You are on page 1of 28

Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.

Nguyen viet Trung

1. Ứng dụng dầm Super-T trong xây dựng cầu ở Việt Nam
1.1. Giới thiệu
Ở Việt Nam, dầm Super-T được ứng dụng đầu tiên cho các nhịp cầu dẫn của dự án cầu
Mỹ Thuận thông qua sự giúp đỡ và chuyển giao công nghệ của chính phủ Australia. Chiều dài
dầm Super-T được phát triển lên 40m và đặc biệt đầu dầm làm khấc để che phần nhô ra của xà
mũ trụ, tạo mỹ quan cho công trình, và phù hợp với kết cấu cầu dây văng nhịp lớn của cầu chính.
Sau đó, trong dự án cải tạo Quốc lộ 10, dầm Super-T được áp dụng trong các cầu Tân Đệ và Quý
Cao.
Hiện nay, dầm Super-T đang được ứng dụng rộng rãi trong hàng loạt dự án lớn trên khắp
mọi miền nước ta. Miền Bắc với những dự án cầu Tân Đệ, cầu Quý Cao trên Quốc lộ 10, cầu
Yên Lệnh trên quốc lộ 39, cầu vượt đồi A1 Điện Biên, cầu vượt Lê Lợi ở thành phố Thanh Hoá,
… Miền Trung với cầu Chợ Dinh, cầu Thuận An ở Huế, cầu Rộ trên đường Hồ Chí Minh về quê
Bác…Miền Nam với cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu và đặc biệt là dự án đường cao tốc Sài Gòn-
Trung Lương với hàng ngàn phiến dầm đang được triển khai.
Về công nghệ chế tạo dầm Super-T, có thể nói ngành cầu Việt Nam đã tiếp thu rất nhanh
chóng và hiệu quả công nghệ mới này, hiện nay các kỹ sư cầu Việt Nam có thể nói đã làm chủ
được công nghệ. Trong thiết kế dầm, các đơn vị thiết kế trong nước đã làm chủ được các bài toán
thiết kế và áp dụng trong nhiều công trình sau đó như cầu Thuận An, cầu Rộ, cầu Tư Hiền. Về
công nghệ chế tạo dầm, các Nhà thầu đã và đang ngày càng hoàn thiện trong công nghệ chế tạo
như Công ty Cầu 14, Công ty cầu 1 Thăng Long. Chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm từ công tác thiết kế, chế tạo dầm cho đến công đoạn lao lắp dầm lên gối.
Mặc dù vậy, trải qua các dự án đã thực hiện, chúng ta vẫn còn gặp một số khó khăn trong
các công đoạn của công nghệ. Việc xây dựng bãi đúc dầm, bệ căng cáp còn quá tốn kém. Chất
lượng bê tông dầm vẫn chưa cao và khó được đảm bảo hoàn toàn. Một vài sự cố kỹ thuật đã sảy
ra trong các khâu từ chế tạo, thi công cho đến hoàn thiện cầu. Đặc biệt là sự xuất hiện những vết
nứt trong dầm đã đẩy giá thành xây dựng lên cao, làm chậm tiến độ dự án, đồng thời đòi hỏi
những chi phí khắc phục rất tốn kém.

1.2 Phân tích đánh giá công nghệ chế tạo và lao lắp dầm Super-T từ các công trình thực tế.
1.2.1 Tình hình ứng dụng dầm Super-T qua các dự án.
Dầm Super-T kế thừa những ưu điểm sẵn có của dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn. Ngoài
ra, nó còn nhiều ưu điểm trong việc chế tạo, thi công và ngày càng chứng minh được những hiệu
quả kinh tế kỹ thuật nổi bật.
Đầu tiên phải kể đến dự án cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận là một dự án cầu mang tầm
vóc thế kỷ của nước ta. Cầu nằm trên Quốc lộ 1A vượt qua sông Tiền nối liền hai bờ Tiền Giang
và Vĩnh Long. Cầu chính là một cây cầu dây văng 3 nhịp với sơ đồ 150+350+150m. Để phù hợp
1
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

với kết cấu cầu chính và tổng thể công trình rất lớn, các nhịp cầu dẫn được ưu tiên sử dụng các
nhịp dầm Super-T với chiều dài trung bình là 40m. Bờ phía Tiền Giang có 11 nhịp, bờ phía Vĩnh
Long có 11 nhịp. Mặt cắt ngang mỗi nhịp gồm 10 dầm đặt cách nhau 2.15 m.

Hình 1.1 Bố trí chung cầu Mỹ Thuận

Hình 1.2. Mặt cắt ngang điển hình nhịp dẫn Super-T cầu Mỹ Thuận.
Dự án cầu Mỹ Thuận là dự án sử dụng vốn ODA của chính phủ Australia và là dự án đầu
tiên chuyển giao công nghệ dầm Super-T vào Việt Nam. Dầm Super-T trong cầu Mỹ Thuận là
dầm Super-T cải tiến (Super-T roff) với chiều dài lớn hơn những nhịp tiêu chuẩn ở Australia.
Tổng số phiến dầm Super-T của dự án lên tới 220 dầm. Đây là lần đầu tiên dầm Super-T được
đưa vào ứng dụng ở Việt Nam, là một bước ngoặt quan trọng trong công nghệ xây dựng cầu ở
nước ta, mở ra một trang mới về kỹ thuật công nghệ thiết kế, chế tạo và lao lắp các dầm cầu nhịp
trung bình ở Việt Nam.
Do điều kiện công trường cho phép, các phiến dầm Super-T cầu Mỹ Thuận được đúc tại
bãi đúc bờ Nam trên 2 bệ đúc rộng 4.0m có đường công vụ đi giữa theo đúng thiết kế ban đầu
của Australia. Dầm được vận chuyển từ bãi chứa dầm ra vị trí cầu dẫn bằng xe kéo rơ móc vì số
lượng nhịp và số dầm cũng như chiều dài đường công tác là rất lớn. Trên xe rơ móc có khung đỡ

2
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

dầm đảm bảo ổn định. Các dầm phục vụ thi công nhịp dẫn bờ Bắc được vận chuyển qua sông
bằng sà lan. Các dầm được lần lượt lao lắp từ mố cầu bằng xe lao dầm chuyên dụng dạng dàn
thép nên tiến độ thi công lao lắp rất nhanh chóng.
Tuy vậy, vì là công trình lần đầu tiên chuyển giao vào Việt Nam, công nghệ dầm Super-T
trong cầu Mỹ Thuận còn có nhiều điểm khiếm khuyết. Bệ đúc dầm còn quá lớn, thừa và quá tốn
kém. Công nghệ bê tông dầm chưa được tốt. Dầm không có các cốt thép xiên đầu dầm nên đã
xuất hiện những vết nứt tại khu vực này.
Sau dự án cầu Mỹ Thuận, phải kể đến dự án cầu Tân Đệ. Công trình cầu dầm bê tông cốt
thép liên tục đúc hẫng có chiều dài nhịp vào loại lớn ở Việt Nam năm đó. Cầu nằm trong dự án
cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 10, nối liền hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Cầu chính gồm 5 nhịp
khung dầm liên tục với sơ đồ 78+3x120+78m thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng. Cầu
dẫn gồm 9 nhịp dẫn dạng dầm Super-T 40m. Mặt cắt ngang gồm 7 phiến dầm Super-T cách nhau
2.32 m. Các phiến dầm đều có chiều cao 1.75m và được đổ bê tông trên bãi, cẩu lắp lên nhịp
bằng xe lao dầm cỡ lớn.
Đây cũng là dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản nên hệ thống bệ đúc dầm vẫn
theo Tư vấn nước ngoài duyệt và giám sát nên bệ đúc bê tông lớn như cầu Mỹ Thuận. Nhờ có bãi
sông rộng nên bãi đúc dầm bố trí khá xa tim cầu đúc dầm sau chở dầm ra lắp cho cầu dẫn.
Chế tạo dầm dùng phụ gia SiKa 520 là loại siêu dẻo cao và tăng nhanh cường độ. Bê tông
dầm M500 khi đạt được 90% cường độ mới cắt cáp cho chịu nén dự ứng lực. Tuỳ theo thời tiết,
nhiệt độ cao thấp theo mùa của miền Bắc. Nếu mùa hè thì 50 giờ đến 60 giờ sau khi đổ bê tông
dầm có thể cắt cáp truyền lực căng vào dầm để cẩu dầm khỏi bệ và đúc tiếp dầm khác. Nếu thời
tiết lạnh vào mùa đông phải pha 1/2 loại 520 và 1/2 loại NN (đông cứng rất nhanh) sau khi đổ 60
giờ mới có thể cắt được cáp.

