You are on page 1of 76

MỞ ĐẦU

Từ xa xưa con người đã sử biết sử dụng năng lượng để phục vụ các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt của mình. Cùng với lịch sử phát triển của con người, con người
ngày càng hoàn thiện hơn về phương pháp khai thác cũng như sử dụng các dạng
năng lượng khác nhau. Phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
đang là vấn đề chung của toàn thế giới. Trữ lượng các nguồn năng lượng hóa thạch
là vô cùng hạn chế, nếu tính như tình hình sử dụng năng lượng cũng như những dự
báo về năng lượng thì cuối thế kỉ 21 trữ lượng các dạng năng lượng hóa thạch sẽ
không còn nhiều. Để giải quyết bài toán về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả con người đã không ngừng nghiên cứu và học tập để tìm ra các nguồn năng
lượng mới, tìm ra các phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trên
thế giới đã có hàng loạt các tổ chức về năng lượng được thành lập hướng dẫn các
công ty sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Là một sinh viên Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh được học tập trong một
môi trường khoa học kĩ thuật tiên tiến. Trong quá trình học tập của mình em đã
được học tập rất nhiều về các thiết bị sử dụng năng lượng trong công nghiệp. Nhận
thấy vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề quan tâm của
cả thế giới, trong quá trình THỰC TẬP TỐT NGHIỆP nhóm em đã chọn đề tài “
Tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trong các xí nghiệp công
nghiệp. Đề ra các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.” .
Nội dung bài tiểu luận được em chia làm 3 chương với nội dung cụ thể như sau :
Chương 1 : tổng quan
Chương 1: Phân tích các giải pháp sử dụng năng lượng
Chương 2: Xây dựng giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả và tiết
kiệm.

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Năng lượng được sử dụng trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, công
nghiệp, sinh hoạt… Nhu cầu tiêu thụ năng lượng phụ vào cơ cấu hệ thống kinh tế -
xã hội của mỗi nước mỗi khu vực.
Từ một dạng năng lượng sơ cấp có thể chuyển qua các công nghệ năng lượng
khác nhau để tới dạng năng lượng hữu ích khác nhau. Ngược lại, mỗi dạng năng
lượng hữu ích đều có thể nhận được từ các dạng năng lượng sơ cấp khác nhau. Hay
nói cách khác đi, các công đoạn năng lượng có mỗi quan hệ đa phương nhưng rất
chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng giữa nguồn và tiêu thụ, có xét đến hiệu suất của
các công đoạn. Như vậy hệ thống năng lượng bao gồm các nguồn năng lượng, các
khâu chế biến, truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng lượng. Hệ thống năng lượng
thường được xây dựng theo địa dư, vùng, một quốc gia hay một khu vực các quốc
ra.
“Sau đây là sơ đồ hệ thống năng lượng quốc gia :” [11]

2
3
1.1.1. Khái niệm hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng gồm có: cơ cấu nhân sự theo một tổ chức nhất định
thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cũng như của từng thành viên; quy
trình và các công cụ thực hiện việc theo dõi, thống kê, thiết lập các mục tiêu tiết
kiệm năng lượng cho doanh nghiệp và kế hoạch thực hiện mục tiêu, đánh giá kết
quả đạt được.
1.1.2. Lợi ích của quản lý năng lượng với doanh nghiệp
Sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp
như giảm chi phí năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng suất sản xuất,
cải thiện chất lượng hàng hóa...; cho quốc gia như giảm nhập khẩu năng lượng, tiết
kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, tiền tiết kiệm được có thể dùng cho các hoạt động
xóa đói giảm nghèo, chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng mà còn
đối với toàn cầu sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính, duy trì và ổn định môi trường
bền vững
Doanh nghiệp sẽ có một quy trình quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ
thống nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Giảm chi phí vận hành và bảo trì, nghĩa là
giảm được giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó sẽ tăng
nhận thức của nhân viên về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm
lãng phí. Nâng cao kiến thức của lãnh đạo và nhân viên về quản lý năng lượng.
Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có một kế hoạch và mục tiêu rõ ràng về sử dụng năng
lượng. Điều quan trọng khác là hệ thống quản lý năng lượng sẽ hỗ trợ tích cực cho
những hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9001, 14001, TQM, v.v...
1.2. Tình hình sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp việt nam
Tại Việt Nam, trong những năm qua, với sự tăng trưởng liên tục ở tốc độ cao của
nền kinh tế, tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh, mức sống của
người dân tăng lên đã làm cho nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn. Trong
khi đó, giới hạn về công nghệ và tài chính không cho phép chúng ta phát triển

4
nhanh các nguồn năng lượng mới thay thế các nguồn năng lượng truyền thống cho
nên thiếu hụt năng lượng là một thực tế hiển nhiên. Theo dự báo, tốc độ tăng
trưởng nhu cầu năng lượng của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2001-2020 là 8,1-
8,7%. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp tăng nhanh: từ 4,36
triệu tấn TOE (năm 2000) lên đến 16,29 triệu tấn (năm 2010), 23,74 triệu tấn (năm
2015), và 33,12 triệu tấn năm 2020.
Mặt khác do trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất trong nước còn lạc
hậu và phương thức quản lý còn yếu kém nên việc sử dụng năng lượng còn lãng
phí. Cường độ năng lượng của Việt Nam cao gấp 2 lần so với các nước trong khu
vực.
Cụ thể là hiệu suất sử dụng trong các nhà máy đốt than, dầu của Việt Nam mới
chỉ đạt 28÷32% thấp hơn các nước đang phát triển 10% . Các lò hơi công nghiệp có
hiệu suất sử dụng chỉ khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình thế giới khoảng 20%.
Tính trung bình, để làm ra cùng một giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta phải
tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1.7 lần các nước phát triển trên thế giới. khoảng 95%
các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tại việt Nam không tích hợp tính hiệu
quả trong sử dụng năng lượng vào khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình.
Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đội ngũ chiếm tới 95% số doanh nghiệp cả
nước. Không ít doanh nghiệp nhóm này sử dụng máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu
khiến năng lượng tiêu hao lớn. Đồng thời, tác động rất xấu đến môi trường sống
của dân cư xung quanh. Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tập trung với
mật độ lớn trong một làng nghề và sử dụng nhiên liệu chủ yếu là than và củi đã thải
ra khí COx, SOx, NOx tác động trực tiếp đến môi trường sống của người dân. Hay
việc sản xuất gạch thủ công cũng dùng than, củi với số lượng lớn làm ô nhiễm
không khí, gây ra hiện tượng mưa axit, tác động đến môi trường sản xuất nông
nghiệp. Từ đó dẫn đến các tranh chấp, kiện tụng không đáng có giữa người sản
xuất gạch và sản xuất nông nghiệp.

5
Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ Công Thương cho biết: Tiềm năng tiết kiệm
năng lượng trong các ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thép, hàng tiêu
dùng như dệt may, giấy, chế biến thực phẩm từ 20-50%, ngành xây dựng dân dụng
và giao thông vận tải có thể đến 30%.
Tuy nhiên, thực tế lại đang tồn tại khá nhiều rào cản đối với việc sử dụng NL tiết
kiệm và hiệu quả. Theo PGS. TS Phạm Hoàng Lương, Viện Tiên tiến KH&CN,
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trước hết là rào cản kỹ thuật, đó là sự thiếu hiểu
biết về tiết kiệm năng lượng như thiếu đồng hồ đo, thiếu thông tin về công nghệ
hiệu quả năng lượng, ý thức của cán bộ quản lý, cán bộ vận hành thiết bị còn yếu...
Tiếp đến là rào cản kinh tế như việc phân tích tài chính không phù hợp, thiếu vốn
đầu tư. Bên cạnh đó, là rào cản về thể chế, chính sách, thiếu các chính sách thúc
đẩy việc sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.
Do vậy, cần thực hiện quản lý nội vi tốt, thay thế các thiết bị kém hiệu quả, giảm
tình trạng chạy non tải, tái sử dụng các nguồn năng lượng, tài nguyên; Tiến hành
xây dựng mô hình quản lý năng lượng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm
các bước thực hiện sau: Nhận thức về tiết kiệm năng lượng, cam kết của các lãnh
đạo, kiểm toán năng lượng sơ bộ, kiểm toán năng lượng chi tiết, thực hiện các giải
pháp tiết kiệm năng lượng không chi phí hoặc chi phí thấp sau đó tiến hành nghiên
cứu tiền khả thi của các giải pháp cần đầu tư lớn, tìm nguồn tài chính, mua sắm
thiết bị, xây dựng và chạy thử nghiệm; Tiếp đến theo dõi, đánh giá kết quả của các
giải pháp, và thiết lập các định mức tiêu thụ năng lượng nhờ hệ thống quan trắc...
Nhiều chuyên gia cho rằng để việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng
thực sự trở thành thói quen của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trước mắt việc
ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc cấp bách cần làm
càng sớm càng tốt, bởi vì luật là căn cứ pháp lý cao nhất để các tổ chức và cá nhân
chấp hành và thực hiện.

6
Chúng ta phải xây dựng một thị trường tiết kiệm năng lượng, trong đó vai trò
lãnh đạo của Nhà nước là yếu tố quyết định. Một loạt chính sách đồng bộ, cụ thể
cần được thực thi để bắt buộc và khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà chế tạo
thiết bị sử dụng năng lượng có kế hoạch cải tiến, đổi mới công nghệ theo hướng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng. Đồng thời tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để toàn bộ
người dân có ý thức và thói quen hành động vì một xã hội tiêu phí ít năng lượng
hơn.
Được biết gần đây, Bộ KH&CN triển khai thực hiện dự án “Nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” (PECSME) với
tổng kinh phí thực hiện là 28,8 triệu USD. Mục tiêu của dự án là đưa ra những giải
pháp tiết kiệm năng lượng, giúp doanh nghiệp giảm 10-15% chi phí năng lượng.
Đồng thời giảm tốc độ phát thải khí nhà kính từ 5 ngành công nghiệp: gạch, gốm
sứ, giấy và bột giấy, dệt may, chế biến thực phẩm.” [16]

7
Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
A. Các giải pháp trong hệ thống điện
2.1. Giải pháp trong sử dụng vận hành máy biến áp
2.1.1. Giới thiệu
Điện năng là năng lượng chủ yếu của các xí nghiệp công nghiệp . Điện năng
được sản xuất ra ở các nhà máy phát điện qua các khâu truyền tải, phân phối đến
các phụ tải của các nhà máy xí nghiệp. Ở đây điện năng được chuyển thành các
dạng năng lượng khác VD: cơ năng (động cơ), nhiệt năng (điều hòa không khí, lò
hơi, lò sấy, lò lung..) quang năng ( chiếu sang..), hóa năng (điện phân..).
Các xí nghiệp tiêu thụ khoảng 70% tổng điện năng được sản xuất ra vì thế việc
sử dụng hợp lý và tiết kiêm điện năng trong các xí nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng .
Sơ đồ truyền tải điện năng từ hệ thống điện đến các phụ tải nhà máy sản xuất.

Lưới cung Trạm biến áp Phụ tải tiêu


cấp điện nhà máy thụ điện nhà
máy

Để sử dụng năng lượng hiệu quả trước tiên ta áp dụng các biện pháp nhằm giảm
tổn hao trong khâu phân phối điện từ trạm biến áp đến các phụ tải.
Điện năng truyền tải từ hệ thống điện đến trạm biến áp hạ áp của nhà máy xí
nghiệp qua các máy biến áp được phân phối đến các phụ tải . Vì vậy vấn đề đầu
tiên để quản lý việc sử dụng năng lượng hiệu quả là giảm tổn hao trên các máy biến
áp và đường dây phân phối .

8
Những tổn hao chủ yếu trong khâu phân phối điện từ trạm biến áp đến các phụ
tải .
- Tổn hao trên máy biến áp .
- Tổn hao trên đường dây truyền tải.
Các biện pháp giảm tổn hao trong máy biến áp :
Trong quá trình truyền tải công suất qua máy biến áp thì tổn hao chủ yếu là tổn
hao đồng pcu trên các điện trở dây quấn sơ cấp, thứ cấp, tổn hao sắt từ p fe trong lõi
thép do dòng điện xoáy và do từ trễ.
“Hiệu suất máy biến áp sẽ đạt cực đại ở mội tải nhất định ứng với tổn hao không
đổi bằng tổn hao biến đổi hay tổn hao sắt bằng tổn hao đồng . Thông thường máy
biến áp làm việc ở hệ số tải β = 0,5÷0,7 nên người ta thường thiết kế η max ở giới hạn

P0 P0
P
đó của β . Muốn vậy ta phải có Pn = 0,25 ÷0,5 vì β = n “ [5]
Hệ số tải máy biến áp thường được xác định bằng cách đo dòng tải I2 ( điện áp
tải đo trên các đầu ra của máy biến áp bằng các thiết bị đo đặc :ampe kế, máy biến
dòng dùng khi dòng lớn , thiết bị phân tích công suất, đồng hồ vạn năng…):
I2
β = I đm
Tổn hao trong máy biến áp :
P∑ = p0 +β2. pn
Với các thông số ghi trên catalog máy biến áp ta tính được tổn hao này . Ngoài
ra để đánh giá hiệu suất của máy biến áp khi tải thay đổi , người ta xét hiệu suất
máy biến áp trong 1 năm . Đó là tỉ số giữa điện năng đầu ra của máy biến áp tính
theo kilooat giờ với điện năng ở đầu vào cũng trong thời gian đó.

9
Vì tải máy biến áp có thể thường xuyên thay đổi theo đồ thị phụ tải nhà máy lên
xem xét tải máy biến áp xem xét tại các thời điểm khác nhau trong quá trình sản
xuất.
2.1.2. Các giải pháp sử dụng máy biến áp hiệu quả và tiết kiệm năng lượng :
2.1.2.1. Chọn dung lượng máy biến áp hợp lý :
Tổn hao sắt gần như không đổi trong suốt thời gian làm việc của máy biến áp trừ
khi có sự thay đổi điện áp đầu vào. Tổn hao này tuy nhỏ song lại luôn có khi máy
làm việc . Vì vậy chọn dung lượng hợp lý cũng giúp giảm tổn hao trên máy biến áp
quá lớn thì tổn hao càng lớn. Mặt khác tổn hao đồng lại biến động theo dòng điện
tải . Chọn dung lượng máy biến áp hợp lý sẽ cho ta hệ số tải tối ưu và đưa máy vào
vùng làm việc với hiệu suất cao nhất . Tuy nhiên việc lựa chọn chính xác dung
lượng máy biến áp phải dựa trên điều kiện sản xuất thực tế, dự án phát triển sắp tới
để tính toán cho phù hợp .
Việc lựa chọn thay thế máy biến áp phải dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế kĩ
thuật , đảm bảo máy làm việc ở chế độ tối ưu nhất, giảm các tổn hao trong máy.
2.1.2.2. Phân phối tải phù hợp giữa các máy
Thường các nhà máy sử dụng nhiều máy biến áp trong hoạt động phân phối cho
các hệ thống tải độc lập nên trong quá trình sử dụng có thể có những máy chạy
không tải hoặc quá non tải, trong khi các máy khác lại vận hành tới hạn thậm chí
quá tải . Vì vậy việc phân phối tải phù hợp giữa các máy biến áp sẽ giúp các máy
làm việc với tải tối ưu nhất giảm tổn hao trên các máy biến áp.
Áp dụng một số giải pháp phân phối tải sau :
- Ghép phụ tải những máy non tải hoặc ít vận hành sang máy khác còn
dung lượng, qua đo đặc tải các máy biến áp để áp dụng.
Gỡ bỏ những máy không cần thiết ra khỏi lưới điện đã tính đến các yếu tố về kĩ
thuật( khi sảy ra sự cố các máy còn lại vẫn làm việc bình thường..)

