You are on page 1of 32

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra trong 12 tuần thực tế,
ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ và động viên của các cá nhân
đoàn thể.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Cao Đẳng Y Tế Nghệ An đã tận
tình dạy dỗ trang bị cho em hành trang bước vào nghề.
Em xin chân thành cảm ơn bệnh viện đa khoa Đô Lương đã quan tâm, giuớ đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho em cùng các bạn học tập và rèn luyện tốt.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các y bác sỹ, các nhân viên trạm y tế xã
Quang sơn đã tận tình chỉ bảo em, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành công việc
thực tế tại trạm.
Qua thời gian thực tế tại trạm và tại Bệnh viện Đa Khoa Đô Lương em cũng đã
học hỏi được nhiều và em thấy việc
PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ TỐT NGHIỆP

Tại : TRẠM Y TẾ XÃ QUANG SƠN

Thời gian: Bắt đầu từ ngày 12/7/2010 đến ngày 20/8/2010


Địa điểm : Trạm y tế xã Quang Sơn
Kính gửi : Trạm trưởng trạm y tế xã Quang Sơn
Phòng đào tạo Trường Cao Đẳng Y Tế Nghệ An
Cùng các giáo viên

Tên em là: Nguyễn Thị Thanh


Sinh viên lớp:

Dưới sự hướng dẫn của Phòng đào tạo trường, em đã xin thực tế tại Trạm y tế xã
Quang Sơn. Qua quá trình học tập và làm việc tại trạm, được sự giúp đỡ của các bác, anh
chị trong trạm và tạo điều kiện tốt cho em thực tế giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực
tế tại trạm.
Trong thời gian học tập và thực tế tại trạm, em đã cố gắng để hoàn thành tốt mọi
công việc được giao đều cố gắng hết mình để hoàn thành tốt bản than đã tạo được sự tin
tưởng, than thiên từ đồng nghiệp và từ bênh nhân..
Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan mà một số chi tieru nghề nghiệp tự đặt ra
chưa hoàn thành được, đó là băn khoăn lớn nhât của em. Bản thân hứa sẽ có gắng khắc
phục.
Sau đây là kết quả đã thu nhận được qua thời gian thực tập và thực tế tại trạm và cộng
đồng

I. TỔNG QUAN TRẠM Y TẾ XÃ QUANG SƠN

Trạm y tế xã Quang Sơn được xây dựng tại xóm 11, Trạm được xây dựng khá
khang trang, xung quanh trạm là một cánh đồng bát ngát . Trạm cũng không cách
xa các trường học cụ thể là: trạm cách trường tiểu học Quang Sơn là 500m,
trường PTTH Quang Sơn là 350m, và Trường THPT Đô Lương III là 700m. Vị trí
này rất thuận tiện cho việc đi lại khám chữa bệnh của nhân dân. Trong sân trạm
được trồng nhiều cây bang, cây bằng lăng để che mát và làm thoáng mát và làm
thoáng đắng quang cảnh sân trạm. Trong trạm có một cái ao cá do các nhân viên
trong trạm nuôi, phía sau trạm có vườn thuốc đông y, phục vụ cho những trạm và
trạm dung vườn thuốc đó để cắt thuốc. Trong trạm có các phòng khám, phòng
truyền thông, phòng điều trị… Với các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh. Đặc biệt ở giữa sân trạm, trên tấm bia được khắc huấn thị y học của
Bác Hồ giữa trạm y tế xã Quang Sơn. Chính điều này đã giúp cho các nhân viên
them yêu nghề, chú trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe, làm cho nhân dân
thêm tin yêu, tin tưởng vào các nhân viên

Năm nay, được sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp, các ngành, trạm đang xây
dựng thêm các phòng, dự tính sẽ có các máy X quang, siêu âm được đưa về trạm,
có thêm kỹ thuật viên về làm việc, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
tạo điều kiện thuận lợi cho bà con không phải đi xa để khám chữa bệnh.

Cuộc sống của người dân ngày được cải thiện, vấn đề sức khỏe được nâng cao, mọi
người dân đều ý thức được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
mình. Mọi khi gặp vấn đề về sức khỏe là người dân tự đến trạm để được khám điều trị và
tư vấn. Các nhân viên của trạm luôn chào đón bệnh nhân với thái độ cải mở thân thiện
tôn trọng và nhiệt tình. Được sự chỉ đạo của Trung Tâm Y Tế Huyện Đô Lương về
chuyên môn và sự giúp đỡ của UBND xã Quang Sơn, Trạm y tế đã hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Ngoài việc khám chữa bệnh tại trạm, trạm y tế xã còn chú trọng làm tốt công
tác dự phòng với phương châm “ Phòng bệnh hơn chữa bênh”. Hằng năm trạm kết hợp
với UBND xã cùng ý tế xóm tổ chức những đợt tuyên truyền, giáo dục sức khỏe theo
định kỳ, VÌ vây, nhữn năm gần đây trong toàn xã không xẩy ra vụ dịc lớn nào, đã có sự
thay đổi trong ý thức của người dân về các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt “Công tác chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em” và “ Tiêm chủng mở rộng” được tiens hành đầy đủ, đúng định
kỳ.
Bên cạnh đó, với đội ngũ ý tế xóm năng nổ, hoạt động tích cực góp phần cho việc sơ cứu
ban đầu, phối hợp cho việc chữa bênh cho nhân dân, điều tra số liệu từng xóm, phát hiện
các vấn đề sức khỏe, tuyên truyền vận động ké hoạch hóa gia đình, đội ngũ y tế xóm
cùng với ban dân số đã giúp cho nhiều gia đình hiểu và thực hiện tốt việc nên dừng ở hai
con., Chính nhờ đó đã góp nên sự phồn vinh cho xã nhà, làm cho cuộc sống có ddiefu
kienj hơn, con em được ăn học tốt hơn,
Để đạt được những kết quả đó, là nhờ rất lớn vào sự nỗ lực, đoàn kết từ trên xuống dưới,
cùng chăm sóc, chăm lo đời sống – sức khở cho nhân dân. Công tác quản lý y tế từ trạm
đến các xóm được chú trọng thực hiện tốt, người dân xã nhà đã có kiến thức chăm sóc
sức khỏe để chăm lo sản xuất, làm giàu bằng con đường chính đáng trên chính quê hương
mình.
Là một người con của quê hương, em đã ấp ủ nỗi mong chờ đến ngày được phục vụ trên
chính quê hương mình, cho những con người chân chất, hiền hậu. Bởi vậy, khi được phân
công theo nguyện vọng về trạm y tế xã nhà em tự hứa với bản thân mình sẽ làm thật tốt,
làm hết mình vì sức khỏe mọi người. Được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ, nhân viên
trong trạm, em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua thời gian thực tế tại trạm y tế
xã các Bác, anh, chị đã giúp em hiểu hơn về y tế tại trạm, về cuộc sống và suy nghĩ của
người dân, nắm bắt được các vấn đề sức khỏe và các chỉ số sức khỏe.
Bảy tuấn thực tập cũng đã kết thúc, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân
viên trạm và cảm ơn tới những người dân và bà con trong xã đã động viên chúng em học
tốt để phục vụ quê hương.
Em chúc cho trạm ta đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe cho bà
con. Xin chúc các Bác, các anh các chị trong trạm luôn mạnh khỏe và yêu nghề.
1. Cơ Cấu Tổ Chức – Cơ Sở Vật Chất Của Trạm
a. Cơ cấu tổ chức

+ Ban lãnh đạo: Trạm trưởng


+ Tổng số nhân viên biên chế:
+ Chức vụ:
Bác Sĩ:
Y sỹ đông y:
Nữ hộ sinh trung học:
Điều dưỡng trung học:

+ Y tế xóm:
b. Cơ sở vật chất của trạm y tế xã Quang Sơn
- Diện tích:
- Nhà kiên cố
- Nguồn nước sử dụng
- Nhà vệ sinh
- Điện thoại
- Tủ đựng tài liệu
- Máy đo huyết áp
- Tủ đựng thuốc trực
- Gường bệnh
- Ống nghe
- Nhiệt kế
- Panh
- Kéo
- Kéo phân tích
- Kim khâu
- Bàn tiêm
- Khay
- Dụng cụ rửa dạ dày
- Cân trọng lượng
- Ống nghe tim thai
- Cân trẻ sơ sinh
- Dụng cụ đặt vòng tránh thai
- Dụng cụ thay băng rửa vết thương
- Dụng cụ phục vụ tiêm chủng
- Máy điện châm
- Hộp đựng săng bông gạc
2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế
2.1. Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế
của UBND xã, thị trấn duyệt, báo cáo trung tâm y tế huyện, và tổ chức triển
khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.
2.2. phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
địa phương thực hiện các công tác về vệ sinh, phòng bệnh phòng chống dịch,
giữ vệ sinh nơi công cộng và đường làng, xã, tuyên truyền ý thức bảo vệ sức
khỏe cho mọi đối tượng trong cộng đồng
2.3. Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo
vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo việc quản lý thai,
đỡ đẻ thường cho sản phụ.
2.4. Tổ chức sơ khai ban đầu, kham chứa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm
y tế và mở rộng việc quản lý sức khỏe tại cộng đồng, hộ gia đình.
2.5. Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực
mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
2.6. Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế
hoạch quản lý các nguồn thuốc, xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp y học
dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
2.7. Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp, báo cáo thông tin kịp thời, chính xác
lên tuyến trên theo qui định thuộc đơn vị mình phụ trách.
2.8. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế thông, xóm và nhân
viên y tế cộng đồng.
2.9. Tham mưu cho chính quyền xã, thị trấn và Giám đốc Trung tâm y tế huyện, chỉ
đạo thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc địa các chương trình trọng
điểm về y tế địa phương và chỉ đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
2.10. Phát hiện, báo cáo cho UBND xã và cơ quan y tế cấp trên, các hành vi
hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý
2.11. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng các ngành trong xã để tuyên
truyền và tổ chức thực hiện các nội dung cham, sóc sức khỏe cho nhân dân.

3. Sơ đồ tổ chức của trạm y tế


4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng Trung cấp tại trạm y tế
Dưới sự quản lý của trạm trưởng, người điều dưỡng thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ sau:
4.1. Chức năng
- Giáo dục sức khỏe và huy động cộng đồng cùng tham gia
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ nâng cao sức khỏe cho nhân dân
- Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nước sạch, vệ sinh môi trường và tiêm chủng mở rộng
- Phòng chống dịch và các bệnh xã hội
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng
4.2. Nhiệm vụ
- Áp dụng vào địa phương các mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện các
chỉ tiêu sức khỏe
- Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, xóm, làng, lựa chọn vấn đề sức khỏe
ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết.
- Lập kế hoach điều dưỡng cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng cùng nhau
cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người
- Tham gia chăm sóc môi trường sống, thực hiện dự phòng cấp 1,2,3 với
cácphương tiện thích hợp, thực hiện các chương trình y tế, giáo dục sức khỏe cho
mọi đối tượng tại cộng đồng.
- Làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khỏe cho moi
người.
- Tham gia lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát, lượng giá kết quả điều
dưỡng tại địa phương, chịu trách nhiệm trước trạm trưởng các hoạt động về
chuyên môn.
II. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng tại trạm y tế và cộng
đồng
- Hàng ngày đón tiếp người dân trong xã đến khám bệnh
- Thực hiện các y lệnh của bác sỹ, y sỹ: tiêm, truyền dịch, test, thay băng rửa vết
thương, lấy dấu hiệu sinh tồn.
- Tham gia vào chương trình khám mắt cho người cao tuổi.
- Tham gia vào chương trình uống thuốc vitamin A và cân trẻ
- Tham gia vào chương trình tiêm chủng mở rộng
- Vệ sinh phòng bệnh, sân vườn trong trạm, quản lý, bảo vệ thuốc, trang thiết bị y
tế.
- Ghi chép sở sách, theo dõi người bệnh đến khám và điều trị, viết giấy giới thiệu,
phiếu tiêm chủng, hồ sơ bệnh án.
- Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng
- Tham gia, tổ chức các buổi truyền thông – giáo dục sức khỏe cho nhân dân trong

- Tư vấn, hướng dẫn gia đình, bà con trong xã cách bảo vệ sức khỏe, cách ăn uống
với các bệnh mạn tính, giáo dục sức khở về kiến thức và cách chăm sóc các bệnh
thông thường.
- Sơ cứu ban đầu các trường hợp tai nạn, chấn thương
- Tham gia góp ý kiến và đề xuất ý kiến
- Tìm hiểu tác dụng, ứng dụng các loại thuốc tây có trong trạm, các loại thuốc nam
trong vườn thuốc.
III. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong nội dung thực tập
1. những thuận lợi và khó khăn
a. thuận lợi
- được làm việc với cán bộ, nhân viên y tế xã nhà, người đến khám chủ yếu là bà
con trong xã nên tạo tâm lý thoải mái
- Được sự phân công theo nguyện vọng của bản thân, được thực hiện cùng với các
bạn ( …………………………………..) tạo sự tự tin, nhóm thực tập cùng cố
gắng, bổ sung kiến thức cho nhau trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên trong trạm
- Trang thiết bị của trạm khá đầy đủ
- UBND xã, các y tế thôn xã giúp đỡ tận tình, cùng sự hướng dẫn của các nhân viên
trong trạm, sứ ủng hộ của bà con nhân dân tạo thuận lợi cho các hoạt động tuyên
truyền.
- Phần lớn mọi người đều có ý thức bảo vệ sức khỏe, đến khám bệnh khi mới mắc
bệnh, có thái độ tin tưởng và hợp tác với nhân viên y tế trong trạm.
- Giao thông đi lại thuận tiện
- Thấu hiểu thói quen, tập quán, cuộc sống người dân trong xã nên dễ dàng nắm bắt
tâm lý của người bệnh hơn.
- Đặc biệt, trạm đã có bác sỹ đa khoa, giúp cho việc khám chữa bệnh được nâng
cao hơn.
b. Khó khăn
- Mặc dù trang thiết bị cho việc khám chữa bệnh thông thường đã khá đầy đủ
nhưng vấn còn thiếu những thiết bị hiện đại hơn, gây khó khăn trong việc chẩn
đoán và điều trị bệnh.
- Tâm lý một số người bệnh đối với chúng em – sinh viên thực tập: Tay nghề chưa
thạo, kiến thức không sâu, từ đó làm giảm sự tin tưởng.
- Bản thân em vẫn chưa thực sự hiểu biết đầy đủ, cặn kẽ những bệnh đã được học
- Trình độ dân trí không đồng đều, gây khó khăn cho việc giáo dục sức khỏe
- Một số còn chủ quan với sức khỏe của mình, chỉ khi bệnh nặng mới đến trạm vì
thế cũng gây khó khăn cho viêc chẩn đoán và điều trị.
2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tay nghề
Nội Dung Thực hiện Chứng kiến
STT
Đo huyết áp 76
1
2 Cặp nhiệt kế 25
3 Đếm mạch
4 Đếm nhịp thở
5 Truyền dịch
6 Tiêm tỉnh mạch
7 Tiêm bắp thịt mông
8 Tiêm bắt thịt sâu
9 Thay băng, rửa vết
thương
10 Cắt chỉ
11 Test lấy da
12 Test trong da
13 Sơ cứu vết thương
14

