You are on page 1of 54

Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

I. DAO ĐỘNG CƠ HỌC


I.1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I.1.1 Các định nghĩa
a. Dao động: Là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân
bằng.
b. Dao động tuần hoàn: Là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại sau những
khoảng thời gian bằng nhau. (gọi là chu kì)
c. Dao động điều hòa: Là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) đối với thời
gian: x  A cos(  t   ) .
Ví dụ:
2
x  A cos( t  ) x  A cos( 2ft   ) x  A cos(  t   )
T
I.1.2 Định nghĩa các đại lượng trong phương trình dao động điều hòa: x  A cos(  t   ) .
 x: li độ của dao động; là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng
 A: biên độ dao động; là giá trị cực đại của li độ, xmax= A.
  : pha ban đầu của dao động (  không phải là góc thật mà là đại lượng trung gian cho phép ta
xác định đại lượng ban đầu của vật ( vị trí, vận tốc ban đầu ) . Thời điểm t=0.
 t   : pha của dao động; ( t   không phải là góc thật mà là đại lượng trung gian cho phép
ta xác định trạng thái dao động của vật ( vị trí ) . Thời điểm t.
 T: chu kì dao động; là khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động của vật lặp lại như củ.
1
 f: Tần số dao động; là số dao động mà vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian. f 
T
  : Tần số góc của dao động; là đại lượng trung gian giúp chúng ta xác đinh giá trị của f và T
2
theo công thức    2f ,  còn gọi là vận tốc góc (rad/s).
T
I.1.3 Công thức vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa.
Xét dao động điều hòa: x  A cos(  t   )
Vận tốc tức thời ( bằng đạo hàm của li độ đối với thời gian)
dx d ( A cos(t   )
v  x'   =  A sin(t   )
dt dt
Tại biên x   A thì v = 0
Tai VTCB (vi trí cân bằng) x = 0 thì vận tốc cực đại: vmax  A
' '' 2 2
Gia tốc tức thời: a  v  x   A cos(t   ) . Hay a   x
Tại VTCB x = 0 thì a = 0 và hợp lực F = 0
Gia tốc luôn ngược dấu với li độ; hay a luôn hướng về vị trí cân bằng
I.1.4 Đồ thị dao động.
Biểu diễn sự biến thiên của x, v, a theo thời gian với (t = 0,  = 0)
I.1.5 Hệ thức liên hệ giữa x, v, A, a độc lập đối với thời gian t.

I.1.6 Mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 1 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
- Xét điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính A, với tốc độ góc  . (rad/d).
- Lấy một điểm C trên đường tròn làm gốc.
+ Tại thời điểm t = 0 (ban đầu): vị trí của điểm chuyển động là M0 xác định bởi góc  (hình vẽ).
+ Tại thời điểm t bất kì: vị trí của chất điểm chuyển động là Mt được xác định bởi góc t   .
- Khi chiếu điểm M xuống trục OC, được xác định bởi điểm P: có tọa độ x  OP
- Ta có x  OP  OM t cos  = OM t cos(t   )
- Vậy: x  A cos(t   )
Kết luận: Vậy chuyển động của điểm P trên trục OC là một dao động điều hòa.
Vậy một dao động điều hòa có thể xem là hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một
trục qua tâm nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
I.2 Khảo sát dao động của con lắc lò xo.
I.2.1 Cấu tạo.
-Lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể.
-Một đầu lò xo gắn cố định, đầu còn lại gắn vào viên bi có khối lượng m (viên bi chuyển động không
có ma sát theo phương ngang).
I.2.2 Phương trình dộng lực học.
- Chọn trục tọa độ ox hướng sang phải, góc tọa độ tại vị trí cân bằng.
- Đưa viên bi ra khỏi vị trí cân bằng đến tọa độ x = A, rồi buông ra, viên bi dao động xung quanh vị
trí cân bằng với biên độ A.
- Xét viên bi tại vị trí bất kì ( tại M có tọa độ x), lực ma sát nhỏ (bỏ qua), các lực tác dụng lên viên bi.
+ Lực đàn hồi của lò xo, (định luật Húc) F = -kx ( dấu – chỉ rằng F luôn hướng về vị trí cân bằng)
+ Trọng lực P của viên bi, phản lực của mặt phẳng ngang cùng độ lớn và ngược chiều, luôn cân
bằng và bỏ qua.
Vậy lực đàn hồi F là lực gây nên gia tốc chuyển động của viên bi là:
- theo định luật II Newtơn: F = ma
- với a là gia tốc của viên bi
d 2x
- a  2  x ,,
dt
- vậy –kx = mx’’=> mx”+kx=0
k
- đặt   , vậy: x ,,   2 x  0 . (1)
m
(1) là phương trình vi phân hạng hai thuần nhất (hay phương trình động lực học của con lắc lò
xo) có nghiệm: x  A cost   
Vậy dao động của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà với phương trình:
x  A cost   
I.2.3 Chu kỳ, tần số
2 m 1  1 k
* chu kì: T   2 , tần số: f   
 k T 2 2 m
I.2.4 Năng lượng trong dao động điều hoà của con lắc lò xo
I.2.4.a. Sự biến đổi năng lượng (khảo sát định tính)
-A A

O
* Xét dao động điều hoà của con lắc lo xo
+Kéo viên bi từ vị trí O đến A, công của lực kéo truyền cho viên bi một dạng năng lượng là thế năng
đàn hồi Et . Tại vị trí cân bằng thế năng đàn hồi bằng không (gốc thế năng).
+Tại biên A :Etmax , Ed = 0
+Thả viên bi lực đàn hồi sẻ kéo viên bi chuyển động nhanh dần về O dẫn đến Et giảm, Ed tăng
+Tại O :E dmax, Et = 0

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 2 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Do quán tính viên bi tiếp tục chuyển động đi qua O làm lò xo bị nén lại ,lực đàn hồi ngược chiều
chuyển động làm viên bi chuyển động chậm lại Et tăng và Ed giảm.
+Tại -A viên bi dừng lại Etmax ,Ed = 0
Lò xo đẩy viên bi về phía O,nữa chu kỳ sau quá trình được lặp lại .
Vậy trong quá trình dao động điều hoà luôn diễn ra quá trình biến đổi năng lượng giữa Et và Ed.
Nếu Et tăng thì Ed giảm và ngược lại.
I.2.4.b.Sự bảo toàn cơ năng trong dao động điều hoà (khảo sát định lượng) Xét dao động
x  A cost    tại thời điểm t
Ta có: v  x ,   A sin t   
Tại thời điểm t năng lượng của dao động điều hoà là E .Cơ năng E  Et  Ed
Trong đó:
 Et là thế năng đàn hồi của là xo.
 Ed là động năng của con lắc lò xo.
1 1
* Et  kx 2  kA2 cos 2 t    (1)
2 2
1 2 1 2
* Ed  mv  m A  sin 2 t    (2) với k  m 2
2 2
1
Ta có: E  Et  E d = mA2 2 = const
2
Nhận xét:
 Từ 1 và 2 thì trong quá trình dao động Et và Ed luôn biến đổi theo thời gian.
 Năng lượng (cơ năng) của hệ dao động không đổi theo thời gian, tỉ lệ với bình phương
biên độ dao động điều hoà.
3. Khảo sát dao động của con lắc đơn.
3.1 Cấu tạo.
 Xét con lắc đơn gồm một viên bi nhỏ (khối lượng m) được xem như là một chất điểm.
Treo vào sợi dây không giãn, có khối lượng không đáng kể.
 Con lắc có vị trí cân bằng là CO
 Chọn O làm góc toạ độ, chiều dương theo chiều dương lượng giác. Vị trí của viên bi tại
M được xác định được xác định bằng độ dài đại số cung OM = s.
3.2 Phương trình động lực học của con lắc đơn.
- Đưa con lắc tới vị trí A, có biên độ cung s0 , con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng CO với
biên độ góc là  0 .
- Xét tại vị trí bất kì, được xác định bởi cung s ( li độ  ) viên bi chịu tác dụng của 2 lực: P, T
- Theo định luật 2 Newtơn: P  T  ma . (1)
- Phân tích lực P thành 2 thành phần.
 Pt : vuông góc với dây (tiếp tuyến với quỹ đạo) C

 Ph : theo phương sợi dây.


 Xét trường hợp  0  10 0 , (có thể xem cung OM trùng
s
 với dây cung OM ) với  
l T
- Theo (1) chiếu lên os ( phương tiếp tuyến với quỹ đạo)
- Ta có:  Pt  mat

- Hay:  P sin   mat   g sin   at Pt

(dấu “-“ vì Pt luôn hướng về vị trí cân bằng)
s s O 
Mặt khác với  0  100 thì sin     . Suy ra at   g (2) P
l l
dv ds
Theo định nghĩa về vận tốc ta có: at  , với v 
dt dt
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 3 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
2
d s s s
- Nên at  2  s '' thay vào (2) ta có s ,,   g  s ,,  s  0 (3)
dt l l
g
đặt   (vận tốc góc, hay tần số góc, đơn vị rad/s)
l
vậy (3) trở thành s ,,   2 s  0 (4)
(4) gọi là phương trình vi phân hạng hai thuần nhất, hay phương trình động lực học của chuyển
động con lắc đơn.
(4) có nghiệm: s  S0 cost    gọi là phương trình dao động của con lắc đơn.
Dạng khác của phương trình dao động con lắc đơn :
- lấy  làm biến số thay cho cung s
- ta có s  l  s ,,   ,,l (5)
Thay (5) vào (4):  ,,l   2l  0   ,,   2  0 (6)
(6) là phương trình vi phân hạng hai thuần nhất (phương trình động lực học của con lắc đơn) có
nghiệm là:    0 cost    là phương trình dao động con lắc đơn dạng góc.
Vậy với nhưng dao động nhỏ thì dao động của con lắc đơn là dao động điều hoà với T, f,  là:
g
 Tần số góc:   (rad/s).
l
l
 Chu kì: T  2 (s).
g
 1 g
 Tần số: f   (Hz).
2 2 l
3.3 Năng lượng trong dao động con lắc đơn.
3.3.1 Khảo sát định tính.
 Đưa viên bi lên vị trí A, lực kéo nâng viên bi (sinh công) lên độ cao h0 so với vị trí cân bằng O.
Viên bi nhận được thế năng Et. (góc thế năng tại vị trí cân bằng VTCB O).
 Tại biên A: thế năng cực đại Etmax , Ed =0.
 
 Thả viên bi, thành phần tiếp tuyến Pt của trọng lực P làm viên bi chuyển động nhanh dần về vị trí
cân bằng: thế năng Et giảm, động năng Ed tăng.
 Tới VTCB O: E t = 0, Edmax .

 Do quán tính viên bi vượt qua VTCB O tiếp tực đi lên chậm dần do Pt tăng, ngược chiều chuyển
động, do đó Et tăng, còn Ed giảm.

 Đến biên A’ viên bi dừng lại Etmax , Ed = 0, sau đó dưới tác dụng của Pt viên bi chuyển động về O.
Trong nữa chu kì sau quá trình lặp lại.
Vậy trong quá trình chuyển động của con lắc đơn luôn diễn ra quá trình biến đổi giữa thế năng và
động năng. nếu Et tăng thì Ed giảm và ngược lại.
3.3.2 Khảo sát định lượng.
 
Khi con lắc đơn dao động luôn chịu tác dụng của hai lực P và T

 T không sinh công (vì luôn vuông góc với phương chuyển động).

 P sinh công làm thay đổi thế năng và động năng của con lắc (cơ năng không đổi).
Xét tại thời điểm t (con lắc ở vị trí góc lệch  ).
 Phương trình li độ cung: s  S 0 cost   
 Phương trình vận tốc: v  s ,   S 0 sin t   
thế năng hấp dẫn: E t  mgh , chọn góc thế năng ở VTCB Et 0  0
   s
Ta có: Et  mgh  mgl 1  cos    2mgl sin 2 , với   10 0 thì sin  , mặt khác  
2 2 2 l
1 s2 1 1 1
Vậy: Et  2mgl 2  mgls 2  m 2 s 2 , hay Et  m 2 S 02 cos 2 t   
4l 2 2 2

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 4 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Cơ năng của con lắc đơn; E  Et  Ed
1 1 2 1
E  m 2 S 02 cos 2 t     mS 0  sin 2 t     m 2 S 02  const
2 2 2
1
Hay E  mgl 02
2
Vậy trong dao động điều hoà của con lắc đơn cơ năng của hệ không thay đổi, tỉ lệ thuận với bình
phương biên độ dao động.
4. Tổng hợp hai dao động điều hoà. (cùng phương, tần số).
4.1 So sánh hai dao động, CLLX và CLĐ.
4.1.a Hai dao động có phương trình đều có dạng toán học như nhau, cùng mô tả dao động điều hoà (tính
chất hàm tuần hoàn).
4.1.b Khác
Biểu thức tần số.
CLLX k -chỉ phụ thuộc vào hệ kín, độ cứng k, và khối lượng viên bi

m
CLĐ g -phụ thuộc vào g (vị trí con lắc trên mặt đất), vì hệ kín là con lắc –
 Trái Đất.
l
-độ dài l

Khi không có ma sát.


 Con lắc lò xo dao động điều hoà trong giới hạn đàn hồi.
 Con lắc đơn dao động điều hoà (gần đúng) khi biên độ góc nhỏ. (  10 0 ).
4.2 Độ lệch pha của hai dao động.
Xét hai dao động cùng phương, tần số, có pha ban đầu khác nhau 1 và  2 .
 x1  A1 cost  1  .
 x2  A2 cost   2  .
 Độ lệch pha:   t   2   t  1    2  1
Vậy độ lệch pha là đại lượng đặc trưng cho sự khác nhau về trạng thái giữa hai dao động cùng tần số
và xác định bởi hiệu số pha ban đầu.
   const  o : hai dao động lệch pha.
   0 : x2 sớm pha so với x1 .
   0 : x2 chậm pha so với x1 .
   2 k : k  0,1,2,3.... hai dao động cùng pha.
   2k  1 : hai dao động ngược pha

   : hai dao động vuông pha.
2
 Ví dụ về 2 dao động ngược pha như hình vẽ.
4.3 Phương pháp giản đồ Frexnen. (véctơ quay).
Cơ sở: dựa trên tính chất một dao động điều hoà có thể xem như là một hình chiếu của một chuyển
động tròn đều xuống một trục qua tâm trong mặt phẳng quỹ đạo.
Biểu diễn dđđh: x  A cost   
 Vẽ trục toạ độ ox có góc tại tâm quỹ đạo tròn (hình vẽ).

 Véctơ A có góc tại tâm O: độ dài bằng độ lớn biên độ dao động A, tạo với OC (ox) một
góc  tại thời điểm t = 0.

 Khi véctơ A quay theo chiều dương lượng giác với vận tốc góc  . Khi đó hình chiếu

của véctơ A xuống trục x’o x là một dao động điều hoà.
 x  OP  A cost   

Ta nói rằng dao động điều hoà x được biểu diễn bằng véctơ quay A .
4.5 Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương và tần số.
Xét một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà.
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 5 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
 x1  A1 cost  1  .
 x2  A2 cost   2  .
 Phương trình dao động tổng hợp: x  x1  x2  A cost   
 
 Vẽ hai véctơ A1 và A2 có độ dài bằng biên độ A1 ,A2 lần lượt tạo với trục ox các góc 1 và  2 (t =
0).
   
 Véctơ A tổng hợp của A1 và A2 (theo quy tắc hình bình hành), A tạo với trục ox một góc  .
 Từ hình vẽ ta có    2  1  const .
 
 Khi cho hai véctơ A1 và A2 quay theo chiều dương lượng giácvới vận tốc góc  .(hình bình hành

tạo bởi hai cạnh A 1 và A2 không thay đổi hình dạng) Nên véctơ A cũng quay theo chiều dương với vận
tốc góc  .
 
 Vì tổng đại số của các hình chiếu của hai véctơ A1 và A2 xuống một trục bằng hình chiếu của

véctơ tổng tới trục đó, nên véctơ tổng A biểu diễn dao động tổng hợp và  biểu diễn pha ban đầu của
dao động tổng hợp
 Biên độ của dao động tổng hợp, xét  OMM2 :     ( 2  1 ) .
 Theo định lí hàm cosin:
A2  A12  A22  2 A1 A2 cos   2  1  
A
Hay A  A1  A2  2 A1 A2 cos 2  1  (1)
2 2 2
P
M
Độ lệch pha:
OP A sin 1  A2 sin  2 M2
tan    1 (2) P2
OP ' A1 cos1  A2 cos  2 
A2



 A1
P1
M1

O
P2' P1'
Ảnh hưởng của độ lệch pha tới biên độ dao dông tổng hợp
   2 k hai dao động cùng pha A  A1  A2
   2k  1 ngược pha A  A1  A2

   vuông pha: A  A12  A22
2
   const  o hai dao động lệch pha: A1  A2  A  A1  A2 .
5 Dao động tự do. Dao động tắt dần. Dao động duy trì.
5.1 Dao động tự do.
5.1.1 Khái niệm:
Dao động mà chu kì chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ, không phụ thuộc vào các yếu tố bên
ngoài hệ.
Ví dụ: khi ma sát không đáng kể:
2 m
 Con lắc là xo dao động với chu kì: T   2 .
 k
l
 Con lắc đơn dao động với chu kì: T  2
g
5.1.2 Hệ dao động: Là hệ có khả năng thực hiện dao động tự do.
5.2 Dao động tắt dần.
5.2.1 Khái niệm: Là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 6 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
5.2.2 Nguyên nhân.
 Lực ma sát của môi trường sinh công âm, làm giảm cơ năng của hệ nên biên độ dao động giảm.
 Tuỳ theo ma sát lớn hay nhỏ mà quá trình tắt dần nhanh hay chậm
 Đồ thị dao động tắt dần:

5.3 Dao động duy trì.


5.3.1 Khái niệm: Là dao động có biên độ không thay đổi theo thời gian (tự dao động).
5.3.2 Nguyên tắc: Phải tác dụng một ngoại lực tuần hoàn bằng tần số riêng của hệ, lực tuần hoàn nhỏ
cung cấp cho hệ một phần năng lượng đúng bằng phần bị mất sau một chu kì dao động.
Ví dụ: Một số hệ dao động duy trì.
 Hệ tự duy trì: đồng hồ quả lắc.
 Hệ có thông số thay đổi: Trò đánh đu.
 Hệ cưởng bức: một đứa trẻ ru võng
5.4 Dao động cưởng bức.
5.4.1 Khái niệm: là dao động dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn: Fn  H cos2ft   
 H: biên độ của ngoại lực.
 F: tần số của ngoại lực. với f  f 0 .
5.4.2 Đặc điểm.
 Trong khoảng thời gian nhỏ t ban đầu khi có ngoại lực tác dụng, dao động của vật là một dao
động phức tạp. Là sự tổng hợp của dao động riêng và dao động do ngoại lực tác dụng. Sau đó dao động
riêng tắt dần chỉ còn lại dao động do tác dụng của ngoại lực: đó là dao động cưởng bức.
 Biên độ không đổi.
 Dao động cưởng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
 Dao động cưởng bức có biên độ phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số cưởng bức f và tần số
dao động riêng f 0 .
 Nếu f  f  f 0 có giá trị nhỏ thì biên độ dao động cưởng bức càng lớn, và ngược lại.
 Nếu f  f  f 0  0 thì xãy ra cộng hưởng.
5.5 Sự cộng hưởng.
5.5.1 Khái niệm.
Là hiện tượng biên độ của dao động cưởng bức tăng nhanh đến nột giá trị cực đại khi tần số cưởng
bức tiến đến bằng tần số riêng của hệ dao động: f  f  f 0  0
Điều kiện cộng hưởng: f  f 0
5.5.2 Đặc điểm cổng hưởng.
 Hiện tượng cộng hưởng càng rỏ nét nếu lực cản của môi trường càng nhỏ gọi là cộng hưỡng rõ
(hay cộng hưởng nhọn).
 Nếu lực cản môi trường lớn, thì năng lượng do lực cưởng bức cung cấp chủ yếu bù vào phần
năng lượng đã mất do ma sát, do đó hiện tượng cộng hưởng không thấy rõ gọi là cộng hưởng mờ.
 Đồ thị:

