You are on page 1of 147

Phần mở đầu

1.Khái niệm vềcôn trùng


1.1. Định nghĩa
- Côn trùng học: Danh từ côn trùng Entomologie xuất phát từ hai từ Entomos
và Logos có nghĩa là côn trùng và khoa học. Vậy côn trùng học là môn khoa học
chuyên nghiên cứu về côntrùng.
- Côn trùng: Là những động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt
(Athropoda).Ngành Athropodacòn gọi là ngành tiết túc có9 lớp là: Lớp Xiphosura
(Sam); Lớp Euripterida (đã hoá thạch); Lớp Pycnogonida (nhện biển); Lớp
Crustacae (giáp xác); Lớp diplopoda (cuốn chiếu); Lớp Chilopoda (rết); Lớp
Symphyla (đatúc)và lớp côn trùng Insecta.
Lớp côntrùng (Insecta)có những đặc điểm sau:
+ Cơ thể chia ba phần: Đầu,ngực,bụng.
+ Toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi lớp da cứng còn gọi là bộ xương ngoài của côn
trùng.
+ Trên đầu có một đôi râu (ăng ten),miệng, một đôi mắt kép cóthể 2 -3 mắt đơn
+ Ngực có ba đốt, mỗi đốt mang một đôi chân nên còn gọi là động vật sáu chân;
Trưởng thành phần lớn có hai đôi cánh (ở đốt ngực giữa và đốt ngực sau), có loài
chỉ có một đôi,có loài thoái hoá hoàn toàn.
+ Hô hấp bằng hệ thống khí quản và lỗ thở, côn trùng được xếp vào ngành phụ khí
quản (Tracheata).
+ Lỗ sinh dục vàhậu mônở cuối bụng, hệtuần hoàn hở.
+ Côntrùng là lớp động vật tiến hoá nhất trongnghành động vật chân đốt.Có 1 đến
2 đôi cánh nênnó có thểbay được dễ dàng.
+ Trong quá trình sinh trưởng và phát dục thường có biến thái bên trong và bên
ngoài.
-Nguồn gốccủa côn trùng: Cónhiều ý kiến khác nhau
+ Theo Handlirsh côn trùng cổ xưa là từ lớp tam diệp (Tribolita). Theo Hancea,
Carpenter, Crampton thì côn trùng có nguồn gốc từ lớp giáp xác (Crustacea) tiến
hoá lên. Theo Brauter, Packard, Tillgard côn trùng bắt nguồn từ lớp đa túc
(Miriapoda).
Tuỳ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ mà côn trùng học có thể chia thành các
môn hẹp như: Côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng y học, côn
trùngthúy...
1.2.Một số đặc điểm có liên quan tới cấu tạo, sinh lý vàđời sống côn trùng
Côn trùng là lớp động vật có số loài lớn nhất trong giới động vật, chiếm khoảng
gần 3/4 tổng số loài động vật. Hiện nay đã xác định được khoảng gần 1.000.000
loài côn trùng trong tổng số khoảng1.200.000 loài động vật. Tuy nhiên số lượng
loài côn trùng chưa xác định còn rất lớn. Hiện nay ngành động vật chân đốt được
ghép lại thành 5 lớp chính theohìnhvẽsau:
Hình 01 - Vị trí
của lớp côn trùng trong
nghành động vật chân
đốt.
Côn trùng là lớp động vật
phong phúvề nhiều mặt.
-Về số lượng:
Hiện nay các nhà
sinh học đã biết được hơn
1.200.000 loài động vật,
trong số đó côn trùng đã
chiếm hơn 1 triệu loài và
các loài côn trùng đã
chiếm hơn 1/3 tổng số các
loài sinh vật cư trú trên
hành tinh chúng ta. Tuy vậy các loài côn trùng mà chúng ta chưa biết cũng còn
nhiều.
-Vềphân bố:
Côn trùng phân bố rất rộng rãi. Trên trái đất từ xích đạo đến nam cực, bắc cực
hay trên nhữnghòn đảo xa xôihẻo lánhđều thấy cócôn trùng.
Côn trùng phần lớn sống ở trên cạn , số loài sống ở dưới nước cũng không phải là
ít.
Trên đỉnh núi cao cách mặt đất 5000m cũng thu thập được các loài bọ xít, máy
bay bay cao 4.600m vẫn thấy có nhiều loài côn trùng. Sâu non ve sầu có thể sống ở
dưới đất sâu đến 2m, mối đào tổ đào sâu đến 36m.Trong mạch nước nóng
70 - 80 0 C vẫn thấy có côn trùng. Thậm chí trong chai nước mắm mặn như vậy vẫn
có dòi.
-Vềmật độ:
Có tài liệu cho biết bình quân 250 triệu cá thể côn trùng cho một đầu người và
12 triệu cáthểcho 1km 2 đất.
-Về kích thước:
Kích thước côn trùng cũng biến đổi nhiều. Người ta đã tìm thấy một loài ong
ký sinh thuộc họ Mymaridae thân dài 0,21mm, có thể coi là loài côn trùng nhỏ
nhất. Trong khi đó người ta đã tìm thấy một loài bướm (Thysania agrippina)ở Nam
Mỹ dài xấp xỉ 0,3m hay một loài chuồn chuồn thấy trong hoá thạch chiều dài sải
cánh khoảng 0,5 - 0,7m. Nếu so sánh loài có kích thước lớn nhất với loài có kích
thước nhỏnhất nó gấp từ 1.500 -2.500 lần.
-Vềsinh sản
Côn trùng cũng là loài mắn đẻ nhất thế giới. Một con sâu xám đẻ từ 1500 -
2000 trứng, một con ong chúa đẻ tới 2000 trứng một ngày, một đời con mối chúa
có thể đẻ đến vài trăm triệu chứng.
3 Tất nhiên thiên nhiên không bao giờ để côn trùng tuỳ ý sinh sản như vậy. Có
hàng trăm nghìn yếu tố khác nhau tác độngđể hạn chế chúng.
Sở dĩ côn trùng trở thành lớp động vật phong phú nhất trên hành tinh của
chúng ta hiện naylà do:
. Kích thước côn trùng nhỏ bé nên có thể sống được ở những nơi động vật lớn
không sống được và do kích thước nhỏ nên cũng chỉ cần lượng thức ăn nhỏ để tồn
tại và sinh sản.
. Thuộc động vật máu lạnh nhiệt độ cơ thể có thể biến đổi theo nhiệt độ môi
trường, do đó có thể sống sót trong điều kiện khí hậu bất lợi. Vì khi nhiệt độ môi
trường giảm thì nhiệt độ trong cơ thể côn trùng cũng giảm theo và các quá trình
sinh lý cũng giảm.
. Có khả năng sinh sản rất nhanh và mạnh, một con có thể đẻ hàng chục đến hàng
nghìn trứng; Nhiều loài có chu kỳ sinh trưởng ngắn, một năm có hàng chục thế hệ
vì thế mà chúng có khả năng tăng mật độ nhanh và có thể gây thành dịch (như dịch
rầy nâu ở đồng bằng sông cửu long,dịch sâu róm ở Lạng Sơn).
. Côn trùng đã xuất hiện cách đây 350 triệu năm, chúng không ngừng tiến hoá, do
đó côntrùng cósức sốngvà tính thích nghi rất cao.
. Trong điều kiện thuận lợi số lượng cá thể tăng lên rất nhanh và có thể trở thành
dịch.
. Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất có cánh, nhờ cánh mà chúng
có thể phát tán và xuất hiện khắp mọi nơi trên trái đất.
Vì vậy côn trùng trở thành lớp động vật phong phú nhất trên hành tinh của
chúng ta hiện nay.
Tuy số loài nhiều, số cá thể lớn như vậy nhưng chỉ có khoảng 10% số loài côn
trùng gâyhại và số loài thường gâythành dịch nghiêmtrọng khôngquá1%.
2.Vaitrò của côn trùng đối với cây trồng và xãhội
2.1.Táchại của côntrùng
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của Liên hiệp
quốc thì thiệt hại do sâu hại gây ra hàng năm vào khoảng 6% trên đồng ruộng và
10% trong kho tàng,số lượng khoảng83 triệu tấn, với số lượng đó có thể nuôi sống
400 triệu người trong một năm. ở Mỹ hàng năm thiệt hại tới 3 tỷ USD, ở Việt Nam
bị hại tới 10 -15%.Các táchại của côn trùng như:
∙ Côn trùng gâyhại trên cây trồng:
- Gây hại do ăn phá trực tiếp: Hầu hết sự thiệt hại trên cây đều do sự cắn phá
trực tiếp làm ảnh hưởng đến cây. Côn trùng có thể cắn tàn lụi các vườn cây, ruộng
lúa, mầu, vườn ươm, rừng cây...Ví dụ năm 1968 tại Hà Bắc 3000 ha rừng Lim bị
sâu đophá hại,1969tại Cao Bằng 10 km 2 câyhạtgiẻ bị bọque phá hoại...
Ví dụ nhưdịch châu chấu ở Trung Quốc năm 1941, tại 10 huyện đã tiêu diệt tới
9.175 tấn châu chấu, nạn dịch châu chấu cũng sảy ra tương tự ở Ai Cập, Liên xô
(cũ), Tây Ban Nha... Với số lượng như vậy chúng đã phá hoại cây trồng nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng đến giao thông và đời sống con người. ở Việt Nam dịch rầy
4 nâu, sâu cắn gié, sâu keo hại lúa, sâu róm hại thông cũng sảy ra gây hại nghiêm
trọngđến sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Gây hại do đẻ trứng: Sâu đẻ trứng trong cành làm gẫy cành, đẻ trứng trên lá
làm lákhôngphát triển được.
- Gây hại do truyền bệnh: Côn trùng trích cây làm mầm bệnh có điều kiện xâm
nhập từ các vết thương hoặc mầm bệnh được tích trữ trong côn trùng truyền vào
cây.
∙ Côn trùng gâyhại trong khovà các côngtrình
- Sản phẩm bảo quản trong kho bị côn trùng phá hoại nghiêm trọng, có tới trên
300 loài côntrùng phá hoại trong kho.
- Các công trình bằng gỗ, tre nứa như nhà cửa, cầu, cống ... thường xuyên bị côn
trùngphá hoại như mối,xén tóc,mọt...
∙ Côn trùng gâyhại trên người và động vật:
- Tiết nọc độc gây hại thậm chí gây tử vong cho người, động vật như ong, ruồi,
muỗi...
- Ký sinh và truyền bệnh cho người và động vật như chấy, rận,rệp...
2.2. Lợi ích của côn trùng
- Côn trùng thụ phấn cho cây làm tăng năng suất, giữ vai trò rất lớn là ong
mật, bướm,tạo ra cácdòng tiến hoámới...
- Cung cấp sản phẩm thương mại và công nghiệp cho người như: tơ tằm hàng
năm thế giới sản xuất29 -34 triệu tấn tơ tằm; cung cấp sáp,cánh kiến...
- Làm thức ăn cho người và động vật như mật ong, sữa ong chúa, nhộng, ong
non, các loài côn trùng khác như dế, châu chấu, cà cuống. Côn trùng là thực phẩm
trong tương lai, hiện nay nó là các món ăn đặc sản, tại Thái Lan hàng năm tiêu thụ
hàngnghìn tấn côn trùng.
- Côn trùng thiên địch: Nhiều loài côn trùng ăn thịt đã bắt các côn trùng hại
câyđểăn hoặcký sinh nên đã hạn chế số lượng sâuhại cây trồng.
- Làm thuốc cho người: Nọc ong chữa thấp khớp, tiểu tiện, giòi của ruồi xanh
trị vết thuơng thối rữa...
- Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát giúp cho quá trình phân huỷ chất
hữu cơ nhanh hơn, nhờ đó mà tạo ra chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ví dụ ở một
nơi bị dịch ruồi sống nhờ phân bò, người ta đã nhập bọ hung vào, do phân huỷ
nhanh giòi của ruồi khôngkịp trưởng thành nên đẫ hết dịch.
- Côn trùng tấn công các loài thực vật không có lợi cho con người.Ví dụ ở úc
đã nhập xương rồng vào năm 1925, sau đó xương rồng đã phát triển mạnh tới 10
triệu ha. Người ta đã nhập một loài ngài từ Agentina vào để tấn công xương rồng
naychỉ còn 2 triệu ha.
- Côn trùng và vấn đề nghiên cứu khoa học: Nhiều loài côn trùng được sử
dụng trong nghiên cứu khoahọc điển hìnhlà ruồi giấm.
3. Nhiệm vụ, nội dungcủa môn học côntrùng
3.1. Nhiệm vụ
- Xác định được thành phần loài thành phần các loài côn trùng trên các loại cây
5 trồngở từngvùngsản xuất trong từng chếđộ và kỹ thuật trồngtrọt khác nhau.
-Nắm được đặc tính sinh vật học, quy luật phát sinh, phát triển của từng loài sâu
hại phổ biến, quan trọng trong từng loại cây trồng, từng điều kiện ngoại cảnh nhất
định.
- Biết được các phương pháp phòng trừ thích hợp đối với các loài sâu hại phổ
biến đối với cây trồng.
3.2. Nội dung nghiên cứuMôn côn trùng nông lâm nghiệp nghiên cứu các nội dung:
Hình thái côn trùng, giải phẫu côn trùng, phân loại học côn trùng, sinh thái học côn
trùng và các phương pháp phòng trừ một số loài sâu hại cây trồng Nông - lâm
nghiệp.
Chương I
Đặc điểm hình thái côn trùng
1.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu hình thái côn trùng
Hình thái côn trùng là phần nghiên cứu về cấu tạo hình dáng bên ngoài của cơ
thểcôn trùng.
Côn trùng cũng như các loài sinh vật khác trong quá trình sống đều có một cơ
năng sinh lý nhất định. Sống trong hoàn cảnh khác nhau, côn trùng phải có hình
thái cấu tạo khác nhau để hoàn thành những cơ năng sinh lý ấy. Chẳng hạn như các
loài dế dũi (Gryllotapidae) cả đời sống ở trong đất, ăn rễ cây, phải dũi đất đào hang
nên đầu hình tam giác, ngực trước hình viên trụ, rắn chắc, đôi chân trước biến dạng
thành chân đào bới. Các loài ve sầu (Cicadidae) chuyên trích hút nhựa cây, sâu non
sống trong ở trong đất, đôi chân trước cũng có dạng đào bới, nhưng sâu trưởng
thành lại sống trên cây, nên đôi chân trước lại có dạng chân đi (giống đôi chân giữa
và sau)…
Vậy hình thái là biểu hiện sự thích nghi của côn trùng đối với hoàn cảnh và là
kết quả của cảmột quá trình tiến hoálâu dài.
ý nghĩa của việc nghiên cứu hình thái côn trùng không chỉ tìm hiểu về cấu tạo
hình thái khác nhau của cơ thể mà phải tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau đó,
nghĩa là tìm ra sự thống nhất giữa cấu tạo hình thái côn trùng với hoàn cảnh và sự
liên quan giữa các hình thái cấu tạo khác nhau. Trên cơ sở đó mà phân loại côn
trùngvà đềra phương hướngquản lý côn trùng hợp lý.
1.2.Cấu tạo bên ngoài của côn trùng
Trong hệ thống phân loại động vật côn trùng nằm trong ngành Chân khớp (tên
khác: Ngành Chân đốt, ngành Tiết túc): Arthropoda. Đó là một ngành động vật
phongphú, gồm các lớp động vật chủ yếu sau đây:
1. Lớp Tam diệp trùng (Trilobita),tên khác: Trùng bathùy
2. Lớp Giáp xác (Crustacea)
3. Lớp Nhện (Arachnida),tênkhác:Hình nhện
4. Lớp Đatúc (Myriopoda),tên khác: Nhiều chân
5. Lớp Côn trùng (Insecta).
Động vật thuộc ngành Arthropoda là những động vật không xương sống có
những đặc điểm sau:
6 ∙ Thân thể chia đốt, trên các đốt không giống nhau này có mang nhiều chi
phụ.Các chi phụ cũng phân đốt.
∙ Cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ có chứa chitin (kitin 1 ) được coi nhưlà
“bộ xươngngoài” (Exoskelett).Chúng lớn lên bằngcách lột xác.
1.2.1.Cấu tạo chung:
Cơ thể côn trùng được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng có thành phần chủ yếu là
kitin rất bền vững.Chúng có các lỗ thở thường nằm ở hai bên sườn.
Côn trùng là lớp tiến hoá nhất trong ngành chân đốt và có những đặc điểm cơ bản
nhưsau:
- Thân thể chialàm baphần rõ rệt: Đầu, ngực,bụng.
- Cómột đôi râu đầu,ba đôi chân ngực,một hoặc hai đôicánh.
Đó làđặc điểm chungcủa hầu hết pha trưởngthành của côn trùng.
Cơ thể côn trùng có ba phần: Đầu, ngực, bụng. Mỗi phần lại do nhiều đốt hợp
thành, các đốt còn lại do nhiều phiến cứng tạo nên, cả ba phần đều có các chi phụ.
Tuy vậy, cơ thể côn trùng vẫn có sự thay đổi hình dạng và kích thước do điều kiện
sống và chức năng sốngkhác nhau.

Hình 1- 01 : Sơ đồ cấu
tạo chung của cơ thể côn
trùng (Theo Hannemann)
Ngoài đặc điểm chung
của ngành chân đốt, khi
trưởng thành côn trùng có
các đặc điểm sau đây:
1. Sâu trưởng thành
thuộc loại phân đốt
không đều, cơ thể chúng gồm nhiều đốt xếp liền nhau và tập hợp thành ba
phần chính là đầu, ngực,bụng (Caput, Thorax, Abdomen).
2. Đầu cómang một đôi râu đầu,mắt kép, mắt đơn và bộ phận miệng.
3. Ngực mang6 chân (Hexapoda)và thường có 4 hoặc 2 cánh.
4. Bụng có nhiều nhất là 11 đốt và khúc cuối Telson. Số lượng đốt bụng thường
ít hơn do bị thoái hóa. Bụng thường không có chân mà có các phần phụ là
lông đuôi, ngạnh và cơ quan sinh dục ngoài (cơ quan đẻ trứng, ngòi độc, cơ
quan giao phối).
Cơ thể côn trùng được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng có thành phần chủ yếu là
chitin rất bền vững.Chúngcó các lỗ thởthường nằm ở hai bên sườn.
1.2.2.Đầu côntrùng (Caput)
1 ChÊt kitin lµ polysacarit cã N c«ng thøc (C 8 H 13 O 5 ) x
7 Đầu là phần trước của cơ thể, giữ một chức năng quan trọng trong đời sống
của côn trùng, vì đầu có chứa não và các giác quan để xác định phương hướng hoạt
động, đồng thời có miệng là công cụ để ăn. Về nguồn gốc đầu là do 5-6 đốt phía
trước cơ thể gộp lại mà thành,song khôngcòn đặc trưng chia đốt. (H. 1-2).
Nếu quan sát kỹ đầu cóthể phân hoá thành nhiều khu nhỏ.
Hộp sọ của đầu côn trùng được chia thành các phân khu khác nhau với các tên
gọi như đỉnh đầu (Vertex), trán (Frons), má (Gena), ót (Occiput). Phía trước đầu từ
trên xuống có: Đỉnh đầu, trán,chân môi và lá môi trên. Hai bên đỉnh đầu có 2 mắt
kép (Oculi), và ở khu vực trán có mắt đơn (Ocelli); một cái nằm ở giữa trán; còn
hai cái nằm trên ổ chân râu gần hai mắt kép. Phía trên trán có hai lỗ hõm gọi là ổ
chân râu,từ đó mọc ra hai râu đầu.
Phía bên đầu, dưới hai mắt kép là má, dưới má là hai hàm trên, sau hàm trên là
hàm dưới và sauhàm dưới làmôi dưới.

Hình 1-02: Phân


khu của đầu côn trùng
(Theo Snodgrass)
Các bộ phận của đầu côn
trùng bao gồm râu đầu,
miệngvà mắt.
1.2.2.1. Râu đầu
(Antennae)
Râu đầu của côn
trùng là một đôi chi phụ,
chia đốt rõ ràng và cử động
được. Râu đầu mọc ra từ
chỗ lõm vào ở hai bên đầu
thuộc vùng trán (Frons),
bên cạnh râu đầu là mắt kép. Chỗ lõm đó được gọi là ổ râu đầu (ổ chân râu). Cấu
tạo cơ bảncủa râu đầu gồm 3 phần:
1.Đốt chân râu đầu: Scapus = Fovea antennalis
2.Đốt cuống râu đầu: Pedicellus
có cơ quan Johnston
Hình 1-03: Cấu tạo cơ bản của râu đầu (Theo Imms)
Râu đầu là cơ quan cảm giác rất quan trọng của côn trùng, có thể có kích thước
và hình dạng bên ngoài rất khác nhau, tùy theo từng loài. Chính vì thế râu đầu là
một đặc điểm rất quan trọng trong phân loại côn trùng. Các kiểu râu đầu của côn
trùngmà ta thường gặp (Hình 1-04)
Hình 1-04:Một số kiểu râu đầu thường gặp (Xem chú thíchở bảng 1.01)
Bảng sau đây trình bày tên các kiểu râu đầu ở hình 1-04 và một số loài côn
trùng đại diện.
Bảng 1.01:Một số kiểu râu đầu chính của côn trùng

∙ Chức năng của râu đầu: Là cơ quan cảm giác: xúc giác, khứu giác, thính giác
và một số chức năngkhác.
-Chức năng khứu giác nhưbọhung, ruồi,sâu róm chè.
-Chức năngthính giác như muỗi đực.
- Một số loài có chức năng khác như niềng niễng (Hydrophylus) dùng râu bắt
mồi, ban miêu dùng râu quặp con cái, có loài dùng râu lấy không khí trên mặt
nước,có loài dùng râu cân bằng khibơi...
Râu đầu được sử dụng để:
∙ Thu nhận tín hiệu của các cá thể cùng loài, đặc biệt giữa con đực và con
cái,thí dụ ởmuỗi,bướm.
∙ Nhận biết đường đi: Trên mỗi râu đầu của kiến rừng có 211 nút khứu giác
và 1720 lôngxúc giác.
∙ Nhận biết mùivị thức ăn.
9 ∙ Nhận biết được sự chênh lệch nhiệt độ rất nhỏdo ký chủ gây ra (nhờ có cơ
quan nhận được tia hồng ngoại có trên râu đầu của ong ký sinh) mà biết
đượcchính xácvị trí của ký chủ.
∙ Kẹp nhau khi giao phối (bọ nhảy).
∙ Nhận biết chấn độngở nước,đất.
Khi phân loại hoặc nhận dạng côn trùng người ta thường chú ý tới kiểu râu đầu,
kích thước của cả râu đầu hay của một số đốt, số lượng đốt và màu sắc của râu
đầu. Đôi khi sự khác biệt giữa râu đầu của con đực và con cái cũng là một đặc
điểm nhận dạng quan trọng.
1.2.2.2.Miệng (Mouth) côn trùng
Bộ phận miệng của côn trùng dùng để lấy thức ăn, kiểm tra, nghiền nhỏ và
tiếp nhận thức ăn. Miệng còn đảm nhận các chức năng khác như tự vệ, xây tổ,
chăm sóc con cái... Về cơ bản miệng côn trùng gồm các phần sau: Môi trên, môi
dưới,hàm trên,hàm dưới và lưỡi.

Hình 1-05: Sơ đồ cấu tạo


miệng côn trùng (Theo Jacobs)
Cấu tạo các bộ phận của miệng của
côn trùng như sau:
1. Môi trên (Labrum)
Hai bộ phận có cấu trúc đơn
của miệng côn trùng là môi trên
(Labrum) và lưỡi (Hypophaynx).
Môi trên nối liền với trán qua mảnh
gốc môi (Clypeus) có cấu tạo dạng
vẩy. Mặt trong mỏng như da của
môi trên có rất nhiều vị giác tạo
thành vòm họng trên (epiphaynx)
2.Hàm trên (Mandibulae)
Hàm trên gồm 1 đôi nằm đối
xứng nhau, phía dưới môi trên. Các
bộ phận của hàm trên được thể hiện
ở hình dưới đây. Đó là cơ giang (gân giang = abductor), cơ co (gân co = adductor),
khớp trước, khớp sau, răng cắt (Incisivi)và răng nhai (Mola).
Hàm trên là bộ phận sinh ra tác động cơ học lớn nên thường được kitin hóa
cứng, có màu nâu đến màu đen, kích thước khá lớn nên dễ quan sát thấy. Tùy theo
đặc điểm của nguồn thức ăn, kiểu tiêu hóa... mà hình thái của hàm trên có những
biến đổi thích hợp. Sự biến đổi của các bộ phận tạo thành các kiểu miệng khác
nhau.
3.Hàm dưới (Maxillae)
Trong các phần phụ của miệng hàm dưới chia đốt rất rõ ràng. Tương tự như
hàm trên hàm dưới gồm 1 đôi, nằm đối xứng nhau, bao gồm các bộ phận: Đốt
10 chân hàm dưới (Cardo), đốt thân hàm dưới (Stipes), râu hàm dưới (Palpus
maxillaris), lá trong hàm dưới (Lacinia), lá ngoài hàm dưới (Galea). Đốt chân hàm
thường có dạng tam giác, đính liền với hệ cơ. Đốt thân hàm dưới kéo dài, tạo thành
điểm tựa cho râu hàm dưới, một cơ quan cảm giác có cấu trúc tương tự râu đầu. Cơ
quan vị giác này có nhiều nhất 5 đốt với nhiều lông nhỏ. Lá ngoài hàm dưới là bộ
phận che chắn ở hai bên mép miệng, cấu tạo tương tự như môi trên. Cùng với râu
hàm dưới, lá trong là bộ phận tham gia tích cực nhất vào việc lấy thức ăn. Lá trong
được kitin hóa cứng,có dạng kéo dài, đầu cuối có những răng nhọn sắc đểgiữ hoặc
cắt thức ăn.
4.Môi dưới (Labium)
Môi dưới là bộ phận nằm đối xứng với môi trên. Tuy nhiên nguồn gốc của nó
lại giống hàm dưới vì thế còn được gọi là đôi hàm dưới thứ 2.Các bộ phận của đôi
hàm dưới thứ 2 này không nằm tách rời mà dính liền lại với nhau thành một khối da
mỏng bao chắn miệng ở phía dưới gồm 2 phần chính là phần sau môi dưới
(Postlabium)và phần trước môi dưới (Praelabium).
Phần đính với hệ cơ (do đốt chân hàm và đốt thân hàm tạo thành) được gọi là
cằm phụ (Submentum) và cằm chính (Mentum). Có thể thấy rõ nhất sự giống nhau
của môi dưới với hàm dưới thông qua bộ phận râu môi dưới (Palpus labialis) đó là
một đôi chiphụ có 3 đốt làm nhiệm vụ vị giác.
5. Lưỡi (Hypopharynx)
Lưỡi của miệng côn trùng là một khối cơ nằm trên môi dưới có nhiệm vụ dẫn
thức ăn vào trong ruột. Chỗ giữa lưỡi và môi dưới (đôi khi ở chỗ đầu lưỡi) là cửa
của tuyến nướcbọt hoặc tuyến tơ.
Một số kiểu miệngcủa côntrùng:
Côn trùng có lợi thế hơn hẳn các nhóm động vật khác ở chỗ chúng có các
kiểu miệng khác nhauđểlấy các loại thức ăn rất khác nhau.
a) Miệng gặm nhai
Về hình thái giống như cấu tạo cơ bản (xem hình 1-05). Bộ phận để gặm nhai
là hàm trên và lá trong hàm dưới. Bộ phận nhai bên trái và phải (đặc biệt là hàm
trên)ít nhiều không đối xứng nhau. Hình dạng của hàm trên rất khác nhau tùy theo
loại thức ăn: ở loài ăn thực vật thường phân thành một mép cắt sắc với răng cắt
(Incisivi) và một mặt rộng để nhai (Mola) ở gần gốc hàm trên. Hypopharynx (lưỡi)
có thể có hoặc không có. Môi dưới không tham dự vào việc làm nhỏ thức ăn.
Paraglossa và Glossa có khi dính liền thành Ligula (thí dụ ở cánh cứng). Miệng
gặm nhai có ở Gián, Dế, Châu chấu, Muỗm, Chuồn chuồn, côn trùng cánh cứng và
ở sâu non nhiều loài, cảkhi sâu trưởng thành củachúngcó miệng kiểu khác.
Kiểu miệng gặm nhai đặc biệt có ở sâu non Chuồn chuồn: Môi dưới có cằm
kéo dài biến thành mặt nạ bắt mồi lúc nghỉ gập lại với nhau được, khi bắt mồi được
quăng ra.ở cánh cứng giống Stenus cũng cócấu tạo tương tự.
b. Miệng gặm hút: Có ở Ong mật, thích nghi với việc lấy thức ăn ở thể
lỏng (mật hoa) và thức ăn ở thể rắn (phấn hoa) nên các bộ phận cũng
biến đổi theo.

Hình 1-06: Miệng gặm hút ở Ong mật


(Theo Hannemann)
c. Miệng hút: Là kiểu miệng đặc trưng của các
loài có cánh vẩy như Bướm.
Về cấu tạo so với miệng gặm nhai cũng biến đổi
nhiều.
-Môi trên và hàm trên tiêu giảm.
- Môi dưới kém phát triển chỉ thấy râu môi
dưới có3 đốtchìa raphía trước.
-Hai hàm dưới phát triển dài ravà dính vào
nhau tạo thành ống hút. ống hút là do vô số các vòng xoắn cứng nối với nhau bằng
các màng, phía trong có nhiều bắp thịt xiên, nên khi không hút mật vòi được cuộn
tròn hình xoắn ốc ở dưới đầu.
Bướm, ong mật và bọ xít hút được mật hoa và nhựa cây là nhờ một cái túi
dính vào nhau nằm gần râu đầu. Túi này co bóp tạo ra áp lực để hút mật hoa và
nhựa cây.
Miệng hút của Bướm có thể cuộn lại được gọn gàng và có chiều dài khá lớn,
thích nghi với việc lấy mật hoa. Râu môi dưới (Palpus labialis) đôi khi có kích
thước tương đối lớn,thường được thò raphía trước.
- Hai hàm trên và hai hàm dưới kéo dài thành 4 cái ngòi. Trong đó hai ngòi
củahàm dưới hình lòng máng, khi úp với nhau tạo thành ốnghút.
- Môi dưới kéo dài thành ống vòi, có phân đốt dùng để bao lấy 4 cái ngòi lúc
khônghút nhựa.Cuối còi có nhiều lôngcảm giác dùng để tìm kiếm thức ăn.
12 Khi hút nhựa cây 4 cái ngòi chập lại như cái kim chích vào vỏ, còn vòi để ở
ngoài làm điểm tựa.
e.Miệng liếm hút.
Miệng liếm hút thấy ở các loài ruồi nhà vừa có thể ăn thức ăn dạng dịch lỏng và
vừa liếm thức ăn dạng khô.

Hình 1-09: Miệng liếm hút ở các loài ruồi nhà


(Theo Eidman)
Ngoài ra trong phân lớp côn trùng chúng ta còn
thấy có kiểu miệng cắt hútở ruồi trâu
Nghiên cứu cấu tạo các kiểu miệng cho thấy
không phải bất cứ loài côn trùng nào cũng dùng
chung một loại thuốc độcđể phòng trừ.
Đối với các loài có miệng gặm nhau thường
dùng thuốc vị độc, với các loài miệng chích hút
thường dùng thuốc nội hấp,các loài miệng hút hoặc
liếm hút thường dùng thuốc ở dạng dung dịch hoà vào thức ăn mới có kết quả (Mắt
kép là thị giácsẽđược trình bày sau).
1.2.3. Ngực côntrùng (Thorax)
Ngựclà trung tâm vận độngcủa côn trùng với các bộ phận chân và cánh.
Ngực côn trùng liên kết với đầu bằng phần cổ (Cervis),ngực gồm ba đốt:
1. Đốt ngực trước: Prothorax
2. Đốt ngực giữa: Mesothorax
3. Đốt ngực sau: Metathorax

Hình : 1-10 – Cấu tạo đốt


ngực có chân và cánh (Vẽ theo
Quản Chí Hoà)
1.Mảnh lưng; 2.Cánh; 3.Mảnh
bên; 4.Mảnh bụng; 5.ổ đốt chậu;
6.Đốt chậu;
7.Đốt chuyển; 8.Đốt đùi; 9.Đốt
chày; 10.Đốt bàn chân
Các đốt ngực ít nhiều dính liền vào
nhau, có khi đốt bụng thứ nhất dính liền với đốt ngực sau tạo thành đốt trung gian.
Mỗi đốt ngực gồm bốn mảnh chitin bọc ngoài là:
Mảnh lưng: Tergum (Notum)
Mảnh bụng: Sternum
2 mảnh bên: Pleurae
Các mảnh chitin của ngực khớp với nhau nhờ màng da mềm. Dọc hai bên các
đốt ngực giữa và đốt ngực sau có các lỗ thở.
Phần ngực là nơi có mang các cơ quan vận động chính của côn trùng là chân
13
và cánh. Mỗi một đốt ngực có mang một đôi chân ngực phân đốt rõ ràng, tùy theo
từng chức năngmà cócấu tạo rất khác nhau.
ở phần lớn côn trùng trưởng thành đốt ngực giữa (Mesothorax) và đốt ngực
sau (Metathorax) đều có một đôi cánh. Tất cả các dạng thoái hóa cánh đều có thể
xảy ra: ở con đực bộ Cánh quấn (Strepsiptera) cánh trước thoái hoá. ở bộ Hai cánh
(Diptera)cánh sau biến thành cán thăng bằng (Halteren).
1.2.3.1. Chân (Pedes)
Chân là những đôi chi phụ của bộ phận ngực, phân đốt khá rõ ràng, khớp với
ngựcở khoảng giữamảnh bên và bụng. Ba đôi chân được gọi là:
Đôi chân trước: Nằm ở ngực trước (Prothorax)
Đôi chân giữa: Nằm ở ngực giữa (Mesothorax)
Đôi chân sau: Nằm ở ngực sau (Metathorax).
Mỗi chân gồm các phần sau (tính từ mảnh bên trở ra):
Đốt chậu (háng): Coxa
Đốt chuyển: Trochanter
Đốt đùi: Femur
Đốt ống (chày): Tibia
Bàn chân: Tarsus
(Đốtmóng -Praetarsus)
Coxa: Thường ngắn, có
khi nằm thụt sâu vào bộ phận
ngực, thường có dạng hình
chóp rỗng.

Trochanter: Có khi gồm 2 đốt (Chuồn chuồn, Ong kí sinh).


Fermur: Thườngdài và tokhoẻ.
Tibia: Thường haycó gai và cựa (Calcaria).
Tarsus: gồm nhiều đốt (1-5). Phía dưới hay có lông bám hoặc giác bám
(Euplantulae). Ngoài ra có thể có cơ quan cảm giác ở đốt cuối cùng (Praetarsus)
thường có một hoặc hai móng (Ungues) và phiến đệm đôi (Pulvillen) hoặc phiến
đệm đơn
(Arolium). Một
số kiểu chân
thường gặp:

Hình 1- 12: Một số kiểu


chân của côn
trùng (Theo
Sedlag)
(a: Chân nhảy;
b: Chân đào
14 bới;c,e: Chân bắt mồi; d,f: Chân leo; g: Chân bơi)
1.2.3.2.Cánh (Alae)
Nguồn gốc: Phát sinh từ vỏ cơ thể, do 1 phần của mảnh lưng (Notum/Paranotum)
biến thành.
Hình 1-13: Cấu tạo cánh côn trùng
(Theo Snodgrass)

Cánh có dạng tamgiác với:


3 cạnh
: Costa = Mép trước; Termen =
Mép ngoài; Dorsum =Mép trong/sau
và 3 góc
: Basis = Góc vai; Apex = Góc
đỉnh; Tornus =Góc mông.
3 khu
(Do 2 ngấn Plica analis = P.
vannalis vàPlica jugalis phân chia)
Remigium = Khu chính; Vannus = Khu mông;Neala = Khu đáy
Diện tích khá mỏng của cánh côn trùng được tựa trên bộ khung do các mạch
cánhtạo nên.
Mạch dọc: Có khí quản, dây thần kinh và mạch máu. Các khí quản cánh phát sinh
từ khí quản chân.
Mạch ngang: Khôngcó khí quản.
Mạch dọc, mạch ngang và mép cánh chia nhỏ diện tích cánh thành các Buồng
cánh:Buồng kín: Xung quanh là mạch cánh
Buồng hở: Có 1 cạnh là mép cánh
Mạchcánh vàsự phân bố của buồngcánh rất quan trọng trongphân loại.
ở nhiều loài côn trùng trên cánh trước và cánh sau có mắt cánh (Pterostigma)
có màu đậm và dầy, cứng hơn nền cánh. Phía sau khu đáy có thể có các phần được
gọi là Alula; Calyptra/Antisquama;Squama (ruồi)
Móc cánh: Một số loài côn trùng có bộ phận để móc cánh trước với cánh sau
để cả 2 cánh tạo thành một khối có diện tích lớn hơn. Móc cánh có ở mép sau của
cánh trướcvà ở mép trước củacánh sau.
Hình 1-14: Hệ thống
mạch cánh của côn
trùng (Theo Snodgrass)
Cácdạng cánh
Cánh màng: Mỏng,
mềm, trong suốt, nhìn
rất rõ các mạch cánh.
Có ở cánh trước, cánh
sau của côn trùng thuộc
bộ Cánh bằng (Mối), bộ
Cánh màng (Ong,
Kiến).. và ở hầu hết
cánh sau của các loài
khác.
Cánh da: Tương tự cánh
màng nhưng độ trong suốt kém hơn nên có dạng mờ đục, cánh thường dầy hơn
cánh màng. Có ở cánh trước côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng như châu chấu, muỗm,
sát sành hay bộ Bọngựa.
Cánh cứng: Toàn bộ diện tích cánh trước được hoá cứng nên thường có màu tối,
cánh dầy và không có mạch cánh. Cánh cứng không được vẫy trong khi bay mà chỉ
được xoè ra để lái hay giữ thăng bằng. Ngoài ra cánh cứng còn làm nhiệm vụ bảo
vệ cánh sau là cánhmàng và bảo vệ cơ thể.Có ởcôn trùng bộ Cánh cứng nhưCánh
cam,Bọhung,Bọ sừng,Xén tóc,Mọt...
Cánh nửa cứng (cánh nửa) hay cánh không đều: Một phần (Hơn 1/2 hay gần 2/3)
diện tích cánh được hóa cứng, phần còn lại có dạng màng. Có ở cánh trước các loài
Bọ xít.
Cánh vẩy: Cả hai đôi cánh đều có rất nhiều vẩy cánh phủ phía trên cánh, tạo cho
cánh có màu sắc và vân hoa khác nhau. Nếu loại bỏ hết vẩy cánh được xếp kiểu
mái ngói trên nền cánh thì sẽ hiện ra hai đôi cánh dạng màng. Có ở côn trùng bộ
Cánh vảy như bướm, ngài...
Cánh mà
ng
Cánh vẩy
Hình 1-15: Một số kiểu
cánh của côn trùng (Theo
Sedlag)
Cánh tơ: Diện tích cánh
được chia xẻ ra thành
nhiều miếngnhỏnhư tơ.
Cánh quấn: Diện tích cánh
cong uốn lại.
1.2.4.Bụng (Abdomen)
Bụng gồm  11 đốt
và khúc cuối (Telson).
17 Bụng kết nối thành 1 khối với ngực hoặc có “thắt đáy lưng ong”. Các bộ phận của
bụng:
Hình 1-16: Một số kiểu bụngvà cơ quan sinhdụcngoài của côn trùng
a- Cấu tạo bụng và cơ quan sinh dục ngoài của châu chấu từ I – X: các đốt
bụng, 1.Phiến dục dưới của con cái, 2.Phiến dục giữa của con cái, 3.Phiến dục trên
của con cái, 4.Lỗ hậu môn, 5.Lỗ thở, 6.Cơ quan thính giác, 7.Phiến sinh dục của
con đực, 8.Dươngcụ, 9.Lông đuôi.
b: dạng bụng rộng của cánh cam; c, d, e, g: Dạng bụng hẹp của tò vò, ong
vàng; g: Các đốtbụng xếp nhaucủa ongký sinh trứng; h:ống đẻ trứngvà lông đuôi
của dế mèn;i:ống đẻ trứng của ongký sinh nhộng; k:ống đẻ trứngcủa sát sành.
Các chi phụ: Coxite: Gồm 1 đôi, mang Styli và bọng Styli: Không phân đốt, có trên
đốt sinh dục đực.
Ventraltubus Retilaculum:Càngnhảy có ở Bọđuôi nhảy
Cerci: Lông đuôi,là đôi chiphụ của đốt bụng cuối cùng,phân đốt rõ ràng.
Gonopoden:Mấu sinh dục.
Lỗ thở: Thường trên mỗi đốt bụngcó 1 đôi lỗ thở nằm ởhai mảnh bên.
Cơ quan sinhdục ngoài:
Từ đốt bụng 8 (ởcon cái)hoặc đốt thứ 9 (ở con đực)trở đi.
Chương II- Đặc điểm giải phẫu của côn trùng
2.1.Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu giải phẫu côn trùng
Giải phẫu côn trùng là phần nghiên cứu về cấu tạo chức năng sinh lý các hệ cơ
quan bên trong cơ thểcôn trùng.
Côn trùng là loài động vật không xương sống có phương thức sống rất phong
phú, cho nên cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan khác với động vật có
xương sống.
Do đó, ý nghĩa của việc nghiên cứu giải phẫu côn trùng là để biết được cấu tạo
chức năng của các hệ cơ quan bên trong và trên cơ sở đó đề ra phương hướng
phòng trừ côn trùngcó hại,lợi dụng côntrùng có ích.
2.2. Da côn trùng

Da côn trùng có chức


năng bảo vệ cơ thể và là
chỗ dựa cho các bắp thịt
vận động.
2.2.1.Cấu tạo da côntrùng
Hình 2-01. Cấu tạo da côn
trùng
18 1.Biểu bì trên; 2.Biểu bì ngoài; 3.Biểu bì trong; 4. Lông cứng; 5.Đường
ống; 6.Đường ống tuyến tế bào nội bì. 7.Màng đáy; 8.Tế bào nộibì;
9.Tế bào lông nguyên thuỷ; 10. Tế bào màng nguyên thuỷ; 11.Tế bào sắc tố;
12.Tế bào máu. 13.Tuyến tế bào nội bì.
Da côntrùng có3 lớp chính,từ trong rangoài là:
2.2.1.1.Lớp màng đáy (Membrana basilis) là lớp màng mỏng có cấu tạo tế bào do
nguyên sinh chất của tế bào nộibì sinh ra.
2.2.1.2. Lớp nội bì (Hypoderma) là lớp tế bào hình ống hay hình lập phương có
nhânvà sắc tố.
Trong lớp này có tế bào lông và các tế bào túi tuyến. Các tuyến này định kỳ tiết ra
các chất khác nhau có tácdụng nhất định trong đời sống côntrùng.
2.2.1.3. Lớp biểu bì (Cuticula) là do các tế bào nội bì phân tiết ra mà thành, có đặc
điểm mềm dễuốn cong,songcónhiều chỗ được kitin hoácứng.
Lớp biểu bì tương đối dầy lại phânthành 3 lớp từ trong racó:
- Lớp biểu bì trong không màu,thành phần chủ yếu là chất kitinvà albumin.
- Lớp biểu bì ngoài cứng màu sắc đậm hơn thành phần chủ yếu là chất kitin và
sclerotin.
Trong lớp biểu bì trong và ngoài còn có các ống nhỏ xuyên qua, đó là những
sợi nguyên sinh chất của tế bào nội bì còn sót lại khi hình thành, cho nên nước và
các chất hoàtan có thể thấm qua các lớp này.
Chất kitin có trong da côn trùng được kết hợp với các chất khác như : protit,
cacbonhydroxit… làm cho da trở nên rất cứnggọi là kitinhoá.
Kitin không tan trong nước, rượu, cồn, ete,axit yếu và kiềm yếu cho nêncó khi côn
trùng chết từlâu rồi màda vẫn cứng khôngbịphân huỷ(tiêubản nước).
Ngoài ra chất kitin còn chịu đựng được cường độ phóng xạ rất cao. Người ta
thấy dưới tác dụng của tia phóng xạ 7000 rơn gen con người sẽ chết, nhưng côn
trùng có thể chịu đựng được từ 300.000-700.000 rơn-gen thậm chí còn cao hơn
nữa.
- Lớp biểu bì trên là lớp rất mỏng chỉ độ 1m , thành phần chủ yếu là chất lipit và
albumin tạo thành lớp sáp có men bảo vệ làm cho da không thấm nước và hạn chế
sự bốc hơi qua da.
-Trên da côn trùng còn có nhiều vật phụ như gai, cựa, lông, vẩy, đường vân v.v…
làm cho da lồi lõm. Các vật phụ có loại không có cấu tạo tế bào như gai nhỏ nếp
nhăn, có loại có cấu tạo tế bào như lông, cựa, gai… Tác dụng của các vật phụ làm
cho da cứng và một số tác dụng khác.
Da côn trùng có màu sắc khác nhau. Màu sắc có thể do bản thân sắc tố, độ dài
bước sóng ánh sáng, khả năng hấp thu của da và tuỳ theo góc độ chiếu sáng vị trí
nhìn của ngưới quan sát.
ở mỗi loài côn trùng màu sắc được phân bố theo một vị trí nhất định nên người
ta thường dựa vào đó để phân loại. Nhưng khi phân loại dựa vào màu sắc cũng cần
chú ý là màu sắc của côn trùng còn biến đổi theo mùa, thức ăn và nhiệt độ, ẩm độ
v.v…
19 Màu sắc của côn trùng ngoài tác dụng hấp thụ nhiệt, quyến rũ giữa cái và đực
còn có tác dụng ngụy trang trốn tránh hoặc đedọa kẻ thù.
Điển hình như bướm lá gỗ (Kallima chinensis)thấy ở vườn quốc giaCúc Phương.
Loài bướm này khi đậu trên cành cây có màu sắc và hình dạng giống như một
chiếc lá khô hoặc bọ
que ăn lá dẻ luôn
biến đổi màu sắc
giống câychủ.

Hình 2- 02 –
Vật phụ có cấu tạo tế
bào ngoài da (Vẽ
theo Snodgrass)
A - Gai; B – Cựa; C
– Lông cứng:
1.Lông cứng;
2.Màng ổ chân lông; 3. ổ chân lông; 4.Tế bào lông nguyên thuỷ; 5.Tế bào màng
nguyên thuỷ; 6.Tế bào nội bì;
D – Lông độc: 7.Lông độc; 8.Tế bào lông nguyên thuỷ; 9.Tế bào tuyến độc.
E - Vảy: 10.Tế bào nội bì; 11.Tế bào lông
2.2.2.ý nghĩacủa việc nghiên cứu cấu tạo da côn trùng.
Khi nghiên cứu cấu tạo da côntrùng ta thấy:
- Về mặt cấu tạo và phát triển của da: lớp nội bì có ý nghĩa quan trọng vì lớp này
sinh ra lớp màng đáy và lớp biểu bì sau mỗi lần lột xác; có chứa các túi tuyến như
tuyến tơ,tuyến sáp,tuyến hôi, tuyến lột xác vàtuyến tiết phê-rô-môn
-Về mặt bảo vệ cơ thể: lớp biểu bì giữ một chức năng quan trọng vì trong lớp này
có chứa chất kitin, chất sáp, các vật phụ và màu sắc khác nhau giúp cho côn trùng
chống lại hoặc thích nghi với điều kiện môi trường.
Qua nghiên cứu cấu tạo da côn trùng ta thấy muốn cho thuốc độc thấm qua da
trước hết phải phá vỡ lớp sáp. Cho nên trong thành phần của thuốc tiếp xúc người
ta thường hoà thêm chất Pyrothrine để hoà tan các chất béo hoặc cho thêm bột trơ
(Inerte) để khi côn trùng bị nhiễm thuốc càng cựa quậy, bột trơ cọ xát làm tổn
thương lớp sáp vàthuốc độc dễ xâm nhập vào cơ thể.
Khi dùng thuốc tiếp xúc thời gian phun tốt nhất là pha sâu non tuổi nhỏ hoặc
vừa lột xáclúc dacòn mềm.
2.3. Thể xoangvà vị trí các hệcơ quan bên trong
Trước khi nghiên cứu cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan bên trong cơ thể
côn trùng ta cần biết thế nào là thể xoangvà vị trí các hệcơ quan bên trong.
2.3.1. Thể xoang

Hình 2- 03 Cấu tạo thể xoang - Mặt


cắt ngang phần bụng (Vẽtheo Snodgrass)
1.Đường tiêu hoá (Ruột); 2.Xoang
máu lưng; 3.Màng ngăn lưng;
4.Xoang ruột; 5.Màng ngăn bụng;
6.Xoang máu bụng; 7.Chuỗi thần
kinh bụng; 8.Thể mỡ; 9.Tế bào tim;
10.Hệtuần hoàn
Khi quan sát mặt cát ngang cơ thể
côn trùng ta thấy:
Vòng ngoài là da, vòng nhỏ ở giữa là ống tiêu hoá. Khoảng không giữa da và
ống tiêuhoá làthểxoang.
Trong thể xoang chứa đấy máu nên còn gọi là xoang máu. Thể xoang có hai
màng ngăn nên chia thành 3 xoangnhỏ, thông với nhau.
- Màng ngăn lưngtạo thành xoang lưng.
- Màng ngănbụngtạo thành xoangbụng giữa hai màng ngăn làxoang thân.
2.3.2.Vị trí các hệcơ quan bên trong.
Khi quan sát mặt cắt dọc cơ thểcôn trùng ta thấy:
-Hệcơ nằm ở dưới davàbao quanh các cơ quan bên trong.
-Hệtiêu hoánằm chính giữa xoang thân kéo dài từ miệngđến hậu môn.
-Hệtuần hoàn nằm ở xoang lưng từ đầu đến cuối thân.
-Hệthần kinh nằm chủyếu ở xoangbụng từ đầu đến cuối bụng.
-Hệhô hấp có ba đôi khí quản chính nằm dọc ba xoang.
-Hệsinh dục nằm cuối xoang thân hai bên ruột sau.
-Hệ bài tiết chủ yếu là cácống man-pi-ghi gắn với hệ tiêuhoá.
Dưới đây ta lần lượt nghiên cứu một số đặc điểm củacác hệ chủ yếu
2.4. Hệcơ của côn trùng.
Hệ cơ là cơ quan vận động chủ yếu của côn trùng. Tuỳ theo vị trí của các bắp thịt
21 màngười ta phânlàm hai loại chính:
- Loại bắp thịt dưới dalànhững bắp thịt dài nằm song song với nhau.
- Loại bắp thịt bên trong là những bắp thịt xếp chéo nhau bao quanh các cơ quan
bên trong.
Bắp thịt của côn trùng phần lớn là không màu, nếu có màu thường màu xám
tro, nâu hồng hayvàng da cam,thường có dạng hình sợi,hìnhnón hayhình cánh.
Mỗi bắp thịt bên ngoài có màng mỏng bao dọc, bên trong là những sợi thớ dọc
cọ tính đàn hồi caogọi làthớ nguyên
Tất cả những thớ nguyên do sự sắp xếp các phân tử protit không đều nên tạo
thành khusáng khu tối xen nhauvà làm cho bắp thịt có vân ngang,đó làđiểm khác
với bắp thịt củacác động vật cóxương sống.
Hệ bắp thịt của côn trùng rất phát triển theo số liệu của nhà côn trùng học Ly-
ô-nét, 1762 thì con người có 529 bắp thịt, châu chấu có 900 bắp thịt, còn loài ngài
đục thân liễu có tới 2000 bắp thịt.
Theo giáo sư Chu Nghiêu cho biết: Lực bắp thịt của côn trùng tỷ lệ nghịch với
trọng lượng cơ thể,có nghĩa là côn trùngloại nhỏ khỏe hơnloại lớn.
Chẳng hạn như loài Nebrva rất nhỏ có thể nhấc nổi một trọng lượng gấp 25,5
lần trọng lượng cơ thể nó, trong khi đó loài tò vò lớn chỉ nhấc nổi một trọng lượng
gấp 14.3 lần trọng lượng cơ thể. Đối vời người trungbình chỉnhấc nổi 0.8 lần trọng
lượng cơ thể.
Mọi sự vận động của cơ thể côn trùng dưới sự điều khiển của thần kinh đều có
liên quan chặt chẽ với sự hoạt động của các cơ quan bên trong và hình thành nên
các tập tính phứctạp mà tacóthể lợi dụng trongphòng trừ.
2.5. Hệtiêu hoá
Chức năng của hệ tiêu hoá là tiếp nhận thức ăn từ miệng rồi đồng hoá biến thành
chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, đồng thời thải các
chất cặn bãra ngoài.
2.5.1.Cấu tạo của hệ tiêu hoá.
Hệ tiêu hoá của côn trùng chia thành 3 phần lớn có nguồn gốc phát sinh, hình
thái vàchức năngkhác nhau

Hình 2-05 Cấu tạo bộ máy


tiêu hoácôntrùng
A. bộ máy tiêu hóa củagián,
B. bộ máy tiêu hóa của châu
chấu
1.miệng, 2.hầu (cuống họng),
3.thực quản (ống dẫn thức ăn),
4.diều (túi chứa thức ăn),
5.manh tràng (túi thừa), 6.ống
malpighi, 7.ruột thẳng, 8.hậu môn, 9.phần trước ruột thẳng (ruột non và ruột
già), 10. ruột giữa, 11.dạ dày cỏ(dạ dày trước).
22 2.5.1.1.Ruột trước (Stamodaeum)
Ruột trước có nguồn gốc ngoại sinh, bắt đầu từ sau miệng gồm: hầu (pharynx)
trên hầu có bắp thịt nối với sọ, dưới hầu nối với các tuyến nước bọt hình ống hay
hình chùm. Sau hầu là ống thực quản (Oesophagus) hình ống dài, tiếp ống thực
quản là một cái túi phình to gọi là diều (Ingluvies) dùng để chứa thức ăn. Phần cuối
cùng là mề (Proven-triculus) có nhiều bắp thịt dầy khoẻ, phía trong có nhiều mấu
lồi cứngdùngđểnghiền nát thức ăn,trước khi vào ruột giữa.
2.5.1.2.Ruột giữa (Mesenteron)
Ruột giữa có nguồn gốc nội sinh thường hình ống rất dài khoanh lại ở giữa
xoang thân. Phía trong có một lớp tế bào có thể co giãn biến dạng làm chức năng
tiết dịch tiêu hoá và hút các chất dinh dưỡng nên gọi là tế bào tiết hút.
Chỗ tiếp giáp với ruột trước, bên trong có van không cho thức ăn đi ngược lên
ruột trước, bên ngoài có các ống ruột thừa. Chỗ tiếp giáp với ruột sau, bên trong
cũng có van ngăn không cho phân từ ruột sau đi ngược lên ruột giữa, bên ngoài là
chỗ xuất phát của cácống man-pi-ghi 2 đó làcơ quan bài tiết chủ yếu của côn trùng.
2.5.1.3.Ruột sau (Proctodaeum)
Ruột sau có nguồn gốc ngoại sinh và chia làm 3 đoạn: Ruột non (Ileum), ruột
già(Colon) và ruột thẳng (Rectum).
Ruột non là ống nhỏ ngắn dùng để dẫn phân vào ruột già. Ruột già phình to
dùng để chứa phân. Ruột thẳng là ống ngắn, phía trong có nhiều bắp thịt khoẻ để
đẩy phân rangoài.
Ruột sau ngoài tác dụng chủ yếu là thải các chất cặn bã ra ngoài còn có tác
dụng hấp thụ nước thừa, nhất là các loài côn trùng sống trong các điều kiện khô ráo
nhưmọthại gỗ.
2.5.2.Quá trình tiêu hoá.
Trong lớp côn trùng trừ một số loài chuyên nội ký sinh như các loài trong bộ
cánh quấn (Strepsitera) sống trong các bắp thịt ký chủ và lấy dinh dưỡng qua sự
thẩm thấu của màng tế bào nên hệ tiêu hoá thoái hoá, còn tuyệt đại côn trùng có hệ
tiêu hoá phát triển đểtự tiêuhoáthức ăn.
2.5.2.1. Tiêuhoátrong ruột.
Thức ăn của côn trùng dù là thực vật hay động vật cũng bao gồm 3 thành phần
chủ yếu là: Gluxit, lipit vàprotit
Khi thức ănvào miệng được hàm nghiện nhỏnước bọt thấm vào.
Trong nước bọt có các men: amilaza mantaza thuỷ phân gluxít trong thức ăn thành
đường monoxacarit
(C6H10O5)n + nH2O  n(C6H12O6)
Như vậy thức ăn đã bắt đầu tiêu hoá từ miệng, qua hầu, ống thực quản vào
diều. Đến đây thức ăn được giữ lại trong thời gian ngắn và do ảnh hưởng của các
men trong nước bọt nên tiếp tục tiêu hoá nhưng chậm.
2 Man-pi-ghi (1628-1694) lµ nhµ m« häc ngêi Italia, n¨m 1669 lÇn ®Çutiªn ®∙ ph¸t hiÖn ra
c¸c èng nµy ë con t»m nhµ.
23 Sau đó thức ăn vào mề, được mề tiếp tục nghiền nát và đưa vào ruột giữa. Đến
ruột giữa thức ăn được tiêu hoá triệt đểnhờ các men tiết ra từ tế bào tiết hút.
- Men amilaza, mantaza, lactaza, cacbon hydraza phân giải hết gluxit thành
monoxacarit.
-Men lipaza phân giải lipitthành glyxerin và axítbéo
-Men proteaza,peptidaza,triptaza phângiải protitthành axit amin.
Do quá trình phân giải đó mà các chất hữu cơ có phân tử phức tạp trong thức
ăn chuyển thànhcác chất có phân tử đơn giản dễthấm quathành ruột vào máu.
Khi vào màu các chất đơn giản lại được tổng hợp thành những chất gluxit,
lipit,và protit đểcung cấp cho côn trùng sinh trưởng và phát triển, còn các chất cặn
bãxuống ruột sau rồi thải rangoài.
Đặc biệt ở một số loài mối, trong ruột thừa còn chứa các vi sinh vật cộng sinh
(Trychonymphe) tiết ra các men phân giải được xenlulo tạo ra các chất dinh dưỡng
vừa chonó vừa cho mối. Nhờ đó màmối tiêu hoáđược xenlulo.
2.5.2.2. Tiêuhoá ngoài ruột.
Có một số loài côn trùng ăn thịt như sâu non của cà niễng (Dytiscus
marginalis) loài bẫy kiến (Myrmeleon formicarius) thường tiết dịch tiêu hoá từ
tuyến ruột qua miệng vào con mồi, làm cho con mồi nhũn ra rồi mới hút ăn. Cách
tiêu hoánhư vậy gọi làtiêu hoá ngoài ruột.
2.5.3.ý nghĩacủa việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng hệtiêuhoá.
Nghiên cứu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá côn trùng giúp ta lựa chọn và
pha chế thuốc độc trongphòng trừ sâu hại.
Các loại thuốc dùng để tiêu diệt côn trùng bằng đường tiêu hoá gọi là thuốc vị
độc.
Thuốc độc theo thức ăn vào ruột được dịch tiêu hoá hoà tan, thấm vào thành
ruột phá vỡ lớp biểu mô Epithelium rồi vào máu làm mất khả năng oxy hoá của
máu.
Hiệu lực của thuốc vị độc diệt sâu hại tuỳ
thuộc vào khả năng và mức độ hoà tan trong dịch
tiêu hoácôntrùng.
Ví dụ: Loài chì asenát (PbAsO3)có tính chất
axit nên hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá của các
loài côn trùng có tính kiềm, còn canxi asenát
(CaAsO3) có tính kiềm nên tan nhiều trong dịch
tiêu hoá của côn trùng có tính axit. Vì vậy khi
chọn thuốc độc phải chú ý đến độ pH của dịch
tiêu hoácôntrùng.
Ngoài ra muốn nâng cao hiệu quả của thuốc
vị độc còn phải chú ý các điểm sau: Thuốc không
có mùi vị hắc quá hoặc nồng độ quá đậm đặc.
Hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá và phải ổn định
trong cơ thể.
24 2.6. Hệhô hấp
Chức năng của hệ hô hấp là hút oxy vào các mô để oxy hoá các chất dinh
dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể đồng thời thải CO2 rangoài.
Phương thức hấp thu oxy của côn trùng hoàn toàn khác với động vật xương
sống. Côn trùng nhờ có hệ thống khí quản rất phát triển nên oxy từ ngoài được trực
tiếp đưa đến tận các mô không qua khâu trung gian như phổi, vì máu của côn trùng
khôngcó sắc tố hồng huyết cầu (Hemoglobin) 3
2.6.1.Cấu tạo của hệ hô hấp.
Hệhô hấp côn trung gồm cácống khí quản và các lỗ thở.
Hình 2-06: Sơ đồ đơn giản cấu tạo hệthống khí quản côn trùng (Vẽ theo Kolbe)
1.Râu đầu; 2.Não; 3.Chuỗi thần kinh bụng; 4,7.Lỗ thở; 5.Khí quản dọc bên;
6.Khí quản lỗ thở; 8.Khí quản bụng.
Côn trùngcó 3 đôi khí quản dọc nằm ở 3 xoang
Một đôi nằm ở xoang lưng hai bên hệ tuần hoàn; một đôi nằm ở xoang bụng
hai bên chuỗi thần kinh bụng và một đôi nằm ở hai bên xoang thân thông với các lỗ
thở.
Các ống khí quản dọc được nối với nhau bằng các khí quản ngang. Từ các ống
khí quản dọc và ngang lại có rất nhiều ống nhỏ li ti điđến các cơ quan bên trong và
các môgọi là vi khí quản.
Các ống khí quản đều có màu trắng bạc óng ánh, bên ngoài có màng mỏng bao
bọc, ở giữa là lớp tế bào nhiều cạnh xếp theo một thứ tự nhất định, bên trong là lớp
kitin dầy xếp theohình xoắn ốclàm choốngkhí quản dễ đàn hồi và cứng.
Côn trùng thường có 10 đôi lỗ thở nằm ởhai bên thân.
Hai đôi nằm ở các đốt ngực còn 8 đôi nằm ở các đốt bụng.
Lỗ thở có cấu tạo khác nhau tuỳ theo từng loài, có loại đơn giản chỉ là một cái
lỗ hình tròn hay bầu dục, xung quanh có lông ngăn bụi; có loại cấu tạo phức tạp
điển hình như lỗ thở ở giữa đốt ngực giữa và ngực sau của châu chấu. Loại lỗ thở
này bên ngoài có van để điều chỉnh lượng không khí ra vào, bên trong có xoang lỗ
thở, trong xoang có nhiều lông để ngăn bụi. Sự đóng mở của van lỗ thở là do sự co
dãn của bắp thịt dưới sự điều khiển của thần kinh.
Đối với mỗi loài côn trùng tần số đóng mở van còn tuỳ thuộc vào lượng oxy,
CO2, nhiệt độ và sự hoạt động của côn trùng.
Tuy nhiên do điều kiện sống của các loài côn trùng khác nhau nên vị trí, số
lượngvà hình dạng lỗ thở khác nhau.
Chẳng hạn như sâu non của các loài ruồi muỗi sống ở trong phân và trong
nước thườngchỉ cómột đôi lỗ thở nằm ởđốt cuối thân.
2.6.2.Quá trình hô hấp.
3 Hªmoglobin lµ s¾c tè mµu ®á cã trong hång huyÕt cÇu cã chøc n¨ng vËn chuyÓn oxy
25 Oxy từ không khí qua lỗ thở vào hệ khí quản rồi phân đến tận các mô. Quá trình
oxy hoá các chất dinh dưỡng xảy ra ở các mô để giải phóng năng lượng cung cấp
cho cơ thể,đồng thời CO2 qua khí quản và lỗ thở thải ran goài.

