You are on page 1of 22

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TNTH

TÁC GIA TỐ HỮU

1.Về tiểu sử:


- Tố Hữu sinh trưởng trong một gia đình nghèo nhưng có truyền thống
văn hóa.
- Quê hương xứ Huế để lại dấu ấn khá đậm nét trong phong cách thơ Tố
Hữu.
- Sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, nhiệt tình tham gia phong trào cách
mạng và làm thơ phục vụ cách mạng.
2. Quá trình sáng tác:
Con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với con đường giác ngộ và hoạt
động cách mạng.
- Từ ấy (1937- 1946) là tập thơ đầu tay, tiếng reo vui của tâm hồn một
anh thanh niên khao khát lẽ sống, bắt gặp lý tưởng của Đảng và hăng hái
quyết tâm phấn đấu, hăng hái hy sinh để thực hiện lý tưởng cao đẹp ấy
với tinh thần lạc quan.
- Việt Bắc(1947- 1954) phản ánh chân thực cuộc kháng chiến 9 năm
chống Pháp. Tập thơ viết nhiều về nhân dân, về bộ đội, về quê hương Việt
Bắc. Tác phẩm được ghi nhận như một trong nhưng thành tựu xuất sắc
của văn học thời kháng chiến chống Pháp .
- Gió lộng(1955 - 1964) là tập thơ sáng tác trong thời kỳ Miền Bắc được
giải phóng, tiến lên xây dựng cuộc sống mới. Miền Nam vẫn còn bị chia
cắt. Nhân dân ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh để giải phóng hoàn toàn đất
nước. Tập thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm
thiết ân tình.
- Ra trận (1972) và Máu và hoa (1977) là những tập thơ ca ngợi chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở
cả hai miền Nam- Bắc.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.
- Thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

*
* *

1
TÂY TIẾN
QUANG DŨNG

1.Cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ: Nỗi nhớ da diết bao trùm
lên cả không gian và thời gian.
a. Đoạn đầu (14 câu) : hồi tưởng lại những kỉ niệm của một thời chinh
chiến, những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên, vừa khắc
nghiệt lại vừa hùng vĩ thơ mộng.
- Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người, niềm thương nỗi
nhớ như nén chặt bỗng trào dâng:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Điệp từ “nhớ” và phép láy vần “ơi” như vẽ ra trạng thái của nỗi nhớ, hình
tượng hóa nỗi nhớ. Nỗi nhớ không rõ hình, không rõ dạng, nhưng lơ lửng,
đầy ắp, lớn lao.
Qua nỗi nhớ hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và hiểm trở, hoang vu
và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng :
+ Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch... gợi lên cái
thâm u của những miền đất lạ.
+ Từ ngữ bạo, khỏe có sức diễn tả mạnh mẽ: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”,
“heo hút” vừa thể hiện rất đạt sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu của núi rừng
Tây Bắc vừa đặc tả những gian khổ, gian truân của nẻo đường hành quân
chiến đấu.
+ Hình ảnh: “súng ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và táo bạo , thể
hiện chất lính trẻ trung, yêu đời.
Câu thơ : “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Với cách phối âm độc đáo, câu thơ nhiều thanh trắc, gân guốc, dữ dội,
nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Kết hợp với câu thơ
được dệt bằng những thanh bằng làm hiện lên thế giới khác thường vừa
đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng Tây Bắc.
Cái vẻ hoang dại dữ dội chứa đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc
được nhà thơ tiếp tục khai thác qua những âm thanh ghê rợn của núi
rừng:
“ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Đoạn thơ kết thúc bằng những câu thơ ấm áp, dịu ngọt, mở ra cảnh
tượng thơ mộng, thấm đẫm tình quân dân trên những chặng đường hành
quân gian khổ.

2
“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
b. Đoạn 2 (8 câu tiếp): nhớ những kỉ niệm trên chặng đường hành quân.
Một đêm liên hoan văn nghệ được gợi lên với những chi tiết rất thực
và rất mộng. Đuốc lửa bập bùng với sự góp vui của những cô gái Tây
Bắc bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy vừa e thẹn, vừa
tình tứ, trong vũ điệu đậm màu sắc xứ sở lạ làm ngất ngây những chàng
trai Tây Tiến.
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”
Một buổi chiều sương cao nguyên :
“ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Con người và cảnh vật Tây Bắc hiện lên tươi đẹp và thơ mộng. Kỉ niệm
vẫn sống mãi .
Trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hòa quyện cho thấy tính thẩm
mỹ độc đáo của Quang Dũng đồng thời khắc họa vẻ đẹp tâm hồn các
chiến sĩ Tây Tiến: trong gian khổ và thử thách họ vẫn lạc quan, yêu đời,
hồn nhiên và thơ mộng.
c. Đoạn 3 (8 câu tiếp) : nhớ về đồng đội – Quang Dũng đã dựng nên
một bức tượng đài hùng vĩ , bi tráng về binh đoàn Tây Tiến:
- Hiện thực khốc liệt của chiến tranh:
+ Cuộc sống thiếu thốn gian khổ: “ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
+ Với những mất mát hi sinh: “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
“ Áo bào thay chiếu anh về đất”
- Tâm hồn lạc quan yêu đời: “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
- Lí tưởng chiến đấu cao đẹp: quên mình vì Tổ quốc “ quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh”: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Ở đoạn này cảm hứng bi tráng đã được bộc lộ một cách tập trung. Cái
đau, cái khổ ,nhà thơ nhìn thấy cái oai hùng dữ dội, cái chết của người
chiến sĩ Tây Tiến được miêu tả thật sang trọng và lẫm liệt. Cái chết ấy
được thiên nhiên hùng vĩ trân trọng tiễn đưa bằng cách tấu lên khúc nhạc
trầm hùng: “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
d. 4 câu kết: lời thề của các chiến sĩ – ý chí quyết tâm của cả một thế hệ

