You are on page 1of 15

PHƯƠNG PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

DÙNG BIẾN TẦN CHO CÁC LOẠI TẢI BƠM QUẠT


SỬ DỤNG BIẾN TẦN
Thursday, 8. October 2009, 18:31:28

Biến tần

Vấn đề điều khiển lưu lượng bơm


http://www.astecgroup.vn/Home.aspx#bientan

1. Vấn đề điều khiển lưu lượng của bơm


Điều khiển theo kiểu truyền thống:
• Bơm, quạt sẽ được cấp nguồn trực tiếp
• Bơm, quạt luôn hoạt động ở chế độ định mức.
• Việc thay đổi lưu lượng thông thường dùng van tiết lưu (tải bơm), thay đổi độ đóng mở của
cánh chắn gió (tải quạt).
--> Nhận xét:
• Tăng trở kháng đường ống
• Lưu lượng giảm nhưng công suất tiêu hao giảm rất ít
Ví dụ: khi ta dùng valve tiết lưu để giảm lưu lượng bơm xuống còn 80% so với định mức.
Theo bình thường thì với 20% lưu lượng giảm đi thì công suất tiêu tốn cũng giảm đi một
lượng đáng kể, nhưng cụ thể ở đây chỉ năng lương tiêu tốn là khoảng 95% (chỉ giảm 5% công
suất trên 20% lưu lượng giảm).
Điều khiển qua biến tần:
• Bơm, quạt được cấp nguồn qua biến tần.
• Bơm có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu.
• Việc thay đổi lưu lượng được thực hiện thông qua việc thay đổi tốt độ động cơ.
--> Nhận xét:
• Không còn tổn thất năng lượng trên valve như kiểu truyền thống.
• Bơm cũng không phải sinh ra công suất trên trục lớn hơn nhu cấu thực tế để chống lại sức
càn trên valve.
Ví dụ: khi dùng biến tần điều khiển bơm,nếu ta muốn giảm lưu lượng xuống 80% so với định
mức.Ta chỉ cần điều chỉnh biến tần để giảm tốc độ động cơ xuống.Quan hệ giữa moment tải
và tốc độ động cơ (với tải bơm quạt) là:
M=n2
Công suất: P=M*n
-->P≈ n3
Nếu ta giảm tốc độ xuống còn 80% (0.8)
Thì công suất chỉ cần bằng (0.8)3 ≈ 0.5
Điều này cho ta thấy rằng bơm sẽ chỉ hoạt động với 50% công suất định mức là có thể đạt
được 80% lưu lượng -->tiết kiệm điện.

2.Đặc tính của bơm:

• Là mối quan hệ giữa áp suất và lưu lượng


• Họ đặc tính của bơm khi tốc độ bơm thay đổi
a. Đặc tính làm việc của tải bơm quạt:
Điểm làm việc của bơm là giao điểm của đường cong của bơm và đường cong của hệ thống
Ta xét động cơ có tốc độ định mức là n= 1480 RPM
• Dùng van tiết lưu thay đổi lưu lượng

• Dùng biến tần thay đổi tốc độ bơm


4. Tính toán công suất bơm
Công suất bơm được tính bằng tích của lưu lượng nhân với áp suất. Đây chính là diện tích
trên đường đặc tuyến. Ta có công thức tính công suất như sau: xét lưu lượng Q tính theo
(m¬¬3 /s)
P = (d * H * Q) / k
với,
d: khối lượng riêng của chất được bơm (kg/m3)
H: độ cao cột áp cần bơm (m)
Q :lưu lượng bơm (m3/s)
k : tỷ số giữa công suất đầu ra với công suất trên trục của bơm
So sánh công suất cho một lưu lượng cố định khi dùng valve tiết lưu và khi dùng biến tần điều
chỉnh tốc độ bơm.
Dùng valve tiết lưu:
Động cơ luôn chạy với công suất định mức,việc thay đổi lưu lượng thông qua việc thay đổi độ
mở cánh chắn gió( tải quạt) hoặc thay đổi độ đóng mở của valve (tải bơm). Điều này sẽ gây
tổn hao năng lượng khi chạy ở lưu lượng thấp (tải bơm) và chạy non tải (tải quạt).
Dùng biến tần:
• Toàn bộ hệ thống bơm quạt sẽ được điều khiển thông qua biến tần.
• Áp suất của toàn hê thống không đổi với mọi lưu lượng (cảm biến áp suất trên đường ống
phản hồi thông số về cho biến tần).
• Với phương pháp điều khiền U/f, điều khiển vector, do đó tốc độ có thể thay đổi một cách
linh hoạt.
• Dòng khởi động được hạn chế sẽ không gây sụt áp khi khởi động sẽ không ảnh hưởng đến
các thiết bị khác.
• Quá trình stop, start được mềm hóa nên giảm tổn hại cho động cơ về mặt cơ khí, cho hệ
truyền động cũng như về mặt điện. Chi phí bảo dưỡng giảm.
• Không giới hạn số lần khởi động .
• Tiết kiệm năng lượng khi tải thay đổi liên tục.
• Có các chức năng bảo vệ: quá áp, thấp áp, quá nhiệt,bảo vệ nhiệt động cơ, bảo vệ ngắn
mạch,đảo pha, kẹt rotor,…
• Có tính năng làm đầy đường ống: khởi động bơm từ từ với thời gian cài đặt, tránh gây rung
đường ống và sự thay đổi áp suất đột ngột,… ảnh hưởng xấu cho hệ thống.
Ảnh hưởng của phần công suất hao phí là do : tràn, sủi bọt khí, tăng nhiệt chất lỏng