gọi là hệ số
hô hấp (Coefficient respiratoira)
Qua nghiên cứu người ta thấy:
Khi oxy hoá gluxit thì hệ số hô hấp bằng 1 và cụ thể là cứ tiêu hao một lít oxy sẽ
sinh ra6,11 nghìn calo.
Khi oxy hoálipitthìhệ số hô hấp bằng 0,7 và oxyhoáprotitthìhệsố từ0.7-1 và cứ
tiêu hao một lít oxychỉ cho từ 4,46 -4,65nghìn calo.
Vậy hệ số hô hấp sẽ biến đổi tuỳ theo tình hình hoạt động và trạng thái sinh lý của
côn trùng,
Ví dụ về mùa đông một số loài côn trùng qua đông phải sử dụng đến chất dinh
dưỡng dự trữ như lipit thì hệ số hô hấp thấp, năng lượng sinh ra nhỏ hơn nên côn
trùng ít hoạt động.
Đa số côn trùng oxy hoá gluxit nhưngở loài rệp ống (Aphis fabae)chủ yếu oxy hoà
lipít. Loài châu chấu (Locusta migratoria) lúc bay oxy hoá lipit là chủ yếu, lúc nghỉ
lại oxyhoágluxit là chủ yếu.
Một điều kỳ lạ có một số loài côn trùng bay vượt đại dương mà không mệt vì
ở côn trùng không có hịên tượng nợ oxy, có nghĩa khi hoạt động nhờ có sắc tố hô
hấp Cytochorome đã phânhuỷ axít lactich dựtrữ ở các bắp thịt rất nhanh.
2.6.3.ý nghĩacủa việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng hệhô hấp
Căn cứ vào cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, để tiêu diệt sâu hại người ta
dùng các loại thuốc xông hơi như: Cyanhydic, Cloropicrin. Các loại thuốc này
thông qua khí quản vào đến các mô, một mặt làm tê liệt các mô thần kinh, một mặt
làm mất khảnăng thẩm thấu ngượcmàng tế bào.
Hiệu lực của thuốc xông hơi phụ thuộc nhiều vào cường độ hô hấp của côn
trùng. Do đó, khi dùng thuốc diệt sâu hại ở trong các kho lâm sản, nếu cho thêm
một lượngkhí CO2 hoặc tăng nhiệt độ không khílên 35 0 C thì hiệu lực giết sâu càng
nhanh.
Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc dầu phun vào cơ thể côn trùng để bịt
các lỗ thở làm chonó nhiễm độc.
2.7. Hệtuần hoàn
Chức năngcủa hệtuần hoàn là lưu chuyển máu ở trong cơ thể côntrùng.
So với động vật xương sống thì hệ tuần hoàn của côn trùng là hệ tuần hoàn
hở, sở dĩ như vậy là vì máu sau khi qua hệ tuần hoàn lại trào vào xoang thân, thấm
ướt trở lại hệtuần hoàn chứkhông lưu chuyển trongmạch kín.
2.7.1.Cấu tạo của hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của côn trùng nằm ở xoang lưng nên còn gọi là động mạch

lưng.
Hình 2-07 Cấu tạo hệ tuần hoàn và tế bào
máu
A.Cấu tạo hệ tuần hoàn
1. Đại động mạch; 2. Các buồng
tim; 3. Bắp thịt hình cánh; 4. Cửa tim; 5.
Van tim
B. Cấu tạo của tế bào máu
1.Tế bào máu của sâu non cà niễng; 2.Tế
bào máu của bướm cái; 3.Tế bào máu của
cánh cứng
Động mạch lưng phía trên nối với da
bằng các bắp thịt treo, phía bên nối với
màng ngăn lưng bằng các bắp thịt hình
cánh.
Động mạch lưng chialàm 2 phần: Phần trướclà đại độngmạch, đó là một ống
dài nằm từ đầu đến hết các đốt ngực; phần sau là các buồng tim phình to. Nói
chung côn trùng có từ 8 – 10 buồng tim. Mỗi buồng tim phía trước có van hình nếp
gấp chỉ cho máu đi về phía đầu; phía ngoài của van tim có hai cửa tim để cho máu
từxoang lưng đivào. Mỗi cửa timđều có van. Buồng tim cuối cùng,phía sau kín.
2.7.2. Sự hoạt động của buồng tim đểlưu chuyển máu.
Nhờ có sự co giãn của các bắp thịt hình thành cánh mà buồng tim co bóp được
và do sự dẫn truyền xung động 4 của thần kinh đến các bắp thịt hình cánh lần lượt từ
dưới lên trênlàm cho buồng tim cobóp theo một thứtự nhất định.
Trước hết buồng tim cuối cùng bóp lại làm cho máu đẩy cửa van phía trước
trào lên buồng tim thứ hai. Khi máu trào qua van tim làm cho áp suất ở hai bên cửa
tim của buồng tim thứ hai giảm, do đó một phần máu từ thể xoang cũng tràn qua 2
cửa tim mà vào buồng tim. Tiếp theo buồng tim thứ hai lại bóp lại, ngay khi đó 2
cửa tim vàvan tim của buồng tim thứ nhất đónglại dồn máu lên buồng tim thứ ba.
Tiếp đó, buồng tim thứ ba co bóp lại, đẩy máu lên buồng tim thứ tư. Trong
lúc đó buồng tim thứ nhất lại mở ra, máu lại từ xoang tràn qua cửa tim mà vào
buồng tim thứnhất.
Nhờ có buồng tim co bóp so le như vậy đã đẩy máu đi lên đại động mạch rồi
lại trào vào thể xoang.
Số lần co bóp của buồng tim tuỳ thuộc vào từng loài côn trùng, từng pha biến
thái vàsự hoạt độngcủa côntrùng màgiao động từ30 – 140 lần phút.
2.7.3.Máu và nhiệm vụ củamáu
Khác với động vật xương sống, máu của côn trùng không màu, nếu có màu
thường là màu hơi vàng hay xanh lá cây. Không có màu đỏ vì không có sắc tố
hémoglobin.
4 Xung ®éng thÇn kinh ®ã lµ sãng khö cùc diÔn ra däc theo sîi thÇn kinh
27 Máu côn trùng bao gồm có huyết tươngvà tế bào bạch cầu 5 .
Trong huyết tương của máu chứa gluxit, lipit, protit, axit amin, axit uric, vật
chuyển hoá hoocmon, muối vô cơ của natri, canxi, kali và magiê đôi khi còn có
đồngvà sắt.
Tế bào bạch cầu có khảnăng vận chuyển ở trong máu nhưamíp.
Nhiệm vụ chủyếu của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu
hoá đến các mô, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm trao đổi chất đưa đến các bộ
phận bài tiết để thải rangoài.
Riêng tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, gạt bỏ những chất độc
ngấm trong máu, tiêu huỷ phế vật, mô hư hỏng và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập ở
ngoài vào.
Ngoài ra máu còn tham gia vào vịêc điều hoà hàm lượng axit, bazơ, nước
trong tế bào; điều hoà nhiệt độ cơ thể và điều hoà sự hoạt động thống nhất của các
cơ quan bên trong v.v…
Một số loài côn trùng máu còn chứa độc tố như máu của sâu bao nhiêu (Meloidae)
có từ 0,25 – 0,50%chất Cantharidine độc đối với người.
Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn của côn trùng ta thấy toàn thân côn trùng là một
xoang chứamáu.
Cho nên khi dùng thuốc độc phá vỡ lớp da và các cơ quan bên trong khác thì
lập tức thuốc sẽ thấm vào máu gây rối loạn trong cơ thể.
Thí dụ thuốc Cyanhydric làm chậm tốc độ của máu,còn thuốc nicôtin có natri
làm cho tuần hoàn củamáu hỗn loạn rất nhanh.
2.8. Hệ bài tiết
Bài tiết là khâu cuối cùng của qúa trình dinh dưỡng, có tác dụng thải các sản
phẩm củaquá trìnhtrảo đổi chất rangoài cơ thể.
Hệ bài tiết của côn trùng gồm các ống man-pi-ghi,thểmỡ, tế bào thận và các
túi tuyến,những chủyếu là các ống man-pi-ghi và cáctúi tuyến.
2.8.1.ống man-pi-ghi và quá trìnhbài tiết axit uric.
Các ống man-pi-ghi một đầu thông với hệ tiêu hoá ở giữa ruột giữa và ruột sau,
một đầu bịt kín và lơ lửng trong xoang thân.
ống man-pi-ghi thườngcó màu xanhvàng hay nâu.
Số lượngống man-pi-ghicótừ2-100 ống tuỳtheo từngloài côntrùng.
Ví dụ: Rệp sáp có2 ống,xén tóc có6 ống vàdế mèn có 100ống.
ống man-pi-ghi phía ngoài là một lớp màng mỏng, phía tronglà lớp tế bào hình
đagiác nhiều nhân xếp lôn xộn tạo nên xoangốnghìnhmúi khế.
ống man-pi-ghi bài tiết chủyếu là axit uric theophản ứng đặc trưng sau:

Phản ứng (1) xảy ra ở xoang thân, còn phản ứng (2) xảy ra trong ống man-pi-
ghi.
Sở dĩ như vậy vì axit uric không thấm qua được màngống man-pi-ghi nên phải
kết hợp với cacbonat axit kali tạo thành urat axit kali, muối này được ống của
Cácbonic,phản ứng lại xảy ra ngược lại,tạo thànhCácbonat axit kali vàaxit uric.
Chất cacbonat axit kali lại thấm qua màng ống man-pi-ghi vào xoang thân còn
axit uric đi vào ống tiêu hoá theo phân ra ngoài. Như vậy phân của côn trùng có cả
nước tiểu.
2.8.2.Các túi tuyến và sự bài tiết củachúng.
ở da côn trùng còn có nhiều túi tuyến chứa các sản phẩm bài tiết, tiết vào trong
hoặc rangoài cơ thể có tácdụngkhác nhau trong đời sống côn trùng.
Tuyến tơ ở môi dưới một số loài sâu non dùng để kết kén bảo vệ cho nhộng.
Tuyến sáp nằm ở các đốt bụng của con ong thợ dùng để xây tổ ong. Tuyến hôi ở
mặt bụng các loài bọ xít và tuyến tiết ra dịch trắng ở trán mối lính để xua đuổi kẻ
thù.
Nhưng quan trọng hơn là tuyến lột xácvà tuyến tiết phê-rô-môn
- Tuyến lột xác (Corpora allata) nằm ở cạnh não, tiết vào máu chất Ecdizon 6 để
kíchthích lớp nội bì hoạt động tiếnhành lột xác.
- Tuyến tiết phê-rô-môn tiết ra các chất có tác dụng đặc trưng đối với các cá thể
khácvà giữ vai trò nhưtín hiệu thông tin hay còn gọi làngôn ngữ của côn trùng.
Vị trí và hình dạng của các tuyến tiết phê-rô-môn khác nhau tuỳ theo từng loài
côn trùng.
Cấu tạo chung bao gồm : Lỗ tiết, túi chứa dịch thơm, nhân của tế bào tuyến,
dây thần kinh, ống khí quản. Các tuyến này còn có thêm phần phụ làm nhiệm vụ
phun hoặc bay hơi hoặc dùng để tiêm phê-rô-môn vào trong cơ thể của các cá thể
khác.
Phê-rô-môn là những nhóm hợp chất hữu cơkhác nhau như: protit,xteroit,hợp
chất rượu và hỗn hợp axít khác.
Về cấu tạo hoá học cơ bản có thể giống nhau nhưng khác nhau về hoạt tính
sinh học và ngược lại.
6 Ecdizon chÝnh lµ xteroit cã c«ng thøc C 27 H 44 O 6 –1 lo¹i hoocmon
29 Căn cứ vào hoạt tính sinh học người ta chia Phê-rô-môn thành các nhóm khác
nhau: Chất đánh dấu, chất báo động, chất biến tính sinh dục, chất kích thích sinh
dụcvàchất dẫn dụsinhdục v.v…
ở những loài côn trùng sống có tính chất xã hội như: kiến, ong, mối Phê-rô-
môn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhịp nhàng các hoạt động sống của
tổ.
Đa số kiến khi bò đi kiếm ăn hoặc khi di chuyển tổ đều dùng tuyến ở đốt bụng
cuối cùng chấm chất đánh dấu lên đường đi tạo thành đường đicủa kiến.
Chất đánh dấu của kiến thường bay hơi khá nhanh, hoàn toàn mất tác dụng sau
104 giây, với thời gian đó đủ để cho kiến di chuyển được gần 40cm và vượt quá
khoảngcách đó kiến mất liên lạc với nhau.
Kiến còn dùng nồng độ chất đánh dấu để điều động kiến thợ đi kiếm ăn; nồng
độ cao có nghĩa thức ăn nhiều, kiến thợ đi nhiều; nồng độ thấp thức ăn ít, kiến thợ
đi ít.
Một số loài ong như ong mật, ong vàng, ong bò vẽ. Khi đốt kẻ thù đồng thời
cũng tiết ra chất gây phản ứng báo động chocác ong khác. Nhận được mùi của chất
báo độngcác ong khác liền laovào kẻ thù vàthường đốt vào gần vết thương do ong
trước đốt.
Vào mùa xuân trong lúc ong chúa đẻ trứng có một số ong thợ luôn luôn đi bên
cạnh gọi là những con ong “tuỳ tùng”. Chúng luôn luôn cọ râu và liếm trên mình
ong chúa một chất gọi là chất biến tính sinh dục. Chất này vừa có tác dụng kìm
hãm sự phát triển buồng trứng của ong thợ vừa ngăn cản ong thợ xây mũ chúa và
kíchthích ong thợ xâycầu ong.
Khi số lượng đàn ong quá lớn, chất biến tính sinh dục trên mình ong chúa
không đủ cung cấp cho cả đàn nên ong thợ đắp mũ chúa, ong đực ra đời và cuối
cùnglà chia đàn.
Nhiều loài côn trùng trước và trong lúc giao phối cá thể đực đã tiết ra một chất
dịch đặc biệt để cho cá thể cái ăn. Chất dịch này có tác dụng kích thích sinh dục
làm chocáthể cái ở trạngthái ít chuyển động.
Nhiều Phê-rô-môn có tác dụng sinhhọc rất cao trong không gian rộng lớn.
Ví dụ chất dẫn dụ sinh dục của bướm mắt nẻ (Saturnia pyri Schiff) thu hút
bướm đựcở xa tới 8000m.
Chất dẫn dụ sinh dục gipton của bướm cái Porthetria dispar L có khả năng tồn
tại trong tự nhiên 970 ngày và có tác dụng hấp dẫn hàng triệu bướm đực trong
phạm vi chiều dài từ 2-3 km và chiều rộng từ 150-200m
Năm 1982 Inscoe đã thống kê trên thế giới phát hiện được 674 chất Phê-rô-
môn trong đó có gần 20 loài côn trùng tiết chất dẫn dụ sinh dục. Ngày nay người ta
đã sử dụng các chất dẫn dụ sinh dục để dự tính dự báo và phòng trừ một số loài sâu
hại.
2.9. Hệthần kinh (Bộ máy thần kinh)
2.9.1: Chức năngcủa hệ thần kinh
30 Bộ máy thần kinh của côn trùng có vị trí rất quan trọng, điều khiển toàn bộ
hoạt động sống của côn trùng, đảm bảo cho côn trùng luôn thích nghi với điều kiện
sống. Bộ máy thần kinh của côn trùng là mối liên lạc giúp cho các cơ quan bên
trong và các bộ phận bên ngoài hoạt động nhịp nhàng bảo đảm cho côn trùng là
một thểthống nhất.
Khác với động vật xương sống, hệ thần kinh côn trùng cấu tạo theo chuỗi nằm
dọc xoangbụng, khôngcó xoang bên trong (đặc).
2.9.2.Cấu tạo của hệ thần kinh

Hình 2-09.Hệthần kinh côntrùng


1. Nhìn phía mặt bụng; 2. Nhìn phía
mặt lưng (phần đầu).
Ant: râu đầu, Ao: động mạch, Call:tuyến
thể (allata) cạnh hầu, Ccar: tuyến thể
(cardiaca) cạnh tim, Ccen: thể trung ương,
Cpel: thể tế bào thần kinh, Deut: trung khu
râu đầu, Gocc: hạch thần kinh chẩm, Gfr:
hạch thần kinh trán, Gn: hạch thần kinh
bụng,Gs:hạch thần kinh dưới hầu,
G: ven hạch thần kinh túi chứa thức ăn (diều), Nant: dây thần kinh râu đầu, Nar:
dây thần kinh cánh, Npc: dây thần kinh chân, Nr: dây thần kinh ngược chiều, Nsim:
dây thần kinh giao cảm, Oc: mắt kép,Oes: cuống họng (hầu), Pcer: não trước, Prot:
não giữa, Trit:não sau
Bộ máy thần kinh của côn trùng được chia làm ba bộ phận: Hệ thần kinh
trung ương, hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh ngoại vi. Những hệ thần kinh
này đều do thần kinh nguyên và các hạch thần kinh cấu tạo nên.
Căn cứ vào chức năng thần kinh nguyên được chia làm ba loại: Thần kinh
nguyên cảm giác,thần kinh nguyên vận động vàthần kinh nguyên liên hệ.
∙ Thần kinh nguyên cảm giác làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ

quancảm giác vềthần kinh trung ương (nằm ở ngoài hệthần kinh trung ương)
∙ Thần kinh nguyên vận động nằm ở hệ thần kinh trung ương, làm nhiệm vụ
dẫn
truyền xung động thần kinh từhệ thần kinh trung ươngđến các cơ quan cảm ứng.
∙ Thần kinh nguyên liên hệ làm nhiệm vụ kích thích từ thần kinh nguyên này
đến
thần kinh nguyên kia.
Hạch thần kinh là tập hợp của nhiều tế bào thần kinh nguyên cảm giác, thần
kinh nguyên vận độngvà thần kinh nguyên liên hệ.
2.9.2.1.Cấu tạo và nhiệm vụ của hệ thần kinh trung ương
Thần kinh trung ương gồm não trước, não giữa, não sau, hạch thần kinh dưới
hầu vàchuỗi thần kinh bụng.
31 - Não trước phát triển hơn cả, phân nhánh tới mắt kép,là trung tâm điều khiển
hoạt độngcủa mắt.
- Não giữa Phân nhánh tới râu,cóchức năng điều khiển hoạt độngcủa râu.
- Não sau phân nhánh tới môi trên và có liên hệ với hệ giao cảm, là nơi xuất
phát của thần kinhphản hồi.
- Hạch thần kinh dưới hầu điều khiển hoạt động của các phần phụ miệng và
phần trước của bộ máy tiêu hoá.
- Chuỗi hạch thần kinh bụng gồm 8 đôi hạch bụng và 3 đôi hạch ngực đối với
côn trùng nguyên thuỷ; côn trùng bậc cao thì các hạch này thường được tập hợp với
nhau. Mỗi đôi hạch ngực điều khiển hoạt động của chân và cánh, mỗi đôi hạch
bụng điều khiển sựđóng mở của các lỗ thở.
2.9.2.2.Cấu tạo nhiệm vụ của hệthần kinh giaocảm
Hệ thần kinh giao cảm điều hoà hoạt động của các nội quan và hệ cơ, có cấu
tạo phứctạp và chia thành 3 phần là: Miệng -dạ dày, bụng vàđuôi.
- Phần miệng - dạ dày điều khiển hoạt động của môi trên, ruột trước, tim,
độngmạch và điều khiển hoạt động nuốt của côn trùng.
-Phần bụng điều khiển hoạt độngcủa cánh và các cơ côn trùng.
- Phần đuôi liên hệ với hạch cuối của chuỗi thần kinh, điều khiển sự hoạt
độngcủa ruột sauvà bộ máy sinh dục của côn trùng.
2.9.2.3. Hệthần kinh ngoại vi
Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các dây thần kinh xuất phát từ các hạch thần
kinh trung ương và giao cảm. Nhờ có hệ thần kinh ngoại vi mà thần kinh trung
ương và thần kinh giao cảm mới liên hệ được với các cơ quan. Thần kinh ngoại vi
còn bao gồm các thần kinh nguyên cảm giác rải rác có các đầu mút thần kinh tự do
rải rác khắp cơ thể.
Sựdẫn truyền xung động
Xung độngchính là sự giải phóng năng lượng điện khỏi màng thần kinhvà phổ
biến theodọc sợi thần kinh.
Để hiểu được bản chất dẫn truyền xung động trước hết ta phải biết thế nào là
sợi thần kinh ở trạngthái yên tĩnh.
Sợi thần kinh ở trạng thái yên tĩnh là một ống dài chứa dung dịch có thành
phần hoá học khác với dung dịch bên ngoài màng, nhưng về lượng ion thì giống
nhau,ở bên ngoài ống có nhiều ion Na + và Cl - còn bên trong cónhiều ion K + và các
ion âm khác.
Nồng độ ion Na + ở ngoài nhiều gấp 10 lần ion Na + bên trong, ngược lại nồng
độ ion K + bên trong nhiều gấp 30 lần ion K + ở bên ngoài.
Sự khác nhau đó là do tính thẩm thấu của màng thần kinh nối với kali cao hơn
natri.
Nhờ có năng lượng sinh ra trong quá trình trao đổi chất của sợi thần kinh đã
đẩy ion Na + từ trong màng ra ngoài bao quanh sợi thần kinh nên đã tạo ra hai
32 phía của màng một hiệu số điện thế từ 0.06 - 0.09 vol- mặt trong màng tích điện
âm, mặt ngoài tích điện dương.
Sự khác nhau về điện thế và nồng độ của các ion đó được tồn tại trong sợi thần
kinh yên tĩnh.
Khi sợi thần kinh hưng phấn (bị kích thích) xung động phát sinh lập tức tính
thẩm thấu của màng thần kinh biến đổi và cho phép ion Na+ từ ngoài màng chuyển
vào trong làm cho sự phân cực của màng giảm dần. Điện thế càng giảm thì tính
thẩm thấu của màng đối với natri càng tăng. Kết quả cuối cùng bên trong màng lại
tích điện âm. Hiệu số điện thế nhanh chóng đạt tới 0.04 vol và làm cho dòng điện
tác động tăng lên đột ngột.
Nhưng khi bên trong đã tích điện dương so với bên ngoài thì lập tức dòng ion
Na + lại chậm dần rồi ngưng hẳn, sau đó tính thẩm thấu của màng đối với kali lại
tăng lên làm cho ion K + chuyển từ trong rangoài.
Sự biến đổi điện thế của màng tại một phần nào đó của sợi thần kinh sẽ làm
cho phần bên cạnh dễ thấm hơn đối với ion Na + và cứ thế kết quả là sóng khử cực
được phổ biến theodọc sợi thần kinhmà ta gọi làdẫn truyền xung động
Sau mỗi lần xung động đi qua lại xảy ra thời kỳ trơ tuyệt đối tức là lúc đó sợi
thần kinh không truyền xung động thứ hai. Khả năng truyền xung động trở lại chỉ
sau khi tính thẩm thấu của màng được hồi phục. Chu kỳ khử cực và tái cực đầy đủ
chỉ khoảng mấy phần nghìn của giây.
Khi xung động đựơc truyền đến cuối sợi thân thì tận cùng của sợi tiết ra một
chất axetincolin. Chất này sẽ phân tán qua khoảng không gian của khớp và lập tức
được thụ quan hoá học ở đầu sợi cành cảm thụ và hình thành lên xung động mới.
Xung động mới lại được truyền dọc sợi thần kinh đến khớp sau.
Nhưng cũng cần thầy rằng không phải mọi xung động đều được truyền qua
khớp. Các khớp khác nhau có sức cản khác nhau. Lực cản của khớp thay đổi tuỳ
theo xung động của thần kinh. Xung động này có thể làm mất tác dụng của xung
động khác, hiện tượng đó gọi là ức chế. Hiện tượng ngược lại xung động này làm
tăng cường xung động khácgọi là tăng cường.
ức chế và tăng cường xung động chỉ xảy ra ở khớp thần kinh, còn xung động
truyền trên sợi thần kinhthìbao giờ cũng liêntụcvà đều đặn.
2.9.3.Cungphản xạ và tácdụngcủa cungphản xạ
Chặng đượng dẫn chuyền xung động từ khi nhận kích thích đến khi gây ra
phản ứng vềmặt sinh lý gọi là cungphản xạ.
Những cung phản xạ gây ra những phản ứng hữu hiệu gọi là tác dụng của cung
phản xạ.
Cung phản xạ đơn giản nhất chỉ gồm ba tế bào:tế bào thần kinh cảm giác, tế
bào thần kinh liên hệ và tế bào thần kinh vận động. Nhưng trong thực tế từ một
kích thích thường gây ra nhiều phản ứng để hình thành nên những tập tính phức
tạp.
Ví dụ khi ta cầm một cái kim chọc vào chân con châu chấu thì không những nó
co chân lại mà còn cất cánh bay đi
Phản xạđược ứngdụng nhiều trong phòng trừsâu hại.
2.9.4.Các cơ quan cảm giác
Các cơ quan cảm giác của côn trùng có chức năng tiếp thu mọi kích thích từ
bên ngoài như mùi,vị, màu sắc, âm thanh,nóng lạnh v.v… giúp cho côn trùng thực
hiện các cơ năng sinhlý.
Các cơ quan cảm giác của côn trùng rất phức tạp song về cấu tạo chung gồm:
một hoặc một nhóm tế bào thần kinh nằm ở dưới da. Một đầu có dây thần kinh nối
với thần kinh trung ương, đầu kia liên hệ với lớp biểu bì bằng những cấu trúc
chuyên hoánhưmàngmỏng, lông hay các sản phẩm đặc biệt của tế bào là thuỷ tinh
thể.
Các cơ quan cảm giác của côn trùng là: xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác
và thị giác nhưngphát triển nhất là thị giác.
2.9.4.1.Cơ quanthị giác
Thị giác của côn trùngcó hai dạngchínhlà mắt kép vàmắt đơn.
- Mắt kép (Oculi) nằm ở hai bên đâu và bao gồm hàng trăm hàng nghìn các yếu tố
thị giác hợp lại mà thành.
Ví dụ mắt của ong thợ có 6300 cái, chuồn chuồn ớt có 20000 cái và mắt của
một số loài cánh cứngnhỏ chỉ có 7 cái.
Nhìn trên mắt kép ta thấy các yếu tố thị giác đều có hình lụcgiác.
Nếu quan sát mặt cắt dọc một yếu tố thị giác từ trên xuống tacó:
Phía trên là thấu kính hơi lồi gọi là kính giác mạc. Dưới kính giác mạc là 2 tế
bào giác mạc do tế bào nội bì biến thành. Tiếp là 4 tế bào túi tuyến hợp lại thành
thuỷtinh thể.
Dướithuỷtinh thể là7 tế bào thị giác tạo thành thể võng mạc. ở giữavõngmạc
là trụ thị giác.
Trụ thị giác kéo dài nối với thuỳ thị giácở não trước. Xung quanh thuỷ tinh thể
và thể võng mạc có các tế bào sắc tố.
- Mắt đơn (Ocelli) thường có 3 cái ở đỉnh đầu, một số loài có ít hơn hoặc không có.
Ví dụ ởchâu chấu, cào cào có 3 cái,ở dế chũi có 2 cái,ởmối thợ,ở mối lính không
có mắt đơn.
Mắt đơn chỉ cómột yếu tố thị giác,vềcấu tạo từ ngoài vào ta có:
Phía ngoài có kính giác mạc rất lồi, phía dưới có một lớp tế bào giác mạc, tiếp
nữa có rất nhiều tế bào thị giác và tế bào sắc tố sắp xếp xen kẽ và cứ từ 2-4 tế bào
thị giác lại hợp thành một trụ thị giác.Tất cả các trụ thị giác nối với não trước
Mắt sâu non (ấu trùng) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn về cấu tạo giống như
mắt kép nhưng ít yếu tố thị giác hơn. Mắt sâu non có thể có một đôi hoặc nhiều đôi
ở hai bên đầu cho nên người tagọi là mắt bên.
Côn trùng nhìn chủ yếu bằng mắt kép, còn mắt đơn chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp
cho côn trùng nhạy cảm với ánh sáng mạnh yếu màthôi.
Nói chung mắt có hai bộ phận là tụ quang và cảm quang. Tụ quang gồm kính
giác mạc và thuỷtinh thể;cảm quang gồm thể võngmạcvà thị giác.
34 Như vậy mỗi điểm hình ảnh được chiếu vào một yếu tố thị giác, nhiều điểm
hìnhảnh đó gộp lại thành hìnhảnh vật thể.
Hình ảnh vật thể là hình ảnh ghép trên một mặt phẳng.
Cho nên mắt kép càng nhiều yếu tố thị giác và yếu tố thị giác càng nhỏ thì hình
ảnh càng rõ.
Mắt của một số loài côn trùng hoạt động ban đêm có cấu tạo thích ứng hơn.
Yếu tố thị giác dài hơn, trụ thị giác không tiếp xúc với thuỷ tinh thể và có màng
ngăn trong suốt. Sắc tố của các tế bào sắc tố di động được tuỳ theo cường độ ánh
sáng.
Ban đêm do sắc tố của các tế bào sắc tố di chuyển về phía trước làm cho các tia
sáng không chiếu thẳng góc với bề mặt kính giác mạc thông qua khúc chiết đi vào
trụ thị giác để thần kinh cảm thụ.
Như vậy ánh sáng ở lân cận dồn đến chồng lên nhau tạo thành hình ảnh rõ, có
nghĩalà mắt đãtận dụng được số lượngánhsángít để tạo thành hình ảnh rõ ràngvà
liên tục.
Côn trùng nhìn không xa, chuồn chuồn có thể nhìn thấy vật cử động ở cách xa
từ 1,5 – 2 m, bướm từ 1-1.5 m, ong mật từ 0,5 - 0,6 m nhưng ruồi xe xe có thể nhìn
thấy đàn trâu cánh xa 135 m.
So với động vật xương sống thì thị giác của côn trùng nhạy cảm với tia tím
nhiều hơn nên trong phòng trừ người ta thường dùng đèn PK 4 phát ra tia tử ngoại
đểdự tính dự báo và phòng trừsâu hại.
2.9.4.2.Cơ quanxúc giác.
Cơ quan xúc giác của côn trùng phân bố ở khắp thân thể đặc biệt tập trung
nhiều ở râu đầu,hàm dưới và môi dưới.
Cấu tạo gồm các tế bào thần kinh xúc giác có những mấu hình nón tương đối
dài đính với gốccủa tế bào lông.
Xung quanh gốc lônglà một màngmỏng nên lông dễcửđộng theocác hướng.
Khi lông bị va chạm đã gây kích thích các mấu của tế bào thần kinh xúc giác
và truyền xung động vềthần kinh trung ương.
Những côn trùng sống trong hang lỗ như mọt, cơ quan xúc giác rất phát triển
và có thể nhạy cảm được chấn động rất nhẹ cách xa 30 cm.
2.9.4.3.Cơ quan khứu giác
Cơ quan khứu giác của côn trùng thường nằm ở râu đầu, nhưng cũng có loài ở
lông đuôi hoặcbàn chân.
Cấu tạo gồm một nhóm tế bào thần kinh khứu giác có các đuôi tập trung thành
bó xiên vào tế bào lông, nhưng không có lông mà thay bằng tấm màng lõm. Tấm
màng này hấp thụ mùi kích thích đầu bó tế bào thần kinh và truyền xung động về
thần kinh trung ương.
Cơ quan khứu giác của ong mật rất nhậy, có thể phân biệt được chính xác một
mùi hoanào đó trong muôn vàn mùi hoa khác.
Trong phòng thí nghiệm mũi của ruồi có thể phân biệt được 3 vạn hoá chất
khác nhau.
Nhà khoa học Ro-be-ke-i đã sử dụng ruồi để phát hiện khí độc trong hầm mỏ,
tàu ngầm, trạm nghiên cứu dưới nướcvà tầu vũ trụ.
Dựa vào nguyên lý của mũi ruồi và một số động vật khác người ta đã tạo ra
mũi điện tử.
Mũi điện tử có thể phát hiện được mùi xăng dầu, hơi đốt, và axit với nồng độ
một phần triệu.
Cơ quan khứu giác của côn trùng chủ yếu dùng để tìm kiếm thức ăn và đực,
cái. Con bọ hung đực, ở cách xa 700m có thể tìm được chỗ ở của con cái. Một số
loài bướm đực có thể tìm đến bướm cái cách xa hàngchục ki-lô-met.
2.9.4.4.Cơ quanvị giác
Cơ quan vị giác của côn trùng tập trung ở môi trên, môi dưới, lưỡi và râu
miệng,nhưngở bướm Pyrameis nằm ở bàn chân trước.
Cấu tạo của cơ quan vị giác rất giống cơ quan khứu giác, chỉ có thể phân biệt
giữachúng bằngcácthínghiệm sinh lý.
Côn trùng nhận vị khác với người, axit axetic đối với người thì chua, nhưng
đối vời ongcảm thấy ngọt. Chất axetin xacaro đối với người rất chát,nhưng đối với
ong mật lại ngọt nên người ta thườngdùngnó để nuôi ong trongmùa đông.
Cơ quan vị giác của ruồi callipora nhạy cảm gấp 30 lần, của bướm Pyrameis
gấp 256 lần so với lưỡi người.
2.9.4.5.Cơ quanthính giác và tiếng kêu của côn trùng
Cơ quan thính giác của côn trùng ít phổ biến thường chỉ có ở những loài côn
trùngphát âm.
Tuỳ theo từng loài côn trùng mà cơ quan thính giác ở các vị trí khác nhau. ở
dế, sát sành và mối cơ quan thính giác nằm ở hai bên đầu đốt ống chân trước. ở
châu chấu, cào cào nằm ở hai bên đốt bụng thứ nhất. ở muỗi đực và kiến nằm ở râu
đầu.ở gián nhànằm ở lông đuôi.
Cấu tạo cơ quan thính giác của dế gồm: Bên ngoài là một màng trống để tiếp
nhận sóng âm, cũng có khi ở ngoài màng còn có da bảo vệ chỉ để lại một kẽ nhỏ.
Bên trong có một số tế bào hình ống do tế bào nội bì biến thành, dùng để phóng
âm.
Các tế bào hình ống được nối với cán truyền âm, ngoài có màng bao bọc, rồi
nối với tế bào thần kinh thính giác.
Tất nhiên thế giới âm thanhcủa côn trùng hoàn toàn khác với người.
Cơ quan thính giác của một số côn trùng rất nhạy cảm, Ví dụ cơ quan thính
giác ở râu đầu con muỗi đực có thể nhận biết được những rung động của âm thanh
phát ra từ tiếng vỗ cánh của muỗi cái ở cự ly rất xa mà con người không thể thấy
được.
Côn trùng không phải phát ra âm thanh từ miệng mà ở vị trí khác nhau của cơ
thể.
Tiếng ve sầu ngân vang trong những ngày hè được phát ra từ cơ quan phát âm
ở hai bên mặt bụng của con đực.
Trong xoangbụngcó màng xếp và màng runglàm chức năng tăng âm.
36 Phía trong bụng của ve sầu có túi khí lớn thông ra ngoài bằng hai lỗ thở ở hai
bên bụngcó tác dụng chỉnh âm giống như bầu đàn ghi ta.
Tiếng kêu của dế rền rĩ trong đêm thanh vắng lại phát ra từ hai cánh trước của
dế đực.
Khi quan sát hai cánh trước của dế đực ta thấy ở mép trong cánh có một mấu
lồi gọi là gân phát thanh. ở gần mép ngoài phía gốc vaicó một mạch ngang lớn trên
có nhiều răng giống như răng lược và phía dưới là những tấm màng cánh cũng như
mặt trống trong suốt để phóng âm. Khi phát âm dế nâng cánh trước lên một góc 45 o
dùng mấu lồi của cánh bên này cọ vào hàng răng lược của cánh bên kia phát ra âm
thanh,âm thanhnày đượcmàng trống phóng to ra.
Con sát sành cũng có cơ quan phát âm giống như dế. Ngoài ra một số loài như
cào cào, châu chấu khi bay dùng đốt đùi chân sau cọ vào mặt cánh trước phát ra
tiếng kêu cành cạch để gọi đàn. Ruồi xanh, ong chúa, ong thợ khi thở lại dùng
màng mỏngở ngay lỗ thở để phát ra âm thanh v.v…
Âm thanh của một số loài côn trùng phát ra đó là những âm thanh quyến rũ
giữacái vàđực (ve sầu), âm thanh đedoạ(dế) vàâm thanhbáo động (ong).
Người nuôi ong có kinh nghiệm thường hiểu rất rõ tiếng kêu của đàn ong như
tiếng kêu chia đàn, tiếng kêu mất chúa và tiếng kêu tức giận để xử lý kịp thời giữ
cho đàn ongkhỏi bốc bay.
2.9.5.ý nghĩacủa việc nghiên cứu hoạt động hệthần kinh
Những tập tính phức tạp trong hoạt động sống của côn trùng được biểu hiện
hàngngày một cách tổng quát gọi là hành vi.
Vậy: hành vicủa côn trùngchính là kết quả của những phản ứng tổng hợp của
cơ thể, một mặt do tác động của ngoại cảnh được thu thập bởi côn trùng như thức
ăn, sự gần gũi giữa đực và cái; mặt khác sinh ra do yếu tố sinh lý bên trong như
hiện tượng đói,sự chín của cơquan sinhdục.
Hành vi là kết quả của hoạt động thần kinh mà nguyên tắc hoạt động cơ bản
của thần kinh là cácphản xạ.
Vậy phản xạ là gì?
Phản xạ là phản ứng phức tạp của cơ thể do hệ thần kinh tạo ra để phản ứng
lại đối với sự thay đổi củahoàn cảnh bên ngoài hoặc các yếu tố sinh lý bên trong cơ
thể.
Phản xạ có hailoại:Phản xạkhông điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Hệ thần kinh côn trùng có cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với động vật bậc cao
nên ở côn trùngchủ yếu là những phản xạ không điều kiện.
2.9.5.1.Phản xạkhông điều kiên
Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có tính di truyền bền vững từ đời
này qua đời khác mà không cần điều kiện gì để tạo thành.
Phản xạ không điều kiện ở côn trùng được biểu hiện bằng các xu tính và bản
năng.
a. Xu tính (Taxis) 7
Xu tính là sự vận động của cơ thể côn trùng bắt nguồn từ một loại kích thích
nào đó ởbên ngoài.
Những vận động này có tính chất cưỡng bách hoặc tiến hoặc lùi xa nguồn kích
thích nên người ta phân ra xu tính thuận vàxutính nghịch.
Côn trùng có nhiều loại xu tính như: xu quang, xu nhiệt, xu hoá, xu xúc, xu
lưu, xu thuỷ, xu âm thanh, nhưng quan trọng là xu quang, xu nhiệt, xu hoá đã được
sử dụng nhiều trongphòng trừ sâu hại.
-
Xu quang (Phototaxis)
Xu quanglàsựvận độngcủa cơ thểcôntrùng dotác dụng củaánhsáng gây ra.
Một hiện tượng khá rõ vào ban đêm ta thấy có nhiều loài côn trùng như các
loài ngài, mối cánh, kiến cánh, dế, bọ ngựa, thường bay đến ánh sáng đèn. Đó là
những loài côn trùng có tính xu quang thuận. Ngược lại có loài như gián nhà thấy
ánh sáng đèn lại chạy trốn đó là tính xu quang nghịch.
Giải thích vềnguồn gốc xu quang hiện naycónhiều giảthuyết khác nhau.
Theo nhà sinh lý học người Mỹ Lô-ớp (J.Loeb) thì cho rằng tính xu quang ở
côn trùng cũng giống như tính hướng động (Hélietropisme) ở thực vật mà thôi và
ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm đểchứng minh tính xu quang ở côn trùng có liên
quan với sự nhạy cảm của cơ quan thị giác. Cho nên tuỳ theo từng loài côn trùng
mà mức độ xu quang có khác nhau. Có loài xu quang mạnh tiến đến nguồn ánh
sáng theo một đường song song với tia sáng như con “thiêu thân”.Có loài xu quang
yếu tiến đến nguồn ánh sáng theo đườngdíc dắc nhưcácloài dế,bọ ngựa…
Lợi dụng tính xu quang của một số loài côn trùng trưởng thành, trong sản xuất
người ta đã dùng các loại đèn như đèn dầu, đèn măng xông, đèn tử ngoại (PK4) để
thu hút côn trùng đến tiêu diệt. Tất nhiên tuỳ theo cường độ ánh sáng và vị trí đèn
khác nhau mà ta thu được các loài, số lượng cá thể của loài khác nhau nên người ta
còn dùng đèn đểdự tính dự báo sâuhại.
Trong lâm nghiệp để hạn chế sự phá hoại của mối, mọt, xén tóc là những loài
thích sống ở những nơi tối tăm ánh sáng yếu, người ta đã bảo quản gỗ ở những bãi
cao thoáng mát nước, các dụng cụ trong nhà bằng gỗ, tre, nứa được để ở nơi sáng
sủa xa tường.
-Xu nhiệt (Thermotaxis)
Xu nhiệt làsựvận động của cơ thểcôn trùng dotácdụngcủa nhiệt độ gây ra.
Tính xu nhiệt của côn trùng phụ thuộc vào khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể
của nó. Trong hoạt động sống, côn trùng luôn luôn có xu hướng tìm nơi có nhiệt độ
thích hợp. Nếu nhiệt độ môi trường mà nó đang sống thấp hơn nhiệt độ thích hợp
thì côn trùng di chuyển tới nơi có nhiệt độ thích hợp đó là tính xu nhiệt dương.
Ngược lại khi nhiệt độ môi trường mà nó đang sống cao hơn nhiệt độ thích hợp thì
côn trùng rời khỏi nơi đó, đó là tính xu nhiệt âm.
7 Theo I.P.Pavlov, 1923-Xu tÝnh lµ sù tr¶ lêi ph¶n x¹ ®¬n gi¶n cña c«n trïng víi c¸c kÝch
thÝch mét chiÒu.
38 Nhờ có tính xu nhiệt mà côn trùng tìm được nơi tránh rét về mùa đôngvà tránh
nắng gắt vào mùa hè.
Dựa vào tính xu nhiệt của một số loài côn trùng ăn hại các loại hạt cây rừng
nhưmọt,vòi voi… người ta thường phơi hạt dưới trời nắngđể xua đuổi chúng hoặc
cày ải phơi đất ở vườn ươm trước khi gieo cấy cũng có tác dụng thay đổi thành
phần sâu hại.
Người nuôi ong mật muốn cho đàn ong không “bốc bay” cần phải để tổ ong ở
nơi râm mát về mùa hè và tránh luồnggió lạnh về mùa đông.
-Xu hoá(Chemotaxis)
Xu hoá là sự vận động của cơ thể côn trùng do tác động của các chất bay hơi
gây ra.
Tính xu hoá của côn trungcó liên quan tới sự nhạy cảm của cơ quan khứu giác.
Nhờ có tính xu hoá dương và âm mà côn trùng biết tìm kiếm thức ăn, tìm đôi, tìm
nơi đẻtrứng vàtránh được thiên địch.
Dựa vào tính xu hoá, trong nông lâm nghiệp người ta thường dùng nước đường
len men để bẫy sâu xám, dùng rau tươi băm nhỏ trộn với cám rang để bẫy các loài
dế, hoặc dùng chất dẫn dụ sinh dục để thu hút côn trùng đến tiêu diệt. Để hạn chế
sự phá hại của dế và sâu xám ở vườn ươm cây, ta phải thường xuyên làm cỏ, vệ
sinh vườn ươm và bón phân hoai.
b.Bản năng
Bản năng là những tập tính phức tạp trong hoạt động sống của côn trùng được
biểu hiện bằng chuỗi phản xạnối tiếp theo một thứtự nhất định.
Bản năng khác với xu tính: Bản năng là kết quả của một chuỗi những phản xạ
và do kích thích của các yếu tố sinh lý bên trong, còn xu tính chỉ là phản xạ đơn
giản và dokích thích của các yếu tố bên ngoài.
Một ví dụ kinh điển về bản năng nuôi con của con tò vò đất (Sphex occitanicus
Lep)-một thínghiệm của Fabre 8 (1879).
Con tò vò cái đến thời kỳ chín về sinh dục cần phải đẻ trứng, nó thực hiện một
chuỗi phản xạnối tiếp sau đây:
Tò vò tìm mồi là muỗm cái (Tettigonidae) của một loài nhất định, đốt vào hạch
thần kinh ngực bụng làm cho con mồi hoàn toàn tê liệt, sau đó tìm chỗ thích hợp ở
gần đó đào hang. Đào hang xong tò vò trở lại cắn vào râu con mồi, kéo vào hang
rồi đẻ trứng lên cơ thể của nó và cuối cùng dùng đất lấp kín của hang lại. Sau này
sâu non nởra ăn thịt con mồi đểsinh trưởngphát triển.
Trong lúc con tò vò đang lấp hang, Fabre đuổi con tò vò đi lấy con mồi cùng
với trứng của nó. Sau đó tò vò lại đến chui vào hang sửa sang lại rồi ra tiếp tục lấp
cửa hang lại như thường lệ, hoặc khi tò vò đang đào hang Fabre đã cắt râu đầu con
mồi. Khi đào hang xong tò vò quay ra kéo con mồi nhưng không có râu đầu tò vò
bòđi tìm con mồi khác.
8 G.H.Fabre lµ nhµ tù nhiªn ngêi Ph¸p thÕ kû 19
39 Như vây trong quá trình tò vò thực hiện một chuỗi những phản xạ nối tiếp, nếu một
phản xạ nào đó trong chuỗi bị phá vỡ thì bản năng bị rối loạn hoặc không hoàn
thành.
Tương tự như vậy ta còn thấy các bản năng nuôi con của tò vò bắt nhện, tò vò
bắt sâu non, ong xanh bắt dế…, bản năng ký sinh, bản năng bắt mồi của nhiều loài
côn trùngkhác.
Nói đến bản năng ta cũng cần phải đề cập đến bản năng xây tổ của mối và ong
mật.
Những tổ mối nhìn bề ngoài bình thường như một gò đất cao từ 3-4 m, nhưng
thực ra trong đó là một toà nhà nhiều tầng, nhiều phòng to nhỏ khác nhau, có
đường đi lên mặt đất, có đường thông với mạch nước ngầm, có sân chơi, có vườn
cây nấm v.v… Tất cả các kiến trúc đó đều được mối xây đắp theo một thiết kế tối
ưu và vô cùng thuận lợi đối với sinhhoạt củachúng.
Ong mật tiết sáp xây các tầng tổ với những ô hình 6 cạnh đều đặn, đáy hình
ghềnh và có kích thước gần như giống nhau. Với cách xây như vậy, ong nhằm tạo
ra những ô có dungtích lớn nhất vàtiết kiệm nguyên liệu nhất.
Đác-uyn, nhà tự nhiên học lỗi lạc đã từng nói: “Nghệ thuật xây tổ của ong là
bản năngkỳdiệu nhất trongcácbản năngmà chúng ta đãbiết”
Hiện nay trong phương pháp sinh học người ta đã sử dụng những bản năng
nuôi con, bản năng ký sinh và bản năng bắt mồi của một số loài côn trùng để tiêu
diệt sâu hại như ong mắt đỏ,bọngựa v.v…
2.9.5.2.Phản xạ có điều kiện.
ở một số loài côn trùng như: ong,kiến,gián…còn có phản xạ cóđiều kiện
Phản xạ có điều kiện là khả năng liên tưởng bằng cách nhớ lại những kích
thích từ bên ngoài của côn trùng.
Ví dụ: mùi hương gây cho ong mật một tính xu hoá âm, tức là sợ sệt và chạy
trốn. Bằng cách huấn luyện cho ong ngửi mùi hương trước khi ăn mật thì chỉ sau
một thời gian mùi hương trở thành mùi quyến rũ.

Khác với phản xạ không điều kiện,


phản xạ có điều kiện không bền vững dễ
thay đổi theo điều kiện của môi trường.
Lợi dụng phản xạ có điều kiện ở các
loài ong, viện sĩ Gu-bin đã huấn luyện cho
ong thụ phấn cho cỏ ba lá (Trifolium
pnatense L) đưa năng suất cây và hạt tăng
27 lần.
Y-ô-iruc đã huấn luyện cho ong mật sản xuất ra 85 mặt hàng quý, trong đó có
loại mật ong máu bò và các loại mật ong chứa các chất nội tiết tố khác dùng để
chữa bệnh hiểm nghèo về nội tiết.
Trong thời gian chiến tranh,nhân dân ta đã huấn luyện ongbò vẽđánh giặc.
2.10. Hệsinh dục
Hệsinhdục của côn trùng có chức năng sinh sản đểduytrì nòi giống.
40 Hầu hết côn trùngcó phân biệt đực cái.
A B
Hình 2-10.Sơ đồ cấu tạo bộ máy sinhdục trongcủa côn trùng
(Vẽ theo Snodgrass)
A.Cấu tạo bộ máy sinhdục đực:
1.Tình hoàn; 2.ống dẫn tinh; 3.Túi chứa tinh; 4.ống phóng tinh; 5.Thân dương
cụ;
6.Lỗ sinh dục
B.Cấu tạo bộ máy sinh dục cái:
1.Dây treo; Noãn sào; 3. Tuyến túi tiếp tinh; 4.Túi tiếp tinh. 5.Tuyến sinh dục
phụ;
6.Lỗ sinhdục.7.Xoang sinhdục. 8.ốngphóng trứng.9.ống dẫn trứng
a.Cấu tạo hệ sinhdục cái.
Hệ sinh dục cái gồm có một đôi buồng trứng ống dẫn trứng, túi tiếp tinh, tuyến
sinh dục phụ và âm đạo.
Buồng trứng có nhiều ống trứng, các ngọn ống trứng nối với da ở gần động
mạch lưng.
Trong ống trứng từ một tế bào trứng do tế bào Epithelium sinh ra phát triển to
dần. Khi trứngchín sẽrơi xuốngống dẫn trứng ra âm đạo.
ở đây trứng gặp tinh trùng dotúi tiếp tinh là nơi cất trữ tinh trùng và có tuyến tiết ra
chất đểduytrì sự sống của tinh trùng.
Túi tiếp tinh là một bộ phận đặc biệt có ở hệ sinh dục côn trùng. Nhờ có túi
tiếp tinh mà các loài côn trùng như ong chúa, kiến chúa, mối chúa v.v… một đời
thường chỉ giao phối một hai lần nhưng hàng ngày đẻ hàng trăm hàng nghìn trứng
vẫn đượcthụ tinh.
Tuyến sinh dục phụ của con cái có chứa chức năng tiết ra chất nhờn khi giao
phối hoặc đểgắn trứngvào các giáthể.
b.Cấu tạo hệsinh dục đực.
Hệ sinh dục đực gồm có tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh
(dương vật) vàtuyến sinh dục phụ.
Côn trùng thường có một đôi tinh hoàn tách biệt hoặc kết hợp lại có dạng hình
cầu hay hình quả thận. Bên ngoài tinh hoàn có màng bao bọc, phía trong có nhiều
ống tinh quản để sản sinh ra tinh trùng. Trong túi chứa tinh, tinh trùng lơ lửng trong
tinhdịch do tinh quản tiết ra.
ống phóng tinh có nhiều bắp thịt khoẻ. Nhờ có sự co bóp của các bắp thịt này mà
tinhtrùng được phóng rangoài qua lỗ của dương vật.
Tuyến sinh dục phụ thường tiết ra các chất nhầy, đặc, dính dùng để nuôi tinh
trùng.
Khác với động vật bậc cao lỗ sinh dục của côn trùng chỉ dùng để đẻ trứng và
phóng tinh trùng, khôngdùngđể thải nước tiểu.
Số lần giao phối của các loài côn trùng khác nhau.Có loài sâu trưởng thành chỉ
41 giao phối cómột lần,có loài giao phối nhiều lần nhưmọt.
Thời gian giao phối có loài chỉ xảy ra vài giây như ong cự phong, có loài kéo
dài tới mộtngày nhưbọsừng.
Thời gian thụ tinh cũngkhác nhau như muỗi giao phối từ mùa thu phải chờ đến
mùa xuân năm sau,khi muỗi cái hút máu thìtrứng mới chín và đẻra.
Một số loài côn trùng cũng có hiện tượng tạp giao khác loài tạo ra các giống
lai. Nhờ vậy người ta thường dùng côn trùng để nghiên cứu di truyền và lai tạo ra
các loài bướm có màu sắc rất đẹp.
Chương III
Đặc điểm sinh trưởngvà phát triển của côn trùng
3.1.Các phương thức sinhsản của côn trùng
3.1.1. Sinhsản lưỡngtính
Khi sinh sản lưỡng tính các con cái giao phối với con đực rồi đẻ trứng, từ
trứng nở ra sâu non (ấu trùng). Đại đa số các loài côn trùng có phương thức sinh
sản này.
Một số dạng đặc biệt của sinh sản lưỡngtính:
a) Sinhsản đa phôi (Polyembryonie)
Thấy nhiều ở ong ký sinh. Trứngcủa cácloài ongnày thườngnghèo chất dinh
dưỡng được đẻ vào cơ thể một loài côn trùng khác. Tận dụng chất dinh dưỡng của
cơ thể vật chủ, trứng phân cắt thành dải phôi bào rồi tự phân thành nhiều đoạn nhỏ.
Mỗi đoạn phát triển thành một sâu non rồi sau đó là sâu trưởng thành. Với cách
sinh sản đa phôi côn trùng ký sinh có khả năng nhân nhanh số lượng với một tế bào
cơ sở bé (đa số ong ký sinh có cơ thể rất nhỏ). Quá trình ký sinh xảy ra nhanh gọn
hơn,tỉlệ ký sinh cao hơn.
b)Sinh sản đẻcon (Viviparie)haycòn gọi là sinhsản thai sinh
Loại sinh sản này thấy ở rệp cây, ruồi hút máu (ruồi Tsetse) và một số cánh
cứng. Trứng phát triển phôi thai ngay trong cơ thể mẹ, con mẹ đẻ ra sâu non. Phôi
thai được nuôi dưỡng nhờ tuyến sinh dục phụ hoặc chỉ nhờ chất dinh dưỡng có
trong trứng, khôngcó mối liên hệ với chất dinh dưỡngcủamẹ.
Pupiparie: Một dạng của Viviparie  sinh sản đẻ ra nhộng. Đẻ ra sâu non có
thể hóa nhộng ngay được.
Sâu non các loài Glossina và ruồi pupipara phát triển trong dạ con. Từng trứng
rơi vào ống dẫn trứng giữa rồi phình to thành “dạ con”. ở đây sâu non chui ra khỏi
trứng và sống nhờ chất sữa của các tế bào dinh dưỡng xung quanh của cơ quan sinh
dục mẹ. Các tế bào dinh dưỡng phát triển thành nhú núm nằm đối diện với miệng
sâu non. ở loại ruồi đẻ con thành thục pupipara miệng sâu non nhúng vào khối sữa
thức ăn để hút chất dinh dưỡng. Sâu non lột xác trong dạ con.Chúng thở bằng cách
thò phần cuối bụng có lỗ thở qua lỗ sinh dục của mẹ. Sau khi đẻ ra sâu non hóa
nhộng ngay.
3.1.2. Sinhsản đơn tính (Parthenozenese)
42 Đây là hiện tượngít phổ biến ở côn trùng. Đó là sự phát triển của trứng không
có thụ tinh. Sinh sản đơn tính khác với sinh sản vô tính ở chỗ luôn luôn có tế bào
sinh dục cái là trứng.
Các tế bào trứng có thể đơn bội hay lưỡng bội hoặc có khi đa bội. Tùy theo
phương thức mà sinhsản đơn tính có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau.
1. Sinh sản đơn tính đơn bội:
Trong quá trình phát triển phôi thai sau giai
đoạn phân chia các tế bào bình thường sẽ xuất hiện. Thí dụ ong đực ở Ong mật và
các côn trùng thuộc bộ Cánh màng khác và ở Rệp họ Aleurodidae. ở giai đoạn sâu
non vàsâu trưởngthành nhân tế bào ở một số mô biến thành lưỡng bộivà đa bội.
2. Sinh sản đơn tính lưỡng bội: Khi bỏ qua giai đoạn giảm nhiễm (Reduction)
hoặc có phân chia bình thường nhưng sau đó nhân lại kết hợp với nhau thành lưỡng
bội diploid.Thí dụ: Ong gây nốt sần Neuroterus lenticularis,Rệp lá (khôngcó giảm
nhiễm)...
Sinh sản đơn tính có thể:
- Bắt buộc (thường xuyên): ở giống Carausius, Bacillus, thế hệ mùa xuân của
Neuroterus lenticularis. Chỉ sinh ra con cái, các tế bào trứng giữ lưỡng bội, không
quaquá trìnhgiảm nhiễm.Có ởDế, Gián,Rệp cây.
- Không bắt buộc (không thường xuyên): Chỉ xảy ra khi có tác động của môi
trường ngoài hoặc trong tình trạng sinh lý nhất định của con mẹ. Từ tế bào trứng
đơn bội sinh ra con đực.Thí dụ:Ong đực Ong mật.
Kết quả của sinh sản đơn tínhcó thể sinh racác cáthể cógiới tính khác nhau:
*Sinh sản đơn tínhtoàn đực Arrhenotokie
Ong đực đơn bội của Ong mật và các giống,họ,bộ sau:
Aculeaten (Ong độc), Tenthredinidae(Ong ănlá), Thysanoptera(Cánh tơ)
Aleurodidae (Rệp trắng)
*Sinh sản đơn tínhtoàn cái Thelytokie
Có ởcôntrùng rất hiếm hoặc khôngcó con đực như:
Họ Phasmidae:Bọ que Carausius mososus, Bacillus rossii
Họ Ichneumonidae,Chalcididae, Proctotrupoidae:Ongkí sinh.
*Sinh sản đơn tính đựccái Amphitokie
Psychidae:Sâu kèn, Orgyia spp.Ngài độc...
 Hiện tượng đồng thể đựccái
Đây là hiện tượng đặc biệt, thấy ở một số loài như: Rệp Icerya purchasi hại
cây họ Cam, Phi lao, Ruồi tổ mối Termitoxenia. Buồng trứng cấu trúc đơn của rệp
cái sinh ra tinh trùng và trứng vì thế chúng có thể tự thụ tinh, ngoài ra rệp còn có
phương thức sinhsản đơntính đơn bội.
3.2.Quá trình phát triển và biến thái của côntrùng
3.2.1.Biến thái và các kiểu biến tháichính
Trong chu kỳ sống của côn trùng có nhiều pha hoặc giai đoạn khác nhau, ví
dụ pha trứng là giai đoạn bắt đầu của một chu kỳ sống, sau pha trứng côn trùng trở
thành sâu non (ấu trùng). Sâu non trải qua nhiều lần lột xác, lớn lên, dần thành thục
và chuyển sang pha trưởng thành một cách trực tiếp qua lần lột xác cuối cùng hoặc
qua một pha trung gian được gọi là nhộng. Trong suốt chu kỳ sống của mình côn
trùngcó sự biến đổi khá mạnh về mặt hình thái,giải phẫu,sinh lý và sinh thái.

