You are on page 1of 7

A.

Câu hỏi đúng sai :

1/ Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuật
kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập cơ sở dẫn liệu

Sai.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán.

2/ Quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán thể hiện rõ chức năng xác minh của
kiểm toán.

Đúng

Vì quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các kỹ thuật thích
ứng để thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đưa ra ý kiến xác thực về mức độ
trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính.

3/ Thủ tục kiểm soát được thực hiện trước khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt
động có hiệu lực.

Sai

Vì thủ tục kiểm soát được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với
đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có
hiệu lực.

4/ Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ
được đánh giá cao thì chỉ cần triển khai các trắc nghiệm đạt yêu cầu.

Sai

Vì trong mọi trường hợp cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu đều phải sử dụng các
trắc nghiệm độ tin cậy ( độ vững chãi). Trắc nghiệm độ tin cậy chỉ ít dần đi khi hệ
thống kiểm soát nội bộ được đánh giá cao chứ không được bỏ qua.

5/ Trong từng trường hợp cụ thể, kiểm tra hệ thống chỉ áp dụng 1 biện pháp cụ thể
riêng rẽ phù hợp với nó nhằm giảm chi phí.

Sai
Cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp vì 1 biện pháp kĩ thuật cụ thể riêng rẽ
thường không có hiệu lực và không thể đáp ứng được yêu cầu đầy đủ và tin cậy
của bằng chứng kiểm toán.

6/ Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng
kiểm toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy.

/ Đúng

Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng kiểm
toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy khi kiểm toán viên
trực tiếp quan sát hiện trường.

7/ Cách thức tiếp cận hiệu quả nghiệp vụ thường xuyên là trắc nghiệm đạt yêu cầu.

/ Sai

Vì đối tượng của loại nghiệp vụ này là tiền mặt, các khoản thanh toán, hàng tồn
kho…do đó nếu hệ thống kiểm soát nội bộ không tốt, các lạo nghiệp vụ này dễ xảy
ra sai sót, gian lận.Vì vậy cách thức tiếp cận hiệu quả loại nghiệp vụ này phải là
trắc nghiệm độ tin cậy trong trắc nghiệm nghiệp vụ.

8/ Báo cáo về những chênh lệch kiểm toán cần được thực hiện cho ban giám đốc
bởi kiểm toán viên trong những thời kỳ định kỳ (quý, tháng).

Sai

Vì báo cáo về chênh lệch kiểm toán chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên:

- Phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

- Phát hiện 1 điểm yếu quan trọng hoặc 1 khía cạnh phải báo cáo về hệ thống kiểm
soát nội bộ.

- Phát hiện ra sai phạm cố ý.

- Tin rằng có tồn tại sai phạm.


9/ Trong thực hành kiểm toán, trắc nghiệm trực tiếp số dư kết hợp với trắc nghiệm
độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc để hình thành các thủ tục kiểm toán chi
tiết.

/ Đúng

Mối quan hệ ấy được cụ thể hóa hơn bởi công thức :

Thủ tục kiểm tra Trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc Trắc nghiệm trực
= +
chi tiết nghiệm công việc tiếp số dư

10/ Kiểm toán viên có nhiệm vụ phải phát hiện khả năng có hành vi phạm pháp của
khách thể và mức độ của tính vi phạm ấy.

Sai

Bởi xác định tính phạm pháp về mức độ thường vượt quá khả năng nghề nghiệp
của kiểm toán viên.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

1/ Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 thì các cách thức cụ thể được áp
dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:

a. Điều tra và phỏng vấn.

b. Thực hiện lại.

c. Kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược.

d. Cả a, b và c.

2/ Để có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy thì các biện pháp áp dụng cần tôn
trọng những nguyên tắc cơ bản nào?

a. Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

b. Việc lựa chọn các biện pháp kĩ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với loại
hình hoạt động cần kiểm tra.

c. Cần bảo đảm tính kế thừa và phát triển các biện pháp kĩ thật kiểm tra hệ thống
kiểm soát nội bộ.
d. Cả a, b và c.

3/ Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng:

a. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập
bằng chứng kiểm toán.

b. Các phương pháp lí luận thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập
bằng chứng kiểm toán.

c. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng để thực hiện công việc kiểm toán khoa học
hơn.

d. Cả a và b.

4/ Trong hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục kiểm tra hệ thống là :

a. Trắc nghiệm đạt yêu cầu.

b. Thử nghiệm kiểm soát.

c. Thủ tục kiểm soát.

d. Cả 3 đáp án trên.

5/ Trong kiểm toán cần thu được những bằng chứng kiểm toán:

a. Có tính kết luận.

b. Có tính thuyết phục.

c. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

d. Cả 2 đáp án trên đều sai.

6/ Có thể chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu được
vì:

a. Trong kiểm toán chỉ cần thu thập những bằng chứng kiểm toán có tính kết luận.

b. Có thể kết hợp bắng chứng kiểm toán từ nhiều nguồn khác nhau.

c. Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục, đặc biệt là kiểm tra các nghiệp vụ thường
xuyên nói chung không kinh tế.

d. Cả b và c.
e. Cả 3 phương án trên.

7/ Những nghiệp vụ nào dưới đây được coi là nghiệp vụ thường xuyên:

a. Nhập vật tư.

b. Trả lương công nhân viên.

c. Trích khấu hao.

d. Cả a, b và c.