Chuyển đổi nhiều bơm:

Giải thích : Pump Switching Card


Hệ thống bơm nước cho khu công nghiệp,các trung cư nhà cao tầng,…không đòi hỏi về vấn
đề lưu lượng nhưng yêu câu đặt ra là phải giải quyết được việc ổn định áp suất ?
Lý do: bình thường khi không vào các giờ cao điểm dùng nước của các hộ thì áp suất đường
ống tăng cao,ngược lại sẽ giảm mạnh --> cần giữ cho áp suất ổn định.
Hoạt động : bơm chính sẽ khởi động ( theo các bước an toàn :làm đầy đường ống,khởi động
mềm,…). Khi áp suất giảm, tím hiệu áp suất từ trên đường ống sẽ phản hồi về Card Pump -->
điều khiển đóng bơm. Tương tự nếu vẫn chưa đủ áp suất thì bơm tiếp theo sẽ được đóng….
Sự thay đổi áp suất sẽ được biến tần xử lý thông qua việc thay đổi tốc độ bơm chính.

CÁC LOẠI TẢI NÊN SỬ DỤNG BIẾN TẦN ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN
1. Phụ tải có mô mem thay đổi (điều hòa trung tâm, bơm cấp nước, bơm quạt mát,... ).
2. Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì phải lắp thêm biến tần.

• digg
• Facebook
• Twitter
• del.icio.us
• StumbleUpon
• reddit

CƯỜI !!!

Comments

Le Nhan Viet # 13. December 2007, 10:05

BIẾN TẦN - MỘT BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN !


Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi
nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác,
thường là các thiết bị làm mát ( điều hoà trung tâm ), máy bơm nước...

Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu
cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay
chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn vì như ta đã biết, lưu
lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp.
Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi
như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần ssố công nghiệp f= 50Hz thông qua
quan hệ f=p.n/60 - trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này,
tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay
đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi
tần số của lưới điện .Thêm nữa, như ta đã biêt, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt,
mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra của hệ tỉ
lệ thuận với tốc độ quay:

M @ n2

M @ F2

Trong khi đó, công suất đòi hỏi của hệ thống lại bằng tích số giữa mômen và tốc độ quay: P =
Mxn

Do đó, công suất đòi hỏi của hệ thống tỉ lệ với lập phương của tốc độ quay và cũng là tỉ lệ với
lập phương của lưu lượng:
P @ n3 @ F3
Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các
xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều
chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại ( như hình vẽ 1,3) . Thí dụ
như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt,
thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có
một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp
tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này
tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn
làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hình vẽ
đường đặc tính nêu dưới đây sẽ cho thấy điều đó.
Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn
nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi
giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống
chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn
hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn
này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.

Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ sơ cấp,
mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động cơ sơ cấp đã có,
việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số của nguồn điện. Giải
pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho các van .

Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở các tần số
cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với tần số công nghiệp
và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.

Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ nghệ tiền
tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã được áp dụng vào sản
xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ ba pha xoay chiều và đem lại
hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào là
nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ truyền động
bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối đa) đương nhiên sẽ
không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công suất cơ trên trục lớn hơn nhu
cầu thực để thắng sức cản trên các van.

Trong hình vẽ 2 là đường đặc tính năng lượng - lưu lượng của bộ biến tần so sánh với bộ điều
khiển lá chắn đầu vào. Theo hai đường đặc tính trên, chúng ta luôn thấy đường biểu diễn năng
lượng cho hệ thống khi dùng biến tần (Micromaster) để điều khiển nằm thấp hơn rất nhiều so
với đặc tính van, nhất là khi lưu lượng ra điều chỉnh xuống giá trị phần trăm thấp. Như trên
hình vẽ, nếu giảm lưu lượng đi 20% thì năng lượng tiêu thụ sẽ giảm gần 50% so với giá trị
thiết kế với phương án điều khiển lá chắn đầu vào. Còn khi sử dụng bộ biến tần thì năng
lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 2-3%. Khi lưu lượng tiêu thụ giảm xuống còn 50% thì năng lượng
tiêu thụ với bộ biến tần chỉ còn 15% so với 56% khi sử dụng lá chắn đầu vào.

