You are on page 1of 8

Tình huống 1: A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là

5 tỷ đồng, A góp 800 triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của CTCP TM (đối
tác tiềm năng của công ty X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1.2 tỷ đồng;
C góp vốn bằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá 1.5 tỷ
đồng do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá trị
hiện tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng 1.5 tỷ đồng bằng tiền
mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu.
Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm chủ tịch HĐTV. Sau một năm
hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Tuy nhiên các thành viên không thống
nhất thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận
phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng
phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp, phần
vốn góp của C cao hơn giá trị thực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực
góp là 700 triệu đồng. Vụ tranh chấp này được khởi kiện tại tòa? Tòa án xử lý thế
nào? Được biết công ty TM đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ
tục phá sản và không thể đòi được 50% còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50%
đó?
Trả lời:
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 (điều 38 và 41) thì các thành viên trong công ty TNHH sẽ
được chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm với các khoản nợ theo tỉ lệ vốn cam kết góp vào
công ty.

Trong tình huống trên B góp bằng giấy nhận nợ, theo điều 4, luật DN 2005, hình thức
góp vốn của B có thể coi là góp vốn bằng một "tài sản khác", ngoài ra các thành viên
khác đều không phản đối ngay từ đầu. Vậy hình thức góp vốn của B là hợp pháp.

C góp vốn bằng 1,5 tỷ theo giá trị tương lai của căn nhà, về lý thuyết C chỉ được góp
bằng đúng giá trị ngôi nhà là 700 triệu, nhưng do các thành viên công ty đều nhất trí định
giá căn nhà cao hơn thực tế 800 triệu nên tất cả sẽ chịu trách nhiệm liên đới với số chênh
lệch đó. Nói cách khác số vốn góp của C vẫn là 1,5 tỷ.

D cam kết góp 1.5 tỷ, nhưng lúc đầu mới góp 500 triệu và cam kết góp số còn lại khi
công ty có yêu cầu. Tuy nhiên trong tình huống nêu ra không có chỗ nào cho thấy công ty
yêu cầu D góp nốt chỗ 1 tỷ còn lại mà D từ chối cả. Vì vậy việc góp vốn của D cũng hoàn
toàn hợp lệ và số vốn góp của D được tính là 1.5 tỷ.

Kết luận: nếu đem vụ việc này ra tranh tụng tại tòa án thì B,C,D sẽ được chia lợi nhuận
theo tỉ lệ vốn cam kết góp là 1.2 : 1.5 : 1.5

Hoàn toàn lập luận tương tự, 3 thành viên công ty cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới với
số nợ chưa trả theo tỷ lệ vốn cam kết góp của mình, nhưng không quá tổng số vốn góp.
Tình huống 1
Thân, Tý, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công
ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Vốn điều lệ đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân
góp 400 triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu.
Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tý làm Tổng giám
đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty.
Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có năng
lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn
nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Tý và bổ nhiệm
Thìn là Tổng giám đốc mới.
Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh
nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân
hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tý đã đem số
tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.
Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và khởi kiện
Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty
Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh.
Những vấn đề đặt ra:
1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH?
2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên?
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?
4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên?

Tình huống 2
Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã
ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên
thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300
triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn
bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê
ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc
làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty.
Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc
công ty.
Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn
1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.
Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp
thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc nhờ Luật sư tư vấn và Luật
sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp đồng mua bán nhà.
Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày
21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi nhà đó trên
thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với hợp đồng mua bán
nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài sản của công ty chỉ còn
khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc.
Những vấn đề đặt ra:
1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không?
2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không
phản đối hay không?
3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục ký kết
các loại hợp đồng này như thế nào?
4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty có phải
bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không?

Tình huống 3
Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm
chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của
ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn
điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.
Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một
doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.
Những vấn đề đặt ra:
1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh
nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?
2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?
3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng
cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê
Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được
không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?

Tình huống 4
Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm
1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng
kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam.
Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây:
1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp.
2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây
dựng.
3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới.
Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các loại hình
doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong từng trường
hợp?

Tình huống 5:
Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại
diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới
là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của
công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa
bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm
này.
- Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD.
- Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay
việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của
Bộ Văn hoá - thông tin.

