You are on page 1of 11

Phần lympho T

Phụ Lục:
1. Nguồn gốc
2. Phân loại
- Lymphô T hỗ trợ (TH)
- Lymphô T gây quá mẫn cảm, TDTH
- Lympho T điều hòa ngược TFR
- Lympho T ức chế
- Lympho T độc.
3. Chức năng
- Nhận biết kháng nguyên
- Điều hoà và kiểm soát miễn dịch
- Loại trừ kháng nguyên của MDTB
- Hỗ trợ LB
4. Sự hoạt hóa tế bào lympho T
-Sinh tổng hợp Protein mới
-Tăng sinh tế bào
-Sự biệt hoá thành tế bào T hiệu quả
-Sự biệt hoá thành tế bào T nhớ
5. Sự chọn lọc
6. Sự hình thành dấu ấn của các tế bào T
7. Đáp ứng miễn dịch:

1. Nguồn gốc
LT có cùng nguồn gốc với LB và các tế bào miễn dịch khác, đó là tủy
xương.
biệt hóa
Tế bào nguyên thủy có tủy xương Nhánh limpho: limpho T,
limpho B
Limpho T, khi qua thymus bị giữ lại do hóa
ứng động rất lớn của thymotaxine, trước đây do
chưa hiểu biết đầy đủ nên người ta gọi lympho T ở
tuyến ức là ức bào (thymocyte). Vùng võ tuyến ức
là nơi định cư đầu tiên và đông nhất, chiếm 90-95%
tổng ssố ức bào. Nhờ đó các hormone tại chổ của
tuyến ức (thymosine, thymuline…) mà ức bào sinh
sản, biệt hóa trưởng thành, sao đó di cư vào vùng
tủy tiếp tục chín và được tung vào máu để định cư
lần hai ở các cơ quan limpho: hạch, lách, niêm
mạc…Trong máu limpho có tỉ lệ về số lượng (70%
tổng số limpho máu ngoại vi) cao hơn hẳn LB, điều
nàu rất phù hợp với chức năng nhận biết KN, trực
tiếp vây bọc và loại trừ KN.
2. Phân loại
Dựa vào dấu ấn protein màng CD tương ứng với chức năng của chúng người ta
phân làm các loại sau:

a Lympho T hỗ trợ ( TH=T helper)


 có CD4+
 nhiệm vụ hoạt hóa và thúc đẩy hoạt động của các lympho T khác thông qua
việc tiết ra Interleukin-2
b. Lympho T gây quá mẫn muộn, TDTH (Delayed Type Hypersensitivity
T cell)
 nhiệm vụ tiết lymphokin hoạt hóa đại thực bào và bạch cầu khác dẫn đến
biểu hiện quá mẫn muộn
c Lympho T điều hòa ngược TFR (Feedback regulator T lymphocyte)
 còn gọi là lympho T cảm ứng ức chế
(Suppressor inducer T lymphocyte)
 tác dụng hoạt hóa lympho T ức chế.
d. Lympho T ức chế (Ts=T
suppressor)
 có CD8+
 nhiệm vụ điều hòa đáp ứng miễn
dịch, ức chế hoạt động của các loại
lympho bào khác
e. Lympho T độc (CTL=cytotoxic lymphocyte=TC)
 nhiệm vụ tấn công trực tiếp các tế bào có kháng nguyên lạ trên bề mặt