3
của cả một thời đại :
“Tây Tiến người đi không hẹn ước”
“ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

*
* *

BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG


HOÀNG CẦM
1.Tác giả:
Hoàng cầm sinh ra và lớn lên ở quê hương Kinh Bắc, được tắm mình
trong dân ca quan họ Bắc Ninh, truyền thống văn hóa dân gian nổi tiếng
với tranh Đông Hồ. Chính quê hương là nguồn nuôi dưỡng hồn thơ tác giả
và Hoàng Cầm có nhiều bài thơ hay viết về Kinh Bắc.
2.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Một đêm giữa tháng 4- 1948 đang công tác ở Việt Bắc, nghe tin giặc
Pháp tràn về xâm chiếm, tàn phá quê hương, ông xúc động mạnh và ngay
đêm ấy bài thơ “Bên kia sông Đuống” ra đời.
3.Nội dung bài thơ:
Bài thơ mở đầu và khép lại bằng hình ảnh cô gái Kinh Bắc. Nhà thơ cần
có một đối tượng để tâm sự, giải bày, từ đó bộc lộ tình cảm với quê
hương một cách tự nhiên, tha thiết và tạo được sự đồng cảm với người
đọc.
a.Lòng tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu đẹp, thanh bình, yên vui
trong quá khứ.
- Quê hương có dòng sông Đuống nên thơ hiền hòa, lấp lánh, mượt mà
màu xanh tràn trề sức sống (các từ láy “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng
biếc” gợi tả sắc màu của sự sống) với dáng “Nằm nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kỳ” sông Đuống như một sinh thể có hồn, có tâm
trạng, cùng suy tư, trăn trở trước vận mệnh của dân tộc.
- Quê hương no đủ, đầm ấm, hạnh phúc với “lúa nếp thơm nồng”, và đời
sống tinh thần lành mạnh “Tranh đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân
tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Tất cả là đặc trưng của Kinh Bắc mà cũng
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Quê hương còn gợi lên với những đền chùa cổ kính, những hội hè
đình đám, sinh hoạt chợ búa đông vui, tưng bừng, nhộn nhịp trong cảnh
thanh bình “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên”.
- Quê hương còn gắn với những con người hiền hòa, nhân hậu, đáng
yêu “những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em sột soạt quần nâu”. Đặc
biệt là những cô gái Kinh Bắc xinh đẹp,tình tứ, duyên dáng: “Những nàng
môi cắn chỉ quết trầu”... “Những cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu
4
tỏa nắng”.
b. Nỗi thương tiếc, xót xa, căm giận khi quê hương bị giặc tàn phá.
- Từ ngày giặc chiếm đóng, tất cả đều tan tác, chia lìa.
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”.
Những giá trị tinh thần bị tàn phá, những kiếp người trở nên lạc loài, bơ
vơ. Điệp khúc “Đi đâu, về đâu, tan tác về dâu” đã nói lên cảm xúc đau
xót uất ngẹn những dấu ấn của một thời bình yên bây giờ không còn nữa.
Đặc biệt hình ảnh người mẹ già được miêu tả với nỗi xúc động .Khi cuộc
sống chia lìa thì cuộc đời mẹ cũng còm cõi, cơ cực đắng cay:
“Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút”.
...........
“Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”
- Và hình ảnh cảm động, tội nghiệp của những con thơ “ú ớ cơn mê,
thon thót giật mình” vì bom đạn giặc.
- Nỗi đau xót dâng lên đỉnh điểm:
“Đứng bên này sông sao mà tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
Sự so sánh độc đáo: nỗi đau về tinh thần đã biến thành nỗi đau về thể
xác có thể cảm nhận được một cách đầy đủ như bị cắt mất đi một phần cơ
thể.
Khép lại đoạn thơ là tiếng thét căm hờn, với lòng căm thù giặc sâu sắc
được nhà thơ diễn tả bằng một cách nói độc đáo, mạnh mẽ:
“Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn”

*
* *

ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN ĐÌNH THI

Đất nước là một bài thơ ngắn được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong
khoảng thời gian dài (1948- 1955). Bài thơ là sự đúc kết những cảm xúc
và suy ngẫm của Nguyễn Đình Thi về đất nước trong suốt những năm
kháng chiến chống Pháp.
* Khơi nguồn cảm hứng về đất nước là mùa thu đất nước ở chiến khu
5
Việt Bắc vùng tự do giải phóng trong kháng chiến.
1.Hình ảnh mùa thu đất nước:
a.Mùa thu Hà Nội năm xưa:
- Đứng giữa đất trời chiến khu, với những đặc trưng của mùa thu: buổi
sáng “mát trong”, với mùi “hương cốm mới” nhà thơ nhớ về “những mùa
thu đã xa” .
- Cảnh vật mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn, hiu hắt, vắng lặng với cái
“chớm lạnh” đầu mùa, cơn gió mùa thu “xao xác heo may” và hình ảnh “lá
vàng rơi đầy thềm nắng”.
- Con người Hà Nội ra đi với thái độ cương quyết dứt khoát vì trách
nhiệm công dân, nhưng lòng đầy lưu luyến, vấn vương:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
b. Mùa thu nay ở chiến khu Việt Bắc:
- Từ hoài niệm về “mùa thu đã xa” nhà thơ trở lại “ mùa thu nay”, mùa
thu của cách mạng, mùa thu của độc lập với niềm vui sướng phấn khởi, tự
hào.
- Không còn xao xác, hiu hắt buồn mà trong trẻo, vui tươi, rộn ràng với
những âm thanh, hình ảnh đầy sức sống:
“Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phất phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười thiết tha”
 Tâm trạng reo vui, náo nức, phấn khởi của một con người vừa thoát
khỏi cái Tôi cá nhân hòa nhập vào đất nước. Trong cái nhìn say mê của
nhà thơ, đất nước ta trong không khí độc lập tự do, nơi nào cũng tươi
đẹp, dài rộng bát ngát, màu mỡ phì nhiêu:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Điệp từ “đây”, điệp ngữ “của chúng ta” có tính chất khẳng định, thể hiện
quyền làm chủ non sông chính đáng của con người.
- Từ niềm vui, niềm tự hào về những cái “hữu hình” của đất nước trong
hiện tại, nhà thơ suy ngẫm, lắng nghe, tự hào về truyền thống bất khuất
của dân tộc.
- Giọng thơ sâu lắng khi nói về những cái “vô hình” thiêng liêng của đất:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất

6
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Hình ảnh đất nước trong chiến tranh:
c.Đất nước đau thương:
- Hình ảnh nhân hóa, cường điệu có sức khái quát lớn:
“Ôi những đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
- Con người sống nô lệ, tủi nhục với hai thế lực áp bức thực dân, phong
kiến:
“Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da”.
d.Đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu và chiến
thắng:
- Những con người bình dị, hồn hậu đã vùng lên với một lòng căm thù
giặc sâu sắc và tình yêu nước mãnh liệt:
“Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn”
..........
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
- Kết thúc bài thơ là những hình ảnh đẹp tượng trưng cho đất nước từ
trong máu lửa chiến tranh, từ trong đau thương căm phẫn đứng dậy, hào
hùng – Bức tượng đài Đất nước sừng sững chói ngời tỏa sáng:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

*
* *

VIỆT BẮC
(Trích)
Tố HỮU
I.Kết cấu
Tác giả chọn thể thơ lục bát truyền thống và lối hát đối đáp giao duyên
trong ca dao dân ca với cặp từ xưng hô thân mật “mình – ta” để diễn đạt
tình cảm cách mạng.

7
Bằng nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, với âm điệu ngọt ngào Việt Bắc là
khúc hát ân tình của những người kháng chiến anh hùng mà đầy tình
nghĩa.
1.Tấm lòng Việt Bắc đối với cách mạng được thể hiện qua một loạt câu
hỏi. Nhưng hỏi người ra về là để tự khẳng định tình nghĩa thủy chung
trước sau như một của Việt Bắc đối với cách mạng. Việt Bắc luôn ghi nhớ
15 năm gian khổ nhưng biết bao mặn nồng “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng
son”
2. Đáp lại tấm lòng sắc son của Việt Bắc, người cán bộ cách mạng về
xuôi, khẳng định nghĩa tình thủy chung, không bao giờ quên ơn Việt Bắc:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
Bao trùm tâm trạng kẻ ở, người đi là nỗi nhớ da diết, mênh mang với
nhiều sắc thái khác nhau:
a.Nhớ cảnh, nhớ người:
- Cảnh tiêu biểu, đầy thi vị nên thơ: “trăng lên đầu núi nắng chiều
lưng nương”, “Nhớ từng bản khói cùng sương”, nhớ bếp lửa nhà sàn
thân thiết, ấm áp “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.
- Con người Việt Bắc cần lao, lam lũ, thiếu thốn: “Nhớ người mẹ
nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” “Nhớ cô em gái hái
măng một mình”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
- Nghèo khổ, cơ cực nhưng Việt Bắc dạt dào tình nghĩa:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
- Đặc sắc đoạn thơ:
“Ta về mình có nhớ ta
..........
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
Đoạn thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên “tứ bình” nên thơ giàu sức sống.
Nổi bật hình ảnh con người cần cù lao động, giàu tình nghĩa thủy chung,
son sắc.
b.Những kỉ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng:
- Sinh hoạt kháng chiến nhiều vất vả mà lạc quan.
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi rừng”
- Khí thế chiến đấu hào hùng mãnh liệt”
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

8
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
- Chiến thắng vang dội:
“Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về”.
II. Tổng kết:
- Bài thơ thể hiện đạo lý truyền thống dân tộc, đạo lý cách mạng “Uống
nước nhớ nguồn”.
- Bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc.
- Nội dung: Thể hiện sự gắn bó sâu nặng với nhân dân, với quê hương
đất nước niềm tự hào dân tộc thể hiện qua việc phác họa bức tranh thiên
nhiên, con người Việt Bắc thật tươi đẹp và những chiến công oai hùng
của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Hình thức: Vận dụng thành công khả năng diễn tả của thơ thơ lục bát
và khai thác sáng tạo lối hát giao duyên.