10
- Ghép nối các máy biến áp làm việc song song nếu đủ điều kiện và đã tính
về hiệu quả kinh tế kĩ thuật .
 Điều kiện kĩ thuật để máy có thể ghép song song với nhau :
 Điều kiện cùng tổ nối dây
 Điều kiện tỉ số biến đổi bằng nhau
 Điều kiện trị số điện áp ngắn mạch bằng nhau ( theo quy định u n các
máy biến áp làm việc song song không được sai khác  10% và tỉ lệ

1 1
:
dung lượng khoảng 3:1) βI : βII = u n1 un2

 Điều kiện về kinh tế : Tổn hao khi máy làm việc song song là nhỏ
nhất.
2.1.2.3. Điều chỉnh điện áp ra của máy biếp áp phù hợp với tình trạng làm
việc của phụ tải .
Tải chủ yếu trong nhà máy là động cơ điện , một phần chiếu sáng (bóng đèn).
Với hệ thống chiếu sáng khi điện áp giảm hiệu suất phát sáng giảm khi ở các giờ
cao điểm điện áp hệ thống có thể bị giảm xuống ta có thể điều chỉnh tăng lên một it

ở máy biến áp nhờ các cấp điều chỉnh ở máy biến áp ( 0, 2,5%, 5%) . Còn khi
lưới điện vào ban đêm có thể cao hơn mức bình thường vì thế ta có thể vận hành
điều chỉnh giảm điện áp . Vừa giảm tổn hao , vừa giảm hỏng hóc của đèn.
Ta có các công thức thể hiện ảnh hưởng của điện áp đến quang thông, tuổi thọ
của đèn.
“Gọi Ф0, I0, P0, D0 là quang thông, dòng điện, công suất, tuổi thọ của đèn ở điên
áp định mức U0, khi ta đặt lên đèn một điện áp U thì có quan hệ:
7 3 27
  U  I U P  U  P  U 
         
0  U 0  ; I0 U 0 ; P0  U 0  ; P0  U0 

11
Dễ nhận thấy rằng một đèn tuổi thọ 2000 giờ khi điện áp giảm 10% tuổi thọ là
3700 giờ, còn khi điện áp tăng 5% thì tuổi thọ chỉ còn 500 giờ.” [3]
Đối với động cơ, ta biết tổn hao sắt trong thiết bị điện tỉ lệ với bình phương điện
áp . pfe = p1/50 . B2.(f/50).β
E = 4,44.f.w.B.T
Trong đó :
pfe : tổn hao sắt
B : mật độ từ cảm trong lõi thép
f : tần số
w : số vòng dây
T : tiết diện lõi thép
β : hệ số phụ thuộc tính năng của thép
E : sức từ động hay điện áp đặt vào thiết bị
Nếu động cơ làm việc non tải , nên điều chỉnh điện áp xuống thấp để nâng cao hệ
số cosφ . Khi giảm điện áp hợp lý sẽ giảm tổn hao sắt trong các thiết bị điện.
Khi điều chỉnh núm điều chỉnh điện áp trên máy biến áp phải kiểm tra thông
mạch của tiếp điểm chuyển mạch.
2.1.2.4. Giải pháp trong lắp đặt, vận hành máy biến áp trong nhà máy
Khi phân phối công suất từ máy biến áp đến các phụ tải qua các đuờng dây
truyền tải . Trong quá trình hoạt động có tổn hao trên đường dây truyền tải p
=I2.R . Vì vậy đường dây dài tổn hao lớn , dây không phù hợp tăng tổn hao, những
mối nối chưa đúng, đường dây cũ nát cũng là các nguyên nhân gây tăng tổn hao
trong khâu này. Do đó khi tính toán thiết kế xem xét vị trí đặt trạm biến áp phù hợp
gần trung tâm phụ tải . Vị trí đặt của tủ điện phân phối hợp lý, phương pháp đi dây
hợp lý tiết kiệm nhất. Tất nhiên phải xem xét thêm các yếu tố khác như : mặt bằng,
an toàn, tiêu chuẩn xây dựng….

12
Trong vận hành máy biến áp xét thời gian phụ tải nhỏ (ca ba trong sản xuất) nên
chuyển bớt tải những máy non tải chuyển sang máy khác, cắt các máy không tải.
- Đối với các nhân viên vận hành trạm biến áp phải được đào tạo để sử
dụng hợp lý nhất . Thường xuyên kiểm tra các quá trình bảo dưỡng bảo trì máy.
- Với mạng lưới dây dẫn điện :
- Thay thế các đoạn dây quá tải bằng dây có tiết diện lớn hơn (nếu có)
- Thay các đoạn dây cũ nát, rò điện bằng các đoạn dây mới cùng tiết diện
- Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị
nóng quá mức
- Kiểm tra các mối nối, mối nối nào nóng, tiếp xúc chưa tốt kiểm tra nối lại
2.2. Hệ thống bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ
2.2.1. Giới thiệu
Hệ số công suất cosφ là một chỉ tiêu để đánh giá xí nghiệp dùng điện có hợp lý
và tiết kiệm hay không?. Do nhà nước đã ban hành các chính sách để khuyến khích
các xí nghiệp phấn đấu nâng cao hệ số công suất cosφ. Hệ số công suất cosφ của
các xí nghiệp nước ta hiện nay nói chung còn thấp (khoảng 0,6-0,7), chúng ta phấn
đấu nâng cao dần lên (đến trên0,9). Cần thấy rằng việc thực hiện tiết kiệm điện
năng và nâng cao hệ số cosφ không phải là các biện pháp tạm thời để đối phó với
tình hình thiếu điện, mà phải coi như là một chủ trương lâu dài gắn liền với mục
địch phát huy hiệu quả cao nhất của quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng điện
năng. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu suất cosφ không chỉ ở chỗ giảm giá thành sản
phẩm, có lợi cho bản thân xí nghiệp mà còn ở chỗ có thêm điện năng để sản xuất
ngày càng nhiều, có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Tất nhiên khi thực hiện các biện
pháp tiết kiệm năng lượng chúng ta cần chú ý không gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng và số lượng sản phẩm hoặc làm ảnh hưởng xấu đến điều kiện làm việc của
công nhận.
2.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ

13
“Nâng cao hệ số công suất cosφ là một trong những biện pháp quan trọng để tiết
kiệm điện năng. Sau đây chúng ta sẽ phân tích những hiệu quả do việc nâng cao hệ
số công suất đem lại.
Phần lớn các thiết bị dùng điện đều tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất
phản kháng Q. Những thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng là :
- Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60-65% tổng công suất phản
kháng của mạng;
- Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20-25%;
- Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị điện khác tiêu thụ
khoảng 10%;
“Như vậy động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ
nhiều công suất phản kháng nhất. Công suất tác dụng P được biến thành cơ năng
hoặc nhiệt năng trong các máy dùng điện; còn công suất phản kháng Q là công suất
từ hóa trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh ra công. Quá trình trao đổi
công suất phản kháng giữa máy phát điện và hộ tiêu thụ là quá trình dao động. Mỗi
chu ki của dòng điện, Q đổi chiều 4 lần, giá trị trung bình của Q trong 1/2 chu kì
bằng không. Cho nên việc tạo công suất phản kháng Q không đòi hỏi tiêu tốn năng
lượng của động cơ sơ cấp quay máy phát điện. Mặt khác công suất phản kháng
cung cấp cho hộ dùng điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn (máy phát điện). Vì
vậy để tránh truyền tải một lượng lớn Q trên đường dây, người ta đặt gần các hộ
dùng điện máy sinh ra Q (tụ điện, máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ
tải làm như vậy được gọi là bù công suất phản kháng. Khi có bù công suất và điện
áp trong mạch sẽ giảm đi, do đó hệ số cosφ của mạng được nâng cao, giữa P,Q
quan hệ như sau:
Q
φ=arctag P

14
Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên
đường dây giảm xuống, do đó góc φ giảm, kết quả cosφ tăng lên
Hệ số công suất cosφ được nâng lên đưa đến những hiệu quả sau đây:
Q tb
cosφtb=arctag Ptb
Hệ số cosφtb được dùng để đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hợp lý của xí
nghiệp.
Hệ số công suất tự nhiên là hệ số cosφ trung bình tính cho cả năm khi không có
thiết bị bù. Hệ số cosφ tự nhiên được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số
công suất và bù công suất phản kháng.” [7]
Các công ty hiện nay áp dụng biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ vừa giảm
giá điện phải trả do không phải mua phần công suất phản kháng do sử dụng quá
quy định cho ngành điện, vừa góp phần mang lại những lợi ích hiệu quả cho hệ
thống điện.
- Giảm được tổn thất công suất
- Giảm được tổn thất điện áp
- Tăng khả năng truyền tải
2.2.3. “Sự tiêu thụ công suất phản kháng” [8]
2.2.3.1. Động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ là thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng chính trong
lưới điện. Chế độ làm việc của nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiêu thụ công suất
phản kháng, có lúc giá trị nhu cầu công suất phản kháng lớn hơn công suất tác dụng
của nó.
Công suất phản kháng của động cơ gồm 2 thành phần chính.
a. Một phần nhỏ công suất phản kháng được sử dụng được sử dụng để sinh ra từ
trường tản trong mạch điện sơ cấp Q 1 = m1.I12.X1 và trong mạch điện thứ cấp Q 2 =
m1.I12.X2 với m1 là số pha

15
- Hoặc tính theo catalog thiết bị
P 1 I
(tg dm  . 0)
Qtt = Q1 + Q2 = Pdm .dm cosdm I dm

Trong đó :
P : công suất tải thực tế của động cơ (đo bằng bộ phân tích công suất);
Pđm, cosφđm, Iđm : công suất, hệ số công suất, dòng điện định mức của động
cơ;
ηđm : hiệu suất của động cơ theo định mức;
I0 : dòng điện không tải;
b. Phần công suất phản kháng còn lại dùng để sinh ra từ trường khe hở:
Qµ = m1.I1.Xm

Hay tính theo catalog của thiết bị :

I0 Pdm
.
Qµ = I dm dm .cosdm

Một số lưu ý đối với động cơ không đồng bộ :


Khi điện áp tăng, sự tiêu thụ công suất phản kháng tăng do mức độ từ hóa tăng
và tản từ tăng, do vậy khi vận hành ở các máy non tải có thể tiến hành giảm điện áp
để giản tổn thất .
Đối với những động cơ công suất nhỏ do tăng một cách tương đối khe hở không
khí giữa roto và stator làm tăng lượng tản từ, do vậy công suất phản kháng tăng.
Động cơ có tốc độ thấp, hiệu suất kém, tiêu thụ công suất phản kháng tăng.
2.2.3.2. Máy biến áp
Máy biến áp tiêu thụ công suất phản kháng dùng để từ hóa lõi thép máy biến áp.
Công suất phản kháng tiêu thụ của máy biến áp gồm 2 thành phần :
- Công suất phản kháng dùng để từ hóa lõi thép không phụ thuộc vào tải:

16
i0 %.Sdm
Q0= 100
Với :
Sđm : dung lượng định mức máy biến áp;
I0% : dòng điện không tải tính theo % của dòng điện định mức máy biến
áp .
- Công suất tản từ máy biến áp phụ thuộc vào tải:
un %
 2. .Sdm
Qtt= 100
Với :
β : hệ số mang tải của máy biến áp;
uN% : điện áp ngắn mạch phần trăm;
2.2.3.3. Đèn huỳnh quang
Thông thường đèn huỳnh quang vận hành có một chấn lưu để hạn chế dòng điện.
Tùy theo điện cảm của chấn lưu, hệ số công suất chưa được hiệu chỉnh cosφ 1 của
chấn lưu nằm trong khoảng 0,3÷0,5.
Với các đèn ống hiện đại thường có bộ khởi động điện từ, hệ số công suất chưa
được hiệu chỉnh cosφ1 gần bằng 1 . Do vậy ta không cần hiệu chỉnh hệ số công suất
. Tuy nhiên bộ khởi động điện tử này sinh ra các sóng hài .
P1  Pv
cos 
Hệ số công suất của đèn: U dm .I1

Trong đó : I1 : dòng điện qua đèn;


PI : công suất tác dụng của đèn;
Pv : tổn thất công suất qua chấm lưu

Tụ điện mắc song song để hiệu chỉnh hệ số công suất của đèn có dung lượng :
Qc = (PI + Pv ).(tgφ1 –tgφ2)

17
Qc
C
2f dm .U 2
L

Tụ điện
Chấn lưu
ST

Việc bù đèn huỳnh quang bằng ghép tụ điện song song không thích hợp cho hệ
thống các bộ điều kiển sóng AF, trong trường hợp này người ta dùng chấn lưu điện
dung( tụ điện mắc nối tiếp)
L

N
Tụ

Chấn lưu
ST

2.2.4. Các biện pháp nâng cao hệ số công suất


2.2.4.1. Các biện pháp nâng cao hệ số công suất tự nhiên
- Thay đổi và cải tiến qui trình công nghệ để thiết bị làm việc ở chế độ hợp lý
nhất. Sắp xếp điều chỉnh lịch trình sản xuất trong nhà máy để đảm bảo các thiết bị

18
tiêu thụ điện (động cơ, máy biến áp, máy ném, bơm, quạt, máy hàn..) không
thường xuyên bị không tải hoặc non tải trong quá trình làm việc.
- Thay thế các động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công
suất nhỏ hơn. Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ công suất phản kháng :

Q  Q0  (Qdm  Q0 ).k pt2


Trong đó : Q0 - công suất phản kháng lúc động cơ làm việc không tải
Qđm - công suất phản kháng lúc động cơ làm việc định mức
kpt - hệ số phụ tải
Do vậy thay thế động cơ làm việc non tải bằng động cơ công suất nhỏ hơn ta
sẽ tăng được kpt , do đó nâng cao được cosφ của động cơ.
Khi thay thế động cơ cần cân nhắc đến các vấn đề kinh tế, các tính toán cho
kết quả :
Nếu kpt < 0,45 thay thế động cơ bao giờ cũng có lợi;
Nếu 0,45< kpt < 0,7 thì phải so sánh kinh tế kĩ thuật mới xác định việc thay
thế có lợi hay không .
Điều kiện kĩ thuật cho phép thay thế động cơ đảm bảo nhiệt độ động cơ nhỏ
hơn nhiệt độ cho phép, đảm bảo điều kiện mở máy và làm việc ổn định động cơ .
- Giảm điện áp của các động cơ làm việc non tải(khi không có điều kiện thay
thế động cơ non tải bằng động cơ công suất nhỏ hơn)
Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ tính theo U như sau:
U2
Q  k. .f .V
µ

Trong đó :
k : hằng số;
U : điện áp trên cực động cơ;
µ : hệ số dẫn từ;

19
f : tần số dòng diện;
V : thể tích mạch từ;
Từ công thức trên ta thấy công suất phản kháng Q tỉ lệ với bình phương điện áp
U, do vậy nếu ta giảm U thì Q giảm đi rõ rệt, do đó cosφ được nâng lên.
- Hạn chế động cơ chạy không tải ( biện pháp để hạn chế động cơ chạy không
tải : Hướng dẫn, huấn luyện công nhân có các thao tác hợp lý, đặt các quy định tắt
thiết bị khi không sử dụng hoặc thời gian chờ dài; đặt chế độ hạn chế chạy không
tải trong sơ đồ khống chế động cơ).
- Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ
Đối với thiết bị công suất lớn không yêu cầu điều chỉnh tốc độ như máy bơm,
quạt gió, máy nén khí,… thì nên dùng động cơ đồng bộ. Vì động cơ đồng bộ có
những ưu điểm rõ rệt sau đây so với động cơ không đồng bộ:
Hệ số công suất cao, khi cần có thể làm việc ở chế độ quá kích từ để trở thành
một máy bù cung cấp công suất phản kháng cho lưới.
Mômen quay tỉ lệ bậc nhất với điện áp, vì vậy ít phụ thuộc vào sự dao động của
điện áp. Khi tần số nguồn không thay đổi, tốc độ của động cơ phụ thuộc vào phụ
tải, do vậy hiệu suất động cơ cao.
Tuy nhiên so với động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ cũng có một số
nhược điểm là cấu tạo phức tạp, giá thành cao do vậy động cơ đồng bộ chi chiếm
20% trong công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ : Do chất lượng sửa chữa động cơ
không đảm bảo nên một số động cơ sau khi sửa chữa có tính năng kém hơn trước:
Tổn thất tăng, cosφ giảm… Do vậy cần nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ góp
phần cải thiện cosφ của xí nghiệp.
- Thay thế các máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp có dung
lượng nhỏ hơn ( nếu tình trạng non tải kéo dài hệ số tải không vượt quá 0,3)

20
Ngoài ra trong chế độ vận hành cần cắt bớt các máy biến áp làm việc song song
khi phụ tải cực tiểu.
2.2.4.2. Nâng cao hệ số công suất cosφ bằng các thiết bị bù
- Lắp đặt hệ thống tụ bù cho nhà máy xí nghiệp đã tính toán lắp đặt các điểm
bù hợp lý . Bù tại thanh cái máy biến áp, bù trực tiếp tại động cơ…
- Lắp các máy bù đồng bộ
2.3. Các giải pháp sử dụng động cơ
2.3.1. Giới thiệu động cơ
Động cơ điện là thiết bị điện cơ học giúp chuyển điện năng thành cơ năng. Cơ
năng này được sử dụng để, chẳng hạn, quay bánh công tác của bơm, quạt hoặc quạt
đẩy, chạy máy nén, nâng vật liệu,vv… Các động cơ điện được sử dụng trong dân
dụng (máy xay, khoan, quạt gió) và trong công nghiệp. Đôi khi động cơ điện được
gọi là “sức ngựa” của ngành công nghiệp vì ước tính, động cơ sử dụng khoảng
70% của toàn bộ tải điện trong ngành công nghiệp.
Trong công nghiệp chủ yếu sử dụng các động cơ không đồng bộ vì các ưu điểm:
kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ có dải công suất
rộng.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ
Động cơ chuyển đổi điện năng thành cơ năng để phục vụ tải nhất định. Hiệu
suất của động cơ được xác định bởi tổn thất bên trong chỉ có thể giảm bằng cách
thay đổi thiết kế động cơ và điều kiện vận hành. Tổn thất có thể thay đổi từ 2%-
20%.

