You are on page 1of 7

I.

Trạng thái tự nhiên:


Hg chiếm 7.10-7 % tổng số nguyên tử Trái Đất. Trong 1 lít nước biển có
3.10-5 mg HgCl42- và HgCl3-.
Là một nguyên tố hiếm trong vỏ Trái Đất, thủy ngân được tìm thấy hoặc như
là kim loại tự nhiên (hiếm thấy) hay trong chu sa, corderoit, livingstonit và các
khoáng chất khác với chu sa (HgS) là quặng phổ biến nhất. Khoảng 50% sự cung
cấp toàn cầu đến từ Tây Ban Nha và Ý, và phần lớn số còn lại từ Slovenia, Nga và
Bắc Mỹ. Kim loại thu được bằng cách đốt nóng chu sa trong luồng không khí và làm
lạnh hơi thoát ra.

II.Đồng vị:
Có 7 đồng vị ổn định của thủy ngân với Hg202 là phổ biến nhất (29,86%). Các
đồng vị phóng xạ bền nhất là Hg194 với chu kỳ bán rã 444 năm, và Hg203 với chu kỳ
bán rã 46,612 ngày. Phần lớn các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn
1 ngày.

III.Tính chất vật lý:


-Thủy ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần
hoàn có ký hiệu Hg (từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum, tức là thủy
ngân (hay nước bạc)) và số nguyên tử 80.
-Là một kim loại chuyển tiếp nặng có ánh bạc, thủy ngân
là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ
thường. Cấu hình electron: [Xe]4f14 5d10 6s2.
- Khối lượng nguyên tử: 200,59 u. Nhiệt độ nóng chảy: 234,32 K, Nhiệt độ
sôi: 629,88 K. Độ âm điện: 2,0 (thang Pauling). Cấu trúc tinh thể: lăng trụ xiên.
-Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.
-Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại, bao gồm vàng, nhôm và
bạc, đồng nhưng không tạo với sắt. Do đó, người ta có thể chứa thủy ngân trong
bình bằng sắt. Telua cũng tạo ra hợp kim, nhưng nó phản ứng rất chậm để tạo ra
telurua thủy ngân. Hợp kim của thủy ngân được gọi là hỗn hống.
Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.
IV.Tính chất hóa học của Hg:
-Hg hoạt động hóa học kém kẽm và cadmium. Trạng thái ôxi hóa phổ biến
của nó là +1 và +2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị +3 tồn tại. Không
phản ứng với H2.
-Không tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường nhưng ở 3000C tạo HgO và ở
4000C phân hủy lại thành nguyên tố.
-Phản ứng trực tiếp với Halogen, S, và các nguyên tố phi kim loại như P,
Se ...
Hg +S = HgS (Dùng phản ứng này để thu hồi Hg bị rơi vãi.)
-Hg không phản ứng với kiềm và chỉ tan trong axit có số oxi hóa mạnh như
HNO3, H2SO4 đặc.
Hg + 4HNO3 = Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
V.Điều chế Hg:
-Đun nóng tinh quặng Xinaba trong dòng không khí 7000C - 8000C hoặc với
vôi sống hay mạt sắt:
HgS + O2 = Hg + SO2
4HgS + 4CaO = 4Hg + CaSO4 + 3CaS
HgS + Fe = Hg + FeS
 CÁC HỢP CHẤT:
A. Hợp chất +1: Hg+
-Phần lớn khó tan trong nước [Trừ Hg2 (NO3)2 ]
-Do có số OXH trung gian nên ion Hg22+ dễ bị khử thành Hg và cũng dễ bị oxi
hóa thành Hg2+.
Hg2Cl2 + SnCl2 = 2Hg + SnCl4
Hg2Cl2 + Cl2 = 2HgCl2
-Trong dung dịch: Hg22+ Hg + Hg2+ E= -0.13 V , K= 6.10-3
-Ion Hg22+ không có khả năng tạo phức như Hg2+.
1. Hg2O:
-chất bột màu đen, là hỗn hợp của HgO và Hg.
-Không tan trong nước. Khi đun nóng hay chiếu sáng mạnh thì bị phân hủy.
2. Hg2(NO3)2:
-Không màu, dễ tan trong nước và dễ bị thuỷ phân.
Hg2(NO3)2 + H2O Hg2(OH)(NO3) + HNO3
-Có tính khử mạnh: 2Hg2(NO3)2 + 4HNO3 + O2 = 4Hg(NO3)2 + 2H2O
-Bị phân huỷ khi đun nóng thành HgO và phân huỷ tiếp thành Hg.
3.Hg2X2 (calomen: Hg2Cl2)
-Có thể thăng hoa mà không phân hủy.
-Rất ít tan, trừ Hg2F2 dễ tan.
-Hg2X2 tự phân huỷ khi tác dụng với dung dịch NH3
Hg2X2 + 2NH3 = Hg + HgNH2X + NH4X
B. Hợp chất +2:
1.Oxit: HgO
-HgO dạng tinh thể, hạt nhỏ có màu vàng, hạt to hơn có màu đỏ. Bị phân huỷ
trên 4000C. Ở gần 1000C HgO bị phân huỷ bởi H2 và ở nhiệt độ thường dễ tác dụng
với khí Cl2 hay nước clo tạo kết tủa đỏ nâu.
HgO = 2Hg + O2
HgO + 2Cl2 = Hg2OCl2 + Cl2O
-Điều chế: 2Hg(NO3)2 = 2HgO + 4NO2 + O2
2.Hiđroxit: Hg(OH)2
-Không bền, phân huỷ thành HgO: Hg(OH)2 = HgO + H2O
3.Muối:
-Dễ tan trong nước. Tác dụng với halogenua tạo phức halogenua tương ứng.
HgCl2 + 2KCl = K2[HgCl4]
-Các muối Hg(II) đều có tính oxi hoá.
2HgCl2 = Hg2Cl2 + Cl2
2HgCl2 + SO2 + H2O = HgCl2 + 2HCl + H2SO4