Cũng so sánh như vậy với bộ điều khiển lá chắn đầu ra ( Hình vẽ 4) thì năng lượng tiêu thụ
còn tiết kiệm được nhiều hơn .

Ngoài ra, với việc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra lãng phí
lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá chắn bị mòn đi
rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn cần thiết, chóng mỏi hơn
và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi phí cho bảo trì hệ thống.

Vậy bộ biến tần làm việc như thế nào ?


Nguyên lý làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản ( Hình 5). Đầu tiên, nguồn điện xoay
chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này
được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC link). Nhờ vậy, hệ số công suất
cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng.
Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng
cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử
lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu
âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ
theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo
chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy
vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều
này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt
do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.

Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn
công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ
bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.

Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp
khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6
tháng ( xem hình 6 )

Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt.

Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các
bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm
và quạt.

Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng
lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và
trên thế giới.
Nguồn EVN

Le Nhan Viet # 13. December 2007, 10:07

Thứ Bẩy, 29/07/2006 - 10:14 AM


TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG NHỜ BIẾN TẦN DANFOSS – ABN
Vừa qua, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện năng, Công ty Than
Cọc Sáu đã đi tiên phong trong việc đầu tư mua sắm và lắp đặt các biến tần của hãng Danfoss
ABN cho các động cơ điện của hệ thống sàng than có công suất 2,5 triệu tấn/năm. Kết quả thu
được rất cụ thể: tiết kiệm điện năng; thời gian thu hồi vốn nhanh, hệ thống thiết bị nhà sàng
vận hành ổn định và an toàn hơn. Tạp chí Công nghiệp xin giới thiệu một số thông tin và kinh
nghiệm được rút ra từ dự án nhỏ nhưng có hiệu quả lớn này:

Biến tần và các tính năng ưu việt về nhiều mặt của DANFOSS - ABN
Biến tần được đánh giá là một công nghệ tiên tiến, mang lại những thay đổi lớn trong các
ngành công nghiệp thế kỷ XX. Biến tần đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, mới được
đưa vào Việt Nam trong một vài năm gần đây và đã thể hiện được ưu điểm của mình.

Nguyên lý làm việc chung của bộ biến tần khá đơn giản. Nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3
pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn điện 1 chiều bởi bộ chỉnh lưu. Nhờ vậy, hệ số công
suất cosF của biến tần không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0,96. Điện áp 1 chiều này
lại được biến đổi thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng thông qua hệ IGBT bằng phương
pháp điều chế độ rộng xung (PWM)

Với công nghệ hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm, giảm
tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha
ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải
có mô men không đổi, tỉ số điện áp tần số là không đổi.

Bộ biến tần làm việc theo nguyên tắc thay đổi tần số (cùng với thay đổi điện áp) nên luôn đảm
bảo mô men khởi động đủ vượt tải ngay cả khi ở tốc độ rất thấp. Đồng thời dòng điện đưa vào
động cơ không tăng, do phối hợp giữa điện áp và tần số để giữ cho từ thông đủ sinh mô men.
Dòng khởi động lớn nhất của hệ truyền động biến tần chỉ bằng dòng định mức. Chính vì vậy,
không làm sụt áp lưới khi khởi động, đảm bảo các ứng dụng khác không bị ảnh hưởng.

Bản chất tiết kiệm điện năng khi sử dụng biến tần như sau:
Đặc tính khởi động của biến tần cho phép khống chế dòng khởi động không vượt quá dòng
định mức của động cơ, do đó tiết kiệm điện năng khi khởi động.

Với những ứng dụng đặc tính tải thay đổi, như băng tải, khi đầy tải, khi non tải, thường động
cơ hoạt động non tải:

Biến tần làm tăng hệ số cosF (thường khoảng 0,96), tăng hiệu suất sử dụng điện, giảm tổn thất
cho lưới.

Biến tần điều chỉnh tốc động động cơ cho phù hợp với yêu cầu tải thực tế, tối ưu được việc sử
dụng điện năng.

Biến tần DANFOSS - ABN được sản xuất đầu tiên năm 1968, đến nay đã trở thành một
thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và được chứng minh về chất lượng, với các nhà máy chế tạo
hiện chỉ đặt tại các nước Đan Mạch, Đức, Mỹ và NewZealand.

Biến tần DANFOSS - ABN đáp ứng được dải công suất rộng, đặc tính momen thay đổi cũng
như cố định, phù hợp với tất cả các loại động cơ điện trong công nghiệp.

