You are on page 1of 6

Thuật ngữ dùng trong hóa học

Thuật ngữ dùng trong hóa học cũng như địa chất, đặc biệt là có tính chất quốc tế rất cao và
tính chất này nổi bật hơn hết so với thuật ngữ của các ngành khoa học khác.

Danh từ hóa học đại khái có thể chia ra làm hai loại lớn :
a) Một loại riêng thuộc về hóa học và có tính chất rất đặc biệt chuyên môn, đó là các tên chung
hay tên riêng các nguyên tố, hợp chất, hỗn hợp và một vài tên, ý khác.
b) Một loại gồm tên những ý chung với các ngành khoa học khác, nhất là với vật lý, cơ học.
Ta chỉ bàn đến loại thứ nhất và chủ yếu là việc phiên âm.
Ðể bắt đầu, ta sẽ bàn đến các tiếp tố dùng trong hóa học để xét các vấn đề có thể đặt ra trong
việc phiên âm, sau đó mới thật sự bàn về phiên âm ở phần hai.

Tiếp tố dùng trong hóa học

Thuật ngữ khoa học thường có những tiếp tố riêng biệt, có gốc cổ ngữ và được thêm vào các
gốc từ cũng được vay mượn của Hy-lạp và La-tinh. Tuy nhiên, thuật ngữ hóa học hơi đặc biệt.

Những gốc từ -ANE, -ENE, -IDE, -INE, -YLE, -ONE ... tưởng như được nhập từ tiếng Hy-lạp nhưng
thật ra chẳng phải như vậy. Chỉ có hai tiếp tố có gốc Hy-lạp, đó là -YLE chỉ gốc hóa học (như
trong các từ như methyl, phenyl) và -ON, tiếp tố của tiếng Hy-lạp chỉ vô giống đã được dùng để
đặt tên các khí hiếm (Argon, Neon, Xenon, Krypton) cũng như các phẩm vật hóa học mới đây
(nylon, dralon, orlon ... ).
Tất cả các tiếp tố khác đều mới được đặt ra một cách tùy tiện để có một số tiếp tố đủ để chỉ tên
và phân biệt được các gốc định chức và các hợp chất ... của ngành hóa học.

Sinh viên ngành hóa phải biết rành mạch cách đặt tên của ngành này. Danh pháp hóa học đã
được bàn đến và đã có những qui luật của IUPAC (the International Union of Pure and Applied
Chemistry) gọi là qui ước Geneva, 1930 và những điều bổ túc sau đó.

Sau đây là những tiếp tố thường dùng, có thể chia thành ba nhóm:

1) -ANE, -ENE, -YNE để đặt tên các hyđrocacbon.


2) -IUM (UM), -IC (-IQUE), -OUS (-EUX), -ATE, -ITE, để tạo tên kim loại, axit, oxit, muối, ...
3) -IDE (-URE), -YL , -IN, -INE, -OL, -ONE, -OSE, -AL, -OIC (OIQUE), để đặt tên hợp chất, hợp chất
hữu cơ, hóa chất ...

Mỗi tiếp tố được trình bày (chữ đậm) với ba dạng của ba tiếng Anh (e), Pháp (f) và Việt Nam.
Tiếp theo đó là lời chú thích về tiếp tố cùng những ví dụ. Trong quá khứ, đã có nhiều thay đổi
trong cách viết một số tiếp tố (do việc dùng hay không dùng những vần tiếng nước ngoài
không có trong vần Việt Nam) của một số gốc định chức khi phiên âm (sẽ được trình bày trong
phần phụ lục " Phiên âm Danh từ Hóa học ").

(e) -ANE (f) -ANE -AN: tạo tên hyđrocacbon no.


-AN : tạo tên hyđrocacbon no ANKAN, có công thức chung Cn H2n+2.
Ví dụ: methane / méthane / metan.
butane / butane / butan.

-ANE : A suffix denoting a saturated (paraffin) hydrocarbon, the ALKANE, of general formula Cn
H2n+2.

e) -ENE (f) -ENE -EN: tạo tên hyđrocacbon có nối kép.


-EN : tạo tên hyđrocacbon không no ANKEN, có công thức chung Cn H2n và hyđrocacbon thơm
chứa vòng cacbon (như benzen, toluen, naphtalen, tecpen).

-ENE : A suffix used in forming the names of hydrocarbons. It is properly applied to :


a) straight-chain hydrocarbons in which there is a double join between carbon atoms, -C = C-,
(contrast -ANE),
b) 'aromatic' hydrocarbons built up from a ring or rings of carbon atoms.