3. Chức năng
a.Nhận biết kháng nguyên: do Th và Tc phụ trách.
Limpho T nhận biết KN cho toàn bộ hệ miễn dịch, trong khi limpho B (SIg) chỉ
nhận biết KN cho riêng dịch thể.
 KN ngoại lai vào cơ
thể sẽ bị đại thực bào
bắt giữ, xử lí và trình
diện nhóm quyết định
KN cho Th (có CD4),
còn được kí hiệu là
TCD4 hoặc T4.
 KN nội sinh: là thành
phần của tế bào cơ thể
cũng được limpho T
nhận ra (chẳng hạn tế
bào nhiễm virus, tế
bào ung thư), thực
hiện chức năng này là
Tc (có CD8) cồn được
kí hiệu là TCD8 hoặc
T8, sao khi nhận ra
KN nội sinh nó luôn diệt tế bào đích bằng các độc tố (cytotoxine). Các phân
tử CD4 và CD8 giúp cho Th và Tc tiếp cận đúng tế bào trình KN, còn việc
trực tiếp nhận biết KN lại do các thụ thể của tế bào T, kí hiệu la TCR (T
cell receteur) quyết định. Vì vậy, trước đây người ta quan niệm TCR là các
thụ thể của limpho T, tương đương với các SIg của limpho B.
b. Điều hòa và kiểm soát miễn dịch
Chức năng điều hòa và kiểm soát miễn dịch được giao cho Th và Ts. Đây là giai
đoạn sau nhận biết KN.
b.1.Chức năng điều hòa và chi phối của Th:
Th chi phối toàn bộ các hoạt động của tế bào miễn dịch kể cả chức năng trực tiếp
loại trừ KN ví dụ như sản xuất KT của LB, vai trò gây độc tế bào của Tc và vai trò
gây nhiễm của Tdth. Đó là dTc tiết ra các Interleuin (IL) thích hợp như:
IL2,IL4,IL6…giúp cho sự sinh sản đủ mức các tế bào hiệu ứng và giúp chúng hoạt
động đủ mức để loại trừ KN. Sự hoạt hóa Th sẽ được kiễm soát nhờ chính sản
phẩm sinh ra: kháng thể, TNF..
b.2.Chức năng kiễm soát của Ts:
Ts là nhóm lympho T, có CD8, như vậy nó gần với Tc (do có CD8). Ts có vai trò
ức chế (Suppresseur) do đó phản ứng ức chế loiạ trừ KN (do Th phát động) nếu
phản ứng này tỏ ra quá mạnh.
Ngoài ra, nI còn kiềm hãm suốt đời quần thể (dong tế bào – Cline) Th “ tự phản
ứng”, tức là các Th có tiềm năng chống lại các KN của chính cơ thể. Nhờ vậy, cơ
thể không mắc nhiều các bệnh “tự nhiễm”.
c. Loại trừ KN của MDTB: thông qua vai trò của
c.1. Lympho Tc gây độc tế bào (cytotoxicité): đối tượng chủ yếu của
Tc là KN nội sinh như các tế bào nhiễm virus, vi khuẩn, đơn bào hoặc tế bào ưng
thư. Ngoài ra, nó còn có thể chống lại tế bào ghép dị gene.
Tc được hoạt hóa sẽ tiết ra các độc tố tế bào (cytotoxine) chẳng hạn như NTF… để
diệt các tế bào có KN nội sinh.
c.2. Lympho Tdth “ gây quá mẫn chậm” (delayed type
hypersenibité):
Một nhánh cua Th có TC4, đó là Tdth gây ra phản ứng quá mẫn chậm, thực ra vai
tro sinh lý của nó là tạo ra một ổ viêm nhằm khu trú KN và loại trừ KN đó tại chỗ.
Thông qua việc tiết ra các lymphokine để thu hút các đại thức bào để đến tiêu diệt
KN, các lymphokine đó là MIF (macrophage inhibition factor) và MAF
(activation) có vai trò hấp dẫn các đại thực bào, ức chế sự di động của các đại thực
bào và kích thích hoạt động của các đại thực bào.
Đặc trưng của ổ viêm do Tdth gây ra là: xảy ra chậm ( sau 48 – 72 giờ), tập trung
ở viêm nhiều lympho bào, đại thực bào và rất ít bạch cầu đa nhân.
Tế bào NK, LAK, và K: đây là những tế bào có khả năng tiêu diệt trực tiếp các
tế bào đích ( tế bào mang KN), mà sự hoạt hóa chủ yếu phụ thuộc vào
lymphokin của Th (IL2)
 Tế bào NK: vai trò chủ yếu là diệt “tự nhiên” các tế bào ung thư trong cơ
thể. Chất gây hoạt hóa NK là IFN, IL2 và Ig.
Tế bào LAK (lymphokin actvate killer cell): do sự hoạt hóa của tế bào này
phụ thuộc nhiều vào lymphokin (IL2, IL4…) về vai trò, tế bào LAK diệt được
nhiều loại tế bào u mà tế bào NK và K không diệt được. về nguồn gốc, nó gần
với tế bào NK.
Tế bào K: là tế bào diệt các tế bào đích rất hiệu quả nếu tế bào đích bị phủ
kháng thể. Hoạt chất do tế bào K (NK) tiết ra để diệt các tế bào đích ka
perforin, cấu trúc và chức năng tuoeng tự C9 (bbổ thể).
d. Hỗ trợ lympho B: đối với KN phụ thuộc vào tuyến ức, lympho B
phải vđược hỗ trợ của Th, mới có thể sản xuất được KT chống lại.
Th tự hoạt hóa bằng IL2 do chính nó tiết ra, kết quả từ vai trò nhận biết KN
chuyển sang vai trò điều hòa và chi phói miễn dịch. Với lympho B nó hỗ trợ
bằng cách tiết ra BCGF (B cell growth facter) hay vcòn gọi là IL4 giúp tế bào
B tăng sinh, kế đó nó tiết ra BCDF (diferentiation) hay là IL6 giúo cho lympho
B biệt hóa, chin thành tương bào để sản xuất ra kháng thể dịch thể.