3. Thu thập số liệu tại xã Quang Sơn


3.1 Chỉ số về dân số
- Tổng số hộ dân trong xã
- Tổng số xóm: 11 xóm
- Số trẻ < 1 tuổi: 120
- Số trẻ < 5 tuổi:
- Tỷ lệ tăng dân só tự nhiên
- Tỷ suất tử vong thô
- Tỷ suất tử vong ở trẻ
III.2. Các chỉ số về kinh tế - Xã hội
- nông nghệp là chủ yếu
- công nhân viên chức nhà nước
- làm nghề khác
- Tỷ lệ gia đình có nghề phụ
- Tỷ lệ người mù chữ
- Tỷ lệ gia đình có phương tiện truyền thông, thông tin
- Số hộ gia đình còn cúng bái khi có người ốm: 0%
III.3. Chỉ số về phục vụ y tế năm 2010
- Số lượt người đến khám và chữa trị tại trạm là:
- Số đến khám và mua thuốc tư nhân
- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
+ Tổng số phụ nữ có thai
+ Số lần khám thai
+ Số phụ nữ được tim uốn ván
+ Số lượt người khám phụ khoa
+ Số phụ nữ bị bệnh phụ khoa và được điều trị
+ Số bà mẹ được uống vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh:
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em
+ Số trẻ được sinh ra
+ số trẻ dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vacxin
+ Số phụ nữ đẻ có cán bộ y tế hỗ trợ
- Chỉ số về kế hoạch gia đình
+ Tổng số vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện tại
+ Tổng số phụ nữ đặt dụng cụ tử cung
+ Số phụ nữ dùng thuốc tránh thai
+ Thuốc tiêm:
+ Số phụ nữ dùng thuốc tiêm
+ Số nam giới sử dụng bao cao su
+ Số phụ nữ triệt sản:
3.4 Các chỉ số về sức khỏe, bệnh tật, vệ sinh môi trường
3.4.1. các chỉ số về sức khỏe, bệnh tật
- Các loại bệnh có tỉ lệ cao nhất
+ Cảm cúm
+ Viêm đường hô hấp trên
+ Tiêu chảy
+ Suy nhược cơ thể
+ Nhiễm gun sán
+ Cao huyết áp
+ Viêm khớp, đau thần kinh
+ Tai nạn gay thương tích
+ Rối loạn tuần hoàn não
+ Bệnh phụ khoa
- Các nguyên nhân gây tử vong cao nhất
+ Tuổi già sức yếu
+ Các bệnh về tim mạch
+ Các bệnh về thận
+ Hen phế quản
+ Ngộ độc thuốc trừ sâu
+ Tai nạn giao thông
+ Bệnh ngoại khoa đẻ muộn\
- Số trường hợp trẻ < 5 tuổi mắc từng bệnh trong 6 bệnh tiêm chủng: 0
- Số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ: 20,5%
- Số phụ nữ có thai không tăng trọng đủ 9kg: 5 người
3.4.2. Vệ sinh môi trường
- Tỷ lệ hô hấp có nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt: 98%
- tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh là: 85%
- Tỷ lệ hộ dân có đủ 3 công trình vệ sinh: 56%
IV. Kế hoạch chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng
1. Xác định vấn đề sức khỏe
Nhiều băn gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nền kinh tế ngày
càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, cải thiện. Bà con trong xã phần
lớn đã có phương tiện thông tin truyền thông, phương tiện giao thông hiện đại.
Trình độ dân trí nâng cao, người dân quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe, trạm
y tế cũng được mở rộng hơn và đạt được những kết quả.
- Số lượt người đến khám và chữa bệnh tăng lên. Số phụ nữ khám thai định kỳ,
tiêm phòng uốn ván được tiến hành đầy đủ, đúng thời gian.
- Bà con tuyệt đối không chữa bệnh bằng cách cúng thầy
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh chào đời được cân đầy đủ, số trẻ suy dinh dưỡng được giảm đáng
kể
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm nhiều
- Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện đầy đủ, đúng lịch
- Tuổi thọ trung bình của người dân được tăng cao
- Không có vụ dịch nào lớn xảy ra
- Người dân quan tâm nhiều hơn về việc xây dựng công trình vệ sinh
- Thành phần bữa cơm gia đình được cải thiện, vấn đề an toàn thực phẩm, dinh
dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú… được người dân quan tâm hơn
- Các buổi truyền thông – giáo dục sức khỏe được người dân quan tâm, ủng hộ và
tham gia nhiệt tình.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu đời sống của nhân dân địa phương, em thấy còn tồn tại
một số vấn đề sức khỏe
- Tỷ lệ trẻ nhỏ hơn 5 tuổi lại suy dinh dưỡng đã giảm nhưng vấn còn nhiều
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em còn cao
- Kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy của người dân còn hạn chế
- Tiêu chảy ở trẻ em còn nhiều
- Nuôi con chưa đúng khoa học
- Người già mắc bệnh cao huyết áp tỷ lệ cao
- Nước sạch cung cấp cho người dân hàng ngày trong sinh hoạt không có, chủ yếu
người dân dùng nước giếng
- Số người bị tai nạn thương tích còn chiếm tỷ lệ lớn
• Lựa chọn ván đề sức khỏe ưu tiên cần giải quyết
- Vấn đề I: Nuôi con chưa đúng khoa học
- Vấn đề II: Tiêu chảy ở trẻ em
- Vấn đề III: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
- Vấn đề IV: Tỷ lệ tai nạn thương tích
2. Nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe: Mục đích và biện pháp giải quyết
2.1. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe
- Điều kiện để phát triển kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là
dựa vào sản xuât nông nghiệp nên trong các bữa ăn của nhiều gia đình vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng. Nhiều bậc cha mẹ, Ông bà còn nuôi con theo kinh
nghiệm thiếu khoa học.
- Quan tâm quá mức tới con trẻ và không quan tâm tới con trẻ
- Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe chưa thường xuyên kiến thức y học của
người dân còn hạn chế.
- Ý thức bảo vệ sức khỏe của một số người còn kém
- Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, các xóm trong công tác chăm
sóc sức khỏe người dân chưa thỏa đáng và triệt để.
2.2. Mục đích và biện pháp giải quyết
a. Mục đích
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng y học cho người dân biết phòng ngừa bệnh tật,
kiến thức tự chăm sóc khi mắc bệnh.
- Cải tạo môi trường sống và sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cho người dân, nâng cao
chất lượng chăm sóc cho trẻ em.
- Nâng cao tuổi thọ cho người dân
b. Biện pháp giải quyết
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe thường xuyên hơn dưới nhiều
hình thức nhằm nâng cao tầm hiểu biết về y học cho người dân, trang bị kiến thức
để họ biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Tăng cường tính đoàn kết, đồng lòng của cán bộ chính quyền và y tế địa phương
cùng mục đích về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì sức khỏe của nhân dân, vì một
quê hương giàu đẹp, đặt công tác chăm sóc sức khỏe vào mục tiêu trọng điểm của
xã.
- Vận động và tuyên truyền nhân dân cải thiện bữa ăn, nâng cao chất lượng dinh
dưỡng bằng các nguồn trong vườn nhà mình.
- Tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích của việc thực hiện
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt những đợt tổng vệ sinh từ nhà ra ngõ, chăm trồng cây xanh, đổ rác
đúng nơi quy định, gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân làm theo.
- Lập kế hoạch, triển khai triệt để tới từng hộ dân, động viên và có biện pháp hỗ trợ
bà con xây dựng 3 công trình vệ sinh.
- Tổ chức các buổi nói chuyện về kế hoạch hóa gia đình, cách chăm sóc trẻ cho tốt,
quan tâm hơn vấn đề người dân tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đới
sống.
- Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe
ban đầu của nhân viên y tế trạm theo định kỳ, phát huy những mặt được, nghiêm
chỉnh chấp hành những công văn trên đề ra.
- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu cho
trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt
hơn.
- Thực hiện ý kiến chủ đạo của cấp trên 1 cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh
kinh tế, đời sống người dân quê mình.
- Đi đâu, đi sát vào quần chúng nhân dân, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên vấn đề
sức khỏe.
- Có cái nhìn trung thực vào thực tế địa phương, đánh giá thường xuyên về sự thay
đổi của người dân về mọi vấn đề sức khỏe.
- Lập chương trình “ quê hương xanh – sạch – đẹp” triển khai tới các xóm, vận
động mọi người ý thức bảo vệ môi trường sống, tạo môi trường lành mạnh.
2.3.xác định vấn đề sức khỏe thông qua bảng tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức Điểm


khỏe VĐ1 VĐ2 VĐ3 VĐ4

1. Vấn đề vượt quá mức bình thường 3 3 2 2


2. Vấn đề gây tổn hại và đe dọa nghiêm
trọng sức khỏe cộng đồng 2 3 1 2
3. Vấn đề là nhu cầu cấp thiết được cả cộng
đồng quan tâm 2 3 2 2
4. Vấn đề có thể giải quyết được
3 2 1 1
Cộng điểm
10 11 6 7

Qua bảng điểm chúng ta thấy vấn đề sức khỏe cần giải quyết đó là:
VĐ 1: Nuôi con chưa đúng khoa học
VĐ 2: Tiêu chảy ở trẻ em

• Bảng điểm xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên

Vấn đề sức Mức độ trầm Được xã hội Có khả năng Kinh phí cho
Tính phổ biến
khỏe trọng quan tâm giải quyết phép