Tình huống 6:
Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một
doanh nghiệp phát triển tài năng văn học.
Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể
thành lập là loại hình nào?

Tình huống 7:
Công ty TNHH HB - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh QN và
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một
doanh nghiệp sản xuất mía đường.
- Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ
có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo Luật nào? Hãy tư vấn thủ tục thành lập
doanh nghiệp.
- Có gì khác nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài?

Tình huống 8:
Công ty cổ phần Yên Minh nộp hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh TB, nơi công ty đặt
trụ sở chính. 15 ngày sau, Phòng ĐKKD tỉnh trả lời yêu cầu ĐKKD của công ty không
được chấp nhận vì ngành nghề công ty đăng ký không có trong Danh mục các ngành,
nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH&ĐT-
TCTK của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê.
Hãy bình luận quyết định của Phòng ĐKKD!

Tình huống 9:
Công ty cổ phần Nhà Mới có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung,
Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty
chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng
giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế
của doanh nghiệp tư nhân PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty,
trị giá 600 triệu. Các thành viên tỏ ý nghi ngờ về tính minh bạch của hợp đồng này khi
biết chủ doanh nghiệp PK chính là con gái của Trung.
Bạn có bình luận gì về tính hợp pháp của hợp đồng trên?
Tình huống 10:
Công ty cổ phần Sao Mai là công ty cổ phần nhà nước có trụ sở đóng tại UBND tỉnh QN.
Ngày 14/11/2004, Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định cách chức Tổng giám
đốc của ông Luân (trước đây là cán bộ của Sở Tài chính UBND tỉnh QN, nay đã về hưu)
với lý do không có năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Ông Luân phản đối quyết
định này của HĐQT và đã khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh QN. Sau khi nhận được đơn
khiếu nại của ông Luân, Chủ tịch UBND tỉnh QN đã có chỉ thị yêu cầu công ty không thi
hành quyết định của HĐQT và đề nghị Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công ty để làm
rõ vụ việc.
Bạn có nhận xét gì đối với khiếu nại của ông Luân và cách giải quyết của Chủ tịch
UBND tỉnh QN?
BÀI TẬP MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ

TÌNH HUỐNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Giả sử năm tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Văn N gửi Hồ sơ đăng ký kinh doanh tới
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN để thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp. Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN đã từ chối cấp đăng ký
kinh doanh cho ông N với lý do: Địa điểm kinh doanh gần một số cơ quan quan trọng của
Trung ương và theo Điều 2 - Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính
phủ thì đây là ngành nghề kinh doanh phải có “ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh
trật tự” do công an cấp tỉnh cấp mà ông N chưa có giấy này. Cán bộ Phòng yêu cầu ông
phải thay đổi địa điểm và bổ sung vào Hồ sơ đăng ký kinh doanh Giấy xác nhận này thì
mới tiến hành đăng kýý kinh doanh.
Ông N đến hỏi bạn tư vấn. Quan điểm của bạn đối với yêu cầu trên của Phòng Đăng ký
kinh doanh tỉnh?Nêu rõ căn cứ pháp lý.

TÌNH HUỐNG: GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

Tuấn, Thành, Hưng và Hoàng quyết định thành lập công ty TNHH Thành Hưng, ngành
nghề kinh doanh mua bán máy tính và dịch vụ tin học với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Công
ty TNHH Thành Hưng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong tháng 7 năm
2006.
Trong bản cam kết góp vốn, Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt, Thành góp vốn bằng ngôi
nhà của mình để làm văn phòng giao dịch, được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ
mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu vì theo quy hoạch đến cuối năm 2005 sẽ có một
con đường lớn mở trước nhà. Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt nhưng lúc đầu góp 300
triệu, phần còn lại khi nào công ty cần thì góp đủ. Hoàng góp bằng giấy xác nhận nợ của
công ty Trần Anh có số nợ là 500 triệu với thời hạn trả nợ là 31/12/2006, được các thành
viên định giá là 400 triệu.
Đến ngày31/12/2006 công ty Trần Anh chỉ trả đựợc 300 triệu, phần còn lại không đòi
được. Mặc cuối năm 2006 con đường đã là xong nhưng do thị trường bất động sản đang
“đóng băng” do đó giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động về giá. Đến cuối năm
2006 công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu.
Tháng 3 năm 2007, công ty có lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia
lợi nhuận. Các thành viên công ty không không thống nhất được với nhau. Họ cho rằng
việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp nên đã xảy ra tranh chấp giữa các thành
viên.
Với tư cách là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc này bạn hãy cho biết:
1. Việc góp vốn bằng Giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không?
2. Vấn đề định giá tài sản này như thế nào? Việc định giá tài sản cao hơn giá thực tế tại
thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được nợ?
3. Trong trường hợp mới góp một phần vốn theo cam kết thì có được chia lợi nhuận theo
phần vốn cam kết góp hay không? Tại sao?

