You are on page 1of 17

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá

chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá
trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền
kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so
với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một
quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một
loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của
hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh
tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát
bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định
giá cả".

Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua
của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ
có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Có nhiều
dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit
inflation), lạm phát hai con số (double-digit inflation), lạm phát phi mã
(galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)...
Một ví dụ điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay
trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, một USD có giá trị tương đương với
4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark.
Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những tranh ảnh biếm họa về vấn đề
này: người ta vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ chỉ để mua
một chai sữa, hay một bức tranh khác cho thấy ngày đó đồng mark
Đức được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên liệu.

lạm :Lấn quá giới hạn của mình, làm quá quyền hạn của mình:
Tiêu lạm; Ăn lạm; Lạm bàn.

Phát: Dấy lên, nổi lên, cho bùng lên


Lạm phát: Phát hành số lượng tiền giấy vượt quá mức nhu cầu lưu
thông hàng hoá, làm cho đồng tiền mất giá. (theo từ điển tiếng việt)
Nguyên nhân:

Lạm phát tiền tệ

Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng
tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương
mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên
là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát do quản lý nhà nước: Từ năm 2005 quốc hội đã nhất trí thông qua lộ trình tăng
lương tối thiểu đã khiến giá cả tất cả hàng hóa đều đồng loạt đua nhau tăng giá theo
lương khiến tình hình lạm phát của việt nam cũng có xu hướng tăng lên.
Cơ chế quản lý thuế của chúng ta còn có nhiều mặt hạn chế chủ yếu dựa vào thuế gián
thu từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nên việc tăng thuế của bộ tái chính khiến cho giá
bán ra của các doanh nghiệp cũng tăng khiến cho nền kinh tế có nguy cơ lạm phát.
Mặc dù nước ta có tài nguyên phong phú nhưng chúng ta chỉ xuất khẩu thô và nhập thành
phẩm về nên việc phụ thuộc nguồn nuyên vật liệu cho sản xuất và tiêu dùng vào việc
nhập khẩu đặc biệt là dầu mỏ phụ thụ hoàn toàn vào nước ngoài mặc dù Việt nam đã xây
dựng nhà máy lọc dầu nhưng mới vận hành chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước . Vì
vậy việc tăng giá dầu tăng khiến toàn bộ giá cả các loại hàng hóa đều tăng theo khiến cho
lạm phát gia tăng.

+ Điều tiết vĩ mô kém

Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến động bất
thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trong nước là còn nhiều bất
cập. Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao,
gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc
gia về thuốc tân dược; Các quyết định quản lý được đưa ra để điều tiết thị trường thường
là chậm trễ, vì thế hiệu quả điều tiết kém. Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi
thép mặc dầu được kiến nghị từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực
hiện, vào lúc này giá phôi thép đã tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã
tăng lên tới 500-520 USD/tấn. Do vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này
khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đã nhập phôi thép trước đó; Tình trạng
độc quyền, đầu cơ trục lợi vẫn còn phổ biến dẫn đến thao túng, gây rối loạn thị trường;
Cũng do quản lý kém đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng
cơ bản là rất lớn. Hệ lụy tất yếu của những tình trạng trên là thị trường trong nước thêm
rối loạn; Khi chỉ số lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2004, mặc
dù tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế là phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô
(sẽ được phân tích ở phần dưới đây), nhưng dưới sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam lại thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm mức cung ứng
tiền tệ. Như vậy Ngân hàng Nhà nước đã khắc phục bất hợp lý này bằng một bất hợp lý
khác. Hệ quả của nó là đẩy lãi suất lên cao, tăng chi phí đầu tư, hạn chế đầu tư, kìm hãm
sản xuất và tăng thất nghiệp.

+ việc thay đổi, ban hành mới các chính sách của Nhà nước ví dụ như chính sách Thuế,
chính sách ưu tiên phát triển cho một số ngành nghề, lĩnh vực, thay đổi cơ cấu kinh tế…
có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa các ngành
nghề và dẫn đến lạm phát.’

Nguyên nhân tâm lý: Lạm phát do yếu tố


tâm lý và đầu cơ
Theo CAND - 15/07/2008

Tại cuộc hội thảo, PGS TS Ngô Trí Long (Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả)
cho rằng, một trong những đặc điểm của lạm phát hiện nay ở Việt Nam là lạm phát không
phải chủ yếu do sự mất cân đối giữa cung và cầu hàng hoá như những năm 80 của thế kỷ
trước. Trên thị trường cung luôn đáp ứng cầu nhưng tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện ở mức bán lẻ tăng hơn ba lần so với tốc độ tăng
trưởng GDP.

PGS. TS Ngô Trí Long lấy dẫn chứng, qua diễn biến giá cả sáu tháng đầu năm cho thấy
tất cả các cơn sốt giá từ đầu năm cho tới nay đều không phải do nguyên nhân cung cầu
mất cân đối mà chủ yếu do yếu tố đầu cơ và tâm lý. Điển hình là cơn sốt giá gạo vào cuối
tháng 4 vừa qua.

Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Dịch vụ Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng
cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, tâm lý của người dân là nhân tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến tình hình lạm phát. Lạm phát có thể trầm trọng hơn nếu lạm phát kỳ vọng
từ phía người dân cao. Với những tin đồn thiếu lương thực vào cuối tháng 4 đã gây ra cơn
sốt giá gạo kéo theo CPI tháng 5 tăng mạnh nhất trong 15 năm trở lại đây.

Giá lương thực tăng cao trong sáu tháng đầu năm không phải là do trong nước thiếu
lương thực mà có nguyên nhân đầu cơ và hệ thống phân phối chưa đồng bộ.

Theo TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả,
nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như một số thị
trường cục bộ vượt khỏi tầm quản lý, phát sinh hiện tượng đầu cơ, buôn lậu. Trong khi đó
hệ thống phân phối còn nhiều bất cập. Các giải pháp về quản lý thị trường và giá cả nhằm
kiềm chế lạm phát còn chưa toàn diện, hiệu quả thấp và chưa phù hợp với trình độ và
mức độ phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đều có chung nhận định: tốc độ tăng giá tuy đã chững lại
nhưng giá cả hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống đều đứng ở mức cao và
nhìn chung tính ổn định thấp nên rất dễ tiếp tục tăng cao. Do đó không được chủ quan
trong điều hành kinh tế vĩ mô; cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại, chống buôn
lậu, chống đầu cơ găm hàng. Xây dựng hệ thống phân phối đủ mạnh, hiệu quả góp phần
ổn định giá cả tiêu dùng.