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 7 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
II. SÓNG CƠ HỌC VÀ SÓNG ÂM
1. SÓNG CƠ
1.1 Khái niệm về sóng
Môi trường truyền sóng cơ học
 Sóng tuần hoàn cơ học chỉ truyền được trong môi trường mà các phân tử kiên kết với
nhau bằng lực đàn hồi
 Đối với sóng nước được tạo thành nhờ trọng lực và lực căng mặt ngoài
Sóng cơ học
 Là những dao động đàn hồi lan truyền tong môi trường vật chất theo thời gian
 (hoặc) Là những biến dạng đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời
gian
Quá trình truyền sóng bao gồm quá trình dao động của các phần tử môi trường và truyền
pha dao động của các dao động đó
Đặc điểm sóng: khi truyền sóng trong môi trường thì các phân tử môi trường chỉ dao
động xung quanh vị trí cân bằng, mà không dịch chuyển theo sóng
Sóng dọc
 Là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương
truyền sóng
 Cơ chế: là sự truyền các chổ tụ (nén) và chổ tán (giãn) của môi trường vất chất
dọc theo phương truyền song
 Môi trường: Truyền trong môi trường khí, lỏng, rắn. Không truyền trong chân
không
Sóng ngang
 Là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với
phương truyền sóng
 Môi trường: chỉ truyền trong môi trường chất rắn, trừ trường hợp sóng trên mặt
nước
1.2 Quá trình truyền sóng trên mặt nước
Xét một viên bi nhở P gắn trên đầu một thanh thép đàn hồi. Thanh thép đặt song song với mặt
nước và viên bi tiếp xúc với mặt nước. Khi cho viên bi dao động vuông góc với mặt nước, ta thấy có
những sóng lan truyền từ P ra trên mặt nước dạng những gợn hình tròn lồi, lỏm đồng tâm tại P, lan
rộng ra xa. Mỗi điểm trên mặt nước nơi sóng truyền qua sẻ dao động lên xuống với chu kì T.
Hình ảnh:

1.3 Nguyên nhân của sự truyền sóng trên mặt nước


Giữa các phần tử nước nằm ở bề mặt (cũng như các chất khác) có lực tương tác lẫn nhau (lực
liên kết) . Khi có một phần tử nước A dao động nhô lên cao, các lực tương tác kéo các phần tử
lân cận nhô lên nhưng chậm hơn. Đồng thời các lực tương tác này cũng kéo phần tử A về vị trí
củ (cân bằng). Vậy lực tương tác giữa các phân tử đóng vai trò như là lực đàn hồi của lò xo. Các
quá trình như vậy diễn ra liên tục và dao động lan truyền ra xa.
1.4 Các đại lượng đặc trưng của sóng
 Chu kì T: Là chu kì dao động chung của các phần tử vật chất có sóng truyền qua và bằng
chu kì dao động của nguồn sóng
 Là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái lặp lại như cũ

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 8 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
 Tần số: Là tần số dao động chung của các phần tử vật chất có sóng truyền qua bằng tần số
1
của nguồn sóng : f 
T
 Bước sóng  : Là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng
một phương truyền sóng, là quảng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì T.
v
   vT 
f
 Biên độ sóng: Là biên độ dao động của cá phần tử vật chất tại điểm đó nơi có sóng truyền
qua
 Tốc độ truyền sóng: Là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường, hay vận tốc truyền
pha dao động.
F
 Vận tốc truyền sóng ngang của lò xo hoặc, sợi dây: v 
D
 F Lực căng lò xo hoặc sợi dây
 D Khối lượng trên một đơn vị chiều dài
1.5 Phương trình truyền sóng
Xét một sóng truyền dọc theo một đường thằng, sóng ngang truyền dọc theo theo một sợi dây
cao su. Bỏ qua mất mát năng lượng.
Lấy đường truyến sóng làm trục x, chiều dương là chiều truyền sóng, chọn một điểm O làm
góc toạ độ
Phần tử vật chất tại O sẻ dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng, trục x, độ
lệch khỏi vị trí cân bằng u và biến thiên theo định luật hàm cosin với thời gian:
u  A cos t
với:
 u: Li độ
 A: Biên độ sóng
  : Tần số góc
x
Xét dao động tại điểm M cách O một đoạn x. Sóng cần một khoảng thời gian t  để truyền
v
từ O đến M.
Vậy li độ tại M là uM tại thời điểm t sẻ bằng li độ dao động tại O là u o tại thời điểm t  t .
u M t   u o t  t   A cos  t  t 
x
Với: t  ,   vT
v
 x  t x
Phương trình sóng tại M: u  x   A cos   t    A cos 2   
 v T  
Các dạng khác:
 x
 u  x, t   A cos 2f  t  
 v
 x
 u x, t   A cos 2  ft  
 
 t x
 u  x, t   A cos 2   
T  
 Biểu thức của li độ u là một hàm của hai biến số x, t
Lưu ý: Li độ u khác với tọa độ x
 Sóng ngang: trục u vuông góc với x
 Sóng dọc: trục u trùng với x
1.5.1 Tính chất tuần hoàn theo không gian và thời gian
1.5.2 Tuần hoàn theo thời gian

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 9 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Xét một điểm P trên sợi dây có toạ độ xác định x = d. P dao động điều hoà có li độ u P d , t  là
một hàm tuần hoàn theo thời gian:
 d 2
u P d , t   A cos   t   , chu kì: T 
 v 
Đồ thi:

biểu diễn li độ của điểm P theo thời gian


d/v

T
1.5.3 Tuần hoàn theo không gian
Xét tại một thời điểm to bất kì xác định, vào thời điểm to li độ u của một điểm bất kì phụ thuộc
vào toạ độ x của điểm đó, nếu đi dọc theo dây thì x thay đổi và u củng thay đổi.
 x  2t 2x 
u  x, t 0   u  x   A cos   t 0    A cos 0   là một hàm tuần hoàn của x với chu kì 
 v  T  
chứng minh: thay giá trị x bằng x +  : u  x, t 0   u  x   , t 0 
 2t  x     2t 0 x 
ta có: u  x   , t 0   A cos 0  2     A cos  2  2   u  x, t 0 
 T     T  
Đồ thị:
u(x,t U(t0,x)
)

1.5.4 Độ lệch pha giữa hai dao động cách nhau một khoảng d
Xét hai điểm dao động có toạ độ x1 và x2 cách nhau một khoảng d trên phương truyền sóng
x2  x1  d
Theo phương trình sóng ta có độ lệch pha tại hai điểm:
 x   x  x x  d
  2  ft  2   2  ft  1   2  2 1   2
       
Ta thấy bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha nằm gần nhau nhất:
   k với k  1,2,3.... dao động cùng pha

   2 k  1 dao động ngược pha
2

   k ; 2k  1 dao động lệch pha
2
1.6 Mặt sóng, mặt đồng pha, tia
 Khi sóng truyền qua, tất cả các điểm dao động cùng một pha như nhau thì hợp thành một
mặt gọi là mặt sóng (mặt đầu sóng).
 Trường hợp các mặt sóng là mặt cầu và sóng phát ra từ một điểm gọi là sóng cầu.
 Sóng có mặt đầu sóng là phẳng gọi là sóng phẳng.
 Tia sóng (phương truyền) là những đường thẳng đi qua tâm (sóng cầu) và vuông góc với mặt
đồng pha.
1.7 Các hiện tượng đặc biệt khi truyền sóng
1.7.1 Sóng phản xạ
Sóng truyền đến mặt giới hạn của môi trường truyền, và bên kia mặt giới hạn là một môi
trường khác mà sóng không thể truyền qua hoặc chỉ một phần thì sóng sẻ truyền từ mặt gới hạn trở
lại.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 10 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Ví dụ: phản xạ sóng âm ở tường, vách núi
1.7.2 Nhiễu xạ.
Nếu gặp một chướng ngại vật, thì nó có thể di vòng qua phía sau vật cản
Đặc điểm:
 Mặt sóng bị biến dạng, do tia sóng bị biến dạng
 Một lỗ nhỏ khi nhận được sóng tới bất kì dạng nào, củng có vai trò giống như một nguồn
phát sóng cầu
1.7.3 Giao thoa
Khi hai sóng cùng loại gặp nhau trong một miền không gian thì chúng sẻ hợp lại với nhau và
tạo nên dao động tại một điểm ở miền đó. Nếu hai sóng cùng tần số, thì mỗi điểm gặp nhau có cùng
li độ cùng phương và độ lệch pha không đổi với thời gian.
1.8 Năng lượng, mật độ năng lượng, mật độ dòng năng lượng
1.8.1 Năng lượng sóng
Sóng lan truyền làm cho các phần tử môi trường dao động, mỗi phần tử khi dao động sẻ có
năng lượng:
1 1 2
Wpt  m 2 u 2  m2  f 2 u 2
2 2
 m: khối lượng dao động tử
  : tần số góc
 f : tần số
 u: biên độ dao động
Lưu ý: Năng lượng sóng tại một điểm là năng lượng mà một đvtt (đơn vị thể tích) của môi
trường tại điểm dao động, còn gọi là mật độ Năng lượng sóng ( là tổng năng lượng dao động của các
phần tử trong một đvtt của môi trường)
Với:  m  D khối lượng riêng của môi trường
1
W   Wpt  D 2u 2 . Đơn vị J 3
2 m
Mật độ năng lượng sóng (năng lượng sóng) tại một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng tại đó
1.8.2 Mật độ dòng năng lượng
Là lượng năng lượng do sóng truyền tải qua một đơn vị diện tích trên mặt đầu sóng, trong một
đơn vị thời gian
1
s  W.v  Dv 2 u 2 , W 2 , v là vận tốc truyền sóng
2 m
2. GIAO THOA SÓNG
2.1 Thí nghiệm
Dùng một thanh thép ở đầu có gắn hai quả cầu giống nhau A và B, khi cho thanh thép dao
động. Hai quả cầu dao động và trên mặt nước xuất hiên hai sóng lan truyền theo những đường tròn
đồng tâm. Hệ thống hai đường tròn mở rộng và cắt nhau, tạo nên trên mặt nước những đường cong
có dạng gợn lồi, lỏm đứng yên không thay đổi theo thời gian nằm xen kẻ nhau.
 chổ lồi có biên độ cực đại
 chổ lỏm có biên độ cực tiểu
Hiện tượng này gọi là giao thoa của hai sóng: từ hai sóng kêt hợp phát ra từ hai nguồn kết hợp
Chổ lồi, lỏm gọi là vân giao thoa. Các vân này có dạng đường hypebol với hai tiêu điểm ở A, B
2.2 Định nghĩa hiện tượng giao thoa
Là hiện tượng xãy ra do sự tổng hợp của hai (hay nhiều) sóng kết hợp trong không gian, trong đó
có những chổ nhất định mà biên độ sóng được tăng cường hoặc bị giảm bớt (thậm chí bị triệt
tiêu).
2.3 Nguồn kết hợp
 Dao động phải cùng chu kì T
 Dao động cùng phương
 Dao động cùng pha hay hiệu số pha không đổi theo thời gian
 Ví dụ: u1  A1 cost và u2  A2 cos.t +  
2.4 Sóng kết hợp: Là hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 11 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
2.5 Phương trình giao thoa sóng
Thừa nhận nguyên lí: Nguyên lý chồng chập các dịch chuyển hoặc nguyên lý về tính độc lập của
các tín hiệu.
Nếu hai tín hiệu cùng tính chất đi tới một điểm của môi trường thì chúng không ảnh hưởng gì lên
nhau mà chỉ chồng chập sau đó tiếp tục truyền đi xem như không có tín hiệu kia.
Nếu tín hiệu một gây nên dịch chuyển u1, tín hiệu 2 gây nên dịch chuyển u 2 thì tại thời điểm hai
tín hiệu gặp nhau dịch chuyển là: u = u 1 + u2 .
 
Nếu các tín hiệu dịch chuyển là khác phương và dịch chuyển diễn tả bằng véctơ u1 và u2 thì thời
  
điểm chồng chập sẻ là véctơ: u  u1  u2
Nguyên lý này đúng khi các dịch chuyển là không quá lớn.
 Xét giao thoa trên mặt nước
Giả sử A và B là hai dao động tử điều hoà cùng T, cùng biên độ A, đồng pha.
t
u  A cos 2
T
 Xét tại điểm M có khoảng cách tới A là r1, và tới B là r2 .
Dao động tại M do sóng truyền từ A tới, có phương trình sóng là:
2  r  t r
u1  u AM  A cos  t  1   A cos 2   1 
T  v T  
Dao động tại M do sóng truyền từ B tới, có phương trình sóng là:
2  r  t r 
u2  u BM  A cos  t  2   A cos 2   2 
T  v T  
tại M có sự chồng chập của hai sóng từ A và B truyền đến có phương trình:
 t r   t r 
u M  u1  u 2  Acos 2   1   cos 2   2 
 T    T  
 r  r   t r r   t r r 
u M  2 A cos 2 1 cos 2   1 2   AM cos 2   1 2 
 T 2  T 2 
Vậy dao động tại M là điều hoà cùng chi kì với hai nguồn với biên độ dao động là:
 r  r 
AM  2 A cos 2 1

Vị trí cực đại giao thoa (điểm bụng)
 r  r 
AM  max khi cos 2 1  1 . Suy ra: r2  r1  k , với k  1,2,3.....

Những điểm tại đó có biên độ dao động cực đại là diểm mà hiệu đường đi của hai nguồn sóng tới
điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng 
Vị trí cực tiểu giao thoa (điểm nút) (là những điểm đứng yên)
 r  r  
AM  0 khi cos 2 1  0 . Suy ra: r2  r1  2k  1 , với k  1,2,3.....
 2
Những điểm tại đó biên độ dao động bị triệt tiêu là những điểm mà hiệu đường đi từ hai nguồn
tới điểm đó bằng một số nguyên lẻ lần nữa bước sóng 
3. SÓNG DỪNG
3.1 Thí nghiệm và sóng dừng
3.1.1 Sóng phản xạ và sóng truyền qua
Sóng tới và sóng phản xạ lan truyền trên cùng một môi trường có cùng vận tốc lan truyền
 Khi sóng phản xạ trên đầu cố định, thì sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới tại
điểm phản xạ
 Khi sóng phản xạ trên đầu tự do, thì sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới tại điểm
phản xạ
3.1.2 Sóng dừng
Là sóng xuất hiện trên sợi dây với các nút và bụng được cố định trong không gian
3.1.3 Giải thích hiện tượng sóng dừng

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 12 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Dao động truyền trên sợi dây từ P đến M dưới dạng một sóng ngang, đến M được giữ cố định
xem như không dao động. Sóng truyền tới M sẻ bị phản xạ và truyền ngược trở lại P. Sóng tới và
phản xạ thoả mãn điều kiện sóng kết hợp.
Điểm M không dao động nghĩa là sóng tới và phản xạ ngược pha nhau tại M. Kết quả là trên dây
có sự dao thoa của hai sóng kết hợp truyền ngược chiều. Chúng cùng tần số với âm thoa và luôn
ngược pha tại M.
Điểm P dao động cùng tần số với âm thoa và biên độ rất nhỏ nên nút ở đầu P rất gần điểm P.
3.1.4 Điều kiện để có sóng dừng
Để tìm điều kiện sóng dừng, ta phải xem P và M là hai nguồn phát sóng và xác định sóng tổng
hợp do hai sóng tại một điểm N nào đó trên dây PM (dây có chiều dài l).
Dao động của nguồn P: u P  A cos t
 l
Dao động do P gây ra ở M: u PM  A cos   t   với l = PM, v là vận tốc truyền sóng.
 v
Nguồn M phát sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới tại M, do đó dao động của nguồn M là:
 l
u M  u PM   A cos   t  
 v
Xét dao động tại điểm N do hai nguồn P và M truyền đến. N cách điểm P một khoảng r, và cách
điểm M một khoảng l – r.
Dao động do P truyền đến N:
 r t r
u PN  A cos   t    A cos 2   
 v T  
Dao động do M truyền đến N:
 l l r   t l lr 
u MN   A cos   t      A cos 2    
 v v  T   
Dao động tổng hợp: u N  u PN  u MN
   
Vận dụng hệ thức lượng giác: cos   cos   2 sin sin
2 2
t r  t l lr
Ta có: u N  A cos 2     A cos 2    
T   T   
l r  t l
u M  2 A sin 2   sin 2   
   T  
Vậy dao động tổng hợp tại N là dao động điều hoà có tần số góc  và biên độ:
l r 
AM  2 A sin 2   ; với điều kiện 0  r  l
  
Điều kiện tại N là cực tiểu giao thoa, hay điểm nút của sóng dừng: AM = 0 chỉ khi
l r
sin 2  0
  
 Khi r = l thì AM = 0, điểm M đứng yên
2l 
 Điểm P đứng yên thì nếu r = 0 (N trùng P) ta có:  k  l  k với
 2
k  1,2...
 KL: Để có sóng dừng với hai điểm nút hai dầu sợi dây, thì chiều dài sợi dây phải
bằng một số nguyên lần nữa bước sóng
 Các điểm nút cách nhau một khoảng nữa lần bước sóng
Điều kiện cực đại giao thoa tại N: khi đó N là bụng sóng dao động với biên độ  2 A
l r  l r  
Ta có sin 2    1  2    2k  1 , nếu N trùng với P và P dao động với
      2
biên độ cực đại.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 13 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
l  
Suy ra:  2    2k  1  l  2k  1
 2 4
Sự khác nhau giữa sóng chạy và sóng dừng
Sóng chạy có các pha lan truyền theo phương truyền sóng, còn sóng dừng không có sự
truyền pha dao động. Các điểm giữa hai nút cạnh nhau luôn luôn dao động cùng pha, chỉ có
biên độ dao động là khác nhau. Khi chuyển qua nút bên cạnh thì biên độ đổi dấu. dao động
ngược pha
Điều kiện để có sóng dừng với 2 bụng hai đầu
 k F
 l  k , hay l 
2 2f D
Đk có sóng dừng với một đầu là bụng đầu kia là nút (phản xạ trên đầu tự do).