4. Sự hoạt hóa tế bào lympho T

a. Sinh tổng hợp protein mới


- Ngay sau khi được kích thích, tế bào lympho T bắt đầu sao chép các gen mà
trước đây vốn yên lậng và bắt đầu tổng hợp một loạt các protein mới.
Những protein này gồm:
- Các cytokin là chất kích thích sự phát triển và biệt hóa của chính tế bào lmpho
và các tế bào hiệu quả khác.
◦ Các thụ thể cytokin làm cho tế bào lympho đáp ứng tốt hơn cytokin.
◦ Những protein tham gia vào việc sao chép gen và phân chia tế bào.

b. Tăng sinh tế bào


Các tế bào lympho đặc hiệu với kháng nguyên sẽ chuyển sang thời kỳ phân bào
(G0 sang G1) tạo nên sự tăng sinh mạnh mẽ đối với clone tế bào đặc hiệu kháng
nguyên này.

c. Sự biệt hóa thành tế bào T hiệu quả.


-Tế bào T hiệu quả bao gồm:
◦ Tế bào Th: mang trên bề mặt những phân tử protein tương tác với các
ligand của tế bào khác ( đại thực bào trong miễn dịch tế bào, tế bào B trong miễn
dịch thể), đồng thời tiết cytokin để hoạt hóa các tế bào khác.
◦ Tế bào Tc: mang những hạt chứa protein có thể giết víu và tế bào ung
thư.

d. Sự biệt hóa thành tế bào T nhớ.


-Bên cạnh tế ào B, một số tế bào T được biệt hóa thành tế bào nhớ. Có thể tồn
tại một cách yên lặng trong nhiều năm sau khi kháng nguyen được loai bỏ.
-Tế bào nhớ có mang trên bề mặt những ptotein giúp phân biệt chúng với tế
bào nguyên vẹn và tế bào hiệu quả mới được hoạt hóa.
◦ Integrin: protein kết dính.
◦ CD44: thúc đẩy sự di chuyển tế bào nhớ đến nơi nhiễm trùng
• -Tế bào nhớ có xu hướng di chuyển ra ngoại biên đến các hạch
lympho lưu trữ những tế bào lympho đặc hiệu kháng nguyên có thể được hoạt hóa
nhanh đẻ tăng sinh và biệt hóa thành tế bào hiệu quả khi tiếp xúc trở lại với kháng
nguyên.
-Các tế bào nhớ khác có xu hướng tồn tại trong niêm mạc hoặc lưu thông trong máu có
thể tập trung đến bất cứ vị trí nhiễm trùng nào trong cơ thể đẻ hanh chống tạo ra tế bào
hiệu quả giúp loại bỏ khang nguyên.
5. Sự chọn loc
Tại tuyến ức: 2 quần thể chính
a. Tế bào tuyến ức vùng vỏ
i. 90% quần thể bên trong tuyến ức
ii. phần lớn chưa trưởng thành
iii. có chung một số dấu ấn với các tiền tế bào (CD2) nhưng
về sau còn xuất hiện thêm một số khác nữa.
b. Tế bào tuyến ức vùng lõi
i. 10% quần thể
ii. đã trưởng thành
iii. trên màng mặt của chúng có những dấu ấn mới (CD3,
CD4 hay CD8) cũng như là receptor T (TCR=T Cell
Receptor).

