You are on page 1of 13

1.

Ghép kênh phân tần (FDM)


DMF là kỹ thuật tương tự có thể được ứng dụng khi băng thông của liên
kết lớn hơn băng thông kết hợp của các tín hiệu được truyền. Trong FDM,
tín hiệu được sinh ra mỗi khi thiết bị gửi điều chế các tần số mang khác
nhau. Các tín hiệu đã điều chế sau đó được kết hợp thành một tín hiệu đơn
có thể truyền đi qua một link. Các tần số mang được phân chia theo băng
thông sao cho phù hợp với tín hiệu đã điều chế. Băng thông được chia thành
các kênh theo phạm vi (range) để qua đó các tín hiệu khác nhau có thể đi
qua. Các kênh phải được phân tách bởi các dải băng thông không bao giờ
được sử dụng (gọi là dải bảo vệ - guard band) để ngăn cản sự chồng lấp giữa
các tín hiệu. Ngoài ra, các tần số mang không được làm nhiễu tần số dữ liệu
gốc. Nếu các điều kiện trên không được tôn trọng có thể dẫn đến các lỗi
truyền dẫn nghiêm trọng.
Hình 8.3 minh họa khái niệm FDM. Trong minh họa này, liên kết vật lý
được chia thành 3 phần, mỗi phần biểu diễn một kênh.

Hình 8.3 Phương pháp ghép kênh FDM


Quá trình xử lý FDM:
Hình 8.4 minh họa về mặt thời gian kỹ thuật xử lý ghép kênh. FDM là
một quá trình xử lý tương tự mà chúng ta đã minh họa thông qua hệ thống
điện thoại. Mỗi một điện thoại sinh ra một tín hiệu trong dải tần giống nhau.
Trong bộ ghép kênh, các tín hiệu giống nhau được điều chế thành các tần số
mang khác nhau (f1, f2 và f3). Sau đó các tín hiệu đã điều chế được kết hợp
thành một tín hiệu hỗn hợp để truyền đi qua một liên kết có băng thông phù
hợp.

Trang 1
Hình 8.4 Xử lý ghép kênh FDM theo thời gian
Hình 8.5 minh họa về mặt tần số khái niệm FDM (lưu ý rằng trong trường
hợp này trục hoành biểu diễn tần số chứ không phải biểu diễn thời gian, và tại
mỗi thời điểm có 3 tần số tồn tại trong băng thông). Trong FDM, các tín hiệu
được điều chế thành các tần số mang riêng biệt (f1, f2 và f3) sử dụng kỹ thuật
điều chế AM hoặc FM.

Hình 8.5 Xử lý ghép kênh FDM (biểu diễn theo tần số)
Cần lưu ý rằng, để sử dụng liên kết vật lý hiệu quả, chúng ta cần thêm
băng thông mở rộng (gọi là dải bảo vệ) để phân tách các kênh.
Phân kênh
Bộ phân kênh sử dụng các bộ lọc để phân tích các tín hiệu đã được ghép
kênh thành các tín hiệu đã cấu thành nó, sau đó các tín hiệu này được truyền
tới bộ giải điều chế để thực hiện việc phân tách thành tín hiệu gửi và truyền
tới các thiết bị nhận.
Hình 8.6 minh họa về mặt thời gian kỹ thuật ghép kênh FDM, xem 3 điện
thoại như là các thiết bị truyền thông. Hình 8.7 minh họa về tần số kỹ thuật
ghép kênh FDM.

Trang 2
Hình 8.5 Xử lý phân kênh FDM (biểu diễn theo thời gian)

Hình 8.7 Xử lý phân kênh FDM (biểu diễn theo tần số)

2. Kỹ thuật ghép kênh phân thời (TDM)


Ghép kênh phân thời là kỹ thuật xử lý số, có thể ứng dụng khi tốc độ
truyền dữ liệu trung bình lớn hơn tốc độ truyền dữ liệu yêu cầu bởi thiết bị
gửi và nhận. Trong trường hợp này, nhiều truyền dẫn phức tạp có thể chiếm
lĩnh một liên kết vật lý bằng cách chia nhỏ chúng và chèn vào các khe khác
nhau.
Hình 8.10 minh họa khái niện TDM.

