.
20 Khoanh tròn mẫu tự đứng trước các phát biểu ĐÚNG liên quan đến việc
lượng định
a Khi đối diện với vấn đề trưởng thành của Cơ đốc nhân, chúng ta cần
sử dụng cả lượng định theo số lượng lẫn theo chất lượng.
b Về phương diện thuộc linh lượng định theo phẩm chất liên quan tới
số người mới tin Chúa
c Nói chung các lãnh đạo trong Hội thánh thường quen thuộc với việc
lượng định theo phẩm chất hơn là lượng định theo số lượng
d Sự tăng trưởng theo số lượng được lượng định qua các con số thống kê
21 Ghép những lời phát biểu về sự lượng định với những cách thức lượng
định
..... a Có 150 người tham dự trường
Chúa nhật
..... b Êxơtê đem thực hành chân lý
của lời Chúa
..... c Hùng giải quyết các vấn đề
một cách đẹp lòng Chúa
..... d Dũng dường như không có cái nhìn
về cuộc đời theo tinh thần Cơ đốc
..... e Hệ thống giá trị của Minh không phù
hợp với Kinh Thánh
..... f Số tiền dâng tuần nầy nhiều hơn tuần trước
1) Lượng định theo phẩm chất
2) Lượng định theo số lượng
Bài tự kiểm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng
nhất.
1 Thực tại cuối cùng ám chỉ đến tất cả những điều sau NGOẠI TRỪ
a) Cuộc sống là một ảo giác
b) Nền tảng của sự hiện hữu của chúng ta
c) Đấng hiện hữu khi mọi sự đã sụp đổ
d) Thượng Đế Đấng sáng tạo
2 Chương trình giáo dục của Hội thánh đề cao những giá trị tập trung vào
a) Tài sản của chúng ta trong đời nầy
b) Những điều thuộc thế gian nầy
c) Vương quốc Đức Chúa Trời
d) Tất cả những điều trên
3 Tầm quan trọng của các mục tiêu trong Cơ đốc giáo dục nằm ở chỗ chúng
a) Hỗ trợ việc hoạch định chiến lược giáo dục
b) Chỉ rõ phương hướng phải nhắm đến
c) Giúp chúng ta biết có tiến bộ hay không
d) Tất cả các điều trên
4 KHÔNG nên dạy Kinh Thánh
a) Cách máy móc
b) Chỉ để học thuộc lòng
c) Chỉ để thêm kiến thức
d) Tất cả các điều trên
5 Những đối thoại giữa Chúa Jesus và những người khác đã minh họa
a) Các giá trị của Cơ đốc giáo dục
b) Phương pháp giảng dạy của Cơ đốc giáo dục
c) Giáo trình
d) Mục tiêu
6 Yếu tố khích lệ chính yếu trong Cơ đốc giáo dục là a) Sự tự do
b) Kỷ luật
c) Tình yêu thương
d) Sự sợ hãi

CHỌN GIỮA ĐÚNG và SAI. Ghi Đ trước các câu trả lời ĐÚNG. Ghi S nếu
SAI.
....... 7 Chúng ta chỉ có thể biết chân lý do bởi Thượng Đế tự mặc khải chính
mình cho chúng ta
....... 8 Những bác sĩ tâm thần thời nay nhấn mạnh rằng tinh thần vô trách
nhiệm đạo đức của con người là hậu quả của sự sa ngã.
...... 9 Nội dung của chương trình giáo dục của Hội thánh không phải chỉ là
tri thức về Kinh Thánh nhưng còn là kinh nghiệm cá nhân với Chúa Cứu
Thế Jesus
..... 10 Phương pháp giảng dạy của Cơ đốc giáo dục hoàn toàn lệ thuộc vào
các phương thế của con người
..... 11 Các giáo viên Cơ đốc cần thực hành các ân tứ Thánh Linh hơn là thể
hiện bông trái của Thánh Linh
..... 12 Khi xem xét một người có áp dụng chân lý hay không là chúng ta
đang sử dụng cách lượng định sự tăng trưởng theo phẩm chất để đánh giá
tiến bộ của chương trình giáo dục Cơ đốc
..... 13 Lời Chúa là chân lý
..... 14 Đấng Christ đến để bãi bỏ luật pháp
..... 15 Chúng ta có thể thêm vào nhưng không được bớt đi điều gì từ Kinh
Thán
..... 16 Kinh Thánh là nền tảng của việc huấn luyện trong sự công bình

XẾP CHO PHÙ HỢP. Làm theo những chỉ dẫn riêng cho mỗi loại câu hỏi

17-21 Xếp những nguyên tắc của Cơ đốc giáo dục sao cho phù hợp với
những lãnh vực có liên quan
..... 17 Các mục tiêu
..... 18 Sự lượng định
..... 19 Nhân loại học
..... 20 Phương pháp giảng dạy
..... 21 Thực tại
a) Đặt nền tảng trên Thượng Đế
b) Nhấn mạnh sự giao tiếp
c) Mang hình ảnh Thượng Đế
d) Căn cứ trên sự tăng trưởng
e) Tập trung nơi Đấng Christ
22-26. Xếp những nguyên tắc của Cơ đốc giáo dục sao cho phù hợp với
những lãnh vực có liên quan
..... 22 Bầu không khí
..... 23 Giáo trình
..... 24 Chân lý
..... 25 Thầy giáo
..... 26 Các giá trị
a) Do mặc khải
b) Trường cửu
c) Đặt nền tảng trên Kinh Thánh
d) Đầy dẫy Thánh Linh
e) (Chú trọng) tình yêu thương
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. Câu trả lời a, c và d là đúng
2. b) XuXh 3:14
3. Hội thánh phải theo sát sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời
là thực tại tối hậu, là căn nguyên của mọi sự.
4. Chúng ta chỉ có thể nhận biết chân lý bởi vì Thượng Đế đã tự mặc khải
qua việc sáng tạo và qua lời Chúa. Kinh Thánh ký thuật chân lý về Thượng
Đế và về mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài.
5. a 3) GiGa 17:17
b 2) IIPhi 2Pr 1:20-21
c 5) Mat Mt 5:17-18
d 4) KhKh 22:18-19
e 1) IITi 2Tm 3:16-17
6. Câu trả lời của bạn. Khoa tâm thần học ngày nay có khuynh hướng giảm
thiểu bản chất thuộc linh của con người
7. Đấng Christ đã khiến mọi người đều có khả năng tiềm tàng để trở thành
con cái Đức Chúa Trời.
8. Câu trả lời của bạn. Khách lạ và người lữ hành thường không thâu trữ của
cải. Họ mang theo hành trang gọn nhẹ để mau đạt tới đích. Họ không chôn
chân ở một nơi nào. Họ thuộc về một quốc gia khác cũng như các Cơ đốc
nhân là công dân của nước Trời
9. Cần nhấn mạnh những giá trị thuộc linh, vĩnh cửu. Trung tâm điểm của
chúng ta là vương quốc Đức Chúa Trời, thiên đàng. Chúng ta không thể tập
trung vào những của cải hay vật chất của trần gian nầy bởi vì chúng ta không
thể làm tôi hai chủ.
10. Câu trả lời của bạn cần bao gồm ý tưởng đem người khác đến sự trưởng
thành trong Chúa.
11. Bằng cách dạy một cách máy móc, yêu cầu học viên học thuộc lòng
Kinh Thánh mà không hiểu ý nghĩa và không thấy sự thích hợp
12. Câu trả lời của bạn. Tôi xin nói rằng kiến thức về Kinh Thánh cộng với
kinh nghiệm sống với Lời Hằng Sống (Jesus Christ) đưa tới kết quả là một
đời sống tận hiến cho Đấng Christ
13. Câu trả lời của bạn, Chẳng hạn với 12 môn đồ, với 70 môn đồ khác trước
khi được sai đi, với bà gia của Phierơ, với người bại liệt, với Mari Mađơlen,
với con gái của Giairu, vua Hêrốt, với mười người phung, với Xachê, với tên
ăn cướp trên thập giá. Tìm các thí dụ khác trong các sách Phúc âm.
14. Bao gồm sự giao tiếp và tham gia đặc biệt qua hình thức đối thoại với
người khác
15. Câu trả lời của bạn. So sánh câu trả lời của bạn với phần bài học có liên
quan trong sách giáo khoa của bạn.
16. 1) Tự kiềm chế đối chiếu với được Thánh Linh kiểm soát
2) Sự quan tâm ích kỷ đối chiếu với tình yêu thương vô kỷ
3) Gây ảnh hưởng, lôi kéo và thiếu hẳn mục đích đối chiếu với sự bày tỏ tình
thương yêu và huấn luyện trong sự công bình
17. Tình yêu thương của Chúa Cứu Thế đem lại sự khác biệt cho Cơ đốc
giáo dục. Mối giao tiếp yêu thương đòi hỏi chú tâm đến Chúa và người khác
hơn là chính mình
18. c) Cả hai đều quan trọng như nhau
19. Câu trả lời của bạn. Tôi muốn nói rằng chúng ta cần dựa trên sự điều
khiển của Đức Thánh Linh khi Ngài sử dụng chúng ta trong ân tứ dạy dỗ.
Chúng ta cần phải nhạy bén với Thánh Linh để Ngài có thể chỉ cho chúng ta
những nhu cầu của những người chúng ta hướng dẫn. Chúng ta cần bày tỏ
tình thương yêu cũng như các bông trái của Đức Thánh Linh hầu cho những
học viên của chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa trong chúng ta (ICo1Cr 13:1-13;
Eph Ep 4:11-16; GaGl 5:22-26).
20. Câu a và d đúng
21 a 2) Số lượng
b 1) Chất lượng
c 1) Chất lượng
d 1) Chất lượng
e 1) Chất lượng
f 2) Số lượng

CHÚA JESUS VỊ GIÁO SƯ VĨ ĐẠI


Mấy năm trước đây tôi được xem một cuốn phim về cuộc đời Chúa Cứu
Thế. Tôi rất xúc động khi thấy đám đông dân chúng đi theo Chúa bất cứ nơi
nào Ngài đến. Chúa thường xuyên chuyện trò với những người theo Ngài
ngay cả khi Chúa từ giã đám đông Ngài vẫn ở cùng với các môn đồ của
Ngài. Cuốn phim trình bày Chúa giảng dạy từ hừng sáng cho đến hoàng hôn.
Mặc dù có lúc Chúa rời khỏi đám đông để cầu nguyện riêng, Ngài thường
xuyên giao tiếp với người khác. Tôi mong muốn có thể in một tấm hình của
một cảnh trong phim đó ở phần đầu bài học nầy. Chúng ta sẽ mô tả Chúa
Jesus vị giáo sư vĩ đại nhưng lời lẽ mà thôi thì không đủ.
Một phần khó khăn trong việc hình dung các hoạt động của vị giáo sư vĩ đại
là do bởi quan niệm về dạy dỗ đã thay đổi quá nhiều. Chúng ta thường nghĩ
đến việc dạy dỗ như là một hoạt động trong lớp học bao gồm một số học trò.
Tuy nhiên phần lớn sự dạy dỗ của Chúa Jesus là ở ngoài trời, giữa chỗ công
cộng và bao gồm đám đông những người lớn ngồi nghe Ngài suốt nhiều
ngày. Chúa Cứu Thế chắc hẳn phải có một giọng nói mạnh mẽ và một sự
kiên nhẫn lớn lao để có thể dạy dỗ nhiều người trong một thời gian dài như
vậy. Những người nghe Ngài không phải lúc nào cũng sẵn sàng tiếp thu. Đôi
khi họ tỏ thái độ thù nghịch. Thông thường họ tỏ ra nghi ngờ. Tuy vậy Ngài
thu hút và giữ sự chú ý của những người nghe Ngài hơn bất cứ người nào
đây là chìa khóa khiến Ngài thành công trong việc giảng dạy.
Dàn bài
Sứ điệp của Chúa
Phẩm chất của Chúa
Mục đích của Chúa
Phương pháp của Chúa
Thu hút sự chú ý
Nêu câu hỏi và trả lời
Kể chuyện
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Tóm tắt sứ điệp Chúa Jesus giảng dạy
Tóm tắt những phương pháp giảng dạy Chúa sử dụng.
Theo sát mẫu mực giảng dạy của Chúa
Sinh hoạt học tập
1. Nghiên cứu cẩn thận 5 phương pháp chính Chúa Jesus đã dùng trong
giảng dạy
2. Làm bài tự trắc nghiệm và soát lại câu trả lời của bạn. Xem lại những
câu bạn trả lời sai
3. Ôn lại bài 1-3 để sửa soạn cho việc kiểm tra đánh giá từng phần.
Đọc phần hướng dẫn trong tập tài liệu của bạn. Dùng bảng trả lời có
sẵn trong tập tài liệu học viên, theo sát những chỉ dẫn khi làm bài,
sau đó nộp cho giảng viên ICI là người sẽ chấm bài và cho điểm.

Từ ngữ quan trọng


ám chỉ
đưa vào
hiện thân
khả năng thu hút
phù hợp
quan tâm
sự nhục thể hóa (trở nên xác thịt)

Khai triển bài học


SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA
MỤC TIÊU 1: Nêu lên ý nghĩa chính trong sứ điệp của Chúa và đưa ra một
vài chủ đề
Trong bài một chúng ta đã nghiên cứu hệ thống giáo dục Do Thái. Chúng ta
đã ghi nhận rằng Chúa Jesus là sản phẩm của hệ thống đó. Tuy nhiên, chỉ
hiểu biết nền tảng giáo dục của Ngài thì chưa đủ để cắt nghĩa tính độc đáo,
sứ điệp, tư cách, mục đích và các phương pháp của Ngài. Khuôn mẫu giảng
dạy mà Ngài đã nêu lên cần được nghiên cứu cẩn thận. Hội thánh càng theo
sát khuôn mẫu của Ngài bao nhiêu thì sẽ thành công bấy nhiêu trong công
tác giáo dục.
1 Xem Mat Mt 4:23; 9:35 Mac Mc 1:14-15. Sứ điệp và chủ đề chính mà
Chúa Jesus giảng dạy là gì? Ngài nói về những khía cạnh nào của chủ đề
nhiều nhất?

Từ ngữ “Nước Đức Chúa Trời” được dùng trong những khúc Kinh Thánh
trên không liên quan đến vị trí địa dư nào. Từ ngữ “nước, vương quốc” nói
đến sự trị vì của Chúa Cứu Thế. Chúa Jesus đã nói với những người Pharisi
rằng “nước Đức Chúa Trời đã đến tận các ngươi” (Mat Mt 12:28). Ngài
không muốn nói rằng ho ïcó kinh nghiệm tâm linh sâu xa với Thượng Đế.
Điều đó chỉ có nghĩa cụ thể là nước Đức Chúa Trời đã đến nơi họ bởi vì họ
đang đứng trước mặt vị vua của vương quốc đó.
Đấng Christ đã xuất hiện để khởi đầu vương quốc. Do đó vương quốc Đức
Chúa Trời là một thực thể trong hiện tại. Nhưng nó cũng là thực thể của
tương lai (LuLc 22:16-18). Sự trị vì của Đấng Christ sẽ không hoàn toàn cho
tới khi Ngài tái lâm cùng với các Thánh đồ của Ngài (ITe1Tx 3:13). Khi đó
Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài trong sự sung mãn và quyền năng
trên khắp trái đất (LuLc 19:12-15). Do đó vương quốc hiện nay của Ngài
không phải là vương quốc trần gian. Trong khoảng thời gian giữa sự đến lần
thứ nhất và sự tái lâm của Ngài, Chúa ngự trị trong tấm lòng và đời sống của
những người tin Ngài. Khoảng thời gian nầy cũng được gọi là thời đại của
Hội thánh. Đó là thời kỳ ân điển trong đó mối thông công thiêng liêng với
Đức Chúa Trời được ban vô điều kiện cho những ai đáp ứng lại sự mời gọi
của Ngài (Eph Ep 2:8-9; KhKh 3:20). Công tác dạy dỗ lưỡng diện được giao
cho Hội thánh trong Đại Mạng Lệnh hoàn toàn tương ứng với chủ đề chính
yếu của sứ điệp mà Chúa rao giảng: 1) Dạy dỗ để đem người ta đến sự giao
thông với Đức Chúa Trời và 2) Dạy đường lối của Chúa cho những người đã
có mối thông công với Đức Chúa Trời (Mat Mt 28:19-20).
2 Định nghĩa nước Đức Chúa Trời trong thời gian hiện tại và tương lai. Ghi
chép trong tập của bạn.
3 Sự dạy dỗ của Chúa Cứu Thế bao gồm nhiều đề tài. Hãy đọc những khúc
Kinh Thánh sau đây và nói lên đề tài của những khúc Kinh Thánh đó
bằng lời lẽ riêng của bạn. Ghi chép trong tập của bạn. Mat Mt 5:45; 7:11;
19:17; Mat Mt 6:26, 30, 32; Mat Mt 16:13-20; 19:3-12; Mac Mc 11:22-24;
LuLc 5:33-39; 7:36-50; 11:1-13; 11:14-26; 14:25-27; 24:45-47; 24:49 và
Cong Cv 1:4-5; GiGa 3:14-16; 5:19-47; 12:20-26.
MỤC TIÊU 2: Ghi nhận 6 tư cách giảng dạy của Chúa Jesus
TƯ CÁCH CỦA CHÚA
Như chúng ta vừa thấy sứ điệp mà Chúa Jesus giảng dạy cũng chính là sứ
điệp Ngài truyền cho các môn đồ phải giảng dạy (Mac Mc 16:15). Giả như
chính Chúa bước vào Hội thánh và lớp học của chúng ta hôm nay thì sứ điệp
của Ngài cũng không khác với sứ điệp trong Kinh Thánh. Rất có thể bạn
nghĩ rằng khả năng và cách giảng dạy của Chúa vượt trên tất cả mọi thầy
giáo trong trần gian nầy đến nỗi những người nghe Ngài sẽ sửng sốt về chân
lý mà Ngài trình bày, nhưng điều đó không đúng.

Chúa Jesus là vị Giáo sư vĩ đại mặc lấy xác thịt loài người (GiGa 1:1, 14).
Ngài hiểu biết trọn vẹn mọi sự và Ngài làm mọi điều cách hoàn hảo. Chúng
ta nhìn nhận rằng các thầy giáo trần gian không tài nào có thể bắt chước
Chúa hoàn toàn, nhưng đời sống và chức vụ của Ngài là tiêu chuẩn hướng
dẫn chúng ta.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu những phẩm chất (tư cách) khiến Chúa trở
thành vị Giáo sư vĩ đại. Những phẩm chất chúng ta nói đến ở đây không
nhất thiết có liên quan đến thần tánh của Ngài. Những sự phân biệt như vậy
chỉ nằm trong sách vở.
1. Chúa Jesus quan tâm đến cả nhân loại. Chức vụ của Ngài bao gồm cả thế
giới. Mặc dầu mối quan tâm chính của Ngài hướng về những chiên lạc của
nhà Ysơraên (Mat Mt 10:6 Ngài cũng nói đến “những chiên khác” (GiGa
10:16) Ngài phán: “Còn ta khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi
người đến khỏi Ta” (12:32). Chúng ta sẽ đi “Khắp thế gian” và giảng Tin
Lành cho “hết mọi người”. Điều nầy sẽ nhắc nhở chúng ta rằng khi chúng ta
dạy những học viên của chúng ta, có khả năng rằng cử tọa của chúng ta sẽ là
cả thế giới. Chúng ta không thể biết trước liệu Đức Chúa Trời sẽ lựa chọn
một trong những học viên của chúng ta trở thành nhà truyền giáo vị đại cho
Ngài hay không.
2. Chúa có thẩm quyền (Mat Mt 7:28-29). Chúng ta đã nói đến điều nầy
trong bài một. Chúa cũng cho chúng ta thẩm quyền của Ngài (10:1). Điều
nầy có nghĩa là chúng ta rao giảng, dạy dỗ, cầu nguyện cho người bệnh, làm
báptem, đuổi quỷ, tất cả đều nhân Danh Chúa Jesus nghĩa là trong thẩm
quyền Ngài ban cho chúng ta.
4 LuLc 9:1-2 Chúa Jesus đã ban cho các môn đồ những loại thẩm quyền
nào?

5 Những khúc Kinh Thánh sau đây đều trích trong sách Công vụ và đề cập
đến những điều đã xảy ra “Nhân Danh Chúa Jesus”. Hãy đọc và cho biết
điều đã xảy ra. Ghi chép trong tập của bạn. Cong Cv 2:21; 2:38; 3:16; 4:12;
4:18; 16:18.
3. Chúa thấu hiểu bản chất của nhân loại. Ngài biết rõ những môn sinh của
Ngài. Ngài biết rõ những điều ở trong lòng con người (Mat Mt 9:4; GiGa
1:47; 2:25; 4:17-18; 6:61, 64;) Do đó Ngài không cần người khác nói cho
biết điều gì. Và bởi vì Ngài bày tỏ tấm lòng của con người và nhu cầu thuộc
linh của họ cho chúng ta nên chúng ta cũng được biết rõ về con người.
Chúng ta không cần phải bối rối về tình trạng thuộc linh thực sự của nhân
loại. Con người ở khắp mọi nơi đều cần một Đấng Cứu Thế. Màu da, tiếng
nói, trình độ học vấn, địa vị xã hội hoặc kinh tế không ảnh hưởng gì đến nhu
cầu thuộc linh. Chúa Jesus luôn luôn quan tâm đến phương diện thuộc linh
của bản chất con người. Việc giáo dục tôn giáo chủ yếu là thuộc linh trong
bản chất. Với tư cách là những lãnh đạo và giáo viên trong chương trình Cơ
đốc giáo dục, chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu thuộc linh của các học
viên. Nếu không, việc dạy dỗ của chúng ta không khác gì việc dạy học trong
các trường phổ thông.

6 Đọc câu chuyện giữa Chúa Jesus với Nicôđem (3:1-21) và với người đàn
bà Samari (4:1-42). Ở điểm nào Chúa Jesus đã đổi hướng câu chuyện và tập
trung chú ý đến nhu cầu thuộc linh của họ? Ghi chép trong tập của bạn
4. Chúa Jesus sử dụng Kinh Thánh có lẽ nhiều hơn điều chúng ta tưởng.
Ngài trưng dẫn từ ít nhất là 20 sách trong Cựu Ước, có không dưới 33 câu
trưng dẫn trực tiếp thí dụ như Mat Mt 22:44 liên hệ với Thi Tv 110:1. Ngoài
ra có 26 sự ám chỉ chẳng hạn như LuLc 17:28, 32 và 8 ám chỉ khác không
tìm thấy trong các sách Cựu Ước chẳng hạn GiGa 17:12. Thêm vào đó có ít
nhất 45 đoạn mà trong đó chứa đựng từ ngữ giống hệt như từ ngữ trong Cựu
Ước (so sánh Mat Mt 5:8 với Thi Tv 24:4-5)
Tất cả những điều nầy có ý nghĩa gì? Chúng cho thấy rằng Chúa Jesus đã sử
dụng Cựu Ước để nuôi dưỡng tâm linh của chính Ngài. Chúng chỉ ra rằng
Cơ đốc nhân sẽ bị hạn chế trong sự hiểu biết tâm trí của Đấng Christ nếu
không có một kiến thức đầy đủ về Môise, Eâli tức là Luật pháp và các tiên
tri. Chúng cho thấy rằng Chúa Jesus thấm nhuần ngôn ngữ và tư tưởng của
Cựu Ước đến nỗi “Cựu Ước đã hình thành nên các yếu tố của nhân cách
Ngài, ảnh hưởng trên tư tưởng và lời nói của Ngài, và trở thành nguyên nhân
khiến Ngài trở nên hấp dẫn đối với người khác một cách ý thức hay không ý
thức” (Horne tr. 106).
Sự hiểu biết của Chúa Jesus về Kinh Thánh là một sự thách đố đối với mỗi
giáo viên giảng dạy Lời Chúa. Không khi nào chúng ta có thể nghĩ rằng
mình đã đưa lời Chúa cách đầy đủ vào bài học của chúng ta. Không bao giờ
chúng ta nhấn mạnh quá đáng vào việc sử dụng Kinh Thánh khi dạy dỗ.
7 Đọc IITi 2Tm 3:15. Câu nầy dạy gì về ích lợi của Kinh Thánh?

8 Chúa Jesus đã sử dụng Kinh Thánh trong nhiều cách kể cả việc nhắc đến
gián tiếp thường được gọi là
a) Ám chỉ
b) Ám dụ
c) Câu hỏi
d) Trưng dẫn
5. Ngài là hiện thân sống động của chân lý. Một trong những yếu tố quan
trọng nhất trong việc giảng dạy của Chúa là gương sống của Ngài trong một
mức độ không ai sánh bằng, Chúa Jesus là gương mẫu của những điều Ngài
dạy. Lời giảng, đời sống và hành vi của Ngài đều đi đôi với nhau. Ngài phán
cùng các môn đồ rằng: “Hãy học theo ta” (Mat Mt 11:29).
Đời sống gương mẫu của Chúa Jesus được minh họa rõ nét khi Ngài dạy các
môn đồ cầu nguyện. Ngài đưa ra các hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề
(LuLc 11:1-13). Ngài dạy họ về việc cầu nguyện trước đám đông (Mat Mt
26:26; GiGa 6:11; 17:1-26) cũng như cầu nguyện riêng tư (LuLc 5:16; 6:12;
9:18, 28; 11:1; 22:39-46). Một minh họa khác về gương sáng của Chúa Jesus
là khi Ngài rửa chân cho các môn đồ (GiGa 13:1-17). Con Người đã trình
bày gương mẫu về sự hạ mình qua lời nói và việc làm của Ngài. Ngài muốn
dạy môn đồ tinh thần hạ mình.
Các sách Phúc Aâm là sự ký thuật liên tục về việc Chúa Jesus là hiện thân
sống động của những chân lý mà Ngài giảng dạy. Đó là điều chính Chúa
Jesus muốn nói đến khi Ngài phán: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống”
(GiGa 14:6). Không những lời của Ngài là chân lý, nhưng chính Ngài cũng
là chân lý.
9 Theo bạn tại sao sứ đồ Giăng thường đề cập đến Đấng Christ như là người
phát ngôn của chân lý?

6. Ngài thật thích hợp cho việc giảng dạy. Ngài được đầy dẫy và hướng dẫn
bởi Thánh Linh, hơn nữa Ngài còn nắm được nghệ thuật giảng dạy. Chúng
ta cần nhìn hai đặc tính nầy chung với nhau. Không có thầy giáo nào được
Thánh Linh hướng dẫn hoàn toàn như Chúa Jesus, và không có ai đã giảng
dạy đúng nguyên tắc sư phạm hơn Chúa Jesus.
Mặc dầu Chúa Jesus không dạy các phương pháp sư phạm cho những môn
đồ của Ngài nhưng những con cái Chúa nào để tâm tìm kiếm những chỉ dẫn
về lãnh vực nầy trong các sách Phúc Aâm sẽ gặp hái được nhiều ích lợi.
Không hề có mâu thuẫn giữa việc được Thánh Linh hướng dẫn và việc áp
dụng các nguyên tắc sư phạm đúng đắn. Việc sửa soạn giáo án không hề
mâu thuẫn với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Hai điều đó đi song song với
nhau.
Việc Chúa Jesus nắm vững nghệ thuật giảng dạy là một ân tứ bởi Trời hơn là
chỉ áp dụng hoàn hảo các nguyên tắc sư phạm. Các nguyên tắc sư phạm chỉ
bổ túc cho ân tứ giảng dạy. Nếu không có ân tứ thì các nguyên tắc chỉ đơn
thuần là sự khôn ngoan hay thông minh của con người. Nên nhớ rằng việc
giáo dục tôn giáo chủ yếu là một công tác thuộc linh. Đây là lý do tại sao
chúng ta phải nương dựa vào Đức Thánh Linh để thực hiện việc giáo dục.
10 Hai điều nào đã khiến Chúa Jesus thích hợp cho việc giảng dạy?
.......................
11 Ghép những tư cách của Chúa Jesus vị Giáo sư vĩ đại với các minh họa.
.... a Người phụ nữ Samari (4:1-54)
.... b “Danh Chúa Jesus”
.... c Chúa Jesus nói đến “Các chiên
khác”
.... d Nicôđem (3:1-36)
.... e Lời Chúa phán “Ta sẽ kéo mọi
người đến cùng Ta”
1) Quan tâm đến cả nhân loại
2) Có thẩm quyền
3) Hiểu biết bản chất của nhân loại
12 Ghép những tư cách của Chúa Jesus vị Giáo sư vĩ đại với các minh họa.
.... a Chúa Jesus thường xuyên cầu
nguyện
.... b Chúa Jesus áp dụng những
nguyên tắc giảng dạy
.... c Chúa Jesus được hướng dẫn bởi
Thánh Linh
.... d Chúa Jesus trưng dẫn trực tiếp từ Cựu Ước
.... e Chúa Jesus tuyên bố rằng “Ta là đường đi,
lẽ thật và sự sống”
1) Sự hiểu biết Kinh Thánh
2) Hiện thân sống động của chân lý
3) Thích hợp cho việc giảng dạy
MỤC TIÊU 3: Ghi nhận mục tiêu chức vụ của Chúa Jesus
MỤC TIÊU CỦA CHÚA
Có lẽ bạn đã nghe ai đó nói rằng cái chết quá trẻ của Chúa Jesus là một điều
không may mắn, nếu Ngài sống 40 hay 50 năm nữa thì có lẽ Ngài đã thực
hiện được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng cái chết của Ngài
không phải là quá sớm, nó đã được định sẵn rồi. Bởi vì Chúa Jesus là con
người có mục đích hơn bất cứ ai khác trong trần gian nầy. Người ta đã nói
về Chúa rằng Ngài hoạch định công việc của Ngài và Ngài thi hành những
điều Ngài đã hoạch định.
Chức vụ của Chúa Jesus vị Giáo sư vĩ đại đã bày tỏ quyết tâm thực hiện các
mục tiêu của Ngài. Chương trình giáo dục của Hội thánh cũng cần có mục
tiêu và kế hoạch để thực hiện mục đích của Chúa. Một người làm vườn biết
rằng thảng hoặc một loại cây có ích có thể tự nhiên mọc lên mà không cần
gieo trồng; tuy nhiên đó là ngoại lệ chứ không phải quy luật. Quy luật là bạn
chỉ gặt những điều bạn đã gieo.
Nhiều câu Kinh Thánh chứng tỏ rằng Chúa Jesus là một người của mục
đích. Ngài là của lễ chuộc tội đã được Đức Chúa Trời dự bị sẵn từ buổi sáng
thế (KhKh 13:8). Điều nầy cắt nghĩa tại sao mục tiêu của Chúa Jesus là mục
tiêu vĩnh cửu. Sự chết của Ngài trên thập tự giá là một điều bi thảm nhưng
không phải là ngẫu nhiên, phải hơn đó là sự định trước của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều đó trong chương trình đời đời của Ngài.
Chính Chúa Jesus cũng đã tuyên báo trước về sự chết và sống lại của Ngài
(Mac Mc 14:58, GiGa 2:19). Ngài phán rằng “Con Người cần phải bị treo
lên hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (GiGa 3:14-15).
Trong LuLc 4:18-21 Chúa Jesus đã tuyên bố các mục tiêu trong chức vụ của
Ngài: Ngài đến “Đặng truyền Tin lành cho kẻ nghèo... để rao cho kẻ bị cầm
được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do và để đồn ra năm lành
của Chúa”. Theo Mac Mc 1:14-15 Chúa Jesus đã đến để tuyên bố rằng
vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến giữa trần gian. Trong LuLc 19:9-10
chúng ta thấy mục tiêu của Con Người là “Tìm và cứu kẻ bị mất”. Nhiều
khúc Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng mục tiêu của Chúa Jesus là huấn
luyện, tấn phong và sai phái các môn đồ ra đi thi hành công tác mà Ngài
giao phó (LuLc 11:1; 24:45-47; Mat Mt 28:16-20; GiGa 14:12; 20:21). Mục
đích chính yếu của Ngài là thâu họp những con chiên lạc mất của nhà
Ysơraên (Mat Mt 10:6; 15:24; 23:37-39), nhưng mục đích của Ngài đối với
Ysơraên chưa phải là đã hoàn tất (Exe Ed 37:1-14; XaDr 10:10-13:2; RoRm
11:25-27; KhKh 7:1-8)
13 Ghép những khúc Kinh Thánh với những mục tiêu trong chức vụ của
Chúa Jesus

.... a Là của lễ chuộc tội từ buổi


sáng thế
.... b Tiên báo sự chết và sự sống
lại của Ngài
.... c Giảng Tin lành cho kẻ nghèo
công bố sự giải thoát cho kẻ
bị tù khiến kẻ đui được sáng
.... d Loan báo vương quốc của Đức
Chúa Trời đã đến
.... e Tìm và cứu kẻ hư mất
.... f Huấn luyện và tấn phong các môn đồ
.... g Tìm kiếm những chiên lạc của
nhà Ysơraên
1) Mat Mt 10:6; 15:24; 23:37-39
2) Mat Mt 28:16-20
3) Mac Mc 1:14-15
4) LuLc 4:18-21
5) 19:9-10
6) GiGa 3:14-15
7) KhKh 13:8
Vị Giáo sư vĩ đại đã hoàn tất mọi việc theo kế hoạch. Ngài đã phán cùng các
môn đồ: “Ta làm y theo điều Cha đã phán dạy” GiGa 14:31. Trong suốt các
thế kỷ những người đã tạo nên những thành quả lớn cho Chúa cũng đã làm
việc theo kế hoạch. Họ đều có mục tiêu rõ ràng. Chúng ta cũng phải đặt mục
tiêu cụ thể. Chúng ta phải sống và lo làm công việc của Cha chúng ta.
William Carey, nhà truyền giáo nổi tiếng người Anh tại xứ Ấn Độ đã nói:
“Thế giới chưa từng được thấy một con người hoàn toàn đầu phục Đức Chúa
Trời có thể thực hiện những gì”. Sự đầu phục mà Carey nói đến bao gồm
mục tiêu cao cả thi hành mọi điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm.
MỤ C TIÊU 4: Ghi nhận 5 phương pháp giảng dạy của Chúa Jesus
PHƯƠNG PHÁP CỦA CHÚA
Chúa Jesus coi các phương pháp giảng dạy là những phương tiện để đạt đến
cứu cánh, chứ tự nó không phải là cứu cánh. Các phương pháp phải tùy
thuộc vào nhu cầu của những người nghe Chúa giảng và phải nhằm hỗ trợ
việc hoàn thành mục tiêu của Ngài như đã đề cập trong phần trước. Sau đây
chúng ta sẽ nghiên cứu các phương pháp Chúa Jesus đã sử dụng.
Tạo sự chú ý
Nếu không tạo được sự chú ý nơi học viên, bạn có thể có cảm tưởng lời nói
của mình bay theo gió. Người ta không tiếp thu được gì nếu không lắng
nghe, và người ta chẳng bao giờ lắng nghe nếu không chú ý. Chúa Jesus
luôn luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Ngài đã dùng những cách thức
nào để thu hút sự chú ý?
1. Ngài yêu cầu mọi người chú ý (Mac Mc 4:9, 24). Ngài sử dụng những từ
ngữ như “Hãy nghe”, “Hãy lắng nghe”, “Nầy”, “Ai có tai, hãy nghe”. Những
người nghiên cứu về khoa ăn nói khám phá rằng phương cách hiệu quả nhất
để thu hút sự chú ý là yêu cầu thính giả chú ý: “Xin mọi người vui lòng lắng
nghe”
2. Ngài quan tâm đến mọi người. Chúa để ý đến những điều người khác làm,
nói và nhu cầu của họ. Ngài đặt những câu hỏi cho họ (Mat Mt 16:13). Ngài
gợi chuyện với họ (GiGa 4:7-9) và Ngài sử dụng ngôn ngữ cụ thể và đầy
hình ảnh sáng tạo. Ngài cắt nghĩa những điều sâu nhiệm bằng những từ ngữ
thông thường.
3. Sứ điệp của Ngài khiến mọi người thích thú. Ngài dạy về việc giữ ngày
sabát như sau: “Vì loài người mà lập ngày sabát, chớ chẳng phải vì ngày
sabát mà dựng loài người” (Mac Mc 2:27) về vấn đề dâng của lễ Ngài phán:
“Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ (Mat Mt 9:13). Ngài nói
về tình yêu của Đức Chúa Trời khi sai Con Một của Ngài đến cứu rỗi nhân
loại (GiGa 3:16).
4. Ngài thu hút người ta bởi những phép lạ Ngài thực hiện. Không có gì thu
hút người ta bằng quyền năng của Đức Chúa Trời và không có gì khiến
người ta chú ý hơn là những phép lạ và việc chữa lành bệnh.
5. Chúa Jesus thu hút người khác qua những hành động độc đáo. Ngài hòa
đồng với những người thâu thuế và tội lỗi. Ngài ăn chung với họ và tiếp
nhận họ. Ngài được coi là “bạn” của họ trước con mắt đầy ngạc nhiên của
những thính giả đầy thành kiến. Ngài chữa bệnh cho người ta trong ngày
sabát và biểu họ đứng dậy vác giường đi về nhà (GiGa 5:8-10). Ngài đuổi
những người đổi tiền ra khỏi đền thờ (Mat Mt 21:12)
14 Tại sao cần phải thu hút sự chú ý của học viên

15 Tại sao đôi khi việc thu hút sự chú ý của thính giả trở thành khó khăn.

16 Liệt kê 5 phương thức Chúa Jesus dùng để thu hút sự chú ý. Ghi chép
trong tập của bạn.
Câu hỏi và trả lời
Bốn Sách Tin Lành ghi lại hơn 100 câu hỏi khác nhau mà Chúa Jesus đã
nêu. Cũng có ít nhất 40 câu hỏi người ta nêu lên cho Chúa và mong đợi Ngài
trả lời. Điều nầy cho thấy có mối giao tiếp rộng rãi giữa Chúa Jesus và thính
giả của Ngài. Đặt câu hỏi là cách thức tốt nhất để thu hút học viên. Những
câu hỏi có sức hấp dẫn sự chú ý của học viên và giúp họ tham gia vào bài
học và tập trung vào đề tài. Chúa Jesus đã sử dụng những câu hỏi để kích
thích sự suy nghĩ, hướng dẫn tiến trình học tập và thúc giục người ta đáp
ứng với sứ điệp của Ngài bởi vì sứ điệp đó thích hợp với họ.
17 Đọc những khúc Kinh Thánh sau đây và thử xem bạn có thể dùng từ ngữ
riêng của bạn để nói lên mục đích của mỗi câu hỏi. Ghi chép trong tập của
bạn. 1) Mat Mt 16:13, 2) Mac Mc 10:3, 3) LuLc 11:5-6, 4) Mat Mt 12:34, 5)
16:26, 6) LuLc 10:36, 7) Mat Mt 15:34, 8) LuLc 8:45, 9) Mat Mt 21:25-27.
Cũng có nhiều câu hỏi được các cá nhân và nhóm người nêu lên cho Chúa.
Những câu trả lời của Chúa có thể được xếp vào những loại như chúng ta sẽ
tìm hiểu sau đây