Theo “Từ điển sinh học -Phần côn trùng” của W.Jacobs biến thái (Metamorphose)
được định nghĩanhư sau:
Biến thái là sự biến đổi về hình dạng, cấu trúc, chức năng của côn trùng có
44
liên quan tới sinh trưởng, phát triển, lột xác và được điều tiết bởi hệ thống hoóc
môn.
Quá trình biến thái tiến triển bởi vô số những biến đổi cho tới khi đạt được
giai đoạn trưởngthành có thể dần dần hoặc qua một giai đoạn nhộng.
Đây là quá trình biến đổi của cơ thể côn trùng trên phương diện hình
dáng cơ thể và chức năng của các cơ quan, đặc biệt thấy rõ lúc chuyển tiếp từ giai
đoạn sinh trưởng sang giai đoạn trưởng thành. Tùy theo mức độ biến dạng và
cường độ của quá trình biến dạng đó người ta phân biệt giữa biến thái không hoàn
toàn (Hemimetabola) và biến thái hoàn toàn (Holometabola). Đây là 2 kiểu biến
thái chính, mỗi kiểu biến thái chính này lại có nhiều dạng khác nhau. Có thể phân
biệt khá dễ dàng giữa 2 kiểu biến thái chính với nhau thông qua các đặc điểm được
trình bày trong bảng dưới đây:
Do có sự khác biệt về đặc điểm sống của côn trùng có các kiểu biến thái khác
nhau nên trong công tác quản lý côn trùng cũng cần chú ý lựa chọn các biện pháp
thích hợp đối với từng giai đoạnbiến tháicủa côntrùng
3.2.2.Các phaphát triển củacá thể côn trùng
3.2.2.1.Trứng
- Trứng là 1 tế bào lớn, phía ngoài cùng của trứng có vỏ trứng tương đối
cứng, được cấu tạo bởi chất protein và sáp. Bề mặt vỏ trứng có lúc có nhiều dạng
vân khía và màu sắc khác nhau.Vỏ trứng có tính không thẩm thấu cao,do đó có tác
dụngbảo vệrất tốt. Trên vỏ trứngcó một hay một số lỗ thụ tinh (H. 3-02).
- Phía trongcủa vỏ trứngcó 1 lớp màng rất mỏng gọi là mànglòng đỏ trứng.
Màng này bao bọc lấy nhân trứngvà chất tế bào.
- Trứng chưa thụ tinh thì nhân trứng ở chính giữa, sau khi thụ tinh thành hợp
tử và
phân chiathành nhiều hạch bào tử và di chuyển raphía ngoài.
- Kích thước từng quả khác nhau tùy theo từng loài côn trùng, ví dụ: Trứng
của ngài sâu đục thân lúa có kích thức 0,04 – 0,06 mm; trứng sát sành Saga 11mm;
Trứng của ong Syloco pavalga 1mm, trứng của loài ong ký sinh thường có kích
thước bénhất.
- Hình dạng trứng: Trứng hình cầu trơn hoặc có vân khía như trứng sâu hại
khoai lang,sâu bướm phượnghại cam.
+ Trứng hình bánh bao: Trứng của ngài cú
mèo, sâu cuốn là lớn hại lúa, sâu khoang.

Hình 3- 02. Cấu tạo chung của trứng


và các dạng trứngcủa côntrùng
a: Vỏ trứng; b: Noãn khổng; c: Màng
trứng; d: Nguyên sinh chất; e: Lòng đỏ; g:
Nhân
1. Hình thuỗn dài ở loài muỗi lớn; 2. Hình
45 quả trám ở nhiều loài ruồi; 3.Hình ống ở một số loài bộ cánh thẳng; 4.Hình lọ ở bọ
xít ăn sâu thông; 5.Hình trống ở bọ xítcải; 6.Hình vẩy ở sâu tơ; 7.Hình quả bí đao
ở châu chấu, dế mèn; 8. Hình bán cầu ở sâu xám nhỏ; 9.Hình cầu ở bướm phượng
hại cam; 10. Hình trứng chim ở bọ xít vải; 11.Hình chai ở sâu ăn lá mít; 12.Hình
quả lê ở sâu đo; 13.Trứng có cuống dài ở sâu bẫy kiến hay ong ký sinh trứng sâu
róm thông.
-Phương thức đẻ trứng của côn trùng: Có thể đẻ rải rác, lộ thiên từng quả một
(trứng bướm phượng, bướm phấn, sâu loang, sâu xanh thuốc lá) hoặc có thể đẻ rời
rạc từng quả một hay thành từng cụm 2 – 3 quả ở những nơi kín đáo như trong mô
lá (sâu gai, dòi đục lá đậu tương) hoặc trong mô gai gân lá, búp non như bọ xít
muỗi hại chè.
- Trứng côn trùng còn có thể đẻ thành từng ổ tập trung nhiều quả ở 1 chỗ và
có nhiều cách sắp xếp bố trí trứng theo hàng, lớp hoặc lộn xộn. Ngoài ra từng ổ
trứng có thể đẻ lộ thiên và được che phủ bảo vệ bằng lông trên mình sâu (ví dụ: ổ
trứng sâu khoai, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm) hoặc không có vật che phủ, ví dụ
như ổ trứng bọ rùa nhiều chấm đen hại cà, trứng bọ xít vải, bọ xít mướp. Có những
loài đẻ trứng thành ổ vào phía trong mô cây, ví dụ nh trứng họ rầy xanh, muội nâu,
hoặc đẻ trong những bọc trứng nhưbọc trứng gián,bọngựa.
*Quá trình phát dụccủa trứng
+ Sự phân chia trứngvà hình thành “nhau”

C-Thời kỳ hình thành chi: 24-Mầm phôi trên; 25-Mầm râu đầu; 26– Mầm lỗ
miệng; 27– Mầm của hàm trên, môi trên và môi dưới; 28- Mầm các chi ngực; 29-
Tầng phôi giữa; 30- Tầng phôi trong; 31- Mầm thần kinh; 32- Mầm chi bụng; 33-
Mầm mắt kép;34-Râu đầu; 35-Lỗ thở.
- Trứng sau khi thụ tinh thì tiến hành phân chia của hợp tử thành nhiều hạch
tế bào. Số lượng và vị trí của lòng đỏ trứng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân chia
trứng. Nếu số lượng lòng đỏ trứng tương đối ít và phân bố đều đặn thì sự phân
46 chia trứng hoàn toàn. Đại đa số trứng côn trùng có lòng đỏ phong phú, vì vậy sự
phân chia trứng được biểu hiện theo phương thức phân chia bề mặt,có nghĩa là các
hạch tế bào di động từ giữa trứng ra xung quanh nhập vào tế bào chất sắp xếp thành
lớp tế bào liên tục tạo thành “nhau” phôi. Trong “nhau phôi” đầy lòng đỏ, giữa các
lòng đỏ pha trộn một số nhóm tế bào chất có hạch gọi làtế bào lòng đỏ.
+ Sự hình thành dải phôi
Sau khi các tế bào “nhau phôi” hoàn toàn bao lấy trứng thì bước vào giai
đoạn phôi nang. Xoang phôi nang chứa đầy lòng đỏ trứng, tiếp theo là các tế bào
mặt bụng của nhau phôi dày dần lên để hình thành dải phôi, đó là mầm phôi thai
sau này. Những tế bào tương đối nhỏ, dẹt của nhau phôi còn lại sẽ hình thành màng
tươngmạcvàdươngmạc.
+ Sựphân chia tầng phôi và hình thànhcác cơ quan
- Bước phân chia tầng phôi đầu tiền là ở bên mặt dải phôi được cắt theo chiều
dọc chia thành 1 khu phiến giữa và khu 2 phiến bên; khu phiến bên tạo thành tâng
phôi ngoài, khu phiến giữa để tạo thành phôi trong. Phôi tiếp tục phân chia và tạo
thành 3 tầng.
+ Tầng phôi ngoài: Hình thành nên da, ruột trước, ruột sau, dây thần kinh và mầm
khí quản.
+ Tầng phôi giữa: Hình thành nên bắp thịt, mỡ, mạch máu lưng, tuyến sinh dục và
tuyến phụsinhdục.
+ Tầng phôi trong: Hình thành nên ruột giữa.
3.2.2.2.Đặc điểm sinhhọccủa pha sâu non
Sâu non là pha phát triển thứ hai của côn trùng sau pha trứng. Sâu non nhìn
chung không có cánh hoặc chỉ có mầm cánh ngắn và thường không có khả năng
sinh sản. Do sâu non của côn trùng có biến thái khônghoàn toàn có hình thái và tập
tính khá giống sâu trưởng thành nên phần này chủ yếu nói đến những đặc điểm của
sâu non các loài côn trùng có biến thái hoàn toàn. Chức năng quan trọng nhất của
pha sâu non là thu thập chất dinh dưỡng và tích luỹ năng lượng phục vụ cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của côn trùng.
*Cấu tạo cơbản
Cơ thể sâu non thường ở dạng nhuyễn trùng, sự phân hóa cơ thể thành ba bộ
phận cơ bản là đầu, ngực, bụng nhiều khi khôngrõ ràng.Ngoài phần đầu cơ thể sâu
non có khoảng 13 đốt. Trên các đốt ngực có thể có các chi phụ được gọi là chân
ngực. ở các đốt bụng có thể mang chân bụng. Lớp da phủ bụng và ngực thường
mỏng, trên vỏ cơ thể có các dạng cấu tạo khác nhau. Pha sâu non có các dạng khác
nhauvà các cơ quan sâu non đặc trưng.
Hình 3-04: Sơ đồ cấu tạo cơ thể sâu non
côn trùngcó biến thái hoàn toàn

+ Cơ quan sâu non: Là những bộ


phận đặc biệt,chỉ có ởsâu non.
47 Thí dụ: Mangkhí quản, mặt nạbắt mồi, chân bụng,tuyến tơ,móc miệng.
Hình 3-05: Một số dạng cơ quan sâu non (sâu con)

* Cácdạng sâu non


Một đặc trưng của giai đoạn
sâu non là sự hình thành nên các cơ
quan sâu non và các dạng sâu non
khác nhau. ở kiểu biến thái không
hoàn toàn sâu non rất giống với sâu
trưởng thành nên còn được gọi là
sâu con. Tuy nhiên ở đây có thể có sự
sai khác cơ bản giữa sâu non và sâu
trưởngthành bởi các cơ quan sâu non.
Đối với kiểu sâu non của nhóm biến thái hoàn toàn sự sai khác giữa sâu non
và sâu trưởng thành đã trở nên rất sâu sắc. ở đây có thể có các cách phân biệt như
sau:
+ Tùy theo sự phân đốt:
∙ Eumer: Có đủ số đốt và hình dạng chung.
∙ Oligomer: Thưa đốt, thiếu đốt (ong ký sinh). Bụng không phân đốt,
hìnhdạng kiểu Cyclops (sâu vòng). Chỉ có chiphụ ởđầu hoặccùng lắm
có thêm các chi phụ làchân thoái hóa.
+ Tùy theo số lượng chân:
. Polypod: Nhiều chân: Có ở côn trùng Cánh vẩy (Lepidoptera), Ong họ
Tenthredinidae,Cephidae, Siricidae.Số đốt cơ thểđã đủ, ngoài chân ngực ngắn còn
có chân bụng với số lượng,hình dạngvà chức năngkhác nhau.
. Oligopod: ít chân hoặc thưa chân: Có ở Cánh cứng (Coleoptera), Cánh lưới
(Neuroptera), Cánh lông (Trichoptera). Chân ngực dài. ở bụng không có các chi
phụ hoặc chỉ có 1 đôi chân đẩy (Pygopodium) và lông đuôi (Cerci). ở đây có hình
dạng rất khác nhau. Thí dụ sâu non dạng đuôi tơ (Campodea), sâu non dạng bọ
hung,sâu thép,...
. Apod: Không chân. Có ở một số Cánh màng (Hymenoptera) và Hai cánh
(Diptera).Hoàn toàn khôngcó chân hoặc chân thoái hóa rất mạnhthành mấu không
phân đốt. Có khi có mấu, gai không phải là các chi phụ nhưng dùng để di chuyển ở
trongcác chỗ hẹp.
. Protopod: Chân nguyên thủy: Thí dụ ong họ Platygasteridae (Giống Inostemma,
Platygaster, Synopeas). Tất cả sâu non đều chui ra ngoài ở giai đoạn phôi thai
nguyên thủy. Các chi phụ ở đầu khá rõ, các chi ở đốt ngực chỉ có ở dạng mầm,
bụng còn chưa phân đốt, các cơ quan bên trong còn ở giai đoạn phôi thai, chưa đủ
các đốt cơ thể. Thường được gọi là sâu cuộn vòng dạng Cyclops vì phần trước cơ
thể có kiểu đầu ngực phình to,phần sau cơ thể hẹp và nhỏhơn.
+ Tùy theo cấu trúc đầu:
48 .Eucephal (Polypod + Oligopod):Có đầu vàthườngcảmiệngphát triển tốt.
. Acephal: Không đầu (Apod): Diptera. Chỉ có móc miệng = hàm trên nối với
hầu.Thí dụ sâu non ruồi.
. Hemicephal: Đầu thoái hóa và thụt vào ngực trước. Thí dụ sâu non muỗi
Tipulidae và sâu non ruồi.
Dựa vào số lượng chân của sâu non và các đặc điểm đặc trưng người ta chia ra các
nhóm sâu non:
1.Nhóm sâu non không chân
a) Sâu non thuộc bộ hai cánh (Diptera)
+ Đầu thoái hoá
Miệng chỉ cóhaihàm cứng thườngcó dạngmóc. Thân thể nhỏdần về phía đầu là
sâu non thuộc các họ ruồi: họ ruồi ký sinh (Tachinidae),họ ruồi nhà (Muscidae),họ
ruồi ăn rệp (Syrphidae).
b)Sâu non thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) (1 phần)
+ Đầu nhỏ
Miệng gặm nhai. Thân thể hơi cong và phình ra ở giữa. Sâu non thuộc các họ
ong: họ ong cự phong
(Ichneumonidae), họ ong mật
(Apidae),họ ongvàng (Vespidae).
c) Sâu non thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) (1 phần)

+ Đầu phát triển


Hai hàm trên to và cứng. Thân
thểcong hình lưỡi liềm.
Sâu non thuộc các họ: họ mọt
(Ipidae),họ vòi voi (Curculionidae)
+ Đầu phá phát triển
Hai hàm trên cũng phát triển.
Thân thể dài thẳng, đốt ngực trước
phình ra rất to và hơi bẹt, các đốt sau
nhỏdần trông nhưcái đinh.
Sâu non thuộc họ sâu đinh
(Buprestidae)
Hình 3-06: Một số dạng sâu non
1.Sâu non của ruồi ; 2.Sâu non của ong vàng ; 3.Sâu non của họ mọt ; 4.Sâu non
của họ sâu đinh ;5.Sâu non của họ xén tóc ; 6.Sâu non củahọ bọ lá ; 7.Sâu non của
họ bọ rùa ; 8.Sâu non của họ hành trùng ; 9.Sâu non của họ bổ củi ; 10.Sâu non của
họ bổ củi giả ; 11.Sâu non của họ bọ hung; 12. Phần đuôi của sâu non họ gạc nai ;
13.Sâu non của họ ong đục thân; 14.Sâu non của họ sâu đo; 15. Sâu non của bộ
cánhvảy (Trừ họsâu đo) ; 16.Sâu non của ong ănlá
49 2)Nhóm sâu non có3 đôi chân ngực
a) Sâu non thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) (1 phần)
+ Ba đôi chân ngực thoái hoá chỉ còn nhưcái gai.
Thân thể có các đốt ngực phình to, các đốt sau nhỏ dần hình loa kèn, tiết diện
nganghình chữnhật.
*Sâu non thuộchọ xén tóc (Cerambycidae)
+ Ba đôi chân ngực khá phát triển
Đầu hướng xuống dưới. Thân thể mặt bụng phẳng, mặt lưng nhô lên, trên
lưng có nhiều gai hoặc bướu nhỏ.
*Sâu non thuộchọ bọ lá(Chrysomelidae)
+ Giống loài sâu non trên chỉ khác đầu hướng về phía trước, thân thể thường
ngắn hơn,đôi khi có phủmột lớp sáp hoặc lông nhung.
*Sâu non thuộchọ bọ rùa (Coccinellidae)
+ Sâu non gần giống sâu non họ bọ rùa, chỉ khác là không có môi trên thân
thể dài, cuối bụng có hai đuôi hơi cong, bàn chân thường có hai vuốt, ít khi có một
vuốt.
*Sâu non thuộchọ hành trùng (Carabidae)
+ Ba đôi chân ngực dài bằng nhau
Thân thể dài, da cứng, tiết diện ngang hình bán nguyệt. Trên đầu lõm hình cái
nêm.
*Sâu non thuộchọbổ củi (Elateridae)
+ Sâu non giống loài trên chỉ khác đôi chân trước dài hơn cả. Trên đầu nhô
lên.
*Sâu non thuộchọbổ củi giả(Tenebrionidae)và Alleculidae
+ Ba đôi chân ngực rất phát triển
Thân thể conghình chữ c.Râu đầu có từ 4-5 đốt. Lỗ hậu môn nằm ngang.
*Sâu nonhọ gạc nai (Lucanidae)
b)Sâu non thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) (1phần)
+ Ba đôi chân ngực nhỏ
Thân thể dài tiết diện nganghình tròn, cuối thân vát dần từ phía bụng lên lưng
cuối cùng cógai cứng.
*Sâu non thuộchọong đục thân (Siricidae)
3)Nhóm sâu non có 3 đôi chân ngực và có từ 2-5 đôi chân bụng thuộc bộ cánh vẩy
(Lepidotera)
+ Sâu non chỉ cóhai đôi chân bụng khi bò thân thể hình cong.
*Sâu non thuộchọsâu đo (Geometridae)
+ Sâu non có từ3-5 đôi chânbụng.Chân bụngcónhiều móc bám.
Sâu non thuộc các họ: họ ngài đêm (Noctuidae), họ ngài kén
(Lasiocampidae),họ ngoài trời (Sphingidae),họcuốn lá (Tortricidae)…
4) Nhóm sâu non có 3 đôi chân ngực và có từ 6-8 đôi chân bụng, cuối chân bụng
khôngcó móc
50 Sâu non thuộc các họ ong ăn lá Tenthredinidae, Diprionidae…thuộc bộ cánh
màng (Hymenoptera)
*Hiện tượng lộtxác vàtuổi của sâu non
+ Hiện tượng lột xác
Trong thời kỳ sâu non côn trùng phải trải qua các lần lột xác để thỏa mãn chức
năng sinh trưởng của nó, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển. Vì lớp da côn trùng
mang tính chất đặc biệt của bộ xương ngoài, có chứa chitin, hạn chế sự lớn lên của
cơ thể nên côn trùng ở thời kỳ sâu non phải lột xác. Quá trình lột xác thường xảy ra
nhiều lần,có liên quan tới sinh trưởngvàbiến thái của côntrùng.
Lột xác là quá trình loại bỏ da cũ, tái tạo da mới được điều tiết bởi hệ thống
hormon, có liên quan đến sinh trưởng và biến thái của côn trùng. Đó là một quá
trình cần thiết đối với đời sống của côn trùng,được lặp lại nhiều lần.
Với nghĩa rộng thì lột xác là tất cả các quá trình dẫn tới việc lột bỏ lớp biểu bì
cũ.
Lột xác sinh trưởng xảy ra nội trong thời kỳ sâu non. Sau mỗi lần lột xác cơ
thểsâu nonlại lớn lên và đạt chất lượng cao hơn.
Lột xác biến thái xảy ra ở giai đoạn (thời kỳ) cuối cùng của sâu non dẫn tới
sự biến thái. Đấy là sự chuyển hóa thành nhộng (hoặc giai đoạn gần với nhộng)
hoặcthành sâu trưởngthành.ở đâycũngxảyra hai quá trình đặc trưng là:
+ Quá trình hóa nhộng
+ Quá trình hóa sâu trưởng thành (vũ hóa, lột xác trưởngthành).
Hiện tượng lộtxác thấy chủ yếu ở giai đoạn sâu non.Một số ngoại lệ:
+ Trứng lột xácở Bọđuôinhảy.
+ Phù du: Pha trưởng thànhcó 2 dạng: Subimagovà Imago
Subimago có cánh màu đục và có lông lột xác để trở thành Imago (Sâu
trưởngthành).
Imago: Cánh trongsuốt và khôngcólông.
Phần lớn côn trùng lột xác sinh trưởng (lột xác ở sâu non) 3-5 lần. Sâu non
cánh tơ (Bọ trĩ Japyx thysauura) chỉ lột xác một lần, sâu non Phù du lột xác > 20
lần. Nhiều loài sâu cái lột xác nhiều hơn sâu đực một lần. Ngay trong một loài có
khi số lần lột xác cũng thay đổi do chế độ thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ,... khác nhau.
Song nói chung số lần lột xác là đặc trưng choloài.
+ Tuổi của sâu non:
Khoảng thời gian giữa hai lần lột xác được dùng làm đơn vị tính tuổi của sâu
non.Sơ đồ tính tuổi sâu non như sau:(LX: Lột xác)
LX1 LX2 LXn
Trứng  Sâu non tuổi 1  Sâu non tuổi 2  Sâu non tuổi 3 ...  Sâu non tuổi
n+1
Như vậy trong thời kỳ sâu noncó thể tính tuổi bằng công thứcsau đây:
Tuổi sâu non = Số lần lột xác + 1
Hoạt động sống của sâu non
Giai đoạn sâu non là giai đoạn tích lũy dinh dưỡng và sinh trưởng lớn lên.
Cũng như ở giai đoạn trưởng thành, sâu non có những hoạt động sinh sống nhất
định.
*Phương thức gâyhại đối với cây trồngcủa côntrùngởgiai đoạn sâu non:
Phương thức và triệu chứng cây bị hại được biểu hiện ở các kiểu và mức độ
khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu sinh sống qua các giai đoạn sinh trưởng
và cấu tạo các kiểu miệng khác nhau của côn trùng, ví dụ: Côn trùng miệng nhai:
Gây ra những tổn thương cơ giới, cây bị hại phần nhiều bị hỏng toàn bộ ảnh hởng
đến quang hợp của lá và tác dụng vận chuyển nhựa của cây; ảnh hưởng đến sự hút
muối khoáng và nước của rễ. Côn trùng kiểu miệng chích hút, miệng hút phá hại
sinh lý của cây làm cây héo, lá úa vàng rụng đi. Cây bị côn trùng miệng chích hút
phá hại thì nhìn bề ngoài khó thấy rõ được sự phá hại đó nhưng ở những chỗ bị
chích hút thường để lại những vết đổi màu (màu vàng, đỏ hoặc thâm đen) làm các
tế bào của cây bị chết héo. Ngoài ra còn một phương thức phá hại khác là sâu chui
vào tổ chứccủa cây tiết ra độc tố (dù kiểu miệng nhai haychích hút)làm cho tế bào
câyphát triển khôngbình thườngvà hình thành bướu sâu.
∙ Triệu chứng bộ phận cây bị hại do sâu non: Căn cứ vào những dấu vết bên
ngoài
của câybị hại có thể chialàm nhữngloại sau:
- Lá bị hại:
+ Cắn ăn toàn bộ lá, không lựa chọn nhưcác loài châu chấu.
+ Cắn ăn khuyết là ở viền mép lá hay cắn thủng lá thành từng lỗ nhỏ hoặc từng
mảng chừa gân lá: sâu cắn lá ngô,sâu xanh hại thuốc lá,sâu khoangvàsâu tơ.
+ Gặm ăn chất xanh củalá để lại biểu bì màu trắng úa như sâu cuốn lá loại nhỏ.
+ Chui đục vào mô lá ăn thịt lá để lại biểu bì rộp trắng thành những đường ngoằn
ngèo như sâuvẽ bùa hại cam.
+ Chích hút hoặc giữa hút lá để lại những vết màu vàng hay màu vàng xám hoặc
màu đỏ,màu nâu đen nhưcác loại bọrầy, muội nâu,bọ trĩ, bọ xít, rệp muội
- Thânvà cành bị hại:
+ Cắn gãy gốc thân cây con làm cảcây chết nhưbọhung đục gốcmía,sâu xám.
+ Đục vào trong thân cây (thân cỏ và thân gỗ) hoặc cánh cây làm cho thân hoặc
cành bị trống ruỗng dẫn đến hiện tượng phần trên của cây bị khô héo hoặc gãy như
sâu đục thân lúa, sâu đục thân ngô,sâu đục thân càphê,mọt đục cànhcà phê và sâu
đục thân chuối.
-Rễ và các phần câyở dưới đất:
+ Gặm phárễ câylàm cho câycó thể héo rũ, úa vàng như sâu non bọ hung,sâu non
bọ nhảy hại rau,sâu thép.
+ Sâu cắn phá củ ở dưới đất thành những đường rỗng đầy phân sâu, ví dụ: sâu non
bọ hà hại khoai lang.
- Nụ, hoa,quả bị hại:
+ Nụ hoa có thể bị cắn phá làm cho hoa không nở hoặc quả bị đục rỗng và rụng
như sâu xanh hại thuốc lá, sâu xanh hại bông, sâu loang và ruồi đục quả.
52 + Hạt có thể bị cắn khuyết hoặc rỗng ruột, mất khả năng nảy mầm như các loài sâu
đục quả đỗ tương, mọt thóc, mọt gạo và sâu thép; Đòng và hạt có thể bị chích hút
thành những vết đục phía ngoài hoặc toàn bộ bị lép trắng như các loài bọ xít, bọ trĩ,
rầy...
3.2.2.3.Đặc điểm sinhhọccủa pha nhộng (Pupa hay Chrysalis)
a.Khái niệm
Khi đã trải qua nhiều lần lột xác sâu non tiến tới giai đoạn “thành thục’, chúng
chuẩn bị để chuyển sang pha khác. Lúc này sâu non ngừng ăn, tìm nơi thích hợp
như nơi kín gió, dưới lá, cuối cành, dưới lớp thảm khô hay trong đất… để chuẩn bị
cho sự biến đổi lớn. Chúng nằm im, co ngắn dần cơ thể, có khi xây dựng một cái tổ
nhỏbằng tơ,bằng đất… rồi lộtxác lần cuối cùng. Sâu non hoá nhộng.
Nhộng là giai đoạn nghỉ và biến đổi đặc trưng cho nhóm côn trùng có kiểu
biến thái hoàn toàn trước khi lột xác lần cuối cùng để trở thành sâu trưởng thành.
Nhộng không lấy thức ăn mà sống nhờ vào chất dự trữ có từ giai đoạn sâu non. Đa
số không di chuyển được (trừ nhộng của muỗi). Thời kỳ nhộng bắt đầu xuất hiện
mầm cánhngoài,các chiphụ. Một số loài nhộng nằm trongkén do sâu non làm ra.
∙ Kén thật: Do sâu non làm ra từtơ,cácmảnhvụn,... còn gọi là kén tơ
∙ Kén giả: Kén do da sâu non biến thành (ở nhộngbọccủa Ruồi).
∙ Buồng nhộng: trong gỗ (mọt, xén tóc), bằng đất (vòi voi, ong ăn lá), dưới
vỏ cây.
ở bộ Cánh phấn nhộng thường có cơ quan đặc biệt - cơ quan nhộng
(Cremaster) nằm ở cuối bụng gồm gai, móc nhọn để bám chắc vào kén, đây là đặc
điểm phânloại quan trọng.
b.Các kiểu nhộng
1. Pupa dectica: Nhộng có hàm cắn xén. Túi cánh và mầm chân tự do. Rất linh
hoạt, ở một số bơi được (ví dụ Trichoptera - bộ Cánh lông). Hàm cử động được
dùng để cắn xén kén tơ. Có ở bộ Cánh lưới, Ruồi bọ cạp, bộ Cánh lông, một số
thuộc bộ Cánh phấn hạđẳng.
2. Pupa adectica:Nhóm nhộng khôngcó hàm cắn xé.
∙ Pupa exarata
Túi cánh vàchân táchkhỏi cơ thể.
. Pupa libera: Nhộng trần: Có ởbộ Cánh cứng + bộ Cánh màng.
. Pupa coarctata: Nhộng bọc
Nhộng nằm trong bọc (Puparium) do da của sâu non tuổi gần cuối cùng biến
thành (cuticula màu đặc biệt), bên trong còn có lớp cuticula mỏng của sâu non tuổi
cuối cùng. Như vậy trong bọc Puparium sâu non lột xác hóa nhộng. Khi vũ hóa nắp
nhộng nẩy lên,có ởRuồi.
. Pupa obtecta: Nhộng màng.
Túi cánh và chân không tự do, dính vào thân thể. Cuticula dầy, thường có
màu sặc sỡ. Bụngít nhiều cửđộng được: Có ởbộ Cánh vẩy.

+ Pupa cingulata: Nhộng thắt lưng. Bướm ngày(bướm cải).


Cuối bụng đính vào giá thể bằng Cremaster. Cơ thể hơi ngả ra ngoài hoặc
bụngdính sát vào giá thể, cótơ vòng giữquanh ngực như một cái “thắt lưng”.
c.Quá trình tiêu mô và phát sinh mô (Histolysevà Histogenese)
Mặc dù ở thời kỳ nhộng côn trùng hầu như không lấy thêm thức ăn, ít di
chuyển nhưng bên trong cơ thể nhộng có rất nhiều biến đổi. Sự biến đổi của cơ thể
xảy ra trên cơ sở của các quá trình phân hủy và tái tạo - quá trình tiêu mô và quá
trình sinh mô.
 Quá trình tiêu mô (Histolyse)
Quá trình này bắt đầu bằng các quá trình phân giải hóa học (Chemical
Autolyse). Sau đó đến nhiệm vụ của tế bào máu hoạt động như các thể thực bào,
tiêu hủy các cơ quan sâu non không cần thiết và không thích hợp: Các nội quan (hệ
cơ, hệ tiêu hóa), cơ quan sâu non, thể mỡ, khí quản. Hệ thần kinh, hệ sinh dục đang
phát triển, mạch máu lưng, một phần khí quản được giữ lại. Hoạt động này nhiều
khi mạnh tới mức các cơ quan “hóa lỏng” tạo thành chất dịch đặc chứa trong cơ thể
nhộng.
 Quá trình sinh mô (Histogenese)
Khi phát sinh mô côn trùng sử dụngcác chất dự trữ chưa phân hóa được trong
quá trình tiêu mô. Các tế bào mầm còn gọi là đĩa mầm trưởng thành chưa phân hóa
nằm rải rác trong cơ thể sâu non, ở các vị trí xác định, bây giờ được sử dụng để tạo
nên các cơ quan trưởngthành (cánh,anten, mắt kép,miệng,...).
 Quá trình cải tạo
Nhéng treo vµ Nhéng th¾t lng
H×nh 3
-
08 : Mét sè kiÓu nhéng
54 Một số cơ quan như hệcơ đượccảitạo lại như kiểu miệng, chân ngực...
d.ý nghĩacủa việc nghiên cứu pha nhộng
Pha nhộng là giai đoạn nghỉ ngơi và biến đổi, giai đoạn chuyển tiếp từ sâu
non sang sâu trưởng thành của côn trùng có biến thái hoàn toàn. Vào thời kỳ này
khả năng tự vệ của nhộng rất kém nếu như không được những kén hoặc buồng
nhộng che chở. Nhưng thường sâu non tìm cho thời gian sau của chúng một chỗ kín
đáo hoặc làm những cái kén chắc chắn. Do hầu như không di chuyển nên đa số
nhộngđều dễđược thu thập đểtiến hànhcác biện pháp phòng trừ như:
- Tiêu diệt trực tiếp.
- Xác định loài.
- Phân tích tỉlệđựccái.
- Dự tínhkhảnăng đẻ trứng dựavào kích thướcvà trọng lượng nhộng.
- Phân tích mức độ nhiễm ký sinh  dự báo khảnăngphát dịch.
- Dự báo thời gian vũ hóacủa sâu trưởngthành.
- Nghiên cứu khác
3.2.2.4.Đặc điểm sinhhọccủa pha trưởng thành
Tiếp theo của quá trình sinh trưởng và biến thái là giai đoạn trưởng thành.
Giai đoạn này bắt đầu từ khi xuất hiện sâu trưởng thành và kéo dài cho tới khi sâu
trưởng thành thành thục sinh dục, giao phối và đẻtrứng. Đây là giai đoạn cuối cùng
trong vòng đời của côn trùng. ở giai đoạn này cơ thể côn trùng đã hoàn thiện và ổn
định, nói chung không lột xác và sinh trưởng thêm. Trường hợp ngoại lệ: ở phù du
và côntrùng khôngcánh nguyên thủy pha trưỏngthành còn lột xác vàsinh trưởng.
Nhiệm vụ chủyếu của giai đoạn này làsinh sản và phát tán nòi giống.
Vào thời kỳ này liên quan tới quá trình sinh sản côn trùng có những đặc điểm
và tập tính rất đặc biệt.
∙ Tính nhiều hình (Polymorphism).
∙ Ăn bổ sung.
∙ Phát âm,phát sáng.
∙ Tiết pheromon.
∙ Chăm sóc concái.
a.Quá trình xuất hiện sâu trưởngthành (vũ hoá)
Sựxuất hiện của sâu trưởng thành có thể theo 2cách như sau:
➢ Lột xácbình thường: ởcôntrùng có biến thái khônghoàn toàn.
➢ Lột xác và phá vỏ bọc nhộng: ởcôn trùng có biến thái hoàn toàn.Quá trình
chui rakhỏi kén,buồng nhộng có thể xảy ra bằng cách:
- Phá bung nắp nhộng bằng sức ép của “quả bóng” dồn đầy máu có ở vị trí
trán của một số loài Ruồi.
-Khoét sẵn một cái lỗ vũ hóa (Bướm, Ngài đục thân)bởi sâu non.
-Dùng miệng gặm (Ong, bộ Cánh lưới).
- Dùng sứcép của cơ thểdo lấy thêm khôngkhí vào (một ít số bướm).
-Tiêu kén tơ đi bằng tuyến nhờn.
-Dùng cưacó ởđầu (họThaumetopodidae).
-Dùng hóa chất và cưa có ởgốccánh (tằm ở Neuseeland).
b. Hiện tượng nhiều hình (Polymorphism)
Tính nhiều hình là sự hình thành nhiều dạng hình thái khác nhau trong các cá
thể cùng loài thuộc giới tính khác nhau, thuộc các đẳng cấp khác nhau hoặc
thuộc các thế hệ khác nhau và giữa các cá thể sống đơn độc với cá thể sống
tập đoàn.
Có 3 dạng cơ bản của tính nhiều hình là tính nhị hình sinh dục, tính nhị hình
theomùavà tính nhiều hình xãhội.
* Tính nhị hình sinhdục (Sexualdimorphism)
Đây là sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái của một loài về các đặc
điểm hình thái.

Hình 3-09:Tính nhị hình sinh dục ở Bọ


gạc nai và Sâu đo (Theo Sedlag)
Có rất nhiều dạng của tính nhị
hình sinh dục:
1. Dạng cơ thể và kích
thước cơ thể:
∙ Con cái tròn hơn và
lớn hơn con đực
(Bướm).
∙ Con đực lớn hơn con
cái (Bọ gạc nai Lucanus cervus)
2. Sai khác về màu sắcvà cấu trúc.
Bướm,cánh cứng, chuồn chuồn,...
3. Cấu tạo của cơ quan vận động:
∙ Con cái không có cánh (Sâu kèn, Sâu đo Operopthera brumata,
Ngài độc Orgyia antiqua,Đom đóm cái,Rệp sáp)
∙ Con đực không cánh: Blastophaga (ong vả gây mụn), Kiến ký sinh
giống Anergates.
4. Cơ quan cảm giác:
∙ Râu đầu ở con đực phát triển mạnh hơn: Bướm, Ngài, Bọ hung;
Xén tóc, Ong.
∙ Mắt to hơn (concái onghọ Apidaevà họVespidae).
5. Cơ quan kích thích và dẫn dụ:
∙ Tuyến ngực tiết chất liếm: Châu chấu đực vàDế đực.
∙ Cơ quan phát âm của con đực (Dế, Ve).
∙ Cơ quan tiết pheromonở con cái (Bướm).
6. Cơ quan đặc biệt của con đựcđể ghép đôi:
∙ Lông bám ở bàn chân trước họ Hành trùng (Carabidae) và họ
Silphidae (ănxác).
56 ∙ Móc bám ở đốt chày trước của con đực họ phụ Cetoninae (họ Bọ
hung -Scarabaeidae).
∙ Giácbám ở bàn chân trước Niềng niễng.
∙ Râu đầu để bám hoặc ôm của Bọ nhảy (Sminthuridae), bọ ăn lông
(Mallophaga).
7. Phương tiện chăm sóc tổ:
∙ Chân lấy phấn ở Ong thợ (là ong cái); tuyến sáp ở bụng Ong thợ,
miệng Ong thợ phát triển hơn.
∙ Rệp sáp đực có miệngthoái hóa.
∙ Muỗi hút máu (Ruồi hút máu) con cái có miệng phát triển hoàn
thiện,ở con đực miệngthoái hóa hơn.
8. Thời gian phát triển và tuổi thọ.
Con đực thườngphát triển nhanh hơn vàtuổi thọngắn hơn con cái.
* Tính nhị hình theomùa (Saison -Dimorphism)
Sựkhác biệt xảy ra ở các mùa khác nhau.Thí dụ ở cácloài bướm sau:
Họ Nymphalidae (họ Bướm giáp): Loài Araschnia levana thế hệ mùa xuân
levana:màu vàng nhạt -đen;mùa hè: prorsa:màu đen trắng.
∙ Bướm vàng Eurema hecabe
∙ Bướm phượng: Papilio polytes.
∙ Sự sai khác giữa các thế hệ ở rệp Aphis (sinh sản hữu tính hoặc
đơn tính,có cánh hoặc khôngcánh).
*Tính nhiều hìnhxã hội (Socialpolymorphism)
∙ Ong, kiến,mối: chúa, vua,thợ,lính.
∙ Ong thợ: con cái khôngcó khảnăng sinh sản.
∙ Mối lính, mối thợ: con đực hoặc cái khôngcó cánh.

Hình 3-10: Tính nhiều hình xã hội


ở Ong mật và Mối
c. Hiện tượngngụy trang và giảtrang
Đây là hiện tượng một số loài côn
trùng có các đặc điểm và tín hiệu gây ra
những phản xạ nhất định đối với loài
khác vớimục đích tựvệ.
Ngụy trang (Mimese): Cơ thể côn
trùng có màu sắc, hình dáng lẫn với môi trường xung
quanh nhìn chung các loài sâu ăn lá thường có màu
xanh lá cây, sâu hại vỏ có màu trắng xám của vỏ cây.
có những loài nguỵ trang rất tinh vi như ở con Bọ
que, Bọ lá, Bọ ngựa chân bè hình (3-09), Màu sắc tự
vệ ởong, bướm giống như hoa...
Hình 3-11. Bọ ngựa chân bè (Hymenopodidae)
Giảtrang (Mimicry): Bắt chước hình dáng và màu sắc của loài có khả năng tự
vệ cao (như ongcó nọc độc,bướm độc) bởi các loài có khảnăngtự vệ kém hơn.
Trong thực tế rất khó phân biệt giữa Mimese với Mimicry. Đặc điểm của giả
trang (Mimicry) là có 2 nguồn tín hiệu cùng loại: Một doloài có khảnăng tự vệ cao
phát ra (thí dụ ong có nọc độc, bướm độc) một do loài bắt chước phát ra và ít nhất
có loài phản ứng với cả 2 nguồn tín hiệu như nhau. Thí dụ bướm di cư có dịch độc
Danaus plexippus được bướm Limenitis sp.bắt chướchình dạngvà màu sắc.
3.3 Hiện tượng đình dụcở côn trùng
Khi điều kiện sống không thoả mãn đầy đủ với yêu cầu sinh trưởng phát triển
của côn trùng thì côn trùng rơi vào trạng thái tạm ngừng phát dục gọi chung là
đìnhdục (Diapause).
Khi đình dục côn trùng không ăn uống, hoạt động yếu ớt, cường độ trao đổi
chất giảm xuống rất thấp, thậm chí tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông và không
cần oxi của khôngkhí, sinh sốnghoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn dự trữ.
Theo U-sa-tin-xka1957 đã chia hiện tượng đình dục ralàm ba mức sau đây:
- Hôn mê là trạng thái ngừng phát dục khi đột nhiên gặp phải điều kiện bất lợi
về nhiệt độ, độ ẩm, oxivà cáchoáchất khác…
Đặc điểm của hôn mêlà côn trùng chưa kịp chuẩn bị đối phó vàkhi điều kiện
trở lại bình thường thì côn trùng cũng khóhồi phục.
- Ngủ nghỉ là trạng thái ngừng phát dục có tính chất chu kỳ. Trạng thái này
thường phù hợp với sự thay đổi điều kiện sống theo mùa và được hình thành trong
quá trình lịch sử củaloài.
Đặc điểm của ngủ nghỉ là côn trùng có sự chuẩn bị trước như dự trữ mỡ và
gluxit, lượng nước tự do giảm đi và lượng nước kết hợp tăng lên…Khi điều kiện
sống trở lại bình thường côn trùng được hồi phụ sau một thời gian nhất định.
- Đình dục là trạng thái ngừng phát dục tương tự nhưngủ nghỉ, nhưng sâu sắc
và có tiết tấu hơn vềmặt sinh lý, bền vững hơn vềmặt di truyền.
Đặc điểm của đình dục có 3 thời kỳ: thời kỳ trước đình dục, thời kỳ đình dục
và thời kỳ sau đình dục mà côn trùng nhất thiết phải trải qua mặc dù khi điều kiện
sống đã trở lại bình thường. Sau đó côn trùng phải trải qua từ 2-3 tuần lễ hoặc dài
hơn nữa mới hồi phục được. Còn ngủ nghỉ không nhất thiết phải trải qua cả 3 thời
kỳđó, thời gian hồiphục cũng nhanh hơn.
Trạng thái đình dục có thể xảy ra ở bất kỳ pha nào của côn trùng nên khi dự tính
dự báo về thời gian xuất hiện của côntrùng taphải chú ý đến hiện tượng này.
3.4.Vòng đời,thếhệ sâu và lịchphát sinh côn trùng
3.4.1.Vòng đời (life cycle), thếhệ sâu (generation)
Một chu kỳ sống của côn trùng bắt đầu từ trứng và kết thúc ở pha trưởng
thành sau khi đẻ trứng đượcgọi làmột vòng đời.
Tuỳ theo kiểu biến thái mà vòng đời của côn trùng có thể trải qua 3 (ở biến
thái khônghoàn toàn) hoặc4 pha (ở biến thái hoàn toàn).
58 Một thế hệ sâu được kể từ một pha quy định của vòng đời này cho tới cùng
phacủa vòng đời sau (theo Borror et al, 1981)
Thời gian của một thế hệ côn trùng có thể dài hay ngắn. Điều này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn có ý nghĩa
rất quan trọng.
Rệp thường có thời gian thếhệ rất ngắn:Ví dụ dưới điều kiện 20 0 C loài Aphis
craecivora chỉ cần 5,8 ngày để hoàn tất một thế hệ; Loài Rhopalosiphum padi cần
5,1 ngày để hoàn thành 1 thế hệ khi sống ở nhiệt độ 26 0 C; Loài rệp nguy hiểm
Aphis gossipii lại chỉ cần có 5 ngày để kết thúc một thế hệ. Các loài có thế hệ ngắn
có khả năng sinh sản nhanh hơn và cũng có khả năng đề kháng tốt hơn đối với
thuốc trừsâu.
3.4.2.Lịch phát sinhcủa côntrùng
Lịch phát sinh côn trùng là bảng ghi các thế hệ của loài côn trùng theo các tháng
trong năm.
Để quản lý sâu hại người ta thườngtạo ra lịch phát sinh thể hiện khái quát đặc
điểm của các thế hệ sâu. Lịch phát sinh là một loại bảng mang tính khái quát cao,
lịch thểhiện các phachủ yếu của sâu hại nhằm giúp người quản lý trong việc lập kế
hoạch phòng trừ chúng. Sự phát sinh phát triển của sâu hại phụ thuộcvào nhiều yếu
tố và thường có nhiều biến động, trong đó các yếu tố khí tượng thủy văn có ý nghĩa
rất quyết định.
Sau đâylàmột ví dụ về lịch phát sinh củaloài sâuróm thông
Bảng 3-01:Lịchphát sinh Sâu róm thông năm 2000 tại lâm trường
HàTrung - Thanh Hóa
(Nguồn:Nguyễn VănHạnh, 2001, Trung tâmkỹ thuật bảo vệrừng II)
Ký hiệu: + Sâu trưởngthành; ∙Trứng;  Sâu non; 0 Nhộng; (-) Sâu non qua đông
Đặc điểm của lịch phát sinh phụ thuộc vào không gian và thời gian do đó cần
ghi rõ năm và địa điểm lập lịch. Có thể bổ sung cho lịch phát sinh thêm 2 hoặc 3
hàng nữa để ghi lại nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình của các tháng. Các ký
hiệu tronglịch có thể tùy chọn theo sở thích.
Để có được các thông tin cần thiết người lập lịch phải có ít nhất 1 năm nghiên
cứu về sâu hại thông qua công tác điều tra hoặc tiến hành nuôi sâu hay kết hợp cả
hai.
Lịch phát sinh thường được sử dụng để lập kế hoạch quản lý sâu hại trong đó
có kế hoạch điều tra, dự báo và kế hoạch phòng trừ sâu hại. Ví dụ đối với kế hoạch
điều tra, dự báo có thể ấn định khi nào tiến hành điều tra trứng, điều tra sâu non,
điều tra nhộng hoặc điều tra sâu trưởng thành và áp dụng phươngpháp điều tranào.
Đối với kế hoạch phòng trừ sâu hại cần xác định thời điểm xuất hiện các pha gây
hại chính,trong nhiều trường hợp đó làpha sâu non.
Chương IV
Đặc điểm một số bộ côntrùng cóliên quan tới sản xuất nông lâm nghiệp
4.1.KHáI NIệM Và NGUYÊN TắC PHÂN LOạI CÔN TRùNG
Côn trùng có cấu tạo hình thể và lối sống rất đa dạng và phong phú nhưng khi
nghiên cứu tỉ mỷ giữa chúng vẫn có những nét giống nhau và có quan hệ huyết
thống với nhau.
Điều đó cho phép chúng ta có thể sắp xếp chúng thành nhưng đơn vị phân loại
riêng biệt mà chúng tagọi làphân loại.
Phân loại côn trùng là nghiên cứu những cơ thể khác nhau nhằm phân biệt xác
định mối quan hệthân thuộc và phát sinh giữa chúng.
Khi phân loại côn trùng ngoài những nguyên tắc chung như: Nguyên tắc so sánh,
60 nguyên tắc sinh vật họcvà cổ sinh vật học, người tacòn chú ý đến bốn vấn đềsau:
- Mức độ phânhoávề thân thểcôntrùng thành ba bộ phận:đầu,ngực, bụng.
- Số lượngcánh,phân bố mạch cánhvà độ rắn củacánh.
- Cấu tạo của bộ phận miệng.
- Các kiểu biến thái của côn trùng.
4.2. Đơn vị phân loại của côntrùng
Loài (Species)là đơn vị phân loại cơbản của côn trùng.
Loài là một tập hợp các cá thể giống nhau có cấu trúc và chức năng giống nhau,
trong tự nhiênchỉ có thể lai giữa chúng với nhau và có cùng một nguồn gốc chung.
Những loài có mối liên hệ thân cận hợp thành đơn vị cao hơn đó là giống
(Genus), nhiều giống hợp thành một họ (Familia), trên họ là bộ (Order), trên bộ là
lớp (Classis),trên lớp là ngành (Phyta) vàtrên ngànhlà giới (Kingdom).
Vậy loài là đơn vị phân loại bé nhất,nhưng loài không có nghĩa là không đổi, mà
các cáthểtrong cùng một loài có sự khác nhau.
Sự khác nhau nhiều hay ít là tuỳ ở sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh. Bên
cạnhloài chính còn có loài phụ.
Loài phụ (Subspecies) là loài có sự khác nhau về hình thái và đặc điểm sinh học
nhất định với loài chính, sự khác biệt đó làbền vững một cách tương đối vẫn có thể
lai giữa chúng với nhau và giữaloài chính với loài phụ.
Loài phụ được hình thành dưới tác động lâu dài của điều kiện ngoại cảnh và sự
chonlọc tự nhiên.
Thí dụ loài ong mật phụ ở vùng Cô-ca-dơ (Apis mellifera remipes Poll) có những
đặc điểm khác với loài chính (Apis mellifera L.) là các đốt bụng thứ nhất, thứ hai,
thứ ba có màu đỏ vàng, ít đốt người và chỉ phân bố ở vùng Cô-ca-dơ. Vì vậy loài
phụ còn gọi là chủng địalý.
Để có thể phân loại một cách chính xác những loài chính, giống họ chính…
người ta còn thiết lập các loàiphụ, giống phụ,họ phụ…tổnghọ, tổng bộ…
Trong tự nhiên chỉ có loài tồn tại trong thực tế còn giống, bộ, họ…chỉ là đơn vị
quyước phân loại màthôi.
Côn trùngcó hai kiểu tên: Tên phổ thôngvà tên khoahọc.
Tên phổ thông là những tên địa phươngnó không chính xác bằng tên khoahọc vì
một loài hay một nhóm loài có thể có nhiều tên khác nhau ngược lại nhiều loài lại
chỉ có một tên,hoặc khôngcótên.
Tên khoa học là tên được sử dụng trong khoa học trên toàn thế giới, mỗi loài côn
trùng hoặc một nhóm chỉ cómột tên.
Tên khoa học của loài côn trùng ngay từ thời Karl Linné đã thống nhất gồm hai
thuật Latinh: Tên trước chỉ giống viết hoa, tên sau chỉ loài không viết hoa. Nếu là
loài phụ tên của nó gồm ba phần và phần thứ ba để chỉ loài phụ đó. Ngoài ra phía
sau phía sau tên loài hoặc tên loài phụ còn có tên viết tắt của tên tác giả nghiên cứu
loài côn trùng đó.
Tên giống tên loài vàtên loài phụ được viết nghiêngcòn tên củatác giảđược viết
đứng.
61
Nếu tên tác giả để trong ngoặc đơn có nghĩa là loài hoặc loài phụ mà tác giả đặt
tên đã được đặt trong một giống khác với giống hiện tại. Ví dụ loài Automeris io
(Fabricus)
Loài ngài này đã được ông Fabricus mô tả và đặt tên loài là io nhưng ở trong
giốngkhác với giống Automeris hiện tại.
4.3.Đặc điểm một số bộ côn trùng liên quanđến sản xuất Nông lâm nghiệp
Có nhiều hệ thống phân loại côn trùng khác nhau mà số lượng các bộ côn trùng
khác nhau là tuỳ theo các đặc điểm mà tác giả phân loại. Theo GS.TS Nguyễn Viết
Tùng và PGS. TS Nguyễn Thế Nhã, có sự tham khảo của hệ thống phân loại trên
thế giới, hệ thống phân loại côn trùng giới thiệu trong bài giảng này bao gồm 31 bộ
được phân chiathành 2 lớp phụ không cánhvà có cánh.
Sau đây chúng tôi chỉ tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của các bộ liên quan đến
nông lâm nghiệp.
4.3.1. Kiểu biến thái khônghoàn toàn (Hemimetabola)
4.3.1.1.Bộ bọ ngựa (Mantodae)

Bộ này bao gồm các loài bọ ngựa có kích thước


thân thể lớn.
Đầu hình tam
giác có thể cử
động được. Râu
đầu hình lông
cứng. Mắt kép
lồi to, có mắt
đơn ở đỉnh đầu.

Miệng gặm nhai.Ngực trước rất dài.


Chân trước là chân bắt mồi,bàn chân có đốt.Cánh trước là cánh dadài
hẹp, cánh sau là cánh màng hình tam giác. Khi không bay cánh được xếp hình mái
nhàtrên lưng.
Sâu non và sâu trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng khác. Bọ ngựa là loài
côn trùngcó ích.
ở Việt Nam thường gặp họ bọ ngựa (Mantidae) gồm các giống Mantis,
Tenoderavà Stailia.
4.3.1.2.Bộ cánh bằng (Isoptera)
Trong bộ này bao gồm các loài mối,trên thếgiới có khoảng 2700 loài.
Kích thước thân thể nhỏ, mềm. Râu đầu hình chuỗi hạt. Miệng gặm nhai. Bàn
châncó 4 đốt.Có cánh hoặc khôngcó cánh. (Xemhìnhvẽ 7-09 trang 160)
Mối giống có hai đôi cánh màng dài hơn thân thể, cánh trước và cánh sau có hình
dạng và kích thước giống nhau gốc cánh có ngấn rụng cánh. Khi không bay cánh
xếp bằng trên mặt lưng. Lông đuôi ngắn. Mối thuộc nhóm côn trùng sống có tính
chất xãhội. Trong tổ mối dựavào chức năng người ta phân ralàm hai loại:
-Mối sinh sản gồm: Mối chúa, mối vuavà mối gióngcó mắt kép và mắt đơn.
H×nh 4-01
Bä ngùa
62 -Mối không sinhsản gồm: Mối lính, mối thợ khôngcó mắt kép và mắt đơn.
Mối sống trong gỗ, trong đất phá hoại chủ yếu cácdụngcụ,côngtrình tre gỗ.
ở trong rừng mối phá hoại cả cây sống lẫn cây chết và ăn cả cành khô, lá rụng
của lớp thảm mục. ở miền Bắc Việt Nam thường gặp các họ Rhinotermitidae,
Kalotermitidae, TermopsidaevàTermitidae.
4.3.1.3.Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
Bộ này bao gồm các loài châu chấu, cào cào và dế. Trên thế giới phát hiện được
22.500 loài. Kích thước từ trungbình đến lớn.
Râu đầu hình sợi chỉ, hình lông cứng, hình kiếm. Mắt kép phát triển, có từ 2-3
mắt đơn.Miệng gặm nhai. Chân sau thườnglà chânnhảy. Bàn chân cóba đốt.
Cánh trước là cánh da hẹp,dài, một số loài cánh trước rất ngắn. Cánh sau là cánh
màng rộng, hình tam giác. Khi không bay cánh trước xếp hình quạt dưới cánh
trước. ở nhiều loài có ống đẻ trứng và lông đuôi. Các loài trong bộ này đều là loài
đa thực.Một số sống thành đàn nhưloài châu chấu gây ra sự phá hoại khủng khiếp.
Trong bộ này thường gặp 4 họ sau: Họ châu chấu (Acrididae), họ sát sành
(Tettigondae),họdế mèn (Gryllidae)và họdế dũi (Gryllotalpidae)
4.3.1.4.Bộ cánh đều (Homoptera)
Bộ này bao gồm các loài như ve sầu,
rệp sáp, rệp ống, trên thế giới đã phát hiện
được32000loài.
Kích thước thân thể từ nhỏ đến lớn.Râu
đầu hình lông cứng, hình lông chim, hình
sợi chỉ. Có ba mắt đơn hoặc không có.
Miệng chích hút ngắn, vòi có đốt và mọc
ra phía sau của đầu. Có 2 đôi cánh, cánh
trước là cánh màng hoặc kitin yếu, cánh
sau là cánh màng ngắn hơn một chút.
Một số loài chỉ có một đôi cánh màng
đơn giản hoặc không có cánh. Khi không
bay cánh xếp hình mái nhà trên lưng. Bàn
chân có từ một đến ba đốt. Con cái
thường có ống đẻtrứng rất phát triển.

Các loài thuộc bộ cánh đều, trừ sâu con thuộc bộ ve sầu sống ở trong đất còn
phần lớn sống trên cây và mỗi loài thường chỉ chích hút nhựa ở mỗi bộ phận nhất
định của một vài loại cây. Cây bi chích hút nhựa thường sinh trưởng kém, cằn cỗi,
đôi khi làm cho cây chết. Một số loài chích hút tạo ra các bướu cây hoặc là vật
trung gian truyền bệnh cây.
Trong bộ này thường gặp 3 họ: Họ Ve sầu (Cicadidae), họ rệp ống (Aphididae),
họrệp sáp (Coccidae).
4.3.1.5.Bộ cánh khôngđều (Hemiptera)
Bộ này bao gồm các loài bọ xít,trên thế giới phát hiện được 23.000 loài. Hình 4-04: Ve sầu
Mogannia
63 Kích thước thân thể trungbình.Râu đầu hình sợi chỉ có 5 đốt hoặc ít hơn.
Có hai mắt đơn hoặc không có.
Miệng chích hút hơi dài, vòi có phân
đốt và mọc ra từ phần trướccủa đầu.
Có hai đôi cánh,cánh trước gần 2/3
chiều dài kitin hoá cứng, hơn 1/3 còn
lại là dạng màng. Cánh sau là cánh
dạngmàng ngắn hơn cánh trước.
Khi không bay cánh đặt trên lưng,
phía cuối hai cánh trước chồng lên
nhau. Bàn chân có từ 2-3 đốt. Có
nhiều loài thuộc bộ này có tuyến hôi.