TÌNH HUỐNG: TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Một số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Với trình độ chuyên môn của mình và số tiền
300 triệu đồng chủ yếu là vay của cha mẹ và anh em ruột thịt, họ dự định hợp tác thành
lập một cơ sở kinh doanh của chính mình.
a. Trường hợp 1: Họ dự định thành lập một cơ sở kinh doanh các mặt hàng sứ và thuỷ
tinh xây dựng .
b. Trường hợp 2: Họ dự định thành lập một trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng công
trình.
Những sinh viên này muốn bạn tư vấn làm các thủ tục cần thiết để cơ sở kinh doanh của
họ có thể được thành lập và tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp.
Bạn có thể giúp đỡ họ được không ?
Nêu rõ căn cứ pháp lý của các lời khuyên của mình ?

TÌNH HUỐNG 3

Công ty TNHH Xây dựng Đông Á có ký một hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng với
doanh nghiệp TN Bội Dao do bà Trương Bội Dao đứng tên đăng ký kinh doanh. Theo
hợp đồng Công ty Đông Á nhận xây dựng mới công trình trụ sở làm việc của doanh
nghiệp Bội Dao theo phương thức chìa khoá trao tay. Tổng trị giá của hợp đồng là 1,5 tỷ
đồng.
Sau khi hợp đồng được ký kết một nhóm thành viên của Công ty Đông Á tỏ ý nghi ngờ
về tính vô tư của bản hợp đồng này khi họ được biết: Bà Trương Bội Dao là vợ của một
thành viên nắm 10% vốn điều lệ của Công ty Đông Á.
Nhóm thành viên này muốn xin ý kiến tư vấn của bạn?
Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình?
TÌNH HUỐNG
Công ty TNHH được thành lập gồm 3 thành viên A,B,C. Theo thỏa thuận ngày 4/5/2007,
A góp vốn 700tr, B góp 700tr, C góp 700tr và thỏa thuận cam kết cuối cùng vào ngày
7/8/2007, các thành viên sẽ góp đủ vốn ( mỗi thành viên góp phần còn lại 700tr).

Ngày 5/8/2007 do C không có đủ 700tr còn lại để góp vốn nên viết văn bản đề nghị cho
công ty D là bạn mình góp vốn phần còn lại của C (700tr).
Theo (anh) chị công ty TNHH trên có đồng ý với ý kiến của C hay không? Vì sao?

Giả sử công ty trách nhiệm trên đồng ý với ý kiến của C cho D góp phần vốn còn lại của
mình thì C có còn là thành viên của công ty TNHH trên nữa hay không? Vì sao?
Trường hợp sau ngày 7/8/2007, C không góp đủ số vốn còn lại và thỏa thuận với A ( là
giám đốc của công ty) để A góp toàn bộ phần vốn góp còn lại của C. theo anh (chị) thỏa
thuận trên được chấp nhận hay không? Vì sao?
Bài 1
Công ty TNHH An Hải (tỉnh H) kí hợp đồng bán cho DNTN chuyên sửa chữa xe máy
Bình Minh (tỉnh Đ) Một lô hàng xe máy trị giá 2tỷ VNĐ theo têu chuẩn chất lượng đã
đăng kí. Hàng được giao làm 2 đợt :
Đợt 1: 10/3/2006 số lượng 50 chiếc xe máy
Đợt 2: 25/3/2006 số xe máy còn lại
SSố hàng đợt một hai bên đã giao nhận và thanh toán đầy đủ. Số hàng đợt hai bên công ty
TNHH An Hải đã không giao hàng theo thoả thuận , lý do vì dây chuyền sản xuất gặp sự
cố về mặt kỹ thuật , nên không có hàng giao cho doanh nghiệp như đã thoả thuận và công
ty đề nghị doanh nghiệp cho thêm 2 tháng nữa để khắc phục sự coó máy móc . Bên doanh
nghiệp chấp nhận và yêu cầu công ty phải giảm giá 5% trên giá trị lô hàng chậm giao .
Công ty không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng đó là lỗi khách quan . Doanh nghiệp tư
nhân Bình Minh đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết đẻ bảo vệ quyền lợi cho
mình.
Bằng kiế thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:
1, Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? Vì sao ?
2, Bên nào đúng bên nào sai ? vì sao ?
3, Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
4, Hướng giải quýêt như thế nào?