(e) -YNE (f) -YNE -YN: tạo tên hyđrocacbon có nối ba.
-YN: tạo tên chỉ hyđrocacbon không no (có nối ba) ANKYN, có công thức chung Cn H2n-2 .
Ví dụ: ethyne (CH = CH , formerly acetylene) / éthyne / etyn (trước gọi là axetylen).
butyne / butyne / butyn.
Trước đây, các từ tận cùng trong tiếng Anh và Pháp bằng -YN, -YNE được phiên âm thành -IN
trong tiếng Việt, cũng như các từ tận cùng bằng -IN, -INE, đã gây nhiều lầm lẫn.

-YNE : Suffix for the acetylene series -C = C-.


It indicates the triple bond between the carbon atoms. The general formula for this series is
CnH2n-2. (The suffix -INE was formerly used.)

(e) -IC (f) -IQUE -IC: tạo tên axit, oxit và muối.
-IC : tạo tên axit, oxit và muối.
Ðặc biệt, các chất tận cùng bằng -IC (Anh: -IC, Pháp: -IQUE) có chứa nhiều oxy hay có kim loại
có hóa trị cao hơn các chất tận cùng bằng -Ơ (Anh: -OUS, Pháp: -EUX).
Ví dụ: nitric acid HNO3 / acide nitrique / axit nitric hay axit nitơ (V) .
ferric chloride FeCl3 / chlorure ferrique / clorua sắt (III).
Xem -OUS, -ITE, -ATE.

-IC : A suffix used in forming the names of acids, oxides and salts.

(e) -OUS (f) -EUX -Ơ: tạo tên axit, oxit và muối.
-Ơ: tạo tên axit, oxyt và muối.
Ðặc biệt, các chất tận cùng bằng -Ơ (Anh : -OUS, Pháp : -EUX) có chứa ít oxy hay có kim loại có
hóa trị thấp hơn các chất tận cùng bằng -IC (Anh : -IC, Pháp : -IQUE).
Ví dụ: nitrous acid HNO2 / acide nitreux / axit nitrơ hay axit nitơ (III).
ferrous chloride FeCl2 / chlorure ferreux / clorua sắt (II).

-OUS : is used in specialized senses in the names of chemical compounds.

(e) -ATE (f) -ATE -AT: tạo tên muối của các axit có tên tận cùng bằng -IC.
-AT : tạo tên các muối của các axit có tên tận cùng bằng -IC .
Ví dụ: axetat, muối của axit axetic như axetat natri CH3CO.ONa.

-ATE : A suffix used in forming the names of salts formed from acids named with the suffix -IC.
Ex.: acetate, a salt of acetic acid, e.g. sodium acetate CH3CO.ONa.

(e) -ITE (f) -ITE -IT: tạo tên muối của các axit có tên tận cùng bằng -Ơ, các quặng,
hóa thạch.
-IT : tạo tên muối của các axit có tên tận cùng bằng -Ơ, các quặng, hóa thạch.
Ví dụ: sodium nitrite NaNO2 (salt of nitrous acid) / nitrite de sodium / natri nitrit.
sodium sulphite NaSO3 (salt of sulphurous acid) / sulfite de sodium / natri sunfit.
haematite / hématite / hematit (khoáng).
Chú ý: Hiện nay, các tiếp tố -IC, -OUS, -ATE, -ITE và những tiền tố PER-, HYPO- dùng để chỉ các
hợp chất này không còn thông dụng nữa. IUPAC khuyến khích cách dùng hóa trị để đặt tên như
clorua sắt (II) để chỉ FeCl2 ("ferrous chloride" hay "chlorure ferreux") ...

-ITE : A suffix for naming chemical salts formed from acids named with the suffix -OUS. It is
used also for naming minerals and fossils.

(e) -YL (f) -YL -YL: tạo tên gốc hóa học.
-YL (tiếng Việt): tạo tên chỉ gốc hóa học.
Ví dụ: methyl / méthyle / (gốc) metyl.
phenyl / phényle / phenyl.
benzoyl / benzoyle / benzoyl.
Trước đây, các từ tận cùng trong tiếng Anh và Pháp bằng -YL, -YLE được phiên âm thành -ILA
trong tiếng Việt.
Gốc từ này do từ Hi-lạp hyle có nghĩa là "gỗ", hay "nguyên liệu, chất tạo thành". Như vậy
"ethyl" có nghĩa là "nguyên liệu chế ether".
Trong hóa học hữu cơ, gốc này dùng để chỉ:
a) nhóm hiđrocacbon có hóa trị 1.
b) gốc axit hữu cơ.