Các biến tần của DANFOSS - ABN được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và trong hầu
hết các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng gồm các loại VLT6000, VLT8000
(ứng dụng điều khiển bơm, quạt, hệ thống lạnh, có các đặc tính momen thường xuyên thay
đổi và thay đổi trong các giải rộng), VLT5000, VLT5000FLUX (ứng dụng với yêu cầu
momen tải lớn như máy nén, băng tải, máy nghiền, v.v…).

Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, biến tần của
DANFOSS - ABN tỏ ra hơn hẳn so với các loại biến tần khác nhờ có các tính năng kỹ thuật
ưu việt đặc biệt, như:

Dãy công suất rộng đến 500kW (có thể sử dụng cho hầu hết các chủng loại thiết bị điện trong
các mỏ hầm lò, lộ thiên và các nhà máy sàng tuyển than, cũng như trong các công trình công
nghiệp nặng khác);

Cấp bảo vệ IP20 và IP54 (rất phù hợp với điều kiện vận hành trong các môi trường của các
ngành công nghiệp nặng);

Có thể lắp cạnh nhau (rất thuận tiện cho việc thiết kế lắp đặt và phù hợp với các khoảng
không gian tối thiểu có sẵn, không làm thay đổi kết cấu lớn).

Tất cả đều được thiết kế có bộ lọc nhiễu tần số radio RFI, tương thích với chuẩn EN55011/1A
(có thể sử dụng lắp đặt ở bất kỳ nơi nào, không gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của các
loại thiết bị điện tử tin học, viễn thông khác trong dây chuyền sản xuất);

Thiết kế thân thiện với người sử dụng. Rất dễ dàng lắp đặt, cài đặt và vận hành (phù hợp với
mọi trình độ quản lý vận hành của công nhân trực tiếp sản xuất).

Màn hình điều khiển hiển thị có thể tháo rời. Có thể vận hành tại chỗ hoặc từ xa.

Mômen khởi động lớn.

Có chế độ tự động cập nhật thông số động cơ AMA nhằm tối ưu hoạt động của hệ thống.

Có bộ điều khiển PID

Có chế độ Sleep mode cho phép tiết kiệm năng lượng.

Các chân vào/ra kỹ thuật số, vào/ra tương tự với chức năng lập trình được.

Giao thức truyền thông nối tiếp RS485, cho phép truyền thông với PLC hoặc máy tính.

Có đủ các chức năng bảo vệ cần thiết:

Bảo vệ quá nhiệt động cơ bằng điện tử chống quá tải.

Giám sát nhiệt độ của bộ tản nhiệt nhằm bảo vệ khi nhiệt độ bộ tản nhiệt tăng tới 800C.

Bảo vệ ngắn mạch trên động cơ.

Bảo vệ chạm đất, chạm vỏ động cơ.

Giám sát mạch trung gian nhằm bảo vệ điện áp DC quá cao hoặc quá thấp.

Bảo vệ mất pha động cơ.


Bảo vệ mất pha nguồn. Bộ biến tần sẽ điều khiển dừng mềm.

áp dụng biến tần DANFOSS-ABN cho hệ thống sàng than Cọc Sáu

Cụm nhà máy sàng than 1 và tuyến băng tải đi ga B là hệ thống sàng than chủ yếu của Công
ty Than Cọc Sáu. Đây là hệ thống có công suất lớn (tương đương nhà sàng Nam Cầu Trắng
của Công ty Tuyển than Hòn Gai), có liên động phức tạp, có yêu cầu điều khiển nghiêm ngặt,
có mức tiêu thụ điện năng rất lớn (khoảng một triệu kWh/năm). Qua khảo sát thực tế cho
thấy, hệ thống này chỉ hoạt động ở một cấp tốc độ và lượng than vào thay đổi liên tục theo
ngày và theo mùa. Do đó, phần lớn thời gian các động cơ của hệ thống đều hoạt động non tải,
hiệu suất sử dụng điện lưới rất thấp.

Trong bước đầu thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa và tự động hóa dây chuyền sàng than của
mình, Công ty Than Cọc Sáu đã đề ra yêu cầu khá cao, nhằm đồng thời giải quyết 3 vấn đề
lớn: (i) tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sản xuất; (ii) nâng cao độ ổn định và an toàn trong
vận hành của hệ thống thiết bị; và (iii) tự động hóa quá trình điều khiển sản xuất. (Xem sơ đồ)

Để giải quyết nhiệm vụ trên, về mặt kỹ thuật, có thể sử dụng biến tần. Nhưng để đảm bảo hiệu
quả kinh tế, phương án áp dụng biến tần phải được tính toán rất chi tiết, vừa đảm bảo được cả
3 mục tiêu đã đề ra, vừa đảm bảo việc lắp đặt không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống,
ngay cả trong các ngày nghỉ nhưng do yêu cầu sản xuất, hệ thống vẫn phải hoạt động hết công
suất.