18 Ghép những loại câu trả lời với những khúc Kinh Thánh có liên quan
.... a Câu trả lời cung cấp thông tin.
.... b Câu trả lời sâu nhiệm
.... c Trả lời trong hình thức câu hỏi
.... d Tùy thuộc vào dụng ý của người
đặt câu hỏi
.... e Tiến thoái lưỡng nan
.... f Trả lời cho cả người nêu câu hỏi
lẫn nội dung câu hỏi
1) GiGa 6:25-27
2) Mat Mt 21:25-27; GiGa 8:5-7
3) 13:25-26
4) 6:28-33
5) Mat Mt 21:23-25
6) LuLc 18:18-22
19 Ghép những loại câu trả lời với những khúc Kinh Thánh có liên quan:
.... a Có câu trả lời nhưng không tỏ tường
.... b Câu trả lời không giống như người ta mong đợi
.... c Trả lời trong hình thức kể chuyện
.... d Trả lời bằng sự im lặng
.... e Trả lời gián tiếp
.... f Câu trả lời thực tiễn
1) Mat Mt 22:21, 29:30
2) 18:1-6
3) LuLc 13:23-24
4) 17:37
5) Mac Mc 14:60
6) LuLc 10:29-30
Kể chuyện
Chúa Jesus rất thường kể chuyện. Những chuyện Chúa kể được gọi là dụï
ngôn. Dụ ngôn tức là đem so sánh những chân lý thông thường với những
chân lý cao xa hơn. Khoảng 1/4 những lời Chúa Jesus phán trong Phúc Aâm
Mác, và khoảng 1/2 trong Phúc Aâm Luca là những dụ ngôn. Từ ngữ dụ
ngôn xuất hiện 50 lần trong các sách Phúc Aâm. Dĩ nhiên không phải mọi
chuyện Chúa Jesus kể đều là dụ ngôn. Trong một vài câu chuyện Ngài đã
dùng những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống để làm minh họa (LuLc
10:30).
Những chuyện kể đóng vai trò rất lớn trong việc giảng dạy theo C. B. Eavey,
ở bất cứ độ tuổi nào nếu thầy giáo không sử dụng việc kể chuyện kể như đã
bỏ mất một phương thức quan trọng nhất để trình bày chân lý (Trang 245)
những câu chuyện giúp minh họa ý tưởng. Giảng dạy mà không kể chuyện
cũng giống như ngôi nhà không có cửa sổ. Những câu chuyện đem chân lý
vào cuộc sống vì chúng hỗ trợ cho óc tưởng tượng. Chúng tạo nên và duy trì
sự hứng thú. Chúng giúp cho người ta dễ nhớ.
Những câu chuyện Chúa Jesus kể không nhằm mục đích giải trí mặc dù
chúng ta có thể hiểu rằng thỉnh thoảng những người nghe Chúa cảm thấy
thích thú. Chúa kể chuyện nhằm bốn mục đích sau đây:
Một vài câu chuyện là để thu hút sự chú ý. Thí dụ như trong dụ ngôn về
người gieo giống ở LuLc 8:4-8. Sau khi Chúa kể câu chuyện nầy các môn đồ
bắt đầu hỏi ý nghĩa về câu chuyện
Một vài câu chuyện được dùng để minh họa. Chúa kể câu chuyện về người
Samari tốt lành để giải nghĩa chữ người lân cận. Qua cách đó Ngài làm cho
ý nghĩa trừu tượng của chữ người lân cận trở thành cụ thể.
Đôi khi bản thân câu chuyện là một bài học. Thí dụ như những câu chuyện
được ký thuật trong Luca 15 (chiên đi lạc, đồng tiền bị mất, người con hoang
đàng) chân lý về Đức Chúa Trời tìm kiếm tội nhân được trực tiếp trình bày
trong cả ba câu chuyện.
Đôi khi những câu chuyện được kể để áp dụng chân lý . Thí dụ như dụ ngôn
về người xây nhà trên đá và người xây nhà trên cát (6:46-49) nhằm mục đích
nói lên việc làm theo lời Chúa. Chúa Jesus đã sử dụng phương pháp kể
chuyện rộng rãi thế nào, thì chúng ta cũng nên làm như vậy.
20 Giải thích vai trò của việc kể chuyện trong giảng dạy

21 Mục đích của Chúa Jesus khi sử dụng các dụ ngôn là những điều sau
NGOẠI TRỪ
a) Để giải trí
b) Để thu hút sự chú ý
c) Để minh họa ý tưởng
d) Để trình bày bài học
e) Để áp dụng chân lý
Thực tập
Chúa Jesus thường đưa ra các việc thực tập cho môn đồ của Ngài. Ngày nay
chúng ta gọi đó là “Phương pháp thực hành”. Nhờ phương pháp thực hành
Chúa Jesus đã khiến các môn đồ tham gia vào bài học. Ngài muốn họ trở
thành những người làm theo lời Chúa chứ không phải chỉ nghe mà thôi (Mat
Mt 7:24-27). Đề ra những việc phải thực hành là một cách thức rất hiệu quả
làm cho môn đồ của Ngài thực hiện điều mình học. Tiến trình học tập được
đẩy mạnh khi các học viên tham gia tích cực buổi học.
Học cụ
Việc sử dụng học cụ có quan hệ gắn bó với phương pháp thực hành. Nếu có
thể kết hợp việc thấy, nghe và thực hành, chúng ta sẽ tạo nên một môi
trường học tập rất tốt đẹp cho học viên.
22 Đọc những khúc Kinh Thánh sau đây và với lời lẽ riêng của bạn hãy nêu
lên những học cụ Chúa Jesus sử dụng và mục đích sử dụng. Ghi chép trong
tập của bạn Mat Mt 6:25-31; 18:1-6; 21:18-22; Mac Mc 12:13-17; Mac Mc
12:41-44; GiGa 4:35-38; 6:25-40; 15:1-8.
Qua những thí dụ trên chúng ta thấy Chúa Jesus đã sử dụng nhiều loại học
cụ trong thiên nhiên. Những học cụ Chúa sử dụng được tìm thấy trong thiên
nhiên, sinh hoạt gia đình, việc buôn bán, hệ thống chánh quyền và tôn giáo.
Gương mẫu của Ngài chỉ cho ta thấy rằng có vô số học cụ có thể sử dụng
được. Chỉ cần chúng ta có óc sáng tạo mà thôi.
23 Ghép những phương pháp giảng dạy với những thí dụ:
.... a Nhận định về Con Người
.... b Người Samari tốt lành
.... c Phierơ bước đi trên mặt nước
.... d Lời Chúa phán “Hãy nghe” hoặc “Hãy lắng nghe”
.... e Chúa Jesus dùng một trẻ nhỏ làm gương
.... f Chúa chỉ cho môn đồ xem đồng lúa chín vàng chờ gặt
.... g Chúa sử dụng ngôn ngữ cụ thể, gợi hình
.... h Chúa sai 72 môn đồ ra đi
1) Thu hút sự chú ý
2) Câu hỏi và trả lời
3) Kể chuyện
4) Thực hành
5) Học cụ
Bài tự kiểm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng
nhất cho mỗi câu hỏi sau:
1 Chủ đề chính trong sứ điệp của Đấng Christ là:
a) Sự chết và sống lại của Ngài
b) Vương quốc Đức Chúa Trời
c) Sự tha tội
d) Giá phải trả để làm môn đồ
2 Chúa Jesus đã kể chuyện với những mục đích sau NGOẠI TRỪ
a) Thu hút sự chú ý
b) Để giải trí
c) Để giới thiệu bài học
d) Để áp dụng chân lý
3 Để nhấn mạnh rằng Ngài muốn các môn đồ phải làm theo lời Chúa chứ
không chỉ nghe mà thôi, Chúa Jesus đã sử dụng phương pháp.
a) Đặt câu hỏi
b) Kể chuyện
c) Thực hành
d) Học cụ
CHỌN GIỮA ĐÚNG và SAI. Hãy viết chữ Đ vào khoảng trống trước mỗi
câu Đúng. Viết S nếu câu đó Sai.
.... 4 Vương quốc Đức Chúa Trời chỉ nói đến việc tái lâm của Đấng Christ
mà thôi
.... 5 Việc nói chuyện giữa Chúa Jesus với Nicôđem và người phụ nữ Samari
chứng tỏ rằng Ngài thấu hiểu nhu cầu thuộc linh của họ
.... 6 Chúa Jesus đầy dẫy Thánh Linh đến nỗi Ngài có thể hoàn toàn nương
dựa vào Thánh Linh mà không cần áp dụng những nguyên tắc giảng dạy
đúng đắn.
.... 7 Khi Chúa Jesus phán với các môn đồ “Ta yêu mến Cha và làm theo mọi
điều Cha đã phán dặn” Ngài muốn xác định rằng Ngài luôn hành động theo
mục đích.

XẾP CHO PHÙ HỢP. Hãy đọc cẩn thận lời chỉ dẫn cho mỗi loạt câu hỏi.
8-13 Xếp những tư cách của Chúa đối với chức vụ của Ngài (bên phải) sao
cho phù hợp với những minh họa:
...... 8 Trưng dẫn Cựu Ước.
...... 9 Những chiên lạc của nhà
Ysơraên
.....10 Hãy học với ta
.....11 Hoàn toàn được dẫn dắt bởi
Thánh Linh
.....12 “Nhân Danh Chúa Jesus”
.....13 Nhu cầu về Đấng Cứu Rỗi
của nhân loại
a) Quan tâm đến toàn thể nhân loại
b) Có thẩm quyền
c) Thấu hiểu bản chất của nhân loại
d) Sự am tường Kinh Thánh
e) Hiện thân sống động của chân lý
f) Thích hợp để giảng dạy
14-18 Xếp các khúc Kinh Thánh sao cho phù hợp với những mục tiêu trong
chức vụ của Chúa Jesus:
a) Mat Mt 28:16-20
b) Mac Mc 1:14-15
c) LuLc 4:18-21
d) 19:9-10
e) KhKh 13:8
.... 14 Huấn luyện và tấn phong các môn đồ
.... 15 Công bố vương quốc Đức Chúa Trời đã đến
.... 16 Là Của Lễ chuộc tội từ buổi sáng thế
.... 17 Tìm và cứu kẻ hư mất
.... 18 Rao giảng Phúc Âm, tuyên bố sự giải thoát cho kẻ bị tù và mở mắt
cho kẻ đui
19-23 Ghép những cách thức Chúa Jesus dùng để thu hút sự chú ý với những
minh họa
.... 19 Hóa bánh ra nhiều cho 5 ngàn
người ăn
.... 20 Nói chuyện với người phụ nữ
bên giếng nước
.... 21 Chữa bệnh trong ngày Sabát
.... 22 Kêu gọi mọi người lắng nghe
.... 23 So sánh lòng thương xót với việc
dâng của lễ
a) Kêu gọi sự chú ý
b) Bày tỏ sự quan tâm đến người khác
c) Trình bày một sứ điệp hấp dẫn
d) Làm những dấu kỳ phép lạ
e) Thi hành những việc độc đáo
24-28 Xếp những loại câu trả lời khác nhau của Chúa Jesus sao cho phù hợp
với những câu người ta hỏi Chúa.
.... 24 “Thầy làm những điều nầy bởi
thẩm quyền nào?”
.... 25 “Thầy có ý kiến gì về việc ném
đá người phụ nữ ngoại tình”
.... 26 “Có nên nộp thuế cho Sêsa không?”
.... 27 “Ai là người lớn nhất trong nước Trời”
.... 28 “Thưa Chúa, phải chăng có rất ít
người được cứu?”
a) Tiến thoát lưỡng nan
b) Khác với câu trả lời mong đợi
c) Trong hình thức một câu hỏi
d) Thực tế
e) Gián tiếp
29-33 Ghép những học cụ Chúa dùng với bài học.
.... 29 Nền tảng đời sống thuộc linh
của Chúa Jesus
.... 30 Tầm quan trọng của việc dân hiến
.... 31 Năng lực của sự cầu nguyện bởi
đức tin
.... 32 Chúa chu cấp nhu cầu
.... 33 Tầm quan trọng của sự khiêm nhường
a) Chim và hoa
b) Một trẻ nhỏ
c) Cây vả bị héo
d) Mana
e) Hai đồng xu
ÑAÙNH GIAÙ TIEÁN BOÄ PHAÀN I
Giôø ñaây baïn ñaõ hoïc xong caùc baøi 1-3, haõy xem laïi chuùng ñeå
chuaån bò cho vieäc laøm baøi ñaùnh giaù tieán boä phaàn 1. Baïn seõ tìm
thaáy baøi laøm naày vaø tôø traû lôøi trong taäp taøi lieäu hoïc vieân cuûa
baïn. Haõy traû lôøi caùc caâu hoûi maø khoâng tra xem vôû ghi baøi, Kinh
Thaùnh, saùch giaùo khoa hay saùch höôùng daãn hoïc taäp. Sau ñoù baïn
coù theå tieáp tuïc nghieân cöùu baøi hoïc 4.

PHẦN GIẢI ĐÁP


1. Chủ đề của Chúa Jesus là vương quốc Đức Chúa Trời. Ngài nhấn mạnh
nước Trời đã đến gần và mọi người phải ăn năn và có đức tin.
2. Vương quốc Đức Chúa Trời trong hiện tại là sự ngự trị của Đấng Christ
trong tấm lòng và đời sống của tín đồ. Khi Chúa tái lâm vương quốc sẽ được
thiết lập cách trọn vẹn trên mặt đất.
3. Các đề tài gồm có: sự nhân từ của Đức Chúa Trời, Chúa quan tâm đến
nhu cầu của chúng ta, sự xưng nhận Đấng Christ, vấn đề ly dị, đức tin nơi
Chúa, việc kiêng ăn, sự tha tội, sự cầu nguyện, ma quỷ và tà linh, giá phải
trả làm môn đồ, lời tiên tri trong Kinh Thánh, lời hứa về sự ban cho Đức
Thánh Linh, sự sống đời đời dành cho tín đồ, thẩm quyền của Đấng Christ,
sự chết của Đấng Christ.
4. Thẩm quyền để trừ quỷ, chữa bệnh, loan báo vương quốc Đức Chúa Trời
chữa lành người đau
5. Nhân Danh Chúa Jesus người ta được giải cứu, tội lỗi được tha thứ, người
què được chữa lành, có sự rao giảng và dạy dỗ, quỷ ra khỏi một tớ gái.
6. Ngay từ đầu câu chuyện với Nicôđem (câu 3), Chúa đã đề cập đến sự tái
lâm. Ở phần đầu cuộc nói chuyện với người phụ nữ (câu 10,14) Chúa Jesus
đã đề cập đến nước hằng sống và sự sống đời đời
7. Kinh Thánh giúp người ta khôn ngoan để được cứu rỗi bởi đức tin trong
Đấng Christ
8. a) ám chỉ
9. Câu trả lời của bạn. Sứ đồ Giăng xác định thần tánh của Đấng Christ trong
tư cách Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt loài người.
10. Chúa được hướng dẫn bởi Thánh Linh cũng như nắm vững nghệ thuật
giảng dạy.
11. a 3) Hiểu biết bản chất con người
b 2) Có thẩm quyền
c 1) Quan tâm đến con người
d 3) Hiểu biết bản chất con người
e 1) Quan ta6m đến con người
12. a 2) Hiện thân sống động của chân lý
b 3) Thích hợp để giảng dạy
c 3) Thích hợp để giảng dạy
d 1) Hiểu biết về Kinh Thánh
e 2) Hiện thân sống động của chân lý
13. a 7) KhKh 13:8
b 6) GiGa 3:14-15
c 4) LuLc 4:18-21
d 3) Mac Mc 1:14-15
e 5) LuLc 19:9-10
f 2) Mat Mt 18:16-20
g 1) 10:6; 15:24; 23:37-39
14. Học viên cần phải nghe trước, học sau. Muốn nghe học viên phải chú ý,
tức là hướng suy nghĩ về đề tài của bài học
15. Tâm trí của học viên có thể suy nghĩ về chuyện khác, khi đó rất khó làm
gì để thu hút sự chú ý của họ
16. So sánh câu trả lời của bạn với sự hướng dẫn trong sách giáo khoa
17 1) Hướng tới một câu hỏi trực tiếp hơn “Còn các ngươi bảo ta là ai” 2)
Giới thiệu cho dân chúng điều quen thuộc với họ trước 3) Hướng thích giả
tới chỗ phải quyết định 4) Vạch trần tấm lòng của người Pharisi 5) Nhằm
giúp các môn đồ lựa chọn tình yêu thương thay vì sự ích kỷ 6) Để chỉ cho
thầy thông giáo thấy rằng sống như một người lân cận thì quan trọng hơn là
định nghĩa về một người lân cận 7) Nhằm làm cho phép lạ nổi bậc hơn khi
cho mọi người hiểu rằng có sự thiếu hụt lương thực 8) Để giúp người đàn bà
công xưng đức tin hầu mọi người thấy rằng việc lành bệnh là do đức tin chứ
không phải ma thuật 9) Nhằm đẩy những kẻ đối nghịch Ngài vào thế bị động
khiến họ không thể quấy rối Ngài thêm nữa.
18. a 3) GiGa 13:25-26
b 4) 6:28-33
c 5) Mat Mt 21:23-25
d 1) GiGa 6:25-27
e 2) Mat Mt 21:25-27; GiGa 8:5-7
f 6) LuLc 18:18-22
19. a 4) 17:37
b 1) Mat Mt 22:21, 29-30
c 6) LuLc 10:29-30
d 5) Mac Mc 14:60
e 2) Mat Mt 18:1-6
f 3) LuLc 13:23-24

20. Kể chuyện trong giảng dạy ví như những cửa sổ của một ngôi nhà.
Chúng giúp ta thấy những điều quí báu tức là chân lý. Chúng đem chân lý
vào cuộc sống, gợi trí tưởng tượng, tạo hứng thú và giúp dễ nhớ.

21. a) đem lại sự giải trí

22. Chim và hoa bày tỏ sự chăm sóc của Đức Chúa Trời; trẻ con bày tỏ sự
cần thiết của lòng khiêm nhường để được cao trọng trên thiên đàng; cây vả
bị khô héo bày tỏ quyền năng của sự cầu nguyện bởi đức tin; đồng tiền in
hình Sê-sa bày tỏ bổn phận của người ta đối với chính quyền cũng như đối
với Đức Chúa Trời. Đồng xu kẽm bày tỏ sự dâng hiến hết lòng; đồng lúa
chín vàng bày tỏ con người sẵn sàng nhận sự Cứu rỗi; ma-na bày tỏ rằng
nguồn sống thuộc linh của chúng ta ở nơi Chúa Jesus, Bánh sự sống; cành
nho và gốc nho bày tỏ sự cần thiết của mối liên hệ giữa người tín đồ và Chúa
Jesus để sanh bông trái.
23. a 2) Nêu câu hỏi và trả lời
b 3) Kể chuyện
c 4) Thực tập
d 1) Tạo sự chú ý
e 5) Học cụ
f 5) Học cụ
g 1) Tạo sự chú ý
h 4) Thực tập
GIÁO ÁN

Có lẽ bạn đã trải qua kinh nghiệm sau đây. Sau khi đã ngồi được 20 phút
trong một lớp Kinh Thánh, bạn tự nghĩ: “Tôi mong anh ta sẽ đi đến phần
quan trọng!”. Rồi thì, sau khi ngồi thêm 20 phút nữa bạn nhận thấy rằng
chẳng đi đến phần quan trọng nào. Điều bạn gặp phải có thể là kết quả của
việc không soạn giáo án đầy đủ cho buổi dạy.
Giảng dạy không phải là chỉ nói về đề tài cả giờ đồng hồ. Không phải chỉ
giữ cho học sinh bận rộn và im lặng cả giờ. Không xếp đặt kế hoạch tập
trung vào những mục tiêu ấn định trước, những lớp Kinh Thánh sẽ thiếu ý
nghĩa và phương hướng: Câu nói quen thuộïc sau đây kết luận tốt cho trường
hợp nầy: “Không chuẩn bị kế hoạch là chuẩn bị thất bại”.
Tờ kế hoạch giảng dạy mà chúng ta sẽ sử dụng không chỉ là một loại mẫu
giảng dạy có sẵn, nhưng nó còn nói lên những nhu cầu của trường Cơ đốc
cũng như những nhu cầu cho chương trình giáo dục Cơ đốc của Hội thánh.
Các thầy cô phụ trách giáo dục Cơ đốc quyết định trông cậy vào việc xức
dầu của Thánh Linh hơn là bỏ ra thời giờ xếp đặt kế hoạch, là không theo
tinh thần Kinh Thánh. Chúng ta phải làm cả hai. Kinh Thánh cho thấy xếp
đặt kế hoạch quan trọng như thế nào trong việc Sáng thế, trong việc hình
thành quốc gia Ysơraên và trong chính việc giảng dạy của Chúa Jesus. Đức
Chúa Trời đã xếp đặt kế hoạch cho việc cứu rỗi chúng ta trước khi sáng thế
(KhKh 13:8). Bài học nầy đề ra một phương thức đơn giản để soạn giáo án.
Dàn bài
Nhu cầu soạn giáo án
Các phần của tờ kế hoạch giảng dạy
Tờ kế hoạch giảng dạy mẫu
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Thảo luận về sự quan trọng của việc soạn giáo án
Ghi nhận những phần của tờ kế hoạch giảng dạy
Xây dựng một tờ kế hoạch giảng dạy
Chuẩn bị đầy đủ hơn cho các lớp dạy của bạn
Sinh hoạt học tập
Nghiên cứu từng phần bài học, theo những chỉ dẫn trong bài 1
Bỏ thêm thời giờ làm quen với tờ kế hoạch giảng dạy, và thuật
ngữ
dùng cho mỗi phần
Làm một vài giáo án mẫu cho bạn, dùng mẫu nầy để giúp bạn sử
dụng nó hữu hiệu hơn
Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài nầy, và kiểm tra cẩn thận các
câu trả lời của bạn với những câu cho sẳn trong gói sách vở. Ôn
lại những mục bạn trả lời sai.
Từ ngữ quan trọng
dai dẳng
thành phần
sự tiếp diễn
khép vào kỷ luật
Triển khai bài học
NHU CẦU SOẠN GIÁO ÁN
MỤC TIÊU 1: Kết hợp việc soạn giáo án với giáo trình và giải thích tại sao
soạn giáo án
Trong bài học trước chúng tôi đã nói đến những đặc điểm của một giáo trình
hiệu quả. Triển khai giáo trình là một tiến trình từng bước một. Nó đòi hỏi
việc xếp đặt kế hoạch cẩn thận, thời gian, cầu nguyện, và sự kiên nhẫn chăm
chỉ làm việc. Phần triển khai của giáo trình là những bài học đơn lẻ lần lượt
phối hợp để tạo thành những đơn vị học tập. Các đơn vị học tập tạo nên khóa
trình: “Giáo trình là khóa trình làm thành giáo trình. Hãy ghi nhớ định nghĩa
sau đây về giáo trình: “Giáo trình là một kế hoạch theo đó tiến trình giảng
dạy học tập được xúc tiến có hệ thống”. Soạn giáo trình tiến hành theo
những mục tiêu đã định trước; soạn giáo án tiến hành với cùng một cách
thức.
Việc soạn giáo án đưa đến một số kết quả như William Martin viết trong
quyển “Những bước đầu cho thầy cô”. Nó đem đến sự sử dụng thời giờ hữu
hiệu hơn trong việc chuẩn bị cũng như trong lớp. Nó đem lại sự thống nhất
và liên tục của từng bài học. Nó làm cho các thầy cô khép vào kỷ luật hơn
trong việc chuẩn bị và tự tin hơn trong lúc giảng dạy. Những bài học được
soạn kỷ lưỡng thì tập trung vào những mục tiêu được thành lập rõ ràng.
Những bài học như thế thì thường thú vị hơn. Soạn giáo án cẩn thận, các
thầy cô có thể giảng dạy lời Đức Chúa Trời và hoàn thành lời kêu gọi của
Đức Chúa Trời hơn (Các trang 84-85).
Bài nầy được dự định để giới thiệu việc soạn giáo án cho những lãnh đạo
giáo dục và các thầy cô giáo. Để làm như thế, chúng tôi sẽ trình bày một tờ
kế hoạch giảng dạy tiêu biểu mà chúng tôi đã chọn vì tính đơn giản của nó.
Bạn có thể đạt được một phương thức soạn giáo án chi tiết hơn với khóa học
“Những nguyên tắc giảng dạy” của ICI.
Hơn bất kỳ điểm nào khác, trong bài nầy chúng tôi muốn nhấn mạnh đến
điểm là những bài học đơn lẽ phải được soạn kỷ lưỡng. Tại sao điểm nầy cần
được nhấn mạnh như vậy? Theo John T. Sisemore:
Cách thức soạn giáo án quyết định phần lớn tính chất của việc giảng dạy, và
cứ như thế, tính chất của việc giảng dạy..... Mặc dù người thầy giáo có thể
ước muốn thực hiện việc giảng dạy hiệu quả hơn một cách nghiêm chỉnh,
nhưng anh ta sẽ nhận thấy không có tiến bộ gì cả cho đến khi anh ta đã thủ
đắc được kỷ năng chuẩn bị bài học (các trang 8-29).
1 Liên hệ giữa việc soạn giáo án với giáo trình
...........
..............
2 Trong sổ tay của bạn, giải thích sự quan trọng của việc soạn giáo án liên
quan thế nào đến việc giảng dạy.
3 Theo Sisemore, tại sao chúng ta nên nhấn mạnh đến những bài học được
soạn kỷ lưỡng.
..........
NHỮNG PHẦN CỦA TỜ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MỤC TIÊU 2: Xác định chức năng mỗi phần của Tờ kế hoạch giảng dạy
Chúng ta hãy lưu ý đến Tờ kế hoạch giảng dạy dưới đây. Chúng tôi đã đánh
số mỗi phần để tham khảo từng phần dễ dàng hơn trong phần định nghĩa từ
ngữ.
TỜ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Thầy giáo (1)............................................Ngày tháng (2).......................
Lớp (3)....................
Tựa đề (4)...... ..
Mục tiêu đơn vị học tập (5)...............
Tựa đề bại học (6).............
Đoạn văn bài học (7)
Chân lý chính yếu của bài học (8)

Nhu cầu cuộc sống của học sinh (9)

Mục tiêu bài học (10)

Cấu trúc bài học


Bước Thầy giáo thời gian Học sinh
Lưỡi câu (11) ......................... (19) ............. (15)................................
................................ ......................................
Sách (12).......................... ................... (16)................................
................................ ......................................
Nhìn (13).......................... .................. (17)................................
................................. ......................................
Đón nhận (14).......................... .................. (18)................................
................................ ......................................

Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về mỗi phần theo trình tự được định số
1. Thầy giáo - Tên thầy giáo ghi vào đây. Điều nầy nhằm nhấn mạnh vào sự
quan trọng và trách nhiệm của mỗi thầy giáo.
2. Ngày tháng - Đây là ngày tháng bài học phải được dạy, lưu trữ tốt giúp
chúng ta theo đúng tiến trình của giáo trình. Có bao giờ bạn tự hỏi các chủ
đề đã dạy cho một nhóm tuổi đặc biệt lần sau cùng là lúc nào không? Lưu
trữ chính xác rất có ích.
3. Lớp - Nhóm tuổi của lớp được ghi nhận: thí dụ như các em tiểu học, học
sinh cấp 1, người lớn cao niên. Mục tiêu bài học nên xét đến những nhu cầu
của lứa tuổi (phát triển, cá nhân, và tâm linh) của học sinh.
4. Tựa đề đơn vị - Đơn vị là một phần của khóa trình, nó tập trung vào chủ
đề chính. Các bài học của chúng ta là thành phần của một đơn vị. Tựa đề
đơn vị nên được giữ theo với mỗi bài học. Nó nhắc nhở chúng ta liên tục về
bức tranh lớn hơn.
5. Mục tiêu đơn vị học tập - Mục tiêu đơn vị học tập có phạm vi rộng lớn
hơn mục tiêu bài học. Mục tiêu đơn vị học tập có thể gồm 3 loại mục tiêu cơ
bản: nội dung (kiến thức), hàm ý (cảm hứng), và đáp ứng (hành động). Mỗi
đơn vị học tập nên có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và ngắn gọn. Những
mục tiêu nầy phải phản ảnh những nhu cầu của học sinh.
6. Tựa đề bài học - Tựa đề đơn giản và đi thẳng vào đề tài tạo nên hứng thú
và giúp cho học sinh nhớ bài học. Tựa đề cần liên quan chặt chẽ với bài học.
7. Đoạn văn Kinh Thánh - Tất cả các bài học nên căn cứ trên một đoạn Kinh
Thánh trong một cách có ý nghĩa. Đối với các em nhỏ hơn, một câu trong
Kinh Thánh có thể dùng như một đoạn văn. Đối với người lớn, 8 hay 10 câu
thường là đủ để đọc to lên. Với những đoạn văn dài hơn, bạn dùng lời của
mình để nói về nội dung của nó, hoặc chỉ đơn giản nhắc đến từng phần của
nó, để cho học sinh đọc lại toàn bộ đoạn văn sau giờ học.
8. Chân lý chính yếu của bài học - Chân lý chính yếu là lời phát biểu gói
ghém nội dung bài học. Nó nói lên cái cốt lỏi của bài học.
9. Nhu cầu cuộc sống của học sinh - Đây là bản liệt kê ngắn gọn những nhu
cầu của học sinh, theo đó bài học có thể hướng đến. Học sinh đến với chúng
ta với những nhu cầu cần nói lên để được đáp ứng. Động cơ thúc đẩy cho sự
thay đổi nằm ở điểm nầy. Các buổi dạy của chúng ta sẽ thật sự sống động
khi chúng ta giúp học sinh mình khám phá ra rằng Đấng Christ là câu giải
đáp cho những nhu cầu nầy.
10. Mục tiêu bài học - Mục tiêu bài học là những lời trình bày xúc tích về
mục đích học tập. Thầy giáo sẽ hướng những sinh hoạt học tập và kinh
nghiệm của học sinh đến những mục đích nầy. Mục tiêu bài học phản ảnh
mục tiêu đơn vị học tập cụ thể. Bản thân những sinh hoạt học tập đòi hỏi sự
đáp ứng tích cực từ học viên. Những mục tiêu đòi hỏi học viên áp dụng
những gì đã học vào chính cuộc sống của anh ta hoặc suy nghĩ về những
kinh nghiệm sống của anh ta trong ánh sáng chân lý chính yếu của bài học.
11-14. Thầy giáo - Những bước nầy nói về những sinh hoạt của thầy giáo
liên quan đến cấu trúc của bài học.
11. Lưỡi câu - Đây là bước gây chú ý. Người câu cá gắn mồi vào lưỡi câu để
thu hút cá, và khi cá cắn câu, người câu cá kéo nó vào. Kết hợp bài học với
những nhu cầu của học sinh là cách tốt nhất để thu hút học sinh chú ý. Từ
điểm nầy, nên có một sự chuyển biến tự nhiên vào nội dung bài học.
12. Sách - Đây là bước nội dung, mặc dù nội dung có thể được giới thiệu ở
bấy kỳ bước nào. Ở đây thầy giáo quan tâm đến việc cung cấp hiểu biết về
Kinh Thánh và giúp học sinh của mình hiểu nó có ý nghĩa gì đối với những
thính giả đầu tiên của Kinh Thánh.
13. Nhìn - Trong bước “nhìn”, thầy giáo xem xét từ nội dung đoạn Kinh
Thánh có thể rút ra bài học nào cho những độc giả ngày nay trong bước
“sách” chúng ta hỏi: “Nó có ý nghĩa gì đối với thời đại trước?” Trong bước
“nhìn”, chúng ta hỏi: “Nó có ý nghĩa gì đối với thời đại chúng ta?”
14. Đón nhận - Trong bước “đón nhận”, thầy giáo khảo sát một cách chung
chung những đáp ứng khả dĩ của học sinh. Đây là phần bài học thực hành
ngoài lớp học. Thánh Linh đến với học sinh trên nền tảng cá nhân về việc
Ngài muốn chúng ta phải làm gì với bài học. Đây là lý do tại sao thầy xử lý
bước nầy một cách chung chung.
15-18. Học sinh - Những bước nầy xét đến những sinh hoạt của học sinh liên
quan 4 bước: lưỡi câu, sách, nhìn và đón nhận. Những sinh hoạt nầy được
phối hợp với những sinh hoạt của thầy giáo.
19. Thời gian - Bài học một tiếng nên được chia ra như sau: lưỡi câu, 12
phút; sách, 24 phút; nhìn 18 phút; và đón nhận, 6 phút. Nhưng hãy linh
động! Nếu bạn tiên liệu cần thêm vài phút cho bước “đón nhận” chẳng hạn,
thì giảm đi một vài phút của những bước khác. Để bài học có thể hoàn tất
chính xác, chúng ta phải ý thức thời gian. Một phương thức gợi ý có thể
chấp nhận cho việc chia thời gian sử dụng cho bốn bước trong một đơn vị là
dành bài học 1 cho bước “lưỡi câu”, các bài học 2 và 3 cho bước “sách”, bài
học bốn cho bước “ nhìn”, và bài học 5 được chia giữa bước “ nhìn” và “
đón nhận”.
4 Xem lại Tờ kế hoạch giảng dạy và xác định chức năng mỗi phần (1 -19)
trong sổ tay của bạn.
MỤC TIÊU 3: Phát triển một giáo án căn cứ trên đoạn văn Giăng 9:1 -14
TỜ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MẪU
Sau đây là tờ kế hoạch giảng dạy mẫu đã ghi thông tin thích hợp. Nó dành
cho một bài học của một đơn vị học tập về Thần Tánh của Đấng Christ căn
cứ vào 7 dấu chỉ phép lạ trong phúc âm của Giăng. Hãy đọc kỹ
TỜ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Thầy giáo: Peter Mwangi
Ngày tháng 7/ 7/ 1988
Lớp : Người lớp trung niên
Tựa đề đơn vị học tập Thần tánh của Đấng Christ
Mục tiêu đơn vị học tập : Học sinh có thể 1) nêu bằng chứng về Thần tánh
của Đấng Christ xét theo 7 phép lạ trong phúc âm của Giăng; 2) tin vào
Đấng Christ; 3) áp dụng niềm tin nơi Đấng Christ vào cuộc sống hàng ngày;
4) đầy hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu.
Tựa đề bài học : Việc chữa lành kẻ bại
Đoạn văn bài học: GiGa 5:1-9
Chân lý chính yếu của bài : Đấng Christ là Chủ của thời gian
Nhu cầu cuộc sống của học sinh : Đấng Christ kiểm soát những lãnh vực về
sự sống mà loài người không thể đương đầu. Ngài có thể giúp chúng ta trong
những tình huống khó khăn nhất của cuộc sống cho dù những tình huống
xem như tuyệt vọng vì chúng kéo dài qua một thời gian khá lâu.
Mục tiêu bài học: Học sinh sẽ có thể 1) thảo luận về thần tánh của Đấng
Christ được xác định bởi việc chữa lành kẻ bại; 2) được khích lệ giữa cuộc
chiến với nhu cầu cá nhân đã có từ lâu.
Cấu trúc bài học
a. Bước:
- Lưỡi câu
- Sách
- Nhìn
- Đón nhận
b. Thầy giáo:
- Đưa ra bằng chứng về việc Đấng Christ đã chữa lành căn bệnh lâu năm của
tôi như thế nào. Mô tả tôi đã cảm thấy tuyệt vọng như thế nào. Nhắc đến
người bệnh mà Chúa Jesus đã chọn ra
- Đây là phép lạ thứ ba được ghi lại trong Phúc âm của Giăng. Ôn lại 2 phép
lạ trước và cho thấy phép lạ nầy thêm sự hiểu biết của chúng ta về thần tánh
của Đấng Christ như thế nào. Giải thích sở dĩ Chúa chọn trường hợp nầy vì
là một trường hợp tuyệt vọng
- Với sự phụ giúp của học sinh, hãy liệt kê những khó khăn dai dẳng trong
đời sống mà học sinh hay những người khác họ biết, gặp phải
- Đưa ra vài phương cách đáp ứng cho bài học:
a) Trong Đấng Christ không có tình huống nào là tuyệt vọng (mục tiêu sát
nội dung);
b) Hy vọng là phương thuốc dành cho sự thất vọng (hàm ý);
c) Cầu nguyện và cảm thông với những nhu cầu dai dẳng
c. Thời gian:
- 12
- 22
- 16
- 10
d. Học sinh:
- Học sinh đáp ứng bằng việc chia xẻ những trường hợp tương tự. Học sinh
trả lời cho những câu hỏi về việc tại sao người bệnh nầy đã được Chúa Jesus
chọn ra
- Một học sinh đọc đoạn văn. Các học sinh khác đặt câu hỏi và nghe thầy
giáo nhận xét về bài học
- Học sinh trả lời về sự tác động của phép lạ đối với dân chúng đã mục kích
phép lạ
- Sau khi cầu nguyện học sinh cho biết Thánh Linh đã cảm động họ như thế
nào qua bài học
5 Đây là lúc thực hành những gì bạn đã đọc. Bạn phải khai triển một giáo án
dựa theo cùng một đơn vị học tập như tờ kế hoạch mẫu trên đây. Bạn sẽ dạy
lớp người lớn như vậy. Đoạn văn của bạn sẽ là 9:1-41. Để giúp bạn hiểu đơn
vị học tập nầy, chúng tôi liệt kê 7 phép lạ như sau:
Biến nước thành rượu
Chữa lành con trai quan thị vệ
Chữa lành kẻ bại
(Hóa bánh ra nhiều) nuôi 5000 người
Đi bộ trên mặt biển
Chữa lành người mù từ thuở sinh ra
Sự sống lại của La-xa-rơ
2:1-11
4:46-54
5:1-9
6:1-14
6:16-21
9:1-41
11:1-46
Khi khai triển giáo án của bạn, xin xem giáo án mẫu mỗi khi cần đến. Vì có
thể bạn muốn sử dụng lại tờ mẫu nầy, bạn hãy sao chép tờ kế hoạch giảng
dạy ở trang kế. Ghi tên bạn vào chỗ dành cho thầy giáo. Tưởng tượng bạn sẽ
dạy bài học nầy một ngày nào đó trong tương lại. Thiết kế bài học của bạn
với những bước lưỡi câu, sách, nhìn và đón nhận.
TỜ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Thầy giáo............................................. Ngày tháng ...............................
Lớp
Tựa đề đơn vị học tập
Mục tiêu đơn vị học tập

Tựa đề bài học


Đoạn văn bài học
Chân lý chính yếu của bài học

Nhu cầu đời sống của học sinh

Mục tiêu bài học

Cấu trúc bài học


Bước:
Lưỡi câu
Sách
Nhìn
Đón nhận
Thầy giáo:
Thời gian:
Học sinh:
Baøi töï kieåm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi
1 Tất cả những câu sau đây là ĐÚNG về kết quả của việc soạn giáo án
NGOẠI TRỪ
a) Thời gian được sử dụng hiệu quả hơn
b) Thầy giáo có thể ít dựa vào Thánh Linh
c) Thầy giáo được khép vào kỷ luật hơn và tự tin hơn
d) Bài học được phát triển quanh những mục tiêu rõ ràng
2 Phần bài học nhận nhiều thời gian nhất là
a) Lưỡi câu
b) Sách
c) Nhìn
d) Đón nhận
3 Mục tiêu của đơn vị học tập nói về thần tánh của Đấng Christ căn cứ vào 7
phép lạ trong Phúc âm của Giăng gồm tất cả điều sau đây NGOẠI TRỪ:
a) đi đến việc tin vào Đấng Christ
b) áp dụng đức tin nơi Đấng Christ vào cuộc sống hàng ngày
c) đầy hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu
d) đưa ra bằng chứng tuyệt đối về thần tánh của Đấng Christ
4 Việc học sinh đọc đoạn văn thường xảy ra trong phần bài học được gọi là
a) lưỡi câu
b) sách
c) nhìn
d) đón nhận
CHỌN GIỮA ĐÚNG - SAI. Viết Đ trong khoảng trống trước mỗi câu
ĐÚNG. Viết S nếu câu SAI.
.... 5 Soạn giáo án cũng giống như soạn giáo trình, tiến hành theo những mục
tiêu được ấn định trước.
.... 6 Tính chất của việc soạn giáo án ảnh hưởng đến tiến trình giảng dạy,
nhưng không ảnh hưởng đến tiến trình học tập.
.... 7 Để cho công việc giảng dạy có hiệu quả hơn, thầy giáo chỉ cần ước
mong giảng dạy cho có hiệu quả hơn.