Đối với công tác quản lý giá, cần có biện pháp cụ thể để kiểm soát giá những mặt hàng
tăng quá nhanh, đặc biệt là việc kiểm soát chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của những
loại hàng hoá dịch vụ độc quyền có liên quan đến sản xuất và dân sinh…

- Lạm phát do cầu kéo


Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi
trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình
thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự
tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng
khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết
các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu
được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá
hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó
lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát
này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.

- Lạm phát do chi phí đẩy


Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên
liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế...
Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí
nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá
thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng
tăng.

- Lạm phát do cơ cấu


Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho
người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không
thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình.
Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu
quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.

- Lạm phát do cầu thay đổi


Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung
cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có
thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì
lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm
phát.

- Lạm phát do xuất khẩu


Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc
sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn
tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng.

- Lạm phát do nhập khẩu


Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong
nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá
nhập khẩu đội lên.
- Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại
tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại
tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo
yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng
lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
- Lạm phát do nhu cầu tăng (Demand-pull inflation). Lạm phát do
nhu cầu sản xuất và dịch vụ (gọi chung là Tổng Thu Nhập
Quốc Dân GDP) tăng trong khi tỉ lệ thất nghiệp còn thấp. Còn
gọi là Phillips Curve - đường cong Phillips. Nói cách khác là
khi nhu cầu kinh tế tăng mà thị trường lao động bị hạn chế sẽ
gây lạm phát.
- Lạm phát do đột biến giá cả (Cost-push inflation). Giá cả một
số nguyên vật liệu trọng yếu, ví dụ giá dầu hoả, tăng cao bất
thường có thể đưa đến lạm phát vì hiện tượng dây chuyền, các
mặt hàng khác sẽ tăng theo.
- Lạm phát sẵn có tự nhiên (Built-in inflation). Lạm phát sẵn có,
liên quan đến hiện tượng “vòng xoắn giá/lương” (price/wage
spiral) nghĩa là hiện tượng công nhân luôn luôn muốn được trả
lương cao hơn (dĩ nhiên rồi), chủ bắt buộc phải trả thêm vì
không tìm đâu ra công nhân nữa, kinh tế phát triển nên ai cũng
có công ăn việc làm cả rồi. Người chủ muốn chuyển chi phí phụ
trội này qua người tiêu thụ nên tăng giá sản phẩm lên. Công
nhân, đồng thời là người tiêu thụ, thấy giá lên lại đòi lương cao
hơn nữa. Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng gây ra lạm phát.

Tác hại của lạm phát


- đối với gia đình: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng
tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu
dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó
khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng,
khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo
chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có
nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.]

Đối với doanh nghiệp & nền kinh tế: -Tác hại thứ nhất là làm cho tiền tệ không
còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất
thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh
của mình.

-Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã
bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế
không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều
chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế
thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế.

-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị
tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng
không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.

-Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình
trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.

-Thứ năm, xuyên tác bóp méo các yếu tố của thị trường làm ch các điều kiện của thị
trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá
cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục
thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.

-Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.

-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về ặt
giá trị.

-Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị
phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.

Tiết kiệm, chắt bóp, huy động từ người thân, kêu gọi bạn bè hùn vốn… Mỗi nơi mỗi
cách, DN liên tục sáng tạo để duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh, chờ qua cơn khó khăn.

Tiết kiệm từ cây bút, tờ giấy

Bà Trần Thị Đường, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và


Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, cho biết
bà biết nhiều DN chuyển ca làm từ giờ cao điểm sang
giờ khác để tiết kiệm chi phí điện.
Trong khó khăn, tiết kiệm và
Không phải đến khi tăng giá xăng lần này, mà ở lần tăng trong đó tiết kiệm nguyên phụ
trước, Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã yêu cầu liệu là cách mà DN thường
mọi bộ phận phải tận dụng, dùng giấy hai mặt. Máy lạnh vận dụng. Ảnh: Đặng Vỹ
bật sau 9 giờ sáng, tắt trước 4 giờ chiều. Có 4 xe chỉ dùng 2 xe, lãnh đạo đi xe chung; các
chuyến công tác nếu có điều kiện thì kết hợp cùng đi một hướng; sử dụng phương tiện tin
học để trao đổi trong công việc, hạn chế đi lại và hạn chế hội họp…

Trong "cái khó ló cái sáng tạo", cơ sở sản xuất nước chấm Mêkông, đã nghiên cứu áp
dụng thành công dùng vỏ hạt điều làm nhiên liệu đốt thay cho dầu và than đá. Trước đây,
nếu đốt một nồi hơi nước 5 tấn tốn 10 triệu, sau đó tăng lên đến 15 triệu, thì nay chi phí
thấp hơn giá cũ. Ngoài việc tiết kiệm được do nhiên liệu thay thế, còn tiết kiệm được thiết
bị máy móc đắt tiền khi sử dụng đốt dầu…
Tiến sĩ Hoàng Bình, chủ một doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu, cho biết các
doanh nghiệp đã nhập máy bóc vỏ lụa, thay thế nhân công. Nếu bóc 10 tấn hạt/ngày,
trước đây làm thủ công phải mất 300 công nhân, thì nay với máy chỉ còn tốn 20 công
nhân điều khiển, tiết kiệm khoản lương lớn.

Còn nhiều cách tiết kiệm, mỗi DN là mỗi sáng tạo. Ông Phạm Hải Tùng, Phó Chủ tịch
Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, nhiều DN đã có những giải pháp sáng tạo để
tiết kiệm trong các công đoạn như vận chuyển, lưu kho, tái sắp xếp bộ máy, phân công
công việc… Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng khuyến khích trong một hội nghị: “Nước Mỹ
giàu có như vậy nhưng họ vẫn tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để tiết kiệm, nên các DN
cũng phải xem tiết kiệm là thường xuyên, chứ không chỉ lúc khó khăn, tăng giá”.

