You are on page 1of 87

Những Điều Khó Hiểu Trong Thánh Kinh

Tác giả: R.A.Torrey


1. Tổng quan
2. Phân loại những chỗ khó hiểu
3. Chúng ta phải giải quyết những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh như thế
nào?
4. Chương một Sáng thế ký là sử ký hay sách khoa học?
5. Thời cổ đại của con người theo Thánh Kinh và theo khoa học
6. Ca-in lấy vợ ở đâu?
7. Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu
8. Đức Chúa Trời khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng
9. Lệnh của Đức Chúa Trời là phải tận diệt dân Ca-na-an
10. Truyện tích về Giô-suê truyền lệnh cho mặt trời dừng lại
11. Đê-bô-ra ca tụng kẻ sát nhân Gia-en
12. Sinh tế bằng con gái Giép-thê
13. Những câu chuyện xấu trong Thánh Kinh
14. Tội của Đa-vít
15. Những thi thiên cầu hoạ
16. Đức Chúa Trời của chân lý và tình yêu có sai các thần nói dối và tà thần
đến với chúng ta không?
17. Giô-na và con cá lớn
18. Vài “mâu thuẫn” quan trọng trong Thánh Kinh
19. Những “lỗi lầm” trong Thánh Kinh
20. Hai bảng gia phả mâu thuẫn nhau của Chúa Giê-xu
21. Có quả thật Chúa Giê-xu đã ở trong lòng đất ba ngày ba đêm không?
22. Làm thế nào để Chúa Giê-xu lại có thể khen người quản gia bất trung?
23. Phải chăng cả Chúa Giê-xu lẫn Phao-lô đều sai lầm về thì giờ tái lâm của
Chúa Giê-xu
24. Chúa Giê-xu có vào chỗ ở của kẻ chết không?

Tổng quan
Ai là người nghiên cứu thận trọng và vừa đọc Thánh Kinh vừa suy tư đều
nhận thấy câu của vị sứ đồ viết về Kinh điển rằng “ở trong (Thánh Kinh) có
mấy khuc khó hiểu mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý
nghĩa...chuốc lấy sự hư nát riêng về mình” (IIPhi 2Pr 3:16) có nhiều phần
đúng. Có ai là người trong chúng ta chưa từng thấy trong Thánh Kinh những
điều gây lúng túng cho mình, mà lúc hãy còn là một Cơ-đốc nhân mới mẻ,
chưa từng trải, đã đưa chúng ta đến chỗ thắc mắc đặt vấn đề là chẳng hay rút
cục, Thánh Kinh có phải là Lời Đức Chúa Trời hay không?
Chúng ta thấy trong Thánh Kinh có nhiều điều dường như không thể nào
hoà giải được với những điều khác, cũng ở ngay trong Thánh Kinh. Chúng
ta nhận thấy có những điều dường như khó cũng tồn tại được với cái ý tưởng
rằng Thánh Kinh có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời và tuyệt đối vô ngộ. Thật
là chẳng khôn ngoan khi cố tìm cách che giấu cái sự kiện rằng quả có những
chỗ khó hiểu như thế. Nhiệm vụ của người khôn ngoan mà cũng là chân
thành nữa, là phải thành thực trực diện với chúng và khảo xét chúng. Có
nhiều điều chúng ta có thể nói về những chỗ khó hiểu như thế mà tất cả
những ai nghiên cứu Thánh Kinh có suy tư cuối cùng đều phải đương đầu.
CHÚNG TA CÓ THỂ TRÔNG MONG GẶP NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU
Điều đầu tiên chúng ta có thể nói về những chỗ khó hiểu đó trong Thánh
Kinh, là ngay ở bản tính của sự việc, những chỗ khó hiểu là điều chúng ta
phải trông mong là sẽ gặp. Một số người tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối vì gặp
những chỗ khó hiểu khó giải nghĩa trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, riêng tôi
thì sẽ càng ngạc nhiên và bối rối hơn nếu mình không gặp những điều như
thế.
Thánh Kinh là gì? Bộ sách ấy là một mặc khải (revelation) phần tâm trí, ý
chí và cá tính của một Đức Chúa Trời vô hạn, vĩ đại, toàn tri và trọn vẹn
tuyệt đối (hoàn thiện). Đức Chúa Trời chính là Tác giả của sự mặc khải ấy,
nhưng mặc khải ấy được dành cho ai? Cho loài người, là những hữu thể giới
hạn, những con người có cá tính bất toàn, và do đó, cũng có khả năng biện
biệt bất toàn về lãnh vực thuộc linh (Spiritual). Nếu đem một người khôn
ngoan nhất ra đo bằng tỷ lệ xích là cõi vĩnh hằng, thì người ấy chỉ là một em
bé sơ sinh, còn người thánh khiết nhất nếu đem so với Đức Chúa Trời, thì
chỉ là một đứa trẻ con về sự phát triển đạo đức. Hệ quả là ngay từ những
điều kiện cần thiết nhất trong trường hợp này, thì trong một mặc khải như
thế nhất thiết phải có nhiều khó khăn ngay từ nguồn gốc xuất phát đối với
những con người như thế.
Khi con người giới hạn cố tìm hiểu cái vô hạn, thì bắt buộc phải gặp khó
khăn. Khi kẻ dốt nát muốn suy tưởng về lời phát biểu của Đấng Quán Thông
Trọn Vẹn, thì nhất định sẽ phải gặp nhiều điều khó hiểu và nhiều điều có vẻ
như phi lý đối với tâm trí ấu trĩ và thiếu chính xác của người ấy. Khi loài
người mà óc phê phán đạo đức liên quan đến tính cách đáng ghét của tội lỗi
và tính cách đáng sợ của sự trừng phạt mà nó đòi hỏi đã bị chính tội lỗi của
họ làm cho cùn nhụt, thì khi muốn lắng nghe các đòi hỏi của Đấng Thánh
Khiết tuyệt đối, họ bắt buộc phải lúng túng, bối rối đối với một số đòi hỏi
của Ngài, và khi suy xét về những cách đối xử của Ngài, họ bắt buộc phải
choáng váng trước một số những cách đối xử ấy. Những cách đối xử đó sẽ
có vẽ như quá nghiêm khắc, quá nghiệt ngã, quá thô bạo, quá khủng khiếp.
Rõ ràng là chúng ta phải gặp khó khăn trong một phần mặc khải như bộ
Thánh Kinh. Nếu có ai trao cho tôi một quyển sách thật đơn giản như một
bảng cửu chương và nói rằng: “Đây là Lời của Đức Chúa Trời. Trong sách
này, Ngài đã mặc khải toàn bộ ý chỉ và sự khôn ngoan của Ngài”, chắc tôi sẽ
lắc đầu và đáp: “Tôi không tin, nó quá dễ hiểu, nên không thể là sự mặc khải
trọn vẹn của một Đấng Khôn Ngoan vô hạn”. Trong bất kỳ một mặc khải
trọn vẹn nào về tâm trí, ý chỉ, cá tính cũng như sự thực hữu của Đức Chúa
Trời, đều phải có những điều khó hiểu cho những người mới bắt đầu, mà
người khôn ngoan tài giỏi nhất trong chúng ta đều chỉ là những người muốn
bắt đầu, mới học vỡ lòng về những kiến thức thuộc linh mà thôi.
KHÓ HIỂU KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI SAI TRÁI
Điều thứ hai câu nói về những khó khăn này, là một giáo lý khó hiẻu hay
một phản bác nghiêm trọng đối với một giá lý không hề chứng minh được
rằng giáo lý ấy là sai. Nhiều người hay suy nghĩ lại tưởng là như thế. Nếu họ
gặp một khó khăn nào trên con đường tin vào nguồn gốc từ Đức Chúa Trời
và tuyệt đối vô ngộ không sai chạy của Thánh Kinh, thì họ lập tức kết luận
rằng giáo lý ấy là không đáng tin. Như thế là hết sức vô lý.
Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ, để học tập để biết suy tư cho hợp lý và
công bằng. Rất ít có lý thuyết khoa học nào được mọi người tin tưởng hiện
nay, lại chưa từng gặp một vài khó khăn quan trọng trong quá trình tiến đến
chỗ được chấp nhận. Hồi thuyết của Copernicus - hiện đã được mọi người
thừa nhận - mới được công bố, nó đã gặp rất nhiều khó khăn. Nếu lý thuyết
ấy đúng thì Kim tinh phải có những giai đoạn xuất hiện giống như mặt trăng,
nhưng chẳng hề có viễn vọng kính tốt nhất nào vào thời đó lại phát hiện
được những giai đoạn xuất hiện như thế. Dù vậy, luận cứ tích cực bênh vực
cho lý thuyết ấy đã rất vững chắc đến độ nó được chấp nhận bất chấp lời
phản bác có vẻ như không thể nào giải đáp được ấy. Khi một viễn vọng kính
“mạnh” hơn được sáng chế, người ta khám phá ra rằng dù sao thì Kim tinh
càng có các giai đoạn xuất hiện của nó. Đã có một khó khăn toàn diện nảy
sinh, cũng như hầu hết tất cả các khó khăn đã nảy sinh liên quan đến Thánh
Kinh, do sự dốt nát của con người đối với một số các sự kiện liên quan.
Lý thuyết về tinh cân cũng được giới khoa học ngày nay thừa nhận. Tuy
nhiên, hồi lý thuyết ấy mới được công bố lần đầu tiên, và một thời gian dài
tiếp theo đó, các di chuyển của Thiên vương tinh đã không thể hoà giải được
với thuyết ấy. Thiên vương tinh dường như di chuyển theo chiều trái ngược
với những gì thuyết ấy nói về nó, nhưng các luận cứ tích cực cho thuyết ấy
lại vững chắc đến độ nó vẫn được thừa nhận bất chấp việc không thể giải
thích được sự chuyển động của Thiên vương tinh.
Nếu chúng ta áp dụng lương tri lương thức mà tất cả các ngành khoa học
(ngoại trừ ngành phê bình Thánh Kinh, nếu đó quả thật là một khoa học) đều
thừa nhận vào việc nghiên cứu Thánh Kinh, thì chúng ta phải đặt vấn đề là
phần chứng cứ tích cực của một lý thuyết thì có tính cách quyết định và nó
phải được một người có lý trí tin tưởng bất chấp một số khó khăn liên quan
đến các chi tiết nhỏ nhặt. Kẻ chối bỏ một chân lý đã được chứng nghiệm hẳn
hoi chỉ vì có một vài sự kiện có vẻ như không hể hoà giải được với chính nó,
là một nhà tư tưởng nông nổi. Còn nhà học giả chối bỏ niềm tin của mình
vào nguồn gốc vốn là từ Đức Chúa Trời và tính cách vô ngộ của bộ Thánh
Kinh chỉ vì một số sự kiện được cho là không thể hoà giải với giáo lý ấy,
cũng là một học giả hết sức nông nổi. Có nhiều tư tưởng gia nông nổi thuộc
loại ấy trong thế giới thần học ngày nay.
NHIỀU KHÓ KHĂN HƠN THẾ VẪN TỒN TẠI
Điều thứ ba cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, là còn nhiều
khó khăn và nhiều khó khăn còn quan trong hơn nhiều trong cái giáo thuyết
chủ trương rằng Thánh Kinh vốn có nguồn gốc từ loài người, do đó có nhiều
ngộ nhận sai lầm hơn là trong giáo lý chủ trương rằn gThánh Kinh có nguồn
gốc từ Đức Chúa Trời, và do đó là vô ngộ. Chắc đã có nhiều lần một ai đó
đem đến cho bạn mộtchỗ khó hiểu và nói: “Nếu Thánh Kinh quả thật là Lời
Đức Chúa Trời, thì bạn giải thích điều này như thế nào?” và có lẽ bạn đã
không thể giải thích thật thoả đáng cho người ấy.
Thế là người ấy tưởng rằng mình đã thắng được bạn, nhưng không hề là như
thế. Hãy quay sang và hỏi người ấy: “Bạn đánh giá thế nào việc có nhiều lời
tiên tri trong Thánh Kinh đã ứng nghiệm, nếu bộ sách ấy có nguồn gốc từ
loài người? Bạn nói gì về nhất quán tính kỳ diệu của bộ sách ấy? Bạn giải
thích thế nào cho sự sâu nhiệm không bao giờ cạn kiệt của nó? Bạn nói thế
nào về quyền năng có một khong hai của bộ sách ấy trong việc nâng cao con
người lên để đến với Đức Chúa Trời?” và vân vân. Cứ mỗi phản bác mà
người ấy có thể đưa ra đối với quan điểm của bạn liên quan đến bộ Thánh
Kinh, bạn có thể trình bày nhiều phản bác càng có ý nghĩa sâu nhiệm hơn
liên quan đến quan điểm của người ấy về quyền Thánh Kinh. Và bất cứ một
người thật sự vô tư và thành thật nào muốn biết và vâng giữ chân lý, đều sẽ
chẳng gặp khó khăn gì trong việc quyết định giữa hai quan điểm.
Cách đây ít lâu, có một thanh niên có tâm trí minh mẫn, thích đọc loại sách
của các tác giả hoài nghi, phê bình Thánh Kinh, và thiên về thuyết bất khả tri
bảo rằng anh ra đã dành cho vấn đề ấy rất nhiều suy tư chân thành và cẩn
trọng, nhưng hậu quả là anh ta không thể nào tin rằng Thánh Kinh vốn có
nguồn gốc từ Đức Chúa Trời được. Tôi đã hỏi anh ta: “Tại sao lại không?”
Anh ta chỉ ra một lời truyền dạy trong Thánh Kinh và bảo rằng anh ta không
thể tin và sẽ chẳng bao giờ tin rằng điều đó là đúng.
Tôi đáp: “Hãy tạm giả sử rằng tôi không giải đáp được chỗ khó khăn đặc thù
ấy. Việc tôi không đủ khả năng đó không chứng minh được rằng Thánh
Kinh không có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Thế nhưng tôi có thể trình bày
cho cậu nhiều điều càng khó giải thích hơn nữa về cái giả thiết bảor ằng
Thánh Kinh không có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời, so với quan điểm chủ
trương rằng Thánh Kinh quả thật có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Cậu
không thể phủ nhận sự kiện về lời tiên tri đã ứng nghiệm. Cậu giải thích thế
nào về lời tiên tri đã ứng nghiệm. Cậu giải thích thế nào cho điều đó, nếu
Thánh Kinh không phải là Lời của Đức Chúa Trời?
“Cậu không thể nhắm mắt lại đối với nhất quán tính kỳ diệu của sáu mươi
sáu quyển sách của Thánh Kinh, đã được viết ra trong những hoàn cảnh và
thời kỳ rất khác nhau. Cậu giải thích điều đó như thế nào, nếu Đức Chúa
Trời không phải là tác giả đích thực của bộ sách ấy, ẩn phía sau trên dưới
bốn mươi trước giả là con người? Cậu không thể phủ nhận là Thánh Kinh
vốn có quyền năng cứu rỗi người ta khỏi tội, đem bình an hi vọng và niềm
vui đến cho họ, nâng con người ta lên cao để đến được với Đức Chúa Trời
mà tất cả các quyển sách khác gộp chung lại vẫn không thể nào làm được.
Cậu giải thích việc đó như thế nào, nếu Thánh Kinh không phải là Lời Đức
Chúa Trời theo ý nghĩa là chẳng hề có quyển sách nào khác là Lời Đức Chúa
Trời cả?”
Kẻ phản bác đã không trả lời được. Những khó khăn mà người phủ nhận
nguồn gốc của Thánh Kinh là nguồn gốc từ Đức Chúa Trời mà chính Đức
Chúa trời là tác giả còn nhiều hơn và nặng ký hơn những khó khăn mà người
tin nó có nguồn gốc và tác giả là Đức Chúa Trời phải đương đầu.
CÁC GIẢI PHÁP KHÔNG TUỲ THUỘC VÀO CHÚNG TA
Điều thứ tư cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh là thế này: Sự
kiện bạn không giải đáp được một chỗ khó hiểu không chứng minh được
rằng nó không thể giải đáp được, và sự kiện bạn không trả lời được một
phản bác không chứng minh được rằng nó không thể có câu trả lời. Cần lưu
ý rằng chúng ta rất thường bỏ qua cái sự kiện hết sức hiển nhiên này. Có rất
nhiều người, khi gặp một chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, suy nghĩ chút ít về
nó nhận thấy không thể có cách giải đáp nào cả, thì liền nhảy vọt ngay đến
chỗ kết luận chẳng ai có thể giải đáp được nó cả, cho nên họ đã đưa tay đầu
hàng và đánh mất niềm tin vào tính cách vô ngộ của Thánh Kinh và nguồn
gốc từ Đức Chúa Trời của bộ sách ấy.
Dường như mọi người đều cần phải có đủ khiêm tốn phù hợp với loài gnười
vốn có kiến thức hạn chế như quả thật chúng ta đều là như thế không chối
cãi vào đâu được, để bảo rằng “Tuy tôi không thấy có giải pháp nào cho chỗ
khó hiểu này, nhưng có một người nào đó khôn ngoan hơn tôi có thể dễ dàng
tìm ra được một giải pháp”. Chỉ cần chúng ta nhớ luôn rằng mình không thể
biết hết mọi sự, và rằng có rất nhiều điều mình không thể giải quyết, nhưng
rồi chúng ta sẽ có thể dễ dàng giải quyết nếu chúng ta có thêm chút ít hiểu
biết nữa, thì điều đó sẽ cứu được chúng ta khỏi tất cả những việc dại dột này.
Trên hết mọi sự, chúng ta đừng bao giờ nên quên rằng sự khôn ngoan vô hạn
có thể giải quyết được dễ dàng điều mà trí kh6n hữu hạn - hay sự dốt nát của
chúng ta - dường như hoàn toàn không thể giải thích được. Bạn sẽ nghĩ sao
về một học sinh mới làm quen với môn đại số học, khi cố tìm cách dành ra
nửa tiếng đồng hồ để giải một bài toán khó nhưng chỉ phí công vô ích mà
thôi, đã vội tuyên bố rằng chẳng hề có thể có giải đáp nào cho bài toán của
cậu ta, bởi vì cậu ta đã không tìm được?
Có một người nhiêù từng trải và tài năng một ngày nọ đã bỏ công việc của
mình và đi từ rất xa đến gặp tôi với tinh thần vô cùng bối rối, vì ông ta đã
phát giác ra được trong Thánh Kinh một điều mà đối với ông ta, có vẻ như
hoàn toàn mâu thuẫn. Ông ta đã thức trắng cả đêm để suy nghĩ về nó. Nó đã
thách thức mọi nỗ lực hoà giải của ông ta; nhưng khi ông ta trình bày mọi
việc cho tôi, thì chỉ trong mấy phút, tôi đã chỉ cho ông ta một giải pháp vô
cùng đơn giản và thoả đáng cho chỗ khó hiểu đó. Và ông ta đã ra về với tấm
lòng vui vẻ.
Tại sao nó đã không đến với ông ta ngay từ đầu và có vẻ như ông ta không
thể nào tìm được một lời đáp, nhưng rút cục thì nó lại có thể được một người
khác tìm ra một cách hết sức dễ dàng? Ông ta đã cho rằng chỗ khó hiểu đó là
hoàn toàn mới mẻ, nhưng đó là một vấn đề đã được trực diện và giải quyết
từ rất lâu rồi, ngay cả trước khi ông ta và tôi được sinh ra trên đời này.
ĐIỀU KHÓ HIỂU SO VỚI Ý NGHĨA TUYỆT VỜI
Điều thứ năm cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh là những
điều thoạt trông có vẻ như sai trật trong bộ sách ấy chỉ là vô nghĩa nếu đem
so với hiều điều kỳ diệu tuyệt vời trong đó. Chắc chắn nó sẽ vạch trần chỗ
lệch lạc lớn lao của cả tấm lòng lẫn trí não của loài người đã dành quá nhiêu
thì giờ để tranh luận và viết về nhiều điểm vô nghĩa mà họ cho là những
điểm sai trật trong Thánh Kinh, trong khi có nhiều điều đẹp đẽ, diệu kỳ
không gì so sánh được vẫn trang điểm và tôn vinh hầu như là từng trang một
mà họ lại hoàn toàn bỏ qua, chẳng chú ý đến.
Ngay cả trong một vài tổ chức giáo dục nổi tiếng, nơi người ta tự cho là đã
được truyền dạy để tán thưởng và quán triệt Thánh Kinh, và là nơi họ đã
được gởi đến để được huấn luyện đào tạo để truyền giảng chân lý ấy cho
nhiều người khác, thì một số thì giờ càng nhiều hơn lại được dành cho
những điểm tỉ mỉ và vô nghĩa có vẻ như chỉ về hướng chủ trương một nguồn
gốc hoàn toàn từ loài người của bộ Thánh Kinh, chứ không phải là dành thì
giờ để nghiên cứu hầu quán triệt và chiêm ngưỡng những vinh quang không
gì sánh kịp đã khiến cho bộ Thánh Kinh chiếm được một chỗ đứng riêng
biệt so với tất cả các quyển sách khác. Chúng ta sẽ nghĩ sao về một người
mà trong khi học hỏi nghiên cứu một tuyệt phẩm về nghệ thuật, lại tập trung
tất cả sự chú ý của mình vào điều trông có vẻ như là một vết phân ruồi ở một
góc của bức tranh?
Một tỷ lệ rất lớn của điều từng được phô trương rất nhiêù của ngành được
gọi là “nghiên cứu phê bình Thánh Kinh” là một cuộc tra cứu tỉ mỉ và công
phu những điều vốn được co là các dấu vết giống như phân ruồi kia. Người
nào không chịu dành phần lớn thì giờ của mình cho việc điều tra nghiên cứu
những gì chưa từng được ai nói đến về những dấu vết giống như phân ruồi
đó, nhưng thích dành nó cho việc nghiên cứu các vẻ đẹp không gì sánh kịp
và những điều kỳ diệu uy nghiêm của bộ sách ấy, đã bị một vài giới không
cho là “những học giả biết cập nhất hoá”
ĐIỀU NÔNG CẠN SO VỚI Ý NGHĨA SÂU NHIỆM
Điều thứ sáu cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, là chúng vốn
nặng ký đối với những độc giả chỉ đọc sơ qua hơn là đôi vơí những nhà
nghiên cứu sâu sắc nhiều. Hãy lấy thí dụ về một người như cố Đại tá
Ingersoll vô hoàn toàn chẳng biết gì về nội dung và ý nghĩa đích thực của
Thánh Kinh, hay thử lấy thí dụ là giới các nhà truyền đạo tân phái, chỉ đọc
Thánh Kinh một phần lớn với chủ đích duy nhất là tìm các văn bản dùng làm
những cái móc để treo các ý kiến riêng của họ lên đó. Với những độc giả
Thánh Kinh nông nổi như thế, thì không chỗ khó khăn có vẻ như vô cùng
quan trọng.
Mặt khác, với người đã học biết là phải suy gẫm Lời Đức Chúa Trời cả ngày
lẫn đêm, thì rất ít khi họ cảm thấy có chút gì là nặng nề. George Muller con
người hiếm hoi của Đức Chúa Trời từng nghiên cứu thật cẩn trọng bộ Thánh
Kinh từ đầu chí cuối hơn một trăm lần, đã không hề bối rối khi gặp bất cứ
một chỗ khó hiểu nào; nhưng với người chỉ mới đọc qua bộ sách ấy lần thứ
nhất hoặc thứ hai mà thôi, thì có rất nhiều điều gây thắc mắc chao đảo.
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU CẨN TRỌNG
Điều thứ bảy cần nói về các khó khăn trong Thánh Kinh là chúng sẽ nhanh
chóng biến mất sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng và vừa nghiên cứu vừa
cầu nguyện. Có biết bao điều trong Thánh Kinh từng gây thắc mắc choáng
váng cho chúng ta, nhưng rồi đã được làm sáng tỏ trọn vẹn và chẳng còn
thấy có gì khó hiểu nữa! Mỗi năm nghiên cứu sẽ làm tan biến ngày càng
nhiều hơn những chỗ khó hiểu đó thật nhanh chóng. Thoạt đầu, chúng biến
mất từng điểm một, rồi từng hai điểm, từng hằng tá và rút cục là hằng mấy
chục liền. Thế thì phải chăng là điều hợp lý khi cho rằng những hó khăn còn
lại rồi cũng sẽ có ngày biến mất nhờ nghiên cứu sâu rộng thêm? Vậy hãy
nhìn vào một số những điểm khó hiểu ấy với chi tiết tỉ mỉ hơn.
PHÂN LOẠI NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU
Tất cả những điểm khó hiểu trong Thánh Kinh đều có thể được xếp vào một
trong mười tiêu đề tổng quát dưới đây. Trong chương này, tôi xin trình tự
giải thích chi tiết bản tính của từng loại một những điểm khó hiểu ấy.
CỔ BẢN BẤT TOÀN
Loại khó khăn thứ nhất là những điểm khó điểm này sinh từ bản dịch Thánh
Kinh ra Anh (Việt văn của chúng ta. Theo điều tôi được biết, thì chẳng hề có
ai chủ trương rằng bản dịch Thánh Kinh ra Anh (Việt) văn của chúng ta là
tuyệt đối vô ngộ, chẳng có chỗ sai lầm nào. Giáo lý được nhiều người chủ
trương, là Kinh điển đã được ban cho chúng ta hồi nguyên thuỷ (trong
nguyên văn) vốn tuyệt đối vô ngộ và không có sai lầm, còn bản dịch ra Anh
(Việt) văn của chúng ta là bản dịch Kinh điển từ nguyên văn ra chỉ tương đối
chính xác về đại thể mà thôi.
Chúng ta hiện không có các bản thảo nguyên thuỷ của bộ Thánh Kinh. Các
nguyên bản đó từng được sao chép lại nhiều lần thật cẩn trọng và chính xác,
nhưng lẽ tự nhiên là nhiều sai lầm cũng đã len lỏi xâm nhập các bản sao
chép ấy. Chúng ta hiện có rất nhiều bản sao tốt, khiến khi đem đối chiếu
chúng với nhau, ta có thể nói với độ chính xác rất cao rằng đây chính là
nguyên bản. Lẽ dĩ nhiên, nhằm các chủ đích thực tiễn nguyên bản hiện đã
được quy định. Chẳng hề có một giáo lý quan trọng nào còn bị lệ thuộc vào
một bản dịch bị nghi ngờ là không đúng với nguyên văn.
Tuy nhiên khi bản dịch Authorized Version (Anh văn) được thực hiện, một
số cổ bản tốt nhấtvẫnchưa có trong tầm tay của các dịch giả, còn khoa học
phê bình văn bản vẫn chưa được hiểu đúng như ngày nay; cho nên bản dịch
ấy đã được thực hiện căn cứ vào một văn bản bất toàn. Không phải là ít
những điểm có vẻ như khó hiểu trong Thánh Kinh đã nảy sinh từ nguồn gốc
này. Thí dụ như trong GiGa 5:4 chúng ta được cho viết:
“Vì môt thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao làm cho nước đọng, lúc
nước đã đọng rồi, ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh gì, cũng được
lành”.
Vì nhiều lý do, câu này có vẻ không đúng và khó tin, nhưng sau khi tra cứu
chúng tôi nhận thấy rằng tất cả những điều đó đều do sai lầm của người sao
chép. Có một người sao chép nào đó hồi nguyên thuỷ, khi đọc đoạn ký thuật
này của sách Giăng đã thêm vào phần ghi chú bên lề một lời giải thích về
các đặc tính chữa bệnh của một dòng suối cứ liên tục chảy như là có thuốc
trong đó. Một người sao chép về sau lại đưa phần ghi chú bên lề này vào
trong văn bản (chính thức), thế là nó được truyền lại cho đời sau và được
đưa vào trong bộ Thánh Kinh của chúng ta. Nhưng nó đã không thấy có thật
phải là trong bản dịch Revised Version.
Những chỗ khác nhau về cách nói trong nhiều ký thuật về cùng những biến
cố giống nhau, chẳng hạn như những chỗ khác nhau về tuổi của một vài nhà
vua trong văn bản của các sách Các Vua và Sử ký, chắc đã nảy sinh do cùng
những sai lầm như thế trong vấn đề về các con số sẽ rất dễ nhận ra, nhất là vì
các con số trong Hy-bá-lai văn được viết bằng các mẫu tự, mà nhiều mẫu tự
trông có vẻ rất giống nhau nhưng lại có trị số rất khác nhau khi chúng được
dùng như những con số.
Thí dụ mẫu tự thứ nhất trong bảng chữ cái Hy-bá-lai văn chỉ một, nhưng với
hai chấm nhỏ trên nó, không lớn hơn hai vết phân ruồi, nó lại chỉ một ngàn.
Mẫu tự thứ hai mươi ba hay mẫu tự cuối cùng của bảng chữ cái Hy-bá-lai
văn chỉ bốn trăm, nhưng mẫu tự thứ tám trong bảng chữ cái Hy-bá-lai văn
trông rất giống nó và rất dễ bị trông lầm, lại chỉ (con số) tám. Do đó, chỉ cần
một sai lầm hết sức nhỏ nhặt của người chép sáchc ũng tạo ra một sự thay
đổi rất lớn về trịsố của các con số. Điều cần lưu ý khi khảo xét các sự kiện
như thế, là đã có rất ít những sai phạm thuộc loại này.
CÁC BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH XÁC
Loại khó khăn thứ hai là loại nảy sinh từ các bản dịch không chính xác. Thí
dụ trong Mat Mt 12:40 nói là Giô-na đã ở trong bụng một con cá voi
(Whale). Nhiều kẻ hoài nghi chắc đã có dịp cười to khi nghe nói về một con
cá voi, với cấu trúc cá biệt về miệng và cổ họng của nó, lại có thể nuốt được
một người; nhưng nếu kẻ hoài nghi ấy chịu khó xét kỹ lại vấn đề, thì sẽ nhận
thấy rằng từ ngữ đã được dịch ra là “cá voi” kia thật ra có nghĩa là “con quái
vật ở dưới biển” mà chẳng hề có một định nghĩa nào liên quan đến đặc tính
của con quái vật biển ấy. Chúng tôi sẽ xin trở lại với trường hợp này với
nhiêù chi tiết hơn khi xét đến câu chuyện về Giô-na.
Cho nên tất cả khó khăn đã nảy sinh từ sai lầm của dịch giả, và sự dốt nát
của kẻ hoài nghi. Ngày nay,có rất nhều kẻ hoài nghi vô cùng dốt nát trước
nhiều vấn đề mà ngay đến các trẻ con theo học Trường Chúa Nhật cũng hiểu
được thật rõ ràng, khiến họ vẫn cứ chĩa mụi dùi vào công trình khảo cứu đã
tạo ra chỗ sailầm đó trong Thánh Kinh.
CÁC LÝ GIẢI SAI
Loại hó khăn thứ ba là những chỗ khó hiểu do cách lý giải sai Thánh Kinh.
Thánh Kinh dạy một đàng, còn điều mà người ta lý giải thường lại là một
điều khác xa. Nhiều chỗ khó hiểu cho chúng a đã không nảy sinh từ những
gì Thánh Kinh thực sự truyền dạy, mà do những gì mà người ta giảng giải là
có ý nghĩa nư thế.
Một thí dụ inh hoạ nổi bật cho trường hợp này được tìm thấy trong chương
một của Sáng Thế ký. Nếu chúng ta tin cách lý giải gán cho chương này của
nhiều nhà giải kinh, thì lẽ tất nhiên là sẽ rất khó hoà giải nó với phần lớn
những gì mà khoa học hiện đại xem như đã được xác lập rồi. Tuy thế, chỗ
khó khăn không phải là với những gì chương một sách Sáng Thế ký dạy,
nhưng là với cách lý giải nó, vì thật ra, đã chẳng hề có điều mâu thuẫn nào
giữa những gì đã đươc khoa học thật sự kiểm chứng, với những gì chương
một của Sáng Thế ký đã thật sự truyền dạy.
Một khó khăn khác có cùng một đặc tính như thế là với câu nói của Chúa
Giê-xu rằng Ngài sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm (Mat Mt 12:40). Nhiều
nhà giải kinh từng bắt buộc chúng ta phải tin rằng Ngài đã chết vào đêm thứ
Sáu rồi sống lại vào sáng sớm Chúa nhật, và thời gian giữa hai điểm này thì
không phải là ba ngày và ba đêm. Sau này, chúng ta sẽ thấy đây là một vấn
đề về lý giải Thánh Kinh, và chỗ rắc rối không phải là với điều mà Thánh
Kinh thật sự truyền dạy, nhưng là với cách lý giải mà người ta áp đặt trên
Thánh Kinh.
CÁC Ý NIỆM SAI LẦM VỀ THÁNH KINH
Loại khó khăn thứ năm nảy sinh từ một quan niệm sai lầm về Thánh Kinh.
Nhiều người lầm tưởng rằng khi bạn nói Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời,
có nguồn gốc và uy quyền của Đức Chúa Trời, là bạn ngụ ý bảo rằng Đức
Chúa Trời là ph1t ngôn nhân trực tiếp truyền phán từng câu một những gì
hàm chứa trong đó; nhưng sự thật không hề là như thế. Lắm khi Đức Chúa
Trời chỉ ghi lại những gì người khác nói: những gì người thiện nói, những gì
kẻ ác nói, những gì người được linh cảm nói, những gì người không được
linh cảm nói, những gì các thiêns ứ và quỉ sứ nói, thậm chí những gì chính
Ma quỉ nói nữa. Những điều ghi chép lại những gì họ nhân danh Đức Chúa
Trời mà nói thì đều tuyệt đối đúng, thật, nhưng những gì người khác nói và
cũng được ghi lại thì có thể là đúng, thật, nhưng cũng có thể là không đúng,
không thật. Quả thật là họ có nói như thế, nhưng điều họ nói đó có thể là
không đúng.
Thí dụ SaSt 3:4 ghi lại lời Ma quỉ nói: “Hai ngươi chẳng chết đâu”. Quả thật
là Ma quỉ đã nói như thế, nhưng điều nó nói đó là không đúng không thật,
mà là một lời nói dối phạm thượng khiến cả nhân loại chúng ta bị chìm đắm.
Trong Lời của Đức Chúa Trời (Thánh Kinh) có lời của Ma quỉ nói nhưng
những gì Ma quỉ nói đó không phải là Lời của Đức Chúa Trời mà là lời của
Ma quỉ. Nhiều độc giả bất cẩn đọc Thánh Kinh mà không chú ý ai là người
đang nói: Đức Chúa Trời, người thiện, kẻ ác, người được linh cảm, người
không được linh cảm, thiên sứ hay quỉ sứ. Họ chỉ xé một câu ngay từ văn
cảnh của nó ra, bất chấp người nói câu đó là ai, rồi nói: “Đây, Đức Chúa
Trời đã phán như thế”, nhưng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ nói điều gì
thuộc loại như thế. Đức Chúa Trời bảo rằng Ma quỉ đã nói như thế, hay một
người xấu người ác đã nói như thế, hoặc một người thiện người tốt, một
người được linh cảm hay một người không được linh cảm đã nói như thế,
hoặc một thiên sứ đã nói như thế.
Những gì Đức Chúa Trời nói (Thánh Kinh chép) đều đúng, thật, nghĩa là Ma
quỉ đã nói như thế, hay một người ác, một người thiện, một người được linh
cảm, một người không được linh cảm, một vị thiên sứ đã nói như thế. Thế
nhưng điều họ nói có thể đúng thật hoặc không đúng, không thật. Có một
việc khá phổ biến là đưtợc nghe nhiều người trích dẫn lời Ê-li-pha Binh-đát,
hay Sô-pha nói với Gióp dường như đó nhất thiết phải là Lời của Đức Chúa
Trời bởi vì nó đã đươc chép trong Thánh Kinh, bất chấp sự kiện Đức Chúa
Trời đã phủ nhận lời truyền của họ và phán: “Các ngươi không nói về ta
cách đúng đắn” Giop G 42:7 theo bản diễn ý). Quả thật những người ấy đã
nói điều mà Đức Chúa Trời ghi lại là họ nói, nhưng thường thường thì họ
đưa ra một chân lý đã bị xuyên tạc và nói điều không đúng, không thật.
Một phần lớn những chỗ khó hiểu của chúng ta nảy sinh từ chô không chú ý
đến ai là người đang nói. Thánh Kinh luôn luôn nói cho chúng ta biết, và
chúng ta phải luôn luôn chú ý. Trong Thi thiên, có khi chúng ta thấy chép
những gì Đức Chúa Trời phán dạy loài người, mà điều đó có thể là đúng mà
cũng có thể là không. Nhiều khi mà thường thường là nhiều hơn các trường
hợp chúng ta nhìn thấy, đó là tiếng nói của một phát ngôn nhân nói lên ý
muốn báo thù và sự tuyệt vọng cá nhân. Sự báo thù ấy có thể - và thường
thường - có tính cách của một lời tiên tri, nhưng đó có thể là một kẻ làm điều
sai trái trình lý lẽ của mình lên cho Đấng nắm quyền báo thù (xem RoRm
12:19) nên chúng ta không bị bắt buộc phải bênh vực cho tất cả những gì
người ấy nói.
Cũng trong Thi thiên, chúng ta thấy có một câu chép điều mà kẻ ngu dại nói:
“Chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi Tv 14:1). Nhưng quả thật là kẻ ngu dại có
nói như thế, nhưng kẻ ngu dại đã nói dối (sai) khi bảo như thế. Quả thật là
Lời Đức Chúa Trời đã chép lời của kẻ ngu dại nói như thế; tuy nhiên, những
gì mà Đức Chúa Trời thuật lại lời kẻ ngu dại đã nói thì không hề là Lời của
Đức Chúa Trời, nhưng là lời của chính kẻ ngu dại. Cho nên, khi nghiên cứu
Thánh Kinh, nếu Đức Chúa Trời là người phát ngôn, thì chúng ta phải tin
những gì Ngài phán dạy; nếu một người được linh cảm là người đang phát
ngôn, thì chúng ta phải tin những gì người ấy nói; nếu đó là một người
không được linh cảm nói, chúng ta phải tự phê phán lấy: câu ấy có thể là
đúng, là thật, mà cũng có thể là không đúng, là sai. Nếu là Ma quỉ đang nói,
thì chúng ta phải nhớ rằng nó là một kẻ nói dối ngay từ ban đầu (GiGa 8:44),
nhưng ngay đến Ma quỉ một đôi khi cũng có thể nói (sự) thật.
NGÔN NGỮ NGUYÊN THUỶ
Loại khó khăn thứ năm là những chữ khó hiểu nảy sinh từ ngôn ngữ mà
Thánh Kinh đã được viết ra. Thánh Kinh là một bộ sách dành cho mọi thời
đại và mọi loại người, do đó, nó đã đươc viết ra bằng thứ ngôn ngữ mà tất cả
mọi người đều hiểu được, ngôn ngữ của giới bình dân, của những người có
dáng vẻ bên ngoài tầm thường. Nó đã không được viết bằng ngôn ngữ khoa
học. Thí dụ, việc xảy ra trong trận đánh tại Ga-ba-ôn (Gios Gs 10:12-14) đã
được mô tả theo cách thức mà ai đọ cnó cũng có thể hiểu. Câu chuyện đã
chẳng đá động gì đến hiện tượng khúc xạ của ánh sáng mặt trời, v.v.. nhưng
chép rằng mặt trời đã “ngừng lại” (hay “đứng yên, trì hoãn”) giữa trời.
Phần ký thuật này của Thánh Kinh đã không được viết bằng ngôn ngữ của
khoa học hiện đại là một trong những ưu điểm của nó. Giả như nó đã được
viết như thế, thì sẽ chẳng có ai hiểu gì được, mà phải đợi cho đến tận thời
đại ngày nay, thậm chí mãi đến nay cũng vẫn chỉ có một số ít người là hiểu
được mà thôi. Hơn nữa, vì khoa học và ngôn ngữ của nó luôn luôn thay đổi,
nếu Thánh Kinh được viết bằng ngôn ngữ khoa học ngày nay, thì nó sẽ bị lỗi
thời chỉ vào năm sau đó, nhưng nhờ được viết ra bằng thứ ngôn ngữ như đã
chọn, nó đã được chứng minh là bộ sách dành cho mọi thời đại, mọi quốc
gia dân tộc và mọi người sống trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Nhiều chỗ khó hiểu khác do ngôn ngữ đã được dùng để viết Thánh Kinh
cũng nảy sinh từ sự kiện nhiêu phần trong Thánh Kinh vốn đã được viết
bằng ngôn ngữ của thi ca - là ngôn ngữ của cảm thức, đam mê, và óc tưởng
tượng. Cho nên, nếu có người chỉ biết đọc văn xuôi mà thôi, thì việc không
thể tránh né vào đâu được là người ấy sẽ gặp nhiều khó khăn với các phần
thi ca đó của Lời được linh cảm. Thí dụ trong Thi Tv 18:1-50 chúng ta có
một phần mô tả kỳ diệu về một cơn dông bão có sấm sét; nhưng hãy thuở để
cho một người thô thiển chỉ biết đọc có tản văn mà thôi “đụng đầu” với câu
thứ tám chẳng hạn, chắc chắn người ấy sẽ phải điên đầu vì nó thật khó hiểu.
Tuy nhiên, chuyện rắc rối đó vốn không phải là do Thánh Kinh, nhưng mà vì
chính sự dốt nát, thô thiển chỉ hiểu được văn xuôi của người ấy mà thôi.
SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ sáu nảy sinh từ kiến thức yếu kém của chúng ta về sử ký,
địa lý, và các phong tục tập quán vào thời đại mà Thánh Kinh đã được viết
ra. Thí dụ trong Cong Cv 13:7 Phao-lô có nói đến quan trấn thủ (bản Diễn Ý
dịch là Tổng trấn”) của đảo Chíp-rơ các tỉnh dưới quyền cai trị của người
La-mã gồm hai hạng: thuộc về hoàng đế và thuộc về thượng nghị viện. Quan
cai trị một tỉnh dưới quyền hoàng đế được gọi là “propractor” còn quan cai
trị một tỉnh thuộc quyền thượng nghị viện thì được là “trấn thủ (hay “tổng
trấn”). Mãi đến tương đối gần đây thôi, theo các thông tin chính xác nhất mà
chúng tôi được biết, thì đảo Chíp-rơ là một tỉnh thuộc quyền của hoàng đế,
do đó, vị quan cai trị nó đúng ra phải là một prapractor; nhưng Lu-ca lại gọi
ông ta là quan trấn thủ.
Sự việc này chắc chắn có vẻ như là một trường hợp rõ ràng là có sai lầm về
phía Lu-ca, nên cả đến các nhà giải kinh bảo thủ cũng bị bắt buộc phải thừa
nhận rằng Lu-ca đã phạm một sai lầm nhỏ. Nhưng các nhà phê bình phá hoại
lại lấy làm thích thú khi tìm ra được “sai lầm” ấy. Tuy nhiên, càng về sau
này và công trình sưu tầm nghiên cứu càng thấu đáo hơn đã đưa ra ánh sáng,
cái sự kiện rằng vào đúng lúc Lu-ca viết (sách Công vụ), thượng nghị viện
cũng vừa có một cuộc trao đổi với hoàng đế, do đó, Chíp-rơ đã trở thành một
tỉnh dưới quyền của thượng nghị viện, cho nên viên quan cai trị nó là một
quan trấn thủ và rút cục thì Lu-ca mới đúng, còn chính các nhà phê bình văn
học kia đã sai lầm.
Đã nhiều lần các công cuộc sưu tầm và phát giác - địa lý học, sử học và khảo
cổ học - đã đem phần thắng về cho Thánh Kinh và khiến các nhà phê bình
phải xấu hổ. Thí dụ, sách Đa-ni-ên tự nhiên là một trong những quyển sách
mà những người ngoại đạo và các nhà phê bình phá hoại thù ghét nhất. Một
trong những luận cứ mạnh mẽ nhất của họ chống lại tính cách chân thực và
thực hữu của nó là một nhân vật tên Bên-xát-sa chẳng hề được sử ký biết
đến. Họ lý luận rằng toàn thể các sử gia đều nhất trí rằng Nabonidus là nhà
vua cuối cùng của Ba-by-lôn, và rằng vua ấy đã không có mặt trong thành
phố ấy lúc nó bị đánh chiếm, cho nên Bên-xát-sa phải là một nhân vật hoàn
toàn là của thần thoại, và cả câu chuyện ấy đều là truyện truyền kỳ chứ
không phải là sử ký. Luận cứ của họ có vẻ như rất vững vàng. Thật vậy, nó
có vẻ như chẳng có thể chối cãi vào đâu được.
Tuy nhiên, Sir Henry Rawlinson đã phát giác được tại Mugheir và nhều di
chỉ khác nữa trong xứ Canh-đê nhiều khối đất nung hình trụ, trên đó Bên-
xát-sa (Belzarazar) là tên mà Nabonidus đã đặt cho trưởng nam của vua ấy.
Chẳng có gì để nghi ngờ, là vua ấy đã trị vì với cương vị nhiếp chính trong
thành phố ấy lúc cha mình vắng mặt, và một dấu chỉ cho việc ấy mà chúng
ta có được là nghị định bổ nhiệm Đa-ni-ên vào chức vụ thứ ba trong việc cai
trị vương quốc (DaDn 5:16) còn bản thân vua ấy là nhà vua thứ hai, cho nên
Đa-ni-ên chỉ đứng sau chính vua ấy mà thôi.
Thế là Thánh Kinh đã chiến thắng, và các nhà phê bình bị làm nhuc. Mới
đây chẳng bao lâu, các nhà phê bình phá hoại đã khẳng định khá quả quyết
rằng Môi-se đã không thể viết Ngũ kinh vì vào thời của ông người ta vẫn
chưa biết chữ viết, nhưng nhiều phát giác gần đây đã chứng minh chẳng chút
nghi ngờ rằng chữ viết đã có từ trước thời của Môi-se. Do đó, các nhà phê
bình phá đám đã bị bắt buộc phải từ bỏ luận cứ của họ, tuy họ từng có ác ý
là cứ ngoan cố bám chặt lấy kết luận của họ.
DỐT NÁT VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH
Loại khó khăn thứ năm nảy sinh từ sự dốt nát lliên hệ đến các điều kiện về
hoàn cảnh trong đó các quyển sách đã được viết ra và các mạng lịnh đã được
ban bố. Thí dụ, lệnh truyền của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên phải tận
diệt các dân tộc trong xứ Ca-na-an có vẻ tàn ác và khủng khiếp đối với kẻ
dốt nát về các điều kiện về hoàn cảnh, nhưng khi ta hiểu được tình hình đạo
đức mà các dân tộc ấy đã sa vào, nỗi tuyệt vong hoàn toàn nếu muốn cải
thiện họ, và nhược điểm của chính dân Y-sơ-ra-ên, thì việcphải tận diệt các
dân tộc ấy có vẻ là một hành động của lòng nhân từ thương xót đối với tất cả
các thế hệ kế tiếp và đối với chính họ. Chúng ta sẽ đi sâu hơn các dân tộc
trong xứ Ca-na-an.
TÍNH CÁCH PHIẾN DIỆN CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ tám nảy sinh từ tính cách đa diện của Thánh Kinh. Con
người có đầu óc cởi mở, rộng rãi nhất vẫn còn phiến diện, nhưng chân lý lại
là đa diện, và Thánh Kinh thì cởi mở, rông rãi về đủ mọi phương diện. Cho
nên, đối với tâm trí hẹp hòi của chúng ta, một thành phần này của Thánh
Kinh có vẻ như mâu thuẫn với một thành phần khác. Thí dụ theo quy luật
chung thì con người ta hoặc là có tinh thần theo Calvin, hoặc là theo
Arminius, cho nên có những phần trong Thánh Kinh nhất định là phải ủng
hộ co thuyết của Calvin, gây khó khăn rất nhiều cho những người có tâm trí
thiên về Arminius, trong khi niều phần khác trong Thánh Kinh thì nhất định
là phải ủng hộ cho Armanius và gây nhiều khó khăn cho loại người có tinh
thần theo Calvin. Thế nhưng cả hai phía đều đúng cả.
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta có tâm trí cởi mở rộng rãi đủ để đồng
thời lãnh hội cả phương diện chân lý theo Calvin lẫn phương diện chân lý
theo Arminius, nhưng một số khác thì không. Thế là họ thắc mắc, bối rối,
lúng túng vì Thánh Kinh; nhưng không phải do Thánh Kinh gây rắc rối cho
họ, mà vì chính họ thiếu khả năng lãnh hội các tư tưởng có tính cách bao
quát. Cũng vì thế mà có vẻ như Phao-lô mâu thuẫn với Gia-cơ, và lắm khi có
vẻ như Gia-cơ mâu thuẫn với Phao-lô, còn những gì Phao-lô viết ở chỗ này,
dường như lại mâu thuẫn với những gì chính ông viết ở chỗ khác. Tuy nhiên,
tất cả rắc rối đều do chính tâm trí hẹp hòi của chúng ta không nắm bắt được
phần chân lý rộng lớn của Đức Chúa Trời mà thôi.
TÂM TRÍ GIỚI HẠN CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ chín nảy sinh từ sự kiện Thánh Kinh thì bàn về cái vô
hạn, còn tâm trí của chúng ta lại có giới hạn. Đặt các sự kiện của Đấng vô
hạn vào trong khả năng hạn chế của trí khôn bị giới hạn của ch1ng ta nhất
thiết phải là điều vô cùng khó khăn, chẳng khác gì nhét cả đại dương vào
trong một chiếc cốc tí hon. Các khó khăn thuộc loại này có liên hệ với giáo
lý của Thánh Kinh về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, giáo lý về thần tánh và nhơn
tánh của Chúa Cứu Thế.
Với những ai quên rằng Đức Chúa Trời vốn vô hạn, thì giáo lý về Đức Chúa
Trời Ba ngôi có vẻ giống như việc làm quái dị trong Toán học là muốn biến
một thành ba. Tuy nhiên, một khi ta đã ghi khắc được vào trong tâm trí rằng
giáo lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi vốn là một nỗ lực nhằm nhồi nhét các sự
kiện về Đấng vô hạn vào trong các hình thức của tư tưởng hữu hạn, và các
sự kiện về Đức Thánh Linh vào trong các hình thức diễn tả vật chất, thì các
khó khăn sẽ đều tan biến cả.
TÍNH CÁCH KHÓ TRI NHẬN NHỮNG ĐIỀU THUỘC LINH CỦA
CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ mười nảy sinh từ tính cách cứng nhắc, khó tin nhận
những điều thuộc linh của chúng ta. Người tiến bộ nhất trong lãnh vực thuộc
linh vẫn còn ấu trĩ, nên không thể trông mong nhìn thấy được mọi sự, như
một Đức Chúa Trời thánh khiết tuyệt đối nhìn thấy chúng, trừ phi khi người
ấy đặt lòng tin cậy đơn sơ của mình vào Ngài. Thuộc về loại khó khăn này là
những điều có liên quan với giáo lý của Thánh Kinh về sự hình phạt đời đời.
Nhiều khi, đối với chúng ta giáo lý này có vẻ như không thể là đúng, là thật,
nhất định không thể là đúng là thật được; nhưng tất cả sự khó khăn nảy sinh
từ sự kiện chúng ta vẫn còn đui mù thuộc linh đến nổi chưa có quan niệm
đầy đủ về tính cách đáng ghê sợ của tội lỗi, nhất là tính cách đáng sợ của cái
tội chối bỏ con quang vinh vô hạn của Đức Chúa Trời. Thế nhưng khi nào
chúng ta trở thành thánh khiết, trở nên giống như Đức Chúa Trời, chúng ta
sẽ thấy rõ tính cách lớn lao nghiêm trọng của tội lỗi y như chính Ngài nhìn
thấy nó, thì chừng đó, chúng ta sẽ chẳng còn thấy có chút khó hiểu nào trong
giáo lý về sự hình phạt đời đời cả.
Khi nhìn lại mười loại khó khăn vừa kể trên, chúng ta thấy tất cả đều nảy
sinh từ tình trạng bất toàn của chúng ta, chứ không phải là do sự bất toàn của
Thánh Kinh. Thánh Kinh vốn toàn hảo, nhưng vì chúng ta vốn bất toàn, nên
chúng ta mới gặp khó khăn với bộ Sách ấy. Dù vậy, càng tăng trưởng để đạt
đến chỗ toàn thiện toàn mỹ như Đức Chúa Trời, những điều khó hiểu cho
chúng ta sẽ cứ ngày càng giảm bớt đi; cho nên chúng tôi bị bắt buộc phải
đưa ra lời kết luận rằng khi nào chúng ta trở nên trọn vẹn như Đức Chúa
Trời, chúng ta sẽ chẳng còn gặp chỗ khó hiểu nào nữa trong Thánh Kinh.