8/ Xác nhận mở là xác nhận:

a. Yêu cầu minh chứng cho những dữ liệu do khách hàng cung cấp.

b. Chỉ yêu cầu trả lời đúng hoặc sai để chứng minh cho dữ liệu cần xác nhận.

c. Yêu cầu cung cấp thông tin cho những dữ liệu được cung cấp.

d. Yêu cầu trả lời khi người xác nhận không đồng ý với thông tin đưa ra.

9/ Cách thức nào không phải là cách thức cơ bản để giảm thiểu rủi ro tiềm tàng mà
hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết lập:

a. Cử các nhân viên có kinh nghiệm và trình độ bao gồm cả các chuyên gia bên
ngoài lập ra những ước tính kế toán.

b. Kiểm tra các chuyên gia qua so sánh các ước tính kế toán kỳ này với các kỳ
trước và với các chỉ tiêu liên quan.

c. Đánh giá chủ quan nhiều hơn để xác định giá trị khoản mục hoạt động nội bộ.

d. Xem xét tính nhất quán với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

10/ Chênh lệch năm trước không bao gồm:

a. Nguồn của dữ liệu.

b. Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước.

c. Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng.

d. Cả a, b và c.
Phần II

1. KTV phải chịu trách nhiệm về những gian lận và sai sót xảy ra ở
đơn vị được kiểm toán.

KTV phải chịu trách nhiệm về những gian lận và sai sót xảy ra ở đơn vị được
kiểm toán.

Sai vì KTV chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những nhận định của mình. Để xảy
ra gian lận sai sót là trách nhiệm của ban lãnh đạo đơn vị, kiểm toán chỉ có trách
nhiệm kiểm tra tìm ra những sai phạm đó và đánh giá ảnh hưởng của nó với BCTC
của doanh nghiệp :drive1: Các bạn được học là KTV ko xác nhận báo cáo tài chính
của doanh nghiệp là đúng và chính xác mà chỉ xác định nó là trung thực và hợp lý
(true and fair) :65:
2. Để kiểm tra tính hiện hữu đối với hàng tồn kho thì KTV cần áp dụng
kỹ thuật tính toán.

Để kiểm tra tính hiện hữu đối với hàng tồn kho thì KTV cần áp dụng kỹ thuật tính
toán.

Sai, vì phương pháp đúng là phương pháp Kiểm tra đối chiếu, thực hiện thủ tục
quan sát kiểm kê vật chất của hàng tồn kho (stocktake) :lol1:

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là mạnh khi nó được thiết kế
đầy đủ.

. Hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là mạnh khi nó được thiết kế đầy đủ.

Sai, một hệ thống KSNB mạnh không chỉ được thiết kế đầy đủ hợp lý và còn phải
được vận hành đúng, thường xuyên liên tục như thiết kế ban đầu. Ví dụ, nếu kiểm
soát việc phân quyền bằng mật khẩu trong hệ thống máy tính nhưng các nhân viên
lại nhờ nhau đăng nhập hoặc chia sẻ mật khẩu của mình thì hệ thống đó không
được coi là hoạt động hiệu quả :busted_cop:

4. Hồ sơ kiểm toán chỉ gồm những thông tin chung về khách hàng
kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán chỉ gồm những thông tin chung về khách hàng kiểm toán.

Sai, Hồ sơ kiểm toán gồm toàn bộ tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán: thư
mời, hợp đồng, bằng chứng ...vv
5. Báo cáo kiểm toán với dạng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa
ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với ban lãnh đạo
đơn vị được kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến một số
lượng lớn các khoản mục.

Báo cáo kiểm toán với dạng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường
hợp các vấn đề không thống nhất với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán là quan
trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục.

Sai, trong trường hợp này phải đưa ra ý kiến trái ngược

Ý kiến chấp nhận từng phần chỉ được đưa ra khi

+ Dạng tuỳ thuộc: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc tài liệu không rõ ràng mà
kiểm toán viên chưa nhất trí, chưa diễn đạt được ý kiến của mình

+ Dạng ngoại trừ: KTV còn có những ý kiến bất đồng với nhà quản lý đơn vị trong
từng phần của đối tượng kiểm toán

6. Mọi cuộc kiểm toán đều phải có kế hoạch kiểm toán chiến lược và
chương trình kiểm toán

Mọi cuộc kiểm toán đều phải có kế hoạch kiểm toán chiến lược và chương trình
kiểm toán.(Câu 6 đọc qua thì tưởng là đúng nhưng đọc kỹ thì hóa ra lại là SAI :(.
Vì Kế hoạch kiểm toán chiến lược chỉ được lập ở cuộc kiểm toán quy mô lớn, địa
bàn rộng, kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm. Ví dụ như bây giờ KPMG đi
kiểm toán tập đoàn FPT chẳng hạn. Còn chương trình kiểm toán được thực hiện ở
mọi cuộc kiểm toán rồi vì ko có chương trình )

7. Rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của các DN xây lắp được đánh giá
là thấp.

. Rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của các DN xây lắp được đánh giá là thấp.

Sai, vì rủi ro tiềm tàng trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thường cao vì đây
là một loại hình doanh nghiệp đặc thù. Các sai phạm thường xảy ra: giá cả vật liệu
được khai cao hơn, chất lượng vật tư không giống với khai báo, thất thoát vật tư
trong quá trình thi công ...vv ai mà chẳng biết lĩnh vực xây dựng cơ bản bị thất
thoát tới 50% giá trị công trình

You might also like