You are on page 1of 4

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của

giảng viên (Đại học


hoặc Cao Đẳng). Liên hệ với thực tiễn bản thân với tư cách là giảng viên một trường Đại học (hoặc Cao
Đẳng)
Trả lời:

Theo luật giáo dục thì giảng vên (Đai học hoặc Cao Đẳng) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ của giảng viên:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương
trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công
bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ. đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của Giảng viên:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở
nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự
5. Được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kì theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và
các ngày nghỉ khác theo quy định của bộ luật lao động.

Ngoài các nhiệm vụ và quyền theo quy định của pháp luật và theo quy định Tổ chức và Quản lý của
Trường, trong giảng dạy giảng viên còn có các nhiệm vụ sau:
1. Trước khi lên lớp phải chuẩn bị đầy đủ bài giảng và các tài liệu liên quan đến bài giảng, trang phục
gọn gàng và lịch sự.
2. Lên lớp đúng và đủ giờ, đúng thời khoá biểu và lịch trình giảng dạy.
3. Báo cáo với bộ môn, phòng Đào tạo đại học để chủ động bố trí kế hoạch khi có công tác đột xuất
hoặc việc riêng không lên lớp được.
4. Theo dõi tình hình học tập của sinh viên, ký xác nhận vào "Sổ theo dõi giảng dạy và học tập” hoặc
“Sổ nhật ký thực tập - thực hành" của lớp khi lên lớp.
5. Đánh giá kết quả học tập thường xuyên và cho điểm thành phần thông qua kiểm tra các đơn vị học trình,
bài tập, tiểu luận, xemina, v.v.. Trực tiếp ra đề kiểm tra và chấm bài sau 1 đơn vị học trình và công khai kết quả cho
sinh viên trước khi thi kết thúc học phần.
6. Chuẩn bị, bổ sung ngân hàng đề thi đối với môn học mà giảng viên phụ trách.
7. Có mặt đúng thời gian tại cơ sở đào tạo (nếu đi bằng phương tiện tự túc) hoặc tại Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội (Nhà hành chính - nếu có xe đưa đón) khi giảng dạy cho các lớp hình thức VLVH
ngoài Trường; không được mang theo người thân hoặc người quen; thực hiện đúng quy định của cơ sở liên
kết. Nếu vì lý do đặc biệt phải thay đổi kế hoạch ghi trong giấy báo dạy, giảng viên phải báo bộ môn và
phòng Đào tạo đại học bằng văn bản chậm nhất là một tuần lễ trước ngày bắt đầu giảng dạy. Kết thúc thời
gian giảng dạy phải lấy giấy xác nhận về việc thực hiện lịch trình giảng dạy của cơ sở đào tạo tại địa phương
nộp về phòng Đào tạo đại học.
8. Trường hợp thời khóa biểu trùng lặp sẽ ưu tiên thực hiện kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch bậc học
cao.
9. Khi lên lớp giảng viên không được sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, say bia rượu
Bản thân tôi là một giảng viên đang công tác, giảng dạy tại khoa Toán của trường Đại học Quy
Nhơn, tôi có đôi điều nhận xét về vấn đề nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên Đại học như sau
1. Giảng viên có vai trò định hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội trong quá
trình đào tạo
Trong hệ thống giáo dục, nếu coi giáo dục phổ thông là nền tảng thì giáo dục ĐH là yếu tố quyết định nguồn
nhân lực. Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức, mối quan hệ giữa chất lượng nguồn lực và thị
trường lao động ngày càng trở lên mạnh mẽ. Các trường ĐH buộc phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu và những
biến đổi của thị trường lao động để từ đó đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu cho xã hội. Đây là
mục tiêu, đồng thời là trách nhiệm của các trường ĐH đối với xã hội. Song đối với các trường ĐH chất lượng
của nguồn lực luôn là khát vọng chinh phục trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau. Hầu hết các hoạt động của
nhà trường như đề ra quy chế hoạt động, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động của các tổ
chức đoàn thể đều để nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Trục chính của các trường ĐH là đào tạo ra
nguồn lực có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu phù hợp cả về số lượng và chất lượng của xã hội, đào tạo ra
những con người tự chủ với phẩm chất, năng lực chuyên môn và được trang bị các kĩ năng ứng xử với môi
trường sống xung quanh.
Thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ bùng nổ thông tin, cơ hội thành công cho những ai nắm bắt và xử lý được
thông tin chính xác. Theo một nhà giáo dục học người Bỉ tính toán, "lượng thông tin trong vòng 18 tháng sẽ
bằng gấp hai lần lượng trước đó cộng lại". Chính vì điều này đã làm thay đổi hẳn một trong những chức năng
của hoạt động đào tạo. Giảng viên không chỉ là người cung cấp tri thức mà còn phải là người hướng dẫn sinh
viên đến với tri thức, khoa học bằng đường đi ngắn nhất, tốt nhất và luôn luôn phải có sự sáng tạo.Tư duy sáng
tạo được coi là một trong những yếu tố quyết định đi đến khẳng định tự chủ. Có tri thức mà thiếu sáng tạo thì
chỉ có thể học làm theo những cái có sẵn, và cho dù là bất cứ một lĩnh vực nào như khoa học, kinh doanh, hay
văn hóa nghệ thuật..., không có sáng tạo đều đi đến một con đường là tri thức chết. Theo quan điểm của nhà
