You are on page 1of 8

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Sản xuất nông nghiệp bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh vì
đối tượng của nó là sinh vật.Trong các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, đất,
nước, con người và sinh vật khác thì khí hậu được xem như là yếu tố tác động
trực tiếp và thường xuyên nhất đối với sinh vật. Trong thời đại ngày nay do
những hoạt động ngày nay do những hoạt động công nghiệp ngày càng gia
tăng, khí hậu đang chuyển biến theo chiều hướng bất lợi. Vì vậy vấn đề sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu đang là một cách thức với con người
trước mọi hoạt động trong đó có sản xuất nông nghiệp.
Như chúng ta đã biết trên bề mặt trái đất ở các vùng khác nhau có
những đặc điểm khí hậu khác nhau. Mỗi vùng khí hậu được quyết định do
điều kiện địa lý và vật lý riêng của chúng. Người ta đã phân biệt các đới khí
hậu với những đặc điểm riêng biệt rõ nét về chế độ bức xạ, chế độ nhiệt, chế
độ mưa, ẩm …. Yếu tố khí hậu quyết định rất lớn đến việc sản xuất nông
nghiệp như quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm….và một trong
những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm đó chính là sâu
bệnh.
Nhiều vụ dịch của các loài dịch hại (sâu bệnh…) có liên quan chặt chẽ
với những yếu tố khí hậu, thời tiết. Đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ, mưa, ánh
sáng…. chẳng hạn như nhiệt độ cao, mưa ít (độ ẩm thấp) có thể làm cho sâu
đục thân thành dịch, phá hoại nghiêm trọng. Lượng mưa là yếu tố quan trọng
làm tăng quần thể sâu keo, sâu cắn gié hại lúa, bọ rầy xanh đuôi đen và sâu
năn hại lúa….tuỳ vào từng thời điểm khí hậu mà sâu bệnh sẽ phát triển thành
dịch, hoặc sẽ bị tiêu diệt.Tình hình dịch hại cây trồng trong những năm gần
đây có sự biến động phức tạp.Theo thống kê của cục Bảo Vệ Thực Vật trong
những năm gần đây có 9 dịch hại chủ yếu thường xuyên gây hại nặng trên cây
lúa. Ngoài 9 nhóm dịch trên còn có 4 loài dịch hại được ghi nhận hại lá trên
diện rộng là do bọ xít dài, bọ trĩ, bệnh lúa cỏ. Xu thế gây hại của rầy nâu, rầy
lưng trắn có chiều hướng giảm….Sâu đục thân hại lúa có xu thế gây hại tương

1
đối ổn định với diện tích hàng năm 270.000 ha. Các tỉnh trồng lúa ở miền Bắc
bị hại hơn miền Nam.
Qua đó ta thấy tình hình sâu bệnh hại cây trông đang diễn ra rất phức
tạp và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp.Vì vậy, tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động của các yếu tó khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, mưa và gió đối
với sâu bệnh hại cây trồng”. Để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và
phòng chống dịch hại một cách hợp lý và hiệu quả.

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Khi nghiên cứu các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu
bệnh, nhằm phát hiện sự phụ thuộc giữa số lượng quần thể và điều kiện khí
tượng. Thì chúng ta có thể phân tích được điều kiện sống của từng loài sâu
bệnh trong các khu vực địa lý khác nhau, chúng ta có thể phát hiện được các
chỉ số nhiệt độ và độ ẩm hoặc lượng mưa thích hợp hay không thích hợp cho
chúng. Từ đó nghiên cứu được sự biến động số lượng cũng như dự tính,dự
báo các loài sâu hại.
Hiểu biết cơ bản về yếu tố khí hậu, thời tiết và mối quan hệ của chúng
với cây trồng, dịch hại có thể giúp chúng ta đề xuất biện pháp sử dụng yếu tố
khí hậu, thời tiết điều khiển dịch hại cây trồng, ngăn ngừa và phòng chống
dịch hại một cách hợp lý và hiệu quả.