CHÚNG TA PHẢI GIẢI QUYẾT NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU TRONG


THÁNH KINH NHƯ THẾ NÀO?
Trước khi nêu ra những chỗ khó hiểu và “mâu thuẫn nhau” trong Thánh
Kinh từng gây nhiều bối rối nhất cho người đi tìm chân lý xin chúng ta hãy
xét trước hết là phải giải quyết những chỗ khó khăn nói chung đó như thế
nào.
BẰNG THÁI ĐỘ CHÂN THÀNH
Trước hết, xin chúng ta hãy đối xử với chúng bằng sự chân thành. Khi nào
bạn gặp một chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, thì nên thành thật thừa nhận
nó. Đừng cố tìm cách lờ nó đi, hay giấu diếm nó; cũng đừng cố tìm cách trấn
áp nó. Hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào nó. Chân thành thừa nhận điều đó với
bất cứ ai đề cập nó. Nếu bạn không thể đưa ra được một lời giải thích đúng,
chân thành, thì đừng cố tìm cách làm việc ấy.
Nhiều tổn hại không kể xiết đã xảy đến cho những người do quá nhiệt thành
với tính cách vô ngộ của Thánh Kinh, đã cố đưa ra những lời giải thích về
những chỗ khó hiểu mà một người có tâm trí chân thành, công bằng với
chính mình chẳng bao giờ nên làm. Người ta từng kết luận rằng nếu đó là
những cách giải thích hay nhất thì sẽ chẳng còn có cách giải thích thật sự
nào khác cả. Thế là bộ Thánh Kinh, thay vì được giúp đỡ, lại bị làm tổn hại
vì sự nhiệt thành thiếu thông minh và dại dột của những người bạn kia. Nếu
bạn đã tin quyết rằng Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời, thì việc làm tốt
hơn nhiều là nên chờ cho đến khi có được một giải pháp do thái độ chân
thành cho một chỗ khó hiểu, còn hơn là cố tìm cách đưa ra một giải pháp mơ
hồ, không thoả đáng.
BẰNG THÁI ĐỘ KHIÊM TỐN
Thứ hai, xin chúng ta giải quyết chúng bằng thái độ khiêm hạ. Hãy thừa
nhận các hạn chế của chính tâm trí và kiến thức của chúng ta đừng bao giờ
tưởng tượng rằng sở dĩ không có giải pháp chỉ vì bạn chưa tìm ra nó. Rất có
thể rằng đã có một giải pháp hết sức đơn giản, dù bạn vẫn chưa tìm ra một
giải pháp nào cả.
BẰNG QUYẾT TÂM
Thứ ba, phải quyết tâm giải quyết những chỗ khó hiểu ấy. Đinh ninh rằng
bạn sẽ tìm được giải pháp nếu nó ở trong tầm tay bạn bằng cách học hỏi
nghiên cứu và chịu khó, chịu khổ suy nghĩ về nó. Những chỗ khó hiểu trong
Thánh Kinh là sự thách thức của Cha chúng ta ở trên trời, muốn cho chúng
ta phải bắt buộc bộ não của chúng ta làm việc. Đừng bỏ ngay việc đi tìm một
giải pháp chỉ vì bạn không tìm ra nó sau năm hoặc mười phút mà thôi. Hãy
suy gẫm về nó và lao động gian khổ vì nó nhiều ngày, nếu cần. Làm việc sẽ
đem đến càng nhiều lợi ích cho bạn hơn là giải pháp cho vấn đề ấy. Phải có
một giải pháp ở đâu đó, và bạn sẽ tìm ra nó, chỉ cần bạn sưu tầm tra cứu lâu
đủ và chịu khổ, chịu khó đủ.
KHÔNG SỢ HÃI
Thứ tư, giải quyết những chỗ khó hiểu mà chẳng chút sợ hãi gì. Đừng run sợ
khi bạn gặp một chỗ khó hiểu, cho dù nó có “hốc búa” hay có vẻ như khó có
thể vượt qua tới đâu khi mới thoạt nhìn. Nhiều ngàn người đã gặp đúng
những chỗ khó hiểu như thế từ trước khi bạn được sinh ra đời. Họ đã thấy
chúng từ nhiều năm trước rồi, thế nhưng bộ sách cũ kỹ ấy vẫn còn đứng
vững. Thánh Kinh vẫn đứng vững sau nhiều thế kỷ chịu khảo xét khắt khe
và cả bị công kích không ngừng và đáng sợ, chắc chắn sẽ không thể bị lật đổ
trước những phát giác của bạn hay trước những loạt súng tấn công của bất
cứ nhà phê bình hiện đại nào. Với người đã quen biết với toàn thể lịch sử
của những cuộc tấn công phê bình bộ Thánh Kinh, thì niềm tin rằng cuối
cùng họ sắp tiêu diệt được bộ sách ấy, chỉ đáng buồn cười mà thôi.
BẰNG THÁI ĐỘ KIÊN NHẪN
Thứ năm, cần kiên trì nhẫn nhục trong vấn đề giải quyết các khó khăn. Đừng
nản lòng vì bạn không giải quyết được tất cả các vấn đề chỉ trong một ngày.
Nếu có chỗ khó hiểu nào tồn tại mãi để thách thức các nỗ lực tích cực nhất
của bạn nhằm tìm một giải pháp, hãy tạm xếp nó qua một bên. Rất có thể
rằng khi bạn quay trở lại với nó, thì nó đã biến mất đi rồi, và bạn sẽ phải
ngạc nhiên tự hỏi tại sao mình lại bị nó quấy rối như thế.
THEO KINH ĐIỂN
Thứ sáu, giải quyết những chỗ khó hiểu bằng chính Kinh điển. Nếu bạn gặp
một khó khăn ở một phần nào đó của thánh Kinh, hãy tìm những câu Kinh
điển khác để soi sáng và đánh tan nó đi. Chẳng có gì giải thích Kinh điển
bằng chính Kinh điển. Nhiều lần, có người đã đến với tôi và xin một giải đáp
cho một chỗ khó hiểu nào đó trong Thánh Kinh đã khiến cho người ấy bị
choáng váng, chao đảo, và tôi chỉ đơn giản đưa ra lời giải đáp bằng cách yêu
cầu người ấy hãy đọc một chương hay một câu nào đó. Rút cục, chỉ cần đọc
câu ấy mà thôi, đã có ánh sáng chiếu trên khúc sách gây thắc mắc, khiến tất
cả sương mù đều tan biến, và chân lý đã chiếu rạng như ban ngày vậy.
BẰNG LỜI CẦU NGUYỆN
Thứ bảy, giải quyết các khó khăn bằng cách cầu nguyện nhiều. Thật là kỳ
diệu khi nhiều chỗ khó hiểu bỗng tiêu tan khi ta nhìn vào chúng trên hai đầu
gối của mình. Chẳng những Đức Chúa Trời chỉ mở mắt chúng ta, nhậm lời
cầu nguyện của chúng ta bằng cách cho chúng ta chiêm ngưỡng những điều
lạ lùng trong luật pháp của Ngài (Thi Tv 119:18), mà Ngài còn mở mắt cho
chúng ta nhìn xuyên qua một chỗ khó hiểu có vẻ như không thể nào xuyên
thủng được trước khi chúng ta cầu nguyện.
Có một lý do quan trọng giải thích tại sao nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại
lại đi học tập, để trở thành những nhà phê bình phá đám, ấy là họ đã quên
mất phải cầu nguyện như thế nào.
Sau khi khảo xét phương pháp phải đối phó với những chỗ khó hiểu trong
Thánh Kinh, bây giờ xin chúng ta khảo xét chi tiết hơn những chỗ khó hiểu
và “mâu thuẫn nhau” từng làm nản lòng nhiều nhà nghiên cứu Kinh điển.

CHƯƠNG MỘT SÁNG THẾ KÝ LÀ SỬ KÝ HAY SÁCH KHOA HỌC?


Đã chẳng có phần nào trong Thánh Kinh mà lại có nhiều chống đối của các
“học giả” liên quan đến nguồn gốc của nó, và bị thiên hạ thích công kích
hơn chính chương đầu tiên của bộ sách ấy. Chúng ta đã được khẳng định rất
nhiều lần rằng những lời truyền dạy trong chương sách này vốn xung khắc
kinh niên với các kết luận có giá trị nhất của khoa học được cho là xác lập
hiện đại. Ngay cả một vị giáo sư thần học hàng đầu của một viện đại học
được cho là của Cơ-đốc giáo, cũng từng tuyên bố rằng “chẳng có ai đã biết
Sử ký hoặc khoa học là gì, lại dám nghĩ đến việc nên gọi chương thứ nhất
của Sáng Thế ký là sử ký hay sách khoa học”.
Thế nhưng, bất chấp câu khẳng định quả quyết ấy, nhiều nhân vật từng nổi
danh là sử gia vượt hẳn điều mà vị giáo sư thần học kia có thể trông mong,
lại khẳng định với chúng ta rằng SaSt 1:1-31 không những chỉ là sử ký, mà
còn là chính nền móng của lịch sử nữa. Nhiều người khác đã tự bảo đảm
được cho mình một địa vị trong giới khoa học mà vị giáo sư kia chẳng bao
giờ trông mong có thể đạt tới được lại quả quyết với chúng tôi này chương
sách ấy hoàn toàn nhất trí với tất cả những gì đã được biêt một cách khoa
học của lịch sử địa cầu hồi nguyên thuỷ và thời kỳ đầu tiên. Chẳng hạn như
Lord Kalvin, nhân vật được giới khoa học rất trọng vọng hiện nay, đã nói:
“Khoa học vật lý đã chẳng có gì để nói trái với cái trật tự sáng tạo đã được
đưa ra trong Sáng Thế ký”.
CHIỀU DÀI CỦA MỘT NGÀY
Sau khi đã nói như thế rồi, xin chúng ta đến với những chỗ khó hiểu đặc thù
(cụ thể) trong chương một Sáng thế ký. Kẻ phản bác hay nói với chúng ta
rằng “chương một Sáng Thế ký bảo rằng thế gian này được tạo dựng trong
sáu ngày, mỗi ngày là hai mươi bốn giờ, trong khi tất cả những ai am hiểu
khoa học hiện đại cũng biết rằng thế giới như đang có hiện nay đã phải trải
qua nhiều triệu năm để hình thành”. Phản bác này nghe rất xuôi tai, nhưng
kẻ đưa nó ra chứng tỏ mình hết sức dốt nát về Thánh Kinh.
Bất cứ ai quen thuộc với cách sử dụng từ ngữ của Thánh Kinh đều biết rằng
cách dùng chữ ngày không hề bị giới hạn trong một giai đoạn là hai mươi
bốn giờ. Nó thường được dùng để nói lên một giai đoạn không hạn định. Thí
dụ trong Gio Ge 3:18-20 giai đoạn một ngàn năm đã được đề cập là một
“ngày”. Trông XaDr 2:10-13 giai đoạn một ngàn năm cũng được đề cập là
một ngày, rồi cả trong XaDr 13:1-2 và 14:9 nữa. Thậm chí ngay trong
chương hai của Sáng thế ký, cả giai đoạn gồm sáu ngày của phần ký thuật
trong chương một cũng được đề cập là một “ngày” (SaSt 2:4 - trong “ngày”
Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng lên trời và đất).
Thiết tưởng chẳng có chi là cần thiết để phải lý giải cái ngày của 1:1-20 là
những ngày theo mặt trời, gồm hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Chúng có kể là
những giai đoạn dài không hạn định. Nhưng có thể có người sẽ nói: “Làm
như thế là xuyên tạc Kinh điển, khiến nó phù hợp với các kết luận của khoa
học hiện đại”. Kẻ nào nói như thế chỉ chứng tỏ mình dốt nát về cách lý giải
sử ký của Thánh Kinh mà thôi. Ngay từ hồi thế kỷ thứ tư, nghĩa là nhiều thế
kỷ trước khoa học hiện đại và các kết luận mà người ta mơ tưởng đó, St
Augustine đã lý giải ngày của 1:1-20 là những giai đoạn thời gian, y như từ
ngữ ấy vẫn ngụ ý nói ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh.
THỨ TỰ CỦA CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO
Một luận điểm khác chống lại sự thật và tính chính xác của phần ký thuật về
công trình sáng tạo đã được đưa ra trong 1:1-20 là nói rằng ánh sáng đã có
trước khi có mặt trời. Có người sẽ nói: “Nói rằng ánh sáng có trước mặt trời
là phi lý, vì mặt trời là nguồn sáng”. Kẻ nói như thế chứng tỏ mình dốt khoa
học hiện đại. người nào từng làm quen với lý thuyết về tinh vân đã được các
nhà khoa học hiện đại nói chung thừa nhận, đều biết rằng đã có nhiều thời
đại của ánh sáng vũ trụ trước khi mặt tời được phân biệt với khối tinh vân
phát sáng nói chung như một thiên thể riêng biệt. Tuy nhiên, kẻ phản bác lại
cãi, chống lại tính chính xác của 1:1-20 rằng thứ tự của 1:1-20 không phải là
trật tự đã được các công trình điều nghiên của khoa học hiện đại xác nhận.
Nhưng đây là một quyết đoán không được chứng nghiệm.
Tôi vốn được đặc ân học về địa chất học với ông hoàng của của các nhà địa
chất học, từng được giới có thẩm quyền tuyên bố là nhà tư tưởng khoa học
vĩ đãi nhất của thế kỷ mười chín ngoại trừ Charles Darwin, tức Giáo sư
James SD. Dana, của Vioện Đại học Yale. Có lần Giáo sư Dana đã nói trước
mặt tôi rằng một lý do khiến ông tin Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, ấy
là vì sự hài hoà kỳ diệu của cái trật tự sáng tạo đã được đưa ra trong Sáng
Thế ký với những gì mà công cuộc sưu tầm nghiên cứu rực rỡ nhất của khoa
học đã khám phá ra. Cũng xin lưu ý những gì chúng tôi trích dẫn lời của
Lord Kelvin ở phần đầu chương này.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng các nhà khoa học luôn luôn thay đổi quan điểm
của họ về đâu là thứ tự chính xác của công trình sáng tạo vũ trụ. Gần đây,
các phát giác mới đã lật đổ các thuyết về vấn đề tạo thiên lập địa do nhiều
nhà khoa học chủ trương. Thoạt đầu, các thuyết của họ có vẻ như không hoà
hợp với cái trật tự đã được đưa ra trong chương 1 của Sáng Thế ký, nhưng
các phát kiến gầnđây đã đưa các thuyết ấy đến chỗ hài hoà vớic ái trật tự đã
được trình bày trong chương đầu tiên đó của Kinh điển.
Thiết tưởng chẳng cần chi phải nói thật chi tiết liên quan đến cái trậ tự tạo
thiên lập địa mà khoa học hiện đại và SaSt 1:1-20 đã dạy. Quả thật là có rất
nhiều lý do để nghi ngờ biết cứ điều gì trong 1:1-20 sau câu 1, liênquan đến
công trình sáng tạo vũ trụ hồi nguyên thuỷ. Dường như đúng hơn là tất cả
các câu sau câu 1 đều ám chỉ một công cuộc tái tạo cho thích hợp cái thế
giới đã được tạo dựng từ trước rồi, nhưng sau đó đã bị nhận chìm trong cảnh
hỗn mang do tội lỗi của một dòng giống tiền A-đam nào đó, để sẽ được dùng
làm nơi cư trí cho dòng giống hiện đang chiếm ngụ nó, tức là dòng giống
của A-đam?
Vô hình và trống không
Lý do để nghĩ như thế, trước hết, là do của từ ngữ đã được dịch ra “vô hình
và trống không” (1:2) vốn được dùng ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh để
chỉ tình trạng sự việc mà Đức Chúa Trời đã khiến xảy ra trên nhiều người và
nhiều nơi như là một hình phạt dành cho tội lỗi của họ. Thí dụ như trong
EsIs 34:11 chúng ta đọc thấy sự đoán xét mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên
Y-đu-mê (Ê-đôm) là sự trừng phạt dành cho tội lỗi của họ với lời lẽ là “Chúa
sẽ giáng trên đó cái dây lộn lạo và thước thăng bằng tiếng không”. Các từ
ngữ Hy-bá-lai văn được dịch ra là “lộn lạo” (hỗn loạn) và “trống không”
cũng chính là các từ ngữ đã được dịch là “vô hình và trống không” trong
SaSt 1:2.
Chúng ta lại đọc thấy trong Gie Gr 4:23-27 “Tôi (nhìn) xem đất: này là vô
hình và trống không” và vân vân. Trong cả hai trường hợp, mấy chữ vô hình
và trống không đều ám chỉ cảnh đổ nát mà Đức Chúa Trời đã sai đến như
một sự trừng phạt đối với tội lỗi, nên thiết tưởng có thể đoan quyết đến mức
độ rất cao rằng chúng cũng có nghĩa tương tự như trong SaSt 1:1-20.
Không được dựng nên trống không
Lý do thứ hai cho cách lý giải này còn vững vàng hơn nữa, tức là Thánh
Kinh đã minh nhiên tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã không dựng nên một
địa cầu “trống không” (EsIs 45:18). Từ ngữ đã được dịch ra là “trống
không” ở đây cũng chính là chữ đã được dịch ra là “vô hình” trong SaSt 1:2.
Trong bản Revised Version ở 1:2 và EsIs 45:18 từ ngữ ấy đều được dịch ra
là “trống không”.
Thế thì, đây là một lời tuyên bố rõ ràng và cụ thể trong Thánh Kinh rằng
Đức Chúa Trời đã không tạo dựng nên một địa cầu “vô hình” (hay đúng hơn
là “trống không”) cho nên rõ ràng là Sáng Thế ký đã không ám chỉ công
trình sáng tạo nguyên thuỷ. Từ ngữ đã được dịch ra “là” trong 1:2 có thể
được dịch ra hoàn toàn đúng với đặc tính của nó, là “trở thành”; vậy câu 1:2
sẽ là “Vả, đất đã trở thành vô hình và trống không”
Trong trường hợp đó, thì ở 1:1 chúng ta có phần ký thuật thật sự của công
trình sáng tạo vũ trụ. Nó rất ngắn gọn, nhưng đã diễn tả thật đầy đủ, đầu dẫy
tính cách dạy dỗ và gợi ý thật lạ lùng. Trong 1:2 chúng ta có một phần ký
thuật ngắn gọn nhưng nhiều gợi ý về thế nào địa cầu đã sa vào, đã trở thành
cảnh hoang vu và trống không, có thể là do tội lỗi của một dòng giống tiền
A-đam nào đó. vậy, mọi sự sau câu hai đều không mô tả công trình sáng tạo
nguyên thuỷ của địa cầu, nhưng là một công cuộc tái tạo nên mới cho một
dòng giống mới mà Đức Chúa Trời sắp đưa đến cho địa cầu - là dòng giống
của A-đam. Cả như nếu chúng ta cứ để động từ là lại trong 1:2 mà không
thay nó bằng động từ trở thành, nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến cách lý
giải về phương diện chất liệu.
Nếu trên đây là cách lý giải đúng cho chương ấy (và luận cứ để lý giải như
thế có vẻ khá dứt khoát) thì là dĩ nhiên, phần ký thuật này không thể có xung
khắc gì với bất kỳ một phát kiến địa tầng đều có trước giai đoạn đã được mô
tả ở đây. Sự nhất trí về thứ tự như đã được sắp xếp trong 1:1-20 với thứ tự
mà khoa học đã phát giác sẽ được giải thích bằng sự kiện Đức Chúa Trời
luôn luôn làm việc theo một thứ tự tiến triển từ thấp lên cao.

THỜI CỔ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI THEO THÁNH KINH VÀ THEO


KHOA HỌC
Có một trong nhiều vấn đề từng gây lúng túng cho nhiều học giả Thánh
Kinh ngày nay, là làm thế nào để hoà giải niên đại học (chronology) của
Thánh Kinh với những phát kiến đã có về thời tiền sử của loài người. Có
người bảo rằng niên đại học theo Thánh kinh chỉ cho phép có bốn ngàn năm
từ A-đam đến Chúa Cứu Thế, nhưng các nền văn minh của Ai-cập và Ba-by-
lôn lại đạt mức phát triển rất cao trước cả Chúa Cứu Thế đến bốn ngàn năm.
Nếu chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế mà thôi, thì lẽ dĩ
nhiên tổng cộng chỉ có khoảng sáu ngàn năm cho cả kỷ nguyên của nhân
loại, mà các sử gia mà khoa học gia lại phăng lui lịch sử của nhân loại đến
tận mười ngàn năm hoặc hơn thế nữa. Chúng ta phải hoà giải các sai biệt rõ
rệt đó như thế nào?
CÁC DỮ KIỆN BẤP BÊNH
Trước hết, xin nói rằng các dữ kiện phổ biến đã được nhiều sử gia thừa nhận
không phải đều là chắc chắn cả. Thí dụ, khi đưa ra các niên đại của các
vương triều Ai-cập, thì các dữ kiện mà các kết luận ấy dùng làm cơ sở rất
khó có thể được xem là có tính cách quyết định. Các phát kiến vốn được căn
cứ vào các ghi chép cổ khẳng định rằng vương triều đi trước chúng phủ trùm
những giai đoạn được gọi tên như thế, nhưng chẳng có ai quen thuộc với
thói quen cổ xưa của phưtơng Đông là hay cường điệu (thêm thắt, phóng
đại) lại chịu chấp nhận các khẳng định liên quan đến chiều dài của các
vương triều ấy mà không hết sức thận trọng. Nếu các quan điểm về thời tiền
sử bao la đó của nền văn minh Ai-cập cũng như của các nền văn minh cổ
xưa của Ni-ni-ve và Ba-by-lôn được thừa nhận khá rộng rãi, thì chúng đã
không hề được chứng nghiệm bất cứ là về phương diện nào. Chúng ta càng
cần phải chờ cho có thêm nhiều ánh sáng hơn nữa.
CÁC BẢNG GIA PHẢ TRONG KINH ĐIỂN
Thật ra bảo rằng chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế thì
chẳng có gì quyết định dứt khoát cả. Niên đại học theo Giám mục Ussler
thấy trong phần ghi chú bên lề của phần lớn các bộ Thánh Kinh Phù Dẫn dĩ
nhiên không phải là một thành phần của chính bộ Thánh Kinh, nên tính
chính xác của nó là hoàn toàn đáng ngờ. Nó đã được đặt trên nền tảng là giả
định rằng các bảng gia phả trong Kinh điển đều có ý định được ghi lại thật
đầy đủ; nhưng khi nghiên cứu thật kỹ các bảng gia phả trong Kinh điển, thì
người ta thấy rõ ràng rằng chúng đã không được ghi lại với ý định là chúng
đều đầy đủ, mà nhiều khi chỉ có một số tên nhân vật nổi tiếng mà thôi.
Thí dụ như bảng gia phả trong XuXh 6:16-24 nếu được cho là một bảng gia
phả đầy đủ, có tên của tất cả mọi người, thì lại bảo rằng Môi-se là chắt nội
của Lê-vi, dù giữa họ đã có đến 480 năm chen vào. Rồi cũng có lý do để
thắc mắc là chẳng hay các danh sách trong SaSt 5:1-32 và 11:1-33 có đầy đủ
hay không. Ta có thể nói rằng chiều dài của thời gian từ A-đam đến Nạn
Lụt, và từ Nạn Lụt đến Áp-ra-ham, đã không hề được ghi lại trong Kinh
điển, tuy giai đoạn từ Giô-sép đến Môi-se (XuXh 12:40) và giai đoạn từ khi
Xuất Ai-cập cho đến lúc xây đền thờ (IVua 1V 6:1) thì có được ghi lại.
Sự kiện chỉ có mười tên trong mỗi danh sách cũng gợi tý rằng có lẽ đã có
một sự thu xếp tương tự trong chương thứ nhất của sách Ma-thi-ơ. Công
thức đều đặn là: A. được ...tuổi thì sinh ra B. Và A. sống...năm sau khi đã
sinh ra B. B. sống.....tuổi, sinh nhiều con trai con gái. B. được......tuổi khi
sinh ra C., vân vân.
Động từ được dịch là “sanh” nhiều khi đã được dùng không phải là chỉ một
hậu duệ cận tiếp, nhưng là nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Thí dụ Xinh-ba đã
được bảo là sanh đến các chắt nội của bà (SaSt 46:18). Từ ngữ Hy-bá-lai văn
được dịch là “sanh” trong câu này cũng chính là từ ngữ đã được dịch ra là
“sanh” trong những khúc sách khác. Bi-la được bảo là đã sanh các cháu nội
của bà (46:25). Ca-na-an được bảo là đã sanh ra toàn thể nhiều dân tộc
(10:15-18).
Thế là chúng ta đã thấy rằng trong công thức đã viện dẫn trên đây, ý nghĩa
vốn không nhất thiết rằng B. quả thật là con trai của A. Nói cho đúng hơn,
thì B. có thể đúng là con trai A, nhưng cũng có thể là một hậu duệ xa xôi,
cách nhiều đời của A. Có lẽ đã có nhiều thế kỷ chen vào giữa A và B. Lẽ dĩ
nhiên, đã không hề có ý định niên đại học nào khi viết về các nhân vật này
cả. Chủ đích của chúng không hề nhằm chứng minh cho tuổi thọ của thế
giới. Do đó, chúng ta thấy không nhất thiết là có xung khắc thật sự giữa niên
đại học đích thực của Thánh Kinh với bât luận môt phát kiến sử học hiện đại
nào về thời cổ đại của loài người.
CÁC PHÁT KIẾN KHẢO CỔ HỌC
Phải nói thêm rằng có lẽ các nền văn minh cổ đã được phát kiến trong vùng
phụ cận Ni-ni-ve và nhiều chỗ khác nữa, vốn là tàn tích của dòng giống tiền
A-đam như đã đề cập. Dường như trong nhiều khúc sách trong Thánh Kinh,
đã có nói bóng gió rằng một vài người vẫn còn tồn tại cả trong thời Thánh
Kinh được viết ra, có lẽ vốn thuộc về các giống người tiền A-đam như thế.
Những người đó có thể là người Ra-pha-im, người Xam-xu-nim, và người
Ê-mim.
Hãy nhìn qua 14:5 và PhuDnl 2:20-21; 3:11. Những lời bóng gió trong mấy
khúc sách này có hơi tối nghĩa, nhưng dường như gợi ý rằng còn có những
tồn tại của một giống người khác hơn dòng giống của A-đam. Nếu quả đúng
như thế, thì các nền văn minh sớm hơn, mà đến nay vẫn chưa khám phá
được có lẽ vốn là của chính họ. Chẳng một ai nên lo sợ chút gì về bất kỳ một
phát kiến nào mà các nhà khảo cổ học có thể thực hiện, vì nếu có tìm thấy là
đã có nhiêu nền văn minh nhiều ngàn năm sớm hơn thời của húa Cứu Thế,
thì cũng sẽ chẳng có xung khắc, mâu thuẫn nào với những gì Thánh Kinh
thực sự truyền dạy về thời cổ đại của con nguời - của dòng giống A-đam.