Phần lớn các loài sống trên cạn, chích hút nhựa cây, một số loài hút máu các
động vật và các côn trùng khác. Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cây. Có
nhiều loài sốngở nướcngọt.
Đây là một bộ lớn có nhiều họ trong đó đáng kể nhất là các họ: bọ xít ăn sâu
(Ređuviiae), họ bọ xít vải (Pentatomidae), họ bọ xít gai (Coreidae), họ bọ xít dài
(Alydidae), hị bọ xít mai rùa (Scutlelleridae).
4.3.2. Kiểu biến thái hoàn toàn.
4.3.2.1.Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Đây là bộ côn trùng lớn nhất trong lớp côn trùng bao gồm nhiều loài nhưbọ hung
xiến tóc, bổ củi,mọt thóc…
Kích thước thân thể từ nhỏ đến lớn.Đầu thường rất phát triển, thường rụt vào đốt
ngực trước hay kéo dài thành ống dài như họ vòi voi. Râu đầu có nhiều dạng khác
nhau: hình lá lợp, hình sợi chỉ, hình răng cưa…có từ 8-11 đốt. Miệng gặm nhai. Có
hai đôi cánh rất phát triển, cánh trước kitin hoá cứng, luôn nằm sát một đường
thẳng trên lưng và che phủ cánh sau. Cánh sau là cánh màng dài hơn cánh trước và
được gấp ở dưới cánh khi không bay.
Bàn chân có từ3-5 đốt.
Sâu non có ba đôi chân ngực phát triển hoặc thoái hoá, không có chân bụng.
Nhộng là nhộng trần. Các loài của bô cánh cứng sống ở khắp các nơi, ăn cả động
vật và thực vật còn sống hoặc đã chết.
Nhiều loài có ích,chúng ăn thịt các loài sâuhại.
Bộ cánh cứng chia ralàm 2 bộ phụ chủ yếu: Bộ phụ ăn thịt vàbộ phụđa thực.
- Bộ phụ ăn thịt (Adephaga)
Những loài thuộc bộ phụ này có các đốt chậu chân sau nằm chéo qua mảnh bụng
thứ nhất và nhô sang cả mảnh bụng của đốt thứ hai. Bàn chân có 5 đốt. Bụng có từ
6-7 đốt. Thường gặp các loài thuộc họ hành trùng (Carabidae), họ hổ trùng
(Cicindelidae). Hình 4-05: Bọ xít
vải
64 -Bộ đa thực (Polyphaga)
Những loài thuộc bộ phụ này có các đốt
chậu sau không nằm chéo mảnh bụng của đốt
bụng thứ nhất. Bàn chân có từ 3-5 đốt. Bụng
có từ 5-6 đốt.
Ta thường gặp các họ: Họ xén tóc
(Cerambycidae), họ bổ củi (Elateridae), họ bọ
hung (Scarabacidae), họ vòi voi
(Curculionidae), họ bọ rùa (Coccinellidae),
Họ mặt quỷ (Histeridae), họ mọt (Ipidae,
Lyctidae, Platypodidae)…
4.3.2.2 Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
Bộ cánh màng bao gồm các loài như
ong, kiến. Người ta biết được khoảng
105.000loài.

Kích thước thân thể từ nhỏ đến lớn. Đầu


các loài đều hướng xuống dưới. Râu đầu
có nhiều dạng khác nhau: Hình đầu gối,
hình răng lược, hình lông chim có 10 đốt
hoặc nhiều hơn.
Miệng cóhai kiểu gặm nhai vàgặm hút.
Có 2 đôi cánh, cánh trước lớn hơn cánh
sau. Một số loài cánh ngắn hoặc không có
(kiến). Trừ chân sau của con ong thợ là chân lấy phấn còn phân lớn là chân đi, bàn
chân có 5 đốt. Con cái có ống đẻ trứng rất phát triển, đôi khi dài hơn thân thể và
một số biến thành kim đốt.
- Sâu non có đầu phát triển, không có chân hoặc ba đôi chân ngực và có từ 6-8
đôi chânbụng.Chânbụng khôngcó móc.
- Nhộng là dạng nhộng trần nằm trong kén tơ hoặc trong buồng nhộng (ong ăn
lá mỡ).
Các loài thuộc bộ cánh màng thường sống trên cây, trong đất và trong cơ thể côn
trùngkhác.
Một số loài ong ăn lá,đục thânphá hoại cây rừng nghiêmtrọng.
Một số loài ong sống có tính chất xã hội, có vai trò thụ phấn cho hoa và cho sản
phẩm quýnhư mật ong,sáp ong.
Nhiều loài ký sinh, ăn thịt các loài côn trùng khác giúp cho công tác phòng trừ
sâu hại.
Bộ cánh màng lại chia ralàm ba bộ phụ:
- Bộ phụ bụng rộng (Phytophaga) có đặc điểm chỗ nối giữa ngực và bụng rộng.
Chân có hai đốt chuyển. Com cái có ống hình răng cưa hoặc hình kim. Sâu non ăn
thực vật.
Bộ phụ này gồm có các họ: Họ ong đục thân (Siricidae) và nhiều họ ong ăn lá Hình 4-06:
Vòi voi đục măng tre
Hình 4-07: Ong
65
như: Tenthredinidae, Diprionidae, Cimbicidae, Pergidae…
-Bộ phụ ong ký sinh (Parasistaca)có đặc điểm chỗ nối giữa ngực và bụng thường
có hai đốt bụng thắt nhỏ lại. Một số loài không có cánh. Chân có từ 1-2 đốt chuyển.
Con cái có ống đẻ trứng hình kim. Sâu non không có chân màu trắng hình giun.
Nhộng trần nằm trong kén hoặc không có cánh. Bộ phụ này gồm nhiều họ ong ký
sinh như họ Ong cự phong (Ichneumonidae),Họ ong kén (Braconidae), Họ ong đùi
tơ (Chalcididae)...
- Bộ phụ ong đốt (Aculeata) có đặc điểm chỗ nối giữa ngực và và bụng thắt lại.
Chân có một đốt chuyển. Một số loài không có cánh. Con cái có kim đốt. Sâu non
khôngcó chân màu trắng.
Bộ phụ này có nhiều họ có ý nghĩa trong sản xuất như họ ong mật (Apidae), họ
ong vàng (Vespidae),họ ong đào (Sphecidae)và họkiến (Formicidae).
4.3.2.3 Bộ hai cánh (Diptera)
Bộ hai cánh bao gồm các loại ruồi muỗi, người ta đã biết khoảng 87000 loài.
Kích thước cơ thể từ nhỏ đến lớn. Thân thể tương đối nhẹ nhàng. Râu đầu có
nhiều dạngkhác nhau:Hình sợi chỉ,hình cầu lông,hayhình lông cứng.
Mắt kép to,đôi khi hai mắt kép giáp nhau ở trên đầu.
Miệng kiểu châm hút, liếm hút,vòi phân không đốt.
Râu hàm dưới phát triển khôngcó râu môi dưới.Có một đôi cánh màng,cánh sau
thoái hoáhoặc có hình cái chuỳ(halteres).Bàn chân cónăm đốt.
Một số loài concái có ống đẻtrứng giả.
- Sâu non khôngcóchân,đầu thoái hoá,hàm trên dài cứng,có dạng móc.
- Nhộnglà nhộng trần, một số loài nằm trongkén giả.
Bộ hai cánh là một trong những bộ lớn của lớp côn trùng sống ở khắp mọi
nơi.Nó là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật khác. Nhiều loài ký sinh và ăn thịt
các loài côn trùngcó giá trị trongphòng trừ sâuhại.
Một số loài đóng vaitrò quantrọng trong việc phân huỷ xác chết.
Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cho người và bệnh cây. Có nhiều
loài xâm nhập phá hoại rễ, quả,lá và các bộ phân kháccủa cây.
Bộ này được chia làm hai bộ phụ: Bộ phụ râudài vàbộ phụ râu ngắn.

1 2
Hình 4-08. Một số loài ruồi thuộc bộ haicánh
1.Ruồi Hylemia antiqua meigen (Họ ruồi hoa) ; 2. Ruồi musca (Họ ruồi
nhà)
-Bộ phụ râu dài (Nematocera)
Râu đầu có 6 đốt hoặc nhiều hơn.Chân rất dài và thân thể cân đối.
Bộ phụ này gồm các họ muỗi: họ muỗi sếu (Tipulidae), họ muỗi tạo bướu
(Ceidomyziae),họ muỗi nhà(Culicidae).
-Bộ phụ râu ngắn (Brachycera)
Râu đầu ngắn có ba đốt, đốt thứ ba thường có lông cứng. Thân thể khá mập.
Chân ngắn hơn bộ trên. Bộ phụ này gồm các họ ruồi: Họ ruồi ăn cướp(Asilidae),họ
ruồi ăn rệp (Syrphidae) , ho ruồi đục lá (Agromyzidae), họ ruồi trâu (Tabanidae),
họruồinhà(Muscidae),họ ruồi ký sinh (Tachinidae)v.v…
4.3.2.4.Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Bộ này bao gồm cácloại bướm và ngài,người ta đãbiết khoảng 112.000 loài.
Kích thước từ nhỏ đến lớn. Râu đầu có nhiều dạng khác nhau: hình dùi đục, hình
sợi chỉ, hình răng lược,hình lông chim.
Miệng kiểu chích hút.
Râu môi dưới phát triển,khôngcó râu hàm dưới.
Có hai đôi cánh màng được bao phủ bởi các vẩy nhỏ. Cánh sau nhỏ hơn cánh
trước.Một số rất ít cánh thoái hoáhoặc khôngcó. Bàn châncó 5 đốt.
Sâu non có ba đôi chân ngực, có từ hai đến năm đôi chân ngực. Cuối chân bụng
có các dạngmóc khác nhau.
Thân thể sâu non có loài nhẵn nhụi, có loài rất nhiều lông, thậm chí có các túm
lông hoặc bướu lôngđộc.
Phần lớn sâu non có tuyến tơ ở miệng dùng
để làm kén hoặc làm nơi trú ẩn.
- Nhộng là nhộng màng, nhiều loài nhộng
nằm trong kén tơ. Bộ cánh vảy là một trong
những bộ khá lớn của lớp côn trùng, sống
chủ yếu trên cây.
- Sâu trưởng thành hút mật hoa và các
chất khoáng khác,cónhiều loài
không ặn uống. Một số loài bướm bay
thành đàn di cư rất xa.
- Sâu non của nhiều loài phá hoại
nghiêm trọng đối với cây rừng. Một số ít
phá hoại cácsản phẩm dự trữ trong kho.

Bộ cánh vảy được chia thành hai bộ phụ khác nhau chủ yếu về hệ thống mạch
cánhvà cánh liên kết cánh trước với cánh sau.
Bộ phụ Frenatae:
Mạch Rs của cánh sau không phân nhánh. Có móc cánh (Frenulum) hoặc góc vai
của cánh sau phát triển. Bộ phụ này gồm các loài bướm và ngài lớn, trong đó có
nhiều họliên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp gồm:
Họ bướm phượng (Papilionidae); họ bướm cải (Pieridae), họ mắt công
(Attacidae); họ bướm chân chùi (Nymphalidae), họ ngài đêm (Noctuidae); họ ngài
độc (Lymantridae), Họ Ngài trời (Sphingidae), họ sâu đo (Geometridae), họ ngài
thiên xã (Notodontidae); họ ngài kén (Lasiocampidae), Họ ngài đục thân
(Coccidae),họ ngàitúi (Psychidae),họ ngài cuốn lá(Tortricidae).
Bộ phụ Jugatae
Mạch Rs ở cánh sau có nhiều nhánh. Hệ thống mạch của cánh trước và cánh sau
giống nhau. Không có móc cánh, nhưng cánh trước liên kết với cánh sau bằng một
thuỳ giống như ngón tay nằm ở góc mép sau của cánh trước (Jugum). Bộ phụ này
gồm các loàingài nhỏ và hiếm, điển hình có họ ngài bay nhanh (Hepialidae).
Dưới đây là bảng tóm tắt một số đặc điểm cơ bản của một số bộ côn trùng chủ
yếu cóliên quan tới sản xuất nông -lâm nghiệp.
Bảng 4-01:Đặc điểm chủ yếu các bộ cóliên quan đến SX nông -lâm nghiệp
A. Kiểu biến thái không hoàn toàn (Ký hiệu: CT - cánh trước; CS - cánh
sau)
5.1.Khái niệm vềsinhthái côn trùngvà sinhthái côn trùng nông lâm nghiệp
Thuật ngữ về sinh thái nói chung (Ecology) bắt nguồn từ hai từ Hy Lạp: “Oikos”
– nơi ởhoặc nơi trú ẩn và “Logos” –khoahọc.
Năm 1869 Ernest Haeckel đã sử dụng thuật ngữ này với nội dung chủ yếu là:
“Nghiên cứu mối quan hệ của động vật với môi trường hữu cơ và vô cơ ở chung
quanh, trong đó bao gồm những quan hệ thích ứng hay đối địch của động vật tiếp
xúc một cách trực tiếp haygián tiếp”
Sau này nội dung sinh thái theo quan điểm của Haeckel được nhiều nhà sinh thái
khácxác định rõ thêm.
Trong những năm gần đây người ta thường dùng định nghĩa sinh thái nói chung
như sau.
70 Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa hoàn cảnh
chung quanh với thểhữu cơ.
Còn môn sinh thái lấy côn trùng nông lâm nghiệp làm đối tượng nghiên cứu
đượcgọi là môn sinh thái côn trùng nông lâm nghiệp
Như vậy sinh thái côn trùng nông lâm nghiệp là một bộ phận của sinh thái học
nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa môi trường sản xuất nông lâm nghiệp và côn
trùng.
5.2.Nhiệm vụ cơ bản của sinh thái côn trùng Nông lâm nghiệp
Mối quan hệ của côn trùng với môi trường sản xuất nông lâm nghiệp thường
xảy ra rất phứctạp và phongphú đặc biệt đối với nhữngnhóm cơ thể khác nhau.
Song chúng ta có thể thống nhất những nét cơ bản về nhiệm vụ sinh thái côn
trùng như sau:
a. Nghiên cứu sự hình thành các đặc điểm hình thái sinh lý và các đặc điểm sống
của côn trùng trong mối liên hệ với điều kiện môi trường nông -lâm nghiệp.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng cá thể của từng loài, đến
tính chất phân bố của côn trùng theo lãnh thổ và vai trò của chúng trong quần xã
sinh vật (1) sống trongcác lãnh thổ khác nhau.
Song cần nhấn mạnh trung tâm của các nhà nghiên cứu sinh thái là sự thích
ứng của côn trùng và phức hợp sinh vật đối với môi trường sản xuất nông lâm
nghiệp ; ảnh hưởng của côn trùng đến môi trường và quan hệ tương hỗ giữa chúng
với các sinh vật khác.
Những nghiên cứu về sinh thái không giới hạn ở trong phòng thí nghiệm, mà
những dẫn liệu trong phòng thí nghiệm phải có quan hệ mật thiết với các quan sát
ngoài tự nhiên.
X.X. Svartx, 1960 đã nhấn mạnh: “Đối với các nhà sinh thái thì quan sát chỉ
chỉ có giá trị khi chúng phản ánh được một cách đúng đắn đặc tính của động vật ở
trạng thái tự nhiên”
5.3.ý nghĩacủa nghiên cứu sinh thái côn trùng
Nghiên cứu sinhthái côn trùngcó ý nghĩa quan trọng trong thực tế.
a. Kết quảnghiên cưú sinh thái làcơ sở để tiến hành hợp lý hàng loạt các biện pháp
phòng trừ sâu hại, lợi dụng động thực vật có ích, bảo vệ rừng, bảo vệ sức khoẻ con
ngườivà động vật.
Ví dụ: Một điều rất rõ muốn dự tính dự báo sự phát sinh hàng loạt của sâu
hại, trên thực tế đã ứng dụng những kết quả nghiên cứu về sinh thái, trên cơ sở đó
mà tổ chức kịp thời các biện pháp cần thiết để dập tắt trận dịch và tránh được lãng
phí vềlao động, tiền của và nguyên liệu.
Nhờ nghiên cứu mối quan hệ giữa ruồi nhà (Musca domestica L.) với các chất
thối rữa, phân động vật, thức ăn thừa mà đề ra các biện pháp vệ sinh hợp lý như: ủ
phân, hố xí hai ngăn v.v…làm giảm rõ rệt số lượng ruồi và nhờ đó đã làm giảm khả
năng truyền bệnh đường ruột nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh thương
hàn.
b. Nhờ có hiểu biết về sinh thái mới nâng cao tinh thần cải tạo tự nhiên, xây dựng
71 một kế hoạch tổ chức kinh tế chính xác trên quy mô lớn, vừa phục vụ phát triển
kinh tếvừa đảm bảo môi trường sống lâu dài.
Ví dụ:
Có biết mối quan hệ giữa các loài ong thụ phấn và thực vật mới tìm được nơi
đặt tổ ong mật thích hợp, đồng thời lựa chọn được các loài cây có mật cho nghề
nuôi ong trong các điều kiện khác nhau. Do đó mà hợp lý hoá được giữa nghề nuôi
ong với việc nâng cao sản lượng cây trồng, đồng thời tạo ra các dòng tiến hoá mới
làm cho thực vật càng phongphú.
Việc chọn các loài cây trồng thích hợp với các địa phương, không thích hợp
với sâu hại; việc đề ra các biện pháp cải tạo đất đai khai hoang phục hoá;việc đề ra
các quytrình khai thác gỗ và bảo quản gỗ, nông lâm sản v.v…phải dựa trên sựhiểu
biết vềsinh thái côntrùng rừng.
5.4. Những điểm chú ý khi nghiên cứu về sinhthái côn trùng
Côn trùng là một bộ phận của động vật nên những vấn đề cơ bản và phương
pháp được thảo luận trong sinh thái côn trùng cũng giống như những vấn đề và
phương pháp được thảo luận trong sinh thái động vật nói chung. Song khi nghiên
cứu vềsinh thái côn trùng taphảichú ý một số đặc điểm sau đây.
a. Côn trùng là một lớp phong phú nhất trong giới động vật. Nó chiếm ưu thế trên
mặt đất nên cóthể gọilà “những concái của khôngkhí và ánh sáng”
Sự phong phú về số lượng và hình dạng đã chứng tỏ côn trùng sẵn có tính
mềm dẻo và khả năng thích ứng kỳ lạ với sự biến đổi của môi trường nên khi
nghiên cứu chúngphải thật tỉ mỉ và chínhxác.
b. Thân thể côn trùng nhỏ bé (từ 0.2 mm -0.3m), lượng thức ăn củabản thân không
lớn, nhưng sức sinh sản của côn trùng thường rất lớn, vòng đời lại ngắn. Khi gặp
điều kiện thời tiết thuận lợi chúng sẽ phát sinh hàng loạt gây ra sự phá hại to lớn
cho nông lâm nghiệp và làm thay đổi điều kiện môi trường nên trong sinh thái ta
phải đặc biệtchú ý nghiên cứu các vấn đề này.
c. Côn trùng phân bố rộng rãi có thể thấy côn trùng trong không khí ở độ cao 15
km, trong các tảng băng của vùng Bắc cực, trong các mạch nước nóng, trong nước,
trong đất, trong thân, rễ, lá, trong quả, dưới vỏ cây, trong những côn trùng và động
vật khác. Điều đó dẫn đến sự cần thiết vừa phải nghiên cứu các điều kiện vi khí
hậu, vừaphải nghiên cứu các điều kiện đạikhí hậu.
d. Côn trùng phải trải qua 3 hoặc 4 pha biến thái: trứng, sâu non, nhộng,sâu trưởng
thành. Mỗi pha có hình thái chức năng khác nhau và yêu cầu đối với môi trường
sống khác nhau và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến chúng là không giống
nhau. Do đó, khi nghiên cứu phải nghiên cứu sinh thái của cả4 pha.
5.5.ảnh hưởng của yếu tố môi trườngđến đời sống côn trùng
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến côn trùng gồm các yếu tố phi sinh vật (vô
sinh)và yếu tố sinh vật (hữu sinh).
72 Trong các yếu tố phi sinh vật chủ yếu là các yếu tố khíhậu như: nhiệt độ, độ ẩm,
lượng mưa, ánh sáng và gió; yếu tố thổ nhưỡng như: cấu tượng thành phần cơ giới
và đặc tính lý hoá của đất.
Trong các yếu tố sinh vật chủ yếu là thức ăn (cây trồng)và thiên địch; hoạt động
riêng biệt của con người đượcgọi là yếu tố nhânchủng (Anthropogenos).
Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến côn trùng thì các yếu tố: nhiệt độ,
độ ẩm, dưỡng khí và thức ăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất
trong cơ thể côn trùng và không thể thiếu được trong quá trình sống của nó. Các
yếu tố đó được gọi là các yếu tố sinh tồn.
Nhưng ngay trong các yếu tố trên, lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và
phát triển của các loài thiên địch mà gián tiếp ảnh hưởng đến số lượng và phân bố
của côn trùng có hại.
Vậy trong chừng mực nào đó tất cả các yếu tố môi trường đều có quan hệ với
nhau hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc vừa trực tiếp vừa gián tiếp thành thử ra nó
có tácdụng tổng hợp đến côntrùng chứ khôngtác động riênglẻ.
Song, trong điều kiện thực nghiệm để làm sáng tỏ các yếu tố chính và vai trò
của chúng đối với đời sống từng loài côn trùng, người ta tạo nên những hoàn cảnh
mà trong đó chỉ riêng yếu tố định theo dõi được thay đổi, còn các yếu tố khác được
giữ nguyên không thay đổi. Ví dụ: Nuôi côn trùng trong tủ ấm nhiều phòng với
nhiệt độ khác nhau còn độ ẩm và thức ănthìgiống nhau v.v…
Còn trong điều kiện tự nhiên vai trò của từng yếu tố được xác định bằng cách
phân tích biến động số lượng theo chu kỳ của quần thể phụ thuộc vào sự biến đổi
của các điều kiện khí hậu và số lượng thành phần thiên địch, hoặc bằng cách đồng
thời nghiên cứu mộtloài côn trùng,trên nhiều địa điểm khác nhau.
Khi nghiên cứu tổ hợp các yếu tố chính. Ví dụ khi nghiên cứu ảnh hưởng tổng
hợp của nhiệt độ và độ ẩm đến loài cũng có thể dùng tủ ấm nhiệt nhiều phòng có
nhiều chế độ nhiệt độ và độ ẩm khác nhau (phương pháp biểu đồ thuỷ nhiệt), hoặc
bằng cách tính và quan sát trong nhiều địa điểm ở ngoài tự nhiên có tổ hợp các yếu
tố chínhkhác nhau (biểu đồ khí hậu)
Như Engels đã viết: “Để hiểu được từng hiện tượng riêng biệt, chúng ta cần tách
ra khỏi mối liên hệ chung và nghiên cứu chúng một cách biệt lập, trong trường hợp
đó chúng ta sẽ thấy sự vận động, biến đổi một cái là nguyên nhân còn cái khác là
hậu quả” 9
Đó lànhững phươngpháp cơbản khi nghiên cứu vềsinh thái.
5.5.1.Các yếu tố phi sinh vật.
Trong các yếu tố phi sinh vật có ý nghĩa to lớn đối với côn trùng trước hết
phải kể đến các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,ánh sáng và gió.
5.5.1.1.ảnh hưởng của nhiệt độ
a)ảnh hưởngcủa nhiệt độ đến hoạt động sốngcủa côn trùng
73 Côn trùng là động vật có thân nhiệt không cố định (biến nhiệt). Nhiệt độ cơ thể
biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khả năng thích ứng với nhiệt độ môi trường của
côn trùng thay đổi tuỳ theo loài, nhưng nói chung thường giới hạn trong khoảng từ
5 đến 45% theo nhiệt độ môi trường. Côn trùng chỉ có thể bắt đầu phát dục ở nhiệt
độ nhất định được gọi là ngưỡng sinh học hay khởi điểm phát dục (to) và dừng lại ở
một điểm nhiệt độ cao được gọi là giới hạn trên hay điểm nhiệt độ cao côn trùng
không hoạt động (T). Vùng nhiệt độ giới hạn bởi hai điểm to và T được gọi là
khoảng nhiệt độ côn trùnghoạt động.
Khi nhiệt độ môi trường hạthấp dưới ngưỡng sinh học của một loài côn trùng
nào đó, thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng sẽ bị đình trệ, côn trùng rơi
vào trạng thái ngất lịm (anabios). Nếu nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới 0 o C, nước
tự do trong mô của cơ thể sẽ đóng băng làm tổn thương cơ giới cho tế bào và gây
nên những biến đổi sinh lý hoàn toàn không thể khôi phục, côn trùng sẽ chết. Sự
biến động của nhiệt độ môi trường xảy ra theo quy luật khí hậu thời tiết từng vùng
lãnh thổ, nên côn trùng có khảnăngthích ứng và vượt qua nhiệt độ thấp nhờ cơ chế
ngừng phát dục bắt buộc (Diapause obligatoire) hoặc ngừng phát dục tự do
(Diapause facultative). Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy: sâu đục
thân ngô (Otrinia nubilalis) có thể tồn tại ở trạng thái hôn mê (diapause) hàng tháng
ở nhiệt độ -80 o C và hồi phục khi nhiệt độ trở lại thích hợp với chúng.
Khi nhiệt độ môi trường vượtquá giới hạn trên T,thần kinh côntrùngbịhưng
phấn quá mức rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái ngất lịm vì hệ thống men bị rối
loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao lên trên 54 o C, protein trong tế bào bị kết tủa,
rồi côn trùng bị chết. Để chống lại hiện tượng này côn trùng cũng có cơ chế ngừng
phát dục (Diapause) vào mùa hè. Thế nhưng, khả năng chịu nhiệt độ cao của côn
trùngchỉ ởgiới hạn và thời gian nhất định.
Trong khoảng nhịêt độ từ to đến T, hoạt động sống của côn trùng có những
biểu hiện khác nhau. Tại đây người ta phát hiện thấy có ngưỡng mắn đẻ O
(oovium) và điểm cực thuận Op (optimum). Như vậy, các ngưỡng t o , O, Op và T
chia khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động thành 3 vùng: vùng hơi lạnh (t o -O), vùng
cực thuận (O-Op),và vùng hơinóng (Op-T).
ở vùng hơi lạnh (t0-O) côn trùng có khả năng sinh trưởng nhưng bất dục. ở
vùng cực thuận (O-Op)tốc độ phát dụcvà mắn đẻtăng dần theo chiều tăng nhiệt độ
và đạt tối đa ở điểm Op, sau đó giảm dần ở vùng hơi nóng cho đến T. Về kích
thước cơ thể thì đạt tối đa ở vùng (t0-O), không thay đổi ở vùng (O-Op), giảm dần ở
vùng (Op-T).
Song trong một phạm vi nhiệt độ nhất định ta thấy:
- Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ thích hợp của côn trùng nhiệt độ
cơ thể côntrùng thấp hơn nhiệt độ môi trường một ít.
- Ngược lại khi nhiệt độ của môi trường cao hơn nhiệt độ thích hợp của côn
trùng thì nhiệt độ cơ thểcôn trùng thấp hơn nhiệt độ môi trường một ít.
Hiện tượng này đã được thực nghiệm chứng minh bằng cách nuôi sâu róm
thông tuổi5 trongtủ ấm với thời gian nhất định.
74 Khi cho nhiệt độ giảm dần từ 25 0 C xuống đến 12 0 C trong 10 phút, dùng máy
đo nhiệt độ bằng chất bán dẫn theo dõi nhiệt độ ở da sâu non ta thấy, lúc đầu nhiệt
độ của da sâu non giảm xuống rất nhanh, nhưng khi nhiệt độ trong tủ ấm dừng lại ở
12 0 C thì nhiệt độ da sâu giảm chậm rồi dừnglại ở 13,8 0 C.
Khi cho nhiệt độ của tủ ấm tăng từ 12 0 C - 27 0 C, cũng trong 10 phút thì nhiệt
độ của da sâu non lúc đầu cũng tăng lên rất nhanh nhưng khi chiếu nhiệt độ của tủ
ấm dừnglại ởc 27 0 Cthì giảm dần rồi dừng lại ở nhiệt độ thấp hơn 27 0 C một ít.
Cũng bằng thực nghiệm với cách theo dõi nhiệt độ của da sâu non sống và da
sâu non chết khi đưa chúng ra ngoài bức xạ mặt trời và cho vào chỗ râm mát ta
thấy:
- Nhiệt độ da sâu chết, dưới bức xạ mặt trời tăng lên rất nhanh và đạt bằng
nhiệt độ bên ngoài, khi đưa vào chỗ râm mát thì giảm nhanh bằng nhiệt độ bên
ngoài, ngược lại nhiệt độ da sâu sống ở bất kỳ thời điểm nào cũng luôn luôn thấp
hơn sâu chết.
Các hiện tượng trên chứng tỏ côn trùng sống có khả năng điều tiết được nhiệt
độ cơ thểnhưng rất yếu.
Thông thường côn trùng điều tiết nhiệt độ cơ thể chủ yếu là dựa vào sự biến
đổi cường độ hô hấp và thoát hơi nước.
- Khi nhiệt độ càng lên cao, côn trùng vận động càng nhiều thì cường độ hô
hấp hay cường độ hấp thụ oxi càng tăng.
- Côn trùng cũng nhờ tác động làm lạnh do thoát hơi nước qua da và qua lỗ
thở khi hô hấp mà hạ thấp nhiệt độ cơ thể. Theo Strelnikov, 1934, dưới tác động
bức xạ mặt trời từ 1-1,2 calo/1cm 2 trong một phút thì nhiệt độ cơ thể sâu xanh
(Chloridea obsoleta F)chỉ tăng lên khôngquátừ 5-8 0 C.
Ngoài ra nhiệt độ cơ thể côn trùng còn liên quan đến tính hấp thụ và phản xạ
ánh tia sáng mặt trời do da của nó, vì mầu thẫm có khả năng hấp thụ nhiệt lượng
mặt trời nhiều hơn màu sáng nên một số loài côn trùng có hiện tượng biến đổi màu
sắc theomùa.
So sánh cánh của bướm cải vàng nở ra vào mùa xuân và mùa hè, thấy rõ các
chấm đen dưới cánhcủa bướm mùa xuân nhiều hơnở bướm mùahè…
Quá trình trao đổi chất chỉ có thể tiến hành một cách bình thường ở một nhiệt
độ nhất định.
Do đó, nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của côn
trùng thì cũngảnh hưởngđến hàngloạt cácquá trình sinh lý khác.
Cho nên khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến hoạt động
sống của côn trùng đặc biệt phải chú ý đến khoảng nhiệt độ thích hợp.
Thực tế cho thấy, đối với mỗi loài côn trùng và ngay cả đối với từng pha biến
thái củanó đều thích ứng với một khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định.
Khoảng nhiệt độ thích hợp là khoảng nhiệt độ mà trong đó mọi hoạt động
sống của côn trùng như: ăn uống, trao đổi chất, hoạt động sinh dục…đều tiến hành
một cách thuận lợi.
ở vùng nhiệt đới, khoảng hoạt động sống bình thường của đa số các loài côn
75 trùng từ10-35 0 C nhưngkhoảng nhiệt độ thích hợp thì từ 20-30 0 C.
Khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hơn khoảng nhiệt độ thích hợp thì
hoạt động sống của côn trùng giảm dần và rơi vào trạng thái choáng váng rồi hôn
mêvì nóng hoặcvì lạnh.
Sau đó nhiệt độ của môi trường càng tăng cao hoặc càng giảm đến một giới
hạn cực đạicủa sự chịu đựngthì côn trùng chết.
Chẳng hạn khi nhiệt tăng lên từ 35-42 0 C thì đa số côn trùng choáng váng và
từ 42 0 -45 0 C thì hôn mêvà từ 45-50 (0 C thì côn trùng chết (maximum).
Côn trùng chết là do protit bị đông đặc. Nhưng do khả năng điều tiết nhiệt độ
và thành phần protit của các loài côn trùng khác nhau nên mức độ chịu đựng của
chúng đối với nhiệt độ cao cũngkhác nhau.
Đa số các loài côn trùng chết khi nhiệt độ môi trường tăng từ 45-50 0 C nhưng
cũng có một số loài có thể chịu đựng được nhiệt độ khá cao như sâu non của một
sóo loài ruồi thuộc họ Ephydridae vẫn sống ở nhiệt độ 65 0 C (Naumov, 1955).
Ngược lại khi nhiệt độ môi trường giảm từ 8- 0 0 C thì côn trùng cũng rơi vào trạng
thái choáng váng và từ0 0 Cđến (-10 0 C)thì cũng hôn mêvì lạnh.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến côn trùng người ta đặc biệt
chú ý đến nhiệt độ màtừđó côn trùng bắt đầu phát dục.
Nhiệt độ đó được gọi là khởi điểm phát dục hay điểm không sinh lý. Nó có ý
nghĩa lớn trong dự tính dự báo sâu hại.
Tất nhiên,tuỳ theo các loài côn trùng khác nhau, các pha biến thái khác nhau
mà có nhiệt độ khởi điểm phát dục khác nhau. ở những loài ưa nóng thì nhiệt độ
khởi điểm phát dục cao, còn ở những loài ưa lạnh thì khởi điểm phát dục thấp
nhưngnói chung biến đổi trongkhoảng từ15 đến -7 0 C.
Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống từ -10 0 C đến -15 0 C thì đa số côn trùng
chết Miminimum).
Côn trùng chết là do tạo thành các tinh thể nước đá ở trong mô cơ thể của
chúng nên phá vỡ cấu trúc của tế bào, nếu không thì cũng làm cho quá trình sinh lý
biến đổi hoàntoàn không hồi phục được.
Nước nguyên chất đóng băng ở 0 0 C nhưng dịch thể của côn trùng thì không
phải là nước tinh khiết mà gồm các dung dịch hoà tan keo nguyên sinh chất ở trong
tế bào và trong khoảng gian bào; các chất này có thể liên kết với nước và ngăn cản
không cho dungdịch đó đóng băng.
Thực vậy, dung dịch của bất kỳ một chất nào thì cứ 1 gam phân tử trong 1000
gam nướccũng đều làm giảm nhiệt độ đóng băngcủa chất lỏng đi -1,85 0 C.
Điều đó cho phép chúng ta giải thích được tại sao tuyệt đại đa số côn trùng
(trừ các loài ở nhiệt đới) vẫn có khả năng tồn tại được ở nhiệt độ thấp hơn 0 0 C
nhiều. Ví dụ: loài gián đen (Blatta orientalis L.) khi nhiệt độ ở -5 0 C sau một giờ là
chết, trong khi đó trứng của châu chấu á châu (Locusta migratiria L.) chịu đựng
được nhiệt độ -38 0 C, còn sâu non của loài mọt thuộc họ Scolytinae chịu đựng được
cả nhiệt độ -53 0 C.
Khả năng chịu nóng và chịu lạnh cao của từng loài côn trùng có liên quan
mật thiết với điều kiện môi trường và trạng thái sinh lý của nó. Nói chung, những
loài côn trùng nào có hàm lượng nước kết hợp ở trong cơ thể càng lớn thì khảnăng
chịu nóng và lạnh tốt hơn. Nếu trước phát dục cá thể một thời gian, đem côn trùng
nuôi dưỡng ở nhiệt độ cao thì khả năng chịu đựng nhiệt độ cao của nó cũng khá
hơn.
Nếu những loài côn trùng nào mà trước khi qua đông có sự chuẩn bị trước
như tăng hàm lượng nước kết hợp, giảm hệ số hô hấp, dự trữ năng lượng như mỡ,
glucogen,các protit béo thì nóqua đông một cách dễ dàng.
Thí dụ: Trong thí nghiệm của N.L.Xakharov, 1928 ở nhiệt độ -14 0 C, sâu non
bướm Nygmia phaeorrihoea L. trong cơ thể của nó thể mỡ chiếm 5,76% và nướccó
68,72% trọng lượng cơ thể mỡ chỉ chiếm từ 3,84 -4,91% và nước từ 79,81 -
84,03%trọng lượng cơ thểthì sâu non chỉsống tối đalà 4 giờ.
Với những thí nghiệm độc đáo mà L.K.Lozina-Lozixki 1956 * đã cho ta thấy
sứcchịu lạnh của côntrùng là kinhkhủng.
Ông đã ướp sâu non đìnhdục của loài sâuhại ngô (Pyrausta nubilalis Hb),sâu
hại quả táo (Carpocapsa pomonella L.) sâu non ngài Macrothylacia rubi L. ở -80 0 C
trong suốt một ngày đêm, những sâu non này trở nên rất cứng, khi rơi xuống kêu
nhưthuỷ tinh rơi, nhưng sau khi tan băngthì một nửa số sâu non đã sống qua hơn 1
tháng. Và năm 1964 cũng vẫn sâu non đình dục của loài sâu hại ngô vẫn có khả
năng sống khi ông ướp lạnh nó ở -253 0 C trong khí hydro loãng và ở -269 0 C trong
khí hêli loãng.
Sở dĩ sâu non sống được như vậy là vì khi ở trạng thái tiềm sinh (anabiose)bị
ướp lạnh thì sự chuyển hoá chất dịch thể khi đóng băng nhanh đã tạo nên chất rắn
dạng thủy tinh chứ không tạo thành tinh thể nước đá. Những chất vô định hình như
thế mang rất nhiều tính chất cơ bản của chất lỏng quá lạnh, trong trường hợp này
không xảy ra sự cấu trúc lại phân tử nào đáng kể và do đó các màng của tế bào
khôngbị hưhại.
b)ảnh hưởngcủa nhiệt độ đến tốc độ và thời gianphát dục của côn trùng
Khi nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ và sinh trưởng phát dục của côn trùng
không những nắm được khoảng nhiệt độ thích hợp mà còn phải nắm được nhiệt độ
tối thích hay nhiệt độ cực thuận của từngloài côn trùng.
Nhiệt độ tối thích là nhiệt độ mà ởđó côn trùng:
- Tiêu phí năng lượngít nhất
- Tốc độ phát dục nhanh nhất
- Tuổi thọcao nhất
- Vàlượng sinhsản cao nhất.
Nhiệt độ tối thích chỉ có giá trị về mặt lý thuyết còn trong thực tế khó tìm vì
trong đa số trường hợp khi tốc độ phát dục cao nhất thì tuổi thọ lại ngắn. Nhiệt độ
77 tối thích thường nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp và có nhiều ý nghĩa trong
phòng trừ sâuhại và lợi dụng sâucó ích.
Trong cácthínghiệm với các nhiệt độ khác nhau,người taxác định rằng:
- Tốc độ phát dục trong phạm vi nhiệt độ thích hợp tỷ lệ thuận với sự tăng
nhiệt độ.
-Tốc độ phát dục và thời gian phát dục làhai đại lượngtỷlệnghịch với nhau.
Vậy tốc độ phát dục V được xác định theo phần trăm của pha phát dục hoàn
chỉnh trong một ngày đêm hay một giờ(Shelford 1929).
Theo công thức:
V = 1/N x 100
N là thời gianphát dục của một pha nào đó ởnhiệt độ trungbình đãbiết.
Sự phát dục của côn trùng chỉ diễn ra trong một giới hạn nhiệt độ nhất định
thường cao hơn khởi điểm phát dục và thấp hơn giới hạn của sự phát dục.Giới hạn
đó đượcgọi là nhiệt độ hữu hiệu.
Trường hợp cụ thể, lượng nhiệt hữu hiệu được xác định bằng hiệu số giữa
nhiệt độ thực tế của môi trườngvà khởi điểmphát dục.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định: Để hoàn thành một pha phát dục của một
loài côn trùng đều đòi hỏi phải có một tổng lượng nhiệt hữu hiệu nhất định và tổng
lượng nhiệt đó là một hằng số.
Năm 1923 Blunk đã đưa ra công thức xác định lượng nhiệt hữu hiệu như sau:
K = N (T -C)
Trong đó:
N -Thời gian phát dụccủa một pha tính theongày hoặc giờ.
T -Nhiệt độ trungbình trong thời gian phát dụccủa giai đoạn đó ( 0 C).
C -Nhiệt độ khởi điểm phát dụccủa pha đó ( 0 C).
K - Lượng nhiệt hữu hiệu của pha phát dục (ngày x độ).
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục, đến mức sinh sản, đến
phân bố địa lý,đến hành vi và các hoạt động sốngkháccủa côn trùng.Vì vậy,nhiệt
độ là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố vô sinh đối với côntrùng.
5.5.1.2.Độ ẩm khôngkhí
Côn trùng có kích thước cơ thể nhỏ bé, nên bề mặt tiếp xúc với không khí tương
ứng với một đơn vị khối lượng cơ thể rất lớn so với các động vật khác có kích
thước cơ thể to hơn. Chính vì vậy độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến việc
giữ nước trong cơ thể côn trùng. Mỗi loài côn trùng có một giới hạn độ ẩm thích
hợp.Người ta chialàm 3nhóm chính sau đây:
- Nhóm ưaẩm, ưathích độ ẩm không khí 85-100%
- Nhóm ưaẩm trungbình, ưathích độ ẩm khôngkhí 55-75%
- Nhóm ưa khô, ưathích độ ẩm khôngkhí dưới 45%
Phần lớn sâu hại trên đồng ruộng thuộc nhóm ưa ẩm, các loài ong và mọt gỗ
thuộc nhóm ưa ẩm trung bình, các loài côn trùng sống ở vùng sa mạc thuộc nhóm
ưa khô. Trên cây trồng côn trùng cũng phân bố ở vị trí thích hợp, thí dụ ở ruộng
lúa, các loài ưa ẩm cao như rầy nâu, rầy lưng trắng thuộc họ Delphacidae phân bố
gần mặt ruộng là nơi có độ ẩm không khí cao, rầy xanh và các rầy khác thuộc họ
Jassidae lại phân bố phần trên của câylà nơicó độ ẩm ít hơn.Độ ẩm không khí ảnh
hưởng đến phân bố địa lý, đến tốc độ sinh trưởng phát dục, đến sức sinh sản, đến
hành vi và các hoạt động sống kháccủa côn trùng.
Đối với mỗi loài côn trùng hoặc từng pha biến thái của nó đều yêu cầu một khoảng
độ ẩm tương đối thích hợp nhất định đối với môi trường sống. Đa số các loài côn
trùng có thể ống được bình thường trong khoảng độ ẩm tương đối của môi trường
từ70-100% nhưngkhoảng độ ẩm tương đối thích hợp thì chỉ từ 80-90%.
Nếu độ ẩm tương đối của môi trường dao động ra khỏi phạm vi đó theo
hướng tăng hay giảm đều làm giảm sức sống của côn trùng. Nếu độ ẩm tương đối
tiếp tục dao động xa hơn nữa (với phạm vi đó) thì côn trùng cũng sẽ rơi vào trạng
thái hôn mêvà sau đó sẽ chết.
Yếu tố độ ẩm không khí và yếu tố nhiệt độ thường cùng tác động lên cơ thể
côn trùng có tính chất tổng hợp và bù trừ cho nhau. Trong điều kiện khí hậu miền
Bắc Việt Nam, mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, thì những loài như sâu cắn
gié lúa Mythimma separata (ưa ẩm và mát) chỉ phát sinh thuận lợi vào cuối mùa
xuân (tháng 3-4) và cuối mùa thu (tháng 9-10) là do có sự bù trừ giữa nhu cầu về
nhiệt độ và vềđộ ẩm khôngkhí.
Để biểu thị tác động tổng hợp của nhiệt độ và độ ẩm không khí đến hoạt động
sống của côn trùng như độ mắn đẻ, thời kỳ phát sinh thành dịch trong năm v.v…
người ta dùng phươngpháp biểu đồ thuỷ nhiệt và biểu đồ sinhkhí hậu.
+ Phươngpháp biểu đồ thuỷnhiệt:

Hình 5-01:
Biểu đồ thuỷ nhiệt của sâu non hại lá kim (Porthetria monacha L.)
Phương pháp này biểu thị tác động phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm đến sức sống của côn
trùng bằng những hình elip hướng tâm hoặc gần giống với hình elip. Trong đó, trục tung biểu
thị nhiệt độ, trục hoành biểu thị độ ẩm, đường elip biểu thị tỷ lệ chết của côn trùng
theo phần trăm.
Ví dụ biểu đồ thuỷnhiệt của sâu nonhại lá kim (Porthetria monacha L.) (Xem
biểu đồ 5-01).
Nhìn vào biểu đồ thuỷ nhiệt trên ta thấy điều kiện thích hợp nhất đối với sâu
non là ở vùng tổng hợp nhiệt độ từ 17 - 23 0 C và độ ẩm từ 85 - 100% vì tỷ lệ chết
chỉ có 5% và cách xa điều kiện nói trên thì tỷ lệ chết càng cao.
+ Phương pháp sinh khí hậu đồ

