You are on page 1of 3

NƯỚC NÓNG NƯỚC NGUỘI

CÂU CHUYỆN SỐ 91 TRONG 117


CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
---------oOo---------

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường
hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông,
bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt
Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK là “dù có đến sớm thì cũng để giữa trưa
mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác”.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ
hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi ý chứng
như vừa mới rót từ phích ra, bốc hơi nghi ngút; còn cốc kia là nước mát lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng, làm sao cháu uống được ạ.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, nước mát không?
- Dạ có ạ!
Lúc này Bác nghiêm nét mặt và nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của
chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước
nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và xin hứa sẽ sửa chữa.
BÀI CẢM NHẬN CỦA ĐẢNG VIÊN TRƯƠNG THỊ ĐÀM
GIÁM ĐỐC BAN ĐẦU TƯ VỀ CÂU CHUYỆN NÊU TRÊN

(Đây là bài cảm nhận hay nhất do Ban Tuyên giáo Quận ủy 1 bình chọn)

Trong cuộc sống hiện nay, tất cả mọi người chúng ta hầu như đều bận rộn. Cùng một
lúc chúng ta phải giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong công việc cơ quan, gia
đình, thân quyến, bạn bè, làng xóm, vân vân…Ngòai ra, để khỏi phải tụt hậu chúng ta
cũng phải dành thời gian học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tất cả những mối
quan hệ ấy đã lấy đi hết thời gian của chúng ta. Vị trí càng cao, mối quan hệ phát sinh
càng nhiều. Để giải quyết tốt mọi thứ là điều khó đạt được. Do vậy, cùng với việc căng
thẳng về thời gian, áp lực công việc đôi lúc làm chúng ta bực dọc, nóng nảy khi như
kết quả không đạt như ý muốn. Nếu mỗi người trong chúng ta không tự học cách kìm
chế bản thân, thì bầu không khí xung quanh càng nặng nề và nó lại tiếp tục gây ra
những hậu quả xấu hơn.
Ai cũng thích được uống nước mát, ai cũng thích được nghe những giọng nói hòa nhã,
nhẹ nhàng nhưng mấy ai làm được như Bác. Mấy ai hiểu được rằng nóng nảy sẽ làm đổ
vỡ nhiều chuyện, đôi khi xảy ra điều đáng tiếc mà có hối hận cũng muộn màng rồi.
Nhất là những người có quyền hành đều tự cho họ có quyền quát nạt người khác, như
“đồng chí cán bộ trung đòan thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ”.
Những người dưới quyền của đồng chí trung đòan này có lẽ rất bức xúc, nhưng tôi nghĩ
họ không dám lên tiếng, vì cấp trên của mình có thái độ như vậy thì chắc chắn sẽ là
người rất bảo thủ. Những người lãnh đạo như vậy không dễ dàng chịu tiếp thu ý kiến
người khác, nhất là người khác đấy lại là người dưới quyền mình. Phải làm việc dưới
quyền những lãnh đạo như vậy, tôi chắc rằng hiệu quả công việc của tập thể ấy sẽ
không cao. Tình cảm con người, thứ quý giá nhất của cuộc sống sẽ không hiện diện ở
một bầu không khí nặng nề.
Bác đã nhận thức được điều ấy. Tôi vô cùng cảm phục Bác. Một vị lãnh tụ cao nhất,
người gánh vác trên vai trách nhiệm nặng nề của cả dân tộc Việt Nam, lại quan tâm
đến “nỗi lòng” của anh chiến sỹ đáng thương. Đúng là chỉ có Bác, bằng một sự việc