XẾP CHO PHÙ HỢP. Theo những chỉ dẫn cho mỗi loại câu hỏi
8-12 Xếp những phần của tờ kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với sự xác
định chức năng
..... 8 Nhắc nhở đến bức tranh lớn hơn
..... 9 Kết quả học tập mong muốn
.... 10 Mức tuổi của học sinh
.... 11 Trình bày nội dung bài học
a) Lớp
b) Tựa đề đơn vị học tập
c) Chân lý chính yếu
e) Mục tiêu bài học
13-16 Xếp những bước của cấu trúc bài học cho phù hợp với sự xác định
chức năng
.... 13 Áp dụng chân lý vào cuộc sống ngày nay
.... 14 Thảo luận ý nghĩa của Kinh Thánh
.... 15 Thu hút sự chú ý của học sinh
.... 16 Khảo sát những đáp ứng khả dĩ của học sinh
a) Lưỡi câu
b) Sách
c) Nhìn
d) Đón nhận
17-20 Xếp những bước của cấu trúc bài học cho đoạn văn 5:1-9 cho phù hợp
với những sinh hoạt của thầy giáo
.... 17 Nhắc đến việc cầu nguyện cho những
nhu cầu dai dẳng
.... 18 Liệt kê những nan đề dai dẳng trong
cuộc sống
.... 19 Thảo luận về sự tuyệt vọng của kẻ bại
.... 20 Đưa ra bằng chứng về việc chữa lành
cho cá nhân
a) Lưỡi câu
b) Sách
c) Nhìn
d) Đón nhận
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. Bài học là những phần xây dựng nên giáo trình. Việc soạn giáo án cũng
như soạn giáo trình là tiến trình từng bước một, tiến hành theo những mục
tiêu đã ấn định trước.
2. Việc soạn giáo án đem đến việc sử dụng thời gian có hiệu quả, tính thống
nhất và liên tục của bài học, thầy giáo khép vào kỷ luật và tự tin, những bài
học thú vị tập trung quanh những mục tiêu rõ ràng. Giúp chúng ta làm thật
tốt trong việc giảng dạy lời Đức Chúa Trời.
3. Tính chất của việc soạn giáo án ảnh hưởng đến tính chất của việc giảng
dạy, và việc giảng dạy ảnh hưởng tính chất của việc học tập.
4. Câu trả lời của bạn. Xem những chức năng đã cho trong phần hướng dẫn
học tập
5 Câu trả lời của bạn. Xem tờ kế hoạch giảng dạy mẫu cho những câu trả lời
về lớp. Tựa đề đơn vị học tập, và mục tiêu đơn vị học tập. Sau đây là những
câu trả lời khả dĩ cho những phần khác :
Tựa đề bài học-Chữa lành người mù từ lúc mới sinh.
Đoạn văn bài học - 9:1-41
Chân lý chính yếu của bài học-Đấng Christ là chủ của số phận con người
Nhu cầu đời sống của học sinh-Đấng Christ kiểm soát lãnh vực bất hạnh
trong cuộc sống con người. Ngài có thể giúp chúng ta đương đầu với nó và
lướt thắng nó.
Mục tiêu bài học - 1) Thảo luận về thần tánh và quyền năng của Đấng Christ
được minh chứng qua việc chữa lành người mù từ lúc mới sinh của Ngài; 2)
Được khuyến khích để bản thân tin vào Đấng Christ bởi nhìn thấy lòng
thương xót của Ngài và sự phát triển đức tin mau lẹ ở người được chữa lành.
Lưỡi câu: 12 phút.
Thầy giáo - Thảo luận về những bi kịch hay bất hạnh gần đây xuất hiện trên
báo chí, như động đất hay vết thương kỳ lạ khi đang làm việc, hoặc sinh một
em bé di dạng. Nói về những tình cảm tuyệt vọng.
Học sinh - Học sinh đáp ứng bằng cách chia xẻ những trường hợp tương
tự.Chúng chia xẻ những tình cảm tuyệt vọng cá nhân. Sách: 24 phút.
Thầy giáo - Ôn lại 5 phép lạ trước trong Phúc âm của Giăng. Thảo luận phép
lạ nầy thêm sự hiểu biết của chúng ta về thần tánh của Đấng Christ như thế
nào. Mô tả quan điểm của các môn đồ, người láng giềng, người Pharisi,
Chúa Jesus đối với người mù. Mô tả việc chữa lành và người được chữa lành
xưng đức tin.
Học sinh- Học sinh luân phiên đọc đoạn văn, nghe nhận xét của thầy giáo về
bài học, và đặt câu hỏi. Nhìn 18 phút.
Thầy giáo - Xem xét kết quả của việc tin và không tin bạn thấy nơi người
được chữa lành và người Pharisi và sự kiêu ngạo cản trở niềm tin như thế
nào.
Học sinh - Học sinh đáp ứng bằng cách so sánh sự khác biệt về sự biểu lộ
đức tin và không có đức tin trong việc chữa lành người mù lúc sinh ra và
chia xẻ những chao đảo của chính họ trong đức tin gây ra bởi lòng kiêu
ngạo. Đón nhận: 6 phút.
Thầy giáo - Đề ra vài cách đáp ứng với bài học: a) Nhìn lên Đấng Christ
giữa nỗi bất hạnh, b) Thay việc không tin bằng đức tin, c) Hãy nhạy cảm đối
với người gặp bất hạnh và cầu nguyện cho họ
Học sinh - Chia xẻ những lời chứng về việc Đức Chúa Trời nói với họ qua
phép lạ chữa lành nầy

TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC


Trong các phần trước, chúng ta đã định nghĩa giáo trình là “chương trình
theo đó tiến trình dạy và học được thực hiện một cách có hệ thống”. Trong
bài 4, chúng ta đã thảo luận về bản chất của một giáo trình và trong bài 5,
chúng ta đã nghiên cứu về giáo án và trong bài nầy, chúng ta sẽ bàn về điểm
thứ 3 trong định nghĩa của giáo trình: Tiến trình dạy và học.
Chắc các bạn còn nhớ trong bài học trước chúng tôi đã đưa ra một giáo án
mẫu bao gồm những công việc của thầy giáo và những công việc của học
viên. Có lẽ các bạn đã tự hỏi: “Việc phân chia 2 loại hành động như vậy căn
cứ trên điều gì? “ Hoặc có thể các bạn cũng thắc mắc: “Có những nguyên tắc
nào thầy giáo có thể noi theo để cải tiến chất lượng giảng dạy và thúc đẩy sự
học tập?”
Một yếu tố khác nữa của việc giảng dạy tốt là sự giao tiếp. Một thầy giáo dù
được chuẩn bị tốt cách mấy cũng sẽ không đạt nhiều hiệu quả nếu không có
khả năng giao tiếp tốt.
Trong bài nầy chúng ta sẽ trình bày 10 quy luật hay 10 nguyên tắc của việc
giảng dạy tốt và việc học tập kết quả. Những nguyên tắc nầy là nền tảng của
điều chúng tôi gọi là tiến trình dạy và học. Một tiến trình là một chuỗi liên
tục các hoạt động được thực hiện có chủ ý nhằm đạt tới một mục tiêu. Cầu
xin Chúa ban cho bạn một nhận thức mới về tiến trình dạy và học hầu cho
qua nhận thức nầy bạn sẽ càng phấn khởi hơn trong nhiệm vụ huấn luyện
đức tin Cơ đốc.
Dàn bài
Mối liên hệ giữa dạy và học
Các nguyên tắc học tập có hiệu quả

Mục tiêu bài học


Khi học xong bài nầy, bạn sẽ có thể:
Định nghĩa tiến trình dạy và học
Ghi nhận những nguyên tắc giảng dạy sinh động và những nguyên tắc học
tập có hiệu quả
Áp dụng những nguyên tắc đó vào việc giảng dạy của bạn

Sinh hoạt học tập


Học thuộc 10 nguyên tắc giảng dạy sinh động.
Đặc biệt chú ý đến 5 bước để đạt được sự giao tiếp tốt.
Ôn lại từ bài 4 đến 6 để sửa soạn cho bài kiểm tra đánh giá tiến bộ từng
phần. Đọc phần chỉ dẫn trong tập tài liệu dành cho học viên.
Điền các câu trả lời vào bảng trả lời theo như được hướng dẫn rồi
gởi về cho giảng viên của bạn, người sẽ kiểm tra các câu trả lời
của bạn và cho bạn biết kết quả.

Từ ngữ quan trọng


theo dõi, ý kiến phản ảnh
tiếp thu, hấp thụ
động cơ
khả năng thể lý
tỷ lệ
học vẹt
Khai triển bài học
MỤC TIÊU 1: Sự liên hệ giữa việc dạy và học, định nghĩa việc học
MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC DẠY VÀ HỌC.
Một nhà văn đã mô tả mối liên hệ giữa việc dạy và học như thế nầy: Dạy là
một tiến trình, học là kết quả; dạy là một quá trình, học là thành quả; dạy là
phương tiện, học là cứu cánh. Tác giả nầy còn nói thêm rằng chỉ có thể thực
sự gọi là giảng dạy khi có những biến đổi xảy ra trong đời sống của học viên
(Sisemore, tr. 11). Một tác giả khác cũng đồng ý rằng việc giảng dạy phải
gắn liền với sự tiếp thu của học viên đã nêu lên tầm quan trọng của việc thầy
giáo cần hiểu được sự tiếp thu xảy ra thế nào nơi học viên. Chỉ khi đó người
thầy giáo mới có thể lựa chọn những sinh hoạt học tập nhằm đạt được những
thay đổi trong đời sống của các học viên (Eavey, tr. 118).
Dạy và học là 2 mặt của một đồng tiền. Không thể có điều nầy mà không có
điều kia. Đối với những người học hàm thụ (như các bạn chẳng hạn) thì sách
giáo khoa hay tài liệu hướng dẫn học tập đóng vai trò thầy giáo. Ngay cả đối
với những người “tự học” trong ý nghĩa là không có những chỉ dẫn học tập
cụ thể vẫn có thể có những nguồn tài liệu khác. Tóm lại sự giảng dạy chỉ có
thể gọi là hiệu quả khi nó dẫn đến sự tiếp thu nơi học viên.
1 Xếp những từ ngữ sau đây với việc dạy hay việc học.
.... a Tiến trình
.... b Quá trình
.... c Kết quả
.... d Thành quả
.... e Cứu cánh
.... f Phương tiện
1) Dạy
2) Học
2 Hãy nêu lên mối liên hệ của việc dạy và học.

Cho tới đây, chúng tôi đã đề cập đến từ liệu học (tiếp thu) nhiều lần. Một tác
giả đã định nghĩa từ liệu học như sau: “Sự thay đổi khá rõ rệt trong cách
sống như là kết quả của việc thực hành và kinh nghiệm” (Davis, tr. 164). Ý
nghĩa chính ở đây là “Thay đổi cách sống”. Điều đó có nghĩa là một người đi
tới chỗ biết và có thể làm những điều mà trước đó người đó không biết hoặc
không có thể làm. Sự thay đổi nầy được gọi là “tương đối vững bền” bởi vì
người ta có khuynh hướng hay quên điều họ đã học hoặc là những điều mới
học sẽ lẫn lộn với những điều đã học rồi. Sự thay đổi nầy được gọi là kết quả
của việc thực hành hoặc kinh nghiệm để phân biệt với sự thay đổi cách sống
do kết quả của sự tăng trưởng bình thường.
Có nhiều hình thức học khác nhau. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng
mình đã học được điều gì khi họ thâu thập được những kiến thức, sự hiểu
biết, các kỷ năng hoặc hình thành những quan điểm mới.
Việc học chỉ nhấn mạnh vào tri thức mà không có sự hiểu biết thường được
gọi là học “vẹt”. Việc học như vậy thường là máy móc và đem lại rất ít hoặc
không đem lại thay đổi gì trong nếp sống. Việc học nhấn mạnh đến kiến
thức cũng như sự hiểu biết được gọi là việc học có ý thức. Việc học như vậy
sẽ đem lại những thay đổi trong lối sống.
Điều rõ ràng là chúng ta đã học được nhiều điều khi chúng ta trở nên một tạo
vật mới trong Đấng Christ “Mọi sự đều trở nên mới” (IICo 2Cr 5:17). Do đó
đối với những nhà giáo dục Cơ đốc sự tăng trưởng và trưởng thành thuộc
linh là hình thức học tập quan trọng bắt nguồn từ kinh nghiệm gặp Chúa.
3 Liệt kê 5 hình thức học tập được nói đến trong phần trên.

4 Ghép các sinh hoạt học tập với những hình thức học tập có liên quan.
1) Học tập có ý nghĩa
2) Học “vẹt”
.... a Học thuộc lòng RoRm 8:28-30
.... b Liệt kê các sách Cựu Ước theo kinh điển Hêbơrơ.
.... c Thiết lập 1 kế hoạch để các học viên thực hành việc cá nhân chứng đạo.
.... d Định nghĩa từ ngữ Thêôphani như đã được đề cập tới trong bài học
trước
.... e So sánh quan điểm của Phaolô về đức tin (RoRm 4:1-25) với quan điểm
của Giacơ về việc làm (Gia Gc 2:14-24).
.... f Sắp xếp các sách của Tân ước theo thứ tự thời gian như tiến sĩ Horton
đã nêu lên
.... g Nêu lên điều có thể đem áp dụng từ sự dạy dỗ của sứ đồ Phaolô về việc
ăn đồ cúng vào sinh hoạt của Hội thánh ngày nay.
.... h Theo bạn thì Hội thánh ở Côrinhtô đón nhận những dạy dỗ của sứ đồ
Phaolô về việc lập gia đình như thế nào (ICo1Cr 7:1-40)
MỤC TIÊU 2: Xác định 5 nguyên tắc giảng dạy sinh động
NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢNG DẠY SINH ĐỘNG
Trong phần còn lại của bài học, chúng ta sẽ thảo luận về 10 nguyên tắc giảng
dạy sinh động và học tập có hiệu quả. Chúng tôi đã cẩn thận chọn lựa những
nguyên tắc theo chúng tôi nghĩ là rất quan trọng. Những nguyên tắc nầy
không được liệt kê theo tầm mức quan trọng mặc dầu chúng tôi nghĩ rằng
nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc quan trọng hơn vì một số lý do. 5 nguyên
tắc đầu liên quan đến việc giảng dạy và 5 nguyên tắc sau liên quan đến việc
học tập.
1. Quyền năng của Đức Thánh Linh: Chúng ta cần phải nương dựa vào
quyền năng của Đức Thánh Linh để đạt được những mục đích thuộc linh
(ICo1Cr 2:10-15). Như trước đã nói việc giáo dục Cơ đốc chủ yếu là một
công tác thuộc linh. Nói cho cùng thì chính Đức Thánh Linh là Đấng dạy dỗ.
Mặc dầu Ngài làm việc đó qua con người. Ngài ngự trong tấm lòng của cả
giáo viên lẫn học viên. Ngài soi sáng tâm trí và cảm động trong lòng. Ngài
không những chỉ dắt chúng ta vào lẽ thật (GiGa 16:13) nhưng Ngài cũng
chính là Thần của Lẽ Thật (GiGa 14:17) Ngài cáo trách thế gian về tội lỗi,
về sự công nghĩa, về sự xét đoán (GiGa 16:8). Một khi chúng ta nhận thức
rằng Đức Thánh Linh làm việc trong thầy giáo cũng như trong học viên để
truyền đạt sứ điệp của Lời hằng sống thì khi đó chúng ta hiểu được chân lý
sống động.
2. Gương mẫu: Ở phần trước chúng ta đã nói đến việc thầy giáo phải làm
gương cho học viên. Việc giáo dục không những chỉ qua lời nói nhưng còn
qua cách sống nữa. Nguyên tắc giáo dục bằng gương sáng đòi hỏi giáo viên
phải sống đúng với điều mình đã giảng dạy. Chẳng hạn nếu chúng ta huấn
luyện người khác về việc dạy lớp Kinh Thánh trường Chúa nhật thì chính
việc huấn luyện của chúng ta phải thể hiện những phương pháp giảng dạy có
hiệu quả.
Đối với những người làm cha mẹ thấy những hành vi khác lạ nơi con cái
mình và đặt câu hỏi: “Chúng ta học điều đó ở đâu?”. Rõ ràng là chúng ta đã
học điều đó bằng cách bắt chước người khác. Điều hiển nhiên là học sinh bắt
chước thầy giáo của chúng nhiều hơn là điều chúng ta tưởng. Điều nầy càng
đúng nơi các trẻ em. Nguyên tắc noi theo gương mẫu vẫn tác động dầu
chúng ta ý thức hay không ý thức. Vì thế chúng ta nên lợi dụng sự kiện này
bằng cách nêu lên những gương sáng chứng minh cho các chân lý mà chúng
ta giảng dạy. Các học viên sẽ sẵn sàng tiếp thu điều chúng ta muốn họ học
khi chúng ta giảng dạy những điều đó kèm theo gương sáng để họ nhìn thấy
và noi theo.
5 Định nghĩa nguyên tắc nêu gương sáng

6 Hãy giải thích câu nói “Dù muốn hay không nguyên tắc nêu gương sáng
vẫn luôn luôn tác động - Ghi chép trong sổ tay của bạn.
3. Sự giao tiếp. Thầy giáo là một người làm công việc giao tiếp. Nhiệm vụ
của họ là truyền đạt những tri thức và tình cảm. Sau đây là những phương
cách để một giáo viên Cơ đốc giáo dục có thể giao tiếp, truyền đạt tốt hơn.
a. Nêu rõ các mục tiêu của bài học: Chỉ cho học viên biết đang học phần nào
của bài học. Như thế sẽ giúp học viên chuẩn bị và sắp xếp những tài liệu
trước khi nghe giảng bài. Câu nói sau đây về việc truyền giảng cũng áp dụng
cho việc giảng dạy. “Nói cho cử tọa biết điều bạn sắp trình bày với họ, trình
bày cho họ về điều đó và sau đó nhắc lại cho họ những điều bạn vừa trình
bày”.
b. Liên hệ bài học với những yêu cầu và hoàn cảnh thực tế trong đời sống
của học viên. Sự giao tiếp sẽ được tăng cường khi nó có ý nghĩa. Việc có ý
nghĩa hay không tùy thuộc vào giá trị cá nhân. Điều nào được người ta coi là
quan trọng thì điều đó có ý nghĩa đối với người đó.
c. Chia nội dung bài học thành từng phần nhỏ một cách hợp lý, tùy theo mức
độ khó khăn phức tạp của bài học và khả năng của học viên. Việc sử dụng
biểu mẫu giáo án sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phân chia nội dung bài học.
d. Nêu những câu hỏi để kiểm tra xem mối giao tiếp đã tốt chưa - Giao tiếp
là một mối liên hệ song phương. Thầy giáo không thể khẳng định là đã có
mối giao tiếp tốt nếu không thấy sự đáp ứng từ phía học viên.
e. Tìm cách kích thích mọi giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị
giác và xúc giác càng nhiều càng tốt. Những sự nghiên cứu đã cho thấy rằng
việc kích thích càng nhiều giác quan càng khiến bài học thú vị hơn và giúp
học viên ghi nhớ nội dung bài học trong thời gian dài.
7 Liệt kê 5 phương cách để có sự giao tiếp tốt. Ghi chép trong sổ tay của
bạn.
4. Sử dụng các phương pháp và tài liệu đa dạng. Giáo viên cần phải tránh sử
dụng các tài liệu và phương pháp cách đơn điệu. Chẳng hạn chúng ta rất dễ
chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình trong những lớp dành cho người lớn.
Nhưng chúng ta cần phải lựa chọn phương pháp và tài liệu tùy theo nhu cầu
của học viên và mục tiêu của lớp học. Không có một phương pháp nào phù
hợp được với mọi hoàn cảnh. Mọi phương pháp đều có điểm thuận lợi và bất
lợi riêng. Phương pháp hữu hiệu nhất đối với từng hoàn cảnh là phương
pháp đem lại kết quả nhiều nhất.
Việc đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy không phải là một lựa chọn
tùy ý nhưng là một điều cần thiết. Nếu muốn việc giảng dạy có hiệu quả hơn
thầy giáo phải chú ý đến việc sử dụng các phương pháp giảng dạy cách
phong phú và thông minh.
8 Xác định phương pháp giảng dạy tốt nhất

9 Giải thích tại sao việc đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy là cần thiết.

5. Không ngừng hoàn thiện. Điều nguyên tắc nầy muốn nhấn mạnh là dù
việc giảng dạy đã có hiệu quả đến đâu chăng nữa cũng cần phải được không
ngừng hoàn thiện. Người ta có nói đến một thầy giáo đã từng dạy học 20
năm nhưng thực sự chỉ có một năm kinh nghiệm. Bởi vì người nầy chỉ lặp đi
lặp lại một kinh nghiệm từ đầu đến cuối. Vô hình chung, người thầy giáo
nầy đã không tăng tiến gì cả. Có thể là người nầy đã cố gắng cải tiến nhưng
không thành công. Nhưng cũng có thể là người nầy đã tự thỏa mãn với kết
quả mình đạt được. Người đó hoặc là lười biếng hoặc là cẩu thả hay vô trách
nhiệm.
Một thầy giáo tốt cần không ngừng nổ lực tự hoàn thiện. Chúng ta muốn nói
đến quyết tâm bền bỉ không ngừng hoàn thiện. Chúng ta không thể để mình
bị trói buột bởi những suy nghĩ hoặc bị ngăn trở bởi những người không
thích tiến bộ, hoặc bởi thiếu thốn phương tiện. Người thầy giáo cần nhìn
thấy những tiềm năng to lớn Đức Chúa Trời đặt trong đời sống mỗi học viên
và nổ lực giúp học viên phát triển các tiềm năng đó trong ơn Chúa. Công
việc của người thầy giáo giống như người thợ kim hoàn mài dũa và đánh
bóng những viên ngọc quý. Người thầy giáo chỉ đem lại điều tốt nhất cho
học viên và không mong mỏi gì hơn là thấy những kết quả mỹ mãn nhất nơi
học viên. Chúng ta mong mỏi làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời trên đời
sống chúng ta với tư cách là một con người và là một thầy giáo.
10 Một số giáo viên đã không nổ lực và không tiến tới được sự hoàn thiện
bởi vì:
a) Sợ thất bại
b) Tự thỏa mãn với điều họ đã đạt được
c) Lười biếng và cẩu thả
d) Tất cả những điều trên
11 Định nghĩa tinh thần hoàn thiện không ngừng mà một giáo viên cần có.
.............
............ .
MỤC TIÊU 3: Xác định 5 nguyên tắc học tập có hiệu quả
NHỮNG NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ
Năm nguyên tắc sau đây liên quan đến việc học tập. Có thể nói nguyên tắc
căn bản nhất là nguyên tắc về động cơ học tập
6. Động cơ (học tập). Nguyên tắc nầy khẳng định rằng động cơ học tập của
học viên sẽ quyết định nội dung điều họ sẽ học. Động cơ học tập bắt nguồn
từ ước muốn học tập của học viên. Chỉ khi nào một người có ước muốn học
tập thì người đó mới có thể bắt đầu học tập. Hầu hết những tín đồ trong nhà
thờ đều có ước muốn học tập. Họ đều ước ao học hỏi những điều về Đức
Chúa Trời với tư cách là giáo viên chúng ta có nhiệm vụ phải khơi lửa để
mọi viên than đều bắt lửa và cả lò than bừng cháy. Bạn có thể tưởng tượng
lớp Kinh Thánh của bạn sẽ như thế nào nếu mọi học viên đều có lòng ước ao
học hỏi như vậy.
Một vài yếu tố có thể khuyến khích động cơ học tập. Điều trước tiên là sự
giảng dạy có ý nghĩa. Một khi các bài học có liên quan đến những nhu cầu
của học viên thì nội dung Kinh Thánh của bài học sẽ trở nên thích hợp. Nó
đem lại câu trả lời cho những vấn đề mà con người thời nay đang thắc mắc.
Nó thỏa mãn mong ước của tấm lòng con người muốn hiểu biết về Đức
Chúa Trời.
Điều thứ hai là việc giảng dạy phải được trình bày thế nào để ngay từ đầu
học viên hiểu được những mục tiêu của bài học là gì. Điều đó giúp học viên
hiểu họ đang hướng tới đâu và có cảm giác là họ đang tham gia vào bài học.
Chúng ta có thể tưởng tượng được cảm giác của các môn đồ khi Chúa Jesus
phán với họ, “Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ chẳng biết
điều chủ mình làm, nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ
cho các ngươi biết mọi đều ta đã nghe nơi Cha ta” (GiGa 15:15).
Điều thứ ba là việc giảng dạy áp dụng những sinh hoạt học tập phong phú.
Người ta thường thích những điều mới mẻ. Chúng ta đã nêu lên sự cần thiết
phải áp dụng những phương pháp giảng dạy phong phú. Thêm vào đó những
sinh hoạt học tập phong phú giúp tạo nên và duy trì sự thích thú. Một người
có thể rất thích ăn cơm với cá, nhưng nếu cứ ăn cơm với cá mãi thì rồi cũng
sẽ chán.
Điều thứ tư, việc giảng dạy có quan tâm đến các học viên và những sự đóng
góp của họ vào bài học sẽ giúp tăng cường động cơ học tập. Phải tạo cho
học viên có cảm giác rằng họ là quan trọng. Giáo viên cần phải hiểu biết về
học viên càng nhiều càng tốt. Giáo viên càng tỏ ra quan tâm đến học viên
bao nhiêu thì học viên càng sẵn sàng tiếp thu bài học bấy nhiêu.
12 Thế nào là động cơ học tập? Ghi chép trong tập của bạn.
13 Cho biết các yếu tố dưới đây có khuyến khích động cơ học tập hay
không.
.... a Học vẹt
.... b Những sinh hoạt học tập phong phú
.... c Phương pháp giảng dạy không thay đổi
.... d Những câu chuyện thích thú và phù hợp
.... e Không ghi nhận sự đóng góp của học viên
.... f Không nêu rõ mục tiêu bài học cho học viên
.... g Bài học có ý nghĩa
1) Khuyến khích động cơ học tập
2) Không khuyến khích động cơ học tập
7. Tinh thần chịu học tập. Việc học tập tùy thuộc rất nhiều nơi ước muốøn
học tập của học viên hơn là hoạt động giảng dạy của thầy giáo. Ở đây muốn
nói đến tinh thần học tập. Dầu thầy giáo có giảng dạy tốt cách mấy về phần
mình mỗi học viên cũng phải tự học tập. Học tập luôn luôn bao gồm việc tự
học.
Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ phủ nhận sự quan trọng của thầy giáo. Đức
Chúa Trời đặt những thầy giáo trong Hội thánh là để dạy dỗ chúng ta. Chắc
chắn tôi đã không thể làm được điều mình đã làm nếu không có các thầy
giáo. Rõ ràng là những bài học được giảng dạy tốt sẽ giúp cho việc học trở
nên dễ dàng. Trái lại, bài học được giảng dạy tồi sẽ ngăn trở việc học. Tuy
nhiên các học sinh vẫn thường phải tiếp tục học mặc dầu sự giảng dạy rất
kém cỏi.
Sau khi thầy giáo đã giảng và thực hiện mọi điều rồi, các học sinh vẫn phải
chấp nhận tối thiểu là hơn một nửa trách nhiệm phải tự học. Điều nầy đáng
trở nên một nguồn khích lệ cho tất cả chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta có
thể học hàm thụ tại nhà. Cũng có nghĩa là nếu chúng ta thực lòng muốn hiểu
biết về Lời của Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể biết được và có nghĩa là
việc học tập có thể trở thành một kinh nghiệm bổ ích và kéo dài cuộc đời.
14 Tinh thần chịu học tập có nghĩa là
a) Sự ham thích học tập
b) Khả năng giảng dạy của giáo viên
c) Tinh thần trách nhiệm của học sinh
d) a và c
15 Cho biết ai là người chịu trách nhiệm về việc học tập của học viên. Ghi
chép trong sổ tay của bạn.
8. Sự tham gia. Nguyên tắc học tập nầy còn được gọi là quy luật của kinh
nghiệm, thực hành, dấn thân và giao tiếp. Nguyên tắc này minh định rằng
việc tham gia của học viên là điều cần thiết để có được việc học tập kết quả.
Học viên học tập qua hành động. Các hoạt động có thể mang tính chất thể lý,
tâm trí, tình cảm hay tâm linh. Việc tham gia các hoạt động nầy giúp cho
học viên hấp thụ điều mình đã học.
Nguyên tắc nầy bao gồm việc theo dõi khen thưởng, thực hành và ôn tập.
Tất cả những người đó đều có liên quan mật thiết với nhau. Nói về việc theo
dõi, việc học tập sẽ được đẩy mạnh và duy trì khi những tiến bộ của học viên
được theo dõi và ghi nhận. Việc theo dõi giúp cho học viên biết được kết
quả sự học của mình. Nó giúp cho học viên biết được những tiến bộ hoặc
những sai sót của mình vàgiúp học viên sửa chữa những sai sót của mình và
giúp học viên sửa chữa những sai lầm đó. Nói về việc củng cố, khen thưởng
khi học sinh thực hiện một việc tốt và được tuyên dương hay khen thưởng
thì học viên thường có khuynh hướng lập lại hành động tốt đó. Học sinh rất
thích được thầy giáo khen ngợi: “Tốt lắm! Khá lắm!” hoặc “Đúng lắm, bạn
tiến bộ nhanh lắm!” Việc khen thưởng làm gia tăng động cơ học tập nơi học
viên. Nói về việc thực hành và ôn tập, chúng ta dễ học thuộc các dữ kiện
nhất bằng cách lặp đi, lặp lại luôn. Việc thực hành và việc ôn tập sẽ giúp học
viên nhớ bài được lâu.
16 Nguyên tắc tham gia còn được gọi là gì?
...........
17 Định nghĩa nguyên tắc tham gia
..........
.........
18 Xếp 3 nội dung của sự tham giavới các hoạt động
.... a Giúp ghi nhớ lâu bền
.... b Cũng cố sự hiết biết đúng
.... c Giúp học viên biết các sai sót của mình
.... d Khen thưởng việc tốt
.... e Đưa ra các phương cách để sửa chữa những sai lầm
.... f Giúp học viên ôn tập
.... g Khích lệ học viên tiếp tục học
1) Theo dõi
2) Khen thưởng
3) Thực hành và ôn tập
9. Cá nhân khác biệt. Khi học viên học tập trong mức độ khác nhau và với
những cách thức khác nhau. Tôi biết một người thường hay nói: “Đừng mất
kiên nhẫn với tôi bởi vì Chúa vẫn còn đang tiếp tục hành động trong tôi !”.
Rất nhiều thầy giáo mong đợi các học trò của họ học tập ở cùng một mức độ
như nhau. Đây là một mong đợi vô lý. Mỗi học viên đều có những khả năng
khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, tinh thần học tập và động cơ học tập khác
nhau. Chúa đối xử với mỗi người cách khác biệt. Ngài biết chúng ta có thể
học nhanh mức nào và học những nội dung nào.
Thực hiện nguyên tắc nầy đòi hỏi giáo viên phải dành thì giờ tìm hiểu về
từng cá nhân mỗi học viên. Thầy giáo phải biết được điểm mạnh và điểm
yếu của mỗi học viên để đối xử với từng học viên một cách thích hợp. Đây
là một thách thức lớn bởi vì nó đòi hỏi phải ấn định tỷ lệ thích hợp giữa học
sinh và một thầy giáo. Nếu một giáo viên phải dạy một lớp gồm 80 học viên
thì không thể nào quan tâm đến từng cá nhân được. Những người lãnh đạo
trong Hội thánh cần theo dõi sỉ số của từng lớp hầu bảo đảm sự quan tâm
đến từng học viên.
19 Trình bày sự mong đợi vô lý của nhiều thầy giáo là “tại sao lại gọi là vô
lý”
..............
...............
20 Giáo viên nên làm gì để ứng dụng nguyên tắc cá nhân khác biệt

10. Bối cảnh học tập thú vị và hiệu quả. Việc học tập cần phải thú vị. Bởi vì
bối cảnh thoài mái sẽ khuyến khích việc học tập. Nên chúng ta cần làm thế
nào khiến cho việc học tập lời Chúa trở thành một kinh nghiệm thích thú.
Khi học KinhThánh, các thiếu nhi Do Thái thường được ban thưởng bằng
mật ong và bánh ngọt. Như thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi tác giả Thi
thiên nói rằng luật pháp của Chúa ngọt hơn mật ong (Thi Tv 109:103, Exe
Ed 3:3). Chúng ta có thể tạo nên bối cảnh thoải mái bằng cách trước tiên loại
bỏ những khía cạnh tiêu cực trong việc giảng dạy. Chúng ta cần loại bỏ sự
nhàm chán gây ra bởi sự thiếu hào hứng và phong phú; Bởi điều kiện vật
chất không thoải mái thí dụ như nóng quá hoặc lạnh quá; bởi sự chán nản
gây nên do việc đặt mục tiêu bài học không thực tế; hoặc bởi sự tổn thương
tình cảm bắt nguồn từ những phê bình chỉ trích hay so sánh giữa học viên
nầy với học viên khác. Kế đó chúng ta có thể tạo nên bối cảnh học tập thú vị
bằng cách áp dụng những nguyên tắc nói đến trong bài học. Mục tiêu của
chúng ta, là làm sao để lớp học trở nên thú vị và hấp dẫn đến nỗi các học
viên sẽ không muốn bỏ lớp.
Tóm lại có thể thấy rất rõ là 10 nguyên tắc kể trên đan chéo lại vào nhau bởi
vì chúng liên hệ chặt chẻ với nhau. Do đó trong một mức độ nhất định các
nguyên tắc nầy sẽ cùng nhau đứng vững hay sụp đổ. Khi chúng ta vi phạm
vào nguyên tắc này thì rất có thể chúng ta sẽ vi phạm vào nguyên tắc khác
nữa. Ngược lại, nếu chúng ta đem áp dụng một vài nguyên tắc thì chúng ta
sẽ áp dụng các nguyên tắc còn lại. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần
hiểu rõ tất cả các nguyên tắc. Việc áp dụng những nguyên tắc nầy sẽ đem lại
thành quả tốt đẹp trong việc giảng dạy và học tập.
21 Liên hệ việc ban thưởng mật ong và bánh ngọt cho các thiếu nhi Ysơraên
với nguyên tắc về bối cảnh thoải mái, thú vị.
..........
..........
22 Phân loại những chỉ dẫn về bối cảnh học tập thú vị bằng cách ghi.
1 Nếu đó là việc loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong việc giảng
dạy.
2 Nếu đó là việc áp dụng các nguyên tắc giảng dạy và học tập.
.... a Theo dõi và ban thưởng
.... b Loại bỏ những nguyên nhân gây nên sự nhàm chán
.... c Loại bỏ những việc khiến học viên nản lòng
.... d Chấp nhận sự khác biệt giữa từng cá nhân
.... e Sử dụng các sinh hoạt học tập phong phú
.... f Khắc phục những điều kiện vật chất không thoải mái
.... g Tránh gây tổn thương tình cảm cho học viên
.... h Tìm những phương cách để gia tăng sự giao tiếp
23 Ghép mỗi câu phát biểu với nguyên tắc thích hợp bằng cách viết.
1 Nếu tương ứng với những nguyên tắc giảng dạy sinh động
2 Nếu tương ứng với những nguyên tắc học tập kết quả
.... a Sử dụng các phương pháp và tài liệu cách phong phú
.... b Tìm cách cải thiện không ngừng
.... c Tạo nên bối cảnh học tập thoải mái thú vị
.... d Chỉ dẫn cho học viên cách làm việc
.... e Chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân
.... f Ý thức tầm quan trọng của tinh thần chịu học tập nơi học viên
.... g Khuyến khích động cơ học tập bằng cách liên hệ bài học với các nhu
cầu của các học viên
.... h Nương tựa và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh
.... i Gia tăng khả năng truyền đạt bằng cách sắp xếp nội dung giảng dạy
.... j Khuyến khích sự tham gia của học viên quan việc thực hành và nhắc lại
Baøi traéc nghieäm
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng
nhất.
1 Tất cả những từ sau đây đều liên quan đến việc giảng dạy trong tiến trình
dạy và học NGOẠI TRỪ
a) tiến trình
b) kết quả
c) quá trình
d) phương tiện
2 Mối liên hệ giữa dạy và học là
a) Việc giảng dạy vẫn coi là hoàn tất bất chấp học viên có học được gì hay
không.
b) Có thể học mà không cần giảng dạy.
c) Dạy và học tùy thuộc lẫn nhau
d) Giảng dạy luôn đem lại sự thay đổi lối sống
3 Một thí dụ về việc học “vẹt là
a) triển khai kế hoạch để cả lớp đi ra làm chứng
b) so sánh quan điểm của Phaolô và Giacơ về đức tin và việc làm.
e) áp dụng sự dạy dỗ của Phaolô về đồ cúng đối với Hội thánh ngày nay.
d) học thuộc tên các sách Cựu ước theo Kinh điển Hêbơrơ
4 Học viên học qua hành động hơn là lời nói của thầy giáo. Như thế là theo
nguyên tắc.
a) nêu gương mẫu
b) giao tiếp
c) đa dạng hóa phương pháp
d) hoàn thiện
5 Sự giao tiếp giữa thầy và trò sẽ giảm sút nếu thầy giáo
a) cố gắng kích thích ngũ quan
b) liên hệ sách vở với nhu cầu của học viên
c) nêu rõ các mục tiêu của bài học
d) Cho rằng học viên đã hiểu rồi
6 Phương pháp giảng dạy tốt nhất là
a) đa số thầy giáo thường sử dụng
b) dễ đem áp dụng nhất
c) đạt hiệu quả nhất trong một bối cảnh
d) sáng tạo nhất trong một trường hợp đặc biệt
7 Câu chuyện về người giáo viên dạy học đã 20 năm nhưng chỉ có một năm
kinh nghiệm liên quan đến nguyên tắc.
a) quyền năng của Thánh Linh
b) nêu gương mẫu
c) sự khác biệt giữa các cá nhân
d) sự hoàn thiện
8 Cách thức ít hiệu quả nhất để tạo nên sự hứng thú nơi học sinh là:
a) để học sinh phỏng đoán về mục tiêu của bài học
b) sử dụng các hình thức học tập phong phú
c) chú ý đến sự tham gia của học viên
d) liên hệ nội dung của KinhThánh với nhu cầu của học viên
9 Để việc học tập có thể đạt được sự tham gia của học viên cần được khuyến
khích bằng cách:
a) Ban thưởng, khích lệ
b) Thực tập và nhắc lại
c) Theo dõi, phản ánh
d) Tất cả những điều trên
10 Tìm cách tránh sự nhàm chán, nản lòng và các tổn thương tình cảm nơi
học viên liên quan đến nguyên tắc.
a) chịu học tập
b) cá nhân khác biệt
c) môi trường học tập vui vẻ và kết quả
d) tất cả những điều trên
CHỌN GIỮA ĐÚNG và SAI. Viết chữ Đ trước mỗi câu trả lời ĐÚNG. Viết
S nếu SAI
.... 11 Một người tự học sẽ không nhận được các tài liệu học tập.
.... 12 Có tác giả định nghĩa việc học là sự thay đổi lâu bền về cách sống như
là kết quả của sự thực hành và kinh nghiệm.
.... 13 Chúng ta càng nương tựa nơi Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta
trong việc sửa soạn bài học bao nhiêu thì càng ít phải sửa soạn bấy nhiêu.
.... 14 Câu nói “Đừng thất vọng với tôi bởi vì Chúa vẫn còn hành động trên
tôi” liên quan đến nguyên tắc cá nhân khác biệt.
.... 15 Việc học tập có thể tùy thuộc nhiều nơi tinh thần chịu hỏi của học viên
hơn là các hoạt động của thầy giáo
.... 16 Nếu học sinh phải chịu trách nhiệm về việc học của họ thì cách trình
bày bài học không quan trọng.
ÑAÙNH GIAÙ TIEÁN BOÄ PHAÀN II
Baïn haõy oân laïi caùc baøi 4-6 ñeå chuaån bò laøm baøi ñaùnh giaù tieán
boä phaàn 2. Baïn seõ tìm thaáy baøi laøm naày vaø tôø traû lôøi trong taäp
taøi lieäu hoïc vieân. Haõy traû lôøi caùc caâu hoûi maø khoâng duøng ñeán
saùch höôùng daãn hoïc taäp hay soå tay. Roài gôûi tôø traû lôøi cho giaûng
vieân ICI. Sau ñoù baïn coù theå tieáp tuïc nghieân cöùu baøi hoïc 7.

