You are on page 1of 3

ÔN VẬT LÍ 12 THEO CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ 6: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Mao động kín LC


Gồm cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc thành mạch kín.
1
 Tần số dao động riêng (hay tần số dao động tự do) của mạch là f = ( chu kì:
2π LC C
L
T = 2π LC : công thức Thomson)
 Điện tích q của một bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian:
π  π
(i sớm pha so với q): nếu q = q0 cos ωt thì i = I 0 cos  ωt + 
2  2

 Năng lượng của mạch gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm
1
 Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với cùng tần số f = (gấp đôi tần số dao động
π LC
riêng) (chu kì T = π LC bằng phân nửa chu kì dao động riêng)
 Năng lượng toàn phần của mạch luôn được bảo toàn
!!! Nếu mắc nối tiếp với L một cuộn cảm L’ thì chu kì dao động riêng của mạch tăng do độ tự cảm tăng, nhưng nếu mắc nối
tiếp với C một tụ C’ thì chu kì riêng lại giảm do điện dung giảm

2. Điện từ trường và Sóng điện từ


 Theo Maxwell, mỗi khi trong không gian có điện trường biến thiên sẽ phát sinh từ trường và từ trường biến thiên làm phát
sinh điện trường xoáy. Như vậy điện trường và từ trường không thể tồn tại độc lập, chúng là hai mặt thể hiện khác nhau của
một loại vật chất gọi là điện từ trường.
 Khi điện từ trường biến thiên, trong không gian sẽ có sóng điện từ truyền theo mọi phương
 Sóng điện từ có các tính chất sau:
- Phản xạ, khúc xạ… như ánh sáng
- Truyền được trong cả môi trường vật chất và chân không
- Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không luôn là một hằng số : c=3.108m/s (tốc độ lớn nhất trong vũ trụ).
(trong môi trường vật chất có hằng số điện môi ε , tốc độ lan truyền nhỏ hơn c và phụ thuộc ε )
ur ur
- Sóng điện từ là sóng ngang: vec tơ cường độ điện trường E và vec tơ cảm ứng từ B luôn vuông góc nhau và vuông
r ur ur r
góc với phương truyền sóng (vuông góc với vec tơ vận tốc v ): 3 vec tơ E , B , v tạo thành 1 tam diện thuận tức là
r ur ur r
nếu đặt đinh ốc dọc theo giá của v , vặn theo chiều từ E tới B đinh ốc tiến theo chiều của v
- Tại một điểm trong điện từ trường, dao động của điện trường và từ trường luôn đồng pha
- Sóng điện từ mang năng lượng (tỉ lệ với tần số)

 Sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài met đến vài km dùng trong thông tin liên lạc: sóng trung và sóng dài
(bước sóng cở trăm met trở lên) dễ bị không khí hấp thụ nên không truyền đi xa được (dùng trong các đài địa phương), sóng
ngắn bị tầng điện li (giống như gương cầu lõm) phản xạ trở về mặt đất (như gương cầu lồi) nên có thể truyền đi xa, sóng cực
ngắn (vi sóng) có thể xuyên qua tầng điện li nên được dùng để truyền thông tin qua vệ tinh
3. Anten là một mạch dao động (hở)
 Gồm cuộn cảm LA và tụ C có một bản nối đất C
 Khi nối với máy phát dao động điện từ, năng lượng dao động từ bản trên của C bức xạ ra không L
gian thành sóng điện từ
A
 Nguyên tắc phát thanh:
- Sóng âm có tần số thấp, nên năng lượng thấp, dễ bị môi trường hấp thụ do đó không thể truyền đi xa
- Micro biến dao động âm thành dao động điện, đưa vào mạch trộn sóng để trộn dao động âm tần với dao động điện từ
cao tần (sóng điện từ cao tần gọi là sóng mang), sau khi khuếch đại, đưa ra anten phát
- Anten phát bức xạ sóng mang ra không gian truyền tới máy thu
 Nguyên tắc thu thanh
- Khi nối anten thu với một máy thu sóng điện từ, vô số các loại sóng điện từ lan truyền trong không gian làm cho các điện
tích của anten dao động cưởng bức, nhưng chỉ sóng điện có tần số xấp xỉ tần số dao động riêng của anten mới có biên độ lớn
đáng kể để anten thu nhận đưa vào các mạch khuếch đại, mạch tách sóng… phục hồi âm thanh được “gởi” theo sóng điện từ.

1
Biên soạn: Thái Minh Điển Năm học: 2008 - 2009
ÔN VẬT LÍ 12 THEO CHỦ ĐỀ

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Xác định L hoặc C để mạch dao động thu được sóng có tần số cho trước

VD: Mạch dao động LC có C=0,25µ F. L=? để thu được sóng có tần số 5KHz 1 1
ω = ⇒ L=
2

Mạch dao động LC có L=2µ H. C=? để thu được sóng có tần số 5MHz
LC 4π f C
2 2

Dạng 2: Xác định tần số thu (hoặc dãy sóng thu) khi biết L và C

VD: Mạch dao động LC của anten thu có L=2µ H, C biến thiên từ 
1800pF đến 3600pF thu được dãy sóng có bước sóng bao nhiêu? 1 3.108
Mạch dao động của một anten thu có L=2µ H, C=2400pF thu được f = = .. ⇒ f1 , f 2 ⇒ λ = = ..
sóng có bước sóng bao nhiêu? 2π LC f

Ghi nhớ:
Giữa bước sóng, vận tốc truyền sóng và tần số có mối liên hệ: v=λ f. Trong chân không tốc độ sóng điện từ v=c=3.108m/s.