VĐ 1 3 2 2 2 2
VĐ 1 3 2 2 2 2

Cộng điểm : VĐ 1: 11 điểm


VĐ 2: 13 điểm
Như vậy vấn đề ưu tiên cần giải quyết hàng đầu cảu xã Quang Sơn là tiêm chủng ở trẻ
V.KẾ HOẠCH TRUYÊN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CỘNG ĐỒNG
1. Phương pháp truyền thông
- Truyền thông trực tiếp cho bà con trong xã tại phòng truyền thông của trạm y tế xã
Quang Sơn. Nội dung bao gồm:
a) Tiêm chảy ở trẻ - chăm sóc và biện pháp phòng ngừa
b) 10 lời khuyên ăn uống hợp lý
c) Nuôi con bằng sữa mẹ
d) Ăn bổ sung hợp lý
e) Tiêm chủng mở rộng
- Tuyên truyền giám tiếp qua đài phát thanh của UBND xã: ngày phát lại 2 bài truyền
thông sau:
a) 10 lời khuyên ăn uống hợp lý
b) Nuôi con bằng sữa mẹ
2 . Phương tiện truyền thông
- Dùng lời nói trực tiếp, giám tiếp qua đài phát thanh, kết hợp tranh ảnh về vấn đề
truyền thông.
3. Bảng kế hoạch truyền thông – giáo dục sức khỏe

PHẦN III:
KẾT QUẢ THỰC TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ĐÔ
LƯƠNG
PHẦN III: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ TỐT NGHIỆP
TẠI: BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

Thời gian: Từ ngày


Địa điểm: Khoa
Kính gửi: Ban giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương
Phòng điều dưỡng bệnh viện
Trưởng khao và điều dưỡng trưởng khoa Nội – Nhi – Lây
Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa Ngoại
Phòng đào tạo trường CĐ Y Tế Nghệ An
Cùng các giáo viên
Tên em là: Nguyễn thị Thanh
Sinh viên lớp:
Được sự giới thiệu của phòng đào tạo trường CĐ Y Tế Nghệ An và cùng sự
giúp đỡ nhiệt tình của phòng điều dưỡng bệnh viện đa khoa huyện Đo Lương, em đa
được thực tập thực tế tại các khoa Nội – Nhi – Lây – Sản của bênh viện.
Qua quá trình học tập và làm việc tại đây cùng với sự ủng hộ của nhân viên
các khoa, em đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, những kỹ năng đã hoc được hoàn thiện
hơn, một số thủ thuật chưa làm ở trạm nay đã được bổ sung, nhiều thao tác đã nhanh hơn
gọn hơn. Nhờ đó bản thân em thấy tự tin hơn tất nhiều trong công việc, đặc biệt là nhờ đó
mà em có thể vững vàng hơn trước khi ra trường.Để đạt được kết quả đó là do một phần
nỗ lực học tập ở bản thân đồng thời là sư giúp đỡ tận tình của các bác sỹ, điều dưỡng tại
các khoa phòng những con người hết mực nhiệt tình, yêu cầu.

1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện


Bệnh viện có 1 giám đốc và hai phó giám đốc
a. Tổng số biên chế có …….. nhân viên, trong đó:
Nam có …. Nhân viên
Nữ có …. Nhân viên
Bác sỹ có 26
Bác sỹ chuyên khoa I:
Bác sỹ chuyên khoa II:
Dược sỹ đại học:
Dược sỹ trung học:
Dược tá sơ học:\
Kỹ thuật viên điện quang:
Điều dưỡng trung học:
Điều dưỡng trung học:
Nữ hộ sinh trung học:
Cử nhân điều dưỡng
Các cán bộ khác:
Hợp đồng:
b. Biên chế các bộ phận khoa phòng
* Biên chế phòng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng điều dưỡng trường
Phòng hành chính tổ chức
Phòng tài chính kế toán
* Biên chế khoa
- Khoa ngoại:
- Khoa Nội – Nhi – Lây:
- Khoa dược:
- Khoa sản:
- Khoa đông y:
-Khoa cấp cứu:
-Khoa X quang:
- Khoa Cận lâm sàng:
2. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện huyện Đô Lương
3. Hệ thống tổ chức điều dưỡng
a. Biên chế điều dưỡng
Tại phòng khám bệnh viện
- Khoa nội nhi lây: 5 nhân viên
- Khoa hồi sức cấp cứu: 3 nhân viên
- Khoa sản: 8 nhân viên
- Khoa cận lâm sàng: 6 nhân viên
- Khoa ngoại: 9 nhân viên
- Khoa đông y: 5 nhân viên
b. Sơ đồ quản lý hệ thống điều dưỡng của bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương
c. Mô hình phân công chăm sóc
* ưu điểm:
- Có tính độc lập cao
- Công việc chăm sóc được thực hiện nhanh, kịp thời
- Người bệnh được chăm sóc, theo dõi sát
- Hiệu quả công việc cao
- Các điều dưỡng trong khoa để tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, phát huy các thao tác kỹ
năng.
- Thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát công việc thực hiện của điều dưỡng viên.
* Nhược điểm
- Trình độ chuyên môn giữa các nhân viên y tế không đồng đều có sự phân hóa và không
cao.
- Nhân tài còn thiếu
- Điều dưỡng thường bị động trước công việc mới
- Hạn chế khả năng phát huy tính sáng tạo, chủ đạo
- Việc cung cấp thông tin cho thầy thuốc khi cần chưa nhanh nhạy
- Không có sự đồng bộ trong công việc chăm sóc trên một người bệnh tạo nên tâm lý
không ổn định của người bệnh đối với người điều dưỡng.
II.Trang thiết bị của bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương
- Diện tích đất sử dụng
- Nguồn nước sử dụng gồm nước sạch + nước máy + giếng khoan
- Giường bệnh
- Xe ô tô cấp cứu
- Máy siêu âm
- Máy X quang
- Máy điện tim
- Máy thở
- Máy giặt
- Máy vi tính
- Bình chống cháy
- Máy tự sấy
- Bàn đẻ
- Bàn Mổ
- Kho phát thuốc bảo hiểm
- Kho phát thuốc viện phí
- Kho phát thuốc đông y
- Bộ dụng cụ khám mắt
- Bộ dụng cụ khám răng hàm mặt
- Bộ dụng cụ thay băng, rửa vết thương
- Bộ dụng cụ cắt chỉ
- Bộ dụng cụ tiêm truyền
- Bàn tiêm thay băng
- Bình oxy dự trữ
- Bộ dụng cụ chống sốc
- Máy điện dùng trong châm cứu
- Máy nội soi tai mũi họng

III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ cảu người điều dưỡng Cao Đẳng, Trung cấp tại bệnh viện
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt chú ý thực hiện qui chế chăm sóc
người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.
2.Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của bác sỹ và sự chỉ đạo của điều dưỡng viên
ngạch y tế, phối hợp với bác sỹ trong công tác chăm sóc điều trị và chuẩn bị cho bệnh
nhân ra viện.
3. Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện các kỹ thuật
Cơ bản như tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, ….. và vận hành bảo quản các trang thiết
bị trong khoa theo sự phân công.
Ngoài việc thực hiện cơ bản các kỹ thuật được thì người điều dưỡng bậc trung học
phải thực hiện được các kỹ thuật cơ bản và cố gắng làm những công việc phức tạp hơn
khi không có điều dưỡng chính . Tham gia đào tạo và quản lý, sử dụng thành thạo các
trang thiết bị y tế trong khoa.
4. Đối với những người bị bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo
kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị và xử lý kịp thời.
5. Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh, cách xử lý vào
phiếu theo dõi và chăm sóc theo hiện hành =.
6. Hàng ngày, vào cuối giò làm việc phải bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trực và ghi
số những y lệnh còn lại trong ngày. Những yêu cầu theo dõi, chăm soc từng người bệnh
đặc biệt là những bệnh nhân nặng.
7. Bảo quản tài sản thuốc, dụng cụ y tế vật tư và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật
trong phạm vi được phân công.
8. Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực
hành về công tác chăn sóc người bệnh cho học viên khi điều dưỡng trưởng khoa phân
công.
9. Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.
10. Tận tình với người bệnh, động viên người bệnh yên tâm điều trị.
11. Thực hiện tốt về quy định y đức, giao tiếp chức trách qui trách nhiệm chuyên môn
của ngành y tế và các quy định của nhà nước có liên quan đến đối tượng phục vụ.