*
* *

CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG


HUY CẬN

1.Tác giả: Tên thật Cù Huy Cận, sinh năm 1919. Nhà thơ nổi tiếng từ
trước cách mạng Tháng Tám.
Nổi tiếng : gửi gắm cảm xúc cuộc đời, quá khứ thông qua vũ trụ và tạo vật.
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: ra đời vào năm 1960 trong dịp Huy Cận đi
thực tế chùa Tây Phương.
Bài thơ không chỉ là sự cảm thông với nỗi đau của quá khứ mà quan
trọng hơn là tìm cách trả lời câu hỏi lớn dưới ánh sáng của thời gian.
3. Tám khổ thơ đầu(phần trọng tâm): Nhà thơ đã đặc tả từng gương
mặt, hình hài, dáng dấp của các vị chùa La Hán bằng ngôn từ giàu chất
tạo hình.
- Khổ đầu: nói những vấn vương, ám ảnh, gợi ấn tượng chung của tác
giả, sau khi thăm các pho tượng chùa Tây Phương.
“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?”
- Ở pho tượng thứ nhất, bằng những nét đặc tả sự gầy guộc khô héo của
9
thân hình (xương trần chân với tay, tấm thân gầy, sâu vòm mắt), cùng tư
thế bất động (Tự bấy ngồi y cho đến nay) trong dáng trầm ngâm đâu khổ đã
biểu hiện được cuộc sống khổ hạnh về vật chất, nỗi đau về thể xác.
- Pho tượng thư hai ,tác giả sử dụng động từ, tính từ (mắt giương, mày
nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, tâm hồn khô héo, gân
vặn bàn tay, mạch máu sôi) diễn tả những vận động sôi sục , suy tư của
thế giới nội tâm, căng thẳng nỗi đau về tinh thần.
- Pho tượng thứ ba, trong tư thế lạ lùng “Chân tay co xếp lại, tròn xoe
tựa thể chiếc thai non”, dường như hoàn toàn cách biệt với cuộc sống bên
ngoài tác giả lại đặc tả đôi tai dài rộng khác thường đón nhận những tiếng
gọi mọi nỗi đau khổ của chúng sinh (đôi tai dài rộng ngang gối, cả cuộc
đời nghe đủ chuyện buồn)
- Sau khi đặc tả ba pho tượng, tác giả tả chung cả quần thể tượng. Đây
là “cuộc họp lạ lùng trăm vật vã”, là hội tụ của những khổ đau, trăn trở,
quằn quại “bấy nhiêu quằn quại run lần chót.”. Từ các pho tượng cháy lên
những khát vọng giải thoát, truy tìm nhức nhối lời giải đáp, càng suy tư,
càng bế tắc:
“Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho tới bây giờ mặt vẫn chau”
Và bất lực: Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời nhưng cứu được đời đâu”.
Bằng cảm hứng mãnh liệt, óc quan sát sắc xảo và trí tưởng tượng
phong phú, với nghệ thuật điêu khắc bằng ngôn từ Huy Cận đã biến
những pho tượng bất động thành những sinh thể có hành động quyết liệt,
có tâm trạng sôi sục căng thẳng, mỗi người một vẻ, hợp thành thế giới
khổ đau. Đó chính là nỗi đau khổ quằn quại, bế tắc của cha ông dưới thời
phong kiến. Qua đó nhà thơ thể hiện sự cảm thông trân trọng bằng nỗi
đồng cảm xót xa với người xưa trong những khổ đau và bế tắc của sự tìm
đường.
4. Phần sau của bài thơ: mang yếu tố chính luận. Nhà thơ muốn gửi gắm
vào đấy những triết lý về nhân sinh và vũ trụ, muốn khẳng định, chỉ có thời
đại mới, với bản chất nhân đạo và bằng thực tế đấu tranh của những thế
hệ hậu sinh mới có thể làm tươi lại cuộc đời đã bị khô héo cũ, mới có thể
tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi đau đời.
*
* *

TIẾNG HÁT CON TÀU


10
CHẾ LAN VIÊN

1.Tiếng hát con tàu : được viết trong cuộc vận động đồng bào miền xuôi
lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc (1958 – 1960). Nhưng bài thơ
không phải là một sự minh họa đơn giản, phục vụ kịp thời cho chủ trương
cho chính sách. Đối với Chế Lan Viên, sự kiện thời sự ấy chỉ là điểm xuất
phát, gợi ý cho tác giả khơi dậy những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm về
nhân dân đất nước và thơ
Bài thơ là niềm hân hoan và lời giục giã của một tâm hồn đã thức tỉnh
một chân lý lớn, lẽ sống lớn của đời người và đời thơ: đó là Nhân dân,
được cảm nhận như là ngọn nguồn của đời sống, của thơ ca.
2. Ý nghĩa biểu tượng:
a. Hình ảnh con tàu: Trong thực tế chưa có đường tàu và con tàu lên
Tây Bắc. Con tàu là biểu tượng cho khát vọng lên đường đến những miền
đất xa xôi, đến với nhân dân, đồng thời cũng là đến với những ngọn
nguồn sáng tạo nghệ thuật.
b. Tây Bắc: Ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh của một vùng đất, còn là
một biểu tượng chung cho những miền đất xa xôi của Tổ quốc, nơi nhân
dân đang sống trong gian khổ, nơi đã trải qua những năm tháng kháng
chiến cùng với những ân sâu nghĩa nặng của nhân dân, nơi đang vẫy gọi
mọi người đi tới.
Tiếng hát con tàu là lời giục giã, mời gọi, thể hiện khát vọng đến với
những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đồng thời đó cũng là lời tự nhủ
hãy trở về với chính tâm hồn mình.
* Bài thơ có bố cục theo diễn biến tâm trạng:
- Lời mời gọi lên đường (2 khổ đầu)
- Thể hiện khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm kháng
chiến (9 khổ giữa là phần trọng tâm)
- Khúc hát lên đường (4 khổ cuối)
* Nội dung 9 khổ giữa:
- Kháng chiến đã lùi vào kỉ niệm nhưng đó là những năm tháng không
thể nào quên. Chế Lan Viên nói về kháng chiến với lòng biết ơn sâu nặng:
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”
- Về với Tây Bắc là về với nhân dân. Tiếng hát con tàu bộc lộ niềm
khao khát mãnh liệt và hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với
nhân dân:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

11
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.
- Hình ảnh so sánh bình dị gần gũi nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ
và ý nghĩa sâu xa của việc trở về vơi nhân dân. Đối với nhà thơ về với
nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với những gì thân
thiết sâu nặng của lòng mình.
- Hình ảnh nhân dân đối với nhà thơ là những con người cụ thể, gần
gũi. Đó là “anh con, người anh du kích”, với “chiếc áo nâu suốt một đời vá
rách, đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”, là “em con, thằng em liên lạc.
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ”, là bà mế già “lửa hồng soi tóc
bạc, năm con đau mế thức một mùa dài”.
- Cách xưng hô ruột thịt “Con nhớ anh con”, “Con nhớ em con”, “ Con
nhớ mế” bộc lộ tình cảm gắn bó sâu nặng đối với những con người đã
từng đùm bọc chở che mình trong những năm kháng chiến.
- Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm về nhân dân và kháng
chiến, tác giả đã nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm
giàu sức khái quát:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng ta chẳng yêu thương?
Khi ta ơ, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
3. Đặc sắc nghệ thuật: Tác giả xây dựng được một loạt hình ảnh mới có
giá trị thẩm mỹ và thể hiện một cách nói thông minh, sắc sảo, tài hoa.