-YL : A suffix used in forming the names of chemical radicals (groups of atoms which act as
single units), e.g. ethyl, the radical C2H5-.

(e) -IDE (f) -IDE, -YDE, -URE -IT, -UA: tạo tên hợp chất hóa học.
-IT, -UA : tạo tên hợp chất hóa học, thường gồm hai thành phần.
Ví dụ: copper oxide / oxyde de cuivre / oxit đồng (II).
calcium carbide / carbure de calcium / canxi cacbua CaC2 (đất đèn).

-IDE : A common suffix used in the names of chemical compounds (mainly binary compounds).
The -IDE denotes nonmetallic or negative element, or radical.

(e) -IN (f) -INE -IN: tạo tên hợp chất hữu cơ.
-IN (tiếng Việt): tạo tên hợp chất hữu cơ (tiếng Anh -IN, tiếng Pháp -INE).
Ví dụ: keratin / kératine / keratin (chất sừng).
chromatin / chromatine / crômatin (chất nhiễm sắc).
Cũng như trong tiếng Pháp, tiếng Việt không phân biệt hai gốc -IN và -INE của tiếng Anh. (Xem
-INE dưới đây.)

-IN : A common suffix for the name of a complex organic compound, especially a protein.

(e) -INE (f) -INE -IN: tạo tên hóa chất.


-IN (tiếng Việt): tạo tên hóa chất. (tiếng Anh, tiếng Pháp: -INE.)
Ví dụ: amine / amine / amin .
glycine / glycine / glixin.
Chú ý: Hiện nay, tiếp tố này thường dùng để chỉ cắc amin, axit amino, ankaloit và hợp chất
kiềm.

-INE : A widely used suffix in the naming of chemical substances. Note that some persons use
-IN for this meaning.

(e) -OL (f) -OL -OL: tạo tên rượu và dầu.


-OL (tiếng Việt): tạo tên chỉ rượu và dầu.
Ví dụ: methanol / méthanol / metanol, rượu metylic.
naphthol / naphthol / naphtol.
thiols, thio-alcohols or mercaptans / thiol / rượu thio, mecaptan.
Trước đây, các từ tận cùng trong tiếng Anh và Pháp bằng -OL được phiên âm thành -OLA trong
tiếng Việt.

-OL is used as :
1) a suffix to indicate an alcohol, coming from the -OL of alcohol *.

(e) -ONE (f) -ONE -ON: tạo tên hóa chất, nhất là chất hữu cơ.
-ON : tạo tên chỉ hóa chất, nhất là chất hữu cơ.
Ví dụ: acetone, CH3.CO.CH3 / acétone / axeton.
acetophenone, C6H5.CO.CH3 / acétophénone / axetophenon.
quinone / quinone / quinon.
Trước đây, đã có khi các từ tận cùng trong tiếng Anh và Pháp bằng -OL và ONE được phiên âm
thành -ON trong tiếng Việt, gây ra lầm lẫn.

-ONE : Suffix used in forming the names of a number of chemical (especially organic)
compounds. The name may be formed from :
a) that of a parent compound, or
b) a root representing the occurrence of the compound or one of its characteristic properties.
Alcohol is an organic compound which contains one or more hydroxyl groups ( -OH -).
2) An abbreviation for -OLE ( oil).

(e) -OSE (f) -OSE -OZA: tạo tên đường hay hyđratcacbon.
-OZA : tạo tên chỉ đường hay hyđratcacbon.
Ví dụ: sucrose / sucrose / sucroza, đường mía.
maltose / maltose / mantoza.
cellulose / cellulose / xenluloza.
Các từ tận cùng trong tiếng Anh và Pháp bằng -OSE được phiên âm thành -OZA trong tiếng
Việt.
-OSE : In chemical nomenclature, this suffix denotes a sugar or a related carbo-hydrate. This
"artificial" suffix seems to have been taken from the parent name glucose.

(e) -AL (f) -AL -AL: tạo tên chỉ anđehyt .


-AL : tạo tên chỉ anđehyt .
Ví dụ: methanal (formerly formaldehyde) / méthanal / metanal (tên quốc tế), anđehyt formic
hay fomanđehyt (tên thông thường).
metaldehyde / métaldéhyde / metanđehyt.
Trước đây, các từ hóa học tận cùng bằng -AL trong tiếng Anh và Pháp được phiên âm thành
-ALA trong tiếng Việt.