Sự giáo dục, chon lọc tế bào lympho T tại tuyến ức:


Những tế bào lynpho T trưởng thành phải có khả năng nhận diện và phản
ứng với các kháng nguyên lạ được trình diện trong nhóm phù hợp mô, nhưng lại
không được phản ứng với các kháng nguyên của bản thân.Để có được khả năng
này, các lympho bào T phải học hỏi và chịu sự chọn lọc khắc nghiệt, chúng sẽ bị
hủy duyệt hay bất hoạt nếu không đạt được yêu cầu này.
Quá trình chọn lọc xảy ra qua hai bước:
- Bước 1:Chọn lọc dương tính (positive selection): xảy trước và ở võ tuyến
ức.Trọng sự chọn lọc này, tế bào lympho T nào có khả năng nhận diện kháng
nguyên phù hợp mô của bản than mới được tăng sinh, nếu không có khả năng này
sẽ bị tiêu diệt (chết theo chương trình - Apoptosis).
- Bước 2: Chọn lọc âm tính (negative selection): xảy ra ở tủy tuyến ức trong sự
chọn lọc này, các tế bào lympho T nào có khả năng nhận diện kháng nguyên bản
thân trình diện trên kháng nguyên phù hợp mô của bản thân sẽ bị loại bỏ (hay bất
hoạt)
Sau hai quá trình chọn lọc này các tế bào lympho T mới thật sự trưởng thành và
được duy chuyển đến các cơ quan lympho ngoại vi
6. Sự hình thành các dấu ấn của tế bào T:
Trong quá trình trưởng thành các tế bào T có nhiều thay đổi về thuộc tính sinh
học và chức năng mà ta có thể nhận biết nhờ các dấu ấn của sự biệt hoá
( differentiation markers). Trong các dấu ấn đó, thường sử dụng nhất là các dấu
ấn ở bề mặt tế bào (surface markers) mà có thể dễ dàng nhận biết nhờ các KT
đơn clôn đặc hiệu.
• Thụ thể đặc hiệu KN của tế bào T (TCR: T cell Receptor)
TCR là dấu ấn quan trọng của tế vào T và tương đối với BCR đối với tế
vào B. TCR là một phức hợp bao gồm phân tử nhận diện KN gọi là Ti liên
kết chặt chẽ (song không liên kết đồng hoá trị) với các phân tử CD3 bao
gồm nhiều chuỗi polypeptit bất biến. Như vậy có thể tóm tắt : TCR= (Ti +
CD3)
Sở dĩ goi là Ti vì hồi đầu phân tử này được nhận biết nhờ các KT đơn
clôn đặc hiệu với quyết định idiotip của phân tử trên tế bào T (T=tế bào T,
i=idiotip).
Ti bao gồm hai chuỗi polypeptide, các chuỗi polypeptide này cũng có
cấu tạo thành các búi (loops) nhờ các cầu nối S-S, mỗi chuỗi có hai búi và
do đó cũng tạo ra 2 đô men. Bởi vậy Ti cũng thuộc trong gia đình của các
phân tử có cấu trúc kiểu globulin miễn dịch. Ngày nay người ta biết được
có hai kiểu liên kết cấu tạo thành Ti phụ thuộc vào bản chất chuỗi
polypeptide: hoặc αβ (chiếm >90% tế vào T) hoặc γδ (chiếm <10%). Nên
nhớ rằng mỗi tế bào T chỉ biểu lộ một kiểu duy nhất mà thôi. CD3 bao gồm
5 chuỗi polypeptide bất biến, chúng có mặt trên mọi tế bào T trưởng thành
và đóng vai trò truyền tin vào trong tế bào.