“Bảng 1 các loại tổn thất của động cơ không đồng bộ” [14]

21
Loại tổn thất Phần trăm tổn thất toàn phần(100%)

Tổn thất cố định hoặc tổn thất do lõi thép 25


Tổn thất biến đổi: tổn thất stato I2R 34
Tổn thất biến đổi: Tổn thất roto I2 21
Tổn thất do ma sát và quấn lại 15
Tổn thất cơ khí của động cơ 5

Hiệu suất của động cơ có thể định nghĩa là “tỷ số của công suất đầu ra hữu
dụng của động cơ với công suất đầu ra toàn phần.”
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ bao gồm:
- Lão hóa: động cơ mới hoạt động hiệu quả hơn.
- Công suất. Với phần lớn các thiết bị, hiệu suất của động cơ tăng khi làm việc
ở công suất định mức
- Tốc độ. Các động cơ tốc độ cao hơn thường hiệu quả hơn
- Loại. Ví dụ như, động cơ lồng sóc thường hiệu quả hơn động cơ có vành
trượt
- Nhiệt độ. Động cơ có quạt làm mát hiệu quả hơn so với động cơ có lớp bảo
vệ chống ẩm .
Giữa hiệu suất và tải của động cơ có mối liên hệ rõ ràng với nhau. Các nhà sản
xuất thiết kế động cơ vận hành ở mức tải 50-100% và hiệu quả nhất ở mức tải 75%.
Nhưng khi tải giảm xuống dưới mức 50%, hiệu suất sẽ giảm rất nhanh. Vận hành
động cơ dưới 50% mức tải cũng có tác động tương tự, nhưng nhẹ hơn đối với hệ số
công suất. Hiệu suất của động cơ cao và hệ số công suất gần bằng 1 là mức vận
hành hiệu quả mong muốn và giúp giảm chi phí của toàn bộ dây chuyền chứ không
chỉ riêng với động cơ.
Vì lý do trên, khi đánh giá kết quả hoạt động của một động cơ, cần xác định cả
tải và hiệu suất. Ở hầu hết các nước, các nhà sản xuất phải ghi rõ hiệu suất đầy tải
trên phần ghi các thông số (nhãn) của động cơ. Tuy nhiên, với một động cơ vận

22
hành trong một thời gian dài, thường rất khó xác định hiệu suất vì phần nhãn máy
của động cơ bị mất đi hoặc bị sơn đè lên trên.
Để đo hiệu suất của động cơ, cần ngắt tải và đem động cơ đến bộ phận kiểm tra
để thực hiện một số kiểm tra. Kết quả của những lần kiểm tra được so sánh với
thông số hoạt động chuẩn của động cơ do nhà sản xuất cung cấp
2.3.3. Đánh giá tải động cơ
Bởi vì rất khó đánh giá hiệu suất của động cơ trong điều kiện vận hành bình
thường, có thể đo tải của động cơ như là một chỉ số đánh giá hiệu suất của động cơ.
Khi tải tăng, hệ số công suất và hiệu suất của động cơ tăng lên tới giá trị tối ưu ở
quanh mức đầy tải.
Phương trình dưới đây được sử dụng để xác định tải:
P.
β = HP.0,7457
Trong đó:
η : Hiệu suất vận hành của động cơ tính bằng %
HP : Mã lực ghi trên nhãn động cơ ( HP = 0,7457kW)
β : hệ số tải
P :công suất ba pha tính bằng kW
Tiến hành khảo sát tải động cơ để đo hệ số tải tải vận hành của các động cơ khác
nhau trong toàn bộ dây chuyền. Sử dụng kết quả khảo sát để xác định những động
cơ công suất nhỏ hơn yêu cầu- quá tải (có thể gây cháy động cơ) hoặc công suất
quá lớn - non tải (làm hoạt động kém hiệu quả).
Có ba phương pháp để xác định hệ số tải của động cơ cho những động cơ vận
hành riêng lẻ:
- Đo công suất đầu vào. Phương pháp này tính toán mức tải là tỷ số giữa công
suất đầu vào (đo bằng bộ phân tích công suất) và công suất định mức ở mức tải 100
%.

23
- Đo cường độ dòng điện. Tải được xác định bằng cách so sánh cường độ dòng
điện (được đo bằng bộ phân tích công suất) với cường độ dòng điện định mức.
Phương pháp này được sử dụng khi không xác định được hệ số công suất và chỉ có
sẵn giá trị cường độ dòng điện. Người ta cũng đề xuất sử dụng phương pháp này
khi tải ít hơn 50% .
- Phương pháp trượt. Xác định tải bằng cách so sánh phương pháp trượt khi
động cơ đang hoạt động với mức trượt động cơ ở đầy tải. Độ chính xác của phương
pháp này hạn chế và chỉ có thể sử dụng phương pháp này với máy đo tốc độ gốc
(không cần sử dụng bộ phân tích công suất).
- Vì cách đo công suất đầu vào là phương pháp thông dụng nhất, chỉ có
phương pháp này được mô tả cho động cơ ba pha.
Mức tải được đo theo ba bước.
Bước 1. Xác định công suất đầu vào sử dụng phương trình sau:
U.I.cos. 3
P= 1000

Trong đó:
P : Công suất ba pha tính bằng kW
U :điện áp hiệu dụng, giá trị trung bình giữa hai dây của ba pha
I : dòng điện hiệu dụng, giá trị trung bình của ba pha
Cosφ : Hệ số công suất, số thập phân
Lưu ý rằng bộ phân tích công suất có thể đưa ra giá trị công suất trực tiếp. Các
công ty không có thiết bị này có thể sử dụng vôn kế, kìm ampe để đo điện áp,
cường độ dòng điện và hệ số công suất riêng lẻ sau đó tính công suất đầu vào.
Bước 2. Xác định công suất định mức bằng cách lấy giá trị trên nhãn động cơ
hoặc sử dụng
0,7547
Pđm = HPx đm

24
Trong đó:
Pđm : Công suất vào ở mức đầy tải định mức đơn vị ( kW)
HP : Mã lực ghi trên nhãn động cơ
ηđm : Hiệu suất ở mức đầy tải (giá trị trên nhãn động cơ hoặc lấy từ bảng hiệu
suất động cơ)
Bước 3. Xác định phần trăm tải sử dụng phương trình sau:
P
β = Pđm x100%
Trong đó:
β : Công suất ra chiếm % công suất thiết kế
P : Công suất ba pha đo được bằng kW
Pđm : Công suất đầu vào ở mức đầy tải theo thiết kế tính bằng kW
2.3.4. Các giải pháp sử dụng động cơ
2.3.4.1. Thay động cơ tiêu chuẩn bằng động cơ hiệu suất cao
Động cơ hiệu suất cao được thiết kế chuyên dụng để tăng hiệu suất hoạt động so
với động cơ tiêu chuẩn. Các cải tiến thiết kế tập trung vào việc làm giảm tổn thất
bên trong động cơ, bao gồm việc sử dụng thép silic có tổn thất sắt từ thấp hơn, lõi
dài hơn (để tăng chất kích hoạt), dây dày hơn (để giảm trở kháng), lá thép mỏng
hơn, khoảng trống không khí giữa stato và rôto nhỏ hơn, sử dụng đồng thay cho
các thanh nhôm trong rôto, các vòng đệm tốt hơn và quạt nhỏ hơn, vv....
Động cơ hiệu suất cao có dải công suất thiết kế và mức đầy tải rộng. Hiệu suất
cao hơn động cơ tiêu chuẩn từ 3% tới 7%. Do phải thực hiện các giải pháp cải thiện
hoạt động của động cơ, chi phí của động cơ hiệu suất cao cao hơn chi phí của động
cơ tiêu chuẩn. Phần chi phí cao hơn sẽ được hoàn vốn rất nhanh nhờ giảm chi phí
vận hành, nhất là với các ứng dụng mới hoặc thay thế các động cơ hết thời hạn sử
dụng. Nhưng thay thế các động cơ đang dùng mà chưa hết thời gian sử dụng bằng
các động cơ hiệu suất cao không phải lúc nào cũng khả thi về mặt tài chính, và vì

25
vậy, đề xuất chỉ thay những động cơ này bằng động cơ hiệu suất cao khi những
động cơ này hỏng.
2.3.4.2. Giảm mức non tải (tránh sử dụng động cơ quá lớn)
Non tải sẽ làm tăng tổn thất, giảm hiệu suất và hệ số công suất của động cơ. Non
tải có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến động cơ hoạt động không hiệu quả, vì
một số lý do sau:
Thiết bị thường được sử dụng non tải. Ví dụ như các nhà sản xuất máy công cụ
đưa ra hiệu suất định mức của động cơ cho mức đầy tải. Trên thực tế, người sử
dụng rất ít khi cần mức công suất 100%, dẫn đến việc thiết bị vận hành ở mức non
tải trong phần lớn thời gian.
Nên lựa chọn kỹ công suất của động cơ dựa trên đánh giá chi tiết về mức tải.
Nhưng khi thay một động cơ quá lớn bằng một động cơ khác nhỏ hơn, cũng cần
phải tính đến hiệu suất tiềm năng đạt được. Những động cơ lớn hơn vốn có hiệu
suất thiết kế cao hơn động cơ nhỏ hơn.
Vì vậy, nhìn chung không đề xuất thay thế động cơ hoạt động ở mức 60 – 70%
công suất hoặc cao hơn. Mặt khác, không có nguyên tắc cứng nhắc trong việc lựa
chọn động cơ và cần đánh giá tiềm năng tiết kiệm dựa trên từng trường hợp. Ví dụ
như, nếu một động cơ nhỏ hơn là động cơ hiệu suất cao và động cơ đang dùng
không phải là động cơ hiệu suất cao, thì có thể cải thiện hiệu suất.
2.3.4.3. Chọn công suất động cơ cho tải thay đổi
Các động cơ công nghiệp thường hoạt động ở những điều kiện tải thay đổi do
các yêu cầu của quá trình. Một kinh nghiệm thực tế trong tình huống này là lựa
chọn động cơ dựa trên mức tải cao nhất. Nhưng như vậy thì sử dụng động cơ sẽ tốn
kém hơn vì nó chỉ hoạt động ở công suất tối đa trong những giai đoạn ngắn, và sẽ
có nguy cơ động cơ bị non tải.
Một lựa chọn khác là chọn công suất của động cơ dựa trên đồ thị tải của một
thiết bị cụ thể. Điều này có nghĩa là công suất động cơ được chọn thấp hơn một

26
chút so với mức tải cao nhất và động cơ có thể bị quá tải trong một thời gian ngắn.
Có thể áp dụng cách này vì nhà sản xuất thiết kế động cơ với một hệ số quá tải
(thường là cao hơn tải định mức là 15%) để đảm bảo việc thỉng thoảng động cơ
hoạt động quá tải sẽ không gây ra những hỏng hóc đáng kể.
Nguy cơ lớn nhất là việc động cơ bị quá nhiệt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi
thọ và hiệu suất của động cơ, tăng chi phí vận hành. Một tiêu chí lựa chọn công
suất của động cơ là sự tăng nhiệt độ trung bình tính theo trọng số trong chu kỳ làm
việc thực tế không được cao hơn mức tăng nhiệt độ khi vận hành ở chế độ đầy tải
liên tục (100%).
2.3.4.4. Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ
Một vấn đề phổ biến trong các doanh nghiệp công nghiệp là quấn lại các động cơ
bị cháy. Số lượng các động cơ quấn lại ở một số doanh nghiệp chiếm hơn 50% toàn
bộ động cơ. Cũng có khi quấn lại cẩn thận sẽ giúp duy trì hiệu suất của động cơ ở
mức như trước nhưng phần lớn là quấn lại làm giảm hiệu suất. Quấn lại có thể ảnh
hưởng đến một số yếu tố dẫn đến giảm hiệu suất của động cơ: quấn không đúng
thiết kế và biến dạng rãnh, làm giảm khả năng cách điện và tăng nhiệt độ động cơ
quá mức cho phép. Chẳng hạn, khi gia nhiệt để bóc các dây quấn cũ, vật liệu cách
điện có thể bị hư hại, làm tăng tổn thất do dòng điện xoáy. Mỗi thay đổi ở khoảng
trống khí giữa rôto và stato có thể ảnh hưởng đến hệ số công suất và mômen đầu ra.
Tuy nhiên, nếu thực hiện các biện pháp thích hợp, có thể duy trì hiệu suất của
động cơ sau khi quấn lại, và trong một số trường hợp có thể cải thiện hiệu suất nhờ
thay đổi thiết kế quấn. Sử dụng dây với tiết diện lớn hơn, kích thước rãnh quấn
thích hợp sẽ giúp giảm tổn thất stato và tăng hiệu suất. Tuy nhiên, nên duy trì thiết
kế ban đầu của động cơ khi quấn lại, trừ khi có lý do đặc biệt liên quan đến tải cần
thiết kế lại.
2.3.4.5. Điều chỉnh hệ số công suất bằng cách lắp tụ bù

27
Như đã lưu ý ở trên, động cơ không đồng bộ có đặc tính là hệ số công suất nhỏ
hơn 1, dẫn tới hiệu suất toàn phần thấp hơn (và chi phí vận hành tổng cao hơn) của
hệ thống điện nhà máy.
Tụ bù đấu song song với động cơ được sử dụng để nâng cao hệ số công suất. Tụ
bù không giúp tăng hệ số công suất của bản thân động cơ mà giúp tăng hệ số công
suất của hệ thống phát dẫn điện. Lợi ích của việc điều chỉnh hệ số công suất bao
gồm giảm công suất phản kháng và công suất biểu kiến (và nhờ vậy giảm tiền điện
cho nhu cầu sử dụng), giảm tổn thất nhiệt I2R tiêu hao trên dây dẫn truớc tụ bù (nhờ
vậy giảm chi phí sử dụng năng lượng), giảm sụt áp trên đường dây (nhờ vậy giúp
điều chỉnh điện áp) và tăng hiệu suất toàn phần của toàn bộ hệ thống điện.
Kích cỡ của tụ bù phụ thuộc vào công suất phản kháng không tải kVA (kVAR) ở
động cơ. Kích thước của tụ bù không nên vượt quá 90% công suất phản kháng
không tải kVAR của động cơ vì những tụ bù lớn hơn sẽ dẫn đến điện áp cao làm
cháy động cơ. Chỉ có thể xác định được kVAR của động cơ nhờ kiểm tra không tải
của động cơ. Một cách khác là sử dụng hệ số công suất điển hình ở các động cơ
tiêu chuẩn để xác định kích cỡ của tụ bù.
2.3.4.6. Dùng biến tần điều khiển tốc độ động cơ
Theo truyền thống, động cơ một chiều được sử dụng khi có yêu cầu về thay đổi
tốc độ. Nhưng do các hạn chế của động cơ một chiều, động cơ xoay chiều ngày
càng được sử dụng nhiều hơn trong các ứng dụng đòi hỏi thay đổi tốc độ. Cả động
cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ đều phù hợp với điều khiển thay đổi tốc độ.
Vì động cơ cảm ứng là động cơ không đồng bộ, thay đổi tần số cung cấp có thể
làm thay đổi tốc độ. Cách thức điều khiển ở một động cơ cụ thể phụ thuộc vào một
số yếu tố như chi phí đầu tư, độ tin cậy tải và các yêu cầu điều khiển đặc biệt khác.
Điều này đòi hỏi phải xem xét chi tiết các đặc tính tải, các dữ liệu quá khứ về điều
khiển quá trình, các đặc điểm yêu cầu của hệ thống điều khiển tốc độ, các chi phí
tiền điện và chi phí đầu tư.