triết học và giáo dục Hoa Kỳ John Dewey, ông cho rằng "Học sinh đến trường không phải là để tiếp thu những
tri thức đã được ghi vào trong một chương trình rồi mà có lẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải
quyết vấn đề, giải quyết các "bài toán" của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày. Về phía người thầy, ông
ta hành động như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn cho trẻ biết những gì mà thầy biết
về vấn đề được đặt ra".
Như vậy, nền giáo dục thế giới đã hình thành một cơ sở để thiết lập phương pháp dạy học mới mà ta gọi đó
là phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thay cho phương pháp truyền đạt và tiếp thu một cách thụ
động các bài giảng có sẵn trong giáo trình. Nhưng trên thực tế, không phải bất cứ những vấn đề thầy đặt ra
lại phù hợp với những tình huống xảy ra trong chuyên môn mà sinh viên sẽ gặp phải, và điều này có lẽ chính
bản thân người thầy cũng đã gặp phải. Vì thế, buộc sinh viên phải tư duy để phát hiện ra những vấn đề, cho
dù chỉ mang tính giả thiết. Qua đó, sinh viên được rèn luyện tư duy độc lập, tập nghiên cứu, sáng tạo, phát
hiện và giải quyết vấn đề hơn là học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Giờ học không chỉ đơn thuần là những giờ
giảng giải cung cấp kiến thức thay vào đó là những giờ thảo luận, đối thoại, phát hiện vấn đề theo nhiều
chiều và xử lý vấn đề theo các hướng khác nhau.
Trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, sinh viên cần chủ động nghiên cứu, phân tích, suy luận, tìm tòi, nghi ngờ
và đặt lại vấn đề, tranh luận, thậm chí là phê phán, phản đối... qua đó rèn luyện tư cách độc lập, dám nghĩ,
dám hành động để dần trở thành một người làm chủ trí thức thực sự. Hoạt động học của sinh viên vì thế
không đóng kín trong môi trường nhà trường mà được mở rộng ra trên toàn không gian sống. Nội dung học
không chỉ bao hàm những kiến thức về chính trị tư tưởng và khối kiến thức chuyên ngành mà còn bao hàm
cả kiến thức về kỹ năng sống.
Trong các môi trường ĐH, sinh viên được coi như một đối tượng trưởng thành cả về trí và lực. Đứng trước
các vấn đề trong hoạt động dạy và học sinh viên được quyền phát huy tinh thần tự chủ của mình. Thông qua
quá trình rèn luyện tự chủ sinh viên mới có thể khẳng định khả năng độc lập, khát vọng tìm kiếm và năng
lực sáng tạo mới có điều kiện nảy nở.
Nền giáo dục của chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều của quán tính dạy học theo kiểu hàn lâm. Vai trò của
người thầy dù ở cấp bậc nào cũng luôn luôn đứng ở vị trí tối cao. Thầy luôn là một khuôn mẫu mà trò không
thể được phép phản biện cho dù đôi khi các giá trị mang tính thời đại đã làm cho những chân lý thế hệ có ít
nhiều thay đổi. Hay cũng có khi, với tốc độ của phát triển thông tin mà những luồng thông tin và những phát
hiện mới thầy chưa có điều kiện tiếp xúc và xử lý thì đây cũng là một hạn chế còn tồn tại rất lớn trong
khoảng cách mà nền giáo dục nhất nhất "Tôn sư trọng đạo" của chúng ta đang mắc phải.
Vì thế, bên cạnh việc trang bị và định hướng cho sinh viên tính tự chủ trong việc tiếp thu những kiến thức khoa
học về ngành, nghề theo học. Đồng thời là những hiểu biết cần thiết để giải quyết các vấn đề xã hội theo khả
năng của mình hay nói cách khác là những kĩ năng sống. Trong đó, người thầy cũng phải cần điều chỉnh thái
độ mang tính "dân chủ là tôn trọng người học" với sinh viên trong quá trình trao đổi, đối thoại. Một thực tế cho
thấy, việc lấy ý kiến của sinh viên không những giúp cho giảng viên nhận thức được những mặt còn tồn tại
trong phương pháp giảng dạy mà còn giúp cho giảng viên củng cố, hoàn thiện mình trong sự đối chiếu với
nhận thức của sinh viên. Đây cũng chính là mục đích hướng tới quá trình đào tạo và tự đào tạo mà bản thân
người giảng viên và sinh viên đều phải nhận thức được nhu cầu xã hội là luôn phát triển. Nếu, xã hội đặt ra
những yêu cầu mà bản thân mỗi cá nhân không đáp ứng được thì đồng thời đó là quá trình tự đào thải mình
trong vòng xoáy chọn lọc của xã hội.
Như vậy, trong trục đào tạo bậc ĐH giảng viên và sinh viên là hai đối tượng trực tiếp tham gia vào kiến thiết
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu xã hội đòi hỏi cả hai đối
tượng phải nhận thức được sự tương tác trong quá trình hình thành những giá trị tự chủ mà ở đây vai trò của
giảng viên mang tính quyết định.
2. Những điều kiện cần thiết để giảng viên phát huy tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội trong đào
tạo đại học.
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế
nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài
vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế cho nên
được quí chuộng không biết nhường nào." (Văn bia văn miếu Quốc tử giám Hà Nội - 1442)
Không phải đến bây giờ chúng ta mới chú ý đến vấn đề giáo dục ĐH mà cách đây hơn 600 năm từ thời Lê
Thánh Tông (1460 - 1497), đã xem việc tạo ra những nhân tài phục vụ cho sự nghiệp ổn định và phát triển
quốc gia đã được đặt ra và quan tâm sâu sắc. Nhưng hiện nay, chúng ta đã quan tâm đúng mức tới chất
lượng đào tạo ĐH hay chưa? Chúng ta đã xác định được nhân tố cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo
ĐH hay chưa?