 l  2k  1
4
Nút và bụng áp suất trong sóng dọc
 Nút dao động là bụng áp suất ( là nơi co sự nén hay dãn cực đại)
 Bụng dao động là nút áp suất
4. SÓNG ÂM
4.1 Khái niệm
Sóng âm là sóng cơ học (sóng doc) truyền trong môi trường khí, lỏng, rắn
 Trong chất rắn có hai loại sóng âm: sóng ngang và sóng dọc
 Trong khí hay lỏng: chỉ có sóng dọc mới truyền được
 Có hai loại âm
 Nhạc âm (tiếng đàn, sáo….) là những sóng âm có tần số xác định.
 Tiếng ồn (tiếng nổ, va chạm…) là những âm không tuần hoàn, tần số không xác định
4.2 Cơ chế phát âm và truyền âm trong không khí
Lấy một lá thép, được giữ chặt một đầu còn đầu kia dao động tự do. Khi lá thép dao động thì nó
có thể phát ra âm, lá thép dao động là một vật phát dao động âm. Lá thép càng ngắn thì tần số dao
động càng cao, khi tần số nằm trong khoảng 16Hz đến 20000Hz, thì tai người có thể nge thấy.
Giải thích: Khi lá thép cong về một phía nào đó, nó làm cho lớp không khí trước đó bị nén lại và
lớp sau bị dãn ra. Do đó khi lá thép dao động làm cho lớp không khí hai bên lá thép bị nén và dãn
liên tục. Nhờ sự truyền áp suất của không khí mà sự nén dãn được truyền đi xa dần, tạo ra sóng dọc
trong không khí. Sóng này có tần số đúng bằng tần số dao động của lá thép. Khi sóng truyền đến tai,
thì áp suất không khí tác dụng lên màng nhĩ và gây nên cảm giác âm.
4.3 Môi trường truyền âm, vận tốc
 Môi trường truyền âm: rắn, lỏng, khí
 Sóng âm không truyền trong chân không
 Chất cách âm: là chất gần như cản trở hoàn toàn với âm. Như bông, xốp, len…
Vận tốc âm: Phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường
Lưu ý: Vận tốc của một sóng cơ học nào đó ngang hay dọc đều phụ thuộc vào
 Quán tính của môi trường (dùng để giữ trữ động năng).
 Tính đàn hồi của môi trường (dùng để giữ trữ thế năng).
4.4 Âm nghe được, hạ âm, siêu âm
 Âm nghe được: là âm có tần số 16 Hz đến 20000 Hz
 Hạ âm: có tần số nhỏ hơn 16 Hz; voi, chim bồ câu… nghe được
 Siêu âm: có tần số lớn hơn 20000 Hz; dơi, chó, cá heo…nghe được
4.5 Các đặc trưng vật lí của âm
4.5.1 Tần số âm
Là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất
4.5.2 Cường độ âm và mức cường độ âm
Năng lượng âm tỉ lệ với bình phương biên độ dao động âm
4.5.2.1 Cường độ âm
Cường độ âm tại một điểm là lượng năng lượng được nguồn âm truyền trong một đơn vị
thời gian qua một đơn vị diện tích, đặt tại điểm đó vuông góc với phương truyền âm
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 14 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
2
Đơn vị W m , kí hiệu I
Hoặc: là tốc độ trung bình mà năng lượng được chuyển qua một đơn vị diện tích
1
Mối liên hệ giữa I và biên độ dịch chuyển u m theo hệ thức: I   .v 2u m2
2
4.5.2.2 Mức cường độ âm
Nếu gọi I là cường độ âm tại điểm mà ta xét và Io là cường độ âm chuẩn thì mức cường độ
âm được xác định là:
I
I ng  I 0  10 12 W m 2 , vậy mức cường độ âm: L  lg
I0
Mức cường độ âm L của một âm là đại lượng đo bằng loga thập phân của tỉ số I/I0 .
1
Đơn vị L: Ben kí hiệu B; đơn vị thường dùng deciben: dB với 1dB  B
10
I
Công thức dB: LdB   10 lg
I0
Lưu ý:
Tai người chỉ nghe được âm có cường độ âm lớn hơn một gía trị cực tiểu gọi là
ngưỡng nghe Ing ;
Ing chỉ phụ thuộc vào f ; f  1000 Hz  I ng  10 12 W m 2
Tai người cũng chỉ nghe được âm có cường độ nhỏ hơn một giá trị gọi là ngưỡng
đau Id , nếu lớn hơn thì làm đau tai (nhức tai): I d  10 W m 2
4.5.3 Âm cơ bản và hoạ âm
Âm cơ bản: mỗi dụng cụ âm nhạc khi phát ra âm có tần số f 0 gọi là âm cơ bản, hay
hoạ âm thứ nhất
Họa âm: là âm phát ra có tần số: 2 f 0 ;3 f 0 ;4 f 0 ;5 f 0 ..... gọi là các họa âm, các họa âm có
biên độ rất khác nhau và tuỳ thuộc vào dụng cụ phát âm
Đồ thị dao động nhạc âm: là tập hợp đồ thị âm cơ bản và các họa âm đó
Vậy có thể xem đồ thị dao động của âm như là một đặc trưng vật lí của âm
4.6 Các đặc trưng sinh lí của âm và sự phụ thuộc của chúng vào các đặc trưng vật lí
4.6.1 Độ cao
Là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền (phụ thuộc) vào tần số âm.
 Âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao (hoặc thanh): giọng nữ
 Âm có tần số nhỏ thì nghe càng trầm: giọng nam
4.6.2 Độ to của âm
Là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm (cường độ âm và tần số âm).
I
Độ to của âm biểu diễn bởi mức cường độ âm: L  10 lg
I0
Tai người nghe trong giới hạn: 0 dB đến 130 dB. mức cường độ âm nhỏ nhất còn có thể gây ra
cảm giác âm gọi là ngưỡng nghe của âm đó.
Âm có mức cường độ âm càng cao thì nghe càng to, tuy nhiên độ to của âm còn phụ thuộc vào
tần số. Hai âm có cùng mức cường độ âm, nhưng có tần số khác nhau sẻ gây ra cảm giác âm khác
nhau.
Mức cường độ âm lớn đến một mức nào đó sẻ gây ra cảm giác đau nhức tai, là ngưỡng đau.
Ngưỡng nghe < độ to của âm < ngưỡng đau
4.6.3 Âm sắc
Là đặc điểm sinh lý âm phụ thuộc vào tần số âm, biên độ sóng âm và các thành phần cấu tạo âm.
Sóng âm do nhạc cụ phát ra là sóng âm tổng hợp của nhiều âm cùng được phát ra cùng một lúc,
các sóng âm này có tần số là f ,2 f ,3 f ,4 f .... với các biên độ u1 , u 2 , u3 ...... rất khác nhau.
Âm có tần số f gọi là âm cơ bản, các âm có tần số 2 f ,3 f .... gọi là các âm thứ 2, thứ 3…. Họa
âm có biên độ mạnh nhất sẻ quyết định độ cao của âm mà nhạc cụ phát ra.
Dao động tổng hợp vẫn kà một dao động tuần hoàn nhưng không điều hoà. Đường biểu diễn của
dao động âm tổng hợp không phải là một đường hình sin, mà là một đường có tính chất tuàn hoàn
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 15 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
nhưng hình dạng phức tạp. Một dao động tổng hợp có một âm sắc xác định. Chính vì vậy hai nhạc cụ
khác nhau có thể phát ra hai âm cùng độ cao (cùng f) nhưng âm sắc hoàn toàn khác nhau.
Vậy âm sắc phụ thuộc vào số các họa âm và cường độ của các họa âm (tức là phụ thuộc vào tần
số và biên độ).
4.7 Nguồn âm. Hộp cộng hưởng
4.7.1 Nguồn âm
Là bất kì một vật dao động nào phát ra sóng âm
4.7.2 Hộp cộng hưởng
Sóng âm do các nguồn trực tiếp phát ra, thường có cường độ nhỏ. Muốn có âm to hơn, phải dùng
các nguồn âm đó kích thích một khối không khí chứa trong một vật rỗng dao động cộng hưởng để nó
phát ra với âm có cường độ lớn. Vật rỗng này được gọi là hộp cộng hưởng âm.
Khi sóng do nguồn phát ra truyền vào trong hộp cộng hưởng thì khối không khí trong hộp sẻ
hình thành một sóng dừng, ở miệng của hộp cộng hưởng có một bụng sóng. Áp suất không khí ở
miệng hộp cộng hưởng dao động rất mạnh. Dao động này truyền ra môi trường xung quanh một sóng
âm có cường độ lớn.
Lưu ý: kích thước của hộp cộng hưởng phải thích hợp với âm cần khuyếch đại, mới có thể hình
thành sóng dừng trong hộp.
Ví dụ:
 Đàn ghita thì bầu đàn là hộp cộng hưởng.
 Kèn, sáo thì phần ống rỗng thân kèn sáo là hộp cộng hưởng
5. HIỆU ỨNG DOPPLER
Là hiện tượng khi có sự chuyển động tương đối giữa nguồn âm và tai nghe, thì âm mà tai nghe
được có tần số khác với tần số âm do nguồn phát ra.
Ví dụ:
 Dùng để đo tốc độ xe chuyển động nhờ rađa (bắntốc độ).
 Nhờ hiệu ứng Doppler với ánh sang khả kiến cho phép các nhà thiên văn học, xác định
được tốc độ của các ngôi sao và các thiên hà đối với Trái Đất.
5.1 Nguồn âm đứng yên, máy thu chuyển động (tai chuyển động).
Xét một người (máy thu) đang chuyển động với vận tốc v (m/s) và một nguồn âm phát ra âm với
tốc độ c (m/s), tần số f và bước sóng 
Khi máy thu đứng yên so với nguồn, trong một khoảng thời gian t mặt sóng của âm di chuyển về
phía máy thu một khoảng ct. Số bước sóng mà máy thu nhận được trong khoảng thời gian t chứa
trong khoảng vt là ct  .
Vận tốc máy thu nhận được các bước sóng chính là tần số f mà máy thu nhận được:
ct  c
f   , trong trường hợp này không có hiệu ứng Doppler
t 
5.1.1 Máy thu tới nguồn phát
Trong thời gian t
 Mặt sóng di chuyển tới nguồn một khoảng ct .
 Nguồn thu di chuyển tới nguồn phát một khoảng vt .
 Các mặt sóng di chuyển tới nguồn thu một khoảng là ct  vt
 Số bước sóng trong khoảng cách tương đối ct  vt , đó cũng chính là số bước sóng mà
máy thu nhận được trong thời gian t.
ct  vt
 k

 v
 Tốc độ mà nguồn thu nhận được trong trường hợp này có tần số f ' : f '  f 1  
 c
' '
 Ta thấy f  f ; ( f  f , v  0)
5.1.2 Máy thu ra xa nguồn phát
 v
Tương tự ta có tần số mà nguồn thu nhận được là: f '  f 1   , vậy f '  f ; ( f '  f , v  0)
 c
Nếu c  v chúng ta sẻ có trường hợp khác
5.2 Nguồn chuyển động, máy thu đứng yên
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 16 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
5.2.1 Nguồn tới gần máy thu
c
Xét tương tự trên ta có tần số máy thu nhận được là: f '  f . , vậy f '  f , trừ trường hợp
cv
vc
5.2.2 Nguồn ra xa máy thu
c
Tương tự ta có tần số mà máy thu nhận được là: f '  f
cv
5.3 Nguồn và máy thu đều chuyển động
5.3.1 Nguồn và máy thu cùng chuyển động trên đường thẳng nối chúng
v
1 2
'
Tổng hợp từ trên ta có tần số mà máy thu nhận được là: f  f c
v1
1
c
 Với v1 là vận tốc của nguồn đối với không khí
 Với v2 là vận tốc của máy thu đối với không khí
Lưu ý:
 Nếu nguồn và máy thu chuyển động ra xa nhau thì: v1 , v2  0
 Nếu nguồn và máy thu chuyển động lại gần nhau thì: v1 , v2  0
5.3.2 Nguồn và máy thu không chuyển động theo đường thẳng nối chúng
Các véctơ v1 và v2 tạo với đường thẳng nguồn và máy thu các góc 1 và  2
v cos 2
1 2
Âm mà máy thu nhận được có tần số là: f '  f c , nếu 1   2  90 0  f '  f không
v1 cos1
1
c
có hiệu ứng Doppler ngang
5.4 Hiệu ứng Doppler với vận tốc nhỏ
Khi vận tốc của nguồn phát hay máy thu nhở so với vận tốc âm truyền đi: v  c .
v
1 2
tần số âm mà máy thu nhận được là: f '  f c , với v , v  c
1 2
v1
1
c
5.5 Vận tốc siêu thanh
Khi nguồn chuyển động lại gần máy thu với một tốc độ v  c . Thì ta tiên đoán rằng f ' rất lớn.
Có nghĩa là nguồn phát chuyển động nhanh đến nỗi nó đuổi kịp các sóng âm mà nó phát ra.
Vậy điều gì sẻ xãy ra nếu v  c ?
Với tốc độ siêu thanh thì các công thức nghiệm cho trường hợp v  c không còn sử dụng được
nữa.
Khi đó các mặt đầu sóng hình cầu của nguồn âm phát ra sẻ chụm lại dọc theo một đường bao
hình chữ V, mà trong không gian 3 chiều là một hình nón gọi là Mateh. Làm xuất hiện một sóng
xung kích trên mặt nón (do sự chụm lại của những mặt sóng tsọ nên một sự tăng, rồi giảm đột ngột
của áp suất không khí khi mặt nón đi qua bất cứ điểm nào).
 góc biểu diễn một nữu hình nón ở đỉnh, được gọi là hình nón Mateh, được xác định bởi công
c
thức: sin  
v
c
Tỉ số gọi là số Mach
v
Khi bạn nghe nói đến một máy bay nào đó với số Mach 2 hoặc 3 thì có nghĩa là tốc độ của máy
bay gấp 2 hoặc 3 lần tốc độ âm trong không khí nơi máy bay bay qua.
Sóng xung kích do một máy bay sieu thanh (hay đầu đạn) gây ra tạo nên một sự nổ âm thanh gọi
là sự nổ siêu thanh.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 17 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Nguyên tắc tạo nên dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng
xoay chiều
1.1. Nguyên tắc tạo nên dòng xoay chiều
1.1.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ

Khi cho một khung dây dẫn diện tích S quay đều trong một từ trường đều không đổi B , xung
quanh một trục XX’ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các đường cảm ứng từ
(hình vẽ). Khi đó trong khung dây sẻ xuất hiện một suất điện động cảm ứng điều hoà. Nối hai đầu
A,B của khung dây với mạch ngoài thì trong mạch sẻ xuất hiện một dòng điện biến thiên điều hoà
(dòng điện xoay chiều).

X

n
O
A
t
B 
X’ B

1.1.2 Suất điện động cảm ứng từ trong khung dây



Xét tại thời điểm ban đầu t = 0 pháp tuyến n của khung dây trùng với với hướng của từ
 
trường B . Đến tại một thời điểm t bất kì, pháp tuyến n của khung dây quay được một góc   t
với  là vận tốc góc. Từ thông qua khung dây:
  BS cos   BS cos t , khi có N vòng dây ta có   NBS cos   NBS cos t
Vậy từ thông qua khung dây biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nên trong khung dây xuất
hiện một suất điện động cảm ứng. Độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định bởi sự biến
thiên của  theo thời gian.

tốc độ biến thiên này có giá trị tức thời là đạo hàm của  theo thời gian:
t
d
Do đó: e     ' . ( dấu ‘-‘ xuất hiện vì theo định luật Lenxơ dòng điện cảm ứng sinh
dt
ra trong khung dây, có chiều chống lại sự biến thiên của từ thông qua nó).
,
e   BNS cos t   BNS sin t , đặt E0  NBS ta có e  E0 sin t
Nếu cuộn dây là khép kín và có điện trở thuần R thì cường độ dòng cảm ứng trong mạch là:
E
i  0 sin t  I 0 sin t
R
1.2. Hiệu điện thế và Cường độ dòng xoay chiều
Nếu ta nối hai đầu A, B với một mạch ngoài (tiêu thụ) thì trong mạch sẻ có một dòng điện:
Khung dây dẫn đóng vai trò là nguồn, suất điện động cảm úng đóng vai trò là suất điện động của
nguồn. Vì suất điện động của nguồn biến thiên điều hòa với tần số góc  nên hiệu điiện thế mà nó
sinh ra ở mạch ngoài cũng biến thiên điầu hòa với tần số góc  và có dạng:
u  U 0 cos t
 u: hiệu điện thế tức thời
 U0 : hiệu điện thế cực đại
Trong trường hợp tổng quát, ở mạch ngoài có các dụng cụ tiêu thụ điện R, L, C…. Khi đó
hiệu điện thế biên thiên điều hòa u sẻ tạo ra trong mạch một dòng điện có cường độ cũng biến thiên
điều hoà với cùng tần số góc  và có dạng:
i  I 0 cost   
 i: Cường độ tức thời
 I0: Cường độ cực đại
  : Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế (  phụ thuộc vào tính chất của
mạch điện).
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 18 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
8
Vì điện trường truyền trong các dây dẫn với vận tốc rất lớn (cỡ 3.10 m/s) nên ở mỗi thời
điểm nhất định điện trường ở mỗi điểm trên mạch điện không phân nhánh là như nhau. Do đó
cường độ dòng điện trên mạch không phân nhánh là như nhau.
2 1 
 Dòng xoay chiều có chu kì: T  , tần số: f  
 T 2
2. Cường độ hiệu dụng và Hiệu điện thê hiệu dụng
2.1 Lý do sử dụng giá trị hiệu dụng U và I
 Vì dòng xoay chiều rất khó xác định giá trị tức thời của nó (biên thiên quá nhanh),
không thể lấy giá trị trung bình của i (vì trong một chu kì giá trị trung bình i bằng không).
 Không thể dùng Ampe kế, Vôn kế khung quay để đo cường độ và hiệu điện thế dòng
xoay chiều (vì mỗi khi dòng đổi chiều thì đáng lẽ kim điện kế đổi chiều ngay, nhưng do quán
tính lớn của kim và khung quay nên kim không theo kịp sự đổi chiều của dòng điện) vì kim
đứng yên khi dòng điện đi qua.
 Mặt khác khi sử dụng dòng xoay chiều, cái ta cần quan tâm tới không phải là giá trị
tức thời của nó trong từng thời điểm mà là tác dụng trong thời gian dài. Vì vậy ta không cần
biết đến giá trị tức thời của dòng điện mà cần biết tác dụng lâu dài của nó. Ta biết tác dụng tỏa
nhiệt của dòng điện không phụ thuộc vào chiều dòng điện, vì nó tỉ lệ với bình phương cường
độ dòng điện. Do đó có thể so sánh tác dụng toả nhiệt của dòng điện xoay chiều với tác dụng
tỏa nhiệt của dòng không đổi.
 Dựa vào nguyên tắc nhiệt người ta chế tạo ra Ampe kế, Vôn kế nhiệt để sử dụng đo
các giá trị hiệu dụng.
 Đây là lý do để ta đưa ra khái niệm giá trị hiệu dụng I và U
2.2 Định nghĩa cường độ hiệu dụng I
Cho một dòng điện xoay chiều: i  I 0 cos t chạy qua một đoạn mạch có điện trở thuần R
trong thời gian t khá dài. Thí nghiệm và thực nghiệm chứng tỏ rằng nhiệt lượng toả ra trên R.
1
Q  RI 02t , (chứng minh tại SGK12. GS: Ngô thúc Lanh và GS: Phan đức Chính, sách củ).
2
Nếu ta cũng cho dòng điện không đổi đi qua R, có cường độ I, trong thời gian t như đối với
dòng xoay chiều thì mó cũng toả ra một nhiệt lượng như dòng xoay chiều: Q  RI 2t
I0
Do đó ta có: I  , vậy xét về mặt tác dụng nhiệt trong cung một thời gian dài thi dòng
2
xoay chiều i  I 0 cos t có tác dụng như dòng một chiều I
I
Giá trị I  0 gọi là cường đôi hiệu dụng
2
Định nghĩa: Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của dòng điện
không đổi mà nếu chúng lần lượt đi qua cùng một điện trở thuần trong khoảng thời gian như
nhau thì tỏa ra nhiệt lượng bằng nhau.
2.3 Hiệu điện thế hiệu dụng U
E
 Biểu thức sđđ hiệu dụng: E  0
2
U0
 Hiệu điện thế hiệu dụng: U 
2
3. Định luật Ôm cho các đoạn mạch riêng lẻ: R,L,C
Dòng điện qua mạch có dạng: i  I 0 cos t  I 2 cos t thì điện áp hai đầu đoạn mạch có dạng
u  U 0 cost     U 2 cost    ,  là độ lệch pha giữa u và i
   0 ta có u sớm pha  so với i
   0 ta có u trễ pha  so với i
   0 ta có u cùng pha so với i
3.1 Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R
3.1.1 Thiết lập mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 19 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Xét một đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R

A R B
 Nếu đặt vào giữa hai đầu A, B một hiệu điện thế không đổi U, thì trong mạch sẻ có
một dòng điện không đổi I, theo định luật Ôm: I  U R và trong mạch có hiệu ứng Junlenxơ
 Bây giờ ta dặt vào hai đầu đoạn mạch A, B một hiệu điện thế xoay chiều có dạng:
u  U 0 cos t . Trong mạch AB củng chỉ xãy ra hiệu ứng Jun_Lenxơ. Trong một khoảng thời
gian rất ngắn, ta có thể xem u và i là không đổi và áp dụng định luật Ôm đối với dòng không
đổi
u U U
i   0 cos t , với I 0  0 ta có i  I 0 cos t
R R R
 Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ co điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng tần số
góc và cùng pha với cường độ dòng điện
3.1.2 Biễu diễn giản đồ véctơ O  
Giản đồ mối quan hệ giữa u và i U I x
 0 0

Ox là trục dòng điện, I cùng chiều với ox


3.1.3 Định luật Ôm
U U
Từ biểu thức I 0  0 suy ra: I  biểu diễn định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ
R R
có R
3.2 Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần L, (r = 0)
3.2.1 Mối quan hệ giữa cường độ và hiệu điện thế
Xét đoạn mạch AB chỉ có cuộn cảm thuần L (có điện trở thuần r  0 ).
L