28
Các đặc tính của tải là đặc biệt quan trọng đối với việc quyết định có nên thực
hiện điều khiển tốc độ hay không. Tiềm năng tiết kiệm điện cao nhất đối với bộ
điều khiển biến tốc -VSD thường là ở các ứng dụng có mô men thay đổi, ví dụ như
bơm li tâm và quạt. Với các thiết bị này, công suất yêu cầu tỉ lệ bậc ba với tốc độ.
Việc có lựa chọn biến tần hay không phụ thuộc vào đặc tính của tải, khi tải
thường xuyên biến động >30% thì sử dụng biến tần giúp tiết kiệm năng lượng tốt.
Biến tần là một thiết bị biến đổi tần số dòng điện. Các loại biên tần
Biến tần trực tiếp: cho phép biến đổi trực tiếp một điện áp xoay chiều công
nghiệp f1 thanh điện áp xoay chiều có tần số f2 .
Bộ biến đổi ma trận: Bộ biến đổi ma trận được cho là thế hệ tiếp theo của các hệ
truyền động xoay chiều sau thế hệ biến tần gián tiếp.
Bộ biến tần gián tiếp : Đây là cấu trúc của bộ biến đổi tần số phổ biến nhát nhất
hiện nay . Về thực chất bộ biến đổi này là sự kết hợp giữa hai bộ biến đổi là bộ biến
đổi chính lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều và bộ nghịch lưu biến đổi
ngược lại từ một chiều sang xoay chiều. Có rất nhiều cấu trúc mạch nghịch lưu
được đưa ra trong những năm vừa qua.
2.3.4.7. Trong vận hành, quản lý động cơ
Thường xuyên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng bảo trì động cơ
Đặt ra các quy định về vận hành với động cơ để công nhân thực hiện VD: tắt
động cơ khi không sử dụng, khi vận hành động cơ tránh các thời gian để động cơ
chạy không tải, lắp đặt các bộ khống chế không tải trong sơ đồ hoạt động.
2.4. Hệ thống chiếu sáng trong nhà máy xí nghiệp
2.4.1. Giới thiệu
Trong nhà máy xí nghiệp công nghiệp hệ thống chiếu sáng thường bao gồm:
- Chiếu sáng nhà xưởng khu vực sản xuất
- Chiếu sáng đường giao thông trong xí nghiệp
- Chiếu sáng nhà kho, bãi vật liệu…

29
- Chiếu sáng các phòng ban, phòng làm việc, phòng hội họp.
Theo ước tính, tiêu thụ năng lượng chiếu sáng chiếm khoảng từ 3÷10% trong
tổng tiêu thụ năng lượng cho một nhà máy công nghiệp, hơn nữa các thiết bị chiếu
sáng được sử dụng nhiều vào giờ cao điểm khi phụ tải đỉnh rất lớn buộc hệ thống
phải huy động toàn bộ công suất, do đó vấn đề chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm là
vấn đề quan trọng.
2.4.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng
2.4.2.1. Sử dụng ánh sáng tự nhiên
- Ở nhà xưởng sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời qua các tấm lợp trong suốt đặt
chạy dọc mái nhà
- Ở các phòng ban, phòng làm việc … có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên từ
cửa sổ( đảm bảo ánh sáng không bị chói lóa)
- Sử dụng trần giả trong suốt, trong mờ cung cấp chiếu sáng không có ánh
sáng chói
- Quét dọn sạch sẽ, sơn tường màu sáng, lau chùi tấm kính thường xuyên.
2.4.2.2. Giảm số lượng đèn để giảm chiếu sáng thừa
- Trong một vài ngành công nghiệp, giảm chiều cao lắp đặt đèn, cung cấp bộ
đèn hiệu quả sau đó thoát bớt các bộ đèn thừa sẽ đảm bảo việc chiếu sáng

d I.cos
E  2
không bị ảnh hưởng gì mà tiết kiệm năng lượng. Vì dS d ( E độ
rọi, I cường độ sáng, d khoảng cách từ đèn đến mặt phẳng làm việc,cosθ góc

n
hợp bởi pháp tuyến của phương dS với phương của tia sáng)
2.4.2.3. Chiếu sáng theo công việc
- Chiếu sáng theo công việc là cung cấp độ chiếu sáng tốt theo nhu cầu diện
tích thực, ở đó công việc được thực hiện trong khi việc chiếu sáng chung cho

30
xưởng hoặc văn phòng chỉ được giữ ở mức thấp hơn . VD : gắn đèn vào máy
móc, dùng các đèn bàn đặt vào bàn làm việc..
- Dùng đèn chiếu sáng trực tiếp lên các thiết bị máy móc
- Trong văn phòng dùng các đèn bàn
2.4.2.4. Lưạ chọn đèn và bộ đèn hiệu suất cao
- VD thay thế các đèn thường dùng
- Lắp đặt đèn halogen kim loại thay thế cho đèn hơi natri/thủy ngân
- Lắp đặt đèn hơi natri cao áp (HPVS) cho các ứng dụng không cần nhiệt độ
màu
- Lắp đặt đèn báo panen LED thay thế các đèn dây tóc
- Lựa chọn các mặt phản xạ đèn tốt phù hợp với từng ứng dụng chiếu sáng
- Thay thế các chấn lưu bằng các chấn lưu điện tử sử dụng năng lượng hiệu
quả hơn phải chú ý đến các yêu tố về công suất, tuổi thọ , ngoài ra chú ý đến
thất thoát về điện năng.
- Lựa chọn màu sắc nội thất để phản xạ ánh sáng
- Thay đổi sơ đồ bố trí tùy theo từng nhu cầu sử dụng
- Cung cấp các thiết bị điều khiển theo nhóm/ đơn lẻ để sử dụng năng lượng
hiệu quả
- Loại điều chỉnh điện áp theo kiểu tắt mở
- Công tắc / cụm điều khiển theo nhóm
- Bộ cảm biến chiếm chỗ
- Thiết bị điều kiển quang điện

Công suất danh nghĩa


Hiệu suất tính
của đèn tính bằng oát
bằng Lumen/oát ( Chỉ số Tuổi thọ
(Tổng công suất gồm cả
Loại đèn Gồm cả thất thoát hoàn
thất thoát chấn lưu tính
chấn lưu khi sử dụng ) màu
đèn
bằng oat)
Phục vụ chiếu sáng 15,25,40,60,75,100,150,
8 đến 17 100 1000
chung(GLS)(Bóng 200,300,500 (không chấn

31
đèn nóng sáng) lưu)
Halogen Vonfam 75,100,150,500, 1000 ,
13 đến 25 100 2000
(cực đơn) 2000 (không chấn lưu)
200,300,500,750, 1000,
Halogen Vonfam
1500, 2000( không chấn 16đến 23 100 2000
(cự kéo)
lưu)
Đèn huỳnh quang
(được lấp đầy bằng 20,40,65(32,51,79) 31 đến 58 67 đến 77 5000
Agon)
Đèn tuyp huỳnh
quang ( được lấp 18,36,58 ( 29,46,70) 38 đến 64 67 đến 77 5000
đầy bằng Kripton)
Đèn Túyp huỳnh
quang compact 5,7,9,11,18,24,36,
26 đến 64 85 8000
( CFLS) (không có (8,12,13,15,28,32,45)
vỏ lăng kính)
Đèn Túyp huỳnh
quang compact
9,13,18,25 ( 9,13,18,25) 48 đến 50 85 8000
( CFLS) ( có vỏ lăng
kính)
160 ( chấn lưu bên trong
Đèn hỗn hợp thủy
công suất danh nghĩa gồm 18 50 5000
ngân
cả tiêu thụ chấn lưu)
80,125,250,400,1000,
Đèn hơi thủy ngân
2000 ( 93,137,271, 442 , 38 đến 53 45 5000
cao áp (HPMV)
1040 , 2085)

Đèn halogen kim 250,400, 1000, 2000


51 đến 79 70 8000
loại (cực đơn) (268,427,1040, 2105)

Đèn halogen kim 70, 150, 250,


62 đến 72 70 8000
loại (cực kép) (81, 170, 276)

Đèn hơi natri cao áp 70,150,250,400,1000


69 đến 108 25 đến 60 >12000
(HPSV) ( 81,170,276,431,1060)
Đèn hơi natri hạ áp >12000
35,55,135 ( 48,68,159) 90 đến 133
(HPSV)

2.4.2.5. Bảo dưỡng chiếu sáng


- Thường xuyên kiểm tra, lau bụi ở bộ đèn và các tấm kính lấy sáng mặt trời
- Thay thế thấu kính nếu chúng chuyển vàng
- Lau sạch mạng nhện tường, bụi bẩn trên tường
- Lựa chọn màu sác nội thất, màu tường hợp lý để phản xạ tốt ánh sáng

32
2.4.2.6. Vận hành thiết bị chiếu sáng
- Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng làm việc, văn phòng, nhà xưởng
- Tắt toàn bộ hoặc bật 1 số bóng khi đã tận dụng được ánh sáng tự nhiên
- Lắp đặt camera quan sát tại các nhà xưởng xem tình hình sử dụng điện
- Nâng cao ý thức sử dụng năng lượng của cán bộ nhân viên
- Đặt các khẩu hiệu, bảng báo tiết kiệm năng lượng để gây chú ý với nhân viên
2.5. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong văn phòng
làm việc
2.5.1. Giải pháp kĩ thuật
2.5.1.1. Phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện toàn cơ quan hiện
nay
- Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt
độ. .. (hợp lý, lãng phi theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác).
- Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.
- Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt,điều hoà nhiệt độ, máy
photocopy, máy in, máy vi tính v.v...) của cán bộ trong cơ quan.
- Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan: đoạn dây nào quá tải, đoạn
dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây
tổn thất điện, để thay, để sửa.
2.5.1.2. Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kĩ
thuật tiết kiệm điện.
- Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận
dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
- Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn
ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.

33
- Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế
hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện .
- Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh
sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt
và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc) Bố trí
chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
- Ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
- Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
- Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào
- Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độ (nếu cần) để lợi dụng tối đa luồng không khí
mát bên ngoài.
- Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 - 27 oC. ở những phòng có lắp nhiều
máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 - 27 oC, nếu sau 1/2
tiếng không khí trong phòng đạt được 25 - 27 oC thì thôi. Các máy dư thừa được tắt
đi.
- Dùng quạt thay thế cho điều hoà khi nhiệt độ không quá nóng, bật điều hoà ở
nhiệt độ thích hợp.
- Cán bộ văn phòng của chúng ta vẫn có thói quen khi bật điều hòa thì tắt quạt.
Đây là một sự lãng phí khá lớn về điện năng. Như đã biết, hiện tượng tản nhiệt bề
mặt phần lớn quyết định bởi hệ số tản thiệt. Nếu không khí đứng yên, hệ số này rất
nhỏ, nhưng nếu không khí chuyển động (quạt chạy), hệ số này sẽ khá lớn. Vì hệ số
tản thiệt lớn nên dù đặt nhiệt độ của máy điều hoà cao hơn ít nhiều, mọi người vẫn
cảm thấy mát. Nếu chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành chính sự
nghiệp đều phải chạy điều hòa kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng khoản điện
năng làm mát có thể tiết kiệm được từ 10 - 15%.
- Mạng lưới điện trong cơ quan:
- Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn

34
- Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện
- Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát
nóng quá mức.
- Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết
kiệm đến để biết được mức tiêu thụ đến của từng phòng ban trước và sau khi tiến
hành các biện pháp tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụ
hàng tháng chơ từng phòng ban.
2.5.2. Giải pháp hành chính, quản lý.
2.5.2.1. Quy định các chế độ và thời gian sử dụng các thiết bị điện trong cơ
quan :
- Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở
trong phòng đều phải cắt hết điện( cắt atomat tổng, rút ra khỏi phích cắm điện…)
- Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công
văn giấy tờ, đánh máy vi tính ...)
- Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được:
- Về mùa hè: Bật vào 19h tắt vào 5h sáng
- Về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng.
- Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ
25oC- 27oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ
làm việc .
- Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải cắt
điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, chứng
khoán vv...)
- Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không
được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không
được để chế độ chờ.

35
- Máy tăng giảm điện áp hạ áp dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định
như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn
định.
- Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan
- Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan
- Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông và
mùa hè cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với trước
và trên cơ sở đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện.
- Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng
tháng của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và phải
chịu trách nhiệm về chi tiêu này.
- Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện năng hàng tháng
ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này.
2.5.2.2. Chế độ theo dõi
- Phòng hành chính quản trị có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm tra
theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định trong
nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan:
-  Hàng tuần về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện của
các phòng ban.
- Hàng tháng về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các phòng
ban.
- Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập thể (
Công đoàn + Đảng uỷ) toàn cơ quan để đánh giá, uốn nắn, phê bình và tổng kết cho
việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. Việc kiểm tra tập thể này phải lập thành
văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo cho toàn cơ quan biết.
2.5.2.3. Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua:
- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện.

36
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen
thưởng kịp thời và áp dụng ngay.
- Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ sử
dụng, các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu thụ
điện năng được giao.

B. Các giảp pháp trong hệ thống nhiệt


2.6. Các giải pháp sử dụng, vận hành lò hơi
2.6.1. Giới thiệu
Lò hơi là một thiết bị giúp đưa nhiệt của quá trình đốt cháy cho nước cho đến khi
nước được đun nóng hoặc thành hơi. Nước nóng hoặc hơi dưới tác động của áp suất
sẽ truyền nhiệt sang một quy trình. Nước là tác nhân trung gian rẻ tiền và hữu dụng
giúp truyền nhiệt sang một quy trình. Khi nước được chuyển thành hơi, thể tích sẽ
tăng lên khoảng 1.600 lần, tạo ra một lực mạnh như là thuốc súng. Vì vậy lò hơi là
thiết bị phải được vận hành cẩn thận, độ tin cậy cao.
Hệ thống lò hơi bao gồm: một hệ thống nước cấp, hệ thống hơi và hệ thống
nhiên liệu. Hệ thống nước cấp cấp nước cho lò hơi và tự động điều chỉnh nhằm
đáp ứng nhu cầu hơi. Sử dụng nhiều van nên cần bảo trì và sửa chữa. Hệ thống hơi
thu gom và kiểm soát hơi do lò hơi sản xuất ra. Một hệ thống đường ống dẫn hơi
tới vị trí cần sử dụng. Qua hệ thống này, áp suất hơi được điều chỉnh bằng các van
và kiểm tra bằng máy đo áp suất hơi. Hệ thống nhiên liệu bao gồm tất cả các thiết
bị được sử dụng để tạo ra nhiệt cần thiết. Các thiết bị cần dùng trong hệ thống
nhiên liệu phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng trong hệ thống nhiên liệu.
Nước đưa vào lò hơi được chuyển thành hơi được gọi là nước cấp. Nước cấp có
hai nguồn chính là: (1) Nước ngưng hay hơi ngưng tuần hoàn từ các quy trình và
(2) nước đã qua xử lý (nước thô đã qua xử lý) từ bên ngoài bộ phận lò hơi và các

37
quy trình của nhà máy. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lò hơi, một thiết bị trao đổi
nhiệt đun nóng sơ bộ nước cấp sử dụng nhiệt thải từ khí lò.
Các loại lò hơi khác nhau: Lò hơi ống lửa, lò hơi ống nước, lò hơi trọn bộ, lò hơi
buồng lửa tầng sôi, lò hơi buồng lửa tầng sôi không khí, lò hơi buồng lửa tầng sôi
điều áp, lò hơi buồng lửa tầng sôi tuần hoàn, lò hơi đốt lò, lò hơi sử dụng nhiên liệu
phun, lò hơi sử dụng nhiên liệu thải và thiết bị gia nhiệt.
2.6.2. Các giải pháp sử dụng lò hơi
2.6.2.1. Kiểm soát nhiệt độ khói lò
Nhiệt độ khí lò nên càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ này không nên thấp
tới mức hơi nước ở ống xả ngưng tụ ở thành ống. Điều này quan trọng với những
nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao vì nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến ăn mòn do lưu
huỳnh bị đọng sương . Nhiệt độ khí lò cao hơn mức 200°C cho thấy tiềm năng thu
hồi nhiệt thải. Nhiệt độ cao như vậy cũng cho thấy có cặn bám trong thiết bị
truyền/thu hồi nhiệt, vì vậy cần tiến hành xả đáy sớm để làm sạch nước/hơi.
2.6.2.2. Đun nóng sơ bộ nước cấp sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt
Thông thường, khí thải của lò hơi dạng vỏ sò 3 bậc có nhiệt độ khoảng 200 0C
đến 3000C. Do đó, có tiềm năng thu hồi nhiệt từ khí lò. Nhiệt độ khí lò thải từ lò
hơi thường được duy trì ở mức tối thiểu 200 0C, để lưu huỳnh oxit trong khí lò
không bị ngưng tụ và gây ra ăn mòn ở bề mặt truyền nhiệt. Khi sử dụng năng lượng
sạch như khí tự nhiên, LPG hoặc dầu, lợi ích kinh tế từ thu hồi nhiệt sẽ cao hơn vì
nhiệt độ khí lò có thể được duy trì ở mức dưới 200 0C. Tiềm năng tiết kiệm năng
lượng phụ thuộc vao loại lò hơi và nhiên liệu sử dụng. Với lò hơi dạng vỏ sò cũ
điển hình, với nhiệt độ khí lò thải ra là 260 0C, có thể sử dụng thiết bị Economizer
(bộ hâm nước) để giảm xuống 2000C, tăng nhiệt độ nước cấp 15 0C. Hiệu suất nhiệt
toàn phần có thể sẽ tăng 3 %. Với lò hơi dạng vỏ sò 3 bậc sử dụng khí thiên nhiên
tiên tiến, nhiệt độ khí lò thải 1400C, sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt ngưng tụ sẽ giảm
nhiệt độ xuống còn 650C, tăng hiệu suất nhiệt lên 5 %.