3
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Hình 1.3. Mặt cắt ngang nhịp Super-T cầu Tân Đệ


Công trình cầu Yên Lệnh trên Quốc lộ 39 nối hai tỉnh Hà Nam và Hưng Yên. Cầu chính
là kết cấu khung dầm liên tục với sơ đồ 55+90+5x130+90+55m. Hai bờ có 13 và 15 nhịp dẫn
dạng dầm Super-T dài 40m với mặt cắt ngang gồm 7 phiến dầm cao 1.75m đặt cách nhau 2.32m.
Cầu Chợ Dinh bắc qua sông Hương (Thành phố Huế) là một công trình tiêu biểu của
Miền Trung. Cầu có sơ đồ 18+3x(40+40+40)+18 (m) với 9 nhịp dầm Super-T. Mỗi nhịp gồm 6
phiến dầm cao 1.75m đặt cách nhau 2.33m.
Dầm Super T áp dụng vào cầu Chợ Dinh do Trung tâm TVTK và Thực nghiệm công
trình - Trường Đại học Giao thông vận tải thiết kế. Lần đầu tiên được áp dụng vào công trình
hoàn toàn do Việt Nam thiết kế và thi công với chiều dài dầm 38.3m. Chiều cao dầm 1,75m, tim
dầm cách nhau 2,33m. Dầm có 38 tao cáp cường độ cao 15,2mm có độ chùng thấp theo tiêu
chuẩn AS-1311 hoặc ASTM A416-85, cường độ kéo đứt 1860Mpa. Ván khuôn trong dùng 3
khối tạo cho dầm có 2 vách ngăn đứng dày 15cm. Mặt cầu dùng mối nối liên tục nhiệt, cứ 3 nhịp
1 liên làm tăng độ êm thuận cho mặt cầu. Gối cầu dùng gối cao su nhập ngoại, bản mặt cầu đổ tại
chỗ dày 18cm. Quá trình thi công bệ đúc dầm vẫn áp dụng như cầu Mỹ Thuận và Tân Đệ nên
nặng nề và tốn kém. Khi thi công thực tế, Tư vấn thiết kế thấy có thể bổ sung được mỗi đầu dầm
8 thanh thép Φ 25 A3 xiên 45o qua vị trí cắt khấc (Thực tế khi thiết kế thì không thể bố trí được).
Do điều kiện cầu nằm trong thành phố nên mặt bằng thi công rất chật hẹp phải bố trí bệ
đúc trùng với nhịp 2 của cầu. Làm đường chạy ngang cho xe lao bằng cách nối dài từ hai trụ cầu
vượt qua bệ đúc, đường công vụ và giá buộc cốt thép. Bãi chứa dầm là trên mặt cầu. Sau đó dùng
đường goòng cấp dầm cho xe lao khác lao ra các nhịp tiếp theo. Do xe lao thông dụng cho dầm
L=33m, nay phải nới thêm 1 đoạn 5m để vượt qua các trụ mới nên khi xe lao sang thì trụ mới
phải mở rộng để đón mũi dẫn tránh võng quá lớn. Phụ gia cho đúc dầm M500 dùng Sika 520. Cứ
20 ngày đúc được 6 phiến, lao 6 phiến và đổ 1 nhịp mặt cầu. Dùng 2 dây chuyền: 1 là đúc dầm
và 2 là lao xe lao dầm, sau đó đổ bê tông mặt cầu.
Cầu vượt đồi A1 Điện Biên là một công trình mang tính lịch sử. Cây cầu nằm trên tuyến
đường quy hoạch trong khu di tích cách mạng Điện Biên Phủ. Cầu gồm 2 cây cầu riêng rẽ sát
nhau. Mỗi cầu là 3 nhịp dầm Super-T giản đơn, dài 35m. Mặt cắt ngang gồm 5 dầm cao 1.50m
cách nhau 2.30m.

7005 3415 3500 3415 102805 1315


481.30 0 0 0481.4
0
481.1 0 0 0 0 481.1
33 46 27 55
Tường
chắn
474.4
140 140 84
0 0 500
471.5
19 0
570 469.5 469.5 449.4
98 98 84
0 442.5
19 500 500
0 0
440.5 440.5
98 98

4
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Hình 1.4. Cầu vượt đồi A1 Điện Biên Phủ


Dầm Super T cầu A1 thành phố Điện Biên do Công ty Tư vấn thiết kế Cầu Đường
(TEDI) thiết kế. Cân đối mỗi cầu 3 nhịp dầm L=35m. Điều kiện giải phóng mặt bằng khó khăn
nên cũng phải đúc cạnh cầu từ mố ra trụ tại vị trí hạ lưu cầu. Đúc được nhịp nào là đưa lên cầu
bằng xe nâng chạy trên mố và trụ.
Do điều kiện đường đèo dốc khó vận tải các thiết bị lao lắp dầm với tải trọng siêu trường
siêu trọng mà phải đi Hà Nội- Lao Cai- Sa Pa sang Phong Thổ, Lai Châu về Điện Biên nên
chúng tôi sử dụng biện pháp thi công dùng cầu tạm cho xe goòng chở dầm sang nhịp thứ 2 rồi
dùng giá Long môn chạy trên 2 trụ để đặt dầm vào các gối (giá cấu tạo đơn giản chỉ dùng 7 tấn
thép cho giá rộng 35m).
Do thời gian đúc dầm vào mùa đông nên phải pha 50% phụ gia NN, còn 50% phụ gia loại
520 của hãng Sika để bê tông sớm đạt cường độ sau 72 giờ cắt được cáp . Bản mặt cầu liên tục
nhiệt 3 nhịp chỉ có khe co giãn ở 2 mố.
Cầu Rộ trên Quốc lộ 46 từ đường Hồ Chí Minh về quê Bác. Trong công nghệ chế tạo
dầm Super-T tại cầu Rộ, lúc đầu chỉ thiết kế 15 tao cáp 15.2mm không dính bám với bê tông đầu
dầm. Vì vậy đã sảy ra hiện tượng xuất hiện các vết nứt nằm ngang tại đầu dầm. Sau nhiều hội
nghị các nhà khoa học nghiên cứu cần phải tăng chống dính đầu dầm lên 25 sợi thì hết nứt dầm
đúc sau này đã được điều chỉnh số tao cáp không dính bám lên tới 25 tao.

Hình 1.5. Vết nứt ngang đầu dầm Super-T cầu Rộ trên Quốc lộ 46.
Lao dầm với sông sâu thì có 2 phương pháp chở nổi dầm ra rồi dùng cần cẩu nổi sức
nâng 120 T nhấc dầm đặt lên trụ, hoặc dùng xe lao dầm, lao hết nhịp này sang nhịp khác.
Cầu vượt đường sắt Lê Lợi thành phố Thanh Hóa cũng là trường hợp tương tự như cầu
Rộ. Cầu gồm 11 nhịp Super-T giản đơn dài 35m. Mặt cắt ngang cầu rộng 18m gồm 8 phiến dầm
Super-T dài 35m cao 1.5m cách nhau 2.3m. Các phiến dầm ban đầu được thiết kế với 10 tao
không dính bám. Sau khi có hiện tượng nứt dầm đã được điều chỉnh lên 20 tao. Do nằm giữa
thành phố nên chỉ được sử dụng nền đường sau cầu làm bãi đúc dầm (vì phải lao dầm lên mố)
5
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

