You are on page 1of 3

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ

VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TRONG THỜI KỲ TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN


CỦA BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TS. Trương Thành Công


I. Vai trò của công nghệ
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn
giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang phát triển ở Châu Á, đặc biệt là
tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh
chóng, giảm khoảng cách giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường
công nghiệp hoá (CNH). Trong đó, vai trò thúc đẩy của công nghệ đóng vai trò cốt lõi của mọi
quá trình. Vậy CNH là gì? Có thể hiểu Công nghiệp là tổng hợp các giải pháp cũng như công cụ
để chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người thành sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính công nghệ là yếu tố quyết định mức
độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội. Lịch sử phát triển của xã
hội loài người đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa công nghệ và phát triển bằng việc
tăng cường áp dụng công nghệ, xã hội loài người đã từng bước chuyển dịch vị thế của mình từ
thế giới tự nhiên sang thế giới nhân đạo… Công nghệ cũng chính là yếu tố quyết định sự thịnh
vượng hay suy vong của một quốc gia.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã và đang trở thành
hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ bằng pháp luật. Những tiến bộ như
vũ bão của KH-CN trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ Nano, tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của
nhiều nước. Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế toàn
cầu và của mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa phương nào khi xây dựng
chính sách trong chiến lược phát triển CNH cũng phải chú ý tới vai trò đặc biệt của công nghệ và
mối quan hệ mật thiết của chúng với cơ cấu kinh tế với mô hình đầu tư và Thương mại. Nội dung
của CNH là sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đạt được năng suất cao và tăng trưởng nhanh, CNH trong
hoàn cảnh chính trị phát triển ổn định và hoà hợp. CNH và biểu hiện của nó trong nhiều trường
hợp không còn giống như trước mà có nhiều biểu hiện mới. Tuy nhiên, về bản chất của CNH vẫn
không thay đổi và đặc điểm bao trùm là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế với sự giảm của khu vực
nông nghiệp, giảm tương đối phần công nghiệp với sự xuất hiện của nông nghiệp và công
nghiệp công nghệ cao và sự gia tăng của khu vực dịch vụ.

II. Nước ta đang trong thời kỳ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH, nhiều địa phương –
trong đó có BR-VT những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế
với sự tăng trưởng cao và liên tục. Các chỉ số của tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo ngành
và cơ cấu kinh tế trong gần 10 năm qua (theo giá hiện hành - triệu đồng) như sau:

Năm 1997 Năm


2005
Tổng số 17.425.597 tỷ trọng 118.804.082
Công nghiệp 13.219.001 75,86% 106.650.990 91,46%
Dịch vụ 3.364.938 19,31% 8.047.384 6,77%
Nông nghiệp 841.659 4,38% 2.105.708 1,77%

Về cơ cấu sản phẩm (GDP do địa phương quản lý)


Năm 1997 Năm
2005
Tổng số 2.990.108 tỷ trọng 8.192.364 tỷ trọng
Công nghiệp 822.314 29,66% 2.844.715 34,72%
Dịch vụ 1.422.649 46,86% 3.343.824 40,82%