*
* *

KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU


TỐ HỮU

1.Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào năm 1965 vào dịp kỷ niệm
200 năm , năm sinh NGUYỄN DU , khi TỐ HỮU đi công tác ngang qua
huyện NGHI XUÂN ,quê hương tác giả truyện Kiều .
2.Nội dung chính cần khai thác:
- Hai câu mở đầu khơi gợi cảm xúc cho nhà thơ
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều “
- Sáu câu thơ tiếp : TỐ HỮU khái quát cảnh ngộ , thân phận và những
phẩm chất tiêu biểu nhất của nàng Kiều :
“Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh

12
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gởi mình nơi nao
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng sao Tiền Đường”
+ Trong tâm hồn đầy thương xót của Tố Hữu , Thúy Kiều là người con
gái giàu lòng thương yêu , hiếu tình trọn vẹn ,vậy mà than phận lại lênh
đênh như cánh bèo trôi nổi giữa dòng đời trong đục .
+ Những từ láy “ tê tái , lênh đênh , ngẩn ngơ , ngổn ngang “ làm nổi
bật tâm trạng ngổn ngang đâu đớn ,cảnh ngộ bơ vơ ,bế tắc và số phận
đầy bi kịch của nàng Kiều .
+ Từ Kiều liên tưởng đến NGUYỄN DU : hiểu và cảm thông sâu sắc
cuộc đời của NGUYỄN DU cũng là cánh bèo lênh đênh , giữa dòng
trong đục , cũng ngổn ngang bên nghĩa bên tình và cũng có lúc mất
phương hướng , bế tắc không tìm lối thoát đành phó thác cuộc đời mình
cho số phận “đành như thân gái sóng sao Tiền Đường “.
- Hai đoạn tiếp theo ( mỗi đoạn gồm 6 câu ) : TỐ HỮU nói tới tấm lòng
nhân đạo và tâm sự của Nguyễn Du
+ Lối tập Kiều ( dùng lời thơ của NGUYỄN DU để nói lên chính tâm sự
sâu kín của ông ):
“ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng “
“Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như “
“Mai sau dù có bao giờ
....
Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay “
+Điều mà Tố Hữu trân trọng nhất ở Nguyễn Du trước hết là “ tình đời “
“tình người “- tấm lòng nhân đạo mênh mông của Nguyễn Du .Tấm lòng
nhân ái ấy càng qua nhiều đau khổ , càng trở nên sâu nặng thiết tha .
“Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha “
+Nhân danh những con người thời đại hôm nay .Tố Hữu rất mực trân
trọng và đánh giá rất cao tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du gửi gắm
trong truyện Kiều .
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày “
Tiếng thơ của Nguyễn Du là tinh hoa của dân tộc ,là lời non nước từ
ngàn xưa vọng về .Tiếng thơ ấy có sức mạnh lớn lao ,lay độngcả đất trời
vì đã chạm tới những vấn đề sâu sắc nhất của con người và cuộc đời
.Tiếng thơ ấy như tiếng mẹ ru những ngày, mãi mãi nuôi dưỡng tâm hồn

13
dân tộc qua các thế hệ .Có thể nói từ xưa đến nay chưa có sự đánh giá
Nguyễn Du cao hơn thế “ Tố Hữu đã đề cao thơ Nguyễn Du đến mức xưa
nay chưa từng có “
- Hai câu kết : đã tạo ra được không khí vừa cổ kính vừa hiện đại.
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân

* Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống
- Lối tạp Kiều – tạo không khí thơ phù hợp .
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và hình ảnh cổ .
Bài thơ có âm hưởng vừa trang trọng cổ kính ,vừa gần gũi quen thuộc
,rất phù hợp cho việc biểu đạt nội dung :trân trọng và biết ơn những gì tốt
đẹp cha ông đã để lại và phát huy chúng trong thời đại mới .

*
* *

ĐẤT NƯỚC
( TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG – NGUYỄN KHOA ĐIỀM )

* Đất nước trích trong chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cốt lõi của nhận thức về đất nước : Đất nước
là của nhân dân ,đất nước gắn bó gần gũi ,thân thiết với đời sống mỗi con
người ,đất nước cảm nhận theo chiều dài lịch sử và theo chiều sâu của
đời sống tinh thần và văn hóa dân tộc
1.Nội dung cần khai thác:
Phần 1: Có thể xem như định nghĩa về đất nước ( theo cách cảm nhận
riêng của nhà thơ )
- Đất nước là những gì rất cụ thể , gần gũi quen thuộc trong cuộc sống
bình dị của mỗi con người ,đất nước hiện hình qua lời kể chuyện của mẹ “
ngày xửa ngày xưa “ với “miếng trầu bây giờ bà ăn “, với tình nghĩa sâu
nặng “ cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn “ .Đất nước lớn lên
bằng sự nghiệp chiến đấu hy sinh bảo vệ bờ cõi “ khi dân mình biết trồng
tre mà đánh giặc “ và sự lao động cần cù ,lam lũ của con người “ hạt gạo
phải một nắng hai sương xay giã giần sàng”
- Đất nước không phải là cái gì xa lạ mà ở ngay máu trong thịt của anh
và em :
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước ”