IV. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN


1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp bệnh nhân từ ngoài và từ các cơ sở y tế chuyển đến để
cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp
cấp cứu về ngoại khoa.
- Tổ chức giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng y khoatinhs hoặc cơ
quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển bệnh nhân lên viện trên khi vượt qua khả năng của bệnh viện.
2. Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viên là cơ sở thực hành, đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc trung học
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tổ chức cơ sở y tế tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3.Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiêm cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học
thuộc lĩnh vực khoa ở cấp bộ và cấp cơ sở chú trọng nghiên cứu các đề tài về y học cổ
truyền, kết hợp y học hiện đại và các phương pháp chứa bệnh không dùng thuốc.
- Tham gia với y tế cơ sở triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các
chương trình y tế về cộng đồng và dịch tế trong công tác cấp bộ và cấp cơ sở.
4. Chỉ đạo về tuyến dưới chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới ( phòng khám đa khoa, y tế cơ sở), và thực hiện các
phác đồ chản đoán và điều trị.
- Tổ chức, chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực
hiện các chương trình y tế ở địa phương.
5. Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh,
phòng dịch.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho công đồng.
6. Hợp tác quốc tế
- Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định
của nhà nước.
7. Quản lý kinh tế - y tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế như viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư của
nước ngoài và các tổ chức kinh tế
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện,
từng bước thực hiện hạch toán chi phi khám bệnh, chữa bệnh.

V. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong nội dung thực tập
1. Những hoạt động trong công tác điều dưỡng bản thân đã đạt được
Nhờ sự quan tâm, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các y – bác sỹ toàn thể
nhân viên cùng với sự nỗ lực của bản thân em, em đã gặt hái được một số kết quả
sau:
- Thấy được vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng tại khoa phòng, từ đó định hướng
được công việc của mình sau khi ra trường
- Thực hiện được thành thạo các kỹ thuật cơ bản.
- Biết cách tiếp nhân bệnh nhân khi vào viện
- Giáo dục sức khỏe bệnh nhân khi ra viện và khi đang điều trị tại khoa
- Lập được kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh
- Làm công tác chuyên môn của người điều dưỡng hàng ngày, phát thuốc theo
đơn, tiêm truyền, ghi phiếu chăm sóc.
- Chuẩn bị dụng cụ tể phụ giúp bác sỹ làm các thủ thuật như bó bột, khâu vết
thương.
- Biết cách sử dụng một số máy móc như: máy thở oxy, máy khí dụng.
- Tham gia trực và cấp cứu bệnh nhân.
- Thực hiện tốt nội quy khoa phòng bệnh vienj đề ta, đi về đúng giờ
- Tham gia trực và cấp cứu bệnh nhân
- Thực hiện tốt nội quy khoa phòng bệnh viện đề ra, đi về đúng giờ
- Tham gia thủ tục nhập viện, ra viện cho bệnh nhân
- Trong khi làm việc luôn nâng cao ý thức trách nhiệm về chuyên môn, phẩm
chất đạo đức của bản thân.
- Tôn trọng tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp với người bệnh vui vẻ, hòa
nhã, cảm thông chia sẻ với họ.
- Học hỏi kinh nghiệm của nhân viên y tế rút ra cho bản thân những kinh nghiệm
quí báu về thái độ, kỹ năng giao tiếp.

2. Tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng tại từng khoa
phòng ( Nội – Nhi – Lây – Khoa ngoại)
- Tại mỗi khoa phòng khác nhau thì việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của người
điều dưỡng ở các khoa là khác nhau tuy dùng mục đích là đem lại sức khỏe tốt nhất cho
người bệnh. Bản thân em khi được phân về các khoa thì em đã thấu được nhiệm vụ của
người điều dưỡng tại khoa là:

* Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng ở khoa ngoại


Khoa ngoại là khoa liên quan đến các thủ thuật như mổ, xẻ, bó bột, thay băng, rửa
vết thương cho nên chức năng và nhiệm vụ của điều điều dưỡng tại khoa là:
- Đón tiếp bệnh nhân vào khoa
- Phụ giúp bác sỹ bó bột
- Phụ giúp bác sỹ khâu vết thương, mổ u bã đậu
- Rửa vết thương, cắt chỉ vết thương
- Theo dõi bệnh nhân hậu phẫu
- Lau chùi, hấp sấy các dụng cụ, làm gạt, bông, bột, ..
- Thực hiện y lệnh cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm, truyền dịch.
- Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh
- Hướng dẫn bệnh nhân làm các xét nghiệm, X quang, siêu âm
- Hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục vào – ra viện
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tại viện – ra viện
- Ghi chép sổ sách giấy tờ liên quan
- Nhận thuốc và phát thuốc hàng ngày cho bệnh nhân
- Tham gia trực cùng nhân viên
- Báo cáo dấu hiệu bất thường của bệnh nhân cho bác sỹ
- Giáo dục chăm sóc, trao đồi kinh nghiệm

* Chức năng của người điều dưỡng tại khoa Nội – Nhi – lây
- Đón tiếp bệnh nhân vào khoa
- Phụ giúp bác sỹ khám bệnh
- Lấy dấu hiệu sinh tồn
- Cho bệnh nhân thở oxy
- Tiến hành các thủ thuật: rửa dạ dày, thụt tháo …
- Thực hiện y lệnh cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm, truyền dịch, lấy dấu hiệu sinh
tồn.
- Thực hiện y lệnh thuốc diễn biến cho bệnh nhân
- Phụ giúp bác sỹ chọc dịch mày bụng, màng phối
- Hướng dẫn bệnh nhân làm xét nghiệm, X quang, siêu âm, điện tim và các thủ
tục hành chính.
- Viết chăm sóc hàng ngày, theo dõi chuyền dịch
- Theo dõi diễn biến bệnh nhân để kịp thời báo cáo với bác sỹ
- Động viên người bệnh yên tâm điều trị
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân: Tại viện và sau khi ra viện
- Tham gia công tác vệ sinh với hộ lý ( theo ngày)
- Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
- Có ý thức cùng nhau bảo vệ tài sản

3. Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của bản thân
tại các khoa phòng

a. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của các bác sỹ, điều dưỡng trong khoa
- Được sự giúp đỡ, đọng viên khích lệ của mọi người
- Các nhân viên trong khoa đều được tạo điều kiện để cho bản thân thực tập một cách tốt
nhất
- Được sự hợp tác của nhiều người bệnh khi thực hiên các thủ thuật
- Được sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm cùng thực tập

b. Khó khăn
- Dụng cụ chưa thật đầy đủ
- một số thủ thuật khó chưa được thực hiện do bệnh nhân nặng ở các khoa còn ít
- Một số bệnh nhân có thái độ không hợp tác với bệnh nhân
- Mới bắt tay vào làm việc cho nên cũng hơi ngại ngùng

4. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG TẠI
BỆNH VIỆN
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của ban giám đốc và hệ thống quản lý của phòng điều dưỡng, các
bác sỹ trong từng khoa
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, hòa nhã, xó tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt
công việc chăm sóc người bênh lên hàng đầu, người bệnh được chăm sóc tốt nhất cả về
chuyên môn, tinh thần và thể chất.
- Đôi ngũ cán bộ đoàn kết, tận giúp đỡ lẫn nhau trong công việc
- Hệ thống phân công tổ chức chặt chẽ, phân công việc rõ ràng, cụ thể
- Được các y bác sỹ tin tưởng và nhiệt tình phối hợp của người bệnh, gia đình các y bác
sỹ tin tưởng và nhiệt tình phối hợp của người bệnh, gia đình nên công tác chăm sóc người
bệnh, gia đình nên công tác chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị được thực hiện
dễ dành.
- Trang thiết bị, dụng cụ y tế đầy đủ đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc.

b. Khó khăn
- Công việc của người điều dưỡng được thực hiện chủ yếu là theo y lệnh của bác sỹ nên
nhiều lúc còn mang tính thụ động, người điều dưỡng chưa phát huy được tính độc lập, tự
sáng tạo, sự phối hợp trong công tác chăm sóc bệnh nhân.
- Đội ngũ nhân viên còn hạn chế về chuyên môn, trình độ không đồng đều ở 1 số nhân
viên.
- Chính sách điều dưỡng chưa được quan tâm đúng mức
- Công tác đào tạo cán bộ tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng tay nghề còn
hạn chế.