nên bệ đúc dầm phải lùi sau mố 150m để làm cầu dẫn dốc cho xe goòng chở dầm leo lên mặt
cầu, 1 đầu dầm của nhịp gối lên mố không cắt khấc còn các dầm kê lên trụ đều cắt khấc và các
trụ là chữ T ngược để khi đặt dầm xong toàn bộ cấu tạo được dáng mềm mại. Trụ kiểu 1 cột ở
giữa mảnh mai nên xà mũ trụ phải kéo 5 bó cáp, mỗi bó 11 sợi Φ 15,2mm. Cứ 4 nhịp có một khe
co giãn còn lại là liên tục nhiệt, mặt cầu tạo cho xe chạy êm thuận.
Dầm được đúc tại bãi sau mố, dùng xe lao đặt dầm vào các trụ (vì vượt qua đường bộ và
đường sắt vẫn đang khai thác nên không thể làm trụ tạm).
Dự án cầu Thuận An – Thừa Thiên Huế (Quốc lộ 49). Địa chất là vùng đất bồi tích biển,
lớp bùn dày 8 đến 10m (nền đường đầu cầu phải dùng bấc thấm kết hợp bệ phản áp). Bệ đúc dầm
phải cấu tạo đặc biệt để không bị lún, nứt gãy dầm. Đơn vị thi công đã phải đắp 1 m cát, 0,5m
đất đồi đến bệ có diện tích đáy lớn là 4,5m cho 1 bệ đơn, phần thân bệ cũng giảm bớt bê tông cho
nhẹ và đỡ tốn kém nhưng vẫn phải đủ để chịu lực nén của 38 sợi cáp 15,2mm và các tải trọng thi
công khi đổ bê tông dầm.
Dự án cầu Tư Hiền – Thừa Thiên Huế. Phần cầu dẫn dùng dầm Super T khẩu độ trụ 40m.
Do công ty TVTK Cầu Lớn Hầm (TEDI) thiết kế. Vì điều kiện dầm cầu ngay cửa biển Tư Hiền
nên thiết kế dùng mác bê tông dầm là M600 với khối lượng 11 nhịp mỗi nhịp 5 phiến dầm dùng
2 bệ đúc tại hạ lưu nhịp số 2. Đúc đến đâu lao đến đó và phải dùng dạng bệ có chân đế rộng 4,5m
để đảm bảo trên nền đất yếu vẫn không bị lún.
Để đạt được M600 mà dầm Super T là kết cấu thành mỏng bầu thì 36 sợi cáp dày đặc
dùng bê tông có độ sụt 18±2cm. Phải sử dụng phụ gia Visconcrete là loại phụ gia siêu dẻo cao
cấp nhất hiện nay dùng với lượng xi măng PC40 chưa vượt 500kg/m3 mới đạt được mác thiết kế
600. Phần lao lắp cầu do đắp được đảo thi công các trụ nên lao sẽ đơn giản, do đó có thể dùng xe
lao hoặc cầu dẫn.
Cùng với yêu cầu phát triển giao thông vận tải hiện nay. Dầm Super-T tiếp tục được triển
khai rộng khắp trong rất nhiều dự án lớn. Trong dự án đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương. Vì
là tuyến đường cao tốc qua vùng đất yếu nên dùng cầu vượt dài 13km cầu vượt, cầu cạn. Dầm
Super-T đã là sự lựa chọn số một. Số lượng dầm Super-T sử dụng có thể tới 3250 phiến dầm dài
38,3m (tim trụ 40m).
Trong dự án cầu Vĩnh Tuy vượt qua sông Hồng tại Hà Nội- cây cầu có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc điều hoà giao thông của thủ đô Hà Nội, do đòi hỏi tiến độ xây dựng nhanh phải
sử dụng dạng dầm dầm Super-T. Khi so sánh hiệu quả kinh tế, kỹ thuật giữa dạng dầm hộp và
dầm Super-T, toàn bộ 50 nhịp dẫn của cầu đã được lựa chọn dùng dầm Super-T với số lượng
dầm lên tới 500 phiến dầm dài 40m.
1.2.2 Kết luận
Điểm qua tình hình chuyển giao công nghệ chế tạo dầm Super-T ở Việt Nam, có thể thấy
chúng ta đã phần nào làm chủ được công nghệ chế tạo thi công dầm. Tuy vậy, các kỹ sư và

6
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

doanh nghiệp cầu Việt Nam vẫn còn nhiều bài toán đặt ra trước mắt để có thể hoàn thiện công
nghệ hơn nữa. Hạn chế tối đa các khó khăn, phức tạp của công nghệ, thuần thục và nắm vững
các giai đoạn để có thể giảm thiểu được chi phí, nâng cao tiến độ và đảm bảo chất lượng công
trình. Cụ thể nổi lên một số vấn đề sau:
1. Khâu thiết kế phải tính toán chi tiết ứng suất đầu dầm để tránh gây nứt cục bộ ở đầu
dầm bằng cách bố trí chống dính bám của các tao cáp đầu dầm.
2. Bố trí các thép cấu tạo cho hợp lý hơn nữa như thép xiên tại vị trí cắt khấc đầu dầm.
3. Bệ đúc dầm nên bố trí cho hợp lý để hạ giá thành và đảm bảo an toàn trong quá trình thi
công ở vùng nền đất yếu.
4. Nghiên cứu thêm nhiều loại phụ gia để tạo bê tông tự đầm có mác cao đáp ứng với mọi
điều kiện thời tiết của các vùng nước ta tăng nhanh thời gian ninh kết của bê tông sớm
đạt cường độ để cắt cáp, giải phóng nhanh bệ đúc dầm đúc tiếp phiến dầm tiếp theo.
Qua đó thấy rằng yêu cầu cải tiến và hoàn thiện các bước công nghệ chế tạo và thi công
dầm Super-T là thực sự cần thiết và có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc mở rộng ứng dụng
dạng kết cấu này trong xây dựng cầu ở nước ta.
1.3 Các giải pháp cải tiến công nghệ chế tạo dầm.
1.3.1. Bê tông và cốt liệu.
Trải qua các dự án đã được thực hiện, có thể thấy rằng để đạt được chất lượng cao cho bê
tông dầm Super-T cần phải có thành phần thiết kế thật tốt.
Cát vàng có độ sạch và cỡ hạt theo thiết kế, đảm bảo theo TCVN, có cường độ cao và
không có lẫn mica như cát thạch anh,... Cát phải có tỷ trọng ≥ 2.8T/m3 (TCVN 339-86), có lượng
bùn đất < 0.6% (TCVN 343-86), có hàm lượng tạp hữu cơ đạt TCVN 345-86, có hàm lượng hạt
lớn hơn 5mm là ≥ 6%.
Đá dăm có kích thước 0.5cm x 1.5cm, có hàm lượng đất ≤ 0.4%, có hàm lượng hạt dẹt ≤
7.5%, và có cường độ tối thiểu 1200kG/cm2 .
Xi măng dùng loại PC40.
Tất cả các cốt liệu phải có chứng chỉ thí nghiệm cho phép.
ƒ Cường độ 28 ngày của bê tông là 40MPa trở lên.
ƒ Cường độ nén nhỏ nhất của bê tông lúc tạo dự ứng lực là 90% RTk.
ƒ Mặt bên của dầm tại vị trí đổ dầm ngang phải được tạo nhám.
ƒ Mặt trên của cánh dầm phải được tạo nhám sâu 3mm để dính bám với bê tông
bản mặt cầu.

7
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Đặc biệt đối với dầm Super-T các thành dầm rất mỏng, đòi hỏi bê tông phải có độ linh
động cao và cường độ lớn. Do vậy các dầm Super-T đều được sử dụng phụ gia. Để đạt được hiệu
quả cao nhất cho bê tông dầm, nên dùng phụ gia Visconcrete HE-10 của hãng SIKA. Theo như
thí nghiệm của SIKA, bê tông dầm Super-T có thể đạt cường độ 550-600 kG/cm2 nếu như được
thiết kế như sau:
ƒ Đường kính hạt cốt liệu lớn nhất 15mm.
ƒ Độ sụt bê tông 18 ± 2cm.
ƒ Phụ gia sử dụng Visconcrete HE-10 với liều lượng 0.6L/100kg xi măng.
ƒ Tỉ lệ N/XM tính cả phụ gia hoá lỏng là 0.32
ƒ Tỉ lệ cát/cát + đá là 40%.
ƒ Độ cuốn khí 1.5%.
ƒ Thành phần cấp phối cho 1 m3 bê tông:
+ Xi măng PCB40 480kg.
+ Cát vàng 712kg.
+ Đá 1113kg.
+ Nước 151L.
+ Phụ gia 2,880 lít.
1.3.2. Cốt thép thường.
Cốt thép thường có cấp tương đương A3, chỉ hàn khi được cho phép. Các thanh cốt thép
có đường kính chủ yếu 16mm được bố trí theo các lưới 10- 20cm tuỳ từng vị trí. Các cốt thép
chịu lực cục bộ nên bố trí đường kính 32mm. Cốt thép chờ của bản mặt cầu có đường kính
16mm được kéo thẳng lên từ các thanh cốt thép đứng của dầm.

8
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung
3D16-13 - 225 - L D16-05
D16-06

2 1
3D16-13 - 225 - L 4Bé D20-10 & 2D20-11 - 150 8 D32-19
"M"
D20-10 D20-10
18D16-06

D20-15
8D16-05a - 100

D20-16 4D32-20
8D32-19
"M" 5D16-17 - 200

D16-17
3D16-14 - 225 - L
5D16-18 - 200
D16-18

10Bé 2D20-15 D20-16 & D16-05 - 100


- 150
D20-12 D20-12
2

D20-11 D20-11

4Bé (D20-12 & 2D20-11 - 150)


1

mÆt Ch Ýn h c è t t h Ðp ®Çu d Çm
( TL : 1/15 )
mÆt C¾T 1 - 1
( TL : 1/10 )

D16-06 3D16-13 - 225 - L D16-05a D16-06 3D16-13 - 225 - L D16-05a


5 5

32

100 50
D20-10 D20-10

D20-10 D20-10
4D32-20 D20-11 4D32-20a D20-11

D20-11 D20-11

8D32-19 8D32-19

25 25 25 25
3D16-14 - 225 - L 3D16-14 - 225 - L 800 x 70 x 25
1900

mÆt C¾T 2 - 2 mÆt C¾T 2 - 2 (Cho dÇm biª n)


Ch i t iÕt "M"
( TL : 1/10 ) ( TL : 1/10 )
( TL 1/10 )

Hình 1.6. Bố trí cốt thép thường dầm Super-T.


