You are on page 1of 8

Thực trạng hiện tượng trái đất nóng lên trên thế giới :

Tình trạng Trái đất ngày một nóng lên đang trở thành mối đe doạ lớn cho
nhân loại và được xem là một trong những thách thức lớn đối với toàn cầu trong
thế kỷ 21. Hơn bao giờ hết, tình trạng biến đổi khí hậu đang là chủ đề thu hút sự
quan tâm đặc biệt không chỉ các cá nhân mà còn có các tổ chức quốc tế , các tổ
chức môi trường và phần lớn các quốc gia từ các nước đang phát triển tới các
nước phát triển. Tình trạng Trái đất nóng lên ngày càng diễn biến phức tạp và
nghiêm trọng hơn, để thấy rõ vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào xem xét chi tiết các
tài liệu đã đưọc chính thức công bố.

I> Khái niệm hiện tượng trái đất nóng lên


Trước khi đi vào thực trạng trái đất nóng lên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về
khái niệm trái đất nóng lên.
Ấm lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại
dương trên Trái đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.Theo
tạp chí Họat động khoa học, hiện tượng nóng lên toàn cầu là một khái niệm
quốc tế được đưa ra cùng với định nghĩa về cách đo nhiệt độ toàn cầu. Nhiều tổ
chức quốc tế (trong đó có Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC -
Intergovernmental Panel on Climate Change) đã nghiên cứu đưa ra khái niệm và
tổ chức đo nhiệt độ trung bình của không khí ở gần mặt đất và đại dương trên
toàn trái đất.
Nóng lên toàn cầu là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của biến
đổi khí hậu. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, trứơc hết chúng ta cần hiểu biến
đổi khí hậu là gì.Trong công ứơc chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu,
Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm như sau : “ Biến đổi khí hậu ( global
warming) là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể
đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên
và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến
sức khỏe và phúc lợi của con người”.

II. Những biểu hiện của hiện tượng trái đất nóng lên trên thế giới:

Hiện tượng trái đất nóng lên được biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau,
đó có thể là vấn đề nhiệt độ tăng cao, băng hà lùi về hai cực, mực nước biển
dâng nhanh, thiên tai xảy ra thường xuyên, bất thường và nguy hại hơn, xa hơn
còn là vấn đề mất đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, vấn đề xung đột, chiến
tranh và khủng hoảng kinh tế. Ở trong phạm vi bài tiểu luận này , chúng tôi chỉ
xét trên hai phương diện: nhiệt độ và vấn đề băng tan.

2.1 Về vấn đề nhiệt độ:


Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phải thừa nhận trái
đất đang ngày một nóng lên, nhiệt độ ở hầu hết các nơi trên trái đất đều tăng, cá
biệt có nơi tăng lên tới 10oC ( so với thời điểm một năm trước). Để hiểu rõ tình
hình biến đổi khí hậu, chúng ta hãy cùng nhìn vào những dẫn chứng cụ thể sau
đây.

- Tại Mỹ : Dữ liệu thu được về tình trạng nắng nóng toàn cầu do Cơ quan
Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ thu thập ( năm 2009 )cho thấy hầu hết các
bang ở Mỹ đang trải qua mùa hè với nhiệt độ trung bình cao hơn 3-7 oC so với
những mùa khác trong năm. Riêng ở một số bang phía Tây, nhiệt độ tăng thêm
đến 9oC. Tại California, nhiệt độ ở Thung lũng chết lên đến 56,5 oC và nhiều
thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 40oC.
- Tại Nam Mỹ : nhiệt độ ở Uruquay, Argentina, Chile và Brazil cao hơn
trung bình 7oC. Nhiệt độ cao hơn bình thường 7-9oC cũng xảy ra tại nhiều nước
châu Âu.
- Tại Pháp : tháng 7 năm 2009 được đánh dấu là tháng 7 nóng nhất ở Pháp
trong vòng 55 năm qua, nhiệt độ tăng 3-4oC so với bình thường.
- Pakistan, Bangladesh và miền Nam Ấn Độ cũng trải qua những ngày
nhiệt độ cao hơn bình thường 3oC trong khi miền Trung Trung Quốc nhiệt độ
tăng thêm đến 5oC. (Theo SundayTimes, Thông tấn xã Việt Nam)