CA-IN LẤY VỢ Ở ĐÂU?


Tại hầu như bất cứ nơi nào tôi đã đến viếng khi đi vòng quanh thế giới, tôi
đều dành cho những người hoài nghi và nhiều giới khác nữa một cơ hội để
đặt câu hỏi trong một hoặc hai buổi họp mặt. Tôi nghĩ là mình chưa hề
hướng dẫn một buổi họp mặt có người thắc mắc đặt câu hỏi mà lại chẳng có
người nào đặt câu hỏi: “Ca-in đã lấy vợ ở đâu?” Đây có vẽ là câu hỏi tâm
đắc của những người không tin Chúa, thuộc một giai cấp nào đó. Tôi cũng
từng gặp nhiều thanh niên là Cơ-đốc nhân rất lúng túng và vô cùng bối rối
về câu hỏi này. Thế nhưng nếu ta nghiên cứu thật kỹ quyển Thánh Kinh của
mình và chú ý thật chính xác những gì sách ấy dạy, thì thật ra, câu hỏi ấy
chẳng có gì khó khăn lắm.
Người chưa tin Chúa luôn luôn khẳng định rằng Thánh Kinh chép: “Ca-in
đến ở xứ Nốp và lấy (cho mình một người) vợ”. Nhưng thật ra, Thánh Kinh
đã chẳng hề nói như thế. Một người chưa tin Chúa ở Edinburgh từng đến,
khẳng định với tôi rằng Thánh Kinh đã chép như thế, và khi tôi bảo với anh
ta rằng không, anh ta đã đề nghị đánh cá với tôi một trăm bảng Anh là có.
Câu Thánh Kinh đó đã chép như vầy:
“Ca-in bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va, và ở tại xứ Nốp, về phía Đông
của Ê-đen. Đoạn Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê-
nóc” (SaSt 4:16-17).
Thế thì vợ của Ca-in là ai, và ông đã gặp nàng ở đâu? Trong 5:3-5 chúng ta
được biết A-đam với đời sống trường thọ của ông đến 930 tuổi, đã sanh
nhiều con trai, con gái. Rất có thể rằng Ca-in đã kết hôn với một trong số
đông đảo các con gái của A-đam đó.
Thế chắc có người sẽ nói: “Vậy là Ca-in đã kết hôn với em gái mình!” Vâng,
quả là như thế; và đó là lẽ tất nhiên, một điều cần thiết. Nếu toàn thể dòng
giống A-đam là hậu duệ của chỉ một đôi vợ chồng duy nhất mà thôi, thì các
con trai con gái của ông bà phải kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi nhân loại
đã tăng nhiều, thì những người nam phải lấy chính em gái mình không còn
cần thiết nữa; và nếu tập quán ấy cứ tiếp tục thì hậu quả sẽ có hại cho nòi
giống.
Dĩ nhiên, ngay đến việc kết hôn giữa anh chị em họ với nhau hiện nay vẫn
còn gây nhiều hậu quả đáng sợ. Có nhiều nơi trên thế giới, do dân chúng
phần lớn bị trở ngại không tiếp xúc được với người khác, việc kết hôn giữa
anh chị em họ với nhau vẫn thường xảy ra, mà các hậu quả sinh lý và tâm lý
đều rất xấu. Nhưng vào buổi bình minh của lịch sử loài người, việc kết hôn
như thế không có gì nguy hiểm. Mãi rất muộn đến thời của Áp-ra-ham, vị
tộc trưởng ấy vẫn còn cưới em gái cùng cha khác mẹ với mình (20:12).
Tuy nhiên, khi loài người trở nên đông đúc và những cuộc hôn nhân như thế
không còn cần thiết nữa; và khi kèm theo đó lại có nhiều nguy hiểm, thì Đức
Chúa Trời đã có lệnh truyền đặc biệt cấm hẳn việc anh chị em ruột kết hôn
với nhau (LeLv 18:9). Giờ đây, kết hôn như thế sẽ là có tội, vì đó là mệnh
lệnh của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, vào buổi bình minh của nhân loại, khi
những người nam người nữ duy nhất cư trú trên đất đều là anh chị em với
nhau, thì việc làm ấy là không có tội. Ngày nay, những cuộc hôn nhân như
thế sẽ là tội ác - tội loạn luân - nhưng chúng ta không thể kéo lui cách lý
luận theo các điều kiện hiện ngay trở về thời của buổi bình minh của lịch sử
nhân loại để phê phán các hành động đã được thực hiện hồi đó bằng các điều
kiện và luật lệ hiện hữu.
Nếu chúng ta phải vứt bỏ phần ký thuật này của Thánh Kinh đi để chấp nhận
thuyết tiến hoá về nguồn gốc của nhân loại, thì chúng ta cũng chẳng giải
quyết được vấn đề này chút nào, vì trong trường hợp đó, các tổ tiên nguyên
thuỷ của chúng ta vốn là thú vật, và cha mẹ của loại người phải là hậu duệ
của cùng một cặp vợ chồng thú vật, anh em chị em cũng đều là thú vật cả.
Cho dù có lấy thuyết nào về căn nguyên của loài người, chúng ta đều bị bắt
buộc phải đi đến kết luận rằng vào hồi nguyên thuỷ của lịch sử loài người,
nhất thiết phải có việc kết hôn giữa con cái của cùng một đôi vợ chồng.
Để tóm tắt cả lại, Ca-in đã cưới một trong số rất nhiều con gái của A-đam và
Ê-va, và điều bí mật không tài nào xâm nhập được rằng nhiều chuyện quái dị
đã xảy ra chung quanh vấn đề Ca-in đã tìm được vợ ở đây, thì đã được nhận
thấy là chẳng có gì bí mật cả.

ĐỨC CHÚA TRỜI TRUYỀN CHO ÁP-RA-HAM DÂNG Y-SÁC LÀM


CỦA LỄ THIÊU
Có một trong những phản bác thường được đưa ra để chống lại Thánh Kinh,
ấy là “Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho Áp-ra-ham
phải dâng con trai mình là Y-sác lên làm một của lễ thiêu”. Người ta bảo
rằng cây chuyện này biện minh cho tập tục đáng ghê tởm là dâng con người
lên làm sinh tế. Cách đây chưa lâu, khi có một người điên thật sự giết con
trai mình để dâng lên làm sinh tế cho Đức Chúa Trời, thì những kẻ ngoại
đạo đã phao đồn xa rộng rằng chính Thánh Kinh, trong câu chuyện của Áp-
ra-ham và Y-sác, đã bảo đảm và phải chịu trách nhiệm cho hành động kia.
Nhiều Cơ-đốc nhân đã rất bối rối, lúng túng vì câu chuyện này. Chúng ta
phải làm thế nào để cất đi chỗ khó hiểu rõ ràng này? Nó có thể được giải
quyết dễ dàng và cất đi y như cách thức mà phần lớn những điều khó hiểu
trong Thánh Kinh đã có thể được giải quyết và cất đi, tức là bằng cách chú ý
xem đúng ra thì Thánh Kinh đã nói gì.
“DÂNG NÓ LÊN” CHỨ KHÔNG PHẢI “GIẾT NÓ”
Trước hết, cần lưu ý là chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh chép rằng Đức
Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham giết Y-sác cả. Các kẻ thù Thánh Kinh luôn
luôn nói rằng Đức Chúa Trời truyền lệnh cho Áp-ra-ham giết Y-sác, nhưng
đó không phải là điều Thánh Kinh thật sự chép. Điều Thánh Kinh chép
chính xác là Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham “dâng đứa con làm của lễ
thiêu” (SaSt 22:2). Dịch đúng nguyên văn là Đức Chúa Trời đã truyền cho
Áp-ra-ham “dâng nó lên (trên bàn thờ) làm một của lễ thiêu”.
Áp-ra-ham chỉ được lệnh phải đặt Y-sác lên bàn thờ như một của lễ dâng
trọn vẹn cho Đức Chúa Trời mà thôi. Chẳng hay Đức Chúa Trời có sẽ đòi
hỏi ông phải đi xa hơn nữa là giết con trai mình đi sau khi đã đặt nó lên bàn
thờ để dâng nó cho Đức Chúa Trời, thì ông không biết. Tất cả những gì Đức
Chúa Trời đã truyên cho ông phải làm, là “đặt nó lên bàn thờ”, sẵn sàng để
giết nó và thiêu nó đi, nếu Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi như thế.
Nhưng Đức Chúa Trời đã có đòi hỏi như thế không? Phần ký thuật tuyên bố
minh nhiên rằng Ngài đã không có đòi hỏi như thế. Trái lại, rõ ràng là Ngài
đã ngăn cấm việc thật sự giết Y-sác (22:11-12). Lệnh truyền đầu tiên của
Đức Chúa Trời không phải là giết Y-sác mà chỉ dâng ông lên mà thôi vốn đã
rõ ràng như ban ngày căn cứ vào sự kiện chúng ta được bảo cho biết một
cách minh nhiên rằng Áp-ra-ham đã làm đúng theo điều Đức Chúa Trời đã
truyền cho ông phải làm, tức là “dâng Y-sác”. Câu viêt trong Thánh Kinh là
“Áp-ra-ham dâng Y-sác” (HeDt 11:17) nghĩa là Áp-ra-ham đã làm đúng
điều ông đã được bảo là phải làm, nhưng Áp-ra-ham đã không có giết Y-
sác,là điều ông không được dạy là phải làm.
Thế thì, đã rõ ràng là lệnh truyền của Đức Chúa Trời là phải dâng lên, không
phải là một lệnh truyền phải giết. Câu chuyện theo như Thánh Kinh kể lại
không phải là thoạt đầu Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham phải giết
Y-sác rồi thiêu đi, và rồi sau đó, khi thấy rằng Áp-ra-ham rất sẵn sàng làm
chính việc ấy, thì Ngài mới rút lại lệnh truyền ấy và cung cấp một chiên con
để thế chỗ cho Y-sác. Câu chuyện của Thánh Kinh kể lại, là Đức Chúa Trời
truyền cho Áp-ra-ham hãy đưa Y-sác lên bàn thờ để dâng Y-sác cho Ngài
như một của lễ trọn vẹn, và Áp-ra-ham đã thật sự làm điều ông đã được
truyền dạy phải làm. Mà làm như thế, thì cả trong ý định nguyên thuỷ của
Đức Chúa Trời lẫn trong việc thực thi lệnh truyền đó, đều chẳng có dính
dáng gì tới chuyện giết Y-sác cả.
VẤN ĐỀ CẤM DÂNG CON NGƯỜI LÀM SINH TẾ
Thế thì câu chuyện trên không hề biện minh cho việc dâng con người làm
sinh tế theo nghĩa là thật sự giết một nạn nhân (con sinh) là con người. Trái
lại, cả sức mạnh của phần ký thuật đã chống lại một của lễ như thế. Thay vì
là truyền lệnh, nó rõ ràng là đã bị cấm. Tuy nhiên, nó biện minh cho việc tự
hiến thân chúng ta trọn vẹn cho Đức Chúa Trời, như “một của lễ sống”
(RoRm 12:1).
Thánh Kinh tiếp tục kể cho chúng tanghe rằng lúc Áp-ra-ham sắp vượt quá
việc dâng con trai mình lên, là điều đã được truyền dạy rõ ràng, và sắp giết
con mình, là việc ông không được truyền dạy phải làm, thì Đức Chúa Trời
đã can thiệp và ngăn cấm. Đức Giê-hô-va đã sai chính thiên sứ Ngài đến để
nói bằng tiếng phán từ trời xuống mà tai người có thể nghe được, cấm làm
đổ máu của Y-sác.
“Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến
nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không
tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (SaSt 22:12 - thiên sứ của Đức
Giê-hô-va đã từ trời phán xuống như thế. Thế thì, thay vì khuyến khích việc
dâng con người làm sinh tế, câu chuyện này đã tích cực và công nhiên cấm
việc làm ấy một cách nghiêm khắc nhất. Cho nên tất cả khó khăn của chúng
ta liên quan với phần ký thuật này đều tan biến khi chúng ta mở to đôi mắt
ra, đọc thật kỹ phần ký thuật và chú ý xem đúng ra nó dạy gì.

ĐỨC CHÚA TRỜI KHIẾN CHO PHA-RA-ÔN CỨNG LÒNG


Có nhiều câu trong Kinh điển liên quan đến việc Đức Chúa Trời khiến cho
Pha-ra-ôn cứng lòng, từng gây nhiều lúng túng cho các Cơ-đốc nhân hãy con
ấu trĩ, và thường được những người không tin Chúa lợi dụng khi công kích
Thánh Kinh. Người ta nói rằng nếu Đưc Chúa Trời khiến cho Pha-ra-ôn
cứng lòng, mà hậu quả của việc làm cho cứng lòng đó là Pha-ra-ôn đã nổi
loạn chống lại Đức Chúa Trời thì chính Đức Chúa Trời phải chịu trách
nhiệm về tội lỗi của Pha-ra-ôn. Gặp trường hợp như thế, làm thế nào để chủ
trương rằng Pha-ra-ôn phải chịu trách nhiệm về sự phản loạn của mình nên
phải chịu trừng phạt là công bằng?
Trong XuXh 4:21 chúng ta đọc thấy: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se
rằng: Khi trở về xứ Ê-díp-tô, hãy cẩn thận về các dấu lạ của ta đã giao nơi
tay ngươi mà làm trước mặt Pha-ra-ôn, nhưng ta sẽ khiến người cứnglòng
chẳng cho dân sự đi”.
Vậy, căn cứ vào khúc sách này cùng với XuXh 7:3 và 14:4 thì thoạt nhìn
dường như cũng có cơ sở để chê trách hành động của Đức Chúa Trời trong
vấn đề này, hay ít nhất cũng là đối với phần ký thuật của Thánh Kinh về nó.
Thế nhưng, khi chúng ta nghiên cứu thật chính xác xem Thánh Kinh đã nói
gì và các hoàn cảnh lúc Ngài phán như thế, thì chỗ khó hiểu đó sẽ tan biến
ngay.
Nếu Đức Chúa Trời đến với một người thật lòng muốn biết Ngài và vâng
theo ý chỉ Ngài, làm cho người ấy cứng lòng, do đó đẩy người ấy đến chỗ
không tuân theo ý chỉ Ngài, thì tất nhiên đó là một hành động về phía Đức
Chúa Trời, và rất khó có thể hay không thể nào biện minh được. Tuy nhiên,
khi chúng ta đọc những lời phán của Đức Chúa Trời về vấn đề này trong
toàn văn (văn cảnh) của chúng. Chúng ta sẽ thấy rằng đó không phải là việc
mà Đưc Chúa Trời đã làm cho Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn không phải là một
người muốn vâng lời Đức Chúa Trời.
Toàn thể phần ký thuật đã bắt đầu, không phải là với việc Đức Chúa Trời
làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng, mà trái lại, là với việc chính Pha-ra-ôn tự làm
cứng lòng mình. Trong XuXh 4:21 chúng ta có một lời tiên tri về điều Đức
Chúa Trời sẽ làm với Pha-ra-ôn, một lời tiên tri mà Đức Chúa Trời cho biết
thật đầy đủ về những gì Pha-ra-ôn sẽ làm trước khi Ngài khiến cho vua ấy
cứng lòng. Trong XuXh 9:12 và trong nhiều khúc sách sau đó nữa, chúng ta
được thấy lời tiên tri đó ứng nghiệm; nhưng trước khi Đức Chúa Trời làm
cái công việc ở đây là khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng, thì chúng ta có một
phần ký thuât về những gì chính Pha-ra-ôn đã làm.
Trong XuXh 5:1-2 chúng ta được cho biết là Môi-se và A-rôn vào ra mắt
Pha-ra-ôn với bức thông điệp của Đức Giê-hô-va rằng:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức
Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ
một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà
trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-
hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa”
Ở đây, Pha-ra-ôn đã dứt khoát và tỏ thái độ thách đố là không chấp nhận hay
từ chối kh6ng chịu vâng lời Đức Chúa Trời. Việc này đã xảy ra trước khi
Đức Chúa Trời làm cho vua ấy cứng lòng. Rồi tiếptheo đó mới là phần mô tả
cách thức Pha-ra-ôn đã tự buông mình vào việc áp bức dân Y-sơ-ra-ên tàn
bạo hơn bao giờ hết (5:3-9).
Trong 7:10 và tiếp theo đó, chúng ta thấy Môi-se và A-rôn lại ra mắt Pha-ra-
ôn, và làm nhiều dấu lạ trước mặt nhà vua để chứng minh rằng hai ông quả
thật là các sứ giả được Đức Chúa Trời phái đến, nhưng Pha-ra-ôn đã không
chịu nghe. Trong câu 13, chúng ta đọc thấy “Thế mà lòng Pha-ra-ôn vẫn
cứng cỏi, chẳng nghe Môi-se và A-rôn”. Cho đến đây, vẫn chưa thấy nói là
Đức Chúa Trời làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng.
Thế thì sự kiện là Pha-ra-ôn vốn là một bạo chúa hay áp bức, đã đưa dân Y-
sơ-ra-ên vào ách nô lệ khủng khiếp, gây đau khổ và chết chóc cho họ. Đức
Chúa Trời đã nhìn vào dân sự Ngài, nghe tiếng kêu cầu của họ, và do lòng
nhân từ thương xót của Ngài, đã quyết định giải cứu họ (2:25; 3:7-8). Ngài
đã sai Môi-se làm đại diện cho Ngài, đến với Pha-ra-ôn để yêu cầu vua ấy
giải thoát cho dân Ngài, nhưng bằng thái độ kiêu ngạo và phản loạn, Pha-ra-
ôn đã thách thức Ngài và tự ý gia tăng sự áp bức còn tàn ác hơn nữa đối với
dân Ngài. Chỉ đến chừng đó, và đến lúc đó mà thôi, Đức Chúa Trời mới
khiến cho vua ấy cứng lòng.
Đây chỉ đờn giản là phương pháp phổ quát mà Đức Chúa Trời vẫn theo đuổi
để đối phó với loài người mà thôi. Phương pháp phổ quát của Đức Chúa
Trời là nếu con người tự chọn điều sai trái, thì Ngài sẽ phó mặc người ấy
cho việc sai trái đó (IITe 2Tx 2:9-12); nếu họ cương quyết chọn phạm tội thì
cuối cùng, Ngài sẽ phó mặc họ cho tội lỗi (RoRm 1:24-26,28). Đây là một
cách đối phó nghiêm khắc, nhưng cũng là một cách đối xử công bằng.
Trong biến cố này, nếu còn có chỗ khó hiểu nào, thì tất cả đều sẽ tiêu tan khi
chúng ta khảo xét đến cách thức Đức Chúa Trời đã dùng để làm cứng lòng
Pha-ra-ôn. Lẽ dĩ nhiên, đây không phải là một hành động đối với phần thân
thể vật lý. Đức Chúa Trời đã không đối phó với tấm lòng của Pha-ra-ôn như
đó là một phần, của thân thể của vua ấy. Ngài đã đối phó với tấm lòng của
vua ấy theo nghĩa nó được xem là trung khu của trí khôn tình cảm và ý chí
của nhà vua.
Ý chí thì không thể bị bạo lực ép buộc. Ý chỉ thì không thể bị bạo lực ép
buộc. Ý chỉ thì không thể bị bạo lực lay chuyển, như một đoàn tàu hoả sẽ
không thể bị một lý luận hay một phép suy luận nào lay chuyển được. Cách
thức để Đức Chúa Trời làm cứng lòng Pha-ra-ôn là gởi đến cho vua ấy một
loạt bằng cớ chứng minh sự hiện hữu và quyền phép của chính Ngài, và một
loạt những trừng phạt (đoán xét, phán xét). Nếu Pha-ra-ôn có thái độ phải lẽ
đối với các mặc khải về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đó, nếu vua ấy chịu
thừa nhận quyền phép của Đức Chúa Trời trong những sự trừng phạt mà
Ngài đã sai đến cho vua ấy, chắc chúng đã đưa được vua ấy đến chỗ ăn năn
để được cứu. Thế nhưng do tự ý tự nguyện duy trì thái độ sai lầm đối với
chúng, cho nên chúng đã khiến cho vua ấy cứng lòng.
Đã chẳng có gì Đức Chúa Trời đưa đến cho chúng ta, mà lại có đầy lòng
nhân từ thương xót của Ngài hơn là những trừng phạt Ngài đưa đến cho tội
lỗi chúng ta. Nếu chúng ta có thái độ phải lẽ, đứng đắn để tiếp nhận các
trừng phạt ấy, chúng sẽ khiến cho lòng chúng ta mềm mại và dẫn chúng ta
đến chỗ ăn năn và hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời, và như thế sẽ đưa
chúng ta đến với sự cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu chúng ta nổi loạn chống lại
chúng, chúng sẽ làm cho chúng ta cứng lòng và đưa chúng ta đến chỗ tàn hại
miên viễn. Lỗi không phải ở nơi Đức Chúa Trời, và lỗi không phải ở sự
trừng phạt của Ngài, mà đúng hơn thì lỗi là ở nơi chính chúng ta và thái độ
của chúng ta đối với sự trừng phạt của Ngài, và dối với chính chân lý của
Ngài. Phúc âm là hương vụ của sự sống, dẫn đến sự sống cho những ai biết
tiếp nhận nó cách phải lẽ, đứng đắn, nhưng lại là mùi của sự chết, dẫn những
kẻ chối bỏ nó đến chỗ chết (IICo 2Cr 2:15-16).
Điều rắc rối không phải là do Phúc âm, vốn là “quyền phép của Đức Chúa
Trời để cứu mọi kẻ tin” (RoRm 1:16). Rắc rối là ở nơi con người chối bỏ
Phúc âm, mà làm như thế là người ấy tự làm cứng lòng mình, tự buộc tội, và
tự để cho nó huỷ diệt mình, tự buộc tội, và tự để cho nó huỷ diệt mình, cho
nên đối với người như thế, nó sẽ trở thành mùi của sự chết dẫn đến chỗ chết.
Sự việc vẫn thường xảy ra, là cùng một bài giảng đem sự sống đến cho
người này, lại đem cái chết đến cho một người khác. Nó đem sự sống, sự tha
thứ, và bình an cho người tin nó, hành động theo đó; nhưng nó đem lời buộc
tội và cái chết đến cho kẻ khước từ chân lý của nó. Nó khiến cho tấm lòng
của người này mềm mại, nhưng làm cứng cỏi, tấm lòng của một người khác.
Bản thân Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến thế nào, không phải là để buộc tội
thế gian, nhưng là để cứu rỗi người thế gian (GiGa 3:17), nhưng với người
không chịu tin, thì Ngài đem đến lời buộc tội và sự tàn hại, diệt vong miên
viễn (3:18,36).

LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ PHẢI TẬN DIỆT DÂN CA-NA-AN
Có ít điều trong Thánh Kinh mà bởi đó nhiều độc giả thông minh đã bị va
vấp, và người ngoại đạo thường thích thú bêu xấu hơn là lệnh truyền của
Đức Chúa Trời rằng phải tận diệt một số các dân tộc, chẳng chừa lại một ai
bất kể tuổi tác, giới tính. Phải giết sạch cả đàn ông, phụ nữ, lẫn trẻ con.
Thí dụ như chúng ta đọc thấy lệnh truyền ấy của Đức Chúa Trời cho dân Y-
sơ-ra-ên trong PhuDnl 20:16-17
“Nhưng trong các thành của những dân tộc này, mà Giê-hô-va Đức Chúa
Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, thì chớ để sống một vật nào biết
thở; khá tận diệt dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân
Hê-vít, dân Giê-bu-sít, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phán dặn”
Đối với nhiều thành phố khác, có lệnh truyền là nếu họ cầu hoà thì nên để
cho họ bình an và tha mạng cho toàn thể cư dân; nhưng nếu họ khai chiến,
thì phải giết người trưởng thành phái nam, còn phụ nữ và trẻ con thì phải
chừa lại (20:10-15). Đó là những thành phố ở xa, còn cư dân của các thành
phố trong các xứ mà chính dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm làm nơi cư trú, thì phải
tận diệt đi.
Chúng ta bị chất vấn: “Làm thế nào để hoà giải các lệnh truyền đáng ghê sợ
và trắng trợn như thế, với giáo lý đã được truyền dạy rõ ràng trong Tân ước
kinh rằng “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (IGi1Ga 4:8). Người ta bảo
rằng những lệnh truyền như thế chắc chắn không phải là của Đức Chúa Trời,
và Cựu ươc kinh chắc chắn là đã sai lầm khi bảo rằng chúng là của Đức
Chúa Trời. Vậy chúng ta có thể trả lời cho thắc mắc này như thế nào đây?
TỘI LỖI KHIẾN VIỆC ẤY THÀNH CẦN THIẾT
Trước hết, chúng ta nên nói rằng điều ấy quả đáng sợ thật nếu bất luận dân
tộc nào cũng phải bị tận diệt bằng gươm, chẳng những là các chiến sĩ mà
thôi, nhưng cả đến người già, phụ nữ, lẫn trẻ con nữa. Thế nhưng hãy còn
một việc còn đáng sợ hơn thế nữa khi chúng ta dừng lại để suy nghĩ về vấn
đề ấy cho thật thấu đáo để thấy rằng vì tội ác mà số người đó đã phạm vốn
quá đầy dẫy, sự phản loạn của họ đối với Đức Chúa Trời vốn quá mãnh liệt
và phổ quát, sự băng hoại đạo đức và đê tiện của họ vốn đã đến mức tận
cùng và cứ tồn tại dai dẳng mãi, xuống cả đến các trẻ con sơ sinh nữa, cho
nên một cách giải quyết như thế là tuyệt đối cần thiết vì lợi ích của nhân
loại.
Đó chính là trường hợp của các dân tộc ở đây. Chúng ta được biết chẳng
những nhờ Thánh Kinh mà cả từ nhiều nguồn thông tin khác, rằng chiều sâu
của sự ô nhiễm luân lý đạo đức mà các dân tộc ấy đã sa vào, là không thể
nào dò lường được. Chúng đã trở thành một căn bệnh ung thư đạo đức đe
doạ chính sự sống của toàn thể nhân loại. Nếu muốn cho thân thể được cứu,
thì căn bệnh ung thư đó phải bị cắt bỏ khỏi từng thớ thịt. Cắt bỏ các tế bào
ung thư là một công cuộc phẫu thuật đáng sợ, một việc làm mà bất cứ một
phẫu thuật gia có lòng nào cũng phải run sợ, nhưng thường thường thì cắt bỏ
một khối ung thư là việc làm tử tế nhất mà một nhà phẫu thuật có thể làm
trong những hoàn cảnh thực tế nào đó. Cũng tương tự như thế, công việc tử
tế nhất mà Đức Chúa Trời có thể làm cho nhân loại là phải cắt bỏ đi cái khối
ung thư này khỏi mọi gốc rễ và mọi thớ thịt.
VÌ LỢI ÍCH CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI
Thứ hai, chúng tôi xin nói rằng chắc chắn là Đức Chúa Trời có quyền thăm
phạt những cá nhân và những dân tộc đã chìm đắm trong tội lỗi. Điều duy
nhất đáng ngạc nhiên khi ta chịu dừng lại một chút để suy nghĩ, ấy là Ngài
lại kiên trì nhẫn nhục đến thế, để không thăm phạt các cá nhân và các dân
tộc ấy sớm hơn. Một khi ta đã thông hiểu về sựthánh khiết của Ngài ở một
mặt, và ở mặt kia là chiều sâu của các thói tham lam, tham dục, tội lỗi, quỉ
quyệt, chẳng coi luật pháp ra gì, và sự chống nghịch với Đức Chúa Trời của
một số các thành phố thậm chí cả đến hiện nay nữa, đã sa vào, và thế nào cả
đến các thiếu nhi cũng đang lầm lạc để sa vào thói quỉ quyệt không có lời lẽ
nào mô tả được, thì hầu như ta phải ngạc nhiên là tại sao Ngài vẫn chưa xoá
hết họ đi, như Ngài từng truyền lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên phải làm với các
dân tộc trong xứ Ca-na-an là một lệnh truyền đầy tính nhân từ thương xót và
tình yêu. Nó là sự nhân từ thương xót và tình yêu đối với dân Y-sơ-ra-ên.
Nếu dân Ca-na-an không bị tận diệt, thì chính dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị tận diệt.
Thật vậy, dân Y-sơ-ra-ên sở dĩ bị lây nhiễm tội lỗi chính vì đã không thực
hiện sắc lệnh nghiêm khắc của Đức Chúa Trời cho đến cùng. Họ đã bỏ
ngang giữa chừng điều Đức Chúa Trời đã dạy họ làm, để rồi chính họ phải
bị diệt vong.
“Nhưng còn về các phụ nữ thì thế nào; họ có thể được chừa lại không?” Câu
trả lời rất rõ ràng. Phụ nữ thường là nguồn gốc hàng đầu gây ra lây nhiễm
(Dan Ds 31:15-16). Tuy các phụ nữ chân chính có cao quí hơn đàn ông chân
chính, các phụ nữ hư hỏng lại nguy hiểm hơn đàn ông hư hỏng” Nhưng còn
trẻ con thì sao? Có thể tha thứ cho chúng không? Ai là người có kinh
nghiệm với con cái của những người hư hỏng đều biết cái thói xấu đã được
lưu truyền qua nhiêu thế hệ như thế nào; các thói xấu của ông cha cứ dai
dẳng tái hiện nơi con cháu, cả khi chúng được đưa đi khỏi các môi trường
xấu xa gian ác vây quanh để giáo dưỡng trong một môi trường thuận lợi.
Nhờ quyền năng tái sinh của Phúc âm, tất cả mọi việc ấy có thể được sửa
chữa, nhưng chúng ta đừng nên quên rằng trường hợp mà chúng ta gặp ở
đây vốn đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước khi Phúc âm được truyền giảng.
Tình yêu và lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời đòi hỏi dân Y-sơ-
ra-ên phải vâng theo thật đúng những gì Đức Chúa Trời đã truyền dạy họ
phải làm; tình yêu và lòng nhân từ thương xót đối với cả nhân loại đã đòi hỏi
như thế. Chủ đích của Đức Chúa Trời không phải chỉ là ban phước cho một
mình dân Y-sơ-ra-ên mà thôi. Qua trung gian của dân Y-sơ-ra-ên, Ngài đã
lập kế hoạch để ban phước cho toàn thể nhân loại. Ngài đang đào luyện một
dân tộc bằng cách biệt riêng họ ra suốt nhiều thế kỷ, để khi việc đào luyện
hoàn tất, họ có thể bước ra ngoài vòng rào đó để đem phước hạnh, sự cứu
rỗi, và sự sống cho tất cả các dân các nước.
CÁC KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VƯỢT XA TẦM XÉT NÉT
CỦA CHÚNG TA
Điều thứ ba cần nói, là các kế hoạch của Đức Chúa Trời chẳng những chỉ có
lợi, mà còn rất bao la, cần phải có nhiều thế kỷ mới hoàn thành được. Chúng
ta với tư cách những con người có đời sống hết sức ngắn ngủi, với thói tự
kiêu tự phụ của mình, chỉ thấy được một vài mảnh vụn vặt nhỏ bé của kế
hoạch vô hạn của Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng lại tự cho mình cái quyền
dám phê phán cái kế hoạch toàn diện mà chúng ta chỉ biết rất ít hay chẳng
biết gì cả ấy. Chỉ cần chúng ta chịu học tập để biết được rằng Đức Chúa Trời
vốn vô hạn còn chúng ta lại vô cùng nhỏ bé; cho nên so với các phương tiện
khoa học và triết học, thì “sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo
của Ngài nào ai hiểu được?” (RoRm 11:33). Chẳng có sự ngu dại nào lớn
hơn đối với một đứa trẻ là dám phê bình một triết gia, còn một triết gia sẽ
chẳng có thể làm gì khác hơn để chứng tỏ mình là kẻ đại ngu ngoài việc dám
chê bai chỉ trích Đức Chúa Trời.
MỘT HÀNH ĐỘNG NHÂN TỪ THƯƠNG XÓT ĐỐI VỚI TRẺ CON
Thứ tư, việc tận diệt các con trẻ của dâm loạn chẳng nhữnglà một hành động
nhân từ thương xót và tình yêu đối với cả thế giới nói chung, mà còn là một
hành động nhân từ thương xót và tình yêu đối với chính các trẻ con ấy nữa.
Điều gì chờ đợi đám trẻ con ấy nếu chúng được để cho sống, nếu không phải
là một điều gì đó còn vô cùng tệ hại hơn là sự chết?
Chúng ta không dám độc đoán để bàn đến điều gì chờ đợi chúng khi chúng
chết đi, nhưng nếu không chấp nhận cái giáo thuyết hoàn toàn không có cơ
sở của Thánh Kinh và khó có thể là đúng được về vấn đề tất cả các trẻ con
không chịu phép báp-tem đều sẽ bị nguyền rủa, thì chúng ta chẳng cần gì sợ
hãi. Ngày đến cả hiện nay, tôi hầu như có thể mong rằng tất cả các con trẻ
được sinh ra trong những xóm nghèo nàn đói khổ đều chết đi khi hãy còn
thơ dại, nếu không có hi vọng rằng Hội thánh của Chúa Cứu thế sẽ tỉnh thức
để đem Phúc âm của Con Đức Chúa Trời đến cho chúng.
Nhưng có người vẫn còn có thể nói: “Vâng, tôi thấy là thà xoá sạch số người
đã sa đà thậm tệ như thế bằng một hành động nhân từ thương xót còn hơn
nhưng tại sao lại không thực hiện điều đó bằng một dịch bệnh hay một nạn
đói, mà lại là bằng cách nhờ tay người Y-sơ-ra-ên tàn sát chúng?” Lời đáp
cho vấn nạn này rất đơn giản. Bản thân dân Y-sơ-ra-ên đang chịu huấn
luyện. Họ vẫn thường xuyên sa vào tội lỗi và cần được một bài học nghiêm
khắc mà họ phải học bằng cách thực thi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối
với tội ác và thói quỉ quyệt của dân Ca-na-an. Họ sẽ có được một ấn tượng
sâu đậm về sự thánh khiết và thù ghét tội lỗi của Đức Chúa Trời.
Trước khi phải thực thi sự phán xét của Đức Chúa Trời trên người Ca-na-an,
dân Y-sơ-ra-ên đã được phán dạy rõ ràng rằng lý do khiến họ phải tận diệt
dân Ca-na-an là “để chúng nó không dạy các ngươi bắt chước làm theo
những sự gớm ghiếc chúng nó đã làm, đặng cúng thờ các thần chúng nó”
(PhuDnl 20:18). cả quá trình này là một thí dụ minh hoạ gây ấn tượng cho
việc Đức Chúa Trời vô cùng ghen ghét tội lỗi. Nó dạy cho chúng ta rằng tội
lỗi cứ tồn tại dai dẳng là một điều nghiêm trọng và tai hại nên nhất thiết phải
tận diệt cả một dân tộc gồm luôn đàn ông, đàn bà và trẻ con nữa, là những
kẻ vẫn miệt mài trong đó. Đó chỉ là một bài học đơn giản mà cả Thánh Kinh
đều dạy, cả lịch sử cũng dạy, và được viết lên bằng những chữ lửa: “Tiền
công của tội lỗi là sự chết” (RoRm 5:23)
Ý THỨC VỀ CHÍNH TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA
Điều thứ năm cần nói, là người nào xem nhẹ tội lỗi, chưa có được một quan
niệm đầy đủ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì sẽ gặp rất nhiều khó
khăn khó vượt nổi đối với lệnh truyền này của Đức Chúa Trời. Mặt khác,
những ai đa thấy được tính cách đáng sợ của tội lỗi, đã học tập để biết thù
ghét nó đúng với sự thù ghét vô hạn mà nó xứng đáng phải nhận được, đã có
được những cái nhìn thoáng qua để thấy sự thánh khiết vô hạn của Đức
Chúa Trời, và đã tham dự một phần nào đó vào sự thánh khiết ấy, thì sau khi
đã suy nghĩ chín chắn, sẽ chẳng còn gặp khó khăn gì nữa đối với lệnh truyền
này. Đó là vấn đề phải ý thức được ngay trong lòng, và đời sống chúng ta
rằng chính nó đã khiến chúng ta nổi loạn chốn glại cách đối phó nghiêm
khắc của Đức Chúa Trời với tội lỗi.
VIỆC DUNG THA CHO PHỤ NỮ
Thiết tưởng còn một việc nữa cần phải nói. Lắm khi người ngoại đạo đã đưa
ra lời phản bác ngụ ý khinh bỉ là trong một số trường hợp như phụ nữ đã
được đề cập trong PhuDnl 20:10-15 cũng như việc phải dung tha phụ nữ
trong Dan Ds 31:21-35:40 là phụ nữ phải được dung thứ vì các mục đích vô
đạo đức (tà dâm, dâm ô). Có một nhà văn từng chất vấn: “Tôi có phải hiểu là
Đức Chúa Trời đã tán thành việc nhận bồi thường chiến tranh bằng các
chiến lợi phẩm là một số trinh nữ để dùng vào một công việc đã quá rõ ràng,
hay không?” Những lời lẽ nặng nề tương tự như thế có thể được tìm thấy
trong một số các quyển sách ngoại đạo
Lẽ dĩ nihên, ngụ ý của người thắc mắc đặt vấn đề như thế là các thiếu nữ ấy
đã được thu nhận là vì các chủ đích vọ đạo đức. Đó là cách sử dụng “đã quá
rõ ràng” đối với phía người phản bác.Tuy nhiên, nó vốn chẳng có gì là “quá
rõ ràng” đối với bất cứ một người cótâm trí trong sạch nào khi đọc phần ký
thuật thực sự đó trong Kinh điển. Trong phần ký thuật đó của Kinh điển, đã
chẳng hề có chút ám chỉ xấu xa nào rằng các trinh nữ kia vốn được dành cho
cái công việc mà họ nghĩ đến. Với người có tấm lòng xấu xa bất khiết, thì lẽ
dĩ nhiên là việc bao giờ cũng rõ ràng là nếu các phụ nữ còn để cho sống và
bắt đi làm của cống nộp để bồi thường chiến tranh, thì họ đều bị bắt là vì
mục đích ấy, nhưng thậm chí, một việc như thế cũng không hề xảy ra với
người có tâm trí trong sạch, thuần khiết.
Toàn văn của khúc sách trong Dan Ds 31:1-54 mà người ta hầu như rất
thường viện dẫn liên quan đến vấn đề này của những người không tin Chúa,
là một lời cảnh cáo nghiêm trọng chống lại thói vô đạo đức thuộc loại ấy.
Cho nên, nó vốn không phải nhằm gợi ý rằng Đức Chúa Trời dung túng
những hành động dâm ô thuộc loại như thế, mà còn chứng minh rằng Ngài
vốn đối xử nghiêm khắc như thế nào đối với điều bất khiết ấy.
Trong Dan Ds 25:1-18 chúng ta được bảo cho biết thể nào đàn ông trong dân
Y-sơ-ra-ên phải tự chọn mình khỏi điều ô uế với các con gái Mô-áp như thế
nào, mà còn cho biết hậu quả của nó là “cơn giận của Đức Giê-hô-va bèn nổi
lên cùng Y-sơ-ra-ên” (25:3) và thế nào Đức Chúa Trời đã thăm phạt cách
sống bất khiết đó của họ bằng sự trừng phạt nghiêm khắc nhất (25:5,8-9).
Cũng ngay trong chương sách đó, tất cả các phụ nữ đã phạm vào thói dâm ô
đó đều bị giết đi (31:17). Và sự thật ít nhất là ở trong câu thứ mười tám cũng
gợi ý rằng chỉ có trẻ con thuộc phái nữ mới được chừa lại mà thôi.
Đây chắc chắn là một hành động nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời
nhằm giải cứu “hết thảy con gái chưa hề kết bạn cùng người nam” khỏi môi
trường sống xấu xa gian ác ấy, để giao chúng cho người Y-sơ-ra-ên trưởng
dưỡng dạy dỗ, để chúng tiếp xúc được với tôn giáo thuần khiết và được đào
tạo huấn luyện để trở thành những phụ nữ trong sạch. Cho nên, theo như
phần ký thuật, thì chúng đã không được giao cho người Y-sơ-ra-ên nhằm các
chủ đích dâm ô bất khiết, mà vốn được phó thác cho họ nhằm vào chủ đích
cao cả hơn hết.

