You are on page 1of 3

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY:

Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, nó chỉ thua cuộc khủng
hoảng 1929-1930 và nó đã làm cho nền kinh tế thế giới có những biến đổi sâu sắc. Để
ngăn ngừa hiểm họa ba cột trụ kinh tế thế giới (ngành ngân hàng, tiêu thụ và trao đổi mậu
dịch quốc tế) cùng “đổ giàn” một lúc, lãnh đạo 20 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
đã gặp nhau ba lần để phối hợp hành động tại các hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức
ở Washington, Pittsburgh (Mỹ) và London (Anh). Mỹ, EU và Trung Quốc cũng tung ra
những kế hoạch khổng lồ để cứu nền kinh tế.

NẠN THẤT NGHIỆP TRÊN TOÀN THẾ GIỚI GIA TĂNG:

Thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy có thêm 239 triệu người thất
nghiệp trong năm 2009. ILO đặt câu hỏi, với từ 6,5-7,4 % dân số địa cầu không có công
việc làm, liệu tiến trình phục hồi nói trên có được lâu bền hay không? trận động đất tài
chính và kinh tế lần này đã cướp mất công việc làm của từ 40-60 triệu người trong năm
2009; đẩy khoảng 200 triệu người lao động vào cảnh khốn cùng với thu nhập chưa đầy 2
USD/ngày. Chỉ riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước khi xảy ra khủng
hoảng, đã gần 270 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo khó; 5% số người trong tuổi lao
động không có việc làm. Cuộc khủng hoảng xảy ra, ILO dự báo có thêm 58 triệu người
tại khu vực phải sống dưới ngưỡng nghèo khó theo quy định của Ngân hàng Thế giới
(WB).
Mặc dù chính phủ các nước đang cố gắng tìm nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng
này nhưng vấn đề vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế ngày
13-9 đã kêu gọi các nước phát triển có những biện pháp để cải thiện tình hình trên vì có
30 triệu người thất nghiệp từ năm 2007 và ¾ trong số đó là từ các nước phát triển., Và tệ
nạn thất ngiệp sẽ dần đến những hậu quả khác về kinh tế chính trị như phát sinh các tệ
nạn xã hội, tụ tập ăn chơi va fđặc biệt những người phải chiuju hậu quả nặng nề nhất
chính là phụ nữ và thanh niên.

SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA KINH TẾ TRUNG QUỐC:

Vào lúc mà nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ huy động 825 tỷ Euro để kích cầu, cả
Liên minh châu Âu với 27 nước thành viên mới chỉ đưa ra thêm được có 200 tỷ Euro thì
Trung Quốc với nhiều phương tiện trong tay, hồi tháng 11/2008 đã mạnh dạn tung ra kế
hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỷ Euro.

Vào tháng 2/2009, khi Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, hàng trăm nghìn người
lao động từ nông thôn ra thành thị kiếm sống bị các công ty gia công ở Quảng Đông sa
thải hàng loạt. Bắc Kinh đã hết sức lo ngại khủng hoảng kinh tế có thể đe dọa đến ổn
định chính trị và xã hội, khi các nhà kinh tế cho rằng nước đông dân nhất địa cầu cần có
được mức tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% để bảo đảm công ăn việc làm cho những
người vừa gia nhập thị trường lao động.

Nhưng chỉ trong vài ba tháng, chính sách bơm thêm tiền vào hệ thống kinh tế của Bắc
Kinh đã bắt đầu mang lại hiệu quả.
Trung Quốc cũng đã nhanh chóng tìm mọi cách để “cầm chân” các nhà đầu tư nước
ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp và nhất là nới rộng chính sách cấp tín dụng để khuyến khích
tiêu thụ và đầu tư.

Kèm theo đó, chính bản thân Bắc Kinh đã tung ra nhiều chương trình đầu tư công cộng,
vừa để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vừa để tạo công việc làm cho hàng chục, hàng trăm
triệu lao động.

Cụ thể là trong 2 năm sắp tới Trung Quốc sẽ có thêm 42 tuyến đường sắt cao tốc. Hàng
chục thành phố lớn đang mở rộng hệ thống xe điện ngầm. Trong một năm vừa qua, tổng
đầu tư vào hạ tầng cơ sở của Trung Quốc tăng 70%.