A B
Thí nghiệm
Với dòng điện một chiều thì chúng tở rằng cuộn cảm L không có tác dụng cản trở
dòng điện này. Nhưng L có tác dụng cản trở dòng xoay chiều đi qua nó, và độ tự cảm
càng L càng lớn tác dụng cản trở càng nhiều. Điều này chứng tỏ rằng l cũng có tác dụng
cản trở đối với dòng xoay chiều và nó được gọi là Cảm kháng.
Biểu thức hiệu điện thế
Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một dòng xoay chiều có cường độ dòng điện là:
i  I 0 cos t trong cuộn cảm sẻ xuất hiện một suất điện động tự cảm:
i
e   L , (dấu ‘-’ vì theo định luật Lenxơ suất điện động tự cảm có dấu sao cho
t
dòng cảm ứng sinh ra chóng lại sự biên thiên của từ thông qua cuộn dây).
Nếu xét trong khoảng thời gian t rất nhỏ thì ta có tỉ số i t trở thành đạo hàm của
i đối với thời gian:
e   Li '  LI 0 sin .t , tại một thời điểm t bất kì, áp dụng định luật Ôm cho đoạn
mạch chưa nguồn ta có:
u  R  r i  e  e , vì R + r = 0 với giả sử đoạn mạch không có điện trở
   
Vậy: u  e  LI 0 sin .t  LI 0 cos t   , hay u  U 0 cos t   với
 2  2
U 0  LI o
Kết luận: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa
sớm pha  2 so với cường độ dòng điện
3.2.2 Giản đồ véctơ
 
Chọn trục ox nằm ngang, ta chọn véctơ I 0 trùng với trục ox, thì U 0 vuông góc và hướng lên
trên
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 20 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

3.2.3 Định luật Ôm 


U 
Theo biểu thức U 0  LI o suy ra I 0  0 . U0
L
O
U U
Thay bằng giá trị hiệu dụng ta có: I  I  , với Z L  L  2fL gọi là cảm
L ZL
kháng
Tính chất Z L ; phụ thuộc vào tần số dòng điện, Z L đóng vai trò như điện trở trong định
luật Ôm của dòng điện không đổi, nếu tần số dòng điện càng lớn thì Z L càng lớn, dòng điện
bị cản trở nhiều. Nếu f dần tới giá trị bằng không, thì I dần đến giá trị vô cùng lớn lác này sẻ
xảy ra đoản mạch (nếu điện trở thuần bằng không).
3.3 Đoạn mạch chỉ có tụ điện C
3.3.1 Mối quan hệ giữa cường độ và hiệu điện thế
Xét đoạn mạch AB chỉ có tụ điện C
Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế không đổi. Thí nghiệm chứng tỏ
rằng không có dòng điện trong mạch. Nghĩa là không cho dòng điện một chiều đi qua
Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế xoay chiều, trong mạch xuất hiện dòng điện
chạy qua. Điều này chứng tỏ tụ cho dòng điện xoay chiều chạy qua, đồng thời có sự cản trở
đối với nó, tức là có một điện trở gọi là Dung kháng
Đặt hiệu điện thế xoay chiều: u  U 0 cos t vào hai đầu đoạn mạch AB
Điện tích của tụ tại thời điểm t: q  C.u  CU 0 cos t , như vậy điện tích của tụ biến thiên
điều hòa với tần số góc  . Nghĩa là luôn có những electron chạy từ đầu mạch đến bản tụ, và
ngược lại. Tức là có một dòng điện biến đổi chạy qua mạch AB, xét trong một khoảng thời
gian vô cung nhỏ t , cường độ dòng điện tức thời qua mạch là: i  q t khi t  0 , i trở
thành đạo hàm của q theo thời gian.
dq d  
i  q ,  CU 0 cos.t   CU 0 sin t , với  sin  .t  cos .t  
dt dt  2
 
Ta có: i  I 0 cos .t   , giá trị cực đại I 0  CU 0 . Dòng điện trong mạch chỉ có tụ
 2
điện biên thiên điều hoà cung tần số với hiệu điện thê nhưng sớm pha hơn  2
 
Nếu dòng điện có biểu thức: i  I 0 cos t , thì hiệu điện thế: u  U 0 cos  .t  
 2
3.3.2 Giản đồ véctơ O
 
Chọn trục ox làm trục dòng điện I 0 
I0
3.3.3 Định luật Ôm
U 1 1
Từ biểu thức I 0  CU 0 suy ra I  CU hay I  , với Z C   gọi là
ZC C . C.2f
Dung kháng
Dung kháng Z C phụ thuộc vào tần số f của dòng điện, nó giữ vai trò như điện trở
trong định luật Ôm cho dòng điện không đổi. Nếu f  0 (càng nhỏ) thì Z C  (càng lớn)
thì dòng điện càng dễ dàng đi qua tụ điện và ngược lại. Dòng điện không đổi (một chiều)
không đi qua tụ điện.
Z C có tác dụng làm cho i nhanh pha hơn so với u một góc  2
3.4 Ảnh hưởng của R, L, C
3.4.1 Ảnh hưởng của R
3.4.1.1 Dòng không đổi

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 21 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Đặt vào hai đầu AB chỉ có điện trở thuần, một dòng không đổi thị có hiệu điện thế U
U
và dòng điện I. Theo định luật Ôm: I  . Đồng thời trên điện trở thuần toả ra một nhiệt
R
lượng Q theo định luật Jun-Lenxơ: Q  RI 2t
3.4.1.2 Dòng xoay chiều
Đặt vào AB một dòng xoay chiều: u  U 0 cos t thì trong mạch xuất hiện một dòng
u
điện: i   I 0 cos .t
R
Ta thấy i và u cùng pha, theo định luật Ôm thì có dạng như đối với dòng điện không
đổi, có khác đó là các giá trị I và U là giá trị hiệu dụng
3.4.1.3 Giải thích
Điện trở thuần R gây ảnh hưởng đối với dòng điện không đổi cũng như dòng xoay
chiều là như nhau. Đó là sự va chạm của các electron tự do với các ion mạng tinh thể, do
sự va chạm này dẫn đến cản trở đối với dòng điện và toả nhiệt ở vật dẫn
3.4.2 Sự ảnh hưởng cuộn cảm thuần L
3.4.2.1 Đoạn mạch với dòng không đổi
L đóng vai trò là dây dẫn có điện trở không đáng kể, nghĩa là cuộn cảm hầu như
không cản trở đối với dòng điện không đổi
3.4.2.2 Với dòng xoay chiều
Cản trở dòng xoay chiều như một điện trở gọi là Cảm kháng: Z L  L  2fL
Tạo ra sự lệch pha  (có điện trở thuần) giữa i và u ở hai đầu cuộn cảm, với
cuộn cảm có điện trở thuần không đáng kể (r = 0) thì u sơm pha hơn so với i một góc
 2
3.4.2.3 Giải thích
Khi dòng xoay chiều đi qua L, trong mạch xuất hiện một suất điện động tự cảm được
i
xác định: e   L   Li , hay e   Li '  LI 0 sin .t
t
 
Do đó: e  LI 0 cos .t  
 2
e tương đương với một suất phản điện trong mạch, khi tính ta có thể xem như là một
nguồn điện
Ta có e ,  e  Li , , với e’ là suất điện động của nguồng điện ở trên mạch, do đó theo
định luật ôm ta có: u  e ,  Ri  u  e ,  Ri
Khi L = 0 (dây thẳng dài)  u  Ri
Khi đoạn mạch có điện trở thuần rất nhỏ, có thể bỏ qua:
   
 u  e ,  e  LI 0 cos .t   hay u  U 0 cos t  
 2  2
3.4.3 Ảnh hưởng của tụ C
3.4.3.1 Dòng không đổi
Tụ C cản trở hoàn toàn đối với dòng điện không dổi
3.4.3.2 Dòng xoay chiều
Cho dòng xoay chiều đi qua
1 1
Có tác dụng cản trở dòng xoay chiều gọi là Dung kháng Z C  
C . C.2f
Tạo độ lệch pha giữa i và u hai đầu bản tụ, với i sớm pha so với u một góc  2
3.4.3.3 Giải thích
Xem phần 3.3.1
4. Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp
4.1 Thiết lập mối quan hệ giữa i và u
Xét một đoạn mạch không phân nhánh AB có R, L, C mắc nối tiếp

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 22 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
A

R L C

Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế xoay chiều, có một dòng điện chạy trong
mạch, có dạng: i  I 0 cos .t
Hiệu điện thế trên mỗi đoạn mạch (phần tử) có dạng:
u AM  u R  U 0 R cos .t , với U 0 R  I 0 R
 
u MN  u L  U 0 L cos .t   ; U 0 L  I 0 Z L
 2
 
u NB  u C  U 0C cos .t   ; U 0 L  I 0 Z C
 2
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: u AB  u AM  uMN  u NB
Hay u  u R  u L  u C  U 0 cos.t   
u là hiệu điện thế cực đại trên AB
 là độ lệch pha giữa u và i trên AB
4.2 Xác định giá trị U0 và 
Dựa vào giản đồ véctơ Frexnen, trên cùng một giản đồ véctơ ta chọn trục ox làm trục dòng
  
điện, dựng các véctơ U 0 R , U 0 L , U 0C
   
Vì U 0 L và U 0C luôn nguợc chiều nhau nên tổng của chúng U 0 L + U 0C có độ lớn bằng
U 0 L  U 0C  U 0 LC

Chiều của véctơ tổng U LC :
 
U 0 LC cùng chiều với U 0 L nếu U 0 L > U 0 C
 
U 0 LC cùng chiều với U 0C nếu U 0 L < U 0 C

U 0 LC bằng không nếu U 0 L = U 0 C

Véctơ tổng U 0 tạo với trục dòng điện một góc  , xác định theo quy tắc hình bình hành
   
U 0 = U 0 R + U 0 L + U 0C
Xét trên trường hợp U 0 L > U 0C theo giản đồ véctơ ta có:
 2
U 02  U 02R  (U 0 L  U oC ) 2 hay U 02  I 02 R 2  Z L  Z C  
Suy ra: U 0  I 0 R 2  Z L  Z C 
2

U 0 L  U 0C U L  U C Z L  Z C
Độ lệch pha  : tan    
U 0R UR R
Vậy hiệu điện thế trên đoạn mạch RLC biến thiên điều hoà cùng dòng điện và lệch pha so với
 Z  ZC 
dòng điện một góc  . với   arctan L 
  R  
U 0L UL

U0 
 U0

U 0 LC T/2

O
 X 
 U0 
I0
1.3 Độ lệch pha

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 23 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
ZL  ZC
Xét biểu thức tan  
R
1 1
Nếu Z L > Z C hay L   2  suy ra  > 0: đoạn mạch có u sớm pha hơn
C LC
so với dòng điện i. Đoạn mạch có tính chất cảm kháng
1 1
Nếu Z L < Z C hay L   2  suy ra  < 0: đoạn mạch có u chậm pha hơn
C LC
so với dòng điện i. Đoạn mạch có tính chất dung kháng
1
Nếu Z L = Z C hay  2  suy ra  = 0: đoạn mạch có u và i cùng pha. Đoạn mạch
LC
xãy ra cộng hưởng
4.4 Biểu diễn độ lệch pha của u và i trên cùng một đồ thị


i  I 0 cos(.t  )
2

T/2 T

O t

3
u  U 0 cos(.t  )
4
1.4 Định luật Ôm
Từ biểu thức: U 0  I 0 R 2  Z L  Z C 
2

R 2  Z L  Z C  , đặt Z  R 2  Z L  Z C  : gọi là tổng trở của mạch RLC


2 2
Ta có: U  I
U
Suy ra: I  , là biểu thức định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC
Z
1.5 Cộng hưởng trong mạch RLC
U
Theo biểu thức định luật Ôm: I 
Z
cường độ dòng điện qua mạch đạt giá trị cực đai I max khi tổng trở của đoạn mạch Z min , với
hiệu điện thế có giá trị xác định
1 1
Z min khi Z L = Z C suy ra  2   
LC LC
Vậy trên đoạn mạch RLC xãy ra cộng hưởng khi ta chọn các giá trị của L, C thoả mãn điều
1 U U
kiện   thì dòng điện đạt giá trị cực đại: I max   , lúc này hiệu điện thế cùng pha
LC Z min R
với dòng điện.
Kết quả: trên L, C có U L  U C và có thể đạt giá trị rất lớn nếu R có giá trị nhỏ
5. Định luật Ôm cho các đoạn mạch RLC mắc nối tiếp bị khuyết một phần tử
5.1 Định luật Ôm cho đoạn mạch RC (khuyết L).
5.1.1 Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện
Xét đoạn mạch AB gồm có R và C mắc nối tiếp với nhau: hình vẽ
R C

A M B

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 24 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điên thế xoay chiều, trong mạch xó một dòng điện
xoay chiều có dạng: i  I 0 cos .t
Hiệu điện thế giữa hai điểm AB có dạng: u  u AM  u MB  uR  uC
 
với u R  U 0 R cos .t và uC  U 0C cos .t   , do đó biểu thức u có dạng:
 2
u  U 0 cos.t   
5.1.2 Xác định U0 và  từ giản đồ Frexnen
  
Sử dụng phương pháp như đối với mạch RLC ta có: U 0  U 0 R  U 0C

Từ giản đồ véctơ: U 02  U 02R  U 02C  I 02 R 2  Z C2  U 0R 
I0
2
hay U 0  I 0 R 2  Z C O

UC Z 1
Độ lệch pha: tan     C  
UR R RC UC 
5.1.3 Định luật Ôm UR
2 U U
Ta có: U  I R2  ZC  I   , Z  R 2  Z C2 là tổng trở của mạch AB
2
R Z 2
C
Z
5.1.4 Dung kháng
Dung kháng của tụ điện có làm thay đổi cường độ dòng điện xoay chiều. Nhưng không gây
hiệu ứng Jun-Lenxơ, nên trong các dụng cụ điện có tụ điện khi hoạt động sẻ không tiêu hao điện
năng và tụ không nóng lên.
Trong thực tế do điện môi của tụ điện không hoàn toàn cách điện (có điện trở thuần) nên khi
tụ hoạt động sẻ có hiệu ứng Jun-Lenxơ nên tụ nóng lên.
5.2 Định luật Ôm cho đoạn mạch RL (khuyết C).
5.2.1 Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện
Trên đoạn mạch AB chứa điện trở R và cuộn dây L (không có điện trở thuần r = 0). Đặt vào
hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có cường độ: i  I 0 cos .t
R L

A M B
Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch: u  u AM  u MB  u R  u L
 
với uR  U 0 R cos .t và u L  U 0 L cos .t   , do đó hiệu điện thế hai đầu mạch có dạng:
 2
u  U 0 cos.t   
5.2.2 Xác định U0 và  từ giản đồ Frexnen
 
Tương tư đối với mạch RC trên cùng một giản đồ véctơ ta dựng hai véctơ U 0 R và U 0 L theo
   
quy tắc hình bình hành: U 0  U 0 R  U 0 L , U 0 tạo với trục dòng điện một góc 
từ giản đồ véctơ ta có: U 02  U 02R  U 02L  I 02 R 2  Z L2 
U Z L
độ lệch pha: tan   L  L  hiệu điện thế u
UR R R
sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc 
5.2.3 Định luật Ôm
U U
biểu thức hiệu dụng: U  I R 2  Z L2  I   , là biểu thức định luật Ôm của
R  ZL Z
2 2

đoạn mạch RL
5.2.4 Ảnh hưởng của  lên độ sáng của đèn Neon

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 25 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Trong đèn neon mạch điện có chấn lưu, là một cuộn cảm có cảm kháng L , và điện trở
thuần R, tổng trở của mạch là: Z  R 2  Z L2 .
Khi dùng bóng đèn 220V-50Hz mắc vào mạng điện 220V-60Hz, thì sẻ làm tổng trở của mạch
tăng lên, mặt khác hiệu điện thế không đổi nên theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện giảm
xuống làm cho bóng đèn bị tối
5.3 Định luật Ôm cho đoạn mạch LC (khuyết R).
5.2.1 Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện
Xét đoạn mạch AB chỉ có L, C (cuộn cảm có điện trở thuần không đáng kể r = 0). Đặt vào
hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều, trong mạch xuất hiện dòng điện xoay chiều:
i  I 0 cos .t .
Hiệu điện thế AB: u  u AM  u MB  u C  u L
   
với u L  U 0 L cos .t   và uC  U 0C cos .t   vậy hiệu điện thế trên mạch có dạng:
 2  2
u  U 0 cos.t   
5.2.2 Xác định U0 và  từ giản đồ Frexnen
Theo giản đồ Frexnen trên cùng một giản đồ véctơ, với ox là trục dòng điện, xác định hai
    
véctơ U 0 L và U 0C : U 0  U 0 L  U 0C
  
U 0 tạo với trục dòng điện một góc  . Vì hai véctơ U 0 L , U 0C cùng phương ngược chiều
nhau, nên véctơ tổng có độ lớn được xác định: U 0  U 0 L  U 0C

Hướng của véctơ U 0
 
U 0 cùng chiều với U 0 L nếu U OL > U OC
 
U 0 cùng chiều với U 0C nếu U OL < U OC

U 0 = 0 nếu U OL = U OC
Ta có: U 0  I 0 Z L  Z C
Độ lệch pha  :
 1
  nếu Z L > Z C   2 
2 LC
 1
   nếu Z L < Z C   2 
2 LC
5.2.3 Định luật Ôm
U
Biểu thức hiệu dụng: U  I Z L  Z C  I  là biểu thức định luật Ôm đối với đoạn
Z L  ZC
mạch LC
5.2.4 Độ lệch pha 

Độ lệch pha giữa i và u phụ phuộc vào điều kiện giữa cảm kháng và dung kháng:   
2
6. Công suất dòng xoay chiều
6.1 Biểu thức
Xét đoạn mạch tiêu thụ RLC có điện áp tức thời và dòng điện:
u  U 2 cos .t
i  I 2 cos.t   
Công suất tức thời của mạch: p  u.i  2UI cos .t cos.t     UI cos   cos2.t   

Giá trị trung bình trong một chu kì: P  p  UI cos  cos2.t    
Theo tính chất hàm cosin ta có:
 cos   cos
 cos2.t     0
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 26 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Do đó P  UI cos là công suất trung bình trong một chu kì, cung như công suất sử dụng
trong một thời gian dài
6.2 Điện năng tiêu thụ
Lượng năng lượng tiêu thụ trên mạch được xác định bởi: W  Pt  UIcos .t
1kwh = 3.600.000 J
6.3 Hệ số công suất
Dựa vào giản đồ véctơ của mạch RLC hệ số công suất của mạch được xác định:
U0R R R
cos    
U  U  U 
2 2
R  Z  Z 
2 2 Z
0R 0L 0C L C

U R U2
Vậy công suất tiêu thụ trên mạch có thể viết lại: P  UI cos  U . .  R. 2  I 2 R
Z Z Z
6.4 Tầm quan trọng của cos 
Theo công thức P  UI cos với một giá trị xác định của U và I thì công suất tiêu thụ lớn khi
cos  càng lớn
 Khi cos   1;    0 : đoạn mạch chỉ có điện trở R, hoặc xãy ra cộng hưởng, công
suất tiêu thụ trên mạch là lớn nhất: P = U.I

 Khi cos   0;     : mạch chỉ có L (thuần cảm) hoặc C, hoặc cả L và C; công
2
suât tiêu thụ trên mạch nhỏ nhất và bằng không. Khi đó dù nguồn điện cung cấp một công
suất vô cùng lớn thì nơi tiêu thụ vẫn không tiêu thụ công suất đó. Nghĩa là không có hiệu quả,
trong khi đó vẫn có một phần hao phí trên đường truyền tải
 
 Khi 0  cos  1 thì 0    ;    0 đây là trường hợp thường gặp trong thực
2 2
tế. Khi đó công suất trên mạch tiêu thụ là P  UI cos nhỏ hơn công suất nguồn cung cấp UI
cho mạch. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng cho mạch, người ta tìm cách nâng cao cos  ở
nơi tiêu thụ
 Thường được lắp thêm tụ điện vào mạch nơi tiêu thụ, để làm giảm 
7. Truyền tải điện và Máy biến áp
7.1 Khái niệm
Là thiết bị có khả năng thay đổi (biến đổi) điện áp (xoay chiều).
 Cấu tạo:
 Gồm một lõi thép được ghép từ nhiều lá thép kỉ thuật, ghép cách điện với
nhau (nhằm giảm dòng Fucô).
 Phần ứng gồm hai cuộn dây: cuộn sơ cấp N1 và cuộn thứ cấp N2 có số vòng
khác nhau
 Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
7.2 Công thức
N1 U 1 I 2 N N
  ; Nếu 2  1 thì ta có máy tăng áp; Nếu 2  1 thì ta có máy hạ áp
N 2 U 2 I1 N1 N1
7.3 Truyền tải điện năng
Khi truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sẻ bị hao phí trên đường truyền tải
với công suât hao phí:
2
2
Pphat 2 r
Php  rI  r 2  Pphat 2
U phat U phat
Ta có Pphat hoàn toàn xác định, như vậy để giảm Php thì phải giảm r hoặc tăng U phat
Không thể giảm r, vì khi đó phải thay dây dẫn tôt hơn như Ag, Au là không thực tê
l
hoặc là tăng tiết diện dây dẫn vì không thể giảm chiều dài ( r   ). Tăng tiết diện dây dẫn
S
thì phải tăng hao phí để làm cột điện. Vậy giảm r là không khả thi