Hình 5- 02. Biểu đồ


sinh khí hậu của sâu
róm thông phát sinh
năm 1961 – 1962 ở
Yên Dũng – Bắc
Giang
(-) Sâu non qua
đông; +
Sâu trưởng thà
nh
O Nhộng
- Sâu non . Trứng
Sinh khí hậu đồ (bio-climo-gramme) Hình 5-02. Trong Bio-climo-gramme,
trục hoành biểu thị độ ẩm không khí (RH%), trục tung biểu thị nhiệt độ không khí
(C 0 ), 12 điểm toạ độ của nhiệt – ẩm tương ứng với 12 tháng trong năm (được ký
hiệu bằng chữ số la mã: I, II, III, IV, V…XI, XII), đường nối các toạ độ theo chiều
từ IIIIIIIVV…XIXIII. Ô hình chữ nhật trên bio-climo-gramme
giới hạn vùng có nhiệt độ từ tối đa đến tối thiểu và có độ ẩm từ tối đa đến nhiệt độ
tối thiểu phù hợp cho một chỉ tiêu như mắn đẻ, phát sinh thành dịch v.v… của loài
côn trùng theodõi. Toạ độ tháng nào rơi vào ô này thì vào tháng đó phù hợp để loài
côn trùng thểhiện chỉ tiêu trên.
Ví dụ: ở hình 5-02 cho thấy sâu róm thôngthích hợp nhất với khoảng nhiệt độ
từ 25 - 30C 0 và độ ẩm từ 80 – 86%, ta sẽ có một hình chữ nhật như trong biểu đồ
trên. Nhìn vào biểu đồ hình 5-02 ở trên cho thấy các tháng 5, 6, 7, 8, 9 là những
tháng nằm gọn trong hình chữnhật nên có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho sâu róm
thông phát triển và đây cũng là các tháng mà ngoài thực tế nó thường gây hại nặg
hoặcphát thành dịch.
80 Sinh khí hậu đồ và biểu đồ thuỷ – nhiệt được sử dụng nhiều trong công tác dự báo
sâu hại trong năm.
5.5.1.3. Mưa
Mưa ảnh hưởng đến côn trùng gián tiếp qua việc làm tăng độ ẩm không khí và
qua việc làm cho thực vật là thức ăn của sâu hại sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Mưa còn ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng ngoài tự nhiên bằng tác động rửa trôi
khi cường độ mưa lớn.
Khi mưa dầm kéo dài cácloài sâu ăn lá bịnhiễm bệnh và có thể chết hàng loạt
Lượng mưahàng năm tại mỗi vùng cùng với nhiệt độ tạo cho côn trùng điều kiện
tồn tại, có ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động sống như sức sinh sản, khả năng
phát sinh thành dịch v.v… Người ta dùng hệ số thuỷ nhiệt để đánh giá tác động
tổng hợp giữa lượng mưahàng nămvà nhiệt độ khôngkhí, với công thức sau đây:
An=P: (tn- to)
Trong đó: An là hệ số thuỷ nhiệt, P là lượng mưa trung bình hàng năm (mm), (tn-
to) là tổng tích ôn hữu hiệu cả năm đối với một loài côn trùng nào đó. Trên bản đồ
địalý, khi nối các địa danhcó hệsố thuỷ nhiệt bằng nhau thì tacó đường đẳng thuỷ
nhiệt đặc trưng cho sự phát sinh phát triển của loài côn trùng đó. Đường đẳng thuỷ
nhiệt chophép phân vùng côntrùng theo một chỉtiêu sinh học cụthể.
5.5.1.4.ánh sáng
ánh sáng ảnh hưởng đến côn trùng không có giới hạn, nên côn trùng có thể sống
trong bóng tối và ngoài ánh sáng, không có hiện tượng côn trùng bị chết vì quá
sáng hay quá tối. ánh sáng ảnh hưởng đến hành vi của côn trùng thông qua thị giác.
Côn trung có khả nắng cảm thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn từ 6500 đến
2700A o (vàng, lục, lam, chàm và tử ngoại). Về cường độ ánh sáng, có nhóm loài
chỉ nhìn được ánh sáng ban ngày (như các họ bướm ở bộ cánh vẩy), có nhóm loài
chỉ nhìn được ánh sáng ban đêm (nhưcác họ ngài ở bộ cánh vẩy). Có loài thích hợp
sinh sống trong điều kiện có ánh sáng chiếu trực tiếp của mặt trời (như xén tóc đục
thân cà phê). Ngược lại, có rất nhiều loài sống thuận lợi trong điều kiện bóng râm
(nhưmọt đục thâncàphê).
Tuỳ theo nhu cầu về ánh sáng, mỗi loài côn trùng tìm nơi cư trú và vị trí trên
cây thích hợp. Người ta đã phát hiện được sự thay đổi hoạt tính của các men trong
cơ thể (như catalaza, cytocromoxydaza, v.v…) phụ thuộc vào cường độ ánh sáng,
vào nhịp điệu chiếu sángvà vào chất lượng ánh sáng.
Xu tính ánh sáng của côn trùng là một biểu hiện phản ứng của côn trùng đối
với ánh sáng. Phản ứng quang chu kỳ ở côn trùng được thể hiện rất rõ qua hiện
tượng ngừng phát dục bắt buộc (Diapause obigatoire). Tín hiệu cho côn trùng bắt
đầu và kết thúc diapause obigatoire chủ yếu là quang chu kỳ. Phản ứng quang chu
kỳ không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ chiếu
sáng (sự biến đổi có tính chu kỳ của thời khoảng chiếu sáng trong ngày). Vì vậy,
phản ứng quang chu kỳ xảy ra cả ở nhóm côn trùng đục trong thân cây, đục trong
quả, dù cường độ ánh sáng ở đây rất yếu (chỉ 1-3 lux). Phản ứng quang chu kỳ chỉ
ở một vài pha nào đó của mỗi loài và chỉ xảy ra ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định,
81 phụ thuộc vào lượng thức ăn và vào điều kiện độ ẩm của môi trường. Có những tài
liệu cho rằng sự thay đổi dài ngày (từ ngày dài vào mùa hè chuyển dần sang ngày
ngắn vào mùa đông) làm xuất hiện phương thức sinhsản hữu tính và loại hình di cư
mùa thu của một số loài rệp muội. ánh sáng ảnh hưởng còn ảnh hưởng đến thời
gianhoạt độngcủa côn trùng theomùa.
Dựa vào cường độ ánh sáng và hoạt tính của côn trùng mà Dabnilevxki, 1961 đã
phân côn trùng thành 3 nhóm sau:
1)Nhóm côntrùng hoạt động ban ngày
Các loài côn trùng thuộc nhóm này thường hoạt động ăn uốn ban ngày mạnh
hơn ban đêm như: loài bướm cải (Pieris brassicae L), các loài ong mật (Apidae),
ruồi trâu thuộchọ(Tabridae),hổ trùng (Cicindelidae)…
2)Nhóm côntrùng hoạt động ban đêm
Các loài côn trùng thuộc nhóm này thường hoạt động ăn uống ban đêm mạnh
hơn ban ngày như: sâu xám nhỏ (Agrotis ypsilon Rott) chỉ tiến hành giao phối đẻ
trứng và ăn uống vào ban đêm. Các loại dế ăn hại cây con ở vườn ươm vào ban
đêm, bọ hung nâu lớn, nâu nhỏ chỉ bay ra khỏi đất sau lúc mặt trời lặn để ăn hại,
muỗi Culicidaehoạt độngvào buổi tối…
3) Nhóm côn trùng hoạt động cả ngày lẫn đêm hoặc trong ánh sáng không rõ ràng
như loài bướm Acromicta rumicis L, loài Antheraea peryu Guer hoạt động ăn uống
ngày cũng như đêm, một số loài thuộc họ ngoài trời (Sphingidae) lại chỉ bay vào
các buổi hoàng hôn.
5.5.1.5.Gió
Gió có tác động lớn đến đời sống côn trùng, ảnh hưởng tới sự trao đổi nước của
côn trùng với môi trường. Gió làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí, ảnh
hưởng gián tiếp đến côn trùng.
Ngoài ragió còn ảnh hưởng đến các mặt sau đây:
- Gió ảnh hưởng đến sự ăn uống của một số loài côn trùng. Ví dụ khi gió
mạnh, loài châu chấu (Calliptamus turanicus Tarb) bắt đầu ăn vào buổi sáng khi
nhiệt độ không khí là 28 0 C, trái lại khi gió nhẹ chúng bắt đầu ăn ở nhiệt độ từ 16-
18 0 C (Lepesikin, 1931). Nói chung khi gió mạnh, nhiều loài côn trùng thường lẩn
trốn vào những nơi khuất gió để nghỉ.
- Gió ảnh hưởngđến sự phântán của côn trùng.
Tác động lớn nhất của gió là giúp cho côn trùng phát tán. Nhiều côn trùng được gió
thổi mang đi xa hàng chục mét, có trường hợp đến hàng trăm km. Trên cánh đồng,
ấu trùng tuổi 1 của các loài sâu thuộc bộ cánh vẩy như sâu đục thân ngô, sâu đục
thân 2 chấm thường nhả tơ đu mình rồi nhờ gió thổi phân tán trong phạm vi bán
kính vài mét. Một số loài nhỏ như rệp cây bị gió thổi đi xa đến 20km và cao đến
1km.Một số loại sâu non như sâu róm thông,sâu đo ăn lá lim…có tính buông tơđể
di chuyển theogió từ câynày sang cây khác.
Việc nghiên cứu khả năng và hướng phát tán theo gió của côn trùng có ý nghĩa
quantrọng trong việc dự tính dự báo sự hình thành dịch của sâu hại cây trồng.
82 - Gió ảnhđến hướng baycủa côntrùng.
Một số loài côn trùng luôn luôn bay ngược chiều gió như bọ Contrachelus
nenupar (Hbot, 1920). Có nhiều loài côn trùng kích thước cơ thể nhỏ có tập tính
bốc bay lên cao 2-3 m vào chập tối, rồi nhờ gió thổi tạt đi rất xa. ở nước ta vào
tháng 10, tháng 11 những buổi sáng ấm áp, gió mùa đông bắp thổi nhẹ thường thấy
loại bướm cải (Pieris) bay hàng đàn nối tiếp nhau xuôi chiều gió (Đông Triều -
Quảng Ninh).
Mối giống có cánh khi chia đàn thường lợi dụng lúc mưa giông và bay theo
hướng gió cóthể bay xa tổ tới hàng kilomét.
- Gió ảnh hưởngđến hình thái của côn trùng.
Các loài côn trùng nhỏ sống ở các quần đảo Thái Bình Dương do thường
xuyên gió mạnh nên cánh hoặc thoái hoá xẻ thuỳ, hoặc phát triển hoặc có những
hình thức thích nghi khác.
5.5.1.6.Đất
Thành phần côn trùng sống trong đất rất phong phú. Có khoảng 95% số loài côn
trùng có quan hệ với đất. Một số loài suốt đời sống trong đất. Thí dụ: hầu hết côn
trùng lớp phụ Aptreygota chỉ rời khỏi đất bị ngập nước. Trong lớp phụ. Pterygota
cũng nhiều loài suốt đời sống trong đất như mối,dế dũi v.v… còn phần lớn các loài
khác có một vài giai đoạn phát dục trong đất (thường là trứng, ấu trùng và nhộng),
giai đoạn trưởng thành thường lên mặt đất để ăn thêm, tìm đôi giao phối và đẻ
trứng. Thí dụ, các loài thuộc họ bọ hung Scarabaeidae, họ ban miêu Meloidae, họ
bổ củi Elateridae v.v… Số khác như các loài ruồi đục quả và ruồi đục lá họ
Agromyzidae thì khi ấu trùng đã đẫy sức chúng rời khỏi nơi gây hại để xuống đất
hoá nhộng. Cũng có nhiều loài chỉ đẻ trứng vào trong đất, khi ấu trùng nở thì chui
lên sinh sống trên mặt đất. Nhiều loài qua đông, qua hè trong đất. Có loài ban ngày
xuống đất ẩn náu và ban đêm mới lên mặt đất kiếm ăn, như ấu trùng sâu xám
(Agrotis ypsilon) và nhiều côn trùng săn mồi thuộc họ chân chạy Carabidae, họ hổ
trùng Cinindelidae. Những nghiên cứu về côn trùng đất (Soil insects) cho thấy các
loài côn trùng liên quan với đất đều có những yêu cầu khá chặt chẽ đối với các tính
chất lý hoá của đất (như thành phần cơ giới, thành phần hoá học, độ pH, nhiệt độ
trong đất, độ ẩm, vi sinh vật đất v.v…). Những điều kiện đó quyết định sự phân bố
và cả tương quan số lượng của các loài côn trùng trong các loại đất khác nhau.
Chính vì vậy, trong khoa học chuẩn đoán đất (Soil-diagnostic) người ta có thể dựa
vào thành phần và mật độ cácloài côn trùng sống trong mỗi loại đất mà chuẩn đoán
các tính chất cơbản củaloại đất ấy.
Khi đất quá khô côn trùng chui sâu vào lòng đất. Khi đất bị ngập nước côn
trùng cũng thường chui sâu xuống tầng dưới đến nơi có độ ẩm thích hợp và còn có
không khí giữa các hạt đất để hô hấp. Trong trường hợp này, nếu không di chuyển
kịp chúng sẽ bị chết hàng loạt. Vì vậy, người ta thường sử dụng biện pháp tưới
ngập nước hay cho nướcvào ngâm ruộng để diệt nhiều loài sâu hại.
Nhiệt độ của các lớp đất biến thiên có tính quy luật theo ngày đêm và các mùa
trong năm. Ban ngày mặt đất hấp thụ nhiều nhiệt lượng nên nhiệt độ cao hơn lớp
83 dưới. Ngược lại ban đêm mặt đất toả nhiệt nhanh nên nhiệt độ lại thấp hơn ở lớp
dưới. Để thích ứng với biến thiên nhiệt độ của đất, côn trùng phải di chuyển lên
xuống (migration)theo chiều thẳng đứng, theongày đêmvà theomùa.
Việc bón phân vào đất ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng còn có ý nghĩa làm tăng nồng độ muối của dung dịch đất, từ đó làm
tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, dẫn đến cơ thể côn trùng sống trong đất
bị mất nước. Người ta đã bón phân hoá học ở liều lượng cao theo chỉ định để
phòng chốngấu trùng của họ bổ củi Elateridaecó hiệu quả. Việc bón vôi vào đất để
giảm độ chua (tăng độ pH của đất) cũng có tác dụng hạn chế số lượng một số loài
sâu hại sống trong đất. Bón nhiều phân hữu cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi
sinh vật gây bệnh cho côn trùng phát triển, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến côn trùng
sống trong đất.
5.5.2.Các yếu tố sinh học
5.5.2.1.ảnh hưởng của thức ăn
Thức ăn được coi là một nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố
sinh học, vì thức ăn cần cho côn trùng sinh trưởng phát triển cá thể, bù đắp lại năng
lượng mất đi tronghoạt động sống và hìnhthành cácsản phẩm sinh dục sau này.
Côn trùng chỉ ăn các chất hữu cơ sẵn có và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau:
thực vật (Phytophaga), động vật (Zoophaga), xác thực vật (Saprophaga), xác động
vật (Necrophaga), ăn phân (Coprophaga).
Căn cứ vào tính ăn rộng hay hẹp của côn trùng, người ta lại chia chúng thành
3 loại:
- Loại đơn thực (Monophaga) gồm những loại chỉ ăn một loại thức ăn như:
ong Pseudaphiacus malinus Gah chỉ ký sinh lên rệp sáp (Pseudococcus comstocki
Kuw), loài sâu đục thân lúa 2 chấm chỉ đục thân ở lúa v. v…Loại này thường rất
hiếm.
- Loại hẹp thực (Oligophaga) gồm những loài côn trùng chỉ ăn các cây cùng
một giống hay một họ như: sâu thông ăn các loài thông thuộc giống Pinus, bướm
cải Rieris brassicae L. P. rapae L. chỉ ăn các cây thuộc hoa thập tự (Cruciferae).
- Loại đa thực (Polyphaga) bao gồm các loài côn trùng ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau như: cào cào, châu chấu, sâu xám, bọ hung nâu nhỏ... Đôi khi có loài ăn
cảthực vật và động vật như: một số loài họ bọ rùa, gián nhà…
Song việc phân chia như vậy chỉ có tính chất tương đối mà thôi.
a. ảnh hưởngcủa thức ăn đến sinh trưởng và phát dụccủa côn trùng
Thành phần dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn. Nguồn thức ăn chủ
yếu của côn trùng là cây xanh – thực vật rừng. Có đến 80% côn trùng ăn cây xanh,
cho nên tuỳ theo loại thực vật, tuỳ theo từng loài côn trùng và các pha biến thái của
nó mà ảnh hưởngcủa thức ăn đến côn trùng là rấtkhác nhau.
- Nhưng nói chung, mỗi loài côn trùng đều có một loại thức ăn mà chúng ưa
thích nhất.
- Nếu thức ăn thích hợp thì tốc độ phát dục nhanh, côn trùng ít chết và sinh
sản nhiều,ngược lại trong nhiều trường hợp miễn cưỡng phải ăn một loại thức ăn
84 không thích hợp thì thời gian phát dục kéo dài, tỷ lệ chết cao và lượng trứng giảm
rõ rệt.
Thí dụ như loài sâu xám (Agrotis segetum Schiff) ăn cây rau muối
(Chenopodium album L.) là cây thích hợp thì thời gian phát dục từ 40- 43 ngày nếu
bắt buộc phải ăn lá táo thì thời gian phát dục trung bình là 90 ngày. Khi nó ăn cây
rau muối thì lượng trứng đẻ từ 940 – 1700 trứng, còn ăn lá ngô thì chỉ sinh sản từ
80 – 290 trứng.
Cũng loài sâu trên khi nuôi nó bằng cây thiên ngathì tỷ lệ chết cao hơn so với
khi nuôi bằng thân cây đậu (Marcow, 1958).
Chất lượng thức ăn ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát dục của côn
trùng.
Trên thực tế khi thời tiết lạnh, mưa nhiều làm cho cây chậm già, tăng hàm
lượng nước và axit trong lá, nên sâu non ăn lá sinh trưởng phát dục kém, không có
khả năng chống bệnh tỷ lệ chết nhiều. Khi thời tiết khô ráo ấm áp làm tăng tốc độ
già của lá, làm giảm hàm lượng nước và axit, nâng cao hàm lượng đường, protit ở
tronglá vì thế sâu non ănlá sinh trưởngphát dục nhanh,khoẻ mạnh.
- Ngược lại tuỳ theo mức độ sinh trưởng phát dục của từng tuổi sâu non mà yêu
cầu các loại thức ăn khác nhau.
Sâu non mới nở đến tuổi 2 chúng cần những thức ăn có nhiều nước, ít gluxit
nên chúng thường ăn những búp non và lá non. Nhưng sang đến các tuổi sau, sâu
non cần những thức ăn có nhiều gluxit và protit để phát triển cơ thểmột cách nhanh
chóng và dự trữ chất dinh dưỡng cho cả quá trình sau này nên chúng chuyển sang
ăn lá bánh tẻ và lá già.
- Ngoài ra một số loài như rệp sáp khi thiếu thức ăn hoặc chất lượng thức ăn kém
đã phát sinh nhiều cáthểđực.
b.ảnh hưởng của thức ăn đến khảnăng chịu đựngnóng và lạnhcủa côntrùng.
Thức ăn thích hợp không những phát dục nhanh và dự trữ được nhiều thể mỡ
nên chịu lạnh tốt hơn. Lượng nước có trong thức ăn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ hàm
lượng nước tự do và kết hợp trong cơ thể côn trùng nên đã ảnh hưởng đến tính chịu
nóngvà lạnh của côn trùng.
Nói chung, hàm lượng nước tự do trong cơ thể côn trùng tỷ lệ thuận với hàm
lượng nước trong thức ăn, còn hàm lượng nước kết hợp thì tỷ lệ nghịch với hàm
lượng nước trong thức ăn.
Thí du mọt ăn hại thóc khô trong cơ thể có hàm lượng nước tự do là 48% và
hàm lượng nước kết hợp là 35% nên khả năng chịu nóng và lạnh khá hơn, còn sâu
ăn lángô tươicó hàm lượng nước tươngứnglà 86% và5%, khi trời nắngnóng chết
hàngloạt.Vì vậy việc chămsóc cây rừngở cácmùalà rất cần thiết.
c.ảnh hưởngcủa thức ăn đến phân bố côn trùng.
Ta thấy rất rõ ở rừng hỗn giao khác tuổi có số loài côn trùng nhiều hơn ở rừng
thuần loài đồng tuổi, nhưng số lượng cá thể trong một loài thì lại ít hơn là vì trong
rừng hỗn giao khác tuổi có nhiều loài động thực vật sinh sống cạnh tranh nhau,
lượng thức ăn ít hơn rừngthuần loài.
85 Theo cách diễn đạt bóng bẩy của Uollex thì “Trong quần xã sinh vật giầu ở
vùngnhịêt đới việc bắt 100 loài khác nhau dễhơn bắt 100 cáthể cùngloài”
Cho nên trong rừng thuần loại nếu khi có điều kiện môi trường thích hợp thì
nhữngloài côn trùnghẹp thực thường phát dịch gây ra táchại lớn.
d.ảnh hưởng của thức ăn đến hình thái giải phẫu của côn trùng.
Để thu thập các loại thức ăn khác nhau côn trùng có cấu tạo miệng khác nhau,
có hệ cơ biến đổi khác nhau, có tuyến nước bọt khác nhau. Ruột của các loài côn
trùng ăn thực vật thường dài hơn các loài ăn động vật. Mề (proventriculus) của các
loài côn trùng miệng gặm nhai khoẻ hơn nhiều so với mề của các loài côn trùng
miệngchíchhút.
e.Khảnăng chống côntrùng hại củacácloài cây.
Sở dĩ phải nghiên cứu vấn đề này là vì trong thực tế cho thấy các loài sâu đục
thân như:mọt,xén tóc,sâu đinh thích xâm nhập vào những câysuy yếu.
Sự suy yếu của cây có nhiều nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng, do gió bão
úng lụt, docháy rừng v.v… hoặc do sâu ăn lá.
Khả năng chống sâu hại của cây rừng phụ thuộc vào tính di truyền và trạng
thái sinhlý của nó.
Theo Gagen, gỗ của cây Tếch (Tectona grandis) không bị mối mọt ăn hại vì
có chứa ancaloit hoặc một số cây có nhiều tananh (Tanin) như lim xanh cũng hạn
chếđược nhiều loài sâu đục thân.
Mặt khác, một số cây có vỏ dầy, hạt rắn để chống lại các loài côn trùng có
miệng chích hút ngắn và yếu, hoặc một số cây có dịch tế bào của nó có áp suất
thẩm thấu cao hơn áp suất thẩm thấu của xoang miệng côn trùng nên côn trùng
khônghút được.
Nói chung, cây lá rộng có khả năng chống sâu hại mạnh hơn cây lá kim. Vì
cây lá rộng sinh trưởng nhanh hơn, phản ứng sinh lý mạnh hơn và có khả năng tái
sinh tốt hơn.
Tất nhiên “vỏ quýt dầy có móng tay nhọn” một số ít côn trùng cũng không
vừa như sâu non của họ bướm phượng (Papilionidae) có tuyến giải độc khi ăn phải
các cây có chất độc như tinh dầu và ancaloit ở cam, chanh, hay sâu họ bọ lá
(Chrysomelidae) ăn lá cây họ Salicaceae có tuyến chứa axit alixilic để chống kẻ
thù.
Qua nghiên cứu khảnăng chống sâu hại của các loài cây ta thấy việc lựa chọn
các loài cây miễn dịch, việc chăm sóc cải tạo, quản lý bảo vệ rừng là cần thiết để có
được một khu rừng khỏemạnh chốnglại sâu hại.
5.5.2.2 ảnh hưởng của thiên địch
Quan hệ giữa côn trùng với các động thực vật khác rất phức tạp. Đó là mối
quan hệ tương hỗ của côn trùng với nhau và với các động thực vật khác như quan
hệ cộng sinh (Symbiose), ở gửi (Synoikia), hội sinh (Commensalism), ký sinh
(Parasitism)v.v…
Phần này chỉ đề cập đến kẻ thù của các loài sinh vật trong tự nhiên đó là thiên
địch.
86 Về góc độ phòng trừ sâu hại, thiên địch được dùng để chỉ các loài sinh vật có
ích giúp con người tiêu diệt sâu hại.
Thiên địch là tên chungchỉ nhiều nhóm sinh vật có ích như: côn trùng ký sinh
và ăn thịt, chim thú rừng ăn côn trùng, tuyến trùng, nấm vi khuẩn, virus gây bệnh
cho côn trùngvà cácloài cây ăn côntrùng.
Thiên địch ảnh hưởng chủ yếu đến số lượng và khả năng phân bố của côn
trùng.
Dưới đây giới thiệu một số loài thiên địch phổ biến thuộccác nhóm:
1)Côn trùngký sinh:
Côn trùng ký sinh là những loài côn trùng sống nhờ vào các mô cơ thể sâu hại. Nó
khônglàm cho vật chủ chết ngayvàthường sống ở trong cơ thểsâu hại.
Người ta đã tìm thấy hàngchục nghìn loài chiếm gần 70%tổng số cácloài động vật
ký sinh.
Những loài côn trùng ký sinh đã phát hiện thuộc 87 họ, nhưng đáng kể nhất là
các loài ong ký ký sinh và ruồi ký sinh của các họ : Ichneumonidae, Braconidae,
Chalcididae, Trichogrammatidae, Scoleidae thuộc bộ cánh màng và họ Tachinidae,
Larvivoridae, Oestridae,Heleidae thuộc bộ hai cánh.
Đa số côn trùng có thể là vật chủ của nhiều loài ký sinh như sâu róm thông,
qua điều tra sơ bộ của chúng tôi đã có đến 28 loài ký sinh. Côn trùng ký sinh có
loài chỉ ký sinh lên một ký chủ-đơn ký sinh; có loài ký sinh lên nhiều vật chu-đaký
sinh như ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens West) có khả năng ký sinh lên
trứngcủa 84 loài bướm.
Quan hệ giữa ký sinh và vật chủ càng trở nên phức tạp, khi côn trùng ký sinh
lại mang trên mình loài ký sinh khác gọi là ký sinh bậc hai và loài ký sinh bậc hai
lại có thể bị loài khác ký sinh gọi là ký sinh bậc ba v.v…
Thường tuỳ theo điều kiện mà côn trùng đa ký sinh có thể là ký sinh bậc một
hayký sinh bậc hai.
2)Côn trùng ăn thịt lànhữngloài côn trùng lấy côn trùng kháclàm thức ăn.
Nhữngloài côntrùng ănthịt cũng ăn tất cả các pha biến thái cua sâu hại.
Nó làm vật chủ chết ngayvà có lối sống lộ thiên (ngoài trời).
Những loài côn trùng ăn thịt cũng thuộc nhiều bộ họ khác nhau như: họ
formicidae thuộc bộ cánh màng; họ Eremiaphilidae thuộc bộ bọ ngựa và bộ chuồn
chuồn v.v…
Nổi tiếng nhất là các loài kiến, bọ ngựa, bọ xít ăn sâu, bọ rùa, chuồn chuồn
hànhtrùng v.v…
Thí dụ sâu non của giống Calosoma thuộc họ hành trùng (Carabidae) ăn hết
40 sâu non khác và sâu trưởng thành của nó ăn hết 270 sâu non các loài côn trùng
khác (N.S Andrianova).
Tổ kiến của loài (Formica polyctera Foerst) trong suốt 1 ngày tiêu diệt đến
20.000 côn trùng.
3)Động vật khác ăn côn trùng
Các loài động vật khác ăn côn trùng thuộc nhiều nhóm khác nhau như: nhện,
87 lưỡng cư,bò sát, chim thúv.v…
- Đa số nhện không chọn ăn một nhóm côn trùng nào nhất định mà thường ăn tất
cả cácloài côn trùng rơi vào lưới củachúng.
-Rất nhiều loài lưỡng cư nhưcóc nhái ăn thịt chủyếu là côn trùng.
- Trong cácloài bò sát thì hầu nhưcác loài thằn lằn,rắn mối đều ăn côn trùng.
- Ngày nay người ta biết gần 8000 loài chim ăn côn trùng. ở nước ta thường thấy
một số loài như: chim sẻ, chim bạc má, chim chìa vôi, chim gõ kiến, chim khuyên,
chim sẻ núi v.v… Một đôi chim bạc má trong thời kỳ nuôi con một ngày đã mang
về tổ từ250-300 con sâu non ăn lá sồi.
Những loài chim ăn côn trùng đặc biệt rất phàm ăn,khả năng tìm kiếm quần thể
sâu hại rất nhanh.
- Ngoài ra trong rừng nước ta còn có rất nhiều thú rừng như: lợn rừng, chồn,
chuột chù hàng ngày chúng đào bới trên mặt đất tìm kiếm sâu non và nhộng của rất
nhiều loài côntrùng đểăn.
4)Vi sinh vật gây bệnh côntrùng
Nhóm vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng gồm một số loài: Vi khuẩn vi virus,
nấm vàtuyến trùng
Côn trùng bị nhiều loại bệnh do vi sinh vật gây ra. Những bệnh do vi sinh vật
gây ra thường thống qua tính truyền nhiễm dẫn tới giảm dần quần thể của nhiều
loài côn trùng.
- Những vi khuẩn gây bệnh cho các loài côn trùng phổ biến là các loài vi khuẩn
thuộc giống Bacillus vàBacterium.
Ví dụ bệnh thối nhũn của ong mật và nhiều loài côn trùng hại là do vi khuẩn
Bacillus alvei Ches gây ra.
-Những virus gây bệnh cho côn trùng thường thấy một số loài như: loài virus đa
giác (Virus polyegreun),loài virus u hạt thuộc giốngbaculovirus…
Những virus đa giác hình thành trong cơ thể côn trùng những tiểu thể nhiều
cạnh. Những virus u hạt hình thành trong cơ thể côn trùng những tiểu thể bầu dục.
Trong đó bệnh virus đa giác phổ biến nhất đã gây bệnh cho hơn 100 loài côn trùng
thuộc bộ cánh phấn,cánh cứng,cánh màng vàbộ hai cánh.
Các bệnh do virus gây ra có đặc điểm được truyền từ thế hệ này đến thế hệ
sau và gây thành dịchlàm giảm số lượng quần thể côn trùng ghê gớm.
- Những nấm gây bệnh cho côn trùng thường phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao,
nhiệt độ vừaphải.
Những nấm gây bệnh cho côn trùng phần lớn thuộc lớp nấm tảo
(Phycomycetes), lớp nấm túi (Ascomycetes)và lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes).
Trong đó quan trọng có các giống: Empusa, Entomophtora, Massospora thuộc
họ Entomophthoraceae hoặc một số loài thuộc bộ nấm trắng (Hyphomycetables).
Thí dụ nấm cứng trắng (Beauveria bassiana Vuille) gây bệnh cho nhiều loài
côn trùng thuộc bộ cánh phấn,cánh cứngvà cánh màng.
Hiện nay ở nước ta đã sử dụng các chế phẩm (B – T ) Bacillus và (B – B)
Bôvêrin đểtiêu diệt sâu hại.
- Tuyến trùng gây bệnh côn trùng
Hiện nay đã cóhơn 1000 loài tuyến trùng gây bệnh cho côn trùng.
Những tuyến trùng ký sinh ở trong thân và tế bào côn trùng có ý nghĩa lớn nhất.
Trong một côn trùngcó thể cótừ 1-1500cáthểtuyến trùng.
Hiện nay người ta đã cấy được giống Neoaplectanađểtiêu dệt sâu hại.
5)Thực vật ăn côntrùng.
Hiện nay người ta đã biết trên 400 loài cây ăn côn trùng, nổi tiếng là các loài
cây nắp ấm (Nepethes) cây bắt ruồi (Dionea), cây bắt sâu (Pinuicula).
Những loài cây này do sống lâu ở những nơi thiếu đạm trong quá trình lịch sử
tiến hoáđã củng cố được khảnăng lấy đạm trong chất hữu cơ.
Ví dụ cây nắp ấm (Nepenthes villosa)
ở vùng quảng trị và Tây Nguyên có cây nắp ấm nở hoa màu tím xanh màu
dẫn dụnhiều loài côn trùng.
Cây nắp ấm bắt được côn trùng là nhờ ở đầu mỗi lá có một phần phát triển tạo
thành một bộ phận giống như cái ấm. Xung quanh miệng ấm có mật và nhiều gai
nhọn chĩa xuống như hom giỏ. Khi côn trùng đến ăn mật rơi vào ấm thì một bộ
phận khác của lá đậy lại như cái nắp, ở đáy ấm có chất nhờn-“dịch tiêu hoá” do lá
tiết ra tiêu hoácôn trùng.
5.5.2.3.ảnh hưởng của con người.
Trong quan hệ sinh thái thì con người đóng một vaitrò hết sức quan trọng.
- Trong quá trình lao động cần cù và đầy sáng tạo con người đã gây ra những biến
đổi sâu sắc cho phức hệ tự nhiên. Chẳng hạn như khi con người khai hoang phục
hoá, trồng rừng, khai thác,đốtphá rừng đã làm thay đổicác điều kiện vi khí hậu.
Sự biến đổi đó có thể gây trở ngại đối với loài côn trùng này hoặc giúp cho
các loài côn trùngkhác phát triển,có nghĩatạo nên những tương quan số lượng mới
sắp xếp lại chuỗi thức ăn và cuối cùng để hình thành một quần xã sinh vật mới- thứ
sinh.
- Với khả năng chinh phục thiên nhiên con người hoàn toàn có thể tạo ra những
điều kiện bất lợi đối với nhiều loài côn trùng hại và những điều kiện thích hợp đối
với cácloài côn trùngcó ích… Rõ ràng khi trồng rừng hỗn giaohạn chếđược nhiều
loài sâu hại đơn thực và hẹp thực, hoặc con người có thể gây nuôi các loài côn
trùngký sinhvà ăn thịt để thả vào rừng tiêu diệt sâu hại…
Song cũngphải thấy do hoạt động kinh tế của con người khi trao đổi hànghoá
nhập hạt giống cây trồng thì vô tình đã làm cho côn trùng phát tán rộng rãi từ nơi
này đến nơi khác.
Thí dụ đến nay kể cảnhững loài không có hại đã có tới 2500 loài côn trùng từ
các nước khác nhập vào Bắc Mỹ. Theo Richardt (1941) đã xác định rằng trong 6
ngày rưỡi có những con muỗi đượcmáy bay chở đi xa tới 70.000 km.
Khi sử dụng các loại thuốc hoá học một cách bừa bãi không đúng nồng độ,
liều lượng đã tạo nên các đột biến làm xuất hiện nhiều loài sâu có tính kháng thuốc
rất cao. Hiện nay người ta đã thống kê được 225 loài sâu hại có tính kháng thuốc
trừ sâu.
89 Ngược lại cũng do hoạt động sống của con người, khu hệ côn trùng đặc trưng
cho những nơi đông người ở (Ximantrop) đượchình thành.
Thí dụ loài gián (Blatta orientalis L.), ruồi nhà (Musca domestica L.), chấy
(Pediculus capitis L.), rận (P.vestimenti Nitz), mỗi (Anopheles). Các loài này đã là
vật trung gian truyền nhiễm nhiều loại bệnh cho con người và gia súc như bệnh lỵ,
bệnhtả, thươnghàn,sốt rét.
5.6.Một số đặc trưngcủa sinh thái quần thể côn trùng
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật đến côn trùng một điều
đángchú ý là:
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật đến quần thể phụ thuộc vào số lượng
cáthểtrên một đơn vị diện tích (mật độ quần thể)
Rõ ràng mật độ vật chủ trong sinh cảnh càng lớn thì loài ký sinh càng dễ tìm
vật chủ, hoặc sự cạnh tranh giữa các loài côn trùng cùng ăn một loài cây càng giảm
xuống khi trong sinh cảnh có nhiều cây ấy, ngược lại sự cạnh tranh càng quyết liệt
khi mật độ côn trùng trong sinhcảnh đó càng lớn.
- Trong quan hệsinh học,quan hệ giữacác cơ thểđiển hình là sự thích nghi hai mặt
củacác cơ thểvới nhau.
Chẳng hạn, nếu động vật ăn thịt hoặc ký sinh thích nghi với việc tìm mồi, thì
con mồi cũng thích nghi với lẩn trốn thoátkhỏi loài ký sinhvà loài ănthịt,hoặc côn
trùng thích nghi với việc hút mật hoa thì việc tìm đến hoa của côn trùng là có lợi
cho việc thụ phấn, cây lại thích nghi với việc thụ phấn nhờ côn trùng nên đã tiết
mật hoa,hoặc thay đổi cấu tạo.
Quan hệ tương hỗ đó không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa hai loài mà nó
bao trùm lên tất cảquần xãsinh vật.
Cơ sở của mối liên hệ giữa các loài sinh vật riêng biệt trong quần xã sinh vật là
chuỗi thức ăn hoặc chuỗi dinh dưỡng
5.6.1.Khái niệm vềquần thể
Côn trùng cũng như mọi sinh vật khác chúng thường tồn tại trong một quần
thể nhất định như: Tập đoàn rệp - Tổ kiến - Tổ ong - Sâu róm thông…trên một cây
hay trong một khu rừng.
Cóhai loại quần thể (Population):
*Quần thểđịalý (Geographic P)
Dùng để chỉ một tập đoàn những cá thể cúng một loài phân bố trong một khu
vực nhất địnhcủalãnh thổ.
∙ Quần thểsinh thái (Ecolgic P)
Dùng để chỉmột tập hợp những cáthể cúngloài sống trong một sinh cảnh.
Ví dụ:
- Quần thể địa lý của sâu róm thông đuôi ngựa là ở phía Nam Trung Quốc
xuốngđến hết miền Bắc, một phần miền Trung Việt Nam.
- Quần thể sinh thái của sâu róm thông đuôi ngựa là ở các vùng có trồng
thôngở miền Bắc Việt Nam.
90 - Như vậy quần thể là hình thức tồn tại của loài trong điều kiện cụ thể của
cảnh quan sinh lý… vàmột loài có nhiều quần thểsinhthái.
- Còn theo G.Viktokov: Quần thể côn trùng là một nhóm cá thể cùng loài bắt
gặp trong một sinh cảnh nhất định và các được tác động qua lại được giữa sinh thái
và di truyền.
5.6.2. Nhiệm vụ của sinh thái quần thể
- Nghiên cứu những điều kiện hình thành nên cấu trúc và biến động của một
nhóm cáthể của một loài nhất định sống trong một phàn lãnh thổ của khu vực.
- Tìm hiểu sự phân bố của loài và mối quan hệ giữa các cá thể cúng loài và
nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng của chúng (ví dụ tìm hiểu các chỉ tiêu
gây ra các trận địch).
Mối quan hệ trong quần thể khá phức tạp nhưng điều đáng chú ý nhất là mối
quan hệnội bộ cáccáthể và sự biến động số lượng của quần thể.
5.6.3.Mối quan hệ trong quần thể
Mối quan hệ trong quần thể côn trùng về cơ bản là mối quan hệ sinh sản và
tỷ lệ nhóm tuổi. Ngoài ra còn mối quan hệ phát sinh trong quá trình sống như: tính
háu ăn,tính tự vệ vàchiếm cứ lãnh thổ.
Mối quan hệ sinh sản và tỷ lệ nhóm tuổi liên quan chặt chẽ với tỷ lệ cai đực.
Còn mối quan hệ phát sinh thì phụ thuộc vào các điều kiện môi trường như thức ăn
thiên địch.
ở những loài phân bố thành bầy đàn như mối, kiến, ong mật ngoài mối quan
hệ cơbản trên giữacác thể còn mối quan hệtrong bầy đàn.
Mối quan hệ trong bầy đàn đã tạo điều kiện cho các cá thể của mình những
điều kiện thuận lợi nhất.
Ví dụ: Nhiệt độ trong tổ mối chỉ dao động từ 20-26 0 C và độ ẩm không khí
trong tổ chỉdao động từ85 -88%.
Việc đi kiếm mối, dự trữ thức ăn trong các mùa, chống kẻ thù…tất cả những
điều kiện đó,đảm bảo chocáccáthểmối sốngvà phát triển quanh năm.
Một quần thể côn trùng phát triển trong điều kiện ổn định thù tỷ lệ cái đực và
tỷ lệ nhóm tuổi ít biến đổi. Khi tỷ lệ cái đực và tỷ lệ nhóm tuổi không hợp lý thì sẽ
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chúng.
Ví dụ: Số lượng con đựcqúa ít thì trứng đẻra bị ung nhiều.
Trong thực tế khi mật độ quần thể quá lớn, thức ăn khan hiếm, không gian
dinh dưỡng thu hẹp thì sẽ làm cho số lượng quần thể giảm nhanh (do chết vì bệnh
lây lan).
5.6.4.Mối quan hệ ngoài quần thể
Một quần thểcôn trùng thường sống chung với một số quần thể sinh vật khác
như thực vật,cácloài côntrùng và động vật khác.
Mối quan hệ của quần thể côn trùng với các quần thể sinh vật khác gồm một
số quan hệ chủ yếu sau:
91 5.6.4.1. Quan hệvới thực vật
Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống côn trùng vì nó là thức ăn của
nhiều loài côntrùng.
Mối quan hệ giữa thực vật và côn trùng được hình thành trong quá trình phát
triển lâu dài trong mối quan hệ thích nghi về thức ăn và nơi ở. Trên cơ sở đó mà
quyết định đến sự phân bố và biến động số lượngcủa quần thể.
Khi một loại thức ăn th ích hợp và đầy đủ cho một quần thểsâu hại thì sẽ giúp
cho các cá thể sâu hại sinh trưởng phát triển nhanh, số con cái tăng lên so với con
đực tạo rakhảnăng sinhsản lớn và làm cho số lượng quần thểsâuhại tăng lên.
Ngượclại khi thiếu thức ăn hoặc chất lượng thức ăn kém thì số lượng con đực
nhiều hơn concái và sẽ làm cho số lượng quần thể giảm sút.
Để đảm bảo cuộc sống thì quần thể sâu hại hoặc phải di cư đi nơi khác hoặc
cảquần thể phải chuyển sangtrạngthái nghủ nghỉ.
Ví dụ năm 1969 đãthấy một đợt di cưcủa sâu róm thôngở Hà Bắc.Chúngbò
từ trên cây trụi lá xuống đất di chuyển qua thung lũng và xâm nhập vào lâm phần
khác.
Đối với rừng thuần loại và các loài côn trùng hẹp thực thì phân bố của quần
thẻ sâu hại hình thành các tập đoán lớn dễ gây ra các trận dịch và số quần thể các
loài côn trùng ít.
Đối với rừng hỗn giao và các loài côn trùng đa thực thì phân bố của các cá
thể trong quần thể thường theo kiểu nhóm hoặc riêng lẻ ít gây thành dịch và số
quần thể cácloài côntrùng nhiều.
Ngoài ra thực vật còn là nơi cưtrú ẩn nấp, nơi làm tổ của nhiều loài côn trùng
cho nên sự biến đổi về số lượng và thành phần thực vật làm thức ăn cho côn trùng
dẫn đến sự biến đổi số lượngcáthể vànơi cưtrú quần thể.
Ví dụ: Khi cải tạo rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng mỡ và bồ đề thì đã xuất
hiện quần thểong ăn lá mỡ (Shizocera sp)và sâu xanh ăn lábồ đề(Tentonia sp).
5.6.4.2. Quan hệvới quần thể cùng loài
Mối quan hệ giữa những quần thể cùng loài côn trùng được thực hiện nhờ sự
phát tán hoặc di cư từ nơi này qua nơi khác của nhữngcáthể của các quần thể.
Điều này đã tạo điều kiện cho sợ giao phối xa, tránh sự giao phối cùng một
huyết thống, điều chỉnh và phân bố lại các cá thể trong các quần thể cho ứng với
nguồn sống, tìm được những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện mở
rộngvùng phân bố của loài.
Ví dụ: Các quần thể bướm cải (Pieris) phân bóo rải rác ở trong rừng nhưng
đến mùa sinh dục ta thấy hàng đàn bướm cái đực bay xuôi theo chiều gió hàng buổi
mới ngớt để tạo điều kiện chochúng giao phối xa,tìm được những nơi thích.
5.6.4.3. Quan hệvới các quần thểđộng vật khác loài
Mối quan hệ giữa quần thể côn trùng với các quần thể động vật khác loài
được thể hiện trên nhiều mặt phức tạp. ở đây chúng ta chỉ đề cập đến hai mối quan
hệ chủyếu là: quan hệ cạnh tranh vàquan hệthiên địch.
92 *Quan hệ cạnh tranh
Quan hệ cạnh tranh khác loài được thể hiện rõ nét khi các loài khác nhau có
cùng nhu cầu thức ăn,nơiở và vềnhững điều kiện khác của sự sống.
Khi những điều kiện không được thoả mãn hoàn toàn thì các loài côn trùng
có quan hệ sinh thái gần nhau, giữa chúng sẽ phát sinh quan hệ cạnh tranh càng gay
gắt.
Ví dụ quan hệ giữa các tổ kiến khác loài, ong mật ta và ong mật Italia mới
nhập…
Các quần thể côn trùng hại khác loài sống trong một sinh cảnh thường thể
hiện quan hệthức ăn và nơiở.
Ví dụ: Sinh cảnh rừng thông có quần thể sâu róm thông, ong ăn lá thông, sâu
đục ngọn thông …Một khi thức ăn và nơi ở không đáp ứng yêu cầu của các quần
thể thì thường xảy ra cạnh tranh dẫn đến biến đổi vềcấu trúc vàsố lượng quần thể.
Quan hệ cạnh tranh này thường thể hiện ở hiện tượng phân tầng hay phân chia
vùng kiếm sống. Trong sinh cảnh rừng thông ta thấy ong ăn lá thông thường xuất
hiện nhiều ở các cây thông thấp có nhiều ánh sáng hoặc thường phát sinh nhiều ở
rừng thông từ 2-4 tuổi. Sâu róm thông phát sinh nhiều ở những cây trông cao trên
dưới 10 tuổi, còn sâu đục ngọn thông sống ở trong các ngọn thông mới phát triển,
lá còn non.
Tất nhiên quan hệ này ở cácloài côn trùng thườngkhó thấy.
*Quan hệ thiên địch
Số lượng quần thể sâu hại phụ thuộc rất lớn vào số lượng của cá quần thể
thiên địch như quần thể côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt và các động thực vật
khác ăn côn trùng …
Khi số lượng quần thể các loài thiên địch tăng lên cả về số lượng cá thể và số
loài thì số lượng quần thểsâu hại giảm xuống rất nhanh.
Những quần thể thiên địch đa thực có số lượng cá thể lớn thường là nhân tố
kìm hãm sự phát triển số lượngcủa nhiều quần thểsâuhại trongsinh cảnh
Ví dụ: Các quần thểkiến, ongký sinh...
Những điều đáng chú ý là trong một phạm vi điều kiện sinh thái nhất định có
lợi cho sâu hại thì số lượng quần thể các loài thiên địch (hẹp thực) thường tăng
chậm hơn làsố lượng quần thể sâuhại.
-Nghiên cứu mối quan hệ giữa các quần thể sâu hại và quan hệ giữa các quần
thể sâu hại với các quần thể thiên địch có ý nghĩa nhiều mặt trong việc xác định
phương hướngphòng trừ sâu hạivà lợi dụngcác loài thiên địch.
Mối quan hệ ngoài quần thể côn trùng thực chất là mối quan hệ quần xã (ta sẽ
trình bày sau).
5.6.5.Giới tính của quần thể
∙ Giới tính của quần thể thường được biểu thị bằng tỷ lệ cái đực của một vòng đời.
người ta thường chú ý đến giới tính quần thể sâu hại ở pha nhộng và giai đoạn
đầu củapha sâu trưởngthành vì ở2 phanày côn trùng chuẩn bị sinh sản.
∙ Tỷ lệ cái đực: Là tỷ số giữa số con cái so với số con cái cộng với số con đực
93 trong quần thể cùng giai đoạn sinh trưởng
- Tỷ lệ cái đực phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng thức ăn của quần
thểnên thường hay thay đổi trongquá trình sinh trưởngcủa quần thể.
Tỷ lệ cái đực có liên quan đặc biệt đến tập tính sinh dục (số lần gặp nhau) và
tiềm năng sinh sản.
ở các loài sâu hại khi thức ăn thích hợp đầy đủ thì số lượng con cái lớn hơn
con đực và quần thể sinh trưởng nhanh. Ngược lại khi phải ăn thức ăn miễn cưỡng
hoặc chất lượngkém thì số lượng con đực nhiều hơn và quần thể suygiảm.
Trong phòng trừ sâu hại ta thường dùng phương pháp phòng trừ tổng hợp
(IPM) để hạn chế các giai đoạn sâu hại và dùng các chất phóng xạ, phê-rô môn dẫn
dụ hoặc dùng đèn để bẫy hoặc triệt sản con đực làm tăng chênh lệch của tỷ lệ cái
đực mà hạn chế sự phát sinh củachúng.
5.6.6.Tỷlệ sinh đẻ vàsống sót
∙ Tỷ lệsinh đẻ của quần thể phụ thuộc vào số lượng trứng đẻtrong một lứa đẻ.
Số lượng trứng đẻ lại phụ thuộc vào khả năng dinh dưỡng của sâu non, tỷ lệ
cái đựcvà mật độ quần thể.
Khả năng sinh sản của nhiều loài côn trùng thường khá lớn. Ví dụ sâu róm
thông mỗi con cái đẻ trung bình từ 300 -500 trứng; sâu xám nhỏ đẻ từ 1500 -2000
trứng.
Qua thực nghiệm và theo dõi các trận dịch sâu hại cho thấy: sức sinh sản
thường giảm đi vào cuối các trận dịch.
∙ Tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của từng nhóm tuổi, giới tính và
các yếu tố sinh tháikhác nhau như thức ăn và thiên địch.
Nghiên cứu tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sinh đẻ có một ý nghĩa lớn trong khi dự báo
xu thế phát triển của các lứa sâu hại để chủ động phòng trừ và một khi sâu đã phát
dịch ăn trụi rừngthì rõ rànglà khôngphải phòng trừ nữa.
5.6.7.Mật độ quần thểcôntrùng
Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể
mật độ quần thể biểu hiện mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, mức độ lan
tràn vàtần số gặp nhau giữacác cáthể cái và đực trongmùa sinhsản.
Quần thể luôn luôn sinh trưởng nên mật độ quần thể luôn luôn thay đổi và
chịu sự chi phối bởi động lực đối lập nhau đó là: Sứcsinh sản vàmức độ tử vong.
Khi số lượng quần thể đạt tới giới hạn sức chứa của sinh cảnh thì mật độ quần
thể sẽdừng lại.Mật độ trong thời điểm này đượcgọi là mật độ tối hạn.
Ví dụ mật độ sâu róm thông trong giai đoạn phát dịch có thể đạt tới hàng
nghìn sâu non hoặc sâu xanh ănlá bồ đềlên tới 713lá thể/cây.
Mật độ quần thể được tồn tại bởi 2 khái niệm có ý nghĩa khác nhau.
a) Mật độ tuyệt đối là số lượng cá thể của quần thể côn trùng trung bình trên
một đơn vị diện tích hay trên 1 cây.
b)Mật độ tương đốilà tỷ số phần trăm giữa số điểm hoặc số câycó sâu so với
tổng số điểm hoặc câymàta điều tra.
94 Mật độ tương đối của quần thể sâu hại nó chỉ mức độ phân bố và lan tràn của
quần thểsâu hại đó.
Muốn biết mật độ tuyệt đối và mật độ tương đối của quần thể phải điều tra tại rừng.
5.6.8. Sự phát sinh hàngloạt, nguyên nhânvà diễn biến một trận dịch sâuhại.
5.6.8.1. Sự phát sinh hàngloạt
Vấn đề biến động mật độ quần thể côn trùng theo qui luật được coi là vấn đề trung
tâm của nghiên cứu sinh thái hiện đại và bộ phận sinh thái nghiên cứu nguyên nhân
của hiện tượng đó gọi là tăng tiến học (Gradatologie).
Nghiên cứu vấn đề này không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận khoa học
mà còn có giá trị thực tiễn quan trọng trong công tác phòng trừ sâu hại hoặc lợi
dụng sâu có ích.
ở nước ta trong nhiều năm qua đã có nhiều loài sâu ăn lá như: sâu róm thông,
sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ăn lá lim v.v… thường phát sinh hàng loạt gây ra sự thiệt
hại to lớn chocác khu rừng: thông,bồ đề, lim v.v… màtagọi là các dịch sâu.
Qua kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả trên thế giới đối với nhiều loài
côn trùng phát dịch cho thấy sự phát sinh hàng loạt của côn trùng là do nhiều
nguyên nhân khác nhau và có tính chất chu kỳ.
5.6.8.2. Vềnguyên nhân.
Vềnguyên nhân có thểchialàm 2 loại:
1. Nguyên nhân nội tại: là do các nhân tố sinh học mà chủ yếu là do quá trình lịch
sử của loài thường những loài có khả năng sinh sản lớn,vòng đời ngắn,có sức sinh
trưởngphát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
2. Nguyên nhân ngoại cảnh: là do tổng hợp của các nhân tố môi trường mà chủ yếu
là tác động tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm,thức ăn vàthiên địch.
Khi gặp điều kiện mà các nhân tố môi trường thuận lợi thì mật độ quần thể
của các loài sâu như trên sẽ tăng lên một cách nhanh chóng và gây ra sự phá hoại
khủng khiếp màngười tagọi là dịch.
5.6.8.3. Diễn biến của một trận dịch sâu hại.
Chu kỳ phát dịch của sâu ănlá trải qua 4 giai đoạn sau:
1.Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị dài hay ngắn thường do điều kiện môi trường quyết định.
Đặc điểm của giai đoạn này là:
- Thức ăn (lá cây rừng, cây trồng) rất dồidào.
- Cácđiều kiện môi trường đang thuận lợi
-Sâu non sinh trưởng thuận lợi,tỷlệchết giảm,sức sinhsản ngày một tăng.
-Câytrồngbị hại chưarõ.
-Số lượng thiên địch còn ít.
2.Giai đoạn bành trướng.
Đặc điểm của giai đoạn này là do điều kiện sinh thái thuận lợi nêncác thế hệ sâu cứ
nối tiếp nhau ra đời,số lượng cáthể sâu hại tăng lênrõ rệt.
- Số lượng concái tăng lên so với con đực
- Mật độ quần thể càngngày càng tăngvà bắt đầu lan ra các khu lân cận.
- Cây trồngbị hại tương đốirõ.
- Thiên địch ở các nơi khác bắt đầu tập trungđến.
3.Giai đoạn phát dịch.
- Mật độ quần thể sâuhại tăng lên ở mức tối hạn.
- Cây trồngbị pháhại nghiêm trọng.
- Song ởgiai đoạn này đãxuất hiện các tiền đề của giai đoạn giảm sút.
Do mật độ quần thể sâu hại quá cao cây trồng có thể bị ăn trụi hết lá, điều kiện
sinh thái biến đổi, thức ăn thiếu hụt, do đó sâu non sinh trưởng kém, sức sinh sản
và tỷlệsống sót giảm đirõ rệt.
- Số lượng con đực tăng lên, con cái giảm đi.
- Thiên địch ởgần cuối giai đoạn này sẽtăng lên cực độ khiến cho số lượng sâu
hại giảm đi rất nhanh và bước sang giai đoạn giảm sút
4.Giai đoạn giảm sút.
Do một loạt nguyên nhân trên nên số lượngcá thểsâu hại còn lại rất ít.
- Phần lớn sâu hại bị chết do thiếu thức ăn, một số di cư đi nơi khác và có thể bị
chết trên đường đi.
- Thiên địch do thiếu hụt ký chủ cũng dần dần di chuyển đi nơi khác.
- Trận dịch được coi là kết thúc song từđó lại bước sang giai đoạn chuẩn bị của các
lần dịch sau.
Qua nghiên cứu sự phát dịch của nhiều loài sâu ăn lá người ta thấy chu kỳ
phát dịch của chúng thườngtrải qua từ 7-9 thếhệ.
Do vậy nên loài sâu ăn lá một năm có một vòng đời thì chu kỳ phát dịch
thường khoảng từ7-9 năm.
Loài sâu thông ở miền Bắc nước ta một năm có 4 thế hệ nên chu kỳ phát dịch
củanóthường2 năm hoặc 2,5 năm một lần.
5.6.8.4.ổ phát dịchcủa một số loài sâu ăn lá.
Khi nghiên cứu quá trình phát dịch của nhiều loài sâu ăn lá người ta thấy: địa
điểm xuất phát của các trận dịch thường ở những khu rừng khác nhau tuỳ theo từng
loài sâu hại và đượcgọi là ổ phát dịch haylà ổsinh thái của sâu.
ổ phát dịch là một khu rừng nào đó có điều kiện sinh thái thuận lợi cho một
loài sâu hại làm cho quần thể của chúng sinh sản sớm và nhanh hơn, tán cây bị ăn
hại sớm hơncác khu rừngkhác.
Ví dụ: ổ phát dịch của sâu thông ở Quảng Ninh thường là khu rừng thông
đuôi ngựa có từ 7-15 tuổi; sườn núi thấp, khuất gió, khí hậu nóng; lập địa nghèo
xấu; thực bì thưaít phát triển; sườn dốc từ đông namđến tây.
- ổ phát dịch của sâu xanh ăn lá bồ đề ở Vĩnh Phúc là khu rừng bồ đề có độ ẩm cao,
câyphát triển tốt.
Mật độ quần thể sâuhại ở các ổ dịch càngngày cành tăng.
Sâu non bắt đầu bò đi tìm kiếm thức ăn để hình thành khi di cư mới. Đến giai
đoạn sâu trưởng thành con cái và con đực bay xa đến nơi khác ở đó chúng sinh sản
tập trung, tỷ lệ sốngsót tăng dần vàđó lànguyên nhân lan tràn của trận dịch.
96 Việc nghiên cứu các đặc điểm củaổ dịch sâu hại giúp ta dễ dàng phát hiện địa
điểm xuất phát của trận dịch và chiều hướng lan tràn của các trận dịch.
5.6.9. Phương hướng ngăn chặn một trận dịch
Để ngăn chặn một trận dịch ta phải chú ý cả 3 mặt: tư tưởng, tổ chức và kỹ
thuật.
1. Vềtư tưởng.
Trước hết phải làm chomọi người quán triệt sâu sắc phương châm phòng trừ,
thấy được tác hại của trận dịch về kinh tế, về thay đổi môi trường sinh thái nhất là
khi phun thuốc hoá học.
2. Vềtổ chức.
Tổ chức dự tính dự báo thường xuyên để phát hiện các ổ dịch. Bồi dưỡng cán
bộ hiểu biết về sâu hại, thuốc trừ sâu, máy móc và an toàn lao động. Dự trù kinh
phí, mua sắm máy móc thuốc trừ sâu.
Biết tổ chức vận động nhân dân tham gia khi cần thiết.
3. Về kỹthuật.
Nắm vững chu kỳ phát dịch đặc biệt là các ổ dịch. Khi thấy số lượng sâu hại
tăng lên thì phải dùng biện pháp tổng hợp (IPM). Vận động nhân dân bắt trứng, sâu
non, nhộng giết đi, dùng đèn thu thập sâu trưởng thành nếu có tính xu quang, thu
thập trứng các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt như bọ ngựa, bọ xít ăn sâu thả vào
các ổ dịch.
Phun thuốc B -T hoặc Bôvêrin ở các thế hệ đầu năm.
Về lâu dài phải bảo vệ cây có mặt, bảo vệ chim thú. Kết hợp xây dựng các
đường băngcản lửađể hạn chế sự lan tràn của sâu hại.Bảo vệ các loài côn trùng ký
sinh ăn thịt. Nếu rừng bị ăn trụi rồi và trận dịch đã vào cuối năm không cần dùng
biện pháp nào nữa.
Chương VI
Các phươngpháp phòng trừ sâuhại
cây trồng nông lâm nghiệp
6.1.Mục đích yêu cầu chungcủa phòng trừsâuhại
Phòng trừ sâu hại là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ thực vật.
Trong lớp côn trùng chỉ có rất ít loài thực sự là sâu hại mà ta cần phải có các
phương pháp phòng trừ chúng. Theo ước tính của Sedlag (1978) chỉ có khoảng
0,1% - tức 1000 loài côn trùng là sâu hại. Vì vậy trước hết cần làm rõ khái niệm về
sâu hại.
Sâu hại là gì?
Sâu hại là những loài côn trùng gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt
động, tài sản và sức khỏe của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ
dại,bệnh hại, (nấm, vi khuẩn,virus, tuyến trùng), gặm nhấm, hươu nai...
tạo thành sinh vậthại hoặc vật gâyhại (Pest).
Một loài côn trùng được gọi là sâu hại khi chúng có số lượng lớn gây ảnh
97 hưởng xấu tới tình trạng của đối tượng bảo vệ là con người, cây trồng, vật nuôi,
nôngsản, lâmsản...
Côngtác phòng trừ sâu hại cónhững nhiệm vụ sau đây:
1. Ngăn chặn thiệt hại do sâu hại gây ra.
2. Cải tạo trạngthái vệsinh,góp phần củng cố thế bền vữngcủa hệ sinh thái.
3. Góp phần tăng năng suất, chất lượngsản phẩm, tăng hiệu quảkinh doanh.
4. Góp phần phát triển bền vững.
Phòng trừ sâu hại cần tác động vào ba đối tượng:
1. Đối tượng gây hại: Khống chế số lượng của chúng xuống dưới mức gây hại
đồng thời chú ý tới mối quan hệ của sâu hại với các thành phần khác của hệ
sinh thái.
2. Đối tượng cần bảo vệ: Nâng cao sức đề kháng của cây trồng đối với sâu hại.
3. Hệ sinh thái: Củng cố thế cân bằng sinh thái nhằm hạn chế sâu hại phát triển
và tăng cường sự hoạt động của các loài có ích.
Những điểm cần lưu ý khiáp dụng phương pháp phòng trừsâuhại:
▪ Khi xuất hiện một loài sâu hại cần xác định rõ mối quan hệ và sự phụ thuộc
của nó với các thành phần khác của hệ sinh thái. Mối quan hệ và mức độ phụ
thuộc này sâu sắc như thế nào và ý nghĩa của nó đối với diễn biến tiếp theo
củadịch hại.
▪ Tính bền vững của hệsinh thái nông lâm nghiệp có nguồn gốc tự nhiên vì khả
năng tự điều chỉnh, tự cân bằng bởi các mối quan hệ qua lại bên trong nó.
Phòng trừ sâu hại cần biết lợi dụng tính chất này, nhận biết các yếu tố phá vỡ
hoặccác yếu tố thúc đẩy quá trình cân bằng sinh thái.
▪ Trước khi tiêu diệt sâu hại cần chú ý tới ảnh hưởng của các biện pháp định áp
dụng tới hệ sinh thái, đặc biệt là các thành phần có ích. Đánh giá ảnh hưởng
phụ vàhậu quả củacác biện pháp phòng trừsâuhại là rất cần thiết.
Các phươngpháp phòng trừ sâuhại phụthuộcvào một số yếu tố sau:
▪ Đặc điểm sinh học vàsinh thái của loài sâuhại
▪ Đặc điểm của đối tượng cần bảo vệ
▪ Địahình khu vựccó sâu hại
▪ Kinh nghiệm phòng trừsâu hại
▪ Điều kiện kinh tế và xã hội (ví dụ nguồn tài chính)
Các phương pháp phòng trừ sâu hại dưới đây bao gồm nhiều biện pháp khác
nhau. Tùy theo điều kiện mà lựa chọn biện pháp này hay biện pháp khác cho thích
hợp.
6.2.Các phươngpháp phòng trừsâu hại.
6.2.1. Phươngpháp Kiểm dịch thực vật
Phương pháp kiểm dịch thực vật là phương pháp ngăn chặn sự lây lan của đối
tượng gây hại nguy hiểm (sâu bệnh và các vật gây hại khác) từ nước này sang nước
khác, từ vùng này sang vùng kia bằng biện pháp kiểm tra phát hiện các loài sâu hại
đi cùng với hàng hoá nhưhạt giống, cây con,các lâm nông sản. Thông thường có
98 các cơ quan chuyên trách từ trung ương đến địa phương thực hiện kiểm dịch thực
vật, có phòng thí nghiệm đặt ở các cửa khẩu và đầu mối giao thông. Nhiệm vụ của
kiểm dịch thực vật là:
▪ Ngăn chặn sâu hại nguy hiểm xâm nhập vàlan tràn.
▪ Bao vây sâuhại ởmột vùng nhất định đểtiêu diệt.
▪ Khi phát hiện sự phát sinh của sâu hại ở vùng mới thì phải tiêu diệt kịp thời,
triệt để.
Kiểm dịch thực vật gồm 2 loại là kiểm dịch đối ngoại và kiểm dịch đối nội.
Kiểm dịch đối ngoại được thực hiện bởi các hiệp định hợp tác quốc tế đểngăn
chặn sự lan tràn từ nước này sang nước khác. Đó lànhiệm vụ của các cơ quan kiểm
dịch dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại thương được đặt ở các bến cảng hải quan, bến
xe, sân bay quốc tế… Đối tượng của kiểm dịch đối ngoại là các loài sâu hại có
trong danh lục quốc tế, sâu hại nguy hiểm chưa phát hiện hoặc ít phân bố ở nước
kiểm dịch.
Kiểm dịch đối nội được thực hiện theo chế độ và pháp lệnh ban hành trong
nước để ngăn chặn sâu hại lan tràn từ vùng này sang vùng khác. Đối tượng kiểm
dịch đối nội là sâu hại phân bố hẹp, sâu hại đến vùng mới gây hại nghiêm trọng,
sâu hại cótrong hạt giống,cây trồng,nông lâm sản khác.
Các nội dung của kiểm dịch thực vật bao gồm:
▪ Cấm nhập hàng hoá và nguyên liệu thực vật từ nhữngvùng đang có đối tượng
sâu bênh hại nguy hiểm.
▪ Chỉ cho nhập hàng hoá và nguyên liệu thực vật đã được kiểm tra cẩn thận
hoặc đã được xử lý theo quy định.
▪ Đối với những đối tượng nguyên liệu thực vật mới cho phép nhập cần có thời
gian thuần hoá, kiểm trakỹ lưỡng trước khi cho nhập hàng loạt.
ưu điểm của phương pháp kiểm dịch là ngăn chặn được sự lan tràn của sâu
hại nguy hiểm, đảm bảo chohàng hóa, nguyên vật liệu có chất lượng tốt. Tuy nhiên
phươngpháp này có hạn chế là ảnh hưởng đến tốc độ giao lưu hànghóa.
6.2.2. Phươngpháp kỹ thuật canh tácnông lâm nghiệp
Đây là phương pháp thông qua hàng loạt các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp
lý trongcác khâu sản xuất để tạo ra những diện tích cây trồng khỏemạnh,có sứcđề
kháng với sâu bệnh cao, góp phần thúc đẩy quá trình cân bằng sinh thái, hạn chế sự
phát sinhphát triển của sâu hại.
Tính hợp lý của các biện pháp kỹ thuật canh tác thường thể hiện ở việc thực hiện
đúng các quy trình, quy phạm. Các biện pháp canh tác lâm nghiệp, nông nghiệp
được thực hiện ở 3 địa bàn cơ bản là vườn ươm, diện tích trồng cây (rừng trồng,
vườn cây, ruộng...) và rừng tự nhiên. Các biện pháp cơ bản bao gồm: Chọn giống,
xử lý giống,xử lý đất trồng,trồng,chăm sóc, thu hoạch,bảo quản.
6.2.2.1.Đối với vườn ươm
Trong kinh doanh cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây đặc
sản thường cần đến vườm ươm. Khi lựa chọn diện tích làm vườm ươm ngoài việc
chú ý tới nhu cầu sinh thái của cây trồng, các điều kiện hạ tầng cơ sở như điện
99 nước, đường giao thông còn phải chú ý tới khả năng phát sinh của sâu hại ở đó.
Trong trường hợp cần thiết có thể phải tiến hành điều tra sâu hại để xác định loài
sâu hại chính. Các nhóm sâu hại chủ yếu ở vườn ươm là sâu xám (họ Ngài đêm =
Noctuidae), Dế (Họ Dế mèn = Gryllidae, Họ Dế dũi = Gryllotalpidae), Bọ hung
(Họ Bọ hung = Scarabaeidae), Sâu thép (Họ Bổ củi = Elateridae). Các biện pháp
canh tác có tác dụng diệt trừ sâu hại ở vườn ươm mới thành lập là phát dọn, làm vệ
sinh thựcbì,cày ải,xử lý đất.Các biện pháp phòng trừ sâu hại khác bao gồm:
▪ Chọn lập vườn ươm hợp lý: vườn ươm có độ dốc nhất định 2-3 0
▪ Không đặt vườn ươm ở nơi đất đãtừng canhtác cây nông nghiệp, raumàu.
▪ Hệthống tưới tiêu hợp lý.
▪ Chọn giống chốngchịu với sâu hại.
▪ Xử lý hạt giống đúng kỹ thuật trước khi gieo ươm (xử lý nhiệt, xử lý hóa chất
và xử lý cơ giới).
▪ Xử lý đất gieo ươm, đất làm bầu (chọn đất đúng nhu cầu sinh thái của cây
con: Tỷ lệ các thành phần cơ giới, nguồn dinh dưỡng, sinh vật cộng sinh,
khôngdùng đất đãtừng canhtác rau màu và cây nông nghiệp đẻ đóng bầu...).
▪ Kỹ thuật ra ngôi,chọn loại bầu, xử lý rễ… thích hợp.
▪ Kỹ thuật chăm sóc hợp lý (tưới nước, bón phân, che bóng, đảo bầu, phá váng,
diệt cỏ dại...)tuỳ theo từng loài câyvàgiai đoạn tuổi của cây con.
▪ Vệsinh vườm ươm (thiết kế khuủ phân,xử lý cỏ dại...)
▪ Luân canh.
▪ Kỹ thuật nhân giống khác (giâm, chiết,ghép,nuôi cấy mô chọn cành/rễ).
▪ Tuyệt đối khôngbón phân chuồng chưa hoai mục.
▪ Khôngđểhố rác,hố phân ởxung quanh vườn ươm.
6.2.2.2.Đối với rừng trồng, vườn cây lâu năm.
▪ Thiết kế (rừng trồng, vườn cây) đúng mục tiêu kinh doanh, phù hợp nhu cầu
sinh thái của cây, đặc biệt nhu cầu về đất, hạn chế diện tích độc canh cùng
tuổi. Định hướng phát triển hệ sinh thái nhân tạo giống hệ sinh thái tự nhiên,
thực hiện lâm nghiệp,nông nghiệp phát triển bền vững.
▪ Chọn giống đủ tiêu chuẩn đểtrồng: Cây để trồng rừng: Không cong queo,sâu
bệnh, khôngcụt ngọn hợc 2 ngọn,có chiều caovút ngọn (HVN)và đường kính
cổ rễ(D00) từ trungbình trởlên, đủ số lá.
▪ Chú ý tới xuất xứ cây, chất lượng cây con (không có sâu hại, đảm bảo đủ kích
thước), công tác giống như lai tạo, chiết ghép… luôn phải chú ý tới khả năng
chống chịu sâu hại củacây trồng.
▪ Xử lý đất đúng kỹ thuật, ví dụ đảm bảo đúng kích thước hố, bề rộng băng,
chiều sâu xử lý...
▪ Trồng đúng quy định: Mật độ hợp lý, trồng đúng thời vụ, tránh thời gian cao
điểm của sâu hại.
▪ Chăm sóc sau trồng như trồng dặm, tưới, che chắn, diệt cỏ dại, xới đất, bón
phân....phải theo đúng quy định.
▪ Tỉa thưa, chặt vệ sinh cây suy yếu, già cỗi, cây có nhiều sâu hại, cây chết
đứng, đổ gẫy, cháy nhằm tiêu diệt nơi cưtrú của sâuhại.
▪ Thường xuyên làm tốt côngtác vệsinh đất canh tác.
▪ Khaithác đúng quy định: Xử lý gốc chặt đúng quy định, vận xuất, vận chuyển
nhanh; Tận dụng cành nhánh, làm tốt vệ sinh sau khai thác để hạn chế tàn dư
thực vật, hạn chế nơi cư trú và nguồn thức ăn của sâu hại như mối, mọt, xén
tóc...; Xử lý sản phẩm sau khai thác bằng các biện pháp như bóc vỏ, ngâm
nhằm hạn chế sự xâm nhập của sâu hại gỗ. Chọn bãi để lâm sản hợp lý: Chọn
nơi caoráo,thoáng,nhiều ánh sáng, xếp gỗ đúngquycách.
▪ Luân canh cây trồng.
6.2.2.3.Đối với rừng tự nhiên
▪ Hạn chế tác độngmạnh, khai thác dạng bóc lột.
▪ Bảo tồn tính đadạng loài,tăngtính đa dạng sinh học.
▪ Xúc tiến các biện pháp làm giầu rừng thứ sinh: Cải tạo môi trường, trồng cây
bản địa,tạo điều kiện xúc tiến tái sinh hạt,tái sinh chồi.
6.2.2.4.Đối với đồng ruộng,nươngbãi:
- Luân canh
Có tác dụng cách li về thời gian và không gian giữa cây chủ và loài sâu tương
ứng (có hiệu quả cao đối với những loài sâu có tính ăn hẹp), vì làm mất nguồn thức
ăn vàthay đổi môi trường sống làm sâu chết.
- Phạm vi luân canh càng rộng, thời gian luân canh giáp vòng càng dài thì
hiệu quả càng cao.
-Điều chỉnh hợp lý thời vụ gieotrồng vàthu hoạch
Các loài sâu hại đều phát sinh theo một quy luật nhất định. Nắm được quy luật
này ta điềuchỉnhđể tránh cho câybị phá hại nặngởthờikỳxung yếu.
Việc thu hoạch đúng lúc cũng có tác dụng tốt tránh sâu hại làm ảnh hưởng
chất lượng: Rau, khoai lang...
- Dùng giống chống chịu sâu hại
Việc lai tạo các giống chống chịu sâu hại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
VD giống lúa CR203 chống rầy, RSB – 13 chống sâu đục thân, giống mía cứng cây
chống sâu đục thân.....Đâylà biện pháp chủ động,dể làm, hiệu quả.
- Bón phân hợp lý
- Bón phân cân đối đầy đủ và hợp lý làm cây trồng sinh trưởng tốt có khả
năng tăng sức chống chịu sâu.
-Bón kalithích hợplàm cho cây cứnghạn chếsự phá hạicủa sâu đục thân.
- Bón cân đối NPK và sử dụng hợp lý phân hữu cơ có tác dụng tốt đối với sâu
hại.
-Vệsinh đồng ruộng
- Dọn sạch tàn dư cây trồng, cỏ dại có tác dụng cao trong việc tiêu diệt các
loài sâu hại vì đâylànơi cưtrú của chúng.
-Biện pháp làm đất
Có tới 95% loài Côn trùng có quan hệ mật thiết với đất. Khi làm đất sẽ làm
101 thay đổi đột ngột môi trường sống của sâu hại do đó đã hạn chế và tiêu diệt được
chúng.
- Tưới nước: Tưới nước có tác dụng trong việc hạn chế một số loài côn trùng gây
hại.
- Điều kiện khô hạn rệp mía phát tán đi tìm thức ăn phù hợp hơn, tưới nước
chomía có tác dụnghạn chếsự lây lan của rệp.
- Tưới nước cho mạchiêm khôhạn có tácdụnghạn chế rệp (vì chúngchỉ phát
sinh trong điều kiện khô hạn).
Các biện pháp khác
- Bóclá míakịp thời hạn chếsâu đục thân.
-Bấm ngọn,tỉa chồi thuốc lá kịp thời hạn chế đượctáchại của rệp.
6.2.2.5. Đánh giáưu điểm, nhược điểm của phươngpháp canh tác
Phương pháp canh tác có ưu điểm là khá toàn diện, vừa tác động vào thành
phần loài sâu hại, môi trường sống của chúng vừa trực tiếp tiêu diệt sâu hại và nâng
cao sức đề kháng của cây trồng. Khi tiến hành biện pháp này nhiều trường hợp rất
phù hợp với mục tiêu kinh doanh của con người nên dễ áp dụng, không ẩnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống. Nhược điểm của phương pháp
này là tác dụng chậm của các biện pháp được áp dụng, vì vậy khi sâu hại đã phát
dịch thì tác dụng của các biện pháp rất hạn chế. Đối với địa bàn lâm nghiệp có địa
hình phứctạp nên nhiều biện pháp không thể tiến hành được triệt để.
6.2.3. Phươngpháp cơ giới,vật lý
Phương pháp cơ giới, vật lý là sử dụng sức người kết hợp với các phương tiện
thủ công,các yếu tố vật lý trong phòng trừsâu hại.
6.2.3.1.Biện pháp bắt giết
Đây là biện pháp thủ công thường được thực hiện ở nơi có cường độ kinh
doanh lớn như vườn ươm, cây rừng dưới 4 tuổi, đối với cây giống, cây ăn quả, cây
cảnh... Vì đây là biện pháp sử dụng nhân lực trực tiếp thu thập sâu hại nên công tác
tổ chức thường quyết định hiệu quả của nó. Tuy nhiên để thực hiện tốt công tácnày
người tổ chức cũng như người trực tiếp thu bắt sâu hại đều phải có hiểu biết về sâu
hại. Những đặc điểm sinh học quan trọng cần biết là cách nhận dạng sâu hại, địa
điểm, thời gian cư trú của chúng và những đặc tính mà người thu bắt có thể lợi
dụng nhưtính giả chết,phản xạbuông tơ... khi rung cây.
Tất nhiên để bắt sâu hại dễ dàng có thể phối hợp với một số phương tiện khác như
mồi nhử, bẫy hố, bẫy đèn, vợt, gậy, sào, bao tay... Nhìn chung các loài sâu ăn lá cư
trú trên cây hoặc dưới đất,các pha sâu hạiở dưới đất đều có thể thu bắt.
Ví dụ: -Cắt,nhổ, chặt cành, câybị sâu hại,ngắt bỏ ổtrứng trên lá cây.
-Dùng lượcchải sâu ở câymạ, lúa mới cấy.
- Dùng sào chọc cho sâu róm thông rơi và giết. Rung cây vải vào sáng sớm
cho bọ xít rơi để bắt giết.
- Dùng vợtđể bắt châu chấu lúa trên đồng ruộng...
102 6.2.3.2.Biện pháp ngăn chặn
a)Vòngdính
Một số loài sâu hại có tập tính di chuyển giữa nơi phá hại và nơi trú ngụ hoặc
giữa nơi cư trú của pha gây hại (thường là pha sâu non) và nơi cư trú của pha sau
(nhộng). Trong lâm nghiệp có các loài như Sâu nâu ăn lá keo tai tượng, Sâu vạch
xám ăn lá keo tai tượng (họ Ngài đêm) ban ngày cư trú ở khu vực quanh gốc cây
(ẩn nấp ở dưới lá keo khô, cành khô hoặc trong kẽ nứt vỏ cây), ban đêm mới bò
theo thân cây lên trên tán để gây hại. Sâu đo ăn lá Lim (họ Sâu đo), một số loài sâu
róm bò xuống đất gần gốc cây để hóa nhộng. Vòng dính chặn con đường di chuyển
của các loài sâu hại này là biện pháp thích hợp. Vòng dính được đặt trên thân cây ở
độ cao 1,3m, rộng khoảng 5-10cm. Chất dính tương tự như keo dính chuột hoặc
dùng hỗn hợp gồm dầu thông,tùng hương, hắcín, vadơlin.Lượng keodính cho1ha
là 20-50kg đối với ngài độc, 50-100kg đối với sâu róm khác. Để vòng dính có hiệu
quả phải làm sao cho vòng dính là con đường duy nhất sâu hại phải đi qua, tức phải
thu dọn mọi cầu nối và phải làm vòng dính kịp thời. Đây là biện pháp rất thích hợp
đối với khu vực như khu dân cư, nguồn nước, các đối tượng cây quý hiếm cần bảo
vệ đặc biệt.
b)Vành đai cây xanh,hào rãnh
Có thể ngăn cách nguồn thức ăn của sâu hại bằng vành đai cây xanh. Cây
đượcchọn để làm đai xanh là những loài câycó khảnăng chống chịu với sâu hại,ví
dụ các câycó nhựa mủ như Thầu dầu,Xương rồng....hoặc những cây không phải là
nguồn thức ăn ưa thích của sâu hại. Thiết kế đai xanh cản lửa ở các khu vực rừng
trồng hợp lý cũng có thể ngăn chặn được sự phá hoại của sâu hại. Các khu vực có
diện tích nhỏ như vườn ươm có thể xây dựng hệ thống hào rãnh kích thước
30x30cm có vách thẳng để ngăn chặn sự di chuyển của sâu hại dưới đất như sâu
non sâu xám...
c)Bọcbảo vệ
Một số loài sâu hại có tập tính chỉ đẻ trứng vào nơi nhất định của cây, do đó
có thể dùng biện pháp bọc bảo vệ để ngăn chặn quá trình đẻ trứng. Ví dụ đối với
sâu đụcquả,Vòi voi hại măng tre....
6.2.3.3.Biện pháp mồi nhử,bẫy
Mồi nhử và bẫy là biện pháp thường được áp dụng để phòng trừ sâu hại, đây
là biện pháp lợi dụngphản xạkhôngcó điều kiện của sâu hại.
- Làm bẫy như cắm từng bó cây xanh trên ruộng đểsâu ẩn nấp sáng nhổ rũ bỏ
sâu đi.
Do có khả năng cảm giác tốt mà sâu hại thường nhanh chóng nhận biết được
mùi vị tỏa ra từ nguồn thức ăncủachúng hoặc mùi của một chất kíchthíchnào đấy,
chúng có tính xu hóa cao.Mồi nhử làbiện pháp thích hợp đểthu hút sâu hại tới một
nơi thuận tiện cho việc phòng trừ chúng. Mồi nhử thường được làm từ thức ăn của
sâu hại hoặc chất mà nó ưa thích. Các dạng mồi nhử hiện hay được áp dụng là lá
tươi băm nhỏ, cành nhánh, vỏ cây, cây mồi, hộp nhử mối, cám rang, tinh bột lên
men, bã rượu... Để lựa chọn loại mồi nhử thích hợp cần có nghiên cứu tập tính của
sâu hại. Với sâu hại vườn ươm như sâu xám, dế có thể dùng mồi nhử là rau tươi
băm nhỏ cùng cám rang. Cây mồi là loại mồi nhử để phòng trừ sâu hại gỗ như mối,
mọt, xén tóc. Có thể sử dụng cây mồi đứng hay cây đã chặt hạ. Với mối nhà hiện
hay sử dụng hộp nhử mối. Hộp mồi nhử mối được làm bằng bìa Caton 2 lớp, trong
có những miếng gỗ mềm như Thông trắng, Trám trắng, Bồ đề... chẻ mỏng khoảng
1cm,nhúng nước đường 1%. Mồi nhử cũng hay đượcdùng để làm bẫy sâu hại hoặc
kết hợp với thuốc hóahọcđể làm bả độc.
Bẫy sâu hại gồm nhiều loại như bẫy hố, bẫy dính, bẫy vỏ cây, bẫy đèn, bẫy
pheromon.
1.Bẫy hố
Đối với sâu hại hay di chuyển trên mặt đất như Dế mèn, Dế dũi, Bọ hung...có
thể dùng bẫy hố (Pitfall) để bắt. Những dụng cụ đơn giản như chai lọ, hộp bia... có
thành nhẵn được chôn xuống đất sao cho miệng bẫy nằm sát với mặt đất, sâu hại bò
qua sẽ bị rơi xuống không thoát ra được. Phía trên miệng bẫy cần có nắp đậy để
chống mưa. Miệng hố được phủ một tấm lưới thô để treo mồi và ngăn các động vật
ăn côn trùng. Mồi có thể là các loại thức ăn khác nhau mà đối tượng côn trùng cần
thu thập ưathích:
▪ Bột mì, bột ngũ cốc hoặc cám rang: (Dế,Gián, Kiến);
▪ Phân trâubò: họ Bọhung (Scarabaeidae) …
▪ Hoa quảthối;Xác thối… ruồi nhà
2.Bẫy dính (Sticky Traps)
Có thể dùng 1 miếng giấy, tấm kính, tấm lưới sắt, vật thể hình trụ được sơn
vàng và bôi keo dính rồi treo lên cây hoặc giá treo tương tự để dính bắt sâu hại.
Một số keo dính cóthểđược trộn chất dẫn dụ côn trùngđểtăng hiệu quả của bẫy.
.3.Bẫy đèn
Đèn dầu, đèn măng xông, đèn đất đèn, đèn điện đều có thể dùng để thu bắt
sâu hại có tính xu quang mạnh, tuy nhiên kết quả phụ thuộc rất lớn vào cường độ
chiếu sáng.
Đèn được treo ở vị trí cách mặt đất từ 1 đến 1,5m. Bẫy đèn có thể sử dụng từ
chập tối (đối với họ Ngài trời (Sphingidae), họ Bọ hung (Scarabaeidae)) cho đến
gần sáng. Nhiều loài thuộchọ Ngài hổ (Arctiidae)bay ra rất muộn, thường phải sau
nửa đêm mới xuất hiện nhiều. Các nơi thích hợp để dùng bẫy đèn là sườn đồi, bãi
cỏ, bìa rừng, đỉnh gò..., cần tránh nơi có nguồn ánh sáng mạnh. Các đêm gần tới
hay sau đêm trăng rằm thường không thích hợp, đêm có gió mạnh cũng thường
không thu được kết quảcao.
4. Bẫy pheromon
Pheromon là một loại tín hiệu hóa học được côn trùng tiết racó tác dụng tới sinh lý
và tập tính của các cá thể khác trong cùng một loài. Chất dẫn dụ sinh dục là một
loại pheromon được tiết ra phục vụ cho quá trình giao phối. Hiện đã biết cấu tạo
hóahọc pheromon của khoảng 250loài côn trùng.