Với khoản dự trữ ngoại tệ trên 2.300 tỷ USD, Trung Quốc có đầy đủ phương tiện tài
chính để vực dậy nền kinh tế của mình, hòng bảo đảm sự ổn định chính trị và xã hội.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc là một
động cơ chính của con tàu kinh tế thế giới và là một đối tác không thể thiếu trên trường
quốc tế.
Có nhiều thắc mắc xung quanh việc vực dậy một cách đáng ngờ của Trung Quốc, trong
khi các nước Châu Âu và cường quốc kinh tế Mỹ chao đảo vì khủng hoảng, hàng loạt
ngân hàng của Mỹ phải phá sản hoặc nhờ đến sự trợ giúp của chính phủ Mỹ thì kinh tế
Trung Quốc lại vươn lên. Nên nhiều giới kinh tế cho rằng thời hưng thịnh của kinh tế Mỹ
đã sắp qua và thay vào đó là sự nổi lên của nền kinh tế một số nước khác trong điều kiện
thế giới phẳng ngày nay. Và thực tế hiện nay Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Với lợi thế về giá cả, Trung Quốc đã kích thích được tiêu dùng trong nước cũng như xuất
khẩu để tạo ra một lợi thế cho nền kinh tế nước mình.
Tuy nhiên việc Trung Quốc và các nước trên thế giới sử dụng các phương tiện tín dụng
đã tạo ra những mối lo ngại mới.

MỐI ĐE DỌA TIỀM TÀNG VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI: NỢ KHÓ ĐÒI

Để kích cầu các ngân hàng Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của chính phủ đã cấp những
khoản tín dụng lớn nhằm giữ được mức tăng trưởng cho nền kinh tế . cơ quan thẩm định
rủi ro Fitch Rating đã nên lên câu hỏi, rằng phải chăng cuộc khủng hoảng tài chính kế
tiếp đang ngấm ngầm bắt nguồn từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do chính sách cấp tín
dụng bất cẩn của giới ngân hàng nước này. Như các tập đoàn tài chính Mỹ, họ cũng che
giấu các khoản nợ xấu để có thể tiếp tục “rộng rãi” cấp thêm tín dụng cho các doanh
nghiệp và tư nhân.
Đối với Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung, dấu ấn rõ rệt nhất mà khủng
hoảng để lại cho năm 2009 là mức nợ của nhà nước và thâm hụt ngân sách công cộng
đang tăng vọt
Một đặc điểm nữa là kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu ổn định, nhưng sự ổn định đó
có được là nhờ được các chính phủ tiếp sức. Đến một lúc nào đó sự trợ giúp của các
chính phủ phải được “thu hẹp lại”. Vấn đề đặt ra là các chính quyền “rút lại” các gói kích
cầu như thế nào tránh để tạo ra một cú sốc mới cho cả con tàu kinh tế thế giới.
Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT TRONG NHỮNG ĐẶC TRƯNG ĐÓ
ĐỐI VỚI TÔI:

Việt Nam chúng ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới nên tất cả những
biến động của kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Bằng chứng là năm
2009 vừa qua, cùng với việc gia nhập vào WTO và sự đầu tư ồ ạ cảu các doanh nghiệp
nước ngoài vào Việt Nam thì suy thoái kinh tế đã làm cho hàng lượt các công ty ở Việt
Nam phá sản , hàng trăm công ty phải cắt giảm nhân sự và hàng nghìn công nhân thất
nghiệp.
Là thế hệ tre của đất nước, lực lượng lao động trẻ của đất nước. Trong tình hình nền kinh
tế thế giới đang dần được phục hồi nhưng vẫn biến động không ngừng. thế giới ngày
càng yêu cầu lực lượng lao động có tay nghề kỹ nthuaatj cao cũng như có tác phong làm
việc công nghiệp. Vì vậy ngay khi cong ngồi trong ghế nhà trường tôi cần học tập và rèn
luyện thật tốt để khi ra trường có đưqọc vốn kiến thức vững vàng cũng như hình thành
một tác phong làm viêc j nghiêm túc ngay từ bây giờ, đặc biệt là những kỹ năng mềm.
Đqây sẽ là một lợi thế để tìm việc sau khi ra trường.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập mạnh hơn nên cơ hội cho các bạn trẻ đem sức của
mình góp phần xây dựng đất nước nhưng phải là một đội ngũ nhân lực có kỹ năng, năng
lực thì mới có thể cạnh tranh được.

You might also like