Sau khi phân tích kỹ tình hình thực tế sản xuất, yêu cầu công nghệ, và tìm hiều thiết bị của
một số hãng, Công ty Than Cọc Sáu đã quyết định triển khai phương án lắp đặt 23 biến tần
loại VLT5000 của hãng DANFOSS - ABN (Đan Mạch Mỹ) kết hợp với PLC điều khiển cho
23 động cơ của hệ thống sàng than. (Xem sơ đồ)

Sau khi hệ thống được lắp đặt đã đáp ứng được các yêu cầu ban đầu đề ra:

Việc tự động hóa điều khiển đã được thực hiện khá đơn giản: Từ trung tâm điều khiển phát
lệnh điều khiển chạy/dừng, chọn cấp tốc độ cho từng tuyến. Lệnh điều khiển được hệ PLC xử
lý, chuyển đến từng biến tần ở chòi 1, và chuyển đến hệ PLC ở chòi 2 và chòi 3 xử lý tiếp
trước khi phát lệnh và nhận tín hiệu từ các biến tần tương ứng.

Do mặt bằng phân bố rộng, cả hệ thống có chiều dài trên 700m, phải bố trí thành 3 tủ biến tần,
tại các chòi 1, chòi 2 và chòi 3.

Bàn điều khiển đặt tại chòi 1.

Hệ thống khởi động liên động thành tuyến.

Hệ thống được đặt 3 cấp tốc độ: 1, 2, và 3

Người vận hành chọn tốc độ tại bàn điều khiển chòi 1, tùy theo lượng than cấp vào.

Vận hành liên động theo 3 tuyến:

Tuyến 1: Máy cấp liệu 1 => Băng cấp liệu 1 => Sàng 1 => Băng bã 1 => Băng nhặt 1 =>
Băng than cục 1 => Tuyến băng than cám
Tuyến 2: Máy cấp liệu 2 => Băng cấp liệu 2 => Sàng 2 => Băng bã 2 => Băng nhặt 2 =>
Băng than cục 2 => Tuyến băng than cám

Tuyến 3: Máy cấp liệu 3 => Băng cấp liệu 3 => Sàng 3 => Băng bã 2 => Băng nhặt 2 =>
Băng than cục 2 => Tuyến băng than cám.

Về tiết kiệm điện năng: Do chọn được cấp tốc độ nên hệ thống đảm bảo hoạt động hợp lý tùy
theo lượng than cấp, do đó giảm được điện năng tiêu thụ, đồng thời vẫn đảm bảo năng suất.
Ngoài ra, dòng khởi động thấp, với số lần khởi động cao, các đồng hồ đo đếm điện năng cho
thấy đã tiết kiệm đáng kể lượng điện năng so với hệ thống cũ.

Về độ ổn định và an toàn của thiết bị: do đặc tính khởi động mềm bằng biến tần, toàn bộ hệ
thống băng tải không bị sốc cơ khí khi khởi động, tuổi thọ của các con lăn sẽ tăng lên đáng kể
và dây băng cũng sẽ không hay bị đứt.

Sau thời gian theo dõi chạy liên tục, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành của cụm nhà máy
sàng Công ty Than Cọc Sáu đều đã có chung các nhận xét đánh giá về mặt kỹ thuật:

Dòng khởi động rất thấp, không tăng đột biến, không làm sụt điện áp lưới.

Khởi động êm, tốc độ tăng đều, từng băng tải không bị sốc cơ khí.

Hệ thống vận hành đơn giản.

Dòng điện hoạt động thấp, khoảng 1/2 so với hệ thống cũ.

Năng suất của hệ thống thiết bị có sử dụng biến tần không giảm so với hệ thống cũ.

Nhận xét

Với đặc tính khởi động mềm, dòng khởi động thấp, điều khiển vô cấp tốc độ động cơ, việc áp
dụng biến tần loại Danfoss - ABN không chỉ tăng tuổi thọ thiết bị mà còn giảm ảnh hưởng
đến lưới điện, có thể điều khiển tối ưu theo đúng nhu cầu tiêu thụ, cho phép tiết kiệm điện
năng rất lớn.

Việc đưa biến tần DANFOSS - ABN vào sản xuất công nghiệp ở VN là một thành công rất
đáng kể của các cán bộ kỹ thuật Công ty Than Cọc Sáu. Nhờ thành công ban đầu, Công ty
Than Cọc Sáu sẽ tiếp tục triển khai áp dụng các biến tần của Danfoss - ABN cho các dây
chuyền công nghệ khác như bơm nước, vận tải than v.v.