-AL : Suffix for the aldehydes.


The suffix comes from the -AL of aldehyde.
The functional group is -CHO.

(e) -OIC (f) -OIQUE -OIC: tạo tên axit hữu cơ .


-OIC : tạo tên chỉ axit hữu cơ.
Ví dụ: ethanoic acid , CH3COOH (formerly acetic acid) / acide étanoique / axit etanoic (tên quốc
tế), hay axit axetic (tên thông thường).
ethanedioic acid , COOH.COOH (formerly oxalic acid) / acide éthanedioique / axit etađioic (tên
quốc tế), hay axit oxalic (tên thông thường).

-OIC : Suffix of acids.


The suffix comes from the -OIC of benzoic.
The functional group is -COOH.

• Phiên âm danh từ hóa học

Các tiếp tố dùng trong hóa học không có liên hệ gì nhiều tới gốc Hy-lạp và La-tinh, như ta vừa
thấy ở trên (Xem Tiếp tố dùng trong Hóa học . Ngoài ra, ta cũng thấy có nhiều hiểu lầm trong
quá khứ khi phiên âm các gốc định chức ra tiếng Việt.

Vấn đề then chốt trong thuật ngữ hóa học là phiên âm và thiết tưởng nên trình bày thêm ở đây.
Nó sẽ cho các độc giả ngoài nước thấy quá trình giải quyết cách phiên âm, các qui luật phiên
âm hiện được dùng trong nước, cách áp dụng cùng những khó khăn đã gặp phải, v.v... cũng
như sẽ cho ta một dịp nhận xét vài khía cạnh của một danh pháp có hệ thống, sự quan trọng
của những vần cuối trong tên hóa học.

Xin nhắc lại rằng thuật ngữ dùng trong hóa học cũng như địa chất, đặc biệt là có tính chất quốc
tế rất cao và tính chất này nổi bật hơn hết so với thuật ngữ của các ngành khoa học khác.

Danh từ hóa học đại khái có thể chia ra làm hai loại lớn :
a) Một loại riêng thuộc về hóa học và có tính chất rất đặc biệt chuyên môn, đó là các tên chung
hay tên riêng các nguyên tố, hợp chất, hỗn hợp và một vài tên, ý khác.
b) Một loại gồm tên những ý chung với các ngành khoa học khác, nhất là với vật lý, cơ học.

Ta chỉ bàn đến loại thứ nhất.


Ở đây, xây dựng thuật ngữ hóa học Việt nam, chủ yếu là vấn đề vay mượn một cách sáng tạo.
Dùng thuật ngữ trong ngành hóa không phải chỉ là việc phiên âm nhưng ở giai đoạn đầu, chúng
ta chỉ cần phiên âm theo một cách nào đó để làm thế nào có những từ để diễn tả những ý mới
và cũng gợi những "từ quốc tế", dễ nhận gốc khi chúng ta đọc những tài liệu khoa học nước
ngoài.
Những từ quốc tế này phần lớn là những từ của thuật ngữ hóa học của ba nước Anh, Pháp, Ðức,
xây dựng theo một danh pháp có hệ thống dựa trên gốc Ấn-Âu.

Trong quá trình xây dựng thuật ngữ Việt Nam, ta đã thấy sự cọng tác của nhiều nhà khoa học
tiền phong có tiếng trên "Khoa học tạp chí" do Nguyễn Công Tiễu (1931) và "Khoa học" (1942)
do Nguyễn Xiển chủ trương.
Cách phiên âm thuật ngữ ra tiếng Việt được chú ý giải quyết, và trên hai báo này các quan
niệm của nhiều người được trình bày.
Hoàng Xuân Hãn, cọng tác với báo Khoa học và là tác giả sách Danh từ Khoa học (1) đã chú ý
nhiều đến vấn đề này và giải quyết như sau cho danh từ chuyên môn hóa học:
- tên nguyên tố : giữ một số tên thông thường như sắt (Fe), đồng (Cu) ... và dùng một số tên La-
tinh (đã thành tên quốc tế) làm gốc như Nat-ri (Na), Ka-li (K) ...
- danh từ và ký hiệu cố gắng hợp nhau như Ma-nhê-si (Mg), Cê-ri (Ce), Xe-non (Xe) ...
- tên các hợp chất vô cơ dựa trên danh pháp hóa học Pháp;
- tên các hợp chất của hóa học hữu cơ dựa vào tên đặt theo các qui ước quốc tế. Ðể chỉ các hợp
chất vô cơ và hữu cơ vừa nói đến, tất cả mọi âm đều được phiên, dựa vào âm là chính. Khi viết,
dùng gạch nối các âm tiết (chưa viết liền các âm tiết vì cho rằng táo bạo quá, mặc dù ông rất
muốn) và bỏ nhiều dấu sắc không cần thiết, thay đ bằng d, d bằng z ...
Cách viết tránh dùng phụ âm ghép nhưng thêm những vần al , il khi viết cal-ci (calcium) hay
những vần ngược như al, ol, yl để khỏi nhầm với an, ôn, in.