Xoay trở tìm vốn

Bà Huỳnh Thy Thinh My Sa Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Bảo
Quang cho biết, cách huy động vốn của bà là gom các khoản khách hàng nợ doanh
nghiệp. Còn chủ một cơ sở nhập khẩu và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày cho
biết ông đã huy động người thân, thay vì bỏ vốn vào ngân hàng, đem góp vốn với ông.
“Ban đầu thuyết phục khá khó, nhưng lâu nay mình làm ăn chưa bao giờ thua lỗ, nên
thuyết phục rồi cũng xiêu”, ông nói. Chính nhờ đó, khoản 2 tỷ đồng vốn lưu động mà ông
lo lắng, giờ đã yên tâm.

Cách làm của tiến sĩ Hoàng Bình lại là không mua và trữ điều thô như mọi năm, mà cứ
làm đâu mua đấy. Đó là cách làm giảm áp lực đồng vốn lưu trữ, trong khi người dân trữ
điều tại nhà cũng tốt hơn DN vì số lượng ít, dễ bảo quản.

Cho nhau mượn nguyên liệu là một khuynh hướng nảy sinh mới đây trong ngành may
mặc. Trong báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm của Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM
mới đây có phản ánh điều này.

Chủ tịch một hiệp hội cho biết, nếu trước đây việc ký kết các đơn hàng khách hàng chỉ trả
một khoản “tiền cọc” nhỏ, thì nay khá nhiều DN xuất khẩu gỗ, da giày, dệt may và những
mặt hàng đặc biệt đã biết cách đàm phán để tăng khoản tiền giao ban đầu. Một chủ DN
chế biến gỗ tiết lộ, vì sản phẩm của ông thuộc loại “đặc chủng”, nên ông đã yêu cầu đối
tác giao 30% giá trị lô hàng, vì vậy không quá khó khăn.

Nói đến DN nhỏ và vừa, là nói đến tất cả mọi thứ thiếu thốn. Thiến vốn, thiếu công nghệ
trong đó có công nghệ kỹ thuật và công nghệ quản lý, cơ chế, cơ chế, bản lĩnh thương
trường… Trong bối cảnh khó khăn khi giá cả và làm phát tăng cao, có thể thời gian tới sẽ
có những DN thất bại, có thể phá sản. Tuy nhiên có thể nói, việc tự xoay trở của các DN
là một sự nỗ lực kiên cường. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng nỗ lực của DN chính là sự
góp phần vào ổn định kinh tế đất nước, “vì nếu DN đình đốn sản xuất thì nền kinh tế
xem như đổ vỡ” - ông nói.

Hàng loạt hợp đồng bị hủy, các event cũng bị cắt giảm đến tối đa - việc tiết giảm chi phí
tại các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước... đã khiến doanh thu của các nhà
tổ chức sự kiện sụt đến gần một nửa.
>Doanh nghiệp nhỏ thời bão giá

Vượt qua gần 40 cây số, tốn gần 700.000 đồng tiền taxi chị Vân - Phó giám đốc một công
ty tổ chức sự kiện ở Hà Nội mới đến được trụ sở của bạn hàng để ký kết hợp đồng quảng
cáo. Thế nhưng sau gần 20 phút vòng vo nói về thời cuộc, tình hình kinh tế, lạm phát,
phía đối tác ngập ngừng thông báo: "Em thông cảm thời buổi làm ăn khó khăn, bọn anh
đang thực hiện chiến dịch cắt giảm chi phí, chắc hợp đồng quảng cáo lần này phải hoãn
lại".

Chị Vân nhẩm tính, đây là hợp đồng thứ 6 từ đầu tháng phía đối tác thông báo tạm hoãn
vô thời hạn với câu nói gần giống nhau: Bọn anh chắc chắn làm nhưng mà hoãn, bây giờ
chưa đúng thời điểm. Kể từ quý 2, tình hình kinh doanh của công ty rơi vào cảnh "cực kỳ
khó khăn", nhân viên đòi nghỉ việc với lý do "lương không đủ sống". Công ty đứng trước
sức ép tăng lương. Bạn hàng liên tục thông báo giãn tiến độ hợp đồng vì cho rằng việc bỏ
ra cả trăm triệu đồng cho việc quảng cáo, PR lúc này là quá xa xỉ.

Để đảm bảo mục tiêu doanh số và kế hoạch đặt ra, công ty của Vân đang phải thực hiện
chiếc dịch "góp gió thành bão" bằng cách "thu nhặt" từng hợp đồng trị giá vài chục triệu
đồng và chấp nhận hoa hồng thấp - điều mà trước đây công ty chưa bao giờ làm.

Hai năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, các công ty
chuyên về tổ chức sự kiện cũng nở rộ theo cấp số nhân. Số lượng công ty nhiều đến
mức chẳng ai đủ sức phân biệt đâu là doanh nghiệp chuyên về quảng cáo, tổ chức sự kiện
hay chỉ thiên về truyền thông PR. Cạnh tranh ngày một khốc liệt, miếng bánh thị phần
của các doanh nghiệp cũng ngày càng nhỏ đi, nhất là khi các doanh nghiệp Nhà nước
cũng như tư nhân thực hiện chính sách tiết kiệm 10% chi phí theo lời kêu gọi của Chính
phủ.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Giám đốc một công ty PR ở Hà Nội than thở: "Hai tháng nay,
chúng tôi đã hủy tới 5 hợp đồng quảng cáo. Đối tác chấp nhận nộp phạt 10% chứ nhất
định không chịu dốc hầu bao cho chiến dịch truyền thông".

Theo ông Hồng, lạm phát đã tác động đến mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp làm ăn
không còn hiệu quả như trước. Hiện nay chỉ có ngân hàng, các công ty tài chính và viễn
thông là còn duy trì ổn định một số chương trình quảng cáo cho dịch vụ, các ngành nghề
khác thì cắt giảm tối đa. Thậm chí có công ty lên kế hoạch từ đầu năm cũng giãn tiến độ
đến thời điểm thích hợp.