38
2.6.2.3. Giảm thiểu quá trình đốt cháy không hoàn tất
Quá trình cháy không hoàn tất có thể là do thiếu không khí hoặc thừa nhiên liệu
hoặc việc phân bổ nhiên liệu không hợp lý. Có thể thấy rõ khi quá trình cháy không
hoàn tất nếu quan sát màu hoặc khói và cần điều chỉnh ngay.
Với trường hợp hệ thống đốt dầu hoặc ga, CO hoặc khói (chỉ xảy ra với hệ
thống đốt dầu) với mức khí dư bình thường hoặc cao sẽ cho thấy các trục trặc của
hệ thống. Một nguyên nhân thường thấy của quá trình đốt cháy không hoàn tất là tỷ
lệ pha trộn nhiên liệu và không khí ở lò đốt sai. Dầu cháy kém có thể là do độ nhớt
không chuẩn, đầu đốt bị tắc, hiện tượng cacbon hoá ở đầu đốt và sự xuống cấp của
thiết bị khuyếch tán.
Với lò đốt than, cacbon chưa cháy có thể dẫn đến tổn thất rất lớn. Điều này xảy
ra khi có carbon trong xỉ và tăng thêm lượng nhiệt cấp cho lò hơi lên hơn 2%. Kích
thước than không
2.6.2.4. Giảm thiểu tổn thất nhiệt do bức xạ và đối lưu
Bề mặt bên ngoài của lò hơi dạng vỏ sò nóng hơn xung quanh. Do đó, bề mặt
này sẽ bị tổn thất nhiệt ra xung quanh, tuỳ thuộc vào diện tích bề mặt và sự chênh
lệch nhiệt độ giữa bề mặt và xung quanh.
Tổn thất nhiệt ở lò hơi dạng vỏ sò thường là tổn thất năng lượng cố định, không
phụ thuộc vào đầu ra của lò hơi. Các lò hơi thiết kế hiện đại, mức tổn thất này có
thể chỉ là 1.5 % tổng năng suất toả nhiệt ở mức cao nhất, nhưng sẽ tăng lên khoảng
6 %, nếu lò hơi chỉ vận hành ở mức 25 % đầu ra. Sửa chữa hoặc tăng cường bảo
ôn sẽ giúp giảm tổn thất nhiệt qua thành và ống lò hơi.
2.6.2.5. Kiểm soát xả đáy tự động
Xả đáy liên tục không được kiểm soát sẽ rất lãng phí. Vì vậy nên lắp đặt thiết
bị kiểm soát xả đáy tự động, tương ứng với độ dẫn của nước lò hơi và pH. Mỗi
10% xả đáy ở lò hơi 15kg/cm2 sẽ dẫn đến tổn thất hiệu suất là 3 %.
2.6.2.6. Giảm áp suất lò hơi

39
Hơi thường được tạo thành ở mức áp suất/nhiệt độ cao nhất của một quy trình
nhất định. Trong một số trường hợp, quy trình không vận hành liên tục, và có
những lúc có thể giảm áp suất lò. Nhưng cũng cần nhớ rằng, việc giảm áp suất lò
hơi sẽ giảm thể tích riêng của hơi trong lò, và loại không khí ra khỏi đầu ra của lò
hơi một cách hiệu quả, mang theo nước. Cán bộ phụ trách năng lượng của công ty
cần xem xét những tác dụng của việc giảm áp suất một cách cẩn thận, trước khi đề
xuất thực hiện. Nên giảm áp suất theo từng giai đoạn, và không nên giảm nhiều hơn
20 %.
2.6.2.7. Lắp đặt biến tần cho quạt, quạt thổi, bơm
Thiết bị biến tần là một cách hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng. Nhìn chung, kiểm
soát khí bị ảnh hưởng bởi các van điều tiết của quạt hút cưỡng bức. Mặc dù những
van điều tiết là cách kiểm soát rất đơn giản, nhưng chúng thiếu chính xác, có các
đặc tính kểim soát kém chỉ tại điểm đầu và điểm cuối của khoảng vận hành. Nhìn
chung, nếu lò hơi có mức tải thay đổi, nên xem xét khả năng thay van điều tiết bằng
thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp.
Đây là một cách hiệu quả giúp giảm tiêu thụ nhiện liệu, nếu có thể, xuống
khoảng từ 1 đến 2 %. Áp suất hơi thấp hơn sẽ giảm nhiệt độ hơi bão hoà và không
thu hồi nhiệt khói lò, nhiệt độ của khói lò cũng giảm xuống ở mức tương tự.
2.6.2.8. Kiểm soát tải lò hơi
Hiệu suất tối đa của lò hơi không đạt được ở mức đầy tải, mà là ở mức 2/3 đầy
tải. Nếu tải lò hơi giảm xuống nữa, hiệu suất cũng có xu hướng giảm. Ở sản lượng
bằng không, hiệu suất của lò hơi bằng không, và nhiên liệu đốt sẽ chỉ tạo ra tổn
thất. Những hệ số ảnh hưởng đến hiệu suất lò hơi bao gồm:
- Khi giảm tải, giá trị lưu lượng khí lò qua các ống cũng giảm. Khi lưu lượng
khí giảm với cùng một diện tích truyền nhiệt sẽ làm giảm một chút nhiệt độ khí lò,
làm giảm tổn thất nhiệt.

40
- Ở dưới mức nửa tải, các thiết bị cháy cần thêm khí dư để đốt cháy hết nhiên
liệu. Vì thế, tổn thất nhiệt tăng. Nói chung, hiệu suất lò hơi có thể giảm đáng kể
xuống dưới mức 25 % tải và nên tránh vận hành lò hơi dưới mức này càng ít càng
tốt.
2.6.2.9. Lịch trình vận hành lò hơi chuẩn
Vì lò hơi đạt hiệu suất tối ưu khi hoạt động ở mức 65-85 % đầy tải, nhìn chung,
vận hành ít lò hơi ở mức tải cao hơn sẽ hiệu quả hơn là vận hành nhiều lò hơi ở
mức tải thấp.
2.6.2.10. Thay thế lò hơi
Tiềm năng tiết kiệm nhờ thay thế lò hơi phụ thuộc vào thay đổi của hiệu suất
toàn phần dự kiến. Về mặt tài chính, giải pháp thay lò hơi sẽ rất hấp dẫn nếu lò hơi
đang sử dụng có những yếu tố sau:
- Cũ và không hiệu quả .
- Không thể sử dụng nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn.
- Kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ so với các yêu cầu hiện tại
- Được thiết kế không phù hợp với các điều kiện tải lý tưởng
Nghiên cứu tính khả thi cần xem xét tất cả các khả năng có sẵn nhiên liệu lâu
dài và kế hoạch phát triển của công ty. Cần tính đến các yếu tố tài chính và kỹ
thuật. Vì những dây chuyền lò hơi truyền thống có tuổi thọ hơn 25 năm, cần nghiên
cứu kỹ trước khi tiến hành thay thế.
2.7. Giải pháp sử dụng hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí
2.7.1. Giới thiệu
Làm lạnh và điều hòa không khí được sử dụng để làm mát sản phẩm hoặc môi
trường của tòa nhà. Hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí hấp thụ nhiệt từ nơi
cần làm mát và truyền nhiệt hấp thụ ra khu vực khác có nhiệt độ cao hơn.
Hệ thống làm lạnh có một số chu trình trao đổi nhiệt:

41
- Chu trình sử dụng không khí trong nhà : Ở chu trình bên phải, quạt thổi không
khí trong nhà và dàn lạnh, tại đó không khí sẽ truyền nhiệt cho nước lạnh. Không
khí sẽ làm mát không gian tòa nhà.
- Chu trình sử dụng nước lạnh : Được thực hiện bởi bơm nước lạnh, nước quay
trở lại từ giàn lạnh, được đua tới thiết bị bay hơi của bộ phận làm lạnh để được làm
mát trở lại.
- Chu trình sử dụng môi chất lạnh: Sử dụng môi chất lạnh đổi pha, máy nén ở
hệ thống làm lạnh truyền nhiệt từ môi chất lạnh sang nước ngưng.
- Chu trình sử dụng nước ngưng : Nước hấp thụ nhiệt độ từ bình ngưng của
thiết bị làm lạnh, và được máy bơn nước ngưng tới tháp giải nhiệt.
- Chu trình sử dụng tháp giải nhiệt : Quạt của tháp giải nhiệt hút khí vào dòng
hở nước ngưng nóng truyền nhiệt ra bên ngoài.
Các hệ thống điều hòa không khí : Tùy theo các thiết bị ứng dụng, có một số
cách kết hợp điều hòa không khí có thể áp dụng
Điều hòa không khí ( cho không gian máy móc)
Điều hòa hai cục
Bộ giàn lạnh trong hệ thống lớn hơn (FCU)
Bộ xử lý không khí trong hệ thống lớn hơn (AHU)
Hệ thống làm lạnh (cho các quá trình )
Thiết bị điều biến công suất thấp dạng giãn nở trực tiếp tường tự như tủ lạnh sinh
hoạt.
Dây chuyền làm lạnh trung tâm sử dụng nước lạnh với nước lạnh là chất tải lạnh
thứ cấp với dải biến thiên nhiệt độ trên 50C.
Dây chuyền làm lạnh bằng muối sử dụng muối nhiệt độ thấp hơn làm môi chất
lạnh thứ cấp cho thiết bị ứng dụng nhiệt độ dưới 0 0C, với hệ thống điều hòa cục bộ
hoặc trung tâm.

42
Các công ty lớn có thể có hệ thống các tổ máy, thường có nước bơm lạnh, bơm
nước ngưng, tháp giải nhiệt là thiết bị bên ngoài, có thể có hai hoặc ba mức làm
lạnh và điều hòa không khí, VD hệ thống gồm 3 cấp :
Điều hòa không khí (20-250C)
Hệ thống nước lạnh (8-100C)
Hệ thống sử dụng muối (các thiết bị ứng dụng nhiệt độ dưới 00C)
Để thực hiện các chu trình trên hệ thống lạnh dùng các động cơ ( thường động cơ
không đồng bộ roto lồng sóc) để sử dụng kéo máy nén, bơm, quạt.
2.7.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
2.7.2.1. Chọn công suất động cơ điện kéo máy nén, bơm, quat hợp lý
Việc tính toán chọn công suất động cơ điện rất quan trọng. Nếu chọn công suất
quá lớn so với tải, không chỉ lãng phí về chi phí đầu tư thiết bị mà còn giảm hiệu
suất truyền động, tăng tổn thấp năng lượng, giảm hệ số công suất cosφ của động
cơ. Ngược lại nếu chọn công suất bé hơn so với yêu cầu, động cơ không thể kéo
được tải hoặc giảm tuổi thọ, hỏng hóc động cơ.
Để chọn được động cơ hợp lý, cần phải tính toán công suất tải hợp lý. Mặt khác
phải biết dạng mô tải : mô men không đổi, hoặc phụ thuộc vào vận tốc đã phối hợp
giữa các đặc tính của động cơ . Thông thường chọn động cơ điện lớn tải một chút:

Pđc = Kđt.Ptải = (1,1÷1,3).Ptải


2.7.2.2. Giải pháp nhiệt hệ thống làm lạnh
- Bảo ôn lạnh: bảo ôn tất cả các đường ống lạnh, sử dụng độ dày bảo ôn một
cách kinh tế để giảm thiểu nhiệt thu và chọn cách bảo ôn lạnh thích hợp.
- Che chắn xung quanh: tối ưu hoá lưu lượng điều hoà không khí bằng các
biện pháp như sử dụng trần giả và tách riêng khu vực quan trọng của điều hoà
không khí bằng mành gió.

43
- Giảm thiểu tải nhiệt: giảm thiểu tải nhiệt điều hoà không khí bằng các biện
pháp làm mát mái, làm mát sơ bộ không khí bằng bộ trao đổi nhiệt không khí, điều
chỉnh nhiệt độ của không gian điều hòa không khí, sử dụng màng chống bức xạ mặt
trời.
- Giảm thiểu tải nhiệt của quá trình : Giảm thiểu tải nhiệt của quá trình về
mặt công suất TR cũng như cấp độ làm lạnh, tức là nhiệt độ cần có bằng cắch :
- Tối ưu hóa lưu lượng
- Tăng diện tích trao đổi nhiệt để chấp nhận được chất tải lạnh ở nhiệt độ cao
hơn
- Tránh những lãng phí như tổn thất nước làm mát, dòng không làm việc
Tại khu vực dây chuyền A/C làm lạnh:
- Đản bảo thường xuyên bảo trì tất cả các bộ phận của dây chuyền A/C theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đảm bảo chất lượng nước lạnh và lưu lượng nước làm mát, trành dòng rẽ
nhánh bằng cách đóng các van của thiết bị đang không hoạt động.
- Giảm thiết hoạt động non tải bằng cách điều chỉnh tải và công suất dây
chuyền, sử dụng bộ điều khiển tốc độ vô cấp cho tải biến đổi quá trình.
- Luôn cố gắng tối ưu hóa các thông số bình ngưng và thiết bị bay hơi để
giảm thiểu sử dụng năng lượng và tối đa hóa công suất.
Lưu trữ nước làm mát:
- Tùy theo bản chất của tải, sử dụng các thiết bị lưu trữ nước lạnh được bảo
ôn tốt sẽ kinh tế hơn. Có thể nạp đầy thiết bị lưu trữ để đáp ứng nhu cầu của quá
trình để máy làm lạnh không phải hoạt động liên tục. Hệ thống này có ưu điển là
thiết bị làm lạnh hoạt động ở những lúc nhu cầu điện thấp, giúp giảm tiền điện tối
đa. Ngoài ra giải pháp này còn có lợi ích nữa do nhiệt độ bên ngoài thấp hơn vào
ban đêm nên nhiệt độ bình ngưng cũng thấp hơn.

44
- Nếu dao động của nhiệt độ trong khoảng không chấp nhận được thì việc sử
dụng thiết bị lưu trữ có thể kém hiệu quả kinh tế hơn vì chất tải lạnh thứ cấp sẽ
được lưu trữ ở nhiệt độ thấp hơn so với yêu cầu để thu nhiệt. Chi phí phát sinh để
làm mát xuống nhiệt độ thấp hơn có thể vượt qua lợi ích của việc lưu trữ này.
2.7.2.3. Giải pháp trong hệ thống điều hòa không khí
- Đảm bảo rằng điều hòa không khí không khí không bị quá tải
- Thay hoặc làm sạch bộ lọc và thường xuyên làm sạch thiết bị bay hơi, ống
xoắn giàn ngưng để máy điều hòa nhiệt độ làm mát hiệu quả.
- Sử dụng bộ lọc không khí tốt sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy điều hòa vì
nó giúp các bộ phận quan trọng như quạt thổi, giàn lạnh và các bộ phận bên trong
sạch sẽ, hoạt động hiệu quả và lâu hơn.
- Tránh không mở của, của sổ thường xuyên, của mở sẽ làm tăng tiêu thụ
năng lượng máy điều hòa lên nhiều.
- Đảm bảo ánh nắng mặt trời và nhiệt không chiếu trực tiếp vào khu vực điều
hòa nhất là vào các buổi chiều.
- Hầu hết mọi người đều tin rằng việc thiết lập bộ ổn định nhiệt độ ở mức
nhiệt độ thấp hơn mong muốn sẽ khiến máy điều hòa làm mát nhanh hơn, thực sự
không phải như vậy, việc đó chỉ làm máy điều hòa chạy lâu hơn. Thêm vào đó bạn
sẽ có căn phòng lạnh quá mức cần thiết và lãng phí năng lượng. Mỗi mức giảm
nhiệt độ xuống 10C sẽ tăng mức tiêu thụ năng lượng lên 3-4%.
- Khi hệ thống điều hòa không khí đã được thiết kế và lắp đặt, tránh các thay
đổi lớn về tải nhiệt của máy.
2.8. Giải pháp thu hồi nhiệt thải
2.8.1. Giới thiệu
Nhờ việc sử dụng kỹ thuật thu hồi nhiệt từ khí thải và nước thải để sử dụng trở
lại, hiệu suất sử dụng nhiệt năng của các dây chuyền công nghiệp có thể đạt tới hơn
90%, điều mà cuối thế kỷ 20 ít người nghĩ tới. Các nhà máy nhiệt điện, luyện kim,

45
xi măng, hóa chất, gạch, gốm sứ, thủy tinh, dệt, nhuộm, ép nhựa, chế biến thực
phẩm, đường, cà phê, chè... đều có các lò đốt sử dụng than, dầu, ga hoặc điện năng
để tạo ra nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất. Lượng nhiên liệu thật sự hữu ích
thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nhiên liệu bị đốt cháy, thường chỉ từ
5-30%. Phần lớn phần nhiệt năng còn lại đi theo khí thải, nước thải hoặc nước làm
nguội máy... thoát ra môi trường. Ðiều này không những gây lãng phí tài nguyên,
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và khí quyển trái đất.
Với các thiết bị thu hồi nhiệt hiện đại, người ta có thể tận dụng hầu hết nhiệt
năng thải ra để đưa trở lại quá trình sản xuất. Mặt khác, nếu tận dụng triệt để nhiệt
lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng CO2 và SO2 cùng các chất khí độc hại do
công nghiệp sinh ra có thể giảm từ 50-80%.
Hệ thống các thiết bị thu hồi nhiệt đã được áp dụng từ những năm giữa thế kỷ
20. Tuy nhiên, lúc đầu hiệu quả thu hồi nhiệt còn rất thấp, giá nhiên liệu cũng còn
thấp và giá thành thiết bị rất cao nên ít được áp dụng. Trong những năm gần đây,
ngành sản xuất vật liệu và thiết bị thu hồi nhiệt đã đạt được những tiến bộ đáng kể,
đồng thời tương quan giữa giá nhiên liệu và giá thiết bị đã thay đổi rất nhiều nên
các thiết bị thu hồi nhiệt được rất nhiều nhà công nghệ sử dụng.
Hiệu suất của thiết bị thu hồi nhiệt phụ thuộc vào kích thước và cấu tạo buồng
trao đổi nhiệt, vật liệu làm ra thiết bị, vào nhiệt độ của nước thải, khí thải và các
đặc điểm của quá trình sản xuất. Hiệu suất thu hồi nhiệt càng cao nếu buồng trao
đổi nhiệt càng dài và vật liệu làm ống với cánh tản nhiệt có hệ số dẫn nhiệt cao.
Khi thiết kế hệ thống thu hồi nhiệt cần thực hiện một bài toán tối ưu để tìm ra
giải pháp kinh tế nhất. Các thiết bị thu hồi nhiệt theo nguyên tắc dòng ngược chiều
cho phép thu hồi tới 80% số nhiệt lượng trong khí thải và nước thải, đưa hiệu quả
sử dụng nhiên liệu lên tới hơn 90%.
2.8.2. Các giải pháp thu hồi nhiệt thải

