You are on page 1of 12

1

BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM


NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI

Họ và tên: Phan Trung Bộ


Sinh ngày 24 tháng 03 năm 1985 Nam/ Nữ: Nam
Dân tộc : Kinh Tôn giáo: Phật giáo
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt – Ayun Pa – Gia Lai

BÀI LÀM
Câu 1. Bối cảnh ra đời và ngày tháng thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương
tỉnh Gia Lai? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai?
- Bối cảnh ra đời:
Tỉnh Gia Lai ngày nay, đầu thế kỷ trước có tên gọi Pleiku. Nằm phía Bắc Tây
Nguyên núi sông hùng vĩ, giữ một vị trí chiến lược quan trọng ở miền Trung đất nước,
tỉnh Gia Lai có lịch sử lâu đời với nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào
Jrai, Bahnar, Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác cùng chung sống đoàn kết.
Trải qua lịch sử lâu dài chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu với nhiều
kẻ thù xâm lược, ghi bao chiến công oanh liệt đã hun đúc cho nhân dân trong tỉnh truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam: lao động cần cù, sáng tạo trong dựng nước; yêu quê
hương đất nước, anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giữ nước. Lịch sử hoạt
động và lãnh đạo các phong trào cách mạng trong tỉnh của Đảng bộ Gia Lai từ khi ra đời
đến năm 2005 đã trải qua hơn 60 năm. Trong chặng đường lịch sử vẻ vang đó, đã xuất hiện
biết bao tấm gương sáng chói về tinh thần tận trung với nước, tận hiếu với dân, trung thành
vô hạn đối với Đảng, với Bác Hồ của đồng bào, cán bộ, đảng viên nhiều thế hệ sinh sống,
sản xuất, chiến đấu và xây dựng trên vùng đất Gia Lai thân yêu. Những chặng đường lịch sử
của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà đã trải qua là cả một chặng đường biết bao
gian khổ hy sinh. Nhờ có Đảng, có Bác Hồ đã dẫn đường chỉ lối mà chúng ta mới có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay.
Ngày 25-11-1945, chi bộ Đảng ở An Khê được thành lập gồm có 3 đảng viên do
đồng chí Đỗ Trạc làm Bí thư. Từ tháng 11 đến tháng 12-1945, các chi bộ công nhân Biển
Hồ, Bàu Cạn và một chi bộ trong lực lượng vũ trang của tỉnh (chi bộ trong chi đội Tây
Sơn) cũng lần lượt ra đời, nâng tổng số đảng viên trong toàn tỉnh lên 24 đồng chí.
Trước yêu cầu bức xúc, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất và tập trung, ngày
10-12-1945, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai được thành lập, lấy tên
là Đảng bộ Tây Sơn. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm 5 đồng chí. Đồng chí
Phan Thêm, phái viên Xứ ủy làm Bí thư, các đồng chí Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân, Trần
Ren, Phạm Thuần làm ủy viên Ban Chấp hành. Đây là Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Gia
Lai.
- Ý nghĩa: Sự ra đời của các chi bộ cộng sản, cũng như việc thành lập Đảng bộ tỉnh
Gia Lai cuối năm 1945, đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển mới của phong
trào cách mạng địa phương. Từ đây cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đây là nhân tố quyết định để phát huy tiềm
2
lực cách mạng dồi dào trong tỉnh.
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Gia Lai trải qua mấy kỳ Đại hội ? Thời
gian và địa điểm tổ chức các Đại hội đó? Nêu tên các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ qua các
nhiệm kỳ từ khi thành lập Đảng bộ tỉnh đến nay?
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần nhất
Ngày 21-2-1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần đầu tiên được tổ
chức tại Gò Cầy, thôn Phú Mỹ, xã Bình Phú, huyện Bình Khê (Bình Định) có 50 đại biểu,
thay mặt cho các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ.
Bí thư: đồng chí Nguyễn Xuân được bầu làm Bí thư.