14
- Trách nhiệm ,bổn phận đối với đất nước không phải là cái gì khác mà
cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân mình :
“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời”
- Đất nước còn được hình thành từ những truyền thống ,lịch sử văn
hóa ,phong tục ngàn đời của dân tộc .Nhà thơ đã khai thác ý nghĩa các
thành tố Đất và Nước tạo nên vẻ đẹp riêng độc đáo .Ở đây đất nước được
cảm nhận như là sự thống nhất các phương diện truyền thống , văn hóa
,phong tục rất thiêng liêng song cũng rất gần gũi với cuộc sống mỗi con
người .
Phần 2 : tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng :Đất nước của nhân
dân ,chính nhân dân là người sáng tạo ra đất nước.
- Đất nước được qui tụ bằng một loạt các hình ảnh ,hiện tượng , địa
danh , những danh nhân ....mà bất cứ người việt nam nào cũng nhận ra
:núi VỌNG PHU ,hòn TRỐNG MÁI ,voi HÙNG VƯƠNG , ngựa THÁNH GIÓNG ,núi
BÚT non NGHIÊN ,vịnh HẠ LONG và những địa phương mang tên những ÔNG
ĐỐC ,ÔNG TRANG , BÀ ĐEN , BÀ ĐIỂM ...như vậy núi sông này ,cuộc đời của
dân tộc này là một .
“Ôi đất nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
- Đất nước gắn liền với những con người vô danh bình dị, sinh ra lớn
lên, lao động và đánh giặc, các thế hệ nối tiếp nhau.
“Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước...
- Điểm hội tụ và đỉnh cao của cảm xúc trữ tình là tư tưởng Đất Nước
này là Đất Nước của Nhân dân. Đó chính là cách nhìn, ý niệm sâu sắc
độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thơ trữ tình – chính luận vừa dồi dào cảm xúc, vừa sâu lắng suy tư.
- Tạo ra được một giọng điệu, không khí, không gian nghệ thuật riêng
có tác dụng đưa người đọc vào thế giới bay bổng của văn học dân gian
nhưng lại mới mẻ và hiện đại tạo nên sự thống nhất tư – tưởng, nghệ
thuật.
*
* *

15
SÓNG
XUÂN QUỲNH
1.Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942- 1988).
- Nhà thơ của tình yêu - nữ thi sĩ xuất sắc của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Thơ Xuân Quỳnh dung dị, hồn nhiên,trong sáng, chân thật.
2.Bài thơ:
“Sóng” là một bài thơ hay nhất về tình yêu, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân
Quỳnh. Cả bài thơ là những cơn sóng tâm tình của một người phụ nữ
được khơi dậy khi đứng trước biển cả. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu
soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện trạng thái của
lòng mình. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể
hiện xác đáng vẻ đẹp tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
a.Sóng và khát vọng trong tình yêu (hai khổ thơ đầu):
- Từ hình tượng của con sóng biển với hai trạng thái đối cực dữ dội, ồn
ào ><dịu êm ,lặng lẽ gợi sự liên tưởng đến tình yêu con người, tâm hồn
con người đang yêu không bao giờ yên tĩnh, luôn tự tìm hiểu, khám phá
“sóng không hiểu nổi mình, sông tìm ra tận bể”
- Con sóng từ ngàn xưa đến bây giờ vẫn liên hồi không thay đổi. Nỗi
khát vọng tình yêu xôn xao rạo rực trong trái tim con người là khát vọng
muôn đời của nhân loại. Cũng như sóng tình yêu mãi mãi trường tồn với
thời gian.
b. Từ sóng suy nghĩ về tình yêu (5 khổ tiếp):
- Nêu lên qui luật của tình yêu, tình yêu không thể định nghĩa ,lý giải
được “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu).
Trong ý thưc lẫn tiềm thức:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Nỗi nhớ xuyên suốt thời gian, lan tỏa cả không gian
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Nỗi nhớ được thể hiện trực tiếp:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Tình yêu của người con gái tha thiết mãnh liệt vừa giản dị vừa thủy
chung duy nhất – yêu là chỉ hướng về anh một phương.

16
c.Khát vọng về một tình yêu lớn cao đẹp (2 khổ cuối):
* Tình yêu gắn với niềm tin : con sóng dù gặp muôn vàn khó khăn ,
nhưng cuối cùng cũng đến bờ , thì tình yêu cũng thế , trải bao gian lao sẽ
đến bến bờ hạnh phúc
“ Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở “
* Khát vọng sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu – vĩnh viễn
hóa tình yêu để nó sống mãi với thời gian:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Ẩn dụ, liên tưởng độc đáo, diễn đạt những hình ảnh sóng đôi.
- Thể thơ 5 chữ, giọng điệu như sóng thể hiện cho nỗi lòng tự hát.