Trang 3
Hình 8.10 Phương pháp ghép kênh TDM

Ghép kênh phân thời đồng bộ


Trong ghép kênh phân thời đồng bộ, thuật ngữ “đồng bộ” có nghĩa khác
với thuật ngữ đồng bộ sử dụng trong lĩnh vự truyền thông. Thuật ngữ “đồng
bộ” ở đây có nghĩa là bộ ghép kênh phân chia các khe thời gian giống nhau
cho mỗi một thiết bị tại tất cả các thời điểm không phân biệt và thiết bị đó có
thực hiện truyền dẫn hay không. Ví dụ, khe thời gian A được gán cho thiết
bị A, khi đó khe thời gian A sẽ không thể được sử dụng bởi các thiết bị khác.
Tại mỗi thời điểm, thiết bị có khe thời gian tương ứng đã được phân sẽ cơ
hội để gửi một phần dữ liệu của nó. Nếu như một thiết bị không thể thực
hiện truyền dẫn hoặc không có dữ liệu để gửi thì khe thời gian của nó sẽ duy
trì trạng thái rỗng.
Frames
Các khe thời gian được nhóm thành các frame. Mỗi một frame gồm một
hoặc nhiều vòng khe thời gian hoàn chỉnh, bao gồm một hoặc nhiều khe
dành cho từng thiết bị gửi (hình 8.11). Trong hệ thống có n đường vào, mỗi
một frame có it nhất n khe, mỗi một khe được chỉ định để mang dữ liệu từ
một đường vào xác định. Nếu tất cảc các thiết bị vào chia sẻ một liên kết
(link) đang truyền dẫn cùng một tốc độ thì mỗi thiết bị sẽ có một khe thời
gian trên một frame. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ truyền.
Thực hiện truyền dẫn với 2 khe thời gian/frame sẽ nhanh hơn 2 lần truyền
dẫn với 1 khe thời gian/frame. Các khe thời gian được chỉ định ứng với một
thiết bị sẽ chiếm cứ (nằm ở) vị trí giống nhau trong mỗi frame và tạo thành
kênh của thiết bị đó. Trong hình 8.11, chúng ta đã chỉ ra bộ ghép kênh gồm
5 đường vào sử dụng kỹ thuật TDM đồng bộ. Trong ví dụ này, tất cả các
đường vào đều có cùng tốc độ truyền, vì vậy số khe thời gian trên mỗi một
frame sẽ bằng số đường vào.

Trang 4
Hình 8.11 Ghép kênh phân thời đồng bộ TDM

Interleaving – Kỹ thuật chuyển dịch luân phiên


TDM đồng bộ có thể so sánh với một cái công tắc chuyển mạch quay cực
nhanh. Khi mở công tắc ở phía trước của thiết bị, thiết bị đó có cơ hội gửi
một số lượng dữ liệu xác định (x bits) trên đường truyền (path). Công tắc
chuyển dịch từ thiết bị này đến thiết bị khác với tốc độ không đổi và theo
một trật tự xác định. Kỹ thuật xử lý này gọi là interleaving.
Interleaving có thể thực hiện theo bit, byte hoặc theo một đơn vị dữ liệu
bất kỳ. Nói cách khác, bộ ghép kênh có thể nhận một byte từ mỗi thiết bị,
sau đó lấy một byte khác từ mỗi thiết bị, vv,,, Trong hệ thống định sẵn, các
đơn vị (units) interleaving sẽ luôn luôn có cùng kích thước.
Hình 8.12 minh họa interleaving và cách xây dựng các frame. Trong ví
dụ này, chúng ta dịch chuyển luân phiên việc truyền dẫn các ký tự khác
nhau. Bộ ghép kênh sẽ interleaving các thông báo khác nhau và tổ chức
chúng thành các frame trước khi gửi chúng lên đường truyền (link).