Một nguyên nhân tác động đến thị trường quảng cáo, PR đó là tâm lý tiêu dùng trong dân
chúng. Theo ông Hồng, giá hàng hóa tăng cao, đời sống dân chúng không còn mấy dư giả
nên dù các nhà sản xuất liên tục quảng bá sản phẩm mới, khuyến mãi, giảm giá nhưng
vẫn ít khách. Người dân tiết kiệm tiêu dùng khiến khâu bán hàng của doanh nghiệp bị
giảm, lợi nhuận không còn cao cũng là lý do khiến doanh nghiệp càng phải cân nhắc các
chiến dịch truyền thông.
Cũng thừa nhận tình cảnh không mấy sáng sủa của thị trường quảng cáo, ông Minh -
giám đốc của ba công ty chuyên về tổ chức cho biết thêm kể từ khi Chính phủ kêu gọi tiết
giảm chi phí, hạn chế họp hành, tổng kết, xét thưởng thi đua, đi nước ngoài... số lượng sự
kiện tại các doanh nghiệp giảm gần một nửa.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, đại diện hầu hết các doanh nghiệp đều nhận định:
Khó khăn chỉ là tạm thời, thị trường sẽ vẫn phát triển bởi quảng cáo, PR là kênh tốt nhất
để các nhà sản xuất đưa được sản phẩm của mình đến được người tiêu dùng. Theo Giám
đốc Nguyễn Minh Hồng, việc một số doanh nghiệp cho rằng quảng cáo là dịch vụ xa xỉ
cần phải cắt giảm chi phí là không thực sự đúng.

"Tôi cho rằng dù khó khăn đến mấy thì các doanh nghiệp cũng cần phải thấy rằng hình
ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình vẫn cần được duy trì trên các phương tiện truyền
thông để người tiêu dùng biết được rằng họ vẫn tồn tại và hoạt động bình thường", ông
Hồng nhấn mạnh.

Một số tác động của lạm phát:


3.1/ Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang
vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn
giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công an
lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại.
3.2/ Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Như đã nói ở trên, trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức
toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có
tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho
các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ
và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến. Theo
“Lý thuyết trao đổi về lạm phát” của nhà kinh tế học A.W.Phillips thì
một nước có thể mua môt mức để thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng
trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.
3.3/ Các tác động khác
Trong lĩnh vực lưu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì tình
trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thường là hiện tượng phổ biến, gây nên
mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm
tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo
điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó
gây bất lợi cho hoạt động của nhập khẩu.
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống
tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào
mòn giá trị thực của những khoản công phí. Tuy nhiên, lạm phát cũng
có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những
trường hợp nhất định.
Đối phó với lạm phát
+ Gia đình: Giá cả đắt đỏ, leo thang từng ngày trong khi đồng lương lại không tăng thêm.
Người tiêu dùng chỉ còn các lựa chọn là cắt giảm chi tiêu. Từ người thu nhập trung bình, khá, cao
đều có cách tiêu tiền phù hợp với thời lạm phát…

1001… kiểu tiết kiệm!

“Hơn một tháng nay vợ chồng tôi quy định không ăn sáng ở quán nữa. Nấu cơm bữa chiều vợ
tôi đong gạo dư ra một ít, cơm nguội còn lại thì dùng bữa sáng cho cả nhà”, anh Nguyễn Sung,
công nhân Công ty Strosman ở Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM kể về cách tiết kiệm
trong thời buổi giá cả tăng cao của gia đình mình như vậy.

Với lương tháng cả hai vợ chồng được trên 4 triệu đồng, nuôi thêm đứa con học lớp 3, anh Sung
nói phải tính toán, tằn tiện lắm mới đủ chi tiêu trong tháng. Còn nếu không tiết kiệm, sáng sáng
cả nhà vẫn ăn tiệm thì tháng nào cũng thâm hụt, phải vay mượn, đập vá tội lắm.

Giới công nhân đã vậy, còn công chức thì sao? Chị Thanh Huyền, nhân viên Sở Tài Chính
TPHCM “ăn” lương bậc 2, cộng thêm phụ cấp mỗi tháng ngót 3 triệu đồng.

Chị tâm sự: "Bọn mình là phụ nữ, làm công chức, không lẽ cả tuần chỉ vận 2-3 bộ đồ, phải chắt
bóp để sắm cho đủ 5 bộ chứ. Ấy vậy mà bây giờ cũng phải đành chấp nhận, giá cả cái gì cũng
tăng, nếu sắm đủ quần áo thì những thứ khác không còn tiền mua nữa…

Còn anh Minh Phú, nhà ở quận Thủ Đức, ngày ngày phải chạy xe máy 15 cây số lên Sở Tài
nguyên và Môi trường (quận 1) làm việc đã chọn đi xe buýt kể từ khi giá xăng tăng lên 19.000
đồng/lít cho phù hợp với mức thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng…

Với những bà nội trợ, phương châm lúc này là đảm bảo năng lượng (calo) cho gia đình, còn chất
dinh dưỡng có thể cắt xén đi chút bớt cho phù hợp với túi tiền.

Chị Sử, ở khu phố 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức nói: "Với 70.000 đồng trong tay, ngày
ngày phải đi chợ nấu cơm cho vợ chồng con gái và đứa cháu ngoại, tính toán làm sao cho vừa
đủ thức ăn. Trước đây có 40.000 - 45.000 đồng/kg thịt, cứ cách 1 ngày tôi đổi món, mua 500
gram, từ khi thịt tăng giá lên 70.000 - 80.000 đồng/kg, cả tuần mới dám ăn một bữa, số tiền tiết
kiệm được tôi đành cho cháu đóng tiền học thêm...".

Co cụm tiêu dùng!

Theo Sở Công Thương TPHCM, 6 tháng đầu năm sức mua tiêu thụ của mặt hàng thực phẩm
được thống kê là giảm nhiều nhất, trong đó thịt heo giảm tới 20%.

Ông Huỳnh Hữu Lợi, chi cục trưởng chi cục Thú ý thành phố cho hay, sở dĩ sức tiêu thụ thịt heo
giảm là do từ đầu năm 2008, giá mặt hàng tăng quá cao, gấp đôi so với giữa năm 2007.

Nếu như 6 tháng đầu năm 2007, cả thành phố sử dụng trên dưới 2 triệu con heo thì sang 6 tháng
đầu năm nay chỉ còn 1,5 triệu con. Trước đây, trung bình mỗi ngày người dân thành phố “xài” hết
khoảng 540 tấn thịt heo, tương đương 9.000 con thì nay do giá đắt đỏ nên giảm còn 425 tấn,
tương đương khoảng 7.000 con.

Sức tiêu thụ của phần lớn hệ thống mua sắm, nhất là siêu thị tại TPHCM đều giảm khá mạnh
trong nhưng ngày qua.