III/ NỘI DUNG


1. Yếu tố nhiệt độ
Ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình cao hơn vùng khí hậu ấm, ôn
đới vì gần đường xích đạo. Nhiệt độ đất ớ các nước nhiệt đới nói chung giảm
theo giờ trong ngày và tăng theo giờ trong đêm. Thông thường nhiệt độ không
khí giảm theo tốc độ bốc hơi trong tầng đối lưu hoặc độ cao 10km thấp nhất
khí quyển. Nói chung nhiệt độ giảm 1oC trong 100m. Tuy nhiên có trường
hợp nhiệt độ không khí tăng theo tốc độ bốc hơi.

2
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng mang tính số lượng ảnh hưởng tới
sự vận động và phát triển của sâu bệnh. Ở nhiệt độ thấp sự phát triển của cá
thể diễn ra rất chậm và tỷ lệ chết cao, sự vận động của từng cá thể cũng rất
chậm. Kết quả của những tác động đó làm tốc độ tăng trưởng của quần thể rất
thấp. Khi nhiệt độ tăng lên, tốc độ phát triển của cá thể cũng tăng theo, hoạt
đông cũng tăng, tỷ lệ chết giảm và tốc độ tăng trưởng của quần thể trở nên rất
cao. Tất cả các loài đều có một nhiệt độ tối ưu, ở đó sự tăng trưởng của quần
thể có khả năng đạt cực đại. Khi nhiệt độ vượt qua nhiệt độ tối ưu thì tốc độ
tăng trưởng của quần thể giảm xuống. Khả năng thích ứng với nhiệt độ môi
trường của côn trùng, sâu bệnh thay đổi tuỳ loài. Nhưng nói chung thường
giới hạn trong khoảng từ 5- 45oC. Sâu bệnh chỉ bắt đầu phát dục ở nhiệt độ
nhất định được gọi là ngưỡng sinh học hay điểm bắt đầu phát dục (to) và dừng
lại mọt điểm ở nhiệt độ cao được gọi là giới hạn trên hay điểm nhiệt độ sâu
bệnh không hoạt động (T).
Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới ngưỡng sinh học của một loài sâu
bệnh nào đó, thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng bị đình trệ, sâu
bệnh rơi vào trạng thái ngất lịm. Nếu nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới 0 oC,
nước tự do trong mô của cơ thể sẽ đóng băng làm tổn thương cơ giới cho tế
bào, côn trùng sẽ chết.
Khi nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn trên T, thần kinh của côn
trùng bị hưng phấn quá mức rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái ngất lịm, vì hệ
thống men bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên cao trên 54oC, protein
trong tế bào bị kết tủa, rồi côn trùng bị chết. Để chống hiện tượng này côn
trùng ngừng phát dục vào mùa hè. Thế nhưng khả năng chịu nhiệt độ cao của
côn trùng chỉ ở giới hạn và thời gian nhất định.
Nói chung sâu bệnh có phản ứng nghỉ đông khi nhiệt độ xuống thấp,
qua hè khi nhiệt độ tăng cao sâu bệnh có phản ứng với thời tiết ấm áp vào
những ngày đầu xuân.

3
Ví dụ: Qua nghiên cứu nguồn cho thấy rằng sâu đục thân 2 chấm hại lúa có
mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa. Tỷ lệ nõn héo và
bông bạc có phản ứng âm với nhiệt độ, lượng mưa thấp. Phản ứng dương với
nhiệt độ cao. Ở lúa bệnh bạc lá phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25- 27oC.
Qua đó ta thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
dục, đến sức sinh sản, đến phân bố địa lý và các hoạt động sống khác của sâu
bệnh.Vì vậy, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố vô sinh đối
với cây trồng.
2. Yếu tố độ ẩm không khí
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ nước trong cơ thể
sâu bệnh.Mỗi loài sâu bệnh có một giới hạn độ ẩm thích hợp. Người ta chia
làm ba nhóm chính sau đây:
- Nhóm ưa ẩm, ưa thích độ ẩm không khí 85- 100%
- Nhóm ưa ẩm trung bình, ưa thích độ ẩm không khí 55- 75%
- Nhóm ưa khô, ưa thích độ ẩm không khí dưới 45%
Phần lớn sâu hại trên đồng ruộng thuộc nhóm ưa ẩm. Trên cây trồng
côn trùng cũng phân bố ở vị trí thích hợp, thí dụ ở ruộng lúa các loài ưa ẩm
cao như rầy nâu, rầy lưng trắng phân bố gần mặt ruộng là nơi có độ ẩm không
khí cao, rầy xanh và các rầy khác lại phân bố phần trên của cây là nơi có độ
ẩm ít hơn.
Yếu tố độ ẩm không khí và yếu tố nhiệt độ thường cùng tác động lên cơ
thể côn trùng có tính chất tổng hợp và bù trừ cho nhau. Trong điều kiện khí
hậu miền Bắc Việt Nam mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, thì những loài
như sâu cắn gié lúa Mgthimna separata (ưa ẩm độ mát) chỉ phát sinh thuận lợi
vào cuối mùa xuân (tháng 3- 4) và cuối mùa thu (tháng 9- 10) là do có sự bù
trừ giữa nhu cầu về nhiệt độ và về độ ẩm không khí.
Vậy độ ẩm không khí ảnh hưởng đến phân bố địa lý, đến tốc độ sinh
trưởng phát dục, đến sức sinh sản, đến hành vi và các hoạt động sống khác
của sâu bệnh.