Bẫy pheromon là một loại bẫy sử dụng chất dẫn dụ sinh dục để thu bắt cá thể đực
haycái của một loài rồi trên cơ sở đó tính ra mật độ quần thể (xem
hình dưới đây).
Hình 7-01: Bẫy pheromon sử dụng keo dính (Vẽ theo
Nguyễn Thế Nhã)
Bẫy lồng miệng bán nguyệt: Có thể dùng miếng Plastic khổ
A3 để uốn cong tạo ra một cái lồng có 2 cửa hình bán nguyệt. Bôi
keo dính vào mặt trong của lồng, như vậy có thể hạn chế nước
mưa, nắng làm hỏng keo dính. Pheromon nhân tạo hoặc sâu
trưởng thành có khả năng tiết pheromon được treo ở giữa đáy
lồng.Mỗi điểm điều tracó thể treo một lồng như vậy.
6.2.3.4.Biện pháp dùng nhiệt độ,phóng xạ
Nhiệt độ có ảnh hưởng kháquyết định tới sâuhại,vì thế nếu nhiệt độ quácao,
quáthấp đều có tácdụng xua đuổi hoặc diệt sâu hại.

Hình 7-02: Tác động của


các khoảng nhiệt độ khác
nhau tới sâu hại
Hình 7-02 cho thấy
ảnh hưởng của các khoảng
nhiệt độ khác nhau tới côn
trùng. Nhiệt độ quá thấp
hoặc quá cao đều có tác
dụng diệt sâu hại. Từ cận
dưới của nhiệt độ thích hợp xuống giới hạn nhiệt độ thấp làm sâu hại bị chết là
khoảng nhiệt độ thấp có tác dụng xua đuổi sâu hại. Tương tự như vậy có một khu
vực nhiệt độ khá cao cũng có tác dụng xua đuổi. Bảo quản hạt giống, lâm nông sản
trong điều kiện nhiệt độ thấp là một biện pháp phòng sâuhại kháhữu hiệu.Phơi hạt
dưới nắng gắt có nhiệt độ cao cũng có tác dụng xua đuổi và diệt sâu hại. Tại các
diện tích trồng cây có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác để điều chỉnh
nhiệt độ thông qua điều chỉnh ánh sáng như phát luỗng, tỉa thưa, che bóng, xới
đất... Để diệt sâu hại người tacó thể dùng biện pháp đốt, tuy nhiên cần rất chú ý tới
nguy cơ gây ra hỏa hoạn. Xử lý lửalà biện pháp rất hữu hiệu để diệt sâu hại.
Với những đối tượng sâu hại nguy hiểm có thể áp dụng biện pháp chiếu xạ.
Đây là biện pháp rất hiệu quảnhưng cần sự đầu tư lớn nên chỉ đượcáp dụng rất hạn
chế ởmột số nướcphát triển.
6.2.3.5.Ưu điểm,nhược điểm của phương pháp cơ giới,vật lý
a) Ưu điểm
▪ Đơn giản,dễ áp dụng
▪ Không độchại nên không ảnh hưởng xấu tới môi trường
Bím c¸i
DiÖn tÝch
b«i keo
NhiÖt ®é
DiÖt s©u h¹i
DiÖt s©u h¹i
Xua ®uæi
Xua ®uæi
Khu vùc
nhiÖt ®é
thÝch hîp
Cêng ®é ho¹t ®éng
105 b)Nhược điểm
▪ Diệt sâu hại không triệt để
▪ Phạm vi ứngdụnghẹp và đôi khi tốn kém (vòng dính,phóng xạ)
▪ Rủi rocó thể xảy ra (xử lý lửa gâycháy rừng)
6.2.4. Phươngpháp sinh học
Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng thiên địch và các sản phẩm
sinh học trongphòng trừsâuhại.
6.2.4.1. Thiên địchcủa sâu hại
Kẻ thù tự nhiên của sâu hại được gọi là thiên địch của chúng bao gồm nhiều
nhóm sinh vật như:
➢ Động vật không xương sống
∙ Tuyến trùng
∙ Sên
∙ Nhiều chân (Đatúc -Chilopoda)
∙ Nhện
➢ Động vật cóxương sống
∙ ếch nhái (lưỡng cư/lưỡng thê)
∙ Bò sát
∙ Chim
∙ Cá
∙ Thú
➢ Vi sinh vật
∙ Nấm
∙ Vi khuẩn
∙ Virus
6.2.4.2. Phương hướng sử dụng thiên địch
Thiên địch là một yếu tố sinh thái rất quan trọng trong việc điều chỉnh mật độ
quần thể sâu hại. Với người làm công tác phòng trừ sâu hại, thiên địch được coi
như đội quân giúp việc đắc lực. Để sử dụng thiên địch cho có hiệu quả thì đội quân
này phải mạnh. Sức mạnh của thiên địch thể hiện ở số lượng và khả năng tiêu diệt
sâu hại của chúng. Do đó để sử dụng thiên địch người quản lý phải làm sao cho ở
nơi cần đến chúng số lượng loài và mật độ thiên địch tăng lên. Có 2 giải pháp cơ
bản sau đây:
➢ Bảo vệ thiên địch
➢ Tích cựclàm tăng số lượng thiên địch
∙ Tập trung thiên địch từnguồn tự nhiên
∙ Sản xuất hàngloạt thiên địch (gây nuôi)
∙ Nhập nội vàthuần hóa thiên địch
a)Bảo vệ thiên địch
Để có thể làm tốt công tác bảo vệ thiên địch cần chú ý tới một số vấn đề sau
đây:
106 1. Cần phải biết hiện tại trong khu vực quản lý có những loài thiên địch nào và
quan hệ của chúng với những loài sâu hại chính để xác định ra loài thiên địch chủ
yếu.
2. Người quản lý phải nắm được các đặc điểm sinh học của thiên địch và sâu
hại, trong đó đặc điểm nhận biết (hình thái), nhu cầu thức ăn, nhu cầu nơi ở, tập
tính sinh sản là 4 vấn đề rất quan trọng cần chú ý trong công tác bảo vệ thiên địch.
Nhiều loài ong ký sinh có kích thước rất nhỏ nên việc nhận biết chúng thường rất
khó khăn, đặc biệt là đối với những người không chuyên môn, vì thế hình thức
tuyên truyền bằng tranh, ảnh, tờ rơi là biện pháp thích hợp để động viên nhiều
người cùng tham gia vào công tác bảo vệ côn trùng thiên địch. Đa số các loài côn
trùng thiên địch trước khi đẻ trứng thường ăn bổ sung với thức ăn là mật hoa hay
mật rệp. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ cây bụi, thảm tươi, nhất là đối với các loài
cây có nhiều hoa nở vào dịp xuất hiện pha trưởng thành của thiên địch hoặc tiến
hành trồng xen cây có mật hoa mà thiên địch ưa thích hoặc phun nước đường vào
trong rừng khi thấy cần thiết phải tập trung thiên địch. Cần áp dụng phương pháp
khaithácthích hợp,thí dụ thuhoạch theo băngđể còn chỗ cưtrú cho thiên địch.
3. Khi tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hoá học cần tránh phun thuốc lên
nơi cư trú ưa thích của thiên địch là cây bụi, thảm mục... Chỉ phun thuốc trừ sâu
vào nơi thực sự có sâu hại tập trung với mật độ lớn. Trong một khu vực có dịch sâu
hại không nhất thiết phải xử lý triệt để toàn bộ diện tích có sâu hại bằng thuốc trừ
sâu, cần chọn ra một dải rừng thích hợp không sử dụng thuốc để thiên địch có nơi
an toàn cho sự phát sinh phát triển của chúng.
b)Tập trung thiên địch
Điều kiện áp dụng biện pháp này: Các loài thiên địch sống tập trung, sâu hại
có đặc điểm đẻ trứng tập trung ở nơi dễ thu thập, trứng sâu hại có tỷ lệ ký sinh khá
cao. Người ta thường thu thập các ổ trứng của Sâu róm thông ở thế hệ đầu năm, tập
trung vào các ô vuông ở trong khu vực rừng có nguy cơ xảy ra dịch sâu hại nhằm
tập trung các loài ong ký sinh trứng. Tập trung trứng đẻ thành bọc của các loài Bọ
ngựa hoặc di chuyển tổ Kiến vào nơi có nguy cơ phát dịch sâu hại là 2 biện pháp
tập trung côntrùng ăn thịt.
c)Chọn vàgây nuôi thiên địch
Trong thực tế mật độ thiên địch thường không đủ lớn để có thể khống chế có
hiệu quả các loài sâu hại.Gây nuôi,nhập thiên địch để làm tăng số lượng thiên địch
vào những lúc cần thiết là các biện pháp hay được áp dụng. ở mỗi địa phương, tiến
hành điều tra phát hiện các loài côn trùng thiên địch của từng loài sâu hại chủ yếu.
Sau đó căn cứ vào khả năng diệt sâu hại và đặc điểm sinh học của từng loài để rút
ra loài thiên địch chủ yếu cho từng pha sâu hại. Những loài được chọn là những
loài có khả năng diệt sâu hại cao, dễ gây nuôi. Sau khi đã xác định được loài côn
trùng thiên địch chủ yếu, tiến hành nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học, sinh thái
của chúng rồi xây dựng các quy trình gây nuôi, bảo quản để có thể chủ động thả
vào rừng khicó sâuhại.
Một số loài hiện được gây nuôi là Ong ký sinh trứng sâu hại bộ Cánh vẩy như
107 Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi Mat., T. evanescens Westwood, T.
japonicum Achmead...), Ong tấm xanh (Anastatus disparis Rusch), Bọ rùa
(Coccinellidae),Bọngựa (Mantodea), Chim....
d)Nhập nội và thuần hóa
Lý do cần nhập nội thiên địch có thể là: Không có điều kiện gây nuôi thiên
địch, rừng trồng cây nhập nội không có loài thiên địch cần thiết để khống chế một
loài sâu hại nguy hiểm. Khi nhập thiên địch cần lựa chọn một số loài côn trùng có
khả năng diệt sâu hại cao đã được gây nuôi ở nước khác. Thiên địch nhập nội này
cần phải được "thuần hoá" trong một thời gian, tạo điều kiện cho nó quen với khí
hậu trong nước để sử dụng có hiệu quả vàngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của
thiên địchnày tới hệsinh thái.
6.2.4.3. Sử dụng côntrùng thiên địch
Thiên địch thuộc nhóm này bao gồm Côn trùng ký sinh và Côn trùng ăn thịt là đối
tượng hay được sử dụng trong côngtácphòng trừsâu hại.
a) Côntrùng ănthịt
Nhữngloài có ý nghĩa lớn bao gồm:
a.1.Họ Hành trùng (Carabidae):
Các giống rất có ích trong lâm nghiệp là Carabus, Calosoma và giống
Cychrus. Mỗi một con Hành trùng một năm tiêu diệt hàng trăm con sên, sâu thép,
sâu non bọ hung hay sâu non cánh phấn.
Hành trùng Trung Quốc (Calosoma maderae chinensis Kirby)

(Hình bên) Trưởng thành có thân dài 26-35mm, rộng 10-13mm, trên lưng mầu
nâu sẫm có ánh kim loại, mặt bụng sáng. Năm có 1 vòng đời, sâu trưởng thành có
tính xu quang
và chạy rất
nhanh. Khi bị
nguy hiểm sâu
trưởng thành
thường tiết ra
một chất dịch
hôi để tự vệ.
Sâu non và sâu
trưởng thành ăn rất nhiều sâu non bộ cánh vẩy. Một sâu non có thể ăn hết 40 con
mồi, một sâu trưởngthành ăn hết 270con mồi.
Hình 7-03. Một số loài thiên địch thuộc bộ cánh
cứng
1-Hànhtrùng Calosoma maderae chinensis Kirby
2-Hành trùng Catacopus sauteri 3-Họ hổ trùng (Cicindelidae)
a.2.Họ Hổ trùng (Cicindelidae)
1
2
108 Loài Cicindela chinensis là loài côn trùng đẹp, thân màu ánh xanh, cánh cứng có
ánh xanh hay đỏ đồng. Hổ trùng thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc săn
mồi.Chính vì lẽđó nên Hổ trùng thường có mắt kép rất to,dạnghình cầu.
+ Hổ trùng Trung Quốc (Cicindela chinensis Degeer) (Hình bên)
Trưởng thành: Thân dài 17-22 mm, rộng 7-9 mm. Đầu màu xanh, mép trước
và sau của mảnh lưng ngực trước màu xanh, còn phần giữa màu vàng hoặc màu
xanhánh vàng.
Loài này năm có 1 vòng đời. Hổ trùng trưởng thành hoạt động mạnh vào
nhữngngày nắngấm.Nó săn mồi cả ngày lẫn đêmvà xuất hiện nhiều vào tháng 10,
tháng 11 sau đó qua đông
a.3.Họ Bọ rùa (Coccinellidae)
Phần lớn các loài bọ rùa đều là các loài bắt mồi ăn thịt. Bọ rùa non và Bọ rùa
trưởng thành ăn thịt các loài rệp, nhện đỏ, rận cây và các loài côn trùng khác. Năm
1888, ở Califo rniađã nhập Bọ Châu úc (Rodolia cardinalis Mulsant), một loài Bọ rùa đỏ có
vân đen để phòng trừ rệp sáp hại Cam, chanh (Icerya purchasi Malkell).

+ Bọ rùavàng13 chấm đen (Lemnia bissellataMulsant) (Hình 7-04)


Sâu trưởng thành dài 5,6-7mm, rộng 5,4-6mm, màu vàng da cam, nhẵn. Thân hình
bán cầu, trên cánh cứng có 10 chấm đen to phân bố theohàng. Sau khi vũ hoá được
một vài ngày chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Đặc biệt bọ rùa có hiện tượng
chết giả.
1 2 3 4
Hình 7-04. Một số loài bọ rùa bắt mồi ăn thịt
1.Bọ rùavàng13 chấm đen; 2.Bọ rùa đỏ; 3.Bọ rùa đen 4 đốm đỏ; Bọ rùa6 vết đen
+ Bọ rùa đỏ (Rodolia pumila Weiser)(Hình 7-04)
Sâu trưởng thành dài 5mm, chiều rộng 3-4mm, toàn thân màu đỏ da cam.
Mảnh lưng ngực trước có màu đỏ nhạt hơn màu của cánh.
+ Bọ rùa đen 4 đốm đỏ (Menochilus 4-maculatus (Fab.)(Hình 7-04)
= Chilomenes quadriplagiata (Swartz))
Sâu trưởng thành dài 4,6-6,5mm, chiều rộng 4,0-6,2mm. Lưng nhẵn, màu
đen. Trên lưng cánh cứng có 4 đốm đỏ. Đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng ngực trước
phủ kín đầu.Mắt kép màu đen.
+ Bọ rùa 6 vết đen (Menochilus (Chilomenes)sexmaculatus (Fab.))
109 (Hình 7- 04). Sâu trưởng thành dài 5-6,5mm, chiều rộng 4-6,2mm, có hình
bán cầu.Mảnh lưng ngực trướccó màu vàng xen màu đen. Trên cánh cứng mỗi bên
có 2 dải vân đen và 1 chấm màu đen hình trứng dài. Bụng màu vàng nhạt, chân
đen.
a.4.Bọ xít ăn sâu (Reduviidae)
Bọ xít ăn Sâu róm thông (Sycanus croceovittatus Dohrn)
Loài này phân bố ở khắp miền Bắc Việt Nam, thường gặp nhiều trên các ổ
dịchcủa Sâuróm thôngvànhững khu rừng lân cận.

Thân dài 26-30mm, màu đen nâu. Đầu kéo khá dài,
hai bên đầu có hai mắt kép to lồi ra. Bọ xít trưởng
thành ít bay, di chuyển chủ yếu bằng cách bò. Khi gặp
sâu non của Sâu róm thông bọ xít dùng vòi tiêm vào
con mồi một chất làm cho con mồi bị tê liệt, sau đó
mới hút các chất dinh dưỡng từ con mồi vào cơ thể.
Hình 7- 05. Bọ xít ăn sâu (Sycanus croceovittatus
Dohrn)
a.5. Kiến
Khả năng ăn thịt khá lớn, kiến có vai trò rất
quan trọng trong hệ sinh thái rừng, nhất là trong việc
khống chế cácloài sâu hại, giữcân bằng sinh thái.
Kiến vống (Oecophylla smaragdina (Fabricius))
Kiến thợ có thân dài 11-14mm,màu nâu vàng.
Kiến vống thường làm tổ trên tán cây lá rộng như: Nhãn, Vải, Mít, Sơn, Giẻ,
Lọng bàng... Tổ được kết bằng tơ, trên một cây ngoài tổ chính còn nhiều tổ phụ.
Khi kéo lá làm tổ kiến thường cắn vào đốt cuống của nhautạo thành những dây dài.
Kiến cong đuôi (Cremastogaster travancoresis Forel)
Kiến thợ thândài từ 5-9mm.
Kiến cong đuôi thường làm tổ ở trên cành cây như: Thông, Sơn, Xoan, Phi
lao... Tổ làm bằng các rác, lá khô cộng với nước bọt của nó nên trông giống như
phân trâu khô. Tổ xốp nhẹ, lỗ chỗ như tổ ong.
Phươngpháp sử dụng kiến
- Thu cảtổ cho vào các túi vải dầy, mỗi túi chứa từ 20-30 tổ tập trung vào các
ổ dịch sâu hại.
- Rung tổ một vài phút để cho kiến bò ra khỏi tổ, chờ một lúc sau phần lớn
kiến đã quay về dùng dao chặt cành có tổ kiến xuống và để yên độ 5-10 phút cho
kiến ổn định, rồi cũng cho vào túi vải mang đến thả chỗ có sâu hại. Số kiến còn lại
buộcphải xây tổ mới.
- Dùng dao bổ đôi tổ kiến và chuyển một nửa đi nơi khác, biện pháp này
thường làm với tổ Kiến cong đuôi.
- Dùng gậy đập vỡ tổ kiến thành nhiều mảnh để kiến bò ra khắp nơi, sau đó
tập trung về các tổ phụ đểxây tổ mới,thườnglàm với tổ Kiến vống.
- Tổ kiến cần đặt ở nơi thựcbì dầy,râm mát,cónhiều loài câylá rộng.
Sycanus
c
rceovittatus
Dohrn
110
- Thời gian thảtốt nhất vào các buổi sáng yên gió củamùahè.
a.6.Bọngựa
-Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus)
Bọ ngựa trưởng thành cái có thân dài 40-80mm, màu xanh lá mạ hoặc màu
nâu. Con đực thon mảnh và nhỏ hơn (dài 40-65mm). Phía trong của đốt chậu chân
trước (chân bắt mồi) có1 chấm đen,thường với 1 điểm nâu sángở giữa.
-Bọngựa xanh bụng rộng (Hierodula patellifera Serville)
Bọngựacái thândài 50-75mm, mầu xanhlá cây hoặc mầu nâu nhạt.
-Bọngựa Trung Quốc (Tenodera sinensis Saussure)
Cơ thể dài 95-100mm,toàn thân mầu xanh hoặc nâu vàng.
Cơ thể Bọngựa đực nhỏ và mảnh hơn Bọngựacái,dài 70-75mm.
-Bọngựa cổ bành: Deroplatys sp.
Cơ thể dài 70-80mm, đầu hình tam giác đều. Do mảnh lưng ngực trước khá
lớn nên được gọi là Bọ ngựa cổ bành
b)Côn trùngký sinh
Hai nhóm côn trùng ký sinh có ý nghĩa kinh tế lớn là Ong ký sinh và Ruồi ký
sinh.Một số loài ongký sinh và ruồi ký sinh đángchú ý là:
Ký sinh trứng sâu hại: Ong mắt đỏ, Ong tấm xanh, Ong tấm đen.
Ký sinh sâu non,nhông: Ongkén, Ong đùi to, Ong cự, RuồihọTachinidae.
+ Ong mắt đỏ: (Trichogramma dendrolimi Matsumura): Ong trưởng thành vũ
hoá ở trong trứng của ký chủ, sau đó cắn thủng một hoặc hai lỗ tròn ở đỉnh trứng
chui ra, mép lỗ thường lờm xờm. Sâu non sống trong trứng ký chủ làm cho trứng
ký chủkhông nở được.
Một năm Ong mắt đỏ cótới 30 lứa một năm,mỗi nứa từ 6-30 ngày.

Hình 7-06. Ong mắt đỏ: (Trichogramma dendrolimi


Matsumura)
Ong mắt đỏ là loài đa thực, nó có thể ký sinh lên 300 loài sâu
khác nhau thuộc các bộ: Cánh vẩy, Cánh cứng, Cánh màng,
Cánh nửa cứng,Cánh lưới, Hai cánh,Cánh thẳng.
+ Ong tấm xanh
: (Anastatus disparis Rusch) Nhìn chung
có màu xanh đen ánh kim loại. Mỗi ong cái đẻ từ 200-300
trứng.
Một ăn ong tấm xanh cho từ6-8 thếhệ. Thếhệ mùa hè dài từ 15-30 ngày. Thế
hệ mùa đông dài 40 ngày. Ong tấm xanh ký sinh trứng sâu róm thông và nhiều loài
sâu hại khác.
Ong tấm đen
: (Telenomus dendrolimusi Chu)
Ong tấm đen ngoài ký sinh vào trứng Sâu róm thông đuôi
ngựa còn ký sinh vào trứng của nhiều loài sâu hại thuộc bộ cánh
vẩy vàcánh thẳng.
Ong trưởng thành khi vũ hoá cắn một lỗ nhỏ ởđầu trứng của
Sâu róm thông đuôi ngựa chui ra. Mỗi con cái đẻ trung bình 50
111
trứng,có con đẻtới 150 trứng.Mỗi trứng ký chủ ong đẻ vào 4 trứng.Mỗi trứng Sâu
róm thông đuôi ngựa vũ hoá ra từ 3-4 Ong tấm đen. Ong tấm đen hoạt động mạnh
có khả năng bay xa hàng trăm, hàng ngàn mét. Khả năng ký sinh rất cao, có thế hệ
Sâu róm thông đuôi ngựa,40-50%trứngbị ký sinh là trứng nhiễm Ong tấm đen.
Hình 7-06.Ong tấm đen: (Telenomus dendrolimusi Chu)
Loài Ong tấm đen rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu nên khi gây nuôi phải cẩn
thận và chỉ thảong vào rừng khôngcó xử lý thuốc trừ sâu.
Ongkén haimàu
: (Rogas dendrolimi Matsumura)
Ong hai màu ký sinh vào sâu non Sâu róm thông.Ngoài ra nó còn ký sinh vào
nhiều loài sâu ănlá thuộc Bộ Cánh vẩy.
Ong đùi to
: (Brachymeria obscurata Walker)

Ong đùi to ký sinh vào sâu non tuổi 4, tuổi 5 và nhộng của
Sâu róm thôngvà nhiều loài sâu hại khác.
Nếu ký sinh vào sâu non thì lỗ vũ hoá của Ong đùi to nằm
ở mặt lưng ký chủ, giữa đốt thứ 3 và thứ 4 của bụng tính từ dưới
lên. Nếu ký sinh vào nhộng ký chủ thì lỗ vũ hoá ở gần 1/3 thân
thể kể từ đầu. Lỗ vũ hoá rộng từ 2-2,5mm. Mỗi ký chủ có từ 3-4
ong đùi to bay ra.
Hình 7-08.Ong đùi to: (Brachymeria obscurata Walker)
Ruồi 3vạch
: (Exorista sp.)
Ruồi 3 vạch phân bố khắp nơi và thấy xuất hiện nhiều ở thế hệ 3 và thế hệ 4
của Sâu róm thông. Nó thường ký sinh vào sâu non tuổi 5, tuổi 6 và kéo dài sang
pha nhộngcủa Sâu róm thông.
Ruồi trưởng thành đẻ từ 1-8 trứng vào bên cạnh các đốt chậu chân ngực của
sâu non ký chủ ởtuổi 5,tuổi 6.Mỗi ruồi cái đẻ khoảng 400 trứng.
Để phát huy vai trò của Ruồi 3 vạch diệt Sâu róm thông ta cần bảo vệ lớp
thảm mụcở rừng thôngvà tiếp tục nghiên cứu nhân giống ruồi.
6.2.4.4. Sửdụng nấm, vi khuẩn, virus
a) Nấm
Một số loại nấm hiện được sử dụngđểdiệt sâuhại là:
- Nấm bạch cương (Beauveria bassiana V.): Diệt sâu hại thuộc bộ Cánh vẩy,
Cánh không đều... Chế phẩm nấm Beauveria bassiana V. có các tên gọi như:
Beauverine, Botani Gard, Boverin, Naturalis-L, Ostrinil. Back-off... Thuốc có tác
dụng tiếp xúc. Bào tử nấm dính vào lớp da côn trùng, nảy mầm, sợi nấm xâm nhập
vào mô tế bào và ký sinh nội chất tế bào. Quá trình lây nhiễm kéo dài 24-48 tiếng,
gây chết cho sâu hại sau 3-5 ngày. Chế phẩm Naturalis-L dùng để trừ nhiều loài
sâu hại bộ Cánh cứng (Coleoptera), Cánh đều (Homoptera), Cánh nửa cứng
(Hemiptera). Chế phẩm Ostrinil dùng trừ sâu đục thân ngô, Botani Gard dùng để
trừ bọ trĩ, ruồi,bọ xít hại rau, câycảnh…
▪ Nấm Beauveria brongniartii (Betel)diệt bọhung.
▪ Nấm Metarrhizium anisopliae(Metsch.)Sorok. 1883 diệt mối...
112 b)Vi khuẩn
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis Berliner được chế tạo thành chế phẩm sinh
học với các tên như: BT, Thuricide, Entobacterin, Bactospeine, Biotit, Toarow CT,
VK, Delfin bằng phương pháp lên men vi khuẩn. Độc tố là một loại đạm cao phân
tử.Đâylà loại thuốc vị độc dùngđểdiệt sâu tơhại rau,sâu xanh hại rau, ngô,bông,
sâu róm thông….
c) Virus
Virus ký sinh và gây bệnh cho sâu hại là Baculovirut (họ Baculoviridae) có 2
loại là virut hạt (GV = Granulosisvirus) và virut đa diện (NPV = Nuclear
polyhidrosisvirus).Thuốc có tácdụng đường ruột.
Cydia pomonella GV (Carposin, Carpovirusine…): Được phân lập từ sâu hại
Cydia pomonella L. (họ Tortricidae) và chế biến thành dung dịch hoặc dạng huyền
phù đểtrừsâuhại cây ăn quảvới liều 10 13 GV/ha.
Mamestra brassicae NPV (Mamestrin) dùng để trừ sâu xanh, sâu tơ hại rau
với liều 4l/ha. Thuốccó tácdụng sau7 ngày.
d)Phương hướng sử dụng
▪ Thả sâu hại (nhộng, trưởng thành) bị nhiễm bệnh vào nơi có dịch sâu
hại.
▪ Đưa nguồn bệnh (chếphẩm sinh học) vào nơi cósâu hại.
6.2.4.5. Sử dụngcácloài động vật khác
Nhện, ếch nhái, bò sát, chim, thú là những loài động vật có thế góp phần diệt
sâu hại khá tốt. Việc sử dụng chúng bao gồm những giải pháp chung như bảo vệ và
những vấn đề liên quan đến từng nhóm. Ví dụ ta có thể sử dụng gia cầm, gia súc
như gà, lợn diệt sâu non, trứng, nhộng. Các loại động vật hoang dã như chuột chù,
chồn, lợn rừng, cóc nhái, thằn lằn, tắc kè, kỳ nhông, nhiều loài chim cần phải được
bảo vệ và tạo điều kiện thích hợp cho sự phát sinh,phát triển.
6.2.4.6.Ưu điểm,nhược điểm của phương pháp sinh học
Hiện nay phương pháp sinh học là một phương pháp đang được áp dụng rộng
rãi, thu được những kết quả tốt. Phương pháp sinh họccó tính chọn lọc khácao nên
không ảnh hưởng xấu tới các loài sinh vật cần bảo vệ, đảm bảo cân bằng sinh học.
Phương pháp này hầu như không làm ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho
người và các sinh vật khác. Phạm vi ứng dụng của phương pháp này rất rộng, ít khi
phụ thuộc vào địa hình, tuổi cây… Thực hiện tốt phương pháp sinh học có thể
khống chế được dịch sâu hại, thậm chí dập tắt dịch khi các phương pháp phòng trừ
khác không phát huy tác dụng, đặc biệt trong trường hợp phương pháp hóa học gây
ra hiện tượng nhờn thuốc,kháng thuốc.
Tuy nhiên phương pháp sinh học phát huy tác dụng chậm hơn phương pháp
hóahọcvà phụ thuộc vào điều kiện môi trường do đó khôngổn định.
6.2.5. Phươngpháp hoá học
Phương pháp hóa học là phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ
sâu hại. Những vấn đề cơ bản trong sử dụng thuốc trừ sâu cần được chú ý là phân
113 loại thuốc, phương pháp,kỹ thuật sử dụng và các giải pháp hạn chế những tiêu cực
của thuốc trừsâu.
6.2.5.1. Phân loại thuốc trừsâu hóahọc
a) Phânloại theotác dụng
+ Thuốc tiếp xúc
Thuốc thấm qua da, gây độc cho sâu hại qua con đường tiếp xúc. Thí dụ:
Ethoprophos (Ethoprop, Mocap 10G, Prophos), Fenthion (Lebaycid 50EC, 500EC),
Boverin, Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Trichlorfon (Dipterex,
Chlorophos), Fenitrothion (Sumuthion, Folithion, Fentron), Fenobucarb (Bassa,
Baycarb), Karate, Sherpa, Padan, Trebon...Thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên
ngoài cây hoặc đối tượng cần bảo vệ.
+ Thuốcvị độc
Thuốc xâm nhập vào sâu hại qua con đường miệng (con đường tiêu hóa). Thí
dụ: Diazinon, Trichlorfon (Dipterex, Chlorophos), Fenitrothion (Sumuthion,
Folithion, Fentron), Fenobucarb (Bassa, Baycarb), Karate, Sherpa, Padan, Trebon.
Thích hợp đểdiệt sâuhại có miệng gặm nhai, gặm hút, liếm hút.
+ Thuốc xông hơi
Thuốc gây độc cho sâu hại qua con đường hô hấp. Thuốc hóa học ở nhiệt độ
và áp suất không khí thông thường biến thành thể khí, khuếch tán và xâm nhập dễ
dàng vào cơ thể sâu hại. Thí dụ: Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol),
Fenitrothion (Sumuthion, Folithion, Fentron), Flibol, Trichlorfon (Dipterex,
Chlorophos). Thích hợp để diệt sâu hại sống bên trong hang hoặc ở những nơi kín
như kho.
+ Thuốc thấm sâu (Lưu dẫn)
Thuốc có khả năng thấm sâu vào mô thực vật, gây độc cho sâu hại cư trú bên
trong cây. Thí dụ: Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Naled (Dibrom,
Flibol, Bromex), Carbaryl (Sevin, Car bamec).... Thích hợp để diệt sâu hại hoạt
động bên trong cây mà thuốc xông hơi không có tác dụng (ví dụ trong hang vít kín
bột gỗ...)
+ Thuốc nội hấp
Thuốc được cây hút qua rễ hoặc lá và vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn,
thuốc không độc đối với cây nhưng có tác dụng diệt sâu hại, đặc biệt là sâu hại có
miệng chích hút. Thí dụ: Dimethoate (Bi58, Rogor, Roxion, Bitox), Omethoate
(Folimate), Methomyl (Lannate, Nudrin, sathomyl), Cartap (Padan)…
b)Phân loại theothành phẩm
Thuốc kỹ thuật (Technical grade materials, viết tắt là TG hoặc TC) là hợp
chất độc được tổng hợp ra còn chứa các phụ chất, trong đó có thành phần thuốc
nguyên chất hay còn được gọi là hoạt chất, được viết tắt là a.i (active - ingredient).
Thuốc kỹ thuật (nguyên chất kỹ thuật hoặc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật) phải
114 được chế biến thành các dạng thành phẩm (còn gọi là chế phẩm) để sử dụng. Các
dạngthành phẩm được dùng phổ biến là:
1.1. Thuốc sữa, còn gọi là thuốc nhũ dầu (viết tắt là EC, hay ND), thành phần
gồm hoạt chất, dung môi, chất hoá sữa và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở thể
lỏng, trong suốt, phân tán trong nước thành dung dịch nhũ tương (thể sữa). Thuốc
dễ bắt lửa cháy và nổ. Thuốc sữa pha với nước đểsử dụng.
1.2. Thuốc bột thấm nước, còn gọi là bột hoà nước (viết tắt là WP, BTN) gồm
hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở dạng bột
mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù (thể treo). Thuốc bột thấm
nước pha với nước đểsử dụng.
1.3. Thuốc phun bột (viết tắt là DP) chứa thành phần hoạt chất thấp (dưới
10%), nhưng chứa tỷ lệ chất độn hoặccòn gọi là chất tải cao, thường là đất sét hoặc
bột cao lanh. Ngoài ra thuốc còn chứa chất chống ẩm, chất dính. Thuốc ở dạng bột
mịn, không tan trong nước,dùngđểphun bột.
1.4. Thuốc dạng hạt (viết tắt là CT, GR, G hoặc H) gồm hoạt chất, chất độn,
chất bao viên và một số chất phù trợ khác. Thuốc dạng hạt dùng để bón hoặc phun.
Thuốc dạng hạt mịn, có chất bao ngoài làm từ chất dẻo, cỡ hạt 1-100 micron được
trộn với chất thấm ướt, chất phân tán. Chất dẻo bao bọc hoạt chất có tác dụng làm
cho hoạt chất giải phóng ra khỏi viên thuốc từ từ. Dạng thuốc này dùng để trừ mối
và sâu sinh sống dưới đất,hiệu lực có thể kéo dài tới 36 tháng. Thuốc cóưu điểm là
làm giảm đáng kể tác động độc của hoạt chất đối với người sử dụng thuốc và đối
với cây trồng.Ví dụ: Thuốc Diapos 10G
1.5. Các dạng thuốc khác: Thuốc dung dịch (viết tắt là SL, hoặc DD) không
chứa chất hoá sữa. Hoạt chất và dung môi của thuốc đều tan trong nước. Thuốc bột
tan trong nước (viết tắt là SP) phân tán trong nước thành dung dịch keo hoặc dung
dịch thật. Thuốc dung dịch và bột tan trong nước dùng pha với nước để sử dụng.
Thuốc phun mù nóng (HN), thuốc phun mù lạnh (KN)hoạt chất được hoà tan trong
dầu khoáng nhẹ và dung môi hữu cơ. Thuốc không tan trong nước. Thuốc phun
lượng cực nhỏ (ULV) và lượng cực cực nhỏ (UULV) hoạt chất hoà tan trong dầu
khoáng nhẹ, nước thuốc có độ nhớt ổn định, không tan trong nước. Các dạng thuốc
trên không pha với nước mà phun trực tiếp bằng các loại bơm đặc biệt.
Ngoài các dạng chế phẩm nêu trên còn có dạng thuốc nhão (Paste), thuốc bột
thô để rắc; thuốc bột và hạt tan trong nước (DF, WDG), thuốc dịch huyền phù (SC,
AS, AF), thuốcdạng viên (P,PS),thuốc dịch trắng sữa (ES) v.v...
a) Phânloại theo nguồn gốc hóa học
*Thuốc vô cơ: Hầu hết bị cấm sử dụng docó tính độc rất cao.
* Clo hữu cơ: Hầu hết thuộc loại hạn chế hoặc cấm sử dụng. Các loại clo hữu cơ
cấm sử dụng như: Camphechlor, DDT (Gesarol, Neocid), Lindan (Gama-BHC,
Gama-HCH, Gama=666), Chlordane, Aldrin, Dieldrin.
* Lân hữu cơ: Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Dimethoate (Bi
58, Rogor, Roxion, Bitox), Fenitrothion (Sumithion, Folithion, Fentron, Ofatox),
Trichlorfon (Dipterex, Chlorophos),
* Carbamat: Fenobucarb (Bassa, BPMC, Baycarb), Isoprocarb (Mipcin, MIPC,
Etrofolan), Methomyl (Lannate, Nudrin), Carbofuran (Furadan, Furacarb).
* Pyrethroit: Trong hoa cúc (Chrysanthemum cinerariafolium và C. roseum) có
chứa một số chất rất độc đối với sâu hại là Pyrethrin, Cinerin và Jasmolin. Tổng
hợp các dẫn xuất của Pyrethrin được gọi chung là Pyrethroit. Thuốc có tác dụng
chọn lọc cao, ít độc hại đối với thiên địch, nhưng lại rất độc đối với cá và động vật
thủy sinh. Một số loại Pyrethroit: Beta-cyfluthrin (Bulldock), Lambda-cyhalothrin
(Icon, Karate), Cypermethrin (Polytrin, Sherpa, Ambush, Cymbush, Cymerin),
Alpha-cypermethrin (Fastac, Fastox), Deltamethrin (Decis, Decamethrin,
Sadethrin), Fenvalerate (Sumicidin, Sudin).
*Dimethylaminopropandithiol DAPD: Cartap (Padan), Nereistoxin
(Shachongdan, Binhdan, Neretox, Dimehypo).
*Thuốc ức chế sinh trưởng IGR =insect growth regulator: Hiệu lực chậm nhưng
kéo dài, có tính chọn lọc cao, ít độc hại cho người và động vật máu nóng. Ví dụ:
Buprofezin (Applaud, Apolo, Butal, Butyl) ức chế tổng hợp chitin, phá cân bằng
ecdyson, Chlorfluazuron (Atabron) ức chế tổng hợp chitin, Diflubenzuron
(Dimilin)ức chếlột xáclàm sâu non chết,làm trứng ung,
* Các nhóm thuốc hóa học khác: Ethofenprox (Trebon), Fipronil (regent),
Imidacloprid (Admire, Confidor, Canon, Gaucho).
6.2.5.2.Tính độc của thuốchóahọc
1. Chất độc nồng độ (Concentrative poison): Dưới liều chí tử (subletal dosis)
chất độc nồng độ không gây chết và thuốc dần được phân giải, bài tiết ra
ngoài. Ví dụ: Pyrethroit, một số lân hữu cơ, carbamat và thuốc trừ sâu có
nguồn gốc sinh vật.
2. Chất độc tích luỹ (Cumulative poison): Ví dụ: Clo hữu cơ, thuốc chứa asen,
chì, thuỷ ngân... Do đó các loại thuốc này thường hay bị hạn chế hoặc cấm sử
dụng.
Khi thuốc vào cơ thể, gây độc tức thời, tức gây ra ngộ độc cấp tính. Độ độc
này được biểu thịqualiều gây chết trungbình:
∙ Letal dosis 50 = LD50 = mghoạt chất/kg trọng lượng cơ thể
50 = liều gây chết cho 50% cá thể vật thínghiệm là chuột haythỏ
o LD50 phụ thuộc vào cách thuốc xâm nhập:
▪ per os (or per oral): xâm nhập qua miệng
▪ per dermal (cutant, per cutaneous): xâm nhập qua da
∙ Với thuốc xông hơi chỉ số đo mức độ độc cấp tính là:
LC50 (letal concentration = mghoạt chất/m 3 khôngkhí)
❖ Maximum residue limit = MRL = Dư lượng thuốc hóa học tối đa được phép
tồn dư trong nôngsản màkhông gây độc hại cho người, vật nuôi.
❖ Thời gian cách ly (PHI = PreHarvest Interval)
Thời gian tính từ ngày cây trồng được xử lý thuốc lần cuối cho đến ngày thu
hoạch nôngsản làm thức ăn,thức uống cho người và vật nuôi màkhông gây tổn hại
đến cơ thể.
116 6.2.5.3. Phươngpháp,kỹ thuật sử dụng thuốc trừsâu
1. Phun thuốc
a. Phun bột, rắc thuốc bột và thuốc hạt: Đơn giản, tốn ít công nhưng so với
phươngpháp kháclại tốn thuốchoạt chất hơn tới 1,5 đến 3 lần.
b. Phun nước (mưa): Cỡ giọt nước thuốc phun ra có đường kính từ 150-
400m, lượng nước thuốc cần từ 600-800l/ha đối với cây nhỏ và 800-2000l/ha đối
với cây lớn.
c. Phun sương: Bằng bơm có động cơ, giọt nước thuốc có kích thước 50-
150m; lượng nước thuốc cần từ 50-100l/ha đối với cây nhỏ, 300-600l/ha đối với
cây cao trungbình.
d. Phun mù: Đường kính giọt nước thuốc: 50-60m; dưới 50m gọi là Sol-
khí. Lượng nước thuốc cần từ khoảng 5 -15l/ha. Bơm có động cơ với cấu kiện phun
mù.
e. Phun lượng cực nhỏ: Đây là cách phân chia phươngpháp sử dụng thuốc thể
lỏng:
Phun lượng lớn (HV)  phun mưa
Phun lượng trungbình (MV) phun sương
Phun lượngnhỏ(LV)  phun sươnghạt nhỏ
Phun lượng cực nhỏ (ULV) và cực cực nhỏ (UULV)  phun sương hạt nhỏ và
phun mù lạnh (0,3-0,5l/ha).Chỉ dùng thuốc chuyên dùng.
2.Các phươngpháp sử dụngkhác
Xử lý giống cây trồng: Hạt giống được trộn khô với thuốc bột hoặc ngâm vào
nước thuốc trước khi gieo.
Xông hơi: Chủ yếu để diệt trừ sâu hại lâm sản chứa trong kho kín, sâu hại
trongnhà kính, sâu hại trong đất.
Bảđộc,vòng độc: Đối với một số sâu hại có tính xu hóa mạnh như sâu
xám, dế mèn, dế dũi, ruồi…. có thể làm bả độc để tiêu diệt. Thuốc hay được sử
dụng là Dipterex, Trichlofon. Thuốc trừ sâu được sử dụng làm vòng độc thường là
thuốc tiếp xúc.
Tưới, xử lý đất: Thuốc ở dạng lỏng hoặc thuốc nội hấp còn có thể được tưới
vào gốc cây. Xử lý đất với cácloại thuốc hạt,thuốc viên cóbao.
Quyét: Thuốc ở dạng nhão hay thuốc được pha chế thành dạng nhão có thể
dùngđể quét nhằm bảo vệlâm sản như gỗ, tre….
3.Kỹ thuật dùng thuốcbảo vệ thực vật
a.Dùng đúng thuốc
Lựa chọn thuốc trừ sâu là bước rất quan trọng. Với những loài sâu hại mới
phát dịch cần có các thử nghiệm thuốc để lựa chọn cho đúng loại thuốc cần dùng.
Thông thường phải thử nghiệm ở cảtrong phòng lẫn ngoài trời trên các pha gây hại
và đánh giá ảnh hưởngcủa thuốc trừ sâu tới các sinh vật khác….
Căn cứ vào đối tượng sinh vật hại cần diệt trừ và cây trồng cần được bảo vệ
chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc. Loại thuốc trừ được nhiều loài sinh vật hại gọi
là thuốc có phổ tác động rộng và ngược lại là thuốc có phổ tác động hẹp hay
117 thuốccó tác dụng chọn lọc. Thuốc có tác dụng chọn lọc thường an toàn hơn đối với
các sinh vật khác. Thường xuyên thay đổi loại thuốc là cần thiết để hạn chế tốc độ
hình thành tính chống thuốc của sâu hại. Không dùng thuốc có độ độc cao hoặc
thuốckhóphân huỷđối với cây lương thực,thực phẩm, ăn quả,làm thuốc….
b.Dùng thuốc đúnglúc
Sâu non tuổi nhỏ mẫn cảm với thuốc hơn. Sâu mới lột xác mẫn cảm hơn. Vì
thế thời điểm diệt sâu thích hợp là lúc sâu hại phân bố trên diện hẹp, tuổi còn nhỏ
và mới lột xác. Nên phun thuốc vào lúc trời ấm đối với mùa đông, vào lúc trời mát
đối với mùa hè. Vào mùa hè tránh phun thuốc lúc nắng gắt và có độ ẩm cao. Vào
mùa đôngtránh phun thuốc khi nhiệt độ dưới 18 0 C,nhất là thuốc lân hữu cơ. Thuốc
nội hấp phun vào buổi sáng có tác dụng tốt nhất. Trong thời kỳ nở hoa của cây nên
phun thuốc vào buổi chiều.
c.Dùng thuốc đúng phươngpháp (liều lượng và nồng độ)
Liều lượng thuốc: được tính theo gram hay kilogram hoạt chất ai (active
ingredient)cho 1ha từđó tính ra lượng chếphẩm.
Thí dụ hoạt chất Diazinon sữa được chỉ định dùng 500g a.i./ha. Nếu là loại
thuốc sữa 50% (chế phẩm là Basudin 50EC) cần 1lít chế phẩm/ha; Nếu là loại 40%
(chếphẩm Kayaziono 40EC)cần 1,25lít chếphẩm/ha.
Nồng độ pha: Phụ thuộc vào lượng hoạt chất quy định và phương pháp phun.
Đối với các loại thuốc pha với nước để phun, tuỳ theo lượng nước thuốc quy định
dùng cho đơnvị diện tích mà xác định nồng độ pha chế.
Thí dụ: Dùng 1 lít Basudin 50EC cho 1 ha. Nếu dùng bơm tay để phun lượng
nước cần phun cho1 ha là600 lít, vậy nồng độ nước thuốc phải phalà:

Khi pha thuốc cần sử dụng nước sạch, trong ở các sông hồ lớn,không dùng
nướccó tạp chất,nước cứng,nước aotù...
d. Phun thuốc đúngkỹthuật
Khi phun thuốc trừ sâu phải đảm bảo đúng lượng nước thuốc được chỉ định
cho đơn vị diện tích cần phun sao cho thuốc phát huy tác dụng diệt sâu hại mà hạn
chế được tác hại của thuốc đối với môi trường sống. Lượng nước thuốc này phải
được rải đều trên toàn bộ diện tích cần phun. Do đó cần căn cứ vào khả năng của
máy phun (công suất đầu vòi bơm, bề rộng vạt phun mà người sử dụng máy có thể
phun được)để xác định tốc độ di chuyển của người sử dụng máy.
Nếu gọi tốc độ này là v (m/phút) thì đương nhiên tốc độ này phụ thuộc tổng
quãng đường phải đi của người sử dụngmáy phun vàtổng thời gianphun.
 Độ dài quãng đường = S/b nếu S là diện tích cần phun và b là bề rộng vạt
phun.
 Thời gian phun = W/p nếu W (lít) là lượng nước thuốc chỉ định cho đơn vị
118 diện tích cần phun và p (lít/phút) là công suất đầu vòi phun, tức lượng nước
thuốc phun rakhỏi máy trên 1 phút.
Như vậy tốc độ di chuyển của người sử dụng máy phun là:

Thí dụ: Muốn đảm bảo phun đúng 600 lít nước thuốc cho 1ha như hướng dẫn
khi sử dụng bơm tay có công suất 2 lít/phút (p) và bề rộng vạt phun là 1,5m (b) thì
tốc độ đi khi phun (v)phải là22,22m/phút,vì:

Có thể xác định p bằng cách cho lưu lượng nước thuốc thoát ra đầu vòi phun
trongkhoảng thời gian nhất định và từ đó tính ra số lít trong 1phút.
e.Dùng thuốc hỗn hợp
Để diệt trừnhiều loài gâyhại có thể sử dụng thuốc hỗn hợp, một số thuốc hỗn
hợp có hiệu lực cao hơn là dùng thuốc đơn. Một số thuốc hỗn hợp có sẵn như:
Mipcin + Applaud, Applaud + Bassa, Sumithion + Dipterex, Sumithion + Bassa.
Ofatox 400EC là hỗn hợp của Fenitrothion (20%=200gram/kg) với Trichlorfon
(20%=200gram/kg).
7.2.5.4. Những giải pháp hạn chế mặt tiêu cực của thuốc trừ sâu hóahọc
Thuốc trừ sâu có những mặt tiêu cực như có tính độc, tính chống thuốc, làm
suy giảm tính đa dạng, gây hiện tượng tái phát dịch,làm xuất hiện những đối tượng
sâu hại mới.
1.Tính chống thuốc
Khoảng năm 1887 con người đã phát hiện ra hiện tượng chống thuốc của sâu
hại. Năm 1946 ở Thuỵ Điển, Ruồi nhà (Musca domestica) sau 2 năm tiếp xúc với
DDT đã có thể chống chịu được loại thuốc này. Sau sự kiện ruồi nhà là phát hiện
khảnăng chống thuốc của Sâu tơhại rau (Plutella xylostella).
Tính chống thuốc hay quen thuốc (resistance) là khả năng của một quần thể
sâu hại chịu đựng được liều thuốc gây tử vong cho các cá thể khác. Tính trạng này
mang tính di truyền và còn được gọi là chống thuốc sinh lý (physiological
resistance). Tính nhờn thuốc (tolerance) thường có ở sâu non tuổi lớn hay nhộng
trong điều kiện nhất định, ví dụ khi phun thuốc dưới liều lượng quy định.Khả năng
nhờn thuốc cóthểchuyển sang chống thuốc.
Sâu hại chống một loại thuốc được gọi là chống thuốc đơn tính (monogenic
resistance) hay chống thuốc mang tính đặc hiệu (specific resistance). Chống nhiều
loại thuốc gọi là chống thuốc đa tính (multigenic hay polygenic resistance). Chống
thuốc chéo khi sâu hại có thể chống nhiều loại thuốc khác nhóm (cross resistance).
Khi sâu hại có tính chống thuốc chéo có thể hình thành tiếp tính chống thuốc nối
tiếp (sequential resistance), tức chống tất cả cácloại chất.
Chỉ số chống thuốc Ri đượctính như sau:
Khi Ri > 10: Sâu hại có tính chống thuốc; khi Ri < 10 sâu hại mới có tính
nhờn thuốc.
Nguyên nhân củatính chống thuốc
♦ Thuyết chọn lọc tự nhiên (biến dị kiểu gen) cho rằng: Chỉ các cá thể có tiền
gen chống thuốc có thể chịu được thuốc. Như vậy tính chống thuốc này là chống
chịu bẩm sinh (innate resistance) hay chống thuốc di truyền thật (truehereditary
resistance). Trong quần thể sâu hại luôn luôn có một số cá thể có gen chống thuốc.
Khi chúng ta sử dụng thuốc trừ sâu cáccá thể khôngcó gen chống thuốc bị tiêu diệt
còn các cá thể có gen này sống sót,tiếp tục sinh sản hoặc tự do giao phối với các cá
thể khác và dần dần hình thành nên một quần thểsâuhại mới có tính chống thuốc.
♦ Thuyết thích nghi môi trường (biến dị kiểu hình) cho rằng: Chống thuốc là do
khả năng thích ứng của sâu hại, ví dụ khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu côn trùng thay
đổi hoạt độngcủa hệ men...
♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chống thuốc:
Tốc độ phát triển tính chống thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những đặc
điểm di truyền và đặc điểm sinh học của sâu hại có ảnh hưởng rất lớn đến tính
chống thuốc. Những loài sâu hại có khả năng sinh sản cao, vòng đời ngắn, hẹp
thực, ít di chuyển thường dễ có khả năng hình thành tính chống thuốc. Trong lớp
côn trùng các bộ khác nhau có sự khả năng chống thuốc khác nhau: Bộ cánh cứng,
cánh nửa cứng và bộ cánh vẩy có nhiều loài có tính chống thuốc. Đây là những bộ
có nhiều loài sâu hại có ý nghĩa kinh tế. Bộ cánh thẳng và bộ cánh mànglại có rất ít
loài hình thành tính chống thuốc.
Yếu tố sinh thái như khí hậu, thức ăn, địa hình có ảnh hưởng tới tính chống
thuốc.
Nhìn chung những loại thuốc có tính độc tồn dư lâu thường dễ gây ra tình
trạng chống thuốccủa sâu hại.
Bón phân, chọn giống cây trồng không hợp lý cũng góp phần đẩy nhanh tính
chống thuốccủa sâu hại.
Biện pháp ngăn ngừa tính chống thuốc
∙ Dùng thuốc hợp lý: Điều tra dự báo là cơ sở để có biện pháp dùng thuốc hợp
lý trong hệ thốngcác phươngpháp phòng trừtổng hợp đối với từng loài sâu hại.
∙ Chiến lược thay thế thuốc (Substitution strategy): Biện pháp này có tác dụng
tốt ở nơi chưa hình thành tính chống thuốc. Tuy nhiên cũng cần phải hết sức thận
trọng trong việc thay đổi thuốc, thay thế thuốc cần phải được kết hợp với biện pháp
hạn chế sử dụng thuốc để có thể ngăn chặn được tính chống thuốc đa tính hoặc tính
chống thuốcchéo.
∙ Dùng thuốc hỗn hợp: Dùng thuốc hỗn hợp hay thuốc có thêm dầu thực vật có
thể làm chậm tốc độ hìnhthành tính chống thuốc.
2. Hiện tượngtái phát dịch sâu hại
Hiện tượng tăng nhanh số lượng sâu hại sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc
trừ sâu được gọi là sự tái phát dịch (pest resurgene). Thường sâu hại có mật độ và mức độ gây
hại cao hơn trước khi tái phát. Phần lớn những loài có hiện tượng tái phát này là nhữngloài
sâu hại chủyếu.Tỷsố tái phát Ri được tính như sau:
Nguyên nhân gâytái phát:
∙ Sâu hại tiếp xúc với thuốc có liều lượng thấp. Nếu thuốc được dùng với liều
lượng thấp hay khi thuốc tồn tại trên cây với lượng thấp, thuốc có tác dụng dẫn dụ
hoặc kích thích các cá thể sống sót phát triển mạnh hơn. Nguyên nhân có thể là do
kỹ thuật rải thuốc không tốt khiến thuốc không bám dính được ở chỗ cần thiết, nhất
là trong các điều kiện khó khăn như cây to cao, có tán lớn, nhiều tầng lá. Theo định
luật Arndt-Schutz những hợp chất thể hiện tính độc ở liều lượng cao, có thể có tác
độngkíchthích sinh vật khi xâm nhập vào cơ thểvới liều lượng thấp.
∙ Chất lượng thức ăn của sâu hại tăng lên: Thuốc có tác dụng kích thích cây
phát triển và tạo môi trường sống thuận lợi cho sâu hại nhất là làm tăng chất lượng
thức ăn khiến sâu hại có thểsinh sản tốt hơn.
∙ Giảm tác dụng của thiên địch: Tác dụng của nhiều loại thuốc trừ sâu tới các
loài dùng đạm động vật (thiên địch ký sinh và ăn thịt)mạnh hơn so với tác động tới
các loài dùng đạm thực vật (sâuhại) nên thiên địch bịchết nhiều hơn.
Biện pháp khắcphục hiện tượngtái phát dịch
Để khắc phục hiện tượng tái phát dịch cần làm tốt công tác theo dõi diễn biến
của quần thể sâu hại ở lứa tiếp theo sau khi xử lý thuốc để kịp thời thay đổi loại
thuốc.
Cần có chế độ kiểm tra kỹ thuật sử dụng thuốc, chống hiện tuợng do khoán
mà phun ẩu và có các biện pháp bảo vệ thiên địch trong khi sử dụng thuốc. Thuốc
trừ sâu phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp quản lý khác nhằm điều
hoàsố lượngcácloài trong rừng, vườn cây hayngoài đồng ruộng.
3. Lợi dụng tính chọn lọc trong khi sử dụng thuốc
Đặc tính chọn lọc của thuốc bảo vệ thực vật thể hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau:
)Tínhchọn lọc sinh lý (physiological selectivity)
Khi sử dụng thuốc trừ sâu thuốc thể hiện tính độc cao đối với sâu hại và ít
hoặc không độc đối với nhữngloài khôngthuộc đối tuợng phòng trừ.
Các loại thuốc trừ sâu dạng điều tiết sinh trưởng, thuốc sinh học (vi khuẩn,
virus)là thuốc có tính chọn lọc sinh lý.Thuốc được sử dụng nhằm bảo vệ côn trùng
thụ phấn,côn trùng ăn thịt và ký sinh.
)Tínhchọn lọc sinh thái (ecological selectivity)
Dựa trên hiểu biết cơ bản về sinh thái của sâu hại và của cây trồng có thể chỉ
cần sử dụng một lượng thuốc tối thiểu nhưng vẫn hạn chế được tác hại của sâu hại
đồng thời hạn chế tác hại của thuốc đối với hệsinh thái.
121 Theo dõi, phân tích tác hại của sâu hại trong từng giai đoạn phát triển của cây
để xác định thời điểm mà sâu hại có ảnh hưởng lớn đến năng suất, đây chính là thời
điểm cần tiến hành phòng trừ.
)Tínhchọn lọc thông quacải tiến biện pháp sử dụng thuốc
Thuốc trừ sâu ít bền vững nếu được sử dụng đúng lúc sẽ có tính chọn lọc, bảo
vệ được thiên địch. Ví dụ phun vào lúc thiên địch đang ở giai đoạn nhộng, có khả
năng chống chịu thuốc cao.Thường thuốc nội hấp có tác dụng với sâu miệng chích
hút và một số sâu hại miệng nhai nên ít độc đối với thiên địch và côn trùng thụ
phấn. Lựa chọn dạng thuốc thích hợp cũng tăng tính chọn lọc.Ví dụ thuốc dạng hạt
được bón vào đất có tác dụng từ từ nên bảo vệ cây lâu dài, lại hạn chế được tác hại
của thuốc đối với môi trường. Thuốc hạt có màng cao phân tử kiểu “con nhộng”
phân huỷ trong đất chậm hơn, kéo dài thời gian có tác dụng của thuốc, hạn chế tình
trạng dư thừa thuốc trong đất.
)Tính chọn lọc thông qua tập tínhcủa sinh vật hại
Hiểu biết vềtập tính của sâu hại cũng góp phần tạo ra tính chọn lọccủa thuốc.
Khi điều tra sâu hại nếu xác định sâu tập trung gây hại chủ yếu ở phần ngọn (thí dụ
sâu ăn lá Hiricoverpa assulta hại thuốc lá) thì chỉ cần tập trung phun thuốc vào
phần trên đểdiệt sâukhoẻ.
Lợi dụng xu tính của côn trùng để sử dụng thuốc, thí dụ xu hoá của sâu xám,
dế, mọt, mối dẫn đến có thể sử dụng bả chua ngọt, bả độc…bẫy pheromon đối với
sâu róm thông,sâuhọ ngài độc….
6.2.6. Phươngpháp phòng trừ tổng hợp sinh vật hại (IPM)
6.2.6.1.Quá trình hình thành và khái niệm IPM
Từ các phương pháp phòng trừ: cơ giới vật lý, sinh học, hoá học, kiểm dịch
thực vật, kỹ thuật canh tác người ta áp dụng tất cả các phương pháp đó để phòng
trừ sâu hại nói riêngvàsinh vật hạinói chung.
Kể từ khi phát hiện ra ảnh hưởng bất lợi của thuốc hoá học tới con người và
môi trường cũng như tác dụng diệt sinh vật hại giảm sút của chúng và những điểm
yếu của các phương pháp phòng trừ sinh vật hại truyền thống khiến một phương
pháp thông minh hơn, dựa trên cơ sở sinh thái trong bảo vệ thực vật được hình
thành, đó là Phương pháp tổng hợp phòng trừ sinh vật hại (IPM = Integrated Pest
Management).
Integrated (Tổng hợp)nghĩa là dùng cách tiếp cận rộng, liên ngành với sự ứng
dụng các nguyên lý khoa học bảo vệ thực vật để hợp nhất lại trong một hệ thống
nhiều phươngpháp và sách lược khác nhau.
Pest (sinh vật hại) bao gồm sâu hại, ve bét, tuyến trùng, bệnh hại, cỏ dại và
động vật có xương sống gâyảnh hưởng xấu tới năng suất và chất lượng cây trồng.
Management (Quản lý) tức là cố gắng kiểm soát quần thể sinh vật hại một
cách có kế hoạch, có hệ thống bằng cách giữ quần thể sinh vật hại hoặc tác hại của
chúng ởmức chophép.
122 IPM là một loại quản lý sinh vật hại, đây chính là quá trình đi đến quyết định
(decision-making process) ngăn chặn hoạt động cũng như phá hoại của sinh vật hại
bằng cách phối hợp một số chiến lược khác nhau nhằm giải quyết dài hạn vấn đề
dịchhại.
IPM ở Việt Nam được thể hiện dưới cácdạng khác nhau: Quản lý sinh vật hại
tổng hợp -Hệ thống biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp -Phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng -Phòng trừ dịch hại tổng hợp - Phương pháp phòng trừ tổng hợp
- Phương pháp tổng hợp bảo vệ thực vật.... Tất cả đều có chung mục đích và nội
dung.
Theo Liên hiệp IPM của USA (1994):
IPM là một chiến lược sử dụng phối hợp các phương pháp phòng trừ sinh vật
hại như phương pháp sinh học,kỹ thuật canh tác,hóa học một cách thích hợp nhằm
thực hiện công tác phòng trừ dịch hại có hiệu quả, bảo đảm có lợi về kinh tế và môi
trường.
Một định nghĩa khác về IPM nhấn mạnh tính chất kế hoạch hóa của phương
pháp này:
Quá trình lập kế hoạch và thực hiện các bước trừ sinh vật hại hoặc ngăn ngừa
chúng phát triển thành vấn đềđượcgọi là quản lýtổng hợp sinh vật hại (IPM).
Định nghĩa IPM với sự chútới tới ngưỡng kinh tế:
IPM bao gồm việc phối hợp một cách hợp lý các phương pháp phòng trừ
khác nhau như phương pháp: Kỹ thuật canh tác; Vật lý cơ giới; Hóa học; Sinh học
nhằm làm giảm mật độ quần thể dưới ngưỡng kinh tế (Economic Threshold Level).
Trong từ điển của trường đại học California IPM được định nghĩa như sau:
IPM là một chiến lược quản lý sinh vật hại tập trung vào việc phòng ngừa
hoặc thanh toán dài hạn vấn đề dịch hại bằng việc phối hợp các kỹ thuật phòng trừ
ví dụ khuyến khích phương pháp sinh học, sử dụng giống chống chịu dịch hại, áp
dụng các biện pháp canh tác xen kẽ nhau như cải tiến phương pháp tưới tiêu hoặc
xén tỉa làm cho môi trường sống của sinh vật hại trở nên bất lợi đối với sự phát
triển củachúng...
IPM hướng (nhấn mạnh) sinh học - BIPM (Biointensive Integrated Pest
Management): Nhấn mạnh hoặc tin vào tác dụng của các biện pháp như nâng cao
sức đề kháng của cây trồng, áp dụng phương pháp sinh học, phương pháp canh tác,
sử dụng thuốcthảo mộc...
6.2.6.2.Mục đích của IPM
IPM cố gắng phấn đấu đạt được yêu cầu hiện nay của nền kinh tế và xã hội
hiện đại:
➢ Bảo vệ thực vật với mục tiêu
∙ Năng suất cao
∙ Chất lượng tốt
➢ Vì chất lượng môi trường
∙ Bảo vệ sức khoẻcon người (tạo racác sản phẩm sạch)
∙ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
123 IPM nhằm bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của mọi người cũng nhưgiảm thiểu
đưa thuốc hoá học vào môi trường tức là vào chuỗi thức ăn, môi trường nước, môi
trường không khí, môi trường đất. Trong IPM phòng trừ dịch hại được thực hiện
bằng phươngcách hiệu quảhơn, kinh tế hơnvà bền vững hơn về mặt sinh thái.
1. Giải quyết vấn đề dịch hại và ngăn ngừa sự tái phát củachúng.
2. Cải tiến phương pháp phòng trừ: IPM cung cấp cách thức phòng trừ sinh vật
hại hiệu quảhơn nhằm bảo vệ, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Ví
dụ bằng cách ứng dụng luân phiên nhằm tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào
thuốc bảo vệ thực vật. IPM dựa trên cơ sở sử dụng hài hòa các biện pháp
phòng trừ như biện pháp canh tác, sử dụng thiên địch, trồng cây chống chịu
dịch hại cũng như dùng thuốc hóa học. Bằng cách giảm sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật IPM nhấn mạnh phương pháp sinh học và bảo tồn các loài thiên địch
hiện có. IPM cung cấp một loại vũ khí mới cho người sản xuất để chống lại
dịchhại.
3. Quản lý tốt thuốc bảo vệ thực vật: IPM cung cấp một phương pháp hiệu quả
và khôn ngoan hơn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nó làm tăng hiệu
quả, tăng thời hạn tác dụng, giảm tác dụng bất lợi của thuốc như tính kháng
thuốc,ô nhiễm môi trường...
4. Bảo vệ thực vật một cách kinh tế: IPM giúp kiểm soát quần thể sinh vật hại
kinh tế hơn.Ví dụ: Chỉ xử lý cây khi thấy cần thiết thayvì xử lý định kỳ, IPM
giúp làm giảm chi phí thông qua giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật phải dùng
cũng như số lần xử lý.
5. Giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn: IPM bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn, bảo
vệ môi trường sống khỏibị tác độngcó hại của thuốc bảo vệthực vật.
Nhà sản xuất, nông dân, các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, người
tiêu dùng, cá vàđộng vật hoang dã, môi trường nước, môi trường không khí và môi
trường đất,toàn xãhộiđều được hưởng lợi từ IPM.
Các biện pháp hay được phối hợp sử dụngtrong IPM là:
∙ Chọn loài cây trồng hợp lý
∙ Phươngpháp vật lý
∙ Phươngpháp sinh học nhưsử dụng côn trùng ăn thịtvà ký sinh.
∙ Biện pháp canh tác nhằm giữ cho cây được khỏe mạnh, ví dụ tưới
tiêu,bón phân,cắt tỉa, che chắn hợp lý.
∙ Sử dụng thuốc trừ dịch truyền thống hoặc thay đổi loại thuốc hóa
học vínhưpheromon vàchất điều hòa sinh trưởng.
∙ Sử dụngxà phòng hoặc thuốc trừsâu thảo mộc
ĐểIPM có hiệu quảcần thực hiện các côngcụsau đây:
∙ Tăng khả năng đề kháng của cây trồng đối với sinh vật hại chủ yếu (ví dụ thông
qua chọn và nhân giống).
∙ Sử dụng thiên địchđểđiều chỉnh quần thể dịch hại
∙ Sử dụng bẫy pheromon đểthu thập và diệt sâu hại giống đực,đồng thời giám sát sâu hại.
∙ áp dụng các biện pháp phòng như xử lý đất (xông hơi chống tuyến trùng), dùng
đất tốt.
∙ Tránh thời kỳ cao đỉnh của quần thể sâu hại bằng cách thay đổi thời vụ hoặc
luân canh.
∙ Cải tiến ứngdụng
∙ Các biện pháp canh tác tổng hợp khác như ngâm nước, xử lý theo băng, theo
hố... (row spacing, plot spacing).
∙ Với thuốc BVTV: Thuốc hoá học chỉ được sử dụng khi thấy quần thể sinh vật
hại có số lượng lớn tới một mức ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng của
cây trồng, khicác phươngpháp phòng trừ khác không phát huytácdụng.
7.2.6.3.Ưu khuyết điểm của phươngpháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
Phương pháp phòng trừ tổng hợp có nhiều ưu điểm nó hạn chế được nhược
điểm của các phương pháp phòng trừ khác như: Hoá học sinh học, cơ giới vật
lý...đảm bảo cho cây trồng an toàn vềmặt sâu hại.
- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, ít gây ảnh hưởng đén sức khoẻ con người
và các sinh vật có ích khác.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện và quản lý phương pháp này tương đối phức
tạp và mất nhiều thời gian vì phải thường xuyên chú trọng trong mọi khâu của
quá trình canh tác.
Chương VII
Một số loài sâu hại chủ yếu cây trồng nông lâm nghiệp
7.1. Sâuhại vườn ươm
7.1.1.Nhóm sâu xám hại cây con
Nhóm sâu xám thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
ở nước ta thường gặp 3 loài gâyhại là:
Sâu xám nhỏ (Agrotis ypsilon Rottemberg)
Sâu xám lớn (A. tokionis Butler)
Sâu xám vàng (A. segetumSchiffermỹller)
Trong baloài trên phá hạimạnh nhất làsâu xám nhỏ (Agrotis ypsilon Rott)
Sâu xám nhỏ phân bố khắp trên Thế giới và đã được nghiên cứu từ năm 1917.
Nó là loài đa thực, phá hại cây nông, lâm nghiệp như: Ngô, khoai tây, xu hào, bắp
cải...;phi lao,thông,bạch đàn, mỡ,hồi, trẩu ,sở ở giai đạon gieo ươm...
a) Hìnhthái:
+ Sâu trưởng thành: Thân dài 16-24mm.
Toàn thân màu xám sẫm hay màu xám nhạt. Râu
đầu con cái hình sợi chỉ, râu đầu con đực có 1/2
hình răng lược kép, 1/2 hình sợi chỉ. Cánh trước
dài hẹp màu xám sẫm, mép ngoài có các vân
hình tam giác màu đen đỉnh quay vào phía thân.
ở gần giữa cánh trước có một vân hình quả thận
màu nâu nhạt, lưng hình quả thận quay vào phía
thân. ở giữa vân hình quả thận có một vân hình
tam giác màu đen đỉnh quay ra phía ngoài. Giữa
các vân hình tam giác màu đen có 2 đường gợn
sóng màu trắng xám chạy ngang cánh. Cánh sau
rộng,màu trắng xám.
+ Trứng: Hình quả bí đỏ có các đường vân chạy từ trên xuống. Trứng dài
khoảng 0,5mm, mới đẻ màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sau chuyển sang màu hồng,
sắp nở màu nâu.
+ Sâu non:Có 5-6 tuổi với kích thướcvà màu sắckhác nhau.
Về kích thước: Tuổi 1 dài 2-3mm
Tuổi 2 dài 3-7mm
Tuổi 3 dài 7-12mm
Tuổi 4 dài 12-25mm
Tuổi 5 dài 25-40mm
Tuổi 6 dài 40-55mm
Sâu non màu xám vàng hay màu nâu sẫm. Miệng hơi nhô về phía trước, đầu
màu nâu sẫm, có 2 điểm trắng. Giữa lưng có một đường chỉ vàng chạy dọc, hai bên
thân màu vàng sẫm hơn. Các đôi chân ngực có kích thước tăng dần về phía sau.
Trên các đốt bụng mỗi bên có 4 chấm màu nâu nhạt từ đó mọc ra một cái lôngnhỏ.
+ Nhộng màu nâu vàng dài 18-25mm. Mầm cánh dài bằng 2/3 thân thể. Phía
lưng của ngực nhô ra.Cuối bụng nhộngcó hai gai cong vềhai phía.
b)Tập tính:
Sâu xám nhỏ một năm có từ 6-7 vòng đời. Thời gian phát triển của các pha
như sau:
♦ Trứng 3 -15 ngày
♦ Sâu non 25 -31 ngày
♦ Nhộng 7 -20 ngày
♦ Sâu trưởngthành 3 -10 ngày
Nhộng sâu xám nhỏ nằm ở trong đất.Sâu trưởng thành vũ hoára khỏi đất vào
lúc chập tối,sau độ vài giờ bắt đầu giao phối và đẻtrứng. Chúng hoạt động vào ban
đêm, mạnh nhất vào lúc 20 - 23 giờ. Ban ngày nó thường đậu ở bờ bụi, kẽ đất, ban
đêm bay ra đẻ trứng vào các cây con và cỏ dại. Mỗi bướm cái đẻ trung bình 1500
trứng, đẻ riêng lẻ hoặc đẻ thành ổ nhỏ vài ba quả trên mặt lá ở gần sát đất, đôi khi
đẻ vào kẽ đất.Sâu trưởng thành có tính xu hoá mạnh, tính xu quang yếu.Mùi vị mà
bướm ưathích là dấm chua,bãrượu, tinh bột đang lên men…
- Sâu non tuổi 1, đôi khi cả tuổi 2 sống tập trung ở trên lá, xung quanh gốc
cây. Chúng gặm lá dạng nham nhở, lỗ chỗ, bên ngoài thường có màng mỏng che
phủ hoặc gặm gốc cây còn nhỏ, cây non. Từ tuổi 3 trở đi sâu non sống ở trong đất,
xung quanh gốc cây. Ban đêm, đặc biệt từ 24 giờ trở đi chúng bò lên cắn ngang
thân cây hoặc cành cây rồi rút xuống sâu từ 2-3 cm để ăn. Mỗi sâu non có thể cắn
vài cây non làm cho cây bị chết. Tuổi gây hại mạnh nhất là tuổi 4-5. Chúng chỉ phá
hại mạnh cây con hoặc cây mới trồng. Khi khan hiếm thức ăn sâu non tuổi lớn có
thể di chuyển theo đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Sâu xám thích sống ở đất thịt
phacát,còn đất thịt và đất sét khôngthích hợp đối với chúng.Nói chung vườn ươm
đểnhiều cỏ dại,bón phân tươi thì mật độ sâu xám lớn.
Sâu non đẫy sức chui xuống đất và hóa nhộng ở độ sâu 2 - 3cm trong buồng
nhộng bằng đất.
c) Biện pháp phòng trừ
Sâu xám là loài sâu nguy hiểm đối với các vườn ươm và ruộng rau. Để hạn
chế sự phá hoại của chúng cần phải thường xuyên làm cỏ dại, bón phân hữu cơ ủ
hoai,hay phân vi sinh,khôngđểhố phân,hố rácở vườn ươm.
Khi xuất hiện sâu hại phải bắt sâu vào ban đêm hoặc sáng sớm đi theo rãnh
luống thấy cây hoặc cành bị kéo tụt xuốngthì đào đất bắt sâu.
Dựa vào tính xu hoá của sâu trưởng thành làm bả chua ngọt hoặc bả độc như
sau:
Bả chua ngọt: 4 phần dấm + 4 phần đường mật + 1 phần rượu + 1 phần nước
(có thểthay dấm bằng nướcgạo để chua hoặc khoai lang nấu chín đểlên men). Cho
mồi vào chậu hoặc nhúng rơm rạ vào mồi nhử rồi để ở nơi thoáng gió, cách mặt đất
1m đểthu bắt sâu trưởngthành.
Bả độc: Mật mía 2 phần cộng với 3 phần bỗng rượu hoặc khoai lang luộc 1
phần, bã đậu 1 phần, nước 1 phần. Các chất trên được trộn đều để 2-3 ngày cho lên
men, sau đó cho thêm 1% thuốc độc Dipterex (Trichlorfon, Chlorophos) hoặc
Vibasu 10H (Diazinon). Bả được đổ vào một cái chậu bằng sành hay thủy tinh.
Chậu có đường kính 20cm cao 15cm, dung dịch bả đổ cao 5cm. Chậu bả được đặt
trên tấm gỗ có cọc cao 1,5m. Ban ngày đậy lại ban đêm mở ra, mỗi tuần thay bả
một lần.
Khi sâu non tập trung ở trên mặt đất (tuổi 1-2) có thể dùng các loại thuốc bột
thấm nước hoặc thuốc sữa phun đậm vào nơi cư trú của sâu là phần sát gốc cây,
phun vào lúc chiều mát. Khi sâu non sống ở dưới đất dùng bả độc đểdiệt.Cứ 30 kg
rau xanh hay cỏ non băm nhỏ trộn với 1 kg thuốc Dipterex và một ít nước trộn đều
rắc cho 360m 2 . Ngoài ra có thể dùng lá dâm bụt 1 kg ngâm với 3 hoặc 5 lít nước
trong 6 hoặc 7 ngày. Sau đó lọc bỏ bã lấy nước tưới vào gốc cây bị hại. Mật độ sâu
non cần áp dụng biện pháp xử lý đất là0,5-1con/m 2 .
7.1.2.Nhóm dế hại cây con
Các loài dế thuộc hai họ: Họ dế dũi (Gryllotalpidae) và Họ dế mèn (Gryllidae)
thuộc Bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Ba loài đáng chú ý là Dế dũi, Dế màn nâu lớn
và Dế mèn nâunhỏ.
Hình 7-02: Các loài dế (1.Dế dũi;
2.Dế mèn nâu lớn; 3.Dế mèn nâunhỏ)
+ Dế mèn nâu lớn (Brachytrupes
portentosus Lichtenstein)
+ Dế mèn nâu nhỏ (Gryllus
testaceus Walker)
+ Dế dũi (Gryllotalpa orientalis
Burmeister
* Các biện pháp phòng trừ dế
- Thường xuyên làm vệ sinh xung
quanh vườn ươm... khi nhổ cỏ mang xa
vườn ươm không nên chất đống trong vườn ươm.
128 - Phải bón phân hữu cơ ủ hoai hoặc bón phân vi sinh, không để hố phân, hố
rácở trong vườn ươm.
- Khi thấy xuất hiện nhiều hang dế mèn nâu lớn thì đào hang hoặc đổ nước xà
phòng bắt dế hoặc dùng thuốc Basudin 10H 20kg/ha hoặc có thể dùng thuốc Broma
methane (CH3Br)chovào hang rồi lấp lại.
-Khi thấy xuất hiện nhiều cảba loài dế thì làm bả độc: Dùng 40 phần rau tươi
băm nhỏ, trộn với 1 phần cám rang và một ít phân ngựa, sau đó cho thêm 1% thuốc
độc Dipterex hay Vibasu 10H.
Mỗi hecta đào từ 5-6 hố và hố có kích thước 40 40 40 cm. Mỗi hố cho 1 kg
bảđộc trên phủ cỏ. Ban đêm dế ra ăn bả sẽchết.
Trước khi gieo ươm xử lý đất cục bộ với lượng 20kg/ha thuốc Diazinon 10H,
cày bừakỹrồi mới đánh luống. Trước khi gieo cần xử lý hạt.
7.2.Nhóm sâu hại rừng trồng
7.2.1. Sâu hại các loài thông
Chi Pinus (thông) ở nước ta bao gồm các loài như Thông nhựa (Pinus
merkusii), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Thông balá (Pinus kesiya), Thông
Caribê (Pinus caribaea)… Sâu hại thông bao gồm các loài hại lá như Sâu róm
thông, Ong ăn lá, Sâu đục lá, Sâu đo, Sâu kèn, Sâu cuốn lá; các loài hại chồi ngọn
như Sâu đục ngọn thông, Rệp và Xén tóc hại thân cành. Trong số các loài sâu hại
thông những loài sau đây là những loài gây nhiều khó khăn cho công tác gây trồng
rừng:
-Sâu róm thông đuôi ngựa -Sâu róm 4 túm lông
-Ong ăn lá thông -Xén tóc
7.2.1.1. Sâuróm thông đuôi ngựa (Dendrolimus punctatus Walker)
1. Vị trí phân loại
Sâu róm thông đuôi ngựa (Dendrolimus punctatus Walker) thuộc họ Ngài kén
hay Ngài khô lá (Lasiocampidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu này thường
đượcgọi ngắn gọn làSâu róm thông.
2. Phân bố và tình hình phá hại
Theo tài liệu Trung Quốc Sâu róm thông đuôi ngựa phân bố từ sông Hoàng
Hà trở xuống. ở nước ta loài này phân bố hầu hết các vùng trồng thông ở miền Bắc
và miền Trung.
Sâu róm thông đuôi ngựa là loài sâu nguy hiểm nhất đối với các rừng Thông
đuôi ngựa và Thông nhựa. Từ khoảng những năm 60 cho đến nay, hàng năm chúng
đã gây ra các trận dịch ở nhiều nơi, ăn trụi hàng nghìn hecta rừng thông. Trong
những năm gần đây có xu thế phát dịch với quy mô ngày càng lớn, chu kỳ dịch
không ổn định. Các tỉnh thường xuyên có dịch là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thiệt hại do Sâu róm thông đuôi ngựa gây ra khá lớn. Sau mỗi trận dịch có nhiều
cây bị chết hoặc sinh trưởng kém khiến việc khai thác nhựa phải dừng lại, ảnh
hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh.
3.Hình thái và tập tính
a)Hìnhthái:
129 + Sâu trưởng thành: Ngài cái dài 25-35mm, ngài đực nhỏ hơn một chút, màu
sắc biến đổi từ màu trắng xám, màu nâu vàng hay màu nâu sẫm tùy theo mùa. Râu
đầu con cái hình răng lược đơn, con đực hình răng lược kép. Cánh trước lớn hơn
cánh sau. ở giữa cánh trước có một chấm trắng nhỏ. Từ gốc đến mép ngoài của
cánh có 4 đường vân cong, màu nâu sẫm nằm ngang cánh. Đặc biệt ở gần mép
ngoài củacánh trước có8 chấm đen xếp thànhhình số 3.

Tuổi 3 thân dài 15 -22mm


Tuổi 4 thân dài 22 -32mm
Tuổi 5 thân dài 30 -38mm
Tuổi 6 thân dài 38 -65mm
-Màu sắc:
Sâu non tuổi 1 màu xám, giữa lưng có một đường chỉ vàng chạy dọc, hai bên
tuyến lưng có hai đường chỉ đen. Phía đầu sâu có 4 túm lông dài, cuối thân cũng có
một túm lôngdài.
Sâu non tuổi 2 màu nâu hay màu đen nhạt. Trên lưng của các đốt ngực có 2
vằn lông đen nằm ngangvà trên đó có nhiều lông dài. Trên lưng của đốt bụng thứ6
có khoangmàu vàngnhạt.
Sâu non tuổi 3 màu nâu hay màu đen nhạt có xen kẽ các chấm trắng. Trên
lưng của các đốt ngực vẫn có 2 vằn lông đen, giữa 2 vằn lông đen có màu vàng
nhạt. Hai bên lưngcủa các đốt bụngcó cáctúm lông độc.
Sâu non tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6 màu sắc không biến đổi mấy chỉ lớn lên về kích
thước,nhưng xung quanh đầu vàthân có rất nhiều lôngdài.
+ Nhộng: dài 22-27mm, màu nâu đen hay màu cánh gián. Nhộng nằm trong
kén bằng tơ.Kén dài 32-37mm,màu trắngxám, bên ngoài có nhiều lông độc.
b)Tập tính sinh sống
Trưởng thành cái có thể tiết pheromon để dẫn dụ ngài đực đến giao phối. Sau
khi giao phối sâu trưởng thành cái tiến hành đẻ trứng ngay. Trứng được đẻ thành
nhiều hàng trên lá thông. Mỗi con cái đẻ trung bình từ 300 - 350 trứng. Thời gian
đẻ trứng chỉ kéo dài 2-3 ngày. Sâu trưởng thành có tính xu quang, thường hay
130 bắt đầu đẻ trứng vào những cây ở đỉnh đồi. Thời gian sống của pha trưởng thành
khoảng3-7 ngày.
Trứng cần khoảng 6-10 ngày cho sự phát triển phôi thai. Màu sắc của trứng
thay đổi từ trắng xanh sangmàu nâu.
Sâu non khi mới nở quay lại ăn gần hết vỏ trứng, chỉ để lại một ít. Vào tuổi 1
sâu non sống tập trung trên một cành để ăn lá. Lúc đầu sâu non chỉ gặm phần biểu
bì, để lại phần lõi của lá, những lá của cành bị hại khô đi rủ xuống trông rất rõ. Sâu
non tuổi 1,tuổi 2 thường sử dụng khảnăng buông tơđểdi chuyển theo gió. Khi lột
xác sâu non thường quay lại ăn gần hết xác. Từ tuổi 3 trở đi sâu non ăn rất mạnh,
nó thường cắn bỏ 3-4cm ở phía đầu lá, rồi bắt đầu ăn từ ngoài vào trong, sau 5-6
phút là hết lá. Sâu non tuổi 3-5 gây ra phần lớn thiệt hại cho cây. Khi ăn no sâu non
thường bò xuống gốc lá nằm nghỉ, đầu luôn luôn hướng ra ngoài, nếu lúc này bị va
chạm sâu non thường quẫy rơi xuống hay ngóc đầu chống cự. Thời gian phá hại
của sâu non 20-35 ngày.
Sang tuổi 6, sâu non hoạt động chậm chạp, tìm nơi thích hợp để làm kén hoá
nhộng.Kén thườnglàm ở trên cành lá. Pha nhộngkéo dài khoảng 9-13 ngày.
Sâu róm thông 1 năm có4 hoặc 5 vòng đời tùy theo từng nơi.
Khoảng nhiệt độ thích hợp của Sâu róm thông từ 25 - 30 0 C và khoảng độ ẩm
thích hợp từ 80 - 86%. Trong năm Sâu róm thông thường hay phát dịch vào tháng
5,6,7,8,9 ở những khu rừng từ 7 -15 tuổi.
4. Thiên địch
Sâu róm thông bị nhiều loài côn trùng ký sinh và ăn thịt. Giá trị nhất là các
loài côn trùng ký sinh như: Ong tấm đen (Telenomus dendrolimi Matsumura), Ong
tấm xanh (Anastatus disparis Rusch) ký sinh trứng, Ruồi 3 vạch, Ruồi 4 vạch
(Exorista spp.) ký sinh sâu non. Côn trùng ăn thịt có Bọ ngựa xanh, Bọ xít ăn sâu
(Sycanus croceovittatus Dohrn) và các loài Kiến… ăn thịt sâu non. Ngoài ra phải
kể đến một số loài chim như Bạc má, Chim khách, Đỗ khuyên... Thời kỳ sâu non
thường hay bị bệnh chết cứng trắng do Nấm bạch cương (Beauveria bassiana) và
bệnh chết thối do vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc virus gây ra.
5.Các biện pháp phòng trừ
Sâu róm thông là loài nguy hiểm đối với các rừng thông, thường cứ 2 năm,
2,5 năm lại phát dịch một lần tùy theo điều kiện khí hậu của từng địa phương. Cho
nên đểngăn chặn các trận dịch của sâu róm thông trước hết phải tổ chức dự tính dự
báo kịp thời, nhất là những năm có khả năng phát dịch. Khi thấy mật độ sâu róm
thông có xu hướng tăng lên từ những thế hệ đầu năm cần tổ chức các biện pháp
phòng trừ tổng hợp. Khi quyết định phòng trừ nên dựa vào ngưỡng kinh tế: Trứng
882 trứng/cây, sâu non 575 con/cây với tuổi 1, 2, 3, 4 và 87 con/cây với tuổi 5, 6,
nhộng 6 con/cây. Các biện pháp điều tra giám sát sâu róm thông bao gồm: Điều tra
trên các ô tiêu chuẩn bằng phương pháp điều tra trực tiếp trên các cây tiêu chuẩn
hoặc điều tra gián tiếp bằng phương pháp ô hứng phân, điều tra bằng phương pháp
bẫy sâu trưởngthành như bẫy pheromon. Khu vực đặc biệt cần quan tâmlà khu vực
rừng thông có tuổi 7-15 năm, trên sườn núi thấp ở độ cao 200-300m, hướng Đông
131 Nam, nơi có khí hậu khô nóng, khuất gió, đất nghèo xấu, thực bì tầng dưới kém
phát triển.
Các biện pháp có thể áp dụng như sau:
▪ Huy động nhân lực thu thập trứng,sâu non,nhộng giết đi.
▪ Trứng của Sâu róm thông thường bị Ong mắt đỏ, Ong tấm xanh hoặc Ong
tấm đen ký sinh nên có thể áp dụng biện pháp tập trungký sinh bằngcách đưa
trứng của Sâu róm thông vào khu vực có nguy cơ phát dịch trong các ô
vuông, xung quanh có rắc thuốc tiếp xúc để sâu non nở ra bò qua đó sẽ chết,
còn từ những trứng bị ký sinh ong sẽ bay vào rừng tiếp tục ký sinh các trứng
khác của Sâu róm thông. Nếu có điều kiện có thể gây nuôi Ong mắt đỏ hoặc
Ong tấm xanhđểdiệt trứng sâuróm thông.
▪ Sử dụng côn trùng ăn thịt bằng cách thu thập các trứng của bọ ngựa, bọ xít ăn
sâu haycác tổ kiến tập trungvào các ổ dịch.
▪ Xúc tiến các biện pháp bảo vệ thiên địch nhưhạn chế sử dụng thuốc hóa học,
bảo vệ cây có mật, thảm thực vật mặt đất và thảm khô, cấm săn bắn chim,
thú….
▪ Sử dụng bẫy pheromon để bắt sâu trưởng thành đực, từ đó làm giảm tỷ lệ nở
của trứng Sâu róm thông.
▪ Dùng chế phẩm Boverin với lượng 2 kg/ha hoặc B-T với lượng 4g pha trong
một lít nước phun vào xung quanh ổ dịch.
▪ Khi thấy mật độ sâu giảm chậm hoặc không giảm có thể dùng các loại thuốc
độc dạng bột thấm nước hoặc dạng sữa, phun sương vào thời kỳ sâu non tuổi
càngnhỏ càng tốt: Oafatox 400EC, Deces
7.2.1.2. Ong ăn láthông
1.Vị trí phân loại
Các loài ong ăn lá thông thuộc họ Ong ăn lá (Diprionidae), bộ Cánh màng
(Hymenoptera).
2. Phân bố và tình hình phá hại
Các loài ong ăn lá thông phân bố ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nga,
Trung Quốc,ấn Độ, Thái Lan.….ở Việt Nam thấy có 2 loài:
♦ Gilpinia marshalli Foroius phân bố chủ yếu ở miền Bắc.
♦ Neodiprion biremis (Konow).phân bố chủ yếu ở miền Trung.
Sau sâu róm thông là các loài ong cũng thường gây ra các trận dịch đối với rừng
thông. Năm 1965, loài Gilpinia đã phát dịch ở lâm trường Hà Trung và Sim -
Thanh Hoá. Năm 1980 - 1985 và năm 1992 - 1993, loài Neodiprion đã phát dịch ở
vùng A Lưới, lâm trường Tiền Phong thuộc Thừa Thiên Huế. Chúng cũng đã phá
hại hàng trăm hecta rừng thông,và chỉ phá hại rừng thông từ 4 -8 tuổi.
4.Các biện pháp phòng trừchung
-Bắt sâu non,kén cùng với sâu thông giết đi.
- Khi sâu non có nhiều có thể dùng các loại thuốc như: thuốc sữa 50%
Dipterex hoặc thuốc sữa Bassa pha với nồng độ 0,1 - 0,2% (hoặc thuốc sữa 20%
Ofatox pha với nồng độ 1%) phun sương để cùng diệt sâu thông và các loài sâu ăn
lá khác.
7.2.2. Sâu xanh ăn lá Bồ đề(Pentonia sp.)
1.Vị trí phân loại
Sâu xanh ăn lá bồ đề (Pentonia sp.) gọi tắt là sâu ăn lá bồ đề thuộc họ Ngài
thiên xã(Notodontidae),bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
2. Phân bố và tình hình phá hại
Sâu ănlá bồ đềphân bố chủyếu ở
các rừng cải tạo trồng bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) thuộc tỉnh Phú Thọ, miền
Bắc Việt Nam.
Từ năm 1960 đến nay đãgây ra một số trận dịch làm chết nhiều diện tích rừng.
3.Hình thái và tập tính sinh sống
a)Hìnhthái: (Hình 5-08)
+ Sâu trưởng thành có thân dài 20-25mm, phủ đầy lông màu nâu nhạt. Râu đầu
hình răng lược.Cánh trướccó góc đỉnh hơi nhọn.
+ Trứng hình bán cầu, mới đẻ có màu trắng xám sau dần dần có nhiều chấm
hồng. Khisắp nở có màu hồng loang lổ.
+ Sâu non có 4 tuổi. Tuổi 1, tuổi 2 có màu trắng phủ nhiều lông tơ nhỏ. Tuổi
3 dài khoảng 11mm có màu xanh lục như lá bồ đề, giữa đỉnh đầu có một vạch dọc
màu đen. Đến tuổi 4 trên đầu sâu non có thêm hai vạch vàng chạy từ đỉnh xuống
hai bên mắt, giữa đỉnh đầu có thêm một vạch vàng nằm ngang. Dọc lưng sâu non
có một vạch xanh sẫm, hai bên tuyến lưng có hai đường chỉ vàng.
+ Nhộng màu cánh gián nằm trong kén
tơmỏng sát mặt đất.

Hình 7-04: Sâu xanh ăn lá bồ đề


1. Sâu trưởng thành ; 2.Trứng; 3.Sâu non;
4.Nhộng
b)Tập tính:
- Sâu ăn lá bồ đề một năm có 6-7 vòng
đời gối nhau, nên trong rừng bồ đề hầu như
quanh năm lúcnào cũngcó các pha sâu hại.
Bảng 7- 02: Tóm tắt thời gian và kích
thước của sâu ăn lábồ đề:
Sâu trưởngthành hoạt động ban đêm,nóthường đẻ trứngthành khối ở dưới lá
hay trên thân cây. Banngày sâu trưởng thành thường đậu ở mặt dướilá.Sâu non nở
ra sống tập trung gặm lá thành những lỗ nhỏsau đó mới phân tán sống lẻ tẻtrên cây
và ăn lá thành từng mảng lớn.
Đến tuổi cuối sâu non đẫy sức chui xuống đất mùn nhả tơ kết kén mỏng để hoá
nhộng.ổ dịchcủa sâu ăn lábồ đềthường nằm ở chân đồi,nơi cóđộ ẩm cao.
4.Các biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ sâu ăn lá bồ đề trước hết cần điều tra dự tính dự báo mật độ sâu
hại. Sau đâylà một số chỉtiêu định hướng đối với sâu hại lá bồ đề:
Đối với rừng bồ đềtừ 1-3 tuổi khi điều tra nếu thấy có khoảng 1000 trứng/cây
không bị ký sinh; 250 sâu non tuổi 3/cây; 1,5 nhộng/m 2 đất thì rừng có khả năng bị
ăn trụi lá từ 75-100%. Đối với rừng tuổi 4 trở lên thì các mật độ trên sẽ nhân gấp
đôi. Theo kinh nghiệm thực tế ngưỡng phòng trừ bằng khoảng 50% mật độ nói
trên.
Khi mật độ sâu đạt ngưỡng phòng trừ thì tiến hành các biện pháp phòng trừ
dùng các loại thuốc sữa hoặc thuốc bột thấm nước pha theo nồng độ chỉ dẫn, tiến
hành phun sương. Tuy nhiên khi thấy pha trứng và pha sâu non bị ký sinh trên 50%
thì ổ dịch không lan tràn. Khi gặp mưa kéo dài mật độ sâu cũng giảm rõ rệt. Các
biện pháp phòng trừ hoá họcvà sinh học cũng giống như sâuróm thông.
7.2.3.Một số loài sâuhại Keo (Acacia)
Sâu hại keo gồm nhiều loài,trong đó nguy hiểm nhất là các loài sau đây:
-Sâu nâu và Sâu vạch xám thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae). Hai loài này thấy
xuất hiện ở các tỉnh có trồng Keo tai tượng Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà
Bình... Chúng thường sống chung với nhau và đã gây ra trận dịch kéo dài từ tháng
4 đến tháng 10 năm 1998, 1999, 2000 ở các lâm trường thuộc hai tỉnh Tuyên
Quang,Phú Thọ ăn hại trên 5000 ha rừng Keo tai tượng.
- Sâu kèn nhỏ và Sâu chùa thuộc họ Ngài túi (Psychidae) phát dịch vào năm
1999 ở khu vực đảo Suối Hai,BaVì,HàTây.
7.2.3.1. Sâu ăn lá keo thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae)
a)Hìnhthái
1-Sâu nâu (Anomis fulvidaGuenée)
+ Sâu trưởng thành có thân dài 22-25mm. Chiều dài cánh trước 25mm. Trên
lưng của thân màu nâu xám, mặt bụng màu nhạt hơn. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng
2/3 thân. Mắt kép màu nâu đen. Vòi miệng dài bằng râu đầu, râu môi dưới khá phát
triển. Mặt trên của 2 cánh cơ bản màu nâu xám, mặt dưới màu xám nhạt. ở mép (ngày)
Đông xuân
(ngày) 6-8 8-10 11-13 12-14
Kích thước
(mm) 1-1,5 2,7-11 11-33,5 20-22
134 ngoài buồng giữa của cánh trước có một chấm đen đường kính 2mm, giữa chấm
đen và mép ngoài có 4 đường vân hình sóng màu nâu sẫm chạy từ mép trước thu
dần lại ở gần mép sau tạo thành một điểm đen to. Các mạnh cánh chạy ra mép
ngoài nổi rõ, các mạch có các chấm đen nhỏ. Cánh sau từ trong ra ngoài cũng có 3
đường vân màu nâu sẫm chạy ngang cánh. Mép ngoài hai cánh có nhiều lông hình
tua cờ.
+ Trứng hình bán cầu, đỉnh trứng hơi nhô lên. Trứng có đường kính 0,5-1mm
và cao 0,38mm.Bềmặt trứngcónhiều đường vân ngangdọctạo thành hệvân lưới.
+ Sâu non có 6 tuổi, lúc mới nở dài 6-7mm màu nâu xám, khi đẫy sức dài 45-
50mm, màu nâu xám hơi vàng hoặc nâu đen. Đầu sâu non màu nâu, phía trên có 2
chấm trắng. Sâu non có 5 đôi chân bụng, đôi thứ nhất nhỏ và ngắn, đôi chân bụng
thứ 5 (đôi chân đẩy) hơi chìa ra ngoài. Mặt dưới bụng có vệt đen chạy suốt từ ngực
đến đốt bụng thứ 10. Sâu non di chuyển bằng cách bò giống như sâu đo. Đặc điểm
khác sâu non Sâuvạch xám (Speiredonia retorta Linnaeus):
∙Màu nâu sẫm hơnvà có kích thước ngắn hơn.
∙Mặt dưới bụngcóvệt đenchạy suốt từ ngựcđến đốt bụng10.
∙Đầu có2 chấm trắng.

Hình 7-05: Sâu nâu ănlá keo


1. Trưởng thành 2.Trứng 3. Sâu non 4. Nhộng
+ Nhộng dài 20-25mm, rộng 5-7mm, màu
cánh gián. Mầm cánh dài bằng 1/2 thân. Hai bên
bụng nhìn rõ 7 đôi lỗ thở màu nâu đen. Nhìn mặt
trước thấy rõ 5 đốt bụng, đốt cuối có lỗ sinh dục
nằm dọc. Đặc biệt mặt lưng của đốt cuối bụng có
nhiều đường nâu đỏ chạy dọc. Cuối nhộng có 8 gai
hình móc câu để móc vào kén, 2 đôi ở giữa thô dài,
2 đôicòn lại ngắn và uốn cong.
2 -Sâu vạch xám (Speiredonia retorta (Linnaeus))
+ Sâu trưởng thành có thân dài 20-30mm. Chiều dài cánh trước 34mm. Trên
lưng của thân màu nâu sẫm, mặt bụng màu nâu đỏ. Râu đầu hình sợi chỉ dài gần
bằng thân. Mắt kép màu xanh xám. Mặt trên hai cánh cơ bản màu nâu sẫm, mặt
dưới màu nâu đỏ, có 3 đường vân đen chạy ngang. ở giữa cánh trước có một đường
vân xoắn màu đen dạng gần tròn đường kính khoảng 10mm, gần mép ngoài còn có
3 đường vân hình sóng màu đen nằm ngang cánh. Cánh sau có một dải vân đen
rộng nằm ngangcánh.Mép ngoài hai cánhcó lônghình tua cờ.
+ Trứnghình bán cầu,đườngkính 0,8-1,02mm,cao từ 0,8-0,9mm. Trên đỉnh trứng
có các đường vân tạo thành hình bông hoa xung quanh trứngcũng nổirõ các đường
vân ngangdọc.
+ Sâu non đẫy sức dài 50-70mm, màu trắng xám. Hai bên đầu có các vết nâu
đen chạy từ đỉnh xuống gốc râu đầu. Giữa các đôi chân bụng có vân tròn màu đen,
135 các vân đen này nằm riêng biệt, không liền một dải như ở loài Anomis fulvida.
Thân có nhiều hàng chấm đen chạy dọc, các hàng chấm đen tập trung ở hai bên
thân, phía trên và phía dưới lỗ thở. Đôi chân đẩy khá dài, khi bám nghỉ chìa ra phía
sau.
+ Nhộng dài 22-26mm, màu nâu đỏ. Mầm cánh dài bằng 1/2 thân. Có thể
nhìn rõ 6 đốt bụng. Trên đốt thứ 4 của bụng có 2 vòng tròn nhỏ. Lỗ thở nhìn không
rõ.Cuối nhộngcũng có8 gaihình móc câumàu hơi vàng.

Hình 8-07: Sâu vạchxám ănlá keo


1 . Sâu trưởng thành 2. Trứng 3. Sâu non 4.
Nhộng
b)Tập tính chung
Cả hai loài này có tập tính gần giống nhau.
Một năm có nhiều vòng đời, qua đông ở pha nhộng,
nằm trong đất, cuối mùa xuân tiến hành vũ hoá. Vũ
hoá của sâu trưởng thành tập trung vào ban đêm
khoảng từ 22h00’ đến 4h00’. Có hiện tượng vũ hóa đồng loạt: Giữa tháng 3, giữa
tháng 4, đầu tháng 8 là thời gian xuất hiện của trưởng thành. Ban ngày ngài ẩn nấp
ở những nơi ít ánh sáng, hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Một con cái có thể đẻ từ
1000-1500 trứng. Sâu trưởng thành có tính xu quang yếu. Thí nghiệm với bả chua
ngọt cho thấy sâu trưởng thành hầu như không vào bẫy. Tuy nhiên có thể quan sát
thấy hiện tượnghút nớc đường của sâu trởng thành. Sâu trưởng thành sống từ 3 đến
6 ngày. Trứng được đẻ thành đám trên cáclá non vàchồi non.
Sâu non tuổi 1, tuổi 2 nằm ở các lá non, gặm mất phần lớn lá làm cho chồi
non bị thâm héo. Các tuổi sau chuyển sang ăn từ mép lá vào, thường chọn đầu lá để
ăn trước, bỏ lại gân lá hoặc ăn hết lá non rồi chuyển sang ăn lá khác, phần non của
ngọn keo cũng bị ăn. Sâu non ăn hại lá từ 18h30’ đến sáng sớm hôm sau, khoảng
4h30’ sâu non lại bò xuống nằm ở khe nứt của vỏ cây trong khu vực cách mặt đất
1-2m hoặc nằm ẩn dưới lá keo khô. Khi mật độ sâu thấp khu vực có thể tìm thấy
sâu nhiều nhất là lớp lá khô quanh gốc keo, cách gốc cây khoảng 0,6m. Đôi khi có
thể thấy sâu non tuổi lớn còn nằm đâu đó trong tán cây vào buổi sáng. Tuy nhiên
rất khó phát hiện vì sâu non thường ẩn ở những nơi kín đáo. Pha sâu non cũng
giống pha trưởng thành ở điểm sợ ánh sáng. Phân sâu non thải ra thường có hình
trụ, màu đen, chiều cao viên phân từ 2-2,5mm, đường kính từ 0,5-1,5mm. Sâu non
đẫy sức bò xuống để vào nhộng ngay trên mặt đất hoặc dưới lá khô. Thời gian cần
thiết đểsâu non vào nhộngkéo dài 2-7 ngày.
c) Một số đặc điểm sinh thái
Trong thời gian dịch vào năm 1998 đã phát hiện thấy sâu vào tháng 4 -5,biểu
hiện có dịch là tháng 6. Sau đó liên tiếp có dịch xảy ra từ tháng 8-10, mật độ sâu
trong khi dịch là 100 - 550 sâu non/cây. Dịch Sâu nâu và Sâu vạch xám tập
136
H×nh 8-08: S©u kÌn nhá ¨n l¸ keo
1.S©u trëng thµnh ®ù; 2.Trøng; 3+4.S©u non
5+8.Tói vµ nhéng ®ùc; 6+7.Tói vµ nhéng c¸i. trung ở rừng Keo tai tượng có tuổi trên 4 năm,
đặc biệt nặng ở rừng tuổi 4-7 năm.
Khu vựccó độ cao dưới 200m bị hại nặng nhất.
Thiên địch của 2 loài sâu ăn lá này bao gồm các loài ăn thịt như: Bọ ngựa
Trung Quốc (Tenodera sinensis), Bọ ngựa xanh bụng rộng (Hierodula spp.), Bọ
ngựa vằn (Creobroter urbanus), Bọ ngựa cổ bành (Deroptatys spp.), các loài kiến
(Formicidae),ếch nhái,bò sát, chim… Các loài ký sinh có ý nghĩa lớn bao gồm ong
thuộc giống Meteorus, nấm bạch cương, ruồi ký sinh họ Tachinidae (Exorista spp.
và Winthemia spp.).
d)Các biện pháp phòng trừ chung
Cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học của hai loài này để có cơ sở dự tính
dự báo chính xác. Sử dụng phương pháp điều tra gốc cây để giám sát quần thể sâu
hại.
Những năm có khả năng phát dịch, sang xuân huy động nhân lực bắt kén, sau
non ở xung quanh gốc cây giết đi. Có thể dùng vòng dính để bắt sâu non khi chúng
di chuyển theo thân cây.
Khi xuất hiện nhiều (> 5 sâu non/cây) có thể dùng thuốc sinh học (Bovêrin)
phun vào các gốc cây bị hại hoặc dùng các loại thuốc hoá học như: thuốc sữa 20%
Ofatoc, 25% Karate, hoặc 50% Sumithion pha với nồng độ từ 0,25-1% tùy theo
tuổi sâu. Phun vào lúc lặng gió. Biện pháp là phun sương. Trước khi phun cần phát
dây leo, câybụi xung quanh gốc câyđể có thểphun thuốcvào thân câyvà gốc cây.
7.2.3.2. Sâukèn nhỏănlá Keo
1.Vị trí phân loại
Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.) hại keo thuộc họ Ngài túi (Psychidae), bộ
Cánh vẩy (Lepidoptera).
2. Phân bố và tình hình phá hại
Sâu kèn nhỏ phân bố nhiều ở các tính phía Nam Trung Quốc. ở Việt Nam
thấy chúng xuất hiện nhiều ở các rừng keo thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hoà
Bình...
Sâu kèn nhỏ ăn lá nhiều loài cây như keo tai tượng, keo lá tràm, bằng lăng,
nhãn,vải,chè, cam,quýt,xoài...
Năm 1999, Sâu kèn nhỏ đã phát dịch ăn
trụi 60 ha rừng keo tai tượng tại Suối Hai - Hà
Tây.
3.Hình thái và tập tính
a)Hìnhthái:
+ Ngài trưởng thành: Ngài đực có thân
dài 4-5mm, sải cánh dài 11-13mm, thân màu nâu
sẫm có phủ một lớp lông trắng. Râu đầu hình
lông chim. Cánh trên màu nâu sẫm có phủ một
lớp lông trắng, cánh sau màu trắng xám. Ngài cái
không có cánh dài 6-8mm,đầu nhỏ màu cà phê.
Ngực, bụng mầu trắng vàng và bụng uốn
cong.Ngài cái nằm trongkén.
+ Trứng hình bầu dục,dài 0,6mm, rộng 0,4mm,màu trắngxám.
+ Sâu non dài 6-9mm, trên lưng các đốt ngực và đầu có màu nâu vàng, bụng
màu trắng xám. Trên lưng của đốt bụng thứ 8 có 2 chấm nâu và đốt thứ 9 có 4
chấm nâu.Mảnh lưng đốt thứ 10 màu nâu vàng. Sâu non nằm trong một cái túi màu
lá khô.
+ Nhộng: Nhộng cái dài 5-7mm, màu vàng, hình thoi, đoạn đầu và ngực nhỏ
uốn cong. Trên lưng từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 6 có hàng gai nhỏ màu nâu đen, cuối
bụng có 2 gai ngắn. Nhộng đực dài 4,5-6mm, màu nâu vàng. Trên lưng của các đốt
bụng thứ 4 đến đốt thứ 8 trên dưới có hai hàng gai nhỏ. Cuối bụng cũng có 2 gai
nhỏ.
Nhộng đực và nhộng cái đều nằm trong túi làm bằng tơ quấn với lá khô nên có
màu lá khô, trên có sợi tơ treo vào cành lá. Túi con cái dài 12-13mm, túi con đực
dài 7-10mm.
b)Tập tính:
-Sâu kèn nhỏmột năm cóhai thế hệgối nhau:
♦ Thế hệ 1: Ngài trưởng thành xuất hiện vào hạ tuần tháng 5 đến giữa tháng
6. Trứng xuất hiện vào tháng 6. Sâu non cótừ giữa tháng 6 đến giữa tháng
8. Nhộng cótừ cuối tháng7 đến giữatháng 8.
♦ Thế hệ 2: Ngài trưởng thành xuất hiện vào tháng 8. Trứng có vào giữa
tháng 8, cuối tháng 9. Sâu non có từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 5 năm
sau.Nhộng từ giữatháng 5 đến cuối tháng 6 năm sau.
- Ngài trưởng thành đẻ từ 109-266 trứng, trung bình 184 trứng, tỉ lệ nở là 99%.
Thời gian đẻ từ 5-7 ngày.
Sâu non từ khi nở cho đến khi hình thành túi mất 30 phút. Túi lúc đầu màu
xanh vàng sau màu lá khô. Trên túi có dính các lá khô nhỏ. Sâu non ăn vào sáng
sớm hay buổi tối hoặclúc râm mát, trưa không ăn.
♦ Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉăn lớp biểu bì củalá, các tuổi sau ăn lá thành
các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá.
♦ Sâu non đực lột xác 5 lần, sâu non cái lột xác 6 lần. Mỗi lần lột xác, sâu
non lại nhả tơ bịn kín túi lại và chỉ để sợi tơ dính vào cành hoặc lá. Vào
mùa đông những ngày ấm áp sâu non vẫn ăn chồivà lánon.
♦ Sâu non sống dài 38-77 ngày. Khi vào nhộng sâu non nhả một sợi tơ dài
10mm dính vào cành hoặc lá và làm một cái túi treo lủng lẳng. Sau đó sâu
non quay đầu xuống rồi hoánhộng.
Ngài cái sau vũ hoá đểđầu nhô ra ngoài túi. Ngài đực vũ hoá vào lúc 7-12 giờ
bay ra khỏi túi, hoạt động mạnh lúc 4-6 giờ chiều. Con đực bay đến giao phối với
ngài cái qua lỗ dưới túi. Sau khi giao phối trứng đượchình thành ở ngay trong bụng
ngài cái rồi dần dần phát triển to ra, cuối cùngcả con cái là một cái túi đựng trứng.
4.Các biện pháp phòng trừ
Tháng 2 cần theo dõi mật độ sâu: Khi mật độ > 50 túi kén/cây cần tiếp tục
điều tra sau đó 1 tuần để xác định xu hướng phát triển. Bóc kén thu được để xác
138 định các pha phát triển, nếu thấy số kén cái và trứng có mật độ >15 kén/cây tức sẽ
có 3000 sâu non/cây ở thế hệ sau, tương đương cấp hại nhẹ nên cần tiến hành các
biện pháp diệt trừ.
Bảo vệ thiên địch như kiến, ongký sinh,nhện....
Lúc sâu noncòn ít dùng nhân lực thu túi đốt đi.
Khi sâu non phát sinh nhiều dùng các loại thuốc sữa Sherpa, Trebon, Ofatox
hoặc thuốc bột thấm nước Padan phun sương, phun cả tán cây và xung quanh gốc
cây.
7.2.4.Mối hại cây trồngvà gỗ.
7.2.4.1 Đặc điểm phân bố,phânloại và tình hình phá hại của mối.
-Mối có rất nhiều loại: Trên Thếgiới hiện nay đã phát hiện được khoảng 2.700 loài
mối khác nhau. Chúng thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội. Mối có rất
nhiều họ khác nhau và thuộc bộ cánh bằng (Isoptera), kiểu biến thái không hoàn
toàn. ở miền Bắc Việt Nam thường gặp các họ Rhinotermitidae, Kalotermitidae,
TermopsidaevàTermitidae.
- Mối phân bố ở nhiều nơi trên trái đất. Phát sinh phát triển mạnhvở các vùng có
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở Việt nam chúng phân bố khắp cả nước. Nó có
thể phân bố ở độ cao đến 2000m so với mực nước biển. Mối sống và làm tổ trong
đất, trong thân cây. Trong đất mối có thể phân bố đến độ sâu 5m, đôi khi lên tới
khoảng 36m.
- Mối gây nên những thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Mối ăn gỗ phá hại tất
cả các sản phẩm chứa xenlulô như gỗ sau khai thác, các đồ dùng bằng gỗ, công
trình nhà cửa làm bằng gỗ, tre, nứa, giấy viết... trong rừng mối phá hại cả cây sống
lẫn cây chết.Hàng năm những thiệt hại do mối gây ra đãlên tới con số khổng lồ.
VD: ở Mỹ những thiệt hại do mối gây ra trung bình khoảng 150 triệu Đôla/năm. ở
nước ta những thiệt hại do mối gây ra chưa có những thống kê cụ thể song cũng rất
lớn.
7.2.4.2. Hìnhthái vàchức năngcácdạng mối.
a.Mối trưởngthành. Trongxãhội loài mối cónhiều cá thể và có nhiều hìnhdạng
khác nhau,tuỳtheo từng nhóm mối có hình dạngkhác nhau đó mà chúng đảm nhận
những chức năngkhác nhau.
*Dạng mối sinh sản.