Để thống nhất và tăng cường sự chỉ đạo chiến trường Bắc Tây Nguyên, từ tháng 12-
1949, Liên khu ủy có chủ trương và quyết định đề nghị cấp trên cho sáp nhập hai tỉnh Gia
Lai và Kon Tum thành tỉnh Gia - Kon. Đến đầu năm 1950, Chính phủ mới có quyết định
chính thức đơn vị hành chính tỉnh Gia - Kon. Các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể
hai tỉnh hợp nhất, đi vào hoạt động.. Đến tháng 4-1950, Liên khu ủy mới chỉ định Ban cán
sự Đảng tỉnh và phân công đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, Ủy viên Liên khu ủy làm Bí thư
Ban cán sự Đảng. Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh do cụ Nay Der làm Chủ tịch, đồng
chí Nay Phin làm Phó Chủ tịch.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu V, lần thứ II (7-1951) đặt nhiệm vụ công tác
vùng sau lưng địch là: Tích cực tranh thủ nhân dân địch hậu, kiên trì xây dựng cơ sở, tạo
điều kiện phát triển chiến tranh du kích, phá chính sách "bình định" của giặc.
Đồng chí Trịnh Huy Quang, Liên khu ủy viên được phân công làm Bí thư Ban cán
sự Đảng kiêm Chính ủy Mặt trận Miền Tây. Đồng chí Trương Quang Tuân, Liên khu ủy
viên được phân công về thay đồng chí Trịnh Huy Quang, làm Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh
Gia - Kon, kiêm chính ủy E 120. Đầu năm 1952, Đồng chí Trương An, Bí thư Ban cán sự
Đảng tỉnh kiêm Chính ủy E120.
Hội nghị Liên khu ủy lần thứ ba (10-1952) đồng chí Đỗ Hằng, Bí thư Ban cán sự
kiêm Chính trị viên Huyện đội An Khê và Ban chỉ huy Tiểu đoàn 30.
Tháng 10-1954, Liên khu ủy V chỉ định Tỉnh ủy Gia Lai gồm 5 đồng chí: Trương
An, Bí thư; Võ Trung Thành (Năm Vinh), Phó Bí thư; các đồng chí: Phạm Chánh (Sáu
Thân), Đỗ Hằng (Hà), Siu Nang (Siu Tám) là Tỉnh ủy viên. Tháng 5-1955, đồng chí
Trương An về Khu ủy V, đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) làm Bí thư, trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức cán bộ. Đồng chí Nguyễn Hồng Ưng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
. Đến năm 1955, các Ban cán sự các khu được bổ sung thêm đủ 5 ủy viên. Bí thư
Ban cán sự khu gồm các đồng chí: Phạm Chánh (Sáu Thân) làm Bí thư khu 1, đồng chí
Lương Ngoạn làm Bí thư khu 2, đồng chí Đỗ Hằng (Hà) làm Bí thư khu 3, đồng chí Đào
Đức Linh (Vi) làm Bí thư khu 4, đồng chí Siu Nang (Siu Tám) làm Bí thư khu 5, đồng chí
Đoàn Soa (Lý) làm Bí thư khu 6, đồng chí Phạm Xong (Hồng) làm Bí thư khu 7, đồng chí
Lê Phi Hùng làm Bí thư khu 8, đồng chí Nguyễn Văn Lưu (Biêu) phụ trách đoàn cán bộ khu
9.
3
Tháng 12-1959, tại Đak Hlôh (khu 2), Tỉnh ủy Gia Lai quyết định mở Hội nghị đại
biểu (được cấp trên chuẩn y như Đại hội), gồm 45 đại biểu được chỉ định từ các Đảng bộ
khu và chi bộ trực thuộc. Đại hội đã kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ từ sau Hiệp định
Giơnevơ (7-1954) đến cuối năm 1959 và đề ra phương hướng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí (9 Tỉnh ủy viên chính
thức và 4 Tỉnh ủy viên dự khuyết) do đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) làm Bí thư.
Tháng 9-1960, đồng chí Võ Trung Thành dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
của Đảng, sau đó chuyển về Khu ủy V, đồng chí Phạm Chánh được chỉ định quyền Bí thư
Tỉnh ủy (sau là Bí thư).