4
3. Yếu tố mưa
Mưa ảnh hưởng đến sâu bệnh gián tiếp qua việc làm tăng độ ẩm không
khí và qua việc làm cho thực vật phát triển là thức ăn của sâu hại sinh trưởng
phát triển thuận lợi. Mưa còn ảnh hưởng trực tiếp đến sâu bệnh ngoài tự nhiên
bằng tác động rửa trôi khi cường độ mưa lớn.
Mưa nhiều xuất hiện lớn trong năm được xác nhận như một yếu tố gây
thành dịch của sâu Năn hại lúa. Sau đó độ ẩm giảm thấp sẽ làm ảnh hưởng
đến mật độ quần thể sâu Năn giảm. Lượng mưa hàng năm tại mỗi vùng với
nhiệt độ cao tạo cho côn trùng điều kiện tồn tại, có ảnh hưởng nhất định đến
các hoạt động sống như mức sinh sản, khả năng phát triển thành dịch vv….
Ở Nhật Bản dịch của sâu cắn gốc hại lúa có mối quan hệ chặt chẽ với
lượng mưa trung bình trong tháng 2 và tháng 3 hàng năm. Ở Việt Nam 2 loài
sâu đục thân lúa có tập tính ngược nhau với lượng mưa. Sâu đục thân 5 vạch
đầu nâu xuất hiện và gây dịch vao mùa mưa, trong khi sâu đục thân 2 chấm
hoạt động vào mùa khô. Ở Ấn Độ lượng mưa ít, thấp vào mùa mưa trong năm
sẽ thích hợp cho sâu đục thân, xuất hiện phát sinh thành dịch. Số ngày có mưa
trong tháng vào giai đoạn sâu non tuổi 2 của Rầy nâu có quan hệ đén sức
sống, sức sinh sản của trưởng thành lứa này.
Người ta dùng hệ số thuỷ nhiệt để đánh giá tác động tổng hợp giữa
lượng mưa hàng năm và nhiệt độ không khí với công thức:
An=P: (tn-to)
Trong đó: An là hệ số thuỷ nhiệt
P là lượng mưa trung bình hàng năm (mm),
(tn-to) là tổng tích ôn hữu hiệu cả năm đối với một loài sâu bệnh
nào đó. Trên bản đồ địa lý khi nối các địa danh có hệ số thuỷ nhiệt bằng nhau
thì ta có đường thuỷ nhiệt đặc trưng cho sự phát triển của loài sâu bệnh.
4. Yếu tố gió
Khi không khí di chuyển vì sự thay đổi áp lực khí quyển giữa hai vùng
sinh thái, gió sẽ được tạo thành, không khí bề mặt chuyển từ biển vào đất liền