Trang 5
Hình 8.12 Đồng bộ TDM, quá trình dồn kênh

Ở bộ nhận, bộ phân kênh sẽ phân rã từng frame bằng cách rút trích lần
lượt các ký tự. Khi ký tự được lấy ra khỏi frame nó sẽ được chuyển tới thiết
bị nhận tương ứng (xem hình 8.13).

Hình 8.12 Đồng bộ TDM, quá trình phân kênh


Hình 8.12 và 8.13 đã chỉ ra những nhược điểm chính của kỹ thuật TDM
đồng bộ. Bằng cách gán mỗi một khe thời gian ứng với một đường đầu vào
(input line), thì khi các đường truyền không hoạt động đồng thời chúng ta sẽ
có những khe thời gian rỗng, vấn đề này gây ra sự lãng phí lớn về tận dụng
khả năng của đường truyền. Trong hình 8.12, chỉ có 3 frame đầu chứa đầy
dữ liệu, 3 frame sau có 6 khe rỗng, có nghĩa là chúng ta đã lãng phí 6/24=1/4
khả năng của đường truyền.
Framing bits – bit đồng bộ frame
Bởi vì thứ tự khe thời gian trong hệ thống TDM đồng bộ không thay đổi
giữa các frame nên chúng ta cần thêm một chút thông tin vào mỗi
frame. ???? Thứ tự tiếp nhận báo cho bộ phân kênh chỗ để quản lý (điều
khiển) từng khe thời gian do đó không cần đánh địa chỉ. Tuy nhiên có rất
nhiều yếu tố có thể gây nên sự trái ngược nhau trong điều phối thời gian. Vì
lý do này, người ta thường thêm vào đầu mỗi frame một hoặc nhiều bit đồng
bộ. Những bit này, được gọi là “framing bit”, sau một mẫu, từ frame này tới
frame khác, mà nó cho phép bộ phân kênh đồng bộ với dòng dữ liệu đến vì
vậy nó có thể phân tách các khe thời gian chính xác. Trong phần lớn các
trường hợp, thông tin đồng bộ này gồm 1bit/frame, hoán chuyển giữa 0 và 1
(01010101010) như chỉ ra ở hình 8.14

Trang 6
Hình 8.14 Khuân dạng bít

Ví dụ về TDM đồng bộ
Giả sử chúng ta có 4 nguồn vào trong một liên kết TDM đồng bộ, quá
trình truyền dẫn sẽ truyền các ký tự được thực hiện theo cách dịch chuyển
luân phiên. Nếu mỗi nguồn tạo ra 250 ký tự/giây và mỗi một frame mang
một ký tự từ mỗi nguồn thì đường truyền dẫn (path) phải có khả năng mang
250 frame/giây (xem hình 8.15).

Hình 8.15 Tính toán tốc độ truyền dữ liệu trong khung

Nếu chúng ta giả sử rằng mỗ một ký tự gồm 8bits thì mỗi frame sẽ có 33
bits (32 bits dùng cho 4 ký tự + 1 framing bit). Như vậy mỗi thiết bị tạo ra
2000bps (250 ký tự x 8bps), do đó đường truyền (line) phải có khả năng
mang 8250bps (250 frame x 33bit/frame).
Bit Stuffing – Nhồi bit
Như đã đề cập trong mục trước, chúng ta có thể kết nối các thiết bị có tốc
độ truyền khác nhau để truyền dẫn theo kỹ thuật TDM đồng bộ. Ví dụ, thiết