TRUYỆN TÍCH VỀ GIÔ-SUÊ TRUYỀN LỆNH CHO MẶT TRỜI DỪNG


LẠI
Một trong những chỗ khó khăn nhất trong Thánh Kinh đối với một người
học hỏi nghiên cứu là trong câu chuyện được ghi lại ở Gios Gs 10:12-14 mà
về nó, giám mục Colenso từng viết: “Phép lạ trong sách Giô-suê này là thí
dụ nổi bật hơn hết về điểm bị diệt giữa Kinh điển và khoa học”
“Ngày mà Đức Giê-hô-va phó dân A-mô-rít cho cho dân Y-sơ-ra-ên, thì
Giô-suê thưa cùng Đức Giê-hô-va tại trước mặt Y-sơ-ra-ên, mà rằng: Hỡi
mặt trời, hãy dừng lại trên Ga-ba-ôn; hỡi mặt trăng, hãy dừng lại trên trũng
A-gia-lôn! Mặt trời bèn dừng lại, mặt trăng liền ngừng. Cho đến chừng dân
sự đã báo thù quân nghịch mình. Điều đó há không có chép trong sách Gia-
sa sao? Mặt trời dừng lại giữa trời, và không vội lặn ước một ngày trọn”
Các nhà phê bình phá hoại và người ngoại đạo nói rằng câu chuyện này
không thể nào có thật được; rằng nếu mặt trời đã dừng lại theo như cách đã
được ghi lại ở đây, thì nó đã phải làm đảo lộn cả diễn biến của cõi thiên
nhiên. Chẳng ai dám nói là nó có thật hay không. Đó chỉ là một giả định mà
thôi. Thế nhưng Đức Chúa Trời là Đấng đã sáng tạo ra địa cầu, mặt trời và
toàn thể vũ trụ này có thể giữ cho nó đứng vững cả khi mặt trời có dừng lại,
hay nói chính xác hơn, là nếu địa cầu có dừng lại trên trục xoay của nó, của
mặt trời trông có vẻ như đã đứng yên.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ khúc sách này trong Hy-bá-lai văn, chúng tôi
nhận thấy nguyên văn nó rằng mặt trời dừng lại. Lệnh truyền của Giô-suê
trong câu mười hai rằng “Hãy dừng lại” dịch theo nguyên văn là “Hãy im
lặng”, còn mấy chữ được dịch ra “dừng (đứng yên)” trong câu mười ba theo
nguyên văn là “đã im lặng”. Nó đã được dịch ra chín lần trong Thánh Kinh
là “giữ im lặng”’ ít ra cũng năm lần là “hãy im lặng”; trong một khúc sách
khác là “giữ sự bình an của nó”; trong một khúc sách khác nữa là “tự giữ im
lặng” trong một khúc sách khác “trì hoãn”; trong một khúc sách khác nữa, là
“chờ, đợi” và trong một khúc sách khác nữa là “ngừng, nghỉ”. Những cách
dịch như thế tổng cộng có đến trên dưới ba mươi lần nhưng đã chẳng bao
giờ được dịch ra là “dừng lại đứng yên” ngoại trừ trong khúc sách này. Từ
ngữ đã được dịch ra là “dừng” và “ngừng” trong Gios Gs 10:13 thỉnh thoảng
còn được dịch là “đứng yên”. Nghĩa đen của nó là “đứng” hay “đứng lên”
nhưng cũng được dùng theo nghĩa là “đứng lại” , “trì hoãn” hay dừng lại tại
một nơi nào đó, trong một tình trạng hay điều kiện nào đó chẳng hạn như
trong IIVua 2V 15:20 hay SaSt 45:1.
Vậy thì, ý muốn nói về tình trạng của mặt trời và mặt trăng trong khúc sách
này là trì hoãn, trì hoãn chưa chịu làm, chứ không phải là tuyệt đối đứng yên
hay dừng lại, mà chỉ có vẻ như sự chuyển động (hay việc lặn đi) của chúng
đã bị chậm lại hay bị trì hoãn mà thôi. Hơn nữa các từ ngữ Hy-bá-lai văn
“giữa trời” theo nghĩa đen là “tại nửa lưng trời”. Từ ngữ đã được dịch ra là
“giữa” cũng đã hơn một trăm lần dịch ra là “nửa”. Nó chỉ được dịch ra là
“giữa” có năm hoặc sáu lần mà thôi, mà ở một trong các trường hợp như thế
(DaDn 9:27) bản Revised Version đã đổi từ giữa sang nửa. Trong các trường
hợp còn lại nó cũng có thể, hoặc đúng hơn là nên được dịch ra là nửa (thí dụ
như trong Thi Tv 102:24).
Thế thì, điều Giô-suê truyền cho mặt trời làm, là lần nữa, trì hoãn ở nửa lưng
trời, và đó là điều đã được chép lại là việc mặt trời đã làm. Trên trời có hai
phân nửa, một nửa được chúng ta nhìn thấy là ở phía bên này, và một nửa
được chúng ta nhìn thấy là ở phía bên kia của trái đất. Tiền trí từ Hy-bá-lai
văn đã được dịch ra là “ước” nguyên vó nghĩa là “độ chừng” hay “đại
khái”. Do đó, gộp chung các sự kiện trên đây lại thì điều mà câu chuyện này
kể lại trên đường chân trời mà người ta nhìn thấy được là cả một ngày.
Rõ ràng là nói như thế có nghĩa là nói rằng cái biến cố đã xảy ra ngày hôm
ấy gần Ga-ba-ôn, trong trũng A-gia-lôn, là điều vẫn xảy ra nhiều ngày mỗi
năm tại Bắc cực, tức là mặt trời vẫn còn được nhìn thấy ở chân trời trọn hai
mươi bốn giờ. Phương pháp để thực hiện việc ấy đã không được nói cho
chúng ta biết. Có thể đó là việc một địa cực đã có hơi nghiêng xuống sâu
hơn một chút, hay cũng có thể là do sự khúc xạ của các tia sáng, hoặc bằng
một trong nhiều cách khác nữa mà chúng ta không thể phỏng đoán. Chắc
chắn là chẳng có gì cần thiết phải có một sự đổ vỡ, một tai nạn xảy ra trong
cái vũ trụ vật lý của chúng ta như những kẻ phản bác đã tưởng tượng.
Còn chẳng hay một việc như thế đã có xảy ra hay không, thì đó là một vấn
đề của sử ký. Phần sử ký trong sách Giô-suê mà chúng ta có lý do để tin lẽ
thật, đã nói là có như thế. Đó là một sự kiện quan trọng mà sử ký ngoài
Thánh Kinh cũng từng gợi ý y như thế. Herodorus, một đại sử gia người Hy-
lạp kể lại cho chúng ta rằng các tư tế người Ai-cập từng cho ông ta xem một
câu chuyện chép về một ngày thật dài. Các sách Trung Hoa kể rằng đã có
một ngày như thế dưới thời trị vì của hoàn đế Yeo của họ, là người được cho
là đồng thời với Giô-suê. người Mễ-tây-cơ cũng có một câu chuyện chép
rằng mặt trời đã dừng lại một ngày trọn trong năm được cho là trùng hợp
chính xác với năm mà Giô-suê đang đánh giặc tại xứ Palestine.
Đã chẳng có gì thật sự quan trọng chứng minh rằng đã không có một ngày
như thế. Cho nên sau khi đã khảo sát thật kỹ, “cái thí dụ nổi bật hơn hết về
điểm dị biệt giữa Thánh Kinh và khoa học” này đã được nhận thấy không hề
là một thí dụ về một điểm dị biệt giữa Thánh Kinh với khoa học, hoặc thậm
chí là giữa Thánh Kinh với sử ký nữa.
Đã có lý thuyết được đưa ra là mấy chữ đã được dịch ra là “Hãy dừng lại”
theo nghĩa đen là “hãy im lặng” phải được lý giải rằng câu ấy có nghĩa là
Giô-suê đã truyền lệnh cho mặt trời hãy im lặng theo nghĩa là phải cầm giữ
ánh sáng của nó lại, và việc đã xảy ra nhân cơ hội ấy không phải là việc môt
ngày đã được kéo dài thêm, nhưng là một ngày tối tăm nên Giô-suê đã có lợi
thế để thực sự hành quân vào ban ngày, là lúc phải có ánh sáng.
Lẽ dĩ nhiên, nếu đây là cách lý giải đúng câu “Hãy dừng lại” thì mọi khó
khăn của khúc sách này đều tan biến cả. Thế nhưng, nếu cách lý giải này là
điều khả dĩ chấp nhận được, ta sẽ khó thấy được phải làm thế nào để hoà
giải phần thuật sự khác với lý thuyết này. Và như đã thấy, cái lý thuyết cá
biệt này không nhất thiết đã cất được hết mọi khó khăn trong đó.
Lẽ dĩ nhiên, dù sao thì đây cũng là một phép lạ, nhưng chẳng hề có ai tin vào
một Đức Chúa Trời vốn là Đấng Tạo Hoá của toàn thể vũ trụ vật chất này,
và một Đức Chúa Trời đã từng được chứng minh trong lịch sử là đã khiến
Chúa Cứu Thế Giê-xu từ chết sống lại, lại bị va váp chỉ vì sự kiện về một
phép lạ. Chúng ta tin vào một Đức Chúa Trời có quyền làm phép lạ.

ĐÊ-BÔ-RA CA TỤNG KẺ SÁT NHÂN GIA-ÊN


Người ta thường dẫn chứng để chống lại nguồn gốc của Thánh Kinh vốn từ
Đức Chúa Trời rằng bộ sách ấy bênh vực và đề cao việc Gia-ên đã lừa dối để
giết Si-sơ-ra, và rất bất cứ một quyển sách nào bênh vực cho một hành động
tàn ác và lường gạt như thế đều không thể có tác giả là Đức Chúa Trời.
Câu trả lời thật đơn giản cho thắc mắc này, là Thánh Kinh chẳng bênh vực
cũng chẳng đề cao hành động của Gia-ên. Thánh Kinh chỉ ghi lại hành động
ấy với tất cả chi tiết mà thôi. Bộ sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra, vị
nữ tiên tri đang làm quan xứ cho dân Y-sơ-ra-ên vào thời đó (Cac Tl 4:4) đã
nói tiên tri rằng Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một phụ nữ (4:4).
Sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra và ông Ba-rác, trong hoan ca tán
tụng Đức Giê-hô-va của họ sau khi họ được giải phóng khỏi ách áp bức tàn
bạo của Si-sê-ra, đã nói rằng “Nguyện cho Gia-ên, vợ Hê-be, người Kê-nít.
Được phước giữa các người đàn bà! Nguyện người được phước giữa các đàn
bà ở trong trại!” (Cac Tl 5:4)
Tuy nhiên, đã chẳng có chỗ nào khác trong phần ký thuật của Thánh Kinh
nói bóng gió gì về việc Đê-bô-ra và Ba-rác đã nói như thế là do Đức Chúa
Trời cảm thúc (linh cảm) trong bài ca cảm tạ và tán tụng ấy. Khi Thánh Kinh
đề cập bà Đê-bô-ra với cương vị nữa tiên tri thì bộ sách ấy đã chẳng hề phải
chịu trách nhiệm về mọi hành động và lời nói của bà Đê-bô-ra nhiều hơn là
phải chịu trách niệm về mọi hành động và lời nói của Ba-la-am, người cũng
đã được đề cập là “mọi tiên tri” (IIPhi 2Pr 2:16). Trong tất cả các khúc sách
mà Thánh Kinh đề cập Ba-la-am như một nhà tiên tri, thì đều đề cập việc
ông ta đã bị quở trách vì các tội lỗi mình.
Thánh Kinh không hề dạy rằng mọi lời nói ra của tất cả các nhà tiên tri đều
là lời được linh cảm của Đức Chúa Trời. Trái lại, Thánh Kinh dạy rằng một
nhà tiên tri có thể nói dối (xem IVua 1V 13:11-18). Chẳng có chỗ nào trong
Thánh Kinh biện minh cho hành động của Gia-ên. Sách ấy chỉ ghi lại hành
động đó mà thôi. Thánh Kinh ghi lại lời của Đê-bô-ra và Ba-rác ca tụng
hành động ấy nhưng đã không có chỗ nào nhận trách nhiệm về lời ca ngợi
ấy. Do đó, chúng ta không nhất thiết phải cố tìm cách biện minh cho tất cả
các chi tiết của cách ăn ở cư xử của Giô-ên, và lẽ tất nhiên cũng chẳng cần
chi phải biện minh cả cho cách ăn ở cư xử nói chung của bà nữa.
Thế nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên phê phán bất công đối với
Gia-ên. Chúng ta không thể phê phán bà bằng ánh sáng của đạo đức học
trong Tân ước kinh, vì bà đã sống khoảng ba trăm năm trước Chúa Cứu Thế.
Bà đã sống trong một thời đại của sự bạo tàn. Hơn nữa, bà phải đối phó với
một kẻ áp bức tàn ác đang gây tàn hại trong dân sự. Đây là một thời kỳ chiến
tranh - một trận chiến tranh không diễn ra với các ý niệm hiện đại về chiến
tranh - nên chúng ta phải phê phán bà dưới làn ánh sáng của các hoàn cảnh
trong đó bà đang sống. Tuy nhiên, cho dù cách hành xử của bà có lẽ không
thể biện minh đi chăng nữa, nó vẫn không hề ảnh hưởng chút nào đến sự
kiện đã được kiểm chứng về nguồn gốc của Thánh Kinh là từ Đức Chúa
Trời. Bộ sách ấy đã tuyệt đối không tìm cách bênh vực cho bà; nó chỉ mô tả
cách hành xử của bà mà thôi.
SINH TẾ BẰNG CON CÁI GIÉP-THÊ
Truyện tích về con gái Giép-thê như đã được ghi lại trong Thánh Kinh, đã
gây nhiều khó khăn cho một số người nghiên cứu Thánh Kinh nông ổi cũng
như cho nhiều nhà phê bình bộ sách ấy. Chúng ta thường bị chất vấn: “Ta có
thể biện minh như thế nào cho việc Giép-thê thiêu con gái mình như một
sinh tế cho Đức Giê-hô-va?”
Để trả lời, trước hết, thiết tưởng chúng ta cần nó là đã chẳng có chỗ nào
chép rằng Giép-thê đã thiêu con gái ông. Chúng ta được cho biết là Giép-thê
đã thề nguyện như thế.
“hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đến đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về
Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu” (Cac Tl 11:31).
Từ ngữ đã được dịch ra là “của lễ thiêu” không nhất thiết hàm ý là thiêu. Đã
chẳng có chỗ nào chép rằng con gái của Giép-thê đã thật sự bị giết rồi đem
thiêu. Khúc sách kể lại những gì đã thật sự được thi hành đối với cô ta có
phần tối nghĩa, và nhiều người nghĩ rằng cô ta đã được cha mình hiến dâng
như một của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời bằng cách sống đồng trinh trọn đời
(Cac Tl 11:37-39).
Nhưng dù có cho rằng cô ta đã thật sự bị giết rồi đem thiêu như nhiều nhà
nghiên cứu Thánh Kinh vô tiư tin tưởng tuy Thánh Kinh không hật sự chép
rằng cô ta đã bị đối xử như thế - thì cũng chẳng có gì là cần thiết để phải bào
chữa cho hành động của Giép-thê. Chúng ta không hề bị đòi hỏi phải bênh
vực cho bất luận một hành động sai trái nào của toàn thể các công cụ bất
toàn mà Đức Chúa Trời đã nhận thấy là thích dụng nhằm giúp đỡ cho dân sự
Ngài do ân điển và lòng nhân từ thương xót kỳ diệu của Ngài.
Đã chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh bênh vực cho hành động của Giép-
thê. Nếu Giép-thê quả thật có giết con gái ông, thì chỉ vì ông đã hấp tấp thề
nguyện mà chẳng hề được Đức Chúa Trời chỉ bảo hay bất buộc là phải làm
như thế; và sau khi đã thề nguyện như thế rồi, thì ông lại tiếp tục trong việc
làm sai trái ấy để thực hiện lời thề nguyền trắng trợn ấy. Trong trường hợp
này thì toàn thể câu chuyện, thay vì là một điều bảo đảm cho vấn đề dâng
sinh tế bằng con người, vốn chỉ có ý hướng là một bài học cho những lời thề
nguyện hết sức dại dột và hấp tấp do sự nhiệt thành của xác thịt mà thôi.

NHỮNG CÂU CHUYỆN XẤU TRONG THÁNH KINH


Một phản bác xưa cũ và tâm đắc của những người không tin Chúa nhằm vào
Thánh kinh là bộ sách ấy có “nhiều chương nặc mùi dâm ô từ đầu chí cuối”.
Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi không muốn phủ nhận rằng có nhiều chương trong
Thánh kinh mô tả các khung cảnh mà nếu đem trình diễn trước một cử toạ
hỗn hợp thì không phải là khôn ngoan, nhưng các chương ấy không phải là
dâm ô.
Đề cập tội lỗi - cả đến các tội lỗi xấu xa nhất - bằng những lời lẽ rõ ràng
nhất, thì không phải là nói chuyện dâm ô. Đó là sự thánh khiết ở hình thức
cao nhất của con người. Các câu chuyện về tội lỗi có dâm ô hay không, là
hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách thức nó được kể lại, và mục đích nhằm vào khi
người ta kể chúng lại. Nếu câu chuyện được kể lại nhằm đùa giỡn với tội lỗi
hay biện hộ hoặc bào chữa cho tội lỗi, thì nó là dâm ô. Mặt khác, nếu một
câu chuyện sở dĩ được kể lại là để cho người ta ghét tội, chỉ cho người ta
thấy sự ghê tởm của tội, để đưa người ta đến chỗ tránh tội lỗi được xa bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu, và chỉ cho người ta về sự cần thiết của sự cứu
chuộc thì nó không phải là dâm ô, mà trái lại, nó vốn là lành mạnh về
phương diện luân lý đạo đức nữa.
Cho nên, đây chính là phương pháp của Thánh Kinh nhằm mô tả tội lỗi. Quả
thật là nhiều tội như ngoại tình và những tội tương tự như thế chống lại sự
trong trắng thuần khiết đã được đề cập đích danh mà không tìm cách giảm
nhẹ lời lẽ đi. Những việc làm ghê gớm thuộc loại ấy đã được mô tả rõ ràng
và các kết quả khủng khiếp của chúng đã được đề cập, nhưng mọi sự đều đã
được kể lại thế nào để khiến được người ta phải lánh xa các tội lỗi tàn ác và
đáng ghê tởm đó.
Chẳng có gì để nghi ngờ là nhiều người đã lại sa trở vào việc thực thi các tội
đó do những điều rõ ràng mà Thánh Kinh đã nói về chúng. Nhiều người
khác đã từng sa vào các tội ấy, nhưng đã nhờ Thánh Kinh hướng dẫn để thấy
tính cách trầm trọng của các hậu quả của chúng, nên đã được chỉ dẫn để
quên chúng đi nhờ những gì Thánh Kinh nói về chúng. Tôi không muốn suy
diễn từ điểm này mà chỉ viết theo số nhiều từng trải của nhiều người cả nam
lẫn nữ đã từng bị cám dỗ để phạm vào các tội ấy nhưng đã được Thánh Kinh
giữ lại nhờ những lời của Thánh Kinh liên quan đến chúng. Tôi cũngviết
nhờ có nihều từng trải với nhiều người từng sa ngã, nhưng rồi lại được nâng
lên và được cứu nhờ chân lý của những gì đã có trong Thánh Kinh về các đề
tài này.
Có người đã nói: “Có nhiều điều trong Thánh Kinh chẳng thích hợp cho việc
đọc sách ấy trước công chúng chút nào”, và câu này đã được đưa ra, dường
như nó là một luận cứ để chống lại Thánh Kinh. Thế nhưng đó là một luận
cứ biết sức dại dột. Trong nhiều tác phẩm hay nhất và có giá trị nhất viết về
thuốc, có nhiều đoạn chẳng thích hợp cho việc đọc trước công chúng chút
nào, thậm chí cũng chẳng thích hợp để đọc cho trẻ con nghe nữa. Dù vậy, kẻ
nào đó sẽ rất dại dột nếu đem cắt các khúc sách ấy đi khỏi các tác phẩm viết
về thuốc men là vì lý do ấy, và kẻ nào phản đối Thánh Kinh vì những khúc
sách trong đó tuy có giá trị tại chỗ của chúng, nhưng lại không có ý định để
được đem đọc trước công chúng, thì cũng là kẻ dại dột y như thế.
Thánh Kinh giống như một quyển sách về phần thuật luân lý đạo đức và trị
liệu về phương diện thuộc linh, nên nó sẽ rất thiếu sót và thật ra là một dấu
chỉ là nó không phải từ Đức Chúa Trời đến, nếu nó không đề cập các sự kiện
đáng sợ ấy về con người như nó vốn là như thế, và với các phương pháp để
chữa trị các căn bệnh luân lý đạo đức đáng ghê tởm đó.
Tôi là một người cám ơn Đức Chúa Trời vì đã có những khúc sách như thế
trong Kinh Thánh. Có nhiều điều mà tất cả các thiếu niên cả nam lẫn nữ đều
cần phải biết về một vài hình thức của tội lỗi vào một thời kỳ tương đối là
rất sớm. Nhiều bé trai bé gái đã sa vào các hình thức đó của tội lỗi trước khi
ý thức được tính cách đáng ghê tởm của nó chỉ vì họ đã không được cảnh
cáo về chúng. Dốt nát về chúng là một điều bất hạnh. Tôi chẳng biết có
phương pháp nào hay hơn cho các thanh niên nam nữ để làm quen với các
hậu quả của những tội lỗi mà họ cần phải biết rõ này, khác hơn là các cô cậu
ấy phải đọc những gì Thánh Kinh cần nói về chúng vào thì giờ mà họ biệt
riêng ra cho Đức Chúa Trời.
Thay vì đổ lỗi cho Thánh Kinh về những điều đó, đáng lẽ chúng ta phải ca
tụng Đức Chúa Trời vì đã đặt chúng vào đấy. Thí dụ, trong chương thứ nhất
của sách Rô-ma có những điều không thể có trong những Bài giảng trước
công chúng, và theo quy luật chung, chúng ta thường bỏ qua hai câu khi đọc
chương ấy, trước công chúng. Tuy nhiên hai câu ấy lại có giá trị lớn lao khi
cần phải đối phó với người ngoại đạo, và chúng đã cứu được nhiều người
trên các quốc gia có tiếng là theo Cơ-đốc giáo khỏi các tội lỗi đáng ghê tởm
đã từng bị vạch trần và tố giác đó.
Có một người ngoại đạo trong một tác phẩm của ông ta, đã thách thức các
Cơ-đốc nhân là chẳng hay họ có “dám lấy quyển Thánh Kinh, đọc lên sự
kiện về Ô-nan trong Sáng Thế ký, hay không” (xem SaSt 38:8-9). Dường
như ông ta tưởng rằng đây là một luận cứ dứt khoát chống lại Thánh Kinh,
nhưng nghĩ như thế chỉ là ngốc nghếch mà thôi. Không đọc chương này
trước công chúng thì quả là khôn ngoan, nhưng đọc riêng chương sách này
khi chỉ có một mình, đã cứu được nhiều người khỏi cái thói quen của một tội
giống như thế. Lẽ dĩ nhiên, cả chương này là một điểm đắc ý để người ngoại
đạo công kích, vốn đã được lợi dụng rất có kết quả để vạch trần thói tham
dục và các hậu quả đáng ghê sợ của nó.
Có một kẻ phản bác cũng từng nói về bộ Thánh Kinh: “Một phần sách thánh
có chép về sử ký và thuật lại nhiều sự kiện thuộc loại không thể đề cập trước
một phụ nữ đức hạnh mà khởi gây ghê tởm. Một phụ nữ có được phép đọc
trong phòng riêng điều mà người ta sẽ run rẩy khi nghe nói tại bàn ăn hay
không?” Đây cũng đã được xem là một luận cứ hợp lý nhằm chống lại
Thánh Kinh, thế nhưng khi khảo xét thật kỹ và suy xét thật thấu đáp, ta sẽ
thấy là một điều hoàn toàn dại dột.
Chắc chắn rằng một phụ nữ cần phải đọc trong phòng riêng điều mà người
ấy chắc sẽ “run rẩy nếu được nghe” tại bàn ăn. Tất cả các phụ nữ khôn
ngoan đều làm như thế. Tôi biết một quyển sách mà tất cả các phụ nữ đều
thích đọc trong phòng riêng, mà nếu được đem ra đọc tại bàn ăn, sẽ khiến họ
đứng dậy khỏi đó vì xấu hổ, để rồi sẽ đi luôn ra khỏi phòng.
Có nhiều điều mà đàn ông và đàn bà đều cần phải suy nghĩ đến ở chỗ riêng
tây, để khỏi có lúc nào đó phải đem ra thảo luận trước công chúng. Có
những quyển sách về thái độ phải lẽ của phụ nữ trước một số các mối liên hệ
thiêng liêng trong đời sống vốn thánh khiết hơn bất kỳ một mối liên hệnào
khác, khiến người ta có thể vào ra mắt một Đức Chúa Trời thánh khiết mà
chẳng thắc mắc gì về vấn đề chẳng hay Ngài có tán thành hay không, nhưng
lại không thể đề cập ở chỗ đông người. Thật là kỳ lạ khi nhiều đàn ông đàn
bà thông minh lại sử dụng các luận cứ ấu trĩ đến thế.
Thánh Kinh là một bộ sách thuần khiết là điều đã hiển nhiên do sự kiện nó
không phải là một quyển sách được ưa thích trong hay ổ của những kẻ đê
tiện. Mặt khác, những quyển sách cố tìm cách biến Thánh Kinh trở thành có
vẻ như một quyển sách dâm ô và cố tìm cách ngăn cản người ta đọc, lại là
những quyển sách được ưa thích trong các hang ổ của những kẻ đê tiện.
Những người cả nam lẫn nữ thuộc hạng bất khiết đều ái mộ một nhân vật
xuất sắc dám tấn công vào cái gọi là “tính cách dâm ô của Thánh kinh”.
Hạng người bất khiết đó vốn chẳng thường đọc Thánh Kinh. Họ thường đọc
sách của những kẻ không theo đạo.
Những người ngoại đạo hay phản bác thích ám chỉ Thánh kinh là một bộ
“sách dâm ô” rất thường phản lại sự thiếu thành thật và đạo đức giả của họ.
Trong một quyển sách của mình, ở một chỗ đề cập đề tài này Đại tá
Ingersoll đã phản bác Thánh Kinh là kể lại những việc làm xấu xa ấy mà
“chẳng có nét trào lộng nào” cả. Nói khác đi, ông ta đã không phản đối việc
kể lại những câu chuyện xấu nếu đó chỉ là một câu chuyện nhằm đùa giỡn
với tội lỗi. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì đó chính là điều mà Thánh kinh không
làm, tức là đùa giỡn với tội. Bộ sách ấy biến tội lỗi thành đáng ghê tởm đến
độ chính những kẻ đã có sẵn thói dâm ô ở trong lòng rồi, vẫn tưởng rằng
Thánh kinh là một quyển sách dâm ô.
Một số người từng tận lực tấn công vào bộ sách bị gọi là “dâm ô” này, lại
chính là những kẻ nổi tiếng trong vấn đề kể chuyện dâm ô. Một trong những
nhân vật dẫn đầu việc công kích Thánh Kinh trên cơ sở là tính dâm ô của nó,
đã được một nhà xuất bản sách báo dâm ô thuê để bào chữa cho vụ kiện của
ông ta. Một người khác vốn là một lãnh tụ trong thành phố của ông ta trong
việc tung ra những lời tấn công Thánh Kinh, thách thức các Cơ-đốc nhân
hãy đọc trước công chúng một số đoạn Kinh điển được cho là vô luân, sau
đó chẳng bao lâu, đã được tìm thấy là bị chết vì tự sát trong một khách sạn
tại Boston, bên cạnh một phụ nữ trẻ không phải là vợ ông ta.
Một người nói rằng “Tôi chống lại việc Thánh Kinh được đặt vào tay thanh
niên vì các trang sách ấy sặc mùi dâm ô”, một người không muốn cho thiên
hạ đọc những “phần xấu xa” đó của Kinh điển, e rằng tâm trí họ bị ô nhiễm,
nhưng lại hết sức cẩn thận đưa ra một danh mục các khúc sách mà ông ta
không muốn cho người khác đọc. Thậm chí ông ta còn yêu cầu các độc giả
của mình hãy thử đọc xem. Thế thì còn có thái độ đạo đức giả nào hơn thế
nữa chăng?
Tôi nhận thấy trong một thành phố mà tôi đang tổ chức những buổi nhóm
lại, là có một người luôn luôn làm gián đoạn buổi nhóm bằng cách nói lên về
những phần Kinh điển mà ta cho là không thích hợp và vô luân vô đạo, lại
từng bị bắt giữ và truy tố về tội xuất bản sách báo dâm ô. Sự thật là số người
đó vốn thù ghét Thánh Kinh. Sở dĩ họ ghét bộ sách ấy vì nó tố giác tội lỗi và
khiến cho họ phải khó chịu, xốn xang khi sống trong tội lỗi.
Để tóm tắt tất cả lại, trong Thánh Kinh có nhiều phần mô tả tội lỗi mà một
người khôn ngoan không thể đem ra đọc trong tất cả các hội chúng hội họp
công khai, nhưng những phần mô tả ấy đều lành mạnh về phương diện luân
lý đạo đức trong những nơi mà Đức Chúa Trời là Tác giả bộ sách ấy, có ý
định muốn cho họ đọc. Đứa trẻ con được trưởng dưỡng để đọc toàn bộ
Thánh Kinh, từ Sáng Thế ký đến Khải huyền sẽ được biết rõ bằng phương
pháp tốt nhất có thể có được, điều mà một đứa trẻ cần phải biết ngay trong
giai đoạn đầu tiên của đời sống, nếu nó được bảo vệ cẩn thận chống lại các
nguy cơ đang vây quanh đời sông hiện đại của chúng ta. Một đứa trẻ được
trưởng dưỡng và được thường xuyên cho đọc toàn bộ Thánh Kinh sẽ càng có
nhiều hy vọng được giải cứu khỏi các thói xấu đang ngấm ngầm muốn phá
hại sức lực tinh thần, đạo đức và thuộc thể của các thanh niên thanh nữ của
chúng ta hơn bất cứ một đứa trẻ nào khác.
Nhưng một đứa trẻ được trưởng dưỡng bằng sách báo và những cuộc trò
chuyện ngoại đạo thì dễ trở thành mồi ngon cho kẻ quyến rủ và gái điếm
hơn. Người dễ bị quyến rủ nhất tiếp theo đó là kẻ mà do chểnh mảng bỏ qua
không chịu đọc Thánh Kinh, nên bị bỏ mặc cho dốt nát về những chiếc hố
sâu, là những cạm bẫy của cuộc đời.

TỘI CỦA ĐA-VÍT


Trong IISa 2Sm 11:1-27 chúng ta đọc thấy câu chuyện về một trong những
cuộc sa ngã đáng buồn nhất của một người của Đức Chúa Trời không thấy
được ghi lại ở một chỗ nào khác trong sử ký, đồng thời chúng ta cũng được
đọc phần ký thuật về một trong những tội lỗi đáng phỉ nhổ và nặng nề nhất
mà bất cứ một người nào cũng có thể phạm đối với một bạn thân trung thành
với mình. Chúng ta đọc thấy thế nào Đa-vít đã phạm tội đối với người tôi tớ
tận trung với mình là U-ri, một trong những tội phạm nặng nề nhất mà một
người này đã phạm đối với một người khác, và thế nào để che lấp tội lỗi
mình, vua ấy đã khiến cho tay mình vấy máu của con người ấy. Sau khi sự
việc xảy ra, do lòng nhân từ thương xót lớn lao của Ngài, Đức Chúa Trời đã
sai nhà tiên tri của Ngài đến với Đa-vít để công bố với vua rằng “Nhưng vì
việc này vua đã gây dịp cho những kẻ thù nghịch Đức Giê-hô-va nói phạm
đến Ngài, nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết” (IISa 2Sm 12:14)
Lịch sử đã chứng minh cho chân lý của lời công bố này. rất ít có điều gì
trong Thánh Kinh đã từng tạo ra nhiều kẻ thù nói phạm Đức Giê-hô-va hơn
là tội lường gạt này của Đa-vít. Các kẻ thù của Chúa thường xuyên dựng nó
lên và biến nó thành mục tiêu cho việc che bai chế nhạo không thương tiếc.
Một số người muốn bảo vệ Thánh Kinh từng tưởng rằng cần phải bào chữa
cho hành động này của Đa-vít, hay ít ra cũng cố tìm cách làm cho nó có vẻ
như chẳng đáng thù ghét gì mấy như khi mới thoạt nhìn vào. Thế nhưng, tại
sao chúng ta lại tìm cách biện hộ cho hành động của Đa-vít? Đã chẳng có
chỗ nào trong Thánh Kinh tìm cách bào chữa cho nó cả. Trái lại, Đức Chúa
Trời đã quở trách nó bằng những lời lẽ nghiêm khắc nhất. Nó đã bị trừng
phạt bằng một loạt nhiều tai hoạ đáng sợ, loại tai hoạ rất ít khi được thấy
một người nào khác phải gánh chịu.
Quả thật là Đa-vít từng được Thánh kinh đề cập như là con “người theo lòng
của Đức Chúa Trời” (ISa1Sm 13:14; Cong Cv 13:22); nhưng nói như thế
không có nghĩa rằng Đa-vít là một người hoàn toàn không lầm lỗi. Nó chỉ có
nghĩa rằng khác hẳn với Sau-lơ là người lúc nào cũng sẵn sàng đi theo ý
riêng, thì Đa-vít là một người luôn luôn muốn tìm biết ý chỉ Đức Chúa Trời
trong mọi sự để rồi làm đúng theo đó. Cho nên, ông vốn là một người theo
lòng của Đức Chúa Trời.
Tuy đây, vốn là thái độ luôn luôn có trong tâm và trí của Đa-vít đối với Đức
Chúa Trời, ông vẫn có thể sa vào tội lỗi - y như việc vẫn có thể xảy ra cho
người ta hiện nay. Cả đến một người toàn tâm toàn ý muốn đầu phục Đức
Chúa Trời; vẫn có thể bước lệch ra khỏi lập trường tuyệt đối vâng phục Đức
Chúa Trời của mình, để trong một khoảnh khắc yếu lòng và dại dột, có thể
có một hành động thật quái gỡ trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi sẽ tự chuốc
lấy cho mình sự đoán phạt nghiêm khắc nhất của Chúa.
Đoạn ký thuật về tội của Đa-vít mà Kinh điển không hề tìm cách giảm
khinh, là một trong nhiều bằng cớ chứng minh nguồn gốc từ Đức Chúa Trời
và tính cách tuyệt đối đáng tin của Thánh Kinh. Đa-vít vốn là vị đại anh
hùng của thời đại ông. Nếu các trước giả viết Thánh Kinh không được Đức
Thánh Linh hướng dẫn, chắc các vị đã che giấu hoặc ít nhất cũng tìm cách
giảm bớt đi điều lỗi lầm đáng sợ này của Đa-vít; nhưng sự thật là các vị đã
không hề làm một việc gì thộc loại như thế cả. Đức Thánh Linh là Đấng
hướng dẫn các vị trong phần ký thuật này, đã chỉ đạo để các vị vẽ lại biến cố
này với tất cả những gì là xấu xa đáng ghê tởm của nó, y như sự việc đã xảy
ra.
Đây là điểm dị biệt căn bản giữa các nhà viết tiểu sử trong Thánh Kinh với
các nhà viết tiểu sử khác. Ngay đến các vị anh hùng trong Thánh Kinh, một
khi đã sa ngã thất bại, cũng không được xử trắng án, tội lỗi của họ đã không
hề được bào chữa. Tội lỗi của họ đã không được che giấu đối với con mắt
của công chúng. Chúng đều được ghi lại với đầy đủ chi tiết, còn tội nhân thì
cũng bị “treo lên” như một lời cảnh cáo đối với nhiều người khác. Trong vấn
đề cá biệt này, Đa-vít “đã khinh bỉ lời của Đức Giê-hô-va mà làm điều
không đẹp lòng Ngài” (IISa 2Sm 12:9) và Thánh Kinh đã nói rõ ràng như
thế.
“Điều Đa-vít đã làm đó không đẹp lòng Đức Chúa Trời” (IISa 2Sm 11:27),
nên Đức Chúa Trời đã đưa ông ra trước cả thế gian như một kẻ phạm tội tà
dâm và sát nhân (IISa 2Sm 12:9). Cả câu chuyện vốn quá kinh tởm để có thể
đem ra đọc trước công chúng, nhưng nếu người nào chịu đọc nó trong chỗ
riêng tây cùng với lời cầu nguyện thiết tha, thì có thể nhận thấy nhiều bài
học vô cùng quí báu trong đó. Đây là một trong số những tội lường gạt
nghiêm trọng nhất của lịch sử, nhưng tôi vui mừng vì nó đã được ghi lại
trong Thánh Kinh. Phần ký thuật về nó và các hậu quả của nó đã giữ được
cho nhiều người dừng lại để khỏi sa vào cái tội hay nhìn ngắm để rồi nghiền
ngẫm với ý đồ tội lỗi.
NHỮNG NGƯỜI TỐT NHẤT VẪN CÓ THỂ SA NGÃ
Câu chuyện về tội lỗi của Đa-vít chứa đựng nhiều bài học quan trọng. Bài
học đầu tiên nó dạy cho chúng ta là một con người đặc biệt tốt lành thiện
hảo - vâng, một nhân vật “theo lòng của Đức Chúa Trời” - nếu rời mắt khỏi
Lời Ngài, thì rất dễ sa vào một tội lỗi hết sức trầm trọng vào đó. “Kẻ nào tin
cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội” (ChCn 28:26). Còn ai tưởng rằng mình
có thể lấy sự khôn ngoan và sức riêng của mình để ganh đua với ma quỉ, thì
sẽ phải thất vọng nặng nề. Đa-vít là một trong những nhân vật cao thượng
nhất thời mình. Ông vốn dũng cảm hào hiệp, có quyết tâm vâng phục ý chỉ
Đức Chúa Trời, nhưng lại dám tự mình đùa giỡ với sự cám dỗ, nên đã sa
xuống đến chỗ sâu thẳm nhất của sự xấu xa, đê tiện, và nhục nhã.
ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG TÂY VỊ AI
Câu chuyện này cũng dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ nhìn
vào tội lỗi của người ta với một chút tán thành nào cả. Đức Chúa Trời chẳng
vị nể ai cả (RoRm 2:11) theo nghĩa là Ngài cho phép một vài người nào đó
phạm tội rồi bỏ qua không trừng phạt. Đức Chúa Trời rất yêu mến Đa-vít.
Ngài đã cho vua thấy nhiều chứng cứ về tình yêu đó của Ngài. Nhưng khi
Đa-vít phạm tội, thì Đức Chúa Trời đã đối xử với tội lỗi của vua ấy thật
nghiêm khắc và bằng cách đoán phạt nhà vua không chút nương tây. Ngài đã
cho phép tội lỗi của Đa-vít cắn rứt ông, khiến cả đời ông cảm thấy cay đắng,
bị dày vò cho đến tận ngày ông qua đời.
Đức Chúa Trời đã tha tội cho Đa-vít và phục hồi địa vị được thông công với
Ngài và được hưởng niềm vui của sự cứu rỗi (Thi Tv 51:12) nhưng Ngài đã
để cho Đa-vít uống nhiều từ chiếc chén đắng mà nhà vua đã tự pha chế cho
mình. Một trong các con trai của nhà vua đã noi theo nhà vua trong tội tà
dâm mà gánh nặng của nó lại giáng trên chính con gái vua (xem IISa 2Sm
13:1-14). Một con trai khác lại noi theo nhà vua vào tội sát nhân (xem IISa
2Sm 13:28-29) và như Đa-vít đã nổi loạn chống lại Cha trên trời của vua,
chính con trai vua cũng đã nổi loạn phản lại vua (IISa 2Sm 15:13-14). Đa-vít
đã bị bỏ mặc để phải gặt lấy những gì nhà vua đã gieo. Đa-vít đã phải khóc
than về đứa con bội nghịch đó khi nó nằm dài trước mặt vua, câm lặng vì đã
chết rồi: “Vua rất cảm thương, bèn lên lầu cửa thành và khóc. Người vừa đi
vừa nói rằng: Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Áp-sa-lôm, con trai ta! con trai ta!
Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Áp-sa-lôm! con trai ta! con trai ta!
Nhưng Đa-vít đã biết rất rõ ràng rằng sở dĩ Áp-sa-lôm phải lầm lạc để rồi
phải chết, chính là vì hậu quả của tội lỗi của nhà vua.
SỰ THA THỨ TRỌN VẸN CHO MỌI TỘI NHÂN
Nhưng hãy còn một bài học quí báu khác nữa cho chúng ta trong lịch sử của
tội lỗi của Đa-vít, và đó là cả đời với một tội nhân xấu xa hơn hết, thì vẫn có
sự tha thứ đầy đủ và vô điều kiện (miễn phí). Tội của Đa-vít thật đen tốt, đen
tối như lúc nửa đêm vậy; nó thật đáng sợ; nó vô phương bào chữa; nhưng
Đa-vít đã được tha thứ, thật trọn vẹn và vô điều kiện. Đa-vít nói: “Ta đã
phạm tội cùng Đức Giê-hô-va” và qua nhà tiên tri của Ngài, Đức Chúa Trời
đã phán với Đa-vít: “Đức Giê-hô-va cũng đã xoá tội vua” (IISa 2Sm 12:13).
Trong một trong những bài thi thiên đẹp đẽ nhất của Đa-vít kể lại câu
chuyện về việc mình đã được tha tội (Thi Tv 32:1-6) chính Đa-vít đã nói cho
chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh khiết. Ngài
cực kỳ thù ghét tội lỗi. Ngài sẽ không thể nhìn vào dù là một tội nhỏ nhặt
nhất với một chút đồng ý nào. Thế nhưng Đức Chúa Trời cũng là một Đức
Chúa Trời của tình yêu thương tha thứ. Ngài đang đứng đó, sẵn sàng tha thứ
cho tội nhân xấu xa đê tiện hơn hết. Ngài luôn luôn kêu gọi những người
nam người đã phạm tội.
“Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại
cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời
chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào” (EsIs 55:7)
Có nhiều người tưởng rằng họ đã phạm tội quá nhiều, quá sâu nặng đến mức
chẳng bao giờ còn có thể được tha thứ nữa, nhưng sự thật không phải là như
thế. Thật khó tìm ra một người nào từng phạm tội sâu nặng hơn vua Đa-vít.
Nhà vua đã phạm vào cái tội lớn nhất mà một người có thể phạm đối với
một người khác, và vua đã làm bẩn đôi tay của mình bằng máu của nạn
nhân, thế nhưng nhà vua vẫn được tha thứ. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì cớ
câu chuyện của Đa-vít. Nó ban cho tôi niềm hi vọng dành cho tất cả mọi
người. Căn cứ vào những gì Thánh Kinh đã kể lại, tôi chẳng quan tâm lo
lắng gì cả cho bất kỳ ai đến hỏi tôi rằng “Có sự cứu rỗi cho tôi không?” vì
tôi sẽ không chút phân vân do dự để trả lời rằng: “Có, Đa-vít đã được tha
thứ, thì bạn cũng có thể được nữa”.
Một đêm nọ, tôi trò chuyện với một người đang bị tội lỗi cắn rứt sâu xa. Anh
ta đã làm vấy bẩn tay mình bằng máu của một đồng loại. Anh ta đã bắn chết
một người. Anh ta bảo chắc mình sẽ chẳng bao giờ được tha thứ. Tôi đã chỉ
cho anh ta lời cầu nguyện của Đa-vít trong Thi Tv 51:14 và cho anh ta thấy
rằng Đa-vít đã được giải cứu khỏi tội làm đổ máu, nên cũng có sự tha tội cho
anh ta nữa.