PHẦN GIẢI ĐÁP


12. Sự hứng thú là tinh thần ham học hỏi cần phải có để bắt đầu học tập
1 a 1) Giảng dạy
b 1) Giảng dạy
c 2) Học tập
d 2) Học tập
e 2) Học tập
f 1) Giảng dạy
13. a 2) Không tạo nên hứng thú
b 1) Tạo nên hứng thú
c 2) Không tạo nên hứng thú
d 1) Tạo nên hứng thú
e 2) Không tạo nên hứng thú
f 2) Không tạo nên hứng thú
g 1) Tạo nên hứng thú
2 Việc giảng dạy và học tập là 2 mặt của một đồng tiền. Không thể có điều
nầy mà không có điều kia. Việc giảng dạy không hoàn tất khi không đem lại
thành quả học tập.
14 d) a và c
3 Thu thập kiến thức, đạt được sự hiểu biết phát triển những kỷ năng,
hình thành những thái độ, đạt đến sự trưởng thành thuộc linh.
15 Cả thầy giáo và học viên đều chịu trách nhiệm nhưng học viên có
trách nhiệm nhiều hơn (ít nhất 51% theo như tác giả). Học viên phải
có tinh thần chịu học hỏi và phải làm bài tập nếu không sẽ không
học hỏi được tốt ngay cả với một thầy giáo rất giỏi.
4 a 2) Học vẹt
b 2) Học vẹt
c 1) Học có ý nghĩa
d 2) Học vẹt
e 1) Học có ý nghĩa
f 2) Học vẹt
g 1) Học có ý nghĩa
h 1) Học có ý nghĩa
16 Quy luật của kinh nghiệm, thực hành, tham dự hay giao tiếp
5 Chúng ta phải dạy dỗ học viên bằng gương sáng hay bằng lời nói
17 Sự tham gia hay các hoạt động của học viên là cần thiết để học tập được
tốt bởi vì người ta học tập khi hành động.
6 Các học viên luôn luôn quan sát thầy giáo. Đôi khi họ bắt chước những cử
chỉ, thái độ của thầy giáo mà đúng ra không nên bắt chước. Hơn nữa học
viên còn có thể học tập bằng cách quan sát và bắt chước chúng ta cả
khichúng ta không thể giải thích ý nghĩa đúng như chúng ta mong muốn.
18 a 3) Thực tập và nhắc đi nhắc lại
b 1) Theo dõi
c 1) Theo dõi
d 2) Khen thưởng
e 1) Theo dõi
f 3) Thực tập và nhắc đi nhắc lại
g 2) Khen thưởng
7 1) Nêu rõ mục tiêu của bài học; 2) liên hệ bài học với nhu cầu của học
viên; 3) Sắp xếp nội dung một cách có ý nghĩa; 4) Nêu câu hỏi để có được
sự phản ảnh của học viên; 5) Kích thích ngũ quan càng nhiều càng tốt.
19 Họ mong đợi tất cả học sinh đều học bài trong cùng một mức độ như
nhau. Họ không chú ý đến sự khác biệt giữa các cá nhân về khả năng, quá
trình, tinh thần sẵn sàng học tập và động cơ học tập.
8 Đó là phương pháp đem lại kết quả tốt nhất trong bất cứ trường hợp nào.
Không coi phương pháp nào tuyệt đối nhất.
20 Họ cần đối xử với các học viên một cách cá nhân. Chú ý đến ưu.
điểm và khuyết điểm của học viên.
9 Việc sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng sẽ gia tăng hiệu.
quả của việc giảng dạy.
21 Giống như các trẻ em Hêbơrơ được ban thưởng mật ong và bánh.
ngọt trong khi học Kinh Thánh chúng ta cũng cần làm cho việc học
tập trở thành một kinh nghiệm thích thú đối với các học viên.
10 d) Tất cả những điều trên.
22 a 2
b1
c1
d2
e2
f1
g1
h2
11 Sự hoàn thiện hóa là thái độ bao gồm sự cam kết hoàn thiện nhân
cách và phát triển các khả năng.
23 a 1
b1
c2
d1
e2
f2
g2
h1
i1
j2
GIÁO DỤC THIẾU NHI
Mục đích của chúng ta, những người lãnh đạo và giáo viên Cơ Đốc là môn
đồ hóa mọi dân tộc. Chúng ta phải đưa những người hư mất đến với Chúa và
giúp người khác tăng trưởng thuộc linh. Chúng ta cũng sẽ thiết lập và duy trì
mối dây yêu thương và hiệp nhất bền vững. Đó là chức vụ của chúng ta.
Trong bài nầy chúng ta sẽ tìm hiểu xem chương trình giáo dục của Hội
Thánh sẽ phục vụ các em thiếu nhi như thế nào. Chúng tôi muốn nhấn mạnh
rằng công tác thiếu nhi là công tác trọng yếu của Hội Thánh. Do đó chúng
tôi sẽ chú ý đến nhiều hình thức giáo dục thiếu nhi khác nhau.
Muốn có một chức vụ kết quả cần phải quan tâm đến nhu cầu của học viên.
Chúng tôi sẽ tập trung vào vị trí của thiếu nhi trong Hội Thánh và những yếu
tố phát triển khi soạn thảo chương trình giáo dục học những nội dung nào về
Đức chúa Trời và về Chúa Jesus. Chúng ta muốn chú ý đặc biệt đến công tác
truyền giáo - chúng ta cần biết được ở tuổi nào một thiếu nhi có thể quyết
định bước theo Chúa Jesus.
Khi các bạn nghiên cứu bài học nầy hãy suy gẫm về Mat Mt 18:1-14. Những
lời chúa Jêsus phán về trách nhiệm của chúng ta đối với thiếu nhi sẽ khích lệ
chúng ta phục vụ các em cách hiệu quả hơn.
Dàn bài
Tầm quan trọng của thiếu nhi.
Những yếu tố phát triển.
Sự tương đồng và sĩ số học sinh trong lớp.
Thiếu nhi có thể học những gì về Đức Chúa Trời.
Việc truyền giáo:
Truyền giáo cho ai và khi nào
Truyền giáo bằng cách nào.
Những hình thức giáo dục thiếu nhi.
Kể chuyện
Sử dụng Kinh Thánh
Âm nhạc
Giờ thờ phượng
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn sẽ có thể:
Thảo luận về tầm quan trọng của công tác giáo dục thiếu nhi và về các yếu
tố phát triển công việc soạn thảo chương trình giáo dục thiếu nhi.
Ghi nhận những chỉ dẫn đối với việc truyền giáo cho thiếu nhi
Mô tả những hình thức khác nhau trong việc giáo dục thiếu nhi.
Nhạy bén hơn với các nhu cầu của thiếu nhi khi làm công tác giáo dục thiếu
nhi và các sinh hoạt học tập.
Sinh hoạt học tập
Nghiên cứu bài học theo cách thức đã chỉ dẫn trong bài 1.
Tìm ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng trong bảng định nghĩa từ.
Bạn nhớ tự mình trả lời những câu hỏi trước khi xem lời giải đáp ở cuối bài
học. Phương cách nầy sẽ giúp bạn nắm vững bài học nhanh hơn.
Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học và xem lại câu trả lời của với giải đáp
trong tập tài liệu dành cho học viên. Xem lại những phần bạn trả lời chưa
đúng.
Từ ngữ quan trọng
tuổi hiểu biết
ngẫu nhiên
quan niệm
khả năng tự nhiên
sự đồng nhất
Khai triển bài học
MỤC TIÊU 1: Bàn về tầm quan trọng của thiếu nhi trong Hội Thánh và
phương cách Hội Thánh phục vụ các em.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾU NHI.
Các thiếu nhi là quà tặng của Đức chúa Trời. Có lẽ bi kịch khủng khiếp nhất
của thế giới ngày nay là giết hại các hài nhi. Trong phần đầu của tài liệu nầy,
chúng ta đã thấy Chúa Jesus coi các em thiếu nhi là quan trọng thế nào. Mặc
dù ở khắp nơi trên thế giới chuyển động về kinh tế và xã hội của các thiếu
nhi rất ít, Hội Thánh cần phải nhìn nhận tiềm năng thuộc linh to lớn của các
thiếu nhi trong vương quốc Đức Chúa Trời.
Chúng ta hay nói rằng thiếu nhi tương lai của Hội Thánh nhưng chúng ta ít
chú ý đến vai trò của thiếu nhi trong hiện tại. Samuên đã được trưởng thành
từ tuổi ấu thơ hầu việc Đức Chúa Trời trong đền thờ. Nền tảng đức tin vững
chắc đã được gieo trong lòng Samuên ngay từ buổi thiếu thời. Những năm
tháng đầu tiên của cuộc đời sẽ quyết định sự phát triển trong tương laivề mọi
mặt, tinh thần, thể chất, tình cảm và tâm linh. Qua việc giáo dục thiếu nhi,
Hội Thánh sẽ thiết lập một nền tảng để sau đó người khác sẽ xây cất thêm.
Khi chúng ta xây dựng một tòa nhà chúng ta không nhìn thấy nền móng nữa
nhưng cả sức mạnh và sự bền vững của tòa nhà phụ thuộc vào nền móng đó.
Mỗi em thiếu nhi đều có một nền móng. Nhưng nền móng đó có thể là nền
móng thiết lập vững vàng trong đức tin nơi Chúa Cứu Thế và các phẩm hạnh
Cơ Đốc Giáo hoặc là trong nghi ngờ, vô tín và những tiêu chuẩn thế gian.
Có một mối liên lạc hổ tương giữa các thiếu nhi và Hội Thánh- các thiếu nhi
cần được Hội Thánh hướng dẫn về mặt thuộc linh và giúp chúng phát triển
những tiềm năng được Đức Chúa Trời ban cho. Hội Thánh cần các thiếu nhi
để có thể hoàn tất sứ vụ của Hội Thánh, việc các thiếu nhi tiếp nhận Chúa
Jesus luôn luôn là một nguồn hứng khởi và gương mẫu đức tin đối với mọi
người. Làm thế nào chúng ta có thể giúp các thiếu nhi có thể phát triển tiềm
năng thuộc linh của chúng? Trong Mat Mt 19:14 Chúa Jesus phán: ”Đừng
ngăn trở các thiếu nhi”. Vốn là trẻ nhỏ nên các thiếu nhi thường hay bị lợi
dụng, coi thường và xúc phạm về mặc tình cảm cũng như tâm linh. Chương
trình giáo dục cần dùng mọi phương cách để băng bó các vết thương của
thiếu nhi. Mặc dù các em thường bị xúc phạm nhưng rất ít khi các em kêu
gào sự giúp đỡ. Chỉ cần gỡ bỏ những ngăn trở khi chúng ta có thể cất đi
những gánh nặng trên vai của các em. Khi làm như vậy chúng ta giúp các
em được tự do trở nên người Thượng đế muốn các em trở nên.
1 Mô tả mối liên hệ giữa Hội Thánh và thiếu nhi theo đó các thiếu nhi là một
bộ phận quan trọng của Hội Thánh trong hiện tại chứ không phải chỉ trong
tương lai.
.....................................................................................................................

2 Hãy nêu lên một phương cách mà chương trình giáo dục của Hội Thánh có
thể giúp thiếu nhi tăng trưởng thuộc linh.
.....................................................................................................................
MUÏC TIEÂU 2: Ghi nhaän nhöõng yeáu toá phaùt trieån caân nhaéc khi
söûa soaïn chöông trình cho thieáu nhi.
NHỮNG YẾU TỐ PHÁT TRIỂN CẦN LƯU Ý.
Sự đồng nhất và sĩ số học viên.
Mọi người liên kết và học hỏi thật tốt khi họ cùng chia xẻ những quyền lợi,
khả năng, giá trị và nhu cầu chung với những thành viên khác trong một
nhóm. Điều nầy được đặt cơ sở trên nguyên tắc đồng nhất. Chương trình
giáo dục của Hội Thánh cần để tâm đến nguyên tắc nầy khi thành lập các
nhóm. Mặc dù mỗi em có nhịp độ phát triển về thể chất, trí lực, cảm xúc và
tâm linh riêng biệt, tuy nhiên mỗi em đều phải trải qua mỗi giai đoạn phát
triển theo cùng một trình tự như tất cả các em khác. Như thế có nghĩa là sự
cách biệt về tuổi tác trong một nhóm được giữ ở một khoảng cách nhỏ thôi,
thì những cá nhân trong nhóm đó có thể chia xẻ được những đặc điểm phát
triển tương tự. Các em được chia nhóm theo cách nầy sẽ giúp ích cho việc
giảng dạy. Các thầy cô có thể đáp ứng những nhu cầu của học viên nhiều
hơn trong một nhóm đồng nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi đề nghị chia
các em theo những nhóm sau đây:
Lớp mẫu giáo: 2 và 3 tuổi.
Lớp chuẩn bị đến trường: 4 và 5 tuổi.
Lớp tiểu học: 6,7 và 8 tuổi.
Lớp trung học cấp I: 9, 10 và 11 tuổi.
Nhóm đông hay ít học viên để thầy cô có thể xử lý tiện lợi tùy thuộc vào
mức tuổi của nhóm. Chúng tôi đề nghị 1 thầy (cô) hướng dẫn 6 em cho lớp
mẫu giáo, 8 em cho lớp chuẩn bị đến trường, 10 em cho lớp tiểu học, và 12
em cho lớp trung học cấp I. Số học viên của lớp không được nhiều hơn 20
đến 25 em. Chẳng hạn như một lớp chuẩn bị đến trường gần 24 em, thì sẽ có
1 thầy (cô) và 2 trợ lý. Thanh niên lớn tuổi thường là những trợ lý tốt.
Làm thế nào bạn có thể điều hành một nhóm đông các em trong một phạm vi
hạn hẹp? Giá như có một phòng rộng rãi hơn thì bạn có thể chia nhóm ra.
Nếu có thể bạn sử dụng sân bên ngoài. Hãy cho các nhóm học vào những
thời điểm khác nhau. Tìm kiếm những cơ sở rộng lớn hơn. Cầu nguyện về
vấn đề nầy và hãy để Thánh Linh hướng dẫn bạn. Hãy làm hết sức mình
trong tình huống như vậy và tin cậy vào Đức chúa Trời sẽ ban cho bạn điều
cần thiết.
3 Thật thuận lợi trong lúc sinh hoạt với các em nếu ta chia nhóm các em
theo phương thức phát triển đồng nhất bởi vì:
a) Mỗi cá nhân trong nhóm có thể chia xẻ được những đặc điểm phát triển
tương tự.
b) Thầy cô có thể đáp ứng những nhu cầu của học viên.
c) Học tập có hiệu quả hơn trong những nhóm như vậy.
d) Bản thân các em sẽ liên kết với nhau tốt hơn.
e) Tất cả những điều nêu trên.
4 Xếp mức tuổi do tác giả đề nghị sao cho phù hợp với lớp của các em
.... a 2 và 3 tuổi
.... b 4 và 5 tuổi
.... c 6, 7 và 8 tuổi
.... d 9, 10 và 11 tuổi
1) Trung học cấp I
2) Mẫu giáo
3) Chuẩn bị đến trường
4) Tiểu học
5 Xếp tỷ số thầy cô cho học viên do tác giả đề nghị sao cho phù hợp với lớp
của các em
.... a Một cho sáu
.... b Một cho tám
.... c Một cho mười
.... d Một cho mười hai
1) Trung học cấp I
2) Mẫu giáo
3) Chuẩn bị đến trường
4) Tiểu học
MỤC TIÊU 3: Tìm ra từng nhóm tuổi có thể học hỏi gì về Đức chúa Trời.
Các em có thể học hỏi được gì về Đức Chúa Trời
Có nhiều mức độ hiểu biết phù hợp với những giai đoạn phát triển như đã
trình bày trong đoạn, về phương diện trí năng, các em sẽ tuần tự qua những
thời kỳ: tiền nhận thức (tuổi từ 2 đến 7), khái niệm cụ thể (tuổi từ 7 đến 11),
và khái niệm trừu tượng (tuổi từ 11 đến 15). (tham khảo khóa trình “các
nguyên tắc giảng dạy của ICI để biết thêm thông tin). Trách nhiệm của thầy
cô là giảng dạy chân lý qua một hình thức nào đó mà học viên của mình hiểu
được. Thông thường các em không quan tâm đến việc nghe “Lời Đức chúa
Trời” là vì ngôn ngữ khó quá hoặc khái niệm vượt quá khả năng hiểu biết
của các em.
Những khái niệm về Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Thánh Linh, Thánh Kinh,
Hội thánh, cầu nguyện, công dân tốt, quan hệ gia đình, sự phục vụ. truyền bá
Phúc âm và truyền giáo, các em chỉ hiểu một mức độ nào đó. Tuy nhiên
chúng ta cũng cần nhớ lại nguyên tắc về Kinh Thánh “hàng theo hàng” (EsIs
28:10). Đứa trẻ không cần phải biết tất cả chân lý ngay. Chân lý phải được
trình bày trong một cách thức có ý nghĩa thành chuỗi nối tiếp nhau qua nhiều
năm. Chúng tôi sẽ minh họa những gì đã nói đến trong biểu đồ trong hình
7.1
THIẾU NHI CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHÚA
JESUS
Mẫu giáo
Đức Chúa Trời yêu thương ta
Chúa Jesus là một người bạn
Chúa Jesus yêu thương ta muốn trò chuyện với ta
Trước tuổi đi học
Đức Chúa Trời yêu thương ta và những bạn khác
Đức Chúa Trời luôn nghe lời nguyện cầu
Chúa Jesus đến để làm Cứu Chúa
Chúa Jesus chết cho ta
Tiểu học
Đức Chúa trời yêu thương ta, gia đình và bạn hữu ta
Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện và đọc Kinh Thánh mỗi ngày
Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời là Cứu Chúa
Chúa Giê-xu muốn cất tội lỗi khỏi đời sống của chúng ta
Chúa Giê-xu có quyền tha tội
Trung học cấp I
Đức Chúa Trời yêu thương ta và muốn ta yêu mến Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời luôn đáp lại lời cầu nguyện. Lời cầu xin được chấp nhận,
không chấp nhận hoặc phải chờ đợi
Chúa Giê-xu là con người, là gương mẫu của chúng ta
Chúa Giê-xu chỉ dạy ta biết cách sống cho Đức Chúa Trời, vì cuộc sống
thiện hảo của Ngài.

Như bạn thấy trên biểu đồ, những chân lý dạy cho em không phải là những
Chân lý đã dạy cho người lớn và đã được giảm đi. Đúng hơn, đó là những
phần của chân lý có thể hiểu được ở mức tuổi của các em. Không có thời kỳ
nào trong cuộc sống mà tâm trí con người phát triển mau lẹ bằng thời thơ ấu.
Là thầy cô dạy trẻ, chúng ta có một phần trách nhiệm trong việc hình thành
tâm hồn các em.
6 Theo tác giả đâu là nguyên nhân khiến trẻ thiếu quan tâm đến việc lắng
nghe Lời Đức Chúa Trời?
...........................................................................................................................
................
7 Xếp những giai đoạn phát triển trí năng sao cho đúng với hạng tuổi phù
hợp
.... a 2 đến 7 tuổi
.... b 7 đến 11 tuổi
.... c 11 đến 15 tuổi
1) Thời kỳ khái niệm trừu tượng
2) Thời kỳ khái niệm cụ thể
3) Thời kỳ tiền nhận thức
8 Khoanh tròn trước mỗi câu Đúng liên quan đến việc các em có thểhọc hỏi
được gì về Đức chúa Trời và Chúa Jesus.
a Với trẻ thì khả năng hiểu biết những khái niệm về Kinh Thánh phù hợp với
các giai đoạn phát triển trí năng.
b Trẻ có thể hiểu biết bất cứ khái niệm về Kinh Thánh nào nếu như khái
niệm đó được trình bày bằng một ngôn ngữ trong sáng.
c Theo tác giả, chân lý Lời Đức chúa Trời nên được trình bày cho trẻ trong
một cách thức có ý nghĩa thành chuỗi nối tiếp nhau qua nhiều năm.
d Theo tác giả, một chân lý không đầy đủ cũng gần như là nói dối và vì thế
không nên dạy cho trẻ.
e Chân lý dạy cho người lớn cần được các thầy cô giảm đi để cho phù hợp
với trẻ.
TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM.
MỤC TIÊU 4: Thảo luận về lòng khao khát truyền giảng Phúc âm cho trẻ và
truyền giảng trong hoàn cảnh nào.
Truyền giảng cho ai và khi nào

Mặc dù Kinh Thánh không vạch rõ rằng các thiếu nhi là những tội nhân cần
một Cứu Chúa, nhưng hiển nhiên là các em được bao gồm trong tình trạng
tội lỗi chung của nhân loại (xem RoRm 3:23; trong hoàn cảnh nào. GiGa
14:6; Cong Cv 2:38; RoRm 10:9). Hội Thánh đòi hỏi gì ở một em bé muốn
được hóan cải? Một đòi hỏi cũng giống như người lớn: đó là sự nhận biết và
từ bỏ tội lỗi của mình và quay về với Đức Chúa Trời qua đức tin nơi Đấng
Christ cứu chuộc loài người. Ở độ tuổi nào thì một đứa trẻ hiểu được “sự hư
mất” hay sự xa cách Đức Chúa Trời? Đó là độ tuổi đã có hiểu biết (14:12)
Tuổi hiểu biết có khác nhau vì trẻ phát triển trí năng và tinh thần tùy theo
cách phát triển cá nhân. Trước độ tuổi nầy thì trẻ vô tội như các bé chưa
sanh hay các em được sanh ra với khuyết tật tâm thần. Chúa Jêsus đã ví
nước trời như các đứa trẻ nầy. Chúng ta tin rằng Kinh Thánh cho rằng các
em qua đời trước tuổi hiểu biết sẽ được Đấng Christ đối xử độ lượng. Do đó,
truyền giảng phúc âm trước độ tuổi nầy sẽ không mang lại kết quả trong việc
hoán cải lâu dài vì trẻ còn quá nhỏ để hiểu rõ ý nghĩa của tội lỗi, sự công
nghĩa và sự xét đoán (GiGa 16:7-12). Thật vậy, việc truyền giảng Phúc âm
cho trẻ nhỏ có thể có hiệu quả ngược lại trong trường hợp các em cứ lập đi
lập lại sự ăn năn và công khai tuyên xưng đức tin mỗi khi có sự kêu gọi
bước lên trước bục giảng.
Truyền giảng Phúc âm cho trẻ đã có vị trí của nó nhưng không thể được ảnh
hưởng của một gia đình Cơ Đốc. Sứ đồ Phao lô chỉ bảo những bậc cha mẹ
nuôi dạy con cái mình “trong sự dưỡng nuôi và răn bảo của Đức Chúa Trời”
(Eph Ep 6:4). Hiệu quả của việc truyền giảng Phúc âm cho trẻ em có thể thật
to lớn khi hướng đến các em thuộc các gia đình chưa tin Chúa. Trong những
trường hợp như thế Hội Thánh cần phải là một gia đình thiêng liêng của trẻ,
dưỡng nuôi trẻ cho đến khi trẻ đủ vững mạnh để tự lập.
9 Ở lứa tuổi mà đứa bé hiểu được khái niệm Kinh Thánh về sự hư mất của
con người và lứa tuổi đứa bé.
a) Có thể được thật sự hoán cải
b) Chịu trách nhiệm về tội với Đức Chúa Trời
c) Có thể được báp têm bằng nước
d) Tất cả những điều nêu trên
10 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu Đúng liên quan đến việc truyền giảng
Phúc âm cho các em.
a Việc truyền giảng Phúc âm cho trẻ ở Hội Thánh không thể thay thế cho
việc giáo dục tôn giáo trong gia đình.
b Việc truyền giảng Phúc âm cho trẻ có thể có hiệu quả ngược lại vì đem
quá nhiều người vào Hội Thánh nhưng Hội Thánh không cáng đáng nổi
c Việc truyền giảng Phúc âm cho trẻ có thể có hiệu quả ngược lại nếu để các
em nhỏ cứ lặp đi lặp lại việc ăn năn và tuyên xưng đức tin khi được kêu gọi
bước lên bục giảng
d Việc truyền bá Phúc âm cho trẻ là trách nhiệm của Hội Thánh chứ không
phải trách nhiệm của gia đình.
e Hiệu quả của việc truyền bá Phúc âm cho trẻ có thể thật to lớn đối với các
em không thuộc những gia đình tin Chúa.
MỤC TIÊU 5: Mô tả cách thức giới thiệu phúc âm cho trẻ em.
Truyền giảng như thế nào
Bà Marjorie E. Soderholm đưa ra một số đề nghị tốt cho các thầy cô theo đó
để giới thiệu Phúc âm cho các em trong quyển “Giải thích về sự cứu rỗi cho
trẻ em” (trang 10 đến 14)
1. Thầy cô nên giải thích rõ ràng những khái niệm về tình thương của Đức
Chúa Trời, sự cần thiết phải có một Cứu Chúa, ý nghĩa về sự chết của Đấng
Christ, sự xưng tội, sự ăn năn, sự tha thứ, và sự ban cho cuộc sống vĩnh
hằng.
2. Thầy cô nên giải thích những thuật ngữ mình sử dụng gồm cả những từ
ngắn gọn như tâm hồn, được cứu thoát, và tội lỗi. Thầy cô nên dùng cách
diễn đạt cho trẻ hiểu được.
3. Thầy cô nên trích những câu Kinh Thánh hướng đến sự cứu thoát như
GiGa 3:16, 3:36, RoRm 3:23, và 5:6. Thầy cô nên cho em nào có khả năng,
tự đọc những câu Kinh Thánh và sau đó giải thích cho các em hiểu.
4. Thầy cô nên minh họa về tính chất đơn sơ của ơn cứu rỗi bằng cách nói
đến những câu chuyện Kinh Thánh như cuộc trò chuyện giữa Chúa Jesus với
Nicôđem (GiGa 3:1-36) người phụ nữ bên giếng nước (4:1-54), người què
với Phierơ và Giăng (Cong Cv 3:1-26) Phi líp và người Êthiôpi (8:1-40)
người cai ngục thành Philíp (16:1-40).
5. Thầy cô phải nhờ cậy vào sự hành động của Thánh Linh để hướng dẫn các
em đáp ứng với Phúc âm, Phúc âm được trình bày đúng đắn chính thực là lời
mời gọi. Các em không nên đáp ứng vì bị áp lực xã hội hoặc ngoài ý muốn
cốt để làm vui lòng thầy cô. Chỉ có những quyết định tác động bởi Thánh
Linh mới chân thật.
6. Thầy cô nên khuyến khích các em đặt câu hỏi về sự quyết định bước theo
Đấng Christ mà các em sắp thực hiện. Câu hỏi của các em sẽ phản ảnh sự
hiểu biết về ý nghĩa của những việc các em sắp làm. Điều này giúp thầy cô
cụ thể hóa việc giới thiệu Kinh Thánh của mình.
11 Thầy cô nên giải thích rõ ràng điều gì trong việc giới thiệu Phúc âm cho
các em.
...........................................................................................................................
.....
12 Hoạt động của Thánh Linh có liên quan như thế nào đến việc giới thiệu
Phúc âm của thầy cô?

MỤC TIÊU 6: Thảo luận về những phương pháp kể chuyện có thể áp dụng
cho việc giáo dục Cơ Đốc.
NHỮNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC
Kể chuyện
Những truyện kể là phương tiện truyền đạt mạnh mẽ. Kinh Thánh sử dụng
truyện kể rất nhiều để giảng dạy những chân lý thiêng liêng. Lớn bé đều ưa
thích những truyện kể trong Kinh Thánh. Truyện kể thu hút chúng ta, dạy
chân lý, và giúp chúng ta ghi nhớ chân lý.

13 Nếu có thể, bạn nhớ lại và nhận ra những chân lý đã được nói đến trong
các truyện kể Kinh Thánh sau đây. Ghi chép trong sổ tay của bạn.
1) Nathan và Đavít (IISa 2Sm 12:1-17) 2) Người con trai đi hoang trở về
(LuLc 15:11-31) 3) Đaniên (tất cả về Đaniên); 4) Ru tơ ( tất cả về Ru tơ) 5)
Đavít và Sau lơ (ISa1Sm 24:1-26; 26:1-25)

Hình thành cơ cấu chuyện kể như thế nào


Truyện kể gồm bốn phần chính: Giới thiệu, thân bài, cao điểm, và kết luận.
Phần giới thiệu cho biết ai, lúc nào, ở đâu, và những gợi ý cho điều sắp đến .
Nó gây ra chúng ta chú ý và tạo nên điểm khởi đầu cho câu chuyện. Thân
bài triển khai về câu chuyện. Nó chứa đầy các hành động và tình trạng căng
thẳng. Phần cao điểm đánh dấu đỉnh cao của các hành động và cho biết
nguyên do của câu chuyện. Nó đồng thời cho biết những lý do hành động
thật sự của các nhân vật. Phần kết luận thắt chặt các mối gút với nhau và giải
thích về tất cả những nhân vật chính yếu.
Trong những câu chuyện kể cho các em, phần kết phải thỏa đáng và dễ hiểu.
Đức Chúa Trời sẽ thắng sự dữ, và được vinh danh.
14 Xếp những phần chính của một truyện kể sao cho phù hợp với các chức
năng
.... a Gây chú ý
.... b Đánh dấu điểm cao của sự tác động
.... c Tập trung vào các hành động và
tình trạng căng thẳng
.... d thắt chặt các mối gút với nhau
.... e Cho biết nguyên do của câu chuyện
.... f Triển khai câu chuyện nói về điều gì
.... g Cho biết ai, lúc nào, ở đâu
1) Thân bài
2) Cao điểm
3) Kết luận
4) Giới thiệu
Lựa chọn các truyện kể cho các em
Với bất cứ mục đích nào của bài học đưa ra, hãy lựa chọn một câu chuyện
mà các em ưa thích. Cách tốt nhất để biết các em thích những câu chuyện
nào là tìm hiểu các em. Nói chuyện với chúng. Đi vào thế giới riêng của
chúng. Đi du ngoạn với chúng. Cùng ăn với chúng. Đến nhà và trường học
thăm viếng chúng. Cầu nguyện với chúng. Trong tiến trình nầy bạn sẽ đạt
được kinh nghiệm cần thiết để lựa chọn và kể những câu chuyện mà các em
ưa thích.
Những đề nghị cho việc kể chuyện có hiệu quả
Phải bảo đảm rằng câu chuyện đáp ứng với những mục tiêu của bài học.
Không nên kể chuyện để đơn thuần là giải trí nhưng phải đạt được mục đích.
Phải bảo rằng truyện kể thích hợp với các em ở mức tuổi có thể nghe chuyện
hiểu được, biết những từ vựng, và lòng khao khát. Nắm chắc rằng các em có
thiện cảm với câu chuyện. Các em yêu thích những câu chuyện có liên quan
đến các bạn khác hoặc các thú vật. Khi sử dụng những truyện kể ngoài Kinh
Thánh.
Thực tập kể chuyện trước giờ dạy. Bạn phải biết rõ các dữ kiện. Nên nhớ
rằng, việc kể chuyện có hiệu qủa là một nghệ thuật bạn có thể phát triển
được qua việc thực tập. Lắng nghe khi người khác kể chuyện. Xem thử bạn
có nhận ra điều đúng sai của họ. Quan sát xem giọng nói, nét biểu lộ trên
mặt, và cử động của thân thể làm cho việc kể chuyện tốt hơnnhư thế nào.
Nói cách khác, bạn không thể kể một câu chuyện vui với nét mặt u buồn
được.
15 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng liên quan đến việc kể chuyện có
hiệu quả.
a Các thầy cô có thể sử dụng thật nhiều tài liệu ngoài Kinh Thánh và không
thích hợp.
b Truyện kể được kết hợp để đáp ứng mục tiêu của bài học
c Thực tập kể chuyện trước khi dạy
d Truyện kể có khái niệm trừu tượng là thích hợp nhất.
e Biểu lộ trên nét mặt phải hài hòa với chủ đề câu chuyện.
MỤC TIÊU 7: Phân biệt giữa những câu nhắc về nội dung và phương pháp
trong việc sử dụng Kinh Thánh để dạy thiếu nhi.
Sử dụng Kinh Thánh
Chúng ta đã thảo luận về nội dung và phương pháp trong bài học 3 và 4,
nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là các nhà giáo dục Cơ Đốc
cũng quan tâm đến phương pháp dạy Kinh Thánh như là quan tâm về nội
dung giảng dạy. Nội dung và phương pháp luôn gắn bó với nhau. Thí dụ như
câu hỏi được đặt ra trong phần trước về những khái niệm Kinh thánh nào mà
trẻ em có thể hiểu được. Thì câu hỏi nầy vừa liên quan đến nội dung (các em
học hỏi được gì về Đức Chúa Trời) và phương pháp (chúng ta có thể lựa
chọn như thế nào )
Chúng ta đã xét đến những vấn đề như làm cách nào để các em hiểu được
ngôn ngữ Kinh Thánh, làm cách nào để lựa chọn nội dung cho phù hợp, làm
cách nào để nhớ được Kinh Thánh, và làm cách nào để có một lòng trung
kiên đối với lời của Đức chúa Trời. Đây là những vấn đề thuộc về phương
pháp giảng dạy. Tất cả những gì chúng tôi đang làm ở đây là để nhấn mạnh
rằng chúng ta sử dụng Kinh Thánh như thế nào cũng quan trọng như chúng
ta dạy được gì từ Kinh Thánh.
16 Phân loại mỗi điểm cân nhắc về việc sử dụng Kinh Thánh để dạy các em
theo với các phạm trù.

