You are on page 1of 1

Cách viết đồng phân mạch Cacbon

1) trước tiên ta xđ độ bão hoà k

a)độ bất bão hòa


*) Độ bất bão hòa ( kí hiệu là k) là đại lượng cho biết tổng số liên kết π và số vòng D có trong phân
tử chất hữu cơ.
- Khi phân tử có cấu trúc mạch hở thì k là tổng số liên kết π
- Khi phân tử không có liên kết π thì k là số vòng D
Ví dụ : benzen C6H6 có 3 liên kết π và 1 vòng nên k = 4
*) cách tính độ bất bão hòa k
Có nhiều cách tính nhưng cách tính dưới đây là dễ nhớ và áp dụng nhất
k = (2.S_4 + 2 + S_3 – S_1)/2
Trong đó S_4 , S_3, S_1 lần lượt là tổng số nguyên tử nguyên tố hóa trị tương ứng bằng IV ( VD:
C), III ( VD:N), I (VD: H và halogen X)
Chú ý :
+Số nguyên tử nguyên tố hóa trị II ( VD : O )không ảnh hưởng đến độ bất bão hòa k
+Trong các hợp chất hữu cơ từ nhóm IV trở đi có hóa trị = 8 - số thứ tự của nhóm. Ví dụ ni tơ thuộc
nhóm V, có hóa trị là 8-5 = 3
*) ứng dụng của độ bất bão hòa
- thiết lập công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ
- viết đồng phân
- biện luân tìm công thức đơn giản
- tìm mối quan hệ giữa các yếu tố trong công thức phân tử tổng quát

2) CTPTTQ: CxHyOzNtXv (X-Halogen). CT tính độ bất bão hoà k:

k = [2x + 2 - (y + v) + t]/2.

Giải thích
tổng số nguyên tử có hóa trị II trở lên là: x+z+t
tổng số hóa trị tự do chúng tạo nên là 4x+2z+3t (1*)
số liên kết mà chúng nối với nhau lần thứ I (lk đơn) để tạo ra số mạch hở là : x+z+t -1
nếu có a liên vào những lần sau giữa chúng là( để tạo nên liên pi, lk vòng) thì số liên kết sẽ là
x+z+n-1-a
tổng hóa trị tạo nên liên kết giữa chúng: 2(x+y+z -1-a) (2*)
số hóa trị còn dư lại = (1*)- (2*).
mà số hóa trị tự do còn dư lại phải bằng tổng số nguyên tử ngtố hóa trị I nên: (1*)-(2*)=y+v
khai triển công thức ra thi ta có công thưc:
Độ bất bão hoà k=(2x + 2- y + t – v )/2 (dpcm)

You might also like