Vài ví dụ :
Từ Việt Từ Pháp
hyt-roc-xyt sắt nhị hydroxyde de fer II
thi-ô-al-dê-hyt thioaldéhyde
a-cit phô-pho-rơ hỏa acide pyrophosphoreux
phôt-phat hai a-cit cal-ci phosphate biacide de calcium

Một số tác giả khác mạnh dạn hơn như Ngụy như Kontum (2) thì hay dùng phụ âm ghép lại vừa
muốn Việt hóa những vần như al , ol , ... Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn (3) cũng như Ðào
Văn Tiến (4) cũng đã dùng những nguyên tắc của Hoàng Xuân Hãn. Tuy nhiên cũng có ít sự bất
đồng giữa người này và người kia và sự không nhất quán ngay của từng người. Nói chung, cách
phiên âm của Hoàng Xuân Hãn đã được chấp nhận.

Ðến thời kỳ 1960, có thể mọi người đã theo qui định tạm thời (5) không được xác định rõ ràng,
chỉ nói "nên phiên âm theo gốc La-tinh hay tiếng nước nào thông dụng nhất hay có ý nghĩa
đúng nhất, trường hợp khó đọc, khó viết thì có thể cắt ngắn hoặc sửa đổi chút ít cho hợp với
người Việt Nam". Lại có chủ trương viết liền các âm tiết cùng một số vần mới (br, cl, cr, dr, pl,
pr, ps, sp, sc, st, tr; ec, el, es, al, ol, ic, yl, ad, id, od, oz) được ra đời; ngoài ra còn dùng z thay
d, dùng d thay đ, thêm f thay ph, bỏ h trong gh.

Vì qui định mơ hồ nên trong những quyển danh từ xuất bản vào thời kỳ này có thể thấy nhiều
cách phiên âm khác nhau :

Vài ví dụ :
Từ Việt Từ Pháp
cal-ci, calci, calxi, canxi calcium (Ca)
sul-fua, sunfua, sulfur, suyn-phua sulfure
gơ-lu-cốt, glucoz, glucoza, glucô glucose
vonfơram, uôn-pham, vônfam, wolfram wolfram
si-can-di, scandi, scăngdi, sandi scandium (Sc)
móc-phin, mocphin, morphin, mócfin, mocfin morphine

Ở miền Nam, vào thời kỳ này cũng có các tập danh từ ra đời như của Viện Ðại học Huế (1961)
và các tập danh từ của bộ Danh từ khoa học (1961-1964) do Lê văn Thới chủ biên (6) trong đó
có danh từ hóa học. Các qui ước phiên âm cũng được nêu ra. Nói chung, không khác những
nguyên tắc của Hoàng Xuân Hãn, và tình trạng tương đối ổn định hơn.

Với hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học (1964), hội nghị trưng cầu ý kiến
(1965) và đề án về qui tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt (1965), đã có
những nguyên tắc chung (7), những đề nghị cụ thể tạo điều kiện để hệ thống hóa việc phiên
âm. Trong những tập thuật ngữ khoa học gần đây, những nguyên tắc nói trên cũng như những
kinh nghiệm đạt được ở hội nghị (tham khảo các bản báo cáo, nhất là bản báo cáo then chốt
của Lưu Vân Lăng ) đã được áp dụng.

Tuy nhiên, khi đọc những từ điển (8) hay những tự điển thuật ngữ (9) xuất bản vào những năm
sau đó (khoảng 1980), ta còn thấy những từ có thể đem lại sự không chính xác như :

Ethyne (tên thông thường tiếng Anh là acetylene) được phiên âm thành êtin (dãy -yne thành -in
) khi áp dụng những qui tắc mới.
Các gốc thionyl, methyl, phenyl, glycol, carbonyl được phiên âm thành thionila, metila, fenila,
glicola, cacbonila có lẽ quá xa với dạng từ quốc tế.
Những qui tắc mới đã giúp giải quyết một số vấn đề nhưng nếu dùng một cách quá máy móc sẽ
có hại.