1) Nội dung
2) Phương pháp
.... a Vào tuổi nào thì chúng ta nên dạy cho các em về công cuộc cứu chuộc
của Đấng Christ?
.... b Làm cách nào ta có thể khiến cho các em quan tâm đến việc học hỏi
Kinh Thánh .
.... c Câu chuyện Kinh Thánh nào minh họa sự bất tuân và lòng hối cải?
.... d Làm cách nào để các em nhớ được Kinh Thánh nhất?
.... e Những đoạn Kinh Thánh nào các em nên ghi nhớ?
MỤC TIÊU 8: Nhận ra giá trị của âm nhạc nói chung và giá trị của ban hát
thiếu nhi nói riêng trong việc giáo dục các em của Hội Thánh
Âm nhạc
Giá trị của âm nhạc trong việc giáo dục các em
Con người được tạo dựng để ca tụng Đức Chúa Trời. Có lẽ con người có thể
ca ngợi Chúa tốt nhất qua âm nhạc, nó là một phần tài năng do Đức Chúa
Trời ban cho . Trẻ em khắp mọi nơi yêu thích âm nhạc; chúng thích ca hát.
Âm nhạc có giá trị trong việc giáo dục các em vì nhiều lý do. Trước hết bởi
vì âm nhạc vui tươi nó cho ta một sự cảm nhận thú vị. Khiến các em tham
gia tích cực vào việc nhóm lại của Hội Thánh và thờ phượng Đức Chúa
Trời.
Âm nhạc còn là một phương tiện giáo dục tốt. Thường thì với một bài hát
chúng ta dạy được nhiều hơn bất cứ phương tiện nào khác. Do đó những bài
hát dành cho các em phải được tuyển chọn kỹ lưỡng về giá trị nội dung. Âm
nhạc cũng có giá trị về việc truyền bá Phúc âm. Khi một đứa trẻ bị âm nhạc
lôi cuốn vào một buổi nhóm họp Cơ Đốc, nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với Phúc
âm. Âm nhạc sống động và đầy ngợi ca Đức Chúa Trời sẽ giúp ta truyền bá
Phúc âm cho những trẻ hư mất.
Âm nhạc cũng tạo nên những trạng thái khác nhau. thời gian tập trung chú ý
của các em nhỏ thì ngắn ngủi- 10 đến 15 phút là nhiều - mặc dù nó tăng lên
với lứa tuổi. Những bài hát được chọn và sắp xếp kỹ lưỡng sẽ tạo nên sự
phong phú cho bài học cũng như tăng cường thêm cho đề tài đưọc giảng
dạy. Và sau hết, âm nhạc làm cho học sinh tham dự vào bài học chúng ta đã
thảo luận về tầm quan trọng của việc tham dự vào tiến trình giảng dạy và
học hỏi. Âm nhạc tạo nên một đường lối tự nhiên để học sinh tham dự vào
bài học. Ngoài việc giúp học sinh tham dự vào bài học âm nhạc làm cho trẻ
cảm thấy mình là một thành phần trong nhóm.
17 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến giá trị âm nhạc
trong sinh hoạt với các em.
a Nó làm cho việc đến lớp ngày Chúa nhật lôi cuốn các em
b Nó giảm đi thời gian chuẩn bị của thầy cô
c Nó là trợ cụ trong việc giảng dạy
d Nó giúp cho việc truyền bá Phúc âm
e Nó giúp các em dễ tập trung chú ý nhờ tạo ra sự phong phú
f Nó tập trung chú ý để giữ được yên lặng và sự tôn kính
g Nó cho các em có thể tham dự trực tiếp vào bài học
Âm nhạc trong công tác giáo dục thiếu nhi ở Hội Thánh
Âm nhạc có thể được sử dụng trong nhiều nhánh giáo dục cho các em!
Trường Chúa nhật, buổi nhóm thiếu nhi, ca đoàn thiếu nhi, lớp Thánh Kinh
tháng hè, thiếu nhi truyền giáo, hướng đạo thiếu nhi .v.v.... Nhưng chúng tôi
muốn tập trung ngay vào ca đoàn thiếu nhi. Các ca đoàn nầy không phải là
một sự phát triển mới. Thật ra, chúng đã từng là một phần di sản phong phú
của Hội Thánh qua nghìn năm rồi. Tuy nhiên việc quan tâm đến các ca đoàn
thiếu nhi đã và đang tăng lên vững chắc sau một thời kỳ dài chẳng để ý đến.
Có lẽ vì các em hiện đang ca hát phù hợp với lứa tuổi, chứ không hát những
bài viết cho người lớn.
Không phải chỉ có các ca đoàn thiếu nhi đem lại lợi ích cho Hội Thánh,
chúng cũng đồng thời tạo lợi ích cho chính các em: 1) Ca đoàn giúp các em
truyền bá Phúc âm cho các bạn khác; 2) Ca đoàn là phương tiện giảng dạy
về giá trị và sự thờ phượng; 3) Ca đoàn giúp để phát triển tinh thần ; 4) Ca
đoàn tạo cơ hội cho các em phục vụ. Tóm lại, các ca đoàn thiếu nhi cũng
như các hình thức giáo dục âm nhạc khác tạo ra lợi ích lâu bền và những
phần thưởng vĩnh hằng.
18 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu Đúng liên quan đến các ca đoàn thiếu
nhi.
a Ca đoàn là hình thức giáo dục mới mẽ.
b Ca đoàn rất hoàn hảo cho việc giảng dạy về thờ phượng nhưng có ít giá trị
về truyền bá Phúc âm.
c Ca đoàn giúp các em phát triển về mặt tinh thần và giúp các em tham gia
vào việc phục vụ Cơ Đốc.
d Sự quan tâm đến ca đoàn đang gia tăng vì đã có những bài hát ở lứa tuổi
các em.
MỤC TIÊU 9: Nhận ra các yếu tố của buổi nhóm thiếu nhi
Việc Thờ Phượng
Trong khóa trình nầy chúng ta đã tập trung vào các yếu tố giảng dạy, mục
tiêu, nội dung, và phương pháp học. Nhưng ngay bây giờ chúng tôi muốn
tập trung vào việc thờ phượng Đức Chúa Trời mà công tác giảng dạy cần
hướng đến. Theo quan điểm của các nhà giáo dục Cơ Đốc thì cách chuẩn bị
tốt nhất cho các em tham dự giờ thờ phượng chung với người lớn là tham dự
các buổi nhóm thiếu nhi trước đã.
Buổi nhóm thiếu nhi được lập ra cho lứa tuổi chuẩn bị đến trường và lứa tuổi
tiểu học (tuổi từ 4 đến 8) các em tuổi mẫu giáo còn quá non nớt để hưởng lợi
ích của buổi nhóm thiếu nhi, nhưng các em lớp trung học cấp I thì đã lớn dể
có thể tham dự giờ thờ phượng dành cho người lớn. Buổi nhóm thiếu nhi
được tổ chức cùng một lúc với giờ thờ phượng dành cho người lớn, sẽ tạo
thêm lợi ích là cho phép các bậc cha mẹ thờ phượng Chúa không bị các con
em của họ quấy rầy.
Buổi nhóm thiếu nhi bao gồm tất cả những yếu tố như buổi nhóm của người
lớn: hướng dẫn đến chổ ngồi, đọc Kinh Thánh , hát ngợi khen, âm nhạc đặc
biệt, dâng hiến, thông báo, làm chứng, cầu nguyện, và bài giảng. Nguyên tắc
ở đây là giúp cho các em thực tập việc thờ phượng bằng cách để chính các
em tham dự vào việc thờ phượng. Buổi thờ phượng thiếu nhi do người lớn
điều khiển và phối hợp thì khác hẳn với giờ thờ phượng dành cho người lớn
vì trong buổi nhóm thiếu nhi nhiều phần thường có tính chất dạy dỗ. Thí dụ
như người lãnh đạo có thể hỏi: “Tại sao chúng ta dâng hiến?” hay “cầu
nguyện là gì?” Ngoài ra trong buổi nhóm điểm đáng chú ý là vào lúc kết
thúc sẽ có một vài sinh hoạt hữu ích cố giám sát cho đến khi buổi nhóm của
người lớn chấm dứt.
Giáo dục trẻ em thì đầy phấn kích và bổ ích. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ được
cổ vũ với những ý tưởng trình bày trong bài học nầy.
19 Khoanh tròn mẫu tự trước câu ĐÚNG liên quan đến buổi nhóm thiếu nhi
a Đó là buổi nhóm được tổ chức trong khuôn khổ buổi nhóm của người lớn
b Các nhóm tuổi thường gặp trong buổi nhóm thiếu nhi là các em chuẩn bị
đến trường và các em tiểu học.
c Buổi nhóm thiếu nhi khác với buổi nhóm của người lớn vì nó tập trung vào
việc dạy dỗ.
d Theo tác giả việc kêu gọi bước lên trước bục giảng là yếu tố chính của
buổi nhóm thiếu nhi.
20 Hãy cho biết tại sao bạn nghĩ rằng tác giả không xếp việc kêu gọi bước
lên trước bục giảng để nhận sự cứu rỗi vào một trong những yếu tố thường
xuyên của buổi nhóm thiếu nhi?
...........................
....................
Baøi töï kieåm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM - Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi.
1 Trẻ em hiển nhiên thật quan trọng khi Chúa Jêsus so sánh chúng trong Mat
Mt 19:14 với
a) Công dân của nước trời
b) Vua và hoàng hậu
c) Các quan tòa và những vị chỉ huy quân sự
d) Tôi tớ của Đấng tối cao
2 Chương trình giáo dục của Hội Thánh cần xét đến nguyên tắc đồng nhất
trong việc chia nhóm các em theo
a) Tuổi tác
b) Khả năng
c) Sở thích
d) Tất cả các điều nêu trên
e) Chỉ có điều b) và c) nêu trên
3 Trong khóa trình nầy tuổi hiểu biết có liên quan đến khả năng của người
đó để
a) Kiếm lợi tức
b) Làm chứng cho người khác
c) Thấu hiểu sự hư mất
d) Ghi sổ sách chính xác
4 Trong việc giới thiệu Phúc âm cho các em, thầy cô cần phải:
a) Giải thích rõ ràng nhu cầu cần có một Cứu Chúa
b) Định nghĩa các từ ngữ như “tội” và”được cứu rỗi”
c) Dựa vào hoạt động của Thánh Linh
d) Tất cả những điều nói trên
5 Âm nhạc có giá trị trong việc giáo dục trẻ em vì tất cả những lý do sau đây
NGOẠI TRỪ
a) Giúp các em tập trung được nhờ tạo ra sự phong phú
b) Giảøm đi thời gian chuẩn bị của thầy cô
c) Cho các em kinh nghiệm thú vị
d) Cho các em có thể tham dự trực tiếp
6 Những lợi ích của ca đoàn thiếu nhi gồm những việc như:
a) Giúp các em truyền bá Phúc âm cho các bạn khác
b) Giúp các em phát triển về mặt tinh thần
c) Cho các em có nhiều cơ hội phục vụ Cơ Đốc
d) Tất cả những điều nói trên
7 Theo tác giả, buổi nhóm thiếu nhi nên
a) Dạy dỗ các em hướng đến việc thờ phượng
b) Sát nhập vào buổi nhóm người lớn
c) Bao gồm từ tuổi mẫu giáo đến tuổi tiểu học
d) Tất cả những điều nói trên
CHỌN GIỮA ĐÚNG và SAI. Viết Đ vào khoảng trống trước mỗi câu
ĐÚNG. Viết S nếu là SAI
.... 8 Mối liên hệ giữa Hội Thánh và các em là mối liên hệ trong đó các em
cần Hội Thánh hơn là Hội Thánh cần các em .
.... 9 Theo tác giả, chương trình giáo dục của Hội Thánh tập trung vào việc
truyền bá Phúc âm cho các em từ tuổi Mẫu giáo đến tuổi trung học cấp I
.... 10 Việc chọn lựa những câu Kinh Thánh cần học thuộc lòng về việc xem
xét nội dung chứ không phải phương pháp.
.... 11 Các em từ 7 đến 11 tuổi có thể hiểu được những khái niệm cụ thể.
.... 12 Các em ở mọi lứa tuổi có thể hiểu bất kỳ đề tài Kinh Thánh nào chẳng
hạn như sự tháùnh hóa nếu đề tài được trình bày với ngôn ngữ đơn giản.
.... 13 Các em tuổi Tiểu học có thể hiểu được rằng Đấng Christ là con người
gương mẫu của chúng ta.
.... 14 Nên dạy cho các em những chân lý Kinh Thánh trong một cách thức
có ý nghĩa nối tiếp nhau qua nhiều năm.
.... 15 Câu chuyện “Đứa con hoang trở về” rất tốt để dạy chân lý về sự ăn
năn và sự hòa thuận với Đức Chúa Trời.
.... 16 Các truyện kể là phương tiện tốt để giải trí cho các em.
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. Đó là một hình thức phụ thuộc lẫn nhau. Các em cần Hội Thánh để hướng
dẫn các em phát triển về mặt tinh thần. Hội Thánh cần các em hoàn thành sứ
mạng môn đồ hóa muôn dân.
2. Có thể cất gánh nặng bằng cách bỏ đi những chướng ngại để các em được
tự do tăng tiến.
3 e) Tất cả những điều nói trên
4. a 2) Mẫu giáo
b 3) Tuổi chuẩn bị đến trường
c 4) Tiểu học
d 1) Trung học cấp I
5. a 2) Mẫu giáo
b 3) Tuổi chuẩn bị đến trường
c 4) Tiểu học
d 1) Trung học cấp I
6. Có thể vì ngôn ngữ quá khó hoặc những khái niệm vượt quá sự hiểu biết
trong nhóm tuổi của em.
7. a 3) Thời kỳ tiền nhận thức
b 2) Thời kỳ khái niệm cụ thể
c 1) Thời kỳ khái niệm trừu tượng
8 Những câu trả lời a, b, và c là đúng
9 d) Tất cả những điều nói trên
10 Những câu trả lời a, c, và e là đúng.
11. Thầy cô nên giải thích những khái niệm về tình thương của Đức Chúa
Trời , Sự cần thiết phải có một Cứu Chúa, ý nghĩa về sự chết của Đấng
christ, sự xưng tội, sự ăn năn, sự tha thứ, cuộc sống vĩnh hằng, và định nghĩa
những thuật ngữ mình sử dụng như tâm hồn, được cứu rỗi, và tội lỗi.
12. Thánh Linh cáo trách và lôi kéo mọi người về với Đấng Christ. Vì thế
thầy cô phải dựa vào Thánh Linh để dẫn đến sự cứu rỗi, chứ không cậy vào
áp lực hoặc ảnh hưởng cá nhân nào.
13 1) Sự cáo trách 2) Ăn năn về sự không vâng lời, xưng tội và hòa giải 3)
Chiến thắng trong việc giữ vững niềm tin 4) Phục vụ và tận hiến cho Đức
chúa Trời và tha nhân 5) Lòng yêu thương và kính sợ Đức Chúa Trời chiến
thắng lòng hận thù.
14 a 4) Giới thiệu
b 2) Cao điểm
c 1) Thân bài
d 3) Kết luận
e 2) Cao điểm
f 1) Thân bài
g 4) Giới thiệu
15. Những câu trả lời b,c và e là đúng
16 a 1) Nội dung
b 2) Phương pháp
c 1) Nội dung
d 2) Phương pháp
e 1) Nội dung
17 Những câu trả lời a, c, d, e, và g là đúng

19. Những câu trả lời b và c là đúng


20. Bạn tự trả lời- Vì có liên quan đến lứa tuổi còn nhỏ và các em chúng
muốn được cứu rỗi nhiều lần. Nhiều em còn quá nhỏ để hiểu được sự “hư
mất” của chúng.
GIÁO DỤC THANH NIÊN
Hầu hết những người lớn khi nhớ lại thời thanh niên của mình (tuổi từ 12
đến 21) đều có những cảm xúc pha trộn. Họ nhớ lại những kinh nghiệm cả
vui lẫn khó chịu. Tôi nhớ có nói với một nữ tín đồ của chúng tôi “Trở lại
tuổi thanh niên chắc hẳn là vui nhỉ?" Bà ta đáp “Ồ không đâu! Tôi sẽ không
bao giờ muốn trở lại tuổi thanh niên. Sau nhiều năm làm người lớn, tại sao
người ta muốn quay về cái tuổi tầm thường và bị coi khinh đó?” Tuy nhiên,
quan điểm của ta không phản ảnh những gì Kinh Thánh đã nói về thanh
niên.
Chúng ta có thể nhớ lại một số thí dụ nổi bật về thanh niên trong Kinh
Thánh những người này đã tác động xã hội của họ Nam thanh niên gồm có
Giô sép hầu việc Phôtipha, Đavít giết Gôliát, và Đaniên phục vụ vua
Nêbucátnếtsa. Nữ thanh niên có Êxơtê cứu dân mình và Mari trở thành mẹ
của Chúa Jesus.
Trong bài học nầy chúng ta sẽ xét đến sự phát triển và những thay đổi đáng
kể mà thanh niên trải qua. Và chúng tôi sẽ tập trung vào những hình thức
giáo dục đặc trưng phù hợp với thanh niên. Giáo dục trong lĩnh vực dự bị
hôn nhân là tối quan trọng. Thanh niên cần chân lý Thánh Kinh hướng dẫn
họ trong việc lựa chọn người bạn đời trong hôn nhân. Ngoài sự cứu rỗi ra,
đây có lẽ là quyết định quan trọng nhất họ sẽ thực hiện.
Dàn bài
Tầm quan trọng của thanh niên
Những điểm cần lưu ý để phát triển
Có hình thức giáo dục thanh niên
Truyền bá Phúc âm
Học hỏi Kinh Thánh
Thờ phượng
Phục vụ Cơ Đốc
Dự bị hôn nhân

Mục tiêu bài học


Khi học xong bài nầy bạn có thể:

Giải thích tại sao giáo dục Thanh niên là quan trọng
Thảo luận về sự tăng trưởng thuộc linh và những điểm cần lưu ý để
phát triển áp dụng cho thanh niên.
Mô tả 5 hình thức giáo dục thanh niên.
Đưa ra cách hướng dẫn hiệu quả hơn cho thanh niên trong Hội thánh của bạn

Sinh hoạt học tập


Nghiên cứu toàn bộ phần triển khai bài học theo những phương thức
đã đề ra trong Bài học
Nhớ xem trong phần từ vựng để tìm nghĩa của từ quan trọng mà bạn
không biết.
Nghiên cứu phần nói về công tác phục vụ Cơ Đốc của thanh niên để
giúp nhận ra những cơ hội giáo dục
Làm bài trắc nghiệm và kiểm tra câu hỏi của bạn
Từ ngữ quan trọng
thanh niên
chủ nghĩa
thuộc về tri thức
người sống theo lý tưởng
thuộc về bản thể
sự phục vụ
Triển khai bài học
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THANH NIÊN
MỤC TIÊU 1: Ghi nhận những lý do để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
việc giáo dục Thanh niên
Một nửa dân số thế giới ở tuổi 20. Trong một vài quốc gia, một nửa dân số
dưới tuổi 15. Những con số gây ngạc nhiên. Bây giờ chính là lúc Hội Thánh
phải nhấn mạnh đến việc giáo dục Thanh niên. Thanh niên là những người
có tội cần Đấng Christ cứu chuộc. Họ là những người đi tìm kiếm chân lý.
Họ là những người sống theo lý tưởng đang tìm kiếm một chính nghĩa.
Thanh niên cần sự hướng dẫn và giám sát. Cùng với lòng khao khát sự độc
lập mãnh liệt của họ, Thanh niên đối mặt với những khủng hoảng trong cuộc
sống. Áp lực từ mọi phía xui họ chọn lựa những tiêu chuẩn thế gian thay cho
những tiêu chuẩn thánh thiện của Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa trên đời gồm
mọi thứ từ việc lật đổ chính quyền đến việc tán thành những vụ phá thai.
Nếu chúng ta không đem Phúc âm đến với Thanh niên, thì họ sẽ chạy theo
thứ khác thôi.
Đức Chúa Trời yêu thương Thanh niên và Hội Thánh cần Thanh niên. Hội
Thánh không có Thanh niên là một Hội thánh chết. Thanh niên sẽ sớm nắm
giữ những chức vụ có trách nhiệm trong Hội thánh. Không có họ, tương lai
của Hội thánh sẽ ảm đạm, Thanh niên có món quà cao quí nhất để dâng cho
Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài, đó là cuộc sống. Phải Thanh niên
có cả cuộc đời phục vụ để dâng hiến. Cả một tiềm năng to lớn nằm trong tay
chúng ta!
Kinh Thánh xem Thanh niên là một thời kỳ có ý nghĩa trong cuộc sống của
từng cá nhân. Chúng ta cũng nên xem như vậy. Tiên tri Giôên đã nói về việc
Thánh Linh đổ tràn trên người trẻ cũng như người già (Gio Ge 2:28). Những
phong trào của Thanh niên đã thay đổi dòng lịch sử. Chủ nghĩa Marxist và
phong trào truyền giáo đương thời, cả hai đều là những phong trào của
Thanh niên. Nhiều quyết định đến với Đấng Christ được thực hiện trong lứa
tuổi 12 đến 21 hơn bất cứ giai đoạn khác trong cuộc đời. Trong 3 quyết định
thì có hơn 2 quyết định do Thanh niên thực hiện.
1 Đọc những đoạn tham khảo Kinh Thánh sau đây và cho biết những đoạn
nầy nói gì về Thanh niên. Sử dụng sổ tay của bạn 1) Thi Tv 71:5, 18 2) Thi
Tv 119:9 3) ChCn 5:18 4) TrGv 11:9 5) 12:1 6) Gio Ge 2:28; Cong Cv 2:17
7) ITi1Tm 4:12 8) Tit Tt 2:4
2 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lý do tác giả nêu ra để nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc giáo dục Thanh niên.
a) Hội thánh không có Thanh niên là một Hội thánh chết
b) Phong trào truyền giáo đương thời là phong trào của Thanh niên
c) Thanh niên bị lôi kéo đi về nhiều hướng như người lớn
d) Thanh niên là lứa tuổi tốt thứ nhì để đến với Đấng Christ
e) Thanh niên là những người sống theo lý tưởng tìm kiếm một Chủ nghĩa
f) Thanh niên có cả cuộc đời phục vụ để dâng cho Đức Chúa Trời
g) Thanh niên có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và những điều thuộc về Đức
Chúa Trời
h) Thanh niên không có nhiều trách nhiệm chiếm hữu thời giờ của họ
MỤC TIÊU 2: Thảo luận về những thay đổi xảy đến với Thanh niên, tập
trung đặc biệt vào việc phát triển tinh thần.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN
Thanh niên là thời kỳ thay đổi lớn trong đời người. Nó chỉ trội hơn sự thay
đổi xảy đến trong thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Sự thay đổi có thể nhận ra
nhất là sự thay đổi về thể chất. Các cô gái trẻ trở nên phụ nữ và các cậu con
trai thành những người đàn ông.
Sự thay đổi về trí thức cũng xảy ra. Thanh niên suy xét từ cụ thể đến trừu
tượng. Việc phát triển nầy xảy ra trong thời kỳ nhiều năm. Điều nầy được
biểu hiện trong việc các lứa tuổi Thanh niên lúc thì tỏ ra thật non nớt và sau
đó lại thảo luận có tính bản thể về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Do đó
Thanh niên thường là thời kỳ mâu thuẫn giữa ”đứa bé người lớn" và ” người
lớn trẻ con” ở trong cùng một thân xác, kề bên nhau.
Phát triển đạo đức xảy ra đồng thời với phát triển tài năng. Phát triển đạo
đức có liên quan đến sự hòa hợp với những tiêu chuẩn về hành vi đúng.
Thanh niên phải chọn lựa rất nhiều giữa những hành động đúng và sai.
Sự tăng trưởng thuộc linh là một tiến trình bắt đầu với việc tái sinh (IICo
2Cr 5:17) và tiếp tục bao lâu mà chúng ta còn mang cái thân xác sẽ hư mất
nầy. (RoRm 12:1-2. Eph Ep 4:22-24; CoCl 3:10). Tiến trình suy tư của
chúng ta được đổi mới liên tục hầu trở thành giống như Đấng Christ. Chúng
ta đang dần dần dứt bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới. Tiến trình
nầy được xem như sự thánh hóa. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy mất kiên
nhẫn với Thanh niên, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời vẫn còn đang
hoàn tất công việc của Ngài trong cuộc đời họ.
Sự tăng trưởng thuộc linh xảy ra trong bối cảnh cộng đồng Cơ Đốc (Cong
Cv 2:42-47; 4:11-16). Chúng ta không phát triển biệt lập. Chúng ta cần lợi
ích của tình bằng hữu Cơ Đốc được quan tâm. Điều nầy đặc biệt đúng trong
lứa tuổi Thanh niên khi các giá trị được dạy dỗ lúc còn bé hoặc sẽ được tiếp
thu hoặc sẽ bị loại bỏ. Những giá trị nầy không thể được tìm hiểu và giải
thích đúng đắn trong bối cảnh có những người bạn không tin Chúa. Đó là lý
do tại sao bối cảnh xã hội của tuổi trẻ có thể làm cho Thanh niên lựa chọn
những giá trị tốt hay xấu.
Qua những chương trình giáo dục Thanh niên, họ có cơ hội để nhận lời giải
đáp Kinh Thánh trong việc tìm kiếm chân lý. Qua các chương trình Thanh
niên Hội thánh có thể biểu lộ sự quan tâm đến nhu cầu đặc biệt của Thanh
niên và nói chung kết nối họ trong đời sống Hội thánh. Đồng thời chương
trình Thanh niên cho phép họ tiếp xúc với những thành viên khác giới tính
trong một cách thức lành mạnh.
3 Kể tên 4 lãnh vực thay đổi xảy ra trong tuổi Thanh niên
.................
4 RoRm 12:1-2; Eph Ep 4:22-24; CoCl 3:10 mô tả sự tăng tưởng
thuộc linh như một tiến trình
a) Ngừng lại sau khi tin nhận Chúa
b) Đang tiến triển
c) Đạt đến đỉnh cao vào tuổi trung niên
d) Không áp dụng cho Thanh niên
e) Không bắt buộc
5 Mô tả sự tăng trưởng thuộc linh liên quan đến điều gì
.........
6 Tại sao cộng đồng Cơ Đốc là cần thiết cho sự tăng trưởng thuộc linh?
.........
7 Liệt kê 4 lợi ích của chương trình Thanh niên trong Hội thánh. Sử dụng sổ
tay của bạn
NHỮNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC THANH NIÊN
Hình thức giáo dục nào phù hợp với nhu cầu của Thanh niên nhất?. Trong
một cuôïc thăm dò thực hiện cách đây vài năm, gần 1000 Thanh niên, những
người thường xuyên đi nhà thờ được hỏi rằng họ cần gì nhất ở Hội thánh của
họ. Sau đây là những câu thường được trả lời nhất của họ.
Để có mối liên hệ mật thiết hơn với Đức Chúa Trời
Để dự những buổi nhóm nơi đó tôi nhận ra sự hiện diện của Đức Chúa
Trời
Để học nói lên niềm tin của tôi một cách tự nhiên và thông minh
Để nhận sự hướng dẫn về ý muốn của Đức Chúa Trời cho cuộc sống của tôi.
Để học cách kết bạn và trở nên một người bạn
Để tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong đời tôi
Để được chấp nhận trong một nhóm mà mọi người thật sự quan tâm đến
người khác
Để được tự nhiên hơn khi tôi đến với những người khác
Để học cách giao tiếp với những thành viên khác giới tính
Để học hỏi những quan điểm Cơ Đốc về giới tính, hẹn hò và hôn nhân
Để phát triển khả năng quan tâm yêu mến những người khác hơn.
Cuộc thăm dò nầy cho thấy Thanh niên sùng đạo như thế nào. Đồng thời nó
cũng cho thấy cấp lãnh đạo học hỏi được nhiều như thế nào khi lắng nghe
Thanh niên. Những câu trả lời đưa ra trong cuộc thăm dò có thể được phân
loại theo 5 hình thức giáo dục dùng cho Thanh niên, truyền bá Phúc âm, học
hỏi Thánh Kinh, thờ phượng phục vụ Cơ Đốc, và dự bị hôn nhân.
MỤC TIÊU 3: Thảo luận những yếu tố của việc huấn luyện truyền giáo cho
thanh niên
Truyền bá Phúc âm
Truyền bá Phúc Âm là kết quả của việc thờ phượng, sự giảng dạy và sự
thông công. Đây là một cách khác để nói rằng quan tâm đến người khác và
quan tâm đến việc truyền bá Phúc âm bắt nguồn từ mối liên kết thật sự với
Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời (Cong Cv 2:42-47). Giống
như truyền giáo, việc truyền bá Phúc âm xuất phát từ mối thông công lành
mạnh. Không có những ” con đường tắt” cho việc truyền bá Phúc âm. Vì thế
chúng ta cần phải tiến hành từ một nền tảng vững mạnh.
Thanh niên cần được huấn luyện đặc biệt trong việc truyền bá Phúc âm. Quả
là không may, vì không phải tất cả Thanh niên đều quan tâm đến việc làm
chứng. Do đó, những người lãnh đạo Thanh niên nên hướng nổ lực của mình
vào lĩnh vực nầy cho những ai quan tâm đến. Huấn luyện một nhóm được
chọn lựa kỹ lưỡng về những điều căn bản của nếp sống Cơ Đốc, phát triển
mối thông công, cầu nguyện cho nhau, và dạy cách làm chứng. Dùng
phương thức lập nhóm mà trong đó mỗi thành viên đều có bạn. Chia theo
nhóm, hay nếu có cơ hội, chia thành nhiều đôi. Có sức mạnh và sự khuyến
khích trong phương thức lập nhóm hay từng đôi. Đây là cách thức Chúa
Jesus huấn luyện môn đồ của Ngài (Mat Mt 10:1, 5-20; LuLc 10:1).
Những người lãnh đạo Thanh niên cần phải đối phó với những nan đề liên
quan đến việc làm chứng. Những nan đề bao gồm việc không có năng lực để
làm chứng, sợ bị chế giễu, không biết cách thực hiện, thiếu tiếp xúc với
những người chưa tin Chúa, và cảm thấy cô đơn. Giải quyết những vấn đề
nầy, những người lãnh đạo sẽ làm cho nhiều Thanh niên hơn chú tâm đến
việc truyền bá Phúc âm.
Nhiều phương thức khác nhau có thể được dùng trong việc truyền bá Phúc
âm: những buổi nhóm ngoài trời, thăm viếng, những ca đoàn đi đây đó, trình
diễn âm nhạc, phim Kinh Thánh, những trung tâm Thanh niên, quán giải
khát, họp mặt cuối tuần, nhóm học Kinh Thánh, diễn đàn trong đại học,
nhóm học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện. Bởi vì chúng ta chú tâm đến việc
Thanh niên tiếp xúc với Thanh niên, điều thiết yếu là Thanh niên tự tài trợ
và tham dự vào những phương thức đề cập trên.
Nhiều thanh niên Cơ Đốc cảm thấy dễ chịu khi làm chứng cho trẻ em hơn là
làm chứng cho những người đồng trang lứa. Có rất nhiều cơ hội để làm điều
nầy.Họ phải được khuyến khích và huấn luyện để tận dụng những cơ hội
nầy.
8 Nền tảng cho việc truyền bá Phúc âm là
a) Thờ phượng
b) Giảng dạy
c) Thông công
d) Tất cả những điều trên
9 Mô tả phương pháp huấn luyện cho việc truyền bá Phúc âm mà Chúa
Jesus sử dụng.
.........................
10 Một vài vấn đề nào mà những người lãnh đạo Thanh niên cần giúp đỡ
Thanh niên chiến thắng trong việc làm chứng nhân?
.........................
11 Một vài phương thức nào Thanh niên có thể sử dụng để truyền bá Phúc
âm cho người khác? Dùng sổ tay căn bản.

12 Một lãnh đạo Thanh niên nên đối xử như thế nào với Thanh niên thích
làm chứng cho trẻ em hơn ?
..................

MỤC TIÊU 4. Ghi nhận những chức năng của một nhóm thanh niên học
Kinh Thánh và những yếu tố của bài học tiêu biểu.
Học hỏi Kinh Thánh
Học hỏi Kinh Thánh có thể thực hiện trong nhiều cách, nhưng chúng tôi sẽ
chú tâm vào nhóm học tập nhỏ, thân mật. Những nhóm học tập hiệu quả
nhất khi họ được giới hạn không quá 20 đến 25 người. Những nhóm nầy
thân mật vì thời gian và địa điểm họp mặt uyển chuyển. Thường thì họ họp
mặt tại nhà. Chúng đem lại một phương cách tự nhiên để phân chia một
nhóm Thanh niên lớn hơn thành các nhóm theo lứa tuổi đầu (tuổi từ 12-14),
giữa (tuổi từ 15-17) và cuối (tuổi từ 18-21). Chúng thường được dẫn dắt bởi
một người hướng dẫn thanh niênđược chỉ định bởi Mục sư hay hội đồng
giáo dục của Hội thánh. Xét về các đề tài học tập và những sinh hoạt nhóm,
chúng thường tự điều khiển. Những sinh hoạt nầy khuyến khích sự tham gia
và chú tâm.
Xét đến việc khảo sát thanh niên nói đến ở phần trước, những nhóm học tập
có những chức năng sau:
Tạo sự hướng dẫn thuộc linh
Xây dựng lòng tin và thiết lập sự tin cậy
Phát triển việc học tập tốt và những gương mẫu đạo đức
Đề ra một mục đích để sống
Đem lại tình thông công vô điều kiện
Giúp thanh niên trở nên những gì Đức Chúa Trời muốn ở chúng
Tạo những cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với những người khác giới tính trong
một khung cảnh lành mạnh.
Thật dễ thấy tại sao những nhóm học tập thân mật được Thanh niên Cơ Đốc
ưa thích đến thế. Những nhóm nầy thỏa mãn những gì Thanh niên trông đợi
từ Hội Thánh.
13. Những điều của một nhóm Thanh niên học tập Kinh Thánh để phù hợp
với những điều được báo cáo trong cuộc thăm dò 1000 thanh niên
.... a Học hỏi để biết và hiểu Kinh
Thánh tốt hơn
.... b Nhận sự hướng dẫn để biết ý muốn
của Đức Chúa Trời cho cuộc
sống của mình
.... c Học hỏi để được tự nhiên hơn
với người khác
.... d Tìm thấy ý nghĩa và mục đích
cho cuộc sống
.... e Được chấp nhận trong một nhóm
có quan tâm đến nhau
.... f Học cách kết bạn và trở nên một
người bạn
.... g Học cách giao tiếp với những người
khác giới tính.
1) Hướng dẫn tâm linh
2) Xây dựng lòng tin
3) Phát triển những gương mẫu học tập tốt
4) Đề ra một mục đích để sống
5) Để có tình thông công và điều kiện
6) Khuyến khích tự do để trở nên những gì Đức Chúa Trời muốn
7) Tạo những cơ hội để tiếp xúc với giới tính khác

BỐN ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT BÀI HỌC KINH THÁNH


VÀ THỜI GIAN CHO LỚP
Giai đoạn/ Mô tả:
- Lưỡi câu - Làm cho Thanh niên chú tâm đến vấn đề quan trọng đối với
chúng (Lớp 60 phút: 10phút, 45p: 5p; 30p: 5p)
- Sách - Cho Thanh niên khám phá ra quan điểm của Đức Chúa Trời trong
Kinh Thánh (25, 20, 15)
- Nhìn - Thu hút sự chú ý của Thanh niên qua cuộc thảo luận về ý nghĩa các
chân lý Thánh Kinh đã học (20, 15, 5)
- Tiếp nhận - Thúc đẩy Thanh niên đáp ứng lại theo sự hướng dẫn của Thánh
Linh (5, 5, 5)
Là một người lãnh đạo thanh niên, bạn nên theo những bước nào trong việc
tổ chức nhóm học tập? Thật sự, chúng tôi đã phát triển xong cơ cấu một giáo
án tiêu biểu trong Bài 5. Trong hình 8.1, chúng tôi chỉ nói lại những gì đã
nói về 4 giai đoạn cơ bản của bài học về việc phân chia thời gian cho mỗi
bài.

14 Khoanh tròn mẫu tự trước câu ĐÚNG liên quan đến cấu trúc của bài
học cho việc học hỏi Kinh Thánh của một nhóm nhỏ.
a Trình tự đúng cho giáo án học Kinh Thánh là sách, lưỡi câu, nhìn, tiếp
nhận.
b Căn cứ trên thông tin trong thì giai đoạn “sách” cho lớp 45 phút sẽ kéo dài
25 phút.
c Phần “sách” của bài học cho thanh niên thấy được quan điểm của Đức
Chúa Trời trong Kinh Thánh
d Phần “Tiếp nhận” của bài học thúc đẩy thanh niên đáp ứng theo sự hướng
dẫn của Thánh Linh
MỤC TIÊU 5: Mô tả sự thờ phượng đúng đắn và ghi nhận vài đề nghị cho
việc thiết lập giờ thờ phượng của thanh niên.
Thờ phượng
Thanh niên có khả năng thực hiện giờ thờ phượng không? câu trả lời chắc
chắn là có ! Trong GiGa 4:23-24 chỉ có hai điều kiện để thờ phượng đúng
đắn mà Chúa Jesus đã nói là ”trong Thánh linh và trong chân lý”. Điều kiện
thứ nhất ”trong Thánh linh” đòi hỏi người thờ phượng nhận ra rằng thờ
phượng bản chất là thuộc về tâm linh. Chính tâm linh của chúng ta tương
giao với Đức Chúa Trời là Thần. Phương diện tâm linh của việc thờ phượng
đặt chúng ta vào thái độ hay trạng thái tinh thần đúng đắn.
Điều kiện thứ nhì “trong chân lý” nói lên nội dung của việc thờ phượng.
Chân lý thấu hiểu bản chất và tính cách của Đức Chúa Trời và cố gắng biểu
lộ lòng sùng kính và biết ơn Đức Chúa Trời. Trong khi điều kiện thứ nhất
gắn liền với việc chúng ta đến với Đức Chúa Trời bằng cách nào, thì điều
kiện thứ nhì nói đến chúng ta làm gì khi đến với Đức Chúa Trời. Thanh niên
có khả năng thực hiện hai điều kiện nầy.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Thanh niên nên tham dự giờ thờ phượng
dành cho người lớn cũng như giờ thờ phượng của Thanh niên. Giờ thờ
phượng của Thanh niên bổ túc cho sinh hoạt đầy đủ của Hội Thánh. Chúng
khác với buổi nhóm thiếu nhi trong mức độ cần có giám sáùt và hướng dẫn
trực tiếp. Chúng khác với buổi nhóm dành cho người lớn vì có sự tham gia
và kết hợp của cử tọa. Đây là một số đề nghị cho việc thiết lập chương trình
thờ phượng của thanh niên.
1. Phối hợp nhiều yếu tố thờ phượng. Điều nầy có thể được hoàn thành bằng
cách chọn lựa một đề tài được nói đến trong lời cầu nguyện khai lễ, đọc
Kinh Thánh, âm nhạc, và bài giảng. Một đề tài như thế sẽ làm tăng thêm
việc thờ phượng. Đồng thời nó sẽ làm cho sự chuyển biến trôi chảy hơn.
Hãy nhớ chính Thánh Linh là Đấng phối hợp tuyệt hảo. Ngài muốn ghép
những mảnh rời hợp lại với nhau trong một tổng thể có ý nghĩa.
2. Nhấn mạnh đến phương diện thờ phượng hướng thượng. Chúng ta đặt
trọng tâm vào Đức Chúa Trời, Ngài là trung tâm để thờ phượng. Buổi thờ
phượng của Thanh niên không phải là buổi thực tập thờ phượng. Đó là việc
thờ phượng đích thực. Dĩ nhiên, chúng ta hiểu rằng tất cả việc thờ phượng là
chuẩn bị cho chúng ta về những thực tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, ở đây chúng ta
quan tâm đến sự thờ phượng trong hiện tại.
3. Chuẩn bị thận trọng. Những việc thờ phượng tập thể có ý nghĩa không nên
để phó mặc. Mỗi buổi nhóm nên trù tính ít nhất trước một tuần lễ. Điều nầy
cho các thanh niên phụ trách buổi nhóm có thời gian chuẩn bị. Dĩ nhiên,
chuẩn bị là cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi buổi nhóm xin Thánh
linh hành động trong mỗi tiết mục và trong mỗi đời sống.
4. Khuyến khích tham dự. Thờ phượng không phải là một sự kiện để quan
sát. Hãy làm cho thanh niên chú tâm đến bằng nhiều cách càng tốt. Apraham
Lincoln, Tổng thống Hoa kỳ vào thời kỳ đầu, đã một lần mô tả chính quyền
là ” bởi dân, vì dân, của dân”. Chúng ta đã từng mô tả buổi nhóm thanh niên
do họ điều khiển, là dành cho thanh niên, và bao gồm thanh niên.
5. Bao gồm sự đa dạng. Ở đây chúng ta xét đến sự đa dạng trong hình thức
của các buổi nhóm và trong sự phân bổ trách nhiệm. Đừng để cho buổi
nhóm có thể đoán trước được như thế sẽ buồn chán. Giữ cho nó sống động
và khởi động. Khuyến khích nhiều người khác chia xẻ lời chứng, luân phiên
đọc Kinh Thánh, sử dụng nhiều người phụ trách âm nhạc, mời nhiều diễn
giả thuyết trình, tạo cơ hội cho người đến dự chọn lựa một vài bài hát.
6. Giám sát việc lãnh đạo của người lớn bảo trợ cho thanh niên. Không nên
gây chú ý. Người bảo trợ thanh niên là các huấn luyện viên và cố vấn. Trách
nhiệm của huấn luyện viên không phải là tự anh ta chơi trò chơi nhưng là
giúp đỡ những người khác chơi. Anh ta dẫn dắt bằng cách hướng dẫn từ bên
ngoài, không tham dự vào. Phương thức lãnh đạo nầy thật sự cho thấy có
nhiều ảnh hưởng hơn là hình thức lãnh đạo được nhận thấy rõ ràng.
15 Hãy mô tả những điều kiện cho việc thờ phượng đúng đắn.
................................................
............................................
16 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến buổi nhóm
thanh niên.
a Tác giả ủng hộ việc thanh niên có buổi nhóm riêng thêm vào tham dự buổi
nhóm người lớn.
b Thanh niên có thể thực hiện những điều kiện về việc thờ phượng đúng đắn
c Có 3 điều kiện cơ bản để đạt sự thờ phượng đúng đắn.
d Buổi nhóm thanh niên, giống như buổi nhóm thiếu nhi cần giám sát nhiều.
e Buổi nhóm thanh niên khác với buổi nhóm người lớn vì có sự tham gia.
17 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến việc lập chương
trình cho buổi nhóm thanh niên.
a Tất cả những phần của buổi nhóm nên nói lên một đề tài duy nhất.
b Buổi nhóm thanh niên là việc thực tập chuẩn bị cho tương lai
c Chuẩn bị cho buổi nhóm nên luôn có cầu nguyện
d Buổi nhóm bao gồm thanh niên, dành cho thanh niên, nhưng do người lớn
hướng dẫn.
e Việc phân bố trách nhiệm phải nên thay đổi
f Người lớn bảo trợ nên có một vai trò được thấy rõ ràng trong buổi nhóm.
MỤC TIÊU 6: Ghi nhận những đường lối chỉ đạo về truyền giáo trong thanh
niên và liệt kê những đề án phục vụ Cơ Đốc
Phục vụ Cơ Đốc
Phục vụ Cơ Đốc là một yếu tố quan trọng về giáo dục thanh niên. Nó trực
tiếp liên quan đến việc truyền giáo và sự hầu việc Chúa. Chúng ta không thể
nói về điểm nầy mà không đề cập đến hai điểm kia. Chẳng hạn như, một
lãnh vực của sự hầu việc Chúa là dâng tiền để yểm trợ những chương trình
Truyền giáo. Nhưng Kinh Thánh cho thấy rõ rằng sự hầu việc Chúa trong ý
nghĩa rộng lớn nhất là dâng đời sống cho Chúa. Do đó, sử dụng thời giờ, tài
năng và tiền bạc của mình là 3 thành phần cơ bản của sự hầu việc. Chúng
cũng là những thành phần cơ bản cho việc phục vụ Cơ Đốc và truyền giáo.
Bây giờ chúng tôi muốn tập trung vào một số đường lối chỉ đạo cho việc
truyền giáo có hiệu quả cũng như đề nghị một số dự án phục vụ Cơ Đốc để
thanh niên tham dự vào. Trước hết những người bảo trợ thanh niên phải
quan tâm đến việc truyền giáo. Họ phải yểm trợ toàn bộ chương trình truyền
giáo của Hội thánh. Thứ nhì, Hội thánh phải lo việc giáo dục truyền giáo
thông qua những bộ phận của Hội thánh như lớp học ngày Chúa nhật, các
nhóm thanh niên, và những nhóm thiếu niên khác.
Thứ ba, giáo dục truyền giáo phải có suốt năm, không chỉ trong tuần lễ đề
cao việc truyền giáo. Thứ tư, Hội thánh nên nhấn mạnh rằng phục vụ truyền
giáo là đầu phục ý muốn của Đức Chúa Trời cho dù phục vụ ở quê nhà hay
xứ người. Thanh niên cần được khích lệ để tận hiến cuộc sống mình cho
Đấng Christ và luôn luôn sẵn sàng phục vụ Ngài.
Thứ năm, phải nổ lực làm cho thanh niên chú tâm đến những sinh hoạt
truyền giáo trong khu vực, làng mạc, hoặc khu phố tại địa phương của họ.
Và sau hết, chúng ta phải bảo đảm thanh niên hiểu rằng động cơ thúc đẩy
thật sự để truyền giáo là đưa nhũng người hư mất đến với Đấng Christ.
Chúng ta tham gia truyền giáo vì tình yêu Đức Chúa Trời ban cho đối với
những người hư mất. Tình cảm tự tôn hoặc thương hại không phải là thái độ
của chúng ta trong việc quan tâm đến truyền giáo.
18 Trong sổ tay của bạn, hãy giải thích mối quan hệ giữa phục vụ Cơ Đốc,
truyền giáo, và sự hầu việc Chúa.
19 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi đường lối chỉ đạo thích hợp về việc
truyền giáo có hiệu quả trong thanh niên
a) Khích lệ thanh niên tận hiến cuộc sống mình để phục vụ Đấng Christ.
b) Tách rời tầm quan trọng của việc truyền giáo khỏi những chương trình
khác của Hội thánh
c) Nhấn mạnh đến truyền giáo chủ yếu trong tuần lễ đề cao việc truyền giáo
d) Nhấn mạnh rằng những người bảo trợ thanh niên phải quan tâm đến việc
truyền giáo.
e) Làm cho thanh niên chú tâm đến những sinh hoạt truyền giáo tại địa
phương
f) Tập trung vào động cơ thúc đẩy để quan tâm đến việc truyền giáo là lòng
thương hại.
20 Dưới đây là liệt kê một vài đề án phục vụ Cơ Đốc cho các nhóm thanh
niên. Phân loại xem chúng thuộc về giáo dục trong Hội thánh địa phương
hay người ngoài Hội thánh địa phương ( Một số có thể được phân loại theo
cả hai cách)
1)Trong Hội thánh địa phương
2) Ngoài Hội thánh địa phương
3) Cả hai cách nêu trên
.... a Phụ giúp lau dọn sạch sẽ Hội thánh
.... b Phụ giúp Mục sư những việc lao động cá nhân để ông ta có thời giờ
hơn cho giáo dục.
.... c Phụ giúp các thầy cô trong buổi nhóm thiếu nhi
.... d Giúp đỡ sửa chữa và bảo trợ cơ sở Hội thánh
.... e Giúp đỡ thiết lập hoặc phụ giúp trong nhà trẻ Hội Thánh
.... f Thành lập một ca đoàn thanh niên
.... g Tài trợ một chương trình giáo dục truyền bá Phúc âm do thanh niên
thực hiện
.... h Tài trợ đề án truyền giáo do Hội thánh chỉ định
.... I Chuẩn bị truyền đạo đơn và những bích chương cho Hội thánh
.... j Cung cấp âm nhạc cho các buổi nhóm
.... k Thăm viếng những người mới đến với Hội thánh
.... l Thực hiện các công tác trong lao tù, bệnh viện, hay trường học
.... m Khởi sự lớp học Kinh Thánh trong khu vực
.... n Phân phát giấy mời đến dự những buổi nhóm đặc biệt
.... o Giúp đỡ khởi sự công tác trong những vùng không có Hội thánh
.... p Gia nhập vào chiến dịch quét dọn cộng đồng
.... q Phục vụ với tư cách người tư vấn hay nhân sự trong một trại thanh niên
.... r Phụ giúp trong lớp Kinh thánh hè của Hội thánh
.... s Thành lập một toán truyền giáo và đi một vòng địa hạt hay tiểu bang
của bạn
.... t Phụ giúp lau dọn sạch sẽ và sữa chữa những Hội thánh khác
.... u Thăm viếng những người già, giúp đỡ họ, chuyên chở họ đến Hội thánh
.... v Giúp đỡ những nạn nhân gặp phải thảm kịch với thực phẩm và quần áo.
MỤC TIÊU 7: Ghi nhận những đoạn Kinh thánh liên quan đến những câu
hỏi về sự tỏ tình, chọn người bạn đời, và hôn nhân.
Dự bị hôn nhân
Có lẽ không có đề tài nào làm cho thanh niên thích thú hơn là đề tài nói về
sự tỏ tình, chọn người bạn đời,và hôn nhân. Điều nầy cũng tự nhiên thôi.
Những quyết định nào đem lại kết quả quan trọng hơn việc lựa chọn người
bạn hôn nhân của mình? Duy chỉ có một kết quả quan trọng hơn, là sự chấp
nhận hay chối bỏ Đấng Christ của một người.
Ở đây chúng ta đang đối phó với một vấn đề rất quan trọng. Hầu hết niềm an
ủi và hạnh phúc trần thế của một người sẽ được quyết định qua sự lựa chọn
người bạn hôn nhân của anh ta. Lời Đức Chúa Trời nói đến rất nhiều về đề
tài nầy.Thanh niên không nên đợi cho đến một vài tuần trước đám cưới của
họ để nghe lời Đức Chúa Trời nói những gì. Thanh niên có rất nhiều câu hỏi
liên quan đến sự tỏ tình, chọn người bạn đời, và hôn nhân. Nếu chúng ta
chịu bỏ thời gian ra với họ, trả lời các câu hỏi của họ, và nói lên mối quan
tâm của họ, thì họ sẽ được phước hạnh, Hội thánh sẽ được lợi ích, và vương
quốc của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng.
Chúng tôi sẽ liệt kê một số câu hỏi làm cho thanh niên thích thú. Bởi vì có
rất nhiều phong tục địa phương liên quan đến sự tỏ tình, chọn người bạn đời,
và hôn nhân, nên chúng tôi không cố gắng trả lời những câu hỏi nầy. Đó là
trách nhiệm của Hội thánh địa phương. Tuy nhiên, thật có ích để ghi nhận
những câu hỏi.
Kinh Thánh nói gì về những người tin Chúa lập gia đình với người
ngoại?
Giả như bạn không thích sự lựa chọn của cha mẹ về người bạn đời
thì sao ?
Việc chúc phước của cha mẹ quan trọng như thế nào?
Bạn có nên lập gia đình khi cha mẹ không bằng lòng ?
Những đức tính nào tôi nên tìm kiếm ở người bạn hôn nhân ?
Người bạn nào tôi nên tìm trong tiến trình tỏ tình ?
Trong thời kỳ tỏ tình chúng ta nên đi đâu ?
Đến mức độ nào chúng ta nên hạn chế việc tỏ tình để dành thời
gian cho sinh hoạt nhóm thanh niên
Trong những điều kiện nào một nam một nữ có thể gặp nhau một
mình ?
Điều gì tạo thành một hôn nhân và gia đình Cơ Đốc ?
Việc tỏ tình có thể bắt đầu vào tuổi nào ?
Việc tỏ tình nên kéo dài bao lâu ?
Tuổi nào tốt nhất để lập gia đình ?
Tôi có nên chờ đợi đến khi xong việc học vấn mới lập gia đình ?
Những người Cơ Đốc có nên chọn sống độc thân ?
Một đám cưới công khai trước hội thánh thì cần thiết như thế nào ?
21 Nêu ra những điểm chính của các đoạn văn Kinh thánh dưới đây và quyết
định xem câu hỏi hay những câu hỏi nào nêu trên được trả lời trong các câu
Kinh thánh đó ? để trả lời sử dụng sổ tay của bạn. 1) Eph Ep 4:17-32; ChCn
31:1-31 2) ICo1Cr 7:1-7; Mat Mt 19:10-12 3) Eph Ep 5:21-64; ITe1Tx 2:7,
11; IPhi 1Pr 3:1-7 4) Eph Ep 6:1-3; PhuDnl 5:16; ChCn 1:8; 6:20; 23:22; 5)
IICo 2Cr 6:14; 6) HeDt 13:4; 7) Mat Mt 19:3-6.
Bải tập kiểm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM - khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi.
1 Nhiều đoạn Kinh thánh miêu tả tuổi thanh niên là thời gian để
a) phục vụ Đức Chúa Trời
b) hưởng hạnh phúc
c) sống một cuộc sống trong sạch
d) Tất cả những điều trên
2 Giáo dục thanh niên là quan trọng vì tất cả những lý do nầy NGOẠI TRỪ
a) một nữa dân số thế giới dưới tuổi 20
b) Hội thánh không có thanh niên thì chết
c) giáo dục cho thanh niên thì dễ hơn cho người lớn
d) thanh niên có cả cuộc đời phục vụ để dâng hiến
3 “Dứt bỏ con người cũ” là phần:
a) phát triển thể chất
b) phát triển tri thức
c) phát triển đạo đức
d) phát triển tâm linh
4 Một nan đề thanh niên có thể gặp trong việc làm chứng là có:
a) ý thức tự trọng cao
b) nỗi sợ thất bại
c) chống đối lại cha mẹ
d) Tất cả những điều trên
5 Phần bài học cần thời gian nhiều nhất là phần:
a) Sách
b) Lưỡi câu
c) Nhìn
d) Tiếp nhận
6 Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền giáo có hiệu quả cần phải
làm những điều nầy NGOẠI TRỪ
a) Nhấn mạnh việc truyền giáo ít nhất mỗi năm một tuần lễ
b) Dạy rằng quan tâm đến việc truyền giáo là nhắm đến những người hư mất
c) Khuyến khích thanh niên chú tâm đến những đề án truyền giáo tại địa
phương
d) Cung cấp giáo dục truyền giáo thông qua tất cả những bộ phận của Hội
thánh.
7 Tác giả cho rằng thanh niên quan tâm nhất về
a) Việc truyền bá Phúc âm
b) Học hỏi Kinh Thánh
c) Phục vụ Cơ Đốc
d) Dự bị hôn nhân
8 Kinh thánh trả lời ” không ” cho câu hỏi
a) Người Cơ Đốc nên chọn việc không lập gia đình ?
b) Người tin Chúa nên lấy người ngoại ?
c) Một đôi bạn có nên lấy nhau trước khi xong việc học vấn của họ ?
d) Một đôi bạn nên có một đám cưới chính thức trước Hội thánh không?

CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết ” Đ ” trên khoảng trống trước mỗi câu
ĐÚNG. Viết ” S ” nếu câu SAI
.... 9 Theo Kinh thánh, sự phát triển tâm linh xảy ra nhanh hơn trong thời kỳ
thanh niên
.... 10 Phát triển tâm linh xảy ra tốt nhất khi một người bị cô lập
.... 11 Tác giả đề nghị rằng tất cả thanh niên trong Hội thánh địa phương nên
được huấn luyện về việc truyền bá Phúc âm bằng phương thức thành lập
toán ( nhóm)
.... 12 Những đề án phục vụ Cơ Đốc phù hợp cho thanh niên có thể thích hợp
để giáo dục trong và ngoài Hội thánh địa phương
.... 13 Dự bị hôn nhân là một lãnh vực giáo dục thanh niên cần rất ít thời
gian, chỉ khoảng một tháng trước đám cưới
.... 14 Buổi nhóm thanh niên là việc thực tập để sửa soạn cho mai sau
.... 15 Buổi nhóm thanh niên khác với buổi nhóm người lớn vì có sự tham
gia
.... 16 Thanh niên phải thực hiện 3 điều kiện cho việc thờ phượng đúng đắn
.... 17 Buổi nhóm thanh niên nên đưa ra nhiều hình thức phân bố trách
nhiệm.
.... 18 Người lớn bảo trợ thanh niên nên có một vai trò dễ nhận thấy trong
buổi nhóm thanh niên

LỰA CHỌN GIỮA A VÀ B .Ghi nhận mỗi sinh hoạt dưới đây như là
A Chức năng của một nhóm thanh niên học Kinh Thánh
B Không phải chức năng của một nhóm thanh niên học hỏi Kinh Thánh
.... 19 Khuyến khích tự do để được độc lập khỏi cha mẹ
.... 20 Tạo cơ hội để học những kỹ năng nghề nghiệp mới
.... 21 Khuyến khích việc xây dựng tính thông công vô điều kiện
.... 22 Đưa ra một mục đích để sống
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. 1) Đó là thời gian để học tin vào Đức Chúa Trời; 2) Có thể sống một cuộc
sống trong sạch bằng cách sống theo lời Đức Chúa Trời; 3) Đối với nhiều
người, đó là thời gian để lập gia đình và vui sướng; 4) Thanh niên là thời
gian để hạnh phúc; 5) Chúng ta phải phục vụ Đức Chúa Trời trong khi còn
trẻ; 6) Đức Chúa Trời hòa giải với thanh niên; 7) Thanh niên ngoại đạo phải
được kính trọng; 8) Thanh nữ phải yêu chồng và con cái mình.
2. a) Hội thánh không có thanh niên là Hội thánh chết.
b) Phong trào truyền giáo đương thời là một phong trào của thanh niên
e) Thanh niên là những người sống theo lý tưởng tìm kiếm một mục
đích
f) Thanh niên có cả cuộc đời phục vụ để dâng cho Đức Chúa Trời
3. Thể chất, tri thức, đạo đức, tâm linh
4. b) đang tiến triển
5. Đó là sự đổi mới và hoà hợp liên tục của tâm trí và tư tưởng chúng ta để
được giống như Đấng Christ, dứt bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới
6. Chúng ta không tăng trưởng tâm linh trong sự cô lập. Để cho những giá trị
Cơ Đốc được lĩnh hội, những giá trị nầy phải được tìm hiểu và giải thích
trong phạm vi những người bạn Cơ Đốc, không phải với những người ngoại
7. 1) Cho thanh niên những cơ hội nhận những câu giải đáp Thánh Kinh khi
họ đi tìm Chân lý; 2) Giúp Hội thánh quan tâm đến những nhu cầu đặc biệt
của thanh niên ; 3) Giúp cho thanh niên chú tâm đến chương trình toàn bộ
của Hội thánh; 4) Cho phép thanh niên tiếp xúc với những thành viên khác
giới tính một cách lành mạnh
8. d) Tất cả những điều trên
9. Huấn luyện một nhóm người được chọn lựa kỹ lưỡng về những nguyên
tắc căn bản của nếp sống Cơ Đốc, phát triển sự thân tình với họ, cầu nguyện
cho nhau, và dạy họ làm chứng nhân dùng phương thức thành lập toán có
bạn hữu
10. Thiếu năng lực, sợ bị chế nhiểu, không biết cách thức thực hiện, thiếu
tiếp xúc với những người chưa tin Chúa, cảm thấy cô đơn.
11. Câu trả lời của bạn. Xem hướng dẫn học tập
12. Người lãnh đạo nên khuyến khích thanh niên giáo dục trẻ em. Đức Chúa
Trời kêu gọi một số người để giáo dục chủ yếu là trẻ em.
13. a 3) Phát triển những gương mẫu tốt
b 1) Hướng dẫn tinh thần
c 6) Khuyến khích tự do để trở nên những gì Đức Chúa Trời muốn
d 4) Đề ra một mục đích để sống
e 5) Đem lại tính thông công vô điều kiện
f 2) Xây dựng lòng tin
g 7) Tạo ra những cơ hội để tiếp xúc với giới tính khác
14. Những câu trả lời c và d là đúng
15. Thờ phượng đúng đắn phải thực hiện trong Thánh Linh và trong Chân
lý. “Trong Thánh linh” liên quan đến việc tương giao với Đức Chúa Trời,
tâm linh của chúng ta tương giao với Đức Chúa Trời là Thần linh ” Trong
Chân lý” là những gì chúng ta làm, sự biểu lộ lòng sùng kính và biết ơn Đức
Chúa Trời dựa trên sự thấu hiểu của chúng ta về bản chất và tính cách của
Đức Chúa Trời.
16. Những câu trả lời a,b và e là đúng
17. Những câu trả lời a, c và e là đúng
18. Chúng liên hệ chặt chẽ đến nổi bạn không thể nói đến điểm nầy mà
không nói đến những điểm khác. Sự hầu việc là dâng hiến thời giờ, tài năng
và tiền bạc của mình. Đây cũng là những yếu tố của việc phục vụ Cơ Đốc và
truyền giáo.
19. a) Khích lệ thanh niên tận hiến cuộc sống mình để phục vụ Đấng Christ
d) Nhấn mạnh rằng những người bảo trợ thanh niên phải quan tâm đến việc
truyền giáo
e) Làm cho thanh niên chú tâm đến những sinh hoạt truyền giáo tại địa
phương
20. Những câu trả lời của bạn có thể khác những câu trả lời nầy. Bài tập gợi
cho chúng ta nghĩ về nhiều khả năng để phục vụ.
a cho đến k, n và r 1) Trong Hội thánh địa phương
l, p, q, s và v 2) Ngoài Hội thánh địa phương
m, o, u, và v 3) Cả hai cách nêu trên
21. 1) Có những đức tính: công nghĩa, thánh khiết, đức hạnh (những câu hỏi
5,6); 2) quyết định lập gia đình (câu hỏi 15); 3) chồng vợ và những liên hệ
gia đình (câu 10); 4) tôn kính cha mẹ(những câu hỏi 2,4); 5) việc ràng buộc
giữa người tin Chúa với người ngoại (câu hỏi 1); 6) sự đồi bại trong tình dục
chống lại sự tinh khiết của liên hệ hôn nhân (những câu hỏi7-9); 7)sự bền
vững của hôn nhân (câu hỏi 16)

GIÁO DỤC NGƯỜI LỚN


Một người đàn ông tên James là thợ mộc có vợ chết vì ung thư khi anh ta
ngoài 50. Mặc dù anh là người Cơ Đốc, nhưng anh cảm thấy rằng đời anh
không đáng sống vì thiếu nàng. Một ngày kia một người bạn giáo sĩ mời anh
đi Mêxicô truyền giáo với anh ấy. Người bạn thì giảng lời Chúa, còn James
giúp Hội thánh mới thành lập xây dựng một nhà thờ nhỏ.
Qua nhiều năm James giúp xây dựng 20 nhà thờ. Trong tiến trình, anh học
tiếng Tây Ban Nha. Khi người bạn giáo sĩ không còn có thể đến Mêxicô
nữa, James bắt đầu giảng lời Chúa cũng như xây dựng nhà thờ. Anh ghi tên
học hàm thụ chương trình huấn luyện Kinh Thánh để trang bị cho mình tốt
hơn. Lúc anh ta quá lớn tuổi để trở về Mêxicô, anh bắt đầu giáo dục cho
những công nhân di trú nói tiếng Tây Ban Nha ở gần nhà anh.
Có rất nhiều người như James trong Hội thánh, mặc dù họ đã lớn tuổi nhưng
họ còn nhiều năm phục vụ hữu ích trước mặt họ. Tuy nhiên, họ cần được
khuyến khích và có lẽ cần được huấn luyện. Chúng ta không nên chểnh
mảng giúp đỡ giáo dục cho người lớn trong các Hội thánh của chúng ta và
chuẩn bị họ cho chức vụ
Dàn bài

Tầm quan trọng của người lớn Quan niệm sai lầm về chức vụ Nhu cầu học
hỏi Kinh ThánhNhững điểm cần lưu ý để phát triểnTruyền bá Phúc âmCác
hình thức giáo dục Người lớn Giáo dục gia đình Giáo dục Người lớn độc
thân Giáo dục Người lớn cao niên Giáo dục quí ông và quí bà
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Ghi nhận những nhu cầu cần thông thường của người lớn và những lý do tại
sao giáo dục cho người lớn là quan trọng.
Mô tả việc truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ
Ghi nhận những nguyên tắc và mục đích của nhiều hình thức giáo dục cho
người
Đáp ứng một cách hiệu quả hơn cho nhiều nhu cầu khác nhau của người lớn.
Sinh hoạt học tập
Học bài theo từng phần
Tìm hiểu kỹ những nhóm đặc trưng được liệt kê ở mục " Những hình
thức giáo dục người lớn"
Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra những câu trả lời
Ôn các bài học 7 - 9 cho việc chuẩn bị đánh giá tiến bộ học tập. Đọc phần
hướng dẫn trong tập tài liệu của bạn. Lấy tờ trả lời có ghi "Đánh giá tiến bộ
học tập phần 3, theo hướng dẫn để điền vào, và sau đó nộp tờ nầy cho giảng
viên ICI của bạn. Giảng viên sẽ kiểm tra những câu trả lời của bạn và cho
bạn kết quả.
Từ ngữ quan trọng
được sắp xếp phối hợpcố thủ
huy động
tính tự nhiêntiêu chuẩntính tương đối
Khai triển bài học
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI LỚN MỤC TIÊU 1: Thảo luận về tầm
quan trọng của người lớn trong chương trình giáo dục của Hội thánh và ghi
nhận 3 điều quan niệm sai lầm về giáo dục
Quan niệm sai lầm về giáo dục Người lớn kiểm soát chính quyền, kinh tế,
lực lượng quân sự, trường học, và những hoạt động tôn giáo trên thế giới.
Vậy, họ là một phần quan trọng của Hội thánh và chương trình giáo dục của
Hội thánh. Kinh Thánh cho thấy những người đầu tiên đến với Đấng Christ
là những người lớn. Những người đầu tiên được trang bị để phục vụ Đấng
Christ là những người lớn. Tân ước tập trung vào việc truyền bá Phúc âm
cho người lớn, rồi sau đó họ đem gia đình của mình đến với Đấng Christ
(Cong Cv 16:28-34).
Trước đây, chúng ta cho rằng nếu đem trẻ em và thanh niên đến với Đấng
Christ, thì thường cả gia đình về với Đấng Christ. Tuy nhiên, tầm quan trọng
của người lớn trong đời sống gia đình và nuôi dưỡng đức tin Cơ Đốc thấy rõ
là trẻ em đã tin nhận Chúa thường không đứng vững, đặc biệt ở lứa tuổi
thanh niên, trừ khi cha mẹ cũng đến với Đấng Christ. Có 3 quan niệm sai
lầm thường ảnh hưởng chương trình giáo dục của Hội thánh :1) Cách thức
vươn tới người lớn là qua trẻ em. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, đây
không phải là khuôn mẫu Thánh Kinh. 2) Vì khó đem người lớn đến với
Đấng Christ, chúng ta phải nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ em và thanh
niên trong các chương trình giáo dục của chúng ta. Điều nầy rõ ràng là
không đúng. Từ quốc gia nầy đến quốc gia khác chúng ta thấy những người
lớn nếu được truyền giáo giảng một cách thích hợp sẽ tin nhận Đấng Christ
với số lượng đông. 3) giáo dục Cơ Đốc phải thực hiện trong Hội thánh. Kinh
nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng cho dù chương trình giáo dục của Hội
thánh có hiệu quả như thế nào, nó không thể thay thế cho cha mẹ Cơ Đốc
hay gia đình Cơ Đốc.
Trong lời Kinh Thánh, gánh nặng giáo dục tôn giáo do gia đình gánh vác.
Nhưng trong thế giới càng ngày càng phức tạp mà chúng ta đang sống, thì
gánh nặng giáo dục Cơ Đốc không thể để gia đình gánh vác một mình. Hội
thánh có trách nhiệm do Đức Chúa Trời giao phó để làm việc với các gia
đình của mình, nhất là những người lớn, để sản sinh và nuôi dưỡng đời sống
Cơ Đốc trong Hội thánh.
1 Những quan niệm sai mà theo đó chương trình giáo dục của Hội thánh
thường hoạt động gồm tất cả những câu sau đây NGOẠI TRỪ một câu. Câu
nào KHÔNG phải là một quan niệm sai ?
a) Khuôn mẫu học tập của người lớn khác với những khuôn mẫu của trẻ em.
b) Cách thức vương tới người lớn và qua trẻ em
c) Giáo dục Cơ Đốc phải thực hiện trong Hội thánh.
d) Vì khó vươn đến người lớn, chúng ta nên tập trung vào trẻ em và thanh
niên
2 Về trách nhiệm giáo dục Cơ Đốc, Hội thánh nên
a) để trách nhiệm cho gia đình như thời Kinh Thánh
b) đảm nhận trách nhiệm cho tất cả việc giáo dục Cơ Đốc
c) giúp đỡ gia đình trong trách nhiệm của mình trong lãnh vực giáo dục Cơ
Đốc
MỤC TIÊU 2: Liệt kê 4 lý do tại sao người lớn cần học hỏi Kinh Thánh
Nhu cầu học hỏi Kinh Thánh Đáng tiếc là có nhiều tín đồ lớn tuổi biết rất ít
về nội dung Kinh Thánh. Những gì họ biết được thường là những câu
chuyện Kinh Thánh quen thuộc từ thuở nhỏ họ còn nhớ. Sự thật đáng buồn
là khi thành người lớn họ không bao giờ học hỏi lời của Đức Chúa Trời.
Chúng tôi đề xuất 4 lý do tại sao người lớn cần học hỏi Kinh Thánh.
1. Người lớn cần học hỏi Kinh Thánh để tăng trưởng và nhận được sự hướng
dẫn cho chính cá nhân họ. Đức Chúa Trời tạo dựng Adam và Eva hoàn hảo
trong ý nghĩa họ không có tội. Nhưng họ không hoàn hảo trong ý nghĩa tăng
trưởng thuộc linh. Mục đích của Đức Chúa Trời cho nhân loại từ ngay lúc
khởi đầu luôn luôn là sự tăng trưởng thuộc linh " chúng ta thảy đều hiệp một
trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành
nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ" (Eph Ep 4:13).
Kinh thánh là sách chỉ dẫn của Đức Chúa Trời để có sự tăng trưởng và
hướng dẫn cá nhân. Những ai đọc và áp dụng lời giáo huấn sẽ trở nên những
con người mà Đức Chúa Trời mong muốn.
2. Người lớn cần học hỏi Kinh thánh để có thể dạy con cái của họ. Dù muốn
hay không, cha mẹ luôn dạy con cái mình một điều gì đó, nhất là qua việc họ
nêu gương tốt. Vì vậy, họ cần sự huấn luyện để biết dạy và huấn luyện con
cái của mình (6:4).
3. Người lớn cần học hỏi Kinh thánh để phát triển sự lãnh đạo trong Hội
thánh địa phương. Hội thánh cần những lãnh đạo, thầy cô, những người làm
việc cho thanh niên,v.v... được huấn luyện kỹ, chuẩn bị sẵn. Hội thánh cần
những người trưởng thành tin Chúa, biết Lời Đức Chúa Trời và có thể áp
dụng vào cách cư xử và lối sống hàng ngày. Là những Mục sư và những nhà
giáo dục Cơ Đốc, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển những người lớn
trưởng thành thuộc linh, "những người cũng có tài dạy dỗ kẻ khác" (IITi
2Tm 2:2).
4. Người lớn cần học hỏi Kinh thánh để có thể chia xẻ Phúc âm với người
khác. Trong Cong Cv 8:30-31 chúng ta đọc về cuộc gặp gỡ giữa Philíp với
một người Êthiôbi - Philíp hỏi anh ta có hiểu gì về Kinh thánh anh ta đang
đọc không. Hoạn quan trả lời rằng: "Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi
hiểu được?". Chúng ta cần nhiều quí ông và quí bà hơn nữa, những người
sẵn lòng và có thể chia xẻ Phúc âm với người khác.
Nói tóm lại, niềm tin phát sinh do việc nghe và đón nhận Lời Đức Chúa Trời
(RoRm 10:17) Không phải sự thông thái của loài người nhưng chính là lời
Đức Chúa Trời biến đổi cuộc sống của chúng ta, cũng cố tâm trí và tinh thần
của chúng ta, hướng dẫn và chỉ bảo,và hướng chúng ta từ vinh quang nầy
đến vinh quang khác.
3 Giải thích tại sao nhu cầu học hỏi Kinh Thánh của người lớn thật sự bắt
đầu ở vườn Êđen?

Mục tiêu 3: Ghi nhận những nhu cầu chung cho tất cả người lớn và phân biệt
giữa lứa tuổi tráng niên, trung niên, và cao niên
Những điểm cần lưu ý để phát triển
Những nhu cầu thật sự chung cho tất cả người lớn gồm những nhu cầu về
thể chất, sự vững tâm, sự quan trọng, tài năng, tình thương, tính sáng tạo, và
lòng sùng đạo. Đây là những nhu cầu thật sự để phân biệt với những nhu cầu
cảm thấy. Một người có thể cảm thấy cần những thức ăn tầm thường. Khẩu
vị của anh ta có thể được thỏa mãn với thức ăn như thế. Nhưng nếu anh
không bắt đầu ăn uống đàng hoàng, thì những nhu cầu thức ăn thật sự sẽ
không được thoả mãn và thân thể sẽ bị tổn hại. Sự đóng góp quan trọng của
giáo dục Cơ Đốc là thức tỉnh những cá nhân nhớ đến nhu cầu cuộc sống
vĩnh cửu thật sự của họ.
Chúng tôi sẽ mô tả những nhu cầu thật sự chung cho người lớn. Những nhu
cầu thể chất gồm giấc ngủ, thức ăn, nước, chỗ trú ngụ, và sự tập luyện. Nhu
cầu về sự vững tâm liên quan đến việc cảm thấy có liên hệ tốt với người
khác.Chúng ta muốn người khác chấp nhận mình, có liên hệ với gia đình, gia
nhập nhiều tổ chức khác nhau, dành được tài sản. Nói theo Kinh Thánh thì
sự vững tâm lớn nhất của chúng ta ( và sự vững tâm vĩnh cửu duy nhất)
được tìm thấy trong mối quan hệ thật sự với Chúa Jesus Christ. Bất cứ sự
vững tâm nào khác là giả tạo.
Những nhu cầu về sự quan trọng liên quan đến những tình cảm được thán
phục và công nhận. Nó liên quan đến sự coi trọng mình và cho mình là xứng
đáng. Hầu hết những ý tưởng thế tục về vấn đề nầy không phù hợp với ý
tưởng Kinh thánh rằng con người không xứng đáng nhưng cũng không vô
dụng theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Chính vì giá trị Đức Chúa Trời đặt
trên mỗi cuộc sống, chúng ta có thể cảm nhận sự quan trọng xác thực qua
mối liên hệ thật sự với Đấng Christ.
Những nhu cầu tài năng liên quan đến việc cảm thấy có năng lực và kết quả.
Chúng được thực thi trong nổ lực đáp ứng những nhu cầu của gia đình mình
hay tạo nên một xã hội tốt hơn. Những người Cơ Đốc thực thi những nhu
cầu nầy trong nổ lực để mở mang nước Đức Chúa Trời ở trần thế và phát
triển Hội thánh của Chúa Jesus Christ.
Nhu cầu tình thuơng liên quan đến những mối quan hệ là cho nhau mãn
nguyện chẳng hạn như hôn nhân, mối quan hệ cha con, tình bạn thân thiết,
và sau cùng là mối quan hệ con người và Thượng Đế. Mô hình là sự ban cho
cuộc sống vĩnh cửu qua đó Đức Chúa Trời tạo nên một mối liên hệ đáng tin
cậy, vô điều kiện, không phải do công lao mà có,mang đặc điểm tự do, hiểu
biết và chấp nhận.
Những nhu cầu sáng tạo được thực hiện bằng cách làm những việc mới mẻ
theo hứng khởi. Trẻ em biểu lộ niềm vui như thế khi khám phá hay cảm
nhận điều gì lần đầu tiên. Cuộc sống của người lớn thường trở nên tẻ nhạt và
chán ngắt. Cứ mỗi buổi sáng, người lớn cần phải cảm nhận lòng nhân từ của
Đức Chúa Trời cách tươi mới luôn.
Những nhu cầu về lòng sùng đạo tập trung vào sự kiện là trong sâu xa mỗi
người đều có nhu cầu được liên kết chính đáng với Đức Chúa Trời. Những
cá nhân có thể chối từ hay ngăn lại nhu cầu nầy, nhưng nó vẫn còn đó. Lời
mời gọi phổ quát của Kinh Thánh được bắt rễ trong nhu cầu chung nầy. Rao
giảng Đấng Christ là phương cách siêu phàm để đáp ứng nhu cầu nầy của
con người.
Mặc dù những nhu cầu trên là chung cho tất cả người lớn, nhưng một số
người lớn nhận ra một số nhu cầu nầy hơn một số nhu cầu khác ở bất kỳ thời
điểm nào. Điều nây liên quan đến sự phát triển khác biệt giữa những lứa tuổi
tráng niên, trung niên, cao niên.Tuổi trung niên là 18 đến 34, tráng niên từ
35 đến 59, và cao niên là 60 và trên 60.
Thời kỳ tráng niên là thời kỳ "nhổ rễ" và càng ngày càng độc lập với cha mẹ
mình. Những tráng niên phải phát triển một hình ảnh rõ rệt về mình như một
người lớn và cảm thấy có năng lực trong thế giới người lớn. Những biến cố
quan trọng trong đời anh ta gồm việc lựa chọn người bạn hôn nhân, thiết lập
và điều hành một mái nhà, tạo dựng một gia đình, và bắt đầu một nghề
nghiệp.
Người trung niên trách nhiệm với cha mẹ luống tuổi gia đình tăng triển của
mình. Thân thể anh ta trải qua những thay đổi nhắc nhở anh ta về số tuổi của
chính anh ta. Hôn nhân của anh trải qua những sự điều chỉnh khi con cái của
anh lớn lên và rời gia đình. Anh ta phải cam chịu với sự quan trọng và tài
năng của chính mình. Đây là thời kỳ củng cố lại và mong đợi tuổi già hay là
thời kỳ tự suy sụp, thối lui, và giữ cho yên thân.
Người cao niên phải thích ứng với việc về hưu, sự giảm lợi tức, thời giờ
nhàn rỗi, sự suy giảm lòng tự trọng có thể xảy ra, và cái chết của người phối
ngẫu và bạn bè.Tùy theo những điều chỉnh được thực hiện tốt như thế nào và
thực tại về cái chết được chấp nhận,ra sao mà thời kỳ cao niên nầy có thể là
niềm khoái cảm, sự mãn nguyện sự trưởng thành thuộc linhvà sự gần gũi với
Đức Chúa Trời, sự giảm bớt trách nhiệm để được tự do vui hưởng cuộc
sống.Hoặc nó có thể là thời kỳ tự suy sụp tiếp nối từ những năm trung niên.
Thấu hiểu những phát triển khác biệt nầy sẽ giúp chúng ta hiểu biết gì liên
kết với người khác tốt hơn. Chúng ta sẽ có thể làm cho sứ điệp Phúc Âm
thích ứng với nhu cầu của họ để họ sẽ đáp lại thỏa đáng.
4 Khoanh tròn những mẫu tự của mỗi câu ĐÚNG liên quan đến những nhu
cầu của người lớn.
a) Nhu cầu thật sự của mỗi người lớn thay đổi đáng kể.
b) Một vài người lớn nhận biết một số nhu cầu nầy hơn một số nhu cầu khác
c) Những nhu cầu cảm xúc đôi khi là những dạng vặn vẹo của nhu cầu thật
sự
d) Để thấu hiểu những trường hợp đặc biệt của người lớn, chúng ta phải biết
một vài nhu cầu chung cho tất cả người lớn.
5 Xếp sự phân chia các nhóm người lớn cho phù hợp với những mô tả và
phát triển
1) Người lớn tuổi tráng niên
2) Người trung niên
3) Người cao niên
.... a Chấp nhận sự quan trọng và tài năng của mình
.... b Trở nên độc lập với cha mẹ mình
.... c Đối phó với thực tại về cái chết
.... d Thích ứng với thời giờ nhàn rỗi và sự thiệt hại đến lòng tự trọng có thể
xảy ra.
.... e Thích ứng với những dấu hiệu đầu tiên của tuổi già.
Mục tiêu 4: Mô tả việc truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ.
TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM
Truyền bá Phúc âm là việc truyền đạt rõ ràng về Phúc âm. Nó bắt đầu với
tính chất tuyệt đối thánh thiện của Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 1:15-16) và sự
phạm tội của loài người (EsIs 53:6; RoRm 3:23). Nó bao gồm sự xuống thế
làm người của Đấng Christ (LuLc 2:9-14; GiGa 1:4), sự dâng sinh tế hoàn
hảo của Ngài để chuộc tội (1:29), cái chết cứu chuộc của Ngài (EsIs 53:4-5;
IICo 2Cr 5:21), và sự phục sinh vinh quang của Ngài (LuLc 24:1-8; KhKh
1:12-18). Nó chấm dứt với lời mời gọi cho niềm tin, sự ăn năn, và sự tuân
phục (LuLc 14:26-27; Cong Cv 16:31).
Có ba hình thức truyền bá Phúc âm. Truyền bá Phúc âm "đại chúng" là
những buổi họp mặt ngoài trời do một nhà truyền giáo thuyết giảng và
những thành viên của Hội thánh bạn bè đến. Truyền bá Phúc âm "đối mặt" là
phân phát truyền đạo đơn cho những người ngoài đường phố và đi đến từng
nhà. Truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ là tạo nên tình bạn. Nhiều
Cơ Đốc nhân thấy rằng hình thức nầy thoải mái hơn hai hình thức kia bởi vì
nó xảy ra trong những mối quan hệ bình thường. Đây là hình thức truyền bá
Phúc âm phù hợp nhất cho chương trình giáo dục đang tiến triển của Hội
thánh địa phương.
Truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ dựa theo những nguyên tắc sau
đây. Thứ nhất, chúng ta phải hiểu rằng cuộc sống của chúng ta phải phản
ảnh một cách chính xác phúc âm. Chính chúng ta phải là Phúc âm trước khi
chúng ta rao giảng Phúc âm (IICo 2Cr 3:2). Thứ nhì, chúng ta phải kết bạn
với những ai chưa được cứu rỗi (LuLc 7:34) vì sự quan tâm thật sự đến họ.
Thứ ba, chúng ta phải nói cho họ về phúc âm đúng lúc. Thứ tư, nếu Hội
thánh là bối cảnh của việc truyền bá phúc âm "quan hệ", Hội thánh phải thể
hiện tốt tình trạng thuộc linh giữa vòng các tín hữu. Bất cứ sự tị hiềm hoặc
chia rẽ sẽ làm hỏng việc truyền bá Phúc âm.
Chúng tôi đề nghị vài cách để xây những chiếc cầu dẫn đến cuộc sống của
những người chưa tin Chúa một cách tự nhiên. Hội thánh có thể đưa ra
những chương trình và sinh hoạt với những đề tài có quan tâm, chẳng hạn
như việc làm cha, mẹ và sự giao tiếp trong hôn nhân. Những người tin Chúa
phải hiểu và xem trọng những người khác. Nếu chúng ta lắng nghe những gì
họ nói, chúng ta có thể giới thiệu Kinh Thánh trong một cách thích ứng hơn.
Chúng ta phải phân biệt giữa Chân lý Thánh Kinh và tính tương đối của văn
hóa. Cách ăn mặc và kiểu tóc chẳng hạn thì liên hệ đến văn hóa. Chúng
không thể trở thành những vật chướng ngại trong việc tiếp nhận Đấng
Christ. Sau hết, chúng ta phải phát triển và vun trồng tình yêu Đức Chúa
Trời ban đối với những người hư mất. Khi chúng ta liên hệ với người khác
trong tình yêu, chúng ta thật lòng chú tâm đến họ như những cá nhân với
nhu cầu cá biệt của họ. Để đáp lại nhu cầu của họ, chúng ta tận hiến bản thân
mình và cũng giới thiệu Đức Chúa Trời của chúng ta cho họ.
6 Trong sổ tay của bạn, hãy mô tả 3 lãnh vực của việc truyền đạt Phúc âm rõ
ràng trong việc truyền bá Phúc âm.
7 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu Đúng liên quan đến những nguyên tắc
về việc truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ.
a Những người có đức tin phải thiết lập tính bằng hữu với những người chưa
được cứu
b Hội thánh phải chứng tỏ hiện thực thuộc linh, chứ không phải sự chia rẽ
c Có thể đem được những người khác đến với Đấng Christ mà không cần
chia xẻ Phúc âm với họ
d Chúng ta phải là Tin lành trước khi chúng ta rao giảng Tin lành
8. Liệt kê 4 phương cách để xây dựng những chiếc cầu trong việc truyền bá
Phúc âm theo hình thức quan hệ. Sử dụng sổ tay của bạn.
NHỮNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC NGƯỜI LỚN
Muïc tieâu 5: Ghi nhaän nhöõng laõnh vöïc khaùc nhau cuûa 3 nguyeân taéc
cho vieäc xaây döïng moät chöông trình giaùo duïc taäp trung vaøo gia ñình.
Giáo dục gia đình
Mục tiêu của Hội thánh trong việc phát triển một chương trình giáo dục tập
trung vào gia đình là giúp đỡ phát triển cuộc sống gia đình. Một sự giáo dục
như thế đòi hỏi sự phối hợp giữa chương trình giáo dục của Hội thánh và
giáo dục trong gia đình. Nguyên tắc thứ nhất của giáo dục nầy là Hội thánh
phải huấn luyện cha mẹ cho nhiệm vụ giáo dục tôn giáo cho con cái của họ.
Các cha mẹ phải được dạy quan điểm Kinh Thánh về vai trò của họ và cách
phát triển những thói quen học hỏi Kinh thánh cá nhân và những kỹ năng
lãnh đạo sinh hoạt đức tin trong gia đình. Họ phải hiểu biết những nhu cầu
phát triển của trẻ em và thanh niên và cách thức giáo dục giới tính, rèn luyện
tinh thần trách nhiệm và phục vụ. Họ cần phát triển ý thức cộng đồng với
những cha mẹ Cơ Đốc khác về những tiêu chuẩn thông thường của cuộc
sống gia đình và họ có thể đánh giá sự tăng trưởng thuộc linh và đạo đức
diễn tiến trong gia đình.
Nguyên tắc thứ hai là việc giáo dục của Hội thánh phải liên kết với giáo dục
của gia đình. Điều nầy liên quan đến việc phải thông tin cho các cha mẹ về
những gì Hội thánh đang làm. Cha mẹ phải yểm trợ những phương pháp
giảng dạy của Hội thánh và giúp đỡ con cái mình thấy được sự thích ứng của
những gì được giảng dạy tại Hội thánh với cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ
phải giúp đỡ con cái mình đáp lại với Đức Chúa Trời. Cha mẹ và thầy cô
phải phối hợp trong việc phát triển tâm linh của đứa trẻ.
Nguyên tắc thứ ba là chương trình giáo dục của Hội thánh phải được thực
hiện để giúp đỡ hơn là gây cản trở việc huấn luyện Cơ Đốc trong gia đình.
Nó đòi hỏi 3 điều nơi những người lãnh đạo Hội thánh: 1) Họ phải quyết
định xem chương trình của Hội thánh có thật sự tập trung vào gia đình hay
không. Nếu không, những bước nào cần phải áp dụng để thực hiện được như
vậy. 2) Họ phải sắp xếp những sinh hoạt của Hội thánh sao cho thời gian
dành cho cuộc sống gia đình được tối đa. 3) Họ phải thiết lập kế hoạch chỉ
giao một công việc duy nhất cho mỗi nhân sự để họ không phải gánh vác
quá nhiều trách nhiệm trong Hội thánh.
Phần trên chúng tôi có nói về sự truyền bá Phúc âm theo hình thức quan hệ.
Việc thực hiện một chương trình tập trung vào gia đình sẽ tăng thêm sự
vươn tới của việc truyền bá Phúc âm. Người lớn sau khi đã hoàn tất chương
trình giáo dục được hoạch định tốt tập trung vào gia đình thì không những
có thể huấn luyện Cơ Đốc cho con cái mình mà còn xây dựng được những
chiếc cầu hữu nghị nhờ đó anh có thể đem Kinh Thánh cho một thế giới
đang cần đến.
9. Hãy nói ra mục tiêu của chương trình giáo dục tập trung vào gia đình