5
gây ra gió biển. Đêm đất mát nhanh hơn nước thời gian này không khí bề mặt
chuyển từ đất liền ra biển tạo ra gió đất.
Yếu tố gió làm cho điều kiện nhiệt độ, ẩm độ ổn định trong một đơn vị
diện tích nhất định, ảnh hưởng gián tiếp đến sâu bệnh. Tác động lớn nhất của
gió là giúp cho sâu bệnh phát tán. Nhiều sâu bệnh được gió thổi mang đi xa
hàng chục mét, có trường hợp đến hàng trăm km. Trên cánh đồng ấu trùng
tuổi một của các loài sâu thuộc bộ cánh vẩy, như sâu đục thân hại Ngô. Sâu
đục thân hai chấm thường nhả tơ đu mình rồi nhờ gió thổi phân tán trong
phạm vi bán kính vài mét. Nhiều loái có tập tính bay ngược hay bay ngang
chiều gió khi cường độ gió yếu. Bay xuôi chiều gió khi cường độ gió mạnh.
Có nhiều loài côn trùng kích thước cơ thể nhỏ có tập tính bốc bay lên cao 2-
3m vào chập tối, rồi nhờ gió thổi tạt đi rất xa.
Việc nghiên cứu khả năng và hướng phát tán theo gió của côn trùng có
ý nghĩa quan trọng trong việc dự tính dự báo sự hình thành dịch của sâu hại
cây trồng.

IV/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


1. Kết luận
Như chúng ta đã biết côn trùng, sâu bệnh là loaì biến nhiệt. Nên các
yếu tố khí hậu thường có ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động sống, tập tính,
tốc độ phát triển, sức sinh sản, tỷ lệ chết và cả biến động quần thể của chúng.
Khí hậu khi biến đổi có thể ảnh hưởng đến quần thể sâu bệnh theo các
phương thức cơ bản sau đây:
a. Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ nội tiết. Sâu bệnh vùng ôn đới và
cả một số loaì sâu bệnh nhiệt đới có thiên hướng phản ứng đối với sự rút ngắn
thời gian chiếu sáng. Phản ứng quang chu kỳ bằng sự thay đổi trong các tế
bào thần kinh nội tiết của não gây nên hiện tượng tiềm sinh (Diapause) ở sâu
bệnh. Độ dài chiếu sáng rút ngắn kích thích sâu bệnh đi vào trạng thái
Diapause và nhiệt độ thấp mùa đông kích thích sâu bênh trở lại trạng thái hoạt
động khi mùa xuân đến.

6
b. Ảnh hưởng đến sự sống sót: nhiệt độ môi trường vượt lên quá cao
hoặc hạ xuống quá thấp so với giới hạn sinh lý của cá thể hoặc loài thì sâu
bệnh sẽ chết.
c. Ảnh hưởng đến sự phát triển: mọi hoạt động sống của sâu bệnh đều
bị chi phối bởi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Hoạt động sống tích cực chỉ
xảy ra trong một giới hạn nhiệt độ xác định. Nói chung phạm vi đó có thể
thay đổi tuỳ từng loài nhưng thường là từ 10- 40oC và tối ưu là khoảng từ 20-
28oC.
d. Ảnh hưởng đến sinh sản: khi độ ẩm không khí cao và đi kèm với
kiểu thời tiết âm u, ít nắng thì sự sinh sản của sâu bệnh là rất nhanh thích hợp
ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm tương đối của không khí là 44%.
2. Kiến nghị
a. Cần dự báo chính xác mối quan hệ sinh trưởng, phát triển của cây
trồng với quy luật phát sinh gây hại của đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây
trồng, để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
b. Khi có dịch bệnh xảy ra cơ quan chức năng phải đưa ra ngay các
biện pháp phòng trừ.Có nguồn thuốc đặc hiệu để cung cấp cho nhân dân
chống chịu hiệu quả.
c. Trong điều kiện thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường. Công tác dự
báo nhất là việc dự báo khí tượng nông nghiệp phải được đặc biệt quan tâm
để phát hiện và tổ chức phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là rất quan trọng.
Làm tốt công tác này sẽ hạn chế được thiệt hại, góp phần tăng năng suất cây
trồng.
d. Chủ động xây dựng các phương án phòng chống dịch bệnh cây trồng
đề ra các giải pháp phù hợp với từng điều kiện mùa vụ.

7
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.S Đoàn Văn Điếm (2005). GT Khí tượng nông nghiệp. NXB Nông
nghiệp.
2. GS.TS. Hà Quang Hùng (2005). GT Dịch học bảo vệ thực vật. NXB
Nông nghiệp.
3. PGS.TS. Phạm Bình Quyền (2009). Sinh thái học côn trùng. NXB Giáo
dục Việt Nam.
4. PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm (2006). GT Côn trùng nông nghiệp. NXB
Nông nghiệp

You might also like