Trang 7
bị A sử dụng một khe thời gian, trong khi tốc độ truyền của thiết bị B sử
dụng 2 khe thời gian. Số khe trong frame và các đường vào (input line) sẽ
được gán cố định trong hệ thống, nhưng các thiết bị có tốc độ truyền khác
nhau có thể kiểm soát số lượng khe khác nhau. Cần nhớ rằng chiều dài của
khe thời gian là cố định. Do đó, về lý thuyết, để kỹ thuật này làm việc, tốc
độ truyền dữ liệu khác nhau phải là bội số của nhau. Ví dụ, chúng ta có thể
điều chỉnh một thiết bị truyền nhanh hơn các thiết bị khác 5 lần bằng cách
gán cho nó 5 khe và gán cho các thiết bị khác 1 khe. Tuy nhiên chúng ta
không thể điều chỉnh một thiết bị truyền nhanh hơn các thiết bị khác 5,5 lần
bằng phương pháp này bởi vì chúng ta không thể đưa ½ khe vào trong
frame.
Khi tốc độ truyền giữa các thiết bị không phải là bội số của nhau, chúng
ta vẫn có thể thực hiện việc truyền dẫn như cách chúng ta đã thực hiện bằng
kỹ thuật “bit stuffing”. Trong kỹ thuật bit stuffing, bộ ghép kênh sẽ bổ sung
các bit mở rộng (extra bit) vào dòng dữ liệu nguồn của thiết bị để đảm bảo
mối quan hệ về mặt tốc độ giữa các thiết bị là bội số (nguyên) của nhau. Ví
dụ, giả sử thiết bị A có tốc độ truyền nhanh hơn thiết bị B 2.75 lần, chúng ta
có thể thêm một số bit để đảm bảo tỷ lệ về tốc độ truyền giữa 2 thiết bị là 3.
Các bít mở rộng (extra) sẽ được loại bỏ bởi bộ phân kênh.
Ghép kênh phân thời không đồng bộ
Như chúng ta đã nghiên cứ ở phần trước, kỹ thuật TDM đồng bộ không
bảo đảm tận dụng hết khả năng của liên kết (link) được sử dụng. Bởi vì các
khe thời gian được gán trước một cách cố định nên mỗi khi có thiết bị kết
nối không truyền dẫn thì khe tương ứng của nó sẽ rỗng và do đó có nhiều
đường dẫn (path) không sử dụng. Ví dụ, giả sử chúng có 20 máy tính ở đầu
ra đã được ghép kênh trên một đường truyền đơn (single line). Sử dụng
TDM đồng bộ, tốc độ của mỗi đường như vậy ít nhất cũng phải bằng 20 lần
tốc độ của mỗi một đường vào (input line). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như
chỉ có 10 máy tính được sử dụng cùng lúc? Một nửa dung lượng đường
truyền không được sử dụng!
TDM không đồng bộ (TDM thống kê) được thiết kế nhằm tránh sự lã phí
đã đề cập ở trên. Thuật ngữ “không đồng bộ” có nghĩa một cái gì đó khác
trong kỹ thuật ghép kênh nghĩa là nó đề cập đến một lĩnh vực truyền thông
khác. Ở đây có nghĩa là linh hoạt và không cố định.

Trang 8
Giống như TDM đồng bộ, TDM không đồng bộ cho phép một số các
đường vào (input line) có tốc độ truyền thấp ghép kênh thành một đường có
tốc độ truyền cao hơn. Không giống như kỹ thuật TDM đồng bộ, trong kỹ
thuật TDM không đồng bộ tốc độ truyền tổng thể của các đường vào có thể
lớn hơn khả năng của đường truyền (path). Trong hệ thống đồng bộ, nếu có
n đường vào, số khe thời gian trong frame là cố định và ít nhất bằng n.
Trong hệ thống không đồng bộ, nếu chúng ta có n đường vào, mỗi frame sẽ
chứa không quá m khe, m<n (xem hình 8.16).
Theo cách này, TDM không đồng bộ hỗ trợ số đường vào giống như
TDM đồng bộ với khả năng liên kết thấp hơn (link). Như vậy, với liên kết
như nhau, TDM không đồng bộ hỗ trợ nhiều thiết bị hơn TDM đồng bộ.