• Các gene mã hoá mã cho phân tử Ti
Thụ thể KN của tế bào T cũng phải nhận diện rất nhiều đặc hiệu như
globulin miễn dịch và tạo hoá cũng đã sử dụng chung một phương thức: sự
tái tổ hợp các gene nhỏ trong các nhóm gene.
Chuỗi α và γ dùng các gene V và J (như chuỗi nhẹ L).
Chuỗi β và δ dùng các ene V, D và J (như chuỗi nặng H)
Số lượng gene nhỏ Vα và Vβ là khoảng 50-100 và Vγ và Vδ là
khoảng 5-10. Để tăng thêm khả năng đa dạng, các gene của phân tử Ti cũng
có các lệnh lạc lúc ráp nối (junctional diversity) hay găn thêm vào
nucleotide (insertional diversity) nhưng có khác biệt là người ta không thấy
các đột biến xảy ta sau kích thích bởi KN lạ ở các gene này.
Các quy luật này về loại trừ allele cũng xảy ra với các gene của phân
tử Ti như vơi phân tử globulin miễn dịch.
• Các dưới quần thể tế bào TH và đặc điểm sản xuất cytokine của chúng:
Tế bào TCD4 khi được hoạt hoá trở thành tế bào hành sự (effector
cells), chúng được chia thành 2 dưới quần thể là T H1 và TH2 khác
nhau về hai nhóm cytokine được chúng sản xuất ra. Dưới quần thể
TH1 sản xuất chủ yếu là IL-2, INF-γ và TNF-β có chức năng chủ yếu
đối với miễn dịch qua trung gian tế bào như phản ứng quá mẫn
muộn, hoạt hoá các tế bào TC. Còn dưới quần thể TH2 có chức năng
chủ yếu là giúp đỡ để hoạt hoá tế bào B tức là giúp cho đáp ứng
miễn dịch dịch thể đặc hiệu. Cytokin được TH2 tiết ra là IL-4,5,6 và
10. Riêng IL-10 còn có tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch tế bào.
Điều cần biết là hiện nay người ta chưa biết có dấu ấn bề mặt nào để
phân biệt giữa 2 dưới quần thể TH1 và TH2 mà chỉ dựa vào đặc điểm
của cytokine do chúng sản xuất ra mà thôi.
• Các phân tử khác của tế bào T có liên quan đến trình diện KN:
Ở đây chỉ nêu lên một số loại phân tử bề mặt thường sử dụng vì số
lượng các loại phân tử này là rât lớn và nhiều loại còn chưa biết rõ
chức năng.
CD4 và CD8
Trong quá trình trưởng thành của tế bào T, trước khi xuất hiện TCR
thì ở tế bào T đã có gần như đồng thời với phân tử CD4 và CD8. Hai
phân tử này có cấu tạo là một chuỗi polypeptide bất biến. Giai đoạn
tế bào T có dấu ấn kép CD4-CD8 đồng thời là tế bào T vẫn chưa
trương thành. Ở giai đoạn biệt hoá tiếp, khi tế bào T đã biểu lộ TCR,
tế bào T chia làm 2 dưới quần thể chỉ còn lại một dấu ấn là CD4
hoặc CD8 mà thôi (Ti+ CD3+ CD4+ CD8- hoặc Ti+ CD3+ CD4- CD8+) và
lúc này là tế bào T đã trưởng thành.
Phân tử CD4 nhận diện một vùng bất biến của phân tử phù hợp mô
lớp II và do đó tế bào TCD4+ chỉ nhận diện KT trình diện tới phân tử
HLA lớp II. Phân tử CD4 là dấu ấn của tế bào T giúp đỡ cảm ứng.
Ngoài ra CD4 còn là thụ thể của HIV.