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ hai
* Từ ngày 12 đến ngày 22-7-1965, tại xã Đak Kơpiar (khu 10), Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ hai được khai mạc. Tham dự Đại hội có 67 đại biểu chính thức, 20
đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 2.321 đảng viên, 147 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng
bộ.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ gồm 15 ủy viên (có 2 ủy viên dự khuyết),
trong đó có 5 ủy viên người dân tộc thiểu số. Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 5 đồng chí, đồng
chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 11-1967, Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Tây
Nguyên với đại diện các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk thống nhất kế hoạch tổng công
kích và nổi dậy, bàn kế hoạch phối hợp hoạt động giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa
phương, giữa tấn công và nổi dậy, thống nhất chỉ đạo, chỉ huy, thành lập Ban chỉ huy mặt
trận mỗi tỉnh. Tỉnh Gia Lai, Ban chỉ huy chung toàn tỉnh mang ký hiệu "Mặt trận 300" do
đồng chí Nguyễn Văn Trân, Tham mưu phó Mặt trận Tây Nguyên, làm Chỉ huy trưởng;
đồng chí Võ Trung Thành, Khu ủy viên khu V, Bí thư Tỉnh ủy làm Chính ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III.
* Vào mùa thu 1969, từ ngày 5 đến ngày 14-8 tại làng Tengleng thuộc xã
Krong, khu 10 đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III. Tham dự Đại hội
có 110 đại biểu, đại diện cho trên 4.000 đảng viên của Đảng bộ. . Đại hội bầu Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa III gồm 19 ủy viên (4 ủy viên dự khuyết), Ban Thường vụ Tỉnh ủy
gồm 6 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, 3 đồng
chí được bầu làm Phó Bí thư là: Phạm Xong (Hồng), Ksor Ní (Ama Nhan), Kpă Thìn
(Bơhâm).
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV
* Ngày 14 đến ngày 24-9-1971 đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
IV, tại làng Kon Tơmok, xã Đakhleh, khu 1. Có 126 đại biểu thay mặt cho 4.544 đảng
viên toàn Đảng bộ về dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IV gồm 26 đồng
chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu
lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Ksor Ní (Ama Nhan), Kpă Thìn (Bơhâm) được bầu
làm Phó Bí thư.
4
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ V
Từ ngày 23 đến ngày 30-10-1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ
V họp tại làng Salam Vir, xã Krong, khu 10. Dự Đại hội có 169 đại biểu thay mặt hơn
5.000 đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V gồm 27 ủy viên (có ba ủy viên dự
khuyết), bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí, đồng chí Trần Văn Bình được bầu
lại làm Bí thư Tỉnh ủy.
Ngày 19-4-1974, đồng chí Trần Văn Bình, một cán bộ lãnh đạo tận tụy bám sát
phong trào, bốn nhiệm kỳ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, là Khu ủy viên Khu V, sau một
thời gian đau nặng đã từ trần tại vùng căn cứ của tỉnh. Lễ tang đồng chí được tổ chức trọng
thể tại căn cứ. Đồng bào, cán bộ vô cùng tiếc thương một cán bộ lãnh đạo luôn gần gũi
dân... Thường vụ Khu ủy V quyết định chỉ định đồng chí Ksor Ní làm Bí thư Tỉnh ủy.
Cuối tháng 9-1975, Tỉnh ủy Gia Lai họp Hội nghị mở rộng có 21 đồng chí trong Ban Chấp
hành và 40 cán bộ lãnh đạo các ngành tham dự. Hội nghị xem xét đánh giá tình hình trong
tỉnh năm 1975 và bàn những công tác cấp bách chuẩn bị hợp nhất với tỉnh Kon Tum. Thực
hiện Nghị quyết Bộ Chính trị và Nghị quyết Khu ủy V về hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và
Kon Tum thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Gia Lai - Kon
Tum được Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa III) chỉ định gồm 39 Ủy viên. Đồng chí
Trần Kiên (Nguyễn Tuấn Tài), Ủy viên Thường vụ Khu ủy V làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng
chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí Ksor
Ní, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai và đồng chí Phan Quyết, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum làm Phó Bí
thư Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum. Cuối năm 1976, Trung ương quyết định bổ sung đồng chí
Rơchơm Thép (Ama Quang), Khu ủy viên làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI có 295 đại biểu tham dự. Vòng một họp tại Hội
trường 19-5 thị xã Pleiku từ ngày 11-11 đến ngày 20-11-1976. Vòng hai của Đại hội Đảng
bộ họp tại trường Đảng tỉnh (nay là Trường Chính trị tỉnh Gia Lai) từ ngày 1-3 đến ngày
10-3-1977
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 37 đồng chí (33 ủy viên chính thức, 4
ủy viên dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ,
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí
Y Pah (Y Một), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương và đồng chí Võ Trung
Thành (Năm Vinh), được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII tiến hành từ ngày 26-6 đến ngày 2-7-1979 tại
Pleiku..Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa VII gồm 45 ủy viên (có 4 ủy viên dự khuyết).
Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ được bầu làm Bí thư Tỉnh
ủy; đồng chí Võ Trung Thành làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII
* .Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII họp từ ngày 15 đến ngày 19-3-1983
5
tại Pleiku.. Dự Đại hội có 473 đại biểu chính thức thay mặt cho 13.199 đảng viên của 564
tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 45 đồng chí.
Ban Thường vụ có 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng
được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX diễn ra từ ngày 21 đến ngày 29-10-
1986 tại Pleiku. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX gồm 58 đồng chí.
Trong đó có 45 đồng chí ủy viên chính thức và 13 đồng chí ủy viên dự khuyết. Hội nghị
Tỉnh ủy lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ
(Ksor Krơn), Ủy viên Trung ương Đảng, được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai - Kon
Tum. Các đồng chí Sô Lây Tăng, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Thành (Chinh) được bầu làm
Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (vòng II) từ ngày 20 đến ngày 23-1-
1992 tại Pleiku. Dự Đại hội có 209 đại biểu, đại diện cho 518 tổ chức cơ sở và 11.316
đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Gia Lai khóa X gồm 41 thành viên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ (Ksor Krơn) được
bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy; hai đồng chí Nguyễn Duy Khanh và Nguyễn Hùng (Lê Tam)
được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đại hội diễn ra từ ngày 6 đến ngày
10-5-1996 tại Pleiku., có 250 đại biểu tham dự thay mặt cho 12.582 đảng viên sinh hoạt,
công tác trong 575 tổ chức cơ sở đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia
Lai khóa XI gồm 47 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 13 đồng chí. Đồng chí Lê Tam
được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội bầu 13 đại biểu chính thức và hai đại biểu dự
khuyết đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XII
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XII được tổ chức trọng thể từ
ngày 26 đến ngày 30-12-2000 tại Pleiku. Dự Đại hội có 300 đại biểu, đại diện cho 17.491
đảng viên, sinh hoạt tại 647 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII (2001-2005) gồm 47 đồng
chí. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai khóa XII gồm 13 đồng chí; đồng chí Ksor Phước
được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Đỗ Tiến Hoàng, Nguyễn Vĩ Hà được bầu
làm Phó Bí thư. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng gồm 13 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh. Đại hội được
tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12-12-2005 tại Pleiku, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày
thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai. Dự Đại hội có 299 đại biểu đại diện cho hơn 23.000 đảng
6
viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII gồm 49
đồng chí. Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII gồm 13 đồng chí, đồng chí Hà Sơn Nhin
được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng
chí Hà Sơn Nhin được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Câu 3 : Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được tổ chức vào ngày tháng năm nào?
Địa điểm tổ chức Đại hội? Nêu nội dung và ý nghĩa thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
các dân tộc thiểu số miền Nam tại Đại hội?
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã tổ chức hai Đại hội các dân tộc thiểu
số ở hai miền Nam và Bắc: Ngày 19-4-1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
được tổ chức tại thị xã Pleiku với hơn 1000 người tham dự, bao gồm đại biểu các dân
tộc Tây Nguyên và miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và ngày 3-12-1946 tại Hà Nội.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất, được tổ chức tại Hà
Nội trong hai ngày vào trung tuần tháng 5-2010. Hội nghị sẽ khai mạc vào ngày 12 tháng
5 năm 2010.
THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NAM TẠI PLÂYCU
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ.
Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và
Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na
và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xui
giục để chia rẽ chúng ta.
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại
biểu các dân tộc. Chính phủ thì có "NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ" để săn sóc cho tất cả các
đồng bào.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên
tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ
ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu
hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ
giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của
chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công.
Lời chào thân ái
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
HỒ CHÍ MINH
7
Câu 4 : Đại hội lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh đề ra các nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh theo đường lối đổi mới của Đảng. Nêu nội dung
trọng tâm của các nhiệm vụ ?
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (1996-2000). Đại hội đã xác định năm
2000 là năm bản lề chuyển sang thế kỷ XXI; đồng thời là năm kết thúc kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000 mà Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Việc
thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2000 có ý nghĩa quyết định tạo thế
và lực mới cho Gia Lai tự tin vững bước vào thế kỷ XXI. Do vậy, tại Hội nghị Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (Khóa XI), Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công cuộc
đổi mới theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng, phấn đấu tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh
tranh và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Tỉnh ủy cũng chủ trương tiếp tục ưu tiên các
nguồn lực đầu tư phát triển, nhất là phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chủ trương phát
triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện về
môi trường sinh thái của từng vùng với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Tập trung
các nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi, giao thông nông thôn, điện và các cơ sở hạ tầng kinh
tế, xã hội. Khuyến khích thị trường nông thôn phát triển…
Nội dung trọng tâm của các nhiệm vụ
1 - Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân phải
đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý của chính
quyền các cấp, nhân dân tham gia, Công an làm nòng cốt.
2 - Chủ động đổi mới các mặt công tác bám sát và phục vụ có hiệu quả việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
3 - Trong xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự phải giữ vững nguyên tắc,
đồng thời có sách lược mềm dẻo, linh hoạt, tranh thủ sự đồng thuận của mọi tầng lớp xã
hội và ủng hộ của quốc tế.
4 - Coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác cán bộ là khâu đột phá để tạo chuyển
biến trong toàn bộ các mặt công tác công an.
Tình hình liên quan đến an ninh trật tự đang biến đổi nhanh chóng, khó lường, đòi hỏi phải
nắm chắc tình hình, tiếp tục đổi mới chủ trương và giải pháp nhằm bảo vệ vững chắc an
ninh chính trị nội bộ, vô hiệu hoá các hoạt động thâm nhập tác động chuyển hoá nội bộ;
đẩy mạnh đấu tranh chống địch phá hoại tư tưởng, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an
ninh kinh tế, an ninh thông tin; bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động ''diễn biến hoà
bình'', bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đảm bảo an ninh trật tự ở các địa bàn trọng
điểm, ngăn chặn các loại tội phạm, hạn chế và từng bước loại trừ những nhân tố gây mất
ổn định, để trong bất cứ tình huống nào cũng phải giữ vững được an ninh quốc gia, trật tự
8
an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng về nhiệm vụ đảm
bảo an minh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thời gian tới chúng ta cần tập trung
thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, các cấp uỷ đảng cần tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền giáo dục, làm cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác bảo vệ an
ninh, trật tự trong tình hình hiện nay, nâng cao cảnh giác cách mạng, xác định trách nhiệm
tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tiếp
tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước
trên lĩnh vực này. Đẩy mạnh giáo dục nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trong các trường
đại học, cao đẳng, dạy nghề và phổ thông trung học; bồi dưỡng kiến thức về công tác bảo
vệ an ninh, trật tự cho cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở
cơ sở.
Hai là, tăng cường công tác xây dựng Đảng, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng Đảng
với bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phát
hiện và đấu tranh phòng, chống địch thâm nhập, tác động phá hoại nội bộ: Thực hiện
nghiêm những quy định về kỷ luật Đảng, nội quy bảo vệ cơ quan, bảo vệ bí mật nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với công tác xuất bản, thông tin,
báo chí. Kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng ''đa nguyên chính trị'', không để hình thành
tổ chức chính trị đối lập.