1.3.3. Cáp dự ứng lực.
- Các cáp dự ứng lực dùng loại tao 12.7mm hoặc 15.2mm 7 sợi có độ chùng thấp theo tiêu
chuẩn AS1311 hoặc ASTM-A416. Cường độ kéo đứt của cáp fpa=1860MPa. Lực căng
các tao cáp là khoảng 200KN với tao 15.2mm.
- Theo thiết kế, mỗi phiến dầm gồm 38 tao cáp dự ứng lực, phía trên có 2 tao dính bám,
phía dưới có 36 tao được bố trí thành 4 hàng và 13 cột theo như hình vẽ.

9
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Hàng D
Hàng C
Hàng B
Hàng A

1 3 5 7 9 11 13
2 4 6 8 10 12

'L'

Chiều dài không dính


bám của cáp
DƯL

Hình 1.7 Bố trí các tao cáp dự ứng lực với chiều dài không dính bám

Trong số 36 tao cáp bên dưới, có 25 tao được thiết kế không dính bám bê tông ở đoạn
đầu dầm với chiều dài đoạn không dính bám khác nhau (tính bằng mm) cho từng tao cáp như
bảng sau:

Hàng
A B C D
Cột
1 4000 2000
2 8000 2000 6000
3 6000 4000
4 6000 8000
5 2000 8000
6 4000
7 8000
8 4000

10
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

9 2000 8000
10 6000 8000
11 6000 4000
12 8000 2000 6000
13 4000 2000

Bảng 3.1 Chiều dài đoạn không dính bám các tao cáp ở đầu dầm
1.3.4. Bệ căng cáp.
Dầm Super-T là dầm dự ứng lực căng trước nên phải có bệ căng cáp để chịu lực căng của
các cáp dự ứng lực. Đồng thời bệ đóng vai trò là hệ đà giáo ván khuôn đổ bê tông dầm nên bệ
phải bằng bê tông để chịu lực nén tốt.
Trong quá trình thi công, bệ căng có trọng lượng bản thân lớn, kết hợp với trọng lượng
dầm Super-T và máy móc thiết bị nên đáy bệ phải có kích thước lớn để đảm bảo không bị lún
gây nứt bệ và dầm khi mới đổ.
Về kích thước bệ, theo thiết kế ban đầu của Australia, bệ đúc có kích thước tương đối
lớn. Chiều rộng toàn bộ bệ đúc là 4.0m. Phần chân bệ bằng bê tông dày 25cm trên lớp đá dăm
dày 20cm. Chiều cao bệ là 1.85m và bề rộng mặt bệ là 0.7m. Cốt thép trong bệ chủ yếu là cốt gai
với đường kính 14-16mm bố trí dày đặc. Bệ đúc kiểu này đã áp dụng cho các cầu như Mỹ
Thuận, Tân Đệ, cầu Chợ Dinh...với chi phí cho xây dựng một bệ lên tới hơn 500 triệu đồng,
đồng thời gây khó khăn cho công tác phá dỡ bệ sau này.
Bệ căng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, cấp bê tông 20Mpa. Cốt thép thường tròn trơn
có cường độ fy tối thiểu 210Mpa, cốt gai tối thiểu 295Mpa. Chiều dài bệ đúc 39.5m. Đầu bệ căng
được đặt các dầm kích tổ hợp từ các thép hình và thép bản có các lỗ luồn cáp đường kính 18mm.
Trong điều kiện nơi thi công là nền đất yếu, kích thước đế nhỏ và trọng lượng bệ lớn như
vậy sẽ gây mất ổn định cho nền đất. Kích thước của bệ nên giảm đi. Chiều dài bệ đúc cho dầm
Super-T 40m là 40.2m. Bề rộng của bệ được tăng lên 4.5m để giảm áp lực xuống nền đất. Tiết
diện của bệ giảm đi chỉ còn khoảng 70%. Cốt thép sử dụng trong bệ cũng chủ yếu là loại thép gai
đường kính 10-12mm. Với thiết kế như vậy, bệ đúc vẫn đảm bảo điều kiện chịu lực, đồng thời
rút ngắn được thời gian thi công và giảm được khoảng 25% chi phí. Các bệ kiểu này đã được
kiểm nghiệm qua thực tế tại các công trường cầu Thuận An, cầu A1 Điện Biên, nên áp dụng phổ
biến cho các công trình cầu sau này.
Vì dầm có hệ cáp căng trước phía dưới nên dùng dạng bệ nổi là hợp lý nhất để đảm bảo
không bị đọng nước, sạch sẽ ván khuôn đáy khi chưa đúc dầm đồng thời dễ dàng thao tác luồn
cáp.

11
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Kinh nghiệm cho thấy, để đúc được bệ bê tông cho phẳng, thẳng, chính xác là rất khó mà
giá thành lại cao.
Nếu nền đất yếu thì trước khi làm bệ phải thay đất bằng lớp cát, sau là đá đệm. Đặc biệt
hai đầu bệ phải gia cố nhiều hơn như cọc tre để khi cắt cáp dầm rồi chỉ kê ở hai đầu.
Dầm căng kích chịu lực rất lớn, ở vị trí nhỏ hẹp và có nhiều lỗ nên sử dụng dầm bằng
thép tổ hợp từ 5 thép bản dày 25mm. Các chi tiết chôn sẵn trong bệ căng để liên kết bệ căng với
dầm kích. Ván khuôn trong cần phải được đặt sau khi đổ bê tông bệ và phải được đo đạc kiểm tra
chính xác.
Nên bố trí thiết kế hai bệ đúc đồng thời. Để có thể dùng xe chuyên dụng chở bê tông xả
trực tiếp khi đúc dầm, cần phải làm đường công vụ giữa 2 bệ đúc là hợp lý. Bề rộng đường công
vụ B =2.79m. Cao độ mặt đường thấp hơn đỉnh thành bên của bệ căng khoảng 30cm. Đất nền
đường công vụ được dầm chặt K=95% và rải 1 lớp đá cấp phối dày15cm.
Mặt cắt ngang bệ đúc dầm Lan can
phòng hộ

80
L63x63 0
x5
16
0 Ván lát D1
L63x63 L63x63
xàn
công tác dày 5cm 6
x5 x5
33 5 6 15 440(43 10 102 10 440(43 15 6 90
0 03 5 0) 0 0 0 0) 5 3 0
I10 7
0 10 5 10
0 0
10 10
VK VK
0 0
1 1
I10
I10 I10
5 5 0
060 5 5 0 60
0 0
70 0 79. 0 00
7 0
79.
0 5 0
5

211
160 5x35
Vữa đệm 0
0 0

160 1
1 0
0
0
1 1
Bệ đúc Bệ đúc
Thang
xànlên
công tác
VK
70 3
0
10
20 0
0 10
0

25
0

57 102 82 102 57
0 0 0 0 0

Hình 1.8 Cấu tạo bệ đúc và căng cáp cầu Yên Lệnh.

12
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Hình 1.9 Bệ đúc và dầm căng cáp cầu Yên Lệnh.

2790

§¸ th¶i dµy 15 cm
§Êt ®¾p ®Çm chÆtK95 +2.8
20

20
175
135

135
175
20

20
450 90 450

§Êt phèi ®Êt ®åi 20 cm

Hình 1.10 Cấu tạo bệ đúc và căng cáp sửa đổi cho cầu A1 Điện Biên.