10. Xếp những nguyên tắc cho việc xây dựng một chương trình giáo dục
tập trung vào gia đình cho phù hợp với những điều có liên
hệ.
.... a Khuyến khích cha mẹ yểm
trợ những phương pháp giảng
của Hội thánh
.... b Học cách đối phó với những
vấn đề quan trọng
.... c Thiết lập kế hoạch chỉ giao một
công việc duy nhất cho mỗi nhân sự
.... d Phát triển những kỷ năng lãnh đạo
trong sự tận tâm với gia đình
.... e Đánh giá chương trình của Hội thánh
từ góc độ gia đình
.... f Thông tin cho cha mẹ về chương trình
giáo dục của Hội thánh
.... g Làm cho cha mẹ giúp đỡ được con cái
của họ đáp lại với Đức Chúa Trời.
.... h Phát triển những tiêu chuẩn sống Cơ Đốc.
1) Huấn luyện cho cha mẹ
2) Mối quan hệ giữa Hội Thánh và gia đình
3)Việc điều hành chương trình
MUÏC TIEÂU 6: Moâ taû ñaëc tính cuûa nhoùm ngöôøi lôùn ñoäc thaân vaø
3 nguyeân taéc cuûa vieäc giaùo duïc nhoùm ngöôøi naày
Giáo dục cho những người lớn độc thân
Những người lớn độc thân là một nhóm người thay đổi khác nhau. Họ bao
gồm những người lớn đủ hạng tuổi, chưa bao giờ lập gia đình, đã ly dị, hay
trong tình trạng góa bụa. Thường chỉ có một điều đem họ đến với nhau là họ
không có gia đình ngay lúc nầy. Làm thế nào để chương trình giáo dục của
Hội thánh có hiệu quả đối với một nhóm như vậy?
Nhiều Hội thánh thấy rằng hợp chung những người độc thân và có gia đình
lại thì rất tốt.Một số Hội thánh tìm cách giáo dục những người nầy qua các
chương trình dành cho quí ông và quí bà của Hội thánh. Một vài Hội thánh
rất lớn có thể có những chương trình phát triển tốt và có nhân viên phụ giúp
việc giáo dục riêng cho những người độc thân. Dù áp dụng phương thức nào,
đều có 3 nguyên tắc để theo.
Nguyên tắc thứ nhất là nhận ra rằng những người độc thân là những người
có những lợi ích, quan tâm, nhu cầu và mong chờ riêng của họ. Những điều
nầy phải được lưu tâm đến. Nguyên tắc thứ nhì là để những người độc thân
nhận các chức vụ trong chương trình và sinh hoạt khác nhau của Hội thánh
theo khả năng của họ. Nguyên tắc thứ ba là mở rộng lòng mến khách theo
Kinh thánh đối với những người độc thân qua tình bằng hữu. Ở Hội thánh và
trong các gia đình. Rất dễ bỏ qua những người độc thân nhất là khi Hội
thánh quá bận với chương trình tập trung vào gia đình. Sự sơ xuất như thế sẽ
làm cho những người độc thân cảm thấy bị loại trừ, thậm chí thấy mình thấp
kém.
11 Mô tả những người độc thân như một nhóm người lớn

12 Liệt kê 3 phương thưóc áp dụng để giáo dục cho những người độc thân.
Sử dụng sổ tay của bạn.
13 Những nguyên tắc do tác giả đề nghị về việc giáo dục cho người lớn độc
thân, gồm những điều nầy ngoại trừ nguyên tắc
a) Nhận ra những nhu cầu và những sở thích
b) Ngăn cách nhưng bình đẳng
c) Lòng mến khách theo Kinh Thánh
d) Giao phó các chức vụ trong Hội Thánh
Mục tiêu 7. Mô tả đặc điểm của người cao niên và thảo luận 3 mục tiêu của
việc giáo dục cho họ
Giáo dục cho người cao niên
Người cao niên có kiến thức, kinh nghiệm, và có khả năng sáng tạo. Lời Đức
Chúa Trời nói rằng họ phải đựơc kính trọng, được vinh dự và được làm việc
hữu ích. Tuy vậy người cao niên thường cần sự cảm thông và giúp đỡ về
mặc thể chất, tâm trí, tài chánh, xã hội, cảm xúc, pháp lý,và tâm linh. Những
thay đổi họ trải qua thường khiến họ bị hạn chế vào thời kỳ họ cần được tự
do để thành đạt trong cuộc sống riêng cũng như trong chức vụ.
Phần nhập đề của bài cho thấy rằng, theo tinh thần nước trời, người cao niên
có thể còn hữu ích hay thậm chí hữu ích hơn lúc còn trẻ. Nhưng để có được
ngày càng nhiều người lớn hữu ích, các Hội thánh phải tập trung vào những
nhu cầu đặc biệt của họ. Chúng tôi đề nghị xây dựng một chương trình cho
người cao niên với những mục tiêu sau đây.
1. Giúp đỡ người cao niên sắp xếp ngày giờ của họ trong cách thức mà thời
gian được nhìn từ góc độ vĩnh cửu. Tuổi già không đơn thuần là trải qua
những tháng ngày nhưng là thêm sự khôn ngoan thánh thiện để chuẩn bị cho
đời sống vĩnh cửu (Thi Tv 90:12). Một số người cao niên cảm thấy rằng
công việc của đời họ hoàn tất và đây là thời gian để nghỉ ngơi và thoải mái.
Một số khác cảm thấy công việc của đời họ chưa bao giờ hoàn tất vì thế họ
vẫn cứ bận rộn và lao động hữu ích cho đến ngày chết. Tuy thế có những
người lại ước mong cuộc đời khác đi, rằng họ có sức mạnh và của cải nhiều
hơn, nhưng họ đành cam chịu với những giới hạn của họ. Sau hết, có những
người mà tuổi già của họ không có mục đích và vô nghĩa khi họ nhìn lại
cuộc đời phí phạm và chẳng hữu ích gì. Lòng họ đầy hối tiếc.
2. Giúp đỡ nối lại cách biết giữ lại những thế hệ bằng cách đem thanh niên,
cha mẹ và ông bà lại với nhau. Khi họ được đem lại gần nhau trong những
chương trình hành động đáng giá và trong những đề án phục vụ, họ sẽ được
biết nhau như những con người chứ không phải là các thành viên của một
nhóm tuổi. Điều nầy giúp loại bỏ đi những định ý sai lầm của người lớn tuổi.
Những định ý thông thường nhất là những người cao niên muốn không bị
vướng bận với cuộc sống và các sinh hoạt của nó, họ không thể học hỏi, họ
sẽ chết sau khi về hưu, nếp suy nghĩ đã cố định và cơ bản là không thay đổi.
Nhưng họ không cứ như vậy và khả năng học hỏi của họ không giảm đi
đáng kể khi số tuổi tăng thêm. Họ vẫn có nhu cầu và ước muốn tham gia vào
công việc Chúa và kết quả.
3. Bởi vì người cao niên có trách nhiệm Đức Chúa Trời giao phó trong việc
sống thánh thiện và giảng dạy (Tit Tt 2:2-5), chúng ta phải khuyến khích họ
thực hiện những trách nhiệm của họ. Họ cần được tham dự vào việc thờ
phượng, giảng dạy, tình bằng hữu, và truyền giáo. Những ai không thể đảm
nhận những chức vụ lãnh đạo vì cơ thể ốm yếu, thì nên được khuyến khích
tham gia vào nhóm cầu nguyện. Những ai không thể tham dự giờ thờ
phượng, thì cần được viếng thăm và giúp đỡ bằng tài liệu, băng ghi âm,
những cú điện thoại, v.v...
14 Ý kiến cho rằng người già sẽ nuối tiếc, đó là thời kỳ
a) Nghỉ ngơi và thoải mái
b) Vẫn còn có năng suất
c) Cam chịu với những gì đã có
d) Nhớ lại cuộc sống phí phạm
15 Liệt kê trong sổ tay của bạn 5 định ý của người cao niên cần phải sửa đổi
lại để giúp nối lại sự cách biệt giữa những thế hệ
16 Trong sổ tay của bạn, thảo luận về trách nhiệm của Hội thánh trong việc
giúp đỡ người cao niên xét đến trách nhiệm Đức Chúa Trời giao phó cho họ.
Mục tiêu 8. Ghi nhận những chức năng nổi bật của việc giáo dục quí ông và
quí bà.
Giáo dục cho quí ông và quí bà
Việc chia nhóm quí ông và quí bà đáp ứng những nhu cầu riêng biệt cho mỗi
phái. Đó cũng là việc nối nhịp cầu giữa những người có gia đình và không
có gia đình, nó làm cho tình trạng hôn nhân không còn là một vấn đề hay
một yếu tố cần thiết cho việc thờ phượng Cơ Đốc. Những nhóm nầy theo
gương Đấng Christ đã tụ họp một nhóm người chung quanh Ngài. Hiển
nhiên có những ích lợi đặc biệt khi sinh hoạt với một nhóm toàn phái nam,
không tìm thấy ở một nhóm cả nam lẫn nữ. Tân ước nói đến một nhóm nhỏ
phụ nữ, xum họp lại trong lòng yêu mến Chúa Jêsus (Mac Mc 15:41). Và có
một toán những người phụ nữ cầu nguyện nhóm họp bên bờ sông (Cong Cv
16:13)
Hãy quan sát kỹ và xem xem những nhóm quí ông và quí bà phục vụ cho
những mục đích gì
1. Truyền bá Phúc âm cá nhân. Xét đến việc chia xẻ Phúc âm một người cho
một người, thì đàn ông sẽ có thiện cảm hơn khi nghe một người đàn ông
thay vì nghe một người đàn bà. Điều nầy cũng đúng cho quí bà. Sinh hoạt
của các nhóm quí ông và quí bà có thể có nhiều hình thức. Thường thì những
sinh hoạt nầy thân mật, ngoài nhà thờ, và được tổ chức để tạo nên tình bạn.
Mục tiêu vẫn là đàn ông đem đàn ông và đàn bà đem đàn bà đến với Đấng
Christ.
2. Lãnh đạo những trẻ em và thanh niên. Những nhóm quí ông và quí bà có
thể trợ những nhóm thanh niên các em trai và em gái. Khi hướng dẫn lãnh
đạo cho những nhóm trẻ em và thanh niên, thì quí ông và quí bà là những
vai trò mẫu có giá trị để giúp tạo nên cuộc sống trẻ. Họ có thể giám sát
những sinh hoạt đặc biệt và cuộc đi chơi giải trí cho các em trai và em gái.
3. Những đề án phục vụ đặc biệt. Một số những sinh hoạt gây quỹ như nấu
nướng và may vá thì thích hợp với những nhóm quí bà. Việc sửa chữa và
bảo trì tài sản Hội thánh thì do nhóm quí ông lo liệu. Công tác thăm viếng
nhà tù, bệnh viện, và những nơi khác có thể cả hai nhóm quí ông và quí bà
đảm trách tùy thuộc vào tính chất của công tác.
4. Gây dựng. Trong những nhóm quí ông và quí bà, những cá nhân thường
được tự do để thảo luận một số những đề tài hơn là trong một nhóm cả nam
lẫn nữ. Trong những buổi cầu nguyện và chia xẻ quí ông quí bà có thể tìm ra
cơ hội để quen biết nhau hơn, để chia xẻ những gánh nặng của nhau, và để
hiểu thêm việc sống đạo Cơ Đốc.
17 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến những nhóm quí
ông và quí bà trong Hội thánh
a Những nhóm như thế bắt nguồn từ gương mẫu do Đấng Christ lập ra trong
việc chọn các môn đệ của Ngài.
b Những nhóm nầy nhân đôi và tăng cường việc giáo dục cho các nhóm
người lớn khác
c Những nhóm nầy giúp giảm đi những chướng ngại do sự phân biệt về tình
trạng hôn nhân
Như tác giả đã nêu ra tất cả những điều sau đây là mục đích của
những nhóm quí ông và quí bà NGOẠI TRỪ
a) Truyền bá Phúc âm cho cá nhân
b) Phát triển đời sống gia đình
c) Để có sự sống tăng trưởng và gây dựng
d) Những đề án phục vụ đặc biệt
Baøi töï kieåm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi
1 Một quan niệm sai về việc giáo dục người lớn trong Hội thánh là
a) khuôn mẫu học tập của người lớn khác với khuôn mẫu của trẻ em
b) cách thức để đến với người lớn là đến với trẻ em
c) giáo dục Cơ Đốc là trách nhiệm chung của Hội thánh và gia đình
d) vì khó đến với người lớn, chúng ta phải tập trung vào họ
2 Xét theo những nhu cầu của người lớn, những câu xem đây là hoàn toàn
đúng NGOẠI TRỪ
a) có một số nhu cầu thật sự chung cho những người lớn.
b) nhu cầu cảm thấy đôi khi là những sự bóp méo của nhu cầu thật sự
c) người lớn thay đổi trong việc hiểu biết về những nhu cầu thật sự của họ
d) những nhu cầu thật sự của người lớn thay đổi đáng kể
3 Thích nghi với những thay đổi trong cơ thể thì đặc biệt quan trọng trong
a) thời kỳ tráng niên
b) thời kỳ trung niên
c) thời kỳ cao niên
4 Xây dựng những chiếc cầu cho những người chưa tin Chúa, đòi hỏi những
người tin Chúa làm những việc sau đây NGOẠI TRỪ
a) học để tôn trọng người khác và lắng nghe họ
b) dựa vào tính tự nhiên để vượt qua những trở ngại văn hóa
c) tập trung vào tất cả những sinh hoạt của Hội thánh về Phúc âm cứu rỗi
d) tận hiến mình cho người khác trong tình yêu Đức Chúa Trời ban
5 Tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết của lòng mến khách theo tinh thần
Kinh thánh trong:
a) giáo dục gia đình
b) giáo dục người lớn độc thân
c) giáo dục người cao niên
d) giáo dục quí ông và quí bà

CHỌN GIỮA ĐÚNG và SAI. Viết Đ trên khoảng trống trước mỗi câu
ĐÚNG. Viết S nếu câu SAI
.... 6 Giáo dục cho người lớn là quan trọng thứ nhì so với việc giáo dục cho
trẻ em vì dễ đem chúng đến với Đấng Christ hơn.
.... 7 Mục đích của việc giáo dục gia đình là trút bỏ hầu hết trách nhiệm của
cha mẹ về việc huấn luyện con cái của mình theo những nguyên tắc Kinh
Thánh
.... 8 Hình thức giáo dục người lớn để cung ứng nhân sự lãnh đạo cho những
chương trình của trẻ em và thanh niên là việc giáo dục cho quí ông và quí bà
LỰA CHỌN GIỮA A VÀ B. Ghi nhận mỗi câu có liên quan đến việc truyền
bá Phúc âm theo hình thức quan hệ
Viết A trên khoảng trống nếu câu đúng
Viết B trên khoảng trống nếu câu sai
...... 9 Đó là hình thức ít được ưa thích nhất đối với hầu hết những người
Cơ Đốc
.... 10 Dựa vào việc nói về Tin lành thay vì sống Tin lành
.... 11 Đòi hỏi thiết lập tình bằng hữu với những người chưa tin Chúa.
.... 12 Dựa vào việc đem mọi người đến những buổi nhóm ngoài trời của
chúng ta

XẾP CHO PHÙ HỢP. Theo chỉ dẫn cho mỗi loại câu hỏi
13 - 16 Xếp phần trích dẫn Kinh thánh bên phải) cho phù hợp với những lý
do người lớn học hỏi Kinh thánh
.... 13 Tăng trưởng thuộc linh
.... 14 Dạy cho con cái của họ những
nguyên tắc Kinh Thánh
.... 15 Cung cấp lãnh đạo cho Hội thánh
.... 16 Giúp đỡ những người khác hiểu Phúc âm
a) Cong Cv 8:30-31
b) Eph Ep 6:4
c) IIPhi 2Pr 3:1
d) IITi 2Tm 2:22
17 - 21 Xếp những nhu cầu thật sự của người lớn cho phù hợp với những mô
tả.
.... 17 Làm thỏa mãn những mối quan hệ
.... 18 Cảm thấy thuộc về một tập thể
.... 19 Sự tươi mới trong cuộc sống
.... 20 Coi trọng mình và cho mình là xứng đáng
.... 21 Tài năng và năng suất
a) tài năng
b) sáng tạo
c) tình thương
d) sự vững tâm
e) sự quan trọng
22 - 25 Xếp những hình thức giáo dục người lớn cho phù hợp với những
nguyên tắc giáo dục
.... 22 Khuyến khích việc truyền bá
Phúc âm cá nhân
.... 23 Quan tâm đến giáo dục không kể đến
tình trạng hôn nhân
.... 24 Phối hợp việc huấn luyện của
Hội thánh và gia đình
.... 25 Sửa lại định ý sai lầm
a) giáo dục gia đình
b) giáo dục quí ông và quí bà
c) giáo dục người cao niên
d) giáo dục người độc thân
ÑAÙNH GIAÙ TIEÁN BOÄ HOÏC TAÄP 3
Tröôùc khi tieáp tuïc vôùi Baøi 10, haõy oân laïi töø Baøi 7 ñeán Baøi 9.
Sau ñoù laáy baûn ñaùnh giaù tieán boä hoïc taäp 3, trong taäp taøi lieäu
hoïc taäp cuûa baïn. Giöõ baûn traû lôøi cho giaûng vieân ICI cuûa baïn,
cuøng vôùi nhöõng taøi lieäu khaùc ghi ngoaøi bìa taäp taøi lieäu cuûa baïn.
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. a) Khuôn mẫu học tập của người lớn khác với khuôn mẫu của trẻ em
2. c) Giúp đỡ gia đình trong bổn phận của mình
3. Đức Chúa Trời tạo dựng Adam và Eva không có tội nhưng không hoàn
hảo trong lãnh vực trưởng thành về mặt tâm linh. Ngài có ý định cho tất cả
nam và nữ phát triển để trưởng thành về mặt tinh thần. Để được như thế
chúng ta phải lớn lên trong sự hiểu biết về Chúa Jêsus Christ và nhờ đó đạt
đến việc giống như Đấng Christ.
4. Những câu trả lời b,c và d là đúng
5. a 2) Người trung niên
b 1) Người tráng niên
c 3) Người cao niên
d 3) Người cao niên
e 2) Người trung niên
6. Bắt đầu với sự thánh thiện của Đức Chúa Trời và sự phạm tội của loài
người; bao gồm xuống thế làm người sự hy sinh, sự chết và phục sinh của
Đấng Christ; mời gọi người nghe đến với niềm tin, sự ăn năn, và sự tuân
phục.
7. Những câu trả lời a, b, và d là đúng
8. Đưa ra những chương trình quan tâm đến những người chưa tin Chúa; dựa
vào tính tự nhiên để vượt thắng những trở ngại văn hóa như tập quán ăn
mặc; tận hiến bản thân mình và giới thiệu Đức Chúa Trời cho những người
chưa tin Chúa
9. Xây dựng một chương trình giáo dục yểm trợ cho việc phát triển đời sống
gia đình
10. a 2) Mối quan hệ giữa Hội thánh và gia đình
b 1) Huấn luyện cho cha mẹ
c 3) Việc điều hành chương trình
d 1) Huấn luyện cho cha mẹ
e 3) Việc điều hành chương trình
f 2) Mối quan hệ giữa hội thánh và gia đình
g 2) Mối quan hệ giữa hội thánh và gia đình
h 1) Việc điều hành chương trình
11. Họ bao gồm những người lớn đủ hạng tuổi, chưa bao giờ lập gia đình, đã
ly dị hay góa bụa. Chỉ có mỗi một điều lôi kéo họ lại với nhau là tình trạng
hôn nhân của họ
12. 1) Xếp những người có gia đình và những người độc thân lại trong cùng
nhóm, 2) gồm những người độc thân trong những nhóm quí ông quí bà, 3)
Xây dựng những chương trình người lớn độc thân được phát triển tốt.
13. 6) Phân cách nhưng bình đẳng
14. d) Nhớ lại cuộc sống phí phạm
15. Họ muốn rút lui khỏi các sinh hoạt, họ không thể học hỏi; họ sẽ chết
ngay sau khi về hưu; họ khó thay đổi nếp suy nghĩ.
16. Người cao niên phải biểu lộ việc sống thánh thiện và giảng dạy, Hội
thánh phải quan tâm đến họ trong việc giáo dục bao gồm hành động cầu
nguyện và thăm viếng những ai ốm yếu, cho họ tài liệu, băng ghi âm, v.v...
để giúp đỡ họ.
17. Những câu trả lời a và c là đúng
18. b) Việc phát triển đời sống gia đình

PHÁT TRIỂN NHỮNG LÃNH ĐẠO KHÔNG CHUYÊN:


Những chương trình huấn luyện cho những người lãnh đạo và các thầy giáo
Bài thơ sau đây của George Liddle mô tả một cách lôi cuốn về việc tìm ra
những người thích hợp để phục vụ trong Hội thánh thì quan trọng như thế
nào.
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Mà niềm tin làm chủ tâm hồn anh ta
Và tôi sẽ sửa chữa những sai lầm
Và đem lại phước hạnh cho cả nhân loại
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Mà lửa thiên đường chạm đến lưỡi
Và tôi sẽ làm cháy sáng lên những trái tim u tối nhất
Với quyết tâm cao và lòng khao khát thanh sạch
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Một tiên tri vĩ đại của Đức Chúa Trời
Và tôi sẽ cho bạn hòa bình trên địa cầu
Thực hiện bởi lời cầu nguyện chứ không phải bằng gươm giáo
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Trung thành với khải tượng anh ta nhìn thấy
Và tôi sẽ xây dựng những thánh đường bị đổ vỡ của bạn
Và khiến muôn nước qui phục Chúa
Điều chúng ta sẽ khám phá trong bài học nầy là phải nổ lực mới có thể tìm
ra những người lãnh đạo và nhân viên thích hợp. Nhưng tuyển mộ chỉ là một
phần của nổ lực. Chúng ta còn phải huấn luyện nhân viên cho việc phục vụ.
Những chương trình huấn luyện nên là một bộ phận giáo dục đang diễn tiến
của Hội thánh.
Dàn bài
Nhu cầu cho việc huấn luyện lãnh đạo
Tuyển chọn thầy giáo
Những nguyên tắc huấn luyện
Nội dung chương trình huấn luyện
Chuẩn bị cho những buổi huấn luyện
Phương pháp huấn luyện
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Giải thích tại sao cần phải huấn luyện lãnh đạo
Mô tả việc tuyển chọn nhân viên như thế nào và phải tìm kiếm điều gì
Ghi nhận những nguyên tắc huấn luyện, nội dung của những chương trình
huấn luyện, cách thức chuẩn bị cho những buổi huấn luyện, và những
phương cách huấn luyện.
Quyết định tham gia vào việc huấn luyện nhân viên đang diễn tiến trong Hội
thánh của bạn.
Sinh hoạt học tập
Học bài theo từng phần, theo những chỉ dẫn trong bài 1
Phải nhớ ra phần ngữ vựng để tìm nghĩa của từ ngữ chủ yếu mà bạn
không biết.
Học 10 nguyên tắc của một chương trình huấn luyện tốt
Đọc kỹ 10 lãnh vực của nội dung trong một chương trình huấn luyện.
Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học nầy và kiểm soát kỹ những câu trả lời
của bạn với những câu đã cho trong tập tài liệu học sinh. Ôn lại những đề
mục bạn trả lời sai.

Từ ngữ quan trọng


chương trình làm việc
cơ sở hợp lý
sự trì trệ
Khai triển bài học
MỤC TIÊU 1: Mô tả phạm vi nhu cầu huấn luyện lãnh đạo trong Hội thánh.
NHU CẦU HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO
Hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ giáo dục của Hội thánh rất lớn. Mục sư và một
vài lãnh đạo được huấn luyện không thể tự mình cán đáng tất cả những gì
đòi hỏi. Mỗi Hội thánh cần rất nhiều nhân viên không chuyên để giúp đỡ
hoàn thành nhiệm vụ. Những người nầy phải được huấn luyện.
Bất cứ ai giảng dạy trong một hệ thống trường công đều phải được huấn
luyện về nội dung và phương pháp ở một đại học qua một thời gian vài năm.
Thế nhưng Hội thánh thường đặt những người không chuyên môn tự nguyện
vào những vị trí lãnh đạo mà không có đến một bản mô tả công việc được
viết tay, nói chi đến việc huấn luyện đầy đủ.
Mặc dù trong bài học nầy chúng tôi tập trung vào những nhân viên giáo dục,
nhưng mỗi nhân viên trong Hội thánh đều cần đựơc huấn luyện. Những cán
sự của Hội thánh cần được hướng dẫn đọc sách và tự học cũng như huấn
luyện tại chỗ về những lãnh vực chuyên môn của họ như tài chánh, truyền
giáo, truyền bá phúc âm, hay thăm viếng. Giáo viên của những cơ quan giáo
dục cần được huấn luyện về nội dung, những yếu tố phát triển cần lưu ý, và
những phương pháp giảng dạy. Hiệu quả toàn diện của chương trình giáo
dục của Hội thánh dựa vào khả năng truyền đạt lời Đức Chúa Trời của các
thầy giáo.
Bất cứ ai tham gia vào những buổi nhóm thờ phượng để hướng dẫn thờ
phượng chung cầu nguyện, nhận tiền dâng , hay phụ giúp ban tiệc thánh cần
huấn luyện. Lãnh đạo và nhân viên trong bộ phận giáo dục Nam và Nữ cần
huấn luyện.
Chúa Jesus đã bỏ ra nhiều năm huấn luyện cho 12 môn đồ về lãnh đạo. Chúa
không đặt Hội thánh của Ngài trong tay của những người không được huấn
luyện. Đây là trách nhiệm của Ban giáo dục Cơ Đốc trong mỗi Hội thánh để
cung cấp huấn luyện cho tất cả các chức vụ lãnh đạo trong tất cả các chương
trình và sinh hoạt của Hội thánh. Theo sứ đồ Phao lô tất cả dân Đức Chúa
Trời phải được chuẩn bị cho công việc phục vụ (Eph Ep 4:12).
1 Mô tả phạm vi nhu cầu cho việc huấn luyện lãnh đạo
................
...............
2 Theo tác giả trách nhiệm huấn luyện những nhân viên không chuyên trong
Hội thánh thuộc về.
a) bản thân các nhân viên
b) Ban giáo dục Cơ Đốc
c) Giám đốc giáo dục Cơ Đốc
d) Mục sư

TUYỂN CHỌN THẦY GIÁO


Mục tiêu 2: Giải thích Làm cách nào để tuyển mộ nhân viên.
Làm sao thực hiện được điều đó
Bắt đầu bằng cầu nguyện. Đức Chúa Trời khao khát thấy Hội thánh của
Ngài được phát triển và củng cố hơn chúng ta mong ước. Đức Chúa Trời
biết những nhu cầu hơn chúng ta biết. Chúng ta cần xin Chủ mùa gặt sai con
gặt đến (LuLc 10:2) và trang bị cho những người Ngài sai đến. Sau khi cầu
nguyện rồi chúng ta bắt dầu tìm kiếm.
Biết những người lớn trong Hội thánh của bạn. Được biết từng cá nhân họ
càng nhiều càng tốt. Nếu Hội thánh rất rộng, bạn phải nhờ vào sự giúp đỡ
của người khác để nhận biết những ân tứ và khả năng của tất cả thành viên
trong Hội thánh. Trong số những sự ân tứ của Thánh linh được kể ra trong
Rôma 12: 6-8 là ân tứ giảng dạy. Thật hữu ích để biết trước khi tuyển chọn,
là một người có ân tứ giảng dạy. Đặt biệt cần biết những người tham dự một
cách trung thành những lớp trường Chúa nhật của người lớn. Nói chuyện với
họ trước về công việc cần người. Cách đó bạn có thể bắt đầu huấn luyện họ
trước thời gian.
Tôi thấy việc công bố cần thầy giáo từ bục giảng là không hiệu quả lắm. Mọi
người không muốn tự nguyện. Hơn nữa, nếu có ai đó tự nguyện và bạn nghĩ
rằng anh ta không thể là một thầy giáo tốt, bạn lại rơi vào một tình huống
khó xử.
Biết những yêu cầu đặc trưng cho mỗi chức vụ lãnh đạo trong trường học
Hội thánh của bạn. Chuẩn bị một bản mô tả công việc để làm rõ điều gì cần
ở mỗi nhân viên tương lai. Ghi thêm vào đó những chính sách của Hội thánh
và những tiêu chuẩn cho mỗi chức vụ. Điều nầy giúp ngăn ngừa những sự
hiểu lầm về sau và sẽ giúp mỗi người được tuyển chọn thành một nhân viên
có hiệu quả hơn.
Đến với mọi người bằng một thái độ tích cực. Đừng van xin họ nhận việc vì
có nhiều chỗ trống, hay vì đó là bổn phận của họ. Ngược lại, hãy gợi ý cho
họ trở thành một phần của bộ phận giáo dục của Hội thánh. Giải thích cho
họ ân tứ thiêng liêng hoạt động ra sao. Những người thiếu tự tin thấy rằng
khó mà tin là Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ một ân tứ thiêng liêng. Những
người khác, sẵn lòng phục vụ hơn, thì lại thiếu huấn luyện và kinh nghiệm.
Hãy khuyến khích những người nhút nhát và giúp huấn luyện cho những
người thiếu kinh nghiệm.
3 Hai điều mà người tuyển nhân viên phải biết là gì?
........................
........................
4 Khi tuyển chọn người cho các chức vụ, chúng ta nên
a) Kêu gọi những người tự nguyện từ bục giảng
b) Van xin họ vào làm ở chỗ trống
c) Thông báo mọi người về nhiệm vụ của họ để giúp Hội thánh
d) Gợi ý cho họ tham gia

Muïc tieâu 3: Ghi nhaän nhöõng tieâu chuaån phaûi coù nôi caùc thaày
giaùo.
Tìm kiếm điều gì
Sự trưởng thành thuộc linh. Hiển nhiên rằng một thầy giáo tương lai cần
trưởng thành về mặt thuộc linh. Anh ta phải yêu mến Đức Chúa Trời , yêu
mến Hội thánh, và yêu mến những người hư mất. Anh ta phải trung thành
lúc ở nhà, khi nhóm với Hội thánh, khi cầu nguyện, trong cuộc sống hiến
dâng, và trong sự phục vụ. Anh ta phải là một người có nhân cách đạo đức
tốt và có tiếng tốt trong Hội thánh và trong cộng đồng. Anh ta phải là một
người mà bông trái của Thánh linh được thấy rõ, anh ta không phải là con đỏ
trong Đấng Christ, nhưng là một người đã học hỏi kỹ lưỡng về lời Đức Chúa
Trời.
Ước muốn tiến bộ. Trước khi xét một người có thể trở thành thầy giáo
không, chúng ta phải quả quyết về lòng nhiệt tình của anh ta và ước muốn
tiến bộ. Chúng ta phải cảnh giác với sự trì trệ. Một người về mặt tâm linh và
tâm trí có vươn tới những đỉnh cao hơn và những chiều sâu hơn ? Cái chúng
ta có là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Cái chúng ta trở nên là tặng phẩm
dâng cho Đức Chúa Trời.
Năng lực. Người thầy giáo phải biết mình dạy gì, phải dạy cho ai, và dạy
như thế nào. Nói cách khác, anh ta phải hoàn toàn quen thuộc với sách giáo
khoa của trường Hội thánh ( Kinh thánh), nhóm tuổi của học sinh ( đặc điểm
của họ), và phương pháp - tốt nhất để giảng dạy. Đây là lý do tại sao điều
quan trọng là Hội thánh cần cung cấp những tài liệu giáo trình được soạn rất
tốt. Những tác giả và những chủ biên của tài liệu nầy là chuyên viên về thần
học, về các yếu tố phát triển, và phương pháp học của trường Hội thánh.
Sự cộng tác . Người thầy giáo phải hợp tác trong chương trình tổng thể của
Hội thánh. Anh ta phải sẵn lòng làm việc với những người khác và dưới
quyền những người có chức vụ giám sát. Anh ta phải tham dự những buổi
huấn luyện, buổi hội thảo chung, và tất cả buổi nhóm của Hội thánh. Trong
thị trường việc làm ngoài đời, có nhiều người bị đuổi việc vì thiếu sự am
hiểu về xã hội và thiếu khả năng để thuận hoà với những người khác cũng
như thiếu kiến thức hay năng lực về kỹ thuật. Chúng tôi đề cập đến điều nầy
để nhấn mạnh rằng trường học Hội thánh với những người có khả năng
nhưng không có tinh thần hợp tác và cố chấp, thì sẽ không hữu ích hơn như
một trường học với những người khả năng kém hơn nhưng có tinh thần hợp
tác, khoan dung, và thông cảm.
Nhiệt tình. Nhiệt tình là một phẩm chất của tâm tư tiêu biểu cho một con
người cảm thấy vui khi theo đuổi một mục đích.Nó có thể được phát hiện
qua cử chỉ của cánh tay, bàn tay, đổi giọng nói và biểu lộ trên khuôn mặt.
Nó có thể ảnh hưởng đến những người khác rất nhiều cho đến nỗi họ trở nên
thích thú với những việc mà trước đây họ nhận thấychẳng thú vị. Nhiệt tình
quan trọng cho người thầy giáo để thực hiện chức năng một cách hữu hiệu.
Người lớn có thể khoan dung với một người thầy giáo thiếu nhiệt tình và trẻ
em phải chịu đựng một người thầy như thế bởi vì họ không thể thay đổi
được hoàn cảnh của mình. Nhưng thanh niên thì lại xa cách Hội thánh hơn là
phải chịu đựng một người thầy giáo thiếu nhiệt tình.
Sự tận tụy. Một người tận tụy sẽ sẵn lòng ký tên vào bảng đề cương cho
công việc và trách nhiệm của anh ta. Đề cương bao gồm những việc như cầu
nguyện xin Đức Chúa Trời hướng dẫn, luôn hiện diện, đúng giờ, yểm trợ
Hội thánh nói chung, chuẩn bị đầy đủ cho mỗi bài học, tham dự những buổi
họp nhân viên, lo việc lưu trữ hồ sơ và thăm viếng.
5 Xếp khả năng thầy giáo cho phù hợp với mô tả
.... a Sẵn sàng làm việc dưới sự giám sát
.... b Được hướng dẫn huấn luyện tốt về lời Đức Chúa Trời
.... c Cam kết thực hiện cái bổn phận và trách nhiệm
.... d Trở nên một thầy giáo hữu hiệu hơn
.... e Nắm vững nội dung, tâm lý và phương pháp
.... f Vui thú khi theo đuổi mục đích
1) Trưởng thành thuộc linh
2) Muốn tiến bộ
3) Năng lực
4) Sự cộng tác
5) Nhiệt tình
6) Tận tụy
Mục tiêu 4: Ghi nhận 10 nguyên tắc định rõ một chương trình huấn luyện
tốt.
NHỮNG NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN
Những thầy giáo và những lãnh đạo mới cần định hướng chương trình giáo
dục, cần một cơ sở hợp lý để thực hiện những việc theo cách thức chúng
phải được thực hiện , và việc huấn luyện các phương pháp. Những thầy giáo
hiện nay cần kỹ năng của họ và kiến thức thường xuyên nâng cao trong
những lãnh vực triết học giáo dục, nguyên tắc tổ chức, mục tiêu của trường
Chúa nhật, và những nền tảng để học riêng một mình như thế nào. Một
chương trình huấn luyện tốt được định rõ bởi những nguyên tắc nầy.
1. Lòng sốt sắng là một điều kiện bắt buộc. Một nhân viên không được huấn
luyện nhưng sốt sắng chân tình thì đáng mong ước hơn là một nhân viên
được huấn luyện ở mức độ cao nhưng không sốt sắng. Một người cống hiến
thật sự sẽ sẵn lòng muốn đào tạo để tiến bộ.