Ba là, tiếp tục phát huy có hiệu quả hơn nữa sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính
trị. Xác định rõ vai trò, phạm vi trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, cơ quan Nhà nước, các
đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong công tác phòng chống tội phạm,
phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có kết quả các quy
chế phối hợp giữa cơ quan chuyên trách với các ngành, các đoàn thể trong việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự; nhất là trong đánh giá, dự báo tình hình, xây dựng và tổ
chức diễn tập phương án đối phó với các tình huống khủng bố, phá
hoại, gây rối, gây bạo loạn...
Bốn là, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân
trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Tập trung phát hiện, khắc phục kịp thời những sơ
hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, chính sách về đất
đai, tôn giáo, dân tộc, chính sách đối với người có công, chính sách đối với đồng bào ở
vùng sâu, vùng xa... Giải quyết triệt để, kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện
trong nhân dân, nhằm tăng cường sự đồng thuận trong xã hội. Hoàn thiện và thực hiện
nghiêm quy định của pháp luật về các quyền tự do dân chủ; đồng thời kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tự do, dân chủ để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội.
Năm là, chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với các nước về công tác đảm bảo an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng. Phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan đối ngoại, tổ chức tốt công tác thông tin tuyên
truyền, chủ động đấu tranh với những luận điệu vu khống, xuyên tạc, chống phá của các
thế lực thù địch. Đẩy mạnh hợp tác với các nước trên lĩnh vực đấu tranh phòng, chống
khủng bố và các loại tội phạm.
Sáu là, tiếp tục xây dựng kiện toàn các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ
9
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vững mạnh về mọi mặt. Nghiên cứu xây
dựng một tổ chức phù hợp, đủ mạnh để tham mưu cho Đảng, Nhà nước và chỉ đạo tổ chức
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Tiếp tục xây dựng lực lượng Công an nhân
dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng,
hiệu quả các mặt công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn mới.
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, có vị trí đặc biệt quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó chúng ta phải chủ động
phát hiện, đấu tranh ngăn ngừa mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, các loại tội
phạm, tạo môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra.
Câu 5 : Ông, bà, anh, chị hãy nêu phương hướng, nhiệm vụ tổng quát và những mục
tiêu chủ yếu do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII đề ra?
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII đã xác định mục tiêu chủ yếu của
giai đoạn 2006-2015: Coi trọng phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng kết hợp giữa mở
rộng quy mô với nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh thủy lợi; đồng
thời chuyển trọng tâm đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ mà hướng đột phá là
thủy điện, chế biến nông lâm sản, các ngành dịch vụ có lợi thế so sánh gắn với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, từng bước cải thiện đời sống nhân dân,
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số1.
Đại hội cũng đã xác định mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2006-2010; đồng thời nêu
lên những định hướng và giải pháp phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu; văn
hóa xã hội; xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh.
Để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII đặt ra, Gia Lai sẽ
tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:
- Ưu tiên tăng nguồn lực đầu tư nhằm phát huy lợi thế của những ngành, những lĩnh
vực quan trọng như thủy điện, chế biến nông thổ sản, chăn nuôi; gắn phát triển vùng
nguyên liệu với giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Tập trung đầu tư và có chính
sách hỗ trợ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển giao thông, thủy lợi phục vụ sản
xuất.
- Ban hành các cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư liên doanh, liên kết
với các địa phương trong và ngoài nước; trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức cách mạng trong sáng, giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Phát triển kinh tế đi đôi với ưu tiên giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức
xúc như xóa đói, giảm nghèo; giải quyết đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc
thiểu số thuộc diện đói nghèo; kiên cố hóa trường học...
- Tiếp tục củng cố và tăng cường sức chiến đấu của hệ thống chính trị cơ sở, đề cao
1
10
vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị để giữ vững ổn định chính trị, nhất là những địa bàn trọng điểm, kiên quyết
đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chương trình của các
cấp ủy và chính quyền.
Câu 6: Ông, bà, anh, chị, hãy nêu những cảm nghĩ của mình về truyền thống lịch sử và
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua 65 năm đấu tranh, xây dựng và phát
triển; đồng thời hiến kế để xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng giàu đẹp?