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 27 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Tăng U phat chỉ bằng cách dùng máy biến áp, tăng điện thế trước khi truyền tải, kinh
phí sẻ rẻ hơn rất nhiều, và tại nơi sử dụng người ta lại hạ áp
8. Máy phát điện xoay chiều một pha
8.1. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
8.2. Cấu tạo
 Gồm hai phần cơ bản.

o Phần cảm (stato): phần tạo ra từ trường B là nam châm điện (hay nam châm
vĩnh cửu).
o Phần ứng (roto): Là một hệ thống các cuộn dây mắc nối tiếp với nhau, nơi tạo ra
dòng điện.
 Để lấy điận ra bên ngoài, người ta dung hệ nthống hai vành khuyên và hai chổi quét tì
vào. Hệ thống gọi là bộ góp
 Để giảm tốc độ quay của roto thì phần cảm và phần ứng được cấu tạo nhiều cặp cực và
cuộn dây, số cực bằng số dây. Số cặp cực tăng lên bao nhiêu lần thì số cuộn dây tăng bấy
nhiếu lần
n
 Gọi n là số vòng/phút, p là số cặp cực thì tần số dòng điện tạo nên là: f  p
60
9. Động cơ điện xoay chiều ba pha
9.1. Cấu tạo
o Stato (phần ứng): là một hệ thống gồm 3 cuộn dây mắc đối xứng nhau, và lệch nhau một
góc 1200
o Roto (phần cảm): là một nam châm điện quay với tốc độ góc không đổi
9.2. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
o Khi roto quay tạo ra ba dòng xoay chiều trong ba cuộn dây cùng độ lớn và lệch pha nhau
một góc 2 / 3

i  I cos .t
1 0

  2 
o Dòng điện: i 2  I 0 cos .t  
  3 
  2 
i3  I 0 cos  .t  
  3 
9.3. Cách mắc mạch ba pha
o Mắc hình sao
 Là một hệ thống gồm 4 dây dẫn (có dây trung hoà). hoặc gồm 3 dây không có dây
trung hòa.
 Điện áp: U d  3.U p
 Dòng điện: Id = Ip.
 Tải tiêu thụ không cần đối xứng
o Mắc tam giác
 Là một hệ thống gồm 3 dây dẫn, tải gần đối xứng
 Điện áp: Ud = Up
 Dòng điện: I d  3.I p
9.4. Ưu điểm
o Tiết kiệm dây dẫn
o Dòng 3 pha cung cấp một hiệu suất cao hơn so với dòng một pha
o Tạo ra từ trường quay trong động cơ một cách dễ dàng
10. Động cơ không đồng bộ ba pha
10.1. Nguyên tắc hoạt động
o Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay
10.2. Từ trường quay

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 28 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
o Từ trường quay được tạo bởi dòng điện ba pha được đặt vào 3 cuộn dây đặt lệch nhau
120 0 trên đường tròn
o Từ trường quay tại tâm O có giá trị B = 1,5B0, (với B0 là từ trường do mỗi cuộn dây tạo
nên) và quay với tần số bằng tần số của dòng điện
10.3. Cấu tạo
o Stato (phần ứng): Gồm 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau một góc 1200
o Roto (phần cảm): Là một khung dây dẫn (làm thành các lồng) gọi là roto lồng sóc
11. Máy biến thế và truyền tải điện năng
11.1. Nguyên tắc hoạt động
o Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
11.2. Cấu tạo
a. Lõi thép
 Được ghép từ các lá thép kĩ thuật điện (các lá sắt non pha Si, nhằm làm giảm dòng
Fuco) có tác dụng dẫn từ
b. Cuộn dây
 Cuộn sơ cấp có N1 vòng dây (dòng điện đi vào)
 Cuộn thứ cấp có N2 vòng dây (dòng điện đi ra)
c. Hoạt động
 Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp thì nó gây ra một từ thông biến thiên
trong hai cuộn dây (do từ trường biên thiên)
 Kết quả trong cuộn thứ cấp xuất hiện một suất điện động cảm ứng, khi ta nối với
mạch ngoài thì thu đựơc dòng điện xoay chiều
11.3. Biểu thức
U 1 E1 N 1 I 2
    k
U 2 E 2 N 2 I1
 Nếu k >1 máy hạ áp (U1 > U2)
 Nếu k <1 máy tăng áp (U1 < U2)
P U I cos 
 Hiệu suất máy biến áp: H  2  2 2
P1 U 1 I 1 cos 
11.4. Truyền tải điện năng
a. Công suất hao phí
r
o Php  r.I 2  Pp2
U p . cos 2
 Pp: Công suất nguồn phát
 Up: Hiệu điện thế nguồn phát
 cos  : hệ số công suất của dây truyền tải (thông thường thì cos   1 )
 r: điện trở tổng cộng của dây tải (lưu ý dẫn điện bằng 2 dây)
o Độ giảm điện áp trên đường dây truyền tải: U  r.I
b. Hiệu suất truyền tải
P  Php
o Hiệu suất: H  .100%
P

Hêt học kì I

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 29 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ


1. Mạch dao động
1.1 Cấu tạo LC
Là một mạch điện gồm có một tụ điện C, và một cuộn cảm L có đọ tự cảm không đáng kể
bỏ qua. Khi không có hiệu điện thế và dòng điện trong mạch điện thì mạch ở trạng thái cân
bằng về điện.
Nếu tích điện ban đầu cho tụ điện thì sẻ xuất hiện một hiệu điện thế trong mạch, giữa hai
bản tụ, mạch điện không còn ở trạng thái cân bằng nũa. Sau khi thôi tích điện, tụ sẻ phóng điện
tạo nên dòng điện trong mạch có cường độ biến thiên tuần hoàn và quá trình đó gọi là dao động
điện
1.2 Sự biến thiên điện tích trên hai bản tụ
1.2.1 Phương trình dao động
+ - + -
A
D C
+Q0 -Q0 K i
B D B
L
L
Xét tại thời điểm t, bản D của tụ điện C mang điện tích dương là +q (bảnB mang điện
tích –q). Và dòng điện chạy qua cuộn dây L theo chiều từ B đến D có cường độ i. xét
trong khoảng thời gian rất nhỏ t liền sau thời điểm t, khi đó xem giá trị q và i là không
đổi, ta có:
q
ở tụ điện C: u DB 
C
u e
Ở cuận cảm L: i  BD , định luật Ôm cho đoạn mạch
R
i
Suy ra u BD  e  Ri , với e là suất điện động tự cảm của cuôn dây e   L
t
i
Mặt khác vì ta xét R  0  Ri  0 , do đó u BD  e  0  u BD  L  0
t
q
với u BD  u DB  
C
q i
Vậy ta có phương trình:  L  0
C t
Ta có mối quan hệ giữa điện tích q và cường độ dòng điện: theo định nghĩa về cường
q
độ dòng điện (SGK 11): i  khi t  0 thì i trở thành đạo hàm của điện tích đối với
t
q dq
thời gian: i    q,
t dt
i
Tỉ số trở thành đạo hàm của dòng điện đối với thời gian khi t  0 , nghĩa là
t
i di , di d 2 q
  i  i ,   2  q ,, . Do đó phương trình viết lại là:
t dt dt dt
1 1
q ,,  q  0 , đặt  2   q ,,   2 q  0 . Là phương trình vi phân hạng hai thuần
LC LC
nhất biểu diễn một dao động điều hoà. Hay còn gọi là phương trình động lực học của
mạch dao động LC.
Phương trình có nghiệm: q  q0 cos.t    điều này chứng tỏ điện tích trên mạch
LC biến thiên điều hoà với tần số góc 
1.2.2 Sự biến thiên cường độ dòng điện trên mạch dao động
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 30 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Sự biến thiên của điện tích trong mạch dao động một dòng điện i biến thiên i  q ,
dq
với q  q 0 cos.t     i   q0 sin .t   
dt
   
hay i  .q0 cos .t      i  I 0 cos .t    
 2  2
Vậy cường độ dòng điện trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa với tần số góc
  1 LC như điện tích của tụ trong mạch và nhanh pha hơn điện tích một góc  2
q q
Hiệu điện thế giữa hao bản tụ: u  u DB   0 cos.t   
C C
1.2.3 Tần số, chu kì
1
Tần sô góc:   ; rad / s
LC
2
Chu kì: T   T  2 LC ; ( s )

2
Tần số: f  2  ; (Hz)
LC
Ví dụ tần số dao động riêng một số mạch
 Đài phát thanh: 105 Hz
 Phát thanh và truyền hình: 10 8 Hz
 Lò vi sóng: 2,5 .109 Hz
 Máy phát rađa: 1010 Hz
1.3 Đồ thị dao động mạch LC, với i và q

q0

.q0

0 T/4 T/2 3T/4 T

A B A+ -B A B A- +B A B

i= .q0 i=0 i  .q0 i=0 i  q 0


t=0 t = T/4 t = T/2 t = 3T/4 t=T
 
Với biều thức: q  q 0 cos t   và i  .q0 cos.t 
 2
Trong một chu kì điện tích của tụ điện đổi dấu 2 lần, dòng điện đổi chiều 2 lần
1.4 Khảo sát năng lượng trong mạch LC
1.4.1 Năng lượng trong mạch LC
Trong mạch LC (điện trở thuần r = 0) thì điện tích q và dòng điện i biến thiên điều
hoà với tần số góc   1 LC
Có biểu thức:
 q  q0 cos.t   
 i  q 0 sin .t   
Khi tụ C có điện tích q thì giữa hai bản tụ có một điện trường và năng lượng cảu tụ
1 q2
điện hay năng lượng điện trường được xác định: W  qu 
2 2C

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 31 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Khi có dòng điện i chạy qua cuộn dây, thì ở cuộn dây có một từ trường và năng lượng
1
của cuộn cảm hay năng lượng của từ trường ở cuộn cảm: W  L.i 2
2
1.4.2 Sự biến thiên của mỗi dạng năng lượng
1.4.2.1 Năng lượng tức thời trên C
Tại thời điểm t năng lượng điện trường có giá trị tức thời là:
1 q 2 q 02 1
W  qu   cos 2 .t    , ta có cos 2  .t     1  cos 2.t   
2 2C 2C 2
q 20 q02
Vậy Wd   cos 2.t    , năng lượng điện trường có một thành phần
4C 4C
không đổi theo thời gian và một phần biến đổi theo t với tần số góc  '  2
1.4.2.2 Năng lượng tức thời trên L
Năng lượng tức thời trên cuộn cảm ở thời điểm t:
1 1 1 1
Wt  Li 2  L 2 q 02 sin 2 .t    , với sin 2  1  cos 2.t    và  2 
2 2 2 LC
2 2
q q
Ta có Wt  0  0 cos 2.t    , vậy năng lượng từ trường cũng gồm một
4C 4C
thành phần không đổi, và một phần biến đổi theo thời gian
1.4.2.3 Kết luận
Năng lượng điện trường và từ trường trong mạch dao động LC biến thiên tuần
hoàn theo thời gian với tần số góc 2 (hay chu kì T , hoặc tần số 2f). có giá trị
2
2
q
trung bình bằng nhau trong một chu kì Wd  Wt  0 , khi năng lượng điện trường
2C
tăng lên bao nhiêu thì năng lượng từ trường giảm đi bấy nhiêu và ngược lại. (nghĩa là
không đồng thời cực đại hoặc cực tiểu).
1.4.3 Năng lượng điện từ trong mạch LC
Năng lượng điện từ trong mạch LC: W  Wd  Wt
q 20 q2 q2
W
2C 2C

2C

sin 2 .t     0 cos 2 .t     0 sin 2 .t     cos 2 .t   
2
q
W  0  const
2C
Vậy năng lượng điện từ trường của mạch dao động LC (bỏ qua điện trở thuần trên L)
có giá trị tỉ lệ với bình phương điện tích cực đại trên tụ
q2 1
W  Wdmax  Wtmax  0  LI 02
2C 2
1.4.4 Dao động điện từ tự do
Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện, và cường độ
 
dòng điện (hoặc cường độ điện trường E và từ trường B ) trong mạch dao động LC được
gọi là dao động điện từ tự do
2. Điện từ trường
2.1. Giả thuyết của Maxwell về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
2.1.1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
Khi có một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy tức là
một điện trường mà các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ
2.1.2. Điện trường biến thiên và từ trường xoáy
Khi có một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy mà
các đường cảm ứng từ bao quanh đường sức của điện trường
Điện trường biến thiên càng nhanh thì tạo ra từ trường xoáy càng mạnh và ngược lại
2.2. Đặc điểm của điện trường xoáy

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 32 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Đặc điểm cơ bản của điện trường xoáy là các đường sức là những đường cong khép kín
bao quanh các đường cảm ứng từ của từ trường biến thiên sinh ra nó. Như vậy khác hẳn với
trường tỉnh điện (là những đường cong hở đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm).
Điện trường xoáy không phải là trường bảo toàn, nghĩa là công của một điện
trường xoáy làm dịch chuyển một điện tích, phụ thuộc vào đường đi từ điểm đầu đến
điểm cuối
Đặt một khung dây dẫn khép kín trong điện trường xoáy thì điện trường xoáy có
thể làm điện tích dịch chuyển trong khung khép kín và sinh ra một công khác không. Đó
là nguyên nhân sinh ra suất điện động trong khung dây
Chiều của điện trường xoáy phù hợp với quy tắc Len-xơ
2.3. Dòng điện dịch
Dòng điện dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Dấu hiệu tồn tại là nó sinh
ra xung quanh mình một từ trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh lấy dòng điện.
Trong mạch dao động LC, dòng điện chạy qua cuộn dây L là dòng điện dẫn. Còn khoảng
cách giữa hai bản cực của tụ điện C không có điện tích dịch chuyển nhưng kkại có điện trường
biến thiên, điện trường biến thiên này sinh ra một từ trường có các đường cảm ứng từ bao
quanh các đường sức từ của điện trường. Về mặt này ta thấy điện trường biến thiên hoàn toàn
tương đương với mọt dòng điện dẫn. Vì vậy điện trường biến thiên trong tụ điện được gọi là
dòng điện dịch giữa hai bản tụ điện.
Với khái niệm dòng điện dịch: tá có thể nói rằng dòng điện trong mạch dao động LC là
một dòng khép kín
2.4. Điện từ trường
2.4.1. Khái niệm
Là dạng vật chất tồn tại khách quan trong thực tế. Là một loại trường duy nhất bao
gồm hai mặt thể hiện khác nhau không thể tách rời nhau là điện trường và từ trường.
Hay: Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy, từ trường biến
thiên theo thời gian dinh ra điện trường xoáy. Hai trường biến thiên này quan hệ mật thiết
với nhau và là hai thành phần của một thể thống nhất, gọi là điện từ trường.
2.4.2. Nguyên nhân
Điện trường biến thiên nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại. Cho nên
điện trường và từ trường không thể tồn tại riêng biệt
Trong một số trường hợp đặc biệt người ta chỉ có thể quan sát thấy một mặt biểu
hiện. nhưng đó chỉ là tương đối chứ thật ra hai mặt biểu hiện của điện trường vẫn đồng
thời tồn tại.
Ví dụ: Nam châm vĩnh cửu đặt yên trên bàn nó tạo ra xung quanh một từ trường.
nhưng một người quan sát (nam châm) chuyển động mang theo mình một dây dẫn khép
kín, sẻ quan sát được dòng cảm ứng trong khung dây, tức là quan sát được điện trường
tồn tại cùng với từ trường
3. Sóng điện từ
3.1. Khái niệm
Là quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian
3.2. Giải thích
Khi có một điện tích điểm dao động điều hoà với tần số f thì nó sinh ra xung quanh nó
một từ trường B biến thiên điều hòa với tần số f, đến lượt từ trường này sinh ra một điện trường
E biến thiên điều hoà với tần số f. Đến lượt mình điện trường lại sinh ra từ trường biến thiên
với tần số f, và quá trình này cứ tiếp tục kêt quả có một sóng điện từ lan truyền trong không
gian.
3.3. Đặc điểm và tính chất sóng điện từ
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc ánh sang: c = 3.108 m/s
Trong môi trường vật chất lan truyền với vân tốc v nhở hơn c
c c
v  , n là chiết suất môi trường
 . n
 
Sóng điện từ là sóng ngang: Các véctơ E và B đều vuông góc với phương truyền sóng
   
v . Ba véctơ E , B , v tạo nên một tam diện thuận

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 33 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

Sóng điện từ truyền đi trong tất cả các môi trường và trong chân không khác với sóng
cơ học, sóng điện từ truyền đi không cần đến sự biến dạng của môi trường đàn hồi, mà nhờ mối
 
quan hệ mật thiết giữa E và B biên thiên.
Trong một khoảng thời gian bằng một chu kì dao động T sóng điện từ có tân số f lan
v
truyền được một khoảng gọi là bước sóng.   v.T 
f
Trong sóng điện từ dao động thì tại một điểm dao động điện trường và từ trường luôn
dao động cùng pha với nhau
Có tính chất của sóng ánh sáng (ánh sáng khả kiến) bị phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ ….
Sóng điện từ mang năng lượng: Mật độ năng lượng của sóng điện từ tạo nên bởi sóng
điện từ tại mỗi điểm trong không gian bằng tổng mật độ năng lượng điện trường và từ trường
1
tại điểm đó: u  u E  u B   0 .E 2   0 .H 2 
2
Lưu ý: trong sự lan truyền của sóng điện từ không có sự chuyển từ năng lượng điện
trường thành năng lượng từ trường, hoặc ngược lại, chỉ có sự truyền năng lượng từ điểm này
sang điểm khác dọc theo phương truyền sóng.
Năng lượng do sóng mang đi tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số
3.4. Sự truyền sóng vô tuyến
 Các loại sóng vô tuyến:
Tên băng tần bước sóng Tần số
Sóng dài
 LWT (lơngware) 2 km    0.6 km 150 kHz  500 kHz
Sóng trungầ MW (Middle ware) 0.6 km    150 m 500 kHz  2 MHz
Sóng ngắnnSW (Short ware) 150 m    10 m 2 MHz  30 MHz
Sóng cực ngắn
g (gồm) 10 m    1 dm 30 MHz  3000 MHz
+ Siêu cao tần VHF 10 m    1 m 30 MHz  300 MHz
+ Thậm caođ tần UHF 1 m    1 dm 300 MHz  3000 MHz
i
 Tầng điện li
Là tầng khí quyển ở độ cao khoảng 80 km lên đến 800 km, trong đó khí quyển bị ion
hoá (do bức xạ mặt trời và tia vũ trụ) chứa nhiều ion và electron. Sóng vô tuyến khi tới
một lớp khí nào đó của tầng điện li sẻ bị phản xạ trở lại
 Sóng vô tuyến: các sóng phát đi từ mặt đất tuỳ theo tần số sóng và ban ngày hay
ban đêm mà cấu tạo của tầng điện li có khác nhau, do đó tầng điện li có thể hấp thụ hay
phản xạ chúng.
 Các loại sóng vô tuyến thường gặp
 Sóng dài (sóng đất) ban ngày truyền trực tiếp, còn ban đêm được tầng điện li
phản xạ nên truyền đi được xa hơn (nhưng không ổn định) . Sóng dài chỉ dùng cho đài
phát thanh địa phương và hiện nay không còn được dùng nữa
 Sóng trung ban ngày truyền trực tiếp trên mặt đất (sóng đất) vì bị tầng điện li
hấp thụ, ban đêm được tầng điện li phản xạ nên đi được xa hơn. Được sử dụng ở các đài
phát thanh địa phương.
 Sóng ngắn truyền gián tiếp (sóng trời). Nó được tầng điện li và mặt đất phản
xạ cả ngày lẫn đêm, nên cự li truyền đi rất xa có thể hàng ngàn km