*
* *

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


NGUYỄN TUÂN

1.Chủ đề: qua hình tượng con Sông Đà và người lái đò Sông Đà, tác giả
ca ngợi con người “thứ vàng mười đã được thử lửa – chất vàng mười của
tâm hồn Tây Bắc”. Từ đó khẳng định sức mạnh của con người vào niêm
tin, vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc.
2. Nội dung chính:
a. Hình ảnh con Sông Đà: với hai nét tính cách đối lập nhau .
- Hung bạo, hiểm trở, dữ dội, nguy hiểm “kẻ thù số một” đối với con
người.
+Những đoạn bờ sông dựng vách thành cao vút, vách đá chẹt lòng
sông như cái yết hầu, mùa hè đi qua đó cũng cảm thấy lạnh.
+Những thác nước hung dữ, nước xô đá,đá xô sóng, sóng xô gió,cuồn
cuộn gầm gừ sẵn sàng quật ngửa bụng những con thuyền đi qua.
+Những hút nước sâu như lòng giếng, nước xoáy tít ằng ặc như dầu
sôi có thể lôi tuột xuống tận đáy những bè gỗ lớn và đánh cho tan tác...
- Trữ tình: những quãng sông yên tĩnh và thơ mộng, sông Đà như môt
“cố nhân”.
+Cách liên tưởng bất ngờ và lối so sánh độc đáo con Sông Đà như
17
“áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bùng
nở hoa ban, hoa gạo”.
+Tác giả nhìn Sông Đà qua làn mây “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”
“mùa thu nước Sông Đà lừ chín đỏ như da mặt một người bầm lên vì
rượu bữa”.
+Cảnh ven sông lặng tờ. Bờ sông “hoang dại như một bờ bờ tiền sử ,
bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Hai nét tính cách trái ngược hợp lại dựng nên toàn cảnh sông Đà độc đáo,
ấn tượng .
b. Hình ảnh người lài đò sông Đà:
- Ngoại hình: cường tráng khỏe mạnh “thân hình cao to và gọn quánh
như chất sừng chất mun”, tay “lêu nghêu như cây sào”, chân “lúc nào
cũng khuỳnh khuỳnh gò lại... kẹp lấy một cái cuốn lái tưởng tượng”, giọng
nói “ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông”.
- Tư thế: hiên ngang, ung dung, tự tin.
- Tính cách: gan dạ, linh hoạt, thông minh.
- Gắn bó máu thịt với sông nước, hiểu biết sâu sắc đối tượng nắm chắc
từng luồn lách, từng ngọn thác, những qui luật biến đổi “tính tình” phức tạp
của sông Đà.
- Cuộc chiến đấu với sông nước sông Đà: ở trùng vi thạch trận. Cách
dùng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, huy động những tri thức về quân sự ,về
võ thuật, tác giả đã khắc họa được những hình ảnh oai hùng, đầy trí dũng
của ông lái đò.
- Ông lái đò “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá” nên đã chiến
thắng được nó. Ông lão nắm chắc lấy bờm sóng , cưỡi lên bườm thác
hung dữ đang tế mạnh, lao vút qua lớp lớp những cửa đá đầy hiểm ác
như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước...
- Người lái đò vừa có tư thế của một anh hùng, vừa như một nghệ sĩ.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, cho đó là cả một nghệ thuật cao cường,
tài hoa.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Sự uyên bác của một trí tuệ và tầm hiểu biết.
- Sự phong phú của một tâm hồn, lòng yêu tha thiết những giá trị vật
chất và tinh thần của đất nước và dân tộc .
- Trí tưởng tượng phong phú ,lựa chọn hình ảnh ,câu văn giàu chất thơ
chất nhạc ...thể hiện chất tài hoa tài tử , uyên bác .
* Tóm lại qua tác phẩm , Tây Bắc và sông đà hiện lên như một công
trình thiên tạo .tác giả thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó sâu nặng với
sông đà và những con người lao động cần lao .

18
RỪNG XÀ NU
NGUYỄN TRUNG THÀNH
I.Tác giả: Tên thật Nguyễn Văn Báu sinh năm1932, quê ở Quảng Nam.
- Bút danh: Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành.
- Nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó với
chiến trường Tây Nguyên, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, sinh hoạt và
những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên.Viết thành công về
đất nước và con người Tây nguyên.
II. Tác phẩm: Viết khoảng giữa năm 1965. Gồm hai truyện đan cài với
nhau: Truyện về cuộc đời Tnú và cuộc “đồng khởi” của dân làng Tây
nguyên.
1.Hình ảnh rừng xà nu: hình ảnh này không chỉ là khung cảnh thiên
nhiên làm nền cho câu chuyện mà còn mang ý nghĩa biểu tượng rộng lớn.
- Nhà văn đã lựa chọn một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quí, có
sức sống mãng liệt, dẻo dai gần gũi với đời sống con người. Mở đầu và
kết thúc truyện đều là những hình ảnh cánh rừng xà nu “Đến hút tầm mắt
cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân
trời”. Hình ảnh rừng xà nu được nhắc lại như một điệp khúc, gần 20 lần
nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, đồi xà nu, lửa xà nu,
khói xà nu, dầu xà nu... Hình tượng cây xà nu trở thành biểu tượng cho
cuộc sống, số phận và phẩm chất của con người, của dân làng Xô man,
của nhân dân Tây nguyên.
- Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy
ánh nắng”, cũng như Tnú, như dân làng Xô man yêu tự do .
- Rừng xà nu cũng như dân làng Xô man chịu nhiều đau thương bởi sự
tàn phá hằng ngày của giặc “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây
nào không bị thương”. Anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, bà Nhan bị
chặt đầu cột tóc treo đầu súng.Tấm lưng Tnú khi còn là một cậu bé-
ngang dọc vết dao đâm chém, máu chảy ra rồi đặc quện lai, tím như nhựa
xà nu. Rồi Mai gục xuống trước sự đánh đập tàn bạo của kẻ thù như cây
xà nu bị đại bác chặt đứt làm đôi.
- Nhưng xà nu có sức chịu đựng và sức sống mãnh liệt dẻo dai không gì
tàn phá nổi “cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc
lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, cũng
như các thế hệ làng Xô man lớp này tiếp lớp khác đứng lên tiếp tục cuộc
chiến đấu. Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống giữa tuổi thanh
xuân tràn đầy nhựa sống cũng như cây Xà nu bị chặt đứt ngay giữa thân
mình thì có Dít lơn nhanh đến không ngờ trở thành chị bí thư chi bộ chính
trị viên xã đội, rồi những bé Heng thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn
lên tiếp bước các thế hệ cha anh.