46
- Thu hồi nhiệt từ khói lò, nước làm mát dộng cơ, khí xả động cơ, hơi nước áp
suất thấp, khí xả lò xấy, xả đáy nồi hơi…
- Thu hồi nhiệt thải từ khí lò thiêu.
- Sử dụng nhiệt thải để đốt dầu nhiên liệu, gia nhiệt nước cấp nồi hơi, gia nhiệt
bên ngoài.
- Sử dụng nhiệt thải làm mát đẻ gia nhiệt nước nóng. Khi nhiệt được thu hồi sẽ
được sử dụng
- Gia nhiệt bộ không khí cháy của nồi hơi
- Đốt nóng lại khí tự nhiên cho máy sấy khí nóng
- Tái sử dụng nhiệt thải lò luyện làm nguồn nhiệt cho lò khác
- Gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi bằng cách thu hồi nhiệt thải từ khói lò.
C. Các giải pháp trong hệ thống thiết bị phụ trợ
2.9. Giải pháp sử dụng năng lượng trong máy nén và hệ thống khí nén
2.9.1. Giới thiệu
Các nhà máy công nghiệp sử dụng khí nén trong rất nhiều hoạt động sản xuất.
Khí nén được tạo ra từ thiết bị nén khí có công suất 5 hp đến 50.000 hp. Báo cáo
năm 2003 của cơ quan năng lượng Mỹ cho thấy, 70-90% khí nén bị tổn thất dưới
dạng nhiệt, ma sát, tiếng ồn và do sử dụng không đúng.
Chi phí vận hành một hệ thống nén khí đắt hơn nhiều so với chi phí mua máy
nén khí. Tiết liệm năng lượng nhờ cải thiện hệ thống chiếm khoảng từ 20-50% tiêu
thụ điện, có thể mang lại lợi nhuận lớn.Quản lý hệ thống khí nén hợp lý có thể giúp
tiết kiệm năng lượng, giảm khối lượng bảo dưỡng, rút ngắn thời gian ngừng vận
hành, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hệ thống khí nén bao gồm bộ phận cung cấp (gồm: máy nén và phần xử lý
không khí), và bộ phận tiêu thụ (gồm:hệ thống lưu trữ, phân phối các thiết bị sử
dụng cuối cùng). Quản lý tốt bộ phận cung cấp sẽ đảm bảo có khí nén sạch, khô và

47
ổn định ở áp xuất thích hợp với chi phí thấp và đáng tin cậy. Quản lý tốt bộ phận
tiêu thụ sẽ giúp giảm thiểu lãng phí và sử dụng khí nén một cách hợp lý.

các khoản chi phí điển hình cho mộ hệ thống khí nén
đầu tư mua thiết bị
9%
sửa chữa
3%
nước
8%

chi phí năng lượng


80%

2.9.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng máy nén hiệu quả
- Vị trí đặt máy nén: Vị trí đặt máy nén và chát lượng khí hút vào máy nén có
ảnh hưởng rất lớn đến mức năng lượng tiêu thụ. Hoạt động của máy nén khí cũng
giống như một máy thở, sẽ được cải thiện nếu sử dụng khí vào sạch, khô và mát.
- Lắp đặt bộ lọc khí trên đường cấp khí vào, yêu cầu chọn đúng công suất bộ
lọc và bảo dưỡng tốt bộ lọc.
- Với cùng một năng suất, máy nén tiêu thụ nhiều điện hơn ở áp suất cao hơn.
Không nên vận hành máy nén ở mức vượt áp áp suất vận hành tối ưu vì như vậy sẽ
không chỉ lãng phí năng lượng mà dấn đến chóng hao mòn, từ đó gây các lãng phí
năng lượng khác.
- Giảm áp suất cấp khả năng giản mức đặt áp suất cần thực hiện thông qua
nghiên cứu kĩ về yêu cầu áp suất ở thiết bị khác, về sụp áp trên đường phân phối.

48
Nếu một hộ tiêu thụ, nhóm các hộ tiêu thụ cần áp suất cao hơn nhóm còn lại trong
dây chuyền, nên xem xét việc lắp riêng một hệ thống cho nhóm đó, hoặc lắp thêm
máy tăng áp suất tại các hộ tiêu thụ này.
- Tại nhà máy xí nghiệp rất hay có trường hợp các máy nén với cấu tạo, năng
suất, chủng loại khác được nối kết với nhau thành một mạng lưới phân phối chung.
Việc lựa chọn phượng thức kết nối các máy nén phù hợp điều biến tối ưu các máy
nén khác sẽ giúp tiết kiệm năng lượng.
- Khi có một hoặc nhiều máy nén cấp cho đầu phân phối chung, cần vận hành
sao cho chi phí sản xuất khí nén là nhỏ nhất.
 Nếu tất cả các máy nén giống nhau, có thể điều chỉnh áp suất sao cho chỉ có
một máy nén những biến động về tải, còn các máy khác hoạt động ở điều kiện gần
đầy tải.
 Nếu các máy nén có năng suất khác, cần điều chỉnh áp suất sao cho chỉ máy
nén nhỏ thực hiện biến đổi (thay đổi lưu lượng)
 Nếu các máy nén khác loại cùng làm việc với nhau, mức tiêu năng lượng
không tải rất quan trọng. Cần dùng máy nén có công suất không tải nhỏ để điều
biến.
 Các máy nén có thể được phân loại theo mức tiêu thụ năng lượng riêng ở áp
suất khác, với các máy có hiệu suất năng lượng cao nhất đáp ứng phần lớn nhu cầu
hệ thống.
 Nếu nhu cầu áp suất thấp, nên phát khí nén áp suất cao và thấp riêng rẽ, cấp
riêng cho tuỳ hệ thống tiêu thụ thay vì phát áp suất cao rồi dùng van giảm áp để
giảm áp suất, sau đó cấp các hộ tiêu thụ áp suất thấp sẽ gây lãng phí năng lượng.
- Thiết kế hợp lý nhằm giảm thiểu sụt áp trên hệ thống đường ống phân phối.
- Kiểm tra khắc phục các rò rỉ.
- Kiểm soát sử dụng khí nén. Khi hệ thống nén đã có sẵn các kĩ sư nhà máy
thường có xu hướng muốn sử dụng khí nén để cấp cho thiết bị cần áp suất thấp như

49
cánh khuấy, vận tải bằng khí nén, cấp khí cho buồng đốt. Tuy nhiên, các ứng dụng
khí này nên lấy khí cấp từ quạt thổi là thiết bị thiết kế cho áp suất thấp. Như vậy sẽ
giảm rất nhiều chi phí về năng lượng so với dùng khí nén.
- Điều khiển máy nén: Máy nén khí sẽ không hiệu quả nếu chúng được vận
hành ở mức thấp hơn nhiều so với sản lượng cfm theo định mức. Để tránh trường
hợp chạy thêm máy nén khí không cần thiết, nên đặt bộ điều khiển tự động bật và
tắt máy nén tuỳ theo yêu cầu.
- Sử dụng nhiệt thải từ máy nén khí cho các bộ phận khảc trong dây chuyền để
tiết kiệm năng lượng.
- Sử dụng động cơ hiệu suất cao thay cho động cơ tiêu chuẩn.
- Đối với các nhân viên vận hành thiết bị cần được đào tạo nâng cao về nhận
thức để vận hành và bảo dưỡng hiệu quả cho hệ thống máy nén.
- Đảm bảo cả hệ thống được quản lý bằng các hoạt động quản lý nội vi tốt.
- Thường xuyên kiểm tra xử lý rò rỉ, ngăn ngừa lặp lại tổn thất áp suất ở toàn
hệ thống
 Đóng tất cả các nguồn cấp khi không vận hành.
 Các yêu cầu về vệ sinh thiết bị.
 Chọn các sản phẩm có chất lượng tốt khi thay thế các bộ phận máy nén.
 Cần áp dụng các chiến lược bảo dưởng phòng ngừa một cách có hệ thống
cho máy nén.
2.10. Giải pháp chọn lựa và sử dụng hệ thống thông gió làm mát trong nhà
máy xí nghiệp.
2.10.1. Giới thiệu
- Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, không gian điều hoà
thường sinh ra các chất độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các thông số khí hậu
trong đó thay đổi, mặt khác nồng độ oxy cần thiết cho con người giảm, sinh ra mệt
mỏi và ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ.

50
- Vì vậy cần phải thông không khí đã bị ô nhiễm ra ngoài, đồng thời thay thế
vào đó là không khí đã được xử lý. Quá trình như vậy được gọi là thông gió.
Có 2 hình thức thông gió thường được sử dụng trong các nhà máy xí nghiệp
hiện nay:
2.10.1.1. Thông gió tự nhiên
- Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời
do chênh lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt
thừa hoặc cả hai. Các loại thông gió tự nhiên thường dùng.
 Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của áp suất gió
 Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa
 Thông gió tự nhiên theo kiểu kênh gió
2.10.1.2. Thông gió cưỡng bức
- Thông gió nhờ quạt, ống dẫn…gọi là thông gió cưỡng bức. Hệ thống quạt
bao gồm một quạt, một động cơ điện, một hệ thống điều khiển, đường ống, thiết bị
kiểm soát lưu lượng và thiết bị điều hoà không khí (bộ lọc, dàn làm mát, dàn trao
đổi nhiệt …)
- Năng lượng điện được cấp vào để quay các động cơ, động cơ sẽ cung cấp
năng lượng cho quạt làm chuyển động các dòng khí.
- Theo đánh giá hiệu suất quạt tăng lên một mức nhất định “hiệu suất đỉnh” rồi
giảm xuống khi lưu lượng tiếp tục tăng.
- Hiệu suất của quạt là tỉ số giũa công suất truyền cho dòng khí (công suất hữu
ích) và công suất do động cơ cung cấp cho quạt (công suất toàn phần). Hiệu suất cả
quá trình bằng tích hiệu suất của quạt với hiệu suất của động cơ kéo quạt.
2.10.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
2.10.2.1. Chọn quạt thích hợp

51
- Khi chọn quạt cần chú ý đến các yếu tố sau: tiếng ồn, tốc độ quay, các đặc
tính dòng khí, dải nhiệt độ, biến động trong điều kiện hoạt động, hạn chế không
gian, sơ đồ bố trí hệ thống, chi phí mua sắm, chi phí vận hành, tuổi thọ quạt.
- Một vần đề thường gặp ở các công ty sử dụng quạt quá lớn cho nhu cầu sử
dụng sử dụng. Quạt quá lớn sẽ không hoạt động ở điểm đạt hiệu suất tối đa (BEP),
gây tổn thất năng lượng. Hậu quả là quạt quá lớn không chỉ có chi phí vận hành đắt
hơn mà còn gây trục trặc hệ thống.Giải pháp áp dụng là : thay thế quạt, thay thế
động cơ, điều khiển vô cấp động cơ.
2.10.2.2. Giảm trở lực hệ thống
- Thường xuyên kiểm tra trợ lực hệ thống và kiểm tra kĩ hơn khi có dự định
cải tạo, phải áp dụng các biện pháp để duy trì hoạt động kiệu quả của quạt.
- Trở lực hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất và
hoạt động của quạt. Trở lực hệ thống cũng thay đổi tùy theo quy trình. VD : việc
bán bẩn, ăn mòn trong ống là thay đổi trở lực
2.10.2.3. Các giải pháp trong vận hành
- Sử dụng ống tròn nhẵn để lấy khí vào.
- Giảm thiểu chỗ uốn trong đường ống
- Tắt quạt và quạt cao áp khi không cần thiết
- Sử dụng các đông cơ hiệu suất cao.
- Hiện nay có nhiều biện pháp thông gió làm mát nhà xưởng. Khi sử dụng nên
kết hợp các biện pháp trhông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
- Lắp thông gió tự nhiên tại các nhà xưởng, kết hợp với quạt trên từng máy.
- Lắp đặt các hệ thống làm mát nhà xưởng như: phun nước mái nhà, làm trần
xốp, lắp đặt cửa sổ, hệ thống thông gió tự nhiên, che chắn mái nhà các hướng nắng
chiếu nhiều.
2.11. Giải pháp lựa chọn, vận hành bơm và hệ thống bơm
2.11.1. Giới thiệu

52
Hệ thống bơm chiếm khoảng 20% nhu cầu điện trên thế giới, hệ thống bơm
được sử dụng hầu hết các nhà máy xí nghiệp để truyền dẫn chất lỏng , lưu thông
chất lỏng trong một hệ thống. Hệ thống máy bơm có thể là tối quan trọng đến hoạt
động của nhà máy. Trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp như nhiệt điện và hoá dầu,
luyện thép,.. Máy bơm trực tiếp phục vụ sản xuất và vận hành cùng với hoặc nhiều
hơn bất cứ thiết bị chính nào trong nhà máy. Tổng tiêu thụ điện năng trong quá
trình vận hành hệ thống bơm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành hàng năm
Thực tế, khoảng 30% năng lượng tiêu thụ cho động cơ điện dùng cho các
thiết bị sản xuất là dành cho máy bơm. Hệ thống máy bơm được coi là mục tiêu
chính trong nỗ lực giảm chi phí năng lượng tiêu thụ của hệ thống động cơ điện.
Khi hệ thống bơm chưa được điều chỉnh để tối đa hiệu xuất, thì chúng đang
làm mất lợi nhuận của công ty bằng việc lãng phí điện năng, chi phí bảo dưỡng cao,
mất thời gian chờ sửa chữa và kém tin cậy.
Các thành phần chính của hệ thống bơm:
- Bơm (các loại bơm khác)
- Động cơ được dùng: động cơ điện, động cơ Diezen
- Đường ống dùng để vận chuyển chất lỏng.
- Van: dùng để kiểm soát lưu lượng trong hệ thống
- Các phụ kiện thiết bị điều khiển.
- Thiết bị sử dụng cuối cùng có những yêu cầu khác.Ví dụ:(áp suất, lưu lượng)
2.11.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
- Chọn bơm phù hợp với yêu cầu hệ thống để bơm luôn hoạt động ở điểm đạt
hiệu suất tối ưu (BEP) .
- Loại bỏ van điều chỉnh lưu lượng:
Một biện pháp điều chỉnh lưu lượng bơm là đóng hoặc mở van xả (van tiết
lưu) phương pháp này giảm lưu lượng của bơm nhưng không giúp giảm mức
tiêu thụ năng lượng. Biện pháp này tăng rung động và ăn mòn, vì thế tăng chi

53
phí bảo trì bơm và giảm tuổi thọ bơm . Phương pháp này nên được loại bỏ trong
hệ thống bơm.
- Loại bỏ điều chỉnh lưu lượng bằng rẽ nhánh:
Có thể giảm lưu lượng bằng cách sử dụng hệ thống điều chỉnh các rẽ nhánh .
Trong hệ thống bơm đường ống được chia 2 dòng đi vào 2 đường ống khác
nhau. Một đường ống đưa chất lỏng đến các nơi tiêu thụ, đường ống thứ 2 đưa
chất lỏng quay trở lại nguồn. Phần chất lỏng quay trở lại nguồn này không cho
mục đích nào vì vậy gây lãng phí năng lượng.
- Sử dụng các bơm song song để đáp ứng các nhu cầu khác nhau
Sử dụng hai bơm song song và tắt một bơm khi nhu cầu giảm có thể tiết
kiệm năng lượng rất nhiều. Hai bơm này có thể khác nhau về lưu lượng.
- Sử dụng thiết bị điều khiểm tốc độ vô vấp(VSD)
Điều chỉnh lưu lượng bơm bằng cách thay đổi tối độ. Điều chỉnh tốc độ bơm
là cách hiệu quả nhất để điều chỉnh lưu lượng, vì khi tốc độ bơm giảm, tiêu thụ
năng lượng cũng giảm.
Ứng dụng hệ thống biến tần cho bơm khi:
- Dùng khi tải biến đổi ít nhất (30%)
- Cải tạo những nơi mà lưu lượng sơ cấp có thể thay đổi được.
Hệ thống biến tần không nên áp dụng khi:
- Hệ thống điều khiển hiện tại đã quá cũ và các thiết bị đo lường chính xác
không được ứng dụng.
- Hệ thống quá lớn, công trình cao, nếu chỉ có một hệ bán sơ cấp có thể sẽ phải
rất lớn và cột áp mức quá lớn gây ra các vấn đề thuỷ lực thì phải dùng thêm
hệ thống thứ cấp
- Hệ thống chia nhiều khu vực, đặc tính khác mà chung phòng máy.
2.12. Giảp pháp trắc quan trong hệ thống quản lý năng lượng
2.12.1. Thiết bị đo điện