1
Nông nghiệp 745.154 23,48% 2.003.825 24,46%
Các chỉ số trên cho thấy gần 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh BR-VT, cơ cấu kinh tế theo
ngành đã thể hiện rõ rệt mức độ CNH, trong đó tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong GDP tăng
từ 75,86% (năm 1997) lên 91,46% (năm 2005). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng cao của tất cả các
lĩnh vực trong tổng sản phẩm GDP của tỉnh, trong đó cao nhất là lĩnh vực công nghiệp đạt 6,25
lần, dịch vụ tăng 2 lần và nông nghiệp tăng 2,5 lần. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổng sản phẩm do
địa phương quản lý ở khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn (23,48%) so với công nghiệp
(29,66%) vào năm 1997. Sau gần 10 năm phấn đấu, tỷ trọng này là 27,46% so với 34,72% (chưa
có thay đổi lớn) còn tỷ trọng dịch vụ lại có phần giảm khi năm 2005 chỉ số lĩnh vực này đạt được
chỉ là 40,8% so với 46,86% năm 1997.
Giá trị tăng trưởng và tỷ trọng (GDP) của khu vực công nghiệp tăng nhanh trên địa bàn
tỉnh trong thời gian qua chủ yếu thuộc thành phần công nghiệp quốc doanh của Trung ương và
đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Nổi bật là các lĩnh vực khai thác dầu mỏ, khí đốt, sản xuất và
phân phối điện cũng như các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các khu công nghiệp. Trong
đó thể hiện rõ vai trò của công nghiệ thiết bị tiên tiến, mức độ tự động hoá cao trong các dự án
đầu tư. Đối với địa phương, trong khoảng 10 năm qua, dù cơ cấu kinh tế có thay đổi mức độ,
tăng trưởng trong các lĩnh vực đều khá nhưng tăng chậm và sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế
chưa rõ rệt. Qua khảo sát ở một số ngành: nông nghiệp, chế biến thuỹ sản, cơ khí, da dày, vật
liệu xây dựng… Đánh giá một cách tổng thể là: Sự phát triển của các lĩnh vực này chưa gắn với
qui hoạch, còn mang tính tự phát cao. Trình độ công nghệ nói chung còn thấp. Điều này được
thể hiện ở 4 yếu tố: Con người, thiết bị, quản lý và thông tin. Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng là
một hạn chế đối với các doanh nghiệp địa phương. Ở các xí nghiệp địa phương, trình độ của đội
ngũ lao động rất thấp, vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chưa được coi trọng,
chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng, không có chính sách thu hút lao động có tay nghề cao, chuyên
gia kinh tế, kỹ thuật và công nhân bậc cao về làm việc. Các doanh nghiệp dường như chưa biết
tận dụng lợi thế so sánh của địa phương để thu hút và khai thác nhân lực tạo ra sản phẩm có giá
trị cao. Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất tại nhiều doanh nghiệp hạn chế, cung cách quản lý
nhỏ lẻ, chưa bắt kịp xu thế thời đại. đã có một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng hiện đại (ISO - HACCP) nhưng khá nhiều doanh nghiệp còn làm theo phong trào, hình
thức.
Về công nghệ: Phần lớn công nghệ, thiết bị đang có ở các xí nghiệp địa phương còn lạc
hậu so với các nước phát triển, chỉ đạt mức trung bình so với khu vực và trong nước. Chưa có
doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến để tạo ra sản phẩm cạnh tranh
cao, bứt phá. Đặc biệt lĩnh vực cơ khí ở BR-VT trang thiết bị rất lạc hậu so với trình độ chung của
thế giới hiện nay. Về mặt thị trường, nói chung chưa xây dựng được thị trường ổn định cho sản
phẩm - chưa có kế hoạch và chiến lược cho sản phẩm chủ lực của từng đơn vị và của địa
phương.
Những nhận định trên đây đi đến kết luận là chúng ta phải phấn đầu rất nhiều để thay đổi
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực do địa phương quản lý, theo hướng giảm khu
vực nông nghiệp, tăng mạnh khu vực dịch vụ và công nghiệp. Trong đó, đổi mới công nghệ phải
đóng vai trò chủ yếu trong sự dịch chuyển này.
Thực tế những năm gần đây, BR-VT đã có nhiều cố gằng trong đổi mới công nghệ để
tạo ra sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên mức độ dịch chuyển còn chậm, công nghệ
được áo dụng ít, trình độ không cao, năng lực cạnh tranh cảu các doanh nghiệp còn thấy (chỉ số
này của Việt Nam bị tụt từ vị trí 50/102 năm 2003 xuống 80/116 năm 2005), trong khi đó Thái Lan
là 37 và Malaysia là 23, Indonesia là 59.
Nguyên nhân cơ bản tụt hạng của Việt Nam là do chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt
Nam còn quá thấp. So sánh Việt Nam với 2 nước cạnh ta là Trung Quốc và Thái Lan ta đã thấy
có khoảng cách khá xa. Trong khi Việt Nam xếp thứ 92/104 nước thì Thái lan đứng thứ 43 và
Trung Quốc là hạng 62. Về đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ nếu so với Thái Lan ta
thấy” Việt Nam là 79/104 nước thì Thái lan là 37. Từ các chỉ số so sánh trong phạm vi quốc gia
dễ dàng cho ta thấy nguyên nhân hạn chế tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranhcủa các
doanh nghiệp địa phương ở BR-VT. Hạn chế và yếu kém này xuất phát từ năng lực nội sinh và
điểm xuất phát thấp với 4 yếu tố cơ bản của công nghệ gồm: Nguồn nhân lực, trình độ quản lý,
thiết bị và thông tin công nghệ.
Để giải quyết những khó khăn trên đường nhằm mục tiêu tăng tốc trong phát triển kinh tế
- xã hội để BR-VT sớm hoàn thành giai đoạn CNH về cơ bãn vào năm 2010. Để làm được điều

2
này, chúng ta cần phải có hệ thống khảo sát nghiên cứu cụ thể và sâu sằc hơn và cần có sự
đóng góp, giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế, KHCN và các nhà lãnh đạo.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 vấn đề khá cơ bản là:
- Nâng cao năng lực nội sinh và đầy mạnh chuyển giao công nghệ:
Nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ tức là chúng ta đã nâng cao năng lực để có khả năng
lực chọn công nghệ, tiếp nhận và sử dụng một cách hiệu quả trong sản xuất, dịch vụ, thích nghi
hoá công nghệ nhập sao cho phù hợp với điều kiện địa phương. Đểm đến có thể sáng tạo ra
công nghệ riêng của mình trên cơ sở nghiên cứu cơ bãn. Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng lộ
trình đổi mới công nghệ, thiết bị tạo ra snả phẩm mới có tính cạnh tranh cao, cần chú ý đến lợi
ích lâu dài. Hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến chậm đổi mới công nghệ là thiếu
thông tin về công nghệ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong tìm kiếm, lựa chọn và mua bán công
nghệ phù hợp với sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy điểm
đầu tiên trong mỗi doanh nghiệp là nâng cao năng lực nội sinh và đầu tư tài chính cho đổi mới
công nghệ khoảng 15% doanh thu (các nước trên thế giới con số này là 30%).
- Về chuyển giao công nghệ: Để đổi mới công nghệ cần phải sáng tạo ra công nghệ hoặc
chuểyn giao công nghệ. Trong thời kỳ đầu cảu CNH, chuyển giao công nghệ được ưu tiên để
sớm có bước phát triển nhanh và tạo ra sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao. Tuy
nhiên, chuyển giao công nghệ múôn có hiệu quả phải gắn liền với năng lực công nghệ của mỗi
doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia có được vì thế việc đầu tư để nâng cao năng lực công
nghệ của địa phương và của mỗi doanh nghiệp sẽ là vấn đề sống còn trong quá trình phát triển
của chúng ta. Từ đó mới có khả năng tìm kiếm, tiếp nhận công nghệ và sáng tạo ra công nghệ
mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá.
TRƯƠNG THÀNH CÔNG

You might also like