5. Thực hiện chỉ tiêu tay nghề


Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các bác sỹ, điều dưỡng tại các khoa
phòng em đã hoàn thành được một số chỉ tiêu tay nghề khi thực hiện tại bệnh viện đa
khoa huyện Đô Lương

STT Nội Dung Thực hiện Chứng kiến


1 Đon huyết áp 130
2 Cặp nhiệt kế 56
3 Bắt mạch 50
4 Đếm nhịp thở 30
5 Tiêm tĩnh mạch 190
6 Truyền dịch 70
7 Cho bệnh nhân uống 18
thuốc
8 Tiêm bắp 98
9 Test – Lẩy da 26
10 Test trong da 11
11 Thay băng, rửa vết 19
thươngq
12 Phụ giúp bác sỹ 14
khâu vết thương
13 Phụ giúp bác sỹ 01
chọc dò
14 Phụ giúp bác sỹ bó 17
bột
15 Đặt sonde dạ dày 01
16 Rửa dạ dày 01
17 Cho bệnh nhân thở 03
oxy
18 Chăm sóc bệnh 06
nhân trước khi mổ
19 Chăm sóc bệnh 08
nhân sau khi mổ
20 Phụ giúp bác sỹ mổ 04
u bã đậu
21 Phát thuốc theo đơn 55
22 Hướng dẫn bệnh 49
nhân uống thuốc
23 Đặt kim luồn 23
24 Truyền máu 0
25
Trong qua trình thực tập, số lượng bệnh nhân điều trị có tăng lên, bệnh nhân năng
ít, diễn biến nhiều, đó cũng là một cái có lợi cho chúng em được học hỏi. nhưng qua đây
chúng ta cũng thấy một mối đe dọa cho sức khỏe của người dân. Nhưng dù có nhiều bệnh
nhân nhưng chúng em không thể là điều dưỡng cho tất cả bệnh nhân trong viện. Do có
nhiều bệnh nhân khó tính không tin tưởng vào sinh viên thực tập cho nên cũng có khó
khăn hơn, dù các nhân viên trong viện rất nhiệt tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành
công việc được tốt nhất.

VI: THỰC HIỆN TƯ VẤN HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH CỦA HỌ
ĐẾN KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN

- Tư vấn cho bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh, phòng
tránh lây nhiễm cho cộng đồng
- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn uống cao huyết áp, cách phòng tránh và đối phó với
tăng huyết áp
- Tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị viêm dạ dày
- Tư vấn cho các bà mẹ cách uống thuốc
- Tư vấn cho các bà mẹ chăm sóc trẻ ốm tại nhà
- Hướng dẫn cho bệnh nhân sau khi mổ chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi
- Hưỡng dẫn cho bệnh nhân bị viêm chế độ ăn uống
- Hướng dẫn cho bệnh nhân chăm sóc vết mổ
- Tư vấn cho bệnh nhân đi khám định kỳ
- Hướng dẫn bệnh nhân phát hiện các triệu chứng, xoa bóp, tránh teo cơ cứng khớp
- Tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh nhân thận hư nhiễm mỡ
- Tư vấn cho bệnh nhân ăn uống phù hợp với lứa tuổi, giới tính
- Tư vấn cho bệnh nhân hen phế quản về cách phòng và chống lại cơn hen
- Tư vấn cho người nhà trẻ biết cách giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đòi đột ngột vào
mùa đông
- Giải thích với bệnh nhân về tầm quan trọng cẩu việc thực hiện đúng theo chỉ dẫn của
bác sỹ, điều dưỡng

VII: NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG
TẠI CÁC KHOA BỆNH VIỆN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
1. QUẢN LÝ NHÂN LỰC
1.1. Theo dõi số lượng nhân viên trong khoa, phòng bệnh viện
1.2. Theo dõi số lượng sinh viên thực tập tại khoa
1.3. Giám sát bệnh nhân trong khoa, tránh tình trạng trốn viện
1.4. Tìm hiểu và nắm nội dung quản lý nhân lực của bệnh viện huyện Đô Lương
- Khối lượng công việc phụ thuộc vào số giường bệnh
- Số nhân viên biên chế của bệnh viện hiện nay
- Mô hình phân công chăm sóc của bệnh viện: chăm sóc theo nhóm
1.5. Bố trí nhân lực cân đối với khối lượng công viêc
2.Quản lý tài sản vật tư
2.1. Tham gia lĩnh các mặt hàng cùng với y tá trong khoa
2.2. Kiểm tra tủ thuốc, trang thiết bị kỹ thuật trong khoa khi nhận trực nhiwr sổ thuốc,
panh, kéo
2.3. Thường xuyên kiểm tra và báo cáo tình trạng tài sản vật tư cho điều dưỡng trưởng
2.4. Lau chùi bàn tiêm, tủ thuốc hằng ngày với các loiaj máy móc, lau chùi sau khi sử
dụng, bảo dưỡng theo hướng dẫn của lý lịch máy.
2.5. Khử khuẩn, triệt khuẩn, cọ rưả dụng cụ tiêm phẫu đem hấp sấy
2.6. Dụng cụ sau khi dử dụng để đúngh nơi quy định
2.7. Khi dụng mất hoặc hỏng phải báo lại với điều dưỡng trưởng khoa
2.8. Vệ sinh khoa phòng, lau chùi đủ đựng đồ bệnh nhân và giường bệnh

3. Quản lý thời gian


- Tôn trọng thời gian, nghiêm túc chấp hành đúng thời gian lịch làm việc của khoa
- tham gia xây dựng lịch làm việc của nhóm
- Tham gia xây dựng lịch trực của nhóm
- Cùng nhóm lập thời gian cho mọi hoạt động như: Buổi sáng trước giờ làm vệ sinh
khoa phòng, thời gian nhận ca trực
- không làm việc riêng trong giờ làm việc,trực
- Học hỏi, nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc
- Rèn luyện tác phong làm việc có khoa học
- Các loại giấy tờ để đúng nơi quy định, kiểm tra sắp xếp hồ sơ bệnh án theo từng
cặp hồ sơ riêng.

4. Quản lý chuyên môn


- Thường xuyên giám sát việc tiêm chuyền và các thủ thuật khá đúng theo qui trình
- Thực hiện đúng, đầy đủ các chuyên môn đã được học
- Tổ chức họp nhóm đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm về chuyên môn
- Đề xuất ý kiến chăm sóc bệnh nhân
- Tham gia giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân ở từng khoa phòng

5. Quản lý sổ sách
- Thực hiện việc ghi vào sổ bệnh nhân ra vào viện hàng ngày
- Ghi vào sổ biên nhận và gạch tên thuốc đã phát để tiện theo dõi
- Ghi vào sổ theo dõi bệnh nhân hàng ngày
- Tham gia vào việc tổng kết bệnh án: về thuốc, vật tư tiêu hao
PHẦN IV:
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