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai kể từ sự kiện ra đời của các chi bộ cộng sản đầu tiên
và nhanh chóng tiến tới thành lập tỉnh Đảng bộ mang tên Đảng bộ Tây Sơn (10-12-1945),
cho đến nay đã chắn 65 năm. Nhìn lại toàn bộ chặng đường lịch sử sáu thập kỷ hoạt động,
xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ, tuy không dài trong tiến trình lịch sử của tỉnh và của
Đảng, nhưng là cả một quá trình lãnh đạo, phấn đấu đầy gian khổ, thử thách, hy sinh với
những thành tích to lớn và thắng lợi vẻ vang, góp phần tô đậm những trang sử vàng của
Đảng, của dân tộc.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
chưa đầy bốn tháng. Trong khí thế cách mạng hào hùng của kỷ nguyên độc lập, tự do, xây
dựng đất nước và công cuộc chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó lấy tên Đảng Cộng sản Đông Dương),
Đảng bộ tỉnh Gia Lai ra đời là một tất yếu lịch sử. Đảng bộ ra đời trước hết là kết quả trực
tiếp của phong trào yêu nước, phong trào công nhân kết hợp với tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đến phong trào cộng sản ở một tỉnh miền núi Tây
Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng nối liền với các tỉnh duyên hải miền Trung và các
tỉnh phía Nam của đất nước, sớm được Trung ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ chú ý phát
triển tổ chức cơ sở
Từ những năm 1925-1930, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc được truyền vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước kết hợp
thành một dòng chảy dẫn tới phong trào cộng sản, hình thành các tổ chức cộng sản tiền
thân dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Ngay sau khi Đảng ra đời, đã
có những chiến sĩ yêu nước, cách mạng và chiến sĩ cộng sản đến vùng Gia Lai, Kon Tum
gieo mầm cách mạng. Thông qua những tấm gương hoạt động cách mạng, vận động, tổ
chức đấu tranh trong các đồn điền, đường phố; khí tiết lẫm liệt của các chiến sĩ cộng sản bị
giam cầm trong nhà ngục Kon Tum mà nhân dân Gia Lai biết đến ánh sáng đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc của Đảng; biết đến các cao trào cách mạng trong những năm
1930 - 1939 diễn ra ở các tỉnh miền Trung. Đặc biệt đến cao trào vận động giải phóng dân
tộc trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), ảnh hưởng của Đảng, của
phong trào Mặt trận Việt Minh do lãnh tụ Hồ Chí Minh đề xướng, thông qua tuyên truyền
của những chiến sĩ cộng sản bị đế quốc bắt đi đày ở các Căng an trí Đak Tô, Đak Glei
(Kon Tum), hoặc là ở các đồng chí tránh sự đàn áp, khủng bố của bọn đế quốc phát xít,
chuyển vùng đến hoạt động ở các đồn điền trong tỉnh... tiếp tục tác động đến phong trào
yêu nước, phong trào công nhân ở Gia Lai. Những yếu tố đó đã làm cho phong trào nhân
dân Gia Lai trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, mà hạt nhân lãnh đạo là những thanh niên, học
11
sinh có tinh thần yêu nước và việc làm tiến bộ, đã dần dần chuyển từ tự phát lên tự giác
mang ý thức của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nhờ đó khi thời cơ đến vào giữa tháng 8-1945, mặc dù chưa có tổ chức Đảng, chưa lập
được các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, nhưng nhân dân Gia Lai đã kịp thời
nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám. Các cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở huyện An Khê (20-8-1945), thị xã Pleiku (23-8-1945) và thị trấn
Cheo Reo (25-8-1945) thắng lợi nhanh chóng... là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Thắng lợi của phong trào khởi nghĩa đó không chỉ giải phóng đồng bào Gia Lai khỏi ách
nô lệ, giành được chính quyền cách mạng, quyền tự do dân chủ, làm chủ quê hương đất
nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mà còn góp phần vào thắng lợi chung của Cách
mạng Tháng Tám trong vùng, trong cả nước để lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á do Đảng ta lãnh đạo. Chính quyền
dân chủ nhân dân - mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã được thiết