13
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

mÆt c¾t gi÷a bÖ b¶ng t hèng kª vËt l iÖu


700 700
Träng l- î ng
30 640 30 30 640 30 KH H¹ ng môc vËt t- §¬n vÞ Sè l- î ng Tæng chiÒu dµi (m) §.vÞKg/m Träng l- î ng (Kg)
D14 D14 N8 D14 D14
N8 N8 N8 N1 D 14 , AII , L = 7000 Thanh 261 1827 1.21 2210.67
30

30
N6 D12 a 150 N4 D12 a 150 N2 D 10 , AII , L = 39100 Thanh 46 1798.6 0.61 1097.15
200

N6
140

140
N3 D10, AII , L = 4440 Thanh 522 2317.68 0.61 1413.78
30

30
N4 D12 , AII , L = 39130 Thanh 36 1408.68 0.87 1225.55
D10 a 200 D10 a 200
N9 N9
N5 D10 , AII , L = 450 Thanh 720 324 0.61 197.64
D 12 , a 200 D 12 a 200
N4 N4 N6 D12 , AII , L = 1600 Thanh 514 822.4 0.87 715.49

1750
1350

1350
D 10 « 300 D 10 « 300
N7 D16 , AII , L = 1100 Thanh 8 8.8 1.57 13.82
N5 N5
N8 D 14, AII , L = 39160 Thanh 14 548.24 1.21 663.37
D 10 a 150 D 10 a 200
N3 N9 D10 , AI , L = 39100 Thanh 4 156.4 0.61 95.4
N4 N2
D 14 a 150
N15
30

30
N10 D16 , AII , L = 2670 Thanh 12 32.04 1.57 50.3
200

200
140

140
N11 D16 , AII , Ltb = 820 Thanh 24 19.68 1.57 30.9
D 10 « 300 D 14 , a 150 D10 a 200 N12 D16 , AII , L = 2050 Thanh 16 32.8 1.57 51.5
30

20
N16 N1 N2
50 22 x 200 50
N13 T«n 16 x 350 x 600 B¶n 04 26.376 105.5
4500
N14 T«n 16 x 300 x 250 B¶n 04 9.42 37.68

N15 D14 , AII , L = 4500 Thanh 261 1174.5 1.21 1421.15

N16 D10 , AII , L = 380 Thanh 1060 402.8 0.61 245.7


mÆt c¾t ®Çu bÖ N17 D10 , AII L = 760 Thanh 36 27.36 0.61 16.69

N18 D18 , AI L = 500 Thanh 20 10 0.39 3.9


700 700

30 640 30 640 30 Bª t«ng M250 m3 108.7


30

N8 D14 D14 N8 N8 D14 D14


N8 Tæng céng thÐp : 9453 Kg
30

30
N6 D12 a 150 N4 D12 a 150
N6
200

140

140
30

30
D 16
N11
D10 a 200 D10 a 200 Ghi chó : KÝch th- í c b¶n vÏ ghi b»ng mm
N9 N9
Khèi l- î ng cèt thÐp tÝnh cho 1 bÖ
D 16
N4 D 12 , a 200 N10 N4 D 12
B¶n t«n 16 mm
a 200
1350

1350
300

D 10 a 150 D 10 a 200
N3
N4 N2
D 14 a 150
N15
30

30
500
200

140

140

D 10 « 300 D 14 , a 150 D 10 a 200


30
30

N16 N1 N2
50 22 x 200 50

4500

Hình 1.11 Cốt thép bệ đúc sửa đổi cho cầu vượt A1 Điện Biên.

1.3.4. Ván khuôn


Yêu cầu đối với ván khuôn dầm là phải chắc chắn do thành dầm Super-T rất mỏng, đồng
thời phải đủ chịu lực và phải thật thẳng, phẳng để tạo bề mặt cho dầm Super-T.
Để liên kết ván khuôn vào bệ đúc, khi đúc bệ cứ 3m theo chiều dài bệ lại tiến hành cắm
các thanh thép chờ D22mm với 4 thanh theo chiều cao bệ và 3 thanh ở đáy bệ để sau này hàn các
thanh tròn D16mm làm cữ đỡ cho ván khuôn thành và ván khuôn đáy dầm.
Ván khuôn ngoài với tổng chiều dài lớn hơn chiều dài dầm 0.5m được cấu tạo từ thép bản
6mm, có các sườn tăng cường dọc bằng thép hình U100. Ván khuôn ngoài được chia thành các
mảng, mỗi mảng dài khoảng 5.90m. Sau khi lắp đặt vào bệ đúc, các mảng sẽ được hàn nối thành
một khối liền.
Theo chiều dài dầm, ván khuôn thành cứ 3m lại để hở 20cm đúng vị trí để hàn với các
thanh thép chờ D22 từ bệ đúc với các sườn [ 100 đảm bảo chỉnh ván khuôn đúng kích thước theo
thiết kế.

14
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

Sau khi đo đạc ván khuôn chính xác dùng miếng thép dày 6mm rộng 20cm hàn đậy khe
hở lại rồi mài nhẵn.
Sau khi nghiệm thu ván khuôn đáy và thành xong, tiến hành bơm vữa xi măng mác 10-
20MPa lấp đầy khe hở giữa ván khuôn và bệ đúc (có thêm phụ gia hoá dẻo và đầm chặt cho lấp
đầy các khe hở).
Ván khuôn trong gồm 3 khúc, khúc giữa dài 12m, hai khúc biên dài 11m mỗi khúc. Các
khúc được cấu tạo từ thép bản dày 6mm, bên trong gia cường bằng các khung thép hình và sườn
tăng cường L75x50x5, L50x50x5. Phía trong của ván khuôn được lắp dặt các dầm rung để đầm
bê tông dầm trong quá trình đổ.
Phần ván khuôn của đáy cánh dầm Super-T được làm từ thép tấm dày 6mm tăng cường
bằng các thép hình C100 và đặt trên các dầm đỡ là thép hình I120. Các thép hình này được hàn
vào các bản thép chờ chôn sẵn trên đỉnh bệ bê tông.

15
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

1/ 2 bª n kh « n g c ã l a n c a n 1/ 2 bª n bè t r Ý®- ê n g ®i
A
19650 19650
500 667 542
3652 2175 2175 3948 2500 2500 2200 2000 1500 1750 1750 1991 1962 2205 1205 1778 1000 1200 100

800
430

280
V3 Côm V1 V2 V4
1600

1600
VKD

1.88
250

A
39300

1/ 2 m¾t b» n g c h u n g 1/ 2 mÆt b» n g v ¸ n kh u« n
Côm V5
1369

VK2

1205
VK1
VK3

1205
2168

VK2

750
500
19650
730 1000
19650 t Êm Vk1

83

100 100 38
290 280 289 285

190 180 189 185


m¾t c ¾t a - a

100 100
1608

1608
3537
Côm V3 100 155
163
155 440 1020 440 963

100
VK12

304

204
160

800

22 100
77
Côm V2
331
771

VK11
75

50 39300
140

280

75
t Êm Vk2
VK1
140

100

87 88 100
V4

140 140 140


C ôm V1 VK22
440
695

695
1600

155
1600

10

10

VK21
1 1
76 39300
VK3
VK32
700 t Êm Vk3 VK31 VK33
281

350
VK33

700
700

350
g hi c hó :
- KÝc h th- í c trong b ¶ n vÏ ®¬n vÞlµ m m .
- B¶ n vÏ xe m c ï ng b ¶ n 08-b . 750 63x600=37800 750
39300
Hình 100

1.12 Cấu tạo ván khuôn ngoài dầm Super-T.

16
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

c ôm v 2
c ôm v 1 63 1600
b¶ n g kh è i l - î n g t Êm v ¸ n k h u« n n g o µ i
V12(V22) V23:L=39300 V26
800 V24
200 500 100 V23 st t h ¹ n g môc - q u y c ¸ c h ®¬ n v Þ sè l - î n g kh è i l - î n g g hi c hó

140

75
V25

800
I V¸ n khu«n thµ nh VK1 TÊm 02
140 140

V11 75 100
840 97 500
280

146 1 VK1: ° 6x1608x39300 TÊm 02 5952.91


V12 V21 2 VK11: U100, L=39300 Tha nh 12 4051.04
V11(v 21):I140
II V¸ n khu«n c ¸ c h VK2 TÊm 02

140 140
1 VK21: U140, L=39300 Tha nh 06 2900.34

140
BT BÖ
2 VK22: ° 6x720x39300 TÊm 02 2665.48
800(1600) V22 bt bÖ 3 VK23: L75x75x5, L=39300 Tha nh 02 455.88

III V¸ n khu«n ®¸ y VK3 TÊm 01


c ôm v 3 1 VKD31: U100, L=39300 Tha nh 03 1012.76

50 2 VKD32: ° 6x700x39300 TÊm 01 1295.72


350 100 200 100 300
v 31 v 32
V311 30 3 VKD33: ° 10x100x312 B¶ n 132 323.29
160

V32 V32 IV Côm ®ì V1 - L=800 Côm 46

80
317 1 V11: I140, L=800 Tha nh 46 504.16

317

160

50
317

55 25
2 V12: I140, L=150 Tha nh 92 189.06
757

40 V Côm ®ì V2 - L=1600 Côm 46


10 10
500 500
50 50 100 1 V21: I140, L=1600 Tha nh 46 1008.32
280

1100
V31 2 V22: I140, L=150 Tha nh 92 189.06

3 V23: L75x75x5, L=39300 Tha nh 02 455.88


4 V24: L63x63x6, L=800 Tha nh 26 118.98
bª t « n g bÖ
c h i t iÕt v ¸ n kh u « n n g o µ i 5 V25: V¸ n l¸ t 5c m m2 35.1
6 V26:Ta y vÞn - 20,L=39300 Tha nh 03 290.74
2100(2090)
VI Côm ®ì VKT V3 - L=1100 Côm 24
155 440(430) 100 1020 100 440(430) 155
1 V31: ° 10x734x1100 B¶ n 24 1521.14
c ôm v 4 5
c ô m v 5 - c h Æn c ¸ n h 12
2 V311: ° 10x30x297 72 50.36