I. KẾT LUẬN

Qua 14 tuần thực tế vừa qua, được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cán bộ nhân
viên tế trạm xã Quang Sơn và Bệnh Viện Đa Khoa Đô Lương cùng với sự nhiệt tình, tinh
thần làm việc chăm chỉ của bản thân, em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Em đã nhân thức được rõ vai trò, nhiệm vụ của người điều dưỡng. Qua thời gian thực tế ở
trạm chúng em được tiếp cận với những bệnh khá thông thường, hay gặp cho nên chúng
em đã được thực hành nhiều và qua đó chúng em cũng nâng cao được tay nghề của mình
hơn và qua thời gian thực tế tại xã em đã có một chút kinh nghiệm và em đã biết cách để
chăm sóc cho gia đình mình một cách tốt hơn. Nhưng đến khi em thực tế trên huyện
chúng em được tiếp xúc rất nhiều bệnh nhân vì chúng em phải luân chuyển qua nhiều
khoa khác nhau trong một thời gian 1 tuần. Qua những thời gian thực tế tại huyện chúng
em gặp nhiều ca bệnh phức tập và có nhiều ca cấp cứu, qua những ca như vậy làm cho
chúng em thêm nhanh nhẹn trong công tác điều dưỡng hơn. Vì vậy, cho nên em đã nâng
cao được tay nghề lên hơn, nhất là khi em đi tiêm cho bệnh nhân được sự giúp đỡ của anh
chị điều dưỡng của bệnh viện chỉ bảo cho em rất nhiệt tình, dạy cho em cách tiêm như thế
nào không bị đau và lấy mạch đúng,.
Trong suốt quá trình thực tập, em đã áo dụng lý thuyết vào lâm sàng một cách
hợp lý cho nên em đúc rút được những bài học quý báu về tay nghề. Đây sẽ là hành trang
để em bước vào nghề.
Tuy nhiên, dù em đã cố gắng nhưng vẫn còn thiếu sót, và sau đây là những mặt
mà em chưa làm được
- Kiến thức về y học chưa sâu, cho nên gây khó khăn trong công việc thực tế
- Khi được các điều dưỡng trong viện giao công việc mới cho thì em vẫn chưa tự
tin vào bản thân mình lắm
- Khi giúp các Bác sỹ mổ em còn lúng túng
- Không nhớ tác dụng của một số loại thuốc cho nên khi bệnh nhân hỏi em trả lời
còn lúng túng. Cho nên bệnh nhân không đặt niềm tin vào nhân viên thực tập.
- Áp dụng lý thuyết vào thực tế chưa được tốt lắm
- Cách tiếp chuyện với bệnh nhân chưa được, cần phải học hỏi về giao tiếp với
bệnh nhân.
Quan thời gian thực tập này, bản thân em đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm, để từ đó nghiêm khắc về bản thân mình hơn.
- Trong quá trình học tập phải chăm chỉ nghe thầy giảng và ghi chép đầy đủ vào
vở và khi học lâm sàng bệnh viện em phải chịu khó hơn nữa.
- Cố gắng thực hiện được nhiều thủ thuật càng tốt, làm đến nơi đến chốn, thành kỹ
năng kỹ xảo
- Phải biết kết hợp lý thuyết với lâm sàng phải nhanh nhẹn
- Luôn trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, hỏi ý kiến của bác sỹ, điều dưỡng khi gặp
vấn đề thắc mắc
- Phát huy tính độc lập của bản thân, thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, chính xác y
lệnh của bác sỹ.
- Luôn tạo mối quan hệ hòa đồng trong khoa phòng
- Nếu có thể, nên trực nhiều bởi vì trực nhiều bản thân mình sẽ làm được nhiều
và có rất nhiều bài học bổ ích
- Luôn rèn luyện y đúc tỏng từng lời nói, thái độ với mọi người đặc biệt là người
bệnh

II . KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


Qua thời gian thực tập, bản thân em đã đạt được một số kết quả như mục tiêu đề
ra của bản thân. Đây là thời gian rất bổ ích để chúng em xem lại và áp dụng những kiến
thức vào lâm sàng, thực hành kỹ năng giao tiếp, thực hiện thủ thuật. Em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới cán bộ, nhân viên trạm y tế xã Quang sơn và bệnh viện huyện Đô
Lương. Em xin cảm ơn những lời chỉ bảo của thầy cô đã giúp em có những kiến thức y
học, đó là hành trang chúng em vào bước vào đời.
Qua thời gian thực tế tại Tram y tế xã thì em cũng có một số ý kiến như sau:
- Trạm xã cần phải có nhiều trang thiết bị hơn nữa để phục vụ tốt hơn công tác
khám và chữa bệnh
- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe nhiều hơn, đi sâu hơn
- Tổ chức họp y tế xã thường xuyên hơn
Còn đối với bệnh viện huyện Đô lương thì em cũng có một số đóng góp sau:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa
- Tăng cường các đợt tập huấn , đào tạo chuyên môn cho nhân viên
- Bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu người bệnh.
- Tránh sự nhầm lẫn trong cấp phát thuốc, tiêm thuốc
- Khám xét kỹ lưỡng , không phân biệt bệnh nhân này với bệnh nhân khác
- Thực hiện y lệnh cần nhanh và chính xác
- Quan tâm hơn đến vấn đề rác thải
- Cần quan tâm, quản lý học sinh – sinh viên thực tập hơn bố trí giảng dạy, chỉ
bảo ân cần, khen thưởng, chê đúng lúc
- Trang bị thêm cơ sở vật chất phục vị tốt hơn trong việc điều trị cho người bệnh
- Khi bệnh viện quá tải cần ưu tiên cho những bệnh nhân nặng hơn
Qua quá trình học tập tại trường thì em cũng có một số ý kiến như sau:
- Chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho sinh viên đi thực tế
- Trong quá trinh giảng dạy, cần giúp em có những kiến thức lâm sàng nhiều hơn
mà để tránh sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Nếu có thể nhà trường liên hệ để chúng em được thực tập ở tuyến tỉnh, để tiếp
xúc với nững ca khó,máy móc hiện đại, thủ thuật mà tuyến dưới ít làm.

10 LỜI KHUYÊN ĂN UỐNG HỢP LÝ

Kính thưa bà con!


Hôm nay, tôi rất vui lại được đón tiếp bà con, Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã,
trạm y tế xã Quang Sơn đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện buổi tuyên truyền
này, xin chân thành cảm ơn sự có mặt của bà con đã dành thời gian để tham dự
cùng chúng tôi. Trong buuoir nói chuyện ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trao đổi với
nhau về vấn đề ăn uống nội dung “ Mười lời khuyên ăn uống hợp lý”.
Kính thưa bà con!
Ăn uống là một nhu cầu cấp thiết hàng ngày của cơ thể, chế độ ăn có đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển, hoạt động, lao động sáng tạo của người lớn. Ăn
uống quan trọng nên mọi người cần có những hiểu biết cơ bản về nững nhu cầu sinh
dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn để biết cách lựa chọn và ăn
uống phù hợp với nhu cầu trong từng điều kiện và giao đoạn phát triển của con người.
Vậy theo bà con chúng ta làm như thế nào để có dinh dưỡng hợp lý? ( Mời bà con phát
biểu)
Vâng tôi đồng ý với ý kiến trên của các chị, các mẹ. Nhưng còn một số điều mà
tôi muốn nói thêm để bà con hiểu thêm. Thứ nhất, ăn theo nhu cầu Dinh dưỡng của cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và mức hoạt động
thể lực. Một khẩu phần ăn đủ cân đối sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì sự sống làm việc, vui chơi, giải trí.
Nếu ăn thiếu không đáp ứng nhu cầu trẻ em thì sẽ lại suy dinh dưỡng còn người lớn sẽ bị
thiểu năng kéo dài. Ngược lại, ăn nhiều quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì, các bệnh
về chuyển hóa như Đái đường, cao huyết áp. Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng
tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định.
Thứ 2: Đảm bảo bữa ăn đủ chất
- Nhóm lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn …
- Nhóm cung cấp chất đạm; Thịt, cá, trứng, sữa ….
- Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ
- Nhóm cung cấp vitamin: Hoa quả, rau xanh
Trong bữa ăn hàng ngày cần phải biết phối hợp cá loại thực phẩm, cân bằng thức
ăn. Đặc biệt không nên nhịn ăn bữa sáng, bữa tối không nên ăn quá no
Thứ ba; Nuôi con bằng sữa mẹ
Kính thưa các mẹ, các chị!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất với trẻ, trong thời kỳ cho con bú, bà mẹ cần được ăn uống đủ,
ngủ tốt, tinh thần thoải mái để có đủ sữa nuôi con. Cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 6. Chú ý đến chất lượng thức ăn bổ
sung và không nên cai sữa trước 12 tháng tuổi, cho trẻ bú sữa mẹ đến lúc trẻ được 18 –
24 tháng tuổi
Thứ tư: Không nên ăn mặn
Trong bữa cơm nào bất cứ hộ gia đình nào cũng phải sử dụng đến muối, nhưng chúng ta
nên dùng vừa đủ lượng để cho bữa ăn không quá mặn. Bình quân mỗi người nên ăn mỗi
tháng dưới 300g muối. Nếu thường xuyên ăn nặm sẽ gây nên các bệnh như: Tăng nguy
cơ bị tăng huyết áp…
Thứ năm: ăn ít đường
Đường hấp thụ nhanh và vào thẳng trong máu nên có tác dụng trong trường hợp hạ
đường huyết. Đường cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể rất nhanh. Tuy nhiên không
nên ăn đường quá mức. Đặc biệt đối với người già và rất dễ mắc bệnh tiểu đường.
Thứ sáu: Ăn chất béo có mức độ
Vâng, Thưa các mẹ ! phần lớn thức ăn chúng ta hay chiên, xào nên món ăn rất thơm
ngon, vì thế nhiều bà mẹ thường cho nhiều chất béo khi xào, chiên thức ăn. Nhưng chúng
ta cần biết dùng quá nhiều chất béo thì không tốt cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều
bệnh cho cơ thể, chúng ta không nên dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần, nên dùng
dầu ăn thực vật, hạn chế mỡ đông vật.
Thứ bảy: Ăn nhiều rau quả
Các loại củ quả có nhiều vitamin khoáng chất cần thiết, đồng thời có nhiều chất xơ tác
dụng làm tăng sinh, trẻ hóa tế bào. Nên ăn nhiều rau quả để có một sức khỏe tốt.
Thư tám: Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Đi đôi với việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng rất cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm để
thức ăn không còn là nguồn lây bệnh. Nên có thói quen rửa tay trước khi ăn và chế biến
thực phẩm. Trước và sau đại tiện. Thực hiện vệ sinh ăn chín uống sôi.
Thứ chín: Thực hiện tốt bữa ăn gia đình
Phát triển việc nuôi dưỡng trồng trong vườn, ao, chuồng của gia đình mình để có nhiều
thực phẩm tươi và sạch. Đảm bảo cho gia đình bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon lành và tiết
kiệm, cần kết hợp và cân bằng các nhóm thức ăn
Thứ mười: Duy trì nếp sống năng động, lành mạnh
Muốn ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và khỏe mạnh cần duy trì nếp sống năng động, lành
mạnh, không hút thuốc, hạn chế chất kích thích, Tăng cường hoạt động thể dục thể thao
đều đặn, phụ thuộc vào sức khỏe, phù hợp với lứa tuooirn và giới tính.
Thưa bà con. Tôi đã trình bày xong 10 lời khuyên ăn uống hợp lý, hy vọng các
mẹ, các chị sẽ làm cho bữa ăn của gia đình ngon miệng hơn, cân đối hơn. Chúc các mẹ
các chị làm cho cuộc sống gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc từ nhuwxg bữa cơm gia
đình. Cin chân thành cảm ơn sự lắng nghe và phát biểu ý kiến của các chị, các mẹ.