54
2.12.1.1. Đo dòng điện
Dụng cụ đo dòng diện : ampe kế, shunt , biến dòng TI, đồng hồ vạn năng, thiết bị
phân tích công suất…
Phương pháp đo : Dụng cụ đo được nối tiếp với mạch cần đo dòng điện. Điện trở
trong của dụng cụ đo không đáng kể.
Đối với dòng điện một chiều lớn phải đo gián tiếp qua điện trở song song gọi là
shunt. Điện áp định mức của shunt là 60 hoặc 75mV.
Dòng điện xoay chiều lớn cần đo gián tiếp qua máy biến dòng điện. Dòng điện
thứ cấp của máy biến dòng chuẩn hóa là 5A
Kết quả đo giản tiếp phải quy đổi bằng cách nhân với tỷ số biến đổi.
2.12.1.2. Đo điện áp
Dụng cụ đo : Vôn kế, điện trở phụ, máy biến áp đo lường, đồng hồ vạn năng,
thiết bị phân tích công suất…
Phương pháp đo : Mách dụng cụ đo song song với điện áp cần đo. Điện trở trong
của dụng cụ đo coi như lớn vô cùng.
Nếu điện áp 1 chiều lớn phải nối tiếp điện trở phụ vào vôn kế, nếu điện áp xoay
chiều lớn cần nối dụng cụ đo với cuộn dây hạ thê của máy biến áp đo lường thường
chuẩn hóa (100V) . Với nguồn 1 chiều mắc đúng cực +. -. Kết quả đo phải quy đổi
bằng cách nhân với tỉ số biến đổi.
2.12.1.3. Đo công suất
Dụng cụ đo : wattke, biến dòng, biến áp đo lường, thiết bị phân tích công suất,
công tơ đo điện…
Phương pháp đo : Nối tiếp cuộn dòng của watt kế với mạch tải cần đo và nối
song song cuộn áp với phụ tải cần đo. Khi đo gián tiếp cuộn dòng được mắc máy
biến dòng như với ampe kế, cuộn áp được nối qua máy biến áp đo lường như đối
với vôn kế. Kết quả đo là số chỉ của dụng cụ đo nhân với hệ số biến đổi áp và dòng.
2.12.1.4. Các thiết bị đo điện khác

55
Đo điện trở cách điện : dùng mega ôm
Do dòng rò : Am phe kìm
Đo điện trở đất : thiết bị đo điện điện trở đất
Thiết bị đo nguồn đa năng hiển thị sóng dòng điện, sóng điện áp..
2.12.2. Thiết bị đo nhiệt độ
Dung cụ đo : Nhiệt kế tiếp xúc, nhiệt kế hồng ngoại..
Phương pháp đo : Với nhiệt kế tiếp xúc đưa que thăm vào dòng chất lỏng hoặc
dòng khí để đo nhiệt độ. Để đo nhiệt độ bề mặt người ta dùng que thăm dạng tấm.
Trong hầu hết các trường hợp cặp nhiệt điện sẽ đưa ra trực tiếp kết quả của thiết bị
cần đo ( 0C hoặc 0F ) trên màn hình số . Để đảm bảo chính xác que thăm phải để 1,
2 phút để thông số đo ổn định. Cần kiểm tra dải nhiệt độ thiết kế trước khi sử dụng
cặp nhiệt điện . Không được sử dụng que thăm tiếp xúc với ngọn lửa
Với nhiệt kế hồng ngoại thực hiện đo mà không cần tiếp xúc vật chất giữa nhiệt
kế và vật đo nhiệt độ. Nhiệt kế hướng vào bề mặt và cho ngay kết quả vật cần đo .
Vd : đo điểm nóng trong lò, nhiệt độ bề mặt, tại những nơi không thể đo trực tiếp
được ,..
Phạm vi sử dụng nhiệt kế :
Trong kiểm toán năng lượng, nhiệt độ là một trong những thông số quan trọng
nhất cần đo để xác định tổn thất năng lượng nhiệt hoặc để tính cân bằng năng
lượng. Đo nhiệt độ được thực hiện khi kiểm toán thiết bị điều hoà không khí, lò
hơi, lò đốt, hệ thống hơi, hệ thống thu hồi nhiệt thải, thiết bị trao đổi nhiệt, vv…
Trong quá trình kiểm toán, nhiệt độ có thể đo ở:
 Không khí xung quanh
 Nước được làm lạnh trong hệ thống làm lạnh
 Khí vào ở Thiết bị điều chỉnh không khí của dây chuyền điều hoà không
khí
 Nước làm mát vào và ra ở tháp giải nhiệt

56
 Bề mặt đường ống hơi, lò hơi, lò Nước vào lò hơi
2.12.3. Đồng hồ đo lưu lượng nước
Đồng hồ đo lưu lượng nước là công cụ dùng để đo lưu lượng thể tích, tuyến tính
hoặc không tuyến tính của chất lỏng hoặc khí. Phần này sẽ đề cập cụ thể đến đồng
hồ đo lưu lượng nước. Việc lựa chọn phương pháp hoặc loại đồng hồ đo phụ thuộc
vào điều kiện đo và độ chính xác cần thiết..
Ngoài đồng hồ đo lưu lượng nước, còn có rất nhiều phương pháp khác để đo lưu
lượng nước trong quá trình kiểm toán. Hai phương pháp thông dụng nhất giúp có
được ước tính chính xác lưu lượng nước là:
Phương pháp tính thời gian cấp đầy: Đổ đầy nước vào bể có thể tích xác định
trước (m3). Thời gian sử dụng để cấp đầy bể có thể tích như trên được ghi lại, sử
dụng đồng hồ bấm giờ (giây). Lấy thể tích chia cho thời gian sẽ cho kết quả lưu
lượng trung bình, m3/giây.
Phương pháp sử dụng phao: Phương pháp này thường được sử dụng để đo lưu
lượng ở một ống hở. Khoảng cách nhất định (ví dụ như 25-50 m) được đánh dấu
vào thành ống. Một quả bóng bàn đặt trên nước và thời gian để bóng trôi đến
khoảng cách đã đánh dấu được ghi lại. Các lần đọc khác nhau sẽ cho thời gian
chính xác hơn. Vận tốc nước được tính bằng khoảng cách bóng trôi/thời gian trung
bình bóng trôi. Tuỳ theo các điều kiện về lưu lượng và đặc tính ống, lấy vận tốc
tính được chia cho hệ số 0,8 – 0,9 để đạt vận tốc cao nhất ở ống hở, vì vận tốc bề
mặt sẽ giảm do lực cản của gió, vv…
2.12.4. Đo cường độ sáng
Dụng cụ đo : Dùng lux kế
Phần lớn lux kế đều bao gồm một phần thân, một thiết bị cảm ứng với một tế bào
quang điện, và một màn hình hiển thị. Thiết bị cảm ứng được đặt tại nguồn sáng.
Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện có năng lượng, được truyền từ tế bào quang
điện sang dòng điện. Tế bào quang điện hấp thụ được càng nhiều ánh sáng, dòng

57
điện tạo ra càng cao. Đồng hồ đo sẽ đọc dòng điện và tính toán giá trị thích hợp của
Lux hoặc Foot candles (độ sáng). Giá trị đo được hiển thị trên màn hình.
Cần lưu ý một yếu tố quan trọng về ánh sáng là ánh sáng thường do các dạng
(màu sắc) ánh sáng tại chiều dài bước sóng khác nhau. Vì vậy, thông số đo được là
kết quả của các hiệu ứng kết hợp của tất cả các chiều dài bước sóng. Màu chuẩn
được tính là nhiệt độ màu và nhiệt độ màu được tính bằng độ Kelvin. Nhiệt độ màu
chuẩn để hiệu chỉnh hầu hết các đồng hồ ánh sáng là 2856 độ Kelvin, ngả về vàng
hơn là màu trắng. Các loại đèn sáng cháy ở nhiệt độ màu khác nhau. Vì vậy, các
thông số đo của Lux kế sẽ thay đổi với các nguồn sáng khác nhau có cùng một
cường độ. Đó là lý do tại sao một số ánh sáng lại "gắt hơn" hoặc “dịu hơn”.
Ứng dụng để đo độ rọi tại văn phòng, nhà xưởng,….
Cách thức sử dụng : Sử dụng công cụ này rất đơn giản. Thiết bị cảm được đặt tại
nơi làm việc hoặc nơi có thể đo được cường độ ánh sáng, và lux kế sẽ đưa ra kết
quả trực tiếp trên màn hình hiển thị.
2.12.5. Các dụng cụ đo khác
Thiết bị phân tích quá trình cháy: để đo thành phần khói lò trong đường ống sau
khi quá trình cháy diễn ra.
Áp kế : để đo áp suất trên lệch giữa 2 điểm, áp suất tại đường ống..
Tốc độ kế, máy hoạt nghiệm : dùng đo tốc độ động cơ, tốc độ động cơ thay đổi
theo tần số, tải, hệ số trượt.
Thiết bị phát hiện rò rỉ: thiết bị phát hiện rò rỉ bằng siêu âm phát hiện âm thanh
siêu âm của vết rò rỉ.

Chương 3
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG HIỆU
QUẢ VÀ TIẾT KIỆM

58
3.1. Giới thiệu chung về hệ thống quản lý năng lượng tại các xí nghiệp công
nghiệp
Xí nghiệp công nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhằm cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Để thực
hiện mục tiêu của mình mỗi xí nghiệp phải thực hiện tốt các bộ phận cấu thành
nhằm thực hiện các chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính
có ý nghĩa tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường. Trong quá trình sản xuất của mình
doanh nghiệp sử dụng các năng lượng đầu vào, nguyên vật liệu để tiến hành sản
xuất tạo ra sản phẩm. Theo xu thế hiện đại quản lý năng lượng là yêu cầu thiết yếu
để mỗi xí nghiệp có thể đúng vững và phát triển trên thị trường. Quản lý năng
lượng là quá trình hoặch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sử
dụng năng lượng trong xí nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng.
Ta biểu diễn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm:

Đột biến
Ngẫu nhiên

Quá trình biến đổi


Đầu vào Đầu ra

Thông tin Thông tin


Kiểm tra
Phản hồi Phản hồi

Yếu tố trung tâm của quá trình sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế
biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết
quả hoạt động của xí nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kể tổ chức thực hiện
quá trình sản xuất này.

59
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người,
công nghệ, kĩ năng quản lý. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất cứ quá trình sản
xuất nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có hiệu quả cần phải tổ
chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất.
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của
doanh nghiệp . Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất trong thực tế.
3.2. Đặc điểm của hệ thống quản lý năng lượng
Khái niệm quản lý năng lượng : Quản lý năng lượng là một tập hợp các hoạt
động của chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh và cải
thiện quá trình sản xuất của nhà máy.
Những đặc điểm quản lý năng lượng :
- Quản lý năng lượng là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh
nghiệp. Quản lý năng lượng phải được thực hiện mọi cấp, mọi khâu, mọi quá trình.
Nó vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính chất tác nghiệp. Ở cấp cao nhất doanh
nghiệp thực hiện quản lý chiến lược, cấp phân xưởng và các bộ phận thực hiện
quản lý năng lượng và ở từng nơi làm việc mối người lao động thực hiện qúa trình
quản lý vận hành, hoạt động của thiết bị mình sử dụng.
- Cải tiến việc sử dụng năng lượng là quá trình tìm hiểu, phát hiện, đưa ra
các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các giải pháp vận hành thiết bị giây chuyền.
- Quản lý năng lượng tập trung vào quá trình đảm bảo toàn bộ quá trình được
kiểm soát. Các công cụ thống kê do đó được sử dụng rộng rãi để phát hiện nguyên
nhân tổn thất, khắc phục sự cố hỏng hóc.
- Nhiệm vụ của quản lý năng lượng là duy trì và cải tiến quá trình sử dụng
năng lượng một cách hợp lý, hiệu quả trong nhà máy xí nghiệp. Duy trì quá trình sử
dụng năng lượng hiệu quả bao gồm toàn bộ biện pháp, phương pháp nhằm đảm bảo
các quy định về sử dụng năng lượng đặt ra đã được thực hiện trong nhà máy.

60
- Cải tiến quá trình sử dụng năng lượng là quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa
ra, giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm không ngừng hoàn thiện quá trình sản xuất
hiệu quả.
3.3. Những yêu cầu chủ yếu của hệ thống quản lý năng lượng
Trong giai đoạn hiện nay quản lý năng lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp. Để
thực hiện vai trò đó, quản lý năng lượng phải thực hiện những yêu cầu có tính
nguyên tắc sau:
- Tiết kiệm năng lượng phải trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò quan trọng
trong trung tâm hoạt động của các doanh nghiệp. Có sự cam kết thực hiện của tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp.
- Tập trung vào yếu tố con người.Vì người lao động là người trực tiếp sử dụng
máy móc nên họ là người thực hiện quy định, đề ra các phương pháp mới. Cần xây
dựng chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo thích hợp, phổ biến kiến thức
chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức về tiết kiệm năng lượng cũng như bồi dưỡng
tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, lòng nhiệt tình của người lao động.
- Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản lý năng lượng là kết quả
của một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ. Quản lý năng lượng là nhiêm vụ
của tất cả các mọi bộ phận chứ không chỉ là trách nhiệm của bộ phận quản lý năng
lượng trong xí nghiệp.
- Tập trung vào quản lý quá trình quản lý hệ thống. Thiết kế hệ thống kiểm
soát tôi 0ưu, phát triển tính linh hoạt, không ngừng nâng cao chất lượng của toàn
bộ hệ thống từ quá trình đưa nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất và thành sản
phẩm.
- Xác định mọi nguyên nhân dẫn đến tổn thất, tìm cách khắc phục tốt nhất.
3.4. Giải pháp quản lý hệ thống năng lượng trong xí nghiệp công nghiệp

61
Quản lý năng lượng bao trùm tất cả các chức năng của quản lý. Toàn bộ các
chức năng quản lý năng lượng mô tả trong vòng tròn quản lý hay còn gọi vòng
tròn PDAC. Các chức năng gồm hoạch định năng lượng, thực hiện giải pháp, kiểm
tra giải pháp, điều chỉnh các giải pháp.

Hoạch định
Điều chỉnh

Act Plan

Chec Do

Kiểm tra Thực hiện

Các chức năng này được lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn liên tục, nhờ
đó làm cho tình hình sử dụng năng lượng các doanh nghiệp không ngừng hoàn
thiện, cải tiến, đổi mới. Vòng tròn quản lý thể hiện đầy đủ các chức năng của quản
lý chất lượng ở bất kì cấp nào, bộ phận nào và cho từng công việc cụ thể.
Ta xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo các bước trên của vòng tròn quản
lý : hoạch định năng lượng, thực hiện giải pháp quản lý năng lượng, kiểm tra các
giải pháp, điều chỉnh giải pháp.
3.4.1. Hoạch định năng lượng ( kiểm toán năng lượng)
 Thu thập thông tin:
- Tìm hiểu các thông tin của công ty tiến hành quản lý năng lượng , thông tim
cần tìm hiểu bao gồm : chi tiết về công ty và các địa chỉ liên hệ; năm thành lập; ca

62
làm việc / số giờ , số ngày làm việc trong năm, số nhân viên, công suất lắp đặt nhà
máy, các loại sản phẩm sản xuất hàng năm, doanh thu hàng năm.
- Thống kê số liệu chi phí năng lượng, nguyên liệu vật liệu khác trong vài năm
gần đây. Chi phí năng lượng ở đây gồm chi phí : điện mua từ lới, điện máy phát
nhà máy, nhiên liệu sử dụng đốt (than, dầu, khí đốt), nhiên liệu cho vận tải (xăng
dầu..)
- Lập sơ đồ dây chuyền sản xuất chung cho toàn bộ công ty với các thông số
đầu ra cho từng công đoạn sản xuất. Sơ đồ hệ thống năng lượng năng lượng của xí
nghiệp.
- Kiểm kê các thiết bị chính của nhà máy qua bảng biểu sau :

Bộ phận/ phân
Số Đặc tính
xưởng
Công Nhãn Chủng Thông số chi tiết Thông số vận
suất hiệu loại khác hành thực tế

Máy biến áp
Động cơ
Quạt gió
Bơm
Máy nén khí
Nồi hơi
Hệ thống lạnh
Tháp giải nhiệt
Buồng đốt
Khác

- Xem xét cụ thể từng phân xưởng và bộ phận sản xuất trong nhà máy thông qua
đo dạc đơn giản( Đo mức tải máy biến áp, tải động cơ, độ rọi tại nơi làm việc, nhiệt
độ các lò nung, áp suất máy nén…) ghi số liệu vào các sổ ghi chép cho từng khu
vực).
- Với mỗi thiết bị sản xuất, liệt kê các công đoạn khác của khu vực sản xuất, liệt
kê tất cả đầu vào: điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu....

63
- Liệt kê tất cả các đầu ra: chất thải rắn, nhiệt lượng thải khí, nước thải….
- Liệt kê các bán thành phẩm, thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất…
- Thu thập thông tin và tính toán chi phí đầu vào, đầu ra của mỗi công đoạn của
từng khu vực đánh giá thông qua phỏng vấn cán bộ, nhân viên vận hành; từ các
đồng hồ đo đạc, hoặc tiến hành đo đạc. Các dữ liệu lưu trong hệ thống máy tính về
tình hình sử dụng năng lượng, các hóa đơn điện, than, xăng dầu, nước, nguyên vật
liệu, các báo cáo tình hình sản xuất.
 Phân tích số liệu và thống kê:
- Quy đổi các dạng năng lượng khác về chuẩn VD : quy đổi về Toe,
KWh,J.109 (GJ)
- Lập biểu đồ sử dụng năng lượng trong các bộ phận nhà máy
VD: một nhà máy tiêu thụ điện như sau

Biểu đồ sử dụng điện


Chưa kiểm soát
Tiêu thụ khác 5%
7%
Chiếu sáng
8% Động cơ
Tổn thất BA, bù 35%
1%
Văn phòng
4%
Máy lạnh
20%
Máy nén
20%

- Lập biểu đồ chi phí năng lượng


Các đơn vị năng lượng đã quy đổi ra đơn vị chung bảng qui đổi:
Dạng NL Đơn vị Hệ số chuyển đơn vị chung J.106
Điện kWh
Than Tấn

64
Dầu Ton

Biểu đồ chi phí các dạng năng lượng khác nhau ở 1 công ty

Biểu đồ tiêu thụ, chi phí năng lượng


70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Điện năng Than Xăng dầu

- Lập biểu đồ suất tiêu thụ năng lượng điện KWh/T nguyên liệu, KWh/T thành
phẩm cho từng tháng.So sánh với định mức chuẩn nghạch tiềm năng có thể tiết
kiệm năng lượng. Đánh giá mức sử dụng năng lượng của công ty.