NHỮNG THI THIÊN CẦU HOẠ


Một phản bác thường được đưa ra chống lại Thánh Kinh là một số câu nói
trong điều gọi là “Các Thi thiên cầu hoạ”, hay những Thi thiên dường như
chứa đầy những lời nguyền rủa và cầu xin giáng hoạ cho người khác. Nhiều
câu như thế đã gây lúng túng cho các Cơ-đốc nhân nhiệt thành từng nghiên
cứu cẩn thận lời truyền dạy của Tân ước kinh liên quan đến việc tha thứ cho
kẻ thù.
Có ba khúc sách trong Thi thiên đã đặc biệt được một tác giả mới đây trích
dẫn nhằm chứng minh rằng Thánh Kinh không phải là Lời của Đức Chúa
Trời. Khúc sach thứ nhất là Thi Tv 58:6 “Hỡi Đức Chúa Trời xin hãy bẻ
răng trong miệng chúng nó”. Tác giả ấy nói rằng câu này cho thấy quá nhiều
ý tưởng báo thù khiến nó không thể được viết ra do sự cảm thúc của Đức
Thánh Linh (linh cảm).
Khúc sách thứ hai bị phản bác là Thi Tv 109:10 “Nguyện con cái nó hoang
đàng và ăn mày, phải đi xin ăn xa khỏi nhà hoang của chúng nó”. Khúc sách
thứ ba là Thi Tv 137:8-9 “Ớ con gái Ba-by-lôn, là kẻ phải bị diệt, phước cho
người báo trả ngươi. Tuỳ theo điều ác ngươi đã làm cho chúng ta! Phước
cho người bắt con nhỏ ngươi, đem chà nát chúng nó nơi hòn đá!
MỘT PHẦN KÝ THUẬT ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NÓI RA
Điều đầu tiên chúng ta cần nói là những gì chúng tôi đã nói rồi ở chương thứ
hai, tức là, thường thường thì Đức Chúa Trời chỉ đơn giản ghi lại những gì
nhiều người khác đã nói - cả kẻ xấu, người tốt, các nhân vật được linh cảm
lẫn những người nói đúng hoặc nói sai. Mặt khác, trong sách Thi thiên,
nhiều khi chúng ta có những câu của Đức Chúa Trời phán với loài người, và
những câu ấy thì bao giờ cũng đúng.
Cả ba khúc sách tôi vừa tríchd ẫn trên đây đều là những câu mà loài người
nói với Đức Chúa Trời. Đó là những lời được linh cảm, được ghi lại khi
người ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời thì chúng
nói lên nỗi dằn vặt trong lòng họ, và họ cầu xin với Đức Chúa Trời hãy báo
thù các kẻ thù của họ. Cả khi được phê phán theo các chuẩn mực của Cơ-đốc
giáo thì thà làm như thế còn hơn là tự tay mình thực hiện việc báo thù.
NHƯỢNG QUYỀN BÁO THÙ CHO ĐỨC CHÚA TRỜI
Lẽ dĩ nhiên, đây đúng là những gì Tân ước kinh truyền dạy chúng ta phải
làm liên quan đến những kẻ đối xử sai trái với chúng ta. Quyền báo thù
thuộc về Đức Chúa Trời, và chính Ngài sẽ báo ứng (RoRm 12:19), và thay
vì dành cái quyền để tự tay mình báo thù, chúng ta phải gieo nó vào tay Đức
Chúa Trời. Chắc chắn là chẳng có gì sai quấy cả trong việc cầu xin Đức
Chúa Trời bẻ răng của những kẻ ác vốn vẫn dùng răng của chúng để cắn xé
người ngay lành, chính trực.
Lời cầu nguyện thứ nhất được trích từ một Thi thiên mà chúng ta có đầy đủ
lý do để cho rằng nó là của Đa-vít, như khúc sách thứ hai cũng đã được trích
dẫn. Tuy nhiên, mọi người đều biết rõ rằng khi cá nhân Đa-vít đối xử với
các kẻ thù của vua, thì ông đã tỏ ra là người nhân ái hơn hết, vì khi ông có
được trong tay kẻ thù cay đắng và nguy hiểm nhất, luôn luôn muốn tìm cách
giết ông, thì chẳng những Đa-vít đã không giết đi, mà còn từ chối không
chịu để cho một người khác giết kẻ ấy nữa (ISa1Sm 26:5-9). Và thậm chí
khi ông chỉ làm cái công việc nhỏ nhặt nhất đối với Sau-lơ là cắt vạt áo của
vua ấy, thì lòng ông cũng đã tự trách ông (24:5), cả khi ông làm cái công
việc sỉ nhục nhỏ nhặt đó với kẻ thù từng ghét cay ghét đắng và đã thề là
“không đội trời chung” với ông.
Sẽ càng hay hơn cho chúng ta biết bao, khi thay vì tự mình báo thù, chúng ta
lại trao sự cay đắng của lòng mình cho Đức Chúa Trời, để rồi sẽ đối xử với
các kẻ thù mình bằng thái độ nhân ái thật sự, như Đa-vít vậy. Tuy thế, Đa-vít
cũng từng cầu nguyện với Đức Giê-hô-va trong Thi Tv 109:10 “Nguyện con
cái nó hoang đàng và ăn mày, phải đi xin ăn xa khỏi nhà hoang của chúng
nó” và sau đó, khi đã chiếm được địa vị quyền thế rồi, ông lại còn hỏi: “Có
người nào của nhà Sau-lơ còn sống chăng? Ta muốn vì cớ Giô-na-than mà
làm ơn cho người” (IISa 2Sm 9:1). Nhà vua tìm được một cháu nội của Sau-
lơ và cho người ấy được ăn chung bàn cùng với chính các hoàng tử của vua
(9:2,11).
MỘT LỜI TIÊN TRI CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT LỜI CẦU NGUYỆN
“Ớ con gái Ba-by-lôn, là kẻ phải bị diệt, phước cho người báot rả ngươi. Tuỳ
theo điều ác ngươi đã làm cho chúng ta! Phước cho người bắt con nhỏ
ngươi, đem chà nát chúng nó nơi hòn đá!” (Thi Tv 137:8-9)
Câu nói trong 137:8-9 nghe có vẻ rất tàn ác, nhưng là một lời tiên tri chứ
không phải là một lời cầu nguyện. Đó là bản án đáng sợ sẽ giáng trên Ba-by-
lôn vì cách thức Ba-by-lôn đã đối xử với dân sự của Đức Chúa Trời, Ba-by-
lôn phải gặt những gì nó đã gieo (xem GaGl 6:7). Kẻ khác sẽ đối xử với họ
theo như cách họ đã đối xử với dân sự của Đức Chúa Trời. Đây là một lời
tiên tri theo nghĩa đen về những gì đã thật sai xảy đến cho Ba-by-lôn sau đó.
Trong EsIs 13:15-18 chúng ta thấy có một lời tiên tri tương tự, nhưng còn
đáng sợ hơn nhiều, về tai hoạ chẳng bao lâu sẽ giáng trên ba-by-lôn.
Cho nên khi nghiên cứu các Thi thiên Cầu hoạ này dưới làn ánh sáng mà
nhiều khúc Kinh điển khác soi rõi trên chúng, mọi khó khăn được gán cho
chúng đều tan biến, và chúng ta thấy rằng đã chẳng có gì ở đây là không
hoàn toàn hài hoà với cái ý nghĩa rằng toàn bộ Thánh Kinh đều là Lời Đức
Chúa Trời. Lẽ dĩ nhiên, trong một số trường hợp, chính câu nói ra được ghi
lại đó vốn đã là không đúng rồi, còn việc ghi lại câu nói ấy là đúng và chính
xác Lời Chúa chép rằng một người nào đó đã nói như thế, tuy điều đã được
ghi lại về những gì người ấy đã nói có thể không phải là Lời Đức Chúa Trời.

ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU CÓ SAI CÁC THẦN NÓI
DỐI VÀ TÀ THẦN ĐẾN VỚI CHÚNG TA KHÔNG?
Một trong những khúc sách gây bối rối nhất cho chúng ta trong Thánh Kinh
là ở IVua 1V 22:1-53 và trong IISu 2Sb 18:1-34. Trong hai khúc sách này,
nhà tiên tri Mi-chê đã được thuật lại là có nói rằng: “Vậy, hãy nghe lời của
Đức Giê-hô-va” (IVua 1V 22:19). Trong cùng câu ấy, ông tiếp tục kể lại thế
nào ông đã “thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài và cả cơ binh trên trời
đứng chầu Ngài bên hữu và bên tả”.
Trong khúc sách này, Đức Giê-hô-va đã được tả vẽ là đang yêu cầu cả đạo
quân đang tập họp ấy hãy thuyết phục A-háp đi lên Ra-mốt trong Ga-la-át.
Rồi một thần nói dối đã được mô tả là đang tiến đến trước mặt Đức Giê-hô-
va và nói: “Tôi sẽ đi và làm một thần nói dối trong miệng những tiên tri của
Ngài” (IVua 1V 22:22). Đức Giê-hô-va được cho là đã nói với thần nói dối
ấy rằng: “Phải, ngươi sẽ dụ người được. Hãy đi, và làm như ngươi đã nói”
(c.22)
Thoạt nhìn thì dường như Đức Chúa Trời đã phê chuẩn vào dự phần vào
việc nói dối và lường gạt. Ta phải giải thích như thế nào? Nó đã được đưa ra
rõ ràng trong văn cảnh. Mi-chê nhân danh Đức Thánh Linh để nói ra đang
tìm cách thuyết phục A-háp và Giô-sa-phát đừng lên Ra-mốt trong Ga-la-át.
Tất cả các tiên tri giả đã bảo với hai vua ấy rằng họ phải ra đi và sẽ chiến
thắng. Còn Mi-chê, sứ giả của Đức Giê-hô-va lại nói với họ ngược lại, rằng
nếu họ đi lên thì sẽ bị bại trận, và A-háp chắc chắn sẽ bị tử trận, ông bảo với
họ rằng vị “thần” và các tiên tri giả, đã nhân danh để nói ra, là một vị thần
nói dối. Ông đã kể lại mọi sự bằng một phương pháp như khắc như hoạ đến
cao độ.
Tuy bức tranh ấy là vô cùng sinh động, nó không truyền dạy điều sai lầm mà
là sự thật, và truyền dạy bằng một phương pháp hầu như là có tính cách bắt
buộc, nghĩa là đã có một vị thần nói dối trên miệng các tiên tri giả. Nếu
chúng ta đọc cả phần thuật sự từ đầu chí cuối, thì rõ ràng là Đức Giê-hô-va
đã không thật sự dựphần vào việc dối gạt kia. Đã không có dự phần vào vụ
lường gạt ấy, Ngài còn sai chính nhà tiên tri của Ngài đến cảnh cáo họ rằng
vị thần mà các tiên tri giả đã nghe theo để nói, là một vị thần nói dối, và đã
nói với họ các sự kiện chính xác của trường hợp này về kết quả của trận
đánh sẽ như thế nào. Nếu họ bằng lòng chọn việc nghe lời của Đức Chúa
Trời và nhà tiên tri của Ngài, họ đã được cứu khỏi tai hoạ ấy; nhưng nếu họ
không chịu nghe Đức Chúa Trời và nhà tiên tri của Ngài, thì Đức Chúa Trời
sẽ phó mặc “cho chúng mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin đều
dối trá” (IITe 2Tx 2:11). Nhưng Ngài đã không làm như thế mà không có
cảnh cáo họ rất nhiều lần.
Đây là phương pháp phổ biến của Đức Chúa Trời, chẳng những chỉ được
truyền dạy trong Kinh Thánh, mà cả trong kinh nghiệm nữa, ấy là Ngài cho
phép mỗi người tự chọn lấy, hoặc là nghe lời Ngài để biết chân lý (sự thật),
hoặc là làm mặt ngơ tai điếc đối với Ngài để bị phó mặc cho ảo tưởng sai
lầm. Nếu họ “không chịu nhận lãnh sự yêu thương của lẽ thật để được cứu
rỗi” (IITe 2Tx 2:10) thì Đức Chúa trời sẽ phó mặc họ “mắc phải sự lầm lạc
là khiến chúng nó tin điều dối giả” (c.11). Nếu loài người muốn lời nói dối,
thì Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng đầy dẫy họ.
Trong những khúc Thánh Kinh khác dường như có dạy rằng Đức Chúa Trời
saic ác tà thần đến với người ta, thì vấn đề được đặt ra là: “Làm thế nào để
chúng ta có thể tin rằng Đức Chúa Trời là toàn thiện, là Đức Chúa Trời của
tình yêu, nhưng lại sai các tà thần đến với loài người?” Xin chúng ta chuyển
sang một khúc sách đã dạy điều đó, để sẽ cho ngay một câu trả lời cho chỗ
khó khăn này. Chúng ta đọc thấy trong ISa1Sm 16:14 “Thần của Đức Giê-
hô-va lìa khỏi Sau-lơ; Đức Giê-hô-va bèn khiến một ác thần khuyấ khuất
người” “một thà thần” có nghĩa gì? Văn cảnh cho thấy rõ ràng rằng đó là
một vị thần khuyất khuất, bồn chồn bất an, và trầm uất. Tình hình lúc ấy như
sau: Sau-lơ đã bị tố giác là bất trung với Đức Chúa Trời, vua ấy đã cố ý bất
tuân lệnh của Đức Chúa Trời (15:4-35 và nhất là c.22-23;); và hậu quả là
Đức Chúa Trời đã rút Thần Linh Ngài khỏi nhà vua, và một vị thần bất mãn,
bất an đã “nhập” vào nhà vua.
Đây không phải là một hành động xấu từ phía Đức Chúa Trời. Ngài chẳng
bao giờ có hể làm điều gì không tử tế cả. Có một điều mà lòng nhân từ
thương xót của Cha chúng ta ở trên trời vẫn ban cho chúng ta khi chúng ta
không vâng lời và đi lạc xa khỏi Ngài, ấy là Ngài sẽ khiến cho chúng ta cảm
thấy không vui và bất mãn đối với tội lỗi mình. Nếu Đức Chúa Trời cứ bỏ
mặc cho chúng ta tiếp tục vui vẻ trong tội lỗi, thì đó mới chính là điều không
tử tế nhất mà Ngài có thể làm. Nhưng do lòng nhân từ thương xót lớn lao
của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ giành lại tất cả các tội nhân, khiến họ quay trở
lại với Ngài, nếu có thể được; và nếu chúng ta phạm tội, thì vì điều lợi ích
lớn lao nhất cho chúng ta, Đức Chúa Trời sẽ đưa chúng ta đến chỗ mất tinh
thần, bất an nghiêm trọng nhất trong tội lỗi mình. Nếu chúng ta biết lợi dụng
phải lẽ vị thần bất an và mất tinh thần mà Đức Chúa Trời đã sai đến với
chúng ta đó, thì vị ấy sẽ đưa chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời và với niềm
vui của Đức Thánh Linh.
Sau-lơ đã sử dụng sai lầm vị thần ấy. Thay vì để cho tấm lòng bất an của
mình đưa mình trở lại với Đức Chúa Trời, nhà vua đã để cho tấm lòng bất an
ấy gây thêm nhiều cay đắng cho tâm hồn mình để chống lại con người đã
được Đức Chúa Trời ban đặc ân cho. Việc sai một tà thần đến là một hành
động do lòng nhân từ thương xót về phía Đức Chúa Trời. Việc sử dụng sai
hành động nhân từ thương xót ấy đã dẫn đến hậu quả là cảnh tàn hại cuối
cùng của Sau-lơ.
Ngày nay, có nhiều người từng có lần được biết một điều gì đó về Linh của
Đức Chúa Trời và niềm vui của Đức Thánh Linh nhưng lại sa vào tội lỗi; và
Đức Chúa Trời với lòng nhân từ thương xót và tình yêu lớn lao của Ngài,
hiện đang sai một tà thần đến với người ấy - một tinh thần bất an, bất mãn,
không hài lòng sâu xa, hoặc thậm chí là một nỗi đau khổ trừu tượng nữa.
Xin chúng ta hãy cảm tạ Ngài vì điều đó. Hãy để cho Ngài tra xét, hãy
khiêm hạ trước mặt Ngài để tìm xem mình đã phạm tội với Đức Chúa Trời ở
phương diện nào, khiến mình mất đi niềm vui của sự cứu rỗi. Hãy để cho
Ngài cắt nó đi, hãy xưng tội ấy ra và trở lại với Đức Chúa Trời để được Ngài
làm mới lại niềm vui của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã từng ban cho bạn
(xem Thi Tv 51:12).
Một tà thần gây bồn chồn bất an và bất mãn cũng đã được sai đến với Đa-vít
nữa, lúc vua ấy phạm tội; nhưng rồi, sau khi có chống cự chút ít, Đa-vít đã
chịu xưng tội với Đức Giê-hô-va, thì Ngài đã xoá nó đi và đưa nhà vua đến
một chỗ vui vẻ mừng rỡ trong Ngài, nơi ông có thể chỉ giáo và dạy dỗ nhiều
người khác về con đường mà họ phải theo (Thi Tv 32:4-8; 51:9-13).
GIÔ-NA VÀ CON CÁ LỚN
Qua nhiêu năm, câu chuyện về Giô-na và con cá voi (theo bản Anh văn,
Whale: con cá voi) là mục tiêu đắc ý mà người không tin Chúa nhằm vào để
chế nhạo, và nó cũng từng gây nhiều lúng túng cho những kẻ “dốt nát và tin
không quyết” (IIPhi 2Pr 3:16). Nói chung thì câu chuyện ấy đã không được
các nhà phê bình phá hoại tin tưởng, và họ thắc mắc đặt vấn đề chẳng hay nó
có thật trong lịch sử hay không. Họ tìm cách giải thích đó là một dụ ngôn
hay ẩn dụ.
Những kẻ muốn không tin toàn thể phần linh cảm và tính cách có thật tuyệt
đối của Thánh kinh đã nhiều lần quả quyết với chúng tôi kèm theo sự phô
trương về kiến thức khoa học của họ, rằng cách cấu trúc của miệng con cá
voi và hình dạng của cổ họng nó sẽ không thể nào để cho qua lọt cả một con
người còn nguyên vẹn, đó là chưa kể việc người ấy lại còn có thể sống sót và
nguyên vẹn. Chúng ta có thể nói gì về tất cả những chuyện này?
Trước hết, xin lưu ý cái sự kiện rằng đã không có chỗ nào trong Thánh Kinh
bảo với chúng ta rằng Giô-na đã bị một con cá voi nuốt sống. Trong Gion
Gn 2:1 chúng ta được cho biết là “Đức Giê-hô-va sắm sửa một con cá lớn
đặng nuốt Giô-na, Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm”. Ở đây không hề
chép rằng con cá lớn đó là một con cá voi, với cấu trúc cá biệt về cái miệng
và cổ họng của nó. Đây có thể là một con cá to đã được chuẩn bị đặc biệt
cho cơ hội ấy, hoặc là một con cá đã được quyền năng thần hữu của Đức
Chúa Trời sắp xếp để có sẵn tại đó để thi hành chủ đích mà Đức Chúa
Trờiđã hoạch định.
Khi đề cập biến cố lịch sử này. Chúa Giê-xu bảo rằng Giô-na đã ở trong
bụng cá ba ngày ba đêm” (Mat Mt 12:40). Còn con cá lớn đó là cá gì thì
chúng ta không được cho biết; nhưng ai ai cũng biết cái sự kiện rằng có rất
nhiều loại cá mà người Hi-lạp xưa gọi là “những con quái vật của biển” -
danh từ đã được các học giả dùng để dịch con cá lớn trong truyện tích của
Giô-na trong bộ Bảy Mươi Dịch Giả (Septuagint) - những con cá mập, to đủ
để nuốt cả một người hay một con ngựa, và vẫn còn tồn tại mãi đến gần đây
trong Địa Trung hải, nơi mà dường như theo phần ký thuật ở đây, là biến cố
ấy đã xảy ra. Thật vậy, có tài liệu ghi lại rằng một người nọ, từ trên tàu đã
rơi xuống Địa Trung hải và bị một trong những con quái vật ấy nuốt sống,
con quái vật bị giết, và người kia được cứu mà vẫn còn sống. Người ta cũng
từng lấy từ trong bụng một con cá to khác ra cả một con ngựa nữa.
MỘT LOẠI CÁ VOI CÁ BIỆT
Hơn nữa, cho dù Thánh Kinh có chép rằng con cá lớn kia là cá voi đi chăng
nữa, phần thuật sự cũng chẳng hề gặp khó khăn gì như những người vô tín
và thiếu hiểu biết đã cho là như thế. Nếu quả thật có những loại cá voi mà
miệng và cổ họng có hình dạng khiến chúng không thể nào nuốt được trọn
vẹn một người đã trưởng thành, thì điều đó không được nghiệm đúng với tất
cả các loại cá voi.
Trong quyển sách của ông nhan đề là “Một con cá mập dài 5 mét (15 feet)
đã được tìm th61y trong bụng một con cá nhà táng “. Ông viết thêm rằng
“khi hấp hối, con cá nhà táng luôn luôn mửa những gì đang có trong dạ dày
của nó ra”. Quyển sách của ông kể lại cho chúng ta về một con cá voi đã bị
bắt và giết đi như sau:
Số thức ăn từ dạ dày ói ra đó có khối lượng rất lớn mà một vài người trong
đám họ ước lượng cỡ bằng cả một căn phòng chứa ngư cụ của chúng tp6o,
nghĩa là khoảng gần 3x2x2 mét (8x6x6 feet).
Lẽ dĩ nhiên, một con cá cỡ đó thì chẳng gặp khó khăn gì khi cần nuốt một
người, cho nên cả phần phản bác đoạn thuật sự của Thánh Kinh theo luận
điểm rằng một con cá voi không thể nào uốt được một người là vô căn cứ
đối với một người có kiến thức cao, và vốn do sự dốt nát mà ra.
Có người có thể cãi: “nhưng tác dụng của các dịch vị tiêu hoá sẽ giết chết
một người nằm trong bụng một con cá voi hay bất kỳ một con quái vật của
biển nào khác”. Thế nhưng, nói như thế là loại Đức Chúa Trời ra khỏi bức
tranh trong khi trong câu chuyện này của Thánh Kinh thì Đức Chúa Trời
chính là Đấng có quyền áp đảo đối với cả quá trình tiêu hoá. Đức Chúa Trời
đã tạo ra con quái vật, con người và các dịch vị tiêu hoá, rất có thể kiểm soát
dễ dàng các dịch vị tiêu hoá để giữ cho người ấy còn sống. Chúng tôi không
cố tìm cách vạch rõ rằng đây không phải là một phép lạ, nhưng những ai thật
sự tin vào Đức Chúa Trời và thường có một kinh nghiệm quan trọng nào với
Đức Chúa Trời cũng đều chẳng gặp rắc rối gì với một phép lạ.
Hơn nữa, thiết tưởng cần nói thêm rằng Thánh Kinh không có nói rằng Giô-
na vẫn còn sống trong thời gian ông nằm trong bụng con cá lớn kia. Có
nhiều điều trong đoạn thuật sự như đã được ghi lại trong sách Giô-na có vẻ
như cho thấy rằng ông đã không còn sống (xem Gion Gn 2:2,5-7). Dường
như rất có thể rằng Giô-na đã thật sự chết rồi, rồi được khiến từ chết sống
lại. Nếu quả thật Giô-na đã chết, thì điều đó chỉ thêm một lần nữa cho những
lần sống lại đã được chép trong Thánh Kinh mà thôi, và khiến Giô-na càng
trở thành một biểu tượng (hình bóng) đáng chú ý hơn nữa của Chúa Cứu
Thế.
Với những người tin Đức Chúa Trời, thì chẳng có khó khăn gì để tin vào sự
sống lại, nếu sự việc đã được chứng thực đầy đủ. Tại sao lại tưởng rằng việc
Đức Chúa Trời khiến người chết sống lại, lại là điều không thể tin được? Đã
có nhiều trường hợp mà Thánh Kinh đã ghi lại ít nhất là việc khiến sống lại
nhiều người nam người nữ có vẻ như đã chết đến mấy ngày rồi. Sử tính của
biến cố về Giô-na và con cá lớn này đã được chính Chúa Cứu Thế Giê-xu
chuẩn nhận (Mat Mt 12:40). Cho rằng đây chỉ là dụ ngôn hay ẩn dụ là không
tin lời của chính Chúa Giê-xu.
Cho nên sau khi xét kỹ những gì Kinh điển nói và các sử kiện, tất cả những
khó khăn được giả định là đã có trong câu chuyện của Giô-na và “con cá
voi” đều tan biến mất cả.