Bài 2
Tháng 3/2006 Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh D) kí hợp đồng với công
ty chế biến cao su B(tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng Công ty A đã ứng
trước cho công ty B 300 triệu đồng . Theo hợp đồng ngày 1/3/2006 công ty B giao hàng
đợt một cho công ty A trị giá là 400 triệu đồng . Số hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt hai là
ngày 10/3/2006.
Đến ngày 25/4/2006 theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng . Qua kiểm
tra thấy chất lượng hàng hoá không đảm bảo, do vậy từ chối không nhận hàng và yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
Biết rằng trong hợp đồng các bên có thoả thuận :
-Vi phạm về chất lượng hàng hoá phạt 6% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm cho 10
ngày đầu , 1% cho 10 ngày tiếp theo tổng số không quá 8%
- Không thực hiện hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm
Bằng kiế thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:
1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì ? có hiệu lực pháp luật không ? vì sao?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
3. Hướng giải quyết như thế nào?

Bài 3:
Ngày 10/3/2000 công ty TNHH Sao Mai ( bên A) chuyên kinh doanh may mặc kí hiệp
đồng kinh tế số 52/HĐKT bán cho doang nghiệp tư nhân thuơng mại Minh Hải (bênB) số
lượng 1000 tấn gạo với chất lượng rõ ràng theo thảo thuận trị giá hợp đồng là 4 tỷ đồng .
Hai bên thoả thuận hàng sẽ được giao từ ngày 20 đén 25 tháng 4 tại kho chính của DNTN
thương mại Minh Hải đồng thời bên B phải ứng cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp
đồng vào ngày 16/3
Mặc dù đã ứng tiền theo thoả thuận cho công ty TNHH Sao Mai nhưng do giá gạo có
chiều hướng xuống giá . DNTN thương mại đã đề nghị huỷ bỏ hợp đồng đã kí với công
ty TNHH . Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và lãi suất theo
mức lãi suất cho vay của ngân hàng công thương Việt Nam .
Công ty TNHH Sao Mai đã không chấp nhận và làm đơn kiện lên cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đồng thời đòi phạt 400 triệu đồng.
Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh chị hãy:
1.Yêu cầu của các bên có đúng không ? tại sao?
2. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết ?
3. Hướng giải quyết như thế nào ?

Bài 4
Xí nghiệp chăn nuôi tỉnh S kí hợp đồng bán cho công ty thực phẩm tổng hợp tỉnh L sô0s
lượng 300 co lợn thịt loại 70 kg trở lên đẻ sản xuất thịt hộp xuất khẩu . Giá trị hợp đồng
là 400 triệu đồng , theo thoả thuận hàng sẽ được giao vào 1 đợt vào tháng 6/ 1998 ngày
20/6/1998, theo thoả thuận xí nghiệp chăn nuôi giao hàng cho công ty thực phẩm . Sau
khi nhận hàng , bên công ty thực phẩm chỉ thanh toán cho công ty chăn nuôi số tiền là
350 triệu đồng . Số tiền còn lại , công ty không thanh toán với lý do : số tiền này trừ vào
khoản thuế bao gồm thuế sát sinh và thuế xuất khẩu số thịt hộp sản xuất từ 300 con lợn
kia . Bên công ty đã đưa ra lý do rằng: trong hợp đồng hai bên đã thoả thuận và ghi nhận
“bên xí nghiệp phải chịu các chi phí về thuế “
Tháng 12/1998 bên xí nghiệp chăn nuôi đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyên giải quyết .
Hãy cho biết ;
1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ? vì sao?
2. Cách giải quyết như thế nào ?

You might also like