Gần đây hơn (10), vần cuối "ide" vẫn được phiên âm là "it". Như vậy trong tiếng Việt một số rất
nhiều từ như hai từ anilide và anilite sẽ cùng được phiên âm như anilit và sẽ gây nhầm lẫn.
Cũng may là ta đã dựa theo tiếng Pháp để đặt tên nhiều hợp chất (dùng dạng bromure,
hydrure ... của tiếng Pháp thay vì bromide, hydride của tiếng Anh.)
"Wolfram" vẫn còn được phiên âm là "vonfram", như vậy không thể nhắc đến ký hiệu W.
Tại sao tiếng Việt dùng tên antimon để chỉ nguyên tố có ký hiệu Sb ?
Nếu ta dùng tên Stibi có hơn không ? (Như ta đã dùng "Natri" mà không dùng "sodium" như
trong tiếng Anh và Pháp.)

Những từ được phiên âm như là thionila, metila, fenila, glicola, cacbonila những năm 80 nay lại
có dạng thionyl, methyl, phenyl, glycol, cacbonyl.
Hoan hô sự trở lại gần với dạng gốc nhưng không hiểu tại sao tiếp tố -ose và -ase vẫn còn được
phiên âm thành -oza và -aza ? (Lý do cũ: nguyên âm a được thêm vào sau -oz, -yl, -ol cho phù
hợp với đặc điểm của tiếng Việt vì rằng các phụ âm cuối này không có trong vần ngược chữ
quốc ngữ).
Và thiết nghĩ, nếu cần thêm, có lẽ nên thêm nguyên âm ơ để thành -ozơ và -azơ sẽ thích hợp
hơn, ít ra sẽ gần với cách đọc quốc tế hơn.
Một số khó khăn đã được khắc phục nhưng vẫn còn nhiều điểm còn lại cần phải được xét kỹ
mới mong giải quyết được. Muốn vậy, cần phải hiểu danh pháp trong mỗi trường hợp và phải có
những ngoại lệ.

Ngay trong tiếng Anh hay tiếng Pháp, cũng có nhiều điều không hợp lý, và vì ta đi sau, nên có
thể chú ý để tránh. (Ví dụ hai tiếp tố -in và -ine được dùng một cách khác biệt trong tiếng Anh
nhưng không phân biệt được trong tiếng Pháp).

Sau đây cũng xin nêu lên vài sách báo bàn vào chi tiết các vấn đề được nêu ra ở trên
để độc giả tiện tham khảo :

1. "Danh từ khoa học", Hoàng Xuân Hãn, Minh Tân, Paris (1942).
2. Ngụy Như Kontum, "Hóa học tất yếu" (Tạp chí Khoa học, số 5, 1942).
3. "Danh từ thực vật", Nguyễn hữu Quán và Lê văn Căn (1945).
4. "Danh từ khoa học, vạn vật học", Ðào văn Tiến (1945).
5. Qui định do Ban Khoa học cơ bản thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước đề ra. (Xem Tin tức Hoạt
động Khoa học, số 1 năm 1960, trang 57.)
6. Danh từ Khoa học (8 tập), Bộ Văn hóa Giáo dục xuất bản (Sài gòn, 1961-1964).
7. -Hội nghị bàn về xây dựng thuật ngữ khoa học (Hà nội, 1964).
- Dự án về qui tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt (Hà nội, 1965)
(Hai tài liệu quan trọng này đã được đăng lại trong "Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học",
Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1977).
8. Lê khả Kế , Từ điển Pháp-Việt, Paris, ACCT, 1981.
9. Xem các từ điển thuật ngữ của Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà nội vào thời kỳ 1970-
1980.
10. "Từ điển hóa học Anh-Việt ", Nguyễn trọng Biểu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (1991).
11. - Nomenclature of Inorganic Chemistry. - Definitive Rules for nomenclature of Organic
Chemistry. IUPAC Rules, 1979 edition.
(Hai tài liệu này đã được đăng lại trong "Handbook of Chemistry and Physics", The Chemical
Rubber Co., Cleveland, Ohio, 68 th edition, 1987-1988.)

You might also like