Ông Ngô Văn Hải, Phó giám đốc kinh doanh siêu thị Citimart cho biết, lượng khách vào mua
sắm tuy không giảm nhưng sức mua thì giảm rất mạnh, từ 15 -20%. Nếu như trước đây trung
bình mỗi hoá đơn thanh toán thường có giá trị 500.000 đồng, thì nay chỉ còn dao động 200.000 -
250.000 đồng.

Tại hệ thống Co.op Mart, bà Bùi Thị Hạnh Thu, phó Tổng giám đốc cũng cho hay, mặt hàng may
mặc, mỹ phẩm đồ dùng giảm sức mua thấy rõ, tới 25%. "Thời buổi giá cả tăng cao, đồng lương ít
ỏi nên mua sắm món gì người dân cũng tính toán, cân nhắc”, bà Thu nói.

Ông Đinh Văn Mười, phó Tổng giám đốc công ty CP Vissan TPHCM đánh giá, đây là giai đoạn
thắt lưng buộc bụng, co cụm tiêu dùng của cả xã hội. Lúc này người dân đã có ý thức tiết kiệm.
Ông Mười dẫn chứng doanh thu 6 tháng đầu năm của Vissan chỉ còn tăng 5-6% so với 15% năm
2007.

Doanh nghiệp ứng phó lạm phát : Hoàn toàn có thể biến thua
thành thắngThứ sáu, 25/07/2008, 02:11 (GMT+7)

Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, các doanh nghiệp “ló cái khôn” sẽ thắng. Vấn
đề lòng tin cần được xem như một biện pháp quan trọng kiềm chế lạm phát. 2
vấn đề này cùng với những khuyến nghị đầy tính thực tiễn gửi đến Chính phủ đã
khiến hội thảo “Ứng phó lạm phát từ góc độ quản trị doanh nghiệp” do Hội Các
nhà quản trị doanh nghiệp tổ chức ngày 24-7 tại Hà Nội trở nên nóng bỏng với
sự tham dự của đông đảo các chuyên gia kinh tế, cộng đồng các doanh nghiệp
Việt Nam.

Cơ hội để bứt phá vươn lên

Thực tiễn của các doanh nghiệp (DN) đã chứng minh: lạm phát là cơ hội để tái
cấu trúc DN, nhận biết những điểm yếu và khắc phục nó, tạo thành công cho DN
ngay trong lúc khó khăn. Bà Cao Thúy Nga, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân đội chia sẻ, để ứng phó với lạm phát, đơn vị đã
thành lập một tổ công tác phản ứng nhanh theo dõi mọi nhất cử nhất động của
kinh tế thế giới và trong nước để có thể xoay chuyển linh hoạt mọi tình thế. “Một
năm trước đây, đã có rất nhiều thông tin rõ ràng về việc các ngân hàng Mỹ lỗ
nặng do chính sách cho vay mua nhà dưới tiêu chuẩn.

Nhưng nhiều cơ quan quản lý đã không có những biện pháp mạnh tay, kịp thời
đối với việc cho vay bất động sản tại Việt Nam. Nhiều ngân hàng nhỏ, năng lực
tài chính yếu nhưng ồ ạt tăng tín dụng cho vay mua nhà với kỳ hạn dài lên tới 20
năm, hạ thấp các tiêu chuẩn và điều kiện cho vay để tăng nhanh tín dụng. Đó là
một nguyên nhân của lạm phát”, bà Nga phân tích. Chính vì vậy, cách để ngân
hàng này vượt qua lạm phát là kiên trì mục tiêu phát triển ổn định không tăng
nóng, đồng thời có chính sách khách hàng tốt để “đón” các khách hàng uy tín.

Bằng thực tiễn của đơn vị mình, ông Mai Huy Tân, Tổng giám đốc Công ty CP
Thực phẩm Đức Việt cũng cho biết, nguyên liệu sản xuất chính của công ty (thịt
heo) giữ giá cao liên tục từ 40.000-46.000 đồng/kg heo hơi siêu nạc; cộng với tỷ
giá ngoại tệ cao khiến công ty “điêu đứng”.
Thậm chí có ý kiến bàn công ty nên dừng sản xuất chờ qua cơn khó khăn.
Nhưng công ty đã nhập khẩu nguyên liệu, thay thế nguồn nguyên liệu trong
nước để có giá rẻ hơn. Ngoài ra, tạm dừng các dự án chuẩn bị thực hiện, thậm
chí đang thực hiện; tiết giảm tối đa chi phí sản xuất; giảm lệ thuộc vào vốn lưu
động đối với ngân hàng để hạn chế chi phí lãi suất; lập quỹ dự phòng… Nhờ vậy
vẫn đứng vững trong cơn sóng gió.

Ông Bùi Đức Huyên, Giám đốc Công ty CP Dinh dưỡng Việt Tín (Hà Nội) cũng
khẳng định, lạm phát cũng chính là cơ hội để DN bứt phá. Thành lập tháng 11-
2003 với số vốn ban đầu chỉ 500 triệu đồng, Việt Tín èo uột bơi ra thương
trường bằng con đường chế biến thức ăn gia súc với công nghệ thô sơ, chính vì
vậy mà càng ngày doanh số bán hàng càng sụt giảm: từ 1,2 tỷ đồng tháng 12-
2005 còn 400 triệu đồng tháng 1-2008.

Nhưng, 6 tháng đầu năm 2008, trong khi giá nguyên liệu tăng 50%-100%, thậm
chí 300% (bắp, đậu tương, DCP…), nhiều DN khác thu hẹp quy mô kinh doanh
hoặc ngừng sản xuất, thì Việt Tín tranh thủ lấp chỗ trống đó bằng cách thiết lập
một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, năng động, đặt trọng tâm vào khách hàng.
Hệ thống phân phối tăng từ vài chục lên trên 100 đại lý. Nhân sự tăng từ 18
người lên 104 người. Những hạng mục chưa sinh lời được dừng lại. Cắt bớt các
dự án dài hạn. Chỉ đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 nhà máy chế biến thức ăn gia
súc trị giá 16 tỷ đồng thay vì 60 tỷ đồng. Kết quả, chỉ trong 4 tháng, doanh thu
bán hàng của công ty tăng từ 400 triệu đồng/tháng lên 10 tỷ đồng/tháng. Sự bứt
phá ngoạn mục ngay trong thời điểm lạm phát cho thấy, nếu biết “ló cái khôn”,
DN sẽ thắng.