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 34 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Sóng ngắn thường hay chịu hiện tượng fading, nó thường được dùng chủ yếu để
phát thanh ra nước ngoài.
Fading là một hiện tượng sinh ra do sự giao thoa của các sóng khi tới máy thu và
sóng tổng hợp có thể mạnh lên hoặc yếu đi (hoặc tắt hẳn) làm cho âm thanh ở máy thu
nghe lúc to lúc nhỏ, hình ảnh khi rõ khi mờ.
 Sóng cực ngắn truyền trực tiếp, khi truyền trên mặt đất nó đi xa nhất khoảng
100 km, do bị giới hạn bề mặt cong trái đất
Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thụ mà nó đi xuyên qua tầng điện li,
người ta quan sát được sóng phản xạ của sóng cực ngắn từ Moon. Sóng cực ngắn được
dùng để liên lạc vô tuyến giữa trái đất và các vệ tinh nhân tạo
4. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng vô tuyến

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 35 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
V. SÓNG ÁNH SÁNG
1. Tán sắc ánh sáng
1.1. Thí nghiệm
Chiếu một chùm tia sáng mặt trời hẹp qua một lăng kính thuỷ tinh, ta thấy chùm tia sau ló sau
lăng kính trải ra thành một dải có màu sắc đi từ đỏ đến tím. Tia đỏ lệch ít nhất còn tia tím lệch
nhiều nhất.
Giải màu xuất hiện với 7 màu chính.
Đỏ-da-cam-vàng-lục-lam-chàm (xanh dương)-tím. Dải màu này được gọi là quang phổ của
ánh sáng trắng (hay quang phổ liên tục).
Vậy hiện tượng tia sáng ban đầu bị lăng kính phân tích thành những tia có màu sắc khác nhau
gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
1.1.1. Ánh sáng trắng và đơn sắc
Dùng một hệ thống màn chắn có khe hẹp E2 để tách ra một khe hẹp có màu nhất định
(lục) tạo bởi lăng kính P1. Sau đó cho tia sáng này (lục) đi qua mặt lăng kính thứ hai P2, ta
thấy tia ló ra khỏi P2 vẫn có màu lục. Như vậy tia lục khi đi qua lăng kính nó không bị phân
tích, ta gọi nó là tia sáng đơn sắc.
KL: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu nhất định và không bị lăng kính phân tích
thành các màu khác.
LƯU Ý: Trong giải màu của ánh sáng trắng do lăng kính phân tích có màu sắc biến đổi
liên tục từ đỏ đến tím, giữa các màu cạnh nhau không có ranh giới rõ rệt.
1.1.2. Ánh sáng trắng
Là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng:
Chiếu một chùm tia sáng trắng qua một lỗ nhỏ nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ
L sao cho nó có một ảnh thật, màu trắng. dùng một lăng kính chắn tia sáng sau thấu kính L và
trước điểm hội tụ (trước ảnh thật tạo bởi L). Chùm tia sáng sẻ tán sắc và phân tách cho một
dải màu liên tục. Đặt một thấu kính R2, sao cho dải màu này nằm ngay trên mặt thấu kính, và
di chuyển một màn ảnh E2 sau thấu kính L2 ta sẻ tìm thấy một vị trí của màn mà tại đó ta
thấy có một vệt sáng trắng trên màn, vệt sáng trắng này chính là ảnh của mặt trước LK, là cơ
chế chồng chập các tia sáng đơn sắc khác nhau.
1.2. Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
Ánh sáng trắng được xem là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi
liên tục từ đỏ đến tím.
Ta biết rằng góc lệch D của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc vào các giá trị A, i, n của
tia sáng tới: D  f  A, i, n
Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng đối với các tia đơn sắc có cùng các giá trị A, i. Việc các
tia sáng đơn sắc khác nhau bị lệch nhiều hay ít sau khi qua lăng kính là do nguyên nhân, chiết
suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
nd  ndacam  nvang  nluc  nlam  ncham  ntim
Đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tán sắc ánh sáng
1.3. Mối quan hệ giữa chiết suất môi trường và bước sóng ánh sáng
(a) Bước sóng và màu sắc
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng xác định, màu ứng với ánh sáng đỏ gọi
là màu đơn sắc đỏ hay màu quang phổ
Vùng đỏ: 0.760  .m  0.640 .m
Vùng da cam 0.650  .m  0.590 .m
Vùng vàng 0.600 .m  0.570  .m
Vùng lục 0.575 .m  0.500  .m
Vùng lam 0.510  .m  0.450 .m
Vùng chàm 0.640 .m  0.430 .m
Vùng tím 0.440 .m  0.380 .m
Chiết suất của môi trường và bước sóng ánh sáng

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 36 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng đơn sắc khác
nhau, phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đơn sắc đó.
Cùng một môi trường trong suốt nhất định ánh sáng có bước sóng dài thì chiết suất
nhỏ hơn so với ánh sáng có bước sóng ngắn
2. Giao thoa ánh sáng
1. Hiện tượng nhiễu xạ
Hiện tượng
Chiếu một chùm tia song song, đơn sắc vuông góc với màn chắn, trên màn chắn có khoét
một lỗ tròn có đường kính d. Nếu ánh sáng thuyền thẳng thi trên màn ảnh ta thu được một vệt
sáng có đường kính bằng d, nhưng thực tế trên màn ảnh ta thu được một vệt sáng có đường
kính lớn hơn nhiều.
Hiện tượng truyền sai lệch phương so với phương truyền thẳng khí ánh sáng gặp vật cản
gọi là hiện tượng nhiễu xạ
Giải thích
Để giải thích ta thừa nhận (có tính chất sóng) ánh sáng truyền đến mặt lỗ tròn thì phần
gặp bờ bị biến dạng, gây ra nhưng sóng lan truyền theo các phương khác nhau trong không
gian sau lỗ tròn
2. Những kết quả cơ bản của lí thuyết về hiện tượng dao thoa sóng cơ học.
Nếu hai sóng có cùng phương dao động lan truyền trong cùng một môi trường, đến gặp
nhau có thể xảy ra hiện tượng giao thoa
Nếu hai dao động được biểu diễn bởi hai phương trình:
E1  E01 cos.t  1 
E2  E02 cos.t   2 
Điều kiện giao thoa cực đại (đồng pha):    2  1  2k ; k  0,1,2....
Cực tiểu giao thoa (ngược pha):    2  1  (2k  1) ; k  0,1,2....
3. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Thí nghiệm giao thoa
Sơ đồ tn như hình vẽ, ánh sáng từ đèn D, qua kính lọc sắc F được chiếu lên một khe hẹp
S trên màn chắn M1. S trở thành nguồn phát ánh sáng tới chiếu hai khe hẹp S1, S2 song song
với khe S và rất gần nhau trên màn chắn M2. Đặt mắt sau màn chắn M2 sao cho có thể hứng
được đồng thời hai chùm sáng phát ra từ S1, S2 vào mắt. Điều tiết mắt nhìn vào khe S, ta thấy
có một vùng sáng hẹp mà tại đó có những vạch sáng tối xen kẻ nhau đều đặn và song song
với S
Đây là hiện tượng giao thoa ánh sáng, các vạch sáng tối gọi là các vân giao thoa. Nếu ta
dùng kính lọc sắc F khác nhau, thì kết quả cho thấy khoảng cách giữa các vân giao thoa là
khác nhau.
Nêu dùng ánh sáng trắng, ta thấy có một vạch trắng ở giữa, hai bên có những giải màu
cầu vòng gần nhau tím ở trong và đỏ ở ngoài
Giải thích
Hiện tượng giao thoa ánh sáng trên có hình ảnh giống với giao thoa của sóng cơ học. Ở
đây ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng.

F S S1
D
S2

S S1,2
S S1,2
Ñeøn chieáu
Đèn chiếu
M M1,2
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 37 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Ánh sáng từ đèn D chiếu qua khe hẹp S, là cho khe hẹp S trở thành một nguồn phát sóng
ánh sáng, truyền đến hai khe S1, S2. Hai khe S1, S2 được chiếu sáng trở thành hai nguồn phát
sóng ánh sáng, phía sau chúng có một phần chồng lên nhau (do nhiễu xạ)
Lưu ý: hai khe S1 và S2 rất nhỏ và khoảng cách của chúng vào cỡ 10 -4 m, để quan sát
được các vân giao thoa cần phải dùng một kính lúp có độ bội giác lớn mới quan sát được
hình ảnh giao thoa
Hai khe S1,S2 thõa mãn điều kiện hai nguồn kết hợp:
Cùng tần số
Dao động do S1, S2 có độ lệch pha không đổi theo thời gian (khoảng cách S1 và S2 là
hoàn toàn xác định)
Tại vùng chồng lên nhau xảy ra giao thoa ánh sáng. Xét một điểm A trên vùng giao thoa:
 Nếu tại A hiệu đường đi của hai sóng từ S1 và S 2 tới A bằng một số nguyên lần
bước sóng ( k ) thì hai sóng tại đó tăng cường lẫn nhau và ta có vân sáng
 Nếu tại A hiệu đường đi của hai sóng từ S1 và S2 tới A bằng một số nguyên lẻ lần

nữa bước sóng 2k  1 thì hai sóng ở đó triệt tiêu lẫn nhau và ta có vân tối
2
Vậy hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất
sóng
4. Xác định vị trí, khoảng vân, xác định bước sóng bằng giao thoa ánh sáng
1. Vị trí vân M
d1
Xét điểm M trên màn E thuộc vùng giao
thoa được xác định tại vị trí S1
x  OA d2
O
S2 D

Từ điểm M ta xác định MH vuông góc với S1S2, với S1 S 2  a


a a
Ta có: S1 H  x  và S2 H  x 
2 2
đặt OI = D (khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn) với d1  S1 M ; d 2  S 2 M
2
 2  a 2
d 
 1  x   D
  2
Theo định lý pitago ta có:  2
Suy ra:
 2  a 2
d 
 2  x   D
 2 
d 22  d12  2ax  d 2  d1 d 2  d1   2ax
Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy các giao thoa chỉ quan sát được rỏ ở rất gần vị
ax
trí O, nên ta có thể xem: d 2  d1  2 D  d 2  d1 
D
Tại M là vân sáng khi: d 2  d1  k ; k  0,1,2,3..... và  là bước sóng
ánh sáng
D
Vị trí vân sáng: x s  k
a
k  0  xS  0 : ta có vân sáng bậc 0 (ứng với vân trung tâm).
D
k  1  xS   k : ứng với vân sáng bậc 1
a

Tại M là vân tối khi: d 2  d1  2k  1 ; k  0,1,2,3.....
2

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 38 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
D  1  D
Vị trí vân tối: xT  2k  1  k  
2a  2 a
Lưu ý: không có vân tối trung tâm
 D
 xT 
k  0  2a
với   , gọi là vân tối bậc 1
 k  1  x    D
 T 2a
2. Khoảng vân
Xen giữa các vân sáng là vân tối, các vân sáng cũng như tối nằm cách đều nhau.
khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối liên tiếp:
D D D
i  xk 1  xk  k  1 k i
a a a
2. Các loại quang phổ
2.1. Máy quang phổ lăng kính
Ống chuẩn trực
Hệ tán sắc
Buồng tối
2.2. Quang phổ liên tục
a. Định nghĩa
Là quang phổ gồm nhiều dải sáng có màu sắc khác nhau biến đổi liên tục (biến thiên
liên tục từ đỏ đến tím)
Ví dụ: quang phổ mặt trời, đèn sợi đốt
b. Điều kiện phát
Do chất rắn, lỏng và những chất khí có tỉ khối lớn (áp suất cao) khi bị nung nóng đều
phát ra quang phổ liên tục.
Ví dụ: ánh sáng mặt trời phát ra quang phổ liên tục vì mặt trời là một khối khí có tỉ
khối lớn nhiệt độ bề mặt cở 6000K
c. Tính chất, đặc điểm
 Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, mà
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
Ví dụ: Miếng sắt, Sứ được nung nóng đến nhiệt độ như đồng nóng chảy, thì cả ba
đều phát ra quang phổ liên tục
 Nhiệt độ càng cao, miền quang phổ của vật càng tiến về phía ánh sáng có bước
sóng ngắn hơn
Ví dụ: Các vật sáng ở nhiệt độ 5000 C phát ra tia sáng đỏ yếu, đến nhiệt độ 8000 C
phát ra ánh sáng đỏ tươi. Ở nhiệt độ 15000C phát ra quang phổ đủ 7 màu nhưng màu
tím yếu
Đèn sợi đốt có nhiệt độ khoảng từ 2500 0C đến 3000 0C phát ra ánh sáng trắng
Mặt trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 60000C và vùng sáng mạnh của quang phổ
liên tục mặt trời nằm lân cận bước sóng 0.47 .m . Các ngôi sao có nền nhiệt độ cao
hơn mặt trời thì cho ánh sáng màu xanh
d. Ứng dụng
Dùng để xác định nhiệt độ các vật phát sáng, đặc biệt các vật ở xa ( mặt trời, các ngôi
sao…) hoặc các lò luyện thép, hồ quang…
2.3. Quang phổ vạch phát xạ
a. Định nghĩa
Là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối
b. Nguồn phát
Do chất khí bay hơi ở áp suất thấp, bị kích thích bằng đốt nóng hay phóng điện qua
chúng.
Ví dụ: đèn hơi Na phát ra một vạch vàng (thực chất gồm hai vạch vàng rất sát nhau).
c. Tính chất và đặc điểm

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 39 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Thực nghiệm chứng tỏ rằng quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác
nhau là khác nhau
Chúng có các bức xạ với các bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch phát xạ
riêng đặc trưng cho nguyên tố đó. Với mỗi nguyên tố có số lượng vạch, màu sắc xác định.
Ví dụ: quang phổ Na cho hai vạch màu vàng kép có bước sóng 0.5890 .m và
0.5896 .m
Hiđro có 4 vạch đặc trưng:
 Vạch đỏ H     0.6563 .m
 Vạch lam H     0.4861 .m
 Vạch chàm (xanh dương) H     0.4340 .m
 Vạch tím H     0.4102 .m
Cùng là vạch đỏ nhưng với các nguyên tố khác nhau thì cho vị trí khác nhau
 Vạch đỏ của Kali:   0.770 .m
 Vạch đỏ của Liti:   0.670 .m
Nghiên cứu quang phổ vạch phát xạ cho chúng ta thấy với mỗi chất khí bay hơi, nóng
chảy ở áp suất thấp cho các quang phổ vạch phát xạ xác định
d. Ứng dụng
Dùng để phân tích thành phần của mẫu vật, dựa vào thành phần của phổ phát xạ để
tìm ra sự có mặt của các nguyên tố hoá học trong mẫu vật
2.4. Quang phổ vạch hấp thụ
a. Định nghĩa
Là một hệ thống các vạch tối riêng lẻ trên nền quang phổ liên tục
b. Cách tạo ra quang phổ hấp thụ
Chiếu sáng khe của một máy quang phổ bằng đèn sợi đốt ta thu được một quang phổ
liên tục. Bây giờ ta đặt vào giữa đèn và khe máy quang phổ một đèn hơi Na (17000C) thì ta
thấy trên nền quang phổ liên tục xuất hiện hai vạch tối (kép) ở đúng vị trí vạch vàng của
quang phổ phát xạ Na
Ta nhìn thấy hai vạch tối trên nên quang phổ liên tục, thực chất chúng có độ sáng mờ,
do độ tương phản nên ta sẻ nhìn thấy vạch tối trên nên quang phổ liên tục. Nhìn thấy vạch
mờ vì hai bức xạ có bước sóng của vạch vàng kép trong quang phổ liên tục bị hấp thụ và
thay vào đó là hai vạch phát xạ của hơi Na ít sáng hơn
c. Điều kiện
Nhiệt độ của đám khí bay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên
tục
d. Hiện tượng đảo sắc
Trong thí nghiệm quang phổ vạch hấp thụ, nếu ta tắt nguồn phát quang phổ liên tục
thì nền quang phổ liên tục bị biến mất. Tại vị trí vạch tối sẻ cho vạch quang phổ vạch phát
xạ của nguyên tố vừa cho quang phổ vạch hấp thụ đó
e. Kết luận
Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi (khí) có khả năng phát ra những ánh sáng đơn
sắc nào, thì có khả năng hấp thụ ánh ánh sáng đơn sắc đó
f. Quang phổ hấp thụ Mặt trời
Quang quyển của Mặt trời bức xạ ra quang phổ liên tục bị sắc quyển ít nóng hơn có
chứa các hơi kim loại và khí ở nhiệt độ thấp hơn hấp thụ mất đi các vạch mà chúng có thể
phát xạ. Đó là lí do chúng ta phát hiện ra các nguyên tố có trên mặt trời
3. Phép phân tích quang phổ, và ứng dụng
Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứa thành phần phổ gọi
là phép phâ tích quang phổ
 Phân tích định tính:
 Khi chỉ cần biết sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong mẫu vật
 Cho kết quả nhanh, độ nhạy cao và có thể cùng một lúc xác định được nhiều
nguyên tố khác nhau (nhanh hơn hoá học)
 Phân tích định lượng:
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 40 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
 Khi cần biết nồng độ tất cả các chất trong mẫu vật, bằng cách đo cường độ các vạch
phát xạ và hấp thu của nguyên tố đó
 Rất nhạy, có thể phát hiện lượng chất trong mẫu vật vào khoảng 0.0002%
4. Tia hồng ngoại, tử ngoại
1. Thí nghiệm phát hiện hồng ngoại và tử ngoại
Chiếu sáng máy quang phổ bằng một nguồn hồ quang điện J vào khe máy quang phổ lăng
kính. Tại tiêu diện của thấu kính L2 trong buông ảnh sẻ có một quang phổ liên tục. Đặt một
màn chắn có một khe hẹp F tại tiêu diện, sao cho có thể tách ra được một ánh sáng đơn sắc với
màu nhất định. Chùm tia sáng này được chiếu vào mối hàn của một pin nhiệt điện cực nhạy
còn mối kia được giữ cho nhiệt độ không đổi. Ta thấy kim điện kế chỉ một giá trị nào đó, điều
này chứng tỏ rằng ánh đã có tác dụng nhiệt lên mối hàn.
Khi xê dịch mối hàn từ màu đỏ đến tím, thì kim điện kế luôn bị dịch và chỉ số điện kế có
thay đổi. Điều này có nghĩa là tác dụng nhiệt của ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
Khi tiếp tục di chuyển khe F ra ngoài dải quang phổ liên tục thì ta thấy rằng kim điện kế
vẫn bị lệch, điều này chứng tỏ rằng bên ngoài đó vẫn có những ánh sáng khác (ta gọi là bức xạ)
không nhìn thấy được. Phần gần tia màu đỏ gọi nó là Hồng ngoại, phía tia tím gọi là tử ngoại
2. Tia hồng ngoại
a. Định nghĩa
 Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn ánh sáng màu đỏ:
0.760.m    0.3mm , có bản chất là sóng điện từ
b. Điều kiện phát sinh
 Một vật dù ở nhiệt độ thấp đều có thể phát ra tia hồng ngoại
Ví dụ: cơ thể người 370C phát ra tia hồng ngoại và mạnh nhất ở bươc sóng   9 .m
 Vật ở nhiệt độ 5000C bắt đầu phát ra ánh sáng đỏ sẩm, nhưng mạnh nhất vẫn là tia
hồng ngoại ở   3,7  .m
Ở nhiệt độ vài nghìn độ C vật phát ra ánh sáng trắng nhưng thành phần hồng ngoại
vẫn chiếm tỉ lệ lớn
Ví dụ: ánh sáng Mặt trời có tới 50% năng lượng của tia hồng ngoại
Các nguồn phát hồng ngoại thong dụng: lò than, lò điện, đèn điện dây tóc….
c. Đặc điểm, tính chất
Tác dụng nỗi bật của hồng ngoại là tác dụng nhiệt: vật hấp thụ hồng ngoại sẻ bi
nóng lên
Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại (kính đặc biệt được chế tạo để chụp ảnh với tia
hồng ngoại)
Gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất
Bị nước hấp thụ mạnh
d. Ứng dụng
Dùng để sấy hoặc sưởi: trong công nghiệp dung hồng ngoại để sấy khô các sản
phẩm sơn. Nông nghiệp sấy khô các sản phẩm nông nghiệp. Dùng trong khí tài quân sự
Y học: dùng hồng ngoại sưởi ấm da giúp máu lưu thông tốt hơn
3. Tia tử ngoại
a. Định nghĩa
Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhở hơn ánh sáng tím:
0 0
10 A    4000 A , có bản chất là sóng điện từ
b. Nguồn phát
Những vật có nhiệt độ cao hơn 20000C đều phát ra tia tử ngoại
Ví dụ:
 Đèn hơi thuỷ ngân cao áp
 Hồ quang điện
 9% công suất của ánh sáng Mặt trời thuộc về tia tử ngoại
c. Đặc điểm và tính chất
Tác dụng mạnh lên kính ảnh, ion hóa chất khí
Kích thích sự phát quang của một số chất, có thể gây ra một số phản ứng quang
hoá, quang hợp.
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 41 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Bị thuỷ tinh, nước…hấp thụ mạnh
Thạch anh gần như trong suốt đối với tia tử ngoại có bước sóng từ:
0,18 .m  0,4 .m
Có tác dụng sinh lí
Có thể gây ra hiện tượng quang điện
d. Công dụng
 Khử trùng thực phẩm, và dụng cụ y tế
 Chữa bệnh còi xương
 Dò tìm các vết nứt trên bề mặt kim loại
5. Tia X
Là sóng điện từ có bước sóng khoảng từ 10 -8 m đến 10 -12 m, ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại
Có hai loại tia X: tia X cứng và tia X mềm
5.1. Cách tạo tia X. Ống Culigiơ
Được tạo ra khi tia âm cực đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (Platin, Volfram)
có nhiệt độ nóng chảy cao
Về nguyên tắc có thể làm cho bất kì chất rắn, lỏng thậm chí là khí có thể phát ra tia X, bằng
cách bắn phá nó bằng một chùm electron có vận tốc lớn
Ống Culigiơ (Coolidye) là một ống thuỷ tính được hút hết không khí (áp suất cỡ 10 -3mmHg) có
gắn 3 điện cực:
 Một dây mayso FF’ bằng Volfram (nguồn cung cấp electron)
 Một catốt K hình chỏm cầu để các electron phóng ra từ FF’ đều hội tụ vào đối catốt A
(tức anốt A)
 Một anốt A (bằng volfram)
Nối A và K với một hiệu điện thế xoay chiều khoảng từ 20 kV đến 50 kV, và FF’ được nối với
một hiệu điện thế để nung nóng, các electron từ FF’ (do bức xạ nhiệt) sẻ được gia tốc trong điện
trường mạnh đến đập vào A phát ra tia X. Vì điện áp đặt vào A và K là xoay chiều nên quá trình
tạo tia X chỉ xảy ra trong một nữa chu kì khi A có điện áp dương, nhưng nó không ảnh hưởng
đến việc quan sát tia X.
Trên thực tế chỉ có 1% (có thể nhỏ hơn) có tác dụng tạo nên tia X, phần còn lại (99%) chỉ có tác
dụng làm nóng A. Do đó A nóng lên rất nhanh và người ta phải làm nguội nó bằng một dòng
nước chảy trong lòng A
5.2. Cơ chế phát tia X
Các electron trong tia catốt dược gia tốc trong điện trường mạnh, nên thu được một động năng
rất lớn. Khi tới đối âm cực chúng gặp các nguyên tử đối âm cực A, xuyên sâu vào những lớp bên
trong vỏ nguyên tử và tương tác với hạt nhân và các electron ở lớp trong này. Trong sự tương tác này
sẻ phát ra một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là một bức xạ hãn. Đó là ta X
Khi nói về laser chúng ta sẻ nói kĩ hơn về bức xạ hãm
5.3. Bản chất của tia X
 Không bị lệch trong điện trường và từ trường như vậy nó không mang điện tích
 Là một sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
 Von Lause năm 1912 bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đã chứng nó có bản chất sóng điện từ
(sau 17 năm khi tia X được phát hiện)
 Là sóng điện từ có bước sóng từ 10-12 m (cứng) đến 10-8 m (mềm)
5.4. Tính chất và công dụng
 Khả năng đâm xuyên cao (đồng thời có tính lọc lựa): Có thể xuyên qua nhưng vật chắn sáng
thông thường như giấy bìa, gỗ. Qua kim loại khó khăn hơn (các kim loại có kl riêng càng lớn
thì khả năng cản trở càng cao).
 Trong y học nhờ khả năng đâm xuyên mà người ta dung để chiếu điện, chụp điện
 Trong CN dùng để dò các lỗ hỏng khuyết tật nằm trong các sản phẩm đúc.
 Tác dụng mạnh lên kính ảnh, ion hóa chất khí (dùng làm máy đo liều lượng tia X)
 Gây phát quang cho nhiều chất
 Có thể gây nên hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại
 Tác dụng sinh lí: có thể huỷ hoại tế bào, giết vi khuẩn (chữa ung thư nông, ngoài da)
5.5. Thang sóng điện từ
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 42 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Có thể chia thang sóng điện từ thành 3 vùng:
 Vùng bức xạ có năng lượng cao và tần số cao (do quá trình bên trong hạt nhân và nguyên
tử)
 Vùng sóng vô tuyến (các mạch dao động)
 Vùng trung gian bức xạ của nguyên tử và phân tử (gồm bức xạ hồng ngoại và ánh sáng
khả kiến, tử ngoại gọi chung là vùng bức xạ quang học)
Đổi đơn vị:
1m  10 3 mm  10 6 m
1nm  10 6 mm  10 9 m
1 pm  10 9 mm  10 12 m
0
1 A  10  4 mm  10 10 m
Vùng bức xạ quang học:
1. hồng ngoại
Nằm giữa sóng vô tuyến cực ngắn và ánh sáng nhìn thấy: 0.1mm  0.76 m
 hồng ngoại gần: 0.76m  5m
 hồng ngoại trung bình: 2 m  25m
 hồng ngoại xa: 20 m  100m
2. tử ngoại
Nằm giữa miền ánh sáng cực tím và bức xạ tia X mềm: 380nm  5nm
 tử ngoại gần: 380nm  180nm (trong suốt với thạch anh)
 miền Suman: 180 nm  120 nm
 miền Lyman: 120 nm  50 nm
 miền Milikan: 50nm  5nm
3. ánh sáng khả kiến
Nằm trong vùng giữa tử ngoại gần và hồng ngoại gần: 760nm  380nm . Khi ánh sáng truyền
từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, mà bước sóng bị thay đổi
Ánh sáng khả kiến