TS. Nguyễn Thành Sơn


KHCN tháng 7/2006 (trang 40)

Le Nhan Viet # 13. December 2007, 10:09

BIẾN TẦN TRUNG ÁP TOSHIBA: Giải pháp tiết kiệm điện năng cho DN

Hiện nay, Chính phủ Việt nam đang xúc tiến mạnh mẽ chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí
điện năng tiêu thụ, Công ty Cổ phần thương mại công nghệ Hoàng Hoa và Tập đoàn Toshiba
đã phối hợp giới thiệu tới người sử dụng biến tần trung áp Toshiba – giải pháp tiết kiệm điện
năng cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi cho rằng việc ứng dụng công nghệ điều khiển tự động sẽ là giải pháp tối ưu giúp
cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững về năng lượng và bảo vệ môi trường ở nước ta. Do vậy,
việc ứng dụng công nghệ mới cũng được sự quan tâm của Chính phủ và toàn xã hội.”, Ông
Trần Nguyên Ngọc - Tổng giám đốc Hoàng Hoa cho biết trong cuộc hội thảo “Tiết kiệm năng
lượng bằng biến tần trung áp Toshiba” (ngày 01/11).

Ông cũng đưa ra một ví dụ minh họa cho sự tiết kiệm điện năng có thể áp dụng ở các xí
nghiệp lớn đó là điều tiết lưu lượng bơm và quạt. Bơm và quạt có chung một đặc thù tải là
công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với lập phương lưu lượng hay tốc độ. Có nghĩa là sẽ tiêu hao vô
ích một lượng điện năng rất lớn nếu động cơ chạy ở chế độ danh định như hiện nay với lưu
lượng yêu cầu thực tế giảm. Và cũng có nghĩa là sẽ tiết kiệm được rất lớn điện năng khi dùng
bộ biến tần điều khiển công suất tiêu thụ của động cơ bám theo lưu lượng thực tế.

Tại Công ty xi măng Bút Sơn từ năm 2003 sử dụng quạt 1268 có công suất động cơ 2400kw,
6000v và Damper để điều tiết lưu lượng gió từ 100% đến 30%. Và nếu quạt này làm việc
8000 giờ trong 1 năm; 100%, 70%, 50% lưu lượng với 20%, 50%, 30% thời gian tương ứng
trong 1 năm với giá điện bình quân là 1000đ/kw, thì theo tính toán nếu điều khiển lưu lượng
bằng van tiết lưu như hiện nay thì tiền điện phải trả trong 1 năm là hơn 16 tỉ đồng
(16.247.000.000đ). Nếu điều khiển lưu lượng bằng biến tần trung áp Toshiba thì tiền điện
phải trả trong 1 năm là hơn tám tỉ đồng (8.267.000.000đ). Như vậy số tiền tiết kiệm điện do
dùng biến tần điều khiển lưu lượng so với dùng van tiết lưu trong một năm là gần tám tỉ đồng
(7.980.000.000đ) hay gần bằng số tiền đầu tư cho biến tần.

Rõ ràng tiết kiệm điện là bài toán có ý nghĩa rất lớn trong việc dùng bơm, quạt. Tiết kiệm điện
bằng cách dùng biến tần là biện pháp kinh tế, kỹ thuật hiệu quả với thời gian hoàn vốn tối ưu.
“Việc ứng dụng biến tần trung áp Toshiba là giải pháp hữu ích cho việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Biến tần trung áp Toshiba có công suất từ 200kva -11400kva, điện áp từ 3300v -6600v được
ứng dụng điều khiển cho động cơ quạt gió, bơm, máy nén khí, ... Công nghệ điều khiển công
suất lớn, điện áp cao như biến tần trung áp là công nghệ cao không có nhiều hãng lớn trên thế
giới làm chủ được. Tại Việt Nam, biến tần trung áp Toshiba là biến tần trung áp đầu tiên được
áp dụng với chất lượng rất tốt được kiểm chứng thực tế hơn 5 năm qua và đang được dùng với
số lượng nhiều nhất.

Trong tương lai gần , một loạt dự án lớn có sử dụng thiết bị điện, hệ thống điện, điều khiển tự
động của bản Hãng như động cơ điện , biến tần hạ áp, trung áp, hệ thống DCS, SCADA...sẽ
được Hãng Toshiba triển khai ở nước ta.
HIENDAIHOA.COM

Le Nhan Viet # 14. December 2007, 04:31

ĐIỀU HÒA TIẾT KIỆM ĐIỆN ... PHẢI CÓ PHÒNG 'ĐỦ TIÊU CHUẨN' (?!)
TP - Đối phó với những ngày nắng nóng, nhiều người tiêu dùng đổ xô mua dòng sản phẩm
điều hòa tiết kiệm điện với lắm tính năng đi kèm mà không biết rằng để tiết kiệm được điện
cũng phải lắm điều kiện ngặt nghèo.