Câu chuyện lòng tin và việc cắt giảm đầu tư công

Từ thực tiễn “sinh tử” của mình, các DN đã có nhiều khuyến nghị cụ thể đối với
điều hành của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát hiện nay. Ông Mai Huy Tân
cho rằng, việc đình hoãn các dự án đầu tư công cần xuất phát từ chính cộng
đồng DN, đặc biệt là từ các DN nhà nước chứ không phải là mệnh lệnh dội từ
trên xuống. Các nguồn vốn đầu tư từ nhà nước, kể cả ODA phải được phân bổ
hợp lý cho các dự án có hiệu quả kinh tế, không phân biệt là thành phần kinh tế
nào vì càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước, lạm phát càng giảm.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Đức Thuận, Tổng giám đốc Công ty
Vật tư công nghiệp quốc phòng cũng kiến nghị, phải có một cơ quan tương
đương cấp bộ để giúp Chính phủ kiểm soát và chỉ đạo các tập đoàn, TCT nhà
nước trong đầu tư của họ, nhất là đối với lĩnh vực độc quyền như than, dầu khí,
điện lực. “Không ở đâu như Việt Nam, tập đoàn nào cũng có ngân hàng. Họ khai
thác tài nguyên quốc gia, nắm giữ nguồn lực, tài nguyên, khoáng sản quan trọng
nhất của quốc gia, lẽ ra phải lao vào cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì lại chỉ
tập trung vào việc thu lợi nhuận tại thị trường nội địa bằng cách tự định giá; hoặc
tiến vào thị trường bất động sản, tài chính”, ông Thuận nói.
Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương cũng cho rằng, đầu tư công quá mở rộng trong năm 2007 là
một trong nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát. Vì thế phải coi cắt giảm đầu
tư công là giải pháp chính để kiềm chế lạm phát.

Đặc biệt, theo ông Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,
trong bối cảnh lạm phát hiện nay, lòng tin cần được coi là một giải pháp quan
trọng để phát huy hiệu quả điều hành của Chính phủ. Thực tế, trong thời gian
qua, do công tác thông tin về điều hành của Chính phủ chưa tốt nên đã có
những thời điểm, lòng tin của người dân bị lung lay. Vì vậy, những tín hiệu phát
ra từ Chính phủ phải đủ mạnh, nhất quán, có sức thuyết phục. “Tháng trước,
người dân đổ xô đi mua USD giá chợ đen để tích trữ. Cũng chỉ vì họ thiếu thông
tin. Tại sao không công bố rõ ràng, Việt Nam có trên 20 tỷ USD dự trữ. Nếu
chúng ta thông tin tốt, người dân và DN đã đỡ bị thiệt”, ông Thiên phân tích.

Cơ hội cho doanh nghiệp trong thời kì lạm phát

Lạm phát cao ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời
cũng tạo ra cho doanh nghiệp như cơ hội để cơ cấu lại tổ chức cũng như để thu hút đầu
tư.

Để ứng phó với lạm phát, không ít doanh nghiệp đã thực hiện biện pháp cắt giảm nhân sự
và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với nhau. Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia
kinh tế cao cấp, các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ về cơ bản đúng hướng
nhưng cùng một lúc áp dụng quá nhiều biện pháp chặt chẽ lại gây khó khăn cho doanh
nghiệp. Sẽ có không ít doanh nghiệp không đủ sức chèo chống trong bão lạm phát sẽ chịu
hậu quả nặng nề và có thể phải ngừng hoạt động.

Xu hướng mua bán – sáp nhập công ty sẽ là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp thời
lạm phát. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây là cơ hội tốt để sở hữu một
doanh nghiệp với giá hợp lý. Nhiều doanh nghiệp có triển vọng nhưng gặp khó khăn về
tài chính hoặc yếu về kinh nghiệm quản trị sẽ phải chào bán bớt một số cổ phần, hợp tác
liên doanh liên kết hoặc tìm cổ đông chiến lược. Các cổ đông này không chỉ tăng tiền mà
còn công nghệ, kỹ năng quản lý, điều hành công ty, giúp bao tiêu sản phẩm đầu ra... Sẽ
có những phương thức liên kết theo nhiều mô hình khác nhau, kể cả việc hình thành tập
đoàn, để tạo ra các khả năng tập trung vốn và tăng nhanh khả năng thâm nhập thị trường.

Đây cũng cơ hội để nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam hiệu quả,
nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất. Theo nhận định của ông Phan Xuân Cần, Tổng Giám
đốc Công ty CP Đầu tư Tài chính Việt Nam (TigerInvest) thì: Với một chiến lược đầu tư
rõ ràng, một khoản đầu tư hợp lý, sau khoảng 2, 3 năm, khi nền kinh tế phục hồi và tăng
trưởng trở lại thì những doanh nghiệp hôm nay gặp khó khăn và phải đem bán, khi đó có
thể là "vàng ròng". Đặc biệt , một số ngành có rào cản thâm nhập ngành như: Bất động
sản, dược, ngân hàng, tài chính, cty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, phân phối,... trước
đây gặp khó khăn trong hoạt động có đầu tư nước ngoài thì nay đã được mở rộng hơn. .

Các giải pháp ứng phó với lạm phát

Lạm phát không thể được đẩy lùi một sớm, một chiều, vì vậy, doanh nghiệp phải tìm
cách sống chung với nó và vượt qua nó. Có một số giải pháp đang chứng tỏ có khả năng
giúp doanh nghiệp kiềm chế tình trạng lạm phát khá hiệu quả, đó là: thực hiện triệt để tiết
kiệm, vận dụng nguồn nhân lực đúng với thời thế, và đổi mới chiến lược kinh doanh phù
hợp với yêu cầu của hoàn cảnh. Với mỗi biện pháp, các doanh nghiệp cần áp dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo, đòi hỏi sự chung sức, chung lòng của mọi thành viên trong
doanh nghiệp.