75
B¶ n
VK2
3 V32: ° 10x100x160 B¶ n 48 60.29

VII Côm V4:c Çu tha ng -L=2192 C¸ i 02


V51 V51 V41-L75x75x5 1 V41: L75x75x5, L=2192 Tha nh 04 50.85
140

V52 VK1 2 V42: L75x75x5, L=1000 Tha nh 12 69.60

1675
1600

1608
VIII ThÐp trßn 20 thi c «ng Kg 800
V51 V42-L75x75x5 IX V÷a XM ®Öm M200 m3 12.48
750
219
75

X BT M300 - 10x20x80 c m ô/ m 3 27/ 0.432 BT kª ®¸ y K/ c 1.5m 1 ô kª


2

440 XI Côm V5 - ChÆn c ¸ nh Côm 04


g hi c hó : VK3
- KÝc h th- í c trong b ¶ n vÏ ®¬n vÞlµ m m . V52 1 V51: L75x75x5, L=520 Tha nh 08 24.13
100

- Chi tiÕt khè i l- î ng c ã b ¶ n vÏ riª ng .


2 V52: L75x75x5, L=738 Tha nh 04 17.12
- B¶ n vÏ kh«ng thÓ hiÖn V24,VK33. 75 75
600 700
- Liª n kÕt sö d ông ®- ê ng hµ n c ã h=8m m .
- B¶ n vÏ nµ y xem c ï ng b ¶ n 08-a .
750

Hình 1.13 Chi tiết ván khuôn ngoài dầm Super-T.

17
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

mÆt c ¾t a - a mÆt c ¾t b - b mÆt c ¾t c - c

2680 2680 2680


100 100 100 100 100 100
1240 1240 1240 1240 1240 1240
TÊm T3 Khung K3
160

160

160
80

80
80
100

100

100
Khung K4 Khung K4
Khung K4
30

30

30
T4-Gê t¹ o r· nh 30x30
Khung K3
TÊm T2

g hi c hó:
1190

1190

1190
- Toµn bé liª n kÕt sö dông ®- êng hµn cã h=6mm. C¸ c
TÊm T1
1720

1720

1720
®- êng hµn tæhî p c¸ c chi tiÕt thµnh khèi v¸ n khu«n 50 50
75 75 50 trong dï ng ®- êng hµn h=10mm. § - êng hµn ®¶m
Khung K1 Khung K2 b¶o liª n tôc, kh«ng bÞnøt, sau khi hµn ph¶i mµi
ph¼ng. TÊm T1

50
75

- Tr×nh tù: + ChÕ t¹ o c¸ c khung K1,K12,K3,K4,K5.


+ Tæhî p khung K1,K2 trª n sµn kª , hµn vá
T1,T2.
300

300

300
+ Tæhî p khung K3,K4,K5 dï ng ®- êng hµn cã
h=10mm.
50

50

50
- KÝch th- í c trong b¶n vÏ ®¬n vÞlµ mm.
226 226 226 226 226 226
- Liª n kÕt T1,T2 ví i c¸ c khung dï ng ®- êng hµn
306 306 306 306 h=6mm. 306 306
790 790 790
- B¶ng khèi l- î ng cã b¶n vÏ chi tiÕt riª ng.

Hình 1.14 Cấu tạo ván khuôn trong dầm Super-T .

18
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

t Êm t 2 - bÞt ®Çu
kh u n g k1 kh un g k11 kh u n g k3 k31 k32
790
780 780
395 395
932
K31 6 53

265
53 6

240
29
265
K12

265
555

370
K11

157
128

130
105
K13 K32
466 466 50
1160

50 732 50
50 50 932

895
75 75 1505 75 75
500

K14

1880
1160
50 50
mÆt c ¾t i - i t Êm t 3
450
295

295
I
50

49

6 53
221 221 221 221 53 6

300
265

265
300 300 300 300

50
k12 k13 k14 2340(2045)
931 mÆt b» n g
I
75

75
75

50
780 75 719 75 619 75
a
50 50

kh u n g k2 kh un g k21
t Êm t 1 mÆt c ¾t d - d
780 780
D
790
265

130
K21 K22
555

395

265
K23
1160

895
1505

50 50
500

50 50
K24
1640

1640
895

895
450
295

295
50

49

300

300
221 221 221 221
50

50
300 300 300 300
230
80
k22 k23 k24 9150 226
D 306
50

50
50

780 50 716 50 616 50

Hình 1.15a Chi tiết ván khuôn trong dầm Super-T .

19
Báo cáo công nghệ dầm Super-T GS.TS.Nguyen viet Trung

kh u n g k4 mÆt c ¾t ii - ii b¶ n g kh è i l - î n g t Êm v ¸ n k h u « n t r o n g v kt 2
II (c h u n g c h o d Çm a v µ b)

2680 170 160 170


100 100 st t h ¹ n g mô c - q u y c ¸ c h ®¬ n v Þ g hi c hó
sè l - î n g khè i l - î n g

210
1240 1240 K46
K45
I Khung K1 Khung 22

80
160

K47 1 K11: L75x75x5, L=3396 Tha nh 22 433.33

248
II K41 2 K12: L75x75x5, L=780 Tha nh 44 209.77
K47 K46
K43 K44 K43 K42
75 3 K13: L75x75x5, L=719 Tha nh 44 183.49
950 160 460 160 950
4 K14: L75x75x5, L=619 Tha nh 44 157.97

II Khung K2 Khung 16

k42 k43 1 K21: L50x50x5, L=3396 Tha nh 16 204.85


mÆt b» n g
2 K22: L50x50x5, L=780 Tha nh 32 99.17
K46 K41
170 160 170

3 K23: L50x50x5, L=716 Tha nh 32 86.38

80
75

75
500

4 K24: L50x50x5, L=616 Tha nh 32 74.31


210 75
K45 160 III Khung K3 Khung 16

50 50 1 K31: L50x50x5, L=1072 Tha nh 16 64.66


1190 1190
100 100 2 K32: L50x50x5, L=157 Tha nh 32 18.94
2680
k44 k47 k48 IV Khung K4 Khung 06

1 K41: U160, L=2680 Tha nh 12 456.67


100 2 K411: ° 10x140x2680 06 176.72
kh u n g k41 iii - iii 18 B¶ n

50
76
3 K42: L75x75x5, L=210 Tha nh 12 14.62

50
75

25
III 43 4 K43: ° 10x80x160 B¶ n 24 24.27
2680 80 80 88
5 K44: ° 10x43x76 B¶ n 24 6.16
160

K411 6 K45: ° 20x130x160 B¶ n 06 19.59

160 7 K46: ° 10x100x170 B¶ n 24 32.03


III
8 K47: ° 10x75x100 B¶ n 96 56.52

kh u n g K5 k45 k46
9 K48 - Chè t 20x50x88 C¸ i 24 16.58

Khung K5-G i¸ ®ì ®Çm rung Khung 10 § o vµ hµ n theo thùc tÕ


T4 - Gê t ¹ o r · n h V

207 155 288 50 50 1 K51: L75x75x5, L=650 Tha nh 40 139.20


50 80

25

2 Kho a n lç D17 Lç 32
130
75

30

30
120

170

VI TÊm T1: ° 5x3674x9150 TÊm 02 2639


650 75 50 7675
30
25

VII TÊm T2: ° 5x844x1880 TÊm 04 249.2


160
100 VIII T3 - lî p nãc :° 4x1072x2200 TÊm 08 592 C ¾t vµ uè n theo thùc tÕ
IX T4-G ê t¹ o r· nh:L30x30x9250 Tha nh 04 104

X Hµ n 6 ly m 187.5
g h i c h ó:
- KÝc h th- í c tro ng b ¶ n vÏ ®¬n vÞlµ m m. XI Hµ n 10 ly m 78.8
- B¶ n vÏ nµ y xem c ï ng b ¶ n 10-a .
- C¸ c c hi tiÕt khi c hÕ t¹ o p h¶ i ®- î c g « ng c ï m vµ mµ i p h¼ng sa u khi hµ n.

Hình 1.15b Chi tiết ván khuôn trong dầm Super-T .