VÀI “MÂU THUẪN” QUAN TRỌNG TRONG THÁNH KINH


Tôi thường gặp nhiều người bảo rằng Thánh Kinh có “đầy dẫu mâu thuẫn”.
Khi tôi bảo họ hãy thử chỉ cho tôi một chỗ, thì họ nói “Bộ sách ấy đầy dẫy
những điểm như thế”. Khi tôi thúc giục họ chỉ ra một điểm mà thôi, thì
thường thường, họ chẳng nói gì thêm nữa cả. Nhưng thỉnh thoảng tôi gặp
một người không tin Chúa cũng biết về Thánh Kinh đủ để chỉ ra một vài chỗ
có vẻ như có mâu thuẫn. Trong chương này, tôi sẽ xét đến một vài trong số
đó”
CHÚNG TA CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?
Một trong những phản bác như thế thườngđược chỉ ra nhất là chỗ dường như
có mâu thuẫn giữa GiGa 1:18 mà chúng ta đọc thấy “Chẳng hề ai thấy Đức
Chúa Trời”, với XuXh 24:10 chỗ chúng ta được bảo cho biết là Môi-se, A-
rôn, Na-đáp, A-bi-hu và bảy mươi trưởng lão của dân Y-sơ-ra-ên, “ngó thấy
Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (cũng có nhiều khúc sách khác nữa chép
rằng nhiều người đã nhìn thấy Đức Chúa Trời). Vậy, trông có vẻ như đây là
một điểm rõ ràng có mâu thuẫn, và nhiều người hoài nghi và ngoại đạo từng
bị nó gây bối rối. Và đã có một trong những người tận hiến cho Chúa nhất
của tôi từng biết đã bị nó gây bối rối đến độ đã rời chỗ ông ta đang làm việc,
đi nhiều dặm đường với tinh thần rất bối rối, để đến hỏi tôi về vấn đề ấy.
Giải pháp cho vấn đề khó khăn có vẻ như không thể nào giải đáp được này,
thật ra, là rất đơn giản.
Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng hễ khi nào có hai câu nói hoàn toàn mâu
thuẫn với nhau về từ ngữ, thì cả hai đều vẫn có thể tuyệt đối đúng cả, vì các
từ ngữ đã được dùng trong hai câu nói kia đã không được dùng theo cùng
một ý nghĩa với nhau. Thí dụ nếu có người hỏi tôi rằng có bao giờ tôi nhìn
thấy được phần sau của đầu mình không, thì tôi có thể trả lời là “không, tôi
chẳng bao giờ nhìn thấy được cái ót của mình”, và câu này là hoàn toàn
đúng. Hoặc tôi cũng có thể trả lời: “Vâng, tôi từng thấy cái ót của mình” mà
câu này thì cũng đúng nữa, tuy hai câu trả lời của tôi có vẻ như hoàn toàn
mâu thuẫn nhau. Quả thật là tôi chưa bao giờ thật sự nhìn thấy cái ót của
mình, nhưng tôi đã được nhìn thấy nó rất nhiều lần khi soi mình với một tấm
gương khác đặt phía sau mình.
Câu trả lời của tôi hoàn toàn tuỳ thuộc vào điều mà người kia ngụ ý muốn
nói khi ông ta đặt câu hỏi ấy cho tôi. Nếu ông ta ngụ ý muốn hiểu theo một ý
này, thì tôi sẽ trả lời “không” mà như thế là đúng. Nếu ông ta ngụ ý muốn
hiểu theo một ý khác, thì tôi sẽ trả lời là “Có, tôi từng nhìn thấy cái gáy củ
amình” và câu này cũng đúng nữa. Dù vậy, có người sẽ phản đối: “Ở trường
hợp sau, ông đã không thật sự nhìn thấy cái ót của mình. Điều ông thấy chỉ
là ảnh chiếu của phần phía sau cái đầu của ông trong gương mà thôi”.
Nhưng tôi sẽ đáp lại: “Cả ông cũng chẳng nhìn thấy được cái ót của một nơi
khác khi nhìn thẳng vào đó nữa. Cái mà ông thấy chỉ là ảnh chiếu của cái
đầu người ấy trên võng mạc của con mắt ông mà thôi”.
Nhưng mọi người đều biết mình muốn nói gì khi dùng cách nói theo nghĩa
thông thường đó mỗi ngày. Ai cũng biết khi bạn nói mình nhìn thấy cái gáy
của một người khác, là bạn muốn nói rằng bạn nhìn thấy một ảnh chiếu của
nó trên võng mạc của con mắt của bạn; và họ cũng biết khi bạn nói bạn nhìn
thấy chính cái ót của bạn trên một tấm gương, là bạn muốn nói rằng mình
nhìn thấy cái ót của mình trên một mặt gương. Ở trường hợp trước, bạn thấy
một ảnh chiếu; trong trường hợp sau, bạn thấy ảnh chiếu của cái ảnh chiếu
đó, do đó, trong cả hai trường hợp điều bạn thật sự nhìn thấy là vật được hản
chiếu lại.
Vậy, ở trường hợp trước mặt chúng ta đây trong Thánh Kinh, sự việc cũng
tương tự như trong thí dụ minh hoạ ở phần trên. Trong yếu tính đời đời của
Ngài thì Đức Chúa Trời vốn “vô hình” (ITi1Tm 1:17). Chưa hề có ai từng
nhìn thấy Ngài, mà chúng ta cũng không thể nhìn thấy Ngài được (ITi1Tm
6:16). Ngài vốn là thần linh, chứ không phải là một sự vật có hình thức
(GiGa 4:23-24), cho nên Giăng mới nói cho chúng ta biết cái chân lý sâu
nhiệm và kỳ diệu là:
“Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã
giãi bày Cha cho chúng ta biết” (1:18)
Nghĩa là Đức Chúa Trời “vô hình” (không thể nhìn thấy được) này đã được
giãi bày, được lý giải cho chúng ta hiểu (từ ngữ được dịch ra là “giãi bày” ở
đây là từ ngữ do đó mà có danh từ exegesis hay giải kinh) nhờ lời phán và
nơi con người của chính Chúa Giê-xu. Cho nên Ngài đã được công bố thật
đầy đủ, chẳng những bằng lời truyền phán của Chúa Giê-xu, mà bằng cả con
người của Ngài nữa, khiến Chúa Giê-xu có thể bảo rằng: “Ai đã thấy ta, tức
là đã thấy Cha” (14:9)
Hơn nữa Đức Chúa Trời mà yếu tính là vô hình này, bởi ân điển lớn lao của
Ngài, đã vui lòng tự bày tỏ mình ra bằng hình dáng (thức, thể) con người
nhiều lần. Môi-se và bảy mươi trưởng lạo đã thấy một lần tự bày tỏ ra (thể
hiện) của Đức Chúa Trời như thế lúc họ ở trên núi (XuXh 24:9-10). Ê-sai
từng thấy một lần thể hiện như thế trong đền thờ (EsIs 6:1), và khi mô tả
điều đó, nhà tiên tri đã tuyên bố rất đúng rằng: “Tôi thấy Chúa”. Gióp cũng
thấy một lần thể hiện như thế, và đã tự cảm thấy mình thấp hèn khi được gặp
Đức Chúa Trời mặt đối mặt, đến độ ông đã phải kêu lên: “Tôi lấy làm gớm
ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi” (Giop G 42:6).
Trong những lần “hiện hình” này, chính Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ mình
ra, cho nên các nhân vật vừa kể trên đã nhìn thấy Ngài. Thế thì chúng ta đã
thấy là cả hai câu nói có vẻ như mâu thuẫn nhau - tức là “Chẳng hề (có) ai
thấy Đức Chúa Trời” (GiGa 1:18), và Môi-se cùng với nhiều người khác nữa
“ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (XuXh 24:10) - đều hoàn toàn
đúng.
Bản thân Chúa Cứu Thế Giê-xu là sự thể hiện (tự bày tỏ ra) tột định của Đức
Chúa Trời. “Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong
Đấng ấy như có hình” (CoCl 2:9). Cho nên Chúa Giê-xu đã nói hoàn toàn
đúng sự thật với Phi-líp rằng: “Ai đã thấy ta tức là đã thấy Cha” (GiGa
14:9). Rồi sẽ có lúc tất cả những người có lòng trong sạch đều sẽ được ngắm
xem vĩnh viễn chính Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình ra, có hình thể (thức,
dáng) hẳn hoi (Mat Mt 5:8).
Hình thức mà Chúa Giê-xu đã hiện hữu trước trạng thái được vinh hiển, là
“hình Đức Chúa Trời” (Phi Pl 23:6). Từ ngữ Hi-văn đã được dịch ra là
“hình” trong khúc sách này có nghĩa là “hình thức bởi đó một người hay một
vật đập mạnh vào tầm nhìn; diện mạo bên ngoài” do đó, chúng ta đã được
dạy cho biết rõ ràng rằng diện mạo bên ngoài của Chúa Giê-xu trước khi
Ngài nhập thể, là diện mạo bên ngoài của Đức Chúa Trời - nghĩa là Ngài
chính là Đức Chúa Trời vô hình, Đấng vốn là thần linh trong yếu tính, tự
biểu hiện (bày tỏ mình ra) bằng hình thức bên ngoài hữu hình, có thể nhìn
thấy được.
CÂU GHI TRÊN THẬP TỰ GIÁ
Một “mâu thuận” thứ hai mà người không tin Chúa cho là quan trong và
khiến nhiều tín hữu lúng túng, là ở trong bốnđoạn ký thuật về câu ghi trên
tấm bảng treo tại thập tự giá. Chúng ta đọc thấy trong Mat Mt 27:37 “Phía
trên đầu Ngài họ để cái bảng đề chữ, chỉ về Ngài rằng: NGƯỜI NÀY LÀ
JÊSUS, VUA DÂN GIU-ĐA”. Chúng ta đọc thấy trong Mac Mc 15:26 “Án
Ngài có ghi vào cái bảng rằng: Vua dân Giu-đa”. Chúng ta đọc thấy trong
LuLc 23:38 “Phiá trên đầu Ngài có đề rằng: NGƯỜI NÀY LÀ VUA DÂN
GIU-ĐA”. Và chúng ta cũng đọc thấy trong GiGa 19:19 “Phi-lát cũng sai
làm một tấm bảng, rồi treo lên trên thập tự giá. Trên bảng đó, có đề chữ
rằng: JÊSUS NGƯỜI NA-XA-RÉT LÀ VUA DÂN GIU-ĐA”
Nhưng, đã chẳng có hai câu nào trong số ấy lại nhất trí với nhau trong các từ
ngữ đã được sử dụng. Cho nên người phản bác đã thắc mắc đặt câu hỏi:
“Làm thế nào để cả bốn câu đều có thể cùng đúng cả được?” Người ta bảo
rằng ít nhất phải có đến ba câu sai ở một phần nào đó. Những kẻ chống lại
sự linh cảm về lời nói của Kinh điển đã bàn cãi rất nhiều về chỗ khó khăn
này. Trong nhiều chủng viện thần học của chúng ta, người ta cũng đã thảo
luận rất nhiều về điểm này.
Tôi rất ngạc nhiên khi có người lại quá quan tâm đến nó, vì câu trả lời được
tìm thấy hết sức rõ ràng ngay trong chính các khúc sách đã được trích dẫn,
rằng thật là điều đáng kinh ngạc khi có người nghiên cứu cẩn thận mà lại bỏ
qua nó. Trong GiGa 1:9-20 Giăng bảo rằng lời tố cáo khiến Chúa Giê-xu
phải bị đóng đinh vào thập tự giá đã được viết bằng Hy-bá-lai văn, La-văn,
và Hi-văn để cho tất cả mọi người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau hiện diện
(lúc ấy) đều có thể đọc được bằng Hy-bá-lai văn dành cho thường dân, bằng
La-văn dành cho người La-mã; và bằng Hi-văn là ngôn ngữ phổ quát (quốc
tế). Phần cốt yếu của lời buộc tội là Chúa Giê-xu đã tự xưng là “Vua dân
Giu-đa” và Ngài đã bị đóng đinh vaò thập tự giá là vì đã tự xưng như thế.
Điều đó giải thích tại sao mấy chữ Vua dân Giu-đa đã xuất hiện trong Hy-
bá-lai văn, La-văn và Hi-văn, và tại sao chúng cũng xuất hiện trong cả bốn
phần ký thuật và các sách Phúc âm.
Lẽ tự nhiên là Ma-thi-ơ sẽ viết mấy chữ ghi trên tấm bảng đó theo Hy-bá-lai
văn; Mác cũng viết chúng theo phong cách của La-văn, và Lu-ca thì viết nó
theo phong cách của Hi-văn. Cuối cùng thì Giăng đã viết chúng theo hình
thức hoàn toàn La-mã. “Giê-xu người Na-xa-rét” là một câu đầy đủ và rõ
ràng cho biết Chúa Giê-xu là ai, còn lời kết án là “Vua dân Giu-đa”.
Điều duy nhất còn lại để phải “tính sổ” là điểm dị biệt giữa Mác và Giăng,
nhưng nếu chúng ta đọc Mac Mc 15:26 chúng ta sẽ thấy rằng Mác không
bảo là mình viết thật đầy đủ câu đã được ghi trên tấm bảng kia. Ông chỉ nói:
“Án Ngài có ghi vào cái bảng rằng: Vua dân Giu-đa”. Bản án là “Vua dân
Giu-đa, và đó là câu Mác ghi lại, chỉ một câu đó mà thôi. Mấy chữ “Đây là
Giê-xu người Na-xa-rét” không phải là bản án, mà là tên của bị cáo. Cho nên
mọi khó khăn mà do đó thiên hạ đã bàn tán quá nhiêu, đều tan biến khi
chúng ta lưu ý xem đúng ra thì điều gì đã được nói ra, và tất cả những gì đã
được nói ra.
VIỆC ĂN NĂN QUY ĐẠO CỦA PHAO-LÔ
Một “mâu thuẫn” khác đã được to chuyện dường như là giữa hai phần ký
thuật khác nhau về việc ăn năn quy đạo của Sau-lơ người Tạt-sơ. Trong
Cong Cv 9:7 chúng ta được cho biết rằng những người cùng đi với Sau-lơ
đến Đa-mách nghe tiếng nói phán với Sau-lơ mà chẳng thấy ai hết. Mặt
khác, chính Phao-lô, khi kể lại với người Do-thái tại Giê-ru-sa-lem câu
chuyện về việc ăn năn quy đạo của minh, lại nói “Những kẻ đi với tôi thấy
ánh sáng rõ ràng, nhưng chẳng nghe tiếng của Đấng phán cùng tôi” (Cong
Cv 22:9)
Vậy, hai câu này có vẻ như trực tiếp mâu thuẫn nhau. Khi kể lại câu chuyện
về ăn năn quy đạo này, Lu-ca bảo rằng những người cùng đi với Phao-lô
nghetiếng nói, nhưng bản thân Phao-lô khi kể lại chuyện ăn năn quy đạo của
mình, lại bảo rằng họ đã không nghe tiếng nói ấy. Còn có gì có thể mâu
thuẫn nhau rõ ràng hơn thế?
Dù vậy, điểm dường như mâu thuẫn nhau đó sẽ hoàn toàn biến mất khi
chúng ta đọc hai khúc sách ấy trong Hi-văn. Từ ngữ Hi-văn được dịch ra là
“nghe” là động từ “làm chủ, cai trị” trong cả hai trường hợp, đã được dùng
theo hai “cách”, thuộc cách hay sở hữu cách và mệnh lệnh cách. Trường hợp
thuộc cách được dùng khi một người hay một vật được đề cập, được nói đến,
và khi tiếng nói được nghe thấy. Tuy nhiên, khi bức thông điệp được nghe
nói ra, thì mệnh lệnh cách đã được sử dụng. Thường thường chỉ có khác
nhau ở một mẫu tự mà thôi ở cuối từ ngữ, giữa hai trường hợp. Trong Cong
Cv 9:7 thuộc cách đã được sử dụng. Họ nghe tiếng nói, nghĩa là tiếng động
của tiếng nói. Trong 22:9 những lời nói đã được dịch ra là “tiếng nói”, thuộc
“mệnh lệnh cách”. Họ đã không nghe được, hay nghe mà không hiểu, bức
thông điệp của Đấng đang nói.
Từ ngữ đã được dịch ra là “tiếng nói” cũng có hai nghĩa; một là “một tiếng
động, một giọng nói”, và hai là một tiếng nói, nghĩa là “một tiếng động của
những lời lẽ được nói ra”. Họ có nghe tiếng nói chỉ như tiếng động mà thôi.
Nhưng họ không nghe tiếng nói là “tiếng động của những lời lẽ đã không
được nói ra” tức là bức thông điệp. Thế là một chỗ có vẻ như khó hiểu khác
hoàn toàn tan biến khi chúng ta xét xem đúng ra thì nguyên văn Thánh Kinh
đã nói gì. Và thay vì có một phản bác chống lại Thánh Kinh, chúng ta lại có
một thí dụ khác minh hoạ cho tính cách chính xác tuyệt đối, không phải chỉ
do một từ ngữ, mà xuống tận đến một mẫu tự duy nhất kết thúc một từ ngữ,
để nhờ đó một trường hợp khó khăn được làm sáng tỏ.
CÁC KÝ THUẬT VỀ SỰ SỐNG LẠI
Một số người phủ nhận tính chính xác của Thánh Kinh đã bàn nhiều về
những chỗ có vẻ như mâu thuẫn nhau trong nhiều phần ký thuật khác nhau
về việc Chúa Cứu thế Giê-xu đã từ chết sống lại. Có lần một nhân vật không
tin Chúa nổi tiếng đã gởi cho một nhật báo vấn đề sau đây, yêu cầu tôi giải
quyết.
Phần ký thuật về cuộc viếng mộ trong bốn sách Phúc âm đều khác hẳn nhau.
Ở một trường hợp, có hai sách Phúc âm vạch rõ rằng hai phụ nữ đã thấy hai
vị thiên sứ tại phần mộ, còn hai sách Phúc âm khác lại nhấn mạnh rằng họ
chỉ thấy có một vị thiên sứ mà thôi. Vậy, đâu là giải pháp cho chỗ rõ ràng là
khó hiểu này?
Trước hết, xin nói rằng người phản bác đã không nêu ra thật đương các sự
kiện đã xảy ra trong trường hợp ở đây. Quả thật là Ma-thi-ơ có nói là họ thấy
một vị thiên sứ (Mat Mt 28:1-5) còn Mác thì nói “Họ thấy một người trai trẻ
(được cho là một thiên sứ Mac Mc 16:5-7), nhưng cả Ma-thi-ơ lẫn Mác đều
không có nói rằng “họ chỉ thấy có một vị thiên sứmà thôi”. bảo rằng họ thấy
một không hề loại trừ được việc rất có thể là họ có thấy đến hai vị thiên sứ.
Cho nên, thay vì bảo rằng quả thật là hai sách Phúc âm ấy nói rằng “họ chỉ
thấy có một vị thiên sứ mà thôi”, ta có thể nói rằng thậm chí đã chẳng có
một sách Phúc âm nào đã nói là chỉ có một vị thiên sứ duy nhất là đã được
nhìn thấy mà thôi.
Hơn nữa, xin lưu ý là, như người phản bác đã vạch rõ, không phải là có hai
sách Phúc âm đã nói là các phụ nữ kia đã thấy có hai vị thiên sừ tại phần mộ.
Quả thật là Lu-ca có nói rằng sau khi vào trong mộ, họ thấy có hai người
nam (được cho là hai vị thiên sứ) mặc áp sáng như chớp, hiện ra trước mặt
họ (LuLc 24:3-4). Tuy nhiên rõ ràng là điều này không hề ám chỉ biến cố mà
Ma-thi-ơ đề cập, vì vị thiên sứ được ông nói đến là một vị thiên sứ ở bên
ngoài phần mộ.
Dường như ông cũng không hề đề cập cùng một sự kiện mà Mác nói đến, vì
người nam (hay vị thiên sứ) trong sách Phúc âm Mác là một người đang
ngồi bở bên phải phần mộ. Rất có thể rằng vị thiên sứ này đến trước, rồi sau
đó, vị thiên sứ ở bên ngoài phần mộ mới đến sau, và cả hai đều cùng đứng
bên cạnh hai phụ nữ kia. Sự việc rất có thể đã xảy ra như thế, như bức thông
điệp đã được truyền phán bởi hai vị trong sách Lu-ca có phần giống với bức
thông điệp được truyền phán bởi vị thiên sứ đứng ở phía ngoài ngôi mộ
trong sách Ma-thi-ơ, và bởi người nam ở bên trong phần một trong sách Mác
(xem LuLc 24:5,6; Mat Mt 28:5-7; Mac Mc 16:5-7).
Giải pháp thật đơn giản cho tất cả sự việc, là có một vị thiên sứ ở phía ngoài
phần mộ khi các phụ nữ đến nơi, và họ nhìn thấy một vị khác nữa ở bên
trong phần mộ. Vị ở phía ngoài tiến vào, và vị đang ngồi đã đứng dậy để
cùng nhau đứng bên cạnh hai phụ nữ, hoặc là một vị nói trước và một vị nói
sau, và cùng thốt ra những lời lẽ như đã được ghi lại trong sách Ma-thi-ơ,
Mác, và Lu-ca.
Thế còn phần ký thuật trong sách Giăng thì sao? Giăng bảo với chúng ta
rằng có hai vị thiên sứ mặc áp trắng đang ngồi, một vị ở đằng đầu và một vị
ở đằng chân, chỗ xác Đức Chúa Giê-xu đã nằm (GiGa 20:12-13). Chúng ta
hoà giải thế nào chỗ này với ba chỗ kia? Rất dễ dàng thôi. Đây không phải là
nhóm các phụ nữ đã nhìn thấy hai vị thiên sứ này, mà chúng ta được bảo cho
biết thật phân biệt rằng chỉ có một mình bà Ma-ri nhìn thấy cảnh này mà
thôi. Bà Ma-ri đã cùng khởi hành với các phụ nữ khác để đi đến mộ, đã đến
trước cả nhóm một chút, và là người đầu tiên nhìn thấy tảng đá chận cửa một
đã bị lăn ra khỏi cửa mộ rồi (GiGa 20:1), và đã tức khắc kết luận rằng ngôi
mộ đã bị ăn trộm, nên chạy thật nhanh đi trước để trở vào trong thành phố,
báo tin cho hai sứ dồ Phi-e-rơ và Giăng (GiGa 20:2).
Lúc bà đang ở trên đường trở vào thành phố, cá phụ nữ khác mới đến và vào
trong mộ, và những việc được ghi lại trong các sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca
đã xảy ra. Các bà này đã lìa khỏi phần mộ trước khi bà Ma-ri lại đến đó lần
thứ hai. Phi-e-rơ và Giăng cũng lìa khỏi đó lúc bà Ma-ri đến nơi, và hai vị
thiên sứ, một vị l1uc ấy, đang ở phía ngoài và vị kia thì ngồi bên trong, đều
cùng đến ngồi, một vị ở đằng đầu và vị kia ở đằng chân, chỗ người ta đã đặt
thi thể của Chúa Giê-xu.
Tất cả những chỗ có vẻ như mâu thuẫn nhau trong bốn phần ký thuật về Sự
sống lại của Chúa Giê-xu (và chúng vốn có nhiều) cũng đều tan biến sau khi
được nghiên cứu kỹ. Tự chúng, những điểm dường như mâu thuẫn ấy lại trở
thành các chứng cứ của chân lý và tính chính xác của các phần ký thuật. Rõ
ràng là cả bốn phần ký thuật đều riêng biệt và độc lập đối với nhau. Nếu bốn
người khác nhau cùng ngồi lại để dựng lên một câu chuyện về một người đã
sống lại mà không hề xảy ra, chắc họ phải tạo ra bốn câu chuyện có vẻ như
ăn khớp với nhau. Ít nhất cũng là ở mặt ngoài. Bất cứ một điểm mâu thuẫn
nào có thể có trong bốn phần ký thuật đều chỉ bộc lộ sau khi được nghiên
cứu cặn kẽ và cẩn thận
Tuy nhiên, trong các sách Phúc âm trường hợp trái ngược lại đã xảy ra. Tất
cả các điểm có vẻ như mâu thuẫn nhau đều chỉ có trên bề mặt. Chỉ sau khi
nghiên cứu kỹ càng và công phu, sự nhất trí thật sự mới loé ra. Đây chính là
loại hài hoà không thể nào có được giữa bốn phần ký thuật được tạo ra cùng
một lúc. Đây chính là loại nhất trí chỉ có thể có được trong bốn phần ký
thuật độc lập về đại thể và xảy ra trong cùng hững hoàn cảnh giống nhau -
mỗi người ký thuật đều kể lại cùng một câu chuyện theo cách nhìn thấy của
riêng mình, kể lại các chi tiết đã gây ấn tượng cho mình, bỏ qua các chi tiết
cho một người ký thuật khác đến mức người ấy phải kể nó lại.
Lắm khi hai phần ký thuật thoạt trong có vẻ như mâu thuẫn nhau, nhưng
phần ký thuật thứ ba chen vào và không cố ý, nhưng lại hoà giải được những
chỗ có vẻ như khác nhau của hai phần ký thuật kia. Đây chính là điều chúng
ta gặp trong bốn phần ký thuật về sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Chúng ta có thể hết lòng tạ ơn Đức Chúa Trời vì có nhiều điểm dường như
khác nhau giữa chúng. Và cả khi nếu chúng ta không tìm được lời giải đáp
cho một vài điểm có vẻ như mâu thuẫn nhau đó, sự kiện nhờ nghiên cứu thật
kỹ, chúng ta tìm được một giải pháp cho một điều có vẻ như là một mâu
thuẫn không thể giải thích được, sẽ gợi ý cho chúng ta tin chắc chắn rằng
nếu chúng ta biết được tất cả các sự kiện của trường hợp đã xảy ra đó, chúng
ta cũng sẽ tìm ra được một giải pháp cho những chỗ có vẻ như khác nhau mà
chúng ta vẫn chưa hoà giải được.
Càng nghiên cứu kỹ bốn phần ký thuật về sự Phục sinh, chúng ta sẽ càng tin
quyết rằng nếu quả thật chúng ta có lòng chân thành muốn hiểu rõ vấn đề ấy,
thì đó chính là những phần ký thuật sự chân thực về những gì đã thật sự xảy
ra. Chúng không thể là một câu chuyện giả tạo đã được dựng lên cùng một
lúc; bằng chứng cho điều đó là những điểm khác nhau giữa chúng. Chúng lại
càng không thể được dựng lên độc lập đối với nhau. Bốn người độc lập đối
với nhau ngồi lại để tạo ra một phần ký thuật về một việc gì đó chưa bao giờ
xảy ra, sẽ không thể nhất trí ở bất cứ một điểm nào cả. Nhưng sự kiện là
càng ghiên cứu bốn phần ký thuật, chúng ta càng khám phá ra rất rõ ràng
rằng cả bốn phần ký thuật ấy đều ăn khớp với nhau.
Những gì đã được nói ra về những điểm dường như khác nhau giữa bốn
phần ký thuật về sự Phục sinh cũng có thể đem áp dụng cho những chỗ có vẻ
như dị biệt trong nhiều phần ký thuật khác về cùng một biến cố. Chúng vốn
có nhiều, và nêu chúng ra với đầy đủ chi tiết sẽ đòi hỏi cả một quyển sách
dày hơn quyển sách này rất nhiều; nhưng thí dụ minh hoạ trình bày trên đây
sẽ có thể được dùng để chứng minh thế nào các điểm có vẻ như khác nhau
đó đều có thể được hoà giải từng điểm một nếu chúng ta chịu nghiên cứu
chúng thật cặn kẽ, thấu đáo. Và nếu còn có điểm nào vẫn chưa chịu khuất
phục trước công tác nghiên cứu gian khổ nhất của chúng ta, chúng ta vẫn có
thể tin quyết rằng nếu chúng ta biết rõ được tất cả cả các sự kiện của trường
hợp đó, thì những điểm có vẻ như khác nhau đó đều sẽ có thể hoà giải được.
PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỔI Ý?
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh điển từng gây nhiều
tranh luận và đã khiến cho nhiều tín hữu bối rối là vấn đề sau đây. Chúng ta
đọc thấy trong MaMl 3:6 “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” và
trong Gia Gc 1:17 thì
“mọi ân điển tốt lành cùng mọi sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và
bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng
chẳng có bóng của sự biến cải nào”
Còn trong ISa1Sm 15:29 chúng ta lại đọc thấy “Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-
ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà
ăn năn”
Tuy nhiên, còn mâu thuẫn rõ ràng hơn với mấy câu này, chúng ta đọc thấy
trong Gion Gn 3:10 “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ
đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự hoạ mà Ngài đã phán
sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó”. Thêm vào đó SaSt 6:6 cũng chép
“thì (Đức Giê-hô-va) tự trách (ăn năn) đã dựng nên loài người trên mặt đất
và buồn rầu trong lòng”. Ở đây không những chép “Đức Giê-hô-va tự trách
(ăn năn)” mà còn nói Ngài “buồn rầu trong lòng” nữa. Vậy đây có vẻ là một
mâu thuẫn rõ ràng. Phải giải thích như thế nào đây?
Lời giải thích là như thế này những gì mà loạt câu thứ nhất dạy là tuyệt đối
đúng; Đức Chúa Trời là Đấng bất biến tuyệt đối. Ngài vốn là Đấng “hôm
qua ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (HeDt 13:8). Nhưng
điều mà những khúc sách thứ hai chép cũng đúng nữa, vì nếu Đức Chúa
Trời vốn vẫn giữ nguyên cá tính của Ngài - nghĩa là tuyệt đối bất biến, vô
cùng oán ghét tội lỗi, và chủ đích của Ngài là luôn luôn thăm phạt tội lỗi -
thì nếu có một thành phố hay người nào thay đổi thái độ của mình đối với tội
lỗi, Đức Chúa Trời nhất thiết cũng thay đổi thái độ của Ngài đối với thành
phố hay con người đó.
Nếu Đức Chúa Trời vốn cứ y nguyên, nếu thái độ của Ngài đối với tội lỗi và
sự công chính là bất biến, thì cách đối xử của Ngài với con người ta phải
thay đổi khi họ biết xây bỏ tội lỗi để ăn năn. Cá tính của Ngài vốn chỉ là
một, nhưng cách đối xử của Ngài với loài người sẽ thay đổi khi họ thay đổi,
chuyển từ địa vị bị Ngài thù ghét, do lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với
tội lỗi, sang địa vị làm đẹp lòng tình yêu bất biến sự công chính của Ngài.
Chúng ta có thể minh hoạ cho việc này bằng vị trí của một nhà ga tàu hoả,
vốn chỉ đứng nguyên một chỗ, so với con tàu hoả vẫn di chuyển trên các
đường ray trước ngôi nhà ga ấy. Khi con tàu bắt đầu di chuyển, thì nó nằm
tại hướng đông của nhà ga, nhưng khi nó chạy về hướng tây của nhà ga.
Phương pháp duy nhất, để nhà ga có thể đứng nguyên một chỗ đối với con
tàu đang di chuyển, là phải chuyển theo con tàu khi con tàu di chuyển. Thế
nhưng nếu vị trí của nhà ga là bất biến, thì hướng của nó đối với con tàu phải
thay đổi khi con tàu di chuyển.
Thái độ của Đức Chúa Trời đối với loài người cũng thế. Nếu Đức Chúa Trời
vốn bất biến về cá tính chủ đích và lập trường, thì khi con người chuyển từ
địa vị tội lỗi sang địa vị cùng chính thái độ của Ngài đối với con người ấy
cũng phải thay đổi. Chính sự kiện Đức Chúa Trời không ăn năn (tự trách,
đổi ý), mà luôn luôn luôn có cùng một thái độ đối với tội lỗi, khiến Ngài
nhất thiết phải ăn năn (đổi ý) trong cách cư xử của mình (thay đổi trong cách
cư xử với loài người) khi họ xây bỏ tội lỗi để quay về với sự công chính.
Về vấn đề Đức Giê-hô-va ăn năn vì đã dựng nên loài người trên đất, và việc
điều đó đã khiến Ngài buồn lòng, thì cũng là điều cần thiết do thái độ bất
biến của Ngài đối với tội lỗi. Nếu Đức Chúa Trời không ăn năn (đổi ý hay
thay đổi thái độ đối với tội lỗi), nếu sự gian ác của loài người cứ ngày càng
tăng, thì sự không ăn năn, lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với tội lỗi nhất
thiết phải đòi hỏi rằng con người mà Ngài đã tạo dựng, đã sa vào tội lỗi
nghiêm trọng và đáng ghê tởm đối với Ngài như thế, phải trở thành đối
tượng để Ngài hết sức buồn phiền và Ngài phải từ bỏ những cách đối xử
sáng tạo của Ngài để chuyển sang những cách đối phó phá hoại của Ngài đối
với họ.
Làm như thế là cần thiết đối với tội lỗi của loài người. Một Đức Chúa Trời
thánh khiết bất biến phải tiêu diệt con người đã sa vào tội lỗi, vô phương cứu
vãn. Điều kiện duy nhất để Ngài có thể dung thứ cho người ấy, là chính Ngài
phải thay đổi từ một Đức Chúa Trời có cá tính thánh khiết lúc tao dựng con
người, để trở thành một Đức Chúa Trời không thánh khiết. Thế là một lần
nữa, chúng ta thấy dường như có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là
chẳng có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là chẳng có mâu thuẫn gì
cả, mà có sự hoàn toàn nhất trí do sự kiện và tư tưởng giữa hai khúc sách có
vẻ như mâu thuẫn nhau ở các từ ngữ ở cách nói.
AI ĐÃ XUI GIỤC ĐA-VÍT TU BỘ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN?
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh điển rất thường được
viện dẫn để bài bác là trong IISa 2Sm 21:1 đối với ISu1Sb 2:1. Trong IISa
2Sm 24:1 chúng ta lại đọc thấy: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi
phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên, Ngài giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng, mà
rằng: Hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên ên và Giu-đa”. Trong câu trước, chúng ta
được bảo cho biết là Đức Giê-hô-va đã giục lòng Đa-vít, khiến nhà vua
chống lại dâ sự mình khi bảo rằng “hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”.
Còn trong câu sau, chúng ta lại được bảo cho biết là Sa-tan đã giục lòng Đa-
vít đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên, và chúng ta bị chất vấn: “Phần ký thuật nào là
đúng?”
Câu trả lời đơn giản cho thắc mắc này, là cả hai phần ký thuật đều đúng.
Thật chính chúng ta không cần phải giả thiết là đã có một sai lầm len lỏi
xâm nhập văn bản này, và rằng chữ “Ngài” đã xuất hiện ở đây thay vì chữ
“Sa-tan”. Trong trường hợp này, thì những gì đã được chép trong IISa 2Sm
24:1 thật ra là: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-
sơ-ra-ên. Sa-tan đã giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng.....” nghĩa là sở dĩ
Đức Giê-hô-va nổi cơn thạnh nộ vì Ngài đã để cho Sa-tan giục lòng Đa-vít.
Lẽ dĩ nhiên, một sự nhầm lẫn như thế rất có thể len lõi xâm nhập văn bản,
hoặc cũng có thể rằng đại danh từ Ngài thật ra ám chỉ Sa-tan tuy nó không
được đề cập. Hoặc đại danh từ Ngài có thể được giải thíh là ám chỉ một “ai
đó” không được cho biết đó là “ai” (trong trường hợp này bản Việt văn sẽ
dịch là “nó” hay “hắn”). Nếu quả thật là như thế thì lẽ dĩ nhiên, đã chẳng có
gì là khó hiểu trong khúc sách này cả, nhưng cũng sẽ chẳng có chỗ khó hiểu
nào là không thể vượt qua đối với người hiểu rõ những gì Thánh Kinh truyền
dạy liên quan đến mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với sự cám dỗ, và thái độ
của Ngài đối với Sa-tan.
Trong IICo 2Cr 12:7 Phao-lô có bảo cho chúng ta biết vì e rằng ông lên
mình kiêu ngạo vì đã được ban cho nhiều mặc khải, cho nên ông cũng bị
một cái giằm xóc vào thịt, một “quỉ sứ” của Sa-tan “đã vả ông”, để ông khỏi
kiêu ngạo quá đáng”. Vậy chủ đích của cái giằm xóc vào thịt, của con quỉ sứ
của Sa-tan đó, rất có ích để giữ cho Phao-lô khỏi kiêu ngạo quá mức. Rõ
ràng là chính Đức Chúa Trời đã khiến cho cây giằm kia xốc vào thịt, đã sai
quỉ sứ của Sa-tan đến, nhưng con quỉ đó không phải là sứ giả của Sa-tan.
Nói khác đi, vì lợi ích cho chúng ta. Đức Chúa Trời có thể lợi dụng Sa-tan,
tuy vốn là kẻ ác, để sửa trị chúng ta về phương diện đạo đức. Như Đức Chúa
Trời từng khiến cho cơn giận của loài người ca tụng Ngài (Thi Tv 76:10) thể
nào, thì Ngài cũng có thể khiến cho cơn giận của Sa-tan ca tụng Ngài y như
thế. Điều mà Sa-tan muốn làm chỉ vì ác ý mà thôi, thì Đức Chúa Trời có thể
lợi dụng để trở thành lợi ích cho chúng ta. Vậy trong trường hợp Đa-vít tu
bộ dân Y-sơ-ra-ên thì chính là Sa-tan đã cám dỗ Đa-vít, nhưng là do Đức
Chúa Trời cho phép Sa-tan cám dỗ nhà vua. Đức Chúa Trời vẫn đứng phía
sau sự thử thách và sự thất bại tiếp theo đó của Đa-vít nhờ đó mà có. Theo
nghĩa này, thì chính Đức Chúa Trời đã giục lòng nhà vua hành động, để Đa-
vít có thể khám phá ra - qua thất bại của nhà vua - đã có gì ở ngay trong lòng
mình.