1. Tiết kiệm triệt để: Đây được xem là sách lược tối ưu nhất chống cơn bão lạm
pháp. Doanh nghiệp cần phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu tiết kiệm không cần
thiết, phát động phong trào tiết kiệm trong mọi bộ phận, cán bộ công nhân viên
trong tổ chức. Rà soát lại tình hình nhân sự để tinh giản lại bộ máy, giám bớt một
số lao động thừa, không cần thiết". Doanh nghiệp FPT đã làm rất tốt điều này với
hai chính sách C10 và C20 nghĩa là nhân viên FPT phấn đấu cắt giảm ban đầu là
10% sau đó là 20 % chi phí hoạt động của toàn bộ các bộ phận trong công ty.
Nhiều doanh nghiệp chuyển ca làm việc từ giờ cao điểm sang giờ khác để tiết
kiệm điện, tận dụng dùng giấy 2 mặt để tiết kiệm, sử dụng phương tiện tin học để
trao đổi trong công việc, hạn chế hội họp…
2. Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Gốc của nước là dân, gốc của doanh nghiệp
là người lao động, nước sống nhờ dân, công ty tồn tại nhờ người lao động, nhất là
trong thời kỳ khó khăn. Doanh nghiệp có thể cắt giảm nguồn nhân lực, nhưng
phải có chọn lọc và hết sức cẩn thận, hoặc thực hiện chính sách chuyển đổi hợp
đồng lao động phù hợp. Theo con số tinh toán của FPT, cắt giảm một nhân viên
không hiệu quả có thể tiết kiệm được 8000 USD/ năm, hoặc chuyển một số nhân
viên chính thức thành nhân viên tạm thời hay cộng tác viên, giúp cho công ty có
thể cắt giảm nguồn chi phí.

Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới đời sống, tâm lý của nhân viên hơn, tạo sự
yên tâm, tin tưởng của nhân viên vì trong nhân viên xuất hiện tư tưởng chán nản
do sợ mất việc và tiền lương thực tế giảm. Doanh nghiệp có thể gắn kết nhân viên
với mình bằng những yếu tố ngoài tiền lương, như văn hóa, môi trường làm
việc...Trong thời kỳ khó khăn, những yếu tố này cần sử dụng triệt để.
3. Tìm vốn cho doanh nghiệp trong thời kì lạm pháp: Khi không có được nguồn
vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp hãy tìm mọi nguồn huy động vốn khác nhau:
huy động vốn từ các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp, từ người thân, từ các hội
ngành nghề. Ông Nguyễn Chí Nguyện, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm
TP.HCM, cho biết trên địa bàn TP.HCM, có khoảng 30 hội ngành nghề 4.000 hội
viên. Nếu tính cả các câu lạc bộ, các ngành hàng thì con số lên đến 100 tổ chức
hội. Mỗi hội đều có kinh phí hoạt động huy động từ nhiều nguồn với nguồn vốn
nhàn rỗi khoảng vài trăm triệu đồng, cá biệt có những hội có hàng chục tỉ đồng.
4. Đổi mới chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đối phó với khó khăn trước
mắt cũng như lâu dài của lạm phát. Một chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời
kì lạm phát được thể hiện qua việc đầu tư có trọng điểm, tái cơ cấu tổ chức hợp lý
và vạch ra được các kế hoạch kinh doanh lâu dài.

• Đầu tư có trọng điểm: Thời buổi bão giá, doanh nghiệp cần tránh đầu tư đa
ngành, dàn trải, kém hiệu quả. Các danh mục đầu tư của doanh nghiệp cần phải
được thu gọn và chỉ tập trung vào các dự án có tiềm năng và vốn đầu tư đảm bảo.
Doanh nghiệp nên dũng cảm từ chối các dự án không khả thi như khả năng thanh
toán không rõ ràng, lợi nhuận 20% (lỗ so với tỉ lệ lạm phát 26% hiện nay)…Các
dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn lâu như bất động sản, khu công nghiệp nên
được tính toán và cân nhắc kỹ càng. Ngược lại, các dự án "đánh nhanh thắng
nhanh" như đầu tư vào các mặt hàng tiêu dùng nên được doanh nghiệp ưu tiên để
thu hồi vốn, luân chuyển nhanh luồng tiền.
• Thực hiện tái cấu trúc tổ chức: Cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo tinh thần
“đánh nhanh thắng nhanh, đánh chắc thắng chắc”, tập trung sản xuất những mặt
hàng có lợi nhuận cao, tạm dừng những mặt hàng lợi nhuận thấp hoặc chưa có thị
hiếu tiêu dùng… Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra cơ cấu tổ chức mới, bằng
phương thức liên kết nhiều mô hình khác nhau, như hình thành các tập đoàn để
tạo ra những khả năng tích tụ, tập trung vốn và tăng nhanh tham nhập thị
trường…
• Thiết lập các chiến lược kinh doanh lâu dài: Doanh nghiệp không nên đầu tư
dàn trải, mà nên có chiến lược đầu tư trọng điểm, lâu dài. Các doanh nghiệp nếu
lựa chọn được các công ty niêm yết có triển vọng kinh doanh tốt và bất động sản
ở vị trí đắc địa thì có thể đầu tư và kì vọng lãi cao về dài hạn. Doanh nghiệp cũng
không vì khó khăn trước mắt mà cắt giảm chi phí marketing bởi khi các đối thủ
cạnh tranh cắt giảm quảng cáo thì các thương hiệu tăng quảng cáo trong thời kì
suy thoái sẽ có hiệu quả. Nếu buộc phải cắt giảm quảng thì có thể chuyển từ
quảng cáo 30 giây sang quảng cáo 15 giây, từ tivi sang đài phát thanh…

Nền kinh tế: Chính phủ đã nhanh chóng thi hiện chính sách tài chính tích cực và chính
sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Bên cạnh đó có sự thận trọng cần thiết với các giải pháp
kích thích kinh tế. Với sự biến động thị trường những tháng cuối năm, việc giảm mức hỗ
trợ lãi suất và thu hẹp phạm vi áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn cũng được
điều chỉnh kịp thời.

Song song với việc “chữa bệnh” cho nền kinh tế, công tác an sinh xã hội, hỗ trợ giảm
nghèo được cũng được tiếp tục thực hiện (năm 2009, tổng nguồn vốn đầu tư cho các
huyện nghèo khoảng 11.000 tỷ đồng).

