You are on page 1of 2

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu
hoàn vốn cổ phần của cổ đông (có thể viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng
Anh Return on Equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở
một công ty cổ phần.

Cách tính

Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1
năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông
(common equity).

Công thức của tỷ số này như sau:

Lợi nhuận ròng


Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x
Bình quân vốn cổ phần phổ thông

Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần
chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng
tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có
công thức tính thứ 2 như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x
Hệ số đòn bẩy tài chính

Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số
vòng quay tổng tài sản, nên:

ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

Ý nghĩa

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ
phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm
ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra,
nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh
tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của
công ty tương đương trong cùng ngành.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản
(ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài
chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động
vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho
các cổ đông.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi tức và tỉ suất lợi tức ???

1. Trong XH tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ
của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được tiền lời nào đó
gọi là lợi tức. Tư bản cho vay có đặc điểm là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng và tư
bản cho vay là một hàng hoá đặc biệt mà người cho vay không mất quyền sở hữu và người
đi vay chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Tư bản cho vay vận động
theo công thức: T – T’. Nó cho thấy sự phát triển của hàng hoá tiền tệ đến một trình độ nhất
định.
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về
quyền sở hữu tư bản để quyền được sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định, kí hiệu là
Z.
Người cho vay và người đi vay sẽ thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức Z’. Đó là tỷ lệ
phần trăm giữa tổng số lợi tức Z và số tư bản tiền tệ cho vay Kcv trong một thời gian nhất
định. Ta có: Z’ = Z/K . 100%.
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung - cầu về tư bản
cho vay. Tỷ suất lợi nhuận bình quân luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Tóm lại, thực chất thì lợi tức cũng có nguồn gốc là giá trị thặng dư. Đó chính là phần giá trị
thặng dư nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay để có quyền sử dụng tư bản
trong một thời gian nhất định.
2. Tư bản ngân hàng là loại doanh nghiệp tư bản chuyên kinh doanh tiền tệ, nghiệp vụ
ngân hàng bao gồm nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn làm
chức năng thủ quỹ, trung tâm thanh toán cho XH. Sự xuất hiện của tư bản ngân hàng giúp
huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong XH, đồng thời giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
Lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa tỷ suất lợi tức nhận gửi và tỷ suất lợi tức cho vay
sau khi đã trừ đi chi phí về nghiệp vụ ngân hàng. Vì vậy, thực chất, lợi nhuận ngân hàng
cũng là một phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra.
Từ lợi nhuận ngân hàng dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận ngân hàng là tỷ lệ phần trăm
giữa lợi nhuận ngân hàng và vốn tự có. Chính tư bản ngân hàng cũng tham gia bình quân
hoá tỷ suất lợi nhuận lao động

You might also like