Theo những phân tích được đưa ra vào ngày 15/07/2010 của Cơ quan
Giám sát Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thì nhiệt độ ghi lại
được của mặt đất và đại dương trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 vừa qua
đang ở mức cao nhất so với các mức nhiệt độ đã ghi nhận từ năm 1880.
Nhiệt độ trung bình trong nửa đầu năm 2010 là 57,5o F, tương đương với 14,2o
C. Mức nhiệt độ này tăng khoảng 1,2 o F (tương ứng với 0,7 o C) so với mức
nhiệt độ trung bình của thế kỉ XX. Jeff Masters, giám đốc khí tượng của website
Weather Underground cho biết: chín quốc gia được ghi nhận có nhiệt độ rất cao
và nằm trong sự cảnh báo về các vùng nóng nhất trên thế giới, trong đó có
Pakistan. Vào ngày 26/05/2010 nhiệt độ đo được ở nước này là 128,3 o F, tương
đương với 53,50 C. Đây là mức nhiệt độ cao nhất ở Châu Á.

Những số liệu đưa ra đã chứng minh sự thật về biến đổi khí hậu, đó không
còn một giả định , một khả năng có thể xảy ra trong tương lai mà là hiện thực,
nhiệt độ toàn cầu đang tăng cao dần và mỗi chúng ta đều chịu ảnh hửơng của
nóng lên toàn cầu, không trừ một ai, đồng thời mọi ngừoi hoàn toàn có thể cảm
nhận được điều này qua những bất thường về thời tiết trong thời gian gần đây.

2.2 Về vấn đề băng tan và nước biển dâng

Theo các nhà khoa học, tốc độ tan chảy của các núi băng phản ánh rõ nét tình
trạng ấm lên của toàn cầu. Các lớp băng trên sông băng, núi băng, đại dương
trên các châu lục đang dần tan rã với tốc độ đáng lo ngại.

Từ năm 1992, dữ liệu được thu thập từ các vệ tinh đã cho thấy rằng mực
nước biển đã tăng khoảng 2,2 inch (5,6 cm) tương ứng với mức tăng 0,3 m hoặc
nhiều hơn trong một thế kỷ xét chung trên toàn thế giới. Đây có thể coi là hệ quả
trực tiếp từ vấn đề bang tan tại các cực, trong đó trầm trọng nhất là ở Bắc Cực.
Báo cáo mới của cơ quan Giám sát Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ
(NOAA) đã chỉ ra rằng trong tháng 6/2010, diện tích băng bao phủ Bắc Cực đạt
khoảng 4,2 triệu dặm vuông, tương đương với 10,9 triệu km2. Mức độ che phủ
này thấp hơn 10,6 % so với mức độ che phủ từ năm 1979 – 2000. Và đây chính
là mức độ che phủ thấp nhất được ghi nhận từ năm 1979 đến nay.

Ông Alexander Frolov, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Nga khẳng định:
“Vào năm 2050, mùa hè ở khu vực Bắc cực sẽ không thể nhìn thấy sự tồn tại
của băng nữa”. Dẫn ra những số liệu của nhóm nghiên cứu các vấn đề biến đổi
khí hậu của Liên Hợp Quốc, ông Frolov chỉ ra rằng diện tích băng nhỏ nhất ở
Bắc Cực đã giảm từ 11 triệu km2 xuống còn 10,8 triệu km2. Ông Frolov khẳng
định rằng nếu tốc độ tan băng này được duy trì, “trong vòng 30-40 năm nữa,
chúng ta sẽ không thể nhìn thấy băng vào mùa hè, bao gồm cả vùng trung tâm
Bắc cực”. Khối băng LarsenB ở phía bắc Nam cực đã bắt đầu tan từ năm 2002.
Hàng ngàn mảnh băng tách ra từ khối băng này trôi dạt trên vùng biển Weddell.
Đây là hậu quả tất yếu khi mỗi thập kỷ, nhiệt độ nơi đây lại tăng thêm
0,5oC. Các khối băng tại New Zealand cũng đang tan ngày một nhanh, từ Nam
cực đến Greenland, đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống và hệ sinh thái
nơi đây, các nhà khoa học đang lo lắng về thời gian tồn tại của hòn đảo băng
Greenland và môi trườngng sống của các loại động thực vật nơi đây.

III. Tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu trên phạm vi thế giới:

3.1Tác động lên cuộc sống của con ngừoi:

Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học đều nhất trí rằng
các vấn đề của tình trạng Trái đất nóng lên không phải vấn đề của vài thập kỷ tới
mà hiện nay nó đã , đang diễn ra và gây ra những tác động tiêu cực đáng lo ngại
trên nhiều phương diện:

3.1.1Về phương diện thời tiết.


Ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên có tác động tiêu cực tới thời tiết
trên phạm vi toàn cầu.Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện
qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây.

 Tình trạng hạn hán và sa mạc hóa gia tăng: các nước Nam Âu đang đối
mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc
hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do
mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc
liệt.Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có
nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua.
 Thiên tai và lũ lụt xảy ra mạnh mẽ hơn: những dữ liệu thu được qua vệ
tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão,
lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão
lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại
dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225
000 người thuộc 11 quốc gia, cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây
thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD,
và gần đây nhất có thể kể tới siêu bão Nargis đã tấn công Myanmar (2008), đây
là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm 2008 tính theo số lượng người thiệt
mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào
cảnh không nhà cửa. Theo ước tính, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn
220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó
thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn
thất thiên tai về người và của. Trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô
hạn vừa xảy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị
thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất.

3.1.2 Về phương diện đời sống xã hội :


Trong báo cáo toàn diện đầu tiên về những tổn thất của con người do thay
đổi khí hậu gây ra( tháng 6 năm 2009), Diễn đàn nhân đạo toàn cầu (Global
Humanitarian Forum) cảnh báo rằng, thế giới đang đứng trước cuộc khủng
hoảng sức khỏe nghiêm trọng, giết chết 300.000 mỗi nămĐã có hơn 300 triệu
người trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự nóng dần lên của trái đất
và số người ngày sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Theo kết luận của một Nhóm chuyên gia liên chính phủ về thay đổi khi hậu
thuộc LHQ (IPCC) đưa ra tại Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu vừa diễn ra
tại Bangkok (Thái Lan ) (28/9 - 09/10/2009), chỉ cần nhiệt độ Trái đất tăng thêm
2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp hoá, cả thế giới sẽ rơi vào tình trạng khốn
cùng và hỗn loạn ngoài sức tưởng tượng. Theo Nhóm chuyên gia trên, biến đổi
khí hậu sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi ngừoi, có thể nó sẽ ảnh hưởng tới các nứơc
nghèo trước nhưng biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở khắp mọi nơi. Tổng kết thông
cáo của hội nghị đưa ra về vấn đề sức khỏe như sau :

- Những bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở
xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng.
- Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên
thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu).
- Năng suất mùa màng sẽ giảm, dẫn tới mất an ninh lương thực. 800 triệu
người sẽ phải chịu hậu quả của khủng hoảng lương thực (đặc biệt là người dân
thuộc các nước Châu Phi)
- Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng
gấp bội.
- Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan
băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác.
- Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu
nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên
tai, dịch bệnh.
3.1.3 Về phương diện kinh tế :

Tình trạng Trái đất nóng lên không chỉ là một vấn đề môi trường , ảnh hưởng
của tình trạng này là ở không chỉ bó hẹp trong vấn đề thời tiết, sức khỏe mà lan
rộng tới cả phương diện kinh tế. Cụ thể trong báo cáo Stern về những thiệt hại
kinh tế do biến đổi khí hậu mang lại, tất cả các ngành trong lĩnh vực kinh tế, trên
khắp các quốc gia đang đứng trước nguy cơ đe dọa,