Hình 8.16 Đồng bộ TDM

Số khe thời gian trong TDM không đồng bộ (m) dựa trên sự phân tích
thống kê số lượng đường vào tham gia truyền dẫn tại thời điểm bất kỳ một
cách hợp lý. Thay vì việc gán cố định trước các khe cho các đường vào, mỗi
một khe sẽ khả dụng để các đường vào có dữ liệu gửi đi gắn vào. Bộ ghép
kênh quét các đường vào và chấp nhận các khối dữ liệu cho đến khi frame
đầy, sau đó nó truyền các frame qua liên kết. Nếu không có đủ dữ liệu để
điền đầy các khe của frame, frame được truyền đi sẽ chỉ có một phần được
lấp đầy, vì vậy khả năng liên kết đầy có thể không thể đạt 100%. Nhưng có
thể phân phối các khe thời gian một cách linh hoạt (động), theo cặp với tỷ lệ
số khe thời gian/số đường vào thấp hơn, điều này sẽ giảm đi sự lãng phí về
khả năng của đường truyền rất lớn.
Hình 8.17 minh họa hệ thống có 5 máy tính chia sẻ một liên kết dữ liệu
sử dụng kỹ thuật TDM không đồng bộ. trong ví dụ này, kích thước frame có

Trang 9
3 khe. Hình vẽ cũng chỉ ra cách kiểm soát 3 mức truyền dẫn khác nhau.
Trong trường hợp thứ nhất, chỉ có 3 trong 5 máy tính có dữ liệu gửi đi.
Trong trường hợp thứ hai, có 4 đường gửi dữ liệu, nhiều hơn so với số
khe/frame là 1. Trong trường hợp thứ 3 (về mặt thống kê hiếm khi xảy ra),
tất cả các đường đều gửi dữ liệu. trong mỗi trường hợp, bôh ghép kênh quét
các thiết bị theo thứ tự từ 1 đến 5, đổ dữ liệu vào các khe khi nó gặp dữ liệu
cần gửi đi.
Trong trường hợp thứ nhất, có 3 đường vào hoạt động tương ứng với 3
khe trong mỗi frame. Đối với frame thứ tư đầu tiên, đầu vào được phân bố
đối xứng giữa tất cả các thiết bị truyền thông. Tuy nhiên, ở frame thứ 5, thiết
bị 3 và 5 hoàn tất quá trình truyền của nó, nhưng thiết bị 1 vẫn còn 2 ký tự
cần truyền đi. Bộ ghép kênh sẽ lấy ký tự A từ thiết bị 1, bỏ qua các thiết bị
không truyền dẫn khác và quay trở lại thiết bị 1 để lấy nốt ký tự A cuối
cùng. Không có đử dữ liệu để lấp đầy khe cuối cùng trong frame, bộ ghép
kênh sẽ truyền frame thứ 5 chỉ có 2 khe có dữ liệu. Hệ thống TDM đồng bộ
sẽ cần 6 frame (mỗi frame chứ 5 khe) để truyền tất cả dữ liệu, như vậy tổng
số frame cần là 30. Nhưng thực tế chỉ có 14 khe có dữ liệu, do đó bỏ phí
không sử dụng đường truyền mất hơn nửa thời gian. Với DTM không đồng
bộ, chỉ có 1 khe rỗng trong frame cuối khi truyền, do đó tận dụng được hết
khả năng của đường truyền.
Case 1: Only three lines sending data

Case 2: Only four lines sending data

Case 3: All five lines sending data

Trang 10
Hình 8.17 Ví dụ về khung đồng bộ TDM

Trong trường hợp thứ 2..............


Trong trường hợp thứ ba ...............