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ GỢI Ý CHỌN:

1. Khi mắc nối tiếp với C của mạch dao động kín LC một tụ C’ có điện dung bằng C thì tần số dao động riêng của mạch
sẽ:
A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 2 lần
1 2
C f '= = = 2f
 Ctđ = ⇒ C 2π LC
2 2π L
2
2 −3
2. Mạch dao động có C = 10 F và cuộn dây thuần cảm L. Để tần số dao động điện từ trong mạch là 500Hz thì L
π
có giá trị:
π 10 −3 10 −3
A. H B. 5.10-4H C. H D. H
500 π 2π
1 1
 ω = 4π f = 106 π 2 = ⇒ L = 6 2 = ..
2 2 2

LC 10 π .C
3. Sóng điện từ và sóng âm không có tính chất chung nào sau đây:
A. mang năng lượng B. phản xạ, khúc xạ
C. truyền được trong nước biển D. là sóng ngang
 sóng âm là sóng cơ học dọc
7. Trong mạch dao động LC, nếu điện tích cực đại là q0 và cường độ cực đại là I0 thì chu kì dao động là:
q0 I0
A. T = 2π B. T = 2π q0 I 0 C. T = 2π D. T = 2π LC
I0 q0
q=q0cosω t, i=q’=-ω q0sinω t=I0cosω t→giữa I0 và q0 có mối liên hệ I0=ω q0, giữa ω và T có mối liên hệ…

4. Để sóng âm truyền đi rất xa, giải pháp nào sau đây là tối ưu:
A. dùng loa phóng thanh
B. dùng sóng điện từ làm sóng mang bằng cách biến điệu rồi đưa ra anten phát
C. dùng anten phát được sóng âm
D. dùng dây cáp dạng ống như cáp quang để truyền sóng âm
nguyên tắc của phát thanh?

5. Sóng siêu âm là:


A. sóng điện từ có bước sóng cực ngắn
B. sóng có thể truyền được trong chân không
C. sóng cơ học dọc có tần số lớn hơn 20KHz
D. sóng cơ học có vận tốc truyền sóng lớn hơn vận tốc âm

6. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ:


A. bằng tốc độ ánh sáng trong chân không và giảm khi truyền trong môi trường điện môi
B. phụ thuộc vào L và C là hai đại lượng đặc trưng cho mạch dao động

2
Biên soạn: Thái Minh Điển Năm học: 2008 - 2009
ÔN VẬT LÍ 12 THEO CHỦ ĐỀ

C. dao động điều hoà với tần số góc ω bằng tần số riêng của mạch dao động tạo ra sóng điện từ
D. luôn luôn là một hằng số
 ánh sáng cũng là sóng điện từ

7. Loại sóng nào sau đây được dùng trong thông tin liên lạc bằng vệ tinh:
A. sóng vô tuyến có bước sóng ngắn B. vi sóng
C. sóng vô tuyến có bước sóng trung D. sóng siêu âm

8. Mạch dao động LC có tần số dao động riêng 5000Hz. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 3,14mA. Điện tích
cực đại của tụ điện là:
π −6
A. 10 C B. 102C C. 5.10-6C D. 10-1C
5
I0=ω q0=2π fq0⇒q0=…

9. Đặc điểm nào sau đây không phải là của sóng điện từ:
A. làm cho các phần tử vật chất dao động với tần số bằng tần số sóng khi sóng truyền qua
B. là sóng ngang
C. mang năng lượng
D. truyền được trong chân không
 sóng điện từ lan truyền không cần sự biến dạng của môi trường như sóng cơ học

10. Mạch dao động của anten thu có C=5000pF thu được sóng điện từ có bước sóng 300m, (lấy π 2=10), cuộn cảm có độ
tự cảm:
A. L=5.10-4H B. L=5µ H C. L=10-6H D. L=10-4H
biếtλ⇒ f⇒L

11. Một mạch dao động có cộng hưởng với sóng điện từ có λ =5m. Tần số dao động riêng của mạch là:
A. 30 MHz B. 60MHz C. 40MHz D. 50MHz
3.108 3.108
λ= ⇒ f = = ... …( c = 3.108 m / s là tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không)
f λ

12. Mạch dao động LC của một máy thu vô tuyến có L biến thiên từ 4mH đến 25mH, C=16pF, lấy π 2=10. Máy này có
thể bắt được các sóng vô tuyến có bước sóng từ:
A. 24m đến 60m B. 48m đến 120m C. 240m đến 600m D. 480m đến 1200m
3.108
 tính các tần số riêng ứng với L1 và L2 suy ra bước sóng theo công thức λ=
f


3
Biên soạn: Thái Minh Điển Năm học: 2008 - 2009

You might also like