Chúng ta đều biết rằng muốn nâng cao chất lượng đào tạo ĐH thì việc làm đầu tiên là phải nâng cao năng lực
của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Và muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều cần thiết là phải
đảm bảo được những điều kiện sống và điều kiện làm việc ở mức độ nhất định để họ yên tâm và tập trung tốt
nhất vào đảm trách sứ mệnh của mình. Nếu ở Mỹ, giảng viên ĐH được coi là một trong mười vị trí đầu bảng
của phân công lao động xã hội và đứng ở vị trí thứ ba. Thì ở Việt Nam, giảng viên trẻ xuất thân từ trong những
sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện đồng thời phải gánh một trách nhiệm xã hội là học hỏi các
bậc tiền bối là những "cây đa cây đề" để từng bước chuyển giao trách nhiệm đào tạo các thế hệ. Tuy nhiên,
mức lương thu nhập thì không thể đảm bảo. Nếu đem ra so sánh thì lương giảng viên cũng chỉ bằng lương
nhân viên ngồi trực điện thoại hay nhân viên trình độ phổ thông của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo
nhu cầu cuộc sống ở các trung tâm thành phố buộc giảng viên phải làm thêm hay thậm chí phải "chạy sô như
ca sĩ" mới có thể đảm bảo được thu nhập và chi phí cho cuộc sống. Như vậy, làm sao còn thời gian để giảng
viên đầu tư vào nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên ngành cũng như tri thức ngoại ngữ... Điều này
đã làm cho các trường ĐH mất đi tính hấp dẫn đối với "Hiền Tài", và mất một lượng chất xám lớn trong quá
trình đào tạo là không giữ lại được những sinh viên xuất sắc để phục vụ nhu cầu phát triển đào tạo.

Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ đâu? Phải chăng các trường ĐH ở nước ta thiếu hẳn một khả
năng tự chủ trong quá trình định lượng giữa chất lượng lao động của giảng viên với quyền lợi tương xứng?

Chúng ta đã có những diễn đàn sôi nổi về chính sách nhà giáo nhưng liệu đến khi nào chúng ta mới có một hệ
thống đánh giá chất lượng của giảng viên để thông qua đó định lượng bậc thang giá trị quyền lợi mà người
giảng viên được hưởng trong quá trình lao động. Hay nói đúng hơn là đội ngũ giảng viên ở hầu hết các trường
ĐH công lập đều rất cần thiết một quy trình đánh giá để đo lường giữa giá trị lao động. Đây không chỉ là một
động lực mà nó còn là một vấn đề tự chủ hay chính là tự chịu trách nhiệm của mỗi giảng viên trong vai trò
quyết định đến chất lượng đào tạo ở bậc ĐH.

Một vấn đề nữa là hiện nay, hầu hết các trường ĐH công lập đều đào tạo theo những chương trình khung
mang tính truyền thống có thể đã lưu hành trên dưới mười năm. Lượng tri thức cũng như hệ thống kỹ năng
ngành nghề cho đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Hiện
tượng phải đào tạo lại của nhiều doanh nghiệp khi sử dụng lao động đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, giảng
viên là đối tượng tác động vào chất lượng đào tạo thì lại không có khả năng thay đối chương trình (Đặc biệt
là khối các trường ĐH sư phạm). Chính vì thế, những bất cập cứ tồn tại như một quy luật "học một chuyện
nhưng làm lại là một chuyên khác". Bản thân giảng viên phải tuân thủ nội dung chương trình đào tạo và
đồng thời là những quy định trong quá trình đào tạo, ngay cả khâu đánh giá chất lượng học tập của sinh
viên. Điều này làm hạn chế rất lớn đến tính tự chủ và khả năng sáng tạo của giảng viên trong quá trình trang
bị tri thức khoa học và hình thành những kĩ năng ngành nghề cho sinh viên. Cho nên, một nhà giáo dục học
Hoa Kỳ South Seattle khi nhận xét về giáo dục ĐH ở Việt Nam cho rằng "Ở Việt Nam quản lý theo mô hình
tam giác ngược. Có thể hình dung thế này, cơ quan quản lý đứng ở vị trí cạnh đáy của tam giác, còn các cơ
sở phía dưới thu hẹp dần tới đỉnh nhọn. Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo viên và những gì được
dạy trong lớp học"

You might also like