• Clorua thủy ngân (I): calomen và đôi khi vẫn được sử dụng trong y học.
• Clorua thủy ngân (II): là một chất có tính ăn mòn mạnh, thăng hoa và là chất
độc cực mạnh.
• Fulminat thủy ngân: ngòi nổ sử dụng rộng rãi trong thuốc nổ.
• Sulfua thủy ngân (II): màu đỏ thần sa là chất màu chất lượng cao.
• Selenua thủy ngân (II): chất bán dẫn.
• Telurua thủy ngân (II): chất bán dẫn.
• Telurua cadmi thủy ngân: là những vật liệu dùng làm đầu dò tia hồng ngoại.

Các hợp chất hữu cơ của thủy ngân cũng là quan trọng. Các thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự phóng điện làm cho
các khí trơ kết hợp với hơi thủy ngân. Các hợp chất này được tạo
ra bởi các lực van der Waals và kết quả là các hợp chất như
HgNe, HgAr, HgKr và HgXe. Methyl thủy ngân là hợp chất rất
độc, là chất gây ô nhiễm thủy sinh vật.

. Sự tạo phức:
-Phức Kali tetraiođomecurat K2[HgI4] tan trong nước, có màu vàng nhạt.
HgI2 + 2KI = K2[HgI4]
-Phức Amoni tetratioxianotomecurat (NH4)2[Hg(SCN)4]
Hg(SCN)2 + 2NH4SCN = (NH4)2[Hg(SCN)4]
Được dùng để phát hiện còn Cu2+ và ion Co2+ khi có mặt Zn2+.
 ỨNG DỤNG:
Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật
điện và điện tử:

* Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số


nơi).

* Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng


như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm
(Thimerosal in vaccines).
* Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều
thiết bị phòng thí nghiệm. Là một chất lỏng tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để
làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học.

* Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng
như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).

* Trong một số đèn điện tử.

• Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn
huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ
thuộc vào khí nạp vào bóng.

• Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
• Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn
hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày
xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống
thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không
phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ
chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho
bệnh nhân.

* Trong y tế:

Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Clorua thủy
ngân (I) và clorua thủy ngân (II) là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được
đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh.
"Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ 19
đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau răng.
Trong đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là thuốc
nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa chất
bảo quản Thimerosal (một phần là etyl thủy ngân) kể từ những năm 1930. Clorua
thủy ngân (II) là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.

Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng
đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân đã
được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng chúng đã
giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng
viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc.

* Các sử dụng linh tinh khác:

Chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với Catot thủy ngân để sản xuất
NaOH và clo, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác,
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn
gương lỏng.

Vấn đề môi trường:

Tỷ lệ lắng đọng của thủy ngân trước thời kỳ công nghiệp từ khí quyển có thể
nằm trong khoảng 4 ng/L ở miền tây nước Mỹ. Mặc dù có thể coi nó như là mức
phơi nhiễm tự nhiên, nhưng nó có ảnh hưởng đáng kể. Sự phun trào núi lửa có thể
tăng nồng độ trong khí quyển từ 4–6 lần.
Thủy ngân đi vào môi trường như một chất gây ô nhiễm từ các ngành công
nghiệp khác nhau.

Thủy ngân cũng đi vào môi trường theo đường xử lý một số sản phẩm nào đó.
Các sản phẩm có chứa thủy ngân bao gồm: các bộ phận của ô tô, pin, đèn huỳnh
quang, các sản phẩm y tế, nhiệt kế và máy điều nhiệt.

Một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ


nhất trong lịch sử là thải các hợp chất thủy ngân vào
vịnh Minamata, Nhật Bản. Người ta ước tính rằng trên
3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có
triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng hoặc chết vì ngộ
độc nó, từ đó nó nổi tiếng với tên gọi thảm họa
Minamata.

Các hiệu ứng đối với sinh vật & môi trường:

Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó
là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp
xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính liên quan đến thủy ngân nguyên tố là ở
STP, thủy ngân có xu hướng bị ôxi hóa tạo ra Ôxít thủy ngân - khi bị rớt xuống hay
bị làm nhiễu loạn, thủy ngân sẽ tạo thành các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc
bề mặt một cách khủng khiếp.

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ
quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của
thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra
sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ
thể sinh vật.

Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, là độc đến
đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong. Một trong những mục tiêu
chính của các chất độc này là enzym PDH.

Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công
hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và
răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể
gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi.

Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các
khoáng chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt
nhưng có thể thải ra trong không khí khô. Thực vật và các trầm tích trong than có
các nồng độ thủy ngân dao động mạnh.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA Y – DƯỢC


TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TỐ


THỦY NGÂN (Hg)

Sinh viên: Phạm Thế An


Lớp: D1K2
Khoa: Y – Dược

Tháng 6/2010

You might also like