NHỮNG “LỖI LẦM” TRONG THÁNH KINH


Chẳng những thiên hạ bảo rằng trong Thánh Kinh chứa nhiều “mâu thuẫn”
mà còn có rất nhiều “nhầm lẫn”, nhiều “lỗi” nữa. Một trong những lầm lỗi
thường được các nhà phê bình phá hoại đề cập nhất là Mat Mt 27:9-10
“Bấy giờ được ứng nghiệm lời đâng tiên tri Giê-rê-mi đã nói rằng: Họ lấy ba
chục bạc, là giá cỉa Đấng đã bị định bởi con cái Y-sơ-ra-ên, và đưa bạc ấy và
mua ruộng của kẻ làm đồ gốm y như lời Chúa dã truyền cho ta”
Khúc sách được Ma-thi-ơ đề cập ở đây được tìm thấy trong một lời tiên tri
mà Cựu ước kinh gán cho Xa-cha-ri (XaDr 11:11-13). Thoạt nhìn thì dường
như Ma-thi-ơ đã sai lầm khi gán cho Giê-rê-mi một lời tiên tri thật ra vốn là
của Xa-cha-ri cả đến John Calvin dường như cũng tưởng rằng Ma-thi-ơ đã
lầm, vì ông viết:
Tôi thú nhận là không biết tên của Giê-rê-mi đã len lỏi vào đây như thế nào,
cũng chẳng bận tâm nhiều để tra vấn. Chính khúc sách ấy đã rõ ràng nêu tên
Giê-rê-mi và đã lầm với tên của Xa-cha-ri; vì chúng ta không thấy (trong
sách) Giê-rê-mi có câu nào thuộc loại ấy, cũng chẳng có câu nào thậm chí
gần gần như thế nữa.
Khúc sách này đã được đưa ra như một bằng cớ chứng minh rằng các phần
thuật sự trong các sách Phúc âm không nhất thiết là “sử ký” của những việc
tuỳ thật sự xảy ra. Chúng ta có phải thú nhận là Ma-thi-ơ đã lầm không?
Không, chẳng hề có chút cần thiết nào nhỏ nhặt nhất để thừa nhận điều đó.
LỜI TIÊN TRI
Trước hết, trong một số cổ bản, chữ Giê-rê-mi đã không thấy có, và khúc
sách ấy được chép như sau “Bấy giờ được ứng nghiệm lời tiên tri” mà không
ghi đó là nhà tiên tri nào. Trong một cổ bản khác, Xa-cha-ri xuất hiện thay vì
Giê-rê-mi. Westcott và Hort đã không chấp nhấn bản dịch không có chữ
Giê-rê-mi, cũng không chấp nhận bản dịch thay chữ Xa-cha-ri cho chữ Giê-
rê-mi, nhưng ghi rằng hai cách dịch này, nhất là cách thứ nhất “rõ ràng là
những cách dịch nên chối bỏ”. Bà Lewis bảo rằng một số cổ bản cổ nhất và
tốt nhất không có chỗ Giê-rê-mi, cho nên rõ ràng chỗ sai lầm ở đây có thể là
do sai lầm của người sao chép.
Tuy nhiên, các nhà phê bình văn bản giỏi nhất đều chấp nhận cách dịch có
chữ Giê-rê-mi trong khúc sách này, và theo tôi, thì dường như đây có thể là
cách dịch đúng nhất. Nếu trong sách Phúc âm Ma-thi-ơ hồi mới viết ra, Ma-
thi-ơ đã dùng chữ Giê-rê-mi ở đây, thì phải chăng đó là một sai lầm? Không
nhất thiết phải là như thế. Những từ ngữ hoặc nhiều câu tương tự như thế
được tìm thấy trong lời tiên tri mà Cựu ước kinh của chúng ta mang danh
Xa-cha-ri, thì điều đó là đúng, không chối cãi vào đâu được. Nhưng nếu căn
cứ vào tất cả những chỗ đó để bảo rằng Giê-rê-mi đã không hề nói như thế là
không đúng, vì có một sự kiện mà ai ai cũng biết, là các nhà tiên tri về sau
của Cựu ước kinh rất thường trích dẫn những câu đã được các nhà tiên tri
trước đó nói. Thí dụ trong XaDr 1:4 chính Xa-cha-ri đã trích dẫn một câu
được biết là của Giê-rê-mi (Gie Gr 8:11) còn trong khúc sách chúng ta đang
khảo xét đây, rất có thể rằng Xa-cha-ri cũng đã trích dẫn của nhà tiên tri Giê-
rê-mi.
Đã chẳng có phần ký thuật nào trong sách Giê-rê-mi như chúng ta hiện có
trong bộ Cựu ước kinh bảo rằng chính nhà tiên tri Giê-rê-mi đã nói như thế,
nhưng cũng chẳng có lý do nào cho chúng ta nghĩ rằng trong sách Giê-rê-mi
mà chúng ta hiện có, có ghi lại tất cả các lời tiên tri mà Giê-rê-mi từng nói.
Rất có thể rằng Xa-cha-ri đã có được những lời tiên tri của Giê-rê-mi, nhưng
đã không có ghi lại trong sách Giê-rê-mi.
Hơn nữa, chính Xa-cha-ri từng nói trong XaDr 7:7 “Ấy há chẳng phải (đó
là) những lời mà Đức Giê-hô-va cậy các đấng tiên tri đời trước rao ra.....hay
sao?”; cho nên, rõ ràng là Xa-cha-ri đã xem như một phần nhiệm vụ của
ông, là phải nhắc lại các lời tiên tri của nhiều nhà tiên tri đã qua đời trước
ông rồi. Nhất là ông vốn có xu hướng nhắc lại các lời tiên tri của Giê-rê-mi,
vì giữa vòng dân Do-thái đã có dư luận nói rằng “thần của Giê-rê-mi đã
giáng trên Xa-cha-ri”, cho nên chúng ta mới thấy rằng điều “sai lầm” vẫn
được rêu rao là của Ma-thi-ơ, có vẻ như chẳng phải là một sai lầm gì cả một
khi chúng ta đã khảo xét điều đó thật kỹ.
Có lẽ cần nói thêm rằng các nhà phê bình từng có nhiều thắc mắc là chẳng
hay các chương sách kết thúc sách Xa-cha-ri có quả thật là một phần của các
lời tiên tri của Xa-cha-ri hay không. Đã chẳng có gì trong chính các chương
ấy cho thấy như thế cả. Quả thật là qua rất nhiều thế kỷ rồi, chúng đã được
gắn vào với các lời tiên tri của Xa-cha-ri, nhưng đã chằng có chỗ nào khác
trong Thánh Kinh bảo rằng chúng vốn là của Xa-cha-ri, và nhiều người đã
cho rằng quả thật chúng không phải là của Xa-cha-ri, mà là của Giê-rê-mi.
Tuy nhiên, đây đã trở thành một vấn đề cho các nhà phê bình. Nếu cần phải
chứng minh là như thế, thiết tưởng chỉ cần đơn giản có thêm một phần xác
quyết tính chính xác của câu trong sách Ma-thi-ơ. Nhưng cho dù không làm
như thế, nếu Xa-cha-ri là trước giả của lời tiên tri này (XaDr 11:11-13) như
chúng ta thấy chép trong Thánh Kinh, nó không hề chứng minh được rằng
Giê-rê-mi đã không hề nói một lời tiên tri tương tự mà Xa-cha-ri đã trích
dẫn, rồi Ma-thi-ơ đã trích dẫn thật chính xác. Còn các nhà phê bình thì lại
phải sưu tầm nghiên cứu thêm nữa nếu họ muốn chứng minh rằng Ma-thi-ơ
đã sai lầm.
CÁC KÝ THUẬT VỀ VIỆC MUA ĐẤT
Một chỗ thứ hai nữa bị cho là có nhầm lẫn trong Thánh Kinh, là câu nói của
Ê-tiên trong Cong Cv 7:16 “sau được đem về Si-chem, chôn nơi mộ mà Áp-
ra-ham đã lấy bạc mua của con cháu Hê-mô quê ở Si-chem”. Mặt khác, SaSt
23:17-18 nêu rõ: “Vậy cái đồng của Ép-rôn tại Mặc-bê-la nằm ngang Nam-
rê, nghĩa là cái đồng ruộng hang đá... dược nhận chắc cho Áp-ra-ham làm
sản nghiệp”
Theo câu thứ hai này, thì Ê-tiên dường như đã sailầm trong câu ông nói rằng
Áp-ra-ham đã mua phần mộ ấy của con cháu Hê-mô.
Tôi xin ghi lại điểm bị cho là sai lầm này bằng lời lẽ của một vị Tiến sĩ Thần
học (DD) nổi tiếng. Ông nói:
“Theo lời chép của Lu-ca, thì Ê-tiên nói rằng Áp-ra-ham đã mua một ngôi
mộ của con cháu Hê-mô, ở (là cha của) Si-chem (Cong Cv 7:16). Nhưng
SaSt 21:17-18 lại nói Áp-ra-ham đã mua nó của Ép-rôn, người Hê-tít, còn
SaSt 33:19 lại bảo rằng Gia-cốp đã mua nó của con (cháu) Hê-mô.... John
Calvin từng nói “rõ ràng là Ê-tiên đã lầm”. Tién sĩ Hackett thừa nhận rằng
dường như Ê-tiên đã nhầm lẫn về hai lần bán đổi này......nhưng những người
chủ trương tính vô ngộ của Thánh Kinh sẽ nói sao đây?
Đây có vẻ như một điểm rắc rối cho đến khi ta ghi nhận thật chính xác ba
khúc sách vừa đề cập trên đây ngụ ý nói gì, thì chỗ rắc rối kia sẽ biến mất.
Giải pháp hết sức đơn giản là như sau đây:
Thứ nhất, SaSt 23:17-18 không có nói điều mà người phản bác bảo là câu ấy
nói; nghĩa là Sáng Thế ký không có nói rằng Áp-ra-ham đã mua ngôi mộ mà
Ê-tiên đề cập của Ép-rôn, người Hê-tít. Sách ấy chép rằng Áp-ra-ham có
mua một cánh đồng của Ép-rôn người Hê-tít trong đó có một hang đá, và
Áp-ra-ham đã chôn Sa-ra, vợ ông, trong hang đá ấy.
Tuy nhiên, đã chẳng có lý do chắc chắn nào để cho rằng đó chính là phần
mộ mà Gia-cốp và các vị tộc trưởng khác cũng đã được chôn trong đó. Đã
chẳng có lý do nào để cho rằng trong suốt cuộc đời trường thọ của mình,
Áp-ra-ham chỉ mua có một nơi duy nhất để làm nghĩa địa mà thôi. Bản thân
tôi đã mua đến hai phần mộ, một để chôn anh tôi tại Chicago, còn một ngôi
mộ nữa thì đã chôn con gái tôi tại Northfield, Massachusetts. Và tôi thì chú ý
đến một phần mộ thứ ba nữa tại Brookly, nơi đã chôn cha mẹ và một người
anh khác của tôi.
Kinh điển đã chẳng hề có một lời bóng gió dù là nhỏ nhặt nào bảo rằng hai
phần mộ đã được đề cập trong SaSt 23:17-18 và Cong Cv 7:16 chỉ là một.
Còn về khúc sách trong SaSt 33:19 chỗ mà theo người phản bác bảo là nói
rằng Gia-cốp chứ không phải Áp-ra-ham (như Ê-tiên đã nói) đã mua một
phần mộ, thì thật ra, khúc sách ấy đã không có nói rằng Gia-cốp mua một
phần mộ. Câu ấy chép rằng ông đã mua “một miếng đất.... của con Hê-mô”
(những người mà Ê-tiên bảo là Áp-ra-ham đã mua ngôi mộ thật sự).
Điểm giả định trong trường hợp này là cho rằng Áp-ra-ham đã mua phần mộ
ấy vào một niên đại trước đó rồi, và Gia-cốp vào thời của ông, đã mua phần
đất ấy (một “miếng đất”) nơi toạ lạc của ngôi mộ. Lúc Áp-ra-ham mua một
phần mộ để chôn Sa-ra, ông đã cẩn thận mua luôn cả cánh đồng lẫn phần
mộ; nhưng trong trường hợp sau, dường như ông chỉ mua phần mộ mà
không có mua luôn cả miếng đất, do đó mà chính Gia-cốp đã phải mua vào
một niên đại về sau này. Hoàn toàn rất có thể rằng Áp-ra-ham cũng đã mua
một phần mộ tại nơi này vào cuối cuôc đời của ông, vì ông vốn có nhiều kỷ
niệm đáng trân trọng tại mảnh đất thân yêu ấy (xem SaSt 12:6-7).
Thế thì, rút cục, không phải là Ê-tiên đã nhầm lẫn, mà đó là chỗ sai lầm của
các nhà giải kinh, vốn đã không cẩn thận lưu ý thật chính xác những gì Ê-
tiên đã nói, và những gì các khúc sách trong Sáng Thế ký nói. Giô-suê cho
chúng ta biết rằng trong miếng đất mà Gia-cốp đã mua này (được giả định là
đã có phần mộ mà Áp-ra-ham đã mua vào một niên đại trước đó) cũng là nơi
chôn hài cốt của Giô-sép nữa (Gios Gs 24:32). Rõ ràng rằng Ê-tiên vốn là
một nhà nghiên cứu Kinh điển Cựu ước thận trọng hơn một số người phê
bình ông.
Nhưng cả khi tạm cho rằng Ê-tiên đã nhầm lẫn trong trường hợp ở đây đi
chăng nữa, điều đó cũng chẳng chứng minh gì được nhằm chống lại nguồn
gốc của Thánh Kinh là từ Đức Chúa Trời và tính vô ngộ tuyệt đối của bộ
sách ấy, vì Ê-tiên vốn không phải là một trong các trước giả của Thánh
Kinh. Ông cũng chẳng phải là mộ nhà tiên tri hay một sứ đồ. Quả thật ông
vốn là một người đầy dẫy Đức Thánh Linh, nhưng ông không phải là người
viết một sách trong Thánh Kinh.
Trước giả được linh cảm của sách Công vụ các sứ đồ chép rằng Ê-tiên đã nói
mấy lời này, và nếu những lời mà Ê-tiên đã nói đó có sai lầm, thì phần ký
thuật rằng ông đã nói như thế vẫn đúng. Có thể rằng Lời Đức Chúa Trời ghi
rằng Ê-tiên đã nói như thế, nhưng những gì Ê-tiên nói không phải là Lời
Đức Chúa Trời. Người bênh vực cho nguồn gốc của Thánh Kinh là từ Đức
Chúa Trời và tính vô ngộ tuyệt đối của bộ sách ấy không hề bị bắt buộc chút
gì là phải chứng minh cho tính chính xác của từng câu nói một, của từng
người một, đã nói trong Thánh Kinh, cả đếm từng người phát ngôn được đầy
dẫy Đức Thánh Linh nữa, mà bộ sách ấy ghi lại là có nói (xem các tiểu mục
các bản dịch không chính xác. Các lý giải sai, các ý niệm sai lầm về Thánh
kinh, Ngôn ngữ nguyên thuỷ, sự thiếu hiểu biết của chúng ta... ở đầu sách
này).
LỜI TRUYỀN DẠY LIÊN HỆ ĐẾN VẬT UỐNG SAY
Một chỗ khác nữa bị cho là nhầm lẫn trong Thánh Kinh, là ChCn 31:6-7
“Hãy ban vật uống say cho người gần chết, và rượu cho người có lòng bị cay
đắng; Họ hãy uống, và quên nỗi nghèo hổ mình. Chẳng nhớ đến đều cực
nhọc của mình nữa”
Có người bảo rằng câu này bênh vực cho việc sử dụng rượu độc trong một
số hoàn cảnh nào đó, cho nên, như việc dùng rượu độc trong bất cứ một
hoàn cảnh nào và trong mọi hoàn cảnh đều là sai lầm, thì lời truyền dạy này
của Thánh Kinh cũng là sai. Nhưng chỗ khó hiểu sẽ biến mất cũng như
nhiều chỗ khó hiểu khác nữa cũng biến mất, nếu chúng ta không rứt các câu
ra khỏi văn cảnh của chúng, mà nghiên cứu chúng trong văn cảnh của
chúng, cũng như chúng ta phải nghiên cứu bất kỳ một khúc sách nào trong
văn cảnh của nó vậy.
Cả đoạn từ câu một đến chín chương 31 của sách Châm ngôn là một lời
phản đối chống lại các vua (và hàm ý chống lại những người đang ngồi ở địa
vị có trách nhiệm) đang sử dụng rượu hoặc các vật uống say nói chung.
Đoạn này truyền dạy rõ ràng rằng dùng bất kỳ một loại rượu nào cũng có xu
hướng khiến cho họ say sưa, quên đi luật lệ, khiến họ xét xử lệch lạc. Chính
hai câu thứ sáu và thứ bảy tiếp tục nói thêm rằng rượu và những vật uống
say chỉ có thể được sử dụng trong những trường hợp và phần thuộc thể (thể
xác) lâm vào tình trạng cực kỳ bạc nhược và tuyệt vọng mà thôi, khi con
người “gần chết” (c.6), mà hậu quả là nó sẽ đưa người ấy vào tình trạng
tuyệt vọng sâu thẩm nhất.
Lời lẽ trong mấy câu này đặc biệt dành cho nhà vua, và nhà vua nào có tiền
để mua rượu, thì thay vì chính mình uống nó, sẽ được khuyên là hãy tặng nó
cho những người đang làm vào tình trạng thuộc thể đòi hỏi phải có nó.
Người trong tình trạng như thế sẽ bị rượu kích thích, được nâng cao tinh
thần khỏi bị trầm uất, nhờ lòng hào hiệp của nhà vua đã cho mình rượu, để
có thể quên đi “nỗi nghèo khổ mình”, là điều sẽ tự nhiên không cho phép
người ấy tự mua rượu cho mình. Cả khúc sách tiếp tục khuyên nhà vua chú ý
đến “chính nghĩa của người buồn thảm và nghèo nàn” (31:9)
Thế thì chẳng còn chỗ khó hiểu nào nữa trong khúc sách này ngoại trừ đối
với những người chủ trương rằng mọi việc sử dụng rượu đều là sai lầm, dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng vẫn còn rất nhiều người tin rằng trong
những hoàn cảnh cực kỳ bạc nhược của thể xác, thì việc dùng rượu là khôn
ngoan và được cho phép. Thiết tưởng chúng ta chẳng cần đi sâu vào vấn đề
chẳng hay rượu (wine: rượu chát, nước nho) và vật uống say trong trường
hợp ở đây có chất men hay không. Những người vẫn cãi rằng “vật uống say”
trong Cựu ước kinh thường ám chỉ một loại nước nho hơi nặng, vị ngọt,
không có men, chắc còn có nhiều điều để nói nhằm bênh vực cho lập trường
của họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu cách lý giải này là đúng, nó sẽ cất đi hết mọi khó
khăn khỏi khúc sách của chúng ta ở đây. Cho dù có thể nào, thì quả thật là ở
đây đã chẳng ó chút khó khăn gì cho người tin rằng có nhiều hoàn cảnh
trong đó, việc khuyên nên dùng các chất kích thích bằng rượu là điêu khả dĩ
chấp nhận được.
Có một lần trong đời tôi, khi các bác sĩ đều bỏ mặc để tôi chờ chết, nhưng
rồi mạng sống của tôi đã được duy trì nhờ một đơn thốc của một nữ y tá cao
tuổi, trong đó một trong các thành phần chủ yếu là rượu mạnh (brandy: cô-
nhác). Do đó, theo lẽ tự nhiên, tôi là người rất sẵn sàng nghĩ rằng có nhiều
trường hợp như trong văn bản này đã đề cập thì việc dùng rượu khả dĩ được
cho phép. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn nhất trí với văn cảnh của khúc sách này
rằng nên khước từ việc dùng rượu đối với những người có sức khoẻ, mạnh
mẽ và thịnh vượng.
BIẾN NƯỚC THÀNH RƯỢU
Có một phản bác quan trọng chống lại Thánh Kinh, và không những chỉ
chống lại Thánh Kinh mà thôi mà chống cả Chúa Cứu Thế Giê-xu nữa, là
câu chuyện Chúa Giê-xu đã hoá nước thành rượu trong một tiệc cưới tại Ca-
na xứ Ga-li-lê, như đã được ghi lại ở GiGa 2:1-11. Nhưng thiết tưởng đã
chẳng có gì khó hiểu trong hành động này của Chúa Giê-xu cả, ngay với
người chủ trương cấm uống rượu cực đoan, nếu người ấy chịu xét thật kỹ
xem đúng ra khúc sách ấy đã nói gì và biết thật chính xác là Chúa Giê-xu đã
làm gì.
Rượu (nước nho: wine) dành cho tiệc cưới tại Ca-na đã cạn. Một đám mây
sắp phủ xuống trên niềm vui đáng lẽ phải có nhân một lễ hội. Chúa Giê-xu
đã đến để cứu vãn tình thế. Ngài đã cung cấp thêm rượu nhưng đã chẳng hề
nói gì đụng chạm đến rượu cả. Chế phẩm của Ngài không có chất đọc. Đó là
một loại rượu mới. Rượu mới vốn không có chất độc hại trước một thời gian
nào đó cho đến khi kết thúc quá trình lên men, là quá trình làm hư hỏng. Đã
chẳng có lời bóng gió nào ngụ ý bảo rằng Chúa chúng ta đã chế ra rượu, là
một sản phẩm của sự hư hỏng hay chết chóc. Ngài đã chế ra một loại rượu
(hằng) sống, không bị chất men gây ô nhiễm. Quả thật nó là chất rượu ngon
hơn loại rượu họ đã uống trước đó, nhưng cũng không cho thấy là nó vốn
được ủ cho lên men lâu hơn, nhiều hơn loại rượu họ vừa mới uống trước đó
chút nào.
Tôi là một người triệt để chủ trương cấm uống rượu. Tôi không hề tin tưởng
vào việc sử dụng các chết kích thích có rượu, cả trong những trường hợp
bệnh tật, ngoại trừ trong những trường hợp cùng cực nhất, và thậm chí trong
những trường hợp như thế cũng phải hết sức thận trọng. Nhưng tôi không có
chút phản đối nào cũng nghĩ rằng bất cứ một người có chút lý trí nào, lại đi
phản đối một người uống loạt rượu mới - nghĩa là chất nước nho nước ép.
Đó là một thức uống lành mạnh. Cả khi một vài vị khách đã say rồi hay đã
thoải mái uống loại rượu có lẽ là có chất độc hại, thì cũng sẽ chẳng có hại
mà chỉ có lợi, nếu đem ra một loại rượu không độc hại để thay thế cho thức
uống độc hại mà họ đang uống.
Theo như câu chuyện đã được kể lại, thì ít nhất, Chúa chúng ta đã không hề
chế ra loại rượu độc hại cho ai uống cả, mà chỉ cứu vãn một cơ hội tiệc tùng
khỏi cảnh tàn hại bằng cách cung cấp một thức uống thuần khiết, lành mạnh
không phải là rượu. Bằng việc hoá nước thành rượu Ngài đã chứng minh
quyền năng sáng tạo và biểu hiện vinh quang của mình.

HAI BẢNG GIA PHẢ MÂU THUẪN NHAU CỦA CHÚA CỨU THẾ
GIÊ-XU
Một điểm trong Thánh Kinh mà những người phủ nhận nguồn gốc từ Đức
Chúa Trời và tính vô ngộ của nó thích công kích là hai bảng gia phả khác
nhau của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chẳng những đây là một điểm mà người
không tin Chúa thích tấn công vào, mà còn là một điểm vẫn thường gây lúng
túng cho những người nghiên cứu Thánh Kinh nhiệt thành nhất nữa. Đã rõ
ràng là hai bảng gia phả ấy khác nhau rất nhiều, thế nhưng, mỗi bảng đều
được đưa ra như là gia phả của Chúa Cứu Thế. Làm thế nào để cả hai đều có
thể cùng đúng được?
Mới đây, có một người đã viết thư cho tôi về vấn đề đó với lời lẽ như sau
đây: “Có hai bảng gia phả của Chúa Giê-xu đã được đưa ra, một trong sách
Ma-thi-ơ và một trong sách Lu-ca, mà cái này lại khác hẳn cái kia. Làm thế
nào để cho cả hai cùng đúng được?” Có một câu trả lời hết sức đơn giản cho
vấn đề có vẻ như khó khăn này.
ĐƯỢC VIẾT CHO HAI ĐÁM CỬ TOẠ KHÁC NHAU
Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ là bảng gia phả của ông Giô-sép, người
cha lừng danh của Chúa Giê-xu, và là cha Ngài về mặt pháp lý. Bảng gia
phả trong sách Lu-ca là bảng gia phả của bà Ma-ri, mẹ của Chúa Giê-xu, và
là bảng gia phả của Chúa Giê-xu về phương diện của loài người, là một sự
kiện có thật. Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ được viết cho người Do-thái.
Trong cả bảng gia phả đó, Giô-sép là nhân vật nổi bật, còn bà Ma-ri rất ít
được đề cập. Mặt khác, trong sách Lu-ca, bà Ma-ri là nhân vật chính trong
cả phần ký thuật về việc thụ thai và ra đời của Cứu Chúa. Ông Giô-sép chỉ
được đưa vào một cách ngẫu nhiên và vì ông là chồng bà Ma-ri mà thôi. Lẽ
dĩ nhiên, trong mọi việc đó, đã có một ý nghĩa sâu sắc.
ĐẤNG CỨU CHUỘC NGƯỜI ANH EM CỦA CHÚNG TA
Trong sách Ma-thi-ơ, Chúa Giê-xu xuất hiện với cương vị Đấng Mê-si-a.
Trong sách Lu-ca, Ngài xuất hiện với tư cách “Con Người”, Người Anh Em
và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, thuộc về cả nhân loại và tự xưng là có bà
con với mọi chủng loại và mọi hoàn cảnh của con người. Cho nên bảng gia
phả trong sách Ma-thi-ơ bắt đầu từ Áp-ra-ham kể xuống đến Giô-sép rồi
Chúa Giê-xu, vì mọi lời hứa liên quan đến Đấng Mê-si đều ứng nghiệm vào
Ngài. Tuy nhiên, trong sách Lu-ca bảng gia phả được tính ngược từ Chúa
Giê-xu trở về đến A-đam, vì bảng gia phả ấy được phăng lui trở lại cho đến
tận nhân vật đứng đầu của cả nhân loại, để chứng minh mối liên hệ từ A-
đam thứ hai với A-đam thứ nhất.
MỘT VƯƠNG TRIỀU
Dòng sõi của Giô-sép đúng ra là một vương triều tính từ Đa-vít cho đến Giô-
sép. Trong sách Lu-ca, tuy dòng dõi ấy cũng từ Đa-vít được tính trở xuống,
nhưng lại không phải là một vương triều. Trong bảng gia phả này, Chúa Giê-
xu là hậu duệ của Đa-vít thông qua Na-than, dĩ nhiên cũng là con trai Đa-vít
nhưng không nềm trong vương triều, và bảng liệt kê noi theo một dòng họ
khác với vương triều.
HẬU DUỆ THEO DÒNG DÕI
Theo lời tiên tri, thì Đấng Mê-si-a phải thật sự là con cháu Đa-vít theo xác
thịt (IISa 2Sm 7:12-19; Thi Tv 89:3-4, 34-37; 132:11; Cong Cv 2:30; 13:22-
23; RoRm 1:3; IITi 2Tm 2:8). Những lời tiên tri ấy đã được Chúa Giê-xu
Con Trai bà Ma-ri làm ứng nghiệm; Ngài vốn là một hậu duệ của Đa-vít tuy
không phải là thuộc về vương triều của Giô-sép, vốn thuộc về vương triều,
nhưng lại không phải là cha Ngài về phần xác, mà chỉ là cha Ngài theo
phương diện pháp lý mà thôi.
GIÔ-SÉP, CON (TRAI) HÊ-LI
Bà Ma-ri là một hậu duệ của Đa-vít qua cha bà là Hê-li. Quả thật là LuLc
3:23 chép rằng Giô-sép là con Hê-li. Cách giải thích đơn giản cho việc này,
là vì bà Ma-ri là một phụ nữ, mà theo tập tục Do-thái thì tên phụ nữ không
được ghi vào gia phả. Chỉ có giới nam mới được dự phần nối dõi, cho nên
tên của Giô-sép đã được đưa vào thay cho tên của Ma-ri. Ông là chồng của
bà Ma-ri, mà Hê-li là cha vợ ông; cho nên Giô-sép mới được gọi là con (rể)
Hê-li, do đó bảng gia phả được hoàn tất. Trong khi Giô-sép là con rể của Hê-
li, thì thật ra theo phần xác, ông là con trai Gia-cốp (Mat Mt 1:16)
MẶT PHÁP LÝ VÀ MẶT TỰ NHIÊN
Hai bảng gia phả là cần thiết tuyệt đối để vạch rõ dòng dõi của Chúa và Cứu
Chúa chúng ta, Đấng vừa là nhà vua hợp pháp, đồng thời cũng là một con
người theo lẽ tự nhiên và nghĩa đen. Trong các sách Phúc âm, chúng ta thấy
cả hai bảng gia phả ấy: mộ là vê mặt pháp lý và hoàng gia trong sách Ma-
thi-ơ, là sách Phúc âm về luật pháp và vương quyền, và một là về mặt tự
nhiên và theo nghĩa đen trong sách Lu-ca, là sách Phúc âm về nhơn tánh của
Chúa.
HẬU DUỆ CỦA GIÊ-CÔ-NIA
Trong Gie Gr 22:30 chúng ta được cho biết là hậu duệ của Giê-cô-nia không
được nối ngôi Đa-vít, mà Giô-sép lại thuộc vê dòng dõi này. Thế nhưng, nếu
phổ hệ của Giô-sép khiến Chúa Giê-xu được kể là dòng dõi hoàng gia vì là
con cháu hợp pháp của ông, thì lời tiên của Giê-rê-mi đã ứng nghiệm đến
từng chữ từng tiếng vì nói theo nghĩa hẹp thì Chúa Giê-xu vốn không phải là
hậu duệ của Giô-sép, do đó, cũng không phải là hậu duệ của Giê-cô-nia. Nếu
Chúa Giê-xu là con trai thật của Giô-sép, Ngài đã không thể được nối ngôi.
Nhưng vì Ngài là con trai của bà Ma-ri, nên có thể nối ngôi về mặt pháp lý,
thông qua Na-than bằng việc lấy chồng là Giô-sép, nên do đó đã mở đường
cho mặt pháp lý để Ngài có thể nối ngôi.
Khi chúng ta nghiên cứu thật cẩn thận hai bảng gia phả này của Chúa Giê-xu
và đọc chúng dưới làn ánh sáng của lời tiên tri trong Cựu ước kinh, chúng ta
nhận thấy, thay vì cung cấp một lý do để nghi ngờ tính chính xác của Thánh
Kinh, chúng lại là một xác nhận cho tính chính xác từng ly từng tí cho bộ
sách ấy. Thật là tuyệt vời khi một phần này của Thánh Kinh lại khớp đúng
với một phần khác nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu kỹ. Chúng ta không
còn bị va vấp vì sự kiện có đến hai bảng gia phả nữa, nhưng lại phát giác
được để mà vui mừng về ý nghĩa sâu nhiệm của sự kiện đã có đến hai bảng
gia phả.

CÓ QUẢ THẬT CHÚA GIÊ-XU ĐÃ Ở TRONG LÒNG ĐẤT BA NGÀY


BA ĐÊM KHÔNG?
Trong chương mười hai của sách Phúc âm Ma-thi-ơ có chép là Chúa Giê-xu
từng phán: “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một
thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mat Mt 12:40).
Theo truyền thống chung đã được Hội thánh thừa nhận, thì chúa Giê-xu đã
bị đóng đinh vào thập tự giá ngày thứ sáu, đã chết vào lúc 3 giờ chiều hoặc
vào lúc nào đó giữa ba giờ chiều và lúc mặt trời lặn, rồi từ chết sống lại rất
sớm vào sáng của ngày Chúa nhật tiếp theo đó. hiều độc giả Thánh Kinh
hoang mang muốn biết làm thế nào khoảng cách giữa chiều thứ Sáu và sáng
sớm Chúa nhật lại có thể được bảo là ba ngày, ba đêm. Dường như đúng hơn
thì đó là hai đêm, một ngày, và một phần rất nhỏ của một ngày khác nữa.
Giải pháp mà nhiều nhà giải kinh đề xuất cho điểm dường như khó hiểu này
là “một ngày một đêm” chỉ là một cách nói khác để chỉ “một ngày”, và dân
Do-thái đời xưa kể một phần của một ngày như một ngày. Cho nên họ tính
có một phần (rất nhỏ) của ngày thứ sáu là một ngày đêm; cả ngày thứ Bảy là
một ngày khác nữa (một ngày đêm) và một phần (rất nhỏ) của Chúa nhật là
một ngày (một ngày đêm) khác nữa. Đối với một số đông người thì giải
pháp này là không thoả đáng, và tôi cũng xin thú nhận là bản thân tôi cũng
không hài lòng nữa. Theo tôi thì nó có vẻ là một việc cực chẳng đã, và là
một luận cứ cực chẳng đã rất yếu. Còn có giải pháp nào thật thoả đáng
không? Có đấy. Sự kiện đầu tiên cần lưu ý trong giải pháp đúng, là đã chẳng
có chỗ nào trong Thánh Kinh chép hay nói bóng gió rằng Chúa Giê-xu đã bị
đóng đinh vào thập tự giá và chết vào ngày thứ sáu cả. Chỉ có lời chép rằng
Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá “hôm trước ngày Sa-bát” (Mac
Mc 15:42). Vì ngày Sa-bát của người Do-thái là ngày thứ Bảy (bắt đầu vào
lúc mặt trời lặn chiều hôm trước) cho nên câu kết luận tự nhiên được rút ra,
là vì Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào hôm trước ngày Sa-bát, cho nên Ngài
đã phải chịu đóng đinh vào ngày thứ Sáu.
Tuy nhiên, có một sự kiện phổ biến mà Thánh Kinh có nhiều bằng chứng, là
người Do-thái vốn có nhiều ngày Sa-bát khác bên cạnh ngày Sa-bát hằng
tuần, rơi nhằm ngày thứ Bảy. Ngày đầu tên của tuần lễ có lễ Vượt qua, cho
dù có nhằm ngày nào trong tuần lễ, bao giờ cũng là một ngày Sa-bát (XuXh
12:16; LeLv 23:7; Dan Ds 28:16-18). Do đó, vấn đề được đặt ra là chẳng
hay ngày Sa-bát tiếp sau ngày Chúa Giê-xu bị đóng đinh vào thập tự giá có
phải là ngày Sa-bát hằng tuần (thứ bảy) hay đó là ngày Sa-bát của Lễ Vượt
qua, rơi nhằm ngày rằm tháng Ni-san, mà năm đó, đã nói nhằm ngày thứ
Năm?
Nhưng Thánh Kinh đã không bỏ mặc cho chúng ta suy luận xem trong
trường hợp này thì ngày Sa-bát nào đã được đề cập, vì Giăng, trong GiGa
19:14 đã dùng khá nhiều lời lẽ để bảo cho chúng ta biết rằng ngày mà Chúa
Giê-xu đã bị xét xử và đóng đinh vào thập tự giá là ngày sắm sửa về lễ Vượt
qua”. Nói khác đi, đó không phải là ngày trước ngày Sa-bát hằng tuần (nghĩa
là ngày thứ Sáu), nhưng là ngày trước ngày Sa-bát của lễ Vượt qua, mà năm
đó, đã rơi nhằm thứ Năm - nghĩa là ngày mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bị
đóng đinh vào thập tự giá, là ngày thứ tư. Giăng đã khiến cho việc này sáng
tỏ như ban ngày vậy.
Sách Phúc âm Giăng đã được viết sau các sách phúc âm khác, và từ lâu các
học giả đã lưu ý rằng ở nhiều chỗ, đã có ý hướng rõ ràng nữa. Sửa lại nhiều
ấn tượng sai lầm mà người ta có thể có khi đọc các sách Phúc âm khác. Một
trong những ấn tượng sai lầm đó là Chúa Giê-xu đã ăn lễ Vượt qua với cac
môn đệ Ngài vào thì giờ thường lệ của lễ Vượt qua. Để sửa lại cái ấn tượng
sai lầm ấy, Giăng nhấn mạnh rõ ràng rằng Ngài đã ăn lễ vào chiều tối hôm
trước, và Ngài đã chết trên thập tự giá đúng vào lúc các chiên con của lễ
Vượt qua bị giết “giữa hai buổi chiều” ngày mười bốn tháng Ni-san (xem
XuXh 12:6 trong bản Hy-bá-lai văn và phần ghi chú bên lề bản Revised
Version).
Do đó, Chiên Con của lễ Vượt qua đích thực của Đức Chúa Trời là Chúa
Giê-xu mà tất cả các chiên con lễ Vượt qua khác đã được dâng lên qua nhiều
thế kỷ chỉ là cái bóng, đã bị giết đúng vào thì giờ đã được Đức Chúa Trời
chỉ định. Mọi sự về Chiên Con lễ Vượt qua đều đã ứng nghiệm vào Chúa
Giê-xu. Thứ nhất, Ngài là một Chiên Con không tì không vết (XuXh 12:5).
Thứ hai, Ngài đã được chọn từ ngày mồng mười tháng Ni-san (XuXh 12:3);
vì chính là vào ngày mồng mười tháng ấy, tức là thứ Bảy tuần trước đó, cuộc
diễn hành khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem đã diễn ra.
Sở dĩ chúng ta biết như thế vì Ngài đã từ Giê-ri-cô đến Bê-tha-ni sáu ngày
trước lễ Vượt qua (GiGa 12:1). Đó phải là sáu ngày trước ngày thứ Năm, tức
là thứ sáu. Hơn nữa, cuộc vào thành Giê-ru-sa-lem đã diễn ra vào sau ngày
hôm ấy (GiGa 12:12 và tiếp theo), nghĩa là nhằm thứ Bảy, ngày mồng mười
tháng Ni-san. Cùng chính vào ngày đó, Giu-đa đã đến với các thầy tế lễ cả
và đề xuất việc phản nộp Chúa Giê-xu với ba mươi miếng bạc (Mac Mc
14:3-11). Vì bấy giờ là sau bữa ăn tối trong nhà Si-môn là người phung, mà
bữa ăn tối ấy đã xảy ra rất muộn vào ngày thứ sáu hay là vào sớm ngày thứ
bảy sai khi mặt trời lặn, sau bữa ăn tối nhất định phải là ngày mồng mười
tháng Ni-san.
Đây là cái giá mà các thầy tế lễ cả đã trả để mua Ngài, dĩ nhiên là bằng giá
để người ta đem đến cho họ một chiên con, mà theo luật pháp thì phải xảy ra
vào ngày mồng mười tháng Ni-san. Hơn nữa, họ đã trả đúng cái giá của
Chiên Con mà lời tiên tri trong Cựu ước kinh đã báo trước (XaDr 11:12; Mat
Mt 26:15).
Thứ ba, đã chẳng có chiếc xương nào của Ngài bị gãy khi Ngài bị giết (GiGa
19:36; XuXh 12:46; Dan Ds 9:12; Thi Tv 34:20). Và thứ tư, Ngài đã bị giết
vào ngày mười bốn tháng Ni-san, giữa hai buổi chiều ngay trước lúc ngày
rằm bắt đầu, khi mặt trời lặn (XuXh 12:6). Nếu chúng ta căn cứ đúng vào
những gì Thánh kinh nói, rằng Chúa Giê-xu phải bị giết trước ngày Sa-bát
của lễ Vượt qua thì cách nói hình bóng đã ứng nghiệm lạ lùng đến từng chi
tiết; nhưng nếu chúng ta chấp nhận thuyết truyền thống rằng Chúa Giê-xu đã
bị đóng đinh vào thập tự giá nhằm ngày thứ sáu, thì nghĩa hình bóng đó bị
sai về mọi phương diện.
Hơn nữa, nếu chúng ta chấp nhận thuyết truyên thống rằng Chúa Giê-xu đã
bị đóng đinh vào thập tự giá nhằm ngày thứ sáu và ăn lễ Vượt qua vào gnày
theo thường lệ của lễ Vượt qua, thì chuyến đi từ Giê-ri-cô đến Bê-tha-ni, vốn
đã xảy ra sáu ngày trước lễ Vượt qua (GiGa 12:1), sẽ rơi nhằm ngày thứ
Bảy, nghĩa là ngày Sa-bát của Do-thái giáo. Một chuyến đi như thế nhằm
ngày Sa-bát là trái với luật pháp của dân Do-thái.
Lẽ dĩ nhiên, Chúa Giê-xu đã không thể thực hiện một chuyến đi như thế nằm
ngày Sa-bát của người Do-thái, vì cuộc vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải
hoàn của Ngài sẽ nhằm ngày Sa-bát của Do-thái giáo, tức là ngày thứ Bảy.
Điều này hoàn toàn không thể có được vì ở nhiều chỗ khác trong Thánh
Kinh cho chúng ta biết Bê-tha-ni cách xa Giê-ru-sa-lem khoảng một ngày
đường được phép đi trong ngày Sa-bát Cong Cv 1:12; LuLc 24:50).
Các nhà thiên văn học cũng đã phỏng tính rằng vào năm 30 SC, là năm được
chấp nhận phổ biến là năm Chúa ch1ng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá,
thì lễ Vượt qua đã được cử hành nhằm ngày thứ Năm 6 tháng Tư d.l. là ngày
trăng tròn. Các nhà niên đại học từng cho rằng biến cố Chúa chịu đóng đinh
vào thập tự giá đã xảy ra nhằm ngày thứ sáu đã rất lúng túng vì sự kiện là
vào năm 30 SC, lễ Vượt qua đã xảy ra nhằm ngày thứ Năm.
Có một tác giả, khi đi tìm một giải pháp cho điểm khó khăn này, đã gợi ý
rằng ngài Chúa bị đóng đinh vào thập tự giá có lẽ là vào năm 33 SC. Tuy
vào năm ấy, trăng cũng tròn nhằm ngày thứ Năm, về thì giờ thì chỉ còn hai
tiếng rưỡi đồng hồ nữa là đến thứ sáu. Hệ quả là ông ta, nghĩ rằng có thể dân
Do-thái cũng đã lấy ngày thứ sáu để giữ lễ Vượt qua, do đó, Ngày Chúa bị
đóng đinh là ngày thứ Năm. Tuy nhiên, khi chúng ta thừa nhận điều mà
đúng ra Thánh Kinh đã dạy - tức là Chúa Giê-xu đã không bị đóng đinh vào
ngày lễ Vượt qua nhưng nhằm “ngày sắm sửa về lễ Vượt qua” (GiGa 19:14)
và rằng Ngài đã phải nằm trong mồ mả ba ngày ba đêm - thì sự kiện “ngày
sắm sửa về lễ Vượt qua” năm ấy là ngày thứ Tư, và Ngài đã phục sinh vào
sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lễ, cho phép việc Ngài đã phải nằm trong
mộ đúng ba ngày ba đêm.
Để tóm tắt tất cả lại, Chúa Giê-xu đã chết ngay trước lúc mặt trời lặn ngày
thứ Tư. Bảy mươi hai giờ sau đó, nghĩa là đúng ba ngày và ba đêm, lúc bắt
đầu ngày thứ nhất trong tuần lễ; là lúc mặt trời lặn ngày thứ Bảy, Ngài đã từ
phần mộ sống lại. Lúc các phụ nữ đến thăm mộ ngay trước lúc rạng đông,
thì họ đã thấy ngôi mộ trống không rồi.
Căn cứ vào đây, chúng ta không bị bó buộc phải cực chẳng đã giải thích
rằng bất kỳ một phần nhỏ nào của một ngày cũng được tính là một ngày và
một đêm trọn, nhưng nhận thấy rằng câu nói về Chúa Giê-xu quả đã ứng
nghiệm theo đúng nghĩa đen thi hài đã chết của Ngài đã nằm trong mộ ba
ngày và ba đêm. Lúc thân xác Ngài nằm chết thì chính Ngài, nhờ được Thần
Linh “làm cho sống (IPhi 1Pr 3:18) đã đi vào tận trung tâm của trái đất để
giảng đạo cho các tâm linh bị tù (IPhi 1Pr 3:19).
Hai người đàn ông trên đường về Em-ma-út vào lúc sáng sớm của ngày thứ
nhất trung tuần lễ nghĩa là Chúa nhật, đã nói với Chúa Giê-xu khi đề cập
biến cố Chúa bị đóng đinh vào thập tự giá và các biến cố tiếp theo đó rằng
“Dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngàyrồi” (LuLc 24:21). Một số người đã
phản đối và bảo rằng, nếu Chúa bị đóng đinh vào ngày thứ Tư, thì Chúa nhật
sẽ là ngày thứ tư kể từ khi mọi việc đã xảy ra, nhưng câu trả lời sẽ rất dễ
dàng.
Mọi việc ấy đã xảy ra lúc mặt trời lặn ngay khi ngày thứ năm bắt đầu. Do đó
chúng đã hoàn tất trong ngày thứ Năm, và ngày thứ nhất kể từ thứ Năm sẽ là
thứ Sáu, ngày thứ hai kể từ thứ Năm sẽ là thứ Bảy, và “ngày thứ ba” kể từ
thứ Năm sẽ là Chúa Nhật, là ngày thứ nhất trong tuần lễ. Thế là điều đã được
cho là phản bác thật ra lại hẫu thuẫn cho thuyết này. Mặt khác, nếu biến cố
Chúa chịu đóng đinh xảy ra nhằm ngày thứ sáu, thì chẳng có cách tính nào
có thể thực hiện được để khiến Chúa nhật trở thành “đã ba ngày rồi” kể từ
khi mọiviệc kia đã xảy ra.
Có rất nhiều khúc sách trong Kinh điển hậu thuẫn cho thuyết vừa được đề
xuất trên đây khiến chúng ta nhất thiết phải tin rằng Chúa Giê-xu đã chết vào
lúc ngày thứ Tư sắp tàn. Một số các khúc sách ấy là như sau đây:
“Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con
người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mat Mt 12:40)
“Người đã nói: Ta có thể phá đền thờ của Đức Chúa Trời, rồi dựng lại trong
ba ngày” (Mat Mt 26:61)
“Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi!
Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự!” (Mat Mt
27:40)
“Thưa chúa, chúng tôi nhớ người gian dối này, khi còn sống, có nói rằng:
khỏi ba ngày ta sẽ sống lại” (27:63)
“Bấy giờ, Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con người phải chịu khổ nhiều,
phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo loại ra, phải
chịu chết, sau ba ngày phải sống lại” (Mac Mc 8:31)
9:31 Họ sẽ giết (Ngài) đi, Ngài bị giết đã ba ngày rồi, thì sẽ sống lại.
10:34 Người ta sẽ.... đánh đập Ngài và giết đi; sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại
14:58 Ta sẽ phá đền thờ này bởi tay người ta cất lên, khỏi ba ngày, ta sẽ cất
một đền thờ khác, khôngphải bởi tay người ta cất.
15:29-30 Ê, ngươi là kẻ phá đền thờ, và cất lại trong ba ngày, hãy cứu lấy
mình đi.
LuLc 24:21 Dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi
GiGa 2:19-22 “.........sẽ dựng lại trong ba ngày.......”
Đã hoàn toàn không có gì bênh vực cho biến cố Chúa bị đóng đinh nhằm
ngày thứ sáu, mà mọi sự trong Kinh điển đều hoàn toàn hài hoà với một biến
cố Chúa bị đóng đinh nhằm ngày thứ Tư. Có điều cần ghi nhận là rất nhiều
khúc sách tiên tri và theo nghĩa hình bóng trong Cựu ước kinh đã ứng
nghiệm, và nhiều điểm có vẻ như khác nhau trong các phần thuật sự của các
sách Phúc âm đều đã được làm sáng tỏ một khi ta hiểu được rằng Chúa Giê-
xu đã chết nhằm ngày thứ Tư, chứ không phải là thứ Sáu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚA GIÊ-XU LẠI CÓ THỂ KHEN NGƯỜI QUẢN
GIA BẤT TRUNG?
Một khúc sách trong Thánh Kinh từng gây lúng túng cho nhiều người, là câu
chuyện về người quản gia bất trung chép trong LuLc 16:1-14. Có lần, khi bài
học này được Hội Trường Chúa nhật Quốc tế chọn, một bà nọ đã bảo với tôi
rằng bà nhất định sẽ không dạy bài học ấy. Bà nói: “Ba điểm khó hiểu là:
thứ nhất, Chúa Giê-xu lại nêu tên vô lại bất lương ấy lên cho chúng ta bắt
chước; thứ hai, Chúa lại đi khen ngợi tên quản gia bất trung; và thứ ba, Chúa
Giê-xu dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn.
Xin chúng ta nên ba điểm trên đây theo thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra
Thánh Kinh thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra Thánh kinh đã dạy gì,
chúng ta sẽ thấy ngay rằng nếu chúng ta bám thật sát vào những lời lẽ mà
chính Chúa Giê-xu đã nói ở từng điểm một, thì khó khăn sẽ biến mất, và
biến cố này, thay vì gây hoang mang cho chúng ta sẽ được nhận thấy là có
sự dạy dỗ sâu nhiệm thuộc loại nhữn glời chỉ giáo rất cần cho chúng ta hiện
nay.
Thứ nhất, tại sao Chúa Giê-xu lại nêu tên vô lại bất lương này lên cho chúng
ta bắt chước. Câu trả lời được tìm thấy ngay trong văn bản. Chúa Giê-xu đã
không nêu anh ta lên cho chúng ta bắt chước. Sở dĩ Ngài nêu anh ta ra, trước
hết, là như một lời cảnh cáo về nững gì sẽ xảy đến cho những tên quản gia
bất trung, thế nào chúng sẽ bị đòi hỏi phải khai trình công tác quản lý của
chúng, và thế nào chúng sẽ bị cất đi cái quyền quản lý ấy.
Sau khi dạy bài học vừa nghiêm khắc vừa lành mạnh ấy - một bài học rất
cần cho chúng ta ngày - Chúa Giê-xu tiếp tục chứng minh thế nào “con đời
này trong việc thông công với người đồng thời mình thì khôn khéo hơn con
sáng láng (LuLc 16:8). Chúng khôn khéo hơn ở chỗ chúng biết tận dụng sự
xảo quyệt và cố gắng hết sức mình biến các cơ hội hiện tại trở thành có giá
trị cho nhu cầu tương lai.
“Con sáng láng” thường không làm như thế. Thật vậy, hiện có bao nhiêu
người tự xưng là con sáng láng, tin rằng cõi vĩnh hằng mới là tất cả còn thì
giờ là quí báu không có gì sánh kịp, lại biết sử dụng tối đa sự khôn khéo của
họ và đặt các nỗ lực tối đa của họ nhằm biến các cơ hội của đời sống hiện tại
trở thành có giá trị nhiều nhất cho các nhu cầu của cái tương lai vĩ đại sau
này? Người tự xưng là Cơ-đốc nhân trung bình hiện nay đang sử dụng tối đa
sự khôn khéo và đầu tư tối đa các nỗ lực của họ để kinh doanh những điều
rồi đây sẽ qua đi, những công việc làm ăn buôn bán của sai thế gian hiện
hữu nhưng rất ngắn ngủi này; nhưng khi bàn đến những vấn đề liên quan
đến cõi vĩnh hằng, thì người ấy chỉ hài lòng với việc lợi dụng tối thiểu số
khôn khéo mà họ có cũng như chỉ đầu tư số nỗ lực tối thiểu vừa đủ khiến
cho lương tâm họ thoả mãn mà thôi.
Chúa Giê-xu đã không chỉ vào thói bất lương của tên quản gia bất trung để
thúc giục chúng ta phải bắt chước anh ta. Ngài đã quở trách thói bất lương
đó thật rõ ràng. Nhưng Ngài chỉ vào cái lương tri lương thức biết lợi dụng cơ
hội hiện tại để tích luỹ, dành cho những điều cần thiết trong tương lai. Đức
Chúa Trời muốn chúng ta phải học tập để biết tận dụng các cơ hội hiện nay,
để tích luỹ hầu cung ứng cho những gì là cần thiết cho tương lai - là tương
lai đời đời. Cả khi chỉ vào phần lương tri lương tthức của tên quả gia nọ,
Chúa Giê-xu cũng cẩn thận bảo vệ cho lời phát biểu của Ngài bằng cách bảo
rằng tên quản gia bất trung ấy “khôn khéo hơn người cùng thế hệ với mình”
(LuLc 16:6). Anh ta chỉ biết có cuộc đời hiện tại mà thôi; và theo quan điểm
hẹp hòi và bất toàn đó, anh ta “khôn khéo hơn con sáng láng”, vốn không đủ
khôn ngoan khéo léo để sống trọn vẹn cho cõi vĩnh hằng.
Còn có nhiều câu nói khác nữa của Chúa và Cứu Chúa chúng ta, trong đó
những kẻ gian ác, ích kỷ được đề cao nhằm tạo nét tương phản để chứng
minh thế nào những người thánh thiện hoặc thậm chí là chính Ngài nữa, đều
được trông mong phải làm theo như cách đã gợi ý càng nhiều hơn (xem
LuLc 11:5-8; 18:6-7; Mat Mt 12:11-12). vậy, điểm đầu tiên trong khúc sách
ấy sẽ tan biến sau khi xét kỹ xem đúng ra thì nó ngụ ý dạy gì. Xin chúng ta
chuyển sang điểm khó khăn thứ hai.
Tại sao Chúa lại “khen người quản gia bất trung”? Câu trả lời cho thắc mắc
này cũng rất đơn giản, nghĩa là Chúa Giê-xu đã chẳng có khen ngợi người
quản gia bất trung. Chỉ cần nhìn qua câu thứ tám là đủ thấy ngay. “Chủ bèn
khen quản gia bất nghĩa ấy”. Đây không phải là Chúa Giê-xu khen anh ta,
nhưng là chính ông chủ của anh ta, và ông ta chỉ khen thói tinh ranh của anh
ta mà thôi. Cách lý giải này là đúng, chẳng cãi vào đâu được, vì Chúa Giê-
xu chính là người kể chuyện, và Ngài gọi người đã có lời khen là “ông chủ”.
Rõ ràng là Ngài đã không tự nói về mình, mà nói về ông chủ của người quản
gia bất trung. Chỉ vì quá bất cẩn, cho nên ai đó, khi đọc khúc sách này, mới
hiểu chữ “chủ” trong khúc sách này là Chúa Giê-xu.
Chúa Giê-xu chẳng những không khen anh ta, mà còn thẳng thắn gọi anh ta
là “người quản gia bất trung” và hơn nữa, còn cảnh cáo thói bất trung trong
công tá quản lý ngay sau đó (LuLc 16:10-11). vậy điểm khó hiểu thứ hai
hoàn toàn tan biến khi chúng ta cẩn thận chú ý xem thật ra chỗ ấy nói gì.
Trong trường hợp ở đây, chúng ta đã có thể chuyển sang điểm khó khăn thứ
ba.
CÁCH SỬ DỤNG TIỀN BẠC THẬT KHÔN NGOAN
Thứ ba, tại sao Chúa Giê-xu lại dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa
mà kết bạn? Chỗ khó khăn này tan biến ngay khi chúng ta đưa ra được câu
định nghĩa đúng và chính xác của Thánh kinh về các từ ngữ đã được dùng.
Trước hết “của bất nghĩa” là gì? Nó chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là “tiền
bạc”. Tiền bạc sở dĩ bị gọi là “của bất nghĩa” vì chính tiền bạc luôn luôn là
một tác nhân đưa người ta đến chỗ phạm tội và ích kỷ (thí dụ như trong
trường hợp kẻ vô lại vừa kể trên), và vì “sự tham tiền bạc là cội rể mọi điều
ác” (ITi1Tm 6:10). Chúa Giê-xu đã nhân cơ hội ở đây để đưa ra một lời
cảnh cáo chống lại các nguy cơ do tiền bạc gây ra bằng cách bảo rằng nó là
“của bất nghĩa” (LuLc 16:9). Ngài vẫn thường tóm gọn cả một bài giảng
trong chỉ một câu duy nhất mà thôi.
Thứ hai “dùng của bất nghĩa” (c.9), có nghĩa gì? Chúa Giê-xu đã dạy các
môn đệ Ngài (và cả chúng ta nữa) là hãy lợi dụng tiền bạc mà Đức Chúa
Trời đã giao cho chúng ta trong đời này để kết bạn với những người thuộc
về Ngài mà đang nghèo thiếu bằng cách sử dụng tiền bạc để giúp đỡ họ.
Như văn cảnh cho thấy, chúng ta nên kết bạn với những người sẽ được” vào
nhà đời đời” (c.9) là những người sẽ sặn sàng dành cho chúng ta là những
người đã làm ơn cho họ, đã biết dùng tiền bạc của mình để đem phước hạnh
đến cho họ - một sự tiếp rước dành cho bậc đế vương khi đời sống của
chúng ta trên thế gian này kết thúc và tiền bạc của chúng ta cũng chẳng còn.
Nói khác đi, Chúa Giê-xu chỉ đặt lời truyền dạy mà Ngài vẫn thường hay
nhắc đi nhắc lại luôn vào trong một phần hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn là
đừng có bo bo giữ của (Mat Mt 6:19-21) đừng tự mình phung phí nó, mà
phải dùng nó để làm điều thiện (ITi1Tm 6:17-19), nhất là đối với những
người thuộc về Đức Chúa Trời đang nghèo thiếu (Mat Mt 25:40; ChCn
19:17). Làm như thế, tức là chúng ta đầu tư nó trong thiên đàng và cất giữ
nó vào nơi an toàn sẽ tồn tại mãi mãi (Mat Mt 19:21,29). Lời truyền dạy này
của Chúa Giê-xu đã được những người nghe Ngài hiểu rõ, và câu mười bốn
sau đó đã chứng minh. trong câu này, chúng ta được bảo cho biết là người
Pha-ri-si, vốn là những kẻ tham tiền, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài.
Thế là điểm khó khăn thứ ba và cuối cùng đã tan biến, và khúc sách này nổi
bật hẳn lên dưới làn ánh sáng quang vinh, truyền dạy thật mạnh mẽ một bài
học mà thời đại của chúng ta rất cần phải học hỏi, rằng sử dụng tiền bạc là
một công tác quản lý, rằng kẻ nào dùng nó để hưởng thụ cho hiện tại ngắn
ngủi này mà không sử dụng nó thế nào để nó có thể đem đến lợi ích cho
mình suốt cõi vĩnh hằng, là một kẻ vô cùng dại dột; và ngay đến “con cái đời
này” chỉ có một chút khôn khéo mà thôi, cũng quở trách kẻ ấy.