Addressing and Overhead


Trường hợp minh họa 2 và 3 ở trên đã chỉ ra nhược điểm chính của kỹ
thuật TDM không đồng bộ: làm sao để bộ phân kênh phân biệt được các khe
thuộc về đường ra nào? Trong TDM đồng bộ, thiết bị ứng với dữ liệu trong
khe thời gian được xác định bởi vị trí của khe thời gian trong frame. Nhưng
đối với TDM không đồng bộ, dữ liệu của 1 thiết bị có thể nằm ở các vị trí
khác nhau trong các frame khác nhau. Trong khi không có mối quan hệ vị trí
cố định, mỗi một khe thời gian phải mang một địa chỉ để báo cho bộ phân
kênh biết dữ liệu thuộc về thiết bị nào. Địa chỉ này, chỉ được sử dụng một
cách cục bộ, do bộ ghép kênh thêm vào và bộ phân kênh sẽ giải mã chúng
khi đọc. Trong hình 8.17, các địa chỉ được xác định bởi một con số.
Việc thêm các bits đánh địa chỉ cho mỗi một khe thời gian sẽ làm gia tăng
overhead của hệ thống không đồng bộ và ảnh hưởng tới hiệu quả truyền dẫn
một cách tiềm tàng. Để hạn chế những ảnh hưởng của chúng, các địa chỉ
thường chỉ gồm một số nhỏ các bits thậm chí có thể tạo ra ngắn hơn bằng
cách chỉ thêm địa chỉ đầy đủ cho phần dữ liệu truyền dẫn đầu tiên, với các
phiên bản rút gọn để xác định các phần dữ liệu đến sau đó.
Nhu cầu đánh địa chỉ làm cho TDM không đồng bộ kém hiệu quả đối với
kỹ thuật dịch chuyển luân phiên cho bit hoặc byte (bit/byte interleaving). Giả
sử dịch chuyển luân phiên bit với mỗi bit mang một địa chỉ: một bit dữ biểu
diễn dữ liệu, 3 bits biểu diễn địa chỉ. Như vậy mất 4bits để chuyển 1 bit dữ
liệu và nếu như liên kết (link) luôn đầy thì cũng chỉ có ¼ khả năng của
đường chuyền được sử dụng có hiệu quả. Do đó, TDM không đồng bộ chỉ
thực sự có hiệu quả nếu như kích thước của khe thời gian tương đối lớn.
Variable-Length Time Slots – Các khe thời gian có chiều dài thay đổi
TDM không đồng bộ có thể phù hợp với việc truyền dữ liệu có tốc độ
thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của khe thời gian. Các trạm có tốc độ
truyền dữ liệu nhanh hơn có thể dùng khe thời gian lớn hơn. Việc quản lý

Trang 11
các trường có chiều dài thay đổi yêu cầu kiểm soát các bits được bổ sung
vào phần đầu của mỗi khe thời gian để chỉ ra chiều dài của phần dữ liệu đến.
Các bits mở rộng này cũng làm gia tăng overhead của hệ thống và nó chỉ
cũng chỉ hiệu quả đối với các khe thời gian có kích thước lớn.
Invert Multiplexing – Ghép kênh đảo
Invert Multiplexing nghĩa là ngược lại với ghép kênh, nó nhận dòng dữ
liệu từ một đường truyền có tốc độ cao và chia thành các phần để có thể
đồng thời truyền đi trên các đường truyền có tốc độ thấp hơn mà không làm
giảm đi tốc độ truyền tổng thể (chung).

Hình 8.18 Ghép và đảo kênh

Vậy tại sao chúng ta cần ghép kênh đảo? Bạn hãy xem xét trường hợp
một công ty muốn gửi dữ liệu, âm thanh, video, mỗi loại sẽ yêu cầu tốc độ
truyền khác nhau. Để gửi âm thanh, nó có thể cần đường truyền có tốc độ
64Kbps; Để gửi dữ liệu, nó có thể cần đường truyền có tốc độ 128Kbps; Để
gửi video, nó có thể cần đường truyền có tốc độ 1.544Mbps. Để đáp ứng tất
cả các nhu cầu này, công ty đó cần phải có một kênh thuê bao riêng có tốc
độ 1.544Mbps và họ chỉ đôi khi mới sử dụng hết khả năng truyền của kênh.
Xây dựng một hệ thống như vậy sẽ rất lã phí! Tuy nhiên, công ty có thể thuê
một vài kênh có tốc độ truyền thấp hơn. Sử dụng can kết có tên là “băng
thông theo nhu cầu” (bandwith on demand), công ty có thể sử dụng các kênh
này bất cứ khi nào và bao nhiêu kênh theo nhu cầu của họ. Truyền dẫn âm

Trang 12
thanh có thể truyền qua một kênh bất kỳ mà không có bất cứ ảnh hưởng nào.
Truyền dữ liệu và video có thể chia nhỏ ra và truyền qua 2 hoặc nhiều
đường. Nói cách khác, dữ liệu và âm thanh có thể sử dụng kỹ thuật truyền
ghép kênh đảo thông qua nhiều đường ghép.

Trang 13

You might also like