Tia
Sóng vô tuyến hồng ngoại tử ngoại Tia X gamma

Hz 3.1011 3.1017 3.1020

pp vô tuyến
Phương pháp chụp ảnh

Phương pháp quang điện

Phương pháp nhiệt điện

d/đ điện Dao động nguyên tử, phân tử d/đ hạt nhân

p/p ion hóa

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 43 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
bảng phân loại sóng điện từ
Miền sóng điện từ bước sóng (m) tần số (Hz)
Sóng vô tuyến 3.10 4  10 4 10 4  3.1012
Hồng ngoại 10 3  7,6.10 7 3.1011  4.1014
Ánh sáng nhìn thấy 7,6.107  3,8.10 7 4.1014  8.1016
Tử ngoại 4.10 7  10 9 8.1016  3.1017
Tia X 10 9  10 12 3.1017  3.10 20
Tia Gamma dưới 10 11 Trên 3.10 20

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 44 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
VI.1 Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng
1.1 Thí nghiệm Hecxơ (thực hiện năm 1887)
Chiếu một chùm sáng do nguồn sáng hồ quang phát ra vào một tấm Zn tích điện âm, được gắn
trên điện nghiệm. Kim điện nghiệm bị cụp lại chứng tỏ rằng tấm kẻm bị mất điện tích âm.
Nếu tấm Zn tích điện dương thì không có hiện tượng xãy ra ( thực tế thì vẫn có electron thoát ra
nhưng ngay lập tức nó bị hút trở lại).
Nếu thay tấm Zn bằng cá kim loại khác như: Cu, Al, Ag, Ni… thì ta vẫn thấy có hiện tượng xãy
ra.
Bây giờ dùng một tấm thủy tinh không màu (cho ánh sáng đi qua) chắn chum hồ quang chiếu
đến tấm Zn thì không xảy ra hiện tượng (thủy tinh hấp thụ tia tử ngoại).
1.2 Định nghĩa
Hiện tượng khi chiếu một chùm sáng thích hợp (bước sóng ngắn) vào một tấm kim loại thì nó
làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (quang điện ngoài)
1.3 Các định luật quang điện
1.3.1 Định luật quang điện một (đ/l về giới hạn quang điện) hay (đ/l về gới hạn đỏ)
Đối với mỗi kim loại dùng làm Katốt có một bước sóng giới hạn 0 nhất định gọi là giới hạn
quang điện. Hiện tượng quang điện chỉ xãy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới
hạn quang điện   0 hay f  f 0
Ví dụ
KL K Na Li Hg Fe Ag Au Ta Zn Al Ca Xd
0 (nm) 550 540 500 273.5 262 261 265 305 350 360 450 660
vậy đa số kim loại có 0 ở miền tử ngoại, đối với kim loại kiềm ở vùng ánh sáng nhìn thấy
1.3.2 Định luật quang điện 2 (đ/l về dòng bão hoà) hay (đ/l Stoletov)
Cường độ dòng điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chum sáng kích thích. hoặc: Số electron
quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt Katôt trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với quang thông mà Katôt
nhận được.
1.3.3 Định luật quang điện 3 (đ/l về động năng cực đại ban đầu của electron)
Động năng cực đại ban đầu của electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng
kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.
1.4 Thuyết lượng tử ánh sáng
1.4.1 Giả thuyết Plank
Đưa ra năm 1900 đặt nền tảng cho thuyết lượng tử, Plank đề cập đến tính gián đoạn của năng
lượng bức xạ hay hấp thụ của một vật đen tuyệt đối. Trên cơ sở đó năm 1905 Einstein đưa ra giả
thuyết: Ánh sáng hấp thụ và bức xạ truyền đi thành những lượng năng lượng gián đoạn
Lượng tử năng lượng:   hf với h  6,625.10 34 ( Js) gọi là hằng số Plank
1.4.2 Thuyết lượng tử Plank
 Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon
 mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, đều mang năng lượng hf
 Phôton truyền đi với vận tốc ánh sáng 3.108 m/s, dọc theo tia sáng
 Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số Photon phát ra từ nguồn
 Nguyên tử hay phân tử chỉ phát xạ hay hấp thụ một photon
 Photon chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động, không có trạng thái nghỉ
1.5 Giải thích các định luật quang điện
1.5.1 Công thức Einstein
Khi chiếu một chum photon vào bề mặt kim loại. Giả sử rằng mỗi photon chỉ tương tác với một
electron trong kim loại và truyền toàn bộ năng lượng hf cho electron. Electron chuyển động tới bề
mặt KL thì bị hao phí mất một phần năng lượng A1 cho những va chạm không đàn hồi trong KL, và
một phần nữa để sinh công thoát A, để thoát ra khỏi bề mặt KL. Phần còn lại chuyển thành động
năng của electron.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 45 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
1
Theo định luật bảo toàn năng lượng: hf  A1  A  mv 2 . Vì số electron thoát ra khỏi bề mặt KL
2
có những electron ở bề mặt và cũng có những electronở sâu trong KL nên electron thoát ra với vận
tốc khác nhau.
Các electron ở bề mặt KL nên A1  0 nên vận tốc của electron có giá trị cực đại, ta có:
1 1
hf  A  mv 2 gọi là phương trình Einstein. với A: công thoát của KL; mv 2 : động năng cực đại
2 2
ban đầu
1.5.2 Giải thích định luật giới hạn quang điện
A
Theo phương trình Einstein hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi: hf  A  f  đặt
h
A
f 0   f  f 0 , f0 là tần số nhỏ nhất mà ánh sáng còn gây nên hiện tượng quang điện, tức là tần số
h
giới hạn. Hay bước sóng:   0
1.5.3 Giải thích định luật 2
Theo quan điểm lượng tử thì cường độ chum sáng chiếu vào Katôt được xác định bởi số photon
trong 1đvtg, trên 1đvdt bề mặt.
n: số electron bứt ra khỏi Katôt trong 1đvtg
n’ : số electron tới Katôt trong 1đvtg
E
Với ánh sáng đơn sắc chiếu vào Katôt có tần số f thì n ,  trong đó E tỉ lệ với I vậy n ~n’
hf
mặt khác n’ ~ E do đó n ~ I
1.5.4 Giải thích định luật quang điện 3
1 hf  A
Theo định lý động năng ta có: mv 2  eU h thay vào pt Einstein ta có: U h  . Vậy hiệu
2 e
điện thế hãm Uh là một hàm bậc nhất của tần số f mà không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích
thích, có nghĩa là động năng cực đại ban đầu không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng mà chỉ phụ
thuộc vào tần số ánh sáng kích thích
1.6 Lưỡng tính sóng hạt của ánh sang
Ngoài năng lượng photon còn có khối lượng và xung lượng như những hạt cơ bản khác (electron,
p, n…) .
Theo thuyết tương đối năng lượng liên hệ với khối lượng:   mc 2 do đó photon có khối lượng
 hf
m  2  2 (1)
c c
Mặt khác vì photon chuyển động với vận tốc lớn nên khối lượng phụ thuộc vào vận tốc:
m0
m , m: khối lượng của photon khi chuyển động, mo: khối lượng nghỉ của photon. Khi v = c
v2
1 2
c
thì m   : điều này không có ý nghĩa vật lí. Để m không tới vô hạn thì m o = 0, điều này nói lên rằng
photon không có khối lượng nghỉ. Nghĩa là photon chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động. Đây là điểm
khác nhau giữa khối lượng của photon và khối lượng của các hạt cơ bản khác.
hf hf h  2  h 
Động lượng của photon: p  mc  2 c   dung véctơ song k với k  ta có p  k
c c   2
Như vậy photon cũng tương tự như bất kì một hạt hay một vật chuyển động nào khác đều có
năng lượng, khối lượng, động lượng là 3 đặc trưng của một hạt. Mặt khác photon có lien hệ với đặc
trưng của song ánh sang có tần số f, hay bước song  ta nói ánh sang có lưỡng tính song hạt. ngày
nay người ta đã biết lưỡng tính sóng hạt còn có cả ở vật chất
VI.2 Hiện tượng quang điện trong
2.1 Khái niệm
Khi chiếu sáng một số bán dẫn và điện môi, những electron bị bứt ra không thoát ra bên ngoài
mà vẫn ở lại bên trong vật làm tăng độ dẫn điện và làm giảm điện trở của vật đó (các electron trở
nên tự do khi thoát khỏi các liên kết). gọi là hiện tượng quang điện trong.
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 46 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
2.2 Giải thích
Khi bán dẫn hấp thụ một phôton thì sẻ có một electron trong bán dẫn được giải phóng khỏi liên
kết với các nguyên tử, trở thành các electron tự do đồng thời để lại một lõ trống mang điện dương.
Các lỗ trống cũng có thể chuyển động tự do trong vật và tham gia vào quá trình dẫn điện.
Chính sự xuất hiện của các electron và lỗ trống mà chất bán dẫn trở nên dẫn điện khí được chiếu
sáng.
Với các kim loại không quan sát được hiệu ứng quang điện trong bởi vì sự thay đổi nồng độ của
electron tự do là không đáng kể.
2.3 Đặc điểm
 Với hiện tượng quang điện trong thì không có dòng bão hòa
 Độ lớn của dòng quang điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai điện cực
 Dòng quang điện trong tỉ lệ với cường độ dòng sáng chiếu tới (nhưng không tuyến tính)
 Dòng quang điện có quán tính (nghĩa là nó không đạt ngay giá trị cực đại khi được chiếu
sáng, hay các giá trị giảm dần khi tắt nguồn sáng). Quán tính từ 10-3 đến 10 -7 giây
2.4 Điều kiện
Ứng với mỗi chất bán dẫn có một bước sóng giới hạn gọi là giới hạn quang dẫn, đó là bước sóng
dài nhất (tần số nhỏ nhất) của ánh sáng có khả năng gây nên quang dẫn
2.5 Chất quang dẫn
Là những chất dẫn điện kém, nhưng khi được chiếu sáng thích hợp thì trở nên dẫn điện tốt hơn
2.6 Quang điện trở
Là một điện trở chế tạo từ chất quang dẫn, đó là một điện trở có thể thay đổi giá trị nhờ thay đổi
cường độ chùm sáng chiếu vào gọi là LDR ( Ligh dependant resistor)
2.7 Pin quang điện
2.7.1 Khái niệm
Là một nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Pin hoạt
động dựa trên hiện tượng quang điện trong xãy ra đối với một bán dẫn
2.7.2 Pin Selen
Cấu tạo:
1. Điện cực dương bằng Cu
2. Lớp vàng (Au) rất mỏng cở 1m để ánh sáng có thể lọt qua
3. Lớp tiếp xúc giữa vàng và bán dẫn Selen
4. bán dẫn Selen
5. Đế bằng Fe làm cực âm
Lớp tiếp xúc 3 được hình thành khi phun Selen lên lớp vàng, nó dễ dàng cho electron đi
qua Selen từ vàng. Khi chiếu sáng vào pin, ánh sáng xuyên qua lớp Au chiếu vào lớp tiếp xúc 3,
do hiệu ứng quang điện trong mà lớp tiếp xúc hình thành cặp electron-lỗ trống, các electron đi
qua lớp tiếp xúc tới Selen còn lỗ trống thì đi qua vàng. Kết quả giữa Au và Se có một hiệu điện
thế (chính là suất điện động của pin). Khi nối 1 và 5 với tải mạch ngoài thì có một dòng điện đi
từ 1 về 5
VI.3 Hiện tượng quang, phát quang
1.1 Quang - phát quang
1.1.1 Sự phát quang
Là hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh
sáng có bước sóng khác
1.1.2 Đặc điểm
Ánh sáng còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích, thời gian này phụ thuộc
vào chất phát quang
1.1.3 Huỳnh quang và Lân quang
Huỳnh quang là sự phát quang của chất lỏng, khí có ánh sáng phát quang tắt ngay sau khi tắt
ánh sáng kích thích
Lân quang là sự phát quang của một số chất rắn có ánh sáng phát quang còn kéo dài sau khi
đã tắt ánh sáng kích thích (thời gian khoảng vài phần mười giây)
1.2 Đặc điểm
Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích
VI.4 Mẩu nguyên tử Bohr
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 47 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
4.1 Các định đề của Bohr
4.1.1 Định đề về trạng thái dừng
Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là trạng thái dừng.
Khi ở trong trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ.
Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động xung quanh hạt nhân trên
những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng
Năng lượng nguyên tử ở những trạng thái dừng khác nhau thay đổi gián đoạn. Tập hợp tất cả các
trạng thái dừng tạo thành các mức năng lượng trong nguyên tử. Khi chịu tác dụng bên ngoài, nguyên
tử có thể chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nghĩa là từ mức năng lượng này
sang mức năng lượng khác để bức xạ hay hấp thụ. Trạng thái dừng có mức năng lượng càng thấp thì
càng bền vững, vì ở mức năng lượng cao nguyên tử có xu hướng chuyển về trạng thái dừng có năng
lượng thấp
4.1.2 Định đề về sự bức xạ và hấp thụ (về tần số)
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng
thấp Em thì nó phát ra một phôton có năng lượng đúng bằng hiệu: En - Em
  hf  En  Em
Ngược lại, nếu nguyên tử đang tồn tại ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ một
phôton có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao
En
4.2 Quang phổ phát xạ và hấp thụ trong nguyên tử Hidro
Bohr đã giả thuyết nguyên tử chỉ phát xạ khi một electron lúc đầu ở trên một quỹ đạo bền cho
phép với năng lượng En khi chuyển sang một quỹ đạo khác có năng lượng E m thấp hơn. Lúc đó năng
lượng phôton phát xạ bằng hiệu năng lượng của electron trên hai quỹ đạo cho phép.
1 1
hệ thức: hf  En  E m hay  E n  E m 
 hc
1 o 1
 1 1 
công thức với các mức quỹ đạo:  R  2  2  với R   1,097.10 3 A hằng số Redberg
 n m 
4.2.1 Quang phổ vạch nguyên tử Hidro
Quang phổ vạch của nguyên tử Hidro được sắp xếp thành những dãy xác định và tách rời
 Dãy Lyman (vùng tử ngoại) với n = 1 và m = 2; 3; 4; 5….
 Dãy Balmer (vùng khả kiến) với n = 2 và m = 3; 4; 5; 6…
Dãy này có một phần thuộc miền tử ngoại, phần ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng
cho nguyên tử Hidro
vạch đỏ: H    0,6563.m 
vạch lam: H    0,4861.m 
vạch xanh dương (chàm): H    0,4340 .m 
vạch tím: H    0,4102.m 
 Dãy Paschen (vùng hồng ngoại) với n = 3 và m = 4; 5; 6; 7….
 Dãy Brackett (vùng hồng ngoại xa) với n = 4 và m = 5; 6; 7; 8….
 Và tiếp tục cho những dãy khác
quỹ đạo dừng tương ứng với số lượng tử
lượng tử số 1 2 3 4 5 6
Tên quỹ đạo K L M N O P
Ở trạng thái bình thường (mức cơ bản) nguyên tử có mức năng lượng thấp nhất, electron
chuyển động trên quỹ đạo K