Về kinh tế , theo các số tài liệu kinh tế và khoa học, vấn đề nóng lên toàn cầu
làm ảnh hửơng tới nhiều ngành kinh tế mà tiêu biểu ảnh hưởng sống còn tới các
ngành kinh tế sau:

 Ngành sản xuất rượu nho( diện tích trồng nho ở Anh và vùng tây bắc
Thái Bình Dương được dự đoán sẽ giảm hơn một nửa vì nhiệt độ lên quá cao so
với khả năng thích ứng của cây nho).

 Ngành ngư nghiệp (Khí hậu nóng lên đã xáo trộn công việc của những
ngư dân: CO2 tăng lên trong không khí góp phần axit hóa đại dương, những loài
cá vùng nước lạnh như cá hồi sẽ bị đẩy khỏi những dòng suối đang ấm dần lên).

 Ngành bảo hiểm (Mặc dù mối liên hệ giữa sự nóng lên toàn cầu và
những thảm họa tự nhiên chưa được chứng minh, những thảm họa tiềm tàng như
nước biển dâng hay hạn hán nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các công ty
bảo hiểm. Vì vậy một số công ty đã lên kế hoạch hành động với hi vọng không
phải đối mặt với thảm họa có thể làm họ phá sản giống như bão Katrina), ngoài
ra còn nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng lớn như năng lượng, ngành vận
tải, du lịch ...

Ngoài ra, với tác động nhiều mặt khắp các lĩnh vực trên bình diện toàn cầu,
biến đổi khí hậu đang chứng tỏ, tất cả các ngành kinh tế đang và sẽ chịu ảnh
hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ở nhiều cấp độ.

Bên cạnh đó, do hiện tượng thiên tai diễn ra ngày càng bất thường với quy
mô lớn hơn và cừơng độ mạnh mẽ hơn, gây nên những hậu quả nghiêm trọng về
tính mạng và vật chất .Các quốc gia phải chi những khoản tiền rất lớn để khắc
phục các hậu quả của thiên tai ( như bão lũ, động đất.. ): đó là tiền xây dựng lại
đường xá, cơ sở hạ tầng, nhà ở cho ngừoi dân, tiền trợ cấp, lương thực cho
những người dân trong vùng bị thiệt hại nặng nề ..., đồng thời cũng phải mất
một thời gian dài để phục hồi được cuộc sống của người dân, cũng như các khu
công nghiệp hay các ngành dịch vụ bị tàn phá do thiên tai gây nên. Bên cạnh đó,
các quốc gia cũng phải đầu tư những khoản ngân sách lớn để kêu gọi các chiến
dịch, các chương trình hành động, tuyên truyền chống thiên tai, gây dựng các
công trình, cơ sở, hệ thống hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo
của diễn đàn nhân đạo toàn cầu, tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra hiện
nay mỗi năm là hơn 125 tỷ đô la, hơn tổng số tiền viện trợ các nước nghèo trên
thế giới hiện giờ nhận được, ước tính tổn thất này đến năm 2030 sẽ lên tới 600
tỷ USD mỗi năm.

3.2. Tác động lên hệ sinh thái

Những vấn đề đã đề cập ở trên mới chỉ điểm lại những mặt nổi cộm nhất mà
nhân loại đang phải đối mặt. Nóng lên toàn cầu hay rộng hơn là biến đổi khí hậu
ngày càng chứng tỏ mức độ và tầm ảnh hưởng của nó, không chỉ dừng lại ở thời
điểm hiện tại mà còn đe dọa về lâu dài. Vấn đề biến đổi khí hậu thực sự đang trở
thành mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia, đó không chỉ là vấn đề trước
mắt mà thực sự đang trở thành thách thức thiên niên kỉ, một thách thức cần sự
chung tay góp sức của toàn nhân loại để bảo vệ chính cuộc sống con ngừoi
chúng ta và cả con các thế hệ sau này.

You might also like