Phân tử CD8 nhận diện một vùng bất biến của phân tử HLA lớp I,
do đó tế bào TCD8+ chỉ nhận diện KN trình diện qua phân tử HLA
lơp I. Tế bào TCD8+ thuộc dưới quần thể tế bào T gây độc (Cytoxic
Tcell: Tc) và tế bào T trấn áp (Suppressive T cell, T suppressive:
Ts).
• Các phân tử liên quan đến sự bám dính (adhesion molecules)
Phân tử CD2
Trong quá trình biệt hoá của lymphô T, phân tử CD2 biểu lộ rất sớm
và có vai trò như thụ thể của hồng cầu cừu nên người ta đã lợi dụng
tính chất này để nhận biết lymphô T văng phản ứng tạo hoa hồng với
hồng cầu cừu (E rosette). Về chức năng sinh học, phối tử tự nhiên
của phân tử CD2 chính là phân tử LFA-3 (hay CD58) có mặt trên
nhiều loại tế bào. Chức năng của phân tử CD2 có thể là thụ thể
truyền tín hiệu hoạt hoá hay tự huỷ tuỳ hoàn cảnh ở một giai đoạn
biệt hoá sớm của tế vào T khi chưa có sự biểu lộ TCR.
Phân tử LFA-1. (Leucocyte function associated antigen-1)
Khác với CD2, CD4, CD8, phân tử LFA-1 có mặt trên nhiều loại tế
bào. Phân tử LFA-1 là một glycoprotein gồm hai chuỗi polypeptide
và có khả năng dính với một phân tử khác có tên là phân tử ICAM-1
(intercellular adhesion molecule 1) cũng có mặt trên nhiều loại tế
bào khác.
Thông qua các phân tử bám dính này làm cho tương tác giữa các tế
bào T và các tế vào khác vững chắc hơn, sự dẫn truyền tín hiệu hoạt
động tốt hơn.
7. Đáp ứng miễn dịch
Khởi động đáp ứng miễn dịch với tế bào T CD4
Miễn dịch trung gian tế bào
Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lymphoT
Đại thực bào sau khi ăn và sử lý kháng nguyên sau đó trình diện nhóm
quyết định kháng nguyên qua phân tử MHC (biểu lộ lên trên bề mặt tế bào) để
lymphoT nhận diện, quá trình trên đòi hỏi tế bào lymphoT và đại thực bào cùng
nhóm MHC (kháng nguyên hoà hợp mô).
Hoạt hoá tế bào lymphoT
- Mẫn cảm lymphoT lần 1 (viêm không đặc hiệu) khi đưa kháng nguyên
vào cơ thể tại chỗ tiêm hình thành vùng viêm tấy do có thâm nhiễm tế bào mono
và lympho. Những tế bào này đến hạch và tăng sinh ở đó. Trên bề mặt tế bào
lympho xuất hiện những Receptor đặc hiệu với nhóm quyết định của kháng
nguyên để nhận diện kháng nguyên lạ và tiêu diệt.
Tế bào lympho TCD4 hỗ trợ (TH2) nhận diện phức hợp KNMHC lớp II
trên tế bào tr.nh diện kháng nguyên  tiết ra cytokin (IL2, IL6, INFg)
kích thích tiền tế bào T gây độc thành tế bào T có hiệu lực gây độc (Tc)  ly giải
tế bào đích.
Ví dụ cơ chế đề kháng với vi rut cúm , độc tố ...
Tế bào lympho TCD4 gây viêm (TH1) nhận diện phức hợp KNMHC lớp II
trên đại thực bào nhiễm, hoạt hóa đại thực bào nhiễm, đại thực bào hoạt hóa mới
tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Ví dụ cơ chế đề kháng với vi khuẩn lao, vi khuẩn Hansen, Pneumocytis
carinii...
- Mẫn cảm lần sau (viêm đặc hiệu)
Nếu kháng nguyên đặc hiệu vào lần sau, sau 10 giờ (tối đa 48-72 giờ) ổ
viêm điển hình xuất hiện với đặc điểm: cứng, đỏ có thể có hoại tử, lở loét. Về tổ
chức học có thâm nhiễm bạch cầu mono, tế bào của mô biểu bì, lymphoT.
- Kết quả đáp ứng miễn dịch tế bào.
+ Gây hoạt hoá các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
+ Tăng sinh quần thể tế bào T.
+ Tập trung nhiều tế bào đến nơi có kháng nguyên gây viêm đặc
hiệu, gây quá mẫn chậm.
+ Tạo ra các tế bào T để đáp ứng miễn dịch thứ phát.
+ Phát triển các tế bào lymphoT để tiêu diệt các tế bào đích
+ Tạo ra những Cytokin: MIF ; MAF; NIF; IFN; Interleukin1, 2, 3,
4, 5, 6.
Hình 26: Đại thực bào trình diện
kháng nguyên cho Th ( hình trái trên)
và tế bào mang kháng nguyên nội
sinh trình diện kháng nguyên cho Tc
( hình phải dưới)