Hình 7 – 09: Các dạng mối và vết gỗ bị


mối hại
1- Mối chúa; 2- Mối vua; 3- Trứng; 4-
Mối con; 5- Mối giống không cánh; 6-
Mối lính;7-Mối thợ 8.Mối giống nhỡ;9.
Mối giống có cánh; 10- Mối giống rụng
cánh. 11-Vết gỗ bịmối hại.
+ Mối chúa:
139 Do chức năngcủa mối chúa làgiao phối với mối vuađểsinhsản,duytrì
nòi giốngvà nó được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo nên có hìnhthái biến đổi
nhiều. Phần đầu và ngực ít thayđổi nhưngbụng mối chúa rất tocóthể gấp từ 250
-300 lần đầu.ở nước ta thường gặp loài mối chúacó kích thước dài khoảng hơn
50mm.Mốichúa đạt kỷ lục Thếgiới dài tới 140mm.Thường trong tổ mối chỉ có
1 mối chúa songcábiệt có loài có tới 2 – 3 mối chúa trong1 tổ.
+ Mối vua:
Thường trong tổ mói cũng chỉ có 1 mối vua song cá biệt có loài có tới 2 – 3 mối
vua trong 1 tổ. Chức năng của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Mối vua cũng
được mối thợ nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo nhưng hình dạngvà kích thước vẫn giữ
nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu, duy chỉ có bộ má rất phát triển bè rộng
hơn.
+ Mối giống:
(Dạng này có cả đực lẫn cái). Dạng này có 2 loại mối giống là mối giống có cánh
và mối giống khôngcó cánh.
. Mối giống có cánh
: Loại này chiếm số đông trong quần thể, về hình thái ít biến
đổi,có 2 đôi cánh dạng cánh màngdài bằng nhau, khi không bay xếp dọc trên lưng.
Đây là đối tượng đểchia đàn phát tán nòi giống.
. Mối giống không có cánh
: Loại này chỉ chiếm số ít trong quần thể. Về hình dạng
chỉ khác mối giống có cánh là không có cánh hoặc có cánh rất ngắn. Loài mối này
còn được gọi là mối vua, mối chúa dự bị (bổ xung). Chức năng của chúng là đề
phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết do già hoặc bị bệnh... thì chúng sẽ được bồi
dưỡng đặc biệt để thay thế. Song do cùng một lúc có nhiều con cùng được bồi
dưỡng và đều có khả năng sinh sản nên chúng sẽ phải cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau
để chỉ còn 1 đôi.
* Dạng mối không sinh sản: Dạng này có 2 loại là mối lính và mối thợ, đều có cả
đực và cái song dochức năngmà cơ quan sinh dục khôngphát triển.
+ Mối Lính:
- Chức năng chủ yếu của mối lính là: bảo vệ tổ, chống kẻ thù, để thích nghi với
chức năng đó mối hình thái của mối lính cũng biến đổi theo: đầu mối lính to, dài
gần bằng1/2 thân thân thể. Miệng hướng về phía trước.
Trong xãhội loài mối có 3 dạng mối lính.
-Có loại hàm trên phát triển to nhỏ không đều nhau nhô về phía trước làm vũ khí
chiến đấu như giống Macrotermes.
- Có loài hàm trên tiêu giảm, trán kéo dài thành vòi có tuyến phun hạch độc (axit
màkiến rất sợ).
- Có loài thì vừa có hàm trên phát triển và vừa có tuyến phun hạch độc nên chúng
tấn côngkẻ thù và bảo vệtổ rất hiệu nghiệm như giống Cotopttermes.
Một số loài mối lính có 2 loại:
- Loại có kích thước thân thể lớn làm nhiệmvụ chuyên trách bảo vệ “Hoàng
cung” nơi mối vua, múa chúa ở. Nếu không có gì xảy ra thì chúng không bao giờ ra
khỏi tổ.
- Loại có kích thước thân thể nhỏ bé nhanh nhẹ làm nhiệm vụ ở ngoài chúng
được điều động đi công tác 4 ngày/1 lần bất kể ngày đêm, làm nhiệm vụ trinh sát:
Tìm nguồn thức ăn, tìm hướng đắp đường mui, tìm nguồn nước, bảovệ cho mối thợ
đi kiếm ăn,bảo vệmối con.
+ Mối thợ:
Chức năngcủa mối thợ là xây tổ,đắp đường mui, vận chuyển nước, vận chuyển
thức ăn.Chămsóc mối vua, mốichúa,mối lính, mối non,tha trứngcủa mối chúa
sangphòngấp trứngđể ấp,làm vườn cây nấm cho mối non chơi. Trao đổi thông
tin liên lạc giữacác cáthể trong tổ, điều tiết khíhậu trong tổ...
b. Trứng: Tuỳ theo từng loài mối mà trứng của mối có hình dạng và kích thước
khác nhau. Có loài trứng hình đế giày, có loài trứng có hình trụ hơi cong... nói
chung trứng nói chung trứngcó chiều dài từ0,4 – 2mm,có màu trắng sữa.
c. Mối non: Mối non lúc mới nở được mối thợ chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.
Mối non thường có màu trắng đục, miệng hướng xuống dưới, dầu to hơn ngực. Lúc
mới nở tương đối giống nhau. Qua nhiều lần lột xác nó biến đổi dần hình thái đểtrở
thành các dạng mối trưởngthành khác nhau: mối giống, mối thợ, mối lính...
7.2.4.3. Sựchia đàn và hình thành tổ mối mới.
Hàng năm mối thường chia đàn từ tháng 3 đến tháng 8, cá biệt có loài chia đàn đến
tận thàng 12. Mối thường chia đàn vào lúc xẩm tối đặc biệt vào lúc trời mưa giông.
Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi mối giíng đực đục một lỗ vũ hoá cho mối
giống có cánh bay ra. Khi bay ra khỏi tổ chúng thường bay theo hướng gió, bay cao
.... và bay xa...Đến một nơi nào đó chúng hạ cánh xuống đất, lúc này mối giống có
cánhcó tính xu quang vào ánh sángđèn điện rất mạnh.
Sau đó mối giống có cánh phát ra tín hiệu dẫn dụ mối giống đực. Nhận được tín
hiệu mối giống đực bay đến dùng râu môi dưới kọ vào lưng mối giống cái. Nhận
được tín hiệu mối giống cái rụng cánh ngay và lập tức mối giống đực cũng rụng
cánh. Rồi mối giống cái đi trước, mối giống đực cắn đuôi theo sau không rời nhau
nửa bước, chúng kéo nhau đi tìm nơi làm tổ. Kể từ sau khi rụng cánh mối cánh sẽ
gặp phải rất nhiều các loài thiên địch ăn thịt như thạch sùng, thằn lằn, kiến, chim,
gà... Khi tìm được nơi làm tổ thích hợp chúng cùng nhau xây tổ, ở tổ mối mới ban
đầu chỉ sản sinh ra các dạng mối lính và mối thợ để xây tổ và bảo vệ tổ. Sau một
thời gian dài khi tổ đã hoàn thiện chúng mới sinh ra các dạng mối khác nhau... mối
chúa đẻ nhiều hơn, bụng mối chúa to dần, trung bình một ngày đêm nó có thể đẻ
được từ 8.000 – 10.000 trứng. Cả đời con mối chúa có thẻ đẻ từ tới vài trăm triệu
trứng.
7.2.4.4 Các biện pháp phòng trừmối:
Mối là loài côn trùng có sức phá hoại lớn nhất Thế Giới cho nên phòng trừ mối
141 phải có hệ thốngcác biện pháp phù hợp.
a.Đối với các côngtrình xây dựngcó sử dụng tre, gỗ...:
Trước khi xây dựng côngtrình phải tiến hành điều traphát hiện tìnhhình phát
triển của mối ở xung quanh khu vực xây dựngvà nền móng.
Nếu có mối phải xử lý nền móng bằng các loại thuốc bột hoá học như Basuzin, lin
dan khoảng 20 – 30kg cho 100m2 nền móng trộn đều rồi nện chặt. Các cọc móng
bằng tre nứaphải ngâm tẩm thuốc,hoặc cóchân kê bằng bê tông,đá...
Các côngtrình nhàcửalàm chủ yếu là gỗ, tre nứa thìtrước khi đưavào làm phải
được ngâm nước từ 3 – 6 thángcó thể quét thuốcbảo quản gỗ.
Khi thấy mối xuất hiện phải cóbiện pháp xử lý kịp thời: đổ dầu vào chân cột,tìm
tổđổ thuốc diệt mối vànện chặt lại.
- Nhàcửa phải thiết kế cửa ra vào vàcửa sổ sángsủa,thoánggió.
b. Đối với các đồ dùng trong gia đình: Giường tủ, bàn ghế... khi kê phải kê xa
tường tối thiểu 20cm, có chân kê bằng các vật khác gỗ. Phải được gia công làm
nhẵn và quét sơn 2 mặt.
ở nơi công sở, phòngthínghiệm, gia đình khi mối xuất hiện tốt nhất đặt bảsinh học
ở nơi mối hay đi lại kiếm ăn để tiêu diệt tận gốc qua con đường lây nhiễm bệnh từ
mối thợ.
c.Đối với rừng trồng:
Tăng cường côngtácquản lý rừng,dọn vệ sinh rừngsạch sẽ.
Cấm chăn thảgiasúc bừa bãi,tránh gây vết xước cho cây.
Chặt bỏ các cây sinh trưởng kém, cây cong queo sâu bệnh,câyquá giàcỗi, cây
bịnhiễm mối mọt...khi rừngbị nhiễm mối cần có biện pháp phòng trừ kịp thời:
tấp cành thành đống cho thêm cây mồi như gỗ trám, gỗ thông cắt khúc gỗ tận
dụng bổ xung đó chờmối đến ăn rồi phun thuốc diệt mối.
Dùng bẫy đèn bắt mối giống cánh chia đàn ở ngoài bìa rừng
Trong khai thác rừng hạn chế tới mức thấp nhất hệ số đổ vỡ. Sau khai thác phải
dọn vệsinh rừng triệt để.
Gỗ sau khai thác phải kịp thời vận chuyển vềbến bãi,bóc vỏ. Sau đó vận chuyển
về bãi chính bằng đường thuỷ, nếu là gỗ đểdựngthìcần ngâm trong nước một
thời gian.
d.Đối với bãi gỗ:
Bãi gỗ phải được thiết kế ở nơi caoráo thoángmát.
- Phải có cột bê tôngcách ly để làm đàkê.
-Gỗ phải đặt trên đàkê, phân loại theo nhóm.
- Bãi gỗ phải có mái che.
- Thường xuyên theodõi sự xuất hiện của mối. Khi thấy mối xuất hiện phải kịp thời
tìm tổ để tiêu diệt.
- Quét thuốcbảo quản gỗ thường xuyên.
-Khôngđểgỗ lưu quálâu ở bãi màcần có kế hoạch sử dụng sớm.
7.3 Nhóm sâu hại cây nông nghiệp
7.3.1. Sâuhại cây ăn quả
7.3.1.1. Sâuhại câyhọCam (Rutaceae)
Thành phần loài sâu hại cây họ Cam bao gồm khoảng 16 loài, 12 họ 4 bộ.
Trong đó hút dịch cây chiếm 8 loài (50%), ăn lá 5 loài và hại hioaquả3 loài.
A,Các loại rệp
1.Rệp Cam (Toxoptera citricidus (Kirkaldy))
Rệp cam thuộc họ Rệp ống (Aphididae), bộ Cánh đều (Homoptera). Chúng
chích hút nhựa và các chất kích thích sinh trưởng ở đầu cành non làm cho chồi và
lá non không phát triển được, co rúm lại và biến dạng. Phân rệp thải ra có nhiều
đường tạo điều kiện cho sự cộng sinh với kiến và điều kiện thuận lợi cho nấm bồ
hóng phát triển phủ đen mặt lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Rệp cam có
thểtruyền bệnh virus,đặc biệt là bệnh “Tristeza”.
Rệp cam là loài rệp ống có kích thước khoảng 2mm, màu nâu đen, chân màu
nâu nhạt.Chúng thường sống thành đàn trên các bộ phận còn non của cây.Rệp cam
có khả năng sinh sản rất cao với phương thức sinh sản đẻ con. Một năm có nhiều
thế hệ, đa số không có cánh. Khi hết thức ăn hoặc mật độ quá đông sẽ xuất hiện thế
hệ có cánh để di chuyển đi nơi khác. Mặc dù được kiến cộng sinh bảo vệ nhưng
Rệp cam vẫn có nhiều thiên địch có thể khống chế mật độ của chúng như Bọ rùa,
ruồi họSirphidae.
2.Rệp bông (Planococcus lilaccinus Ckll.)
Đây là loài thuộc họ Rệp sáp giả (Pseudococcidae), bộ Cánh đều
(Homoptera), dài khoảng 2mm, hình bầu dục, xung quanh cơ thể có nhiều sợi sáp
màu trắng như bông. Rệp cái trưởng thành không có cánh,bám chặt một chỗ, chích
hút nhựa cây. Rệp cái đẻ hàng trăm trứng ngay phía dưới bụng rồi chết. Rệp non
mới nở có chân phát triển để bò tìm nơi định cư thích hợp. Khi tìm được nơi thích
hợp để chích hút chân rệp non dần thoái hóa, chúng bám dính tại đây cho đến khi
trưởng thành. nơi ưa thích của rệp bông là chồi, hoa hoặc quả non. Khi mật độ lớn
có thể làm rụngquảnon.
3. Rệp sáp đen (Saissetia nigra) thuộc họ Rệp sáp (Coccidae), bộ Cánh đều
(Homoptera). Khi còn non rệp sáp đen có màu vàng lục, cơ thể hình bầu dục, dẹt.
Rệp trưởng thành có màu nâu tối,hình bán cầu. Nơichích hút ưa thích của chúng là
đầu cành non. Kiến vànglà loài sống cộng sinh của Rệp sáp đen.
4. Các loài rệp mai (Diaspididae) có mai sáp che phủ thân thể, mai có nhiều
dạng khác nhau như hình tròn, màu vàng nhạt (Aonidiella aurantii (Maskell)), hình
bầu dục dẹt, màu đen ở loài Chrysomphalus ficus Ashm., hình vẩy ốc, màu đen ở
loài Lepidoasphes ulmi (Linnaues).
5. Phươngpháp phòng trừ rệp
Các loài rệp thường phát triển mạnh ở vườn trồng cam quít có mật độ trồng
dầy, bón nhiều phân đạm. Do đó biện pháp phòng ngừa hữu hiệu là chú ý thiết kế
vườn và trồng với mật độ hợp lý: Với giống sinh trưởng nhanh mật độ 4 x 5m
(500cây/ha), giống sinh trưởng trung bình trồng mật độ 4 x 3m (800-1000cây/ha).
Khi bón phân chú ý tới sự cân đối của tỷ lệ NPK, tránh bón thúc quá nhiều phân
đạm. Khi cây phát triển quádầy cần đốn tỉa cho thông thoáng. Thường xuyên chú ý
tới các bộ phận còn non của cây, quan sát hoạt động của các loài kiến để kịp thời
xác định sự xuất hiện của rệp. Khi thấy mật độ Rệp cam cao có thể tiến hành diệt
trừ bằng thuốc hóa học như Sherpa 0,2%, Trebon 0,2%, Zherzol 0,2%. Đối với rệp
sáp có thểphun Sumicidin 0,2%, Supracide0,15-0,2%, Decis 0,2%.
B,Rầy chổngcánh (Diaphorina citri Kuwayama)
Rầy chổng cánh thuộchọPsyllidae, bộ Cánhđều (Homoptera).
a)Đặc điểm hình thái và sinh vật học
Trưởng thành dài 2,5-3mm, có cánh dài, màu nâu tối với một số dải vân trắng
chạy dọc theo chiều dài của cánh. Khi không bay, cánh được xếp dựng cao hơn đầu
nên có tên gọi là “chổng cánh”. Rầy rất ít khi bay hoặc chỉ bay quãng ngắn, chúng
thường đậu trên đọt non để chích hút nhựa cây và đẻ trứng. Trứng có kích thước rất
nhỏ, hình bầu dục với một đầu nhọn, màu vàng. Rầy non hình bầu dục, dẹt, màu
xanh lục hơi vàng, bò chậm chạp, sống thành đàn,có khả năng tiết sáp trắng để che
phủ cơ thể. Khi gần trưởng thành chúng có màu xanh với 2 mầm cánh khá rõ. Rầy
chổng cánh thích các đọt non,cành non. Chúng là môi giới truyền bệnh vàng lá gân
xanh (bệnh greening). Một năm có nhiều thế hệ, đặc biệt nguy hiểm là thế hệ trùng
với thời điểm ra chồi lộc non của cây. Khi bị hại chồi ngọn bị chết, các lá dưới chồi
bị úavàngvà quăn.Một số thiên địch được ghi nhận là Kiến vàng,Bọ rùa,nhện.
b)Phòng trừ
Thường xuyên theo dõi mật độ Rầy chổng cánh, đặc biệt là vào mùa cây ra
lộc xuân. Với cây mới trồng cần phát hiện kịp thời để tiến hành phòng trừ sớm, hạn
chế sự phát sinh bệnh greening. Bảo vệ các loài thiên địch bằng các biện pháp như
hạn chế phun thuốc hóa học vào thiên địch, chỉ phun vào nơi có rầy. Một số loại
thuốccóthểsử dụng là Trebon 0,15 -0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Zherzol 0,1-0,2%.
C.Bọ xít xanh hại quả (Rhynchocoris humeralis Thunberg)
a)Đặc điểm hình thái và sinh vật học
Bọ xít xanh hại quả (còn gọi là Bọ xít cam) thuộc họ Bọ xít năm cạnh (họ Bọ
xít vải = Pentatomidae), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera). Đây là loài phân bố rộng,
có mặt ở khắp nơi, chúng thích phá hại quả của các loài Cam, Quít, Chanh, Bưởi
khi quả còn non. Khi có nhiều bọ xít có thể nhận thấy mùi hôi khá rõ. Bọ xít trưởng
thành có kích thước dài 15-17mm, cơ thể hình ngũ giác, màu xanh lục, ngực trước
có 2 gai nhô sang hai bên. Ban ngày trưởng thành thường đậu trên lá non hoặc quả.
Bọ xít cái đẻ trứng thành nhiều ổ trên lá hoặc quả non, mỗi ổ 10-20 quả, xếp thành
2-3 hàng, trứng có màu nâu. Sâu non không có cánh, màu xanh lục, hình gần tròn,
trên lưngcó nhiều đốm đỏ. Khi mới nở sâu non sống tập trung,sau đó phân tán trên
các lá non, quả non. Bọ xít trưởng thành và bọ xít non chích hút quả làm cho quả
mất phẩm chất, bị chai sượng hoặc vàng rũ rồi thối rụng. Vết chích có màu nâu
quầng. Thời kỳ sâu nondài 3-4 tuần.
b)Phòng trừ
Có thể thu bắt vào buổi sáng bằng tay, vợt hoặc dụng cụ dính. Bảo vệ hoặc
gây nuôi Kiến vống (Oecophylla smaragdina). Khi mật độ bọ xít đạt 2-3con/100
quả cóthể phun thuốc Trebon, Sherpa….
144
H×nh 7-10: S©u vÏ bïa
1.S©u trëng thµnh; 2.Trøng; 3.S©u non
4.Nhéng; 5.VÕt ¨n h¹i trªn l¸ D. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)
Sâu vẽ bùa hay còn gọi là sâu đục lòn lá cam vì sâu non đục xuống dưới mặt
lá tạo thành các đường ngoằn ngèo như "thầy cúng vẽ bùa".
Sâu vẽ bùa thuộc họ Ngài ẩn (Gracilariidae), bộ Cánh vẩy (Lipidoptera), là
loài đa thực,phá hại nhiều loài cây như Quế,hồi,cam,quýt,đậu ván...
1.Đặc điểm hình thái và sinh vật học
+ Sâu trưởng thành có thân dài 2mm, cánh trước dài 2,5mm. Toàn thân màu
tráng xám.Râu đầu hình sợi chỉ,dài hơn thân.
Cánh trước dài hẹp, từ một điểm ở già nửa
mép trước có một đường chỉ đen chạy dọc đến
mép ngoài gần đỉnh cánh.Từ điểm này còn có 5 lớp
lông dài xếp lên nhau, đầu lông màu đen nên đã
tạo thành 5 đường vân màu đen song song nằm
ngang cánh. Gần đỉnh cánh trước có đốm đen.
Cánh sau dạng lá kim, màu trắng xám, tua cánh
rất dài. Cuối đốt ống chân có cựa khá to, bàn chân
có 5 đốt với đốt đầu tiên dài nhất.
+ Trứng hình bầu dục, hơi dẹt, dài 0,3mm,
gần như trong suốt.
+ Sâu non mới nở dài 0,5mm, màu
vàng hơi xanh. Sâu non đẫy sức dài 4mm, đầu hơi nhọn, hai bên lưng của mỗi đốt
có 4 chấm lõm, các đốt cuối bụngnhỏ, đôi chân đẩy dài.
+ Nhộng thân dài 3mm, hình thoi, hơi cong, màu vàng nâu. Đỉnh đầu có gai
nhọn. Mầm cánh kéo dài xuống bụng chỉ đểlại 3 đốt bụng cuối. Mầm râu đầu và
chân sau dài hơn mầm cánh.Cuối nhộngcó 2 gai nhỏ.Kén mỏng màu vàng nhạt.
Sâu vẽ bùa một năm có trên 10 thế hệ, qua đôngở pha nhộng và sâu non. Mỗi
thếhệ về mùa hè dài 14 ngày, về mùa đôngdài 23-24 ngày.
Sâu trưởng thành có tính xu quang, bay rất nhanh. Nó thường giao phối vào
buổi sáng sớm vàđẻtrứngvào ban đêm trên cáclá non.
Sâu non nở ra chui ngay vào lớp biểu bì của lá để ăn hại tạo thành các đường
ngoằn ngèo màu trắng trên lá. Sâu non sống dưới mặt lá cho đến khi vào nhộng.
Khi sâu non đẫy sức, làm kén để hoá nhộng ở mép lá và cuốn lá lại. Chỗ kén nằm
lá rộp lên màu nâu sẫm. Lá bị hại không phát triển được, co rúm lại khiến diện tích
quang hợp bị giảm,làm cây chậm lớn, hoaquả có thể bị rụng.
2.Phòng trừ
Đối với cây cảnh vào mùa hè -thu khống chế lượng phân và nước tưới, khi lá
non ra nhiều cần kịp thời ngắt đi, khoảng 5 ngày 1 lần để kích htích mầm phụ phát
triển, làm cho cành tán mẩy đều. Đối với cây ăn quả hay các cây trong vườn ươm
hàng ngày cắt các lá bị hại đốt đi hoặc dùng tay miết mạnh trên lá bị hại để giết sâu
non vànhộng.
Khi sâu non xuất hiện nhiều sau mỗi đợt chồi mới, khi chồi dàikhoảng 2-3cm
có thể dùng các loại thuốc Decis 0,2%, Trebon, Sherpa, Sumicidin 0,2%, Bi58…
145
H×nh 7-11: Bím cam ®u«i dµi
(Papilio polytes)
(Theo ViÖn KHNN Trung Quèc)
1. Bím ®ùc; 2. Trøng; 3. S©u non; 4 Nhéng.5. VÕt h¹i phun đẫm lá.
Ngoài racó thể dùng đèn bẫy sâu trưởngthành.
E. Ngài hại quả(Ophideres fullonica Linnaeus)
a)Đặc điểm hình thái và sinh học
Ngài hại quả thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
Trưởng thành là một loài bướm đêm có miệng hút dài, cánh trước màu nâu, cánh
sau màu vàng với vân đen hình chữ C ở giữa cánh.Chúng có thể chích hút dịch quả
già và quả chín. Nếu mật độ lớn chúng hút dịch cả quả còn non, mới ngậm nước.
Quả bị hại có màu vàng, bị thối và rụng. Bướm chỉ hoạt động mạnh vào ban đêm,
ban ngày ẩn náu ở xung quanh cây. Sâu non ăn lá các loại cây dại ở khu vực lân
cận như dây lá mối, dây thần thông, cây vông… Thời gian gây hại của bướm là 1
tháng.
b)Phòng trừ
Làm tốt công tác vệ sinh vườn quả, loại bỏ nơi trú ngụ của bướm, loại bỏ cây
thức ăn của sâu non.
Soi đèn vợt bắt bướm vào mùa quả chín.
Sử dụng bả chuangọt làm bằngcác loại quả chín như chuối hoặc nước dứa ép
tẩm thuốc hóa học Dipterex, Furadan, Basudin… Ban đêm treo bả trên cây, ban
ngày cần thulại để bảo vệ thiên địch.
F. Sâu ăn lá họBướm phượng (Papilionidae)
a)Đặc điểm hình thái và sinh học
Sâu ăn lá cam thường có màu xanh thuộc họ Bướm phượng gồm 2 loài chính
là Bướm cam đa hình hoặc Bướm cam đuôi dài (Papilio polytes Linnaeus) và
Bướm phượng cam (P. demoleus Linnaeus).

khác xếp hướng ra sau kiểu nan quạt. Ngoài ra mép cánh sau của con cái còn có
nhiều vân trăng khuyết màu đỏ -da cam.
Trứng hình cầu, đường kính 1,2mm, màu trắng xanh đến vàng sẫm được đẻ rải rác
trên các lá non. Sâu non có 5 tuổi, tuổi nhỏ có màu nâu đậm, sau có màu xanh, tuổi
cuối cùng dài 45mm. Mép trước ngực sau có vân đen dạng gai, giữa có 4 đốm tím.
Khi bị tấn công sâu non chìa ra tuyến hôi màu đỏ tím về phía trước. Nhộng dài 32-
35mm, màu sắc có thể biến đổi tùy theo điều kiện: màu vàng xám, nâu xám hoặc
màu xanh. Bụng nhộng đính vào giá thể là lá hoặc cành, thân hơi nghiêng được
vòng giữ bằng một sợi tơ mảnh (nhộng thắt lưng). Thân nhộng có mặt bụng uốn
cong, lưng ngực giữa lồi lên, đỉnh đầu lõm vào giữa. Mỗi nămcó 6 lứa, qua đông ở
pha nhộng. sâu non có thể ăn hại khá mạnh. Khi mật độ cao làm trụi lá khiến cây
chậm phát triển. Thiên địch đáng chú ý là 2 loài ong ký sinh là Ong vàng nhỏ
(Pteromalus puparum L.) và Ong đùi to (Brachimeria lasus Walker).
Bướm phượng cam có thân dài 30mm, lưng màu nâu đen, bụng màu trắng
vàng, sườn có hai chỉ nhỏ màu vàng chạy từ ngực đến bụng. Cánh trước hình tam
giác, mặt trên cánh nền màu đen, mép ngoài gợn sóng. Tại những điểm lõm ở mép
cánh đều có vân màu vàng hình bán nguyệt. Phía trong giáp phần mép ngoài là 8
chấm hình tròn và hình bán nguyệt màu vàng xếp dọc theo mép ngoài. Phần giữa
cánh có nhiều chấm màu vàng với nhiều hình dạng kích thước khác nhau. Mặt sau
cánh tương tự mặt trước nhưngmàu sắcnhạt hơn.
Cánh sau mặt trên màu nền cũng là màu đen. Mép ngoài gợn sóng, ở những
phần lõm của mép cánh có những chấm hình bán nguyệt màu vàng, phía trong là
một hàng gồm 5 chấm dạng hạt đậu quay ra phía ngoài, màu vàng. Góc dưới có
một chấm tròn màu đỏ gạch, phía gần mép trên cánh có một chấm tròn màu đen
ánh xanh, ở giữa cánh là một đám lớn màu vàng.Các phakhác tương tự Bướm cam
đa hình.

Hình 7-12: Bướm phượng cam


(P. demoleus)
(Theo Viện KHNN Trung Quốc)
1.Bướm; 2, 3. Trứng; 4. Sâu non;
b)Phòng trừ
Thường xuyên kiểm tra cây, thu bắt trứng,
sâu non, nhộng. Bảo vệ thiên địch là ong ký sinh.
Khi mật độ cao mới phun thuốc sâu thông thường
hoặc chế phẩm BT (Bacillus thuringiensis).
7.3.1.2. Sâuhại câyNhãn,Vải, Chôm chôm
A,Bọ xít vải (Tessaratoma papillosa Drury)
Bọ xít chích hút nhựa cây vải, nhãn gọi là
bọ xít vải thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), bộ Cánh nửa cứng
(Hemiptera). Sâu con và sâu trưởng thành hút nhựa cành, quả non của các loài cây
147
H×nh 7-13: Bä xÝt v¶i
1 . S©u trëng thµnh 2.Trøng
3. S©u non tuæi 2; 4.S©u non tuæi 5
như: Vải, Nhãn, Cam, Quýt, và nhiều cây khác làm cho sản lượng quả giảm đi rõ
rệt,thậm chí mất mùa.
a) Đặc điểm hìnhthái vàsinh vật học
+ Sâu trưởng thành: Bọ xít cái có thân dài 25-30mm, rộng 18-20mm; con đực nhỏ
hơn.Mặt lưngcủa thân màu nâu vàng, mặt bụngmàu trắng.

Mắt kép màu đỏ tím, có 2 mắt đơn màu


đỏ tươi nằm giữa 2 mắt kép. Râu đầu hình sợi chỉ
có 4 đốt. Có 2 tuyến hôi màu đen nằm ở cạnh đốt
chậu chân giữa.
+ Trứng hình bầu dục, dài 2,8mm, rộng
2,5mm. Trứng mới đẻ màu xanh nhạt, sau biến
thành màu xanh lơ, khi sắp nở màu nâu đỏ.
Gần giữa trứng có một đường vân xung quanh
trứng.
+ Sâu non có 5 tuổi, chiều dài các tuổi là:
-Tuổi 1 thân dài 5-6mm.
-Tuổi 2 thân dài 7-8mm.
- Tuổi 3 thân dài 12- 13mm.
- Tuổi 4 thân dài 15- 16mm.
Tuổi 5 thân dài 18-19mm.
Sâu non mới nở có hình bầu dục, màu đỏ tươi sau chuyển sang màu nâu đen, hai
góc bên của mảnh lưng ngực trước màu nâu đỏ. Sâu tuổi 2 gần hình chữ nhật màu
vàng nâu, trên lưng màu vàng hơi đỏ, xung quanh mép thân
màu nâu đen. Đặc biệt ở 2 bên lưng bụng có hai hàng chấm
vàng nhạt tạo thành hình chữ V, có một đường chỉ vàng
chạy dọc lưng và 4 tuyến hôi nằm giữa lưng bụng. Sâu tuổi
3, tuổi 4, tuổi 5 màu sắc không biến đổi mấy, chỉ lớn lên về
kích thước.ởpha sâu non các tuyến hôi nằm ở trên lưng.
Bọ xít vải một năm có 1 vòng đời, qua đông ở pha
trưởng thành. Khi qua đông toàn thân có phủ lớp phấn trắng
và thường nằm ở dưới lá hay trên thân cây. Vào tháng 2,
tháng 3 sâu trưởng thành hút nhựa và bắt đầu giao phối, đẻ
trứng. Chúng giao phối nhiều vào tháng 4, tháng 5. Sau giao phối độ 12 ngày bắt
đầu đẻ trứng. Nó thường đẻ trứng vào buổi sáng, gắn trứng vào mặt dưới lá, mỗi ổ
có từ 12-16 trứng. Trung bình mỗi con cái đẻ khoảng 65 quả. Pha trứng kéo dài
11-15 ngày. Vào đầu vụ (trước 30 tháng 4) trứng bị ký sinh rất ít (2,1-2,8%) nhưng
vào cuối vụ vải (giữa tháng 6) trứng bị ký sinh rất cao (40-43%). Trứng bọ xít vải
bị các loài sau đây ký sinh: Ong Anastatus japonicus (Eupelmidae), ong
Ooencyrtus fongi họ (Encyrtidae).
Trứng bọ xít vải bắt đầu nở vào cuối tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 5. Sâu
non sống tập trung cho đến hết tuổi 2, khi bị va chạm sâu non bò tản ra rất nhanh.
148 Cuối tháng 6,sâu non chuyển sang pha trưởng thành. Sâu trưởng thànhhút nhựa rồi
qua đông. Sâu trưởng thành sốngdài tới 1 năm.
Sâu nonvà sâu trưởng thành đều có hiện tượng giảchết nhưng khôngmạnh.
Khi bị bắt sâu trưởng thành thường phát ra tiếng kêu "chít chít", ở dưới gốc
cánh và phía cuối bụng thường thải ra nước màu vàng. Nước thải này nếu phun vào
dacảm thấy rất rát.
b)Các biện pháp phòng trừ
Vào tháng 12,tháng 1có thể bắt bọ xít qua đông bằngcách rung cây.
Vào tháng 4, tháng 5 thấy bọ xít vải nhiều có thể rải xung quanh gốc cây một
lớp cỏ hoặc rơm rạ khô dày 5cm, rộng bằng bề rộng tán cây, hàng ngày vào sáng
sớm dùng gậy đập nhiều lần vào cành cây hoặc rung cành chođểsâu rơi xuống giết
đi.
Ngắt đốt các lá có trứngbọ xít.
Nếu ở các trang trại trồng nhiều vải, nhãn khi bọ xít vải nhiều dùng thuốc sữa
50% Dipterex pha với nồng độ 0,2% phun vào tán lá. Có thể sử dụng Sherpa 25EC
nồng độ 0,2-0,3%, Trebon 0,15-0,2%. Ngoài ra có thể dùng thuốc nội hấp Bi58 pha
với nồng độ 0,1% tẩm giẻ quấn xung quanh thân cây như đặt vòng độc, nhưng
trước khi quấn giẻ độc cần cạo hết lớp vỏ khô,hoặccó thể phun trực tiếp vào tán lá.
Phun thuốc trước khi sâu trưởng thành giao phối và đẻ trứng, khi sâu non còn tập
trung (tuổi 1-đầu tuổi 3). Vệ sinh vườn vải sạch sẽ.
B.Xén tóc màu rêu vànglục (Apriona germari Hope)
a)Hìnhthái
H.7-14.Xén tócmàu rêu vànglục
1 . Sâu trưởngthành; 2. Trứng; 3. Sâu non; 4. Nhộng
+ Sâu trưởng thành có thân dài 36-48mm, rộng 10-12mm. Toàn thân được
phủ một lớp lông tơ mịn màu rêu vàng lục. Giữa đỉnh đầu có một rãnh chạy dọc và
một rãnh ngang ngắn tạo thành hình dấu cộng. Hai bên mảnh lưng ngực trước có
hai gai nhọn, mũi hơi cong về phía sau. Hai vai cánh có 2 gai nhỏ và nhiều chấm
đen.Cuối cánh cứngcó 2 gai.
+ Trứng dài 5-7mm.
+ Sâu non đẫy sức dài 60mm, chỗ rộng nhất là mảnh lưng ngực trước rồi nhỏ
dần về phía cuối.
+ Nhộng dài 50mm. Mầm râu đầu cuộn hơn một vòng ở trên mầm cánh cứng.
Đốt cuối nhộng nhô ra như mộtcái mấu.
b)Tập tính
Sâu trưởng thành xuất hiện vào mùa hè, chúng gặm vỏ thân cây thành các vết
lõm hình tròn hay hình bầu dục rồi đẻ vào đó 1 trứng. Chỗ đẻ trứng thường cách
mặt đất từ 0,7-1,5m. Thời gian đẻ trứng kéo dài tới 1 tuần. Chỗ đẻ trứng thường sùi
lên,vỏ nứt ra.
Sâu non gặm vỏ quanh thân cây rồi đục vào thân, tiết diện ngang của đường
đụchình bầu dục,chỗ lỗ đục cónhiều bột gỗ vàphân đùn rangoài.
c)Phòng trừ
Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa, vệ sinh vườn, dùng nước vôi đặc quét lên
thân câyđểngăn sâu trưởngthành đẻ trứng.
Cần sớm phát hiện sâu hại để có thể dùng tay bắt. Khi sâu non đã đục vào
thân dùng gai mây hoặc sợi thép nhỏ luồn vào đường đục ngoáy kéo sâu non ra.
Một số loại thuốc có thể bơm vào hang rồi vít lại bằng đất sét hoặc tẩm bông nhét
vào lỗ đụclà Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2%.
7.3.2. Sâuhại cây đặc sản, cây công nghiệp
Cây đặc sản và cây công nghiệp bao gồm một số loài như Quế, Hồi, Cà phê,
Chè…
Sâu hại Trẩu, Quế đã đượctrình bày trong phần sâu hại cây lâm nghiệp. Phần
này giới thiệu một số loài sâu hại chính củacác cây đặc sản kháccó liên quan nhiều
tới kinh doanh lâm nghiệp.
7.3.2.1 Sâu ănlá Hồi (Oides decempunctata Billberg)
Đây là loài sâu ăn lá loại đa thực, thuộc họ Bọ lá (Chrysomeliade), bộ Cánh
cứng (Coleoptera). Trưởng thành dài 12mm, rộng 8mm, râu đầu hình sợi chỉ có 11
đốt, mắt kép nhỏ, màu đen. Cánh cứng màu vàng hoặc màu đỏ đồng, mỗi cánh có 5
chấm đen. Chân màu vàng nhạt, đôi chân trước hơi nhỏ hơn các đôi chân còn lại.
Có thể thấy rõ 6 đốt bụng. Trứng hình bầu dục, dài khoảng 1mm. được đẻ thành
khối. Sâu non có miệng gặm nhai, 3 đôi chân ngực, mới nở dài 2-3mm, màu trắng
nhạt, sau mỗi lần lột xác màu chuyển sang vàng, trên lưng có các chấm màu đen.
Khi sắp vào nhộng lưng có màu xanh biếc, đầu màu đen nhánh. Mảnh lưng ngực
trước màu xanh, giữa có vạch vàng. Giữa lưng có 2 gờ xanh biếc dài 1,5mm, nằm
ngang. Hai bên mép bụng có hai hàng gờ màu xanh, hình tam giác, đỉnh hướng ra
ngoài. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm. Nhộng trần, màu vàng, dài 10mm, rộng
8mm,nằm trong buồng đất hình bầu dục.
Sâu non mới nở ăn búp và nụ non, sau đó chuyển sang ăn lá già hơn. Chúng
thường sốngkhoảng 2-3 con trên một lá. Sâu non có thể bòrất nhanh,phá hại mạnh
vào tháng 4 đến tháng 8. cuối tháng 8 sâu non chui xuống đất vào nhộng ở khu vực
xung quanh gốc cây. Sâu trưởng thành vũ hóa vào tháng 9, bay lên cây ăn lá.
Chúng đẻtrứngvào kẽ láhoặc mặt sau lá, bênngoài có phủmột lớp màngmỏng.
Phòng trừ: Phát dây leo, cây bụi vào tháng 7 - 8, kết hợp vun xới gốc cây để
diệt nhộng và sâu trưởng thành. Khi mật độ lớn diệt bằng thuốc hóa học như đối
với cácloài bọ lá khác (thuốc tiếp xúc,vị độc).
7.3.2.2 Sâu hại câyCàphê
A. Sâu đụcquả Càphê (Stephanoderes hampei Ferr. )
Hình 7-16: Sâu đục quả Càphê
(Theo Froelich + Radestock)
1. Sâu trưởng thành; 2. Đường đục của mọt mẹ; 3. Đường đục của sâu non; 4.
Chùm quả bị hại
Triệu chứng: Gốc chùm quả có một vài lỗ đục, trong quả còn non có vết đục
của bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu đen, trong quả chín có nhiều sâu non màu trắng,
đôi khi đục rỗng cả quả. Khi bị hại nặng sản lượng cà phê giảm tới 80%, hại nhẹ
cũnglàm giảm giá trị củasản phẩm.
Đặc điểm của Sâu đục quả cà phê: Stephanoderes hampei Ferr. thuộc họ
Scolytidae, bộ Cánh cứng (Coleoptera), trưởng thành dài 1,5-1,6mm, màu nâu đen.
Con cái đục vào quả cà phê rồi đẻ vào mỗi quả 5-20 trứng trong thời gian 2 đến 3
ngày. Tổng số trứng một mọt cái đẻ là 70-80 quả. Sau 6-10 ngày sâu non xuất hiện,
đục phá khoảng 14-28 ngày. Pha nhộng sau đó kéo dài 5-15 ngày. Bọ trưởng thành
cái giao phối ngay trong quả bị hại.Ba tuần sau khi rakhỏi quả chúng tiến hành đẻ
trứng ngay. Cà phê robusta bị hại nặng nhất, cà phê trồng ở khu vực cớm nắng, ẩm
thấp bị hại nhiều hơn so với khu vựcthoáng gió,nhiều ánh nắng.
Phòng trừ: Căn cứ vào đặc điểm của sâu hại cần tránh để cây bị cớm nắng.
Cần tiến hành thu gom quả rụng, quả quá chín, quả bị hại đem xử lý. Kịp thời thu
hoạch quả cũng làm giảm đáng kể sự phá hại của sâu. Sử dụng thuốc hoá học khi
thật cần thiết,phun vào lúc sâu trưởng thành bay ra.
B. Sâu đục thân cànhcàphê
Nhóm này gồm nhiều loài như:
Sâu đục cành màu đen (Xyleborus morstatti Hag.) thuộc họ Scolytidae, bộ Cánh
cứng (Coleoptera). Xén tóc hại Cà phê (Xylotrechus quadripes Chevr.), họ Xén tóc
(Cerambycidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera)hại cây còn nhỏ. Xén tóc trưởng thành
dài 7-18mm, trên cánh cứng có 2 vệt ngang khá to màu đen nằm ở cuối cánh, phần
trên cánh có hình chữ nhân màu đen nhạt. Trứng hình bầu dục,dài 1,2mm. Sâu non
màu trắng ngà, các đốt ngực phình to. Nhộng trần, màu vàng sẫm. xén tóc đẻ trứng
vào kẽ nứt vỏ cây. Sâu non mới nở đục vào trong vỏ thành một đường vòng, sau
chuivào gỗ. Câybị tiện ngang thân, gặp gióto có thể bị gẫy.
7.3.2.3. Sâuhại câyChè
Khái quát vềtriệu chứngvà sâu hại cây chènhư sau:
1. Lá bị xoăn lại,câycòi cọc Rệp Ceylonia theaecola
2. Có lỗ đục trên thân và cành, lõi
của thân bị hại,cành bị gẫy. Sâu đục thân cà phê
Zeuzera coffeae
151 3. Lá có đốm màu nâu tối đến màu
đen,lá phát triển khôngđều nhau Bọ xít Helopeltis spp.
4. Sâu non sống trong lá bịcuốn lại Sâu cuốn lá Homona
coffearia
5. Cóđườngvà vết đục tronglá Dòi Melanagromyza theae
6. Quảnonbị đục, hạt bị hỏng Bọ xít Poecilocoris latus
A.Bọ xít Helopeltis
Trên lá và chồi xuất hiện đốm màu nâu-đen. Các phần của phiến lá bị hại tiếp
tục phát triển không đều nhau khiến lá bị quăn. Khi mật độ bọ xít lớn có thể gây ra
rụng lá hoàn toàn. Đây là giống bọ xít thuộc họ Miridae, bộ Cánh nửa cứng
(Hemiptera). Chúng đẻ trứng riêng lẻ hoặc vài quả bên cạnh nhau vào cuống lá
hoặc cuống hoa, trên chồi non hoặc gân lá. Trung bình pha trứng kéo dài 1 đến 2
tuần. Bọ xít non sống khoảng 3-4 tuần, chích hút nhựa cây vào ban đêm và buổi
sáng sớm. Thời tiết nóng ẩm rất thích hợp đối với loài sâu hại này. Đây là loài đa
thực, phân bố cả trên các cây Bông, Ca cao, Xoài… Cây Chè trồng dưới tán là nơi
cư trú ưa thích của chúng. Bọ xít muỗi hại chè(Helopeltis theivora W.)dài 5-7mm,
trứng hình ống, hai đầu tròn, giữa thắt lại. Bọ xít non màu xanh vàng, lớn lên màu
xanh sẫm. Những nương che xanh tốt, sau các trận mưa thường bị phá hại nặng,
mỗi conbọ xít cóthểchâm tới 150-200 vết đốm trên lá.
Phòng trừ bằng một số biện pháp sau đây: Trồng cây đúng nhu cầu sinh thái,
hạn chế để cây dưới tán bằng cách phát quang cây dại. Vợt bắt sâu trưởng thành
vào sáng sớm, ngắt bỏtrứng.Hái búp chèđúng quycách.Đốn đau những cây bị hại
nặng. Phun bi58, Ofatox...
B.Một số loài sâu hại khác
Loài sâu hại lá quan trọng nhất là Homona coffearia Nietner thuộc họ
Tortricidae, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu trưởng thành đẻ trứng lên trên lá,
thành đám tới 100 quả, trông ổ trứng như là vết sáp. Sâu non ăn lá và cuốn lá lại
thành tổ, khi đẫy sức sâu non có màu xanh nhạt, dài 15-20mm. sau thời kỳ nhộng
kéo dài 14 ngày sâu trưởng thành thế hệ mới vũ hóa. Trung bình một thế hệ dài 2,5
tháng. Loài sâu cuốn lá này bị ký sinh bởi Ong Macrocentrus homonae Nixon.
Ngoài ra còn có Sâu cuốn lá ngang Caloptilia theivora Wals. và Sâu cuốn lá dọc
Laspeyresia leucostoma Meyr.
7.3.3. Sâuhại cây lương thựcvà thực phẩm
7.3.3.1. Sâuhại câylúa
A. Sâu đục thânlúa
Triệu chứng: Cây bị hại ở khu vực trên cổ rễ, đổ gục, khô hoặc héo. Toàn
thân bị đục rỗng, dễ dàng rút ra khỏi gốc. Lúa bị hại có thể không trổ đòng hoặc
bôngbịkhô trắng.Sâu hại thộc họPyralidae hoặchọ Noctuidae,ví dụ:
∙ Sâu bướm 2 chấm (Schoenobius incertellus Walker),họPyralidae.
∙ Sâu 5 vạch đầu nâu (Chilo suppressalis Walker),họ Pyralidae.
∙ Sâu bướm cú mèo (Sesamia inferensW.),họNoctuidae.
Sâu bướm 2 chấm:
152 Bướm cái có cánh trước màu hơi vàng, sải cánh 21-25mm, mỗi cánh trước
giữa có 1 chấm đen,bụng có túm lông màu trắng. Chúng đẻ trứng thành đám nhỏ ở
mặt dưới của đầu lá non, phủ lên đó một ít lông độc, mỗi ổ 12-30 quả. Khi mới nở
sâu non gặm một chút lá rồi sau đó đục vào thân cây lúa,ăn rỗng thân. Mỗi sâu non
đẫy sức dài 20-24mm, có thể ăn hại 2-3 thân cây. Nhộng dài 10-15mm, màu nâu
nhạt, nằm ở phần dưới của cọng lúa, sát mép nước. Mỗi năm có thể hoàn thành 2-6
thếhệ.

Hình 7-17: Sâu lúa bướm 2 chấm


(Theo Froelich + Radestock)
1.Trưởng thành đực; 2.Trưởng thành cái; 3.ổ
trứng; 4.Sâu non; 5.Nhộng; 6.Kén; 7.Gié lúabị lép
Sâu 5 vạch đầu nâu: Bướm cái có màu nâu
vàng với một số vân màu đen, đẻ trứng thành hàng
đôi ởtrên lá. Sâu non màu vàng xám, có 5 đường chỉ
màu nâu sẫm dọc thân, phá hại khoảng 1 tuần trên
câylúa,nơi chúng sinh ra.
Sau khi cây bị khô, chúng chuyển sang các cây
khác và đục vào thân cây. Hậu quả là cây không trổ bông, chết héo hoặc cây bị hại
chỉ có bông lép. Sau một thời gian sâu non đẫy sức dài 20-25mm, chui xuống gốc
để hóa nhộng và qua đông ở đó. Nhộng màu nâu nhạt, dài 10-12mm, lưng có 5 sọc
nâu.Vào thời gian thu hoạch còn có thể gặp rất nhiều sâu non trong lúa. Chúng
không bị chết mà tiếp tục ăn trên cây lúa đã bị cắt, sau đó chuyển sang cây cỏ dại
và hóa nhộng ở nhiều khu vực khác nhau. Đây là loài sâu đục thân lúa rất nguy
hiểm.
Sâu bướm cú mèo: Bướm có màu nâu, sải cánh 27-30mm, giữa cánh trước có
vệt nâu sẫm, đẻ trứng thành nhiều hàng dưới bẹ lá. Sâu non màu trắng đục, còn nhỏ
ăn hại ở đầu ngọn lá, sau đó chui và thân, mỗi thân chỉ có 1 sâu non. Đẫy sức dài
25-30mm. Hóa nhộng ở gốc cây, nhộng dài 13-17mm. Ngoài lúa chúng còn hại
ngô,mía,cỏ…
Hình 7-18: Sâu bướm cú mèo
(Theo Froelich + Radestock)
1. Sâu trưởngthành cái; 2.ổ trứng; 3.Trứng phóng
đại;4.Sâu non;5. Nhộng;
Phòng trừ: Chú ý tới các biện pháp canh tác như
cày ải ngay sau khi thu hoạch rồi tiến hành tháo nước đổ ải kịp thời để diệt sâu non
và nhộng.Bẫy đèn bắt sâu trưởng thành. Sử dụng thuốc hóahọc tiếp xúc,vị độc.
B. Sâu gai (Hispa armigera Oliv.)
Sâu gai là một loài bọ ăn lá thuộc họ Bọ lá (Chrysomelidae), bộ Cánh cứng
(Coleoptera). Khi bị hại lá lúa xuất hiện các dải sáng trong suốt do phần diệp lục đã
bị ăn hết. Một số cây khác lá bị ngả màu vàng xỉn và héo, trên đó có thể thấy rõ sâu
non đang đụckhoét. Sâu gai dài 5mm, có màu đen ánh kim,cánh cứng có nhiều gai
nhỏ.

Hình 7-19: Sâu gai


(Theo Froelich + Radestock)
1. Sâu trưởng thành; 2. ổ trứng; 3. Sâu non; 4. Vết hại
trênlá; 5. Nhộng;
Đẻ 100-200 trứng thành đám nhỏ vào mặt dưới
lá. Sau khi ra đời sâu non đục ngay vào trong lá, làm
hầm ở giữa hệ thống gân lá. Sâu gai phát triển rất
nhanh, mỗi thế hệ chỉ kéo dài 2-3 tuần. Sâu non đẫy
sức dài 6mm. Nhộng trần, dài 5mm, hình bầu dục,
màu vàng nhạt
Phòng trừ: Có thể diệt trừ sâu gai khá dễ dàng bằng các loại thuốc thông
thường. Cày lật gốc rạ sau khi gặt, không để lúa chét mọc. Xén ngọn mạ để diệt
trứng,sâu non,nhộng.
C.Bọ xít
Bọ xít hại lúa thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), gồm một số loài phổ biến
sau đây:
Bọ xít hôi (Leptocorisa varicornis Fabricius),
họCoreidae.

∙ Bọ xít xanh (Nezara viridula


Linnaeus),họPentatomidae.
∙ Bọ xít đen (Scotinophora lurida
Burm.),họPentatomidae.
Bọ xít hôi (bọ xít dài): Thân bọ xít cái có
màu xanh vàng,dài 15-16,5mm,rộng 2-2,5mm,
con đực nhỏ hơn một chút. Râu đầu hình sợi
chỉ, đốt chân râu đầu có màu đỏ, các đốt khác
nửa trong màu trắng, nửa ngoài màu đỏ. Ba đôi
chân dài mảnh, các đốt đùi màu xanh, các đốt
ống chân màu đỏ. Cánh trước là cánh nửa cứng
với phần màng có màu nâu vàng. Trứng được
đẻ thành một hàng khoảng 15 quả ở trên lá. Bọ
xít non chích hút nhựa cây, đặc biệt là hút hạt
thóc khi mới ngậm sữa nên ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất. Bọ xít trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi sáng và chiều,
chúng có thể bay rất tốt. Khi không có lúa chúng chuyển sang sinh sống trên nhiều
loài câycỏ dại hoặc trong rừng.
Bọ xít xanh: Sâu trưởng thành thân dài 15-20mm, rộng từ 9 12mm, toàn thân
có màu lá mạ, các đốt bàn chân có màu nâu đen. Mảnh lưng ngực trước có 3 chấm
trắng. Mảnh thuẫn hình tam giác kéo dài 2/3 chiều dài bụng. Trứng hình trụ, được
đẻ thành nhiều hàng trên lá. Bọ xít xanh hút dịch lá cây, thân cây và hạtn thóc đang
hìnhthành,táchại tương tự bọ xít đen.
Bọ xít đen: dài 10mm,màu đen. Bọ xít non và trưởng thành chích hút lá, thân
và bông lúa làm cây không ra đòng hoặc có năng suất rất kém. Chúng cũng di cư từ
các câydại sang câylúa.Chúngthích ruộng cấy sớm, xanh lốp,có nhiều cỏ dại.
Phòng trừ: Diệt cỏ dại ở khu vực gần ruộng lúa, đặc biệt là vào thời gian giữa
2 vụ. Ngắt bỏ lá có trứng.
D. Rầy hại lúa
Có3 loài chính:
1. Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix apicalis Motschulky) có cánh trước màu
xanhlá mạ, cuốicánh màu đen hoặc nâu.Khi còn noncó màu vàng nhạt.

2. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) có


thân màu nâu, cánh trong, giữa mép bên
trong haicánh có vết sẫm.
3. Rầy xám (Sogata furcifera Horvath),
còn gọi là rầy lưng trắng, có thân màu
xám,cánh trong, lưngmàu trắng.
Rầy non và rầy trưởng thành đều hại lúa và
sống cả trên cỏ dại. Rầy trưởng thành đẻ
trứng thành hàng trong thân, bẹ và sống lá.
Chúng chích hút nhựa cây làm cho lúa bị khô
héo hoặc chết dần. Rầy gây hại tất cả các thời
kỳ của lúa các vụ, nhưng gây hại nặng lúc lúa kỳ con gái và mới trổ bông. Nếu bị
nặng, cây lúa chết, nếu bị nhẹ cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt
thóc,hạt bị lép,gạo bị gẫy, có vịđắng.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo mạ, cấy lúa. Có thể áp dụng
biện pháp thủcông,bẫy đèn,sử dụng các loại thuốc trừrầy.
7.3.3.2. Sâuhại cây ngô
A. Sâu đục ngô (Pyrausta nubilalis Hb.)
Sâu đục ngô thuộc họ Pyralidae, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Trên thân cây
ngô có nhiều lỗ đục được bít kín với bột màu vàng và phân sâu, đôi khi hoa đực
cũng bị hại, cuống hoabị gặm hoặc bị gẫy. Cây ngô cũng có thể bị gẫy ở gốc và đổ
gục. Trên lá bao quanh bắp cũng thấy vết đục,dưới thấy hạt ngô bịhại.
Sâu trưởng thành đực có cánh trước màu nâu quế với 2 vân ngang ziczacmàu
vàng và 1 vân giữa; cánh sau màu xám, viền vàng. Cánh trước ngài cái có màu
vàng với 3 vân ziczac màu nâu nhạt, cánh sau màu vàng nhạt có 2 vân ngang lượn
sóng. Trưởng thành hoạt động mạnh vào những buổi chiều ấm hoặc đêm lặng gió,
đẻ trứng thành đám 15-35 quả, xếp kiểu mái ngói ở mặt dưới, gần đầu lá. Để phát
triển phôi thai cần có nhiệt độ 18-30 0 C và độ ẩm cao. Sau 3-10 ngày xuất hiện sâu
non.
Mới đầu sâu non có màu vàng nhạt, đầu màu đen và nhiều điểm đen. Sau đó
sâu non có màu nâu tối đến màu đỏ, đầu màu nâu đen, mảnh lưng ngực trước màu
nâu, mỗi đốt có 6 mụn đen,có đường chỉ nâu chạy dọc thân. Nhiệt độ tối ưu cho sự
phát triển của sâu non là 28-29 0 C. Khi mới nở sâu non đục vào dưới lá, nhả tơ kéo
túm hoa đực của cây ngô lại với nhau, sau đó đục vào gân lá. Khi lớn hơn chúng
đụcvào thân ngô,phía trên đốt. tùy theo nhiệt độ thời gian phát triển của sâu non là
20-30 ngày. Sâu non hóa nhộng ngay trong thân cây, sau 6-18 ngày xuất hiện sâu
trưởng thành hoặc chúng qua đông và hóa nhộng vào năm sau. Một năm có thể có
2-5 thế hệ.Ngoài ngô một số cây kháccũngbị hại như Bông,Chanh,Che,Đậu…

Hình 8-21: Sâu đục ngô


(Theo Froelich + Radestock)
1. Sâu trưởngthành đực; 2. Sâu trưởng thành cái; 3.
Sâu non;
4. Vết hại trên bắp; 5. Sâu non và nhộng; 6. Cờ bị
gẫy.
Phòng trừ: Sau khi cây có hoa 8 ngày tiến
hành cắt bỏ hoa đực và phần thân trên có thể diệt
được 80% sâu non. Khi thu hoạch tiến hành chặt
cây thật sát gốc, nhổ gốc, đốt dọn sạch sẽ hoặc cày
vùi gốc để diệt nơi qua đông của sâu non. Chọn
giống chốngchịu sâu,trồngnơi thích hợp.
B. Sâu đục thân ngô (Busseola fusca Fuller)
Sâu đục thân ngô thuộchọ Ngài đêm(Noctuidae),bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
Cây ngô caokhoảng 30cm có hiện tượng lá bị xoăn,đốm hoặcbạc. Câybị còi
cọc rồi chết. Khi câycó bắp thấy bắp bị hại nghiêmtrọng.
Ngài cái chỉ dài 15mm, cánh màu trắng với điểm đen, bay ra vào buổi tối
hoặc sáng sớm, đẻ từng đám trứng màu trắng vào lá cây. Sau 8-10 ngày nở ra sâu
non, gây hại 10-14 ngày trong lá, sau đó chuyể sang thân cây. Nhộng cư trú trong
phần sát gốc của thân. Tương tự như sâu đục ngô, loài này có thể qua đông ở pha
sâu non. Thiệt hại lớn nhất do thếhệ2-3 gây ra.
Phòng trừ: Đốt dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch. Cày úp vùi nấp gốc ngô
đểdiệt sâu non qua đông.

You might also like