Mùa hè năm nay chỉ có dòng sản phẩm inverter của Panasonic được coi là có chức năng tiết
kiệm điện và hệ thống lọc khí e - ion với cảm biến bụi khí. Dòng sản phẩm này có giá không
chênh lệch nhiều so với các loại máy khác nên được tiêu thụ mạnh nhất.

PGS. TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho
biết, inverter (biến tần) là loại mạch đổi điện có thể điều chỉnh các thông số điện như hiệu
điện thế, cường độ dòng, và tần số của máy.

Trong điều hòa, mạch chuyển đổi này sẽ kiểm soát số vòng quay của máy nén và, do đó, kiểm
soát được công suất của điều hòa không khí. Tăng tần số sẽ làm tăng công suất và, ngược lại,
giảm tần số sẽ làm giảm công suất.

Hãng Panasonic khẳng định, công nghệ inverter cho phép tiết kiệm lên tới 50% so với điều
hòa thông thường.

Tuy nhiên, một số người phàn nàn điều hòa inverter tốn điện hơn các điều hòa khác.

Tuy nhiên, ông Bùi Trọng Hòa, Trưởng quầy bán điều hòa tại Trung tâm Điện tử Nano ở phố
Tây Sơn (Hà Nội) cho biết, tính năng tiết kiệm điện phải kèm theo điều kiện.

Đó là inverter chỉ có thể phát huy tác dụng nếu lắp đặt trong phòng... đạt chuẩn. Nếu không,
có khi máy còn gây tốn thêm điện, ước tính khoảng 20% điện năng so với điều hòa thông
thường.

Khi được hỏi thế nào là phòng tiêu chuẩn, người bán hàng tỏ ra lúng túng và cho rằng không
có định nghĩa cụ thể nào về phòng tiêu chuẩn cho máy điều hòa.

Anh ta mô tả đại loại đấy là phòng kín, không có các loại thiết bị điện khác cùng hoạt động
như màn hình máy tính, tivi, máy sấy tóc, không có quá nhiều đồ vật..., và, nhất là, không ra
vào nhiều.

Ngay cả khi đáp ứng các điều kiện ngặt nghèo kia, ông Hòa tiết lộ thêm, theo khuyến cáo của
hãng sản xuất, điều hòa inverter cũng chỉ bắt đầu tiết kiệm điện sau hai giờ khởi động máy.

PGS.TS Nguyễn Đức Lợi cũng thừa nhận, dòng sản phẩm sử dụng công nghệ inverter chỉ có
thể đạt được hiệu quả tiết kiệm điện tới 50% nếu... phòng đạt chuẩn.

Song ông cũng cảnh báo, ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về phòng tiêu chuẩn. Theo
ông, khái niệm và các yếu tố của một phòng chuẩn cũng khác nhau ở mỗi nước, các vùng
trong một nước thậm chí trong một khu chung cư.

Mặt khác, với điều kiện xây dựng cùng ý thức người sử dụng hiện nay, ở Việt Nam khó mà
tìm được một phòng đạt chuẩn để điều hòa inverter phát huy tác dụng.

PGS. Lợi chỉ lưu ý, không chỉ với điều hòa nhiệt độ inverter, một phòng tiêu chuẩn để phát
huy tối đa công suất điều hòa là khi nhiệt độ bên ngoài không quá 350C và nhiệt độ phòng
khoảng 270C.
Thông thường khách hàng nêu yêu cầu dựa trên diện tích phòng sử dụng, nhu cầu sử dụng,
khả năng tài chính.

PGS.TS Lợi khuyến cáo nên tìm hiểu kỹ cơ chế hoạt động của các loại máy, công suất hoạt
động, rồi mới quyết định mua loại nào. Nếu không, còn phải trả thêm tiền điện ngay cả khi
mua điều hòa được bảo là tiết kiệm điện.
Phạm Anh







Re: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ BIẾN TẦN CHO TRẠM


BƠM CẤP
by Admin on 23/7/2008, 11:26 pm

Các bước tính toán thiết kế:


_ Tính toán chọn máy bơm.
Để lựa chọn được thiết bị biến tần cho trạm bơm cấp II là để nhằm mục đích điều khiển trạm
bơm trên cơ sở chế độ tiêu thụ nước trên mạng lưới. Để lựa chọn được máy bơm thì ta phải
biết được lưu lượng và áp lực của máy bơm:
Ở đây ta chỉ tính toán thiết bị biến tần cho các bơm sinh hoạt, còn các bơm chữa cháy ta
không lắp vì thời gian hoạt động của bơm chữa cháy rất ít và thời gian cung cấp nước cho
chữa cháy không lâu nên không cần điều chỉnh về lưu lượng và áp lực trong giờ có cháy.
a.Tính toán chọn máy biến tần cho trạm bơm cấp II trong giai đoạn I
+Từ kết quả tính toán ở trên phần trên cuả trạm bơm cấp II trong giai đoạn I ta chọn được
bơm Omega 150-460A với các thông số làm việc như sau:
Qb= 299,5 (m3/h)
Hb=39,5 (m)
_Lựa chọn thiết bị biến tần:
Khi chọn được máy bơm ta sẽ biết công suất trên trục của máy bơm.Từ đó ta tính công suất
của động cơ theo công thức:
Nđc = k x Ntrục (KW)
k: hệ số dự trữ công suất, lấy k = 1,1
Ntrục: công suất trên trục bơm (KW), Ntrục= 45 (KW)
Nđc: công suất trên trục động cơ (KW).
Nđc = 1,1x 45 = 49,5 (KW)
Thiết bị biến tần được chọn sao cho thoả mãn điều kiện:
NVSD Nđc
Dựa vào tài liệu thiết bị biến tần ta lựa chọn thiết bị biến tần VLT6000 HVAC có các thông
số cơ bản như sau:
§ Nguồn cấp điện chính: 3x380 V
§ Loại VLT: VLT6075
§ Công suất đặc trưng đầu trục:55 KW,
§ Trọng lượng IP20: 121 kg,
§ Hiệu suất tại tần số định mức: 0,96 – 0,97 %
§ Kích thước cơ khí (mm):loại IP20 380-460V Type C
b.Tính toán chọn máy biến tần cho trạm bơm cấp II trong giai đoạn II
+Từ kết quả tính toán ở trên phần trên cuả trạm bơm cấp II trong giai đoạn II ta chọn được
bơm Omega 200-420B với các thông số làm việc như sau:
Qb= 604,8 (m3/h)
Hb=50,5 (m)
_Lựa chọn thiết bị biến tần:
Khi chọn được máy bơm ta sẽ biết công suất trên trục của máy bơm.Từ đó ta tính công suất
của động cơ theo công thức:
Nđc = k x Ntrục (KW)
k: hệ số dự trữ công suất, lấy k = 1,1
Ntrục: công suất trên trục bơm (KW), Ntrục= 95 (KW)
Nđc: công suất trên trục động cơ (KW).
Nđc = 1,1x 95 = 104,5 (KW)
Thiết bị biến tần được chọn sao cho thoả mãn điều kiện:
NVSD Nđc
Dựa vào tài liệu thiết bị biến tần ta lựa chọn thiết bị biến tần VLT6000 HVAC có các thông
số cơ bản như sau:
§ Nguồn cấp điện chính: 3x380 V
§ Loại VLT: VLT6150
§ Công suất đặc trưng đầu trục:110 KW,
§ Trọng lượng IP20: 161 kg,
§ Hiệu suất tại tần số định mức: 0,96 – 0,97 %
§ Tổn thất công suất tải cực đại : 2380 W,
§ Kích thước cơ khí (mm):loại IP20 380-460V Type E
_ Lựa chọn phương thức điều khiển các máy bơm bằng biến tần:
Trên cơ sở phân tích chế độ làm việc của các máy bơm và các thông số cơ bản của máy trong
tính toán thiết kế và trong kết quả tính toán thuỷ lực mạng lưới mà ta có thể chọn lựa hình
thức điều khiển của biến tần là:
+ Điều khiển theo mực nước.
+ Điều khiển theo phương thức chủ động/thụ động.
+ Điều khiển theo phương thức biến tần điều khiển một bơm.
Từ ba hình thức điều khiển trên ta chọn điều khiển bằng biến tần theo phương thức mỗi biến
tần lắp cho một bơm. Khi đó các bơm sẽ làm việc linh hoạt và tuổi thọ làm việc của các bơm
sẽ giống nhau đảm bảo cho trạm vận hành an toàn và thao tác vận hành đơn giản.
Như vậy số biến tần sử dụng trong mỗi giai đoạn là 4 máy với các đặc tính đã chọn ở trên.
_ Lựa chọn cảm biến áp lực và lưu lượng:
Trên cơ sở kết quả tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước ta sẽ xác định được khoảng dao
động của chế độ lưu lượng và áp lực trên mạng lưới khi làm việc. Từ các thông số này tra tài
liệu về cảm biến để chọn loại cảm biến cho phù hợp.
Thông thường các trạm bơm cấp nước của Việt Nam hiện nay cột áp cấp trên ống đẩy thường
< 6 bar.Do đó cảm biến áp lực có thể chọn loại HUBA PRESURE SENSOR sêri 500 với
phạm vi đo 06 bar.
Cảm biến lưu lượng có thể chọn loại MAG1100 MAG6000 của hãng Denfoss.

You might also like