Mặc dù trước đó bão lụt gây thiệt hại nặng ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhưng sản
lượng lúa vẫn đạt gần 40 triệu tấn, cao nhất trong 13 năm trở lại đây. Giá tiêu dùng ổn
định, chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất trong 6 năm gần đây (6,88%). Trong khi nhiều nước
tăng trưởng âm, thì chúng ta vẫn có mức tăng trưởng cao, cả năm đạt 5,32%. Đây là điều
mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là “thành quả ngọt ngào”.
“Bám sát diễn biến, đánh giá đúng tình hình, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chuyển
hướng kịp thời, quyết sách nhanh nhạy, trên cơ sở đó chỉ đạo , điều hành một cách tập
trung, quyết liệt, liên tục, cụ thể, ứng biến và sáng tạo”, đó là nhận định của Chính phủ
(tại phiên họp Thường kỳ Chính phủ, ngày 5/1/2010), cũng là “bí quyết” chúng ta đã áp
dụng để đưa con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão khủng hoảng trong năm
2009.

Biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả
hàng hóa tăng.
Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng ra đối với giá cả các hàng hóa khác, nhưng giá cả
các loại hàng hóa tăng không giống nhau. Đối với hàng tư liệu tiêu dùng thiết yếu (lương
thực, thực phẩm, hàng may mặc), giá cả tăng cao so với các hàng tiêu dùng khác. Đối với
tư liệu sản xuất thì giá cả tăng nhanh nhất lsf những vật tư nguyên liệu quan trọng (sắt,
thép, kim loại…)

Giá cả hàng hóa tăng lên làm cho đời sống người lao động ngày càng khó khăn, vì vậy cơ
cấu tiêu dùng của người lao động sẽ bị thay đổi theo chiều hướng giảm tiêu dùng xa xỉ,
lâu dài, tập trung cho tiêu dùng trước mắt. Điều đó khiến cho chỉ số lạm phát của từng
nhóm mặt hàng có thể không giống nha, thậm chí có những mặt hàng giảm giá, nhưng chỉ
số giá chung thì vẫn tăng. Ngoài những biểu hiện nói trên, lạm phát còn biểu hiện là tỷ
giá ngoại tệ tăng liên tục, tức là tiền trong nước bị giảm giá còn ngoại tệ thì tăng giá.

Thông thường trong nước có lạm phát, tiền giấy bị mất giá so với vàng, giá vàng trong
nước tăng thì nó cũng sẽ làm tỷ giá ngoại tệ tăng. Điều này đối với nước có lạm phát
cũng có lợi thế là có thể đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa.

Cần chý ý là vì biểu hiện trực tiếp của lạm phát là sự tăng liên tục của giá cả hàng hóa,
nên người ta thường đồng nhất lạm phát và tăng giá, và vì vậy người ta lấy chỉ số tăng
gủa giá cả hàng hóa (nói cung) làm chỉ số lạm phát. Thực ra chỉ số lạm phát và chỉ số
tăng giá không hoàn toàn giống nhau. Nói cách khác tỷ lệ tăng tiền (tỷ lệ tăng trưởng tiền
tệ hay tố độ tăng tiền) và tỷ lệ mất giá của tiền giấy(chỉ số tăng giá-tỷ lệ lạm phát) không
phải là hai khái niệm đồng nhất.

Tại Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, tỷ lệ tăng giá (lạm phát) cao hơn tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ, chứng tỏ lạm phát rất nghiêm trọng.

Từ sự phân biệt nói trên người ta đánh giá tình trạng của lạm phát qua việc so sánh hai
chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá (tỷ lệ lạm phát) và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Từ đó cho rằng lạm
phát diễn biến qua hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: ở giai đoạn này tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ tăng giá) nhỏ hơn tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá của tiền giấy chậm hơn tốc độ tăng tiền. Tình
trạng này xảy ra ở Mỹ từ năm 1982 đến nay, còn ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 199 tỷ lệ
tăng giá thấp hơn tỷ lệ tăng tiền.

Theo các nhà nghiên cứu khi tỷ lệ lạm phát (tăng giá) nhỏ hơn tỷ lệ tăng tiền thì có nghĩa
là lạm phát đang ở trong tình trạng có thể chấp nhận được và thậm chí người ta còn cho
rằng với điều kiện đó lại là liều thuốc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn thứ hai: đấy là bước phát triển nguy hiểm hơn của lạm phát. Tỷ lệ lạm phát
(tăng giá) cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá tiền giấy lớn
hơn, nhanh hơn tốc độ tăng tiền. tình trạng này xảy ra ở Việt Nam từ năm 1990 trử về
trước. Tại Mỹ từ năm 1971 đến năm 1981 đã xảy ra tình trạng này.

Khi tố độ tăng giá lớn hơn tốc độ tăng tiền nghĩa là tiền tăng thêm ít mà giá cả tăng lên tì
nhiều. Trong trường hợp này, lạm phát không còn là hiẹn tượng của tiền tệ nữa, và vì vậy
chứng tỏ một tình trạng nguy hiểm và bi đát của nền kinh tế tài chính.Lạm phát như vậy
là lạm phát nguy hiểm và trầm trọng vô cùng. Ở đó, người ta thấy sự mất giá của tiền
giấy diễn ra nhanh chóng như một cổ xe xuống dốc mất thắng.

Đánh giá mức độ lạm hpát bằng cách so sánh nó với tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ mới thấy
tình trạng nguy hiểm và hiệu ứng của nó đối với nền kinh tế xã hội.

Ngoài ra người ta còn đánh giá mức độ của lạm phát bằng cách đưa vào tỷ lệ tăng giá.
Theo đó, nếu tỷ lệ tăng giá càng cao thì lạm phát được coi là nghiêm trọng. Có 3 mức độ
khác nhau của lạm phát:

-Lạm phát vừa phải: (Reasonable Inflation): đó là lạm phát mà tỷ lệ tăng giá cả hàng hóa
trong khoảng 10% trở lại. Mới đầu lạm phát này còn được gọi là lạm phát một con số,
người ta cho rằng lạm phát một con số là lạm phát có thể chấp nhận được, nhiều nước coi
lạm phát một con số như là một chính sách của nhà nước để phát triển kinh tế.

-Lạm phát cao: là lạm phát mà chỉ số tăng của giá cả là tương đối cao. Đó là mức lạm
phát ở hai con số (dưới 100%), còn gọi là lạm phát thực sự.

-Siêu lạm phát: đó là lạm phát với cường độ lớn từ 100% lên vài ba trăm phần trăm mỗi
năm. Với mức độ lạm phát này thì nó ảnh hưởng ghê gớ đến đời sống kinh tế xã hội.

You might also like