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 48 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

0.00 
-0.38 (6) P

-0.54 (5) Q

-0.85 (4) N
Bradkett (hồng ngoại xa)
-1.51 (3) M
Dãy PasChen (hồng ngoại)
-3.40 (2) L
Dãy Balmer
(nhìn thấy)
-13.6 (1) K
(eV) Dãy Lyman
(tử ngoại)

giản đồ quang phổ Hidro


Khi nguyên tử nhân năng lượng kích thích electron chuyển lên quỹ đạo có mức năng lượng cao
hơn L, M, N, O, P,… ( chúng ta hiểu năng lượng cao hơn ở đây là năng lượng cần thiết cung cấp
để điện tử electron ra xa nguyên tử hơn)
Nguyên tử sống ở trạng thái kích thích trong thời gian rất ngắn cỡ 10-8 giây, sau đó các electron
chuyển về quỹ đạo bên trong và phát xạ phôton.
Mỗi electron khi chuyển từ quỹ đạo có năng lượng cao về quỹ đạo có năng lượng thấp thì
phôton phát xạ có năng lượng bằng hiệu năng lượng giữa hai mức: hf  E n  E m vì vậy trong quá
trình này ta có quang phổ phát xạ của nguyên tử Hidro
Sự tạo thành các dãy như sau: dãy Lyman được tạo thành khi các electron chuyển trực tiếp từ
các quỹ đạo ngoài về quỹ đạo K: L  K ; M  K ; N  K ; O  K ; P  K ....
4.2.2 Quang phổ hấp thụ Hidro
Tương ứng với mỗi vạch của quang phổ phát xạ H thì ta có một vạch quang phổ hấp thụ H.
Đó là lúc các electron ở mức năng lượng thấp hấp thụ một phôton có năng lượng đúng bằng hiệu
năng lượng giữa hao mức thì nó sẻ chuyển lên mức năng lượng tương ứng cao hơn.
Trên giản đồ năng lượng phát xạ và hấp thụ
En (cao)

hf hf
Em (thấp)
4.3 Nhưng hạn chế của lý thuyết Bohr
Lý thuyết Bohr chứa đựng những mâu thuẩn nội tại có tính chất nguyên tắc, lý thuyết đã dựa trên
những cơ sở không hoàn toàn cổ điển nhưng đồng thời cũng không hoàn toàn là lượng tử. Mặc dù
quan điểm lượng tử và cổ điển khá mâu thuẩn nhau.
Brack đã nói lý thuyết Bohr (đùa) theo Bohr thì trong các ngày thứ 2, 4, 6 chúng ta dùng quan
điểm cổ điển và thứ 3, 5, 7 dùng quan điểm lượng tử
Lý thuyết Bohr không cho phép dẫn giải một loạt tính chất quan trọng của phổ bức xạ như cường
độ sóng, độ phân cực, tính chất bội của vạch
Thất bại của của lý thuyết Bohr bộc lộ khi áp dụng tính năng lượng nguyên tử Heli có hai điện tử
(electron). Kết quả không phù hợp với thực nghiệm
Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 49 of 54
Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Theo lý thuyết Bohr thì nguyên tử H có trục đối xứng chứ không phải đối xứng cầu. thực nghiệm
cho thấy nguyên tử H ở trạng thái cơ bản (K) có tính đối xứng cầu.
VI.5 Sơ lược về Laser
Laser viết tắt của từ “Light Amplifier by Stimulated Emission of Radiation” nghĩa là “máy
khuyếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng”. Năm 1958 do hai nhà bác học Liên Xô Nicolai Baxop
và Alech Xang Prokhorop và hai nữ Savơlôp và Lauxơ nghiên cứu độc lập tìm ra, được giải Nobel vật lí
năm 1965
5.1 Khái niệm
Là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng
phát xạ cảm ứng
5.2 Đặc điểm của Laser
 Có tính đơn sắc cao
 Có tính định hướng cao
 Tính kết hợp rất cao và cường độ lớn
5.3 Sự phát xạ tự phát và phát xạ cảm ứng
Khi nguyên tử ở trạng thái E1 hấp thụ phôton có năng lượng hf  E2  E1 chuyển lên trạng thái
kích thích có năng lượng E2
5.3.1 Phát xạ tự phát
Nguyên tử ở trạng thái kích thích E2 sau một khoảng thời gian ngắn (cở 10-8) tự động
chuyển về trạng thái E1 có năng lượng thấp hơn và phát ra một phôton có năng lượng
hf  E 2  E1 : quá trình này gọi là phát xạ tự phát.
E2

hf hf

E1

Vì rằng sự phát xạ tự phát của cùng một nguyên tử ở cùng các thời điểm khác nhau cũng
khác nhau, cũng như cá nguyên tử ở cùng thời điểm đó không có liên quan gì với nhau, cho
nên pha và biên độ của các bức xạ tự phát cũng độc lập với nhau. Do đó bức xạ tự phát là
không kết hợp
5.3.2 Phát xạ cảm ứng
Nguyên tử ở trạng thái kích thích E2 bị tác dụng của các bức xạ ngoài có năng lượng
hf  E2  E1 bị cưỡng bức chuyển về trạng thái E1 đồng thời phát ra phôton có năng lượng
hf  E2  E1 quá trình này gọi là sự phát xạ cưởng bức hay phát xạ cảm ứng.
Như vậy sự phát xạ cưởng bức chỉ xãy ra khi có tác dụng của trường điện từ ngoài. Tần
số, phân cực và pha của bức xạ cưởng bức do nguyên tử phát ra trùng với các đặc trưng của
bức xạ ngoài tác dụng nguyên tử. Vì vậy bức xạ cưởng bức là bức xạ kết hợp. Đây là cơ sở cho
nguyên tắc hoạt động của Laser
5.4 Cấu tạo của Laser
5.4.1 Điều kiện để tạo Laser
 Phải tạo được một môi trường hoạt động: bằng phương pháp đảo lộn mật độ trên các
mức
 Tạo mối liên hệ phản hồi: nghĩa là phải làm cho ánh sáng do các nguyên tử phát ra được
truyền đi truyền lại nhiều lần trong môi trường hoạt động. Nói cách khác là phải là cho ánh
sáng do nguyên tử phát ra theo một phương xác định. Để thực hiện được điều này người ta
dùng hệ gương phản xạ, và được gọi là hộp cộng hưởng quang học, môi trường hoạt động được
đặt giữa hai tấm gương
Hai gương M1, M2 có thể là 2 gương song song hay gương cầu làm bằng chất điện môi.
Một trong hai gương này phản xạ toàn phần và gương kia phản xạ một phần, 2 gương đặt
vuông góc với trục của môi trường hoạt động.

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 50 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
Khi phôton bay dọc theo trục 2 gương sẻ làm sản sinh ra vô số phôton cưởng bức khác
nhau các phôton này cũng bay dọc theo trục của 2 gương. Như vậy nhờ hộp cộng hưởng mà
môi trường hoạt động tạo nên được một thác phôton, dòng phôton này khi tới M2 sẻ phản xạ
một phần trở lại môi trường hoạt động phần còn lại đi ra ngoài ta có chùm Laser
 Phải chọn gương phản xạ M2 có thông số thích hợp, để hệ số khuyếch đại của bức xạ
cưởng bức luôn lớn hơn một giá trị nào đó gọi là ngưỡng phát
5.4.2 Laser Rubi
 Cấu tạo
Môi trường hoạt động thanh Rubi hình trụ (là một loại tinh thể Al2O3 pha ion tạp chất
Cr+3 có nồng độ từ 0.05% đến 0.5%) đường kính cở 1 cm, độ dài từ vài cm đến 50 cm.
Công suất của Laser phụ thuộc vào độ dài của thanh, càng dài thì công suất càng lớn. Hai
đầu thanh Rubi được mài nhẵn và song song, được đặt vào giữa hai gương phải xạ M1 và
M2. Bơm Laser Rubi bằng đèn Xenon (công suất cở vài trăm kW), đèn có thể hình xoắn,
chử U, hình trụ… và đặt gần thanh Rubi
 Hoạt động
Hoạt động dựa trên sơ đồ mức 3 năng lượng của nguyên tử Cr, có trạng thái cơ bản E1
và 2 trạng thái kích thích E2b và E2a. Đó là hai mức năng lượng hẹp, những sự chuyển động
lượng tử E2a ,E2b về mức cơ bản phát ra tia Laser. Tai mức E2 nguyên tử tồn tại lâu hơn 10 -3
s gấp 105 lần so với thông thường, do đó tạo nên khe năng tích lũy nguyên tử ở trạng thái
kích thích E2, có một môi trường hoạt động.
Khi đèn Xenon phát ra các xung sáng có công suất lớn, làm cho nguyên tử Cr bị kích
thích lên trạng thái E3 và E4 và lập tức chuyển về trạng thái E2, sau thời gian 10-3 s chuyển
0
về trạng thái E1 phát ra tia Laser có bước sóng   0,6943 A (đỏ thẩm)
Ngày nay người ta đã chế tạo được nhiều loại Laser rắn có công suất lớn như:
 Laser thủy tinh pha Neodym công suất 20 tỉ W một xung
 Laser khí: He-Ne; CO2; Ar; bán dẫn CoAs;…
5.5 Ứng dụng
 Thông tin liên lạc: có ưu điểm là giữ được bí mật khi liên lạc, tiêu hao năng lượng ít. Sóng
ngắn có tính chất là trong một giải tần số có thể phát đi một lúc nhiều chương trình phát thanh
vô tuyến.
Ví dụ: Nếu dùng sóng có bước sóng từ 13m đến 500m thì có thể phát một lúc 500 chương
trình, nhưng nếu dùng ánh sáng có bước sóng từ 0,4 m  0,7 m thì có thể phát một lúc 80
triệu chương trình. Những chương trình này chỉ cách nhau một khoảng là 10 MHz theo chuẩn
quốc tế.
 Thông tin liên lạc vũ trụ
 Xác định vị trí, khoảng cách: (rađa quang học)
Ví dụ: Rađa quang học vượt xa Rađa vô tuyến về phương diện tầm hoạt động cũng như
độ chính xác, vì rađa quang học có tính định hướng cao và ít tiêu hao năng lượng. ( ví dụ: với
công suất 100 W rađa quang học có thể phát hiện mục tiêu cách xa 160.000 km với sai số
không quá 2 km)
 Dùng làm nguồn sáng để nghiên cứu khoa học
 Dùng trong phẩu thuật y học, khoan, hàn, cắt trong công nghiệp
Ví dụ: Có thể dùng một chùm tia Laser công suất lớn, được tập trung trên một diện tích
hẹp chỉ trong khoảng thời gian nữa triệu giây thì nhiệt độ có thể lên tới 10000 C (thực nghiệm)
 Dùng làm vũ khí
Ví dụ: Dùng tia Laser để tiêu diệt các mục tiêu tên lửa. Bởi vì nếu đục thủng một lỗ nhỏ
trên thân tên lửa, thì nó rung lên dữ dội và làm lệch đường đi, nếu trúng điểm yếu thì bị hỏng
hoàn toàn
 Dùng trong toàn kí, chụp ảnh
Toàn kí là phép chụp ảnh ba chiều của vật

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 51 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập

VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ


1. Tính chất và cấu tạo hạt nhân
1.1. Cấu tạo hạt nhân
1.1.1.Cấu tạo
Kích thước hạt nhân rất nhỏ cỡ 10-10 đến 10-15 m, thực nghiệm chứng tỏ rằng chúng còn
được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn là nuclon.
Đặc điểm của hạt nhân: Có dạng gần hình cầu, kích thước thực tế phụ thuộc vào số
nuclon theo ct r = r0A1/3 với r0 = (1,2~1,3).10-15, mật độ vật chất là đồng đều với các hạt nhân
3. A 1
(thực tế chỉ với A  12 ): n    39
 1038 nuclon/m3
4. .r0 A 7.10
Số proton trong hạt nhân bằng Z, với Z là nguyên tử số, tổng số nuclon kí hiệu bằng chữ
A, số notron A - Z
Có hai loại nuclon:
 Proton (p)
o Mang điện tích nguyên tố dương +1,6.10 -19C
o Khối lượng nghỉ: mp = 1,007277u = 938,256 MeV/c2 = 1,67252.10-27kg
o Proton có chu kì bán rã vô cùng lớn (1039s), trạng thái tự do không phân rã
 Notron (n)
o Không mang điện tích
o Khối lượng nghỉ: mn = 1,008665u = 939,550 MeV/c2 = 1,67482.10-27kg
o Notron có thời gian bán rã 932s (cở 12 phút), nếu các notron được để riêng lẻ
1.1.2.Kí hiệu
Dùng kí hiệu hóa học của nguyên tố đó: X A hay AZ X
1.1.3.Đồng vị
Là các chất có cùng nguyên tử sô Z (proton), nhưng khác nhau về khối lượng nguyên tử
(nuclon). Có hóa tính giống nhau
Ví dụ: Hidro: 12 H ;11H ;13 H , hay Cacbon: 106C ;116C ;126 C ;136 C ;146 C ;156 C ;166 C
1.2. Khối lượng hạt nhân
1.2.1.Đơn vị khối lượng hạt nhân
Đơn vị khối lượng hạt nhân u có giá trị bằng 1/12 khối lượng đồng vị 126C
1u = 1,66055.10-27 kg; NA = 6,023.1023 nguyên tử/mol
1u = 931,5 MeV/c2
1MeV/c2 = 1,7827.10-30kg hay 1kg = 0,561.1030 MeV/c2
1.2.2.Khối lượng và năng lượng
Theo hệ thức Einstein: E  mc 2 . Vậy bất kì một gam chất nào cũng có một năng lượng
xác định băng 25.10 6 kWh
2. Năng lượng liên kết và phản ứng hạt nhân
2.1.Lực hạt nhân
Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt mang điện dương và hạt không mang điện nhưng khá bền
vững. Vì vậy lực liên kết các nuclon trong hạt nhân phải có bản chất khác so với các lực như trọng
lực, lực điện… gọi là lực hạt nhân. Nó có tác dụng rất mạnh trong phạm vi bán kính hạt nhân 10 -15
m
 Lực hạt nhân xuất hiện trong 3 nhóm quá trình sau:
 Tương tác của 2 nuclon tự do tạo thành hạt nhân của Đơnton và gây tán xạ nuclon-
nuclon
 Tán xạ của nuclon (tự do) với hạt nhân
 Tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân
 Các tính chất lực hạt nhân
 Bán kính tác dụng ngắn cở 10-15
 Lực hạt nhân về căn bản là lực hút rất mạnh
 Lực hạt nhân có thể xem là lực thế
 Một số bài toán có thể xem lực hạt nhân là đối xứng cầu

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 52 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
 Có đặc tính của tương tác mạnh, cường độ lớn
 Với r  0,5.10 15 m thì lực hạt nhân là lực đẩy
 Lực hạt nhân phụ thuộc vào tính định hướng tương đối của Spin các nuclon
 Lực hạt nhân không xuyên tâm
 Không phụ thuộc vào vận tốc các nuclon
 Không phụ thuộc vào điện tích
 Có đặc tính là lực trao đổi
2.2.Năng lượng liên kết hạt nhân
2.2.1.Độ hụt khối
Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclon tự do tạo nên
hạt nhân đó
Độ hụt khối: m  Zm p   A  Z mn  m X
2.2.2.Năng lượng liên kết
Theo thuyết tương đối của Einstein thì năng lượng toàn phần của hạt nhân bé hơn năng
lượng toàn phần của các nuclon khi tách chúng ra riêng lẻ một lượng là: E  mc 2 gọi là
năng lượng liên kết hạt nhân
E  m.c 2  ( Zm p   A  Z mn  m X ).c 2
2.2.3.Năng lượng liên kết riêng
Là lượng năng lượng lien kết trung bình của một nuclon trong hạt nhân được xác định bởi
E
tỉ số:   . năng lượng liên kết riêng phụ thuộc vào A và Z,  lớn thì hạt nhân càng bền
A
~
vững   8,00 MeV /nuclon
2.4 Phản ứng hạt nhân
2.4.1 Định nghĩa và Đặc tính
 Phản ứng hạt nhân tự phát: đó là quá trình phân rã hạt nhân
 Phản ứng hạt nhân kích thích: phản ứng phân hạch và nhiệt hạch
Là sự tương tác giữa 2 hạt nhân dẫn đến sự biến đổi chúng thành hạt nhân khác, sơ đồ phản
ứng hạt nhân: A  B  C  D
Các hạt nhân trước và sau phản ứng có thể nhiều hoặc ít hơn 2 hạt, trước và sau phản ứng
có thể có hạt sơ cấp như:
2.4.2 Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
2.4.3 Năng lượng phản ứng hạt nhân
3. Phóng xạ
3.1.Hiện tượng phóng xạ
3.1.1.Định nghĩa
3.1.2.Các dạng phóng xạ
3.1.2.1. Phóng xạ 
3.1.2.2. Phóng xạ 
3.1.2.3. Phóng xạ 
3.2.Định luật phóng xạ
3.2.1.Đặc tính quá trình phóng xạ
3.2.2.Định luật phóng xạ
3.2.3.Chu kì bán rã
3.3.Đồng vị phóng xạ nhân tạo
3.3.1.Phóng xạ nhân tạo và phương pháp đánh dấu nguyên tử
3.3.2.Đồng vị 14C
4. Phản ứng phân hạch
4.1.Cơ chế của phản ứng phân hạch
4.1.1.Khái niệm
4.1.2.Phản ứng phân hạch kích thích
4.2.Năng lượng phân hạch
4.2.1.Phản ứng phân hạch toả năng lượng

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 53 of 54


Lý thuyết Vật Lí 12 Toàn tập
4.2.2.Phản ứng phân hạch dây chuyền
4.2.3.Phản ứng phân hạch có điều khiển
4.3.So sánh phản ứng phân hạch và hiện tượng phóng xạ
5. Phản ứng nhiệt hạch
5.1.Cơ chế của phản ứng nhiệt hạch
5.1.1.Khái niệm
5.1.2.Điều kiện thực hiện
5.2.Năng lượng nhiệt hạch
5.3.Phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất
5.4.Những ưu việt của phản ứng nhiệt hạch
VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
1. Các hạt sơ cấp
1.1.Khái niệm hạt sơ cấp
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Hạt sơ cấp
1.1.3. Phân loại
1.2.Tính chất hạt sơ cấp
1.2.1. Thời gian sống
1.2.2. Phản hạt
1.3.Tương tác của các hạt sơ cấp
1.3.1. Tương tác điện từ
1.3.2. Tương tác mạnh
1.3.3. Tương tác yếu
1.3.4. Tương tác hấp dẫn
2. Cấu tạo vũ trụ
2.1.Hệ mặt Trời
2.1.1. Mặt Trời
2.1.2. Các hành tinh
2.1.3. Các tiểu hành tinh
2.1.4. Sao Chổi và Thiên thạch
2.2.Các Sao và Thiên Hà
2.2.1. Các Sao
2.2.2. Thiên hà
2.2.3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà

Biên soạn: Nguyễn Tất Thành email: thanhvl9@gmail.com Page 54 of 54

You might also like