Quang sơn, ngày tháng năm


Xác nhận của trạm y tế xã Quang sơn
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

Bài truyền thông

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ


Kính thưa quý vị đại biểu, các bà con và chị em phụ nữ trong buổi nói chuyện
hôm nay, tôi muốn nói chuyện đến vấn đề giá trị của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Như chúng ta đã biết sức khỏe sinh sản của bộ y tế tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong
những năm gần đây ở nước ta đang có xu hướng giảm số trẻ được bú mẹ sớm trong vòng
1h đầu sau đẻ chỉ đạt 17%. Số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tuần chỉ đạt được 30%.
Số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ la 12%, số trẻ được bú mẹ đến 12
tháng là 81%.
Thưa bà con!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ trong những năm đầu đời. Vì vậy, nuôi con
bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đối với
trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng
minh nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn hẳn và rẻ tiền hơn nhiều so với nuôi trẻ bằn sữa nhân
tạo như sữa bột dành trẻ trẻ sơ sinh hay các loại sữa khác
Ở Việt Nam, nuôi con bằng sữa mẹ là phong tục tập quán cổ truyền rất là tốt đẹp. Đa số
các bà mẹ rất muốn nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. Vì thực tế đã mang lại
nhiều lợi ích cho bà mẹ và đứa trẻ, nhất là nền kinh tế hiện nay của nước ta.
Nguyên nhân của tình trạng giảm dần nuôi con bằng sữa mẹ, Cai sữa trẻ trước 24 tháng là
rất nhiều. Vì do điều kiện kinh tế ở của người dân việt nam cũng đang con túng thiếu cho
nên các bà mẹ phải cai sữa con sớm để họ đi làm kinh tế.và cũng do xã hội ngày nay có
rất nhiều loại sữa dành cho trẻ sơ sinh cho nên các bà mẹ mà có điều kiện một chứt thì
nghĩ cho con mình uống sữa ngoài sẽ tốt hơn là bú sữa mẹ. Đây là do không hiểu biết
được sữa mẹ tốt như thế nào đến với trẻ. Có một vấn đề là các bà mẹ cho con ăn bổ sung
quá sớm .
Thưa bà con! Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ vì nó chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết như: Đạm, đường, chất béo, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ
thích hợp giúp cho việc hấp thụ phát triền cơ thể trẻ. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có chất
miễn dịch tự nhiên giúp cho trẻ phòng các bệnh truyền nhiễm, phòng chống được suy
dinh dưỡng giảm được tỷ lên mắc bệnh hoen hẳn sữa ngoài. Nên cho trẻ bú sớm để trẻ
được bú nguồn sữa non, đó là nguồn sữa rất tốt cho trẻ ngay sau khi sinh, nó có màu vàng
nhạt, sánh đặc. Chúng ta không nên duy trì quan miện trước đây là vất bỏ rồi mới cho trẻ
bú. Nguồn sữa này giúp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn vàng da bệnh lý và giúp
cho việc tiêu hóa của trẻ được tốt hơn. Sữa non tuy ít nhưng nó cũng thoải mãn được nhu
cầu của trẻ sơ sinh. Sau giai đoạn sữa non thì sữ chuyển sang sữa ổn định.
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng, trẻ bú mẹ không bị dị ứng như mốt ố trẻ ăn sữa ngoài,
vì IgA cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng
Cho con bú bằng sữa mẹ thuận tiện hơn, kinh tế hơn hẳn, không phụ thuộc vào giờ giấc,
không phải đun nấu, không cần dụng cụ pha chế, cho trẻ bú lúc nào trẻ đói.
Nuôi con bằng sữa mẹ tạo điều kiện gắn bó với tình cảm mẹ con. Điều đó nói ra nghe có
vẻ thần kỳ nhưng đó là sự thật, mối quan hệ gần giũ yêu thương, trẻ ít quấy khóc, dễ dỗ
dành trẻ khi chúng ta muốn làm thủ thuật gì đó ở trẻ như tim chuyền, sữa mẹ còn giúp
cho trẻ phát triển trí thông minh hơn là sữa nhân tạo.
Trẻ bú mẹ cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho người mẹ, làm cho người mẹ chậm có thai. Trẻ
bú mẹ ngay sau để có tác dụng kích thích sữa cơ thể mẹ tăng tiết oxytoxin giúp cho hồi tử
cung, cầm máu sau đẻ phòng chống thiếu máu sau đẻ cho mẹ, giảm nguy cơ ung thư vú
và ung thư tử cung cho mẹ.
Thưa các chị!
Sau khi chúng ta biết thêm về những thông tin về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ,
chúng ta có thể thắc mắc về điều gi không ? Mời các chị phát biểu
Số lần cho trẻ bú trong ngày cần theo yêu cầu của trẻ, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ đòi.
Từ 8 – 10 lần/ ngày. Không nhất thiết phải theo đúng giờ giấc ban đem hay ngày. Và khi
trẻ bị tiêu chảy, sốt cao cần cho trẻ bú nhiều hơn nữa để bồi lại khối lượng nước mất đi.
Cho trẻ bú sớm, bú hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu, kéo dài dến 18- 24 tháng, không nên
cai sữa sớm, tránh cai vào mùa nắng nóng khi đó trẻ kém ăn, dẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Cách cho trẻ bú thế nào để trẻ bú được dễ dàng, tránh sặc sữa là một điều cần biết, không
chỉ đơn giản là cứ thế mà cho bú bà mẹ có thể nằm hoặc ngồi để cho con bú. Cho trẻ áp
sát vao lòng mẹ, đầu – thân - moonh thằng hàng, miệng tri ngậm sâu, ngậm hết cả quầng
thâm của vú mẹ, cằm trẻ tì vào đầu vú, má trẻ phải căng phồng như thế mới đảm bảo
đúng quy trình, đảm bảo đúng chất lượng của bữa bú.
Trên đây là 1 số kiến thức mà tôi muốn truyền thông đến các mẹ, các chị. Chúc các mẹ,
các chị sẽ có những đứa con thật khỏe mạnh. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích
cho các mẹ, các chị. Xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe cảu các mẹ, các chị.

Quang Sơn, ngày Tháng Năm

Người thực hiên Xác nhận của trạm y tế xã Quang Sơn

Nguyễn Thị Thanh

You might also like