20
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

1.3.4. Liên kết ván khuôn ngoài với bệ căng.


Các tấm ván khuôn ngoài được liên kết từng tấm vào bệ căng. Trình tự như sau:
- Các tấm ván khuôn ngoài sau khi chế tạo đạt yêu cầu kỹ thuật được đặt từng tấm vào bệ
căng. Liên kết các tấm lại bằng đường hàn đối đầu hoặc hàn qua một bản thép dày 6mm
nối khe hở giữa chúng sau đó mài nhẵn. Dùng các tăng đơ ép chặt các tấm vào bệ căng.
Kiểm tra kích thước tổng thể của phần ván khuôn ngoài đã được đặt.
- Dùng vữa xi măng mác 10- 20MPa bơm vữa vào khe hở giữa ván khuôn ngoài và bệ
căng. Bơm sau khi liên kết tất cả các tấm.
- Đặt và liên kết các cấu kiện đỡ cánh dầm với nhau và với bệ căng. Liên kết các chi tiết
ván khuôn góc.
- Đặt và liên kết dầm kích với bệ căng.
- Kiểm tra kích thước tổng thể toàn bộ hệ thống.
1.3.7. Chế tạo lồng cốt thép.
Lồng cốt thép được gia công tại hiện trường trên hệ giá đỡ. Mối nối các thanh cốt thép
được đặt so le sao cho trên một mặt cắt lượng mối nối nhỏ hơn 50%. Các sợi cáp 15.2mm được
cắt đủ chiều dài 43.5m (với dầm Super-T 40m), luồn đủ các ống nhựa chống dính bám ( D18/22)
và cuốn băng dính kín đầu các ống nhựa. Các tao cáp được treo lỏng trong lồng thép cho đến khi
lồng cốt thép được đặt vào ván khuôn. Để đảm bảo chiều dài đoạn không dính bám của các tao
cáp, các ống nhựa được kéo dài và tì vào ván khuôn đầu dầm để không bị dịch chuyển trong khi
căng kéo.
Bố trí các ống thoát nước bằng các ống nhựa PVC đường kính trong 50mm.
Buộc các con kê bê tông cố định các lồng cốt thép với 3-5 con kê trên 1m2.

21
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

Hình 1.16 Chế tạo lồng cốt thép

1.3.8. Lắp đặt lồng cốt thép vào ván khuôn.


Trước khi lắp đặt lồng cốt thép, bề mặt ván khuôn ngoài được vệ sinh sạch sẽ, bôi phụ gia
chống dính Separol đảm bảo cho việc tách dầm ra khỏi ván khuôn được dễ dàng.
Dùng 1 dầm gánh đủ chiều dài và cần cẩu ( thường là xe nâng dầm) để nâng toàn bộ lồng
cốt thép từ giá gia công đến bệ căng và đặt vào ván khuôn.
Kiểm tra vị trí lồng cốt thép khi đã đặt vào ván khuôn, độ thẳng các sợ cáp và bề dày lớp
bê tông bảo vệ.
Lắp đặt tấm ván khuôn chắn đầu dầm. Các tao cáp được luồn qua các lỗ trên tấm chắn và
qua các rãnh của dầm kích đúng vị trí.
1.3.9. Căng kéo cáp dự ứng lực.
Sử dụng đúng hệ thống kích, neo tương thích như trong thiết kế hoặc tương đương. Kích
căng là các kích căng sợi đơn.
Kích và neo trước khi căng phải được kiểm định trước khi sử dụng.
Các tao cáp được căng kéo đơn lẻ từng tao một theo sơ đồ do Thiết kế chỉ định căng từ
hai bên vào giữa để các tao giữa mất mát ít nhất do dầm căng bị võng.
Phương pháp căng kéo:
+ Luồn sợi cáp vào kích, đưa đầu kích tỳ sát vào dầm kích.
+ So dây, kéo căng ban đầu các tao bằng 10% lực căng thiết kế (20KN).

22
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

+ Khi căng, dùng thước đo chiều dài dãn của kích tương ứng từng cấp áp lực.
+ Sau khi căng đạt lực căng thiết kế. Kiểm tra độ dãn dài thực tế so với độ dãn dài cho
phép theo thiết kế.
+ Kéo thêm lực lên 110% lực thiết kế để 30 phút rồi trả về 100% lực thiết kế rồi đóng
neo.
1.3.10. Lắp đặt ván khuôn trong.
Chỉ lắp đặt ván khuôn trong sau khi cáp dự ứng lực đã căng kéo xong.
Ván khuôn trong được lắp bằng các giá đỡ nằm song song bên cạnh bệ căng. Trước khi
lắp, cần kiểm tra kích thước, bôi phụ gia chống dính Separol.
Dùng dầm gánh và cẩu lắp các khúc ván khuôn trong vào trong bệ đúc. Đo đạc kiểm tra
đảm bảo đúng vị trí và kích thước hình học theo thiết kế.
1.3.11. Đổ bê tông dầm.
Bê tông dầm được thiết kế cấp 40MPa trở lên, thời điểm truyền lực căng vào bê tông là
90%RTK. Độ sụt bê tông thường là 18±2cm.
Theo thiết kế của Australia, bê tông cho dầm Super-T chủ yếu là mác 50MPa. Các mác
bê tông này đã áp dụng cho cầu Mỹ Thuận, Tân Đệ,…Hiện nay, với việc sử dụng một số phụ gia
hoá dẻo và đông cứng nhanh như phụ gia Visconcrete của SIKA, bê tông cho dầm Super-T có
thể đạt cường độ tới 60MPa. Mác bê tông này đã áp dụng cho cầu Tư Hiền ( Tp Huế).
Trước khi đổ bê tông, ván khuôn, cốt thép được kiểm tra lần cuối. Tất cả các lỗ hổng
hoặc khe hở đều được bịt kín tránh hiện tượng mất vữa. Chú ý bố trí đủ các con kê đảm bảo đúng
khoảng cách giữa lồng cốt thép và ván khuôn trong, ngoài.
Bê tông được cấp tại trạm trộn công trường, vận chuyển bằng xe chở chuyên dụng chạy
trên đường công vụ giữa 2 bệ đúc. Kiểm tra độ sụt của bê tông trước khi đổ.
Đổ bê tông thành từng lớp với chiều dày không lớn hơn 60cm và đảm bảo liên kết tốt
giữa các lớp bê tông. Có thể chia thành 3 lớp theo chiều cao dầm như sau:
+ Lớp 1 dày 60cm,
+ Lớp 2 dày 60cm,
+ lớp 3 dày 55cm.
Bê tông được đầm bằng đầm rung gắn vào ván khuôn trong. Đổ bê tông đến đâu rung đến
đó. Các đầm rung dừng lại khi vữa xi măng nổi lên bề mặt bê tông. Phần đặc ở 2 đầu dầm và bản
cánh được đầm thêm bằng đầm dùi.
Mỗi dầm đúc 6 mẫu để thử cường độ. Hai mẫu đầu thí nghiệm sau 48h. Hai mẫu tiếp sau
60h. Hai mẫu cuối ép sau 28 ngày.

23
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

1.3.12. Công tác cắt cáp và đo đạc độ vồng của dầm.


Chỉ cắt cáp và truyền lực căng vào bê tông khi bê tông đạt cường độ 90%RTK. Căn cứ vào
kết quả thí nghiệm ép mẫu bê tông, ở đây cần có quan điểm lựa chọn chu kỳ hợp lý, quan điểm
dùng phụ gia,… để có thể tối ưu hoá cho một chu kỳ sản xuất dầm. Trước khi cắt cáp đánh dấu
sơn trên tất cả các tao cáp ở 2 đầu dầm, cách mặt ngoài của ván khuôn bịt đầu khoảng 15cm để
đo độ thụt vào của tao cáp. Các khúc ván khuôn trong và ván khuôn đầu dầm được di chuyển.
Cắt cáp theo đúng trình tự căng cáp. Cắt riêng rẽ từng tao bằng máy cắt Oxyetylen tại vị
trí cách mặt trong dầm kích khoảng 30cm. Máy cắt được đưa đi đưa lại nung nóng đỏ 1 đoạn cáp
dài khoảng 20cm cho tới khi tao cáp bị dứt.
Trước, trong và sau quá trình cắt cáp, đo độ vồng của dầm tại các vạch sơn đánh dấu tại 6
vị trí giữa dầm và tim gối.
1.3.13. Cẩu dầm ra khỏi bệ căng.
Thông thường, các phiến dầm sẽ được cẩu lắp ra khỏi bệ đúc bằng 2 giá Portic. Các giá
portic được móc vào các bu lông chờ tại 2 đầu mỗi phiến dầm. Các dầm được cẩu nhâng lần lượt
từng đầu.
1.3.14. Bảo dưỡng bê tông dầm.
Sau khi được nhấc ra khỏi bệ căng, các phiến dầm được bảo dưỡng trong 7 ngày bằng các
bao tải giữ ẩm. Việc bảo dưỡng dầm tôt sẽ đảm bảo chất lượng bê tông dầm và giảm được những
tác động co ngót, từ biến của bê tông.
1.3.15. Xếp dầm trong bãi.
Các phiến dầm được xếp trong bãi dầm đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển và
không gây ra nội lực bất lợi trong dầm.