Miễn dịch dịch thể


Tế bào lympho TCD4 hỗ trợ nhận diện phức hợp KN – MHC lớp II trên tế bào
lympho B đặc hiệuhoạt hóa tế bào lympho B cho việc sản xuất kháng thể chống
tác nhân gây bệnh.
Bằng cách tiết cytokin, tế bào lympho TCD4 tập trung các tế bào hiệu ứng không
đặc hiệu và kích thích chức năng hoạt động của chúng để biến các tế bào này trở
thành các yếu tố tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu :
+ TNF- a và LT : hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào nội mạc mạch
máu.
+ IL5 : hoạt hóa bạch cầu ái toan.
+ IFN-g :hoạt hóa bạch cầu đơn nhân.
+ IL2 : hoạt hóa tế bào NK, tế bào T và cả tế bào B
SỰ ĐỘC TẾ BÀO TRUNG GIAN QUA TẾ BÀO T
Sự biệt hóa từ tiền Tc thành tế bào Tc có thể gây độc trực tiếp
Cần 2 tín hiệu:
+ Tín hiệu 1: Chất tiếp nhận tế bào T nhận diện phức hợp KN-MHC lớp I trên tế
bào tr.nh diện kháng nguyên hoặc tế bào đích .
+ Tín hiệu 2: Cytokin do tế bào TCD4 tiết ra (IL- 6, IL-2, IFN-g) khi nó nhận diện
chính kháng nguyên ấy trên tế bào tr.nh diện kháng nguyên.
Chức năng chính của tế bào Tc
Ly giải tế bào đích  tế bào Tc có khả năng giết chết các vi sinh vật phát triển
trong bào tương (vi rút và một số vi khuẩn). Đồng thời cũng có khả năng giết chết
các tế bào ung thư và các tế bào ghép.
Chỉ giết một cách có chọn lựa những tế bào đích có bộc lộ kháng nguyên đặc hiệu.
Tế bào TCD8 TC cũng sản xuất IFN-g và cả TNF-a để k.m h.m sự nhân lên của vi
rút, làm tăng sự bộc các phân tử MHC lớp I và hoạt hóa đại thực bào
Cơ chế ly giải của tế bào Tc.s
Trước hết tế bào Tc gắn lên tế bào đích thông qua chất tiếp nhận đặc hiệu
KNMHC
lớp I.
Cách 1:
Gây hiệu lực độc trực tiếp bằng cách giải phóng 2 loại cytotoxin là fragmentine và
perforin.
Perforin tạo những lỗ thủng qua màng tế bào đích để fragmentine có thể đi vào
trong tế bào và tiêu diệt tế bào đíchgiết chết tế bào
 Cách 2:
Hoạt hóa enzym phân cắt phân tử DNA của tế bào đích  DNA bị phân cắt tế bào
đích tự hủy  quá trình Apoptosis.

You might also like