65
1600

1400

1200

1000

800
kWh/T(nguyên liệu)
600 kWh/T(thành phẩm)
400

200

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2
áng áng áng áng áng áng áng áng áng ng 1 ng 1 ng 1
th th th th th th th th th thá thá thá

 Lựa chọn khu vực trọng tâm:


Khu vực trọng tâm là khu vực sử dụng nhiều năng lượng nhất trong xí nghiệp
được xác khi đo đạc, thống kê sử dụng năng lượng của các bộ phận trong nhà máy.
Khu vực trọng tâm có thể là:
- Toàn bộ nhà máy. VD: Nhà máy công nghiệp nhẹ, dệt, may mặc…
- Một bộ phận dây chuyền sản xuất, hoặc một công đoạn nào đó trong quá
trình sản xuất. VD: hệ thống lạnh, hệ thống cấp đông, hệ thống máy ném..
- Các thiết bị sử dụng năng lượng nào đó. VD : động cơ, nồi hơi..
- Số liệu nền là một yêu cầu quan trọng vì nhờ đó ta có thể đánh giá được mức
độ cải thiện sau khi thực hiện các giải pháp. Thu thập các thông tin năng lượng
trước khi tiến hành đề ra các giải pháp sử dụng năng lượng để tiến hành đánh giá
dự án.
- Thu thập số liệu nền cần thu thập thông tin sau mỗi công đoạn của quá trình
sản xuất( số tấn than, KWh điện, m2 khí cho một ngày sản xuất…)
- Chi phí (giá than, điện, dầu…)

66
- Số liệu điện lấy bằng cách lắp đặt các công tơ đo điện tại các phân xưởng sản
xuất, tại máy động lực chính, tại máy biến áp, các đồng hồ đo lưu lượng khí cung
cấp cho lò, cân khối lượng than đầu vào, nhiệt kế đo nhiệt độ..
- Tuỳ theo sơ đồ cung cấp điện ta chọn vị trí lắp đặt công tơ hợp lý để xác định
được các số liệu cần đo.
Tuy nhiên không phải thực tế công ty nào cũng có thể làm được ngay việc này.
VD: Công ty có đủ hoá đơn điện tại từng phân xưởng sản xuất, đồng hồ đo tại từng
phân xưởng nhưng không có số liệu tại từng thiết bị hoặc bộ phận riêng rẽ sử dụng
điện.
- Thiết bị trắc quan không có sẵn tại xưởng sản xuất vì vậy cần có giải pháp
trắc quan để lấy số liệu đó.
VD: Lắp đặt thêm công tơ đo điện, công to đo nước,..
 Xác định tổn thất nhờ cân bằng vật liệu và năng lượng:
Dựa vào sơ đồ quy trình sản xuất, dòng năng lượng, số liệu đầu vào đầu ra, các
dữ liệu tiêu thụ lưu trên máy tính ta lập bảng cân bằng vật liệu, năng lượng cho các
khu vực trọng điểm.
Bất cứ đầu vào nào không cho đầu ra hiệu quả đều là “tổn thất”. Bao gồm các
tổn thất: nhiệt năng, khí lò, nguyên liệu chưa cháy hết, hao hụt sản phẩm và
nguyên liệu…

Dựa vào các thông tin chi phí, giá nguyên vật liệu, giá năng lượng xác định giá
trị tổn thất.

Tên khu vực trọng tâm :

Đầu vào Đầu ra Tổn thất (số lượng) Tổn thất(chi phí)

Số Chi Số Chi Chất Chất Năng


Tên Tên
lượng phí lượng phí rắn lỏng lượng

67
Tập trung vào định lượng các tổn thất lớn, vì các tổn thất lớn khi được giảm sẽ
tiết kiệm rất nhiều chi phi cho xí nghiệp.

Tiến hành kiểm tra đo đặc trên các động cơ trong dây chuyền, máy biến áp của
xí nghiệp, các hệ thống lạnh, thông gió, bơm đã vận hành hiệu quả chưa?

Sau khi tiến hành xác định các tổn thất cần họp bàn, hỏi công nhân vận hành,
cán bộ quản lý và cùng tìm ra các nguyên nhân gây ra các tổn thất đó :

VD : Thấy tổn thất trên đường dây truyền tải đến các phân xưởng khá lớn ta
xem xét các nguyên nhân có thể : cos φ của xí nghiệp thấp, đường dây truyền tải
quá dài chưa hợp lý, có nhiều đoạn cũ nát, rò điện, quá nóng..

Phân xưởng cơ khí tiêu thụ năng lượng quá lớn trên thành phẩm : xem xét quá
trình hoạt động các động cơ, động cơ có thường xuyên chạy không tải không? Bố
trí sản xuất chưa hợp lý, các động cơ chạy non tải nhiều, thời gian hao phí nhiều ..
 Đề ra các giáp pháp có thể :
Các giải pháp ở đây có thể là :
- Thứ nhất : Quản lý nội vi
 Giáo dục ý thức, tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác
nhiệt tình lao động của họ trong công việc thực hiện nhiệm vụ. Phương pháp giáo
dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp là
tính thuyết phục, tức là làm người lao động phân biệt phải – trái, đúng – sai, lợi-
hại, đẹp- xấu, thiện – ác, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với xí
nghiệp. VD: cho họ thấy những tổn thất máy chạy không tải phân tích để họ nâng
cao ý thức sử dụng máy móc
Phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
một cách uyển chuyển , linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc đến từng người lao

68
động, có tác động giáo dục rộng rãi trong xí nghiệp, đây là một trong những bí
quyết thành công của xí nghiệp của Nhật hiện nay.
Khi các công nhân sản xuất có thêm các kiến thức, tài liệu về sử dụng năng
lượng hiệu quả các máy móc thiết bị mà mình sử dụng, các nhân viên văn phòng có
kiến thức về sử dụng điện hợp lý thì việc sử dụng năng lượng trong xí nghiệp sẽ
hiệu quả hơn.
Các quy định sử dụng máy móc được gắn trên các máy, các quản đốc trong công
ty thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng máy móc của các công nhân. Phát hiện
các sự cố để khắc phục ngay.
 Các phương pháp hành chính :
Các phương pháp hành chính trong quản lý chính là tác động trực tiếp lên tập
thể người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính chất bắt
buộc, đòi hỏi người lao động phải thực hiện nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị xử lý
kịp thời , thích đáng.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý rất to lớn. Nó xác lập trật tự
kỷ cương làm việc trong xí nghiệp; khâu nối giữa các khâu quản lý lại. Phương
pháp hành chính tác động vào đối tượng lao động theo hai hướng về mặt tổ chức và
tác động về điều chỉnh hành động.
Theo hướng tác động về mặt tổ chức, xí nghiệp ban hành các văn bản quy định
về sử dụng năng lượng hiệu quả cho từng bộ phận sản xuất, từng loại máy
móc..Những quy định có hiệu quả cao khi nó có căn cứ khoa học, được kiểm chứng
về mọi mặt.
 Các phương pháp kinh tế :
Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản lý không
bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nếu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt
được, đưa ra những điều khuyến khích về kinh tế.

69
Sử dụng phương pháp về kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi
quấn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ
cho bộ phận.
VD : đưa ra các chỉ tiêu tiêu thụ về năng lượng cho các văn phòng làm việc,
khen thưởng các văn phòng thực hiện tốt giảm số năng lượng tiêu thụ, phạt phòng
ban vi phạm sử dụng năng lượng; ở bộ phần sản xuất lắp đặt các công tơ đo điện tại
các máy sản xuất, đề ra các chỉ tiêu năng lượng tiêu thụ trên sản phẩm theo định
mức ngành, hoặc định mức công ty.
- Thứ hai : Thay đổi quá trình sản xuất, quá trình vận hành thiết bị
Khi thay đổi quá trình sản xuất xem xét các yếu tố ảnh hưởng, phân tích lợi ích
khả thi cửa dự án. VD : khi ghép thêm tải cho máy biến áp ta xét xem các chỉ tiêu
về kĩ thuật có đạt không? Xem lúc máy vận hành tải lớn nhất có bị quá tải không?
Khả năng quá tải có trong phạm vi cho phép không?
Thay đổi các vận hành trong hệ thống máy nén cũng xem xét xem có đạt yêu
cầu kĩ thuật không? Các yêu cầu về áp suất, lưu lượng, nhiệt độ,…
- Thứ ba : Thay đổi công nghệ, mua sắm các thiết bị mới
Khi tiến hành thay đổi công nghệ ở xí nghiệp khi công nghệ quá lạc hậu, tiêu
tốn quá nhiều năng lượng, lãng phí nhiều. Tiến hành thay thế cũng đánh giá các chỉ
tiêu về kinh tế như : thời gian thu hồi vốn, NPV, IRR( tính khả thi dự án)…
Khi tiến hành thay thế thiết bị cũng phải tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về kĩ
thuật và kinh tế . Một dự án chỉ được khả thi khi thỏa mãn đồng thời các 2 chỉ tiêu
này.VD: thay thế động cơ ( khi động cơ thường xuyên làm việc non tải dưới 30%
mức tải thì nên tiến hành thay thế) .
- Thứ tư : Thay thế nguyên liệu đầu vào
Khi thay thế nguyên liệu đầu vào cũng đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kĩ
thuật. Các chỉ tiêu về mặt kĩ thuật như có thể sử dụng nguyên liệu đó để thay thế .
Các chỉ tiêu về kinh tế như: giá cả nguyên vật liệu, chi phí của nguyên liệu thay thế

70
nhỏ hơn chi phí của nguyên liệu trước đó để cùng tạo ra một lượng sản phẩm như
nhau.
- Thứ năm : Tái sử dụng nhiên liệu, thu hồi nhiệt thải
Khi tiến hành lắp đặt các thiết bị thu hồi nhiệt thải phải đánh giá khả thi về kĩ
thuật các chi phí lắp đặt, vận hành, sửa chữa, thời gian thu hồi vốn của dự án. Điều
kiện có thể áp dụng tại xí nghiệp.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng biểu đồ xương cá hoặc biểu đồ Ishikawa vì nó do
tác giả Kaor Ishikawa người Nhật Bản đề xuất. Đây là công cụ đơn giải nhưng rất
có ích trong việc xác định các nguyên nhân gây ra sự lãng phí năng lượng. Thực
chất biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó.
Sử dụng năng lượng không hiệu quả thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra,
nhưng phần lớn do con người, nguyên vật liệu, phương tiện thiết bị, phương tiện
sản xuất. Vì vậy ta có sơ đồ ban đầu đưa ra thường gọi sơ đồ 4M.

Biểu đồ nhân quả :

71
Men (con người) Machine (Máy móc)

Kết quả

Method Material
(Phương pháp) (Nguyên vật liệu)

 Sàng lọc các cơ hội phân tích tính khả thi, xếp thứ tự ưu tiên thực hiện
trước.
Các cơ hội có thể trực tiếp thực hiện: Đơn giản về mặt kĩ thuật, không tốn kém
chi phí hoặc chi phí rất ít.
VD: Khắc phục sự cố rò rỉ, thay đổi thời gian vận hành, ghép tải máy biến áp,
điều chỉnh điện áp, lắp đặt tấm kính lấy ánh tự nhiên, thông gió tự nhiên…

Các cơ hội yêu cầu phải tiến hành phân tích thêm : những cơ hội phức tạp về kĩ
thuật phải có đầu tư.
VD: Thay thế động cơ, máy nén, máy biến áp, thu hồi nhiệt thải, thay nguồn
nguyên liệu, lắp đặt biến tần…
Các cơ hội có thể cân nhắc trong các giai đoạn sau: Những cơ hội này khó khăn
trong việc điêù tra, thực hiện.
VD: Chi phí quá cao, cần nhiều thời gian điều tra, thay thế dây chuyền…
Lập bảng phân tích khả thi giải pháp:

72
Tên giải pháp:
Số thứ tự
Khu vực trọng tâm
Khu vực trọng tâm thứ yếu
Các khảo sát
Các nguyên nhân
Mô tả giải pháp
Loại giải pháp kĩ thuật

- Khả thi kĩ thuật


 Thiết bị lắp đặt có sẵn có, hợp với dây chuyền sản xuất
 Không gian có phù hợp
 Yêu cầu thời gian thực hiện
 Các tác động đến quá trình sản xuất
 Các thông tin khác
- Khả thi kinh tế
 Đầu tư một lần
 Chi phí vận hành hàng năm
 Tiết kiệm thu được hàng năm
 Thời gian hoàn vốn
- Khả thi về môi trường
 Giảm sử dụng năng lượng hàng năm
 Giảm pháp thải nhà kính hàng năm
 Giảm tác động môi trường hàng năm
- Với các giải pháp thực hiện nên quyết định ngay các vấn đề sau:
 Chi phí thực hiện
 Thời gian hoàn thành

73
 Thời gian thu hồi vốn
 Kiểm tra tổng quan kết quả
Xếp thứ tự thực hiện các giải pháp được phân tích ở trên, các giải pháp có thể
thực hiện ngay được thực hiện trước.
3.4.2. Thực hiện các giải pháp
Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các giải pháp thành thực
tế. Đây là quá trình triển khai các giải pháp thông qua các hoạt động cụ thể, VD:
Điều chỉnh thiết bị, quy trình sản xuất, thay thể động cơ, thay thế hệ thống chiếu
sáng…
Bước thực hiện đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách hợp lý( đưa ra từng
bước rõ ràng từng phần việc cụ thể cho từng cá nhân ngày thực hiện, ngày hoàn
thành) , các phần việc quản lý cho các đốc công quản lý công nhân, nhân viên bảo
vệ quản lý điện tiêu thụ trong văn phòng..
Tổ chức chương trình đào tạo( đào tạo sử dụng năng lượng hiệu quả trong các
thiết bị mà mình vận hành, đào tạo về ý thức …) Dán các quy định tại nơi làm việc,
thực hiện lắp đặt các công tơ đo đạc…
Xây dựng ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy định bắt buộc( các quy định được
thi hành, có người giám sát thực hiện các quy định), các chuẩn về tiêu thụ năng
lượng khi có sự bất thường cần tiến hành kiểm tra xử lý các sự cố…
Khen thưởng cá nhân có đề xuất giải pháp tốt.
Phạt cá nhân vi phạm quy định.
Có thể dùng sơ đồ quá trình để thể hiện các hoạt động được thực hiện liên quan
tới việc sử dụng năng lượng hiệu quả, được sử dụng để phân tích quá trình và các
hoạt động tác động tới sử dụng năng lượng, những ảnh hưởng, hạn chế trong quá
trình thực hiện.
Sơ đồ quá trình thực hiện tổng quát :

74
Bắt đầu Các hoạt động Quyết định Kết thúc

3.4.3. Kiểm tra, kiểm soát thực hiện các dự án


Đảm bảo các bước thực hiện các giải pháp được thực hiện đúng theo yêu cầu
bản kế hoạch.
- Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, theo dõi, thu thập số liệu sau khi tiến
hành giải pháp.
- Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và các dữ liệu cần
thiết về chất lượng thực hiện
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ đạt được.
- Kiểm tra các công tơ đo đạc sau khi tiến hành các giải pháp sử dụng năng
lượng hiệu quả để đánh giá được năng lượng điện tiết kiệm.
- Các cân đo đạc xác định khối lượng than, đồng hồ đo lưu lượng khí xác định
khối lượng than tiết kiệm, m3 khí tiết kiệm
- Lắp đặt các camera quan sát quá trình sản xuất, phân việc cho các cán bộ
quản lý kiểm tra các bộ phận mình được giao kiểm tra.
- Thực hiện kiểm tra chéo với các công nhân sản xuất xem xét các quá trình
sản xuất, tình hình sử dụng thiết bị của công nhân.
- Khi tiến hành các giải pháp cần lập các báo cáo kiểm tra thực hiện thường
xuyên.
3.4.4. Điều chỉnh vào cải tiến các giải pháp

75
Một công ty đã tiến hành thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng không có
nghĩa là không cần thực hiện thêm các biện pháp khác. Các biện pháp cải tiến kĩ
thuật phải không ngừng được đề xuất. Các công nhân vận hành, các kĩ sư kĩ thuật là
những người thường xuyên tiếp xúc với các máy móc thiết bị nên có thể đưa ra các
phương án tốt giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiện năng lượng.
Ngoài ra còn các yếu tố như : bố trí sản xuất trong xí nghiệp, điều độ sản xuất,
dự báo nguồn nguyên vật liệu.. cũng ảnh hưởng đến quá trình quản lý năng lượng.
Vì vậy lên ghép quản lý năng lượng chung vào quản lý xí nghiệp để các biện pháp
tiến hành thuận lợi.
Xí nghiệp chỉ thực sự quản lý năng lượng tốt khi quản lý xí nghiệp tốt, các cá
nhân trong xí nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định đã đề ra, thường xuyên có
các giải pháp tốt đề xuất lên cấp lãnh đạo.

76

You might also like