Hình 1.17. Xếp dầm Super-T trong bãi

24
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

Sơ đồ công nghệ chế tạo dầm Super-T

Làm bãi đúc


Xây dựng bệ đúc

Chế tạo ván khuôn


Lắp dựng giá cẩu
ngoài
Lắp dựng ván khuôn
ngoài
Thí No kiểm tra mối
Lắp dựng trạm trộn hàn, cốt thép
BT
Bơm vữa chèn ván
khuôn ngoài Chế tạo khung đỡ
Chế tạo lồng cốt thép cốt thép

Thí nghiệm kiểm tra Lắp đặt lồng cốt thép


vật liệu. vào bệ đúc Luồn ống nhựa vào
Luồn cáp DƯL vào
các tao cáp
lồng cốt thép

Luồn cáp dự ứng lực


vào dầm kích Sxuất, buộc con kê Chặt các tao cáp
vào lồng thép DƯL

Căng cáp DƯL


Thí nghiệm thiết bị
căng kéo

Lắp đặt ván khuôn


trong Chế tạo ván khuôn Chế tạo khung đỡ
trong ván khuôn trong

Thí nghiệm ép mẫu bê Đúc dầm Super-T


tông

Bảo dưỡng dầm

Cẩu tháo ván khuôn


trong

Cắt cáp DƯL bằng


Axêtylen

Cẩu dầm ra vị trí tập


kết

Hoàn thiện, nghiệm


thu dầm

25
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

Bảng 3.3 Bảng khối lượng vật liệu chủ yếu cho một phiến dầm Super-T 40m.

VËt liÖu Ký hiÖu § - êng kÝnh Sè l- î ng ChiÒu dµI K.L ®¬n vÞ Tæng K.L
(mm) (mm) (Kg/m) (Kg)
01a D12 253 1286 0.888 288.9
01b D12 243 1286 0.888 277.5
02 D16 132 4920 1.580 1026.1
03a D12 4 39190 0.888 139.2
03b D12 4 37690 0.888 133.9
04 D32 3 41590 6.310 787.3
05 D12 119 1227 0.888 129.7
06 D12 3 2210 0.888 5.9
07 D12 3 3615 0.888 9.6
08 D12 14 39190 0.888 487.2
09 D12 121 4930 0.888 529.7
10 D16 8 931 1.580 11.8
12 D12 84 2270 0.888 169.3
13 D12 20 2745 0.888 48.8
14 D12 14 1465 0.888 18.2

Tæng céng thÐp 4063.1

D12 (Kg) 2237.9


D16 (Kg) 1037.9
Ph©n lo¹ i thÐp D25 (Kg) -
D32 (Kg) 787.3
Class A 3 24.18
(m )
Bª t«ng
Lo¹ i A
Plastic Pipe ID50 (m) 2.50
ID160 (m) 0.30
Coupler L = 90mm, ID = 16, ED = 32 8
Bé nèi

1.3.16. Chu kỳ đúc một dầm.


Với việc tuân thủ các bước công nghệ bằng những cải tiến và hoàn thiện như
trên, có thể thấy nhà thầu có khả năng rút ngắn chu kỳ đúc một phiến dầm Super-T.
Việc xác định một chu kỳ đúc dầm có ý nghĩa rất quan trọng trong đẩy nhanh tiến độ thi
công dự án, tăng năng suất sử dụng bệ đúc, tính toán sử dụng phụ gia cho bê tông dầm
và giảm chi phí sản xuất. Trong thực tế tại một số công trình mà Công ty Cầu 1 Thăng
Long đã thi công, chu kỳ đúc một phiến dầm Super-T có thể hoàn chỉnh trong 5 ngày.

26
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

1.4. Kết luận và kiến nghị.


1. 4.1. Kết luận:
Từ những thảo luận trên đây, có thể rút ra những kết luận sau đây:
ƒ Dầm Super T là loại dầm có nhiều ưu điểm hơn các loại dầm khác về kết cấu,
kiểu dáng mỹ thuật và chỉ tiêu giá thành cùng với công nghệ lao lắp nhanh
chóng nên ngày càng được ứng dụng nhiều ở các công trình giao thông ở Việt
Nam.
ƒ Vật liệu để thi công dầm Super T đòi hỏi chất lượng và cường độ cao, cần được
lựa chọn và kiểm tra thât kỹ, đảm bảo chất lượng bê tông dầm.
ƒ Khâu thiết kế còn một số vấn đề chưa kiểm soát hết được nên có một số sự cố
như gãy , nứt khu vực hai đầu dầm. Do đó cần được nghiên cứu tính toán chi tiết
hơn nữa, nhất là về mất mát dự ứng lực và sự truyền lực căng từ lực dự ứng lực
vào bê tông dầm.
ƒ Cấu tạo dầm Super-T cần bổ sung một số chi tiết nhằm hoàn thiện khả năng chịu
lực và đảm bảo chống lại các lực cục bộ như cốt thép xiên đầu dầm, các thanh
cốt thép thường đáy dầm có đường kính cao hơn.
ƒ Công nghệ chế tạo dầm:
• Bệ đúc dầm cần có sự thay đổi về cấu tạo và kích thước nhằm giảm giá
thành và có khả năng phù hợp với điều kiện nền đất yếu như ở Việt Nam.
• Công tác ván khuôn ngoài và trong đòi hỏi phải được quan tâm và kiểm
soát chặt chẽ để đảm bảo chịu lực và tạo mỹ quan công trình .
• Công tác cốt thép thường và thép cường độ cao phải tuân thủ các qui
định của qui trình và các qui định riêng cho kết cấu bản mỏng.
• Bê tông phải sử dụng phụ gia để tạo vữa bê tông đạt tiêu chuẩn bê tông
tự đầm, đá dăm phải là loại 0,5x1cm.
• Công tác đổ bê tông dầm cần phải tuân thủ theo các chỉ dẫn kỹ thuật
đảm bảo chất lượng tốt đồng thời rút ngắn chu kỳ đúc dầm nhằm nâng
cao năng suất và tiến độ thi công.
• Công đoạn truyền lực nén của cáp vào bê tông phải đúng trình tự qui
định của hồ sơ.
ƒ Công nghệ lao lắp dầm Super T: Tùy từng điều kiện cụ thể của công trình và
đơn vị thi công mà lựa chọn công nghệ lao lắp dầm phù hợp. Đối với những
công trình có số dầm Super-T ít thì ưu tiên sử dụng công nghệ cẩu lắp hoặc dùng
dầm dẫn. Với các công trình có nhiều nhịp, nhiều dầm nên sử dụng các xe lao
dầm. Nếu là dầm đơn thì độ ổn định lớn hơn dầm dạng I nhưng lao xong chưa
có mặt cầu thì chưa chịu tải được xe lao mà phải đổ xong bản mặt cầu mới cho
chịu tải trọng thi công được.

27
Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

- Đổ bê tông bản mặt cầu thì dùng bê tông lưới thép dày 4cm làm ván khuôn đậy như
hiện nay là hợp lý về kinh tế, kỹ thuật nhưng sau nếu chất dẻo phát triển rẻ hơn thì
có thể áp dụng nhằm giảm bớt tĩnh tải cho dầm.

1.4.2. Một số vấn đề phát triển


ƒ Bộ Giao thông Vận tải chưa ban hành chính thức Quy trình chế tạo dầm Super-
T.
ƒ Nước ngoài đã có loại dầm giống như dàm Super-T nhưng với cáp dự ứng lực
kéo sau.
ƒ Chiều dài nhịp tối đa theo lý thuyết của dầm SPT là bao nhiêu, có thể đến xấp xỉ
50 m được không.
ƒ Vấn đề bảo vệ chống ăn mòn ở vùng gần biển
ƒ Khoảng cách hợp lý nhất giữa các dầm ngang của nhịp cầu dầm SPT
ƒ Đổ bê tông bản mặt cầu hiện nay đang dùng bê tông lưới thép dày 4cm làm ván
khuôn đậy là hợp lý về kinh tế, kỹ thuật nhưng liệu có thể thay bằng tấm ván
khuôn nhựa được không ( có rẻ hơn không và giảm bớt tĩnh tải cho dầm).
ƒ Cấp bê tông hợp lý là bao nhiêu MPa

28

You might also like