19
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân làng Xô Man
+Trong sinh hoạt :Tnú cầm đuốc soi cho Dít giần gạo , lũ trẻ mặt lem
luốc khói xà nu ,Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học chữ .
+Trong sự kiện trọng đại : giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng dẻ tẩm xà nu ,
lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc .
2.Dân làng Xô Man : là những hình tượng nhân vật đẹp , nổi lên trong bối
cảnh hùng vĩ và trang nghiêm của truyện .Mỗi hình tượng đều có vẻ đẹp
riêng và mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc
a.Cụ Mết :
- Ngoại hình : râu dài , mắt sáng, mày xếch ngược , ngực căng như
một cây xà nu mới lớn ...
- Tính cách :chín chắn dày dạn .
- Là chỗ dựa tinh thần cho cả làng .
- Lời cụ Mết phát ra như một mệnh lệnh , đơn giản và chắc nịch “
chúng nó đã cầm súng , thì mình cũng phải cầm giáo ”, là lời của cội
nguồn ,lời phán quyết thiêng liêng của lịch sử .
b.Thế hệ thanh niên : khỏe khoắn , mạnh mẽ ,kiên cường ,là sức sống,
sức chiến đấu mãnh liệt .
- Tnú : nhân vật anh hùng , người con vinh quang của làng Xô Man
được nhà văn khắc họa bằng những nét tính cách độc đáo , giàu chất
sử thi ,tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây
Nguyên trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước .
+Gan góc và táo bạo , dũng cảm và trung thực ,gắn bó và trung
thành với cách mạng :
Khi còn là một cậu bé : vào rừng cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết ,
học chữ không bằng Mai nó “ cầm lấy hòn đá bự đập vào đầu “, làm liên
lạc : rất thông minh ,mưu trí ,biết phán đoán tình hình , bị địch phát hiện
nuốt luôn lá thư vào bụng ,bị giặc bắt tra khảo vẫn không khai báo ,lấy
tay chỉ vào bụng “ cộng sản ở đây này “ .
Khi nhìn thấy cảnh vợ con bị tra tấn dã man , Tnú đứng núp sau
cây vả , cố kìm lòng “ bứt hàng chục trái vả mà không hay “. Nhưng trước
cảnh tượng “ cây sắt thứ hai đập trước ngực Mai , chị lật đứa bé ra sau
lưng .Nó lại đánh sau lưng , chị lật thằng bé ra trước ngực .Trận mưa cây
sắt mỗi lúc mỗi dồn dập .Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa .Chỉ
nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt ”, lòng căm thù bốc cao đã
biến “ hai con mắt của anh bây giờ là hai cục lửa lớn “, và anh đã xông
vào bọn chúng với sức mạnh hùm thiêng .Nhưng anh không cứu được
vợ con , anh cũng không cứu được đời mình .Anh bị giặc bắt .Chúng nó
dùng nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay .
Khi bị giặc đốt cháy 10 ngón tay .Tnú chịu đựng ngọn lửa “ răng anh đã

20
cắn nát môi anh rồi .Anh không kêu lên .Anh Quyết nói : người cộng sản
không thèm kêu van ...Tnú không thèm , không thèm kêu van “. Cuối
cùng anh đã thét lên một tiếng thét , tiếng thét căm thù vang lên như một
mệnh lệnh đã huy động toàn bộ dân làng cầm vũ khí vùng lên tiêu diệt
bọn lính .
Đôi bàn tay cháy cụt , mỗi ngón chỉ còn hai đốt vẫn tiếp tục cầm
súng chiến đấu .Hình ảnh “ đôi bàn tay Tnú đã gây ấn tượng sâu sắc
đậm nét , bộc lộ rõ số phận và tính cách nhân vật ( lúc nhỏ là đôi bàn tay
trung thực cầm phấn viết bảng , cầm đá chọi vào đầu – khi bị bắt 10 ngón
tay trở thành 10 ngọn đuốc – hai bàn tay bị đốt vẫn cầm súng bóp cò ).
+ Giàu lòng yêu thương quê hương xóm làng , yêu thương vợ con
( sau ba năm đi bộ đội được cấp trên cho phép về làng , khi bước vào
con đường vào làng qua con dốc ngày xưa sau thời gian ở tù về Mai đã
nắm tay anh và họ trở thành vợ chồng – kỷ niệm đó cắt vào lòng anh
một vết dao nứa – vào làng anh nhớ tất cả mọi người .
+ Có tính kỷ luật cao : tuy nhớ nhà nhớ quê hương nhưng phải được
cấp trên cho phép về thì mới được về và cũng trở về đúng một đêm như
qui định .
- Mai : người phụ nữ dịu dàng , giàu lòng yêu thương chịu đựng , can
trường .
- Dít : nối tiếp thế hệ thanh niên từ thiếu niên .
Tình cảm trong sáng , sâu sắc nhưng lặng lẽ kín đáo ( thể hiện qua
đôi mắt )
Tính nguyên tắc có phần cứng nhắc của một cán bộ chính trị ở tuổi
mới lớn .
c.Thế hệ thiếu nhi : ( bé HENG) tượng trưng cho một cây xà nu mới lớn ,
còn mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống , hứa hẹn sẽ trở thành
một cây xà nu mạnh mẽ và bất tử – tiếp nối cha anh đi trước .
Tây Nguyên hiện ra trong một khuôn mặt chung mà mỗi thế hệ là một sự
tái sinh hiện ra một cách trọn vẹn , nguyên vẹn . Tây nguyên là khối đoàn
kết chặt chẽ , kà xứ sở của tinh thần bất khuất kiên cường .
III. Kết luận
- Rừng xà nu thực sự là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân
dân các dân tộc tây nguyên trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước .
- Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi : những nhân vật đại diện cho
cộng đồng , sống chết với cộng đồng , gắn bó với số phận lịch sử của
cộng đồng ,được ngợi ca bằng những hình ảnh chói lọi và một giọng văn
say mê , trang trọng tạo nên một chất thơ hùng tráng.
*
* *

21
22

You might also like