lập, củng cố ở Gia Lai làm công cụ cho việc xây dựng chế độ xã hội mới, trấn áp bọn phản
động, chống giặc ngoài, thù trong, xây dựng và mở rộng Mặt trận Việt Minh - Mặt trận
đoàn kết dân tộc thống nhất rộng rãi được tiến hành trong tỉnh 10 tháng sau đó. Từ phong
trào công nhân đồn điền đấu tranh giành chính quyền, hoạt động yêu nước, tiến bộ của
Đoàn thanh niên Gia Lai, Đoàn thanh niên Chấn hưng An Khê, Đoàn thanh niên Cheo
Reo... đi đầu trong khởi nghĩa, một số cán bộ được tiếp tục rèn luyện giác ngộ trong đấu
tranh củng cố chính quyền, xây dựng xã hội mới mà hình thành những cốt cán cách mạng,
những nhóm cộng sản của Đảng. Trong bối cảnh đất nước đứng trước họa xâm lăng, nền
độc lập dân tộc bị đe dọa như "ngàn cân treo sợi tóc", trên cơ sở các phong trào cách mạng
trong tỉnh, những chi bộ Đảng đầu tiên ở Gia Lai ra đời: Chi bộ thị xã Pleiku (1-10-1945),
Chi bộ An Khê (25-11-1945), Chi bộ nông trường Bàu Cạn, Chi bộ nông trường Biển Hồ
và Chi bộ trong lực lượng vũ trang, dẫn tới thành lập Đảng bộ tỉnh. Đảng bộ tỉnh Gia Lai
ra đời là một biểu hiện sinh động quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bác Hồ
sáng lập.
Trong chặng đường 30 năm đầu sau khi Tỉnh ủy lâm thời đầu tiên được thành lập do
Xứ ủy Trung Kỳ chỉ định, Đảng bộ với số lượng cán bộ, đảng viên ít ỏi, dần dần từng
bước phát triển, trưởng thành trong quá trình tổ chức động viên và lãnh đạo nhân dân các
dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, kinh
qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc - cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
(1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) do Đảng lãnh đạo.
Sự phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã tạo được những chuyển
biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Kinh tế
có bước phát triển, mức tăng trưởng của các ngành kinh tế đạt khá và cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ có những bước
tiến bộ mới. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện từng bước. Ổn định
chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Nhân dân tin
tưởng, kiên định mục tiêu và con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ
đã lựa chọn, tin tưởng đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngày nay tỉnh phải xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân trong mọi địa bàn. Nhưng với vị trí chiến lược và truyền thống
12
cách mạng, kháng chiến, từ thực tiễn địa phương để xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân vững mạnh bảo vệ vững chắc địa bàn, Đảng bộ và quân dân trong
tỉnh cần phát huy hơn nữa kinh nghiệm truyền thống của căn cứ kháng chiến, chăm lo hơn
nữa đời sống, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng căn cứ. Đó là
trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các
cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Năm tháng qua đi, những giá trị lịch sử, những thắng lợi vẻ vang, những bài học
kinh nghiệm của Đảng bộ sẽ còn mãi mãi với thời gian. Các thế hệ cán bộ, đảng viên và
nhân dân các dân tộc Gia Lai tự hào về Đảng bộ của mình. Thế hệ hôm nay và con cháu
đồng bào các dân tộc trong tỉnh mai sau sẽ đời đời ghi nhớ công lao của bao lớp cán bộ,
đảng viên trong Đảng bộ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập dân tộc, giải
phóng quê hương; lao động cần cù, sáng tạo, cống hiến công sức, trí tuệ để xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh Gia Lai giàu đẹp trong
thế kỷ XXI. Trước mắt, những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống yêu nước, cách mạng
đó là hành trang tinh thần vô giá để Đảng bộ và nhân dân thực hiện thắng lợi những mục
tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện
chào đón Đại hội lần thứ XI của Đảng và tiến hành Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh
Gia Lai.
Ayun Pa, ngày 25 tháng 8 năm 2010
Người viết

Phan Trung Bộ

You might also like