You are on page 1of 3

Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - XH của Mác.

Phân tích tính tất yếu của việc định


hướng con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?

Trả lời

1. Luận chứng khoa học và vai trò phương pháp của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của
Mác
- Sự ra đời lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận
thức về đời sống xã hội.

- Lý luận đó đưa ra quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất là là cơ sở của đời sống xã
hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung.

- Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các
lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng.
- Lý luận đó đã mang lại một phương pháp luận thật sự khoa học cho nhận thức và hoạt động
thực tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.

* Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống
xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói
chung.

- Thứ hai: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách
ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất
chặt chẽ với nhau.

- Thứ ba: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế
- xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là diễn ra theo quy luật khách quan chứ không
phải theo ý muốn chủ quan.

- Thứ tư: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại,
vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà con đường phát triển riêng, đặc thù.

2. Tính tất yếu

Việt Nam chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, song với điều kiện lịch sử nhất định, có thể
quá độ lên CNXH, không qua giai đoạn TBCN. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch
sử tự nhiên.
Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, luận cương của đảng đã khẳng định: "Con
đường của Cách mạng Việt Nam nhất định phải đi tới CNXH, bỏ qua thời kỳ TBCN".
Qua các thời kỳ cách mạng, từ khi thành lập Đảng ta luôn luôn khẳng định chân lý: "Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu khách quan phù hợp với ý chí nguyện vọng
của nhân dân ta". Sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta có đủ điều
kiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, đó là:

+ Phương thức sản xuất cũ (TBCN) đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Phương thức sản xuất mới
(CSCN) tiến bộ đã xuất hiện. Hơn nữa, thực tiễn cách mạng VN đã làm cho nhân dân ta hiểu
rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân (Pháp) và chủ nghĩa đế quốc (Mỹ) đã củng cố việc lựa
chọn con đường gắn độc lập dân tộc và CNXH.

ĐH Đảng IX tiếp tục khẳng định "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên
CNXH, bỏ qua chế độ TBCN".

Đại hội Đảng IX chỉ rõ: ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng QHSX phù
hợp theo định hướng XHCN.

Xuất phát từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Lao động thủ công đi lên CNXH mà chưa
có nền đại công nghiệp, do đó phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng
cơ sở vật chất cho CNXH. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên
CNXH.
Đảng ta chỉ rõ quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển KH, công nghệ vì sự phát
triển KHCN sẽ tạo ra sự phát triển nhanh của LLSX nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng
cao sức mạnh nội lực để hội nhập kinh tế thế giới

Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa mà hướng trước hết vào các ngành công nghệ cao
do đó "coi giáo dục và đào tạo, KH và CN là nền tảng, động lực của sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước.
Trong điều kiện hiện nay của nước ta với thế và lực trong nước và điều kiện quốc tế có
nhiều thuận lợi nên không thể chỉ thực hiện các bước đi tuần tự mà cần và có thể rút ngắn
thời gian, vừa có bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt.

- Đại hội Đảng đã xác nhận "Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại". Do đó chúng ta có thể và cần phải lựa chọn tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
"Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã vận dụng lí luận triết học Mac-Lênin về hình thái
kinh tế-xã hội như thế nào"
Trả lời:
1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa:

Đối với đất nước của chúng ta, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường hợp với xu thế của thời
đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền
kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên phải trải qua nhiều
khâu trung gian quá độ.

2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Điểm nổi lên là kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu … vì vậy khâu trọng yếu mà
chúng ta phải xây dựng đó là phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ( nhiều hình thức sở hữu đan xen
nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay.

Đồng thời không ngừng đổi mới chính trị, củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện mục tiêu “
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .

3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (xây
dựng lực lượng sản xuất):

- Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.


- Phải đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin và công nghệ sinh
học.
- Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức
- Coi giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội
(củng cố đổi mới kiến trúc thượng tầng):

- Đổi mới hệ thống chính trị.


- Nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

You might also like