PHẢI CHĂNG CẢ CHÚA GIÊ-XU LẪN PHAO-LÔ ĐIỀU SAI LẦM VỀ


THÌ GIỜ TÁI LÂM CỦA CHÚA CHÚNG TA?
Chẳng những giữa người không tin Chúa, mà cả trên nhiều toà giảng của
Cơ-đốc giáo và một số chủng viện thần học của chúng ta, người ta vẫn
thường truyền dạy rằng cả Chúa Giê-xu lẫn Phao-lô đều đã sai lầm về thì giờ
tái lâm của Chúa chúng ta. Trong một sách khảo luận nhỏ khác lý thú do
Giáo hội Thống nhất Hoa-kỳ Boston (the Boston American Unitarian
Association) phát hành trong đó có năm vị mục sư kể lại thế nào họ đã trở
thành tín đồ của Giáo hội Thống nhất sau khi từng giảng đạo trong các nhà
thờ chính thống, một tác giả đã viết như sau:
Nhưng ngày nọ, trong một bài thuyết giảng về sách Tê-sa-lo-ni-ca, vị giáo
sư của chúng tôi nhận xét rằng rõ ràng là Phao-lô đã sai lầm về thì giờ tái
lâm của Chúa Cứu Thế. Tôi như bị sét đánh trúng, và đạ nhìn trân trối vào
diễn giả, trong khi cây bút chì đã rơi khỏi các ngón tay mình. Lúc ấy, quả
thật là sau một tố giác của các nhà truyền đạo, Trường phái Phê bình cao
hơn (Higher Criticism) đã không phải là một điều giả dối, nông nổi như
người ta đã cho là như thế. Sau nhiều năm, mãi cho đến lúc ấy, tôi mới được
nghe cái tiếng vang của quyển sách ấy dội lên trong cái thư viện trống trải
ấy, khiến cây bút chì bằng gỗ bá hương phải gây tiếng động dưới sàn nhà.
Rõ ràng là chàng thanh niên này rất dễ bị lung lạc. Nếu một vị giáo sư trong
một chủng viện thần học có phát biểu một điều gì, thì đối với anh ta, mọi
việc đã được ấn định rồi. Chắc chắn là vị giáo sư ấy phải nói đúng, còn tất cả
các vị giáo sư khác dạy khác hơn, và toàn thể những ai tự học hỏi nghiên
cứu Thánh Kinh cho riêng mình, đều phải là sai lầm cả. Sự kiện vị giáo sư
ấy đưa ra một nhận định như thế đã là một chứng cứ tích cực khẳng định
rằng Trường phái Phê bình Cao hơn không phải là “một điều giả dối, nông
nổi như thiên hạ đã cho là như thế”.
Tôi không hề ngạc nhiên khi một thanh niên như thế đã “trở cờ” để trở thành
một nhà truyền đạo của Giáo hội Thống nhất. Thế nhưng, ngay đến các giáo
sư thần học thỉnh thoảng cũng sai lầm, và vị giáo sư này đã sai lầm. Sự sai
lầm hoàn toàn là của vị giáo sư ấy chứ không hề của Phao-lô, như chúng ta
sẽ thấy trong chương này.
LÝ GIẢI ĐIỀU CHÚA GIÊ-XU NGỤ Ý MUỐN NÓI
Xin chúng ta bắt đầu với Chúa Giê-xu, chứ không phải là với Phao-lô. Chúa
Giê-xu có nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của chính Ngài không? Để chứng
minh rằng Ngài đã nhầm lẫn, Mat Mt 24:34 và những khúc sách song hành
trong các sách Phúc âm khác (Mac Mc 13:30; LuLc 21:32), vẫn thường
được trích dẫn. Ở đây, Chúa chúng ta đã được tường thuật là có phán rằng:
“Quả thật ta nói cùng các ngươi, dòng dõi này chẳng qua trước khi mọi điều
kia chưa xảy đến” (Mat Mt 24:34). Và người ta bảo rằng ở đây, Chúa Giê-xu
dạy rõ ràng rằng thế hệ (generation mà bản Việt văn đã dịch ra là dòng dõi)
đang sống trên đất lúc Ngài phán mấy lời này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi
việc đã được ghi chép lại trong mấy câu trước đó xảy đến; cho nên, lẽ tất
nhiên, đây phải là một nhầm lẫn.
Tuy nhiên, nếu bất cứ người nào đọc kỹ cả khúc sách ấy, thì sẽ thấy là ở đây,
Chúa Giê-xu không hề dạy gì thuộc loại như thế cả. trong văn cảnh, Ngài
đang dạy rằng mọi sự sẽ xảy ra nhanh chóng để cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh
điểm rằng một số dấu hiệu bắt đầu xuất hiện, các biến cố sẽ chín muồi nhanh
chóng đến mức thế hệ đang sống lúc các dấu hiệu ấy xuất hiện sẽ chẳng qua
đi trước khi mọi việc thuộc về các giai đoạn cá biệt ấy xảy ra.
Các dấu hiệu này được đề cập để chỉ cho mọi người thấy sự kết thúc nhanh
chóng của thời đại này như đã được chép trong Mat Mt 24:29 “mặt trời liền
tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực
của các từng trời rúng động. Các dấu hiệu ấy đã chưa xảy ra lúc Chúa chúng
ta còn tại thế, cũng đã chưa xảy ra trong thế hệ ấy; nhưng khi chúng xảy ra,
thì mọi sự sẽ chín muồi nhanh chóng đến mức dấu hiệu (điềm) về Con
Người sẽ được nhìn thấy (hiện ra) ở trên trời, và Con Người sẽ lấy đại quyền
đại vinh ngự trên mây trời mà xuống trước khi thế hệ hiện sống lúc ấy qua
đi. Đây là cách lý giải đúng khúc sách ấy là điềm rõ ràng vì Chúa Giê-xu đã
phán thật phân minh: “Khi các ngươi thấy mọi đều ấy, khá biết rằng Con
Người gần đến, Ngài đương ở trước cửa” (Mat Mt 24:33).
Chúa Giê-xu dạy rằng như việc cây vả ra nhành non, mọc lá non là dấu hiệu
chỉ mùa hạ gần tới thế nào, thì việc các dấu hiệu kia xuất hiện sẽ là dấu chỉ
Chúa đã gần đến y như thế - gần đến nỗi thế hệ ấy sẽ chưa qua đi, thì Ngài
đã thật sự tái lâm rồi. Và nếu hiểu trong văn cảnh (toàn văn) của nó, thì “thế
hệ này” của câu ba mươi bốn rõ ràng chỉ vào cái thế hệ đang có (hiện hữu,
tồn tại) lúc các dấu hiệu kia xuất hiện.
Mối liên hệ cũng đúng y như thế trong Mac Mc 13:1-37 nơi mà cùng các từ
ngữ giống y như thế được tìm thấy. Có thể nói là sự việc thậm chí còn rõ
ràng hơn nữa trong LuLc 21:25-32 nơi cũng các từ ngữ ấy lại được tìm thấy
một lần nữa. Cho nên toàn thể chỗ khó khăn không phải là do những gì Chúa
Giê-xu đã thật sự phán dạy, mà là do các nhà giảng giải đã không chú ý xem
thật cẩn thận là đúng ra Chúa Giê-xu đã nghĩ gì trong tâm trí lúc Ngài phán
ra những lời bị thiên hạ phản bác này.
Đã có một đề xuất khác đầy gợi ý nhằm lý giải câu này, tức là bảo rằng từ
ngữ đã được dịch ra là thế hệ trong khúc sách này (trường hợp bản dịch Anh
văn) thường có nghĩa là “dòng giống”, “dòng họ” hay “những người sinh ra
từ một ông tổ” (trường hợp bản dịch Việt văn : dòng dõi), và chẳng có gì để
nghi ngờ đây là một ý nghĩa mà từ ngữ ấy đã được dùng. Thật vậy, nghĩa ấy
đã được nêu ra như là nghĩa thứ hai cho từ ngữ ấy trong quyển Thayer’s
Greek- English Lexicon of the New Testament, còn “thế hệ” (age) thì đã
được nêu ra như là nghĩa thứ tư. Nếu cho đó là ý nghĩa của từ ngữ ấy, thì
khúc sách này được lý giải là có nghĩa rằng “dòng dõi (giống)” này, nghĩa là
chủng tộc Do-thái, sẽ chẳng qua đi, nghĩa là vẫn còn duy trì được lý lịch của
mình cho đến lúc Chúa tái lâm.
Thật là một sự kiện phi thường - dĩ nhiên là một trong nhiều sự kiện đáng
chú ý nhất trong lịch sử - là tuy dân Do-thái đã bị đuổi khỏi đất tổ của họ và
bị tan lạc giữa tất cả các dân các nước từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng họ vẫn luôn
luôn giữ lại được lai lịch của dòng giống, chủng tộc của họ. Ý nghĩ này có lẽ
cũng đã có trong tâm trí Chúa Giê-xu, do đó, câu nói kia có hể vốn có ý
nghĩa hết sức hàm súc đến độ chẳng có một cách lý giải nào có thể vét cạn,
vắt kiệt được. Tuy nhiên, căn cứ theo văn cảnh, thì ý nghĩa thứ nhất dường
như phải được dành cho cách lý giải thứ nhất trên đây.
Một khúc sách khác nữa cũng đã được viện dẫn để chứng minh rằng Chúa
Giê-xu đã nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của Ngài, là Mat Mt 16:28 tuy nhiên
khúc sách song hành, trong đó có Mac Mc 9:1 và LuLc 9:27 cũng có thể
được dùng ở đây.
“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có một vài kẻ sẽ không chết trước khi thấy
Con người ngự đến trong nước Ngài” (Mat Mt 16:28)
Người ta bảo rằng trong khúc sách này Chúa Giê-xu dạy là Ngài sẽ tái lâm
trước khi một số người đang đứng đó chết đi. Nhưng ở đây, một lần nữa toàn
thể lời giải đáp cho chỗ khó khăn được tìm thấy ngay trong văn cảnh.
Theo thiển ý thì không thể có điểm phân chương tại chỗ mà chương 17 bắt
đầu (lẽ dĩ nhiên, nhưng điểm phân chương vốn không có trong nguyên tắc
Kinh điển, và không nên có điểm phân chương ở đây). Chúng ta phải tiếp
tục đọc luôn như vẫn làm trong những khúc sách song hành trong sách Mác
và Lu-ca vì nếu chúng ta cứ đọc tiếp và chú ý đến những gì đã được nói, thì
ý nghĩa của câu nói của Chúa Giê-xu sẽ trở thành rõ ràng như giữa ban ngày
vậy. Mấy lời này đã được tuyên phán như một lời tiên tri về cảnh Hoá hình
mà phần ký thuật được tiếp ngay sau liên từ và (theo bản Anh văn)
Có ba trong số những người đang đứng với Chúa Giê-xu lúc Ngài phán mấy
lời này, đã phải cùng đi với Ngài lên núi, và tại đó, các vị đã được thấy vinh
quang của Ngài thật sự sáng rực trên mặt Ngài, trên con người Ngài và ngay
trên chiếc áo Ngài đang mặc nữa (Mat Mt 17:2). Thật vậy, các vị đã được
nghe Đức Chúa Cha tuyên bố: “Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi
đường” (17:5). Trong cả khung cảnh ấy, các vị đã được thấy “Con Người
ngự đến trong nước Ngài” (16:28).
Nếu các biến cố được phép xảy ra theo tiến trình tự nhiên của chúng, Chúa
Giê-xu đã có thể tự biểu hiện (bày tỏ mình ra) cho thế gian được nhìn thấy y
như Ngài đã tự biểu hiện cho các môn đệ Ngài được thấy vậy, nghĩa là với
tư cách một Nhà Vua. Nhưng thay vì làm như thế, và để cho loài người có
thể được cứu, Ngài đã chọn xuống khỏi Núi Hoá Hình - nơi Ngài đã tự biểu
hiện trong vinh quang như Ngài đang đến trong nước Ngài, cũng là nơi mà
nước Đức Chúa Trời “lấy quyền phép mà đến” (Mac Mc 91;), mà các sứ đồ
Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đã được thấy nước Đức Chúa Trời (LuLc 9:27) -
để rồi sẽ chịu chết như một sinh tế chuộc tội trên thập tự giá tại Gô-gô-tha.
Có một sự kiện đầy ý nghĩa trong mối liên hệ này, ấy là đề tài mà Môi-se và
Ê-li đã cùng xuất hiện để trò chuyện với Chúa Giê-xu trên núi, bàn về “sự
Ngài qua đời sẽ phải ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem” (9:31).
Thế thì ở đây, một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng sự nhầm lẫn không phải là
của Chúa Giê-xu nhưng là ở phía người lý giải, vốn bất cẩn nên bỏ qua văn
cảnh trong đó có ghi lại các lời phán của Chúa Giê-xu. Điểm khó khăn cũng
nảy sinh từ cách lý giải mà chính các tác giả tự áp đặt trên các từ ngữ ngay
sau khi họ chép lại chúng. Cho nên tất cả các luận cứ mà các nhà phê bình
phá đám xây dựng trên việc cho rằng Chúa chúng ta đã nhầm lẫn về thì giờ
tái lâm của chính Ngài, đều bị đổ cả xuống đất.
LÝ GIẢI ĐIỀU PHAO-LÔ NGỤ Ý MUỐN NÓI
Nhưng Phao-lô có nhầm lẫn không? Thiên hạ vẫn luôn nói rằng có, vì họ
chống lại tính chính xác trong lời lẽ của các văn phẩm trong Tân ước kinh.
Người ta đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng “rõ ràng là Phao-lô đã lầm trong
các văn phẩm đầu tiên của ông về thì giờ tái lâm của Chúa Cứu Thế.
Để bênh vực cho luận cứ của họ, các lời lẽ của Phao-lô trong ITe1Tx 4:15-
18 đã được nêu lên. Phao-lô bắt đầu nói rằng:
“Này là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ
sống mà còn ở lại đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ
rồi”.
Người ta bảo rằng mấy lời ở đây rõ ràng dạy rằng Phao-lô trông mong ông
vẫn còn sống lúc Chúa đến. Điều mà có lẽ là Phao-lô đã trông mong là gì,
thì tôi không biết. Rất có thể là ông hi vọng mình vẫn còn sống khi Chúa
đến, nhưng chắc chắn là ông không hề dạy rằng ông sẽ còn sống. Và bất cứ
người chủ trương thuyết linh cảm cũng đều không chủ trương rằng các trước
giả viết Thánh Kinh không thể có những hi vọng sai lầm.
Lý thuyết về sự linh cảm và tính tuyệt đối chân thực và chính xác của Thánh
Kinh chỉ đơn giản là lý thuyết dạy rằng các trước giả viết Thánh Kinh không
hề truyền dạy điều sai lầm ở bất cứ chỗ nào. Chẳng có ai thắc mắc về vấn đề
các vị ấy có thể có những khái niệm sai lầm về một số quá nhiều điều như
thế. Tuy nhiên, nếu các vị ấy có những khái niệm sai lầm như thế, thì Đức
Thánh Linh giữ cho họ không truyền dạy chúng, và đây là điều đã được chủ
trương. Chắc chắn rằng ở đây, Phao-lô đã không có dạy rằng ông sẽ còn
sống khi Chúa tái lâm.
Mặt khác, ông dạy rằng một số người chắc đã ngủ rồi, nhưng một số khác thì
hãy còn sống. Vì ông hãy còn sống cho nên ông tự nhiên tự đặt mình vào
hạng người mà mình thuộc về lúc ông viêt bức thư này, tức là “những kẻ
sống mà còn ở lại” (ITe1Tx 4:15). Chắc chắn là ông vẫn còn sống lúc viết
bức thư này. Chắc chắn ông vẫn là một người “còn ở lại” lúc ấy. Tuy nhiên
ông không nói rằng ông sẽ cứ tiếp tục còn sống mãi. Rất có thể là ông rất
mong được như thế. Tất cả các tín hữu hiểu rõ giáo lý về Chúa tái lâm đều tự
nhiên ấp ủ niềm hi vọng rằng mình có thể vẫn còn sống khi Chúa đến.
Tôi hi vọng mình vẫn còn sống lúc Ngài đến, nhưng không dám liều lĩnh
một chút nào để dạy rằng sự việc sẽ là như thế. Tôi không biết mình có còn
sống cho đến lúc ấy hay không, tôi biết mình không phải là một torng những
người đã ngủ rồi, và nếu phải phân biệt mình giữa hai hạng người ấy -
những người hãy còn sống và những kẻ đã ngủ - thì chắc chắn tôi sẽ tự xếp
mình vào hạng người hãy còn sống mà không hề nhầm lẫn khi làm như thế.
Phao-lô đã tự xếp mình vào hạng người vẫn còn sống lúc ấy. Ông vẫn chưa
ngủ. Ông biết rất rõ ràng rằng chính Chúa từng truyền dạy, từ rất lâu trước
khi ông viết mấy lời này cho người Tê-sa-lô-ni-ca, rằng “biết kỳ hạn và ngày
giờ mà Cha đã tự quyền định lấy” thì không phải là việc của chúng ta (Cong
Cv 1:7). Ông đã không tìm cách để biết về kỳ hạn và ngày giờ mà Chúa đã
dạy thật phân minh rằng đó không phải là việc dành cho ông cũng như cả
cho chúng ta biết nữa nhưng ông dạy:
“Tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo......sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ
lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng
xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế
đến chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với
những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy
chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (ITe1Tx 4:15-17)
Trong văn cảnh, tức là trong hai câu 13 và 14, Phao-lô răn bảo số người hãy
còn sống lúc ấy chớ buồn rầu vì cớ những người đã ngủ rồi. Vì Phao-lô
thuộc về hạng người hãy còn sống lúc ấy, cho nên ông tự đặt mình vào cùng
hạng với họ chứ không phải với những người mà họ đang vì đó mà đau
buồn, tức là những kẻ đã chết rồi, thì thật là tự nhiên, phải lẽ và là đúng. Cho
nên, trong khúc sách này, thay vì vạch lá tìm sâu để cho rằng Đức Thánh
Linh đã để cho Phao-lô phạm sai lầm, thì thật ra, chúng ta lại nhận thấy là
Đức Thánh Linh để giữ cho ông khỏi phạm sai lầm, cả trong một vấn đề mà
theo sự mong mỏi của riêng ông, rất có thể rằng ông đã có hi vọng sai lầm.
Vậy thì cả khúc sách này, thay vì là một luận cứ nhằm chống lại tính chính
xác trong lời lẽ của Kinh điển, lại là một luận cứ để chống lại nó. Khúc sách
này chứng minh cho chúng ta thấy rằng những người đã được Đức Thánh
Linh chọn để chuyển tải lời mặc khải của Ngài cho chúng ta đều được bảo
vệ tuyệt đối để khỏi đưa vào trong lời truyền dạy của mình bất luận một hi
vọng sai lầm nào mà các vị có thể có. Những người bạn thích phê bình của
chúng ta đang kiên trì săn tìm một vài nhầm lẫn nào đó trong lời truyền dạy
của Phao-lô, sẽ còn phải đẩy mạnh công cuộc truy tầm tra cứu của họ đi xa
hơn nữa.
Có lẽ chàng sinh viên thần học trẻ tuổi đã như bịsét đánh vì câu nói của vị
giáo sư của anh ta rằng Phao-lô đã nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của Chúa Cứu
Thế, và do đó đã lao theo Giáo hội Thống nhất, có thể là một bài học cho các
nhà phê bình là nên cẩn trọng, kẻo e lời truyền dạy của họ cũng trở thành tai
hại giống như thế đối với một số thanh niên yếu bóng vía khác nữa.

CHÚA GIÊ-XU CÓ VÀO CHỖ Ở CỦA KẺ CHẾT KHÔNG?


Tôi nghĩ là chưa bao giờ trong “hộp thư thắc mắc” tôi đặt trong một thành
phố nào mà lại không có một ai đó đặt câu hỏi. IPhi 1Pr 3:18-20 ngụ ý dạy
gì khi viết rằngChúa Giê-xu đã đi giảng cho các linh hồn bị tù? Một giải đáp
rất đơn giản cho thắc mắc này, là câu ấy ngụ ý dạy chính điều câu ấy dạy,
nhưng có điều là chúng ta phải cẩn thận lưu ý xem đúng ra thì câu ấy dạy gì.
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay
cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta vào đến cùng Đức Chúa Trời; về
phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống.
Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ
bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ
đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người đuợc cứu bởi nước, là chỉ có
tám người” (3:18-20)
Với nhiều người điểm khó hăn của khúc sách này là dường như nó gợi ý
rằng Chúa Giê-xu đã thật sự vào tận chỗ ở của những người chết, và truyền
giảng cho các (tâm) linh bị tù ở đó. Với số người này, ý niệm ấy dường như
hàm ý là vẫn còn có một cơ hội cho người ta ăn năn sau khi đã chêt rồi.
Nhiều người đã cố tìm cách giải thích mấy câu này để né tránh cách kết luận
ấy, bằng cách bảo rằng phần (tâm) linh được (làm cho) sống của Ngài ở đây,
là Đức Thánh Linh. Họ bảor ằng trong Đức Thánh Linh, Chúa Cứu Thế Giê-
xu đã truyền giảng qua trung gian Nô-ê (lúc ông đóng chiếc tàu) cho các
(tâm) linh bấy giờ đã không chịu vâng lời nên hậu quả là giờ đây, đang bị
cầm tù.
Một tác giả là ông William Kelly đã lý luận bênh vực cho cách lý giải này
bằng nhiều tài năng và sự khôn khéo đồng thời với một phần phô trương
kiên thức rộng rãi về văn phạm Hi-văn của mình. Về sự hiểu biết Hi-văn
hiếm có của ông Kelly thì chẳng có gì để thắc mắc, tuy nhiên, tôi nghĩ là ông
đã thất bại trong việc giữ cho luận cứ của ông có thể đứng vững. Sau tất cả
những gì đã được nói, theo tôi thì dường như cách lý giả này là cượng giải.
Từ ngữ linh hồn (tâm linh, spirit) trong câu 18 không thể có nghĩa là Đức
Thánh Linh. Một nét tương phản đã được vạch ra giữa hai phần của bản tính
của Chúa Cứu Thế: phần xác thịt trong đó Ngài đã bị xử tử, và phần linh hồn
(tâm linh) trong đó Ngài đã được (làm cho) sống lúc xác thịt của Ngài bị xử
tử. Trong khi thân xác Ngài nằm bất đồng vì đã chết, thì phần tâm linh được
(làm cho) sống của Ngài đã đi truyền giảng cho các tâm linh bị tù. Theo tôi
thì dường như đây là cách lý giải thích đáng duy nhất cho các từ ngữ ấy; và
nếu cần hiểu đúng Kinh điển ngụ ý ấy; và nếu cần hiểu đúng Kinh điển gnụ
ý nói gì, thì chúng ta phải hiểu là Kinh điển đã ngụ ý muốn nói như thế.
Cho ù có là như thế, thì phải chăng việc này dẫn đến một “giai đoạn học tập”
thứ hai cho những người đã chết torng sự không vâng lời Đức Chúa Trời, mà
hậu quả là đã phải đến nơi chịu trùng phạt và đau đớn? Cho dù nếu có là như
thế đi chăng nữa, chúng ta không nên gán ép điều đó cho phần ký thuật này.
Trái lại, chúng ta phải công minh với Kinh điển cho dù sách ấy có khớp
đúng với các lý thuyết của chúng ta hay không.
Nhưng sự thật là cách hiểu này không hề dẫn đến một giai đoạn học tập thứ
hai nào cho những người đã chết trong sự không vâng lời, mà hậu quả là
phải vào nơi chịu trừngphạt và đau đớn cả. Điều này sẽ được làm sáng tỏ
nêú chúng ta lưu ý đến ba việc: một là nếu chúng ta chú ý xem Chúa Giê-xu
đã đi truyền giảng cho ai; hai là nếu chúng ta chú ý xem Ngài đã truyền
giảng gì cho họ; và ba là nếu chúng ta chú ý xem các kết quả của công tác
truyền giảng đó của Ngài.
CHÚA GIÊ-XU ĐÃ TRUYỀN GIẢNG CHO AI?
Trước hết, Chúa Giê-xu đã truyền giảng cho ai? Bạn sẽ trả lời: “Cho các tâm
linh (linh hồn) bị tù”. Những những người bị tù đó là ai? Phải chăng đó là
linh hồn (tâm linh) của những người đã chết rồi, những kẻ gian ác? Đã
chẳng có gì cho thấy họ là những người như thế cả. Từ ngữ tâm linh (spirits)
đa chẳng bao giờ được dùng theo cách bất định tính để chỉ các linh hồn (tâm
linh) của những người đã chết, mà nó luôn luôn được dùng để chỉ các thiên
sứ hay các hữu thểsiêu nhiên (xem HeDt 1:7,14; Mat Mt 10:1; Mac Mc 3:11;
LuLc 6:18; 7:21; Cong Cv 19:12; IGi1Ga 4:1 và nhiều chỗ khác nữa). Chỗ
duy nhất trong Kinh điển mà các tâm linh đã được dùng để chỉ loài người
không gống như thế là HeDt 12:23., Chắc chắn rằng nó thường được sử
dung suy nhất hơn để chỉ các thiên sứ hoặc các hữu thể siêu nhiên khác.
Nếu ở đây, chúng ta lý giải là nó ám chỉ các hữu thể siêu nhiên, thì lẽ dĩ
nhiên việc truyền giảng kia không hề dùng cho loài người vốn là những kẻ
gian ác vào thời Nô-ê, nhưng là dành cho các hữu thể siêu nhiên đã không
vâng lời vào thời ấy và hiện đang bị tù do hậu quả của sự không vâng lời đó.
Có những khúc sách nào trong Kinh điển nói bóng gió rất có những hữu thể
siêu nhiên không vâng lời vào thời cả Nô-ê mà hậu quả là hiện đang bỏ tù
không? Có đấy?
Trong SaSt 6:2 chúng ta được bảo cho biết là “các con trai của Đức Chúa
Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà
làm vợ” . Nhiều nhà giải kinh hiểu “các con trai của Đức Chúa Trời” trong
khúc sách này là con cháu của Sết, một nhân vật tin kính; nhưng nếu cần
phải lý giải Kinh điển bằng Kinh điển, thì dường như đó phải là các thiên sứ.
Dường như điều này vốn được Giu Gd 1:6 đề cập rõ ràng, khi chúng ta được
bảo cho biết về “các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình” thì
hậu quả là đã bị cầm giữ bằng “dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời.....để
chờ ngày phán xét”. Và trong câu tiếp theo đó, chúng ta được bảo cho biết
cũng như những kẻ (nghĩa là các thiên sứ) ở trong các thành phố Sô-đôm và
Gô-mô-rơ cũng buông theo sự dâm dục và sắc lạ (bản Anh văn là Strange
flesh: xác thịt lạ)
Vậy, căn cứ vào đây thì dường như đã rõ ràng tội của các thiên sứ là tội
buông theo xác thịt lạ, cũng chính là tội đã được đề cập ở SaSt 6:1-3. Hơn
nữa, chúng ta còn đọc thấy “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ
đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng
xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét” (IIPhi 2Pr 2:4). Điều hàm ý trong tất
cả những chỗ vừa kể trên đây rõ ràng là các tâm linh mà Chúa Giê-xu giảng
đạo cho lúc Ngài đến chỗ ở của kẻ chết, là các thiên sứ đã phạm tội vào thời
Nô-ê, và hiện đang bị cầm tù do hậu quả của tội ấy.
NGÀI ĐÃ GIẢNG GÌ?
Điều tiếp theo chúng ta cần lưu ý, là động từ được dịch ra là “giảng” trong
IPhi 1Pr 3:18-20 có nghĩa gì. Có hai từ ngữ thường được dùng trong Tân
ước kinh và đều được dịch ra là “giảng”. Một có nghĩalà “giảng Phúc âm”.
Chữ kia có nghĩa “thông báo” (to herald: rao loa để thông báo một nhà vua
sắp giáng lâm, hay về vương quốc của vua ấy). Chữ đã được dùng trong
khúc sách này là chữ thứ hai.
Trong khúc sách này, đã không có sự gợi ý nào là Phúc âm ban sự cứu rỗi đã
được truyền giảng cho bất kỳ một người nào. Nhà vua và vương quốc của
nhà vua ấy đã được thông báo. Thế thì, cho dù chúng ta có hiểu “các tâm
linh bị tù” có nghĩa là linh hồn của những ngưtời đã chết trong tội lỗi, thì
cũng chẳng có chút ám chỉ bóng gió nào về một giai đoạn học tập khác cả.
Chúng ta chỉ đơn giản được bảo cho biết rằng Nhà Vua và vương quốc của
nhà vua ấy đã được thông báo cho họ đều biết mà thôi. Chúa Cứu Thế đã
từng được thông báo là Vua trên trời, trên đất, và cả trong hoả ngục nữa.
CÁC KẾT QUẢ CỦA CỘNG TÁC RAO GIẢNG CỦA NGÀI
Thứ ba, xin lưu ý các kết quả của công tác rao giảng này. Đã chẳng có một
chữ nào gợi ý rằng có bất kỳ một linh hồn (tâm linh) nào bị tù đã nhờ đó mà
ăn năn quy đạo. Nếu có, chắc chúng ta phải được cho biết từ nhiều nguồn
khác hơn là khúc sách này; nhưng đã chẳng có một khúc sách nào ở bất cứ
chỗ nào khác trong Kinh điển gợi ý rằng đã có một người nào ăn năn quy
đạo hay được cứu rỗi và kết quả của lần truyền giảng này. Rõ ràng chủ đích
của cuộc truyền giảng này vốn không phải là nhằm cứu rỗi những kẻ đã bị
diệt vong rồi nhưng chỉ là thông báo về Nước Trời và Nhà Vua cho toàn thể
vũ trụ.
Rồi đây sẽ có lúc “mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì
xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức
Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi Pl 2:10-11)
Thế nhưng việc những con người và các thiên sứ không vâng lời này bị bắt
buộc phải tôn xưng Chúa Cứu Thế, sẽ chẳng đem được sự cứu rỗi đến cho
họ. Toàn thể chúng ta phải chọn hoặc là tôn xưng và tiếp nhận Chúa Cứu
Thế bằng chính ý chí tự do của mình ngay bây giờ để nhờ đó mà được cứu
rỗi, hoặc là sẽ phải tôn xưng và công nhận Ngài trái với ý của chúng ta trong
đời hầu đến.
Sẽ có một lúc nào đó, chúng ta phải tôn xưng Ngài. Sẽ có một ngày chúng ta
phải quì gối xuống trước mặt Ngài. Phước thay cho người nào chịu vui vẻ
quì gối xuống trước Chúa Giê-xu ngay bây giờ, đúng lúc còn có thể học tập
để biết ton xưng rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa Tể để tôn vinh Đức
Chúa Trời là Cha. Phước thay cho người nào chẳng đợi cho đến lúc bị bắt
buộc rồi mới chịu làm việc ấy, và khi sự tôn xưng ấy sẽ chẳng đem được sự
cứu rỗi đến cho mình.

You might also like