2. Những nhân viên trường học Hội thánh là tự nguyện, không thể ra lệnh
cho họ tham dự những buổi huấn luyện như ra lệnh cho một thầy giáo
trường công. Nhân viên Hội thánh phải được hướng dẫn để hiểu rằng công
việc của anh là công việc tình thương. Anh ta phải được dạy để hiểu mục
đích của mình cũng như thực hành công việc như thế nào. Anh ta phải được
hướng dẫn để làm công việc của mình như một tôi tớ của Đức Chúa Trời.
3. Nhân viên không cần phải được huấn luyện đầy đủ trước khi bắt tay vào
công việc của mình. Huấn luyện tốt nhất cho anh ta chính là kinh nghiệm tại
chỗ. Tuy nhiên, anh ta cần phải có những tiêu chuẩn mong muốn, và huấn
luyện trước càng nhiều càng tốt.
4. Chương trình huấn luyện là một hoạt động thường xuyên và liên tục. Nó
không chỉ là một ” khóa huấn luyện” thỉnh thoảng xảy ra. Khi một thầy giáo
được tuyển chọn, Hội thánh nên nói rõ kế hoạch của mình để trang bị cho
thầy giáo đó đi đến thành công. Tất cả nổ lực huấn luyện nên chọn lựa kỹ
lưỡng để tăng cường cho kế hoạch đó.
5. Mỗi nhân viên đều phải tham dự huấn luyện. Không một ai, thậm chí cả
Mục sư có thể cho là đã được huấn luyện đầy đủ. Sự quan tâm và nhiệt tình
của tất cả nhân viên là thiết yếu.
6. Chúng ta đòi hỏi mỗi nhân viên phải có ham muốn tiến bộ và sẵn lòng để
học hỏi và làm việc.Khi một nhân viên ngừng tiến bộ, anh ta bắt đầu thất
bại. Hội thánh bị cản trở vì có những nhân viên cứ nghĩ rằng họ làm việc
như thế là tốt rồi và do đó không muốn được huấn luyện.
7. Việc huấn luyện cần được kết hợp với mức tuổi. Mặc dù những nguyên
tắc để học tập là thiết yếu phải như nhau cho các lứa tuổi và nhóm, nhưng
thật khó để áp dụng cụ thể những nguyên tắc nầy khi những thầy giáo dạy
các em mẫu giáo và những thầy giáo dạy cho thanh niên lại cùng nhóm,
chẳng hạn.
8. Huấn luyện phải thực hiện. Chỉ hiểu biết những đặc điểm của học sinh và
những nguyên tắc học tập mà thôi sẽ không bảo đảm chất lượng giảng dạy
tốt hơn. Điểm quan trọng của bất cứ khóa huấn luyện nào là phải đem áp
dụng vào những bài học sắp tới.
9. Huấn luyện phải đi song song với giáo trình. Huấn luyện và giáo trình
phải đi đôi với nhau. Thí dụ, một buổi huấn luyện về việc đáp ứng với
những nhu cầu của trẻ em nên khai triển những thí dụ trong những bài học
sắp tới. Nếu có cách chỉ nam dành cho thầy giáo, nên giải thích sự ích lợi
của nó.
10. Huấn luyện phải dựa trên kinh nghiệm. Trong các khóa huấn luyện nên
để những nhân viên tham dự chú tâm đến việc thực tập những kỹ năng họ
đang được huấn luyện để sử dụng. Giải thích hay thậm chí biểu minh cách
sử dụng các tài liệu học tập vẫn chưa đủ. Các thầy giáo cần phải thực tập với
chính những tài liệu nầy cho đến khi họ cảm thấy thoải mái để sử dụng
chúng. Sau đó các thầy giáo có thể dùng thử các tài liệu nầy trong các lớp
học của họ.
6 Tác giả đề nghị rằng nên nâng cấp kỹ năng giảng dạy của thầy giáo trong
ban giảng dạy hiện nay của bạn
a) thỉnh thoảng
b) liên tục
c) mỗi năm một lần
d) Khi có thêm các thầy giáo
7 Tất cả các thầy giáo lãnh đạo của trường Chúa nhật cần huấn luyện về
a) triết lý giáo dục cơ bản
b) những nguyên tắc tổ chức
c) những mục tiêu của trường Chúa nhật
d) học riêng một mình như thế nào
e) tất cả những điều trên
8 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng liên quan đến những nguyên tắc
cho một chương trình huấn luyện tốt.
a Việc huấn luyện thầy giáo phải là một kinh nghiệm thực hành để các thầy
giáo thực hành với chính những tài liệu học tập.
b Thật khó áp dụng những nguyên tắc đặc thù khi tất cả các thầy giáo của
Hội thánh lại ở cùng trong nhóm huấn luyện.
c Tác giả nói rằng buộc các thầy giáo trong trường học Hội thánh tham dự
các buổi huấn luyện thì dễ dàng như buộc các thầy giáo trường công
d Một thầy giáo phải được huấn luyện đầy đủ trước khi anh ta bắt đầu dạy là
cần thiết.
e Tác giả nói rằng thỉnh thoảng có một buổi huấn luyện dành hoàn toàn cho
những vấn đề thiên về lý thuyết thì chấp nhận được.
f Huấn luyện mà không kết hợp với giáo trình thì không có giá trị như
đáng ra phải có.
Mục tiêu 5: Ghi nhận 10 nội dung nên có trong chương trình huấn luyện của
Hội thánh.
NỘI DUNG CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Mặc dù không có một bản liệt kê những nội dung chính nào là đầy đủ, cũng
như không có một bản liệt kê nào thỏa mãn tất cả các lãnh đạo của Hội
thánh, nhưng 10 lãnh vực sau đây nên có trong những chương trình huấn
luyện lãnh đạo của Hội thánh địa phương (Gan gel, các trang 403-405).
1. Nội dung Kinh thánh. Các nhân viên phải có một kiến thức đầy đủ về
Kinh thánh. Những chương trình huấn luyện nên tập trung vào thông tin
trong Kinh thánh cũng như vào việc học hỏi Kinh thánh như thế nào. Các
nhân viên cần đi đến điểm quan trọng về khả năng học hỏi lời Đức Chúa
Trời cho mình và hướng dẫn những người khác trong tiến trình nầy.
2. Thần học. Các nhân viên cần phải biết những tín lý cơ bản của đạo Cơ
Đốc cũng như những giáo lý nổi bật của giáo phái mình.
3. Lịch sử Hội thánh, truyền giáo, và những giáo phái. Việc học hỏi về lịch
sử Hội thánh cho các nhân viên biết về sự phát triển của Hội thánh. Nó giúp
cho họ hiểu tại sao có nhiều nhóm Cơ Đốc khác nhau và tránh không phạm
những sai lầm tương tự đã làm trong quá khứ. Cho các nhân viên biết về
việc truyền giáo đang tiến hành vì sự phát triển mau lẹ của Hội thánh khắp
thế giới ngày nay. Đồng thời có nhiều học thuyết sai lầm đang gia tăng và
các nhân viên cần được thông tin về những giáo phái khác nhau. Họ cần khả
năng đối đầu với điều dối trá bằng Chân lý của lời Đức Chúa Trời.
4. Thái độ con người. Trong những bài học trước chúng ta đã thảo luận về
những yếu tố phát triển khác nhau cần lưu ý những lứa tuổi khác biệt. Các
nhân viên phải biết mình trông đợi điều gì từ các học sinh của họ.
5. Triết học là những nguyên tắc giáo dục. Nếu các nhân viên muốn có hiệu
quả trong việc giảng dạy thì họ phải biết tất cả những gì họ có thể về tiến
trình học tâp giảng dạy. Sau đó họ có thể từng bước đẩy mạnh việc học tập
đang diễn tiến trong các lớp của họ
6. Tổ chức và cơ cấu. Nhân viên ở các cấp cần phải biết liên kết với những
người khác như thế nào. Cấp dưới cần phải biết ai để báo cáo và cấp trên
phải biết ai để giám sát. Phân chia quyền hành rõ ràng sẽ giảm việc dẳm
chân lên nhau .
7. Những phương pháp giảng dạy và phương tiện truyền thông. Những
phương pháp giảng dạy cũng quan trọng như nội dung. Các thầy giáo phải
chọn những cách sử dụng tài liệu phù hợp cho cả nội dung và những học
sinh được giảng dạy. Các thầy giáo cần có khả năng lựa chọn từ một vài
phương pháp giảng dạy và đồng thời có kỹ năng sử dụng những trợ huấn cụ
thính thị.
8. Thăm viếng và truyền bá Phúc âm. Các thầy giáo phải đến thăm học sinh
của mình để giúp xây dựng mối liên hệ. Họ cần biết phải ở lại bao lâu và nói
những gì. Điều nầy sẽ giúp họ làm điều tốt hơn làm điều có hại. Đồng thời
họ cần được huấn luyện trong việc chia xẻ Phúc âm để hướng dẫn một người
nào đó đến với Đấng Christ ngoài môi trường Hội thánh.
9. Âm nhạc Hội thánh. Những ai hướng dẫn thờ phượng, chơi các nhạc cụ,
hay hát những bài ca đặc biệt cũng được đến trong những lớp huấn luyện
những lãnh đạo của Hội thánh. Cho dù một người có tài năng về âm nhạc
như thế nào đi nữa, anh ta không thể đến Hội thánh chỉ để trình diễn. Đúng
hơn, âm nhạc Hội thánh phải được xem như là một bộ phận của giáo dục
phải được hội nhập và kết hợp với toàn bộ chương trình giáo dục.
10. Huấn luyện cho các cơ quan chuyên môn. Những lãnh đạo liên quan đến
các bộ phận giáo dục như giáo dục quí bà, giáo dục quí ông, giáo dục thanh
niên, và những nhóm con trai và con gái, đều cần huấn luyện qua những
khóa lãnh đạo chuyên môn. Những khóa nầy có thể được thực hiện trong
khung cảnh nhóm hay khóa học hàm thụ.
9 Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng liên quan đến nội dung của các
chương trình huấn luyện cho lãnh đạo của Hội thánh.
a Để đẩy mạnh việc học tập trong các học sinh của họ, nhân viên cần huấn
luyện về tổ chức và hành chánh
b Để được hài hòa với đức tin của Hội thánh, nhân viên cần huấn luyện về
thần học
c Nếu các thầy giáo quen với một lối giảng dạy, họ không cần học những
phương pháp khác, chúng chỉ làm cho họ nổi lên thôi.
d Tốt nhất đừng cho các nhân viên biết đến những giáo huấn của các giáo
phái khác nhau cốt để họ không bối rối.
e Nhân viên cần những đường lối chỉ đạo đặc trưng cho việc thăm viếng gia
đình học sinh của mình và chia xẻ niềm tin của họ với những người khác.
f Một vài nhân viên cần những khóa lãnh đạo chuyên môn ngoài những khóa
huấn luyện khác.
g Người ta mong rằng các nhân viên sẽ tự học Kinh Thánh và không cần đến
những lớp về nội dung Kinh thánh.
h Nhân viên cần quen với những yếu tố phát triển theo mức tuổi để giúp họ
biết cách liên kết với học sinh của mình như thế nào.
10 Xếp những khóa huấn luyện cho phù hợp vơí những lãnh vực của nội
dung. Mặc dù có thể có một số trùng lặp với một vài khóa học, nhưng hãy
xếp cho mỗi câu được phù hợp nhất.
.... a Cải tiến trường học Hội thánh như thế nào.
.... b Cuộc đời của Đấng Christ
.... c Giúp đỡ người lớn học tập
.... d Hiểu biết trẻ em
.... e Đức tin Cơ Đốc
.... f Gia đình và Hội thánh cùng làm việc
.... g Lịch sử giáo phái của chúng ta
.... h Giúp trẻ em tăng trưởng trong
1) Nội dung Kinh thánh
2) Thần học
3) Lịch sử Hội thánh, truyền giáo và các giáo phái
4) Thái độ con người
5) Triết học và những nguyên tắc giáo dục
6) Tổ chức và hành chánh
7) Phương pháp giảng dạy và phương tiện truyền thông Phúc âm
8) Thăm viếng và truyền bá đức tin Cơ Đốc

Muïc tieâu 6. Ghi nhaän nhöõng ñieàu caàn laøm ñeå chuaån bò cho nhöõng
buoåi huaán luyeän.
CHUẨN BỊ CHO NHỮNG BUỔI HUẤN LUYỆN
Nói chung, những thành viên của Ban giáo dục Cơ Đốc thực hiện những
buổi huấn luyện. Thành công của những buổi huấn luyện tùy thuộc vào việc
họ chuẩn bị cho những buổi nầy như thế nào.
1. Xếp đặt kỷ ngày tháng trước. Thiết lập một ngày thường xuyên trong
tháng chẳng hạn như thứ ba đầu tiên trong tháng. Điều nầy sẽ giúp việc lập
thời biểu không trùng với những sinh hoạt khác của Hội thánh.
2. Phải chắc rằng các thầy giáo biết về ngày tháng và sau đó nhớ nhắc nhở
họ. Ngày Chúa nhật trước các buổi huấn luyện là thời gian tốt để nhắc nhở
họ. Tránh những buổi huấn luyện được thông báo vội vã. Thường thì người
ta không đến dự những buổi huấn luyện đó.
3. Phải chắc rằng các thầy giáo của bạn biết tại sao sự hiện diện của họ là
cần thiết. Giải thích những buổi huấn luyện sẽ đem lại lợi ích như thế nào
nếu họ đến dự và sự hiện diện của họ sẽ đóng góp cho việc phát triển của
người khác như thế nào.
4. Giao công việc chuẩn bị. Khi họ đến chuẩn bị sẵn, thì những buổi huấn
luyện mà mọi người chỉ đơn giản đến thôi. Ngoài ra, những công việc khác (
chẳng hạn như bài đọc trước ở nhà) sẽ làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm,
đến tham dự của những người tham gia.
5. Giúp đỡ các thầy giáo giải quyết những vấn đề có thể xảy ra. Phương tiện
chuyên chở và chăm sóc trẻ em là hai vấn đề thông thường ngăn cản họ đến
dự. Phát triển một kế hoạch để đối phó với các vấn đề nầy.
6. Chuẩn bị một chương trình làm việc thực tế cho khóa huấn luyện Xác
định rõ những tiết mục được ghi vào chương trình cho biết khoảng thời gian
có thể cho mỗi mục. Đưa chương trình làm việc cho tất cả các thầy giáo để
họ biết khóa huấn luyện đã tới phần nào.
7. Loại trừ những yếu tố có thể làm lạc hướng buổi huấn luyện ra khỏi mục
đích và kế hoạch huấn luyện. Thí dụ, sửa lại những bảng thông báo, dọn dẹp
sạch sẽ, hay tổ chức đi du ngoạn cho trường Chúa nhật là tất cả những sinh
hoạt đáng giá, nhưng những sinh hoạt nầy không được phép thay thế cho
thời gian huấn luyện đã được sắp xếp.
8. Khởi sự và chấm dứt đúng giờ. Hãy cám ơn những ai đến tham dự thay vì
chán nản bởi những người không đến. Viết ra tất cả những quyết định và
nhiệm vụ.
11 Tác giả đề nghị tất cả những điều sau đây để chuẩn bị cho những
buổi huấn luyện NGOẠI TRỪ
a) Mở buổi nhóm chung cho cả hội thánh
b) Loại trừ những yếu tố có thể làm lạc hướng buổi huấn luyện
c) Xếp đặt kỷ ngày tháng trước
d) Chuẩn bị một chương trình làm việc thực tế
e) Khởi sự và chấm dứt đúng giờ.
12 Liệt kê 5 điều cần làm để mọi người đến tham dự đông đủ buổi huấn
luyện sử dụng sổ tay của bạn
Mục tiêu 7: Mô tả những phương pháp huấn luyện khác nhau
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
Hội thánh cung cấp càng nhiều phương pháp huấn luyện, thì việc huấn luyện
càng tốt hơn. Sáu phương pháp đầu tiên mà chúng ta sẽ thảo luận dưới đây
được sử dụng trong Hội thánh địa phương.
1. Những khóa huấn luyện hàng năm. Các Hội thánh lập thời biểu cho những
buổi huấn luyện trong nhiều cách: cuối tuần ( tối thứ sáu và sáng thứ bảy
hoặc cả ngày thứ bảy), một tuần (4 đêm liên tiếp), hay một tháng (4 tuần lễ,
mỗi tuần một buổi huấn luyện). Mặc dù huấn luyện hàng năm thì tốt hơn là
chẳng huấn luyện gì cả, nhưng theo ý kiến của tôi như thế chưa đủ. Quá
nhiều thời gian trôi qua giữa những thời kỳ huấn luyện để rồi những gì được
học năm qua thì hầu như đã quên mất đi vào lúc thời kỳ huấn luyện kế tiếp.
2. Những buổi huấn luyện hàng tháng. Việc huấn luyện được lập thời biểu ít
nhất mỗi tháng một lần sẽ tạo sự phát triển và tiến bộ có ý nghĩa và các thầy
giáo làm việc với nhau trên một cơ sở đều đặn. Nếu trường học Hội thánh
được giao cho 1 người trách nhiệm, thì những buổi huấn luyện nên được tổ
chức trên cơ sở giao trách nhiệm. Chương trình làm việc cho một buổi huấn
luyện 2 tiếng nên gồm có những tiết mục sau đây ( khoảng 30 phút cho mỗi
tiết mục).
Bắt đầu là việc trao đổi với nhau. Gồm việc học hỏi Kinh thánh căn cứ trên
đoạn Kinh thánh cho đơn vị học tập kế tiếp, cho thấy nó áp dụng vào đời
sống cá nhân như thế nào. Chia xẻ những mối quan tâm và những đắc thắng
của cá nhân và kết thúc bằng cầu nguyện.
Cung cấp một phần bài học về trau dồi kỹ năng của thầy giáo.Tập trung vào
một lãnh vực đặc trưng mỗi tháng. Cho các thầy giáo tham gia vào những
sinh hoạt và thảo luận để trao dồi ngay khía cạnh giảng dạy đó. (Phần nầy và
phần trước có thể được tất cả các thầy giáo cùng nhau thực hiện).
Duyệt trước đơn vị học tập kế tiếp. So sánh những mục tiêu đơn vị học tập
với những mục tiêu cho mỗi bài học, Kiểm tra những đoạn Kinh thánh được
học. Chọn lọc và thực tập những bài hát giúp hoàn thành những mục tiêu
đơn vị học tập. Chọn những sinh hoạt học tập Kinh thánh được sử dụng.
(Phần nầy và phần kế tiếp được các thầy giáo từ mỗi ban thực hiện, gặp nhau
trong những nhóm riêng biệt)
Thực hiện giáo án. Cùng làm việc để hoàn tất giáo án cho bài học nhất của
đơn vị học tập. Kiểm tra tất cả sinh hoạt, phương thức, và tài liệu cần thiết.
Mục tiêu là các thầy giáo thực hiện bước khởi đầu tốt cho một tháng bài
học.Họ sẽ hoàn tất những bài học kế tiếp của đơn vị học tập tại nhà.
3. Những buổi huấn luyện cho kế hoạch hàng tuần. Nhiều Hội thánh nhận
thấy việc lập kế hoạch của mình trở nên hữu ích hơn khi các thầy giáo gặp
gỡ mỗi tuần để lập kế hoạch cho bài học Chúa nhật kế tiếp . Trao đổi với
nhau và soạn giáo án là điểm nổi bật của những buổi họp nầy. Trước khi
khởi sự mỗi đơn vị học tập mới thì duyệt trước đơn vị học tập. Những phần
trao dồi kỹ năng cũng được đề cập đến để đáp ứng những nhu cầu đặc thù.
Nói chung, một giờ là thời gian đủ cho những buổi huấn luyện nầy.
4. Huấn luyện đặc biệt. Học viện, hội thảo, hội dự chuyên đề, bệnh viện
chuyên khoa, và những trường học có phòng thử nghiệm có thể được tổ chức
để thêm vào hay liên kết với những buổi lập kế hoạch thường xuyên. Những
buổi huấn luyện có thể kéo dài 1 hay 2 ngày, hoặc lâu hơn và gồm những
buổi họp chung cũng như những buổi họp có quan tâm đặc biệt. Đôi khi
những buổi huấn luyện nầy là hoạt động hợp tác giữa 2 hay nhiều Hội thánh
trong khu vực. Những lãnh đạo giáo phái hay khoa đại học Kinh thánh có
thể chỉ đạo những buổi huấn luyện nầy.
Học viện và hội thảo chuyên về giới thiệu những phương pháp giảng dạy.
Bệnh viện và hội nghị lo việc phân tích những nan đềà của trường học của
Hội thánh để khám phá những yếu điểm và đưa ra những đề nghị để khắc
phục. Những trường học có phòng thử nghiệm giúp thực hành các tài liệu
học tập mới. Điều quan tâm là những cái tên gợi ý một chương trình huấn
luyện đặc biệt mà các thầy giáo không muốn để lỡ cơ hội.
5. Giảng dạy cho từng cá nhân. Việc huấn luyện từng cá nhân nầy đặc biệt
hữu ích cho nhân viên mới và các thầy giáo dự bị. Không nên thay thế cho
các hình thức huấn luyện khác. Nhưng khi những hình thức huấn luyện khác
không có sẵn, thì nó thật cần thiết. Nó mang những hình thức :1) Dạy phụ
đạo. Có thể là mục sư hay hiệu trưởng trường Chúa nhật tư vấn với thầy
giáo. 2) Học nghề. Một thầy giáo mới được huấn luyện bằng cách dự lớp với
một thầy giáo có kinh nghiệm. Sau khi quan sát và phụ giúp vài tuần hay vài
tháng, thầy giáo mới sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm lớp riêng của mình. 3)
Huấn luyện tại chỗ. Hình thức nầy thường kết hợp với dạy phụ đạo. Huấn
luyện bằng cách làm việc - Quan sát viên đã được huấn luyện thỉnh thoảng
tham gia vào lớp học mà thầy giáo mới đang dạy và sau đó đưa ra những
nhận xét và ý kiến.
6. Tiềm năng huấn luyện bổ sung. Bạn có thể bổ sung vào những phương
pháp nói trên với tiềm năng sau đây: 1) Đọc thêm những sách Cơ Đốc tuyển
lựa về đề tài giáo dục; 2) Ghi tên mua các sách báo giáo dục Cơ Đốc; 3) Các
khóa học hàm thụ về sư phạm hay những đề tài giáo dục Cơ Đốc khác ; 4)
Lớp tối cao giáo dục Cơ Đốc tại trường Kinh thánh địa phương ; 5) Sử dụng
thư viện Hội thánh.
7. Thăm viếng những Hội thánh khác. Thăm các trường học Hội thánh khác
để quan sát phương pháp của họ là cách tốt để có thêm ý mới. Nhân viên có
thể đi thăm trường trong thời gian nghỉ phép hay đi du ngoạn
8. Hội nghị và thảo luận. Những buổi họp trong nước, cấp tỉnh, miền,và toàn
khu thường được thực hiện trên cơ bản hàng năm. Nếu buổi họp ở xa thì đại
diện từ Hội thánh địa phương nên đi dự. Lúc trở về, anh ta có thể chia xẻ
những ý mới và những thông tin anh ta thu thập.
13 Trong sổ tay của bạn, thảo luận về những gì bạn cho là ưu điểm và
khuyết điểm của những buổi huấn luyện.
14 Liệt kê 4 phần của một buổi huấn luyện hàng tháng.
.............
........... .
15 Xếp những hình thức giảng dạy cho từng cá nhân cho phù hợp với mô tả
.... a Thầy giáo mới được một lãnh đạo có huấn luyện quan sát
.... b Thầy giáo mới quan sát một thầy giáo đã có kinh nghiệm
.... c Thầy giáo mới được tư vấn bởi một lãnh đạo
1) Học nghề
2) Dạy phụ
3) Huấn luyện tại chỗ
16 Liệt kê 3 tiềm năng huấn luyện bổ sung có sẵn cho các thầy giáo ngoài
những chương trình huấn luyện của Hội thánh. Sử dụng sổ tay của bạn.
Baøi töï kieåm tra
CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi.
1 Nhân viên trong Hội thánh cần huấn luyện lãnh đạo là
a) Các thầy giáo
b) Các viên chức Hội thánh
c) Các người hướng dẫn thờ phượng
d) Tất cả các điều trên
2 Việc tuyển chọn nhân viên cho Hội thánh liên quan đến tất cả những điều
sau đây NGOẠI TRỪ
a) Bắt đầu cầu nguyện xin Đức Chúa Trời sẽ giữ đến nhân viên
b) Biết những tài năng và khả năng của người lớn trong Hội thánh
c) Biết những yêu cầu của mỗi chức vụ lãnh đạo
d) Nài nỉ mọi người vào làm việc vì đó là bổn phận của họ
3 Theo tác giả, thành công của những buổi huấn luyện thầy giáo tùy thuộc
rất nhiều vào
a) Việc chuẩn bị
b) nội dung
c) các thầy giáo
d) các phương tiện
CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết Đ trong khoảng trống trước mỗi câu
ĐÚNG. Viết S nếu câu sai.
. . . 4 Chương trình giáo dục của Hội Thánh cậy vào nhiều thầy giáo và nhân
viên tự nguyện, họ phải tự mình trang bị đầy đủ để làm công tác giáo dục.
. . . 5 Tốt hơn nên gợi ý để mọi người quan tâm đến chương trình giáo dục
của Hội thánh hơn là ép buộc họ.
. . . 6 Theo tác giả, các thầy giáo trong chương trình giáo dục của Hội thánh
cần huấn luyện trong những lãnh vực thăm viếng và truyền bá Phúc âm cũng
như nội dung Kinh thánh và phương pháp giảng dạy.
. . . 7 Huấn luyện là chủ yếu dành cho các nhân viên mới hoặc thiếu kinh
nghiệm
. . . 8 Nhân viên phải được huấn luyện đầy đủ trước khi bắt đầu làm việc
. . . 9 Huấn luyện nên liên kết với những mức tuổi của học sinh
. . . 10 Sự sốt sắng của thầy giaó thì đáng giá hơn là việc chỉ huấn luyện thôi.
. . . 11 Huấn luyện phải thực tiển hơn là lý thuyết

XẾP CHO PHÙ HỢP. Theo những chỉ dẫn cho mỗi loại câu hỏi xếp cho phù
hợp.
12 - 17 Xếp những khả năng của thầy giáo cho phù hợp với mô tả
.... 12 Tiến đến những đỉnh cao hơn
và sâu sắc hơn
.... 13 Thể hiện bông trái Thánh Linh
.... 14 Biết dạy gì và như thế nào
.... 15 Kết hợp với chương trình toàn bộ
của Hội thánh
.... 16 Thấy thú vị khi theo đuổi một
mục đích
.... 17 Hứa hoàn thành trách nhiệm của mình
a ) Khả năng
b) Sự tận tụy
c) Ứơc muốn tiến bộ
d) Nhiệt tình
e) Trưởng thành thuộc linh
f) Sự cộng tác
18 - 24 Xếp những lãnh vực của nội dung trong một chương trình huấn
luyện cho phù hợp với những mối quan tâm đặc thù
.... 18 Tiến trình học tập / giảng dạy
.... 19 Nội dung phải được trình bày như thế nào.
.... 20 Hiểu biết để đối đầu với những điều dối trá
.... 21 Tín lý cơ bản của Hội thánh
.... 22 Học hỏi Kinh thánh như thế nào
.... 23 Những điểm cần lưu ý để phát triển
.... 24 Các nhân viên liên kết với nhau như thế nào
a) Các giáo phái
b) Thái độ con người
c) Tổ chức
d) Triết học về giáo dục
e) Nội dung Kinh thánh
f) Các phương pháp giảng dạy
g) Thần học
25 - 30 Xếp những phương pháp huấn luyện cho phù hợp với những lợi ích
chính mà những phương pháp mang lại
.... 25 Có thể xảy ra ngay cả khi không có sẵn một hình thức huấn luyện
khác
.... 26 Tập trung vào việc soạn giáo án
.... 27 Tạo khả năng tiếp cận với những ý tưởng mới
.... 28 Đối phó với những khuyết điểm đang tồn tại trong trường học
... 29 Dùng như điểm nổi bật của Hội thánh
.... 30 Tạo tiến bộ cho thầy giáo trên cơ sở thường xuyên
a) Những buổi huấn luyện hàng năm
b) Những buổi huấn luyện hàng tháng
c) Những buổi huấn luyện hàng tuần
d) Bệnh viện chuyên khoa Hội thánh& hội thảo chuyên đề
e) Giảng dạy cho từng chương trình huấn luyện của cá nhân
f) Hội nghị và họp thảo luận
31 TRẢ LỜI NGẮN GỌN. Liệt kê 5 điều cần làm để mọi người đến tham
dự đông đủ những buổi huấn luyện thầy giáo
...............
..............
PHẦN GIẢI ĐÁP
1. Không chỉ những nhân viên giáo dục mà tất cả các nhân viên phải được
huấn luyện. Hiệu quả của Hội thánh tùy thuộc vào hiệu qủa của mỗi nhân
viên thực hiện nhiệm vụ của mình
2. b) Ban giáo dục Cơ Đốc
3. Anh ta phải biết những người lớn trong Hội thánh để hiểu biết những tài
năng và khả năng của họ và những yêu cầu đặc thù của mỗi chức vụ lãnh
đạo
4. d) Gợi ý cho họ tham gia
5. a 4) Sự công tác
b 1) Trưởng thành thuộc linh
c 6) Tận tụy
d 2) Muốn tiến bộ
e 3) Năng lực
f 5) Nhiệt tình
6. b) liên tục
7. e) Tất cả những điều trên
8. Những câu trả lời a, b và f là đúng.
9. Những câu trả lời b, e, f và h là đúng
10. a 6) Tổ chức và cơ cấu
b 1) Nội dung Kinh thánh
c 5) Triết học và những nguyên tắc giáo dục
d 4) Thái độ con người
e 2) Thần học
f 8) Thăm viếng và truyền bá Phúc âm
g 3) Lịch sử Hội thánh, truyền giáo và các giáo phái
h 7) Phương pháp giảng dạy và phương tiện truyền thông
11. a) Mở buổi nhóm chung cho cả Hội thánh
12. 1) Xếp đặt kỹ ngày tháng trước. 2) Thông báo cho các thầy giáo biết về
ngày tháng và nhắc nhở họ nhớ ngày tháng đó.; 3) Cho các thầy giáo biết sự
hiện diện của họ sẽ đem lại lợi ích cho họ và những người khác như thế nào,
4) Giao công việc để tăng thêm tinh thần về phương tiện chuyên chở và
chăm sóc trẻ em
13. Câu trả lời của bạn . Những buổi huấn luyện có thể là điểm nổi bật của
chương trình huấn luyện của Hội thánh. Chúng cung ứng sự huấn luyện sâu
rộng qua buổi cuối tuần, 4 đêm liên tiếp, hay 4 buổi huấn luyện mỗi tuần.
Nhưng nếu huấn luyện chỉ có vậy thôi, thì có qúa nhiều thời gian trôi qua
giữa những buổi huấn luyện.
14. 1) Trao đổi với nhau 2) Trao dồi kỹ năng của thầy giáo 3) Xem duyệt
trước đơn vị học tập . 4) soạn giáo án
15. a 3) Huấn luyện tại chỗ
b 1) Học nghề
c 2) Dạy phụ đạo
16. Sách liên quan đến giáo dục Cơ Đốc, tạp chí xuất bản định kỳ, các khóa
học hàm thụ hay trong trường Kinh Thánh địa phương

PHÁT TRIỂN NHỮNG LÃNH ĐẠO KHÔNG CHUYÊN


Những chương trình huấn luyện cho những người lãnh đạo và các thầy giáo
Bài thơ sau đây của George Liddle mô tả một cách lôi cuốn về việc tìm ra
những người thích hợp để phục vụ trong Hội thánh thì quan trọng như thế
nào.
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Mà niềm tin làm chủ tâm hồn anh ta
Và tôi sẽ sửa chữa những sai lầm
Và đem lại phước hạnh cho cả nhân loại
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Mà lửa thiên đường chạm đến lưỡi
Và tôi sẽ làm cháy sáng lên những trái tim u tối nhất
Với quyết tâm cao và lòng khao khát thanh sạch
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Một tiên tri vĩ đại của Đức Chúa Trời
Và tôi sẽ cho bạn hòa bình trên địa cầu
Thức hiện bởi lời cầu nguyện chứ không phải bằng gươm giáo
Cho tôi một người của Đức Chúa Trời - một người
Trung thành với khải tượng anh ta nhìn thấy
Và tôi sẽ xây dựng những thánh đường bị đổ vỡ của bạn
Và khiến muôn nước qui phục Chúa
Điều chúng ta sẽ khám phá trong bài học nầy là phải nổ lực mới có thể tìm
ra những người lãnh đạo và nhân viên thích hợp. Nhưng tuyển mộ chỉ là một
phần của nổ lực. Chúng ta còn phải huấn luyện nhân viên cho việc phục vụ.
Những chương trình huấn luyện nên là một bộ phận giáo dục đang diễn tiến
của Hội thánh.
Dàn bài
Nhu cầu cho việc huấn luyện lãnh đạo
Tuyển chọn thầy giáo
Những nguyên tắc huấn luyện
Nội dung chương trình huấn luyện
Chuẩn bị cho những buổi huấn luyện
Phương pháp huấn luyện
Mục tiêu bài học
Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Giải thích tại sao cần phải huấn luyện lãnh đạo
Mô tả việc tuyển chọn nhân viên như thế nào và phải tìm kiếm điều gì
Ghi nhận những nguyên tắc huấn luyện, nội dung của những chương trình
huấn luyện, cách thức chuẩn bị cho những buổi huấn luyện, và những
phương cách huấn luyện.
Quyết định tham gia vào việc huấn luyện nhân viên đang diễn tiến trong Hội
thánh của bạn.
Sinh hoạt học tập
Học bài theo từng phần, theo những chỉ dẫn trong bài 1
Phải nhớ ra phần ngữ vựng để tìm nghĩa của từ ngữ chủ yếu mà bạn không
biết.
Học 10 nguyên tắc của một chương trình huấn luyện tốt
Đọc kỹ 10 lãnh vực của nội dung trong một chương trình huấn luyện.
Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học nầy và kiểm soát kỷ những câu trả lời
của bạn với những câu đã cho trong tập tài liệu học sinh. Oân lại những đề
mục bạn trả lời sai.
Từ ngữ quan trọng
chương trình nghị sự
cơ sở hợp lý
sự trí tuệ
Khai triển bài học
MỤC TIÊU 1: Mô tả phạm vi nhu cầu huấn luyện lãnh đạo trong Hội thánh.
NHU CẦU HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO
Hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ giáo dục của Hội thánh rất lớn. Mục sư và một
vài lãnh đạo được huấn luyện không thể tự mình cán

Giải Nghĩa Từ Ngữ

- Ám chỉ: nhắc đến cách gián tiếp đặc biệt trong văn chương
- Bản thể ( thuộc về): đặt nền tảng trên sự hiện hữu
- Căng thẳûng ( sự): tranh chiến hoặc bất an trong lòng, lấn cấn giữa hai vấn
đề
- Có thẩm quyền: bắt nguồn từ quyền hành; được chấp nhận
- Cơ quan ban nghành: đơn vị hành chánh
- Cơ sở hợp lý: sự giải thích về những nguyên tắc kiểm soát tư tưởng niềm
tin
- Cố thủ: hành động tự đặt mình vào vị trí phòng vệ
- Chế độ thẩm quyền: nền cai trị dựa vào sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa
hay dựa trên những thủ lãnh được coi là có sự dẫn dắt từ Chúa
- Chủ nghĩa: những nguyên tắc hay phong trào được bênh vực bằng sức
mạnh
- Chủ nghĩa cá nhân: chủ thuyết ủng hộ sự tự do cá nhân về chính trị và kinh
tế; nhấn mạnh đến sáng kiến, hành động và quyền lợi cá nhân
- Chức vụ : chức danh và chức vụ
- Chương trình làm việc: danh sách những việc cần bàn, công tác cần thực
hiện, chương trình
- Dai dẳng: kéo dài, lập đi lập lại
- Đạt đến tột điểm: đạt đến điểm cao nhất
- Đặc tính nội tại: liên quan đến tính chất chủ yếu của sự vật đặt tính bẩm
sinh
- Độc đoán: liên quan đến việc tập trung quyền hành nơi một người và sự
vâng phục mù quáng
- Đồng nhất: tình trạng giống nhau về chủng loại hoặc bản chất
- Động cơ: động lực kích thích con người có quyết tâm và hành động
- Đưa vào: đưa vào như một yếu tố của sự vật
- Đương nhiên: bởi tư cách hoặc bởi chức vụ
- Được phối hợp: được thực hiện trong sự phối hợp nhất trí
- Giao ước: thỏa ước chính thức, trọng thể và ràng buộc
- Giáo dục chính thức: giáo dục có tính chất nghi lễ với những hình thức và
luật lệ cố định
- Giáo dục không chính thức: giáo dục diễn ra trong bối cảnh thông thường
ngẫu nhiên ở gia đình
- Hà hơi ( sự): tác động siêu nhiên của Thánh Linh trên những người được
Đức Chúa Trời lựa chọn nhờ đó các tác phẩm của họ trở nên đáng tin cậy và
có thẩm quyền
- Hiện thân: xuất hiện trong hình dáng con người
- Hòa nhập: việc hòa hợp với một điều khác hay liên kết thành một đơn vị
lớn hơn
- Học vẹt: học thuộc lòng mà không hiểu
- Huy động : tập hợp lại và chuẩn bị để hành động
- Kết hợp hữu cơ: thuộc về một tập thể thống nhất
- Khả năng tự nhiên: năng lực sức mạnh tự nhiên
- Khả năng thể lý: khả năng vật lý hay khả năng hoạt động tay chân
- Kỷ luật: có tinh thần kỷ luật hoặc tự chế
- Liên tục ( sự ): liên kết không gián đoạn ; tiếp diễn
- Liên hệ: hành động bày tỏ mối quan hệ
- Lượng: liên quan đến sự đo lường về số lượng
- Mặc khải: sự bày tỏ những điều trước đó chưa biết đến; sự truyền thông
chân lý của thượng đế cho nhân loại, tức là sự bày tỏ về chính Ngài hay ý
muốn của Ngài
- Năng động - hoạt động đem lại kết qủa, sẵn sàng đổi mới, có năng lực
- Nền tảng - căn bản của niềm tin, hành động hoặc lý luận
- Ngẫu nhiên - lựa chọn ngẫu nhiên, không lý do
- Ngoại nhân - người không cùng gia đình, chủng tộc, quốc tịch
- Người theo lý tưởng - người đặt lý tưởng trên những cân nhắc thực tiễn
- Nhà hội - nơi thờ phượng và trung tâm sinh hoạt của cộng đồng Do thái
- Nhục thể hóa (trở nên xác thịt): mặc lấy thân xác và hình dáng con người
- Phản ảnh theo dõi: ý kiến giúp lượng định, điều chỉnh một công việc, tiến
trình
- Phẩm: liên quan đến sự đo lường về phẩm chất
- Phục vụ (sự): trách nhiệm của mọi người phải điều hành cuộc sống và tài
sản của mình trong sự tôn trọng quyền lợi người khác
- Phù hợp: đặc biệt thích hợp
- Quan niệm: liên quan đến điều hình thành trong tâm trí, tư tưởng trừu
tượng khái quát hóa từ những trường hợp cụ thể
- Quan tâm: lợi ích hay sự chú ý phát xuất từ mối quan hệ cá nhân
- Sâu rộng: sự lan truyền rộng rãi
- Shema: bản tuyên xưng đức tin của người Do thái bao gồm PhuDnl 6:4-9;
11:13-21 và Dan Ds 15:37-41
-Thu hút ( sự): khả năng lôi cuốn, thu hút
- Tiêu chuẩn: tiêu chuẩn được chấp nhận; mẫu mực hay tính chất được coi là
tiêu chuẩn cho cách cư xử của một bộ phận xã hội
- Tính tương đối: tình trạng lệ thuộc để hiện hữu, hoặc trường hợp bản chất
được định đoạt bởi mối liên hệ với một điều khác
- Tính tự nhiên: tính chất thể hiện ở sự đơn giản, dễ dãi, không giả tạo không
kềm chế
- Tuổi hiểu biết: tình trạng phải chịu trách nhiệm khai trình về lý do nguyên
nhân, động cơ
- Tuổi thanh niên: khoảng thời gian giữa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành
- Tri thức ( thuộc về): liên quan đến hoạt động của tri thức bao gồm nhận
thức và phán đoán
- Trí tuệ ( sự): tình trạng bất động, trí tuệ, buồn chán
- Trường tiểu học: trường gồm từ lớp 1 -3
- Tỷ lệ: mối liên quan về số lượng, kích thước giữa hai hay nhiều sự vật
- Xã hội hóa: việc huấn luyện để thích ứng với môi trường xã hội
- Yếu tố: thành phần chính, nguyên tố.

Sách Tham Khảo


Allen, Clifton j.and W.L.Howse. The Curriculum Guide. Nashville,
Tennessee: Convention Press, 1960.
Daniel, Eleanor,et al (eds.). Introduction to Christian Education. Cincinnati,
Ohio: Standard Publishing, 1980.
Davis, Robert H.et al. Learning System Design. New York: McGraw-Hill,
1974.
Eavey, C. B. Principles of Teaching for Christian Teachers. Grand Rapids,
Michigan: Zondervan, 1946.
Gangel, Kenneth O. Buiding Leaders for Church Education. Chicago,
Illinois: Moody Press, 1981.
Hakes, J. Edward (ed). An Introduction to evangelical Christian education.
Chicago, Illinois: Moody Press, 1964.
Horne. H. H. Teaching Techniques of Jesus: New York: Association Press,
1920.
Martin, Wiliam. First Step for Teacher. Spingfield, Missouri: Gospel
Publishing House, 1984.
Richards, Lawrence. Creative Bible Teaching. Chicago, Illinois: Moody
Press, 1970.
Sisemore, John T. The Ministry of Visitation. Nashville, Tennessee:
Broadman Press, 1964.
Smart, James D. The Teaching Ministry of the Church. Philadelphia,
Pennsylvania: Westminster Press, 1954.
Soderholm, Marjorie E. Explaining Salvation to Children. Minneapolis,
Minnesota: Free Church, 1962.

You might also like