rất cụ thể, Bác đã cảm hóa được người cán bộ trung đòan nóng tính kia. Tôi cũng vui
mừng vì kể từ sau câu chuyện đó, trên cuộc đời này sẽ có thêm một tập thể thương yêu
gắn bó nhau.
Câu chuyện đã cho ta hiểu sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài
học về tâm lý sâu sắc và hiệu quả cho tất cả mỗi người chúng ta. Không kể ở vị trí nào,
trong gia đình hay ngòai xã hội, người có chức quyền càng cao thì câu chuyện càng có
ý nghĩa hơn. Vì những thái độ của họ có ảnh hưởng lan rộng đến cả tập thể nhiều người
và kết quả của mọi hành động của họ đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết
qủa chung của tập thể.
Thông qua câu chuyện ấy, tôi nghĩ mỗi người chúng ta đều rút ra được bài học cho
riêng mình.
Dù bất cứ vị trí công tác nào, chúng ta cũng đều có cấp trên. Người lãnh đạo bao giờ
cũng chịu trách nhiệm nhiều lãnh vực công việc. Chúng ta cũng rất cảm thông với lãnh
đạo của mình, vì họ còn bị áp lực nhiều hơn ta nghĩ. Đôi lúc, họ cũng tỏ ra bực bội vì
những nguyên nhân khác mà ta là người phải chịu ảnh hưởng lây lan.
Trong quá trình công tác của mình, tôi cũng đã từng có nhiều cấp trên. Các anh ấy đều
tận tình vì công việc. Cũng như bất kỳ ai, thỉnh thỏang trong khi được giao nhiệm vụ,
tôi cũng có những sai sót. Dù là sai sót khách quan hay chủ quan, bản thân tôi cũng đã
tự thấy có lỗi. Nếu được chỉ bảo như “cốc nước nguội dễ uống” thì cấp dưới sẽ thấy dễ
tiếp thu hơn. Tâm trạng của cấp dưới sẽ nhẹ nhàng hơn và các công việc tiếp theo chắc
chắn sẽ hiệu quả hơn. Hình ảnh này được Bác ví von “ Nước nóng, cả chú và tôi đều
không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu
được. Hòa nhã, điềm đạm cũng giống như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn”.
Tôi cũng đang cố gắng học tập theo Bác trong công tác lãnh đạo của mình. Tôi mong
muốn tập thể do tôi phụ trách có được bầu không khí vui vẻ, anh em cùng đồng tâm
làm việc. Muốn được như vậy, hơn ai hết tôi hiểu rằng mình là người phải tạo ra bầu
không khí ấy. Một tập thể vui vẻ, đòan kết sẽ tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn.
Nếu bạn đã có gia đình thì khi về nhà, tâm trạng của bạn sẽ ảnh hưởng đến bầu không
khí của gia đình và con cái bạn. Khi con cái làm sai, chúng ta nên tìm các giảng giải
cho chúng hiểu điều sai và dùng lời lẽ ôn hòa sẽ có tác dụng lớn. Những đứa con sẽ
cảm thấy gần gũi bạn và kết quả thu được có khi ngòai sự mong đợi của bạn, đó là
chúng sẵn sàng tâm sự với bạn những vấn đề lớn lao hơn.
Khi vợ hoặc chồng của bạn sai, chúng ta cũng tùy lúc tùy nơi tìm lời lẽ ôn hòa để phân
tích. Đừng nên lớn tiếng cãi nhau, vì xét cho cùng cô ấy hoặc anh ấy chính là người
bạn yêu thương nhất. Tôi chắc với bạn rằng những lúc bạn tự kìm chế, thì vợ hoặc
chồng của bạn sẽ yêu thương bạn hơn. Tình cảm ấy không bao giờ bạn có được nếu
hàng ngày bạn không thường xuyên bồi đắp. Như vậy, chẳng phải là bạn đã đạt được
kết quả tuyệt vời đó sao.
Tóm lại:
Từ hình ảnh của hai ly nước, Bác đã cho chúng ta bài học rất đơn giản nhưng vô cùng
quý báu trong cuộc sống hàng ngày. Tôi hy vọng là sau khi đọc xong mẫu chuyện này,
tất cả mọi người chúng ta đều tự xem lại bản thân và hòan thiện mình theo như mong
muốn của Bác về sự việc NƯỚC NÓNG NƯỚC LẠNH.

---------oOo---------

You might also like